Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - GIO BON PHƯƠNG  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra
GIO BON PHƯƠNG (Read 1873 times)
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
GIO BON PHƯƠNG
04. Feb 2007 , 02:27
 
Hạnh Phúc và Đời Sống
Thanh Vân
Người ta thường than cuộc đời là bể khổ và hạnh phúc thật phù du. Cuộc sống quá máy móc và bon chen nhiều khi làm cho chúng ta cảm thấy bỡ ngỡ muộn phiền. Làm sao dung hòa được đời sống tinh thần của người Á Đông với cuộc sống vật chất, vội vàng, nhiều cạm bẫy của người Tây Phương ?
Sống và hưởng thụ trọn vẹn những gì cuộc đời đem lại cho mình phải chăng là mục đích của tất cả mọi người ? Nhưng con người, thật ra, tự nó, đã là một bài toán  quá nhiều phức tạp. Để đi đến Hạnh Phúc trọn vẹn, mình phải hiểu mình trước đã. Theo văn hào Pháp Pascal, con người là "cây sậy biết suy tư" (L’homme est un roseau pensant), mỗi con người là một thế giới riêng biệt, Hạnh Phúc của mỗi người vì thế cũng tùy thuộc theo trình độ, giai cấp và nhu cầu của mỗi cá nhân. Nếu "con người" nói chung là một cậy sậy  nghiêng ngã theo chiều gió thì người phụ nữ nói riêng còn phức tạp, khó hiểu đến đâu ?
Ai trong đời không có những ước mơ thầm kín, nhưng hình như ước mơ nào cũng quá tầm tay với, cái mà người này xem là tầm thường có thể là ước mơ khó đạt  của người khác... Vì vậy, đi tìm Hạnh Phúc trong đời sống vật chất ngày nay phải chăng là cuộc chạy theo ảo ảnh ? Ít ai tự bằng lòng với cái mình đang có, nhất là đối với phụ nữ chúng ta. "Cỏ bên kia núi khi nào cũng xanh hơn". Tâm hồn người phụ nữ tuy mềm yếu nhưng sự đổi thay thì vô chừng vì vậy chúng ta hay cảm thấy bất mãn và mơ ước viễn vông. Ít người cảm thấy mình hạnh phúc hoàn toàn  vì luôn luôn trong lòng vẫn mang nặng một ước mơ chưa thành đạt.
Giám đốc hãng thời trang danh tiếng Christian Dior, Mac Bohan, đã trả lời cuộc phỏng vấn của tuần báo Paris Match trong ngày lể kỹ niệm ba mươi năm thành lập hãng của ông như sau : "Phụ nữ và thời trang khi nào cũng đi đôi với nhau và thời trang là đem đến cho người phụ nữ những cái gì hoàn toàn trái ngược với cái mà họ yêu thích ngày hôm qua" (La mode, c’est offrir aux femmes le contraire de ceux qu’elles ont aimé la veille). Đông hay Tây, tâm hồn người phụ nữ khi nào cũng đầy mâu thuẫn và ưa thích sự đổi thay. Vậy làm sao "đi suốt đường trần" mà tâm hồn thanh thản và trong tim cảm thấy hạnh phúc tràn đầy ?
Trước nhất, chúng ta nên có một cái nhìn lạc quan và một "giấc mộng bình thường" trong tầm tay với. Gặp một chuyện gì không vừa ý hay một sự xui xẻo nhỏ nhoi nào đó, chúng ta đừng nên quan trọng hoá vấn đề và hãy cố tìm ra cái khía cạnh tốt đẹp của nó. Người Pháp có câu "Prendre la vie du bon côté" người mình cũng có câu có ý tương tự như vậy "của đi thay người", cái xui này, cái bực mình này sẽ giúp ta tránh được cái xui khác, cái bực mình khác quan trọng hơn nhiều. Nghĩ được như vậy, tâm hồn ta sẽ trở lại thư thái, nhẹ nhàng hơn. Vì vậy, hạnh phúc ở đời này, phải chăng là bằng lòng với những gì chúng ta đang có, nâng niu và hưởng thụ nó đến tận cùng ?  Nói vậy, không có nghĩa là chúng ta nên áp dụng thuyết "hiện sinh" một cách bừa bãi, mặc dù thuyết đó chẳng có chi xấu xa hay vô luân như chúng ta lầm tưởng. Một số người đã lợi dụng thuyết này, thuyết nọ để sống thác loạn, không có ngày mai, cho rằng mình đang sống theo trào lưu tiến bộ. Thật ra thuyết "hiện sinh" (existentialisme) hay thuyết "hưởng thụ" (épicurisme) đã có từ lâu, épicurisme từ thế kỷ thứ mười sáu với thi hào Ronsard  và những câu thơ bất tử khuyên con người hãy hưởng đi những gì đang có trong tay :
"Cueillons dès aujourd’hui les roses de la vie"

Hoa hồng đang tươi đẹp, các bạn hãy hái đi đừng để đến ngày mai hoa sẽ tàn mất, tuổi trẻ trôi nhanh, hãy sống tràn đầy để khi về già khỏi ngồi nhìn kỹ niệm mà tiếc nuối :
Quand par un soir d’ été
Tu seras seule à méditer
Que ce souvenir te dise tout bas
Ne m’ oublies pas!
Tuổi trẻ không hưởng thụ, ngày về già chỉ còn lại chút kỹ niệm chắt chiu của một thời hoa mộng đã trôi nhanh.
Vậy hưởng thụ là gì ? Hưởng thụ là ý thức, là sống trọn vẹn với cái mình đang nắm giữ trong tay.
Trong cuốn tiểu thuyết "Bonjour Tristesse", Francoise Sagan, người đã cùng Jean Paul Sartre và Simone de Beauvois khơi mào ra thuyết "hiện sinh" đã một thời gây sóng gió, cho ta một khái niệm tổng quát về ý thức hưởng thụ của nàng. Sống là ý thức được sự hiện hữu của chính mình. Chúng ta hãy nghe Cécile, nhân vật nữ chính của "Bonjour Tristesse" diễn tả cái hạnh phúc sống, sự hưởng thụ trọn vẹn  nhưng đơn sơ của nàng : Buổi sáng mùa hè ở miền bể, Cécile thức giấc với tách cà phê nóng hổi và trái cam mát lạnh trong tay. Nàng ngồi đó, nh nắng mặt trời chan hòa trên mặt, trên người, đầu óc nàng còn đặc sệt với giấc ngủ vừa qua. Nàng ngồi đó, tràn đầy hạnh phúc, không suy tư, không mơ ước, nàng nhắm ngụm cà phê bỏng cháy và cắn ngập răng vào quả cam mát lạnh. Cuộc sống trở về tràn đầy, với cái nóng của cà phê  đang trôi dần vào miệng cùng với cái mát lạnh, ngọt ngào của nước cam đang đánh thức mọi khứu giác của nàng. Hai trạng thái tương phản đó đã cho Cécile ý thức được rằng nàng đang sống, đang thực sư hiện hữu  và nàng hạnh phúc vô cùng với cảm nghĩ đó. Cái ý chính của thuyết "hiện sinh" là ở đó. Sống và ý thức được sự sống của mình. "Hiện sinh" không phải là cứ sống bừa bãi, thác loạn, tàn phá đời mình như độ nào có một số người đã sống, để rối trả lời những sự trách móc chê bai bằng cách khoác cho mình bộ vó "trí thức"  hay "triết gia" (philosophe) .Triết lý đem đến cho ta một phương thức sống, để cho ta có thể tìm hiểu được mình rõ ràng hơn. Không có triết thuyết nào xui khiến ta tự tàn phá đời mình hay đời người khác, có chăng chỉ có những người cố tình hiểu sai đi để tự ý làm bậy...
Đời sống của người phụ nữ như đóa hoa, sớm nở tối tàn. Vậy chúng ta phải làm sao kéo dài những ngày tươi đẹp và hưởng trọn vẹn những gì mà thời gian ngắn ngủi đó đem lại cho ta.
Hãy lạc quan, yêu đời và tin đời :
“I believe in angel
Something good in everything I see"…
Đời sống không chỉ là lọc lừa, gian dối mà đời sống còn tràn đầy chuyện thần tiên, ta hãy tin rằng trong mọi sự đề có khía cạnh tốt đẹp của nó. Tâm hồn yên vui, ta sẽ cảm thấy hạnh phúc. Tại sao cứ tự làm khổ mình bằng cách chạy theo ảo ảnh, dằn vặt mình bằng những phù phiếm giả tạo, hay trong cuộc sống vật chất này, bằng những món nợ xa hoa không cần thiết ? Cuộc sống đã quá nhiều rắc rối, hãy giản dị hóa nó bằng cách sống thật với chính mình, hãy nhìn bầu trời xanh cao chan hòa ánh nắng và nhủ lòng đây là một ngày nắng đẹp, đừng tự làm khổ mình bằng những ý tưởng bi quan hay lập dị. Câu văn giản dị trong sáng vẫn làm cho người đọc xúc động hơn những câu tối nghĩa không ngoài mục đích làm cho người đọc thắc mắc và biết đâu họ sẽ cảm phục mình. Các bạn ạ, nước mắt khi nào cũng chảy xuôi và sông khi nào cũng trôi ra biển, tại sao cứ tự cho mình là "con cá lội ngược giòng" để mong được người đời khâm phục ? Ta hãy sống tự nhiên như ta thở và hưởng thụ cái ta đang nắm chắc trong tay. Ta hãy mua sắm những gì mà túi tiền ta cho phép, như vậy ta mới thoải mái hưởng thụ mà khỏi bạc đầu lo chạy tiền trả nợ, ta hãy viết những gì mà ta hiểu để khỏi ngỡ ngàng khi bị người khác yêu cầu giải thích ý nghĩa câu nói của ta. Sống thật, sống lạc quan, sống giản dị, phải chăng đó là chìa khóa của hạnh phúc đúng nghĩa nhất ? Đừng để ước mơ biến thành ảo mộng nếu không là ác mộng !
Cát bụi rồi ta sẽ trở về cát bụi, hãy giản dị hóa cuộc dời  mình để có cuộc sống vô tư, để có những giây phút thần tiên cho riêng mình, để tận hưởng những gì êm đẹp mà đời sống đem lại cho ta mỗi ngày.
Ngày tháng trôi nhanh, ta cũng trôi theo dòng đời, nhưng lòng thanh thản. Hạnh phúc là ở đó. Yves Montand, một ngôi sao màn bạc nổi tiếng của nước Pháp nay đã lìa trần nhưng khi ông còn sống và  lớn tuổi ông có tâm sự với báo chí là đời sống của ông là một chuỗi ngày dài hạnh phúc mặc dù ông đã trải qua rất nhiều sóng gió trong đời.
Ông đã dễ dàng vượt qua được tất cả vì ông nói "Ta không bao giờ làm lại cuộc đời mà ta chỉ tiếp tục sống cuộc đời đó..." (On ne refait jamais sa vie, on la continue ...). Ông không có gì ân hận cho những ngày và những việc đã qua trong đời ông nên tương lai vẫn là cuộc sống đang tiếp diễn, ông không bao giờ nghĩ rằng sẽ làm lại cuộc đời vì cuộc đời đã qua của ông không làm cho ông ân hận, tiếc nuối nên ông chỉ tiếp tục cuộc sống mà thôi. Ông không có gì để oán trách dĩ vãng và cũng không có gì để lo sợ cho tương lai. Ông sống với "mộng ước trong tầm tay" nên ông hưởng thụ đời sống hiện tại thật an bình, êm ả.
Vậy thì bạn cũng sống thật hạnh phúc đi, bằng cách hái ngay hoa hồng của đời sống đang hé nở, bạn hãy cắn ngập răng vào quả cam mát lạnh ngọt ngào đang nằm trong tay bạn, bạn hảy nhìn bầu trời ngập nắng và cám ơn đời đã còn cho bạn cặp mắt nguyên vẹn... Đó bạn đang hưởng thụ, đang tràn đầy hạnh phúc, cái hạnh phúc tuyệt vời và tuyệt đỉnh của một đời sống giản dị bình thường.
"I have a dream
A song to sing
To help me cope
With anything…"
Hãy sống tự tin và lạc quan, hãy lựa cho mình một giấc mơ, một bài hát, bạn sẽ dể dàng đối phó với mọi bất trắc mà tương lai có thể dành cho bạn.
Đời sống ngắn ngủi thật, nhưng nếu biết cách hưởng thụ, hạnh phúc của ta cũng đã tràn đầy rồi, hạnh phúc sẽ không còn là "phù du" mà sẽ trở thành vĩnh cửu vì ta đã làm ra cái hạnh phúc đó. Lê văn Trương đã viết trong "Cô gái mới" như sau :
"Hạnh phúc ở lòng ta, chẳng ai có thể gây cho ta hạnh phúc được. Người ngoài chỉ có thể giúp ta làm nẩy nở cái hạnh phúc thêm ra mà thôi. Còn ta, ta cũng chẳng dại gì đem đặt hạnh phúc vào tay ai  vì ai cũng không bằng ta..."
Hãy tin vào lòng mình và ngày mai sẽ đến với bạn đẹp hơn ngày hôm nay thật nhiều. Hạnh Phúc đâu còn là "bóng mây" nếu ta biết cách nắm nó, phải không bạn ?
Thanh Vân

Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: GIO BON PHƯƠNG
Reply #1 - 04. Feb 2007 , 20:24
 
Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức
Texas, Hoa-Kỳ
18.01.2007

Hình (KQN Images): BS Nguyễn Ý Đức.

Vâng. Chuyện tình của những người tuổi ngoài sáu chục. Tuổi hưu trí ở quê hương xưa nay. Tuổi sửa soạn dăm năm để lãnh tiền an sinh xã hội của những người tỵ nạn. TUỔI GIÀ.

Nói là Già nhưng làm sao biết được mình tới tuổi già rồi nhỉ?

Phải chăng ở cái tuổi mà ta tốn tiền gia nhập các câu lạc bộ thể thao thể dục mà chẳng bao giờ lui tới, vì ngại tới lui; tuổi mà cơ thể thấy chỗ nào cũng đau nhức, không sử dụng được, duy có chỗ không đau thì lại bất khiển dụng; tuổi đang mang kiếng trên mắt mà cứ đi khắp nhà tìm cặp kiếng; tuổi mà ánh sáng từ đôi mắt tưởng như tinh anh nhưng thực ra là do nắng phản chiếu lên kính hai tròng; tuổi cho là mình biết nhiều mà chẳng ai thèm hỏi ý kiến; tuổi kè kè một cuốn sổ tay chằng chịt địa chỉ, tên bác sĩ, tên thuốc đau nhức; tuổi luôn luôn tắt đèn mà mục đích là để tiết kiệm chứ không vì lãng mạn với người phối ngẫu...

Hoặc là tuổi đã đóng góp nhiều công sức để phục vụ cộng đồng, quê hương, gây dựng gia đình con cái; tuổi mang nhiều khôn ngoan, kinh nghiệm trường đời; tuổi có thể an hưởng nhưng không quên tiếp tay với thế hệ đến sau trong duy trì tinh hoa văn hóa dân tộc, truyền thống tốt đẹp gia đình Con Rồng Cháu Tiên Việt Nam...

Trước hết là chuyện tình cảm thương yêu của những người già đơn côi.

Và xin phép mượn nội dung đoản văn „Tiếng Chuông ái tình“ của Lê Khánh Thọ viết cho Việt Báo.

Chuyện kể cặp lão niên Quang và Liên gặp nhau vào một ngày rằm tháng bẩy khi hai người lên chùa lễ Phật, làm việc công quả. Họ làm quen với nhau rồi „Tiếng chuông ái tình“ xuất hiện khiến hai trái tim già cằn cỗi bỗng nhiên đập mạnh. Nàng tưởng như mình trở về thời nữ sinh Trưng Vương, còn tâm trạng chàng thì như hồi cắp sách tới trường Quốc Học. Họ thương yêu nhau.

Mối tình của ông Quang với bà Liên thì được con cháu hỗ trợ vì họ thông cảm đời sống đơn côi tuổi già không người chăm sóc của ông. Còn con gái bà Liên thì đay nghiến „ Mẹ già rồi mà không nên nết“. Bà khổ tâm than thở với đám con cháu ông Quang. Rằng con bà không thông cảm tâm sự của người mẹ lớn tuổi cô đơn. Rằng trái tim bà vẫn rung động như thời thanh xuân. Rằng bà cần tình yêu thương của ông. Rằng ông 69 tuổi cũng cần người bạn đời nâng khăn sửa túi.

Nhưng họ vượt qua mọi trở ngại để thương yêu, hỗ trợ nhau như đôi nhân tình trẻ không rời nhau nửa bước. Họ âu yếm chăm sóc nhau, dịu dàng trao đổi với nhau những lời nói đầy những ân tình. Ông Quang thì tươi tắn rạng rỡ trông trẻ hơn trước đến mười tuổi. Còn bà Liên thì hai ba ngày lại đi làm tóc, chau chuốt sắc đẹp, để gặp người tình.

Câu chuyện dường như đưa ra đáp số cho vài thắc mắc. Rằng góa bụa tuổi già vẫn còn tìm được nương tựa lẫn nhau trong tình yêu đến muộn. Rằng con cái cũng không nên quá khắt khe với tái giá tìm bạn đường mới của mẹ cha đơn côi. Rằng tận tình chăm sóc qua lại cần phát sinh từ tình cảm chân thành với nhau. Và rằng vợ chồng cao tuổi vẫn còn nhiều cơ hội tốt để thuận buồm xuôi gió nốt đoạn chót cuộc đời với nhau.

Vì hôn nhân vợ chồng thuở ban đầu khắng khít là do yêu nhau. Đó là TÌNH, tình yêu trai gái. Rồi với thời gian, hóa chất đam mê ban đầu cũng dần dần lợt phai. Từ đây, gắn bó tình già sẽ từ sự hiểu nhau, sự chia sẻ vui buồn, phụ thuộc lẫn nhau, thích nghi, trọn vẹn cho nhau. Mức độ thỏa mãn trong hôn nhân ở giai đoạn này được nhìn qua phẩm chất của đời sống hai người: hạnh phúc bên nhau, cố kết với nhau, biểu lộ thương yêu, giảm thiểu phiền não. Hai người có thể yêu nhau trở lại khi cùng nhìn về một hướng, sắp xếp cho tương lai cũng như tận hưởng hiện tại, giải quyết trở ngại, khó khăn. Bây giờ đối với nhau cần có NGHĨA., nghĩa phu thê.

Phải chăng đó là do Tình và Nghĩa của những người rất thương yêu nhau. Không nề hà tuổi tác. Vì như nhà thơ Vũ Hoàng Chương đã viết:

„Tuổi đó tuổi vàng hay tuổi ngọc;
Yêu nhau ai tính tuổi bao giờ“

Xuân Diệu thì :

„Tình không tuổi và Xuân không ngày tháng“

Và Goethe cũng thêm:

“So, lively brisk old fellow
Don't let age get you down
White hair or not
You can still be a lover”.

Đó cũng là quan niệm của cụ Nguyễn Gia Thiều chúng ta:

“Có âm dương, có vợ chồng;
Dẫu từ thiên địa, cũng vòng phu thê”

Để được sống trong cảnh “Đôi chồng vợ ra vào khắng khít, mắm muối mà vui”, như cụ Vương Hồng Sển đã viết.

Rồi đến chuyện TÌNH chung chăn chung gối, Tình Dục Tuổi Già vì ở tuổi này cũng có nhiều điều để nói với nhau.

Có người bâng quơ hỏi rằng, vào tuổi này còn có nhu cầu “phòng the” hay không? Rằng liệu họ có những khó khăn gì, có điều gì cần “đề cao cảnh giác”? Rằng bị tiểu đường như tôi, mới mổ tim như ông nó thì có rủi ro nào khi lâm trận thương yêu, đáp ứng sinh lý? Và nhiều thắc mắc tình trường lớn nhỏ khác nữa cần được làm sáng tỏ.

Vì giải quyết sinh lý là một phần trong cuộc sống, trong các hoạt động của con người. Khác chi nhu cầu thỏa mãn thực phẩm, không khí, giải trí, bạn bè. Mà người tuổi cao không là ngoại lệ.

Nhà thơ lão thành Hoàng Cầm đã từng lạc quan với:

“Bạn ơi khi thấy ông già ấy
Bơi chải chìm trong mắt mỹ nhân
Xin chớ bĩu môi cười chế riễu
Hãy chào cái dáng dậy thì xuân”

Còn kinh nghiệm cổ nhân Đông phương ta vẫn điều độ trong quan niệm:

“Bán dạ tam bôi tửu
Bình minh nhất trản trà
Thất nhật dâm nhất độ
Lương y bất đáo gia”

Vậy thì nếu có thắc mắc thì cũng là chuyện hữu lý, thường tình mà thôi.

Thắc mắc đầu là tới tuổi nào thì tình dục của con người giảm hay mất đi ?

Nhiều chuyên viên về vấn đề hấp dẫn giới tính đều đồng ý là sự đòi hỏi và khả năng hành động tình dục của con người tồn tại suốt đời, trừ khi bị bệnh hoạn. Hoặc theo quan niệm cũ xưa, tự cho là khi về già mình sẽ hết tình.

Từ năm 1926, Raymond Pearl đã nhận ra rằng 4% những người tuổi từ 70 tới 79 đều làm tình ba ngày một lần, 9% thì mỗi tuần một lần.

Theo nghiên cứu của Alfred Kinsey vào năm 1948 và 1953 thì số những lần giao hợp của nam giới giảm dần, nhưng đa số đều giữ được khả năng tình dục tới tuổi 70, 80; còn ở nữ giới thì không có thay đổi mấy với tuổi già.

Master & Johnson, một tổ chức có uy tín về vấn đề tình dục, cũng có cùng nhận định như A. Kinsey: đời sống tình dục ở người cao tuổi vẫn mạnh cho tới tuổi 80 hay hơn nữa, mặc dù nó sẽ thưa thớt dần và không vũ bão như lúc còn trẻ.

Ta biết rằng tình dục mạnh nhất vào tuổi 18, 20. Thống kê cho hay ở tuổi này, họ có thể yêu nhau một tuần 3, 4 lần, đến lúc 40 tuổi thì 2 lần rồi một tuần một lần, cho tới tuổi 60, 70 thì khi này khi khác, nhưng không mất hẳn.

Có người đã ví làm tình như đi xe đạp: đã biết đi xe đạp thì chẳng bao giờ quên được, ngoại trừ không có xe mà đi hoặc xe đổi kiểu. Đang đi xe ghi đông cao, mà đổi sang xe cuốc, xe đua, thì phải thích nghi với kiểu xe mới. Chỉ có một điều khác là, ngược lại với động tác làm tình, ta phải bơm bánh xe xẹp trước khi cưỡi nó. Còn làm tình thì cưỡi lên xe rồi mới bơm.

Năm 1981, Starr và Wiener nghiên cứu về tính dục của 800 người trên 60 tuổi, đưa ra kết quả như sau: 99% trả lời vẫn còn muốn có tình dục; 62% nói khi nhìn hình ảnh gợi tình thì cũng động lòng cao hứng; 75 % thấy đời sống tình dục tốt đẹp hơn lúc trung niên vì không phải lo lắng gì; 88% than phiền là chưa bao giờ được chỉ dẫn về tính dục lúc còn bé.

Theo bác sĩ Domeena C. Renshaw, giáo sư Thần Kinh Tâm Trí trường Đại học Y khoa Loyola, Chicago, thì đời sống tình dục của con người tồn tại cho tới khi chết và không có gì là bất thường khi bệnh nhân cần sự giúp đỡ về vấn đề này.

Còn GS Frank E Kaiser, chuyên khoa người già của đại học St Louis, cho rằng: “Thật là kỳ thị người cao tuổi khi gọi họ là già dịch chỉ vì họ tiếp tục muốn có đời sống tình dục” .

Năm 2000, phụ trang Parade bên Mỹ đã thực hiện vịêc thăm dò về đời sống tình ái của những vị lớn tuổi: 40% quý vị trên 75 tuổi trả lời còn rất sung mãn về vấn đề này; 45% nói vẫn còn tận hưởng lạc thú làm tình.

Kinh Cựu Ước có ghi: “Moses chết vào tuổi 120 mà nhãn quan vẫn tinh tường, khả năng tình dục không giảm .”

Tục ngữ, ca dao ta có câu :

“Gìa thì già tóc già tai;
Già răng già lợi, đồ chơi không già”

hoặc

“Càng già, càng dẻo, càng dai .
Càng gẫy chân chõng, càng sai chân giường.”

Thắc mắc tiếp là khi về già có những thay đổi gì không về cơ quan sinh dục hoặc khả năng làm tình?.

Xin thưa rằng khi về già, tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể đều có thay đổi, không nhiều thì ít, cả về cấu tạo lẫn chức năng. Cơ quan sinh dục cũng chịu cùng số phận.

1-Trước hết xin liếc mắt nhìn qua sự thay đổi ở nữ giới.

Khi sanh ra, trong noãn sào có chừng 1 triệu rưởi noãn cầu. Tới khi 40, 50 tuổi chỉ còn khoảng 11,000. Mỗi lần có kinh, một noãn cầu được đẩy ra để làm công việc nối dõi tông đường, nếu may mắn được hội ngộ với chú tinh trùng.

Khi tắt kinh, vào tuổi 45, 50, thì người đàn bà hết khả năng cao quý này, đồng thời noãn sào cũng ngưng sản xuất kích thích tố estrogen. Estrogen rất cần thiết cho sự nẩy nở, cho chức năng của bộ phận sinh dục và hành động tình ái. Hậu quả là âm đạo thu ngắn, không đàn hồi, mỏng hơn, và trở nên khô vì tuyến nhờn bớt hoạt động. Âm vật nhỏ laị, nhũ hoa mềm nhũn, nhăn nheo, teo tóp. Âm mao lưa thưa, cứng. Đại và tiểu âm thần vừa nhăn vừa mỏng vì mất tế bào mỡ . Quý bà có những triệu chứng như bồn chồn, lo sợ, bẳn tính, buồn phiền, kém ăn, kém ngủ, nhức đầu, mặt bốc nóng phừng phừng.

Về phương diện sinh lý, ta phân biệt hai sự việc :

a- Khả năng đáp ứng tình dục : Trong giai đoạn này, sự khơi gợi để có kích thích nhiệt tình và nhờn ướt âm bộ chậm xuất hiện; âm thần và tử cung không vươn lên; thời gian cực khoái mau hết; tử cung đã ít co bóp lại còn gây đau. Thủ thuật kích âm vật cần được sử dụng lâu hơn để gây nguồn cảm hứng.

b- Sự háo hức, quan tâm tới tình dục : Liệu những thay đổi sinh học trên có ảnh hưởng gì tới sự quan tâm tình dục không?

Câu trả lời rất phấn khởi là KHÔNG. Nhiều nghiên cứu còn chứng minh là quý bà càng quan tâm thích thú hơn, nhất là ở lứa tuổi từ 69 tới 76 mà lại có chồng. Đôi khi cũng có sự không thích thú nhưng hầu hết do lòng mình hững hờ trước thái độ hay vóc dáng của đối tượng. Góa phụ thường ít hứng thú hơn người có chồng. Mà khi vì lý do nào đó người chồng lại lạnh nhạt trong việc gối chăn thì vợ cũng bị lạnh cảm theo.

Nói chung thì sự hóa già chỉ làm mất khả năng sinh con nhưng vẫn tôn trọng khả năng yêu đương xác thịt của các bà.

2-Ở nam giới, sự thay đổi nhẹ nhàng hơn :

Khả năng sinh sản chỉ giảm chứ không mất vì tinh trùng tiếp tục được sản xuất với số lượng ít và vẫn thụ tinh được. John J. Medina kể trường hợp một lão niên đã được chứng nhận là sanh con cuối cùng lúc 94 tuổi. Thực là lão bạng sinh châu. Thành ra, nếu có cơ hội, có sự hợp tác của các cụ bà thì các cụ vẫn có khả năng sống đời sống tính dục một cách điều hòa cho đến ít nhất là tuổi bát tuần mà không ngại hết sinh khí. Vì từ năm 1894, nhà nghiên cứu người Đức Effeul đã ước lượng rằng, trong suốt cuộc đời, người nam có thể xuất tinh 5400 lần. Giả thử là nhân vật đó sống 100 tuổi, với 5200 tuần lễ, rồi “thất nhật dâm nhất độ”, thì vẫn còn dư 200 lần xuất tinh nữa không dùng đến và phí phạm mang xuống tuyền đài.

Tinh dịch, chế biến ở nhiếp hộ tuyến, bớt khối lượng. Nam kích thích tố ít, nhưng sự giảm thiểu này không ảnh hưởng gì tới khả năng giao hợp. Lão nhân sẽ cần nhiều thời gian hơn để có cương dương, (bốn món ăn chơi tha hồ được biểu diễn ), đồng thời nó cũng mau mềm; thời kỳ bình ổn lâu, sự xuất tinh chậm lại (âu yếm, vuốt ve nhau kéo dài ); tột đỉnh vu sơn lâu được một, hai giây với vòi tinh khí ít và yếu. Muốn có cương dương trở lại, phải chờ cả mấy tiếng đồng hồ .

Như vậy, tình muộn không những vẫn là tình mà còn trưởng thành, kinh nghiệm. Nó thân thiết hơn trong cảm giác, khơi động hơn trong mơn trớn. Hai người như thư thả hơn, kiên nhẫn cho nhau, chia sẻ cảm giác cho nhau.

Tình yêu bây giờ không phải chỉ là số lần, là sự lên mau, vào sâu, mà là sự trang trọng lẫn nhau, sự thắm thiết cam kết với nhau. Nó không vội vàng, hối hả như ở cặp vợ chồng trẻ, quá bận rộn, nên chỉ chiếu lệ, cho xong. Nó không bị gián đoạn bởi tiếng đập cửa kêu “ Mẹ ơi, thằng Vinh nó ăn cục kẹo của con “. Nó cũng không mang một thoáng ưu tư về tăng nhân số không dự trù trong gia đình.

Càng sống lâu với nhau, càng yêu nhau thì giao hợp sẽ là một nhu cầu để diễn tả sự cần thiết nhau, sự chia sẻ với nhau, sự làm vừa lòng nhau. Nó không phải là một cuộc thi đua mà phải quan tâm đến tài nghệ diễn xuất hay sức mạnh tráng niên. Nó ngả nhiều về phẩm chất hơn là số đếm.

Và, có thể như Alex Comfort, tác giả cuốn The Joy of Sex, lạm bàn là chậm lên, lâu ra có khi tốt vì “chạy chậm đỡ tốn săng” (more miles per gallon). Laị không tốn tiền mua mắt dê, tam tinh hải cẩu, bổ thận hoàn.

Hơn nữa:

“ Nghiã đã thâm sâu càng thắm thiết;
Tình tuy chay tịnh, đỡ tơi bời.” Ông Già Bách Độc .

Các vị lão nam còn thắc mắc là đàn ông hay bị bất lực, sự bất lực này có liên hệ gì tới tuổi cao không ?

Sự bất lực mà ta thường nói tới, cốt yếu là tình trạng không cương của dương cụ, mà văn hoa ra, ta gọi là Rối Loạn Cương Dương (LCD). Đấy là mức độ cương của dương cụ không đáp ứng được nhu cầu vào sâu và kéo dài thỏa đáng động tác giao hợp.

Sự cương là do kết quả phối hợp giữa dục vọng, một hóa chất (Cyclic GMP), hệ thần kinh và huyết quản.

Bình thường, khi có khêu gợi, tín hiệu thần kinh khiến cơ thể tiết ra hóa chất GMP có tác dụng làm giãn mở mô bào ở dương cụ, máu động mạch tràn ngập cơ quan này làm nó cương lên, ép vào tĩnh mạch, ngăn sự thất thoát máu. Kết qủa là dương cụ tiếp tục cương cho tới sau khi giao hợp, xuất tinh.

Ở người Loạn Cương Dương, tế bào của dương cụ không giãn nở tới mức chặn được sự thoát máu vì thiếu hoá chất kể trên, nên cơ quan mềm nhũn. Một số người lâu lâu mới bị, một số khác thì thường xuyên gặp trở ngại . Trên nước Mỹ, có cả dăm ba chục triệu người mắc chứng quỷ quái này. Việt Nam ta chắc cũng có khá nhiều.

Bất cứ nguyên nhân nào làm suy yếu mạch máu đều có thể gây ra rối loạn này.

a-Nguy cơ thông thường nhất là do tác dụng phụ của một vài loại dược phẩm trị bệnh cao huyết áp, kinh phong, thần kinh tâm trí, thuốc ngủ, thuốc đau bao tử;

b- Rồi đến tác dụng của rượu, cần sa, ma tuý;
c- Biến chứng một số bệnh như tiểu đường, cao huyết áp;
d-Tâm thần bất an, không tập trung, buồn phiền, mặc cảm là mình kém tuyệt chiêu hoặc bị đối tượng coi nhẹ tài năng, cũng gây trở ngại cương dương;
e- Giải phẫu nhiếp tuyến gây tổn thương cho dây thần kinh điều khiển sự cương cứng.

Sự lão hoá không phải là thủ phạm của Loạn Cương Dương vì tình dục không có “ ngày hết hạn dùng “ (Expiration date) như dược liệu, thực phẩm. Cũng không có mốt cũ mốt xưa như quần áo, trang sức. Và chẳng bao giờ có cương khi mà không có kích với thủ thuật, hương thơm, dáng yêu, lời ngọt của người nằm kế bên...

Trước đây, giới cao niên ít quan tâm tới việc tìm thầy chữa chạy, một phần vì tin rằng mình gìa thì nó cũng già, phần khác nghĩ rằng chẳng có thuốc tiên.

Ngày nay, đã có nhiều tiến bộ trong việc điều trị Loạn Cương Dương, đồng thời y giới cũng chú tâm hơn đến nhu cầu của người già. Giải phẫu, cơ phận, thuốc chích, thuốc nhét, thuốc uống...chẳng thiếu gì. Sự xuất hiện của Viagra, Levista, Cialis đã mang lại nhiều nguồn cảm hứng, với, “lão ông uống, lão bà khen”.

Mà nếu quý vị chê tây y nóng, thì ta lại trở về, bảo tồn văn hóa dân tộc, với mấy toa thuốc gia truyền của tiền nhân, những cây con thảo động vật, biết đâu chẳng hào hùng nhất dạ, lục giao, hoặc đêm bẩy, ngày ba, vào ra không kể ...

Thế ông có điều gì nhắn nhủ mấy mụ già này không?

Làm sao chúng tôi dám lơ là với mấy bà chị, vì quên thì thất lễ mà cũng ngại cảnh ngủ ngoài phòng khách, ăn mì gói thay cơm. Trước hết xin mừng quý bà chị là, tới một tuổi nào đó, sau nhiều lần mang nặng đẻ đau, chăm lo cho con cái, thì tạo hóa cũng thương tình cất đi cho quý vị cái trách nhiệm góp phần nối dõi tông đường. Nhưng vẫn ban cho mấy bà chị niềm vui tận hưởng sự khoái lạc của tình dục. Cho tới những năm khi, vừa lau chùi răng, vừa hàn huyên điện thoại đường xa. Và, mái tóc đầu tháng lương hưu thì đen, mà cuối tháng trở lại muối tiêu ( vì chưa kịp nhuộm).

Khoái lạc này cũng không thay đổi dù dạ con, buồng trứng đã từ giã bà chị ra đi. Duy có điều kích thích tố estrogen được sản xuất ít nên một vài thay đổi trong cơ thể làm giảm vẻ duyên dáng của bà chị.

Gò má bớt đầy, da nhăn nheo và khô, mí mắt sưng. Ngực không những đã không no tròn, mà còn chẩy xệ xuống vì mỡ mềm đã thế chỗ của tế bào tuyến vú. Mỡ cũng chen vào vùng bụng, mông, cổ, bắp chân,tay.

Các thay đổi này nói vậy cũng chẳng ăn nhằm gì. Chồng vẫn yêu, ta vẫn du dương. Vả lại thẩm mỹ bây giờ nó “hiện đại” lắm, bà chị ạ : năm nhăm, sáu chục đổi ra đôi tám, hai mươi mấy hồi.

Cơ quan nghiên cứu Masters & Johnson cũng như Kinsey đều quả quyết là nếu quý bà có đời sống tình dục tốt đẹp trong thời kỳ mầu mỡ sanh đẻ thì khi tắt kinh, sẽ không có gián đọan trong quan hệ hưởng thú yêu đương. Có điều là ở giai đoạn này, quý bà cần sự chu đáo, sự kiên nhẫn, thông cảm hơn của đức lang quân để sớm khích lệ nhiệt tình tham gia.

Vài bà chị thắc mắc là mình tuổi cao mà thích nuôi kép nhí, liệu có hại gì không?

Về thể chất, chắc không sao vì sức chịu đựng dẻo dai của nữ giới, cố gắng một chút cũng bắt kịp vào nhịp điệu của tráng niên.

Nhưng sợ là có những không hòa đồng về tính tình, lối sống, nên ta cần cân nhắc động lực thương yêu. Có phải vì chân tình hay phúc lợi kinh tế, ưu tiên xã hội. Điểm này được nêu ra là vì, theo kết qủa nghiên cứu của Duke University, vào một tương lai gần đây, 3 trong 4 bà vợ sẽ trở thành góa vì trẻ hơn chồng lại thọ hơn chồng, việc kiếm bạn đồng sàng cùng lứa tuổi sợ gặp khó khăn. Ấy là nói về phụ nữ tây phương thôi. Mà sự thỏa mãn tình dục dường như tùy thuộc vào sự có thường xuyên hay không, vì càng thường xuyên càng hài lòng hơn.

Một chuyện tình nữa thường được nêu ra là bao lâu một lần là vừa. Đây cũng còn tùy. Như ta thường nói “nhân tâm tùy mạng mỡ”, “liệu cơm gắp mắm”, tùy theo khả năng, sức khỏe mỗi người. Chẳng nên “ cố quá” để rồi thành “quá cố “, như người nghệ sĩ lão thành Phạm Nghệ vẫn diễu với anh em. Mỗi lần giao tình cũng tiêu hao cả dăm ba trăm calories cơ đấy. Tần số thường giảm với tuổi cao, nhưng 70% các cụ nói là vẫn còn hăng say ít nhất vài lần trong tháng.

Cũng có người hỏi, ở tuổi tôi, liệu còn cần hành động phòng the không. Thưa theo ý kiến chung, cũng không cần thiết lắm. Có người không làm một thời gian hoặc suốt đời mà vẫn không có vấn đề sức khỏe nào. Nhưng giá kể có âm dương trên dưới hòa hợp thì thuận thiên nhiên hơn. Ta chẳng nghe nói “gái phải hơi trai như thài lài gặp phân chó” hay sao, dù đây là trai gái tuổi cao, vì hóa tính của kích thích tố trẻ già đâu có khác gì nhau. Hơn nữa, các vị lại có cách khác để thỏa mãn: đó là các khoái cảm trong giấc ngủ với mộng tinh cho đàn ông, nừng nực khép cẳng ban đêm của quý bà.

Ngày nay, nhiều thầy thuốc đã mạnh dạn và cởi mở hơn để giải thích các nhu cầu, hậu quả phòng the cho bệnh nhân. Và nhiều con bệnh cũng khá I- tờ mà thường học lóm, nghe theo kinh nghiệm của nhau, khi đúng khi sai. Cho nên, kiếm được ông bà thầy thích phát ngôn, tư vấn thì cũng là điều hay.Vì các vấn đề sức khỏe ảnh hưởng tương tác tới hành động phòng the ra sao, thì cũng nên biết để mà cẩn tắc vô ưu. Lý do là, như ta biết, giao hợp cũng là một vận động của cơ thể, mạnh nhẹ tùy theo từng người, từng trường hợp và bối cảnh.

Cụ bị cao máu ư? Nếu đang điều trị mà huyết áp bình thường, thì cũng chẳng sao. Áp suất có thể nhích lên một chút ở thời điểm cực khoái, nhưng xong việc, nghỉ ngơi vài phút là bình thường trở lại. Thống kê cho hay, xuất huyết não xẩy ra khi ngọa triều, tĩnh tại nhiều hơn là lúc hoạt động mạnh, huống chi lại chỉ có nhẹ nhàng trong khi làm tình.

Bệnh tim thì tùy trình độ. Nếu đang thuốc thang ổn định, thì ta cứ từ từ thử coi có mệt thêm gì không rồi dần dần gia tăng công lực. Theo nhiều chuyên gia, nếu bước lên được dăm bậc thang lầu mà không thở dốc thì cứ yên ổn mà phòng the. Khôn ngoan hơn là hành động theo khuyến cáo của thầy thuốc. Vài nghiên cứu bên Nhật cho hay, say mê với tình nhân dễ có vấn đề hơn là với người bạn đường lâu năm. Vì với ngựa nhà, quen tính nết của nhau, nương tựa nhau mà du dương, tận hưởng. Ngược lại sau một bữa cơm lén lút, hẹn hò rượu thịt ê chề với người tình tạm bợ thì hồi hộp, xúc động nhịp tim nhanh chậm bất thường.

Sau cơn tai biến não, cũng không có hậu quả mấy, ngoại trừ vùng não điều khiển chức năng này bị tổn thương. Nhiều nạn nhân e ngại bị từ chối vì động tác cơ thể vụng về, tê liệt nên có mặc cảm và giảm kích thích, khoái cảm một phần nào.

Trong vữa xơ động mạch, máu tới cơ quan sinh dục nam ít đi với hậu quả là bớt cương dương chút đỉnh.

Trở ngại nhiều cho động tác phòng the, chắc phải nói tới viêm xương khớp, giới hạn các cử động nhịp nhàng, nhất là của cặp xương hông. Có điều lạ là lão nữ thường than phiền chuyện này nhiều hơn đối tác. Đau nhức thường xẩy ra ở ban đêm, nên có ý kiến gợi ra là, ta hãy phòng the ban ngày, thời điểm ít đau, hoặc sau khi tắm nước nóng, thoa bóp cho nhau, rồi kiếm vị thế thích đáng. Để tránh đau nhức gia tăng.

Lão nam tiểu đường thường có rối loạn cương cứng cho nên đã có những tam tinh hải cẩu, những Viagra, Levista, Cialis, MUSE hỗ trợ và các ngài vẫn yêu đời, chồng uống, vợ khen. Các nhà bào chế cũng đang tìm thuốc tương tự để giúp lão bà lạnh nhạt với giao hoan. Đôi khi các cụ ông cũng than phiền đáng lẽ ngoại xuất tinh thì nó lại chạy ngược vào bọng đái, nên sao thấy nó khô khốc à!

Lão bà thì sự cực khoái không thay đổi vì tiểu đường nhưng có thể nơi đó ít nhờn trơn, dễ nhiễm đường tiểu nên giao hợp hơi đau. Do đó các cụ thoái thác, tránh né. Một chút kích thích tố, vài chất nhờn KY jelly có thể giải quyết vấn đề. Có điều xin nhắc là cần giữ đường trong máu bình thường nếu không thì khó khăn tình dục sẽ nhiều hơn.

Tuyến giáp giảm hoạt động đều làm giảm ước muốn tình dục ở cả nam lẫn nữ; và 50% nam lão bị loạn cương dương. Dùng kích thích tố tuyến giáp giúp lấy lại chức năng.

Còn các giải phẫu thì sao?

Một vài giải phẫu cũng có ảnh hưởng ít nhiều tới chức năng tình dục, nhất là mổ xẻ ở cơ quan sinh dục, hoặc đụng chạm tới giây thần kinh, mạch máu liên hệ tới cơ quan này. Thành ra trước khi giải phẫu, thầy thuốc bệnh nhân nên có một cuộc giải thích, đả thông với nhau.

Giải phẫu nhiếp tuyến khi bị sưng hoặc ung thư thường đưa tới rối loạn cương dương vì tổn thương tới giây thần kinh điều khiển chức năng này; đồng thời cũng đưa tới tinh dịch dội ngược vào bọng đái. Cho nên đây là một vấn nạn. Người ta đã nghĩ tới việc ghép nối dây thần kinh và hy vọng có kết quả tốt. Nếu không lại chạy ù ra chợ mua vài viên thuốc thượng kỳ.

Cắt tử cung, buồng trứng vì ung thư có đôi chút ảnh hưởng tới hoạt động phòng the, như bớt cảm giác; giảm kích thích tố làm âm hộ khô teo; cắt bớt cổ tử cung làm âm hộ ngắn khiến hơi đau khi tiếp cận. Nhưng lại có thoải mái vì không còn sợ có bầu, mang thai.

Cắt nhũ hoa người đẹp chẳng có ảnh hưởng gì tới tình dục, ngoại trừ một chút ưu tư tâm lý, sợ chồng cho là không còn đường cong. Nhưng phẫu thuật thẩm mỹ bồi đắp mấy hồi.

Còn thiến quách đi như hoạn quan hoặc để chữa ung thư nhiếp tuyến thì lão nam mất testosterone, ước muốn tình dục giảm dần, xuất tinh ít đi nếu không được thay thế kích thích tố.

Về dược phẩm thì hầu như đa số thuốc chữa cao huyết áp, bệnh tim, bệnh kinh phong, tâm thần, bao tử, thuốc đau nhức đều có ảnh hưởng tới hành động phòng the. Nên nếu có khó khăn khi dùng thuốc phải cho bác sĩ hay ngay. Bác sĩ cũng có bổn phận giải thích tác dụng phụ cho bệnh nhân.

Chuyện về TÌNH còn nhiều, mà trang giấy thì có hạn, ngày Xuân cũng mau qua. Nên xin tạm ngừng với ý định bàn tiếp khi có thời cơ thuận tiện hoặc có ai đó yêu cầu.

Và nhân dịp nói chuyện tuổi già, xin kết luận bằng một đoản văn mang vài suy tư về thái độ con người trước sự lão hóa: Bướng bỉnh chối từ hay tích cực thích nghi chấp nhận. Của tác giả Oliver Wendell Holmes (1809- 1894), người thầy thuốc và nhà văn tiểu luận nổi tiếng được trân trọng ở Hoa Kỳ.

“...Xin giới thiệu với Thần Già, đây là ngài Giáo sư; thưa Giáo sư, đây là Thần Già

Thần Già: Chào Giáo sư, tôi hy vọng là ngài vẫn được mạnh khỏe. Tôi đã có hân hạnh được biết đến ngài lâu rồi, nhưng chắc ngài không nhận ra tôi. Liệu chúng ta có thể đi dạo một vòng được không?

Giáo sư.- ( hơi khựng lại) Tôi nghĩ chúng ta có thể nói chuyện một cách yên tịnh hơn ở trong phòng làm việc của tôi. Tôi có cảm tưởng là hầu như ngài đều quen bất cứ người nào được giới thiệu, trong khi đó thì ...họ lại không biết ngài là ai.

Thần Già.- Vâng, tôi có một quy luật là không ép ai phải nhận ra tôi, cho tới khi tôi đã biết rõ người đó được năm năm

Giáo sư.- Nói như vậy thì Ngài đã biết tôi lâu rồi hay sao?

Thần Già.- Dạ đúng vậy. Tôi đã để dấu ấn của tôi trên Giáo sư từ lâu, nhưng tôi e là không bao giờ giáo sư nhận ra, mặc dù Giáo sư vẫn mang nó trên mình.

Giáo sư.- Nào tôi có thấy gì đâu.

Thần Già.- Ngay nơi đây, giữa cặp lông mày của Giáo Sư , với ba vết nhăn ngang dọc mà quan tòa nào cũng công nhận đó là“Dấu Hiệu Thần Già”. Bây giờ xin hãy để ngón tay chỏ lên góc trong một bên lông mày, ngón tay giữa lên góc trong của lông mày bên kia, rồi dang hai ngón tay ra: làm như vậy Giáo sư đã sóa bỏ ấn dấu của tôi và trở lại hình dáng thanh xuân.

Giáo sư.- Thường thường khi ngài tới thăm thì phản ứng của người ta ra sao?

Thần Già.-„ Không có ai ở nhà“ .Thấy vậy thì tôi bỏ đi sau khi để lại một tấm thiếp với lời chào. Năm sau tôi trở lại và cũng được trả lời đi vắng, tôi cũng để một thiếp tên. Và liên tục trong dăm năm, có khi mười năm hoặc lâu hơn nữa. Sau chót, khi mà họ không chịu tiếp nhận tôi thì tôi đành đạp tung cửa mà vào

Cứ như vậy, chúng tôi nói chuyện với nhau một lúc lâu.

Sau cùng, Thần Già lại gợi ý : nào- bây giờ chúng ta cùng đi bộ ra ngoài vườn một lúc, - và cẩn thận đưa cho tôi một cái gậy, một cặp kính lão, một cái khăn choàng và một đôi giày đi lạnh.

- Rất cảm ơn Ngài, nhưng tôi không cần những thứ đó và tôi đã có hân hạnh được nói chuyện riêng tư với ngài trong phòng làm việc của tôi là đủ rồi.


Tôi với tay lấy một cái áo sặc sỡ mặc vào rồi nhanh nhẹn bước ra khỏi phòng một mình...

Tôi té ngã, bị cảm lạnh, nằm liệt giường với tấm lưng đau ê ẩm.
Và với nhiều thì giờ suy gẫm về sự việc đã xẩy ra“.

Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: GIO BON PHƯƠNG
Reply #2 - 10. Feb 2007 , 10:50
 
TUYỆT TÌNH CỐC

Người viết: PHAN

Tác giả là một nhà báo, phụ trách mục "Chuyện Vỉa Hè" trong Ca Dao Magazine ở Dallas, đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ đặc biệt. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.



Từ ngày tôi giúp bác Sa dựng lên cái Tuyệt tình cốc ngoài sân sau nhà bác. Tôi cũng muốn có một cái như vậy để tại ngoại những lúc cần yên tĩnh. Nhưng mỗi người mỗi cảnh. Nghĩ đến gia cảnh của tôi, chưa phải lúc cho mình tĩnh tọa. Không khéo lại nhàn cư vi bất thiện.

Hôm nay đến chơi tuyệt tình cốc của bác Sa mới thích thú làm sao? Những dây mướp, dây khổ qúa, leo xanh cả bốn bề vừa làm diệu nắng hè, vừa cho cảm giác nơi ở của một người quên - rồi - thế - sự. Trong cốc chỉ có một giường ngủ nhỏ, cái bàn viết con, vài quyển sách trộm không buồn lấy. Ngọn đèn bàn như đèn hột vịt ở quê nhà, có lẽ để đêm đêm chong đèn ngồi nhớ lại từng câu chuyện ngày xưa - tcs

Hôm nay tôi đi thọ giáo bác Sa món mới. Tôi đem đến miếng thịt bò loại ăn phở nặng đến cả kí lô. Bác Sa nhìn tôi ngao ngán mà phán rằng.

- Bao gìơ con mắt anh cũng to hơn cái bao tử. Tôi đã bảo chỉ độ nửa kí.

- Bác đừng lo. Nếu nhiều thì cháu to go. Phải đem về khoe vợ nữa chứ.

Bác Sa bắt tay vào việc bằng phong cách chậm rãi của người gìa. Bỏ miếng thịt lên tấm thớt, lạng đến không còn dính một chút mỡ. Đôi tay khằn năm tháng cũng thái ra được những lát thịt bò đỏ au. Bác đứng lâu qúa nên khi buông dao, thớt là ngồi phịch xuống chiếc ghế bố xoa bóp đầu gối, bắp chân. Vết sẹo đen sì dài theo bắp chuối là những gì còn lại của qúa khứ. Tôi chạnh lòng với ngày tháng cũ của bác khi nghe bác kể chuyện đời xưa.

"… Ngày xưa tôi đi gài mìn. Khi tôi đặt những trái mìn ở đâu, chỉ có tôi với Trời biết. Nhưng khi phải đi tháo gỡ mìn của địch thì Trời lại chẳng nói tôi nghe. Tôi giải ngũ cũng bởi mìn của địch là chuyện gieo gío thì gặt bão. Một chút đau nhức về gìa nếu xóa được những đau nhức trong lòng thì có đau gấp mười lần tôi cũng chịu. Anh nghĩ có đúng không?… "

Tôi làm sao biết thế nào là đúng mà trả lời. Tôi đâu phải là người tham chiến. Tôi chỉ là nạn nhân chiến cuộc của cuộc chiến tương tàn mà mỹ từ hóa gọi tôi là chứng nhân lịch sử. Tôi gọi tôi là con ma đói của hòa bình. Kẻ tha phương cầu thực - tốt số đã sa vào hũ bơ sữa nước Mỹ. Trong đủ đầy sinh thói trưởng gỉa học làm sang. Bao gìơ tôi mới biết tới những khổ lụy mà thế hệ cha anh đang mang trong tâm tư!

Những người thích đùa như tôi thì nhiều lắm, suốt ngày chỉ kiếm cớ ăn nhậu là giỏi. Mở tiệc ăn mừng ngày vô quốc tịch Mỹ có khác nào đứa con nhà nghèo bỏ cha, bỏ mẹ. Đi xin làm con nuôi một gia đình giàu có để có ăn, có mặc. Vẻ vang gì mà khui rượu, khui bia… ăn mừng! Lúc no say lại khui ra chuyện trăm voi không được bát nước sáo. Những suy nghĩ miên man trong cái đầu ưa mặc cảm của tôi, chỉ có bác Sa là người thấu hiểu. Nên bác ưa cho tôi những lời khuyên …

Tiếng nước sôi reo vui trên bếp, tôi đi pha ấm trà theo lệnh bác Sa. Bác bỏ thịt đã thái vào cái thau nhựa, đổ vào đó hai lon nước dừa soda. Dùng đũa trộn đều. Bác bảo tôi đi uống trà, chờ cho chất soda trong nước dừa làm chín thịt. Khoảng hai mươi phút.

Tôi rót hai tách trà, ngồi uống với ông bạn gìa mà lúc có ba hột tôi thường gọi bằng Bố. Tội nghiệp bác ấy chỉ có một mụn con gái như làn khói mỏng đã quyện vào thân xác ma trơi của người chồng ốm không thua gì cô ấy. Nói theo Hoài Linh. Vợ chồng họ đi xe lửa không cần mua vé. Cứ đứng sát đường rầy - xe lửa chạy qua sẽ cuốn họ theo.

Thấy bác lặt rau răm, thái củ hành trắng. Tôi giúp thì không cho, bác ấy bảo tôi.

"Anh vắt cho tôi bốn qủa chanh vào cái bát, lược bỏ xác nhé. Tôi không thích làm cái việc vắt chanh bỏ vỏ. "

Tôi tự suy ra mình phải làm cái việc đê tiện ấy. Bởi miếng ăn, khoảng cách tuổi tác, tôi cũng đành nhịn nhục. Vắt bốn qủa chanh, đổ vào thau thịt một nửa theo lệnh bác Sa. Bác giải thích. chanh giúp cho nước dừa làm chín thịt. Dùng chanh chung với nước dừa để tránh tình trạng qúa chua như ngoài nhà hàng họ làm. Nước dừa ngoài tác dụng của chất soda làm chín thịt, mềm thịt, nó làm ngọt thịt một cách tự nhiên. Không phải xài bột ngọt cho món này.

Uống hai tuần trà. Tôi nhìn thau thịt đã tái như thịt tái trong tô phở. Bác Sa đổ hết ra rổ, chờ ráo nước dừa pha chanh vắt. Bác còn vắt bằng tay thêm cho thật ráo. Lại cho ngược vào thau, lần này bác nêm ít muối, chút đường, tiêu trắng, hai muỗng cà phê rượu Hennessy để khử mùi đông lạnh, cho vào phần nước chanh vắt còn lại, bỏ hết củ hành trắng thái sẵn vào trộn chung. Lại để mười phút nữa, củ hành ra nước và xìu xuống. Bác đi chiên bánh phồng tôm hiệu Quê Hương ( chắc từ Việt Nam đưa qua). Tôi đi dọn bàn thành thạo như một tên tiểu nhị thứ thiệt. Lại bị mắng yêu.

" Đừng háu ăn thế! nhẩn nha nào!"

Bây gìơ bác Sa vắt thau thịt thật ráo nước lần cuối. Nêm nếm lần cuối, trộn vào ít rau răm, củ hành phi (loại bán sẵn ngoài chợ). Cho hết ra cái đĩa hột xoài, phủ lên một lớp rau răm thái nhống, đậu phông rang gĩa dập, ớt hiểm thái lát như hoa lạc giữa rừng răm. Nhìn cứ như một nấm mồ xanh cỏ. Hành phi như hoa vàng mấy độ ngả sang màu cánh dán, ớt đỏ như những cái huy chương không còn cần thiết cho một người đã nằm xuống - vương vãi. Chén nước mắm chấm chỉ có nước mắm với ớt hiểm thái lát. Tôi hỏi bác Sa.

"Hình như cháu nhớ. Thịt bò kỵ nước mắm mà bác Sa?"

"Tôi biết! Nhưng khi đã ngồi ăn uống với bạn bè thì nhất định phải có chén nước mắm. Nó là Quốc hồn, Quốc túy của dân ta. Chén nước mắm tuy nhỏ nhất trong bàn ăn, nhưng thường chiếm vị trí trung tâm, quy tụ được mọi người chấm chung vào đấy. Tình tự dân tộc cũng từ đấy mà ra. Anh em một nhà thương nhau hơn thương người hàng xóm vì họ đã chấm chung chén nước mắm từ khi biết nói. Nước miếng từ tất cả những cái đầu đũa hòa chung trong chén nước mắm tạo thành sự gắn bó gia đình. Vợ chồng chấm chung chén nước mắm ngày này qua ngày khác…tạo thành keo sơn. Trên bàn ăn bây gìơ, mỗi người mỗi chén nước chấm nên không thiếu những chuyện huynh đệ tương tàn, ông ăn chả bà ăn nem. "

" Tóm lại. Theo ý bác là sự dây dưa nước miếng trong nước mắm tạo thành tình thương mến thương. Theo ý cháu, người ta hôn nhau lần đầu là biểu cảm, lần sau là khó cản bởi cơn ghiền chất nước mắm trong nước miếng của nhau?! "

" Anh thì chỉ giỏi những trò qủy quyệt! Thôi ăn đi. "

" Vâng! mời bác! " ( Không nói sớm giùm một chút! chờ hoài - nói thầm )

Bác Sa lại đều đều giọng gìa.

" Cái món này mà có xị rượu đế quê mình thì ngon tuyệt. Ở đây toàn rượu mùi, tôi không thích. Thằng rể mua cho tôi chai XO, uống cứ như uống nước hoa của phụ nữ. Tôi thích Glenfiddich, tương đối được nhất, gần nhất với rượu quê ta. Tôi thích đơn giản hơn cầu kỳ, của không mùi thường có vị, lại vừa túi tiền "

Bác Sa lấy cái đĩa nhỏ, đơm một đĩa bò tái chanh. Rót ly trà bưng vô bàn thờ bác gái. Bác ấy đốt cây nhang. Thành tâm và lụ khụ khấn vái, như mời bà về ăn cơm. Bài học này khác hẳn món bò tái chanh. Tôi tự hỏi. còn được bao nhiêu người đàn ông như vầy trong trời đất đen thui màu bội bạc? Một thế hệ nhân lễ nghĩa trí tín đang lụi tàn. Tre gìa măng mọc…còi cọc.

Người xưa nói về ăn nhậu đơn giản là. "no say", cái đạo lý no rồi mới say của người xưa nghe không bạt mạng như người nay. "không say không về ". Đã say thì còn biết đường đâu mà về? Đó là tiền đề của ăn gian. Uống rượu chỉ có ăn gian là không say. Từ đó sinh ra ăn thua. Lúc tỉnh dậy trong phòng cấp cứu của bệnh viện thì ăn năn.

Tôi thưởng thức sự trình bày âm dương hòa hợp của rau răm, hành phi, đậu phộng rang. Thịt bò thuộc lành phối hợp với Scotch Whisky chắc chắn là dữ rồi. Nói tới đây, tôi sợ thầy Khê nghe. Hồi đó thầy Khê dạy tôi về âm nhạc dân tộc thì tôi không nhớ gì hết, chỉ nhớ thuyết âm dương trong ẩm thực Việt Nam. Vịt luộc phải chấm nước mắm gừng vì vịt thuộc hàn - âm, phải phối hợp với gừng thuộc hỏa - dương. Thời ngày xưa hoàng thị của tôi, cơm không có mà ăn. Thầy ở Pháp về nói toàn vịt luộc với nước mắm gừng. Thèm bỏ…

Tôi thưởng thức bằng vị giác sau khi thị giác đã no, khứu giác đã đủ, cảm giác đã mòn mỏi. Cảnh giác thì không cần vì bác Sa không thuộc Hồi giáo cực đoan nên tôi không sợ khủng bố sinh học. Miếng thịt đã tái đến không còn cảm giác sợ thịt sống, bỏ vào miệng nghe ngọt ngọt, chua chua…không qúa chua như nhà hàng làm, thật. Cái ngọt tự nhiên của nước dừa và củ hành trắng không làm lợm giọng như bột ngọt. Rau răm the the, cay cay ớt, thơm thơm hành phi - đậu phộng rang giòn giòn. Cắn thêm miếng bánh phồng tôm rôm rốp…Thiên đàng và địa ngục gặp nhau trong màu hổ phách của Whisky. Lúc này chỉ sợ vợ kêu. Gìơ này anh ở đâu? Tôi tắt luôn cái điện thoại cầm tay, cho chắc.

Bác Sa ngồi nhâm nhi dưới bóng mát của giàn mướp. Những con ong cần mẫn say mật hoa mướp tận tình, tôi say bò tái chanh như chúng. Ong đi hút mật về nuôi gia đình ong - tôi đi nhậu nuôi ai? Không lẽ đi nhậu nuôi gia đình tôi. Xây hạnh phúc gia đình kiểu này là tiếp tay cho luật sư thêm giàu vì tối ngày làm hồ sơ ly dị không kịp. Khi no nê tôi ưa nghĩ lung lắm! Những con ong cần mẫn sẽ bay về nơi đâu? Bác Sa về đâu khi hoàng hôn cuộc đời đã tắt? Tôi mong cho bác được đoàn tụ với bác gái theo diện ông bà ở chốn thiên thai có động hoa vàng hay một hang động nào đó trong dải ngân hà xa tít. Nơi vĩnh hằng của những nguời yêu nhau trọn vẹn như bác và bác gái. Tôi nhìn cảnh ông gìa một mình, lòng lang dạ sói cũng ui ui buồn. Nói chi lòng tôi, mới tới tầng ô trọc! Nhiều khi tôi cũng sợ cái lang bang trong tư duy tôi, nhất là lúc ba hột đắng, uống hoài hóa ngọt. Uống như uống nước Ngọc tuyền / Từ đầu tiên mộng tới phiền muộn sau - BG. Để phá tan sự im lặng, tôi hỏi bác Sa.

"Bác ạ! Con bò ăn cỏ nên thịt nó lành, hiền. Người ta ăn thịt bò sao chỉ thấy lành chanh, lành choi…!? "

"Con bò ăn xong, nó biết nhai lại - con người thì không!"

" Vậy có thể nói. con heo ăn tất cả của thừa từ con người (cơm thừa canh cặn) nên nó động dục nhiều hơn động não. Con chó ăn đến phế phẩm của con người nên tính nết nó cũng tình cảm, nhớ dai, thông minh… Nhưng dồn chó đến chân tường thì quay cắn lại chủ. Phải vậy không bác?"

"Lý luận kiểu anh thì tôi chịu! Tư duy của anh cần phải có một chút giáo dục nữa…tiếc là thời anh đi học thì thầy giáo đi vượt biên hết rồi. Cái súc vật biện chứng như thế mà cũng nói ra được."

" Bác có thấy. Con chó đầu đông thấy trộm nên sủa, con chó đầu tây có thấy ai đâu…cũng sủa. Từ đó cụm từ "chó hùa " ra đời để chỉ đặc tính loài chó. Trộm thì cứ trộm vì trộm biết chó sủa chó không cắn! Loài chó cắn chó không sủa tuyệt chủng theo đà tiến hóa của vạn súc vật. Nói theo di truyền học, loài chó cắn không sủa còn chăng chỉ là một gien lặn. Bao gìơ có đột biến gien thì cháu không biết. "

Bác Sa cười rồi ngồi thừ ra đấy. Bác ấy thường như vậy. Rượu vào mà lời không ra, không biến những giòng suy tưởng thành lời. Có lẽ trong con người sau nhiều thăng trầm, bi hài của cuộc đời chỉ có thầm lặng là tử tế! Tôi không muốn bác ấy buồn vì những chuyện đã xưa như trái đất nên bắt chuyện trên trời dưới đất - vô thưởng vô phạt. Tôi hỏi thăm những người muôn năm cũ, bác ấy cũng không muốn nói. Chỉ ấm ớ như tôi không phải đối tượng có thể hiểu được những người tạm gọi là Anh em nhà Karamazov với bác. Bác Sa lại kể chuyện cho tôi nghe với ý gì không rõ!

"Ngày xưa , ông thầy tôi kể. Người tiểu đội trưởng dẫn mười hai người lính của mình đi tuần. Không may lọt ổ phục kích của địch, không may hơn là chỉ còn mình anh ta sống sót trở về. Người tiểu đội trưởng đến trình diện ông Đại đội trưởng - báo cáo tổn thất, trình bày chiến sự… Người tiểu đội trưởng nói với cấp trên. Lỗi tại tôi bất cẩn tạo nên tổn thất cho đơn vị. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm, tôi xin sẵn sàng thi hành mọi hình thức kỷ luật. Người Đại đội trưởng nhìn anh ta giây lát…ông ấy nói. Anh lên bệnh xá của đơn vị khám sức khỏe lại. Không bị gì thì cũng nghỉ ngơi ba ngày. Tôi sẽ giao cho anh mười hai người lính khác. Nhưng anh phải nhớ là đừng vấp một mô đá hai lần. "

Anh thấy đấy, sự vấp ngã ở đời là điều không tránh khỏi. Người không khuyết điểm chỉ là một kẻ lười biếng không hơn không kém, thì lại thường công thành danh toại. Kẻ xông pha chỉ rước họa vào thân. Người tài đức lãnh đạo những người chính trực còn không thắng, thì những kẻ võ mồm mưu cầu gì đại sự? Không vấp một mô đá hai lần thì mấy ai?! Và thường là cái vấp lần sau trầm trọng hơn lần trước. Tôi đi vào quân ngũ như đi chơi thì xá gì chuyện đi qua biển. Nên gìơ mới ngồi đây thèm nắng quê nhà. Chẳng ai cấm tôi về, nhưng đường về quê xa lắc lê thê…không khéo lại là chuyện vấp mô đá lần thứ ba thì chết không nhắm mắt. Anh còn trẻ thì đi đứng cẩn trọng. Đừng đi ngang về tắt rồi ân hận sau này. "

Mặt trời lặn nẻo ngàn. Chai rượu cạn như mọi cuộc vui đều phải tàn. Tôi nói với bác Sa. Uống xong ly rượu cùng nhau / hẹn rằng mai sẽ quên nhau muôn đời. Ong Bùi Giáng viết câu thơ tri kỷ ấy cho muôn đời sau. Bao gìơ bác Sa gặp ông ấy, cho cháu gởi lời kính bái tiên sinh. Bác Sa cười tiễn tôi ra về, mặt trời đã khuất. Vì sao hôm cô đơn trên bầu trời chứng dám cho cuộc chia tay lần cuối. Vì tôi không bao gìơ còn được ngồi với bác ấy lần nào nữa. Những lần gặp sau này trong nhà thương, bác ấy chơi với một rừng ống nhựa… Viết lại đây - buồn lắm! Cũng đâu cả năm trời, bác Sa nằm trong bệnh viện - ngày một héo tàn cho đến khi về với cát bụi. Ngày giỗ bác Sa, tôi ngồi uống ly rượu với anh con rể của bác ấy. Nhìn cái Tuyệt tình cốc đã biến thành cái storage mà lòng buồn theo tình nghĩa xa xưa. Không còn những dây mướp, dây khổ qúa…Những con ong cần mẫn đã bay về nơi đâu? Nắng chan chứa vườn sau… Mong cho những linh hồn đọa đầy của một thời kỳ lịch sử được ngàn thu yên giấc trong cõi vĩnh hằng. Đừng vấp một mô đá hai lần. Bây gìơ thì bác ấy đã thực sự đi qua điều đó!


PHAN

Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: GIO BON PHƯƠNG
Reply #3 - 28. Feb 2007 , 21:18
 
Nói về một người sắp sửa ra đi: Nguyễn Ngọc Lan
         Adieu aux armes. Giã từ tất cả 
                     Nguyễn văn Lục
Khi nói về một người sắp ra đi, bao giỡ cũng có sự thương tiếc và ngậm ngùị Ở trường hợp Nguyễn Ngọc Lan, ngoài hai điều trên, phải thêm vào một điều: Còn nhiều điều bất cập.
Bài này viết về những điều bất cập ấỵ

................................................................................
.......

Còn nhớ, cách đây 9 năm, ngày 3/5/1998, ông Lan đến chở cha Chân Tín đi dự đám tang nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Trấn. Ngay khi ra khỏi nhà thờ, số 38 đường Kỳ Đồng thì bị một bọn ba bốn người đi kẹp hai bên, đạp vào bánh xe trước của ông làm hai người té nhàọ Nguyễn Ngọc Lan bị chấn thương não bất tỉnh. Người như ông, một cú đạp đó cũng đủ tiêu đời rồị

Trả lời báo Deutsche Presse-Argentur, sau khi tai nạn xảy ra, lm Chân Tín nói rằng lúc đó có 4, 5 cảnh sát đứng gần đó, nhưng họ đã không can thiệp.

Ông Lan phải nằm nhà thương tý chết. Lúc đó ông chỉ cân được 35 kí lô, cao 1 thước bảy, và được 68 tuổị
Với chỉ 35 kí lô, ông đã cố gắng sống để được nói lên lời, để chống đối nhưng cũng để sống còn dưới chế độ Cộng sản cho đến ngày hôm naỵ

Như thế, cũng đủ cho một đời ngườị Ở hải ngoại, đã có thời kỳ, người ta coi như tấm gương kẻ sĩ trong gông cùm CS.

Trước 1963, ít ai nghe nói đến Nguyễn Ngọc Lan. Ông là một Linh mục thuộc tu hội dòng Chúa Cứu thế cùng với một linh mục đàn anh là LM Chân Tín. Ông được gửi đi du học bên Pháp, theo học ngành triết lý khoa học và đỗ tiến sĩ ở đại học Sorbonne vớI luận án về thuyết tiến hóạ Ông về lại VN dạy các thày Đại chủng viện dòng Chúa Cứu thế.
Cuộc đời tu trì của ông có khúc quanh, khúc quanh đó vận hành theo khúc quanh vận nước khi chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ. Tôi nhận ra rằng, sau ông Diệm đổ, nhiều thứ đổ theo .. Nhưng cũng nhiều thứ từ đó Đứng dậy, trong đó có các tu sĩ tôn giáọThời ông Diệm chỉ có một lãnh tụ, sau ông Diệm thì có nhiềụ Mà chỗ thì trước sau cũng chỉ có Một.
Rối beng từ đó.
Sau 1963, ông mon men ra khỏi cổng nhà dòng, mon men hoạt động chính trị. Thánh giá một bên tay phải, bên kia quên tràng hạt. Cũng thế, mõ một bên tay trái, bên kia quên dùị
Phần lớn chuyện tranh đấu, ông xử dụng ngòi bút khá sắc bén, thông minh và diễu cợt. Khả năng thuyết phục cũng có. Phần còn lại là nhập cuộc, xuống đường. Đúng sai lại là một chuyện khác.
Trong giai đoạn 1964-1975, ông sống nửa đời tu trì, nửa kia tranh đấu chính trị. Có nghĩa là ông tranh đấu chính trị với tư cách một tu sĩ, một linh mục.
Nhưng chiến tranh càng lúc càng leo thang, càng bạo liệt. Thế chống đối, thế đối lập của ông càng rõ. Vai trò tu sĩ dần nhường chỗ cho vai trò trí thức phản chiến, rồi thành phần thứ bạ Chọn lựa cuối cùng của ông là đi theo MTGPMN như nhiều trí thức khác.
Nguyễn Ngọc Lan viết báo: ông nằm trong thành phần trí thức khuynh tả cùng với Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung, Thế Nguyên, Trương Đình Hòe , Trương Bá C ần, Nguyễn Quốc Thái, Diễm Châu, Nguyễn Hữu Tấn Đức vv…Họ chủ trương các tờ báo Hành Trình, Đất Nước vv. Phần Nguyễn Ngọc Lan đã đóng góp nhiều bài trên tờ Hành Trình như: Những kẻ sợ Hòa Bình. Chính trị, tôn giáo hay ảo thuật. Tài liệu và nhận xét bổ túc bài chính trị, tôn gíáo hay ảo thuật. Đó là giai đoạn từ 1964 đến 1968. Trên tờ Đất nước, ông tố cáo: Khi viện trợ Mỹ trở thành quốc sách. Trên tờ Đối Diện, ông viết: Con trâu trở về hạt cát.
Những bài viết trong giai đoạn này phần lớn đều có tính cách nghiên cứu và nghiêm chỉnh khác hẳn lối viết khích bác và chế diểu sau nàỵ
Ông chỉ viết bài cho tờ Tin Sáng mà không viết cho tờ Đại dân tộc, mặc dầu cả hai tờ có lúc cùng một cha mẹ đẻ ra, và sau này viết trên tờ Đối Diện do chính ông làm chủ bút.
Hầu hết các bài viết của ông trên tờ Tin Sáng, vào năm 1970-1971 sau này được chọn in thành sách vào 15/10/1971 với lời đề tựa của lm Chân Tín.
Đó là cuốn cho Cây Rừng còn xanh lá. Cuốn sách tập hợp 50 bài viết của ông đăng trên các tờ báo kể trên, trong đó có đến 13 bài viết về chiến tranh và hòa bình, 9 bài phê phán thế giới tự do, 10 bài về đế quốc Mỹ, 7 bài về giới sinh viên, 6 bài về tôn giáo …
Có thể nói trong giai đoạn 70 trở đi, Nguyễn Ngọc Lan là cây viết nhiều nhất, xông xáo nhất và viết mạnh mẽ nhất trong nhóm trí thức phản chiến.
Mối quan tâm hàng đầu của ông trước 75 vẫn là hòa bình cho Việt Nam và chống đối sự có mặt của người Mỹ ở Việt Nam . Ông lên án cuộc chiến tranh ở miền Nam . Ông nói về tác hại của cuộc chiến đó với bom đạn và kêu gọi một khát vọng về hòa bình giữa hai phíạ
Tất cả nội dung những bài viết đó nay cho thấy chỉ là thứ ảo tưởng trí thức thành thị. Đó cũng là điều mà Nguyễn Văn Trung đã tự phê với tư cách một người cầm bút thuộc nhóm trí thức khuynh tả, được đăng trên Tạp chí Văn học Hoa K ỳ, số 174, tháng 10/2000. Và NVT đã đưa ra một lời cay đắng:” Tham gia Cách mạng là tham gia vào một quá trình tự tiêu diệt sau này”.
Nguyễn Ngọc Lan, con người của hành động: ông chẳng những năng nổ trong chuyện viết lách, ông còn hăng say tham gia vào tất các sinh hoạt của trí thức phản chiến như đi biểu tình, nếm mùi lựu đạn cay, dùi cui cảnh sát của Trang Sĩ T ấn. Tham dự vào các cuộc biểu tình của sv, ủng hộ sv Huế Sàigòn, ủng hộ sv HuỳnhTấn Mẫm trong việc ra tranh cử THSV. Đi dự các phiên tòa xử các sinh viên như: Nguyễn Thành Công, Long, Tòng, Kiệt trong phiên tòa án Mặt Trận. Ông gọi tất cả những sv đồng hành là những người anh em của ông như Hu ỳnh Tấn Mẫm, Lưu Hoàng Thao, Võ Ba, Hồng Liên, Kim Liên, Tố Nga, Quế Hương. Rồi những anh em như Th ắng, Bút, Khiêm, Đầy, Tài cũng nằm trong danh sách sinh viên ra tòa, nhưng không có mặt vì bị  bệnh.
Ông thăm tất cả và cũng nhớ tất cả.
Lần khác cùng với những chiếc áo chùng thâm như Huỳnh Công Minh, Phan Kh ắc Từ, Trần Thế Luân (đã mất) đối diện với cảnh sát của Trang Sĩ T ấn tại bùng binh hồ nước Nguyễn Huệ, trước cửa hạ viện ..Trang Sĩ Tấn dẹp tan biểu tình và còn mình Nguyễn Ngọc Lan nằm phơi nắng ở hồ nước Nguyễn Huệ. Nhóm Hồ Ngọc Nhuận lôi được ông về, ông chỉ kịp thều thào:” Nó đánh trúng dinh độc lập”. Đánh trúng dinh độc lập thì chỉ có nước ôm bụng mà nằm lăn bò càng. ( trích bản thảo hồi ký HNN).
Biểu tình nào mà không có ông: Phụ nữ đòi quyền sống bên cạnh bà Thành, ni sư Huynh Liên, đạo quân áo vàng. Biểu tình Ký giả đi ăn mày bên cạnh Nguyễn Kiên Giang, Tô Nguyệt Đình, Nam Đình, Huỳnh Thành Vị, Thiếu Sơn, Trần Tấn Quốc.
Ông cũng nón lá, cây gậy ăn màỵ Tôi gọi đó là một thứ lãng mạn chính trị. Tuyền những ăn mày giả.
Những lần khác, ông cùng với Lý Chánh Trung, Châu Tâm Luân, Nguyễn Văn Trung tìm vào thăm Nguyễn Thành Công ở khám Chí Hòạ
Trong buổi lể tưởng niệm Nhất Chi Mai, bốn năm sau, tức ngày 8/4/1971, Nguyễn Ngọc Lan, với tư cách đại diện ban chủ lễ ấy đã phát biểu:” Người thiếu nữ đã gục xuống trong thầm lặng và cô đơn. Nhưng ý nguyện Hòa bình của Nhất Chi Mai đã vươn cánh bay cao… Bạo lực đã muốn chận ngang cả tiếng nói cuối cùng của người đã “ sống không thể nói, chết mới được ra lời” .
Và đây là lời tường thuật của báo Tin Sáng:” Giọng nói trong và âm vang như bay lên trời cao để tất cả quần chúng có thể nghe được …đám đông bà con đứng bên kia đường Bà Hạt vội chen nhau bước nấc thang chùa Từ Nghiêm để được nhìn rõ mặt vị linh mục trẻ mà tên tuổi thật quen thuộc..(Trích bản thảo hồi ký HNN)
Và cái bước nhảy chọn lựa cuối cùng của ông là chọn lựa theo MTGPMN. Cùng đồng hành với ông có những người như Lý Chánh Trung, Nguyễn Trọng Văn, Hồ Ngọc Nhuận vv…
Câu chuyện sau 1975
Sau 1975, ông là người của phía bên kia rồi, phía của những kẻ thắng trận. Như nhừng người đồng hành cùng chí hướng với ông, ông “ hồ hởi” đón mừng “ngày giải phóng” đất nước.
Có lẽ ông là người duy nhất có cái can đảm hay “ cả gan “ dùng những danh từ thần học Kitô giáo để gán cho ngày giải phóng. Trong Ky tô giáo thường dùng nhừng chữ như Tin mừng ngày Chúa ra đời hay tin mừng ơn cứu độ. Chữ Tin mừng ở đây hiểu theo nghĩa một thông điệp từ Trời cao gửi đến cho nhân loạị  Chữ đó đã bị Nguyễn Ngọc Lan thế tục hóa thành Tin mừng ngày giải phóng. Hay ông xử dụng tinh thần Hiến chế: Gaudium et Spes cho mục đích chính trị. Gaudium et Spes nay được hiểu là: anh em ơi, hãy vui mừng, đó là tin mừng cứu độ đã được gửi tới anh em ..
Trước 1975, ông cũng dùng thứ ngôn ngữ tôn giáo đó cho những mưu cầu chính trị như: Chúa hôm nay vẫn ở ngoài đường. Xin được chối từ thiên đường. Chiến tranh của 500.000 “ lính Chúa Ky tô”, là sai lầm, bất công. Chúa đang sắp vác chiếu ra tòạ
Đó là một xúc phạm. Nhiều người Thiên Chúa giáo cảm thấy bị sốc, dị ứng về lối chơi chữ của ông.
Ông cũng là người duy nhất sau 1975, cởi bỏ áo nhà tu, hoàn tục và lấy vợ công khaị Nói đúng ra, trước 1975, ông che dấụ Sau này, ông đã quyết định tuyên bố công khai trên tờ Đứng Dậy do ông làm chủ bút và làm lễ cưới đàng hoàng tại hai địa điểm: nhà thờ Dòng Chúa Cứu thế và Câu lạc bộ Phục Hưng của các cha dòng Đa Minh. Như thế là gián tiếp có sự đồng thuận của cả hai dòng tu nàỵ  Đằng sau đám cưới là lm Nguyễn Huy Lịch và Nguyễn Đình Đầu điều động, chạy lăng xăng hết mình có Nguyễn Quốc Thái, bạn thân của ông. Cũng có mặt đủ bá quan văn võ, phần đông là giới trí thức trẻ thuộc thành phần tả phái trước 1975. Lúc ở Câu lạc bộ Phục Hưng thì có một số bạn bè trẻ làm một “ hàng rào danh dự ” do Hồ Công Hưng, Vũ Sinh Hiên? Và cả quan khách để đề phòng ngừa đám giáo dân Vườn Xoài đến hỏi chuyện. Nhưng đã không có chuyện gì xảy rạ Cái này, hầu hết viết lại theo trí nhớ, có thể sai sót.
Nhiều anh em coi đó là một quyết định can đảm và trung thực hơn là cứ dấm dúi, lén lút. Tu được thì tu, không được thì cởi áo, hoàn tục. Có những trường hợp như ông lm Phan Kh ắc Từ, có vợ, có con, mời cán bộ đảng viên đến ăn thôi nôi mà vẫn khoác áo nhà tụ Coi không được. Nhưng nào phải ông muốn thế. Ông xin cởi áo, hoàn tục. Họ không chọ Nhưng chính cái đảng của ông ép buộc ông cứ phải đóng vai linh mục như thế. Mới đây nhất, tôi được bạn bè trong nước gửi cho số báo Công giáo và Dân tộc, tôi vẫn thấy chình ình tên: LM Phan Kh ắcTừ trong nhóm người cộng tác.
Chẳng phải chỉ có bên công giáo đâu, bên Phật cũng có những ông sư như thế. Dại gì kể ra để bị chụp mũ. Bả Cộng sản giống như bả chó, ăn vào mới biết. Mới đây lại có cái bả vinh danh 17 người Hải ngoại, tôi có người quen không dám nhận, vì sợ hiểu lầm thấy sang bắt quàng làm họ. Tôi ngứa tay muốn viết rồị
Ở Việt Nam, có nhiều điều phải về mới biết, phải sống tại chỗ mới hiểụ 
Rõ nhất là câu chuyện sau đây, tôi đưa ra để mọi người hiểu cho rõ. Trong buổi tiếp kiến phái đoàn miền Nam ra Bắc dự Hội nghị Hiệp thương thống nhất, cả Lê Đ ức Thọ và Xuân Thủy đều đồng ý không được phép gọi là ngụy quân, ngụy quyền nữạ Và đến đầu năm 1976 mới nặn ra được một thông cáo về vấn đề nàỵ Đọc cho rõ:
Cục Báo chi xuất bản. số 06/BCXB
Kính gửi: các cơ quan Thông Tấn xã, Đài phát thanh và Đài truyền hình, các báo chí Miền, Thành phố và các Tỉnh.
Chấp hành ý kiến của lãnh đạo, chúng tôi xin thông báo đến các đồng chí được rõ:
Kể từ nay, các bài viết đăng trên báo và phát trên đài, ta nên thống nhất dùng chữ” những người trong quân đội và chánh quyền của chế độ cũ” thay cho chữ” ngụy quân và ngụy quyền Sàigòn” đã dùng trước đâỵ
Mong các đồng chí chú ý thực hiện đúng.
                Ngày 17 tháng 2 năm 1976
                      TM Ban lãnh đạo
                  Cục báo chí xuất bản
                   (ký tên và đóng dấu)
                             T.T.T
Nay đã trên 30 năm, như trong bài viết Sử phi Sử của tôi, tôi cho mọi người thấy được rằng, họ vẫn chính thức gọi bọn ngụy quân, ngụy quyền.
Ai tin họ, cứ việc tin.
                                               
                 Hà nội tôi thế đó

Ông là một trong số 25 nhân vật được mời ra Hà nội tham quan Hội Nghị Hiệp Thương Thống Nhất vào đầu tháng 9/1975. Thật ra đúng cái tên của nó phải gọi là: Hiệp thương chánh trị thống nhất tổ quốc về mặt nhà nước. Tôi xin kể tên vài người: nữ nghệ sĩ Kim Cương, LM Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Hồ Ngọc Nhuận, Lý Chánh Trung, Lê Hi ếu Đằng, Ni sư trưởng Huỳnh Liên. Trưởng phái đòan miền Nam là Phạm Hùng, luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm phó. Nhưng kiếm mỏi mắt cũng không ai thấy Nguyễn Hữu Thọ đâụ Phía Hà nội là ông Trường Chinh và Xuân Thủỵ Khi về, có ba bốn người viết bài ghi lại chuyến tham quan nàỵ Có bài viết của Lý Chánh Trung, rất tròn không sửa vào đâu được. Có bài viết của Hồ Ngọc Nhuận, cũng khá tròn. Tý nữa ta đọc thử.
Và đây là bài trả bài của Lê Hi ếu Đằng đăng trên Tin Sáng :” Những cái hôn thắm thiêt, những bàn tay siết chặt tưởng chừng như không không muốn rời rạ Đây là cuộc Bắc Nam xum họp một nhà cảm động và đông đủ nhất …
Kể ra mấy tay Nam Kỳ cũng thuộc bài đến là lẹ như cái hôn thắm thiết.. tay siết chặt, không gỡ ra được. Chưa hết đâụ Phải tham dự đủ “các tiệc tiêu chuẩn”, Phải gặp gỡ tất cả vì thương, vì nhớ vì muốn gặp mặt nên ai cũng muốn.. Nào cơm nhà Nguyễn Đình Thi, thịt chó nhà Tô Hoài, nhà thơ Bảo Định Giang. Ấy là chưa kể các buổi gặp gỡ các lãnh dạo tư tưởng như Hoàng Tùng, Tố Hữu rồi các nhà thơ Cù Huy Cận, Nguyễn Tuân.
Chưa kể kỳ nữ Kim Cương ngồi nghệt mặt và đờ người ra nghe đại tướng Võ Nguyên Giáp thuyết trình về Cái lá sầu riêng của mình.
Còn Ni sử trưởng Huỳnh Liên không hiểu bằng cách nào vẫn ngồi kiết tọa lắng nghe ông Lê Du ẩn nói rồi tỉnh bơ lên tiếng:” Ông nói tiếng gì nãy giờ tôi không hiểu gì hết “
Ông Lê Duẩn cười: Tôi nói tiếng Quảng Trị hơi khó nghe, lại có tật nói lắp.
Nói lắp tong Nam gọi là nói cà lăm, có kẻ dùng chữ sai là nói cà chớn.
Khi về lại Sàigòn, LCT có kể như thế này: Ra Bắc, gặp một cô gái đò, cô hỏi: có phải là giáo sư LCT không? Đúng là tôị Trước 1975, cháu có đọc nhiều bài viết của chú, cháu thích lắm. Ở Hà nội, cả một phái đoàn đông đảo như thế. Có một thanh niên nói to: Ai là LCT cho biết. Là tôi đâỵ Cũng bài bản như cô lái đò: tôi có đọc….
LCT tấm tắc đưa ra nhận xét: Trình độ văn hóa ngoài Bắc caọ Chiến tranh như thế mà một cô lái đò cũng tìm đọc LCT ở trong Nam ..
Màn kịch đó vẫn còn tiếp diễn.
Khi đoàn đại biểu thành phố Hồ Chí Minh được xướng danh, ai cũng được thăng lên chức cụ hết. Vì thế mới có màn cụ Huỳnh Tấn Mẫm, cụ Lê Văn Nuôi , đại diện cho sinh viên, học sinh Sài gòn.
Khi về lại Sàigòn thì các ông này được điều động để nói về chuyến đi của mình tại hai địa điểm là rạp Rex và tại Đại học do Ủy ban Mặt trận dân tộc khu Sài gòn Gia định tổ chức. Xin thưa là lúc đó còn mồ ma MTDTGP.
Anh nào từ Hà nội về cũng đều phải trả bàị Lớn trước bé sau .. Anh nói trước thì dễ, anh nói sau thì khó, vì chả lẽ lặp lại …Đó là cái khó của đàn em Hồ Ngọc Nhuận phải phát biểu sau cùng. Ông nói:” Là người phát biểu sau cùng, tôi thấy lúng túng .. Tất cả những góc cạnh, nếp sống miền Bắc, các đại biểu lên trước tôi đã hầu như nói hết cả rồi” …
Và cuối cùng Hồ Ngọc Nhuận cũng rặn ra được mấy câu sau đây:”Chủ nghĩa xã hội là con đường tiến lên tất yếu đó … Và chúng tôi nghĩ rằng, chúng tôi tin rằng độc lập dân tộc và thống nhất tổ quốc phải được gắn liền với chủ nghĩa xã hội”.
Câu chuyện 25 năm sau, chính Hồ Ngọc Nhuận viết lại và xin được trích nguyên văn: “Khi tôi bước khỏi bục nói lúc bấy giờ, có nhiều thính gỉa đến bên tôi khen ngợi, tán thưởng …Những bà con đó bây giờ ở đâu ? Có bao nhiêu bà con đã ra đi ? Và dù ở đây hay ở đâu, có bao nhiêu bà con vẫn tán thưởng, và có bao nhiêu bà con nhìn đi chỗ khác ?..
Phảị Có bao nhiêu bà con nhìn đi chỗ khác? Hồ Ngọc Nhuận phải thấm đòn lắm mới viết được một câu như vậỵ  Và tôi nữa, sau 25 năm, khi đọc lại chính mình, tôi tìm thấy được bao nhiêu phần trăm của tôi hôm nay trong đó ? Trong những gì mình viết, suy nghĩ, khẳng định năm xưả
Tất cả sự nghiệp tranh đấu, viết lách, phá rối miền Nam , cuối cùng chỉ còn lại mấy lời bộc bạch ở trên?
Riêng Nguyễn Ngọc Lan thì sui xẻo hơn với bài “Hànội tôi thế đó”. Nguyễn Ngọc Lan viết với thiện ý. Hà nội tôi thế đó có nghĩa là có xấu, có tốt. Chẳng hạn căn nhà lúc dời Hà nội thế nào, quét vôi mầu gì thì sau mấy chục năm vẫn là nước quét vôi đó. Nghèo lắm. Nhưng đáng thương, đáng quý vì phải dành công của để đánh thắng giặc Mỹ. Nhưng đảng và nhà nước không hiểu như thế thắc mắc: Hà nội tôi thế đó là như thế nàỏ Thay vì Hà nội tôi thế đó thì chỉ cần thêm một cái dấu huyền là nó chửi xéo mình: Hà nội tồi như thế đó.
Chỉ có thể một thế thôị Mà cái thế đó cứ thế mà kéo dài như thế, thế hết năm này sang năm khác.
Kết quả, lm Huỳnh Công Minh đến nói phải quấy với Nguyễn Ngọc Lan. Thôi thì tờ Đứng Dạy đã “hoàn thành nhiệm vụ” của nó rồi, mình tính sang chuyện khác. Lãnh dạo tính nhờ anh đứng chủ bút tờ báo Thần học công giáọ Đứng dạy nghỉ chơị Xét ra cũng phảị Tình cờ mà có đến ba tờ báo công giáo sau 75.. Tin sáng do Ngô Công Đức, người công giáo đứng tên. Đứng Dạy do Nguyễn Ngọc Lan. Rồi còn Công giáo và dân tộc thì đương nhiên CG do Trương Bá C ần chủ bút. Coi sao được. Vậy là lần lượt Đứng Đạy không đứng dạy được nữa, Tin Sáng trở thành Tin tốị Cuối cùng còn lại có Công giáo và Dân tộc.
................................................................................
......

  Chuyện còn dài xong Chết là hết.
Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: GIO BON PHƯƠNG
Reply #4 - 02. Mar 2007 , 00:46
 
BÀI TÌNH CA TRÊN ÐỒI VẮNG
Giao Chỉ, San Jose 2006

Chiều Chủ Nhật 22 tháng 10-2006 vừa qua, chương trình văn nghệ “Tình Ca Một Thuở” của Hội Nghệ Thuật Âm Nhạc California đã không đầy rạp như những năm về trước. Tuy nhiên, ngay cả tình ca với MC Nguyễn Ngọc Ngạn ở dưới San Jose CPA tổ chức cùng một lượt cũng hiu hắt như lá thu vàng. Bài này không viết về chuyện văn nghệ thương mại dưới phố. Chỉ nói chuyện về chương trình văn nghệ từ thiện trên đồi.
Hý viện của đại học Foothill có 900 chỗ ngồi nhưng số tham dự chỉ có chừng hơn nửa rạp. Tuy nhiên, khi đèn sân khấu bừng sáng và dưới hàng ghế khán giả đã tắt đèn thì không khí cũng khá ấm cúng. Khán giả của Bắc California luôn luôn lịch sự và tình cảm nên cũng không hà tiện các tràng pháo tay khích lệ. Khác với những lần trước, MC Vĩnh Lạc uyên bác và duyên dáng đã có phần nào tự chế. Tuy nhiên cũng vẫn còn nhiều điều đáng phàn nàn. Ðặc biệt lần này việc dặn dò khán giả tắt máy phone tay do ông chủ tịch Trần Nhật Hiền lên tiếng nhẹ nhàng hơn. Không như những lần trước MC nổi nóng quá đáng đối với sự sơ ý của khán giả vì Cell Phone. Ðiều đáng tiếc là khi dẫn giải quá xa về bài thơ phổ nhạc nỗi buồn vô cớ của Xuân Diệu, MC đã suy diễn ra một ẩn dụ hết sức dung tục đã làm cho ý nghĩa đêm thi ca bị kéo xuống bàn tiệc rượu của cánh đàn ông nói chuyện tiếu lâm.
Ông Vĩnh Lạc đã suy diễn rằng, nguyên ủy chuyện buồn của người nữ trong câu “Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn” là một trạng thái sinh lý chứ không phải tâm lý. Vĩnh Lạc nói rằng, đây không phải là buồn bã mà là buồn nhột ở nơi tận cùng của người nữ. Méo mó quá chừng. Dù không chắc là tất cả mọi người điều hiểu, nhưng tiếu lâm tục như vậy mà đưa lên đồi văn nghệ thì trở thành cung đàn lỗi nhịp. Dù rằng hiểu hay không hiểu thì khán giả cũng vỗ tay. Thật chán cả khán giả lẫn MC. Nói chung và nhận xét xây dựng thì cả ba ngôi sao khiêm tốn đều trình diễn rất xuất sắc và lịch sự. Phạm Hà, Quang Tuấn và Tú Lan. Ăn mặc lịch sự, hát lịch sự, nhân cách lịch sự và dường như có tập luyện với ban nhạc đâu ra đấy. Những ca sĩ này không hề làm cho khán giả phải hồi hộp. Cô ca sĩ Tú Lan phục sức và phong cách trình diễn hết sức quý phái. Ðây là kiểu cách một ngôi sao tài tử trình diễn cho sân khấu từ thiện chứ không có vẻ chuyên nghiệp quá đáng. Rất xứng đáng được lưu ý khen ngợi. Có lẽ ông trưởng ban tổ chức và ông nhạc trưởng cũng cảm thấy dễ chịu khi được sự cộng tác của các tài tử này. Xin nhắc lại tên các bạn một lần nữa: Tú Lan, Quang Tuấn, Phạm Hà. Phần siêu sao Vũ Khanh lần này thái độ từ tốn, ít nói và tiếng hát vẫn truyền cảm và ăn nhịp với ban nhạc. Sau cùng thì Vũ Khanh vẫn là Vũ Khanh. Còn lại là ba siêu sao đều là phái nữ: Thanh Lan, Trần Thu Hà, và Khánh Hà. Cả ba nữ siêu sao có vẻ không được cố vấn về trang phục. Người thì phục sức không hợp tuổi tác, người thì ăn mặc không hợp với không khí trình diễn và không hợp với các bài hát. Năm trước, cũng hát trên đồi Foothill, Trần Thu Hà còn phát ngôn rất đáng phàn nàn. Cô nói rằng: “Mới ở thành phố Hồ Chí Minh bay qua, em mệt quá v.v...” Tiếp theo, cô ca sĩ có giọng hát rất xuất sắc nhưng lại tương một câu cũng xuất sắc không kém: “Trước đây khi em mới qua hát còn bị biểu tình chống đối, bây giờ thì người ta lại đến nghe em hát.” Một gia đình nghe em nói như vậy đã bỏ ra về. Các ông bầu, các ông trưởng ban nhạc, các đồng nghiệp, báo chí không hề chỉ dẫn để em không nên phát ngôn bậy bạ như vậy. Trời cho em có khả năng ca hát thì xin cứ hát mà sống. Ðừng nên bình luận là hơn. Lại còn định khiêu khích khán giả làm gì?
Một vị lớn tuổi, trong giờ giải lao đã nói rằng: “Nghe Trần Thu Hà hát Nửa Hồn Thương Ðau thì cũng hay nhưng không thấy ca sĩ lột được tinh thần bài hát.” Ông khác góp ý rằng: “Cô bé này đâu có biết đến nỗi thương đau của thời chinh chiến là gì mà diễn tả.” Chỉ có Thái Thanh mới có thể Thương Ðau được nửa hồn. Ngày xưa, khi bài này được Thái Thanh hát ra băng thì gần như không còn ca sĩ nào dám đụng đến nữa. Nhưng rồi chuyện cô Trần Thu Hà cũng cho qua. Chuyện cô siêu sao số 1 mới là chuyện đáng phàn nàn. Cô đã nhận lời lên hát với dàn nhạc thính phòng tại San Jose nhưng bận thu hình quan trọng với chỗ khác nên trở ngại. Với các vị siêu sao thì lúc nào cũng toàn việc quan trọng bất khả kháng. Ông MC Vĩnh Lạc nói đông nói tây đưa ra ba trường hợp Khánh Hà không lên được thì ta phải làm sao: Quên đi, thay thế hay là có ai tình nguyện thì lái xe xuống Los Angeles đón ca sĩ lên. Ðành rằng nói đùa, nhưng vô duyên hết sức. Khán giả bỏ tiền mua vé, đó là một khế ước giữa ban tổ chức với khách hàng. Các anh làm sao thì làm. Ai lại đưa ra bàn chuyện thay thế, quên đi hay là đi đón. Lãng nhách. Ấy thế mà MC vô duyên lại làm cho cô ca sĩ siêu sao vắng mặt trở thành thần tượng. Khán giả lại vỗ tay thích thú. Kể ra khán giả cũng dễ tính. MC đại diện ban tổ chức có vẻ như không hề ân hận và thật sự cáo lỗi. Phong cách cứ như là trình diễn làm ơn cho thiên hạ. Tin tức bên trong anh em ban nhạc lúc giải lao nói rằng, cô ca sĩ số 1 này chẳng chịu lên sớm để tập dợt, giờ chót mới lên làm sao mà đánh đàn. Nếu may mắn không có máy bay thì đằng nào cũng cáo lỗi rồi. Văn nghệ từ thiện, khách không đầy rạp, thôi thì đỡ được tiền phải trả cho siêu sao. Thì ra ban tổ chức lúc đầu lo ca sĩ không lên, nhưng khi hết giờ lại lo ca sĩ vẫn lên. Văn nghệ sắp tàn thì siêu sao gọi phone đến. Lúc nhạc sĩ và nhạc trưởng đang hòa tấu thì Cell Phone rung bần bật bên đùi. Mấy ông không trả lời, nhưng sau cùng siêu sao vẫn tới. Cô yêu cầu hát luôn một lèo 4 bài. Vì không tập dợt, ca sĩ hát một đằng, nhạc trưởng giơ tay đánh nhịp một nẻo, ban nhạc ngó lên trần nhà gẩy đàn không thành tiếng. Cô hát Ave Maria. Bài này cũng được xếp vào tình ca một thuở? Ave Maria trở thành bản tình ca trên đồi vắng. Dưới sự dẫn giải của MC Vĩnh Lạc, huyền thoại Khánh Hà đến kịp giờ lại trở thành một nữ anh hùng cứu cả sân khấu Foothill. Và một lần nữa, khán giả lại vỗ tay hoan hô. Ở Bắc Cali, khán giả quá là lịch sự. May mà chưa có anh khán giả nào bị MC ra lệnh cấp tốc chạy ra phi trường đón ca sĩ. Chương trình của buổi chiều Foothill là một chương trình thân quen và tình cảm. Ý kiến của chúng tôi chưa chắc đã là ý kiến của tất cả mọi người. Tuy nhiên, cũng nên đưa ra để cùng suy ngẫm. Nếu quả đúng như vậy thì không phải lỗi ở các siêu sao mà là lỗi ở ban tổ chức quá hiền và lỗi ở khán giả quá dễ tính. Chúng ta đã bị bắt nạt quen đi rồi nên chỉ còn biết vỗ tay mà thôi. Hay thì vỗ tay đã đành. Vô duyên cũng vỗ tay. Chán thật. Vì ban tổ chức quá hiền, gặp ông nhạc trưởng cũng hiền và ông chủ tịch Trần Nhật Hiền nên toàn bị siêu sao bắt nạt. Siêu sao cậy có nhiều khán giả yêu mến nên trở thành vô kỷ luật. Không mời siêu sao là không có khán giả. Nên phải mời cho bằng được. Rồi chuyện siêu sao không phải chỉ có một người. Phần đông siêu sao là như vậy, được nuông chiều quá sinh hư đốn. Trông bề ngoài thì ăn nói nhỏ nhẹ với khán giả nhưng thật ra hành động rất vô lý. Các anh chị nói rằng, mới đi đông đi tây về ngủ trên máy bay, ăn ở phi trường. Mới từ Pháp về Canada. Mới từ Houston đến DC. Ăn không được ăn, ngủ không được ngủ, nếu bây giờ có hát không ra hơi xin bà con thứ lỗi.  Nói như vậy mà nói được sao. Quý vị ra Home Depot rước hai ông Mễ về dọn vườn. Các tay này có dám nói là tối qua nhậu suốt đêm mệt quá nên chỉ làm qua loa có được không? Trình diễn trên sân khấu là một khế ước vừa phải thực thi pháp lý vừa là trách nhiệm tinh thần. Phải liệu sức mà làm cho xứng đáng. Không thể Over Book rồi nói là em đau, xin bà con thương. Khán giả thương em, dù đau ốm cũng bỏ tiền ra mua vé đến nghe em hát thì được. Còn em là ca sĩ ngoại hạng mà em đau, em mệt thì phải tạm thời giã từ sân khấu chứ còn đứng đó mà nói năng gì.
    Chúng tôi rất thân tình với ban tổ chức Nghệ Thuật Cali, thấy mấy ông bị siêu sao bắt nạt quá nên phàn nàn hộ. Trước sau thì quý vị cũng đã thanh toán đầy đủ cho mọi người, chỉ còn ban đàn giây ngồi lại trên đồi mà chia nhau nỗi đau lòng. May mà chưa có ai phải ở lại Charlie. Ước gì vợ con trong nhà mà hát được như người ta thì đỡ phải mời thiên hạ. Nhưng vợ con chỉ quen hát vọng cổ trong bếp mà thôi. Chuyện gì rồi cũng qua đi, chỉ đau lòng cho các em ở trường mù Sài Gòn trông cậy có chút tiền lời của hội gửi về mua nhạc cụ. Quý vị có biết chuyện về học sinh khiếm thị trong cuốn tác phẩm Ðêm Ðài Một Ðời chưa? Chuyện như thế này.
    Các em học sinh mù trong ký túc xá khiếm thị sống ra sao? Em thì học nghề may, em thì học nghề đan. Khi tốt nghiệp sẽ phải chia tay vào đời để lấy chỗ cho các em mù còn nhỏ khác tiếp tục được nuôi dưỡng. Các em mù sắp ra trường có khuynh hướng rất sợ vì ra trường có nghĩa là bắt đầu cuộc đời đầu đường, xó chợ. Ngồi đầu đường đan giỏ bán cho ai. Ði bán vé số hay bán bút chì. Phải tìm cách kết bạn với một anh què nhưng mắt sáng. Một cặp mù què đi với nhau là hạnh phúc. Vì vậy, lễ ra trường đầy nước mắt lo sợ cho tương lai.
Anh mù nhưng đôi chân còn tốt cõng anh què. Anh què chỉ đường ra bến xe. Khi tìm được vị trí, anh mù giở đàn ra bắt đầu hát. Anh què lê la xin tiền bà con. Tất cả các bài tình ca nhạc vàng hải ngoại anh đều ca được hết. Kể cả các bài ca của lính Cộng Hòa anh làm tuốt. Bây giờ lính nào cũng là lính. Cán bộ cộng sản qua đò ghé lại hỏi sao lại ở lại Charlie? Charlie là chỗ nào? Anh mù vẫn cất cao giọng hát, anh què trả lời rằng Charlie là ở bên Cam Bốt. Ở một giây phút nào đó, tiếng ca của nghệ sĩ mù hay hơn cả Vũ Khanh. Vì trong Nửa Hồn Thương Ðau của anh có cả nước mắt. Nước mắt người mù.

Mùa Ðông năm nay, Hội Âm Nhạc của ta làm ăn không khá. Không có tiền gửi về cho các em mua cây đàn giây. Có lẽ các nhà mạnh thường quân được vé mời nghe chuyện đau lòng sẽ ủng hộ vài trăm bạc. Ta mua cho mỗi em một cây sáo. Vừa rẻ hơn, vừa nhẹ hơn, và tiếng sáo sẽ thê lương hơn. Nếu may ra còn hơi sức mà thổi sáo thành lời.
Sang năm, nếu hội còn tổ chức để tiếp tục giúp trường mù, ta nên mời các ca sĩ tình nguyện vừa trình diễn lại vừa góp thêm tiền. Ðể cho các học sinh tốt nghiệp trường mù không còn phải khóc nữa.

Còn về phần khán giả chúng tôi, vốn đã có truyền thống dễ tính, MC xin một tràng pháo tay là chúng tôi có ngay một tràng pháo tay.
Trong pháo tay của anh em ta dường như có cả nước mắt. Người mù khóc đã đành. Người sáng mắt gặp chuyện văn nghệ đau lòng cũng khóc.
Giao Chỉ, San Jose 2006

Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra