LAM SON
Gold Member
   
Offline

CHANG TRAI TRE VON DONG HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN
Posts: 574
Gender:
|
• Ôn cố tri tân Xin phổ biến lại một bài điểm báo viết 12 năm trước, liên quan đến Nghĩa Trang Quân Đội sau năm 1975, dưới mắt ký giả Mỹ Gordon Dillow.[ny] KHÔNG VẺ VANG DƯỚI MỘ "Những người lính thua cuộc không vẻ vang dưới mộ". Đó là tựa đề của một bài phóng sự, của ký giả Mỹ Gordon Dillow, đăng trên baó The Orange County Register ngày 22.3.1995 ở miền Nam California Hoa Kỳ -- nơi được gọi là Tiểu Saigon của người Việt tị nạn cộng sản. Nơi đây, giới thẩm quyền địa phương đang cứu xét đề án thiết dựng một đài tưởng niệm anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong chiến tranh Việt Nam. Đài tưởng niệm này có tên gọi là "Đài Tự Do", dự trù đặt ở Công Viên Tưởng Niệm Westminter. Chi phí khởi đầu để xây cất dự trù là $1 triệu mỹ kim. Nhân vấn đề này, Ký giả Gordon Dillow viết: "Nhưng có lẽ không nơi nào cần đài tưởng niệm cho bằng nơi một bãi đất ở Biên Hoà. 20 năm trước. Đây là nghĩa trang quốc gia lớn nhất, với đài tưởng niệm dành cho các chiến sĩ Miền Nam Việt Nam Cộng Hoà chết trận. Bây giờ, bãi đất này hoang vu, không được chăm sóc. Đài tưởng niệm bị tróc sơn, hình thù không nguyên vẹn. Biết bao nấm mồ đã bị đào xới tan hoang, mất vĩnh viễn". Người viết bùi ngùi nhận xét: "Nơi đây, là nghĩa trang của những người thua trận. Họ ở dưới mộ, không vẻ vang. Và có lẽ họ cũng chẳng an nghĩ được". Nơi đây là một nghĩa trang quân đội, "một thời vĩ đại, hiện diện từ năm 1964, chưá hàng ngàn ngôi mộ liệt sĩ". Thế nhưng, hiện nay, theo ký giả Gordon Dillow, nghĩa trang này "đang bị những kẻ chiến thắng dày xéọ Họ cuốc mồ đào mã, xây lên nhà cửa và công xưởng". Trong khi đó, "không thiếu các đài tưởng niệm và những nghĩa trang được chăm sóc cẩn thận cho những kẻ chiến thắng. Ở mỗi quận huyện đều có nghĩa trang dành cho Việt Cộng và cán binh cộng sản miền bắc". Ký giả Gordon đã đến thăm Nghĩa Trang quân đội cũ ở Biên Hoà, ông viết: "Không có dấu hiệu gì ngoài xa lộ Biên Hoà cho biết có nghĩa trang. Giản dị gọi đấy là nghĩa trang cũ, cư dân dẫn khách đi trên con đường đất đỏ, đầy sỏi đá. Một cổng đá có bậc thang dẫn vào nghĩa trang cũ. Trên cổng, khắc ghi hàng chữ "Đền Liệt Sĩ", "Chúng tôi hy sinh vì Tổ Quốc", "Chúng tôi chiến đâú vì dân tộc". Cạnh chiếc cổng đá, có một ngôi chùa Phật Giáo, dành để cầu nguyện cho hương hồn những người quá cố. Ngôi chùa bây giờ hoang vắng, các bậc thềm rợp cỏ dại, không ai chăm sóc. Ngôi chùa đã chết theo nghĩa trang. Muốn thăm viếng chùa, phải có giấy phép của Nhà Nước." Vẫn theo lời kể của Gordon, một người ẩn danh cho biết là "người ta đang sinh sống phía trên những nấm mồ". Cuối đường đất đỏ, thấy có chừng vài trăm ngôi mộ, có bia đá xếp hàng thẳng lối trên cỏ dạị Tên người quá cố sắp xếp theo mẫu tư.. Ở bãi đất này, hầu hết là quân nhân mất hồi mùa hè đỏ lửa 1972, khi đa số binh đội Hoa kỳ đã rút về, trong chương trình Việt Nam Hoá. "Đây là những nấm mồ ít ỏi trong số một phần tư (1/4) triệu quân nhân Việt Nam Cộng Hoà hy sinh trong cuộc chiến". Vài ngôi mộ có nước sơn mới, vì có thân nhân và kể cả Việt Kiều lui tớị Còn lại, chừng như là những nấm mồ hoang, vô danh, bị bỏ quên, không ai chăm sóc. Cách đó không xa, còn trơ lại bệ đá xi măng cao 30 thước, mà xưa kia có đặt để một bức tượng lính Thuỷ Quân Lục Chiến bằng đồng đen cao 50 thước, ngồi gát súng trong tư thế nghĩ ngơi, có tên là Thương Tiếc. Sau chiến tranh, bức tượng này đã bị kéo đổ xuống. Theo lời cư dân kể lại, Nhà Nước cộng sản đã khai quật mồ mã nhiều người chết ở nghĩa trang Biên Hoà, dùng dao đâm xác người chết, kể cả móc mắt. Ký giả Gordon cho biết là sự hiện diện của ông ở đây bị công an rình rập theo dõị Một cư dân đã phải nói dối rằng ông là người Nga. "Mỗi năm, vào trước Tết, dân chúng đến viếng thăm mộ đều bị Nhà Nước và công an làm khó dễ. Năm nay, thân nhân không được phép đốt đèn cầy về đêm trước mô.. Không ai hiểu tại sao, nhưng đó là luật. Và công an, cảnh sát chìm luôn dòm ngó." Trong khi đó, nghĩa trang của Việt Cộng được chăm sóc cẩn trọng, có hàng lớp, không cỏ dại, không có nhà cửa hay công xưởng xây cất ngay trên nghĩa trang, và có cả cửa tiệm bán đồ kỷ niệm. Điển hình là nghĩa trang Củ Chi, với khoảng 7000 ngôi mộ của bộ đội chết trận ở miền Nam, Cambốt, và biên giới Việt Hoa. Nghĩa trang được sơn phết mới mẽ, có những hàng chữ như: "Liệt sĩ", "Không bao giờ quên những anh hùng", "Tên các bạn không bao giờ quên được". Hai hình ảnh nghĩa trang tương phản như vậy, đã khiến người Việt và cả người ngoại quốc ngậm ngùi thương xót cho những anh hùng liệt sĩ của Việt Nam Cộng Hoà. Họ chỉ được vinh danh trong lòng người dân, nhưng nằm bất an dưới mộ, không vẻ vang. Trường Sơn 24 Mars 1995 NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA Bia miệng còn ghi tội Cộng quân Nghĩa trang ủi sạch giặc vô thần! Sống thì đày đọa trên dương thế; Chết chẳng được yên dưới mộ phần! Mưa gió một phương trời thất thểu Tìm đâu ra mảnh đất dung thân! Hận thù chồng chất cao như núi Hòa hợp vô phương với Bạo Tần! January 12, 2007 HỒ CÔNG TÂM
|