Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - NGÀY TỰU TRƯỜNG  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra
NGÀY TỰU TRƯỜNG (Read 1014 times)
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
NGÀY TỰU TRƯỜNG
06. Jun 2007 , 08:51
 
NỖi BUỒN MÙA THU  
phạm tín an ninh

Có lẽ những chiếc lá mùa thu đã nhuộm vàng phần lớn thi ca nhân lọai. Và dường như nếu không có mùa thu thì những cuộc tình sẽ không còn lãng mạn, thế gian này sẽ không có mặt của thi nhân. Ông Văn Cao đã khởi đầu sự nghiệp của mình bằng " Buồn Tàn Thu” để rồi cuộc đời của người nghệ sĩ tài hoa này cũng tàn theo Giai Phẩm Mùa Thu (trong Nhân Văn Giai Phẩm). Ông mất đi trong cảnh khốn cùng để lại cho đời một kho tàng âm nhạc quí giá , cùng sự thương tiếc ngậm ngùi và bao điều suy ngẫm. “ Cây đại thụ” Phạm Duy phỏng theo một bài thơ Tây, phổ bản "Mùa Thu Chết”, để rồi tên tuổi cũng đã chết theo mùa thu ở cái "thị trấn giữa đàng" bên tận xứ Cali, bởi cái tính kênh kiệu và nói năng đôi điều phản trắc, chỉ để lại cho những người từng hâm mộ ông sự chua xót, bẽ bàng. Ở Việt nam ta, nếu " con nai vàng ngơ ngác đạp trên lá vàng khô “đã làm nên Lưu Trọng Lư, thì bên Tây "Les Feuilles Mortes” đã khắc sâu tên tuổi Jacques Prévert trong lòng những người mê thơ, yêu nhạc.
Riêng cái thằng vừa nhà quê vừa ít chữ như tôi dĩ nhiên không thể nào làm nỗi một câu thơ và cũng chẳng mò ra được một nốt nhạc, vậy mà tâm hồn lại rất dễ bị đắm chìm trong những lời thơ tiếng nhạc - đặc biệt có Mùa Thu trong đó. Nhưng trong tất cả những tác phẩm có bóng dáng Mùa Thu trên thế gian này, cái bài làm tôi xúc động nhất, thuộc lòng từ thời tấm bé, không phải là thơ, là nhạc, của ta hay tây, mà lại là một bài văn xuôi rất …học trò của ông Thanh Tịnh .

“ Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được……….
Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp……."

Không biết ngày ấy ông Thanh Tịnh ở tận nơi đâu, mà sao cái cảnh ngày đầu tiên ông đi học giống tôi như đúc. Tôi cũng được mẹ nắm tay dẫn đi trên con đường làng Phú Hội, cũng vào một buổi sáng có ( một chút) sương thu và gió lạnh.

Một năm sau mẹ tôi qua đời, bỏ lại tôi một mình đi trên con đường dài và hẹp đó với bóng dáng yêu dấu của bà. Rồi cũng một năm sau nữa, cha tôi đang dạy học ở trường PhápViệt thì được Việt Minh đưa ra Liên Khu Năm làm "công tác xóa nạn mù chữ". Tôi trở thành thằng bé mồ côi, phải về ở với ông bà nội. Mỗi ngày tôi vẫn đi trên con đường làng ấy, nhưng bây giờ tôi đến trường cùng một đám anh em bà con trạc tuổi. Sau này, trong đám học trò dưới mái trường làng ngày ấy có vài thằng lên núi đi làm ..kách mệnh, có đứa sớm thành liệt sĩ ; nhiều đứa làm quan làm lính cộng hòa, cũng có lắm thằng đuợc Tổ Quốc Ghi Ơn ; đám còn lại là nông dân năm tháng soi mặt với ruộng đồng, nhưng cũng có thằng trở thành giáo sư, bác sĩ, lấy vợ rồi đóng đô luôn ở chốn thị thành, lâu lâu dắt díu nhau về thăm làng cũ.

Vậy mà cái tình đồng môn của thời thơ ấu đó lại keo sơn gắn bó đến không ngờ. Mấy ông nông dân có con cháu đi lính, được mấy ông bạn nhà binh nhận về đơn vị chở che, xuống thành phố đi học có mấy ông bạn thầy giáo hướng dẫn lo trường lo lớp, nơi ăn chốn ở ; đau bệnh thì có mấy thằng bác sĩ chăm sóc thuốc men, xin vào nhà thuơng miễn phí. Mấy thằng làm quan lâu lâu về quê chở cả đám nông dân ra thành phố tập tễnh ăn chơi cho biết cái sự đời . Quân với dân còn hơn cả cá với nước.

Rồi đùng một cái , tháng 4/75, bão tố bất ngờ ập xuống, kéo theo cơn lốc đổi đời, cũng có niềm vui tương phùng nhưng cũng có nhiều bi thảm : Mấy ông bạn trên núi hồ hởi về nắm chính quyền, mấy ông nông dân vốn bao năm an nhàn với dồng áng bây giờ lại được mấy ông bạn chính quyền ưu ái khuyên nên làm gương mang hết ruộng đất sung vào hợp tác xã, giúp những thằng bạn cũ sớm trở thành vô sản, hầu cùng nhau " tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc " lên thế giới đại đồng . Mấy ông lính, ông thầy, ông bác sĩ tự dưng trở thành " những con nai vàng ngơ ngác ", cuốn gói về quê nương náu để đợi chờ số phận, lại được mấy ông bạn nông dân ngày trước cho gạo cho tiền, chí ít cũng đãi đằng được một chầu thịt gà rượu đế, tiễn đồng môn cũ đi vào "trường cải tạo". Một ít vào trường sơ cấp, trung cấp trong nam, số còn lại được ưu ái ra trường cao cấp tận vùng núi rừng Việt Bắc.

Sau sáu, tám , rồi mười năm, thằng nào còn sống mang tấm thân tàn tạ ra tù, kẻ thì vượt biển, người thì đi diện HO, lưu lạc tha phương, bỏ lại sau lưng con đường quê, ngôi trường làng cũ với biết bao kỷ niệm êm đềm. Đất khách gặp nhau, chỉ còn biết vỗ vai an ủi :

Qua cơn mờ mịt binh đao
đứa còn đứa mất ba đào tang thuơng
Lạc loài trên chính quê hương
thôi thì gió cuốn mười phương cũng đành

Định cư xong, lo góp tiền gom bạc gởi về cứu đói mấy ông bạn nông dân , bây giờ đã bạc cả mái đầu mà còn trắng cả đôi tay. Còn mấy ông sớm chọn cho mình lý tưởng, bỏ trường lên núi hồi còn son trẻ, bây giờ một số phục viên về nằm nghỉ mát, mỗi ngày uống trà ngắm mấy cái " bằng khen", mấy cái huy chương "dũng sĩ" treo trên vách mà suy ngẫm cuộc đời, vui buồn lẫn lộn .

Rồi cũng vào một mùa thu, từ đất khách tôi về lại quê hương. " Mùa thu năm ấy tôi ra đi, mùa thu này nữa tôi..trở về". Khoảng cách giữa hai mùa thu .. vậy mà cũng đã hai mươi năm.Tôi về để tìm lại ngôi mộ của cha tôi được mấy người bạn tù chôn cất sơ sài trên núi bên ngoài trại cải tạo Đá Bàn. Ông đã chết sau hai năm bị giam trong trại tù này, cũng vào một ngày cuối thu ảm đạm. Tôi nhờ người cải táng, đưa ông về nằm bên cạnh mẹ tôi và ông bà nội trong nghĩa trang gia tộc .

Tôi đi một vòng thăm lại làng xưa. Đám bạn bè cũ bây giờ chẳng còn mấy đứa, thằng chết, kẻ ra đi, gởi thân khắp bốn phương trời. Hôm nay, tôi lại đi trên con đường làng cũ, vẫn con đường dài và hẹp mà ngày xưa mẹ tôi âu yếm dắt tay tôi tới lớp. Hôm nay cũng có nhiều sương thu và gió lạnh, tôi đi một mình trơ trọi, chỉ còn đâu đây bóng dáng, tiếng nói tiếng
cười của đám bè bạn ngày trước

Tôi về đứng trước ngôi trường cũ
nhìn xuống làng xưa chạnh nỗi niềm
nhấp nhô những mái nhà rêu phủ
thương hải tang điền mấy biến thiên
Tôi về xuôi một dòng sông chảy
con nước vô tình lặng lẽ trôi
hiểu nghĩa cuộc đời đành không thể
hai lần tắm ở một dòng thôi
… Tôi về - có phải sông về biển
sao nghe từng con sóng não nề
như thể bây giờ là cổ tích
tôi về - chỉ gặp lại mình . . .tôi

Nghe nói nhờ tiền tài trợ của Ngân Hàng Thế Giới, nên ngôi trường vừa dược xây cất lại khang trang. Có lẽ học sinh cũng vừa mới tựu trường, nên cờ xí khẩu hiệu còn đỏ cả sân trường. Cái trường mang tên làng làng Phú Hội ngày xưa bây giờ đã được đổi tên thành "Trường PTCS Lê văn Tám". Nhìn các em bé sắp hàng vào lớp mà lòng tôi cứ bâng khuâng. Không phải vì vừa mới tìm lại được bóng dáng của mình ngày trước, mà vì thấy thương và tội nghiệp cho các cháu học trò.

Không biết mỗi ngày phải học thuộc lòng những bài thơ ngợi ca những lãnh tụ, anh hùng , những bài thơ kiểu "Khóc ông Lê Nin" của nhà thơ lớn Tố Hữu, có bao nhiêu em đã " từ ấy trong tôi bừng nắng hạ, mặt trời chân lý chói qua tim" (thơ T.H) , và liệu các em có còn nhớ đuợc cái bài văn xuôi " hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc.." hồn nhiên và dễ thương của ông Thanh Tịnh mà thế hệ cha ông ai cũng nằm lòng ? Các em có xót xa khi biết trường của các em mang tên "anh hùng Lê văn Tám".mà các em được dạy như là một tấm gương., lại là một người không hề có thật .( mà chỉ là nhân vật trong phim truyện của đạo diễn Phan Vũ ( Xem báo Thế Giới (Hà Nội) số 39 (154) ngày 27/9/04 , trang 22-23, website Talawas ngày 11..10. 04 tác giả Quang Hùng, đài BBC chương trình ngày 15.10.04)

Rồi mới đây bà hiệu trưởng Trần Thanh Vân đầy quyền uy ( dưới những ô dù) kéo theo một nhóm thầy cô vây cánh của trường chuyên Lê Quí Đôn nào đó ở "thành phố mang tên Bác" thản nhiên lấy tiền đô la, làm hồ sơ ma nhận cả một đám học trò dốt nát, con cháu của những đại gia và các ngài quan lớn (trong đó có con trai của đồng chí chánh thanh tra sở giáo dục thành phố) vào ngôi trường chuyên một thời có tiếng .

Tôi nghiệp, chẳng lẽ mới lớn lên, các em đã phải học những điều gian dối, và tương lai các em sẽ ra sao với một nền giáo dục và văn hóa "phong bì " ?

Cũng may mà các em còn bé và ở tận một vùng quê, nên không biết nhiều về đạo đức của các nhà “mô phạm”, những “ nhất tự vi sư bán tự vi sư “ một thời được dân chúng trải chiếu hoa mời ngồi dưới mái đình làng .

Ngoài Hà Nội, có lẽ vì thành phố thủ đô trử tình với mùa thu và hương hoa sửa, nên ông thầy già trưởng khoa Đỗ Tư Đông “khả kính” ở trường Cao đẳng Truyền Thanh Truyền Hình nhà nước "lấy điểm gạ tình" một số nữ sinh viên . Thầy chỉ cho điểm cao khi nào trò hoàn thành nhiệm vụ "trả bài" cho thầy trong khách sạn !

Dưới cái tỉnh Bình Phước mới toanh, nên thầy Lê Hoàng Sang, hiệu trưởng trường Lê văn Tám (lại Lê Văn Tám!) cũng vừa làm một điều vô cùng tân tiến: bắt các cô giáo chưa chồng phải uống rượu cùng các quan lớn địa phương, bất kể trưa chiều hay trước giờ lên lớp. Nếu lỡ gọi các quan già bằng"chú" mà không phải bằng "anh" thì bị thầy hiệu trưởng nạt nộ đòi kỷ luật.

Mới đây trên đài BBC, ông Tạ Phong Tần, cán bộ sở thuơng Mại Du Lịch Bạc Liêu, sau một khóa được đào tạo tại chức, đã công khai tuyên bố :" Không ít tiến sĩ, thạc sĩ là những người biết diễn đạt những điều đơn giản trở thành khó hiểu hoặc không ai hiểu nỗi " (nguyên văn)

Cầu mong cho các em học trò nhỏ ở quê tôi không nghe được mấy cái tin "vui"này đăng đầy trên các tờ báo trong nước, để còn thấy mùa thu trên quê nghèo vần còn một chút thơ mộng dễ thương.

Trước khi rời khỏi quê hương, tôi ghé lên thành phố thăm thằng bạn học cũ, trước kia là một giáo sư tóan-lý-hóa nỗi tiếng của một trường trung học lớn., Bây giờ ngồi bán thuốc lá ở vỉa hè. Con cái nó cũng đã nghỉ học từ lâu để lăn vào cuộc sống, nên mấy cái bằng cử nhân toán nó chỉ còn dùng để ..gói thuốc lá. Bỗng dưng tôi nhớ tới bài thơ của một ông nhà thơ nào trong nước mà lòng thấy ngậm ngùi:

"Thầy có nhớ con không...?"
Tôi giật mình nhận ra người đàn ông áo quần nhếch nhác
người đàn ông gầy gò ngồi sau tủ thuốc ven đường.
"Thầy còn nhớ con không...?"
Câu lặp lại rụt rè rơi vào im lặng
hoa phượng tháng Năm rơi đầy vỉa hè
rụng xuống trên vai người thầy học cũ
"không... xin lỗi.. ông lầm...
Tôi chưa từng dạy học
Xin thối lại ông tiền thuốc... cám ơn!"
Cuộc sống cho ta nhiều quên, nhớ, vui, buồn
Thầy học cũ mười năm không lầm được
Thầy học cũ ngồi kia giấu mình sau tủ thuốc
giấu mình sau hoa phượng rụng buồn tênh.
Con biết nói gì hơn, đứa học trò tôn sư
người Thầy cũ lại chối từ kỷ niệm,
chối từ những bài giảng dạy con người đứng thẳng,
biết yêu anh em - đất nước - xóm giềng.
Đứa học trò vào đời với trăm nghìn giông bão,
Bài học ngày xưa vẫn nhớ mãi không quên.
Bên hè phố im lìm,
vành nón sụp che mắt nhìn mỏi mệt.
Câu phủ nhận phải vì câu áo rách
trước đứa học trò quần áo bảnh bao?
Tôi ngẩn ngơ đi giữa phố xá ồn ào,
những đứa trẻ con tan trường đuổi nhau trên phố.
Mười năm nữa đứa nào trong số đó,
sẽ gặp thầy mình như tôi gặp hôm nay?

Ngày rời khỏi quê hương, ngồi trên máy bay nhìn xuống, mùa thu Sài gòn không có lá vàng rơi, cũng không có con nai vàng nào ngơ ngác, mà sao tôi thấy như vàng cả không gian , ảm đạm cả đất trời. Tôi bỗng ngộ ra một điều ngộ nghĩnh : Đâu phải chỉ có mấy ông nhà thơ, mấy ông nhạc sĩ mới nhuộm buồn được mùa Thu, mà trên quê hương tôi, có những con người dù chằng có một chút xíu tâm hồn nào, có khi không có cả quả tim, mà cũng có thể làm cho mùa thu quê tôi .. buồn chết được.

(Khi máy bay lên cao và ra khỏi không phận Việt Nam, tôi lật tờ báoTuổi Trẻ ra đọc, nhiều dộc giả vui mừng vì Việt Nam vừa có ông Bộ Trưởng Giáo Dục mới, một người rất quan tâm đến nền giáo dục và nặng lòng cho tương lai của các thế hệ trẻ quê nhà. Tôi mừng và hy vọng, nhưng cũng thấy lo âu. Không biết một vài con én có thể làm được một mùa Xuân, khi nền giáo dục ở quê nhà đã trải qua những mùa đông khá dài và ..lạnh lẽo)

NỖi BUỒN MÙA THU  
phạm tín an ninh
Back to top
« Last Edit: 06. Jun 2007 , 08:54 by LAM SON »  

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: NGÀY TỰU TRƯỜNG
Reply #1 - 06. Jun 2007 , 16:30
 
Quote:
NỖi BUỒN MÙA THU  
phạm tín an ninh


Cám ơn anh Lam Sơn nhiều lắm.  Wink Anh thật khéo chọn những bài mang về sân trường LVD.  Wink


   
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: NGÀY TỰU TRƯỜNG
Reply #2 - 05. Nov 2007 , 08:15
 
 NHỚ VỀ TRƯỜNG CỦ ,

Mỗi lần nhớ đến Trường cũ, tôi lại nhớ đến một bài thơ của một cựu học sinh Hồ Ngọc Cẩn ; hẳn nhiên, nội dung bài thơ này là " Nhớ về Trường cũ ".
Bài thơ không để tựa, chỉ ghi là "Thơ Huy Dũng ", lần đầu được in trên Báo Xuân Hồ Ngọc Cẩn khoảng từ năm 1968-1970 .Dĩ nhiên, đối với tôi : Bài thơ hay !

Đến lúc làm Trưởng khối báo chí, tôi đã đem in lại một lần nữa trên báo Xuân HNC71-72 ( mà không có sự đồng ý của tác giả ). Và cho đến bây giờ những gì tôi biết về tác giả cũng chỉ là : Huy Dũng

Tên thật hay bút hiệu ? Anh đã học ở HNC năm nào ? Ra trường năm nào ? dò hỏi nhiều người cũng chưa có kết quả .Chỉ có một điều đoán được :bài thơ đã được đăng báo từ khoảng 68-70, vậy Anh đã ra trường trước đó nữa .
Bây giờ một lần nữa, xin chép lại bài thơ, gửi tới Bản tin HNC với mong muốn :

1- Những ai biết gì về Huy Dũng cũng như về bài thơ mà tôi chép lại ( chắc chắn sẽ có phần thiếu sót ) xin bổ sung dùm, rất cảm ơn .
2- Xin mượn bài thơ để ít nhiều nói lên tấm lòng của tôi đối với tất cả những ai, những gì ở Trường xưa .( ** )
Tạ Văn Quang HNC - 72

( ** ) Dù biết rằng đó biến cố lịch sử, một phần nội đúng bài thơ đã không còn phù hợp, vì không còn các em quần xanh áo trắng đến trường .


Thơ Huy Dũng .

- Chắc hắn bây giờ Thầy đã già, tóc đã phải màu, tay run đường thước kẻ,
Chắc hẳn là sân trường vẫn đầy dấu chân chim từ ngày Chú Nhật đến sáng thứ hai,
Chắc hẳn là nắng hạ vẫn nở đầy và tháng hè đã cũ ;
Và các em, vẫn mới nguyên như buổi tựu trường .

- Chắc hắn bây giờ Cô không còn trẻ, môi không còn hồng, tóc không còn đen,
Chắc hẳn là nụ cười vẫn nhẹ, vẫn nhớ tên học trò từng thằng âu yếm ;
Chắc hẳn là gió vẫn xôn xao mái trường những ngày mưa lạnh ;
Và các em vẫn quần xanh áo trắng đến trường

- Chắc hẳn thằng Tâm P2 bây giờ cỏ đã xanh màu ;
Làm sao nó có thể trở về ngông ngênh giữa sân trường cũ,
Làm sao có thể qua từng lớp học, nhớ từng chỗ ngồi, đếm từng viên gạch,
Gọi tên bạn bè từng đứa thân yêu ;
Để thì thầm cho nhau nghe đạn thù đã dừng lại ở nơi nào trên thân thể,
Và phấn trắng bảng đen, chắc cũng rũ rượi buồn

- Chắc hẳn là nhiều tháng năm rồi sẽ qua đi,
Sân trường cũng sẽ bơ vơ những ngày mùa hạ,
Các em sẽ lớn lên cùng với nỗi buồn bảng đen phần trắng,
Sẽ nhớ vô cùng chân chim buổi sáng, nắng lạ buổi chiều .
Back to top
« Last Edit: 05. Nov 2007 , 08:16 by LAM SON »  

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: NGÀY TỰU TRƯỜNG
Reply #3 - 18. Nov 2007 , 07:26
 
LỚP ĐỆ THẤT ĐẦU TIÊN
                                               Dương Văn Chung

Năm 1950, không nhớ rõ tháng mấy.
Suốt  mấy ngày học sinh tụ tập rất đông ngoài rào cũng như trong sân trường Nam Tiểu Học tỉnh lỵ Châu Đốc để trông ngóng kết quả cuộc thi tuyển vào vào lớp Đệ Thất Trường Trung Học Châu Đốc.
Tin tức từ phòng chấm thi từng lúc được loan truyền: đang rọc phách…, đang chấm bài…, đang chấm lại…, đang ráp phách…, đang họp hội đồng…, đang lên danh sách…, đang kiểm tra lần cuối.
Cuối cùng, sự mong đợi đã đến. Ngày nọ, khoảng 3 giờ chiều, kết quả được công bố. Tôi được trúng tuyển vào lớp Đệ Thất đầu tiên của Trường Trung Học Châu Đốc. Gọi là “đầu tiên”, vì trước đó nền giáo dục tại Việt Nam đều dạy theo chương trinh Pháp, xem nặng Pháp văn, bảng tên lớp cũng ghi bằng chữ Pháp, như ở bậc tiểu học có Cours Enfantin (lớp Đồng Ấu hay lớp Năm), Cours Preparatoire (lớp Dự Bị hay là lớp Tư), Cours Elémentaire (lớp Sơ Đẳng hay lớp Ba), Cours Moyen (lớp Trung Đẳng hay lớp Nhì), Cours Supérieur (lớp Cao Đẳng hay lớp Nhứt), Cours Certifié (lớp Tiếp Liên). Ở bậc trung học có lớp Première Année (Năm thứ Nhứt), Deuxième Année (Năm thứ Hai)…Về chứng chỉ và văn bằng, học hết lớp Ba tiểu học phải thi để lấy chứng chỉ Sơ Đẳng Tiểu Học. Trong kỳ thi đó, nếu ai đậu thêm bài thi Pháp văn thì trên chứng chỉ ghi có “mention” (avec mention). Cuối lớp Nhứt tiểu học thi lấy chứng chỉ Tiểu Học Bổ Túc Đông Dương (Certificat D’Etude Primaire Complémentaire Indochinois, viết tắt là C.E.P.C.I.), có viết chánh tả và trả lời câu hỏi bằng Pháp văn. Ở bậc trung học, cuối năm thứ Tư thi lấy bằng Brevet du Premier Cycle ( Trung Học Đệ Nhứt Cấp) hoặc Diplôme (Bằng Thành Chung). Cuối bậc trung học, thi lấy bằng Tú Tài I và II (Baccalauréat). Ai đậu  chứng chỉ C.E.P.C.I. có thể ra làm giáo viên hoặc thư ký rồi. Rất ít người đậu bằng Brevet hoặc Diplôme, đừng nói chi đến Baccalauréat, càng hiếm hoi hơn.
Bắt đầu từ niên học 1950/51, tôi thi vào trung học, chương trinh giáo dục Việt Nam được “chuyển ngữ” thành Việt ngữ, mặc dầu trong các kỳ thi Trung Học Đệ Nhứt Cấp (Thay cho bằng Brevet và Diplôme) và Tú Tài (thay cho Baccalauréat),  Pháp văn và Anh văn vẫn còn được xem trọng, thi vừa viết, vừa vấn đáp.
Một thực tế hơi phũ phàng là rất nhiều người xem nhẹ chương trình Việt. Bao nhiêu năm sống dưới sự đô hộ của người Pháp, cái gì cũng của Tây, xài xe của Tây, đi Tây học, ở nhà Tây, nói tiếng Tây…Cái gì của Tây cũng tốt hơn của ta. Đó là chuyện hết sức bình thường, không có gì đáng chê trách. Buổi giao thời lúc vừa chuyển qua chương trình Việt, nhiều người giàu có cho con đi Sài Gòn hoặc Đà Lạt tiếp tục học chương trinh Pháp. Con nhà nghèo có phương tiện đâu mà đi, thôi đành ngâm những câu an ủi “ ta về ta tắm ao ta”, “chỗ quê hương đẹp hơn cả ”.
Bậc phụ huynh cũng  có lý khi chịu tốn kém cho con đi xa tiếp tục học chương trình Pháp, vì bước đầu, sách giáo khoa bằng Việt ngữ rất hiếm hoi và không hoàn chỉnh, quý thầy cô giáo phải tự dịch bài từ tiếng Pháp ra, thiếu giáo viên trầm trọng. Quý thầy cô giáo tốt nghiệp sư phạm, đang dạy tiểu học như Bà Nguyễn Thị Mót, Thầy Châu Văn Đồng, Thầy Thái Văn Thân, Thầy Phan Cao Nhựt…v.v. được mời lên dạy lớp đệ Thất, Đệ Lục. Quý vị là những ân sư khai trí cho chúng tôi trong những năm đầu học trung học.
Ông Hiệu Trưởng đầu tiên của tôi ở bậc Trung học là Ông Đốc Phạm Ngọc Đa. Lúc bấy giờ Thầy Đa là Hội Trưởng Hội Thông Thiên Học Việt Nam, Thầy đã xây Bạch Vân Tịnh xá trên triền núi Sam để tôn trí một tượng  Đức Phật Thích Ca, có lẽ lúc Ngài còn tu khổ hạnh, người rất khô gầy, đang tọa thiền. Thầy Đa là một trong những vị đã sang Ấn Độ để cung thỉnh một cây bồ đề nhỏ, con  của cây bồ đề mẹ mà Đức Phật đã ngồi dưới gốc nhập định bốn mươi chín ngày rồi thành đạo. Trong lúc chờ đợi xây cất Bồ Đề Đạo Tràng, cây bồ đề nhỏ đó tạm để trong rào nhà Thầy Đa (đối diện với Trường Nam Tiểu Học Châu Đốc) thì bị người ta ban đêm lẻn vào chặt ngang. Thầy Phạm Ngọc Đa, Thầy Châu Văn Đồng, Thầy Lê Quang Điện và một số vị khác đã khổ công vun dưỡng lại cây bồ đề trước khi dời đến trồng tại Bồ Đề Đạo Tràng. Mới nhập học lớp Đệ Thất tôi đã có dịp đọc một bài thơ Đường luật, thất ngôn bát cú (tám câu, mỗi câu bảy chữ) của Thầy Phạm Ngọc Đa, bút hiệu Bạch Liên, khuyên mọi người tu hành, tôi quên mất sáu câu đầu, chỉ còn nhớ hai câu kết luận :
                 Bao nhiêu danh lợi bao nhiêu mộng
                 Một kiếp tu hành một kiếp chơn.
Tôi còn nhớ trường Trung học Châu Đốc có hai lớp Đệ Thất đầu tiên. Trường “ở nhờ” một dãy lớp của Trường Nam Tiểu học Châu Đốc, ngoài cổng bước vào, về phía trái. Căn đầu tiên là văn phòng, có treo cái trống chầu trước cửa dùng để báo giờ vào học, giờ chơi và giờ về. Kế đến là các lớp học theo chương trinh Pháp, rồi đến hai lớp đệ Thất chương trinh Việt. Trước dãy lớp học là sân quần vợt tráng xi măng để quý thầy đánh trong những ngày giờ nghỉ. Bên kia sân quần vợt là cây phượng vĩ, tàn lớn, hoa nở đỏ rực vào mùa hè.
Học sinh chưa có đồng phục, có gì mặc nấy, miễn là kín đáo, gọn gàng, kẻ đi giày dép, người đi guốc. Thỉnh thoảng có nam sinh mặc đồ bà ba trắng, đội nón cối đánh phấn trắng như học trò xưa, đi guốc dong. Nữ sinh thường để tóc dài kẹp hoặc để xõa phủ lưng. Có người xài cặp da, có người xài cặp đan bằng lá bàng gọi là cặp đệm. Mực tím đựng bình với ngòi viết lá tre và ngòi viết rong vẫn còn thông dụng, thỉnh thoảng có người xài viết máy hiệu Kalo, chưa thấy có viết nguyên tử.
Thời gian qua nhanh quá, tính từ lúc nhập học lớp Đệ Thất đến nay đã năm mươi sáu  năm rồi, tôi không còn nhớ rõ Trường Trung học Châu Đốc đổi thành Trường Trung Học Thủ Khoa Nghĩa từ bao giờ. Có người nói từ năm 1954, nhưng tôi nhớ hình như sớm hơn, lúc tôi học lớp Đệ Lục (1951/52) hoặc lớp Đệ Ngũ (1952/53), Thầy Ng.Gia Thi dạy nhạc đã đặt bản nhạc “Thủ Khoa Nghĩa” rồi. Trong bản nhạc đó có câu “Thủ Khoa Nghĩa, Thủ Khoa Nghĩa muôn năm ! ”.
Cuối năm Đệ Tứ (niên khóa 1953/54), chúng tôi đi Cần Thơ thi lấy bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp tại Trường Trung Học Phan Thanh Giản.
Học hết lớp Đệ Tam Trường Trung Học Thủ Khoa Nghĩa chưa mở được lớp Đệ Nhị, chúng tôi đành ngậm ngùi tạm biệt ngôi trường cũ, mỗi người một ngả để tìm trường khác tiếp tục việc học.

Hơn nửa thế kỷ nhìn lại, những hình ảnh thân thương hiện về, khi tỏ khi mờ, vì đầu óc  của một người “thất thập cổ lai hi” khi nhớ khi quên. Ngày nay trường Thủ Khoa Nghĩa đã xây cất lại ở một địa điểm mới, to lớn đẹp đẽ hơn, nhưng tôi vẫn luyến nhớ ngôi trường cũ như Bà Huyện Thanh Quan nhớ Thăng Long Thành:
      Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
      Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Và tình thầy trò, tình đồng môn không hề lạt phai, giống như “Thủ Khoa Nghĩa , Thủ Khoa Nghĩa muôn năm”.


Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: NGÀY TỰU TRƯỜNG
Reply #4 - 18. Nov 2007 , 07:30
 
Chuột Kêu
Huỳnh Thị Ngà
Ai có học qua ông giáo Đồng hẳn biết ông là người rất nghiệm nghị, ít nói ít cười . Vậy mà khi ông giảng bài thì ông thao thao bất tuyệt cả mấy tiếng liên tiếp. Nhiều khi ông bõ cả giờ học để giảng morale.( những lời giãng dạy về luân lý , ) Giọng ông trầm trầm nói về triết lý ở đời, đạo đức, nhân tâm. Thế nào là nhân thế nào là nhân nghĩa. Làm sao tu nhân tích đức v.v.và.v.v.. Ông như một nhà sư khả kính giảng cho đám môn đệ chúng tôi đạo đức làm người, còn chúng tôi như một đám chúng sinh yên lặng lắng nghe những lời vàng ngọc của thầy. Có người chăm chú nghe nhưng cũng có người nuốt chưa nỗi cái triết lý cao siêu của thầy. Vì vậy có những chuyệ rất vui bất ngờ trong giờ nghiêm trọng của thầy. Chuyện chuột kêu này là một chuyện ở lớp Certifiés.

Hôm đó không biết giờ gì lâu rồi tôi quên mất. Lớp học im lặng và chúng tôi bao giờ cũng khoanh tay để lên bàn trong lúc thầy giãng bài. Thầy đang thao thao lý luận đề bài thì bổng nhiên trong cái không khí gần như nghẹt thở có tiếng "tinn..." thật dài như xé tan cái im lặng của lớp học. Chúng tôi nhìn về phía có tiếng kêu cười ầm lên. Thầy Đồng nhịn không được cũng phải mỉm cười, nhưng rồi ông nghiêm trở lại, ngưng giảng bài mà giảng qua morale. Sau nữa tiếng đồng hồ ông hỏi ai là tác giả tiếng kêu đó hãy can đảm đứng dậy . Mọi người chờ 1 phút, 2 phút ... rồi 5 phút không ai nhìn nhận là tác giả. Ông tiếp tục nói "con người không ai hoàn hảo, cái hay dở là mình biết nhận lổi mình làm để tu sửa bản thân". Lúc đó anh Tân (Lê) từ từ đứng dậy. Lần này dù tức cười nhưng chúng tôi thông cảm anh Tân anh đâu muốn vậy.....

Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
Page Index Toggle Pages: 1
Send Topic In ra