Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Một ngày tình cũng trăm năm  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 7 8 9 10 11 12
Send Topic In ra
Một ngày tình cũng trăm năm (Read 13180 times)
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3559
Gender: male
Tình và tội 1
Reply #120 - 07. Feb 2008 , 22:08
 
Cám ơn anh Đỗ Quân dăng một bài hay, xin được tiếp theo:

-------------------------


...

Tình và Tội

Phương-vũ  Võ Tam-Anh



        

           Con tàu lù lù tiến vào ga Phủ-lý vào lúc nhá nhem tối.

           Đoàn tù được thả về nhôn nhao chờ đợi từ hồi sáng mà cứ phập phồng lo sợ, tuy được báo rằng tàu dến trể mà không biết cho tới bao giờ. Ở miền Bắc, tàu trể là chuyện thường xuyên, nhưng đối với tù lại có lo nghỉ khác, vì chuyện gì cũng có thể xảy ra bất cứ lúc nào, biết đâu rằng cái " giấy ra trại " quí hóa  kia cũng có thể bị thâu-hồi vào giờ chót. Ngay sáng nay, trong khi cả trại đang tập họp để chờ đi lao-động, thì một số người, trong đó có tôi được gọi ra đứng riêng, chờ cho mọi người đi hết mới được lệnh là phải làm gì. Một số bị kêu lên " làm việc " lẽ tất nhiện không lấy gì làm phấn khởi , một số chuẩn-bị chuyển trại với tất cả những chờ đợi bất ngờ, một số đi biệt-giam vì kỹ-luật thì đã biết trước cái gì đang chờ đợi, một số được tha về. Tôi ở trong số đưoc tha về, nhưng vẫn bàng hoàng không dám tin ở tai mình nửa. Sau khi cầm chắc trong tay tấm giấy ra trại vàng khè, lem luốt bằng một thứ giấy pồ-lua đã tái -sinh không biết bao nhiêu lần, mà lòng mừng rỡ hân-hoan vô cùng như chưa bao giờ cầm được một tấm giấy quý giá như vậy, quý giá hơn tất cà các văn-bằng đã nhận lảnh trong suốt cả cuộc đời. Để khỏi vở mộng vì lầm lẫn, tôi cố gắng đọc những giòng chữ đánh máy mờ nhạt như đã hết mực, để xác nhận tên tuổi và để nhận ra một tội -danh kỳ-quặc là: "can tội: Bác-sĩ ". Điều này cũng không làm tôi ngạc-nhiên bằng khi nhận lại cái biên-nhận bộ áo quần, chiếc đồng hồ tay và năm mươi đồng tôi mang theo khi nhập trại. Khi được hỏi về chiếc đồng hồ và số tiền sao không thấy, cán-bộ lạnh lùng trả lời: " có thể nhầm lẩn, vậy thì anh phải ở lại để chờ điều tra cho ra".Trời ơi! Không biết cán-bộ học ở đâu ra cái đòn tâm-lý cao-siêu quá vậy. Tôi choáng ván mặt mày, lại phải hết sức năn nỉ để cán-bộ làm ơn quên giùm cái biên-nhận độc-hại đó đi cho tôi được nhờ.

       Mọi người âm-thầm chen lấn cho mau lên được con tàu cứu-tinh đó, trong tranh tối tranh sáng chẳng còn ai nhận ra ai. Tiếng còi huýt dài như để đánh dấu một khúc quanh trong quảng đời, và tàu lăn bánh để thấy xa dần hình bóng những chú công-an áo vàng đưa chúng tôi ra tới ga, xa dần một quá- khứ ghê rợn.

       Sáng hôm sau, tàu đến ga Thanh Hóa, một số người nhào lên để mua bán đổi chác, mong còn vớt vát một chút gì nơi mấy tên tù khố rách áo ôm. Để có tiền ăn trong mấy ngày đi đường, tôi bán ngay cái quần tergal đang mặc và chấp nhận về Sài-gòn trong chiếc quần tù bằng vải thô mỏng manh vá chằng vá chịt.  Trong tay sẳn có đồng tiền, nên khi tàu đến ga Vinh, tôi mua ngay một cái bánh ú, tuy nhiều lá hơn bánh nhưng muôn phần thơm tho đậm-đà hơn những hạt bo bo trong tù. Đang lân lân thưởng-thức cái hương-vị gần như xa lạ đó, bổng một thanh-niên chạy đến trước mặt tôi la lớn:

    -Ông Thầy! mừng quá, ông Thầy có nhớ em không? 

    Tôi hơi ngỡ ngàng vì đã lâu không quen với cách xưng hô đó, và ngờ ngợ  thấy anh này hơi quen nhưng không nhớ ra ở đâu.

-Em là Sáng đây, hồi ở trại Nam-hà, em bị suyển nặng, Ông Thầy đã săn sóc và gởi em ra trại Mễ để được đi bệnh-viện, nhờ đó mới có ngày hôm nay đây.

   Tôi mường tượng nhớ đến hình-ảnh của Sáng  cách đây khoản nửa năm, tiều-tụy hốc-hác khi lên cơn suyển nguy-kịch trong phòng giam ngột ngạc chật chội, thiếu không  khí, phải gởi đi cấp cứu.

   Sáng là một sinh-viên trường kỹ-thuật Phú-thọ, cùng với khoản hai mươi bạn trẻ khác trong phong-trào "Thanh-niên Phục-quốc", bị đày ra trại Nam-hà, vì tội " chống phá cách-mạng". Những bầu máu nóng này đã làm cho không khí trại trở nên sôi-động khác thường. Bị cột phơi nắng ở giữa sân trại, anh em đã hô to khẩu-hiệu " Đả đảo cộng-sản" cho đến khi chính ban giám-thị chịu không nổi phải thả ra. Nắm được tâm-lý của ban giám-thị là sợ những sự xáo -trộn, tù càng ngoan-ngoản thì trại càng được khen là quản-lý giỏi, nên anh em thỉnh thoảng tuyệt-thực để đòi hỏi phần ăn bo bo khá hơn mà không bị cắt xén, vì trại đào ở đấy ra tiền để nuôi lợn, nuôi chó, mua chim mua cá v.v... trang-trí trại thành một thắng-cảnh, để được tiếng khen những khi có phái đoàn thăm viếng. Mấy hôm sau, cả trại được ăn khá hơn vài muỗng bo bo, nhưng rồi cũng đâu vào đấy, phủ bênh phủ, huyện bênh huyện, tù đói vẫn lai hoàn đói. Anh em cũng đã gán cho cán-bộ quản-giáo cái tên" Chèo " vì trông chẳng khác gì phường chèo, lúc nào cũng đóng kich giả dối trông rất buồn cười. "Chèo" trở thành một danh-từ phổ-thông cho cả trại đến nổi ban giám-thị phải gọi lên mắng nhiếc: " Quản-lý các anh có cán-bộ nam, cán-bộ nữ, sao lại gọi bằng " chèo đực, chèo cái " nghe chẳng văn-hóa chút nào.". Khi có một cán-bộ vô-ý đi một mình trong con đường vắng trong cái trại rộng bằng cả một cái làng, tức khắc anh em ùa lại cho ăn một trận đòn rồi bỏ chạy. Thế là hôm sau cả đám bị kỹ -luật biệt-giam, một hình-phạt không xa lạ gì đối với Sáng. Mỗi người trong một cái hộc vừa đủ để ngồi, thò một chân ra ngoài qua một lỗ nhỏ để  xiềng vào một thanh sắt dài chung cho mấy chục cái chân, cứ thế ngày này qua ngày khác.

     Bây giờ trông Sáng hồng-hào tươi tắn hơn nên tôi nhận không ra. Sáng ngồi xuống nắm chặc tay tôi lo lắng hỏi:    

    - Ông Thầy có đươc thăm nuôi không mà gầy như thế này?

    Tôi không trả lời mà hỏi lại:

    - Còn cậu thì sao?

    Mắt Sáng có vẻ đăm chiêu không còn sáng rỡ như lúc mới nhận ra tôi, hình như có một tâm-sự gì bí-ẩn, Sáng chậm rải nói tiếp:

   - Từ khi ra trại Mễ sức khoẻ em khá hơn nhiều, vã lại trại Mễ dành cho những người sắp sửa được về nên kỹ-luật lỏng lẻo hơn, có ai dại gì trốn trại khi biết mình sắp được tha.

   - Nhưng sao được tha mà trông cậu không vui, hay là mết phải "chèo cái" nào rồi?

    Sáng cười, vỗ mạnh vào vai tôi như để trút được một chút thông-cảm:

   - Cũng đúng mà cũng không đúng, làm sao trồng nổi cây si ở xứ này được.

     Thế rồi Sáng mở lần lần bầu tâm-sự, thỉnh thoảng bị cụt hứng vì tàu dừng lại lâu ở các ga để cho mấy em bé bán hàng rong nhào lên tha-hồ chen lấn dẩm đạp lên mọi người để rao hàng, quanh đi quẩn lại cũng chỉ mấy quả chuối, mấy củ khoai, bát nước vối...Bọn con buôn cũng nhào lên, có khi vớ được những mối bở như cặp kính mát, chiếc áo Montagut mà tù muốn tống đi vì cho là lổi thời, không có dịp mặc lại và phải kiêm tiền ăn đi đường nửa, trong khi ở miền Bắc lại là những món thời-trang rất có giá tuy đã củ mèm, ngang hàng với chiếc " quần bò " (quần jean) hay chiếc áo blouson của không-quân.

     Sự ồn áo trên tàu cũng không làm Sáng cụt nguồn cảm-hứng đang chờ dịp để tuôn ra.

     Khi được gởi ra trại Mễ, Sáng ở vào trường-hợp thập tử nhất sinh, được chở tới bệnh-viện Phủ-lý. Sau một tuần lễ mê mang, Sáng dần dần hồi tỉnh và biết là mình đang còn sống và đang nằm bệnh-viện mà không bị canh gát. Thật ra Sáng không thuộc ngụy-quân ngụy-quyền mà thuộc diện dân-sự không nguy-hiểm, vã lại đang bị bệnh nặng nên được cứu xét để cho về, chỉ còn chờ thủ-tục thôi.

    Ở bệnh viện Phủ lý, Sáng được mọi người chú ý vì là bệnh-nhân duy-nhất người Nam. Sáng ăn nói nhỏ nhẹ, có một giọng miền Nam ấm-áp gây một sức hấp-dẫn đặc-biệt, nhất là khi mà những huyền-thoại về quà người Bắc gởi tặng bà con trong Nam là mấy quả cam hay mấy cái bát ăn cơm không còn ai tin nửa. Mọi người thường bu quanh Sáng để hỏi han về đời sống trong Nam.

     - Nghe nói ở Sài-gòn cái gì cũng dùng máy hết phải không anh? 

Sáng khiêm-nhường trả lời:

     - Vâng, nhưng cũng tùy theo gia-đình chứ không phải ai cũng có hết đâu.

     - Quái nhỉ, giặt giũ cũng máy, rửa bát cũng máy, thổi cơm cũng máy, thế không ai lao-động hết à ?

     Nghe câu nói nặc mùi xã-hội chủ-nghĩa, Sáng không cầm được một chút bốc-đồng mà châm thêm:

     - Đi ỉ... cũng máy nửa đấy. Nhà nào cũng có cầu tiêu máy chứ không phải còn đổ thùng như ở Hà -nội đâu.    

     Thấy câu nói hơi hớ, nhưng chẳng thấy ai phản-ứng, Sáng hơi yên tâm vì chắc là ai cũng đã từng nghe chuyện mấy cán-bộ mới ở Bắc vào Nam thường hay vo gạo hay nuôi cá trong nhà cầu.

     Sáng thường giúp đở những bệnh-nhân khác trong sinh-hoạt hằng ngày, giúp một cụ già làm vệ -sinh  hay trò chuyện với bà cụ bán mấy quả chuối hay mấy quả ổi ở ngoài cổng, là chuyện chưa bao giờ thấy ở đây. Nhưng điều làm mọi người ngạc-nhiên nhất và coi như là một đặc-điểm khác thường để đánh giá con người Sáng là mỗi bửa phát cơm anh vẫn bình-tỉnh chờ đợi, không chen lấn ồn-ào giành giựt như những bệnh-nhân khác. Có khi Sáng còn lấy cơm giùm cho những người yếu đưối không chen lấn nổi. Ngoài những khi lên cơn suyển, Sáng thường phụ giúp dọn dẹp vệ-sinh nên Trại Nội Thương nơi Sáng nằm lúc nào cũng tươm-tất để được đề-cao sự hiệu-nghiệm của cái gọi là" lao-động liệu-pháp"  Nhờ vậy Sáng chiếm được cảm-tình cúa mọi người, họ quên đi cái danh-hiệu " Tù Ngụy " được gán cho Sáng lúc mới nhập viện.

     Cảm-tình âm-thầm nhất là của bác-sĩ trưởng trại. Gọi là bác-sĩ nhưng thật ra Liên, tên của vị nữ bác-sĩ trẻ này, mới chỉ là " nghiên-cứu-sinh" , sinh-viên sắp ra trường, tương-đương với tước-vị nội-trú trong Nam, vì thiếu người nên được đề-bạc làm trưởng trại nội -khoa bệnh viện Phủ-lý. Liên bản-tính chăm chỉ, tận-tâm nghề-nghiệp, thích học hỏi, rất xứng-đáng với chức vụ mới. Liên là người Hà-nội chính-cống, nhiều người cho đó là một hảnh-diện, sanh đẻ và lớn lên ở Hà -nội nên có một giọng nói rất ngọt ngào, cung-cách điềm-đạm, khác hẳn với những người Hà -nội mới sau này, nên được bệnh-nhân cảm-phục thương mến. Với dáng vóc đều-đặng của tuổi thanh-xuân, nước da không trắng lắm nhưng mịn-màng, đặc biệt là lúc nào cũng tươi cười làm cho cái khuôn mặt trái soan càng thêm dể cảm. 

Đôi mắt đen nháy mà lại hơi mơ-màng, thích hợp cho một nghệ-sĩ hơn là cho một bác-sĩ. Liên cũng thích làm dáng theo cái nữ-tính hồn-nhiên Hà-nội chính-cống của nàng. Từ khi Nhà Nước phát-đông phong-trào " Phụ-nữ mặc quần Âu", một phong trào mà Báo Nhân-dân cổ-vỏ rần-rộ ngang hàng với ngày xưa Vua Minh-Trị Thiên Hoàng canh tân nước Nhật, bắt mấy bà mệnh-phụ phu-nhân trong triều phải mặc áo hở cổ hở vai theo kiểu Tây-phương, thì được Liên hưởng-ứng ngay. Thế là mấy chợ trời bán áo quần củ đường Tạ-thu-Thâu, đường Kỳ-đồng ở Sài-gòn tha hồ được Hà -nội chiếu cố, vòi cho được cái quấn tergal thẳng nếp mà không phải ủi, vì hai chữ bàn ủi không có trong tự-điền miền Bắc, còn may mặc tại chỗ thì vãi đã xấu mà còn lụng tha lụng thụng như quần đàn ông. Liên là một trong số con gái Bắc đầu-tiên được hảnh-diện tròng vào chiếc quần " Âu ", thay cho cái  quần "cháo lòng" bạc màu, đen không ra đen, vàng không ra vàng, nhăn túm nhăn tíu, có khi còn là "nhất bộ nhất bái",( không phải là màn Tiết-Nhân-Quý mỗi bước mỗi lạy cha là  Tiết-Đinh-San , mà phải hiểu là chỉ mỗi một bộ độc nhất ) đêm ngày chi cũng một mình nó thôi. Liên nhờ mấy cô bạn hớt tóc ngắn nhưng vẫn để chấm ngang vai nên không  giống mốt mấy Thím Xẩm Chợ Lớn như mấy nữ xướng-ngôn-viên thấy trên đài truyền-hình khi mới tiếp-thu Sài-gòn.

     Hằng ngày đi khám bệnh mặc cái quần Âu, mang đôi guốc gỗ (một sản-phẩm mới được nhập-cảng từ miền Nam) thay cho đôi dép râu, choàng thêm chiếc áo bờ-lu trắng, Liên đi tiên-phong trong sự" đổi mới " của phụ-nữ Bắc. Liên rất chăm chú vào công việc chuyên-môn, coi Sáng cũng như bao nhiêu bệnh-nhân khác, niềm-nở nhưng nghiêm-nghị, thái-độ thông-thường của những bác-sĩ trẻ nhưng muốn ra điều kẽ cả. Tuy nhiên Liên cũng không khỏi không nhìn thấy nơi Sáng một cái gì khác với bệnh-nhân thường. Trước hết Sáng là bệnh-nhân người Nam duy nhất mà nàng săn-sóc từ trước đến nay, để nghe được giọng Nam hơi lạ lạ vui tai, và để hiểu thêm về xứ Sài-gòn xa lạ mà nhiều người mới vào Nam ra thường hay thổi phồng không biết đâu là đúng, đâu là sai. Hơn nửa, Sáng là một bệnh-nhân tù, một thanh-niên ở tù vì chính-trị, có học-thức mà không có nợ máu. Sáng bị bắt vì đi biểu-tình chống-đối chế -độ mới, cũng như đã từng chống đối những bất-công ở miền Nam trước đây, một hiện-tượng không hề có ở miền Bắc. Sáng phản-đối những chính-sách phi-lý, nhất là việc đốt những " sách báo đồi-trụy do Mỹ Ngụy để lại " trong đó có cả những bộ bách-khoa tự-điển, những tài-liệu khoa-học quý giá, những sách giáo-khoa bằng ngoại-ngữ v.v... Những điều đó làm cho Liên suy-nghỉ mà không phản-ứng một cách máy móc bằng hai chữ phản-động như những người khác, mặc dầu nàng được đào-tạo từ trong trứng nước bởi mối hận-thù với miền Nam.

     Qua những lần tiếp-xúc với Sáng, ngoài những câu hỏi thông-thường về bệnh-hoạn, ít khi Liên đề cập đến đời tư mặc dầu nàng cũng tò mò muốn biết thêm về anh chàng lạ lùng đó, nàng hết sức giữ ý giữ tứ, dù sao cũng không tránh khỏi " quan trên trông xuống, người ta trông vào ". Sáng biết thân-phận mình nhưng không mảy may bị mặc-cảm và với bản-tánh khiêm-tốn nên ăn nói xưng hô rất lễ-độ, một thưa bác-sĩ, hai thưa bác-sĩ, mặc dầu trong bụng không khỏi nghỉ thầm : " con bé này đáng tuổi em mình, gọi thế cho cô ta khoái ". Liên cũng có cảm-tưởng như vậy nên mặt hơi đỏ nhưng cũng làm bộ như không để ý đến cách xưng hô, dầu sao nàng vẫn thấy cách ăn nói của người Nam không văn-hoa, nhưng thật tình và lịch-thiệp, bổng nhiên nàng so sánh với lối tán-tỉnh ba hoa bóng-bẩy nhưng hơi lố-lăng của những chàng trai Hà -nội có khi làm nàng khó chịu, hể gặp con gái là xưng anh với em ngay, mặc dầu chưa hề quen biết.

Dần dà, công việc khám hằng ngày cho Sáng trở thành một thói quen dể chịu. Tuy ép mình trong vai trò giữa thầy thuốc và con bệnh, mỗi lần nghe, gõ, nắn

trên con người của Sáng, đôi mắt Liên cũng khó tránh khỏi cái nhìn trong sáng và hiền-từ trên cái khuôn mặt thông-minh rắn-rõi của chàng sinh-viên Nam-kỳ này. Một chút rung-động thoáng qua, nàng rùng mình sợ hãi, vội khám nhanh để đi chỗ khác, như để chạy trốn với chính mình. Nàng biết rằng Sáng đang phải chịu đựng những cùng-cực ghê-gớm nhưng chưa bao giờ thấy than-thở một điều gì, ngay cả lúc mệt ngất vì cơn bệnh. Tư-cách của Sáng làm cho Liên phải kính nể và không khỏi ái-ngại khi thấy vết sẹo lớn trên cổ chân Sáng vì bị cùm nhiều ngày, tự-nhiên nàng thấy một chút mặc-cảm thua sút đối với Sáng.

      Khi kiếm đâu được một hộp thuốc ngoại từ Pháp hay từ Mỹ gởi về, Liên không ngần-ngại đem đến nhờ Sáng dịch cách xử -dụng, Liên sung sướng và hảnh-diện vì một bác-sĩ miền Bắc mà biết xử-dụng đúng cách thuốc Mỹ thuốc Pháp là một ưu-điểm trong cách chửa trị. Ngoài cái cảm-khoái chuyên-môn đó, Liên còn có một thứ cảm-khoái khác, không những sự hiểu biết ngoại-ngữ của Sáng làm cho nàng khâm-phục, mà không hiểu sao đọc lời dịch toa thuốc mà nàng lại thấy rung-cảm như đọc bức thơ tình vậy.


(còn tiếp)
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3559
Gender: male
Tình và tội 2
Reply #121 - 07. Feb 2008 , 22:16
 
(tiếp theo và hết)

...

     Thường thì cuối tuần Liên về Hà-nội ngoại trừ những khi phải ở lại trực. Mỗi lần như vậy, nàng khám phá thêm một chút gì mới nơi Sáng và sự tiếp-xúc được tự-nhiên hơn. Sáng nhờ Liên mượn đâu được cây đàn guitare đem ra gãy vài bản làm cho không khí bệnh-viện đở tẻ nhạt và cho phiên trực của bác-sĩ có ý-nghĩa ấm cúng hơn. Ngồi trên bực thềm sau hè bệnh-viện, nhìn nắng chiều xuyên qua hàng cây để chiếu ngã xuống sân, tiếng chim hót ríu rít càng làm cho khung-trời thơ-mộng đó thêm sống động, Sáng cảm hứng cất giong:



          Nắng chia nửa bãi chiều rồi,
          Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá sầu,
          Sợi buồn con nhện giăng mau 
          Em ơi hãy ngủ anh hầu quạt đây,

          Lòng anh mở với quạt này,
          Trăm con chim mộng về bay đầu giường,
          Ngủ đi em, mộng bình thường,
          Đưa em đến bến Thùy Dương mấy bờ,

           Ngủ đi em.................



    Liên lịm người. Chưa bao giờ nàng được thưởng-thức một khúc nhạc hay như vậy, truyền-cảm đến như vậy. Tim nàng rực lên trong một cảm-giác đê-mê vừa dể chịu vừa khó chịu. Quên cả ý-tứ, nàng gục đầu vào vai Sáng, nhìn ánh nắng chiếu giữa sân, phó mặc cho cái cảm-giác lân lân đó tỏa khắp cơ-thể, nàng quên tất cả, quên tất cả, chỉ biết đang sống trong một thế-giới mông lung khó tả.

     Sáng để yên hồi lâu vì sợ làm vở giấc mộng thủy-tinh đó, cuối cùng Sáng hỏi:

- Liên, à quên, bác-sĩ có biết bài hát này của ai không?

Liên gườm Sáng một cách tinh-quái, rồi nói:                                                      

     - Biết thơ của Huy-cận mà chưa hề được nghe nhạc.

     - Tác giã bài thơ còn chưa được nghe huống chi là Liên. Ngụy tụi tui là vậy đó,

những cái hay của miền Bắc phải chờ ngụy khai-thác mới thưởng-thức được, cũng như ….

    Sáng cúi nhìn vào đôi mắt mơ-màng của Liên mà không dám nói tiếp.

Liên nũng nịu ra lệnh:

     - Từ nay cấm anh dùng chữ ngụy nghe chưa. Ờ ờ, mà xưng anh với em là vì thói quen của Hà-nội, chứ không phải như trong Nam của các anh đâu, đừng tưởng bở.

     Sáng chủ-quan cho rằng khi người đàn bà tự cho mình một chút quyền cấm đoán là triệu-chứng của tình yêu, nên lững-lờ nói:

- Biết rồi, khổ lắm, nói mãi.

     

      Cuộc tình đã đi đến giai-đoạn gây cấn khó gở, Liên đặt nặng tình-cảm của hai con người mà cố quên đi sự ràng buộc của hai xã -hội. Nàng quyết tiến tới, lẽ tất nhiên trong sự khôn ngoan dè dặt, nàng thừa thông-minh để làm việc đó. Nàng cố phấn đấu.                                                   

      Mấy hôm sau Liên nói với Sáng:

     - Ngày mai em đi công-tác ở Sài-gòn, anh có nhắn gởi gì về gia-đình không?

     Sáng mừng rỡ vì đã lâu không được tin nhà, viết một lá thơ dài, vì không còn bị kiểm-duyệt, ghi rõ địa-chỉ và vẽ luôn cái họa-đồ nhà mình ở đường Hàng Xanh đưa cho Liên để tìm nhà. 

     Mấy hôm sau lại thấy Liên đi làm, Sáng ngạc-nhiên vội hỏi:

    - Không đi Sài-gòn hả ?

    - Thay đổi vào phút chót, có người khác đi thay, nhưng vẫn đem thư anh đi rồi. Yên trí sẽ có quà đấy, tha hồ mà tặng đào nhé.

    Thì ra Liên giả bộ nói đi Sai -gòn để âm-thầm nhờ người  bạn điều-tra về gia-đình Sáng. 

     Liên rất tin-tương khi được biết Sáng là con đầu lòng của một gia đình lễ-giáo, có tiệm bán vãi ở gần chợ Bà Chiểu, còn nhà thì ở Hàng Xanh, trong một khu cư-xá rộng rải thuộc loại trung-bình ở Sài-gòn, nhưng theo lời thuật lại của bạn Liên thì phải " trung-ương Đảng mới ở được" làm cho Liên hơi ngại ngùng. Sáng đã học gần xong ban kỹ-sư xây-dựng trường đại-học kỹ thuật Phú -thọ. Sáng có cô em gái vừa đậu tú-tài xong thì "giải-phóng" nên không đi học nửa. Thằng em trai mới mười tuổi, cứ về nhà lén lấy sách của Sáng đem ra trường nạp để đốt, cứ một ki-lô thì được một điểm tốt.

    Liên cũng muốn cho Sáng biết về mình. Bố của Liên là đại-tá trong quân đội nay đã về hưu. Tuy không phải đảng-viên nhưng sống lâu lên lão làng, được cấp một căn nhà trong một chung-cư bốn từng ở khu Đống-đa, đó là một ước mơ nay đã thành sự thật. Liên than phiền là có hai điều bất tiện, một là cái bếp chung nên hôm nào ăn gì là cả xóm đều biết, làm một con gà thì ai đi ngang cũng hỏi: "Hôm nay ăn gà đấy à ? ", không biết đó là câu khen hay là lời cảnh-cáo.  Bất tiện thứ hai là mỗi từng lầu chỉ có được một vòi nước ở dưới sân, nên đêm nào cũng phải thức nối đuôi nhau chờ có khi tới hai ba giờ sáng để cho chảy đầy một thùng nước rồi xách lên tới từng lầu mình ở để dùng trong ngày thì cũng đã hụt hơi, có lẽ đó là điều vất-vả nhất nên Liên cứ than mãi :

                       - Mỗi từng mà chỉ có một vòi thôi đấy.

Sáng thấy tội nghiệp, nhưng cũng đùa:

     - Sau này anh sẽ cho em hai vòi, tha hồ mà dùng.

     Liên nguýt dài một cái, trong đuôi mắt mơ-màng đó còn kín đáo dấu một chút thích-thú tinh-nghịch về cái tếu của Sáng.                                                          

     Liên còn có người anh hơn Liên năm tuổi, làm phóng-viên cho báo Nhân Dân nên thường hay đi công-tác săn tin ngoài phố. Mỗi khi gặp chuyện gì đặc-biệt thì lại phải lọc cọc đạp xe về tòa soạn ở phố Hàng Trống, lảnh cho được cái máy hình để đem ra chụp, có khi ra tới nơi thì chẳng còn gì nửa để chụp.

    Sáng cũng  dành cho Liên nhiều cảm-tình, vì ở vào cái tuổi tràn đầy nhựa sống, đang xây mộng tương-lai mà bị lâm vào cảnh tù đày, nay lại được một chút hơi ấm, nhất là từ một con người như Liên thì không dể gì mà không rung cảm. Sáng thấy Liên khôn ngoan và có nhiều nữ-tính, Liên yêu là yêu cái hiên-ngang  mà nàng cho là lý-tưởng nơi con người đàn ông như Sáng, đã chọn con đường chông gai khi mới vào đời, trong khi có điều kiện để tạo một cuộc đời êm-đềm hơn, nàng đã nhìn được sự hào-hùng đó xuyên qua lớp vỏ của tù-nhân thê-thảm. Sự-nghiệp không có, tương-lai mờ mịt, nàng yêu không vì những tiêu-chuẩn vật-chất thường tình, đó mới là tình yêu thật sự và bền vững chứ không phải là sự đổi chát mà người đời cứ lầm tưởng là tình yêu nên thường dễ tan vỡ.  Nhưng ở trong hoàn-cảnh  "chim bị đạn" này, Sáng cũng rất dè-dặt, đúng ra Sáng thương Liên nhiều hơn là yêu, cố kéo dài tình trạng để chờ...hạ hồi phân giải.

.    Nhìn vào cuộc tình, ai cũng đoán rằng khó ổn, nhất là trong cái xã -hội mà người nọ kiểm-soát người kia, tình-cảm con người bị đặt vào hàng thứ yếu.

     Một hôm, Chính-ủy bệnh-viện mời Liên lên làm việc, và báo cho Liên biết là đã

có tai tiếng không tốt cho Liên và cho cả bệnh-viện.

     Thất vọng, Liên chỉ còn biết trông cậy vào gia-đình. Liên thú thật với bố mẹ là đã yêu Sáng và muốn lấy Sáng. Bố mẹ Liên chửng hửng, vì đã qua một cuộc đời trong quân-đội, đã chứng-kiến những khó khăn trong chế-độ, nay chỉ muốn được yên thân, nếu Liên lấy một tên ngụy làm chồng, mà lại đang ở tù vì chính-trị, thì quả là một tai họa lớn cho gia-đình. Nhưng vì quá thương con, không nở để cho con đau khổ, nên cũng đành để cho Liên tùy ý lựa chọn. Mẹ Liên ôm chặc lấy con mà khóc, Bố Liên trầm-tư hồi lâu rồi nghẹn-ngào nói:

    - Con nay đã lớn lại có ăn học, bố mẹ rất hảnh-diện và để cho con quyết-định tương-lai của con. Nhưng con nên nhớ là chuyện này còn phải qua tổ-chức, trong chế-độ ta, con cũng biết là chuyện vợ chồng không phải là việc riêng của cá-nhân hay của gia-đình mà là của đoàn-thể nửa.

     Đêm đó Liên không ngủ được, khóc cả đêm. Sáng hôm sau đến bệnh-viện với cặp mắt sưng vù, nháo nhác tìm Sáng nhưng không thấy đâu, vì Sáng đã được chuyển về trại Mễ.

     Liên ngồi thừ người, thể xác rã rời, đang cố nén cho tiếng khóc khỏi bật ra, thì nhận được sự-vụ-lệnh từ nơi tay đồng-chí Chính-ủy để được điều đi bệnh-viên Lạng-sơn, một nơi....xa miền Nam chừng nào hay chừng đó.

                                                           

Tàu dừng lâu ở ga Đà -nẳng, sự ồn-ào và không-khí khác hẳn hình như làm cho Sáng chợt tỉnh cơn mê. Thật vậy, sau hai ngày đường bây giờ mới thấy rõ sự khác

biệt giữa Nam và Bắc. Hàng rong không còn là củ khoai củ sắn mà là những ổ bánh mì thịt thơm tho, những con gà quay chảy mỡ hay những ly cà-phê bốc khói...Tôi mời

                  Sáng một ly cà-phê đá, vì đã nhiều năm chưa hề thấy cục nước đá:

- Uống đi, uống cho nguội cơn mê, rồi còn tính chuyện tương-lai nửa chứ.

                       Sự đau khổ đã làm Sáng trở thành triết-gia, nói với tôi mà như nói với chính Sáng:

     - Ở đâu con người cũng vẫn là con người, xã -hội có thể làm thay đổi tư-tưởng mà

không thay đổi được tình-cảm. Trách-nhiệm con người là đừng để cho xã-hội chi-phối tình-cảm.

    - Thế cậu định làm gì, có lối thoát nào không ?

    Sáng nhìn thẳng tới trước như đang nhìn vào tương-lai và nói bằng một giọng đầy cương-nghị :

    - Em sẽ cố liên-lạc với Liên để rủ nhau đi vượt biên.





Paris, Mùa Thu năm 2007
Phương-vũ  Võ Tam-Anh

Back to top
 
 
IP Logged
 
tieuvuvi
Gold Member
*****
Offline


Vũ Tuyết Như - Tiểu
Long Nhi-TiênDung

Posts: 4065
Bordeaux - france
Gender: female
Re: Một ngày tình cũng trăm năm
Reply #122 - 08. Feb 2008 , 06:13
 
...

Chúc mừng năm mới...
Vi rất cám ơn anh Quân và anh Phu_de đã gắn vào vườn thơ này những mẫu chuyện hay...

Cuối tuần an vui...
Back to top
 

...
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4042
Re: Một ngày tình cũng trăm năm
Reply #123 - 08. Feb 2008 , 09:25
 
tieuvuvi wrote on 07. Feb 2008 , 20:22:
...

Chúc mừng năm mới an lành, như ý, sức khoẻ, hạnh phúc và thịnh vượng đến cùng anh Toàn và gia đình

Mến,
TVV



Cám ơn Vi  rất  nhiều  . Chúc Vi Năm Mới  An Lành- Để
sáng tác  những vần Thơ Hay   cho Đời .
Back to top
 
 
IP Logged
 
DoQuan
Gold Member
*****
Offline


Boycott Red China

Posts: 681
Re: Một ngày tình cũng trăm năm
Reply #124 - 09. Feb 2008 , 04:16
 
nguyen_toan wrote on 07. Feb 2008 , 17:48:
anh  Đỗ  Quân

Tôi  đã  đọc  truyện ngắn  "Chuyện Tình  Cô Y sĩ  Công An "  của tác giả Chu Tất  Tiến  trên báo  Xuân Hồn Việt 2008  .

Đọc xong  tôi  không ngờ  lại có  Chuyện tình  giữa Cô Y Sĩ  Công An  với  một  Sĩ  quan Học tập Cải tạo  trong đó  tác giả là  nhân vật chính .
Cô Y  sĩ  Công  An  chắc  đã  gặp người đàn  lý tưởng ,bất  chấp  mọi Dị nghị  để  yêu  tác giả  .Còn tác giả muốn dựa vào  mối tình  để Cô Y sĩ  nhẹ  tay cứu  giúp cho  bạn bè  đang bị  bịnh hầu  khỏi  bị chết  một cách  oan uổng .
Tác  giả  vẫn giữ  vững lập trường  để  trùng thành với Vợ  con  đang  ở   Sàigon  trông ngóng ngày  về .

Một  câu truyện tình   diễm lệ ,  chút  xót xa  giữa  2 người  khác  Chiến  Tuyến .

Rất cảm ơn anh Nguyễn Toàn đã đáp ứng nhanh chóng trong phần tản mạn khai bút đầu năm. Các nhận xét của anh thật là tinh tế tuy nhiên ĐQ vẫn muốn nghe thêm các ý kiến khác về chuyện này.  Xin mời mọi người khác tham gia vào cho vui. 

Xin mời Tiểu Vũ Vi, Chị My, chị Phương Huệ, chị Phương Tần, chị Tuyết Ngô, anh Đại San , chị Bích Định cùng các anh chị khác xin tham gia tản mạn cho vui. Trước mua vui sau sẽ có quà  Smiley

Xin có vài câu hỏi gợi ý cho bài tản mạn :
1) Hành động của tác giả đối với Dung chỉ là chọc chơi hay là tán tỉnh Dung trong lúc Dung đến thăm bịnh nhân và nghe báo cáo mỗi ngày?

2) Tác giả có tình ý với Dung không? Hay chỉ lợi dụng Dung để giúp anh em bạn tù

3) Dung thuộc loại mẩu người như thế nào mà lại đem lòng yêu một kẻ chiến bại say đắm trong khi chắc chắn có những người trong cùng đơn vị theo đuổi?  Đó có phải là tình yêu hay không hay chỉ vì khát tình vì nhục dục?

4) Hành động của Dung lập gia đình với một tù nhân khác có phải là để trả thù Tiến vì tình phụ hay không? Hay là Dung có tình ý với hai người một lúc một chính và một phụ  Smiley

5) Hành động này bất chấp các hậu quả có thể xảy ra với Dung, có phải là Dung dại dột hay vì thù hận hay vì lý do khác....?

6) Khi Tiến ra tù đến thăm Dung tại bệnh viện. Đây là một hành động xin lổi hay là ăn năn vì tình yêu hay vì thương hại.....
Nên hay không nên?

Xin mời quí anh chị tham gia cho vui.  ĐQ sẽ tổng hợp tất cả các bài tản mạn của mọi người cộng với ý kiến riêng chắc chúng ta sẽ có một bài tản mạn Khai Bút Đầu Năm hứng thú..
Back to top
 

1) Không mua hàng Made in China&&2) Không du lịch hay travel bằng hàng không China&&3) Không giao dịch và mua bán với China
 
IP Logged
 
BichDinh
Gold Member
*****
Offline


Tiên học lễ, hậu
học văn.

Posts: 1693
Gender: female
Re: Một ngày tình cũng trăm năm
Reply #125 - 12. Feb 2008 , 09:20
 
Quote:
Rất cảm ơn anh Nguyễn Toàn đã đáp ứng nhanh chóng trong phần tản mạn khai bút đầu năm. Các nhận xét của anh thật là tinh tế tuy nhiên ĐQ vẫn muốn nghe thêm các ý kiến khác về chuyện này.  Xin mời mọi người khác tham gia vào cho vui. 

Xin mời Tiểu Vũ Vi, Chị My, chị Phương Huệ, chị Phương Tần, chị Tuyết Ngô, anh Đại San , chị Bích Định cùng các anh chị khác xin tham gia tản mạn cho vui. Trước mua vui sau sẽ có quà  Smiley

Xin có vài câu hỏi gợi ý cho bài tản mạn :
1) Hành động của tác giả đối với Dung chỉ là chọc chơi hay là tán tỉnh Dung trong lúc Dung đến thăm bịnh nhân và nghe báo cáo mỗi ngày?

2) Tác giả có tình ý với Dung không? Hay chỉ lợi dụng Dung để giúp anh em bạn tù

3) Dung thuộc loại mẩu người như thế nào mà lại đem lòng yêu một kẻ chiến bại say đắm trong khi chắc chắn có những người trong cùng đơn vị theo đuổi?  Đó có phải là tình yêu hay không hay chỉ vì khát tình vì nhục dục?

4) Hành động của Dung lập gia đình với một tù nhân khác có phải là để trả thù Tiến vì tình phụ hay không? Hay là Dung có tình ý với hai người một lúc một chính và một phụ  Smiley

5) Hành động này bất chấp các hậu quả có thể xảy ra với Dung, có phải là Dung dại dột hay vì thù hận hay vì lý do khác....?

6) Khi Tiến ra tù đến thăm Dung tại bệnh viện. Đây là một hành động xin lổi hay là ăn năn vì tình yêu hay vì thương hại.....
Nên hay không nên?

Xin mời quí anh chị tham gia cho vui.  ĐQ sẽ tổng hợp tất cả các bài tản mạn của mọi người cộng với ý kiến riêng chắc chúng ta sẽ có một bài tản mạn Khai Bút Đầu Năm hứng thú..


Chào anh Đ Q,

Xin gửi ra lời bàn bạc cho vui đây ạ :

1) Trong câu chuyện không thấy tác giả có lời lẽ lã lơi đối với Dung nên không thể nói là tác giả tán tỉnh hay chọc chơị Hành động vẽ hình ảnh Dung là do nghệ sĩ tính' cuả người hoạ sĩ mà rạ Có lẽ khi tác giả thấy "hoa" đẹp thì vẽ và cũng có thể là do tâm lý mà ra;  nhất là khi hoa đẹp lại nở sai chỗ. Chỗ đây không phải vườn hoa Tao Đàn hay Thảo Cầm Viên ở Sài Gòn mà lại là trong rừng sâu nước độc cuả chế độ cộng sản.

2) Có thể có tình mà không có ý. Tình thương hại cho đoá hoa nở sai chỗ, tình thương tiếc cho một tuổi ngọc ngà mộng mơ đã bị che lấp vì lời lẽ tuyên truyền đi theo cộng sản. Còn nếu có ý thì tác giả đã ngã vào tay co ^ Dung rồị
Không thể nói tác giả lợi dụng Dung để giúp anh em bạn tù. Trong hoàn cảnh ở tù, làm sao lợi dụng được nhỉ. Có thể tác giả đã dựa vào tình cảm Dung dành cho mình mà hy vọng sẽ làm nhẹ bớt nỗi khổ đau cho bệnh nhân tù mà thôị Bằng chứng là trên Dung còn có cấp trên cuả nàng cơ mà.

3) Dẫu sao Dung cũng vẫn là người con gaí được lớn lên trong thời Viet Nam Cộng Hoà. Không it' thì nhiều Dung cũng còn giữ trong mình một phần đời cuả Nữ Sinh Gia Long. Nhất là lại bắt gặp mình trong tập vẽ cuả tác giả, cái hình ảnh dịu dàng yêu kiều đáng lẽ phải là Dung  Cô Gái Nữ sinh Gia Long với áo dài thướt tha, với giòng tóc tay trong gió, chứ không phải Dung Cán Bộ cho nên Dung đã có tình cảm với tác giả hơn. Tình cảm cuả Dung không phải là tình yêu và cũng không phải là nhục dục. Vì nếu là nhục dục thì Dung đã không để mất tác giả. Có lẽ Dung đang tìm gặp lại một đoạn đời mộng mơ mà đáng lẽ nàng có được, đã bị mất trong thời gian theo cộng sản.

4) Hành động này cuả Dung cũng giống như hành động  xưa kia khi Dung bỏ Sàig Gòn thương mến mà đi theo lời tuyên truyền cuả cộng sản thế thôị Chỉ là một hành động sai lầm lần thứ hai trong đời Dung. Có lẽ sau này ở Sài Gòn rồi, nàng nhìn đơì một cách khác.

5) Hành động này cũng chỉ là vấn đề tâm lý. Dung đã bị nhồi sọ toàn thù hận và trả thù. Lại nưã, Dung đang là kẻ chiến thắng trên phương diện chính trị Không lấy được tác giả thì phải lấy ngay người khác thay vàọ Dung đã để hành động bồng bột lầm lẫn một lần nưã.

6) Có thể là một cử chỉ cảm ơn và xin lỗị Cảm ơn cái tình cảm Dung dành cho tác giả, cảm ơn Dung đã có lúc rộng lòng nâng đỡ những tù nhân bịnh và xin lỗi vì tác giả là nhân vật chính cuả một khúc rẽ trong đời Dung. Có thể tác giả cũng có chút thương hại nhưng chắc không có tình yêụ Mà nếu có yêu, chỉ là yêu cái đẹp nhìn theo nghệ sĩ tính mà thôị Bằng chứng là tác giả đã giữ được sự thủy chung với vợ con.
Còn nên hay không nên? Vì vốn dĩ có nhiều điều tình cảm đi ngoài tầm tay cuả lý trí . Cái nên là khi xảy ra thì dùng lý trí và lương tâm chân thật mà đối xử với nhau.

Trả lời thế không biết có đúng ý nhà giám khảo không thưa anh Đ Q ?  Chỉ thấy thật tiếc cho một thời thanh xuân cuả Dung đã bị cướp đi trong thiên đàng mơ hồ cuả cộng sản . 

Thế mới biết sự giáo dục và chỉ bảo nào cũng  rất quan trọng trong những năm vưà mới lớn cuả tuổi thanh niên, thiếu nữ. Nó ảnh hưởng đến hành động cuả ta đến suốt cả cuộc đờị Bơỉ vậy nên các chị em LVD trong D Đ này rất biết ơn và thương kính qúy Cô, Thầy đã dạy dỗ chúng em ở LVD.

Vậy nha, chờ anh Đ Q trả lời xem có đúng ý tác giả hay giám khảo không nha.

Thân mến,
B Đ*
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Một ngày tình cũng trăm năm
Reply #126 - 12. Feb 2008 , 19:11
 
BichDinh wrote on 12. Feb 2008 , 09:20:
Chào anh Đ Q,

Xin gửi ra lời bàn bạc cho vui đây ạ :

1) Trong câu chuyện không thấy tác giả có lời lẽ lã lơi đối
với Dung nên không thể nói là tác giả tán tỉnh hay chọc chơị Hành động vẽ hình ảnh Dung là do nghệ sĩ tính' cuả người hoạ sĩ mà rạ Có lẽ khi tác giả thấy "hoa" đẹp thì vẽ và cũng có thể là do tâm lý mà ra;  nhất là khi hoa đẹp lại nở sai chỗ. Chỗ đây không phải vườn hoa Tao Đàn hay Thảo Cầm Viên ở Sài Gòn mà lại là trong rừng sâu nước độc cuả chế độ cộng sản.

2) Có thể có tình mà không có ý. Tình thương hại cho đoá hoa nở sai chỗ, tình thương tiếc cho một tuổi ngọc ngà mộng mơ đã bị che lấp vì lời lẽ tuyên truyền đi theo cộng sản. Còn nếu có ý thì tác giả đã ngã vào tay co ^ Dung rồị
Không thể nói tác giả lợi dụng Dung để giúp anh em bạn tù. Trong hoàn cảnh ở tù, làm sao lợi dụng được nhỉ. Có thể tác giả đã dựa vào tình cảm Dung dành cho mình mà hy vọng sẽ làm nhẹ bớt nỗi khổ đau cho bệnh nhân tù mà thôị Bằng chứng là trên Dung còn có cấp trên cuả nàng cơ mà.

3) Dẫu sao Dung cũng vẫn là người con gaí được lớn lên trong thời Viet Nam Cộng Hoà. Không it' thì nhiều Dung cũng còn giữ trong mình một phần đời cuả Nữ Sinh Gia Long. Nhất là lại bắt gặp mình trong tập vẽ cuả tác giả, cái hình ảnh dịu dàng yêu kiều đáng lẽ phải là Dung  Cô Gái Nữ sinh Gia Long với áo dài thướt tha, với giòng tóc tay trong gió, chứ không phải Dung Cán Bộ cho nên Dung đã có tình cảm với tác giả hơn. Tình cảm cuả Dung không phải là tình yêu và cũng không phải là nhục dục. Vì nếu là nhục dục thì Dung đã không để mất tác giả. Có lẽ Dung đang tìm gặp lại một đoạn đời mộng mơ mà đáng lẽ nàng có được, đã bị mất trong thời gian theo cộng sản.

4) Hành động này cuả Dung cũng giống như hành động  xưa kia khi Dung bỏ Sàig Gòn thương mến mà đi theo lời tuyên truyền cuả cộng sản thế thôị Chỉ là một hành động sai lầm lần thứ hai trong đời Dung. Có lẽ sau này ở Sài Gòn rồi, nàng nhìn đơì một cách khác.

5) Hành động này cũng chỉ là vấn đề tâm lý. Dung đã bị nhồi sọ toàn thù hận và trả thù. Lại nưã, Dung đang là kẻ chiến thắng trên phương diện chính trị Không lấy được tác giả thì phải lấy ngay người khác thay vàọ Dung đã để hành động bồng bột lầm lẫn một lần nưã.

6) Có thể là một cử chỉ cảm ơn và xin lỗị Cảm ơn cái tình cảm Dung dành cho tác giả, cảm ơn Dung đã có lúc rộng lòng nâng đỡ những tù nhân bịnh và xin lỗi vì tác giả là nhân vật chính cuả một khúc rẽ trong đời Dung. Có thể tác giả cũng có chút thương hại nhưng chắc không có tình yêụ Mà nếu có yêu, chỉ là yêu cái đẹp nhìn theo nghệ sĩ tính mà thôị Bằng chứng là tác giả đã giữ được sự thủy chung với vợ con.
Còn nên hay không nên? Vì vốn dĩ có nhiều điều tình cảm đi ngoài tầm tay cuả lý trí . Cái nên là khi xảy ra thì dùng lý trí và lương tâm chân thật mà đối xử với nhau.

Trả lời thế không biết có đúng ý nhà giám khảo không thưa anh Đ Q ?  Chỉ thấy thật tiếc cho một thời thanh xuân cuả Dung đã bị cướp đi trong thiên đàng mơ hồ cuả cộng sản .  

Thế mới biết sự giáo dục và chỉ bảo nào cũng  rất quan trọng trong những năm vưà mới lớn cuả tuổi thanh niên, thiếu nữ. Nó ảnh hưởng đến hành động cuả ta đến suốt cả cuộc đờị Bơỉ vậy nên các chị em LVD trong D Đ này rất biết ơn và thương kính qúy Cô, Thầy đã dạy dỗ chúng em ở LVD.

Vậy nha, chờ anh Đ Q trả lời xem có đúng ý tác giả hay giám khảo không nha.

Thân mến,
B Đ*


http://i187.photobucket.com/albums/x78/tuyetngo/votay.gift=1202882754http://i187.photobucket.com/albums/x78/tuyetngo/votay.gift=1202882754http://i187.photobucket.com/albums/x78/tuyetngo/votay.gift=1202882754http://i187.photobucket.com/albums/x78/tuyetngo/votay.gift=1202882754http://i187.photobucket.com/albums/x78/tuyetngo/votay.gift=1202882754
http://i187.photobucket.com/albums/x78/tuyetngo/votay.gift=1202882754http://i187.photobucket.com/albums/x78/tuyetngo/votay.gift=1202882754http://i187.photobucket.com/albums/x78/tuyetngo/votay.gift=1202882754http://i187.photobucket.com/albums/x78/tuyetngo/votay.gift=1202882754http://i187.photobucket.com/albums/x78/tuyetngo/votay.gift=1202882754


Wow! Lời bàn bạc của Bích Định thật hay ho quá ! Rất tâm đắc với B Đ câu kết : "vốn dĩ có nhiều điều tình cảm đi ngoài tầm tay cuả lý trí . Cái nên là khi xảy ra thì dùng lý trí và lương tâm chân thật mà đối xử với nhau."    " Thế mới biết sự giáo dục và chỉ bảo nào cũng  rất quan trọng trong những năm vưà mới lớn cuả tuổi thanh niên, thiếu nữ. Nó ảnh hưởng đến hành động cuả ta đến suốt cả cuộc đờị Bơỉ vậy nên các chị em LVD trong D Đ này rất biết ơn và thương kính qúy Cô, Thầy đã dạy dỗ chúng em ở LVD."

Mọi người ơi ! Chúng ta vỗ tay thật to cho Học  Trò Ngoan Bích Định nha Cheesy Cheesy Cheesy Cheesy. http://i187.photobucket.com/albums/x78/tuyetngo/votay.gift=1202882754
Back to top
« Last Edit: 13. Feb 2008 , 05:33 by admin »  
 
IP Logged
 
phuonghue
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3251
Gender: female
Re: Một ngày tình cũng trăm năm
Reply #127 - 13. Feb 2008 , 04:49
 
tuyet_ngo wrote on 12. Feb 2008 , 19:11:
http://i187.photobucket.com/albums/x78/tuyetngo/votay.gift=1202882754http://i187.photobucket.com/albums/x78/tuyetngo/votay.gift=1202882754http://i187.photobucket.com/albums/x78/tuyetngo/votay.gift=1202882754http://i187.photobucket.com/albums/x78/tuyetngo/votay.gift=1202882754http://i187.photobucket.com/albums/x78/tuyetngo/votay.gift=1202882754
http://i187.photobucket.com/albums/x78/tuyetngo/votay.gift=1202882754http://i187.photobucket.com/albums/x78/tuyetngo/votay.gift=1202882754http://i187.photobucket.com/albums/x78/tuyetngo/votay.gift=1202882754http://i187.photobucket.com/albums/x78/tuyetngo/votay.gift=1202882754http://i187.photobucket.com/albums/x78/tuyetngo/votay.gift=1202882754


Wow! Lời bàn bạc của Bích Định thật hay ho quá ! Rất tâm đắc với B Đ câu kết : "vốn dĩ có nhiều điều tình cảm đi ngoài tầm tay cuả lý trí . Cái nên là khi xảy ra thì dùng lý trí và lương tâm chân thật mà đối xử với nhau."    " Thế mới biết sự giáo dục và chỉ bảo nào cũng  rất quan trọng trong những năm vưà mới lớn cuả tuổi thanh niên, thiếu nữ. Nó ảnh hưởng đến hành động cuả ta đến suốt cả cuộc đờị Bơỉ vậy nên các chị em LVD trong D Đ này rất biết ơn và thương kính qúy Cô, Thầy đã dạy dỗ chúng em ở LVD."

Mọi người ơi ! Chúng ta vỗ tay thật to cho Học  Trò Ngoan Bích Định nha Cheesy Cheesy Cheesy Cheesy. http://i187.photobucket.com/albums/x78/tuyetngo/votay.gift=1202882754



Tuyết Ngố à ,
Bà vỗ tay xong thì cũng phải nộp bài đi chứ. Bà cũng có tên trong danh sách kìa  Cheesy
Back to top
« Last Edit: 13. Feb 2008 , 05:34 by admin »  
 
IP Logged
 
phuonghue
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3251
Gender: female
Re: Một ngày tình cũng trăm năm
Reply #128 - 13. Feb 2008 , 04:57
 
...


Xin chào TVV ,
PH hái mấy bông hoa từ hội hoa Đà Lạt để tặng cô chủ nhà yêu hoa màu tím nhân ngày Valentine đến. Thấy TVV cuối cùng đã kiếm đường vào được mê hồn trận bên Ma Cung của mấy CN rồi  Grin. Kỳ này anh Đ Q ra bài gọi tên từng người nên mấy CN phải khăn gói qua đây nộp bài ồn ào quá ,TVV đừng phiền nha. Thực ra mấy nay PH chờ cô chủ nhà nộp bài trước tại vì tiền chủ , hậu khách mà  Roll Eyes. Hôm nay B Đ mở đầu rồi nên sẵn dịp PH cũng xí xọn vài câu nha  Cheesy
Back to top
 
 
IP Logged
 
phuonghue
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3251
Gender: female
Re: Một ngày tình cũng trăm năm
Reply #129 - 13. Feb 2008 , 06:09
 
Quote:

Chuyện Tình Cô Y Sĩ Công An

Chu Tất Tiến


Có thể nói chỉ cần đọc cái tựa của truyện ngắn này là chúng ta có thể đoán được phần nào câu chuyện. Nếu thực là câu chuyện tình yêu thì đâu còn nghỉ đến những yếu tố chính trị , nghề nghiệp , màu da ngôn ngữ..nữa.PH nghỉ anh Đ Q có lẽ muốn nói về phương diện tình cảm hơn nên để PH thử tưởng tượng mình là Dung đi nha. Theo PH đây là 1 chuyện tình đơn phương đáng tội nghiệp.Có lẽ Dung đã  thấy được chuyện của 2 người ngay từ lúc đầu :
Chưa quen mà đã mất
Nói gì đến mai sau
(thơ MDHT)
bởi vì T đã có vợ con và 2 chiến tuyến quá rõ ràng và có lẽ Dung cũng hiểu đối với Tiến và những người tù cải tạo " làm gì có chuyện ái tình với người CS". Sự lạnh lùng lúc ban đầu là để che dấu sự yếu đuối của 1 người con gái trong bối cảnh làm việc lúc đó. Phải dựng lên 1 bức tường ,phải bảo vệ lấy mình , phải đề phòng ...Bức tường đã bị sụp đỗ không phải 1 sớm 1 chiều và cũng không phải từ 1 phía bởi vì Dung đâu phải là 1 đứa con gái ngây thơ mới lớn lên nhưng lại là người đã trãi qua bao nhiêu hoàn cảnh khác nhau trong cuộc sống. Với nhan sắc và học vấn của D , chắc hẵn không thiếu người say mê theo đuổi. D đã bị T chinh phục ngay cả trước khi T ra tay đùa giỡn , như lần thấy T ngồi đàn , nhớ gia đình và rơi nước mắt , rồi phong cách của T ( PH rất phục tác giả CTT sau khi đọc bài viết gởi cho Nguyễn T Dũng nên PH nghỉ phải có 1 cái gì đó về con người này làm cho người ta nễ phục ).Đến khi T bắt đầu trò đùa thì D đã lún quá sâu rồi. D lớn lên là 1 cô nữ sinh Gia Long nên cũng như bao nhiêu cô gái khác rất dễ bị dụ dỗ bởi mấy tài vặt của mấy anh con trai như là đánh đàn , vẽ tranh , rồi còn làm bình hoa nữa.. chưa kể vẽ bất cần của T. Trong tình yêu mình chạy thì nó đuổi , mình đuổi thì nó chạy , và với D yêu là bất chấp hậu quả , yêu là cho tất cả. Nếu T không bị bạn bè nói khích và tham gia trò chơi thì chắc D đã không tiến xa hơn. PH nghĩ T chẳng có yêu D đâu dù có 1 chút kích thích bởi đôi mắt lá răm hay những yếu tố khác do hoàn cảnh tạo nên. Nhưng có thể vì lòng chung thủy của T với gia đình làm cho D càng bị lôi cuốn. Có thể D cũng đã biết chuyện tình sẽ không có đoạn kết nên chỉ muốn sống cho hiện tại mà thôi , D chưa bắt T phải ly dị vợ hay cưới D mà? (Í da ,nói nhiều quá , hơn 150 chữ rồi )
Kết luận trả lời tiếp mấy câu hỏi của anh Đ Q. Lúc D lập gia đình có lẽ không phải vì 2 lý do mà anh Đ Q đã nói mà nhiều khi chỉ để tìm quên , con gái lúc thất tình thì chỉ biết tự làm khổ mình mà thôi dù rằng D đã bảo T : "Anh độc ác quá ! Em thù anh.." T độc ác thiệt đó , khi T tìm thăm D có lẽ chỉ là lòng tò mò muốn biết D đã ra sao , có lẽ 1 chút ăn năn thương hại , mong rằng D có hạnh phúc để mình bớt khó chịu..Nhưng có lẽ D cũng hiểu
Tình yêu một lỡ mười lầm
Trách người..hay trách bản thân cũng thừa..
(st)
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: Một ngày tình cũng trăm năm
Reply #130 - 13. Feb 2008 , 22:13
 
phuonghue wrote on 13. Feb 2008 , 04:49:
Tuyết Ngố à ,
Bà vỗ tay xong thì cũng phải nộp bài đi chứ. Bà cũng có tên trong danh sách kìa  Cheesy


  Cheesy Thưa "Cô giáo PH", học trò T. Ngố nộp bài đây. Ráng đọc nghe "Cô giáo"  Cheesy

~>~>~>~




Cám ơn anh ĐQ tặng cho độc giả d/đ LVD 2 câu chuyện tình " lâm li bi đát” gắn bó với lịch sử, xã hội & văn hóa của nguời Sài gòn sau ngày đau thương ,bi hận tràn đầy 30-04-75

Chuyện tình thứ nhất : Thành & Huyền, TN cầu nguyện "châu về hiệp phố”, cho 2 người hát nốt bản Thương Tình Ca . Đây là " Một Ngày Tình cũng Trăm Năm". Vì ngoài tình yêu còn bổn phận làm cha của Thành đối với 2 đứa con của Th. & H nữa. Không nên vì sợ lỗi đạo với cô thôn nữ Long Xuyên mà Thành phải "ngoại tình trong tư tưởng". Nhỡ khi nằm cạnh "cô thôn nữ" mà gọi " Huyền ơi! Huyền à !" thì cô thôn nữ  đau khổ biết dường nào !!!

Chuyện tình thứ hai : Tiến & Dung  không phải là cuộc tình một ngày tình cũng trăm năm. Dung có thể là tiêu biểu cho cô gái bồng bột : khi là NS Gia Long Dung đã bỏ trường , bỏ lớp đi theo "chủ thuyết bánh vẽ của CS". Rồi đến khi yêu không được đáp lại ,  bèn chuyển yêu thành thù hận, trả thù bằng cách lấy Thiếu tá Th. là một người tù khác làm chồng.
Có thể như ý kiến của PH : đây là  mối tình đơn phương của Dung. Dung yêu đậm nên Dung  hận nhiều. Giá  mà Dung đừng lấy chồng ngay. Dung cứ ấp ủ , cuộn mình trong chăn rưng rức gậm nhấm tình yêu của mình để thưởng thức thú đau thương. Cry Cry " tiểu tư sản ". Vài năm sau hãy lấy chồng thì hay biết bao!
Với Tiến :   sự  rung động của Tiến đối với  Dung không thuần là tình yêu. Vì Tiến  luôn nghĩ đến "vợ nhà ". Có thể ví Tiến như  "cánh bướm trong vườn hoa" . 
Tiến không nên tìm gặp lại Dung  dù chỉ là tò mò hay để cám ơn  hoặc là để chi..chi..???

Nếu  vợ của Tiến & chồng của Dung biết được  thì thật là phiền phức .  Angry Lips Sealed

Đề nghị  anh ĐQ đặt thêm một câu hỏi là. Tại sao Tiến  phải đến ngay b/v Chợ Rẫy tìm Dung ?

Một lần nữa cám ơn anh Đ Q đã bày  ra " Lời bàn Mao Tôn Cương" để cả nhà thêm vui nhộn   Cheesy

Chào Anh Đ Q, 

TN
Back to top
 
 
IP Logged
 
DoQuan
Gold Member
*****
Offline


Boycott Red China

Posts: 681
Re: Một ngày tình cũng trăm năm
Reply #131 - 14. Feb 2008 , 09:20
 
Rất vui mừng khi thấy các chị Bích Định, Phương Huệ và Tuyết Ngô vào tản mạn cho ly càfe bốc khói mùi tình ái vừa thơm vừa khét của những trút trắc của cuộc đời .
Đã có đọc qua các bài tản mạn rồi, rất thú vị ở những cách suy nghĩ của mọi người.

Chưa có giờ để tản mạn lại hy vọng sau cuối tuần này vì ĐQ đang bận tổ chức thuyết trình và văn nghệ đấu tranh về Hoàng, Trường Sa tại địa phương . 

Chuyến này tác giả lên trình bày Thù này quyết phải trả hy vọng có bà con vỗ tay.  Smiley

Còn ai muốn tản mạn xin mời tham gia cho vui nhen.
Câu hỏi của chị TN đưa lên cũng khá hay nếu ai muốn trả lời ...
Dài hơn 150 chữ cũng hông sao nhen  Smiley Trước chỉ sợ người viết không có ý , bây giờ thì ý và chữ tuôn ào ào  Grin
Back to top
 

1) Không mua hàng Made in China&&2) Không du lịch hay travel bằng hàng không China&&3) Không giao dịch và mua bán với China
 
IP Logged
 
Thuc-Khanh
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 839
Re: Một ngày tình cũng trăm năm
Reply #132 - 14. Feb 2008 , 10:18
 
Quote:
Rất vui mừng khi thấy các chị Bích Định, Phương Huệ và Tuyết Ngô vào tản mạn cho ly càfe bốc khói mùi tình ái vừa thơm vừa khét của những trút trắc của cuộc đời .
Đã có đọc qua các bài tản mạn rồi, rất thú vị ở những cách suy nghĩ của mọi người.

Chưa có giờ để tản mạn lại hy vọng sau cuối tuần này vì ĐQ đang bận tổ chức thuyết trình và văn nghệ đấu tranh về Hoàng, Trường Sa tại địa phương .  

Chuyến này tác giả lên trình bày Thù này quyết phải trả hy vọng có bà con vỗ tay.  Smiley

Còn ai muốn tản mạn xin mời tham gia cho vui nhen.
Câu hỏi của chị TN đưa lên cũng khá hay nếu ai muốn trả lời ...
Dài hơn 150 chữ cũng hông sao nhen  Smiley Trước chỉ sợ người viết không có ý , bây giờ thì ý và chữ tuôn ào ào  Grin

hì hi.. bi giờ tới phiên em Út Thêm nè. Mấy bữa chưa thấy chị nào bàn tán nên em hổng dám "hỗn hào" nhảy dzô.

Theo em thì ông Tiến chỉ có cảm tình với cô D thôi chứ hoàn toàn ko có tình yêu. Em cũng rất cảm phục thái độ của ông T. "Mèo mà chê mỡ " , khâm phuc , khâm phục...Nhứt là ông T lại ở trong hoàn cảnh "trên đe , dưới búa " mà vẫn giữ vững được lập trường thiệt là 1 chuyện hiếm có trên đời. Ông T chỉ muốn giỡn chơi cho qua ngày tháng thôi. Nếu cô D có cảm tình với ông T & cho ông T về sớm thì tốt còn không thì thôi , chẳng hại gì hết. Nếu cô D mà khéo léo , tế nhị , nhẹ nhàng hơn thì chắc đã làm cho ông T xiêu lòng rồi.
Đằng này cô D lại "tấn công" mạnh mẽ theo kiểu của 1 người ỷ mình có quyền có thế. Kiểu ép buộc của cô D đã làm cho ông T run sợ , không còn cảm tình với D nữa. Vì câu chuyện này kể về 1 cô có chức có quyền đi tán tỉnh 1 người đàn ông nên làm độc giả không thấy bất mãn với cô gái mà lại làm cho mình thấy "tội nghiệp" nữa. Nhưng nếu câu chuyện kể về 1 ông có chức tước mà đi dụ dỗ 1 người dưới quyền mình thì thế nào cũng bị phản đối dữ rồi đó. Cái này bên đây gọi là...."sexual harassement"  Grin
hi hi..Không biết em có đi lạc đề chưa nữa há !!
Bởi vậy em thấy D không có gì đáng được thương hại hết. D đã hoàn toàn thấm nhuần chủ nghĩa "thực dụng" của CS rồi. D không còn là 1 cô nữ sinh GL ngày nào nữa rồi vì D không nghĩ gì tới tình nghĩa vợ chồng của ông T. D chỉ muốn chiếm đoạt "thể xác " của ông T thôi chứ không cần tâm hồn vì người CS không hề coi trọng vấn đề này.
Không biết đã quá 150 chữ chưa đây... Huh
Còn chị TN hỏi là ông T đi tìm D ở b/v làm chi??? Em nghĩ là ông T chỉ hối hận với trò chơi đùa cợt của mình đã làm cho cuộc đời của 1 cô gái đi vào ngõ hẹp nên muốn gặp lại để cáo lỗi thôi. Ông T cũng có thể tò mò muốn coi thử bây giờ D không còn "hét ra lửa " nữa thì cô ta sẽ đối xử với ông ra sao vậy mà !
Hy vọng mấy chục dòng tản mạn tào lao của em sẽ không bị giám khảo....cốc cho lủng đầu.....gối nha !  Wink Có cốc thì cốc chị PH tại chị PH xúi em đó !!!! Tongue

Em xin vỗ tay + chân nữa ủng hộ anh Đ Q nghe ! Chúc anh thành công rực rỡ.
Back to top
« Last Edit: 14. Feb 2008 , 10:37 by Thuc-Khanh »  
 
IP Logged
 
BichDinh
Gold Member
*****
Offline


Tiên học lễ, hậu
học văn.

Posts: 1693
Gender: female
Re: Một ngày tình cũng trăm năm
Reply #133 - 14. Feb 2008 , 14:27
 
Quote:
Rất vui mừng khi thấy các chị Bích Định, Phương Huệ và Tuyết Ngô vào tản mạn cho ly càfe bốc khói mùi tình ái vừa thơm vừa khét của những trút trắc của cuộc đời .
Đã có đọc qua các bài tản mạn rồi, rất thú vị ở những cách suy nghĩ của mọi người.

Chưa có giờ để tản mạn lại hy vọng sau cuối tuần này vì ĐQ đang bận tổ chức thuyết trình và văn nghệ đấu tranh về Hoàng, Trường Sa tại địa phương .  

Chuyến này tác giả lên trình bày Thù này quyết phải trả hy vọng có bà con vỗ tay.  Smiley

Còn ai muốn tản mạn xin mời tham gia cho vui nhen.
Câu hỏi của chị TN đưa lên cũng khá hay nếu ai muốn trả lời ...
Dài hơn 150 chữ cũng hông sao nhen  Smiley Trước chỉ sợ người viết không có ý , bây giờ thì ý và chữ tuôn ào ào  Grin


Chào anh Đ Q, 

Có B Đ vỗ tay cổ võ hoan hô đây ạ. Chúc thành công,  mọi việc như đúng ý như chương trình xếp đặt.

Thân ái,
B Đ*
Back to top
 
 
IP Logged
 
DoQuan
Gold Member
*****
Offline


Boycott Red China

Posts: 681
Re: Một ngày tình cũng trăm năm
Reply #134 - 17. Feb 2008 , 11:30
 
BichDinh wrote on 14. Feb 2008 , 14:27:
Chào anh Đ Q,  

Có B Đ vỗ tay cổ võ hoan hô đây ạ. Chúc thành công,  mọi việc như đúng ý như chương trình xếp đặt.

Thân ái,
B Đ*

Cảm ơn chị Bích Định đã vỗ tay tán thưởng.

Hôm qua vì mưa và lạnh quá nên số người đi không như dự tính nhưng tất cả mọi người đều ở lại đến giờ phút chót và nhiệt tình tham gia với các câu hỏi với thuyết trình viên .

Thù này quyết phải trả đã được tác giả "hét" ầm ỉ cũng được bà con vỗ tay ồn ào tán thưởng, Hy vọng bà con nghe rồi thì nhớ được ba chữ Boycott Red China vì ĐQ gào 3 chữ này rất to:) Grin
Back to top
 

1) Không mua hàng Made in China&&2) Không du lịch hay travel bằng hàng không China&&3) Không giao dịch và mua bán với China
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 7 8 9 10 11 12
Send Topic In ra