Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Nối Tiếp Vần thơ  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 176 177 178 179 180 ... 224
Send Topic In ra
Nối Tiếp Vần thơ (Read 197987 times)
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Nối Tiếp Vần thơ
Reply #2655 - 14. Jul 2013 , 10:04
 
Vu Ngoc Mai wrote on 09. Jul 2013 , 11:17:
Tv thương,
Em đi chơi có 3 ngày mà thăm tới 10 nơi, chắc chuyến đi cũng phải vội vã lắm, nhưng mà vui em nhỉ.  Còn có ý nghĩa nữa khi cả đoàn, nhất là em, đã góp lời cầu nguyện cho những người xấu số và cho cả nhà nữa.
Mây say chắc giờ vẫn còn mệt, ráng nghỉ ngơi it bữa rồi hãy tiếp tục chạy show nghe.
Thân,
Cô Ngọc Mai


Cô thương ,
Đi chơI như vậy , cũng không thắm vào đâu , bây giờ còn sức , nên đi nhiều nơi cho biết đó biết đây và " đi 1 đàng , học 1 sàng khôn " chăng?
Em  hy vọng thầy cô trò chúng mình sẽ có dịp đi chơi chung vài chuyến , cho đời thêm tươi nha cô.
Tour do Chùa tổ chức nầy , rất đàng hoàng , không như các Tour khác...làm tiền trắng trợn...chương trình tiếp tục sẽ đi Hawaii , Ấn Độ...nhưng vì em bận trông Brandon 3 ngày , nên chỉ đi được vài ngày mà thôi.

...

Nhìn hình , để nhớ cô.....

Em TvMs
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Vu Ngoc Mai
Gold Member
*****
Offline


Giáo Sư Cố Vấn

Posts: 3463
Re: Nối Tiếp Vần thơ
Reply #2656 - 14. Jul 2013 , 22:37
 
Lethikinhhoang wrote on 10. Jul 2013 , 07:08:
Cô kính !

Theo chỗ em hiểu thì vì ngân khoản dành cho " Lính chữa lửa " của tiểu bang quá hạn hẹp...Nên không đủ lính để để phòng hoã hoạn nếu xẩy ra cho nhiều thành phố cùng một lúc... Bởi thế để tăng cường an ninh , tránh hoả hoạn ở Quận Cam...( vùng Little Sài Gòn của chúng ta , họ đã chia nhau ra mỗi năm có một vài thành phố bị cấm đốt pháo , như năm ngoái thì Westminster và Garden Grove bị cấm đốt pháo , năm nay đổi lại trong những thành phố cấm đốt pháo có FV....Chúng ta vui chơi không quên nhiệm vụ...Nên những gì nằm trong kế hoạch của Chính Phủ địa phương , Tiểu Bang hay Liên Bang , chúng ta nên triệt để thi hành , đấy cũng là nhiệm vụ của người dân phải không cô...
Chúc cô luôn an vui khoẻ mạnh

Kahat


Kahat ơi,
Cô rất đồng ý với em v/v lính chữa lửa, nhất là vào mùa khô này.
Bây giờ cho cô tiếp tục nối thơ với Tài Tui nghe:

Dẫu cách vạn trùng dương
Quê hương vẫn thật gần
Yêu sao ngày xưa ấy
Ắp đầy nỗi nhớ thương.

Núi cao đường chông gai
Tất tả bao cuộc đời!
Nếp nhà còn ráng giữ
Cho con cháu ngày mai. 

VNMai 3
Back to top
 
 
IP Logged
 
Vu Ngoc Mai
Gold Member
*****
Offline


Giáo Sư Cố Vấn

Posts: 3463
Re: Nối Tiếp Vần thơ
Reply #2657 - 15. Jul 2013 , 08:51
 
tuy-van wrote on 14. Jul 2013 , 10:04:
Cô thương ,
Đi chơI như vậy , cũng không thắm vào đâu , bây giờ còn sức , nên đi nhiều nơi cho biết đó biết đây và " đi 1 đàng , học 1 sàng khôn " chăng?
Em  hy vọng thầy cô trò chúng mình sẽ có dịp đi chơi chung vài chuyến , cho đời thêm tươi nha cô.
Tour do Chùa tổ chức nầy , rất đàng hoàng , không như các Tour khác...làm tiền trắng trợn...chương trình tiếp tục sẽ đi Hawaii , Ấn Độ...nhưng vì em bận trông Brandon 3 ngày , nên chỉ đi được vài ngày mà thôi.

...

Nhìn hình , để nhớ cô.....

Em TvMs


TV thương,
Nếu đi cruise chung thì cô rất thích, nhưng đợi hoài vẫn chưa thấy LVD tổ chức, có lẽ vì ai cũng bận cả em nhỉ?
Cái hình em post thấy ai cũng tươi vì được gặp lại nhau trên San Jose hồi mấy tháng trước.
Chúc em luôn an vui.
Cô Ngọc Mai
Back to top
 
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3981
Gender: female
Re: Nối Tiếp Vần thơ
Reply #2658 - 15. Jul 2013 , 19:43
 
Vu Ngoc Mai wrote on 14. Jul 2013 , 22:37:
Kahat ơi,
Cô rất đồng ý với em v/v lính chữa lửa, nhất là vào mùa khô này.
Bây giờ cho cô tiếp tục nối thơ với Tài Tui nghe:

Dẫu cách vạn trùng dương
Quê hương vẫn thật gần
Yêu sao ngày xưa ấy
Ắp đầy nỗi nhớ thương.

Núi cao đường chông gai
Tất tả bao cuộc đời!
Nếp nhà còn ráng giữ
Cho con cháu ngày mai. 

VNMai 3


Cám ơn cô đã biểu đồng tình....Em đã bỏ 2 đoạn thơ của Cô chạy theo anh Tài tui lên bài... và tiện tay cũng viết thêm mười một đoạn nữa. Mời  cô cùng tất cả gia đình VYNT vào coi
Back to top
 
 
IP Logged
 
Vu Ngoc Mai
Gold Member
*****
Offline


Giáo Sư Cố Vấn

Posts: 3463
Re: Nối Tiếp Vần thơ
Reply #2659 - 16. Jul 2013 , 08:22
 
Lethikinhhoang wrote on 15. Jul 2013 , 19:43:
Cám ơn cô đã biểu đồng tình....Em đã bỏ 2 đoạn thơ của Cô chạy theo anh Tài tui lên bài... và tiện tay cũng viết thêm mười một đoạn nữa. Mời  cô cùng tất cả gia đình VYNT vào coi


Kahat thân quý,

Vậy thì cô phải vào coi ngay mới được.  Em "tiện tay" mà viết 11 đoạn thơ đầy ý nghĩa về sự lớn mạnh của cộng đồng và lòng yêu quê hương mình.  Đúng là hồn thơ lai láng.

Cô Ngọc Mai
Back to top
« Last Edit: 16. Jul 2013 , 08:40 by Vu Ngoc Mai »  
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Nối Tiếp Vần thơ
Reply #2660 - 18. Jul 2013 , 09:10
 

Dzịt xin mời cả nhà đọc 1 bài hay , vì thấy có liên quan đến chủ đề Vui buồn đời tỵ nạn nên Dzịt post vào đây , chắc là Dzịt không bị phiền  Cheesy



"Đừng được nắng rồi... quên mưa"

Phụng Linh/Viễn Đông (ghi theo lời kể)

Anh là người con trai duy nhất của gia đình vượt biển tìm tự do, tưởng chết sau nhiều ngày lênh đênh trên biển dữ.
Anh tỉnh dậy và thấy mình đang nằm trên vai một người mặc chiếc áo đồng phục Hội Hồng Thập Tự. Người ấy xốc anh lên, chạy dọc theo ven biển của đảo xanh.

Sống sót, được một gia đình cư dân Mỹ nhận làm con nuôi, Steve Hòa Phạm đi học, đi làm. Dấu hiệu chữ thập đỏ trên chiếc áo ân nhân in đậm trong trí nhớ đã thúc đẩy anh lao vào công việc thiện nguyện ngoài giờ làm ở hãng, đêm đêm xách nôi hai con nhỏ đi họp thay vợ bận đi làm.

Có người bảo ra ứng cử vào hội đồng thành phố nhưng anh nói "không". Anh thật sự hài lòng khi trở thành nhân viên Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ năm 2005, một nghề "tiền ít, việc nhiều". Anh hạnh phúc vì người bạn đời của anh không ngăn cản chồng ngày đêm lo lắng cho người khác, nhất là cộng đồng Việt Nam mình. Chị hiểu anh rất rõ: một người sẵn lòng sống chết với tha nhân, ngoài trách nhiệm trước hết đối với vợ con.


...


Xưa...


Tôi còn nhớ, vào mùa Thanksgiving, một gia đình Mỹ đến trại tị nạn mở rộng vòng tay đón tôi về nhà. Buồn cười là thấy tôi đi một mình, lúc đó tôi khoảng 19 tuổi, phái đoàn Mỹ hỏi "sao mày đi một mình?". Một lý do thôi, tôi một mình vượt biển sau năm 1975 trong khi bố và anh ruột - quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, đang ở tù cộng sản.

Tôi đến Mã Lai, được phái đoàn Mỹ phỏng vấn, chấp thuận cho chuyển trại đến Phi   Luật Tân rồi sang Nam California. Cám ơn đất nước này rất nhiều, cám ơn những người sẵn sàng cưu mang tôi mặc dù họ không biết tôi là ai. Tôi cám ơn thượng đế cho tôi đến được mảnh đất này, được người dân Mỹ nhân hậu mở cửa đón tôi về nuôi. Hồi đó tôi không biết tiếng Anh nên nói chuyện với mẹ và các anh chị em người Mỹ phải ra dấu nhiều hơn.

Có lần tôi đem cất quả chuối xanh, đến khi đoán đã tới độ chín vàng có thể ăn được thì không thấy đâu. Lục mãi mới nhìn thấy quả chuối trong thùng rác. Họ nói "chuối hư rồi, làm sao ăn?" Tôi nói: "Không, chuối chín vàng rục thì tôi mới ăn được". Tập quán Mỹ - Việt khác nhau nhiều lắm. Có món tôi phải dùng đũa mới ăn được.
Tôi luôn nhủ lòng "đừng được nắng rồi quên mưa". Tôi thường tự hỏi "nhờ đâu mình được như ngày hôm nay cho nên luôn cố gắng làm được gì cho người khác hôm nay thì ráng làm". Mình không mang đôi dép của người ta thì sẽ không hiểu hoàn cảnh của họ. Vì vậy mà tôi không tiếc công lao giúp đỡ người khác, xem Hoa Kỳ là quê hương thứ hai của mình.

Người mẹ nuôi của tôi tên Jessica Griswold, có 4 người con. Khi chưa gặp tôi, mẹ nuôi bị hư thai. Bác sĩ nói nguyên nhân vì bà lớn tuổi và khuyên đi kiếm con nuôi. Bà âm thầm tới văn phòng xã hội, được hướng dẫn đến dò tìm con nuôi trong danh sách người tị nạn. Bà gặp và đưa tôi về ở tại thành phố Pasadena, đặt cho tôi tên Steve - thay cho đứa con đã mất khi còn trong bụng mẹ. Sau này bà bị bệnh Parkinson, dọn về tiểu bang Virginia ở với người con gái. Tôi sống với gia đình Mỹ được mười mấy năm, đi học, đi làm, lấy vợ rồi mới tách ra. Tôi nghĩ, từ đôi bàn tay trắng nay có nhà cửa, vợ con đàng hoàng, có công ăn việc làm, còn muốn gì nữa...

Thời gian đầu, gia đình mẹ nuôi gọi tôi tên Hòa. Về sau, bà khuyên tôi nên lấy tên Mỹ cho dễ nói chuyện và bảo tôi chọn tên Steve. Khi tôi nhập tịch, Hòa là tên đệm, tên chính là Steve, nguyên tên họ là Steve Hòa Phạm.

Gia đình Mỹ cho tôi nhiều thứ trong khi nhìn quanh mình, tôi thấy có nhiều người Việt Nam có 2 - 3 căn nhà nhưng không muốn mở cửa giúp người tị nạn. Vì vậy mà tôi nghĩ mình cần phải lo toan để giúp người khác, mà nghĩ thì làm chứ không phải nghĩ rồi để đó.

Khi bị bệnh nặng lại sắp sang tiểu bang khác với người con gái, bà gọi tôi đến bên giường hỏi xem "có gì buồn lòng không". Tôi nói "không". Bà tâm sự rằng làm cha mẹ không bao giờ hoàn hảo, ngoài 4 đứa con ruột, 2 trai, 2 gái, bà phải săn sóc tôi và hãnh diện vì tôi là một người công dân tốt. Bà nhắc tôi nhớ ngày đầu tiên gặp tôi, mấy đứa con ruột của bà trố mắt nhìn tôi, không hiểu tại sao bà lại đón một thằng bé châu Á da vàng mũi tẹt về nhà. Bà dặn dò tôi: "Sau này có cơ hội thì giúp lại cho người khác mà không đòi hỏi điều kiện gì hết".

Tôi quỳ xuống giường khóc và hứa với bà. Lời hứa đó là động lực thúc đẩy tôi hy sinh vì tha nhân. Tôi nhớ lời dặn dò của bà, "người mày mà mày không thương thì đừng mong dân tộc khác thương yêu dân tộc mày".

Ở gia đình mẹ nuôi, tôi đi học, đi làm. Mỗi đứa ở riêng, tự lo giặt giũ. Nhiều tháng trong túi tôi chỉ còn vài đồng bạc. Nhiều dịp cả nhà đi coi phim với nhau theo lệ hàng tháng, tôi không có tiền mua vé, giả vờ nói "phải ở nhà làm bài".

Một hôm bà vô phòng tôi đóng cửa lại và hỏi, "Có phải con không có tiền đi xem phim không?". Tôi ôm bà nói: "Mẹ đúng là mẹ nên mới hiểu con". Bà nói: "Mẹ không thể cho con tiền trước mặt những đứa con khác được mà chỉ có thể cho lén lút như thế này", và bà cho tôi tiền để sau đó tôi cùng đi xem phim với các anh chị nuôi của mình.

Tôi vẫn nhớ câu bà nói: "Mẹ giúp con mà không đòi hỏi gì hết và không cần biết con là ai".

Tôi làm thợ tiện, sáng đi học, chiều về đi làm bằng xe bus. Bà theo đạo Tin Lành, tôi là người Công Giáo. Cuối tuần bà chở tôi đến nhà thờ của bà trước, sau đó chở tôi đến nhà thờ Công Giáo. Rồi trong khi chờ tôi dự lễ, bà chở con của bà đi shopping. Bà cũng ân cần hỏi tôi có cần đi shopping không.

Khi có gia đình, ai cũng nghĩ đến gia đình trên hết. Thật ra, tôi đến với Hội Hồng Thập Tự vì một cơ duyên. Tôi vẫn nhớ mình đã đi trên một con tàu trải qua 4 ngày đêm trên biển hết cả nước. Thuyền trưởng bảo mọi người cầu nguyện.

Tất cả đều ngất xỉu. Tôi cũng đã bất tỉnh. Chúng tôi được một chiếc tàu lạ kéo vào bờ biển Mã Lai. Khi tỉnh lại, tôi thấy có người đang xốc, vác mình trên vai. Họ vác mọi người từ tàu lên bờ, vất nằm thành một đống.

Người cứu tôi thoát chết là một nhân viên Hội Hồng Thập Tự. Tôi không quên hình ảnh đó, tới bây giờ bỗng dưng làm việc cho Hồng Thập Tự, mặc đồng phục Hồng Thập Tự đi làm, nghĩ ngộ quá. Đúng là quả đất tròn. Tôi luôn hãnh diện về công việc của mình hiện nay.

Trong thời gian đầu, tôi làm thảo chương viên điện toán, vừa học vừa làm, suốt 17 năm. Thời gian rảnh đi làm thiện nguyện viên, săn sóc các ông bà cụ ở nhà dưỡng lão, những nơi cần được giúp đỡ.

Đến năm 2005, Hội HTT tuyển người, cơ duyên đưa tôi vào Hội. Tôi là người nộp đơn cuối cùng và cũng là người được nhận cuối cùng. Họ nói lương không cao. Tôi thảo luận với vợ để cô hiểu công việc này cực và tiền bạc ít, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới ngân khoản tài chính gia đình. Thế nhưng vợ tôi nói: "Em hiểu anh, trái tim anh luôn dành cho những người đau khổ", và cô chấp nhận cho tôi làm việc này, bớt đi nhiều thú vui chơi.
Thu nhập ít đi, nhưng tôi thấy hạnh phúc. Sau giờ làm việc cực nhọc, tôi về nhà, lăn ra ngủ như một đứa trẻ thơ, không suy nghĩ gì hết. Có những đợt đêm nào tôi cũng làm việc tới khuya để giúp người bị cháy nhà. Về nhà lúc 2 - 3 giờ sáng, tắm rửa xong lại lăn vào giường ngủ liền, có lẽ nhờ không lo phiền, không ganh đua với ai. Đó là phần thưởng quý báu mà Thượng đế dành cho tôi chăng. Tôi thấy có người làm việc lắm tiền nhiều của, nhà cao cửa rộng nhưng đêm đêm nằm vắt tay lên trán.

Sau biến cố 911, đất nước cho mình đủ thứ lại gặp nhiều nạn tai, tôi ôm con đi họp đêm để hỗ trợ công tác từ thiện, có lúc phải xách con đi họp vì bà xã làm đêm. Tôi cho mỗi đứa cái bình sữa để chúng nằm yên cho mình họp. Mỹ nói "no pain, no gain", từ khổ sở mới thấy hạnh phúc của mình là quý giá.

Ba ruột của tôi sang Mỹ được một năm thì mất. Hai năm sau, mẹ ruột tôi cũng qua đời. Khi mẹ mất, tôi và các anh đưa hài cốt bà cụ về Việt Nam. Tôi chỉ về Việt Nam đúng một tuần. Hai người anh, hai người chị ruột của tôi đều đã ở bên này, thỉnh thoảng chúng tôi cũng gặp nhau.

Tôi may mắn có hai cha mẹ Việt và Mỹ. Tôi học được bài học cách giáo dục, săn sóc con cái từ người mẹ Việt Nam của mình. Lúc nào cũng phải nghĩ tới vợ con. Mình đã tạo ra nó thì mình phải có trách nhiệm với nó. Khi có vợ con thì phải lo cho gia đình. Xây dựng hạnh phúc gia đình ở đây khó lắm vì gia đình Việt phải sống hai nền văn hóa có nhiều dị biệt. Một số gia đình tan vỡ vì không thích nghi được hoàn cảnh mới.

Bố ruột tôi vẫn khuyên: "Người tốt ít lắm và người xấu không mời cũng tới". Hồi xưa bố ruột hay đưa tôi đến trại cải huấn, muốn con nhìn gương mà tránh, học bài học từ những thiếu niên lỡ lầm. Ông khuyên tôi thấy người khác làm sai không nên coi họ là người thấp hèn để khinh chê, mà thấy để tránh đi vào con đường đó.

Sang đây tôi lại học được rất nhiều ở bà mẹ Mỹ... Lúc rỗi rảnh, bà ngồi tâm sự, kể chuyện để nhắc nhở tôi luôn về gương hy sinh cho tha nhân.
Tôi nghĩ rằng người Việt Nam mới qua thường mặc cảm đến sau, trong thời gian ngắn nên mở cửa ra ngoài để nhanh chóng hội nhập. Phải thích cuộc sống của mình ở đây trước, phải học hỏi về nền văn hóa Hoa Kỳ, rồi giúp người Mỹ học hỏi về nền văn hóa của mình.


...Nay



Tôi là chuyên viên giao tế của Hội và là người Việt Nam đầu tiên chịu trách nhiệm khối châu Á - Thái Bình Dương, ngoài khối Mỹ Latinh.

Tôi thiết kế các chương trình, tổ chức hội họp, vận động mọi người tham gia, trong đó có chương trình cứu thương. Trong lúc chờ đợi bác sĩ, việc sơ cứu nạn nhân ngay tại chỗ rất quan trọng. Sau này, nhiều người vỡ lẽ ra, khi gặp tai biến mới cần đến Hội HTT, và Hội thực hiện nhiều chương trình giúp đỡ người bị nạn một cách thiết thực như cung cấp mền, khăn, tiền, đưa họ đến khách sạn gần đó để tạm trú để tránh thiên tai.

Ngân quỹ hoạt động của HTT do dân gửi tặng, chỉ sử dụng khi cần. Nhân viên HTT chưa tới 20 người còn thiện nguyện viên thì cả trăm.

Khi trở thành nhân viên Hội Hồng Thập Tự, chúng tôi muốn giúp mọi người ngăn ngừa những tổn thất khi thiên tai xảy ra, phải biết cần chuẩn bị cái gì để tự lo cho chính mình. Hội yêu cầu tôi làm gạch nối giữa họ với cộng đồng Việt Nam, truyền bá nhận thức, phương cách đối phó với thiên tai.

Tôi rất mừng vì giới trẻ Việt tham gia việc thiện nguyện cho Hồng Thập Tự ngày càng đông. Năm 2005, thiện nguyện viên người Việt và các sắc dân châu Á khác chưa tới 5%. Tôi tổ chức nhiều cuộc họp trong giới trẻ để tiếp xúc, quảng bá các chương trình ích lợi của Hội Hồng Thập Tự. Tôi làm việc với các hội đoàn, thực hiện nhiều chương trình quảng bá hoạt động của Hội tại các trường trung học, đại học... Ba năm sau, giới trẻ Á Châu, và Việt Nam tăng lên 60%, trở thành khối đông nhất hiện nay, nhiều hơn cả Mỹ trắng. Tôi đọc được mấy con số đó mừng nhảy tưng muốn đụng nóc nhà.

Năm đầu tiên tổ chức các chương trình thiện nguyện, tôi cảm thấy hoạt động của cộng đồng Việt Nam rời rạc, mỗi hội đoàn tự làm riêng để phô trương tổ chức của mình mà không mở rộng cho cả cộng đồng. Tôi nghĩ, đã tới lúc không thể nói "cộng đồng của tôi", mà là "cộng đồng của chúng ta".

Tôi đang vươn tới ước vọng là "ở đâu có cộng đồng Việt thì nơi đó có Hội Hồng Thập Tự". Trước đây, trong một đợt vận động, có em nói "ba má không muốn tôi tham gia hoạt động cộng đồng vì nhức đầu lắm, nhiều chuyện lắm". Tôi khuyên em: "Chính vì thực tế đáng buồn đó nên chúng tôi mới cần đến em. Xin em đừng thấy khó khăn, đừng vì những lời nói tiêu cực mà bỏ cuộc".

Vào Hội Hồng Thập Tự, tôi hiểu Hội có thể đưa tôi đến những nơi nào cần. Cho nên khi còn làm việc ở đây thì tôi cố gắng mang hết tấm lòng ra phục vụ, suốt từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều mỗi ngày. Có thể nói, tôi khám phá ra nhiều điều thú vị. Có những túi cứu cấp muốn người Việt Nam mua dùng thì phải mang nó đến tận tay, để người ta thấy, sờ rồi mới mua. Hàng đã được đưa về Little Saigon, chỉ có hơn $30, nhưng khi gặp thiên tai thì $3000 cũng không có mà mua.

Tôi không mê làm chính trị, không muốn trở thành chính khách. Có người khuyên, nhưng tôi nghĩ tôi không làm chính trị gia được. Tôi yêu Hội Hồng Thập tự, hội thiện nguyện chứ không phải cơ quan chính phủ như nhiều người lầm tưởng. Hội lúc nào cũng có mặt trong mọi cuộc chiến tranh mà không chính phủ nào đuổi họ ra khỏi lãnh thổ của mình được. Dấu chữ thập đỏ tiêu biểu cho hội ở mọi nơi, từ trường học đến bệnh viện... mà người ta tưởng lầm là biểu tượng ngành y tế, cũng như người ta tưởng lầm tôi là bác sĩ. Không phải vậy.

Chương trình phát triển thiện nguyện viên trong giới trẻ là thành tựu lớn nhất của chúng tôi, chiếm tỉ lệ 65% ở Quận Cam. Đó cũng là cơ hội để các em sinh hoạt trong một hội có tiếng tăm tại các trường trung-  đại học. Các em học phương cách hô hấp nhân tạo, phòng chống thiên tai, băng bó vết thương.

Tôi cám ơn các phụ huynh và nói lợi ích sau này khi các em cần việc làm. Chỉ cần xác định rằng từng là thiện nguyện viên Hồng Thập Tự thì các em gây được cảm tình ngay. Hội Hồng Thập Tự là một phần cơ hội tiến thân của các em nhỏ. Các em muốn vào đại học cũng cần.

Hội đã yêu cầu tôi đến các trường học, chùa, nhà thờ, bất cứ nơi nào có sinh hoạt, kể cả các hội người già để quảng bá hoạt động của Hội. Hàng tháng chúng tôi tổ chức 3 lớp học. Hội bành trướng được nhờ thiện nguyện viên, dần dần lan rộng khắp mọi người.

Khó khăn lớn của chúng tôi là không được các thủ lĩnh, người đứng đầu có lòng hợp tác. Không bao nhiêu người sẵn lòng chìa tay ra cho chúng tôi. Đó là điều đáng buồn. Vì thế mà tôi hướng đến giới trẻ, giúp các em hiểu lợi ích việc làm của chúng tôi.

Tôi nghĩ cộng đồng chúng ta thiếu đoàn kết nên không mạnh. Người lớn dạy người trẻ chúng tôi, nói với con cháu nên đoàn kết qua thí dụ "không thể bẻ từng chiếc đũa nếu cầm cả nắm đũa, nhưng tách ra từng chiếc thì bẻ gãy như không". Tôi cũng thấy không bao nhiêu người trợ giúp cho các trường Việt ngữ để con em mình giỏi tiếng Việt.

Tôi cũng tự nhủ, ngày nay mình được sung sướng, chớ quên ngày xưa mình tay trắng. Tôi từng là người tị nạn, ở đảo nhìn ra biển chờ đợi ngày qua ngày được lên máy bay sang quốc gia thứ ba, ngày ngày ngửa tay xin thực phẩm cứu trợ. Vì vậy mà tôi tự thấy đây là cơ hội để làm việc giúp người tị nạn.

Tôi vẫn nói với hai đứa con, một trai, một gái, một mới vào trung học, về con đường tôi đã trải qua. Tôi nói rằng ở đất nước Việt Nam cộng sản hiện nay, trẻ em không biết tự do là gì, rằng chúng tôi từng sống trong nghịch cảnh: cháu có bà ngoại ở thành phố gần đó nhưng muốn đi thăm phải xin giấy đi đường.

Tôi đưa con của tôi đến dự các cuộc họp của cộng đồng Phi châu, Mễ Tây Cơ để các cháu hiểu vì sao có sự dị biệt, và cần tập ăn các món lạ. Tôi dặn con: không đi vòng vòng trong một vòng nhỏ, mà phải đi khám phá, gặp nhiều cộng đồng khác để hòa đồng vì Hoa Kỳ là hiệp chúng quốc. Các con tôi nay cũng là thiện nguyện viên của Hội HTT.

Cách giáo dục con cái rất khó vì sự lúng túng của mình làm cho con cái mình gặp khó khăn. Ở đây cái gì dùng chữ "dạy" thì phải có giấy phép, trừ việc sinh con và nuôi con tới 18 tuổi là việc không cần... giấy phép, có nghĩa là đứa nhỏ tốt hay xấu là do mình, do cha mẹ. Trường chỉ dạy văn hóa. Mình cho nó học tiếng Việt hay không, cho đi nhà thờ hay không, và cháu có "biết trước biết sau" hay không, đều do mình.

Con gái tôi có lúc hỏi "tại sao bạn con ngủ ở nhà người khác được, còn con thì không?". Tôi nói, "vì con là người châu Á, chứ không phải Mỹ". Tôi nhấn mạnh rằng "bạn của con tới nhà mình ngủ thì được, nhưng con tới nhà của bạn ngủ lại đêm thì không".

Có một dịp, tôi vào nhà dưỡng lão đút cơm cho các cụ, gặp một bác trai từ sáng đến trưa không chịu ăn uống gì, cũng không chịu nói chuyện. Tôi vào phòng chào hỏi, chúc mừng ông nhân ngày lễ Cha. Tôi hiểu ra, vì ông giận các con không tới thăm nên gay gắt với mọi người. Tôi đút cơm, ông không chịu ăn, bảo đó không phải nhiệm vụ của tôi, và đặt điều kiện tôi phải cho ông đánh một cái. Ông đánh vào vai tôi, mắng tôi "đồ bất hiếu" rồi mới chịu ăn.

Tôi dắt ông vào phòng. Ở đầu giường ông dán đầy hình ảnh con cháu làm lễ tốt nghiệp. Ông nghẹn ngào nói với tôi: "Xưa bác ép con của bác học giỏi, đứa nào bây giờ cũng có bằng cấp, có đứa làm bác sĩ đấy. Bây giờ bác ân hận lắm. Bác không cần các con bác học giỏi. Nó bán hambuger mà biết đến cha mẹ vẫn quý hơn người học cao chức trọng, mà luôn nói phải dự tiệc tùng này nọ, để đến chiều trễ tràng mới tới chúc mừng cha của mình. Nó thành tài nhưng không thành nhân, vì chúng nó bất hiếu".

Nghe câu nói đó mà tôi rớt nước mắt. Tôi cũng nói với con của tôi như vậy, rằng tôi không cần bằng cấp của con, con đi lính mà thành nhân, thành một con người tốt, biết nhịn trên nhường dưới, còn hơn thành bác sĩ, kỹ sư mà ăn ở bất nhân, lâm cảnh tù đày, làm chuyện xấu xa mà người học ít có thể không làm.

Tôi hãnh diện vì tôi học được nền luân lý đạo đức Việt trước 1975, vì được sống ở trại tị nạn nếm mùi đau khổ, không có gì trong tay, cho nên bất cứ gì có được trong cuộc sống này đối với tôi cũng vô cùng quý giá.


...
Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Vu Ngoc Mai
Gold Member
*****
Offline


Giáo Sư Cố Vấn

Posts: 3463
Re: Nối Tiếp Vần thơ
Reply #2661 - 19. Jul 2013 , 08:24
 
Mytat wrote on 18. Jul 2013 , 09:10:

Dzịt xin mời cả nhà đọc 1 bài hay , vì thấy có liên quan đến chủ đề Vui buồn đời tỵ nạn nên Dzịt post vào đây , chắc là Dzịt không bị phiền  Cheesy



"Đừng được nắng rồi... quên mưa"

Phụng Linh/Viễn Đông (ghi theo lời kể)

Anh là người con trai duy nhất của gia đình vượt biển tìm tự do, tưởng chết sau nhiều ngày lênh đênh trên biển dữ.
Anh tỉnh dậy và thấy mình đang nằm trên vai một người mặc chiếc áo đồng phục Hội Hồng Thập Tự. Người ấy xốc anh lên, chạy dọc theo ven biển của đảo xanh.

Sống sót, được một gia đình cư dân Mỹ nhận làm con nuôi, Steve Hòa Phạm đi học, đi làm. Dấu hiệu chữ thập đỏ trên chiếc áo ân nhân in đậm trong trí nhớ đã thúc đẩy anh lao vào công việc thiện nguyện ngoài giờ làm ở hãng, đêm đêm xách nôi hai con nhỏ đi họp thay vợ bận đi làm.

Có người bảo ra ứng cử vào hội đồng thành phố nhưng anh nói "không". Anh thật sự hài lòng khi trở thành nhân viên Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ năm 2005, một nghề "tiền ít, việc nhiều". Anh hạnh phúc vì người bạn đời của anh không ngăn cản chồng ngày đêm lo lắng cho người khác, nhất là cộng đồng Việt Nam mình. Chị hiểu anh rất rõ: một người sẵn lòng sống chết với tha nhân, ngoài trách nhiệm trước hết đối với vợ con.


...


Xưa...


Tôi còn nhớ, vào mùa Thanksgiving, một gia đình Mỹ đến trại tị nạn mở rộng vòng tay đón tôi về nhà. Buồn cười là thấy tôi đi một mình, lúc đó tôi khoảng 19 tuổi, phái đoàn Mỹ hỏi "sao mày đi một mình?". Một lý do thôi, tôi một mình vượt biển sau năm 1975 trong khi bố và anh ruột - quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, đang ở tù cộng sản.

Tôi đến Mã Lai, được phái đoàn Mỹ phỏng vấn, chấp thuận cho chuyển trại đến Phi   Luật Tân rồi sang Nam California. Cám ơn đất nước này rất nhiều, cám ơn những người sẵn sàng cưu mang tôi mặc dù họ không biết tôi là ai. Tôi cám ơn thượng đế cho tôi đến được mảnh đất này, được người dân Mỹ nhân hậu mở cửa đón tôi về nuôi. Hồi đó tôi không biết tiếng Anh nên nói chuyện với mẹ và các anh chị em người Mỹ phải ra dấu nhiều hơn.

Có lần tôi đem cất quả chuối xanh, đến khi đoán đã tới độ chín vàng có thể ăn được thì không thấy đâu. Lục mãi mới nhìn thấy quả chuối trong thùng rác. Họ nói "chuối hư rồi, làm sao ăn?" Tôi nói: "Không, chuối chín vàng rục thì tôi mới ăn được". Tập quán Mỹ - Việt khác nhau nhiều lắm. Có món tôi phải dùng đũa mới ăn được.
Tôi luôn nhủ lòng "đừng được nắng rồi quên mưa". Tôi thường tự hỏi "nhờ đâu mình được như ngày hôm nay cho nên luôn cố gắng làm được gì cho người khác hôm nay thì ráng làm". Mình không mang đôi dép của người ta thì sẽ không hiểu hoàn cảnh của họ. Vì vậy mà tôi không tiếc công lao giúp đỡ người khác, xem Hoa Kỳ là quê hương thứ hai của mình.

Người mẹ nuôi của tôi tên Jessica Griswold, có 4 người con. Khi chưa gặp tôi, mẹ nuôi bị hư thai. Bác sĩ nói nguyên nhân vì bà lớn tuổi và khuyên đi kiếm con nuôi. Bà âm thầm tới văn phòng xã hội, được hướng dẫn đến dò tìm con nuôi trong danh sách người tị nạn. Bà gặp và đưa tôi về ở tại thành phố Pasadena, đặt cho tôi tên Steve - thay cho đứa con đã mất khi còn trong bụng mẹ. Sau này bà bị bệnh Parkinson, dọn về tiểu bang Virginia ở với người con gái. Tôi sống với gia đình Mỹ được mười mấy năm, đi học, đi làm, lấy vợ rồi mới tách ra. Tôi nghĩ, từ đôi bàn tay trắng nay có nhà cửa, vợ con đàng hoàng, có công ăn việc làm, còn muốn gì nữa...

Thời gian đầu, gia đình mẹ nuôi gọi tôi tên Hòa. Về sau, bà khuyên tôi nên lấy tên Mỹ cho dễ nói chuyện và bảo tôi chọn tên Steve. Khi tôi nhập tịch, Hòa là tên đệm, tên chính là Steve, nguyên tên họ là Steve Hòa Phạm.

Gia đình Mỹ cho tôi nhiều thứ trong khi nhìn quanh mình, tôi thấy có nhiều người Việt Nam có 2 - 3 căn nhà nhưng không muốn mở cửa giúp người tị nạn. Vì vậy mà tôi nghĩ mình cần phải lo toan để giúp người khác, mà nghĩ thì làm chứ không phải nghĩ rồi để đó.

Khi bị bệnh nặng lại sắp sang tiểu bang khác với người con gái, bà gọi tôi đến bên giường hỏi xem "có gì buồn lòng không". Tôi nói "không". Bà tâm sự rằng làm cha mẹ không bao giờ hoàn hảo, ngoài 4 đứa con ruột, 2 trai, 2 gái, bà phải săn sóc tôi và hãnh diện vì tôi là một người công dân tốt. Bà nhắc tôi nhớ ngày đầu tiên gặp tôi, mấy đứa con ruột của bà trố mắt nhìn tôi, không hiểu tại sao bà lại đón một thằng bé châu Á da vàng mũi tẹt về nhà. Bà dặn dò tôi: "Sau này có cơ hội thì giúp lại cho người khác mà không đòi hỏi điều kiện gì hết".

Tôi quỳ xuống giường khóc và hứa với bà. Lời hứa đó là động lực thúc đẩy tôi hy sinh vì tha nhân. Tôi nhớ lời dặn dò của bà, "người mày mà mày không thương thì đừng mong dân tộc khác thương yêu dân tộc mày".

Ở gia đình mẹ nuôi, tôi đi học, đi làm. Mỗi đứa ở riêng, tự lo giặt giũ. Nhiều tháng trong túi tôi chỉ còn vài đồng bạc. Nhiều dịp cả nhà đi coi phim với nhau theo lệ hàng tháng, tôi không có tiền mua vé, giả vờ nói "phải ở nhà làm bài".

Một hôm bà vô phòng tôi đóng cửa lại và hỏi, "Có phải con không có tiền đi xem phim không?". Tôi ôm bà nói: "Mẹ đúng là mẹ nên mới hiểu con". Bà nói: "Mẹ không thể cho con tiền trước mặt những đứa con khác được mà chỉ có thể cho lén lút như thế này", và bà cho tôi tiền để sau đó tôi cùng đi xem phim với các anh chị nuôi của mình.

Tôi vẫn nhớ câu bà nói: "Mẹ giúp con mà không đòi hỏi gì hết và không cần biết con là ai".

Tôi làm thợ tiện, sáng đi học, chiều về đi làm bằng xe bus. Bà theo đạo Tin Lành, tôi là người Công Giáo. Cuối tuần bà chở tôi đến nhà thờ của bà trước, sau đó chở tôi đến nhà thờ Công Giáo. Rồi trong khi chờ tôi dự lễ, bà chở con của bà đi shopping. Bà cũng ân cần hỏi tôi có cần đi shopping không.

Khi có gia đình, ai cũng nghĩ đến gia đình trên hết. Thật ra, tôi đến với Hội Hồng Thập Tự vì một cơ duyên. Tôi vẫn nhớ mình đã đi trên một con tàu trải qua 4 ngày đêm trên biển hết cả nước. Thuyền trưởng bảo mọi người cầu nguyện.

Tất cả đều ngất xỉu. Tôi cũng đã bất tỉnh. Chúng tôi được một chiếc tàu lạ kéo vào bờ biển Mã Lai. Khi tỉnh lại, tôi thấy có người đang xốc, vác mình trên vai. Họ vác mọi người từ tàu lên bờ, vất nằm thành một đống.

Người cứu tôi thoát chết là một nhân viên Hội Hồng Thập Tự. Tôi không quên hình ảnh đó, tới bây giờ bỗng dưng làm việc cho Hồng Thập Tự, mặc đồng phục Hồng Thập Tự đi làm, nghĩ ngộ quá. Đúng là quả đất tròn. Tôi luôn hãnh diện về công việc của mình hiện nay.

Trong thời gian đầu, tôi làm thảo chương viên điện toán, vừa học vừa làm, suốt 17 năm. Thời gian rảnh đi làm thiện nguyện viên, săn sóc các ông bà cụ ở nhà dưỡng lão, những nơi cần được giúp đỡ.

Đến năm 2005, Hội HTT tuyển người, cơ duyên đưa tôi vào Hội. Tôi là người nộp đơn cuối cùng và cũng là người được nhận cuối cùng. Họ nói lương không cao. Tôi thảo luận với vợ để cô hiểu công việc này cực và tiền bạc ít, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới ngân khoản tài chính gia đình. Thế nhưng vợ tôi nói: "Em hiểu anh, trái tim anh luôn dành cho những người đau khổ", và cô chấp nhận cho tôi làm việc này, bớt đi nhiều thú vui chơi.
Thu nhập ít đi, nhưng tôi thấy hạnh phúc. Sau giờ làm việc cực nhọc, tôi về nhà, lăn ra ngủ như một đứa trẻ thơ, không suy nghĩ gì hết. Có những đợt đêm nào tôi cũng làm việc tới khuya để giúp người bị cháy nhà. Về nhà lúc 2 - 3 giờ sáng, tắm rửa xong lại lăn vào giường ngủ liền, có lẽ nhờ không lo phiền, không ganh đua với ai. Đó là phần thưởng quý báu mà Thượng đế dành cho tôi chăng. Tôi thấy có người làm việc lắm tiền nhiều của, nhà cao cửa rộng nhưng đêm đêm nằm vắt tay lên trán.

Sau biến cố 911, đất nước cho mình đủ thứ lại gặp nhiều nạn tai, tôi ôm con đi họp đêm để hỗ trợ công tác từ thiện, có lúc phải xách con đi họp vì bà xã làm đêm. Tôi cho mỗi đứa cái bình sữa để chúng nằm yên cho mình họp. Mỹ nói "no pain, no gain", từ khổ sở mới thấy hạnh phúc của mình là quý giá.

Ba ruột của tôi sang Mỹ được một năm thì mất. Hai năm sau, mẹ ruột tôi cũng qua đời. Khi mẹ mất, tôi và các anh đưa hài cốt bà cụ về Việt Nam. Tôi chỉ về Việt Nam đúng một tuần. Hai người anh, hai người chị ruột của tôi đều đã ở bên này, thỉnh thoảng chúng tôi cũng gặp nhau.

Tôi may mắn có hai cha mẹ Việt và Mỹ. Tôi học được bài học cách giáo dục, săn sóc con cái từ người mẹ Việt Nam của mình. Lúc nào cũng phải nghĩ tới vợ con. Mình đã tạo ra nó thì mình phải có trách nhiệm với nó. Khi có vợ con thì phải lo cho gia đình. Xây dựng hạnh phúc gia đình ở đây khó lắm vì gia đình Việt phải sống hai nền văn hóa có nhiều dị biệt. Một số gia đình tan vỡ vì không thích nghi được hoàn cảnh mới.

Bố ruột tôi vẫn khuyên: "Người tốt ít lắm và người xấu không mời cũng tới". Hồi xưa bố ruột hay đưa tôi đến trại cải huấn, muốn con nhìn gương mà tránh, học bài học từ những thiếu niên lỡ lầm. Ông khuyên tôi thấy người khác làm sai không nên coi họ là người thấp hèn để khinh chê, mà thấy để tránh đi vào con đường đó.

Sang đây tôi lại học được rất nhiều ở bà mẹ Mỹ... Lúc rỗi rảnh, bà ngồi tâm sự, kể chuyện để nhắc nhở tôi luôn về gương hy sinh cho tha nhân.
Tôi nghĩ rằng người Việt Nam mới qua thường mặc cảm đến sau, trong thời gian ngắn nên mở cửa ra ngoài để nhanh chóng hội nhập. Phải thích cuộc sống của mình ở đây trước, phải học hỏi về nền văn hóa Hoa Kỳ, rồi giúp người Mỹ học hỏi về nền văn hóa của mình.


...Nay



Tôi là chuyên viên giao tế của Hội và là người Việt Nam đầu tiên chịu trách nhiệm khối châu Á - Thái Bình Dương, ngoài khối Mỹ Latinh.

Tôi thiết kế các chương trình, tổ chức hội họp, vận động mọi người tham gia, trong đó có chương trình cứu thương. Trong lúc chờ đợi bác sĩ, việc sơ cứu nạn nhân ngay tại chỗ rất quan trọng. Sau này, nhiều người vỡ lẽ ra, khi gặp tai biến mới cần đến Hội HTT, và Hội thực hiện nhiều chương trình giúp đỡ người bị nạn một cách thiết thực như cung cấp mền, khăn, tiền, đưa họ đến khách sạn gần đó để tạm trú để tránh thiên tai.

Ngân quỹ hoạt động của HTT do dân gửi tặng, chỉ sử dụng khi cần. Nhân viên HTT chưa tới 20 người còn thiện nguyện viên thì cả trăm.

Khi trở thành nhân viên Hội Hồng Thập Tự, chúng tôi muốn giúp mọi người ngăn ngừa những tổn thất khi thiên tai xảy ra, phải biết cần chuẩn bị cái gì để tự lo cho chính mình. Hội yêu cầu tôi làm gạch nối giữa họ với cộng đồng Việt Nam, truyền bá nhận thức, phương cách đối phó với thiên tai.

Tôi rất mừng vì giới trẻ Việt tham gia việc thiện nguyện cho Hồng Thập Tự ngày càng đông. Năm 2005, thiện nguyện viên người Việt và các sắc dân châu Á khác chưa tới 5%. Tôi tổ chức nhiều cuộc họp trong giới trẻ để tiếp xúc, quảng bá các chương trình ích lợi của Hội Hồng Thập Tự. Tôi làm việc với các hội đoàn, thực hiện nhiều chương trình quảng bá hoạt động của Hội tại các trường trung học, đại học... Ba năm sau, giới trẻ Á Châu, và Việt Nam tăng lên 60%, trở thành khối đông nhất hiện nay, nhiều hơn cả Mỹ trắng. Tôi đọc được mấy con số đó mừng nhảy tưng muốn đụng nóc nhà.

Năm đầu tiên tổ chức các chương trình thiện nguyện, tôi cảm thấy hoạt động của cộng đồng Việt Nam rời rạc, mỗi hội đoàn tự làm riêng để phô trương tổ chức của mình mà không mở rộng cho cả cộng đồng. Tôi nghĩ, đã tới lúc không thể nói "cộng đồng của tôi", mà là "cộng đồng của chúng ta".

Tôi đang vươn tới ước vọng là "ở đâu có cộng đồng Việt thì nơi đó có Hội Hồng Thập Tự". Trước đây, trong một đợt vận động, có em nói "ba má không muốn tôi tham gia hoạt động cộng đồng vì nhức đầu lắm, nhiều chuyện lắm". Tôi khuyên em: "Chính vì thực tế đáng buồn đó nên chúng tôi mới cần đến em. Xin em đừng thấy khó khăn, đừng vì những lời nói tiêu cực mà bỏ cuộc".

Vào Hội Hồng Thập Tự, tôi hiểu Hội có thể đưa tôi đến những nơi nào cần. Cho nên khi còn làm việc ở đây thì tôi cố gắng mang hết tấm lòng ra phục vụ, suốt từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều mỗi ngày. Có thể nói, tôi khám phá ra nhiều điều thú vị. Có những túi cứu cấp muốn người Việt Nam mua dùng thì phải mang nó đến tận tay, để người ta thấy, sờ rồi mới mua. Hàng đã được đưa về Little Saigon, chỉ có hơn $30, nhưng khi gặp thiên tai thì $3000 cũng không có mà mua.

Tôi không mê làm chính trị, không muốn trở thành chính khách. Có người khuyên, nhưng tôi nghĩ tôi không làm chính trị gia được. Tôi yêu Hội Hồng Thập tự, hội thiện nguyện chứ không phải cơ quan chính phủ như nhiều người lầm tưởng. Hội lúc nào cũng có mặt trong mọi cuộc chiến tranh mà không chính phủ nào đuổi họ ra khỏi lãnh thổ của mình được. Dấu chữ thập đỏ tiêu biểu cho hội ở mọi nơi, từ trường học đến bệnh viện... mà người ta tưởng lầm là biểu tượng ngành y tế, cũng như người ta tưởng lầm tôi là bác sĩ. Không phải vậy.

Chương trình phát triển thiện nguyện viên trong giới trẻ là thành tựu lớn nhất của chúng tôi, chiếm tỉ lệ 65% ở Quận Cam. Đó cũng là cơ hội để các em sinh hoạt trong một hội có tiếng tăm tại các trường trung-  đại học. Các em học phương cách hô hấp nhân tạo, phòng chống thiên tai, băng bó vết thương.

Tôi cám ơn các phụ huynh và nói lợi ích sau này khi các em cần việc làm. Chỉ cần xác định rằng từng là thiện nguyện viên Hồng Thập Tự thì các em gây được cảm tình ngay. Hội Hồng Thập Tự là một phần cơ hội tiến thân của các em nhỏ. Các em muốn vào đại học cũng cần.

Hội đã yêu cầu tôi đến các trường học, chùa, nhà thờ, bất cứ nơi nào có sinh hoạt, kể cả các hội người già để quảng bá hoạt động của Hội. Hàng tháng chúng tôi tổ chức 3 lớp học. Hội bành trướng được nhờ thiện nguyện viên, dần dần lan rộng khắp mọi người.

Khó khăn lớn của chúng tôi là không được các thủ lĩnh, người đứng đầu có lòng hợp tác. Không bao nhiêu người sẵn lòng chìa tay ra cho chúng tôi. Đó là điều đáng buồn. Vì thế mà tôi hướng đến giới trẻ, giúp các em hiểu lợi ích việc làm của chúng tôi.

Tôi nghĩ cộng đồng chúng ta thiếu đoàn kết nên không mạnh. Người lớn dạy người trẻ chúng tôi, nói với con cháu nên đoàn kết qua thí dụ "không thể bẻ từng chiếc đũa nếu cầm cả nắm đũa, nhưng tách ra từng chiếc thì bẻ gãy như không". Tôi cũng thấy không bao nhiêu người trợ giúp cho các trường Việt ngữ để con em mình giỏi tiếng Việt.

Tôi cũng tự nhủ, ngày nay mình được sung sướng, chớ quên ngày xưa mình tay trắng. Tôi từng là người tị nạn, ở đảo nhìn ra biển chờ đợi ngày qua ngày được lên máy bay sang quốc gia thứ ba, ngày ngày ngửa tay xin thực phẩm cứu trợ. Vì vậy mà tôi tự thấy đây là cơ hội để làm việc giúp người tị nạn.

Tôi vẫn nói với hai đứa con, một trai, một gái, một mới vào trung học, về con đường tôi đã trải qua. Tôi nói rằng ở đất nước Việt Nam cộng sản hiện nay, trẻ em không biết tự do là gì, rằng chúng tôi từng sống trong nghịch cảnh: cháu có bà ngoại ở thành phố gần đó nhưng muốn đi thăm phải xin giấy đi đường.

Tôi đưa con của tôi đến dự các cuộc họp của cộng đồng Phi châu, Mễ Tây Cơ để các cháu hiểu vì sao có sự dị biệt, và cần tập ăn các món lạ. Tôi dặn con: không đi vòng vòng trong một vòng nhỏ, mà phải đi khám phá, gặp nhiều cộng đồng khác để hòa đồng vì Hoa Kỳ là hiệp chúng quốc. Các con tôi nay cũng là thiện nguyện viên của Hội HTT.

Cách giáo dục con cái rất khó vì sự lúng túng của mình làm cho con cái mình gặp khó khăn. Ở đây cái gì dùng chữ "dạy" thì phải có giấy phép, trừ việc sinh con và nuôi con tới 18 tuổi là việc không cần... giấy phép, có nghĩa là đứa nhỏ tốt hay xấu là do mình, do cha mẹ. Trường chỉ dạy văn hóa. Mình cho nó học tiếng Việt hay không, cho đi nhà thờ hay không, và cháu có "biết trước biết sau" hay không, đều do mình.

Con gái tôi có lúc hỏi "tại sao bạn con ngủ ở nhà người khác được, còn con thì không?". Tôi nói, "vì con là người châu Á, chứ không phải Mỹ". Tôi nhấn mạnh rằng "bạn của con tới nhà mình ngủ thì được, nhưng con tới nhà của bạn ngủ lại đêm thì không".

Có một dịp, tôi vào nhà dưỡng lão đút cơm cho các cụ, gặp một bác trai từ sáng đến trưa không chịu ăn uống gì, cũng không chịu nói chuyện. Tôi vào phòng chào hỏi, chúc mừng ông nhân ngày lễ Cha. Tôi hiểu ra, vì ông giận các con không tới thăm nên gay gắt với mọi người. Tôi đút cơm, ông không chịu ăn, bảo đó không phải nhiệm vụ của tôi, và đặt điều kiện tôi phải cho ông đánh một cái. Ông đánh vào vai tôi, mắng tôi "đồ bất hiếu" rồi mới chịu ăn.

Tôi dắt ông vào phòng. Ở đầu giường ông dán đầy hình ảnh con cháu làm lễ tốt nghiệp. Ông nghẹn ngào nói với tôi: "Xưa bác ép con của bác học giỏi, đứa nào bây giờ cũng có bằng cấp, có đứa làm bác sĩ đấy. Bây giờ bác ân hận lắm. Bác không cần các con bác học giỏi. Nó bán hambuger mà biết đến cha mẹ vẫn quý hơn người học cao chức trọng, mà luôn nói phải dự tiệc tùng này nọ, để đến chiều trễ tràng mới tới chúc mừng cha của mình. Nó thành tài nhưng không thành nhân, vì chúng nó bất hiếu".

Nghe câu nói đó mà tôi rớt nước mắt. Tôi cũng nói với con của tôi như vậy, rằng tôi không cần bằng cấp của con, con đi lính mà thành nhân, thành một con người tốt, biết nhịn trên nhường dưới, còn hơn thành bác sĩ, kỹ sư mà ăn ở bất nhân, lâm cảnh tù đày, làm chuyện xấu xa mà người học ít có thể không làm.

Tôi hãnh diện vì tôi học được nền luân lý đạo đức Việt trước 1975, vì được sống ở trại tị nạn nếm mùi đau khổ, không có gì trong tay, cho nên bất cứ gì có được trong cuộc sống này đối với tôi cũng vô cùng quý giá.


...


Dzịt thân quý,
Em post bài nào cũng có ý nghĩa và thêm ý tưởng cho đề tài của bài thơ, cô rất thích đó.  Cám ơn tấm lòng của Dzịt. 
Nếu đã bớt bận thì vào đây vui với nhóm nhé.
Cô Ngọc Mai
Back to top
 
 
IP Logged
 
Vu Ngoc Mai
Gold Member
*****
Offline


Giáo Sư Cố Vấn

Posts: 3463
Re: Nối Tiếp Vần thơ
Reply #2662 - 19. Jul 2013 , 09:28
 
Vu Ngoc Mai wrote on 14. Jul 2013 , 22:37:
Kahat ơi,
Cô rất đồng ý với em v/v lính chữa lửa, nhất là vào mùa khô này.
Bây giờ cho cô tiếp tục nối thơ với Tài Tui nghe:

Dẫu cách vạn trùng dương
Quê hương vẫn thật gần
Yêu sao ngày xưa ấy
Ắp đầy nỗi nhớ thương.

Núi cao đường chông gai
Tất tả bao cuộc đời!
Nếp nhà còn ráng giữ
Cho con cháu ngày mai. 

VNMai 3


Kahat thân quý,

Cô vừa nhận được 4 đoạn thơ của Cao Minh Châu nên ghi vào đây nhờ em post dùm:

Tìm con nơi xứ lạ
Lòng mẹ thật xót xa
Ôm mẹ, nhưng không nói
Con quên tiếng nước nhà.

Dọn cơm, con không ăn
Mẹ thật quá băn khoăn,
Vì quen thực phẩm Mỹ
Quên thức ăn quê nhà.

Vừa học, vừa đi làm
Còn dạy con nhập tâm
Văn chương, tiếng nước Việt
Chớ quên đi cội nguồn.

Giờ đây con thành tài
Tiếng Việt chẳng thua ai,
Thích ăn cơm mẹ nấu
Mẹ hạnh phúc rạng ngời.

CMChâu 1

Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Nối Tiếp Vần thơ
Reply #2663 - 19. Jul 2013 , 11:55
 
Vu Ngoc Mai wrote on 19. Jul 2013 , 08:24:
Dzịt thân quý,
Em post bài nào cũng có ý nghĩa và thêm ý tưởng cho đề tài của bài thơ, cô rất thích đó.  Cám ơn tấm lòng của Dzịt. 
Nếu đã bớt bận thì vào đây vui với nhóm nhé.
Cô Ngọc Mai





Cô thương quý của Dzịt,

Hè năm nay , Dzịt có nhiều công việc nhà không tên và không tính trước dồn dập đến và cần phải làm khi có sức khoẻ thí dụ như thay nóc nhà , sơn nhà, đốn bớt cây  để mùa đông bớt sợ nó gảy cành, dẹp bớt các flower beds để bớt cỏ dại và hoa dại mọc tùm lum.....Dzịt đang làm lại cái yard nhà Dzịt theo kiểu rock pot garden , hy vọng kỳ này sẽ không tốn thì giờ để ra nhổ cỏ dại nữa...

Tuy rằng có mướn thợ làm nhưng cũng phải làm theo đó Cô.

Cám ơn Cô không phiền Dzịt. hoahong.gif

Chúc Cô luôn khoẻ và an vui mọi ngày hoahong.gif

...
Back to top
« Last Edit: 19. Jul 2013 , 11:55 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Nối Tiếp Vần thơ
Reply #2664 - 23. Jul 2013 , 16:44
 

Sầu Viễn Xứ
Nhạc:LamPhương
Tiếng hát:LưuHồng







Ta đang âm thầm chờ thu.
Ta đang đơn lạnh nhìn thu.
Mùa thu Paris nghìn năm lá đổ.
Chiều thu đan tay dìu trên phố nhỏ.
​C​h​o tuổi thơ bớt cằn khô

Ta đi trong lòng nàng thu.
Êm êm như lời mẹ ru.
Lời ru trên môi hoà trong máu thở
Còn vương trong tim ngày xa đất tổ.
Bây giờ mẹ vào hư vô

ĐK: Chờ một ngày vui cho quê hương mình.
Còn một ngày mai thương em tội tình
Mỏi mòn chờ tin đêm qua đêm...
Một người miền xa ôm sầu viễn xứ.
Bước chân lặng câm sáng đi tối về
Cõi buồn nghe dài lê thê...

Ta xin gởi trọn niềm đau.
Yêu hơn những ngày còn nhau
Tình trong phong ba chìm theo sóng gào
Đời anh gian lao tình em úa màu
Chỉ còn giọt lệ cho nhau

ĐK: Chờ một ngày vui cho quê hương mình.
Còn một ngày mai thương em tội tình
Mỏi mòn chờ tin đêm qua đêm...
Một người miền xa ôm sầu viễn xứ.
Bước chân lặng câm sáng đi tối về
Cõi buồn nghe dài lê thê...

Ta xin gởi trọn niềm đau.
Yêu hơn những ngày còn nhau
Tình trong phong ba chìm theo sóng gào
Đời anh gian lao tình em úa màu
Chỉ còn giọt lệ cho nhau ..

...

Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13417
Gender: female
Re: Nối Tiếp Vần thơ
Reply #2665 - 24. Jul 2013 , 09:38
 
Kahat oi ,
Co lai nho em " nhet " ho may cau sau nay vao dau , , neu khong dươc thi em phai lam nhà phù thủy thơ de cho no thich hop ho Co nhe :
[b]Bao năm sống xa nhà
Bên những người xa lạ
Tuy chẳng cùng màu da
Vẫn thân thương tân tình
Còn hơn ở quê hương
Cảnh nồi da xáo thịt
Các con cùng một mẹ
Đem nhau ra pháp trường 
[/b]
Co cam on Kahat trươc.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3981
Gender: female
Re: Nối Tiếp Vần thơ
Reply #2666 - 24. Jul 2013 , 11:29
 
...

VUI BUỒN TRÊN ĐẤT MỚI 


ĐHT 1:    Vui buồn miền đất mới
               Những kỷ niệm quanh mình
               Tự do vừa tìm tới
               Bỗng đời đã ngả nghiêng

               Mấy mươi năm lẩn quẩn
               Nơi xứ lạ an lành
               Quê hương mình còn vẫn
               Sao ngoảnh mặt thờ ơ ?

               Cuộc đời luôn tất bật
               Mới sáng đã vào chiều
               Ta như con lật đật
               Chưa tàn chốn hư không

               Buồn , tìm thơ tâm sự
               Vui , cười với kiếp người
               Than , thả vào tư lự
               Nhớ , gọi gió nhìn mây

Ngố 1:     Nghe lành lạnh hơi may
               Buồn vui theo tháng ngày
               Gió Thu mơn man thổi
               Lá vàng kia bay bay

NTVân 1  Quê hương xa vời vợi
               Có nhớ cũng muôn trùng
               Chiều Cali nắng quái
               Lại thấy Sàigon`xưa
               Hiện về trong ký ức
               Chập chờn trong kỷ niệm
               Nước mắt bỗng nhạt nhòa

Ngố 2:     Lặng nhìn khoảng trời xa
               Lòng chạnh nhớ quê nhà
               Vui buồn nơi xứ lạ
               Quanh quẩn chỉ mình ta

VNMai 1: Đến vùng đất tự do
              Trang trọng lễ thượng cờ
              Nền vàng ba sọc đỏ
              Ngấn lệ nhoà quốc ca.

              Định cư trắng hai tay
              Dở thợ lẫn dở thầy
              Bao con đường trước mặt
              Nẻo nào đến tương lai?

              Chọn nghề ghi danh học
              Hết đêm lại đến ngày
              Sinh viên hai thứ tóc
              Chờ mong thuở thái lai.

              Thử đã được dăm nghề
              Lòng vẫn chẳng mấy "phê"
              Thôi đành theo nghiệp cũ
              Nhóm chút lửa đam mê.

ĐHT 2 :  Túi không mang đô la
              Đầu trống trơn tiếng Mỹ
              Nhập gia đành tùy tục
              Nhưng nói làm khó ta

              Nửa đêm làm ông chủ
              Lộng lẫy một nhà hàng
              Sàn nhà lau quét sạch
              Đời sống thật kinh hoàng

              Thôi thì thân tị nạn
              Khổ mấy cũng tự do
              Yêu đời là lẽ sống
              Tạ ơn người ban cho

             Nhớ nhà kể sao hết
             Hạnh phúc của một thời
             Đau buồn của một thuở
             Ta đành gửi vào thơ

VNMai 2:Hưu trí ngỡ thảnh thơi
             Còn đưa đón cháu thôi
             Ngày cháu ra Trung Học
             Bát tuần cũng tới nơi.

             Đích tôn bé tí teo
             Nghe tiếng Nội đòi theo
             Bắt nhấc lên, đặt xuống
             "Mệt nghỉ" vẫn cứ chiều.

             Điện thoại reo liên hồi
             Chắc lại học trò tôi,
             Bạn cố tri năm cũ
             Nhớ nhau có mấy người?

             Hội đoàn năm ba cái
             Vẫn tham gia theo đuổi,
             Họp mặt hay gây quỹ,
             Tuy bận, thế mà vui.

KiềuN 1: Việt Nam vẫn quê tôi
              Dù bận rộn không ngơi
              Dù xa xôi ngàn dặm
              Thương nhớ lắm người ơi.

              Ham...bur..ger ,  piz...za
              Meat...ball  với  sal...sa
              Làm sao quên cơm tấm
              Bánh cuốn với phở gà ?

              Xe hơi chạy tà tà
              Nhà tiện nghi riêng ta
              Ai ơi  quên hay nhớ
              Khó khăn ở quê nhà ?

              Niềm vui nơi xứ lạ
              Hạnh phúc trong tự do
              Ngậm ngùi thương quê tổ
              Bao giờ được ấm no.

              Đất mới vui hay buồn ?
              Gục đầu nước mắt tuôn
              Niềm vui sao trọn vẹn
              Tàu cộng lấn biên cương.

Kahat 1: Khi rời bỏ quê hương
              Đưa tiễn tận cuối đường
              Một chuyến bay dài lắm
              Vượt qua bờ đại dương

              Đặt chân trên đất mới
              Tất cả phải đổi thay
              Lần đầu khai tên tuổi
              Lộn ngược khó trình bày

              Ngôn ngữ thời khác biệt
              Nói chuyện đến mỏi tay
              Có người hai thứ tóc
              Dở trò cũng dở thày

              " Lao động là vinh quang "   
              Cùng ra sức thi gan
              Tuyết đông dù phủ trắng
              Vẫn cương quyết lên đường

              Theo tháng ngày dần trôi
              Thăm hỏi với tìm tòi
              Cali miền nắng ấm
              Tiểu Sài Gòn về chơi

              Tràn ngập hai khu phố
              Thấp thoáng tà áo dài
              Sáng chiều bay mùi phở
              Nón lá chiều nhạt phai

              Nợ mòn con cũng lớn
              Đa số chúng thành tài
              Vượt qua bao nguy khốn
              Mới có ngày hôm nay

              Các lớp học Việt Ngữ
              Trên sân các giáo đường
              Chùa nào cũng dậy chữ
              Mong cháu con về nguồn

              Lá cờ vàng năm cũ
              Lại phất phới tung bay
              Trên Tượng Đài Việt Mỹ
              Quốc ca cảm động thay

              Chắc là không xa lắm
              Sẽ có lúc trở về
              Mang ngọn cờ chiến thắng
              Tràn ngập nẻo đường quê   

ĐHT 3:   30 Lễ Độc Lập
              Ngôi ru rú trong phòng
              Hát lời nghe lặp bặp
              Ngôn ngữ thật hay sai

              Lá cờ bay phất phới
              Pháo bông nổ đì đùng
              Tôi nhìn mà buồn với
              Thân phận kẻ lưu vong

              Đêm nay những đêm nữa
              Vẫn ngong ngóng nhìn trời
              Người ta vui đốt lửa
              Tôi đốt ngày tháng trôi...

VNMai3:  Dẫu cách vạn trùng dương
              Quê hương vẫn thật gần
              Yêu sao ngày xưa ấy
              Ắp đầy nỗi nhớ thương.

              Núi cao đường chông gai
              Tất tả bao cuộc đời!
              Nếp nhà còn ráng giữ
              Cho con cháu ngày mai. 

Kahat2:  Thày cô giáo dễ thương
              Phải từ giã mái trường
              Thôi bảng đen phấn trắng
              Ngồi may hay chỉ đường

              Cô nữ sinh tiểu thư
              Bập bẹ vài "ca từ "
              Ghi tên vào " học đại "
              Đóng học phí còn... dư

              Những người lính năm xưa
              Giờ buông súng hiền từ
              Lao mình vào công sở
              Khó nhọc chẳng dám từ

              Tội thay những người già
              Thui thủi ở trong nhà
              " Con đặt đâu ngồi đó "
              Chờ cuối tuần chóng qua

              Được đi lễ đi chùa
              Gặp con Phật con Chúa
              Là đồng hương tỵ nạn
              Tiếng Việt nói râm ran

              Nhưng vài chục năm sau
              Tất cả đã đổi màu
              Giới trẻ xưa thành đạt
              Đang tranh tài cùng nhau

              Người Nghị Viên thành phố
              Người uỷ viên giáo dục
              Người lên ông Đại Tá
              Người bác Sĩ Kỹ Sư
             
              Khu phố Sài Gòn Nhỏ
              Đông đúc những quán hàng
              Tiệm cơm cùng tiệm phở
              Tất cả đều khang trang

              Ngành truyền thông báo chí
              Phát thanh cùng T.V.
              Đua nhau làm thoả ý
              Film Hàn Quốc coi " phi "

              Mặc dù thành công đấy
              Cũng hạnh phúc đủ đầy
              Hầu như ai cũng vậy
              Vẫn chưa nhận nơi đây

                Là quê hương thứ hai
                Hay là miền đất hứa
                Chực chờ để ngày mai
                Trở về cùng Quê Mẹ

CMChâu1 Tìm con nơi xứ lạ
               Lòng mẹ thật xót xa
               Ôm mẹ, nhưng không nói
               Con quên tiếng nước nhà.

              Dọn cơm, con không ăn
              Mẹ thật quá băn khoăn,
              Vì quen thực phẩm Mỹ
              Quên thức ăn quê nhà.

              Vừa học, vừa đi làm
              Còn dạy con nhập tâm
              Văn chương, tiếng nước Việt
              Chớ quên đi cội nguồn.

              Giờ đây con thành tài
              Tiếng Việt chẳng thua ai,
              Thích ăn cơm mẹ nấu
              Mẹ hạnh phúc rạng ngời.

NTVân 2:Bao năm sống xa nhà
              Bên những người xa lạ
              Tuy chẳng cùng màu da
              Vẫn thân thương tận tình

              Còn hơn ở quê hương
              Cảnh nồi da xáo thịt
              Các con cùng một mẹ
              Đem nhau ra pháp trường

Back to top
« Last Edit: 27. Jul 2013 , 20:02 by Lethikinhhoang »  
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3981
Gender: female
Re: Nối Tiếp Vần thơ
Reply #2667 - 24. Jul 2013 , 11:36
 
ngo_thi_van wrote on 24. Jul 2013 , 09:38:
Kahat oi ,
Co lai nho em " nhet " ho may cau sau nay vao dau , , neu khong dươc thi em phai lam nhà phù thủy thơ de cho no thich hop ho Co nhe :
Bao năm sống xa nhà
Bên những người xa lạ
Tuy chẳng cùng màu da
Vẫn thân thương tân tình
Còn hơn ở quê hương
Cảnh nồi da xáo thịt
Các con cùng một mẹ
Đem nhau ra pháp trường 

Co cam on Kahat trươc.
Co Van


Kính cô !

Em đả bỏ 2 đoạn thơ của cô lên rồi ,
Trong đó có 2 điểm em muốn hỏi lại trước chứ không dám tự sửa
1/ "Vẫn thân thương tân tình"
Chữ tân trong câu này có phải đánh máy thiếu chữ h không hay cô muốn nói đến những tình cảm mới nơi đây
2 / tất cả là 8 câu , thường thì ngắt ra làm 2 đoạn , trong khi đó cô viết liên tục , cô có đồng ý để em ngắt ra làm hai không ?

Rất vui khi thấy cô đã trở lại sinh hoạt
Chúc thày cô luôn an vui và nhiều sức khoẻ

Kahat
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13417
Gender: female
Re: Nối Tiếp Vần thơ
Reply #2668 - 25. Jul 2013 , 09:13
 
Lethikinhhoang wrote on 24. Jul 2013 , 11:36:
Kính cô !

Em đả bỏ 2 đoạn thơ của cô lên rồi ,
Trong đó có 2 điểm em muốn hỏi lại trước chứ không dám tự sửa
1/ "Vẫn thân thương tân tình"
Chữ tân trong câu này có phải đánh máy thiếu chữ h không hay cô muốn nói đến những tình cảm mới nơi đây
2 / tất cả là 8 câu , thường thì ngắt ra làm 2 đoạn , trong khi đó cô viết liên tục , cô có đồng ý để em ngắt ra làm hai không ?

Rất vui khi thấy cô đã trở lại sinh hoạt
Chúc thày cô luôn an vui và nhiều sức khoẻ

Kahat

Em Kahat oi ,
Cam on em da bo vao cho Co.
Chu TẬN Co quen danh dau nặng chu khong phai thieu chu "h" dau, vi neu la THÂN thi trong cau co den hai chu giong nhau.
Em muon tach thanh hai doan cung
dươc , khong co van de gi ca.
Cam on em lan nua.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3981
Gender: female
Re: Nối Tiếp Vần thơ
Reply #2669 - 25. Jul 2013 , 10:36
 
ngo_thi_van wrote on 25. Jul 2013 , 09:13:
Em Kahat oi ,
Cam on em da bo vao cho Co.
Chu TẬN Co quen danh dau nặng chu khong phai thieu chu "h" dau, vi neu la THÂN thi trong cau co den hai chu giong nhau.
Em muon tach thanh hai doan cung
dươc , khong co van de gi ca.
Cam on em lan nua.
Co Van


Thưa cô !

Đã sửa xong ,
Back to top
« Last Edit: 25. Jul 2013 , 10:36 by Lethikinhhoang »  
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 176 177 178 179 180 ... 224
Send Topic In ra