Quote:Kính thưa Cô,
Em mách Cô là anh Bánh Lọt nói là ăn như Bắc tức là các Cô cho ăn cá rô cây đó Cô.

Bị chị Đậu Đỏ la quá nên không dám viết rạ đó ạ
Trời, có người gây nên cảnh dầu sôi lửa bỏng vậy mà không hay, sáng giờ cứ tà tà cắt cỏ làm vườn!
Đăng Mỹ nói đúng đó cô. Em tính nói như vậy nhưng nhớ ra ăn cá rô cây là chuyện Trung kỳ chứ không phải Bắc kỳ, nên thôi. Vã lại, nếu có giởn câu nầy thì chỉ giởn với mấy cô học trò thôi, chứ có cho tiền thì em cũng chả giám giởn với cô Thu đâu!
Đúng ra đó là truyền thuyết của vùng Thanh-Nghệ-Tỉnh . Lúc dân ở phía Bắc vĩ tuyến 17 di cư vô Nam thì dân Nam không phân biệt đươc người Trung hay Bắc, cho nên thấy ai nói giọng khó nghe thì cho là Bắc kỳ hết!
Sở dĩ em biết chuyện nầy là vì hồi nhỏ, nhà ba má em ở trong xóm toàn người Nam, thỉnh thoảng có vài đứa nhỏ chạy ngang la lên “BK ăn cá dô cây”, trong khi ba má em thì ngồi cười! Em mới hỏi “tụi nó nói cái gì vậy, sao ba má lại cười ?” Ba em mới giải thích vì quê ta nghèo lắm cho nên có người nảy ra sáng kiến đẻo 1 con cá bằng cây để trong dĩa nước mắm mà chấm rau ăn cơm cho đở ngán . Còn tức cười là vì tụi nó tưỏng nhà mình là ngưòi Bắc!
Đã kể thì phải kể cho hết chuyện!
Có một lần, cũng thằng nhỏ đó chọc bà gánh rau muống! Bả nhào tới túm lấy đầu nó, dẩn nó về nhà để mét má nó .
“Thằng con bà mất dzậy quá!”
“Nó làm dì bà bác dậy ?”
“Bà hỏi nó thì biết”
“Mầy làm dì mà bả dặng dử dậy ?”
“Dạ, con nói BK ăn cá dô cây”
“A, cái thằng mắc dạy!” xong bả quay qua bà bán rau muống và xin lổi .
Bà bán hàng đi rồi, bà má mới lôi thằng nhỏ lại hỏi:
“mày nói dì nói lại tao nghe coi”
Thằng nhỏ lập lại chưa hết câu, mới tới chử “DÔ” thì bà má tát cho 1 cái và chửi:
“má mày, dạy quài mà hổng nhớ dì hết . Nghe kỷ đây: cá … GÔ cây, nghe chưa?”
Con cái dì mà ngu quá, có 1 chử E GỜ mà cũng hổng nhớ, để người ta máng dốn!
Thưa cô Thu,
hồi đi dạy cô có cái luật nào để phạt mấy đứa thèo lẻo, chưa khảo mà khai không vậy cô? Chứ cái tội … nội gián nầy thì đương nhiên là phải 1 chầu bún chả cá Thăng Long mới hả giận . Cô ha?