Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - TRUYỆN  TIẾU  LÂM THỜI NGUYÊN TỬ  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 
Send Topic In ra
TRUYỆN  TIẾU  LÂM THỜI NGUYÊN TỬ (Read 2873 times)
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
TRUYỆN  TIẾU  LÂM THỜI NGUYÊN TỬ
01. Jan 2007 , 00:11
 
Tuyển tập vui cười 02
TIÊU CON DÊ RỒI ! Người hàng xóm nhà Dương Chu - Tổng biên tập Tạp chí Nghệ thuật Ẩm thực - mất một con dê, đã sai hết cả người nhà túa ra đi tìm, lại còn sang nói Dương Chu cho mượn vài người nữa để đi tìm giùm. Dương Chu ngạc nhiên:

- Ôi... sao mất có một con dê mà cho cả mấy chục người đi tìm dữ dzậy hả ?
- Vì đường có lắm... ngã ba ! - Người hàng xóm buồn bã.
Đến khi những người tìm dê trở về đông đủ, Dương Chu hỏi :
- Có tìm ra con dê không ?
- Thua, chẳng thấy dê đâu cả ! - Người hàng xóm  chán chường đáp.
- Sao không tìm thấy ?
- Tại đường có lắm ngã ba, theo các ngã ba đi một chốc lại có nhiều ngã tư, ngã năm, ngã sáu, ngã bảy khác. Thành thử không biết đi theo ngã nào để tìm thấy dê, phải chịu về không cả...
- Nếu đường có lắm ngã nhiều ngõ thì ta nên huy động thêm người đi tìm. Tổ dân phố của mình có trăm hộ, mỗi hộ cử chừng 2 đến 3  người ra giúp, thì sẽ có đến 2-3 trăm người... dư  sức toả đi khắp vùng để tìm cho ra con dê !
Người hàng xóm cho là phải, bèn đi huy động bà con chòm xóm. Tập trung được trên ba trăm người hùng hùng hổ hổ túa ra đi tìm dê. Đến chạng vạng thì mọi người kéo nhau trở về, ai nấy đều tay không. Dương Chu lấy làm lạ hỏi :
- Vẫn không tìm thấy con dê sao ?
- Thua luôn ! - Người hàng xóm lắc đầu chán ngán.
- Đông người như vậy mà sao chịu thua ?
- Đông người, nhưng vì đường sá có lắm ngã ba- tư- năm- sáu- bảy... mà ngã nào cũng bị đào đường, toàn là hố - hầm - cống - rãnh - kênh - hào đất đá ngổn ngang, đã phải tìm bên trên lại còn phải tìm phía dưới để xem thử con dê có bị lọt xuống hố hầm hay không, cho nên không đủ thời giờ đi tìm, đông người mà hoá ra ít thì thua luôn chớ sao bây giờ ?!
- Nếu bậy thì huy động luôn lực lượng của mấy ông đang đào đường, nhờ mấy ổng tìm giúp cho. Nếu thua nữa thì tôi sẽ giúp cho chuyện đăng lên báo mục “ bố cáo tìm dê” khỏi lấy tiền !
- Rồi. Đã nhờ họ tìm giúp dưới hố-hầm- cống- rãnh- kênh- hào, nhưng vẫn không tìm thấy dê !
- Sao kỳ dzậy ?
- Tại đường có lắm ngã ba- tư- năm- sáu- bảy, có nhiều hố- hầm- cống- rãnh- kênh- hào, lại thêm hai bên đường mọc lên quá nhiều quán nhậu ...” lẩu dê”, nên không biết đường đâu mà mò !
- Thôi, tiêu con dê rồi. Giờ này nó đã chui vào nằm trong mấy cái lẩu, trong mấy cái bụng của dân nhậu rồi. Đừng đi tìm nữa vô ích. Khỏi đăng báo nữa chi cho tốn mực, tốn giấy mất công ! Dương Chu kêu lên rồi ứa nước mắt. Còn người hàng xóm nghe vậy thì... chảy nước miếng.
CẮC TÙNG TÙNG

TÌM CHỒNG VÀO QUÁN THỊT DÊ
Người láng giềng nhà Dương Chu có chồng bỏ đi đã được ba hôm, đã sai hết cả người nhà đi tìm, lại sang nói Dương Chu mượn một người nhà cho đi tìm hộ.
Dương Chu nói :” Sao chị không gọi di động cho anh?”.
Người láng giềng đáp :” Lão khụ nhà em cáo lắm, hoặc là tắt máy, hoặc nhìn số biết vợ gọi mà không nghe, cũng có khi ra ngoài vùng phủ sóng. Hu...Hu... Thế mới chết em chứ”.
Dương Chu an ủi :” Chị cứ bình tĩnh, không liên lạc được thì nhắn trên thông tin đại chúng, đài, tivi”.
Người láng giềng vẫn khóc :”Hu...Hu... lão phải gió ấy có bao giờ đọc báo, nghe đài mà nhắn”.
- Sao chị biết anh không bao giờ đọc báo, nghe đài ?
- Rõ thế! Nghe đài lão chỉ mở nhạc nhảy. Báo đem ở cơ quan về còn nguyên cuộn, lão bán cho ve chai, em chưa bao giờ thấy lão đọc nửa chữ.         
Khi các người đi tìm đã về, Dương Chu hỏi :” Có tìm thấy ông ấy không ?” Mọi người đáp : “Không”.
- Đã vào quán đặc sản Dê chưa ?
- Đã. Bà chủ dặn kỹ, tìm “ Dê cụ” phải vào các quán “Dê tơ” mà vẫn không thấy.
- Sao lại không tìm thấy ?
- Tại đường đã lắm ngã ba, theo các ngã ba đi một chốc lại có nhiều ngã ba khác. Lại cũng tại thành phố lắm nhà nghỉ, lắm khách sạn quá. Một đoạn đường ngắn mà có đến ba, bốn khách sạn. Thành không biết đi vào đường nào, vào khách sạn nào để tìm, phải chịu về không cả. Ôi! Thật khổ thân em chỉ vì lấy phải chồng Dê mà ra nông nỗi này.
Dương Chu cười đưa đẩy : - Ai bảo tham chồng tuổi Ngọ, tuổi Mùi./.
Tống Trung (Cty bia Thái Bình)


Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
binh_SV
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1291
Re: TRUYỆN  TIẾU  LÂM THỜI NGUYÊN TỬ
Reply #1 - 02. Jan 2007 , 19:55
 

Anh Lam Sơn ơi ,

Cám ơn anh mang về tiếng cười hahaha đầu năm .
Thân mến chúc anh chị và gia đình một năm mới nhiều sức khoẻ , và mọi  sự như ý   Wink
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: TRUYỆN  TIẾU  LÂM THỜI NGUYÊN TỬ
Reply #2 - 03. Jan 2007 , 21:04
 
Quote:
Anh Lam Sơn ơi ,

Cám ơn anh mang về tiếng cười hahaha đầu năm .
Thân mến chúc anh chị và gia đình một năm mới nhiều sức khoẻ , và mọi  sự như ý   Wink

Anh Bình ơi, lâu lâu mình ghé qua thăm trường bạn, củng gửi lên trang báo tường, một vài mẩu chuyện nho nhỏ, để cho các bạn  có chút ít giải khuây bên cạnh cưộc đời vốn nhiều điều nhức đầu
Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: TRUYỆN  TIẾU  LÂM THỜI NGUYÊN TỬ
Reply #3 - 06. Jan 2007 , 20:32
 
Lấy Chồng

Thấy ai mắt lé, lấy làm chồng
Khi giận, khi hờn, mắt chẳng trông
Nhìn đông, ngó tây mình đỡ sợ
Một mắt còn hơn thấy hai tròng

Lấy chồng, thì nên lấy chồng lùn
Tối ngày mèo chuột chẳng chiụ ưng
Đắp chăn ngủ kỹ mình không sợ
Ghen ngược ghen xuôi, khổ quá chừng

Lấy chồng răng hô khỏi buồn lòng
Sáng trưa chiều tối, cười hở răng
Ngày qua tháng lại, đời vui vẻ
Mình trẻ trung hoài, hỗng nếp nhăn

Lấy chồng răng sún được lắm mà
Khỏi đi nha sĩ tốn đô la
Thịt thà  đồ biển, mình hưởng hết
Hắn khỏi nhức răng, sướng thí bà

Lấy chồng trai non khoẻ quá chừng
Đêm về đấm bóp khoẻ cái lưng
Hủ hỉ năm canh ôi sướng nhỉ
Hạnh phúc nào bằng, sao chẳng lưng?

Đừng nên lấỵ..

Ham chi cái cảnh lấy chồng giàu
Tối ngày hội họp chẳng gặp nhau
Con cái suốt ngày chẳng thấy bố
Hạnh phúc thế này chẳng được đâu

Lấy chồng đẹp trai cũng phát rầu
Hở ra, bồ nhí được gì đâu
Hỗng lẽ tối ngày cứ ghen mãi
Hưởng thụ còn đâu, chỉ nhức đầu

Lấy chồng đừng lấy ông chồng già
Dắt tay dạo phố ngỡ ông cha
Chiều tà xế bóng thân cô lẻ
Ổng sớm quy tiên,chỉ còn bà

Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: TRUYỆN  TIẾU  LÂM THỜI NGUYÊN TỬ
Reply #4 - 11. Jan 2007 , 03:30
 
Nhập gia tuỳ tục.

Tokyo-Nhật bản

Tại Khu phố Ginza đông nườm nượp, một anh chàng Nh ật chẳng may chạm vào làm toạc chiếc váy ngắn của một cô gái Nh ật. Anh ta chưa kịp nói lời xin lỗi thì cô gái đã cúi rạp người nói: "Xin lỗi đã làm phiền anh, chỉ vì chất lượng chiếc váy này tồi quá."

New York - Mỹ

Trên Quảng trường Times tấp nập người đi lại, 1 anh chàng M ỹ vô tình động vào làm toạc chiếc váy của một cô gái M ỹ Anh chàng này chưa kịp mở mồm thanh minh thì cô gái đã rút ngay 1 tấm danh thiếp và nói: "Đây là số phone của luật sư của tôi, ông ta sẽ tìm anh để bàn về việc quấy rối tình dục này, anh cứ chuẩn bị đi, chúng ta sẽ gặp nhau tại toà án..." Nói xong ghi lại số phone của anh chàng kia rồi ngẩng cao đầu bước đi.

Paris - Pháp

Trên Quảng trường Khải hoàn môn nổi tiếng TG, một chàng lãng tử Pháp không may làm toạc váy của một cô nàng Pháp. Chàng chưa kịp nói gì thì cô nàng đã cười hic hic, sau đó ghé vào tai chàng trai nói: "Nếu anh không ngại, thì tặng em một bông hồng để xin lỗi đi..." Sau khi mua một bông hồng tặng nàng xong, chàng bèn mời nàng đến 1 khách sạn nhỏ để cùng nghiên cứu vấn đề ẩn sau làn váy ngắn.

London - Anh quốc

Tại Quảng trường Church bên dòng sông Thames êm đềm, một chú Ăng-lê vô tình xé toạc chiếc mini skirt của một cô gái Anh. Anh chàng này chưa kịp thanh minh thanh nga thì cô gái đã vội vàng dùng tờ báo đang cầm che đi chỗ rách, mặt đỏ giừ nói: "Thưa ông, ông có thể đưa tôi về nhà được không? Nhà tôi ở phía trước, gần thôi..." Anh chàng này bèn cởi áo quấn lại cho cô gái rồi vẫy 1 xe taxi, đưa cô gái về nhà an toàn để thay một chiếc váy mới.

Trùng Khánh - Trung Qu ốc

Trước Tượng đài Giải phóng quân tại Trùng Khánh, một anh Tầu chẳng may làm rách toạc chiếc váy ngắn của một cô gái Trùng Khánh. Anh này chưa kịp mở miệng xin lỗi thì đã nghe tát bốp một cái bên tai. Cô gái tay thì túm chặt lấy cổ anh chàng, mồm thì rít lên: "Mày to gan nhỉ, dám chọc tới bà mày à? Đi gặp 110 (công an) cùng tao ngay..."

Đài Bắc - Đài Loan

Tại Quảng trường Tây môn, 1 anh chàng Đài vô tình cào rách chiếc váy ngắn của một cô gái Đài. Chàng trai chưa kịp nói gì thì cô gái đã cười ha ha nói: "Chưa kịp ngã giá mà đã đòi xem hàng rồi hả anh giai?"

Hà Nội - Việt Nam

Tại Hồ Tây, một chàng thư sinh Hà Nội chẳng may động vào làm toạc chiếc váy ngắn của một em gái Hà thành. Chàng này chưa kịp xua tay xin lỗi thì đã thấy quần của mình bị rách tơi tả rồi.


Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
otgh
Gold Member
*****
Offline



Posts: 7180
Gender: male
Re: TRUYỆN  TIẾU  LÂM THỜI NGUYÊN TỬ
Reply #5 - 11. Jan 2007 , 19:58
 
Quote:
Nhập gia tuỳ tục.

Hà Nội - Việt Nam

Tại Hồ Tây, một chàng thư sinh Hà Nội chẳng may động vào làm toạc chiếc váy ngắn của một em gái Hà thành. Chàng này chưa kịp xua tay xin lỗi thì đã thấy quần của mình bị rách tơi tả rồi.


Hahaha...Cám ơn anh Lam Sơn đã sưu tầm chuyện Nhập Gia Tùy Tục này nghen  Wink Grin Grin
Back to top
 

OTGH
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: TRUYỆN  TIẾU  LÂM THỜI NGUYÊN TỬ
Reply #6 - 13. Jan 2007 , 21:38
 
Mời OTGH và các bạn xem tiếp TRUYÊN CỔ TÍCH THỞI HIỆN ĐẠI
Truyện Cổ Tích:
Con Heo Phạm Trư
Ngày xửa ngày xưa, khi thế giới còn hỗn mang mờ mịt. Vì lo rằng sẽ có nhiều hỗn loạn, nên Thượng Đế ban cho loài vật khả năng biết nói như loài người. Ngài hy vọng, nhờ có thể đối thoại mà người và thú sẽ đỡ được nhiều...đụng chạm.
Loài người, vì nghe cầm thú nói năng cũng như mình, nên chẳng có ai ăn thịt, họ chỉ trồng trọt ở đồng bằng,ăn rau ăn trái, sống rất hiền lành.
Loài thú cũng an phận ở rừng.
Nhưng một ngày kia, có con cáo tu đã thành tinh, nó tụ họp muông thú lại mà tuyên truyền rằng :
- Cái bọn gọi là người : Bay cao, chạy nhanh, nhảy xa, lặn giỏi... tất tất đều thua chúng ta ! Vậy thì tại sao bọn chúng được ở trong nhà trong cửa, nệm ấm chăn êm, còn chúng ta phải ở nơi rừng rú ? Hỡi các đồng chí thú, hãy vùng lên !
Nó còn hứa, sau khi đè bẹp được loài người, sẽ chia đều hết thảy những gì cướp được của họ cho loài thú.
Vậy, bọn thú vật hẹn nhau : Đúng mùa thu sẽ làm cách mạng lật đổ loài người. Ra vẻ hung hăng nhất, đồng ý với con cáo thành tinh nhiều nhất là một gã heo ( Ngày xửa ngày xưa ấy, dĩ nhiên gã là heo rừng ). Gã heo rừng ngồi đặt vè cho có vần có điệu, thêm thắt bổng trầm cho có cao có thấp, rồi gã gọi những bài vè ấy là “Nhạc kháng chiến.”
Muông thú bị kích thích bởi “Nhạc kháng chiến” của Heo Rừng, thi nhau thí mạng tấn công loài người.
Loài người, dù có trí khôn và có can đảm chiến đấu, nhưng họ bị giới hạn rất nhiều vì lòng nhân đạo nên phải tạm thua, rút về đồng bằng. Bọn thú vật hoàn toàn làm chủ rừng rú.
Vui mừng với cái quyền làm chủ chưa được bao lâu, muông thú bỗng trắng mắt... vì... cái thằng Cáo luôn tự xưng là đầy tớ... nó kiểm soát hết thảy các ông chủ !
Nó ra luật : “Phải nói năng như thú, không được dùng tiếng người !”
Nó răn đe: “Con nọ phải canh chừng thằng kia, có biểu hiện linh tinh gì là phải báo cáo ngay !”
Con cáo đầy tớ phát cho mỗi chủ nhân của nó một cuốn sổ. Con nào, thằng nào, muốn dời hang dọn tổ cũng đều phải ghi chép vào đấy. Cuốn sổ còn ghi khẩu phần lương thực, có cân lượng đàng hoàng. Nhưng mà nó điếm thúi : Chỉ đủ cân, đủ lượng thôi, không bao giờ nó phát đúng loại thực phẩm mà các chủ nhân của nó có khả năng tiêu thụ !
Heo, Bò, Gà, Vịt... Nai, Hoẵng, Hươu, Chim... đều đói nhăn răng !
Những con thú mạnh và dữ một chút, có khả năng phản kháng, thí dụ như Beo, Cọp, Sư Tử v..v... thì đã về phe với con cáo thành tinh hết rồi ! Mà cái đám ấy, chúng nó chẳng yêu kính gì con Cáo già, chúng nó về phe với Cáo vì... khi loài người còn làm chủ muôn loài, chúng nó đâu có được thoải mái muốn xơi gì thì xơi như bây giờ ! Cứ thế, cứ thế... muôn thú đều khổ sở, trừ con Cáo và đám đàn em thời cơ chủ nghĩa của nó.
Heo rừng thế mà khôn ! Nó chẳng chịu đói được như những con thú kia. Nó cũng chẳng ngu gì mà liều mạng với Cáo. Nó chuồn về đồng bằng xin làm tôi tớ cho loài người. Nó “Dinh tê !”...
... Một buổi sáng, ông nông dân họ Việt tên Nam mở cửa chòi tranh ra đồng. Ông thấy một con heo phủ phục trước cửa khóc lóc...
...Heo rừng khóc có cung có bậc đàng hoàng, ngoài những kể lể về nỗi cơ cực của phận heo trong triều Cáo, nó còn lớn tiếng nhục mạ con cáo thành tinh chẳng tiếc lời. Len lén nhìn mặt ông nông dân họ Việt, nó thấy ông có vẻ chưa bị thuyết phục, nó bèn chuyển tông ca ngợi những cái gọi là vĩ đại của loài người, nó hoan hô cuộc đời, nó hoan hô cuộc tình...
Ông Nam, kinh nghiệm chiến đấu với thú vật cũng nhiều lắm chứ ! Mặt lạnh như tiền, ông hỏi :
- Họ và tên ?
- Thưa ngài, con họ Phạm tên Trư.
- Mỏ mày nhọn. Nanh mày dài. Chân mày khoẻ. Cáo nó xấu vậy sao mày không trừ khử nó mà chạy về đây khóc lóc ỉ ôi ?
- Ối giời ơi ! Ông ơi ! Nó là cáo đã thành tinh rồi. Vả lại, con là heo... nhạc sĩ mà ! con đâu phải là heo chiến sĩ !
- Mày làm tao cười đau bụng ! Thế mày muốn cái gì ?
- Ông chiến đấu can trường, chỉ có ông mới diệt được Cáo tinh. Con cắn cỏ ngậm vành xin ông cho con được hưởng ké một chút Ánh Sáng Miền Nam... vì... con Muốn Sống, ông ơi !
- Tao đã phải chạy từ miền Bắc ! Hmmm !...
Từ lúc ngoài cửa ồn ào, bà Nam đã đã thức dậy, đã nghe chuyện, bà quá tội nghiệp Phạm Trư nên bà can thiệp :
- Mèn đéc ui, ông xả ui, con cái... ủa ! con heo nhà ai ngó tụi nghiệp goá chừng chừng ! Thì thui đi mà ông xả, loài vật củng có con hiền con dử, ông mần khó nó chi ?
Lại thêm một đám con ùa vào liến thoắng :
- Tía ơi, con heo này ngó dzể thương !
- Thày ơi, cho con nuôi nó nhá !?
- Ba à, làm khó nó chi ! tốn bao nhiu á !?
Vì vợ, vì con, ông Nam tạm quên những lý luận chính trị, cho con heo Phạm Trư có tên trong Sổ Gia Đình....
Cuộc chiến giữa loài người và loài thú ngày càng khốc liệt.
Phe thú vật, xếp sòng là tinh Cáo, nhờ chủ trương (ít nhất là trên tuyên truyền) cho mọi con thú được thoải mái thoả mãn thú tính nên càng ngày càng đông. Những con vật hiền lành dù không thích cũng phải theo, vì... tất cả thú dữ đã theo tinh Cáo mất rồi ! Thỉnh thoảng có con nào chống đối cách tiêu cực, nghĩa là không chịu xông pha ra cắn xé loài người, thì cũng chết vùi chết giập đâu đó, vì… không có sổ hộ khẩu !
Phía loài người càng lúc càng thưa thớt ! Vì muốn làm người thì phải tự ép mình tuân giữ quá nhiều điều dựa trên lương tâm và nhân đạo. Nào là nhân, nào là nghĩa, còn lễ, còn nghĩa, trí, tín... Cho nên, chẳng kể những kẻ chỉ lo trùm mền cho ấm cật, chỉ kể những thằng người nhiều thú tính thôi... phe loài người mất bộn quân !
Lực lượng đã yếu kém như vậy rồi, loài người còn miễn quân dịch cho những người có lý do chính đáng ! Phạm Trư được miễn quân dịch vì lý do : Người Việt gốc... heo !
Ở chỗ an toàn nhất. Ăn những món ngon nhất. Phạm Trư dành ra khoảng 1 phần trăm thời gian của nó để viết vài bài hát, có bài là ca tụng sự chiến đấu anh dũng của loài người, thúc giục loài người đi chiến đấu, có
nhiều bài là than khóc cho những mất mát của loài người .... nhờ vậy mà Phạm Trư, 1 con heo, bỗng dưng được loài người yêu mến tặng cho 2 chữ “Nhạc sĩ.”  Rất ít người (gần như là không có) để ý rằng : Gần 1 trăm phần trăm thời gian còn lại, hắn dùng để viết nhạc bán cho những thằng được miễn quân dịch khác nhảy đầm múa mọi !
Càng nổi danh và giàu có, Phạm Trư càng khó kềm chế cái máu lợn trong người hắn ! Nhưng hắn may mắn ! Vì mỗi lần hắn giở trò con heo (kể cả những lần bị bắt quả tang, có thừa phát lại lập vi bằng đàng hoàng) hắn đều được những người dễ tính binh vực bằng câu : “Nhân vô thập toàn ! huống chi... heo !?”  Hoặc hùng hổ hơn : “Ghen tài với heo đấy à !?”
Tiền tuyến chiến đấu cô đơn như vậy !
Hậu phương tả pín lù như vậy !
Cho nên có 1 ngày :
Ông Nam bị dã thú phanh thây !
Làng Việt Nam bị tràn ngập bởi thú rừng !
Bà Nam, bằng những hơi tàn sức mỏn sau cùng, cố làm được 1 việc : Đưa những đứa con đứa cháu còn sống sót, vượt núi cao rừng rậm, vượt sông dài biển lớn ... đi tị nạn ở những làng khác, rất xa... rất xa... Trong đám con cháu may mắn vượt thoát ấy, có cả con... heo Phạm Trư.
... Sang tới làng mới, con cháu nhà họ Việt có người chuyên cần luyện võ, quyết tâm lấy lại làng xưa khi đủ lớn; có người chăm chỉ học văn, phòng khi anh em phục hội sẽ dựng lại luân thường đạo lý; cũng có người chỉ chăm chỉ làm ăn, nhưng không phải lo thân mà vì họ lo 2 lẽ : 1 là sẽ có tiền muốn lập lại làng xưa, 2 là sẽ dùng bạc vạn làm mồi mua thú. Nói chung, dù khác nhau cách làm, nhưng chẳng ai quên cha mẹ ông bà, làng xưa xóm cũ... ngoại trừ cái thằng Phạm Trư !
Quen thói được bố mẹ nuôi nuông chiều ngày trước. Tưởng có thể bán mồm nuôi trôn như khi còn ở làng cũ ... Phạm Trư chẳng chịu học hành hay làm ăn gì hết trơn hết trọi ! Những con heo con của nó cũng vậy ! Những bài vè có dấu nhạc mà Phạm Trư viết ra trên xứ lạ, dù lời lẽ “vuốt đuôi thời thế “  có làm cảm động cháu con dòng họ Việt, nhưng không nuôi sống hắn được ! Muốn dùng gần 1 trăm phần trăm thời gian để buôn nhạc như ngày xưa cũng chẳng xong ! Vi, làng người ta an bình bao nhiêu năm, ai cũng học cao hiểu rộng... đâu dễ gì mà bán đồ dổm ! Cũng may, ở cái làng mới, dân làng ai cũng giàu có, nên, bất kể người giả hay heo thật, đều được chăm sóc chu đáo khi đến 1 lớp tuổi gọi là... già !
Bất đắc chí như vậy, Phạm Trư ăn tiền già, mỗi ngày lên đồ lớn trắng tinh ngồi giạng chân giữa chợ, oai như ... nhạc sĩ heo ! Mỗi đêm theo điệu nhạc xập xình, rình gái tơ để rủ rê múa mọi, cho thoả cái máu lợn trong người heo.
... Trở lại vương quốc Cáo...
... Sau khi xơi sạch tất cả các tài sản vật chất và tinh thần loài người để lại, bọn thú vật đâm ra lúng túng vì sắp chết đói tới nơi !
Muông thú bèn họp khẩn, đề ra “Kế hoạch 9 nút” … mục tiêu là : “phải làm sao không...đụng chạm đến đám dân rất giàu và rất mạnh của làng bên kia, nhưng vẫn tóm gọn được của cải và trí tuệ của những người làng cũ đang tị nạn bên làng mới...”
Để “triển khai” cái kế hoạch 9 nút, Cáo tinh ra lịnh cho cọp, beo, gấu, ó... phải tạm thời giấu hết móng vuốt đi. Rồi bọn nó liên tiếp gửi sang làng Tân Mỹ công ca, phượng múa...
Đa số loài người, nhờ có kinh nghiệm chiến đấu đã trả giá bằng xương máu, nên không bị bọn thú vật đánh lừa. Nhưng những thằng người đã từng trốn quân dịch và những con heo đã từng được miễn dịch thì lại khác: Kế hoạch 9 nút của Cáo tinh là cơ hội cho bọn nửa người nửa thú này giải toả những tự ti mặc cảm mà bọn chúng phải chịu đựng khá lâu trong thế giới văn minh. Vì vậy, hết thằng này đến con khác đua nhau hưởng ứng, có thằng về rừng họp báo ca ngợi Cáo tinh, có con bỏ tiền mướn đại hí viện cho mèo gào rượn đực ! Riêng Phạm Trư, nó đội 7 cái lá đơn xin được phục hồi quyền làm... thú trên đầu. Tam bộ nhất bái trên đường về... rừng cũ.
Cho con heo quyền làm heo thì quá dễ ! Nhưng Cáo tinh muốn lợi dụng con heo vào việc khác cơ, nó bắt Phạm Trư phải công khai chửi lại loài người trên “Báo nói” và “Báo viết” của nó. Lúc nào PhạmTrư bí lù thì có cán bộ hà hơi tiếp sức liền tút suỵt !
Quá thèm cái phận làm heo, Phạm Trư hung hăng chửi tùm lum, chửi trào cả cám ra khoé mép, chửi luôn cả bố mẹ nuôi là ông bà Nam ngày trước.
Oan hồn của những người dòng họ Việt, vì thế mà không siêu thoát được. Họ kéo nhau lên kêu nài Thượng Đế, trách Thượng Đế không công bằng.
Thượng Đế nhăn mặt : “Lỗi tại các người đã không biết phân biệt và tránh xa cầm thú, nay lại còn oán ta !?”
- “Nhưng thưa ngài, tại ngài cho nó biết nói, biết hát !”"
- “Ơ ! cứ biết nói tiếng người thì là người à !?  Cái chức nhạc sĩ của nó cũng do bọn các ngươi phong cho nó chớ đâu phải ta !”
Nói vậy, nhưng sau khi đuổi các hồn oan đi rồi, Thượng Đế ngồi nghĩ lại và thấy mình cũng có lỗi phần nào ! Ngài chuộc lại lỗi lầm bằng cách : “Từ đó về sau, không cho con thú nào biết nói nữa. Riêng loài heo, bị phạt chung với Phạm Trư, chỉ được ăn cám xú và... loài người có quyền thiến heo, thọc tiết heo, làm thịt heo, ăn thịt heo khi nào họ muốn.”
Nguyên Hạnh
Soure: www.take2tango. com

Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: TRUYỆN  TIẾU  LÂM THỜI NGUYÊN TỬ
Reply #7 - 14. Jan 2007 , 09:34
 
Quote:
Mời OTGH và các bạn xem tiếp TRUYÊN CỔ TÍCH THỞI HIỆN ĐẠI
Truyện Cổ Tích:

Con Heo Phạm Trư




Grin Grin Grin
Cám ơn anh Lam Sơn , đọc cười quá  Grin Grin Grin
Back to top
 
 
IP Logged
 
binh_SV
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1291
Re: TRUYỆN  TIẾU  LÂM THỜI NGUYÊN TỬ
Reply #8 - 14. Jan 2007 , 18:15
 
Quote:
Mời OTGH và các bạn xem tiếp TRUYÊN CỔ TÍCH THỞI HIỆN ĐẠI
Truyện Cổ Tích:
Con Heo Phạm Trư




Anh Lam Sơn ơi ,

Chắc anh cảm hứng từ  "Bản tin tức cập nhật về nhạc sĩ lão thành PD "  mà đăng bài này  phải không  Grin

Grin
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: TRUYỆN  TIẾU  LÂM THỜI NGUYÊN TỬ
Reply #9 - 14. Jan 2007 , 18:22
 
Anh Bình thân,
Chẳng phải vì bài viết về lảo già dê xồm họ Phạm, mà mình phải bận tâm , nhân khi nhận được bài vở cuả anh em gửi đến, thấy vui quá , nên gửi đến diễn đàn để góp vui mà thôi, là dê già họ Phạm không đáng để chúng ta nhắc đến; mời các bạn xem tiếp bài viết về ĐẤT NƯỚC TÔI
Back to top
« Last Edit: 08. Feb 2007 , 17:15 by LAM SON »  

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
binh_SV
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1291
Re: TRUYỆN  TIẾU  LÂM THỜI NGUYÊN TỬ
Reply #10 - 15. Jan 2007 , 21:15
 
Quote:
Anh Bình thân,
Chẳng phải vì bài viết về lảo già dê xồm họ Phạm, mà mình phải bận tâm , nhân khi nhận được bài vở cuả anh em gửi đến, thấy vui quá , nên gửi đến diễn đàn để g&op vui mà thôi, là dê già họ Phạm không đáng để chúng ta nhắc đến; mời các bạn xem tiếp bài viết về ĐẤT NƯỚC TÔI

Grin Grin
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
NGỒI BUỒN KỂ CHUYỆN LAI RAI
Reply #11 - 08. Feb 2007 , 17:14
 
Chuyện Đàn Ông
Bất chấp sự khập khiễng tưởng như chẳng ăn nhập gì lại là sự chính xác đến tuyệt đối khi so về bản chất của hai hiện tượng và kèm theo sự chính xác này là nỗi khổ của những người phải chịu hậu quả của sự "giãy chết".

Chẳng hiểu thế quái nào mà cánh đàn ông trong lúc trà dư tửu hậu lại có thể nghĩ ra và đem một khái niệm hoàn toàn nghiêm túc ấy để gán cho sự lấp ló trước khi vụt tắt nhan sắc của mấy bà quá tứ suýt ngũ. Chỉ biết rằng, bất chấp sự khập khiễng tưởng như chẳng ăn nhập gì ấy lại là sự chính xác đến tuyệt đối khi so về bản chất của hai hiện tượng và kèm theo sự chính xác này là nỗi khổ của những người phải chịu hậu quả của sự "giãy chết".

Ở đời, ai chẳng thích sự hoàn thiện, ai lại không mê sự chân-thiện-mỹ, chỉ có kẻ tâm thần mới đi yêu và ngưỡng mộ cái xấu, cái thô kệch. Nhưng, giá mà sau một thời gian chữa trị, cái mặt đầy mụn hay xám ngoét như thịt trâu được tái thay thế bằng sự mịn màng, hồng hào; hoặc giả vòng hai đang từ 100 giảm đi còn 80 sau mươi tháng tập luyện; hoặc giả cỗ đùi voi ngót đi chỉ còn bằng đùi trâu thì người chồng đáng thương chỉ có thể hơi ngạc nhiên trong nỗi vui mừng. Nhưng sự thể lại không như vậy.

Biết bao đức ông chồng đã phát khiếp khi thấy mấy bà "trẻ vừa qua, già vụt đến" chỉ có chuyên môn thiện nghệ nhất là buôn dưa lê bỗng dưng nảy nòi rủ nhau tập thẩm mỹ. Ban đầu là những bộ quần áo tập ngoại cỡ, những chiếc vòng mây như những chiếc cạp nia, cạp nong, những đôi giày tập và những cuộc bàn luận về một thời gian biểu tập luyện... siêu khoa học! Tiếp đến là các cuộc hội thảo khoa học về sự lợi ích của luyện tập và tất nhiên là sự bất lợi tương tự khi thân thể lười nhác. Cuối cùng là cuộc xuống đường tập thể, một cuộc đổ bộ nhằm tăng doanh thu cho các trung tâm luyện tập thẩm mỹ.

Hậu quả đầu tiên của công cuộc đổi mới là cứ sau mỗi buổi chiều trút hết việc nhà cho ôsin là những bữa vô cùng khó nuốt. Khó nuốt phần vì trình độ thấp kém của kẻ mới hôm nào còn chuyên phụ bếp ở tầm nhặt rau rửa bát chuyển sang công việc xào nấu của đầu bếp chính. Khó nuốt vì ngay trên đi-văng là một đống phì nộn của các bà sau mấy chục năm ì thần xác đã bở hơi tai khi tái vận động. Thà rằng cứ án ngữ mà "tắt đài' thì lại còn dễ ở, đằng này cái đống to ngần ấy lại không ngớt huyên thuyên về những háo hức của buổi tập ban đầu. Tóm lại là khó nuốt mọi nhẽ, nhưng đó chỉ là màn đầu tiên và mới chỉ là một phần nghìn nỗi khổ!

Sau vài tuần tập luyện, năng lượng tiêu thụ tăng lên, đầu vào cũng phải tăng tương ứng và một hệ quả tiếp theo là sau khi mệt do tập, đẫy tễ sau bữa chiều là giấc ngủ sâu của người trên đường trở thành khoẻ (cứ cho là kiên trì tới lúc khoẻ). Hơi thở nặng nề phải từ sâu tít trong cuống họng chui qua nhiều ngoắt ngoéo của các tầng mỡ lưu cữu qua nhiều thập kỷ tạo nên những tiếng ngáy ở tầm “super bass” về quãng âm và nhiều đề - xi - ben ở độ ồn, ăn không đặng, ngủ không yên, nhưng chớ tưởng đấy đã là khổ, nhất định cần phải biết rằng cuộc hành xác của đối tác bắt đầu ở quãng... chặng đầu của quá trình khởi động!

Tiếp theo là những tưởng tượng thật sinh động sau những lời hứa hẹn của các nhân viên hướng dẫn tập thẩm mỹ về một tương lai tươi sáng cho những thân hình khó tả. Nhưng, trước tiên là thay vì những phần phải co đi ngót lại sau quá trình tập luyện là sự nở ra của những cơ thể hấp thu thực phẩm tốt ở mức ưu việt. Không thể phản khoa học rằng tập thể dục thẩm mỹ khiến cơ thể to ra mà chẳng qua là hiệu ứng cơ sau quá trình tái vận động trong khi chúng chưa kịp ngót theo định hướng của tương lai. Sau vài tháng tập luyện, hậu quả sẽ đến ngay với kẻ không bền chí khi tự mình viện ra ngàn lẻ một lý do để thôi không tập nữa là mỏi nhức, là chảy xệ tới mức tệ hơn nhiều lần ngày háo hức ban đầu.
Nhưng nếu được như vậy, nhất định đức ông chồng đó là người hạnh phúc, nỗi bất hạnh sẽ rơi đúng vào đầu ông nào khi các bà chưa kịp gọn lại nhưng đã chuẩn bị (rất sớm) phần "mặt tiền" phù hợp với thân thể ở mức "ngon" sau này. Nhất định các ông sẽ phải thất kinh la lên khi bỗng sau một lần đi công tác về bỗng thấy vợ mình... trông hơi lạ! Cái cửa sổ tâm hồn vốn hùm hụp dưới túi mỡ nặng nề sau năm tháng lăn lộn kiếm sống bỗng thấy trở thành hai mí rõ nét sau nhát dao phẫu thuật. Hai bộ lông mày kẻ thì thưa như lông chuột cống, kẻ thì như hai chiếc lá lốt bỗng như hai đường chỉ trên mặt và kéo dài tới mức đáng ngờ để mang hình lá liễu. Nào là nâng cằm, gọt má cắt túi măët, xăm môi... tóm lại là những thứ mà các ông đã lâu lắm rồi không còn để ý tới có nhiều nét phảng phất như thể bà vợ đang diễn tuồng tại gia vậy!

Khen thì trở thành kẻ nói dối, chê thì rước hoạ vào thân, trong khi đang lưỡng lự không biết nên khen hay chê thì sự lạ lẫm đã chiếm đầy cảm giác của người chiêm ngưỡng bất đắc dĩ. Sự lạ lẫm ấy cứ đeo đẳng mãi, thà rằng cứ ngắn choằn, cứ thưa như lông chuột cống già, cứ ục ịch và cứ hùm hụp đi đã có ai tự tử đâu mà phải “tư bản giãy chết”? Người bạn đời bao năm đồng cam cộng khổ, thân thiết là vậy bỗng chốc trở thành người quen không ra quen, lạ chẳng ra lạ, không lẽ cứ mỗi lần ngước nhìn lại phải tự vấn một câu rằng: " Bà ấy đeo mặt nạ" cho đỡ sợ!
__._,_.___
Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Bà xã đai-ét
Reply #12 - 08. Feb 2007 , 17:34
 
Bà xã đai-ét

Ben Nguyễn

Một buổi chiều nọ ba cha con tôi đang chơi trò vật lộn ì xèo trên sàn nhà. Bà xã đi đâu về mặt hầm hầm, bước vào nhà ngồi cái phịch xuống ghế sofa, chưa kịp nóng đít bả đã đứng dậy vỗ tay bôm bốp ra hiệu yên lặng. Cha con tôi lập tức gĩa từ cuộc chơi kéo lại ngồi quây quần dưới chân mẹ nó, ngỏng cổ chuẩn bị nghe thông báo, cứ như là thánh chỉ đến thần dân rạp đầu đón nhận vậy.

Anh coi thử em dạo này có mập không?

- Cha con anh coi thử em dạo này có mập không? Vừa nói bả vừa đứng dậy xoay một vòng 360 độ.

Tôi chưa kịp nói gì, thằng con đầu 6 tuổi đã nhảy cẫng lên la lớn:

- Mẹ mập, mẹ mập!

- Em có da có thịt tức em mạnh khỏe, không có bệnh tật gì thì tốt chứ có sao đâu – Tôi cẩn thận tránh dùng chữ mập, từ tốn nói mà trong lòng không biết chuyện gì sẽ xẩy ra tiếp theo

- Như vậy cha con anh cũng nói em mập? Hèn chi tụi con Huệ, con Lan trong hãng cứ nói dạo này bà ăn cái gì mà mập qúa vậy, làm em tức muốn chết – Mặt bà xã bổng đanh lại – chê bà hả, bà sẽ đai-ét thử coi ai mập hơn ai!

Nói là làm, bà xã tôi sẽ đai-ét! Ai đó trên đời này bảo diet là tốt cho sức khỏe, cho thân hình thêm đẹp chứ đối với cha con tôi đó là tai họa! Bả mà đai-ét thì cha con tôi cũng phải đai-ét theo, cả nhà diet, người người diet, thế có chết không chứ? Thật tình mà nói tôi khoái bà xã tôi có da có thịt, trông bả vừa khỏe mạnh vừa xếch xi. Da thịt bả láng mướt và mát lạnh đẹp muốn “chớt” luôn, vậy mà bả còn đòi diet cái nỗi gì. Cưới nhau đã hơn chục năm, mỗi lần ngồi ngắm cái tướng núng nính của bả đi đi lại lại dọn dẹp tôi còn xốn xang bấn loạn tinh thần nữa là. Trong lòng tôi bả là hoa hậu, là tiểu thơ, là những gì đẹp nhất, bả chiếm trọn trái tim tôi không còn một chỗ nào “vacancy” hết trơn. Bả như bây giờ tôi đã thấy đẹp lắm rồi. Hổng phải khoe khoang chứ tôi cũng có con mắt thẩm mỹ lắm. Hồi đó cả cái lớp ESL hơn hai chục cô, tôi chấm bả cái một liền. Hổng cần quyền qúi cao sang gì hết, cứ bình thường giản dị biết yêu chồng thương con là đủ rồi.

Sáng nay bả đi chợ về, cha con tôi hì hục khiêng vô một đống rau. Nhìn đống rau sắc mặt tôi đã xanh rờn rồi chưa nói tới việc xơi cả tuần cả tháng. Thực đơn cho gia đình tôi từ này trở đi có sự thay đổi lớn lao. Thịt, tôm, cá, cheese, bơ, sữa, trứng, Coke, Pepsi, Mountain Dew…. là những món rồi đây sẽ trở nên xa lạ với chúng tôi. Thay vào đó là rau và đậu hũ, đậu hũ và rau. Mấy ngày đầu món canh hẹ nấu đậu hũ và đậu hũ sốt cà chua kể cũng ngon miệng, nhưng ăn suốt tôi đâm sợ luôn, sợ đến nỗi có đêm nằm mơ tôi thấy một tảng đậu hũ to bằng cái nhà từ trên trời rớt xuống cái bịch đè lên tôi, càng vẩy vùng, nó càng đè bẹp dí tôi xuống đến nỗi thở không ra hơi. Nghe tiếng tôi la ú ớ bà xã lay tôi dậy hỏi nằm mơ thấy cái gì mà la lối òm xòm? Tôi sợ hết hồn hết vía, mồ hôi đầm đìa như tắm. Nghe bả hỏi nhưng tôi đâu dám khai thiệt, sợ bả bảo rằng tôi nói móc nói mỉa bả sanh chuyện không hay, thôi thì đành phải nói láo rằng tôi thấy một bầy ngựa… cái rượt tôi chạy trối chết.

Chưa hết tuần đầu, thằng con lớn tôi đã càm ràm, mẹ nấu món gì yucky qúa nó ăn hổng dzô. Tội nhứt là thằng em mới có 4 tuổi mỗi lần đút cơm là nó rùng mình phun ra hết. Đến tôi là sư phụ ăn cơm trộn bobo ngày trước ở khu tập thể sinh viên còn chịu hổng thấu huống chi tụi nó sanh bên này, ăn đồ Việt Nam đã là khó khăn rồi. Thương tụi nó qúa cỡ, chiều nào đi làm về tôi cũng lén mua pizza, Burger King, Big Mac, Happy Meal cho chúng. Có bữa cha con đang ăn pizza mẹ nó về, cả ba dzọt vô closet vừa ăn vừa trốn. Nghe mẹ nó kêu qúa nên tôi cho thằng lớn chạy ra do thám tình hình. Mẹ nó hỏi con ăn cái gì đó? Nó nói ba dặn hổng được nói với mẹ là ba mua pizza. Tôi trong này nghe mà chưng hửng luôn. Cái thằng, dặn đi dặn lại mấy lần cuối cùng cũng làm lộ bí mật. Biết tội, cha con tôi dẫn nhau ra nộp mình tự thú. Bà xã hổng nói tiếng nào, chỉ hỏi một câu có lệ là cha con anh ăn cơm chưa? Thằng nhỏ 4 tuổi phang liền con ăn pizza rồi ngon lắm, mẹ muốn ăn hông? Thiệt tình, dấu cái đầu lại lòi cái đuôi.

Tánh bà xã tôi cứng rắn và hơi ngang bướng, hễ bả muốn làm cái gì là làm cho bằng được mới thôi. Bả quyết định đai-ét là làm ngay lập tức không nấn ná chờ đợi gì hết. Mọi hôm đi làm, bả mang theo một gà mèn cơm đầy nhóc, còn thêm đủ lọai đồ ăn vặt, kẹo bánh, chuối khô, trái cây … thấy mà phát sốt, giờ chỉ mang theo chút xíu cơm còn ít hơn cơm tù cải tạo nữa. Tôi chợt lo lắng cho bả, công việc thì nặng nhọc, ăn uống mà không đầy đủ làm sao cáng đáng nỗi, đổ bịnh ra đó thì khổ. Đi làm mệt như vậy chưa đủ, về nhà bả còn lôi trong nhà kho cái máy đi bộ lau chùi sạch sẽ, ngày nào cũng đi đi chạy chạy làm cha con tôi mấy phen chóng mặt tối tăm mặt mày. Ngày xưa con đường từ phòng ngủ đến cái tủ lạnh vô cùng tấp nập, thậm chí lâu lâu còn bị kẹt đường nữa. Thằng em lấy ice cream, thằng anh lấy cool aid, bà xã lấy trái cây, rồi mới đến tôi, cái gì còn sót là tôi vơ hết, cả nhà tập trung ở phòng khách coi tivi. Ngày nay chẳng còn mấy ai còn “chạy” tuyến đường đó nữa, có chăng thì đó là phản xạ vô điều kiện đã xa xôi lắm rồi, đi ngang qua tiện tay mở ra xem có cái gì ăn được không, dù biết rằng cái tủ lạnh trống không.

Tháng đầu qua cái vèo, tôi thầm cầu mong cho bà xã bỏ cuộc không đai-ét nữa, nhưng dường như ý chí của bả quá sắt … máu. Tôi không còn cách nào khác là phải tuân theo mệnh Trời. Trời thương thì tôi nhờ, Trời ghét thì tôi chỉ có nước… khóc ròng. Đai-ét, đẹp đẽ đâu không thấy, tôi chỉ thấy bả càng ngày càng tiều tụy, mặt mày bơ phờ như thiếu ngủ, ít nói, ít cười, hay than mệt và không còn chơi chung với cha con tôi như trước nữa. Công bằng mà nói bả có xuống cân thiệt, nhưng tôi hoàn toàn không thấy bả đẹp thêm chút nào. Biết như vậy như tôi nào dám nói ra. Tôi đã từng nếm trải những kinh nghiệm đau thương khi dám chê bà xã già và không đẹp, dù đó là lời nói chơi 100%, có hai thằng nhóc làm chứng. Lần đó bả giận tôi suốt một tuần, không thèm nói chuyện. Cuối cùng thì bả bảo em già và xấu anh lấy em làm gì? Tôi còn biết làm gì hơn là xin lỗi, tỏ lòng sám hối ăn năn và dốc lòng chừa cãi.

Tính đến nay bả mất cũng gần 10 pound rồi.

Đã hơn mấy lần chúng tôi nghe lời xầm xì sau lưng, “Ối giời sao cô ấy ốm quá vậy?” “Ốm thấy mà ghê?” Có người còn hỏi thẳng vợ chồng tôi: “Ủa em bị bệnh hay sao mà ốm và xanh qúa vậy?” Gặp tình cảnh như vậy tôi đành nhào ra đỡ đạn: “Dạ tại lo lắng chuyện con cái nhà cửa nên hơi ốm một chút.” Cái từ “hơi ốm” của tôi là nói thách đấy, chứ thật tình ốm qúa đi chứ còn gì nữa. Từ một người đàn bà có da có thịt, trắng trẻo, hồng hào trở thành một người tiều tụy xanh xao như dân kinh tế mới hỏi sao người ta không thắc mắc? Tính đến nay bả mất cũng gần 10 pound rồi. Lắm lúc sẵn dịp đi chợ tôi muốn dẫn bả tạt ngang quầy thịt, biểu ông Mễ cắt giùm một cục mười pound, đưa cho bả coi bả đã mất chừng đó thịt biểu sao không ốm o gầy mòn. Còn nữa, bao nhiêu quần áo ngày trước phải xếp lại cho vào túi nilon nhét hết vào closet, rồi lại đi shopping mua quần áo mới.

Nói đến chuyện shopping cùng bà xã là tôi sợ đến tháo mồ hôi trán rán mồ hôi hột lận. Ngày trước khi chưa cưới nhau tôi còn gồng mình để đẹp lòng người yêu, bây giờ thiệt tình tôi chịu hổng nỗi nữa, chắc là có tuổi nên hay mắc cái chứng chóng mặt trong mấy khi đi shopping chăng? Bả hay trấn an tôi rằng anh phải thông cảm chứ, phụ nữ tụi em mua quần áo cần phải lựa chọn nhiều mới được. Mà bả có chọn nhiều gì cho cam. Cha con tôi chờ cả buổi trời, bả lựa và thử có mười mấy cái áo và chục cái quần, cuối cùng bả quyết định mua cái xách tay on sale! Khổ nỗi mỗi lần đi đâu là cả gia đình phải đi chung, cái truyền thống tuy tốt đẹp nhưng làm khổ cha con tôi không ít.

Đã ba tháng sống lây lất trong thảm cảnh đai-ét, ba tháng sao mà nó dài hơn cả thế kỷ, ba tháng với biết bao cơn mộng mị kinh hoàng. Rồi dịp may cũng đến, giữa đường hầm tối tăm bỗng lóe lên một đốm sáng hy vọng. Tự nhiển tự nhiên bà xã tôi bị lở miệng, tiếng Mỹ hay gọi là canker sore ấy mà. Lúc đầu chỉ mọc sơ sơ vài nốt nhỏ bên trong môi trên, chuyện này bả vẫn thường hay bị, chỉ vài ba ngày một tuần là khỏi. Nhưng lần này không phải vậy. Càng ngày nó càng sưng to, sưng vều đỏ chót như cái hotdog vắt ngang làm tôi sợ hãi vô cùng. Lập tức đem bả đi bác sĩ. Đợi làm đủ loại kiểm tra xong, bác sĩ bảo bả bị thiếu vitamin! Đó, tôi nói có sai, ăn uống không đầy đủ làm sao đủ sinh tố. Cái miệng bà xã tôi đang đỏ mọng đẹp như mơ thế kia ai chơi ác gắn cái hotdog bự tổ chảng lên môi của bả hỏi sao tôi không rầu!

Một buổi chiều nọ đang bận túi bụi với đống hồ sơ sổ sách của công ty, tôi phải giải quyết gấp, thời gian không còn nữa. Bỗng có tiếng phone reo, một cô từ đầu giây bên kia nói rằng: “Bà xã của anh bị xỉu trong khi làm việc, hiện đang nằm ở nhà thương Saint Edward, anh cần đến gấp”. Tin như sét đánh ngang tai, tôi tung mớ hồ sơ đang cầm lên cái ào, tông cửa chạy như bay ra bãi đậu xe.

Bà xã tôi nằm trên giường mắt lim dim coi bộ mệt mỏi lắm. Trông sắc mặt tiều tụy của bả tôi đau đớn như đứt bảy tám khúc ruột. Vừa giận đến tím gan vừa thương tràn trề, hỏi làm sao tôi chửi bả cho được. Vội vàng lấy khăn nhúng nước lạnh, Tôi cẩn thận lau hết những giọt mồ hôi còn sót lại trên khuôn mặt trái xoan của bả, vén những cọng tóc lòa xòa sang một bên cho gọn ghẽ, xong tôi ngồi bên cạnh nắm lấy tay bả như thầm muốn nói rằng có anh ở đây, em đừng sợ gì hết, anh sẽ bảo vệ em đến hơi thở cuối cùng … câu này hơi cải lương nhưng kỳ thực lòng tôi là như vậy đó. Tôi thầm câu xin Chúa, Phật, Đức Mẹ, Ông bà tổ tiên hộ phù cho bả được bình yên vô sự là con … hứa sẽ làm nhiều việc thiện chớ ăn chay, con ăn hổng có nỗi nữa các Đấng ơi. Chợt một giọt nước mắt tràn ra từ khóe mắt bà xã, bả biết tôi yêu bả đến chừng nào. Bả mở mắt ra, tôi lo lắng hỏi liền:

- Em ra sao rồi?
- Em đói bụng lắm anh à − bả thều thào - Tô lớn nha anh.
- Được rồi em muốn ăn gì anh đi mua ngay – Tôi sốt sắng
- Anh mua cho em tô phở, em thèm phở qúa – Bả trả lời
- Được rồi, em ăn phở gì? – Dù biết bả thích loại phở nào nhưng tôi vẫn hỏi
- Cho em phở tái chín, bò viên
- Ok, anh đi ngay đây – Tôi đứng dậy định đi ra.
- Anh kêu thêm nước béo và giá trụng hành trần cho em nha – Bả nói tiếp
Tôi gật đầu đi vội ra cửa, bả còn ngoắc tay nói theo:

- Tô lớn nha anh.

He he he he he
Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: TRUYỆN  TIẾU  LÂM THỜI NGUYÊN TỬ
Reply #13 - 28. Feb 2007 , 08:38
 

Chuyện khó tin nhưng có thật


TÒA ÁN YÊU CẦU IM LẶNG TRONG KHI XỬ

Tin Luân Đôn - Một vụ kiện hy hữu đã xảy ra tại tòa án tại Luân Đôn, khi một tên tội phạm đã bị tòa xử nhốt tù, chỉ vì tội dám... thả gió cho mây ngàn bay trong phòng xử.
Phiên tòa đã bắt đầu như thường lệ, và thẩm phán Simon Bridge sau khi thấy ở dưới có vẻ ồn ào, đã lấy búa gõ cóc cóc, và nói rằng yêu cầu mọi người phải giữ im lặng.
Mọi người nghe lời và phiên tòa khai diễn. Khi quan tòa đằng hắng... ựm... sửa soạn để đọc bản án, thì bỗng dưng từ phía hai tên bị cáo, phát ra một tiếng... tiiiiiiít dài thườn thượt.
Một bị có tên Joseph Wildy thấy vậy nhịn cười không được, bèn bật cười lên ha hả ha hả. Quan tòa giận quá nóng mặt, bắt bị cáo này phải đứng lên xin lỗi. Bị cáo Wildy vừa đứng lên, chưa kịp xin lỗi thì lại nghe thấy một tiếng... tiiiiiít nữa, cũng dài không kém.
Thế là bị cáo này cứ lăn ra mà cười, cười nghiêng cười ngửa giống như Minh Phượng. Quan tòa nổi điên lên và thẩm phán Simon Bridge ra lệnh cho Cảnh sát lôi ngay hai tên dám... giỡn mặt ba tòa quan lớn, vào tù nhốt 2 tiếng đồng hồ!
Hai bị cáo bị kết tội ăn cắp vặt, và 2 tiếng sau thì hai bị cáo lại bị lôi trở lại tòa. Lần này thì thấy cả hai đã bình tĩnh lại đôi chút, và lên tiếng xin lỗi quan tòa. Thẩm phán Simon Bridge sau đó đã phổ biến một bản thông cáo báo chí, nói rằng ông xử phạt hai tên này, vì tội dám... coi thường tòa án, coi thường thẩm phán và từ chối không chịu xin lỗi, chứ không phải vì tội dám... thả gió, tức đánh dắm, tức... tiiiiít trước tòa.

Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: TRUYỆN  TIẾU  LÂM THỜI NGUYÊN TỬ
Reply #14 - 28. Feb 2007 , 08:40
 
Vài Suy Nghĩ Tản Mạn Về Saigon















Tôi trở lại Saigon vào đầu hè nóng bức và bụi bặm. Ai cũng phải công nhận là Saigon đang thay đổi nhanh chóng, nhất là về xây dựng nhưng rải rác khắp đó đây vẫn còn quá nhiều điều không hay, không vui, không đẹp mắt cho lắm. Qua vài ngày ngắn ngủi, tôi có dịp nhìn ngắm Saigon kỹ hơn một chút để khi rời Saigon trở lại Mỹ, tôi không sao tránh khỏi sự lưu luyến và trăn trở. Tôi mong lắm một cơ hội được về sống và làm việc tại Saigon trong một ngày không xa, dĩ nhiên trong điều kiện tinh thần thoải mái hơn, ít nhất là một sự bảo đảm an toàn cho bản thân trước đã.

Vào trung tâm Saigon, đường phố ngày càng chật hẹp với lưu lượng xe đủ loại ngày càng tăng, nhà cửa nhiều tầng mọc lên san sát, mật độ dân số ngày một dày đặc. Có vài con đường mới mở ở các quận ven đô (11, Bình Thạnh, Phú Nhuận...) và ngoại thành (Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Thủ Đức...) nhằm giải quyết nạn kẹt xe và vận chuyển hàng hóa đồng thời góp phần nâng cao giá nhà đất 2 bên những con đường này. Tuy vậy, Saigon vẫn còn quá nhiều những con đường tối om, đầy "ổ gà" lầy lội vào mùa mưa và đầy bụi vào mùa nắng dù rằng công việc sửa chữa, nâng cấp và mở rộng các con đường vẫn được tiến hành gần như quanh năm, với kỹ thuật hết sức lạc hậu của những năm Pháp thuộc cộng với nạn cắt xén vật tư ngày càng khủng khiếp. Việc giải tỏa lòng lề đường có nhiều tiến bộ, rõ nhất là khu trung tâm quận Nhất khi các kiosques đã dẹp bỏ để con đường Nguyễn Huệ rộng thoáng hơn. Các công viên cũng đang được tu bổ và trả lại đúng chức năng nhưng cũng ít hấp dẫn trẻ em và gia đình đến những nơi này, nhiều nhất là các cặp tình nhân và người già. Các khu vui chơi (Kỳ Hòa, Văn Thánh, Đầm Sen,...) được nâng cấp và xây dựng thêm nhiều hạng mục nhằm thu hút khách nhưng thực lòng mà nói thì đa số là các công trình điêu khắc, hội họa, cây cảnh mang tính cách riêng lẻ chứ thiết kế tổng thể không hài hòa tí nào, thậm chí đôi lúc sa đà quá mức hay ảnh hưởng quá nặng từ phim ảnh Trung Hoa, chẳng khác nào một chiếc áo sặc sỡ với trăm mảnh vải vụn đủ loại. Giá như Ban Giám Đốc các công trình này có hẳn một ban chuyên môn phụ trách thiết kế và xây dựng thì có lẽ các công trình này sẽ hoàn mỹ hơn.

Ngay như việc thiết kế và quy hoạch đô thị hiện nay cũng còn lấn cấn nhiều vấn đề. Tựu chung, tôi vẫn thấy các giới chức lãnh đạo còn chú trọng quá nhiều đến bề mặt của thành phố và lối giải quyết cấp bách cho những vấn đề trước mắt (ngắn hạn) nhằm vá lấp, sửa chữa hơn là tính toán đến những vấn đề lâu dài hơn như việc xây dựng hạ tầng ( cấp thoát nước, xử lý chất thải, ô nhiễm và môi sinh, điện, cầu đường ...). Có lẽ ngân sách và chuyên viên là 2 lổ hỗng to nhất cho Saigon nói riêng và Việt nam nói chung, tuy rằng Việt Nam không hề thiếu chuyên viên tài giỏi. Cách nhìn và cách làm việc của các chuyên viên trong nước còn nhiều hạn chế, có lẽ do bị chậm trễ sau một thời gian dài "đóng cửa" nên sau khi tham quan và tu nghiệp ngắn hạn ở nhiều nơi khác nhau, chủ yếu là các nước trong khu vực ASEAN, họ đã bị lôi cuốn bởi quá nhiều "đặc sản" nên đôi lúc sa đà trong việc nấu nướng một bữa ăn Việt Nam, có khi chế biến với quá nhiều gia vị không mấy thích hợp với cả người trong nước lẫn nước ngoài.

Hệ thống quản lý và điều hành dường như quá cồng kềnh, cổ hủ và quan liêu mà đầu óc lãnh đạo lại không thích cải đổi hợp lý hơn (!). Bên cạnh đó còn lắm điều chướng tai gai mắt, chẳng hạn như chuyện các cán bộ, đảng viên thường tỏ ra mình ở trên pháp luật nên cứ tùy tiện chiếm đất công ( doanh trại, sân bay, bến cảng...) và tự ý chia chác rồi xây cất nhà cửa cũng chẳng cần xin phép ai ! Cũng may, Saigon đã kịp chỉnh đốn trật tự để các công trình kiến trúc đẹp ngày càng thấy nhiều hơn, hạn chế dần những điều không hay trong thiết kế, xây dựng lẫn quản lý đô thị. Nhà phố (4m x 16m / 20m) rất phổ biến ở Việt Nam trước đây đang nhường chổ cho chung cư , cư xá và các biệt thự sang trọng. Các khu vực nhà ổ chuột ven sông rạch cũng đang được nghiên cứu giải tỏa song vấn đề tạo công ăn việc làm cùng lúc với việc xây dựng gấp rút chổ ở mới, việc cung cấp các phương tiện (đi lại, viễn thông...) và tiện nghi căn bản, chưa kể đến việc nảy sinh hàng loạt nhu cầu mới (dịch vụ, giáo dục, đi lại, giải trí... và nhất là môi trường) cho một số lượng lớn người nghèo quả là không đơn giản.

Bệnh viện, trường học và các cơ sở từ thiện ( viện dưỡng lão, nhà nuôi trẻ mồ côi và tật nguyền...) không được tu sửa hay xây mới bao nhiêu, trong khi khách sạn tiếp tục mọc lên, tuy tốc độ có chậm lại nhưng chất lượng và thẩm mỹ rõ ràng khá hơn. Luật xây dựng và cung cách quản lý đô thị mới đang góp phần chuyển biến tích cực trong việc phát triển Saigon thành một trung tâm kinh tế, văn hóa phồn thịnh, đáng kể nhất là hiện tượng lai tạp trong thiết kế và hỗn loạn trong xây dựng đã giảm hẳn. Tuy thế, các tiện ích công cộng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu, thậm chí chỉ giới hạn trong phạm vi thiểu số có tiền (khách sạn, nhà hàng, hiệu buôn sang trọng). Bên cạnh đó, yếu tố lịch sử và kiến trúc cảnh quan (landscape architecture) đã được coi trọng nhưng cây xanh vẫn "đơn điệu" (đa số là eucalyptus) và "khoảng xanh" vẫn thiếu so với mật độ dân cư & tốc độ xây dựng hiện tại, thậm chí vĩa hè Saigon ngày càng mất đi những "con đường có lá me bay" mà lứa tuổi tôi vẫn hằng in đậm trong ký ức. Nhìn chung, trên đường "đổi mới", kiến trúc - cảnh quan - quy hoạch của Saigon đã đi đúng hướng sau mười năm mày mò, vấp váp song vẫn chịu khó học hỏi, sửa đổi, khắc phục kịp thời các sai sót chứ không quá bảo thủ, cứng ngắc, trong đó phải ghi nhận vai trò của giới trẻ. Chỉ khổ nỗi là người Saigon hôm nay đã quen sống theo lệ chứ không theo luật , vả lại luật lệ vốn dĩ rất "linh động" và "khó hiểu" ở Việt Nam!

Cũng như hầu hết các đô thị lớn trên thế giới, trong quá trình phát triển, Saigon cũng phải đối diện với nhiều tệ nạn, tệ đoan xã hội và nhiều nan đề phức tạp về cả tự nhiên, xã hội lẫn nhân văn. Có 3 tệ nạn mà tôi cho rằng Saigon cần sớm chấn chỉnh, khắc phục là tệ tham nhũng hối lộ, các tệ nạn xã hội (mãi dâm, du đãng, nghiện ngập, nhậu nhẹt, cờ bạc, cậy thế đánh người, ỷ quyền chèn ép người lương thiện, quen sống theo lệ nhưng không tôn trọng pháp luật...) tăng nhanh trong khi đạo đức ngày càng suy sụp và tệ phân biệt đối xử (giữa Đảng viên và người ngoài Đảng, giữa người trong nước và Việt kiều. giữa kẻ có thế/ có tiền và kẻ khố rách áo ôm, giữa các địa phương, giữa ngoại kiều và dân Việt, giữa con em gia đình Cách Mạng với con Ngụy,v.v...). Với các loại tệ nạn này, thiết nghĩ tôi không cần thiết nêu dẫn chứng bởi chỉ cần 1 tuần sống ở Saigon hay là bạn có trong tay một tờ báo Công An, Saigon Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Thanh niên, Lao động... là bạn sẽ biết được ngay.

Ở đây, tôi chỉ xin chia sẻ với bạn về 2 chữ "Việt kiều" mà người ta cứ gán ghép cho tôi ngay khi tôi về nước. Tôi không muốn "bị" coi là "Việt Kiều" cũng như ngày nào người ta gọi tôi là "con Ngụy" với tất cả sự phân biệt đối xử tệ hơn vậy. Cho đến nay, tôi vẫn không sao quên ánh mắt của bà con bên nhà khi nhìn một Việt Kiều, khi nói chuyện với một Việt kiều y như ngày xưa cán bộ "cách mạng" đối xử với một đưa "con Ngụy" như tôi. Nói thật, tôi rất khó chịu khi người ta gọi tôi là "Việt Kiều" và đối xử với tôi khác hẳn với các em tôi, bạn bè, thân quyến của tôi. Cho dù tôi cải trang, giả dạng thế nào đi nữa thì một cô bán ổi trên phà Mỹ Thuận hay một anh bộ đội tàn phế đi xin tiền ở Long Khánh cũng dễ dàng phát hiện và đối xử khác hẳn, khiến tôi có cảm giác như một kẻ xa lạ, lạc lỏng ngay trên quê hương của mình.

Có bao giờ bạn có cảm giác này không? Chính vì 2 chữ "Việt kiều" mà tôi đã bị làm tiền ngay với những người hàng xóm, với anh công an khu vực, với cả phường đội và Uy Ban Nhân Dân Phường chỉ vì tôi muốn sửa nhà cho mẹ tôi. Họ chỉ muốn tôi "lì xì", tặng quà hay một bữa nhậu để "tìm hiểu xã hội Mỹ như thế nào"(!) qua một "Việt kiều" như tôi. Từ chối hay lảng tránh thì bạn sẽ khó mà lường được phản ứng của họ ra sao nhưng cứ thỏa mãn yêu cầu của họ thì ...Donald Trump cũng ớn. Nếu Saigon vẫn cứ để cho các tệ nạn này phát triển thì tôi tin là cả Việt kiều lẫn ngoại kiều sẽ ..."một đi, không trở lại". Cả 3 loại tệ nạn này cứ chồng chéo đan nhau như những hoạt động hỗ tương, với hệ quả tất yếu là tạo ra sự hỗn loạn, phân hóa, trụy lạc, con người ngày càng quá "thực dụng" và "hiện sinh" mà không cần biết hậu quả ra sao về sau.

Một điều rất dễ thấy ở Saigon hôm nay là chuyện các cô gái kiếm tiền khá dễ dàng qua con đường tắt, ít "vốn" nhất: mãi dâm. Từ chuyện bán trinh các cô bé 13, 14 tuổi đến chuyện chồng chở vợ đến khách sạn để đi "dù" với thương nhân Đài Loan, Đại Hàn.... Từ chuyện buôn lậu gái Việt qua Miên hay Trung Quốc đến chuyện lấy chồng ngoại quốc để tìm một "thiên đường" nhưng lại rơi vào "địa ngục". Quan hệ nam nữ ở Saigon ngày nay cũng rất "thực dụng" và "hiện sinh". Ma túy và sex đang bành trướng dữ dội ở khắp các trường học, ngõ hẻm, đến mức chỉ cần nói đến tên là biết nơi ấy có gì "hấp dẫn" rồi. Nạn trẻ em dưới 18 tuổi bị hãm hiếp, buộc bán dâm, buông thả trụy lạc... ngày càng lan rộng là dấu hiệu rõ nhất cho sự băng hoại đạo đức. Tôi rất sợ Saigon sẽ là một Bangkok hay Hongkong thứ hai với AIDS và tất cả băng hoại mà Âu Mỹ thích hưởng thụ muốn tìm thấy ở Á Châu như là những món đồ chơi (sex toys) mới lạ! Khổ nỗi cái nghèo đói và sự đua đòi đang đốt cháy biết bao thiêu thân trẻ ở khắp các đô thị chứ không chỉ ở Saigon.

Một hiện tượng phổ biến khác là số đông trong lực lượng lao động chính lại thích ăn nhậu, cà phê, thuốc lá, hưởng thụ hơn là chịu khó học hỏi, làm ăn để vươn lên cải thiện cuộc sống của chính họ. Sự rộng lượng hay khắt khe, biết điều hay không biết điều, có tiền hay không có tiền là những phẩm chất đạo đức mới ở Saigon và Việt Nam hôm nay. Ngoài một số ít có tiền khá dễ dàng nên sống hưởng thụ quá đáng, số đông dân ở các khu lao động, ven đô, các tỉnh nông thôn và miền núi vẫn chật vật với "cơm- áo - gạo - tiền " trong cuộc sống thường nhật. Một điều buồn cười nữa là thái độ khúm núm, nể sợ quá đáng của các cán bộ, viên chức trước bọn thương nhân ngoại quốc (chủ yếu là Đài Loan, Hong kong, Đại Hàn , Singapore... ) trong khi người dân lại bị chèn ép, thiệt thòi đủ thứ. Tôi không biết nên vui hay buồn cho Saigon và Việt Nam của tôi hôm nay trước những vấn đề này?

Tôi ghé thăm trường Lê Quý Đôn, nơi tôi đã học suốt 12 năm, gặp lại một vài thầy cũ. Sân trường nay đã tráng xi măng, sạch sẽ từ cổng vào tận cửa lớp nhưng đáng yêu nhất là những gốc cây cổ thụ vẫn còn đó, hoa viên lại gọn gàng, tươm tất hơn. Bao thế hệ đã từ giã mái trường này nhưng mấy ai có dịp về thăm lại trường cũ. Sờ từng chiếc bàn, ngó lại tấm bảng đen, dạo quanh hoa viên, bước lên những nấc thang cũ, nhìn xuống sân trường qua vòm cuốn, v.v...tất cả hình ảnh ngày xưa bỗng chốc ùa về và tôi đã khóc. Tôi mong sẽ có ngày họp mặt cho những ai đã từng học ở Lê Quý Đôn ngay trong khuôn viên trường, có lẽ sẽ là ngày hội lớn nhất trong đời của chúng tôi. Rồi chúng ta sẽ nhắc nhớ kỷ niệm, sẽ có những sinh hoạt tương thân tương trợ nhau hữu hiệu hơn và nhất là sẽ làm một việc gì đó cho trường Lê Quý Đôn, cho Saigon và cho Việt Nam của chúng ta.

Tôi mong sao các trường Lê Quý Đôn, Hồng Bàng, Gia Long, Pétrus Ký... sẽ được gìn giữ, tu bổ đàng hoàng bởi đó là những công trình kiến trúc tuyệt đẹp, có tính truyền thống lịch sử, có tính giáo dục, là khoảng trời kỷ niệm mà không người học trò nào muốn mất mát... Bước đi trên con đường có lá me bay về phía Công trường Chiến Sĩ và khu Nhà Thờ Đức Bà, tôi cảm thấy hạnh phúc, vui sướng vì tất cả hình ảnh quen thuộc ngày nào vẫn còn nguyên vẹn. Tôi thầm cám ơn ai đó đã thiết kế, xây dựng và chăm sóc cho kiến trúc và cảnh quan khu vực này thật tuyệt vời. Ngay khi bước vào chùa Vĩnh Nghiêm, Xá Lợi, tôi vẫn thấy sự tôn nghiêm với nét đẹp phương Đông cổ kính, thanh thoát mà hầu hết các chùa Việt Nam ở miền Nam California không thể nào có được. Saigon đáng yêu, đáng nhớ cũng bởi vì thế.

Tôi nghe nói chợ Bến Thành sắp có thay đổi lớn nhưng tôi vẫn chưa có dịp trông thấy đồ án thiết kế cụ thể ra sao, chỉ mong rằng cái mới sẽ tôn tạo vẻ đẹp quen thuộc của nó chứ đừng phá hủy nó một cách tội nghiệp bởi chợ Bến Thành cùng với cổng Lăng Ông Bà Chiểu đã trở thành hình ảnh tiêu biểu của kiến trúc Saigon, như Chùa Một Cột ở Hà Nội, hay Chùa Linh Mụ ở Huế vậy. Kiến trúc, xây dựng, cảnh quan, quy hoạch vẫn phải gắn liền với các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị theo quy luật nhân quả và tác động qua lại. Nhận thức đầy đủ các vấn đề đặt ra cho Saigon hôm nay, kết hợp với ý kiến quần chúng và giới chuyên môn, Saigon sẽ tiếp tục đi xa hơn trên đường giành lại danh hiệu "Hòn Ngọc Viễn Đông" của chính mình ngày nào. Tôi tin Saigon sẽ biết lắng nghe, học hỏi,mạnh dạn sửa đổi, từng bước ổn định và sẽ không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, chuẩn bị đầy đủ cho hành trình đi vào thế kỷ 21, trong đó giới trẻ Saigon sẽ là kẻ tiên phong. Hy vọng lần về thăm Saigon kỳ tới, tôi sẽ vui với Saigon hơn và được đóng góp một chút gì cho Saigon của tôi...

NGUYỄN ĐẠT
__._,_.___
Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 
Send Topic In ra