thule
Gold Member
   
Offline

Thành Viên Xuất Sắc *Năm 2010*
Posts: 3836
|
Chị Mai ơi,
Đọc bài của chị thấy vui khi nhận ra rằng mình ở vào thời đại này thật là may mắn vì có đủ những tiến bộ tiện nghi do kỹ thuật số đem lại. Nhưng cái đầu óc già nua của em phải cố theo kịp đà tiến hóa của nhân loại, nhiều lúc cảm thấy hụt hơi chị ạ. Sau đây là tâm sự của em, chia sẻ với chị và các em LVD còn trẻ, may ra có thông cảm chăng:
Không dây...có dây...?
Tôi rất mù mịt về khoa học kỹ thuật và ý niệm về thế hệ không dây hay có dây đôí với tôi không được rõ ràng. Còn nhớ lúc mới lớn, khi cắm sợi dây điện vào ổ điện, vặn lên cái máy ra-dô, bắt làn sóng để nghe nhạc hay bắt được một đài xa lạ, trí óc nông cạn của tôi cho là cái sợi dây điện đã gúp tôi liên lạc với thế giới bên ngoaì. Những lần sau đó, không cần cắêm dây nữa vì đã có sẵn rôì, chỉ vặn nút máy là nghe thấy tiếng, tôi quên sợi dây điện và nghĩ đến các làn sóng đang chạy trong không gian. Nhưng khi nhìn thấy mấy cột điện ở ngoài quốc lộ thì lại thắc mắc không biết cái “đài” cuả mình có dính dáng đến mấy cái cột điện này không, hay đây chỉ là dây nối đường điện thoại. Lúc cầm điện thoại nói với ai, tôi cũng lẫn lộn như vậy. nếu điện thoại có dây dính vào máy tôi phải đứng gần đó để nói, không đi đâu được thì tôi bảo là nó “có dây’, nếu là cordless mà tôi có thể đứng ở ngoài sân nói chuyện thì tôi gọi nó là điện thoại “không dây”. Cũng chả đúng hay sao? Chỉ là ‘dây’ này không phải ‘dây’ kia, dây này là cord, dây kia là wire (có khác nhau không?). Đến khi đi cắm trại mang theo cái transistor chẳng cần dây gì vẫn nghe đước, thì đó đúng là “vô tuyến truyền thanh” rồi còn gì, rồi vô tuyến truyền hình nưã là chi mà phải cắêm dây điện vào ổ điện?
Thế thì chữ “vô tuyến”, không dây đây phải là không dây điện, cột điện như hồi xưa vẫn nói, như đánh điện tín, đánh dây thép (telegraph sans fil) có phải gọi là vô tuyến điện không, mà mình biết là họ dùng morse code đâý? Tôi thật hoàn toàn mù mờ, và chẳng dám hỏi ai vì sợï người ta cuời. Chữ “không dây” bây giờ chắc phaỉ là cái gì cao hơn, bí hiểm hơn, và có dính dáng đến một cái “main frame” (?), cái trạm nào trên trời hay dưới đất chất chứa nhưng tin tức, dữ kiện, ném đi ném lại làm cho tôi khi cắm điện vào máy tính hay là bật máy tính lên là có thể nối “dây” liên lạc gửi email cho bà con bạn bè, nói chuyện với thế giới. Ông khách ngồi bên cạnh tôi trên máy bay, với cái laptop, chẳng thấy cần dây gì cũng đang liên lạc với công ty, cô gái ngồi phía bên kia đang bô bô nói chuyện với ngươì yêu nối chặt vòng dây thân ái, sau đó ngôì texting lu bu trên cái điện thoaị cầm tay xinh xinhø, chắc không nghe thấy tiếng người phi công trên máy phóng thanh nói là sắp sưả tớâi lúc cất cánh và mọi người phaỉ tắt điện thoại... Có dây không dây thật là lẫn lộn, thật là điên cái đâù!
Nhờ “không dây” mọi việc nốâi dây với thế giới xung quanh được dễ dàng. Người ta sống nhiều hơn, nhanh hơn và hưởng nhiều hơn. Người già đã ít nhiều ra ngoài vòng hoạt động, đi lại không dễ dàng , gặp bạn bè không nhiều thì cái mạng đã giúp các vị đỡ cô đơn, giữ được sự gần guĩ bạn bè gia đình, ngoài những nguồn tin tức vô tận trên net để đọc, tìm hiểu và giải trí...Nhưng cái gì cũng có mặt trái cuả nó.
Nhờ “không dây”, người ngôì đây nói chuyện với người bên kia vĩ tuyến, đi tìm những gì xa lạ, say mê, ghiền đến độ quên cả ăn cả ngủ. Đã có hôn nhân đổ vỡ vì một người mê máy tính hơn gia đình., vợ chồng đi về đến nhà mà không ngửng mặt lên nhìn nhau, hoặc ăn uống vội vàng để còn “nối dây’, hoặc vừa ăn vưà nhìn máy vi tính, vô tuyến truyền hình, tai nghe vô tuyến truyền thanh...v.v. Thành thử nối được dây đằng xa thì lại đứt dây với người ở ngay gần mình. Ngươì ta ít thì giờ ra ngoài sân ngắm trời đất, hoa cỏ, hết thì giờ ra đằng trước nhà, quên hẳn đi bà già hàng xóm hồi này đã đi đâu rôì mà mình cũng chưa từng nhìn rõ mặt...và chắc chắn căn bệnh “mập phì “ cũng trở thành một vần đề vì người ta trở nên ít hoạt động.
Thế hệ không dây này đã cho mình nhiều hiêụ năng, tiện nghi nhưng đã làm mình trở thành khô khan, máy móc, cảm tính bị thui chột một cách tàn nhẫn. Tôi cứ tiếc những ngày còn ‘’kém văn minh” cuả mình, những lúc nhớ nhung quay quắt chờ thư, những lúc đi tìm nhà không thấy (làm gì có điện thoại sẵn mà gọi hỏi) đến lúc tìm ra mừng mừng rỡ rỡ. Tôi nhớ những lá thư, những nét chữ thân quen gửi gấm nhiều tình cảm vụn vặt. Tôi hình dung được người viết, tâm tình cùng sức khỏe của người viết qua tuồng chữ rắn rỏi, viết tháu hay run run cũng như nhận biết rằng bà mẹ già của mình càng già càng có khuynh hướng viết chữ nhỏ dần đi. Dòng thư đến chậm qua đường bưu điện nên người nhận được cũng đọc chậm rãi hơn, đọc đi đọc lại, ngắm nghía và suy nghĩ, không vôị vàng delete lá thư vì sợ nhiều quá làm tắc máy vi tính. Một lần tôi mời một người bạn đi ăn trưa mà suốt bữa ăn điện thoại cầm tay của anh ta réo liên hôì, sau đó anh texting liên tục trong khi vừa ăn vừa nói chuyện, multi-tasking multi-tasking, phải có khả năng làm nhiều việc một lúc ở thời đại này, tôi nhìn anh ta tự bảo tôi phải kìm tôi lại, không để du theo dòng đời như thế này, và ưóc mong trở về thời tiền sử...
Thu Lê (10-08)
|