Dau Do wrote on 02. Nov 2011 , 09:42:
Hà Nội rút giấy phép show ca sĩ Chế Linh
Hi chị ĐĐ.
Nhắc tới tên nầy là thấy sôi máu, lên áp huyết !!!
Mời chị và cả nhà xem lại bài cũ.
PD
--------------------------------
ASIA DVD 61 , CHẾ LINH & NGƯỜI LÍNH HÈN
NGUYỄN KHẮP NƠI
Chúng ta, những con dân của Việt Nam Cộng Hòa, sau biến cố 30 tháng Tư 1975, đã bỏ xứ ra đi tìm tự do. Những gì chúng ta đã mang theo chỉ là để gợi nhớ lại những kỷ niệm của thời xa xưa mà thôi. Trong những kỷ niệm đó, chúng ta có lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, Tổ Quốc Việt Nam Cộng Hòa, Thủ Đô Sài Gòn, những đoạn phim, hình ảnh, và quan trọng nhất là những bài hát về tổ quốc của chúng ta, về quân đội của chúng ta, về tình yêu của những anh lính tiền tuyến và các em gái hậu phương . . v . . v.
Nơi đâu có người Việt định cư, nơi đó có Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, có Cộng Đồng Người Việt Tự Do, và có những chương trình nhạc hát về những ngày xưa thân ái của chúng ta, đặc biệt là nói về những chiến sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Asia là trung tâm băng nhạc luôn luôn có chủ đề về người lính VNCH. Xem DVD của Asia tức là coi như đã xem lại, sống lại thời chúng ta còn chiến đấu chống bọn Việt Cộng xâm chiếm đất nước tự do của chúng ta. DVD Asia 61, với chủ đề Nhật Trường Trần Thiện Thanh 2, được ra mắt cộng đồng người Việt Úc Châu vào cuối tháng Tư vừa qua, đã hoàn toàn đáp ứng được niềm vui của chúng ta:
Gợi nhớ lại người Lính Việt Nam Cộng Hòa.
Người Lính VNCH đã được nhắc lại là những người lính rất oai hùng, hăng say chiến đấu để bảo vệ phần đất tự do của mình. Lồng vào trong những chiến trận kinh hoàng đó, vẫn có nhưng mối tình hoa mộng nên thơ của chàng trai tiền tuyến với người em gái hậu phương, với bài hát mà tôi thích nhất: “Tình Thiên Thu” kể về mối tình của một người lính Biệt Động Quân, Thiếu úy Phạm Thái và cô Nữ tiếp viên Hàng Không của hãng “Hàng Không Việt Nam” tên Nguyễn Thị Mộng Thường, vào thời điểm năm 1972.
MC Việt Dzũng đã kể lại rằng:
Thiếu úy Phạm Thái, sau khi tốt nghiệp “Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt”, được tuyển chọn về binh chủng Biệt Động Quân. Trên chuyến bay từ Đà Lạt về Sài Gòn, Thái đã làm quen được với Mộng Thường, nữ tiếp viên trên chuyến bay đó. Về Sài Gòn, còn lại vài ngày phép ngẳn ngủi, hai người đã có dịp đi chơi trò truyện với nhau, tình yêu cũng từ đó mà nẩy nở.
Trình diện Bộ chỉ huy BĐQ, Thái được bổ xung về An Lộc với nhiệm vụ chống lại cuộc xâm chiếm của bọn VC vào thị xã này (Không rõ Tiểu đoàn và Liên đoàn nào? Vì thời gian này, Liên đoàn 3 và 5 BĐQ đều cùng hành quân ở An Lộc). Trong một trận đánh quyết định, Thái đã cùng những chiến hữu BĐQ can đàm chống trả những đợt tấn công và pháo kích của Cộng Sản, anh bị thương và được ghi nhận là mất tích hoặc đã chết mà không tìm thấy xác. Nhưng may mắn thay, anh chỉ bị thương thôi, đã được một nữ tu tìm thấy, cứu sống và kéo về nhà thờ tiếp tục chữa trị. Đến khi tạm lành mạnh, anh đã giã từ vị nữ tu để tìm về với đơn vị. Thái được đơn vị đón nhận nồng nhiệt và được thăng cấp Trung Úy ngay tại mặt trận. Nhưng vì tình hình chiến trận vẫn còn rất sôi động, anh đã từ chối những ngày phép để ở lại cùng đọn vị tiếp tục chiến đấu. Anh đã gởi thơ về cho Mộng Thường, mời cô lên dự lễ gắn huy chương và lon mới của anh.
Mộng Thường trước đó đã được tin Thái mất tích, nay lại được tin anh đã sống sót trở về, mừng quá, vội vàng thu xếp đi chuyến xe đò sớm nhất lên An Lộc trùng phùng với người yêu.
Định mạng trớ trêu, trên đường đi, xe đò bị trúng mìn, nổ tung. Nguyễn Thị Mộng Thuờng đã bị chết một cách oan ức, tức tưởi. Người con gái, từ lúc sinh ra, chỉ mong có một giấc mộng bình thường, mà cũng không được toại nguyện:
“Xin cho yêu trong mộng thường
Nhưng Mộng Thường cũng tan.
Xin cho đi chung một đường
Sao định mệnh chắn ngang?”.
Từng lời ca của bài hát đã làm cho lòng người thương cảm cho mối tình không đoạn kết trong thời chiến tranh.
Ca sĩ Đan Nguyên, trong bộ quân phục rằn ri mang phù hiệu Biệt Động Quân, với gương mặt sương gió xạm đen va dáng điệu hiên ngang cố hữu của một người lính VNCH, đã đóng vai Trung Úy Phạm Thái thật là xuất xắc.
Ca Sĩ Băng Tâm trong vai Mộng Thường, đã dùng lời hát và bộ điệu diễn tả nỗi buồn của người con gái chỉ mơ có một giấc mơ bình thường, đã làm cho mọi khán thính giả cảm thấy xúc động bàng hoàng.
Trước đó, ca sĩ Chế Linh, trong quân phục của một người Lính Bộ Binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, oai hùng đứng trả lời những câu phỏng vấn của MC Bảo Châu, đã làm cho mọi người lính nhớ lại cái thời “Ba lô nón sắt” của mình lắm lắm. Nhất là khi nhìn thấy anh và ca sĩ Phương Dung cùng xánh vai trên sân khấu, ai mà không nhớ lại cái thời “Anh tiền tuyến, em hậu phương” của mình!
Có thể nói, Chế Linh, Đan Nguyên và những ca sĩ khác, trong bộ quân phục của người Lính Việt Nam Cộng Hòa, đã làm cho chúng tôi, những người lính VNCH xưa, nhớ lại cái thời làm lính VNCH của chúng tôi lắm lắm!
Đời chúng tôi, những người lính VNCH, chỉ còn có những kỷ niệm đó thôi!
Đột nhiên, khi đọc báo Việt Luận kỳ thứ Sáu 09 05 2009 vừa qua, trong mục “Ý Kiến Độc Giả” tôi đã đọc được bản tin sau đây của một độc giả, lấy tên là “Người Lính Hèn”:
“CA SĨ CHẾ LINH VÀ NGƯỜI LÍNH “HÈN”Thưa các bạn, để trở lại chương trình phần 2, tôi xin hát tặng các bạn những bài hát về LÍNH, do lời yêu cầu, mặc dù tôi không phải là Lính trước đây.
NHỮNG BÀI HÁT NÀY, KHÔNG PHẢI CHỈ DÀNH RIÊNG CHO LÍNH VIỆT NAM CỘNG HÒA, MÀ XIN TẶNG LUÔN CHO CÁC ANH LÍNH BỘ ĐỘI, ĐẶC BIỆT LÀ ANH HẢI BỘ ĐỘI CÓ LỜI YÊU CẦU TÔI. VÌ THEO TÔI, NGƯỜI LÍNH NÀO CŨNG ĐÁNG CA TỤNG,
vì cùng hoàn cảnh chiến tranh phải đi lính mà thôi”Đó là những gì mà ca sĩ Chế Linh đã phát biểu mà tôi không hề thêm bớt, vào buổi tối Thứ Sáu, ngày 1 tháng 5 năm 2009, trước khá đông thực khách ở nhà hàng Đại Dương, Hopkins Street, Footscray Victoria Australia . . .
Tôi ráng đọc hết bài viết của ông lính, rồi ngồi lặng người, bâng khuâng suy nghĩ:
Chế Linh, một ca sĩ đã đuợc ca ngợi là một trong những ”Tứ đại danh ca”, mỗi lần hát, đều hiên ngang khoác lên mình bộ chiến y của QLVNCH mà hát những bản nhạc ca tụng người lính Việt Nam Cộng Hòa, nay lại thay đổi thái độ, xưng tụng người bộ đội, kẻ thù của người lính VNCH?.
Những bản nhạc viết cho người Lính Việt Nam Cộng Hòa, nay lại được hát tặng cho các bộ đội, kẻ thủ cùa người Lính VNCH?
Như tôi đã nói ở trên, những người lính như tôi, như bạn, đã chiến đấu một mất một còn với bọn Cộng Sản để bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam Cộng Hòa thân yêu, nay lại bị xếp ngang hàng với bọn lính cộng sản xâm lược, bán nước hại dân hay sao?
Tôi tức lắm bạn ạ! Tôi không thể đồng ý với ông Chế Linh được!
Ông Chế Linh đã có âm mưu gì khi tự đưa ra lời so sánh đó? Hậu quả của những lời so sánh của ông như thế nào? Bạn có đồng ý với “Người Lính Hèn” (xin được gọi tắt là NLH) hay không?
Muốn hiểu rõ, chúng ta hãy đi trở lại buổi trình diễn của ông Chế Linh để tìm ra ngọn ngành.
1. DIỄN TIẾN NHỮNG SỰ VIỆC ĐÃ XẨY RA TẠI BUỔI TRÌNH DIỄN VĂN NGHỆ.Để hiểu rõ mọi chuyện, tôi đã cố gắng tiếp xúc với những người đã tham dự buổi văn nghệ tại nhà hàng Đại Dương, vùng Footscray, gần thành phố Melbourne của Tiểu bang , Victoria, Australia vào tối Chủ Nhật 01 05 2009 vừa qua.
Đã có ba người tham dự buổi trình diễn văn nghệ của Chế Linh đêm hôm đó (xin không đưa tên), kể lại cho tôi nghe, như sau:
“Khi Chế Linh trở lại sân khấu, có nói những lời giới thiệu như “NLH”đã viết ở trên. Dưới khán giả, có nhiều lời bàn tán xôn xao. Một số khán giả đứng lên, nguời thì kéo ghế bỏ ra về, một số khác đưa tay xin nói. Một lúc sau, một số khán giả đã bỏ ra ngoài hồi nẫy lại trở vào lên tiếng với MC là họ phản đối những lời Chế Linh đã nói hồi nẫy, như sau:
“Chúng tôi phản đối những lời anh Chế Linh đã nói hồi nẫy. Nói như vậy là sai. Nơi đây là Cộng Đồng Tỵ Nạn, cớ sao lại nhập các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa với bọn bộ đội Việt Cộng? Lính VNCH chiến đấu để giành tự do dân chủ đất nước. Còn lính VC chúng chỉ chiến đấu cho chủ nghĩa cộng sản mà thôi”.Một số lớn khản giả cũng đứng lên ủng hộ, yêu cầu Chế Linh rút lại lời nói và xin lỗi tất cả mọi người.
MC vào hậu trường nói chuyện một lúc thì Chế Linh bước ra sân khấu để trả lời khán giả. Chế Linh vẫn giữ lập luận là: “Người Lính nào cũng đáng ca tụng” rồi trở vào hậu trường.
Khán giả phản đối lớn hơn, nhưng mọi người cố gắng giữ bầu không khí trong vòng trật tự. Có người đã hô:
“Hãy phản đối trong vòng trật tự. Đừng nên làm hỗn loạn!”
Bầu không khí có vẻ nóng bỏng, vẫn người đứng kẻ ngồi, nhưng không có chuyện gì xẩy ra. Một số lớn khán giả ngại có xô sát xẩy ra, nên đã bỏ về. Những người kể chuyện cho tôi nghe cũng bỏ về, nên không biết còn chuyện gì xẩy ra nữa hay không?
2. TẠI SAO CHẾ LINH LẠI PHẢT BIỂU NHƯ TRÊN?Tôi với bạn đều không phải là Chế Linh, nên không thể trả lời câu hỏi này. Tuy nhiên, chúng ta thử suy xét xem sao?
2a. LẤY LÒNG CHÍNH QUYỀN CSVN ĐỂ ĐƯỢC VỀ NƯỚC HÁT TIẾP?.Giống như NLH đã nói, Chế Linh thuộc thế hệ già, tiếng hát dù có hay, nhưng cũng không thể vượt thời gian để làm vừa lòng người Việt Hải Ngoại mãi mãi. Với câu phương ngôn “Thầy thuốc già, Đào hát trẻ” Chế Linh phải lui vào hậu trường, nhường chỗ cho các ca sĩ đàn em (Ngày xưa, ông được mời tới Úc hát ở những sân khấu lớn và nổi tiếng, như Crown Casino, Dallas Brook Hall . . . nay chỉ được mời hát ở một nhà hàng ăn thôi, hết thời rồi). Nhưng vì cuộc sống, Chế Linh phải tiếp tục hát. Nơi có thể dung dưỡng cho lời ca của anh ta chỉ còn ở trong nước VN mà thôi. Người Việt ở Việt Nam có thể còn thích tiếng hát của anh ta, nhưng chính quyền VN thì coi anh thuộc về phe VNCH, nên không cho anh ta hát. Muốn được hát, anh phải . . . giã từ quá khứ VNCH của mình, nói vài lời tâng bốc CS và các bộ đội để có thể sẽ được xét lại, cho hát kiếm tiền?
2b. PHÁT BIỂU ĐỂ ĐƯỢC NỖI TIẾNG TRỞ LẠI?Chế Linh, một khuôn mặt quá quen thuộc với cộng đồng hải ngoại, không còn hấp dẫn nữa, không còn được mời “Đi Sô” nữa, nên phải tìm cách gây tiếng vang. Để đuợc mọi người chú ý tới, dù khen dù chê, cũng là được chú ý tới. Dễ nhất là nhẩy vào chính trị. Đó là lý do ông đưa lời tuyên bố nẩy lửa về việc Trung Cộng lập nhà máy đào Bô Xít ở Việt Nam, nơi ông cho rằng, thuộc về xã hội Chàm của ông ngày xưa.
3. HẬU QUẢ CỦA LỜI PHÁT BIỂU CỦA CHẾ LINH.Lời phát biểu của Chế Linh chắc chắn sẽ gây ra tranh cãi: Tranh cãi ngay trong cộng đồng người Việt Hải Ngoại của chúng ta, và ngay cả ở Việt Nam nữa.
3a. TRANH CÃI TẠI CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI.Lời phát biểu của Chế Linh sẽ gây ra hoang mang, tranh cãi ngay trong cộng đồng người Việt của chúng ta.
Gây hoang mang:
Bây giờ, mỗi khi đi nghe Chế Linh trình diễn, chúng ta không biết ông sẽ dở thêm trò gì nữa? Trong DVD của Asia 61, Chế Linh mặc quân phục lính VNCH, nhưng mai mốt đây, ông có thể mặc . . . nguyên bộ quần áo bộ đội, đội nón cối, mang dép râu!Ai cấm ông ta? Xứ tự do dân chủ mà!
Bài hát “Tình Thiên Thu” thay vì hát:
“Đến lúc biết mơ mộng
Như những cô gái xuân nồng
Nàng yêu anh quân nhân Biệt Động
Trong một ngày cuối đông”
Ông ca sĩ này có thể, theo lời yêu cầu của bộ đội, hát lại như sau:
“Đến lúc biết mơ mộng
Như những cô gái xuân nồng
Nàng yêu anh quân nhân. . . (cái gì đó)
Trong một ngày cuối đông”
Có thể lắm chứ!
Sau đó, trong đám khán giả, sẽ chia ra làm hai phe: Phe ủng hộ và Phe chống đối. Lời qua tiếng lại, hai phe có thể xáp vô cãi nhau, rồi đi đến đánh nhau lỗ đầu chẩy máu. Ai chịu trách nhiệm?
Đau đớn nhất là những người Lính VNCH, họ đã mất mát hết tất cả rồi, chỉ còn dựa vào lời ca tiếng nhạc của những bản nhạc mà các nhạc sĩ đã viết cho họ, nay những bản nhạc này được đem đi tặng hết cho các bộ đội, người Lính VNCH sẽ chết lần thứ hai, lần thứ ba, chết luôn trong tâm tư của chính người Lính VNCH.
Hiện tại, mới chỉ có một mình Chế Linh đưa ra lời tuyên bố, so sánh, ca tụng người bộ đội. Nếu trong cộng đồng chúng ta, không có ai lên tiếng phản đối, sẽ có những ca sĩ khác nữa bắt chước, tuyên bố những câu đụng chạm, lăng nhục người Lính VNCH hơn nữa để kiếm điểm với chính quyền VN, để được về VN hát hò. Cộng đồng của chúng ta sẽ ra sao?
Trong giới văn nghệ Âu Tây, ca sĩ muốn hát nhạc của nhạc sĩ nào, phải xin giấy phép, đóng tiền, mới được trình diễn. Và khi hát không được tự đổi lời. Không biết Chế Linh khi hát những bài hát tặng bộ đội, có . . . xin phép các nhạc sĩ đã sáng tác ra những bản nhạc đó hay không?
3b. TRONG NƯỚC VIỆT NAM.Cộng sản, với chù trương “Thà giết lầm còn hơn là tha lầm” đã biết rõ Chế Linh làm gì? Muốn gì? Thì chưa chắc chỉ vì một lời nói đó mà cho ông ta về hát hỏng. ít nhất, ông phải viết vài bản “Tự kiểm”, làm vài hành động “Ăng ten” báo cáo những hành vi phản động của những ca sĩ khác . . .v. . . v thì may ra bọn CS mới thay đổi thái độ.
Nhìn vào quá khứ, rất nhiều “Việt Kiều Yêu Nước” đã bỏ tiền bỏ của về VN “Xây dựng đất nước “ cuối cùng là tiền bị mất hết, mạng sống cũng bị vạ lây, phải bỏ của chạy lấy người. Chắc là ông Chế Linh cũng biết những chuyện này.
Dù CS có nhẹ dạ cho Chế Linh về VN hát, cũng sẽ bắt ông ta hát những bài hát ca tụng bộ đội, ca tụng đảng cộng sản . . . chứ chẳng đời nào ông được hát những bản nhạc Lính VNCH đâu!
4. CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI NHỮNG CA SĨ NHƯ CHẾ LINH?Nếu bạn là một người Lính Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa, đã chiến đấu đề bảo vệ cho Tổ Quốc VNCH, cho lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. Kẻ thù của bạn là bọn bộ đội miền Bắc đã xâm chiếm miền Nam, đã giết hại bạn bè, thân nhân của bạn. Khi thắng trận, chúng đã cướp hết tài sản của bạn, phá tan gia đình của bạn . . . v. . . v. Bạn có muốn được coi là ngang hàng với bọn bộ đội đó hay không? Nếu không muốn, chúng ta sẽ phải phản ứng.
Hãy nói cho Chế Linh biết, chúng ta, những người Lính Việt Nam Cộng Hòa, là những người Lính chiến đấu cho quê hương đất nước, cho tự do dân chủ, mới đáng là những người được vinh danh, được nhớ tới. Còn bọn VC, chỉ là lũ xâm lược, cướp nước, giết hại dân lành, như chúng đã làm ở Huế, ở mọi nơi trên lãnh thổ Miền Nam Việt Nam. Chế Linh sống ở Miền Nam tự do, được sống cho đến ngày hôm nay, cũng là nhờ công ơn của những chiến sĩ VNCH đã chiến đấu cho đến giây phút cuối cùng, đã hy sinh mạng sống của mình để Chế Linh còn được hát hò cho đến ngày hôm nay. Chế Linh phải nhớ ơn những chiến sĩ VNCH này.
Hãy tẩy chay những buổi trình diển của Chế Linh và những người trở cờ khác.
Hãy gởi thơ tới những trung tâm văn nghệ mà Chế Linh trình diễn, nói rõ sự phản đối của mình, để tùy nghi họ có cách xử trí với Chế Linh. Nếu chúng ta cùng nói rõ sẽ tẩy chay Chế Linh, họ không dại gì mà bỏ tiền bỏ công ra mời Chế Linh hát nữa đâu!
Chúng ta phản ứng mạnh, nhưng lịch sự, trong giới hạn mà chúng ta có thể làm, để tránh trường hợp quảng cáo không công cho Chế Linh với bọn VC.
Chế Linh phải suy nghĩ về lời so sánh mang tính cách miệt thị đối với các quân nhân QLVNCH và chính thức ngỏ lời xin lỗi với chúng ta.
Tôi sẽ đứng trong hàng ngũ những người Lính VNCH để nói cho Chế Linh những lời nói này!
Ông “Người Lính Hèn” của tôi ơi, ông không hèn đâu!
Nếu hèn, ông sẽ không kể lại sự việc xầy ra tại nhà hàng Đại Dương, sẽ không có ai biết tới cái lời tuyên bố này của Chế Linh.
Nếu ông hèn, ông sẽ chẳng bao giờ viết ra những lời phản bác lại Chế Linh thật là hay, và đã yêu cầu Chế Linh . . . Để cho chúng tôi yên!
Tôi cám ơn bạn lắm!
Ý kiến của bạn ra sao?
NGƯỜI VIỆT CỦA TÔI, KHÔNG GIỐNG NHƯ CHẾ LINH ĐÂU!
NGUYỄN KHẮP NƠI