Kahat thân mến,
Cách giải quyết của KH rất hay, vì nó hợp với chủ trương của NTVT là welcome tất cả mọi người, không phân biệt giỏi dở, thơ có hợp vần hợp lý hay không!
Nếu nối tiếp được thì tốt, nếu không cả nhà sẽ tìm cách "nhét" nó vào chỗ nào đó trong bài thơ. Cách này cũng không tốn công lắm, nhưng bù lại tất cả mọi người đều vui. Chứ nếu không, người mới tham dự sẽ mang cảm giác bị "bỏ rơi" làm cả nhóm cũng buồn theo!

Tuy nhiên, để cấu trúc bài thơ được mạch lạc, chúng ta cũng cần phải "đồng ý" với nhau vài điều trước, chẳng hạn như:
- Đóng góp kiểu thơ gì cũng được, nhưng nếu là thơ lục bát thì (như Kahat nói), tác giả nên theo luật vần của lục bát. Tuy nhiên, thực tế là không phải ai cũng làm thơ lục bát đúng luật 100%. Trong trường hợp đó, quí vị phải vui lòng để cho "thợ sửa thơ" lấp ráp lại vài vần điệu cho đúng luật. Tương tự, luật này cũng áp dụng cho thể thơ "song thất lục bát" (hay "song bát lục bát" mới chế!)
- Các thể thơ khác như thơ tự do, 7 chữ, 8 chữ, 5 chữ...theo tôi hiểu, coi vậy mà cũng có những luật vần riêng của nó, NHƯNG KHÔNG GÒ BÓ như lục bát. Nghĩa là quí vị có thể du di với nó, miễn nghe du dương là tốt rồi. Tuy nhiên nếu có vần thường vẫn nghe hay hơn là không có vần!
Trong trường hợp này, người khác có thể đề nghị chứ không được quyền sửa. Nếu thơ mình bị sửa, tác giả có quyền kiện người sửa đến tòa thượng thẩm vì tội vi phạm nhân quyền!

Trở lại bài thơ, tôi hoàn toàn đồng ý (và thán phục) cách sửa thơ của Kahat. Ngoài ra, thể theo lời yêu cầu của cô Mai
"cô chỉ phải nhắc tí ti là chữ nào(C. 3) không vần với chữ này (C.4) và nhờ em đổi lại thôi.", tui đề nghị như sau:
Bà ơi bà đợi cháu nào
Cháu còn phải học môn này để thi
đổi thành:
Bà ơi bà đợi cháu nào
Luyện bài liệt sỹ anh hào để thi
Thân mến,
NVH

** Welcome "thi viên" mới Mai Phạm. Sorry cô Mai Phạm mới vừa đâm đầu vô NTVT đã bị làm thịt!
