phuonghue wrote on 16. Dec 2007 , 10:11:Hi hi ,
Chị Mỹ ơi , để em chép dùm PT đi.Tại vì em thấy tức cười ,mới hôm trước em ngồi uống cà phê nhìn hình trên lon sữa em liên tưởng tới bài ngụ ngôn này. Em còn nhớ mơ hồ hồi nhỏ có khách lại chơi là Ba lại kêu em ra nhảy múa bài này , hay là không kêu mà mình cũng xí xọn chạy lưng tưng đó

. Em nhớ mình vừa đọc vừa diễn vui lắm , hôm bữa nghe nhắc tới muốn kể nhưng sợ có người lại lên chương trình cho buổi họp mặt sắp tới thì mất công mình từ chối


CÔ HÀNG SỮA
Cô Bê-rét đi mang liễn sữa.
Kê đệm bông ở giữa đỉnh đầu.
Chắc rằng kẻ chợ xa đâu,
Nhẹ nhàng thoăn thoắt chẳng âu ngại gì.
Chân hôm ấy thì đi dép một,
Váy xắn cao ton-tót bước nhanh
Gọn-gàng mà lại thân xinh
Vừa đi vừa tính phân minh từng đồng.
Sữa bấy nhiêu, bán xong ngần ấy,
Trứng một trăm mua lấy về nhà,
Ấp đều có khó chi mà,
Khéo ra mấy chốc đàn gà đầy sân.
Cáo nọ dẫu mưu thần chước giỏi,
Có tha đi cũng giỏi mươi con,
Bán đi mua một lợn non,
Ta cho ăn cám béo tròn như trâu.
Đem ra chợ bày đâu chẳng đắt,
Bán lợn đi lại dắt bò về.
Thừa tiền mua một con dê,
Để cho nó nhẩy bốn bề mà coi.
Cô Bê-rét nói rồi cũng nhảy.
Sữa đổ nhào hết thảy còn chi,
Nào bò, nào lợn, nào dê,
Nào gà, nào trứng cũng đi đàng đời....
--------------------------------
( Sưu tầm )
Tiểu sử La Fontaine
Nguyễn Văn Vĩnh trong tập Thơ Ngụ Ngôn La Fontaine do ông dịch (Fables de La Fontaine, Anlexandre di Rhodes, 1924), ông có giới thiệu tiểu sử La Fontaine bằng mấy dòng vừa vui vừa chính xác như sau:
“Ông Jean de La Fontaine, sinh tại Château Thierry năm 1621, chết tại Paris năm 1695. Cụ thân sinh ra ông vốn là kiểm lâm, trước định cho ông đi học để làm nhà thầy, song ông không đử tư cách theo đạo tu hành, cho nên lại bỏ trường nhà dòng mà học khoa hình luật. Cha thấy tính lông bông bèn lấy vợ và nhường chức kiểm lâm cho, nhưng ông La Fontaine không phải là một bậc quan lại hoàn toàn tư cách, mà cũng chẳng phải là một người giữ được gia đạo. Sau bỏ cả chức, quên cả vợ. Nguyên ông La Fontaine có ba tật, khiến nên người gia trưởng rất xấu: một là tật mê gái; hai là tật biếng lười; ba là tật làm thơ.
Thích làm thơ từ thuở 22 tuổi. Về sau gặp được quan Hộ-bộ Fouquet là một người quyền thế to, lắm của mà lại hay hậu đãi những người hay chữ có tài, mới cấp cho ông La Fontiane mỗi năm 1000 livres. Cứ ba tháng một kỳ lĩnh tiền, bắt phải vịnh một bài thơ làm biên lai.
Từ lúc ông La Fontaine yên được nơi ăn chốn ở mới làm ra những thơ này, dung-dị như trò đùa giỡn, mà xem ra nghĩa lý sâu sắn vô cùng, ngày nay ở bên nước Pháp lấy làm sách học, ai ai đều biết thuộc lòng.”
…. Nghệ thuật dịch của Nguyễn-văn-Vĩnh chỉ cốt đúng tinh thần chứ không quá nệ vào từng chữ.
---------------------------------------

La Laitière et le Pot au lait
Perrette sur sa tête ayant un Pot au lait
Bien posé sur un coussinet,
Prétendait arriver sans encombre à la ville.
Légère et court vêtue elle allait à grands pas ;
Ayant mis ce jour-là, pour être plus agile,
Cotillon simple, et souliers plats.
Notre laitière ainsi troussée
Comptait déjà dans sa pensée
Tout le prix de son lait, en employait l'argent,
Achetait un cent d'oeufs, faisait triple couvée ;
La chose allait à bien par son soin diligent.
Il m'est, disait-elle, facile,
D'élever des poulets autour de ma maison :
Le Renard sera bien habile,
S'il ne m'en laisse assez pour avoir un cochon.
Le porc à s'engraisser coûtera peu de son ;
Il était quand je l'eus de grosseur raisonnable :
J'aurai le revendant de l'argent bel et bon.
Et qui m'empêchera de mettre en notre étable,
Vu le prix dont il est, une vache et son veau,
Que je verrai sauter au milieu du troupeau ?
Perrette là-dessus saute aussi, transportée.
Le lait tombe ; adieu veau, vache, cochon, couvée ;
La dame de ces biens, quittant d'un oeil marri
Sa fortune ainsi répandue,
Va s'excuser à son mari
En grand danger d'être battue.
Le récit en farce en fut fait ;
On l'appela le Pot au lait.
Quel esprit ne bat la campagne ?
Qui ne fait châteaux en Espagne ?
Picrochole, Pyrrhus, la Laitière, enfin tous,
Autant les sages que les fous ?
Chacun songe en veillant, il n'est rien de plus doux :
Une flatteuse erreur emporte alors nos âmes :
Tout le bien du monde est à nous,
Tous les honneurs, toutes les femmes.
Quand je suis seul, je fais au plus brave un défi ;
Je m'écarte, je vais détrôner le Sophi ;
On m'élit roi, mon peuple m'aime ;
Les diadèmes vont sur ma tête pleuvant :
Quelque accident fait-il que je rentre en moi-même ;
Je suis gros Jean comme devant.