Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Những điều trông thấy  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 13 14 15 16 17 ... 19
Send Topic In ra
Những điều trông thấy (Read 38414 times)
Dzitgo
Gold Member
*****
Offline


Cạp cạp cạp

Posts: 1887
Re: Những điều trông thấy
Reply #210 - 06. Jul 2010 , 16:29
 




...

Than thở trong đảng CS VN

Ngô Nhân Dụng




Một đảng viên Cộng Sản lớn tuổi, đã từng giữ chức quan trọng trong guồng máy chính trị, tháng trước mới cảnh cáo các lãnh tụ đảng, nói rằng: “Chế độ ta do các vị nắm quyền, rồi không sớm thì chày họ cũng lật thuyền các vị thôi...”

Vì sao người ta sẽ lật thuyền? Ông đảng viên già, vẫn chưa quên bài tuyên truyền cũ thời ông còn làm trưởng ban Tuyên Giáo trung ương, đặt câu hỏi: “Ðảng Cộng Sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân ư...?” Và ông nhận xét: “Ðây là sự lừa dối to lớn.”

Nói như người dân ngoài phố: Một quả lừa vĩ đại của đảng ta!

Ông cựu trưởng ban tuyên giáo không chửi đảng ông, mà đổ tội cho nhóm đang ngồi trên đầu cả đảng: “...Tình hình đảng ta do Bộ Chính Trị hiện nay lãnh đạo đã xuống cấp trầm trọng.” Tức là ông chỉ nhắm đánh bọn đang nắm quyền và kiếm rất nhiều tiền, những Nông Ðức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và đồng bọn.

Ðể cho họ lo sợ, để năm tới phải nhường chỗ cho người “phe ta” lên, ông cựu phó bí thư thành ủy báo động: “...Hai giai cấp công nhân, nông dân hiện nay họ rất căm phẫn các anh vì họ bị tước hết mọi quyền lợi chính đáng của mình rồi. Nếu tình hình này kéo dài thì sự căm phẫn của hai giai cấp này và có sự đồng tình cao độ của trí thức có văn hóa và nhân dân lao động khác sẽ đứng lên lật đổ cái đảng, cái chế độ của các anh.”

“Nói đến giai cấp công nhân hiện nay,” ông nói thẳng một điều người Việt Nam ai cũng biết: “Rõ ràng là họ đi làm đầy tớ, họ bị bóc lột, đầy đọa hết sức tàn nhẫn.” Còn các nông dân? Ngày xưa đảng đánh lừa được bần cố nông với khẩu hiệu “trả ruộng đất cho dân cày làm chủ.” Ngày nay, không ai được làm chủ một mảnh đất nào cả; đất đai hoàn toàn do “nhà nước quản lý,” nông dân chỉ được quyền sử dụng có giới hạn, nhà nước cướp lại không bồi thường thỏa đáng. Nói nhà nước quản lý, tức là đám cán bộ nắm toàn quyền. Ðảng Cộng Sản giống như một ông đại địa chủ, cả nước làm tá điền, cấy rẽ và nộp tô tức cho đảng.

Cho nên, các “đảng viên lão thành” 60, 70 tuổi đảng mới họp nhau than thở, buông lời oán trách các lãnh tụ đang nắm đầu đảng của họ. Các ông nói, nhưng chắc không gây được ảnh hưởng, “không có ký lô nào cả.” Bởi vì tất cả các “tội lỗi” mà ông đổ lên đầu các lãnh tụ đương nắm quyền, thực ra họ chỉ thừa hưởng di sản từ đời trước! Các chính sách đã được “thực hiện nghiêm chỉnh” từ khi đảng Cộng Sản cướp được chính quyền từ hơn 60 năm nay! Thí dụ, số phận của giai cấp công nhân: “Họ không làm chủ phương tiện sản xuất... họ không làm chủ các xí nghiệp, công ty, quốc doanh.” Hãy coi lại, thời Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn cầm quyền, có bao giờ giới công nhân ở Việt Nam được làm chủ xí nghiệp quốc doanh nào đâu? Tất cả nằm trong tay đảng, tức là trong tay cán bộ, do mấy lãnh tụ chóp bu “bố trí” cho làm! Tại sao các hồi còn trẻ các “đảng viên lão thành” này không phản đối chính sách đó mà bây giờ mới nói? Ðến nông dân cũng vậy. Sau khi đảng “cải cách ruộng đất” giết hàng trăm ngàn người để cướp ruộng, đảng lập tức tập thể hóa, biến hàng triệu nông dân thành nông nô trong các “hợp tác xã,” do các đảng viên toàn quyền điều khiển mà hưởng lợi. Bây giờ nông dân còn được trồng trọt lấy, hoa màu được mua bán bán ngoài chợ. Tình cảnh nông dân thời trước còn tệ hơn rất nhiều. Tại sao trước đây 50, 60 năm các “đảng viên lão thành” không nhìn thấy, không nói câu nào cả?

Các đảng viên già này cũng than với nhau là trong đảng thiếu dân chủ: “Sự độc đoán, chuyên quyền của lãnh đạo từ trung ương đến các tỉnh, thành, huyện, thị càng nghiêm trọng hơn nữa. Trong đảng không có dân chủ, không có công bằng làm sao ngoài xã hội có dân chủ, công bằng xã hội được?” Một thí dụ mà họ nêu lên, là Bộ Chính Trị sửa đổi thủ tục bầu cử, cho bầu trực tiếp các chức bí thư, từ cấp xã lên đến đại hội đảng, mà họ không hay biết gì cả!

Nhưng trước đây 60 năm, trong đảng Cộng Sản, ở Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam có bao giờ dân chủ hay chưa? Ai cũng biết rằng nó còn độc đoán, bưng bít, kìm kẹp đảng viên hơn bây giờ. Ngày nay các ông còn gặp nhau buông lời chỉ trích, phê bình, chứ ngày xưa có ai dám nói một câu nào đụng tới Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Lê Ðức Thọ hay không? Vậy thì tại sao không ai kết tội những lãnh tụ đầu tiên đem chủ nghĩa Cộng Sản và chế độ Cộng Sản vào bắt dân Việt Nam phải theo, mà lại chỉ hạch tội những anh bây giờ đang ngồi trên đầu mình là đám Nông Ðức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Minh Triết?

Khi đọc những lời lẽ nói năng của các cụ “lão thành,” cũng cảm thấy tội nghiệp. Vào cuối đời, lương tâm cắn rứt, họ muốn tự minh oan với hậu thế, nên kể tội bọn cầm quyền. Nhưng không dám nhìn thẳng vào nguyên nhân đầu tiên gây ra tội lỗi. Chính những người đang chửi bọn lãnh tụ phản dân chủ, họ cũng không hiểu thế nào là cách sống dân chủ, không biết thế nào là lối sống minh bạch công khai của con người tự do dân chủ.

Một điều đáng buồn cười là khi đưa ra những ý kiến chống đối lãnh tụ, những đảng viên già nua này vẫn sử dụng ngón nghề là ném đá giấu tay!

Ông cựu trưởng ban tuyên giáo không dám đứng ra phê bình, không nói thẳng các ý kiến của mình trước công chúng, mà lại mượn tay một đảng viên già 86 tuổi nhờ tung ý kiến ra dưới hình thức tường thuật một cuộc gặp gỡ giữa mấy người tại tư gia. Sau này, nếu cần thì vẫn chối bỏ được! Ðầu óc họ vẫn chưa rửa sạch tác phong mập mờ, giấu giếm, che đậy, lẩn trốn trách nhiệm mà Stalin đã tạo ra cho đám thuộc hạ trong đảng, sau khi ông ta thanh trừng gần hết các đồng chí ngang vai vế với mình.

Ngay ý kiến của ông cựu trưởng ban tuyên giáo trung ương cũng cho thấy ông ta không biết gì về lối sống dân chủ, áp dụng trong một quốc gia cũng như trong các tổ chức tư. Chỉ trích chỉ thị số 37 của Bộ Chính Trị về việc bầu trực tiếp (ông than rằng các đảng viên khác không được thông tin, kể cả tôi cũng không biết) ông hỏi: “Các anh cho bầu trực tiếp bí thư, phó bí thư thì sau này các vị này vi phạm pháp luật, vi phạm hình sự, vi phạm đạo đức cách mạng thì ai, tổ chức nào đứng ra tổ chức kiểm điểm, kỷ luật họ đây?” Căn bản của câu hỏi này là một sự hiểu lầm về thủ tục dân chủ. Ông ta sợ rằng nếu điều lệ đảng cho bầu trực tiếp các chức vụ lãnh đạo thì, khi muốn hạch tội hay muốn cách chức ai lại phải họp đại hội đảng: “Như vậy, các anh phải tổ chức lại đại hội bất thường mới kiểm điểm kỷ luật tổng bí thư, vì trung ương và Bộ Chính Trị không bầu tổng bí thư!” Nói điều này với một cụ già 86 tuổi thì thuyết phục được, nhưng ai khác nghe cũng phải bật cười.

Tại sao cười? Vì thiếu hiểu biết. Ở các nước tự do dân chủ người dân vẫn trực tiếp bầu tổng thống, bầu đại biểu Quốc Hội. Nhưng không ai phải đợi tổ chức cho toàn dân bỏ phiếu mới có thể đàn hặc những người đã được dân bầu trực tiếp. Hiến pháp và luật pháp nước nào cũng đặt ra những cơ chế với quyền đàn hặc các vị dân cử phạm luật. Ở các hội đoàn tư, các công ty thương mại cũng vậy. Dù người ta bỏ phiếu trực tiếp bầu hội trưởng hay chủ tịch công ty, nhưng trong điều lệ lúc nào cũng ấn định những cơ chế có quyền phê bình và truất phế những người đã được bầu. Họ không cần phải họp tất cả các hội viên hoặc cổ đông công ty để hạch tội người chủ tịch hay thủ quỹ. Luôn luôn có những cơ chế được đặt ra để làm công việc đó, trong một nước cũng như trong một công ty thương mại.

Một người từng giữ chức trưởng ban tuyên giáo trung ương nhưng không biết chút gì về các thủ tục dân chủ rất thô sơ, những điều mà ở một nơi sống dân chủ thì các học sinh 10 tuổi cũng biết. Tại sao đến nỗi như thế? Vì suốt đời, ông ta không bao giờ được sống trong tự do dân chủ. Mà cũng không bao giờ chịu học hỏi, vì đã yên trí đảng mình là đỉnh cao trí tuệ rồi, cứ theo nếp cũ mà đi tuyên truyền giáo dục mà thôi!

Trong đảng và trong chế độ Cộng Sản ông đã quen sống, không đâu áp dụng quy tắc phân quyền để tạo ra những định chế cân bằng và kiểm soát lẫn nhau. Cái thảm kịch của đảng Cộng Sản Việt Nam là do những “đảng viên lão thành” được huấn luyện trong lò đào tạo kiểu Stalin đó suốt một thế kỷ. Ngay trong tháng 6 vừa qua, Nông Ðức Mạnh lại mạnh mẽ tuyên bố nước Việt Nam nhất định không theo cơ chế phân quyền, vì tất cả đều được đảng Cộng Sản lãnh đạo! Quyền nào cũng trong tay một đảng nắm, đảng do một nhúm người thao túng; phân quyền để làm gì? Chính cơ chế độc quyền độc đoán đó đã sinh ra những Stalin, Pot Pot, Ceausescu, Kim Chính Nhật, cũng như các lãnh tụ Cộng Sản nước ta.

Vậy thì ai sẽ lật thuyền cái chế độ này? Chắc sẽ không phải là các vị “lão thành cách mạng.” Nhiều ông vẫn còn suy nghĩ như thời 1910! Vẫn còn mơ tưởng giai cấp công nhân, nông dân sẽ theo họ lập một đảng nữa, vùng lên đánh đổ bạo quyền - một cường quyền do chính họ góp công dựng lên! Sau một thế kỷ bị đánh lừa, người Việt Nam không còn tin vào những lời hô cách mạng hão huyền nữa.

Nhưng chắc chắn thế nào rồi người Việt Nam sẽ lật thuyền. Như chúng ta biết, trong 20 năm sau cùng của thế kỷ 20, nhân dân các nước gần nước ta nhất như Ðài Loan, Phi Luật Tân, Nam Hàn, Indonesia đã lật đổ các chế độ độc tài. Thể chế tự do dân chủ được thiết lập dần dần, từng bước một, nước nọ theo nước kia, bây giờ vẫn còn đang tiếp tục. Dân chủ hóa, không cần một giai cấp tiên phong nào “lãnh đạo” cả. Không do một đảng, mà do rất nhiều đảng phái, nhiều phong trào quần chúng, các thành phần trong xã hội công dân, cùng đứng lên đòi được sống dân chủ tự do. Nhóm này bị đàn áp thì có nhóm khác đứng ra thay. Các chế độ độc tài quân phiệt ở Hàn Quốc hay Indonesia, của các nhà tư bản và địa chủ ở Phi Luật Tân, sau cùng đều chịu thua khi người dân đòi quyền sống xứng đáng làm người. Thanh niên, sinh viên, công nhân, trí thức, doanh gia, nhà báo, ở Ðài Loan hay Nam Hàn trước đây 30 năm và ở Việt Nam bây giờ, mọi người đều đang sôi lên với ý thức tự do dân chủ. Dân chưa xuống đường, nhưng đúng như các ông lão thành nhận xét, sớm muộn họ cũng sẵn sàng lật thuyền!

Nếu các vị “lão thành cách mạng” muốn đóng góp vào trào lưu dân chủ này, họ hãy can đảm đứng ra công khai nói thật. Rằng tất cả chủ nghĩa Cộng Sản chỉ là vô ích. Tất cả công việc dựng lên một chế độ chuyên chế độc quyền là sai lầm, là tai hại. Tư bản hóa mà độc tài cũng tai hại không khác gì Cộng Sản chuyên chế. Nhìn đến tương lai xa của thế giới và của đất nước, phải chọn trào lưu tự do dân chủ, không thể nào đi đường nào khác được. Cho nên các cụ lão thành có thể liều thân già mà đứng lên đòi dân chủ cùng với đám thanh niên, như cựu đảng viên Tô Hải trên 80 tuổi đã làm. Tuổi đã gần đất xa trời, không nên chỉ ngồi nói những chuyện lèm bèm như đánh cho thằng này xuống, cho thằng kia lên, làm gì nữa. Ðằng nào dân Việt Nam cũng sẽ lật thuyền. Ðất nước cần thay đổi lớn, chứ không phải chỉ có mấy chuyện anh được nào ăn cỗ to hơn anh nào!




thanks.gif

Back to top
 

...
 
IP Logged
 
Dzitgo
Gold Member
*****
Offline


Cạp cạp cạp

Posts: 1887
Re: Những điều trông thấy
Reply #211 - 09. Jul 2010 , 15:03
 




...

Kinh Tế Việt Nam
Làm ăn với “cựu thù”

Lữ Giang



Nhiều dấu hiệu cho thấy cả Mỹ lẫn Trung Quốc đều đang nỗ lực biến Việt Nam thành công cụ chiến lược của mình, cả về quân sự lẫn kinh tế. Đường lối của Mỹ ngày càng rõ nét: Mỹ đang tiến sâu vào Việt Nam hơn. Trước những nổ lực này, Việt Nam đang gặp thuận lợi là có thể dùng “chiến thuật đu dây” để tồn tại và hưởng lợi.
Một câu hỏi được đặt ra cho người Việt chống cộng: Theo Mỹ hay chống Mỹ mới có thể “giải phóng quê hương” khỏi kẻ “cựu thù”? Nếu nhìn theo hướng đi của thời đại, câu trả lời có lẽ không có gì khó, nhưng phát biểu nó ra là cả một vấn đề. Tuy nhiên, dù theo khuynh hướng nào đi nữa, trước tiên người Việt hải ngoại vẫn phải quan sát để xem Mỹ đang toan tính gì ở Việt Nam.

CON ĐƯỜNG MỸ ĐI

Đầu tháng 6 vừa qua, một cuộc đối thoại lần thứ ba về chính trị, an ninh và quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã diễn ra ở Hà Nội. Thứ Trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh của Hà Nội cho biết:

“Chúng tôi trao đổi vấn đề chống phổ biến vũ khí giết người hàng loạt, chống khủng bố, phòng chống ma túy và tội phạm xuyên quốc gia. Ngoài ra, chúng tôi cũng thảo luận vấn đề cứu trợ thiên tai, an ninh trên biển, tìm kiếm cứu nạn, các chuyến thăm của tàu hải quân cũng như các kinh nghiệm trong việc gìn giữ hòa bình. Chúng tôi cũng thảo luận về hậu quả chiến tranh như vấn đề chất da cam cũng như vấn đề tìm kiếm quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh Việt Nam”.

Kết quả sơ khởi, theo bản công bố hôm 16.6.2010, chính phủ Mỹ và các nhà tài trợ sẽ bỏ ra 300 triệu USD để giải quyết hậu quả của chất độc màu da cam (agent orange) tại Việt Nam trong vòng 10 năm tới.

Song song với biến cố nói trên, Hoa Kỳ cũng đẩy mạnh việc đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam.

Đã từ lâu, các nhà quan sát (trừ người Việt chống cộng) đều nhận ra rằng rồi đây Mỹ và một số quốc gia sẽ chuyển một số đầu tư từ Trung Quốc qua Việt Nam vì các lý do sau đây:

Lý do thứ nhất: Giá nhân công ở Việt Nam rẻ hơn Trung Quốc (chỉ bằng 2/3). Nhờ phát triển kinh tế nhanh, mức sống của người dân Trung Quốc ngày càng tăng nên giá nhân công cũng tăng theo. Điều này đã làm cho giá thành sản phẩm tăng lên.

Việt Nam đã tăng mức lương tối thiểu ở các công ty ngoại quốc lên 28% trong năm nay. Đây là lần tăng đầu tiên trong sáu năm, nhưng nó cũng chỉ đưa mức lương lên ngang với mức của Campuchia.

Mức lương trung bình ở Việt Nam vẫn thấp hơn so với Thái Lan và Trung Quốc.

Lý do thứ hai: Nhân công Việt Nam trẻ hơn, nên năng suất cao hơn. Trung Quốc theo chế độ một con, nên nhân công ngày càng già đi và năng suất đang đi xuống.

Jeffrey Joerres, Chủ tịch và Tổng giám đốc của Manpower, một tập đoàn tuyển dụng lao động lớn thứ nhì thế giới, vừa đến thăm Việt Nam lần đầu tiên trong tháng 6 đã nói: "Nếu 5 năm, hay 10 năm sau tôi tới đây, tôi thực sự có thể làm việc với những người ở độ tuổi 20, 30 này”.

Lý do thứ ba: Khi con đường xuyên Á được hoàn tất, từ Việt Nam có thể đưa hàng đi bán ở các vùng Nam Á Châu với giá rẻ. Năm ngoái, các nước Á châu đã thỏa thuận thiết lập một hệ thống đường sắt nối kết 28 nước trong vùng với nhau và Âu châu.

Từ trước đến nay, Hoa Kỳ, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác chưa đầu tư lớn vào Việt Nam được không phải vì Việt Nam không có dân chủ, độc tài, tham nhũng, v.v. Những thứ đó chẳng ảnh hưởng gì đến giá thành sản phẩm. Sở sĩ Hoa Kỳ và nhiều quốc gia chưa thể đầu tư lớn vào Việt Nam vì Việt Nam thiếu hạ tầng cơ sở nghiêm trọng, nên không thể đầu tư được.

Từ nay đến năm 2030, Việt Nam sẽ phải xây dựng 8 nhà máy điện hạt nhân thay vì 4 như dự trù trong kế hoạch ban đầu. Tổng công suất của 8 nhà máy này là từ 15.000 đến 16.000 megawatt.

Nếu để Việt Nam tự xây dựng hạ tầng cơ sở (như đường sá, bến tàu, sân bay, điện lực, ...) để thu hút đầu tư, phải đợi mất nhiều chục năm nữa. Vì thế, Hoa Kỳ và nhiều nước đang nhảy vào để thực hiện các công tác này ở Việt Nam.

HOA KỲ BẮT ĐẦU NHẢY VÀO

Một phái đoàn kinh doanh Hoa Kỳ thuộc tổ chức Hội Đồng Kinh Doanh Hoa Kỳ-Asean (USABC) có trụ sở ở Washington DC, gồm 23 đại diện các tập đoàn kinh doanh lớn ở Hoa Kỳ đã đến viếng thăm Việt Nam vào đầu tháng 6. Phái đoàn gồm các tổng giám đốc, giám đốc điều hành, giám đốc tiếp thị... của các tổ hợp kinh doanh nổi tiếng ở Mỹ như General Electric, Carterpillar, Chevron, CocaCola, ConocoPhillips, ExxonMobil, IBM, JP Morgan, Microsoft, Monsanto, NewsCorporation, Oracle, Procter & Gamble, UPS, v.v.

Ngày 11.6.2010 USABC đã có một buổi tọa đàm về chủ đề “Hợp tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng” tại khu nhà mẫu Sunrise City thuộc Quận 7, Sài Gòn. Buổi tọa đàm do Công ty Cổ phần Đầu tư Địa ốc Nova - Novaland và CPK Group phối hợp tổ chức. Phái đoàn đã nói chuyện với các đại diện chính quyền của một số tỉnh ở phía Nam như Sài Gòn, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang, Cần Thơ và Cà Mau. Ông Alexander Feldman, Chủ tịch USBAC nói:

“Đây là cơ hội để các doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng như các doanh nghiệp Việt Nam ngồi lại tìm kế hoạch hợp tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại Sài Gòn và các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cơ sở hạ tầng không chỉ là đường xá, cầu cống mà còn là sự đồng bộ của trường học, bệnh viện, hệ thống xử lý rác thải, công viên. Hiện các công ty thành viên của USABC là Caterpillar, GE và ConocoPhillips đã thành lập Ủy Ban Đầu Tư Hạ Tầng Châu Á trong đó Caterpillar làm Chủ tịch để chuẩn bị kế hoạch tham gia đầu tư về hạ tầng tại Việt Nam”.

Hàng năm, USABC đều có gởi phái đoàn đến thăm Việt Nam trong mục đích thúc đẩy kinh doanh và đầu tư giữa các đại công ty Mỹ đang hoạt động tại Việt Nam, nhưng chuyến viếng thăm lần này mang một ý nghĩa quan trọng hơn vì nhắm vào các dự án xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng cho Việt Nam trong vòng 10 tới.

Ông Alexander Feldman cho rằng Việt Nam đã duy trì được mức tăng trưởng trung bình 7% trong vòng bảy năm qua, vì thế tăng cường và cải thiện cơ sở hạ tầng cho Việt Nam, nghĩa là giúp đất nước này giữ vững mức tăng trưởng ấn tượng đó.

Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Hoa Kỳ loan báo họ sẵn sàng dành ngân khoản 500 triệu USD để giúp Việt Nam mua thiết bị của Mỹ nhằm phát triển cơ sở hạ tầng. Ông Fred Hochberg, Chủ tịch ngân hàng này, có mặt trong phái đoàn, nói rằng Hoa Kỳ muốn giúp công ty Việt Nam vay tín dụng để dùng vào dự án có giá trị cao, như viễn thông, đường lộ, đường sắt, năng lượng tái tạo, và năng lượng thông thường.

CÁCH NHÌN VẤN ĐỀ

Cả đài BBC lẫn đài RFA đều phỏng vấn ông Vũ Tú Thành, đại diện của USABC tại Việt Nam về cách nhìn cũng như những nỗ lực mà USABC đang nhắm tới ở Việt Nam. Nhưng RFA đi vào trọng tâm hơn. Chúng tôi xin tóm lược các điểm chính.

1.- Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới

Ông Vũ Tú Thành cho rằng Việt Nam bắt đầu chuyển sang giai đoạn phát triển mới, phát triển rộng và tăng trưởng nóng. Để đáp ứng được sự tăng trưởng mới này, phải có cơ sở hạ tầng hoàn thiện hơn, chất lượng cao hơn, qui mô lớn hơn và bài bản hơn. Nhưng nếu nhìn lại các nguồn lực nội tại trong nước, về tài chính, về năng lực, về quản lý điều hành... thì quả là không đủ. Trông cậy vào các nguồn vốn truyền thống từ nước ngoài như là viện trợ phát triển chính thức ODA thì cũng không đủ. Ông Thành cho biết:

“Trong cuộc tiếp xúc với các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam thì chúng tôi cũng nhận được cái thông điệp rằng đúng là Việt Nam không thể làm như cũ như từ trước đến nay được mà phải có một cách tiếp cận mới. Đó là các nguồn lực từ khu vực tư nhân từ quốc tế vào, trong đó bao gồm cả về vốn, về công nghệ, về phương tiện trang thiết bị. Đấy đều là những thế mạnh của các tập đoàn lớn ở Hoa Kỳ.”

2.- Mỹ đã làm ăn ở Việt Nam từ lâu

Ông Vũ Tú Thành còn cho biết rất nhiều tập đoàn thành viên của USABC đã hoạt động kinh doanh ở Việt Nam từ 10, 15 năm hay thậm chí trên 30 năm: Ví dụ General Electric (GE) đã vào Việt Nam bán động cơ máy bay rồi trang thiết bị y tế từ năm 1993. Họ đã xây dựng một nhà máy ở Hải Phòng để sản xuất các linh kiện cho tuốc bin gió và tuốc bin khí của GE để xuất đi các nước khác trên thế giới. Nhà máy đã hoàn thành và đang chuẩn bị xuất đi mẻ hàng đầu tiên.

Những công ty khác như Chevron hay ConocoPhillips chẳng hạn, vừa mới hôm qua thôi, đã khánh thành dự án khai thác dầu từ mỏ Sư Tử Đen. Khi mà có dòng dầu đầu tiên thì Việt Nam sẽ có doanh thu rất lớn. Chevron cũng đang đàm phán để triển khai dự án sản xuất khí ở vùng Tây Nam, vùng biển của Việt Nam, dùng khí đó để chạy các nhà máy điện của Việt Nam mà các nhà máy ấy đang chuẩn bị xây. Ông nói tiếp:

“Các công ty của chúng tôi cũng sẽ tham gia đấu thầu để cung cấp phương tiện trang thiết bị, thậm chí cả xây dựng luôn, các nhà máy điện chạy bằng khí đấy.

“Rồi nhà máy điện chạy than chẳng hạn, chúng tôi vừa rồi cũng chính thức đàm phán và kết thúc xong hợp đồng liên quan để tiến hành xây dựng nhà máy điện chạy than ở Quảng Ninh tức là phía Bắc của Việt Nam. Các công ty này đều có những khoản đầu tư, những cam kết ở Việt Nam rất lớn trong cơ sở hạ tầng.

“Có công ty vừa kết thúc đàm phán và đi vào triển khai xây dựng. Ví dụ mới đây nhất là tập đoàn AIS Power, sau 5 năm đàm phán đã ký hợp đồng liên quan để xây dựng nhà máy nhiệt điện tại Mông Dương, Quảng Ninh. Còn các công ty khác đang trong giai đoạn đàm phán để xây nhà máy điện khác.

“Giá điện là một trong những vấn đề nổi cộm. Nếu giải quyết được giá điện thì tháo nút cho rất nhiều dự án năng lượng. Tuy nhiên chúng tôi hiểu được khó khăn của những người làm chính sách ở VN, phải cân đối giữa nhu cầu về điện cho nền kinh tế, và phần còn lại là các vấn đề về xã hội”.

3.- Kiểm duyệt thông tin không ảnh hưởng gì mấy.

Trong lãnh vực công nghệ thông tin, ông Thành công nhận rằng vào khi số người sử dụng Internet, Facebook, số blogger trong nước càng ngày càng nhiều, chính phủ cũng đã đưa ra các qui định nhằm kiểm soát Internet và các dịch vụ khác trong công nghệ thông tin. Liệu chính sách kiểm duyệt, dựng tường lửa để ngăn chận những thông tin mà Hà Nội cho là tuyên truyền chống phá nhà nước hoặc gây ảnh hưởng tiêu cực trong xã hội, thì có ảnh hưởng gì đến việc làm sắp tới của các công ty như IBM, Microsoft, NewsCorporation hay không? Theo ông Thành, không ảnh hưởng gì mấy. Ông Thành nói:

“Thực ra công việc kinh doanh của những công ty trong lãnh vực công nghệ thông tin như vừa liệt kê thì tương đối thuận lợi trong thời gian vừa qua. Bởi vì các biện pháp kiểm duyệt như vừa nói thì ảnh hưởng tới phần nội dung Internet, còn các công ty công nghệ thông tin của chúng tôi thì cung cấp hạ tầng cho công nghệ thông tin, cung cấp giải pháp cho các hoạt động kinh tế, xử lý các vấn đề về quản lý xã hội, v.v. Vì thế không bị ảnh hưởng nhiều.

“Khi mà chính quyền có những qui định siết chặt hơn về việc kiểm soát các luồng thông tin trên Internet thì trước mắt các công ty của chúng tôi không thấy bị ảnh hưởng gì nhiều. Hiện tại các công ty chỉ muốn tập trung vào các thế mạnh của họ là cung cấp giải pháp cho các khách hàng ở Việt Nam trong đó có chính phủ và các doanh nghiệp.

“Còn về lâu dài thì ngay bản thân các cơ quan chức năng của Việt Nam cũng đã trao đổi với chúng tôi là khi xã hội phát triển lên thì các qui định sẽ thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp”.

Những câu trả lời của ông Vũ Tú Thành có thể không được nhiều người Việt chống cộng đồng ý hoặc làm họ không vui. Nhưng khi thay đổi chính sách hay làm ăn với “cựu thù” người Mỹ có bao giờ quan tâm đến người Việt chống cộng nghĩ gì hay muốn gì đâu?

CUỘC CHẠY ĐUA CỦA HOA KỲ

Nếu xét về quan hệ mậu dịch giữa Việt Nam - Trung Quốc và Việt Nam - Hoa Kỳ, Trung Quốc đang chiếm ưu thế tại Việt Nam. Chỉ trong năm 2009, Việt Nam đã mua của Trung Quốc 16,44 tỷ USD, trong khi số hàng Việt Nam bán qua Trung Quốc chỉ có 4,91 tỷ USD, tức Việt Nam bị thâm hụt 11,53 tỷ hay 90%. Trong khi đó Việt Nam bán cho Hoa Kỳ đến 12,28 tỷ USD nhưng chỉ mua của Hoa Kỳ có 3,10 tỷ USD, tức Hoa Kỳ bị thâm hụt 9,18 tỷ USD.

Mặc dầu cán cân mậu dịch giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng bị thâm hụt nặng, Việt Nam vẫn tiếp tục mua hàng của Trung Quốc vì hàng Trung Quốc thích hợp với Việt Nam hơn và giá rẻ hơn nếu sản xuất tại nội địa. Trong lãnh vực này, Mỹ đành chào thua.

Trong khi Mỹ yểm trợ làm con đường xuyên Á, Trung Quốc cũng đã nhảy vô: Công ty Xuất-Nhập cảng Thiết bị Cơ giới Trung Quốc đã đệ trình dự án  xây dựng tuyến đường dài 128,5 cây số từ ga Dĩ An tới thị trấn Lộc Ninh, thuộc tỉnh Bình Phước, và biên giới Việt Nam-Cam bốt. Tổng số vốn đầu tư dự trù vào khoảng 438 triệu Mỹ kim. Tuyến đường này là một phần trong tuyến đường sắt xuyên Á dài 5.500 cây số, bắt đầu từ Côn Minh, Trung Quốc chạy qua Lào, Miến Điện, Thái Lan, Việt Nam, Cam bốt, Mã Lai Á và ga cuối cùng ở Singapore. Tuyến đường này do Mã Lai Á khởi xướng vào năm 1995 và dự định sẽ hoàn thành vào năm 2015.

Không phải chỉ có Trung Quốc, Nhật Bổn, Úc và Nam Hàn cũng đang cạnh tranh với Mỹ về xây dựng hạ tầng cơ sở ở Việt Nam.

Cầu Mỹ Thuận bắc qua sông Tiền Giang đã hoàn thành ngày 21.5.2000 tốn phí hơn $90 triệu đôla Úc, trong đó chương trình AusAid của chính phủ Úc góp 66% và phía Việt Nam là 34%.

Năm 2009, chính phủ Nhật đã quyết định mức ODA (viện trợ phát triển) cho Việt Nam là 1,5 tỉ USD để phát triển cơ sở hạ tầng và cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam. Hiện Nhật đang giúp Việt Nam xây cất xa lộ Đông Tây.

Cầu Cần Thơ khánh thành ngày 24.4.2010, là một chiếc cầu dài nhất Đông Nam Á có chiều dài 15,85km, và chiều rộng 23,1m với bốn làn xe. Tổng số đầu tư là 4,832 tỉ đồng Việt Nam, tương đương 342 triệu USD theo hối suất năm 2001. Phần lớn ngân khoản do ODA của chính phủ Nhật và một phần nhỏ là vốn đối ứng của Việt Nam.

Cũng trong ngày 24.4,2010, cầu Hàm Luông nối thành phố Bến Tre và huyện Mỏ Cày (Bến Tre) cũng được khai thông. Xe từ Sài Gòn về Trà Vinh nếu đi qua cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông và phà Cổ Chiên sẽ rút ngắn 70km so với đi quốc lộ 1A về Trà Vinh.

Sau đây là một số hạ tầng cơ sở khác sắp được xây dựng:

- Cầu Mỹ Lợi trên quốc lộ 50 (Long An - Tiền Giang), cầu Cổ Chiên (Bến Tre - Trà Vinh) dự định khởi công trong năm 2010.

- Cầu Cao Lãnh (Đồng Tháp) đã được Chính phủ Úc viện trợ hơn 10 triệu USD để thiết kế kỹ thuật. Quy mô xây dựng cầu này sẽ lớn như cầu Mỹ Thuận và hoàn thành vào năm 2015.

- Cầu Vàm Cống (An Giang - Đồng Tháp) đang được lập dự án với nguồn vốn của Ngân hàng Phát triển Á châu và vay vốn ODA Hàn Quốc. Quy mô xây dựng cầu này cũng lớn như cầu Cần Thơ và dự trù sẽ hoàn thành vào năm 2015.

Đường sắt cao tốc có tổng chiều dài toàn tuyến là 1.570 ki lô mét, đi qua 27 ga, dự định khởi công năm 2012 đến năm 2035 sẽ hoàn tất với số vốn được ước tính là 55,8 tỷ USD bằng nguồn ODA Nhật Bản. Trong phiên họp ngày 19.6.2010, Quốc Hội đã không thông qua dự án này, nên cần phải điều chỉnh lại.

Cần biết thêm, năm 2007 một đoàn nghiên cứu gồm KOICA, Cục Đường sắt Việt Nam, Chungsuk Engineering CO. LTD, Korea Railroad Research Institute cũng đã hoàn tất báo cáo nghiên cứu hợp phần 1 (đoạn Nha Trang – Sài Gòn) của tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam. Kinh phí cho việc xây hợp phần 1 này được ước tính là 7,8 tỷ USD. Phần hỗ trợ kỹ thuật này được thực hiện từ nguồn viện trợ không hoàn lại của chính phủ Hàn Quốc.

Như vậy, không phải chỉ Nhật mà Trung Quốc và Nam Hàn cũng muốn xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam cho Việt Nam.

Qua một số công trình xây dựng hạ tầng cơ sở đã và đang được thực hiện nói trên, chúng ta thấy Mỹ là người đến sau. Vì thế, trong cuộc viếng thăm Việt Nam vào tháng 4 năm 2009, ông Matthew Daley, Chủ tịch USABC lúc đó đã nói với phóng viên AFP tại Hà Nội:

“Tôi sẵn sàng đánh cá rằng trong không quá 3 năm và có thể sớm hơn nữa, Hoa Kỳ sẽ trở thành nhà đầu tư ngoại quốc trực tiếp tại Việt Nam lớn nhất.”

Ngày 15.4.2010, bổng nhiên tập đoàn ngân hàng Citibank của Hoa Kỳ tuyên bố cho Việt Nam vay 200 triệu đôla để phát triển dự án tổ hợp bauxite Tân Rai, Lâm Đồng. Đây là một dự án đang bị người Việt chống cộng tố cáo là Hà Nội bán đất cho Trung Cộng.

Hãy “Để xem Mỹ nó làm gì” (lời Tổng Thống Thiệu) và người Việt chống cộng sẽ làm gì.

Ngày 22.6.2010




thanks.gif

Back to top
 

...
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Những điều trông thấy
Reply #212 - 13. Jul 2010 , 09:12
 

Một đoạn phim vừa được tung lên YouTube đang gây xôn xao cộng đồng mạng: một nhóm quay phim người nước ngoài quay một quán ăn ở Việt Nam có nuôi nhốt gấu thì bị bà chủ quán lao ra, rút dép quật túi bụi và mắng chửi ầm ĩ với lời lẽ hết sức thô tục.
Xin mời cả nhà bấm vào link để xem video clip ngắn và đọc thêm chi tiết.


http://tuoitre. vn/Chinh- tri-Xa-hoi/ Thoi-su-suy- nghi/389305/ Hay-biet- xau-ho.html

Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Dzitgo
Gold Member
*****
Offline


Cạp cạp cạp

Posts: 1887
Re: Những điều trông thấy
Reply #213 - 23. Jul 2010 , 13:43
 




An ninh Biển Đông, ưu tiên trong chiến lược mới của Mỹ
Mai Vân 



...

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton (DR)


Vào hạ tuần tháng 7 tới đây, ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton sẽ đến Hà Nội tham gia Diễn đàn An ninh Asean, ARF, một diễn đàn mà ngoại trưởng tiền nhiệm, bà Condoleeza Rice, thời ông Bush đã từng phớt lờ. Bà Clinton tham dự Diễn đàn ARF trong bối cảnh Hoa Kỳ chính thức công bố bản ''Chiến lược an ninh quốc gia''.

Văn kiện dày khoảng 50 trang, với phần đề tựa của chính Tổng Thống Mỹ Barack Obama, đã chính thức hóa đường lối đối ngoại được Washington áp dụng từ ngày ông Obama lên nắm quyền cách nay gần hai năm. Lẽ dĩ nhiên,trọng tâm chủ yếu trong chiến lược an ninh mới của Hoa Kỳ vẫn là làm sao đánh quỵ kẻ thù số một là ''Al Quaeda và tay sai'', hợp tác chặt chẽ với các đồng minh truyền thống của Mỹ ở khắp nơi, từ Âu sang Á.
Tuy nhiên, trong chính sách ngoại giao của chính quyền Obama, tính chất đa phương đã được nhấn mạnh nhiều hơn trong đó châu Á đã có thêm trọng lượng so với trước đây.
Những ai quan tâm đến khu vực Đông Nam Á đều thấy rằng Hoa Kỳ đã nhắc đến vùng Southeast Asia như một thực thể, chứ không chỉ nói tới Đông Á (East Asia) một cách chung chung. Hoa Kỳ cũng xem ASEAN là một cơ cấu khu vực có trọng lượng mà Mỹ cần củng cố quan hệ hợp tác, tương tự như Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương APEC, sáng kiến của Mỹ, hay là nhóm Đối tác Xuyên Thái Bình Dương Trans- Pacific Partnership trong khuôn khổ APEC, hoặc là Khối Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á East Asia Summit mà Washington muốn tham gia.
Chính sách châu Á của Mỹ dĩ nhiên không thể xem nhẹ Trung Quốc, một thế lực đang lên mà Hoa Kỳ xác định là sẽ tiếp tục thúc đẩy một quan hệ ''tích cực, xây dựng và toàn diện''. Tuy nhiên, Washington sẽ ''theo dõi chương trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc và chuẩn bị một cách thích ứng sao cho các quyền lợi của Mỹ và các đồng minh, trong khu vực và trên thế giới, không bị tác hại''.
Gắn với vấn đề trên, dù không minh thị nói đến Biển Đông, nhưng Chiến lược an ninh mới của Mỹ đã nói lên quyết tâm bảo vệ quyền tư do lưu thông ''trên biển, trên không và trong vũ trụ'', chống lại bất kỳ ai muốn ''cản trở thông thương hay sử dụng các lãnh vực này vói ác ý''. Trong số những biện pháp mà Hoa Kỳ quyết tâm áp dụng, có việc duy trì quyền tự do lưu thông cho ''các eo biển chiến lược và các tuyến hàng hải trọng yếu''.
Để tìm hiểu thêm về vấn đề Biển Đông cũng như chính sách Đông Nam Á mới của Hoa Kỳ, trong đó Việt Nam có một vai trò quan trọng, RFI đã phỏng vấn giáo sư Ngô Vĩnh Long, chuyên gia Châu Á thuộc trường Đại Học Maine Hoa Kỳ.
Với chiến lược an ninh mới của Mỹ, Đông Nam Á được coi trọng hơn trước
Lý do chính là vì Trung Quốc trong hai năm qua bành trướng và có thái độ gây mất an ninh cho khu vực. Chiến lược của Mỹ hiện nay là làm thế nào vận động và phối hợp càng nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á càng tốt.
Trước đây Mỹ chủ yếu chú trọng đến vùng biển đảo Đông Nam Á, tức là vùng có Philippines, Indonesia, Malaysia. Trên đất liền Mỹ chủ yếu coi trọng Thái Lan. Gần đây Thái Lan bị khó khăn rất nhiều. Trước sự đe dọa của Trung Quốc, Mỹ thấy không thể tiếp tục chính sách cũ, mà phải có chính sách mới, làm sao vận động và phối hợp được tất cả các nước trong khu vực Đông Á Thái Bình Dương, và trong đó Việt Nam quan trọng nhất vì là nước lớn nhất trong đất liền, lại có lãnh hãi và lãnh thổ dài nhất ở khu vực Biển Đông. Vì thế Mỹ cần nhất sự hợp tác của Việt Nam.
Trên thực tế Mỹ đã áp dụng chiến lược này ngay sau khi ông Obama lên nắm quyền. Bà ngoại trưởng Clinton đã lập tức được ông cử đến các nước Đông Nam Á, và tuyên bố ''Mỹ đã trở lại''. Trong chuyến đi đó, bà cũng đã loan báo một số đề án cụ thể như đề án sông Mêkông v.v. Tất nhiên là Mỹ hiện nay có những chính sách mới cho khu vực.
Biển Đông : vị trí thiết yếu trong chiến lược an ninh mới của Mỹ
Chiến lược của Mỹ là cố gắng giữ an ninh trong khu vực Biển Đông, tìm ra những phương thức để giải quyết các tranh chấp trong vùng một cách hoà bình, trong khuôn khổ luật quốc tế, trong đó có các ''quy tắc ứng xử trên Biển Đông'' năm 2002 mà Trung Quốc đã ký kết. Mỹ luôn luôn muốn giải quyết hoà bình các vấn đề trong khu vực Biển Đông.
Hoa Kỳ không đưa ra quan điểm của họ về các vụ tranh chấp chủ quyền, nhưng thấy là cần phải duy trì tình hình tự do hàng hải, tự do thông thương ở Biển Đông.
Điều mà Mỹ quan tâm nhất trong vấn đề Biển Đông là sự đe doạ của Trung Quốc. Bắc Kinh đã đe dọa nhiều lần. Không những họ đã đưa ra bản đồ ‘’đường lưỡi bò’’ đòi hỏi khoảng 80% các vùng biển ở Biển Đông, mà vào tháng 3 vừa rồi chẳng hạn, khi thứ trưởng ngoại giao Mỹ Jim Steinberg vả cố vấn an ninh Mỹ sang thăm Trung Quốc, họ còn nói riêng với Hoa Kỳ là bây giờ Biển Đông trở thành ‘’khu vực quyền lợi trọng tâm’’ của Trung Quốc.
Trước đây, Trung Quốc chỉ xác định ba vùng Đài Loan, Tân Cương, Tây Tạng là khu vực quyền lợi trọng tâm, bây giờ họ nói với Mỹ là tất cả khu vực Biển Đông là của Trung Quốc, ai đến đây thì sẽ bị họ đánh đuổi. Mỹ dĩ nhiên không đồng ý và chính sách lớn của Mỹ hiện nay là bảo đảm an ninh và vùng Biển Đông cho mọi người.
An ninh Biển Đông hệ trọng không chỉ đối với Đông Nam Á mà đối với cả các đồng minh Bắc Á của Mỹ
Trong vấn đề an ninh trên Biển Đông, quyền tự do thông thương rất quan trọng: từ 56% cho đến 60% hàng hoá chuyên chở bằng đường biển mỗi năm đều đi qua vùng biển này, trong đó 90% dầu hỏa cho Đài Loan, cho Hàn Quốc, cho Nhật Bản là những đồng minh của Mỹ. Bên cạnh đó, còn có nhiều quyền lợi kinh tế và quân sự khác cho các nước Đông Nam Á. Nếu Trung Quốc cứ lấn chiếm hay là cứ đe dọa, thì tình trạng mất an ninh không chỉ ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á mà cũng tác động tới các quốc gia Bắc Á. Cho nên Mỹ cần phải duy trì an ninh trong khu vực Biển Đông.
Khi coi trọng Đông Nam Á trong chính sách của mình, điều đó có nghĩa là Mỹ cũng muốn xây dựng một cái vòng đai để ngăn chặn đà vưon lên của Trung Quốc. Đối với Hoa Kỳ, nếu Trung Quốc hành động có trách nhiệm, thì Mỹ sẽ không có phản ứng. Nhưng gần đây Bắc Kinh đã đổi thái độ.
Không chỉ đổi thái độ gần đây, mà vào năm 2007, Trung Quốc đã nói với Hoa Kỳ cùng chia Thái Binh Dương làm hai khu vực, phiá Tây Hawai do Trung Quốc kiểm soát, còn phiá bên kia dành cho Mỹ. Hoa Kỳ không đồng ý, thế là Trung Quốc lập tức gây hấn, cho đụng tàu của Mỹ năm sau đó, và bắt bớ ngư dân Việt Nam... Chính vì Bắc Kinh gây hấn như vậy, mà Mỹ phải có chính sách và thái độ như hiện nay.
Vai trò và vị trí quan trọng của Việt Nam trong chiến lược Đông Nam Á của Mỹ
Việt Nam trở thành một nước rất quan trọng đối với Mỹ, vì Việt Nam có lãnh thổ và lãnh hải dài nhất trong khu vực... Trong vùng Đông Nam Á ‘’đất liền’’, Việt Nam là nước lớn nhất về mặt dân số, diện tích không lớn bằng hay tương đương với Thái Lan, nhưng chạy dài trên vùng Biển Đông, cho nên phải có sự đồng ý của Việt Nam hay sự giúp đỡ của Việt Nam thì chính sách của Mỹ hay chính sách của các nước khác trong khu vực mới có thể thành công.
Chính quyền Mỹ còn phải vận động dân chúng trong nước họ để đẳy mạnh chính sách trở lại Đông Nam Á. Việt Nam là một nước lớn, nếu không có sự ủng hộ của Việt Nam cùng với các nước Đông Nam Á lớn khác như Indonesia, Malaysia, Philippines thì chính phủ Mỹ khó có thể nói với dân chúng họ là bây giờ các nước ASEAN đồng thuận với chính sách của Mỹ. Một khi được Việt Nam, một nước lớn ở trên đất liền ủng hộ, Chính quyền Mỹ có thể nói cho dân chúng họ là đã có đồng thuận chung, không cần phải có những nước nhỏ khác như Miến Điện, Lào hay Cam Bốt, bởi vì không cần đồng thuận hoàn toàn.
Tranh thủ được sự hợp tác của Việt Nam sẽ giúp cho Mỹ rất nhiều trong việc điều phối các cố gắng đa phương để giải quyết các vấn đề tranh chấp trong khu vực. Do đó, Mỹ hướng tới Việt Nam và chính quyền Mỹ cần Việt Nam trợ giúp trong việc vận động dân chúng để Hoa Kỳ có thể trở lại Đông Nam Á. Đây là một vấn đề rất khó. Hiện nay Mỹ ''ve vãn'' Việt Nam vì lý do đó. Họ muốn Việt Nam chứng tỏ mình sẽ là một nước có trách nhiệm trong khu vực.
Trong giai đoạn này Việt Nam cần Mỹ hơn là Mỹ cần Việt Nam
Muốn cho Mỹ có thể hoạt động tốt với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực thì Việt Nam phải giúp Mỹ, mà một trong những vấn đề giúp Mỹ, là phải chứng tỏ cho người Mỹ thấy là Việt Nam bây giờ đáng giúp. Việt Nam phải có một bộ mặt chính trị tự do dân chủ khả dĩ, nếu không thì chính phủ Mỹ dầu có muốn lắm đi nữa thì cũng khó có thể thúc đẩy việc ủng hộ Việt Nam lên một mức cao hơn nữa.
Đại sứ Mỹ được báo Vietnamnet phỏng vấn đã nói : ‘’Tôi nghĩ trước hết Việt Nam phải tự quyết định Việt Nam muốn gì, rồi cần làm gì. Vì việc trở thành một nước có vai trò lãnh đạo toàn cầu không chỉ đem lại lợi ích cho mà còn mang lại trách nhiệm cho Việt Nam. Việt Nam phải quyết định rằng Việt Nam muốn cái quyền lợi đó và cái trách nhiệm đó hay không’’.
Để có quyền lợi và trách nhiệm đó, Việt Nam phải có một số hành động. Ví dụ như người Mỹ thích vấn đề tự do, tự do tranh luận... Nếu Việt Nam trong khi muốn vận động Mỹ, mà lại đàn áp, bắt bớ .. thì gây khó khăn cho chính phủ Mỹ trong việc thực hiện chính sách của họ ở Đông Nam Á. Cho nên ông Michalak có nói là Việt Nam đã có rất nhiều tiến bộ trong lãnh vực kinh tế nhưng cần có nhiều tiến bộ hơn nữa trong lãnh vực chính trị. Không phải Hoa Kỳ muốn Việt Nam đa đảng... nhưng muốn Việt Nam chứng minh cho dân chúng Mỹ, cũng như trên thế giới là Việt Nam là một nước có tự do dân chủ.
Việt Nam không nên sợ mất lòng Trung Quốc khi tăng cường hợp tác với Mỹ
Bây giờ không còn gì để mà tế nhị với Trung Quốc nữa. Trung Quốc đã ép Việt Nam cho đến điểm rất cao rồi. Bây giờ là vấn đề tùy thuộc vào Việt Nam chứ không phải là vào Mỹ. Trong thực tế, Hoa Kỳ hoàn toàn có thể tự mình bảo vệ quyền thông thương, đường hàng hải trên Biển Đông. Nhưng vấn đề không chỉ là bảo vệ thông thương trên biển, mà bảo đảm an ninh cho toàn khu vực.
Cho nên nếu ví dụ như Việt Nam đi với Trung Quốc chẳng hạn, hay là Việt Nam để cho Trung Quốc bắt ép, thì đến một lúc nào đó, có chuyện gì xẩy ra thì sẽ mất an ninh. Ví dụ như bị ép quá cuối cùng Việt Nam phải phản ứng lại đơn phương, thì làm sao mà Mỹ và các nước khác mà có thể kịp vận động dân chúng họ để vào hỗ trợ cho Việt Nam ? Thành ra vấn đề là phải đi từng bước, đi trước chứ để nước đến chân rồi mới nhảy thì rất khó. Cho nên vấn đề chính là của Việt Nam chứ không phải là của Mỹ.
Với chiến lược an ninh mới, Hoa Kỳ coi trọng Diễn đàn An ninh ARF hơn trước
Diễn đàn ARF sẽ rất quan trọng cũng như tất cả các diễn đàn khác trong khu vực Đông Nam Á bởi vì các diễn đàn đó giúp cho các nước đối thoại với nhau, để đi đến tin tưởng nhau hơn. Mỹ trước đây đúng là không để ý đến các diễn đàn này, nhưng bây giờ thì khác. Ngoài vấn đề Diễn đàn ARF, Hoa Kỳ cũng đã bổ nhiệm một đại sứ cho cả ASEAN.
Bên lề cuộc phỏng vấn, Giáo sư Ngô Vĩnh Long còn nêu lên một nhận xét của ông về quan hệ Mỹ - Việt nói chung :
« Tôi vừa đi Việt Nam về và tôi biết là trong chính quyền nhiều người vẫn còn sợ là Mỹ sẽ lật đổ chính phủ Việt Nam. Hoa Kỳ đã nói rất nhiều lần là họ hoàn toàn công nhận chính phủ Việt Nam, công nhận sự toàn vẹn của chủ quyền Việt Nam và sẽ phản đối bất cứ ai, bất cứ lực lượng nào sử dụng vũ lực để lật đổ chính phủ Việt Nam. Họ nói như vậy là quá rõ ràng. Còn nói đến vấn đề diễn biến hoà bình tức là để không có dân chủ trong nước thì đó là vấn đề ''dùng ngáo ộp'' để dọa dân chúng Việt Nam. Nhưng nếu làm như vậy, không đi đến dân chủ hoá, thì khó mà giúp cho Chính quyền Mỹ vận động dân chúng họ ủng hộ Việt Nam được ».
Đài RFI



thanks.gif

Back to top
« Last Edit: 23. Jul 2010 , 13:49 by Dzitgo »  

...
 
IP Logged
 
Dzitgo
Gold Member
*****
Offline


Cạp cạp cạp

Posts: 1887
Re: Những điều trông thấy
Reply #214 - 23. Jul 2010 , 13:48
 




Mỹ đặt tên lửa gần Trung Quốc



...

Tàu ngầm U.S.S Ohio của Mỹ.



Quân đội Trung Quốc như choàng tỉnh sau khi phát hiện ra có tới 462 tên lửa Tomahawks mới được Mỹ triển khai ở những nước láng giềng xung quanh họ. Vậy Washington muốn nhắn gửi gì với Bắc Kinh thông qua động thái này?

Nếu các hệ thống vệ tinh và do thám của Trung Quốc hoạt động hữu hiệu thì hồi cuối tháng trước chắc chắn đã có một loạt những thông tin tình báo đáng lo ngại đổ về trụ sở của Hải quân nước này ở thủ đô Bắc Kinh. Một loại siêu vũ khí mới của Mỹ đột nhiên xuất hiện gần lãnh thổ Trung Quốc. Đó là một chiếc tàu ngầm lớp Ohio – con tàu mà trong nhiều thập kỷ chỉ mang những tên lửa đầu đạn hạt nhân nhằm mục tiêu vào Liên Xô và sau này là Nga.

Nhưng lần này lại khác: trong gần 3 năm qua, Hải quân Mỹ đã âm thầm cử những chiếc tàu ngầm lớp Ohio được cải biến đến những nơi không ai biết vì những con tàu này đi dưới nước. 4 trong số 18 tàu ngầm lớp Ohio không còn mang theo những tên lửa mang đầu đạn hạt nhân Trident. Thay vào đó, mỗi chiếc tàu ngầm này được trang bị tới 154 tên lửa hành trình Tomahawk có khả năng bắn trúng bất kỳ mục tiêu nào trong vòng hơn 1.600km với đầu đạn không hạt nhân.

Chúng ta sẽ phải kinh ngạc khi chứng kiến khả năng của những chiếc tàu ngầm nói trên. 14 chiếc tàu ngầm mang tên lửa Trident rất hữu ích khi có chiến tranh hạt nhân – điều mà trên thực tế có thể không bao giờ xảy ra, và Nga vẫn là mục tiêu chính của những con tàu này. Trong khi đó, “nhóm bộ tứ” được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk đang mang trên mình một loại vũ khí mà quân đội Mỹ rất hay sử dụng để bắn phá các mục tiêu ở Afghanistan, Bosnia, Iraq và Sudan.

Đó là lý do tại sau mà chuông báo động đã rung lên ở thủ đô Bắc Kinh hôm 28/6 khi con tàu U.S.S. Ohio dài 170m “chất đầy” tên lửa Tomahawk của Mỹ bất ngờ nổi lên ở Vịnh Subic của Philippine. Nhiều tiếng chuông báo động có thể cũng đã vang lên khi cùng ngày, một tàu chiến khác của Mỹ là U.S.S. Michigan đến Pusan, Hàn Quốc. Và chuông báo động đã kêu vang hết cỡ khi tàu ngầm USS Florida xuất hiện tại căn cứ hải quân chung Anh – Mỹ ở Diego Gracia trên một hòn đảo ở Ấn Độ Dương, cùng thời điểm với sự xuất hiện của tàu U.S.S Ohio và tàu U.S.S Michigan.

Quân đội Trung Quốc như choàng tỉnh sau khi phát hiện ra có tới 462 tên lửa Tomahawks mới được Mỹ triển khai ở những nước láng giềng xung quanh họ. "Đã có quyết định củng cố lực lượng của chúng tôi ở Thái Bình Dương. Điều đó chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc giật mình và buộc phải chú ý”. Đó là nhận định của ông Bonnie Glaser, một chuyên gia về Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ở thủ đô Washington.

Các quan chức Mỹ bác bỏ thông tin cho rằng họ đang muốn gửi gắm một thông điệp đến Bắc Kinh, nói rằng sự xuất hiện của bộ ba tàu ngầm mang tên lửa Tomahawk chỉ là một sự tình cờ ngẫu nhiên. Nhưng Washington chắc chắn rằng tin tức về việc họ triển khai các tàu ngầm ở những khu vực gần Trung Quốc đã xuất hiện trên tờ South China Morning Post có trụ sở ở Hồng Kông, vào ngày 4/7.

Bắc Kinh đã âm thầm, lặng lẽ theo dõi thông tin này. "Hiện nay, nguyện vọng chung của các quốc gia ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là tìm kiếm hòa bình, sự ổn định và an ninh khu vực. Chúng tôi hy vọng các hoạt động quân sự có liên quan của Mỹ ở đây sẽ giúp củng cố hòa bình, sự ổn định và an ninh trong khu vực chứ không phải điều ngược lại," ông Wang Baodong, phát ngôn viên của Đại sứ Trung Quốc tại Washington, đã phát biểu như vậy.

Tháng trước, Hải quân Mỹ thông báo rằng tất cả 4 chiếc tàu ngầm mang tên lửa hành trình Tomahawk đã lần đầu tiên được triển khai ở khu vực xa cảng nhà. Theo Đại úy Tracy Howard thuộc hạm đội tàu ngầm số 16 đóng tại Kings Bay, Georga, 4 chiếc tàu ngầm này có thể “đáp trả tất cả các mối đe dọa khác nhau trong một thời gian ngắn sau khi nhận được thông báo."

Động thái trên là một phần trong chính sách của Mỹ liên quan đến việc chuyển hỏa lực từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương – khu vực mà Washington xem là trọng tâm quân sự trong thế kỷ 21. Căng thẳng dịu đi từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc là nguyên nhân khiến Mỹ giảm hoạt động triển khai vũ khí hạt nhân, cho phép lực lượng Hải quân nước này giảm hạm đội tàu ngầm mang tên lửa Trident từ 18 xuống còn 14.

Đáng ra Hải quân Mỹ đã có thể cho 4 chiếc tàu ngầm này “nghỉ hưu” để tiết kiệm tiền cho Lầu Năm Góc nhưng đó không phải là cách chính quyền hoạt động. Thay vào đó, Washington đã bỏ ra khoảng 4 tỉ USD để thay thế những tên lửa Trident bằng tên lửa Tomahawks và xây thêm 60 phòng đặc biệt cho binh lính trên mỗi chiếc tàu ngầm. Sau đó, những chiếc tàu này được cử đi hoạt động lén lút trên toàn cầu. "Chúng tôi ở đó hàng tuần, chúng tôi theo dõi tình hình cũng như môi trường ở đó. Chúng tôi có thể phát hiện, phân loại và định vị các mục tiêu và nếu cần thiết sẽ bắn chúng," Thiếu tướng Hải quân Mark Kenny giải thích sau khi chiếc tàu ngầm đầu tiên được thay thế tên lửa Trident bằng tên lửa Tomahawk ra khơi năm 2008.

Những chiếc tàu ngầm của Mỹ không phải là vấn đề mới gây lo ngại duy nhất đối với Trung Quốc. Hai cuộc tập trận quân sự lớn mới nhất liên quan đến Mỹ và các đồng minh trong khu vực cũng khiến Bắc Kinh phải giật mình cảnh giác. Gần 40 chiếc tàu chiến và tàu ngầm hải quân đã bắt đầu tham gia vào cuộc tập trận “Vành đai Thái Bình Dương” ở ngoài khơi Hawaii từ hồi cuối tháng 6. Khoảng 20.000 binh lính đến từ 14 quốc gia đã tham gia vào cuộc tập trận diễn ra hai năm một lần này.

Trong quá trình tập trận, các nước đã diễn tập hoạt động bắn tên lửa và đánh chìm 3 con tàu cũ đóng giả là tàu của kẻ thù. Các nước tham gia cùng với Mỹ trong cuộc tập trận được coi là cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới từ trước đến này gồm Australia, Canada, Chile, Colombia, Pháp, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Hà Lan, Peru, Singapore và Thái Lan. Liên quan đến Trung Quốc hơn là cuộc tập trận CARAT 2010 — Sẵn sàng hợp tác trên biển và huấn luyện Training — vừa diễn ra ở ngoài khơi Singapore. Cuộc tập trận này có sự tham gia của 17.000 binh lính và 73 tàu chiến đến từ Mỹ, Singapore, Bangladesh, Brunei, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippine và Thái Lan.

Cả hai cuộc tập trận quy mô lớn này đều không có sự tham gia của Trung Quốc mặc dù nó diễn ra ở những khu vực rất gần Trung Quốc. Đây hoàn toàn không phải là một sự sơ suất. Nhiều quốc gia ở khu vực Tây Thái Bình Dương như Australia, Nhật Bản, Indonesia và Hàn Quốc, đang khuyến khích Mỹ đẩy lùi những hành động mà họ cho là ngày càng hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông. Và quân đội Mỹ cũng tỏ ra quan ngại về lực lượng tên lửa ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc. Hiện Bắc Kinh đang triển khai hơn 1.000 tên lửa gần Eo biển Đài Loan. Sự xuất hiện của những chiếc tàu ngầm mang tên lửa tuần hành Tomahawk ở Thái Bình Dương "là một phần nỗ lực lớn hơn của Mỹ nhằm củng cố năng lực ở khu vực. Động thái này phát đi một thông điệp rằng không ai có khả năng ngăn cản quyết tâm của Mỹ trong việc đóng vai trò là lực lượng cân bằng trong khu vực. Rất nhiều nước trong khu vực muốn chúng tôi làm như vậy,” ông Glaser cho biết. Chắc chắn là Bắc Kinh đã hiểu được thông điệp này.

Kiệt Linh - (theo The Time)


Mời cả nhà đọc thêm tin này :

Người Mỹ bắt đầu nhu'ng tay vô Trường Sa Hòang Sa ..... chắc để ngăn chận âm mưu tham lam ngang tàn ba' quyền dành lãnh hãi kiểu lưỡi rắn của Trung Cộng.
Xin click vào link này :
WHY CLINTON CARES SO MUCH ABOUT AN ASIAN ISLAND CHAIN




thanks.gif

Back to top
« Last Edit: 23. Jul 2010 , 13:58 by Dzitgo »  

...
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Những điều trông thấy
Reply #215 - 02. Aug 2010 , 08:10
 
Trích Việt Báo:
(Lý Tống - Một Viên Gạch Lót Đường 
TRANG VO . Việt Báo Thứ Hai, 8/2/2010, 12:00:00 AM
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=114&nid=162438)

...

Trong cái thế cài răng lược, Cọng Sản gài người vào cộng đồng bằng tình cảm, liên hệ cá nhân, gia đình, quan hệ làm ăn buôn bán hay mua chuộc để người Việt Quốc Gia không thể thẳng tay đối phó với người thân, ruột thịt của mình.  Không thuyết phục được người Việt tị nạn bằng chủ nghĩa Cọng Sản thì họ lôi kéo  bằng lòng nhân đạo, tình quê hương.    Không thành công trong chiêu bài hòa hợp hòa giải dân tộc vì người Việt tị nạn đã quá kinh nghiệm với quá khứ, họ xữ dụng văn nghệ như công cụ để xóa nhòa ranh giới quốc cọng. 

Có nhiều nguồn tin cho rằng số đông những người đi coi nhạc hội là những du học sinh và thành phần liên hệ đã làm việc theo chỉ thị hay xúi giục.  Họ đã xữ dụng du học sinh như những vận động viên cho họ và có thể trong tương lai là những lá chắn cho những hoạt động của họ.  Và như vậy, đây không còn là một buổi trình diễn thuần tuý văn nghệ nữa! Kỹ thuật này cũng không có lạ gì. 

Trong chiến tranh họ đã tận dụng tình trạng vàng thau lẫn lộn này để xâm nhập, lũng đoạn hàng ngũ quốc gia và thực tế là hầu như không một gia đình nào của miền Nam trước năm 1975 mà không có liên hệ với những người ở lại miền Bắc. 

Không lạ gì những lực lượng phòng không được đặc trên nóc nhà của những bệnh viện.  Người Việt tị nạn chống cọng nhưng đầy nhân bản,  Với Cọng Sản thì không:  Người Cọng Sản dám tàn nhẩn để đạt mục đích, ngay cả con tố cha, vợ tố chồng không phải là điều quá xa trong quá khứ.
...
Back to top
« Last Edit: 02. Aug 2010 , 08:12 by dacung »  

dacung
WWW  
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: Những điều trông thấy
Reply #216 - 07. Aug 2010 , 18:19
 


Xin mời xem 1 phim thật cảm động , xin bấm vào hình.

...

thanks.gif
Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4033
Re: Những điều trông thấy
Reply #217 - 18. Aug 2010 , 00:49
 

Thư gởi người chống Mỹ cứu nước


Người gửi: Trần Ngọc Lan
Người nhận: Lê Quốc Hùng



Hy vọng lá thư này sẽ được anh đọc mặc dù tên người nhận không phải là tên thật của anh nhưng tên người gởi sẽ làm anh chú ý bởi vì cách đây hơn 30 năm, cái tên Ngọc Lan ít nhiều đã liên hệ với cuộc đời của anh từ thuở anh đang ở năm thứ hai bậc Đại Học.

Để tôi nhắc lại vài việc xảy ra giữa anh và tôi để cho anh biết rằng người gởi bức thơ này là người không xa lạ gì với anh. Và luôn tiện những người đã từng cùng tranh đấu với anh, những anh chị đó chắc là có biết tôi cũng sẽ nhớ lại.

Lúc ấy tôi còn đang ở ghế trung học, tôi học thua anh hai lớp. Thật là tình cờ chúng ta quen biết nhau từ một đêm tôi cùng với vài người bạn gái đến trường Văn Khoa nghe nhạc ngoài trời. Tôi chỉ nghe mang máng trước đây về người nhạc sĩ và ca sĩ này và đây là lần đầu tiên tôi được gặp họ. Và bởi tôi còn trẻ và vốn thích nhạc nên những bài nhạc mà tôi nghe đêm hôm đó phải thật lòng mà nói hầu như bản nào tôi cũng thích cả. Trong giờ nghỉ giải lao, tôi có đến gần người nhạc sĩ đó với cây đàn guitar đang ngồi hút thuốc. Tôi hỏi anh ta tại sao nhạc anh gọi là nhạc phản chiến? Anh không trả lời chỉ nhìn tôi mỉm cười, chắc dưới mắt người nhạc sĩ lúc bấy giờ tôi là một cô gái trẻ còn đang ở ghế nhà trường chưa biết gì về chính trị và không hiểu hết ý nghĩa của bài hát, nên hỏi một câu thật là ngây ngô. Tôi nói tiếp. Nếu là phản chiến thì phải là ở ngoài Bắc chớ sao lại trong Nam. Người ta đem chiến tranh vào trong mình mà, miền Nam đánh lại để tự vệ không để cho miền Bắc xâm chiếm, chính phủ miền Nam không gây ra chiến tranh mà sao lại phản chiến trong miền Nam? Người nhạc sĩ này lại không trả lời tôi mà chỉ nhìn tôi một hồi lâu, rồi cho tôi một nụ cười hiền lành và thân thiện. Lúc đó, anh, một người trước đây khoảng hơn một giờ trước, trong lúc tôi đang ngồi trên bãi cỏ nghe nhạc, đã bắt gặp vài lần khi anh nhìn tôi thì anh quay mặt đi chổ khác. Anh đã đứng gần phía bên tôi từ nãy giớ, anh nắm lấy cánh tay tôi kéo về một phía nói, em gái lại đây, em không biết gì hết đừng hỏi những câu ngớ ngẩn; vả lại, hôm nay là đến chỉ nghe nhạc thôi nha cô bé.

Hôm sau anh đến trường tìm tôi để làm quen. Rồi từ đó tôi và anh quen nhau. Tôi, anh, chưa qua một lần cùng dạo phố nhưng có mến nhau như một người bạn thân. Tôi là một cô gái mới lớn lên thỉnh thoảng có vài tình yêu vớ vẩn chứ chưa có mối tình nào lâu dài và thật sự cả. Với anh, tôi mong tình bạn đừng tiến xa hơn nữa bởi tôi có cảm tưởng hai chúng ta là hai đường thẳng song song, hai đường song song sẽ không bao giờ gặp nhau.

Vào những năm đầu của thập niên 70, tình hình trong nước rất là lộn xộn. Cộng Sản trà trộn vào tôn giáo và nhóm trí thức sinh viên học sinh và tôn giáo để xách động biểu tình. Tôi biết anh đang nghe theo các đàn anh dụ dỗ đấu tranh phong trào Chống Mỹ Cứu Nước. Một nhóm nhỏ thôi, mà làm quấy động không nhỏ vì chính tai tôi có nghe những đứa trai trẻ bụi đời mười lăm, mười sáu tuổi hoặc lén cha mẹ, chúng được mướn đi biểu tình, mỗi một cuộc biểu tình sẽ được phát cho một khúc bánh mì thịt và trả cho hai mươi đồng cho mỗi người. Chúng nó đi biểu tình chỉ để làm cho rậm đám, lấy số đông để la ló, đập phá chớ chúng nó đâu biết cuộc biểu tình này đang đòi hỏi những gì. Có người bỏ tiền ra mướn bọn biểu tình đó. Họ là ai? Chắc anh thừa biết. Các anh đang đòi hỏi gì? Người đang tham gia biểu tình có biết tại vì sao mà mình tham gia biểu tình, có biết rõ mình đang muốn gì, đòi hỏi gì, có chánh đáng không?

Trong khi đó, ngoài chiến trường biết bao nhiêu người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa xả thân chiến đấu ngăn bọn giặc từ miền Bắc tràn vào xâm chiếm miền Nam, quyết tâm không để chúng chiếm và Cộng Sản hóa miền Nam.
Tư tưởng của anh và tôi hoàn toàn khác nhau thấy rõ. Anh nói, các anh thương dân mình, các anh phải làm cuộc cách mạng. Anh hỏi, sao tôi không thấy, một số người ý thức được nên đã cùng nhau chống lại chính phủ. Tôi nói, tôi sẽ chống lại chính phủ nếu tôi biết đó là chế độ độc tài tham nhũng thối nát. Còn bây giờ, chúng ta cần đánh bại bọn Cộng Sản cái đã, chúng ta cần giữ miền Nam không để lọt vào bọn chúng đó là việc quan trọng trước nhất mà chúng ta cần phải làm. Anh nói anh không muốn làm người Cộng Sản nhưng anh không chấp nhận chính phủ này, một chính phủ theo Mỹ nên các anh cùng nhau đấu tranh chống Mỹ cứu nước.

Tôi có kể anh nghe tôi đang có người yêu là lính nhảy dù đang chiến đấu ngòai mặt trận nên tôi không muốn nghe thấy đến chuyện các anh đang làm. Người lính Nhảy Dù tôi yêu cũng là dân Bắc Kỳ như anh vậy. Những người Bắc Kỳ đã di cư vào miền Nam chỉ vì không chấp nhận sống chung với Cộng Sản, đã được người Nam Kỳ vui vẻ đón nhận, và cuộc đời họ đã được hậu đãi trong miền Nam. Nước Mỹ đang giúp chúng ta đánh chống trả bọn Cộng Sản, cũng như Nga Tàu đang giúp miền Bắc để củng cố và bành trướng cho chủ nghĩa của họ.
Anh đừng mắc mưu họ mà làm rối loạn hậu phương.

Anh im lặng không nói và có vẻ suy nghĩ nhiều. Sau lần đó, tôi không thấy anh đến tìm tôi nữa và cũng sau lần đó, tôi không thấy báo chí nói đến tên anh nữa. Bạn bè không ai biết anh đi đâu, có một vài người họ đoán là anh vô chiến khu.

Sau hơn một năm, lúc này chiến trường khốc liệt hơn, tin tức cho biết có vài nơi bị mất. Vào đầu năm 75, trên đường về từ nhà một người bạn gần khu bệnh viện Grall, tôi thấy một đám chừng độ hơn hai chục người đang đứng coi một việc xảy ra tôi tò mò đứng lại, thấy một số ni cô đang chống lại với Cảnh Sát mà người cảnh sát đang chỉ huy trong toán Cảnh Sát đó tôi thấy có bản tên là Thọ, tôi chỉ nghe được viên cảnh sát khuyên đám người biểu tình nên giải tán. Tôi nghe mấy ni cô này la lối chứ không hiểu họ nói gì. Có một vài ni cô leo lên mui xe Jeep, chổ có một tài xế cảnh sát đang ngồi, ni cô ngồi trên đầu người ta mà không biết tội rồi xúm nhau cười, cả những người đứng coi cũng cười, riêng tôi thấy họ giống như những người hề đang diễn một màn diễu dỡ ẹt không làm tôi cười được. Tôi thấy đây không phải là một cuộc biểu tình chính đáng, tôi buộc miệng hỏi, mấy ni cô đang làm gì vậy? Anh đã trông thấy tôi từ nãy giờ vì khuất sau mấy người kia nên tôi không thấy anh. Anh chạy đến gần tôi và nắm tay tôi kéo đi khỏi đám người đang biểu tình. Anh nói anh vui vì gặp lại tôi, rồi anh hỏi thăm này nọ, anh nói anh mới từ chiến khu trở về. Tôi thấy anh vui, anh vui lắm, anh nói tình hình khả quan lắm, tôi quay quắt mắng anh là thằng hèn. Anh ăn cơm Quốc Gia thờ ma Cộng Sản. Anh lại nói anh không phải là Cộng Sản. Anh nói, những người đang biểu tình kia cũng không phải là Cộng Sản. Anh nói, tánh em vẫn như trước không thay đổi. Anh bảo tôi, thôi đi về đi đừng ở lại xem đám biểu tình này không an toàn cho tôi. Tôi cũng đâu muốn ở lại chi để người ta tưởng lầm là tôi ủng hộ. Tôi lầm bầm đây là lần thứ hai anh làm như anh là anh hùng cứu mỹ nhân không bằng!
Các anh đã đấu tranh Chống Mỹ Cứu Nước, chống chiến tranh. Ngoài Bắc không ai dám Chống Nga Tàu Cứu Nước, trong khi người dân miền Bắc mong đợi có những người như các anh thì lại không có vì có ai dám biểu tình dưới một chế độ độc tài đảng trị, họ sẽ bị thủ tiêu hoặc giam hình sự cho đến chết. Cộng Sản Bắc Việt đem chiến tranh vào miền Nam. Chiến tranh đã giết biết bao nhiêu người trai trẻ ở cả hai miền. Người dân cả hai miền thù ghét chiến tranh nhưng quân dân miền Nam phải chống trả lại khi họ đem chiến tranh vào mình. Vì chính quyền Cộng Sản miền Bắc nghe theo Nga Tàu muốn miền Nam phải trở thành Cộng Sản.

Người dân miền Nam đã không chấp nhận chế dộ Cộng Sản. Người dân miền Nam đã không chứa chấp Cộng Sản. Cộng Sản Bắc Việt xâm nhập vào những vùng thôn quê tuyên truyền, rồi bắt buộc người dân quê phải chứa họ ở trong nhà. Vì ở giữa vùng ngày thì Quốc Gia, đêm thì ma Việt Cộng, chống lại là sẽ bị giết. Biết bao nhiêu người dân quê vô tội bị lũ Việt Cộng xử tử vì dám chống lại họ.

Vào năm 1974, trong lúc có những người lính Hải Quân đang chiến đấu để dành giữ phấn lãnh hải của dân tộc ta, gọi chung là của nước Việt Nam - những trận chiến này không biết bao nhiêu người lính Hải Quân của quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã xả thân, đã chết vì quyết không để lọt một tấc đất, một tấc sông của Ông Cha ta từ bao nghìn năm để lại - thì đảng Cộng Sản miền Bắc làm ngơ! Có phải vì họ là người Cộng Sản chớ không phải là người Việt Nam? Trong lúc đó những người như các anh không có ai, tại sao không ai lên tiếng đấu tranh đòi hỏi Chống Tàu Cứu Nước?

Các anh là những thành phần trí thức sống và lớn lên từ chế độ cũ, một chế độ đã nuôi dưỡng các anh cho có danh gì với núi sông. Chả lẽ chế độ Cộng Sản bây giờ không đào tạo có được thành phần trí thức như các anh, không có những người yêu nước yêu dân như các anh, cho nên bọn Cộng Sản mới lộng quyền độc tài mà hèn hạ dâng đất cho Cộng Sản nước ngoài thống trị mà không có sự phản đối của các anh? Một chế độ cũ đã để lại trên người của các anh một địa vị mà anh đang có để phụng sự cho chế độ độc tài bây giờ, có nhiều tiền, có nhà to, có xe hơi đắt tiền. Trong lúc đó, biết bao nhiều người dân phải bán máu để nuôi con, để có được bữa ăn bù cho bị đói mấy ngày qua.

Sau bao nhiêu năm sống dưới chế độ Cộng Sản, anh có thấy nước Việt Nam mình bây giờ đang bị lệ thuộc ai không?

Cũng như bây giờ, sau bao nhiêu năm sống dưới chế độ Cộng Sản, một chế độ bần cùng hóa nhân dân, một chế độ sản xuất người đi lao động qua các nước khác để ăn chận đồng lương của họ, bán những em bé gái qua nước ngoài để làm gái làng chơi. Có phải vì chế độ đó không muốn thấy quá nhiều người dân nghèo khổ cho nên phải tống ra nước khác cho bớt đi bằng cách bán người dã man như vậy?

Chế độ Cộng Sản hèn hạ bán đất bán biển cho Tàu Cộng, lấn sang đường ranh giới của đất nước mình. Nếu bây giờ chính phủ miền Nam Việt Nam còn thì không dễ gì bọn Tàu lấy được một tấc đất, một tấc sông đâu các anh ạ. Các anh có thấy và có biết điều đó không?
Hởi các anh, các anh đang ở đâu sao không lên tiếng? Bây giờ thành phần sinh viên trí thức của thế hệ trẻ hiện nay đang ở đâu sao không cùng nhau đứng lên, nói lên tiếng nói của mình khi thấy bọn Cộng Sản Tàu chiếm lãnh thổ, lãnh hải và muốn đồng hóa dân tộc Việt Nam chúng ta? Thật là đáng buồn nếu phải vì các anh nghe theo Cộng Sản giảng bài chiêu dụ là Yêu Cộng Sản là Yêu Nước cho nên, các anh yêu nước yêu dân tộc quá nên để yên Cộng Sản nước khác đến chiếm nước mình.

Từ lâu rồi, nhất là lúc gần đây, chúng tôi mong đợi có một bậc chính nhân quân tử đứng lên đánh đổ chế độ độc tài đảng trị. Hãy viết lên một trang sử mới mà trong đó có sự góp công, góp trí, góp sự đấu tranh của các anh. Các anh là những lá cờ đầu, các anh hãy thắp sáng ngọn đuốc dẫn dắt cho thế hệ trẻ hiện nay là những thành phần sinh viên trí thức trẻ, tương lai vận mệnh của đất nước là ở trong tay của các giới trẻ như các anh.


Các anh hãy tin tưởng, bên các anh luôn có những người từ những các quốc gia khác nhau trên thế giới như chúng tôi sẽ luôn luôn ủng hộ các anh để dành lấy lại tự do và an bình cho dân tộc ta, một dân tộc Việt Nam oai hùng.


Back to top
« Last Edit: 18. Aug 2010 , 00:50 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4033
Re: Những điều trông thấy
Reply #218 - 20. Aug 2010 , 21:16
 
5 điều bác hồ  dạy em không thực hành được


Em là cựu học sinh,
Dưới mái trường cấp I, II năm nào...
Nhớ về các Thầy Cô giáo.
Truyền cho em bài học năm xưa.
Bài bắt buộc mỗi mùa khai trường gõ cửa.
Bài cấm được quên trong giáo án Thầy Cô lên lớp:
"Năm điều Bác Hồ dạy"

Ba mươi năm trôi qua.
Em tự hỏi rằng:
Học thuộc năm điều ấy để làm gì
Nếu không mang nó vào cuộc sống?

Thưa Thầy Cô, Nhà Trường cùng Xã Hội...
Trên hết là Đảng và Nhà Nước này
Làm sao để thực hành bài học ấy trong cuộc sống hôm nay?

** Điều 1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào **

Lại thấy **Tôi yêu Tổ Quốc tôi mà tôi bị bắt*

http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=2480 * (1)
Anh ấy xuống đường hô vang khẩu hiệu chống ngoại xâm
Và anh vào tù. Đảng bảo tội danh là "trốn thuế"!

Có người lên cầu vượt
Treo biểu ngữ bảo vệ Hoàng - Trường Sa
Và tố cáo tham-ô nhũng-lạm cửa-quyền
Đang ngày đêm tàn phá quốc gia, xói mòn đất nước
Và họ đi tù vì tội “tuyên truyền chống nhà nước"!

Có cô gái xót thương đồng bào mình bỏ xác chốn trùng dương
Cô tìm hiểu căn nguyên và bật thành câu chữ:
**Uất ức biển ta ơi*http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=2620 *
Rồi cô ấy ra toà. Cũng tội danh "chống nhà nước"

Nhiều vị học rộng hiểu sâu
Thấy nguy cơ mất nước ẩn tiềm
Họp kín nhau cùng bàn kế sách đổi thay
Mưu tìm một vận may cho Tổ quốc
Và họ ra toà với tội danh "lật đổ"

Điều 1 phá sản rồi,
Nên chăng dạy chúng em phải kính yêu Đảng – Bác?
Còn Tổ Quốc và Đồng Bào, thôi đặt xuống hạng ba?

** Điều 2. Học tập tốt, lao động tốt **

Học tập làm sao cho tốt, khi:
Chủ nghĩa thành tích lên ngôi
Nhan nhản nơi nơi bằng cấp dỏm, luận văn thuê
Lâu lại rộ chuyện ông Giáo sư cóp bài của bạn
Nay xì chuyện bà Tiến sĩ đạo văn
Cửa quan chỉ thấy tung hê bằng cấp, coi rẻ tài năng

Lao động tốt sao bằng kẻ gian ngoan xảo quyệt
Luồn lách lươn lẹo lại lên lương
Sớm cắp ô đi, chiều cắp về
Ba chục phần trăm công chức thực sự đáng ăn lương
Chưa kể những kẻ ngồi mát ăn phong bì
Một chữ ký đem về dự án
Có thể cưu mang cả dòng họ - chẳng màng gây hậu hoạ mấy đời sau!

Điều 2 nhai còn không nổi, nuốt sao trôi?

** Điều 3. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt **

Hợp quần gây sức mạnh
Thế mà buổi đầu cướp chính quyền
Đảng phân biệt cha thằng này nguỵ quân, mẹ con kia nguỵ quyền
Chị thằng nọ là tư sản, nặng tội hơn là mại bản
Để gieo vào đầu đám trẻ con nỗi hằn đau lý lịch, nỗi mặc cảm nhân thân
Nên cả triệu người ra đi, kết đoàn nơi xứ lạ quê người...

Kỷ luật tốt thế nào khi kẻ xấu ung dung
Pháp chế vị nhân thân với những trò vải thưa che mắt:
Nào là xử lý nội bộ, rồi thì chuyển nơi công tác
Trên bảo dưới chẳng nghe, mấy chục năm không màng khiển trách!

Điều 3 quá xa rời thực tiễn, em chào thua!

** Điều 4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt **

Em ra đường phải làm Ninja bịt mặt
Khói xe bụi đường mù mịt khắp nơi nơi
Rừng vàng kêu cứu
Sông ngòi khô cạn
Môi trường ô nhiễm
Chẳng biết giữ vệ sinh thế nào
Khi thực phẩm hằng ngày em ăn, họ cảnh báo:
Coi chừng độc tố gây ung thư!

Cho em quên Điều 4, để sống tạm qua ngày!

** Điều 5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm **

Chịu thôi,
Từ bấy lâu nay Đảng vẫn tự hào:
Ta là trí tuệ đỉnh cao!
Xã hội chủ nghĩa lừng danh nơi em đang sống
Là chế độ ưu việt nhất trong lịch sử loài người
Dân chủ và tự do gấp vạn lần tư bản
Thực dân và đế quốc, kìa chúng nó còn đang giãy chết
Khiêm tốn làm sao khi em đang chót vót trên tầm cao nhân loại?

Lời dạy thật thà sao nghe thum thủm
Khi em thấy từng đoàn lũ lượt
Con ông cháu cha cùng dây mơ rễ má
Chen chúc nhau sang du học xứ người
Xứ sở đang từng ngày "giãy chết"
Ôi xảo trá chứ thật thà chi?
Lời dạy thật thà tạt vào mặt em gáo nước lạnh
Khi nghe bài học anh hùng Lê Văn Tám ngày xưa
Lại là đồ đểu!

Em hiểu, những chuyện nêu trên có cả triệu người biết
Nhưng vì lòng dũng cảm của điều năm
Họ cứ phải ngậm tăm
Để an bài trong hiện tại

Em xin khoanh tay
Trả lại năm điều dạy không có đất thực hành. Em bỏ học!*

Phạm Văn Hải


Back to top
« Last Edit: 20. Aug 2010 , 21:19 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Những điều trông thấy
Reply #219 - 13. Oct 2010 , 13:06
 
Nhục Nhục Nhục !!!

(Có thiệt không vậy nè, Trời!)

Không có cái khốn nạn nào giống cái khốn nạn nào: Nông Đức Mạnh cúi đầu nhục nhã trước tàu đỏ Bắc Kinh Hồ Cẩm Đào, rất xứng đáng với hai chữ 'Nam Man' mà Trung Cộng đã dùng để xỉ nhục Việt Nam!

"Vừa là đồng chí, vừa là anh em" sao lại khúm núm như thế nầy:

...

Những người cộng sản mang dòng máu Việt còn có "cái chút xíu liêm sỉ" phải biết cái nhục này mà rửa!

Minh Nghị kính chuyển
Đăng bởi Ngạo Nghễ on 03/10/2010
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Những điều trông thấy: DỊCH SANT TIẾNG ANH NHẠC "CÁCH MẠNG"
Reply #220 - 18. Oct 2010 , 09:46
 
Mời cả nhà "thưởng thức" bài "Hà nội mùa vắng những cơn mưa", được dịch sang tiếng Anh là: "Hanoi's this season absent the rains" Angry
Đây là một trong những ca khúc nổi tiếng của "âm nhạc cách mạng" được Hội âm nhạc thành phố do ông nhạc sĩ Trần long Ẩn làm chủ tịch, chịu trách nhiệm dịch sang tiếng Anh. Mục đích là để cho thế giới hiểu được ý nghĩa của lời bài hát Việt nam. 
Xem xong you tube này, ai mà hiểu được bản dịch của "đỉnh cao trí tuệ loài người": đảm bảo chít liền Grin
Dzui nhất là: you in side me after class on Co Ngu street!
Mèn đét ơi! cái vụ " you inside me" đó mờ xảy ra mỗi ngày, sau khi tan trường, ngay trên phố Cổ ngư thì ...thế giới chỉ có một mình Hà nội thôi!

Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Những điều trông thấy
Reply #221 - 04. Nov 2010 , 00:30
 
“Phật ngọc” chỉ là sản phẩm

xuyên tạc Ðức Phật Thích Ca?


Thiên Ðức



Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Namo tassa bhagavato arahato sammasambuddhassa.

- Thành kính cung thỉnh quý vị Ðại Ðức, Thượng Tọa Tăng Ni Phật Giáo Việt Nam và toàn thế giới lên tiếng!

- Trân trọng đề nghị quý vị cư sĩ, nhà nghiên cứu phật học, phật tử Việt Nam và thế giới lên tiếng!

- Gởi đến những ai đang học phật, tin Phật, hướng Phật, phát nguyện tâm từ theo hành trình của

bức tượng bằng ngọc hiện đang du hành khắp nơi, hãy tỉnh táo tìm hiểu sự thật, trước khi quá muộn!


Tất cả phải cảnh giác xin đừng mê muội!

? ? ?


Theo lời tuyên bố của chủ nhân, ông Ian Green: bức tượng phật bằng ngọc cho hòa bình thế giới (?) là tác phẩm sao y (copy) tượng phật trong Bảo Tháp Ðại Bồ Ðề (Mahabodhi Stupa) ở Bồ Ðề Ðạo Tràng (Ấn Ðộ)

... ...


Sau khi so sánh hai tác phẩm, cho thấy ông Ian Green đã xảo trá lừa bịp mọi người và cố tình xuyên tạc Ðức Phật Thích Ca một cách tinh vi như sau:



1)- Tượng Phật “vàng” tại Bồ Ðề Ðạo Tràng (Ấn Ðộ):

là hình ảnh Ðức Phật Thích Ca đang thiền với tư thế ngồi kiết Già hai tay bắt “Ấn súc địa” theo giải thích của từ điển Phật học, tác giả Chân Nguyên và Nguyễn Tường Bách của nhà xuất bản Thuận Hóa Huế 1999. Trang 26 ghi rõ:  4. Ấn súc địa (bhùmissparsa-mudrà): tay trái hướng lên đặt ngang bụng, tay mặt chỉ xuống, lưng tay mặt xoay tới trước. Ðó là ấn quyết mà Ðức Phật Thích Ca gọi là thổ địa chứng minh mình đạt phật quả và cũng là dấu hiệu của sự không lay chuyển, vì vậy - Bất động Phật (s:aksobhya) cũng hay được trình bày với ấn này.

Những điểm lưu ý ở đây:


- Hai tay bắt ấn là một động tác không thể thiếu trong lúc thiền định.

- Ngón tay cái của bàn tay trái khép lại sát lòng bàn tay.

- Không hề sử dụng bình bát trong lúc ngồi thiền.


2)- Tượng phật bằng ngọc có sự khác biệt bàn tay trái cong lên và ngón tay cái mở ra để nâng cái bình bát hoàn toàn khác với bàn tay trái của tượng “vàng” ngón tay cái khép sát vào nhau trong tư thế bắt ấn.


... ...
Bàn tay nâng bình bát khất thực                    Ấn xúc địa (bhùmissparsa-mudrà)



Như vậy, hình ảnh Ðức Phật Thích Ca qua bức tượng bằng ngọc không phải ngồi thiền, vì hai tay không bắt ấn mà là đang ngồi ôm bình bát khất thực.

Vậy bức tượng bằng ngọc hình Ðức Phật Thích Ca ngồi khất thực có thể xuất hiện ở đâu? Có hai trường hợp để lý giải:


    * Xuất hiện ở chùa:
Phù hợp với cách quàng y hở vai của bức tượng. Một câu hỏi đặt ra là trong lúc ở chùa, Ðức Phật có cần thiết phải ngồi khất thực hay không và ai là người cúng dường?

Theo lịch sử phật giáo, sau khi Ðức Phật Thích Ca tu thành chánh quả, mới bắt đầu rao giảng giáo lý, lập chùa, thu thập đệ tử và phật tử, như vậy trong chùa lúc nào cũng có người lo việc trai tăng, hộ pháp, phật tử cúng dường đều thông qua ban quản lý chùa, như vậy không thể có hình ảnh Ðức Phật Thích Ca ngồi khất thực tại chùa.



Ông Ian Green muốn đưa ra thông điệp gì qua hình tượng này? Phải chăng đó là



“Ðức phật Thích Ca không hề thiền, và giác ngộ, chỉ là một người biếng nhác ôm bình bát ngồi một chỗ chờ phật tử cúng dường nuôi dưỡng mà thôi” (?)




Ðiều này hoàn toàn trái với sự tích đức Phật từng là một hoàng tử từ giã địa vị cao sang giàu có xuất gia, giải thoát chúng sinh. Ðây là một nghịch lý.


...





    * Xuất hiện ở nơi công cộng:
Lại càng nghịch lý hơn, hình tượng này hoàn toàn trái với giáo luật phật giáo: “ Tăng ni trong khi đi khất thực, Y Tăng già Lê (còn gọi là y thượng) phải quàng kín người, chỉ có đi hoặc đứng lại, không được ngồi”.


Hình ảnh Ðức Phật Thích Ca ngồi khất thực tại nơi chốn công công với tấm y choàng nữa vai, hở vú là một sự lăng nhục phật giáo, sự xúc phạm nghiêm trọng hình ảnh thiêng liêng của Ðức Phật. Một đấng giác ngộ toàn năng.

... ...



Tóm lại qua phân tích trên, tượng Phật bằng ngọc ngồi khất thực chỉ là  xuyên tạc, ngụy tạo chứ không phải là tác phẩm sao y (copy) tượng phật trong Bảo Tháp Ðại Bồ Ðề ở Bồ Ðề Ðạo Tràng (Ấn Ðộ)


Ông Ian Green người Úc, một nhà kinh doanh ngọc, không phải là một nhà nghiên cứu phật học, cũng không phải là một tu sĩ phật giáo, tại sao lại bịa đặt ra một hình ảnh hoàn toàn không hề có thật trong suốt đời sống của Ðức Phật lúc còn tại thế?

Sự kiện này làm tổn thương nghiêm trọng niềm tin thiêng liêng vào đấng giác ngộ Thích Ca Mâu Ni của hàng hàng, lớp lớp tăng giới và chúng sinh trên toàn thế giới, có thể nảy sinh ra nhiều hậu quả xấu không lường được.

Vì thế, đề nghị ông Ian Green:

·        Làm sáng tỏ sự kiện này trước công luận.
·        Chấm dứt ngay hành vi xuyên tạc và sự vi phạm bản quyền bức tượng Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni tại Bồ Ðề Ðạo Tràng Ấn Ðộ
·        Chính thức xin lỗi Phật tử và phật giáo Việt Nam và cả thế giới.
·        Thu hồi hoàn toàn và vô điều kiện tất cả sản phẩm tranh tượng có hình ảnh đức phật bị xuyên tạc nói trên, để tránh di hại và hậu quả xấu cho người sử dụng (nếu có?).




Hai điều lưu ý trước khi kết thúc bài viết:



1)- Luật pháp Hoa Kỳ: Người tiêu dùng có quyền hoàn trả mọi sản phẩm khuyết tật hay gian trá, và nhà sản xuất có trách nhiệm thu hồi.

2)- Theo lý thuyết phong thủy:

Tất cả những hình ảnh tranh tượng liên quan đến tôn giáo nói chung, bị khuyết tật hay gian trá, nếu thỉnh về nhà thờ chẳng những không tốt mà có thể còn bị nhiều điều không may mắn. Phương cách xử lý tốt nhất là hoàn trả lại nơi phát hành.



Nguồn hình ảnh:



- http://www.giacngo.vn/chude/trienlamtuongphatngoc/2009/03/11/5F4452/



- http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/305755/Trien-lam-tuong- Phat-ngoc-lon-nhat-the-doi-tainbspVietnbspNamnbsp.html



- http://www.baomoi.com/Home/DuLich/vnexpress.net/Tuong- Phat-ngoc-o-Chua- Pho-Quang/2594588.epi



- http://us.24h.com.vn/phi-thuong-ky-quac/tuong-phat-khat-thuc-cao-nhat-viet-nam-c...

- www.daophatkhatsi.net/vanhoaphatgiao/76D650.aspx





     





     


















Back to top
« Last Edit: 04. Nov 2010 , 00:35 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Những điều trông thấy
Reply #222 - 04. Dec 2010 , 23:12
 
BAO GIỜ DÂN VIỆT TRỞ THÀNH NGƯỜI THIỂU SỐ

TRÊN CHÍNH QUÊ HƯƠNG MÌNH ?


Nguyễn Phúc Bảo Ân - 1-12-2010

Chuyện Xứ Người


Thật khó ai có thể hình dung được rằng vào tháng 10-1949, khi vệ binh Trung Cộng cưỡng chiếm một quốc gia hoàn toàn độc lập chủ quyền - Cộng Hòa Đông Thổ - East Turkestan - của người Duy Ngô Nhĩ - để sát nhập vào nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa của Mao Chủ tịch, thì tỷ lệ người Hán trên cả xứ Tân Cương này chỉ xấp xỉ 4% vậy mà chỉ với 60 năm cai trị và áp đặt chính sách Hán hóa trên lãnh thổ tự trị Tân Cương này, đến nay, tỷ lệ người Hán đã lên đến 46%, nghĩa là chiếm gần một nữa dân số của xứ tự trị này.

Từ một dân tộc độc lập, sống trên một lãnh thổ với toàn vẹn chủ quyền của mình kể từ khi giành được độc lập vào năm 1933, thế rồi sau khi nước Trung Cộng ra đời vào năm 1949, thì chỉ sau một đêm ngủ, người Duy Ngô Nhĩ thức dậy và đã trở thành một dân tộc thiểu số trên chính quê hương của mình. Nhiều người Duy Ngô Nhĩ thấy được nỗi nhục mất nước và nguy cơ diệt vong của giống nòi do chính sách Hán hóa với nhiều biện pháp kìm hãm của chính quyền cộng sản Bắc kinh, đã phải đào thoát đi tỵ nạn chính trị ở các nước tự do ở phương tây và cũng không ít những cuộc nổi dậy của người dân trong nước đấu tranh giành độc lập và chủ quyền lãnh thổ cho dân tộc họ. Mà với nền chuyên chính vô sản, với bạo lực cách mạng như những nước cộng sản khác, chính quyền Bắc kinh đã đàn áp đẫm máu và dễ dàng dập tắt ngay những ngọn lửa đấu tranh này của người Duy Ngô Nhĩ ngay khi nó vừa khởi phát. Vụ gần đây nhất là vào ngày song thất 7-7-2009 vừa qua, tại thủ phủ Urumqi của xứ tự trị này với hàng ngàn người Duy Ngô Nhĩ xuống đường biểu tình chống lại các chính sách Hán hóa và đòi lại độc lập cho dân tộc, và cũng như những cuộc nổi dậy trước đó, những người Duy Ngô Nhĩ yêu nước đã bị quân đội cộng sản Bắc Kinh đàn áp đẫm máu, khiến hơn 160 người bị giết chết tại chổ, hơn 1.000 bị trọng thương, hơn 1.400 người bị bắt giữ bị kết án lên đến 10 năm tù giam và vào hôm 10-11-2010 vừa qua đã có 9 người "nổi loạn" này đã bị hành quyết ngay sau khi bị tòa án tuyên án tử hình, nhưng vẫn chưa hết, nhằm dằn mặt những người Duy Ngô Nhĩ dám yêu nước thương nòi, ngày 3-12-2010 vừa qua lại thêm 5 người yêu nước Duy Ngô Nhĩ nữa vừa bị hành quyết.

Trông Người Mà Nghĩ Đến Ta…


Với một ngàn năm Bắc thuộc cũng với chính sách cai trị vô cùng hà khắc, rợ Hán đã áp đặt chính sách Hán hóa lên tộc người Nam Việt chúng ta, và hàng ngàn người dân Nam cũng đã từng bị rợ Hán bắc phương hành quyết vì họ đã dám yêu nước, thương nòi, dám đứng lên đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, và ông cha chúng ta đã giữ vững được cõi bờ không bị sát nhập vào đế quốc Đại Hán, tổ tiên chúng ta đã giữ vẹn toàn quốc túy quốc hồn nhờ tướng sỹ luôn một lòng chống ngoại xâm để giữ nước. Nhờ hào khí Diên Hồng mà vó ngựa của quân Nguyên Mông dẫu đã chinh phạt muôn phương từ Á sang Âu đành phải chùn bước trước tinh thần quyết chiến của vua tôi Nam Việt và 50 vạn quân Mông cổ đã bị quân dân Nam Việt đánh cho tan tác cho hồn tiêu phách lạc mỗi khi nghe đến hào khí của dân Nam. Những trang sử vàng dân tộc còn lưu danh một Lý Thường Kiệt phá Tống bình Chiêm, một Ngô Quyền, một Hưng Đạo Đại Vương đã hai lần nhuộm đỏ dòng Bạch Đằng Giang bằng máu xương của hàng vạn quân cướp nước Nam Hán và Nguyên Mông. Lịch sử Việt tộc vẫn còn những trang lẫy lừng với chiến thắng Xuân Kỷ Dậu 1789 với 20 vạn quân Thanh không còn một manh giáp, với một Tôn Sỹ Nghị phải quăng cả ấn tín để chạy tháo thân về cố quốc, với một Sầm Nghi Đống phải treo cổ tự vẫn ở gò Đống Đa… Trong hầu hết các cuộc chiến chống ngoại xâm quân dân Nam chúng ta đã luôn luôn chiến thắng dẫu ta phải thường lấy yếu để đánh mạnh, lấy ít để địch nhiều… bởi ông cha ta đã biết vì nợ nước, quên thù nhà và luôn đặt lợi quyền của quê hương, của dân tộc lên trên lợi quyền của chế độ, của giai cấp.

Nhưng than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu khi tinh thần quốc gia, tinh thần dân tộc bị thay thế bởi tinh thần quốc tế cộng sản, khi lòng yêu nước phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, khi "quan san muôn dặm một nhà, bốn phương vô sản đều là anh em" để từ khi nắm quyền cai trị đất nước từ năm 1945 đến nay, "Bác" và Đảng đã hữu hảo cắt dâng hết các hải đảo đến thềm lục địa rồi cả nhiều vùng đất liền Việt Nam cho rợ Hán của "Bác Mao" và "Ngài" thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại tiếp tục dâng bán cả Tây Nguyên cho Hán tặc và đón hàng vạn cháu con của Mã Viện, của Tô Định đến để tàn hại môi trường thiên nhiên lẫn môi trường văn hóa của dân tộc, khiến nhân tâm ly loạn, bởi ý đảng đang chống lại lòng dân, bởi quyền lợi của đảng, của giai cấp thống trị đang được đặt lên trên quyền lời của dân tộc. Trong Nam ngoài Bắc ngày nay đâu đâu cũng thấp thoáng bóng dáng của con cháu bác Mao.

Do áp lực dân số đã vượt hơn 1,3 tỷ người, trong suốt 4 thập niên qua nhà nước Trung Cộng đã nghiêm khắc áp đặt một chính sách về dân số và kế hoạch hóa gia đình là "mỗi gia đình chỉ có một con" lên phạm vi cả nước. Bởi chính sách này cùng với tư tưởng trọng nam khinh nữ cố hữu của người Hán mà ở Trung Cộng hiện có hơn 20 triệu thanh niên không thể nào lấy được vợ do nạn gái thiếu trai thừa. Nhằm tạo điều kiện cho các thanh niên ế vợ này tại cố quốc có điều kiện "làm chồng", có điều kiện cấy hạt giống đỏ lên các thiếu nữ Nam phương, Trung Nam Hải đã có chính sách bảo hộ cho các công ty xây dựng công trình nhà máy của Trung Cộng bằng mọi giá với mục đích là họ liên tục thắng từ gói thầu này đến gói thầu khác để rồi những làng công nhân quốc phòng Tàu nối đuôi nhau mọc lên khắp miền xuôi lẫn miền ngược mà theo đó những hàng quán ăn uống giải khát, những quán bia ôm, những dịch vụ mát-xa tươi mát cũng liên tục phát triển khiến cho đến nay đã có hàng ngàn thiếu nữ Tây nguyên và hàng ngàn chị em ở miền xuôi khác, sau một thời gian phục vụ nhu cầu "vui chơi" của các công nhân "Hán Chệt" đó, thì "bụng đã tấn công, mông đã phòng thủ" và đã nhiều, quá nhiều những chú "Chệt con" lần lượt ra đời để giúp gia tăng tỷ lệ cháu con của "Bác Hồ Cẩm Đào" trên mãnh đất hình cong chữ S vốn đã nghèo nàn, chật hẹp và đông người này. Khắp các phố thị từ miền ngược đến miền xuôi, từ Đồng Xuân của Hà Nội đến An Đông của Sài gòn nơi nào cũng đầy đặc những gian hàng của tiểu thương Hán Chết kinh doanh đủ loại ngành hàng nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm độc hại để hủy diệt nhanh chóng những người "đồng chí tốt", "láng giềng tốt" Nam man. Ngay cả ở khu làng sinh viên HACINCO tại phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội, là khu liên hợp cao cấp chủ yếu làm nơi ký túc cho sinh viên các trường đại học, thì hiện nay cũng đã có trên 500 "công nhân quốc phòng" của Hán Chệt đến thuê ở, cát cứ và chiếm giữ luôn các thang máy để bài bạc, để đùa nghịch suốt ngày không cho bất cứ ai sử dụng và cũng đã không ít nữ sinh viên Việt Nam trong làng sinh viên này đã từng bị các công nhân quốc phòng là cháu con của "Mao Xếnh Xáng" cưỡng hiếp để gieo hạt giống đỏ ngay trong những chiếc thang máy này.

Sau một ngày làm việc căng thẳng tại công sở, với chút thời giờ nhàn rỗi sau lúc tan tầm, nếu quyết định đi thư giãn vào các trung tâm thương mại, các quán sá, hay ngay cả vào các khu giải trí của làng sinh viên HACINCO này, người ta sẽ hốt hoảng khi tưởng rằng đang đi lạc vào một đô thị nào đó ở Thượng Hải, ở Bắc Kinh bởi đâu đâu cũng nghe tiếng khạc nhổ, tiếng chào mời, cười nói bô bô theo đúng phong cách của Hán Chệt "Nị Hảo Ma? Shen Ma? Nị Shuo Shen Ma?"

Với tinh thần 16 chữ vàng mà lãnh đạo của hai nước cộng sản Việt-Trung đã thống nhất:

"Láng giềng khốn nạn, Cướp đất toàn diện, Lấn biển lâu dài, Thôn tính tương lai."

Trong thời gian vừa qua có nhiều ngư phủ Việt Nam bị hải quân Tàu cộng trấn cướp hết ngư cụ, bị bắt giam đòi tiền chuộc, hoặc bị bắn chết khi họ đang khai thác hải sản trên vùng biển của Tổ quốc mình, rồi có nhiều người Việt Nam yêu nước thương nòi mà lên tiếng khẳng định chủ quyền về các quần đảo Hoàng Sa Trường Sa, đã bị cơ quan an ninh của nước nhà tịch thu tài sản, bị tra tấn, bị giam cầm… tất cả chỉ mới là khúc dạo đầu của chính sách Hán hóa mà Bắc Kinh đã áp dụng hết sức thành công trên hai xứ tự trị Tây Tạng và Tân Cương… Rồi ngày đó cũng sẽ đến với dân tộc Việt Nam như những gì đã đến với người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ… Rồi dân Việt cũng sẽ trở thành một dân tộc thiểu số trên chính quê hương của mình… và những người yêu nước thương nòi cũng sẽ không chỉ bị các "đồng chí" công an Việt Nam đánh đập giam cầm hay bị các tòa án của Việt Nam xét xử như hiện nay… mà rồi đây họ sẽ bị xét xử và hành quyết bởi chính quyền trung ương Bắc Kinh như những người Duy Ngô Nhĩ vừa bị hành quyết trong tháng 11 và tháng 12 vừa qua.

Ôi Tổ quốc tôi còn tồn tại bao lâu nữa? Bao giờ sẽ phải trở thành một tỉnh Việt Nam bên cạnh tỉnh Vân Nam của Đại Hán?

Ôi Dân tộc tôi bao giờ sẽ phải trở thành người thiểu số trên chính Quê hương mình?


Huế, trước ngày Đông chí 2010 - Nguyễn Phúc Bảo Â

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Những điều trông thấy
Reply #223 - 16. Dec 2010 , 19:20
 
Việt Nam đâu cần các anh làm Từ Thiện.

-
Dong Tran
-

Lời ngườì Việt Cộng: "VN đâu cần các anh làm Từ Thiện".

Hôm nay, tiền thu lợi hàng năm đã có :

- 500.000 Việt Kiều về nước & mỗi ngưòi mang theo trung bình 2.000USD = 10 tỷ đô la Mỹ.

- Người Việt hải ngoại gửi về nước 8 tỷ Mỹ kim thống kê được, nếu kể thêm số không thống kê được ít nhất 2 tỷ nữa, chúng ta có con số tròn 10 tỷ Mỹ kim.

- Mỗi năm Việt Nam nhận các khoản viện trợ nước ngoài và LHQ trên 3 tỷ Mỹ kim.

Tổng cộng gần 25 tỷ đô la.

Miền Nam Việt Nam (MNVN) trước 1975, không có sản xuất quan trọng, không mỏ dầu, chỉ nhận trung bình 700 triệu Mỹ kim một năm nuôi 17 triệu người và gồng gánh bộ máy chiến tranh. Trung bình 42USD/người /năm.

Thế nhưng, Miền Nam Việt Nam là con rồng Đông Nam Á.

Trường học Miền Nam VN từ mẫu giáo đến Đại học đều được hưởng quy chế miễn học phí.

Người bệnh vào bệnh viện từ xã phường đến trung ương đều được miễn phí.

Thiên tai năm nào cũng có nhưng cả nước đùm bọc lấy nhau. Miền Nam VN không cần ngửa tay xin tiền ngoại quốc.

Ngày nay không cần làm gì mỗi năm Việt Nam vẫn nhận đều khoảng 25 tỷ đô la. Tính trung bình 287USD/người /năm.

Thế nhưng học sinh mẫu giáo đến đại học đều đóng học phí cắt cổ.

Bệnh viện từ xã đến trung ương đều thu lệ phí rất cao. Dù cấp cứu, không tiền không được nhập viện.

Từ 1989 đến nay đã 20 năm nay, VN vẫn lẽo đẽo phía sau các quốc gia khác trong vùng Đông Nam Á. Tụt hậu 35 năm so với VNCH năm 1975.

Việt Nam ngày nay ở vào thời đại WTO, thời đại mở cửa, không còn là thời đại thời bao cấp, ngăn sông cấm chợ thuở trước 1989. Trước 1989 việc cứu trợ thiên tai tại VN là việc cần. Sau thời đại mở cửa 20 năm nay, VN phát triển vượt bực. Nhũng người về VN đều thấy việc hàng quán đầy đường, người xe kín lối, nhà chọc trời đầy dẫy, tất cả các nhà hàng đều đông nghẹt, khách sạn giá quốc tế, địa ốc ngang tầm hay mắc hơn cả Tokyo, Sydney, New York...

Mọi người đều biết triệu phú USD ở Việt Nam nhiều hơn triệu phú trong Cộng đồng người Việt Hải ngoại.

Số tiền trong nước đổ ra nước ngoài mỗi năm rất lớn đều tuông vào các ngân hàng và các trương mục tư bản đỏ.

Do vậy việc cứu trợ và từ thiện Việt Nam đã đến lúc cần được xét lại một cách đúng mức.

Giúp đỡ thương phế binh VNCH bị bỏ rơi tại VN là cần.

Giúp đỡ những cơn bệnh hiểm nghèo VN không có phương tiện chữa trị là không thể bỏ.

Giúp đỡ những trường hợp cá biệt là cần.

Giúp đỡ những nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân và dân quyền là không thể thiếu.

Tuy nhiên việc tổ chức thành những phong trào rầm rộ dưới hình thức từ thiện mang tiền về nước cống nạp cho CSVN là chuyện phải chống vì vi phạm luật lệ VN và không phục vụ lợi ích đích thực của cộng đồng hải ngoại. Luật lệ CHXHVN ghi rõ không tổ chức nào trong và ngoài nước được phân phối tiền cứu trợ tại Việt Nam ngoại trừ cơ quan Cứu trợ có thẩm quyền từ Trung Ương tới địa phương do Mặt Trận Tổ quốc lãnh đạo (Thông tư số 72/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính & Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/05/2008 của Chính phủ). Những tổ chức vận động lạc quyên hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn mà nói rằng có thể mang về mua quà cứu trợ trao tận tay nạn nhân hết số tiền này, đó là vấn đề cần đưọc các tổ chức khác nhau trong Cộng đồng Người Việt Hải Ngoại nghiên cứu và tìm hiểu thích đáng.

Thay vì mang tiền về! Chúng ta chỉ giải quyết ngọn mà không giải quyết gốc.

Tại sao chúng ta không vận động chính phủ, vận động các nhà hảo tâm, vận động các nhà tư bản đỏ trong nước để họ tự đùm bọc giúp đỡ nhau?

Tại sao không vận động chính phủ tổ chức cứu trợ đúng mức cho nạn nhân trong nước?

Việc cứu trợ có thể giải quyết thỏa đáng bằng quy hoạch của chính phủ chứ không bằng các vận động ồn ào bòn rút của cải hải ngoại. VN trước 1975 không cần xin hải ngoại như hiện nay để giải quyết thiên tai, thế nhưng người dân vẫn no ấm và “phồn vinh giả tạo”.

35 năm qua chúng ta chưa làm tròn trách nhiệm của chúng ta đối với đồng bào ruột thịt của mình tại hải ngoại và cho tổ quốc mới của chúng ta.

Đừng nên quá ôm đồm.

Cộng đồng VN hải ngoại còn nhiều người “mù vi tính”. VN sắp sang giai đoạn xoá mù vi tính.

Cộng đồng VN hải ngoại chưa dám mơ mọi người tốt nghiệp cử nhân. VN đã tính chuyện mọi nhân viên Bộ Sở trung ương từ quét dọn trở lên phải đạt bằng Tiến Sĩ.

Cộng đồng VN hải ngoại đang trên đà tụt hậu so với sự tiến bộ vượt bực trong nước.

Chúng ta đã giúp VN từ 1975 đến nay.

35 năm cũng đã quá tròn tình nghĩa đối với người đã đưa tiễn chúng ta khi ra đi bằng đại liên trực xạ và trìu mến gọi ta bằng “ngụy quân, ngụy quyền, ham mê bơ thừa sữa cặn của đế quốc, chây lười lao động, vượt biên phản quốc, ...”

Đã qua thời 20 năm mở cửa (1989 – 2010).

Chúng ta đã làm đủ mọi thứ cho Việt Nam .

Xây cầu. Cất trường. Nuôi dạy trẻ mồ côi. Nuôi dưỡng người tàn tật. Giúp đỡ người nghèo, người bệnh. Xây chùa, nhà thờ, ...

Thời gian 35 năm qua Bộ Thương Binh Xã hội VN đã báo cáo nhiều thành tích tốt mà không cần động đến móng tay và không cần quan tâm chăm sóc phúc lợi người dân trong nước vì ... mọi thứ đã có “bò sữa” hải ngoại chăm lo. Thời gian qua đảng Cộng Sản Việt Nam bồi dưỡng sức mình tung Nghị Quyết 36, cán bộ, đảng viên, tu sĩ vào Cộng đồng hải ngoại (CĐHN) để rồi ngày nay CĐHN đang dần dần tan ra từng mảnh. Đổi khách thành chủ. CSVN đang dần nắm ưu thế trong nhiều lãnh vực tại căn cứ địa vững chắc của chúng ta.

Nếu không khéo, chỉ mươi năm sau, chúng ta không còn con đường để vượt biên lần thứ hai!

Nhìn chung, theo quan điểm những nhà “pro-VietNam” hiện chúng ta còn hai việc lớn chưa làm.


Một là dồn sức hải ngoại về VN, mỗi ngày hốt rác từ Bắc vào Nam để tư bản đỏ và cán bộ đảng viên mỗi chiều bia rượu cho thơm miệng.

Hai là tiếp tay nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam dâng nốt mảnh đất còn lại cho Hán triều để tổ quốc Việt Nam thêm một lần nữa nghìn năm nô lệ giặc Tàu.



35 năm qua đã đủ dài để chúng ta nên nhìn lại, phản tỉnh.

Chúng ta không nên ôm đồm làm thay mà cần nên giao trách nhiệm chăm sóc phúc lợi xã hội trong nước cho Đảng và Chính phủ “bách chiến bách thắng” của Việt Nam làm tròn sứ mạng của mình đối với đất nước và dân tộc mà họ muốn dành độc quyền cai trị.

Chúng ta cần làm tốt hơn vai trò đòn bẩy để giúp VN tiến nhanh tiến mạnh trên con đường mở cửa, hội nhập WTO và hội nhập trào lưu tự do - dân chủ - nhân quyền đang rộ nở trên mọi ngỏ ngách của địa cầu ngõ hầu cứu thoát Việt Nam một tai họa nghìn năm bắc thuộc lần thứ hai và chúng ta cũng không phải vượt biên thêm một lần nữa từ hải ngoại.
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
Nguyen Van Ha
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Xuất Sắc
*Năm 2011*

Posts: 1101
Tội cho trẻ con Việt Nam mình!
Reply #224 - 19. Dec 2010 , 07:17
 
Trẻ em VN bị bán sang Kampuchia tội qúa..xin hãy chia sẻ với các em....

Coi interview này xong thấy máu trong người muốn sôi lên như lửa !
Bạn hãy cố gắng bỏ ra vài phút để xem hết video dưới đây!

Trong dịp Giáng Sinh chúng ta hãy cầu nguyện cho những trẻ em bất hạnh này!

NV Hà

http://www.youtube.com/watch?v=6rx67NlUE9Q


   

Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 13 14 15 16 17 ... 19
Send Topic In ra