Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Hội SV Liên Mạng 2  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 10 11 12 13 14 ... 28
Send Topic In ra
Hội SV Liên Mạng 2 (Read 25053 times)
Ngo_Du_Dong
YaBB Newbies
*
Offline


One life to live, live
to the fullest!

Posts: 46
California, USA
Gender: male
Hội SV Liên Mạng 2
Reply #165 - 10. Jul 2006 , 17:34
 
dacung wrote on 09. Jul 2006 , 08:04:
Trong kỳ ĐH Kiếm Khách vừa rồi, Hội SV học hỏi đuợc rất nhiều điều nhất là từ ông Dũng, Tổng Thư Ký. Ông nầy rất xứng đáng làm Hội Trưởng, ông rất là nhỏ nhẹ và từ tốn, cho chúng tôi biết nghệ thuật sống của ông: "lâu rồi đời mình cũng quen ..."

Tiếc 1 điều là "áo mặc không qua khỏi đầu" nên khi hỏi ý Kim Hương thì nàng chỉ cho làm tới Tổng Thư Ký thôi! Thế là "lâu rồi đời mình cũng quen!"

Anh Da Cứng:

Xin phép huynh cho tui cà khịa 1 chút cho dzui nhé.  

Vậy chớ DH Kiếm Khách dừa rồi ở VAN thi BTC KIẾM được bao hiu KHÁCH dậy anh?  Tui thấy tàn là mãng cầu, măng cụt, dà hình nhìu ơi là nhiều .  Thấy mấy anh cụng ly dà mấy chị ỏn ẻn thì dzui quá .  Có lẽ cái phần hay ho nhất là ngâm thơ nhưng có con ma nào ngâm thơ hông dậy anh? Có MDao có ngâm sao đó mà cũng hối D D dấu biệt đi tấm hình!  Ngâm thơ hông nghe được thì phải thấy người ta nhăn nhó thể nào thì mới biết hay hay dở chớ anh!
Tôi muốn dinh danh MDao quá nhưng kiến kỳ hình cũng hông mà kỳ thanh cũng hông thì làm sao mà dinh cho dược! Ở dưới này, ndd và vài người bạn tuy giọng có hơi .... khàn nhưng nghệ sỹ và cung đàn cũng làm cho chính mình rơi lệ! ndd cũng chỉ ngồi nghe và thỉnh thoảng cà khịa dài câu.  vậy mà cũng có thể thức đến sáng đó!
Dậy anh có cách chi cho tui nghe dài bài thơ mà các kiếm khách ngâm ở VAN hay không anh?
Cảm ơn anh. ndd
Back to top
« Last Edit: 10. Jul 2006 , 17:35 by Ngo_Du_Dong »  
WWW  
IP Logged
 
binh_SV
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1291
Re: Hội SV Liên Mạng 2
Reply #166 - 10. Jul 2006 , 19:52
 
Ngo_Du_Dong wrote on 05. Jul 2006 , 10:49:
Thấy cảnh sao mà xót xa cho các đấng mày râu quá! Đứng chầu chưa đủ sao mà phải quì như vậy kà? Anh thì cười toe toét như tài xế, anh thì ủ dột như HCV. Anh trợn trừng anh há hốc.  Tâm sự chắc phải cành hông !
Thời Trưng Triệu đến nay mới thấy được cảnh này.  
Í quên!  Bên sân trường Trưng Vương, các đấng nam nhi "bị thương" thì thành Thi Sách mà "bị ghét" thì thành Tô Định, bề gì cũng rơi đầu! Bên Đại Hội (Xếp) Kiếm Cung ở VAN này coi bộ đỡ hơn!
Nẫu ở đâu, xin góp ý giùm!


Cám ơn anh Ngô Du Đông xót xa dùm cho rể LVD , nhưng nghe anh nói bên đại hội Trưng Vương các anh còn bị rơi đầu thì  tụi tôi bị quì  cũng còn đỡ phải không  Grin Grin Grin
Rể Trưng Vương cũng được vô làm hội viên hội SV đó , anh có muốn nộp đơn không?? Grin
Back to top
 
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Hội SV Liên Mạng 2
Reply #167 - 10. Jul 2006 , 20:07
 
Me xừ Ngo,

Số ông coi bộ đen thui thùi lùi rồi ông ơi! Huynh muội tui mới đấu vỏ xong đây, chắc phải còn lâu lắm cổ mới ngó tới cái bảng mặt song song của tui a!

À, chắc không được đâu ông ơi, mới vô cái làng nầy mà tui thấy ông hơi thất đức đó nghe; hình như ông gây thù chuốc oán nhiều quá đi. Tui nghe người ta nói 10 phương thì cũng phải chừa 1 phương, bên nầy tui thấy ai ông cũng đá cũng đấm chắc chỉ còn nước đi xứ khác làm ăn thôi ông à!  Roll Eyes
Back to top
« Last Edit: 10. Jul 2006 , 20:08 by dacung »  

dacung
WWW  
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Hội SV Liên Mạng 2
Reply #168 - 18. Jul 2006 , 03:23
 


Hihihi, My mang bài này về cho các hội viên hội.....rượu  Grin  


...   
[size=4=]Một trà, một rượu, một ... một ... [/size]


Ái Văn

Tôi có hẹn là sẽ viết một bài nói về Trà, về Rượu mà không dám lạm bàn đến ... đến ... lãnh vực mình luôn " mù tịt ", cho dù mỗi ngày mình đều phải đương đầu. Nay xin giới hạn rõ ràng là chỉ xin lạm bàn về Trà và Rượu mà thôi, để dành cái phần kia cho quý vị Đàn Anh, quý vị Đàn Em hào hoa hoặc các bậc Trưởng Thượng tha hồ mạn đàm. "Em" xin lắng nghe lời chỉ giáo của quý vị.
Nói về cái gì mà " thiên hạ " ghét trước, hãy bàn về Rượu.
Thuở nhỏ, tôi hay đọc văn thơ lặt vặt - sở dĩ dùng chữ lặt vặt vì lúc nhỏ tôi nhác học văn chương lắm, cho dù tên tôi là Văn - nên đọc được câu thơ nào thấy thú vị hay hạp với mình thì cứ nhớ mãi, cho dù đã bao nhiêu năm về sau. Xin trích đây mấy câu chữ Hán cho ra cái điều ta đây cũng " Háng " rộng, với lại để cho đúng với chữ của cổ nhân: " Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ ". ( Xin đừng bày đặt hiểu bậy hiểu bạ để xuyên tạc là tôi nói móc lò mấy ai cứ đem tiền ra cho các Thẩm mỹ viện tiêu giùm ).
" Nam vô tửu như kỳ vô phong ", hoặc
" Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tì bà mã thượng thôi " ( hai câu sau cũng rất hay nhưng không muốn trích vì không thấy dính tới Rượu ).
Rồi thơ Việt như :
" Đất say đất cũng lăn quay
Trời say Trời cũng đỏ gay ai cười " ...
Hay tới chuyện viết trong sách Giáo Khoa Thư lớp Đồng Ấu hay lớp Dự Bị. ( Ôi chao ơi, nếu tôi học được và hành được những gì Thầy Cô đã dạy cho học trò lớp Đồng Ấu thôi, ví dụ như đừng có nói dối, đừng làm những gì mình không muốn người khác làm cho mình, v.v. ... thì tôi đã " thành nhơn " rồi chứ không còn bậy bạ như thằng tôi đang viết những giòng này ).
Truyện kể rằng có một chàng kia vì một lý do gì đó đã bị một ông thần bắt buộc chàng phải về nhà giết cha , hay giết mẹ: Chàng dĩ nhiên từ chối không làm chuyện đó, rồi ông thần cho chàng một giải pháp khác là nếu như vậy nhà ngươi phải uống rượu. Chàng kia thấy giải quyết như vậy có vẻ OK, vì mình chỉ uống rượu mà thôi. Ai dè khi chàng uống rượu say lướt khướt rồi thì đâu còn biết gì nữa đâu: chàng giết luôn cả cha lẫn mẹ !!
Đó thấy không ? Rượu là hại lắm lắm, nhất là mấy quý vị Phật tử thì lại càng nên lưu tâm cẩn thận hơn vì trong ngũ giới, giới Tửu là một giới phải giữ. Ủa vậy chớ hại như rứa mà chú mầy lại bày đặt viết về rượu có phải là muốn hại nhau không ?
Ai cha, như đã trình bày ở trên, nếu ai ai cũng đàng hoàng, ai ai cũng ngoan ngoãn theo lời Thầy Cô dạy từ nhỏ thì đâu có chuyện, đâu có cõi tùm lum, tà la này, đâu còn thiên hạ sự, đâu còn chuyện để nói nữa ! Thái bình thịnh trị.
( Ê, Thầy Cô dạy, nghe được thì nghe theo, chớ đừng bắt chước những gì Thầy Cô làm, bởi vì nói thì nói vậy thôi chớ Thầy Cô là ai nếu không phải là chúng ta đang mặc áo mô phạm, mà Ta thì đâu đã thánh thiện, đâu đã đạt đạo !)
Vì Ta chưa thánh thiện nên ta hay dòm dòm ngó ngó xem thiên hạ làm gì ... để ... bắt chước. Bởi vậy mới sinh chuyện ! Dòm tới dòm lui, dòm qua dòm lại, thấy có nhiều đạo cho uống rượu, như đạo Thiên Chúa cho con chiên rượu lễ chẳng hạn, v.v. ..., rứa là ta có cớ để hủ hóa, để hư, để bày chuyện !
Quý bạn đọc sẽ đọc sau đây những chi tiết về rượu không có tính cách " hàn lâm " như là có bao nhiêu thứ rượu, làm bằng vật liệu gì, làm ra sao, uống có công dụng gì, v.v. ... mà chỉ đưa ra một vài cảm nhận lúc uống rượu cùng một ý kiến của riêng tôi về cách uống rượu.
Nói phét là như vậy, nhưng làm sao mà có thể nói cho hết những loại rượu đang bán trên thị trường, nên đành giới hạn ở nơi bài này chỉ nói về một thứ rượu mà phe ta hay dùng : rượu Cognac.
Trước đây ở Việt Nam tôi thường được các cao thủ võ lâm trong làng Công Chánh dạy cho cách uống rượu Cognac, đó là các anh TND (nay đã quá cố), HĐL (đang sống hùng mạnh ở San Jose), v.v. ... dẫn dắt vào con đường " rượu chè ". Nhớ những lần TND, HĐL vào công tác Sài Gòn là thế nào tôi cũng được đi lẽo đẽo theo các đàn anh để hầu rượu ( nói cho khéo, chớ thiệt là để uống keù ). Những tên được nhắc đến trong các buổi nhậu nhẹt tôi học vỡ lòng về rượu nho từ TND: nào là Martel Trois Étoiles, nắp mở bằng nút xoắn, nào là Cordon Bleu, rồi là Cordon D'argent v.v... nghe nói không cũng thấy " đã " rồi, trong khi mình đang được uống Martel " chùa ", và đang phá " mồi " ( có nghĩa là " ăn " nhiều hơn " uống " ). Các đàn anh cứ phán, đàn em đang lắng nghe và đàn em " đớp " đều đều. Tôi vẫn còn nhớ như hôm qua TND với ĐST cùng HĐL đạp xe đạp chạy theo tôi vào Chợ Lớn " đổi " rượu để đi nhậu. Số là như vầy: Mấy đàn anh sau biến cố 1975 thì khá kẹt tiền vì đâu có ai làm ra tiền nữa, nên đâu còn vung vít như ngày xưa thân ái. Nhưng " ăn quen mà nhịn chẳng quen ". Qua những buổi bàn bạc với nhau, chúng tôi mới biết là vì ít uống rượu mà bạn bè lại mới biếu Tết nhiều chai rượu nên anh ĐST đang có nhiều chai Martel nằm yên trong tủ. Làm sao mà nói mấy chị cho mấy anh chút chút đi nhậu cho cam ? Bèn thở dài thở vắn, nhớ tới " thời oanh liệt nay còn đâu ". Tôi mới bàn với anh em như sau : Mình lấy hai chai Martel, đi vào Chợ Lớn, chỗ tôi có quen biết để " mại " một chai, lấy tiền để nhậu chai thứ hai với nhau. Vậy là xong: vẫn ngon lành như xưa, cũng đủ món đồ nhậu trong Chợ Cũ, mà cũng còn dư để đi ăn thêm Phở hôm sau. Vui quá phải không anh T, anh L ?
Qua đây có dịp và có nhiều phương tiện, tôi tiếp tục sự nghiệp uống Cognac. Nếu nói Cognac mà không đưa ra một vài chi tiết thì thấy không được, nên phải viết ra một ít để quý bạn dễ theo dõi con đường " say sưa ".
Trước hết xin nói rõ Cognac là một loại rượu cất từ nho, gọi chung tên là Brandy. Tuy vậy, chỉ Brandy làm từ vùng Cognac ở Pháp mới được gọi là Cognac. Còn nếu Brandy làm từ chỗ khác thì không được dùng tên gọi Cognac, ví dụ làm từ Armagnac hay ở California chẳng hạn.
Thị trấn Cognac ở Pháp nằm ở phía Tây Nam thành phố Paris khoảng 200 miles trên bờ sông Charentes, và bao gồm sáu districts: Grande Champagne, Petite Champagne, Fin Bois, Bois Ordinaire và Borderies. Xin phân biệt Champagne ở đây là một district của thị trấn Cognac, chớ không phải là Champagne ở Đông Bắc Paris gồm có Reims, Epernay v.v... sản xuất rượu bọt ( vin mousseux ) nổi tiếng Champagne.
Nho dùng trong Cognac là loại Ugni blanc, Colombard với Folle blanche. Còn nho dùng trong các rượu vang khác thường là Cabernet Sauvignon, Merlot Chardonay, Pinot Noir, Syrah, hoặc là Riesling.
Chỉ khi nào dùng 100 % nho trồng ở district Grande Champagne thì Cognac mới đề ngoài nhãn là " Grande Champagne ", còn Fine Champagne thường thấy đề ở một số rượu như Remy Martin chẳng hạn thì chỉ có khoảng 50% nho của Grande Champagne, phần còn lại là nho ở Petite Champagne. Vậy chớ hai district này có gì đặc biệt mà cứ mãi nói về chúng hoài : Tất cả là do cái bouquet của nho trồng ở hai nơi đó. Mà trong chúng ta ai cũng đều biết là ăn hay uống, có bạn lại thêm là cả con người cũng vậy ) ta thường đánh giá trên ba điểm chính : Sắc, Vị, Hương. Hương là khó nhất. Các hãng nước hoa là một thí dụ điển hình : chỉ cần một mùi hương là đã kéo lại cho chúng ta một " bầu trời thương nhớ cũ ". Thôi, không bàn lang bang sợ lại không viết được nhiều cho chủ đề chính là Cognac.
Cognac phải được cất hai lần trong các lò cất bằng đồng đốt trực tiếp bằng lửa ngọn. Sản phẩm do lần cất thứ nhất cho khoảng 30% alchohol. Sau lần thứ nhì, ta được KHOẢNG 70% alchohol. Mỗi lần cất như vậy lâu vào khoảng 12 giờ. Phần đầu và phần cuối của các sản phẩm này đều không được dùng, chỉ phần giữa là được giữ lại để ủ trong các thùng chứa bằng gỗ sồi (oak) lấy trong rừng thiên nhiên Limosin hay vùng rừng nhân tạo Troncais. Xin lưu ý ở đây là Cognac ngon hay không ngon cũng là nhờ giai đoạn ủ trong các thùng này, không được dùng đinh hay keo để làm thành thùng tonneau, gồm các mảnh gỗ sồi phải được chẻ bằng tay chớ không dùng cưa để xẻ và được bó chặt với nhau bằng các đai kim loại. Cognac đựng trong các thùng này, tuy rất kín, vẫn bị mất khoảng 3% do bay hơi mà dân Pháp gọi là phần rượu của Thiên Thần ( part des Anges). Chính trong khi ủ trong thùng bằng gỗ sồi này mà Cognac hấp thụ cả màu sắc lẫn hương thơm.
Các hãng sản xuất rượu Cognac thường được bày bán trên thị trường ta có thể kể : Martel, Hennessy, Remy Martin, Courvoisier, Delamain, Hine, Camus, Otard, Pierre Ferrand v.v...
Về phân loại hạng cấp đi từ dưới lên trên: bắt đầu là V.S. (Very Superior), muốn được ghi là VS, Cognac phải được ủ trong các thùng sồi ít nhất là 2 năm rưỡi tính theo luật lệ rượu của Pháp, tuy vậy Cognac VS thường được ủ khoảng 4 hay 5 năm; kế là V.S.O.P. ( Very Superior Old Pale, mà ở Việt Nam, các bậc đàn anh kháo với tôi là Verser Sans Oublier Personne), tính theo luật thì chỉ cần 4 hay 5 năm nằm thùng, nhưng thường thì họ cho ngâm lâu hơn, có khi 5 năm hay cho đến cả chục năm. Tiếp đến là Napoleon ( xin nhớ đây là hạng cấp Napoleon chớ không phải rượu tên là Napoleon thường bày bán để dân không rành uống rượu mua nhầm. Ta có Courvoisier Napoleon, Remy Martin Napoleon, còn Martel thì không đề Napoleon mà dùng chữ Cordon Bleu). Thứ đến là X.O. (Extra Old), và trên hết là Extra. Các loại trên này thì theo luật phải nằm thùng từ sáu năm trở lên, nhưng các hãng Cognac thường cho nằm trên chục năm cho đến cả trăm năm tùy theo hãng sản xuất và sản phẩm đặc biệt nói ở dưới đây. Nói về Cognac Extra thì rất là nhiều loại đặc biệt.
Ví dụ nói riêng về Công ty Courvoisier chẳng hạn: nhiều loại Extra như Chateau Limoges ở trong bình bằng Porcelain, VOC ở trong bình bằng pha lê (crystal) của hãng Baccarat, rồi có một series đặc biệt gọi là Series Erté - Erté là tên hiệu của một họa sĩ người Nga, ông này vẽ cho các hộp đêm sang trọng của Paris như Folies Bergères - Series Erté đặc biệt ở chỗ là chỉ sản xuất bảy ( 7 ) chai, mỗi năm một chai đánh số 1 tới số 7. Mỗi chai có một tên riêng: Vignes, Vendange, Distillation, Vieillissement, Degustation, Part des Anges, l'Esprit du Cognac, và chỉ sản xuất 12.000 chai, có đánh số từng chai. Chai số 1 vào năm 1989 và chai số 7 vào năm 1995. Sau đó vì còn một ít rượu nên Courvoisier sản xuất thêm một chai cuối gọi là Inedit, chỉ sản xuất được 4.000, thay vì 12.000 như những chai trước. Rượu đựng ở trong các chai này được lấy từ những thùng rượu rất là lâu đời, có rượu ủ trong thùng từ năm 1897 ( là năm sinh của Erté nên mới có tên cho series này). Tại Little Sài Gòn, có chợ Việt Nam Đồng Hương bày bán một bộ từ chai số 1 đến chai số 7 ( không có chai thêm sau cùng Inedit), chỉ biết nguyên bộ đó bị đánh cắp. Quý bạn ở Nam Cali cũng có thể xem các chai này đang bày bán ở chợ Hawaii trên vùng Alhambra/Monterey Park hoặc chợ Asahi tại Little Saigon.
Còn về các Công ty như Remy Martin, Việt Nam hay biết tới là chai Louis XIII đựng trong bình pha lê do Baccarat làm, hoặc Hennessy Paradis. Đại để là nói tới Extra thì rất là nhiều, bàn không hết được, chỉ biết " để mà biết chứ không phải để mà uống ". Xin quý bạn đừng chê kẻ hèn này, tội nghiệp. Vì " có mà không xài cũng coi là không có ". ( Câu tôi đã viết về thi P.E. cách đây hơn hai mươi năm: Có mà không xài còn hơn là không có. Vậy mới biết câu " trước sau như một " là như vậy ). Đây là nói về rượu, chứ nếu đổi chữ rượu ra chữ tiền thì cũng giống y chang: Bạn có rất nhiều tiền để ở trong nhà băng mà không xài thì cũng như là không có. Bạn chỉ hơn người khác có vài số zero ở trong compte thôi. Khổ một cái là nếu tiêu thì hết. Bởi vậy cho nên không tiêu, và giống như Catch 22, vì sợ tiêu hết nên không dám tiêu cho nên coi như có cũng như không. Đúng là "Sắc bất dị không, Không bất dị sắc; Sắc tức là không, Không tức là sắc". ( Đây là tôi nhập tâm tầm bậy nên vụt miệng đọc đại câu kinh hay đọc trong Bát Nhã Tâm Kinh. Xin đừng chấp. Vì Chấp Có còn đỡ hơn là Chấp Không. Huống hồ là chấp thằng Văn khi nó nói Tầm Phải ).
Đến đây tôi lại nhớ lời của một nhân viên an toàn của công ty Aramco ở Saudi Arabia đã dặn rõ cho tất cả nhân viên mới tới vùng này làm việc là hãy coi chừng những lỗi lầm ngu xuẩn như sau : Tất cả những người lạc trong sa mạc thì khát mà chết, nhưng khôi hài là bên cạnh những xác chết đó vẫn còn gần đầy bình nước dự trữ mang theo. Họ mang nước theo, nhưng không dám uống, sợ hết nước thì chết và họ đã chết trước khi hết nước. Bà con ơi, có ai trong chúng ta có tiền mà không dám tiêu, vì sợ lỡ tiêu hết thì không còn nữa, nguy quá, cho nên cho đến chết cũng còn quá nhiều tiền, trong khi lúc sống không dám hưởng. "Tiền chỉ có giá trị khi được tiêu đi ". Tiền không tiêu chỉ là con số, nằm ỏng a ỏng oảnh trong ngân hàng, không khác gì tờ giấy lộn. Vậy anh em ơi, " Hãy tiêu đi, hãy tiêu đi ". Các bạn không tin thì hãy thử : Không tiêu làm sao biết cái sướng của sự tiêu. Enjoy đi, không sao đâu !
Tuy nhiên nếu có ai hỏi, xin cứ mạnh dạn đổ thừa là nghe theo lời Ái Văn đó. Chỉ xin anh em đừng cho vợ tôi biết tôi cổ động chuyện tiêu pha này nhé. Được vậy là tôi cảm ơn bạn ngút ngàn rồi.
Xin trở lại với rượu và trà.
Chắc quý vị cũng muốn nghe bàn về cách uống rượu như thế nào để xem thử thằng Văn này nói ra răng ?
Như đã thưa trước, xin viết ra đây một vài cách uống Cognac.
Theo kiểu Việt Nam hay Tàu thì thường uống Cognac pha với nước Soda hay nước suối có sủi bọt như Perrier hòa chung với nước đá cục, và uống như rượu vang trắng. Đấy là cách tôi học được lúc mới "mở mắt" bài học Cognac. Có lẽ tại Việt Nam nóng nên thường uống pha với nước đá, cũng giống như mình uống cà phê sữa đá vậy. (Ê, chú mày nói vậy chớ bộ tụi Tây, tụi Mỹ uống trà đá Lipton thì sao ? Áy Ya, uống kiểu đó là uống theo kiểu tụi Tây, tụi Mỹ, còn đây là bàn cho TA là Việt Nam thì nên uống theo kiểu, kiểu ... kiểu ... cà lăm, vì chẳng là kiểu gì hết. Thôi thì chịu khó đọc tiếp cái đã). Xin nói thêm là nhiều nơi, ngay cả ở Pháp họ cũng uống " à l'eau ", pha với nước lạnh và bên Ăng Lê họ uống Cognac chung với Coca-Cola. Uống thế nào mình thấy hợp khẩu vị là được rồi. Nhưng để xem dân Pháp chính gốc họ uống ra răng đã. Sau đây là phần tôi đọc trong mấy cuốn sách nói về Cognac và trên Website, xin tóm lại đây hầu quý vị.
Thú uống Cognac nguyên chất (không pha thêm nước chi hết, cũng không có nước đá) - uống Cognac rót lên nước đá cục gọi là "on the rock" cũng được, nếu dùng loại VS, VSOP hay Napoléon thôi, chứ XO hay Extra mà pha như vậy e uổng phí mất cả phần hương, bớt mất vị, mà ngay cả phần sắc nữa, nhưng như đã viết ở trên "uống thế nào mà ta thấy ngon" là được rối - là rót rượu vào ly, xin chớ rót quá 1/3 ly nhé (nên dùng ly vừa tầm tay của mình, để humaniser rượu bằng lòng bàn tay cho ấm), nhìn màu rượu óng ánh trong ly (nếu có ly crystal thì đẹp mắt hơn: quý vị đang NHÌN em để thấy sắc diện em), bạn cầm ly xoay quanh để nước sóng sánh khắp ly cốt là để cho hương của Cognac bốc lên, bạn dùng khứu giác nhưng đừng để mũi bạn quá sát vào ly sợ e mùi hương quá nồng làm mất đi cái mùi hương (bạn đang thưởng thức MÙI của em, thích nhé) - viết đến đây bỗng nhớ đến truyện của Kim Dung nói về mùi hương của đàn bà, của con gái trong truyện Lục Mạch Thần Kiếm khi Đoàn Dự tả về Mộc Uyển Thanh với lại Vương ngọc Yến cùng với hương trà của Vương phu nhân, chắc quý bạn lại nghĩ là sau khi cho khứu giác thưởng thức rồi, thì chắc là sẽ "uống" chăng? CHƯA, đúng ra là KHOAN đã (đó, quý bạn vẫn có thói quen mà bị la mãi vẫn không nhớ: cứ từ từ, đi đâu mà vội mà vàng, cứ quýnh quýnh, quáng quáng, lụp cha lụp chụp). Trong sách Pháp về Cognac nói rằng: sau khi đã thưởng thức mùi của em (Cognac) xong thì để ly rượu xuống để NÓI về Cognac, BÀN về Cognac.
Đấy mới là điểm chính: cốt tủy của uống rượu không phải là "uống" mà là "nói", nói về chuyện tùm lum, tà la, ba hoa thiên địa vì TA gặp được nhau là chính, chẳng lẽ không ăn, không uống, nên phải có cho chứ, chứ chính là "gặp nhau". Chắc quý bạn cũng đồng ý với Lâm Ngữ Đường viết trong cuốn The Importance of Living xuất bản năm 1937 (Ái hữu lão thành Nguyễn Hiến Lê đã dịch ra từ bản dịch tiếng Pháp là Một Nếp Sống Đẹp thì phải) là người xưa đã trèo non, lặn suối, để đi đến nhà bạn, thăm nhau và uống với nhau một tách trà, hay một ly rượu để đàm đạo, rồi lại lội suối hay đội mưa trở về. Đây là một cái thú của cuộc đời.
Sau khi nói đã rồi mới uống. Xin bàn một tí về cách uống ở đây. Bạn chỉ nên uống một cụm nhỏ vừa đủ để đầy một phần miệng, ngậm trong miệng một chút, lấy lưỡi quay quanh để rượu có thể đến đầy ắp tất cả các vành trong và nướu răng, rồi uống ực một cái thiệt mạnh: hương rượu sẽ hừng hực bốc lên trên mũi để cho khứu giác một lần nữa được hưởng EM. Phần sau còn sót lại trong vị giác gọi là dư vị (after taste), tùy theo rượu ngon hay không là ở điểm hương và dư vị này, vì loại nào đi nữa thì nồng độ rượu vẫn chỉ là 40% cả. Rượu ngon thì cho ta cảm giác là nó nhẹ, dịu ngọt (cũng như đàn bà vậy: bà nào bà nấy cũng dịu dàng, cũng dễ thương, cũng ngọt ngào cho đến..., cho đến..., cho đến lúc mấy bà DỮ: Eo ôi, mèo nằm êm trên tay ta nũng nịu với ta hôm qua, nay biến thành hình Sư Tử đang gào thét và đang nhe răng sắp ăn sống nuốt chửng ta đây. Ôi trước sau gì cũng chết, thôi đành chết trong miệng mấy bà Sư Tử cho nó oai chứ không lẽ chết trong miệng mấy mèo con !!).
 
 

Nói về loại rượu nào nên uống nếu quý vị chưa có thói quen uống: Xin đề nghị quý bạn bắt đầu từ loại rẻ nhất (VS), hãy uống pha với Perrier chứ đừng dùng Club Soda hơi đắng, hay pha với nước cũng được, rồi leo lần lên bằng cách uống các loại mắc hơn một chút : (VSOP), cũng pha với Perrier, sau đó hãy thử uống không pha chi hết với nước đá on the rock mà thôi. Rồi thử uống nguyên chất với loại Napoleon hay XO. Sau đó quý bạn biết sẽ uống như thế nào là hợp vơi khẩu vị của mình. Xin nhắc là MÌNH uống cho MÌNH chứ không phải mình uống cho ai cả nên loại nào cũng NGON cả. Quên nói là mua rượu ở đâu rẻ: Nếu là vùng Nam Cali thì cứ vào mấy siêu thị Việt Nam hay Tàu thì mua các hiệu như Martel, Hennessy, Courvoisier, Remy Martin rất rẻ so với Liquor Store khác, nhất là vào các dịp Tết Tây, Tết Ta. Nhưng các bạn muốn mua các loại đặc biệt NGON mà RẺ, nhưng phe TA ít biết tới vì cũng lại là thói quen chỉ hay uống bốn hãng trên mà thôi, như Delamain XO chẳng hạn, thì xin giới thiệu quý bạn mấy chỗ như Hi-Times Cellars ở Costa Mesa, hay Wine Exchange ở Anaheim.
Quên nói là uống Cognac lúc nào thì thích hợp nhất: Nếu uống với Perrier thì uống thay cho rượu vang trắng từ đầu tới mãn táng cuộc vui cũng quá đủ. Nhưng nếu uống nguyên chất thì sau bữa ăn, sau khi uống Port ( fortified wine, rất độc đáo vì nó vừa ngọt lại vừa ngon), sau khi uống TRÀ hay CÀ PHÊ xong, sau khi đã uống liqueurs như Cointreau hay Grand Marnier, ta mới uống Cognac ngon để đi ra về ( quên, uống là phải nói phét rồi mới về ). Còn lại chủ nhà phải lo dọn dẹp thì tôi đề nghị: Xin khoan rửa các ly dùng để uống Cognac, hãy để các ly đó đến ngày hôm sau, lúc đó mùi hương Cognac vẫn còn đó. Mùi HƯƠNG vẫn còn, và đó là một mùi rất dịu và làm ta lại nhớ đến em (Cognac). " Để tưởng nhớ mùi hương - Truyện dài của Mai Thảo ".
Bài này đã quá dài sợ viết thêm nữa e có bạn sẽ chán đọc nên xin hẹn sẽ viết bài về Trà cho nhẹ nhàng hơn để hầu quý bạn.
Tái bút:
Này, Chú mày đang uống gì đó ? Dạ em đang uống Perrier sec ( nghĩa là nước suối nguyên chất. Còn tiền của chú mày thì sao ? Dạ em nào có account ngân hàng đâu, chỉ có nhà em có account mà thôi. And that is " HER " business.
( Đừng nghe những gì ... hãy nhìn kỹ ... ) vẫn còn đúng ở Thiên Niên Kỷ này !
 
Back to top
« Last Edit: 18. Jul 2006 , 03:28 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
BỒ ĐÀO MỸ TỬ DẠ  QUANG BÔI
Reply #169 - 18. Jul 2006 , 04:48
 
Bồ Đào — Mỹ Tửu...

Tuệ Chương
Mới đây, một người bạn ở Pháp, qua một người quen qua bên đó về, gởi cho tôi một chai rượu Porto. Người bạn biết tôi không phải là đệ tử của Lưu Linh, nhưng vì trước đây, tôi thường nói tới “Bồ Đào Mỹ Tửu” mà chưa thấy nó bao giờ nên ông bạn “thương tình” mà gởi cho.
Dù không phải là đệ tử của Lưu Linh, nhưng thời gian trước 75 tôi cũng đã uống một vài thứ rượu như Martell, Henessy cổ đen hay Cordon Bleux, đế Gò Công (khi tôi lưu lạc về đó trong đời lính), đế Gò Đen. Dân “Phá Sơn Lâm” (Biên Hòa) thì “gout” là Martell, dân “đâm Hà Bá” (Rạch Giá) thì “gout” là Henessy. Nói chung, Cordon Bleux là nhứt, theo tôi nghĩ. Tuy nhiên, sau gần 25 năm xa rượu, bây giờ, nhấm một chút Porto của người bạn cho, lại thấy nó là nhứt. Nhứt vì quá lâu mới uống rượu ngon hay đích thực nó là nhứt hạng trong các loại brandy?
Cái đó không biết được vì từ ngày qua Mỹ tới giờ, tôi chỉ có thể uống lại một vài loại rượu vang, Courvoisier, Vodka, mà cái nào tôi cũng thấy tạm.
Porto, gốc từ chữ Portugal là nước Bồ Đào Nha (Portugal), một nước nhỏ với khoảng hơn 9 triệu dân nằm trong bán đảo Tây Ban Nha ở phía tây nam nước Pháp, thủ đô là Lisbon. Porto cũng là tên một thành phố lớn ở Bồ. Có phải nơi nầy sản xuất rượu Porto, như Champagne của Pháp? Như vậy thì rượu Porto hay gọi theo cách Tàu là rượu Bồ Đào vào nước Tàu từ lúc nào mà trong thơ Lý Bạch (a) có câu:
Bồ Đào mỹ tửu dạ quang bôi,
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi.
Túy ngoạ sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến hữu nhân hồi.

Theo văn học sử Tàu thì Lý Bạch làm bài thơ này lúc An Lộc Sơn nổi loạn, khiến gây nên cảnh chinh chiến, vua Đường Minh Hoàng phải bỏ kinh đô Tràng An mà chạy, đưa tới cái chết của Dương Quí Phi, v.v... Có biết bao nhiêu người ra trận để “hữu nhân hồi?” Về cuộc chiến tranh này, Đỗ Phủ cũng có bài thơ “Thạch Hào Lại” cũng rất nổi tiếng.
Nghĩa đen của bài thơ có nghĩa là “Rượu ngon Bồ Đào trong ly dạ quang, Có tiếng đàn tỳ bà khuyến giục chàng uống đi mà lên ngựa. Say nằm ngoài sa trường xin đừng có cười vì kẻ ra đi chinh chiến mấy ai trở về.” 
Trong các sách dịch thơ Đường của Trần Trọng Kim, Khương Hữu Dụng tôi không thấy dịch bài thơ này. Riêng Trần Trọng San thì tôi không có sách của ông để tra cứu. Làm thơ hay dịch thơ thì tôi đành chịu, tôi rất sở đoản về khoản này.
Trong “Chinh Phụ Ngâm” của bà Đoàn Thị Điểm, theo giáo sư Vân Bình Tôn Thất Lương thì câu:

Chàng từ đi vào nơi gió cát,
Đêm trăng này nghỉ mắt phương nao?
Xưa nay chiến địa nhường bao,
Nội không muôn dặm xiết bao dãi dầu
Hơi gió lạnh người rầu mặt dạn,
Dòng nước sâu ngựa nản chân bon
Ôm yên gối trống đã chồn
Nằm vùng cát trắng ngủ cồn rêu xanh

Câu cuối lấy ý từ trong bài thơ Bồ Đào Mỹ Tửu nói trên. Tôi cũng không có bản Hán văn của Chinh Phụ Ngâm (b) để tra cứu cho tường tận hơn.
Tuy nhiên, có một vấn đề rất rõ: Rượu Bồ Đào đã vào nước Tàu, ít ra cũng từ đời nhà Đường.

Lãnh thổ nhà Đường — Nguồn: wikipedia.org
Từ thời Đế Quốc La Mã con đường buôn bán giữa Đông Tây đã được khai thông. Con đường đó gọi là “Con Đường Lụa” hay “Con Đường Hồ Tiêu” (Silk-Road, hay Spice-Road), dài 6 ngàn cây số, nối liền bằng nhiều con đường khác nhau từ thủ đô Tràng An của Trung Hoa, xuyên qua Hoa Bắc, vượt cao nguyên Pamirs, vượt dãy núi Karakorum để tới thủ đô Damacus của Syria, tới các hải cảng của Địa Trung Hải như Alexandria và Antioch. Từ năm 100 trước Thiên Chúa giáng sinh con đường này đã được sử dụng sau khi vua Hán Vũ Đế chiếm cứ vùng Trung Á. Hàng hóa trao đổi qua lại giữa Đông Tây là tơ lụa (Silks) và hồ tiêu (Spices) từ Trung Hoa; len, vàng và bạc từ La Mã. Không thấy nói tới rượu trong các món hàng buôn bán này. Có thể đó chỉ là thứ quà tặng dành cho hàng vua chúa hay quan lại cao cấp mà thôi. Người Trung Hoa lúc đó (bây giờ cũng nên) chưa đủ giàu để mua rượu từ phương xa đem về uống chơi. Tới thế kỷ thứ 5 sau Thiên Chúa, đế quốc La Mã tan rã. Vì có nhiều giặc cướp, con đường lụa này cũng không còn. Mãi tới thế kỷ thứ 13, dưới thời Hốt Tất Liệt, quân Mông Cổ qua tới Trung Âu thì Marco Polo, một thương nhân người Ý, theo dấu đoàn quân viễn chinh này mà qua Trung Hoa. Marco Polo làm quan ở Trung Hoa (đời nhà Nguyên) gần 10 năm rồi vòng theo đường ven biển (Ông có đi qua Việt Nam) mà trở về Châu Âu. Ông viết sách giới thiệu Trung Hoa với Châu Âu. Nhờ đó, người Châu Âu mới biết rõ Trung Hoa như thế nào. Cho mãi đến khi việc hải hành dễ dàng hơn, Đế Quốc Bồ Đào Nha là quốc gia đầu tiên đi vòng qua mũi Hảo Vọng Giác ở cuối châu Phi mà tới Trung Hoa. Lúc đó, nếu như thương nhân Bồ có đem rượu Bồ Đào qua Trung Hoa thì cũng sau thời kỳ “Bồ Đào Mỹ Tửu” của Lý Bạch cả bốn năm trăm năm rồi.
Đối với Việt Nam ta thì chuyện rượu Bồ Đào chỉ có trong văn chương. Còn trong thực tế, các vua Tàu có chia bớt rượu Bồ Đào cho vua ta hay không khi vua Tàu được thương nhân Âu Tây biếu thì không thấy nói tới. Tuy nhiên, việc buôn bán với người ngoại quốc, nhất là với Âu Tây tới thời Trịnh Nguyễn phân tranh mới bắt đầu thì ta thấy:
“Người Âu châu sang buôn bán ở nước ta thì có người Bồ Đào Nha đến ở xứ Nam trước hết cả, mở cửa hàng ở phố Hội An (tức là Faifo) thuộc đất Quảng Nam. Ở đấy lại có người Tàu, người Nhật bản và người Hòa Lan đến buôn bán nhiều lắm. Sách của ông Maybon và Russier có chép rằng năm Giáp Dần (1614) đời Chúa Sãi đã có người Bờ Đào Nha tên là Jean De La Croix đến lập lò đúc súng ở đất Thuận Hóa, mà bây giờ ở Huế người ta còn gọi chỗ ấy là Phường Đúc.
“Ở ngoài Bắc thì trước đã có tàu của người Bồ Đào Nha ra vào buôn bán, nhưng mãi đến năm đinh sửu (1637) đời vua Thần Tông nhà Lê, Thanh Đô Vương Trịnh Tráng mới cho người Hòa Lan đến mở cửa hàng ở phố Hiến... ”
“Lúc bấy giờ người Bồ Đào Nha sang buôn bán ở trong Nam nhiều hơn mà ở ngoài Bắc thì có người Hòa Lan nhiều hơn, nhưng thuở ấy người hai nước ấy hay tranh cạnh với nhau, bởi thế chúa Trịnh và chúa Nguyễn đều có ý muốn nhân cớ ấy mà nhờ họ giúp mình. Song vì lợi buôn bán cho nên họ không chịu ra mặt giúp hẵn thành ra lâu ngày các chúa cũng chán... ”.

(Việt Nam Sử Lược - Trần Trọng Kim - tập 2, trang 96)
Các tài liệu sử học khác cũng không thấy nói chuyện thương nhân các nước nầy dâng rượu Porto cho vua Lê, chúa Trịnh, hay chúa Nguyễn.
Mới đây - mới đây nhưng cũng đã 40 năm - khoảng 1960 hay 1961, nhà văn Hiếu Chân (Nguyễn Hoạt) cùng nhà thơ Hà Thượng Nhân (Phạm Xuân Ninh), đại diện cho Văn Bút Việt Nam, đi dự Hội Nghị Văn Bút Quốc Tế ở Rio De Janeiro (cựu thủ đô Brazil). Đường bay của họ từ Saigon đi Brasil có ghé lại Lisbon. Theo Hiếu Chân kể thì trạm dừng chân này hơi lâu, hành khách được mời đi thăm thủ đô Bồ Đào Nha (free). Khi ngang qua cửa chính phi trường, mỗi hành khách được biếu một chai rượu Porto (cũng free). Hiếu Chân mới nhớ ra chuyện rượu Porto thành “Bồ Đào Mỹ Tửu” trong thơ Lý Bạch đời Đường Minh Hoàng.

Tem Alexandre De Rhodes (1591 - 1660) —
Riêng với người Bồ Đào Nha, những người Âu Tây đầu tiên đến nước ta, người Việt ta cũng có mang ơn, đặc biệt nhất là với cha cố Alexandre De Rhodes (Đắc Lộ), người góp công vào việc hình thành chữ Quốc Ngữ, chữ viết của ta ngày nay. Cha Đắc Lộ đã soạn ra cuốn tự điển Việt-Bồ-La, cuốn tự điển đầu tiên của tiếng Việt. Người Việt ta rất trọng ơn nghĩa, lấy tên ông cha cố này mà đặt tên cho một con đường trước Bộ Ngoại Giao (Chế độ cũ) và một trung tâm văn hóa lớn ở Saigon là Trung Tâm Đắc Lộ (Alexandre De Rhode). Nay thì tên đường và tên Trung Tâm Văn Hóa trên không còn. Cộng Sản dẹp tuốt. Đó là chuyện bội ơn, xin nói vào dịp khác.

Lại viết tiếp:
Nhân có người bạn đến chơi, tôi đưa cho anh xem bài viết này. Người bạn cười, nói:
- “Ông tìm ra sự liên hệ giữa rượu Porto và “Bồ Đào Mỹ Tửu” cũng là hay lắm. Nhưng phải nói thêm về cách uống rượu chớ!”
Tôi nói:
- “Thú thật tìm ra cái liên hệ này không phải là tôi. Ông Hiếu Chân đó. Nhưng tôi không nhớ rõ là ông Hiếu Chân nói người Bồ đem rượu đếm dâng cho vua Tàu hồi thế kỷ nào. Nhà Đường cai trị Trung Hoa từ 618 đến 907: Ba trăm năm. Trong Chinh Phụ Ngâm có câu “Nước thanh bình ba trăm năm cũ” là có ý nói rằng đời nhà Đường, nước Tàu được thanh bình. Nói như thế cũng chỉ là tương đối mà thôi. Loạn An Lộc Sơn khởi đầu năm 755 và kéo dài 7 năm. Lý Bạch sinh năm 701 chết năm 762. Xem ra thì những điều Hiếu Chân nói mà tôi nhắc lại ở trên thì rất ăn khớp với nhau. Tầm hiểu biết về lịch sử Trung Quốc và Văn Học Sử Trung Quốc của Hiếu Chân thì “khiếp” thật. Nhưng hồi ấy đế quốc Bồ Đào Nha, đế quốc Hòa Lan, những nước ở châu Âu có ngành hàng hải phát triển sớm nhất để trở thành đế quốc thì chưa mạnh. 
Mãi tới thời Trung Cổ, sau khi đế quốc La Mã tan rã thì nói chung các quốc gia Châu Âu, nhiều nước bắt đầu hình thành từ phần đất cũ của đế quốc nầy. Bồ Đào Nha bắt đầu mở mang từ thời vua John, nhất là con ông ta, Henry de Navigator, người phát triển ngành hàng hải của Bồ. Mãi tới sau khi Christophe Colomb tìm ra châu Mỹ (1492) thì Vasco De Gama mới qua tới Đông Ấn (1497-99). Đồng thời thương nhân Bồ qua tới Trung Hoa. Lúc đó thì Đường Minh Hoàng băng hà đã lâu lắm rồi. Theo tôi nghĩ, rượu Porto mà Đường Minh Hoàng ưu ái dành cho Lý Bạch (Hay Dương Quí Phi dành cho Lý Bạch?) phải là thứ rượu được đưa đi theo “con đường lụa” chớ chẳng có cách nào khác.
Uống rượu thì phải có bạn. Người xưa gọi là “đối ẩm”. Uống trà cũng cần có đối ẩm, nhưng độc ẩm thì cũng lắm khi. Riêng rượu, nếu không có đối ẫm thì... không chịu được.

Nguyễn Khuyến khóc Dương Khuê:
Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua không phải không tiền không mua.

Không mua rượu không phải là không có tiền nhưng mua rồi thì biết uống với ai bây giờ?

Nguyễn Vĩ cũng vậy:
Nay ta thèm rượu nhớ mong ai,
Một mình một chén chẳng buồn say.

Rượu cũng là thứ để người ta đưa tiễn. Tiễn chinh phu lên đường “Qua Thiên San kìa hai chén rượu vừa tàn.” (Hòn Vọng Phu 1 - Lê Thương), hay tiễn bạn bè:

Em ơi lửa tắt, bình khô rượu,
Đời vắng em rồi, vui với ai? — Nguồn: mrx.no

Uống đi mày, chén ly bôi,
Rồi mai mày nhớ chiều này xa nhau
Có gì đâu, nghĩa gì đâu!
Khi xưa Kinh-Tiệm như tao với mày
Giã nhau dùng tiệc thật say
Tội gì ngâm khúc Hậu Đình mày ơi
Đừng thương tiếc, chớ u sầu,
Cầm như mày chẳng có tao dưới trần
(Tạ Ký(?) Tập Văn Học Sinh Khải Định NK 1954-55).

(Viết chén ly bôi là thừa một chữ vì bôi có nghĩa là chén). 

Người ta uống rượu thì uống với bạn, riêng Vũ Hoàng Chương thì uống với người... yêu:

Em ơi lửa tắt, bình khô rượu,
Đời vắng em rồi, vui với ai?

Lửa là để sưởi ấm như đốt lửa khi ở qua đêm trong rừng, khi đốt lửa trại như Huớng Đạo Sinh hay lò sưởi trong nhà vào mùa đông (Ngày nay, ở Mỹ ít khi đốt củi mà thường dùng heat điện, heat gas...). “Em ơi lửa tắt...” là ý nhà thơ muốn nói tới cái lạnh, lạnh ngoài không gian và lạnh cả trong tâm hồn thi nhân vì cô đơn. Uống rượu là để cho ấm lòng. Hết rượu rồi (Bình khô rượu) thì lấy gì uống cho ấm lòng đây! Cả hai cái cọng lại (Lửa tắt, rượu khô) cũng không bằng “Vắng em”. “Đời vắng em rồi vui với ai?” Không còn gì vui nữa cả. Hai câu thơ, với ba ý chính: “Lửa tắt, rượu khô và vắng em” cũng chỉ nói một ý chính của tác giả: Cô đơn và lạnh lẽo vì xa người yêu dấu.
Uống rượu là để tiêu sầu như Nguyễn Công Trứ nhưng mà sầu thì mênh mông, chất ngất. Vì vậy người ta phải “Uống để khói sầu lên chất ngất” . Sầu dày đặc, sầu mênh mông, sầu cao vút, sầu chiếm ngự toàn cõi không gian. Tội nghiệp cho người lính chiến trước 1975 biết bao nhiêu! Thành ra có khi đã mấy “két” lên chất ngất rồi mà sầu vẫn không tiêu nên phải uống thêm nữa, uống cho quên mà không quên sầu, thành ra say. (1)
Uống rượu không say là... không hay. Nhưng uống rượu mà say thì lại dở. Vì tình bằng hữu thì Nguyễn Khuyến ưa uống rượu, nhưng khi uống say thì 

Những lúc say sưa cũng muốn chừa,
Muốn chừa nhưng tính lại hay ưa.
Hay ưa nên nỗi không chừa được,
Chừa được thì “ông” cũng chẳng chừa.

Tự xưng mình bằng “ông” là ...say rồi đấy.
Tản Đà thì lại ... say ngoắt cần câu:

Say sưa nghĩ cũng hư đời.
Hư thì hư vậy say thời cứ say
Đất say đất cũng lăn quay,
Trời say trời cũng đỏ gay ai cười.

Trái đất quay chung quanh trục của nó là vì nó say đấy. Với Tản Đà thì Newton, Galileo, Kepler và cả Copernic đều sai hết.

Uống rượu cũng có những cách khác nhau. Đạt nhân quân tử như Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thỉ nhắp rượu từng chút một, nếm cái men cay của rượu mà guy gẫm tới cái “cay đắng mùi đời” (2) ô trọc này (xin chép lại hết cả bài thơ để có thể thấy hết cái “Đạo” của ông Trạng):

Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dù ai vui thú nào.
Ta dại ta tìm nơi vắng vẽ
Người khôn người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu đến gốc cây ta sẽ nhắp,
Nhìn xem phú quí tợ chiêm bao!
(Cảnh nhàn- NBK) 

Ta thấy rõ tư tưởng “vô vi” của Lão Trang qua bài thơ này. Vô vi là không làm cái gì ngược với thiên nhiên, ngược với sự tuần hoàn của vũ trụ. Trời cho cái gì, dùng cái đó. Bốn mùa hưởng bốn thứ vui của trời, cứ thế mà dùng, không phải tranh giành, đấu đá với ai! Thế là khôn. Còn tranh giành cho được phú quí, tưởng thế là khôn mà hóa ra dại.
Nhiều người bây giờ không phải là nhắp rượu đâu mà là “nốc”. “Rượu đến gốc cây ta sẽ... nốc.” 
“Nốc” rượu có lẽ không ai bằng Phạm Thái. Chết xuống âm phủ còn say. Mưu toan chống lại nhà Tây Sơn thất bại rồi, mối tình với Trương Quỳnh Như cũng tan vỡ rồi, ông bèn uống rượu thật say cho quên đời:

Sống ở dương gian đánh chén chè
Chết về âm phủ cắp kè kè.
Diêm vương phán hỏi rằng chi đó?
Be!
Nốc là vì rượu rất hấp dẫn. Nhất là khi đã “mềm môi chén mãi tít cung thang”.
Vì vậy, dân nhậu chỉ khoái khi: “dô, dô.. .” và “nốc” “chăm phần chăm”. Dĩ nhiên chẳng ai cho rằng trai thanh gái lịch là người “nốc” rượu.
Tuệ Chương Chú Thích:

(1): Ngày mai ra trận ta còn sống
Về ghé sông Mao phá phách chơi!
Chia xẻ nỗi buồn cùng gái điếm
Đốt tiền mua vội một ngày vui.
(Nguyễn Bắc Sơn)

(2) Tên một tác phẩm của Hồ Biểu Chánh.

Ghi chú thêm:
Quảng Nam có câu ca dao: “Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm, Rượu Hồng Đào chưa uống đã say.”
Theo trí nhớ của tôi là rượu Hồng Đào. Tuy nhiên, mới đây, tôi có đọc một “thư họa” của Vũ Hối, trong Đặc San Quảng Đà 1998 do Thái Tú Hạp, báo Saigontimes chủ trương, thấy Vũ Hối viết là: “Rượu Bồ Đào chưa uống đã say!”
Xin hỏi quí vị quê Quảng Nam: Rượu Hồng Đào hay Bồ Đào? Quảng Nam có sản xuất thứ rượu nào tên là Hồng Đào chăng hay đó lại là rượu Porto? Như tôi trích dẫn ở trên, từ đầu thế kỷ 17, người Bồ Đào Nha đã đến buôn bán ở Hội An, họ có đem rượu Bồ Đào đến xứ ta để uống hoặc trao đổi hay không.
Bổ sung vài sơ xuất:
a: Tác giả bài Lương Châu từ (A Song of Liangzhou) là Vương Hàn tự Tử Vũ (Wang Han, 678 – 735?).
Liangzhou (Lương Châu) ngày nay là Wu Wei ở trung tây bắc tỉnh Gansu bắc giáp Nội Mông (Inner Mongolia). An Lộc Sơn — An Lushan, 安禄山, là dạng Hoa hoá của tên An Rokhan. Một lãnh tướng Phiên (Sogdian, nền văn minh cổ của Iran) mẹ gốc Turk, chỉ huy trận chiến biên giới đời Đường (741-755). Cùng bộ tướng Sử Tư Minh (Shi Siming) chỉ huy cuộc nổi loạn 755-763 đưa nhà Đường đến suy thoái. 
Không liên hệ gì đến cuộc nổi loạn An Lộc Sơn, bài Lương Châu từ do Vương Hàn làm trong khung cảnh các thế lực quanh Trung Quốc thời đó tranh nhau mở rộng bờ cõi (bằng quân sự) vào Trung Á đầu đời Đường (AD 618-907). 

Nguyên tác Hán Văn bài thơ Lương Châu từ 
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.

Dịch Nghĩa :
Rượu bồ đào cùng với chén lưu ly
Muốn uống nhưng đàn tỳ bà đã giục lên ngựa
Say khướt nằm ở sa trường, anh chớ cười
Xưa nay chinh chiến mấy ai trở về đâu.

Bản dịch của Trần Quan Trân
Bài từ Lương Châu

Bồ đào rượu ngát chén lưu ly
Toan nhắp tỳ bà đã giục đi
Say khướt sa trường anh chớ mỉa
Xưa nay chinh chiến mấy ai về. 

Bản dịch của Trần Trọng San
Bài hát Lương Châu.

Rượu bồ đào, chén dạ quang
Muốn say đàn đã rền vang dục rồi
Sa trường say ngủ ai cười
Từ xưa chinh chiến mấy người về đâu.

Lý Bạch, Li Bai (701-762) có hai câu trong bài thơ về chiến tranh (Quan san nguyệt quế) tương tự như ý của bài Lương Châu từ: 
Do lai chinh chiến địa,
Bất kiến hữu nhân hoàn

Tản Đà dịch trong bài Trăng quan san:
Từ xưa bao kẻ chinh phu,
Đã ra đất chiến, về ru mấy người?

Nguồn: hoasontrang.us, Hoa Sơn Trang Đường Thi Tam Bách Thủ; dactrung.net
b: Chinh Phụ Ngâm - nguyên tác Hán văn của Đặng Trần Côn
(trích dẫn một đoạn diễn Nôm. Nguồn: Chinh Phụ Ngâm Diễn Âm) 

Chàng từ đi vào nơi gió cát
Đêm trăng này nghỉ mát phương nao
Xưa nay chiến địa dường bao
Nội không muôn dặm xiết sao dãi dầu
Hơi gió lạnh người rầu mặt dạn
Dòng nước sâu ngựa nấn chân bon
Ôm yên gối trống đã chồn
Nằm vùng cát trắng ngủ cồn cỏ xanh

Tuệ Chương

Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
Ngo_Du_Dong
YaBB Newbies
*
Offline


One life to live, live
to the fullest!

Posts: 46
California, USA
Gender: male
Hội SV Liên Mạng 2
Reply #170 - 18. Jul 2006 , 05:54
 
Quote:
Cám ơn anh Ngô Du Đông xót xa dùm cho rể LVD , nhưng nghe anh nói bên đại hội Trưng Vương các anh còn bị rơi đầu thì  tụi tôi bị quì  cũng còn đỡ phải không  Grin Grin Grin
Rể Trưng Vương cũng được vô làm hội viên hội SV đó , anh có muốn nộp đơn không?? Grin

Kính anh Binh So Vo:

Cảm ơn huynh đã quan tâm về sự an nguy của đệ.
Thiết nghĩ, nếu phải chết thì như Từ Hải cho đỡ tủi thân nàng kiều anh ạ! Cuối tuần vừa qua chắc nẫu từ tứ phương dìa Nam Cali đông lắm nhưng ndd tui bèn lặn... đi làm việc.... chùa vì nếu ở nhà thì không rơi đầu cũng trầy vi tróc vẩy!  Tui đã có lần đựơc vote "Chàng hiu of the year" nên từng đếm 2 má mình dược khoảng 30 cái dấu ấn môi son, sau 1 nhiệm kỳ tài xế!

Ở nhà 1 mình tưởng là cơ hội ngàn dzàng cho tui nhưng dzậy mà hông phải dzậy mà còn hơn dzậy đó huynh.

Nói vậy chứ tui cũng đi cạo lông cái cần cổ mấy lần để nẫu có thịt thì thịt cho thơm, còn thịt bầm dập thì đau lòng cò con lắm!

Xin cảm ơn nhã ý của quí huynh.  ndd

Back to top
« Last Edit: 18. Jul 2006 , 05:55 by Ngo_Du_Dong »  
WWW  
IP Logged
 
binh_SV
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1291
Re: Hội SV Liên Mạng 2
Reply #171 - 19. Jul 2006 , 18:53
 
Tôi nhận bài này từ Les Malgaches , không biết đã  được post chưa nhưng cứ gửi cho các ông đọc cho vui, cấm các bà đọc  8)

Vợ Ơi Vợ 

Vợ khi còn là người yêu là: Thiên Thần
Những lá thư tình của vợ là: Thiên Thư
Con đường xưa vợ đi: Thiên Ðường
Vợ dáng nhịp nhàng lướt đi tên sàn nhảy như rồng múa phượng bay: Thiên Long Bát Bộ
Sắc đẹp của vợ: Thiên hạ đệ nhất mỹ nhân
Mùi thơm của vợ: Thiên Hương
Vợ có bầu là: Thiên Thai
Vợ đang lâm bồn là: Thiên Sản
Từ người yêu trở thành vợ, rồi từ từ được tấn phong lên chức bà già, bà nội, bà ngoại: Thiên Chức
Phòng ngủ của vợ là: Thiên Cung
Nhà của vợ là: Thiên Ðình
Thành phố vợ ở là: Thiên Ðô
Suy nghĩ của vợ là: Thiên Kiến
Lý lẽ của vợ: Thiên Lý
Quyết định của vợ là: Thiên Thạch
Chữ nghĩa của vợ là: Thiên Văn
Vợ đang lên giọng ca karaoke là: Thiên Ca
Lời vợ dặn: Thiên Lệnh
Vợ gọi thì phải bẩm vâng thưa bà: Thiên Bẩm
Mọi việc đều do vợ định đoạt: Thiên Ðịnh
Chồng được vợ cưng: Thiên Tử
Vợ quen chân đi cà kê dê ngỗng: Thiên Di
Tài mua sắm của vợ : Thiên Phú
Vợ chỉ biết về mình: Thiên Vị
Ba mẹ, anh chị em, bà con họ hàng bên vợ: Thiên Triều
Vợ hay ngồi lê đôi mách, nói chuyện tào lao: Thiên Tào
Số lấy vợ chằng lửa: Thiên Mệnh
Vợ hay nổi máu ghen bậy ghen bạ: Thiên Tính
Vợ nổi cơn thịnh nộ gào thét như một vị tướng khi ra quân: Thiên Lôi Ðịa Tướng
Bị vợ hạ đo ván: Thiên Hạ
Tiền lương, tiền túi, tiền cà phê cà pháo…đều bị vợ tóm thu gọn: Thiên Thu
Vợ có tài tề gia nội trợ, coi ngó mọi việc trong nhà ngoài ngõ…và muốn mọi người phải kính nể, tôn sùng minh như một vị thánh lớn: Tề Thiên Ðại Thánh
Muốn dê vợ mà vợ không cho phép hay lạnh lùng không hợp tác: Mưu Sự Tại Nhân , Thành Sự Tại Thiên
Vợ nắm lấy thời cơ đầu tư vào nhà cửa đất đai để sinh lời và bắt chồng phải vui vẻ làm theo quyết định của mình: Thiên Thời Ðịa Lợi Nhân Hòa
Tướng đi của vợ: Thiên Tướng
Vợ thay đổi xiêm y kiểu tóc, lối trang điểm lia lịa: Thiên Hình Vạn Trạng
Vợ trang điểm.. vẽ mặt xanh lè, đánh phấn trắng toát: Thiên Thanh Bạch Nhựt
Vòng vàng, ngọc ngà, kim cương hột xoàn của vợ lóng lánh như các vì sao: Thiên Hà
Em gái vợ: Thiên Nga
Vợ vắng nhà: Thiên Ðàng
Có bồ nhí mà vợ biết được: Thiên Tai
Hình bóng vợ nay đã đi vào dĩ vãng: Thiên Cổ
Có hai vợ gọi là: Nhị Thiên Ðường
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11596
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Hội SV Liên Mạng 2
Reply #172 - 27. Jul 2006 , 11:29
 


Vợ bảo

Một nhân viên khúm núm đến gặp ông giám đốc:
Thưa ông chủ, vợ em bảo đến xin ông chủ cho em được tăng lương ạ.
Ông giám đốc:
Ah thế thì anh chờ  tôi về hỏi lại vợ tôi cái đã !


ST
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
binh_SV
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1291
Re: Hội SV Liên Mạng 2
Reply #173 - 01. Aug 2006 , 18:31
 
Các ông SV ơi,

Tôi và cả  nhóm Les Malgaches đã xong 1 tuần vui sướng qua' Grin, phải cảm ơn d/d LVD và nhất là anh Phu_De đã giúp tụi tôi tìm được  nhau.  
Tôi mới học cách đăng hình để chia xẻ niềm vui của Les Malgaches với các ông và cả D/D đây :


...
Bình (Vancouver), Dũng (Nam Cali), Lập ( San Jose'), Lân (Nice), Toàn ( San Jose'), Khải (Houston), và người được anh em cho ngồi chễm chệ là đảng trưởng Lũy ( Genève )
Chỉ còn thiếu Thiên đang ở VN. và Chung (Geneve ) Undecided

PS: Tôi ghi thêm tên trường để biết đâu ông đi qua bà đi lại có người may mắn nhận ra bạn cũ Wink
Ngoại trừ tôi là Lasan Taberd, các Les Malgaches trên là Jean Jacques Rousseau và Marie Curie.









Back to top
« Last Edit: 05. Aug 2006 , 14:22 by binh_SV »  
 
IP Logged
 
otgh
Gold Member
*****
Offline



Posts: 7180
Gender: male
Re: Hội SV Liên Mạng 2
Reply #174 - 02. Aug 2006 , 05:23
 
Quote:
Các ông SV ơi,

Tôi và cả  nhóm Les Malgaches đã xong 1 tuần vui sướng qua' Grin, phải cảm ơn d/d LVD và nhất là anh Phu_De đã giúp tụi tôi tìm được  nhau.  
Tôi mới học cách đăng hình để chia xẻ niềm vui của Les Malgaches với các ông và cả D/D đây :

Bình (Vancouver), Dũng (Nam Cali), Lập ( San Jose'), Lân (Nice), Toàn ( San Jose'), Khải (Houston), và người được anh em cho ngồi chễm chệ là đảng trưởng Lũy ( Genève )
Chỉ còn thiếu Thiên đang ở VN.  Undecided

PS: Tôi ghi thêm tên trường để biết đâu ông đi qua bà đi lại có người may mắn nhận ra bạn cũ Wink
Ngoại trừ tôi là Lasan Taberd, các Les Malgaches trên là Jean Jacques Rousseau và Marie Curie.

Rất mừng cho Ông bà Phó Nội của Hội SV đã bay về Vancouver bình an tối thư" hai ... Tongue Cám ơn ông Phó cho mọi người xem hình của Les Malgaches và được 1 tuần nghĩ phép vui vẽ tại Nam Cali....  Wink Grin Grin Grin



Back to top
 

OTGH
 
IP Logged
 
binh_SV
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1291
Re: Hội SV Liên Mạng 2
Reply #175 - 02. Aug 2006 , 16:02
 
Quote:
Các ông SV ơi,

Tôi và cả  nhóm Les Malgaches đã xong 1 tuần vui sướng qua' Grin, phải cảm ơn d/d LVD và nhất là anh Phu_De đã giúp tụi tôi tìm được  nhau.  
Tôi mới học cách đăng hình để chia xẻ niềm vui của Les Malgaches với các ông và cả D/D đây :


...
Bình (Vancouver), Dũng (Nam Cali), Lập ( San Jose'), Lân (Nice), Toàn ( San Jose'), Khải (Houston), và người được anh em cho ngồi chễm chệ là đảng trưởng Lũy ( Genève )
Chỉ còn thiếu Thiên đang ở VN.  Undecided

PS: Tôi ghi thêm tên trường để biết đâu ông đi qua bà đi lại có người may mắn nhận ra bạn cũ Wink
Ngoại trừ tôi là Lasan Taberd, các Les Malgaches trên là Jean Jacques Rousseau và Marie Curie.




Xin lỗi quí vị cho tôi được đính chính ít dòng kẻo có mấy Les Malgaches vào đây xem hình và đòi kiện tôi tội đã không nói rõ ràng là mấy chàng này còn độc thân thì chớ , mà lại còn đăng hình vào văn phòng của hội Sợ Vợ là có ác ý muốn ếm tài bạn  Undecided Grin
Back to top
 
 
IP Logged
 
binh_SV
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1291
Re: Hội SV Liên Mạng 2
Reply #176 - 02. Aug 2006 , 16:11
 
Quote:
Rất mừng cho Ông bà Phó Nội của Hội SV đã bay về Vancouver bình an tối thư" hai ... Tongue Cám ơn ông Phó cho mọi người xem hình của Les Malgaches và được 1 tuần nghĩ phép vui vẽ tại Nam Cali....  Wink Grin Grin Grin





Hahaha, cám ơn ông Ngoại, nhưng tôi ( và ông HT nữa ) mới là người rất mừng cho ông đã bình an trở về chứ .  Wink  Grin

Nhưng sao tôi đọc thấy ông viết câu này như hồn còn đang lủng củng bất an  "Cám ơn ông Phó cho mọi người xem hình của Les Malgaches và được 1 tuần nghĩ phép vui vẽ tại Nam Cali....  Wink " phải không  Grin

Back to top
 
 
IP Logged
 
otgh
Gold Member
*****
Offline



Posts: 7180
Gender: male
Re: Hội SV Liên Mạng 2
Reply #177 - 02. Aug 2006 , 18:56
 
Quote:
Hahaha, cám ơn ông Ngoại, nhưng tôi ( và ông HT nữa ) mới là người rất mừng cho ông đã bình an trở về chứ .  Wink  Grin

Nhưng sao tôi đọc thấy ông viết câu này như hồn còn đang lủng củng bất an  "Cám ơn ông Phó cho mọi người xem hình của Les Malgaches và được 1 tuần nghĩ phép vui vẽ tại Nam Cali....  Wink " phải không  Grin

Hahaha... Ủa Ông Phó Nội cũng kiêm luôn BS tâm thần hả ông??   Roll Eyes Grin Grin Grin  Tại tui thấy hình Ông Nội post chỉ toàn là mấy ông không hà ....mà hình như trong đó có 1 ông mặt mày cũng bất an lủng củng đó phải không ... Sad Sad Sad Sad Grin   


Back to top
 

OTGH
 
IP Logged
 
binh_SV
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1291
Re: Hội SV Liên Mạng 2
Reply #178 - 02. Aug 2006 , 19:32
 
Quote:
Hahaha... Ủa Ông Phó Nội cũng kiêm luôn BS tâm thần hả ông??   Roll Eyes Grin Grin Grin  Tại tui thấy hình Ông Nội post chỉ toàn là mấy ông không hà ....mà hình như trong đó có 1 ông mặt mày cũng bất an lủng củng đó phải không ... Sad Sad Sad Sad Grin    




Hahaha, Les Malgaches từ xưa làm gì có đàn bà con gái mà chẳng post hình mấy ông không  Grin  Nhờ thế mà không có ai khó chịu , xúi xiêm... , nên vẫn hòa thuận thương mến nhau đến bây giờ đó.  Grin Grin Grin
Ônng biết gieo quẻ hay sao mà biét trong hình có 1 ông bất an như ông  Shocked. Quẻ cũng đúng đó, nhưng ông này chưa đến nỗi viết cám ơn lủng củng  thế này : "Cám ơn ông Phó cho mọi người xem hình của Les Malgaches và được 1 tuần nghĩ phép vui vẽ tại Nam Cali....  "  Grin Grin Grin
Back to top
 
 
IP Logged
 
otgh
Gold Member
*****
Offline



Posts: 7180
Gender: male
Re: Hội SV Liên Mạng 2
Reply #179 - 02. Aug 2006 , 20:25
 
Quote:
Quẻ cũng đúng đó, nhưng ông này chưa đến nỗi viết cám ơn lủng củng  thế này : "Cám ơn ông Phó cho mọi người xem hình của Les Malgaches và được 1 tuần nghĩ phép vui vẽ tại Nam Cali....  "  Grin Grin Grin

Wink Grin Grin Grin Grin Grin Grin Tui lây cách làm thơ của anh NDD gởi cho nẫu đó mà ....


Back to top
 

OTGH
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 10 11 12 13 14 ... 28
Send Topic In ra