......
Dạ xin chào cô Vân và chào chị Đ Đ,
Khoẻ không chị Đ Đ?
Chữ "sô-cô-la" nguyên thủy của tui mà chị biến thành "sợ-cô-la" thì chắc tay viết của chị bị ảnh hưởng của chân cà thọt của chị rồi!

(Sorry, tui chỉ suy từ các câu tục ngữ "Bụng làm thì dạ chịu", "Tay yếu thì chân mềm"...
Suy ra ==> "Chân cà thọt thì Tay cà chớn")

Thưa cô, trở lại chuyện sô-cô-la (của em) hay sợ-cô-la (của chị Đ Đ) thì em cũng đồng ý như cô đã nói ở trên: "cô có răng đâu" mà sợ !
(dạ em muốn viết là "cô có sao đâu" mà sợ, xin cô đừng hiểu lầm! À mà cô ơi, ngay cả cô có răng hay không có răng, em tin rằng cả khối học trò ai cũng kính mến cô chứ làm gì có chuyện sô-cô-la gì phải không cô. Bằng cớ là nhà cô lúc nào cũng có khách vào khách ra rầm rầm vui nhộn cả làng!)
Thật sự theo em nhận xét, gần như tất cả các cô giáo trong mọi trường trung học VN, nam cũng như nữ đều không bao giờ có vấn đề "sô-cô-la" / "sợ-cô-la" cả! Như kinh nghiệm riêng ở trường HNC em, số thầy và số cô bằng nhau, nhưng kỳ lạ là học trò mến thầy 1 mà lại mến cô đến 10 !!! Điều đó rất đúng trong tất cả các năm từ đệ thất đến đệ tam.
(Đọc đến đây thế nào chị Đ Đ cũng sẽ thắc mắc "như vậy thì từ đệ nhị đến đệ nhất thì sao? Dạ câu trả lời thành thực là trong 2 năm đó, tụi em vẫn còn mến thầy 1 nhưng mến cô giáo xuống còn 8 mà thôi! Dạ lý do là...2 mến kia bắt đầu để dành cho các cô khác ở ngoài trường!!!)

Dạ thôi, em xin dừng chuyện sô cô la ở đây và xin chúc cô cứ mạnh dạn thích ăn chocolate thì cứ ăn (nhớ dùng loại đậm), đừng ngại "taboo" không có răng đâu cô!
Dạ bye cô,
NVH