Nguyen Van Ha wrote on 28. May 2012 , 08:48:Không được PTr ơi, vì đây là câu 6 chữ trong thơ lục bát mà. Nếu sửa như PTr đề nghị thì nó thành 7 chữ không hợp!
Thôi chắc để cô Vân hoặc PT coi lại xem sao. Dân Nam kỳ như tui làm thơ tiếng Huệ thiệt tình cũng không khác nào Dzịt nghe sấm! ( Dzịt đây không liên quan gì đến Dzịt EW gà nhà nghen!)
Nhưng PT nói OK thì chắc OK!
Dẫu sao cũng cám ơn PTr cho ý kiến.
NVH
Thầy Hà Bá ui! Nói OK là vì không muốn cãi nhau chuyện "ra, vô" nữa chứ không phải nói dùng chữ
ni trống trơn như vậy là OK đâu, vì người Huế nói
nơi ni, chỗ ni, ngoài ni, trong ni, bên ni... chứ không có nói
sống ... ni , vì chữ ni có thể là đây, có thể là này tùy theo chỗ dùng chữ
Nguyen Van Ha wrote on 28. May 2012 , 08:36:Cám ơn PT,
OK giải thích rồi, bi giờ tới phần đặt câu hỏi nghen: PT là chuyên gia về Huế, xin cho Hà Bá tui hỏi là tại sao người ta hay gọi Huế là "Xứ Thần Kinh"
Mà nếu Huế là xứ thần kinh thì người Huế có phải là người thần kinh không???
(Xin làm ơn hiểu giùm đây là thắc mắc chân chính chứ không phải hỏi để kiếm chuyện nghen!)
Tui đoán chữ "Thần Kinh" có nghĩa là Kinh Đô của các vị Thần thánh, phải không?
(Ở trong Nam mà nói ai thần kinh là sẽ có chuyện đụng chạm, nên tui thắc mắc từ lâu mà không dám hỏi...
Cám ơn PT hỉ,
NVH
Thần kinh theo từ điển của ông Tiến Đức (Khai Trí) là kinh đô của Vua, cho nên người ta thường nói Huế là đất thần kinh hay xứ thần kinh, và người gốc Huế thường gọi là người
xứ thần kinh (như cô Vân, PT, Nàng Tôn Nữ...) khác với người
thần kinh ở Biên Hòa hay Gò Vấp

Trời ơi! Tiếng Việt của mình phong phú lắm, nhiều khi chỉ thêm bớt hay sai một cái dấu cũng khác nghĩa rồi , nói gì thiếu hay thừa một chữ chứ
Quote:Chừ bửa ni thấy PT hiền lành thân thiện mới dám hỏi!)
Anh Hà Bá dùng chữ ni ở đây rất là đúng, và anh thấy đó, ở đây ni có nghĩa là nay nữa