Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Nối Tiếp Vần thơ  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 55 56 57 58 59 ... 224
Send Topic In ra
Nối Tiếp Vần thơ (Read 198063 times)
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13417
Gender: female
Re: Nối Tiếp Vần thơ
Reply #840 - 21. Jun 2012 , 21:10
 
Cam on Ngoc Mai da cho job moi , nhung " em cha " nhan dau ! Thinh thoang xia vao mot ti cho vui , dươc thi bo vao , khong dươc thi cu xoa di " no problema "  Grin
Em Kahat oi , Co thay em khong can phai xoa 4 cau tho cua em. Doc lai thay tat ca deu OK roi , hon nua bai tho nay gan nhu tho tu do roi khong can diep van lam , dung nen thac mac cho met !
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Vu Ngoc Mai
Gold Member
*****
Offline


Giáo Sư Cố Vấn

Posts: 3463
Re: Nối Tiếp Vần thơ
Reply #841 - 21. Jun 2012 , 21:16
 
Nguyen Van Ha wrote on 21. Jun 2012 , 19:21:
Cám ơn PTr đề cử huynh xung phong lãnh đạn trước!
Cô Mai ơi, em cũng xin đề nghị bây giờ cả nhà NTVT ra phi trường đón máy bay về miền sông nước Nam bộ để chuẩn bị cuộc hành trình mới.
Có ai nghĩ ra tựa đề bài thơ cho hấp dẫn không, bài thơ thứ 9  (Cửu Long?!)

- "Sông Nước Hậu Giang"?
- "Em Gái Hậu Giang"?
- "Bến Nước Phù Sa"?
- "Quê Em Miền Đất Ngọt"?
- "Bài thơ Sông Cửu"?
-  ????

Xin bà con nào có óc tưởng tượng dồi dào hãy cho ý kiến đặt tựa bài thơ  (không nhất thiết phải làm thơ, chỉ cần tựa thôi!)

Ngoài ra, Hà Bá tui xin được có vài dòng văn tự về văn hóa miền Tây: thể thơ lục bát rất thịnh hành dưới quê miền Tây.  Nếu để ý, quí vị sẽ thấy họ chú trọng đến "âm" và "vần" rất nhiều. Có lẽ vì thế mà thơ lục bát là nền tảng cho các câu hò, cải lương, vọng cổ dưới quê. Những ai không quen thuộc với đời sống Nam kỳ lục tỉnh cứ tưởng họ là "dân quê", nhưng thật sự người dân lục tỉnh trung bình mê thơ nhạc nhất so với tất cả các miền trong nước! Tỉ số "đàn ca tài tử" xuất hiện ở miền lục tỉnh có thể nói là cao nhất trong 3 miền Bắc, Trung, Nam. Đó là thành phần khá giỏi về âm nhạc. Còn tiêu biểu thì cứ sau mỗi buổi hợp mặt ăn uống, việc đầu tiên là họ ca hát, thường thường là vọng cổ, mà như nói ở trên, vọng cổ chứa toàn là thơ lục bát trong đó!
Tuy nhiên, vì đa số chúng ta thích làm thơ 8 chữ để tránh nạn vần âm của thơ lục bát, Hà Bá tui có vài đề nghị như sau:

- Quí vị cố gắng làm thơ lục bát càng nhiều càng tốt  (cứ coi như là 1 thử thách cho trí óc, vả lại nếu dân quê làm được, mình là dân thành phố cũng phải làm được chứ!? hihi!)  Smiley
Thơ lục bát coi vậy mà hay lắm quí vị ơi. Dĩ nhiên là ai cũng biết thơ lục bát ra sao, nhưng Hà Bá tui xin được trích 2 đoạn thơ lục bát trong bài "Cung Trầm" của chị HTNX làm hồi tháng 3 năm ngoái để quí vị cảm kich sức lôi cuốn tuyệt trần của thể thơ lục bát:

....................................

     Năm canh khắc khoải vì đâu
Lệ mưa thay tiếng kinh cầu giữa đêm
     Mây đưa gió cuốn bên thềm
Lá tình rơi rụng giọt mềm châu sa .

     Hỡi tình yêu dấu thiết tha
Quay lưng tình giữ mặn mà trăm năm
     Đừng gieo dây oán cung trầm
Cho tơ duyên lỡ tình cầm phôi pha.

                HTNX

- Nếu quí vị vẫn thích thơ 8 chữ thì hãy thử thể thơ "song thất lục bát" hay thể "song bát lục bát" mà HB tui mới "chế". Thí dụ như:

            Nếu nghĩa mẹ là nước nguồn con uống, (8 chữ)            
            Thì công cha là đỉnh núi con nương.      (8 chữ)
                 Công cha nghĩa mẹ muôn đường,      (6 chữ)
            Làm sao báo hiếu tình thương biển trời.      (8 chữ)

                             NVH   

Lý do mà có vụ "song bát lục bát" thay vì "song thất lục bát" là vì lúc chuyển từ thể thơ tự do 8 chữ sang thơ lục bát thuần túy, giải pháp "8-8-6-8" thấy âm điệu nhịp nhàng hơn "7-7-6-8".
Nhưng đó chỉ là ý kiến cá nhân thôi, còn hành sự thì tùy quí vị nhé!

- Sau hết quí vị nào muốn làm thơ tự do hoàn toàn không bị ràng buột bởi bất cứ luật thơ nào, you' re welcome too! Tuy nhiên, cái quan trọng là âm điệu, và quan trọng nhất vẫn là ý !

Sorry Hà Bá tui nói dong dài quá, xin quí vị thứ lỗi!

Cheeeeers,
NVH    Smiley


Thưa hai bạn và toàn nhóm NTVT,

1.  Cám ơn Hà đã mau lẹ tiếp nối.  Cô đồng ý chọn tựa giống Hà và Tí, nhưng đổi một chút thành "Sông Nước Cửu Long" không biết có được chọn chăng?

2.  Cô cũng đồng ý với Hà, kỳ này chúng ta dùng thể LỤC BÁT, và chỉ lục bát mà thôi.

3.  NVHà đã đưa ra một số thí dụ về vần, nay tôi xin ghi lại cho rõ hơn về cách gieo vần:

--Chữ cuối câu lục vần với chữ thứ sáu của câu bát:
Thí dụ:   Trăm năm trong cõi người ta       
             Chữ tài chữ mệnh khéo ghét[b] nhau [/b]
--Chữ thứ tám của câu bát vần với chữ thứ sáu của câu lục kế tiếp:
             Trải qua một cuộc bể dâu
             Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
                      (Đoạn Trường Tân Thanh)

Niêm luật lục bát:

--Đúng luật:
      
bb tt bb
bb tt bb tb

--Luật giảm: 

Những chữ lẻ 1,3,5 trong 2 câu lục bát dùng bằng hay trắc cũng được, những tiếng chẵn 2,4,6 phải giữ đúng luật.  Đó là luật: "Nhất, tam, ngũ bất luận.  Nhị, tứ, lục phân minh."
Tuy nhiên luật dù khắt khe, nhưng vẫn có thi nhân không theo hoàn toàn được.

Vậy điều cần theo nhất cho chúng ta chính là gieo vần cho chỉnh.   Nay chúng ta đã có một số thí dụ về vần để có thể coi lại khi cần đến.

Chúc các bạn thơ thoải mái trong lúc gieo vần và khéo tìm tiếng bằng trắc sao cho lời thơ thêm diễm tuyệt.

Thân,

VNMai   
Back to top
« Last Edit: 21. Jun 2012 , 21:24 by Vu Ngoc Mai »  
 
IP Logged
 
Nguyen Van Ha
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2011*

Posts: 1101
Re: Nối Tiếp Vần thơ
Reply #842 - 21. Jun 2012 , 21:31
 
Phuong_Tran wrote on 21. Jun 2012 , 19:34:
Tí nghĩ bài thơ thứ chín nên lấy tựạ đề có chữ Cửu Long trong đó là hay nhất , Tí đề nghị tựa :

"Bài thơ Sông Cửu"

Thắc mắc : Sao huynh Hà không cho một thí dụ thực tế về những câu hò... ở lục tỉnh về thể thơ lục bát cho cả nhà đọc để lấy hứng thú mà đặt thơ lục bát từ Sài Gòn , dìa Long An , qua Mỹ Tho ( nhớ ghé dzô Mỹ Tho lâu lâu chờ huynh Hà đãi ăn hủ tiếu Mỹ Tho rồi đi tiếp nha cả nhà ...  Cheesy Grin)...




Vu Ngoc Mai wrote on 21. Jun 2012 , 21:16:
Thưa hai bạn và toàn nhóm NTVT,

1.  Cám ơn Hà đã mau lẹ tiếp nối.  Cô đồng ý chọn tựa giống Hà và Tí, nhưng đổi một chút thành "Sông Nước Cửu Long" không biết có được chọn chăng?

2.  Cô cũng đồng ý với Hà, kỳ này chúng ta dùng thể LỤC BÁT, và chỉ lục bát mà thôi.

.........................

Chúc các bạn thơ thoải mái trong lúc gieo vần và khéo tìm tiếng bằng trắc sao cho lời thơ thêm diễm tuyệt.

Thân,

VNMai   



1/ Thưa cô Mai,

Tựa bài thơ:

Em đồng ý với đề nghị của cô lấy trung bình cộng của "Sông Nước Hậu Giang" (NVH) và "Bài Thơ Sông Cửu" (PTr) để nhập thành "Sông Nước Cửu Long" !! Thế là lại vui vẻ cả làng!


2/ Cô Mai ơi, ý em là kỳ này mình cố gắng làm nhiều thơ lục bát hơn, nhưng KHÔNG PHẢI CHỈ LÀ THƠ LỤC BÁT MÀ THÔI!
Em nghĩ mình cũng nên "du di uyển chuyển" chấp nhận mọi thể thơ cho mọi người tham dự dễ dàng. Rồi mình xem sau, nếu cần thì sẽ có
chuyên gia trong NTVT (Kahat, DHT) sửa chữa tháo ráp lại cho hợp vần hợp điệu. Cô nghĩ sao?

Em mạn bàn thế!

Em NVH   Smiley


3/ PTr:

thí dụ về những câu hò, ca dao Nam bộ thì nhiều lắm. Huynh xin post vài câu có Sài Thành, có Mỹ Tho cho cả nhà lấy hứng làm thơ nha:

Hò ơ... cúc mọc bờ sông kêu là cúc thủy,
Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa.
Chồng gần không lấy, em lấy chồng xa.
Mai sau cha yếu mẹ già
Chén cơm đôi đũa, bộ kỷ trà ai dâng ơ...

hay

Trồng trầu thì phải khai mương,
Làm trai hai vợ phải thương cho đồng.

hay

Hò ơ...
Bình bồng giữa chốn giang tân,
Bên tình bên nghĩa ờ...
Bên tình bên nghĩa,
Biết thân bên nào?

Hò ớ ơ... em ơi,
Nhứt lê, nhì lựu, tam đào.
Bên tình bên nghĩa...
Bên nào cũng đồng thân.

hay

Ầu ơ... ớ...
Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc,
Gió nào độc bằng gió Gò Công.
Thổi ngọn đông phong lạc vợ xa chồng,
Đêm nằm nghĩ lại nước mắt hồng tuôn rơi.

OK chuẩn bị khai hỏa bài "Sông Nước Cửu Long" nghe bà con! hihi!  Smiley

NVH
   Smiley

Back to top
« Last Edit: 21. Jun 2012 , 21:50 by Nguyen Van Ha »  
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13417
Gender: female
Re: Nối Tiếp Vần thơ
Reply #843 - 21. Jun 2012 , 21:38
 
Tai sao chi noi ve Song Cưu Long ma thoi ma khong noi " Sông Nươc Miền Nam " hay " Sông Nươc Miền Hâu Giang " cho no nhieu đề tài dễ tán hơn?
Van 
Back to top
« Last Edit: 21. Jun 2012 , 21:41 by ngo_thi_van »  
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 13417
Gender: female
Re: Nối Tiếp Vần thơ
Reply #844 - 21. Jun 2012 , 21:44
 
Vu Ngoc Mai wrote on 21. Jun 2012 , 21:16:
Thưa hai bạn và toàn nhóm NTVT,

1.  Cám ơn Hà đã mau lẹ tiếp nối.  Cô đồng ý chọn tựa giống Hà và Tí, nhưng đổi một chút thành "Sông Nước Cửu Long" không biết có được chọn chăng?

2.  Cô cũng đồng ý với Hà, kỳ này chúng ta dùng thể LỤC BÁT, và chỉ lục bát mà thôi.

3.  NVHà đã đưa ra một số thí dụ về vần, nay tôi xin ghi lại cho rõ hơn về cách gieo vần:

--Chữ cuối câu lục vần với chữ thứ sáu của câu bát:
Thí dụ:   Trăm năm trong cõi người ta       
             Chữ tài chữ mệnh khéo ghét[b] nhau [/b]
--Chữ thứ tám của câu bát vần với chữ thứ sáu của câu lục kế tiếp:
             Trải qua một cuộc bể dâu
             Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
                      (Đoạn Trường Tân Thanh)

Niêm luật lục bát:

--Đúng luật:
      
bb tt bb
bb tt bb tb

--Luật giảm: 

Những chữ lẻ 1,3,5 trong 2 câu lục bát dùng bằng hay trắc cũng được, những tiếng chẵn 2,4,6 phải giữ đúng luật.  Đó là luật: "Nhất, tam, ngũ bất luận.  Nhị, tứ, lục phân minh."
Tuy nhiên luật dù khắt khe, nhưng vẫn có thi nhân không theo hoàn toàn được.

Vậy điều cần theo nhất cho chúng ta chính là gieo vần cho chỉnh.   Nay chúng ta đã có một số thí dụ về vần để có thể coi lại khi cần đến.

Chúc các bạn thơ thoải mái trong lúc gieo vần và khéo tìm tiếng bằng trắc sao cho lời thơ thêm diễm tuyệt.

Thân,

VNMai   

Cam on Giao Su Viet Van nhieu nhe.
Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Nối Tiếp Vần thơ
Reply #845 - 21. Jun 2012 , 22:06
 



Dzịt xin phụ đề bài nhạc này...để quý vị nhớ lại Sông nước Cửu Long của vùng Mekong hoahong.gif




Cửu Long Giang & Về miền Nam
Sáng tác: Phạm Duy

Trình bày: Ban hợp xướng Ngàn Khơi
   


...
Bấm vào hình nghe nhạc



Cửu Long Giang gió về vui trên sóng sông
Uốn quanh như chín con rồng ôm chặt đứa con
Người từ Tiền Giang đi về xa xăm
Cuối con đường say đắm là miền rộng thênh thang
Cửu Long Giang trôi về ôm ấp đất hoang
Thiết tha như gái yêu chồng trong chiều mênh mông
Người về Hậu Giang xây tổ uyên ương
Có cánh đồng lúa chín uốn mình trên sóng sông...

Về miền Nam ôi quê hương mới ơi
Về Cần Thơ khơi kinh, khơi nước ngòi
Về Hà Tiên ta tiễn Chúa ra đảo khơi
Về Cà Mâu ta đốt biết bao lửa vui
Về miền Nam ta theo cơn gió đưa
Về miền sông ăn cá nướng thơm ngày mưa
Về đồng dưa ta tắm nắng vui đời ta
Về miền Nam... Về miền Nam
Người về đây trong gió bình an...



thanks.gif
Back to top
« Last Edit: 22. Jun 2012 , 11:54 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Nguyen Van Ha
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2011*

Posts: 1101
Re: Nối Tiếp Vần thơ
Reply #846 - 21. Jun 2012 , 22:08
 
ngo_thi_van wrote on 21. Jun 2012 , 21:38:
Tai sao chi noi ve Song Cưu Long ma thoi ma khong noi " Sông Nươc Miền Nam " hay " Sông Nươc Miền Hâu Giang " cho no nhieu đề tài dễ tán hơn?
Van 

Thưa cô Vân

Em nghĩ lý do là vì:

- Bài thơ tới là bài thứ 9, nên nếu tựa bài có "Cửu" trong đó thì nói về phương diện bài bạc xập xám chướng, đó là số hên! hihi!

- Có lẽ cô sẽ ngạc nhiên khi biết là khi muốn nói về miền quê lục tỉnh, chữ dùng đúng nhất là "Miền Tây" chứ không phải "Miền Nam" cô ạ!

- Thật sự thì tựa "Sông Nước Hậu Giang" cô đề nghị cũng là ý đầu tiên của em, nhưng em nghĩ lại nếu chỉ có "Hậu Giang" thì sẽ có người đặt câu hỏi "còn Tiền Giang để đâu! bộ chê "Tiền" hả!!"  Roll Eyes Roll Eyes Cho nên có "Cửu Long" là ổn thỏa nhất, vừa hên vừa có "Tiền"!
Vả lại sông Cửu Long (Mekong River) lớn lắm cô ơi, không những chỉ có trong niền nam VN mà chảy qua khắp Đông Nam Á luôn!

Em mạn bàn thế!
NVH
  Smiley
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10576
Gender: female
Re: Nối Tiếp Vần thơ
Reply #847 - 21. Jun 2012 , 22:09
 
ngo_thi_van wrote on 21. Jun 2012 , 21:38:
Tai sao chi noi ve Song Cưu Long ma thoi ma khong noi " Sông Nươc Miền Nam " hay " Sông Nươc Miền Hâu Giang " cho no nhieu đề tài dễ tán hơn?
Van 


Thưa Cô Vân ,

Em nghĩ đề tài này rộng lắm và có nhiều điều để nói về vì chắc trong chúng ta ai cũng dễ dàng đi về miền đồng bằng sông Cửu Long hay sông nước miền Nam hơn là ra Hà Nội , mình sẽ làm.. từ từ Cô ạ , em xin đóng góp một vài bài sưu tầm được cho cả nhà xem qua về sông nước Cửu Long , xem có giúp ích gì được cho thi hứng của cả nhà không....

PTr
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10576
Gender: female
Re: Nối Tiếp Vần thơ
Reply #848 - 21. Jun 2012 , 22:14
 

Sông nước Cửu Long


"Sông nước Cửu Long với đôi bờ hai nhánh sông Tiền và Hậu, tạo nên cho mảnh đất phương Nam trù phú với những cánh đồng dài bất tận", độc giả Xuân Sang viết.

“Nắng bừng lên lung linh nét đẹp làng quê
Trào dâng sông nước Cửu Long…”.


Mảnh đất có những ao cá ao tôm sung túc, những vườn cây ăn trái nhìn no cả mắt, những cánh rừng đước bạt ngàn bao bọc… và cả những người Nam Bộ chân chất, hiền hòa chịu thương chịu khó, dù còn khó khăn trăm bề vẫn một lòng gắn bó với nơi đã cưu mang nuôi dưỡng mình.


...


Du khách thăm vùng sông nước. Ảnh: Xuân Sang.


Bạn thử lên ghe xuôi bến Mỹ Tho ra giữa sông Tiền ngắm cầu Mỹ Thuận, mới thấy mình nhỏ bé biết chừng nào. Ghé vào một doi cát nào đó tự trồi lên giữa sông, xem người ta đào ao nuôi cá, mới biết thiên nhiên có những điều diệu kỳ không nói được. Hay len lỏi trong những con lạch nhỏ bằng chiếc ghe nhỏ xíu, sẽ biết thêm về một phương tiện di chuyển nhìn êm ả, nhưng không êm ả chút nào.

Đi xuống chút nữa, vào đất Đồng Tháp đón tắc tráng đi hết con kênh thẳng tắp chảy giữa những cánh đồng lúa nhìn ngút mắt, bạn sẽ la trời vì không biết ở đâu là nơi tận cùng của nó. Và sau đó mỗi lần bưng chén cơm ăn, lựa từng hạt gạo sẽ không dễ rơi vãi hạt nào, vì bạn nhận ra để hạt lúa từ cánh đồng về nhà máy, hạt gạo từ nhà máy về đến nơi bạn ở, nó phải trải qua con đường dài vất vả đến thế nào.

Rồi theo đường bộ chạy dọc bờ sông Hậu qua thị xã Long Xuyên vào Châu Đốc, viếng Bà Chúa Xứ hay lên núi Cấm viếng Ngài Di Lặc, len lỏi trong những xóm dân nằm sâu trong núi hay cô độc bên sườn, hình ảnh người dân nơi vùng giáp ranh biên giới Campuchia tuy còn nghèo nàn cơ cực mà đầy thân thiện. Thử ngồi vào chiếc xe thồ - tựa như xích lô ở thành phố, đi loanh quoanh ngắm nhìn hàng thốt nốt đứng hiên ngang trong nắng và gió, bạn dặn lòng sau này dù có vấp ngã, sẽ đứng lên vững chắc đường hoàng như nó.

...


Những cô gái Nam bộ. Ảnh: Xuân Sang.


Một lần theo chân đoàn du khách ghé vào xứ dừa, bạn sẽ được xem con gái Bến Tre thoăn thoắt đôi bàn tay gói kẹo hay tráng bánh, đã làm nên những kẹo dừa kẹo chuối đi ra thế giới, góp phần tạo nên sự phong phú cho đặc sản quê nhà. Nhìn chung quanh toàn là người nước ngoài, bạn tự hỏi phải chi đấy là học sinh cấp 2-3 nào đó ở thành phố về tham quan thì hay biết bao nhiêu.

Về Vĩnh Long, vựa trái cây miền Nam nằm giữa hai con sông Tiền và Hậu với đặc sản bưởi Năm Roi Bình Minh, cam sành Tam Bình, nhãn tiêu Long Hồ… hay ngược lên chút nữa với xoài cát Hòa Lộc của Long Định, Cái Bè, Tiền Giang, mùi vị ổi xá lị chua chua ngọt ngọt mà có một thời gian tưởng đã đi vào quên lãng, bạn sẽ thấy yêu quê hương mình biết bao. Và mỗi lần vô tình rời Việt Nam vào mùa trái cây, bạn sẽ thèm chết đi được khi nhớ đến cái mùi “kính nhi viễn chi” độc nhất vô nhị của trái sầu riêng, mà không “riêng” chút nào!

Còn, còn rất nhiều những thú vị khác nếu bạn bỏ một ít thời gian ghé qua miền Tây sông nước này.

Xuân Sang
Back to top
« Last Edit: 21. Jun 2012 , 22:16 by Phuong_Tran »  
 
IP Logged
 
Vu Ngoc Mai
Gold Member
*****
Offline


Giáo Sư Cố Vấn

Posts: 3463
Re: Nối Tiếp Vần thơ
Reply #849 - 21. Jun 2012 , 22:34
 
Nguyen Van Ha wrote on 21. Jun 2012 , 21:31:

1/ Thưa cô Mai,

Tựa bài thơ:

Em đồng ý với đề nghị của cô lấy trung bình cộng của "Sông Nước Hậu Giang" (NVH) và "Bài Thơ Sông Cửu" (PTr) để nhập thành "Sông Nước Cửu Long" !! Thế là lại vui vẻ cả làng!


2/ Cô Mai ơi, ý em là kỳ này mình cố gắng làm nhiều thơ lục bát hơn, nhưng KHÔNG PHẢI CHỈ LÀ THƠ LỤC BÁT MÀ THÔI!
Em nghĩ mình cũng nên "du di uyển chuyển" chấp nhận mọi thể thơ cho mọi người tham dự dễ dàng. Rồi mình xem sau, nếu cần thì sẽ có
chuyên gia trong NTVT (Kahat, DHT) sửa chữa tháo ráp lại cho hợp vần hợp điệu. Cô nghĩ sao?

Em mạn bàn thế!

Em NVH   Smiley


3/ PTr:

thí dụ về những câu hò, ca dao Nam bộ thì nhiều lắm. Huynh xin post vài câu có Sài Thành, có Mỹ Tho cho cả nhà lấy hứng làm thơ nha:

Hò ơ... cúc mọc bờ sông kêu là cúc thủy,
Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa.
Chồng gần không lấy, em lấy chồng xa.
Mai sau cha yếu mẹ già
Chén cơm đôi đũa, bộ kỷ trà ai dâng ơ...

hay

Trồng trầu thì phải khai mương,
Làm trai hai vợ phải thương cho đồng.

hay

Hò ơ...
Bình bồng giữa chốn giang tân,
Bên tình bên nghĩa ờ...
Bên tình bên nghĩa,
Biết thân bên nào?

Hò ớ ơ... em ơi,
Nhứt lê, nhì lựu, tam đào.
Bên tình bên nghĩa...
Bên nào cũng đồng thân.

hay

Ầu ơ... ớ...
Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc,
Gió nào độc bằng gió Gò Công.
Thổi ngọn đông phong lạc vợ xa chồng,
Đêm nằm nghĩ lại nước mắt hồng tuôn rơi.

OK chuẩn bị khai hỏa bài "Sông Nước Cửu Long" nghe bà con! hihi!  Smiley

NVH
   Smiley



Hà thân,
Cô nói thế là vì từ trước đến giờ, thể lục bát có niêm luật của lục bát, còn song thất lại là một thể riêng biệt khác em à.  Chẳng hạn những tác phẩm dài xưa, ĐTTThanh theo lục bát, còn Cung Oán Ngâm khúc thì theo STLB từ đầu đến cuối. 
Vì lẽ đó mà hai thể thơ có luật lệ riêng về vần điệu này không nên trộn lẫn vì chúng ta không làm thơ mới.  Còn nói về khó hay dễ thì lục bát giản dị về vần hơn đó em.  Xin cả nhà cứ thử làm rồi sẽ thấy lời tôi là đúng. 
Cũng như cả nhóm, tôi cũng rất muốn tạo điều kiện dễ dàng hơn cho nhà thơ, song có những điều mà chúng ta không cần phải phá lệ, mong các bạn và các em thông cảm cho để bài thơ lục bát của NTVT giữ được như 2 bài lục bát rất hay của chúng ta từ lúc mới có NTVT tới nay.  Điều này chứng tỏ, mặc dầu gặp khó khăn, nhưng chúng ta vẫn khắc phục được vì không thiếu người tài trong quán NTVT.

Thân,

VNMai 
Back to top
« Last Edit: 21. Jun 2012 , 22:38 by Vu Ngoc Mai »  
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10576
Gender: female
Re: Nối Tiếp Vần thơ
Reply #850 - 21. Jun 2012 , 22:40
 

HƯƠNG SẮC MIỆT VƯỜN SÔNG NƯỚC CỬU LONG



Đồng bằng sông Cửu Long là quê hương của “văn minh sông rạch”, “văn minh miệt vườn” khá độc đáo. Bờ sông không đắp đê, lại bị cắt từng chặng ở ngã ba, ngã tư, muốn qua rạch nhỏ thì sẵn kiểu “cầu tre lắt lẻo gập ghình khó đi”. “Cầu ván đóng đinh” xuất hiện rất trễ khi thực dân Pháp đến. Câu hát “Ví dầu cầu ván...” khá phổ biến, ngay cả trẻ con thời xưa cũng thuộc nằm lòng, câu hát trở thành câu thai đố. Khi cúng đình, nghe ra thai “Ví dầu cầu ván... cầu tre lắt lẻo...” thì hàng chục trẻ con nhốn nháo lên, đứa nào cũng muốn giành lấy phần thưởng. Đáp là cái bánh bò. Cầu tre khó đi nên nhiều người phải... bò, để giữ thăng bằng. Cầu tre còn gọi là cầu khỉ (người qua cầu phải lanh lẹ tay chân như con khỉ chuyền trên cây) luôn luôn có nhịp giữa với khúc tre rời, đề phòng trường hợp ghe có mui quá cao, hoặc có cột buồm thì giở khúc tre ở giữa lên cao, ghe qua rồi thì hạ khúc tre xuống. Trong công cuộc khai phá và xây dựng miền đất mới của cư dân người Việt ở Nam bộ, dưới tác động của thiên nhiên, con người càng có ý thức cải tạo thiên nhiên. Lập vườn là công việc lao động đầy sáng tạo của những người mở đất. Khác với vườn ở đồng bằng sông Hồng, vườn ở đồng bằng Cửu Long rộng lớn, ở từng nơi vườn thường tập trung lại với nhau thành những không gian vườn tược rộng lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao. “Huê lợi vườn nhiều gấp 50 lần huê lợi ruộng” và riêng tỉnh Bến Tre thì “trong tổng số diện tích 154.606 mẫu tây, có 16.500 mẫu vườn tược”(1). Sự ra đời của miệt vườn không chỉ có ý nghĩa vật chất mà còn có ý nghĩa văn hóa, thể hiện khả năng ứng xử phù hợp của con người đối với thiên nhiên.

Số đông các nhà nghiên cứu khi viết về văn hóa Nam bộ có một cách hiểu chung miệt vườn là “những vùng, những tỉnh xưa được lưu dân Việt vào khai phá sớm hơn cả”. Đó là những dãy đất “giồng” cao ráo mà những người đi mở đất đã chọn “làm đất đứng chân” vì những nơi này “thỏa mãn những yêu cầu ban đầu cho người dân đi khai phá có nước ngọt, cao ráo, tránh được muỗi mòng, rắn rết, trồng được những hoa màu ngắn ngày và có cái ăn để tồn tại”(2). Theo nhà văn Sơn Nam, miệt vườn là “những vùng cao ráo có vườn cam, vườn quýt”, “được xây dựng trên những đất giồng, đất gò ở ven sông Tiền, sông Hậu”(3).

Miệt vườn
- theo nhà văn Sơn Nam, là cách gọi tổng quát những vùng cao ráo, có vườn cam vườn quýt ở ven sông Tiền, sông Hậu, thuộc tỉnh Sa Đéc, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Cần Thơ. Miệt vườn tiêu biểu cho hình thức sinh hoạt vật chất và tinh thần cao nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long (chúng ta từng nghe nói về vườn, công tử vườn, bắp vườn, nhà vườn,...) Cho nên đã phát sinh câu ca dao:

Mẹ mong gả thiếp về vườn,
Ăn bông bí luộc, dưa hường nấu canh


Trai gái ở đất giồng đất bưng miền Rạch Giá – Cà Mau mơ ước có chồng có vợ từ miệt vườn đến, để học hỏi thêm. Cô gái ở Rạch Giá thèm đời sống ở miệt vườn “mẹ mong gả thiếp về vườn, ăn bông bí luộc dưa hường nấu canh”. Cô gái miệt vườn lại e ngại khi lìa quê, theo chồng tận chốn “chim kêu vượn hú”:

Má ơi đừng gả con xa
Chim kêu vượn hú, biết nhà má đâu.


Hoặc là:


Chuồn chuồn bay thấp
Mưa ngập ruộng vườn
Nghe lời nói lại càng thương
Thương em, anh muốn lập vườn cưới em.


Thật vậy, miệt vườn là nơi trù phú. Gái miệt vườn rất giỏi về nữ công gia chánh, cho nên có quan niệm rằng chỉ có trai Gia Định mới xứng đáng làm người yêu:

Ghe ai mũi đỏ xanh lườn,
Phải ghe Gia Định xuống vườn thăm em?


Dưỡng già, sống những ngày hưu trí ở miệt vườn là thong dong nhất. Trai lớn lên mà lập vườn thì cơ sở làm ăn được vững chắc. Bởi vì, “vườn là nguồn lợi quan trọng hơn ruộng, gái vườn ở vào trình độ cao hơn gái quê, đất vườn cao giá hơn đất ruộng. “Đất đai viên trạch” tức là đất ruộng, đất vườn và đất thổ cư, tiêu biểu cho thôn xóm. Cúng “mâm đất đai”, trước khi cúng vái ông bà, tức là cúng cho những người đầu tiên sáng lập thôn xóm, tiền hiền và hậu hiền”(4).

“Trai Nhơn Ái, gái Long Xuyên”, “Trai Hai Huyện, gái Miệt Vườn” là những lời ca ngợi dành cho dân miệt vườn. Nhơn Ái thuộc Phong Điền nổi danh về vườn cam, vườn quýt ở rạch Cần Thơ. Ở đây cũng là nơi sản sinh ra nhiều nho sĩ, nhất là dân trung lưu và bình dân ăn nói lễ phép, lưu loát, biết hát biết hò nơi sông sâu nước ngọt với chiếc tam bản hai chèo hoặc bốn chèo. Gái Long Xuyên nổi tiếng giỏi về nữ công gia chánh, đặc biệt là ở vùng cù lao Ông Chưởng, vùng Chợ Mới, nơi gọi là Hai Huyện.

Nằm trên lưu vực hai con sông Tiền, sông Hậu, Đồng bằng sông Cửu Long được biết đến như một vùng sông nước hữu tình, cây lành trái ngọt quanh năm, người dân hiền hòa mến khách với những địa danh đã được biết đến từ lâu, như: cù lao Thới Sơn, trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang), sân chim Ba Tri, Cồn Phụng (Bến Tre), cù lao Bình Hòa Phước (Vĩnh Long), chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Phong Điền, vườn cò Bằng Lăng , chợ nổi Ngã Bảy (Cần Thơ, Hậu Giang), Tràm Chim Tam Nông (Đồng Tháp)... Một vùng sông nước với hệ thống kinh rạch chằng chịt, những cù lao đầy ắp hoa trái và sản vật chính là nguồn nguyên liệu dồi dào tại chỗ để chế biến những món ăn độc đáo in đậm chất phương Nam. Cá lóc nướng trui, lươn, rắn nướng lèo, cá tai tượng chiên xù ăn cùng với các loại rau, hoa cỏ lạ như lá lụa, lá cách, lá săng máu, kèo nèo, bông điên điển, so đũa... đủ vị thơm, chua, chát, ngọt, bùi. Kẹo dừa Bến Tre, nem Lai Vung, vú sữa Lò Rèn, măng cụt Cái Mơn, bưởi Năm Roi Bình Minh, cam sành Tam Bình, xoài cát Hòa Lộc, bánh phồng Sa Đéc, bánh pía Sóc Trăng, mắm thái Châu Đốc... là những hương liệu sẽ mang lại hương vị đậm đà cho bữa tiệc ẩm thực của Đồng bằng sông Cửu Long.

...

Chợ nổi Cái Răng


Cần Thơ là địa danh tiêu biểu ở vùng đất này. Nó không chỉ là biểu tượng của quê hương mà còn là tình cảm, là niềm hãnh diện của người dân miệt sông nước đồng bằng:

Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó lòng không muốn về...


Câu ca dao lưu truyền từ bao đời đã làm lay động lòng người mỗi khi có dịp dừng chân ghé thăm vùng đất Tây Đô. Đến Cần Thơ, ngoài tận hưởng đặc sản nổi tiếng mang đậm hương vị quê nhà, ăn cơm sốt dẻo nấu bằng gạo Tài Nguyên thơm phức với mắm cá lóc, kèm bát canh cua đồng nấu với bông so đũa, bạn đừng quên đi du thuyền nghe hát dân ca. Chính vì thế mà Cần Thơ thu hút đông đảo bè bạn bốn phương.

Ca dao cũng có câu rằng:

Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền
Anh có thương em thì cho bạc cho tiền
Đừng cho lúa gạo xóm giềng cười chê.


Hay:


Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No
Có thương em, anh mua cho một chiếc đò
Để em lên xuống thăm dò ý anh!


Hay:


Thấy dừa thì nhớ Bến Tre
Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười


Bến Tre
nằm giữa bốn bề sông nước, bao gồm cù lao Bảo, cù lao Minh và cù lao An Hóa, xen lẫn với đồng ruộng và vườn dừa xanh tươi. Khi đặt chân tới Bến Tre, ta sẽ được khám phá vùng hạ lưu và cửa sông Cửu Long. Cuộc sống của người dân Bến Tre luôn gắn bó với cây dừa. Bến Tre có các vùng sinh thái tự nhiên như: vùng sinh thái nước ngọt gồm các cồn, vùng dân cư ven sông Tiền, sông Hàm Luông, với những vườn trái cây nhiệt đới, làng hoa cảnh... Vùng sinh thái nước lợ ở xã Hưng Phong với nét sinh hoạt văn hóa truyền thống mang đậm nét làng quê Nam bộ. Vùng sinh thái nước mặn tại khu vực bãi biển Thới Thuận, Thừa Đức, Thạnh Phong và khu rừng ngập mặn phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, nghỉ dưỡng, giải trí và thưởng thức các món ăn mang hương vị biển. Các cù lao ở Bến Tre có màu xanh bạt ngàn của rừng dừa xen lẫn những vườn trái cây đủ loại. Người dân vùng Cái Mơn, huyện Châu Thành kể rằng, ngày xưa họ đi mưu sinh khắp nơi. Nhiều người từ nước ngoài trở về đem theo các giống cây lạ như: măng cụt, sầu riêng, bòn bon, chôm chôm cùng với kỹ thuật ghép cành, gây giống. Sau khi trồng thử, trái ngon, ngọt thích hợp với dân địa phương và các vùng chung quanh. Từ đó, Cái Mơn được mệnh danh là đất tổ của nghề làm cây giống và lai ghép cây, trong đó, nổi tiếng nhất là sầu riêng Cái Mơn.

Sầu riêng, măng cụt Cái Mơn,
Nghêu sò Cồn Lợi, thuốc ngon Mỏ Cày,
Xoài chua, cam ngọt Ba Lai,
Bắp thì chợ Giữa, giồng khoai Mỹ Hòa,
Quýt đường, vú sữa, ngổn ngang,
Dừa xanh Số Sãi, tơ vàng Ba Tri (12)


Bến Tre còn là quê hương của nhiều loại hoa quả. Ở đây có đến hàng chục loại trái cây nổi tiếng như sầu riêng, xoài cát, măng cụt, bưởi da xanh, chôm chôm được trồng khắp nơi, thứ nào cũng thơm ngon, hấp dẫn. Khi đến thăm xứ dừa Bến Tre, lúc ra về không quên mua một vài sản phẩm đặc sản của địa phương để làm quà cho người thân mà còn được nghe những câu hát ngọt ngào, tình tứ:

Kẹo Mỏ Cày vừa thanh, vừa béo
Gái Mỏ Cày vừa khéo, vừa ngoan...
Ai đến quê tôi mênh mông Đồng Tháp
Thẳng cánh cò bay bát ngát ruộng đồng


Đồng Tháp
là vương quốc của các loài trăn, rắn, rùa, già đãi, sếu đầu đỏ, nhơn sen, le le, chằng nghịt, ốc cao, quốc... cùng nhiều loại chim muông khác... Khắp nơi có tràm gió, sen, súng, bàng. Chưa kể đến các khu vực đầy ắp lúa ma, mồm mốc, mồm vàng, đưng, sậy. Hình ảnh người nông dân đi xuồng gặt lúa nổi, hay tay cầm chắc cây phảng phát hoang là hình ảnh tiêu biểu cho công cuộc lao động ở xứ sở này. Ngày nay, đất Đồng Tháp đã trải một màu xanh ngắt của lúa, của tràm, của màu sắc hoa sen và rất nhiều những dòng kinh xanh biếc.

An Bình đất mẹ cù lao
Thơm hương hoa bưởi, ngọt ngào nhãn long
Khách về nhớ mãi trong lòng
Cù lao nho nhỏ bên dòng Tiền Giang


Người dân ở cù lao An Bình (Vĩnh Long) nói riêng, các cù lao ở miệt vườn Nam bộ nói chung, bao đời nay vẫn luôn tự hào với những sản vật của quê hương: bưởi, nhãn long, sầu riêng, chôm chôm... Mảnh đất cù lao như người mẹ hiền cung cấp biết bao màu mỡ cho cây trái xum xuê, tươi tốt. Ai đã một lần đến với nơi đây lòng không khỏi vấn vương bởi hương bưởi thanh tao hay hương vị ngọt ngào của trái nhãn long đất Vĩnh. Hương thơm, vị ngọt ấy như muốn giữ chân du khách nán lại mảnh đất cù lao bé nhỏ mà thân thương này thêm chút nữa...

Cảnh thiên nhiên và đời sống văn hóa miệt vườn ảnh hưởng rất lớn đến những sáng tác ca dao miền sông nước Cửu Long. Một trong những biểu hiện ấy là sự phong phú và mới mẻ của những hình tượng thiên nhiên liên quan miệt vườn: hình tượng chim và hoa. Trong hệ thống thiên nhiên miệt vườn, đối tượng được phản ánh chính là những hình tượng cây trái do con người trồng trọt. Hệ thống cây trái do trồng trọt chiếm đa số trong hệ thống những hình tượng thiên nhiên liên quan đến miệt vườn: sầu riêng, vú sữa, nhãn, măng cụt, mận, mãng cầu, mít, cam, quýt, xoài, bưởi, dừa, chôm chôm...
Nhìn chung, nét đặc thù của thiên nhiên miệt vườn đã nảy sinh những sáng tác ca dao của Đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình hình thành miệt vườn không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn tạo ra những yếu tố văn hóa tinh thần phù hợp với đặc điểm tự nhiên và tư duy sáng tác ca dao của người Nam bộ. Sáng tạo đó đã góp phần phát triển thể loại văn học dân gian nói chung, làm phong phú và đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

• NGUYỄN BÌNH ĐÔNG
Back to top
 
 
IP Logged
 
Vu Ngoc Mai
Gold Member
*****
Offline


Giáo Sư Cố Vấn

Posts: 3463
Re: Nối Tiếp Vần thơ
Reply #851 - 21. Jun 2012 , 22:43
 
ngo_thi_van wrote on 21. Jun 2012 , 21:10:
Cam on Ngoc Mai da cho job moi , nhung " em cha " nhan dau ! Thinh thoang xia vao mot ti cho vui , dươc thi bo vao , khong dươc thi cu xoa di " no problema "  Grin
Em Kahat oi , Co thay em khong can phai xoa 4 cau tho cua em. Doc lai thay tat ca deu OK roi , hon nua bai tho nay gan nhu tho tu do roi khong can diep van lam , dung nen thac mac cho met !
Co Van


Hí hí, Vân khôn thấy mồ, cứ nói NO là ấm thân nhất, làm thì làm phó mới phẻ re, ấy vậy mà thiên hạ vẫn cứ tranh nhau ầm ầm chức chánh Vân nhỉ.  Đúng là khổ tấm thân, nghèo mà ham!
Ngọc Mai
Back to top
 
 
IP Logged
 
Vu Ngoc Mai
Gold Member
*****
Offline


Giáo Sư Cố Vấn

Posts: 3463
Re: Nối Tiếp Vần thơ
Reply #852 - 21. Jun 2012 , 22:46
 
ngo_thi_van wrote on 21. Jun 2012 , 21:44:
Cam on Giao Su Viet Van nhieu nhe.
Van


Không có chi mô đâu Bạn Vàng, chỉ mới ráng làm tròn bổn phận do Mạ giao phó, hì hì...
Ngọc Mai
Back to top
 
 
IP Logged
 
Vu Ngoc Mai
Gold Member
*****
Offline


Giáo Sư Cố Vấn

Posts: 3463
Re: Nối Tiếp Vần thơ
Reply #853 - 21. Jun 2012 , 22:50
 
Phuong_Tran wrote on 21. Jun 2012 , 22:14:

Sông nước Cửu Long


"Sông nước Cửu Long với đôi bờ hai nhánh sông Tiền và Hậu, tạo nên cho mảnh đất phương Nam trù phú với những cánh đồng dài bất tận", độc giả Xuân Sang viết.

“Nắng bừng lên lung linh nét đẹp làng quê
Trào dâng sông nước Cửu Long…”.


Mảnh đất có những ao cá ao tôm sung túc, những vườn cây ăn trái nhìn no cả mắt, những cánh rừng đước bạt ngàn bao bọc… và cả những người Nam Bộ chân chất, hiền hòa chịu thương chịu khó, dù còn khó khăn trăm bề vẫn một lòng gắn bó với nơi đã cưu mang nuôi dưỡng mình.


...


Du khách thăm vùng sông nước. Ảnh: Xuân Sang.


Bạn thử lên ghe xuôi bến Mỹ Tho ra giữa sông Tiền ngắm cầu Mỹ Thuận, mới thấy mình nhỏ bé biết chừng nào. Ghé vào một doi cát nào đó tự trồi lên giữa sông, xem người ta đào ao nuôi cá, mới biết thiên nhiên có những điều diệu kỳ không nói được. Hay len lỏi trong những con lạch nhỏ bằng chiếc ghe nhỏ xíu, sẽ biết thêm về một phương tiện di chuyển nhìn êm ả, nhưng không êm ả chút nào.

Đi xuống chút nữa, vào đất Đồng Tháp đón tắc tráng đi hết con kênh thẳng tắp chảy giữa những cánh đồng lúa nhìn ngút mắt, bạn sẽ la trời vì không biết ở đâu là nơi tận cùng của nó. Và sau đó mỗi lần bưng chén cơm ăn, lựa từng hạt gạo sẽ không dễ rơi vãi hạt nào, vì bạn nhận ra để hạt lúa từ cánh đồng về nhà máy, hạt gạo từ nhà máy về đến nơi bạn ở, nó phải trải qua con đường dài vất vả đến thế nào.

Rồi theo đường bộ chạy dọc bờ sông Hậu qua thị xã Long Xuyên vào Châu Đốc, viếng Bà Chúa Xứ hay lên núi Cấm viếng Ngài Di Lặc, len lỏi trong những xóm dân nằm sâu trong núi hay cô độc bên sườn, hình ảnh người dân nơi vùng giáp ranh biên giới Campuchia tuy còn nghèo nàn cơ cực mà đầy thân thiện. Thử ngồi vào chiếc xe thồ - tựa như xích lô ở thành phố, đi loanh quoanh ngắm nhìn hàng thốt nốt đứng hiên ngang trong nắng và gió, bạn dặn lòng sau này dù có vấp ngã, sẽ đứng lên vững chắc đường hoàng như nó.

...


Những cô gái Nam bộ. Ảnh: Xuân Sang.


Một lần theo chân đoàn du khách ghé vào xứ dừa, bạn sẽ được xem con gái Bến Tre thoăn thoắt đôi bàn tay gói kẹo hay tráng bánh, đã làm nên những kẹo dừa kẹo chuối đi ra thế giới, góp phần tạo nên sự phong phú cho đặc sản quê nhà. Nhìn chung quanh toàn là người nước ngoài, bạn tự hỏi phải chi đấy là học sinh cấp 2-3 nào đó ở thành phố về tham quan thì hay biết bao nhiêu.

Về Vĩnh Long, vựa trái cây miền Nam nằm giữa hai con sông Tiền và Hậu với đặc sản bưởi Năm Roi Bình Minh, cam sành Tam Bình, nhãn tiêu Long Hồ… hay ngược lên chút nữa với xoài cát Hòa Lộc của Long Định, Cái Bè, Tiền Giang, mùi vị ổi xá lị chua chua ngọt ngọt mà có một thời gian tưởng đã đi vào quên lãng, bạn sẽ thấy yêu quê hương mình biết bao. Và mỗi lần vô tình rời Việt Nam vào mùa trái cây, bạn sẽ thèm chết đi được khi nhớ đến cái mùi “kính nhi viễn chi” độc nhất vô nhị của trái sầu riêng, mà không “riêng” chút nào!

Còn, còn rất nhiều những thú vị khác nếu bạn bỏ một ít thời gian ghé qua miền Tây sông nước này.

Xuân Sang


Cô cám ơn Tí, Dzịt và Hà đã cho nhiều "tài liệu tham khảo," mà nếu nhiều quá thì phải coi chừng bị tẩu hoả nhập ma đó à nghen!

Cô Ngọc Mai
Back to top
 
 
IP Logged
 
Hoạ Mi Nâu
Gold Member
*****
Offline



Posts: 7263
Gender: female
Re: Nối Tiếp Vần thơ
Reply #854 - 21. Jun 2012 , 22:56
 
Cô Ngọc Mai thương,

Thế nào em cũng góp phần vào đề tài mới.  Quê nội của em là ở Sadec, quê mẹ của em là Cai Lậy (Định Tường), và ba em thì làm việc ở Vĩnh Long một thời gian khá lâu.  Em là Nam Kỳ chay đó Cô ơi.  Em còn nhớ ngày xưa mỗi lần qua Bắc Mỹ Thuận thì em rất thích xin mẹ mua mía ghim để ăn, nhưng mẹ em thì sợ....không vệ sinh (ruồi bu)....nên ít khi mua đồ ở ngoài lắm.  Làm con gái của mẹ cứ thèm thuồng những món hàng rao ở Bắc Mỹ Thuận......
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 55 56 57 58 59 ... 224
Send Topic In ra