Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Nối Tiếp Vần thơ  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 60 61 62 63 64 ... 224
Send Topic In ra
Nối Tiếp Vần thơ (Read 197963 times)
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3981
Gender: female
Re: Nối Tiếp Vần thơ
Reply #915 - 23. Jun 2012 , 09:02
 


    THƯƠNG MIỀN SÔNG NƯỚC CỬU LONG


NVHà 1:             Ngày xưa tôi mến một người,
                    Bên bờ ao vắng, tiếng cười nhẹ đưa,
                          Gió chiều ngọn cỏ đong đưa,
                   Tiếng hò văng vẵng, lưa thưa lúa vàng
                         Tôi mơ những phút bên nàng
                   Đò xưa lưu luyến ngỡ ngàng bến sông...
Kahat 1 :           Thuyền ai vỗ sóng Cửu Long
                   Câu hò lãng đãng trên giòng phù sa
                          "Anh dzìa phụng dưỡng mẹ cha
                   "Mơi mời hai bác qua nhà cưới em
                          "Thuyền hoa phải kết đủ đèn
                   "Trải bông bưởi trắng ngập thềm bến sông
                          "Bí nhiêu anh có bằng lòng
                   "Hay tui hò tiếp chớ hòng chạy thẹo."
ĐHTài 1 :            Gặp ai thuyền đã bỏ neo
                    Bên giòng sông Hậu để đeo đuổi người
                          Gió ru như tiếng ai cười
                    Mái chèo khua nhẹ trên mười ngón tay
                          Nắng rơi sóng vỗ hồn say
                   Ước gì trăng sáng đêm nay bên mình
                          Sông xanh ta bỏ lưới tình
                    Nghe câu hò hẹn bóng hình có đôi.
Kahat 2:             Mái chèo khua vỡ trăng tươi
                    Áo Bà Ba lụa chơi vơi trăng vàng
NTVân 1 :           Chưa hề ghé bến Hậu Giang
                    "Hội Trùng Dương" vẫn mơ màng gặp nhau
                          Những con đò đã qua mau
                    Hẹn làm chi để nỗi sầu đeo mang!
Dzịt 1:                             Hò ơi....
                          Miền Nam có Cửu Long giang
                    Có anh lính chiến em hằng đợi mong
                          Ngày đêm đánh trận xung phong
                    Em xin chung sức một lòng cùng anh
ĐHTài 2:             Trên trời có đám mây xanh
                    Dưới sông sóng nước vây quanh trăng vàng
                          Tính em mộc mạc dịu dàng
                    Hỏi ai không muốn buộc ràng nợ duyên?
Dzịt 2 :               Ý anh muốn nói duyên thiên
                    Em xin kết chặt tơ duyên cùng chàng. 
VNMai 1 :            Chàng Hậu Giang, thiếp Tiền Giang
                    Nước sông cùng uống biết chàng phương nao?
                          Cần Thơ, Rạch Giá, Cà Mau
                    Hành quân dũng cảm chàng đâu ngại ngùng
                          Oai hùng quyết chiến xung phong
                    Hậu phương yểm trợ một lòng hướng dương.
TLan 1:               Nhớ anh lòng mãi vấn vương
                    Bao năm rồi nhỉ vẫn thương một người
KiềuN 1:             Cửu Long sông nước tuyệt vời,
                    Ruộng xanh bát ngát, hứa đời ấm no.
                          Lúa vàng trĩu hạt Trời cho,
                    Nhớ cô thôn nữ, câu thơ, giọng hò.
NVHà 2:             Nhớ người em gái Mỹ Tho,
                    Một chiều nắng đổ theo đò sang sông,
                          Để tôi xao xuyến trong lòng,
                    Để tôi thơ thẩn như dòng nước trôi...
NVHà 3:             Từng ngày trông nước về xuôi
                    bến sông mãi đợi em tôi có chờ (?)
PhượngTr 1:      "Hò ơ ... sao đó buồn so?
                    Trăng thề vẫn sáng, mẹ lo, cha mừng"
                         Đứng ngay giữa đất lưng chừng
                    Phèn chua nước lợ sáo đừng sang sông
                         Chờ anh đi bắc cầu xong
                    Cầu bao nhiêu nhịp lòng mong bấy tình
                         Cầu tre sáo bước một mình
                    Cầu xi măng bước rung rinh nụ cười
                         "Hò ơ .... khúc hát hai mươi
                    Cửu Long uốn khúc sáng tươi quê mình."
NĐoá 1:              Bến Tre sông nước hữu tình
                    Hàng dừa soi bóng, lung linh nắng vàng
                          Giồng Trôm, Rạch Miễu, mơ màng
                   Chôm chôm, vú sữa,  xuống hàng ven sông
Kahat 3:            Mưa về cho lúa đơm bông
                   Cái Bè trưa hạ ai trông cam Sành
HMN 1 :            Quê ngoại có lũy tre xanh
                  Nghiêng mình soi bóng, long lanh hàng dừa
                        Hàng cau xanh mướt nắng trưa
                  Gió mềm nhẹ thổi đong đưa lúa vàng
                        Cánh diều nương gió nhẹ nhàng
                  Vi vu tiếng sáo mơ màng hồn quê
                        Giọng hò văng vẳng bờ đê
                   Kìa cô thôn nữ gánh về lúa thơm
Kahat 4 :          Khói lam mái rạ hương cơm
                   Canh chua dưa giá ai hờn mất duyên
HMN 2:             Thương em phận gái thuyền quyên
                   Áo bà ba trắng, tóc huyền ngang vai
                        Chân em guốc mộc thay hài
                   Dầm mưa dãi nắng nhạt phai môi hồng
                        Lúa vàng trĩu nặng cánh đồng
                   Anh gặt, em giã, vợ chồng chung đôi
VNMai 2 :          Nhớ thuơng Sadec một thời
                   Gia đình xa cách về nơi an bình
                         Giã từ một kiếp thư sinh,   
                   Bảng đen, phấn trắng ân tình bao la
                         Học sinh chăm chỉ nết na,
                   Cố công đèn sách, vào ra ân cần.
                         Miệt vườn khắp chốn đặt chân,
                  Xoài thơm, ổi ngọt, bánh phồng cùng ăn...

Back to top
« Last Edit: 23. Jun 2012 , 15:11 by Lethikinhhoang »  
 
IP Logged
 
Hoạ Mi Nâu
Gold Member
*****
Offline



Posts: 7263
Gender: female
Re: Nối Tiếp Vần thơ
Reply #916 - 23. Jun 2012 , 09:13
 
HMN phải công nhận Tỉ Kahat thiệt là tài ba xuất chúng.  Tỉ múa bút một cái là gom 2 đoản thơ của HMN vào ngon ơ. 
Mà thưa Tỉ, nhờ Tỉ sửa giùm đoạn 2, có 2 chữ nắng nắng phai môi hông thành nắng
nhạt
phai môi hồng ạ.

Thank you Tỉ Kahat
Back to top
 
 
IP Logged
 
Vu Ngoc Mai
Gold Member
*****
Offline


Giáo Sư Cố Vấn

Posts: 3463
Re: Nối Tiếp Vần thơ
Reply #917 - 23. Jun 2012 , 09:23
 
Lethikinhhoang wrote on 23. Jun 2012 , 08:42:
Cô VNMai kính !

Để khỏi bị kẹt xe , hay là chạy ngược dòng như tỉ Dzịt thường nói ,
Kahat xin đề nghị 8 câu thơ này sẽ cho vào sau 4 câu thơ của tỉ N Đoá , dĩ nhiên sẽ cần phải bắc cầu
Lý do : từ NVH 2 cho tới hết câu của N Đoá bà con đang tả về Bến Tre Mỹ Tho , rất đẹp rất điệu , chúng ta lần lần đi từ Tiền Giang song qua Hậu Giang , đến cuối giòng thì chấm dứt chắc cũng dài lắm đây
8 câu của cô Mai đang viết về Sa Đéc , vậy nếu có ai nối tiếp xin viết về An Giang ( Long Xuyên ) hay Vĩnh Lòng, Vĩnh Bình, Cần thơ ( Tây Đô ) thì hay lắm
Chỉ là đề nghị , đợi ý của cô Kahat  sẽ bắc câu đưa vào

Trọng Kính

Kahat


Kahat thương,

Cô chạy xe kiểu người già chầm chậm thôi nên cứ bị bóp kèn qua mặt, nay được bàn tay khéo léo xếp đặt và có xen vào những câu bắc cầu của em và Hà cho hợp vần và hợp lý thì cô rất vui mừng, xin hai em cứ giúp cô nhé.

VNMai
Back to top
 
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3981
Gender: female
Re: Nối Tiếp Vần thơ
Reply #918 - 23. Jun 2012 , 09:53
 
Hoạ Mi Nâu wrote on 23. Jun 2012 , 09:13:
HMN phải công nhận Tỉ Kahat thiệt là tài ba xuất chúng.  Tỉ múa bút một cái là gom 2 đoản thơ của HMN vào ngon ơ. 
Mà thưa Tỉ, nhờ Tỉ sửa giùm đoạn 2, có 2 chữ nắng nắng phai môi hông thành nắng
nhạt
phai môi hồng ạ.

Thank you Tỉ Kahat


Cám ơn lời khen của tỉ nha !

Đã sửa xong , bây giờ bàn loạn một chút mua vui về thơ HMN nha :
- 1 -                 Chân em guốc mộc thay hài
                   Dầm mưa dãi nắng nhạt phai môi hồng
Con gái miệt quê nhất là Miền Tây , vùng này là miền sông nước , đường lộ trong thôn xóm đại đa số là đường đất , mỗi khi trời mưa , đất này sẽ trở thành đất sét , rất dính , nên hầu như không ai dám đi guốc , đa số là chân không hoặc đi đôi dép Nhật , loại dép này thường hay sút quai , nhưng còn đỡ hơn guốc , nếu dình đất sẽ bị đứt qua , sút đinh , ngã đau lại tốn tiền mua quai gốc mới....
Thứ hai là con gái bọn mình sợ rám má hồng hơn là phai môi hồng , mà dãi nắng dầm mưa thì rám má hồng điều này dễ hơn là phai môi hồng vì gái quê đâu có môi son hay kem chống nắng

                       Lúa vàng trĩu nặng cánh đồng
                   Anh gặt, em giã, vợ chồng chung đôi

Thường thường dù rằng " Nam nữ bình quyền " nhưng các công việc nặng vẫn dành cho cánh đàn ông đó là luật tự nhiên , gặt lúa thì nhẹ nhàng hơn giã gạo ,...Hơn nữa cũng cần mở ngoặc ở đây một chút , hạt lúa của nông dân rất khổ nhọc , biến từ bông lúa qua hạt gạo , phải trải qua rất nhiều công sức , chứ không phải chỉ gặt xong là đem giã
- Gặt lúa xong , có nơi đập tại cánh đồng ( việc này của cánh đàn ông , đập cho những hạt lúa từ bông lúa rụng ra )
- có những nơi phải gánh lúa về sân nhà ( gánh, gánh lúa về , gánh lúa về....) , rồi từ từ đập sau
- Trong miền Nam người ta dùng xe trâu để đưa lúa về nhà gọi là " Cộ Lúa " , sau đó họ lại dùng trâu cho đạp trên những bó lúa kia đến nhàu ra , gọi là đạp lúa , công việc này Trâu làm,tiết kiệm rất nhiều nhân công , tuy nhiên lúa này khi mang đi chà hay giã thì gạo dễ bị nát hơn là đập ....
Như vậy phải đổi việc cho em gặt mà anh giã mới đúng nha , đừng giành công việc nặng mà khổ thân
Một chút bàn loạn mua vui cho bớt căng thẳng khi đi tìm vần cho Thơ  Lục Bát
Chúc cả nhà cuối tuần vui vẻ

Kahat
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Nối Tiếp Vần thơ
Reply #919 - 23. Jun 2012 , 11:54
 
Lethikinhhoang wrote on 23. Jun 2012 , 08:42:
Cô VNMai kính !

Để khỏi bị kẹt xe , hay là chạy ngược dòng như tỉ Dzịt thường nói ,
Kahat xin đề nghị 8 câu thơ này sẽ cho vào sau 4 câu thơ của tỉ N Đoá , dĩ nhiên sẽ cần phải bắc cầu
Lý do : từ NVH 2 cho tới hết câu của N Đoá bà con đang tả về Bến Tre Mỹ Tho , rất đẹp rất điệu , chúng ta lần lần đi từ Tiền Giang song qua Hậu Giang , đến cuối giòng thì chấm dứt chắc cũng dài lắm đây
8 câu của cô Mai đang viết về Sa Đéc , vậy nếu có ai nối tiếp xin viết về An Giang ( Long Xuyên ) hay Vĩnh Lòng, Vĩnh Bình, Cần thơ ( Tây Đô ) thì hay lắm
Chỉ là đề nghị , đợi ý của cô Kahat  sẽ bắc câu đưa vào

Trọng Kính

Kahat





Dzịt có ý thôi , nhưng phải nhờ Cô hay Tỉ Kahat sửa thơ Dzịt. thanks.gif

An Giang có Lãnh Mỹ A
Non sông gấm vóc có ai hơn bằng


...

Vãi Lãnh Mỹ A đang được các nhà design quốc tế chiếu cố votay




Em ở chợ miệt Bình Thuỷ
Chợ nhà em có cầu khỉ bắt ngang  Wink

...


Back to top
« Last Edit: 23. Jun 2012 , 12:22 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Nối Tiếp Vần thơ
Reply #920 - 23. Jun 2012 , 12:32
 
Nguyen Van Ha wrote on 23. Jun 2012 , 05:12:
OK PTr, huynh thấy rồi, hay quá.
Để huynh chế thêm 2 câu nữa cho ăn khớp vần và ý của câu trên của KN và câu dưới của PTr.
Lúc này PTr coi bộ làm thơ tiến bộ rồi đó! (Nhưng coi chừng Dzịt lội qua mặt đó nghe! Huynh nghi Dzịt này có gắn máy đuôi tôm 4 mã lực nên bơi lẹ quá!)  Grin


NVH  Smiley


         




sao mà.....so sánh dzí Dzịt người mới tập làm thơ cho Cô vui.

Huynh Hà à...nếu cần compete...Dzịt đi bằng skijet   Grin Grin

...
Back to top
« Last Edit: 23. Jun 2012 , 12:32 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
HTNX
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1236
Gender: female
Re: Nối Tiếp Vần thơ
Reply #921 - 23. Jun 2012 , 12:44
 

Thương Miền Sông Nước Cửu Long



NVHà 1:             Ngày xưa tôi mến một người,
                    Bên bờ ao vắng, tiếng cười nhẹ đưa,
                          Gió chiều ngọn cỏ đong đưa,
                   Tiếng hò văng vẵng, lưa thưa lúa vàng
                         Tôi mơ những phút bên nàng
                   Đò xưa lưu luyến ngỡ ngàng bến sông...
Kahat 1 :           Thuyền ai vỗ sóng Cửu Long
                   Câu hò lãng đãng trên giòng phù sa
                          "Anh dzìa phụng dưỡng mẹ cha
                   "Mơi mời hai bác qua nhà cưới em
                          "Thuyền hoa phải kết đủ đèn
                   "Trải bông bưởi trắng ngập thềm bến sông
                          "Bí nhiêu anh có bằng lòng
                   "Hay tui hò tiếp chớ hòng chạy thẹo."
ĐHTài 1 :            Gặp ai thuyền đã bỏ neo
                    Bên giòng sông Hậu để đeo đuổi người
                          Gió ru như tiếng ai cười
                    Mái chèo khua nhẹ trên mười ngón tay
                          Nắng rơi sóng vỗ hồn say
                   Ước gì trăng sáng đêm nay bên mình
                          Sông xanh ta bỏ lưới tình
                    Nghe câu hò hẹn bóng hình có đôi.
Kahat 2:             Mái chèo khua vỡ trăng tươi
                    Áo Bà Ba lụa chơi vơi trăng vàng
NTVân 1 :           Chưa hề ghé bến Hậu Giang
                    "Hội Trùng Dương" vẫn mơ màng gặp nhau
                          Những con đò đã qua mau
                    Hẹn làm chi để nỗi sầu đeo mang!
Dzịt 1:                             Hò ơi....
                          Miền Nam có Cửu Long giang
                    Có anh lính chiến em hằng đợi mong
                          Ngày đêm đánh trận xung phong
                    Em xin chung sức một lòng cùng anh
ĐHTài 2:             Trên trời có đám mây xanh
                    Dưới sông sóng nước vây quanh trăng vàng
                          Tính em mộc mạc dịu dàng
                    Hỏi ai không muốn buộc ràng nợ duyên?
Dzịt 2 :               Ý anh muốn nói duyên thiên
                    Em xin kết chặt tơ duyên cùng chàng. 
VNMai 1 :            Chàng Hậu Giang, thiếp Tiền Giang
                    Nước sông cùng uống biết chàng phương nao?
                          Cần Thơ, Rạch Giá, Cà Mau
                    Hành quân dũng cảm chàng đâu ngại ngùng
                          Oai hùng quyết chiến xung phong
                    Hậu phương yểm trợ một lòng hướng dương.
TLan 1:               Nhớ anh lòng mãi vấn vương
                    Bao năm rồi nhỉ vẫn thương nhớ người
KiềuN 1:             Cửu Long sông nước tuyệt vời,
                    Ruộng xanh bát ngát, hứa đời ấm no.
                          Lúa vàng trĩu hạt Trời cho,
                    Nhớ cô thôn nữ, câu thơ, giọng hò.
NVHà 2:             Nhớ người em gái Mỹ Tho,
                    Một chiều nắng đổ theo đò sang sông,
                          Để tôi xao xuyến trong lòng,
                    Để tôi thơ thẩn như dòng nước trôi...
NVHà 3:             Từng ngày trông nước về xuôi
                    bến sông mãi đợi em tôi có chờ (?)
PhượngTr 1:      "Hò ơ ... sao đó buồn so?
                    Trăng thề vẫn sáng, mẹ lo, cha mừng"
                         Đứng ngay giữa đất lưng chừng
                    Phèn chua nước lợ sáo đừng sang sông
                         Chờ anh đi bắc cầu xong
                    Cầu bao nhiêu nhịp lòng mong bấy tình
                         Cầu tre sáo bước một mình
                    Cầu xi măng bước rung rinh nụ cười
                         "Hò ơ .... khúc hát hai mươi
                    Cửu Long uốn khúc sáng tươi quê mình."
NĐoá 1:              Bến Tre sông nước hữu tình
                    Hàng dừa soi bóng, lung linh nắng vàng
                          Giồng Trôm, Rạch Miễu, mơ màng
                   Chôm chôm, vú sữa,  xuống hàng ven sông
Kahat 3:            Mưa về cho lúa đơm bông
                   Cái Bè trưa hạ ai trông cam Sành
HMN 1 :            Quê ngoại có lũy tre xanh
                  Nghiêng mình soi bóng, long lanh hàng dừa
                        Hàng cau xanh mướt nắng trưa
                  Gió mềm nhẹ thổi đong đưa lúa vàng
                        Cánh diều nương gió nhẹ nhàng
                  Vi vu tiếng sáo mơ màng hồn quê
                        Giọng hò văng vẳng bờ đê
                   Kìa cô thôn nữ gánh về lúa thơm
Kahat 4 :          Khói lam mái rạ hương cơm
                   Canh chua dưa giá ai hờn mất duyên
HMN 2:             Thương em phận gái thuyền quyên
                   Áo bà ba trắng, tóc huyền ngang vai
                        Chân em guốc mộc thay hài
                   Dầm mưa dãi nắng nhạt phai môi hồng
                        Lúa vàng trĩu nặng cánh đồng
                   Anh gặt, em giã, vợ chồng chung đôi
VNMai 2 :          Nhớ thuơng Sadec một thời
                   Gia đình xa cách về nơi an bình
                         Giã từ một kiếp thư sinh,   
                   Bảng đen, phấn trắng ân tình bao la
                         Học sinh chăm chỉ nết na,
                   Cố công đèn sách, vào ra ân cần.
                         Miệt vườn khắp chốn đặt chân,
                  Xoài thơm, ổi ngọt, bánh phồng cùng ăn
HTNX :     Trà Vinh quê mẹ bâng khuâng
                   Chiều trông ngọn cỏ lòng dâng nỗi buồn
                   Ao Vuông ngày ấy mưa tuôn
                   Dấu chân còn khắc bóng dường chưa phai
                   Bánh canh Bến Có đường dài
                   No lòng lữ khách nhớ hoài hương quê

Back to top
« Last Edit: 23. Jun 2012 , 12:47 by HTNX »  
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3981
Gender: female
Re: Nối Tiếp Vần thơ
Reply #922 - 23. Jun 2012 , 14:07
 
Mytat wrote on 23. Jun 2012 , 11:54:


Dzịt có ý thôi , nhưng phải nhờ Cô hay Tỉ Kahat sửa thơ Dzịt. thanks.gif

An Giang có Lãnh Mỹ A
Non sông gấm vóc có ai hơn bằng


...

Vãi Lãnh Mỹ A đang được các nhà design quốc tế chiếu cố votay




Em ở chợ miệt Bình Thuỷ
Chợ nhà em có cầu khỉ bắt ngang  Wink

...




Dzịt thân mến !

Vừa vào thấy có thơ thêm của Dzịt , cái khó khăn của người xắp xếp thơ không phải là những câu thơ bắc cầu , mà là những câu thơ đóng góp mất vần...Khi phải sửa đổi thì hẳn nhiên xa lộ sẽ bị kẹt vì phải chờ đợi tác giả đồng ý , hơn nữa hai câu thơ đầu của Dzịt

An Giang có Lãnh Mỹ A
Non sông gấm vóc có ai hơn bằng

Kahat đang tính sửa :

An Giang có Lãnh Mỹ A
Non sông gấm vóc của ta ai bằng

Nhưng chợt nghĩ vải Mỹ A đâu phải sản xuất từ An Giang , đúng ra hàng vải này được nhập lậu qua ngã chợ trời , Tân Châu Hồng Ngự , hay các ghe thương hồ mua " từ gốc bán tận ngọn " ở bên Nam Vang về để bán trong nước ta , nếu Kahat nhớ là đúng thì câu:
An Giang có Lãnh Mỹ A
là không thật nên chúng ta có nên cho vào hay không ?

Em ở chợ miệt Bình Thuỷ
Chợ nhà em có cầu khỉ bắt ngang

Hay hay lắm , nhưng chưa thấy ai làm thơ Lục Bát gieo vần trắc
Xin đợi các cô chấm điểm rồi mới mang vào , vì muốn mang hai câu đó vào bắc cầu hơi khó đấy

Đành ngồi đây đợi

Kahat
Back to top
 
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3981
Gender: female
Re: Nối Tiếp Vần thơ
Reply #923 - 23. Jun 2012 , 14:19
 
HTNX wrote on 23. Jun 2012 , 12:44:

Thương Miền Sông Nước Cửu Long



NVHà 1:             Ngày xưa tôi mến một người,
                    Bên bờ ao vắng, tiếng cười nhẹ đưa,
                          Gió chiều ngọn cỏ đong đưa,
                   Tiếng hò văng vẵng, lưa thưa lúa vàng
                         Tôi mơ những phút bên nàng
                   Đò xưa lưu luyến ngỡ ngàng bến sông...
Kahat 1 :           Thuyền ai vỗ sóng Cửu Long
                   Câu hò lãng đãng trên giòng phù sa
                          "Anh dzìa phụng dưỡng mẹ cha
                   "Mơi mời hai bác qua nhà cưới em
                          "Thuyền hoa phải kết đủ đèn
                   "Trải bông bưởi trắng ngập thềm bến sông
                          "Bí nhiêu anh có bằng lòng
                   "Hay tui hò tiếp chớ hòng chạy thẹo."
ĐHTài 1 :            Gặp ai thuyền đã bỏ neo
                    Bên giòng sông Hậu để đeo đuổi người
                          Gió ru như tiếng ai cười
                    Mái chèo khua nhẹ trên mười ngón tay
                          Nắng rơi sóng vỗ hồn say
                   Ước gì trăng sáng đêm nay bên mình
                          Sông xanh ta bỏ lưới tình
                    Nghe câu hò hẹn bóng hình có đôi.
Kahat 2:             Mái chèo khua vỡ trăng tươi
                    Áo Bà Ba lụa chơi vơi trăng vàng
NTVân 1 :           Chưa hề ghé bến Hậu Giang
                    "Hội Trùng Dương" vẫn mơ màng gặp nhau
                          Những con đò đã qua mau
                    Hẹn làm chi để nỗi sầu đeo mang!
Dzịt 1:                             Hò ơi....
                          Miền Nam có Cửu Long giang
                    Có anh lính chiến em hằng đợi mong
                          Ngày đêm đánh trận xung phong
                    Em xin chung sức một lòng cùng anh
ĐHTài 2:             Trên trời có đám mây xanh
                    Dưới sông sóng nước vây quanh trăng vàng
                          Tính em mộc mạc dịu dàng
                    Hỏi ai không muốn buộc ràng nợ duyên?
Dzịt 2 :               Ý anh muốn nói duyên thiên
                    Em xin kết chặt tơ duyên cùng chàng. 
VNMai 1 :            Chàng Hậu Giang, thiếp Tiền Giang
                    Nước sông cùng uống biết chàng phương nao?
                          Cần Thơ, Rạch Giá, Cà Mau
                    Hành quân dũng cảm chàng đâu ngại ngùng
                          Oai hùng quyết chiến xung phong
                    Hậu phương yểm trợ một lòng hướng dương.
TLan 1:               Nhớ anh lòng mãi vấn vương
                    Bao năm rồi nhỉ vẫn thương nhớ người
KiềuN 1:             Cửu Long sông nước tuyệt vời,
                    Ruộng xanh bát ngát, hứa đời ấm no.
                          Lúa vàng trĩu hạt Trời cho,
                    Nhớ cô thôn nữ, câu thơ, giọng hò.
NVHà 2:             Nhớ người em gái Mỹ Tho,
                    Một chiều nắng đổ theo đò sang sông,
                          Để tôi xao xuyến trong lòng,
                    Để tôi thơ thẩn như dòng nước trôi...
NVHà 3:             Từng ngày trông nước về xuôi
                    bến sông mãi đợi em tôi có chờ (?)
PhượngTr 1:      "Hò ơ ... sao đó buồn so?
                    Trăng thề vẫn sáng, mẹ lo, cha mừng"
                         Đứng ngay giữa đất lưng chừng
                    Phèn chua nước lợ sáo đừng sang sông
                         Chờ anh đi bắc cầu xong
                    Cầu bao nhiêu nhịp lòng mong bấy tình
                         Cầu tre sáo bước một mình
                    Cầu xi măng bước rung rinh nụ cười
                         "Hò ơ .... khúc hát hai mươi
                    Cửu Long uốn khúc sáng tươi quê mình."
NĐoá 1:              Bến Tre sông nước hữu tình
                    Hàng dừa soi bóng, lung linh nắng vàng
                          Giồng Trôm, Rạch Miễu, mơ màng
                   Chôm chôm, vú sữa,  xuống hàng ven sông
Kahat 3:            Mưa về cho lúa đơm bông
                   Cái Bè trưa hạ ai trông cam Sành
HMN 1 :            Quê ngoại có lũy tre xanh
                  Nghiêng mình soi bóng, long lanh hàng dừa
                        Hàng cau xanh mướt nắng trưa
                  Gió mềm nhẹ thổi đong đưa lúa vàng
                        Cánh diều nương gió nhẹ nhàng
                  Vi vu tiếng sáo mơ màng hồn quê
                        Giọng hò văng vẳng bờ đê
                   Kìa cô thôn nữ gánh về lúa thơm
Kahat 4 :          Khói lam mái rạ hương cơm
                   Canh chua dưa giá ai hờn mất duyên
HMN 2:             Thương em phận gái thuyền quyên
                   Áo bà ba trắng, tóc huyền ngang vai
                        Chân em guốc mộc thay hài
                   Dầm mưa dãi nắng nhạt phai môi hồng
                        Lúa vàng trĩu nặng cánh đồng
                   Anh gặt, em giã, vợ chồng chung đôi
VNMai 2 :          Nhớ thuơng Sadec một thời
                   Gia đình xa cách về nơi an bình
                         Giã từ một kiếp thư sinh,   
                   Bảng đen, phấn trắng ân tình bao la
                         Học sinh chăm chỉ nết na,
                   Cố công đèn sách, vào ra ân cần.
                         Miệt vườn khắp chốn đặt chân,
                  Xoài thơm, ổi ngọt, bánh phồng cùng ăn
HTNX :             Trà Vinh quê mẹ bâng khuâng
                  Chiều trông ngọn cỏ lòng dâng nỗi buồn
                        Ao Vuông ngày ấy mưa tuôn
                  Dấu chân còn khắc bóng dường chưa phai
                        Bánh canh Bến Có đường dài
                  No lòng lữ khách nhớ hoài hương quê



HTNX :             Trà Vinh quê mẹ bâng khuâng
                   Chiều trông ngọn cỏ lòng dâng nỗi buồn
                        Ao Vuông ngày ấy mưa tuôn
                   Dấu chân còn khắc bóng dường chưa phai
                        Bánh canh Bến Có đường dài
                   No lòng lữ khách nhớ hoài hương quê

Hoan hô tỉ HTNX với những câu thơ thật bóng bảy cùng màu mực tím dễ thương..Đúng là nhà Thơ có khác

Ở đây Kahat chỉ xin bàn rộng ra vài địa danh , mà có thể bà con ta không biết rõ
1/ Trà Vinh tức Vĩnh Bình
2/ Ao Vuông , nghe đâu gần trung tâm thành phố ngày xưa họ đào một cái ao hình vuông khá rộng , để lấy đất xây cất các nhà tỉnh , như Toà Hành Chánh , hay các ty...
Không biết từ đâu cái ao này lại có cái tên rất bình dân Nam Bộ Ao Bà Om
3/ Ở Tây Ninh chúng ta có Bến Kéo , thì ở Trà Vinh
( Vĩnh Bình) họ có Bến Có...Một xóm chài ven sông và ở đó nổi tiếng có món Bánh Canh

Không biết bàn như vậy có đúng ý của tác giả hay không , xin chỉ giáo

Kahat
Back to top
 
 
IP Logged
 
Nguyen Van Ha
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2011*

Posts: 1101
Re: Nối Tiếp Vần thơ
Reply #924 - 23. Jun 2012 , 15:26
 
Lethikinhhoang wrote on 23. Jun 2012 , 08:30:
Kính Cô VNMai & Huynh NVH !

Khi post 4 câu của tỉ N Đoá  lên Kahat đã táy máy sửa luôn 2 câu song thất của Huynh , không biết như thế huynh có điều gì buồn không , nếu có cho Kahat xin lỗi và xoá bỏ huynh nhé
Mời cô Mai & Huynh coi lại

Trọng kính
Kahat

Kahat ơi,

1/ Mình làm thơ cho vui chứ đâu phải làm việc gì trọng đại mà phải buồn phải giận! Vả lại trong d/đ LVD ai cũng biết: khó mà chọc giận Hà Bá lắm! Bao nhiêu người đã thử rồi nhưng đều thất bại cả! hihi!  (Hỏi PT, KN thì sẽ rõ!!!  Grin  Roll Eyes Cool )

2/ Trở lại chuyện sửa 2 câu thơ thì cũng là chuyện nhỏ thôi, nhưng tui nghĩ nếu dùng chữ và ý của tác giả thì "an toàn" hơn là đổi ý và dùng chữ khác. Đây nhé, đầu tiên là thế này:

KiềuN 1:             ………………………………………
                          Lúa vàng trĩu hạt Trời cho,
                    Nhớ cô thôn nữ, câu thơ, giọng hò.
NVHà 2:             Nhớ người em gái Mỹ Tho,
                    Một chiều nắng đổ theo đò sang sông,
                          Để tôi xao xuyến trong lòng,
                    Để tôi thờ thẩn như dòng nước trôi...
NVHà 3:      Dòng nước trôi khi xuôi khi ngược,
                    Sáo sổ lồng sao còn bước đắn đo?

PhượngTr 1:      "Hò ơ ... sao đó buồn so?
                    Trăng thề vẫn sáng, mẹ lo, cha mừng"

Kahat sửa lại thành:

NVHà 3:          Từng ngày trông nước về xuôi
                    bến sông mãi đợi em tôi có chờ (?)


Tui đọc thấy rất hay và rất phục tài làm thơ của Kahat, nhưng nếu tui là NVHà 3. tui sẽ sửa như thế này:

NVHà 3:          Nước trôi khi ngược khi xuôi,
                    Sáo đã sổ lồng sao bước đắn đo?


Nếu sửa như vậy ý chính của tác giả vẫn được duy trì không thay đổi mà vần điệu thì vẫn nối tiếp được phía trên lẫn phía dưới. Ý của 2 câu này là tui muốn tạo lên sự tương phản của 2 hình ảnh: nước sông thì có thể chảy xuôi chảy ngược, nhưng người con gái đi lấy chồng thì chỉ có 1 hướng mà đi, sao còn đắn đo làm chi!
Còn câu sửa lại của KH thì thấy mất đi sự tương phản đó (chỉ có xuôi mà không có ngược!), hơn nữa nghĩa trái với ý tui muốn tả (người con gái đã đi lấy chồng làm chàng trai đau khổ # người con gái ngồi chờ làm chàng trai hy vọng!) và sẽ mâu thuẫn với câu NVHà 2 trên (Nhớ người em gái Mỹ Tho,  Một chiều nắng đổ theo đò sang sông)

Kahat có đồng ý không, nếu không thì tui sẽ sửa lại nữa cho cô gái chịu khó chờ, thay vì đi lấy chồng! hihi! Chuyện nhỏ mà!

3/ Nhưng lý do chính mà tui muốn dùng song thất lục bát trong phần này thay vì thuần túy lục bát là vì tui muốn làm cho bài thơ sống động lên, tạo ra 1 không khí "lâm ly, trắc trở" cho bài thơ, không khác nào làm nhạc đổi tông vài đoạn để phá đi tính chất đều đặn monotonous của bài nhạc! Mà không có gì làm thơ lục bát "đổi tông" mạnh bằng song thất lục bát hay song bát lục bát!

Tui biết là cô Mai muốn bài thơ thuần túy lục bát (và lục bát thì dễ làm hơn song thất lục bát). Nhưng, có lẽ Hà Bá tui bị méo mó nghề nghiệp, hay bị ảnh hưởng của nhạc vào thơ nên hay xài mấy kỹ thuật nhạc trong thơ.
Nhạc có nhịp (2/4, 3/4, 4/4, 6/8...) thì thơ cũng có nhịp (6/8, 5/5, 7/7/6/8, 8/8...) Khi đổi nhịp, đổi tông, đổi điệu (valse, bolero, rumba...), chỉ vài đoạn thôi, bản nhạc sẽ nghe hấp dẫn hơn! Ai cũng biết trong ban nhạc, tiếng trống là để giữ nhịp. Nhưng quí vị có để ý là tiếng trống không đánh đều đặn, vì như vậy chán lắm! Mấy tay trống cừ thường thay đổi nhịp trống tùy theo "atmosphere" của bản nhạc, có vài đoạn họ đánh nhanh tưng bừng, có vài đoạn họ đánh chậm lại, hoặc im luôn, nghe đã lắm!

Cái kẹt lớn của 1 bài thơ dài thuần túy lục bát là nó sẽ trở thành 1 kiểu thơ "Lục Vân Tiên". Thơ Lục Vân Tiên rất thuần túy lục bát, nhưng cả quyển sách thơ dài cứ giữ nhịp lục bát đêu đều hết trang này sang trang khác, đọc vài trang là bắt đầu buồn ngủ, thấy nhớ thơ TTKH ! (TT=Tài Tui, KH=Kahat !!! hihi!  Grin)

Làm thơ "nhảy dù" thay đổi vài chỗ sẽ interesting lắm. Thí dụ như câu của KN:

KiềuN 1:             ………………………………………
                          Lúa vàng trĩu hạt Trời cho,
                    Nhớ cô thôn nữ, câu thơ, giọng hò.

Khi đọc 2 câu trên, có lẽ đa số sẽ khuyên KN nên đổi thứ tự 2 cặp chữ "câu thơ" "giọng hò" lại thì sẽ đúng format của lục bát hơn, tức là:

=>                    Lúa vàng trĩu hạt Trời cho,
                    Nhớ cô thôn nữ, giọng hò, câu thơ.

Nhưng người tinh ý sẽ thấy cách đầu tiên "tréo cẳng ngỗng" của KN lạ và hay hơn cách gieo vần "thuần túy lục bát". Nó không khác nào dùng thành ngữ "tên đó là con ông cháu cha!", tuy sai nhưng nghe hay hơn là "tên đó là con cha cháu ông!", đúng logic nhưng....!!!

Ngay cả trong thơ văn của những bậc tiền bối mà chúng ta ai cũng biết, chuyện "break pattern" thơ lục bát là chuyện xãy ra thường xuyên như:

.............................
Chồng gần không lấy, em lấy chồng xa.
Mai sau cha yếu mẹ già
Chén cơm đôi đũa, bộ kỷ trà ai dâng

Nếu coi kỹ, thơ lục bát này không "thuần túy" nữa vì câu số 3 có đến 9 chữ!

Tương tự:

Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc,
Gió nào độc bằng gió Gò Công.
Thổi ngọn đông phong lạc vợ xa chồng,
Đêm nằm nghĩ lại nước mắt hồng tuôn rơi.

không thuần túy song thất lục bát, vì câu thứ tư cũng có đến 9 chữ!

Những thay đổi đột ngột này tạo sự chú ý, lôi cuốn người đọc vì nó lạ và diễn tả nỗi lòng thi sĩ rất độc đáo!

Nói tóm lại, tui nghĩ nhóm thơ NTVT nên có tinh thần phiêu lưu mạo hiểm 1 chút. Nghĩa là nên ra khỏi "comfort zone", nên "thí nghiệm", nên thay đổi, nên làm thơ như làm nhạc  (mà thật sự thơ chỉ là nhạc 3 nốt thôi), thì thơ sẽ hấp dẫn hơn. Vài "thí nghiệm" có thể làm là chúng ta cùng nhau:

- khám phá cách làm thơ mới, như mix các thể loại thơ khác nhau trong cùng 1 bài thơ, dùng 6/8 để diễn tả tình cảm đơn sơ nhẹ nhàng, 7768 để nói lên những tâm trạng khúc trắc, 8888 khi cần bộc lộ nét trữ tình bay bướm, 5555 khi kẹt chữ, Đường Luật khi cần hòa với thiên nhiên, vũ trụ...

- nghiên cứu cách "phá luật thơ" của các bậc tiền bối xem có thể áp dụng trong nhóm NTVT được không !

- sáng tạo kiểu thơ mới: song bát lục bát  (Hà Bá tui rất hài lòng với thể thơ này), song ngủ lục bát  (quí vị hãy thử đi, nghe interesting lắm!), thơ hybrid "lục bát lục chín"...Tui vẫn thường nghĩ là ngày xưa có 1 vị thi sĩ nào đó thấy mọi người cứ làm thơ lục bát hoài, ổng thấy chán quá nên đã "thí nghiệm" chế ra thể song thất lục bát cho đở chán! Mà nếu ổng chế được thì chúng ta ai cũng biết chữ và có tinh thần nghệ thuật, tại sao chúng ta không chế được như ổng? 

Tui nghĩ là không có ai cấm mình làm thơ theo ý mình. NTVT là 1 môi trường lý tưởng để chúng ta cùng nhau luyện thơ với tinh thần sáng tạo cầu tiến.

Tui đề nghị, những người giỏi thơ như Kahat, DHT lại càng nên "làm gương" biểu diễn cách làm thơ đổi tông, đổi nhịp bài thơ vài chỗ cho cả nhóm có dịp thưởng thức và học hỏi!
(Nghĩa là ở những đoạn "gay cấn", nên đổi nhịp đều đặn 6/8 thành nhịp nào khác, rồi lại quay trở lại nhịp 6/8)



Cô Mai ơi,

Những lời giải thích trên có thể làm cho Kahat hoặc cô Mai phiền. Em xin lỗi cô Mai trước nếu tính "nghĩ sao nói vậy" của em làm cô không happy! Những bàn luận trên là những ý kiến xây dựng của em, và hy vọng cô sẽ nghĩ rằng dù gì,  đó chỉ là chuyện nhỏ không có chi phải quan tâm, ngay cả nếu cô không đồng ý với lập luận của em!

Kính cô,
Em NVH
  Smiley
Back to top
« Last Edit: 23. Jun 2012 , 19:15 by Nguyen Van Ha »  
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Nối Tiếp Vần thơ
Reply #925 - 23. Jun 2012 , 16:08
 
Lethikinhhoang wrote on 23. Jun 2012 , 14:07:
Dzịt thân mến !

Vừa vào thấy có thơ thêm của Dzịt , cái khó khăn của người xắp xếp thơ không phải là những câu thơ bắc cầu , mà là những câu thơ đóng góp mất vần...Khi phải sửa đổi thì hẳn nhiên xa lộ sẽ bị kẹt vì phải chờ đợi tác giả đồng ý , hơn nữa hai câu thơ đầu của Dzịt

An Giang có Lãnh Mỹ A
Non sông gấm vóc có ai hơn bằng

Kahat đang tính sửa :

An Giang có Lãnh Mỹ A
Non sông gấm vóc của ta ai bằng

Nhưng chợt nghĩ vải Mỹ A đâu phải sản xuất từ An Giang , đúng ra hàng vải này được nhập lậu qua ngã chợ trời , Tân Châu Hồng Ngự , hay các ghe thương hồ mua " từ gốc bán tận ngọn " ở bên Nam Vang về để bán trong nước ta , nếu Kahat nhớ là đúng thì câu:
An Giang có Lãnh Mỹ A
là không thật nên chúng ta có nên cho vào hay không ?






Tỉ Kahat à. huyện Tân Châu thuộc tỉnh An Giang , mời Tỉ đọc 2 tin dưới đây , ý Dzịt muốn nói là miền Nam ngoài vựa lúa , vựa trái cây. cũng còn có sản xuất vải vóc

Tân Châu là một thị xã thuộc tỉnh An Giang, điểm đầu nguồn của sông Tiền khi chảy vào Việt Nam.

Tân Châu

Vị trí trong tỉnh An Giang


Tân ChâuVị trí trong Việt Nam

Tọa độ: 10°46′26″B 105°14′13″Đ / 10.77389, 105.23694
Quốc gia  Vietnam
Tỉnh An Giang
Chính quyền
- Chủ tịch UBND thị xã Nguyễn Văn Lên
Diện tích
- Tổng cộng 175 km² (67,6 mi²)
Dân số (2009)
- Tổng cộng 184000
Múi giờ UCT+7 (UTC)
Website: http://tanchau.angiang.gov.vn

Thị xã có cửa khẩu quốc tế đường sông Vĩnh Xương. Sản phẩm của thị xã là lụa Tân Châu nổi tiếng bóng láng được nhuộm màu đen bằng trái mặc nưa.


Lãnh Mỹ A ngũ sắc


Xưa nay, người ta quen mắt với lãnh Mỹ A đen tuyền. Nhưng bây giờ dân làng nghề Tân Châu, An Giang đã làm ra lãnh Mỹ A óng ánh ngũ sắc.

Nhà tạo mẫu Võ Việt Chung, công ty Asia Colection bị hấp dẫn bởi chất liệu và sắc màu của lãnh "lên đời” đã chọn làm chất liệu để thiết kế mẫu thời trang của mình và sẽ mở buổi trình diễn tại CLB Lan Anh (TP.HCM) để giới thiệu với khách trong và ngoài nước. Một lần nữa, lãnh Mỹ A Tân Châu đã tạo cho mình một thế đứng mới trên thương trường tơ lụa đầy sắc màu.

Ông Tám Lăng (tên thật là Nguyễn Văn Long), năm nay 76 tuổi, ở nhà số 28, tổ 2 ấp Long Hưng (thị trấn Tân Châu) là người có công trong việc tạo ra lãnh đời mới. Trước đây, ông đã từng bỏ khung dệt để cùng con trai là Nguyễn Hữu Trí chuyển sang nghề thi công cơ giới san lấp mặt bằng và công trình thuỷ lợi. Ông nói: "Ðó là cái thời không có lối thoát. Cái thời tơ lụa kín hết các chợ”.

Ðến khi một Việt kiều từ Pháp về đặt hàng lãnh Mỹ A, ông mới "tỉnh lại". Lãnh Mỹ A là “độc chiêu" của Tân Châu. Bà Việt kiều động viên và góp ý để khắc phục khiếm khuyết do lỗi dệt. “Nếu khắc phục được, tôi sẽ đặt hàng từ 1.000 đến 2.000m/năm”, bà nói.

Như với được chiếc phao giữa biển khơi, ông Tám khôi phục khung dệt, với tiêu chí hàng đầu là nâng cao chất lượng sản phẩm, làm cho nó sống lại bằng màu sắc. Gần 2.000 mét lãnh Mỹ A xuất xưởng hàng năm đều sản xuất theo đơn đặt hàng ở Pháp và mối lái sang Campuchia. Một số doanh nghiệp ở TP.HCM cũng tìm đến lấy mẫu để chào hàng sang Hongkong và một số nước khác. Năm ngoái, sản lượng Mỹ A của ông đã lên tới 3.000 mét. Ông Tám cho biết: "Hiện nay đã có thêm nhiều đơn đặt hàng mới. Sắp tới tôi sẽ đầu tư thêm khung dệt, mở rộng sản xuất mới có thể đáp ứng kịp nhu cầu khách hàng".

Sản lượng tăng, chất lượng đảm bảo, song điều đáng nói hơn cả là ông Tám đã tìm ra công thức nhuộm để lãnh Mỹ A nhiều màu. Nhuộm màu cho lãnh Mỹ A không đơn giản vì phải dùng màu được chiết xuất từ những loại cây. Theo anh Nguyễn Hữu Trí, phải mất nhiều năm nghiên cứu về tính chất, kỹ thuật điều chế màu, kết hợp với những kinh nghiệm truyền thống gia đình, ông Tám mới tìm được chất liệu mới từ cây tạo màu. Thành công này đã kéo anh Trí trở về hẳn với làng nghề dệt Mỹ A truyền thống. Thành công này còn rút ngắn thời gian sản xuất xuống còn 20 ngày. Trước đây, để sản xuất ra 1.000m vải Mỹ A thành phẩm nhuộm mặc nưa phải mất 2 tháng (thời gian nhuộm mất 40 ngày) và chỉ nhuộm được từ tháng 6 đến tháng 12, những tháng còn lại mặc nưa không có trái.

Từ đầu năm 2003 đến nay, gia đình ông Tám đã sản xuất được 2.000 mét vải với các màu vàng đồng, kem, xám và cà phê sữa. Sắp tới, ông sẽ cho ra hai màu nữa là cánh sen và cam. Sản xuất hàng màu mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong khi vải Mỹ A màu đen, giá xuất xưởng chỉ được 75.000đ/m thì lãnh màu bán được 100.000đ/m. “Nếu có thêm vài khung dệt nữa, năm 2004, gia đình tôi sẽ nâng sản lượng lên 7.000 - 8.000m các loại”, ông Tám khẳng định.

HUYỀN VŨ




vuonhoa vuonhoa

Lãnh Mỹ A Tân Châu
Quốc Hùng


Những đám cưới ngày xưa có được thước lãnh Mỹ A may quần là một trong những lễ vật hết sức sang trọng. Chính lẽ đó, những năm đầu thế kỷ XX, lụa Tân Châu đã vang danh thiên hạ vì vừa mặc đẹp, sang, lại càng dùng càng bóng. Thế nhưng, qua sự thăng trầm của thời gian cùng nhũng biến động của thị trường tiêu thụ và sự cạnh tranh khốc liệt từ các chất liệu vải mới, từ những mặt hàng ngoại nhập đã khiến lụa Tân Châu ngày càng mất đi chỗ đứng. Những tưởng nghề truyền thống ấy đã chết dần theo thời gian, thế nhưng vẫn còn một cơ sở cố gắng duy trì và phát triển là cơ sở dệt Tám Lăng (ấp Long Hưng- Long An, huyện Tân Châu). Tín hiệu ấy cho thấy nghề dệt lụa vẫn còn cơ hội để phục hồi và phát triển vì còn đó một vài nghệ nhân theo đuổi ngành nghề.

Ông tám Lăng (Nguyễn Văn Lăng, 88 tuổi, chủ cơ sở dệt Tám Lăng) cho biết: "Trước tôi theo nghề buôn trái mặc nưa, sau giải phóng 1975, thấy làng nghề ít người còn theo, lại muốn duy trì ngành nghề truyền thống nên mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, học thêm một ít kinh nghiệm mở cơ sở dệt để: Một là tìm kế sinh nhai, hai là cố gắng duy trì nghề truyền thống". Hỏi thêm vì sau chỉ duy trì mà không phát triển, ông nói vì hiện cũng chỉ còn duy nhất ông theo nghề lãnh, đa số đã sang các nghề khác, nếu còn dệt thì cũng chỉ dệt các mặt hàng khác như nilon, coton,.. Ngày nay, toàn huyện Tân Châu chỉ còn duy nhất 3 cơ sở có khả năng dệt lụa là Hồng Ngọc, Út Sua và Tám Lăng và cũng chỉ cơ sở Tám Lăng còn dệt lãnh. Âu, đó cũng là điều đáng mừng vì vẫn còn những con người tâm huyết với nghề. Thêm vào, nghề lãnh còn được tin vui khác là ngoài màu đen truyền thống được nhuộm từ trái mặc nưa, đã được anh Nguyễn Hữu Trí nghiên cứu, tìm thêm 7 màu khác cũng chế biến từ thiên nhiên để nhuộm vải làm đa dạng màu sắc và mặt hàng lãnh. Từ năm 1998, qua những thông tin về nghề, một người Pháp đã đặt vấn đề tiêu thụ sản phẩm và hằng năm, cơ sở Tám Lăng sản xuất theo đơn đặt hàng ổn định từ 4.000 đến 8.000 mét lụa. Điều ấy khiến cả người sản xuất, địa phương và những người yêu mến lụa Tân Châu hết sức phấn khởi.

Càng vui hơn khi "Đề án phát triển làng nghề nuôi tằm-ươm tơ-dệt lụa" được một số nhà chuyên môn địa phương xây dựng khiến cho những người ít lạc quan nhất với nghề cũng còn niềm tin vào sự sống dậy của làng nghề truyền thống. Và, cuối cùng là việc quảng bá thương hiệu lãnh Mỹ A một cách rầm rộ qua những thiết kế của nhà tạo mẫu Võ Việt Chung. Đem chuông đi đánh xứ người bằng những thiết kế thời trang đẹp mắt từ lãnh Mỹ A như các bộ sưu tập: Mơ về Châu Á, Cô Ba xứ Việt, Mê Kông trở lại với thời gian… trong các chương trình thời trang tại Pháp, Nhật… Võ Việt Chung đã được tổ chức UNESCO trao thưởng về thành tích bảo tồn và gìn giữ chất liệu lãnh Mỹ A năm 2006.

*Thử phân tích về sự trói chân đối với làng nghề:

Vấn đề đầu tiên chính là nguồn tiêu thụ cho mặt hàng lãnh Mỹ A vẫn còn hết sức bấp bênh. Từ năm 1998, cơ sở dệt Tám Lăng nhận được đơn hàng từ một khách hàng người Pháp với đề nghị được tiêu thụ một lượng hàng như đã nói ở trên. Thế nhưng, vấn đề là hợp đồng ấy cũng chính là sự ràng buộc, níu chân cơ sở Tám Lăng nói riêng và cho mặt hàng lãnh của cơ sở nói chung không đường mở rộng thị trường tiêu thụ. Đó là việc tiêu thụ độc quyền sản phẩm. Cơ sở Tám Lăng không được sản xuất mặt hàng lãnh Mỹ A cho bất kỳ khách hàng nào khác, nhằm tạo thế độc tôn cho người tiêu thụ là yêu cầu tiên quyết của hợp đồng. Đặt bút ký hợp đồng, dẫu biết rằng như thế là thiệt thòi, nhưng với lượng hàng tiêu thụ như trên cùng với sự thật về thị trường sản phẩm hiện tại và năng lực sản xuất của cơ sở… thì cũng đã thích hợp để duy trì cho sản xuất. Điều ấy vô hình trung đã khiến lãnh Mỹ A của cơ sở duy nhất còn sản xuất của nghề lụa Tân Châu đã bị độc tôn bởi một người xa lạ.

Vấn đề thứ hai chính là yếu tố nguồn nguyên liệu để sản xuất lãnh Mỹ A. Nguồn tơ được đặt mua từ Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) khi vầy khi khác về chất lượng. Bên cạnh đó, trái mặc nưa, nguồn nguyên liệu chính để nhuộm vải tạo ra thương hiệu "lụa Tân Châu-lãnh Mỹ A" với màu đen huyền bí cũng chỉ đuợc thương lái thu mua từ Campuchia về bán lại. Không chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất cùng với việc chất lượng nguyên liệu không đảm bảo, giá cả lên xuống thất thường đã khiến cơ sở Tám Lăng gặp khó khăn chồng chất. Trao đổi với chúng tôi, ông Tám nói: "Cơ sở chúng tôi không thể tìm nguồn nguyên liệu tại địa phương, nguồn hàng không đảm bảo, giá cả thất thường mà đầu ra sản phẩm đã ký thì đâu thay đổi được cả về giá và chất lượng, nên cơ sở chúng tôi rơi vào tình thế nan giải".

Kế đến là dây chuyền sản xuất hiện có ở cơ sở Tám Lăng đã quá cũ kỹ, chủ yếu là thủ công, thô sơ. Các con tơ, máy se… đều được đầu tư cách đây cả mấy chục năm, đều có thể xếp vào loại cổ thì làm sao cho những sản phẩm không bị lỗi và chất lượng tốt nhất. Đầu tư thêm thì nguồn vốn không đảm bảo vì, hiện chỉ sản xuất cầm chừng với thiết bị trên còn lỗ thì doanh nghiệp nào dám bỏ cả núi tiền vào đầu tư cho ngành nghề sản xuất mà đầu ra sản phẩm lại bấp bênh. Thêm vào, do quy trình sản xuất lụa khá công phu, một mét lụa phải qua 7-8 công đoạn, tốn nhiều công lao động cùng với việc không chủ động được về giá nguyên liệu như trên, nên giá thành đầu ra sản phẩm lãnh Mỹ A đã bị đội lên, mất thế cạnh tranh với những chất liệu tương đương. Hiện một mét lụa (lãnh Mỹ A) có giá từ 100.000 đến 120.000 đồng; với giá này thì gấp đôi, gấp 3 lần giá lụa của Trung Quốc hay các mặt hàng trong nước sản xuất. Quy luật về giá đã đẩy thế cạnh tranh trên thương trường của lãnh Mỹ A càng vào thế bí.

Một vấn đề nữa là màu sắc và sự đa dạng về kiểu dáng của lụa Tân Châu hiện chưa có sự bức phá. Dẫu anh Nguyễn Hữu Trí đã dày công nghiên cứu thêm nhiều màu mới, thế nhưng để có màu mới nhuộm vải tốn nhiều công sức, tiền bạc mà giá bán không tăng, nên hiện lãnh Mỹ A phải trở lại màu truyền thống "đen" mà không cách nào làm khác. Còn kiểu dáng, hoa văn của lụa Tân Châu thì vẫn chưa ghi nhận được sự bức phá nào khác biệt.

Trong khuôn khổ bài viết không thể phân tích hết những nguyên nhân, những vấn đề lớn trên cần lắm những biện pháp tháo gỡ, những sự bàn bạc chi tiết của các cấp, các ngành chức năng. Vấn đề là tìm cách nào để khắc phục và làm thế nào để lụa Tân Châu ngày sau vẫn còn lưu giữ, để lãnh Mỹ A vẫn là niềm tự hào của người dân xứ lụa Tân Châu !

Theo AGO

Ghi thêm:

Những ngày đầu tháng 4 vừa qua, tỉnh An Giang đã vinh danh và trao tặng Bằng khen cùng logo của UBND tỉnh cho nhà thiết kế Võ Việt Chung vì những đóng góp cho những thiết kế, quảng bá và xây dựng thương hiệu cho lãnh Mỹ A. Bên cạnh đó, là những hứa hẹn của nhà thiết kế Võ Việt Chung về việc phát triển cho lãnh Mỹ A hơn nữa bằng việc thiết kế 80 mẫu thời trang bằng chất liệu lãnh Mỹ A cho cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ sắp tới tại Việt Nam. Cơ hội rất tốt để quảng bá, giới thiệu chất liệu lãnh Mỹ A (lụa Tân Châu) vươn tầm thế giới.

QH
Back to top
« Last Edit: 23. Jun 2012 , 16:29 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Nối Tiếp Vần thơ
Reply #926 - 23. Jun 2012 , 16:18
 
Lethikinhhoang wrote on 23. Jun 2012 , 14:07:
Em ở chợ miệt Bình Thuỷ
Chợ nhà em có cầu khỉ bắt ngang

Hay hay lắm , nhưng chưa thấy ai làm thơ Lục Bát gieo vần trắc
Xin đợi các cô chấm điểm rồi mới mang vào , vì muốn mang hai câu đó vào bắc cầu hơi khó đấy

Đành ngồi đây đợi

Kahat


hahaha... học trò Dzịt chân ướt chân ráo có ý thôi, và xin lổi Tỉ cùng Cô vì Dzịt chưa thuộc bài cho lắm .....

Tỉ Kahat ơi, đâu có cần thiết đem vào bài thơ nối. Xin Tỉ Kahat đừng bận tâm hoahong.gif


Dzịt tiếp dzí HGNX

Long An Đồng Tháp thiệt kề
lượn theo sóng nước xuôi về bình an
An Giang có Lãnh Mỹ A
Non sông gấm vóc của ta ai bằng
Back to top
« Last Edit: 23. Jun 2012 , 19:16 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3981
Gender: female
Re: Nối Tiếp Vần thơ
Reply #927 - 23. Jun 2012 , 19:44
 
Nguyen Van Ha wrote on 23. Jun 2012 , 15:26:
Kahat ơi,

1/ Mình làm thơ cho vui chứ đâu phải làm việc gì trọng đại mà phải buồn phải giận! Vả lại trong d/đ LVD ai cũng biết: khó mà chọc giận Hà Bá lắm! Bao nhiêu người đã thử rồi nhưng đều thất bại cả! hihi!  (Hỏi PT, KN thì sẽ rõ!!!  Grin  Roll Eyes Cool )

2/ Trở lại chuyện sửa 2 câu thơ thì cũng là chuyện nhỏ thôi, nhưng tui nghĩ nếu dùng chữ và ý của tác giả thì "an toàn" hơn là đổi ý và dùng chữ khác. Đây nhé, đầu tiên là thế này:

KiềuN 1:             ………………………………………
                          Lúa vàng trĩu hạt Trời cho,
                    Nhớ cô thôn nữ, câu thơ, giọng hò.
NVHà 2:             Nhớ người em gái Mỹ Tho,
                    Một chiều nắng đổ theo đò sang sông,
                          Để tôi xao xuyến trong lòng,
                    Để tôi thờ thẩn như dòng nước trôi...
NVHà 3:      Dòng nước trôi khi xuôi khi ngược,
                    Sáo sổ lồng sao còn bước đắn đo?

PhượngTr 1:      "Hò ơ ... sao đó buồn so?
                    Trăng thề vẫn sáng, mẹ lo, cha mừng"

Kahat sửa lại thành:

NVHà 3:          Từng ngày trông nước về xuôi
                    bến sông mãi đợi em tôi có chờ (?)


Tui đọc thấy rất hay và rất phục tài làm thơ của Kahat, nhưng nếu tui là NVHà 3. tui sẽ sửa như thế này:

NVHà 3:          Nước trôi khi ngược khi xuôi,
                    Sáo đã sổ lồng sao bước đắn đo?


Nếu sửa như vậy ý chính của tác giả vẫn được duy trì không thay đổi mà vần điệu thì vẫn nối tiếp được phía trên lẫn phía dưới. Ý của 2 câu này là tui muốn tạo lên sự tương phản của 2 hình ảnh: nước sông thì có thể chảy xuôi chảy ngược, nhưng người con gái đi lấy chồng thì chỉ có 1 hướng mà đi, sao còn đắn đo làm chi!
Còn câu sửa lại của KH thì nghĩa ngược lại (người con gái ngồi chờ) và sẽ mâu thuẫn với câu NVHà 2 trên (Nhớ người em gái Mỹ Tho,  Một chiều nắng đổ theo đò sang sông)

Kahat có đồng ý không, nếu không thì tui sẽ sửa lại nữa cho cô gái chịu khó chờ, thay vì đi lấy chồng! hihi! Chuyện nhỏ mà!

3/ Nhưng lý do chính mà tui muốn dùng song thất lục bát trong phần này thay vì thuần túy lục bát là vì tui muốn làm cho bài thơ sống động lên, tạo ra 1 không khí "lâm ly, trắc trở" cho bài thơ, không khác nào làm nhạc đổi tông vài đoạn để phá đi tính chất đều đặn monotonous của bài nhạc! Mà không có gì làm thơ lục bát "đổi tông" mạnh bằng song thất lục bát hay song bát lục bát!

Tui biết là cô Mai muốn bài thơ thuần túy lục bát (và lục bát thì dễ làm hơn song thất lục bát). Nhưng, có lẽ Hà Bá tui bị méo mó nghề nghiệp, hay bị ảnh hưởng của nhạc vào thơ nên hay xài mấy kỹ thuật nhạc trong thơ.
Nhạc có nhịp (2/4, 3/4, 4/4, 6/8...) thì thơ cũng có nhịp (6/8, 5/5, 7/7/6/8, 8/8...) Khi đổi nhịp, đổi tông, đổi điệu (valse, bolero, rumba...), chỉ vài đoạn thôi, bản nhạc sẽ nghe hấp dẫn hơn! Ai cũng biết trong ban nhạc, tiếng trống là để giữ nhịp. Nhưng quí vị có để ý là tiếng trống không đánh đều đặn, vì như vậy chán lắm! Mấy tay trống cừ thường thay đổi nhịp trống tùy theo "atmosphere" của bản nhạc, có vài đoạn họ đánh nhanh tưng bừng, có vài đoạn họ đánh chậm lại, hoặc im luôn, nghe đã lắm!

Cái kẹt lớn của 1 bài thơ dài thuần túy lục bát là nó sẽ trở thành 1 kiểu thơ "Lục Vân Tiên". Thơ Lục Vân Tiên rất thuần túy lục bát, nhưng cả quyển sách thơ dài cứ giữ nhịp lục bát đêu đều hết trang này sang trang khác, đọc vài trang là bắt đầu buồn ngủ, thấy nhớ thơ TTKH ! (TT=Tài Tui, KH=Kahat !!! hihi!  Grin)

Làm thơ "nhảy dù" thay đổi vài chỗ sẽ interesting lắm. Thí dụ như câu của KN:

KiềuN 1:             ………………………………………
                          Lúa vàng trĩu hạt Trời cho,
                    Nhớ cô thôn nữ, câu thơ, giọng hò.

Đúng ra khi đọc 2 câu trên, người tinh ý sẽ khuyên KN nên đổi thứ tự 2 cặp chữ "câu thơ" "giọng hò" lại thì sẽ đúng format của lục bát hơn, tức là:

=>                    Lúa vàng trĩu hạt Trời cho,
                    Nhớ cô thôn nữ, giọng hò, câu thơ.

nhưng người tinh ý hơn sẽ thấy cách đầu tiên của KN hay hơn cách gieo vần "thuần túy lục bát". Nó không khác nào dùng thành ngữ "tên đó là con ông cháu cha!", tuy sai nhưng hay hơn là "tên đó là con cha cháu ông!", đúng logic nhưng....!!!

Ngay cả trong thơ văn của những bậc tiền bối mà chúng ta ai cũng biết, chuyện "break pattern" thơ lục bát là chuyện xãy ra thường xuyên như:

.............................
Chồng gần không lấy, em lấy chồng xa.
Mai sau cha yếu mẹ già
Chén cơm đôi đũa, bộ kỷ trà ai dâng

Nếu coi kỹ, thơ lục bát này không "thuần túy" nữa vì câu số 3 có đến 9 chữ!

Tương tự:

Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc,
Gió nào độc bằng gió Gò Công.
Thổi ngọn đông phong lạc vợ xa chồng,
Đêm nằm nghĩ lại nước mắt hồng tuôn rơi.

không thuần túy song thất lục bát, vì câu thứ tư cũng có đến 9 chữ!

Những thay đổi đột ngột này tạo sự chú ý, lôi cuốn người đọc vì nó lạ và diễn tả nỗi lòng thi sĩ rất độc đáo!

Nói tóm lại, tui nghĩ nhóm thơ NTVT nên có tinh thần phiêu lưu mạo hiểm 1 chút. Nghĩa là nên ra khỏi "comfort zone", nên "thí nghiệm", nên thay đổi, nên làm thơ như làm nhạc  (mà thật sự thơ chỉ là nhạc 3 nốt thôi), thì thơ sẽ hấp dẫn hơn. Vài "thí nghiệm" có thể làm là chúng ta cùng nhau:

- khám phá cách làm thơ mới, như mix các thể loại thơ khác nhau trong cùng 1 bài thơ, dùng 6/8 để diễn tả tình cảm đơn sơ nhẹ nhàng, 7768 để nói lên những tâm trạng khúc trắc, 8888 khi cần bộc lộ nét trữ tình bay bướm, 5555 khi kẹt chữ, Đường Luật khi cần hòa với thiên nhiên, vũ trụ...

- nghiên cứu cách "phá luật thơ" của các bậc tiền bối xem có thể áp dụng trong nhóm NTVT được không !

- sáng tạo kiểu thơ mới: song bát lục bát  (Hà Bá tui rất hài lòng với thể thơ này), song ngủ lục bát  (quí vị hãy thử đi, nghe interesting lắm!), thơ hybrid "lục bát lục chín"...Tui vẫn thường nghĩ là ngày xưa có 1 vị thi sĩ nào đó thấy mọi người cứ làm thơ lục bát hoài, ổng thấy chán quá nên đã "thí nghiệm" chế ra thể song thất lục bát cho đở chán! Mà nếu ổng chế được thì chúng ta ai cũng biết chữ và có tinh thần nghệ thuật, tại sao chúng ta không chế được như ổng? 

Tui nghĩ là không có ai cấm mình làm thơ theo ý mình. NTVT là 1 môi trường lý tưởng để chúng ta cùng nhau luyện thơ với tinh thần sáng tạo cầu tiến.

Tui đề nghị, những người giỏi thơ như Kahat, DHT lại càng nên "làm gương" biểu diễn cách làm thơ đổi tông, đổi nhịp bài thơ vài chỗ cho cả nhóm có dịp thưởng thức và học hỏi!
(Nghĩa là ở những đoạn "gay cấn", nên đổi nhịp đều đặn 6/8 thành nhịp nào khác, rồi lại quay trở lại nhịp 6/8)



Cô Mai ơi,

Những lời giải thích trên có thể làm cho Kahat hoặc cô Mai phiền. Em xin lỗi cô Mai trước nếu tính "nghĩ sao nói vậy" của em làm cô không happy! Những bàn luận trên là những ý kiến xây dựng của em, và hy vọng cô sẽ nghĩ rằng dù gì,  đó chỉ là chuyện nhỏ không có chi phải quan tâm, ngay cả nếu cô không đồng ý với lập luận của em!

Kính cô,
Em NVH
  Smiley


Huynh NVHà kính !

Rất vui khi được sinh hoạt chung với một người không biết giận như huynh
Trước hết Kahat xin được giải thích về hai câu thơ mà Kahat đã cả gan sửa của Huynh trước khi xin phép
1/ Cô VNMai nhắc nhở muốn bài thơ chúng ta đang làm phải thuần là thơ Lục Bát
2/ Biết chuyện chờ để huynh sửa chỉ là chuyện nhỏ
3/ nếu Kahát sửa rồi mà huynh không vừa ý thì Kahat xoá đi cũng lại là chuyện rất nhỏ
Chỉ nghĩ rằng nhớ tới đâu làm ngay tới đó để khỏi quên...Cũng như nếu bài vở dồn dập năm mười người , mà người nào cũng cần bắc cầu , thì hẳn không phải chuyện đơn giản nữa , chuyện gì sẽ xẩy ra , sẽ quên thôi
Kahat cũng muốn dùng nguyên nghĩa của tác giả chỉ sửa một vài chữ thôi... tuy nhiên tài hèn sức mọn lại muốn làm chuyện lớn nên mới xảy ra cớ sự
Nhưng trước sự kết án của huynh , chắc cũng xin cho  Kahat được giải bày một chút chứ hả

NVHà 2:     Nhớ người em gái Mỹ Tho,
            Một chiều nắng đổ theo đò sang sông,
                Để tôi xao xuyến trong lòng,
            Để tôi thờ thẩn như dòng nước trôi...
NVHà 3: Dòng nước trôi khi xuôi khi ngược,
            Sáo sổ lồng sao còn bước đắn đo?
PhTr 1:  " Hò ơ ... sao đó buồn so ?
            Trăng thề vẫn sáng , mẹ lo , cha mừng "
              Đứng ngay giữa đất lưng chừng
            Phèn chua nước lợ sáo đừng sang sông

Ý của huynh là em đi lấy chồng " sang sông " thì cứ việc thẳng bước mà đi....
Ô hay nhỉ ! sao đã thẳng thắn như vậy mà lòng còn

                Để tôi xao xuyến trong lòng,
            Để tôi thờ thẩn như dòng nước trôi...

Thưa huynh nếu dòng nước trôi , một dòng nước nguyên thuỷ thì không thể phân biệt bằng mắt để đưa ra quyết định là dòng nước  đó đang trôi , chúng ta biết được dòng nước trôi là nhờ vào có vật gì nổi trôi theo dòng nước ... Tỷ dụ như vài dè lục bình , một thân chuối , một cái thuyền con ...tất cả những thứ đó khi trôi theo dòng nước hay đúng hơn bị dòng nước cuốn đi đều dật dờ lừng khưng , không chảy thẳng một dòng như trên con thác , vậy khi huynh ví lòng mình như dòng nước trôi , thì có khác nào đang biểu lộ sự tiếc nuối ...
Bởi thế Kahat mới viết câu :
          Bến sông mãi đợi , em tôi có chờ

Vâng bờ sông này anh còn đang đợi , bên bờ kia em có còn chờ hay không !
nó lại chuẩn bị cho tâm sự của cô gái còn đang lưỡng lự chưa tự quyết dù đã có Mẹ lo Cha Mừng , của Phương Tr .

Ờ mà sao lạ nhỉ , tại sao cứ sang sông , là đi lấy chồng , không lẽ các cô gái miền quê , cách đò qua chợ thì không bao giờ dám đi chợ , thậm chí đến đi học , nữa chắc , tại vì cứ bị cho là đã qua sông thì thôi không trở lại như Kinh Kha không bằng ...

Thôi dù gì chăng nữa thì Kahat cũng thành thật đã cả gan sửa thơ của huynh mà chưa được phép , Kahat thành thật xin lỗi về điểm này và sẽ xoá hai câu thơ của Kahat đi nhé

Phần hai , khi huynh đề nghi những cách phá luật thơ , chả là phát minh mới mẻ gì , trong dân gian , qua các câu ca dao đã có biết bao câu phá cách ( Lục Bát ) mà vẫn được chấp nhận , truyền tụng suốt bao nhiêu năm , nhưng thú thật , nếu bài thơ đó do Kahat viết một mình , thì kahat sẽ phá cách nếu thích , nhưng đây chúng ta đang cùng nhau viết một bài thơ nên Kahat nghĩ :

" Nhập gia tuỳ tục , đáo Giang tuỳ khúc "

Có như thế mới là " Dân Chủ " , ta nên tôn trọng số đông , nhất là điều đó lại do chính ta đưa ra thì hẳn phải tôn trọng và tuân theo , trước để làm gương mới phải

Tâm hồn Kaht bây giờ đã già nua rồi không còn trẻ trung để làm cách mạng nữa , cám ơn huynh đã khen , phần của huynh DHTài  thì Kahat không biết , chỉ trả lời riêng cái tên Kahat không dám nhận đâu , chỉ là một chút góp vui giúp các cô , các bạn cùng vui thế thôi

Kahat
Back to top
 
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3981
Gender: female
Re: Nối Tiếp Vần thơ
Reply #928 - 23. Jun 2012 , 19:52
 
Mytat wrote on 23. Jun 2012 , 16:08:



Tỉ Kahat à. huyện Tân Châu thuộc tỉnh An Giang , mời Tỉ đọc 2 tin dưới đây , ý Dzịt muốn nói là miền Nam ngoài vựa lúa , vựa trái cây. cũng còn có sản xuất vải vóc

Tân Châu là một thị xã thuộc tỉnh An Giang, điểm đầu nguồn của sông Tiền khi chảy vào Việt Nam.

Tân Châu

Vị trí trong tỉnh An Giang


Tân ChâuVị trí trong Việt Nam

Tọa độ: 10°46′26″B 105°14′13″Đ / 10.77389, 105.23694
Quốc gia  Vietnam
Tỉnh An Giang
Chính quyền
- Chủ tịch UBND thị xã Nguyễn Văn Lên
Diện tích
- Tổng cộng 175 km² (67,6 mi²)
Dân số (2009)
- Tổng cộng 184000
Múi giờ UCT+7 (UTC)
Website: http://tanchau.angiang.gov.vn

Thị xã có cửa khẩu quốc tế đường sông Vĩnh Xương. Sản phẩm của thị xã là lụa Tân Châu nổi tiếng bóng láng được nhuộm màu đen bằng trái mặc nưa.


Lãnh Mỹ A ngũ sắc


Xưa nay, người ta quen mắt với lãnh Mỹ A đen tuyền. Nhưng bây giờ dân làng nghề Tân Châu, An Giang đã làm ra lãnh Mỹ A óng ánh ngũ sắc.

Nhà tạo mẫu Võ Việt Chung, công ty Asia Colection bị hấp dẫn bởi chất liệu và sắc màu của lãnh "lên đời” đã chọn làm chất liệu để thiết kế mẫu thời trang của mình và sẽ mở buổi trình diễn tại CLB Lan Anh (TP.HCM) để giới thiệu với khách trong và ngoài nước. Một lần nữa, lãnh Mỹ A Tân Châu đã tạo cho mình một thế đứng mới trên thương trường tơ lụa đầy sắc màu.

Ông Tám Lăng (tên thật là Nguyễn Văn Long), năm nay 76 tuổi, ở nhà số 28, tổ 2 ấp Long Hưng (thị trấn Tân Châu) là người có công trong việc tạo ra lãnh đời mới. Trước đây, ông đã từng bỏ khung dệt để cùng con trai là Nguyễn Hữu Trí chuyển sang nghề thi công cơ giới san lấp mặt bằng và công trình thuỷ lợi. Ông nói: "Ðó là cái thời không có lối thoát. Cái thời tơ lụa kín hết các chợ”.

Ðến khi một Việt kiều từ Pháp về đặt hàng lãnh Mỹ A, ông mới "tỉnh lại". Lãnh Mỹ A là “độc chiêu" của Tân Châu. Bà Việt kiều động viên và góp ý để khắc phục khiếm khuyết do lỗi dệt. “Nếu khắc phục được, tôi sẽ đặt hàng từ 1.000 đến 2.000m/năm”, bà nói.

Như với được chiếc phao giữa biển khơi, ông Tám khôi phục khung dệt, với tiêu chí hàng đầu là nâng cao chất lượng sản phẩm, làm cho nó sống lại bằng màu sắc. Gần 2.000 mét lãnh Mỹ A xuất xưởng hàng năm đều sản xuất theo đơn đặt hàng ở Pháp và mối lái sang Campuchia. Một số doanh nghiệp ở TP.HCM cũng tìm đến lấy mẫu để chào hàng sang Hongkong và một số nước khác. Năm ngoái, sản lượng Mỹ A của ông đã lên tới 3.000 mét. Ông Tám cho biết: "Hiện nay đã có thêm nhiều đơn đặt hàng mới. Sắp tới tôi sẽ đầu tư thêm khung dệt, mở rộng sản xuất mới có thể đáp ứng kịp nhu cầu khách hàng".

Sản lượng tăng, chất lượng đảm bảo, song điều đáng nói hơn cả là ông Tám đã tìm ra công thức nhuộm để lãnh Mỹ A nhiều màu. Nhuộm màu cho lãnh Mỹ A không đơn giản vì phải dùng màu được chiết xuất từ những loại cây. Theo anh Nguyễn Hữu Trí, phải mất nhiều năm nghiên cứu về tính chất, kỹ thuật điều chế màu, kết hợp với những kinh nghiệm truyền thống gia đình, ông Tám mới tìm được chất liệu mới từ cây tạo màu. Thành công này đã kéo anh Trí trở về hẳn với làng nghề dệt Mỹ A truyền thống. Thành công này còn rút ngắn thời gian sản xuất xuống còn 20 ngày. Trước đây, để sản xuất ra 1.000m vải Mỹ A thành phẩm nhuộm mặc nưa phải mất 2 tháng (thời gian nhuộm mất 40 ngày) và chỉ nhuộm được từ tháng 6 đến tháng 12, những tháng còn lại mặc nưa không có trái.

Từ đầu năm 2003 đến nay, gia đình ông Tám đã sản xuất được 2.000 mét vải với các màu vàng đồng, kem, xám và cà phê sữa. Sắp tới, ông sẽ cho ra hai màu nữa là cánh sen và cam. Sản xuất hàng màu mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong khi vải Mỹ A màu đen, giá xuất xưởng chỉ được 75.000đ/m thì lãnh màu bán được 100.000đ/m. “Nếu có thêm vài khung dệt nữa, năm 2004, gia đình tôi sẽ nâng sản lượng lên 7.000 - 8.000m các loại”, ông Tám khẳng định.

HUYỀN VŨ




vuonhoa vuonhoa

Lãnh Mỹ A Tân Châu
Quốc Hùng


Những đám cưới ngày xưa có được thước lãnh Mỹ A may quần là một trong những lễ vật hết sức sang trọng. Chính lẽ đó, những năm đầu thế kỷ XX, lụa Tân Châu đã vang danh thiên hạ vì vừa mặc đẹp, sang, lại càng dùng càng bóng. Thế nhưng, qua sự thăng trầm của thời gian cùng nhũng biến động của thị trường tiêu thụ và sự cạnh tranh khốc liệt từ các chất liệu vải mới, từ những mặt hàng ngoại nhập đã khiến lụa Tân Châu ngày càng mất đi chỗ đứng. Những tưởng nghề truyền thống ấy đã chết dần theo thời gian, thế nhưng vẫn còn một cơ sở cố gắng duy trì và phát triển là cơ sở dệt Tám Lăng (ấp Long Hưng- Long An, huyện Tân Châu). Tín hiệu ấy cho thấy nghề dệt lụa vẫn còn cơ hội để phục hồi và phát triển vì còn đó một vài nghệ nhân theo đuổi ngành nghề.

Ông tám Lăng (Nguyễn Văn Lăng, 88 tuổi, chủ cơ sở dệt Tám Lăng) cho biết: "Trước tôi theo nghề buôn trái mặc nưa, sau giải phóng 1975, thấy làng nghề ít người còn theo, lại muốn duy trì ngành nghề truyền thống nên mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, học thêm một ít kinh nghiệm mở cơ sở dệt để: Một là tìm kế sinh nhai, hai là cố gắng duy trì nghề truyền thống". Hỏi thêm vì sau chỉ duy trì mà không phát triển, ông nói vì hiện cũng chỉ còn duy nhất ông theo nghề lãnh, đa số đã sang các nghề khác, nếu còn dệt thì cũng chỉ dệt các mặt hàng khác như nilon, coton,.. Ngày nay, toàn huyện Tân Châu chỉ còn duy nhất 3 cơ sở có khả năng dệt lụa là Hồng Ngọc, Út Sua và Tám Lăng và cũng chỉ cơ sở Tám Lăng còn dệt lãnh. Âu, đó cũng là điều đáng mừng vì vẫn còn những con người tâm huyết với nghề. Thêm vào, nghề lãnh còn được tin vui khác là ngoài màu đen truyền thống được nhuộm từ trái mặc nưa, đã được anh Nguyễn Hữu Trí nghiên cứu, tìm thêm 7 màu khác cũng chế biến từ thiên nhiên để nhuộm vải làm đa dạng màu sắc và mặt hàng lãnh. Từ năm 1998, qua những thông tin về nghề, một người Pháp đã đặt vấn đề tiêu thụ sản phẩm và hằng năm, cơ sở Tám Lăng sản xuất theo đơn đặt hàng ổn định từ 4.000 đến 8.000 mét lụa. Điều ấy khiến cả người sản xuất, địa phương và những người yêu mến lụa Tân Châu hết sức phấn khởi.

Càng vui hơn khi "Đề án phát triển làng nghề nuôi tằm-ươm tơ-dệt lụa" được một số nhà chuyên môn địa phương xây dựng khiến cho những người ít lạc quan nhất với nghề cũng còn niềm tin vào sự sống dậy của làng nghề truyền thống. Và, cuối cùng là việc quảng bá thương hiệu lãnh Mỹ A một cách rầm rộ qua những thiết kế của nhà tạo mẫu Võ Việt Chung. Đem chuông đi đánh xứ người bằng những thiết kế thời trang đẹp mắt từ lãnh Mỹ A như các bộ sưu tập: Mơ về Châu Á, Cô Ba xứ Việt, Mê Kông trở lại với thời gian… trong các chương trình thời trang tại Pháp, Nhật… Võ Việt Chung đã được tổ chức UNESCO trao thưởng về thành tích bảo tồn và gìn giữ chất liệu lãnh Mỹ A năm 2006.

*Thử phân tích về sự trói chân đối với làng nghề:

Vấn đề đầu tiên chính là nguồn tiêu thụ cho mặt hàng lãnh Mỹ A vẫn còn hết sức bấp bênh. Từ năm 1998, cơ sở dệt Tám Lăng nhận được đơn hàng từ một khách hàng người Pháp với đề nghị được tiêu thụ một lượng hàng như đã nói ở trên. Thế nhưng, vấn đề là hợp đồng ấy cũng chính là sự ràng buộc, níu chân cơ sở Tám Lăng nói riêng và cho mặt hàng lãnh của cơ sở nói chung không đường mở rộng thị trường tiêu thụ. Đó là việc tiêu thụ độc quyền sản phẩm. Cơ sở Tám Lăng không được sản xuất mặt hàng lãnh Mỹ A cho bất kỳ khách hàng nào khác, nhằm tạo thế độc tôn cho người tiêu thụ là yêu cầu tiên quyết của hợp đồng. Đặt bút ký hợp đồng, dẫu biết rằng như thế là thiệt thòi, nhưng với lượng hàng tiêu thụ như trên cùng với sự thật về thị trường sản phẩm hiện tại và năng lực sản xuất của cơ sở… thì cũng đã thích hợp để duy trì cho sản xuất. Điều ấy vô hình trung đã khiến lãnh Mỹ A của cơ sở duy nhất còn sản xuất của nghề lụa Tân Châu đã bị độc tôn bởi một người xa lạ.

Vấn đề thứ hai chính là yếu tố nguồn nguyên liệu để sản xuất lãnh Mỹ A. Nguồn tơ được đặt mua từ Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) khi vầy khi khác về chất lượng. Bên cạnh đó, trái mặc nưa, nguồn nguyên liệu chính để nhuộm vải tạo ra thương hiệu "lụa Tân Châu-lãnh Mỹ A" với màu đen huyền bí cũng chỉ đuợc thương lái thu mua từ Campuchia về bán lại. Không chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất cùng với việc chất lượng nguyên liệu không đảm bảo, giá cả lên xuống thất thường đã khiến cơ sở Tám Lăng gặp khó khăn chồng chất. Trao đổi với chúng tôi, ông Tám nói: "Cơ sở chúng tôi không thể tìm nguồn nguyên liệu tại địa phương, nguồn hàng không đảm bảo, giá cả thất thường mà đầu ra sản phẩm đã ký thì đâu thay đổi được cả về giá và chất lượng, nên cơ sở chúng tôi rơi vào tình thế nan giải".

Kế đến là dây chuyền sản xuất hiện có ở cơ sở Tám Lăng đã quá cũ kỹ, chủ yếu là thủ công, thô sơ. Các con tơ, máy se… đều được đầu tư cách đây cả mấy chục năm, đều có thể xếp vào loại cổ thì làm sao cho những sản phẩm không bị lỗi và chất lượng tốt nhất. Đầu tư thêm thì nguồn vốn không đảm bảo vì, hiện chỉ sản xuất cầm chừng với thiết bị trên còn lỗ thì doanh nghiệp nào dám bỏ cả núi tiền vào đầu tư cho ngành nghề sản xuất mà đầu ra sản phẩm lại bấp bênh. Thêm vào, do quy trình sản xuất lụa khá công phu, một mét lụa phải qua 7-8 công đoạn, tốn nhiều công lao động cùng với việc không chủ động được về giá nguyên liệu như trên, nên giá thành đầu ra sản phẩm lãnh Mỹ A đã bị đội lên, mất thế cạnh tranh với những chất liệu tương đương. Hiện một mét lụa (lãnh Mỹ A) có giá từ 100.000 đến 120.000 đồng; với giá này thì gấp đôi, gấp 3 lần giá lụa của Trung Quốc hay các mặt hàng trong nước sản xuất. Quy luật về giá đã đẩy thế cạnh tranh trên thương trường của lãnh Mỹ A càng vào thế bí.

Một vấn đề nữa là màu sắc và sự đa dạng về kiểu dáng của lụa Tân Châu hiện chưa có sự bức phá. Dẫu anh Nguyễn Hữu Trí đã dày công nghiên cứu thêm nhiều màu mới, thế nhưng để có màu mới nhuộm vải tốn nhiều công sức, tiền bạc mà giá bán không tăng, nên hiện lãnh Mỹ A phải trở lại màu truyền thống "đen" mà không cách nào làm khác. Còn kiểu dáng, hoa văn của lụa Tân Châu thì vẫn chưa ghi nhận được sự bức phá nào khác biệt.

Trong khuôn khổ bài viết không thể phân tích hết những nguyên nhân, những vấn đề lớn trên cần lắm những biện pháp tháo gỡ, những sự bàn bạc chi tiết của các cấp, các ngành chức năng. Vấn đề là tìm cách nào để khắc phục và làm thế nào để lụa Tân Châu ngày sau vẫn còn lưu giữ, để lãnh Mỹ A vẫn là niềm tự hào của người dân xứ lụa Tân Châu !

Theo AGO

Ghi thêm:

Những ngày đầu tháng 4 vừa qua, tỉnh An Giang đã vinh danh và trao tặng Bằng khen cùng logo của UBND tỉnh cho nhà thiết kế Võ Việt Chung vì những đóng góp cho những thiết kế, quảng bá và xây dựng thương hiệu cho lãnh Mỹ A. Bên cạnh đó, là những hứa hẹn của nhà thiết kế Võ Việt Chung về việc phát triển cho lãnh Mỹ A hơn nữa bằng việc thiết kế 80 mẫu thời trang bằng chất liệu lãnh Mỹ A cho cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ sắp tới tại Việt Nam. Cơ hội rất tốt để quảng bá, giới thiệu chất liệu lãnh Mỹ A (lụa Tân Châu) vươn tầm thế giới.

QH


Tỉ Dzịt !

Có lẽ sau này trong nước họ chia lại các tỉnh các huyện , và có những sản xuất sau này mà Kahat không biết...
Nếu đã có tài liệu dẫn chứng , thì Kahat đành xin lỗi tỉ Dzịt nha
Tuy nhiên nếu dùng vần An , để nối với vần A ở câu dưới thì vẫn không hay lắm vì không chính vần mà cũng chả thông vận

Kahat
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Nối Tiếp Vần thơ
Reply #929 - 23. Jun 2012 , 20:01
 
Lethikinhhoang wrote on 23. Jun 2012 , 19:52:
Tỉ Dzịt !

Có lẽ sau này trong nước họ chia lại các tỉnh các huyện , và có những sản xuất sau này mà Kahat không biết...
Nếu đã có tài liệu dẫn chứng , thì Kahat đành xin lỗi tỉ Dzịt nha
Tuy nhiên nếu dùng vần An , để nối với vần A ở câu dưới thì vẫn không hay lắm vì không chính vần mà cũng chả thông vận

Kahat



Tỉ Kahat ơi, Tỉ hổng có lổi gì hết nha, tặng thêm cái bông hoahong.gif cho vui.
Tỉ sửa cho Dzịt đi...Dzit đang học mà...thanks.gif
Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 60 61 62 63 64 ... 224
Send Topic In ra