Phương Tần wrote on 10. Dec 2007 , 13:50:

Đâu cần trong nhà có người gốc Trung Hoa mới xài chữ Tàu chứ...
Thục Khanh ơi! để chị dịch nghĩa tên TK trước, không thôi đợi thầy dịch nghĩa rồi thì chỉ muốn đổi tên thôi...
Thục là giống như trong Yểu điệu
thục nữ, Khanh là ái
khanh thiệt là tên giống như người ...hihihi...
chị nhớ trước đây TK nói buồn vì người ta nói tên TK giống Tàu?!! Thời của chị thì khác, đang phong trào mê truyện Quỳnh Dao nên mấy cái tên như là Phương Tần, Thục Khanh...rất là có giá
Xin gởi thầy 1 câu tiếng Tàu (đúng hơn là Hán Việt

) để Thầy dịch nghĩa luôn nè:
Xám cô dành dách cơ xường tại
Cỏn xám cỏn xây cỏn tài hòa...

Nếu thầy đoán trúng, hổng chừng anh Đ Q sẽ tặng 1 CD an ủi...
Hello anh DQ,
Theo lời đề nghị của cô PT, xin anh sửa soạn ghi sổ giùm cho tôi từ 1/3 đến một CD nữa !
Dưới đây là những chữ tôi đoán (chứ không phải biết) :
- xám cô : Chữ xám, trong văn chương bình dân của người Việt gốc hoa thường được nghe chữ xám trong "xập xám chướng" , được hiểu như là 13 lá !
- dách : Cũng từ vãn chương bình dân mà ra, chữ dách này thường được thấy trong từ "dách phé" . Phé thường có nghĩa là đôi . Dách phé là một đôi (*)
- Xây : Mọi người có lẽ cũng chưa quên, ngày xưa khi ông bà tổ tiên người Việt còn ở Động Đình Hồ chưa di dân xuống dần phía nam, thì lúc đó nếu không đọc là "bốn" thì cũng đọc là "tứ" . Lâu ngày người tàu quan cách đọc theo ngòng ngọng cho có vẻ lích sự mới thành "xư" . Đến bây giờ người Quảng Đông lại đọc trại qua thành "xây" ! Đây là lý do mỗi lần nói đến Quảng Đông Quảng Tây người Tàu phương bắc hay bĩu môi mà cho rằng tụi nó là "nam man" !
Dù sau thì người Việt mình thấy người anh em đồng bào Quảng Đông bị người phương bắc cho là dân man dã cũng tức chớ phải không ! Phải chi vua Quang Trung ngày xưa sống lâu hơn tí nữa thì có lẽ dân Quảng Đông ngày nay sẽ đọc "xây" thành "tứ" hay "bốn" và cô PT không phải mất công ra câu đố làm khó dễ mọi người !
OK, nói tới nói lui không bằng nói thiệt, tôi chịu thua rồi !
CC
(*) Những chữ thường nghe đi đôi với mấy chữ trên là "thùng, phá, xảnh", nghĩa là gì tôi cũng chịu thua, xin ai rành cắt nghĩa hộ .