Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - DANH NHÂN MIỀN NAM  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra
DANH NHÂN MIỀN NAM (Read 751 times)
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
DANH NHÂN MIỀN NAM
28. Feb 2007 , 20:59
 
LÊ  XUYÊN   -   CHÚ TƯ CẦU
Trích từ Quyển sách "100 KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ SĨ "      của Hồ Nam  và Vũ   Uyên Giang -
•      LÊ XUYÊN - CHÚ TƯ CẦU

Lê Xuyên (Lê Bình Tăng) vào đời đi làm chánh trị phiêu bạt giang hồ từ đất Nam kỳ lục tỉnh ra tận ngoài Bắc chống Tây để giải phóng dân tộc; bị Tây bắt bỏ tù.  Nhờ ở tù mà ra tù cưới được một cô vợ Bắc Kỳ vào loại sắc nước hương trời.

Ra tù Lê Xuyên [Lê Bình Tăng] cưới vợ xong bèn trở về miền Nam làm báo cùng Bẩy Bốp Phạm Thái [tác giả truyện Năm Người Thanh Niên từng được giải thưởng của Tự Lực văn đoàn]. Vào nghề báo ban đầu Lê Xuyên  chưa ký bút hiệu Lê Xuyên mà ký bút hiệu Lê Nguyên; cũng chưa viết tiểu thuyết mà viết bình luận chính trị. Giữa thập niên 50 nhà bình luận chính trị Lê Nguyên khá nổi; nhưng vì tổ chức chính trị của ông chống đối quyết liệt chế độ gia đình trị của Thủ tướng Ngô đình Diệm, tờ báo của tổ chức Lê Nguyên viết bình luận bị đóng cửa. Bẩy Bốp Phạm Thái nhanh chân chạy được sang Nam Vang sống lưu vong. Lê Nguyên chậm chân nên bị mật vụ của chính phủ gia đình trị Ngô đình Diệm ''vồ'' được, nhốt vô khám Chí Hòa nhiều năm.

Lê Nguyên nằm khám Chí Hòa năm năm, lăn lóc với đủ hạng người từ thượng vàng tới hạ cám. Lê Nguyên chỉ nghe kể chuyện tiếu lâm và không nói năng gì. Năm 1961 sau khi chế độ Ngô đình Diệm bị Vương văn Đông làm binh biến ''liểng xiểng'' bác sĩ Trần Kim Tuyến trùm mật vụ của chế độ Ngô đình Diệm tung đàn em ra làm chủ báo, đã cho người sang Nam Vang kiếm nhà văn Nhị Lang về làm Chủ bút tờ Saigon Mai. Nhị Lang nói với bác sĩ Tuyến rằng Nhị Lang chỉ làm Chủ bút Saigon Mai với điều kiện phải vô Chí Hòa đem Lê Bình Tăng về làm Thư ký tòa soạn; bác sĩ Tuyến đồng ý với điều kiện của Nhị Lang nhưng đòi Nhị Lang phải hứa với bác sĩ Tuyến rằng Lê Bình Tăng ra tù làm báo không được viết bình luận nữa vì Tổng thống Ngô đình Diệm không ưa văn bình luận của Lê Bình Tăng.
Lê Bình Tăng làm Thư ký tòa soạn tờ Saigon Mai giữa lúc báo chí Saigon bị cơn sốt truyện võ hiệp của Kim Dung làm điên đảo mà Saigon Mai thì lại chậm chân không kiếm được bộ tiểu thuyết nào của Kim Dung để câu độc giả; thành ra Nhị Lang phải  vấn kế Lê Bình Tăng tìm lối thoát cho Saigon Mai; Lê Bình Tăng nói chuyện này dễ thôi để Lê Bình Tăng viết cho Saigon Mai một trường thiên tiểu thuyết loại tiểu thuyết đồng quê bảo đảm ai đọc cũng sẽ ''dính'' mỗi ngày phải tìm đọc thêm; thế là trường giang tiểu thuyết Chú Tư Cầu ra mắt độc giả với tác gỉa là Lê Xuyên.

Với lối văn tả thực duyên dáng với cách thức khai thác đời sống tình dục của một anh nông dân chăn vịt ''tưng tửng'' tên Tư Cầu; Lê Xuyên đã dẫn dắt người đọc vào cái không gian thanh thoát đầy quyến rũ của đồng quê Nam bộ và làm cho người đọc cồn cào  với những cuộc tình nóng bỏng, những cảm xúc chăn gối cồn cào thịt da. Lối viết truyện của Lê Xuyên không suồng sã xác thịt như Bồ Tùng Linh nhưng những câu đối thoại của Lê Xuyên thì chỗ nào cũng ẩn chứa hơi thở của dục tình.

Lê Xuyên tà tà trong mười mấy năm trời cứ hai năm cho ra một bộ trường giang tiểu thuyết và vài truyện ngắn rồi đã trở thành nhà văn viết tiểu thuyết về đời sống phòng the của người nông dân Nam bộ không lẫn vào đâu được. Cái tài của Lê Xuyên là cứ tà tà viết mỗi ngày ít trang sau cữ cà phê sáng trước khi bắt đầu làm nhiệm vụ Thư ký tòa soạn làm tin đặt tưạ đề cho những bản tin.

Trong những lần nói chuyện với tôi về nghệ thuật viết tiểu thuyết Lê Xuyên thú thật những truyện ông viết các nhân vật đều gần như có thật cả có người ông từng sống chung lúc thiếu thời ở quê như chú Tư Cầu có người ông nghe kể chuyện khi nằm trong khám Chí Hòa tuy nhiên nhân vật có thật chỉ là cái cớ để cho đầu óc của nhà văn hư cấu tưởng tượng thêm mắm thêm muối mới được người đọc theo dõi. Nhà văn giỏi là nhà văn biết ''bịa chuyện'', biết ''nói dóc'' cứ như thật bởi người đọc từ xưa đến giờ ai cũng thích những chuyện khác thường, những chuyện khó tin  chứ cứ sự thật trần trụi đem vô truyện ai mà thèm đọc.

Sau năm 1975 vừa là nhà văn, vừa là nhà báo, vừa là lãnh tụ đảng phái quốc gia, Lê Xuyên bị cộng sản nhốt vô đề lao Gia Định. Vô tù bị giam với đám đao búa, tôi vô cùng kinh ngạc khi thấy tên trùm đao búa là loại tù cha [trưởng phòng giam] vô cùng lễ phép với Lê Xuyên một điều đại ca, hai điều đại ca xếp chỗ cho Lê Xuyên nằm bên cạnh hắn ta nhưng Lê Xuyên lại từ chối xin được đổi chỗ ra nằm cạnh cầu tiêu và yêu cầu nhà sư nằm tại nơi đây đến nằm cạnh ''tù cha''. Lê Xuyên ở tù rất ít nói chỉ  nằm im quay mặt vô tường nghe thôi. Tôi hỏi Lê Xuyên tại sao anh ít nói anh cười bảo tôi rằng nói dễ vạ miệng tốn hơi có hại cho sức khỏe.

Ra tù người ta bon chen đủ thứ Lê Xuyên lại ra lề đường Ngô Quyền ở quận 5 gần nhà ngồi bán thuốc lá lẻ nhưng bán thuốc lá lẻ chỉ là cái cớ mà chính là nhìn đời. Thiên hạ rủ làm chính trị rủ vượt biên Lê Xuyên đều từ chối và nói rằng Lê Xuyên đang suy nghĩ và nghiền ngẫm sự đời để viết một cái gì đắùc ý nhất vì từ trước tới giờ chỉ toàn viết  để kiếm cơm thôi.
Thế rồi Lê Xuyên bị bạo bệnh nằm bẹp một chỗ cả năm trời rồi ra đi một cách âm thầm như đã sống như vậy cả đời tôi hỏi vợ con Lê Xuyên về cái tác phẩm Lê Xuyên nghiền ngẫm lúc cuối đời Lê Xuyên đã viết được bao nhiêu trang rồi người nào cũng lắc đầu và nói Lê Xuyên có chịu viết gì đâu.

Hồ Nam
•      LÊ XUYÊN:  KẺ SĨ  ĐÁNG KÍNH
Vũ Uyên Giang

Tôi quen anh Lê Xuyên Lê Bình Tăng qua một sự rất tình cờ, dù cùng trong làng báo, nhưng vào năm 1965-1966, tôi chỉ là một anh phóng viên trẻ, mới tập tễnh nhảy vào làng báo, nên dù truyện của anh, tôi đã được đọc nhiều, hoặc đọc trên báo anh viết feuilleton hàng ngày, hoặc đọc sách anh gửi đến toà soạn báo tôi làm để tặng cho ông chủ nhiệm; nhưng tôi chưa bao giờ gặp anh, chưa bao giờ được quen với anh dù toà soạn báo của anh và tôi không cách xa nhau là mấy. Anh làm bên tờ Thời Thế của ông Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng số 77 đường Lê Lai; còn tôi làm bên Hoà Bình ở 235 Phạm Ngũ Lão. Cách nhau có hai bức tường của Sở Hoả Xa Sàigòn.

Một hôm tôi sang tờ Thời Thế vào khoảng 1 giờ 30 trưa để tìm Anh Nhật, Thư ký phụ trách trang trong của Thời Thế để rủ đi uống cà phê. Lúc đó đang giờ nghỉ trưa nên toà soạn vắng. Cánh cửa sắt phía trước mở hờ đủ một người đi qua, cô nhân viên trị sự thường ngồi phía trước không có mặt; tôi liền đi thẳng vào phòng bên trong, nơi sắp chữ với các hộc khuôn chữ để thợ sắp chữ làm việc. Tôi gặp một người đàn ông ngoài 30 tuổi, hơi gầy, da ngăm, mặc một chiếc áo thung đã ngả màu và quần đùi đang ngồi hí hoáy viết. Nhìn anh ta, tôi nghĩ chắc đây là một ông thợ sắp chữ hoặc là người chef typo không chừng. Anh ta không nhìn lên, coi như không thấy tôi bước vào, vẫn hí hoáy chăm chú viết. Tôi hỏi:

- Anh Nhật có ở đây không anh?
Anh ta vẫn không nhìn lên, cũng không trả lời mà lấy tay phải đang cầm bút giơ lên trên, ngầm ra hiệu Anh Nhật ở phiá trên lầu. Tôi cảm ơn anh và đi lên cầu thang. Lên trên lầu, tôi cũng chẳng thấy ai; vừa lúc đó ông Hồ Anh từ trong phòng chủ nhiệm bước ra, hỏi tôi:
- Anh kiếm ai?
Tôi cho ông biết tôi làm bên Hoà Bình, muốn gặp Anh Nhật. Ông nói hôm nay Anh Nhật xin nghỉ có việc, ngày mai sẽ trở lại làm. Tôi cảm ơn ông và quay lưng đi xuống lầu. Ông hỏi với theo:
- Khi vào anh có gặp anh Lê Xuyên ở dưới đó không?
- Dạ! Tôi không biết anh Lê Xuyên, chỉ gặp ông chef typo đang ngồi viết gì đó. Tôi nói.
Ông Hồ Anh cười, nói:
- Anh Lê Xuyên đấy. Nhờ anh nói với Lê Xuyên tôi cần bàn chút việc nhé.
- Vâng! Tôi sẽ nói.
Xuống dưới lầu, khi đến chỗ Lê Xuyên, tôi nói:
- Anh Lê Xuyên! Anh Hồ Anh nói muốn bàn với anh chút việc.
Lúc đó anh mới ngừng viết, ngước lên nhìn tôi:
- Vậy hả? Cám ơn anh nghe. Xin lỗi anh là...
- Tôi là Vũ Uyên Giang bên nhật báo Hoà Bình.
- Ồ! Giang. Anh còn ký là Anh Giang, Vũ Giang phải không?
- Vâng!
- Tôi có đọc mấy truyện ngắn của anh trong Mỗi Ngày Một Truyện. Viết được lắm, nhưng anh phải cái tội "tham lam" quá. Viết nhiều nhưng không tập trung vào một thể loại, nên dễ bị hư ngòi bút đi.

Tôi thật thán phục anh Lê Xuyên, chỉ có một câu ngắn đã nói trúng tim đen của tôi. Nói ra thật xấu hổ, vì cần tiền để cà phê thuốc lá và nhậu nhẹt với bạn bè, bồ bịch, tôi đã phóng bút viết loạn cào cào đủ loại truyện đàng hoàng có, sến có, phóng tác có... cho các tờ Thời Thế, Ngày Nay, Chọn Lọc, Tiểu Thuyết Thứ Năm v.v...  Vậy mà anh cũng nhìn ra, thế mới đúng là một người Tổng Thư Ký toà soạn một nhật báo.
Tôi cảm ơn anh về nhận xét tinh tế ấy và hứa sẽ sửa; rồi từ giã ra về.

Sau lần gặp đó, tôi trở thành bạn của anh. Mỗi lần tôi có dịp sang Thời Thế, anh đều ngồi nói chuyện với tôi và sửa đổi cho tôi những chỗ sơ hở trong truyện tôi viết. Anh có tặng cho tôi mấy quyển sách anh đã xuất bản như: Chú Tư Cầu, Vợ Thầy Hương và Rặng Trâm Bầu; nhưng tôi không dám đem về nhà vì thuở đó gia phụ rất nghiêm; ông chỉ muốn tôi chăm chỉ học hành đỗ đạt và nối nghiệp con đường công chức của ông. Nhưng lúc đó tôi là một thanh niên mới vừa tuổi trưởng thành, tâm hồn còn muốn "nổi loạn" nên đã đi ngược lại ý muốn của ông: nhảy vào con đường văn nghệ văn gừng chông gai. Sách của anh tặng, tôi phải đem gửi ở nhà một người bạn. Tuy trong các truyện anh viết rất "bạo" nhưng ngoài đời anh là một con người hiền lành; ngay cả những chỗ ăn chơi trác táng của cánh đàn ông, anh cũng không biết ở đâu. Anh rất nhút nhát mỗi khi phải đi đến những chỗ tụ tập đông đảo...

Đêm Giao Thừa Mậu Thân 1968, nhà tôi ở Đình Cầu Sơn, phía trong Ngã Ba Hàng Xanh; nửa đêm VC từ nhiều hướng xâm nhập vào thành phố Sàigòn, tấn công ở một số nơi và chiếm đóng ngay Ngã Ba Hàng Xanh. Tôi phải lội con kinh Cầu Sơn để trốn ra ngoài xa lộ. Tất cả giấy tờ tùy thân gồm có thẻ căn cước, Thẻ Báo Chí của Toà báo và 1 Thẻ Báo Chí của Phòng Báo Chí Bộ Quốc Phòng do Ông Nguyễn Đình Tuyến, Giám đốc Báo chí Bộ Quốc Phòng cấp, tôi gói trong nhiều lớp bao nylon và giấu trong quần. Mờ sáng ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán, tôi lóp ngóp bò lên Xa Lộ Biên Hoà và bị 1 đơn vị Thủy Quân Lục Chiến bắt giữ. Tôi nhìn thấy huy hiệu con Trâu trên cánh tay những người lính thì biết đó là Tiểu đoàn 2 Trâu Điên TQLC, một đơn vị thiện chiến của QLVNCH. Tôi xin được nói chuyện với cấp chỉ huy và một viên Trung úy tên Quang, Đại đội trưởng đến gặp tôi. Tôi nói cho anh biết tôi là ký giả báo chí bị kẹt trong khu Cầu Sơn khi VC chiếm Ngã Ba Hàng Xanh, không còn lối ra nên tôi phải lội ruộng để trốn đi. Tôi có giấy tờ giấu trong quần. Anh cho tôi lấy giấy tờ xuất trình cho anh. Sau khi xem, anh gọi máy trình cho cấp trên và có lệnh thả cho tôi đi. Anh còn cho tôi 1 bộ quân phục TQLC và cho xe chở tôi về toà soạn Hoà Bình. Tôi và anh Hoàng Sơn, cùng Đạm Phong đã cấp tốc phát hành tờ báo có 2 trang tường thuật về chiến cuộc Mậu Thân ở Sàigòn. Lúc đó ở Sài gòn chỉ có 2 tờ báo phát hành kịp báo tường thuật trận Tết Mậu Thân là tờ Trắng Đen của ông Việt Định Phương, toà soạn trên đường Lê Thánh Tôn do anh Thái Châu phụ trách ra được 4 trang và Hoà Bình được 2 trang. Các báo khác vì nghỉ Tết hoặc các anh chị em ký gỉa bị kẹt trong các vùng chiến sự nên không ra báo kịp.

Mấy ngày sau, khi tình hình đã tạm ổn định, các báo đã trở lại hoạt động bình thường, anh Lê Xuyên gọi điện thoại cho tôi nói: "Anh làm khá lắm. Đúng tác phong và tiêu chuẩn con nhà báo". Phải nói vai trò của tôi lúc đó trong tờ báo chẳng ra làm sao cả. Tổng thư ký toà soạn trước năm 1967 là Mặc Giao Phạm Hữu Giáo; khi Mặc Giao đắc cử Dân biểu Hạ Nghị Viện thì Viên Linh về thay thế vào ghế Tổng Thư ký Toà soạn. Tôi từ Thư ký trang trong được đưa lên làm phụ tá cho Viên Linh. Trước Tết Nguyên Đán Mậu Thân Viên Linh đã tự nghỉ việc vì cãi nhau với Trần Hữu Quỳnh, Quản lý Toà soạn về vấn đề tiền nong. Ghế TTK toà soạn còn trống chẳng có ai. Sau Tết vài tháng, chính tôi cũng có xích mích với Trần Hữu Quỳnh khi trong báo Xuân Hoà Bình, tôi có viết một bài phóng sự về việc làm pháo lậu và chạy pháo lậu qua nhân vật Cả Quỷnh; không ngờ nhân vật này lại trùng hợp nhiều chi tiết với đời tư của Trần Hữu Quỳnh như cũng làm y tá dạo không có bằng chích đít con nít làm liệt 1 đứa trẻ trong Xóm Mới và chết 1 đưá khác nên phải xoay qua làm pháo lậu. Quỳnh nói nhân vật Cả Quỷnh chính là tôi nói ông ta (dù tôi không hề biết gì về đời tư ông ta) nên cãi nhau với tôi một trận kịch liệt. Tôi cũng nghỉ làm và gia nhập vào Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức từ đó tôi giã từ báo chí.    
 
Bẵng đi một thời gian dài, tôi ít khi gặp giới văn nghệ và báo chí Sàigòn vì chức năng của tôi trong ngành Quân Báo, cấp chỉ huy của tôi  không cho phép tôi tiếp xúc với báo chí sợ bị lộ các tin tức bí mật. Tôi cũng không gặp anh Lê Xuyên lần nào nữa... cho đến sau 1975, khi nằm trong tù đầy của VC, tôi được nghe một anh em bạn tù mà tôi đã không còn nhớ được tên, nói là đã có lần gặp được tác gỉa Chú Tư Cầu tức nhà văn Lê Xuyên trong tù...

Thời gian trôi đi, tôi được định cư tại Hoa kỳ sau khi vượt biển trên một chiếc ghe loại chạy sông, đến Thái Lan. Năm 2000, khi ở thành phố Charlotte, North Carolina, tôi chủ trương Nguyệt san Đất Sống và chủ trương Qũy Tương Trợ Văn Nghệ Sĩ do Đất Sống thành lập bằng qũy riêng không quyên góp của bất cứ ai, một số văn nghệ sĩ viết bài cho Đất Sống khi nhận nhuận bút đã đóng góp tiền này như anh Phương Triều, Thanh Thương Hoàng, Hoàng Ngọc Liên, MH.Hoài Linh Phương, Sơn Tùng, Tạ Quang Khôi v.v... vào qũy để giúp anh em bên nhà qua anh Văn Quang. Anh Văn Quang  cho tôi điạ chỉ của anh Lê Xuyên ở Sàigòn; anh  cũng cho tôi biết hoàn cảnh chật vật của anh chị Lê Xuyên sau 75, sau khi bị tù đầy một thời gian, bây giờ già yếu, ngồi bán thuốc lá lẻ để kiếm từng đồng bạc lương thiện. Tôi đã liên lạc được với anh Lê Xuyên và gửi thẳng về cho anh 200 Mỹ kim coi như là chút quà  để anh chi dụng trong cơn thiếu thốn. Sau đó hàng năm tôi đều gửi về cho anh 100 Mỹ kim làm chút quà xuân vào dịp gần Tết Nguyên Đán.

Có một lần anh chị Lê Xuyên Lê Bình Tăng gửi cho tôi một lá thư, trong đó anh có kèm 1 danh thiếp cũ đã vàng ố có ghi bút hiệu Lê Xuyên của anh và mấy hàng chữ nguệch ngoạc, run run thăm hỏi. Chị Lê Xuyên (nhũ danh là Đặng Thị Bạch) viết cho tôi 1 lá thư ngắn để cho biết là "...từ sau ngày 30/4/1975, anh Lê Xuyên đã hoàn toàn bỏ viết, nghĩa là anh hoàn toàn không cầm bút viết bất cứ một điều gì, lâu ngày tay đã thành cứng và viết rất khó khăn. Sau khi đi cải tạo về, dù phải sống chật vật, anh vẫn luôn nói với mọi người là "Lê Xuyên đã chết". Những hàng chữ này anh LX cố gắng viết cho anh có lẽ là những hàng chữ cuối cùng của anh ấy..."
Đọc thư của anh chị mà tôi cảm động và thương cho một kẻ sĩ giữ được tiết tháo của mình trong một xã hội gian manh, xảo quyệt của cộng sản.
Vài tháng sau, nhân khi có một anh bạn ở cùng thành phố Charlotte, North Carolina của tôi là Lê Văn Cường, cựu sĩ quan binh chủng Công Binh QLVNCH và cũng là một thành viên của Tạp chí Đất Sống của tôi có dịp về Việt Nam. Tôi đã gửi Cường cầm 100 Mỹ kim về ghé đưa cho anh ở 238/146 Nguyễn Tri Phương, Phường 8, Quận 10 Sàigòn. Khi trở về Mỹ, Cường đã kể cho tôi nghe câu chuyện đi tìm gặp anh. Như sự mô tả của tôi,  Cường cũng đến nơi, thấy một ông già gầy ốm như tôi nói đang ngồi bán thuốc lá lẻ thì nghĩ đúng là Lê Xuyên nên đến gần hỏi:
- Xin lỗi! Anh có phải là Lê Xuyên không?
Ông già không nhìn lên, đáp:
- Lê Xuyên chết rồi. Xong lơ đãng nhìn trời mây.
Cường liền cười nói:
- Tôi là bạn của Vũ Uyên Giang... Cường chưa dứt lời, Lê Xuyên đã hỏi:
- Sao? Vũ Uyên Giang làm sao? Giang có khoẻ không?
- Khoẻ! Vũ Uyên Giang dặn tôi đến tìm gặp anh để chuyển cho anh chút quà và gửi lời thăm anh chị.

Anh Lê Xuyên mừng rỡ hỏi han Cường về tôi. Anh cũng kể cho Cường nghe là có một số báo của VC cũng cho người đến gặp anh để xin anh viết cho họ, có nhà xuất bản của VC cũng xin anh cho tái bản những quyển sách cũ của anh; nhưng anh đều từ chối tất cả dù vẫn phải sống nghèo túng và anh cũng nói với họ rằng Lê Xuyên đã chết.

Khi nghe Cường kể về thái độ của anh, tôi vừa thương cảm, vừa qúy trọng và ngưỡng phục thái độ của một kẻ sĩ giữ được dũng khí, sự chính trực và tiết tháo của mình khi nước đã mất thà chấp nhận nghèo đói, khổ sở nhưng quyết không cộng tác với giặc. Thái độ đó chỉ thấy ở những kẻ sĩ thời xưa. Có lẽ anh là một trong những người rất hiếm hoi còn lại giữa thời buổi nhiễu nhương hỗn mang này. Anh đúng là một kẻ sĩ thời đại đáng kính. Tôi rất lấy làm tiếc là khi anh qua đời, tôi đã không về tiễn đưa anh đến nơi an nghỉ sau cùng đề tỏ lòng ngưỡng mộ một người anh trong nghề báo, một kẻ sĩ mà tôi hằng kính phục. Xin mượn những giòng chữ này như những nén nhang thắp muộn để kính điếu hương hồn anh; mong hương linh anh được an bình nơi cõi vĩnh hằng.

Vũ Uyên Giang
Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: DANH NHÂN MIỀN BẮC
Reply #1 - 01. Mar 2007 , 06:40
 
Đáng lẽ bài viết này được trình làng vào tháng giêng 2006 để kỷ niệm 40 năm ngày mất của Nguyễn Bính (ông mất ngày 20/01/1966. Nhưng, để trì hoãn lại cho đến tháng 12 mới trình làng cũng  có lý do,vì trong số báo Trăm Hoa xuất bản ngày 6/12/1956 có đăng một bài thơ của Nguyễn Bính « Tỉnh Giấc Chiêm Bao ». Ít lâu sau đó,khoảng hơn một tháng,báo Trăm Hoa bị đình bản.Có phải bài thơ  « Tỉnh Giấc Chiêm Bao » đã là giọt nước làm trén ly ‘chịu đựng’ của đảng csvn đối nhà thơ Nguyễn Bính ?Cũng là để đánh dấu 50 năm không có tự do báo chí ở dưới chế độ csvn vì Trăm Hoa đã là tờ báo tư nhân cuối cùng***

Trong những năm gần đây, ở hải ngoại,người ta nói nhiều đến những trường hợp văn nghệ phản kháng tại Việt Nam,nhưng không mấy người chịu nhắc nhở đến điều ở Việt Nam hiện nay không có báo tư nhân Báo đảng đăng bài chống đảng ! ! Đó có phải là phản kháng quốc doanh không ?Không thể xác quyết Nhưng ở thời điểm của báo Trăm Hoa và của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm,sự phản kháng xem chừng có thực vì đã lợi dụng các khe hở của việc sửa sai sau cuộc cải cách ruộng đất và lợi dụng phong trào trăm hoa đua nở.Nhưng khi nhắc đến những văn thi sĩ phản kháng của thời kỳ này,người ta hay nhắc đến Hoàng Cầm,Phan Khôi,Trần Dần,Phùng Quán mà quên đi một người và có thể nói đó là một thi sĩ thiên tài :nhà thơ Nguyễn Bính !

Nguyễn Bính,tên thực là Nguyễn Bính Thuyết,sinh trưởng trong một gia đình nghèo khó. Ông đã không có cái may mắn được cắp sách đến trường như những  người cùng trang lứa.Việc học của ông là dobố và ông cậu chỉ bảo,trình độ biết đọc,biết viết,biết làm bốn phép tính,cở trình độ sơ đẳng tiểu học.Nhưng,do sự thông minh và cần mẫn,mặc dù tự học, ông đã đạt được những kết quả bất ngờ !Năm 13 tuổi đã bắt đầu làm thơ và năm 19 tuổi đã doạt giải thưởng khuyến khích trong một cuộc thi thơ của Tự Lực Văn Đoàn.

Tuy sinh ra ở Miền  Bắc,Nguyễn Bính đã trôi dạt vào miền Nam, đã có thời sống với những tay cự phách trong làng thơ miền Nam như Đông Hồ,Mộng Tuyết..Cũng như bao nhiêu thanh niên Việt Nam yêu nước thời bấy giờ,Nguyễn Bính đã tham gia vào phong trào kháng chiến, đã lập Hội Văn Hoá Cứu Quốc, đã sát cánh với những văn,thi hữu miền Nam để đấu tranh bằng ngọn bút !Một số văn hữu đã sớm nhận ra vệc cộng sản thâm nhập vào các tổ chức kháng chiến để lèo lái cuộc kháng chiến chống thực dân thành cuộc cách mạng vô sản,xuyên qua chiêu bài bài phong đã thực để tiến hành cuộc đấu tranh giai cấp,từ dàó,họ đã rời bỏ các tổ chức kháng chiến bị cộng sản thao túng để hoặc trở về thành,hoặc tổ chức các lực lượng quốc kháng cộng !Một số khác chấp nhận đứng trong hàng ngũ cộng sản,khéo léo dấu mặt trá hình và chỉ bị lộ diện sau năm 75 như trường hợp Sơn Nam,Kiên Giang.. Đối với Nguyễn Bính, ông đã đi theo kháng chiến với ước mơ mang lại tự do hạnh phúc cho nhân dân.

Sau khi hiệp-địng Genève được ký kết vào tháng 7/1954,Nguyễn Bính đã để vợ và con ở lại miền Nam để lên đường tập kết với một tin tưởng một Việt Nam được thống nhất để Bắc Nam xum họp một nhà Bài thơ Hôn Nhau Lần Cuối có lẽ được s&ng tác trong dịp này :
« Cầm tay anh khẽ nói,
Khóc lóc mà làm chi,
Hôn nhau một lần cuối,
Em về đi,anh đi!
Rồi một hai ba năm,
Danh thành anh trở lại,
Với em, anh chăn tằm,
Với em,anh dệt vải,
Ta sẽ là vợ chồng,
Sẽ yêu nhau mãi mãi ,
Sẽ xe sợi chỉ hồng,
Sẽ hát câu ân ái,
Anh và em sẽ sống,
Trong một túp lều tranh,
Lấy trúc thưa làm cổng,
Lấy tơ liễu làm mành,
Nghe lời anh em hỡi,
Khóc lóc mà làm chi!
Hôn nhau một lần cuối,
Em về đi,anh đi!

Ở thời điểm đó,Nguyễn Bính,với tất cả nhiệt tình dành cho kháng chiến, đã mơ tưởng đến quang cảnh tưng bừng của ngày đoàn quân kháng chiến tiến vào thủ đô Hà Nội:
“Từng lớp người vĩ đại,
Cuồn cuộn đi trong một biển cờ,
Đi giữa lòng ngưỡng mộ,
Đi giữa tiếng hoan hô,
Những bước chân chiến thắng,
Rầm rập vang rền nẻo cố đô,
Người Hà Nội vỗ tay trào nước mắt,
Ôi,tám năm đằng đẵng mong chờ…”

(Báo Trăm Hoa số 6 ngày 15/10/1955)

Ít lâu sau đó,Nguyễn Bính dường như có những thay đổi.Những nhận xét,những phê bình,những đề nghị của ông không đáp ứng đúng với yêu cầu của đảng cộng sản Việt Nam,tờ Trăm Hoa (bộ mới) do ông làm chủ nhiệm kiêm chủ bút gặp những khó khăn đến độ  phải đình bản,ngay chính ông cũng bị hạ tầng công tác, đưa vể Nam Định công tác nhưng với tư cách nhân viên ngoài biên-chế và bị trù dập dữ dội (Tô Hoài trong Chiều chiều đã viết “những ai đã công tác cùng Nguyễn Bính ở Ty văn Hoá Nam Định có thể biết Chu Văn đã quần Nguyễn đến điều thế nào” – tài liệu tham khảo : Lại Nguyên Ân:Nguyễn Bính và tuần báo trăm Hoạ1955-1957).)Nhưng có lẽ bài thơ “Tỉnh Giấc Chiêm Bao” của Nguyễn Bính đăng trên Trăm Hoa số xuất bản ngày 09/12/1956 đã là cái cớ.

Xin được ghi lại nơi đây bài thơ Tỉnh Giấc Chiêm Bao:
Chín năm đốt đuốc soi rừng,
Về đây ánh điện ngập ngừng bước chân,
Cửa xưa mành trúc còn ngăn,
Góc tường vẫn đọng trăng xuân thuở nào
Làng xa bản nhỏ đèo cao,
Gió bay tà áo chiêm-bao nửa chừn,
Anh về luyến núi thương rừng,
Nhớ em đêm sáng một vùng thủ-đô.
Bồi hồi chuyện cũ năm xưa,
Gặp nhau lần cuối…trang thư lệ nhoà
Thu rằng thôi nhé đôi ta,
Tình sao không phụ mà ra phụ tình,
Duyên nhau đã dựng trường-đình,
Mẹ em đã xé tan tành gối thêu.
Trăng khuya sáng núi gương đèo,
Anh đi,thư vẫn nằm đeo bên mình,
Lửa sàn nét chữ chênh-chênh,
Nếp thư đến rách chưa lành vết thương.
Đằm  đằm hoa sữa lên hương,
Chân anh đang bước giữa đường cái đây,
Nẻo hồ song cửa lá bay,
Sáng chưng bóng dáng bao ngày yêu xưa.
Trăm năm đã lỡ hẹn hò,
Cây đa bến cũ con đò còn không?
Tình-cờ gặp giữa phố đông,
Em đi ríu-rít tay chồng tay con,
Nụ cười âu-yếm môi son,
Áo bay nhắc buổi trăng tròn sánh vai.
Chín năm bão tối mưa ngày,
Nước non để có hôm nay sáng trời,
Em đi hạnh-phúc hồng tươi,
Anh nhìn tận mắt cuộc đời đẹp sao!
Sắc hương muôn nẻo tuôn trào,
Tiếc mà chi giấc chiêm-bao một mình!
Anh về viết lại thư anh, Để cho bến mát cây xanh đôi bờ,
Cho sông cho nước tự giờ,
Chẳng còn lỡ chuyện con đò sang ngang,
Lứa ôi những bức thư vàng,
Chẳng còn chữ chữ hàng hàng lệ rơi!
Chim hồng,chim nhạn em ơi,
Trên nền gối cưới đời đời yêu nhau!

Nếu chỉ nhìn phớt qua,bài thơ chỉ nói lên một mối tình “dang dở”,chàng đi kháng-chiến,nàng ở nhà lấy chồng khác…Nhưng đảng cộng-sản việt-nam với những tay “giám-sát” không lo việc can-gián đảng mà chỉ lo việc “đàn hặc” các văn-thần đã thấy bài thơ có những ẩn-ý nguy-hiểm. Và do đó mà Nguyễn Bính bị khai trừ và bị đưa đi an-trí ở quê nhà!

Nếu nhà thơ quả thực đã đau khổ vì duyên tình dang dở thì lẽ ra điều này phải được viết vào năm 1954,khi đoàn quân Việt-Minh kéo vào tiếp thu Hà NộiPhải đợi đến hai năm sau nhà thơ mới..tuyệt vọng,mới tỉnh giấc chiêm baoĐảng cộng-sản việt-nam đã chiến-thắng thực-dân Pháp, đã tiếp thu được nửa phần đất nước.Bước chân của đoàn quân kháng chiến,trong đó có cả Nguyễn Bính,hẳn là phải rầm rập,phải ầm ĩ,phải mạnh-bạo,oai hùng.Năm đó,Nguyễn Bính đã chẳng từng viết :
“Từng lớp người vĩ-đại,
Cuồn cuộn đi trong một biển cờ!
Đi giữa lòng ngưỡng mộ,
Đi giữa tiếng hoan hô,
Những bước chân chiến thắng,
Rầm rập vang rền nẻo cố-đô!
Người HầNội vỗ tay trào nước mắt,
Ôi tám năm đằng đẵng mong chờ…”

Ấy,cũng vẫn chính nhà thơ Nguyễn Bính đó,sau đợi cải cách ruộng đất,sau đợt trăm hoa đua nở đã thấm đòn cộng sản việt-nam, đã viết lại cảm tưởng của mình :ngập ngừngNgập ngừng như không muốn tiếp thu Hà Nội,ngập ngừng như biết những điều kỳ vọng là những điều chỉ có trong giấc chiêm-bao.Từ
“những bước chân chiến thắng,
rầm rập vang rền nẻo cố đô”
nay đã trở thành

“chín năm đốt đuốc soi rừng,
về đây ánh điện ngập ngừng bước chân”.

Phải giải thích ra sao đây?Cái hào hùng của chín năm đốt đuốc soi rừng đó chỉ có thể có được trong vùng do đảng cộng-sản việt-nam kiểm-soát,trong các chiến-khu mà tuyên-truyền đã trở thành màn đêm không cho người ta nhìn ra sự thực và giờ đây,khi tiếp-thu Hà-Nội,người ta mới thấy rõ là thay vì giải-phóng dân-tộc, đảng cộng-sản việt-nam chỉ có ý-định tiến tới xã-hội công-sản bằng cách thiết lập một chế độ đảng độc-tài toàn-trị. Điều này không phải là ước mong của Nguyễn Bính cũng như của ba nhiêu người kháng chiến yêu nước khác,cho nên Nguyễn Bính  tiếc nuối những ngày còn đi kháng chiến:
“Anh về luyến núi thương rừng,
nhớ em đêm sáng một vùng thủ đô”

Nếu như mục tiêu của Nguyễn Bính,của những người kháng chiến vẫn là giải phóng dân tộc thì đảng cộng-sản việt-nam đã xé bỏ các mục tiêu giải phóng dân-tộc để thay bằng chuyên-chính vô-sản,cũng như người mẹ gìa cay-nghiệt đã chia rẽ lứa đôi:
“thư rằng thôi nhé đôi ta,
tình sao không phụ mà ra phụ tình,
Duyên nhau đã dựng trường đình,
Mẹ em đã xé tan tành gối thêu”

Nguyễn Bính trở về thành-đô, đi giữa lòng đất nước:
“Đằm đằm hoa sữa lên hương,
Chân anh đang bước giữa đường cái đây”
gặp lại những hình ảnh quen thuộc:
“cửa xưa mành trúc còn ngăn,
Góc tường vẫn đọng trăng xuân thuở nào”

Nhưng người tình trong mộng của ông đã ôm cầm sang thuyền khác,như những mục-tiêu theo đuổi của cuộc kháng-chiến đã bị thay đổi:
“Chín năm bão tối mưa ngày,
Nước non để có hôm nay sáng trời,
Em đi hạnh-phúc hồng tươi,
Anh nhìn tận mắt cuộc đời đẹp sao?”

Sau chín năm kháng-chiến gian-khổ để mong có một ngày mai tươi sáng, đất nước giờ bị nhuộm đỏ và liệu điều này có mang lại hạnh-phúc cho nhân-dân?Nguyễn Bính đã nhìn rõ sự thực và đặt ra câu hỏi không phải chỉ riêng cho ông ta mà còn cho cả bao nhiêu người khác:
“Anh nhìn tận mắt cuộc đời đẹp sao?”

Ước mơ giải phóng dân-tộc,xây-dựng đất nước đối với Nguyễn Bính chỉ là một giấc chiêm-bao mà sự tỉnh mộng đã đem lại cho ông biết bao chua xót:
“Tiếc mà chi giấc chiêm bao một mình”

Nhưng có thực là ông đã thôi không chiêm bao nữa?Hay là tỉnh giấc chiêm-bao này để rồi lại đắm chìm vào trong một giấc chiêm bao khác,một giấc chiêm bao có thủy,có chung,có những người tình yêu nhau và lấy được nhau cũng như hình ảnh những người kháng chiến đạt tới được mục tiêu giải phóng dân-tộc và đem lại hạnh-phúc cho nhân-dânVề giữa lòng Hà Nội,cũng như những người yêu nước chân chính khác,Nguyễn Bính đã thấy cộng sản việt nam đã lừa bịp nhân dân qua chiêu bài giải phóng mà ky thực mục tiêu của chúng chỉ là xây dựng cộng sản chủ nghĩa.Cho nên,Nguyễn bính đã mộng ước sẽ làm lại một cuộc tranh đấu khác,một cuộc tranh đấu thực sự đi đến mục tiêu đặt ra, đem lại hạnh phúc cho nhân dân qua hình ảnh hạnh phúc của lứa đôi xum họp:
“Anh về viết lại thư anh,
Để cho bến mát cây xanh đôi bờ,
Để cho sông nước tự giờ,
Chẳng còn lỡ chuyện con đò sang ngang,
Lứa đôi những bức thư vàng,
Chẳng còn chữ chữ hàng hàng lệ rơi,
Chim hồng chim nhạn em ơi,
Trên nền gối cưới đời dời yêu nhau;”

Chỉ cần hai năm sống dưới chéđộ cộng-sản (từ 1954-1956) là đủ để Nguyễn Bính(con người yêu nước chân thành đã gia nhập đảng cộng-sản việt-nam vì tưởng đảng đó đấu tranh cho quyền lợi của nhân dân Việt-Nam đang bị ngoại thuộc, đang bị thực dân bóc lột ,đang chịu ách phong-kiến thống-trị) nhìn ra chân-tướng của đảng cộng-sản việt-nam.Vừa mới hé lộ ước mong:
“Anh về viết lại thư anh,
Để cho bến mát cây xanh đôi bờ,
Để cho sông nước tự giờ,
Chẳng còn lỡ chuyện con đò sang ngang”

Là đảng đã lập tức khai-trừ ông,cho về an-trí ở quê nhà,sống chật vật khổ sở trong tư cách nhân viên ngoài biên chế, đói khổ đến độ có những bà nhà quê thương tình bẻ trộm mía cho ănNhưng,dù cho đảng không khai-trừ,có chắc gì ông sẽ ở lạ với đảng?Bởi vì ở nơi ông,một người ngang tàng phóng-khoáng, đã từng ở trong cảnh túng-cùng mà mà vẫn giữ hào-khí:
“từ độ về đây sống rất nghèo,
bạn bè chỉ có gió trăng theo,
những thằng bất nghĩa xin đừng đến,
cứ để thềm ta xanh sắc rêu”

Không phải chỉ có một Nguyễn Bính đã sớm phản tỉnh. Còn Trần Dần,Phan Khôi,Phùng Quán…Nhưng những điều này không giúp cho một số người nhìn ra sự thật.Họ tiếp-tục mơ ước thiên-đường cộng-sản,hô hào hoà hợp hoà giải dân tộc.Cuộc thảm bại của miền Nam Việt Nam năm 1975 phần nào cũng do phong trào hoà hợp hoà giải này gây nên.Nhưng điều này vẫn chưa làm sáng mắt những người khác.Cho đến nay cũng vẫn còn người tin vào nơi hoà hợp hoà giải dân tộc,tin vào sự sáng suốt của cấp lãnh đạo đảng cộng-sản việt-namSáng suốt thì đảng cộng-sản việt-nam có thừa vì chúng biết rõ hơn ai hết là thi hành tự do dân chủ tức là đào mồ chông đảng cộng sản việt-nam, đào mồ chôn các đặc quyền đặc lợi,trong khi đó, đảng đang ở chóp bu, đang nắm quyền sinh sát còn hơn cả thời kỳ phong kiếnNếu phải làm một cuộc đại phản tỉnh dân tộc,xin hãy bắt đầu tự bản thân những ai đang kêu gọi hoà hợp hoà giải.Bên cạnh những người “ngây thơ” còn tin vào nơi trí tuệ của đảng cộng sản việt nam,còn có bọn bon chen mong đi tìm một chút hư danh bằng cách chầu hầu cộng sản,sẵn sàng làm đối lập quốc doanh để đánh bóng cho chiêu bài cởi mở Hình như họ chưa đọc thơ của Nguyễn Chí Thiện để thấm đau đòn:
“Vì ấu trĩ thờ ơ hay ngu dốt,
Muốn yên thân mà tiếc máu xương,
Nên cả nước đã quay về một mối,
Một mối hận thù,một mối đau thương”

Với những người còn quyết tâm tranh đấu để giải-trừ chế độ cộng sản việt-nam,thì “thời khó,thế khó,khó làm yếu ta,dù muôn chông gai, vững lòng chi xá”,hãy giữ vững niềm tin thiết-thạch và duy-trì bền vững hùng-tâm:
“Dù ai nói đông nói tây,
Thì ta vẫn vững như cây giữa rừng!
Dù ai nói ngả nói nghiêng,
Thì ta vẫn vững như kiềng ba chân"

Hãy để qua một bên phường tham danh háo lợi; Ở những con người đã “quyết đem thân thế hẹn tang bồng” thì:
“Giang hồ mài một lưỡi gươm,
Những phường giá áo ntuí cơm xá gì

Nhữ Đình Hùng (viết lại ngày 6/XII/06)
Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra