Bao giờ lá phiếu người Việt có sức mạnh?
(BBC, 9 Sept 06)
Phe Dân chủ đang ăn mừng chiến thắng
Chính quyền tổng thống Bush vừa bị một cú sốc bởi cuộc bầu cử giữa kỳ.
Đảng Cộng hòa của ông Bush đã mất quyền kiểm soát tại Hạ viện lần đầu tiên sau 12 năm.
Tin mới nhất của AP nói đảng Dân chủ có vẻ cũng đã giành đủ phiếu cần thiết để kiểm soát Thượng viện. Kết quả cuối cùng có thể biết trong hôm nay.
Chuyện MỹĐảng Dân chủ tiến đến thắng lợi trong bối cảnh người dân Mỹ bất mãn vì cuộc chiến Iraq và một số bê bối trong thời gian cầm quyền của ông Bush.
Thất bại của cuộc bầu cử giữa kỳ có nghĩa là trong hai năm cuối của nhiệm kỳ, tổng thống Bush sẽ phải tìm cách lấy lòng đảng Dân chủ, vì đảng này sẽ nắm tài chính, và có thể phủ quyết những bổ nhiệm của tổng thống.
Đảng Dân chủ cũng sẽ giành quyền mở các cuộc điều tra về hành vi của chính phủ.
Người phát ngôn cho tổng thống, Tony Snow, nói đảng Cộng hòa "mong chờ được hợp tác với các lãnh đạo Dân chủ quanh các vấn đề trọng tâm trong nghị trình, gồm chiến thắng tại Iraq và cuộc chiến chống khủng bố, và giữ cho nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng."
Chuyện Việt Nam
Tỉ lệ đi bầu ở Việt Nam thường rất cao
Ngay sau khi có kết quả bầu cử, Nhà Trắng loan báo bộ trưởng quốc phòng Donald Rumsfeld từ chức.
Giới quan sát xem đây là biện pháp 'hạn chế thiệt hại' của Nhà Trắng vì sự nhùng nhằng tại Iraq đang khiến người dân Mỹ thất vọng, và họ đã thể hiện tình cảm qua lá phiếu.
Nhìn ở góc độ nào đó, kết quả bầu cử giữa kỳ đã là sự trừng phạt của cử tri Mỹ, là sự bày tỏ bất mãn của người dân.
Liên hệ sang chuyện Việt Nam, người dân có cảm thấy lá phiếu bầu của mình mang ý nghĩa gì hay không?
Và đến bao giờ mỗi cử tri Việt Nam sẽ sống trong cảm giác rằng khi họ đến phòng bỏ phiếu, quyết định của họ có thể góp phần tác động đến hướng đi của Việt Nam?
Việt Nam vừa được kết nạp vào WTO, và sẽ tổ chức hội nghị APEC trong tháng 11.
Quá trình hội nhập của Việt Nam vào dòng chảy chung của thế giới sẽ càng lúc càng diễn ra sâu sắc hơn.
Càng hội nhập quốc tế Việt Nam sẽ ngày càng giống bên ngoài, và sự hiểu biết của người dân về những quyền của mình sẽ nâng cao hơn.
Và sẽ đến lúc càng có nhiều người tự hỏi lá phiếu của họ có ý nghĩa gì trong các kỳ bầu cử ở Việt Nam.
Quý vị có thích đi bầu cử ở Việt Nam? Hãy gửi ý kiến về cho trang Diễn đàn của BBC..................................................
Độc HànhKhông biết 149 quốc gia trước đây được kết nạp WTO có "hoan hỉ" như Việt Nam hay không chứ riêng giai cấp lãnh đạo của Việt Nam đã tỏ ra vô cùng hoan hỉ. Điều này cũng tốt bởi vì sự hoan hỉ đó cũng đồng nghĩa với việc họ đã chấp nhận: toàn cầu hoá là xu thế tất yếu; chấp nhận phải cho đất nước này sống theo luật pháp chứ không phải luật rừng, luật của ta, luật của kẻ cai trị.
Phải chấp nhận những giá trị của nền chính trị, kinh tế văn minh hiện tại của thế giới; chấp nhận cho người Việt Nam có thêm một chút điều kiện để nhìn ra thế giới để tìm hiểu, học hỏi, nhận định, so sánh...để cho những con "gà công nghiệp VN" được ra vườn, được tự thân vận động, được cọ xát. Bối cảnh mới buộc sẽ phải có một bầu không khí dân chủ hơn, sự đối xử giữa người và người với nhau văn minh hơn.
Bùi Văn HảiViệc này đương nhiên phải xảy ra trong tình huống chế độ chính trị của Mỹ, trừ khi trước đây đảng Cộng Hoà và chính phủ Bush ý thức học hỏi và có đủ quyền lực để áp dụng theo mô hình cai trị của các nước CS.
Trong kỳ bầu cử này không hẳn là đảng nào thắng, đảng nào thua mà là dân Mỹ thắng, chính quyền Bush thua vì một trong những lỗi lầm là sa lầy trong chiến tranh Iraq. Dân Mỹ không chấp nhận kéo dài những sửa sai dù ổn định, dân Mỹ muốn đổi mới để phục hưng.
Phạm Mai Hoa, Hưng YênỞ các nước dân chủ, nếu các nhà lãnh đạo không hoàn thành trách nhiệm của mình, không thực hiện các cam kết như khi ra ứng cử… còn có thể bị phế truất khỏi vị trí lãnh đạo, có khi phải đối mặt với pháp luật chứ không có cái kiểu khi gặp “sự cố” thì hạ cánh an toàn như ở VN.
Ấy là chưa nói đến tính chính danh của các vị, bởi ở VN các vị lên nắm quyền là do tự bầu bán lẫn nhau của một bộ phận được gọi là ĐVCS mà thôi.
Cho nên ở VN hiện nay, mọi cải cách trong chính trị mới chỉ là bắt đầu, vào WTO tức là trong lĩnh vực kinh tế, mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp… phải chấp nhận cuộc chơi thông qua cạnh tranh theo luật toàn cầu.
Nhưng về mặt chính trị thì ĐCSVN hiện nay đang tự mình ngộ nhận mình là “đứng đầu thiên hạ”. Cho nên người ta vẫn phải đặt câu hỏi: Có phải ở VN chỉ có duy nhất ĐCSVN và các cá nhân trong đảng đó tự bầu bán nhau để lãnh đạo nhân dân VN mãi mãi? Nếu có các đảng phái khác tự cảm thấy mình đã lớn mạnh và sẵn sàng ra tranh cử tự do thì họ không có quyền đó?
Người dân VN phải được hiểu là cái điều luật vô lý trên chỉ nhằm mục đích thâu tóm mọi quyền lực, tài sản của quốc gia vào tay ĐCS. Dẫn đến họ lộng hành, sử dụng tiền đóng thuế của dân bừa bãi vô trách nhiệm, các ĐVCS thi nhau đục khoét dẫn đến người dân sau bao năm vẫn nghèo khổ còn các quan chức là ĐVCS thì giàu có một cách hết sức vô lý.
VN ngày nay đang có điều kiện thuận lợi để nâng cao ý thức chính trị của người dân và các lực lượng đấu tranh cho dân chủ thực sự có điều kiện phát triển và nâng cao ảnh hưởng của mình trong xã hội. Điều kiện một mặt là nằm ngay trong chính môi trường hoà nhập quốc tế và mặt khác là nằm trong chính sự bảo thủ tha hoá của các quan chức Cộng sản. Nhưng nếu người dân không được chuẩn bị tốt về ý thức chính trị thì rất có thể họ lại bị lợi dụng bởi các tổ chức, cá nhân cực đoan dẫn đến có thể làm rối loạn xã hội.
Vì vậy việc nâng cao nhận thức và ý thức chính trị cho người dân, kể cả tầng lớp trí thức, giới trẻ… phải là nhiệm vụ hàng đầu của các lực lượng đối lập. ĐCSVN sẽ không bao giờ làm chuyện đó vì bản chất của họ là muốn giữ độc quyền mãi mãi về chính trị.
Đồng thời các lực lượng đối lập phải làm thế nào để người dân hiểu được là xây dựng xã hội VN dân chủ, đa nguyên thì có nghĩa là chính trị cũng phải được cạnh tranh bình đẳng trong hoà bình.
Để làm được điều đó thì người dân phải được tiếp cận nhiều luồng thông tin, mỗi người phải tự biết xử lý thông tin, tránh bị thông tin một chiều dẫn đến nhẹ dạ cả tin hoặc bị mù quáng về “mặt trời chân lý”. Kế đó họ biết tự liên kết nhau lại để bảo vệ quyền lợi của mình và cộng đồng.
Cần khẳng định để nhân dân thấy được: Một xã hội văn minh thì không chấp nhận chế độ độc tài. Nghĩa là không chấp nhận một bộ phận nhỏ nào đó áp đặt tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ… cũng như áp đặt về chính sách, luật pháp… không công bằng lên đầu đại đa số người dân.
Người dân cần được hiểu rõ một xã hội thực sự dân chủ, văn minh thì nó được vận hành như thế nào. Rằng ở các nước đó, việc các nhà lãnh đạo, các đảng phải trải qua các kỳ bầu cử, nhiều khi là rất căng thẳng do các bên cạnh tranh quyết liệt nhưng không sử dụng vũ lực, bạo loạn, khủng bố. Họ có thể bày tỏ thái độ ủng hộ đảng phái này hay đảng phái nọ thông qua mít tinh biểu tình…
Qua mỗi kỳ bầu cử thì các vị trí lãnh đạo (Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch hạ viện, thượng viện…) và số lượng nghế trong Hạ viện, Thượng viện của các đảng phái có thể thay đổi tuỳ thuộc vào uy tín của cá nhân đó hay đảng đó quyết định. Họ phải lo đối mặt với lòng tin của dân chúng ở nhiệm kỳ tiếp theo nếu như trong nhiệm kỳ hiện tại họ không làm tốt hay không giữ lời hứa trước cử tri.
Người dân VN cần được hiểu là, xã hội phải có cạnh tranh thì mới có phát triển lành mạnh, chính quyền sẽ phải lo sao cho phát huy mọi nguồn lực để đẩy nhanh phát triển và những người “thấp cổ bé họng” (thường là số đông trong xã hội) luôn được hưởng lợi vì các nhà lãnh đạo tương lai bắt buộc phải quan tâm đến số đông này.
Người dân cần được hiểu là thông qua bầu cử tự do hay trưng cầu dân ý thì chắc chắn rằng sẽ không có cửa cho các đối tượng cơ hội không thực tài lên làm lãnh đạo. Rất tiếc là điều này lại đang là nỗi nhức nhối của xã hội của VN vì các quan VN chủ yếu “lên” qua bè cánh, mua bán, tự bầu nhau, hay do sự mặc cả thoả hiệp giữa các “nhóm” trong nội bộ ĐCS. Người dân chiếm đại đa số trong xã hội thì phải đứng ngoài cuộc, bị thụ động hoàn toàn.
Nhưng cũng cần khách quan mà thừa nhận rằng các nhà lãnh đạo của Việt nam cũng không quá bảo thủ, cứng nhắc. Chúng ta phải cám ơn họ bởi chính họ đã chủ động hội nhập và liên tục điều chỉnh luật pháp, và trong các nước gọi là XHCN còn sót lại thì chính họ là lực lượng đổi mới nhiều nhất, cách tân nhiều nhất. Các nhà lãnh đạo CS của VN đa số đều chiếm được tình cảm của các nhà lãnh đạo lớn trên thế giới, họ là CS mà lại như không là CS. Họ đã làm tốt vai trò của mình trong quá khứ và ngay cả trong hiện tại mặc dù nhiều vấn đề đã làm nhân dân bất bình. Cho nên có thể nói rằng chính họ cũng đã chủ động tham gia cải cách dân chủ ở VN và hình như họ đã và đang chủ động làm việc đó. Nếu như xã hội VN tiến tới dân chủ đa nguyên thì họ vẫn là lực lượng chiếm vị trí thượng phong trong nhiều năm nữa.
Điều này cũng có nghĩa là nếu các lực lượng đối lập dùng mọi cách bôi nhọ hình ảnh của họ thì sẽ phản tác dụng. Lực lượng đối lập cần bám sát mục tiêu là con đường họ đang theo đuổi là đấu tranh thực sự cho dân chủ ở VN, để xã hội VN được vận hành có sự giám sát của lực lượng thứ hai, thứ ba… nhằm tránh độc quyền sẽ dẫn đến quan liêu, tham nhũng, trì trệ. Điều này cho tôi tôi tin rằng hiện nay đang là cơ hội tốt để đẩy nhanh tiến trình dân chủ hoá xã hội ở Việt Nam.
IchbinTrong một xã hội đa đảng thì các đảng đều muốn lấy lòng các tầng lớp dân chúng để kiếm phiều bầu. Và muốn kiếm được phiếu bầu thì phải có chính sách đem lại quyền lợi cho cử tri.
Tôi hiện đang sống lại một nước châu Âu và mỗi kỳ bầu cử là thấy dân bản xứ thảo luận tranh cãi cực kỳ rôm rã. Mấy cậu bạn cùng phòng của tôi tuy ngày thường không mấy quan tâm tới chính trị nhưng tới kỳ bầu cử thì cũng quan tâm rất hăng hái. Bởi vì bầu cho ai là liên quan tới quyền lợi cá nhân của họ, ví dụ như về trợ cấp xã hội, học phí, học bổng. Xa hơn nữa là liên quan tới gia đình, các chính sách về thuế, về tiền ga, điện nước, chính sách tạo công ăn việc làm... cùng những thứ khác.
Tóm lại chính trị được quy về những giá! trị liên quan tới cuộc sống và tương lai của người ta chứ không phải là chuyện cao xa.
Nghĩ về VN lại thấy buồn vì chẳng biết đến bao giờ dân mình mới có được quyền bầu cử. Ở ta có một đảng, ở các cấp dưới thì dân cử đảng bầu, lên các cấp cao hơn thì đảng cử đảng bầu. Tức là tự đưa nhau lên cả chứ có bầu bán gì đâu
Linh, MoscowXin gửi cho bạn Y Sat cái địa chỉ web
http://www.cpusa.org/. Mong bạn bước ra khỏi cái đáy giếng tư tưởng!
Y Sat
Cộng hòa hay Dân chủ? Con voi hay con lừa? Cũng thế cả thôi. Hoan hô dân chủ kiểu Mỹ. Đa nguyên hay nhị nguyên hay chỉ là độc nguyên. Hô hào các nước đa đảng, nhưng thử hỏi có đảng nào chen vào được không?
Đại diện cho tầng lớp nghèo khổ ở Mỹ là ai? Đại diện cho dân da đỏ là ai? Cho giai cấp công nhân, nông dân là ai? Chắc chắn không phải là Con Voi hay con Lừa rồi.