Lethikinhhoang wrote on 22. Sep 2008 , 08:04:Thưa các chị !
Điều chị ĐMỹ áy náy là đúng nhưng làm sao tránh khỏi bây giờ , vì nếu chúng ta cả nể không dám nói ra sự thật thì là bao che cho những gì sai trái ...Mà nói ra sự thật thì hẳn phải đụng chạm , nhưng mình chỉ cố gắng sửa lại những điều sai chứ mình đâu phải là đi " bới lông tìm vết " để chê trách đâu nhỉ
Các cụ ta nói " tam sao thất bổn " đàng này các Web sao chép lại , thấy các web trên googole, cũng khác biệt nhau ...Mỗi web chép mỗi kiểu ....
Này nhé nếu đã là thơ Thất Ngôn bát Cú thì những bài thơ đó phải được viết liên tục trong 8 câu không ngắt ngang chia cách thành hai đoạn " tứ tuyệt " ...Làm cho nhười đọc hiểu lầm , đó là một việc làm sai đầu tiên mà cái Web của chị Tần đã trích nguồn
Cô Kahat ơi,
Đúng vậy đó, nếu ai cũng lơ là thì rồi sẽ tam sao
mất bổn luôn.
Quote: Bây giờ bàn về bản dịch của " dịch giả " Nguyễn Văn Tú ....
Thời đại này kiếm được một người thông thạo tiếng Hán , quả thật rất hiếm , Như vậy Nguyễn Văn Tú là một cụ già của đầu thế kỷ 20 hay thế kỷ thứ 19 ....Nếu Cụ Tú là người xưa đã dịch bản Vịnh Cúc kỳ 2 thì quả thật bản dịch của cụ chắc đã bị hậu sinh sao chép nhầm lẫn chỗ nào đó mà chúng ta nhất thời chưa tìm ra ... Chứ một " thày Đồ " giỏi chữ Hán thì hẳn phải rành Thơ Đường không thể sai phạm những điều sơ đẳng như bài thơ cụ đã dịch ....
Lại cũng có thể chúng ta đưa ra giả thuyết Nguyễn Văn Tú là một người trẻ ... có trình độ song ngữ ( Việt & tàu ) thông thạo nhưng kém Thơ Đường , Và nếu vậy thì bài dịch không giá trị vì đã làm mất cái hay của nguyên bản ....
My cũng nghĩ có thể Nguyễn Văn Tú là một nhà thơ trẻ, còn nếu là 1 cụ nào, thì chắc người chép đã chép sai.
Quote: Cũng có thể ... Trong Thơ Đường có một thể thơ gọi là ....là gì đó quên rồi ( xin lỗi ) trong một bài thơ có một câu viết sai ... Sai từ niêm và luật một cách cố ý nhưng lại diễn tả được cái hay và làm nổi bật bài thơ ... Thì rất được người đọc chấp nhận Chẳng hạn như :
" Một đèo , một đèo lại một đèo "( HXH )
Thơ Đường chỉ vỏn vẹn có 56 chữ thôi, nên các cụ tránh điệp ngữ, trừ phi có dụng ý để nguời đọc phải chú ý, như trong câu này chẳng hạn.
Cố ý sử dụng một chữ sai luật trong câu thơ là một cách dụng công khác để làm nổi bật điều tác giả muốn người đọc chú ý. Bà HXH đã sử dụng cả 2 cách đó trong cùng một câu thơ khiến câu thơ trở nên độc đáo, người đọc như thấy được cảnh ngay cheo leo ngay trớc mắt. Cám ơn Cô nhắc lai dùm.
My cũng không nhớ hay không biết (?) có một tên gì đặc biệt để chỉ bài thơ có câu sai niêm luật với chủ ý.
Quote:Và như thế muốn dò xét ra được " chân lý " chúng ta phải cố công đi tìm thêm nữa , tìm cho ra bản gốc thì mới có thể phán xét được ai đúng ai sai ....
My không tìm ra bản chữ Hán của bài này

Lại chờ TLan quá
Quote: như Kahat viết xong biết mình sai vào xin lỗi rồi vẫn còn bịt chị TL sửa lưng nên hôm nay đi người hơi lệch rồi nè
Kahat
Cô hàng à, khi giao hàng cô gánh sang vai bên phía kia thì lưng nó cân lại