LAM_SON
Senior Member
  
Offline

I love YaBB 1G - SP1!
Posts: 302
Gender:
|
HỌC THUẬT KINH DỊCH
BẢNG LẠC THƯ CỬU CUNG
Lê Lam Sơn
Đôi khi chúng ta thường gặp những câu như đối diện , nghĩa là ai cũng hiểu đối diện là mặt đối mặt , nhưng kỳ thực từ ngữ nầy xuất phát từ trong binh thư ( binh thư là tài liệu thuyết trình về nghệ thuật điều khiển quân sự ) . theo nguyên tắc tiền nhân người Việt vẻ hình vuông trên giấy ( gọi là bảng ) xin nhắc lại đời xưa , trước khi lâm trận , thì ban tham mưu của vị tướng soái , nếu ở trong phòng làm việc thì vẻ trên giấy ( gọi là Phóng Đồ Hành Binh ) đời nay gọi là Lập Kế Hoạch Hành Quân . Trên hình vuông đó có 9 cung ( vị trí ) gọi là cửu cung Lạc Thư ( tài liệu Lạc Thư : là tài liệu của dân Lạc Việt ) trong chín cung đó phân chia ra 4 phương và 8 hướng . 4 phương hoăc là hai trục chính . Bắc , Nam , Đông , Tây , mà ta thường quen miệng nói Đông , Tây , Nam Bắc . 8 Hướng gồm 4 phương Bắc , Nam , Đông , Tây . Các bạn nên chú ý viết hay nói như thế nào thì viết hay vẻ như thế ấy . Đây là một trong những quy tắc , mà chúng ta không cãi được , vì khi nói về nguyên tắc ; quy tắc , thì hầu như đã thành quy luật . Vì ai ai cũng biết khi gia nhập vào quân đội , ít khi có chuyện cãi nhau khi mệnh lệnh đã được ban hành . như khi di chuyển về ban ngày thì lấy hướng mặt trời mọc và mặt trời lặn để xác định hướng đông và Tây . Điều nầy hiển nhiên đến nỗi muốn cãi mà không thể cãi được . Theo phương pháp trên , chúng ta thử tập vẻ tren giấy , giống ngày còn đi học , khi học về toán , ta thường nghe thấy , ta vẻ một đường thẳng tưởng tượng . Trước hết ta vẻ đường dọc từ trên xuống dưới trang giấy , trên đầu đường thẳng ta ghi chữ Bắc , ở cuối đường thẳng ta ghi chữ Nam , sau đó ta vẻ tiếp theo một đưởng hàng ngang , rồi ta ghi từ trái Tây và bên phải là Đông , vì vẻ như thế nầy tức là vẻ theo đúng như địa hình thực tế bên ngoài . Như thế chúng ta có được đường hàng dọc thẳng đứng từ trên chạy xuống dưới đó là trục Bắc Nam . Bắc thuộc Thuỷ và nam thuộc Hỏa hay bắc cung Khảm , Nam cung Ly . Kế tiếp theo , là đường vẻ hàng ngang từ đông qua Tây . Còn được gọi là Trục Đông Tây hay là Chân Đoài ; Đông là Chân , Tây là Đoài .
Tây Bắc Bắc Đông Bắc Càn Khảm Cấn
Tây Đông Đoài Trung Cung Chấn Tây Nam Nam Đông Nam Khôn Ly Tốn Như thế chúng ta có Hai trục Bắc Nam và Đông Tây xuyên qua vòng tròn tâm O. Theo nguyên lý Bắc đối với Nam và Đông đối với Tây , Như vậy khi nói đối tượng , là ý muốn nói đến hai người đối diện nhau tư hai phương hướng đối xứng nhau qua tâm O vòng tròn . Đây cũng chính là thuật ngữ toán học hoặc hình học về không gian . Khi chung ta đi vào hệ thống kinh dịch thì thường thường ta bở ngỡ và đôi khi lúng túng như lạc vào trong rừng cây . Sở dĩ vậy là vì học thuật kinh dịch vốn dĩ là một hệ thống đa chiều đa nguyên (đa là nhiều , nguyên là nguồn gốc ) không phải là học thuật bình thường , cho nên đi vào bộ môn nầy , người học sẽ vô cùng vất vã , vì thời nay không có ai hướng dnẫ , munố tìm tài liệu thì không biết làm cách nào ? Rồi môn học nầy đòi hỏi chúng ta người muốn học hỏi nhiều đức tính . Nói tóm lại những người đã từng kinh qua , họ đều hiểu rằng Dịch tức là truyền , chớ không chỉ đơn giản là học . Đúng như vậy kinh dịch chính là truyền , chứ không phải là học , vì khi đi vào kinh dịch thì chúng ta sẽ như đi vào khu rừng . Nuế như không có hướng dẫn , thì chúng ta sẽ lạc lối . Theo học thuyết kinh dịch được chia ra làm hai phần , phần lý thuyết qua các bộ kinh dich , chỉ nói thoáng qua về lý thuyết ( Théorie ) và phần khác là kỹ thuật thực hành , chính vì thế người xem nếU chỉ xem qua bộ kinh dịch của cụ Phan Bội Châu hoặc Nguyễn Mạnh Bão , hay cụ nghè Ngô Tất Tố , thì không thể đi xa hơn đi sâu hơn được , vì những người lảo thành đó viết là viết cho những ai đã từng có kiến thức căn bản ( niveau de base hoặc niveau la préparation de mentale ) vì thế cho nên người đi sau chưa từng biết đến kiến thức căn bản , gặp cái trở ngại lớn . Từ từ kinh dịch trở nên bí truyền và rồi sẽ mai một đi
Trở lại phần trên , khi chúng ta đã có hai trục chính là trục Bắc nam hay Khảm thuỷ ly hoả , và trục Đông Tây hay chấn Đoài, chúng ta còn lại 4 phương phụ , như Đông Bắc Cấn , Tây Nam Khôn , và Tây Bắc Càn , Đông Nam Tốn , chúng ta thấy qua Bắc Thuỷ Khảm , Nam Hoả Ly . Đó là đối xứng nhau từng cập , nếu không đối xứng nhau thì coi như không có vấn đề . Trên đây chỉ mới nói sơ qua về Hai Trục và các phương hướng đối xứng nhau từ cặp . còn lại đó là những cái gọi là Tam Hiệp ( hợp ) tứ hình , tam hình . Học thuyết kinh dịch chú trọng đến việc có tính chất lợi hại , còn mất , thắng bại sống chết , điều mà trong kinh văn nói là cách tránh họa tìm phúc , lánh dữ tìm lành . Học thuyết kinh dịch chú trọng đến họa hay phúc – ( phước ) sống chết, lợi hay hại . Có khi chọn Tối ưu, hoăc có khi chọn dĩ hòa vi quý ( hòa là thượng sách ) sách tức là mưu kế ( có thượng sách là cao nhất , thượng là cao , trung là bình thường và hạ là thấp nhất ) Vitế như thế nầy thì hơi đi sâu vô học thuật hoặc vô phẩn kỹ thuật tâm pháp . Sau đây là bài giải nghĩa về bảng Lạc Thư Cửu Cung . Giải nghĩa chữ Lạc Thư , Lạc là Lạc Việt danh tính nước Việt thời cổ .Thư là tài liệu ( sách vỡ ) Bảng Lạc Thư Cửu Cung là một hình vuông gồm có 9 cung ( hay chín vị trí trên không gian ). Trên bảng có ghi những con số từ 1 cho đến 9 . Bắt đầu 1, 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 . Chín con số nầy là biểu số của những nhóm sao ( tinh tú ) định vị ở chung quanh trái đất của chúng ta Trên bảng Lạc Thư được phân chia ra Kinh Tuyến và vĩ tuyến , Kinh tuyến là đường hàng dọc , từ cực bắc xuống cực nam .và có đường vĩ tuyến hàng ngang , từ đông qua tây . Và thêm hai đường chéo nhau , giao nhau tại trung tâm điểm. Mỗi một ô vuông là một cung ,được gọi theo thuật ngữ , từ ngữ kỹ thuật Mỗi ô vuông nhỏ hay mỗi cung , được ghi tên riêng và đánh số riêng .các cung sẽ chạy dài và thuận chiều theo kim đòng hồ , từ Tây Bắc , qua Bắc , Đông Bắc , Đông , Đông Nam , Nam , Tây Nam , Tây . theo cách truyền dạy của tiền nhân ta quen nghe các tên quẻ : Càn , Khảm , Cấn , Cấn , Tốn , Ly , Khôn , Đoài . Bảng Lạc Thư có hai trục chính và hai trục phụ . Trục chính gồm có Bắc Nam . gọi theo tên quẻ Khảm Ly ( khảm bắc ly nam ) Trục Đông Tây hay Chấn Đoài . Ngoài ra hai trục phụ đó là Đông Bắc ( Cấn ) Tây Nam ( Khôn ) Sau ta sẽ thấy quỹ đạo đặc biệt gọi là quỹ đạo Lạc Thư . Các cung đối xứng nhau qua trung tâm là Khảm bắc Ly nam , Chấn đông , Đoài tây . Đông bắc Cấn đối với tây nam Khôn . Những cung đối ứng với nhau thì mới có tương quan với nhau theo lý dịch .như thế mới gọi là ứng nhau . Sau thời gian dài nghiên cứu , học hỏi , tìm hiểu , người viết mới nhận ra được tính chất hệ trọng của bảng Lạc Thư . Đời nay , chúngta thường thấy những vị thầy bói mù , dùng cái mu rùa , để lắc những đồng tiền xưa ( tiền điếu hay tiền xu ) để lấy quẻ , quẻ ấy chính là quẻ Dịch mà ta thường nghe . Cách ấy là cách bấm Độn trên các lóng của bàn tay trái ,dùng để tính toán sự việc sẽ diễn ra . Đời xưa , tiền nhân đã biết dùng trong Kỹ Thuật Quân Sự , ở đây chỉ nói tóm tắt sơ qua mà thôi , vì mục đích khi uđua ra loạt bài nầy để cho anh chị em có thể liên kết được với việc đời , nhất là trong đấu tranh , vì lời xưa có dạy , mạnh dùng sức yếu dùng chước .( chước là mưu kế ) Khi chúng ta càng đi sâu vào hệ thống đa nguyên đa chiều của kinh dịch , chúng ta càng cảm thấy một chân trời mới . Một không gian mới lạ . Đời xưa tiền nhân chỉ ngồi một nơi , mà quyết đoán sự việc . câu danh ngôn : Cơ mưu thao lược sau màn trướng , quyết định thắng bại chiến trường xưa . Những lời lẽ như thế nầy không phải để lại để mua vui cho chúng ta đâu . Cũng nên nhắc lại một chút , các anh chị em khi xem những dòng nầy , phần nhiều hơi thiếu kiên nhẩn , vì nghỉ rằng hiện tình đất nước đang và Dân Tộc đang đứng trên bờ vực , mà tay Lam Sơn nầy viết chuyên loòng thoòng , đối với những ai nghỉ như vậy là quyền tự do cá nhân , phần còn lại thì do ý riêng của người viết , thông thường khi muốn bất cứ điều gì , thì chúng ta cũng phải học hỏi và tuỳ cơ hội mà áp dụng . Vì người viết trộm nghỉ , đất nước trải qua suốt chiều dài lịch sử bao nhiêu giai đọan , bấy nhiêu thời kỳ thăng trầm .Do một phần mất lãnh thổ mà tiền nhân đã rời bỏ nước ra đi , một phần thì khi đất nước bị chiếm đóng , bị lệ thuộc , bị kẻ xâm lược phương bắc xóa lịch sữ triệt tiêu văn hoá . Nên phải bắt buộc học theo văn hoá lai căng mất gốc kiểu cha nội tiến sĩ Hồ Ngọc Đại , và cha điên Bùi Hiển theo lệnh đảng cs , thao túng bày ra cái mà ta gọi là văn hoá man thư , từ đó nỗi sợ hải kẻ thù , nên ý chí tự cường quật khởi biến mất . Dân chúng người Việt quen sống như đàn cừu . Không cần gì phải suy nghỉ lôi thôi , từ đó lâu dần chỉ quen theo chủ nghĩa mỉ ăn liền . Cho nên hàng ngũ dân chúng trên thì thiếu chiến lược gia , dưới thiếu cán bộ lãnh đạo dân chúng . Người mình hiên nay chỉ ưa thích cách làm ăn mì ăn liền , ăn xỗi ở thì ,nếu có khôn lanh tìm hay nghỉ ra cách kiếm tiền cho mau nhất khoẻ nhất , nam giới thì trộm cướp , hoặc mánh mung chôm chỉa ( trộm cướp ) hoặc làm việc công thì ăn hối lộ , hoặc quyền cao thì tham nhũng . Cũng vì nghỉ như thế nên người viết mới đưa ra những bài viết như thế nầy . Kinh dịch mới xem qua thì thấy dể quá , nói chuyên trời trăng , thời tiết mùa màng đâu có gì là rắc rối , nhưng càng đi sâu vào thì mới biết rỏ ràng kinh dịch không có dể xơi , như Tàu cộng nghì VN là con cừu non , muốn nuốt lúc nào cũng được . Đi sâu vào hệ thống thuận nghịch của kinh dịch đã thấy hết sức rắc rối phức tạp . Nếu như người viết chỉ viết thoáng sơ qua cho lấy có , thì e rằng sẽ để lại nhiều khó khăn cho người hậu học .Phần vừa qua chỉ mới đề cập đến 8 quẻ ( bát quái ) chính ( chánh ) nằm theo bốn phương tám hướng . Ngoài ra Kinh Dịch phân chia ra hai phần , lý thuyết và thực hành . kế đó là hệ thống tuần hòa của 64 quẻ dịch , ta thấy Dịch có tám quẻ chính , Càn , Khảm, cấn, Chân, Tốn, Ly, Khôn, Đoài . Sau đó là hệ thống thứ hai , cũng có 64 quẻ không khác , chỉ có khác nhau một chút là 64 quẻ Dịch ở hệ thống đầu tiên là tuần tự đi từ thuần Càn , Khôn , Truân , Mông , Nhu , Tụng , Sư , Tỷ, Tiểu súc , Lý , Thái , Bỉ , Đồng nhân , Đại hửu …..v…v…. đi đến quẻ cuối cùng là Vị Tế là quẻ thứ 64 . Đó là hệ thống thứ nhất , tuần tự luân phiên , sự vận hành theo tự nhiên trong trời đất . Nhưng đó là nói chung , ngoài ra còn có sự va chạm , như thế nầy thế kia nên sình ra biến động ( lẽ ra phải nên nói là động biến , nhưng vì nói biến động để tai nghe cho dể.Hệ thống thứ hai là ngày từ tám quẻ Dịch đầu tiên , như Càn , Khảm , Cấn , Chấn , Tốn , Ly , Khôn , Đoài . từ mỗi quẻ xem như gia đình , như Càn , từ Càn nảy sinh ra thêm 7 quẻ , hay là 7 thời kỳ . Rồi cũng từ đó tuần tự luân phiên , đây là lý lẽ tự nhiên , mà kẽ hậu học phiả biết qua . Sự vận hành giống nhau ở chổ là vận hành trọng hay theo trật tự , nhưng khác nhau về vận hành , như theo chiều thuận hay theo chiều nghịch ( ngược ) . Cái rắc rối đầy mâu thuẩn củng từ những điểm nhỏ nầy mà ra . Những điều tương tự đó thường thấy trong học thuật kinh dịch . Một vấn đề hay một điều mà chúng ta thương nghe nói , đó là hai chữ đoàn kết , mà chúng ta không biết rằng , có những sự đoàn kết hay liên kết tự nhiên xảy ra , và cũng có sự đoàn kết hay liên kết phải do quá trình vận động mới có thể thực hiện được . Muốn biết điều nầy chúng ta cần phải biết qua cái gọi là Thời . Như thường nghe thời kỳ , thời gian , thời hạn , cũng như câu nói dưởng quân ba năm dụng quân nhất thời . Theo sự hiểu biết bình thường , nhưng trong lĩnh vực quân sự , chữ thời nghĩa là giờ . Tại sao giờ ??? là vì người đời xưa chọn ngày giờ khởi công , gọi là để lấy ngày giờ thuận lợi nhất . Ví dụ như khi ta đi Métro , xe lửa , chọn giờ khởi hành để mua vé trước . Tất nhiên khi lên xe chạy theo lộ trình , nhưng xe phải đổi ở chặng đưởng nào , để chuyển đổi qua hướng đi khác . Lý lẽ trong học thuật kinh dịch cũng giống như vậy . Và nên nhớ sau khi mua vé xong , chúng ta phải đến đúng giờ xe khởi hành , khi chiếc xe đến trạm , đến ga , ta còn phải chờ khi cánh cửa ra vào mở ra ( cửa mở đóng tự động ) vì thế học thuyết kinh dịch đã trình bày cho ta thấy , mọi việc đều vận hành theo tính cách luân phiên theo một cách máy móc . Ví dụ như việc nước việc dân củng diễn ra y như thế . Bởi vậy cho nên người đời trước mới gọi ( mệnh danh ) kinh dịch là Nguyên Lý học . Ta thường nghe nói khôn cũng chết , daị cũng chết , chỉ có biết thì sống . Thế nên khi học về nguyên lý học tức là chúng ta học về cái Biết . Nói đến biết là nói đến cội nguồn , nguyên nhân cội rể của sự vật , sự kiện . Đi vào học thuật kinh dịch cụ thể hơn là nói những điều quá xa xôi . Ví dụ như khi kinh dich nơi phần kỹ thuật ứng dụng , về những diễn biến , những sự vật , sự kiện . Diễn biến được phân chia ra thời kỳ giai đoạn . Ví dụ như nói đến tình thế của đảng cộng sản VN , đứng trước tình thế nguy nan , bế tắc không còn phương thuốc chửa trị nữa, thì kết quả sẽ là sự sụp đổ một cách đương nhiên , y như miền nam VN ( Việt Nam Cộng Hòa ) đó là cái chết không thể tránh hoặc có thể từ chối , trừ khi do phép lạ , nhưng phép lạ không thể có nên sự kiện lịch sử đã xảy ra như chúng ta đều biết . Nói rỏ hơn một chút về sự phân chia ra thành chu kỳ , thời kỳ , giai đoạn vốn là những thuật ngữ , ( hơi xa lạ đối với những ai chưa từng xem qua ) ví dụ như : sự kiện sụp đổ của một thể chế chính trị , không phải chỉ bắt đầu từ một buổi sáng , và đến buổi chiều thì sụp đổ . Sự thật không phải như thế . Diễn biến vận hành theo trình tự ( tiến trình tuần tự ) chúng ta thấy một sự vật hay sự kiện hoăc thể chế chính trị có 4 giai đoạn : từ lúc thành hình ( khởi điểm ) điều mà trong khoa Bốc Phệ gọi là Sinh ( như sinh ra , ) sau khi sinh ra thì dần dần lớn lên , khi lớn lên thì sức lực đầy đủ , nên là thời kỳ lớn mạnh lên , nên gọi là Vượng , sau khi lớn mạnh thì thời kỳ nầy sẽ dài hoặc ngắn là tùy theo , như khi có tiền , ta tiêu nhiều hay tiết kiệm , thì số tiền sẽ gia tăng hoặc ít đi . Nên là giai đoạn Suy thoái dần dần , lớn lên cũng do dần dần , suy thoái cũng diễn ra tư từ . Sao đó là thời kỳ Mộ , giống như mồ mả , là nơi chôn cất mai táng hính hài một cá nhân . Sau Mộ là giai đoạn là hết gọi là Tuyệt , là chấm dứt hoàn toàn , nhưng vẫn còn nối tiếp theo là giai đoạn Thai , tức là sự sống nối tiếp theo sau sự chết , sự sống và sự chết là trạng thái , hai trạng thái sống và chết nối tiếp theo nhau bất tận . Không ngừng nghỉ , đó chính là bản chất trường tồn của chân lý . Thông thường đa số người thường xem xét sự kiện chỉ ở một mặt lợi hoặc hại , tốt hoặc xấu , mà không hề xem xét hai mặt cùng lúc . Nhiều người nghỉ chết tức là hết , nhưng chết chỉ có nghĩa là sự ngừng nghỉ của một trạng thái . Trở lại phần trên , sau giai đoạn Thai như là sự thành hình của mầm mống mới nằm trong cơ thể người mẹ , nên sau Thai là Dưởng ( là nuôi nấng ) . Trên đây là thuyết trình về 12 giai đoạn trong học thuật kinh dịch . Thuật ngữ kinh dịch gọi là vòng Tràng Sinh ( hay Trường Sinh ). Đây chỉ là nói sơ qua mà thôi , vì vòng Tràng Sinh có 12 giai đoạn ; 1 / Trường Sinh là khi mới sinh ra , 2 / Mộc Dục : tắm gội , 3 / Quan Đới : dính dáng , có liên quan , 4 / Lâm Quan : rỏ ràng sáng tỏ ,5 / Đế Vượng , là thực sự lớn lên mạnh lên , 6 / Suy : yếu đi ,7 / Bệnh : nhiều vấn đề xảy đến ,7 / Tử : chết đi ,9 / Mộ , chôn vùi đi ,10 / Tuyệt : thân xác tan biến hết , 11 / Thai là giai đoạn tái hồi ( tái sinh dưới hình thức mới)12 / Dưởng : giai đoạn được nuôi dưởng hun đúc để trở thành . Chính vì nói dài dòng như thế nầy không tiện đưa lên tren bài viết nầy . Qua những bài viết trên , người viết muốn nói rỏ hơn , để cho các bạn đọc có thể hiẻu được nội dung những gì được trình bày , cùng lien kết được với sự kiện trong đời . Theo nguyên lý kinh dịch , việc nhỏ lien quan đến cá nhân từng người việc lớn hơn liên can đền gia đình bè bạn , và xả hội chung quanh , nếu nói đến những việc trọng đại hơn, đó là việc nước non . Phần bài viết về vòng Tràng Sinh , chính phần Tràng Sinh cũng là những yếu tố hệ trọng , để chúng ta có thể biết một cá nhân đang ở vào tình trạng nào , sức khoẻ ra sao , làm ăn lẽ nào cuộc sống đang ra sao ?? Bình thường vòng Tràng Sinh có 12 giai đoạn , nhưng khoa bốc phệ chỉ dùng có 4 , đó là 4 yếu tố then chốt . Bốn yếu tố đó là : Sinh , Vượng , Mộ , Tuyệt . Muốn dùng đến 4 yếu tố đó , trước hết chúng ta cnầ phải biết Mệnh của mình , Khi sinh ra đời tự nhiên ta sẽ mang mệnh nào đó , tùy theo năm sinh . Ví dụ như một người nam giới tuổi Đinh Hợi 1947 , tức năm sinh là 1947 , tính theo tuổi âm Đinh Hợi . Năm Đinh Hợi thuộc tuần Giáp thân . Theo cách tính đặc biệt thì phải tính trên bảng Cửu Cung Lạc Thư , tuần Giáp Thân có 10 Thiên Can : Giáp Thân , Ất Dậu , Bính Tuất , Đinh Hợi , Mậu Tý , Kỹ Sửu , Canh Dần , Tân Mảo , Nhâm Thìn , Quý Tị . Bảng Lạc Thư là bảng vẻ sơ đồ Toán Học không gian . Các con số trên bảng , là biểu của các nhóm sao , số 1 là sao Tham Lang , 2 Cự Môn , 3 Lộc Tồn , 4 Văn Khúc , 5 Liêm Trinh , 6 Vủ khúc , 7 Phá Quân , 8 Tả Phù , 9 Hửu Bật . Như vậy ta thấy Năm inh Hợi thuộc vào tuần Giáp than , khởi từ cung 2 có sao Cự Môn , khi cung Khôn 2 có Giáp Thân , thì Ất Dậu 1 , Bính Tuất tại 9 , Đinh Hợi tại cung Cấn số 8 , là biểu số của sao Tả Phù . Khi tính theo cách nầy là cách tính mệnh cung sinh ra , khi tính vận hạn thì tính theo cách khác . cung Cấn thuộc mậu , dương thổ . ( như là đất núi ) . áp dụng vào vòng Tràng Sinh ta thấy : Thuỷ Thổ Sinh tại cung Thân ,vượng tại cung Tý , suy tại cung Sưủ , mộ tại cung Thìn , Tuyệt tại cung Tỵ , Thai tại cung Ngọ , Dưởng tại cung Mùi . Như vậy người ta chỉ tính ở 4 cung , Sinh tại cung Thân , Vượng tại cung Tý , mộ tại cung Thìn , Tuyệt tại cung Tị , ví dụ như tuổi Đinh Hợi Trường Sinh tại năm , tháng Thân , vượng tại năm tháng Tý , v….v… Đó là cách tính trước vận hạn , mà người ta biết đến lúc nào nên thực hiện các dự định mong muốn , gọi là chờ đợi thời cơ . Nếu không biết phương pháp nầy thì không bitế thời gian chờ đời là bao lâu nên dể chán nản . Khi đi vào học thuật kinh dịch ban đầu bao giờ củng dể chán , nhưng dần dần , ta mới cảm nhận đươc sự kỳ diệu của học thuật, khi trải qua những sự kiện mà khi học , ta đã biết rỏ cách vận hành của sự việc ra sao . Đây là kinh nghiệm của bản thân người viết . BẢNG LẠC THƯ CỬU CUNG Lê Lam Sơn . Sự quan trọng hiển nhiên của kinh dịch có rất nhiều , nhưng hơn hết , đó là Tám quẻ dịch ( bát quái ) và bảng Lạc Thư Cửu Cung . Đời xưa , khi hành binh ( hành quân : các hoạt động quân sự )người xưa thường sử dụng bảng Cửu cung Lạc Thư , như một phóng đồ , và người xưa thường đặt nơi mình đóng quân vào trung tâm điểm , sau đó phân ra bốn phương tám hướng , để tính toán , nhất là sử dụng quân thám mả , binh sĩ cỡi ngựa để do thám . Đời nay người ta thường sử dụng sự tính toán ( theo phương pháp nhất định của kinh dịch ( qua thuật Độn Toán ) trong thương trường . Người ta khi muốn làm ăn với nhau thường hay hỏi dò tên tuổi , năm sinh , để cân nhắc sự hợp tuổi hay không , nếu giữa hai bên tác hợp không hợp tuổi , thì phải dùng qua nhân vật trung gian , trong thương lượng khi hợp tác . Càng đi sâu vào học thuật kinh dịch , ta càng thấy mức độ chính xác của những phương pháp tính toán đặc biệt . Hơn nữa là các quẻ dịch , Lấy được quẻ dịch có nhiều cách , chúng ta có thể dùng đồng xu ( tiền xưa ) , Trong học thuật kinh dịch có nhiều điềm mang tính chất hết sức quan trọng , thứ nhất là Tám quẻ dịch ( ta thường nghe nói là bát quái ( Bát là tám quái là quẻ : đây là tiếng Hán Viêt hay hán nôm : nam ) theo thứ tự và trật tự trong bảng Lạc Thư 9 cung , chúng ta thấy phương tây bắc có quẻ Càn , phương bắc có quẻ Khảm , phương ông Bắc có quẻ Cấn , phương Đông có quẻ Chấn , phương đông nam có quẻ Tốn , phưong nam có quẻ Ly , phươngtây nam có quẻ Khôn , phương Tây có quẻ Đoài . Quẻ Càn thuộc dương kim , quẻ Đoài thuộc âm kim , quẻ Chấn dương mộc , quẻ Tốn âm mộc , quẻ Ly hỏa , quẻ Cấn dương thổ , quẻ Khôn âm thổ , sở dĩ phân chia âm dương như vậy , để về sau khi đi vào phần kỹ thuật ứng dụng , chúng ta mới thấy rỏ ràng hơn . Đây chỉ mới nói về tám quẻ ( bát quái ) ngoài ra có bảng Lạc Thư cửu cung , là hình vuông có 9 cung ( cửu cung ) trên bnảg Lạc Thư chia ra Hai trục chính và hai trục phụ , đó là Bắc Nam hay Khảm Ly ( Thuỷ Hỏa ), và Chấn Đoài (đông tây , mộc kim ) Hai trục phụ là Đông Bắc Cấn , Tây Nam Khôn , như vậy hợp lại ta thường quen nói Đông Tậy Nam Bắc , và đông bắc tây nam . BẢNG LỤC THẬP HOA GIÁP Trên đây là phần lý thuyết , còn khi đi vào kỷ thuật ứng dụng thì ta sẽ thấy rỏ hơn . Sau đó là Bảng Lục Thập Hoa Giáp , tức 60 can giáp , 60 can giáp tức là 6 tuần giáp . Mỗi tuần là tuần Giáp không phải tuần lễ theo dương lịch ) Giáp có 10 Can giáp . Can là Thiên Can, và Chi là địa Chi .Ví dụ như năm 2018 , được mang tên là Mậu Tuất , cách tính nầy theo âm lịch hoặc là theo tuần trăng . Mậu là thiên Can và Tuất là Địa Chi . Năm cũng thế , tháng ngày và giờ cũng đều tương tự như vậy . Càng đi sâu vào học thuật kinh dịch nhất là về phần kỷ thuật ứng dụng , chúng ta mới thấy rỏ sự ích lợi của Lục Thập Hoa Giáp . Mỗi tuần giáp có 10 Thiên Can và 12 địa chi . Lục thập ( từ ngữ Hán Việt ) vấn để từ ngữ Hán Việt hết sức rắc rối , vì sự liên quan dính líu đến quá trình lịch sử Dân Tộc Hoa Việt Lục Thập là sáu mươi can giáp , hay sáu tuần giáp . Mỗi tuần giáp có mười . Giáp tý , Giáp Tuất, Giáp thân ,Giáp Ngọ , Giáp Thìn , Giáp Dần . Tuần Giáp tý có mười Thiên Can gọi tăt là Can , có mười hai Địa Chi . Giáp Tý , Ất Sửu, Bính Dần , Đinh Mảo ( hay mẹo )Mậu Thìn, Kỷ Tị , Canh Ngọ , Tân Mùi , Nhâm Thân Quý Dậu . Tuần Giáp Tuất , Ất Hợi , Bính Tý , Đinh Sửu , Mậu Dần , Kỷ Mẹo , Canh Thìn , Tân Tị , Nhâm Ngọ , Quý Mùi . Tuần Giáp Thân , Ất Dậu , Bình Tuất , Đinh Hợi , Mậu Tý , Kỷ Sửu , Canh dần , Tân Mẹo , Nhâm Thìn , Quý Tị . Tuần Giáp Ngọ , Ất Mùi , Bính Thân , Đinh Dậu , Mậu Tuất , Kỷ Hợi , Canh Tý , Tân Sửu , Nhâm Dần , Quý Mẹo . Tuần Giáp Thìn , Ất Tị , Bính Ngọ , Đinh Mùi , Mậu Thân , Kỷ Dậu , Canh Tuất , Tân Hợi , Nhâm Tý , Quý Sửu . Giáp Dần , Ất Mẹo ,Bính Thìn , Đinh Tị , Mậu Ngọ , Kỷ Mùi , Canh Thân , Tân Dậu, Nhâm Tuất , Quý Hợi . Như vậy chúng ta thấy rằng người xưa thật là tài tình , vì đây là sự sắp xếp theo trật tự , điều nầy cho thấy học thuật kinh dịch có lien quan đến khoa học , hình học và toán học. Như phần trình bày bên trên chúng ta thấy rỏ ràng đây là sự sắp xếp thật tinh vi , bởi vì nơi phần kỷ thuật ứng dụng qua khoa Bốc Phệ sẽ càng thấy nhiều hơn . Tính theo can chi , Thiên Can đi trước và Địa chi theo sau , Can : Giáp, Ất, Bính, Đinh,Mậu, Kỷ , Canh , Tân , Nhâm , Quý . Chi : Tý , Sửu , Dần , Mảo , Thìn , Tị , Ngọ, Mùi , Thân , Dậu, Tuất, Hợi , Thông Thường Chi thuộc âm đi theo Can thuộc âm . và chi thuộc dương đi theo Can thuộc dương . Đây chính là quy luật bắt buộc . Giống tương tự như binh sĩ khi học về vủ khí , cách thức tháo ráp súng ống , hoăc học về mìn bẩy. Nhất nhất đều phải tuần thủ theo những thao tác đã được quy định Thuộc tính âm dương của Can , Giáp dương . Ất âm , Bính dương , Đinh âm , Mậu dương , kỹ âm , Canh dương , Tân âm , Nhâm dương , Quý âm , Thuộc tính âm dương của địa chi : Tý dương , Sửu âm , Dần dương , Mảo âm , Thìn dương , Tị âm , Ngọ dương , Mùi âm , Thân dương , dậu âm , Tuất dương , Hợi âm , đến đây xem như đã hết phần Lục Thập Hoa Giáp , Tuy vậy nhưng còn phải biết qua cách sử dụng phân nầy trong kỷ thuật ứng dụng . Những điều nầy sẽ được trình bày trong những phần bài viết kế tiếp theo về sau .
|