Hay quá hay quá! Chẳng biết có phải tại Hà phổ nhạc cho thơ cuả chúng tôi không mà thâý vừa tình cảm, vừa thiết tha, mà lại dễ hát nữa Mới nghe đi nghe lại có 3 lần đã thâý mình hát theo được và sắp thuộc rôì. Chúng tôi phải Cảm ơn soạn giả chứ! Tôi thâý vui quá và trông đợi bài thứ hai đó.
Hoàng Nga ơi, bài hai thì hình như Hà nói là thể điêụ hùng mạnh vui tươi đó mà. Nếu hát được ở ĐH thì vui đó nhỉ. Mong lắm thay. Cũng hoan hô ý kiến cô Vân là mong nhạc sĩ thân hữu đi dự D(H ở SJ nhé.
Đọc cái đoạn dưới đây cuả Hà thâý đúng là "tư tưởng lớn gặp nhau"!!!! Khi tôi làm xongbài thơ này tôi đã nghĩ rằng có thể tặng cho bất cứ các hôị đoàn HS nào ở hải ngoại, chỉ cần thay đôỉ một chút cái danh xưng cuả trường cho nó hợp , và tôi cũng đã trình bâỳ bài thơ 1 lần ở một buổi họp mặt khác. Đổi 1 vài chữ trongthơ thì cũngdễ thôi...
Tôi đặc biệt rất thích phỏng thơ kỳ này vì khi bắt đầu làm chi tiết, tôi mới hiểu được những "thông điệp" (messages) thắm thiết hùng hồn mà Cô Thu muốn gửi đến các học trò của cô.
Tuy không phải là học trò của cô, đối với tôi nó tượng trưng cho những lời gửi gắm chân thành của các thầy cô ở tất cả các trường trung học nam lẫn nữ ở quê nhà, đến tất cả các cựu học sinh lưu lạc khắp nơi trên các nẽo đường thế giới.
Tôi có nghe thâý 2,3 giọng Nam ở phần dưới bài, có phải là vẫn cuả Ca sĩ Hà không? Nhớ đến cặpsong ca NVHà và PhTr, hôm nào thử hát chung bài này cho nghe được không? Tình ca LVD thi phải có giọng nữ chớ?
Em cám ơn cô Thu đã khen quá lời!
Thật sự đối với em, trong 1 bản nhạc, lời nhạc quan trọng lắm, quan trọng hơn cả melody nữa. Cho nên nhờ lấy lời từ các bài thơ của cô và các dich giả kia, em thấy khoẻ vô cùng vì công việc soạn nhạc trở nên nhẹ nhàng hơn. Nếu cô thấy bản nhạc thiết tha tình cảm là chỉ vì lời thơ của các cô thiết tha tình cảm!
Em chỉ có 1 nhận xét thế này: trong kho tàng âm nhạc Việt Nam trước 75, đề tài về "áo trắng sân trường" thường chỉ có vài trường nữ trung học VN là có tên trong nhạc: Gia Long, Trưng Vương, Đồng Khánh! Hồi nhỏ khi học ở HNC, vốn tính mê âm nhạc, em thường hay thắc mắc: tại sao trường hàng xóm LVD cũng là trường nữ trung học lớn, nếu em nhớ không lầm, là trường nữ trung học lớn nhất trong tỉnh Gia Định. Mà tỉnh Gia Định là tỉnh lớn nhất ở miền Nam bấy giờ. Khoảng thập niên 60 - 70, em nhớ trường LVD và HNC nằm trong một khuông viên rất nên thơ, đường xá (gần Chi Lăng?) mát mẻ, có nhiều hàng cây xanh. Vậy mà chả có nhạc sĩ nào chịu viết về "áo trắng LVD"!
Về sau, em mới hiểu được problem không phải là vì địa điểm hay nhân vật mà giản dị, chỉ vì tên trường (Và cũng không phải vì tên đàn ông: Gia Long, Đồng Khánh cũng là tên mấy ông vua vậy!) Lý do chính là vì tên LVD có 3 chữ, khi làm nhạc, nếu muốn cho melody lướt qua êm ái nhẹ nhàng, nhạc sĩ dùng tên 2 chữ thì dễ cho họ hơn: Trưng Vương, Gia Long, Đồng Khánh, Văn Khoa. Còn dùng tên trường 3 chữ thì phải công nhận là khó cho nhạc trôi đi xuông xẽ! Nếu như hồi xưa trường Trưng Vương thay vì có tên Trưng Vương mà lại lấy tên "Bà Huyện Thanh Quan" chẳng hạn, thì em chắc chắn rằng dù cho mấy cô nữ sinh Trưng Vương thời đó có lãng mạn bay bướm cách mấy, các ông nhạc sĩ bấy giờ cũng phải chịu thua, không cách nào làm nhạc có tên trường mấy cổ được! (sorry nghe mấy chị Trưng Vương, thí dụ thôi chứ không phải thiệt!)
Em thú thật với cô là nếu trong thơ của cô không có chữ Lê Văn Duyệt chắc em cũng đầu hàng. Tuy vậy, em cũng phải ngồi suy nghĩ khá lâu để sắp xếp 3 chữ LVD này trong bản nhạc thế nào để nghe cho trôi chảy!
(Hy vọng em đã đóng góp xíu xiu trong việc "đem justice" cho "áo trắng LVD" trong nhạc VN!

- Dĩ nhiên là em lại nói đùa nữa!)
Em sẽ cố gắng làm xong bản thứ 2 trong 1, 2 tuần nữa.
(And wish me luck again with the words LVD in the 2nd song! Very challenging!)
Em xin chúc cô được vui khoẻ.
Em NVH

PS: 2, 3 giọng phía sau bài lại cũng là của chính em đó cô, em thâu làm 2 lần, lần thứ nhì em hát bè với chính em!