Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Những điều trông thấy  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 15 16 17 18 19 
Send Topic In ra
Những điều trông thấy (Read 38325 times)
N.Trinh
Full Member
***
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 249
Re: Những điều trông thấy
Reply #240 - 04. Nov 2011 , 05:50
 
Đạo đức và chính trị: Sự tan rã của xã hội Trung Quốc

Nguyễn Hưng Quốc



...


Nếu đạo đức không gắn với yếu tố chủng tộc thì nó gắn liền với chuyện gì? Câu hỏi, thật ra, quá rộng. Ở đây, tôi chỉ tập trung vào một khía cạnh, có thể gọi là khía cạnh căn bản của đạo đức: sự vô cảm.

Trở lại với chuyện bé Yue Yue ở Trung Quốc. Một số người giải thích hiện tượng hờ hững của những người chung quanh khi chứng kiến cảnh bé Yue Yue bị xe cán là: “Không phải họ không thấy hay mặc kệ em. Họ chỉ không dám giúp em thôi!” Khi được hỏi tại sao không ai cứu giúp em bé bất hạnh ấy, nhiều người ở nơi xảy ra tai nạn trả lời: Họ sợ bị vạ lây.

Tại sao bị vạ lây?

Ở Trung Quốc hầu như ai cũng biết chuyện anh thanh niên tên Peng Yu. Ngày 20 tháng 11 năm 2006, Yu thấy bà Xu Shuolan, 65 tuổi, bị ngã gãy xương hông khi bước lên một chiếc xe buýt. Anh dẫn bà đến bệnh viện và ngồi chờ cho đến khi thân nhân của bà đến thăm. Không một lời cám ơn, bà Shuolan còn kiện Yu tội xô bà ngã. Bà đòi bồi thường 136.419 đồng nguyên, tương đương với 18.000 đô la. Tòa án xem xét hồ sơ, cho là lời cáo buộc của bà Shuolan không đủ chứng cứ. Tuy nhiên Yu cũng bị buộc trả tiền viện phí cho bà (45.000 đồng nguyên).

Vụ án gây xôn xao dư luận. Sau vụ án ấy, bài học lớn nhất mà Yu – cũng như nhiều người Trung Quốc khác - rút ra được là: Đừng đụng đến bất cứ chuyện gì ngoài đường. Người ta vấp ngã? – Kệ! Người ta bị xe cán? – Kệ! Đường mình, mình cứ đi!

Những chuyện như vậy rất thường xảy ra ở Trung Quốc. Báo AsiaNews ngày 12/9/2011 kể chuyện sáng ngày 4 tháng 9 vừa qua, ở ngay tại Bắc Kinh, một cụ ông 88 tuổi té ngã bị dập mũi ngoài đường. Hàng chục, rồi hàng trăm người đi qua. Dửng dưng. Không ai giúp gì ông cả. Đỡ ông ngồi dậy? – Không. Giúp trị vết thương trên mặt? – Không. Ông cứ nằm một mình quằn quại dưới đường. Mãi hơn một tiếng rưỡi sau, thân nhân ông mới biết và đến chở ông vào bệnh viện.

Theo tường thuật của báo AsiaNews, nhật báo Nhân Dân của Trung Quốc từng làm một cuộc thăm dò dư luận với câu hỏi có sẵn sàng giúp đỡ những người gặp nạn ngoài đường không, 80% trả lời là không. Một cuộc thăm dò khác do Sina Weibo thực hiện cũng dẫn đến kết quả tương tự: 43% trả lời dứt khoát là không; 38% không chắc; chỉ có 20% cho biết là sẵn sàng. Trong một cuộc điều tra khác do đài truyền hình Phoenix có trụ sở tại Hong Kong thực hiện, có dưới 7% trên tổng số 20.000 người được phỏng vấn trả lời là sẵn sàng; 45% cho biết họ sẽ nhắm mắt đi luôn; và 43% cho biết là họ chỉ giúp đỡ với điều kiện ở đó có máy camera giám sát!

Tại sao lại cần máy camera giám sát? Lý do chính là họ sợ bị vu khống để vòi tiền.

Cũng trong bài “A changing China shows no respect for the elderly” đăng trên báo AsiaNews dẫn trên, phóng viên kể một câu chuyện rất thảm: Năm 2009, một người đàn ông bị ngã ở một trạm xe buýt. Ông kêu cứu. Không ai đến giúp cả. Cuối cùng, ông phải nói to lên: “Tôi bị vấp ngã (không ai xô tôi cả), quý vị đừng lo lắng; không có gì phiền hà đến quý vị đâu!” Đến lúc ấy, chỉ đến lúc ấy, mới có một người đến giúp ông.

Như vậy, liên quan đến sự vô cảm của người dân Trung Quốc trước những người bị tai nạn, có rất nhiều vấn đề, trong đó vấn đề quan trọng nhất là niềm tin. Thứ nhất là niềm tin đối với nạn nhân: Sau khi được cứu giúp, họ có thể quay ngược lại tố cáo mình để vòi tiền. Nếu đây là điều có thật, hẳn nó phải xảy ra nhiều lần, ở nhiều nơi, người ta mới mất niềm tin vào người khác đến như vậy. Và nếu đúng như vậy, thì lương tâm của người ta có vấn đề: người ta sẵn sàng trở mặt với người giúp đỡ mình vì một món lợi nào đó. Nghĩa là, người ta chỉ biết đến cái lợi chứ bất cần tình nghĩa, trong đó, đáng kể nhất là lòng biết ơn. Nói cách khác, người ta không còn tin vào đạo đức. Cuối cùng, những sự sợ hãi như vậy cho thấy người ta không tin vào luật pháp; không tin là luật pháp có thể bảo vệ được họ, ngay cả khi họ làm một việc hoàn toàn đúng.

Mất niềm tin vào luật pháp. Mất niềm tin vào đạo đức. Và mất niềm tin vào người khác. Theo tôi, sự mất mát của cả ba niềm tin ấy sẽ dẫn đến, không sớm thì muộn, sự tan rã của xã hội. Chứ còn gì nữa? Xã hội, bất cứ xã hội nào cũng vậy, đều gồm ít nhất hai yếu tố căn bản: một, có nhiều người; hai, giữa những người ấy có những sự nối kết chặt chẽ với nhau, ở một số khía cạnh nào đó, và với một mức độ nào đó. Không có người sẽ không có xã hội, dĩ nhiên. Nhưng nếu giữa những con người ấy với nhau không có sự liên kết gì cả, cũng sẽ không có xã hội. Điều kiện đầu tiên để hình thành và duy trì xã hội là sự liên lập (interdependence) và liên kết (interconnectedness). Ở Trung Quốc hiện nay, những sự liên kết và liên lập như vậy, qua những tấm gương ngoài đường phố, dường như không còn nữa. Ai cũng chỉ biết có một mình mình. Một xã hội như thế không thể không tan rã. Nó chỉ những cá nhân cô độc, ích kỷ và không tín nhiệm vào bất cứ ai khác.

Đó là điều lạ. Người Trung Hoa sống ở ngoại quốc, kể cả tại Việt Nam, vốn nổi tiếng vì tinh thần cộng đồng và sự tin cậy lẫn nhau trong nội bộ cộng đồng. Họ rất thường giúp đỡ nhau; cho nhau mượn tiền để buôn bán, thậm chí, mua sắm nhà cửa. Người Việt Nam ở hải ngoại trước đây thường nhắc đến tinh thần tương trợ của người Hoa một cách thèm thuồng và thán phục. Vậy mà, bây giờ, ở ngay tại Trung Quốc, mạnh người nào biết người nấy. Tuyệt đối vô cảm.

Tại sao?

Tôi xin phép được khỏi viết câu trả lời. Có lẽ ai cũng biết tại sao. Tôi xin chuyển sang một chuyện khác:
Những gì đang diễn ra ở Trung Quốc có lẽ cũng đang manh nha ở Việt Nam.

Cũng trên blog này, tôi đã kể lại một trong những kỷ niệm đầu tiên của tôi trong chuyến về thăm Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1996. Trên chuyến xe từ Nội Bài về Thanh Xuân, xe bị kẹt cứng vì một tai nạn xe cộ. Ngồi trên xe, nhìn xuống, tôi thấy một thanh niên bị xe tông, nằm giật giật trên đường. Bên cạnh anh là một chiếc xe gắn máy chỏng gọng. Chung quanh có cả hàng trăm người, lớp trong lớp ngoài, đứng ngó, bàn tán, kể lể và... cười. Không ai có bất cứ hành vi nào để cứu hay giúp anh thanh niên đang nằm giẫy giẫy trên mặt đường cả. Không. Tôi ngồi, nhìn, thấy hoang mang và áy náy vô cùng. Tự dưng tôi có cảm tưởng có cái gì như ác ác trong chuyện đứng nhìn như vậy.

Sau này, không kềm được, tôi đem chuyện ấy kể với một người bạn. Bạn tôi cười đáp: "Không phải người ta ác đâu. Chỉ tại người ta sợ bị hiểu lầm là có gian ý gì đó." Bạn tôi giải thích thêm: "Như muốn móc túi người đó, chẳng hạn." Tôi vẫn không thấy thuyết phục. Nhiều năm sau, tôi lại kể chuyện ấy với em trai của bạn tôi đã về Việt Nam sinh sống và làm việc hàng chục năm. Nghe tôi kể xong, em của bạn tôi cười đáp: "Điều ông kia nói đúng đấy. Mới rồi, em bị đụng xe, bất tỉnh ngoài đường. Đến khi tỉnh dậy trong bệnh viện, nhìn đồng hồ: đồng hồ không còn; thò tay vào túi tìm điện thoại di động: không còn; tìm ví tiền: cũng không còn."

Sực nhớ một cảnh trong phim Cyclo (1995) của Trần Anh Hùng: cảnh Lộc đang đứng tiểu bên vệ đường và chiếc xích lô của anh bị mấy tên cướp cướp mất. Lộc chạy theo, bị mấy tên cướp đánh gục trên đường, ngay tại một bùng binh. Ống kính của Trần Anh Hùng chiếu cận cảnh: Lộc nằm quằn quại, hai chiếc dép mòn cũ văng ra xa. Điều lạ là không ai thấy cả. Mọi người vẫn hối hả đi ngang qua cái thân hình quằn quại trong đau đớn của Lộc. Nhiều bàn chân có vẻ ngập ngừng một chút, nhưng rồi cũng đi luôn. Nhiều bàn chân né sang một bên. Và đi luôn. Không ai cứu Lộc. Không ai giúp Lộc. Và cũng không ai nhìn thấy sự đau đớn của một anh thanh niên nghèo bất hạnh.

Tôi xem phim Cyclo đã lâu. Vẫn nhớ mãi cái cảnh ấy.

Phim làm từ năm 1995. Như một lời tiên tri.


Nguồn : Nguyễn Hưng Quốc Blog
Back to top
« Last Edit: 04. Nov 2011 , 06:26 by N.Trinh »  
 
IP Logged
 
may trang
Junior Member
**
Offline



Posts: 90
Gender: female
Re: Những điều trông thấy
Reply #241 - 04. Nov 2011 , 11:48
 
http://vnexpress.net/gl/vi-tinh/2011/11/cu-dan-mang-noi-gian-vi-ke-len-facebook-...

đây là thành quả của nền giáo dục XHCN, vô nhân đạo khát máu đến mức độ kinh hoàng, và những con quỷ hung ác bênh hoan, càng ngày tệ nạn xã hội càng nhiều, nếu nhìn lại sẽ thấy tỉ lệ khác biêt giữa nền giáo dục mà chúng ta may mắn hấp thu được
biết nói sao hơn nữa ngoài hai chữ đau lòng nhìn quê hương đất nươc và dong máu VN không còn là con rồng cháu tiên nữa
Back to top
 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Những điều trông thấy:Từ vô thần dẫn đến vô cảm ở Việt Nam?
Reply #242 - 06. Nov 2011 , 18:18
 
Từ vô thần dẫn đến vô cảm ở Việt Nam?


...


Nạn vô cảm ở Việt Nam

...

Câu chuyện liên quan đến cái chết của bé Duyệt Duyệt (Yue Yue) ở Trung Quốc được truyền bá khá rộng ở Việt Nam. Đó cũng là một điều hay: Nó khiến nhiều người giật mình nhìn lại chính mình. Trung Quốc thì thế; còn Việt Nam thì sao?
Câu trả lời hình như không lấy gì đáng vui cho lắm: Ở Việt Nam, căn bệnh vô cảm cũng tràn lan khắp nơi. Chỉ liếc sơ qua vài bài báo về sự vô cảm ở Việt Nam vào cuối tháng 10 vừa qua, chúng ta cũng thấy có vô số ví dụ. Cũng tai nạn giao thông và người bị thương ngay giữa đường và cũng hàng chục hay hàng trăm người đứng nhìn, không ai ra tay cứu giúp cả. Cách đây hai năm, ở Thủ Đức có một thanh niên bị xe tải tông, cán nát nửa người. Anh kêu cứu, nhờ những người chung quanh gọi điện thoại báo tin giùm cho gia đình. Không ai có phản ứng gì cả. Sau đó, anh chết. Mới đây, vào ngày 7 tháng 10, một chiếc “xe điên” do một bác sĩ lái tông hết người này đến người khác, khiến 2 người chết và 17 người khác bị thương.
...
Một vụ “hôi của” quá vô cảm

Nhiều người không những không cứu mà còn xông vào hôi của, cướp ví tiền và nữ trang của các nạn nhân. Có nạn nhân bị chết nhưng mãi đến ba ngày sau gia đình mới biết. Lý do: toàn bộ túi xách gồm tiền bạc và giấy tờ tùy thân của chị đã bị cướp mất nên bệnh viện không thể biết chị là ai và ở đâu để liên lạc với gia đình. Báo chí gọi đó là những “kẻ hôi của máu lạnh”.
...

Đó là chuyện ở Sài Gòn. Ở Hà Nội cũng thế. Ngày 23 tháng 7, hai cha con anh Nguyễn Công Vinh bị bọn cướp móc ví tiền và đánh đập ngay ở trạm xe buýt. Cả hàng trăm người chung quanh đứng nhìn. Chỉ đứng nhìn. Không ai có phản ứng gì cả. Báo chí gọi đó là thái độ “sống chết mặc bay”.
Thái độ “sống chết mặc bay” và “máu lạnh” như thế cũng xuất hiện nhan nhản trong các bệnh viện, nơi bác sĩ và y tá, theo truyền thống, vẫn thường được ví như “từ mẫu”. Các “từ mẫu” hiện nay thì theo một nguyên tắc rất đơn giản: Trả tiền trước, chữa bệnh sau. Mà tiền trả thì qua nhiều chặng lắm. Muốn khám bệnh? – Trả tiền! Muốn có giường nằm trong bệnh viện? – Trả tiền! Muốn thay ra giường mỗi ngày? Trả tiền! Muốn chích thuốc? – Trả tiền! Mấy tháng vừa qua, ở Cà Mau, dân chúng phẫn nộ về việc cô Dương Thị Thu Huyền (16 tuổi) bị thương nằm bất tỉnh ngoài đường và được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Câu đầu tiên bác sĩ hỏi là: Có tiền không? Những người chở Huyền vào bệnh viện đều không có tiền. Mãi đến khi thân nhân của Huyền biết tin, chạy đến bệnh viện, làm giấy tờ cam kết trả tiền xong, các bác sĩ mới bắt đầu ngó đến bệnh nhân. Tuy nhiên lúc ấy đã quá muộn. Mấy tiếng sau, cô gái mới 16 tuổi đầu ấy chết.
...
Bệnh vô cảm ngày càng nặng, vì sao?

Tất cả những chuyện vừa kể, thật ra, không mới. Cách đây mấy năm, các trang mạng xã hội tại Việt Nam từng tung lên đoạn phim ngắn cảnh một số nữ sinh nhào đến đánh đập tàn nhẫn một nữ sinh khác. Điều khiến người xem kinh ngạc đến sững sờ không phải chỉ là cảnh bạo động mà là thái độ dửng dưng của các nữ sinh khác chung quanh. Các em cũng chỉ đứng nhìn. Không có phản ứng gì cả. Hoàn toàn dửng dưng. Rồi một bức ảnh khác, chụp cảnh bố chồng trói ké người con dâu vất ra đường. Cô nằm như một con thú, quằn quại, đau đớn. Ngay giữa đường. Mọi người, từ hàng xóm đến công an, cũng đều dửng dưng.

Hàng xóm dửng dưng. Công an dửng dưng. Ngay giới lãnh đạo cũng dửng dưng trước nỗi khổ của đồng bào. Điển hình nhất là chuyện, cũng cách đây mấy năm, Hà Nội bị ngập lụt nghiêm trọng. Có đến mấy chục người chết hoặc do bị điện giật hoặc do bị nước cuốn trôi. Hàng ngàn gia đình lâm vào cảnh khó khăn, thậm chí, không có cả thực phẩm để ăn. Ông Phạm Quang Nghị, bí thư Thành ủy Hà Nội, không những không làm gì mà còn lên tiếng trách dân là quen thói ỷ lại, không biết chủ động tự cứu mình. Lúc ấy (năm 2008), nhiều người, trên các trang mạng xã hội, lên tiếng mắng ông Nghị là vô cảm.
...

Sự vô cảm của giới lãnh đạo Việt Nam đã được nhiều người ở Việt Nam nói đến. Hàng chục ngàn người Việt Nam lao động xuất khẩu ở nước ngoài bị bóc lột, thậm chí, bị đánh đập tàn nhẫn ư? Ai lên tiếng thì lên tiếng, giới lãnh đạo vẫn im lặng, xem đó như không phải việc của mình. Hàng chục ngàn cô gái Việt Nam bị bán ra nước ngoài làm điếm ư? Chính quyền vẫn im lặng. Ngư dân Việt Nam bị “tàu lạ” đe dọa, tấn công, cướp bóc, giết hại ư? Ai lên án “tàu lạ” thì lên án, họ vẫn im lặng. Ai đau xót thì đau xót, họ vẫn im lặng. Không có dấu hiệu gì chứng tỏ có sự đồng cảm giữa giới lãnh đạo và những khổ đau mà dân chúng đang gánh chịu.
...

Mà đâu phải bây giờ mới có sự vô cảm ấy. Nhớ cuốn phim tài liệu “Chuyện tử tế” của đạo diễn Trần Văn Thủy cách đây mấy chục năm. Máy quay phim cứ quét đi quét lại những sự đối lập đến khủng khiếp: Trong khi cán bộ thì đi xe xịn, bước xuống có người mở cửa, gót giày bước lộp cộp trên những chiếc thảm đỏ sang trọng thì ở các bến xe, hàng ngày người ta chen chúc xô lấn nhau mua vé, dành cho được một chỗ ngồi trên những chiếc xe đò cũ kỹ, chật chội, hôi thối. Trong khi một số người có tiền và có quyền ăn uống phủ phê thì trên đường phố bao nhiêu người nghèo đói, ốm yếu, quặt quẹo. Có chút thương cảm nào không? – Không. Cái gọi là “tử tế” chỉ là một giấc mơ xa vời dù ở đâu người ta cũng nói đến đạo đức cách mạng, đến khẩu hiệu “mình vì mọi người và mọi người vì mình”, đến câu thơ của Tố Hữu “Có gì đẹp trên đời hơn thế / Người với người sống để yêu nhau”.
...
Chốn thị thành, đất chật người đông nhưng các mối quan hệ lỏng lẻo và sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt.


Nhìn vấn đề một cách bao quát, từ dân chúng đến giới lãnh đạo, từ hiện tại đến quá khứ, như vậy, chúng ta sẽ thấy ngay những cách lý giải của một số nhà giáo dục và tâm lý học trên báo chí ở Việt Nam về tình trạng vô cảm là không chính xác. Nói chung, họ nêu lên hai lý do chính: Một là sự “yếu kém của lực lượng chức năng”, ví dụ: "Như trong vụ tai nạn, nếu lực lượng cảnh sát, dân phòng dẹp ngay thì làm gì có chuyện hôi của.” Hai là do sự “khủng hoảng niềm tin”. Sự khủng hoảng ấy xuất phát từ hai nguyên nhân chính.

Thứ nhất là do “tốc độ đô thị hóa ngày một nhanh, lối sống theo kiểu ‘đèn nhà ai nấy sáng’, hàng xóm sát vách cũng không biết mặt nhau; đi cùng với nó là sự phân hóa giàu nghèo, sự lên ngôi của chủ nghĩa vật chất, tính vị kỷ, khiến mọi người chỉ chăm chăm lo cho hạnh phúc của bản thân hoặc gia đình mình.”
...
Đô thị đất chật người đông "Thạch Sanh thì ít Lý Thông thì nhiều", trong khi lực lượng an ninh không đủ để có mặt kịp thời khi xảy ra sự cố.

Thứ hai là "Những vụ tham nhũng, hối lộ, tiêu cực của một bộ phận quan chức nơi này nơi kia cũng khiến người dân càng mất lòng tin vào cộng đồng. Rồi ngay cả trong ngành giáo dục cũng có những tiêu cực học giả, bằng giả, tiến sĩ giấy... nên người dân không còn biết đặt niềm tin vào đâu.”
Trong hai nguyên nhân tạo nên “khủng hoảng niềm tin” và dẫn đến sự vô cảm nêu trên, có vẻ như nhiều người muốn tập trung vào nguyên nhân thứ nhất nhiều hơn. Họ xem sự vô cảm như một hậu quả không thể tránh được của sự phát triển. Mà ngay chính ở Trung Quốc, trong các cuộc thảo luận liên quan đến bé Yue Yue vừa rồi cũng vậy. Nhiều người cũng đổ lỗi cho quá trình hiện đại hoá và đô thị hóa.
Tuy nhiên, nếu theo cách nhìn và cách giải thích như vậy thì nước nào càng phát triển bao nhiêu lại càng trở nên vô cảm bấy nhiêu.
Liệu cách nhìn như vậy có đúng không?

Vô cảm đến từ đâu?

...

Trong bài trước, tôi cho nguyên nhân của sự vô cảm không đến từ sự phát triển kinh tế và xã hội. Vậy chúng đến từ đâu?
Trước khi trả lời câu hỏi ấy, chúng ta cần phân biệt ba cấp độ vô cảm khác nhau trong đời sống hàng ngày.

...
Thứ nhất, vô cảm trước người khác - hiểu theo nghĩa là một hay nhiều người cụ thể, ở ngay trước mặt, như người thân trong gia đình, hàng xóm hay bất cứ ai đó gặp tai nạn ngoài đường.

...
Thứ hai là vô cảm trước đất nước hiểu theo nghĩa một cộng đồng mà mỗi người là một thành viên.

...
Thứ ba là vô cảm trước đồng loại, bao gồm cả những người ở xa, xa xôi và xa lạ, thuộc một đất nước khác hay một lục địa khác.

Tạm thời, chúng ta gác loại vô cảm thứ ba lại. Chỉ tập trung vào hai loại vô cảm thứ nhất và thứ hai. Lý do: một, đó là những vấn đề bức xúc nhất hiện nay; hai, sự vô cảm thứ ba chỉ khắc phục được nếu người ta đã vượt qua được hai loại vô cảm đầu tiên: Không hy vọng có người biết xúc động trước nỗi đau khổ của ai đó, ở châu Phi chẳng hạn, nếu người ta cứ dửng dưng trước những đau khổ ngay trước mặt và trước mắt mình. Nếu có, đó chỉ là chút cảm xúc mang mùi lãng mạn chủ nghĩa; nó thoáng qua, rồi tắt, chứ chắc chắn sẽ không dẫn đến bất cứ một hành động cụ thể nào cả.
Trong hai loại vô cảm trên, xin phân tích loại vô cảm trước đất nước trước. Vì câu trả lời tương đối đơn giản và dễ có sức thuyết phục nhất.
...


Vô cảm trước đất nước có nhiều biểu hiện, nhưng trung tâm vẫn là sự dửng dưng, hay nói theo chữ quen thuộc ở Việt Nam lâu nay, là mặc kệ.
Đất nước nghèo đói ư? – Mặc kệ!
Đất nước càng ngày càng lạc hậu ư? – Mặc kệ!
Sự bất bình đẳng trong nước càng ngày càng trầm trọng; khoảng cách giữa giàu - nghèo càng ngày càng lớn; người giàu càng ngày càng giàu  và người nghèo càng ngày càng nghèo ư? – Mặc kệ!
Nạn tham nhũng càng ngày càng hoành hành, càng phá nát nền kinh tế quốc gia ư? – Mặc kệ!
Xã hội càng ngày càng băng hoại; văn hóa càng ngày càng suy đồi; giáo dục càng ngày càng xuống cấp ư? – Mặc kệ!
Trung Quốc xâm lấn Việt Nam, làm lũng đoạn kinh tế Việt Nam, bắt bớ và giết hại ngư dân Việt Nam ư? – Mặc kệ!
...

Dửng dưng hay mặc kệ trước những vấn đề liên quan đến danh dự quốc gia cũng là một sự vô cảm. Cái gọi là danh dự quốc gia có nhiều cấp độ khác nhau. Một vị nguyên thủ hay quan chức cao cấp khi tiếp xúc với các đối tác nước ngoài, cần giữ gìn quốc thể (ngay cả cách bắt tay: trong lúc đối tác đưa một tay; còn mình thì đưa cả hai tay, làm toát lên vẻ gì như nịnh bợ, hoặc ít nhất, khúm núm một cách quá đáng như hiện tượng được nhiều blogger Việt Nam nêu lên gần đây, cũng liên quan đến quốc thể). Ngay cả người bình thường, trong những hoàn cảnh bình thường, khi tiếp xúc với người ngoại quốc, cho dù chỉ là một du khách bình thường, cũng cố gắng không để họ đánh giá thấp dân tộc của mình. Ngược lại, cứ mặc kệ tất cả, ai khinh thì khinh, ai ghét thì ghét, miễn có chút lợi nhỏ là mình cứ làm: Đó là vô cảm.
...

Bình thường, người ta hay quy chung cả hai khía cạnh ở trên (sự quan tâm đến vận mệnh và danh dự của đất nước) vào phạm trù yêu nước. Tuy nhiên, theo tôi, đó là điều không nên. Nói đến yêu nước, thứ nhất, là chỉ tập trung ở khía cạnh tình cảm; và thứ hai, một cái gì có tính chất tự nguyện. Ở Tây phương hiện nay, rất hiếm khi người ta đề cập đến lòng yêu nước. Người ta chỉ đề cập đến tinh thần trách nhiệm (trong trường hợp trên) và sự tự trọng (trong trường hợp dưới).

Trách nhiệm có hai hình thức: bắt buộc và tự nguyện. Đóng thuế và thi hành các bổn phận công dân như chấp hành pháp luật, tham gia bầu cử... là những trách nhiệm bắt buộc. Nhưng ứng cử, tranh đấu cho một chính sách mà mình tin là đúng đắn, bảo vệ môi trường sinh thái, v.v... là những trách nhiệm tự nguyện.

Sự tự trọng cũng thuộc phạm vi tự nguyện. Nó thuộc phạm vi văn hóa hơn là pháp luật.
Ở Tây phương, người ta dùng pháp luật để cưỡng chế loại trách nhiệm thứ nhất trong khi đó họ lại dùng giáo dục để khuyến khích loại trách nhiệm thứ hai và nuôi dưỡng lòng tự trọng đối với cá nhân cũng như đối với đất nước.

Ở Việt Nam, từ xưa, cha ông chúng ta cũng từng ra sức giáo dục và nuôi dưỡng cả loại trách nhiệm tự nguyện lẫn lòng tự trọng trong những phạm vi liên quan đến quốc gia và quốc thể. Những câu tục ngữ và ca dao quen thuộc như “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” hay “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, “nhiễu điều phủ lấy giá gương / người trong một nước phải thương nhau cùng”, “khôn ngoan đối đáp người ngoài / gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” là thuộc loại đó.
...

Trong lịch sử, người Việt Nam từng chứng tỏ ý thức trách nhiệm và lòng tự trọng cao trong những vấn đề liên quan đến đất nước. Không có ý thức trách nhiệm và lòng tự trọng ấy, chắc chắn Việt Nam không thể giành được độc lập sau một ngàn năm bị Trung Hoa đô hộ và cũng không thể giữ được độc lập trước bao nhiêu cuộc xâm lược khác, sau đó.
Thế nhưng, gần đây, mọi sự dường như khác hẳn. Trung Quốc ngang ngược xâm phạm lãnh hải Việt Nam, bắt bớ, thậm chí giết ngư dân Việt Nam, phần lớn vẫn dửng dưng. Trung Quốc lũng đoạn kinh tế Việt Nam, đưa di dân lậu tràn ngập vào Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh, chủ quyền và độc lập của Việt Nam, phần lớn vẫn dửng dưng. Chỉ có một số, một số thật nhỏ, biểu thị thái độ cảnh giác và phản đối sự uy hiếp ấy từ Trung Quốc qua một số cuộc biểu tình tại Sàigòn và Hà Nội. Điều đáng chú ý không phải là bản thân các cuộc biểu tình ấy mà là thái độ thờ ơ, thậm chí, thù nghịch của nhiều người chung quanh. Theo tường thuật trên các blog, không ít thanh niên lái xe qua, chõ miệng chửi những người biểu tình chống Trung Quốc là “Đồ điên!”
...

Sự thờ ơ, dửng dưng cũng biểu hiện rất rõ qua thái độ của các cán bộ cao cấp thuộc loại đầu ngành ở Việt Nam. Những sơ sót liên quan đến các bản tin Trung Quốc tập trận ở Biển Đông từng làm xôn xao dư luận trong cộng đồng mạng, theo tôi, cũng xuất phát từ sự thờ ơ và dửng dưng ấy. Chính quyền các địa phương để cho Trung Quốc thuê rừng, kể cả rừng đầu nguồn và có vị trí chiến lược quan trọng của Việt Nam, ngoài chuyện có thể bị mua chuộc, phần nào cũng xuất phát từ sự thờ ơ và dửng dưng như thế. Dường như người ta chỉ cần vơ vét lợi nhuận riêng, còn chuyện quốc gia và quốc thể thì mặc kệ. Bất cần.
Những sự thờ ơ, dửng dưng, mặc kệ và bất cần ấy thực chất là một sự vô cảm.

Nhưng tại sao người ta lại trở thành vô cảm một cách đáng sợ như thế?

...

Câu trả lời tương đối dễ: Một, người ta bị tước trách nhiệm đối với đất nước; và hai, bất cứ người nào còn có trách nhiệm và muốn biểu lộ trách nhiệm ấy thì bị chụp mũ, sỉ nhục, bắt bớ, giam cầm. Trách nhiệm đối với đất nước trở thành một cái tội. Trên hệ thống tuyên truyền, chính quyền luôn luôn nhấn mạnh: đó là trách nhiệm của đảng và chính quyền chứ không phải của người dân. Chính quyền và đảng thực thi trách nhiệm ấy như thế nào? Không cần biết. Chỉ cần biết đó là chuyện của chính quyền và của đảng. Vậy thôi. Dân chúng bị xem là những kẻ ngoại cuộc đối các vấn đề quốc sự. Người nào không chấp nhận điều đó thì bị trừng phạt nặng nề. Kẻ thì bị đạp vào mặt. Kẻ thì bị bắt bớ. Kẻ thì bị đe dọa. Kẻ thì bị bêu xấu trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Trong hoàn cảnh như thế, người ta không vô cảm đối với đất nước mới là chuyện lạ.

Nguyễn Hưng Quốc

Back to top
« Last Edit: 06. Nov 2011 , 18:23 by NgocDoa »  

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Những điều trông thấy
Reply #243 - 07. Nov 2011 , 00:24
 


Sau khi đọc xong những bài trên TB nghĩ :
Đối với  Con Người Cộng Sản thì chất CON càng ngày càng phát triển còn chất NGƯỜI càng ngày càng biến mất.  Embarrassed Embarrassed Embarrassed Undecided Undecided

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Những điều trông thấy
Reply #244 - 07. Nov 2011 , 23:38
 
TB dán thêm hình ảnh chứng minh.

...

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Những điều trông thấy
Reply #245 - 12. Jan 2012 , 23:17
 
Nếu hình này được nhà báo ở tây phương tung ra như chúng đã từng tung hình tướng Loan bắn tên cs năm nào thì chắc có nhiều chuyện hay để bàn.
Xem xong xin phổ biến rộng rãi.
Cám ơn các bạn.

HỒ NGỌC CẨN Là ĐẠI TÁ ANH HÙNG CỦA QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA .


Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn


...


Nhân danh lòng yêu nước, nhân danh lý tưởng công bằng xã hội... một người yêu nước Việt Nam lại đi bắn giết một người khác cũng yêu nuớc Việt Nam, mà nói rằng mình tranh đấu cho Tổ Quốc Việt Nam?…”
Đại tá VNCH Hồ Ngọc Cẩn nói lời cuối cùng trước khi bị Cộng Sản hành hình:

"Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt. Đả đảo Cộng Sản. Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm"
.

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Những điều trông thấy
Reply #246 - 18. Jan 2012 , 06:16
 
HỒI KÝ CỦA MỘT NGƯỜI HÀ NỘI


(Với bút hiệu tự do (chữ thường, viết liền) ông Nguyễn Văn Luận là tác giả bài "Người tìm tự do và tượng thần tự do" đã được bình chọn trúng giải chính thức trong giải sơ kết 3 tháng ỹ.  Tác giả sinh năm 1937, hiện cư ngụ tại Worcester, Massachusetts. Công việc: Technician hãng điện tử ở Mass.  Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

Ông Hòa là cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, bị Cộng sản bắt đi tù năm 1975, sang Mỹ theo diện HO. Tôi gặp ông tại một tiệc cưới, trở thành bạn, thường gặp nhau bởi cùng sở thích, nói chuyện văn chương, thời thế, dù trong quá khứ ông sống tại miền Nam, tôi ở xứ Bắc.

Một lần tới thăm , cháu Thu Lan, con ông Hòa, hỏi tôi :
"Bác ở Hànội mà cũng đi tị nạn à...?"

Nghe hỏi tự nhiên nên tôi chỉ cười:
"Cái cột đèn mà biết đi , nó cũng đi, ...nữa là bác!"

Thực ra tôi đã không trốn thoát được từ lần đầu "vượt tuyến" vào miền Nam. Rồi thêm nhiều lần nữa và 2 lần "vượt biển", vẫn không thoát. Chịu đủ các "nạn" của chế độ cộng sản trong 27 năm ở lại miền Bắc, tôi không "tị nạn", mà đi tìm Tự Do , trở thành "thuyền nhân ", đến nước Mỹ năm 1982.

Sinh trưởng tại Hànội, những năm đầu sống ở Mỹ, tôi đã gặp nhiều câu hỏi như cháu Thu Lan, có người vì tò mò, có người giễu cợt . Thời gian rồi cũng hiểu nhau.
    Tôi hằng suy nghĩ và muốn viết những giòng hồi tưởng, vẽ lại bức tranh Hànội xưa, tặng thế hệ trẻ, và riêng cho những người Hànội di cư.

    Người dân sống ở miền Nam trù phú, kể cả hàng triệu người di cư từ miền Bắc, đã không biết được những gì xảy ra tại Hànội, thời người Cộng sản chưa vận com-lê, đeo cà-vạt, phụ nữ không mặc áo dài.
Hiệp định Geneve chia đôi nước Việt. Cộng sản, chưa lộ mặt là Cộng sản, tràn vào miền Bắc tháng 10 năm 1954. Người Hànội đã "di cư" vào miền Nam, bỏ lại Hànội hoang vắng, tiêu điều, với chính quyền mới là Việt Minh, đọc tắt lại thành Vẹm. Vì chưa trưởng thành, tôi đã không hiểu thế nào là ...Vẹm!

    Khi họ "tiếp quản" Hànội, tôi đang ở Hải phòng. Dân đông nghịt thành phố, chờ "tầu há mồm" để di cư. Trước Nhà Hát Lớn, vali, hòm gỗ, bao gói xếp la liệt. Lang thang chợ trời, tôi chờ cha tôi quyết định đi Nam hay ở lại. Hiệp định Geneve ghi nước Việt Nam chỉ tạm thời chia cắt, hai năm sau sẽ "Tổng tuyển cử " thống nhất. Ai ngờ Cộng sản miền Bắc "tổng tấn công" miền Nam!

Gia đình lớn của tôi, không ai làm cho Pháp, cũng không ai theo Việt Minh. Cha tôi làm chủ một hãng thầu, nghĩ đơn giản là dân thường nên ở lại. Tôi phải về Hànội học.

    Chuyến xe lửa Hànội "tăng bo" tại ga Phạm Xá, nghĩa là hai chính quyền, hai chế độ, ngăn cách bởi một đoạn đường vài trăm mét , phải đi bộ hoặc xe ngựa. Người xuống Hải phòng ùn ùn với hành lý để đi Nam, người đi Hànội là con buôn, mang "xăng" về bán. Những toa tầu chật cứng người và chất cháy, từ chai lọ đến can chứa nhà binh, leo lên nóc tầu, bíu vào thành toa, liều lĩnh, hỗn loạn ...

    Tới cầu Long Biên tức là vào Hànội. Tầu lắc lư, người va chạm người. Thằng bé ù chạc 15 tuổi, quắc mắt nhìn tôi:
"Đề nghị đồng chí xác định lại thái độ, lập trường tư tưởng..!".

    Tôi bàng hoàng vì thứ ngoại ngữ Trung quốc, phiên âm thành tiếng Việt, nghe lần đầu không hiểu, để rồi phải "học tập" suốt 20 năm, "ngoại ngữ cộng sản": đấu tranh, cảnh giác, căm thù và ...tiêu diệt giai cấp! (Thứ ngôn ngữ này ghi trong ngoặc kép).

Hànội im lìm trong tiết đông lạnh giá, người Hànội e dè nghe ngóng từng "chính sách "mới ban hành.  "Cán bộ" và "bộ đội" chỉ khác nhau có ngôi sao trên mũ bằng nan tre, phủ lớp vải mầu cỏ úa, gọi là "mũ bộ đội", sau này có tên là "nón cối".  Hànội "xuất hiện" đôi dép "Bình Trị Thiên", người Bắc gọi là "dép lốp", ghi vào lịch sử thành "dép râu".  Chiếc áo dài duyên dáng, thướt tha của thiếu nữ Hànội được coi là "biểu hiện" của "tư sản, phong kiến", biến mất trong mười mấy năm sau, vì "triệt để cách mạng".  Lần đầu tiên , "toàn thể chị em phụ nữ" đều mặc giống nhau : áo "sơ mi", quần đen.  Hãn hữu , như đám cưới mới mặc sơ mi trắng vì "cả nước" không có xà phòng.

    Chơi vơi trong Hànội, tôi đi tìm thầy xưa, bạn cũ, hầu hết đã đi Nam.  Tôi phải học năm cuối cùng, Tú tài 2, cùng một số "lớp Chín hậu phương", năm sau sẽ sát nhập thành "hệ mười năm". Số học sinh "lớp Chín" này vào lớp không phải để học, mà là "tổ chức Hiệu đoàn", nhận "chỉ thị của Thành đoàn" rồi "phát động phong trào chống văn hóa nô dịch!".  Họ truy lùng...đốt sách !  Tôi đã phải nhồi nhét đầy ba bao tải, Hiệu đoàn "kiểm tra", lục lọi, từ quyển vở chép thơ, nhạc, đến tiểu thuyết và sách quý, mang "tập trung" tại Thư viện phố Tràng Thi, để đốt.  Lửa cháy bập bùng mấy ngày, trong niềm "phấn khởi", lời hô khẩu hiệu "quyết tâm", và "phát biểu của bí thư Thành đoàn": tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn là ..."cực kỳ phản động!".  Vào lớp học với những "phê bình, kiểm thảo...cảnh giác, lập trường", tôi đành bỏ học.  Chiếc radio Philip, "tự nguyện " mang ra "đồn công an", thế là hết, gia tài của tôi!

    Mất đời học sinh , tôi bắt đầu cuộc sống đọa đày vì "thành phần giai cấp", "sổ hộ khẩu", "tem, phiếu thực phẩm" , "lao động nghĩa vụ hàng tháng".  Đây là chính sách dồn ép thanh niên Hànội đi "lao động công trường", miền rừng núi xa xôi.  Tôi chỉ bám Hànôi được 2 năm là bị "cắt hộ khẩu", ...đi tù!
Tết đầu tiên sau "tiếp quản", còn được gọi là" sau hòa bình lập lại", Hànội mơ hồ. Những bộ mặt vàng võ , áo quần nhầu nát, xám xịt, thái độ "ít cởi mở", từ "nông thôn" kéo về chiếm nhà người Hànội di cư.  Người Hànội ở lại bắt đầu hoang mang vì những tin dồn và "chỉ thị":  ăn Tết "đơn giản, tiết kiệm".  Hàng hóa hiếm dần, "hàng nội" thay cho "hàng ngoại".

    Âm thầm, tôi dạo bước bên bờ Hồ Gươm, tối 30 Tết.  Tháp Rùa, Cầu Thê Húc nhạt nhòa, ảm đạm, đền Ngọc Sơn vắng lặng.  Chỉ có Nhà Thủy Tạ, đêm nay có ca nhạc, lần cuối cùng của nghệ sĩ Hànội.  Đoàn Chuẩn nhớ thương hát  "Gửi người em gái miền Nam", để rồi bị đấu tố là tư sản, rạp xinê Đại Đồng phố Hàng Cót bị "tịch thu".  Hoàng Giác ca bài "Bóng ngày qua", thành "tề ngụy", hiệu đàn nhỏ phố Cầu Gỗ phải dẹp, vào tổ đan mũ nan, làn mây, sống "tiêu cực" hết đời trong đói nghèo, khốn khổ.  Danh ca Minh Đỗ,  Ngọc Bảo, nhạc sĩ Tạ Tấn, sau này làm gì, sống ra sao, "phân tán", chẳng ai còn gặp nhau, sợ thành "phản động tụ tập".

    "Chỉ thị Đảng và Ủy ban Thành"  "phổ biến rộng rãi trong quần chúng"  là diệt chó. "Toàn dân diệt chó", từ thành thị đến "nông thôn".  Gậy gộc, giây thừng, đòn gánh, nện chết hoặc bắt trói, rồi đầu làng, góc phố  "liên hoan tập thể".  Lý do giết chó, nói là trừ bệnh chó dại, nhưng đó là "chủ trương" , chuẩn bị cho đấu tố "cải tạo tư sản" và "cải cách ruộng đất".  Du kích, công an rình mò, "theo dõi",  "nắm vững tình hình" không bị lộ bởi chó sủa.  Mọi nơi im phăng phắc ban đêm, mọi người nín thở đợi chờ thảm họa.

Hànội đói và rách, khoai sắn chiếm 2 phần tem gạo, 3 mét vải "cung cấp" một năm theo "từng người trong hộ".  Mẹ may thêm chiếc quần "đi lao động " thì con nít cởi truồng.  Người thành thị, làm cật lực, xây dựng cơ ngơi, có ai ngờ bị quy là "tư sản bóc lột"?  nhẹ hơn là "tiểu tư sản", vẫn là "đối tượng của cách mạng".

    Nông dân có dăm sào ruộng đất gia truyền vẫn bị quy là "địa chủ cường hào"! Giáo sư Trương văn Minh, hiệu trưởng trường Tây Sơn, ngày đầu "học tập", đã nhẩy lầu, tự tử.

    "Tư sản Hànội" di cư hết, chẳng còn bao nhiêu, nên "công tác cải tạo được làm "gọn nhẹ" và "thành công vượt mức", nghĩa là mang bắn một, hai người "điển hình", coi là "bọn đầu xỏ"  "đầu cơ tích trữ", còn thì "kiểm kê", đánh "thuế hàng hóa", "truy thu", rồi "tịch thu" vì "ngoan cố, chống lại cách mạng!".
    Báo, đài hàng ngày tường thuật chuyện đấu tố, kể tội ác địa chủ, theo bài bản của "đội cải cách" về làng, "bắt rễ" "bần cố nông", "chuẩn bị thật tốt", nghĩa là bắt học thuộc lòng "từng điểm" : tội ác địa chủ thì phải có hiếp dâm, đánh đập, bắt con ở đợ, "điển hình" thì mang thai nhi cho vào cối giã, nấu cho lợn ăn, đánh chết tá điền, hiếp vợ sặc máu ...!  Một vài vụ, do "Đảng lãnh đạo", "vận động tốt", con gái, con dâu địa chủ, "thoát ly giai cấp", "tích cực" "tố cáo tội ác" của cha mẹ .  Cảnh tượng này thật não nùng !  Lời Bác dạy suốt mấy mươi năm : "Trung với Đảng, hiếu với dân ..." là vậy!

    "Bần cố nông" cắm biển nhận ruộng được chia, chưa cấy xong hai vụ thì "vào hợp tác", "làm ăn tập thể", ruộng đất lại thu hồi về "cộng sản" .

    "Toàn miền Bắc" biết được điều "cơ bản" về Xã hội chủ nghĩa là... nói dối!  Mọi người, mọi nhà "thi đua nói dối", nói những gì Đảng nói.  Nói dối để sống còn, tránh "đàn áp", lâu rồi thành "nếp sống", cả một thế hệ hoặc lặng câm, hoặc nói dối, vì được "rèn luyện" trong xã hội ngục tù, lấy "công an" làm "nòng cốt" chế độ.

Ở Mỹ, ai hỏi bạn: "How are you?", bạn trả lời: "I'm fine, thank you". Ở miền Bắc, thời đại Hồ chí Minh, "cán bộ" hỏi: "công tác" thế nào?, dù làm nghề bơm xe, vá lốp, người ta trả lời: "...rất phấn khởi, ra sức thi đua, lập thành tích chào mừng... các nước anh em!"

Bị bắt bên bờ sông Bến Hải, giới tuyến chia hai miền Nam Bắc, năm 19 tuổi, tôi bị giong về Lệ Thủy bởi "bộ đội biên phòng", được "tự do" ở trong nhà chị "du kích" hai ngày, đợi đò về Đồng Hới.  Trải 9 trại giam nữa thì về tới Hỏa Lò Hànội, vào xà lim. Cảnh tù tội chẳng có gì tươi đẹp,  xã hội cũng là một nhà tù, không như báo, đài hằng ngày kêu to "Chế độ ta tươi đẹp".

    Cơ hàn thiết thân, bất cố liêm sỉ, người tù "biến chất", người tứ chiến kéo về, nhận là người Hànội, đói rét triền miên nên cũng "biến chất"!  Đối xử lọc lừa, gia đình, bè bạn, họ hàng, "tiếp xúc" với nhau phải "luôn luôn cảnh giác".  Hànội đã mất nền lễ giáo cổ xưa, Hànội suy xụp tinh thần vì danh từ "đồng chí"!   

    Nằm trong xà lim, không có ngày đêm, giờ giấc, nghe tiếng động mà suy đoán "tình hình" Ánh diện tù mù chiếu ô cửa sổ nhỏ song sắt, cao quá đầu, tôi đứng trên xà lim, dùng ngón tay vẽ chữ lên tường, "liên lạc" được với Thụy An ở xà lim phía trước.

Thụy An là người Hànội ở lại, "tham gia hoạt động " Nhân Văn Giai Phẩm, đòi tự do cho văn nghệ sĩ, sau chuyển lên rừng, không có ngày về Hànội.  Bà đã dùng đũa tre chọc mù một mắt, nói câu khí phách truyền tụng: "Chế độ này chỉ đáng nhìn bằng nửa con mắt !"

    Người du lịch Việt Nam , ít có ai lên vùng thượng du xứ Bắc, tỉnh Lào Cai, có trại tù Phong Quang hà khắc, có thung sâu heo hút, có tù chính trị chặt tre vầu theo "định mức chỉ tiêu".  Rừng núi bao la, tiếng chim "bắt cô trói cột",  nấc lên nức nở, tiếng gà gô,  thức giấc,  sương mù quanh năm.

    Phố Hàng Đào Hànội, vốn là "con đường tư sản", có người trai trẻ tên Kim, học sinh Albert Sarreaut.  Học trường Tây thì phải chịu sự "căm thù đế quốc" của Đảng, "đế quốc Pháp" trước kia và "đế quốc Mỹ" sau này.  Tù chính trị nhốt lẫn với lưu manh, chưa đủ một năm, Kim Hàng Đào "bất mãn" trở thành Kim Cụt, bị chặt đứt cánh tay đến vai, không thuốc, không "nhà thương" mà vẫn không chết.

    Phố Nguyễn công Trứ gần Nhà Rượu, phía Nam Hànội, người thanh niên đẹp trai, có biệt danh Phan Sữa, giỏi đàn guitar, mê nhạc Đoàn Chuẩn, đi tù Phong Quang vì "lãng mạn".  Không hành lý nhưng vẫn ôm theo cây đàn guitar.  Chỉ vì "tiểu tư sản",  không "tiến bộ",  không có ngày về...!  Ba tháng "kỷ luật",  Phan Sữa hấp hối,  khiêng ra khỏi Cổng Trời cao vút, gió núi mây ngàn, thì tiêu tan giấc mơ Tình nghệ sĩ !

    Người già Hànội chết dần, thế hệ thứ hai, "xung phong", "tình nguyện" hoặc bị "tập trung" xa rời Hànội.  Bộ công an "quyết tâm quét sạch tàn dư đế quốc, phản động", nên chỉ còn người Hànội từ "kháng chiến" về, "nhất trí tán thành" những gì Đảng ...nói dối !

Tôi may mắn sống sót, dù mang lý lịch "bôi đen chế độ", "âm mưu lật đổ chính quyền", trở thành người "Hànội di cư", 10 năm về Hànội đôi lần, khó khăn vì "trình báo hộ khẩu", "tạm trú tạm vắng". "Kinh nghiệm bản thân" , "phấn đấu vượt qua bao khó khăn , gian khổ", số lần tù đã quên trong trí nhớ, tôi sống tại Hải phòng, vùng biển.

    Hải phòng là cơ hội "ngàn năm một thuở" cho người Hànội "vượt biên" khi chính quyền Hànội chống Tầu,  xua đuổi "người Hoa" ra biển, khi nước Mỹ và thế giới đón nhận "thuyền nhân" tị nạn.
Năm 1980, tôi vào Sàigòn, thành phố đã mất tên sau "ngày giải phóng miền Nam". Vào Nam, tuy phải lén lút mà đi, nhưng vẫn còn dễ hơn "di chuyển" trong các tỉnh miền Bắc trước đây. Tôi bước trên đường Tự Do, hưởng chút dư hương của Sài gòn cũ, cảnh tượng rồi cũng đổi thay như Hànội đã đổi thay sau 1954  vì "cán ngố" cai trị.

    Miền Nam "vượt biển" ào ạt, nghe nói dễ hơn nên tôi vào Sàigòn, tìm manh mối.  Gặp cha mẹ ca sĩ Thanh Lan tại nhà, đường Hồ Xuân Hương, gặp cựu sĩ quan Cộng Hòa, anh Minh, anh Ngọc, đường Trần quốc Toản, tù từ miền Bắc trở về.  Đường ra biển tính theo  "cây", bảy, tám cây (vàng lá) mà dễ bị lừa. Chị Thanh Chi (mẹ Thanh Lan) nhìn "nón cối" "ngụy trang" của tôi, mỉm cười: "Trông anh như cán ngố, mà chẳng ngố chút nào!"

    "Hànội, trí thức thời Tây, chứ bộ...!. Cả nước Việt Nam, ai cũng sẽ trở thành diễn viên, kịch sĩ giỏi!"
Về lại Hảiphòng với "giấy giới thiệu" của "Sở giao thông" do "móc ngoặc" với "cán bộ miền Nam" ở Saigòn, tôi đã tìm ra "biện pháp tốt nhất" là những dân chài miền Bắc vùng ven biển.  Đã đến lúc câu truyền tụng "Nếu cái cột điện mà biết đi....", dân Bắc "thấm nhuần" nên "nỗ lực" vượt biên.

Năm bốn mươi tư tuổi, tôi tìm được Tự Do, định cư tại Mỹ, học tiếng Anh ngày càng khá, nhưng nói tiếng Việt với đồng hương, vẫn còn pha chút "ngoại ngữ " năm xưa.  Cuộc sống của tôi ở Việt Nam đã đến "mức độ" khốn cùng, nên tan nát, thương đau.  Khi đã lang thang "đầu đường xó chợ" thì mới đủ "tiêu chuẩn" "xuống thành phần",  lý lịch có thể ghi là "dân nghèo thành thị", nhưng vẫn không bao giờ được vào "công nhân biên chế nhà nước".  Tôi mang nhẫn nhục, "kiên trì" sang Mỹ, làm lại cuộc đời, nên "đạt kết quả vô cùng tốt đẹp", "đạt được nguyện vọng" hằng ước mơ!

Có người "kêu ca" về "chế độ tư bản" Mỹ tạo nên cuộc sống lo âu, tất bật hàng ngày, thì xin "thông cảm" với tôi, ngợi ca nước Mỹ đã cho tôi nhân quyền, dân chủ, trở thành công dân Hoa kỳ gốc Việt, hưởng đầy đủ "phúc lợi xã hội", còn đẹp hơn tả trong sách Mác Lê về giấc mơ Cộng sản.

    Chủ nghĩa Cộng sản xụp đổ rồi. Cộng sản Việt Nam bây giờ "đổi mới". Tiếng "đổi" và "đổ" chỉ khác một chữ "i".  Người Việt Nam sẽ cắt đứt chữ "i" , dù phải từ từ, bằng "diễn biến hòa bình".  Chế độ Việt cộng "nhất định phải đổ", đó là "quy luật tất yếu của lịch sử nhân loại".

Ôi!  "đỉnh cao trí tuệ",  một mớ danh từ ...!
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Những điều trông thấy
Reply #247 - 05. Feb 2012 , 10:02
 

Để trả lời những ai vẫn còn tin (hoặc cố ý tuyên truyền) rằng "Miền Bắc có chính nghĩa giải phóng dân tộc":

“GIẢI PHÓNG” Nỗi Kinh Hoàng Của Người Dân Nam Việt

Tien Sy Le Hien Duong
June 1, 2010 Bình Luận
http://xa.yimg.com/kq/groups/20739503/695334258/name/Liberation.pdf


Ngày nay hầu như nhân loại trên khắp hoàn cầu đều lấy năm Chúa Kitô giáng sinh làm mốc định thời gian, chúng ta đang ở vào năm 2010, tức là 2010 năm kể từ ngày Chúa giáng thế. Nhiều sự kiện khoa học hay lịch sử cũng được xác định dựa trên mốc thời gian này cho dù những dữ kiện đó hoàn toàn không liên quan gì đến niềm tin tôn giáo hay tín ngưỡng Chẵng hạn nhà toán học Pythagore sinh năm 580 và mất năm 500 trước Công Nguyên, Tề Hoàn Công trị vì từ năm 685 đến năm 643 trước Công Nguyên…, Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng xảy ra năm 42 sau Công Nguyên…

Các văn bản bằng tiếng Anh thì dùng BC (before Christ) hoặc AD (Anno domini) để chỉ những sự kiện xảy ra trước hoặc sau Thiên Chúa giáng thế. Riêng người Việt nam chúng ta từ trong Nam ngoài chí Bắc từ sau 30 tháng tư năm 1975 lại có một mốc định thời gian mới: “hồi trước giải phóng” hay “hồi sau giải phóng”, tất nhiên người Việt mình nghe mãi rồi quen tai và không thấy gì phản cảm khi dùng hoặc nghe cụm từ này… Nhưng khi tôi vô tình dùng nó lúc nói chuyện với một đồng nghiệp người nước ngoài rằng “…after the liberation of the south…” thì ông ta sững sốt hỏi ngay rằng “… liberation from what?…” – Giải phóng khỏi cái gì? Thì tôi mới hốt hoảng với cách dùng cụm từ này để định mốc thời gian của người Việt… bởi đối với hầu hết người Việt, nhất là người miền Nam hoặc đối với cả đồng bào miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 nữa, thì “giải phóng” là một nỗi ám ảnh trong cả đời người…

Còn nhớ ngày 30 Tư năm 1975, lúc đó chúng tôi còn là sinh viên của đại học sư phạm Vinh đã hồ hởi, phấn khởi hò reo meeting nhiều đêm ngày để mừng Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, bởi chúng tôi tin rằng từ đây đồng bào Miền Nam ruột thịt của chúng tôi sẽ không còn đói rách lầm than và không còn sống trong cảnh “ngụy kềm, Mỹ hãm” nữa… Họ đã được đảng và Bác cùng nhân dân Miền Bắc chúng tôi giải phóng. Và những tháng tiếp theo đó chúng tôi được tận mắt nhìn thấy hàng đàn hàng lủ bọn ngụy quyền ác ôn bị sự trừng phạt của chính quyền cách mạng, của nhân dân miền Bắc và của chính chúng tôi… Số là mỗi tuần một lần. chúng tôi được chính quyền và ban giám hiệu nhà trường thông báo vào những ngày giờ có những ô tô của cục quân pháp chuyển tù cải tạo là những sỹ quan, ngụy quyền ác ôn của chính quyền Mỹ Thiệu đi ngang qua địa phương để đến các trại cải tạo ở mạn ngược. Cùng với đồng bào địa phương, mỗi sinh viên chúng tôi phải chuẩn bị đầy đủ cơ số đá trứng nhặt từ đường ray xe lửa để khi đoàn xe tù đi ngang qua là hô hào toàn dân trút những trận mưa đá lên đầu những tên ngụy quyền ác ôn này, bởi chúng có quá nhiều nợ máu với nhân dân, với đất nước… Và sau mỗi lần trừng trị bọn ngụy quyền ác ôn đó, chúng tôi đều có hội họp, báo công và được tuyên dương khen thửơng, được kết nạp vào đoàn, được vinh dự đứng vào hang ngũ của đảng vì đã đả thương được bao nhiêu sỹ quan ngụy quyền đó. Tất nhiên là cũng có nhiều buổi họp báo công, chúng tôi cũng bị phê bình kiểm điểm vì đã không có trường hợp thương vong nào được ghi nhận trong những vụ “tập kích” đó…

Kết thúc 4 năm đại học với vô số những cuộc tập kích để ném đá vào những xe chuyển tù, rồi chúng tôi cũng tốt nghiệp đại học, rồi được đảng và nhà nước chi viện vào miền Nam để mang ánh sáng văn hóa vào cho đồng bào miền Nam ruột thịt bao năm qua sống trong u tối lầm than vì cứ liên miên bị ngụy kềm, Mỹ hãm chứ đâu có được học hành gì…

Chúng tôi thực sự choáng ngợp khi xe qua khỏi vùng chiến sự Quảng Trị, đến Huế, đến Đà Nẵng.. rồi Nha Trang, Sài Gòn rồi về Miền Tây, đến thị trấn Cao Lãnh, đâu đâu cũng lầu đài phố xá chứ có tường đất mái tranh như ở thành phố Vinh chúng tôi đâu!

Nhận xong nhiệm sở từ ty giáo dục Đồng Tháp, chúng tôi được đưa về công tác tại trường trung học sư phạm Đồng Tháp ngay tại trung tâm của thị trấn Cao Lãnh, và tại đây, trong suốt nhiều năm liền chúng tôi được bố trí ở tại khách sạn Thiên Lợi mà chính quyền cách mạng đã tịch biên từ tên tư sản Thiên Lợi… Chúng tôi đi từ choáng ngợp này đến choáng ngợp khác, bởi đây là lần đầu tiên chúng tôi biết được thế nào là “Khách Sạn”, biết được thế nào là lavabo là hố xí tự hoại, bởi cả thành phố Vinh, cả tỉnh Nghệ An chúng tôi hay thậm chí cả miền Bắc XHCN lúc bấy giờ chỉ sử dụng hố xí lộ thiên, để còn dùng nguồn “phân Bắc” này để canh tác, để tăng gia sản xuất theo sáng kiến kinh nghiệm cấp nhà nước của đại tướng Nguyễn Chí Thanh mà được bác Hồ khen thưởng và có thơ ca ngợi rằng:

“Hoan hô anh Nguyễn Chí Thanh
Anh về phân Bắc, phân xanh đầy nhà”…


Thậm chí ở xã Hưng Lĩnh, Hưng Nguyên quê tôi lúc bấy giờ còn có cả những vụ án các tập đoàn viên, các hợp tác xã viên can tội trộm cắp phân bắc từ các hố xí của láng giềng để nộp cho hợp tác xã… Tôi thấm thía hơn với những câu thơ ca ngợi miền Bắc đi lên XHCN của Tố Hữu mà ngoài sinh viên học sinh chúng tôi ra thì hầu như cả nhân dân miền Bắc lúc bấy giờ ai cũng thuộc nằm lòng:

“Dọn tí phân rơi nhặt từng ngọn lá
Mỗi hòn than mẩu thóc cân ngô
Hai tay ta gom góp dựng cơ đồ…”


Tôi bắt đầu nghi ngờ với cụm từ “giải phóng miền nam” … Rồi những trận đổi tiền để đánh tư sản, rồi nhiều nhà cửa của đồng bào bị tịch biên, rồi hàng triệu đồng bào bắt đầu bỏ nước ra đi, nhiều giáo sinh của trường chúng tôi cũng vắng dần theo làn sóng đi tìm tự do đó… tôi bắt đầu hiểu đích thực ý nghĩa của cụm từ “giải phóng niền nam” và bắt đầu cảm thấy xấu hổ cho bao nhiêu năm sống trong niềm ảo vọng mù quáng của bản thân… mà dù ở chừng mực nào cũng được xem là thành phần trí thức trong xã hội…

Dần dần tôi hiểu sâu hơn cái sự mỉa mai chua chát của hai từ “GIẢI PHÓNG” đang được dùng trong kho tàng Tiếng Việt của nước nhà… “Giải phóng miền nam” thực sự có mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc vô biên và cả sự thịnh vượng nữa với gia sản có thể đột ngột tăng lên cả 16 tấn vàng ròng… những tất nhiên chỉ cho một thiểu số trong xã hội, chỉ chừng 16 người trong tổng số non 50 triệu dân lúc bấy giờ thôi… Còn lại thì “giải phóng” đồng nghĩa với cảnh côi cút vì “sinh bắc tử nam” mất con, mất chồng, mất cha, mất anh mất em bởi họ đã vào chiến trường và không bao giờ trở về nữa… Giải phóng cũng có nghĩa là tù đày, là cải tạo nơi rừng thiêng nước độc, là mất vợ.. mất con, mất nhà cửa ruộng vườn, mất bao nhiêu người thân trên biển cả và mất hết tự do dân chủ nhân quyền và mất luôn cả tổ quốc! Rồi “giải phóng mặt bằng” cũng chỉ mang nguồn lợi lớn lao cho một nhóm quan phương, nhưng lại là nỗi ám ảnh nỗi hãi hùng của muôn dân, bởi sau “giải phóng mặt bằng” là hàng trăm đồng bào lại phải vô tù ra khám bởi tội “chống người thi hành công vụ”, bởi sau giải phóng mặt bằng là cái chết của thiếu niên Lê Xuân Dũng và Lê Hữu Nam, là thương tật của nông dân Lê Thị Thanh …

Chẳng biết người dân Việt nam từ nay còn dùng cụm từ “trước ngày giải phóng” hay “ sau ngày giải phóng” để định mốc thời gian nữa không… Riêng tôi, tôi cảm thấy quá căm thù nhân loại bởi đã bịa ra từ ngữ “giải phóng” và “giải phóng mặt bằng” mà chi để dân Việt chúng tôi vì nó mà phải khổ lụy đến dường này.


Tiến Sỹ Lê Hiển Dương
Hiệu Trưởng-Đại Học Đồng Tháp
Đồng Tháp ngày 29 tháng 5 năm 2010
Back to top
« Last Edit: 05. Feb 2012 , 10:05 by dacung »  

dacung
WWW  
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Những điều trông thấy
Reply #248 - 06. Feb 2012 , 14:29
 

Quán ăn VN gian lân: Các ban cẩn thận



Các bạn cẩn thận

Tui nay dang o VN tu 01/12/2011 den 20/02/2012 moi ve lai Phap.
O VN moi thu bay gio dat do rat nhieu so voi nam 2009, nhat la du lich
trong nuoc thi dat hon du lich cac nuoc lan can nhu Thai Lan, Lao,
Cambodge, Malaisie...
Su luu manh gian lan khap noi, an uong cung bi gian lan ke ca nhung
nha hang kha lon. Dien hinh chinh toi la nan nhan : 1 lan vao quan
Ngoc Suong o duong Suong Nguiyet Anh, an xong tinh tien minh liec qua
hoa don thay ghi 1 goi 555 gia 75000dong, ma ca ban 8 nguoi khong ai
biet hut thuoc, tu do minh kiem tra lai chi uong 10 lon bia tinh 16
lon, 2goi dau phong tinh 8 goi...
Lan 2 o quan Tibs duong Hai Ba Trung uong 4 lon bia tinh 14 lon....
Ngoai ra trong menu ghi mon an A la 110,000dong luc ghi trong hoa don
160.000dong.....

Cac ban co the pho bien nhung manh loi gian lan cho ban be khi ve du lich VN.


---------------
Anh bạn trên nói sự thật vì chúng tôi cũng vừa về từ Việt Nam hôm 15 tháng 1. Qúi vị và các bạn nên hỏi giá trước hoặc coi giá tiền ở thực đơn, nếu không sẽ bị họ tính tiền gian lận...Dưới đây là những trường hợp chúng tôi gặp phải:

- Nhà hàng CƠM NIÊU SÀI GÒN ở đường Tú Xương, sau khi ăn xong ngoài tiền thức ăn có một mục gọi là PHÍ DỊCH VỤ, thật ra là không nhiều lắm nhưng chúng tôi thắc mắc muốn hỏi cho ra lẽ, hỏi những người phục vụ có phải là tiền tip tính luôn hay là tiền thuế thì họ nói không phải, chưa thỏa mãn với câu trả lời chúng tôi bảo kêu quản lý ra nói chuyện. Quản lý của tiệm ra trả lời : " Đó là tiền đóng vào cho sự xây cất và sửa đổi tiệm và tiền may đồng phục cho nhân viên". Chúng tôi nói chuyện sửa chửa, tu bổ cho nhà hàng của anh và phí tổn may quần áo cho nhân viên của anh tại sao chúng tôi phải trả?
Chúng tôi ra về sau khi chỉ trả vừa đúng tiền thức ăn và cho riêng người phuc̣ vụ thôi. Đừng bị họ lợi dụng, chúng tôi nghỉ phần lớn là họ nghỉ Việt kiều chắc gạt dể hơn....

- Tiệm miế́n gà, phở gà CÁT TƯỜNG ở đường Thủ khoa Huân. Hai người ăn hai tô miến gà, một dĩa xôi gà và hai ly sửa đậu nành. Người tính tiển tính là 340,000, nhưng thấy sao mà mắc quá cho buổi ăn sáng bèn bảo người đó tính lại từng món với từng giá tiền...thì giá cả như vậy: miến gà mỗi tô 40,000 thì hai tô là 80,000, dĩa xôi gà là 40,000, cọng thêm hai ly sửa đậu nành mỗi ly 12,000 vị chi là 144,000 đồng. Tên tính tiền mặt mày xanh như tàu lá vì đã bị khám phá ra sự bịp bợm cứ cãi chối, cãi chày là hắn nói giá tiền như vậy từ đầu...., chúng tôi cả hai người đều nghe và cảm thấy có sự khác thường nên mới bảo tính lại...quí vị và các bạn nên cản thận, dù là số tiền không lớn nhưng cứ bị chém đều như vậy thì chắc sẽ thâm lũng nhiều thời gian dài.

- QUÁN CƠM MINH ĐỨC ở đường Tôn thất Tùng. Trước khi ăn nên hỏi giá hoặc coi giá ở thực đơn nếu không các bạn sẽ bị chém thảm thiết lắm đó....dĩa rau xào cho  ba người ăn thì giá là 40,000 nhưng nếu bạn không để ý hóa đơn thì bạn đã bị chặt gấp đôi thành 80,000 rồi. bữa cơm trưa bình dân cho ba người đáng lý chỉ có 240,000 gồm món canh, món mặn, món xào và nước uống thì đã thành gấp đôi 480,000. Có lẽ là họ thấy mình dể dãi nên lợi dụng cùng tưởng không ai để ý nên chặt thoải mái......hề...hề....

Đó là những kinh nghiệm để thêm vào cho quí vị và các bạn nếu có du lịch về thăm quê hương nên cẩn thận vì mọi sự đã thay đổi không còn như ngày xưa nửa...


Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Những điều trông thấy
Reply #249 - 06. Feb 2012 , 15:48
 


Ngày tàn của các bạo chúa
Nguyễn Hưng Quốc

...
 

Hình: ASSOCIATED PRESS



Theo trang mạng InvestmentWatch, tài sản của ông Gadhafi có thể lên đến 128 tỉ đô la
Người ta chưa biết những gì đang xảy ra trên thế giới từ mấy năm nay, đặc biệt trong năm 2011 này có phải là làn sóng dân chủ lần thứ tư của nhân loại hay không. Có lẽ cần thêm một thời gian nữa mới biết chắc được.

Tuy nhiên, trước hết, xin nhắc lại ba làn sóng dân chủ đã từng được Samuel Huntington ghi nhận và phân tích. Lần thứ nhất, từ cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20, với việc xuất hiện của một số quốc gia dân chủ đầu tiên, trong đó Mỹ đóng vai trò tiên phong (năm 1776), rồi đến Pháp (1789) và, sau nữa, ở khoảng trên 20 nước khác, chủ yếu ở Âu châu. Lần thứ hai, từ sau Đệ nhị thế chiến đến đầu thập niên 1960, với khoảng trên 30 quốc gia được lọt vào quỹ đạo dân chủ (trong đó có Đức, Ý, Nhật, Áo, v.v…). Và lần thứ ba, từ giữa thập niên 1970 đến cuối thập niên 1990, với xu thế dân chủ hóa ở các nước như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina, Brasil, Đài Loan, Hàn Quốc, và cuối cùng, các quốc gia Đông Âu sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ.

Đầu năm 2011 có vẻ như một làn sóng dân chủ khác bùng nổ, chủ yếu ở Trung Đông và Bắc Phi, trong một biến cố chính trị được gọi là Mùa xuân Ả Rập (Arab Spring) với các cuộc biểu tình rầm rộ ở Tunisia, Ai Cập, Bahrain, Syria, Yemen, Algeria, Jordan, Morocco và Oman, cũng như một số các cuộc biểu tình khác, nhỏ hơn, ở Kuwait, Lebanon, Saudi Arabia, Sudan và Western Sahara. Dường như lâu lắm rồi nhân loại mới chứng kiến những cuộc biểu tình với quy mô lớn và với sức quật cường dữ dội đến như vậy của dân chúng. Tuy nhiên, ở trên, trong câu đầu tiên đoạn này, tôi vẫn dè dặt với chữ “có vẻ”. Chỉ có vẻ thôi. Lý do là tình hình chính trị ở các quốc gia này khá phức tạp. Một số nhà độc tài vẫn còn tại vị. Ở một số nơi khác, các chế độ độc tài đã bị sụp đổ, nhưng các cuộc đấu tranh giữa các thế lực chính trị trong các quốc gia ấy vẫn còn gay gắt và dằng co, chưa ai biết, cuối cùng, chúng sẽ dẫn đến đâu cả. Người ta hy vọng đó sẽ là một nền tự do thực sự. Nhưng khả năng một chế độ độc tài khác, dựa trên thần quyền của nhóm Hồi giáo cực đoan nào đó, sẽ ra đời không phải là bất khả. Nên đành chờ.

Điều người ta chắc chắn, không còn có thể hoài nghi gì được nữa, là: nhiều chế độ độc tài kéo dài đã bị cáo chung. Nhiều tên bạo chúa cầm quyền gần như tuyệt đối suốt cả mấy chụp năm, lần lược sụp đổ. Nhiều tên độc tài khác thì đang run rẩy.

Bị sụp đổ hẳn thì có Zine el-Abidine Ben Ali ở Tunisia, Hosni Mubarak ở Egypt, Saddam Hussein ở Iraq, Ali Abdullah Saleh ở Yemen, và mới đây, Muammar Muhammad al-Gadhafi ở Libya. Đó là chưa kể Sadam Hussein ở Iraq bị treo cổ cách đây mấy năm.

Một số nhà độc tài khác còn tại vị nhưng khá run rẩy: Bashir ở Sudan (ông này đã tuyên bố không ra tranh cử vào năm 2015), vua Abdullah II bin al-Hussein ở Jordan, vua Abdullah bin Abdul-Aziz Al Saud ở Saudi Arabia, vua Hamad ở Bahrain, vua Mahammed VI ở Morocco, Bashar al-Assad ở Syria, v.v… Tất cả đều đang tỏ ra ít nhiều nhân nhượng trước các đòi hỏi chính đáng của dân chúng.

Người ta thấy gì sau khi chứng kiến sự sụp đổ của các chế độ độc tài như thế?

Thấy, ít nhất hai điều.

Thứ nhất là sự giàu có và xa hoa hầu như vô tận của những kẻ tự xưng là sẵn sàng hy sinh cả đời cho đất nước.

Lấy Tổng thống  Hosni Mubarak của Ái Cập làm ví dụ. Theo các chuyên gia Trung Đông, sau 20 năm cầm quyền (1981-2011), tài sản của Mubarak có thể lên đến 70 tỉ đô la Mỹ, bao gồm hàng tỉ đô la ký gửi ở các ngân hàng Thụy Sĩ và vô số bất động sản thuộc loại “khủng” ở những thành phổ mắc tiền hàng đầu trên thế giới như New York và Los Angeles ở Mỹ, London ở Anh, Paris ở Pháp, v.v… Nhiều người cho là tài sản thực sự của Mubarak nhiều hơn hẳn những tỉ phú vốn được xem là giàu nhất thế giới như Carlos Slim Helu (khoảng trên 53 tỉ) hay Bill Gates (khoảng 53 tỉ).

Tuy nhiên, sau khi Muammar Gadhafi sụp đổ, người ta phát hiện bảng xếp hạng nêu ở trên là không đúng sự thật. Có thể Gadhafi còn giàu hơn cả Mubarak. Theo trang mạng InvestmentWatch, tài sản của Gadhafi có thể lên đến 128 tỉ đô la, vượt xa Mubarak. Có nguồn tin cho biết đầu năm 2011, Gadhafi giao cho một nhà môi giới ở London đến 3 tỉ đô la để mua cổ phiếu. Tổng cộng, số tiền đầu tư của Gadhafi ở Anh có thể lên đến 20 tỉ bảng Anh. Số tiền đầu tư ở các ngân hàng Mỹ có lẽ còn cao hơn thế nữa, khoảng trên 30 tỉ. Đó là chưa kể một lượng tiền lớn khác, cũng hàng tỉ đô la, được kỷ gửi và đầu tư ở các nước Phi châu. Và cũng chưa kể đến số tài sản của vợ con ông. Cũng lên đến hàng tỉ đô la.

Sau khi quân nổi dậy chiếm Tripoli, người ta mới thấy cuộc sống xa hoa của Gadhafi và gia đình của ông. Miệng thì lúc nào cũng hò hét cách mạng xã hội chủ nghĩa với những khẩu hiệu như bình đẳng và tình huynh đệ, nhưng trong cuộc sống riêng thì lại hưởng thụ còn hơn cả vua chúa ngày xưa. Hết dinh thự này đến dinh thự khác. Dinh thự nào cũng mênh mông và cũng đầy những tiện nghi hết sức xa xỉ.

Thứ hai là sự yếu ớt của các chế độ độc tài ấy.

Suốt cả mấy chục năm cầm quyền một cách độc đoán, cả Mubarak lẫn Gadhafi đều gợi cho mọi người, nhất là dân chúng nước họ, cái ấn tượng là họ rất mạnh mẽ và bất khả xâm phạm. Bởi vậy, trước khi dân chúng đổ xô xuống đường, hầu như không có ai tin tưởng là chuyện ấy có thể xảy ra. Khi dân chúng đã ào ạt xuống đường rồi, cũng không mấy ai tin tưởng là họ có thể lật đổ được chính quyền. Riêng ở Libya, mặc dù Mỹ và các quốc gia đồng minh liên tục dội bom vào quân đội của Gadhafi, họ vẫn không dám tin tưởng hẳn là sẽ thắng lợi. Đến lúc quân nổi dậy sắp tràn đến thủ đô Tripoli, ai cũng hình dung một trận chiến ác liệt sẽ bùng nổ và máu sẽ ngập trên các đường phố trước khi đội quân trung thành với Gadhafi chịu buông vũ khí chấp nhận thất bại. Thế nhưng sự thật khác hẳn. Quân nổi dậy tiến vào thủ đô một cách khá dễ dàng. Đội quân được xem là trung thành với Gadhafi và từng khiến mọi người khiếp sợ bỗng buông súng đầu hàng hoặc vội vã chạy trốn. Chiến thắng nhanh chóng đến độ nhiều người đâm ngơ ngác tự hỏi: có phải Gadhafi đang trù tính một kế hoạch di tản chiến thuật để đánh bọc hậu quân nổi dậy? Mấy tuần trôi qua, người ta biết đó chỉ là một nỗi sợ vu vơ.

Và người biết nữa, sự thật này: các tên độc tài không thực sự mạnh mẽ như những ấn tượng mà chúng cố tình tạo ra cho dân chúng để dân chúng khiếp sợ và thần phục.

Cứ nhớ lại hình ảnh Saddam Hussein chui từ căn hầm bí mật lúc bị bắt vào ngày 14 tháng 12, 2003 và hình ảnh Hosni Mubarak nằm thở phập phù trên giường bệnh khi bị lôi ra toà án ở Ai Cập vào đầu tháng 8 vừa qua thì biết.

Còn không thì cứ hỏi Gadhafi nếu gặp ông ấy đang trốn chui trốn nhủi đâu đó.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ


"Thinking is easy, acting is difficult, and to put one's thoughts into action is the most difficult thing in the world."
--Johann Wolfgang von Goethe

thanks.gif
Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Những điều trông thấy
Reply #250 - 07. Feb 2012 , 16:54
 




Bệnh ghiền Internet

(Internet addiction disorder)



...

Ngày nay việc sử dụng Internet được xem như là một phần trong sinh hoạt hằng ngày của đa số chúng ta. Internet là tai mắt và đồng thời cũng là sợi dây liên lạc (email, chat) giữa mọi người với nhau.


Chúng ta, trong đó có bạn và cả tôi nữa, đều ít nhiều đều ghiền Internet chẳng khác nào mình ghiền...một loại ma túy tinh thần nào đó.

Lợi ích của Internet thì đã quá rõ ràng rồi, tuy nhiên nó cũng đã bị một số người chỉ trích và kết án thậm tệ như là một trong nhiều nguyên nhân gây nên tội phạm trong xã hội.



Ngoài ra, nó còn bị American Psychiatric Association gán thêm cho một tội khác nữa, đó là việc lạm dụng Internet một cách thái quá có thể làm cho người sử dụng bị xáo trộn về tâm thần, một hiện tượng mà các nhà tâm lý học gọi là Internet addiction disorder hay IAD.  Cũng may là American Medical Association đã không nhìn nhận IAD là chẩn đoán của một bệnh lý thật thụ.



ĐÚNG LÀ GHIỀN RỒI



Gần đây, một khảo cứu về việc sử dụng Internet và cell phone do JWT survey thực hiện trên 1011 người Hoa kỳ từ 18 tuổi trở lên gồm có 42% đàn ông và 58% đàn bà, đã đi đến kết luận là dân Mỹ đứng đầu thế giới về vụ ghiền Internet.



Cell phone và Internet chiếm một chỗ đứng quan trọng trong đời sống của người Mỹ, bởi vậy nếu hỏi họ có thể chịu đựng được bao lâu nếu không có Internet thì, 21% trả lời hai ngày, 19% trả lời vài ngày, một trong năm người trả lời là có thể chịu đựng được một tuần lễ.



Bất luận tuổi tác, 59% đàn ông và 50% đàn bà đều có thể chịu đựng tình trạng thiếu Internet chỉ trong vài ba ngày mà thôi. Cảm giác chung của họ là nếu vì lý do nào đó mà không có Internet khi họ muốn, thì họ có cảm tưởng như thiêu thiếu một cái gì đó rất quan trọng.



Nói chung, 28% người được thăm dò cho biết họ nhìn nhận họ để rất ít thời gian cho những sự tiếp xúc trực tiếp mặt đối mặt, vì họ bận xem Internet hoặc Cell phone hoặc nghe nhạc mp3 hay bận chơi games điện tử. Còn 20% thú nhận dành ít thời gian hơn lúc xưa cho những chuyện vợ chồng!



XEM EMAIL BẤT CỨ CHỖ NÀO



- 25% thú nhận thường đem Internet lên tận giường ngủ (laptop hoặc cell phone) để xem.

Trước khi ngủ, họ check email cuối cùng và đôi khi họ ngủ quên mà trong tay vẫn còn cầm cái cell phone.



- 43% cho biết họ để email mở thường trực cạnh bên giường để có thể nhận biết giữa đêm nếu có ai gởi mail đến.

- 59% người Mỹ đọc email khi vừa về tới nhà.

- Đọc ở nhà chưa đủ, một số 12% còn xách laptop hoặc mang cell phone theo vô nhà thờ để check email trong lúc Cha đang làm lễ ở phía trước.

- 37% check email lúc họ đang lái xe.

- 53% check email luôn cả lúc họ đang ở trong phòng tắm.



CHƠI GAMES VÀ NGHE NHẠC

Thật không ngờ chính phái nữ có nhiều máy để chơi games nhất: 44% ở phụ nữ so với 39% ở nam giới.

34% người được thăm dò cho biết họ có iPod hoặc dụng cụ cá nhân khác để nghe nhạc.

Đa số là giới trẻ chiếm 49% so với 15% những người trên 55 tuổi.



INTERNET THAY ĐỔI LỐI SỐNG CỦA NHIỀU NGƯỜI



- 73% người được thăm dò cho biết họ đã thay đổi cách mua sắm của họ. Càng ngày họ càng có khuynh hướng mua sắm kiểu online nghĩa là qua Internet.

- Internet được rất nhiều người ưa thích vì tính tiện dụng của nó.

- Internet giúp chúng ta phương tiện trau dồi kiến thức và sự hiểu biết qua hai công cụ tìm kiếm rất thực tiển đó là Google và Yahoo. Kế đến, email cá nhân thường được tham khảo qua cái computer cá nhân ở nhà.

Có một điểm tiện lợi là các địa chỉ Hotmail và Gmail có thể được mở ra xem ở bất cứ một computer nào khác hoặc kể cả qua cell phone. Giới trẻ thường trau đổi tin tức cho nhau qua email.

Các sites Facebook, MySpace không được dân Mỹ chiếu cố cho lắm nên được xếp vào hàng thứ 7 sau những sites như MyYahoo hay iGoogle và những sites có chuyên đề cá nhân như thể thao, nhạc, chụp ảnh, kỹ thuật, nhật báo và tạp chí điện tử, v.v…

 

KẾT LUẬN



Gọi là Ghiền Internet có đúng hay không? Chắc là đúng thôi, nhưng không phải là một loại ghiền ghê gớm bệnh hoạn như ghiền rượu, ghiền thuốc lá, ghiền đi casino, v.v…

Ghiền Internet có thể giúp chúng ta giải tỏa stress, giải khuây, thoát ly, thêm nhiều bạn bè mới, du lịch trong không gian, giúp chúng ta mở rộng tầm nhìn, tăng thêm kiến thức,v.v…

Nhờ đó, nó còn giúp chúng ta hiểu được thêm nhiều khía cạnh của nhân sinh cũng như các hỉ nộ ái ố cay đắng ngọt bùi trong cuộc sống! Nhưng cũng đôi khi có một số bà vợ lại ghen với cái computer mới là lạ chớ.

Internet là con dao hai lưỡi, có mặt tốt nhưng cũng có mặt xấu của nó, điều quan trọng là chúng ta phải biết lựa chọn nó cho đúng mà thôi…Mà thế nào là đúng, thật khó biết?

Câu trả lời là cũng còn tùy theo hoàn cảnh và cá tánh của mỗi người nữa.

Thôi, nếu thích thì cứ việc…ghiền, nhưng hãy nhớ câu...cái gì thái quá đều không tốt…hay nói theo Tây là «Toutes les extrêmes sont mauvais».


thanks.gif
Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Những điều trông thấy
Reply #251 - 28. Feb 2012 , 09:50
 




Thế giới cần nước Mỹ



...



Đoc để biết thế giới cần vai trò lãnh đạo của Mỹ để làm gì.



Sự tồn tại của nước Mỹ trước tiên giúp đảm bảo cho trật tự của thị trường và thương mại tự do – nhiệm vụ mà không một nước nào trên thế giới có đủ khả năng đảm đương.

Nhiều nhà học giả ngoại giao cho rằng dân chủ và thị trường tự do luôn tồn tại mà không cần đến sự thống trị của nước Mỹ. Bình luận gia Robert Kagan cho rằng điều đó quá khó trở thành sự thật.

Lịch sử cho thấy rằng trật tự của các nước trên thế giới luôn thay đổi. Vị thế của một nước có thể lên hay xuống và kể cả những thể chế, niềm tin và quy tắc thông thường, hệ thống kinh tế đi kèm với nó cũng biến chuyển theo.

Sự sụp đổ của đế chế La Mã kéo theo sự suy tàn không chỉ của chế độ trị vì La Mã mà còn cả chính phủ La Mã và hệ thống luật pháp kinh tế được áp dụng trải rộng từ Bắc Âu đến Bắc Phi. Văn hóa, nghệ thuật và thậm chí cả thành tựu khoa học công nghệ tụt hậu lại nhiều thế kỷ.

Lịch sử hiện đại đi theo con đường đúng như vậy. Sau chiến tranh Napoleong đầu thế kỷ 18, người Anh nắm kiểm soát vùng biển và cân bằng lại sức mạnh trên lục địa châu Âu, mang đến ổn định và an ninh ở mức độ nhất định. Sự thịnh vượng tăng lên, tự do cá nhân cải thiện và thế giới dường như tiến gần hơn đến với nhau thông qua các cuộc cách mạng trong thương mại và truyền thông.

Khi Chiến tranh Thế giới thứ Nhất nổ ra, kỷ nguyên hòa bình và tự do của nền văn minh châu Âu biến thành kỷ nguyên chuyên quyền và thảm họa kinh tế. Chế độ dân chủ và tự do từng hứa hẹn sẽ lan rộng nay chững lại và rồi đảo ngược. Sự sụp đổ của thế thống trị của người Anh và người châu Âu trong thế kỷ 20 không mang đến thời kỳ đen tối nhưng tạo ra cuộc xung đột mang tính phá hủy lớn.

Vậy nếu thế thống trị của nước Mỹ một ngày nào đó cũng đến hồi chấm dứt, mọi chuyện sẽ ra sao? Hậu quả có tồi tệ đến vậy không? Nhiều chuyên gia nghiên cứu về nước Mỹ, chính trị gia, nhà hoạch định chính sách đón nhận dự báo về khả năng trên một cách rất bình thản.

Nhìn chung người ta cảm nhận rằng sự kết thúc của thế thống trị mà nước Mỹ đang nắm giữ, nếu nó có đến, không có nghĩa nước Mỹ mất đi vị thế hiện tại đối với quốc tế, quan điểm tự do rộng khắp và sự thịnh vượng ít nước có được (ngay cả trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay) và các cuộc chiến tranh giữa cường quốc chấm dứt.

Sức mạnh của nước Mỹ có thể giảm đi, nhà nghiên cứu chính trị G. John Ikenberry khẳng định như vậy, thế nhưng yếu tố căn bản làm nên vị thế của nước Mỹ vẫn tồn tại và phát triển. Nhà bình luận Fareed Zakaria khẳng định ngay cả khi thế cân bằng trở nên bất lợi với Mỹ, cường quốc mới nổi như Trung Quốc cũng sẽ vẫn chỉ tiếp tục tồn tại trong khuôn khổ hệ thống hiện tại. Nhiều nghị sỹ Đảng Dân chủ tại Mỹ vốn đặt niềm tin vào luật lệ và các tổ chức quốc tế không tin rằng thế giới hậu Mỹ sẽ khác quá nhiều so với thế giới của người Mỹ.

Nếu ai đó khẳng định kịch bản trên khó thành sự thật, họ phải thay đổi quan điểm. Trật tự thế giới hiện đại được định hình bởi sức mạnh của nước Mỹ và phản ánh về quyền lợi cũng như lựa chọn ưu tiên của người Mỹ.

Nếu cán cân quyền lực thế giới chuyển hướng sang một hoặc một nhóm nước khác, trật tự thế giới sẽ thay đổi để phù hợp với quyền lợi và lợi ích của người Mỹ. Chúng ta không thể chắc chắn rằng tất cả quyền lực trong thế giới hậu Mỹ sẽ chấp thuận lợi ích của trật tự thế giới hiện đại hoặc có đủ khả năng để duy trì nó, ngay cả nếu họ muốn thế.

Nhiều người trong chúng ta mặc nhiên thừa nhận thế giới như nó vốn có hiện nay. Thế nhưng chắc chắn mọi chuyện sẽ rất khác nếu không có nước Mỹ đứng đầu. Chuyên gia Robert Kagan nói chuyện với người đứng đầu tại thành phố Washington về cuốn sách mới của ông có tên “The World America Made” tạm dịch “Thế giới do nước Mỹ tạo ra” và việc liệu nước Mỹ có tránh được sự đi xuống.

Hãy nói đến vấn đề dân chủ. Đã nhiều thập kỷ qua, cán cân quyền lực trên thế giới đã ủng hộ cho chính phủ dân chủ. Nếu Trung Quốc và Nga mạnh lên trong tương lai, chính trường thế giới sẽ khác. Sự cân bằng trong một thế giới mới, đa cực sẽ có lợi cho dân chủ hơn nếu một số nước dân chủ mới nổi bao gồm Braxin, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi bù đắp được sự thiếu hụt của nước Mỹ. Tất nhiên chẳng nước nào trên đây có mong muốn hoặc thậm chí đủ khả năng để làm được việc đó.

Vậy trật tự kinh tế của thị trường và thương mại tự do thì sao? Người ta khẳng định Trung Quốc và một số cường quốc mới nổi khác đã hưởng lợi quá nhiều từ hệ thống hiện tại sẽ không muốn thay đổi nó. Họ sẽ không dại gì làm thịt “con ngỗng đẻ trứng vàng”.

Trong bài phát biểu toàn liên bang mới đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nói đến vấn đề liệu có thực nước Mỹ đang đi xuống. Ông tuyên bố: “Nước Mỹ đang trở lại. Bất kỳ ai nói với bạn rằng nước Mỹ đang suy tàn hoặc tầm ảnh hưởng của nước Mỹ đã yếu đi, thực ra chẳng hiểu họ đang nói về cái gì. Nước Mỹ vẫn giữ vị thế không thể thiếu trong các vấn đề quốc tế và chừng nào tôi còn là Tổng thống, tôi sẽ vẫn đảm bảo được điều đó.”

Ông Kagan lý giải: “ Chẳng Tổng thống Mỹ nào muốn nói trước về sự đi xuống của nước Mỹ và thật tốt khi thấy Tổng thống Mỹ bác bỏ ý kiến cho rằng nước Mỹ của ông được xây dựng trên quan điểm tầm ảnh hưởng của nước Mỹ giảm sút.”

Thật không may, có thể họ không thể tự cứu lấy chính mình. Sự tạo ra và tồn tại của trật tự kinh tế tự do cho đến nay phụ thuộc vào cường quốc sẵn sàng và có khả năng hỗ trợ cho thương mại, thị trường tự do, thường bằng sức mạnh của hải quân. Vậy nếu một nước Mỹ đang suy tàn không thể nắm được thế thống trị đối với một số vùng lãnh hải, nước nào dám đứng ra đảm nhận trọng trách và gánh nặng tài chính của nhiệm vụ trên? Dường như chẳng có nước nào.

Nếu một ai đó làm được, liệu nó có dẫn đến căng thẳng tăng cao hơn? Trung Quốc và Ấn Độ đang xây dựng lực lượng hải quân hùng mạnh hơn nhưng kết cục sự chạy đua chỉ ngày một lớn dần chứ không phải an ninh được đảm bảo hơn.

Người Trung Quốc có thực sự đánh giá cao hệ thống kinh tế cởi mở hay không? Kinh tế Trung Quốc có thể sớm trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, thế nhưng còn lâu mới thành nền kinh tế giàu có nhất. Quy mô kinh tế Trung Quốc có được nhờ một cộng đồng dân số lớn nhất thế giới thế nhưng nếu tính bình quân đầu người, Trung Quốc vẫn còn rất nghèo.

GDP bình quân đầu người tại Mỹ, Đức và Nhật hiện khoảng trên 40 nghìn USD, Trung Quốc hơn 4 nghìn USD một chút, chỉ tương đương với Angola, Algeria…Ngay cả nếu dự báo lạc quan nhất thành sự thật, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc vào năm 2030 cũng chỉ bằng một nửa của Mỹ hiện nay và tương đương với Slovenia hay Hy Lạp bây giờ.

Nước Mỹ cần tồn tại để giữ cho trật tự thế giới hiện tại ổn định, cái thay thế cho sức mạnh Mỹ chẳng mang lại hòa bình mà chỉ toàn sự hỗn loạn và thảm họa.

Giống như ông Arvind Subramanian và nhiều chuyên gia kinh tế khác đã chỉ ra, mọi chuyện sẽ thay đổi rất nhiều. Trong quá khứ, nhóm nền kinh tế quy mô lớn nhất và thống trị thế giới cũng đồng nghĩa với giàu có nhất. Quốc gia nào mà người dân hiển nhiên chiến thắng trong hệ thống kinh tế không giới hạn thường không muốn theo đuổi chính sách bảo hộ và luôn muốn giữ hệ thống mở.

Lãnh đạo Trung Quốc, đứng đầu một đất nước nghèo và vẫn đang phát triển, không thực sự muốn mở cửa nền kinh tế. Họ đã bắt đầu đóng cửa một số lĩnh vực, tránh cạnh tranh từ nước ngoài và nhiều khả năng sẽ tiếp tục làm như vậy với nhiều lĩnh vực khác trong tương lai.

Ngay cả nhiều chuyên gia kinh tế lạc quan như ông Subramanian cũng tin rằng trật tự kinh tế tự do sẽ cần đến yếu tố đảm bảo trong một kịch bản mà Trung Quốc thực hiện quyền thống trị bằng cách đảo ngược chính sách trước đây hoặc không mở cửa một số lĩnh vực của nền kinh tế vốn hiện đã bị đóng kín quá mức.

Phần lớn thế giới chào đón sự thống trị kinh tế của Mỹ bởi Mỹ luôn tạo ra tiền cho các nước đối tác. Sự thống trị kinh tế thế giới của Trung Quốc sẽ được “chào đón” theo cách khác.

Không giống kỷ nguyên thống trị thế giới của người Anh và sau này đến người Mỹ, sức mạnh kinh tế tập trong vào một nhóm cá nhân hay tập đoàn, hệ thống của Trung Quốc giống như hệ thống thương mại của nhiều thế kỷ trước. Chính phủ tích lũy tài sản để đảm bảo cho hệ thống quản lý, chi tiền cho quân đội và hải quân nhằm cạnh tranh với nhiều thế lực khác trên thế giới.

Dù người Trung Quốc hưởng lợi nhiều từ trật tự kinh tế kinh tế mở, cuối cùng có thể họ có thể hủy hoại nó bởi họ ưu tiên đảm bảo tài sản của nhà nước và quyền lực đi kèm với nó. “Con ngỗng đẻ trứng vàng” cuối cùng có thể sẽ bị giết thịt bởi người ta không biết làm cách nào để giữ cho nó và chính họ cùng tồn tại.

Cuối cùng, sự hòa bình giữa các cường quốc đã được duy trì trong suốt 6 thập kỷ qua sẽ như thế nào? Liệu nó có tồn tại được trong một thế giới hậu Mỹ?
Nhiều bình luận gia muốn kịch bản trên xảy ra cho rằng sự thống trị của Mỹ sẽ được thay đổi bởi sự hòa thuận đa cực. Hệ thống đa cực xưa nay không ổn định cũng chẳng mang lại hòa bình. Sự bình đẳng tương đối giữa các cường quốc là nguồn gốc của sự bất ổn dẫn đến nhiều tính toán sai lầm.

Từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18, cuộc chiến giữa các cường quốc đã trở thành điều bình thường trong thế giới đa cực; có thể kể đến rất nhiều cuộc chiến tranh mang tính phá hủy trên phạm vi toàn châu Âu sau Cuộc Cách mạng Pháp và kết thúc với sự thất bại của Napoleon vào năm 1815.

Thế kỷ 19 nổi bật với hàng loạt cuộc chiến giữa các cường quốc kéo dài nhiều thế kỷ, nổi bật với một số cuộc xung đột chính. Cuộc chiến tranh Krym (1853 – 1856) có thể coi như một cuộc tiểu Chiến tranh Thế giới có sự tham gia của hơn 1 triệu người Nga, Pháp, Anh và Thổ Nhĩ Kỳ cũng như lực lượng quân sự từ 9 quốc gia khác. Hơn nửa triệu người chết và rất nhiều người bị thương. Trong chiến tranh Pháp – Phổ (1870 – 1871), chính phủ hai quốc gia đã cử tới 2 triệu lính tham gia và trong đó nửa triệu người mất mạng hoặc bị thương.

Thời kỳ hòa bình sau các cuộc xung đột trên nổi bật với căng thẳng và cạnh tranh căng cao, rất nhiều cuộc chiến nổ ra trên cả đất liền và vùng biển. Đỉnh điểm phải kể đến Chiến tranh Thế giới thứ Nhất, cuộc chiến hủy hoại và gây nhiều thương vong nhất trong lịch sử nhân loại. Như nhà khoa học chính trị Robert W. Tucker đã chỉ ra: “Chiến tranh vẫn là công cụ để đảm bảo cán cân quyền lực.”

Chẳng có lý do gì để tin việc trở lại thế giới đa cực trong thế kỷ 21 sẽ mang đến ổn định và hòa bình nhiều hơn so với trong quá khứ. Kỷ nguyên thống trị của nước Mỹ đã cho thấy rằng chẳng có công thức nào mang lại sự hòa bình cho các cường quốc hơn là sự chắc chắn về việc ai đang ở thế “bề trên”.

Tổng thống Mỹ Bill Clinton trước đây khi rời Nhà Trắng đã luôn giữ niềm tin rằng nhiệm vụ quan trọng của nước Mỹ là tạo ra một thế giới mà chúng ta sống nhưng không còn là siêu cường duy nhất của thế giới, và rằng cần chuẩn bị sẵn sàng cho thời gian mà nước Mỹ sẽ phải chia sẻ võ đài với nước khác.
Ông không sai khi mong mỏi điều trên xảy ra. Thế nhưng liệu có làm được mọi chuyện không?

Trên phương diện an ninh, luật lệ và tổ chức trật tự quốc tế không tồn tại sự đi xuống của nhiều quốc gia không công nhận nó. Họ giống như giàn giáo xung quanh một tòa nhà: Họ không đẩy tòa nhà đứng vững mà tòa nhà giữ cho họ đứng.

Nhiều chuyên gia về chính sách ngoại giao quốc tế coi trật tự quốc tế hiện tại như kết quả tất yếu của sự tiến hóa nhân loại, sự kết hợp của khóa học và công nghệ tiên tiến, kinh tế toàn cầu, các tổ chức quốc tế mạnh lên, phát triển nguyên tắc ứng xử quốc tế và dân chủ trong nhiều chính phủ.

Trật tự quốc tế không phải sự tiến hóa, nó là sự áp đặt. Nó là sự thống trị của tầm nhìn của nước này lên trên nước khác và trong trường hợp nước Mỹ, sự thống trị của ý tưởng thị trường tự do cũng như nguyên tắc dân chủ cùng với hệ thống quốc tế ủng hộ nó. Trật tự hiện tại chỉ có thể được duy trì miễn những ai ủng hộ và hưởng lợi từ nó duy trì mong muốn và có khả năng bảo vệ nó.

Nếu sức mạnh Mỹ đi xuống, tổ chức và luật lệ mà sức mạnh Mỹ ủng hộ nó cũng sẽ đi xuống. Hoặc cụ thể hơn, nếu lịch sử mang đến cho chúng ta một bài học, tất cả các yếu tố trên sẽ cùng sụp đổ khi chúng ta chuyển sang một thứ trật tự mới hoặc sự lộn xộn, mất trật tự. Cuối cùng chúng ta sẽ phải thừa nhận rằng nước Mỹ cần tồn tại để giữ cho trật tự thế giới hiện tại ổn định, cái thay thế cho sức mạnh Mỹ chẳng mang lại hòa bình mà chỉ toàn sự hỗn loạn và thảm họa – thế giới thực tế đã chìm trong bất ổn như thế trước khi vị thế Mỹ được xác lập.

Ngọc Diệp
Theo TTVN/Economist,WSJ



thanks.gif

Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Những điều trông thấy
Reply #252 - 07. Mar 2012 , 06:35
 
Còn cái nhục nào hơn cái nhục nầy:


Con gái Việt Nam như những món hàng rao bán !


...

Buy a wife from Vietnam for only 6000 USD.1. Guaranteed virgin2. Guaranteed to be delivered within 90 days3. NO extra charges4. If ran away within a year you get another one for FREE
____________

Quảng cáo tại Trung Cộng :


“Mua 1 cô vợ Việt Nam giá 6,000 USD1. Bảo đảm còn trinh2. Bảo đảm giao hàng trong vòng 90 ngày3. Không phụ phí4. Nếu bị cô ta tron di trong vòng 1 năm, được 1 cô khác miễn phí.”
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Những điều trông thấy
Reply #253 - 15. Mar 2012 , 14:19
 
GIỜ ĐÂY, VIỆT NAM ... Còn Hay Đã Mất !!!??

(03/14/2012)
Lại tư Mỹ

Biết bao sự kiện tang thương xảy ra cho quê hương Việt Nam chúng ta từ ngày Cộng sản xuất hiện trên mảnh đất hiền hòa này, từ cải cách ruộng đất, trăm hoa đua nở, đến chiến tranh Nam Bắc huynh đệ tương tàn, đến cuộc di tản vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại năm 1975, đến Bôxit Tây nguyên , bán rừng, bán biển ....... xã hội băng hoại đến tận cùng, đàn áp tiêu diệt tôn giáo, đàn áp mọi tiếng nói yêu nước , bao nhiêu dân oan, bao nhiêu tù oan, bao nhiêu cái chết tang thương và vô lý ......

Biết bao bài báo, bài thơ, bản nhạc nói lên thực trạng này, cụ thể như nhà thơ Đỗ trung Quân, bất nhẫn khi thấy nhà cầm quyền Hà nội đối xử với người dân bày tỏ lòng yêu nước trước hiểm họa giặc Tầu :

"Cái gì cũng tù mù
   Nhưng
   Trấn áp
   Thì công khai.
Bóp cổ, khiêng vác, chửi thề,
Đánh nóng, đánh nguội rất minh bạch.
Hỡi những người anh em,
Đánh đồng bào mình có vui không?
Bắt đồng bào mình có sướng không?
Rong tảo Hoàng Sa không còn xanh nữa,
San hô Hoàng Sa đỏ mầu máu ."


Nhưng phải đợi cho một sự kiện lịch sử, một biến cố: Việt Khang, có người nói đó là con của trời, có người nói đó là kết tinh của hồn thiêng sông núi, bằng lời ca, nốt nhạc nhẹ nhàng, anh thủ thỉ :

" Xin hỏi anh là ai,
Sao bắt tôi, tôi làm điều gì sai ?
Xin hỏi anh là ai?
Sao đánh tôi, chẳng một chút nương tay
Không cho tôi xuống đường để tỏ bày,
Tình yêu quê hương này, dân tộc này đã qúa nhiều đắng cay ..."
Và anh thắc mắc tự hỏi :
" Dân tộc anh ở đâu ?
Sao đang tâm làm tay sai cho Tầu ?
Để ngàn năm ghi dấu,
Bàn tay nào nhuộm đầy máu đồng bào ....  "


   Anh than thở  :

" Giờ đây, Việt Nam còn hay đã mất ?
   Mà giặc Tầu ngang tàng trên Quê hương ta,
   Hoàng Trường Sa đã bao người dân vô tội,
   Chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tầu ....  "
   Anh lo âu và quyết tâm :
" Tôi không thể ngồi yên,
Khi nước Việt đang ngả nghiêng,
Dân tộc tôi sắp phải đắm chìm
Một ngàn năm hay triền miên tăm tối !"


Những sự kiện anh mô tả, thắc mắc trong hai bản nhạc : " Anh là ai ?" và " Việt Nam tôi đâu ?" là những sự kiện ai cũng thấy, ai cũng biết, nhưng sao qua những nốt nhạc đơn sơ và giọng ca trầm hùng, bi thương của chính anh, làm xúc động lương tri nhân loại ? làm thức tỉnh bao trái tim tưởng như đang ngủ yên . Trúc Hồ, với tâm hồn nghệ sỹ và trái tim đầy nhiệt huyết đã cảm nhận một cách mãnh liệt nhất thông điệp từ hai bản nhạc này, với khả năng và phương tiện trong tay, anh đã lập tức phát động phong trào cứu Việt Khang, cứu các nhà đấu tranh dân chủ, và hơn hết, cứu Việt Nam :

  " Tôi không thể ngồi yên,
Để đời sau, cháu con tôi làm người,
Cội nguồn ở đâu ?
Khi thế giới này không còn Việt Nam ."

  (Việt Khang - Việt Nam tôi đâu ?)

...
Biểu Tình ở thủ đô Washington DC (Hình ảnh : Lương văn Phước)

Bằng tư thế của mình, những người Mỹ gốc Việt tỵ nạn Cộng sản, đấu tranh bằng tiếng nói và hành động đến các cơ quan Hành Pháp và Lập pháp Hoa kỳ, Tòa Bạch Ốc muốn nghe tiếng nói và nguyện vọng của dân chúng, và chúng tôi lên tiếntg, phong trào ký thỉnh nguyện thư được phát động rầm rộ, với sự hợp tác nhiệt tình của tất cả anh chị em trong hệ thống đài SBTN mà anh là Tổng Giám đốc , hơn thế nữa, mọi nơi, mọi giới, " khắp nơi trên địa cầu nơi nào in dấu chân Việt nam ." đều hưởng ứng tích cực . Năm 1975, người dân Việt bỏ phiếu bằng đôi chân để chạy trốn khỏi chế độ Cộng sản vô thần, ngày hôm nay, người Việt khắp nơi bỏ phiếu bằng trái tim qua hình thức ký thỉnh nguyện thư (148,810/ 30 ngày).

Chúng tôi đã được nhìn thấy các Cộng đồng người Việt từ Pháp, Canada, Úc, .. rộn ràng yểm trợ và đồng thời phát động phong trào kýThỉnh nguyện thư đến chính quyền sở tại, riêng tại Tiểu bang Massachusetts chúng tôi thì sôi nổi lắm , một buổi họp khẩn cấp được triệu tập từ khi có lời kêu gọi của Trúc Hồ , một ban vận động ký Thỉnh Nguyện thư được thành lập do toàn các bạn trẻ đảm nhận , Boston và các vùng phụ cận, năm nay ít tuyết nhưng cũng lạnh lắm , các bạn trẻ có mặt khắp nơi tại các tụ điểm đông người để vận động và giúp đồng hương ký Thỉnh nguyện thư , hết Chùa này, đến Nhà thờ khác , hết tiệm buôn này, đến tiệm buôn khác , tôi nhớ kỷ niệm thật nhiều, ngày thứ Bảy 25 tháng 2 vừa qua, trời lạnh vô cùng và gió rất lớn các cháu kê bàn ngồi trước Chợ Trường Thịnh mặt mày tái ngắt vì qúa lạnh (nhưng ngay sau đó, chủ nhân đã ưu ái dành chỗ trong tiệm cho các cháu làm việc ) trong khi hệ thống âm thanh đặt ngoài tiệm liên tục phát hai bản nhạc của Việt Khang do chính anh trình bày, mà nhiều người tâm sự :

" càng nghe càng xúc động, ứa nước mắt  !." xe vận động chiến dịch liên tục trên những con đường chính, tôi không muốn nêu tên các bạn, tôi muốn bắt chước Trúc Hồ, các bạn chính là:"những thiên thần trong bóng tối.!" rồi công tác vận động đồng hương tham dự hai ngày 5 và 6 tháng 03 năm 2012 tại Washington DC trên hệ thống Đài Tiếng nước tôi/ Boston, cùng với anh Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Cộng đồng, anh Lê hoàng Hà, Giám đốc đài TNT/Boston, anh Chiêm thanh Hoàng, chị Vinh Tuyến, cho đến phút chót, anh chị em chúng tôi còn rất lo âu, số lượng người ghi danh tham dự qúa đông, thời gian vận động tài chánh qúa gấp rút, tuy biết rằng, những người ghi danh đi đã là chấp nhận chi phí cho mình, nhưng truyền thống của Massachusetts là mọi người cùng tham dự, cho nên, chỉ đôi lần kêu gọi, đồng hương gọi vào đóng góp, yểm trợ tài chánh dư thừa chi trả cho hai chuyến xe Bus, như vậy, ngoài một trăm hai mươi người trên xe , còn cả ngàn tấm lòng đồng hương cùng đồng hành ...

Chúng tôi có lẽ là phái đoàn đầu tiên có mặt tại tiền đường Quốc Hội, chúng tôi chụp hình lưu niệm, rồi xe này đến xe khác, cộng đồng này, đến cộng đồng khác tấp nập, nhộn nhịp, chúng tôi được phát bảng tên do đã ghi danh trước, những thủ tục an ninh căn bản để vào trong Quốc Hội , hôm đó cũng là dịp người Mỹ gốc Do Thái có cuộc vận động hành lang, nhưng so với người Việt chúng ta thì chiếm đa số áp đảo . Thực sự cũng có sự lúng túng, lộn xộn lúc ban đầu, vì sự hiện diện qúa đông của đồng hương, ngoài dự trù của ban tổ chức , nhưng sau đó, dần dà cũng đi vào ổn định, tôi nhận thấy tinh thần làm việc tích cực của các cơ quan truyền thông báo chí, của quý anh chị trong ban tổ chức, những khuân mặt thân quen và vô cùng nhiệt tình mà tôi  trân trọng: Tiến sỹ Nguyễn đình Thắng và cựu Dân Biểu Cao Quang Ánh, xốc vác, năng nổ . Tiểu bang Massachusetts chúng tôi chắc ăn đã gởi hai bạn trẻ Ngô Triệu Vũ và Chiêm bảo Nghi đi trước để làm việc cụ thể với ban tổ chức, chúng tôi cũng đã làm hẹn với các Thượng nghị sỹ và Dân Biểu Tiểu bang nhà để tiếp xúc và làm việc, nói chung, phái đoàn Massachusetts chẳng những tiếp xúc, làm việc đúng giờ theo hẹn và được tiếp đón thân tình với các Nghị sỹ, Dân biểu người nhà, cộng thêm cách trình bày ngắn gọn nhưng xúc tích và đầy đủ, rõ ràng của cháu Đan Thanh làm cho quý Nghị Sỹ, Dân Biểu nắm bắt được yêu cầu, nguyện vọng của phái đoàn một cách nhanh chóng, chúng tôi còn phụ với nhiều đồng hương của các Tiểu bang khác trong các lần tiếp xúc với các Nghị sỹ, Dân biểu địa phương cho thêm khí thế. Buổi tiệc do ban tổ chức khoản đãi tại phòng B400 tại Toà nhà Quốc Hội ( hình như thực phẩm chính do Cựu Dân biểu Cao quang Ánh khoản đãi ) phòng hơi chật so với số lượng người qúa đông, khí thế vô cùng sôi nổi, hào hứng, một số Thượng Nghị sỹ, Dân biểu cũng hiện diện và có những lời phát biểu mạnh mẽ ủng hộ Nhân quyền cho Việt Nam, ủng hộ việc đưa Việt nam trở lại danh sách các quốc gia cần quan tâm về nhân quyền và tự do tôn giáo, sau đó Tiến sỹ Nguyễn đình Thắng đề nghị mọi người cùng di chuyển qua sân hông Quốc Hội cho thoáng mát . Ngay ngày hôm sau, kết qủa là : Ủy ban đối ngoại Hạ viện Mỹ thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam vào ngày 07 tháng 03 năm 2012 sau hai ngày Hành pháp và Lập pháp Mỹ có các buổi tiếp xúc và làm việc với phái đoàn hàng trăm người Việt hải ngoại hôm mồng 5 và 6 tháng 3 năm 2012 tại Thủ đô Washington DC về vấn đề thúc đẩy Việt nam tôn trọng Nhân quyền , dịp này Dân biểu Chris Smith phát biểu : "Chính phủ Hoa kỳ cần gởi một thông điệp rõ rệt cho chế độ đang cầm quyền tại Việt nam rằng, họ phải chấm dứt các vi phạm nhân quyền đối với chính công dân của họ." (VOA 08 tháng 03   

Sau buổi tiếp tân đầy khí thế hào hứng, chúng tôi dời tòa nhà Quốc hội trực chỉ Boston, xứ lạnh tình nồng, trên xe, tôi nghe được điện thoại anh Nguyễn thanh Bình, Chủ tịch Cộng đồng liên lạc với Ngô triệu Vũ và Chiêm bảo Nghi , thăm và hỏi về phí tổn chuyến đi DC , để có thể chia sẻ phần nào, không nghe được giọng của Vũ và Nghi, nhưng sau khi cúp điện thoại, chỉ nghe anh Bình tâm sự, thật đáng quý, đúng là vợ trẻ, con thơ, bỏ ra mấy ngày trời, máy bay, khách sạn, công ăn việc làm, hỏi chúng nó, chỉ cười hề hề, việc chung mà chú, tính toán làm chi, tuổi trẻ Massachusetts chúng tôi đều như thế đấy, có sung sướng và hãnh diện không ??

Thay cho lời kết : từ hiện tượng Việt Khang với hai bài hát :" Anh là ai ? " và : " Việt Nam tôi đâu ." do chính anh trình bày là món qùa vô giá của Thượng đế trao ban cho dân tộc Việt nam, nó có sức mạnh vô địch làm nức lòng mọi người về thân phận dân tộc và đất nước , là một ngọn đuốc rực sáng thức tỉnh những trái tim vô cảm, đang ngủ yên , quy tụ đưọc khối đại đoàn kết vĩ đại từ trưóc đến nay . Làm nhạt nhòa đi ngọn đuốc linh thiêng này sẽ là một trọng tội với Tổ quốc, dù bất cứ lý do nào .

Thông điệp của Việt Khang rất rõ ràng :

" Chống quân xâm lược,
Chống kẻ nhu nhược , bán nước Việt Nam.! "


(Việt nam tôi đâu ?)

  Đó cũng là mục đích và nguyện vọng của chúng ta, không thể khác.

Lại Tư Mỹ
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Những điều trông thấy
Reply #254 - 27. Mar 2012 , 22:30
 
Việt Nam Tôi Đâu?


Việt Nam tôi đây...Sau 37 năm "giải phóng"


...
...

......
...
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 15 16 17 18 19 
Send Topic In ra