
Loreley figure and Rhine valley Landscape Pop view sankt Goarshausen Germany
Lorelei (murmuring rock)
Vách đá Lorelei và tiếng rì rầm tạo ra từ đó đã gợi cảm hứng từ những câu chuyện khác nhau. Một huyền thoại xa xưa đã tưởng tượng có những chú lùn sống trong các hang động trong vực đá.
Lorelei là một thần nữ sống dưới biển, tương tự như siren (mỹ nhân ngư, nữ thần mình người đuôi cá) hoặc mermaid (nàng tiên cá), được đồn đại đưa cái chết đến cho các thủy thủ bằng cách quyến rũ họ đến gần vách đá với giọng hát du dương mê hồn.
Năm 1801, tác giả người Đức Clemens Brentano đã viết bản ballad Zu Bacharach am Rheine như là một phần tiếp tục của cuốn tiểu thuyết Godwi oder Das steinerne Bild der Mutter. Đầu tiên kể về câu chuyện của một người phụ nữ quyến rũ liên kết với đá. Trong bài thơ, người đẹp Lore Lay, bị phản bội bởi người yêu, đã bị buộc tội làm mê hồn đàn ông và gây ra cái chết của họ. Thay vì kết án tử hình nàng, vị giám mục gửi cô đến một nữ tu viện. Trên đường đi đến đó cùng với ba hiệp sĩ, nàng nói muốn đến vực đá Lorelei. Cô gái xin phép để leo lên tảng đá để được ngắm sông Rhine một lần nữa. Cô làm như thế vì nghĩ rằng có thể nhìn thấy người yêu trên sông Rhine, nhưng cô gái đã rơi xuống vực đá và chết; vực đá vẫn còn giữ lại tiếng vang tên của nàng sau đó. Brentano đã lấy cảm hứng từ huyền thoại Ovid and the Echo để viết câu chuyện này.
Năm 1824, Heinrich Heine đã dựa vào câu chuyện trên của Brentano và viết một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của ông, Die Lorelei. Bài thơ mô tả người thiếu nữ như một loại mỹ nhân ngư, ngồi trên vách đá trên sông Rhine và chải mái tóc vàng của nàng, các thủy thủ không biết đã bị phân tâm với sắc đẹp và tiếng hát của cô gái đã khiến tàu của họ bị đâm sầm vào vách đá. Năm 1837, lời bài thơ của Heine, đã được phổ nhạc bởi Friedrich Silcher trong ca khúc Lorelei trở nên nổi tiếng ở những vùng nói tiếng Đức.
https://www.youtube.com/watch?v=e0_PtHwbCiYMột bản nhạc khác của Franz Liszt cũng được ưa chuộng, và một số nhạc sĩ khác cũng đã phổ nhạc bài thơ.
Nhân vật Lorelei, mặc dù ban đầu xuất phát từ trí tưởng tượng của Brentano, thông qua nền văn hóa dân gian của Đức trong hình thức đã mô tả trong bài hát Heine-Silcher nhưng lầm tưởng là có nguồn gốc từ một câu chuyện cổ dân gian. Nhà văn Pháp Guillaume Apollinaire một lần nữa chọn chủ đề này trong bài thơ “La Loreley”, trong tập thơ Alcools về sau này được trích dẫn trong bản Giao hưởng số 14 của nhạc sĩ Dmitri Shostakovich.

The statue of the "Loreley" at the Loreley rock, river Rhein, Rhineland Palatine, Germany.
-----------------------------------------------
Tiếng Hát Bên Ghềnh Khuya - Tình Khúc Minh Duy 6
(Huyền thoại Lorelei)
Sáng tác: Minh Duy
Giọng ca: Ngọc Mai
Lorelei nghiêng vai soi bóng sông Rhine lững lờ…
Thuyền lặng trôi theo mây theo gió cuốn xuôi dòng mơ …
Bờ tóc xõa quyến ánh trăng mơ màng vách đá,
Nỗi đớn đau khơi dòng tuyết giá.
Lorelei đêm khuya tiếng hát bi ai lạc loài;
Điệu thần tiên âm ba xao xuyến đê mê hồn ai …
Nước vẫn trôi, lái buông lơi theo sóng vô tình,
Chiếc bách xô tan xác bên ghềnh!
Năm xưa tình tan vỡ
Ai khóc than bên bờ?
Ai buông mình theo nước
Đắm sâu lời thề ước?
Thiên thu câu huyền thoại, huyền thoại…
Lorelei chưa nguôi ngoai hết vết thương muôn đời!
Chuyện tình xưa bâng khuâng tim khách suốt con đường xuôi.
Mai tóc nghiêng, vách đá thiêng mưa nắng hững hờ;
Tiếng hát ru theo sóng vỗ bờ...