phuonghue wrote on 01. Feb 2010 , 05:43:Chị TL ơi ,
Hình này đẹp quá ha

mà Chị có hình Đại Thế Chí Bồ Tát không ??? Em nhớ mình hay tụng A Di Đà Phật , Quan Thế Âm Bồ Tát , Đại Thế Chí Bồ Tát và Thanh Tịnh Đại Hãi Chúng Bồ Tát phải hông Chị

Hồi xưa lúc em còn nhỏ xíu , Cô của em nói em là người có chân tu đó , tại vì mỗi lần tụng kinh là em ngồi im lặng lâu nhất , xếp bằng nghiêm chỉnh không dám nhúc nhích.. Cô em sống theo kiểu tu hành ăn chay trường rất đơn giản , em nhớ căn nhà của Cô ở Thạnh Lộc Thôn , nhà tranh vách đất ,mỗi lần xuống chơi Cô cho ăn cơm độn đậu xanh với chuối chấm muối mè mà sao ngon ơi là ngon..Buổi tối nằm ngủ nghe tiếng gõ mõ tụng kinh thiệt là an lạc đó..Nhớ Cô nói ai nghe tụng kinh mà nằm ngữa là nữa thành con rắn nên em cứ ráng nằm nghiêng chờ Cô tụng xong mới dám trỡ mình , nhiều lúc chờ lâu quá ngủ quên xong rồi lại lo sợ hoài
hihì này là của Su phu chi gởi cho chị.
Đúng thường thi mình tụng như thế này
**Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam Mô Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát
Nam Mô Đại Nguyện Điạ Tạng Vương Bồ Tát
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát
HihI cơm chay mà biết nâú thì ngon lắm em ơi - Bửa nào xuống đây đi - chi nấu cho ăn -Lên chùa chi hay đi người ta nấu ngon lắm
Đúng đó-Cho nên không nên nằm mà nghe kinh cũng như nghe giảng pháp,vì như vậy là minh không bày tỏ sự trang nghiêm -cung kính thành tâm của mình. Cũng không nên để kinh dưới đất . Không nên bẽ kinh hay gấp kinh làm đôi khi tụng kinh. Chỉ nên mở cuốn kinh khi tụng mà thôi. Khi đi chuà tung kinh mà không có kệ thì em cầm cuốn kinh trên tay ,không nên để xuống đất. Khi lật trang kinh không nen liếm tay mà lật trang kinh. Em nhớ nhé
Có 1 số web site về PP rất hay. Học hỏi và biết 1 số cơ bản về Phật Pháp hay lắm em ơi. Chúc PH va anh Đằng luôn an lạc

1. Sự tích Đại Thế Chí Bồ Tát
Đức Đại Thế Chí Bồ Tát khi chưa xuất gia học đạo, thì ngài chính là con thứ hai của vua Vô Tránh Niệm tên là Ni Ma Thái Tử.
Ngài vâng lời phụ vương khuyên bảo, phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và đại chúng trọn trong ba tháng.
Quan đại thần là Bảo Hải thấy vậy, bèn khuyến thỉnh rằng: "Thưa Điện Hạ! Trong sự tu phước có hai thứ: một là tu phước hữu lậu, hai là tu phước vô lậu.
Song phước hữu lậu dầu có to tát thế nào, thì chỗ cảm báo cũng chỉ ở trong cõi nhân thiên, hưởng phần khoái lạc mà thôi, chớ không thoát khỏi luân hồi sanh tử.
Còn như phước vô lậu, thì chỗ kết quả ở ngoài ba cõi bốn dòng, kiếp kiếp đời đời tiêu diêu tự tại.
Vậy xin Điện Hạ nên vì tất cả chúng sanh mà cầu đặng nhất thiết trí, đem công đức ấy hồi hướng về đạo vô thượng bồ đề, thì sự phước báu không khi nào cùng tận, mà lại đặng viên mãn cái tâm nguyện nữa."
Ma Ni Thái Tử nghe quan đại thần khuyên nói rành rẽ như thế, liền chấp tay thưa với Phật Bảo Tạng rằng: "Bạch đức Thế Tôn! Nay tôi xin đem công đức cúng dường Phật và chúng tăng trong ba tháng, và những hạnh tu tập của tôi đã từng làm, như là:Ba nghiệp của thân:
Không sát hại chúng sanh,
Không trộm cắp của người và
Không tà dâm.
Bốn nghiệp của miệng:
Không nói láo xược
Không nói thêu dệt
Không nói hai lưỡi
Không nói độc dữ thô tục
Ba nghiệp của ý:
Không tham nhiễm danh lợi và sắc dục
Không hờn giận oán cừu
Không si mê ám muội.
Cùng các món hạnh tu thanh tịnh của tôi, mà hồi hướng về đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác và cầu đặng một thế giới rất trang nghiêm đẹp đẽ, như cõi Phật Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai, mà ngài đã thọ ký cho huynh trưởng tôi đó vậy.
Khi đức Phật ấy thành đạo, trước hết tôi ra khuyến thỉnh ngài, nói đủ pháp Tam Thừa liễu nghĩa mà hóa độ chúng sanh.
Trong khi đó, tôi cũng còn tu bồ tát đạo, làm việc Phật sự, dạy dỗ mọi người và làm những sự lợi ích cho các loài hữu tình, mà cầu mau đặng hoàn mãn các món công hạnh đã thệ nguyện.
Đến chừng Phật Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai diệt độ rồi, thì tôi sẽ thành đạo, kế ngôi Phật truyền chánh pháp mà hóa độ chúng sanh.
Những sự trang nghiêm đẹp đẽ trong quốc độ tôi, cùng là thời kỳ diệt độ và kiếp sơ trụ thế của chánh pháp tôi, đều nguyện y như công cuộc ứng hóa của Đức Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai vậy."
Phật Bảo Tạng nghe mấy lời của Ni Ma Thái Tử nguyện, liền thọ ký rằng: "Theo như lòng của ngươi muốn thành tựu một thế giới rộng lớn trang nghiêm, thì qua đời vị lai, trải hằng hà sa kiếp, ngươi sẽ được hoàn mãn các sự cầu nguyện ấy.
Vì ngươi có lòng mong cầu một thế giới rất đẹp rất lớn như thế, nên ta đặt hiệu cho ngươi là: Đắc Đại Thế, tức là Đại Thế Chí Bồ Tát.
Sau khi Phật Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai nhập Niết Bàn rồi, ngươi bổ xứ làm Phật, hiệu là: Thiện Trụ Trân Bảo Như Lai, kế tiếp ra đời mà hóa độ mọi loài hàm thức."
Ni Ma Thái Tử nghe Phật Bảo Tạng thọ ký rồi liền thưa rằng: "Bạch đức Thế Tôn! Nếu sự nguyện cầu của tôi quả đặng như lời ngài thọ ký đó, tôi xin kính lễ ngài và nhờ ngài làm sao cho các thế giới đều vang động và ở giữa hư không có rải xuống nhiều thứ hoa thơm đẹp, lại có các đức Phật ở các thế giới mười phương cũng đều thọ ký cho tôi như vậy nữa."
Ni Ma Thái Tử thưa rồi, vừa cúi lạy Phật, tức thì các thế giới mười phương, cả núi sông, cây cối, và những vật có hình chất, đều rung động ra thành tiếng vang rền khắp cả, còn giữa hư không lại có các thứ bông rất thơm tho và tốt đẹp rơi xuống như mưa.
Các đức Phật ở mười phương đều đồng tình thọ ký rằng: "Tại cõi Tán Đề Lam, có người đệ tử của Phật Bảo Tạng Như Lai tên là Ni Ma, con thứ hai của Vua Vô Tránh Niệm, có phát tâm cúng dường Phật và đại chúng trọn ba tháng, đem công đức ấy mà hồi hướng về đạo vô thượng bồ đề và nguyện đặng ở cõi thế giới trang nghiêm.
Vì vậy nên trải qua hằng sa kiếp, người ấy sẽ bổ xứ thành Phật, sau khi đức Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai đã nhập Niết Bàn."
Ni Ma Thái Tử nhờ Phật Bảo Tạng và các đức Phật mười phương thọ ký rồi, lòng vui mừng, hằng chăm tu tập công hạnh vô lậu mà cầu cho mau thỏa mãn những điều tâm nguyện.
Từ đó về sau, Ni Ma Thái Tử mạng chung rồi đầu thai ra thân khác, đời khác, kiếp nào cũng hằng giữ bổn nguyện, quyết chí tu hành, học đạo đại thừa, làm hạnh bồ tát, mở mang trí huệ cho chúng sanh và làm những sự nhiễu ích, đặng dìu dắt các loài ra khỏi sông mê mà bước lên đường giác.
Hiện nay ngài Đại Thế Chí đương làm một vị đẳng giác bồ tát, hầu gần bên đức Phật A Di Đà ở cõi Cực Lạc, trợ đương Phật hóa, tiếp dẫn chúng sanh, chờ đến thời kỳ quả mãn công viên mới bổ xứ làm Phật.
2. Bồ tát Đại Thế Chí còn gọi là Đắc Đại Thế Bồ tát, Đại Tinh Tấn Bồ tát, Vô Biên Quang Bồ tát… Đại Thế Chí Bồ tát vì Bồ tát thường dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, khiến chúng sanh mười phương thế giới thoát khổ đau, thành tựu đạo quả Bồ đề. Đắc Đại Thế Bồ tát vì Bồ tát có hạnh nguyện đại hùng đại lực đại từ bi, dùng hạnh nguyện này để trụ trong Ta bà thế giới, điều phục và tiếp độ chúng sanh cang cường.
Bình báu trên đầu hiện Phật sự
Trong lỗ chân lông thấy mười phương
Giở chân chấn động các cõi nước
Khắp nhiếp chúng sanh về Lạc bang.
Bài kệ tán thán oai lực vĩ đại và hạnh nguyện cứu độ chúng sanh cao cả của Bồ tát Đại Thế Chí, vị Bồ tát có nhân duyên sâu nặng với chúng sanh trong thế giới Ta bà. Ngài là vị Bồ tát đã thành Phật trong kiếp quá khứ, nhưng vì tình thương chúng sanh bao la mà kiếp này thừa nguyện tái lai thị hiện làm thân Bồ tát ở thế giới Tây phương Cực Lạc, để trợ duyên với Phật A Di Đà giáo hóa và tiếp dẫn tất cả chúng sanh khổ đau trong mười phương thế giới.
Bồ tát Đại Thế Chí còn gọi là Đắc Đại Thế Bồ tát, Đại Tinh Tấn Bồ tát, Vô Biên Quang Bồ tát… Đại Thế Chí Bồ tát vì Bồ tát thường dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, khiến chúng sanh mười phương thế giới thoát khổ đau, thành tựu đạo quả Bồ đề. Đắc Đại Thế Bồ tát vì Bồ tát có hạnh nguyện đại hùng đại lực đại từ bi, dùng hạnh nguyện này để trụ trong Ta bà thế giới, điều phục và tiếp độ chúng sanh cang cường. Đại Tinh Tấn Bồ tát vì Bồ tát có sức tinh tấn vĩ đại, điều phục các phiền não và giáo hóa chúng sanh không bao giờ mệt mỏi. Vô Biên Quang Bồ tát vì nơi thân Bồ tát có màu vàng tía chiếu khắp pháp giới, chúng sanh nào có duyên liền thấy được ánh quang minh tịnh diệu của vô lượng chư Phật ở khắp mười phương.
Trong Tây phương Tam thánh, Ngài thường đứng bên phải của Phật A Di Đà, đối diện với Bồ tát Quán Thế Âm, nhằm nói lên Ngài là một trong các vị Thượng thủ trong chúng hội Bồ tát. Lại nữa, Bồ tát Quán Thế Âm biểu thị cho tinh thần đại bi, Bồ tát Đại Thế Chí biểu thị cho tinh thần đại trí, qua đó nói lên ý nghĩa người tu hành cần phải có bi trí viên mãn mới có thể thành tựu được Phật đạo.
Bồ tát thân cao tám mươi muôn ức na do tha do tuần, da màu vàng tử kim, trong thiên quan của Ngài có năm trăm hoa báu, mỗi một hoa báu có năm trăm đài báu, trong mỗi đài báu đều hiện quốc độ tịnh diệu của chư Phật mười phương, nhục kế như hoa Bát đầu ma, giữa nhục kế có một hình báu, khác hình báu nơi nhục kế của Bồ tát Quán Thế Âm.
Còn trong Hiện đồ Mạn đồ la Thai tạng giới của Mật giáo, Ngài là vị thứ hai ở phương trên trong viện Quan Âm, ngồi trên hoa sen đỏ, thân màu trắng, tay trái cầm hoa sen mới nở, tay phải co ba ngón giữa đặt trước ngực. Mật hiệu là Trì luân kim cương, hình Tam muội da là hoa sen mới nở.
Theo kinh Quán Vô Lượng Thọ, vô lượng hằng sa kiếp trước, thời Phật Bảo Tạng, tiền thân Ngài là thái tử Ni Ma và Bồ tát Quán Thế Âm là thái tử Bất Huyền con của vua Vô Tránh Niệm. Bấy giờ đức vua cùng với hai vị thái tử đến đạo tràng cúng dường và nghe Phật Bảo Tạng thuyết pháp. Đồng thời được Phật Bảo Tạng thọ ký, vua Vô Tránh Niệm tương lai sẽ thành Phật hiệu là A Di Đà ở thế giới Cực Lạc, thái tử Bất Huyền sẽ thành Phật hiệu là Biến Xuất Nhất Thiết Quang Minh Công Đức Sơn Vương Phật, còn thái tử Ni Ma sẽ thành Phật hiệu là Thiện Trụ Công Đức Bảo Vương Phật.
Nói đến Bồ tát Đại Thế Chí, chúng ta liên tưởng đến công hạnh đặc trưng của Ngài là tinh thần đại hùng đại lực đại từ bi. Người tu Bồ tát đạo muốn viên mãn quả vị Phật cần phải có đầy đủ tinh thần này. Do vì Bồ tát có đại hùng mới dám xả ly những tham muốn dục lạc thế gian, có đại lực mới kham nổi những công hạnh Bồ tát đạo “Làm những việc khó làm, nhẫn những điều khó nhẫn”, có đại từ bi mới có thể làm tròn hạnh nguyện giáo hóa chúng sanh cang cường khó điều phục.
Với tinh thần đại hùng đại lực, trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, Tôn giả A Nan sau khi được Đức Phật chỉ cho thấy được chân tâm rộng lớn, Ngài đã đối trước Phật phát đại nguyện.
Đời ngũ trược con nguyện vào trước
Nếu có chúng sanh nào chưa thành Phật
Con nguyện không thọ hưởng Niết bàn
Đại hùng đại lực đại từ bi.
Cũng thế, Bồ tát Đại Thế Chí ngày nay tuy đã thành Phật nhưng Ngài không an trụ trong cảnh giới Niết bàn thọ dụng pháp lạc mà thị hiện thân Đẳng giác Bồ tát, dù chúng sanh có cang cường nhưng Ngài không nản chí, thệ nguyện vào cõi ngũ trược ác thế để giáo hóa chúng sanh. Dù bao gian lao, nhọc nhằn và nguy khó, Bồ tát vẫn không sờn lòng.
Với tinh thần đại từ bi, Ngài dùng trí tuệ quan sát thấy căn tánh của chúng sanh trong thời mạt pháp phần nhiều nghiệp mỏng chướng dày, căn lành nông cạn, nếu tu các pháp môn khác ngoài pháp môn niệm Phật, e khó thành tựu đạo quả giải thoát, vì thế Bồ tát đặc biệt xiển dương pháp môn này.
Trong kinh Lăng Nghiêm, chương Niệm Phật viên thông, khi Đức Phật Thích Ca hỏi về pháp môn tu hành, Bồ tát cho biết Ngài tu theo pháp môn niệm Phật mà được thành tựu. Bồ tát bạch Phật: “Con nhớ hằng sa kiếp về trước, có Đức Phật ra đời hiệu là Vô Lượng Quang, lúc đó có mười hai Đức Như Lai thành Phật trong một kiếp, Đức Phật sau hết hiệu là Siêu Nhật Nguyệt Quang Như Lai dạy cho con pháp môn niệm Phật… Nhân lành của con là dùng tâm niệm Phật mà vào Vô sanh pháp nhẫn, nay ở cõi này tiếp dẫn những người niệm Phật vãng sanh Tịnh độ”.
Theo lời Bồ tát dạy, người niệm Phật muốn khi lâm chung được vãng sanh Tịnh độ thì trong khi niệm Phật phải có tâm chuyên nhất. Ngài dạy: “Mười phương chư Phật thương nhớ chúng sanh như mẹ nhớ con… Nếu tâm chúng sanh tưởng Phật nhớ Phật, thì hiện tiền hay đương lai nhất định thấy Phật, cách Phật không xa, không cần tu phương tiện nào khác mà được thành Phật”.
Như vậy, yếu quyết tu niệm Phật của Bồ tát muốn nhắn gởi đến hành giả niệm Phật không ngoài điểm: “Nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm nối nhau, được Tam ma địa, đó là bậc nhất”. Đây là điều quan trọng mà người tu niệm Phật trong khi hành trì cần phải chú ý mới có thể thành tựu ước nguyện vãng sanh.
Tóm lại, với lý tưởng độ sanh cao cả, với tinh thần không khuất phục trước gian lao, ngày nào chúng sanh trên cuộc đời này còn khổ đau, thì ngày đó Bồ tát Đại Thế Chí vẫn còn miệt mài công việc cứu độ chúng sanh đưa lên bờ Niết bàn. Học theo hạnh nguyện đại hùng đại lực đại từ bi của Ngài, chúng ta cần giữ vững được lập trường tu hành, thực hiện trọn vẹn tinh thần Tứ hoằng thệ nguyện. Khi chúng sanh cang cường vẫn thệ nguyện độ, phiền não đầy dẫy vẫn thệ nguyện đoạn, pháp môn vô lượng vẫn thệ nguyện học và Phật đạo dài xa vẫn thệ nguyện thành.
Theo: Giác Ngộ/www.chuyenphapluan.com