Đại sứ VC gian manh .Ngày 05-10-2009, giờ 05:44
Ðại sứ Việt Cộng tại Hoa Kỳ, ông Lê Công Phụng, nặng lời chỉ trích dân
biểu Cao Quang Ánh, khi ông Phụng trả lời một câu hỏi của đài BBC; ông
Phụng nói:
"Chắc nhiều người mừng khi ông Joseph Cao trở thành nghị sĩ người Việt
đầu tiên. Chúng tôi chưa tiếp xúc với ông ấy, cũng chưa phê phán. Nhưng
tôi nghĩ thế này, đến ông Obama làm đến tổng thống thì ông ấy vẫn là
người gốc Kenya.
Bà con người Việt ở đây muốn làm đến tổng thống, thủ tướng thì vẫn là
người Việt. Mà nếu lại đi nói xấu Việt Nam, người nghe cũng cảm thấy
mình không đứng đắn lắm".
"Chúng tôi mong muốn tất cả những người Việt có gì thì góp ý thẳng thắn
với đồng bào trong nước, có gì chỉ trích thì cứ chỉ trích, nhưng không nên
chống lại đồng bào mình".
"Còn hệ thống chính trị, có thể có nhiều ý kiến khác nhau, và chúng ta chấp
nhận sự khác nhau để cùng tồn tại trong cộng đồng người Việt."
Chỉ nói có một câu 151 chữ mà ông Phụng đã phạm vào vô số lỗi lầm. Lỗi
lầm thứ nhất là inconsistency, một lỗi cấu trúc hành văn, nếu phê phán ông
trên góc cạnh biên tập. Inconsistency là bất nhất, ông Phụng bất nhất vì câu
trước ông nói, "Chúng tôi chưa tiếp xúc với ông ấy, cũng chưa phê phán".
Rồi ngay câu sau ông lại nói, "Bà con người Việt ở đây muốn làm đến tổng
thống, thủ tướng thì vẫn là người Việt. Mà nếu lại đi nói xấu Việt Nam,
người nghe cũng cảm thấy mình không đứng đắn lắm".
Ông bảo ông Ánh "không đứng đắn lắm" thì câu đó có phải là phê phán
không? Ông sợ gì, sợ ai mà chối, không dám nhận là mình phê phán ông
Ánh?
Nhưng ông Ánh nói gì "chạm nọc" đảng Việt Cộng đến mức ông Phụng chỉ
trích ông Ánh là "không đứng đắn lắm"? Ông Ánh chỉ tuyên bố một điều
mà mọi người Việt Nam hải ngoại và quốc nội đều đồng ý là cần bắt nhốt
Việt Cộng trở vào cũi CPC.
Chỉ phê bình ông Phụng về cái lỗi cấu trúc hành văn, tôi tự cho mình là đã
nhân nhượng lắm với ông đại sứ Việt Cộng, đối tượng xét ra không nên
nhân nhượng.
Phê bình trên góc cạnh nhân sinh quan, cái lỗi bất nhất của ông Phụng, có
thể được ngôn từ dân gian mô tả là "ăn đằng sóng, nói đằng gió", hay ăn
nói tráo trở.
Một lỗi nhỏ khác là danh xưng: ông Ánh không là nghị sĩ, mà là dân biểu;
lỗi lầm khác nữa, lớn hơn, nằm trong câu "Chắc nhiều người mừng khi ông
Joseph Cao trở thành nghị sĩ người Việt đầu tiên", câu này hàm chứa đôi
chút ganh ghét đối với "nhiều người" Việt mừng ông Ánh, và chắc chắn
trong số "nhiều người" Việt này không có Lê Công Phụng.
Lý do khiến nhiều người mừng ông Ánh, một người Việt Nam đắc cử vào
hạ viện liên bang, vì họ là người Việt Nam; ông Phụng không mừng mà còn
chỉ trích những người mừng ông Ánh vì ông Phụng không phải là người
Việt Nam, mà là người Việt Cộng, những người cũng có máu mủ Việt Nam
nhưng lạc giống.
Ông Phụng còn lấy thí dụ Obama ra để "ngụ ngôn" người Việt Nam trong
câu, "Nhưng tôi nghĩ thế này, đến ông Obama làm đến tổng thống thì ông
ấy vẫn là người gốc Kenya"

nói hươu, nói vượn, nhưng ông Phụng vẫn chỉ
nói quanh, ví von, thí dụ lẩm cẩm. Thử đặt giả thuyết một cuộc binh biến
tại Kenya đưa một bọn du côn, chuyên cướp của, giết người, phá nhà thờ,
phá chùa, hành hạ, giam giữ nhà tu, lên nắm chính quyền Kenya thì liệu
ông Obama, gốc người Kenya có ủng hộ bọn du côn này không.
Một câu nói nhảm nữa là, "Chúng tôi mong muốn tất cả những người Việt
có gì thì góp ý thẳng thắn với đồng bào trong nước, có gì chỉ trích thì cứ chỉ
trích, nhưng không nên chống lại đồng bào mình".
Chưa bao giờ người Việt hải ngoại chống lại "đồng bào trong nước", 4 chữ
bị ông Phụng đánh lộn sòng để tự nhận ông là đồng bào của chúng tôi. Ông
muốn chúng tôi coi ông như đại sứ Việt Nam, trong lúc thật sự ông chỉ là
đại sứ Việt Cộng, đại diện cho một chính quyền đảng cướp, không do bất cứ
một cử tri Việt Nam nào bầu ra cả.
Tôi thách thức ông Phụng làm một cuộc thử nghiệm để tìm xem ông là đại
sứ Việt Nam hay là đại sứ Việt Cộng: mời ông xuống Houston đi ăn bún chả
Canvas với tôi để xem thái độ của người Việt Nam đối với ông như thế nào.
Chỉ cần nhận lời tôi mời cũng đủ chứng tỏ ông bản lãnh hơn ông Nguyễn
Tấn Dũng nhiều lắm.
Hơn ở chỗ ông Dũng tuy tên là Dũng mà chẳng dũng tí nào, trái lại rất hèn.
Đã đến Houston, nơi có trăm rưởi ngàn người Việt Nam sinh sống mà
không dám đến thăm người Việt Nam, cũng không dám lú ra cửa sổ khách
sạn vẫy tay chào mừng hàng chục ngàn người kéo đến cổng khách sạn dàn
chào ông; trong lúc ông tên Công Phụng múa như công, như phụng, dù
không múa khoe mã, khoe lông mà múa lưỡi để khoe tài nói lảm nhảm,
không đâu vào đâu cả.
Nguyễn Ðạt Thịnh