thule wrote on 03. Aug 2009 , 18:31:So lì, Dắc Ứng nhé, bấy lâu nay cô cũng...quên nhiều người lắm, à mà kh6ong, quên quên nhớ nhớ, chứ không quên hẳn đâu. Nhưng biết có một điều là không vào vườn nhà lâu được, cũng không muốn quét lá hay viết lách gì. Khơỉ đâù là tại cáí biến cố năm ngoái đó, rồi nó theo luôn.
…
Cô Thu ạ,
“Sắc tức thị không, không tức thị sắc!” Có có, không không; đời là vô thường, có đó nhưng chưa chắc đã có, không có nhưng lại có đó!
Chuyện xảy ra năm rồi có gì đâu mà cô phải để cho nó hành hạ tấm thân, mệt trí, kém vui, rồi sinh bịnh, lại làm tội thầy của em. Lê Văn Duyệt còn đó, Diễn Đàn còn đây, không khí ngôi trừơng tinh thần có bàng bạc một tí nhưng chị em vẩn quây quần với nhau. Chuyện xưa một năm rồi, ai đúng, ai sai, nay đã khá rỏ.
Bởi vì người tầm thường như chúng ta cứ ngở cần giử cái có, đoạt cái không cho nên xảy ra cớ sự. Theo Vật Lý mà chúng ta đã học, thì chỉ có phản lực khi có động lực và, nhất là phải có điểm tựa. Không có điểm tựa thì động lực trở nên … bất lực. Nếu không tin thì cô thử lấy bàn tay tung một chưởng vô không khí coi, không có gì hết, phải không? Mình gọi đó là … oánh gió. Bây giờ cô thử đẩy hay đập lên mặt bàn coi, có phải chưởng càng mạnh thì tay cô càng thốn, càng đau không?
Khi yêu quý một vật, với bản tánh tự nhiên, chúng ta cứ thích giử lấy mà không muốn để mất . Chắc tại cô là một trong những người trở lại trước với LVD sau mấy thập niên thất lạc; cho nên, dĩ nhiên cô gắn bó với LVD hơn, cô không muốn mất nó lần nữa, lúc nào cô cũng muốn nó toàn vẹn trong sáng. Theo thuyết tương đối, thì cô cứ để nó tự xoay vần, nhưng vẫn theo dõi, khi nào thấy có người không ngay, tính hy sinh vào để chiếm đoạt, thì mình ghé qua, tát chúng một cái; nếu chúng là người kém thông minh đưa thêm má còn lại, thì tát luôn một cái nữa!
Theo em, “ai mà tát con má nầy thì hãy đưa má còn lại cho người ta tát” là “sắc sắc, không không”. Làm mà không làm, không làm nhưng tự nó xãy ra (theo ý mình), ta gọi là “bất chiến tự nhiên thành!” Cô thử … nhâm nhi câu trước coi: thấy người ta sắp tát mình, thì hãy mau mà né. Chưa bị đánh tới má nầy, mà lại đưa má kia ra, không phải là né thì là gì nữa; trừ phi có 2 má, hãy mau mau đưa má ghẻ ra mà đở đòn!
Có một đoạn thơ tiếng Anh em rất thích. Đó là những câu thơ ghi dưới một tấm hình trong đó có một bàn tay đang tung một con bồ câu lên trời, xin tạm dịch:
“Nếu người yêu thương nó, hãy để cho nó đi,
nếu nó trở lại thì nó là của người,
nếu không, nó chưa bao giờ là của người hết!”
Không có tấm hình đó ở đây, chắc là mấy lời thơ dịch của em nghe ngây ngô lắm? Nhưng không sao, vì đó là những câu thơ em đã thực hiện với hai đứa con của em; và chúng nó đi … thiệt, đi xa lắm, nhưng không có đi … mất tiêu

, làm em mang mang nhớ lại một bài thơ của chúng gắn trên cửa tủ lạnh hồi chúng mới 12 tuổi, cũng xin tạm dịch:
“Lên mười hai, ba em có lúc đúng lúc sai,
năm em mười lăm, ba thường sai hơn đúng,
đến mười tám thì ba không biết gì ráo!
Bây giờ đã ba mươi, ước gì có ba ở bên để hỏi ý kiến!”
Chắc bài thơ nầy viết trước khi điện thoại được thông dụng, và chắc chắn là lúc chưa có cell phone và email. Lúc đó em biết là con em nó khôn lớn rồi, cho nên mới để cho chúng bay đi. Và bây giờ thỉnh thoảng chúng nó về thăm, hoặc điện thoại về, lắm lúc, chỉ để nói dóc!
Cô thấy không, trong tấm hình chỉ in con bồ câu thôi vì bồ câu là giống chim khôn; chứ đâu có hình nào đề cao mấy con quạ đâu, vì giống quạ bị … bóp cổ chết hết rồi!
Sau cơn mưa, trời lại sáng. Đại Hội đến nơi rồi, em biết chắc thế nào cô cũng vui trở lại thôi.
Mong được đọc lại bài vở của cô thường hơn. Sắc sắc, không không. Dù không thấy cô vô viết bài, nhưng em biết cô vẫn đang ngồi coi … cọp!