Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - :: Bến Thơ ViệtDươngNhân ::  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 15 16 17 18 19 ... 28
Send Topic In ra
:: Bến Thơ ViệtDươngNhân :: (Read 48243 times)
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
:: Bến Thơ ViệtDươngNhân ::
Reply #240 - 04. Jun 2010 , 12:59
 
Chào TL, HMNâu, NTrinh,

Xin lỗi các em, 7 trả lời trễ - 7 "chèo" đi xa quá mới "chống" trở dìa đây Smiley - 7 rất vui có bạn Đạo để được nói chuyện về "Tâm Linh Phật Học". Mỗi người hấp thụ mỗi khía cạnh "Căn Cơ" khác nhau - Nhưng rồi như trăm ngàn "nhánh sông" cũng cùng trôi ra "Biển Diệu".

Hỗm rày đi đó đây nên vắng nhà. Paris đang nóng 30°c mà đôi mắt 7 hơi sưng sưng rồi  Smiley Cry.
Và cũng đọc thơ chuẩn bị "Vu Lan" của Thầy Mặc Giang và sắp "rinh" đi "gieo thả" mấy 4rum.
Vài hàng cùng các em - 7 cũng chúc tất cả vui vẻ cuối tuần.
Thân mến hoahong.gif hoahong.gif
7_vdn


Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: :: Bến Thơ ViệtDươngNhân ::
Reply #241 - 05. Jun 2010 , 21:49
 
vietduongnhan wrote on 04. Jun 2010 , 12:59:
Chào TL, HMNâu, NTrinh,

Xin lỗi các em, 7 trả lời trễ - 7 "chèo" đi xa quá mới "chống" trở dìa đây Smiley - 7 rất vui có bạn Đạo để được nói chuyện về "Tâm Linh Phật Học". Mỗi người hấp thụ mỗi khía cạnh "Căn Cơ" khác nhau - Nhưng rồi như trăm ngàn "nhánh sông" cũng cùng trôi ra "Biển Diệu".

Hỗm rày đi đó đây nên vắng nhà. Paris đang nóng 30°c mà đôi mắt 7 hơi sưng sưng rồi  Smiley Cry.
Và cũng đọc thơ chuẩn bị "Vu Lan" của Thầy Mặc Giang và sắp "rinh" đi "gieo thả" mấy 4rum.
Vài hàng cùng các em - 7 cũng chúc tất cả vui vẻ cuối tuần.
Thân mến hoahong.gif hoahong.gif
7_vdn



Chi 7 thân ái
Ủa Chi chèo đi xa lắm ah - làm mấy em của chi chờ nè -em cũng rất vui - khi được biết Chi -đươc học hỏi - chia sẽ với Chi, Nâu, chi NT  để cùng nhau tiến bước trên đường tu học -
7 bi dị ứng ah - bên em cũng bắt đầu nóng -có những ngày lên tới 86 độ F. Em cũng đang đọc VÔ NGẢ VÔ ƯU- em đọc rất chậm chi ơi -và em nghe băng giảng cũng chậm -

em mang về đây bài sám này nè chi -
SÁM TU TẬP

Cúi đầu đảnh lễ Như Lai,
Cha lành của khắp vạn loài chúng sinh.
Cùng chư Bồ-tát quang minh,
Tâm từ soi sáng hữu tình trầm luân.
Chúng con cùng các quyến thân,
Người còn kẻ mất, người gần kẻ xa,
Từ nay quy mạng Phật-đà
Học theo chánh pháp cùng là Thánh Tăng. O
Hiểu rằng cuộc sống thế nhân,
Vây quanh sóng khổ, bủa giăng gió sầu,
Dù rằng nghèo khổ sang giàu.
Kẻ nào khỏi khóc, người nào khỏi than.
Khi thì hợp, khi thì tan,
Lúc say quyền quý, lúc chan tủi sầu.
Những cơn bệnh hoạn đớn đau,
Những lần tử biệt biết bao nỗi buồn.
Lệ nhiều hơn nước mưa tuôn,
Máu nhiều hơn nước trên nguồn đổ xuôi.
Người đời gắng gượng tìm vui,
Trò chơi hư ảo chôn vùi tâm linh. O
Nào là rượu, nào là tình,
Xong rồi nhìn lại thấy mình tội thêm.
Nỗi lo của kẻ đi đêm,
Biết mình nặng nghiệp chưa tìm lối ra.
Nay con sám-hối Phật-đà,
Ăn năn lỗi trước, ngăn chừa lỗi sau.
Hiểu rằng nguyên cớ khổ đau
Đều do ích kỷ gốc sâu tạo thành.
Tham lam dẫn đến tranh giành,
Hận thù dẫn đến nhục hình lẫn nhau.
Kiêu căng tự đại tự cao,
Hơn thua đố kỵ người nào giỏi hơn.
Chìm trong bóng tối chập chờn,
Si mê chấp ngã nặng hơn núi cồn.
Lang thang ngàn kiếp trầm luân,
Khổ đau chất lại vạn lần biển khơi.
Nay con quỳ dưới Phật đài,
Nguyện theo giáo pháp Như Lai nhiệm mầu.O
Niết-bàn, lòng nguyện tin sâu,
Là nơi chấm dứt khổ đau luân hồi.
Vượt ngoài ba cõi ngàn đời,
Từ bi trí giác rạng ngời vô biên.
Hiểu rằng nhân quả nghiệp duyên,
Công bằng chi phối mọi miền thế gian.
Người sung sướng, kẻ lầm than
Đều do nghiệp trước cưu mang đến giờ.
Nên không yên lặng đợi chờ,
Mà lo gắng sức giúp cho mọi người.
Người vui là chính con vui,
Người buồn con cũng ngậm ngùi sẻ chia. O
Hiểu rằng một sớm mai kia,
Xác thân tạm bợ trở về hư vô.
Nên không khờ dại tôn thờ
Cái mà bệnh chết sẽ chờ lấy đi.
Nay còn sức khỏe xuân thì
Khéo siêng làm phước dành khi trở về.
Hiểu rằng ngàn kiếp si mê,
Tham lam ích kỷ nặng nề âm u. O
Nay theo Phật, Đấng Đại Từ,
Trái tim xin mở rộng như biển ngàn.
Thương yêu khắp cả thế gian,
Dù là kẻ oán người thân cũng đồng.
Nơi cõi sống, chốn tử vong,
Rừng cây chim thú, biển sông cá kình.
Nguyện lòng thương khắp chúng sinh,
Như thương quyến thuộc thâm tình đã lâu. O
Từ nay mãi đến ngàn sau,
Sống vì tất cả, chẳng cầu riêng tư.
Hiểu rằng ba cõi ngục tù,
Thân là cát bụi, tâm là bóng mây.
Từ lâu như kẻ ngủ say,
Si mê chấp ngã chưa ngày thoát ra. O
Cúi đầu đảnh lễ Phật-đà,
Bậc Thánh Vô Ngã vượt xa thế trần.
Vì không còn chấp ngã nhân,
Người thành vũ trụ, Người thành trăng sao.
Tâm Vô Ngã là đỉnh cao,
Con xin phát nguyện ngày nào chứng nên.
Chí tu học quyết vững bền,
Độ sinh vì Phật báo đền ơn sâu.   O
Hôm nay tha thiết nguyện cầu,
Xin đem công đức từ lâu đã làm,
Hướng về thế giới cõi âm,
Dành cho thân quyến còn cầm tại đây.
Mong sao cho những vị này
Nương nhờ sức Phật về ngay cõi lành. O
Thân an lạc, trí hiển minh,
Được chư Bồ-tát chung quanh dắt dìu.
Tu theo Phật pháp cao siêu,
Dần dần thành tựu những điều lớn lao.
Tâm siêu thoát khỏi trần lao,
Bước vào Phật địa, dự vào Thánh lưu.
Rồi dùng hạnh nguyện đại từ,
Hóa thân ba cõi vân du sáu đường.
Gieo chánh pháp đến ngàn phương,
Đưa người mọi nẻo về nương Phật-đà.OOO
Chúc 7, Nâu, My, chi NT thân tâm luôn thường lạc-  openflow.gif openflow.gif openflow.gif
Back to top
« Last Edit: 05. Jun 2010 , 21:51 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
:: Bến Thơ ViệtDươngNhân ::
Reply #242 - 06. Jun 2010 , 04:51
 
Chào TL & cả Trường LVD hoahong.gif

Bài "SÁM TU TẬP" hay quá.
Đọc từ từ... 7 có quyển sách "VNVƯ" lâu rồi - 7 đọc trọn vẹn 3 lần - Nay các cháu đang chuyền tay thay phiên nhau đọc. Có đứa nói : "Con đọc quyển "VNVƯ" mê quá Dì 7 ơi !" Smiley Cũng mừng cho mấy đứa con gái, con trai tuổi xồn xồn (tứ tuần) mà thích đọc học Phật Học.
Chúc em & tất cả vui vẻ chiều chủ Nhật.
hoahong.gif hoahong.gif  Kiss  Kiss
7_vdn
Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: :: Bến Thơ ViệtDươngNhân ::
Reply #243 - 08. Jun 2010 , 18:33
 
VÔ NGÃ VÔ ƯU


Thiền Quán Về Phật Đạo

Tác Giả
: Ni sư Ayya Khema -
Người Dịch
: Diệu Liên Lý Thu Linh
Dịch từ bản tiếng Anh
: Being Nobody, Going Nowhere - Meditations On The Buddhist Path
Wisdom Publications 1987

Thanh tịnh Và Tĩnh Giác (Chương 3)

   Có rất nhiều phương pháp tu Thiền.   Trong “Thanh Tịnh Đạo” (Path of Purification) có hơn bốn mươi cách được liệt kê, nhưng chỉ có hai phương hướng, hai con đường ta phải đi đến: Thanh tịnh và Tỉnh giác.  Thanh tịnh và Tỉnh giác luôn đi đôi với nhau. Giống như phương hướng, và mục tiêu.  Ta phải biết con đường để đi đến mục tiêu.

   Ta cần phải thực tập cả hai phương cách, Thanh tịnh và Tỉnh giác, để đạt được những kết quả mà Thiền sẽ mang đến cho ta.  Phần đông chúng ta đều muốn được an lạc.  Ai cũng muốn được bình yên, muốn được có cảm giác vui sướng, mãn nguyện. Trong Thiền định, nếu ta thoáng bắt được cảm giác an lạc đó, ta sẽ hạnh phúc biết bao.  Nhiều người đã  thỏa mãn khi đạt được đến trình độ đó.  Nhưng thanh tịnh không phải là mục đích của Thiền.  Đó chỉ là phương tiện đưa đến cứu cánh. Thanh tịnh là phương tiện.  Sự tỉnh giác trong nội tâm mới là cứu cánh.  Phương tiện rất cần thiết nhưng không thể lầm lẫn chúng với cứu cánh. Nhưng vì phương tiện đó tạo ra sự thoải mái, dễ chịu, ta trở nên bám víu vào chúng. 

   Vấn đề của chúng ta là luôn chạy đuổi theo sự dễ chịu và xa lánh sự khó chịu.  Vì chúng ta coi mục đích của cuộc đời là được dễ chịu, hạnh phúc, nên dường như ta chẳng có mục đích gì cả trong cuộc đời.  Không thể nào tước bỏ hết tất cả những điều khó  chịu, đau khổ trong đời, mà chỉ giữ lại những gì ta ưa thích.  Chừng nào ta còn coi đó là mục đích của mình thì ta không có mục đích gì  cả.  Trong Thiền cũng thế.

   Như thế thì làm cách nào chúng ta  có thể đạt được sự thanh tịnh, và điều đó ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào?  Bằng cách thực tập chú tâm vào hơi thở, dần dân ta sẽ tìm được sự thanh tịnh.  Tâm ta sẽ ngưng suy nghĩ trong một giây phút nào đó, và ta sẽ cảm thấy hoàn toàn thư thái, dễ chịu.  Tâm suy nghĩ không bao giờ được thư thái,  vì suy nghĩ là một quá trình chuyển động, và bất cứ sự chuyển động nào cũng tạo ra ma xát.  Tuy nhiên ta có thể tìm được sự thanh tịnh trong một giây phút nào  đó, hay dài hơn, nếu ta tiếp  tục tu tập và tăng thời gian tham Thiền lên.  Điều đó không có gì khó.  Có thể  lúc đầu ta thấy khó khăn, nhưng với sự kiên trì, nhẫn nại, một chút duyên lành và một nơi yên tĩnh, ta có thể làm được điều đó.

   Chắc rằng chúng ta đều  có duyên lành, nếu không ta đã không có mặt nơi nầy.  Những người có ác nghiệp sẽ không tìm được đến với Thiền, hoặc giả như có, họ cũng  không  trụ lại.  Do  đó nói ta đã có sẵn duyên lành là vậy.

   Về lòng kiên nhẫn, bạn cũng không thiếu, nếu như bạn đã chịu khó đọc đến những dòng nầy.  Chỉ cần thêm một yếu tố nữa đó là ý chí, sự quyết tâm.  Khi ngồi xuống chiếu Thiền, bạn cần tự nhủ: ‘Tôi sẽ chú tâm vào từng hơi thở, nếu tôi có lơ là, tôi sẽ bắt đầu trở lại”.  Cần làm như thế  để giữ cho tâm thăng bằng, giống như người đi trên dây xiếc.  Mỗi lần lao đao, ta phải lấy lại thế cân bằng.  Vì thế ta cần có sự quyết tâm.

   Khi cảm giác thanh tịnh, thư thái dấy lên -- cái cảm giác mà Phật gọi là sự thanh tịnh ngay giờ phút hiện tại --  rồi qua đi, không thể khác được, vì bất cứ điều gì  đã có sinh thì phải hoại, phản ứng đầu tiên mà tâm phải có là nhận ra tính cách vô thường của sự vật, chứ không  phải để thất vọng kêu lên: “Ồ, nó lại  qua mất  rồi”.  Hoặc là “Cảm giác vừa rồi dễ chịu quá, làm sao để có lại cảm giác ấy”,  như cách ta vẫn phản ứng lâu nay.

   Sống theo Pháp, hành theo Pháp, là những hành động không bình thường.  Khác với mọi người chung quanh.  Khi Phật còn ngồi dưới cây bồ đề, trước khi Giác ngộ, khi Sujata mang dâng ngài sữa trong chiếc tô vàng, cô cũng cúng dường luôn chiếc tô quí.  Đức Phật sau khi uống xong, đã thả chiếc tô vàng xuống dòng sông trước mặt, và nói nếu như cái tô chảy ngược với dòng nước sông, Ngài sẽ giác ngộ.  Và cái tô đã chảy ngược dòng.  Điều đó có thể xảy ra không? Có lẻ pháp thoại đó  muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng khi ta sống với Pháp, chúng ta phải đi ngược lại với dòng chảy của bản năng, của các khuynh hướng tự nhiên.  Chúng ta phải đi ngược lại với những sự dễ dãi, thoải mái, những gì tất cả mọi người khác đều theo đuổi.  Chảy ngược dòng bao  giờ cũng khó hơn là thuận, xuôi theo dòng.

   Cảm giác thoải mái, tự tại mà ta cảm nhận được trước hết ở thân, rồi đến tâm, cũng sẽ qua đi.  Chúng ta phải nhận ra tính cách vô thường của nó, để ta có thể sử dụng nó cho một mục đích.  Nếu không,  ta chỉ sử dụng cảm giác thanh tịnh đó cho  sự thoải mái của riêng ta. Mà chỉ để thoải mái cho thân ta là ta đã ích kỷ, chỉ biết đến riêng mình, không phải là để  tiến tới vô ngã, là cái gốc của những điều Phật dạy.

   Giáo lý của Đức Phật nhằm hướng ta đến vô ngã.  Ngài nói: “Ta  chỉ dạy một điều, đó là giải thoát, chấm dứt khổ đau”.  Điều đó không có nghĩa là tất cả khổ đau trên đời đều chấm dứt.  Điều đó có  nghĩa  là nếu không có một cái tôi để đón nhận khổ đau, thì không có khổ đau.  Cái tôi sẽ biến mất.  Nếu không có ai ở đây có vấn đề, thì làm gì có vấn đề?  Nếu dùng cảm giác tự tại chỉ cho riêng mình, thì ta đã đi ngược lại với lời Phật dạy.

   Luôn trở về với hơi thở sẽ giúp ta đạt đến trạng thái thanh tịnh. Chánh niệm, trong Bát Chánh Đạo, dạy  ta sự chú tâm đúng, đưa đến thiền định. Theo dỏi hơi thở là việc cần làm, nhưng không có ai đạt được thiền định chỉ bằng ao ước hay một  vài buổi ngồi thiền.  Tất cả cần có thời gian.  Do đó khi ngồi Thiền, ta cần đưa bất cứ vọng tưởng nào dấy lên trở về với sự tỉnh thức.  Bất cứ ý tưởng nào  cũng thế, chúng không phải đến để phá rối chúng ta,  cũng không phải là dấu hiệu chứng tỏ ta không thích hợp với Thiền, cũng không phải cảm giác làm ta thấy quá nóng, hay quá lạnh.  Không có gì  giống như thế cả.  Vọng tưỡng không phải là kẻ phá rối trật tự của chúng ta.  Chúng là ông thầy của chúng ta.

   Mỗi vọng tưỡng là một ông thầy, ‘dạy’ cho ta biết tâm ta lăng xăng, không thể nương tựa, không thể tin cậy được. Nó suy nghĩ cả về những điều ta không muốn nghĩ  đến, cả khi ta chỉ muốn được hoàn toàn yên tĩnh và tự tại.  Trước hết, ta cần biết là  tâm không phải là một phần tuyệt vời của chúng ta, dù rằng nhờ nó ta  có thể thâu thập  được  kiến thức, có thể  hồi  tưỡng, có thể hiểu một số khái niệm và phạm trù.  Tuy nhiên nó là một cái tâm lăng xăng, luôn thay đổi và  nó sẽ  không làm những gì chúng ta  đòi hỏi ở nó.

   Điều thứ hai, ta cần nhớ, là khó thể  tin vào tâm.  Ta không nên tin vào tất cả mọi tư tưởng qua đầu ta.  Chúng đã đến  không mời mọc, thì tự chúng cũng  sẽ ra đi.  Chúng chẳng có ích lợi gì, nhất là khi ta đang ngồi thiền. Chúng có thể là những gì đã xảy ra trong quá khứ. Hay chỉ thuần là vọng tưỡng.  Đôi khi chúng làm ta khó chịu, hay chỉ nhẹ nhàng như một giấc mơ.  Có  khi chúng đến lộn xộn  không đầu đuôi.  Chúng nhanh chóng đi qua  đầu  ta, trước khi ta kịp nhận mặt chúng.  Vậy tại  sao ta lại tin vào những điều mình thường suy nghĩ?

   Trong lúc ngồi Thiền, chúng ta có cơ hội để quan sát tâm -tư tưởng đi qua trong đầu- và luyện tập không để bị chúng lôi  kéo.  Thế thì tại sao trong đời sống hằng ngày ta lại tin vào chúng và để chúng lôi  kéo ta theo?  Khi tâm nói “Người nầy thật xấu”,  “Người kia nói láo”, ta tin theo những điều đó.  Khi tâm nói “Tôi chán quá.   Mệt mỏi quá”, “Tôi cần thứ nầy” hay “Tôi phải có thứ kia”, ta nghe theo.  Ta tin theo tất cả - nhưng tại sao ta phải tin chúng?  Trong khi tất cả  mọi suy tưỡng  đều xảy ra theo một tiến trình, trong đời thường cũng như lúc hành thiền.  Tư  tưỡng dấy khởi lên, dừng lại trong chốc lát, rồi  qua đi không theo một  mẫu mực nào hay lý do nào.

   Khi đã thực sự nắm bắt được ý nghĩa của tiến trình nầy,  ta có  thể thay đổi những suy nghĩ hiện lên trong đầu và các tư tưởng ta muốn nghĩ  tới.  Điều đó  có thể thực hiện được khi ta không còn tin vào những điều tâm nói nữa, mà chỉ quan sát tiến trình của chúng.  Cũng như với không khí chung quanh ta.  Ta không nắm không khí trong tay và bảo rằng không khí là  của riêng mình, dầu  rằng không có nó ta không thể nào sống nổi.   Đơn giản là không khí có mặt ở  mọi nơi.  Tư tưởng cũng thế.  Tiến trình của tư tưởng xảy ra tự nhiên trong tâm ta, và khi nào chúng ta còn sống, tiến trình đó triền miên tiếp tục, dầu rằng chúng không đáng tin, không thể dựa vào.  Bởi thế, nếu ta có thể gạt bỏ phần lớn các suy tưởng trong đầu mình, thì lại tốt hơn.

   Ta còn có thể quan sát về  tâm ở một khía cạnh khác.  Là khi ta ngồi thiền, nhưng không thể tập trung tư tưởng,  khi ta buồn ngủ, không  chú tâm, ta hiểu rằng khi tâm không được ‘giải buồn’, nó muốn ngủ.   Tâm luôn muốn được tiêu khiển.  Nó cần đọc sách, coi TV, thăm hàng xóm, nó cần được làm một thứ gì  đó, bất cứ thứ gì để giải buồn, để được bận rộn.  Nó không chịu ngồi yên.  Đó là một điều thú vị để biết  về chính mình.

   Hãy tưỡng tượng bạn phải ở một mình trong một tuần, chỉ  một mình, không có bất  cứ thứ gì để tiêu khiển.  Bạn sẽ  coi đó là cực hình, mà  thực vậy, vì tâm không thể chịu đựng nổi.  Nó luôn cần được ‘cho ăn’.  Giống như thân cần được ăn, tâm cũng  vậy.  Nó cần một  thứ gì đó từ bên ngoài, vì  chính tự nó  không thể  thỏa mãn với chính mình.  Khi ngồi thiền, ta sẽ khám phá ra điều đó về tâm.
   Nhưng các vọng tâm thì vô thường.  Chúng dấy lên, rồi qua đi.  Chúng không luôn có mặt như hơi thở của ta.  Nếu chú tâm ta sẽ nhận biết khi nào vọng tưỡng dấy khởi.  Khi chúng qua  đi, dễ nhận biết hơn là khi nào chúng đến.  Ta không thể giữ chúng lại phải không?  Tất cả những suy nghĩ nửa giờ trước đây đã qua đi phải không?

   Vô thường và vô sỡ hữu:  ta đâu có làm chủ được chúng, phải không?  Và chúng cũng chẳng đáng để ta giữ lại, phải không?  Vậy tại sao ta muốn làm chủ chúng?  Muốn nghĩ chúng là ta? Sao không nghĩ chúng chỉ là một hiện tượng tự nhiên hiện ra, rồi tan mất.   Chỉ có thế.  Cũng thế, với thân nầy -nó có thực  là  ta không?  Nó cũng chỉ là một hiện tượng  tự nhiên phát sinh ra bằng khái niệm, và tan biến đi qua cái chết., một  định luật tự nhiên, một sự kiện tự nhiên mà nếu còn chấp Ngã ta không thể nào chấp nhận được điều đó.

   Chấp Ngã hay ngã mạn không có nghĩa là ta ngạo mạn.  Chấp Ngã đồng nghĩa với u mê.  Chỉ có các vị A-la-hán là không có ngã mạn.  Ngã mạn có nghĩa là ta đang nhìn thế giới và bản thân từ quan điểm của ‘cái tôi’, qua cái nhìn đó, thế giới bên ngoài cũng như người chung quanh ta trở nên là mối đe dọa của chúng ta, vì ‘cái tôi’ của ta dễ vỡ, dễ bị chạm và  dễ đau khổ.

   Tất cả các vọng tâm dấy lên khi ngồi thiền sẽ giúp cho chúng ta hiểu về chính mình hơn, về tính cách vô thường của các hiện tượng, của thân, tâm, về tính vô sở hữu của chúng.  Nếu ta thực sự làm chủ những suy nghĩ của mình, thì tại sao ta lại không làm chủ những suy nghĩ đáng có?  Ai muốn làm chủ một đống rác?  Như tôi sẽ cố gắng để những vật  thuộc sỡ hữu của tôi trở thành quí báu.

    Điều thứ ba ta rút ra được từ sự quán tâm là: đây là dukkha (đau khố) hay sự không vừa lòng, không thỏa mãn.  Dukkha không chỉ có nghĩa là sự khổ đau, mà còn bao gồm tất cả những điều không như ý, là một  khái niệm bao quát hơn, gồm tất cả những gì ta đã  kinh nghiệm qua, cả những việc vừa ý cũng làm ta  khổ vì chúng sẽ qua đi (vô thường).  Sự  không như ý của quá  trình tư duy sẽ hiện ra rất rõ trong thiền quán, vì ở đây trong  lúc ta thực sự muốn chú  tâm, ta lại chỉ toàn ngồi suy nghĩ vẩn vơ.

   Ta phải nhận biết  về tính cách vô  thường, không như ý và vô ngã bằng chính kinh nghiệm bản thân của mình.  Không ai ‘biết’ ba điều nầy mà chẳng từng kinh qua chúng. Nếu ta không thực sự hiểu một cách trực tiếp bằng nội tâm của mình thì chúng chỉ là những lời hoa mỹ, ở đầu môi. Vì nhiều người vẫn kinh nghiệm những điều nầy từng giây phút, nhưng chẳng hề nhận ra được chúng.

   Chúng ta đang chết từng giây phút, nhưng chúng ta cũng chẳng để ý đến điều đó.  Cần phải có chánh niệm để nhận biết chúng, và chánh niệm là điều ta có thể đạt được trong quá trình tu tập thiền.  Hảy quan sát sự không như ý trong tiến trình tư duy như là một đặc tính không thể thiếu của nó.

   Nếu ta có thể nhìn mọi sự vật như chúng hiện hữu, bằng con mắt tỉnh giác, thì ta đã hiểu điều Phật dạy.  Thiệt là vô ích để ngồi đó nghĩ “Giá mà tôi không suy nghĩ”, “Giá mà tôi có  thể chú tâm”, “Giá mà ngồi thiền không khó thế nầy”  hay “Giá mà chân phải tôi không đau đến thế”.  Đó là mộng.  Đó là ước mơ.  Chúng ta không thể chỉ ngôi mơ mộng hay ước mơ nếu  chúng ta muốn thấu đạt được nguyên nhân đã làm ta đau đớn.

   Phật đã nói tất cả chúng sinh đều bịnh, và Pháp là thuốc chữa.  Phật có danh hiệu là Đức  Y Vương.  Như với mọi thứ thuốc chữa bịnh khác, nếu chúng ta chỉ biết về chúng hay đọc toa thuốc thì không thể hết bịnh. Nhân loại đã đọc toa  thuốc hàng ngàn năm nay.  Hãy ngưng đọc toa thuốc để uống thuốc.  Khi đã phân biệt được sự khác biệt giưã đọc toa thuốc và uống thuốc, ta sẽ dễ dàng biết mình phải làm gì.

   Khi cảm giác khó chịu dấy  lên vì phải ngồi nguyên một chổ, tâm thức sẽ lên tiếng phản đối, cằn nhằn.  Nó vội nói “Tôi không thích chút nào. Thiệt  khó chịu hết  sức.   Tôi sẽ không chịu nổi nữa. Tôi cần ngồi lên ghế”, “hay “Tại sao phải ngồi như thế nầy? Tự cực hình mình à?” hay “Biết có đáng không.  Biết có đáng để chịu bao cực khổ ngồi thiền không”, và nhiều thứ nữa.  Tâm có khả  năng nói với ta bất cứ điều gì. Nó có thể nói về mọi vấn đề, và mọi khía cạnh của vấn đề. Nó vừa đề cao một vấn đề đã quay ra hất đổ.  Bất cứ tâm của ai cũng làm thế được.  Tâm có  thể xoay ngang, trở ngửa.

   Đừng ngồi đó nghĩ “Tôi không thích chút nào, chân phải của tôi, lưng tôi, cổ tôi -hay bất cứ thứ gì - đau quá”. Không.  Hãy sử dụng các cảm thọ vừa dấy lên như một cách để tỉnh giác.  Cảm thọ là nền tảng của cuộc sống.  Nhưng chúng ta phản ứng thế nào là do sự tiếp xúc  với các căn của ta: Sắc, thanh, hương, vị, xúc và thức.  (Đức Phật nói về tâm, quá trình tư duy như là giác quan thứ 6 của  ta).  Thí dụ như nếu ta không nhìn thấy, thế giới sẽ khác hơn bây giờ.  Hay điếc. Hay câm... thiếu một  giác quan nào cũng thay đổi cái nhìn  của ta về thế giới bên ngoài.  Nhưng khi có đủ sáu căn, tiếp xúc với sáu trần, từ đó sinh ra các cảm thọ, các phản ứng.. Điều đó không thể tránh.  Chúng ta không thể không có cảm xúc.  Một vị A-la-hán cũng có cảm thọ -dễ chịu, khó chịu hay trung tính. Ai cũng có cảm thọ.  Cảm thọ trung tính có thể ta không biết đến  vì ta chưa có sự chú tâm đủ. Chúng ta chưa đủ chánh niệm.  Nhưng với các cảm thọ dễ chịu ta nhận biết ngay, ta bám víu vào chúng, và tìm mọi  cách để giữ chúng lại. Mọi nền  kinh tế trên thế giới đều dựa vào việc tạo nên các  cảm thọ  dễ chịu, và tìm cách làm cho người ta càng muốn thụ hưỡng chúng nhiều hơn. Nếu mọi người đều từ bỏ các cảm thọ dễ chịu, thì có mấy nền kinh tế trên thế giới đứng vững được.  Các cảm thọ dễ chịu phát sinh ra nhờ quạt máy, tủ lạnh, nệm êm, nước nóng, nước lạnh, đủ loại thực phẩm và còn nhiều, nhiều nữa.

   Ai  cũng có cảm thọ: dễ chịu,  khó chịu hay trung tính.  Chúng dấy khởi liên tục.  Phần đông  chúng ta bỏ cả cuộc đời mình để đi tìm, nắm giữ các cảm thọ dễ chịu, và xua đuổi, trốn tránh các cảm thọ khó  chịu.  Một cuộc  chiến đấu vô vọng.  Không  tưỡng.  Vì không ai có thể nắm giữ mãi các  cảm thọ dễ chịu.   Cũng không có ai  có thể trốn tránh các  cảm giác khó chịu mãi.  Khi ta già đi -các cảm thọ khó chịu tăng lên so với lúc trẻ.  Không có sự ngoại lệ đối với ai cả.  Đó  là  định luật tự nhiên.  Cái chết sẽ đến, đi kèm theo với những cảm thọ khó chịu.  Tuy nhiên các khổ thọ nầy  không chỉ dành cho tuổi  già,  cho những người gần đất xa trời.  Các người trẻ nhất, mạnh nhất cũng đầy những cảm giác, tình cảm khó chịu, đau khổ.

   Nếu ta quyết ngồi yên giây lát, tự soi lại mình, không còn chạy trốn các cảm giác khó  chịu, đau khổ, bám chặt vào các cảm giác dễ chịu -có thể  chỉ trong một  buổi thiền- ta sẽ biết về mình rất nhiều.  Quan sát các khổ thọ dấy lên trong khi ngồi thiền -điều nầy sẽ xãy ra cho nhiều người trong chúng ta-  cũng là một cách để  tìm hiểu các phản ứng  hành động của chính mình.  Ta muốn thay đổi  cảm giác đó, muốn chạy trốn nó.  Một phản ứng gần như phản xạ, lập  tức đối với cảm giác khó chịu  là di chuyển, thay đổi thế ngồi để tránh sự đau đớn càng sớm càng tốt.

   Trong đời sống hằng ngày,  chúng ta trốn tránh các khổ thọ bằng cách trốn tránh, xa lánh những người đã tạo cho ta các cảm giác đó, chạy trốn hoàn cảnh, đổ lổi cho người khác, thay vì nhận biết các cảm thọ của mình và nói: “À, nó đã dấy lên.  Nó sẽ ở  lại giây lát, rồi đi qua.   Không có gì tồn tại.  Nếu ta nhận biết được cảm thọ của mình, là ta đang soi lại nó  trong chánh niệm, thay vì phản ứng bằng hành động”.

   Phản ứng của chúng ta, bằng cách xua đuổi các khổ thọ, bám giữ các lạc thọ, là lý do khiến chúng ta  luẩn quẩn trong vòng luân hồi sinh tử, vì ta không có một phương hướng, một ngã rẻ nào khác. Đó  là sự chuyển động trong một vòng tròn.   Ta không thể thoát khỏi sức  hút của nó. Đó là một trò chơi quay vòng. Không có lối ra.  Chúng ta quay vòng, quay vòng theo lạc thọ, xua đuổi các khổ thọ, một vòng tròn không kẻ  hỡ.  Chỉ có một cách để thoát khỏi sức hút đó, là ngưng lại quan sát các cảm thọ và không phản ứng bằng hành động.  Nếu trong lúc ngồi thiền, ta có thể làm được như thế dù chỉ trong  giây lát, thì ta cũng có thể làm được như thế trong các sinh hoạt đời thường.

   Tất cả chúng ta ai chẳng từng buồn phiền, khổ đau trong cuộc đời.  Người nầy nói lời trái tai ta không muốn nghe.  Kẻ khác làm những điều ta không muốn thấy.  Ta bị hiểu lầm, người khác không nhớ ơn ta, không ngợi khen, không thương yêu ta.  Người ta bỏ đi khi ta muốn giữ họ lại.  Họ ở bên ta, khi ta muốn xa lánh họ.  Không ai tránh khỏi những đau khổ nầy.  Chính  Đức Phật cũng không tránh khỏi.  Đức Phật chỉ khác chúng ta là Ngài chỉ cảm nhận các cảm thọ, mà  không phản ứng bằng hành  động.

   Chỉ nhận biết các cảm thọ. Khi các cảm giác khó chịu dấy lên vì phải ngồi lâu một chổ, đừng trách móc ai, hay việc gì.  Không có ai hay việc gì tạo ra các cảm giác đó cả.  Chúng chỉ đến rồi đi.  Quan sát và nhận biết cảm gíac đó.  Ta sẽ không thể thay đổi được gì, trừ khi ta có thể tách mình ra khỏi cảm giác khó chịu đó, để không đau khổ vì nó.  Ta không thể làm khác hơn thế.  Trong hòan cảnh nầy ta chỉ cần biết các cảm giác khó chịu cũng chỉ là cảm giác.  Không ai là chúng cả.  Ta đâu có mời chúng đến.  Vậy tại sao lại nhận chúng là mình?

   Trừ khi chúng ta nhận biết được những gì xảy ra cho tâm khi những cảm giác nầy dấy lên, chúng ta sẽ lại rơi vào thói quen phản ứng của mình.  Những suy nghĩ quen thuộc,  các phản ứng theo thói quen, ngày nầy qua ngày khác đã tạo thành rãnh, thành nếp trong tâm tưỡng ta.  Giống như một con đường sình lầy, khi bánh xe chạy qua chạy lại, các vết lún, càng lún sâu thêm. Tâm của ta cũng thế.  Các vết lún sâu, sâu mãi cho đến lúc ta bị dính cứng một chổ, không thể tiến tới nữa.

   Đây là cơ hội, hòan cảnh thuận tiện để chúng ta quan sát phản ứng của tâm đối với các cảm giác khó chịu.  Đừng phân tích “Ngồi như vầy máu không lưu thông được, không tốt cho tôi, các bác sỉ đã nói...”.  Chỉ quan sát phản ứng của tâm.  Tâm ta rất khôn ngoan, lém lỉnh.  Nó có thể làm tất cả mọi việc.  Ta gọi nó là nhà ảo thuật, cũng không sai.  Nó có thể biến hóa ra con thỏ trong chiếc nón không.  Nó có thể phân tích, lý luận đến chỗ mà ta thấy tất cả mọi người khác đều sai, và ta thì luôn luôn đúng.

   Đó là điều ta phải luyện tập trong lúc tu tập thiền:  Không thể lúc nào ta cũng hòan toàn đúng, 100 phần trăm đúng.  Phần lớn chúng ta tranh cãi đều để bảo vệ một lập trường, dựa trên quan điểm của chính cá nhân ta. Vì ta chấp ngã, chấp có ‘cái tôi’ ảo tưỡng, tất cả các quan điểm, ý kiến của chúng ta đều được lọc qua con mắt của Ngã.  Nếu ta nhìn qua một màn kính màu đen, tất cả mọi thứ bên ngoài đều đen.  Không thể là gì khác hơn thế.

   Khi ta đã thấu rõ tâm, cũng như các phản ứng của nó qua thiền định, chúng ta dễ chấp nhận sự thật là khi ta nghĩ một điều, bốn triệu người khác có thể nghĩ về một điều hòan toàn khác ta.  Làm sao có thể là ta đúng và bốn triệu người còn lại sai?  Chúng ta tranh cãi bảo vệ cho những quan điểm -đôi khi có thể đúng- nhưng chỉ đúng trong hòan cảnh, cái nhìn của riêng ta.  Chỉ có các vị A-la-hán, những người đã không còn chấp Ngã, là có thể hoàn toàn đúng.

   Tất cả các phương pháp nhằm giúp ta đạt được sự tỉnh giác, cần được áp dụng không phải chỉ trong lúc tâm đang theo dỏi hơi thở, mà cả khi tâm phản ứng theo cảm thọ, hay vọng tưởng.  Ta cần phải luôn áp dụng chúng để đạt được sự tỉnh giác, và từ đó đưa đến sự an lạc. Mỗi phút tỉnh giác là mỗi phút thanh tịnh.  Khi không còn cần phải để ý đến các suy tưởng của mình, ta dễ buông bỏ chúng hơn. Khi không còn cần phải phản ứng theo các cảm thọ, ta dễ buông bỏ các hành động, phản ứng.  Mỗi phút thanh tịnh cũng là mỗi phút tỉnh giác.  Cả hai đi đôi với nhau như hình với bóng.

   Những điều Phật dạy đi ngược lại với bản năng của chúng ta, do đó không dễ cho ta chấp nhận, thấu hiểu.  Chỉ có tâm đã được tôi luyện mới có thể thấu hiểu được Phật pháp.  Trong khi tâm bình thường nghi ngờ, lý luận -đó chỉ là việc làm lãng phí thời gian, vô bổ. Muốn thật sự hiểu được Phật pháp bằng chính nội tâm của mình, ta phải nhiếp tâm, giữ tâm tĩnh lặng, và tâm đó phải biết bản chất thực của Ngã, chỉ là những hiện tượng đến, rồi đi.

   Tất cả có thể xảy ra trong lúc ta ngồi thiền và theo dõi hơi thở:  Thanh tịnh và tỉnh giác.  Tỉnh giác (Minh Sát Tuệ) là mục đích.  Thanh tịnh là phương tiện.  Nếu tâm không thanh tịnh, tâm sẽ đầy những luồn sóng, sóng của sự ghét, sự ưa.  Các làn sóng sẽ phủ trùm mắt nhìn của ta.  Ta sẽ không thể soi thấy mình trên một mặt hồ đầy sóng phủ.  Mặt nước phải lặng, trong.  Cũng thế, mặt hồ tâm cũng phải lặng, trong trước khi tâm được khai sáng.  Lúc đó ta mới có thể thấy thấu suốt, rõ ràng.

   Thiền định cũng đem lại cho ta những kết quả tương tự.  Khi chúng ta chú tâm, theo dỏi từng cử động, thanh tịnh sẽ đến.  Nếu vọng tưỡng có dấy lên, ta dùng chúng để nhận biết những diễn biến của tâm.

   Việc đặt tên các vọng tưởng cũng là một cách để theo dõi tâm, trong lúc ngồi thiền, cũng như trong các sinh hoạt hàng ngày.  Khi có tâm sân si dấy lên, người có chánh niệm sẽ biết buông bỏ chúng.  Đó là phương thức để thanh tịnh hóa tâm.  Và sự thanh tịnh của tâm tùy thuộc vào sự thanh tịnh hóa của tâm.  Sự thanh tịnh hóa cũng có thể đạt được qua tỉnh giác, qua sự ‘biết’ chính mình.  Việc đặt tên cho ta biết tâm đang nghĩ gì.  Nhưng khi thực tập thiền, tất cả các tên đặt, các tư tưởng đều phải được buông bỏ.  Trong đời sống hằng ngày, những thứ tên gọi không ích lợi, không tốt cần được buông xả.  Khi ta đã làm được như thế là ta đã thanh tịnh hóa tâm.  Con đường dẫn đến sự thanh tịnh chấm dứt mọi khổ đau.

Nguồn : http://www.thuvienhoasen.org/vongavouu-03.htm

Chi 7 thân ái
Em mang về bến thơ của chi  1 chương nói về Thanh
Tinh và Tĩnh Giác - trong Vô Ngã Vô Ưu để cả nhà cùng đọc - mấy nay Chi khỏe ah - Em chúc chi luôn thường lạc
Em - TL openflow.gif openflow.gif openflow.gif openflow.gif openflow.gif openflow.gif openflow.gif
Back to top
« Last Edit: 08. Jun 2010 , 18:35 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
:: Bến Thơ ViệtDươngNhân ::
Reply #244 - 09. Jun 2010 , 06:52
 
Quote:
Chi 7 thân ái
Em mang về bến thơ của chi  1 chương nói về Thanh
Tinh và Tĩnh Giác - trong Vô Ngã Vô Ưu để cả nhà cùng đọc - mấy nay Chi khỏe ah - Em chúc chi luôn thường lạc
Em - TL

Chào em TL,

Hỗm rày cũng đọc và copy phổ biến thơ THIỀN của Thầy Mặc Giang.
Smiley Xem như làm "Công Quả" trên ẢO mà TÂM cũng THANH TỊNH lắm em à ! Còn sức còn chơi cho vui ... "... phải xài cho hết" Grin
Đọc được câu này mấy hôm trước, thích quá làm tóc 7 muốn dựng đứng lên vậy đó : “Má tôi nói, mỗi người sinh ra có hai cái tay, một cái đầu và một trái tim, trước khi mình mất thì mình phải xài hết.” (Lời của Má của Suzan Sô-cô-la)>> Bài đọc ở đây
Theo 7, thì khi lòng mình THANH TỊNH tâm hồn nhẹ nhàng, trong sáng đôi mắt nhìn ai ai cũng hiền từ dễ thương đó là TỈNH GIÁC. Tâm động loạn thì ôi, ai chọc tới là SÂN lên liền la éVÔ MINH ám đen thui. Có phải vậy hông ?

Hồi đó khi lòng chị được chút yên tịnh - Chị đi kiếm những ai mà chị thù, chị ghét hoặc kẻ thù mà chĩ nghĩ (không đội trời chung) để nói tiếng xin lỗi và xử huề - Đến cái bà lấy chồng làm tan nát gia gia đình chị, mà chị cũng phải mất bao ngày đêm cầu nguyện và nghe "Bát Nhã Tâm Kinh" để gỡ và đánh đuổi con "THÙ HẬN" lớn ngàn cân - Thế là chị nghe Kinh ba ngày ba đêm bỗng 3giờ 45 sáng cái đầu "nổ bùm" tung lên - chị có cách giải HUỀ. Một con "hận thù" nó nằm lì trong tim chị nặng ngàn cân (chắc nhờ sức ép "Bát Nhã Tâm Kinh" nên nó sợ mà vụt bay ra khỏi lòng chị - Thù hận dễ xăm nhập vào lòng mình - mà khi muốn đuổi nó ra rất là khó đó em. Đời chị cái vụ chị bạn (thương yêu như ruột thịt) "vớt" chồng chị trong mưu mô phàn phúc và thật là độc ác.
Nhắc lại với em hay với ai ... Mặc dù chị đã xử huề, lòng không mang thù hận nữa - từng gặp nhau ăn cơm chung với chồng và con chị mà - nhưng không quên - vì nếu chị quên, chị là người mất trí à ! Grin

"Vô Ngã - Vô Ưu" cứ ráng niệm niệm "KHÔNG TA" vạn sự không đáng quan trọng, không gì giữ gìn trường cửu mãi được thì cứ buông xả riết thành thói quen và nghe lòng nhẹ nhàng lắm.

"Ngọc Minh Châu" năm trong chéo áo cứ lấy mà ngắm nhìn. Không cần tìm cầu đâu xa. Nếu còn Cha Mẹ tại gia đó là Phật bên cạnh ta, ta chuyên cần chăm sóc lòng sung sướng vô biên - Chị có khuyên một đứa con (60 tuổi có Mẹ 90 tuổi) vào nhà già cắt móng tay móng chân cho Mẹ chứ đừng bực tức mấy cô Y-Tá sao không làm ...  Ông nghe lời làm theo lời chị - Làm xong, khi về nhà ông mừng vô cùng và gọi cám ơn chị - Nhờ khuyên ông làm 1 chuyện chẳng hao tốn tiền hay công lao gì cả mà ông thấy hạnh phúc to lớn bằng trời biển.
Hì hì ... Woa viết truyện ngắn cho em đọc rồi... Smiley
Hẹn em hôm khác nha !
Chúc em & cả TTHLVD luôn BÌNH AN HẠNH PHÚC.
hoahong.gif hoahong.gif hoahong.gif
7_vdn

Tb : Bên trang thơ 7 mới post những bài của Thầy MG.

Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: :: Bến Thơ ViệtDươngNhân ::
Reply #245 - 10. Jun 2010 , 21:22
 
Chi 7 thân ái
Em đang cố gắng đấy - cố gắng tập buông cho bớt đi hết -phiền não - -vạn duyên -ngày ngày - trong bất cứ lúc nào - đi đứng nằm ngồi - cố gắng thu nhiếp hết mọi luc căn -lão thành niêm câu lục tự -tâm khởi- miệng niệm - tai nghe-  ...Cố gắng đối người xử vật - bình đẳng như nhau -  để tâm được thanh tịnh  ...  Cry CryMong được vậy chi ơi --  Khi ngã xuống thì cố gắng đứng dậy - đi tiếp  ...tiếp tục trồng rừng lại bất chấp  ngọn gió  "bát phong " của đời . 
Chúc chi thân tâm thường lạc
Em-TL  openflow.gif openflow.gif openflow.gif openflow.gif
Back to top
 
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
:: Bến Thơ ViệtDươngNhân ::
Reply #246 - 11. Jun 2010 , 17:01
 
Tuyet Lan wrote on 10. Jun 2010 , 21:22:
Chi 7 thân ái
Em đang cố gắng đấy - cố gắng tập buông cho bớt đi hết -phiền não - -vạn duyên -ngày ngày - trong bất cứ lúc nào - đi đứng nằm ngồi - cố gắng thu nhiếp hết mọi luc căn -lão thành niêm câu lục tự -tâm khởi- miệng niệm - tai nghe-  ...Cố gắng đối người xử vật - bình đẳng như nhau -  để tâm được thanh tịnh  ...  Cry CryMong được vậy chi ơi --  Khi ngã xuống thì cố gắng đứng dậy - đi tiếp  ...tiếp tục trồng rừng lại bất chấp  ngọn gió  "bát phong " của đời . 
Chúc chi thân tâm thường lạc
Em-TL  openflow.gif openflow.gif openflow.gif openflow.gif

TL thương mến

Khó ngủ ngồi dậy "chạy" vào gặp em liền Smiley
Hôm nay nghe bài >>Niệm Phật và Buông Xả của Thây Thích Nhật Từ giảng hay ghê nè.
Chúc em & tất cả vui vẻ cuối tuần  Kiss
hoahong.gif hoahong.gif
7_vdn
Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
Hoạ Mi Nâu
Gold Member
*****
Offline



Posts: 7263
Gender: female
Re: :: Bến Thơ ViệtDươngNhân ::
Reply #247 - 11. Jun 2010 , 20:41
 
vietduongnhan wrote on 09. Jun 2010 , 06:52:
Chào em TL,

Hỗm rày cũng đọc và copy phổ biến thơ THIỀN của Thầy Mặc Giang.
Smiley Xem như làm "Công Quả" trên ẢO mà TÂM cũng THANH TỊNH lắm em à ! Còn sức còn chơi cho vui ... "... phải xài cho hết" Grin
Đọc được câu này mấy hôm trước, thích quá làm tóc 7 muốn dựng đứng lên vậy đó : “Má tôi nói, mỗi người sinh ra có hai cái tay, một cái đầu và một trái tim, trước khi mình mất thì mình phải xài hết.” (Lời của Má của Suzan Sô-cô-la)>> Bài đọc ở đây
Theo 7, thì khi lòng mình THANH TỊNH tâm hồn nhẹ nhàng, trong sáng đôi mắt nhìn ai ai cũng hiền từ dễ thương đó là TỈNH GIÁC. Tâm động loạn thì ôi, ai chọc tới là SÂN lên liền la éVÔ MINH ám đen thui. Có phải vậy hông ?

Hồi đó khi lòng chị được chút yên tịnh - Chị đi kiếm những ai mà chị thù, chị ghét hoặc kẻ thù mà chĩ nghĩ (không đội trời chung) để nói tiếng xin lỗi và xử huề - Đến cái bà lấy chồng làm tan nát gia gia đình chị, mà chị cũng phải mất bao ngày đêm cầu nguyện và nghe "Bát Nhã Tâm Kinh" để gỡ và đánh đuổi con "THÙ HẬN" lớn ngàn cân - Thế là chị nghe Kinh ba ngày ba đêm bỗng 3giờ 45 sáng cái đầu "nổ bùm" tung lên - chị có cách giải HUỀ. Một con "hận thù" nó nằm lì trong tim chị nặng ngàn cân (chắc nhờ sức ép "Bát Nhã Tâm Kinh" nên nó sợ mà vụt bay ra khỏi lòng chị - Thù hận dễ xăm nhập vào lòng mình - mà khi muốn đuổi nó ra rất là khó đó em. Đời chị cái vụ chị bạn (thương yêu như ruột thịt) "vớt" chồng chị trong mưu mô phàn phúc và thật là độc ác.
Nhắc lại với em hay với ai ... Mặc dù chị đã xử huề, lòng không mang thù hận nữa - từng gặp nhau ăn cơm chung với chồng và con chị mà - nhưng không quên - vì nếu chị quên, chị là người mất trí à ! Grin

"Vô Ngã - Vô Ưu" cứ ráng niệm niệm "KHÔNG TA" vạn sự không đáng quan trọng, không gì giữ gìn trường cửu mãi được thì cứ buông xả riết thành thói quen và nghe lòng nhẹ nhàng lắm.

"Ngọc Minh Châu" năm trong chéo áo cứ lấy mà ngắm nhìn. Không cần tìm cầu đâu xa. Nếu còn Cha Mẹ tại gia đó là Phật bên cạnh ta, ta chuyên cần chăm sóc lòng sung sướng vô biên - Chị có khuyên một đứa con (60 tuổi có Mẹ 90 tuổi) vào nhà già cắt móng tay móng chân cho Mẹ chứ đừng bực tức mấy cô Y-Tá sao không làm ...  Ông nghe lời làm theo lời chị - Làm xong, khi về nhà ông mừng vô cùng và gọi cám ơn chị - Nhờ khuyên ông làm 1 chuyện chẳng hao tốn tiền hay công lao gì cả mà ông thấy hạnh phúc to lớn bằng trời biển.
Hì hì ... Woa viết truyện ngắn cho em đọc rồi... Smiley
Hẹn em hôm khác nha !
Chúc em & cả TTHLVD luôn BÌNH AN HẠNH PHÚC.
hoahong.gif hoahong.gif hoahong.gif
7_vdn

Tb : Bên trang thơ 7 mới post những bài của Thầy MG.


Chị hay quá chị 7 à, em phục chị lắm, bạn chị... vớt... chồng chị ác quá mà chị gỡ và đánh đuổi được thù hận thì quả chị 7 là người phi thường... Em chưa thù ai bao giờ, nhưng em sẽ nhớ bài học chị dạy qua cái post này đó. Nhỡ mai sau cái thù nó đến thì còn biết đường mà gỡ qua tấm gương sáng của chị 7.
Chúc chị những ngày cuối tuần vui và nhiều bình an.
Em HMN
Back to top
« Last Edit: 11. Jun 2010 , 20:43 by Hoạ Mi Nâu »  
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: :: Bến Thơ ViệtDươngNhân ::
Reply #248 - 11. Jun 2010 , 21:50
 
vietduongnhan wrote on 11. Jun 2010 , 17:01:
TL thương mến

Khó ngủ ngồi dậy "chạy" vào gặp em liền Smiley
Hôm nay nghe bài >>Niệm Phật và Buông Xả của Thây Thích Nhật Từ giảng hay ghê nè.
Chúc em & tất cả vui vẻ cuối tuần  Kiss
hoahong.gif hoahong.gif
7_vdn

Chị 7 thân ái
Em sẽ nghe bài giảng này của Thầy Nhật Từ - Niệm Phật và buông xả - hay quá -Em đang nghe đi nghe lại nhửng lời dạy của Sư phụ em đó Chị - Nghe để nhớ - để thực hành chi ơi - -
Chúc Chị những ngày sắp tới thật an vui
Em
Back to top
 
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
:: Bến Thơ ViệtDươngNhân ::
Reply #249 - 12. Jun 2010 , 12:07
 
Hoạ Mi Nâu wrote on 11. Jun 2010 , 20:41:
Chị hay quá chị 7 à, em phục chị lắm, bạn chị... vớt... chồng chị ác quá mà chị gỡ và đánh đuổi được thù hận thì quả chị 7 là người phi thường... Em chưa thù ai bao giờ, nhưng em sẽ nhớ bài học chị dạy qua cái post này đó. Nhỡ mai sau cái thù nó đến thì còn biết đường mà gỡ qua tấm gương sáng của chị 7.
Chúc chị những ngày cuối tuần vui và nhiều bình an.
Em HMN

Em HMN thân mến,

Cảm ơn em vào chia xẻ với chị... Chừng nào em có rảnh em qua trang "Những chuyện ngắn.. " đọc >> "Xoá Hận Thù Riêng" câu chuyện 95% thật nè - Khi một ngươì "hiền" nổi giận hận thù lên thì kinh hoàng lắm em à ! Xin Tạ Ơn Ngọc Hoàng Thượng Đế - Trời Phật - Chúa Mẹ & những Đấng Lành cứu chị. Khiến chị "chụp" cái đầu kịp lúc nghĩ đến Mẹ già và 2 đứa con thơ dại. Không thì "tay đã nhún chàm" rồi.
Từ đó mà chị càng tầm đọc học và thực hành theo lời Phật dạy nhiều hơn nữa. Nhờ bà ấy cho chị một trận tàn khốc tang thương - sau khi qua cơn giận chị được HIỀN hơn xưa. Và dám nói, không chuyện gì hay những "màn kịch sân khấu đời" đối với chị không quan trọng gì nữa cả. Toàn là phù du huyễn hóa hư vô mộng tưởng thế thôi. Ông Trời cho mỗi người là nghệ sĩ - kịch sĩ để đóng nhiều vai tuồng rồi khi màn nhung khép lại... bỏ vào (6 miếng ván) - thế là hết kiếp người.
Ngoái nhìn lại sau lưng đời chị thấy ghê luôn - Thôi, nên "Niệm Phật và Buông Xả" cho thanh thản TÂM hồn. Smiley
Chúc em & gia đình vui vẻ cuối tuần
Thương mến Kiss hoahong.gif
7_vdn
Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
:: Bến Thơ ViệtDươngNhân ::
Reply #250 - 12. Jun 2010 , 12:31
 
Tuyet Lan wrote on 11. Jun 2010 , 21:50:
Chị 7 thân ái
Em sẽ nghe bài giảng này của Thầy Nhật Từ -"Niệm Phật và buông xả"- hay quá -Em đang nghe đi nghe lại nhửng lời dạy của Sư phụ em đó Chị - Nghe để nhớ - để thực hành chi ơi - -
Chúc Chị những ngày sắp tới thật an vui
Em

TL thương,

7 nghe đi nghe lại
"Niệm Phật và Buông Xả"
mới 2 lần mà đã lượm được 6 hạt "Trân Châu" bỏ vô túi áo "thỏng tay vào chợ" gặp mấy "Ngài Bụi Đời" giảng đó. Hôm qua đếm được 5 người đồng ý như vậy. Smiley
Thầy Nhật Từ giảng tới câu :
"... Nhớ dai, nhớ dài.. nhớ dở..."
- 7 phát lên cười  Grin- Vì câu này trúng với TÂM 7 quá làm tóc 7 muốn dựng ngược lên trời  Smiley . Ừa, đúng rồi, sao mình không nhớ những cái hay, cái lành, cái tốt.. để cho TÂM hồn được vui vẻ hạnh phúc, nhớ chi cái xấu xa của người để rồi nổi SÂN lên hoài làm mau già hà hà Grin Grin. Nghe hay đọc một bài dài mà "lượm" vài chữ hay hay cũng sung sướng lắm em  à !

Đng xem đá banh Mỹ và Anh đang huề nhau 1 - 1 - Vui quá xá Smiley 7 bắt Mỹ - Vì nước Mỹ là quê Nội con trai 7. Ngán Đội Anh ăn Mỹ - Nhưng chưa biết đươc - Biết đâu ngựa về ngược ha ha..   Grin         
Vài hàng cùng em - Chúc em & gia đình vui vẻ cuối tuần.
Thương mến hoahong.gif  Kiss
7_vdn

Tb : Hồi trước 7 đọc quyển "Phật và Thánh Chúng " 7 học thuộc và lượm câu Kệ 4 chữ
hoahong.gif Phủi Bụi Trừ Dơ hoahong.gif
mà Ngài Chu Lỵ A La Hán học 6 năm rưởi mới thuộc lòng đó. Smiley Smiley
Back to top
« Last Edit: 12. Jun 2010 , 12:51 by vietduongnhan »  

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: :: Bến Thơ ViệtDươngNhân ::
Reply #251 - 12. Jun 2010 , 17:11
 
Chi 7 thân ái
Hic -Đúng đó 7 ơi - Chính vì mình còn vô minh nên  - "Những cái
nhớ hay
thì lại
không nhớ dài nhớ dai
. Còn những cái nhớ dở thì theo mình - chỉ chực chờ có dịp là ... phát ra - Cry CryHôm nay em học được 4 chữ -" Phủi Bụi Trừ Dơ"   -hay quá . Em mang về bến chi bài "quét lá trong tâm " chi nhé - Quét lá hay phủ bụi gương ... cho sạch ... khi đó tâm mình thanh tịnh ... tương ưng với tâm Phật ah chi .. .


Nhặt lá rụng trong tâm



Sư Đỉnh Châu và một vị sư ngồi đọc kinh ở sân chùa, đột nhiên một trận gió thổi đến, lá trên cây rụng xuống khá nhiều. Đỉnh Châu liền khom lưng nhặt từng chiếc lá bỏ vào trong đãy. Vị sư bên cạnh thấy vậy bèn nói:

- Không cần nhặt đâu, dù sao sáng ngày mai chúng ta cũng phải quét mà!

Đỉnh Châu không cho là như vậy nên nói:

- Không thể nói như vậy, tôi nhặt thêm một lá, sân sẽ sạch thêm một chút.

Vị sư lại nói:

- Lá rụng nhiều như thế, nhặt phía trước nó lại rụng phía sau, làm sao mà nhặt hết được?

Sư Đỉnh Châu vừa nhặt vừa nói:

- Không sạch lá rụng ở trên mặt đất nhưng với lá rụng trong đất tâm thì cũng có lúc tôi nhặt sạch.

Vị sư nghe rồi, hiểu ra việc nhặt lá rụng của Đỉnh Châu cốt là nhặt những phiền não vọng tưởng trong tâm.  (Theo Hoa Linh Thoại)

BÀI HỌC ĐẠO LÝ:

Quét chùa, một hình ảnh và việc làm quen thuộc của các tiểu tăng, vì “con sãi ở chùa lại quét lá đa”. Nhất là đối với những ngôi chùa thâm u, nhiều cổ thụ thì lá rụng vô số và quét lá vàng rơi là việc gần như liền tay của các chú tiểu và những vị Phật tử công quả, gieo phúc với chùa.

Trước đây, mỗi lần đến chùa ngồi nhẩn nha niệm Phật thì các sư thường trao cho tôi một cây chổi tre, bảo quét chùa cho có phước. Lạ, quét chùa thì cũng như quét nhà thôi, có khác gì đâu, vậy thì tại sao quét chùa lại có phước? Cũng có thể làm việc cho chùa nên có phước, ngày ấy tôi cũng chỉ biết vậy thôi.

Rồi duyên lành đến, một vị sư đã dạy tôi cách quét chùa. Sân chùa lá rụng hoài, dĩ nhiên phải quét mãi không thôi. Sân chùa phải sạch mới trang nghiêm chốn thiền môn, cũng như tâm của mình cần tĩnh lặng thì Phật trong tâm mới hiển bày. Do đó, quét lá vàng rơi trên đất cũng đồng thời quét luôn những phiền não rơi rụng trong tâm. Vì quét sạch bụi trần phiền não trong tâm nên mới tạo ra phước đức, sống hạnh phúc an lành.

Và từ đó đến nay cũng đã nhiều năm, tôi vẫn hành trì pháp môn “quét chùa” trong im lặng, bền bỉ và liên tục. Tôi nhận ra rằng phiền não trong tâm nhiều hơn lá rụng sân chùa gấp nhiều lần. Dù nhiều não phiền nhưng do kiên trì quét dọn, không bao giờ ngừng nghỉ, không đợi đến ngày mai nên rắc rối thưa dần và bình an ngày càng thêm lớn.

Mới hay, người biết tu và thực tu thì dù làm bất cứ việc gì cũng là phương tiện để dọn dẹp và trau dồi thân tâm nghiêm tịnh. Từ quét lá, làm vườn, trồng cây cho đến dịch kinh, viết sách, tụng niệm cũng chỉ để “an tâm”. Nếu không hướng đến mục tiêu làm trong sạch thân tâm thì mọi việc dù mệnh danh Phật sự cũng phù du và cạn cợt.

Như sư Đỉnh Châu chỉ làm một công việc bình thường là nhặt lá vàng rơi ở sân chùa nhưng kết quả thì diệu dụng vô cùng. Vì đó là một quá trình hướng đến thanh lọc nội tâm thanh tịnh, không còn phiền não và chấp thủ. Tu tập là một người làm vườn, là thiên thần quét lá lúc nào cũng dọn dẹp vườn tâm trở nên đẹp đẽ và trang nghiêm.

Chúc chi luôn vui
Em-TL
Back to top
« Last Edit: 12. Jun 2010 , 17:11 by Tuyet Lan »  
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
:: Bến Thơ ViệtDươngNhân ::
Reply #252 - 13. Jun 2010 , 08:15
 
TL thương mến,

Hai bài "Nhặt Lá" và "Quét Lá" Chùa thật thâm thuý và hay quá. hoahong.gif
Hồi trước Thầy ThíchMinhTâm (Trụ tri "Chùa Khánh Anh") có cho 7 nhiều sách "Những Bài Học Bằng Vàng" đọc hay lắm.

Những lúc tâm hồn an tịnh, 7 làm vài câu thơ ngăn ngắn này :

Mưa Kinh

Bấy lâu hứng giọt Mưa Kinh
Lau chùi cát bụi bám linh hồn này
Bây giờ TÂM được như vầy
Nhờ Mưa Kinh rửa những ngày tháng qua.
(DiệuThi_vdn)

Bát Nhã Tâm Kinh

"Bát Nhã Tâm Kinh" nhật nhật trì
Xin xóa tan 2 chữ "tình si".
" Phủi Bụi Trừ Dơ " trong tâm trí
Thoạt nhiên "Đốn Ngộ" thật diệu kỳ...
(vdn_DiệuThi)

...


7 copy đem vào đây bài này cho em và cả TTHLVD đọc cho vui hoahong.gif
7_vdn

*

hoahong.gif Phủi Bụi Trừ Dơ hoahong.gif

 
1) CHU LỴ BÀN ĐÀ GIÀ (SUDDHI PANTHAKA)


Hai anh em ông Bàn Đà Già (còn gọi Bán Thác Ca) là hai anh em sanh đôi và cùng theo Phật một lần. Ông anh (Ma Ha) thông minh lanh lợi bao nhiêu thì trái lại, ông em (Chu Lỵ) u mê đần độn bấy nhiêu. Biết rõ năng khiếu chậm lụt của Chu Lỵ, nhưng Phật hết lòng mến yêu và đặc biệt trọng nể hơn ông anh, vì Chu Lỵ là người tất mực chánh trực. Một hôm Phật đi thuyết giáo về đến cổng Tinh xá Kỳ Viên thì thấy một đám quần chúng đang vây quanh một vị Sa môn ở bên vệ đường mà chỉ chỏ chê cười, trong khi đó vị Sa môn kia ngồi khóc lóc gào thét thê thảm. Đó chính là Chu Lỵ vừa bị anh đuổi đi, không cho ở chung với chúng tu học nữa. Phật dìu ông trở lại Tinh xá, hỏi:
- Vì sao ông ngồi khóc ở đây?
- Bạch Phật, đệ tử biết mình là kẻ ngu đần, nên tuy xuất gia một lần với thân huynh, được thân huynh tiếp sức dạy thêm cho, nhưng mãi đến nay một bài kệ ngắn cũng không sao thuộc nổi. Thân huynh bảo rằng đệ tử không còn hy vọng tu hành, hôm nay thừa lúc Phật đi vắng, đuổi đệ tử hoàn tục. Bị trục xuất ra khỏi Tăng đoàn, đệ tử không còn biện pháp nào hơn là ngồi khóc, chờ Phật về giải cứu.
Phật từ ái an ủi Chu Lỵ rằng: "Ông không nên quan tâm điều đó. Ông từng theo ta trên con đưòng du hóa đó đây. Qua kinh nghiệm, ông cũng thấy hễ ai biết mình ngu thì đó mới là kẻ trí. Còn thường thường chỉ những kẻ thực sự ngu độn mới lầm tưởng rằng mình là bậc thông minh. Nay ông tự biết mình ngu thì đâu có phải người ngu hẳn mà thất vọng?"
Sau khi vỗ về an ủi, Phật bèn ủy thác Chu Lỵ cho A Nan dạy bảo và đặc biệt căn dặn A Nan nên kiên nhẫn và khéo tìm những biện pháp thích nghi làm sao cho Chu Lỵ thuộc nổi một bài kệ là đủ. Ít lâu sau, A Nan ngao ngán, giao trả Chu Lỵ lại cho Phật, vì không có cách nào khiến ông thuộc nổi một câu, chứ chưa nói đến trọn bài.
Từ đó, Phật đích thân đảm nhiệm lấy việc giáo hóa Chu Lỵ. Ngài dạy ông học câu kệ: "Phủi bụi trừ dơ" (Phất trần trừ cấu). Hết tháng nọ qua tháng kia, chỉ mỗi một câu bốn chữ ấy, ông đọc trước quên sau, học mãi không nhớ. Đại chúng đều cho rằng Phật phí công vô ích, Chu Lỵ không thể nào tu được. Riêng Phật không nản, cho gọi Chu Lỵ đến bảo riêng rằng: "Từ nay ta giao cho ông công việc quét sân, quét nhà, lau chùi mọi vật dụng trong Tinh xá đừng để bụi bám vào, hễ tay lau quét thì đồng thời miệng đọc tụng bài kệ.”
Thấy ông suốt ngày miệng đọc tay làm, ai cũng lấy làm kỳ, đổ xô đến vây quanh ông mà chọc ghẹo chế diễu. Phật quở trách đại chúng, cấm không ai được quấy rầy ông làm trở ngại phương pháp giáo hóa của Phật. Từ đó, hễ nghe ông đọc: "Phủi bụi trừ dơ" thì đại chúng hỗ trợ đọc theo. Trải một thời gian sáu năm, ông mới nhớ được trọn vẹn cả bốn câu mà không vấp váp. Tiếp tục như thế lâu ngày, ông nhập tâm, khi ăn lúc ngủ, luôn luôn bốn chữ ấy xuất hiện nơi đầu lưỡi. Rồi một hôm bỗng vỡ lẽ, ông hiểu được ý nghĩa câu kệ và ông nghĩ rằng:
- Bụi bặm đâu chỉ có ở mặt ngoài, nó còn nằm bên trong nữa. Bụi bặm bên ngoài thấy rõ trên than, đất, đá, sỏi; đó là thứ bụi dễ thanh trừ. Bụi bặm trong nội tâm mới khó thấy và cũng nhiều hơn. Đó là các phiền não tham sân si. Loại bụi nguy hiểm này, phi người có đại trí, không ai thanh trừ nổi.
Nghĩ như vậy xong, tâm ông dần dần trở nên trong lắng. Tuy chưa thanh tịnh hóa được nghiệp nhân quá khứ, nhưng nghiệp nhân hiện tại đều đã hiện ra bình đẳng trước mắt. Ông lại nghĩ lòng ái dục của con người, đích thực đó là bụi bặm mà kẻ trí nhất định phải tiêu trừ cho kỳ hết. Không tiêu diệt hết ái dục thì không thể vượt khỏi vòng sanh tử. Đó là điều đáng thẹn đối với kẻ mang danh xuất gia, vì ái dục là nguyên nhân xuất sanh các khổ não tai ương, trói buộc con người, khiến cuộc sống mất tự do hoàn toàn. Không còn ái dục nữa, lòng mới thanh tịnh, tự do, giải thoát và trí mới soi thấy được chân lý.
Nhờ những tư tưởng riêng mình tự giác đắc, Chu Lỵ Bàn Đà Già dần dần tiêu trừ được ba độc tham sân si, tấn nhập cảnh giới bình đẳng, không khởi niệm yêu ghét, không móng ý khen chê, thoát hẳn ngoài võ vô minh tù hãm. Tâm ông liền hốt nhiên khai ngộ.
Lòng nhẹ nhàng lâng lâng, ông bình thản đến trước Phật đảnh lễ bạch rằng:
- Bạch Phật! Đệ tử đã "Quét bụi trừ dơ" xong rồi.
Phật hoan hỷ ngợi khen Chu Lỵ rồi quay về đại chúng bảo rằng:
- Này đại chúng! Tụng đọc hàng ngàn pho kinh mà không như thật hiểu thấu nghĩa kinh, không như thật hành trì đúng ý kinh, không bằng chỉ thọ trì một câu kệ ngắn, rồi y vào đó thực hành đến mức nhập diệu, thì quyết định phải đắc đạo. Gương Chu Lỵ Bàn Đà Già là một bằng chứng.
Chu Lỵ sau khi chứng quả, là một trong số Thánh chúng hữu danh của Phật, được toàn thể Tăng chúng rất mực tôn kính. Tuy nhiên, sinh hoạt của ông vẫn không thay đổi. Hàng ngày, ông vẫn tiếp tục công phu sáng chiều quét sân, quét nhà và lau chùi vật dụng trong Tinh xá, trong khi đó miệng vẫn lâm râm trì tụng câu kệ
"Phủi bụi trừ dơ".

(Trích "Phật và Thánh Chúng")

hoahong.gif hoahong.gif hoahong.gif hoahong.gif hoahong.gif
Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
:: Bến Thơ ViệtDươngNhân ::
Reply #253 - 13. Jun 2010 , 10:54
 
Đọc thơ Thiền của Thầy TNT_Mặc Giang nghe tâm hồn thanh thản nhẹ nhàng. Cóp dìa đây... Smiley
hoahong.gif hoahong.gif hoahong.gif
Hoa Từ Bi Hỷ Xả

Tháng 9 – 2007

Hoa Từ nở cho chúng sanh an lạc
Hoa Bi nở cho chúng sanh hết đau
Hoa Hỷ ban, vượt thoát mọi tinh cầu
Hoa Xả tận, diệt tam đồ bát nạn

Chúng sanh khổ, như con tàu mắc cạn
Chúng sanh đau, như cầu váng long đinh
Bởi si mê nên trầm thống quên mình
Ðường sinh tử, nghiệp mang, lao vút mãi

Khi cô độc giữa rừng thiêng quan ải
Khi bôn ba giữa hỗn tạp quần sanh
Thiệt hơn, cao thấp, danh lợi, đua tranh
Ðầu xơ xác mấy lần thay tóc trắng

Hoa Từ nở, đêm đông rơi giọt nắng
Hoa Bi bừng, hạ trắng đón giọt mưa
Hoa Hỷ thơm, xuân đến khắp bốn mùa
Hoa Xả hết, cho đời không thu tím

Em hãy nâng Ðóa Từ Bi tâm nguyện
Em hãy trao Ðóa Hỷ Xả thanh lương
Ðưa chúng sanh về bờ bến yêu thương
Không đau khổ trên dọc đường tam thế

Từ nay, cuộc đời không còn đau khổ
Từ nay, cuộc đời không còn kêu thương
Tay trao tay, gieo cam lộ cành dương
Ðời hạnh phúc, không còn ai khóc nữa

Hoa Từ Bi là thế
Hoa Hỷ Xả là đây
Báo Phật ân, vô thượng, đức cao dày
Cứu chúng sanh, vô biên, thề nguyện độ

Hoa Từ Bi, đức từ bi, rạng rỡ
Hoa Hỷ Xả, đức hỷ xả, không lường
Kết từng vòng dâng lên Ðấng Pháp Vương
Khắp chúng sanh đồng chắp tay đảnh lễ.

Mặc Giang

Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
mydung
Full Member
***
Offline



Posts: 195
Re: :: Bến Thơ ViệtDươngNhân ::
Reply #254 - 13. Jun 2010 , 11:12
 
vietduongnhan wrote on 12. Jun 2010 , 12:07:
Em HMN thân mến,

Cảm ơn em vào chia xẻ với chị... Chừng nào em có rảnh em qua trang "Những chuyện ngắn.. " đọc >> "Xoá Hận Thù Riêng" câu chuyện 95% thật nè -
Từ đó mà chị càng tầm đọc học và thực hành theo lời Phật dạy nhiều hơn nữa. Nhờ bà ấy cho chị một trận tàn khốc tang thương - sau khi qua cơn giận chị được HIỀN hơn xưa. Và dám nói, không chuyện gì hay những "màn kịch sân khấu đời" đối với chị không quan trọng gì nữa cả. Toàn là phù du huyễn hóa hư vô mộng tưởng thế thôi. Ông Trời cho mỗi người là nghệ sĩ - kịch sĩ để đóng nhiều vai tuồng rồi khi màn nhung khép lại... bỏ vào (6 miếng ván) - thế là hết kiếp người.
Ngoái nhìn lại sau lưng đời chị thấy ghê luôn - Thôi, nên "Niệm Phật và Buông Xả" cho thanh thản TÂM hồn. Smiley
7_vdn

em mydung73 mến chào Chi 7
được đoc nhiều bài của Chị 7, em rất cảm phuc.
Ở đời có khi nghịch cảnh lại tạo thuận duyên cho mình tu tâp, coi như bà ấy là Bồ Tát ngược của Chị vậy, rât mừng là duyên lành đưa 7 vào với Phật Pháp và có dip chia xẻ để chúng em được học hỏi thêm
Chúc Chị 7 thân tâm thường an lạc, tu hành tinh tấn và sáng tác đều đều

mến
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 15 16 17 18 19 ... 28
Send Topic In ra