Quote:Chào chị Bích Định ghé qua chơi,
Anh Cao Nguyên quà là huynh trưởng chứ ĐQ thì chắc cở tiểu huynh đệ thui nhen. ĐQ xin mạn phép anh CN giải thích câu này nhen .
Có lẽ chị BĐ không phải là người dưới quê hoặc chưa có dịp đi từ Long An đổ xuống miền Tây phải không? Ở miền Tây có rất nhiều cây tàn khá lớn cở chừng như những cây liễu thường được trồng ở bở đê để giữ đất. Có lẽ được gọi là cây So Đũa vì có bông dài như đũa chăng ? Có nơi gọi là cây Xua Đủa có bông màu vàng trắng luộc hay nấu canh rất ngon. Thân cây so đũa dùng làm nền để trồng nấm mèo rất có hiệu quả .
-----
Có dịp chắc phải nhờ anh CN mời chị BĐ một tô canh chua bông so đủa thì chắc nghe bài hát này sẽ thấm hơn nhen .
-- Ðây là tài liệu trên net ----------
BÔNG SO ĐŨA:
Cây so đũa hoặc mọc hoang, hoặc được trồng nhiều ở các vùng bờ quanh ruộng của đồng bằng sông Cửu Long. Cây so đũa thon cao, thẳng, vỏ nham nhám, xù xì, nứt nẻ. Trái so đũa nhỏ dài , hình dáng như chiếc đũa. Thân cây so đũa dùng làm cột nhà, cấy nấm mèo. Lá là món hảo của dê. Bông so đũa mọc ở trên cao, kết thành từng chùm , có 2 màu: trắng và tím. Bông so đũa có vị nhân nhẫn đắng, nhưng ngọt hậu. Đầu tháng 10 âm lịch trở đi , cây so đũa đồng loạt ra hoa, cùng lúc với mùa cá linh để có món ăn nức tiếng là cá linh nấu canh chua bông so đũa. (Cá linh thường được dùng làm mắm để dành; Chế biến nhiều món như kho mặn, kho mẳn lót mía, kho mắm với cà tím, kẹp vỉ nướng, chiên giòn, nấu canh chua với bạc hà… ). Bông so đũa lặt cuống, rửa sạch. Nấu nước sôi,dầm me, thả cá linh, nêm vừa miệng, hớt bọt, cho bông so đũa vào là nhấc xuống liền , để bông còn giòn mới ngon. Trên mặt bỏ ngò gai, rau om xắt nhỏ, thêm một chút tỏi phi, vài lát ớt tươi. Không có cá linh, người ta nấu canh chua so đũa với tôm, tép. Bông so đũa còn dùng luộc, xào, đặc biệt là món cá lóc bọc bằng bông so đũa hấp, chấm nước mắm đồng dầm ớt.

Theo chị Sao Mai dường như trong trường Lê Văn Duyệt có trồng cây so đũa