Chuyện dài Dương Nguyệt Ánh Nguyễn Ðạt Thịnh
Nếu chỉ đọc những biến chuyển lớn trong cuộc sống
gắn bó với kỹ thuật và chiến tranh của cô Dương Nguyệt Ánh, ít nhất chúng ta cũng
đang đọc “chương thứ nhì” của quyển chuyện dài này.
Chương một bắt đầu gần 3 năm truớc qua bài báo ký giả George F. Will viết trên tờ Newsweek, số
phát hành ngày 17 tháng Chạp 2007, “Chuyện đời cô Ánh là chuyện của “sức thối hậu”-
sức phản hồi của trận chiến tranh Hoa Kỳ can dự tại Việt Nam tạo ảnh hưởng trên
trận Chiến Tranh Chống Khủng Bố hiện đang tiếp diễn.”
Sự ngã ngũ oan nghiệt của cuộc chiến tranh thứ nhất -chiến tranh Việt Nam- ném
cô thiếu nữ Dương Nguyệt Ánh, 15 tuổi, cao 4 phít 7, xuống một chiếc ghe vượt biển,
để suốt đời cô nợ ân, nợ nghĩa 58,000 người lính Mỹ, tên tuổi được khắc trên đài
tưởng niệm chiến tranh Việt Nam tại Hoa Thịnh Ðốn, và nợ 260,000 quân nhân VNCH,
mồ mả đang bị Việt cộng đào xới trong nước.
Chương một: một khoa học gia trẻ trung, thông minh, đo nhu cầu chiến trường, chế tạo bom quả bom
BLU-118B, đúng cho loại chiến trường núi đá.
Chương hai: một thiếu phụ chưa già dặn trong đấu tranh, phụ trách chánh sách ngăn chặn bom vào lãnh
thổ Hoa Kỳ, vai trò vô cùng khó khăn.
Ngay trong lúc nhận huy chương vinh danh cô sáng chế ra quả bom BLU-118/B, cô đã đáp từ, “32 năm trước tôi
đến đất nước này như một kẻ tị nạn chiến tranh, với hai bàn tay trống không, và
một bọc hành trang đầy ứ những mộng ước vừa vỡ nát. Hoa Kỳ quả là thiên đàng hạ
giới, thiên đàng không phải vì nó đẹp hay vì nó giầu, mà vì người Mỹ vô cùng thương
cảm, vô cùng đại lượng đã mở rộng vòng tay đón tiếp chúng tôi; chữa lành vết tâm
thương cho chúng tôi, giúp tôi trở lại tin tưởng vào tình nhân loại.

Nữ Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh - tháng 8 -2009 trước Trung tâm Asia .
“Tôi muốn kính cẩn dâng tặng tấm huy chương tôi vừa nhận cho những tử sĩ Việt-Mỹ
đã nằm xuống cho chúng tôi được tự do hôm nay. Cầu nguyện Thượng Ðế che chở cho
những người đang sống chết để bảo vệ tự do, nhất là bảo vệ tự do cho những người
khác.”
Will dùng chữ “history’s caroms”, trò dội ngược của lịch sử, chữ caroms có nghĩa
là thuật đánh “rờ ve” trên bàn billard, đánh vào một trái banh, làm trái banh
này dội ngược lại trúng một hay nhiều trái khác.
Dương Nguyệt Ánh là trái banh bị đánh trong chiến tranh Việt Nam , và sức dội
là quả bom thermo-baric mà cô chế ra để tránh cho nguời lính Mỹ những nguy hiểm
phải tiến quân trong thế lom khom, chui vào những hang động truy kích quân al-Qaeda.
Will kết thúc bài báo bằng câu nhắn riêng cô Dương Nguyệt Ánh, “… thank you, Anh Duong.
Consider your debt paid in full, with interest.” (Xin cô coi như cô đã trả hết nợ;
trả cả vốn lẫn lời. Cảm ơn cô”
Ký giả Tom Fox viết bài báo đánh dấu chương thứ nhì cuốn chuyện dài Dương Nguyệt
Ánh dưới tựa đề “Anh Duong, director of Borders and Maritime Security” (Cô Dương
Nguyệt Ánh, trong vai giám đốc nha Biên Phòng và nha An Ninh Thủy Lộ) trong số Washington
Post phát hành ngày 20 tháng Tám 2010.
Chức vụ cũ của cô là giám đốc Nha Khoa Học và Kỹ Thuật của Trung Tâm Nghiên Cứu
Hải Chiến, trong chức vụ này cô chế tạo ra quả bom thermobaric. Cuộc thay đổi lần
này là bước tiến rất dài của cô trên quan trường: đang làm giám đốc tại một Trung
Tâm Nghiên Cứu, cô về bộ Nội An cũng với chức vụ giám đốc, trên cô chỉ còn vị tổng trưởng.
Tom Fox hỏi cô trong bài phỏng vấn, “Nếu phải khuyến cáo những nhà lãnh đạo mới
của chính phủ liên bang cô sẽ khuyên họ điều gì?”
Dương Nguyệt Ánh: Họ cần biết nhược điểm của minh là điều gì, và ưu điểm của
mình ở chỗ nào, rồi tận lực tăng cường ưu điểm; đặt việc sửa chữa nhược điểm xuống
hàng thứ yếu. Tránh được nhược điểm là điều rất tốt, nhưng chính việc tận dụng ưu
điểm mới đưa con người đến chỗ thành công.
Yếu tố thành công trong hai giai đoạn sự nghiệp của Dương Nguyệt Ánh hoàn toàn
khác nhau: là một khoa học gia, cô có thể thành công một mình; một mình cô tìm ra
công thức làm cho sức nóng của quả bom không bốc lên, mà lại bay ngang mặt đất,
bay luồn vào hang động. Quả bom BLU-118/B thành công đến mức nhiều tướng lãnh đã
mệnh danh đó là quả bom chấm dứt chiến tranh A Phú Hãn.
Nhưng trí thông minh, và sức làm việc cần mẫn không thôi, không đủ giúp cô
tìm ra chiếc container nào chứa thuốc nổ, chứa bom nguyên tử, hay bom hóa học, trong
hàng triệu chiếc container được đưa vào Hoa Kỳ mỗi năm, qua hàng trăm hải cảng.
Trong nhiệm vụ mới, cô cần tài tổ chức và óc sáng kiến. Dưới quyền cô có hàng
trăm ngàn cảnh sát thương cảng, quan thuế, viên chức di trú, nhưng đó không phải
là lực lượng giúp cô khám phá ra những nguy hại cho nền nội an Hoa Kỳ. Không sáng
kiến, họ chỉ làm những việc quen thuộc và thông thường hàng ngày.
Dương Nguyệt Ánh cần những cặp mắt lạ quan sát những sinh hoạt tại thương cảng
để phát giác những sơ hở trong hệ thống an ninh và đề nghị với cô những biện pháp
chấn chỉnh.
Trong vai trò một khoa học gia, sự thất bại của cô chỉ có nghĩa là không có
quả bom mới -một thất bại không ai nhìn thấy; nhưng trong vai trò giám đốc biên
phòng và an ninh thủy lộ, sự thất bại của cô có thể đưa đến một cuộc tàn sát lớn
hơn cuộc tàn sát Nữu Ước ngày 11 tháng Chín 2001; và đó là thất bại ai cũng nhìn thấy.
Xin quý vị sĩ quan an ninh, sĩ quan cảnh sát ngày trước tìm đến xin volunteer,
đem kinh nghiệm chống khủng bổ giúp cô con gái cưng của bà Trưng, bà Triệu.
Cô không có quyền thất bại, và chúng ta không có quyền ngồi nhìn cô lúng túng
trong một trọng trách đòi hỏi kinh nghiệm, nhiều hơn kiến thức.
Tôi có thể giúp Dương Nguyệt Ánh một việc: tôi biết số điện thoại của ông giám
đốc CIA Việt Nam ngày xưa.
Nguyễn Ðạt Thịnh
Anh Duong, director of Borders and Maritime Security
Friday, August 20, 2010; B03
The nonprofit Partnership for Public Service and
The Washington Post's On Leadership site jointly produce the Federal Coach, hosted
by Tom Fox, director of the partnership's Center for Government Leadership. The
goal is to "engage, inspire and learn from you, the federal worker, whether you
are a new hire, a contractor or a manager at the highest level."
Please share your ideas and questions by e-mailing me at fedcoach@ourpublicservice.org.
Anh Duong is the director of the Borders and Maritime
Security division in the Department of Homeland Security Science and Technology
Directorate. Previously, Duong was director of Science and Technology at the Naval
Surface Warfare Center 's Indian Head Division, where she developed the thermobaric
bomb. As a teenager, Duong and her family came to the United States as refugees
during the Vietnam War.
What advice do you have for emerging federal leaders?
Understand your strengths and weaknesses. However, spend more time building on
your strengths rather than correcting for your weaknesses. It's like a card game.
You win by knowing how to capitalize on your aces. As to your weaknesses, it depends.
If it's a skill, take training or get work experience. But often it's truly just
the way we're wired, so instead of agonizing over them, find ways to compensate.
For example, I used to be too task-oriented. So I found a colleague who was totally
people-oriented and made her my deputy. I told Pamela, "Hey, in meetings, can you
sit next to me, and when I come across too cold or unfeeling, just kick me under
the table?" Well, the first week I came home bruised. One day Pam said, "You know,
I didn't have to kick you once this week." That's what I call compensating for weaknesses.
When you talk with young women, what advice do you have for them?
I get asked a lot about how to handle prejudice being a woman and a minority.
My number one advice is to not take it personally. You can't win if you take it
personally. In the workplace, you don't need to be liked by everyone, but you need
to be respected. There's nothing I can do to change if someone dislikes me because
of my race or gender. But I can still earn that person's respect through my work
ethic and output.
What are the challenges being a female leader in a male dominated arena?
I've run into difficulties working with men because of my gender. But being a
minority has its advantages too. For example, I have a much easier time trying to
stand out in a professional crowd or being memorable because of my physical appearance.
That's already half of the battle. It is also easy to exceed someone's expectations
when I am underestimated in the first place. Rather than feeling insulted or indignant,
I remind myself how gratifying the ultimate win will be!
How do you get your key people to work together?
First, I inspire them to work together by making sure that they have a shared
vision. Second, I have to make sure that they know how to work together. So roles,
responsibilities, inter-dependencies and the rules of engagement must be clearly
defined and understood. And then last but not least, I also watch out for what we
call the why not -- the possible barriers that might keep people from working together
-- so I can address them proactively.
How do you motivate your staff?
I believe that attitude comes first, then aptitude, then altitude. I spend a
lot of time cultivating my staff's attitude toward me, our organization and ultimately
our mission. This includes demonstrating to them that I'm willing and able to fight
for them when necessary. If you believe that your boss has your back, you will be
willing to go the extra mile. Last but not least, they all want to be autonomous,
informed about the "big picture" and how they connect to that picture. My goal is
for everyone to have their own "kingdom" with clearly understood boundaries. The
pride of ownership is important as long as we don't go to the extreme of parochialism.
How did your childhood experience fleeing Vietnam affect you as a leader?
I came to the United States at the end of the Vietnam War as a refugee. Because
of that, I feel deeply indebted to the South Vietnamese and American soldiers who
fought and died for my freedom, and the generous, compassionate Americans who took
my family in and helped us through the darkest moment of our lives. I want to pay
back by devoting my entire career serving this great nation and the people who have
adopted us. Because of that, I have a strong conviction for our mission and because
of that strong conviction, I lead with compassion.
This land is a paradise, relatively speaking. Usually when you're born in paradise,
you don't know it's a paradise. It is the responsibility of newcomers like me to
remind us that freedom is not free and that we are very much privileged to be Americans.
>
__._,_.___