tieuvuvi
Gold Member
   
Offline

Vũ Tuyết Như - Tiểu Long Nhi-TiênDung
Posts: 4065
Bordeaux - france
Gender:
|

Tóc thề xứ Huế
Khó có thể nói hết những biểu cảm, ấn tượng ảnh hưởng của một mái tóc thề trong không gian và thời gian của Huế. Chỉ cần một "mái tóc thề" cũng đủ để liên tưởng và "hình dung" ra Xứ Huế. Nó như biểu tượng "Sống", không thể và không bao giờ thiếu để cùng "làm nên" tất cả những gì được mệnh danh Thơ và Mộng ở nơi nầy. Nếu Huế chỉ có những cái đẹp hoành tráng, mang tầm cao và uy linh lịch sử, chỉ có những cái đẹp của cảnh quan và thiên nhiên đầy lặng lẽ chung quanh..., có thể khi ấy, Huế sẽ chỉ là nơi đến cho những kẻ hành hương tưởng niệm, kẽ vãng cảnh nhàn du. Lúc ấy, biểu tượng "gợi cảm" nhất, sinh động nhất gắn liền giữa con người và bản sắc nơi đây trong thực tại sẽ là đâu? Cứ vẫn còn thơ, nhưng rồi mộng ở nơi nào? Câu thơ "muôn đời" của Hàn Mặc Tử. "Ở đây sương khói mờ nhân ảnh. Ai biết tình ai có đậm đà" liệu có còn không?.
Vâng, đúng vậy. Dù có "sương khói" bao nhiêu, hay ẩn hiện đến mức nào? Thì "Nhân ảnh"... vẫn là thực tại chứ không là quá khứ, là bóng dáng của con người đang sống nơi đây: Nét đẹp nữ giới xứ Huế đã vượt qua ngưỡng thường tình của vấn đề thẩm mỹ phổ thông. Nét đẹp ấy đủ sức để vươn tới một "thế đứng" trong tổng thể BẢN SẮC VĂN HOÁ xứ miền THƠ MỘNG. Và, TÓC THỀ được quy về, được "đại biểu" cho thành phần không ít hơn "một nửa xã hội" tại nơi nầy: Phái nữ.
1. Tóc thề nói chung: Có nguồn gốc từ văn hoá Trung Hoa. Tóc của người thiếu nữ ngày xưa, đến tuổi "Cập Kê" (được cài trâm) chừng mười lăm, mười sáu "trăng tròn". Khi người con gái được quyền "chính thức trang điểm" cũng là lúc khả năng tình duyên vừa chuẩn bị của đời người. Tình yêu được xã hội và gia đình công nhận. Khi thương nhau, các đối tượng tình yêu không dễ dàng tiếp cận nhau "quá dễ, quá nhiều, quá thường" như xã hội văn minh. Họ thường phải đoái trông nhau và tất nhiên sợ phải cảnh " xa mặt cách lòng" hơn hẳn chúng ta. Làm sao để Tin nhau? Họ chọn Tóc làm tín vật trao nhau, nhắc nhở nhau từng quên đi đối tượng tình yêu. Khi người đẹp Thuý Kiều cắt tóc, thề nguyện cùng Kim Trọng:
...Tiên thề cùng thảo một trang Tóc mây một món, dao vàng chia hai...
Cũng có nghĩa, khi chàng Kim nhận lấy lọn tóc nhỏ kia là đã nhận luôn "quả tim" muốn gửi gắm một đời. Kiều, lấy tóc của thân mình trao gởi, tự coi như đã trao thân gửi phận cho người mình yêu dấu. Vì thế, tóc ấy cộng với Lời Thề Thốt cùng nhau mới nên nghĩa Tóc thề. Vì sao không là một tín vật khác? Và vì sao, nếu một tín vật "ngoại" thân thể cũng có thể được trao nhau nhưng dù giá trị đến nhường nào cũng không sánh được mức "Xác tín tối thượng" là lọn nhỏ Tóc thề nơi hai kẻ yêu nhau?
Vì Tóc là một phần thân thế, là tượng trưng của tổ tông và huyết tộc được lưu truyền, là sinh thành do tác hợp mẹ cha. Là mùi hương sự mềm dịu, một sắc màu gợi cảm "hiển nhiên" và rất "Thực" của con người. Nó không phải là đồ trang sức, mượn vào sức hào phóng giả tạo ở bên ngoài hay giá trị của bạc vàng châu báu. Bởi thế, không gì sánh được với tín vật Nhân Thân từ biểu tượng Tóc thề: Trong văn hoá lịch sử Trung Hoa, đã có lúc "giá -trị - tóc" bị lu mờ và khủng hoảng. Triều đại Mãn Thanh phủ nhận trong luật bắt người đàn ông người Hán cạo đầu và chỉ để "đuôi sam". Rất khác với các triều đại trước, như Triều Minh (ở trong bối cảnh Truyện Kiều của Nguyễn Du) đều coi trọng giá - trị - tóc như nhau. Điều khác biệt gần như hẳn nhiên là Tóc thiếu nữ Trung Hoa từ tuổi "Cập Kê" là đã phải cài trâm, quấn tóc. Tóc thiếu nữ Huế không phải cài trâm nên không quấn lên cao. Với thiếu phụ, khi ấy tóc mới được "Bối" lên (kiểu bối Việt Nam không phải cần trâm, kỹ lưỡng vô cùng). Tóc thiếu nữ Huế, có thể "Kẹp" nhưng đây không phải Trâm. Hai công dụng khác nhau rõ rệt. Vì thế, tóc thiếu nữ Huế buông dài và xoã kín bờ vai. Kiểu tóc buông tự do xa lạ với tóc cài trâm thiếu nữ Trung Hoa.
2. Tóc thề xứ Huế: Con gái là cách gọi theo lệ chung dân gian, để trực chỉ đến người nữ, chưa chồng chưa con và nhất là còn trong tuổi trẻ đầy thanh xuân, sức sống. Người Huế bảo, "Còn Con Gái" đồng nghĩa với những điều vừa nói ấy. Tóc "con gái" Huế thông thường là buông xoã tự do. Có thể "kẹp". Tóc "con gái" Huế thông thường là buông xoã tự do. Có thể "kẹp" nhưng không ảnh hưởng đến độ dài và cả độ cao của mái tóc. Tóc phủ xuống bờ vai, xuống lưng người, xuống bờ mông và nhiều khi hơn thế, có những người còn rũ xuống gót chân. Người ta hiểu lầm câu "Tóc thề mới (hoặc đã) chấm ngang vai" để vội vã mượn vào đó, luận rằng: Tóc thề phải là tóc "chấm ngang vai". Nếu không, không thể gọi "Tóc thề". Có đúng không? Câu thơ bị hiểu "cạn đi" đã đành, bản sắc Tóc thề xứ Huế còn mất mát đến đâu?
Đã nói rằng, tuổi thanh xuân của Một thời con gái, thì đây hẳn phải là cả một "Khoảng thời gian". Tóc thề "mới chấm" hoặc "đã chấm" ngang vai không phải tác giả quy định lấy "độ dài" của một bờ tóc xoã. Đó là nghệ thuật để ám chỉ người con gái chỉ "mới vừa chớm" độ tuổi yêu đương hoặc để có thể được yêu đương. Tóm lại, vừa mới "tuổi biết yêu" nơi người con gái ấy. Là "bắt đầu" mộng mơ, là đi vào "rung cảm bâng quơ" và tự nhiên, thấy "buồn thương vô cớ"... còn con gái là "sự quy định độ dài" tóc thề? Xin đừng hiểu lầm cho tác giả câu thơ.
Vì sao? Tóc thề xứ Huế buông dài và tóc xoã bờ vai? Có thể người đọc từng đã nghe những mẫu chuyện thế này... Ở xứ Huế, trong bối cảnh gần đây, chỉ vào ba thế hệ đã qua... Khi phải cắt tóc hay chỉnh lại mái tóc thề. Hoặc cắt ngắn, hoặc sửa cho thành gợi cảm hơn theo ý bạn bè nơi học đường, nơi tiệm, quán bán mua... Người con gái có người yêu, thường phải hỏi xem "người ấy" có "thuận" hay không? Nếu tự chuyện, đã có lắm "cặp" phải xa nhau vì "chút ấy". Để càng dài, người ta càng "hâm mộ". Cắt ngắn đi, kẻ "xì xào", người "chỉ chỏ"... nọ tê. Người ta cứ nghi nan, cho rằng đã "đành đoạn" với "ai đó rồi", đã "cắt tóc giao thề" cho một "kẻ mới hơn"?... Vì thế, mà Tóc thề xứ Huế là để biểu lộ nét "nguyên trinh" chưa phải "giao thề" với ai cả. Hoặc đã có người thương càng nói lên sự chung thủy của mình. Không có "ý chi" với ai khác nữa. Có nghĩa, không việc gì phải che dấu khi nói lên sự trinh nguyên hoặc tính chung thuỷ nơi một người con gái. Vì thế, dù chưa yêu hoặc đã có người thương - miễn sao chưa xây dựng gia đình - người con gái xứ Huế vẫn luôn yêu mái tóc thề buông xõa bờ vai. Biểu tượng và cách nói thầm lặng ấy đẹp tuyệt vời như một bản sắc Tình yêu trong sáng, không nói nhưng "đã nói biết bao lời"...
Liễu Thượng Văn
|