Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Những điều trông thấy  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 4 5 6 ... 19
Send Topic In ra
Những điều trông thấy (Read 40932 times)
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2779
Gender: male
Re: Những điều trông thấy
Reply #45 - 06. May 2007 , 14:00
 
Cứu nước là trách nhiệm của người Việt đang sống trong tự do



Các bạn của tôi ơi!

32 năm chúng ta sống với những giấc mộng không bình thường, trong đó có những ước mơ tưởng như tầm tay nầy vói được, nhưng chánh quyền cộng sản Việt Nam vẫn còn cỡi voi của cộng sản về giầy mả tổ của quê hương chúng ta. . Một điều tôi biết tiếng bom đạn không còn xé màng đêm ở quê hương của mình nữa, người dân không chết bằng súng, bằng đạn, bằng mìn nổ chậm nhưng tiếng thì thầm đòi quyền làm người của một dân tộc không có tự do làm điên đảo lòng người từ bắc chí nam trong 32 năm dài vô tận. Dân tộc của chúng ta chết trong tù, chết dưới những bàn tay của cộng sản, chết vì đi tìm tự do, chết vì muốn sống trong âm thầm.

32 năm nay những người con của Việt Nam phải lần lượt bỏ nước ra đi tìm tự do nhưng chúng ta không ai bỏ quên người ở lại. Mỗi lần bên nhà có thiên tai các cộng đồng ở hải ngoại tổ chức cưứ trợ đồng bào. Tết đến ai không về thăm nhà cũng đóng góp cho bà con, làng mạc ăn được một cái Tết vui. Thanh Minh con chaú không về tảo mộ, thì con cháu ở hải ngoại gởi tiển cho con cháu ở Việt Nam nhận trách nhiệm nầy dùm. Con người tự do của chúng ta là thế đó. Nhưng cộng sản đã lợi dụng người những tấm lòng nầy để cho chúng ta nuôi dân cho họ nhờ trong suốt 32 năm nay. Người tỵ nạn cộng sản đã nâng cao đời sống của người dân Việt Nam trong 32 năm nay. Ai về Việt Nam rồi trở qua Mỹ với nhận xét như: "Ở Việt Nam bây giờ thay đổi nhiều lắm, nhà nào cũng có đèn điện, nhà nào cũng có ít nhút một cái điện thoại, chiếc xe Honda, đường xá đi từ quê lên tỉnh tốt hơn hồi trước gắp trăm ngàn lần."

Hãy nhớ lại : chính bàn tay của ông già tỵ nạn cộng sản quét trường học nâng cao đời sống đó của gia đình ở Việt Nam. Bàn tay cô thợ làm móng tay, móng chân cho người Mỹ đã lót những con lộ cho xe đi thẳng một thừng từ quê lên tỉnh. Nhà trong làng có điện sáng trưng cũng là do người đàn bà đứng trong hảng rau lạnh cóng làm từ 4 giờ sáng tới 3 giờ chiều có tiền gởi về cho dâu con đó bà con ơi. Ông gìa có điện thoại để lâu lâu con cháu gọi về thăm ông nội, điện thoại đó không phải của chánh phủ cách mạng cấp cho ông để nghe được tiếng nói của thế giới bên ngoài ông ơi!  Anh thất nghiệp nên em gởi tiền cho anh mua xe Honda chạy xe ôm kiếm gạo nuôi con, nuôi vợ. Em có mặc áo lụa , áo là đẹp như vợ con cán bộ cũng đừng quên áo đó không phải là di sản của Bác Hồ chết để lại mà là mồ hôi nước mắt của người anh tỵ nạn còn nhiều quá tình thương gởi về cho em có áo mặc đó thôi.

32 năm chúng ta đã xây dựng cho Việt Nam được đến ngày nay, trong khi đó cộng sản vơ vét, tham nhũng, bốc lột, chà đạp lên người dân của chúng ta, cộng sản hại dân, phản quốc. Người dân trong nước chịu cảnh tù tội để đòi tự do, chịu cảnh bắt bớ tra khảo để gởi qua đây cho chúng ta một mật mã là đừng giúp cho cộng sản làm giàu, nước giàu cộng sản mạnh, người dân Việt Nam mất tự do, mất quyền làm người.

32 năm, có người không sống được tới 32 tuổi, nhưng chúng ta còn sống đây, còn trí tuệ, còn tình yêu thương cho giống nòi, cho đất nước, cho nhau. Tôi biết bạn bè, thân hữu của tôi toàn là người yêu nước, có tài, có trí, có tất cả để đánh đổ cộng sản ở Việt Nam, xin tất cả đòng lòng với nhau quyết liệt hy sinh một lần nữa. Kêu gọi bà con bên nhà buộc bụng, tiết kiệm, từ hải ngoại đến trong nước tất cả vùng lên diệt bỏ bạo tàn. Bằng nhiều cách, nhiều chiến lược, mỗi người một tay, một sự hy sinh to lớn. Mong các lực lượng đấu tranh tự do đứng lên ngay bây giờ, đây là thời điểm mà bạo quyền Hà Nội đang thục lùi vì dân chúng trong nước đã gởi mật mả ra cho các lực lượng tiến vào Việt Nam rồi đó.

Xin nhớ đến những anh hùng đã hy sinh dưới ngọn cờ vàng để bảo vệ núi sông và hàng triệu người đã bỏ thây ngoài biển khơi khi họ không thể nào sống được với cộng sản.

Cứu nước là trách nhiệm của người Việt đang sống trong tự do.

Kính

Đặng Mỹ Dung

Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2779
Gender: male
Re: Những điều trông thấy
Reply #46 - 12. May 2007 , 16:02
 
Bản án xử Nguyễn Minh Triết


Nguyễn Ðạt Thịnh


Ngày 10 tháng 5, 2007 tòa án Việt Cộng xử tù ba chiến sĩ dân chủ, bác sỹ Lê Nguyên Sang 5 năm , luật sư Nguyễn Bắc Truyển và nhà báo Huỳnh Nguyên Đạo 4 và 3 năm.
Chúng buộc quý vị này vào tội viết hay nói những điều chống lại chúng. Rút kinh nghiệm thái độ bất khuất trước bạo lực của linh mục Nguyễn Văn Lý, lần này chúng không cho giới quan sát ngoại quốc vào theo dõi phiên tòa dài khoảng bốn tiếng đồng hồ.
Tổ chức Ân Xá Quốc tế lên tiếng bày tỏ quan ngại đặc biê?t trước việc Việt Cộng thẳng tay đàn áp những người bất đồng chính kiê´n kể từ sau hội nghị thượng đỉnh Apec tháng 11 năm 2006, v?i sự hiện diện của tổng thống Bush.
Ngày hôm sau, chúng xử hai luật sư Nguyễn Văn Đài 5 năm tù giam, 4 năm quản chế và Lê Thị Công Nhân 4 năm tù giam, 3 năm quản chế


Hãng thông tấn AFP trích lời toà án Việt Cộng nói những tài liệu tìm đuợc trong văn phòng 2 luật sư "xuyên tạc lịch sử đấu tranh cách mạng và chính sách cũng như luật pháp của đảng và nhà nước, chỉ trích Hồ Chí Minh và giới lãnh đạo cấp cao của đảng và nhà nước".

Phiên xử cũng kéo dài khoảng 4 tiếng đồng hồ, toà Việt Cộng cáo buộc họ đã hợp tác với những người cổ vũ cho dân chủ hiện sống ở hải ngoại và dùng Internet để bày tỏ quan điểm.
Chúng cũng cáo buộc hai luật sư hợp tác với Linh mục Nguyễn Văn Lý.
Hãng AP tường thuật khi tòa Việt Cộng hỏi "các hành vi này có cấu thành tội hay không?", luật sư Lê Thị Công Nhân đáp "chắc chắn là không". Cô Công Nhân cũng khẳng định việc cô tham gia vào Khối 8406 và làm người phát ngôn cho đảng Thăng Tiến Việt Nam.

Tại phiên xử, luật sư Đài cũng nói là ông không vi phạm bất kỳ luật nào mà chỉ đơn thuần thực hiện quyền tự do ngôn luận và quyền lập hội.

Tòa Việt Cộng buộc hai luật sư này vào tội "kêu gọi cử tri Việt Nam tẩy chay cuộc bầu cử đại biểu quốc hội khóa XII”, một cuộc đảng cử dân bầu nữa, thêm vào những cuộc bầu cử quái thai của Việt Cộng như từ trước đến nay.
Luật sư Nguyễn Văn Đa`i và luật sư Lê Thị Công Nhân bị bắt cùng ngày 06 tháng Ba với cáo buộc là họ đã từng sử dụng văn phòng luật Thiên Ân của luật sư Đài để “đào tạo về nhân quyền cho sinh viên ở Hà Nội".

Trong lúc chúng thẳng tay đàn áp dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam thì Nguyễn Minh Triết một trong những tên tội đồ chính phạm của chúng chuẩn bị sang thăm Hoa Kỳ, quê hương của dân chủ và nhân quyền. Chúng ra mặt thách thức thế giới, coi thường thái độ phản đối của mọi người.
Chúng ta không thể điềm nhiên ngồi nhìn Việt Cộng đàn áp các chiến sĩ dân chủ quốc nội.

Chúng ta phải có thái độ nào?

Tôi đề nghị chúng ta bắt Triết phải khai khẩu lên tiếng, để trừng trị trọng tội của hắn và của đồng bọn hắn bịt miệng dư luận bằng hành động bịt miệng cha Lý và thẳng tay đàn áp, giam giữ những chiến sĩ dân chủ khác.

Bắt hắn nói để làm gì?

Ðể hắn phải tự cung khai tội trạng trước tòa án dư luận quốc tế; bắt hắn trả lời những câu hỏi của phóng viên thế giới như "Xin ông vui lòng cho biết linh mục Nguyễn Văn Lý phạm tội gì mà bị xử 8 năm tù?"

Ðương nhiên Triết sẽ nói đến đạo luật "còng đôi 88" cấm tuyên truyền chống chính phủ, việc làm bất bạo động mà thế giới dân chủ cho là đệ tứ quyền, và Hoa Kỳ coi như hiến quyền của mọi người dân đuợc phép tự do phát biểu."Còng 88" và quan điểm quyền tự do phát biểu sẽ đụng chạm, và sẽ làm Triết lòi ra cái ngụy thuyết đánh lận nhân dân Việt Nam với đảng cộng sản, tổ quốc thiêng liêng với nhà nước tư hữu của Việt Cộng.

Ðụng chạm này sẽ khiến chế độ cộng sản thoái hóa đuợc trình bày dưới góc nhìn của truyền thông thế giới.

Làm cách nào vận động truyền thông thế giới phỏng vấn Nguyễn Minh Triết?

Viết thư, viết điện thư yêu cầu họ. Thử hình dung những tờ nhật báo như Los Angeles Times, NYTimes, Washington Post, tuần báo Time, Newsweek, những talkshow hosts tên tuổi như Larry King, Gordon Liddy, Jim Bohannon, hay Sean Hannity … mỗi nơi nhận đuợc vài trăm, hay chỉ vài chục thư yêu cầu họ phỏng vấn Triết.
Và thử hình dung chỉ 2 trong những cơ quan truyền thông hay những talkshow hosts này tò mò muốn tìm hiểu Triết và đảng cộng sản của hắn! Kết quả sẽ lớn hơn mọi tưởng tượng lạc quan nhất của chúng ta.
Xin bạn đọc hãy nhìn vào ánh mắt đầy quả cảm của cô Công Nhân đứng trước tòa Việt Cộng để đọc bức thông điệp cô gởi cho chúng ta.
Ðừng chần chừ nữa, ngồi ngay xuống bàn viết thư, đua Triết ra trước tòa án dư luận quốc tế để bắt hắn tự khai ra những bỉ ổi của Việt Cộng.
Dù Triết có thoái thác, tránh né truyền thông thì thái độ tránh né của hắn cũng vẫn là một lời thú tội trước công luận.

Nguyễn Ðạt Thịnh

Back to top
 
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Những điều trông thấy
Reply #47 - 14. May 2007 , 15:37
 
Hãy Nhìn, Hãy Nghe


TRẦN KHẢI .
Việt Báo Chủ Nhật, 5/13/2007, 12:02:00 AM

Chúng ta đang chứng kiến lịch sử. Nhiều nhà dân chủ đã bị đẩy ra trước các tòa án Hà Nội, Sài Gòn, bị tuyên các bản án tù vì những hoạt động cho lý tưởng  dân chủ. Và chúng ta đang nhìn thấy lịch sử bằng cả mắt, và nghe bằng tai. Không chỉ là đọc qua chữ nghĩa, nhưng còn nhìn thấy một phần các hình ảnh, một số đoạn phim. Xuyên suốt hết tất cả các hình ảnh nhìn thấy đó, không chỉ là các hình khối và tảng màu, nhưng là một phần lịch sử của nền dân chủ tương lai cho VN đang hình thành để rồi sẽ rõ nét hơn.

Qua tất cả các phiên tòa trên, chúng ta thấy nổi bật lên một điều rằng các nhà dân chủ là những người thực sự lý tưởng: họ đã tin rằng đồng bào cần được tự do và rằng đất nước cần có, họ đã tận lực làm việc trong cách riêng mỗi người để thực hiện lý tưởng dân chủ, và họ đã bị đưa ra tòa nghe kêu án tù mà không thấy lòng tin của mình suy xuyển. Và cũng qua đó, chúng ta thấy rằng chế độ CSVN này sẽ chuyển biến rất là chậm, và các nhà lãnh đạo Đảng CSVN không hề muốn trao quyền cho toàn dân.

Nhà dân chủ Phạm Hồng Sơn hôm 7-5-2007 đã viết bài "Xứng danh dòng máu nữ kiệt" trong đó ghi lại cảm xúc khi nhìn các hình ảnh trên truyền hình Hà Nội:

"…Các biên tập viên của chương trình " Vì an ninh Tổ quốc" của đài truyền hình Việt nam vừa qua đã hé lộ cho công chúng biết những hình ảnh và một vài phát biểu đầu tiên của Luật sư Lê Thị Công Nhân và Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy kể từ khi hai người bị bắt…

Bỏ qua tất cả những lời bình có tính chất lăng mạ, xuyên tạc, bôi nhọ thường thấy, cái đọng lại lớn nhất sau khi xem những hình ảnh và nghe những lời nói của hai nhân vật chính trên đây là sự điềm tĩnh, tự tại, hoàn toàn thoải mái của Luật sư Lê Thị Công Nhân trong bộ quần áo sọc (quần áo của người đã có án!) và tinh thần quyết liệt, đôi mắt bức xúc căm hờn, sự phản kháng mạnh mẽ của Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy lúc bị bắt giữ. Hai phụ nữ trí thức, hai gia cảnh khác nhau và hai thế hệ khác nhau, nhưng đang cùng trên một con đường Yêu nước một cách phi cộng sản…"

Phạm Hồng Sơn, nhà dân chủ cũng vừa mới ra tù vài tháng vì đã dịch và phổ biến một bài viết về dân chủ, đã nhìn thấy hình ảnh lịch sử trên diễn ra trước màn hình TV như thế, và nhiều triệu dân trong nước cũng đã nhìn thấy trên truyền hình như thế. Đồng bào hải ngoại có thể nhìn thấy một phần đoạn phim truyền hình Hà Nội, trong đó hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân đang mặc áo tù lên tiếng rằng họ làm việc vì lý tưởng dân chủ và hoàn toàn không phạm tội gì cả, đang lưu ở trang web: www.vietland.net. Lịch sử như thế đó, trước mắt chúng ta đang diễn ra.

Cũng nên nhắc rằng khi chưa bị bắt, LS Lê thị Công Nhân đã từng nói trên mạng PalTalk: "…Thực sự tôi không thể đoán được việc gì có thể xảy ra đối với tôi. Nhưng tôi khẳng định với tất cả luơng tâm, trách nhiệm của mình đối với đất nuớc Việt Nam và dân tộc VN, tôi sẽ chiến đấu tới cùng cho dù chỉ còn có một mình tôi đấu tranh....Và CSVN đừng có mong chờ bất cứ một điều gì là thỏa hiệp chứ đừng nói là đầu hàng từ phía tôi. Tôi không thách thức, nhưng nếu CSVN đã quyết tâm thực hiện những hành vi tội ác bằng cách chà đạp lên nhân quyền của người dân VN và muốn dìm VN trong tăm tối về mặt chính trị, nghèo nàn về mặt kinh tế, lạc hậu về văn hóa, kéo dài cho đến trọn đời con cháu của chúng ta cũng như của chính những người CS, thì họ cứ việc hành xử với những gì mà họ có…"

Lịch sử đẹp như thế đó, đang diễn ra với hình ảnh và âm thanh như thế đó. Không phải là những gì của các trang giấy cổ, nhưng là hình ảnh và âm thanh đang được lưu giữ trên mạng. Nơi đó, bạn có thể thấy bằng mắt, và nghe bằng tai. Hãy nhìn, và hãy nghe. Đó là lịch sử, tuy đi với các bứơc thật chậm nhưng vững chắc từng bứơc đang lay chuyển khối 83 triệu dân mình.

Một hình ảnh xúc động khác là do phóng viên thông tấn AFP/Getty Images chụp được: mẹ của bác sĩ Lê Nguyên Sang khi tới gần con trai đang bị 2 công an áp giải ngoài sân tòa án Sài Gòn hôm 10-5-2007. Tóc của mẹ già đã bạc, mắt lòa phải đeo kính, đưa tay hướng về phía nhà dân chủ Lê Nguyên Sang thì đột nhiên một bàn tay từ phía sau vươn dài ra kéo lại. Tấm hình xúc động này lưu ở đây: http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=14&nid=107473

Đài RFA đã kể lại cuộc phỏng vấn bà cụ
(http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2007/05/10/Mother_of_Dr.LeNguyenSang_spok...), trích:

"…Ngay sau phiên toà, bà Nguyễn Thị Giàu, thân mẫu của Bác sĩ Lê Nguyên Sang đã nói với Việt Hùng của đài chúng tôi nguyên do nào mà con trai bà chọn con đường dấn thân.

Bà Nguyễn Thị Giàu: Tôi cũng bức xúc từ quá lâu, con trai tô cũng bức xúc từ năm 1994-1997 con tôi không có chỗ ở, đi lang thang, không có hộ khẩu vì gia đình tôi bị cưỡng chế nhà, con tôi bị cắt hộ khẩu, họ cưỡng chế đuổi con tôi đi nên nó rất bức xúc, tôi cũng rất bức xúc…

Tôi cũng làm đơn đưa đi khắp nơi nhưng cũng chẳng nơi nào giải quyết cho gia đình tôi, tôi cũng chẳng biết trông mong vào đâu, đưa đơn đi hết phường, quận… nhiều năm rồi mà chẳng nơi nào giải quyết cho gia đình tôi, chúng tôi rất bức xúc.

Tôi năm nay tuổi già sức yếu, tôi đã ngoài 70 tuổi, tai một bên điếc, mắt thì mờ không thấy đường, chân thì đau… nhà thì không có. Mỗi tháng đi tiếp tế cho con tôi hai lần, cũng chẳng biết nương nhờ vào ai.

Việt Hùng: Chúng tôi xin được chia sẻ nghịch cảnh mà gia đình bà đang phải gánh chịu. Thưa bà Nguyễn Thị Giàu, sáng nay khi Toà tuyên đọc bản án phản ứng của con trai bà như thế nào?

Bà Nguyễn Thị Giàu: Nó có nói chi đâu, tôi muốn gặp để ôm con tôi nhưng họ đâu có cho tiếp xúc. Tôi chỉ được nhìn thấy cháu thôi, tôi cũng buồn lắm…" (hết trích)

Trong khi đó, những hình ảnh trong phiên tòa ở Huế xử linh mục Nguyễn Văn Lý vẫn còn lưu trữ trên mạng http://youtube.com/. Khi vào mạng này, độc giả nên gõ nhóm chữ "vietnam nguyen van ly" vào ô SEARCH ở bên phải, góc trên, và bấm SEARCH. Nơi đó, hình ảnh linh mục bị công an bịt miệng còn lưu giữ.

Nhiều trang web khác vẫn đang lưu giữ các hồ sơ hình ảnh, âm thanh, bài phỏng vấn, bài viết của các nhà dân chủ - như www.ykien.net, www.doi-thoai.com, www.danchimviet.com, www.thongluan.org/vn/. Và nhiều mạng khác nữa, cả Việt ngữ và ngôn ngữ khác.

Haỹ nhìn, hãy nghe.

Lịch sử đang diễn ra trước mắt chúng ta. Các hình ảnh và âm thanh này đang được lưu giữ cho cả các thế hệ sau. Không bài viết hay lời nói nào bóp méo, vặn vẹo được các hình ảnh và âm thanh sinh động như thế.

Và rồi sẽ tới một ngày, nhà nước công an trị này sẽ không bịt nổi miệng của toàn dân.  Hãy làm việc để có ngày đất nước trở thành dân chủ tự do. Nơi đó, hạnh phúc là khi toàn dân VN được sống với quyền được nói, được viết, được xuất bản, được ra báo, được lập hội, được tự do bầu cử và ứng cử. Và hãy để cho muôn đời sau biết rằng, chưa có chế độ nào bạo ngược như chế độ CSVN như thế tại quê nhà.

Hãy nhìn, hãy nghe, và hãy nói. Đồng bào mình đang chờ đợi...

TRẦN KHẢI
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Những điều trông thấy
Reply #48 - 14. May 2007 , 20:37
 
Quốc Hội Và ‘Quốc Hại’ 


VI ANH .
Việt Báo Thứ Hai, 5/14/2007, 12:02:00 AM

  Quốc Hội là cơ quan dân cử thể hiện quyền làm chủ đất nước của nhân dân. Quốc hội trở thành "Quốc hại" khi Quốc Hội làm chậu kiểng cho nhà cầm quyền, dân biểu làm gia nô cho nhà cầm quyến thống trị người dân. Dưới cái nhìn đó Ô Nguyễn văn Yểu Phó Chủ tịch cái CS Hà nội gọi là Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa VN, đúng là Phó Chủ "tịt" Quốc "hại” với một câu ngu dốt để đời. Một  câu mà học trò tiểu học cũng biết trật, "Ở các nước khác có chế độ tranh cử, ở Việt Nam không có tranh cử..."

Một tình cờ đầy ngạc nhiên và thích thú. Nếu tên một người là nhận định hay kỳ vọng thân phụ đối với người con. Thì Ong Yểu, ông Yều, ông Yếu quả thiệt là yếu thiệt, yếu về lịch sử, yếu về thể thức và qui vận hành bầu cử. Bầu cử mà không có tranh cử thì làm sao bầu, bầu cho ai trừ chuyện độc diễn hay chuyện "Đảng cử dân bầu" là quái thai của bầu cử. Ong Yếu lại là Phó Chủ tịch của cơ quan quyền lực nhứt nước mà yếu như vậy thì thật tai hại và vô phúc cho người dân VN.

Vì vậy người dân VN mới tiếu lâm gọi cuộc "đối thoại trực tuyến" trên mạng lưới của Đảng CS, nơi là Ô. Yếu tuyên bố mạnh câu nói trên là "đối thụi trật tuyến". Ô Yếu trả lời cho người đảng viên cao cấp dẫn đường với bản chỉ đường lộn ngược, rằng, bằng một câu xanh dờn: "Ở các nước khác có chế độ tranh cử, ở Việt Nam không có tranh cử..." .

Yếu ơi là yếu. Dốt ơi là dốt. Tai hại ơi là tai hại cho đảng CS. Yếu, dốt  về chánh trị lại  trúng ngay con người của Đảng lẽ ra phải biết lịch sử ít nhứt là lịch sử cận kim, lịch sử chánh tri, biết thủ tục, biết qui luật  vận hành của bầu cử- tranh cử.  Thời vương quyền xa xưa ở VN, thời Bắc  thuộc VN là thuộc địa, thái thú thay vua Tàu trị dân Việt, chưa có chế độ dân chủ thì không nói chi.Thời Pháp thuộc VN, đã có bầu cử Hội Đồng Quản Hạt rồi. Còn thời VN Cộng Hòa, đệ nhứt cũng như đệ nhị việc bầu cử, tranh cử là vấn đề hiến định, luật định, bầu rất nhiều lần. Từ vị xã trưởng đến tổng thống, dân biểu, nghị sĩ, kể giám sát viên, thẩm phán tối cao pháp viện đều có bầu cử và tranh cử . Tranh cử tơi bời hoa lá, nhà cầm quyền có nơi, có khi cũng lén thọc tay vào, nhưng nhân dân  vẫn toàn quyền chọn lựa bằng lá phiếu. Thế mà Ong Yếu lại nói "ở Việt Nam không có tranh cử", nếu không yếu, không dốt thì nói láo, nói ngang, nói ẩu, nói liều, hiếp dâm lịch sử.

Một nhân vật số 2 của Quốc Hội mà còn "cù lần", một đảng viên CS cao cấp mà còn mù tịt về lịch sử và sự vận hành bầu cử, tranh cử như vậy. Nên không có gì quá đáng để người dân tiếu lâm gọi Chủ tịch thành Chủ "tịt" và Quốc Hội thành Quốc "hại". Vì " tịt" và " hại" như vậy nên thay vì đóng vai trò đại diện dân cử ở Quốc hội,  "đại biểu đảng cử  dân bầu" biến Quốc hội thành bộ máy hợp pháp hóa lịnh của Đảng, biến mình thành gia nô cho Đảng Nhà nước CS Hà nội.

Nhưng nghĩ cho cùng thì cũng tội nghiệp cho những người CS yếu và những "đại biểu đảng cử dân bầu" yếu như Ong Nguyễn văn Yếu. Ô Yếu nói thiệt, "thực thà khai báo"-đúng  Quốc Hội CS Hà nội suốt 12 khóa là do "Đảng cử dân bầu" nên không cần tranh cử làm chi cho mệt cũng thành dân biểu. Suốt đời chánh trị của những đảng viên CS, từ khi "phấn đấu" đến khi được "tuyên thệ kết nạp vào Đảng CS", những người này bị CS điều kiện hóa biến việc trung với Đảng, theo Đảng thành phản xạ như thí nghiệm của nhà sinh vật học Nga Palov. Đánh tiếng chuông, chìa miếng thịt bò, nước cương toan bao tử chó thí nghiệm tiết ra. Làm nhiều lần, rồi sau đó đánh chuông mà không chìa miếng thịt, bao tử vẫn tiết ra nước cường toan. CS Hà nội đã "thuần hóa" cán bộ đảng viên như Ô Yếu mấy chục năm rồi, suy nghĩ hành động đảng viên CS trở thành một thứ phản xạ rồi, làm sao Ô Yếu nói khác được.

Con đường CS Hà nội phản xạ hóa và thuần hóa cán bộ đảng viên là con đường rất khó đảo ngược. Thử nghĩ coi, đảng viên bắt đầu con đường chánh trị qua "phấn đấu" từ tuổi trẻ, qua "đào bồi", qua buổi tuyên thệ trong rừng, trong bụi, trong hầm bí mật, hay sau cửa phòng đóng kín cửa, từ một nông phu, lao công i tờ, đào hầm lẹ, "chém vè" nhanh mà lên, thì những người du kích giỏi làm sao trở thành một người người có suy nghĩ độc lập, tự chủ, tiên liệu, lo chuyện quốc gia đại sự giỏi được. Hỏi họ làm sao không trung thành với Đảng là tổ chức có thể đưa họ lên, đem lại quyền lợi, danh giá hay chôn sống họ trở lại với cuộc đời bần cố nông, lao động chân tay. Dân là "con khỉ khô gì", lúc đảng tuyên thệ đâu có dân, chỉ có đảng thôi làm sao họ vì dân, vì nước được.

Nên bắt đại biểu nhân dân trong chế độ CS trở thành đại diện dân cử của dân, vì dân, do dân,  do dân chọn lựa bầu ra, thắng cử qua tranh cử để nhân dân chọn lựa là bắt đảng viên CS đi lộn đầu xuống đất, trở cẳng lên trời. Bắt đảng viên CS làm dân biểu đúng nghĩa là đại diện nhân dân, biến Quốc Hội thành cơ quan  hành xử quyền lực dân chủ thực sự là buộc họ làm điều ngược với phản xạ, bản năng, bản chất thứ hai của con người bị CS điều kiện hóa và thuần hóa họ là  điều không tưởng .

Với những con người bị thuần hóa trung thành với Đảng như phản xạ như vậy, thế mà cái CS Hà nội  vẫn chưa chắc ăn với Quốc Hội. CS Hà nội còn dùng biện pháp kỹ thuật nghị trường nữa. Bộ Chánh trị của Đảng CSVN "cơ cấu" Quốc Hội, 90% là người của Đảng CS và 10% là người ngoài Đảng. Đứng trên phương diện thuần túy kỹ thuật mà xét, giả sử 10% ngoài Đảng  còn lại không bị Đảng mua chuộc, không bị Đảng cài gia nô vào, thì 10% đó cũng vô tích sự. Giả sử 10% đó đồng hè, nhất tề chống một điều gì của Đảng cũng không ăn thua gì, không bao giờ đủ túc số để ngăn trở, bác bỏ, điều gì Đảng CS muốn Quốc Hội thông qua. Làm sao đạt được các túc số  quá bán, 2 phần 3.

Thế cho nên trong cuộc bầu cử Quốc hội CS này, người dân thà ở nhà ngâm Kiều, đọc thơ Lục vân Tiên, hát ru con chơi, còn có lợi hơn. Chớ  đi bầu cái Quốc Hội là vô tình biến nó thành Quốc "hại", hại dân, hại nước. Đưa ý kiến với những ứng cử viên hay kêu gào những " đại biểu" đảng cử dân bầu thà nói chuyện với đầu gối còn sướng hơn. Chớ nói với Đại biểu đảng cử dân bầu, coi chừng mấy đảng viên đó "bá cáo" với Đảng thì mang họa lớn, như  Mao Trach Đông thanh trừng thên hạ sau khi tung ra phong trào trăm hoa đua nở, bách gia khai phóng.

VI ANH
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Những điều trông thấy
Reply #49 - 16. May 2007 , 04:37
 
Nên chăng có một bộ sử  ...

Vài lời của người đọc và nghe
 
Trần Xuân An
Gửi ý kiến đến BBC từ Sài Gòn

Sau khi nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn của BBC với cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt tôi có các ý kiến sau:

Nên chăng có một bộ sử giai đoạn 1930–1945–1954–1975–1989 và các tác phẩm văn học, nghệ thuật phản ánh giai đoạn lịch sử ấy, theo tinh thần cuộc trả lời phỏng vấn của cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt?

Như đã tôi đã viết, các nhà văn (nói chung, đúng hơn là các nhà văn học) có bản lĩnh, từ xưa đến nay, tự biết mình phải viết gì, không nhất thiết làm hèn mình đi, như phải dựa dẫm vào ý kiến các nhà lãnh đạo chính trị đương quyền hay đã hưu trí.

Tuy nhiên, ở nước ta, chúng ta cần tham khảo để có thể xuất bản chính thức với dạng sách in giấy và khỏi bị gây phiền nhiễu bằng những cách thức công khai và thủ đoạn không quang minh chính đại của công an.

Thiết tưởng cũng cần nói rõ hơn: Cần phải có văn bản có giá trị pháp lí; chứ lời phát biểu có tính chất “dân vận”, “trí vận”, “đối ngoại”, “xã giao”, “nói vậy nhưng không phải làm vậy”, “hoà giải không phải vì dân tộc, đất nước mà chỉ vì mục đích củng cố chính quyền vững mạnh hơn, tranh thủ cảm tình của thế giới, vô hiệu hoá các phần tử chống đối trong và ngoài nước”, cũng chỉ dành cho quần chúng ngây thơ mà thôi!

Mặt khác, một khi viên chức các cấp chính quyền, toà án có văn bản chủ trương, nghị quyết với nội dung như thế, họ sẽ “yên tâm công tác”.

Nếu có những thế lực đen tối nào (không phải công an chìm, cán bộ có bản chất chuyên chính) gây phiền nhiễu, khủng bố, thì các viên chức thuộc các cấp chính quyền, toà án mới dám bảo vệ công dân – tác giả, mà bản thân họ không sợ bị “mất ghế”.

Nói tóm lại: Phải thấy tận mắt những bộ sử, nhũng tác phẩm văn chương, học thuật, các giáo trình, giáo án, sách giáo khoa theo tinh thần như vậy, và sách phải đi vào đời sống thực sự, chứ lời phát biểu, trả lời phỏng vấn cũng chưa thuyết phục được ai.

Tôi chợt nhớ một câu của Nguyễn Trãi tâu lên hoàng đế nhà Hậu Lê: “Làm sao cho tận thôn cùng xóm vắng, không còn tiếng hờn giận, oán sầu, ấy là gốc của nhạc”. Không có gì chí lí và sâu sắc hơn.

Phản ánh đúng sự thật lịch sử (gồm cả tâm tư các bộ phận nhân dân trong quá trình lịch sử), công bằng trong phân tích, nhận định hiện thực – lịch sử (ai có tội phải ghi tội, ai có công phai ghi công), đó là căn bản của văn học nghệ thuật và sử học cũng như các ngành khoa học xã hội, nhân văn khác.

Nhân dân chỉ hờn giận, oán sầu khi văn chương, khoa học xã hội bị viết lệch, bị cắt xén, bị xuyên tạc phía này, tô hồng phía kia…

Hi vọng những Nguyễn Trãi thời nay có lẽ không bị tru di tam tộc.

Trần Xuân An
15-5 HB7 (2007)
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Những điều trông thấy
Reply #50 - 21. May 2007 , 11:21
 
Về Việc Bầu Cử Quốc Hội Khóa XII
 

NHÀ VĂN HOÀNG TIẾN .
Việt Báo Thứ Hai, 5/21/2007, 12:02:00 AM


Kính gửi: Ông Nguyễn Phú Trọng trưởng ban bầu cử

Tôi đã nhận được thẻ cử tri đi bầu quốc hội khóa XII. Tôi buộc lòng phải làm cái việc đáng ra không nên làm: trả lại thẻ cử tri cho Ban bầu cử.

Vì sao?

Vì nhiều người đã góp ý kiến nhiều chục năm nay: Không nên dùng phương thức “Đảng cử dân bầu” qua cái sàng lọc Mặt trận Tổ quốc nữa. Làm thế là biến một cơ quan dân chủ của dân thành một cơ quan ngoại vi của Đảng (với hơn 90% là đảng viên), quốc hội thành một nơi giơ tay luật hóa những chủ trương, chính sách, thông tư, chỉ thị của Đảng. Có phải như thế không, thưa quý vị?

Dám nhìn thẳng vào sự thật thì phải nói đúng là như thế.

Và như thế lâu nay chúng ta cứ đóng kịch dân chủ.

Hiến pháp ghi: “Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nước”, nhưng thực tế không phải vậy, Đảng mới là cơ quan quyền lực cao nhất nước. Hiến pháp ghi: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân”, thực tế cũng không phải vậy. Nhân dân có 80 triệu người chỉ chiếm 10% trong quốc hội; còn Đảng có 3 triệu đảng viên, mà chiếm 90% ghế quốc hội. Thế thì quốc hội là của Đảng chứ đâu phải của Dân.

Vì thế mà quốc hội đã không làm tròn trách nhiêm của mình. Nhiều việc lớn của đất nước, quốc hội không được bàn bạc. Ví dụ như: Hiệp định biên giới Việt Trung, hiệp định lãnh hải Việt Trung…; trước đây như: việc đưa quân sang Campuchia, hay việc chính phủ Phạm Văn Đồng ủng hộ tuyên bố của Trung Quốc về lãnh thổ của họ trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa (gây ra rất rắc rối cho chúng ta bây giờ) …v.v…

Nhiều người đã lên tiếng phàn nàn về mô hình “Đảng cử dân bầu qua sàng lọc Mặt trận Tổ quốc giới thiệu” giả vờ dân chủ ấy, và đòi thực hiện quyền người dân được tự do ứng cử và bầu cử thực sự, như các ông: Nguyễn Văn Trấn, Nguyễn Hộ. Hoàng Hữu Nhân, Trần Độ, Hoàng Minh Chính …vv…Toàn là các vị lão thành cách mạng cả. Họ không thể là phản động.

Hiện nay chúng ta đã hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu (WTO). Đây là cơ hội để chúng ta mở rộng dân chủ cho đất nước, cơ hội để người Việt Nam được hưởng quyền làm dân, quyền làm người, như mọi nơi trên thế giới. Ai mang lại tự do dân chủ lúc này người ấy sẽ được ghi tên vào lịch sử. Cờ đang trong tay quý vị, mong quý vị hãy phất nó lên.

Tôi là người đọc sách, nhìn thấy những việc sai trái, không nói, thì lương tâm cắn dứt. Noi theo người xưa dạy: “Biết mà không nói là bất nhân. Nói mà không nói hết là bất nghĩa”; cụ Chu Văn An dạy: “Kẻ sĩ phải nói những điều ích nước lợi dân”; tôi đề nghị nếu cứ bầu cử theo lối đã chỉ định sẵn, thì không nên bầu nữa. Đằng nào cũng sắp xếp cả rồi. Hãy dùng số tiền trăm ngàn tỉ đồng tốn kém cho bầu cử, để xây bệnh viện, trường học ở vùng sâu vùng xa đang thiếu thốn khó khăn, và giúp đỡ các trẻ em tàn tật hay lang thang cơ nhỡ, như thế ích lợi hơn. Dân cũng đỡ mất thời giờ đi bầu. Ban tổ chức khỏi phải vất vả kiểm phiếu.

Cho nên tôi quyết định trả lại thẻ cử tri cho Ban bầu cử, và công bố để mọi người biết. Qua động thái này, tôi muốn các vị lãnh đạo hãy nhận ra sự bất ưng của lòng người để mà thay đổi  cách thức làm việc. Nhiều người bất ưng lắm, không phải mình tôi. Nếu không tin, xin làm cuộc trưng cầu dân ý, là rõ ngay thôi. Những quyền của dân đã ghi trong Hiến pháp phải được tôn trọng, và tôn trọng thực sự, không nên giả vờ hoặc làm nó biến tướng đi.

Nếu quý vị biết nghe lời nói phải, sửa chữa những sai sót, thì có lợi cho đất nước, có lợi cho quý vị. Nhược bằng khó chịu, bực tức, muốn dùng biện pháp trừng trị, thì chúng tôi sẵn sàng đón nhận với tấm lòng thanh thản vì đã nói thật được suy nghĩ của mình.

Người đọc sách chúng tôi cứ bị ám ảnh bởi câu ngạn ngữ phương Tây: “Im lặng là đồng lõa với tội ác” (Le silence, c’est la complicité du crime); và câu của một danh sĩ phương Đông: “Nhân sinh tự cổ thùy vô tử. Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh” (tạm dịch thoáng: Người ta rồi ai cũng chết. Để lại một chút lòng với đất nước quê hương.)

Chúng tôi không muốn đồng lõa với cái ác, và cũng muốn có chút lòng với đất nước quê hương.

Đất thiêng Thăng Long, ngày 19 tháng 5 năm 2007

Hoàng Tiến, nhà văn.

Địa chỉ: Nhà A11  Phòng 420, Thanh Xuân Bắc—Hà Nội.

Nơi gửi: .Ban tổ chức bầu cử quốc hội XII . Các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Bạn bè văn nghệ sĩ.

NHÀ VĂN HOÀNG TIẾN
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Những điều trông thấy
Reply #51 - 31. May 2007 , 04:39
 
Bịt Miệng Toàn Dân Mãi Được Sao?
 

BAN BIÊN TẬP . Việt Báo Thứ Tư, 5/30/2007, 12:02:00 AM

- Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 28, ngày 01-06-2007

1- Thế là xong! Qua các phiên tòa liên tục ngày 30-03-2007 tại Huế, ngày 03-05-2007 tại Đồng Tháp, ngày 10-05-2007 tại Sài Gòn, ngày 11-05-2007 tại Hà Nội, ngày 15-05-2007 tại Sài Gòn, đảng ta đã dùng “chuyên chế vô sản”, “bạo lực cách mạng” bịt mồm được (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) những tên phản động sừng sỏ đã dám “tuyên truyền chống Nhà nước CHXNCN Việt Nam ưu việt”, nói xấu “Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu vĩ đại”, bôi nhọ “Đảng Cộng sản quang vinh”, hạ thấp “Đỉnh cao trí tuệ loài người”! Mấy “tên” còn lại đang trong vòng giam giữ như Trương Quốc Huy, Lê Quốc Quân, Nguyễn Thị Thuỳ Trang, Trần Khải Thanh Thuỷ, Hồ Thị Bích Khương… hay đang trong vòng truy nã như Nguyễn Chính Kết, Lê Trí Tuệ, Bạch Ngọc Dương… rồi cũng sẽ bị đảng ta trừng trị đích đáng!

Thế là xong! Qua cuộc bầu cử “đầy hồ hởi, phấn khởi” hôm 20-5, với toàn dân tham gia từ 99 đến 100 phần trăm (ngang bằng với cuộc bầu cử Saddam Hussein tại Iraq năm nào), trong “không khí nao nức tưng bừng của một ngày hội”, đảng ta đã nặn ra được một Quốc hội hoàn toàn trung với đảng, hiếu với Bộ chính trị. Mấy tên dám gọi đó là trò hề, là màn đóng kịch cả nước, là cuộc “đảng cử, dân bó buộc đi bầu”, dám trả lại thẻ cử tri, xua đuổi tổ bầu cử đến mời, ngang nhiên gạch bỏ mọi ứng viên trước đôi mắt công an trong phòng kín, nhất định không ký vào biên bản lập ra đối với chúng như tội phạm, thì “thái độ chống đối đảng và nhà nước của bọn chúng như thế sẽ bị xử lý nay mai” (nguyên văn lời một cán bộ tại phòng phiếu ở Gò Vấp, Sài Gòn). Với những trò khôn khéo từ lúc chuẩn bị đến lúc hoàn thành, đảng ta đã biến và sẽ biến tân Quốc hội khóa XII này như là phát ngôn nhân cho đảng và là công cụ bịt miệng đám thảo dân.

Đúng thế, tân Quốc hội cũng sẽ là bàn tay của đảng bịt miệng nhân dân vì bản thân các đảng biểu, í quên, đại biểu, đã là những kẻ bị bịt miệng rồi. Chủ trương bịt miệng này, đảng CSVN đã thực hiện từ hơn 60 năm qua, đối với mọi giới và bằng nhiều phương cách.

Trước hết, đối với quảng đại quần chúng, đảng bịt miệng bằng cách nắm trong tay mọi phương tiện truyền thông, từ báo chí đến phát thanh truyền hình, tự mình xác định mọi đường lối từ giáo dục đến thông tin, văn hóa….“Nghe theo đảng, nói theo đài” là châm ngôn sống mà mọi người dân đều bị bó buộc thực hiện. Toàn thể nhân dân chỉ được hiểu biết một chiều, suy nghĩ một chiều, nói năng một chiều và viết lách một chiều. Chiều này do đảng ấn định, không phải là chiều của sự thật, của lẽ phải khách quan, của ý dân, của lòng người phổ cập, nhưng là chiều của chủ thuyết Mác-Lê, của ý muốn bộ chính trị Nhà báo, nhà văn, tác gia, nghệ sĩ thay vì phản ảnh hiện thực xã hội khách quan (nói lên lòng người), thì phải phản ảnh hiện thực xã hội chủ nghĩa (trình bày ý đảng). Công an, bộ đội, viên chức thay vì tuân theo tiếng lương tâm và pháp luật chính đáng, sẽ chỉ còn biết nhắm mắt câm miệng, im lặng mù quáng tuân theo mệnh lệnh của đảng!

Đối với các thế hệ trẻ, đảng bịt miệng bằng cách trình bày và áp đặt một “mẫu gương tuyệt vời”, “một hình ảnh lý tưởng”, “một nhân cách vĩ đại”, “một anh hùng kiệt xuất”, tức con người Hồ Chí Minh vốn hoàn toàn ngược lại trong thực tế. Đảng bịt miệng giới trẻ bằng cách đề cao một thứ chủ nghĩa đã bị vứt vào sọt rác, tô hồng một kiểu xã hội hoang tưởng và tệ hại, đánh bóng cho một lịch sử đầy giết chóc và lường gạt, trát phấn cho một chế độ chỉ toàn là máu và nước mắt, thất bại và suy đồi. Nơi tâm hồn giới trẻ, lòng yêu đảng được đồng hóa với lòng ái quốc, niềm hiếu trung với nước bị đồng hóa với niềm vâng phục ý đảng. Thành thử bất chấp sự sa đọa đạo đức của học đường, sự sa sút trình độ của học sinh, đảng chỉ cần và chỉ biết tạo ra những tâm hồn nô lệ, những ý chí bạc nhược, những đầu óc mù quáng. 

Đối với giới lãnh đạo tinh thần (giới trí thức và giới tu sĩ), Đảng bịt miệng bằng cách bắt thấm nhuần chủ nghĩa song song với việc trau dồi kiến thức chuyên môn, bằng cách trao ban chức tước và học vị với điều kiện đi kèm, bằng cách bắt mua giấy phép xuất dương, du học, tổ chức, xây dựng… với cái giá là sự im lặng, im lặng trước tội ác của đảng, sai lầm của chủ nghĩa, thất bại của chế độ, im lặng trước cảnh khổ của toàn dân, trước băng hoại của xã hội, trước cuộc đấu tranh của những nhà dân chủ. Đảng bịt miệng giới lãnh đạo tinh thần bằng cách khiến họ giải thích sự im lặng đồng lõa đó như là nhân đức nhẫn nhục, hiền lành, khiêm tốn, bác ái, hay ngược lại buộc họ lên tiếng kết án những đầu óc bất phục, những quả tim can trường, những ý chí bất khuất, bằng cách buộc họ dung hòa chủ nghĩa với giáo lý, đồng hóa nội quy với luật đảng, tham gia những màn kịch đồng diễn (như bầu quốc hội), đóng góp vào trò đánh hội đồng (như vụ án ngày 30-3).

Và xem ra đảng đã thành công với trò bịt miệng này. Bởi lẽ trước vụ đày dọa quân cán chính VNCH vào trại cải tạo, vụ “đánh tư sản” cướp của nhân dân miền Nam, vụ bán đất biển tổ tiên qua hai hiệp định lãnh thổ và lãnh hải, vụ nông dân Thái Bình nổi dậy bị đàn áp, vụ ngư dân Thanh Hóa và Quảng Nam bị Trung cộng sát hại, vụ người sắc tộc Tây Nguyên vùng lên bị nghiến nát, vụ buôn nô lệ lao công và nô lệ tình dục ra nước ngoài, vụ nông dân và thị dân bị cướp bóc đất đai nhà cửa và vô vọng khiếu kiện, vụ các chức sắc và tín đồ nhiều giáo hội bị bách hại, vụ các nhà đấu tranh dân sự và tôn giáo bị hành hạ, sự băng hoại của nền giáo dục và y tế, sự lộng hành của quan chức và công an, sự nhiễm độc của môi trường và thực phẩm, sự suy đồi của luân lý và văn hóa… người ta đã chờ đợi sự lên tiếng ở nơi có bổn phận lên tiếng nhất, có khả năng lên tiếng nhất, có sức mạnh lên tiếng nhất, nhưng hầu như chỉ thấy sự dửng dưng, im lặng, ngậm miệng ăn tiền, thậm chí phụ họa cho đảng, đổ tội cho dân, hay nhẹ hơn là cho cơ chế, cho thời cuộc!

2- Nhưng có phải đảng đã thực sự bịt miệng được toàn dân, mà trước hết là những tiếng nói dân chủ đối kháng chăng? Hoàn toàn không! Các nhà dân chủ hiên ngang khí phách không bao giờ bị bịt miệng, dù có cả ngàn bàn tay hộ pháp kiểu Nguyễn Minh Tân. Tiếng nói của họ vẫn sang sảng, bài viết của họ vẫn vang rền, sự bó tay của họ vẫn gây ảnh hưởng trên toàn cầu và sự im lặng của họ trong nhà tù vẫn đánh động lương tri thế giới.

Ai mà chẳng thấy ngày 30-03-2007 đã đi vào lịch sử dân tộc, lịch sử nhân loại, lịch sử nhân quyền như “Ngày Bịt Miệng” với “Bức Ảnh Bịt Mồm” đã in ra hằng triệu triệu bản, phổ biến khắp chân trời góc bể! Tấm hình đó đã trở nên nguồn hứng khởi vô tận cho phong trào đấu tranh tại VN và khắp thế giới, trở nên cú bạt tai nẩy lửa tát vào bộ mặt bạo tàn man rợ của chế độ CSVN, trở nên lá bùa linh nghiệm trù yểm mọi hoạt động ngậm miệng xách bị xin tiền hay ngoác miệng khoe khoang “chế độ ta” dân chủ. Ai mà không nhớ những lời của một nữ anh thư thời đại đang bị tống ngục: “Tôi xin khẳng định bằng tất cả lương tâm, trách nhiệm và tình cảm của mình đối với đất nước VN và dân tộc VN là tôi sẽ chiến đấu tới cùng cho dù chỉ còn một mình tôi để đấu tranh, trước hết là để giành lấy nhân quyền cho chính mình, và giành lấy nhân quyền, dân chủ và tự do cho người Việt Nam. Và CSVN đừng có mong chờ bất kỳ một điều gì là thoả hiệp, chứ đừng nói là đầu hàng từ phía tôi... Gia đình tôi đã chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất, đó là tôi sẽ bị khởi tố và có thể bị đi tù, nhưng tôi xin khẳng định một lần nữa đó vẫn chưa phải là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra...” Ai mà quên được thái độ khinh miệt, nụ cười bất khuất trước tòa án CS của một Lê Nguyên Sang, của một Nguyễn Bắc Truyển, của một Huỳnh Nguyên Đạo?

Có phải đảng đã thực sự bịt miệng được toàn dân, mà đặc biệt là những tâm hồn non trẻ chăng? Xin hãy đọc lá thư chấn động của một nhóm sinh viên Đại học Bách khoa Sài Gòn vừa phổ biến rộng rãi trên mạng (trích): “Những thanh niên từ 21 đến 23 tuổi như chúng tôi hôm nay, lớn lên trong sự giáo dục xã hội chủ nghĩa, lâu nay vẫn tin rằng mình đang sống trong một điều kiện tốt nhất và luôn bị kẻ thù là "bọn phản động", "các thế lực thù địch", đặc biệt là "bọn người Việt hải ngoại" chống phá, ngăn cản sự tiến bộ của đất nước. Thế rồi cuộc đàn áp, thanh trừng của đảng CSVN liên tiếp đối với hàng chục người tay không tấc sắt trong thời gian ngắn vừa qua, những người mà chúng tôi hết sức bàng hoàng vì biết đó là luật sư, thanh niên, linh mục, nhà báo... họ là những trí thức bị kết tội chung là tuyên truyền phá hoại chủ nghĩa xã hội với điều luật mơ hồ mang số 88. Báo chí một chiều theo đuôi trong nước chỉ nói là họ có tội, nhưng không nói gì thêm ngoài việc bôi nhọ, lăng mạ, kết tội và thông qua đó đe doạ những ai mang ý thức chống đối. Chúng tôi nghe và hoang mang. Tại sao nhiều trí thức bị kết tội như vậy. Và họ tại sao lại bị án tù nặng nề vì những ý kiến bất bạo động của mình? Những thông suốt dần dần đến. Từ bộ phim Vượt Sóng của Hàm Trần, cho đến chương trình Asia Bước chân VN, chúng tôi được nghe, được thấy và như sực tỉnh, chấm dứt sự u mê của mình. Hoá ra, những gì mà chúng tôi vẫn nghe người dân Saigon kể lại về ngày "giải phóng" đất nước của CS tại Miền Nam là có thật chứ không phải là ngôn ngữ phản động.

Những dòng người ra đi tìm tự do là có thật chứ không phải chạy theo "bọn quan thầy đế quốc Mỹ Ngụy" mà chúng tôi được học. Đó là những nạn nhân của cuộc chiến tranh chứ không phải là những kẻ "đáng chết" như chúng tôi được dạy dỗ. Những giải thưởng quốc tế vinh danh cho bộ phim này xác nhận với chúng tôi rằng đó là những điều có thật chứ không phải là giả tưởng. Thế giới bên ngoài không mù lòa, chỉ có chúng tôi được nhồi sọ thành câm điếc và phủi bỏ quá khứ của dân tộc mình... Và rồi khi nhìn thấy cái phiên toà bỉ ổi nhất mà chúng tôi được chứng kiến trong đời mình là một linh mục bị bóp miệng, bị kèm chặt ở hai bên bởi công an "nhân dân" trong cuốn Asia-54 Bước chân VN, chúng tôi chợt hiểu tất cả. Mọi thứ chỉ là giả dối, đảng CSVN đang làm tất cả để bảo vệ quyền lợi và hơi tàn của mình, bất chấp điều đó là hành động đầy chất vô luân và dã thú…”. 

(http://www.tdngonluan.com/)

BAN BIÊN TẬP
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Những điều trông thấy
Reply #52 - 11. Jun 2007 , 18:19
 
Như Người Đi Đêm
 

VI ANH .
Việt Báo Thứ Hai, 6/11/2007, 12:02:00 AM

Mô tả thân phận con người trước một định mệnh xấu, On như Hầu Nguyễn gia Thiều viết trong Cung Oán Ngâm Khúc, "Cái quay búng sẵn trên trời, Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm." Chuyến đi Mỹ của Ô Nguyễn minh Triết, người cầm đầu nhà nước sát thủ tự do, dân chủ, nhân quyền, coi mòi tiền hung và hậu họa.

Một, cái quay tự do, dân chủ, nhân quyền thế giới đang tứ văng bủa vây Ong Triết như cái vòng kim cô của Phật Bà đang tung ra tròng vào đầu con khỉ muốn làm Tề Thiên Đại Thánh. Hiệu quả lời yêu cầu của các đoàn thể đấu tranh quốc tế và đặc biệt của người Việt hải ngoại đòi hỏi Hà nội phải trả tự do cho những người Việt  đấu tranh VN đã bắt đầu có hiệu lực. Theo tin của hãng thông tấn AP, phát ngôn viên của Dân biểu Mỹ Earl Blumenauer, bà Erin Allweiss, cho biết trong cuộc hội kiến hôm thứ ba 5- 6 tại Washington, Thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Lê Văn Bàng đã hứa với Dân biểu Blumenauer  Hà nội sẽ trả tự do cho ba người bất đồng chính kiến trước ngày 22 tháng này, là khoảng thời gian Chủ tịch Nguyễn Minh Triết của Việt Nam thăm Washington.

TT Bush  trong hội nghị về dân chủ được tổ chức ở thủ đô Pra-ha, Cộng hoà Tiệp Khắc, ngày  5-6-2007, đã công khai nhắn gởi riêng cho CS Hà nội ba điều. Phải trả tự do tức khắc, vô điều kiện, đích danh cho LM Nguyễn văn Lý và các nhà tranh đấu đã bị CS bắt bớ, giam cầm. Ong cho biết đã yêu cầu đích thân Ngoại Trưởng Mỹ phải chỉ thị cho các đại sứ Mỹ đang công tác ở các nước kém dân chủ phải tìm gặp những nhân vật hoạt động dân chủ và tiếp xúc với những ai đòi hỏi, tranh đấu cho nhân quyền và tạo điều kiện giúp đỡ nếu cần. TT Bush còn lập lại lời hứa của Ong nhân danh chánh quyền và nhân dân Mỹ, rằng Hoa Kỳ không bao giờ tha thứ cho những kẻ đàn áp và sẽ đứng bên cạnh người dân đứng lên tranh đấu cho tự do, bất cứ ở đâu trên thế giới. TT Bush còn nhấn mạnh tự do là yếu tố cần thiết, khơi nguồn cho những tiềm năng kinh tế của một đất nước. Lời nhắn nhủ đó quá thực tế, có đòi hỏi cụ thể, có hành động thiết thực, đã quá rõ ràng, quá công khai tại diễn đàn quốc tế. Vấn đề nhân quyền VN đã trở thành vấn đề quốc tế. Ô Triết không thể nào không hiểu, không cảm nhận áp lực của Mỹ về nhân quyền đối với kinh tế trong cuộc hội kiến cuối tháng này.

Hai, trong khi đó, ở Hà nội, như người đi đêm loạn chiêu, lạc miếng, Thủ Tướng VC là Ô Nguyễn tấn Dũng lại đổ  thêm dầu vào lửa đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền đã bùng cháy trên thế giới. Người thủ tướng gốc công an nòi này ra quyết định cấm đoán công nhân viên, viên chức nhà nước không được tự động tiếp xúc, cung cấp tin tức cho nhà báo. Một cố gắng tuyệt vọng lấy thúng úp miệng voi.

Tức khắc tạo phản ứng dây chuyền, lửa cháy tứ văng. Sơ khởi ghi nhận được và chắc chắn sẽ còn dài dài nữa. Các nhà báo trong nước cho thông tư này của Ô Dũng đi ngược lại chủ trương mà chánh phủ thường quảng bá và cổ võ trong sách lược cải tổ hành chánh, chấn chỉnh lề lối làm việc và trong sạch hóa guồng máy công quyền. Dân thì nói, khắp đường phố giăng đầy khẩu hiệu cổ võ cho dân chủ, tận diệt tham nhũng, nhưng nhà nước lại tìm cách khóa miệng dân tình thì đây là chuỵên vô lý, vì sợ người ta phanh phui, vạch trần những gì xấu xa trong lòng chế độ. Người Việt hải ngoại làm cho CS "bể mánh", nói "Việt Nam cũng như các nước khác theo chế độ cộng sản đều ngại người dân biết rõ sự thật, cho nên họ luôn tìm cách che dấu, bưng bít, nói dối. Và so sánh quyết định của  Ô Dũng tương tự như hành động linh mục Nguyễn văn Lý bị công an bịt miệng tại phiên tòa ở Huế.

Quốc tế bồi thêm. Reporters Sans Frontiteres tức tổ chức Phóng viên không biên giới, trụ sở ở Paris nhấn mạnh, quyết định mới đây của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một chủ trương độc đoán, một sự vi phạm rõ rệt của Hà Nội đối với những gì họ đã cam kết khi gia nhập WTO. Đại sứ Thụy Điển tại Hà Nội nói, "chỉ thị ngăn cấm công chức tại Việt Nam, không cho họ tiếp xúc với báo chí đã đi ngược lại chương trình tập huấn chuyên môn dành cho các nhà báo và phóng viên trong nước mà Thụy Điễn đã tận tâm xúc tiến và dồn mọi nỗ lực từ trên 7 năm qua. Quyền được thông tin của người dân đã biến báo chí trở thành đệ tứ quyền trong nền dân với chánh quyền tam lập. Đó là qui trình không thể đảo ngược. CS Hà nội không thể bẻ nạng chống Trời vì ý dân là ý trời.

Ba,  thái độ và hành động của người dân Việt trong cuộc vừa là đối tượng vừa là chủ thể của tư do, dân chủ, nhân quyền. Ba triệu người Việt hải ngoại, đại đa số là tỵ nạn CS, định cư ở các quốc gia tư do, dân chủ, kinh tế tiền tiến. Phân nửa số đó ở Mỹ đang chuẩn bị hàng ngũ chống Ô Triết như hiện thân của điều ác, độc, và xấu, sát thủ của tự do, dân chủ, nhân quyền VN. Trên truyền thông đại chúng, đặc biệt ở Mỹ hơn 30 cộng đồng điạ phương, như: New York, New Jersey, Oregon, Fort Worth (TX), Dallas (TX), New Orleans, Boston, Houston (TX), Pittsburgh (PA), Chicago, Nam Bắc Cali, Michigan, Tampa (Florida), Orlando (Florida), Liên Cộng Đồng Lancaster-Reading-Allentown (PA), Atlanta, North Carolina, Đồng bào Sắc Tộc North Carolina, Cộng Đồng Người Việt South Carolina, Wichita & Vùng PC, và nhiều đảng phaí, đoàn thể, và các địa phương hứa giúp và gởi người về về dự biểu tình. Biểu tình đứng, biểu tình ngồi, biểu tình bỏ túi liên tục từng nhóm, biểu tình  đại quy mô tràn ngập lề đường trước Tòa Bạch Ốc ngày Thứ Sáu 22 tháng 6; Liên Tôn Cầu Nguyện trước Quốc Hội Hoa Kỳ đêm 21 tháng 6..Miền Tây nước Mỹ, Nam Cali chuẩn bị chống Ô Triết đột kích Los Angeles. Ở  Little Saigon, các cơ chế cộng đồng, các hội đoàn dân quân cán chính phối hợp công tác, tập trung nỗ lực sẵn sàng cho mặt trân phía Tây.

Ô Triết là người đi đêm đang đi vào trận đồ bát quái nhân quyền. Ô. Triết sẽ là người bị các tổ chức nhân quyền quốc tế chống đối quyết liệt. Ô Triết sẽ là một  nhà cầm quyền công du bị đông bào  hải ngoại chống đối  mạnh nhứt thế giới. Nhiều dấu chỉ cho thấy chuyến Mỹ du của Ô Triết sẽ tiền hung hậu họa.

VI ANH
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Những điều trông thấy
Reply #53 - 19. Jun 2007 , 10:46
 
Nỗi Nhục Quốc Thể?
 

Việt Báo Thứ Ba, 6/19/2007, 12:02:00 AM

Kể từ ngày 18/6/2007, ông Nguyễn Minh Triết sẽ công du Hoa Kỳ với tư cách đại diện cho nước CHXHCNVN. Là vị nguyên thủ quốc gia, đúng ra chuyến công du của ông phải được đón tiếp nồng hậu với chuỗi chương trình đầy vui tươi, lợi ích và ý nghĩa. Thực tế hoàn toàn ngược lại! Nỗi Nhục Quốc Thể đã tràn lan trước ngày ông lên đường. Tại sao?

Đầu tiên, chỉ vì ông không phải là người được nhân dân tín nhiệm bầu lên. Chức vụ hiện nay của ông Triết là nhiệm vụ do đảng độc tài cầm quyền chỉ định. Trong hơn 32 năm qua, đảng cầm quyền (mà ông trực thuộc) đã cai trị và sống trên nỗi nhục nhằn, đau thương của nhân dân. Gần đây nhất, đảng độc tài đó đã đàn áp những người ôn hoà bất đồng chính kiến một cách thô bạo. Hình ảnh phiên toà lịch sử ngày 30/3/2007 đã cô đọng và thể hiện bản chất của toàn chế độ.

Cùng lúc đó, cảnh cán bộ quan chức nhan nhản sống giàu sang cực độ và ăn chơi phè phỡn, trong lúc hàng chục triệu đồng bào không đủ cơm ăn áo mặc, đến nỗi có hàng chục ngàn thiếu nữ phải đem thân đổi lấy miếng cơm một cách nhục nhã.

Bởi thế, quan chức các cấp của một nhà nước có hàng triệu đảng viên, bộ đội vẫn không thể tìm được cảnh bà con người Việt ở nước ngoài có thái độ long trọng đón tiếp, dù là ở một thành phố nhỏ, trong suốt hơn ba mươi năm qua. Những người lãnh đạo các cấp của nhà nước đồng thời cũng không thể được ung dung gặp gỡ đại diện chính quyền các nước, dù là xứ nào. Thực tế chứng minh là từ trước đến nay, mỗi lần lãnh đạo nước CHXHCNVN công du, là mỗi lần ôm nhục quốc thể trước mắt ngoại nhân: phải lòn đi cửa sau, phải tìm đường né tránh Việt kiều, v.v…

Thái độ của cộng đồng người Việt ở nước ngoài không do lực lượng thù địch nào khích động. Thực tế, chính đảng CSVN đã gây nên thái độ chống đối quyết liệt đó. Nó phát xuất từ cảnh thống khổ của hàng trăm ngàn người bị lừa đi tù cải tạo. Nó tiếp nối bởi sự đau thương của hàng trăm ngàn người bị bỏ thây, làm nhục trên đường vượt biên tìm tự do. Nó kéo dài bởi sự đàn áp thô bạo, nhắm vào những nhà đối lập ôn hoà chỉ muốn đất nước thật sự có dân chủ tự do. Nó lan rộng hơn khi đảng cầm quyền ra lệnh cho bộ máy nhà nước thẳng tay trù dập những người dân oan, chỉ vì muốn đòi lại mảnh đất nhỏ bé do cha ông họ để lại. Và nó lớn mạnh hơn, khi những người cầm quyền đã ngang nhiên ăn cắp của công và ăn cướp của dân. Nói tóm lại, chính sự tàn ác và bất công của chế độ đã khiến những con dân Việt Nam sống cách xa quê hương nửa vòng trái đất phải chống đối, phải nguyền rũa những người đang mang tư cách đại diện cho nơi chôn nhao cắt rốn của mình.

Cộng đồng người Việt ở nước ngoài không quá khích chống lại tổ quốc như báo chí nhà nước CSVN xuyên tạc. Ngược lại, những người Việt xa xứ rất yêu quê hương và có nhiều tình cảm với cố quốc. Số lượng Việt kiều về thăm quê hằng năm chứng tỏ được điều này. Số tiền 4-5 tỉ đô hàng năm gửi về quê nhà đã minh chứng thêm. Cùng lúc đó, sự nhiệt tình yểm trợ cho những người đấu tranh cô thế ở bên nhà, càng chứng tỏ được tấm lòng thiết tha đến vận mệnh nước nhà của những người xa xứ.

Cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ phản ứng quyết liệt với người đại diện nước CHXHCNVN, chỉ vì nhà nước này đã không đối xử một cách tử tế với nhân dân, và rõ ràng là thiếu thái độ văn minh với những người bất đồng chính kiến. Hậu quả của phản ứng đó là sự nhục nhã và thất bại mà ông Nguyễn Minh Triết phải gánh chịu.

Hậu quả thứ nhất là, ông Nguyễn Minh Triết chưa lên đường mà đã nhìn thấy đầy dẫy dấu hiệu nhục nhã.

Nhục nhã đầu tiên cho chế độ, là việc Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush đã đón tiếp bốn nhà tranh đấu nhân quyền một cách trang trọng vào ngày 31/5/2007, hơn cả lần tiếp đón ông Phan Văn Khải vào hai năm trước, và phần lớn là cũng sẽ trang trọng hơn lần đón ông Triết.

Nhục nhã thứ hai cho chế độ, là lời phát biểu “Trong con mắt của Hoa Kỳ, những nhà đối kháng dân chủ hôm nay, là những lãnh đạo dân chủ của ngày mai. Vì vậy chúng tôi đang tiến hành nhiều bước mới để củng cố sự hỗ trợ của chúng tôi.” của Tổng thống Bush tại Hội nghị Prague về dân chủ toàn cầu được tổ chức tại Tiệp Khắc vào ngày 5/6/2007.

Nhục nhã thứ ba cho chế độ, là những lời lẽ lên án tội ác Cộng sản một cách nặng nề của Tổng thống Bush, khi ông tham dự lễ khánh thành Đài Tưởng Niệm Nạn Nhân Cộng Sản tại Washington, D.C. vào sáng ngày 12/6/2007.

Nhục nhã thứ tư cho chế độ, là chưa có một quốc khách nào mà Toà Bạch Ốc lại công bố trước cung cách tiếp đón thật đơn giản như chương trình được dự trù dành cho ông Nguyễn Minh Triết, vị nguyên thủ của nước CHXHCNVN.

Hậu quả thứ hai cho chế độ là, ông Nguyễn Minh Triết chưa lên đường mà đã nhìn thấy đầy dẫy dấu hiệu thất bại.

Những người Việt xa xứ sẵn sàng bỏ công ăn việc làm, lái xe hàng ngàn cây số để đến thủ đô Hoa Kỳ, góp một tiếng nói phản đối sự đàn áp thô bạo mà nhà cầm quyền đối với các chiến sĩ dân chủ ôn hoà ở Việt Nam.

Ở những nơi ông dự trù đặt chân đến, chưa biết chương trình sinh hoạt cụ thể của ông Triết ra sao, nhưng cộng đồng người Việt ở những nơi đó đã sẵn sàng nghênh đón với rừng biểu ngữ phản đối, lên án chế độ.

Mặt khác, kể từ ngày có tin ông công du Hoa Kỳ đến nay, báo chí quốc tế đã có nhiều bài bình luận đầy ác cảm với nhà cầm quyền Việt Nam, khi có dịp nói đến chuyến đi của ông Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.

Tóm lại, đáng tiếc là cá nhân ông Triết phải gánh chịu hết những nỗi phẩn uất mà cộng đồng người Việt ở nước ngoài trút đổ vào ông, chỉ vì ông đại diện cho chế độ bạo ngược đó.

Dù vậy, ông Nguyễn Minh Triết cũng vẫn có thể có một cơ hội để được đối xử tử tế. Đó là, khi ông sẽ mạnh dạn đối thoại với cộng đồng người Việt ở nước ngoài trong chuyến công du này, để lắng nghe lời trình bày và nguyện vọng của những người xa xứ bất đồng chính kiến. Nhưng trước hết, ông cần thuyết phục Bộ Chính Trị trả tự do ngay cho hàng trăm người bất đồng chính kiến đang bị cầm tù, và hai thành viên của Đảng Vì Dân vừa mới bị bắt giữ vào tháng 5/2007 là ký giả Trương Minh Đức và sinh viên Đặng Hùng.

Những người Việt ở nước ngoài ước mong là đất nước sẽ sớm được có dân chủ tự do, để những con dân xa xứ có thể mừng vui đón tiếp những người lãnh đạo các cấp của đất nước trong mỗi chuyến công du. Trong bối cảnh đó, cộng đồng người Việt ở khắp nơi, thay vì tổ chức phản đối, hạch tội, v.v… sẽ nhộn nhịp cảnh đưa rước phái đoàn nước nhà đi gặp các cơ quan bản xứ, để cùng vận động trợ giúp cho quê hương. Ở những giờ phút đó, những biểu ngữ chào mừng và ly rượu champagne sẽ thay thế cho những lời phản đối và nguyền rũa vang động cả thế giới.

Cộng đồng người Việt ở nước ngoài không chống lại Tổ Quốc, chỉ có đảng CSVN vẫn còn muốn phân biệt đối xử với những người bất đồng chính kiến mà thôi.

Ngày nào nhà nước Việt Nam hết đàn áp và bất công, ngày đó sẽ hết cảnh những người lãnh đạo Việt Nam bị biểu tình chống đối và cô lập nặng nề ở nước ngoài.

Nếu cảnh người đại diện Việt Nam bị xua đuổi kịch liệt ở nước ngoài là một mối nhục quốc thể, thì đó là hậu quả trách nhiệm do chính đảng CSVN gây ra vậy!

(ĐVD -- www.dvdvn.org)
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Những điều trông thấy
Reply #54 - 21. Jun 2007 , 04:52
 
Chính Trị Là Gì? - “Tôi Không Làm Chính Trị!”
 

TUYẾT MAI . Việt Báo Thứ Năm, 6/21/2007, 12:02:00 AM

Trước năm 1975 quân nhân các quân binh chủng trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa sau khi thụ huấn quân sự, trước khi ra trường đều  tuyên thệ trung thành với Tổ Quốc. Đơn vị phục vụ ở tiền  tuyến hay ở hậu phương , tất cả đều cùng chung một nhiệm vụ, một lý tưởng  là gìn  giữ đất nước, quê hương, chống CS xâm lăng từ Miền Bắc.

Vì hoàn cảnh nghiệt ngã,  hằng triệu người phải rời bỏ quê hương ra đi, đến  định cư trên những vùng đất tự do nhiều nơi trên thế giới. Chiến tranh Việt Nam thực sự chấm dứt sau năm 1975,  nhưng cuộc chiến chưa tàn. Người dân trong nước vẫn còn bị đàn áp, không có dân chủ,  tự do, người Việt ở hải ngoại  vẫn còn phải tiếp tục  đấu tranh, không bằng quân sự mà  bằng chính trị. Những cuộc biểu tình phản đối, những cuộc vận động với Quốc Hội và Chính Phủ HK đã giúp người dân trong nuớc phần  nào. 

Cùng lúc đó nhiều hội đoàn cựu quân nhân được thành lập ở hải ngoại, nhưng chỉ với mục  tiêu “Ái Hữu”, chứ không hoạt động chính trị.   Ai muốn sinh hoạt chính trị thì  hoạt động với tư cách cá nhân.  Tại sao trước năm 1975 cựu quân nhân sẳn sàng hy sinh xương máu bảo vệ đồng bào,  đất nước, quê hương, mà sau 1975 ở hải ngoại cựu quân nhân không tiếp tục sứ mạng còn dang dỡ? 

Với Nội Quy  không sinh hoạt chính trị,  nhiều  hội đoàn cựu quân nhân đã  không nhân danh hội, cùng sát cánh đấu tranh, hỗ trợ cho đồng bào ở quê nhà. Thật là điều  khó hiểu.

Cũng có  nhiều người tuyên bố “Tôi không  thích làm chính trị”, tôi chỉ làm văn hóa, xã hội , từ thiện… nhiều người thuộc thế hệ trẻ, có tài năng , có thiện chí đã bày tỏ thái độ  dứt khoát là  không thích chính trị.  Có phải những nhà chính trị “xôi thịt”  đã làm hoen ố môi trường chính trị , đã làm cho người đời gán ghép vào hai  chữ “Chính trị”  những cảm nghĩ  lừa lọc, mưu sĩ, xão huyệt , xấu xa?

Thử tìm hiểu  “Chính Trị” là gì?  Theo tự điển, “Chính Trị” là tất cả những hoạt động , những vấn đề liên quan tới  giai cấp, xã hội, dân tộc, quốc gia  xoay  quanh một  trung tâm, đó là vấn đề GIÀNH , GIỮ VÀ SỬ DỤNG  QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC.

Trong tác phẩm  “Chính Trị” Aristotle đã khẳng định, con người theo bản năng tự nhiên đã có tính chính trị.

Trong lịch sử phát triển của loài người, con người luôn tìm đến  chân lý và lẽ phải. Nhưng trên đường đi tìm đến chân lý và  lẽ phải đó con người hay áp đặt lý lẽ mình cho là đúng lên lý lẽ của người khác. Cuối cùng bên  nào cũng cho lý lẽ, đường lối của mình là chính nghĩa, là đúng; đường lối của ngừơi khác là sai , là phi nghĩa.  Bao giờ cũng vì cái nguyên nhân cho mình, phe mình là đúng, là chính đáng mà  tạo nên  những tranh  chấp, và thường thì những tranh chấp  không giải quyết ôn hòa, mà bằng bạo lực đưa tới  chiến tranh.

Dựa theo định nghĩa trên chúng ta thấy chính trị xoay quanh trung tâm vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước, cho nên nó bao trùm nhiều  lãnh vực khác  như văn hóa, xã hội, từ thiện…

Với một nhà cầm quyền độc tài, tham nhũng,  thối nát lãnh đạo  thì quốc gia đó sẽ có nhiều tệ nạn xã hội, văn hóa suy đồi, dân chúng nghèo đói…cho nên chỉ lo văn hóa, xã hội, từ thiện … là chăm sóc cái cành, cái ngọn.. . còn cái  gốc ốm yếu, èo uột   thì có bỏ  bao nhiêu công sức chăm sóc cành và ngọn, nó vẫn còi cộc, xác xơ.

Hãy mạnh dạng bứng tận gốc rể bỏ đi để trồng lại cây khác khỏe mạnh tươi tốt hơn, thì mới mong cây đơm hoa, kết quả thơm lành... Hãy tham gia chính trị,  lật đổ guồng mày nắm giữ quyền lực  nhà nước thối nát, thay thế vào đó một thể chế chính trị tốt đẹp thì đương nhiên văn hóa, xã hội, đời sống dân chúng  được cải tiến phồn thịnh, phú cường.   Chính trị thật sự chi phối tất cả mọi lãnh vực, ngay cả lãnh vực tôn giáo.

Nhận định về tình hình chính trị hiện nay , vai trò của đồng  bào ở hải ngoại và chính quyền CS quốc nội, Cựu Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh phát biểu trong Ngày Quân Lực 19/6/2007 ở Hoa Thịnh Đốn như sau:

- Đa số dân chúng vẫn quá nghèo, chứng cớ là gái quê VN vẫn sẳn sàng thoát y cho khách Đại Hàn, Đài Loan tuyển lựa. Tin bán rao phụ nữ VN ở Đài Loan, Mã Lai Á, Singapore không thiếu. Dân khiếu kiện đất đai, thợ thuyền đình công khắp nơi vì bị chủ chèn ép , học trò bỏ trường, dân thiểu số đói rách ở cao nguyên...

- Nạn tham nhũng khắp nơi, ở mọi cấp, Đảng CS tập trung quyền lực trong tay, gây bất công xã hội,  làm thối nát đất nước, chậm tiến dân tộc.

- Đất nước bị tụt hậu. Dân nghèo, nhiều teẻ em bỏ học. nhà trường chính trị hóa, giáo dục lỗi thời,  thi cử gian lận, bán bài thi, bằng cấp giả.

- Xã hội đã biến đổi và suy vi, không có tự do tôn giáo.

- Người CS tham quyền cố vị “Bám Tàu cứu Đảng”…

Theo nhận xét của Cựu Thiếu Tướng Hinh, Tây phương nghĩ rằng trợ giúp kinh tế sẽ đưa tới thay đổi chính trị , đựơc gọi là “Diễn Tiến Hòa Bình”. Sự thực thì kẻ thủ lợi về cởi mở kinh tế là tập đoàn CS nắm quyền trị nước, là những bọn “Tư Bản Đỏ”  bà con và những kẻ luồn lọt CS.

Phía sau các cao ốc mới cất, các khách sạn nguy nga, các khu chơi bời sang trọng của ở  Hà Nội,  Saigon và các bãi  biển giải trí  là một đất nước nghèo khổ, chênh lệch sang hèn quá lớn, một quốc gia giòi bọ tham nhũng, thầy giáo móc túi học trò, bác sĩ, y công bòn nặn bệnh nhân, cảnh sát, công an làm tiền trắng trợn, dân nghèo và thợ thuyến bị bốc lột, thanh thiếu niên trai gái ngụp lặn trong sa đọa, mọi giai tầng xã hội chìm đắm trong tư lợi, kiếm tiền dù buôn dân bán nước. Tất cả trong  tay của một chính quyền độc tài, tham tàn, và độc ác tột độ.

Cựu Thiếu Tướng Hinh nhấn mạnh, cuộc chiến đấu cho Tự Do, Dân Chủ cho quê nhà chưa kết thúc. Những nhà đấu tranh dân chủ tự do như Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Luật sư Lê Thị Công Nhân, Luật sư Nguyễn văn Đài, Nhà Văn Trần Khải Thanh Thủy… đang bị giam cầm trong ngục tù tăm tối CS,  Nguyễn Minh Triết sắp qua đây nay mai như một thách  thức ngạo ngược.

Cựu Tướng Hinh muốn đưa ra một vài câu hỏi để đồng bào suy ngẫm:

1. Trong  32 năm qua những gì chúng ta đã làm đã đủ chưa, đúng chưa? Có cách gì hay  hơn, hữu hiệu hơn nữa đáng làm, cần làm ?”

2. Ta có nên tiếp tục để nguồn kiều hối ba bốn tỉ đô la hằng năm chảy về VN cho người CS,  như trong quá khứ  không?

Bàn về vấn đề  “Kiều  hối” này cũng nên đề cặp đến vài vấn đề tế nhị như chuyện du lịch hay ăn Tết ở quê nhà, chuyện tiêu thụ các sản phẩm , hàng hóa VN.

Bàn về vấn đề “Chính trị” Cựu Tướng Hinh cho biết ông thường gặp nhiều người dõng dạc tuyên bố :”Tôi  không làm chính trị!”, và coi điều đó như một cung cách  hành xử rất thanh cao.

Niên Trưởng Hinh bình luận vấn đề “Tôi  không làm chính trị“ .

Hãy ví cuộc đấu tranh giữa Dân Chủ,Tự Do và Độc Tài CS này là một keo vật lộn giữa Trắng và Đen, giữa Thiện và Ác.

Trong trận chiến này, mỗi người chúng ta đứng ở đâu?

Đời sống của chúng ta trên thế gian này, ở đâu cũng có chính trị đang xen vào. Chính trị chính là đời sống vậy. Sự hiện diện của chúng ta ở đất nứơc này đã là một hành động chính trị rồi.

Mua một thùng mì có nhãn hiệu VN là một chọn lựa chính trị. Rong chơi một chuyến ở VN là một tham dự chính trị, là mang cỡ năm ngàn đô la về tiêu tại VN. Số tiền này sẽ tập trung trong ngân hàng CS. Tất cả các đô la tươi này, chi tiêu tại chỗ và các tiền kiều hối gởi về là ngoại tệ mạnh, là phương tiện vực đối phương dậy  khi chúng sa cơ và là võ khí để trấn áp các hoạt động của phe ta. Rõ ràng là giữa Thiện và Ác, không có sự đứng giữa.

Đứng giữa chỉ là ngoảnh mặt làm ngơ, chạy  trốn nhiệm vụ , là làm lợi cho kẻ ác, là CS reo mừng vì thêm thế mạnh cho chúng.

Đó là phần lớn tại sao 32 năm qua, chúng ta vẫn ì ạch chẳng tiến được bao xa!

Cựu Thiếu  Tướng Hinh ước ao đồng bào cộng tác tìm lý giải cho vấn nạn này.

TUYẾT MAI
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Những điều trông thấy
Reply #55 - 25. Jun 2007 , 07:31
 
‘kiều Vận’ Thất Bại
 

VI ANH . Việt Báo Thứ Bảy, 6/23/2007, 12:02:00 AM

CS Hà nội lúc nào cũng muốn đồng hóa người Việt hải ngoại là người dân của mình. Từ những chữ "khúc ruột ngàn dặm của quê hương, bộ phận của dân tộc, Việt kiều yêu nước" đến Nghị quyết kiều vận của Bộ Chánh tri, đều không ngoài mục tiêu chiến lược đồng hóa đó và dân vận đó. Kể cả chuyến công du Mỹ của Ô Nguyễn minh Triết, mục tiêu vẫn là kiều vận. Nhưng thất bại thấy rõ.

Một về phía Washington, it có chuyến công du Mỹ của một nguyên thủ quốc gia nào mà yếu tố dân tộc được hai bên chú ý như  chuyến đi Mỹ của Ô Nguyễn minh Triết người cầm đầu nhà nước CSVN dù dân tộc VN là một cộng đồng thiểu số mới 32 tuổi ở Mỹ. Trước mấy tuần tiếp kiến Ô Nguyễn minh Triết, TT Bush mời đại diện 4 tổ chức tiêu biểu đấu tranh cho tư do dân chủ, nhân quyền VN đến Tòa Bạch Oc  để  toàn bô tham mưu cận lắng nghe và tham khảo 45 phút. Còn 3 ngày nữa TT Bush lại mời phái đoàn dân cử Mỹ gốc Việt lên để gặp những viên chức cao cấp nhứt trong thực hiện chánh sách của Mỹ. Chắc chắn văn phòng các phụ tá liên lạc báo chí và chánh trị nội địa của Phủ Tổng Thống theo sát tình hình những cuộc  chuẩn bị biểu tình của người Mỹ gốc Việt, một khối cử tri tuy  thiểu số nhưng rất năng động chánh trị và siêng năng đi bầu.  Nhứt định vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền VN sẽ là một vấn đề TT Bush, với tư cách tổng thống Mỹ phải "nói phải quấy" với Ô Triết. Và với tư cách người một lãnh tụ đảng Cộng Hóa Ong lại càng phải nói hơn vì đảng Đối Lập Dân Chủ đẵ bắt đầu xem vấn đề tư do, dân chủ, nhân quyến VN là một vấn đề có thể dùng để tấn công TT Bush qua lá thơ ký chung của hai thượng nghị sĩ lão làng của đàng Dân Chủ là Kerry và Kennedy.

Hai về phía Hà nội, Ô Nguyễn minh Triết ngay trong trạm dừng chân đầu  tiên ở New York, là tuyên bố  tháng Chín này sẽ miển thị thực nhập cảnh cho Việt Kiều về nước. Và trạm dừng chân chót Ong chọn Quận Cam, nơi có một cộng đồng người Việt lớn nhứt Mỹ, chỉ sau công đồng quố cgia trong nước thôi.  Ong không thể  đặt chân vào hai thành phố Garden Grove đông người Việt nhứt và Westminster  vì hai nghị quyết rào cảng như hàng rào điện tử Mac Namara không thấy bế -tông cốt sắt nhưng bằng một thủ tục an ninh rất tinh vi do các nghị viên  gốc Việt phát minh. Quận Cam có Little Saigon, nơi  tọa lạc nhiều cơ quan đầu não kinh tế chánh, văn hóa xã hội của người Mỹ gốc Việt. Ô Triết đành phải đến thành phố Dana Point, chỉ cách Little Saigon 40 phút lái xe. Tại Dana Point, theo thơ mời nhiều người đã nhận được nhưng không đi  và phân chứng với thân hữu, Ong Triết khoản đãi một tiệc tối ở khách sạn nơi Ong ngụ là Saint Regis Beach Resort, One Monarch Beach Resort. Tiệc long trọng, có cocktails lúc 7 giờ, chánh tiệc lúc 8 giờ ngày Thứ Sáu 22 tháng Sáu. Người được mời trong buổi tiệc này là người gốc Việt, đại đa  số là những doanh gia gốc Việt. Và ngày hôm sau cũng tại khách sạn này, Ong mời các doanh gia gốc Mỹ trong một bữa ăn sáng lúc 9 giờ 30 sáng đến 12 giờ 30. Điều đó cho thấy Ô Triết chú ý người Mỹ gốc Việt nhiều hơn người Mỹ khi đến thủ đô kinh tế của Mỹ và thủ đô tinh thần của người Mỹ gốc Việt là Little Saigon. Điều đó cho thấy công tác dân vận, địch vận  của phái đoàn Ô Triết đối với người Mỹ gốc  Việt quan trọng không thua gì công tác vận động tương quan Hà nội- Washington lên hàng chiến lược như hai bên từng tuyên bố.

Ba, nhưng công tác kiều vận của Ô Triết tự nó đã mang mầm thất bại  từ bên trong và do sự chống đối  từ bên ngoài của đối tượng mà Ô muốn vận động. Cái mà Ô Triết bỏ công "động não" để tuyên bố ở trạm dừng chân đầu tiên New York là miễn chiếu khán nhập cảnh cho người Việt hải ngoại không tự Ông biến thành su thật được trong công quyền. Ô Triết chỉ là nhân vật thứ tư trong Bộ Chánh Trị của Đảng CSVN, sau Ô Tổng Bí Thư, Ô Bộ Trưởng Công An, và Ô Nguyễn tấn Dũng. Theo biên chế, Ô Triết không thể làm một cái gì khác hơn những gì con đường Bộ Chánh trị qui định. Những gì Ô Triết bàn bạc với TT Bush, về chiến lược không thể vượt qua cái khung mà Ô Bộ Trưởng Quốc Phòng CS Hà nội đã gởi qua bàn bạc với Mỹ trước đây. Về kinh tế dù TT Bush muốn dùng kinh tế, can thiệp  vơi các đại công ty Mỹ để siết chặt mối bang giao, các công ty Mỹ là người quyết định theo luật lời lổ , chớ không phải TT Bush. Về chất độc Da Cam mà Hà nội kỳ vọng được bồi thường, chuyện đó là chuyện của tòa án  Mỹ độc lập, TT Bush không bao giờ dám xen vào nhứt là sau xì căn đan Bộ Trường Tư Pháp của Ong đã giải nhiệm nhiều biện lý liên bang đang bị Quốc hội điều tra gay gắt.

Đối với  người Mỹ gốc Việt, công tác "kiều vận" của  Ô Triết như "dã tràng xe cát biển đông; Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì". Không thể lũng đoạn hàng ngũ người Mỹ gốc Việt. Việc bắt con tép nhữ con tôm, khai thác tình tự quê hương để câu móc, lấy chuyện đi về VN dễ dàng để chiêu dụ còn phải xét lại. Ô Triết hứa điều đó tới tháng 9 mới bắt đầu. Còn phải  có ý kiến Ô Bộ Trưởng Công an đảng quyền lớn hơn Ô Triết. Còn phải xem Bộ Chánh tri định nghĩa thế nào là Việt Kiều. Cái gì không biết chớ những người ăn ngay nói thẳng về cái khổ của đồng bào trong nước, muốn đồng bào mình được tư do, dân chủ khó mà hy vọng được dễ dàng đi về. Nhà cầm quyền CS Hà nội có nhiều lý do từ chồi nhập cảnh ở phi trường vì việc về VN "chưa thuận tiện". Hải quan, công an cảng chỉ cần nói "trên bảo" như thế là đủ, thân cô thế cô ở phi trường con kiến làm sao kiện củ khoai. Quá sớm để tin lời Ô Triết, chờ xem Đảng Nhà Nước CS Hà nội hành động xem sao.

Còn việc Ô Triết làm công tác chánh trị ở trạm dừng chân chót ở Mỹ, tuy tốn công tốn của nhiều nhưng kết quả sẽ chẳng bao nhiêu. Doanh gia  Mỹ gốc Việt hay gốc Hoa Chợ lớn chỉ mới cấp vừa và nhỏ ở Mỹ, rất ít đại gia có tiền đầu tư ở ngoại quốc so với đại công ty Mỹ. Người Mỹ gốc Việt làm ăn với CS Hà nội không được lòng của đại đa số tập thể người Mỹ gốc Việt nên thường tránh né, giữ kín không muốn làm " bực mình" đồng hương.Cơ sở  của những doanh gia này  đa số là dịch vụ chợ búa, thức ăn, cho mướn nhà phố ở Mỹ có thể bị tẫy chay. Hàng hóa từ VN đến dần dần mất uy tín vì "chất lượng" ô nhiễm nhứt là thực phẩm, nông phẩm  là thứ có  thể hấp  dẫn người Mỹ gốc Việt vì mùi vị quê hương. Việc làm ăn ở VN phải phe cánh nhiều với nhà cầm quyền, lo lót nặng, bị tham nhũng thườn và nhiều phức tạp. Người trường hợp Việt về làm ăn lớn một chút là nhà cầm quyền kiếm chuyện vuốt trắng tay. Những bảo vệ kinh doanh của Mỹ và của WTO nhà kinh doanh Mỹ gốc Việt dù là công dân Mỹ sẽ có thể không được hưởng khi CS Hà nội muốn triệt  thì viện dẫn người Mỹ gốc Việt vẫn còn là công dân VN vì khi vào công dân Mỹ chưa được Chủ tịch Nước cho phép từ bỏ quốc tịch Việt.

Tập thể người Mỹ gốc Việt kinh nghiệm CS rất nhiều rất bén nhậy với ý đồ của CS. Nên chống đối rất mạnh làm át tiếng nói những người muốn làm ăn với Hà nội, chỉ sinh hoạt kín đáo mà thôi.  Ô Triết là một quốc trưởng của một nước công du Mỹ bị đồng bào mình  biểu tình chống đối mạnh nhứt, hơn Ô  Khải thủ tướng đa bị chống bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào. Người Mỹ gốc Việt có cái mà CS Hà nội dù có ngân sách quốc gia trong túi và giao thương, ngoại giao cũng không thể có được. Đó là lá phiếu, đó là thế lực ngoại giao nhân dân, vận động hai đảng Cộng hòa, Dân Chủ, vận động hành lang quyền lực của chánh quyền Mỹ. Chánh quyền của hơn phân nửa dân số Mỹ đã công nhận quốc kỳ VN dù chế độ CS Hà nội có bang giao với Mỹ. Vấn đề tư do, dân chủ, nhân quyền VN đi vào dòng chánh chánh trị Mỹ. Chánh quyền Mỹ do dân làm ra, các viên chức dân cử không dại gì giúp Ô Triết để mất phiếu của người Mỹ gốc Việt.

VI ANH
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Những điều trông thấy
Reply #56 - 27. Jun 2007 , 07:45
 
Một Chuyến Bay Nhiều Suy Nghiệm
 

VI ANH . Việt Báo Thứ Tư, 6/27/2007, 12:02:00 AM

Mười mấy giờ liền ngồi trên máy bay xuyên Thái bình Dương về nước, Ô Triết ắt có lúc phải ngả lưng, nhắm mắt, nghỉ ngơi. Qui luật tư tưởng của chũng loại Con Người Homo Sapiens có thể làm cho Ông xuất thế, hồi hướng nội tâm, suy nghiệm về nhiều chuyện nhập thế về chuyến công du Mỹ đầu tiên. Qui luật luận lý có thể làm Ông suy nghĩ tương quan tam giác này: (1) "bản thân" Ông và Bộ Chánh trị, (2) Đồng bào ở Mỹ, và (3) nhân dân và chánh quyền Mỹ trong bối cảnh chuyến công du Mỹ của Ông do "tổ chức phân công", Đảng Nhà Nước "giao nhiệm vụ".

Thứ nhứt, đối với "bản thân" Ông và Đảng CSVN, cô đọng lại là Ô Triết và Bộ Chánh Trị. Muốn hay không muốn dưới mắt của phe đảng bảo thủ, thân Trung Cộng, đa số gốc Miền Bắc, Ông bị xem là một trong những người cầm đầu phe Đổi Mới, cấp tiến, đa số gốc Nam trên danh nghĩa đang nắm nhà nước. Đối với CS nhiệm vụ chánh trị là nhiệm vụ hàng đầu - "chánh trị là chủ đạo" - nhưng Ông chỉ là nhân vất số bốn trong biên chế Bộ Chánh trị. Gài độ vào một "mission impossible" là đưa đối thủ vào chỗ "từ chết tới bị thương." Nhiệm vụ giải độc chánh trị ở Mỹ mà Bộ Chánh trị giao cho Ông là ý đồ của đối thủ muốn cho Ông "cháy". Như đối thủ đã từng "hợp đồng tác chiến" đốt TT Phan văn Khải, Nguyễn tấn Dũng, Phạm gia Khiêm trước và trong các chuyến công Mỹ khi tung ra cả một chiến dịch đại qui mộ, trấn áp tư do, dân chủ, nhân quyền VN mà Tổ chức Phóng viên Không biên Giới mô tả là một chiến dịch mạnh bạo nhứt sau khi được vào WTO. Họ đã "gài độ" biến trước nhứt là Ông và phe đảng Miền Nam thành những kẻ phản bội lời hứa, cam kết khi xin gỡ CPC và cấp quy chế PNTR.

Thứ hai, công tác dân vận và địch vận đối với đồng bào Việt ở Mỹ do "tổ chức phân công" cho Ông là một "mission impossible", nhiệm vụ không thể hoàn thành, chỉ có thất bại chớ không thể thành công. Ông đã cố gắng vận dụng kỹ thuật lấy lòng người Việt, ăn mặc giản dị nhưng nghiêm chỉnh, nói năng chẫm rãi nhẹ nhàng của một người được đào tạo ở trường sư phạm. Ông đã tỏ vẻ thân dân , khen một người Việt xa quê hương mà còn nói tiếng Việt trôi chảy, tuyên bố miển chiếu khán nhập cảnh khi về thăm quê hươn từ 1 tháng 9 và kiều bào hải ngoại là "bộ phận không thể tách rời của dân tộc". Nhưng đa số không tin những gì CS nói, mà tin đó là tuyên truyền dân vận, bắt con tép nhử con tôm.

Người Viêt ở Mỹ nói riêng và hải ngoại nói chung hơn ai hết tự biết mình không sống được ở đất nước VN vì không chấp nhận CS, nhưng VN vẫn sống trong lòng người Việt hải ngoại. Nên tiếng Việt vẫn là tiếng mẹ đẻ, tiếng lòng cuả mình. Người Việt không chấp nhận chế độ cai trị của CS, chống CS, chớ không chống quê hương xứ sở, quốc gia dân tộc vì phân biệt rạch ròi đất nước nhân dân và nhà cầm quyền thống trị. Người Việt không bị lừa bịp bởi lối tuyên truyền đồng hóa, hốt ổ, quơ đũa cả nắm của CS, tiếm danh Tổ Quốc VN là Tổ Quốc Xã hội Chủ Nghĩa đỏ lòm, tuyên xưng Đảng CS là đảng duy nhứt tự chuyên lãnh đạo VN như Điều 4 Hiến Pháp. Thế cho nên dù cố gắng tối đa để dân vận Ông vẫn bị người Việt hải ngoại xem là nguyên thủ của một chế độ cai trị bị đồng bào chống đối mạnh, đông nhứt ở Mỹ so với các lãnh đạo quốc gia không được lòng dân khác trên thế giới công du chánh thức Mỹ.

Hẳn ít hay nhiều Ô Triết đã chính mắt thấy những đồng bào của Ông ở Mỹ trong các cuộc biểu tình lớn có, nhỏ có bất cứ nơi nào Ông xuất hiện. Những người biểu tình chống Ông không phải chỉ có những dân quân cán chính của VNCH. Mà nhiều những người trẻ tuổi sanh sau chiến tranh VN hay đến Mỹ tuổi học trò không chấp nhận CS vì đã tước đoạt những quyền bất khả tương nhượng của người dân Việt.

Về địch vận, ý đồ làm lũng đoạn hàng ngũ người Quốc gia ở hải ngoại thêm thất bại ê chề. Nhưng cán bộ nằm vùng, lập công làm thì láo báo cáo thì hay. Họ giàu tiền bạc nhưng không uy tín trong cộng đồng hải ngoại, dốt chánh trị Việt Nam, dùng kỹ thuật chánh trị hạ cấp, mời tiệc tùng rượu thịt để chiêu dụ. Khách mời, mười người hết bảy còn ba thôi trong giờ cocktail và nhập tiệc, Như một cựu tướng VNCH, hay một vài thương gia Mỹ gốc Việt, Hoa bị đa số người Mỹ gốc Việt gọi là trọc phú, gian thương mất gốc đã từng sống trên xương máu của quân dân cán chính VNCH và lợi dụng tình đồng hương ủng hộ đồng hương của người Việt tỵ nạn CS. Họ không đại diện cho tập thể người Mỹ gốc Việt. Kể cả hai gia đình Việt Kiều được dàn dựng để Ông viếng cũng ngại ngùng, tránh né, giấu tên, không muốn làm đồng bào khác bực bội, mang tiếng đi đêm..

Đau và nhục nhứt, Ô Triết một nguyên thủ quốc gia phải đi xe không cắm quốc kỳ VNCS  khi đến Nam Cali, tại thành phố Dana Point. Có thể Ông không dám hay không muốn thách thức cộng đồng người Việt lớn nhứt Mỹ biểu tình vì khi đến Phủ Tổng Thống Mỹ thì xe Ông có quốc kỳ. Có thể do ngành an ninh Mỹ buộc như thế vì lý do an ninh đưa Ông đi trên xe mật vụ Mỹ. Nhiều "khả năng" Bộ Chánh trị sẽ "đề nghị" Ông kiểm điểm tội làm nhục quốc thể. Khuyết điểm này nặng vì trái với và phản bội lại "tư tướng Bác Hồ" hay "bon chen" khi ngoại giao, cố gắng bước nhanh để "nhựt trình" chụp Ông Hồ trên hay ngang người đại diện Pháp ở hội nghị.

Ba, đối với nhân dân và chánh quyền Mỹ. Nhiệm vụ kinh tế mà Đảng giao cho, Ô đã cố gắng hoàn thành "tốt" nhưng không thể cứu vãn thất bại chánh trị ở Mỹ. Số 7 tỷ 5 Đô la mà các công ty đã hứa đầu tư hơn "dự kiến" là 4 tỷ 5 Đô theo báo chí Mỹ nói và 11 tỷ Đô do Ô Triết nói, việc làm đó không cần phải dùng tới một Chủ tịch Nước, không cần phải vác búa đập ruồi. Ngay như  hiệp ước khung TIFA hậu WTO đối với Mỹ là chuyện của cấp bộ trưởng, thứ trưởng, chuyên viên có thể làm được.

Chánh trị đối với CS là chủ đạo, Ông lại "thua". Không hiệu quả những kỹ thuật lôi kéo quần chúng "chạy nhựt trình", việc Ô. mướn đăng quảng cáo chánh trị. Đăng thơ gởi nhân dân Mỹ trên Washington Post mong lấy lòng dân Mỹ, nhắc chuyện nhà lập hiến Thomas Jefferson mua lúa giống VN về cho trang trại và chuyện hiếp pháp Cộng Hòa XHCN VN cóp ý và lời câu thượng từ của Hiến Pháp Mỹ tự do, dân chủ của chánh quyền của dân, vỉ dân, do dân của Mỹ. Tấm hình bịt miệng LM Nguyển văn Lý tại tòa, lá thơ của những nhà đấu tranh cho tư do, dân chủ, nhân quyền VN cũng đăng trên báo ấy đã triệt tiêu tác dụng quảng cáo chánh trị của Ông. Công luận chánh trực của dân chúng và chánh quyền Mỹ coi đó là thứ quảng cáo chánh trị, một thứ vận động chánh trị tốn nhiều tiền má ít tác dụng. Những gì Ông "xác minh, giải trình" biện luận về những cáo buộc chế độ CS Hà nội trấn áp nhân quyền bằng sự khác biệt về " nhận thức", căn bản, hệ thống pháp luật của Mỹ và VNCS không thuyết phục. Giá trị tự do, dân chủ là giá trị hoàn vũ, CS Hà nội đã là thanh viên Liên Hiệp Quốc có nhiệm vụ phải tuân theo hiến chương. CS Hà nội cam kết cải thiện tư do, dân chủ với Mỹ mà không làm là phản bội. Ông Triết trở thành một nguyên thủ quốc gia công du Mỹ bị "đặt vấn đề" nhiều nhứt. Từ người lãnh đạo của Hành Pháp là TT Bush thuộc Đảng Cộng hòa đến người lãnh đạo của Quốc Hội Mỹ là Bà Pelosi thuộc Đảng Dân Chủ đều "quậy Ông tới bến". Có một dân biểu Cộng Hòa còn lên tiếng thắc mắc tại sao TT Bush lại đi tiếp người đại diện cao nhứt của nhà cầm quyền băng đảng (gangster). Vấn đề nhân quyền VN trở thành chuyện của lưỡng đảng Mỹ, chuyện của hai ngành Hành pháp và Lập Pháp Mỹ.

Sau cùng Ô Triết không đến nổi nằm chiêm bao ban ngày (day dreaming). Ông Triết là người từng sống trong chế độ kinh tế chánh trị tư do, dân chủ của VNCH dù lúc bấy giờ chưa phát triển lắm. Ông Triết đã biết sử dụng quyền đối lập khi chống chánh quyền Saigon. Ông có đủ trình độ căn bản, cơ hội, dữ kiện, kinh nghiệm để so sánh và nhận định. Chính vì vậy thời CS Ông mới tham gia nhóm CS Miền Nam, tạo thế lực cho đảng bộ Miền Nam "tranh thủ Đảng" trở về cái cũ của Miền Nam về kinh tế nhưng khéo léo nói là "Đổi mới" để người CS Hà nội đỡ bẽ mặt. Chuyến bay nhiều giờ này là cơ hội Ông suy nghiệm về chuyến công du Mỹ đầu tiên của Ông. Ông thấy Mỹ mấy trăm năm qua và đồng bào Việt của Ông mới 32 năm ở Mỹ mà đã tiến bộ như thế nào - đó là nhờ tư do, dân chủ. Ông hiểu tại sao Ô Boris Yeltsin người nhiều kinh nghiệm CS hơn Ông lại nói, CS không thay đổi được mà phải vứt bỏ nó đi. Ông không làm được thì người khác sẽ làm. Bây giờ làm chưa được thì cơ hội khác sẽ làm. Làm như ở Liên xô và các nước ở Đông Âu vậy. Đó là "tất yếu lịch sử", qui luật tiến hóa của văn minh Con Người, chủng loại Homo sapiens.

VI ANH
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Những điều trông thấy
Reply #57 - 28. Jun 2007 , 08:08
 
Ðộc tài là chất độc


Tuesday, June 26, 2007 
Ngô Nhân Dụng

Mạng lưới Express ở Việt Nam đăng lại một bản tin hàng ngày theo báo Dân Trí. Một người lái xe “đi công tác” từ thành phố Vinh, Nghệ An, đi tới thị trấn Hưng Nguyên. Xe đang chạy thì gặp cảnh sát công lộ ngăn lại. Tài xế Tăng Hồng Hà đạp thắng, xe chưa kịp ngừng thì anh bị một viên đại úy “tổ tuần tra giao thông” dùng gậy đập vào đầu. Trán chảy máu, người chao đảo, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Trưởng chi công an huyện Hưng Nguyên nhận là thuộc cấp đã làm sai, phải bị kiểm điểm. Nhưng viên đại úy thì không nhận tội, nói rằng anh chỉ đưa cây gậy lên làm dấu hiệu cho xe ngừng, vô tình gây thương tích. Ý nói: Người lái xe tự đập đầu vào cây gậy của cảnh sát! Có tin được không? Nếu ai tin lời ông Nguyễn Minh Triết nói rằng, nước Việt Nam có tự do dân chủ, thì mới tin anh đại úy cảnh sát này.

Tại sao một anh cảnh sát lưu thông lại hung dữ, đánh bể đầu người ta như vậy? Nếu hỏi ông Nguyễn Minh Triết, ông sẽ trả lời rằng, anh đại úy cảnh sát này “hành động theo ý riêng,” và một hành động như vậy chắc chắn “không phải là điều tốt.” Và ông Triết sẽ hứa chính phủ Việt Nam “sẽ có biện pháp thích hợp để xử lý.” Ông có thể còn nói thêm, “Ðây là một lỗi lầm của nhân viên thừa hành chứ chính sách của chính phủ không chủ trương làm như thế.”

Chúng ta có thể đoán ông Nguyễn Minh Triết sẽ nói vậy, vì đó là những lời ông nói khi giải thích về hành động một công an bịt miệng Linh Mục Nguyễn Văn Lý giữa phiên tòa ở Huế. Nhưng chúng tôi đề nghị ông Nguyễn Minh Triết đừng dùng biện pháp nào “xử lý” ông công an bịt miệng. Vì ông ta chỉ hành động một cách máy móc, theo phản ứng tự nhiên, không kịp suy nghĩ gì cả. Cả đời ông ta đã được huấn luyện để làm công việc đó. Bắt tội ông ta là oan! Còn viên đại úy cảnh sát tuần tra giao thông thì đáng phạt thật. Ðánh bể đầu người ta, không lẽ bỏ qua? Nhưng nếu định truy tố anh ta thì nên điều tra thật kỹ lưỡng. Hãy hỏi tại sao anh ta lại có hành động hung dữ đối với người dân như thế? Có phải cha mẹ anh dạy con như thế hay không? Hay là khi đến trường bị thầy, cô giáo đầu độc, sinh ra tính ác? Có phải anh bị bà xã cằn nhằn, sinh ra nóng nảy hay chăng? Hay là chính cái chế độ sử dụng những người như anh đã tạo nên thói quen coi thường sinh mạng người dân, tự coi họ có quyền hành hạ người dân một cách thản nhiên như vậy?

Những hành động của viên đại úy cảnh sát lưu thông hay viên công an bịt miệng người giữa tòa tuy xảy ra trong những hoàn cảnh khác nhau rất nhiều nhưng đều cùng diễn tả một tình trạng xã hội Việt Nam. Ðó là tình trạng một xã hội sống dưới chế độ độc tài quá lâu năm. Chế độ đó dựa trên guồng máy công an cảnh sát cho nên trao cho những giới chức này rất nhiều quyền hành. Tất cả các chế độ độc tài đều phải dựa trên guồng máy công an, mật vụ. Phải chia quyền lợi cho quý vị này, vì họ là những giường cột nâng đỡ chế độ, là lá chắn bảo vệ chế độ, là những người lính xung phong tấn công vũ bão khi có ai dám đứng lên chỉ trích, phê bình chế độ.

Những người cảnh sát, công an có hành động hung bạo chỉ là một triệu chứng dễ thấy nhất về tính chất cực độc của một nhà nước độc tài. Ðộc tài là một thứ chất độc. Nó độc hại vô cùng. Nó phải dùng bạo lực để bắt dân vâng lời, nếu không thì không người dân nào chịu sống làm nô lệ mãi. Khi vua quan chuyên dùng bạo lực để khép dân chúng trong vòng “ổn định” của nhà nước, thì cả xã hội cũng bắt chước theo. Cả xã hội sống trong bạo lực, sống bằng bạo lực. Quý vị có đọc những truyện ngắn và những vở kịch của Nguyễn Huy Thiệp thì hiểu. Tại sao trong đó có nhiều người hành động một cách tàn ác, bất nhân với những thái độ thản nhiên, hờ hững như vậy? Ở đâu mà có những bác sĩ chuyên phá thai ở bệnh viện để lấy xác phôi thai đem về nuôi lợn bán? Ở đâu có cảnh cô con chờ bố nằm ngủ thì cầm búa bổ lên đầu bố? Vì xã hội đã sống thản nhiên với tội ác như vậy từ lâu. Con đấu tố cha, vợ đấu tố chồng, học trò giết thầy. Tất cả các quy tắc “đạo đức cũ” xóa bỏ hết. Chỉ cần hết lòng trung thành với đảng, tuyệt đối theo đúng chính sách, thằng nọ tố cáo thằng kia làm sai lời lãnh tụ, đó là “đạo đức cách mạng” mà ông Hồ Chí Minh vẫn dạy đảng viên của ông.

Nhưng bạo lực riêng thôi chưa đủ độc hại. Những ông Bokassa, Idi Amin chuyên dùng bạo lực, ách độc tài không trụ được bao lâu. Những chế độ của Hitler, Pol Pot không phải chỉ dùng bạo lực. Họ còn một guồng máy tuyên truyền để kéo dài chế độ nữa. Nhà văn Aleksandr Solzhenitsyn viết trong bài diễn văn gửi cho Hàn Lâm Viện Thụy Ðiển, khi ông được trao giải Nobel về văn chương năm 1970, nhưng không được đi lãnh: “Chúng ta đừng quên rằng bạo lực không bao giờ đứng một mình, nó không bao giờ tồn tại được nếu đứng một mình. Nó phải liên kết với dối trá.”

Hai guồng máy đó dựa vào nhau mà sống. Solzhenitsyn giải thích thêm: “Bạo lực tìm thấy chỗ trú ẩn duy nhất của nó là gian dối. Sự dối trá tìm được bạo lực là chỗ nâng đỡ duy nhất. Bất cứ kẻ nào coi bạo lực là phương tiện thì cũng đều lấy gian dối làm quy tắc sống.”

Một người đã sống trong “trại học tập cải tạo” của Stalin nhiều năm, rồi phải sống trong một xã hội Liên Xô hơn nửa đời người, nghẹt thở dưới ách kiểm soát tinh vi của công an mật vụ và của guồng máy tuyên truyền ngụy tạo dối trá trâng tráo, cho nên Solzhenitsyn đã nhìn thấu mối tương quan giữa gian trá và bạo lực như thế. Ông Hồ Chí Minh đã học tập, giác ngộ và nhập cảng toàn thể hai bộ máy bạo lực và dối trá đó vào nước ta. Và đảng Cộng Sản Việt Nam bảo rằng họ đời đời biết ơn ông ấy.

Solzhenitsyn giải thích rằng, chế độ độc tài “không cần phải luôn luôn bóp cổ, xiết họng người ta.” Họ chỉ cần bắt người dân vâng theo những lời giả trá, chỉ cần đồng lõa với dối trá, như vậy là đủ “ổn định” xã hội rồi.

Nhưng khi người dân tập sống chung với sự giả trá cả một đời, người ta sẽ mất thói quen sống lương thiện. Trẻ em lớn lên trong xã hội như vậy, sẽ không phân biệt được thiện và ác. Hãy đọc năm lời dạy của Hồ Chí Minh dành cho nhi đồng. Có câu nào khuyên các em phải sống thật thà, phải kính yêu cha mẹ hay không? Ðó là những thứ “đạo đức cũ,” mà ông Hồ coi là “đứng ngược đầu” khi so sánh với đạo đức cách mạng của ông.

Cho nên một chế độ độc tài sẽ đầu độc cả xã hội. Một nhà văn châu Mỹ La tinh, Mario Vargas Llosa, cũng diễn tả ý đó. Ông nói, “Chế độ độc tài làm nhiễm độc tất cả những thứ mà nó nắm trong tay; từ các định chế chính trị cho tới mối tương quan giữa cha và con.” Những cuốn tiểu thuyết của Llosa mô tả xã hội nơi ông sống, trong những giai đoạn họ phải chịu đựng chế độ độc tài. Trước đây 20 năm, Llaso là một tiếng nói lẻ loi ở Peru, khi ông kêu gọi phải bảo vệ quyền tư hữu và tự do kinh doanh. Vị tổng thống thời đó, Alan Garcia nhất định theo Chủ Nghĩa Xã Hội, quyết định phải quốc hữu hóa các ngân hàng. Năm 1990 ông Llaso ra ứng cử tổng thống, nhưng may mắn thua ông Alberto Fujimori. Nhờ không trúng cử, Llaso tiếp tục viết, bây giờ ông nhất định chỉ làm một nhà văn để được nói sự thật. Bộ tiểu thuyết bốn cuốn “Trò Truyện Trong Giáo Ðường” của ông kể những câu chuyện về đời sống hàng ngày của những người dân bình thường. Ông muốn mô tả “cái chế độ độc tài nó không phải chỉ tự giới hạn trong việc kiểm soát sách báo hay cấm người dân không được sinh hoạt chính trị. Không! Chế độ độc tài nó tạo ra cả một hệ thống để thấm nhập vào tất cả mọi sinh hoạt trong đời sống con người.”

Ngày nay, ông tổng thống cũ Alan Garcia trở lại chấp chánh sau khi ông Fujimori bị tố cáo quá độc tài, bị lật đổ, phải sống lưu vong. Llaso nhận xét: “Bây giờ, ông Garcia đang cai trị lần nữa, nhưng chính ông Garcia ngày xưa đó lại đang là một người cổ vũ mạnh nhất cho một nền kinh tế tư bản ở Peru! Buồn cười không?”

Llosa đã sống lưu vong trong nhiều năm, và ông có dịp so sánh cuộc sống tự do khác với đời sống dưới chế độ độc tài. Trong một cuốn tiểu thuyết khác, “Bữa Tiệc Của Con Dê,” có đoạn ông viết về cái thú vui khi một người sống tự do. “Nó sướng lắm. Cái tách cà phê đó, hay cái ly rượu rum đó đều có vị ngon hơn, hít một hơi khói thuốc hay bơi trong đại dương giữa một ngày nóng bức, cái cuốn phim mình coi chiều Thứ Bảy hay điệu nhạc nghe trên radio, tất cả mọi thứ đem lại cho mình một thú vui êm ái trong thân thể và trong tinh thần, khi mình được hưởng cái thứ mà nhà độc tài Trujillo đã lấy mất của người dân Dominican trước đây 31 năm: tự do!”

Không cần nói nhiều, chúng ta hiểu được những điều mà Solzhenitsyn hay Llaso diễn tả. Một chế độ độc tài là một thứ chất độc. Nó xâm nhập cơ thể và đầu óc mọi người dân sống trong đó. Thử hít thở không khí tự do đi, người ta có thể cảm thấy sống dưới chế độ độc tài nó độc hại thế nào.

Anh đại úy cảnh sát giao thông đập vỡ đầu anh tài xế Tăng Hồng Hà, anh ấy hành động đúng theo thói quen của một người xưa nay vẫn được trao toàn quyền sinh sát trong phạm vi hoạt động của mình. Thằng nào ông bảo không vâng lời ngay thì ông đánh bỏ mẹ nó đi! Nền văn minh xã hội chủ nghĩa đã tạo nên thái độ và cung cách hành sử đó. Anh công an bóp miệng ông thầy tu cũng vậy. Anh phản ứng rất tự nhiên khi thấy người nằm trong bàn tay quản lý của mình bỗng dưng to tiếng. Ở một tòa án bình thường, một quốc gia bình thường, người cảnh sát sẽ chờ quan tòa đập chày và lên tiếng cảnh cáo, rồi ra lệnh đưa “bị cáo” ra khỏi tòa khi gây ồn ào. Nhưng Việt Nam không phải là một xã hội bình thường. Người dân đã sống trong chế độ độc tài hơn nửa thế kỷ, anh công an tự nhiên thấy công việc của mình là phải thò tay bị miệng! Anh ta không có ý định xấu. Cái chế độ bao trùm lên xã hội đã tạo cho anh lối phản ứng vũ phu và thiếu văn minh như vậy! Ông Nguyễn Minh Triết đừng có phạt anh ta. Hành động của anh là tiêu biểu cho cả chế độ Stalin nít mà ông Hồ Chí Minh đã đem từ Nga về nước ta. Có buộc tội ai, phải trở về từ ông Hồ.

Chất độc do một chế độ độc tài đem tiêm nhiễm vào trong xã hội chỉ được giải đi khi nào không còn chế độ độc tài đó nữa. Khi nào người dân được phép nói sự thật, nói thẳng, không lo tự kiểm duyệt; khi đó xã hội sẽ bắt đầu thay đổi. Người công an sẽ khác. Người cảnh sát giao thông cũng sẽ khác. Rồi trẻ em sẽ được học những nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Những giá trị tạo nên các xã hội an lành, lương thiện hơn. Chính vì biết như vậy cho nên những ông Hoàng Minh Chính, Nguyễn Văn Lý, Trịnh Vũ Bình, Nguyễn Văn Ðài, bà Lê Thị Công Nhân v.v... cứ mỏi miệng yêu dầu đảng cộng sản cho người dân Việt được sống tự do hơn.
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Những điều trông thấy
Reply #58 - 28. Jun 2007 , 08:08
 
Ðộc tài là chất độc


Tuesday, June 26, 2007 
Ngô Nhân Dụng

Mạng lưới Express ở Việt Nam đăng lại một bản tin hàng ngày theo báo Dân Trí. Một người lái xe “đi công tác” từ thành phố Vinh, Nghệ An, đi tới thị trấn Hưng Nguyên. Xe đang chạy thì gặp cảnh sát công lộ ngăn lại. Tài xế Tăng Hồng Hà đạp thắng, xe chưa kịp ngừng thì anh bị một viên đại úy “tổ tuần tra giao thông” dùng gậy đập vào đầu. Trán chảy máu, người chao đảo, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Trưởng chi công an huyện Hưng Nguyên nhận là thuộc cấp đã làm sai, phải bị kiểm điểm. Nhưng viên đại úy thì không nhận tội, nói rằng anh chỉ đưa cây gậy lên làm dấu hiệu cho xe ngừng, vô tình gây thương tích. Ý nói: Người lái xe tự đập đầu vào cây gậy của cảnh sát! Có tin được không? Nếu ai tin lời ông Nguyễn Minh Triết nói rằng, nước Việt Nam có tự do dân chủ, thì mới tin anh đại úy cảnh sát này.

Tại sao một anh cảnh sát lưu thông lại hung dữ, đánh bể đầu người ta như vậy? Nếu hỏi ông Nguyễn Minh Triết, ông sẽ trả lời rằng, anh đại úy cảnh sát này “hành động theo ý riêng,” và một hành động như vậy chắc chắn “không phải là điều tốt.” Và ông Triết sẽ hứa chính phủ Việt Nam “sẽ có biện pháp thích hợp để xử lý.” Ông có thể còn nói thêm, “Ðây là một lỗi lầm của nhân viên thừa hành chứ chính sách của chính phủ không chủ trương làm như thế.”

Chúng ta có thể đoán ông Nguyễn Minh Triết sẽ nói vậy, vì đó là những lời ông nói khi giải thích về hành động một công an bịt miệng Linh Mục Nguyễn Văn Lý giữa phiên tòa ở Huế. Nhưng chúng tôi đề nghị ông Nguyễn Minh Triết đừng dùng biện pháp nào “xử lý” ông công an bịt miệng. Vì ông ta chỉ hành động một cách máy móc, theo phản ứng tự nhiên, không kịp suy nghĩ gì cả. Cả đời ông ta đã được huấn luyện để làm công việc đó. Bắt tội ông ta là oan! Còn viên đại úy cảnh sát tuần tra giao thông thì đáng phạt thật. Ðánh bể đầu người ta, không lẽ bỏ qua? Nhưng nếu định truy tố anh ta thì nên điều tra thật kỹ lưỡng. Hãy hỏi tại sao anh ta lại có hành động hung dữ đối với người dân như thế? Có phải cha mẹ anh dạy con như thế hay không? Hay là khi đến trường bị thầy, cô giáo đầu độc, sinh ra tính ác? Có phải anh bị bà xã cằn nhằn, sinh ra nóng nảy hay chăng? Hay là chính cái chế độ sử dụng những người như anh đã tạo nên thói quen coi thường sinh mạng người dân, tự coi họ có quyền hành hạ người dân một cách thản nhiên như vậy?

Những hành động của viên đại úy cảnh sát lưu thông hay viên công an bịt miệng người giữa tòa tuy xảy ra trong những hoàn cảnh khác nhau rất nhiều nhưng đều cùng diễn tả một tình trạng xã hội Việt Nam. Ðó là tình trạng một xã hội sống dưới chế độ độc tài quá lâu năm. Chế độ đó dựa trên guồng máy công an cảnh sát cho nên trao cho những giới chức này rất nhiều quyền hành. Tất cả các chế độ độc tài đều phải dựa trên guồng máy công an, mật vụ. Phải chia quyền lợi cho quý vị này, vì họ là những giường cột nâng đỡ chế độ, là lá chắn bảo vệ chế độ, là những người lính xung phong tấn công vũ bão khi có ai dám đứng lên chỉ trích, phê bình chế độ.

Những người cảnh sát, công an có hành động hung bạo chỉ là một triệu chứng dễ thấy nhất về tính chất cực độc của một nhà nước độc tài. Ðộc tài là một thứ chất độc. Nó độc hại vô cùng. Nó phải dùng bạo lực để bắt dân vâng lời, nếu không thì không người dân nào chịu sống làm nô lệ mãi. Khi vua quan chuyên dùng bạo lực để khép dân chúng trong vòng “ổn định” của nhà nước, thì cả xã hội cũng bắt chước theo. Cả xã hội sống trong bạo lực, sống bằng bạo lực. Quý vị có đọc những truyện ngắn và những vở kịch của Nguyễn Huy Thiệp thì hiểu. Tại sao trong đó có nhiều người hành động một cách tàn ác, bất nhân với những thái độ thản nhiên, hờ hững như vậy? Ở đâu mà có những bác sĩ chuyên phá thai ở bệnh viện để lấy xác phôi thai đem về nuôi lợn bán? Ở đâu có cảnh cô con chờ bố nằm ngủ thì cầm búa bổ lên đầu bố? Vì xã hội đã sống thản nhiên với tội ác như vậy từ lâu. Con đấu tố cha, vợ đấu tố chồng, học trò giết thầy. Tất cả các quy tắc “đạo đức cũ” xóa bỏ hết. Chỉ cần hết lòng trung thành với đảng, tuyệt đối theo đúng chính sách, thằng nọ tố cáo thằng kia làm sai lời lãnh tụ, đó là “đạo đức cách mạng” mà ông Hồ Chí Minh vẫn dạy đảng viên của ông.

Nhưng bạo lực riêng thôi chưa đủ độc hại. Những ông Bokassa, Idi Amin chuyên dùng bạo lực, ách độc tài không trụ được bao lâu. Những chế độ của Hitler, Pol Pot không phải chỉ dùng bạo lực. Họ còn một guồng máy tuyên truyền để kéo dài chế độ nữa. Nhà văn Aleksandr Solzhenitsyn viết trong bài diễn văn gửi cho Hàn Lâm Viện Thụy Ðiển, khi ông được trao giải Nobel về văn chương năm 1970, nhưng không được đi lãnh: “Chúng ta đừng quên rằng bạo lực không bao giờ đứng một mình, nó không bao giờ tồn tại được nếu đứng một mình. Nó phải liên kết với dối trá.”

Hai guồng máy đó dựa vào nhau mà sống. Solzhenitsyn giải thích thêm: “Bạo lực tìm thấy chỗ trú ẩn duy nhất của nó là gian dối. Sự dối trá tìm được bạo lực là chỗ nâng đỡ duy nhất. Bất cứ kẻ nào coi bạo lực là phương tiện thì cũng đều lấy gian dối làm quy tắc sống.”

Một người đã sống trong “trại học tập cải tạo” của Stalin nhiều năm, rồi phải sống trong một xã hội Liên Xô hơn nửa đời người, nghẹt thở dưới ách kiểm soát tinh vi của công an mật vụ và của guồng máy tuyên truyền ngụy tạo dối trá trâng tráo, cho nên Solzhenitsyn đã nhìn thấu mối tương quan giữa gian trá và bạo lực như thế. Ông Hồ Chí Minh đã học tập, giác ngộ và nhập cảng toàn thể hai bộ máy bạo lực và dối trá đó vào nước ta. Và đảng Cộng Sản Việt Nam bảo rằng họ đời đời biết ơn ông ấy.

Solzhenitsyn giải thích rằng, chế độ độc tài “không cần phải luôn luôn bóp cổ, xiết họng người ta.” Họ chỉ cần bắt người dân vâng theo những lời giả trá, chỉ cần đồng lõa với dối trá, như vậy là đủ “ổn định” xã hội rồi.

Nhưng khi người dân tập sống chung với sự giả trá cả một đời, người ta sẽ mất thói quen sống lương thiện. Trẻ em lớn lên trong xã hội như vậy, sẽ không phân biệt được thiện và ác. Hãy đọc năm lời dạy của Hồ Chí Minh dành cho nhi đồng. Có câu nào khuyên các em phải sống thật thà, phải kính yêu cha mẹ hay không? Ðó là những thứ “đạo đức cũ,” mà ông Hồ coi là “đứng ngược đầu” khi so sánh với đạo đức cách mạng của ông.

Cho nên một chế độ độc tài sẽ đầu độc cả xã hội. Một nhà văn châu Mỹ La tinh, Mario Vargas Llosa, cũng diễn tả ý đó. Ông nói, “Chế độ độc tài làm nhiễm độc tất cả những thứ mà nó nắm trong tay; từ các định chế chính trị cho tới mối tương quan giữa cha và con.” Những cuốn tiểu thuyết của Llosa mô tả xã hội nơi ông sống, trong những giai đoạn họ phải chịu đựng chế độ độc tài. Trước đây 20 năm, Llaso là một tiếng nói lẻ loi ở Peru, khi ông kêu gọi phải bảo vệ quyền tư hữu và tự do kinh doanh. Vị tổng thống thời đó, Alan Garcia nhất định theo Chủ Nghĩa Xã Hội, quyết định phải quốc hữu hóa các ngân hàng. Năm 1990 ông Llaso ra ứng cử tổng thống, nhưng may mắn thua ông Alberto Fujimori. Nhờ không trúng cử, Llaso tiếp tục viết, bây giờ ông nhất định chỉ làm một nhà văn để được nói sự thật. Bộ tiểu thuyết bốn cuốn “Trò Truyện Trong Giáo Ðường” của ông kể những câu chuyện về đời sống hàng ngày của những người dân bình thường. Ông muốn mô tả “cái chế độ độc tài nó không phải chỉ tự giới hạn trong việc kiểm soát sách báo hay cấm người dân không được sinh hoạt chính trị. Không! Chế độ độc tài nó tạo ra cả một hệ thống để thấm nhập vào tất cả mọi sinh hoạt trong đời sống con người.”

Ngày nay, ông tổng thống cũ Alan Garcia trở lại chấp chánh sau khi ông Fujimori bị tố cáo quá độc tài, bị lật đổ, phải sống lưu vong. Llaso nhận xét: “Bây giờ, ông Garcia đang cai trị lần nữa, nhưng chính ông Garcia ngày xưa đó lại đang là một người cổ vũ mạnh nhất cho một nền kinh tế tư bản ở Peru! Buồn cười không?”

Llosa đã sống lưu vong trong nhiều năm, và ông có dịp so sánh cuộc sống tự do khác với đời sống dưới chế độ độc tài. Trong một cuốn tiểu thuyết khác, “Bữa Tiệc Của Con Dê,” có đoạn ông viết về cái thú vui khi một người sống tự do. “Nó sướng lắm. Cái tách cà phê đó, hay cái ly rượu rum đó đều có vị ngon hơn, hít một hơi khói thuốc hay bơi trong đại dương giữa một ngày nóng bức, cái cuốn phim mình coi chiều Thứ Bảy hay điệu nhạc nghe trên radio, tất cả mọi thứ đem lại cho mình một thú vui êm ái trong thân thể và trong tinh thần, khi mình được hưởng cái thứ mà nhà độc tài Trujillo đã lấy mất của người dân Dominican trước đây 31 năm: tự do!”

Không cần nói nhiều, chúng ta hiểu được những điều mà Solzhenitsyn hay Llaso diễn tả. Một chế độ độc tài là một thứ chất độc. Nó xâm nhập cơ thể và đầu óc mọi người dân sống trong đó. Thử hít thở không khí tự do đi, người ta có thể cảm thấy sống dưới chế độ độc tài nó độc hại thế nào.

Anh đại úy cảnh sát giao thông đập vỡ đầu anh tài xế Tăng Hồng Hà, anh ấy hành động đúng theo thói quen của một người xưa nay vẫn được trao toàn quyền sinh sát trong phạm vi hoạt động của mình. Thằng nào ông bảo không vâng lời ngay thì ông đánh bỏ mẹ nó đi! Nền văn minh xã hội chủ nghĩa đã tạo nên thái độ và cung cách hành sử đó. Anh công an bóp miệng ông thầy tu cũng vậy. Anh phản ứng rất tự nhiên khi thấy người nằm trong bàn tay quản lý của mình bỗng dưng to tiếng. Ở một tòa án bình thường, một quốc gia bình thường, người cảnh sát sẽ chờ quan tòa đập chày và lên tiếng cảnh cáo, rồi ra lệnh đưa “bị cáo” ra khỏi tòa khi gây ồn ào. Nhưng Việt Nam không phải là một xã hội bình thường. Người dân đã sống trong chế độ độc tài hơn nửa thế kỷ, anh công an tự nhiên thấy công việc của mình là phải thò tay bị miệng! Anh ta không có ý định xấu. Cái chế độ bao trùm lên xã hội đã tạo cho anh lối phản ứng vũ phu và thiếu văn minh như vậy! Ông Nguyễn Minh Triết đừng có phạt anh ta. Hành động của anh là tiêu biểu cho cả chế độ Stalin nít mà ông Hồ Chí Minh đã đem từ Nga về nước ta. Có buộc tội ai, phải trở về từ ông Hồ.

Chất độc do một chế độ độc tài đem tiêm nhiễm vào trong xã hội chỉ được giải đi khi nào không còn chế độ độc tài đó nữa. Khi nào người dân được phép nói sự thật, nói thẳng, không lo tự kiểm duyệt; khi đó xã hội sẽ bắt đầu thay đổi. Người công an sẽ khác. Người cảnh sát giao thông cũng sẽ khác. Rồi trẻ em sẽ được học những nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Những giá trị tạo nên các xã hội an lành, lương thiện hơn. Chính vì biết như vậy cho nên những ông Hoàng Minh Chính, Nguyễn Văn Lý, Trịnh Vũ Bình, Nguyễn Văn Ðài, bà Lê Thị Công Nhân v.v... cứ mỏi miệng yêu dầu đảng cộng sản cho người dân Việt được sống tự do hơn.
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Những điều trông thấy
Reply #59 - 06. Jul 2007 , 10:15
 
Nhìn lại những bước tụt hậu của đảng CSVN từ 1968


Tuesday, July 03, 2007 

LTS - Từ Bàn Viết Houston là cột mục bàn về các vấn đề thời sự từ chính trị tới kinh tế, văn hóa... do nhà báo Việt Nguyên trong ban biên tập Ngày Nay phụ trách. Ông cũng là một bác sĩ làm việc tại Houston.


HOUSTON (NN) – “Tôi mơ ước làm cánh chim trời, bay về quê cũ, trên quê hương tôi, nơi đó...”

Giấc mơ trở về Việt Nam sống trong một đất nước tự do của tôi chắc còn xa, nhất là từ sau khi theo dõi chuyến đi Mỹ của chủ tịch Nhà nước Nguyễn Minh Triết. Ông Triết, một người không có quyền hành thật sự, qua Mỹ theo đúng thủ tục “hợp thức hóa” làm ăn buôn án với các công ty Hoa Kỳ, đã thiếu quan điểm uyển chuyển, xác nhận lập trường cứng rắn của đảng Cộng sản Việt Nam, xây dựng một chế độ độc tài độc đảng với quyền lợi của tư bản. Con đường theo đúng nghĩa ý thức hệ của đảng Cộng sản Trung Hoa. Con đường ấy khác với những lời kêu gọi của ông cựu thủ tướng Cộng sản Việt Nam khác, Võ Văn Kiệt kêu gọi đã đến lúc Việt Nam cần xây dựng một đất nước mới không theo đuổi một mô hình nào đã sẵn có trên thế giới và kêu gọi sự tham dự của các thành phần khác ngoài đảng Cộng sản.

Bản tin về chuyến đi của ông Nguyễn Minh Triết của Việtnam.net phản ảnh tinh thần một chữ hai nghĩa, một quan điểm mập mờ “double speak” của cuốn sách George Orwell 1984 “chủ tịch nhà nước khẳng định không có chuyện bắt bớ, xét xử vì bất đồng chánh kiến”, “bất đồng chánh kiến là chuyệân bình thường, ngay trong Đảng cũng có nhiều ý kiến khác nhau”. Chủ tịch Triết lưu ý: nước nào cũng có pháp luật. “Dân chủ nhân quyền cũng vậy... ở Mỹ bang này bang khác vẫn còn án tử hình... Đó là do đặc điểm của mỗi nơi mỗi khác, không thể áp đặt”. Ông Triết nhấn mạnh “trong những năm chiến tranh, bao nhiêu người VN đã bị bắt bớ, tra tấn tù đầy. Chúng tôi đấu tranh đòi độc lập nhưng không hề có vũ khí, vậy mà cũng bị bắt bỏ tù”.


Chuyện cũ năm 1968

Ông Nguyễn Minh Triết có máu khôi hài của những người Cộng sản, điển hình là Stalin và Mao Trạch Đông, đấu tranh dựa trên “bạo lực cách mạng” nhưng luôn luôn nói chuyện hòa bình. Vì ông Triết không thực hiện nghị quyếât 36 với cộng đồng người Việt hải ngoại như đảng đề xướng, chỉ làm hòa với Mỹ, nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông, tôi không thể quên một câu nói của TT Hoa Kỳ Franklin Roosevelt “không một ai, không một quyền lực nào có thể xóa bỏ những kỷ niệm trong trí nhớ” và đành viết lại những câu chuyện trong quá khứ.

Năm 1968 là năm nóng bỏng, mưa bão sấm sét của cả thế giới, một năm hiếm hoi của lịch sử trên toàn thế giới với những cuộc nổi loạn và cách mạng bùng lên khắp nơi thách đố quyền lực của các chế độ độc tài, công sản hay không cộng sản. Ở Tiệp Khắc, sinh viên nổi dậy chống lại chế độ bù nhìn Cộng sản, bị đàn áp khi đối đầu bất bạo động với đoàn xe tăng Liên Xô cùng 165,000 quân trong khối Đông Âu. Sinh viên Tiệp của “mùa Xuân Tiệp Khắc” đòi tự do dân chủû đánh dấu bước đầu của sự cáo chung chế độ Cộng sản Âu Châu 21 năm sau với sự giải phóng Ba Lan, Tiệp Khắc, Đông Đức và các nước trong khối Liên Xô, một bước tiến quan trọng trong lịch sử thế giới. Tháng 5, 1968, phong trào sinh viên Paris làm rúng độâng chánh quyền Charles de Gaulle, chiếm cứ đại học Sorbonne. Tháng 10, đảng PRI ở Mexico dùng bạo lực tàn sát phong trào sinh viên phản kháng. Ở Tây Ban Nha, nhà độc tài Francisco Franco nắm quyền 29 năm bị sinh viên biểu tình ném đá đòi “tự do” và “đả đảo Franco”, sinh viên đóng cửa các trường học, dẫn đến sự sụp đổ của chế độ độc tài quân phiệt.

Phong trào sinh viên đấu tranh bùng nổ khắp nơi, giới trẻ chống lại độc tài ở Paris, ở Prague, ở Berkeley ở Colombia, ở Chicago và đồng thời nổi dậy ở Warsaw, ở Berlin, ở Rome, ở Basque và ngay cả ở Trung Hoa cũng xẩy ra một cuộc cách mạng văn hóa. Năm 1968, là năm mở đường cho cách suy nghĩ mới cũng là năm Liên Hiệp Quốc tuyên bố “Năm Quốc tế Nhân quyền”. Trong khi đó năm 1968 ở Việt Nam là năm mở đầu chiến thắng của Cộng sản với Tết Mậu Thân. Nước Việt Nam tự hào 4000 năm văn hiến đã đi lùi với lịch sử. Nhóm sinh viên đấu tranh ở Saigon bị Mặt Trận Giải Phóng miền Nam giật dây và gia nhập đảng Cộng sản dẫn dắt đất nứơc đi ngược chiều lịch sử thêá giới. Năm 1968, các phong trào sinh viên đấu tranh thế giới có tính cách bất bạo động thật sự còn phong trào sinh viên đấu tranh Saigon có tính cách bấât bạo động giả tạo với Cộng Sản đứng sau lưng.

Các sinh viên, học sinh nổi tiếng thời ấy, Huỳnh Tấn Mẫm, Dương Văn Đầy, Nguyễn Thanh Công, Bùi Quốc Châu, Trần Thị Lan, Lê Văn Nuôi v.v... vào đảng Cộng Sản năm 1968. Đằng sau họ là Mặt Trận Giải Phóng miền Nam với đảng viên trẻ Trương Tấn Sang, Nguyễn Minh Triết (vào đảng năm 1963). Bạo lực cách mạng đã thủ tiêu mờ ám các thành phần lãnh tụ sinh viên trong Tổng hội Sinh viên Saigon khi Huỳnh Tấn Mẫm hay các lãnh tụ sinh viên Cộng sản thất cử. Thêm vào đó năm 1968 là năm bạo lực với quân đội Bắc Việt xuất hiện trên chiến trường cùng với những loạt pháo kích giết người không phân biệt thường dân hay địch trên các thành phố lớn và ở Saigon. Ông Mai Chí Thọ (qua đời hai tuần trước), thủ trưởng của các ông Triêt và ông Sang đã phải bắt buộc nghe lời ông Phạm Xuân Ẩn, ra lệnh ngưng pháo kích vào Saigòn vì đó là chánh sách mất nhân tâm (theo lời ông Ẩn).

Nhờ chuyến đi của ông Nguyễn Minh Triết mà tôi lại được hiểu rõ được hai chữ Việt kiều và Người Việt Hải Ngoại.

Việt kiều là những người được ông Phan Văn Khải, ông Nguyễn Minh Triết tiếp đón, những người có công với Cộng sản trước và sau 1975. Người Việt Hải Ngoại là người Việt ở nước ngoài đa số đi sau 1975, có lòng yêu nước nhưng không yêu xã hội chủ nghĩa, những người đã gởi hàng tỷ Mỹ kim mỗi năm về Việt Nam trong những năm đau khổ “chưa tan ngàn giọt lệ”, tiếp tục gửi về cho đến năm 2007 để những người ở lại có một cuộc sống khả dĩ không bị thua kém lắm với cán bộ nhũng lạm tiêu xài hàng ngàn Mỹ kim trong một đêm.

Việt kiều là những người sẽ được về VN không cần thị thực vì phải ký giấy “là người VN” chịu pháp luật Việt Nam, không chốùng chánh phủ không tranh đấu đòi dân chủ. Việt kiều là những người sẽ được đầu tư mua nhà cửa. Việt kiều là những người đã rời Việt Nam 50 năm như chị Hương nói chuyện với ông Triết, 50 năm tức là rời VN trước 1975, những người phản chiến hoặc ở New York hoặc ở Berkeley. Việt kiều là những người chạy theo quyêàn lực như Bs Phạm Đăng Long Cơ ngồi cùng bàn tiệc với ông Triết và ông Nguyễn Cao Kỳ ở Dana Point California, trong khi người Việt Hải Ngoại bên ngoài biểu tình đòi nhân quyền. Việt kiều như Bs Cơ viết một bài dài đăng báo tự kiểm “gia đình đã làm ác nhiều thế hệ tri phủ tri huyện, trừ tôi bác sĩ cứu nhân độ thế” để lập công trước khi về Việt Nam mười năm trước, bài viết như bài tự khai tự kiểm của tù cải tạo.

Việt kiều như cựu phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ đã có công với Việt cộng, không phải trong mấy năm nay từ ngày ông ồn ào về nước. Năm 1968 Phong trào Sinh viên Học sinh tranh đấu cộng sản ở Saigon sống sót nhờ ông Kỳ. Tết năm 2006, học sinh Lê Văn Nuôi, tổng thư ký Ban đại diện học sinh trường Cao Thắng, cựu Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ (đảng viên Cộng sản nhưng sau khi đi Mỹ về năm 1995 đã cùng với cô Hạnh làm thống kê cho biết giới trẻ Saigon yêu thích bác Bill Gates Microsoft hơn bác Hồ và đăng chuyện bác Hồ có vợ trên báo Tuổi Trẻ nên bị đảng khiển trách kỷ luật) đã viết lại rằng năm 1971, ông Nguyẽn Cao Kỳ đã cho phép ông Nuôi và nhóm sinh viên tranh đấu ở nhà sau của phủ Phó Tổng Thống in truyền đơn, hội họp. Cảnh sát Saigon đã bị ông Kỳ ngăn chặn không cho lục soát và bắùt nhóm sinh viên Cộng Sản. Ông Nguyễn Văn Thiệu không bắt lầm và trao đổi tù binh năm 1973 ở Lộc Ninh như báo chí thiên tả ngày đó tố cáo. Ông Nuôi viết rằng, họ đã thoát được vì ông Kỳ ghét ông Thiệu nên che chở cho họ, điển hình cá tính “hữu dõng vô mưu” của ông tướng Không quân, người thích làm anh hùng nhưng mắc mưu Cộng sản từ ngày ấy.


1975 –2007

Viết đến đây, nhớ chuyện cũ, tôi lại nhớ đến một câu nói của nhà thơ Ezra Pond: “Một trong những thú vị của tuổi trung niên là nhìn thấy ai phải ai trái, ai đúng hơn ai vào lứa tuổi 17 và 23!”

Năm 1968, ông Triết và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đi ngược với lịch sử. Năm 1975, miền Nam thua trận nhưng đã giải phóng cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Những người trong MTGPMN từ ông chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ trở xuống đều thấy ánh sáng miền Nam với nền kinh tế tư bản như thú nhận của cựu Thủ tướng Phan Văn Khải nhưng họ một lần nữa thụi lùi về kinh tế, không thoát ra được sự kềm kẹp của đảng Cộng Sản Việt Nam và những thành phần thủ cựu ở ngoài Bắc.

Trong 20 năm từ 1975 đến 1995 (khi Hoa Kỳ tái lập bang giao) kinh tế miền Nam lâm nguy nhất là từ khi Nga và khối Đông Âu xụp đổ. Những người trong Mặt Trận như ông Triết ít có ai “bất đồng ý kiến là chuyện bình thường, ngay trong đảng cũng có nhiều ý kiến khác nhau”.

Trong đoàn thăm viếng Hoa Kỳ với ông Triết có con ông Phạm Xuân Ẩn, Luật sư Phạm Xuân Hoàng Ân tốt nghiệp đại học Duke làm thông dịch viên, cho nên nhờ ông Ân mà tôi nhớ đến bài phỏng vấn của ký giả Thomas Baas với ông Ẩn trên báo New Yorker. Ông Baas hỏi ông Ẩn (một đảng viên đảng Cộng Sản được thu vào đúng năm 1957 bởi Mai Chí Thọ chứ không phải Lê Đức Thọ và biết CS sau 75 như sách Larry Bergman) tại sao không viết hồi ký. Ông Ẩn trả lời “họ sẽ giết tôi, ở đây không ai được nói sự thật”. Ở trong đảng bất đồng ý kiến như ông Ẩn được đi học tập ngoài Bắc sau 1975, và khi hấp hối vẫn còn bị lo sợ ám ảnh nói với vợ “chúng sắp tra tấn bỏ đá vào miệng anh rồi em ơi”.

Phái đoàn đi thăm Hoa Kỳ của ông Nguyễn Minh Triết lại thiếu thân thiện với chủ nhà. Một sai lầm lớn khi họ đem theo hai nạn nhân chất độc Da Cam. Nạn nhân của chất đôc da cam không được bồi thường từ khi Mỹ Việt ký hiệp định bình thường hóa bang giao năm 1995, trong đó Việt Nam đã đồng ý bỏ tất cả các vụ kiện đòi bồi thường vì thuốc khai quang.

Năm 1979, khoảng 8000 cựu chiến binh đã thưa các hãng hóa chất Dow, Monsanto, Diamond Shamrock, Hercules, Uniroyal, T-H Agricultural and Nutrition và hãng Thompson. Năm 1987, các vụ kiện ấy được bồi thường 180 triệu Mỹ kim. Chánh quyền Hoa Kỳ cho rằng đây là một quyết định chánh trị và thương mại vì các khoa học gia Hoa Kỳ chưa chứng minh và công nhận tai hại của Dioxin. Các nghiên cứu y khoa ở VN với sự giúp đỡ của đại học Y khoa Texas Dallas chỉ dựa vào yếu tố môi sinh và dịch học (các tật dị dạng bẩm sinh được tìm thấy ở các vùng bị rải thuốc khai quang). Các nghiên cứu không thiết lập được nguyên nhân và hậïu quả cuả chất da cam trên cơ thể con người. Các cuộc khảo cứu không dùng phương pháp đối chiếu và kiểm chứng trung lập (double blind) nền tảng của nghiên cứu khoa học. Nồng độ Dioxin trên cơ thể cũng phức tạp và nghiên cứu tốn kém. Các bệnh mà Hà Nội đã đưa ra kết tội Mỹ: ung thư gan và đường mật, ung thư sinh dục phụ nữ, ung thư máu, ung thư vú, xẩy thai, tật nguyền bẩm sinh, sanh non, ung thư trẻ em v.v... không được Uỷ ban Học viện Y khoa Hoa Kỳ công nhận vì thiếu bằng chứng. Năm 1992, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã từ chối xử án vụ thưa kiện của các cựu chiến binh với công ty Diamond Shamrock, đối với Tối Cao Pháp viện Hoa Kỳ vụ Dioxin đã chấm dứt (Res Judiceter)

Vì vậy người ta không ngạc nhiên khi Hoa Kỳ chỉ đồng ý giúp đỡ Việt Nam dọn sạch các khu vực có nồng độ Dioxin cao như ở Đà Nẵng và Biên Hòa.

Tụt hậu về chính trị, ông Triết muốn dùng nạn nhân chất độc da cam để đánh thức lương tâm thế giới điều mà cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Trọng Nhân đã cố thực hiện và thất bại vào năm ngoái. Ông Triết quên rằng lương tâm của Hoa Kỳ và thế giới hiện nay hướng vào vấn đề nhân quyền nhất là sau khi đài tưởng niệm nạn nhân Cộng Sản đã được khánh thành ở Hoa Thịnh Đốn trong đó có những thuyền nhân bỏ nước ra đi sau 1975 và những người cả hai miền Nam Bắc đã chết vì ý thức hệ Cộng Sản trong 21 năm chiến tranh và trong thời kỳ đen tối của đất nước từ 1975 đến 1995. Và lần này vấn đề nhân quyền được cả lưỡng Đảng ủng hộ.

Mỗi nước có luật lệ như ông Triết nhận định, nhưng khác với nhận định của ông Triết, tất cả các nước đều tôn trọng những quyền căn bản làm người trong hiến chương Liên Hiệp Quốc, quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tôn giáo ngoại trừ bốn nước Cộng sản còn sót lại trên thế giới.

Lương tâm của thế giới ngày nay còn chú ý đến vấn đề tham nhũng, “Không nên nghĩ rằng cán bộ mình, dân mình tham nhũng nhất thế giới”, có lẽ chỉ có những ngườøi không thực quyền như ông Triết mới nghĩ vậy.

Báo điện tử Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Nhân Dân, Saigon Tiếp Thị, hàng ngày viết về tham nhũng. Quốc hội bàn về tham nhũng nhưng tham nhũng vẫn không được giải quyết. Tham những lan tràn đến ngành y tế. Bệnh nhân phải hối lộ bằng phong bì từ “khâu” nhập viện đến xuất viện. Những cán bộ cao cấp như ông Triết khi bịnh đi Singapore chữa trị, không tin tưởng nền y tế VN, ông qua quận Cam để tiếp tục “check up” với bác sĩ người Việt Nước Ngoài cho nên ông không tin Việt Nam có nạn tham nhũng trầm trọng.

Thập niên 1930, chủ tịch Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước, kết cục đưa đất nước vào con đường cộng sản không lối thoát trên 60 năm. Năm 2007, chủ tịch Nguyễn Minh Triết đi Hoa Kỳ tìm đường cứu đảng, ông gặp chống đối của những người yêu tự do, dân chủ nhưng hiểm họa đảng Cộng sản VN sẽ phải đương đầu không phải là những người Việt Hải ngoại hay Hoa Kỳ. Đảng viên Cộng sản Việt Nam sẽ phải đối đầu với chính con cháu họ.

Nhà văn Vargas Llosa người Peru có kinh nghiệm với chế độ độc tài đã viết đúng như tình trạng của những người CSVN cấp tiến hiện nay: “Cho dù người cha tiến bộ, làm kinh tế cộng tác với chế độ độc tài, họ sẽ phải đối diện với những đưá con của họ, trẻ tuổi, năng động, lý tưởng, tin tưởng và công lý và tự do. Những đứa con này sẽ thấy cha của họ phục vụ cho chế độ độc tài, kiểm duyệt, bắt bớ đối lập, tham nhũng tận xương tủy. Các chế độ độc tài nhiễm độc tất cả mọi thứ trong tay họ từ các cơ sở chánh trị cho đến tình cha con.”

Việt Nguyên
(24-6-2007)

Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 4 5 6 ... 19
Send Topic In ra