Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - TÀI LIỆU LỊCH SỬ  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 
Send Topic In ra
TÀI LIỆU LỊCH SỬ (Read 8986 times)
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
TÀI LIỆU LỊCH SỬ
14. Jun 2006 , 23:08
 
   Thể theo lời dề nghị của chị Mỹ, tôi sẻ gửi dến Diển Dàn các bài vở mà tôi dã sưu tập dược, có liên quan VAN HỌC SỮ VN, TRONG HUYỀN SỮ , CỔ SỮ VÀ LỊCH SỮ CẬN
DAI, dể các bạn có thể cùng tham khảo và trao dổi cho qua ngày doạn tháng,
                         
                   LE DUC THO HNC 60
Back to top
« Last Edit: 14. Jul 2006 , 16:49 by admin »  

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
THIỀN TÔNG VÀ KINH DỊCH
Reply #1 - 16. Jun 2006 , 05:23
 
  XIN GƯI CÁC BẠN  BÀI VIẾT CỦA THẦY TUỆ SỸ VỀ CÔNG ÁNG
THIỀN TÔNG :


              Tánh không luận là gì ?

    Tuệ Sỹ



(I)
(martin HEIDEGGER, Aus der Erfahrung des Denkens)
Có thể vay mượn những lời như vậy để khởi đầu cho sự chờ đợi tiếng vọng đáp ứng của những gì đó đang ẩn mình trong bóng tối. Những lời được vay mượn ấy không nhất thiết phải là đồng thanh với những cái sắp đáp ứng. Sự tựu thành của những cái đáp ứng này sẽ không xuất hiện trong những tiếng động náo nhiệt. Đây là sự tựu thành của một cơn mưa như thác lũ, khi con bướm mùa hè đã chịu khép lại đôi cánh mỏng để lắng nghe trong thầm lặng hơi thở của cỏ nội. Chờ đợi; kiên trì và dừng lại trong sụ bế tắc của một thời chỉ có ánh sáng vĩnh cửu của mặt trời. Kiên trì và dừng lại để chờ đợi trong sự bế tắc là liều lĩnh thác mình cho một cuộc chơi ngoạn mục của thiên diễn, là liều lĩnh đứng lại giữa lòng thác đổ của vạn hữu. Đó là một thái độ bướng bĩnh, không chịu tiệm tiến từng bước vững chắc như những đợt nhảy của con chim hồng: nhảy bên bờ nước, nhảy đến tảng đá, nhảy trên đất cạn, nhảy lên cành cây, nhảy lên gò cao và cuối cùng bay trong thương khung để lông cánh làm đẹp cho bậu trời.(1) Chờ đợi trong sự bế tắc là những bước thụt lùi của con chim hồng, từ trên cành cây rơi trở xuống đất cạn(2). Từ trên cành cây rơi trở xuống đất cạn để chập chững như cưu mang một cái gì đó có vẻ ngược ngạo; đó là sự tiến tới bằng những bước thụt lùi, bởi vì thuận theo sự bế tắc. (3)  
Mượn một kinh nghiệm tư tưởng để nói về một kinh nghiệm tư tưởng, đó là một sự vay mượn nghịch lý ngang ngược; vay mượn đã là một điều bất khả, mà nói về lại cũng là điều bất khả. Bất khả cho nên bế tắc. Bế tắc cho nên không tìm thấy một lối trung chính để vào tư tưởng(4).  
Như thế là đã khởi đầu bằng một sự bất chính. Đằng sau sự bất chính này không có che dấu một ẩn nghĩa nào hết để biện minh cho nó. Nhưng, Tánh Không luận là gì? "Khi con bướm mùa hè dừng lại trên đóa hoa, khép lại đôi cánh, và đong đưa theo cơn gió của cỏ nội hoa ngàn…"  
 
 
(II)  
Im Denken Wird jeglich Ding einsam und langsam. (M. HEIDEGGER)
Từ khi Nagàrjuna (Long Thọ) xuất hiện ở miền Nam Aᮍ độ, đến nay đã 18 thế kỷ qua, và suốt một vòng cung ba phần tư của toàn bộ Á châu, Tánh Không luận (Sùnyavàda) đã trở thành một thứ khí giới vô cùng sắc bén được trang bị cho một nền triết lý chuyên môn phá hoại. Với những kẻ chống đối nó, phá hoại là phá hoại. Nhưng những kẻ tán thưởng nó thì nói phá hoại tức là thiết lập. Với cả蠨ai, phá hoại là điều đáng sợ và nên tránh. Chính thực, Nagàrjuna đã cố ý binh vực cho một chân lý nào bằng khí giới Tánh Không luận? Người ta đã từng nghĩ, chính Tánh Không (Sùnyatà) là chân ly đó. Bởi vì鬠người ta có thể tìm thấy, với bằng chứng vô cùng xác thực của văn nghĩa, rằng chính Nagàrjuna đã coi phương tiện và cứu cánh là một. Nói cách khác, chính chân lý của Tánh Không tự bảo vệ lấy nó, tự binh vực cho chính nó, không một cái gì khác.
Những học giả hiện đại chuyên môn về Tánh Không luận với những đại biểu có thẩm quyền như T. R. V. MURTI, Ed. CONZE, J. MAY, và có thể kể thêm những vị ở ngoài lãnh vực chuyên môn này nhưng cũng được coi như là có thẩm quyền như STCHERBATSKY, J.TAKAKUSU, vân vân, đều đồng thanh công nhận Tánh Không luận như là Biện chứng pháp (dialectique). Những người đi sau, bám chặc vào danh từ này – Biện chứng pháp – để hiểu Tánh Không luận. Đó quả là một sự vay mượn vô cùng thận trọng. Người ta đã tìm được cho Tánh Không luận một sự đồng thanh tương ứng. Như vậy là "Nghìn tầm gởi bóng tùng quân,(5) tuyết sương che chở cho thân cát đằng".  
Ed. Conze nói đến sự táo bạo của những hiền triết Đông phương là tư tưởng bằng mâu thuẫn. Bởi vì, chính luật mâu thuẫn cho phép người ta nói: phương tiện là cứu cánh, cứu cánh là phương tiện. Phá hủy trong phương tiện, nhưng lại là thiết lập trong cứu cánh. Phá hủy và thiết lập là mộ. Như thế hình như mâu thuẫn đối chọi với đồng nhất. Đây là lý lẽ mà ngươi ta hay dựa vào đó để phân biệt tính cách dị biệt của tư tưởng Đông phương và tư tưởng Tây phương. Người ta thường lý luận theo một tiêu thức điển hình nhất như sau: với Tây phương, ce qui est est, ce qui n'est pas n'est pas (của Parménid), đó là tư tưởng trên nguyên tắc đồng nhất; với Đông phương thì, Đạo khả đạo phi thường Đạo, danh khả danh phi thường danh (của Lão Tử), đó là tư tưởng trên nguyên tắc mâu thuẫn. Bởi vì, nguyên tắc mâu thuẫn như thế là dung nạp tất cả mọi tương phản, tất cả mọi cái không phải là nó, cho nên người ta nghĩ nếu công nhận rằng Đông phương luôn luôn tư t7ởng trên nguyên tắc này thì tư tưởng Đông phương lúc nào cũng có thể dung nạp được tư tưởng Tây phương với tất cả nhũng dị biệt của chính nó. Và ngược lại; vì nguyên tắc đồng nhất không dung nạp những tương phản. Nguyên tắc đồng nhất đưa đến chỗ đòi hỏi sự nghiêm xác của khái niệm. MerleauPonty: "Có cái gì đó không thể thay thế trong tư tưởng Tây phương: (…) sự nghiêm xác của khái niệm,…"(6)  
Hình như chúng ta vừa đưa ra một tràng, ngắn, những lý luận có vẻ rất mạch lạc. Nếu nói cho chí lý, thì kiểu lý luận này là điều tối kỵ của các nhà Tánh Không luận, kể từ Aryadeva, xuống Buddhapalita, qua Bhavaviveka cho đến Candrakìrti (những truyền nhân của Nagàrjuna). Nhưng nói vậy cũng không được. Vì đó cũng chỉ một cách nói áp dụng luật mâu thuẫn một cách mạch lạc. Như vậy, chính mâu thuẫn đã phối trí thành một trật tự mạch lạc để cho mâu thuẫn là mâu thuẫn. Tức là, mâu thuẫn chỉ được thừa nhận như là mâu thuẫn thực sự khi người ta có thể tìm được mạch lạc của nó trong một trật tự nào đó. Bởi vì, nếu không có sự mạhc lạc giữa hững mâu thuẫn và không mâu thuẫn, làm thế nào ta nhận biết đó là mâu thuẫn?  
Vậy thì, Tánh Không luận là gì? "trong tư tưởng, mọi sự trở thành cô liêu và lững thững."  
 
 
(III)
Những vay mượn đã không thể tránh và những thành kiến nặng như chì cũng chưa thể từ bỏ được. "Những con cá lớn trong hồ nước nhỏ này, tất cả chúng đều bị bao phủ trong tấm lưới nhỏ này, dầu chúng có nhảy vọt lên, chúng vẫn bị hạn cuộc bao phủ nơi đây."(7) Người học về Tánh Không cũng như kẻ học bắt rắn bằng hai tay không.  
Nagàrjuna là ai?  
Những thiên tài lớn đều xuất hiện trong cơn thịnh nộ. Héraclite trong bình minh của Hy lạp với cơn thịnh nộ như những ngọn lửa tàn bạo; ông đã muốn tống cổ Homère ra khỏi những cuộc chơi chung bởi vì lời cầu nguyện của Homère muốn cho mối bất hòa giữa các thần linh và loài người hãy chấm dứt. Zarathoustra xuống núi,cùng với sự xuất hiện của Siêu nhân, sau khi đã nổi cơn thịnh nộ với mặt trời. Những con sâu con ngủ suốt cả một nùa đông để chờ đợi hững tiếng sấm đầu tiên của tiết kinh trập thánh hai. Nhưng, "Một khi sinh ra, họ muốn sống để rồi chịu đựng sự chết, hay để rồi đi tìm sự yên nghỉ. Và họ để lại những con cháu cùng chia xẻ số phận như vậy." (Héraclite) Những con sâu con chỉ trở mình trong giấc ngủ triền miên, còn phải đợi bao giờ cỏ cây nứt vỏ sau tiếng sấm của kinh trập rồi mới trổi dậy: giải chi thời đại hỉ tai! "Thiên địa giải nhi lôi vũ tác. Lôi vũ tác nhi bách quả thảo mộc giai giáp tích. Giải chi thời đại hỉ tai!" (quẻ Lôi Thủy Giải, Kinh Dịch).  
Nagàrjuna xuất hiện như một con voi dữ trong truyền thống Phật học và tư tưởng triết học Aᮠđộ. Đương thời, đối với các nhà hiền triết Aᮬ Nagàrjuna được xếp vào hàng những tư tưởng gia Phật học lỗi lạc bậc nhất. Nhưng ngay trong hàng ngũ này. Nagàrjuna lại được kính trọng như một tên phá hoại đáng sợ. Người sợ đầu tiên có lẽ chính cao đệ của ông là Aryadeva. Ngay trong tên gọi đã có sự trái ngược. Cái tên Nagàrjuna ám chỉ cho một thứ rắn dữ. Bởi vì Nagà có nghĩa là rắn dữ. Nhưng Aryadeva lại hàm ý là một thiên thần thánh thiện. Hai thầy trò này, một con khủng long và một vị thiên thần, phải chăng là hai nếp gấp tư tưởng: Huyền chi hựu huyền.  
Nhiều huyền thoại đã được dựng lên chứng tỏ rằng đã có nhiều phép lạ hiện ra để hạ bớt thái độ ngông cuồng của Nagàrjuna, khi ông quyết định bỏ cả núi cao, cả rừng rậm và cả đất liền để xuống biển cư ngụ cùng loại rắn dữ(8) . Như vậy người ta mới có đủ lý do để xác nhận rằng ông quả là một tư tưởng gia Phật học khi ông chịu nghe theo lời khuyến cáo của vua rắn mà trở lại đất liền. O⮧ quả thực là một tư tưởng gia Phật học chính thống. – bởi vì chính thống cũng hảm ý là ngoan ngoãn mặc dù lối xử sự của ông đôi khi có vẻ ngược ngạo.  
Từ lúc mà Nagàrjuna trở lại đất liền, nhiều vấn đề trong truyền thống Phật học và nền minh triết AᮠĐộ được đặt lại: Tánh Không luận là gì?  
Dường như có một sự lửng lơ và bất khả nào đó; lửng lơ như chính đời sống và bất khả như chính tư tưởng, Nagàrjuna từ sương mù của bình minh và nắng quái.  
Yathà màyà tathà svapno gandharva-nagaram yathà tathospàda tathà sthànam tathà bhanga udàhritah.  
Như quáng nắng, như giấc mộng, như thành phố giữa sa mạc: tất cả sự hiện khởi, tồn tục và biến mất đều như vậy.(9)  
(IV)
Trong Đại tạng kinh Trung hoa, được ấn hành dưới sự điều khiển của J. TAKAKUSU, một học giả Phật học người Nhật, có một tác phẩm dứt đoạn mang tựa đề là Lão tử hóa Hồ kinh, được xếp vào loại những tác phẩm ở bên ngoài Phật học (Ngoại giáo bộ, DTK. 2139; tập 54; tr. 1266 và tiếp). Tác phẩm đứt đoạn này nói Lão tử cưỡi trâu bỏ xứ Trung hoa đi về phía Tây bắc và giao hóa cho những giống dân man di ở phương này. Môn đệ lớn nhất của ông là Thích ca. Đó là một sự lửng lơ của huyền sử và cũng là một điều bất khả của tư tưởng. Nhưng, mười thế kỷ sau, một người vì kính trọng Nagàrjuna mà phải từ bỏ quê hương của mình để sang cư ngụ và chết ở Trung hoa. Đó là Kumarajiva. Cái tên này lại ám chỉ cho sự trường thọ của trẻ thơ.(10) Có lẽ Nagàrjuna hóa thân làm Lão Tử tại đất Tàu để nói cho một phân nữa Á châu nghe lại cái diệu chỉ "huyền chi hựu huyền" trong câu hỏi "Tánh Không Luận là gì?"  
Và như thế, trước câu hỏi "Tánh Không luận là gì?", nhưng vay mượn đã không dễ gì tránh khỏi và những thành kiến cũng chưa dễ gì từ bỏ được:  
"Cũng ví như một người đánh cá lành nghề hay người học đánh cá vung lưới trên mặt hồ nước nhỏ này với một tấm lưới có mắc lưới sít sao. Người ấy nghĩ: Những con cá lớn trong hồ nước nhỏ này, tất cả chúng đều bị bao phủ trong tấm lưới này, dầu chúng có nhảy vọt lên, chúng vẫn bị hạn cuộc bao phủ nơi đây."  
Đó là những lời kết luận của kinhBrahmajàla-sutta. Và kinh chấm dứt như thế này:  
Imasmim ca pana veyyàkaranasmim bhannamane sahasi loka-dhàtu akampitthàti. "Trong khi kinh này được truyền thuyết, một ngàn thế giới đều rung động,"  
 
 
Chú thích
1) Thứ tự của sáu hào trong quẻ Phong Sơn Tiệm của Kinh Dịch: sơ lục, hồng tiệm vu can; lục nhị, hồng tiệm vu bàn; cửu tam, hồng tiệm vu lục; lục tứ, hồng tiệm vu mộc; cửu ngũ, hồng tiệm vu lăng; thượng cửu, hồng tiệm vu quì.  
2 ) Hào cửu tam và hào lục tứ của quẻ Phong Sơn Tiệm đảo ngược thành hào lục tam và cửu tứ của Thiên Địa Bĩ. 3 ) Quẻ Thiên Địa Bĩ: lục tam, bao tu; cửu tứ, hữu mệnh.  
4 ) Quẻ Thiên Địa Bĩ: Bĩ chi phỉ nhân (…) Thiên địa bất giao nhi vạn bất thông dã.  
5 ) Và đây cũng là một đồng thanh tương ứng: "Đời vốn như thế. Ban đầu vào cuộc sống, chúng ta giàu, giàu nhiều, giàu nữa; trong bao năm, chúng ta trồng cây tỉa hột, nhưng gnày tháng trôi, năm sầu lại: thời gian phá vỡ mất công trình; cây rừng bị chặt; bạn hữu từng người rơi rụng xuống. Bóng tùng quân nghìn tầm xiêu đổ, cái con người trơ trụi sẽ còn nghe rõ trong hoang liêu mối ngậm ngùi xuân xanh xa mất." (Saint-Exupéry, Cõi Người Ta, Bùi Giáng dịch).  
6 ) "II y a quelque chose irremplacable dans la pensée occidentale: (…), la rigueur du concept,…" (MP. Signes, Gallimard, p. 174)  
7 ) Trường bộ kinh, kinh phạm võng (Brahmajàle. Sutt); T.T. Minh Châu dịch.  
8 ) Viết phỏng theo "Long Thọ Bồ Tát truyện" của Kumarajiva D.T.K. 2047; tập 50, tr. 184 và tiếp.  
9 ) Nagàrjuna, Madhyamika – Kàrikà, VII, 34.  
10 ) Đồng Thọ, cũng mường t7ợng như chữ Lão Tử.
Back to top
« Last Edit: 13. Jul 2006 , 08:59 by LAM SON »  

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
SÀI GÒN MUÔN THUỞ
Reply #2 - 19. Jun 2006 , 06:06
 
http://nguyentl.free.fr/autrefois/sud/saigon1/saigon_theatre2.jpg


Hôm nay xin được mượn ý cuả bài viết SÀI GÒN MUÔN THUỞ , để gởi đến tặng các bạn , cho tất cả những ai lưu hương viển xứ, lưu lạc, sau bao nhiều năm xa cách quê nhà,  

                  LÊ ĐỨC THỌ HNC 60



Sài Gòn Muôn Thuở
Tuy không phải là người sinh trưởng ở Sài Gòn nhưng tôi đã cư ngụ lâu năm tại thành phố này. Không bao lâu sau khi di chuyển vào Sài Gòn, tôi đã thích nghi được với cuộc sống rộn rã nơi đây và đã biết hòa hợp với những người xung quanh. Về sau, mến cảnh mến người, tôi không còn nghĩ đến chuyện dời đi đâu nữa, ngay đến chuyện về quê dưỡng già khi đến tuổi hưu trí cũng không còn tơ tưởng đến. Tôi tự cho mình là dân Sài Gòn, vui buồn với vui buồn của người Sài Gòn và cùng nhau chia sẻ những ưu tư hay hy vo.ng. Khi Sài Gòn mất tên và bị buộc phải mang tên của một kẻ chưa từng có liên hệ hoặc công lao gì với thành phố này thì, cũng như những người khác từng yêu mến Sài Gòn, tôi không khỏi cảm thấy phẫn uất và xót xa về sự tước đoạt này. Thật ra, danh xưng Sài Gòn tuy bị khai tử nhưng Sài Gòn vẫn sống trong tâm khảm của mọi người; hai chữ "Sài Gòn" vẫn thường được nhắc đến môt cách tự nhiên và công khai lúc chuyện trò, được kẻ trên các bảng hiệu và đề cập đến trong thư từ trao đổi giữa bạn bè và nhữngSài Gòn mà chúng ta thường nhớ đến là nơi mà dân chúng được sống tự do, hạnh phúc trong quang cảnh náo nhiệt của một thị thành vừa là một chốn phồn hoa đô hội vừa là một giang cảng rộn rịp tàu bè tứ xứ. Chứ không phải là cái Sài Gòn tiêu điều, xơ xác nơi đó người dân luôn luôn phấp phỏng lo sợ cho an ninh bản thân và gia đình mình suốt hơn mười năm sau ngày "giải phóng". Cũng không phải là Sài Gòn sau "Đổi Mới" khi mà người dân đươc "tự do làm ăn" nhưng không có "tự do làm người" như giáo sư Nguyễn Ngọc Lan đã viết trong cuốn Hẹn Thắp Lên (1). người thân thuộc, còn tên mới chỉ được sử dụng để  
           Một chút lịch sử.
Trước khi gợi lại một vài nét đặc thù, dễ mến trong cuộc sống của người dân Sài Gòn thời đó, tưởng cũng nên nhắc lại tí chút về nguồn gốc và ý nghĩa của hai chữ Sài Gòn. Đã có nhiều học giả Việt cũng như ngoại quốc nghiên cứu về vấn đề này: chẳng hạn, Việt có các ông Huỳnh Tịnh Của, Trương Vĩnh Ký, Lê Văn Phát, Vương Hồng Sển … Pháp thì có các ông Louis Malleret, Etienne Aymonier, Maurice Verdeille… mỗi vị đưa ra một giả thuyết. Tóm lại, có ba thuyết chính:
1. Thuyết của các ông Trương Vĩnh Ký: Sài Gòn do tiếng Khmer Prei Kor mà ra và có nghĩa là củi gòn      
2. Thuyết của ông Louis Malleret: Sài Gòn do tiếng Tây Ngòn, tức là Tây Cống phát âm theo giọng Trung Hoa và có nghĩa là cống phẩm của phía tây (tức là: cống phẩm của các vua Cao miên dâng lên vua Việt ,theo giọng Trung Hoa và có nghĩa là cống phẩm của phía tây (tức là: cống phẩm của các vua Cao miên dâng lên vua Việt Nam);  

3. Thuyết của ông Vương Hồng Sển: Sài Gòn do tiếng Thầy Nguồn tức là Đề Ngạn phát âm theo giọng Trung Hoa và có nghĩa là bờ sông cao trên có đê ngăn nước (đây là cái bờ gạch cao xây dọc theo kinh Tàu Hủ ở Chợ Lớn)
      Theo cố giáo sư Nguyễn Ngọc Huy thì tuy ba thuyết trên đây cái nào nghe cũng có cái lý của nó, nhưng không có cái nào có thể làm cho chúng ta thật thỏa mãn. Theo ông, có lẽ các tác giả của những giả thuyết trên đây không để ý đến cách đặt địa danh tại Nam Kỳ của người Việt bình dân đời xưa; đó là hoặc phiên âm một địa danh Khmer rồi "bỏ dấu" cho thành tiếng Việt, hoặc dịch nghĩa một địa danh Khmer sẵn có. Khi triều đình Việt Nam đặt ra các đơn vị hành chánh thì tiếng Hán Việt được sử dụng để đặt địa danh hoặc dịch môt tên nôm đã có của người bình dân. Mặt khác, các cụ ngày xưa không bao giờ ghép một tiếng Hán Việt như chữ Sài (củi) với một tiếng nôm là Gòn. Bằng vào một số sử liệu, giáo sư Huy đã sử dụng ý kiến của ông Lê Văn Phát theo đó người Thái gọi vùng Chợ Lớn ngày nay là Cái Ngon tức là Rừng Chổi Cây Gòn để cho rằng tên Sài Gòn là do ông bà ta phiên âm từ tiếng Thài Cai Ngon và "bỏ dấu" theo giọng Việt như thông lệ. Tuy nhiên, giải đáp của giáo sư Huy lại vấp phải nghi vấn là vùng đất đó nguyên là đất Chân Lạp vậy mọi địa danh phải dùng tiếng Khmer mới phải, cớ sao lại có chữ Thái lọt vào đây. Thành thử, lai lịch của hai chữ Sài Gòn vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy vậy, có một điều có thể xác định được là vùng đất xưa có tên Sài Gòn chính là vùng Chợ Lớn ngày nay và Sài Gòn bây giờ lại là Bến Nghé (Ngưu Chữ) ngày xưa. Theo lịch sử của cuộc Nam Tiến, vào năm 1620, nhân chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái là công chúa Ngọc Vạn cho vua Cao Miên Chey Chetta II thì đến năm 1623 vua Cao Miên nhượng lại cho Việt Nam thêm một dinh điền ở Mô Xoài gần Bà Rịa ngày nay và thuận để chúa Nguyễn đặt những cơ sở thu thuế tại vùng Sài Gòn, Chợ Lớn ngày nay; lúc đó vùng này dân cư thưa thớt và chưa có mua bán gì nhiều. Người Việt chỉ di cư nhiều vào Nam Kỳ kể từ năm 1680 khi có lực lượng của ông Trần Thượng Xuyên đóng thường trực ở đó để bảo vệ cho họ. Nhưng mãi tới năm 1788 vùng này mới trở thành một nơi buôn bán sầm uất với khối người Hoa kiều tụ tập về đó sau khi Cù Lao Phố (Biên Hòa) bị quân Tây Sơn phá hủy. Vào hậu bán thế kỷ 19, Sài Gòn bắt đầu thực hiện công cuộc thành-thi.-hóa (urbaniser) và đến thế kỷ 20 đã trở thành một đô thị lớn nhất nhì ở Đông Nam A, nổi danh là "Hòn Ngọc Viễn Đông".
Một văn hóa bình dân.
Theo lời một nhà khảo cứu về thành phố Sài Gòn thì hầu hết dân Sài Gòn đều thích sinh hoạt ở đường phố, nhất là trên lề đường, ngày cũng như đêm, trong lúc giữa đường xe cộ đủ loại, nào xe đạp, xe mô-tô, xe xích-lô, nào xe ngựa, xe hơi đủ kiểu qua lại không ngừng, ào ào như thác đổ. Đôi lúc, đèn xanh đèn đỏ ở các ngã ba, ngã tư bị mất điện, người đi băng qua đường vào những lúc đó thường gây trở ngại không ít cho sự lưu thông, nhất là khi người đó cứ xăm xăm đi tới, xe chạy mặc xe, nên thỉnh thoảng cũng có lúc xe húc phải người gây ít nhiều thương tích hoặc những vụ đấu khẩu kịch liệt giữa đôi bên. Để đề phòng tai nạn, tòa đô sảnh Sài Gòn đã thiết lập một cầu chui (overpass) dành cho người đi bộ ở phía trước chợ Bến Thành nhưng rất ít người bộ hành chịu đi qua cầu, hoặc vì vội vàng hoặc vì không muốn mất công hay thì giờ qua cầu, thành ra tiện ích này trở nên vô dụng. Rút cục cầu đã được tháo gỡ và có lẽ được mang đi bán đổ bán tháo cho những người buôn sắt vụn ở Chợ Lớn.
Sự ẩm thực của người Sài Gòn.
Khác với Hà Nội hay Huế, Sài Gòn có rất ít người bán hàng rong dọc đường. Người bán hàng phần đông đã có nơi làm ăn riêng mà họ đã chọn và được phép sử dụng; tiền thuế phải trả sẽ rất phải chăng nếu người bán hàng tỏ ra "biết điều" đối với nhân viên thu thuế; họ bày hàng trên một cái bàn nhỏ hoặc một miếng ván kê trên hai ngựa gỗ hoặc xếp trong những rổ, rá đặt trên tấm bạt hay vải nhựa trải ngay trên lề đường.  

Với bản chất giản dị và cởi mở, nóng tính nhưng rộng rãi, người Sài Gòn rất thích ăn những món ăn bình dân được bày ê hề ở góc phố hoặc ngay trên lề đường. Họ không còn nhớ đến những câu châm ngôn cổ truyền khuyên chúng ta nên ăn uống như thế nào để có thể bảo vệ sức khỏe của mình. Chẳng hạn, có những câu bình dân như
Cơm với cá như mạ với con (mạ=mẹ)
hoặc văn vẻ, bóng bẩy hơn
Bệnh tòng khẩu nhập
Ắn uống (không điều độ) dễ sinh bệnh tật
Ghi chú : Châm ngôn này có hai về; vế thứ hai `Họa tòng khẩu xuất' đại ý nói về sự việc được gọi là "vạ miệng"]
hoặc là một bài thơ ngắn, dễ nhớ
Bán dạ tam bôi tửu
Bình minh nhất trản trà
Mỗi nhật cứ như thử
Lương y bất đáo gia


Nửa khuya ba chén rươu
Sáng sớm một tách trà
Mỗi ngày cứ như thế
Thầy thuốc không lại nhà)

Đối với họ, những gì giúp làm cho ta vui sống là quan trọng hơn hết, thế cho nên những thức ăn hợp khẩu vị cần cho họ hơn là món ăn bổ dưỡng. Chữ "nhậu" (có lẽ do hai chữ "ẩm tửu", phát âm theo tiếng Quảng Đông là "dâ.m/nhậm chẩu", rút gọn lại) trở thành khẩu hiệu ẩm thực của những người thích nhắm rượu với thức ăn khoái khẩu, đến độ quên luôn cả buổi ăn thường nhật.  
Cụ Nguyễn Khuyến ngày xưa uống rượu phải có bạn tri âm đối ẩm, không có bạn không thiết gì đến rượu:
Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải không tiền không mua
Dân "nhậu" ngày nay cũng cần có "bạn rượu" nhưng không nhất thiết phải là bạn tri âm. Mỗi khi nghe hàng quán nào có rượu ngon, đồ nhắm tốt là rủ nhau dăm ba người tìm đến để chén chú chén anh và trò chuyện cho thỏa thích. Người Sài Gòn, giống như những người Nam khác, vốn không thích tù túng; họ thường ngồi ngoài trời mà đánh chén, trên mình vỏn vẹn chiếc áo may-ô và cái quần cụt (quần đùi) nếu gặp thời tiết nóng nực. Ngồi trên chiếc ghế đẩu trong tư thế thoải mái, họ bắt đầu nhập tiệc; không khí quanh bàn rượu mỗi lúc mỗi náo nhiệt hơn với những câu chuyện hài hước hay giật gân mà mọi người tranh nhau kể, xen lẫn với những tiếng "dô"và "uống đi" vô cùng hào hứng. Khi mỗi người đã "dô" chừng nửa tá bia BGI hay gần cả tá bia 33 là đã đến giai đoạn in vino veritas (tửu nhập ngôn xuất): một trong các tửu đồ, đột nhiên có ý nghĩ mình không thua kém gì các tài tử cải lương, bèn cất cao giọng hát mấy câu vọng cổ, tay chân múa may xem chiều rối loạn. Trước cảnh đó, điều cần thiết là phải có một bạn nhậu, ít say hơn, tình nguyện dìu anh tửu đồ quá chén đưa về nhà an toàn, đồng thời tránh con mắt tò mò của những người hàng xóm lắm chuyện..
Để được thưởng thức những món ngon vật lạ thường được nghe nhiều người tán dương, họ không tiếc công tìm tòi khắp các chợ, các quán xa gần. Như vậy, thế nào các vị đệ tử Lưu Linh cũng sẽ "mò" đến Ngã Tư Quốc Tế, gần đường Bùi Viện cũ, để có cơ hội nhắm nhí những món lạ như môi cá tràu (cá lóc, cá quả), má cá trê, gan cá bống. Họ cũng sẽ qua miệt Nhà Bè, vào các nhà hàng nổi ở ngã ba sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, để nhắm rượu với món đuông; con đuông thường sống ở cổ hũ (cổ, chỗ bạnh ra chứa mầm non của buồng trái) cây dừa nước hay cây chà là; trước khi chiên xào, phải ngâm đuông trong nước mắm mới đúng điệu. Hoặc họ đến phía sau chợ Tân Định nếm gỏi cá, một đặc sản miền Bắc đã được du nhập vào Nam theo bước chân của những người Bắc di cư sau ngày ký kết Hiệp Định Genève 1954. Khi nào muốn nhậu đồ biển tươi, họ sẽ tìm đến Cột Cờ Thủ Ngữ (ngày trước, người Pháp gọi là Pointe des Blagueurs) hay đến Tân Thuận (Pointe des Flâneurs); ở đó, họ sẽ được ăn những con sò, con hào tươi rói, những con cua và tôm càng mới lấy trong bồn nước ra đem nuớng than củi. Đối với những người ít tiền, họ không vì thế mà nhịn uống rượu. Lúc hứng, họ vẫn có thể say sưa với một đĩa thịt bò khô, mấy khô mực nướng, một ít tôm khô củ kiệu hay cùng lắm, một đĩa đậu phụng (lạc)  
   Những bà, những cô đi xe hơi có tài xế lái, ví như muốn ăn những món quà ngon có tiếng của bà Ba Bủng thì phải xuống xe "lội bộ" như những người khác vào bên trong chợ Bến Thành để thưởng thức tô (bát) bún riêu nóng hổi, nêm nấu vừa miệng, kèm rau ăn ghém và thỉnh thoảng, nếu cần, gọi thêm chút chanh ớt hay tí nước dùng (nước lèo); và nếu cảm thấy bụng vẫn còn lỏng lẻo thì gọi thêm món bún thịt nướng thơm lừng ăn không biết chán. Sau những bữa điểm tâm kiêm ăn trưa (brunch) như vậy, hai bên đều hài lòng và hẹn nhau tái ngộ.  


Trẻ con ít thích ăn những món ăn của người lớn, chúng thường xin tiền cha mẹ mua bánh kẹo nhưng đôi lúc, chúng cũng mua những quà chúng ưa thích như ốc gạo, ốc hương. Tụi nhỏ thường chụm năm chụm ba ở một góc đường hay một gốc cây, hí hoáy dùng gai bưởi moi mấy con ốc - ốc sông hay biển tùy mùa - ăn một cách ngon lành; đây là những con ốc đã được luộc chín với lá tía tô nhằm đề phòng chứng mề đay do các động vật nhuyễn thể (ốc, sò, mực) gây ra.Ngoài những thức ăn cần phải nấu nướng, còn có vô số trái cây đủ loại để ăn ngoài bữa ăn, ăn tráng miệng, nấu chè, làm mứt và thức uống. Sài Gòn là thủ phủ của một vùng đất được thiên nhiên ưu dãi, đất đai màu mỡ, cây ăn trái sai quả, rau đậu tươi tốt sum suê. Ta chỉ cần đến Chợ Cầu Ông Lãnh là có thể ý niệm được số lượng rau quả mà Lục Tỉnh cung cấp cho Sài Gòn: dưa hấu, dừa, mít, sầu riêng (tùy mùa), cam, quít, vải, bưởi bòng, măng cụt, vú sữa, chôm chôm… chất lên như núi hoặc xếp trong hàng trăm cần xé. Đó là chưa kể số lượng khổng lồ rau đậu, thịt heo thịt bò, cá, tôm, gà vịt… cần thiết cho các cửa hàng ăn, các quán ăn và những nơi bán thức ăn bình dân. Mà Chợ Cầu Ong Lãnh chỉ là một trong bao nhiêu chợ cỡ lớn, cỡ nhỏ rải rác khắp vùng Sài Gòn-Chợ Lớn.phải chỉ có đàn ông mới thích món ăn bình dân. Các bà, các cô cũng thường đến viếng những chỗ bán món ăn đó và không ngần ngại ngồi vào chiếc ghế đẩu hay, đôi khi, ngồi xổm ngay trên lề đường bên cạnh người bán hàng để thưởng thức những món ăn họ ưa thích. Việc ăn uống ở đường phố biểu lộ tính cách bình đẳng trong việc đối xử giữa khách hàng với nhau và cung cách tiếp khách của người bán hàng: khách ngồi, đứng cạnh nhau, không phân biệt sang hèn, già trẻ và đều được người bán hàng phục vụ tận tình như nhau. Những bà, những cô đi xe hơi có tài xế lái, ví như muốn ăn những món quà ngon có tiếng của bà Ba Bủng thì phải xuống xe "lội bộ" như những người khác vào bên trong chợ Bến Thành để thưởng thức tô (bát) bún riêu nóng hổi, nêm nấu vừa miệng, kèm rau ăn ghém và thỉnh thoảng, nếu cần, gọi thêm chút chanh ớt hay tí nước dùng (nước lèo); và nếu cảm thấy bụng vẫn còn lỏng lẻo thì gọi thêm món bún thịt nướng thơm lừng ăn không biết chán. Sau những bữa điểm tâm kiêm ăn trưa (brunch) như vậy, hai bên đều hài lòng và hẹn nhau tái ngộ. Trẻ con ít thích ăn những món ăn của người lớn, chúng thường xin tiền cha mẹ mua bánh kẹo nhưng đôi lúc, chúng cũng mua những quà chúng ưa thích như ốc gạo, ốc hương. Tụi nhỏ thường chụm năm chụm ba ở một góc đường hay một gốc cây, hí hoáy dùng gai bưởi moi mấy con ốc - ốc sông hay biển tùy mùa - ăn một cách ngon lành; đây là những con ốc đã được luộc chín với lá tía tô nhằm đề phòng chứng mề đay do các động vật nhuyễn thể (ốc, sò, mực) gây ra.
Ngoài những thức ăn cần phải nấu nướng, còn có vô số trái cây đủ loại để ăn ngoài bữa ăn, ăn tráng miệng, nấu chè, làm mứt và thức uống. Sài Gòn là thủ phủ của một vùng đất được thiên nhiên ưu dãi, đất đai màu mỡ, cây ăn trái sai quả, rau đậu tươi tốt sum suê. Ta chỉ cần đến Chợ Cầu Ông Lãnh là có thể ý niệm được số lượng rau quả mà Lục Tỉnh cung cấp cho Sài Gòn: dưa hấu, dừa, mít, sầu riêng (tùy mùa), cam, quít, vải, bưởi bòng, măng cụt, vú sữa, chôm chôm… chất lên như núi hoặc xếp trong hàng trăm cần xé. Đó là chưa kể số lượng khổng lồ rau đậu, thịt heo thịt bò, cá, tôm, gà vịt… cần thiết cho các cửa hàng ăn, các quán ăn và những nơi bán thức ăn bình dân. Mà Chợ Cầu Ong Lãnh chỉ là một trong bao nhiêu chợ cỡ lớn, cỡ nhỏ rải rác khắp vùng Sài Gòn-Chợ Lớn. Cuộc sống tự do, vô tư lự của người Sài Gòn ưa tìm vui thích trong việc phục vụ thần khẩu cứ thế diễn ra trên khắp các phố phưòng, trong các đường nhỏ, từ sáng đến khuya với hai cao điểm là buổi chiều vào lúc tan sở và sáng sớm tinh sương vào lúc đa số dân thành phố bắt đầu thức giấc.
Buổi chiều vào lúc các công, tư sở, các xí nghiệp, nhà máy, công trường… hết giờ làm việc, hàng nghìn thầy thợ đổ xô nhau đến các quán, các quầy rượu đề "làm" một vài cốc bia khai vị trước khi trở về nhà ăn cơm tối. Đôi khi, vui anh vui em, giờ khai vị trở thành một tiệc vui thực sự, với sự tham dự của nhiều bằng hữu và nếu "khổ chủ" không đủ tiền thanh toán thì chỉ đến "biên bông" cuối tháng trả là cùng! Khổ nỗi, phiếu tính tiền của chủ quán thường khi lại vượt quá dự liệu chi tiêu trong gia đình. Nhưng không hề chi! Với tính dễ dãi và hào phóng của người Sài Gòn, thế nào rồi cũng có một Mạnh Thường Quân trong số các thân hữu giúp  
  ( Còn tiếp )


Back to top
« Last Edit: 13. Jul 2006 , 09:00 by LAM SON »  

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
SÀI GÒN MUÔN THUỞ
Reply #3 - 19. Jun 2006 , 06:14
 
đỡ gỡ rối cho. Vào sáng sớm tinh sương, dân đi làm lục đục thức dậy. Vào thời còn Đại Thế Giới ở Chợ Lớn, giờ đó cũng là giờ các sòng bạc đóng cửa để nghỉ ngơi; hàng nghìn con bạc, vừa mệt vừa đói, túa ra đường tìm cái ăn cho đỡ đói và hồi phục sức khoẻ hầu thử thời vận phen nữa trong canh bạc đêm tới. Sau khi Đại Thế Giới bị cấm hoạt động, trong số người ăn điểm tâm ngoài đường vào sáng sớm tuy không còn những con bạc ở Chợ Lớn nhưng trên toàn vùng Sài Gòn-Chợ Lớn thì lại có thêm số người Bắc di cư; họ phần lớn là những người lao động phải đến sở làm đúng giờ nên cần ăn vội ăn vàng, nhưng phải ăn cái gì thật bổ dưỡng cho có đủ sức để còn phải lo làm việc suốt một ngày dài. Phần đông hoặc ăn hủ tiếu hoặc phở, một số nhỏ chọn mì nước. Hủ tiếu (nguồn gốc danh từ này là "quả điều" phát âm theo tiếng Quảng Đông là "cổ thiều") nguyên là món ăn của người Hoa được "Miên hóa" thành hủ tiếu Nam Vang và "Việt hóa" thành hủ tiếu Mỹ Tho. Phở trước gọi là "Phở Bắc" vì du nhập từ miền Bắc vào, sau được gọi ngắn là phở; từ khi có hơn một triệu người Bắc di cư vào Nam, phở đã chiếm địa vị của hủ tiếu như là món ăn được nhiều người thích ăn hơn. Phở không những là món ăn sáng mà còn được chuộng như món ăn trưa hay ăn khuya sau giờ xem hát cải lương hay chiếu bóng. Phở được bán ở ngoài đường và tại các tiệm phở. Trong các tiệm phở nổi tiếng phải kể đến Phở Hòa, Phở Lý Thái Tổ, Phở Bảy Chín, Phở Tàu Bay Trương Minh Giảng, Phở Gà Hiền Vương….Phở bán ngoài đường cũng chỉ kém phở tiệm đôi chút; được như vậy là vì người bán có một cái xe đẩy trang bị đầy đủ dụng cụ, chén bát, bánh phở, thịt, rau, đồ gia vị v.v... và đặc biệt, một cái nồi súpde để hâm nóng nước dùng. Những người bán hủ tiếu, mì nước…cũng cần có cái xe như vậy. Khách cần ăn trưa hay ăn tối ở ngoài đường mà không muốn ăn phở, hủ tiếu, mì nước thì có thể dùng bò lụi, chạo tôm, nem nướng… bày bán khắp nơi; có những phố chỉ chuyên bày bán những thức đó, mùi thơm tỏa ra ngào ngạt. Giữa những buổi ăn chính, khách đi đường có thể ghé lại các xe bán chè, bán cháo, nước giải khát để thưởng thức chè sâm-bồ-lường, chi-mã-phù, chè đậu, chè trôi nước…, cháo gà, cháo vịt, cháo lòng…; nước giải khát thì có nước ngọt, nước dừa tươi, nước mía, nước rau má, nước trái cây, v.v… Sài Gòn là một thành phố có nhiều bóng mát nhất vùng nhờ số cây trồng dọc đường và ở những nơi công cộng. Những người bán hàng thường chọn những cây to rợp bóng để làm "đất chiếm hưởng", vừa tiện cho mình vừa tiện cho khách hàng. Ngày trước, vào những thời kỳ kinh tế phồn thịnh, công ăn việc làm không khó tìm, đồng tiền dễ kiếm, người ta cũng thường thấy những người đạp xích-lô gác xe dưới bóng cây để nghỉ trưa, chờ đến lúc mát trời mới lại bắt đầu đạp xe đi kiếm khách. Việc mua bán đồ ăn bình dân dọc đường phố, ngõ hẻm... là những hoạt động kinh tế biên tế (marginal) nhưng rất quan trọng đối với dân Sài Gòn vốn ưa sinh hoạt tự do ngoài trời, giữa những đám đông trong đó không thiếu gì bạn bè hay người quen để cùng nhau trò chuyện hay đối ẩm.
Nhà khảo cứu nói trên, trong một bài viết bằng Pháp ngữ, cho rằng lối sinh hoạt của người dân Sài Gòn biểu hiệu "une culture de rue"hoado "rue" có nghĩa là đường phố; "rue" cũng biểu trưng cho giới bình dân (2). Vậy, thay vì lý giải "une culture de rue" thật sát nghĩa, ta có thể tạm hiểu rằng tác giả muốn nói đến một văn hóa đậm nét bình dân. Sắc thái bình dân cũng thể hiện trong sinh hoạt tâm linh, trong các thú tiêu khiển và cách chữa bệnh của người Sài Gòn. Việc cúng bái, cách giải trí của dân Sà Tại cửa Nam vườn Tao Đàn (xưa gọi là vườn Pờ Rô) có một miếu thờ mà đông đảo các bà, các cô thường đến cúng bái với tất cả lòng thành; trên bàn thờ đặt năm thứ trái cây (ngũ quả) là: "mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài"hoado gọi gon lại là: "cầu, sung, dừa, đủ, xoài"hoado đọc trại đôi chút thì thành ra: "cầu xin vừa đủ xài". Vốn tính bình dị và thực tiễn, người Sài Gòn tin có sự cảm thông giữa giới vô hình và người trần thế; họ hi vọng là nếu có lòng thành thần thánh sẽ vui lòng giúp cho miễn là ước mong hay nguyện vọng của họ không quá đáng (ví dụ: "cầu xin vừa đủ xài"). Cũng với cung cách này, họ đến trước bàn thờ tổ tiên thắp hương và thành khẩn khấn vái cầu xin ông bà độ trì cho con cháu mỗi khi họ gặp khó khăn không khắc phục được.
Dân chúng Sài Gòn nói riêng và dân chúng miền Nam nói chung là một bộ phận của nhân dân Việt Nam thành hình trong cuộc Nam Tiến, trong thời gian khoảng bốn thế kỷ qua, và như thế được coi là tương đối mới so với nhân dân miền Bắc và miền Trung. Thành phần trước tiên gồm có số dân, phần đông sống ở lãnh địa các chúa Nguyễn, đã di cư từ miền Trung vào những vùng đất của Chiêm Thành và Chân Lạp bị ta chiếm đóng hoặc được nhượng lại; họ là những người có chí mạo hiểm, không sợ gian khổ và lam sơn chướng khí. Họ đã khai hoang, lập ấp và biến những vùng hoang vu, bùn lầy hay khô cằn thành vùng đất đai màu mỡ. Con cháu của những người khai phá này đã thừa huởng những đức tính của tổ tiên như tính quả cảm, cần cù và khả năng thích ứng với môi trường mới. Trong thời gian định cư ở đất mới, họ đã đồng hóa hoặc chung sống hòa bình với các sắc dân Sai Gòn – Phép trị bệnh cổ truyền địa phương gồm dân Chàm, Miên v.v... và với người Hoa, người Ấn… và nhờ đó đã tạo thành một tập hợp dân chúng đa dạng, năng động và đầy sinh lực trong đó dân Việt dĩ nhiên là thành phần tiền phong và tháo vát hơn hết. Trong sự tiếp xúc giữa nhiều sắc dân có văn hóa khác nhau, mỗi sắc dân có lối tế tự riêng của mình, kết quả là có rất nhiều am miếu, đền đài với lễ nghi cúng bái khác nhau. Dọc theo vài con đường phụ, hiện còn những cái am nhỏ thờ những vị thần vô danh hay đã bị quên lãng, giống như trường hợp những bình vôi đặt ở gốc những cây đa cổ thụ trong các làng miền Bắc; đó là vết tích của những nơi thờ phụng xưa mà những người tế tự nay không còn hoặc đã thiên cư tới nơi khác.
Hai tôn giáo lớn được thành lập vào tiền bán thế kỷ 20 ở Miền Nam là Cao Đài giáo và Phật giáo Hòa Hảo. Tín đồ phần đông là người Nam, phần nhiều là người bình dân ở các tỉnh mà người trí thức ở thành thị cũng không ít.
Cao Đài giáo - cũng gọi là Đại đạo Tam kỳ phổ độ - là một tôn giáo ra đời ở Việt Nam từ năm 1926 do một nhóm trí thức ở Sài Gòn nhân thường cầu cơ nên được tiếp xúc nhiều với các Tiên Thánh mà lập ra nên không có Giáo chủ. Đạo có tính chất Đại đồng, lấy Tam Giáo quy nguyên (3 tôn giáo lớn ở Á Đông là Khổng giáo, Lão giáo và Phật giáo đồng quy về nguồn gốc là cái Lý duy nhất bổn sơ) và Ngũ chi phục nhất (Nhân đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo và Phật đạo đều trở về cái Lý duy nhật bổn sơ) làm tiêu ngữ. Đạo thờ đấng Chí tôn là Huyền khung Cao Thượng đế Ngọc Hoàng Đại Thiên tôn (tức Trời), lấy "CON MẮT" tiêu biểu sự sáng suốt của đấng Chí tôn và dùng Cơ bút để lãnh ý đấng Chí tôn cùng các Tiên Thánh trong việc hành đa.o. Đạo chia nhiều phái và có chi phái khắp Việt Nam; hai phái lớn nhất có thánh thất ở Tây Ninh và Bến Tre (theo Việt Nam Tự Điển của Lê Văn Đức).
Vị giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo danh xưng là Huỳnh Phú Sổ; sinh tại làng Hòa Hảo, tổng An Lạc, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc. Theo sách của Đạo, từ nhỏ Ngài là một người bệnh hoạn, luôn luôn đau yếu nên không theo đuổi việc học quá ban tiểu học; nhưng một hôm có một đạo từ quang chiếu vào mình Ngài, làm cho Ngài bất tỉnh, khi tỉnh ra thì hoàn toàn biến đổi từ thể xác đến tinh thần. Đứng ra làm thầy trị bệnh với nước lã, giấy báo, dây chuối, dây bố v.v... mà bệnh nào cũng lành; thêm có óc thông minh khác thường, quán thông vạn vật. Được tôn xưng là Phật Sống, Ngài bắt đầu truyền đạo ngày 18 tháng 5 năm kỷ mão (1939) thu hút rất nhiều tín đồ ở Hậu Giang và mất vào cuối năm Ất Dậu (1945). Khác với đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo không chuộng lễ lạc huy hoàng và phức tạp; trái lại, chủ trương trở về với bản chất đơn thuần và tinh khiết của Phật giáo nguyên thủy bằng việc tụng niệm, tham thiền và chay ti.nh. Đạo không xây cất chùa chiền, tăng chúng không phân định đẳng cấp.
Các tín đồ Cao Đài, Hòa Hảo sống hiền hòa, chỉ lo cúng bái, cầu nguyện cho quốc thái dân an, cầu xin phước trạch cho gia đình, cho xóm giềng. Những bài kinh cầu nguyện của họ nghe như bài vè, bình dị và chất phác. Các địa phận Cao Đài, Hòa Hảo là những nơi yên ổn, người dân chăm lo làm ăn, cuộc sống thật an bình.
Trong số những người bình dân, cũng có những người theo đạo Phật hay Thiên Chúa giáo; những người này vẫn đến chùa và nhà thờ vào những ngày lễ của tôn giáo mình như những phật tử và con chiên thuộc các giới khác.
Song song vời sự sinh hoạt tâm linh ấy, có rất nhiều trò vui, nhiều trò giải tri diễn ra thường xuyên ở những địa điểm khác nhau, khi thì bên vệ đường, khi tại một công viên. Các trò vui hay trò giải trí đem lại những trận cười, những giờ phút thoải mái sau những ngày làm việc mệt nhọc; các trò chơi khác phần nhiều có ăn thua bằng tiền; nhưng cái đó không hề chi; nếu có thua thì cũng có ăn; ngoài ra, thỉnh thoảng cũng cần có chút ít cảm xúc mạnh như hồi hộp khi chờ đợi, phấn chấn khi được, thất vọng khi thua, đó là những điều làm cho cuộc đời bớt tẻ nha.t. Vả lại, muốn ăn thua to thì phải vào các sòng bạc (casino) hoặc đến tư gia hay dinh thự của các ông lớn, bà lớn; còn bài bạc ngoài đường chỉ có ăn thua nhỏ mà thôi. Những trò chơi có đánh cuộc như trò chọi cá thia thia hay chọi (đá) gà chẳng hạn, được khá đông người tham dự người lớn có, trẻ con có; địa điểm được chọn thường là một con đường nhỏ trong một khu dân cư xá trung tâm thành phố hoặc một chỗ thoáng, dưới bóng cây, với sự chấp thuận mặc nhiên của cảnh sát. Một trò chơi khác, diễn ra ở lề đường, là trò bầu cua cá cọp; trẻ con rất thích; đặc biệt, các học sinh sau khi tan trường thường ghé lại đánh chơi. Cách chơi dụng xảo thì có bài ba con (ba lá); đây là lối cờ bạc do một người cái cầm ba lá bài cào, tráo qua tráo lại một vài lần rồi úp xuống cho người chơi đặt tiền; người chơi ít khi nào ăn mà phần lớn là thua sạch túi vì người cái dùng xảo thuật gạt người chơi với sự tiếp tay của người a tòng. Nói cho đúng, cũng có bài bạc thật sự ngoài các sòng bạc và môn cờ bạc được nhiều người biết đến là chơi đề. Cách chơi là dùng trí đoán con bài mà nhà cái sẽ xổ ra để đặt tiền. Có loại đề 12 con, đề 36 con và đề 40 con. Đây là môn cờ bạc do người Hoa bày ra và hầu như người Sài Gòn nào cũng thích chơi vì tiền chung lớn gấp bội tiền đặt; ví dụ như với đề 36 con, người trúng đề sẽ được chung một số tiền Ngoài những trò chơi trên, có một trò chơi khác kín đáo hơn, không dùng đến lá bài, và người chơi phần lớn là các bà. Đó là chơi hụi: mươi, mười hai người họp nhau đóng hằng kỳ (thường thường là mỗi tháng) một số tiền cho người chịu trách nhiệm (người cái) để người này trao lại cho người đã bắt thăm trúng hoặc đã bỏ thăm tình nguyện chịu lời cao hơn hết. Nhìn từ một góc độ khác, chơi hụi không phải là đánh bạc có ăn thua mà thường thường chỉ là một cách để có được một số tiền lớn hầu dùng vào việc cần như làm vốn buôn bán chẳng hạn. Tại các làng ngoài Bắc, nhóm người chơi họ để gây vốn được gọi là hội tư cấp.
Mỗi khi Tết đến lại có hội hè và nhiều trò giải trí khác, như múa lân, đốt pháo, v.v… Các tiệm ăn, quán nhậu không ngớt thực khách ra vào; các rạp chiếu bóng, rạp hát đông nghẹt người xem. Những ngày trước Tết là thời gian rất nhộn nhịp; chợ búa đầy ứ thịt thà, gà vịt, trái cây đủ loại, người mua tha hồ mà chọn lựa, phố xá náo nhiệt hẳn lên do sự hiện diện đông đảo của những người đi sắm Tết. Khu chợ hoa dọc đại lộ Nguyễn Huệ là cả một rừng hoa, nổi bật nhất là hoa mai (3), hay hoàng mai, cánh vàng rực rỡ; đó là chưa kể hàng trăm cây quất, cây cảnh, cây bonsai, những hòn non bộ. Người đến ngắm hoa chen chúc với người mua hoa. Mua gì thì mua nhưng cũng phải có một đôi cành mai trưng bày ở phòng khách nhà mới có không khí Tết và nếu có thêm một vài giò thủy tiên thì lại càng tốt. lớn bằng 30 lần tiền đặt
Ngoài những trò chơi trên, có một trò chơi khác kín đáo hơn, không dùng đến lá bài, và người chơi phần lớn là các bà. Đó là chơi hụi: mươi, mười hai người họp nhau đóng hằng kỳ (thường thường là mỗi tháng) một số tiền cho người chịu trách nhiệm (người cái) để người này trao lại cho người đã bắt thăm trúng hoặc đã bỏ thăm tình nguyện chịu lời cao hơn hết. Nhìn từ một góc độ khác, chơi hụi không phải là đánh bạc có ăn thua mà thường thường chỉ là một cách để có được một số tiền lớn hầu dùng vào việc cần như làm vốn buôn bán chẳng hạn. Tại các làng ngoài Bắc, nhóm người chơi họ để gây vốn được gọi là hội tư cấp.
Mỗi khi Tết đến lại có hội hè và nhiều trò giải trí khác, như múa lân, đốt pháo, v.v… Các tiệm ăn, quán nhậu không ngớt thực khách ra vào; các rạp chiếu bóng, rạp hát đông nghẹt người xem. Những ngày trước Tết là thời gian rất nhộn nhịp; chợ búa đầy ứ thịt thà, gà vịt, trái cây đủ loại, người mua tha hồ mà chọn lựa, phố xá náo nhiệt hẳn lên do sự hiện diện đông đảo của những người đi sắm Tết. Khu chợ hoa dọc đại lộ Nguyễn Huệ là cả một rừng hoa, nổi bật nhất là hoa mai (3), hay hoàng mai, cánh vàng rực rỡ; đó là chưa kể hàng trăm cây quất, cây cảnh, cây bonsai, những hòn non bộ. Người đến ngắm hoa chen chúc với người mua hoa. Mua gì thì mua nhưng cũng phải có một đôi cành mai trưng bày ở phòng khách nhà mới có không khí Tết và nếu có thêm một vài giò thủ Một địa điểm được nhiều người thường đến thăm viếng là Lăng Ông, nơi để mộ và cất điện thờ Tả Quân Lê Văn Duyê.t. Đây là nơi tập trung của các thầy lang chuyên trị liệu bằng phương pháp cổ truyền như bầu giác, chích lể, cạo gió, đấm bóp. Nơi đây còn có những bà thầy bói bài, xem chỉ tay, những ông thầy đoán số tử vi, xem tướng tay, chiết
tự, bói sách…lại cũng có những thầy mà tài năng cao siêu đến độ bảo với người xem bói, chắc nịch như đinh dong
Số cô không giàu thì nghèo,
Sinh con đầu lòng không gái thì trai"inh đóng cột, những câu đại khái như:y tiên thì lại càng tốt.
Trong khi đó trong điện thờ, các bà các cô đến trước bàn thờ đức Tả Quân thắp hương khấn vái rất thành khẩn trước khi xin xăm gia đạo, số mệnh hay thời vận.
Đến đây, sau nhiều cố gắng nhằm gợi lại hình ảnh của Sài Gòn ngày trước, tôi vẫn do dự, không muốn nói dứt khoát "Sài Gòn của chúng ta là thế đó". Bởi vì tôi thấy vẫn chưa nói được lý do tại sao Sài Gòn lại chiếm một vị trí đặc biệt trong tâm hồn của chúng ta. Phải chăng vì ở đó chúng ta đã có một cuộc sống thoải mái, dư dật? Chắc là không phải vì, ngoại trừ một thiểu số, chúng ta phần đông đều "lương ba cọc ba đồng", phải "thắt lưng buộc bụng" mới khỏi nợ nần; đó là chưa kể một số quân nhân trong chúng ta phải chiến đấu ở mặt trận, trải qua bao nhiêu gian khổ nhưng không bao giờ phàn nàn vì ý thức được chúng ta có bổn phận bảo vệ mảnh đất tự do còn lại của đất nước. Hay, phải chăng chúng ta được tự do ăn nói, đi lại, tự do cư trú, v.v…? Thì tại nơi nào ở Miền Nam, chúng ta đều có những quyền đó chứ không riêng gì ở Sài Gòn. Hay là vì khí hậu ở Sài Gòn ôn hòa hơn các nơi khác, ban ngày dù nóng nực đến bao nhiêu ban đêm vẫn mát mẻ, dễ chịu? Hoặc là vì Sài Gòn có thể cung cấp đầy đủ những gì đáp ứng được nhu cầu vật chất và tinh thần của chúng ta? Hay là vì ở Sài Gòn chúng ta có nhiều bạn bè, người thân luôn luôn gần gũi chúng ta để chia sẻ vui buồn cùng chúng ta, an ủi chúng ta khi sa cơ lỡ vận, khuyên can khi chúng ta ngã lòng và có ý định buông xuôi? Quả có thế thật. Thế thì hãy thêm vào đó thái độ hiếu khách, thân thiện, dễ dãi của người dân Sài Gòn đối với những người từ miền Bắc hay miền Trung. đến định cư tại Sài Gòn. Ngoại trừ chuyện người Sài Gòn gọi đùa người Bắc là "dân rau muống" và người Bắc "trả đũa" bằng cách gọi dân Sài Gòn là "dân giá sống", nhưng vì cả hai bên đều không có ác ý, không kỳ thị nên tuyệt nhiên không có sự chia rẽ Nam Bắc và hàng trăm nghìn người Bắc, người Trung đã thích ứng dễ dàng với cuộc sống ở nơi mà họ coi là quê hương thứ hai của họ. Có thể là tất cả các yếu tố đó hợp lại đã làm cho chúng ta coi Sài Gòn như một người thân, khi gặp mặt thì tay bắt mặt mừng khi xa cách thì mong ngóng nhớ nhung. Ngoài ra, nếu có yếu tố vô hình sắc hay tế nhị nào khác nữa thì đó là một điều ngoài cảm nhận của tôi.

                Sài Gòn sau "Giải Phóng" và "Đổi Mới"
Sài Gòn sau ngày "giải phóng"
Hầu hết chúng ta, ngoại trừ những bạn có may mắn ra đi vào ngày 30.4.75 hoặc trước hay ngay sau ngày đó, đã lưu lại Việt Nam một thời gian và chứng kiến
những gì xảy ra cho dân chúng và thành phố Sài Gòn, thế nên chúng ta không cần phải nói dài dòng về những chuyện đau lòng đó. Điểm thứ nhất cần nhớ lại là ngay sau ngày 30.4.75 chế độ quân quản đã được áp dụng cho toàn miền Nam; ai cũng biết là chế độ quân quản là chế độ áp dụng cho một nước thù địch bị chiến bại; nói khác đi, Hà Nội coi miền Nam như kẻ thù, nhưng đã trắng trợn tuyên bố là miền Nam đã được giải phóng. Thật là khôi hài! Để giữ tính cách khách quan, hãy nghe một người cộng sản đã phản tỉnh là Bùi Tín viết về trò hề này: "30 năm trước, miền Nam được giải phóng ư? Đó chỉ là hiện tượng hời hợt bên ngoài; thật ra, sau khi đảng CS áp dụng các chính sách cải tạo sĩ quan, viên chức, các đảng phái chính trị miền Nam, thật ra là bỏ tù họ không xét xử, rồi cải tạo thương nghiệp, bắt đi kinh tế mới, phân biệt đối xử đối với gia đình 'ngụy quân, ngụy quyền', tạo nên hàng triệu `thuyền nhân', đày đọa đồng bào nửa nước trong cảnh lầm than cơ cực, thì phải nói thật ra đó là sự chiếm đóng tàn ác nhất! Danh từ giải phóng trở nên mỉa mai, trâng tráo, vô liêm sỉ. Những người Việt Nam lương thiện, biết tự trọng, trung thực với chính mình - kể cả những người CS có lương tâm trong sáng - không thể không nhận ra sự thực ấỵ"
Chắc hẳn chúng ta hãy còn nhớ nỗi kinh hoàng của dân chúng Sài Gòn, không khí ảm đạm bao trùm cả thành phố trong những ngày tàn của miền Nam tự do. Những tin dồn dập về các thắng lợi "bất chiến tự nhiên thành" của quân đội miền Bắc, về cuộc tiến quân nhanh chóng của họ mỗi ngày mỗi gần thủ đô làm cho dân Sài Gòn hốt hoảng, kẻ thì đưa vợ con về quê lánh nạn, người thì cùng gia đình tìm cách rời khỏi nước mà không biết sẽ đi về đâu, tương lai ra sao, "rủi may âu cũng sự Trời"! Không bao lâu sau là những đợt hàng trăm nghìn người bị buộc tội "mang nợ máu với nhân dân" phải đi "học tập cải tạo"hoado tưởng là đi một vài ba tháng, ai ngờ đi "mút mùa"hoado kẻ thì 2,3 năm, kẻ 5,7, 10, 12 năm, có kẻ không bao giờ trở về. Vợ và đàn con nheo nhóc không biết trông cậy vào ai, sinh sống như thế nào vì trước nay vẫn nhờ vào đồng lương ít ỏi của chồng; các bà vợ phải rút dần rút mòn chút tiền để dành (nếu có) hoặc bán dần đồ đạc, áo quần trong nhà để ăn và vẫn can đảm chịu đựng, vẫn thu vén được chút ít thực phẩm, thuốc men để thỉnh thoảng lặn lội đi thăm nuôi chồng. Con cái có nhiều em phải thôi học để giúp mẹ kiếm thêm chút ít tiền gia dụng hoặc vì bị chúng bạn châm chọc, kỳ thị là con "ngụy". Rồi đến những đợt đánh tư sản, đẩy hàng nghìn người lên vùng kinh tế mới, những đợt đổi tiền - đổi 500 đồng miền Nam lấy 1 đồng tiền Hồ Chí Minh -với mục tiêu giảm khả năng kinh tế trong dân chúng. Trong lúc đó người dân Sài Gòn vẫn tiếp tục "vượt biên" tìm tự do, mãi cho đến đầu thập niên 80 thì các nước tây phương bị nhiễm hội chứng "compassion fatigue" bèn lấy cớ những người đi sau là tỵ nạn kinh tế để từ chối không tiếp nhận thêm người tỵ nạn nữa. Vài năm sau ngày "giải phóng" một số người "học tập cải tạo" được ra tù; vì không tìm được việc làm để nuôi thân và gia đình, họ đành phải làm những công việc lao động chân tay, như đạp xe xích-lô chẳng hạn, mặc dù sức khỏe đã giảm sút đi nhiều. Con cái nhiều đứa đã đến tuổi phải làm nghĩa vụ quân sự: chúng là mục tiêu được chọn, gọi là đi chiến đấu ở biên giới Viê.t-Miên nhưng thật ra là để làm bia đỡ đạn (cannon-fođer); chẳng bao lâu gia đình nhận được tin là con em họ đã "anh dũng hi sinh" tại chiến trường. Cũng trong thời gian đó, những gia đình đi vùng kinh tế mới, để khỏi chết đói, đã trở về thành phố sống lúc nhúc ở vỉa hè hay tại các bãi tha ma mà chính quyền "cách mạng" đành phải thúc thủ không biết xử trí làm thế nào để giải quyết giải quyết cho xong
cho xong.,Dân miền Nam nói chung và dân Sài gòn nói riêng, nhưng cũng là hậu quả của chính sách kinh tế của đảng CS trong thời gian này. Trong giai đoạn đầu (1975-79) những biện pháp như cải tạo công thương nghiệp, trước ở Sài Gòn sau tại cả miền Nam, nhằm đánh tư sản, việc đổi tiền (làm song song với việc đánh tư sản), việc hợp tác hóa nông nghiệp và đưa nông dân tham gia các hợp tác xã nông nghiệp là những biện pháp thất nhân tâm; riêng các biện pháp về nông nhiệp đã bị nông dân chống đối kịch liệt. Kết quả là chính sách kinh tế được thực hiện trong giai đoạn này đã đưa đến một sự suy thoái trầm trọng trong nền kinh tế tại miền Nam. Về nông nghiệp, sản lượng cũng như năng xuất lúa tụt hẳn xuống, nhất là vào những năm 1978-1979, những năm trọng điểm của chính sách tập thể hóa. Về công nghiệp, các sản phẩm tiêu dùng hầu hết tại miền Nam cũng theo nông nghiệp mà đi xuống. Trước tình trạng suy thoái trông thấy của nền kinh tế, và nhất là sau vụ mất mùa năm 1979 khiến cả miền Nam lẫn miền Bắc lâm vào nạn đói, đảng và nhà nước CS bắt buộc phải thực hiện một buớc lùi chiến thuật. Kinh tế suy thoái, thêm với những biến động chính trị bên ngoài (chiến tranh với Cao Miên, xung đột biên giới phía Bắc với Trung Quốc trong những năm 1978 -1979), đã buộc lãnh đạo CSVN phải ngưng các chính sách trói buộc trong nước. Tháng 9 năm 1979, hội nghị trung ương đảng CS đưa ra Nghị Quyết sửa sai gồm có việc công nhận 5 thành phần kinh tế và cho khoán sản phẩm. Đối với nông nghiệp, sự thay đổi quan trọng nhất là việc tạm ngưng tập thể hóa nông nghiệp và cho áp dụng chế độ "khoán hộ".xí nghiệp hợp doanh giữa Hoa Kiều tại Sài Gòn và nhà nước CS, nhờ sự liên hệ giữa Hoa Kiều ở VN với người Hoa ở Hong Kong và Singapore, đã góp phần giải quyết phần nào sự thiếu hụt ngoại tệ. Việc sửa sai đã đem lại kết quả là sản xuất các mặt gia tăng tương đối trong các năm 1979 và 1980; mặt khác, một số xí nghiệp hợp doanh giữa Hoa Kiều tại Sài Gòn và nhà nước CS, nhờ sự liên hệ giữa Hoa Kiều ở VN với người hoaHoa ở Hong Kong và Singapore, đã góp phần giải quyết phần nào sự thiếu hụt ngoại tệ.Tuy nhiên, việc áp dụng chính sách cởi mở kinh tế trong các năm 1979-1982 chỉ có tính cách giai đoa.n. Mục tiêu chính vẫn là tiếp tục tiến lên xã hội chủ nghĩa với nhiệm vụ trung tâm là công nghiệp hóa. Tháng 1 năm 1982, đảng CS ra nghị quyết về việc cải tạo công thương nghiệp tại thành phố Sài Gòn. Chính sách này được thực hiện bằng cách tịch thu hàng loạt các cơ sở nhập cảng của người Hoa kiều; các cơ sở tiểu thủ công nghiệp được "khuyến khích" trở thành hợp tác xã hoặc tổ hợp sản xuất. Hậu quả của chính sách này là một cuộc khủng hoảng kinh tế khác. Đồng thời, CSVN bắt đầu gặp một số khó khăn trong việc xin viện trợ của Liên Xô. Năm 1985, ông Gorbachev lên nắm chức tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô, đưa ra chính sách Glasnost (cởi mở) và Perestroika (tái phối trí). Trong các vấn đề được ông Gorbachev xét lại có cả vấn đề viện trợ cho Việt Nam. Bước vào năm 1986, tình hình kinh tế chính trị tại Việt Nam trở nên nguy ngập: Việt Nam bị dồn vào thế cùng (4).. Sài Gòn sau "Đổi Mới"
"Cùng tắc biến" (5) như trong Kinh Dịch, đó là lối thoát; nhưng "biến tắc thông" thì đến nay vẫn chưa thành hiện thực; giả đò là cách "biến". Tại đại hội 6 của đảng CS vào tháng 12 năm 1986, Nguyễn văn Linh đưa ra chủ trương "đổi mới" và "cải tổ cơ cấu" làm chủ đề cho chính sách kinh tế chính trị; nhưng "đổi mới" không có nghĩa là từ bỏ xã hội chủ nghĩa, từ bỏ chế độ toàn trị. Do đó, khẩu hiệu "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" được dùng làm kim chỉ nam cho chính sách kinh tế mới. Nhóm chữ "định hướng xã hội chủ nghĩa" khiến dư luận hoang mang, có nhiều người tưởng là chính quyền sẽ có chính sách thích ứng về sự phân bố lợi tức hoặc những sản phẩm xã hội không thể điều chỉnh bằng giá, nhưng thật ra chính quyền chỉ có mục đích duy trì khâu xí nghiệp quốc doanh bất chấp nó có hiệu năng kinh tế hay không (6). Vì vậy, cho tới nay những cải cách kinh tế chỉ có tính cách nửa vời và trên thực tế, đã phát sinh ra một nền kinh tế thị trường "hoang dại" trong đó người ta thấy xuất hiện ngày càng đông những kẻ mới phất (nouveaux riches) làm giàu bằng những thủ đoạn phi pháp như tham nhũng, ăn cắp tài sản công, hối lộ, trốn thuế, buôn lậu, v.v… Một cán bộ cộng sản cao cấp đã phải thừa nhân rằng "những thủ đoạn phi kinh tế…làm cạn kiệt tài nguyên, hủy hoại môi sinh, làm rối loạn xã hội và xâm phạm đạo đức, nhân phẩm con người" (7). Đại đa số những kẻ mới phất nói trên là đảng viên có chức, có quyền; một giai cấp mới, giai cấp tài phiệt đỏ, đã được hình thành. Trong cái nền kinh tế ấy, những vấn đề liên hệ như bảo vệ môi trường, giáo dục, xã hội, v.v…đều bị coi nhẹ; hậu quả là môi trường bị ô nhiễm trầm trọng, những tệ nạn xã hội như ăn cắp, đĩ điếm, xì ke ma túy… không thể giải trừ được, bệnh AID, HIV lan tràn mà thuốc men, bệnh viện, y sĩ và y tá không đủ để chữa trị. Vì "biến" không "thông" nên hiện nay nước Việt Nam của chúng ta là một trong những nước có thu nhập bình quân thấp nhất châu Á, nạn tham nhũng được thế giới nhận dạng là loại "siêu", được tổ chức Transparency International (Minh bạch Quốc tế) cho là một nước tù mù, dối trá, bất khả tín.
Sài Gòn hiện nay cũng bị nhiễm những thứ "bệnh" như trên, có khi còn nặng hơn các nơi khác. Vì ở đó có nhiều xí nghiệp quốc doanh hơn nên có nhiều nhà tư bản đỏ hơn. Vì Sài Gòn và vùng phụ cận có nhiều nhà máy nên ô nhiễm nặng hơn. Dân đông hơn, mật độ cao hơn nên tệ nạn xã hội trầm trọng hơn. Mà thôi, kể nữa làm gì cho thêm buồn lòng. Có người sẽ bảo: "Tôi vừa đi Sài Gòn về. Đời sống bây giờ thoải mái hơn trước nhiều. Nhà lầu, cao ốc, khách sạn bốn năm sao mọc lên như nấm. Đường sá, phố xá đông nghịt người. Tiệm ăn, quán nhậu chật ních khách ăn. Hội hè quanh năm chẳng phải là dịp để cho dân vui chơi đó sao? Báo chí bên này cứ chỉ trích, chê bai hoài; phải chăng là chúng ta thiếu tinh thần khách quan?" Xin trả lời: "Cuộc sống thoải mái ư? Thoải mái là đối với người có tiền, kể cả những người đem đô la, euro về tiêu xài, còn những người kiếm sống chật vật vẫn là đa số. Tiệm ăn đông khách ư? Ăn nhậu bây giờ là một thú vui hiếm hoi dành cho những người dân may mắn có chút ít tiền dư mà không biết tiêu vào việc gì khác; vả lại chúng ta nên nhớ rằng các nhà độc tài, bắt đầu từ những vị hoàng đế La Mã, đều biết cách ru ngủ quần chúng bằng cách khuyến khích cho họ ăn chơi thỏa thích đặng quên đi những đòi hỏi khác như quyền tự do ăn nói, tự do tín ngưỡng, v.v… Còn nhà lầu, khách sạn sang trọng? Đó là dinh thự của những nhà tư bản đỏ, dân chúng mấy ai có nhiều tiền để xây nhà lầu, biệt thự! Khách sạn năm bảy tầng toàn là dành cho du khách. Hội hè linh đình tất cả đều nhằm mục đích câu khách, người thường dân, nếu được nghĩ đến, cũng chỉ là mục tiêu thứ yếu"
Muốn tìm một lời phê bình khách quan, xin đọc đoạn viết về chợ hoa xuân (chợ triển lãm hoa mùa xuân – xuân Ât Dậu) dưới đây của một người dân Sài Gòn:
"… bây giờ thì dù đi chợ hoa xuân nào cũng chỉ gặpnhững người lạ hoắc, không còn cho được cái cảm giác nào của thời thơ ấu và những phiên chợ Tết ngày xưa được nữa. Nhất là con đường Nguyễn Huệ hôm nay thì xa lạ hẳn đi. Những hàng đèn chạy dài, những dây dợ tua tủa, những bồn hoa được xếp đặt cầu kỳ và có phần máy móc. Phải công nhận là nó đẹp thật, và đẹp nhất là về đêm, nhưng tôi vẫn cứ thấy nó không có hồn. Nó chỉ là một cái áo choàng của thời đại điện tử và người ta cần màu xanh màu đỏ nhấp nháy, quảng bá cho du lịch, quảng bá cho thành phố `rực rỡ hoa đèn' đúng nghĩa chứ nó không có cái hồn của mùa xuân Việt Nam. Những chiếc xích lô chở đầy hoa, những chiếc thuyền nằm im lìm dưới một hàng cây chưa đủ thổi vào đó một tâm hồn đất Việt mà nó chỉ giống như một bức tranh thêu bắt mắt. Dù sao nó cũng được du khách `chiếu cố' như một cái gì lạ mắt và hình như người nào cũng muốn chụp hình với nó để có một chút kỷ niê.m. Làm được như thế cũng là một điểm đáng ghi nhận cho du lịch Việt Nam rồi. Tôi chỉ tiếc là chợ hoa xuân Nguyễn Huệ không còn nữa, cái hồn Tết của Sài Gòn xa xưa cứ ngày một mất đi dần. Có lẽ cái tinh thần `tồn cổ' còn đọng lại quá nhiều trong những con người như tôi chăng?" (8)
Ừ phải! Cái hồn Tết của Sài Gòn mất đi dần. Linh hồn của Sài Gòn mất đi dần. Chỉ còn thể xác, một thể xác điểm trang không hợp khuôn mặt, y phục không xứng khổ người. Muốn cho Sài Gòn sống lại, cần phải phục hồi nếp sống cũ của Sài Gòn, phải trả lại Sài Gòn lại cho dân Sài Gòn, phải trả lại tên Sài Gòn cho Sài Gòn. "Phải trả lại tên Sài Gòn cho Sài Gòn" đó là mục tiêu của cuộc vận động do Linh mục Nguyễn Hữu Lễ, Quản nhiệm Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Giáo phận Auckland, Tân Tây Lan khởi xướng (9); cuộc vận động này được rất nhiều đồng bào trong cũng như ngoài nước hưởng ứng và càng lúc càng lan rộng.
Có điều là mọi người đều biết rằng lãnh đạo CSVN vốn rất ngoan cố, đã có những vụ tai tiếng (scandal) rất lớn có thể làm đổ một chính phủ hay cả một chế độ, nhưng họ vẫn ù lì, làm như không hay không biết, chờ cho đến khi gió im sóng lă.ng. Họ không chịu sửa đổi, trừ phi bị dồn vào thế bí. Tuy nhiên, nếu cuộc vận động của Linh mục Nguyễn Hữu Lễ có hiệu quả của một áp lực đối với CSVN, đó không phải là cái áp lực duy nhất mà họ đang gặp phải; hiện họ còn phải đương đầu với nhiều áp lực, nhiều khó khăn khác và giống như trong thành ngữ "góp gió thành bão", toàn bộ các áp lực đối với đảng CSVN và những khó khăn hiện hữu của họ có thể hợp thành một cơn sóng gió đe dọa chế độ CS với khả năng đẩy chế độ tới hồi kết thúc. Sau đây là những áp lực và khó khăn chính yếu:
Trước nhất, áp lực quốc tế ngày càng mạnh đòi hỏi cải tổ sâu rộng từ căn bản: để được gia nhập WTO, hệ thống luật lệ phải hoàn thiện; các công ty quốc doanh phải giải thể, độc quyền của nhà nước CS trong một số lĩnh vực kinh tế phải được bãi bỏ; đòi hỏi của quốc tề về các vấn đề tự do, dân chủ phải được tôn trọng. Thứ đến, tình trạng chia rẽ nội bộ đã tới mức trầm trọng: các vụ TC2, T4 là thí dụ. Sự chia rẽ, đấu đá nhau trở thành công khai; những tố cáo trong các bài viết, hồi ký… của một số đảng viên cao cấp đã và đang làm cho đầu não đảng CS lung laỵ
Thứ ba, xã hội dân sự (10) đã trưởng thành và đang gây áp lư.c. Rất nhiều nhóm và cá nhân nêu ra những đòi hỏi về dân sinh, dân quyền đòi đảng phải giải quyết. Các vấn đề chiếm đoạt đất đai, hối mại quyền thế, tham nhũng, dâng hiến đất cho ngoại bang…được nêu công khai và đang dồn đảng vào thế bị động. Cả nghìn việc khác, từ việc phải có ngưồn nước sạch để uống, vấn đề môi sinh, buôn bán gái vị thành niên cho tới việc công ty ngoại quốc đánh đập công nhân Việt làm cho đảng lúng túng, tìm cách bào chữa. Tất cả các đòi hỏi từ mọi phía làm cho đảng CS không còn các nào khac, Sau hết nhưng không kém quan trọng, giai cấp trung lưu đã xuất hiện với tiếng nói có trọng lực. Các thành viên của giai cấp đó thoát thai từ đảng CS; họ dựa vào gốc đảng để bảo vể quyền lợi và tài sản của họ. Chính họ lại quay ra chống lại đảng.Với thời gian, giai cấp trung lưu sẽ có bề thế hơn, có học thức và ý thức về khả năng đóng góp của họ, có đầu óc cởi mở để tiếp thu những tư tưởng tự do dân chủ để tự động khai triển và biến những tư tưởng ấy thành hành động, hoặc sẵn sàng hậu thuẫn cho các cuộc vận động dân chủ do các giới khác trong và ngoài nước chủ xướng. Giai cấp trung lưu đã từng giữ vai trò then chốt trong các biến cố lịch sử; chẳng hạn, chính giai cấp trung lưu đã khởi xướng và chỉ đạo cuộc "cách mạng nhung" tại Tiệp Khắc vào cuối năm 1989 và cách mạng ôn hòa tại Đức vào đầu năm 1990. ác là phải tìm c Những áp lực, khó khăn và sự việc bất lợi cho CSVN mói ở trên đây đều là sự thật, không thêm bớt, không thổi phồng. Diễn biến nói trên cũng chẳng phải là không tưởng, nó sẽ xảy ra không sớm thì muộn. Ý thức được lẽ tất nhiên ấy, các tổ chức người Mỹ, Pháp, Úc…gốc Việt đã và đang cố gắng cung cấp đầy đủ tài liệu để các chính khách và chính phủ bản quốc có đủ dữ kiện về những vụ vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo, giam giữ người trái phép v.v... hầu làm áp lực mạnh mẽ hơn đối với đảng và nhà nước CSVN buộc họ phải có những cải tổ nhằm dân chủ hóa đất nước. Các tổ chức này còn tích cực giúp đỡ các cá nhân, các nhóm ở quốc nội đang vận động đòi tự do dân chủ cho VN để họ có thể tranh đấu hữu hiệu hơn. Thêm vào đó, với sự phát triển của mạng internet, sự liên lạc và thông tin hai chiều giữa hải ngoại và quốc nội ngày càng nhanh chóng và hữu hiệu hơn, mặc dù nhà nước CSVN đã tìm mọi cách để ngăn cản, đặc biệt là những thông tin nhằm vạch trần mặt thật của CSVN; theo nhà báo Pháp kỳ cựu là Jean Lacouture, CSVN đã thực hiện một chế độ thực dân đối với dân mình và ông đã đặt ra chữ "autocolonisation" để nói về cái chế độ kỳ quặc này. Với những áp lực quốc tế và quốc nội, với những khó khăn ngày càng nhiều, với tình hình người dân ngày càng mạnh dạn hơn trong việc đòi hỏi những cải cách cần thiết, chế độ CSVN tất bị dồn vào thế thụ động đến mức sẽ phải tự giải thể hoặc sẽ bị bắt buộc phải giải thể. Để chứng tỏ rằng sự suy luận này không phải là "lấy mộng làm thực" (wishful thinking), xin trích dẫn lời phát biểu sau đây của anh Phương Nam Đỗ Nam Hải - một thanh niên tranh đấu cho tự do dân chủ tại VN - trong cuộc phỏng vấn của Mạng Lưới Lên Đường (Úc Châu) vào ngày 17/11/2005: "…chúng ta hoàn toàn tin tưởng rẳng trong xã hội Việt Nam hôm nay đang có một sự thay đổi lớn về nhận thức. Sự thay đổi này là rất sâu sắc à một khi xã hội đã có sự thay đổi trong nhận thức thì ắt sẽ có sự thay đổi trong hành động. Đó là quy luật tất yếu. Tiến trình "Diễn Biến Hòa Bình" mà những người bảo thủ trong đảng cộng sản Việt nam đã và đang lo ngày lo đêm, đã diễn ra thành công ở các nước Đông Ấu, Liên Xô, Indonesia… thì nhất định nó cũng diễn ra thành công ở Việt Nam, Trung Quốc, Cu Ba, Bắc Hàn trong thời gian tới. Sở dĩ hôm nay chưa có nhiều người dám công khai lên tiếng đòi tự do, dân chủ ở các nước này là bởi vì họ đang sống dưới bộ máy tuyên truyền và đàn áp quá đồ sộ khi thì lộ liễu, lúc lại rất tinh vi. Nhưng theo tôi, ở cả 4 nước trên, nỗi sợ hãi với bộ máy ấy đã dần mất đi. Và khi mà đa số nhân dân không còn sợ nữa, thì đó chính là dấu hiệu của một cuộc cách mạng dân chủ sắp diễn ra. Tình hình của các nước Đông Âu, Liên Xô, Indonesia…cũng đều là như vậỵ" Với sự sụp đổ của CSVN, cũng giống như trường hợp thành phố St Petersburg đã được trả lại tên khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ, tên Sài Gòn sẽ phải trả lại cho Sài Gòn. Chừng đó, chúng ta sẽ được gặp lại thành phố Sài Gòn thân yêu trong niềm hân hoan của dân tộc. Sài gòn sẽ mau chóng phục hồi phong độ để trở lại với nhiệm vụ lịch sử của mình đặng mãi mãi tồn tại cùng với non sông đất nước và mãi mãi vẫn là Sài Gòn của chúng ta - một Sài Gòn Muôn Thuở.
Nguyễn Phúc
2) Thái Văn Kiểm, Saigon De Toujours: Une Culture De Rue, tài liệu đánh máy
(3) Về hoa mai: Bên Trung Hoa, có một loại hoa gọi là "mei" theo phát âm tiếng quan thoại; phát âm theo chữ Hán-Việt là "mai"hoado thật ra, đó là hoa mơ (plum). Cây có hoa bày bán ở các chợ Tết mới là cây mai, cây bản địa. Các nhà khoa học gọi hoa mai hay hoàng mai là Ochna Harmandii, theo tên của nhà bác học Harmand (1845-1921), người đầu tiên đã nhận dạng hoa mai tại cao nguyên Bolovens ở Ai Laọ
4) Lê Mạnh Hùng, Chính sách kinh tế của Cộng Sản Việt Nam từ 1975 dến1992, Đặc San Kinh Tế, Hội Chuyên Gia Việt Nam, San Jose, tháng 1/1933, tr 11-33.
(5) "Cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu" (Cùng thì biến, biến thì thông, thông thì lâu), Kinh Dịch.
(6) Nam Dao, `Việt Nam, con người từ những bóng má, Văn Học số 225 tháng 5&6 – 2005
(7) Đỗ Nguyên Phương, Tạp Chí Cộng Sản, Hà Nội, số 5, 1944, tr 33.
(8) Văn Quang, Trẩy Hội Hoa Xuân Sài Gòn, VNN, tháng 1/2005.
(9) Lm Nguyễn Hữu Lễ, Hãy Trả Lại Tên Sài Gòn Cho Sài Gòn, P.O. Box
17516,GreenLane,Auckland,NewZealand,website www.saigonforsaigon.org.
(10) xã hội công dân (civil society) là một tập hợp gồm nhiều định chế phi-chính-phủ (non-governmental institutions) khác nhau, đủ mạnh để làm đối lực (counterbalance) đối với nhà nước và, trong khi không cản trở nhà nước thi hành nhiệm vụ của họ trong việc gìn giữ hòa bình và phân xử những vụ tranh chấp lợi quyền quan trọng, vẫn có thể ngăn cản không cho nhà nước chi phối và phân hóa cùng cực phần còn lại của xã hội (xem Ernest Gellner, Conditions of Liberty – Civil Society and it
s Rivals, Penguin Books, London).
Back to top
« Last Edit: 13. Jul 2006 , 09:02 by LAM SON »  

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re:  SÀI GÒN MUÔN THUỞ
Reply #4 - 19. Jun 2006 , 06:19
 
...
Back to top
« Last Edit: 19. Jun 2006 , 06:19 by LAM SON »  

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: BƯU DIỆN CHÍNH  SÀI GÒN
Reply #5 - 19. Jun 2006 , 23:48
 
...
Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re:  TÒA NHÀ QUỐC HỘI VỀ DÊM
Reply #6 - 19. Jun 2006 , 23:52
 
...
Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re:   SÀI GÒN MUÔN THUỞ
Reply #7 - 19. Jun 2006 , 23:58
 
...
Back to top
« Last Edit: 19. Jun 2006 , 23:59 by LAM SON »  

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: LỒI TÂM SỰ CỦA NGUYỄN TẤN LỘC
Reply #8 - 20. Jun 2006 , 00:05
 
Tôi rời Việt-Nam đã 20 năm nay, bỏ lại sau lưng một khung trời kỷ niệm. Gói hành trang của cuộc ra đi chỉ là những hình ảnh của một nước Việt Nam đau thương khốn khổ đầy hận thù pha lẫn với những hình ảnh thân yêu dịu dàng của một người mẹ hiền chịu nhiều hy sinh, của một người cha kham nhiều vất vả. Trong suốt cuộc hành trình dài nơi đất người, tôi vẫn giữ mãi những hình ảnh thân yêu nầy như vẫn hy vọng có ngày nào đó sẽ có dịp tiếp nối một cuộc vui đã tạm gián đoạn.

Năm vừa rồi tôi quyết định trở về thăm nơi chôn nhau cắt rún, như quyết định tìm lại dấu vết của cuộc sống êm đềm xưa mà người khác đã cướp đoạt. Ðối với tôi đó chỉ là chuyện "trở về mái nhà xưa", nơi mà tôi đã sinh ra và lớn lên, chuyện đó tôi nghĩ là quá dễ dàng vì tôi vẫn còn giữ kín những hình ảnh năm xưa trong tận đáy lòng.

Nhưng khi về tới nơi thì tôi không còn nhận ra nơi chôn nhau cắt rún nữa, mới ngỡ ra rằng tôi chỉ là một du khách trong chính cái thành phố mà tôi đã lớn lên !Tôi cố gắng đi tìm lại những hình ảnh xưa, con đường cũ...nhưng chỉ hoài công, thay vào đó là tôi khám phá ra một thành phố mới nhưng mang tên cũ, với một cái xã hội mới và những con người mới. Tôi đâm ra tiếc, tiếc những hình ảnh xưa tích cũ, tiếc những cái kỷ niệm đẹp đã chết đi một phần trong tôi., tôi muốn được chia sẻ với các bạn những hình ảnh xưa-nay của một nơi mà tôi đã để lại, một cách vĩnh viễn, trái tim của mình.


(c) 2000 -  NGUYEN Tan Loc

Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ MỞ NƯỚC
Reply #9 - 01. Jul 2006 , 09:02
 
CÔNG CHÚA NGỌC VẠN
Huỳnh Văn Lang

Lời Tòa Soạn: Nguyên văn bài này là „Nguyễn Phúc Ngọc Vạn Công Chúa“, trích trong quyển „Công Chúa Sứ Giả“ của ông Huỳnh Văn Lang, do chính tác giả xuất bản tại California, năm 2004. Tòa soạn xin hết sức cám ơn tác giả Huỳnh Văn Lang đã cho phép Đồng Nai Cửu Long trích đăng phần lớn của bài này, từ trang 215 đến trang 266.
Trong lời nói đầu của tập sách nầy, người viết có than phiền về sự bất công của lịch sử đối với Ngọc vạn Công chúa: "Về Huyền Trân Công chúa thì bao nhiêu là thi thơ, dân ca, kịch...đang khi đó thì hoàn toàn không là không có gì cho Ngọc Vạn Công chúa, cả Đại nam Liệt truyện của nhà Nguyễn cũng chỉ dành cho Ngọc Vạn Công chúa có 3 hàng chữ ngắn". Thật ra là không đúng, vì khi tìm đọc lại thì không phải là ba hàng, mà chỉ có một hàng thôi! Hoàng nữ Ngọc Vạn. "Là em cùng mẹ với hoàng trưởng tử Kỳ. Không có truyện" (Sic), trang 67, tập I, sách Đại nam Liệt truyện, quan sử của nhà Nguyễn.
Tuy nhiên sách nầy cũng giúp cho người viết biết thêm: Hi tông Hoàng đế, tức là chúa Sãi (cũng có tên là Chúa Phật) Nguyễn phúc Nguyên ( 1613-1635), con trai thứ 6 của chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1600-1613),  chúa Sãi có 4 cô con gái: Hoàng nữ Ngọc Liên, Hoàng nữ Ngọc Vạn, Hoàng nữ Ngọc Khoa và Hoàng nữ Ngọc Đỉnh. Như thế Ngọc Vạn Công chúa là con gái thứ hai của  chúa Sãi. Sách nầy còn cho biết cô là em cùng mẹ với Hoàng trưởng tử Nguyễn phúc Kỳ. Mẹ cô là ai? Liệt truyện chỉ ghi là "Hoàng hậu Nguyễn thị", theo học giả họ Thái thì còn biết bà Hoàng hậu nầy vốn tên là Mạc thị Giai con gái của Khiêm vương Mạc kính Điển, sau được  chúa cho đổi ra họ Nguyễn.
Còn Hoàng trưởng tử Nguyễn phúc Kỳ là ai? Đây là một khám phá mà người viết cho là có thể lý giải tại sao triều Nguyễn lại "Không có truyện", nghĩa là không có viết nhiều về Ngọc Vạn Công chúa và thành tích sự nghiệp của cô. Nguyễn phúc Kỳ là con cả, năm Giáp Dần (1614) phải vào thay cha Trấn thủ Quảng Nam, "Kỳ đến trấn, chăm làm ân huệ, vỗ về thương yêu quân và dân, trong cõi được yên ổn" (id). Rất tiếc là mùa Hạ năm Tân mùi (1631) Kỳ mất, để lại 4 trai là Nhuận, Xuân, Tài và Trí. Nhưng qua năm 1635, Sãi vương băng hà, đáng lý ra phải nhường ngôi cho con cả, con cả chết thì nhường ngôi cho cháu nội đích tôn theo truyền thống các triều V.N cũng như Trung Hoa, nhưng Sãi vương Nguyễn phúc Nguyên lại để ngôi lại cho người con thứ hai (có thể không phải cùng mẹ với Ngọc Vạn Công chúa) là Nguyễn phúc Lan, gọi là chúa Thượng, tức là ngôi chúa về tay dòng thứ.
Mầm móng đố kỵ, nếu không nói là loạn lạc phát sanh ra từ đó. Thật vậy, Hoàng tử Anh đã kéo quân làm loạn, may mà chúa Thượng có tướng tài giúp sức, nhứt là chúa có lòng khoan hậu và khôn ngoan nên không có đổ vỡ "nồi da xáo thịt" lớn. Cho nên công khai và chánh thức, công nghiệp và danh vọng dòng chánh Nguyễn phúc Kỳ không thể nào được ghi nhớ hay tuyên dương bằng con cháu của dòng thứ bây giờ đã trở thành chính thống rồi. Đây là một chi tiết quá nhiều ý nghĩa, mà có thể lý giải được tại sao mà triều Nguyễn lại bỏ qua sự nghiệp của Ngọc Vạn Công  chúa (Không có truyện). Cho nên sự nghiệp thành tích của Ngọc Vạn Công chúa không được văn học nhứt là quan sử đề cao tán tụng cho xứng đáng. Như thế thì chẳng qua là khuyến khích những cây viết hay bất bình như của người viết chẳng hạn.
Ngọc Vạn Công chúa sinh ở đâu và ngày nào, không sách sử nào nói. Nhưng người viết tìm lại những năm tháng liên hệ thì có thể cũng biết được phần nào. Ví như Công chúa đi lấy chồng là năm 1620, thì có thể nói là lúc bấy giờ Công chúa vào khoảng 16, 17, vì đó là thường tình theo phong tục triều đình nhà Nguyễn cũng như nhà Lê, nhà Trần.
Công chúa sanh ra ở đâu? Chắc chắn Công chúa sanh ra ở Quảng Nam, vì  chúa Tiên Nguyễn Hoàng, như sử ghi đã sai con là Nguyễn phúc Nguyên vào trấn thủ Quảng Nam năm Lê Hoằng Định thứ 3, tức là năm 1602, cũng là năm sứ Chiêm Thành sang giao hiếu với chúa Nguyễn. Cho nên có thể nói Ngọc Vạn Công chúa sanh ra ở Quảng Nam trong những ba bốn năm đầu thế kỷ 17 (1602-1605). Những năm tháng nói trên có 100% chính xác không? Chắc chắn là không, chỉ tương đối thôi, nhứt là nhiều khi lẫn lộn lịch Tây lịch Tàu1.  
a)      Muốn tìm về Ngọc vạn Công chúa và sự nghiệp của cô thì phải đặt để câu chuyện của cô vào trong cái bối cảnh chánh trị của V.N. và nhứt là của Kampuchea của một thời như là một sự kiện cần thiết cho tiến trình lịch sử của hai dân tộc Việt/Miên, rất tốt cho Việt Nam mà cũng không phải là xấu cho Kampuchea, có nghĩa là Việt nam nhờ đó mà bành trướng uy lực ở Đông nam Á châu và nhứt là đất đai trên Bán đảo Đông dương, đang khi Kampuchea nhờ đó mà còn giữ được lai lịch của mình hơn là bị mai một hoàn toàn do sự thôn tính của Xiêm la .
b)      Riêng đối với V.N., sư kiện Ngọc Vạn Công chúa đi lấy chồng viễn xứ phải nhìn nhận như là một chương lịch sử Nam tiến sau hết của dân tộc Lạc Việt, mà ông cha mình đã bắt đầu viết không phải mới đây mà là đúng 2000 năm trước, tức là từ lúc vua Hùng dựng nước (707 tcn), không trông về phương Bắc mà lại ngó về phương Nam. Cho nên khi viết về Ngọc Vạn Cồng chúa, người viết phải nhắc lại gần cả một cuốn sử Nam tiến của dân tộc mình. Lẽ đương nhiên là sơ lược thôi, để người đọc có được một cái nhìn tổng quát về cuộc Nam tiến, như là một công trình vĩ đại, ngàn lần vĩ đại hơn Đế thiên Đế thích (Angkor Wat, Angkor Thom), hơn những Kim tự Tháp của Ai cập, hơn cả Vạn lý Trường thành của Trung Hoa. Người viết có cường điệu không? Hẳn là không. Thử xem thời gian đã bao lâu? Thử xem công sức và xương máu phải tính bao nhiêu? Nhưng hậu quả hoàn toàn khác hẳn nếu không nói là trái ngược lại, những công trình nói trên đã phung phí và tiêu ma hằng triệu nhân lực và tài nguyên, đang khi công trình "Nam tiến" là một sự đầu tư một lấy về bằng ngàn bằng vạn lần và hơn nữa.
              
Vốn sau khi về lại Chân Lạp lên ngôi vua, Chey Chetta II, với những hiểu biết chánh trị và thời thế đã thu thập lúc còn làm con tin ở triều Ayuthia Xiêm La, vua Chân Lạp nhận thấy muốn chế ngự phiêu lưu xăm lăng của Xiêm La thì phải mưu đồ hòa thân với láng giềng hay ngoại quốc, mà láng giềng thì đều là thân Xiêm La như Lào, Mã-lai. Cho nên triều nhà chúa Nguyễn là con đường duy nhất phải đi, nhứt là tương lai của triều nhà chúa Nguyễn thì phải nhìn nhận là quá nhiều hứa hẹn. Chính các Giáo sĩ Bồ, Y-pha nho và nhất là thương nhân các nước, người Hoa, người Nhật, người Mã lai...đã thông tin cho vua và quần thần Chân lạp biết như thế.
Cho nên ngày một ngày hai vua Chân lạp đã sai sứ đem nhiều của lễ qua Thuận hóa, tỏ ý muốn giao hiếu và nói ngay là muốn cưới một cô gái nhà chúa cho thân lại càng thân. Cũng may là lúc bấy giờ vua Chân Lạp đã bắt gặp một nhân vật phi thường, có tằm mắt, có viễn kiến qua khỏi dãy Trường sơn, đến tận vịnh Thái lan, xuống tới Malacca. Đó là chúa Sãi Nguyễn phúc Nguyên. (1613-1635)
Chúa Sãi Nguyễn phúc Nguyên chấp nhận lời yêu cầu của Chey Chetta ngay. Cái phi thường của chúa Nguyễn là thấy được cái thời thế lịch sử và nắm lấy ngay. Cho nên ngày một ngày hai, Chúa cho lệnh phải sắm sửa của hồi môn, dư bị binh thuyền hộ tống, tuyển chọn sứ giả đưa dâu và đoàn tùy tùng hộ gíá, vì Công chúa sẽ là Hoàng hậu Chân lạp. Nhưng cô nào bây giờ?
Back to top
« Last Edit: 13. Jul 2006 , 09:01 by LAM SON »  

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re:   LỜI DỀ NGHỊ
Reply #10 - 01. Jul 2006 , 09:05
 
(TIẾP THEO)
Chắc chắn là không có vấn đề chọn lựa, vì không ai khác hơn là con gái của mình, vì đây không phải là một cuộc gả bán tầm thường mà là một cuộc hòa thân, có một sứ mạng chánh trị quan trọng vô cùng. Tất nhiên là phải chọn con gái chánh cung, mà cô chị Ngọc Liên thì đã có nơi, tất nhiên là còn có cô em Ngọc Vạn đã đến tuổi lấy chồng, hai cô em Ngọc Khoa và Ngọc Đỉnh thì còn nhỏ. Người viết có một thắc mắc: ngoài lý do nêu trên, còn có lý do gì khác nữa không?  chúa Sãi có nhiều con gái khác với các thứ phi khác không? Theo sử sách thì chúa Sãi chỉ có 4 cô con gái đó với chánh cung Hoàng phi thôi. Nhưng biết được là chúa Sãi cũng có nhiều thứ phi, vì các Hoàng tử khác đều có ghi mẹ đẻ mà không phải là mẹ đẻ của Ngọc Liên, Ngọc Vạn...Đến đây thì người viết không muốn đi xa hơn nữa về vấn đề lưa chọn của  chúa Sãi, có muốn thì cũng không làm sao làm được vì như đã nói trước văn học đã bỏ quên Ngọc Vạn Công  chúa gần như hoàn toàn.
Tuy nhiên người viết có thể phiêu lưu ghi nhận là  chúa Sãi cưng kiêu Công  chúa, vì không có nhiều con gái và khi nhứt định chọn Công chúa gả cho vua Châp Lạp, chắc cũng đã kỳ vọng nơi Công chúa nhiều, như thế cũng có nghĩa là Công chúa ít ra không phải là người tầm thường, sách sử chỉ viết là cô rất đẹp thôi. Biết đâu Ngọc vạn Công chúa lại là một cô gái bất thường, nếu không nói là phi thường.
Trong những điều kiện xã hội lúc bấy giờ, người viết cũng có thể phiêu lưu nhận xét chuyện chúa Sãi gả Công chúa đi lấy chồng viễn xứ phải là một biến cố trọng đại cho quần thần cũng như nhân dân Thuận hoá, nếu không nói là cả nhân dân Nam hà. Cho nên phải có những dự bị xôm tụ và sang trọng, phải có những lễ nhạc lênh đềnh đưa đón. Người viết có thể tưởng tượng là ngày chúa Sãi đưa con xuống thuyền hoa đi về Ouđong, một con đường nghìn dậm trên biển Nam hải, để rồi ngược dòng sông Cữu long cũng dài nghìn dậm...là ngày có nhiều nước mắt hơn là tiếng cười, nước mắt của bà mẹ (bà Hoàng phi Nguyễn thị Giai nầy lúc đó còn sống và chỉ mất ngày 12 tháng 12 năm 1650), biết đâu lại không có nước mắt của người cha Nguyễn phúc Nguyên. Điều chắc chắn là Công chúa phải bịn rịn mẹ con và chị em lắm! Không biết có những tiếng pháo đì đùng hay không? Nhưng có thể có nhiều tiếng đại bác khi thuyền nhổ neo, bỏ bến Ái Tử (?) hay bến nào?
Và đoàn chiến thuyền đưa cô dâu được mấy chiếc? Người viết có thể nói là ít ra phải 5, 6 chiếc và phải là thuyền phi thuyền phượng (thuyền lớn, không có nghiã là tên riêng của chiến thuyền của vua Gia-long). Tại sao phải 6 ? Phải 6 vì là một đơn vị chiến đấu của thuỷ quân từ thời Lý thời Trần là 3. Mà người viết nghĩ là ít ra là 2 đơn vị chiến đấu. Nhưng tại sao phải dùng chiến thuyền? Lúc bấy giờ ở biển Nam hải, nhứt là ở Vịnh Thái lan giặc cướp Tàu Ô, giặc cướp Mã Lai, giặc cướp Xiêm La, giặc cướp Chà Và tha hồ tung hoành ngang dọc trên mặt nước. Mà chắc chắn chúa Sãi phải nghĩ đến an ninh của con gái mình, vì đó là ưu tư số một của người cha khi gả con gái mình đi lấy chồng viễn xứ.
Như thế đoàn hộ tống ít ra cũng được 2 vệ là 1,000 thủy quân. Lúc đó chiến thuyền cũng đã được trang bị súng đại bác, không rõ mỗi chiến thuyền bao nhiêu súng và súng lòng cỡ nào. Rất tiếc! Nhưng chắc chắn là có nhiều súng hỏa mai súng điểu thương.
Đoàn tuỳ tùng thì chắc phải có tối thiểu mươi cô tỳ nữ, nhũ mẫu cũng phải đi theo. Ai làm sứ giả đưa dâu, chắc phải là một thượng quan văn hay võ, hay hơn là một tôn thất nhà Nguyễn và một đoàn tuỳ tùng sứ đoàn quan lớn quan nhỏ muơi, mười lăm người nữa.
Của hồi môn Công chúa phải mang theo thì ngoài đồ trang sức, quần áo, chắc cũng phải có một số tiền vàng. Nhưng cái gì phải mang theo như là quà biếu cho chú rể, cha mẹ và đình thần chú rể. Thật là cả một vấn đề. Tuy nhiên nếu biết phong tục cũng như tổ chức chánh quyền người Chân Lạp thì cũng không phải là khó hiểu. Theo tổ chức chánh quyền Chân Lạp lúc bấy giờ, ngoài vua còn có Quốc trưởng và Quốc mẫu đó là ba nhân vật quyền hành cao nhứt trong chánh quyền nhà nước Chân Lạp. Quốc trưởng là người cầm đầu cũng là đại diện cho quốc dân mà trong đó sư sãi là thành phần chánh. Còn Quốc mẫu là đai diện cho gia đình, cho gia tộc. Cho nên tuỳ theo đó mà chọn lựa quà cáp.
Chắc chắn trong những quà cáp cho chú rể phải có những cây súng hoả mai và điểu thương, là những món mà vua Chân Lạp cần nhứt và thích nhứt.
Cuộc hành trình từ Thuận hóa đến Oudong, chắc chắn chúa Sãi phải chọn ngày tháng. Theo người viết thì có thể khởi hành vào khoảng tháng 10, tháng 11, không nên sớm quá mà cũng nên trễ quá. Vì từ tháng 10 là khởi sự có gió chướng, gió Đông bắc, tức là xuôi gió thì đoàn thuyền hoa sẽ tới Oudong trong vòng 1 tháng là tối đa. Nếu để qua mùa gió nồm (Tây nam) là phải mất ít ra là 2 tháng, vì ngược gió. Cho nên có thể ra đi vào tháng 10, ở lại Chân Lạp đến tháng 5, tháng 6 là theo gió nồm trở về. Đó là con đường trên biển cả, còn trong sông Mékong thì nên chọn lúc giao mùa, giữa gió chướng và gió nồm. Nhưng trong sông thì vấn đề hướng gió không quan trọng bằng vấn đề nước lớn nước ròng theo mặt trăng và mùa nước đổ là tháng 9, tháng 10 âm lịch.
Đó là luận đoán của người viết, nhưng theo những tài liệu là những thư, những phúc trình của các giáo sĩ Thiên chúa giáo thì  chúa Sãi cho đưa dâu là năm 1621, như thế thì có thể là đưa dâu đầu năm khi gió chướng còn mạnh trên biển, để rồi vào sông Hậu khi nước chưa đổ ra biển quá mạnh là từ tháng 9, tháng 10 âm lịch.
Khi đến Oudong thì không cần phải nói là sẽ có đón rước linh đình và chắc chắn là sang trọng hơn triều đình Thuận hóa nhiều, khó mà hình dung được.
Về việc đưa dâu nầy, không có một tài liệu nào vừa rõ ràng vừa đáng tin nhứt, hơn là cuốn hồi ký "Relation de la nouvelle mission des Pères de la Compagnie de Jésus", của cha Christoforo Borri, xuất bản ở Roma năm 1631. Ông cha nầy đã giảng đạo ở Nước Mặn, Qui nhơn từ năm 1618 đến năm 1622, trong hồi ký cha tỉ mỉ nói về sứ bộ của chúa Nguyễn đi Cao miên năm 1621 như sau" Sứ thần là người sinh trưởng tại Nước Mặn, một nhân vật quan trọng đứng sau quan tổng trấn. Trước khi lên đường, ông đã để nhiều ngày giờ bàn bạc và nhận chỉ thị của chúa. Sứ bộ gồm khá đông người, cả quan lẫn lính, vừa nam vừa nữ; chuyên chở trên nhữnbg chiếc thuyền lớn có trang bị võ khí và bài trí lộng lẫy. Khi sứ bộ tới kinh Oudong, thì quần chúng Khơme, thương nhân Bồ đào Nha, Nhật bản và Trung hoa đã tụ hội đông đảo để đón tiếp và hoan nghênh. Vì sứ thần đây là người quen thuộc, đã tới lui nhiều lần, từng làm đại diện thường trú từ lâu, chớ không phải sứ gỉả mới tới lần đâu." ( Trích dẫn của "Địa chí Văn hóa Thành phố HCM, tr. 148").
Đó là việc ra đi của Công chúa. Đến Ouđong thì ngày một ngày hai là có lễ rất trọng thể tấn phong Công chúa làm Hoàng hậu Chân lạp tước hiệu là Somdach Prea Peaccac Vodey Prea Voreac Khsattey, lịch sử Chân lâp có ghi "bà nầy rất đẹp chẳng bao lâu ảnh hưởng rất mạnh trên nhà vua". Nhưng lịch sử Chân lạp lại không ghi thêm là chẳng bao lâu sau như cha Christofo Borri có viết:" chúa Nguyễn phải luôn tập lính và gửi những đạo quân đi giúp vua Cao-miên, tức chàng rể chồng con gái của chúa.  chúa viện trợ cho vua cả tàu thuyền lẫn binh lính để chống lại vua Xiêm" (id)
Đó là chưa nói đến việc Công chúa xin cha gửi thợ đóng chiến thuyền và du thuyền cho vua Chân Lạp mà di tích còn để lại là một xưởng đóng tàu bên kia sông Mékong, ngay trước mặt thành Phnom-penh. Ngoài ra khi đưa dâu đến Oudong chúa Sãi còn để lại cho Công chúa một đại đội 100 vệ binh, gọi là gìn giữ an ninh cho vợ chồng Công chúa. Đội vệ binh nầy còn có trách nhiệm luân phiên huấn luyện võ thuật kiếm thuật, biết sử dụng súng thần công, súng điểu thương cho quân binh Chân Lạp.
Nhờ trợ giúp trực tiếp bằng súng ống đạn dược thuyền bè, mà Chey Chetta II đã đánh bại quân Xiêm xăm lăng trong 2 năm 1621 và 1623. Đó là lần đầu tiên trong 100 năm qua người Chân Lạp chiến thắng quân Xiêm và từ đây Chân lạp kể như là đã cổi bỏ được ách đô hộ của người Xiêm, không còn cống phẩm, không còn phải gửi con tin nữa. Cho đến bao giờ đó là một câu hỏi?
Đối với Đại việt, từ rày người Việt được tự do qua lại hay ở lại khai khẩn đất hoang, lập làng lập xã trên đất Chân Lạp, trước kia không người ở như xứ Đồng nai là Biên hoà Bà rịa bây giờ. Đó là một vùng đất gần như không nhà không cửa, nói chi là cơ quan hành chánh cai trị. Hoặc giả có một vài xóm người bản địa Mạ hay Stiêng đóng trên các sườn núi phía Bắc và Tây Bắc. Thật sự thì không phải đợi đến năm 1620 hay 21 người Việt mới vào khai hoang lập ấp ở vùng Mỗi-xuy Bà ria. Họ đã tự động đi vòng bờ biển Chiêm Thành vào đó khai hoang lập ấp có thể trước đó hằng ba bốn thập niên. Như thế cũng có nghĩa là dân số xóm làng ngưòi Việt phải đông đúc thế nào mà  chúa Nguyễn qua năm 1623 mới qua ngã hòa thân viết thư xin con rể và đình thần Chân Lạp cho phép chúa lập hai trạm thuế Biệt nạp, một trạm ở Tàigòn (Chợ lớn) và một trạm ở Bà-ria/Mỗi xuy.
Sự cho phép gần như hoàn toàn không tính toán không mặc cả, ngoài ra chứng minh sự kiện người Việt đã đông đúc rồi mới lâp trạm thu thuế, tức là xác nhận người Việt đã đến khai hoang lập ấp trên đất Chân Lạp nhiều năm trước khi Công chúa đi lấy chồng, nó còn chứng minh được vai trò sứ giả của Ngọc Vạn Công chúa, dù ý thức hay không ý thức cũng đã đem lại những kết quả phi thường, tức là đã lập xong được một địa đầu vững chắc cho những bước tiến tiếp theo sau2.
Đến đây cũng có thể nói được các Chúa nhà Nguyễn đã bước thêm một bước Nam tiến về phương diện nhân dân và kinh tế mà tất cả đều nhờ chánh sách hòa thân cuả các Chúa. Còn về phương diện chánh trị và địa lý thì phải đợi một thời gian nữa, cũng không lâu lắm.
Sự hiện diện của Công  chúa cũng như sự trợ giúp trực tiếp bằng súng ống đạn dược và gián tiếp bằng những huấn luyện viên chiến thuật quân sự đã gây ra nhiều hiểu lầm nghi ngờ Công chúa chen lấn vào việc triều chánh Chân Lạp, người viết cho là hoàn toàn xuyên tạc, vì có viết có nói mà không cho biết tên tuổi người nào thì phải kể là hư cấu vì ghen ghét hay ghen tương mà thôi.
Công chúa luôn luôn ưu tư cho sứ mạng của mình, cho nên khi dời kinh đô về Pnom-pênh Công chúa kêu gọi người Việt từ Ngũ Quảng và sắp xếp cho học đến Phnom pênh vừa buôn bán vừa mở tiểu công nghệ và chẳng bao lâu đã có hai làng buôn bán và tiểu công nghệ, trong thành và ngoài thành Phnom penh, mỗi làng được một hai trăm gia đình, phần lớn là người từ Quảng Nam/ Quảng Ngãi, cũng có mấy gia đình Thiên chúa giáo từ Bình Đinh/Qui Nhơn.
Như thế thì nông nghiệp, thương nghìệp và công nghệ đã bắt đầu phát triển trông thấy, đem lợi về cho cả hai dân tộc, không riêng về cho một ai. Phải chăng đó là sứ mạng hóa thân của Ngọc Vạn Công  chúa, Hoàng hậu Chân lạp?.
Chỉ trong vòng 5 năm từ ngày Công chúa đi lấy chồng viễn xứ, người Việt đã có làng xóm từ Biên hòa/Bà-rịa, Tài-gòn/Bến nghé, lên đến Châu đốc/Takeo, đến tận Oudong/Phnom penh và bên kia sông Mékong, có thể qua tận Kampot, bên kia Mủi Né (Hà-tiên). Đó là những địa điểm địa danh mà sử sách còn ghi lại, nhưng không nhìn nhận rõ ràng như là sự nghiệp của Ngọc Vạn Công chúa. Nhưng nếu không phải của Ngọc Vạn Công chúa thì là của ai, thử hỏi? Tuy nhiên trong trường hợp nầy, hỏi tức là trả lời rồi.
Đang khi Công chúa phấn chấn và say sưa hành sử vai trò sứ giả của mình thì đầu năm 1627, một ngày nọ Cai đội Vệ binh người Việt báo tin cho Công chúa là Thuận hóa cho lệnh phải rút quân về càng sớm càng tốt, vì  chúa Trịnh Tráng/vua Lê đích thân cầm 10 vạn quân toan vượt sông Gianh, chiếm lấy Bố chánh ngày một ngày hai. Thật là một vố nặng nề cho một cô gái chưa đầy 25 tuổi, dù bây giờ đã là Hoàng hậu được vua yêu chiều, dù bây giờ cô đã hội nhập văn hoá Chân lạp sâu xa rồi, cô ăn vận theo người Chân Lạp, cô nói và viết chữ Châp Lạp rất trôi chạy. Đã đành Vệ quân người Việt ra về, thì đã có Vệ quân người Chân Lạp thay thế, đông đảo hơn, nghiêm chỉnh lễ độ hơn, nhưng không biết cô lo âu xao xuyến cái gì. Còn có mấy trăm gia đình người Việt nội thành ngoại thành Phnom pênh nữa. Hay là linh tính báo cho cô biết sẽ có cái gì ghê gớm sẽ xảy đến cho thân phận của một người con gái gánh nặng trách nhiệm sứ giả hòa thân cho hai nước Việt/Miên.
Nhưng cũng trong năm nầy, cha cô đã gửi đến cho cô một tin vui và bao nhiêu là quà biếu cho con rể, cũng là những súng điểu thương và hỏa mai cùng bao nhiêu là đạn dược thuốc súng. Âu cũng là một tin mừng không nhỏ. Vốn quân binh vua Lê chúa Trịnh vừa đến lại vừa rút về để lại cả ngàn tử thương.3 
Từ đâu năm nầy Công chúa vẫn bồn chồn ăn ngủ không yên, luôn luôn lo sợ, xao xuyến bồn chồn như tại nạn gì sắp xảy đến. Và tai nạn đó đã đến một cách đột ngột. Năm 1628 Vua Chey Chetta băng hà đang tuổi thanh xuân, chưa đầy 40.4
Thật là một thảm hoạ cho Công chúa cũng như cho đình thần và nhân dân Chân lạp. Như thế ngày một ngày hai, Công chúa trở thành một nhân vật số 3 uy quyền nhứt của Chân lạp. Em của Quôc vương là Prea Outey tức nhiên là Quốc trưởng, nhân vật số 2 của chánh quyền Chân lạp. Vậy thì nhân vật số 1 phải là một người con được Chey Chetta II để ngôi lại. Chey Chetta có nhiều con với thứ phi người Chân lạp. Nhưng là ai, thử hỏi?
Người viết muốn nhớ lại một Vương Chiêu quân, Hoàng hậu Hung nô hơn 2,000 về trước, để tìm về Ngọc Vạn Công chúa Hoàng hậu Chân Lạp trong trường hợp con vợ trước con vợ sau, còn có vấn đề con lai.
Ngọc Vạn Công chúa ăn ở với Chey Chetta đã 17, 18 năm rồi, Công chúa có con với Chey Chetta không? Không thấy sử Chân Lạp, sử ta nói là Công  chúa có con với Chey Chetta II. Người viết luôn luôn thắc mắc tìm hiểu về vấn đề đó và thật là may mắn khi bắt gặp bài viết của Hương giang Thái văn Kiểm. Dựa theo sách " L'Indochine du Sud", của Cl. Madrolle, xuất bản năm 1926 tác giả đã viết như sau:
"Sau khi Chey Chetta mất, liền xảy ra việc tranh quyền giữa chú và cháu. Chú là Prea Outey, em ruột của Chei Chetta II, giữ chức Giám quốc (abjoréach) và cháu là Chau Ponhéa To, con của Chetta II và bà Công chúa Việt nam.
"Cháu Ponhéa To là một vị hoàng tử Miên-Việt rất thông minh và đã được giáo huấn rất chu đáo. Vua Chei Chetta khi còn sống định cưới cho hoàng tử nường Công chúa Ang Vodey. Nhưng chẳng may, khi ngài vừa mất thí Préa Outey, tức là chú ruột của hoàng tử, lại cưới nường công chúa Ang Vodey trong khi hoàng tử còn phải trường trai trong tu viện.
"Sau khi rời tu viện, Chau Ponhéa To lên ngôi Chân Lạp và trong một buổi tiếp tân trông thấy Ang Vodey liền đem lòng cảm mến và sau đó hai người cũng thương trộm nhớ thầm một cách tha thiết. Công chúa bèn trốn chồng bỏ nhà ra đi theo vua vào rừng săn bắn. Ông chú là Préa Outey biết được liền rượt theo và giết chết cả hai người".Thật là họa vô đơn chí! Chồng chết, rồi con bị giết, thì người vợ người mẹ phải thế nào? Không biết Ngọc Vạn Công chúa phải đau khổ biết bao và còn cảm thấy bơ vơ ở xứ người. Đã đành bấy giờ cô có bao nhiêu là bà con ruột thịt ở rải rác khắp nơi trong nước Chân Lạp. Nhưng cung điện nhà vua đã vắng bóng Chey Chetta, một con người vương giả đã yêu cô thật tình và đã giúp cô làm tròn vai trò sứ giả hoà thân của mình một cách quá tốt đẹp. Và vắng bóng con, người mà Công chúa đặt tất cả kỳ vọng khi nhìn về tương lai, vì còn bao nhiêu là chương trình văn hóa xã hội kinh tế cho dân Chân Lạp, cho đồng bào Việt nam. Bấy giờ Công chúa quá nhiều ưu tư, không phải cho thân phận của cô, nhưng mà ưu tư cho sứ mạng hoà thân của cô. Đây rồi nó sẽ đi về đâu? Đã đành còn có chúa cha và anh em bên Thuận hóa. Nhưng lúc nầy là lúc chiến tranh với chúa Trịnh càng ngày càng trở nên quyết liệt!
Từ ngày chồng chết, con bị giết, người viết muốn tìm về các nẽo đường của Công chúa thì không phải là một viẽc dễ. Sử Chân Lạp thì người ta muốn quên Công chúa đi, dù sự nghiệp của Công chúa đối với Chân Lạp không phải là nhỏ, như là chận đứng được bước tiến xâm lăng của Xiêm La, như là phát triển kinh tế kỹ nghệ trong nước cũng như phát triển giao dịch với Thuận hóa, phát huy lực lượng quân sự v.v...Thế mà sử Chân Lạp không một chữ ghi nhớ, nói chi là một câu ân nghĩa, ân tình. Âu thật là một bội bạc của con người, một bất công của lịch sử!
Lịch sử Chân Lạp đã thế, lịch sử nhà Nguyễn cũng chả hơn gì. Còn các giáo sĩ Thiên chúa giáo người Bồ, người Y, người Ý, người Pháp...thì họ quan tâm đến các vua chúa Chân Lạp và V.N. là những người có quyền thế trên việc truyền bá đạo giáo của họ, ai đâu mà ưu tư cho một con mụ goá chồng, tuy nhan sắc còn quá quyến rũ, tuy tài ba không phải là mất hết, tuy còn lắm người thương hại nếu không nói là thương mến, tuy còn nhiều ràng buộc với triều đình Thuận hoá.
Có thể Công chúa vào chùa tu, sống với kinh kệ, hương khói, tiếng chuông tiếng mõ? Hay là Công chúa trở về với cha em? Hoặc đâu đó với người đồng hương bà con ruột thịt? Có ai cho người viết một câu trả lời không?
Dù sao đi nữa thì cái bối cảnh chánh trị của thời đó vẫn tiếp diễn theo đà tiến hoá của lịch sử, cũng như là một tấn kịch mà vai chánh (vedette) không phảùi là Công chúa nữa, Công chúa chỉ còn giữ một vai phụ rất nhỏ bé tối tăm nào đó thôi và đó là đối tượng cho sự tìm về Công chúa trong những năm còn lại của một đời người, có một thời tươi đẹp của một Công chúa xứ Thuận hoá và một thời huy hoàng rực rỡ Hoàng hậu Chân Lạp.
Như trên đã viết Chey Chetta II chết để ngôi lại cho Ponhea To hay Ang Saur . Ang Saur chết, để ngôi lại cho em là Ponhéa Nou. Nou cai trị, có chú ruột là Prea Outey, trước kia đã là phó vương cho Chey Chetta II làm phụ chánh. Đến năm 1640, Nou bị giết, Outey phải đưa con mình lên ngôi, tức là Ang Non I. Hai năm sau, người con thứ 3 của Chey Chetta II (mẹ người Lào) là Chant nổi lên, với sự hổ trợ của người Chiêm và nhứt là người Mã Lai giết phụ chánh Prea Outey và Ang Non I, cướp ngôi vua, lấy tên là Nặc Ong Chân, lập Hoàng hậu một Công  chúa người Mã Lai theo đạo Hồi (Islam) và cai trị trong 17 năm (1642-1759).
Thời trị vì của Nặc Ong Chân mà nhân dân Chân Lạp gọi là "vuà tà đạo" (Préa Réam Chilsas) là một thời kỳ đen tối nhứt của Chân Lạp. Thương gia Bồ và Hà-lan tranh giành đặc quyền đặc lợi đi đến chỗ phải đóng cửa "tiệm" gây khủng hoảng thương trường, tiểu thương người Việt phải rút đi về Tài-gòn/Bến nghé, đang khi đó thì người Việt khắp nơi thương nhân cũng như tiểu công nghệ và nhiều nông dân phải chùng lại, có người về Thuận hoá, Tài gòn/Bến nghé, Biên hòa/Bà rịa, có người di cư tận Abuthia, Xiêm La và Trung Lào. Nhưng cái họa to lớn nhứt cho Chân Lạp là việc Nặc Ong Chân nghe lời vợ đem Hồi giáo làm Quốc giáo thay thế Phật giáo Tiểu thừa, tức nhiên một sớm một chiều đảo lộn tất cả kiến trúc xã hội, chánh trị cả kinh tế của Chân lạp. Vì dụ điển hình là xưa nay hệ thống Sư Sãi Phật giáo độc quyền Giáo dục và các công tác xã hội, như nhà thương, nhà dưỡng lão, tất cả đều tập trung dưới bóng chùa Phật, tức nhiên là với sự trợ cấp đại qui mô của nhà nước. Nhưng với Hồi giáo thì ngược lại tất cả những trách nhiệm nói trên thì phải vào tay các giáo chức Hồi giáo. Các chùa chiền phải đóng cửa, các thầy sãi phải cổi áo đi ra tự làm ăn lấy. Các tượng Phật vàng và Bạc phải đem chôn đem giấu. Đến thực phẩm phải đổi lại, người Chân Lạp ăn thịt heo và nuôi heo loạn đả, bầy giờ heo là loại dơ, không nên ăn, nếu ăn là lỗi luật Coran, không lên thiên đàng được...
Chánh sách cực đoan của vợ chồng Nặc Ong Chân trước sau gì rồi cũng gây loạn đó là luật tự nhiên và loạn đó đã đến. Anh em Pon Héa So và Ang Tan, hai người con thứ của Giám quốc Prea Outey, vì thù nhà và nhứt là nợ nước đã nổi lên năm 1658 kéo quân đánh với Năc Ong Chân. Nhưng đã thất bại vì Nặc Ong Chân có sự trợ lực hùng hậu của quân Lào bên bà mẹ và quân Mã-lai bên bà vợ.
Đến đây, thật là vạn hạnh cho người viết, càng vạn hạnh hơn cho Chân Lạp! Người Công chúa Sứ giả Thuận hóa bây giờ đã là một bà lão gần 60 tuổi, vẫn còn minh mẫn và nhiều nghị lực lại xuất hiện trên kịch trường chánh trị của Chân Lạp, luôn luôn với vai trò sứ giả hòa thân giữa hai nước Miên/Việt.
Vốn sau khi thất bại võ trang, hai anh em Pon Héa So và Ang Tan cùng một số sư sãi đi gặp lại Hoàng hậu Somdach Prea Peaccac Vodey Prea Voreac Khsattey, tức là Ngọc Vạn Công chúa của họ để tìm một con đường "cứu rỗi" cho họ và cho dân tộc của họ. Lúc bấy giờ Ngọc Vạn Công chúa ở đâu, không sách nào viết nhưng phần chắc là ở ẩn đâu đó, trong ngôi chùa Phật nào đó, hay trong một gia đình người Việt nào đó trong địa phận Phnom pênh hay Chân Lạp.
Tuy nhiên có một điều chắc chắn là Ngọc Vạn Công chúa thấy ngay là đã đến lúc mình phải trở lại đóng vai trò sứ giả hòa thân của mình, tức là vì quyền lợi của cả hai bên mà hành động, biết đâu lại là một lần cuối!
Thế là Công chúa đã lấy quyết định ngay: Pon Héa So và Ang Tan cùng sư sãi, với sự khẩn cầu thiết tha của Công chúa đã gửi sứ giả mang thơ chánh thức xin triều đình Thuận hóa giúp quân đánh lại với Nặc Ong Chân, để giành lại ngôi báu cho dòng họ Prea Outey, cũng là giành lại Phật giáo trong 16 năm qua đã vào tay Hồi giáo của hai vợ chồng Nặc Ong Chân.
Lúc bấy giờ ở ngôi chúa là Nguyễn Phúc Tần, gọi là chúa Hiền (1648-1687), cũng là cháu của Công chúa. Lời yêu cầu của Công chúa còn có giá bao nhiêu, cân nặng được bao nhiêu? Người viết cho rằng còn nặng giá lắm. Cho nên chúa Hiền chấp thuận ngay. Thật là một quyết định rất khó khăn, vì ở phía bắc quân chúa Nguyễn và chúa Trịnh đang giằng co quyết liệt (1658-1660) ở mặt trận Lam giang, Tuần lễ (Hương sơn) và Nghi xuân. ( V.N. sử lược TT Kim, tr. 301).
Dù vậy chúa Hiền cũng theo lời yêu cầu của Công  chúa Sứ giả Ngọc Vạn, đã sai Trấn thủ dinh Phú yên/Khánh hòa là Nguyễn Phúc Yến, với Cai đội Xuân Thắng và tham mưu Minh Lộc, ngày một ngày hai đem 3,000 quân tinh nhuệ tiến công quân binh Nặc Ong Chân và Nặc Ong Chân cũng đã vội đem thuỷ bộ quân binh chận đánh quân của Nguyễn phúc Yến tại Ba-riạ/Mỗi-xuy.
Và tại đây Nặc Ong Chân đã thua trận một cách thảm hại, quân binh vừa chết trận vừa bị bắt làm tù binh cả ngàn người và chính Nặc Ong Chân cũng bị bắt hay bị giết tại trận.
Sau chiến thắng Bà-rịa/Mỗi suy,  chúa Nguyễn dàn xếp cho Pon Héa So lên ngôi vua, lấy hiệu là Batom Reachea, cai trị từ năm 1660 đến 1672.6
Nặc Ong Chân chết sống, còn trở về Phnom pênh cai trị lại hay không, không còn là vấn đề nũa, chỉ cần biết rằng, sau chiến thắng của Nguyễn Phúc Yến ở Mỗi xuy/Bà rịa, Chân Lạp phải chánh thức nhìn nhận quyền tự do khai hoang lập ấp lập nghiệp của người Việt trên cả vùng Biên hoà/ Bà rịa đến tận Tàigon/Bến nghé.
Đến đây phải nói rằng các chúa nhà Nguyễn đã đưa công trình Nam tiến thêm một bước vĩ đại nữa, mà trong đó phần công nghiệp của Ngọc vạn Công  chúa Sứ giả hòa thân không phải là tầm thường vậy.
Thật vậy, sứ mạng của Ngọc vạn Công chúa đã được đeo đuổi và thực hành thật xứng đáng, đem về cho Đại việt cả một phần đất rất phong phú và nhiều hứa hẹn, tức là xứ Đồng nai. Từ đây cuộc Nam tiến không còn là vấn đề bất khả thi nữa, vì sau đó sẽ có những sự kiện lịch sử xảy đến để hoàn thành cuộc Nam tiến đến tận vịnh Thái lan, đến hết mũi Cà mau, tận Thất sơn, núi Sam, núi Bà Đen để có một biên thùy thiên nhiên Non và Nước.
Những sự kiện nào? Đầu tiên là sự kiện người nhà Minh chạy giặc Thanh Mãn châu trong những năm 1679. Được phép của  chúa Nguyễn tướng Trần thượng Xuyên nhà Minh và đồng bọn cả một hai ngàn vào Đồng nai khai hoang lập ấp lập chợ, phát triển Đồng nai. Tướng Dương ngạn Địch và đồng bọn cũng cả một hai ngàn người thì lo phát triển Trấn Đinh/Mỹ tho. Còn từ Hà-tiên, đất của Chân Lạp đã cấp cho Mạc Cữu, cũng là tướng nhà Minh cùng đồng bọn mở mang miền Hậu giang, từ vịnh Thái lan đến sông Hậu, lập 7 xã: Phú quốc, Vũng Thơm, Trũng Kè, Cần vọt, Rạch giá, Cà mau và Hà tiên. Nhưng phát triển rồi Mặc cữu lại dâng cho chúa Nguyễn (1708). Còn phần đất Tầm phong long dân Chân lạp đông đúc, đất phong phú...đang nằm giữa hai miền Đông và Hậu giang thì cũng được vua Chân Lạp là Nặc Tôn dâng về các chúa Nguyễn năm 1759 để trả ơn đưa mình trở lại lên ngôi vua.
Như thế là hoàn thành Nam kỳ Lục tỉnh của Việt nam, trong đó ai dám bảo rằng không có phần đóng gốp rất quan trọng, nếu không nói là công nghiệp phi thường, xây dựng từ căn bản của Ngọc Vạn Công  chúa, một sứ giả hòa thân giữa hai nước Miên/Việt?
Nhưng từ khi thành công giải quyết sự tranh chấp một mất một còn giữa Phật giáo và Hồi giáo năm 1659-60, đem lại biết bao nhiêu là quyền, biết bao nhiêu là lợi cho hai dân tộc Miên/Việt, thân phận của một con người đã xiêu bạt về đâu? Người viết muốn tìm về các nẽo đường Ngọc Vạn Công chúa đã đi trong những năm tháng còn lại thì chỉ gặp được một vài chuyện kể dân gian không chắc gì xác thực lắm!
Có chuyện kể rằng người ta đã gặp Công chúa về ở gần Tài-gòn (Chợ-lớn), trong thành Cây Mai của Đê nhị Quốc vương Chân Lạp Nặc Nộn. Đó là chuyện kể dân gian, còn nếu đọc lại lịch sử Chân Lạp và Việt nam thì có những sự kiện sau đây có thể nào giúp ta tìm về Ngọc Vạn Công chúa trong những năm tháng còn lại được không, đó là một câu hòi?
Sử sách có ghi lại những sự kiên đó như sau. Sau sự can thiệp võ trang của người cháu của Công chúa là chúa Hiền Nguyễn phúc Tần, Pon Héa So lên ngôi vua lấy hiệu là Batom Reachea, cai trị từ năm 1660 đến năm 1672 thì bị người cháu vừa là con rể giết cướp ngôi, lên ngôi vua lấy hiệu là Chey Chetta III. Nhưng rồi vua nầy cũng lại bị vợ và con cả cuả Batom Reacgea mưu sự giết lại. Con cả lên ngôi vua lấy hiệu là Ang Chei, mà sử ta gọi là Năc Ong Đài (1673-74).
Trớ trêu! Năm 1674 Nặc Ong Đài lại ra quân gây sự với  chúa Nguyễn, xây đấp công sự kiên cố ở Mỗi-xuy, làm xiềng sắt giăng ngang sông Mékong, dự bị phòng thủ lâu dài. Không dè đúng lúc chúa Nguyễn vừa rãnh tay ở phía Bắc với chúa Trịnh rồi, cho nên ngày một ngày hai  chúa Hiền Nguyễn phúc Tần cho lệnh Trấn thủ dinh Thái khương (Khánh hòa) là Cai cơ Nguyễn dương Lâm, có Thủ hợp Nguyễn diên Phái làm tham mưu, có Văn Sùng làm Thị chiến kéo quân binh ồ ạt tiến công Nặc Ong Đài, phá đồn lũy Mỗi xuy, trong tháng 3, tháng 4 đánh lấy đồn Gò-bích Nam-vang, phá vòng đai sắt giăng ngang sông, thuỷ quân bộ binh vây hãm Phnom pênh. Năc Ong Đài bỏ thành chạy vào rừng, để rồi bị thuộc hạ đâm chết.
Còn lại Ang Tan và Ang Non, hai con của Batom Preachea. Ang Tan chết bệnh, Ang Ton là Năc Nộn lên ngôi vua, đó là vào tháng 7 năm 1674. Nhưng chỉ 5 tháng sau, tức là cuối năm 1674, em của Nặc Ong Đài là Ang Saur, (sách ta gọi là Năc Thu) kéo quân đánh lại Nặc Nộn. Năc Nộn chạy về Tàigon, kêu cứu với  chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn giải quyết vấn đề "nồi da xáo thịt" nầy bằng cách nhìn nhận cho Năc Thu làm Chánh vương vì là thuộc dòng nhà bác, tức hiệu là Chey Chetta IV, đóng đô ở Phnom pênh, xác nhận Nặc Nộn làm Obareach, tức là Đệ nhị vương, đóng đô ở thành Cây Mai (gần Tài gòn hay Chợ lớn ngày nay về hướng Đông.) Năc Nộn cai trị hay đúng hơn là ngồi vì ở đây từ cuối năm 1674 hay đầu năm 1675 đến năm 1690. Cũng là năm con ông lên làm Chánh vương ở Phnom pênh, rước ông về Chân Lạp và chết ở Srei Santhor năm sau là năm 1691.7
Đến đây thì người viết có thể suy đoán như sau. Nếu chuyện kể trên là xác thực thì Ngọc Vạn Công chúa có về sống với cháu chồng mình là Năc Nộn ở thành Cây Mai thì là trong khoảng thời gian 1675-90. Nếu bà được ơn trời cho đại thọ thì có thể bà mất cũng trong khoảng thời gian 15 năm đó, khi bà đã là một bà cụ già thật già, như 85,88,89 tuổi gì đó, nhưng chắc chắn bà còn giữ được phong độ của một cô Công chúa thật đẹp, nếu không nói là sắc nước hương trời, đã một thời gần 20 năm thật là huy hoàng hơn cả một Hoàng hậu Chân Lạp, vì đã được hai văn hoá hun đúc ra một bản lãnh sứ giả khác thường. Có thể chỉ là một suy đoán thôi! Tuy nhiên người viết dám mạo muội tự cho phép mình tin tưởng như vây!
Ngoài ra, nếu Công chúa còn thọ hơn 90, 95 thì chắn chắn Công chúa sẽ thấy biết bao là vật đổi sao dời chung quanh Công chúa, mà cái gì cũng tốt đẹp cả, tốt đẹp cho quê hương của cô, cho đồng bào người Việt của cô, vì ở Bến nghé cũng như ở Tài gòn đâu đâu cũng nhộn nhịp tưng bừng kẻ ăn người làm người buôn kẻ bán như ngày hội, trong đó phần lớn là bà con ruột thịt cuả Công  chúa, từ Quảng nam/Quảng ngải, nhứt là từ Thuận hóa, cũng có rất nhiều người Minh hương cũng như nhiều người ngoại quốc khác nữa. Và nhứt là nhiều trẻ con trai gái vui đùa, bắt buộc Công chúa phải nhìn về tương lai của một dân tộc. Hơn nữa chắc chắn Công chúa đã thấy đâu là phần thưởng của Công  chúa, đâu là sứ mạng hoà thân của Công chúa, đâu là sự nghiệp đáng ghi trong sử sách của Công chúa.
Nếu sử sách không ghi cho thì cũng không sao, vì sẽ có người nào đó có tâm tư bất bình sẽ làm công việc thiếu sót đó.
Vì vậy mà người viết dám nghĩ rằng: lúc hình hài của Công chúa vào hỏa thiêu theo văn hóa nhà Phật, thì gương mặt của Công chúa làm gì cũng còn gửi lại một nụ cười hạnh phúc trước khi ra đi!
Thật là Vạn hạnh! Vạn hạnh!
Ngọc Vạn Công  chúa!
(Còn có một truyền thuyết dân gian hư cấu, người viết muốn ghi lại đây để nhắc đến nhà văn Hứa Hoành, một người bạn văn học miền Nam rất thân yêu, vì chính anh đã có viết trong tác phẩm "Nam kỳ Lục tỉnh" của anh. Nhiều người Nam nói rằng địa danh Cochin-china là tên riêng "Cô Chín Xinh" của Ngọc Vạn Công chúa, Hoàng hậu Chân Lạp. Nhưng Xinh đẹp thì rõ ràng rồi, còn thứ Chín thì từ đâu đến, hoàn toàn không thấy, Ngọc Vạn là con thứ hai hay thứ ba của  chúa Sãi. Thật sự danh xưng Cochin-china là do thương nhân người Bồ-đào-nha đặt cho vùng đất Chân-Lạp, khi họ đi vào sông Mékong tìm thị trường từ giữa thế kỷ 16 (1553). Vốn nhà thám hiểm Wasco da Gama (1460-1524) đi vòng Cape Hope, Phi châu đổ bộ (năm 1499) trên đất Indo (Ấn-độ) tại thành Cochin, họ gọi là Cochin-Indo và lập thuộc địa Goa ở đó. Đến Chân Lạp họ gọi là Cochin-china đối với Cochin-Indo. Danh xưng Indo-China cũng do thương nhân người Bồ đặt cho bán đảo ở giữa hai nước Indo và China. Nhớ anh Hứa Hoành và tác phẩm của anh.)

1      Nói về tuối tác thì theo văn hóa Ắn độ hay Chân lạp, Chiêm thành thì lại còn tảo hôn hơn nữa, nghĩa là con gái 12,13 vừa có kinh kỳ là cha mẹ mau mau phải lo gả để tránh lôi thôi. Hiện giờ ở thế kỷ 21 nầy, ở các nước có văn hóa Ấn độ hay Hồi hồi con gái đi lấy chống 11, 12 là thường. Năm 1978, người viết có đi dự một đám cưới của một gia đình Hồi giáo người Mali (Trung Phi), chàng rể 37 tuổi, cô dâu chưa tới 12 tuối, thấy thật mà thương, còn nhỏ quá. Hơn nữa, họ có truyền thống là "nhốt" cô dâu chú rể từ 7, đến 10 ngày trong phòng tân hôn, đó là tuần trăng mật của họ, nhiều khi chàng rể là những người đàn ông to lớn 4, 5 chục tuổi, đang khi cô dâu chỉ là một đứa con gái 10,11 tuổi thôi!
2      Theo Henri Russier, sử gia người Pháp thì Ngọc Vạn Công chúa phải nằn nì, Chey Chetta mới cho phép. ( La Reine insista auprès de son mari pour que la demande de ses compatriotes fut bien accueillie et le roi Chey Chetta finit par céder.) Histoire sommaire du Royaume de Cambodge), người viết cho là xuyên tạc, vì không lẽ Chey Chetta và đình thần không ý thức là phải nhờ sự hổ trợ của Chúa Nguyễn quân binh Chân lạp mới thắng quân Xiêm La trong hai trận 1621 và 1623. Nhưng cũng có thể sự hiện diện của Công chuá mà vua Chey Chatta II đang yêu thương giúp vua quyết định dễ dàng.
3      Vì từ Thăng long bắn tin là sắp có loạn cung đình, Trịnh Gia và Trịnh Nhạc mưu toan lật đổ chuá Trịnh Tráng, nên phải lo rút quân về cho gắp (tướng chúa Nguyễn là Nguyễn Hữu Dật mua người đi phao tin, nhưng thật ra là tin vịt). Như thế thì cũng kể được là trong trận chiến lần thứ nhứt giữa Trịnh/Nguyễn chúa Nguyễn đã thắng với một kế cỏn con của Chưởng cơ Nguyễn hữu Dật.
4      Theo Ô. Thái văn Kiểm thì Chey Chetta chết năm 1626, sử Chân lạp do người Pháp viết và Phan Khoang viết thì Chey Chetta chết năm 1628. Người viết cho năm 1628 đúng hơn.
5      Người viết chấp nhận câu chuyện trên đây với mọi sự dè dặt, vì theo sách sử khác thì người con thay thế Chey Chetta là Ang Saur, nhưng không khi nào nói là con của bà Công chúa V.N. Có thể có sự lẫn lộn giữa Ang Saur và Chau Ponhea To, hay là hai người là một. Người viết có tìm hỏi một người Cao-miên, nhưng anh nầy cũng mù mờ lịch sử Chân Lạp, và người Chân Lạp không bao giờ có cảm tình mấy với Hoàng hậu người Việt.
6      Thuyết trên đây xác thực hơn là thuyết của Trần trọng Kim trong VN Sử lược là Năc Ông Chân bị bắt đem về giam giữ ở Quảng bình, sau cho về Chân Lạp cai trị lại. Thuyết nầy sai, vì theo sử Chân Lạp thì đã có một ông vua tên là Batom Reachea cai trị từ năm 1660 đến 1672. Có thể Năc Ong Chân đã chết trận năm 1659 hay chết trong ngục cùng năm 1659 là đúng hơn.
7      Ông cũng nhiều lần chiêu quân mãi mã đánh lại với Nặc Thu để giành lại ngôi báu, nhưng đều thất bại vì Năc Thu có Xiêm là hổ trợ, đang khi đối với Nặc Nộn các chúa nhà Nguyễn đã chán ngấy chuyện "nồi gia xáo thịt" của Chân Lạp, các chuá chỉ lo củng cố quyền lợi của V.N. trên phần đất Đồng nai và lợi dụng uy quyền Nặc Nộn đế lấn xuống Mỹ tho hay Định tường, cũng gọi là Trường đồn Trấn Đinh.
--------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------

Xin trích đoạn ngắn sau đây của Lm. Trần Cao Tường về bà Ngọc Khoa, em của bà Ngọc Vạn:
„Khi chúa Nguyễn giao hảo với Chân Lạp thì vua Po Rome của Chiêm Thành ở Đồ Bàn (Bình Định) cũng móc nối để xin cưới công nương Ngọc Khoa. Lần này Đào Duy Từ không phải nói nhiều vì Ngọc Khoa đã thấy gương chị. Thế là một đám cưới trọng thể nữa lại diễn ra tại phủ chúa Nguyễn rước công nương Ngọc Khoa về làm hoàng hậu xứ Chàm như công chúa Huyền Trân xưa.
Ngọc Khoa ở đất Chàm được 20 năm đã giúp cho tình thân hữu hai nước khăng khít, và nhất là đưa được nhiều dân Việt được vào khai khẩn lập nghiệp. Nhưng năm 1651 xẩy ra một cuộc nội loạn chia phe phái giết hại lẫn nhau, vua và hoàng hậu đều bị sát hại. Hiền Vương phải đưa quân vào cứu, dẹp tan loạn rồi đặt người Việt giữ đất trị an. Từ đó Chiêm Thành sát nhập vào lãnh thổ Việt thành những tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phan Rang, Phan Thiết.“




Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
MOI CAC BAN XEM QUA SU TICH
Reply #11 - 13. Jul 2006 , 08:03
 
LĂNG ÔNG BÀ CHIỂU
tức
LĂNG ĐỨC THƯỢNG CÔNG LÊ VĂN DUYỆT

                                   Người dân Đồng Nai Cửu Long

Người dân Miền Nam trong bản chất chất phác cố hữu của họ, họ luôn luôn nhớ ơn những anh hùng, những quan viên, khi sinh tiền đã thương yêu lo lắng bảo vệ cho họ, làm cho đời sống của họ được bình yên no ấm, và khi quy tiên trở nên linh hiển tiếp tục giúp đỡ phù hộ cho họ vượt qua những cơn ngặt nghèo hay gặp được ít nhiều may mắn trong công việc làm ăn của họ. Những vị anh hùng, hay những quan viên đó luôn được họ yêu thương sùng bái lúc sống cũng như khi đã khuất. Họ kính trọng tôn sùng những vị đó hơn cả nhà vua, hơn cả những vị anh hùng dân tộc được người xưa thờ phụng vì những vị này gần gũi với họ hơn. Nơi an nghỉ của những vị này thường được gọi là LĂNG, được người dân đem công sức và tiền của ra tu bổ, làm đền thờ để tháng năm thăm viếng thờ phụng. Nhiều nhà giàu có tiếng tăm khi chết đi cũng được con cháu dùng chữ lăng để gọi miếu mộ họ.
Trong quyển Sài Gòn Năm Xưa, ông Vương Hồng Sển có ghi một số các Lăng Mộ ở vùng Sài Gòn-Gia Định. Đó là Lăng Thượng Công Lê Văn Duyệt ở tại chợ Bà Chiểu, Lăng Phò Mã Hậu Quân Võ Tánh nằm trong vùng đất quân sự, Lăng Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu ở trên đường Trương Tấn Bửu, Lăng Bình Giang Bá Võ Di Nguy ở Phú Nhuận, Lăng Bá Đa Lộc thường gọi là Lăng Cha Cả ở Tân Sơn Nhứt, Lăng Nguyễn Văn Học được người Pháp gọi là „tombeau du Marechal Nguyễn Văn Học“, Lăng Ông Nhiêu Lộc trong sân bay Tân Sơn Nhứt. Ở các tỉnh có Lăng Nguyễn Huỳnh Đức, Lăng Trương Công Định, vv...
Trong số các Lăng ở Miền Nam, Lăng Ông Ở chợ Bà Chiểu là quan trọng nhất, được nhiều người biết đến nhất. Người dân Miền Nam biết Lăng Ông là Mộ phần của Đức Thượng Công hay Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt. Người dân Miền Nam tin rằng Đức Thượng Công rất linh hiển, luôn luôn phò hộ cho người dân trong vùng Ngài làm Tổng Trấn, giúp dân chúng vượt nhiều cảnh khó khăn khốn cùng khi họ đến cầu xin Ngài. Hằng năm không biết bao nhiêu người đã đến đây xin xăm, hái lộc, van vái cầu xin sự bình an hạnh phúc cho gia đình mình.   
                                       LĂNG ÔNG: BIỂU TƯỢNG CỦA MIỀN NAM

Cách đây không lâu, một số cộng đồng người Việt tị nạn tại San Jose đã họp nhau lại dự định cùng chung sức xây dựng một công viên đặc biệt Việt Nam gọi là Công Viên Văn Hóa. Theo dự tính thì trong công viên sẽ có ba di tích lịch sử tượng trưng cho ba miền Nam, Trung, Bắc của dân tộc Việt. Uûy ban đặc trách Công Viên Văn Hóa ở San Jose đã lựa chọn Chùa Một Cột làm biểu tượng cho nhánh văn hóa Miền Bắc, Chùa Thiên Mụ biểu tượng cho nhánh văn hóa Miền Trungï, và Lăng Ông Bà Chiểu tức Lăng Đức Thượng Công Lê Văn Duyệt làm biểu tượng cho nhánh văn hóa Miền Nam. Đây là một lựa chọn rất có lý và rất có ý nghĩa.
Lăng Ông Bà Chiểu được xem là biểu tượng của Miền Nam vì nhiều lý do:
Nằm ngay tại Sài Gòn-Gia Định, Thủ Đô của Miền Nam từ lúc Miền này được thành hình, Lăng Ông Bà Chiểu là một di tích lịch sử quan trọng của nền văn hóa Việt Nam. Cơ sở khang trang nằm trên long mạch rất tốt về phương diện phong thủy, lại được dân chúng bồi đắp tu bổ săn sóc luôn nên càng ngày càng uy nghiêm hùng tráng. Đông đảo dân chúng, người Việt cũng như người Hoa vùng Sài Gòn-Gia Định và các tỉnh lân cận rất sùng bái Đức Thượng Công (mà người Hoa xưng tụng là Phò Mả Da Da), thường tới Lăng Ông xin xăm, cầu nguyện, lễ bái. Sự linh hiển của Đức Thượng Công cũng như sự linh thiêng của Lăng Ông luôn được dân chúng Miền Nam nhắc nhỡ. Một hội tế tự cũng đã được thành hình từ nhiều năm nay dưới danh xưng „Hội Thượng Công Quý Tế“ để lo việc bảo tồn di tích lịch sử cũng như truyền thống tế tự đặc biệt tại Lăng Đức Thượng Công.
Nhưng lý do quan trọng nhất để người dân Miền Nam chọn lựa Lăng Ông làm biểu tượng của Miền này là NHÂN CÁCH, ĐỨC ĐỘ, CÔNG ƠN của Đức Thượng Công cũng như TẤM LÒNG của Ngài đối với người dân và vùng GIA ĐỊNH xưa tức là cả vùng ĐỒNG NAI-CỬU LONG hay trọn vùng NAM KỲ LỤC TĨNH sau này.
                                           NHÂN CÁCH, ĐỨC ĐỘ CỦA ĐỨC THƯỢNG CÔNG
    Tuy sinh trưởng trong gia đình nông dân ít học và không mấy khá giả, không có cơ hội học hành để có vốn học thức cao thâm, nhưng Đức Thượng Công có tính thông minh Trời cho cùng với cách suy tư và hành động của người quân tử. Không học nhiều nhưng Ngài biết nhiều về truyện Tàu, nhất là có những nhận xét rất sâu sắc về nhân cách và hành vi của những nhân vật đặc biệt trong đó. Ngài học hỏi cách xử sự anh hùng, trung dũng, ngay thẳng của nhân vật này để áp dụng trong cuộc đời làm quan phò vua, giúp nước, trị dân của Ngài. Ngài hết lòng phò vua Gia Long, đánh Nam dẹp Bắc, giúp Gia Long thống nhất giang san lập nên Nhà Nguyễn. Ngài là một trong những „ĐỆ NHẤT CÔNG THẦN“ của Nguyễn triều. Ngài luôn giữ dạ trung thành đối với Nhà Nguyễn dù sau này Ngài không ưa thích kính phục vua Minh Mạng. Ngài giàu lòng từ thiện nhân ái đốivớnhữnkẻ yếu đuối cô thế, lúc nào Ngài cũng sẵn sàng đem hết tài sức mình ra giúp đỡ bảo vệ họ, chống lại sự chèn ép, hà hiếp, áp bức của những kẻ mạnh, ỷ quyền, cậy thế. Ngài vốn hết sức thanh liêm, đi tới đâu là thẳng tay trừng trị bọn quan lại tham tàn bốc lột, bức hiếp dân lành tới đó. Ngài rất sáng suốt trong chánh sách trị loạn. Ngài biết rõ sở dĩ dân lành phải nổi loạn vì họ không còn sống nổi dưới ách cai trị áp bức tàn nhẫn của bọn quan lại tham lam ích kỷ cho nên muốn bình định cho hữu hiệu thì phải quét sạch hết đám quan lại tham nhũng. Ngài đến đâu là đem lại sự an bình thịnh vượng cho người dân đến đó. Ngài có cái uy dũng mà người, (nhất là những kẻ bất lương) và vật đều khiếp sợ. Những con voi, cọp dữ dằn đều khuất phục dưới cái uy nghi của Ngài. Người Xiêm (Thái Lan), người Chân Lạp (Khờ Me), người Lào đều sợ oai Đức Thượng Công. Người Âu Tây sang buôn bán có dịp yết kiến Ngài đều rất kính nể Ngài.      
    
CÔNG ƠN CỦA ĐỨC THƯỢNG CÔNG
Từ năm 22 tuổi là năm Ngài bắt đầu theo phò vua Gia Long trên đường phục quốc, cho đến năm 69 tuổi là năm Ngài trút hơi thở cuối cùng, Ngài đã trải thân phụng sự cho triều đình, cho quốc gia dân tộc, trong suốt hơn 45 năm. Đối với triều Nguyễn Ngài là đệ nhất công thần được miễn lạy khi vào chầu vua, và được đặc quyền „tiền trảm hậu tấu“ ở ngoài triều nội. Công lao của Ngài đối với triều Nguyễn và tổ quốc Việt Nam thật hết sức lớn lao nhưng công lao đó không phải là công ơn để cho dân Miền Nam ghi nhớ và tôn thờ Ngài từ hơn thế kỷ nay. Công lao lớn nhất của Ngài mà người dân Đồng Nai Củu Long đời đời mang ơn tôn kính là công khai phá, mở mang, phát triển vùng đất Gia Định xưa chạy dài từ Bình Thuận đến Cà Mau nơi Ngài đã từng hai lần làm Tổng Trấn. Xin nhắc lại là khi vừa thành hình trong thập niên 1770 và bắt đầu phát triển chưa được bao lâu thì Miền Nam bị quân Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ trên đường rượt đuổi Nguyễn Ánh, tàn phá cướp bốc tan tành. Dân chúng vô cùng khốn khổ với những cuộc nội chiến tàn phá này. Sơn Nam trong quyển „Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam“ ghi lại như sau, căn cứ trên Gia Định Thông Chí:
„Trước năm 1776, thương cảng lớn nhứt của Miền Nam là cù lao Phố.
Năm 1776 và 1777 quân Tây Sơn tràn vào Gia Định, đánh cù lao Phố „chiếm dỡ lấy phòng ốc, gạch đá, tài vật chở về Qui Nhơn.“
Nông Nại Đại Phố tức là thương cảng cù lao Phố suy sụp luôn, thương gia Hoa Kiều bèn kéo nhau xuống vùng Chợ Lớn ngày nay để lập chợ Sài Gòn, sát với chợ Tân Kiểng thành hình từ trước 1770.
Thương cảng Sài Gòn (nên hiểu là Chợ Lớn ngày nay) thành hình và phát triển nhanh từ năm 1778... Nhưng 4 năm sau, năm 1782, Nguyễn Nhạc tới 18 thôn Vườn Trầu, bị phục kích thua thảm hại, hộ giá Ngạn của Tây Sơn tử trận. Nhạc nhận ra bọn phục kích là đạo binh Hòa Nghĩa gồm nhiều người Tàu theo giúp Nguyễn Ánh. “Nhạc bèn giận lây, phàm người Tàu không kể mới cũ đều giết cả hơn 10.000 người. Từ Bến Nghé đến sông Sài Gòn, tử thi quăng bỏ xuống sông làm nước không chảy được nữa. Cách 2, 3 tháng người ta không dám ăn cá tôm dưới sông. Còn như sô, lụa, chè, thuốc, hương, giấy, nhất thiết các đồ Tàu mà nhà ai đã dùng cũng đều đem quăng xuống sông, chẳng ai dám lấy, qua năm sau, thứ trà xấu một cân giá bán lên đến 8 quan, 1 cây kim bán 1 tiền, còn loại vật khác cũng đều cao giá, nhân dân cực kỳ khổ sở“.
Ngoài việc trả thù riêng người Tàu, Nguyễn Nhạc còn có dụng tâm tiêu diệt đầu não kinh tế của miền Nam, nơi chúa Nguyễn nắm được nhân tâm từ lâu.“ (tr. 41-43).
Ở trấn Vĩnh Thanh, trong lúc Tây Sơn vào chiếm cứ thì dân chúng „đều chôn cất của cải không dám phơi bày ra, cho nên bọn cường đạo không cướp lấy được vật gì.“ „Chợ phố lớn Mỹ Tho, nhà ngói cột chạm, đình cao chùa rộng, ghe thuyền ở các ngả sông biển đến đậu đông đúc làm một đại đô hội rất phồn hoa huyên náo. Từ khi Tây Sơn chiếm cứ, đổi làm chiến trường, đốt phá gần hết, từ năm Mậu Thân (1788) trở lại đây, người ta lần trở về, tuy nói trù mật nhưng đối với lúc xưa chưa được phân nữa.“Chánh sách của Tây Sơn ở miền Nam là phá căn cứ địa, chận các đường thủy từ Sài Gòn, Cần Giờ đến vùng vàm sông Củu Long, chận các vị trí chiến lược nối liền Tiền Giang qua Hậu Giang.“ (tr. 45-46) Cuộc nội chiến đã gây bao nhiêu tàn phá đổ vở cho Miền Nam trên đường phát triển, gây trở ngại lớn lao cho dân chúng Miền Nam trên đường gầy dựng sự nghiệp. Đâu đâu dân chúng cũng mong đợi cảnh hòa bình, cuộc trị an, cơ hội thuận lợi để làm ăn xây dựng lại cuộc đời, xây dựng lại nền an ninh thịnh vượng cho xứ sở. Những mong ước chính đáng đó của người dân Đồng Nai Cửu Long đã được đáp ứng đúng sau khi Gia Long thống nhất đất nước và nhất là khi Đức Thượng Công Lê Văn Duyệt hai lần vào làm Tổng Trấn Gia Định.Ngài đã làm cho người Xiêm La nể sợ không dám dòm ngó phá phách Việt Nam. Ngài làm cho Cao Miên hết sức cám ơn thần phục, luôn trông cậy vào sự bảo vệ của Ngài. Ngài cho đào kinh, mở đường để sự giao thông được nhiều phần tiện lợi trong vùng Đồng Nai Cửu Long, cũng như giữa Cao Miên và Miền Nam nước Việt để cho việc vận chuyển quân binh cũng như hàng hóa được dễ dàng thuận lợi. Ngài kiểm soát chặt chẽ các quan viên lớn nhỏ trong vùng cai trị của Ngài để không có nạn tham nhũng, chèn ép áp bức dân lành xảy ra, để cho người dân được yên lòng làm ăn. Trong khi triều đình chủ trương bế môn tỏa cảng, xem thường thương mãi (theo đúng thứ tự Sĩ, Nông, Công, Thương của nho gia), không giao tiếp với các nước ngoài (ngoại trừ Trung Hoa), triệt để cấm đạo Thiên Chúa, thì ở Gia Định sự giao thương được mở rộng, việc giảng đạo không bị bắt bớ, người dân lương thiện có cơ hội làm ăn, gầy dựng, phát triển sự nghiệp của mình trong không khí an bình thuận lợi. Nhờ chính sách cai trị sáng suốt và nhân đạo đó mà sau bao năm bị tàn phá cướp bốc, Miền Nam lại sống dậy, phát đạt và phồn thịnh chưa từng thấy trong toàn cõi Việt Nam (xin xem thêm bài „Khâm Sai Gia Định Thành Tổng Trấn Chưởng Tả Quân Quận Công Lê Văn Duyệt“ trong đặc san này). Công ơn lớn lao đó của Ngài Tổng Trấn không bao giờ người dân Đồng Nai Cửu Long có thể lãng quên. Họ đời đời ghi nhớ.
                                                        TẤM LÒNG CỦA ĐỨC THƯỢNG CÔNG
Tấm lòng của Ngài đối với vùng đất Gia Định và người dân Đồng Nai Củu Long thật như trời biển. Ngài đúng là bậc cha mẹ dân luôn luôn thương dân như con đẻ. Có thể nói là đối với Ngài „dân vi quí, xã tắc thứ chi“ vậy. Chính vì vậy mà người dân Gia Định mang ơn Ngài, tôn sùng Ngài hơn cả vua chúa, hơn cả những vị anh hùng dân tộc thường được lịch sử ca tụng từ trước đến giờ. Trong quyển tiểu thuyết lịch sử „Lê Văn Duyệt, Từ Nấm Mồ Oan Khuất Đến Lăng Ông“ của Hoàng Lại Giang có một đoạn văn nói lên tâm trạng buồn lo và tấm lòng của Ngài đối với quê hương xứ sở như sau:„Lâu nay ta vẫn coi chết sống là lẽ thường. Ta chẳng đã từng bao lần đứng trước cái chết, vậy mà ta không chết. Vậy thì chết đâu phải dễ... Dẫu sao ta vẫn là ta, là Lê Văn Duyệt. Mong ước của ta là trừ khử được lũ cường bạo, giúp những người dân lành vô tội, sống đói rách mà quanh năm vẫn phải quần quật...Ta muốn trở về quê ta, trở về Gia Định. Dân Gia Định là dân cùng đường chạy về đây. Chính đám dân này đã khai sáng đất Gia Định này. Họ sống hào hiệp nghĩa khí lắm.  Đời ta nghĩ lại, có gì đâu. Không vợ, nhà vua cho cung phi làm vợ. Không con, lấy cháu làm con. Ta không ham hố điều gì. Ta coi thường mọi công danh.  Phải, ta sẽ trở về với dân Gia Định thuở hàn vi. Chút tình quê hương, chút nghĩa đồng bào một thuở... , tranh thủ mà ơn đền nghĩa trả. Công lớn lắm. Nghĩa nặng lắm. Dân không bao giờ đòi ta. Bao giờ nhắc tới dân Gia Định ta cũng thấy mình mang nợ.“ (tr. 93)  Trên đây là một đoạn văn tiểu thuyết nhưng người viết tiểu thuyết đã phần lớn thấy đúng tâm trạng của Đức Thượng Công. Ngài thương dân Gia Định, Ngài thương đất Gia Định vô cùng. Ngài đã đem tất cả tài sức giúp dân, giúp quê hương xứ sở. Tấm lòng của Ngài đối với dân Đồng Nai Cửu Long và mảnh đất thân yêu này thật là vô bờ bến.   Sống đã vậy mà khi mất đi rồi vẫn tiếp tục bảo bọc phù hộ con dân của mình. Thác rồi Ngài trở thành một vị thần hiển linh mà người dân Gia Định hết lòng tín ngưỡng phụng thờ. Lăng Ông Bà Chiểu nổi tiếng từ bấy lâu nay là vậy. Lăng Ông Bà Chiểu rất xứng đáng làm biểu tượng cho cả Miền Nam.    
Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
LỊCH SỮ MIỀN NAM THÀNH HÌNH
Reply #12 - 13. Jul 2006 , 08:54
 
KHÂM SAI GIA ĐỊNH THÀNH TỔNG TRẤN
CHƯỞNG TẢ QUÂN QUẬN CÔNG LÊ VĂN DUYỆT
(1764 - 1832)

                                   Nguyễn Thanh Liêm


     [Dưới thời Gia Long- Minh Mệnh, Gia Định bao gồm tất cả các tĩnh Miền Nam từ Phan Thiết đến Cà Mau, tức là Nam Kỳ Lục Tỉnh sau nầy. Gia Đnh thời đó là cả vùng Dồng Nai Cửu Long ngày nay. Làm Tổng Trấn Gia Định thời đó cũng chẳng khác nào làm Thống Đốc Nam Kỳ thời Pháp thuộc hay Thủ Hiến Nam Việt thời Quốc Trưởng Bảo Đại. Năm 1832 sau khi Dức Tả Quân Lê Văn Duyệt từ trần, chế độ Tổng Trấn Gia Định mới bị bãi bỏ. Minh Mạng chia trấn Gia Định thành nhiều tĩnh.]

Khâm sai ChưởngTả Quân Lê Văn Duyệt sinh năm Giáp Thân (1764) tại Cù Lao Hổ, cạnh Vàm Trà Lọt nay thuộc làng Hòa Khánh, tĩnh Định Tường. Nội tổ là Lê Văn Hiếu từ Quảng Nghĩa thiên cư vào Nam. Thân phụ là Lê Văn Toại và thân mẫu là Phúc Thị Hào, sau này rời Vàm Trà Lọt đến cư trú bên Rạch Ông Hổ (vùng Rạch Gầm) nay thuộc làng Long Hưng Tây tỉnh Định Tường.
Ngài sinh ra đã mang tật kín (ái nam) nên tính khí cũng khác người thường. Thuở nhỏ thường không chịu đi học mà chỉ thích làm bẩy, làm giỏ, bắt chim, đánh cá, nhất là đá gà và tụ tập các trẻ trong làng, chia phe tập trận đánh giặc. Rất khỏe mạnh, rất thông minh, giỏi võ thuật, tuy không có đi học nhiều, nhưng biết rất nhiều về truyện Tàu cùng các anh hùng hảo hán cũng như tư cách, tài năng và cách xử sự của họ ở trong đời. Ngài có chí lớn, mới 15 tuổi đã có câu nói „sinh ở đời loạn, không hay dựng cờ trống đại tướng, chép công danh vào sử sách không phải là trượng phu.“
Năm 17 tuổi Ngài đã có dịp cứu Chúa Nguyễn Ánh cùng vài người tùy tùng khỏi tử thần. Đêm hôm đó Nguyễn Ánh bị quân Nguyễn Lữ đuổi gắp. Nhờ mưa to gió lớn thuyền của quân Nguyễn Lữ không đuổi theo được thuyền Nguyễn Ánh. Nhưng khi đến Vàm Trà Lọt thì thuyền chở Nguyễn Ánh và đoàn tùy tùng bị sóng lớn làm cho suýt bị chìm. Ngài xuất hiện kịp lúc, đỡ thuyền Nguyễn Ánh đưa vào bờ, giúp Nguyễn Ánh thoát nạn. Biết Nguyễn Ánh là dòng dõi chúa Nguyễn, cụ Lê Văn Toại hết sức cung kính, lo lắng cho Nguyễn Ánh và đoàn tùy tùng cho họ tạm trú ở đây mấy hôm. Sau đó Nguyễn Ánh lại phải tiếp tục tìm đường lẩn trốn đoàn quân Nguyễn Lữ đang lục soát các nơi lùng bắt. Lúc chia tay Nguyễn Ánh cám ơn ông bà Lê Văn Toại với lời hứa là sau này sẽ trở lại đem Lê Văn Duyệt theo.
Giữ đúng lời hứa, năm 1786 sau khi lên ngôi Chúa ở Gia Định, Nguyễn Ánh trở lại Vàm Trà Lọt cám ơn vợ chồng ông Lê Văn Toại đã giúp ông trong cơn hoạn nạn, và tuyển dụng Lê Văn Duyệt làm thái giám. Từ đó Ngài xả thân phò Chúa Nguyễn Ánh, cùng với Nguyễn Văn Thành đánh Nam dẹp Bắc, lập nhiều công trận lớn lao, được phong đến tước Quận Công. Khi vua Gia Long thống nhất giang san, lên ngôi Hoàng Đế, Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt được liệt vào hàng Đệ Nhất Khai Quốc Công Thần, với đặc ân được vào chầu vua không phải lạy và được đặc quyền „tiền trảm hậu tấu“ nơi biên thùy. Gia Long thăng hà, Ngài tiếp tục phò vua Minh Mạng cho đến hết cuộc đời mặc dù Ngài không kính phục thương mến ông vua này chút nào cả. Minh Mạng cũng không ưa gì Ngài nhưng phải dùng đến Ngài cho đến hết cuộc đời. Tuy vậy năm 1823 Ngài cũng được Minh Mạng ân thưởng ngọc đái với lời dụ: „Từ xưa hoàng tử, chư công chưa ai được ân tứ ngọc đái, nay khanh đã nhiều vãng tích, lại kiến tân lao nên đặc biệt ân tứ vậy.“
Năm 1831 người bạn thân nhất của Ngài là Lê Chất, Tổng Trấn Bắc thành lìa đời khiến Ngài vô cùng thương xót. Sau cái chết của Lê Chất, Minh Mạng bãi bỏ chế độ tổng trấn ở Bắc Việt, đổi làm tỉnh, cử những chức vụ mới như Tổng Đốc, Tuần Phủ,.. Năm sau Đức Tả Quân xin từ chức Tổng Trấn Gia Định nhưng nhà vua không cho, bắt buộc Ngài phải ở lại. Nhưng chỉ mấy tháng sau thôi thì Ngài lâm trọng bệnh và mất ngày 30 tháng 7 năm Mậu Thìn (nhằm ngày 15 tháng 8 năm 1832) hưởng thọ 69 tuổi. Miếu mộ của Ngài được xây cất tại Bình Hòa Xả (Gia Định), nơi người dân Đồng Nai kính cẩn gọi là „Lăng Ông,“ „Lăng Ông Thượng,“ hay đền thờ Đức Thượng Công, và các thiện nam tín nữ Trung Hoa tôn xưng là „Phò Mã Da Da Miếu.“

NHỮNG ĐỨC TÍNH CAO QUÝ CỦA ĐỨC THƯỢNG CÔNG

Thanh liêm, ngay thẳng, trong sạch
Ngài là một vị quan rất mực thanh liêm, trong sạch. Dù có quyền hành thật lớn trong tay, Ngài không hề hiếp đáp kẻ dưới, không hề lấy của ai bất cứ tiền bạc hay của cải gì. Nhiều khi Ngài còn bỏ tiền túi ra để làm việc hữu ích cho dân. Ngài đi tới đâu là làm sạch sẽ tới đó. Tất cả những quan viên lớn nhỏ dưới quyền kiểm soát của Ngài cũng đều phải trong sạch, thanh liêm như Ngài. Quân lính của Ngài rất có kỷ luật, không hề phá phách, cướp bốc của dân. Ngài cai trị đến đâu là những kẻ nhũng lạm, hại dân đều phải rơi đầu đến đó, bất kỳ người đó là ai.
Khi được triều đình cử đi dẹp loạn ở nơi nào, Ngài cũng cho điều tra kỹ để biết rõ nguyên nhân tại sao dân nổi loạn. Khi biết chắc nguyên nhân của cuộc nổi loạn là do nơi đám quan lại sở tại tham nhũng, bức hiếp dân chúng, làm cho dân chúng quá khổ sở, không thể nào sống được nên phải nổi loạn, thì Ngài thẳng tay trừng trị bọn quan lại tham nhũng trước rồi kêu gọi những kẻ làm loạn trở về đầu thú với triều đình, sống lại cuộc đời lương thiện. Nhờ chính sách sáng suốt và rộng rãi đó mà Ngài đã dẹp loạn ở nhiều nơi một cách nhanh chóng, hữu hiệu, mà không tốn kém tiền bạc và nhân mạng. Chính sách này đã được Ngài cho áp dụng trong chiến dịch chiêu hồi Mọi Vách Đá vào những năm 1807 và 1808. Trong chiến dịch này Ngài đã cho xử trảm Chưởng Cơ Lê Quốc Huy, một tên đại tham nhũng, để đem bình yên an cư lạc nghiệp lại cho dân chúng. Năm 1819 Ngài được cử đi kinh lược hai trấn Thanh, Nghệ. Ở đây Ngài cũng áp dụng chính sách nói trên, thẳng tay trừng trị bọn quan lại tham ô rồi chiêu dụ những kẻ làm loạn trở về với triều đình. Đặc biệt là Ngài cho lập ra ba đội lính „Hồi Lương“ (An Thuận, Thanh Thuận, và Bắc Thuận) gồm những thành phần nổi loạn đã trở về với triều đình.
Việc làm nổi tiếng nhất của Ngài là xử tử Huỳnh Công Lý, Phó Tổng Trấn Gia Định. Huỳng Công Lý là cha của một bà thứ phi rất được vua Minh Mạng sủng ái. Ỷ thế cha vợ vua, Huỳng Công Lý vơ vét tiền của của dân chúng, hà hiếp kẻ yếu, hối lộ ngang nhiên trắng trợn. Tiếng kêu ca thấu đến tai Ngài Tổng Trấn, Ngài cho điều tra tận gốc. Có đủ bằng chứng Ngài dâng sớ lên triều đình hài rõ tội trạng của Huỳnh Công Lý. Sợ triều đình vị nể cha vợ của vua, không dám thẳng tay trừng trị, Ngài bèn ra lệnh xử trảm Huỳnh Công Lý trước khi có lệnh giải tội phạm về kinh của vua Minh Mạng. Từ thời Gia Long, Ngài đã được triều đình ban cho cái quyền „tiền trảm hậu tấu“ (xử trảm trước rồi sẽ tâu lại với triều đình sau) để sử dụng ở biên cương hầu kịp thời đáp ứng với tình thế.
Về đức tính thanh liêm trong sạch của bậc cha mẹ dân, Ngài là một tấm gương vô cùng sáng chói cho người làm quan cũng như nhiều công chức ở Miền Nam sau này.
Dũng cảm, quả quyết, trọng nhân ái
Đức thanh liêm của Ngài gắn liền với lòng dũng cảm. Ngài có cái dũng của đấng nam nhi, của bậc trượng phu, anh hùng. Ngài không rụt rè, e ngại hay sợ sệt khi phải hành động đúng lẽ phải và công lý. Hoàn cảnh có khó khăn nguy hiểm đến đâu Ngài cũng mạnh dạn dấn thân vì lòng trung quân ái quốc, vì dân vì nước. Vì sự thanh liêm trong sạch, vì lẽ phải Ngài không bao giờ hèn yếu khuất phục trước bất cứ kẻ quyền thế nào dù người đó là nhà vua đi nữa. Trường hợp Huỳnh Công Lý trên kia là một thí dụ điển hình. Ngoài ra khi vua Minh Mạng, vì tư thù và vì sợ bị mất ngôi, đem xử tội Tống Thị Quyên, vợ của Hoàng Tử Cảnh, một cách oan uổng, thì chỉ một mình Ngài can đảm dâng sớ lên vua xin tha tội cho người này. Việc làm của Ngài không khỏi làm cho Minh Mạng bực tức, giận ghét Ngài thêm, nhưng vì lẽ phải Ngài vẫn cứ làm. Hai lần Minh Mạng cử người vào Nam giữ chức vụ quan trọng đều bị Ngài gởi trả lại triều đình vì những người này chỉ là những kẻ tham tàn, hại dân hại nước mà thôi. Một trong những người đó là Bạch Xuân Nguyên mà sau này sẽ là đầu mối của cuộc nổi loạn ở trong Nam do Lê Văn Khôi chủ xướng. Minh Mạng không ưa thái độ xem như ương ngạnh của Ngài nhưng vẫn rất nể sợ tài năng, đức độ của Ngài nên không dám làm gì trong lúc Ngài còn sống, mà lại ôm ấp lòng giận ghét để sau này tìm cơ hội báo thù. Quan trọng nhất là việc Ngài không chịu thi hành lệnh cấm đạo hết sức gắt gao của Minh Mạng. Ngài cho rằng việc cấm đạo, bắt bớ giết chóc các nhà truyền giáo và các giáo dân, bế môn tỏa cảng không cho người Tây phương vào giao dịch, buôn bán, là một chính sách hết sức sai lầm. Trong Gia Định trấn (từ Phan Thiết đến Cà Mau), dưới sự cai trị của Ngài, không có sự cấm đạo và cũng không có sự bế môn tỏa cảng. Ngài không phản bội nhà Nguyễn, luôn luôn bảo vệ nhà Nguyễn, rất mực trung thành với nhà Nuuyễn, nhưng Ngài luôn luôn can đảm làm trái lệnh nhà vua nếu việc làm của Ngài có lợi cho quốc gia, cho triều đình, và cho người dân Nam Việt.
Trung quân, ái quốc
Ngài luôn luôn trung thành với các vua nhà Nguyễn. Thuở thiếu thời Ngài đã theo phò vua Gia Long, vào sinh ra tử với nhà vua. Khi Gia Long mất, Ngài tiếp tục phò vua Minh Mạng, mặc dù Ngài không có thiện cảm với vị vua này. Ngài kính nể thương yêu hoàng tử Đán, con trai của hoàng tử Cảnh hơn. Cho nên khi Gia Long hỏi ý Ngài và Nguyễn Văn Thành về việc chọn người nối ngôi, thì Ngài và Nguyễn Văn Thành đều nói nên chọn hoàng tử Đán vì hoàng tử Đán là con trai lớn của hoàng tử Cảnh, là cháu đích tôn của nhà vua, và hơn nữa, theo Ngài thì hoàng tử Đán rất khôn ngoan nhân từ, những đức tính không tìm thấy ở nơi hoàng tử Đảm. Vua Gia Long chỉ hỏi cho có hỏi vậy thôi, chớ thật sự nhà vua đã có quyết định rồi. Nhà vua đã chọn thái tử Đảm làm người nối ngôi, vì theo nhà vua thì hoàng tử Đán còn quá trẻ (mới 12 tuổi) lại có tính khí hiền hòa giống như hoàng tử Cảnh, và như vậy sợ không gánh vác nổi việc lớn của triều đình. Thái tử Đảm, theo ý Ngài, là người không có lòng đại lượng vị tha, ngược lại, ông ta là kẻ có trái tim vị kỷ, nhỏ nhen, tàn bạo, ông ta rất thông minh nhưng cũng vô cùng nham hiểm. Biết vậy nhưng Ngài vẫn giữ một dạ trung quân ái quốc cho đến hơi thở cuối cùng.
Uy Nghiêm, cứng rắn, nhưng rộng rãi, anh hùng
Ngài rất nghiêm nghị, rất uy nghi, ít có người dám nhìn thẳng vào mặt Ngài, kể cả những huân cựu đại thần ở trong triều. Chính vua Gia Long cũng công nhận rằng Ngài là bậc khai quốc công thần tính nghiêm mà thẳng, trị quân theo quân pháp, không nể nang bất kỳ ai. Nhất là đối với vua quan Xiêm và Chân Lạp. Họ rất nể sợ Ngài. Nhưng với dân chúng thì Ngài rất mực thương yêu, nhất là đối với những người biết hối cải thì Ngài lại rất bao dung rộng lượng. Nhiều kẻ nổi loạn, chống lại triều đình, đáng tội chết, vậy mà khi họ biết hối cải, trở về với triều đình thì Ngài lại dung tha và còn cấp ruộng đất cho họ để họ làm ăn sinh sống. Ngài chủ trương rằng khi mình đã dùng chính sách chiêu dụ họ về hàng, thì khi họ về với mình mình phải giữ đúng lời hứa, nếu không mình không phải là kẻ trượng phu, không còn xứng đáng với lòng tin của kẻ khác. Mất lòng tin thì những kẻ phiến loạn sẽ không cải tà quy chánh nữa, và loạn lạc sẽ kéo dài không biết đến bao giời mới hết.
Rất sáng suốt, thấy xa, hiểu rộng, có chính sách cai trị vô cùng khôn ngoan
Ngài là một người thấy xa, hiểu rộng, và rất sáng suốt trong việc cai trị. Ở địa vị Tổng Trấn Gia Định (xem như như một Phó Vương cai quản cả Miền Nam nước Việt), với tất cả quyền hành trong tay, Ngài đã đem lại cho người dân Miền Nam một nền hòa bình thịnh vượng chưa từng có trong lịch sử nước nhà. Đối ngoại Ngài đã thần phục Cao Miên và làm cho Xiêm La nể sợ không còn dám dòm ngó phá phách Việt Nam. Ngài chấp nhận giao thương với các nước Tây phương cũng như Trung Hoa, Miến điện chớ không nhắm mắt theo lệnh triều đình đóng cửa rút cầu không cho người ngoại quốc vào nước mình buôn bán. Ngài không thi hành lệnh cấm đạo của Minh Mạng, làm ngơ để cho các giáo sĩ được tự do truyền giáo ở trong Nam. Ngài chủ trương tôn giáo nào cũng tốt, cũng có nền đạo đức luân lý giúp con người sống lành mạnh tốt đẹp. Ngài bảo: „Đạo Thiên Chúa nước nào không có. Người ta đâu có ngăn cấm, sao nước mình lại đặt ra cái chỉ dụ kỳ cục vậy. Gây cảnh nồi da xáo thịt lại mang tội với đời sau“. Thay vì bế môn tỏa cảng theo lệnh của triều đình thì Ngài lại sẵn sàng đón nhận các phái bộ ngoại quốc đến xin tiếp xúc giao thương. Thay vì xem nhẹ việc buôn bán thì Ngài lại khuyến khích thương mại để đem nhiều quyền lợi về cho quốc gia dân tộc. Đối nội Ngài làm cho dân chúng được yên ổn làm ăn, lại tạo ra cơ hội để người dân góp phần phát triển kinh tế trong vùng. Ngài cho đào kinh, làm đường sá để cho sự giao thông trong nước cũng như giữa Việt Nam và Cao Miên được dễ dàng. Ngài khuyến khích người dân khẩn hoang lập ấp, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp. Ngài tạo điều kiện tốt cho các giống dân (Trung Hoa, Miên, và người ngoại quốc khác) sống ở đây hội nhập vào xã hội Việt Nam mới này để cùng chung sức làm cho đất nước được phồn thịnh. Về xã hội, nghĩ đến những người đã hy sinh vì nước để vợ con bơ vơ thiếu thốn, Ngài cho thiết lập hai cơ quan từ thiện là „Anh hài“ và „Giáo dưỡng“ để lo cho vợ con các chiến sĩ vị quốc vong thân. Tuy xuất thân là một võ quan, Ngài vẫn chú trọng đến việc phát triển văn hóa. Ngài dùng tiền do triều đình ban thưởng cho cá nhân Ngài để xây Văn Thánh Miếu khích lệ việc học của các sĩ tử.
Công lao to tát đối với dân Đồng Nai Cửu Long
Công lao của Ngài đối với người dân vùng Đồng Nai Cửu Long thật vô cùng to tát. Đó là công phát triển Miền Nam, làm cho vùng này trở nên vô cùng trù phú với một nền an ninh hết sức vững chắc (bởi chiến lược bảo vệ và phòng thủ phía Nam và phía Tây rất hữu hiệu của Ngài), làm cho dân Miền Nam được an hưởng hòa bình thịnh vượng, trong một xã hội trật tự nhưng cởi mở, tiến bộ. Trong lần hội kiến với Ngài tại Gia Định thành, Phan Thanh Giản đã hết sức kính phục thố lộ:
„Gia Định này thật có phúc mới gặp được một Tổng Trấn như đại quan. Tôi ở Kinh Thành, ở Bắc Thành vào Gia Định thấy như đi qua một nước khác. Ở dọc sông thì trên bến, dưới thuyền, ghe thuyền san sát, lúa gạo nghìn nghịt. Vải vóc, đồ thau, đồ đồng, đồ sứ, đồ gốm, thảo mộc quý, quế, trầm, hồi thật là không thiếu thứ gì. Trên đất liền, nhà cửa phố xá san sát, khang trang. Đường đi lại lát gạch, lát đá sạch sẽ mát mắt.
Cảnh dân theo đạo Thiên Chúa trốn chui, trốn nhủi như ở ngoài Bắc Thành, Kinh Thành, ngoài Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, vào đây không thấy. Cha truyền giáo vẫn đi lại bình thường trên đường phố. Tôi thật mừng. Mình làm quan thấy dân vui là mình vui. Làm quan chỉ biết vui phần mình thật đáng trách.“
Năm 1822 một phái đoàn Anh do ông Crawfurd dẫn đầu có đến yết kiến Ngài Tổng Trấn. Trong dịp này Crawfurd thú nhận: „Đây là lần đầu tiên tôi tới Saigun (Sài Gòn) và Pingeh (Bến Nghé). Và tôi bất ngờ thấy rằng nó không thua gì kinh đô nước Xiêm. Về nhiều mặt trông nó còn sầm uất hơn, không khí mát mẻ hơn, hàng hóa phong phú hơn, giá cả hợp lý hơn và an ninh ở đây rất tốt, hơn nhiều kinh thành mà chúng tôi đã đi qua. Tôi có cảm giác như đây là một vương quốc lý tưởng.“ Sau đó ông còn ghi lại trong quyển nhật ký của ông về những sinh hoạt của thành phố Sài Gòn lúc đó và tiếng tăm của Ngài Tổng trấn như sau:
„Thành phố Saigun không xa biển, có lẽ cách độ 50 dặm; thành phố Pingeh (Bến Nghé) gần đó cách thành phố Saigun độ 3 dặm. Dinh Tổng trấn khá đồ sộ và uy nghiêm. Các thành trì nằm ở bờ sông An Thông hà. Nơi đây buôn bán sầm uất. Dân xiêu tán tới đây được Tổng trấn cho nhập hộ tịch, qua một hai đời đã trở thành người Gia Định. Đông nhất nơi đây là dân Trung Hoa. Các dân tộc nơi đây được nhà nước bảo hộ và họ đều có nghĩa vụ như nhau. Tất cả đều được sống trong bầu không khí an lành. Trộm cướp không có. Người ăn mày rất hiếm. Tổng trấn rất nhân từ, tha cả bọn giặc, bọn phỉ, bọn trộm cướp ăn năn. Nhưng ông lại rất tàn bạo với bọn cố tình không chịu quy phục triều đình. Chưa ở đâu kỷ cương phép nước được tôn trọng như ở đây. Một vị quan nhỏ ra đường ghẹo gái cũng bị cách chức lưu đày. Một đứa con vô lễ chửi mẹ Tổng trấn biết được cũng bị phạt rất nặng.
Ở đây chúng tôi mua được rất nhiều lúa gạo, ngà voi, sừng tê giác, các hàng tơ lụa, đũi thật đẹp. Từ các nơi, dân đi thuyền theo các kênh rạch lên bán cho chúng tôi. Nhìn dân chúng hân hoan vui vẻ, chúng tôi biết dân no đủ. Nhiều người rất kính trọng vị Tổng trấn của họ.
Con người này ít học. Nhưng lạ lùng thay là có được cái nhìn cởi mở hơn nhiều những đại thần và cả nhà vua học rộng, làu kinh sử của Khổng giáo. Ngài sống thanh liêm, muốn mở mang đất Gia Định này trù phú hơn mọi quốc gia khác ở trong vùng biển Đông.“
Ngài vô cùng linh hiển đối với người dân Đồng Nai Cửu Long
Tương truyền rằng tướng tinh của Ngài là con cọp bạch. Người ta thấy lúc Ngài ngủ ban đêm con cọp bạch thường hiện ra chập chờn bên cạnh Ngài. Lúc chưa theo phò Nguyễn Ánh, Ngài thường dùng thần lực oai nghiêm của mình làm cho những con cọp hay về bên Rạch Ông Hổ phải khiếp sợ bỏ đi. Người ta cũng truyền tụng rằng những con hổ mà Ngài cho nuôi để giao đấu rất sợ Ngài, luôn luôn nghe lệnh chỉ bảo của Ngài. Con voi (đặt tên Ba Sao) của Tổng Trấn Bắc Thành Lê Chất tặng Ngài là con voi rất dữ dằn không ai trị nổi. Mỗi khi nổi cơn giận lên là nó phá phách, dày xéo một cách khủng khiếp, không ai có thể làm gì được nó. Chỉ một mình Ngài đến trước con vật khổng lồ, gọi tên nó, là Ngài làm cho nó dịu lại và tuân theo lệnh Ngài ngay.
Rồi một hôm nghe đồn ở Tây Ninh có một cô gái tên là Lý Thị Thiên Hương rất là linh hiển, Ngài bèn đến tận nơi để biết thực hư. Lúc Ngài đến thì cô Lý Thị Thiên Hương nhập vào xác một cô gái đến nói với Ngài như sau: „Tôi xin mách bảo trước cho Thượng Quan được biết là hồn của Thượng Quan sau này sẽ được phong thần và sẽ rất là linh hiển, nhưng xác của Thượng Quan thì sẽ bị hành hạ, mả bị xiềng xích, tên tuổi bị đục khoét trong 12 năm, sau đó Thượng Quan sẽ được minh oan và sẽ được phục hồi danh vị cũ.“
Sau khi Ngài mất rồi thì Minh Mạng bãi bỏ tổng trấn Gia Định, chia ra thành tỉnh, cử Bạch Xuân Nguyên làm Bố chánh sứ tại thành Phiên An (tức là Sài Gòn). Bạch Xuân Nguyên là kẻ tham tàn gian ác, trước đây đã được Minh Mạng đưa vào làm Phó Tổng Trấn Gia Định và đã bị Đức Tả Quân gởi trả lại triều đình. Vào làm bố chánh lần này, Bạch Xuân Nguyên quyết định trả mối thù xưa. Biết Minh Mạng không ưa Đức Tả Quân, Bạch Xuân Nguyên muốn lập công với nhà vua nên kiếm chuyện điều tra, bới móc, hạch hỏi những tay chân bộ hạ của Đức Tả Quân với thái độ hách dịch với lời lẽ xúc phạm đến Ngài Tổng Trấn mặc dù Ngài đã là người thiên cổ. Con nuôi của Đức Tả Quân là Lê Văn Khôi không chịu được thái độ trịch thượng và hành động lưu manh thù vặt của Bạch Xuân Nguyên nên tỏ ra bất bình chống đối. Bạch Xuân Nguyên đem nhối Lê Văn Khôi và nhiều người trong đạo lính Hồi Lương của Đức Tả Quân. Nhờ có người giúp Lê Văn Khôi và 27 người khác trong số người Hồi Lương thoát khỏi ngục bèn nổi lên giết chết Bạch Xuân Nguyên rồi tổ chức làm loạn chống lại triều đình. Việc làm của Bạch Xuân Nguyên gây sự công phẫn lớn lao trong đám quân nhân cũng như dân chúng Miền Nam vì ở đây ai ai cũng mến thương kính nể Đức Tả Quân xem Ngài như vị thần bảo hộ cho người dân vùng này. Cho nên chỉ trong vòng một tháng tất cả 6 tỉnh Miền Nam đều theo Lê Văn Khôi. Thanh thế của Lê Văn Khôi rất lớn làm cho Minh Mạng hết sức lo sợ phải cử một đoàn binh hùng tướng mạnh vào Nam dẹp loạn. Cuối năm này (1833) Lê Văn Khôi bị bệnh chết nhưng đám người theo ông vẫn cố thủ trong thành. Quân triều đình bao vây bên ngoài nhưng không làm gì được. Mãi đến năm 1835 lương thực cạn khô thành Phiên An mới bị hạ. Có 6 tội phạm bị đóng cũi gởi về Kinh, còn tất cả binh sĩ và nam phụ lão ấu trong thành (cả thảy 1831 người) đều bị chém hết và chôn chung trong một hầm gọi là „Mã Ngụy“. Đối với Đức Tả Quân, Minh Mạng cố dằn cơn giận, dụ rằng: „Lê Văn Duyệt tội nhiều đếm không xuể, càng nói càng đau lòng, bổ quan tài mà chém xác cũng không quá đáng. Nhưng nghĩ rằng nó chết đã lâu, còn cái xương khô trong mã cũng chẳng cần gia hình. Nay sai Tổng Đốc Gia Định đến chỗ mã Duyệt cào bằng, đánh 100 trượng, khắc to 8 chữ „Quyền Yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xứ.“ Từ đó trên ngôi mộ bị cào bằng của Ngài có một sợi xiềng sắt và một bia đá có khắc 8 chữ nói trên.
Người ta kể lại rằng ít lâu sau trong một giấc mơ Minh Mạng gặp Đức Tả Quân. Minh Mạng hỏi Duyệt đi đâu đó? Đức Tả Quân, mắt đỏ như hai hòn than, trả lời: „Không còn nhà, đi lang thang chơi, không ngờ lại bước vào Tử Cấm Thành.“ Nói xong Ngài biến mất. Minh Mạng sợ quá cho dẹp bia đá và sợi xích và để cho con cháu Đức Tả Quân sau này tự sửa đắp mả lại. Dân trong vùng Gia Định xưa đã đến dựng lên ngôi đền thờ bề thế gọi là „Lăng Ông.“ Lăng Ông linh thiêng vô cùng đối với người dân Gia Định cũng như cả dân chúng Miền Nam nói chung. Sau này vua Tự Đức nghĩ đến công lao của Dức Tả Quân mới truy phục nguyên hàm cho Ngài là: „VỌNG CÁC CÔNG THẦN CHƯỞNG TẢ QUÂN BÌNH TÂY TƯỚNG QUÂN QUẬN CÔNG.“
(Đây là một vụ án hết sức phi lý và phi nhân cho thấy tất cả cái thù hận nhỏ nhen, cũng như cái tàn bạo nham hiểm của vua Minh Mạng cùng những tay chân bộ hạ của nhà vua. Không cần biết nguyên do của sự nổi loạn, không hề nghĩ tới nguyện vọng và sự an sinh của dân chúng Miền Nam, nhà vua chỉ thấy có tự ái của nhà vua, chỉ biết mạnh tay sát phạt để thỏa mãn lòng tự ái của mình. Người ta thường cho Minh Mạng là người học rộng biết nhiều, thấm nhuần đạo lý Nho giáo. Nhưng trong vụ án này, người ta không thấy lòng nhân, chữ nghĩa, cũng như chữ trí của nhà vua. Người ta thấy ông là một kẻ tiểu nhân hơn là người quân tử. Đem 1831 người, kể cả đàn bà và trẻ con, ra chém và chôn chung trong một cái hầm lớn rồi gọi là „Mã Ngụy“ thì thật là một hành động hết sức phi nhân. Đức Tả Quân là ân nhân của Nguyễn Ánh và gia đình Chúa Nguyễn, là đệ nhất khai quốc công thần của Nhà Nguyễn, là một vị Tổng Trấn giỏi nhất. được dân chúng thương yêu nhất, đáng lẽ Minh Mạng phải xem Đức Tả Quân như một người cha, phải hãnh diện có được một người bề tôi giỏi giắn trung thành, phải kính nể một công thần quá cố, đằng này Minh Mạng lại dùng lời lẽ khiếm nhả, kém nhân từ, hài tội và trừng phạt Đức Tả Quân một cách nhỏ nhen hèn mọn.)
Cũng từ đó những người dân từ mọi nơi của Gia Định xưa (từ Phan Thiết đến Cà Mau) đã đến nơi đây dâng hoa, đốt hương cho Đức Thượng Công. Không ngày nào hương khói ở đây không nghi ngút. Rồi khi đêm xuống không khí ở đây âm u rùng rợn, người ta nghe thấy tiếng ma khóc, tiếng người ngựa rầm rộ đi. Dân cư ở quanh vùng ban đêm không ai dám đến gần, người đi qua đường phải lánh xa chỗ ấy. Người ta đồn Ngài rất linh hiển. Một lần nọ có một đoàn rước sắc thần đi ngang qua lăng miếu Đức Thượng Công, chiêng trống ầm ĩ mà không cử người vào bái yết Đức Ông, thế là cả người lẫn kiệu của đám rước tự nhiên bị quật ngã giữa đường. Sau đó có người chợt nhớ ra vội hướng vào lăng Ông khấn vái tạ lỗi rồi thì đoàn rước mới được đi qua bình an. Những người làm việc cho chính quyền, có đầu óc vô thần, tỏ vẻ xấc láo với thần linh trước miếu thờ Đức Thượng Công đều bị Ngài trừng phạt nặng nề. Ngày nay trong dân gian ai cũng nghe nói đến sự hiển linh của Ngài. Ngài luôn luôn trừng phạt những kẻ gian, kẻ trộm cướp, kẻ xấc láo vô lễ, kẻ thề thốt man trá trước lăng miếu của Ngài. Người ta hay nói đến những trường hợp bị „Ông vật“, „Ông bẻ cổ“ hay „Ông bắt hộc máu,“ để chỉ những trừng phạt đó. Trước đây các cơ quan hay hãng sở có vụ án bí ẩn không tìm ra manh mối thì người ta thường đưa các đương sự đến „Lăng Ông“ cho thề trước đền thờ Ngài. Ngược lại nhiều người thường dân làm ăn lương thiện hay đến cầu xin Ngài giúp cho họ sự bình yên, thành công trong việc làm, thi cử đổ đạt, thành tựu trong việc cưới xin, bệnh hoạn chống khỏi, vv hầu hết đều được Ngài chứng tri giúp đỡ. Tiếng đồn về việc Đức Thượng Công hiển linh thường hay thi ân, giáng họa được truyền tụng mỗi lúc một lan xa trong dân chúng từ xưa đến giờ và mãi mãi về sau này.

LỜI KẾT
     
Nếu người dân Đồng Nai Cửu Long xưa kia may mắn có được một nhà cai trị khôn ngoan, nhân đức, sáng suốt, biết thương dân thương nước như Đức Thượng Công khi Ngài còn tại thế và làm Tổng Trấn Gia Định thành, thì ngày nay dân chúng Miền Nam cũng vô cùng hãnh diện và may mắn có một vị thần bảo hộ hết sức hiển linh như Đức Tả Quân. Tiếc rằng dân Việt Nam nói chung không được cái may mắn đó vì triều đình Minh Mạng cũng như đa số các đại thần của triều đình này không có được cái khôn ngoan nhân đức và lòng thương nước thương dân của Ngài „Chưởng Tả Quân Bình Tây Tướng Quân Quận Công“. Nếu như triều đình và các đại thần của triều đình này cũng khôn ngoan, thấy xa, hết lòng vì dân vì nước, áp dụng chính sách cai trị khôn khéo, cởi mở của Đức Thượng Công đã áp dụng trong Miền Nam thì cả nước Việt Nam đã sớm trở thành một nước tiến bộ hùng cường như Nhật Bản từ đầu thế kỷ thứ XX rồi, và người dân Việt Nam đã được ấm no hạnh phúc như những người dân trong các xã hội tiến bộ khác từ lâu. Người đời sau nếu thật lòng thương dân thương nước, nếu thật lòng muốn cho xã hội tiến bộ, dân chúng ấm no hạnh phúc, thì nên học hỏi chính sách cai trị khôn ngoan sáng suốt cởi mở của Đức Thượng Công. Ngài thật vô cùng xứng đáng làm tấm gương cho người làm chính trị sau này, xứng đáng được sự nhớ ơn đời đời cũng như sự tin tưởng phụng thờ và sùng bái ngàn năm của người dân Nam Việt vậy.

Back to top
« Last Edit: 13. Jul 2006 , 08:58 by LAM SON »  

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: TÀI LIỆU LỊCH SỬ
Reply #13 - 14. Jul 2006 , 21:41
 
My cám ơn Anh Thọ đã sưu tầm mang về  những tài liệu lich sử  rất hữu ích Smiley
Back to top
« Last Edit: 15. Jul 2006 , 06:23 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỬ MỞ NƯỚC
Reply #14 - 19. Jul 2006 , 04:58
 
Những Phụ Nữ Mở Nước
Sử Gia Trần Gia Phụng
________________________________________

Người phụ nữ Việt Nam mở nước đầu tiên không ai khác hơn là Hai Bà Trưng. Tiểu sử cũng như sự nghiệp của Hai Bà đã được nói đến nhiều. Có lẽ chỉ cần thêm một ý kiến về Hai Bà hầu như ít được nêu ra. Đó là trong lịch sử thế giới, Hai Bà khởi nghĩa chống ngoại xâm năm 40 sau Công nguyên, là những bậc nữ lưu đầu tiên đứng lên tranh đấu giành độc lập cho đất nước, trước nữ anh hùng Jeanne d'Arc (1412-1431) của Pháp gần 14 thế kỷ. 
Sau Hai Bà Trưng, trong số những phụ nữ mở nước, phải kể đến các công chúa Huyền Trân, Ngọc Vạn và Ngọc Khoa. 
1.- CÔNG CHÚA HUYỀN TRÂN 
Vào cuối thế kỷ 13, sau khi cùng liên kết đẩy lui cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ, mối giao hảo giữa Đại Việt và Chiêm Thành (Champa) khá tốt đẹp. Tháng 2 năm tân sửu (1301), nước Chiêm Thành gởi sứ giả và phẩm vật sang thăm viếng ngoại giao. Khi đoàn sứ giả Chiêm Thành về nước, thái thượng hoàng Trần Nhân Tông đi theo. Lúc đó thượng hoàng đã xuất gia đi tu, gặp khi rảnh rỗi, ông qua thăm Chiêm Thành, vừa để trả lễ, vừa để du ngoạn, từ tháng 3 đến tháng 11 âm lịch cùng năm. 
Vua Chiêm Thành là Chế Mân (Jaya Simhavarman IV, trị vì 1287-1307), nguyên là thái tử Bổ Đích (Harijit), con đầu của vua Jaya Simhavarman III hay Indravarman XI (trị vì 1257-1287). Thời kháng Nguyên, vua Jaya Simhavarman III đã già, Bổ Đích nắm trọng trách điều khiển việc nước, và đã chỉ huy quân Chiêm đẩy lui lực lượng của Toa Đô (Sogatu). 
Trong cuộc gặp gỡ với vua Chế Mân, Trần Nhân Tông hứa gả con gái mình là công chúa Huyền Trân cho Chế Mân. Có thể lúc đó Trần Nhân Tông muốn làm cho nền bang giao giữa hai nước Việt Chiêm bền vững qua cuộc hôn nhân nầy. Lời hứa của thượng hoàng Trần Nhân Tông gặp nhiều phản bác về phía triều đình nước ta. Thời đó, quan niệm khắc khe về phân biệt chủng tộc đã khiến cho các quan và cả Trần Anh Tông, vị vua đương triều, ngăn trở cuộc hôn nhân nầy. 
Mãi đến khi Chế Mân quyết định tặng hai châu Ô và Rí (Lý) ở phía bắc Chiêm Thành làm sính lễ, Trần Anh Tông mới nhận lời, và lễ cưới diễn ra năm 1306 (bính ngọ). Năm 1307 (đinh mùi), Trần Anh Tông đổi châu Ô thành Thuận Châu [Thuận = theo, theo lẽ phải], châu Lý thành Hóa Châu [Hóa = thay đổi, dạy dỗ]. So với ngày nay, Thuận Châu từ phía nam tỉnh Quảng Trị và phía bắc tỉnh Thừa Thiên ngày nay; Hóa Châu gồm phần còn lại của tỉnh Thừa Thiên và phía bắc tỉnh Quảng Nam ngày nay; diện tích tổng cộng vùng đất nầy khoảng 10.000 km2. 
Huyền Trân được vua Chế Mân phong tước hoàng hậu Paramecvari. Đám cưới được hơn một năm, Chế Mân từ trần (1307). Vua Trần Anh Tông thương em, sợ Huyền Trân bị đưa lên giàn hỏa thiêu chết theo chồng trong tục lệ Chiêm Thành,(1) nên nhà vua cho tướng Trần Khắc Chung (tức Đỗ Khắc Chung) sang Chiêm lấy cớ viếng tang, rồi lập mưu đưa Huyền Trân và con là Đa Da trở về Đại Việt.(2) Theo Đại Nam nhất thống chí, quyển 16 viết về tỉnh Nam Định, sau khi trở về nước, Huyền Trân công chúa đã đến tu ở chùa Nộn Sơn, xã Hổ Sơn, huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Sách nầy không cho biết chính xác thời điểm công chúa đi tu, nghĩa là công chúa đã đi tu ngay khi về nước hay sau khi đã về già?(3) Số phận hoàng tử Đa Da không được sử sách nhắc đến. 
Cuộc hôn nhân Huyền Trân và Chế Mân tượng trưng cho sự phát triển một cách hòa thuận về phương nam theo truyền thống sống cùng và để người khác cùng sống của người Việt. Sự hy sinh của công chúa Huyền Trân đã được một tác giả vô danh đề cao trong một bài ca Huế theo điệu nam bình rất được truyền tụng cho đến ngày nay: 
Nước non ngàn dặm ra đi, mối tình chi, 
Mượn màu son phấn, đền nợ Ô Ly, 
Đắng cay vì, đương độ xuân thì, 
Số lao đao hay nợ duyên gì? 
Má hồng da tuyết, quyết liều như hoa tàn trăng khuyết, 
Vàng lộn với chì, 
Khúc ly ca cớ sao mà mường tượng Nghê thường! 
Thấy chim hồng nhạn bay đi, tình tha thiết. 
Bóng dương hoa quỳ 
Nhắn một lời Mân quân, nay chuyện mà như nguyện, 
Đặng vài phân, vì lợi cho dân, 
Tình đem lại mà cân, 
Đắng cay trăm phần...(4)
Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỬ MỞ NƯỚC
Reply #15 - 19. Jul 2006 , 05:01
 
3.- CÔNG CHÚA NGỌC KHOA  
Như trên đã viết, Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên có bốn cô con gái. Hai người lớn nhất và trẻ nhất có chồng Việt. Người thứ nhì là công chúa Ngọc Vạn kết hôn với vua Chân Lạp. Vậy số phận cô công chúa thứ ba tên là Nguyễn Phúc Ngọc Khoa như thế nào mà trong Đại Nam liệt truyện tiền biên, tiểu truyện của Ngọc Khoa cũng đề là „khuyết truyện“ ?  
May thay, sách Nguyễn Phúc tộc thế phả, do chính Hội Đồng Nguyễn Phúc tộc viết lại, đã chép rằng:"...Năm tân mùi [1631] bà [Ngọc Khoa] được đức Hy Tông [Sãi Vương] gả cho vua Chiêm Thành là Pôrômê. Nhờ có cuộc hôn phối nầy mà tình giao hảo giữa hai nước Việt Chiêm được tốt đẹp (7)  
Vấn đề không đơn giản chỉ là tình giao hảo giữa hai nước, mà lý do cuộc hôn nhân nầy còn sâu xa hơn nhiều.  
Thứ nhất, chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc vừa mới bùng nổ năm đinh mão (1627) tại vùng Bố Chính (Quảng Bình ngày nay).  
Thứ nhì, năm 1629, lưu thủ Phú Yên là Văn Phong (không biết họ) liên kết vơi người Chiêm Thành nổi lên chống lại chúa Nguyễn. Sãi Vương liền cử Phó tướng Nguyễn Hữu Vinh, chồng của công chúa Ngọc Liên, đem quân dẹp yên, và đổi phủ Phú Yên thành dinh Trấn Biên.( Sãi Vương rất lo ngại nếu ở phía nam, Chiêm Thành mở cuộc chiến tranh chống chúa Nguyễn thì ông sẽ lâm vào tình trạng“lưỡng đầu thọ địch“.  
Thứ ba, vào cuối thế kỷ 16, người Chiêm Thành thường buôn bán với người Bồ Đào Nha ở Macao, thuộc địa của Bồ trên đất Trung Hoa. Thương thuyền Bồ Đào Nha hay ghé buôn bán trao đổi với người Chiêm ở các hải cảng Cam Ranh và Phan Rang.(9) Do đó, nếu triều đình Chiêm Thành liên kết với người Bồ Đào Nha để chống lại Đại Việt, thì thật là nguy hiểm chẳng những cho chúa Nguyễn và nguy hiểm cho cả nước ta. Điều nầy làm cho chúa Nguyễn lo ngại, nhất là khi Pô Ro mê là một người anh hùng, lên làm vua Chiêm Thành (trị vì 1627-1651).(10)  
Có thể vì các nguyên nhân trên, Sãi Vương quyết định phải dàn xếp với Chiêm Thành, và đưa đến cuộc hôn nhân hòa hiếu Việt Chiêm năm 1631 giữa Ngọc Khoa, con của Sãi Vương, với vua Chiêm là Poromê, nhắm rút ngòi nổ của phía Chiêm Thành, bảo đảm an ninh mặt nam.  
Các sách tây phương ghi nhận rằng không hiểu vì sao, sau năm 1639 thì cuộc giao thương giữa Chiêm Thành và người Bồ Đào Nha không còn được nghe nói đến nữa.(11) Phải chăng việc nầy là hậu quả của chuyện công chúa Ngọc Khoa sang làm hoàng hậu Chiêm Thành tám năm trước đó (1631)?  
Sử sách không ghi lại là bà Ngọc Khoa đã làm những gì ở triều đình Chiêm Thành, chỉ biết rằng truyền thuyết cũng như tục ngữ Chiêm Thành đều có ý trách cứ, nếu không muốn nói là phẫn nộ, cho rằng bà Ngọc Khoa đã làm cho vua Pô Ro mê trở nên mê muội và khiến cho nước Chiêm sụp đổ.  
Trong sách Dân tộc Chàm lược sử, hai ông Dohamide và Dorohiem cho biết theo lời của một vị "Pô Thea", người phụ trách giữ tháp Pô Ro mê, kể cho tác giả E. Aymonier câu chuyện rằng vua Pô Ro mê có ba vợ. Bà vợ đầu là Bia Thanh Chih, con của vị vua tiền nhiệm đã truyền ngôi cho Pô Ro mê. Bà nầy không có con. Pô Ro mê cưới người vợ thứ nhì là một cô gái gốc Ra đê, tên là Bia Thanh Chanh. Bà nầy sinh được một công chúa, sau gả cho hoàng thân Phik Chơk. Hoàng thân Phik Chơk lại "liên kết với vua Yuôn [chỉ người Việt] và cho triều đình Huế rõ nhược điểm trong tâm tánh của Pô Ro mê: sự yếu đuối trước sắc đẹp mỹ nhân. Vua Yuôn đã cho một công chúa thật đẹp giả dạng làm khách thương sang nước Chàm. Do sự sắp xếp khéo léo, tin tức về nữ khách thương duyên dáng ngoại bang nầy đến tai Pô Ro mê, nên Pô Ro mê đã cho dời đến và khi vừa thấy mặt thì đã phải lòng ngay. Người Chàm gọi vị công chúa Yuôn nầy là Bia Ut hay Nữ Hoàng Ut cũng thế. (12)  
Theo truyền thuyết Chiêm Thành, bà Ngọc Khoa hay Bia Ut đã dùng sắc đẹp mê hoặc Pô Ro mê, khiến ông chặt bỏ cây "kraik", biểu tượng thiêng liêng của vương quốc Chiêm Thành, vì vậy sau đó vương quốc nầy sụp đổ.(13) Dân chúng Chàm thường truyền tụng câu đố: "Ô hay ngài linh thiêng, rước vợ từ kinh, lim ngài mất ứng."(Sanak jak po ginrơh patrai, tok kamei Ywơn mưrai kraik po lihik ginrơh). Ngoài ra, người Chàm còn dùng tên bà Bia Ut trong một câu thành ngữ để mỉa mai những phụ nữ béo mập: "Béo như bà Ut " (Limuk you Bia Ut).(14)  
Ngoài việc thần linh hóa câu chuyện, truyền thuyết trên đây đã phản ảnh một phần sự thật lịch sử, đó là nước Chiêm Thành, một lần nữa suy yếu hẳn đi sau cuộc hôn nhân Việt Chiêm năm 1631, nhờ đó, người Việt nhanh chóng vượt qua Chiêm Thành, xuống đồng bằng sông Cửu Long.  
Như thế, hai công chúa Ngọc Khoa và Ngọc Vạn, tuy không chính thức đem lại đất đai về cho đất nước như công chúa Huyền Trân, nhưng cả hai đều đã mở đường cho cuộc Nam tiến, và quả thật khoảng một thế kỷ sau đó, chúa Nguyễn đã mở rộng biên cương về phía nam như địa hình nước Việt ngày nay.  
Trong lịch sử, những chiến công oanh liệt để bảo vệ đất nước và mở nước ở dạng bùng nổ luôn luôn được ghi nhận đầy đủ, nhưng những cuộc mở nước âm thầm như việc làm của các bậc nữ lưu trên đây ít được chú ý đến. Thi sĩ Pierre Corneille (Pháp, 1606-1684), trong kịch phẩm cổ điển Le Cid, đã viết: „A vaincre sans péril, on triomphe sans gloire“ (Chiến thắng không gian nguy thì khải hoàn không vinh dự). Tuy nhiên những cuộc mở nước êm đềm, không tốn xương máu của dân tộc, thì chỉ có những bậc nữ lưu can đảm và anh hùng như trên mới có thể thực hiện.  
 
TRẦN GIA PHỤNG


CHÚ THÍCH:  
1. Nghi lễ vợ hỏa thiêu theo chồng trong Ấn giáo gọi là trà tỳ (suttee), còn thịnh hành ở Ấn Độ cho đến khi người Anh cai trị và bãi bỏ vào năm 1829.  
2. Đại Việt sử ký toàn thư [chữ Nho], Hà Nội: bản dịch Nxb. Khoa học Xã hội, 1993, tập 2, tr. 91.  
3. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, bản dịch tập 3 của Viện Sử học, Huế: Nxb. Thuận Hoá tái bản, 1997, tr. 358.  
4. Phạm Văn Sơn, Việt sử tân biên, Trần Lê thời đại [Quyển 2], Nxb. Văn Hữu Á Châu, Sài Gòn, 1959, tt. 272-273.  
5. Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc tộc, Nguyễn Phúc tộc thế phả, Huế: Nx. Thuận Hóa, 1995, tt. 113-114, 126. Trần Trọng Kim trong VNSL bỏ qua sự kiện nầy. Trong Việt sử xứ Đàng Trong, Phan Khoang chép việc nầy nhưng không đưa tên công chúa Ngọc Vạn. Trong phần chú thích, ông viết : "Việc nầy sử ta đều không chép, có lẽ các sử thần nhà Nguyễn cho là việc không đẹp nên giấu đi chăng? " Sau đó, Phan Khoang cẩn án rằng: "...Xem Liệt truyện tiền biên, mục công chúa, thấy chúa Hy Tông có bốn con gái, hai nàng Ngọc Liên và Ngọc Đảnh thì có chép rõ sự tích chồng con, còn hai nàng Ngọc Vạn, Ngọc Khoa thì chép là "khuyết truyện", nghĩa là không rõ tiểu truyện, tức là không biết chồng con như thế nào. Vậy người gả cho vua Chey Chetta II phải là Ngọc Vạn hay Ngọc Khoa." (Phan Khoang, Việt sử xứ Đàng Trong [Sài Gòn], Houston: Nxb. Xuân Thu tái bản không đề năm, gồm 2 quyển thượng và hạ, đánh số trang xuyên suốt từ q. thượng qua q. hạ, tt. 400-401) Phan Khoang có lý khi viết như vậy. Về khu dinh điền, sách Thế phả (tr. 113) nói vùng Mô Xoài (Bà Rịa ngày nay). Sách của Phan Khoang (trang 401) viết là Prey Kôr tức Sài Côn hay Sài Gòn ngày nay, nhưng dựa vào lời tấu trình của Nguyễn Cư Trinh năm 1755, nói rằng người Việt vào Hưng Phước, Đồng Nai (nói chung là Phước Long), rồi mới đến Sài Côn, vậy Thế phả đúng.  
6. Phan Khoang, "Cuộc tranh giành ảnh hưởng ở nước Chân Lạp giữa Tiêm La và các chúa Nguyễn" , đăng trên tập sang Sử Địa, số 14, Sài Gòn: 1969, tr. 78. Phan Khoang dựa vào tài liệu của người Pháp viết như trên. Các sách trước đây chép rằng Nặc Ông Chân chịu thần phục nên được Hiền Vương cho đưa về nước tiếp tục cai trị.  
7. Thế phả, sđd. tr. 126.  
8. Trấn Biên: thường được dùng để đặt tên cho những dinh vùng biên giới. Khi biên giới được mở rộng, dinh Trấn Biên xuống đến vùng Biên Hòa ngày nay. Nguyễn Phúc Vinh: tên thật là Mạc Cảnh Vinh, con của Mạc Cảnh Huống, có vợ là Nguyễn Phúc Ngọc Liên, con gái đầu của Sãi Vương, nên được đổi qua quốc tính là Nguyễn Phúc.  
9. Pierre Bernard Lafont, "On the Relations Between Champa and Southeast Asia", đăng trong sách Proceedings of the Seminar on Champa, gồm những bài thuyết trình trong cuộc hội thảo quốc tế về Chiêm Thành tại đại học Copenhagen (Đan Mạch) ngày 23-5-1987. Sách nầy nguyên bản bằng Pháp văn, do Hội Nghiên cứu Lịch sử và Văn hóa Bán đảo Đông Dương, Paris ấn hành năm 1988, đã được giáo sư Huỳnh Đình Tế dịch sang Anh văn, ấn hành tại California, Nxb. Southeast Asia Community Resource Center (viết tắt SACRC), 1994, tr. 73.  
10. Pô Ro mê là một vị vua anh hùng của Chiêm Thành, cai trị khá lâu nước nầy trong thời gian 24 năm (1627-1651). "Với những chiến công hiển hách được tô thêm nhiều chi tiết huyền thoại, Pô Ro mê đã được người dân Chàm thần linh hóa..." (Dohamide và Dorohiem, Dân tộc Chàm lược sử, Sài Gòn: 1965. tr. 147.)  
11. Pierre Bernard Lafont, bđd., sđd. tr. 73.  
12. Dohamide và Doroheim, sđd. tr. 149.  
13. Ngô Văn Doanh, Tháp cổ Chămpa, Sự thật & Huyền thoại, Hà Nội: Nxb Văn hóa Thông tin, 1994, tt. 187-196.  
14. Inrasara, Văn học dân gian Chăm, tục ngữ - thành ngữ - câu đố, TpHCM: Nxb. Văn hóa Dân tộc, 1995, tr. 201, 230. [Tác giả Insara có tên Việt là Phú Trạm.]  


Back to top
« Last Edit: 21. Aug 2006 , 12:41 by LAM SON »  

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re:  NHỮNG NỬ ANH THƯ  CUẢ ĐẤT NƯỚC V
Reply #16 - 03. Aug 2006 , 23:56
 
Cuộc Khởi Nghĩa Của Hai Bà Trưng


(bài của GS Nguyễn Lý-Tưởng)


Người Việt Nam chúng ta từ ngàn xưa đã có truyền thống tôn sùng các bậc anh hùng đánh đuổi xâm lăng, giải phóng dân tộc. Trong các anh hùng của dân tộc Việt Nam, thì Hai Bà Trưng và Trần Hưng Đạo đã được xem như các bậc thần thánh và được người dân lập đền thờ, có Hội Đền Đức Thánh Trần, Hội Đền Hai Bà Trưng. Sự sùng bái của nhân dân đối với các Ngài đã đi quá giới hạn bình thường, với niềm tin và sinh hoạt đặc biệt chẳng khác gì các tôn giáo. Tuy nhiên, với tư cách một người nghiên cứu sử học, chúng tôi có nhiệm vụ đi tìm sự thật lịch sử khách quan, gạt ra ngoài những tình cảm và sự sùng kính đặc biệt như đã có từ lâu đời trong dân tộc chúng ta. Nhân ngày kỷ niệm Hai Bà Trưng, chúng tôi xin cống hiến quý vị độc giả những tài liệu lịch sử vốn rất quen thuộc với những nhà nghiên cứu lịch sử xưa nay, nhưng cũng có thể là mới mẻ đối với một số người vì không thuộc lãnh vực chuyên môn của họ.
1. Nước Lạc Việt
Trong các sách cổ của Trung Hoa có nói đến một dân tộc gọi là Lạc Việt. Hậu Hán Thư, quyển 54, phần nói về Mã Viện, danh tướng của nhà Hán, có chép rằng: “Viện hảo kỵ, thiện biệt danh Mã, chinh Giao Chỉ, đắc Lạc Việt đồng cổ, nải chú vi mã thức” (Viện cưỡi ngựa giỏi, nên có biệt danh là Mã, khi sang đánh Giao Chỉ, ông đã lấy được trống đồng của người Lạc Việt, đem đúc thành con ngựa). Thế kỷ thứ 6, có một người tên Lệ Đào Nguyên, đã từng đến đất Lạc Việt xưa (vùng Mê Linh) và đã ghi lại những điều nghe thấy qua sách Thủy Kinh Chú như chuyện Trưng Trắc, Trưng Nhị, v.v...Lệ Đào Nguyên cũng có nhắc đến một sách cổ tên là “Giao Châu ngoại vực ký”. Sách nầy được sử gia Pháp là Aurousseau cho rằng có thể do Cố Vi vào đời nhà Tấn (205- 420), trong đó có một đoạn nói đến đời sống của dân Lạc Việt như sau:“ Giao Chỉ tích hữu quận, huyện chi thời, thổ địa hữu Lạc Điền. Kỳ điền tòng thủy triều thượng hạ. Dân khẩn thực kỳ điền, nhân các vị Lạc dân. Thiết Lạc vương, Lạc hầu, chủ chư quận huyện. Đa vi Lạc tướng, đồng ấn thanh thụ” (Lệ Đào Nguyên, Thủy Kinh Chú, quyển 7, tờ 4b), dịch nghĩa: “Ngày xưa khi đất Giao Chỉ chưa trở thành quận, huyện của nhà Hán, ở đó có ruộng gọi là ruộng Lạc. Ruộng đó tùy theo nước thủy triều lên xuống (ruộng ngập nước), dân khai khẩn ruộng đó nên gọi là ruộng Lạc. Họ lập ra các chức Lạc vương, Lạc hầu để làm chủ các huyện. Có nhiều Lạc tướng có ấn đồng lụa xanh”. Tư Mã Trinh khi chú giải Sử Ký của Tư Mã Thiên có nhắc đến một sách khác của họ Đào là “Quảng Châu Ký” trong đó có nói đến đời sống của dân Lạc. Lê Tắc, trong An Nam Chí Lược (viết vào khoảng năm 1333) trang 24 cũng có nhắc đến đời sống của dân Lạc...Thế kỷ 15, Ngô Sĩ Liên, trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư cũng nhắc đến Lạc vương, Lạc hầu, Lạc tướng...Thế kỷ 17, Cao Hùng Trưng, trong “An Nam Chí Nguyên” và thế kỷ 19, sách “Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục” cũng nhắc lại chi tiết đó...Nhiều học giả cho rằng các sách nầy đều lấy lại tài liệu của “Giao Châu ngoại vực ký” nói trên vì tất cả các tác giả đều lặp lại những chi tiết mà sách Giao Châu Ngoại Vực Ký đã nói đến. Qua đoạn văn trên chúng ta biết được dân lạc Việt đã có đời sống nông nghiệp, biết khai thác ruộng ngập nước (ruộng Lạc), họ có vua gọi là Lạc vương và dưới vua có Lạc hầu, Lạc tướng...Vua cấp cho các tướng con dấu bằng đồng, có giải lụa xanh,v.v... hoặc là các tướng tự đúc ra con dấu bằng đồng, có giải lụa xanh. Như vậy thời đó họ đã dệt được lụa hoặc mua lụa của người Trung Hoa (nhà Tần nổi tiếng về tơ lụa). Xã hội thời đó đã có tổ chức, kinh tế phát triển và họ cũng có luật pháp riêng. Theo Phạm Việp, tác giả Hậu Hán Thư, thì: “Luật của người Lạc Việt và luật của nhà Hán khác nhau đến mười điều vì thế Mã Viện phải giải thích luật pháp cũ cho họ và bắt họ từ này về sau phải tuân giữ” (Hậu Hán Thư, quyển 54, trang 747, cột 2: “Điều tấu Việt luật dữ Hán luật bác giả thập dư sự. Dữ Việt nhân minh cựu chế dĩ ước thúc chi, tự hậu Lạc Việt cử hành Mã tướng quân cổ sự”).
Những chi tiết trên đây là hình ảnh của dân Lạc Việt trước khi bị người Trung Hoa xâm chiếm, thế kỷ thứ I trước Công nguyên. Sử liệu có sớm nhất cũng xuất hiện vào thế kỷ thứ IV, nghĩa là sau các biến cố nói trên mấy trăm năm và do người Trung Hoa ghi chép. Sử gia Việt Nam khi nói về thời kỳ nầy cũng dựa vào sử sách của Trung Hoa là chính. Khi viết về người Lạc Việt người Trung Hoa dùng Hán tự để phiên âm những tên người, tên đất hoặc diễn tả ý nghĩa của sự việc. Do đó những từ “Lạc vương”, “Lạc hầu”, “Lạc tướng” là ngôn ngữ của Trung Hoa chỉ các chức vụ của người Trung Hoa tương đương với chức vụ của người Lạc Việt.
Nói tóm lại, người Lạc Việt đã có một xã hội, có tổ chức, có người lãnh đạo, có luật pháp, có văn hóa nghệ thuật, kinh tế phát triển so với các dân tộc khác cùng thời. (Ở đây, chúng tôi xin lưu ý một điều: Người Mường và người Việt ở miền Trung từ Nghệ An vào đến Quảng Trị là vùng đất cổ của tổ tiên chúng ta trước thế kỷ thứ 10, thường phát âm chữ “Nước” thành chữ “Nác” (nước uống). Chữ nầy rất gần với “Ruộng Nước”, “Ruộng Nác”, chúng tôi nghĩ rằng người Trung Hoa đã phiên âm chữ “Nác” thành chữ Lạc có nghĩa là một dân tộc chuyên làm ruộng nước, cấy lúa trên ruộng ngập nước chứ không gieo hạt lúa trên nương rẫy. Đó là điểm đặc biệt của người phương Nam khác với người phương Bắc (Bắc kinh).
2. Chính Sách Thực Dân Của Nhà Tần
(221-206 trước Công Nguyên): Triệu Đà Và Nước Nam Việt
(Danh từ “thực dân” được hiểu là đem dân từ nơi nầy đến lập nghiệp nơi khác và không cho họ trở về quê cũ, nơi sinh quán nữa. “Thực” ở đây theo Hán tự có nghĩa là “Trồng” như trồng cây). Sau khi Lữ Chính diệt được 6 nước nhỏ (lục quốc), thống nhất thành một nước lớn và lên ngôi tức Tần Thủy Hoàng (221-206 trước Công Nguyên). Nhà Tần có một chính sách thực dân rất quy mô. Sử gia Tư Mã Thiên (thế kỷ thứ I trước Công Nguyên) đã cho chúng ta biết một số chi tiết về chính sách đó như sau:“Năm thứ 33 đời Tần Thủy Hoàng (tức năm 214 trước Công Nguyên), vua bắt tất cả những kẻ lang thang vô thừa nhận, bọn ăn dưng ở nể và bọn con buôn đi chiếm đất Lục Lương. Ông lập ra các quận Quế Lâm, Nam Hải và Tượng Quận, và đày những người có tội đến ở để giữ” (Sử Ký, quyển 6, tr. 25, cột 2). Đạo quân thực dân thời Triệu Đà từ phương Bắc đến trong đó có cả lính tráng và dân thường lên đến nửa triệu người. Để thực hiện chính sách đó, nhà Tần cho đào sông, bắc cầu, xẻ núi, mở đường, sai Sử Lộc chế ra lâu thuyền để vận tải hàng hóa, binh khí...Bọn người nầy vượt Ngũ Lĩnh đi về phương Nam, chiếm đất mới và lập nghiệp ở đó, không trở về. Khi chiếm được đất rồi, họ cho những người nầy đến ở lẫn lộn với người Lạc Việt. Sách Sử Ký đã dùng chữ “tạp xư”(ở lẫn lộn) cho thấy chính sách đồng hóa thâm độc của nhà Tần. Nhưng người Lạc Việt chống lại chính sách đó bằng cách trốn vào rừng, bất hợp tác. Trong sách “Nhân Gian Huân”, quyển 18, tờ 18, Lưu Ẩn cho biết thêm một chi tiết sau đây:“Tất cả người Lạc Việt rút vào rừng rậm, sống chung với cầm thú chứ không chịu làm tôi nhà Tần” Việt nhân nhập tùng bạc trung dữ cầm thú xử, mạc khẳng vi Tần lỗ). Sử Ký của Tư Mã Thiên, quyển 118 trang 260 còn ghi lại một chi tiết như sau:“Triệu Đà đã sai sứ mang thư về cho vua Tần xin gởi đến cho ông ba vạn đàn bà góa chồng hoặc con gái ế chồng để cho lính của ông cưới làm vợ” (Sử nhân thượng thư cầu nữ vô giá giả tam vạn nhân dĩ vi sĩ tốt y bố). Điều đó chứng minh rằng không những người Lạc Việt tìm cách xa lánh người Tàu, mà chính người Tàu cũng không muốn làm bà con với người Lạc Việt. Cũng có thể vì trình độ văn hóa, văn minh của hai giống người đó quá chênh lệnh, khó hòa đồng được. Sự hiện diện của ba vạn đàn bà, con gái góa, hoặc ế chồng vào thời đó đã thành lập được ba vạn gia đình và họ sinh con đẻ cháu từ thế hệ nầy qua thế hệ khác đã tạo nên con số đông đảo người phương Bắc tại vùng đất của người Lạc Việt. Trong số những tướng của nhà Tần sai đi thực hiện cuộc Nam tiến có quan Đồ Thư, Nhâm Ngao và Triệu Đà...là những người được sử sách nhắc đến nhiều nhất. Đồ Thư đem quân đến đánh nước Âu Lạc, buộc Thục Phan phải khuất phục nhà Tần. Nhưng sau đó, nhà Tần suy yếu, dân Âu Lạc nổi dậy giết Đồ Thư, giành lại độc lập. Quan nhà Tần ở quận Nam Hải là Nhâm Ngao muốn đem quân lấy lại đất Âu Lạc, nhưng việc chưa thành thì bị bệnh mất. Trước khi chết, ông trao quyền lại cho Triệu Đà. Lúc bấy giờ Triệu Đà đang trấn giữ đất Long Xuyên được kiêm chức Lệnh Úy Nam Hải. Năm 208 trước Công nguyên, Triệu Đà đem quân đánh nước Âu Lạc củaAn Dương Vương (Thục Phán) lập ra nước Nam Việt. Sử Ký của Tư Mã Thiên có một chương nói về Triệu Đà rất lý thú. Sau khi Tần Thủy Hoàng mất, nhà Tần suy yếu, xã hội loạn lạc...Lưu Bang diệt được nhà Tần, thắng được Hạng Vũ, thống nhất thiên hạ, lập ra nhà Hán, xưng là Hán Cao Tổ. Trong thời gian đó, Triệu Đà lấy được nước Âu Lạc của Thục Phán, hợp nhất Âu Lạc và Nam Hải thành một nước độc lập gọi là nước Nam Việt, tự xưng làm vua, lập ra nhà Triệu, tức là Triệu Vũ Vương (207-137 trước Công nguyên), đóng đô ở Phiên Ngung (nay thuộc Quảng Châu bên Trung Quốc). Năm 196 trước Công nguyên, Hán Cao Tổ sai sứ là Lục Giả sang Nam Việt kêu gọi Triệu Đà về thần phục nhà Hán. Lúc bấy giờ Triệu Đà làm vua Nam Việt đã được 12 năm rồi và Lưu Bang mới lên ngôi được 11 năm. Triệu Đà tự xem mình là anh hùng trong thiên hạ, sánh ngang với Hán Cao Tổ Lưu Bang, nên khi tiếp sứ nhà Hán ông đã có thái độ ngang nhiên tự đắc. Nhưng Lục Giả cũng đã thuyết phục được Triệu Đà về thần phục nhà Hán vì Triệu Đà vốn là người Tàu, quan của nhà Tần. Về sau, nhân khi Hán Cao Tổ mất, Lữ Hậu chuyên quyền, có sự xích mích biên giới với Triệu Đà nên Triệu Đà tự lập làm Hoàng đế và đem quân đánh chiếm đất của nhà Hán. Từ đó thanh thế của Triệu Đà lừng lẫy và ông đã dùng mọi nghi vệ như vua nhà Hán. Sau khi Lữ Hậu qua đời, Hán Văn Đế lên nối ngôi, lại viết thư qua kêu gọi Triệu Đà thần phục nhà Hán, từ đó Triệu Đà mới chịu từ bỏ đế hiệu. Triệu Đà làm vua nước Nam Việt được 70 năm, thọ 121 tuổi, truyền ngôi cho cháu nội (con của Trọng Thủy) tên là Triệu Hồ, tức Triệu Văn Vương. Văn Vương là người tầm thường, không nối được chí của ông nội là Triệu Đà, nên bị nhà Hán chèn ép. Văn Vương làm vua được 12 năm thì mất (137-125 trước Công nguyên). Con là Anh Tề nối ngôi tức Triệu Minh Vương, được 12 năm (125-113 trước Công nguyên), lấy vợ người Hán là Cù Thị, lập làm Hoàng hậu. Minh Vương chết, con là Hưng nối ngôi tức Triệu Ai Vương (113) được 01 năm thì mất nước. Mẹ là Cù Thị lấy sứ nhà Hán là An Quốc Thiếu Quý và đem nước Nam Việt của Triệu Đà dâng cho nhà Hán. Lữ Gia là tướng của nhà Triệu (nước Nam Việt) giết Cù Thị, Thiếu Quý và Ai Vương, lập Thái tử Kiến Đức con của Minh Vương, mẹ là người Nam Việt, lên làm vua tức Triệu Dương Vương. Được một năm thì vua Hán sai tướng Lộ Bác Đức đem quân đánh lấy Nam Việt, vua và quan của Nam Việt bị giết. Năm 11 trước Công nguyên, nước Nam Việt bị đổi tên là Giao Chỉ bộ, chia làm 9 quận do các quan của nhà Hán cai trị. Từ năm 111 trước Tây lịch cho đến năm 939, Ngô Quyền giành được độc lập, sử gọi là thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất.
3. Anh Hùng Lạc Việt:
Cuộc Khởi Nghĩa Của Trưng Trắc, Trưng Nhị Năm 40

Nước Nam Việt của Triệu Đà bao gồm lãnh thổ của Triệu Đà và lãnh thổ của An Dương Vương Thục Phán trong đó có hai bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt gọi chung là người Việt như đã nói ở phần trên. Sau khi nhà Triệu mất ngôi, nước Nam Việt được đổi thành Giao Chỉ bộ và được chia thành quận huyện đặt dưới quyền cai trị của quan lại nhà Hán. Người Lạc Việt phải chịu nhiều sự áp bức, bất công, nhất là dưới thời Thái thú nhà Hán là Tô Định. Do đó, hai vị nữ anh hùng của Lạc Việt là Trưng Trắc và em là Trưng Nhị đã nổi lên chống lại nhà Hán, diệt Tô Định, đánh đuổi quân xâm lăng ra khỏi đất nước, giành lại độc lập cho dân tộc. Khi đề cập đến biến cố nầy, sử gia Trung Quốc không xem thường những anh hùng của Lạc Việt.
a. Lý Lịch Trưng Trắc Phạm Việp, tác giả Hậu Hán Thư (sử nhà Hán) đã viết về Trưng Trắc, Trưng Nhị với lời lẽ rất cảm phục:“Hựu Giao Chỉ nữ tử Trưng Trắc, cập nữ muội Trưng Nhị phản công đầu kỳ quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, man di giai ứng chi, khấu lược Lĩnh Ngoại lục thập dư thành. Trắc tự lập vi vương” (Hậu hán Thư, quyển 54, trang 747 trong Nhị Thập Ngũ Sử). Dịch:“Ở quận Giao Chỉ, có người đàn bà tên Trưng Trắc và em gái là Trưng Nhị nổi lên làm loạn, đánh phá trong quận. Dân man di ở các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng, cướp phá hơn 60 thành ở vùng Lĩnh Ngoại.Trắc tự xưng làm vua”Theo đoạn văn trên đayHai Bà Trưng nổi lên ở quận Giao Chỉ, phong trào lan rộng ra các nơi và dân man di (chỉ dân Lạc Việt lúc đó) hưởng ứng và cùng nổi lên đánh phá quân Tàu (Hán), chiếm được 60 thành. Không một lãnh tụ nào của các nhóm mà sử Tàu gọi là man di dám xưng vương, ngoại trừ Trưng Trắc. Như vậy, Trưng Trắc là người kiệt hiệt nhất trong số đó. Con số hơn 60 thành trì nói đây, so với hoàn cảnh 1lúc đó, chúng ta có thể hiểu rằng đây không phài là thành trì to lớn như ở Việt nam hay ở Trung Hoa mà chúng ta thấy trước đây. Có thể đây chỉ là những công sự chiến đấu do người phương Bắc (người Hán) xây dựng lên để tự vệ trước sức tấn công của người bản xứ (Lạc Việt). Số người Hán nầy đã di dân đến đất Lạc Việt thời Triệu Đà, theo chính sách thực dân của nhà Tần. Cho đến thời nhà Hán, số người đó càng ngày gia tăng và họ lập được hơn 60 căn cứ gọi là “thành”. b. Chồng Trưng Trắc là Thi Hay Thi Sách? Theo sách Thủy Kinh Chú của Lệ Đào Nguyên, khoảng thế kỷ thứ 6, tác giả đã từng đến vùng Mê Linh, đã ghi lại được những điều nghe thấy như sau:“Châu Diên Lạc tướng tử, danh Thi, sách Mê Linh Lạc tướng nữ, danh Trưng Trắc, vi thê. Trắc vi nhân hữu đảm dũng, tương Thi khởi tặc. Mã Viện tương binh thảo. Trắc, Thi tẩu nhập Cấm Khê” (quyển 37, tờ 6 a). Chúng ta để ý trong Hán văn xưa, không có chấm, phẩy...Tùy theo mạch văn mà ngừng lại cho trọn nghĩa của câu. Trong đoạn văn trên nếu ngừng ở chữ Sách thì câu văn sẽ như sau:“Châu Diên Lạc tướng tử danh Thi Sách”, nghĩa là:“Con trai Lạc tướng huyện Châu Diên tên là Thi Sách”, và câu sau: “Mê Linh Lạc tướng nữ danh Trưng Trắc vi thê”, nghĩa laø:“Con gái Lạc tướng huyện Mê Linh tên là Trưng Trắc là vợ”. Nhưng Thái tử Hiền, con vua Cao Tông nhà Đường, khi bị bà Võ Tắc Thiên đày ra vùng quan ngoại, vào thế kỷ thứ 8, ông đã ngồi đọc lại sách sử và chú thích như sau:“Cứu Triêu Nhất Thanh viết Sách thê do ngôn thú thê” (tra cứu theo Triêu Nhất Thanh thì chữ Sách Thê là cưới vợ). Do đó câu văn trên phải ngừng ở chữ Thi:“Châu Diên Lạc tướng tử danh Thi” (con trai Lạc tướng huyện Châu Diên tên là Thi) và: “Sách Mê Linh Lạc tướng nữ danh Trưng Trắc vi thê” (đi hỏi con gái Lạc tướng huyện Mê Linh tên là Trưng Trắc làm vợ). Đọc tiếp đoạn Hán văn trên, chúng ta thấy: “Trắc vi nhân hữu đảm dũng, tương Thi khởi tặc. Mã Viện tương binh thảo, Trắc, Thi tẩu nhập Cấm Khê”.(Trắc là người có can đảm và dũng lược, cùng với Thi nổi lên làm giặc. Mã Viện đem quân đánh đuổi. Trắc, Thi chạy vào Cấm Khê). Do chỗ sai lầm đó mà về sau các sách sử viết tên chồng của Trưng Trắc là Thi Sách. Sự lầm lẫn nầy khởi từ sử gia Trung Quốc là Phạm Việp trong sách Hậu Hán Thư, quyển 54 trang 747, cột 3, ông viết: “Trưng Trắc giả, Mê Linh Lạc tướng chi nữ giả, giá vi Châu Diên nhân Thi sách thê, thậm hùng dũng”. (Trưng Trắc là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh được gả làm vợ cho một người huyện Châu Diên là Thi Sách, bà rất hùng dũng). Dựa vào đó, các sử gia Việt Nam như Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư hoặc Lý Tế Xuyên trong Việt Điện U Linh Tập (một chuyện hoang đường) cũng gọi chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách, họ đều trích dẫn từ sách hậu hán Thư của Phạm Việp, nhưng họ không để ý đến phần chú thích của Thái tử Hiền ở phần cuối sách. Từ đó mới xuất hiện tên Thi Sách trong lịch sử. Cho đến nay, không ai có thể đính chính được ngoại trừ nah nước ra lệnh sửa lại điều sai lầm đó trong sách vở. c.Nguyên Nhân Cuộc Khởi Nghĩa:
Vì Thù Chồng Hay Vì Lý Do Chính Trị?
Theo sử Việt Nam mà chúng ta học từ nhỏ thì Trưng Trắc nổi lên đánh đuổi quân Tàu vì chồng bà là Thi sách bị Thái thú nhà Hán là Tô Định giết. Điều đó có đúng hay không? Lý do đó có thể vận động dân chúng căm hờn cùng đứng lên đánh đuổi xâm lăng được hay không?
Vào thế kỷ thứ 8, khi chú thích hậu Hán Thư của Phạm Việp, Thái tử Hiền có nói đến một chi tiết khác, chúng tôi cho đó là một yếu tố rất quan trọng, là nguyên nhân đưa đến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Ông viết: “Giao Chỉ Thái thú Tô Định, dĩ pháp thằng chi, Trắc oán nộ, cố phản”. (Thái thú Giao Chỉ là Tô Định lấy luật pháp mà ràng buộc, nên Trắc tức giận, chống lại) (Chữ “thằng” là sợi giây, cũng có nghĩa là cột buộc).
Qua chi tiết trên đây, chúng ta thấy rằng Trưng Trắc là người Lạc Việt, một giống người bản xứ, có phong tục tập quán riêng. Khi Tô Định đến cai trị dân nầy, ông đã đem luật pháp của người Hán (Tàu) bắt dân Lạc Việt phải thi hành. Việc đó có thể đụng chạm đến cả tín ngưỡng của họ nữa. Đó là điều rất dễ gây căm phẫn trong nhân dân. Đó là chưa kể chính sách bóc lột về mặt kinh tế đối với họ. Cả Hậu Hán Thư và Thủy Kinh Chú đều nói rằng: Trắc cùng với Thi nổi lên làm giặc và khi bị Mã Viện đánh đuổi thì cả hai người chạy vào Cấm Khê. Vậy khi Trưng Trắc khởi nghĩa thì chồng bà là Thi vẫn còn sống và cùng chiến đấu bên cạnh bà. Lý do khởi nghĩa là vì quyền lợi dân tộc và được cả dân tộc làm hậu thuẫn chứ không phải vì báo thù chồng. Có thể về sau người chồng bị chết dưới tay quân thù, nhưng giai đoạn đầu chồng vẫn còn sống. Lý do vì chống lại chế độ, chống lại luật pháp hà khắc nên Trưng Trắc khởi nghĩa đã được chứng minh bằng sự thay đổi chính sách cai trị của nhà Hán sau khi Mã Viện thắng được Trưng Trắc. Việc cử Mã Viện là một tướng già, bách chiến bách thắng và được gọi là “phục ba tướng quân” (vị tướng làm cho sóng gió phải yên lặng) qua đánh Trưng Trắc chứng tỏ tầm mức quan trọng của cuộc chiến. Mã Viện không những là một tướng có tài về quân sự mà còn là một tướng có tài về chính trị. Ông cùng Phó tướng là Lưu Long, Lâu thuyền tướng quân Đoàn Chí với một lực lượng hai vạn quân. Đến Hợp Phố, Đoàn Chí bị bệnh chết nên ông phải gánh vác trách nhiệm nặng nề hơn. Ngoài ra, ông còn tuyển thêm 12.000 quân tại Giao Chỉ nữa và phải mở đường, xẻ núi, phá rừng mà đi. Lúc bấy giờ phong trào chống đối người Tàu lan rộng rất nhanh. Chỉ trong một thời gian ngắn mà cả một vùng rộng lớn gồm các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều nổi dậy. Không cần tổ chức lãnh đạo, dân các nơi đều hưởng ứng, chứng tỏ cuộc khởi nghĩa hợp lòng dân. Hậu Hán Thư, quyển 54 trang 747 (trong Nhị Thập Ngũ Sử) chép:“Thập bát niên, Xuân, quân chí Lãng Bạc, dữ tặc chiến, phá chi, trảm thù sổ thiên, cập hàng giả vạn dư nhân. Viện truy Trưng Trắc đẳng, chí Cấm Khê, sổ bại chi, giặc toại tán tẩu” ( Năm thứ 18 -hiệu Kiến Vũ nhà Hán- tức năm 42, mùa Xuân, quân đi đến vùng Lãng Bạc, cùng giặc đánh nhau, phá được chúng, chém đầu cả ngàn tên, bọn ra hàng có đến cả vạn. Viện đuổi theo bọn Trưng Trắc đến Cấm Khê, giặc bị thua liền mấy trận, bỏ chạy tán loạn). Mã Viện còn đuổi theo dư đảng của Trưng Trắc đến tận Cửu Chân, giết được hơn 5.000 người nữa. Vừa đánh, vừa cũng cố, đến huyện nào Viện cũng xây thành đắp lũy, tổ chức lại đơn vị hành chánh, dạy cho dân biết canh tác làm ăn. Sau đó mới giải thích cho dân hiểu luật pháp, dân mới dần dần nghe theo lời ông. Những quan của nhà hán cử sang cai trị dân Lạc Việt sau vụ Trưng Trắc đều ra sức giáo hóa dân, dạy cho dân biết cày cấy, biết lễ nghĩa. Trước thời Tô Định cũng đã có hai quan Thái thú có tiếng tốt đối với dân, đó là Tích Quang ở quận Giao Chỉ và Nhâm Diên ở quận Cửu Chân. Phần nói về Nhâm Diên trong sách Hậu Hán Thư cho biết dân Giao Chỉ thích săn bắn chứ không biết dùng bò để cày. Dân Cửu Chân thì đốt cỏ rồi gieo giống làm ruộng. Nhâm Diên truyền đúc các thứ điền khí (lưỡi cày, lưỡi cuốc,v.v...) dạy cho dân cày bừa, khẩn ruộng để trồng chọt. Dân lạc Việt thời đó không biết cưới hỏi như người Hán. Họ không quen sống chung với nhau, nên không biết đạo cha con, đạo vợ chồng. Nhâm Diên phải gởi thư đi các huyện thuộc quyền ông truyền cho đàn ông từ 20 tuổi đến 50 tuổi, đàn bà từ 15 đến 40 tuổi phải tùy tuổi tác mà cưới hỏi nhau..cùng một lúc có đến 2.000 người tổ chức cưới hỏi...năm đó trời cho mưa thuận gió hòa, lúa má được mùa, dân đẻ con ra biết họ biết dòng...có người lấy tên Nhâm đạt cho con để tỏ lòng biết ơn...Những việc này xảy ra vào năm 29 đời Kiến Vũ nhà Hán, trước khi Tô Định đến cai trị Giao Chỉ. Vì Tô Định không chịu cai trị dân theo chính sách của các vị tiền nhiệm mà lại quá hà khắc nên dân nổi loạn. Sử Tàu nói rõ lý do của cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là vì chế độ hà khắc, nhưng sử gia Việt Nam lại gom cả hai làm một: vừa thù chồng, vừa chống chính sách. Đọc đoạn văn sau đây của Ngô Sĩ Liên, chúng ta thấy rõ điều đó:“Canh Tý nguyên niên, Hán Kiến Vũ thập lục niên, Xuân, nhị nguyệt, vương khổ Thái thú Tô Định thằng dĩ chính, cập thù Định sát kỳ phu, nải dữ kỳ muội Nhị, cử binh công hãm châu trị” (Năm Canh Tý (40) năm đầu, năm thứ 16 hiệu Kiến Vũ nhà Hán, mùa Xuân, tháng Hai. Vương đau lòng vì Tô Định lấy chính pháp ràng buộc, lại căm thù vì Định đã giết mất chồng, bèn cùng em gái là Nhị cử binh đánh phá châu trị). Theo ý của câu trên thì chồng phải bị giết trước khi khởi nghĩa, vừa thù chồng, vừa nợ nước! Trong phần nói về Mã Viện (Mã Viện liệt truyện), sử gia Tàu đã nói đến Trưng Trắc vì có liên quan đến công trạng của Mã Viện. Nhờ chỗ có liên quan đó mà dời sau mới biết đến Trưng Trắc. Nếu sử Tàu khôgn nói đến thì sử gia Việt Nam như Ngô Sĩ Liên khó mà có tài liệu để viết lại thời quá khứ. Sử Tàu nói rõ Trưng Trắc cùng chồng nổi lên đánh đuổi Tô Định. Vậy không phải vì thù chồng mà Trưng Trắc nổi dậy. Đưa yếu tố thù chồng vào sử sách đã làm lu mờ chính nghĩa vì dân tộc của cuộc khởi nghĩa của Trưng Trắc đi.
d. Cái Chết Của Trưng Trắc
Sử Việt mà chúng ta học từ bậc tiểu học nói rằng Trưng Trắc, Trưng Nhị nhảy xuống sông Hát (Hát giang) tự tử. Và chúng ta có bài “dòng sông Hát...” ca tụng cái chết bất khuất của hai Bà. Nhưng Hậu Hán Thư lại nói một câu rất vắn gọn:“Minh niên, chính nguyệt, trảm Trưng Trắc, Trưng Nhị, truyền thủ Lạc Dương”. (Năm sau (42) tháng Giêng, chém Trưng Trắc, Trưng Nhị, gửi đầu về Lạc Dương). Lạc Dương là kinh đô nhà Hán lúc đó. Tuy vắn gọm nhưng gồm đủ mấy chi tiết ngày, tháng, lý do chết và gởi đầu về để làm chứng cho vua Hán biết. Về chi tiết nầy, ông Ngô Thời Sĩ trong sách Việt Sử Tiêu Án trang 40 viết rằng: “Trong đền thờ Hai bà Trưng, những đồ thờ tự, tất cả đều sơn đen, tuyệt không có sơn đỏ, dân địa phương không dám mặc áo đỏ, những khi đến yết cáo, có ai mặc áo đỏ đều cởi bỏ đi, không ai dám xúc phạm đến cấm lệ. Tục truyền rằng Trưng Vương chết vì việc binh đao, nên kiêng sắc đỏ vì giống như máu”. Điều đó phù hợp với lời thuật của Hậu Hán Thư. Trong hai sử liệu thì Hậu hán Thư có trước Đại Việt Sử Ký Toàn Thư cả ngàn năm. Chắc chắn Toàn Thư đã lấy từ Hậu Hán Thư các dữ kiện nầy. Có sách nói rằng người nhảy xuống sông tự tử là bà Mang Thiện, mẹ của Trưng Trắc. Sau khi Trần Hưng Đạo thắng quân Mông Cổ ở trận Bạch Đằng, Lê Tắc chạy theo giặc lưu vong qua Trung Hoa. Thời gian sống ở đây, ông có nghiên cứu nhiều sách vở và có viết một cuốn sách nhan đề “An Nam chí lược”. Ông là người Việt Nam đồng ý rằng Trưng Trắc bị Mã Viện chém đầu. Sách “Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục” do Quốc Sử Quán triều Nguyễn cũng nói:“Trưng Vương và em gái chống với quân Hán bị binh lính bỏ trốn, lại thế cô, cả hai thất trận chết”. Chết trận, có nghĩa là bị chém, không phải tự tử. Xin lưu ý một điều, vào thế kỷ 19, thời nhà Nguyễn, sự tiến bộ về khoa nghiên cứu sử học (phương pháp sử học) ở Trung Quốc đã hơn hẳn thời xưa vì lúc đó trí thức bên Tàu đã có nhiều tiếp xúc với Tây phương và họ đã đặt lại vấn đề, xem xét lại các điều ghi chép thời xưa có hợp lý và đáng tin hay không. Do đó, sử gia nhà Nguyễn cũng đã học được từ nhà Thanh nhiều tiến bộ trong phương pháp nghiên cứu sử học. Sách “Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục” do Quốc Sử Quán nhà Nguyễn biên soạn thời Tự Đức đã được đánh giá cao hơn so với các sử sách của nước ta ra đời trước đó.
Kết Luận
Người Việt Nam đã xem Hai Bà Trưng thực sự là anh hùng của dân tộc mình. Từ Lý, Trần trở về sau, sử sách đã hết lời ca tụng Hai Bà. Hình ảnh Hai Bà đã đi vào lòng người Việt Nam như là những thần thánh, khắp nơi nhân dân lập đền thờ Hai Bà. Ý thức độc lập đã có từ lâu đời với dân Lạc Việt thời Hai bà Trưng cũng như với những người di dân từ phương Bắc tới, tranh đấu để tự mình làm chủ giang sơn của mình. Từ Lý Cầm, Lý Tiến thời nhà Hán đến Triệu Thị Trinh, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng cho đến Khúc Thừa Mỹ, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền...Từ thế kỷ thứ mười trở đi, tổ tiên chúng ta đã vĩnh viễn giành được độc lập, đánh đuổi xâm lăng, tạo nên truyền thống tự chủ, tự cường của dân tộc Việt Nam chúng ta, giống dân làm chủ vùng đất phương Nam như Lý Thường Kiệt đã khẳng định: “Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư...” (Nước Việt Nam của người Việt Nam).

Back to top
« Last Edit: 04. Aug 2006 , 20:36 by admin »  

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: tiep theo bai viet DICH TRONG THIEN
Reply #17 - 21. Aug 2006 , 12:41
 
KHÁI NIỆM VỀ SỐ TRONG KINH DỊCH
Tuệ sỹ

Giới hạn trong phạm vi lý luận, chúng ta tóm tắt nét đặc trưng của kinh Dịch: giản dị hóa bằng TƯỢNG và cụ thể hóa bằng SỐ. Tức là qui chiếu vạn hữu về trên một căn bản đồng nhất mà kinh Dịch gọi là thiên hạ chi động, trình phù nhất, hay đồng qui nhi thù đồ, nhất tri nhi bách lự - từ nhiều hướng nhưng cùng về một chỗ; cùng một mục đích những có trăm nghìn mối nghĩ. Vì động, cho nên có thiên sai vạn biệt; nhưng tất cả chúng khởi đi từ cái một và trở về trong một cái. Nếu vậy, khi đã qui chiếu được vạn hữu vào căn bản đồng nhất, người ta có thể phân phối cái động thiên sai vạn biệt trong thiên hạ thành trật tự có qui củ. Ý tưởng then chốt ở đây là : tại thiên thành tượng, tại địa thành hình. Tượng, có thể được hiểu như là những nguyên tắc tiên thiên. Khi những nguyên tắc này được ứng dụng vào các lãnh vực cụ thể, chúng sẽ là những sự thực hữu hình trong một trật tự cân xứng. Trong toán học, đó là trật tự tỉ đối. Chúng ta khởi đầu từ khái niệm với một trật tự cân xứng này để đi đến sự ứng dụng về Số của kinh Dịch trong lãnh vực lý luận.
Một trật tự cân xứng là một thế giới trong đó các sự vật được phân phối đồng đều ở các vị trí tương đối. Sau đây là những nguyên tắc chỉ đạo cho sự ứng dụng Dịch vào các lãnh vực lý luận và thực tế: THỜI, VỊ, TRUNG, CHÍNH. Nói về những trường hợp ứng dụng có kết quả, kinh Dịch thường diễn tả: đắc thời, đắc vị, đắc trung"hoado "lục vị thời thành" "các chính tính mệnh, bảo hợp thái hòa"hoado vân vân. Đây là do bản tính tồn tại của sự thực hữu hình, không phải là những ứng dụng tùy tiện. Kinh nói: phương dĩ loại tụ, vật dĩ quần phân. Sự cân xứng trong thế giới hữu hình được kể theo loại và nhóm. Như vậy, khi đối chiếu với các biểu tượng tiên nhiên, hay bát quái, thì mỗi biểu tượng trong thế giới hữu hình đều trấn giữ tại một phương hướng: khảm, chính Bắc, cấn, Đông Bắc, đoài, chính Tây; vân vân.
Khái niệm về một trật tự cân xứng như vậy có hiệu lực như thế nào khi được ứng dụng vào đường lối suy luận?
Ơû trình độ gần như tổng quát của mọi đường lối suy luận, ta có thể lấy thí dụ từ Thiên Thai Tông (một trong các tông phái của Đại thừa Phật giáo Trung Hoa). Cái đặc sắc là người ta căn cứ trên đường lối theo sự hướng dẫn của Dịch để thấu triệt những khái niệm rất trừu tượng và rất xa lạ đối với truyền thống tư tưởng Trung Hoa. Tông này lấy số Ba làm số trật tự cân xứng của luận lý, hay một tập hợp luận lý nói theo danh từ luận lý học Tây phương (combinaison logique), và họ gọi là TAM VIÊN DUNG. Đại cương, khi vận dụng, tông này sử dụng những cặp tương phản trong một tập hợp luận lý, gọi là cặp song phi và song chiếu. Một tập hợp luận lý của họ gồm có ba thành tố căn bản: KHÔNG, GIẢ, TRUNG. Mỗi thành tố sẽ được thiết lập bằng những biến thiên như hủy diệt và tồn tại, rồi khi vượt qua cả hai tuờng hợp đó, người ta có một sự thực bên trên tất cả khái niệm. Nghĩa là vượt qua tính cách đối đãi hay phản danh của một khái niệm bằng song phi và song chiếu: khái niệm trừu tượng được đưa vào thực tại cụ thể.
Lối suy luận trên đây, có thể coi như một đường lối căn bản mà ta có thể tìm thấy thường xuyên nơi Dịch.
Ngày nay, người Tây phương gọi con số ba của kinh Dịch, là một tập hợp luận lý, là con số thần bí của tính phân phối và tập hợp (permutation et combinaison). Chúng ta đừng nghĩ con số ba ở đây là con số của một quá trình biện chứng. Nơi kinh Dịch, ta biết mỗi một quẻ của Bát quái đều gồm có ba hào. Xưa kia, người ta thường giải thích vì có ba lãnh vực hay ba cấp bậc của trật tự: trật tự của thiên giới, trật tự của nhân giới và trật tự của vạn vật (không phải vạn hữu). Nghĩa là TAM TÀI. Vì vậy, một quẻ có ba hào. Chúng ta cũng có thể hiểu điều này theo một chiều hướng khác. Trước hết, có thể coi số ba như là biểu tượng của sự ổn định và cân xứng, nghĩa là hợp lý. Khi nói đến hợp lý của tương quan nhân quả, một tương quan đồng thời, cái này gá vào cái kia và ngược lại mỗi cái vừa nhân vừa quả; để diễn tả sự hợp lý này, người ta lấy thí dụ về hình ảnh kim tự tháp của những cây gậy tựa vào nhau. Vả lại, torng các nền luận lý học cổ điển, với tam đoạn luận của Aristole, hay với nhân minh học của Digna Aán độ, người ta thấy một lập luận vững chãi được phân phối theo con số ba, với ba mệnh đề. Một tập hợp luận lý, như vậy, tự căn bản là mộ ttập hợp của số ba. Theo đó mà nói, con số ba tượng trưng cho ý niệm về một sự hợp lý vững chắc của các tương quan nhân quả. Đây chỉ là những trường hợp gợi ý. Dù vậy, tất cả, có thể nói là tất cả, mọi trật tự cân xứng của hữu hình được phản chiếu trên con số ba. Hay nói chính xác hơn: con số ba là hình ảnh phản chiếu của trật tự hữu hình và cân xứng. Từ mộ tthành số tượng trưng cho trật tự toàn diện của thế giới là số mười, nếu ta qui chiếu về trên căn bản đồng nhất, tức số một, ta c hiện sự tiết giảm theo tính cách cân xứng và tương đối: năm – ba – một, cuối cùng sẽ có một hình tam giác, nếu mỗi một số được ghi thành một điểm.
Chúng ta đã nói, số ba không phải là một quá trình biện chứng, mà là con số của một tập hợp luận lý. Trong mỗi tập hợp này, người ta phân phối bằng tính cách có lặp lại (permutation avec répétition), hai thế lực tương phản âm và dương. Kết quả đạt được là có tám tập hợp, tức Bát Quái, chúng tương ứng với tâm phương vị của trời đất. Từ khái niệm trừu tượng mà đạt đến trật tự cân xứng của thế giới hữu hình, đó là sự thành tựu cao nhất của lý luận. Câu nói của kinh Dịch: Tại thiên thành tượng, tại địa thành hình", có thể được hiểu theo chiều hướng vừa kể.
Khuynh hướng của Dịch là từ những phúc tạp mà tiến tới chỗ THUẦN NHẤT: Dịch giả, dị dã. Ba đặc tính của một nguyên tắc tiên thiên khiến cho nó khả dĩ ứng dụng được trong thế giới hữu hình, kinh Dịch gọi là Thuần, Túy, Tinh. Đây là một chiều hướng lý luận không bị giới hạn trong những nguyên tắc phân tích và tổng hợp. Nói cách khác, người ta không khảo sát giá trị của một mệnh đề luận lý qua phân tích hay tổng hợp. Trong chiều hướng của phân tích hay tổng hợp, người ta cần phải lưu ý các trường hợp đơn hay phức. Nhưng ở đây khỏi cần lưu ý như vậy. Thí dụ về luận lý tứ cú (logic of four alternatives hay tetralemma), ta có:
(A)   I. Có………………………..(khẳng định đơn)
II.Không………………..(phủ định đơn)
                    III.V ừ a có vừa không (khẳng định phức)
                    IV.Kh ông phải có không phải Không (phủ định phức)

Xét theo các trường hợp đơn cú, bốn mệnh đề trên rút lại chỉ co hai, vì III và IV là trường hợp phức số của I và II.
Cũng trong luận lý tứ cú, ta thử lấy một lối lập luận của Đỗ Thuận, người khai sáng Hoa Nghiêm Tông:
(B)    I. Phi dị biệt
II.Phi đồng nhất
                    III.P hi đồng nhất tức phi dị biệt
                     IV.P hi dị biệt tức phi đồng nhất.

Ơû đây, mỗi mệnh đề phải có một giá trị biệt lập, trong nhất tính độc hữu của nó; biệt lập nhưng chúng phản chiếu lẫn nhau như các đỉnh của một tứ giác. Yù nghĩa của mou cánh được thành tựu ở tâm điểm của những phản chiếu này.
Chúng ta ghi nhận một điểm khác nhau rất nhỏ giữa III và IV của (A) là "Vừa Có vừa Không"…và III và IV của (B): "Tức". Một đằng diễn tả thể cách của Có và Không, do đó, đáng gọi là khẳng định đơn cú. Trường hợp (B), ý niệm về tức ở đây là tương tức, chỉ cho thể tính vô phân biệt giữa các sự hữu; nó không hàm chứa một ý tưởng về thể cách tổng hợp.
Với lối lý luận bằng tứ cú trên đây, trường hợp (B), người ta rút ra một hình ảnh của thế giới như sau:
I. Một trong tất cả
II.Tất cả trong Một
III.Tất cả torng Tất cả
IV.Một trong Một

Nói tóm lại, hậu quả của một chiều hướng lý luận "TRINH PHÙ NHẤT" sẽ dẫn đến một thế giới quan như vừa kể.
Một trường hợp điển hình khác có thể xảy ra ở đây, để xác định lối luận TIRNH PHÙ NHẤT của kinh Dịch ấy.
Đây là trường hợp của Trí Nghiễm, tác giả của Hoa nghiêm nhất thừa thập huyền môn, vị tổ thứ hai của Hoa nghiêm tông. Oâng lý luận về sự tăng và giảm của một và mười, theo hai chiều hưng hạ, để giải thích thế giới quan vô tận; và con số mười được gọi là Thập vô tận.
Trước hết, ông chia hai trường hợp tương quan giữa một và mười: dị thể và đồng thể. Trong mỗi tương quan đều có tăng và giảm. Dĩ nhiên muốn tính sự tăng giảm này, người ta phải lấy số một và số mười làm chuẩn đích. Một chỉ cho sai biệt và mười chỉ cho toàn thể. Rồi ở dị thể và đồng thể, mỗi trường hợp lại được chia thành hai:
I. Một trong Nhiều, Nhiều trong Một
II.Một tức Nhiều, Nhiều tức Một.

Bằng đường lối quanh co và chậm chạp như vậy, ông đi từng bước một: từ một lên mười, rồi từ mười tiết giảm đến một, thực hiện cho đến kỳ cùng – ở đây xin phép không bàn rộng – người ta đạt đến điều này: thế giới như một màn lưới được kết dệt vô số hạt ngọc. Mỗi mắt lưới là một hạt ngọc, ch1ung phản chiếu lẫn nhau – phản chiếu giữa cái Một và Tất cả – thành một thế giới trùng trùng vô tận. Nếu trở lại từ đầu khái niệm về trật tự cân xứng, chúng ta cũng bắt gặp cái thế giới quan vừa kể.
Trật tự cân xứng là trật tự của những đối xứng tương quan và tương giao. Từ điểm này các nhà Hoa Nghiêm tông giải thích tương quan hiện hữu, hay lý Duyên Khởi, là lý thuyết căn bản của Phật giáo, thành tương do. Bằng tính cách tương do này, sự đôí xứng của hai sự thể được quan niệm rằng phải có một hữu lực và một vô lực, một thực thể và một vô thể. Cái vô lực thì tựa vào cái hữu lực; cái vô thể thì lẫn vào cái hữu thể. Như vậy, tương do chính là tương tức. Đó là lý luận căn bản của một thế giới quan vô tận.
Tất cả những thí dụ điển hình đã nêu lên ở trên tạm thời cho chúng ta một nhãn quan bao quát về đường lối vận dụng trong phạm vi luận lý, gợi hứng từ khái niệm về SỐ của kinh Dịch. Vì không thể đi sâu vào chi tiết như một thiên khảo cứu chuyên môn, chúng ta hãy dừng lại trong giới hạn vừa phải này.



KINH DỊCH VÀ PHẬT HỌC TRUNG HOA

Tuệ Sỹ

1. DỊCH

Hình như vạn hữu bắt đầu tự hư vô. Bởi vì hư vô là biên tế cùng cực vừa hữu lý vừa vô lý của lý niệm. Nó là biên tế hữu lý của lý niệm vì ba lý do:
(a)    Tác nhân của hiện hữu chỉ đồng tính mà không đồng cách với hiện hữu ấy. Đồng tính nhưng không đồng cách, vì là tương quan nhân quả.
(b)   Tác nhân của hiện hữu đồng tính nhưng không đồng thời với chính hiện hữu ấy, vì là sự vận chuyển của sinh thành và hủy diệt.
(c)    Hư vô và hiện hữu được truy nhận trong tương quan đối đãi.

Nhưng hư vô còn là biên tế vô lý của lý niệm. Nếu hư vô và hiện hữu được truy nhận bằng tương quan đối đãi thì cả hai chỉ là giả thiết tạm ước của một căn bản đồng nhất. Chúng lại chỉ đồng tính mà không đồng thời và 9dồng cách, như vậy chỉ sai biệt vì tương quan tiếp nối của vận chuyển. Theo lối suy luận nghịch đảo này thì hư vô không còn là biên tế hữu lý của lý niệm nữa. Cuối cùng phải thừa nhận một lập trường triệt để phủ định. Trong lịch sử tư tưởng Phật giáo Trung Hoa, đây là một trong những lập trường luận thuyết đầu tiên về Phật học của xứ này, được mệnh danh là thuyết BẢN VÔ1. Trước khi kumàrajìva2 phiên dịch các tác phẩm Bát nhã và Trung quán, thuyết này là một điển hình về giải thích của tánh Không, vận dụng những khái niệm cố hữu của truyền thống tư tưởng Trung hoa. Nhờ những dịch phẩm của Kumàrajìva, Tăng Triệu3 đã thực hiện bước đầu, cố gắng thoát khỏi sự khống chế của hai thái cực phủ định và khẳng định. Trong ngôn ngữ Trung hoa, tất cả phủ định chỉ là mặt trái của khẳng định. Những phủ định từ như phi, bất hay vô có thể được dùng như những danh từ, tức là chúng vẫn có thể biểu thị các sự thể bất biến hay tư hữu. Như vậy, khi những phủ định từ này được đặt trước một mệnh đề, chúng không phương hại đến hiệu lực khẳng định của mệnh đề ấy. Trong ngôn ngữ Sanskrit, ngược lại, tất cả khẳng định chỉ là mặt trái của phủ định. Những biến thể của các danh từ tùy nhiệm vụ và hoàn cảnh những biến hóa của các động từ tùy tác dụng trong thời gian và thể cách; các qui tắc văn pháp tổng quát này ẩn dấu tính cách vô căn của mọi diễn tả hữu lý. Qua lối viết của văn tự Trung hoa, người ta khám phá ra rằng trật tự của thế giới chính là sự thành tựu toàn vẹn từ nội tại của mỗi cá thể. Nhưng qua lối viết Devanagari của ngôn ngữ Sanskrit thì thế giới hiện hữu quả tình là một thế giới hỗn độn; trật tự của toàn thể chỉ là một đường thẳng vạch đôi giới hạn của hiện hữu và hư vô. Người ta sẽ thấy các nhà Phật học Trung hoa sau này, rõ rệt nhất là từ các triều đại Tùy và Đường trở đi, ở Hoa nghiêm tông, tánh Không đã được lật ngược thành tánh Khởi; ở Thiên thai tông, tánh Không thành tánh Cụ; độc đáo nhất là ở Thiền tông, vô ngôn của tánh Không được diễnt ả bằng tác động rất hiện thực và rất sôi nổi là đánh và hét.
Giữa Hán tự và Sanskrit có một giới hạn nghiêm khốc, giống như giới hạn giữa hữu ngôn và vô ngôn. Lấy hai cái không đồng tính, không đồng cách và cũng không cùng một trật tự mà thay thế lẫn nhau, đấy tức là một sự lật ngược từ vô thành hữu. Trong một tình trạng như vậy, ngươì ta có thể trực nhận được tính cách phiêu đốt bất định của ngôn ngữ; vì ở đây, ngôn ngữ thực sự chỉ là một phương tiện cho mọi nghịch đảo, như sự nghịch đảo của đi và đến. Ý nghĩa của nghịch đảo này cũng là ý nghĩa của chũ dịch trong kinh Dịch. Dịch có ba nghĩa: Biến dịch, bất dịch và giản dị1. Vì biến dịch, cho nên có sự sống; vì bất dịch, cho nên có trật tự của sự sống; và vì giản dị, nên loài người có thể qui tụ mọi biến động sai biệt vào một để tổ chức đời sống: Thiên hạ chi động, trinh phù nhất (Dịch hệ từ hạ truyện).
Theo truyền thuyết, Kinh Dịch đầu tiên của người Trung hoa được gọi là Liên Sơn Dịch2 lấy quẻ Thuần Cấn làm đầu3. Trong quẻ này, nội quái là cấn, tượng là núi, ngoại quái cũng là cấn. Như vậy, tượng của nó là hai hòn núi liên tiếp nhau, do đó gọi là Liên Sơn. Thuyết quái truyện của Chu Dịch có nói: Đế xuất hồ chấn, tề hồ tốn, tương kiến hồ ly, trí dịch hồ khôn, duyệt ngôn hồ đoài, chiến hồ càn, lao hồ khảm, thành ngôn hồ cấn. (Đấng chủ tế ra ở phương chấn (phương đông), muôn vật đều thanh khiết ở phương tốn (đông nam), cùng thấy nhau ở phương ly (nam), làm việc ở phương khôn (tây nam), vui nói ở phương đoài (tây), đánh nhau ở phương kiền (tây bắc), khó nhọc ở phương khảm (bắc), làm xong là nói ở phương cấn (đông bắc). Bản Việt văn của Nguyễn Duy Tinh, Chu Dịch Bản Nghĩa II, tr, 362). Đấy là Liên Sơn Dịch, theo ý kiến của Can Bửu4. Từ ba vạch âm của khôn, -- nếu đặt một vạch dương của càn tiềm phục ở dưới     , tức là chấn. Sự sống bắt đầu từ khi dương khởi sự lẫn vào âm vậy: vạn vật xuất hồ chấn. Nếu một hào dương của càn này đi lần lên, lẫn vào chính giữa không     , tức khảm. Cái mềm (âm), bao trùm cái cứng (dương), tượng trưng cho sự nghỉ ngơi sau những công việc nhọc nhằn. Vạch dương của càn đi lần lên nữa, thành quẻ cấn , tượng trưng cho sự thành tựu. Trong thân thể người ta, cấn tượng trưng cho phần lưng, lấy ý một vạch dương tựa trên hai vạch âm. Ngoài công việc nghỉ ngơi, lưng không có nhiệm vụ nào khác, như các bộ phận tay chân. Tuy nhiên, mọi hoạt động của các bộ phận trong thân thể người ta phải lấy lưng làm tựa. Như vậy, cấn tượng trưng cho thời gian mà mọi vật trong trời đất đã được phối trí thành trật tự xong rồi. Nhưng, với biểu tượng hai ngọn núi liên tiếp nhau của quẻ thuần cấn, lại là hình ảnh của sự bất động trong biến động. Loài người xuất hiện, đối đầu ngay với sự nghịch đảo giữa biến động và bất động ấy. Mọi biến động diễn ra trong trật tự của lý tính, như những khoảng lên và xuống của các đỉnh núi liên tiếp nhau. Ý thức được biến dịch trong bất dịch như vậy để tổ chức thành một xã hội có qui củ và trật tự, đấy là ý nghĩa của Dịch lý. Lời tượng của quẻ Hỏa Sơn Lữ trong Chu Dịch cũng đã nói: ơn thượng hữu hỏa, quân tử dĩ minh, thận, dụng hình luật nhi bất lưu ngục. (Trên núi có lửa tượng trưng cho sự đi xa quê nhà, người quân tử coi đó lấy điều sáng suốt cẩn thận để áp dụng vào hình luật mà chẳng cấm giữ1 lại việc ngục tụng. Ng. Duy Tinh, SĐD. II, Tr. 191). Lửa bốc cháy trên đỉnh núi là biểu tượng của một cuộc hành trình phiêu lưu, như sự vận chuyển từ sống và chết, từ sinh thành đến hủy diệt. Khi thấy lửa bốc cháy trên đỉnh núi, là trực nhận rằng mọi biến động đều diễn ra trong trật tự bất biến; căn cứ theo đó thiết lập qui củ cho trật tự của xã hội. Cổ nhân Trung Hoa nói: Không học Kinh Dịch thì không thể làm Tể tướng. Bởi vì người thiết lập và duy trì trật tự của xã hội phải thấu triệt những ý nghĩa: biến dịch, bất dịch và giản dị hóa của DỊCH. Thấu triệt được biến dịch và bất dịch, mới thấu triệt được vận hành của trời đất; biết giản dị hóa mới có thể giáo dục nhân quần để thiết lập và duy trì một trật tự phù hợp với vận hành ấy: dịch dữ thiên địa chuẩn; cố năng di luân thiện địa chi đạo. (Đạo dịch cùng làm chuẩn đích với trời đất, cho nên hay sửa sang được cái đạo của trời đất. Nguyễn Duy Tinh, SĐD. II, tr 271).
Nhưng, DỊCH là gì? Kinh Dịch (hệ từ thượng truyện) nói:Dịch giả, tượng dã. DỊCH tức là TƯỢNG. Lại nữa, TƯỢNG là gì? Chu Dịch lược lệ của Vương Bật viết: "Phù tượng giả xuất ý giả dã; ngôn giả dã, minh tượng giả dã. Tận ý mạc nhược tượng, tận tượng mạc nhược ngôn…. Cố ngôn giả sở dĩ minh tượng, đắc tượng nhi vong ngôn. Tượng giả sở dĩ tồn ý, đắc ý nhi vong tượng. Do…….thuyên giả sở dĩ tại ngư, đắc ngư nhi vong thuyên. TƯỢNG là để tỏ bày Ý; LỜI là để tỏ bày TƯỢNG. Mô tả hết Ý không gì bằng TƯƠNG; mô tả hết TƯỢNG không gì bằng LỜI… cho nên, sở dĩ có LỜI là vì để tỏ bày TƯỢNG; đã nắm được TƯỢNG thì hãy quên LỜI. TƯỢNG là để giữ Ý, nắm được Ý thì hãy quên TƯỢNG. Cũng như…..cái rọ là để bắt cá; bắt được cá thì bỏ cái rọ đi.) Giải thích theo cung cách này là điều rất thường thấy trong các tác phẩm Phật học. Thí dụ, kinh Kim Cang: Phật pháp chỉ như một chiếc thuyền để qua sông. Qua được bên kia sông rồi thì hãy bỏ thuyền mà lên bờ.
Nói tổng quát, DỊCH là lý tính
Back to top
« Last Edit: 21. Aug 2006 , 12:43 by LAM SON »  

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Sinh Mệnh Việt Qua Văn Hiến Việt
Reply #18 - 13. Oct 2006 , 21:56
 
* - Chữ Trung mình để phần Cha
* - Chữ Hiếu cho Mẹ, đôi ta chữ Tình
(Ca Dao)1) .
Từ Nhân Đến Quả
  Nhân-Quả là một chu kỳ nằm trong tiến trình: Sống, Còn, Nối, Tiếp, Tiến, Hóa đến vô cùng của muôn vật muôn loài. Nhân-Quả cũng là tóm lược của chu kỳ nhiều phức tạp chứađầy những trợ duyên Thuận-Nghịch trong một sự tổng hợp gồm đủ cả không gian lẫn thời gian. Nhân là cái mầm mống phát sinh ra sự kiện, đó cũng là khởi điểm. Quả là cái hình thành được tạo dựng, đó cũng là đích điểm. Ở loài thảo mộc, nhân là hạt giống được gieo trồng trên đất để theo ngày tháng nẩy mộng đâm mầm, thành cây xanh lá rậm, rồi đâm cành trổ bông, để đến sinh trái, kết quả. Ở loài người, nhân là tinh cha huyết mẹ và quả là kết con sinh cái (con cái). Vì vậy chẳng bao giờ một vật gì bỗng không lại có. Tất cả được tạo nên bởi một nguồn gốc một nguyên nhân. Trồng dưa thì được ăn dưa, trồng cà thì được ăn cà và con nhà tông không giống lông cũng giống cánh.Không có tổ tiên, ông bà tất không có cha mẹ. Không có cha mẹ tất cũng không có con cái và không có Ta hiện diện trên cõi đời này ! Tổ Tiên, Giòng Giống, Cha Mẹ là điều mà đã là người thì chẳng ai dám dứt bỏ hay từ chối. Đó là những mối giây lớn kết nối ta với đồng bào, đồng loại, giằng kéo bắt Ta cắn chặt răng để chịu thua thiệt, đứng vững gót để được làm người ở ngay cả trong một xã hội hư hèn, biến loạn. Mối giây lớn đó được gọi là Duy Nhân Cương Thường trong tương quan nhân tính. Vì vậy mà người xưa có câu:
Đọc tám vạn nghìn từ mặc kệ
Không quân thần phụ tử chẳng ra người
(Nguyễn Công Trứ)

Nhìn ngược lại giòng lịch sử, suốt từ Đông sang Tây, không ai là không do cha mẹ sinh ra với những ẩn tích không thể tẩy xóa về gia thế, giòng dõi và chủng tộc. Thích Ca là con vua Sudhodana Gautama thuộc bộ tộc Sakyas bên Ấn Độ. Jésus Christ là con bà Maria giòng dõi vua David xứ Do Thái bên Trung Đông. Và dân tộc Việt Nam chúng ta, cùng với 99 giòng Việt khác đã cùng có chung một mẹ một cha “cha là Lạc Long Quân, mẹ là Âu Cơ” mang một thân xác da vàng và giòng máu luân lưu dào dạt ý chí quật cường, bất khuất ...
Nếu người ăn quả còn biết nhớ kẻ trồng cây, uống nước còn nhớ đến nguồn thì sự yêu cha mẹ, kính ông bà, tôn sùng tổ tiên và anh hùng liệt nữ chỉ là làm một điều thuận với lẽ thường hằng, hợp với một chân lý phổ quát: Đạo Hiếu. Bài viết này không bàn sâu về Đạo Hiếu, nhưng trình bày về Việt Nam như một quê hương của nòi tình, mà ở đó người đàn bà vì thấm nhuần đạo hiếu đã giữ một vai trò quan trọng trong việc đóng góp công sức, hy sinh một cách thản nhiên và lặng lẽ để làm cho tổ quốc vinh quang, dân tộc được trường tồn qua sự hoàn tất những nhiệm vụ liên tiếp của một chu kỳ sống “một đời người”, như làm theo trách nhiệm của một đứa con hiếu thuận, làm một người vợ đảm ngoan chung sức cùng chồng tát cạn biển đông, làm bổn phận người mẹ quên mình vì con mà tận tụy một đời với những lo nghĩ yêu thương.

2). Tình: Những Sắc Thái Của Nhân Tính
Đã là người, tất khi sinh ra đã có đủ những nhân tính căn bản. Sống là một tiến trình biểu lộ tình cảm qua những phát huy nhân tính:
2a). Tình cảm
Tình có bảy thứ gọi chung là “thất tình” gồm những biến thái như: Thương, ghét, vui, buồn, sợ, muốn, giận. Tình nằm sâu trong tâm hồn con người, nhưng bản chất của tình thì động. Vì vậy, chữ tình (情) được viết bằng bộ Tâm (心) là trái tim và chữ Thanh (青) mầu xanh lá cây. Về ý nghĩa mầu sắc, xanh lá cây tượng trưng cho sự tươi trẻ, thanh xuân, nhưng theo ý nghĩa của y lý Đông Phương qua triết lý ngũ hành thì xanh thuộc Mộc (cây). Ở con người, Mộc chủ về gan mật mà gan mật thì liên quan tối gân cốt để hành động. Do đó, người xưa thường khen kẻ dám làm là can đảm hay là to gan lớn mật. Tình tuy bản chất động nhưng chỉ phát lộ ra ngoài khi bị cảm kích bằng ngoại cảnh. Cảnh sinh tình, nên vì tương quan nhân quả, tình thường được ghép chung với cảm. Cảm ( ) gồm chữ Tâm (心) ở dưới và chữ Hàm ( 咸 ) ở trên. Hàm có nghĩa là khắp cả, đều hết. Nghĩa là khi tình cảm ở tâm bị kích động thì sẽ lan truyền ra khắp hết thân thể để biểu lộ bằng hành động.
2b). Tình Nghĩa
Tình tuy có tới thất tình, nhưng khi nói đến tình thì con người đều thường chỉ nghĩ đến cái khía cạnh tốt đẹp của nó là yêu thương, tình ái. Ngay cả đến yêu thương cũng có những khung bậc (bệ, bậc) khác nhau tùy đối tượng như yêu cha mẹ, anh em ... nhưng đa số cũng chỉ nghĩ đến sự yêu thương giữa trai và gái qua chữ tình ái. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là điều thông thường, vì đó là đầu dây mối nhợ căn bản để nẩy sinh những mối tương quan nhân tính khác theo luật nhân quả. Có tương quan vợ chồng rồi mới có tương quan cha mẹ, con cái. Khi sống thành xã hội phồn tạp mà muốn tránh hỗn loạn thì phải có trật tự, có ngôi thứ trên dưới, vì vậy mà có vua tôi, quan dân. Những mối quan hệ này người xưa gọi là Tam Cương, ba giềng mối lớn chi phối toàn diện sinh hoạt con người trong xã hội.
Đa cảm tất đa tình ! cổ nhân đã có câu: “Tình như tình để”. Nghĩa là tình cảm như mạch nước ngầm, nơi đáy giếng với những vơi đầy bất tận. Tình là thứ nhu nhuyễn không có hình thức nhất định, ví như nước mà đặc tính của nước là thẩm thấu, ngấm ngầm để mang sự sống cho muôn loài . Không có nước tất đất sẽ khô cằn không thể trồng trọt, không có nước tất không có sự sống, nhưng nước quá nhiều cũng gây thành úng lụt tàn hại mùa màng hủy diệt sinh mạng. Đối với đất khô hạn thì phải tưới bằng cách dẫn thủy, tát nước. Đối với đất úng lụt thì phải khơi bằng cách đào ngòi tháo nước, thì đối với người việc dạy dỗ uốn nắn tình cảm cũng có ý nghĩa như công tác trị thủy, tưới bón hay tiêu tháo kể trên. Tình được uốn nắn bằng lễ nghĩa là những hình thức được coi là tiêu chuẩn áp dụng cho từng trường hợp, tùy người, tùy cảnh. Vì vậy, Tình thường được Nghĩa đi theo để điều hòa ở mức vừa phải, không thái quá mà cũng không bất cập. Chữ Nghĩa (義 ) có nghĩa là điều phải, việc đúng nên làm. Chữ Nghĩa gồm chữ Dương (恙 ) là con dê, tượng trưng cho quyền lợi vật chất và chữ Ngã (我) là cái Ta chung của mọi người, tức là quyền lợi chung phù hợp cho mọi người theo đúng tinh thần đại đồng “kỳ sở bất dục, vật thi ư nhân”. Điều mình không muốn thì cũng đừng làm cho người.

2c). Tâm Lý

Tình cảm được coi như một nguồn năng lực chủ yếu của con người, nhưng vấn đề là xử dụng nguồn năng lực đó làm sao cho hợp lý và tốt đẹp. Người không thể sống như tĩnh vật vô tình, như gỗ đá vô tri. Cho nên tình không thể diệt mà phải chính, không thể lạnh lùng nhổ bỏ như loài cỏ dại mà phải xuất lực ra tưới bón như lúa, như ngô, kiên tâm uốn nắn như cây kiểng. Tình phải nuôi mới lớn, nuôi bằng những cảm xúc cao đẹp, mà gây cảm xúc thì không gì bằng đọc lịch sử, văn chương, thi phú. Vì vậy mới nói “khởi ư thi” bắt đầu bằng thơ văn. Nhưng phát triển thì phải định hướng quy về một chủ đích, không thể để tự do buông thả như ngựa không cương, như thuyền không lái mà phải khuôn phép theo lễ nghĩa. Vì vậy mới nói “chế ư lễ”, dùng lễ nghĩa để uốn nắn. Một khi tình đã nuôi cho mạnh, uốn cho ngay chính đó là lúc tình có thể đem ra ứng dụng một cách hợp lý và tốt đẹp trong mọi hoàn cảnh, vì đã đạt được tới mức độ thuần thục “phát nhi trúng tiết” như một nốt nhạc góp phần làm nên một hợp âm, như một khí cụ trong tay người nghệ sĩ tài ba tham dự hòa tấu. Vì vậy mới nói “hòa ư nhạc” và bản chất của nhạc là “hòa nhi bất đồng”, âm thanh chỉ tương ứng mà hòa hợp với nhau, chứ không tan lẫn vào nhau như màu sắc.
  Nói thì giản dị nhưng chuyện không phải dễ làm. Vì đó là một tiến trình Tự Thắng để làm người, phát huy trọn vẹn Nhân Tính, “tận kỳ tính”, để đạt tới mức Nhân Chủ, làm chủ mình, làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên. Nhân Chủ là một lý tưởng cao đẹp, làm chủ mình mà thảnh thơi như Tiên, Phật, làm chủ xã hội mà không áp chế bóc lột đồng loại, làm chủ thiên nhiên mà biết lấy chổ dư bù chổ thiếu để của kho thành vô tận. Hòa được với mọi người với vũ trụ mà không mất bản sắc, kết hợp được cả hai yếu tố mâu thuẫn nhau là Sống và Chết bằng Thủ Đoạn Nhân Ái, qua phong cách sống nội Thánh ngoại Vương để an định không chỉ một xã hội một quốc gia, một thế giới mà là cả vũ trụ trong tình trạng Duy Nhiên Thái Hòa. Lý Tưởng Nhân Chủ này được gói ghém trong biểu tượng Tiên Rồng, mà tổ tiên ta đã để lại như một bí quyết để giữ nước nòi cho con cháu trong nhiệm vụ Sống-Còn-Nối-Tiếp-Tiến-Hóa đến vô cùng.
3). Đạo Hiếu: Nền Tảng Sâu Xa Của Duy Nhân Cương Thường
3a). Đạo Là Gì ?
Đạo là một thứ hệ thống tư tưởng bao gồm nhiều ý niệm, dùng để hướng dẫn con người sống một cách tốt đẹp phù hợp với những tiêu chuẩn lý tưởng. Nhưng Đạo cũng có nghĩa là con đường phải theo để đạt đến một đích điểm nào đó. Theo chiết tự, Đạo (導) gồm bộ Xước (逴) là chân bước đi thong thả và chữ Thủ (取) là cái đầu. Đầu để trầm tư suy nghĩ những ý niệm trừu tượng, phân biệt phải trái, đúng sai. Nhưng ý thức được trọn vẹn sự việc, mà không quyết tâm thi hành, thì đó chỉ là hạng thanh đàm bạc nhược. Người xưa có câu “kiến nghĩa bất vi vô dũng giả” nghĩa là thấy việc đúng phải, nên làm, mà không làm là kẻ hèn mọn. Nhưng tri hành phải hợp nhất, biết thì phải đi đôi với làm. Kẻ cầu đạo khi được học đạo tất phải hành đạo để đắc đạo. Học đạo, sống đạo, thực hành đạo đều là những hành động có ý thức đòi hỏi sự kiên tâm quyết chí, thúc đẩy bằng một niềm tin mãnh liệt. Đạo không sống thì đạo không thành, đường đi không tới. Do đó chữ Đạo bao gồm chữ Thủ chỉ sự biết và bộ Xước chỉ sự làm trong một toàn thể gọi là Đạo.
3b). Nhận Định Căn Bản

Đạo Hiếu bắt đầu bằng một nhận định căn bản “Nhân bản hồ tổ”, người gốc ở tổ tiên. Sự liên hệ nguồn gốc này mang đủ hai đặc tính huyết thống và tinh thần, được di truyền từ đời tổ tiên xuống đến con cháu, nối những thế hệ thành một xâu chuỗi, thành một sinh mệnh có tính bất tử, vì thống nhất được cả quá khứ, hiện tại và tương lai vào một giòng sống miên man và bất tuyệt. Ý niệm sinh mệnh nói trên được chứng thực qua cách nói ví với những bộ phận bất khả phân ly của một con người đang sống. chẳng hạn đã có những câu phương ngôn như:
* - Cốt nhục thâm tình.
* - Anh em như thể tay chân.
* - Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
* - Máu chảy ruột mềm.
* - Môi hở răng lạnh.
Ý niệm sinh mệnh nói trên cũng đã trở thành một niềm tin làm cơ sở siêu hình cho Đạo Hiếu. Trong ngôn ngữ Việt đã có những câu như:
* - Phúc đức ông bà để lại.
* - Phúc đức tại mẫu.
* - Sống gởi thác về.
* - Tu nhân tích đức để phúc cho con.
* - Đời cha ăn mặn, đời con khát nước.
* - Sống vì mồ vì mả, không ai sống vì cả bát cơm.
Ý niệm sinh mệnh nói trên cũng đã được chấp nhận trong đời sống quốc gia, được thể hiện qua định chế lập pháp. Tội tru di tam tộc (giết ba họ), hay khi thi đỗ đại khoa được cấp ngựa xe võng lọng để vinh quy bái tổ, trở về quê quán để làm lễ tuyên cáo với tổ tiên về thành quả đã đạt được trong việc học hành. Cha mẹ, vợ con của những người đỗ đạt làm quan tước đều được phong hàm. Do đó mà có câu “một người làm quan cả họ được nhờ”, nhờ vì được tiếng thơm lây cho cả giòng họ .
    Ý niệm sinh mệnh nói trên cũng đã đưa đến một thói quen được thấy trong đời sống hàng ngày và đồng hóa cá nhân với cả giòng họ, coi người được tiếp xúc như là đại diện chính thức của giòng họ, chẳng hạn như Lão Trần, Chu Tiên Sinh, Trần Thi, Nhan Thị, v.v... Do đó, một người có thể lưu danh thơm thiên cổ làm rạng rỡ tổ tiên giòng họ, hay di xú, để tiếng xấu đến muôn đời làm điếm nhục tông môn bằng những hành động có tính cách cá nhân. Ca dao có câu:
* - Yêu người yêu cả đường đi
* - Ghét người ghét cả tông chi họ hàng

3c). Những Ý Niệm Tạo Dựng Nên Chữ Hiếu.
Hiếu ( ) là con đường thờ cha mẹ hết lòng. Thờ là đối xử một cách cung kính lúc cha mẹ còn trên đời cũng như lúc cha mẹ khuất núi. Phân tích theo chiết tự thì Hiếu ( ) là đất ở trên và chữ Tử ( ) là con ở dưới. Chữ Thổ và chữ Tử được phân biệt tách bạch bằng nét phẩy ( ) thuộc bộ Phiệt. Dấu phẩy này tượng trưng cho cương giới, phân định vị trí người con đối với cha mẹ và các bậc tôn trưởng. Vì vậy mà chữ Tử đứng ở dưới chữ Thổ chỉ phận ở dưới.
Sách có câu “Tại thiên thành tượng, tại địa thành hình”, ở trên trời là biểu tượng, ở dưới đất là hình thể, đó là ý nhờ mẹ nên mới có con. Thổ, tức là địa phối hợp với thiên để tượng trưng cho ý niệm Âm Dương đầu mối của muôn vật với ý nghĩa “Nhất âm, nhất dương chi đạo”, mà cái đức lớn nhất của trời đất là sinh hóa “Thiên địa chi đại đức viết sinh”, và cái công lao cha mẹ cũng nằm trong việc sinh đẻ con cái, nuôi dưỡng chúng nên người.
Theo kinh Dịch, Thổ là đất địa, tương ứng với quẻ Khôn ( ) Khôn chỉ yếu tố Âm, người mẹ, sự chứa đựng bao dung, lòng nhân ái … đối lập với quẻ (Kiền) Càn ( ) chỉ yếu tố Dương, người cha, sự cứng rắn … Con là kết quả của tinh cha huyết mẹ. Sự thụ nhân và cưu mang mầm sống, là khả năng thuộc bản chất người nữ với tấm lòng bao dung nhu thuận, vì đó mà quẻ Khôn được tượng trưng bằng một khoảng trống vắng ở giữa, hai hàng vạch nằm chồng liên tiếp lên nhau. Trong vòng chín tháng mười ngày thai nhi với mẹ chỉ là Một. Đến kỳ mãn nguyệt khai hoa, khi thai nhi cất tiếng khóc chào đời và được cắt rốn giữa cơn đau xé ruột của người mẹ, thì Một đã trở thành Hai. Mẹ và Con với sự chia cách của hai thân xác, nhưng lại được ràng buộc chặt chẽ bằng mối tương quan nhân tính bền vững của tình mẫu tử và những nghi thức, bổn phận do chữ Hiếu qui định.
  Theo triết lý ngũ hành, Thổ có vị trí đứng giữa thuộc Trung cung, mang số năm (5), mầu vàng. Thổ đứng ở giữa vì thổ có đức bao dung chứa đựng. Tục ngữ có câu: “Bậc trưởng thượng lòng phải rộng, tính phải thẳng-quân tử tiết trực tâm hư”, vì vậy mà Thổ tượng trưng cho Mẹ mà cũng tượng trưng cho Vua mặc hoàng bào, ở trung ương. Đó là lý do người chết thường chôn theo địa táng chứ không thả trôi sông, trôi biển theo thủy táng hay treo cao bỏ mặc kiểu thiên táng. Câu “sống gởi thác về” được hiểu là nhập thổ về với tổ tiên. Ý niệm ngũ hành còn là đầu mối của nhiều nghi thức. chẳng hạn chữ Tỉnh (井 ) là đào giếng để lấy nước ăn, uống, là dấu vết để lại của thời bình sản kinh tế qua các hình thức phân quân điền địa. Đất phân làm chín (9) khu, chia cho tám (8) nhà cầy cấy, còn thửa ruộng ở giữa có giếng để dùng chung. Lúa thu hoạch được ở ruộng giữa này do sức đóng góp của tám nhà chung quanh sẽ thay cho thuế nộp vào kho vua. Do đó đại gia đình chỉ giới hạn trong chín đời, gọi là cửu tộc, lấy mình làm gốc ở giữa kể lên bốn (4) đời gồm cha mẹ, ông bà, cụ, kị, và dưới mình bốn (4) đời gồm con, cháu, chắt, chút. Trong từ đường của giòng họ ngành trưởng thì thần chủ thờ vị thủy tổ không bao giờ thay đổi gọi là “Bách thế bất điêu chi chủ”, nhưng trong những nhà thờ ngành thứ nhì, thì có lệ chôn thần chủ khi vượt quá năm (5) đời. Ví dụ nếu người cha chết, người con lên thay thì người cha sẽ được thờ, thần chủ của kị người cha sẽ được đem chôn và thay vào đó là thần chủ của cụ người cha nay là kị của người con.
Việc thờ cha kính mẹ phải xuất phát tự đáy lòng, đột khởi tự con tim và được hướng dẫn bởi trí óc. Nghĩa là việc hiếu thảo phải được thúc đẩy bởi năng lực tình yêu qua những biểu lộ hình thức gọi là Lễ. Cốt tủy của Lễ là ở chỗ thành tâm, tức là sự thực lòng được thể hiện qua thái độ cung kính bên ngoài. Không có sự chân thật thì Lễ chỉ là hư văn, hình thức giả dối. Chữ Thành (成 ) ngoài ý là chân thành không giả dối, đổi thay còn có nghĩa là làm nên công, xong việc, hoàn tất một cách tốt đẹp như chữ Thành Công, Thành Nhân. Chữ Thành được ghép bởi chữ lực (力) là sức mạnh và bộ Qua (戈) là một thứ binh khí thời cổ để diễn tả sự muốn thành công hay thành nhân không phải là chuyện dễ làm. Để Thành Công hay Thành Nhân tất phải dùng tới cả sức mạnh của ý chí tinh thần lẫn thể xác và vũ khí vật chất để thắng kỷ và thắng nhân, bắt mình vào khuôn phép hay khuất phục người. Thắng người còn dễ nhưng chiến thắng chính bản thân mình là một điều thật khó. Đó cũng là lý do nói. Đạo Hiếu là đạo để tu thân, khởi điểm của tiến trình đi đến Nhân Chủ qua những cấp bậc liên tiếp là: thương gia đình, lo cho tổ quốc, trăm họ bình yên và hài hòa cùng vũ trụ. Đó cũng là lý do nói Thành là khởi điểm tu thân cầu học trong nền Đạo Hiếu của 99 giòng Việt với những giai đoạn: “Thành ý, Chính tâm, cách vật, chí tri, thành nhân chi mỹ”. Nghĩa là ý muốn phải mãnh liệt và chuyên nhất, không thay đổi, lòng dạ phải ngay lành không khuất tất gian tà, làm việc phải phân minh rõ ràng đến nơi đến chốn, hiểu biết phải sâu xa đến ngành đến ngọn. Có thành tâm thì mới hy vọng có thành công được vậy ! và Tu để làm gì nếu không là để thành người tốt, đó là ý nghĩa của câu “thành nhân chi mỹ”. (Sau này Khổng Khâu tức Khổng Tử đã lấy năm (5) ý trên mà sửa lại để bình trị (làm vua) thiên hạ là: “Thành kỳ ý, Chính kỳ tâm, Tu Thân, Tề Gia, Trị Quốc Bình Thiên Hạ”)
Đạo Hiếu là đạo tu thân, sống Làm Người và để Thành Người trong xã hội, nên trên từ vua, quan đến thứ dân đều theo đạo Hiếu. Chữ Hiếu ( ) khi được ứng dụng vào tầm vóc quốc gia thì chữ Tử ( ) ngoài ý nghĩa là con thông thường còn để chỉ những người tôn quý, có đức hạnh, có học vấn, có chức vụ cao, chẳng hạn như đại thần Chu Văn An hay vua (thiên tử) và chữ Thổ ( ) chỉ công trình kiến trúc được đắp bằng đất cao và vuông vắn để làm nơi tế lễ. Vua, trong cương vị là thiên tử đứng dưới để làm lễ tế trời đất.
Nếu hiểu sống Làm Người để Thành Người đạt tới lý tưởng Nhân Chủ thì trăm năm của kiếp nhân sinh phù du có lẽ quá ngắn ! Thích Ca đã phải luân hồi bao nhiêu kiếp để thành chính quả ? Nhưng bổn phận là điều mà không ai có thể chối từ. Sự khác biệt của các vị Tiênthanks.gifhật với chúng ta là: Họ đã có một quá khứ, còn chúng ta có một tương lai. Tương lai thì có biết bao điều hứa hẹn, cho nên chữ Liễu ( ) là sự hiểu biết, sự hoàn tất, làm xong công, xong việc đã bị làm cho dở dang, ngăn cách bởi một vạch ngang ( ) chữ Nhất. Ý nhắc nhở là ở vị trí người con ( ) ta còn biết bao việc phải hoàn tất. Thật vậy sống làm người đến khi nhắm mắt xuôi tay có mấy ai dám nghĩ mình phải thảnh thơi trả xong ơn nghĩa, ơn tổ tiên, ơn cha mẹ, ơn thầy bạn, làm xong bổn phận với gia đình thân thích, đối với đồng bào ruột thịt và đối với tổ quốc thân thương yêu quý.
3d). Đạo Hiếu
   Từ sự nhận định “Nhân Bản Hồ Tổ”, đến việc ý thức toàn thể giòng họ như một sinh mệnh không thể chia lìa, đã đặt các phần tử trong một gia tộc trước những bổn phận phải hoàn tất để thực thể đó được Sống-Còn-Nối-Tiếp-Tiến-Hóa đến vô cùng. Sống làm người không ai không mong được đủ năm điều: Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh, nghĩa là sang, giàu, sống lâu, mạnh khỏe, bình an. Nhưng làm sao để sống, để còn là điều quan trọng hàng đầu, Chết, mất vẫn là điều tệ hại nhất. Hiểu được vậy tất thông cảm nổi lo âu của các bậc tôn trưởng khi thấy mình tuổi đã cao, cái chết đã cận kề mà chưa thấy có kẻ nối dõi, vì e sợ giòng họ do sự thua kém của mình và tuyệt tự. Việc bái lễ cầu con, lấy vợ lẽ cho chồng, nuôi nghĩa tử ... chỉ là những cố gắng đớn đau tuyệt vọng của những người mang mặc cảm chưa làm xong trách nhiệm với giòng họ “bất hiếu hữu tam vô hậu vi đại” không con để cho giòng dõi bị tuyệt diệt là một tội nặng. Tuy nhiên, việc làm cho giòng họ được trường tồn, chỉ là bước đầu. Những phần tử có trách nhiệm còn phải cố gắng làm sao để làm cho rạng danh giòng họ. Con phải hơn cha, cháu phải hơn ông, con cháu hưng vượng, thì đó mới thật sự là nhà có phúc. Vì đó là sự tiến lên của một gia đình, giòng họ và đất nước.
Đạo Hiếu là đạo thờ người vì (và) truy nhận nguồn gốc tổ tiên. Tổ tiên tuy không là đấng toàn năng tạo ra muôn loài, muôn vật, có toàn quyền ban phát phúc họa với sự thưởng phạt thiên đường, địa ngục, với cõi niết bàn, với ngục thất a tì, nhưng tổ tiên đã để lại gương tốt oai linh làm anh thư liệt nữ, hào kiệt anh hùng, với những công trạng hiển hách muôn đời ghi lại trong gia phả, trong sử sách để con cháu đời sau học theo, làm theo. Những lúc hành lễ cúng thờ tổ tiên, những lúc xem lại gia phả, đọc lại sử nước nhà, trong cái tịch mịch của sự suy tưởng bằng một tấm lòng thành kính, tất sẽ thấy được hình bóng phảng phất của hồn thiêng tổ phụ qua hương bay khói tỏa trở về chứng giám, sẽ cảm được từ đáy sâu của tiềm thức thế nào là vinh quang và tủi nhục của một giòng họ, của một nước nòi đã trải qua trong cuộc đấu tranh gay gắt để: Sống-Còn-Nối-Tiếp-Tiến-Hóa. Do đó, Đạo Hiếu là đạo tu thân để làm người con xứng đáng, nhưng cũng là đạo tu thân để làm người công dân tốt trong một đất nước trong một xã hội. Có yêu nhà thì mới yêu nước. Có giữ được nước thì mới giữ được nhà. Câu “quốc phá gia vong” là một quy luật biện chứng lịch sử mà tổ tiên ta đã từng đưa ra để giáo dục con dân:
“Nay ta bảo thật các ngươi nên cẩn thận như nơi củi lửa, nên giữ gìn như kẻ húp canh, dạy bảo quân sĩ, luyện tập cung tên, khiến cho người nào cũng có sức khỏe như Bàng Mông, Hậu Nghệ thì mới có thể dẹp tan được giặc mà lập nên được công danh. Chẳng những là thái ấp của ta được bền vững, mà các ngươi cũng đều được hưởng bổng lộc. Chẳng những gia quyến của ta được yên ổn, mà các người cũng được vui với vợ con, chẳng những tiền nhân ta được vẻ vang, mà các ngươi cũng được thờ phụng tổ phụ trăm năm vinh hiển, chẳng những một mình ta được sung sướng mà các ngươi cũng được lưu truyền sử sách, nghìn đời thơm tho. Đến bấy giờ các ngươi dầu không vui vẻ, cũng tự khắc được vui vẻ ...” (Hịch Tướng Sĩ Hưng Đạo Vương).
Đạo Hiếu thâm trầm giản dị là thế, gần gủi và thiết thực đối với chúng ta trong tư cách con dân là thế, có thể coi là trong gang tấc mà sao vẫn bị ngộ nhận như một kẻ xa lạ vô cùng ! Đã có biết bao người khi mở miệng, hễ đặt bút là chê tổ tiên, khinh khi giòng giống. Theo họ, đạo xưa là hẹp hòi, hủ lậu, là bất công, áp chế con người ..v.v.. Nhưng họ có hiểu rõ bản chất của Đạo Hiếu và dụng ý của người xưa chăng ? Một ngàn năm (1000) bị giặc phương Bắc đô hộ mà không bị đồng hóa. Tám mươi năm (80) giặc Pháp xâm thực, mà không bao giờ ngớt đổ máu xương tranh giành độc lập. Những kết quả đó tất phải tạo được bởi một Nhân. Và nhân nào nếu không là những người con hiếu thảo, những người vợ đảm ngoan, những người mẹ hiền thục ? Hiếu tử luôn luôn sẽ trở thành trung thần, nghĩa sĩ, bạn hiền. Những phường bạc tình, vong ân, bội nghĩa, khinh khi cha mẹ, coi thường nòi giống. Cuối cùng rồi cũng đi làm tay sai cho người, bán nước cho ngoại bang. Vì họ đều có chung một bản chất ích kỷ, tham lam, ti tiện, những loại người này họ sống hay chết thì cũng thối tha, vô tích sự cho xã hội và cho đất nước.
4). Những Cống Hiến Vĩ Đại Của Người Phụ Nữ Việt Cho Quê Hương, Nguyện vọng sâu xa nhất của loài người là sống còn mãi mãi. Những phương pháp tu luyện, những linh đơn, tiên dược có khả năng trường sinh hoặc kéo dài tuổi thọ mà ngày nay ta còn được nghe tới, chỉ là những dấu tích của một ước mơ chưa trọn vẹn. Dù chưa tìm được phép Trường Sinh, nhưng loài người lại có khả năng Truyền Sinh để tiếp nối sự sống đến vô cùng. Tuy nhiên, khả năng truyền sinh lại có thể hoàn tất một cách tốt đẹp qua sự thuận tình hợp tác của hai yếu tố nam và nữ, qua tương quan vợ chồng, trên căn bản bình đẳng. Vì con cái phải là kết quả của tình nghĩa, của lòng yêu thương và tinh thần trách nhiệm được biểu lộ bằng một mong ước thật tình và một sự chờ đợi nôn nóng ...
Nhiều người theo tây học đã cho rằng phụ nữ Việt Nam bị kỳ thị coi rẽ, coi khinh và mất nhân cách vì họ bị lệ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ ở nhà, vào chồng khi xuất giá vào con khi chồng chết … Do đó, họ đã hô hào giải phóng phụ nữ và đòi nam nữ bình quyền, rập theo khuôn mẫu của những phong trào tương tự ở Âu Mỹ. Phải nhìn nhận là thiện chí của họ rất tốt, thái độ của họ rất đúng, nhưng đối tượng của họ sai. Bên Âu Châu, phong trào giải phóng phụ nữ và đòi nam nữ bình quyền bắt nguồn sâu xa từ một ý niệm triết lý căn bản: “…đàn bà là vật phụ thuộc của đàn ông”, qua chuyện tích bà Eva được làm nên bởi cái xương sườn của Adam. Thượng đế đã tạo nên Eva trong mục đích làm cho Adam vui sống. Eva với bản tính nhẹ dạ cả tin và ưa phù phiếm nên đã bị rắn Satan cám dỗ ăn trái cấm. Sau khi phạm tội, Eva đã quyến rũ Adam phạm tội theo và cả hai bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng. Vả lại, ý niệm tự do Tây phương đặt trên quyền lợi cá nhân. Quyền lợi đưa tới tư hữu. Tư hữu đưa tới chiếm đoạt mà chính sách đế quốc thực dân là một hậu quả tất nhiên. Ngược lại, ý niệm tự do Đông phương xây dựng trên bổn phận. Bổn phận đưa đến trách nhiệm. Trách nhiệm đưa đến hy sinh quên mình mà sự tu thân tự tỉnh là đều kiện chủ yếu. Do đó, thiện chí “giải phóng phụ nữ” đã không đặt đúng chỗ, vì trên cả hai phương diện lý thuyết và thực tế người đàn bà Việt Nam đã, đang và mãi mãi được quý trọng không những bởi con cái, bởi chồng mà còn bởi cả toàn thể dân tộc. Họ được tôn xưng và giữ một địa vị không thể thay thế được trong triết lý Âm Dương, trong nguồn gốc dân tộc, trong việc trồng người gồm cả hai mặt sinh dưỡng và giáo hóa, để bảo tồn giòng sinh mệnh lịch sử của nước nòi được Sống-Còn-Nối-Tiếp-Tiến-Hóa đến vô cùng.
4a). Vị Trí Người Phụ Nữ Trên Căn Bản Triết Lý Dịch
Dịch là những ý niệm triết lý lâu đời nhất của nhân loại, được hệ thống lại từ khi nhân loại chưa có chữ viết. Dịch xây dựng trên ý niệm Âm-Dương. Âm biểu tượng bằng một vạch đứt đoạn (--), và Dương biểu tượng bằng một vạch liên tục (-). Định lý căn bản của dịch là: “nhất âm nhất dương chi vị đạo”, một âm phối hợp với một dương đó là đạo lớn. Hệ luận của “độc dương bất sinh, cô âm bất trưởng”, riêng một mình yếu tố dương thì không thể sinh trưởng được, riêng một mình yết tố âm thì cũng không thể nào lớn lên được. Và “âm trung chi dương, dương trung cho âm”, trong âm có dương, trong dương có âm.Biểu tượng của dịch được vẽ bằng một vòng tròn tượng trưng cho sự viên mãn tròn đầy của lý tưởng, sự duy nhất chỉ có một chân lý mang tính phổ quát bao trùm cả mọi nơi chốn, ảnh hưởng suốt khắp mọi thời. Bên trong vòng tròn là hai yếu tố Âm Dương được phân biệt bằng một mầu trắng âm và mầu đen dương, với một chữ S cân xứng làm bằng hai nửa vòng tròn nối tiếp nhau, diễn tả ý “âm dương tương thôi” yếu tố âm và yếu tố dương đun đẩy và bù đắp lẫn cho nhau, tạo nên một thế Thăng Bằng Động của một sự Bình Đẳng Tuyệt Đối trên giá trị bản chất, nhưng khác biệt nhau vì hoàn cảnh: Vị trí và nhiệm vụ. Sự khác biệt vị trí và nhiệm vụ nói lên tính hợp lý trong việc phân công. Yếu tố dương có một đầu to và một đầu nhỏ, yếu tố âm cũng có một đầu nhỏ và một đầu to. Nếu đầu to tượng trưng cho ưu điểm và đầu nhỏ tượng trưng cho nhược điểm thì với sự phối trí của biểu tượng dịch lý, yếu tố âm và yếu tố dương đã hoàn toàn bổ túc, bù đắp cho nhau để tạo thành một toàn thể có đủ những tính chất: hợp lý, cân xứng, hài hòa. Còn hai điểm nhỏ, điểm đen nằm ở đầu to yếu tố âm trắng và điểm trắng nằm ở yếu tố dương đen, tượng trưng cho mầm nhân của khả năng biến đổi tiến hóa để thích nghi với hoàn cảnh, phù hợp với nhiệm vụ mới, diễn tả hệ luận biến dịch “Âm trung tri Dương, Dương trung tri Âm”, căn bản của quy luật chân lý tương đối trong môi trường động.Đặt nền trên những căn bản triết lý trên, người phụ nữ đã có một địa vị xứng đáng và cao trọng trong xã hội Việt Nam đặc biệt là trên tương quan vợ chồng. Vợ chồng là đạo lớn “phu thê chi đại đạo” hay của người quân tử bắt đầu từ mối liên hệ vợ chồng “quân tử chi đạo tạo đoan hồ phu phụ”, chỉ là những diễn dịch từ định đề căn bản của dịch “nhất âm nhất dương chi vị đạo” là mối cương thường đứng hàng đầu trước mối liên hệ cha mẹ-con cái và vua tôi, tạo nên ba giềng mối lớn gọi là Tam Cương. Lấy vợ, sinh con nối dõi vừa là một nhu cầu thuộc bản năng, vừa là một nhiệm vụ trong việc làm người để thành người. Do đó, đời một người được chia làm ba thời kỳ với ba mục tiêu rõ rệt. Tuổi vị thành niên thì lo học hành “Định Học”. Tuổi trưởng thành thì lo lập gia đình “Định Tình”. Sau khi đã yên bề gia thất, vợ con mới lo công danh sự nghiệp “Định Nghiệp”. Việc lấy vợ còn quan trọng hơn việc thi đỗ. Vì vậy, thi đỗ được coi là tiểu đăng khoa, còn lấy vợ là đại đăng khoa.Khi vợ chồng ăn ở với nhau đã có con cái, người vợ nay thêm bổn phận làm mẹ lại càng được tôn kính nhiều hơn. Chỉ nhìn qua lễ nghi, tang ma thì đủ rõ mục đích biểu lộ lòng nhớ ơn sâu xa của người con đối với công lao sinh dưỡng của người mẹ. Nào mũ mấn đội đầu tượng trưng cho cái “nhau” lúc ra đời, nào áo sô trắng tượng trưng cho lúc còn nằm trong bụng mẹ. Nào để tang ba năm, khoảng thời gian tối thiểu để đứa bé có thể sống xa mẹ ... Kể ra khi nhìn vào thực tế xã hội tất cũng nhìn thấy nhiều sự sai lạc và biến đổi không thập phần hoàn hảo như những ước tính hoạch định trên lý thuyết. Tuy nhiên, đó chỉ là những khuyết điểm về phần nhân sự thực hành mà những người có trách nhiệm cải tạo xã hội phải sửa sai. giáo dục chứ không đập bỏ, phá vỡ một cách vô trách nhiệm. Thái độ phê bình “vơ đũa cả nắm” chỉ chứng tỏ một trình độ hiểu biết nông cạn và phiến diện về đối tượng được phê bình, nếu không muốn nói đó là thái độ thù nghịch. Không thể lấy con đường 14th ở Washington D.C. để đại diện cho cả thủ đô Hoa Kỳ hay nguy hại hơn nửa cho cả nước Hoa Kỳ rộng lớn. Cũng không thể đọc vài tờ báo như: Penthouse, Playboy, Sirs ... để định mức tình trạng trí thức Hoa Kỳ ! Nếu tin vào sự chính xác của quy luật “tư tưởng hướng dẫn hành động”, thì chỉ ý niệm Âm Dương trong vòng Thái Dịch cũng đủ minh chứng sự “Bình Đẳng Tuyệt Đối” của vợ với chồng trên giá trị bản chất người, Nhân Bản. Và để kết luận, người phụ nữ có một địa vị cao trọng được tôn kính đúng mức ở xã hội Việt Nam, với những chứng tích không thể chối bỏ được trong lịch sử dân tộc.














Back to top
« Last Edit: 13. Oct 2006 , 22:09 by LAM SON »  

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Sinh Mệnh Việt Qua Văn Hiến Việt
Reply #19 - 13. Oct 2006 , 21:57
 
Trần Chính Trung

* - Chữ Trung mình để phần Cha
* - Chữ Hiếu cho Mẹ, đôi ta chữ Tình
(Ca Dao)1) .
Từ Nhân Đến Quả
   Nhân-Quả là một chu kỳ nằm trong tiến trình: Sống, Còn, Nối, Tiếp, Tiến, Hóa đến vô cùng của muôn vật muôn loài. Nhân-Quả cũng là tóm lược của chu kỳ nhiều phức tạp chứađầy những trợ duyên Thuận-Nghịch trong một sự tổng hợp gồm đủ cả không gian lẫn thời gian. Nhân là cái mầm mống phát sinh ra sự kiện, đó cũng là khởi điểm. Quả là cái hình thành được tạo dựng, đó cũng là đích điểm. Ở loài thảo mộc, nhân là hạt giống được gieo trồng trên đất để theo ngày tháng nẩy mộng đâm mầm, thành cây xanh lá rậm, rồi đâm cành trổ bông, để đến sinh trái, kết quả. Ở loài người, nhân là tinh cha huyết mẹ và quả là kết con sinh cái (con cái). Vì vậy chẳng bao giờ một vật gì bỗng không lại có. Tất cả được tạo nên bởi một nguồn gốc một nguyên nhân. Trồng dưa thì được ăn dưa, trồng cà thì được ăn cà và con nhà tông không giống lông cũng giống cánh.
Không có tổ tiên, ông bà tất không có cha mẹ. Không có cha mẹ tất cũng không có con cái và không có Ta hiện diện trên cõi đời này ! Tổ Tiên, Giòng Giống, Cha Mẹ là điều mà đã là người thì chẳng ai dám dứt bỏ hay từ chối. Đó là những mối giây lớn kết nối ta với đồng bào, đồng loại, giằng kéo bắt Ta cắn chặt răng để chịu thua thiệt, đứng vững gót để được làm người ở ngay cả trong một xã hội hư hèn, biến loạn. Mối giây lớn đó được gọi là Duy Nhân Cương Thường trong tương quan nhân tính. Vì vậy mà người xưa có câu:
Đọc tám vạn nghìn từ mặc kệ
Không quân thần phụ tử chẳng ra người

(Nguyễn Công Trứ)

Nhìn ngược lại giòng lịch sử, suốt từ Đông sang Tây, không ai là không do cha mẹ sinh ra với những ẩn tích không thể tẩy xóa về gia thế, giòng dõi và chủng tộc. Thích Ca là con vua Sudhodana Gautama thuộc bộ tộc Sakyas bên Ấn Độ. Jésus Christ là con bà Maria giòng dõi vua David xứ Do Thái bên Trung Đông. Và dân tộc Việt Nam chúng ta, cùng với 99 giòng Việt khác đã cùng có chung một mẹ một cha “cha là Lạc Long Quân, mẹ là Âu Cơ” mang một thân xác da vàng và giòng máu luân lưu dào dạt ý chí quật cường, bất khuất ...
Nếu người ăn quả còn biết nhớ kẻ trồng cây, uống nước còn nhớ đến nguồn thì sự yêu cha mẹ, kính ông bà, tôn sùng tổ tiên và anh hùng liệt nữ chỉ là làm một điều thuận với lẽ thường hằng, hợp với một chân lý phổ quát: Đạo Hiếu. Bài viết này không bàn sâu về Đạo Hiếu, nhưng trình bày về Việt Nam như một quê hương của nòi tình, mà ở đó người đàn bà vì thấm nhuần đạo hiếu đã giữ một vai trò quan trọng trong việc đóng góp công sức, hy sinh một cách thản nhiên và lặng lẽ để làm cho tổ quốc vinh quang, dân tộc được trường tồn qua sự hoàn tất những nhiệm vụ liên tiếp của một chu kỳ sống “một đời người”, như làm theo trách nhiệm của một đứa con hiếu thuận, làm một người vợ đảm ngoan chung sức cùng chồng tát cạn biển đông, làm bổn phận người mẹ quên mình vì con mà tận tụy một đời với những lo nghĩ yêu thương.

2). Tình: Những Sắc Thái Của Nhân Tính
Đã là người, tất khi sinh ra đã có đủ những nhân tính căn bản. Sống là một tiến trình biểu lộ tình cảm qua những phát huy nhân tính:
2a). Tình cảm
Tình có bảy thứ gọi chung là “thất tình” gồm những biến thái như: Thương, ghét, vui, buồn, sợ, muốn, giận. Tình nằm sâu trong tâm hồn con người, nhưng bản chất của tình thì động. Vì vậy, chữ tình (情) được viết bằng bộ Tâm (心) là trái tim và chữ Thanh (青) mầu xanh lá cây. Về ý nghĩa mầu sắc, xanh lá cây tượng trưng cho sự tươi trẻ, thanh xuân, nhưng theo ý nghĩa của y lý Đông Phương qua triết lý ngũ hành thì xanh thuộc Mộc (cây). Ở con người, Mộc chủ về gan mật mà gan mật thì liên quan tối gân cốt để hành động. Do đó, người xưa thường khen kẻ dám làm là can đảm hay là to gan lớn mật. Tình tuy bản chất động nhưng chỉ phát lộ ra ngoài khi bị cảm kích bằng ngoại cảnh. Cảnh sinh tình, nên vì tương quan nhân quả, tình thường được ghép chung với cảm. Cảm ( ) gồm chữ Tâm (心) ở dưới và chữ Hàm ( 咸 ) ở trên. Hàm có nghĩa là khắp cả, đều hết. Nghĩa là khi tình cảm ở tâm bị kích động thì sẽ lan truyền ra khắp hết thân thể để biểu lộ bằng hành động.
2b). Tình Nghĩa
Tình tuy có tới thất tình, nhưng khi nói đến tình thì con người đều thường chỉ nghĩ đến cái khía cạnh tốt đẹp của nó là yêu thương, tình ái. Ngay cả đến yêu thương cũng có những khung bậc (bệ, bậc) khác nhau tùy đối tượng như yêu cha mẹ, anh em ... nhưng đa số cũng chỉ nghĩ đến sự yêu thương giữa trai và gái qua chữ tình ái. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là điều thông thường, vì đó là đầu dây mối nhợ căn bản để nẩy sinh những mối tương quan nhân tính khác theo luật nhân quả. Có tương quan vợ chồng rồi mới có tương quan cha mẹ, con cái. Khi sống thành xã hội phồn tạp mà muốn tránh hỗn loạn thì phải có trật tự, có ngôi thứ trên dưới, vì vậy mà có vua tôi, quan dân. Những mối quan hệ này người xưa gọi là Tam Cương, ba giềng mối lớn chi phối toàn diện sinh hoạt con người trong xã hội.
Đa cảm tất đa tình ! cổ nhân đã có câu: “Tình như tình để”. Nghĩa là tình cảm như mạch nước ngầm, nơi đáy giếng với những vơi đầy bất tận. Tình là thứ nhu nhuyễn không có hình thức nhất định, ví như nước mà đặc tính của nước là thẩm thấu, ngấm ngầm để mang sự sống cho muôn loài . Không có nước tất đất sẽ khô cằn không thể trồng trọt, không có nước tất không có sự sống, nhưng nước quá nhiều cũng gây thành úng lụt tàn hại mùa màng hủy diệt sinh mạng. Đối với đất khô hạn thì phải tưới bằng cách dẫn thủy, tát nước. Đối với đất úng lụt thì phải khơi bằng cách đào ngòi tháo nước, thì đối với người việc dạy dỗ uốn nắn tình cảm cũng có ý nghĩa như công tác trị thủy, tưới bón hay tiêu tháo kể trên. Tình được uốn nắn bằng lễ nghĩa là những hình thức được coi là tiêu chuẩn áp dụng cho từng trường hợp, tùy người, tùy cảnh. Vì vậy, Tình thường được Nghĩa đi theo để điều hòa ở mức vừa phải, không thái quá mà cũng không bất cập. Chữ Nghĩa (義 ) có nghĩa là điều phải, việc đúng nên làm. Chữ Nghĩa gồm chữ Dương (恙 ) là con dê, tượng trưng cho quyền lợi vật chất và chữ Ngã (我) là cái Ta chung của mọi người, tức là quyền lợi chung phù hợp cho mọi người theo đúng tinh thần đại đồng “kỳ sở bất dục, vật thi ư nhân”. Điều mình không muốn thì cũng đừng làm cho người.

2c). Tâm Lý

Tình cảm được coi như một nguồn năng lực chủ yếu của con người, nhưng vấn đề là xử dụng nguồn năng lực đó làm sao cho hợp lý và tốt đẹp. Người không thể sống như tĩnh vật vô tình, như gỗ đá vô tri. Cho nên tình không thể diệt mà phải chính, không thể lạnh lùng nhổ bỏ như loài cỏ dại mà phải xuất lực ra tưới bón như lúa, như ngô, kiên tâm uốn nắn như cây kiểng. Tình phải nuôi mới lớn, nuôi bằng những cảm xúc cao đẹp, mà gây cảm xúc thì không gì bằng đọc lịch sử, văn chương, thi phú. Vì vậy mới nói “khởi ư thi” bắt đầu bằng thơ văn. Nhưng phát triển thì phải định hướng quy về một chủ đích, không thể để tự do buông thả như ngựa không cương, như thuyền không lái mà phải khuôn phép theo lễ nghĩa. Vì vậy mới nói “chế ư lễ”, dùng lễ nghĩa để uốn nắn. Một khi tình đã nuôi cho mạnh, uốn cho ngay chính đó là lúc tình có thể đem ra ứng dụng một cách hợp lý và tốt đẹp trong mọi hoàn cảnh, vì đã đạt được tới mức độ thuần thục “phát nhi trúng tiết” như một nốt nhạc góp phần làm nên một hợp âm, như một khí cụ trong tay người nghệ sĩ tài ba tham dự hòa tấu. Vì vậy mới nói “hòa ư nhạc” và bản chất của nhạc là “hòa nhi bất đồng”, âm thanh chỉ tương ứng mà hòa hợp với nhau, chứ không tan lẫn vào nhau như màu sắc.
   Nói thì giản dị nhưng chuyện không phải dễ làm. Vì đó là một tiến trình Tự Thắng để làm người, phát huy trọn vẹn Nhân Tính, “tận kỳ tính”, để đạt tới mức Nhân Chủ, làm chủ mình, làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên. Nhân Chủ là một lý tưởng cao đẹp, làm chủ mình mà thảnh thơi như Tiên, Phật, làm chủ xã hội mà không áp chế bóc lột đồng loại, làm chủ thiên nhiên mà biết lấy chổ dư bù chổ thiếu để của kho thành vô tận. Hòa được với mọi người với vũ trụ mà không mất bản sắc, kết hợp được cả hai yếu tố mâu thuẫn nhau là Sống và Chết bằng Thủ Đoạn Nhân Ái, qua phong cách sống nội Thánh ngoại Vương để an định không chỉ một xã hội một quốc gia, một thế giới mà là cả vũ trụ trong tình trạng Duy Nhiên Thái Hòa. Lý Tưởng Nhân Chủ này được gói ghém trong biểu tượng Tiên Rồng, mà tổ tiên ta đã để lại như một bí quyết để giữ nước nòi cho con cháu trong nhiệm vụ Sống-Còn-Nối-Tiếp-Tiến-Hóa đến vô cùng.
3). Đạo Hiếu: Nền Tảng Sâu Xa Của Duy Nhân Cương Thường
3a). Đạo Là Gì ?
Đạo là một thứ hệ thống tư tưởng bao gồm nhiều ý niệm, dùng để hướng dẫn con người sống một cách tốt đẹp phù hợp với những tiêu chuẩn lý tưởng. Nhưng Đạo cũng có nghĩa là con đường phải theo để đạt đến một đích điểm nào đó. Theo chiết tự, Đạo (導) gồm bộ Xước (逴) là chân bước đi thong thả và chữ Thủ (取) là cái đầu. Đầu để trầm tư suy nghĩ những ý niệm trừu tượng, phân biệt phải trái, đúng sai. Nhưng ý thức được trọn vẹn sự việc, mà không quyết tâm thi hành, thì đó chỉ là hạng thanh đàm bạc nhược. Người xưa có câu “kiến nghĩa bất vi vô dũng giả” nghĩa là thấy việc đúng phải, nên làm, mà không làm là kẻ hèn mọn. Nhưng tri hành phải hợp nhất, biết thì phải đi đôi với làm. Kẻ cầu đạo khi được học đạo tất phải hành đạo để đắc đạo. Học đạo, sống đạo, thực hành đạo đều là những hành động có ý thức đòi hỏi sự kiên tâm quyết chí, thúc đẩy bằng một niềm tin mãnh liệt. Đạo không sống thì đạo không thành, đường đi không tới. Do đó chữ Đạo bao gồm chữ Thủ chỉ sự biết và bộ Xước chỉ sự làm trong một toàn thể gọi là Đạo.
3b). Nhận Định Căn Bản

Đạo Hiếu bắt đầu bằng một nhận định căn bản “Nhân bản hồ tổ”, người gốc ở tổ tiên. Sự liên hệ nguồn gốc này mang đủ hai đặc tính huyết thống và tinh thần, được di truyền từ đời tổ tiên xuống đến con cháu, nối những thế hệ thành một xâu chuỗi, thành một sinh mệnh có tính bất tử, vì thống nhất được cả quá khứ, hiện tại và tương lai vào một giòng sống miên man và bất tuyệt. Ý niệm sinh mệnh nói trên được chứng thực qua cách nói ví với những bộ phận bất khả phân ly của một con người đang sống. chẳng hạn đã có những câu phương ngôn như:
* - Cốt nhục thâm tình.
* - Anh em như thể tay chân.
* - Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
* - Máu chảy ruột mềm.
* - Môi hở răng lạnh.
Ý niệm sinh mệnh nói trên cũng đã trở thành một niềm tin làm cơ sở siêu hình cho Đạo Hiếu. Trong ngôn ngữ Việt đã có những câu như:
* - Phúc đức ông bà để lại.
* - Phúc đức tại mẫu.
* - Sống gởi thác về.
* - Tu nhân tích đức để phúc cho con.
* - Đời cha ăn mặn, đời con khát nước.
* - Sống vì mồ vì mả, không ai sống vì cả bát cơm.
Ý niệm sinh mệnh nói trên cũng đã được chấp nhận trong đời sống quốc gia, được thể hiện qua định chế lập pháp. Tội tru di tam tộc (giết ba họ), hay khi thi đỗ đại khoa được cấp ngựa xe võng lọng để vinh quy bái tổ, trở về quê quán để làm lễ tuyên cáo với tổ tiên về thành quả đã đạt được trong việc học hành. Cha mẹ, vợ con của những người đỗ đạt làm quan tước đều được phong hàm. Do đó mà có câu “một người làm quan cả họ được nhờ”, nhờ vì được tiếng thơm lây cho cả giòng họ .
     Ý niệm sinh mệnh nói trên cũng đã đưa đến một thói quen được thấy trong đời sống hàng ngày và đồng hóa cá nhân với cả giòng họ, coi người được tiếp xúc như là đại diện chính thức của giòng họ, chẳng hạn như Lão Trần, Chu Tiên Sinh, Trần Thi, Nhan Thị, v.v... Do đó, một người có thể lưu danh thơm thiên cổ làm rạng rỡ tổ tiên giòng họ, hay di xú, để tiếng xấu đến muôn đời làm điếm nhục tông môn bằng những hành động có tính cách cá nhân. Ca dao có câu:
* - Yêu người yêu cả đường đi
* - Ghét người ghét cả tông chi họ hàng

3c). Những Ý Niệm Tạo Dựng Nên Chữ Hiếu.
Hiếu ( ) là con đường thờ cha mẹ hết lòng. Thờ là đối xử một cách cung kính lúc cha mẹ còn trên đời cũng như lúc cha mẹ khuất núi. Phân tích theo chiết tự thì Hiếu ( ) là đất ở trên và chữ Tử ( ) là con ở dưới. Chữ Thổ và chữ Tử được phân biệt tách bạch bằng nét phẩy ( ) thuộc bộ Phiệt. Dấu phẩy này tượng trưng cho cương giới, phân định vị trí người con đối với cha mẹ và các bậc tôn trưởng. Vì vậy mà chữ Tử đứng ở dưới chữ Thổ chỉ phận ở dưới.
Sách có câu “Tại thiên thành tượng, tại địa thành hình”, ở trên trời là biểu tượng, ở dưới đất là hình thể, đó là ý nhờ mẹ nên mới có con. Thổ, tức là địa phối hợp với thiên để tượng trưng cho ý niệm Âm Dương đầu mối của muôn vật với ý nghĩa “Nhất âm, nhất dương chi đạo”, mà cái đức lớn nhất của trời đất là sinh hóa “Thiên địa chi đại đức viết sinh”, và cái công lao cha mẹ cũng nằm trong việc sinh đẻ con cái, nuôi dưỡng chúng nên người.
Theo kinh Dịch, Thổ là đất địa, tương ứng với quẻ Khôn ( ) Khôn chỉ yếu tố Âm, người mẹ, sự chứa đựng bao dung, lòng nhân ái … đối lập với quẻ (Kiền) Càn ( ) chỉ yếu tố Dương, người cha, sự cứng rắn … Con là kết quả của tinh cha huyết mẹ. Sự thụ nhân và cưu mang mầm sống, là khả năng thuộc bản chất người nữ với tấm lòng bao dung nhu thuận, vì đó mà quẻ Khôn được tượng trưng bằng một khoảng trống vắng ở giữa, hai hàng vạch nằm chồng liên tiếp lên nhau. Trong vòng chín tháng mười ngày thai nhi với mẹ chỉ là Một. Đến kỳ mãn nguyệt khai hoa, khi thai nhi cất tiếng khóc chào đời và được cắt rốn giữa cơn đau xé ruột của người mẹ, thì Một đã trở thành Hai. Mẹ và Con với sự chia cách của hai thân xác, nhưng lại được ràng buộc chặt chẽ bằng mối tương quan nhân tính bền vững của tình mẫu tử và những nghi thức, bổn phận do chữ Hiếu qui định.
   Theo triết lý ngũ hành, Thổ có vị trí đứng giữa thuộc Trung cung, mang số năm (5), mầu vàng. Thổ đứng ở giữa vì thổ có đức bao dung chứa đựng. Tục ngữ có câu: “Bậc trưởng thượng lòng phải rộng, tính phải thẳng-quân tử tiết trực tâm hư”, vì vậy mà Thổ tượng trưng cho Mẹ mà cũng tượng trưng cho Vua mặc hoàng bào, ở trung ương. Đó là lý do người chết thường chôn theo địa táng chứ không thả trôi sông, trôi biển theo thủy táng hay treo cao bỏ mặc kiểu thiên táng. Câu “sống gởi thác về” được hiểu là nhập thổ về với tổ tiên. Ý niệm ngũ hành còn là đầu mối của nhiều nghi thức. chẳng hạn chữ Tỉnh (井 ) là đào giếng để lấy nước ăn, uống, là dấu vết để lại của thời bình sản kinh tế qua các hình thức phân quân điền địa. Đất phân làm chín (9) khu, chia cho tám (8) nhà cầy cấy, còn thửa ruộng ở giữa có giếng để dùng chung. Lúa thu hoạch được ở ruộng giữa này do sức đóng góp của tám nhà chung quanh sẽ thay cho thuế nộp vào kho vua. Do đó đại gia đình chỉ giới hạn trong chín đời, gọi là cửu tộc, lấy mình làm gốc ở giữa kể lên bốn (4) đời gồm cha mẹ, ông bà, cụ, kị, và dưới mình bốn (4) đời gồm con, cháu, chắt, chút. Trong từ đường của giòng họ ngành trưởng thì thần chủ thờ vị thủy tổ không bao giờ thay đổi gọi là “Bách thế bất điêu chi chủ”, nhưng trong những nhà thờ ngành thứ nhì, thì có lệ chôn thần chủ khi vượt quá năm (5) đời. Ví dụ nếu người cha chết, người con lên thay thì người cha sẽ được thờ, thần chủ của kị người cha sẽ được đem chôn và thay vào đó là thần chủ của cụ người cha nay là kị của người con.
Việc thờ cha kính mẹ phải xuất phát tự đáy lòng, đột khởi tự con tim và được hướng dẫn bởi trí óc. Nghĩa là việc hiếu thảo phải được thúc đẩy bởi năng lực tình yêu qua những biểu lộ hình thức gọi là Lễ. Cốt tủy của Lễ là ở chỗ thành tâm, tức là sự thực lòng được thể hiện qua thái độ cung kính bên ngoài. Không có sự chân thật thì Lễ chỉ là hư văn, hình thức giả dối. Chữ Thành (成 ) ngoài ý là chân thành không giả dối, đổi thay còn có nghĩa là làm nên công, xong việc, hoàn tất một cách tốt đẹp như chữ Thành Công, Thành Nhân. Chữ Thành được ghép bởi chữ lực (力) là sức mạnh và bộ Qua (戈) là một thứ binh khí thời cổ để diễn tả sự muốn thành công hay thành nhân không phải là chuyện dễ làm. Để Thành Công hay Thành Nhân tất phải dùng tới cả sức mạnh của ý chí tinh thần lẫn thể xác và vũ khí vật chất để thắng kỷ và thắng nhân, bắt mình vào khuôn phép hay khuất phục người. Thắng người còn dễ nhưng chiến thắng chính bản thân mình là một điều thật khó. Đó cũng là lý do nói. Đạo Hiếu là đạo để tu thân, khởi điểm của tiến trình đi đến Nhân Chủ qua những cấp bậc liên tiếp là: thương gia đình, lo cho tổ quốc, trăm họ bình yên và hài hòa cùng vũ trụ. Đó cũng là lý do nói Thành là khởi điểm tu thân cầu học trong nền Đạo Hiếu của 99 giòng Việt với những giai đoạn: “Thành ý, Chính tâm, cách vật, chí tri, thành nhân chi mỹ”. Nghĩa là ý muốn phải mãnh liệt và chuyên nhất, không thay đổi, lòng dạ phải ngay lành không khuất tất gian tà, làm việc phải phân minh rõ ràng đến nơi đến chốn, hiểu biết phải sâu xa đến ngành đến ngọn. Có thành tâm thì mới hy vọng có thành công được vậy ! và Tu để làm gì nếu không là để thành người tốt, đó là ý nghĩa của câu “thành nhân chi mỹ”. (Sau này Khổng Khâu tức Khổng Tử đã lấy năm (5) ý trên mà sửa lại để bình trị (làm vua) thiên hạ là: “Thành kỳ ý, Chính kỳ tâm, Tu Thân, Tề Gia, Trị Quốc Bình Thiên Hạ”)
Đạo Hiếu là đạo tu thân, sống Làm Người và để Thành Người trong xã hội, nên trên từ vua, quan đến thứ dân đều theo đạo Hiếu. Chữ Hiếu ( ) khi được ứng dụng vào tầm vóc quốc gia thì chữ Tử ( ) ngoài ý nghĩa là con thông thường còn để chỉ những người tôn quý, có đức hạnh, có học vấn, có chức vụ cao, chẳng hạn như đại thần Chu Văn An hay vua (thiên tử) và chữ Thổ ( ) chỉ công trình kiến trúc được đắp bằng đất cao và vuông vắn để làm nơi tế lễ. Vua, trong cương vị là thiên tử đứng dưới để làm lễ tế trời đất.
Nếu hiểu sống Làm Người để Thành Người đạt tới lý tưởng Nhân Chủ thì trăm năm của kiếp nhân sinh phù du có lẽ quá ngắn ! Thích Ca đã phải luân hồi bao nhiêu kiếp để thành chính quả ? Nhưng bổn phận là điều mà không ai có thể chối từ. Sự khác biệt của các vị Tiênthanks.gifhật với chúng ta là: Họ đã có một quá khứ, còn chúng ta có một tương lai. Tương lai thì có biết bao điều hứa hẹn, cho nên chữ Liễu ( ) là sự hiểu biết, sự hoàn tất, làm xong công, xong việc đã bị làm cho dở dang, ngăn cách bởi một vạch ngang ( ) chữ Nhất. Ý nhắc nhở là ở vị trí người con ( ) ta còn biết bao việc phải hoàn tất. Thật vậy sống làm người đến khi nhắm mắt xuôi tay có mấy ai dám nghĩ mình phải thảnh thơi trả xong ơn nghĩa, ơn tổ tiên, ơn cha mẹ, ơn thầy bạn, làm xong bổn phận với gia đình thân thích, đối với đồng bào ruột thịt và đối với tổ quốc thân thương yêu quý.
3d). Đạo Hiếu
    Từ sự nhận định “Nhân Bản Hồ Tổ”, đến việc ý thức toàn thể giòng họ như một sinh mệnh không thể chia lìa, đã đặt các phần tử trong một gia tộc trước những bổn phận phải hoàn tất để thực thể đó được Sống-Còn-Nối-Tiếp-Tiến-Hóa đến vô cùng. Sống làm người không ai không mong được đủ năm điều: Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh, nghĩa là sang, giàu, sống lâu, mạnh khỏe, bình an. Nhưng làm sao để sống, để còn là điều quan trọng hàng đầu, Chết, mất vẫn là điều tệ hại nhất. Hiểu được vậy tất thông cảm nổi lo âu của các bậc tôn trưởng khi thấy mình tuổi đã cao, cái chết đã cận kề mà chưa thấy có kẻ nối dõi, vì e sợ giòng họ do sự thua kém của mình và tuyệt tự. Việc bái lễ cầu con, lấy vợ lẽ cho chồng, nuôi nghĩa tử ... chỉ là những cố gắng đớn đau tuyệt vọng của những người mang mặc cảm chưa làm xong trách nhiệm với giòng họ “bất hiếu hữu tam vô hậu vi đại” không con để cho giòng dõi bị tuyệt diệt là một tội nặng. Tuy nhiên, việc làm cho giòng họ được trường tồn, chỉ là bước đầu. Những phần tử có trách nhiệm còn phải cố gắng làm sao để làm cho rạng danh giòng họ. Con phải hơn cha, cháu phải hơn ông, con cháu hưng vượng, thì đó mới thật sự là nhà có phúc. Vì đó là sự tiến lên của một gia đình, giòng họ và đất nước.
Đạo Hiếu là đạo thờ người vì (và) truy nhận nguồn gốc tổ tiên. Tổ tiên tuy không là đấng toàn năng tạo ra muôn loài, muôn vật, có toàn quyền ban phát phúc họa với sự thưởng phạt thiên đường, địa ngục, với cõi niết bàn, với ngục thất a tì, nhưng tổ tiên đã để lại gương tốt oai linh làm anh thư liệt nữ, hào kiệt anh hùng, với những công trạng hiển hách muôn đời ghi lại trong gia phả, trong sử sách để con cháu đời sau học theo, làm theo. Những lúc hành lễ cúng thờ tổ tiên, những lúc xem lại gia phả, đọc lại sử nước nhà, trong cái tịch mịch của sự suy tưởng bằng một tấm lòng thành kính, tất sẽ thấy được hình bóng phảng phất của hồn thiêng tổ phụ qua hương bay khói tỏa trở về chứng giám, sẽ cảm được từ đáy sâu của tiềm thức thế nào là vinh quang và tủi nhục của một giòng họ, của một nước nòi đã trải qua trong cuộc đấu tranh gay gắt để: Sống-Còn-Nối-Tiếp-Tiến-Hóa. Do đó, Đạo Hiếu là đạo tu thân để làm người con xứng đáng, nhưng cũng là đạo tu thân để làm người công dân tốt trong một đất nước trong một xã hội. Có yêu nhà thì mới yêu nước. Có giữ được nước thì mới giữ được nhà. Câu “quốc phá gia vong” là một quy luật biện chứng lịch sử mà tổ tiên ta đã từng đưa ra để giáo dục con dân:
“Nay ta bảo thật các ngươi nên cẩn thận như nơi củi lửa, nên giữ gìn như kẻ húp canh, dạy bảo quân sĩ, luyện tập cung tên, khiến cho người nào cũng có sức khỏe như Bàng Mông, Hậu Nghệ thì mới có thể dẹp tan được giặc mà lập nên được công danh. Chẳng những là thái ấp của ta được bền vững, mà các ngươi cũng đều được hưởng bổng lộc. Chẳng những gia quyến của ta được yên ổn, mà các người cũng được vui với vợ con, chẳng những tiền nhân ta được vẻ vang, mà các ngươi cũng được thờ phụng tổ phụ trăm năm vinh hiển, chẳng những một mình ta được sung sướng mà các ngươi cũng được lưu truyền sử sách, nghìn đời thơm tho. Đến bấy giờ các ngươi dầu không vui vẻ, cũng tự khắc được vui vẻ ...” (Hịch Tướng Sĩ Hưng Đạo Vương).
Đạo Hiếu thâm trầm giản dị là thế, gần gủi và thiết thực đối với chúng ta trong tư cách con dân là thế, có thể coi là trong gang tấc mà sao vẫn bị ngộ nhận như một kẻ xa lạ vô cùng ! Đã có biết bao người khi mở miệng, hễ đặt bút là chê tổ tiên, khinh khi giòng giống. Theo họ, đạo xưa là hẹp hòi, hủ lậu, là bất công, áp chế con người ..v.v.. Nhưng họ có hiểu rõ bản chất của Đạo Hiếu và dụng ý của người xưa chăng ? Một ngàn năm (1000) bị giặc phương Bắc đô hộ mà không bị đồng hóa. Tám mươi năm (80) giặc Pháp xâm thực, mà không bao giờ ngớt đổ máu xương tranh giành độc lập. Những kết quả đó tất phải tạo được bởi một Nhân. Và nhân nào nếu không là những người con hiếu thảo, những người vợ đảm ngoan, những người mẹ hiền thục ? Hiếu tử luôn luôn sẽ trở thành trung thần, nghĩa sĩ, bạn hiền. Những phường bạc tình, vong ân, bội nghĩa, khinh khi cha mẹ, coi thường nòi giống. Cuối cùng rồi cũng đi làm tay sai cho người, bán nước cho ngoại bang. Vì họ đều có chung một bản chất ích kỷ, tham lam, ti tiện, những loại người này họ sống hay chết thì cũng thối tha, vô tích sự cho xã hội và cho đất nước.
4). Những Cống Hiến Vĩ Đại Của Người Phụ Nữ Việt Cho Quê Hương
Nguyện vọng sâu xa nhất của loài người là sống còn mãi mãi. Những phương pháp tu luyện, những linh đơn, tiên dược có khả năng trường sinh hoặc kéo dài tuổi thọ mà ngày nay ta còn được nghe tới, chỉ là những dấu tích của một ước mơ chưa trọn vẹn. Dù chưa tìm được phép Trường Sinh, nhưng loài người lại có khả năng Truyền Sinh để tiếp nối sự sống đến vô cùng. Tuy nhiên, khả năng truyền sinh lại có thể hoàn tất một cách tốt đẹp qua sự thuận tình hợp tác của hai yếu tố nam và nữ, qua tương quan vợ chồng, trên căn bản bình đẳng. Vì con cái phải là kết quả của tình nghĩa, của lòng yêu thương và tinh thần trách nhiệm được biểu lộ bằng một mong ước thật tình và một sự chờ đợi nôn nóng ...
Nhiều người theo tây học đã cho rằng phụ nữ Việt Nam bị kỳ thị coi rẽ, coi khinh và mất nhân cách vì họ bị lệ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ ở nhà, vào chồng khi xuất giá vào con khi chồng chết … Do đó, họ đã hô hào giải phóng phụ nữ và đòi nam nữ bình quyền, rập theo khuôn mẫu của những phong trào tương tự ở Âu Mỹ. Phải nhìn nhận là thiện chí của họ rất tốt, thái độ của họ rất đúng, nhưng đối tượng của họ sai. Bên Âu Châu, phong trào giải phóng phụ nữ và đòi nam nữ bình quyền bắt nguồn sâu xa từ một ý niệm triết lý căn bản: “…đàn bà là vật phụ thuộc của đàn ông”, qua chuyện tích bà Eva được làm nên bởi cái xương sườn của Adam. Thượng đế đã tạo nên Eva trong mục đích làm cho Adam vui sống. Eva với bản tính nhẹ dạ cả tin và ưa phù phiếm nên đã bị rắn Satan cám dỗ ăn trái cấm. Sau khi phạm tội, Eva đã quyến rũ Adam phạm tội theo và cả hai bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng. Vả lại, ý niệm tự do Tây phương đặt trên quyền lợi cá nhân. Quyền lợi đưa tới tư hữu. Tư hữu đưa tới chiếm đoạt mà chính sách đế quốc thực dân là một hậu quả tất nhiên. Ngược lại, ý niệm tự do Đông phương xây dựng trên bổn phận. Bổn phận đưa đến trách nhiệm. Trách nhiệm đưa đến hy sinh quên mình mà sự tu thân tự tỉnh là đều kiện chủ yếu. Do đó, thiện chí “giải phóng phụ nữ” đã không đặt đúng chỗ, vì trên cả hai phương diện lý thuyết và thực tế người đàn bà Việt Nam đã, đang và mãi mãi được quý trọng không những bởi con cái, bởi chồng mà còn bởi cả toàn thể dân tộc. Họ được tôn xưng và giữ một địa vị không thể thay thế được trong triết lý Âm Dương, trong nguồn gốc dân tộc, trong việc trồng người gồm cả hai mặt sinh dưỡng và giáo hóa, để bảo tồn giòng sinh mệnh lịch sử của nước nòi được Sống-Còn-Nối-Tiếp-Tiến-Hóa đến vô cùng.
4a). Vị Trí Người Phụ Nữ Trên Căn Bản Triết Lý Dịch

Dịch là những ý niệm triết lý lâu đời nhất của nhân loại, được hệ thống lại từ khi nhân loại chưa có chữ viết. Dịch xây dựng trên ý niệm Âm-Dương. Âm biểu tượng bằng một vạch đứt đoạn (--), và Dương biểu tượng bằng một vạch liên tục (-). Định lý căn bản của dịch là: “nhất âm nhất dương chi vị đạo”, một âm phối hợp với một dương đó là đạo lớn. Hệ luận của “độc dương bất sinh, cô âm bất trưởng”, riêng một mình yếu tố dương thì không thể sinh trưởng được, riêng một mình yết tố âm thì cũng không thể nào lớn lên được. Và “âm trung chi dương, dương trung cho âm”, trong âm có dương, trong dương có âm.Biểu tượng của dịch được vẽ bằng một vòng tròn tượng trưng cho sự viên mãn tròn đầy của lý tưởng, sự duy nhất chỉ có một chân lý mang tính phổ quát bao trùm cả mọi nơi chốn, ảnh hưởng suốt khắp mọi thời. Bên trong vòng tròn là hai yếu tố Âm Dương được phân biệt bằng một mầu trắng âm và mầu đen dương, với một chữ S cân xứng làm bằng hai nửa vòng tròn nối tiếp nhau, diễn tả ý “âm dương tương thôi” yếu tố âm và yếu tố dương đun đẩy và bù đắp lẫn cho nhau, tạo nên một thế Thăng Bằng Động của một sự Bình Đẳng Tuyệt Đối trên giá trị bản chất, nhưng khác biệt nhau vì hoàn cảnh: Vị trí và nhiệm vụ. Sự khác biệt vị trí và nhiệm vụ nói lên tính hợp lý trong việc phân công. Yếu tố dương có một đầu to và một đầu nhỏ, yếu tố âm cũng có một đầu nhỏ và một đầu to. Nếu đầu to tượng trưng cho ưu điểm và đầu nhỏ tượng trưng cho nhược điểm thì với sự phối trí của biểu tượng dịch lý, yếu tố âm và yếu tố dương đã hoàn toàn bổ túc, bù đắp cho nhau để tạo thành một toàn thể có đủ những tính chất: hợp lý, cân xứng, hài hòa. Còn hai điểm nhỏ, điểm đen nằm ở đầu to yếu tố âm trắng và điểm trắng nằm ở yếu tố dương đen, tượng trưng cho mầm nhân của khả năng biến đổi tiến hóa để thích nghi với hoàn cảnh, phù hợp với nhiệm vụ mới, diễn tả hệ luận biến dịch “Âm trung tri Dương, Dương trung tri Âm”, căn bản của quy luật chân lý tương đối trong môi trường động.
Đặt nền trên những căn bản triết lý trên, người phụ nữ đã có một địa vị xứng đáng và cao trọng trong xã hội Việt Nam đặc biệt là trên tương quan vợ chồng. Vợ chồng là đạo lớn “phu thê chi đại đạo” hay của người quân tử bắt đầu từ mối liên hệ vợ chồng “quân tử chi đạo tạo đoan hồ phu phụ”, chỉ là những diễn dịch từ định đề căn bản của dịch “nhất âm nhất dương chi vị đạo” là mối cương thường đứng hàng đầu trước mối liên hệ cha mẹ-con cái và vua tôi, tạo nên ba giềng mối lớn gọi là Tam Cương. Lấy vợ, sinh con nối dõi vừa là một nhu cầu thuộc bản năng, vừa là một nhiệm vụ trong việc làm người để thành người. Do đó, đời một người được chia làm ba thời kỳ với ba mục tiêu rõ rệt. Tuổi vị thành niên thì lo học hành “Định Học”. Tuổi trưởng thành thì lo lập gia đình “Định Tình”. Sau khi đã yên bề gia thất, vợ con mới lo công danh sự nghiệp “Định Nghiệp”. Việc lấy vợ còn quan trọng hơn việc thi đỗ. Vì vậy, thi đỗ được coi là tiểu đăng khoa, còn lấy vợ là đại đăng khoa.
Khi vợ chồng ăn ở với nhau đã có con cái, người vợ nay thêm bổn phận làm mẹ lại càng được tôn kính nhiều hơn. Chỉ nhìn qua lễ nghi, tang ma thì đủ rõ mục đích biểu lộ lòng nhớ ơn sâu xa của người con đối với công lao sinh dưỡng của người mẹ. Nào mũ mấn đội đầu tượng trưng cho cái “nhau” lúc ra đời, nào áo sô trắng tượng trưng cho lúc còn nằm trong bụng mẹ. Nào để tang ba năm, khoảng thời gian tối thiểu để đứa bé có thể sống xa mẹ ...
Kể ra khi nhìn vào thực tế xã hội tất cũng nhìn thấy nhiều sự sai lạc và biến đổi không thập phần hoàn hảo như những ước tính hoạch định trên lý thuyết. Tuy nhiên, đó chỉ là những khuyết điểm về phần nhân sự thực hành mà những người có trách nhiệm cải tạo xã hội phải sửa sai. giáo dục chứ không đập bỏ, phá vỡ một cách vô trách nhiệm. Thái độ phê bình “vơ đũa cả nắm” chỉ chứng tỏ một trình độ hiểu biết nông cạn và phiến diện về đối tượng được phê bình, nếu không muốn nói đó là thái độ thù nghịch. Không thể lấy con đường 14th ở Washington D.C. để đại diện cho cả thủ đô Hoa Kỳ hay nguy hại hơn nửa cho cả nước Hoa Kỳ rộng lớn. Cũng không thể đọc vài tờ báo như: Penthouse, Playboy, Sirs ... để định mức tình trạng trí thức Hoa Kỳ !
Nếu tin vào sự chính xác của quy luật “tư tưởng hướng dẫn hành động”, thì chỉ ý niệm Âm Dương trong vòng Thái Dịch cũng đủ minh chứng sự “Bình Đẳng Tuyệt Đối” của vợ với chồng trên giá trị bản chất người, Nhân Bản. Và để kết luận, người phụ nữ có một địa vị cao trọng được tôn kính đúng mức ở xã hội Việt Nam, với những chứng tích không thể chối bỏ được trong lịch sử dân tộc.

Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: TÀI LIỆU LỊCH SỬ
Reply #20 - 13. Oct 2006 , 21:59
 
Trần Chính Trung
Sinh Mệnh Việt Qua Văn Hiến Việt
* - Chữ Trung mình để phần Cha
* - Chữ Hiếu cho Mẹ, đôi ta chữ Tình
(Ca Dao)1) .
Từ Nhân Đến Quả
   Nhân-Quả là một chu kỳ nằm trong tiến trình: Sống, Còn, Nối, Tiếp, Tiến, Hóa đến vô cùng của muôn vật muôn loài. Nhân-Quả cũng là tóm lược của chu kỳ nhiều phức tạp chứađầy những trợ duyên Thuận-Nghịch trong một sự tổng hợp gồm đủ cả không gian lẫn thời gian. Nhân là cái mầm mống phát sinh ra sự kiện, đó cũng là khởi điểm. Quả là cái hình thành được tạo dựng, đó cũng là đích điểm. Ở loài thảo mộc, nhân là hạt giống được gieo trồng trên đất để theo ngày tháng nẩy mộng đâm mầm, thành cây xanh lá rậm, rồi đâm cành trổ bông, để đến sinh trái, kết quả. Ở loài người, nhân là tinh cha huyết mẹ và quả là kết con sinh cái (con cái). Vì vậy chẳng bao giờ một vật gì bỗng không lại có. Tất cả được tạo nên bởi một nguồn gốc một nguyên nhân. Trồng dưa thì được ăn dưa, trồng cà thì được ăn cà và con nhà tông không giống lông cũng giống cánh.
Không có tổ tiên, ông bà tất không có cha mẹ. Không có cha mẹ tất cũng không có con cái và không có Ta hiện diện trên cõi đời này ! Tổ Tiên, Giòng Giống, Cha Mẹ là điều mà đã là người thì chẳng ai dám dứt bỏ hay từ chối. Đó là những mối giây lớn kết nối ta với đồng bào, đồng loại, giằng kéo bắt Ta cắn chặt răng để chịu thua thiệt, đứng vững gót để được làm người ở ngay cả trong một xã hội hư hèn, biến loạn. Mối giây lớn đó được gọi là Duy Nhân Cương Thường trong tương quan nhân tính. Vì vậy mà người xưa có câu:
Đọc tám vạn nghìn từ mặc kệ
Không quân thần phụ tử chẳng ra người

(Nguyễn Công Trứ)

Nhìn ngược lại giòng lịch sử, suốt từ Đông sang Tây, không ai là không do cha mẹ sinh ra với những ẩn tích không thể tẩy xóa về gia thế, giòng dõi và chủng tộc. Thích Ca là con vua Sudhodana Gautama thuộc bộ tộc Sakyas bên Ấn Độ. Jésus Christ là con bà Maria giòng dõi vua David xứ Do Thái bên Trung Đông. Và dân tộc Việt Nam chúng ta, cùng với 99 giòng Việt khác đã cùng có chung một mẹ một cha “cha là Lạc Long Quân, mẹ là Âu Cơ” mang một thân xác da vàng và giòng máu luân lưu dào dạt ý chí quật cường, bất khuất ...
Nếu người ăn quả còn biết nhớ kẻ trồng cây, uống nước còn nhớ đến nguồn thì sự yêu cha mẹ, kính ông bà, tôn sùng tổ tiên và anh hùng liệt nữ chỉ là làm một điều thuận với lẽ thường hằng, hợp với một chân lý phổ quát: Đạo Hiếu. Bài viết này không bàn sâu về Đạo Hiếu, nhưng trình bày về Việt Nam như một quê hương của nòi tình, mà ở đó người đàn bà vì thấm nhuần đạo hiếu đã giữ một vai trò quan trọng trong việc đóng góp công sức, hy sinh một cách thản nhiên và lặng lẽ để làm cho tổ quốc vinh quang, dân tộc được trường tồn qua sự hoàn tất những nhiệm vụ liên tiếp của một chu kỳ sống “một đời người”, như làm theo trách nhiệm của một đứa con hiếu thuận, làm một người vợ đảm ngoan chung sức cùng chồng tát cạn biển đông, làm bổn phận người mẹ quên mình vì con mà tận tụy một đời với những lo nghĩ yêu thương.

2). Tình: Những Sắc Thái Của Nhân Tính
Đã là người, tất khi sinh ra đã có đủ những nhân tính căn bản. Sống là một tiến trình biểu lộ tình cảm qua những phát huy nhân tính:
2a). Tình cảm
Tình có bảy thứ gọi chung là “thất tình” gồm những biến thái như: Thương, ghét, vui, buồn, sợ, muốn, giận. Tình nằm sâu trong tâm hồn con người, nhưng bản chất của tình thì động. Vì vậy, chữ tình (情) được viết bằng bộ Tâm (心) là trái tim và chữ Thanh (青) mầu xanh lá cây. Về ý nghĩa mầu sắc, xanh lá cây tượng trưng cho sự tươi trẻ, thanh xuân, nhưng theo ý nghĩa của y lý Đông Phương qua triết lý ngũ hành thì xanh thuộc Mộc (cây). Ở con người, Mộc chủ về gan mật mà gan mật thì liên quan tối gân cốt để hành động. Do đó, người xưa thường khen kẻ dám làm là can đảm hay là to gan lớn mật. Tình tuy bản chất động nhưng chỉ phát lộ ra ngoài khi bị cảm kích bằng ngoại cảnh. Cảnh sinh tình, nên vì tương quan nhân quả, tình thường được ghép chung với cảm. Cảm ( ) gồm chữ Tâm (心) ở dưới và chữ Hàm ( 咸 ) ở trên. Hàm có nghĩa là khắp cả, đều hết. Nghĩa là khi tình cảm ở tâm bị kích động thì sẽ lan truyền ra khắp hết thân thể để biểu lộ bằng hành động.
2b). Tình Nghĩa
Tình tuy có tới thất tình, nhưng khi nói đến tình thì con người đều thường chỉ nghĩ đến cái khía cạnh tốt đẹp của nó là yêu thương, tình ái. Ngay cả đến yêu thương cũng có những khung bậc (bệ, bậc) khác nhau tùy đối tượng như yêu cha mẹ, anh em ... nhưng đa số cũng chỉ nghĩ đến sự yêu thương giữa trai và gái qua chữ tình ái. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là điều thông thường, vì đó là đầu dây mối nhợ căn bản để nẩy sinh những mối tương quan nhân tính khác theo luật nhân quả. Có tương quan vợ chồng rồi mới có tương quan cha mẹ, con cái. Khi sống thành xã hội phồn tạp mà muốn tránh hỗn loạn thì phải có trật tự, có ngôi thứ trên dưới, vì vậy mà có vua tôi, quan dân. Những mối quan hệ này người xưa gọi là Tam Cương, ba giềng mối lớn chi phối toàn diện sinh hoạt con người trong xã hội.
Đa cảm tất đa tình ! cổ nhân đã có câu: “Tình như tình để”. Nghĩa là tình cảm như mạch nước ngầm, nơi đáy giếng với những vơi đầy bất tận. Tình là thứ nhu nhuyễn không có hình thức nhất định, ví như nước mà đặc tính của nước là thẩm thấu, ngấm ngầm để mang sự sống cho muôn loài . Không có nước tất đất sẽ khô cằn không thể trồng trọt, không có nước tất không có sự sống, nhưng nước quá nhiều cũng gây thành úng lụt tàn hại mùa màng hủy diệt sinh mạng. Đối với đất khô hạn thì phải tưới bằng cách dẫn thủy, tát nước. Đối với đất úng lụt thì phải khơi bằng cách đào ngòi tháo nước, thì đối với người việc dạy dỗ uốn nắn tình cảm cũng có ý nghĩa như công tác trị thủy, tưới bón hay tiêu tháo kể trên. Tình được uốn nắn bằng lễ nghĩa là những hình thức được coi là tiêu chuẩn áp dụng cho từng trường hợp, tùy người, tùy cảnh. Vì vậy, Tình thường được Nghĩa đi theo để điều hòa ở mức vừa phải, không thái quá mà cũng không bất cập. Chữ Nghĩa (義 ) có nghĩa là điều phải, việc đúng nên làm. Chữ Nghĩa gồm chữ Dương (恙 ) là con dê, tượng trưng cho quyền lợi vật chất và chữ Ngã (我) là cái Ta chung của mọi người, tức là quyền lợi chung phù hợp cho mọi người theo đúng tinh thần đại đồng “kỳ sở bất dục, vật thi ư nhân”. Điều mình không muốn thì cũng đừng làm cho người.

2c). Tâm Lý

Tình cảm được coi như một nguồn năng lực chủ yếu của con người, nhưng vấn đề là xử dụng nguồn năng lực đó làm sao cho hợp lý và tốt đẹp. Người không thể sống như tĩnh vật vô tình, như gỗ đá vô tri. Cho nên tình không thể diệt mà phải chính, không thể lạnh lùng nhổ bỏ như loài cỏ dại mà phải xuất lực ra tưới bón như lúa, như ngô, kiên tâm uốn nắn như cây kiểng. Tình phải nuôi mới lớn, nuôi bằng những cảm xúc cao đẹp, mà gây cảm xúc thì không gì bằng đọc lịch sử, văn chương, thi phú. Vì vậy mới nói “khởi ư thi” bắt đầu bằng thơ văn. Nhưng phát triển thì phải định hướng quy về một chủ đích, không thể để tự do buông thả như ngựa không cương, như thuyền không lái mà phải khuôn phép theo lễ nghĩa. Vì vậy mới nói “chế ư lễ”, dùng lễ nghĩa để uốn nắn. Một khi tình đã nuôi cho mạnh, uốn cho ngay chính đó là lúc tình có thể đem ra ứng dụng một cách hợp lý và tốt đẹp trong mọi hoàn cảnh, vì đã đạt được tới mức độ thuần thục “phát nhi trúng tiết” như một nốt nhạc góp phần làm nên một hợp âm, như một khí cụ trong tay người nghệ sĩ tài ba tham dự hòa tấu. Vì vậy mới nói “hòa ư nhạc” và bản chất của nhạc là “hòa nhi bất đồng”, âm thanh chỉ tương ứng mà hòa hợp với nhau, chứ không tan lẫn vào nhau như màu sắc.
   Nói thì giản dị nhưng chuyện không phải dễ làm. Vì đó là một tiến trình Tự Thắng để làm người, phát huy trọn vẹn Nhân Tính, “tận kỳ tính”, để đạt tới mức Nhân Chủ, làm chủ mình, làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên. Nhân Chủ là một lý tưởng cao đẹp, làm chủ mình mà thảnh thơi như Tiên, Phật, làm chủ xã hội mà không áp chế bóc lột đồng loại, làm chủ thiên nhiên mà biết lấy chổ dư bù chổ thiếu để của kho thành vô tận. Hòa được với mọi người với vũ trụ mà không mất bản sắc, kết hợp được cả hai yếu tố mâu thuẫn nhau là Sống và Chết bằng Thủ Đoạn Nhân Ái, qua phong cách sống nội Thánh ngoại Vương để an định không chỉ một xã hội một quốc gia, một thế giới mà là cả vũ trụ trong tình trạng Duy Nhiên Thái Hòa. Lý Tưởng Nhân Chủ này được gói ghém trong biểu tượng Tiên Rồng, mà tổ tiên ta đã để lại như một bí quyết để giữ nước nòi cho con cháu trong nhiệm vụ Sống-Còn-Nối-Tiếp-Tiến-Hóa đến vô cùng.
3). Đạo Hiếu: Nền Tảng Sâu Xa Của Duy Nhân Cương Thường
3a). Đạo Là Gì ?
Đạo là một thứ hệ thống tư tưởng bao gồm nhiều ý niệm, dùng để hướng dẫn con người sống một cách tốt đẹp phù hợp với những tiêu chuẩn lý tưởng. Nhưng Đạo cũng có nghĩa là con đường phải theo để đạt đến một đích điểm nào đó. Theo chiết tự, Đạo (導) gồm bộ Xước (逴) là chân bước đi thong thả và chữ Thủ (取) là cái đầu. Đầu để trầm tư suy nghĩ những ý niệm trừu tượng, phân biệt phải trái, đúng sai. Nhưng ý thức được trọn vẹn sự việc, mà không quyết tâm thi hành, thì đó chỉ là hạng thanh đàm bạc nhược. Người xưa có câu “kiến nghĩa bất vi vô dũng giả” nghĩa là thấy việc đúng phải, nên làm, mà không làm là kẻ hèn mọn. Nhưng tri hành phải hợp nhất, biết thì phải đi đôi với làm. Kẻ cầu đạo khi được học đạo tất phải hành đạo để đắc đạo. Học đạo, sống đạo, thực hành đạo đều là những hành động có ý thức đòi hỏi sự kiên tâm quyết chí, thúc đẩy bằng một niềm tin mãnh liệt. Đạo không sống thì đạo không thành, đường đi không tới. Do đó chữ Đạo bao gồm chữ Thủ chỉ sự biết và bộ Xước chỉ sự làm trong một toàn thể gọi là Đạo.
3b). Nhận Định Căn Bản

Đạo Hiếu bắt đầu bằng một nhận định căn bản “Nhân bản hồ tổ”, người gốc ở tổ tiên. Sự liên hệ nguồn gốc này mang đủ hai đặc tính huyết thống và tinh thần, được di truyền từ đời tổ tiên xuống đến con cháu, nối những thế hệ thành một xâu chuỗi, thành một sinh mệnh có tính bất tử, vì thống nhất được cả quá khứ, hiện tại và tương lai vào một giòng sống miên man và bất tuyệt. Ý niệm sinh mệnh nói trên được chứng thực qua cách nói ví với những bộ phận bất khả phân ly của một con người đang sống. chẳng hạn đã có những câu phương ngôn như:
* - Cốt nhục thâm tình.
* - Anh em như thể tay chân.
* - Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
* - Máu chảy ruột mềm.
* - Môi hở răng lạnh.
Ý niệm sinh mệnh nói trên cũng đã trở thành một niềm tin làm cơ sở siêu hình cho Đạo Hiếu. Trong ngôn ngữ Việt đã có những câu như:
* - Phúc đức ông bà để lại.
* - Phúc đức tại mẫu.
* - Sống gởi thác về.
* - Tu nhân tích đức để phúc cho con.
* - Đời cha ăn mặn, đời con khát nước.
* - Sống vì mồ vì mả, không ai sống vì cả bát cơm.
Ý niệm sinh mệnh nói trên cũng đã được chấp nhận trong đời sống quốc gia, được thể hiện qua định chế lập pháp. Tội tru di tam tộc (giết ba họ), hay khi thi đỗ đại khoa được cấp ngựa xe võng lọng để vinh quy bái tổ, trở về quê quán để làm lễ tuyên cáo với tổ tiên về thành quả đã đạt được trong việc học hành. Cha mẹ, vợ con của những người đỗ đạt làm quan tước đều được phong hàm. Do đó mà có câu “một người làm quan cả họ được nhờ”, nhờ vì được tiếng thơm lây cho cả giòng họ .
     Ý niệm sinh mệnh nói trên cũng đã đưa đến một thói quen được thấy trong đời sống hàng ngày và đồng hóa cá nhân với cả giòng họ, coi người được tiếp xúc như là đại diện chính thức của giòng họ, chẳng hạn như Lão Trần, Chu Tiên Sinh, Trần Thi, Nhan Thị, v.v... Do đó, một người có thể lưu danh thơm thiên cổ làm rạng rỡ tổ tiên giòng họ, hay di xú, để tiếng xấu đến muôn đời làm điếm nhục tông môn bằng những hành động có tính cách cá nhân. Ca dao có câu:
* - Yêu người yêu cả đường đi
* - Ghét người ghét cả tông chi họ hàng

3c). Những Ý Niệm Tạo Dựng Nên Chữ Hiếu.
Hiếu ( ) là con đường thờ cha mẹ hết lòng. Thờ là đối xử một cách cung kính lúc cha mẹ còn trên đời cũng như lúc cha mẹ khuất núi. Phân tích theo chiết tự thì Hiếu ( ) là đất ở trên và chữ Tử ( ) là con ở dưới. Chữ Thổ và chữ Tử được phân biệt tách bạch bằng nét phẩy ( ) thuộc bộ Phiệt. Dấu phẩy này tượng trưng cho cương giới, phân định vị trí người con đối với cha mẹ và các bậc tôn trưởng. Vì vậy mà chữ Tử đứng ở dưới chữ Thổ chỉ phận ở dưới.
Sách có câu “Tại thiên thành tượng, tại địa thành hình”, ở trên trời là biểu tượng, ở dưới đất là hình thể, đó là ý nhờ mẹ nên mới có con. Thổ, tức là địa phối hợp với thiên để tượng trưng cho ý niệm Âm Dương đầu mối của muôn vật với ý nghĩa “Nhất âm, nhất dương chi đạo”, mà cái đức lớn nhất của trời đất là sinh hóa “Thiên địa chi đại đức viết sinh”, và cái công lao cha mẹ cũng nằm trong việc sinh đẻ con cái, nuôi dưỡng chúng nên người.
Theo kinh Dịch, Thổ là đất địa, tương ứng với quẻ Khôn ( ) Khôn chỉ yếu tố Âm, người mẹ, sự chứa đựng bao dung, lòng nhân ái … đối lập với quẻ (Kiền) Càn ( ) chỉ yếu tố Dương, người cha, sự cứng rắn … Con là kết quả của tinh cha huyết mẹ. Sự thụ nhân và cưu mang mầm sống, là khả năng thuộc bản chất người nữ với tấm lòng bao dung nhu thuận, vì đó mà quẻ Khôn được tượng trưng bằng một khoảng trống vắng ở giữa, hai hàng vạch nằm chồng liên tiếp lên nhau. Trong vòng chín tháng mười ngày thai nhi với mẹ chỉ là Một. Đến kỳ mãn nguyệt khai hoa, khi thai nhi cất tiếng khóc chào đời và được cắt rốn giữa cơn đau xé ruột của người mẹ, thì Một đã trở thành Hai. Mẹ và Con với sự chia cách của hai thân xác, nhưng lại được ràng buộc chặt chẽ bằng mối tương quan nhân tính bền vững của tình mẫu tử và những nghi thức, bổn phận do chữ Hiếu qui định.
   Theo triết lý ngũ hành, Thổ có vị trí đứng giữa thuộc Trung cung, mang số năm (5), mầu vàng. Thổ đứng ở giữa vì thổ có đức bao dung chứa đựng. Tục ngữ có câu: “Bậc trưởng thượng lòng phải rộng, tính phải thẳng-quân tử tiết trực tâm hư”, vì vậy mà Thổ tượng trưng cho Mẹ mà cũng tượng trưng cho Vua mặc hoàng bào, ở trung ương. Đó là lý do người chết thường chôn theo địa táng chứ không thả trôi sông, trôi biển theo thủy táng hay treo cao bỏ mặc kiểu thiên táng. Câu “sống gởi thác về” được hiểu là nhập thổ về với tổ tiên. Ý niệm ngũ hành còn là đầu mối của nhiều nghi thức. chẳng hạn chữ Tỉnh (井 ) là đào giếng để lấy nước ăn, uống, là dấu vết để lại của thời bình sản kinh tế qua các hình thức phân quân điền địa. Đất phân làm chín (9) khu, chia cho tám (8) nhà cầy cấy, còn thửa ruộng ở giữa có giếng để dùng chung. Lúa thu hoạch được ở ruộng giữa này do sức đóng góp của tám nhà chung quanh sẽ thay cho thuế nộp vào kho vua. Do đó đại gia đình chỉ giới hạn trong chín đời, gọi là cửu tộc, lấy mình làm gốc ở giữa kể lên bốn (4) đời gồm cha mẹ, ông bà, cụ, kị, và dưới mình bốn (4) đời gồm con, cháu, chắt, chút. Trong từ đường của giòng họ ngành trưởng thì thần chủ thờ vị thủy tổ không bao giờ thay đổi gọi là “Bách thế bất điêu chi chủ”, nhưng trong những nhà thờ ngành thứ nhì, thì có lệ chôn thần chủ khi vượt quá năm (5) đời. Ví dụ nếu người cha chết, người con lên thay thì người cha sẽ được thờ, thần chủ của kị người cha sẽ được đem chôn và thay vào đó là thần chủ của cụ người cha nay là kị của người con.
Việc thờ cha kính mẹ phải xuất phát tự đáy lòng, đột khởi tự con tim và được hướng dẫn bởi trí óc. Nghĩa là việc hiếu thảo phải được thúc đẩy bởi năng lực tình yêu qua những biểu lộ hình thức gọi là Lễ. Cốt tủy của Lễ là ở chỗ thành tâm, tức là sự thực lòng được thể hiện qua thái độ cung kính bên ngoài. Không có sự chân thật thì Lễ chỉ là hư văn, hình thức giả dối. Chữ Thành (成 ) ngoài ý là chân thành không giả dối, đổi thay còn có nghĩa là làm nên công, xong việc, hoàn tất một cách tốt đẹp như chữ Thành Công, Thành Nhân. Chữ Thành được ghép bởi chữ lực (力) là sức mạnh và bộ Qua (戈) là một thứ binh khí thời cổ để diễn tả sự muốn thành công hay thành nhân không phải là chuyện dễ làm. Để Thành Công hay Thành Nhân tất phải dùng tới cả sức mạnh của ý chí tinh thần lẫn thể xác và vũ khí vật chất để thắng kỷ và thắng nhân, bắt mình vào khuôn phép hay khuất phục người. Thắng người còn dễ nhưng chiến thắng chính bản thân mình là một điều thật khó. Đó cũng là lý do nói. Đạo Hiếu là đạo để tu thân, khởi điểm của tiến trình đi đến Nhân Chủ qua những cấp bậc liên tiếp là: thương gia đình, lo cho tổ quốc, trăm họ bình yên và hài hòa cùng vũ trụ. Đó cũng là lý do nói Thành là khởi điểm tu thân cầu học trong nền Đạo Hiếu của 99 giòng Việt với những giai đoạn: “Thành ý, Chính tâm, cách vật, chí tri, thành nhân chi mỹ”. Nghĩa là ý muốn phải mãnh liệt và chuyên nhất, không thay đổi, lòng dạ phải ngay lành không khuất tất gian tà, làm việc phải phân minh rõ ràng đến nơi đến chốn, hiểu biết phải sâu xa đến ngành đến ngọn. Có thành tâm thì mới hy vọng có thành công được vậy ! và Tu để làm gì nếu không là để thành người tốt, đó là ý nghĩa của câu “thành nhân chi mỹ”. (Sau này Khổng Khâu tức Khổng Tử đã lấy năm (5) ý trên mà sửa lại để bình trị (làm vua) thiên hạ là: “Thành kỳ ý, Chính kỳ tâm, Tu Thân, Tề Gia, Trị Quốc Bình Thiên Hạ”)
Đạo Hiếu là đạo tu thân, sống Làm Người và để Thành Người trong xã hội, nên trên từ vua, quan đến thứ dân đều theo đạo Hiếu. Chữ Hiếu ( ) khi được ứng dụng vào tầm vóc quốc gia thì chữ Tử ( ) ngoài ý nghĩa là con thông thường còn để chỉ những người tôn quý, có đức hạnh, có học vấn, có chức vụ cao, chẳng hạn như đại thần Chu Văn An hay vua (thiên tử) và chữ Thổ ( ) chỉ công trình kiến trúc được đắp bằng đất cao và vuông vắn để làm nơi tế lễ. Vua, trong cương vị là thiên tử đứng dưới để làm lễ tế trời đất.
Nếu hiểu sống Làm Người để Thành Người đạt tới lý tưởng Nhân Chủ thì trăm năm của kiếp nhân sinh phù du có lẽ quá ngắn ! Thích Ca đã phải luân hồi bao nhiêu kiếp để thành chính quả ? Nhưng bổn phận là điều mà không ai có thể chối từ. Sự khác biệt của các vị Tiênthanks.gifhật với chúng ta là: Họ đã có một quá khứ, còn chúng ta có một tương lai. Tương lai thì có biết bao điều hứa hẹn, cho nên chữ Liễu ( ) là sự hiểu biết, sự hoàn tất, làm xong công, xong việc đã bị làm cho dở dang, ngăn cách bởi một vạch ngang ( ) chữ Nhất. Ý nhắc nhở là ở vị trí người con ( ) ta còn biết bao việc phải hoàn tất. Thật vậy sống làm người đến khi nhắm mắt xuôi tay có mấy ai dám nghĩ mình phải thảnh thơi trả xong ơn nghĩa, ơn tổ tiên, ơn cha mẹ, ơn thầy bạn, làm xong bổn phận với gia đình thân thích, đối với đồng bào ruột thịt và đối với tổ quốc thân thương yêu quý.
3d). Đạo Hiếu
    Từ sự nhận định “Nhân Bản Hồ Tổ”, đến việc ý thức toàn thể giòng họ như một sinh mệnh không thể chia lìa, đã đặt các phần tử trong một gia tộc trước những bổn phận phải hoàn tất để thực thể đó được Sống-Còn-Nối-Tiếp-Tiến-Hóa đến vô cùng. Sống làm người không ai không mong được đủ năm điều: Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh, nghĩa là sang, giàu, sống lâu, mạnh khỏe, bình an. Nhưng làm sao để sống, để còn là điều quan trọng hàng đầu, Chết, mất vẫn là điều tệ hại nhất. Hiểu được vậy tất thông cảm nổi lo âu của các bậc tôn trưởng khi thấy mình tuổi đã cao, cái chết đã cận kề mà chưa thấy có kẻ nối dõi, vì e sợ giòng họ do sự thua kém của mình và tuyệt tự. Việc bái lễ cầu con, lấy vợ lẽ cho chồng, nuôi nghĩa tử ... chỉ là những cố gắng đớn đau tuyệt vọng của những người mang mặc cảm chưa làm xong trách nhiệm với giòng họ “bất hiếu hữu tam vô hậu vi đại” không con để cho giòng dõi bị tuyệt diệt là một tội nặng. Tuy nhiên, việc làm cho giòng họ được trường tồn, chỉ là bước đầu. Những phần tử có trách nhiệm còn phải cố gắng làm sao để làm cho rạng danh giòng họ. Con phải hơn cha, cháu phải hơn ông, con cháu hưng vượng, thì đó mới thật sự là nhà có phúc. Vì đó là sự tiến lên của một gia đình, giòng họ và đất nước.
Đạo Hiếu là đạo thờ người vì (và) truy nhận nguồn gốc tổ tiên. Tổ tiên tuy không là đấng toàn năng tạo ra muôn loài, muôn vật, có toàn quyền ban phát phúc họa với sự thưởng phạt thiên đường, địa ngục, với cõi niết bàn, với ngục thất a tì, nhưng tổ tiên đã để lại gương tốt oai linh làm anh thư liệt nữ, hào kiệt anh hùng, với những công trạng hiển hách muôn đời ghi lại trong gia phả, trong sử sách để con cháu đời sau học theo, làm theo. Những lúc hành lễ cúng thờ tổ tiên, những lúc xem lại gia phả, đọc lại sử nước nhà, trong cái tịch mịch của sự suy tưởng bằng một tấm lòng thành kính, tất sẽ thấy được hình bóng phảng phất của hồn thiêng tổ phụ qua hương bay khói tỏa trở về chứng giám, sẽ cảm được từ đáy sâu của tiềm thức thế nào là vinh quang và tủi nhục của một giòng họ, của một nước nòi đã trải qua trong cuộc đấu tranh gay gắt để: Sống-Còn-Nối-Tiếp-Tiến-Hóa. Do đó, Đạo Hiếu là đạo tu thân để làm người con xứng đáng, nhưng cũng là đạo tu thân để làm người công dân tốt trong một đất nước trong một xã hội. Có yêu nhà thì mới yêu nước. Có giữ được nước thì mới giữ được nhà. Câu “quốc phá gia vong” là một quy luật biện chứng lịch sử mà tổ tiên ta đã từng đưa ra để giáo dục con dân:
“Nay ta bảo thật các ngươi nên cẩn thận như nơi củi lửa, nên giữ gìn như kẻ húp canh, dạy bảo quân sĩ, luyện tập cung tên, khiến cho người nào cũng có sức khỏe như Bàng Mông, Hậu Nghệ thì mới có thể dẹp tan được giặc mà lập nên được công danh. Chẳng những là thái ấp của ta được bền vững, mà các ngươi cũng đều được hưởng bổng lộc. Chẳng những gia quyến của ta được yên ổn, mà các người cũng được vui với vợ con, chẳng những tiền nhân ta được vẻ vang, mà các ngươi cũng được thờ phụng tổ phụ trăm năm vinh hiển, chẳng những một mình ta được sung sướng mà các ngươi cũng được lưu truyền sử sách, nghìn đời thơm tho. Đến bấy giờ các ngươi dầu không vui vẻ, cũng tự khắc được vui vẻ ...” (Hịch Tướng Sĩ Hưng Đạo Vương).
Đạo Hiếu thâm trầm giản dị là thế, gần gủi và thiết thực đối với chúng ta trong tư cách con dân là thế, có thể coi là trong gang tấc mà sao vẫn bị ngộ nhận như một kẻ xa lạ vô cùng ! Đã có biết bao người khi mở miệng, hễ đặt bút là chê tổ tiên, khinh khi giòng giống. Theo họ, đạo xưa là hẹp hòi, hủ lậu, là bất công, áp chế con người ..v.v.. Nhưng họ có hiểu rõ bản chất của Đạo Hiếu và dụng ý của người xưa chăng ? Một ngàn năm (1000) bị giặc phương Bắc đô hộ mà không bị đồng hóa. Tám mươi năm (80) giặc Pháp xâm thực, mà không bao giờ ngớt đổ máu xương tranh giành độc lập. Những kết quả đó tất phải tạo được bởi một Nhân. Và nhân nào nếu không là những người con hiếu thảo, những người vợ đảm ngoan, những người mẹ hiền thục ? Hiếu tử luôn luôn sẽ trở thành trung thần, nghĩa sĩ, bạn hiền. Những phường bạc tình, vong ân, bội nghĩa, khinh khi cha mẹ, coi thường nòi giống. Cuối cùng rồi cũng đi làm tay sai cho người, bán nước cho ngoại bang. Vì họ đều có chung một bản chất ích kỷ, tham lam, ti tiện, những loại người này họ sống hay chết thì cũng thối tha, vô tích sự cho xã hội và cho đất nước.
4). Những Cống Hiến Vĩ Đại Của Người Phụ Nữ Việt Cho Quê Hương
Nguyện vọng sâu xa nhất của loài người là sống còn mãi mãi. Những phương pháp tu luyện, những linh đơn, tiên dược có khả năng trường sinh hoặc kéo dài tuổi thọ mà ngày nay ta còn được nghe tới, chỉ là những dấu tích của một ước mơ chưa trọn vẹn. Dù chưa tìm được phép Trường Sinh, nhưng loài người lại có khả năng Truyền Sinh để tiếp nối sự sống đến vô cùng. Tuy nhiên, khả năng truyền sinh lại có thể hoàn tất một cách tốt đẹp qua sự thuận tình hợp tác của hai yếu tố nam và nữ, qua tương quan vợ chồng, trên căn bản bình đẳng. Vì con cái phải là kết quả của tình nghĩa, của lòng yêu thương và tinh thần trách nhiệm được biểu lộ bằng một mong ước thật tình và một sự chờ đợi nôn nóng ...
Nhiều người theo tây học đã cho rằng phụ nữ Việt Nam bị kỳ thị coi rẽ, coi khinh và mất nhân cách vì họ bị lệ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ ở nhà, vào chồng khi xuất giá vào con khi chồng chết … Do đó, họ đã hô hào giải phóng phụ nữ và đòi nam nữ bình quyền, rập theo khuôn mẫu của những phong trào tương tự ở Âu Mỹ. Phải nhìn nhận là thiện chí của họ rất tốt, thái độ của họ rất đúng, nhưng đối tượng của họ sai. Bên Âu Châu, phong trào giải phóng phụ nữ và đòi nam nữ bình quyền bắt nguồn sâu xa từ một ý niệm triết lý căn bản: “…đàn bà là vật phụ thuộc của đàn ông”, qua chuyện tích bà Eva được làm nên bởi cái xương sườn của Adam. Thượng đế đã tạo nên Eva trong mục đích làm cho Adam vui sống. Eva với bản tính nhẹ dạ cả tin và ưa phù phiếm nên đã bị rắn Satan cám dỗ ăn trái cấm. Sau khi phạm tội, Eva đã quyến rũ Adam phạm tội theo và cả hai bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng. Vả lại, ý niệm tự do Tây phương đặt trên quyền lợi cá nhân. Quyền lợi đưa tới tư hữu. Tư hữu đưa tới chiếm đoạt mà chính sách đế quốc thực dân là một hậu quả tất nhiên. Ngược lại, ý niệm tự do Đông phương xây dựng trên bổn phận. Bổn phận đưa đến trách nhiệm. Trách nhiệm đưa đến hy sinh quên mình mà sự tu thân tự tỉnh là đều kiện chủ yếu. Do đó, thiện chí “giải phóng phụ nữ” đã không đặt đúng chỗ, vì trên cả hai phương diện lý thuyết và thực tế người đàn bà Việt Nam đã, đang và mãi mãi được quý trọng không những bởi con cái, bởi chồng mà còn bởi cả toàn thể dân tộc. Họ được tôn xưng và giữ một địa vị không thể thay thế được trong triết lý Âm Dương, trong nguồn gốc dân tộc, trong việc trồng người gồm cả hai mặt sinh dưỡng và giáo hóa, để bảo tồn giòng sinh mệnh lịch sử của nước nòi được Sống-Còn-Nối-Tiếp-Tiến-Hóa đến vô cùng.
Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: TÀI LIỆU LỊCH SỬ
Reply #21 - 13. Oct 2006 , 22:02
 
BÀI VIẾT TIẾP THEO
VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CUẢ NGƯỜI PHỤ NỬ TRONG TRIẾT LÝ KINH DỊCH
Dịch là những ý niệm triết lý lâu đời nhất của nhân loại, được hệ thống lại từ khi nhân loại chưa có chữ viết. Dịch xây dựng trên ý niệm Âm-Dương. Âm biểu tượng bằng một vạch đứt đoạn (--), và Dương biểu tượng bằng một vạch liên tục (-). Định lý căn bản của dịch là: “nhất âm nhất dương chi vị đạo”, một âm phối hợp với một dương đó là đạo lớn. Hệ luận của “độc dương bất sinh, cô âm bất trưởng”, riêng một mình yếu tố dương thì không thể sinh trưởng được, riêng một mình yết tố âm thì cũng không thể nào lớn lên được. Và “âm trung chi dương, dương trung cho âm”, trong âm có dương, trong dương có âm.Biểu tượng của dịch được vẽ bằng một vòng tròn tượng trưng cho sự viên mãn tròn đầy của lý tưởng, sự duy nhất chỉ có một chân lý mang tính phổ quát bao trùm cả mọi nơi chốn, ảnh hưởng suốt khắp mọi thời. Bên trong vòng tròn là hai yếu tố Âm Dương được phân biệt bằng một mầu trắng âm và mầu đen dương, với một chữ S cân xứng làm bằng hai nửa vòng tròn nối tiếp nhau, diễn tả ý “âm dương tương thôi” yếu tố âm và yếu tố dương đun đẩy và bù đắp lẫn cho nhau, tạo nên một thế Thăng Bằng Động của một sự Bình Đẳng Tuyệt Đối trên giá trị bản chất, nhưng khác biệt nhau vì hoàn cảnh: Vị trí và nhiệm vụ. Sự khác biệt vị trí và nhiệm vụ nói lên tính hợp lý trong việc phân công. Yếu tố dương có một đầu to và một đầu nhỏ, yếu tố âm cũng có một đầu nhỏ và một đầu to. Nếu đầu to tượng trưng cho ưu điểm và đầu nhỏ tượng trưng cho nhược điểm thì với sự phối trí của biểu tượng dịch lý, yếu tố âm và yếu tố dương đã hoàn toàn bổ túc, bù đắp cho nhau để tạo thành một toàn thể có đủ những tính chất: hợp lý, cân xứng, hài hòa. Còn hai điểm nhỏ, điểm đen nằm ở đầu to yếu tố âm trắng và điểm trắng nằm ở yếu tố dương đen, tượng trưng cho mầm nhân của khả năng biến đổi tiến hóa để thích nghi với hoàn cảnh, phù hợp với nhiệm vụ mới, diễn tả hệ luận biến dịch “Âm trung tri Dương, Dương trung tri Âm”, căn bản của quy luật chân lý tương đối trong môi trường động.
Đặt nền trên những căn bản triết lý trên, người phụ nữ đã có một địa vị xứng đáng và cao trọng trong xã hội Việt Nam đặc biệt là trên tương quan vợ chồng. Vợ chồng là đạo lớn “phu thê chi đại đạo” hay của người quân tử bắt đầu từ mối liên hệ vợ chồng “quân tử chi đạo tạo đoan hồ phu phụ”, chỉ là những diễn dịch từ định đề căn bản của dịch “nhất âm nhất dương chi vị đạo” là mối cương thường đứng hàng đầu trước mối liên hệ cha mẹ-con cái và vua tôi, tạo nên ba giềng mối lớn gọi là Tam Cương. Lấy vợ, sinh con nối dõi vừa là một nhu cầu thuộc bản năng, vừa là một nhiệm vụ trong việc làm người để thành người. Do đó, đời một người được chia làm ba thời kỳ với ba mục tiêu rõ rệt. Tuổi vị thành niên thì lo học hành “Định Học”. Tuổi trưởng thành thì lo lập gia đình “Định Tình”. Sau khi đã yên bề gia thất, vợ con mới lo công danh sự nghiệp “Định Nghiệp”. Việc lấy vợ còn quan trọng hơn việc thi đỗ. Vì vậy, thi đỗ được coi là tiểu đăng khoa, còn lấy vợ là đại đăng khoa.
Khi vợ chồng ăn ở với nhau đã có con cái, người vợ nay thêm bổn phận làm mẹ lại càng được tôn kính nhiều hơn. Chỉ nhìn qua lễ nghi, tang ma thì đủ rõ mục đích biểu lộ lòng nhớ ơn sâu xa của người con đối với công lao sinh dưỡng của người mẹ. Nào mũ mấn đội đầu tượng trưng cho cái “nhau” lúc ra đời, nào áo sô trắng tượng trưng cho lúc còn nằm trong bụng mẹ. Nào để tang ba năm, khoảng thời gian tối thiểu để đứa bé có thể sống xa mẹ ...
Kể ra khi nhìn vào thực tế xã hội tất cũng nhìn thấy nhiều sự sai lạc và biến đổi không thập phần hoàn hảo như những ước tính hoạch định trên lý thuyết. Tuy nhiên, đó chỉ là những khuyết điểm về phần nhân sự thực hành mà những người có trách nhiệm cải tạo xã hội phải sửa sai. giáo dục chứ không đập bỏ, phá vỡ một cách vô trách nhiệm. Thái độ phê bình “vơ đũa cả nắm” chỉ chứng tỏ một trình độ hiểu biết nông cạn và phiến diện về đối tượng được phê bình, nếu không muốn nói đó là thái độ thù nghịch. Không thể lấy con đường 14th ở Washington D.C. để đại diện cho cả thủ đô Hoa Kỳ hay nguy hại hơn nửa cho cả nước Hoa Kỳ rộng lớn. Cũng không thể đọc vài tờ báo như: Penthouse, Playboy, Sirs ... để định mức tình trạng trí thức Hoa Kỳ !
Nếu tin vào sự chính xác của quy luật “tư tưởng hướng dẫn hành động”, thì chỉ ý niệm Âm Dương trong vòng Thái Dịch cũng đủ minh chứng sự “Bình Đẳng Tuyệt Đối” của vợ với chồng trên giá trị bản chất người, Nhân Bản. Và để kết luận, người phụ nữ có một địa vị cao trọng được tôn kính đúng mức ở xã hội Việt Nam, với những chứng tích không thể chối bỏ được trong lịch sử dân tộc.



4b). Vị Trí Người Phụ Nữ Trong Giòng Sinh Mệnh Dân Tộc

Lịch sử Việt là cuốn gia phả của dân tộc Việt cũng đã truy nhận nguồn gốc của nòi giống và xưng tôn mẹ Âu Cơ như Tổ Mẫu. Mở đầu cuốn gia phả là một truyện tích chép rằng: “...Kinh Dương Vương làm vua nước Xích quỷ vào năm 2879 trước Tây Lịch , lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ đẻ ra Sùng Lãm. Sùng Lãm nối ngôi cha xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai là Âu Cơ đẻ ra trăm người con, gốc của trăm giòng Việt. Sau Âu Cơ mang năm mươi con lên núi, Long Quân mang năm mươi con xuống bể ...” Núi và Biển là những vùng đất và vùng biển được Âu Cơ và Long Quân chiếm lĩnh trong việc mở mang bờ cõi coi như không gian sinh tồn của một dân tộc, được gói gọn ý nghĩa trong chữ kép: Giang Sơn, Non Sông, Đất Nước. Âu Cơ cũng đã hoàn tất nhiệm vụ một cách tốt đẹp so với chồng trong việc mang năm mươi con đi mở mang bờ cõi, dựng nước, giữ nòi. Đó không phải là một sự bình đẳng trước nghĩa vụ hay sao ?!
Gia phả lại chép “... Năm Giáp Ngọ (34 tây lịch), tức năm Kiến Võ thứ mười, vua Quang Võ nhà Hán sai Tô Định làm Thái Thú Quận Giao Chỉ. Tô Định là người bạo ngược làm lắm điều tàn ác, khiến lòng dân oán giận. Năm Canh Tí (40 tây lịch), Tô Định giết Thi Sách. Vợ Thi Sách là Trưng Trắc cùng với em là Trưng Nhị nổi lên đánh đuổi Tô Định. Tô Định phải trốn về Nam Hải. Hai Bà hạ được 65 thành trì, giành lại độc lập rồi tự xưng là vua, đóng đô ở Mê Linh”. Đọc sử tất phải xét sử để phân định đúng sai, biện biệt lẽ nên, không. Vì chồng mà trả thù không phải là tình hay sao ? Vì muôn dân mà diệt bạo không phải là đại nghĩa hay sao ? Nhưng tình nghĩa đều là những điều căn bản của bổn phận làm người được quy định bởi Duy Nhân Cương Thường, mà không hoàn tất , tất không thể thành người. Đó cũng không phải là sự bình đẳng không phân biệt trai gái trước nghĩa vụ hay sao ?!
Sử gia Lê Văn Hưu đời nhà Trần khi viết về sự nghiệp của hai Bà có bình luận như sau: “Trưng Trắc và Trưng Nhị là đàn bà nổi lên đánh đuổi Tô Định lấy lại được 65 thành trì, lập quốc xưng vương dễ như trở bàn tay. Thế mà từ cuối đời nhà Triệu cho đến đời nhà Ngô hơn một nghìn năm, người mình cứ cúi đầu bó tay làm tôi tớ cho người Tàu mà không biết xấu hổ với hai người đàn bà họ Trưng?” câu văn kể trên không hề mang ý nghĩa kỳ thị coi rẽ, coi khinh đàn bà như nhiều người ngộ nhận, mà ngược lại là một câu văn khích động, mang tính chất “văn dĩ tải đạo”, văn chương được dùng để truyền bá đạo lý. Do đó, xấu hổ không vì “người mình” gồm toàn đàn ông sức dài vai rộng, mà vì, “người mình” đã không hoàn tất bổn phận làm con dân đúng nghĩa đối với nước nhà khi bị ngoại bang đô hộ, vì “kiến nghĩa bất vi vô dõng giã”, nghĩa là thấy việc đại nghĩa mà không dám làm là bọn hèn mọn vậy! Phương ngôn ta có câu: “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” để minh chứng quan niệm bình đẳng trong nghĩa vụ sống làm người để thành người trong cương vị làm con, làm dân đối với nước, với nhà. Ơn tổ quốc, ơn cha mẹ là những nghĩa vụ mà đã sống làm người, không phân biệt trai gái, già trẻ không ai mà không phải hoàn tất một cách thành tâm kính cẩn.
Gia phả lại chép: “…Năm Mậu Thìn (248 tây lịch) năm Xích Ô thứ 11 của nhà Đông Ngô, Ngô Chủ sai Lục Dận sang làm thứ sử Giao Châu. Năm ấy ở quận Cửu Chân có người đàn bà tên Triệu Thị Trinh khởi binh giúp anh là Triệu Quốc Đạt đánh nhà Ngô. Quân lính của người anh thấy Bà làm tướng có đủ mọi điều kiện hơn người như: chí khí, sức mạnh và mưu lược bèn tôn bà lên làm minh chủ. Khi Bà ra trận thường cỡi voi mặc áo giáp vàng xưng là Nhụy Kiều Tướng Quân. Lục Dận đem quân đánh dẹp, Bà chống cự được năm sáu tháng. Sau vì quân ít thế cô nên bị thua, Bà chạy đến xã Bồ Điền thì tự tử. Bấy giờ Bà mới có 23 tuổi”.
Vua Lý Nam Đế (nhà tiền Lý) khen là người trung dũng cho lập miếu thờ, phong Bà là “Bật Chính Anh Liệt Hùng Tài Trinh Nhất Phu Nhân”. Hậu thế khi đọc lại tiểu sử của Bà không khỏi thầm cảm phục chí khí cang cường của một người quyết tâm chọn con đường cách mạng giải phóng đất nước. Câu nói bất hủ của Bà :“Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh giải đạp đầu sóng dữ, chém cá Tràng Kình ở bể Đông, quét sạch quân Ngô ra khỏi bờ cõi, để cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, lầm than, chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu cong lưng làm tì thiếp người ta”.
     Nhân tính vẫn thường yêu sống ghét chết, thích an ổn nhàn rỗi, sợ khó khăn gian khổ, chỉ nhìn thấy cái lợi nhỏ trước mắt mà không thấy cái hại lớn sau lưng. Vì vậy, mà trong nội tâm con người luôn luôn có một sự dằn co giữa tình và nghĩa, giữa nước và nhà, giữa cái riêng và cái chung. Vợ đẹp, con khôn, nhà cao cửa rộng dễ gì ai dám bỏ !

* - Chàng từ biệt vợ con thơ dại

* - Lên đường ra quan ải xa xăm

* - Bước đi quay ngắm lại nhà

* - Bên tình bên nghĩa đâu là nặng hơn ?!
Do đó, sống làm người để thành người là chuyện khó. trốn tránh nghĩa vụ là điều thường thấy trong xã hội. Có vậy mới càng khâm phục chí lớn gan liền của Nhụy Kiều Tướng Quân trong sự lựa chọn lấy nước làm nhà, trong thái độ quyết tâm và dám chết vì đại nghĩa. Chết không phải là hết! Voi chết để Ngà, Hùm chết để da, người ta chết để tiếng. Sát thân thành nhân, còn Bà chết thì thành Thần được tổ quốc ghi công, dân tộc muôn đời chiêm ngưỡng và hậu thế muôn đời tưởng nhớ với khói hương thành kính. Mười chữ vua Lý Nam Đế sắc phong cho Bà: “Bật Chính Anh Liệt Hùng Tài Trinh Nhất Phu Nhân” đã biểu lộ sự kính phục vô cùng của một tâm hồn đồng điệu, cùng chung chí hướng. Tất cả có thể tóm lược lại là: “Phu nhân là người quyết tâm nêu cao chính nghĩa, dám làm hơn người và dám chết hơn người”, khen một người sống cho sự trường tồn của Dân Tộc và chết cho sự vinh quang của tổ quốc đến thế là hết chữ. Người đời theo lẽ nhi nữ thì chỉ cần theo chồng cũng đủ khen là tiết liệt, còn Bà theo nước, yêu nước như yêu chồng. Hai chữ Trinh Nhất đó dành cho Bà thật xứng đáng lắm thay.Yêu nước là một tiến trình từ tiềm thức lên ý thức, từ trừu tượng sang cụ thể, từ tư tưởng bước sang hành động. Do đó, yêu nước không thể chỉ để ngấm ngầm trong lòng, cũng không chỉ phô bày bằng miệng lưỡi. Yêu nước phải được thể hiện bằng hành động cụ thể bởi vì, chỉ có lửa mới thử được vàng, lấy gian nan mới thử được sức người và hành động mới tỏ lộ được mức độ tinh thần. Bản chất của tình yêu là quên mình và tận hiến, là phục vụ và hy sinh. Do đó, là phải dám hy sinh cho nước. Hy sinh không phải vì xung động nhất thời như lửa với rơm bung lên rồi tắt ngúm, trái lại phải hy sinh với một ý thức cao độ của một kẻ tu đạo tận hiến cuộc đời cho lý tưởng, để nghĩa vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Nói đến kẻ thù, thì có kẻ thù nào đáng sợ và nguy hiểm hơn chính cái Ta. Cái Ta của sự ươn hèn, ỷ lại, của sự cầu an hưởng thụ, của sự phản bội ích kỷ. Từ xưa đến nay tự thắng mình không phải là chuyện dễ làm và mới thấy cái khó khăn của sự tự thắng, khi phải cắn chặt răng để chịu thiệt, đứng vững gót để làm người mới thấy được cái giá trị của sự hy sinh: hy sinh hạnh phúc của đời mình, Nhưng phải chết đi để không ngừng sống lại với sự vinh quang của tổ quốc.Gia phả của dân tộc chép: “Vua Nhân Tông truyền ngôi cho con là Anh Tông còn mình lên làm Thái Thượng Hoàng, sau lại bỏ đi tu. Năm Tân Sửu (1301) Thượng Hoàng sang Chiêm Thành xem phong cảnh, có ước gả Huyền Trân Công Chúa cho vua Chiêm là Chế Mân. Được ít lâu, Chế Mân cho người đưa vàng bạc và các sản vật sang cống và xin cưới. Triều thần có nhiều người không thuận. Chế Mân lại xin dâng hai châu Ô và châu Rí để làm sính lễ, bấy giờ Anh Tông mới quyết định thuận gả. Đến tháng sáu năm Bính Ngọ (1306) vua cho công chúa về Chiêm Thành. Năm sau (1307), vua Anh Tông thu nhận hai châu Ô và châu Rí, đổi tên là Thuận Châu và Hóa Châu, rồi sai Đoàn Nhữ Hài vào kinh lý và đặt quan giám sát”.Người đời chỉ xét trên khía cạnh cá nhân để oán hận triều đình và cảm thương cho công chúa Huyền Trân, nên cao dao đã có câu:

* - Tiếc thay thân quế giữa rừng

* - Để cho thằng Mán thằng Mường nó leo
Mà lại không thấy đó là một cuộc hôn nhân có tính cách chính trị, tạo thế ỷ dốc, lập một liên minh quân sự để giữ an bờ cõi bằng liên hệ tình cảm giữa hai họ xui gia. Nếu người đời nghĩ rằng trong chiến công vĩ đại hiển hách của dân binh nhà Trần đã đánh thắng quân Nguyên và sự chiến thắng của toàn dân ta có sự đóng góp của dân tộc Chiêm Thành (Chiêm Thành không cho quân Nguyên mượn đất, mượn đường để đánh tập hậu vào sau lưng ta), thì tất cả đã không trách cứ với câu ca dao trên. Vua Trần Nhân Tông đã quyết định đúng, phù hợp với tình nghĩa đồng minh. Gả Huyền Trân Công Chúa cho Chế Mân không chỉ là hành động đãi ngộ đề bù mà còn là thái độ ngoại giao khôn khéo, tạo thêm tình thắt chặt giữa hai dân tộc Việt-Chiêm Riêng với Huyền Trân Công Chúa, chỉ kể về giá trị của đồ sính lễ gồm hai châu Ô và châu Rí cũng đủ nói lên công lao đóng góp, mở nước, xây dựng tổ quốc của bà, Huyền Trân không đóng góp bằng xương máu chiến sĩ, nhưng Bà đã cống hiến đời mình bằng những giọt nước mắt tài hoa của một vị công chúa, Bà đã hiến dâng đời mình cho tổ quốc. Trên cương vị lãnh đạo, Nhân Tông đã vì nước mà hy sinh con mình. Trên cương vị là con dân Việt, Huyền Trân đã vì nước quên mình.Vâng ! Đó là những mệnh lệnh của trách nhiệm và bổn phận, đã là trách nhiệm và bổn phận thì không một ai được chối từ.Ngoài những đóng góp vĩ đại cho tổ quốc như Tổ Mẫu Âu Cơ, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Huyền Trân Công Chúa ... lịch sử còn biết bao gương hy sinh cho tổ quốc cần phải nói đến, hay đúng ra là hiện tại trong chúng ta những kẻ hậu sinh, phải nhớ đến những công lao khó nhọc của tiền nhân và đã có biết bao sự hy sinh đóng góp một cách tân tụy và âm thầm của biết bao thế hệ phụ nữ Việt cho nhà, cho nước. Không ai có thể phủ nhận công ơn của người phụ nữ Việt trong lãnh vực gia đình cũng như ngoài xã hội. Gia đình là nền tảng của xã hội, là thành phần làm nên đoàn thể. Nếu gia đình êm ấm thì xã hội sẽ an định, nếu gia đình tan nát thì xã hội sẽ biến loạn. Sự liên hệ song phương có tính quy luật đó đã được bao hàm trong hai chữ: Quốc Gia hay Nước Nhà.Trong gia đình, với cương vị làm con, con gái cũng đã làm tròn bổn phận hiếu thảo như con trai và còn hơn con trai nửa ! Có nhiều người đã dựa vào câu Hán Nho: “Nhất Nam viết hữu, thập nữ viết vô” để đã phá nền mống gia đình Việt Nam là kỳ thị phụ nữ. Đó là sự phê phán vội vàng đáng trách, vì trong ngôn ngữ của Việt Nam ta không thiếu gì những câu đề cao vai trò người phụ nữ. Chẳng hạn: “Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng” để tỏ hiệu năng giúp đỡ cha mẹ của người con gái. Tuy nhiên, đối với kinh nghiệm của các bậc mẹ cha thì con nào cũng là con, không phân biệt trai gái mà chỉ phân biệt ngoan, hư, như trong một câu ca dao:

* - Trai mà chi, gái mà chi

* - Con nào có hiếu có nghì thì hơn.
Có hiếu, có nghĩa bao gồm cả những việc làm cho cha mẹ vui lòng. Ở địa vị cha mẹ, chúng ta sẽ nghĩ sao khi đang nóng giận với con gái mà được nghe lời khôn ngoan dịu dàng này:

* - ... Má ơi đừng đánh con đau

* - Để con đi chợ mua cau ăn trầu ...

* - ... Má ơi đừng mắng con hoài

* - Để con đi chợ mua xoài má ăn ...
Ngay từ những ngày còn lên chín lên mười, người con gái đã lớn không hơn con trai và biết giúp đỡ mẹ cha với những công việc trong nhà, kể cả việc săn sóc các em như một người mẹ nhỏ. Cảnh tượng “Con chị bồng con em” ru cho em ngủ trong một buổi sáng muộn của một ngày mùa, là một cảnh điển hình của làng quê Việt Nam vào những ngày đất nước thanh bình. Trong những gia đình chẳng may người mẹ đau ốm hay chết sớm thì trăm sự chỉ trông vào người con gái để “tay hòm tay khóa” quán xuyến gia đình ... Có biết bao nhiêu người con gái đã quyết định không đi lấy chồng để ở nhà nuôi cha mẹ già, em thơ dại cho tròn đạo hiếu. “Trẻ nhờ cha, già cậy con” là một thực tế xã hội không thể chối bỏ trên cả hai phương diện tình cảm và vật chất. Với quan niệm khoa học hiện nay coi sinh lý như một nhu cầu căn bản của một cơ thể ở mức độ trưởng thành cần phải thỏa mãn, thì sự quyết định không đi lấy chồng để ở nhà nuôi cha mẹ và các em là một sự hy sinh tuyệt vời. Sức mạnh nào đã giúp họ chiến thắng những đòi hỏi ghê gớm của một cơ thể mạnh khỏe, nếu không là tình yêu cha mẹ, anh em, giòng tộc ... trong ý nghĩa yêu là hy sinh, quên mình, sống cho, sống vì kẻ khác !

* - Chắp tay van vái Phật trời

* - Cầu cho cha mẹ sống đời với con.

Trong xã hội Việt Nam cổ truyền, ý niệm người tình gắn liền với ý niệm người vợ. Tình yêu phải tiến tới hôn nhân và yêu nhau với ước mơ được sống trọn kiếp bên nhau trong tình nghĩa vợ chồng. Và vì chuyện vợ chồng là chuyện quan trọng trong đời người, không thể nay lấy mai bỏ như thay một chiếc áo, nên việc kén chọn tất phải cẩn thận qua nhiều mai mối lễ nghi, như ca dao có câu:
* - Chim khôn đậu nóc nhà quan
* - Trai khôn tìm vợ, gái ngoan chọn chồng.

Chuyện tích Sơn Tinh, Thủy Tinh là một điển hình của việc chọn dâu kén rể. Một phong tục tốt đẹp của Việt Nam có từ thời Hùng Vương thứ 18. Đã nói đến kén chọn tất là phải dựa vào một tiêu chuẩn để luận xét, cân nhắc nặng nhẹ, tốt xấu. Trong chuyện tích, Sơn Tinh cưới được Mỵ Nương vì đến sớm đúng hẹn, còn Thủy Tinh đến chậm, lỡ hẹn nên mất vợ. Xét cho kỹ, câu chuyện có bao hàm một triết lý sâu xa: Thứ nhất, việc đúng hẹn là giữ tròn chữ Tín với một tấm lòng thành. Sơn Tinh đã coi việc lấy vợ là quan trọng nên chuẩn bị chu đáo và quyết tâm làm đúng. Với tấc lòng thành tất cảm được người, với đức Tín tất được người Tin. Tương quan vợ chồng là một tương quan bình đẳng, đặt nền trên sự thành tín, nghĩa là thành thật với nhau và tin nhau. Thứ hai, Sơn Tinh là thần núi non, núi tượng trưng cho đức Nhân. Thủy Tinh là thần sông biển, tượng trưng cho đức Trí. Chữ có câu: “Trí giả nhạo thủy, Nhân giả nhạo sơn, Trí giả động, Nhân giả tĩnh”, nghĩa là người Trí thích nước, người Nhân thích núi, người Trí thích tính hiếu động, người Nhân thì ưa tĩnh. So nặng nhẹ thì Nhân là đầu mối sinh ra các đức tính khác, có nhân mới có ái, có lòng đôn hậu bao dung được người. Còn Trí thì dũng lược có thừa, nhưng hiếu động ưa ganh đua, tất phải có điều tàn nhẫn với người. Vua Hùng Vương gả Mỵ Nương cho Sơn Tinh, người có đức Nhân mà không gả cho Thủy Tinh là người có đức Trí là lý do trên vậy.
Nếu trong thời gian dạm hỏi, xêu tết trước khi cưới xin, được coi như giai đoạn làm người tình (ý trung nhân) thì người con gái cũng đã tỏ ra xứng đáng, trong việc khuyến khích hôn phu tu tỉnh học tập để lo danh phận và tương lai đôi lứa:

* - Anh về học lấy chữ nhu

* - Ba năm em đợi, chín thu em chờ.

Huống hồ trong cương vị một người vợ đưa lưng gánh vác giang sơn nhà chồng thì việc an ủi chồng, khuyến khích chồng và giúp đỡ chồng, chỉ là một sự đương nhiên như một bổn phận không thể thoái thác. Đã có biết bao nhiêu thế hệ, người vợ tảo tần khuya sớm nuôi chồng ăn học để thành danh phận, làm rạng rỡ tông môn và góp công xây dựng tổ quốc ?

* - Canh một dọn cửa dọn nhà
* - Canh hai dệt cửi, canh ba đi nằm
* - Canh tư bước sang canh năm
* - Trình anh dậy học chớ nằm làm chi
* - Một mai Chúa mở khoa thi
* - Bảng vàng chói lọi, kia đề tên anh
* - Bỏ công cha mẹ sinh thành
* - Công em tần tảo nuôi anh học hành.

Nhìn những hàng bia đá ghi danh các vị đại khoa tiến sĩ, tất không thể vô ơn làm lãng quên được những người vợ đáng kính đã tận tụy hy sinh, góp bao công sức để chồng thành công, thành danh và thành người.
Ước mơ “như chim liền cánh, như cây liền cành” là ước mơ chung của tất cả những cặp vợ chồng. Chia ly là một sự đau khổ vô cùng mà Chinh Phụ Ngâm đã phản ảnh trọn vẹn ý tình của người vợ trẻ gánh vác việc nhà khi chồng đi làm nghĩa vụ chinh nhân như:

* - Anh đi em ở lại nhà
* - Chăn tằm dệt lụa, mẹ già em lo.
Nếu hiểu rằng đàn bà là cái “thiên cổ chi mê”, tức nỗi say mê truyền kiếp của đàn ông, và anh hùng dù là mặt sắt cũng ngay vì tình, thì tất hiểu lý do của sự suy sụp của bao triều đại, lý do thân bại danh liệt của những kẻ làm lớn, cũng như làm láo, trốn tránh nhiệm vụ làm người và để từ đó, càng cảm phục thêm tấm lòng cao đẹp của những người chinh phụ đóng của phòng khuê, chờ chồng đi làm nghĩa vụ với non sông, còn mình ở nhà thay chồng làm bổn phận với cha mẹ và con cái. Họ đã ý thức được tương quan nhân quả qua câu quốc phá gia vong, để chấp nhận hy sinh hạnh phúc cá nhân cho tập thể nước nòi (phép công là trọng, niềm tây xá nào) và âm thầm sống làm tròn nhiệm vụ:

* - Ngọt bùi thiếp đã hiếu nam
* - Dạy con đèn sách thiếp làm phụ thân
* - Nay một thân nuôi già dạy trẻ
* - Mối quan hoài mang mể biết bao

Có một điều hình như đã thành quy luật là: “Chồng có chung thì vợ mới trinh” tình yêu bao giờ cũng đi đôi với sự kính trọng đặt nền trên tương quan bình đẳng. Chẳng trách nào người xưa thường nói “yêu nhau vì nết, trọng nhau vì tài”. Nết là cái nhân cách, mà nhân cách được thể hiện trong việc chu toàn bổn phận làm người. Trốn tránh trách nhiệm là hèn nhát, mà đã hèn nhát thì không còn gì để nói nửa ! Đó cũng là lý do để giải thích thái độ quyết liệt của những tiết phụ, liệt nữ, quyết sống xứng đáng với chồng “chàng đi theo nước, thiếp theo chàng” mà lịch sử cận đại có thể nêu danh như cụ bà Phan Bội Châu, nhũ danh Thái Huyên. Khi cụ Phan bị Pháp bắt giải về Việt Nam do sự chỉ điểm của Nguyễn Ái Quốc tức Hồ Chí Minh sau này. Khi đến thăm cụ Phan, Bà cụ chỉ vắn tắt vài lời: “vợ chồng ly biệt hơn hai mươi năm nay được một lần giáp mặt thầy, trong lòng tôi đã mãn túc rồi. Từ đây trở về sau, chỉ mong cho thầy giữ được lòng xưa. Thầy làm những việc gì mặc thầy, thầy chớ nghĩ đến vợ con”.
Như Cô Giang, người tình và là đồng chí của Nguyễn Thái Học, lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng khi tổ chức vỡ, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí bị Pháp xử chém, cô Giang đã trở về làng của Nguyễn Thái Học và tự sát bằng súng lục trong ý muốn được nhìn nhận và được chôn cất như con dâu họ NguyễnVà còn biết bao nhiêu tiết phụ, liệt nữ khác đã sống và đang sống ở khắp nơi trên quê hương Việt Nam yêu dấu. Mẹ, vợ, người tình của những chiến sĩ cách mạng đang chiến đấu trên khắp nẽo đường đất nước để tiêu diệt chế độ Công sản tàn bạo. Họ là những vọng phu với niềm tin vô biên vào sức sống của chính mình những ngày tháng trầm luân trong cuộc đời trôi nổi theo vận nước, cả trái tim và tấm lòng, tâm trí hòa vào hồn nước đi theo cùng chồng, những người mẹ, người vợ họ chấp nhận những thua thiệt để chỉ lo cho chồng, cho con và cho gia đình, để mong được chia xẻ ngọt bùi chứa chan tình nghĩa.
Họ là những vọng phụ của thời đại, những người mẹ hiền đáng kính, những người vợ đáng thương, những người tình đáng yêu, họ không quên lời thề hứa, gian khổ cùng chịu, hạnh phúc cùng chia, để cùng nhau sánh bước đi xa hơn cả cuộc đời.
Làm mẹ, làm con, làm vợ, làm người tình, những giai đoạn được khoa học phân ra theo diễn biến tâm lý cơ thể học, thì lại được người Việt Nam nhìn như những bổn phận phải chu toàn trong tiến trình sống Làm Người để Thành Người. Vì được coi là một tiến trình nên bổn phận đã không xung đột nhau mà là kế tiếp, bổ túc cho nhau nối kết thành một xâu chuỗi, một toàn thể. Sự xung đột quyền lợi giữa cá nhân và gia đình, giữa nhà và nước như nhiều người đã cố chứng minh từ lâu nay, chỉ là biểu lộ một nhân cách không toàn vẹn, một lập trường chao đảo vì thiếu căn bản, thiếu nền móng. Trái lại với cái nhìn của Đạo Hiếu Duy Nhân Cương Thường thì đó chỉ là những nhiệm vụ xếp theo cấp bậc có tính biện chứng, đi từ thấp lên cao trong một tiến trình hướng thượng, trong cái tinh thần ở địa vị nào phải hoàn tất nhiệm vụ đó như “quân quân, thần thần, tử tử” vậy !
Thấm nhuần truyền thống Đạo Hiếu của dân tộc, người phụ nữ Việt Nam đã làm tròn mọi nghĩa vụ đối với đất nước, đối với nhà một cách trọn vẹn và tuyệt đẹp, cuộc sống đối với người phụ nữ Việt ngoài những trách nhiệm nêu trên còn là cuộc hành trình hoàn mãn của sự chết, chết trong yêu thương, chết nhưng để lại danh thơm cho đời sau. Họ đã đứng thật thẳng, sống khiêm tốn trong sự giản dị đến khó nghèo, làm biểu tượng cho sự hy sinh cao đẹp của muôn đời, sự hy sinh cao đẹp của một nòi tình đặt lý tưởng Tổ Quốc lên trên hết .
Như đã trình bày ở trên, dân tộc Việt Nam là một nòi tình, quê hương Việt Nam là một quê hương ân sâu nghĩa nặng, đúng hơn là một dân tộc biết yêu, biết ghét. Ý thức được sự yêu, sự ghét với những đối tượng rõ rệt, có lý do biện chứng rõ ràng. Yêu cái nên yêu và ghét cái đáng ghét làm hai nhân tính, một dân tộc biểu lộ tình cảm của mình qua những khuôn phép của lễ nghĩa được kết tinh trong Đạo Hiếu.
Và cũng như đã trình bày ở trên, Đạo Hiếu là một triết lý sống, một phương cách tu thân xử thế, sống Làm Người để Thành Người mà Nhân Chủ là lý tưởng phải đạt tới, như di huấn của tiền nhân đã để lại, truyền đời là bí quyết để giữ nước nòi qua biểu tượng Tiên Rồng.
Định đề căn bản của Đạo Hiếu là Nhân Bản Hồ Tổ, người gốc từ tổ tiên, tức là truy nhận nguồn gốc Người của mình (khác với Bọn người cho rằng người từ khỉ). Từ định đề căn bản này với việc truy nhận tổ tiên từ xa xưa đã đưa đến hệ luận: Giòng tộc, nước nòi là một thực thể, sống động bất khả phân ly, ở đó quá khứ với những thế hệ đã qua, hiện tại với những thế hệ đang sống còn và tương lai với những thế hệ sẽ nối tiếp để Tiến-Hóa chỉ là Một, một giòng sinh mệnh như ngàn vạn con suối nhỏ đi ra sông và từ ngàn vạn con sông kia lại cuồn cuộn cuốn trôi về biển Đông.Trong giòng sinh mệnh dân tộc ấy người phụ nữ Việt Nam, như những thành phần làm nên toàn thể, trong cương vị làm con, làm người tình, làm vợ, làm mẹ trong gia đình và cương vị làm dân trong phạm vi đất nước, cũng đã hoàn tất những bổn phận được giao phó một cách thập phần hoàn hảo, để làm cho dân tộc được trường tồn và tổ quốc thêm vinh quang ./.



Trần Chính Trung

Back to top
« Last Edit: 13. Oct 2006 , 22:04 by LAM SON »  

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
THUẬT TRỊ NƯỚC CUẢ TIỀN NHÂN
Reply #22 - 03. Nov 2006 , 21:40
 
Tâm thuật :
‘Tâm là chủ của thân. Thân là dụng của Tâm. Tất cả mọi việc lành, việc dữ đều do Tâm mình tạo ra. Tâm mình tu thiện thì thân mình an vui. Tâm mình làm ác thì thân mình khốn khổ. Đạo do Tâm học, Đức do Tâm chứa, Công do Tâm tu, Phưóc do Tâm tạo, Họa do Tâm làm. Tất cả công đức đều do Tâm của mình tự tu lấy, chứ không phải ngoài mình ra mà tìm kiếm được. Tất cả Đạo vô thượng đều từ trong Tâm mình phát xuất ra. Tâm ấy vô cùng tận, không thể phá hoại, không thể tạp nhiễm."

‘Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân mà thay cường bạo.
Ta mưu phạt tâm công,
Không đánh mà người phải khuất'

Muốn thực hiện được Chiến lược Tâm Công, chúng ta phải có Tâm thành thật, Tâm bình đẳng (thương yêu đồng loại, kẻ thù hay người thân như nhau), Tâm thương người, vật và tôn trọng sự sống (Tâm Từ Bi), Tâm sáng suốt hành động (Tâm Trí Tuệ) và Tâm dũng cảm tự tồn, không còn sự sợ hãi (Tâm Dũng Lực).
chiến lược lấy sức mạnh của Tâm (Tâm lực, heart-force) để kết hợp lòng người, thay đổi lòng dạ độc ác và hung tàn của con người, hoán chuyển nghịch cảnh thành thuận cảnh và đi đến mục đích cuối cùng để chấm dứt bạo lực, chiến tranh và hận thù hầu đem lại hạnh phúc cho sinh dân.

Vũ trụ chức phận nội
Ðấng trượng phu một túi kinh luân.
Thượng vị đức, hạ vị dân,
Sắp hai chữ "quân, thân" mà gánh vác,
Có trung hiếu nên đứng trong trời đất
Không công danh thà nát với cỏ cây.
Chí tang bồng hồ thỉ dạ nào khuây,
Phải hăm hở ra tài kinh tế
Người thế trả nợ đời là thế
Của đồng lần thiên hạ tiêu chung,
Hơn nhau hai chữ anh hùng
9 bước công tâm của đức nguyển trãi<
Khi học lại những trang sử oai hùng của công cuộc kháng chiến kỳ vĩ để lật đổ chế độ đô hộ của nhà Minh (1414 - 1427) do Bình Định Vương Lê Lợi và Nguyễn Trãi lãnh đạo (1418 - 1427), người viết xin được ghi chép lại và đóng góp những nhận định hết sức tổng quát và đơn giản về chiến lược Tâm Công do Nguyễn Trãi dâng lên cho Lê Lợi, người anh hùng áo vải ở đất Lam Sơn, để thực hiện công cuộc kháng chiến 10 năm đầy gian khổ và chưa từng có trong lịch sử xưa nay. Đây chính là quốc bảo để lấy lại nước, giữ nước và dựng nước mà tất cả người Việt đều có quyền hãnh diện thừa hưởng, học hỏi và áp dụng.

B.1 Bình Định Vương Lê Lợi: ‘người ở làng Lam Sơn, huyện Thụy Nguyên, phủ Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Đã mấy đời làm nghề canh nông, nhà vẫn giàu có, lại hay giúp đỡ cho kẻ nghèo khó, cho nên mọi người đều phục,... Ông Lê Lợi khảng khái, có chí lớn, quan nhà Minh nghe tiếng, đã dỗ cho làm quan, nhưng ông không chịu khuất, thường nói rằng: ‘Làm trai sinh ở trên đời, nên giúp nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm muôn đời, chứ sao lại chịu bo bo làm đầy tớ người!’(Tâm Trí)



B.2 ‘Bèn giấu tiếng ở chỗ sơn lâm, đón mời những kẻ hào kiệt, chiêu tập những kẻ lưu vong. Đến mùa xuân năm mậu tuất (1418), ông Lê Lợi cùng với tướng là Lê Thạch và Lê Liễu khởi binh ở núi Lam Sơn tự xưng là Bình Định Vương, rồi truyền hịch đi gần xa kể tội nhà Minh để rõ cái mụch đích của mình khởi nghĩa đánh kẻ thù của nước.’ (Tâm truyền Tâm)
B.3 Bình Định Vương Lê Lợi là bậc anh hùng hội đủ tất cả những đức tính cần thiết để thực hiện chiến lược Tâm Công giải phóng đất nước ra khỏi ách đô hộ của nhà Minh do Nguyễn Trãi dâng lên cho Vương trong ‘Bình Ngô Sách’<O:p< font O:p<>

B.4 Trước khi đi gặp Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã hoàn tất chiến lược cứu nước qua tác phẩm Bình Ngô Sách. (Tâm Trí)

Tiếc thay, bản chiến lược Bình Ngô Sách này đã thất lạc. Tuy không biết Bình Ngô Sách trình bày những nhận định gì về con đường cứu nước và về tình hình ta và địch. Nhưng điều may mắn nhất của chúng ta là vẫn còn biết được yếu chỉ hành động của Bình Ngô Sách nhờ bài tựa của Ngô Thế Vinh (viết năm 1833) trong Ức Trai Di Tập (quyển 1): ‘Bình Ngô Sách hiến mưu chước lớn, không nói đến việc đánh thành, mà lại khéo nói đến việc đánh vào lòng người, cuối cùng nhân dân và đất nước của 15 đạo nước ta đều đem về cho ta cả.’ (Chiến lược Tâm Công)

B.5 Sau khi Bình Định Vương Lê Lợi đã dẹp xong giặc Minh năm 1427, Người đã ra lệnh cho Nguyễn Trãi soạn thảo bài tuyên cáo cho toàn dân biết và Nguyễn Trãi đã minh định chiến lược này qua bản Bình Ngô Đại Cáo (1427)

<...‘Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, <
Lấy chí nhân mà thay cường bạo. ... < Ta mưu phạt tâm công , không đánh mà người phải khuất. ...(Tâm Công)
Tướng giặc bắt tù, xin thương hại vẫy đuôi cầu sốngUy thần chẳng giết, lấy khoan hồng thể bụng hiếu sinh. ... (Tâm Từ Bi)
Chúng đã sợ chết xin hòa, thực thà cầu sống, < Ta muốn toàn quân làm cốt, ngơi nghỉ cùng dân. <
Chẳng những mưu kế cực sâu xa,
Cũng là cổ kim chưa nghe thấy. ...’ (Tâm Trí, Tâm Từ Bi )


B.6 Trong Bình Ngô Đại Cáo, Tâm Từ Bi đã thể hiện hết sức mạnh mẽ trong Chiến lược Tâm Công qua sự bừng nở của Tâm Trí Tuệ áp dụng trong chiến tranh chưa từng nghe thấy từ xưa đến nay để bảo toàn lực lượng khởi nghĩa, giữ đúng lệnh khoan hồng cho các trấn thành cùng quan quân đối phương đầu hàng, giảm thiểu những tổn thất về sinh mạng cho cả hai bên đang trong cuộc chiến, chấm dứt chiến tranh, đi đến chiến thắng sau cùng và mang lại hạnh phúc cho toàn dân.

B.7 ‘Tới giai đoạn này viện quân của Minh triều bị đại bại, tinh thần của đối phương ở nhiều trấn thành sa xuống rất mạnh. Nhiều tướng lĩnh Minh xin quy phục, chỉ còn 4 thành: Tây Đô, Cổ Lộng (nền cũ của thành này còn ở làng Bình Cách, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định), Đông Quan và Chí Linh vẫn chưa xao xuyến lắm. Đáng lẽ quân ta tổng tấn công các thành đó trong lúc quân dân của chúng ta đang thừa hăng hái, Bình Định Vương sai viên thông sự Đặng Hiếu Lộc dẫn Thôi Tụ, Hoàng Phúc và một số lớn tù binh cùng quả ấn song hổ và cờ kiếm, sổ sách đưa vào thành Đông Quan....’ ‘Mưu thuật này đạt được đúng kết quả mong muốn là đánh một đòn nặng vào tâm lý địch giữa lúc họ đang khủng hoảng tinh thần. Biết tình thế hoàn toàn đổ vỡ, Vương Thông, Sơn Thọ cử phái viên là Thiên Hộ họ Hà đến đại bản doanh của Bình Định Vương đề nghị thành thực cầu hòa và xin mở đường cho chúng lui binh về nước.’ (Tâm Trí)

< B.8 ‘Tướng sĩ và nhân dân tỏ ý không tán thành cuộc hòa giải vì lòng người còn căm giận sự tàn bạo trước đây của giặc Minh. Dư luận còn đang phân vân, Nguyễn Trãi bàn: ‘- Giặc Minh tàn bạo nhân dịp này giết hết chúng đi là phải, nhưng phải nghĩ nước mình nhỏ, nước chúng lớn gấp mấy chục lần thì xung đột với chúng chỉ là sự bất đắc dĩ. Nếu mối thù ngày một thêm sâu, giặc mất thể diện lại kéo binh sang nữa thì cuộc chiến tranh biết bao giờ mới dứt được. (Tâm Trí). Sao bằng chấp thuận cuộc hòa hiếu để tạo phúc cho sinh linh hai nước. (Tâm Từ Bi)

B.9 ‘Tha Vương Thông và đồng bọn về, hẳn chúng không còn lòng nào trở sang nữa. Xem như bài biểu dấu trong thỏi sáp của y gửi về Minh triều có câu: ‘ Xin thôi đừng vì miếng đất ‘hẻo lánh một phương mà làm nhọc nhằn quân lính đi xa muôn dặm. Bấy giờ muốn đánh lại phải huy động đại quân như buổi ra đi, đại tướng phải sáu bẩy người vào hạng Trương Phụ. Nhưng dù lấy lại được thì sự giữ sau này cũng vẫn khó lòng...’Bình Định Vương Lê Lợi gật đầu khen phải, nói: ‘Phục thù báo oán là cái thường tình của mọi người, nhưng bản tâm người nhân không muốn có việc giết người bao giờ, huống hồ người ta đã hàng mà giết thì không hay. Thỏa cái giận một lúc mà đeo cái tiếng muôn đời giết kẻ đầu hàng, sao bằng cho muôn vạn người cùng sống để tránh cuộc chiến tranh cho đời sau, lại còn được tiếng thơm lưu truyền sử xanh mãi mãi.’ (Tâm Từ Bi và Trí Tuệ)

Muốn được thánh triết phải chính ở tâm
Thắng được giặc tâm là danh tướng


Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Đặng Dung
Reply #23 - 23. Nov 2006 , 15:18
 
Đặng Dung



Đặng Dung là con Đặng Tất, một tướng tài thời Hậu Trần. ( 1407-1413 ).


Năm sinh và năm mất của ông không rõ, chỉ biết ông người làng Tả Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng theo gia đình vào lập nghiệp tại vùng đất nay thuộc tỉnh Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Giận cha mình bị vua Giản Định giết oan (1408 ) vì lời gièm pha của gian thần sau trận Bô Cô, ông đem quân từ Thuận Hóa về Thanh Hóa, tôn Trần Quý Khoáng lên ngôi vua, lấy hiệu là Trùng Quang, và được giữ chức Đồng bình chương sự.



Ông cùng Nguyễn Cảnh Dị nhiều lần trực tiếp chiến đấu với quân Minh. Đêm tháng 9 năm Quý Tỵ (1413), Đặng Dung đánh úp doanh trại giặc và suýt bắt sống tướng Minh Trương Phụ (vì không biết rõ mặt nên Phụ lợi dụng đêm tối dùng thuyền nhẹ trốn thoát được). Tháng 11 năm 1413, vua tôi nhà Hậu Trần thế cô bị quân Minh bắt giải về Yên Kinh. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư không ghi chép gì về cái chết của ông. Theo Ngô Thì Sĩ trong Việt Sử Tiêu Án thì ông và Nguyễn Cảnh Dị bị Trương Phụ moi gan ăn. Ông còn để lại duy nhất bài thơ Cảm Hoài (chép trong Toàn Việt Thi Lục). Lý Tử Tấn có lời bình: Phi hào kiệt chi sĩ bất năng (Nếu không phải là kẻ sĩ hào kiệt, ắt không thể làm được bài thơ này).



Tương truyền rằng CẢM HOÀI là bài thơ được Đặng Dung cảm tác trước giờ lâm tử.
Bài thơ này - với lời thơ khí khái, hào hùng, pha lẫn nét chua xót của một vị anh hùng lâm vào tuyệt lộ - đã để lại tiếng vang lớn trong lòng dân tộc . Đọc bài thơ ấy, không ít người đời sau đã phải sa nước mắt cảm thương


Thơ văn

Cảm Hoài
( nguyên tác Hán văn )



Thế sự du du nại lão hà
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca
Thời lai đồ điếu[1] thành công dị
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa
Trí chúa hữu hoài phù địa trục
Tẩy binh[2] vô lộ vãn thiên hà
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch
Kỷ độ Long Tuyền[3] đới nguyệt ma


...


Bản dịch của Tản Đà



Việc đời man mác, tuổi già thôi!
Đất rộng trời cao chén ngậm ngùi
Gặp gỡ thời cơ may những kẻ,
Tan tành sự thế luống cay ai!
Phò vua bụng những mong xoay đất,
Gột giáp sông kia khó vạch trời.
Đầu bạc giang san thù chửa trả,
Long tuyền mấy độ bóng trăng soi.



Bản dịch của Phan Kế Bính:



Việc đời bối rối tuổi già vay,
Trời đất vô cùng một cuộc say.
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,
Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay.
Vai khiêng trái đất mong phò chúa,
Giáp gột sông trời khó vạch mây.
Thù trả chưa xong đầu đã bạc,
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày.



Bản dịch Vân Trình:



Việc lớn chưa xong tuổi đã già
Đất trời thu gọn tiệc ngâm nga
Gặp thời bần tiện thành công dễ
Lỡ bước Anh Hùng dạ xót xa
Giúp Chúa những mong xoay trục đất
Rửa dòng không lối kéo ngân hà
Bạc đầu thù nước còn chưa trả
Mấy độ mài gươm bóng nguyệt tà




Chú thích

1.  Điển tích đời Hán, Phàn Khoái làm nghề bán thịt chó, Hàn Tín làm nghề câu cá, cả hai sau này đều là Khai quốc Công thần, giúp Hán Cao Tổ Lưu Bang phá Tần diệt Sở.
2. Điển tích từ hai câu thơ của Đỗ Phủ trong bài Tẩy Binh Mã: An đắc tráng sĩ vãn Ngân Hà; Tịnh tẩy giáp binh trường bất dụng (Ước gì có được người tráng sĩ kéo sông Ngân Hà; Rửa sạch giáp binh để mãi mãi không dùng đến nữa).
3.  Long Tuyền: tên một loại gươm báu thời xưa




LƯU Ý :

Trong dân gian, một số người thường bị lẫn lộn giữa 2 nhân vật ĐẶNG DUNGMẠC ĐĂNG DUNG. Xin nói thêm cho rõ :

1-ĐẶNG DUNG : người được đề cập đến ở đây là một dũng tướng, một bề tôi lương đống của nhà HẬU TRẦN , một bậc anh hùng dân tộc, tuy rằng sự nghiệp chống quân MINH không thành công, nhưng cả 2 cha con ông (Đặng gia phụ tử) đều lưu lại tiếng thơm cùng thanh sử

2-MẠC ĐĂNG DUNG : phản thần của nhà HẬU LÊ, cướp ngôi của vua LÊ, dựng nên nhà MẠC, khởi đầu những cuộc chinh chiến nồi da xáo thịt giữa "NAM BẮC TRIỀU" (Trịnh Mạc xung đột), tiếp theo là "TRỊNH NGUYỄN PHÂN TRANH" kéo dài hơn 200 năm, đến TÂY SƠN khởi nghĩa mới thống nhất được đất nước. Triều MẠC khởi đầu từ Mạc Đăng Dung là một trong số các triều đại tồi tệ trong lịch sử VN .

Hai nhân vật này khác nhau xa, xa lắm,

Wikipedia
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: TÀI LIỆU LỊCH SỬ
Reply #24 - 11. Feb 2007 , 10:04
 
TIỂU SỬ HAY TIỂU THUYẾT? Nguyễn văn Chức  
(Bài một )  

Anh Lê Hồng Long , chủ nhiệm tờ Thế Giới Ngày Nay, biếu tội quyển "Un Vietnamien Bien Tranquille " của Jean Claude Pomonty, xuất bản tháng 3 năm 2006 vừa qua tại Pháp . Quyển sách  ca tụng một tên mật vụ Việt Cộng Phạm Xuân Ẩn nào đó.  Rất tiếc, ca tụng  quá đáng. Và  đầy rẫy những cái sai .
   
Pomonty viết :
Phạm Xuân Ẩn sinh tại  Miền Nam Việt Nam  năm 1927. Nhà nghèo, lúc hai tuổi y được trao cho bà ngoại đem ra nuôi tại Huế.  Bà ngoại chết, y trở về sống với cha mẹ  tại Saigon .
   Thập niên 1940 , cùng  với  thế hệ  Việt Nam trẻ  lúc đó, Ẩn bị quyến rũ bởi phong trào Kháng Chiến chống Pháp,, với  những cuộc xuống đường , như  vụ Trần Văn Ơn.
   Ẩn viết tiếng Anh thông thạo.  Ẩn đã giúp nhiều sĩ quan -trong đó có Nguyễn văn Thiệu --làm đơn để  vào học những trường sĩ quan cao cấp của Mỹ. Ẩn được bác sĩ  Phạm Ngọc Thạch ở chiến khu D để ý đến. Bác sĩ Thạch muốn y trở thành một điệp viên cao cấp của tình báo chiến lược Việt Minh.
Lúc đó, Ẩn chưa vào đảng.  Trước lời đề nghị của BS Thạch,  Ẩn không thích thú lắm,.  Ẩn cho đó là  một nghề đê tiện , cái nghề đi  làm  chó săn  hoặc chim mồi.
Cuối cùng, Ẩn đã trở thành vừa chó săn, vừa chim mồi . Y xin  được vào làm ở sở quan thuế Saigòn. . Tết  năm  Con Rồng  1952, Y xin  nghỉ việc  một tháng ,  ra chiến khu D trình diện  BS Thạch.  Năm sau, (1953),  Y  tuyên thệ vào đảng, trong một buổi lễ  tại chiến khu U Minh do Lêâ Đức Thọ chủ tọa. Và y đã trỡ thành một điêp viên chiến lược của đảng, với chỉ thị phải sống rất trầm lặng.
Năm 1955, theo  lệnh đảng, y phải  đi Mỹ học một thời gian từ 4 đến 6 năm.  Năm 1957, Y đi Mỹ.  Người  giúp Y đi Mỹ, là BS Trần Kim Tuyến.  
Sang Mỹ, Y  được vào học tại  Đại Học  Cộng Đồng của quận Orange (nguyên văn tiếng Pháp : Community University du comté d' Orange). Sau hai năm học ,  không cần đợi lệnh của đảng, y tự ý trở về Việt Nam.  Lúc đó là năm 1959, Mười Hướng, tên chúa đảng tình báo Việt Cộng,  với khoảng 80 % cán bộ Việt Cộng nằm vùng tại Miền Nam Việt Nam đã  bị chính quyền Ngô đình Diệm thanh tóan.
Ẩn trở về Sàigòn với nỗi lo sơ có thể bị bắt tại ngay phi trường Tân Sơn Nhất, hoặc  sơ bất cứ lúc nào. Y lại đến với Trần Kim Tuyến,  và đuơc Trần Kim Tuyến  cho vào làm trong Việt Tấn Xã (Viet Nam Press). Với tư cách nhân viên Việt Tấn Xã và  người của Trần Kim Tuyến, y đã trở thành thông tín viên của hãng Reuter, và tò Time. Y cũng có dịp kết thân với nhiều tai to mặt lớn của chế độ Miền Nam, đặc biệt Nguyễn Cao Kỳ. Nguyễn Cao Kỳ rất mê nuôi chó, và để lấy lòng Nguyễn Cao Kỳ, y cũng nuôi chó.

Trong những năm cuối cùng của Miền Nam Việt Nam,  Ẩn  đã đóng góp nhiều cho Việt Cộng .Võ Nguyên Giáp đã  vỗ tay hoan hỉ:  nhờ Phạm Xuân Ẩn, chúng ta đã ngồi trong phòng hành quân của Ngũ Giác Đài Mỹ.
Trước khi trận đánh cuối cùng lật đổ Miền Nam Việt Nam xẩy ra, Ẩn đã mật  báo cho Võ Nguyên Giáp: Mỹ sẽ không phản ứng, nếu quân đội "ta" tấn công Miền Nam.    Tháng Tư 1975, khi Miền Nam nghiêng đổ,  Ẩn được  hãng Reuter  đề nghị đưa ra ngoại quốc, nhưng y không đi ,vì còn mẹ già. Ngày  29/4/ 1975, không cần xin phép lệnh trên, y đã đưa Trần  Kim Tuyến lên  trïực thăng của CIA  trốn ra ngoại quốc.

   Trên đây là những nét chính về Phạm Xuân Ần,,  trong quyển "Un Vietnamien Bien Tranquille" của Jean Claude Pomonty. Tôi đã đọc  quyển  sách khoảng 10 lần, và tự hỏi: Pomonty viết  tiểu sử   hay tiểu thuyết ?

Năm 1952, tức là cách đây gần 60  năm,  tôi có dịp sống trọn một ngày với đại văn hào Graham Greene tại nhà người Anh Cả tôi : Nguyễn Đức Chiểu. Lúc dó Anh Cả tôi là tỉnh trưởng Nam Định kiêm thanh tra chính trị Sáu  tỉnh miền duyên hải Bắc Việt. Lúc đó, Graham Greene muốn về thăm chiến khu Phát Diệm của Giám Mục Lê Hữu Từ., để có tài liệu viết quyển  "A Quiet American". Ông cần giấy phép của hai người: đại tá Leon Gambiez, tư lệnh quân đội Pháp miền duyên hải . Và  Anh Cả tôi.
    Graham Greene đã dậy tôi nhiều lắm.  Ông nói : đứa phản bội chaỵ theo quân  thù thường  ca tụng quân thù  bằng những luận điệu hèn hạ và lộ liễu .
Hơn nửa thế kỷ đã qua , tôi vẫn nhớ lời ông.  Tôi liên tưởng đến  Stanley Karnow, tác giả  "Vietnam, A History" ca tụng  tên chó đẻ Hồ Chí Minh. Tôi liên tưởng đến  tên khố xanh Đỗ Mậu, tác giả "Viêt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi" ca tụng "bác Hồ" chó đẻ  và bè lũ Thích Trí Quang . Tôi liên tưởng đến Robert McNamara, tác giả " "In Retrospect, The Tragedy and Lessons In  Viet Nam " ca tụng Hồ  Chí Minh và chửi quân đội  VNCH . Tôi liên tưởng đến mụ Shelly H. Penney và tên Kevin Bowen của trường đại học Massachusetts trong vụ thuê văn nô Việt Cộng viết về Người Việt Tỵ Nạn. Vân vân và vân vân..

Phải chăng :quyển "Un Vietnamien Bien Tranquille" cùng  dòng máu đó? . Quả quyết   CSVN không làm nghĩa vụ quốc tế vô sản,:  ca tụng Hồ Chí Minh là người yêu nước. Tôi không thể kể ra cho hết những cái sai cái  hèn trong quyển sách của Pomonty.
Bài hôm nay, tội chỉ xin nói về một điểm : BS Trần Kim Tuyến.
Pomonty viết  : ngày 29/4/ 1975, không cần biét đến lệnh trên, cũng không cần có ý kiến của đảng, Phạm Xuân Ẩn đã tự ý đưa  BS Trần Kim Tuyến lên trực thăng  của CIA Mỹ trốn ra ngoại quốc. Tức là: BS Tuyến đã trốn  ra được ngoại quốc là nhờ Phạm Xuân Ẩn. Viết thế,  sai..
Sau cuộc đảo chánh tháng 11/1963, tôi là luật sư duy nhất của BS Tuyến. Suốt  hai năm bị tù tội, và bị đưa đi hết tòa này đến tòa khác, BS Tuyến chỉ có tôi-Nguyễn Văn Chức--mặc áo đen đứng bên cạnh.
Đêm  26/3/ 1975  rạng 27/3/ 1975,  lực lượng  công an của  tên Nguyễn Khắc  Bình-một tay chân   đốn mạt của bọn Thiệu- Khiêm --- xông vào nhà tôi, xích tay tôi, bịt mắt tôi và  mang tôi đi giam một nơi , đợi ngày đưa tôi đi Côn  Đảo.

Rạng  thứ Bẩy (26/4/1975), tôi được vị nghị sĩ  đã từng  ngồi bên cạnh tôi hai năm tại Thượng Nghị Viện-Tổng thống Trần Văn Hương-mang ra khỏi tù. Tôi về đến nhà; người đầu tiên gọi cho tôi là Vũ Văn Mẫu. Vũ văn Mẫu nói chính ông đã ra lệnh phóng thích tôi.  Ông khuyên tôi nên ở lại để tham gia  chính quyền Dương văn Minh.

Người thứ hai gọi cho tôi là BS Tuyến. Ông nói cho tôi hiểu : phải đi ngay, trước khi quá muộn . Vì vậy, tôi có thể nói: tôi biết khá nhiều về BS Tuyến , đặc biệt trong 4 ngày cuối cùng của tháng Tư Đen.

Ngoài  tôi , còn một người nữa. Suốt thời gian BS Tuyến  bị tù tội, cũng như sau khi BS Tuyến ra khỏi tù,  người đó  ra vào thăm viếng săn sóc thuốc men cho gia đình BS Tuyến,. Người đó  là em ruột tôi,  bác sĩ  Nguyễn Văn Luân.

Hai anh em chúng tôi có thể nói.: chúng tôi biết khá nhiều và khá rõ  về BS Tuyến, do chính ông -vô tình hay hữu ý-tiết lộ.  

Trong quyển "Un Vietnamien  Bien Tranquille" (tran.g 123, 124),  Pomonty viết: ngày 29/ 4 /1975 , không đơi lệnh trên, cũng không cần có ý kiến của đảng  , Phạm Xuân Ẩn đã tự ý đưa BS Tuyến lên trực thăng CIA trốn ra ngoại quốc. Nghĩa là: BS Tuyến trốn thoát được ra ngoại quốc ,  là nhờ Phạm Xuân Ẩn..
Điều đó hoàn toàn sai, và cường  điệu.
Nhưng ai sai?  Ai cường điệu?  Pomonty hay Phạm Xuân Ẩn. Theo tôi: cả hai. Cán bộ Việt  Cộng, hoặc mấy đứa nhà văn nhà báo tay sai Việt Cộng, thằng đ,,,, nào cũng vậy.
Trong bài này (bài một) , tôi chỉ nêu ra  những cái sai cái cương điệu đuợc tìm  thấy trong quyển sách của Pomonty. Trong bài sau ( bài hai) tôi sẽ  vạch rõ: sai và cưòng điệu ở chỗ nào.
                                                                                     (xin đón đọc bài  2)
Back to top
« Last Edit: 11. Feb 2007 , 10:10 by LAM SON »  

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: TÀI LIỆU LỊCH SỬ
Reply #25 - 17. Jul 2007 , 11:53
 
Đòi Giữ Trường Sa, Hoàng Sa; CSVN Ghi Công Quân Đội VNCH
   

Việt Báo Thứ Hai, 7/16/2007, 12:02:00 AM

Một điều hiếm có đang xảy ra: báo nhà nước trong khi đăng bài nghiên cứu về chủ quyền Việt Nam trên các đảo Trường Sa và Hoàng Sa, đã công nhận công lao của quân lực Việt Nam Cộng Hòa trong việc gìn giữ các phần lãnh thổ và lãnh hải này. Và công trình nghiên cứu công phu này là do một Tiến sĩ Sử học Hà Nội thực hiện, và bài nghiên cứu đăng trên báo Lao Động ngày 15-7-2007. Tuy nhiên, vẫn còn ít nhất là một lỗi nhỏ cần phải điều chỉnh.

Lao Động số 27 Ngày 15/07/2007 đã đăng 2 bài viết  của Tiến Sĩ Sử Học Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, một bài tựa đề "Một số tư liệu quý về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa" và một bài tựa đề "Những tư liệu lưu trữ quan trọng về Hoàng Sa và Trường Sa."

Cả hai bài đều nêu rõ chủ quyền của Việt Nam trên các đảo Trường Sa và Hoàng Sa, trong khi nêu rõ rằng Trung Quốc không hề có chủ quyền gì trên các đảo này.
Bài "Những tư liệu lưu trữ quan trọng về Hoàng Sa và Trường Sa" đã phản bác việc chính phủ Trung Quốc dàn dựng bằng lý luận như sau, trích:

"…Sang thời kỳ Triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1909, có rất nhiều tài liệu chính sử minh chứng chủ quyền của VN trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đặc biệt phải kể đến một tài liệu rất quý giá là châu bản triều Nguyễn (thế kỷ XIX), hiện đang được lưu trữ tại Kho lưu trữ Trung ương 1 ở Hà Nội.

Ở đó người ta tìm thấy những bản tấu, phúc tấu của các đình thần các bộ như Bộ Công, và các cơ quan khác hay những dụ của các nhà vua về việc xác lập chủ quyền của VN trên quần đảo Hoàng Sa dưới triều Nguyễn như việc vãng thám, đo đạc, vẽ hoạ đồ Hoàng Sa, cắm cột mốc...

Tài liệu đặc biệt này trước đây được tàng tàng trữ tại chi nhánh Văn khố quốc gia ở Đà Lạt. Trước ngày 30.4.1975, chính quyền Sài Gòn cho chuyển về Nha Văn Khố ở Sài Gòn. Sau 1975 được đổi là Kho Lưu trữ Trung ương 2 và sau đó được chuyển ra Kho Lưu trữ Trung ương 1 ở Hà Nội. Việt Sử Cương Giám Khảo Lược quyển IV của Nguyễn Thông (1877) cho biết ở buổi quốc sơ thường kén những đinh tráng hai hộ An Hải và An Vĩnh. Trong bộ sách Đại Nam Nhất Thống Chí (1882 soạn xong, 1910 soạn lại lần 2 và khắc in) xác định Hoàng Sa thuộc về tỉnh Quảng Ngãi và tiếp tục khẳng định hoạt động đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải do đội Hoàng Sa kiêm quản.

Trong quyển III Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu của Quốc Sử Quán triều Nguyễn, đời Vua Minh Mạng, có ba đoạn văn liên quan đến việc xác lập chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa.

Ngoài ra, các bản đồ cổ của VN từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX đều vẽ Bãi Cát Vàng hay Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa trong cương vực của Việt Nam.

Những tư liệu của Trung Quốc và phương Tây minh chứng chủ quyền VN tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:

* Hải Ngoại Kỷ Sự của Thích Đại Sán (người Trung Quốc) năm 1696. Trong quyển 3 của Hải Ngoại Ký Sự đã nói đến Vạn Lý Trường Sa tức Hoàng Sa và đã khẳng định Chúa Nguyễn đã sai thuyền ra khai thác các sản vật từ các tàu đắm trên quần đảo Vạn Lý Trường Sa.

* Các bản đồ cổ Trung Quốc do chính người Trung Quốc vẽ từ năm 1909 trở về trước đều minh chứng Tây Sa và Nam Sa chưa thuộc về Trung Quốc.

Khảo sát tất cả các bản đồ cổ của Trung Quốc từ năm 1909 trở về trước, người ta thấy tất cả các bản đồ cổ nước Trung Quốc do người Trung Quốc vẽ không có bản đồ nào có ghi các quần đảo Tây Sa, Nam Sa. Tất cả các bản đồ cổ ấy đều xác định đảo Hải Nam là cực Nam của biên giới phía Nam của Trung Quốc.

Sau khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng Hoàng Sa tháng 1.1974, nhiều đoàn khảo cổ Trung Quốc đến các đảo thuộc quần đảo này và gọi là "phát hiện" nhằm nhiều cổ vật như tiền cổ, đồ sứ, đồ đá chạm trổ trên các hòn đảo này, song đều không có giá trị gì để minh xác chủ quyền Trung Quốc, trái lại họ lại phát hiện ở mặt Bắc ngôi miếu "Hoàng Sa Tự" ở đảo Vĩnh Hưng, tức đảo Phú Lâm (Ile Boisée), lại là bằng chứng hiển nhiên vết tích của việc xác lập chủ quyền của VN." (hết trích)

Đặc biệt, trong bài viết tựa đề "Một số tư liệu quý về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa" cũng trên Lao Động, đã ghi việc quân lực VNCH gìn giữ các đảo như sau, trích:

"…Ngày 14.10.1950, Chính phủ Pháp chính thức chuyển giao cho Chính phủ Bảo Đại quyền quản lý các quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 7.9.1951, Thủ tướng kiêm ngoại trưởng Trần Văn Hữu của Chính phủ Bảo Đại tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của VN, không có ý kiến nào phản đối. Theo Hiệp định Genève, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông ở dưới vĩ tuyến 17 sẽ đặt dưới sự quản lý hành chánh của phía chính quyền ở miền Nam vĩ tuyến 17.

Tháng 4.1956, khi quân viễn chinh Pháp rút khỏi miền Nam VN, Philippines nêu vấn đề chủ quyền. Trong thời gian trên cho đến năm 1956, quân đội Quốc Gia VN sau gọi là VN Cộng Hoà đã chiếm đóng các đảo phía Tây của quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 1.6.1956, Ngoại trưởng chính quyền VN Cộng Hoà Vũ Văn Mẫu ra tuyên bố tái khẳng định chủ quyền của VN đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vài ngày sau, Pháp cũng nhắc lại cho Philippines biết những quyền hạn mà Pháp đã có đối với hai quần đảo trên từ năm 1933.

Ngày 22. 8. 1956, lục hải quân VN Cộng Hoà đổ bộ lên các đảo chính của quần đảo Trường Sa và dựng bia, kéo cờ. Ngày 13.7.1961, Tổng thống VN Cộng Hoà ra sắc lệnh đặt quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam.

Ngày 6.9.1973, Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ của chính quyền VN Cộng Hoà đã sửa đổi việc quản lý hành chính của Trường Sa vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy mà trước đây vào năm 1956, thời chính quyền Ngô Đình Diệm đã có sắc lệnh gọi quần đảo Spratly là quần đảo Hoàng Sa…." (hết trích)

Câu cuối cùng ở đoạn trên là nơi cần hỏi lại tác giả, vì có thể là nhầm lẫn đánh máy: Spratly vẫn được dịch là quần đảo Trường Sa, trong khi Paracels vẫn được dịch là quần đảo Hoàng Sa.

Tình hình Hà Nội công khai nêu lên chủ quyền và chỉ rõ việc Trung Quốc đưa quân chiếm đảo bất hợp pháp đã cho thấy có tăng mức độ trong tình hình tranh chấp vùng Biển Đông. Cũng đặc biệt trong bài, tuy chưa chính thức ghi công quân lực VNCH đã gìn giữ các đảo, nhưng Hà Nội đã xóa bỏ ngôn ngữ xách mé thường có với kiểu gọi "ngụy quân, ngụy quyền."

Điều đặc biệt nữa, trong bài nghiên cứu đăng trên báo Lao Động không nhắc gì tới chuyện Thủ Tướng VN Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng năm 1958 đã gửi thư trao tặng chủ quyền Trường Sa cho Trung Quốc, theo phần Niên Biểu Thế Kỷ 20 về Trường Sa trên Bách Khoa Wikipedia, trích:

"1958 - Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đưa ra tuyên bố xác định lãnh thổ biển của họ gồm cả quần đảo Trường Sa. Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Phạm Văn Đồng, gửi một công văn chính thức tới Chu Ân Lai, tuyên bố rằng "Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hòa tôn trọng quyết định ấy."

http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A7n_%C4%91%E1%BA%A3o_Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_S...
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
Hạnhtrần
YaBB Newbies
*
Offline



Posts: 12
Re: TÀI LIỆU LỊCH SỬ
Reply #26 - 07. Nov 2010 , 10:07
 
Nhân xem được một tài liệu lịch sử về CS Soviet rất hay, xin gởi cho các bạn cùng xem
Nếu Post không đúng tiêu đề (vì không phải TLLS của VN) thì mong Chủ vườn dời dùm
Link : http://vimeo.com/12057428
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: TÀI LIỆU LỊCH SỬ
Reply #27 - 16. Jan 2011 , 00:05
 
Chũ vườn ở đây chính là Ban Biên tập , hay là những anh chị điều hành Diễn Đàn LVD , Lam Sơn củng chỉ là người mang những cành hoa đẹp đem về để làm đẹp cho Vườn Hoa trong công viên Trường Nữ Trung Học  Lê Văn Duyệt được nhìn như một như một nơi chốn có nhiều kỳ hoa dị thảo
Back to top
« Last Edit: 15. Nov 2017 , 00:10 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: TÀI LIỆU LỊCH SỬ
Reply #28 - 13. Feb 2017 , 01:37
 
   Thể theo lời đề nghị của chị Mỹ, Lam Sơn sẻ gửi dến Diển Dàn các bài vở mà mình dã sưu tập dược, có liên quan đến Văn Học Sử Viêt , ngoài ra còn Huyền Sử , Cổ Sử và những giai đoạn lịch sử cận đại ,  để các bạn có thể cùng tham khảo và trao đổi cho qua ngày đoạn tháng,
          Lê Đức Thọ cựu học sinh Trung Học HNC 59_65
Back to top
« Last Edit: 15. Nov 2017 , 00:12 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: TÀI LIỆU LỊCH SỬ : Những Nữ Anh Thư Dựng Nước và Giữ Nước
Reply #29 - 15. Nov 2017 , 00:19
 
HAI BÀ TRƯNG

Năm 41, Vua Quang Vũ đời Đông Hán sai Mã Viện mang 20’0000 quân sang  tái xâm lăng nước ta. Mã Viện là danh tướng thời Đông Hán, rất nhiều kinh nghiệm chiến trường, quân sĩ lại được tập luyện tinh nhuệ.

Hai Bà Trưng, tuy đầy nhiệt huyết, nhưng còn nhỏ tuổi, quân sĩ lại mới thu nhận.

Sau mấy lần nhất quyết tấn công quân Mã Viện tại Lãng Bạc, Hai Bà yếu thế đã phải lui quân về Cẩm Khê. Mã Viện tấn công đuổi theo cho đến Hát Môn thuộc huyện Phúc Lộc tỉnh Sơn Tây. Ngày mùng 6 tháng 2 năm Quý Mão (43), thế bức quá, nhưng Hai Bà không chịu ra hàng, đã gieo mình xuống sông Hát Giang tuẫn tiết.

Đây là cái chí khí thà chết chứ không chịu đầu hàng giặc ! (Theo Nguyễn Phúc Liên :LỊCH SỬ KHÁNG CHIẾN VIỆT NAM, Nhà Xuất Bản DAY&NIGHT, Ventura, California, USA, 2006, trang 14)

*          BÀ TRIỆU THỊ CHINH

Triệu Quốc Đạt và Triệu Thị Chinh là hai anh em ruột, người vùng Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (quận Cửu Chân). Bà Triệu Thị Chinh đã từng tuyên bố : « Tôi muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp đường sóng dữ, chém cá tràng kình ở bể đông, quét sạch bờ cõi, để cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu cong lưng làm tì thiếp người ta ! »

Sau khi được Triệu Quốc Đạt trao quân cho, Bà Triệu Thi Chinh ra trận, xưng là Nhụy Kiều Tướng Quân, thống lãnh cuộc khởi nghĩa. Khi ra trận, Bà mặc áo giáp vàng, cỡi voi bành vàng, xông vào chiến địa.

Thứ sử Giao Châu là Lục Dận đem quân vây đánh Cửu Chân. Bà anh dũng chống trả trong vòng 6 tháng. Nhưng cuối cùng, vì quân số quá ít sánh với đoàn quân của Lục Dận, Bà mở vòng vây máu, đem quân lui về được xã Bồ Điền, huyện Mỹ Hóa, Thanh Hoá, và trong thế bức quá, Bà đã tự sát .

Đúng như lời Bà đã từng tuyên bố, thà tự sát chứ không chịu hàng giặc để làm tôi đòi (Sách đã trích dẫn, trang 20)

*          VUA LÊ ĐẠI HÀNH

Vua Lê Đại Hành không những là một anh quân thiện về binh bị, mà còn là một nhà chính trị giỏi về ngoại giao. Khi cương thì tấn công giặc như làm tan quân Tống xâm lăng, bắt được hai chủ tướng Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng.

Nước ta thắng quân Tống về binh bị, nhưng Vua Lê Đại Hànnh, vốn là người ưa dùng nhu về ngoại giao theo cách đối xử mà dân ta đã áp dụng đối với cây Cột Đồng Trụ thời Mã Viện, nên đã sai Sứ đem hai tướng đã bắt được, Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng, trả lại cho Nhà Tống và xin giao hảo. Bị thất trận nên vua Nhà Tống không hống hách nữa. Nên lưu ý là khi nhận chiếu, Vua Lê Đại Hành đã không nghiêng mình lậy, lấy cớ khi chiến tranh bị ngã ngựa đau chân không nghiêng mình được. Vua Tống biết kiểu khước từ nghiêng mình đó, nhưng không thể bắt bẻ. (Sách đã trích dẫn, trang 42)

*          LÝ THƯỜNG KIỆT

Danh tướng  LÝ THƯỜNG KIỆT là người giỏi về binh bị, về tâm lý chiến và là vị tướng duy nhất đánh sang nước Tầu để bảo vệ bờ cõi Việt Nam, nghĩa là vị danh tướng này đã áp dụng chiến thuật  BẢO VỆ bằng TẤN CÔNG.

Thời Tống Nhân Tông, Tầu lại quyết định mang quân sang chiếm nước ta. Trước thái độ quyết liệt xâm chiếm nước ta, Lý Thường Kiệt và Tôn Đản được vua ta giao trọng trách chống đỡ. Chương trình chống đỡ của Lý Thường Kiệt như sau : 1) Phá hủy trước các kho dự trữ binh khí và lương thực trên chính đất địch ; 2) Chuẩn bị phòng vệ trên Lãnh thổ nước ta nơi các yếu điểm.

Thực hiện chương trình phòng thủ này, Lý Thường Kiệt  thống lãnh thủy quân đánh vào ven bể Quảng Châu, hạ được Châu Khâm , chiếm Châu Liêm. Tôn Đản thống lãnh lục quân tiến lên bao vây thành Ung Châu

Thủy quân và Lục quân hợp lại lấy xong Ung Châu. Cùng lùc ấy, Lý Thường Kiệt hay tin quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết mang đại binh sang xâm chiếm nước ta. Lý Thường Kiệt và Tôn Đản thần tốc mang Thuỷ quân và Lục quân trở lại Việt Nam bảo vệ Lãnh thổ.

Sau khi thắng được quân Tống trên đất nhà, Vua ta lại dùng mềm giẻo ngoại giao đối với Tống triều, sai Sứ sang trả lại binh sĩ đã bắt sống được để làm quà, đồng thời còn cống voi cho nhà Tống.

Mềm dẻo sử dụng ngoại giao, nhưng nhất định không hèn hạ nhận sự thống trị hay mất một tấc đất. (Sách đã trưng dẫn, trang 49)

*          TỪ THỜI NHÀ TRẦN & LÊ (thịnh)

Từ thời Nhà Trần & Lê (thịnh), Vua, Quan, Dân (Diên Hồng) lấy cương mà thắng giặc. Vua và các Tướng đã đưa ra những lời trừng phạt nặng nề đối với những kẻ hàng giặc, mưu mô đưa giặc vào lãnh thổ.

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn :
“Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Tàu Hán. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta .Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích.Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn:
"Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác".
Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu.“
Áp dụng hậu thế: CSVN đang bán từng hòn đảo, đã nhường cho Tầu những mảng đất liền từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mâu như hình da báo

Hưng Đạo Vương TRẦN QUỐC TUẤN đã viết để cảnh cáo những người có trách nhiệm mà phản bội cần phải loại trừ:
“Nay các ngươi... trông thấy quốc sỉ mà không biết thẹn, thân làm tướng phải hầu giặc, mà không biết tức,...Chẳng những ta chịu nhục bây giờ, mà trăm năm về sau, tiếng xấu hãy còn mãi mải.“
Áp dụng hậu thế: CSVN hầu giặc Tầu mà không biết tức, không biết hổ thẹn sao ?

Lời của vua Lê Thánh Tôn (1460-1497) đã nói như sau:
..  Một thước núi, một tấc đất của ta lẽ nào lại tự liệu vất bỏ được !  Kẻ nào dám đem một thước núi, một tấc đất của Tổ Tiên giống nòi để làm mồi cho giặc thì kẻ đó phải bị trừng trị nặng !.
Áp dụng hậu thế : Phải trừng trị nặng đảng CSVN bán đất liền và biển đảo

Trần Ích Tắc là một HÀNG TƯỚNG trong cuộc chiến chống quân Nguyên và được đem về Tầu. Sau này quân Nguyên lợi dụng Trần Ích Tắc, thuộc Hoàng Tộc, như một cái cớ sang xâm chiếm nước ta lần thứ hai. Dầu vậy Trần Ích Tắc cũng đã bị trừng phạt. Mạc Đăng Dung là một HÈN TƯỚNG, không những phản quốc đem đất đai và sổ dân dâng cho Tầu, mà còn HÈN HẠ tự buộc dây vào cổ như chó má súc vật, đi chân đất đến phủ phục dâng đất và dân cho một quan nhà Minh. Tội bán nước Trời không  tha, Đất không dung, mà còn trở nên HÈN HẠ như chó má súc vật làm mất thể diện một Dân Tộc.

CSVN chủ tâm viết sai đi Lịch sử của tiền nhân. Chúng tôi không kể CSVN là một Lực Lượng KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM LĂNG vì Lực Lượng này chỉ là tay sai của Cộng sản Quốc tế đã đem Lý thuyết ngoại lai và phương tiện chiến tranh từ nước ngoài vào xâm lăng Lãnh thổ và Lãnh hải Việt Nam. Ngược lại, chính Lực Lượng Việt Nam Cộng Hòa mới đích thực là Lực Lượng KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM LĂNG của Đế quốc Cộng sản.


Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: TÀI LIỆU LỊCH SỬ
Reply #30 - 15. Nov 2017 , 00:22
 
Những Nữ Anh Thư trong Sử Việt
Cuộc Khởi Nghĩa Của Hai Bà Trưng
(bài của GS Nguyễn Lý-Tưởng)
Người Việt Nam chúng ta từ ngàn xưa đã có truyền thống tôn sùng các bậc anh hùng đánh đuổi xâm lăng, giải phóng dân tộc. Trong các anh hùng của dân tộc Việt Nam, thì Hai Bà Trưng và Trần Hưng Đạo đã được xem như các bậc thần thánh và được người dân lập đền thờ, có Hội Đền Đức Thánh Trần, Hội Đền Hai Bà Trưng. Sự sùng bái của nhân dân đối với các Ngài đã đi quá giới hạn bình thường, với niềm tin và sinh hoạt đặc biệt chẳng khác gì các tôn giáo. Tuy nhiên, với tư cách một người nghiên cứu sử học, chúng tôi có nhiệm vụ đi tìm sự thật lịch sử khách quan, gạt ra ngoài những tình cảm và sự sùng kính đặc biệt như đã có từ lâu đời trong dân tộc chúng ta. Nhân ngày kỷ niệm Hai Bà Trưng, chúng tôi xin cống hiến quý vị độc giả những tài liệu lịch sử vốn rất quen thuộc với những nhà nghiên cứu lịch sử xưa nay, nhưng cũng có thể là mới mẻ đối với một số người vì không thuộc lãnh vực chuyên môn của họ.
1. Nước Lạc Việt
Trong các sách cổ của Trung Hoa có nói đến một dân tộc gọi là Lạc Việt. Hậu Hán Thư, quyển 54, phần nói về Mã Viện, danh tướng của nhà Hán, có chép rằng: “Viện hảo kỵ, thiện biệt danh Mã, chinh Giao Chỉ, đắc Lạc Việt đồng cổ, nải chú vi mã thức” (Viện cưỡi ngựa giỏi, nên có biệt danh là Mã, khi sang đánh Giao Chỉ, ông đã lấy được trống đồng của người Lạc Việt, đem đúc thành con ngựa). Thế kỷ thứ 6, có một người tên Lệ Đào Nguyên, đã từng đến đất Lạc Việt xưa (vùng Mê Linh) và đã ghi lại những điều nghe thấy qua sách Thủy Kinh Chú như chuyện Trưng Trắc, Trưng Nhị, v.v...Lệ Đào Nguyên cũng có nhắc đến một sách cổ tên là “Giao Châu ngoại vực ký”. Sách nầy được sử gia Pháp là Aurousseau cho rằng có thể do Cố Vi vào đời nhà Tấn (205- 420), trong đó có một đoạn nói đến đời sống của dân Lạc Việt như sau:“ Giao Chỉ tích hữu quận, huyện chi thời, thổ địa hữu Lạc Điền. Kỳ điền tòng thủy triều thượng hạ. Dân khẩn thực kỳ điền, nhân các vị Lạc dân. Thiết Lạc vương, Lạc hầu, chủ chư quận huyện. Đa vi Lạc tướng, đồng ấn thanh thụ” (Lệ Đào Nguyên, Thủy Kinh Chú, quyển 7, tờ 4b), dịch nghĩa: “Ngày xưa khi đất Giao Chỉ chưa trở thành quận, huyện của nhà Hán, ở đó có ruộng gọi là ruộng Lạc. Ruộng đó tùy theo nước thủy triều lên xuống (ruộng ngập nước), dân khai khẩn ruộng đó nên gọi là ruộng Lạc. Họ lập ra các chức Lạc vương, Lạc hầu để làm chủ các huyện. Có nhiều Lạc tướng có ấn đồng lụa xanh”. Tư Mã Trinh khi chú giải Sử Ký của Tư Mã Thiên có nhắc đến một sách khác của họ Đào là “Quảng Châu Ký” trong đó có nói đến đời sống của dân Lạc. Lê Tắc, trong An Nam Chí Lược (viết vào khoảng năm 1333) trang 24 cũng có nhắc đến đời sống của dân Lạc...Thế kỷ 15, Ngô Sĩ Liên, trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư cũng nhắc đến Lạc vương, Lạc hầu, Lạc tướng...Thế kỷ 17, Cao Hùng Trưng, trong “An Nam Chí Nguyên” và thế kỷ 19, sách “Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục” cũng nhắc lại chi tiết đó...Nhiều học giả cho rằng các sách nầy đều lấy lại tài liệu của “Giao Châu ngoại vực ký” nói trên vì tất cả các tác giả đều lặp lại những chi tiết mà sách Giao Châu Ngoại Vực Ký đã nói đến. Qua đoạn văn trên chúng ta biết được dân lạc Việt đã có đời sống nông nghiệp, biết khai thác ruộng ngập nước (ruộng Lạc), họ có vua gọi là Lạc vương và dưới vua có Lạc hầu, Lạc tướng...Vua cấp cho các tướng con dấu bằng đồng, có giải lụa xanh,v.v... hoặc là các tướng tự đúc ra con dấu bằng đồng, có giải lụa xanh. Như vậy thời đó họ đã dệt được lụa hoặc mua lụa của người Trung Hoa (nhà Tần nổi tiếng về tơ lụa). Xã hội thời đó đã có tổ chức, kinh tế phát triển và họ cũng có luật pháp riêng. Theo Phạm Việp, tác giả Hậu Hán Thư, thì: “Luật của người Lạc Việt và luật của nhà Hán khác nhau đến mười điều vì thế Mã Viện phải giải thích luật pháp cũ cho họ và bắt họ từ này về sau phải tuân giữ” (Hậu Hán Thư, quyển 54, trang 747, cột 2: “Điều tấu Việt luật dữ Hán luật bác giả thập dư sự. Dữ Việt nhân minh cựu chế dĩ ước thúc chi, tự hậu Lạc Việt cử hành Mã tướng quân cổ sự”).
Những chi tiết trên đây là hình ảnh của dân Lạc Việt trước khi bị người Trung Hoa xâm chiếm, thế kỷ thứ I trước Công nguyên. Sử liệu có sớm nhất cũng xuất hiện vào thế kỷ thứ IV, nghĩa là sau các biến cố nói trên mấy trăm năm và do người Trung Hoa ghi chép. Sử gia Việt Nam khi nói về thời kỳ nầy cũng dựa vào sử sách của Trung Hoa là chính. Khi viết về người Lạc Việt người Trung Hoa dùng Hán tự để phiên âm những tên người, tên đất hoặc diễn tả ý nghĩa của sự việc. Do đó những từ “Lạc vương”, “Lạc hầu”, “Lạc tướng” là ngôn ngữ của Trung Hoa chỉ các chức vụ của người Trung Hoa tương đương với chức vụ của người Lạc Việt.
Nói tóm lại, người Lạc Việt đã có một xã hội, có tổ chức, có người lãnh đạo, có luật pháp, có văn hóa nghệ thuật, kinh tế phát triển so với các dân tộc khác cùng thời. (Ở đây, chúng tôi xin lưu ý một điều: Người Mường và người Việt ở miền Trung từ Nghệ An vào đến Quảng Trị là vùng đất cổ của tổ tiên chúng ta trước thế kỷ thứ 10, thường phát âm chữ “Nước” thành chữ “Nác” (nước uống). Chữ nầy rất gần với “Ruộng Nước”, “Ruộng Nác”, chúng tôi nghĩ rằng người Trung Hoa đã phiên âm chữ “Nác” thành chữ Lạc có nghĩa là một dân tộc chuyên làm ruộng nước, cấy lúa trên ruộng ngập nước chứ không gieo hạt lúa trên nương rẫy. Đó là điểm đặc biệt của người phương Nam khác với người phương Bắc (Bắc kinh).
2. Chính Sách Thực Dân Của Nhà Tần
(221-206 trước Công Nguyên): Triệu Đà Và Nước Nam Việt
(Danh từ “thực dân” được hiểu là đem dân từ nơi nầy đến lập nghiệp nơi khác và không cho họ trở về quê cũ, nơi sinh quán nữa. “Thực” ở đây theo Hán tự có nghĩa là “Trồng” như trồng cây). Sau khi Lữ Chính diệt được 6 nước nhỏ (lục quốc), thống nhất thành một nước lớn và lên ngôi tức Tần Thủy Hoàng (221-206 trước Công Nguyên). Nhà Tần có một chính sách thực dân rất quy mô. Sử gia Tư Mã Thiên (thế kỷ thứ I trước Công Nguyên) đã cho chúng ta biết một số chi tiết về chính sách đó như sau:“Năm thứ 33 đời Tần Thủy Hoàng (tức năm 214 trước Công Nguyên), vua bắt tất cả những kẻ lang thang vô thừa nhận, bọn ăn dưng ở nể và bọn con buôn đi chiếm đất Lục Lương. Ông lập ra các quận Quế Lâm, Nam Hải và Tượng Quận, và đày những người có tội đến ở để giữ” (Sử Ký, quyển 6, tr. 25, cột 2). Đạo quân thực dân thời Triệu Đà từ phương Bắc đến trong đó có cả lính tráng và dân thường lên đến nửa triệu người. Để thực hiện chính sách đó, nhà Tần cho đào sông, bắc cầu, xẻ núi, mở đường, sai Sử Lộc chế ra lâu thuyền để vận tải hàng hóa, binh khí...Bọn người nầy vượt Ngũ Lĩnh đi về phương Nam, chiếm đất mới và lập nghiệp ở đó, không trở về. Khi chiếm được đất rồi, họ cho những người nầy đến ở lẫn lộn với người Lạc Việt. Sách Sử Ký đã dùng chữ “tạp xư”(ở lẫn lộn) cho thấy chính sách đồng hóa thâm độc của nhà Tần. Nhưng người Lạc Việt chống lại chính sách đó bằng cách trốn vào rừng, bất hợp tác. Trong sách “Nhân Gian Huân”, quyển 18, tờ 18, Lưu Ẩn cho biết thêm một chi tiết sau đây:“Tất cả người Lạc Việt rút vào rừng rậm, sống chung với cầm thú chứ không chịu làm tôi nhà Tần” Việt nhân nhập tùng bạc trung dữ cầm thú xử, mạc khẳng vi Tần lỗ). Sử Ký của Tư Mã Thiên, quyển 118 trang 260 còn ghi lại một chi tiết như sau:“Triệu Đà đã sai sứ mang thư về cho vua Tần xin gởi đến cho ông ba vạn đàn bà góa chồng hoặc con gái ế chồng để cho lính của ông cưới làm vợ” (Sử nhân thượng thư cầu nữ vô giá giả tam vạn nhân dĩ vi sĩ tốt y bố). Điều đó chứng minh rằng không những người Lạc Việt tìm cách xa lánh người Tàu, mà chính người Tàu cũng không muốn làm bà con với người Lạc Việt. Cũng có thể vì trình độ văn hóa, văn minh của hai giống người đó quá chênh lệnh, khó hòa đồng được. Sự hiện diện của ba vạn đàn bà, con gái góa, hoặc ế chồng vào thời đó đã thành lập được ba vạn gia đình và họ sinh con đẻ cháu từ thế hệ nầy qua thế hệ khác đã tạo nên con số đông đảo người phương Bắc tại vùng đất của người Lạc Việt. Trong số những tướng của nhà Tần sai đi thực hiện cuộc Nam tiến có quan Đồ Thư, Nhâm Ngao và Triệu Đà...là những người được sử sách nhắc đến nhiều nhất. Đồ Thư đem quân đến đánh nước Âu Lạc, buộc Thục Phan phải khuất phục nhà Tần. Nhưng sau đó, nhà Tần suy yếu, dân Âu Lạc nổi dậy giết Đồ Thư, giành lại độc lập. Quan nhà Tần ở quận Nam Hải là Nhâm Ngao muốn đem quân lấy lại đất Âu Lạc, nhưng việc chưa thành thì bị bệnh mất. Trước khi chết, ông trao quyền lại cho Triệu Đà. Lúc bấy giờ Triệu Đà đang trấn giữ đất Long Xuyên được kiêm chức Lệnh Úy Nam Hải. Năm 208 trước Công nguyên, Triệu Đà đem quân đánh nước Âu Lạc củaAn Dương Vương (Thục Phán) lập ra nước Nam Việt. Sử Ký của Tư Mã Thiên có một chương nói về Triệu Đà rất lý thú. Sau khi Tần Thủy Hoàng mất, nhà Tần suy yếu, xã hội loạn lạc...Lưu Bang diệt được nhà Tần, thắng được Hạng Vũ, thống nhất thiên hạ, lập ra nhà Hán, xưng là Hán Cao Tổ. Trong thời gian đó, Triệu Đà lấy được nước Âu Lạc của Thục Phán, hợp nhất Âu Lạc và Nam Hải thành một nước độc lập gọi là nước Nam Việt, tự xưng làm vua, lập ra nhà Triệu, tức là Triệu Vũ Vương (207-137 trước Công nguyên), đóng đô ở Phiên Ngung (nay thuộc Quảng Châu bên Trung Quốc). Năm 196 trước Công nguyên, Hán Cao Tổ sai sứ là Lục Giả sang Nam Việt kêu gọi Triệu Đà về thần phục nhà Hán. Lúc bấy giờ Triệu Đà làm vua Nam Việt đã được 12 năm rồi và Lưu Bang mới lên ngôi được 11 năm. Triệu Đà tự xem mình là anh hùng trong thiên hạ, sánh ngang với Hán Cao Tổ Lưu Bang, nên khi tiếp sứ nhà Hán ông đã có thái độ ngang nhiên tự đắc. Nhưng Lục Giả cũng đã thuyết phục được Triệu Đà về thần phục nhà Hán vì Triệu Đà vốn là người Tàu, quan của nhà Tần. Về sau, nhân khi Hán Cao Tổ mất, Lữ Hậu chuyên quyền, có sự xích mích biên giới với Triệu Đà nên Triệu Đà tự lập làm Hoàng đế và đem quân đánh chiếm đất của nhà Hán. Từ đó thanh thế của Triệu Đà lừng lẫy và ông đã dùng mọi nghi vệ như vua nhà Hán. Sau khi Lữ Hậu qua đời, Hán Văn Đế lên nối ngôi, lại viết thư qua kêu gọi Triệu Đà thần phục nhà Hán, từ đó Triệu Đà mới chịu từ bỏ đế hiệu. Triệu Đà làm vua nước Nam Việt được 70 năm, thọ 121 tuổi, truyền ngôi cho cháu nội (con của Trọng Thủy) tên là Triệu Hồ, tức Triệu Văn Vương. Văn Vương là người tầm thường, không nối được chí của ông nội là Triệu Đà, nên bị nhà Hán chèn ép. Văn Vương làm vua được 12 năm thì mất (137-125 trước Công nguyên). Con là Anh Tề nối ngôi tức Triệu Minh Vương, được 12 năm (125-113 trước Công nguyên), lấy vợ người Hán là Cù Thị, lập làm Hoàng hậu. Minh Vương chết, con là Hưng nối ngôi tức Triệu Ai Vương (113) được 01 năm thì mất nước. Mẹ là Cù Thị lấy sứ nhà Hán là An Quốc Thiếu Quý và đem nước Nam Việt của Triệu Đà dâng cho nhà Hán. Lữ Gia là tướng của nhà Triệu (nước Nam Việt) giết Cù Thị, Thiếu Quý và Ai Vương, lập Thái tử Kiến Đức con của Minh Vương, mẹ là người Nam Việt, lên làm vua tức Triệu Dương Vương. Được một năm thì vua Hán sai tướng Lộ Bác Đức đem quân đánh lấy Nam Việt, vua và quan của Nam Việt bị giết. Năm 11 trước Công nguyên, nước Nam Việt bị đổi tên là Giao Chỉ bộ, chia làm 9 quận do các quan của nhà Hán cai trị. Từ năm 111 trước Tây lịch cho đến năm 939, Ngô Quyền giành được độc lập, sử gọi là thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất.
3. Anh Hùng Lạc Việt:
Cuộc Khởi Nghĩa Của Trưng Trắc, Trưng Nhị Năm 40
Nước Nam Việt của Triệu Đà bao gồm lãnh thổ của Triệu Đà và lãnh thổ của An Dương Vương Thục Phán trong đó có hai bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt gọi chung là người Việt như đã nói ở phần trên. Sau khi nhà Triệu mất ngôi, nước Nam Việt được đổi thành Giao Chỉ bộ và được chia thành quận huyện đặt dưới quyền cai trị của quan lại nhà Hán. Người Lạc Việt phải chịu nhiều sự áp bức, bất công, nhất là dưới thời Thái thú nhà Hán là Tô Định. Do đó, hai vị nữ anh hùng của Lạc Việt là Trưng Trắc và em là Trưng Nhị đã nổi lên chống lại nhà Hán, diệt Tô Định, đánh đuổi quân xâm lăng ra khỏi đất nước, giành lại độc lập cho dân tộc. Khi đề cập đến biến cố nầy, sử gia Trung Quốc không xem thường những anh hùng của Lạc Việt.
a. Lý Lịch Trưng Trắc Phạm Việp, tác giả Hậu Hán Thư (sử nhà Hán) đã viết về Trưng Trắc, Trưng Nhị với lời lẽ rất cảm phục:“Hựu Giao Chỉ nữ tử Trưng Trắc, cập nữ muội Trưng Nhị phản công đầu kỳ quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, man di giai ứng chi, khấu lược Lĩnh Ngoại lục thập dư thành. Trắc tự lập vi vương” (Hậu hán Thư, quyển 54, trang 747 trong Nhị Thập Ngũ Sử). Dịch:“Ở quận Giao Chỉ, có người đàn bà tên Trưng Trắc và em gái là Trưng Nhị nổi lên làm loạn, đánh phá trong quận. Dân man di ở các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng, cướp phá hơn 60 thành ở vùng Lĩnh Ngoại.Trắc tự xưng làm vua”Theo đoạn văn trên đayHai Bà Trưng nổi lên ở quận Giao Chỉ, phong trào lan rộng ra các nơi và dân man di (chỉ dân Lạc Việt lúc đó) hưởng ứng và cùng nổi lên đánh phá quân Tàu (Hán), chiếm được 60 thành. Không một lãnh tụ nào của các nhóm mà sử Tàu gọi là man di dám xưng vương, ngoại trừ Trưng Trắc. Như vậy, Trưng Trắc là người kiệt hiệt nhất trong số đó. Con số hơn 60 thành trì nói đây, so với hoàn cảnh 1lúc đó, chúng ta có thể hiểu rằng đây không phài là thành trì to lớn như ở Việt nam hay ở Trung Hoa mà chúng ta thấy trước đây. Có thể đây chỉ là những công sự chiến đấu do người phương Bắc (người Hán) xây dựng lên để tự vệ trước sức tấn công của người bản xứ (Lạc Việt). Số người Hán nầy đã di dân đến đất Lạc Việt thời Triệu Đà, theo chính sách thực dân của nhà Tần. Cho đến thời nhà Hán, số người đó càng ngày gia tăng và họ lập được hơn 60 căn cứ gọi là “thành”. b. Chồng Trưng Trắc là Thi Hay Thi Sách? Theo sách Thủy Kinh Chú của Lệ Đào Nguyên, khoảng thế kỷ thứ 6, tác giả đã từng đến vùng Mê Linh, đã ghi lại được những điều nghe thấy như sau:“Châu Diên Lạc tướng tử, danh Thi, sách Mê Linh Lạc tướng nữ, danh Trưng Trắc, vi thê. Trắc vi nhân hữu đảm dũng, tương Thi khởi tặc. Mã Viện tương binh thảo. Trắc, Thi tẩu nhập Cấm Khê” (quyển 37, tờ 6 a). Chúng ta để ý trong Hán văn xưa, không có chấm, phẩy...Tùy theo mạch văn mà ngừng lại cho trọn nghĩa của câu. Trong đoạn văn trên nếu ngừng ở chữ Sách thì câu văn sẽ như sau:“Châu Diên Lạc tướng tử danh Thi Sách”, nghĩa là:“Con trai Lạc tướng huyện Châu Diên tên là Thi Sách”, và câu sau: “Mê Linh Lạc tướng nữ danh Trưng Trắc vi thê”, nghĩa laø:“Con gái Lạc tướng huyện Mê Linh tên là Trưng Trắc là vợ”. Nhưng Thái tử Hiền, con vua Cao Tông nhà Đường, khi bị bà Võ Tắc Thiên đày ra vùng quan ngoại, vào thế kỷ thứ 8, ông đã ngồi đọc lại sách sử và chú thích như sau:“Cứu Triêu Nhất Thanh viết Sách thê do ngôn thú thê” (tra cứu theo Triêu Nhất Thanh thì chữ Sách Thê là cưới vợ). Do đó câu văn trên phải ngừng ở chữ Thi:“Châu Diên Lạc tướng tử danh Thi” (con trai Lạc tướng huyện Châu Diên tên là Thi) và: “Sách Mê Linh Lạc tướng nữ danh Trưng Trắc vi thê” (đi hỏi con gái Lạc tướng huyện Mê Linh tên là Trưng Trắc làm vợ). Đọc tiếp đoạn Hán văn trên, chúng ta thấy: “Trắc vi nhân hữu đảm dũng, tương Thi khởi tặc. Mã Viện tương binh thảo, Trắc, Thi tẩu nhập Cấm Khê”.(Trắc là người có can đảm và dũng lược, cùng với Thi nổi lên làm giặc. Mã Viện đem quân đánh đuổi. Trắc, Thi chạy vào Cấm Khê). Do chỗ sai lầm đó mà về sau các sách sử viết tên chồng của Trưng Trắc là Thi Sách. Sự lầm lẫn nầy khởi từ sử gia Trung Quốc là Phạm Việp trong sách Hậu Hán Thư, quyển 54 trang 747, cột 3, ông viết: “Trưng Trắc giả, Mê Linh Lạc tướng chi nữ giả, giá vi Châu Diên nhân Thi sách thê, thậm hùng dũng”. (Trưng Trắc là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh được gả làm vợ cho một người huyện Châu Diên là Thi Sách, bà rất hùng dũng). Dựa vào đó, các sử gia Việt Nam như Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư hoặc Lý Tế Xuyên trong Việt Điện U Linh Tập (một chuyện hoang đường) cũng gọi chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách, họ đều trích dẫn từ sách hậu hán Thư của Phạm Việp, nhưng họ không để ý đến phần chú thích của Thái tử Hiền ở phần cuối sách. Từ đó mới xuất hiện tên Thi Sách trong lịch sử. Cho đến nay, không ai có thể đính chính được ngoại trừ nah nước ra lệnh sửa lại điều sai lầm đó trong sách vở. c.Nguyên Nhân Cuộc Khởi Nghĩa:
Vì Thù Chồng Hay Vì Lý Do Chính Trị?
Theo sử Việt Nam mà chúng ta học từ nhỏ thì Trưng Trắc nổi lên đánh đuổi quân Tàu vì chồng bà là Thi sách bị Thái thú nhà Hán là Tô Định giết. Điều đó có đúng hay không? Lý do đó có thể vận động dân chúng căm hờn cùng đứng lên đánh đuổi xâm lăng được hay không?
Vào thế kỷ thứ 8, khi chú thích hậu Hán Thư của Phạm Việp, Thái tử Hiền có nói đến một chi tiết khác, chúng tôi cho đó là một yếu tố rất quan trọng, là nguyên nhân đưa đến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Ông viết: “Giao Chỉ Thái thú Tô Định, dĩ pháp thằng chi, Trắc oán nộ, cố phản”. (Thái thú Giao Chỉ là Tô Định lấy luật pháp mà ràng buộc, nên Trắc tức giận, chống lại) (Chữ “thằng” là sợi giây, cũng có nghĩa là cột buộc).
Qua chi tiết trên đây, chúng ta thấy rằng Trưng Trắc là người Lạc Việt, một giống người bản xứ, có phong tục tập quán riêng. Khi Tô Định đến cai trị dân nầy, ông đã đem luật pháp của người Hán (Tàu) bắt dân Lạc Việt phải thi hành. Việc đó có thể đụng chạm đến cả tín ngưỡng của họ nữa. Đó là điều rất dễ gây căm phẫn trong nhân dân. Đó là chưa kể chính sách bóc lột về mặt kinh tế đối với họ. Cả Hậu Hán Thư và Thủy Kinh Chú đều nói rằng: Trắc cùng với Thi nổi lên làm giặc và khi bị Mã Viện đánh đuổi thì cả hai người chạy vào Cấm Khê. Vậy khi Trưng Trắc khởi nghĩa thì chồng bà là Thi vẫn còn sống và cùng chiến đấu bên cạnh bà. Lý do khởi nghĩa là vì quyền lợi dân tộc và được cả dân tộc làm hậu thuẫn chứ không phải vì báo thù chồng. Có thể về sau người chồng bị chết dưới tay quân thù, nhưng giai đoạn đầu chồng vẫn còn sống. Lý do vì chống lại chế độ, chống lại luật pháp hà khắc nên Trưng Trắc khởi nghĩa đã được chứng minh bằng sự thay đổi chính sách cai trị của nhà Hán sau khi Mã Viện thắng được Trưng Trắc. Việc cử Mã Viện là một tướng già, bách chiến bách thắng và được gọi là “phục ba tướng quân” (vị tướng làm cho sóng gió phải yên lặng) qua đánh Trưng Trắc chứng tỏ tầm mức quan trọng của cuộc chiến. Mã Viện không những là một tướng có tài về quân sự mà còn là một tướng có tài về chính trị. Ông cùng Phó tướng là Lưu Long, Lâu thuyền tướng quân Đoàn Chí với một lực lượng hai vạn quân. Đến Hợp Phố, Đoàn Chí bị bệnh chết nên ông phải gánh vác trách nhiệm nặng nề hơn. Ngoài ra, ông còn tuyển thêm 12.000 quân tại Giao Chỉ nữa và phải mở đường, xẻ núi, phá rừng mà đi. Lúc bấy giờ phong trào chống đối người Tàu lan rộng rất nhanh. Chỉ trong một thời gian ngắn mà cả một vùng rộng lớn gồm các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều nổi dậy. Không cần tổ chức lãnh đạo, dân các nơi đều hưởng ứng, chứng tỏ cuộc khởi nghĩa hợp lòng dân. Hậu Hán Thư, quyển 54 trang 747 (trong Nhị Thập Ngũ Sử) chép:“Thập bát niên, Xuân, quân chí Lãng Bạc, dữ tặc chiến, phá chi, trảm thù sổ thiên, cập hàng giả vạn dư nhân. Viện truy Trưng Trắc đẳng, chí Cấm Khê, sổ bại chi, giặc toại tán tẩu” ( Năm thứ 18 -hiệu Kiến Vũ nhà Hán- tức năm 42, mùa Xuân, quân đi đến vùng Lãng Bạc, cùng giặc đánh nhau, phá được chúng, chém đầu cả ngàn tên, bọn ra hàng có đến cả vạn. Viện đuổi theo bọn Trưng Trắc đến Cấm Khê, giặc bị thua liền mấy trận, bỏ chạy tán loạn). Mã Viện còn đuổi theo dư đảng của Trưng Trắc đến tận Cửu Chân, giết được hơn 5.000 người nữa. Vừa đánh, vừa cũng cố, đến huyện nào Viện cũng xây thành đắp lũy, tổ chức lại đơn vị hành chánh, dạy cho dân biết canh tác làm ăn. Sau đó mới giải thích cho dân hiểu luật pháp, dân mới dần dần nghe theo lời ông. Những quan của nhà hán cử sang cai trị dân Lạc Việt sau vụ Trưng Trắc đều ra sức giáo hóa dân, dạy cho dân biết cày cấy, biết lễ nghĩa. Trước thời Tô Định cũng đã có hai quan Thái thú có tiếng tốt đối với dân, đó là Tích Quang ở quận Giao Chỉ và Nhâm Diên ở quận Cửu Chân. Phần nói về Nhâm Diên trong sách Hậu Hán Thư cho biết dân Giao Chỉ thích săn bắn chứ không biết dùng bò để cày. Dân Cửu Chân thì đốt cỏ rồi gieo giống làm ruộng. Nhâm Diên truyền đúc các thứ điền khí (lưỡi cày, lưỡi cuốc,v.v...) dạy cho dân cày bừa, khẩn ruộng để trồng chọt. Dân lạc Việt thời đó không biết cưới hỏi như người Hán. Họ không quen sống chung với nhau, nên không biết đạo cha con, đạo vợ chồng. Nhâm Diên phải gởi thư đi các huyện thuộc quyền ông truyền cho đàn ông từ 20 tuổi đến 50 tuổi, đàn bà từ 15 đến 40 tuổi phải tùy tuổi tác mà cưới hỏi nhau..cùng một lúc có đến 2.000 người tổ chức cưới hỏi...năm đó trời cho mưa thuận gió hòa, lúa má được mùa, dân đẻ con ra biết họ biết dòng...có người lấy tên Nhâm đạt cho con để tỏ lòng biết ơn...Những việc này xảy ra vào năm 29 đời Kiến Vũ nhà Hán, trước khi Tô Định đến cai trị Giao Chỉ. Vì Tô Định không chịu cai trị dân theo chính sách của các vị tiền nhiệm mà lại quá hà khắc nên dân nổi loạn. Sử Tàu nói rõ lý do của cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là vì chế độ hà khắc, nhưng sử gia Việt Nam lại gom cả hai làm một: vừa thù chồng, vừa chống chính sách. Đọc đoạn văn sau đây của Ngô Sĩ Liên, chúng ta thấy rõ điều đó:“Canh Tý nguyên niên, Hán Kiến Vũ thập lục niên, Xuân, nhị nguyệt, vương khổ Thái thú Tô Định thằng dĩ chính, cập thù Định sát kỳ phu, nải dữ kỳ muội Nhị, cử binh công hãm châu trị” (Năm Canh Tý (40) năm đầu, năm thứ 16 hiệu Kiến Vũ nhà Hán, mùa Xuân, tháng Hai. Vương đau lòng vì Tô Định lấy chính pháp ràng buộc, lại căm thù vì Định đã giết mất chồng, bèn cùng em gái là Nhị cử binh đánh phá châu trị). Theo ý của câu trên thì chồng phải bị giết trước khi khởi nghĩa, vừa thù chồng, vừa nợ nước! Trong phần nói về Mã Viện (Mã Viện liệt truyện), sử gia Tàu đã nói đến Trưng Trắc vì có liên quan đến công trạng của Mã Viện. Nhờ chỗ có liên quan đó mà dời sau mới biết đến Trưng Trắc. Nếu sử Tàu khôgn nói đến thì sử gia Việt Nam như Ngô Sĩ Liên khó mà có tài liệu để viết lại thời quá khứ. Sử Tàu nói rõ Trưng Trắc cùng chồng nổi lên đánh đuổi Tô Định. Vậy không phải vì thù chồng mà Trưng Trắc nổi dậy. Đưa yếu tố thù chồng vào sử sách đã làm lu mờ chính nghĩa vì dân tộc của cuộc khởi nghĩa của Trưng Trắc đi.
d. Cái Chết Của Trưng Trắc
Sử Việt mà chúng ta học từ bậc tiểu học nói rằng Trưng Trắc, Trưng Nhị nhảy xuống sông Hát (Hát giang) tự tử. Và chúng ta có bài “dòng sông Hát...” ca tụng cái chết bất khuất của hai Bà. Nhưng Hậu Hán Thư lại nói một câu rất vắn gọn:“Minh niên, chính nguyệt, trảm Trưng Trắc, Trưng Nhị, truyền thủ Lạc Dương”. (Năm sau (42) tháng Giêng, chém Trưng Trắc, Trưng Nhị, gửi đầu về Lạc Dương). Lạc Dương là kinh đô nhà Hán lúc đó. Tuy vắn gọm nhưng gồm đủ mấy chi tiết ngày, tháng, lý do chết và gởi đầu về để làm chứng cho vua Hán biết. Về chi tiết nầy, ông Ngô Thời Sĩ trong sách Việt Sử Tiêu Án trang 40 viết rằng: “Trong đền thờ Hai bà Trưng, những đồ thờ tự, tất cả đều sơn đen, tuyệt không có sơn đỏ, dân địa phương không dám mặc áo đỏ, những khi đến yết cáo, có ai mặc áo đỏ đều cởi bỏ đi, không ai dám xúc phạm đến cấm lệ. Tục truyền rằng Trưng Vương chết vì việc binh đao, nên kiêng sắc đỏ vì giống như máu”. Điều đó phù hợp với lời thuật của Hậu Hán Thư. Trong hai sử liệu thì Hậu hán Thư có trước Đại Việt Sử Ký Toàn Thư cả ngàn năm. Chắc chắn Toàn Thư đã lấy từ Hậu Hán Thư các dữ kiện nầy. Có sách nói rằng người nhảy xuống sông tự tử là bà Mang Thiện, mẹ của Trưng Trắc. Sau khi Trần Hưng Đạo thắng quân Mông Cổ ở trận Bạch Đằng, Lê Tắc chạy theo giặc lưu vong qua Trung Hoa. Thời gian sống ở đây, ông có nghiên cứu nhiều sách vở và có viết một cuốn sách nhan đề “An Nam chí lược”. Ông là người Việt Nam đồng ý rằng Trưng Trắc bị Mã Viện chém đầu. Sách “Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục” do Quốc Sử Quán triều Nguyễn cũng nói:“Trưng Vương và em gái chống với quân Hán bị binh lính bỏ trốn, lại thế cô, cả hai thất trận chết”. Chết trận, có nghĩa là bị chém, không phải tự tử. Xin lưu ý một điều, vào thế kỷ 19, thời nhà Nguyễn, sự tiến bộ về khoa nghiên cứu sử học (phương pháp sử học) ở Trung Quốc đã hơn hẳn thời xưa vì lúc đó trí thức bên Tàu đã có nhiều tiếp xúc với Tây phương và họ đã đặt lại vấn đề, xem xét lại các điều ghi chép thời xưa có hợp lý và đáng tin hay không. Do đó, sử gia nhà Nguyễn cũng đã học được từ nhà Thanh nhiều tiến bộ trong phương pháp nghiên cứu sử học. Sách “Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục” do Quốc Sử Quán nhà Nguyễn biên soạn thời Tự Đức đã được đánh giá cao hơn so với các sử sách của nước ta ra đời trước đó.
Kết Luận
Người Việt Nam đã xem Hai Bà Trưng thực sự là anh hùng của dân tộc mình. Từ Lý, Trần trở về sau, sử sách đã hết lời ca tụng Hai Bà. Hình ảnh Hai Bà đã đi vào lòng người Việt Nam như là những thần thánh, khắp nơi nhân dân lập đền thờ Hai Bà. Ý thức độc lập đã có từ lâu đời với dân Lạc Việt thời Hai bà Trưng cũng như với những người di dân từ phương Bắc tới, tranh đấu để tự mình làm chủ giang sơn của mình. Từ Lý Cầm, Lý Tiến thời nhà Hán đến Triệu Thị Trinh, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng cho đến Khúc Thừa Mỹ, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền...Từ thế kỷ thứ mười trở đi, tổ tiên chúng ta đã vĩnh viễn giành được độc lập, đánh đuổi xâm lăng, tạo nên truyền thống tự chủ, tự cường của dân tộc Việt Nam chúng ta, giống dân làm chủ vùng đất phương Nam như Lý Thường Kiệt đã khẳng định: “Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư...” (Nước Việt Nam của người Việt Nam).
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: TÀI LIỆU LỊCH SỬ
Reply #31 - 17. Nov 2017 , 17:49
 
Đặng-Mỹ wrote on 14. Jul 2006 , 21:41:
My cám ơn Anh Thọ đã sưu tầm mang về  những tài liệu lich sử  rất hữu ích Smiley

Chị Mỹ thân
Xin chị vui lòng xem lại có một vài bài viết bên trên do mình sơ ý từ ngày trước , những bài viết với tứ trước , với tựa đề : Sài Gòn Muôn Thuở , xin chị dời hộ về mục SÀI GÒN CỦA TÔI, như vậy sẽ thích hợp hơn ở mục Tài Liệu Lịch Sử.  Cảm ơn Chị , 
Lam Sơn




Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: TÀI LIỆU LỊCH SỬ
Reply #32 - 21. Nov 2017 , 17:26
 
Anh Lam Sơn mến,
Anh không cần chờ  admin làm dùm đâu anh, anh có thể copy các bài anh muốn dời và paste vào chổ mới , sau đó trở lại delete những posts cũ. Thế là xong. Chúc anh thành công nhé.  Smiley
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: TÀI LIỆU LỊCH SỬ
Reply #33 - 23. Nov 2017 , 04:25
 
Chị Đậu Đỏ ơi , chi xem lại nơi đó không delete được
còn việc nữa là khi có hình ảnh minh hoạ thêm cho bài viết ( ví dụ như bài Sài Gòn ) thì chị hướng dẫn giúp , lâu quá quên rồi chị ơi
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: TÀI LIỆU LỊCH SỬ
Reply #34 - 23. Nov 2017 , 07:59
 
LAM_SON wrote on 23. Nov 2017 , 04:25:
Chị Đậu Đỏ ơi , chi xem lại nơi đó không delete được
còn việc nữa là khi có hình ảnh minh hoạ thêm cho bài viết ( ví dụ như bài Sài Gòn ) thì chị hướng dẫn giúp , lâu quá quên rồi chị ơi

Thì ra mấy bài này lúc trước anh dùng nick name khác để đăng,  do đó nên bây giờ không xóa bài được  Tongue
Đậu Đỏ đề nghị anh copy và post vào mục Sài Gòn...như vậy bài post được mang tên anh để anh dễ dàng xử dụng. Còn những bài cũ thì Đ Đ sẽ xóa cho anh nhé. (Sau khi anh đã đăng qua chổ khác )

Cách đăng hình: anh dùng những link hình có tận cùng là.jpg nhé. Khi mang vào d/đ thì kẹp link giữa 2 cái tags [img][ /img](không có space giữa [/) hoặc bấm vào cái icon thứ 3 của hàng đầu, từ trái qua phải. Khi anh rà mouse vào từng icon nó sẽ hiện ra chữ , icon thứ 3 sẽ hiện ra chữ insert image
Back to top
« Last Edit: 23. Nov 2017 , 08:00 by Dau Do »  

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: TÀI LIỆU LỊCH SỬ
Reply #35 - 23. Nov 2017 , 09:17
 
Cảm ơn chị Đậu Đỏ cứu bồ , mình sẽ cố gắng thử tập xem sao , lâu quá không làm nên quên hết rồi , chỉ nhớ sơ sơ thôi. (TÀI LIỆU LỊCH SỬ) thì mình đã đưa qua mục Sài Gòn của tôi , xong rồi , bài củ chị cứ xoá đi , để đó sợ không hợp với chủ đề. Chị giúp dùm nhe , merci Chị
Back to top
« Last Edit: 23. Nov 2017 , 09:17 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: TÀI LIỆU LỊCH SỬ
Reply #36 - 26. Nov 2017 , 00:55
 
Tại sao Việt Nam không bị đồng hóa
                    sau 1.000 năm Bắc thuộc?


Tác giả: Nguyễn Hải Hoành
Tiếng ta còn thì nước ta còn!
Đồng hóa dân tộc (national assimilation) gồm: 1- Đồng hóa tự nhiên, tức quá trình dân tộc A trong giao tiếp với dân tộc B, do chịu ảnh hưởng lâu dài của B mà A tự nhiên dần dần mất bản sắc của mình, cuối cùng bị B đồng hóa; đây là một xu hướng tự nhiên trong tiến trình lịch sử loài người. 2- Đồng hóa cưỡng chế: sự cưỡng bức một dân tộc nhỏ yếu hơn chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán của một dân tộc lớn mạnh hơn; đây là một tội ác.
Đồng hóa dân tộc chủ yếu diễn ra dưới hình thức đồng hóa văn hóa, trong đó chủ thể đồng hóa thường là một nền văn hóa mạnh và tiên tiến (như đông dân hơn, kinh tế phát triển hơn, đã có chữ viết, có các hệ tư tưởng), đối tượng đồng hóa thường là nền văn hóa yếu và lạc hậu hơn. Đồng hóa ngôn ngữ là công cụ đồng hóa văn hóa thông dụng nhất, quan trọng nhất, hiệu quả nhất. Một dân tộc bị mất tiếng nói mẹ đẻ của mình và phải nói tiếng của một dân tộc khác thì không còn giữ được bản sắc dân tộc nữa.
Trong lịch sử, các nền văn hóa yếu thường bị nền văn hóa mạnh đồng hóa. Thời cổ, Trung Quốc là quốc gia đông người nhất và có nền văn minh tiên tiến nhất châu Á. Nền văn hóa Hán ngữ của họ có sức đồng hóa rất mạnh. Dân tộc Hồi ở phía Tây nước này, ngày xưa dùng chữ A Rập, sau nhiều năm giao lưu với người Hán cũng toàn bộ dùng chữ Hán và nói tiếng Hán. Ngay cả các dân tộc nhỏ nhưng mạnh về quân sự, sau khi thôn tính và thống trị Trung Quốc được ít lâu cũng bị nền văn hóa Hán ngữ đồng hóa.
Thí dụ dân tộc Mãn sau khi chiếm Trung Quốc và lập triều đại nhà Thanh đã lập tức tiến hành đồng hóa dân tộc Hán: cưỡng bức đàn ông Hán phải cạo nửa đầu và để đuôi sam, phải bỏ chữ Hán mà chỉ dùng chữ Mãn làm chữ viết chính thức trên cả nước. Nhưng đến giữa đời Thanh, tức sau khoảng 100 năm thì tiếng Mãn cùng chữ Mãn đều biến mất, từ đó trở đi người Mãn chỉ dùng tiếng Hán và chữ Hán, nghĩa là họ lại bị đồng hóa ngược bởi chính nền văn hóa của dân tộc bị họ cai trị lâu tới 267 năm!
Các nước đế quốc thực dân sau khi chiếm thuộc địa đều cưỡng chế đồng hóa ngôn ngữ dân bản xứ, quá trình này diễn ra khá nhanh, nhìn chung sau 5-6 thế hệ (mỗi thế hệ 25 năm), tiếng nói của người bản xứ đã bị thay bằng ngôn ngữ của nước cai trị. Đầu thế kỷ XV, Brazil bị Bồ Đào Nha chiếm, chẳng bao lâu tiếng Bồ trở thành ngôn ngữ chính thức duy nhất của người Brazil. Nhiều thuộc địa Pháp ở châu Phi như Bénin, Togo, Sénegan… dùng tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính duy nhất. Năm 1918 nước ta bắt đầu dạy tiếng Pháp ở lớp cuối tiểu học, 10-20 năm sau toàn bộ học sinh trung học cơ sở trở lên đến trường đã chỉ nói tiếng Pháp, giáo viên chỉ giảng dạy bằng tiếng Pháp. Nếu cứ thế dăm chục năm nữa thì có lẽ Việt Nam đã trở thành nước nói tiếng Pháp.
Thế nhưng sau hơn 1.000 năm bị bọn phong kiến người Hán thống trị và cưỡng bức đồng hóa, dân tộc Việt Nam vẫn không bị Hán hóa, vẫn giữ nguyên được nòi giống, tiếng nói và phong tục tập quán.
Đây quả là một điều kỳ diệu có lẽ chưa dân tộc nào khác làm được. Đáng tiếc là chưa thấy nhiều người quan tâm nghiên cứu vấn đề này, một thành tựu vĩ đại đáng tự hào nhất của dân tộc ta (nói cho đúng là của tổ tiên ta thôi, còn chúng ta bây giờ thua xa các cụ).
Vì sao tổ tiên ta có thể làm được kỳ tích ấy ? Có người nói đó là do dân ta giàu tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc, xã hội có cơ chế làng xã bền chặt, v.v… Nói như vậy có lẽ còn chung chung, nếu đi sâu phân tích tìm ra được nguyên nhân cụ thể thì sẽ giúp ích hơn cho việc phát huy các truyền thống quý báu của dân tộc ta. Thực tế cho thấy tổ tiên ta giành được thắng lợi chống đồng hóa không phải bằng đấu tranh vũ trang mà chủ yếu bằng tài trí.
Xin nói thêm rằng chính người Trung Quốc cũng rất quan tâm vấn đề này. Chúng tôi đã thử nêu lên mạng Bách Độ (Baidu) của họ câu hỏi “Vì sao Trung Quốc thống trị Việt Nam hơn 1.000 năm mà Việt Nam không bị đồng hóa?”
Từ hàng triệu kết quả, có thể thấy đa số dân mạng Trung Quốc đều có chung một thắc mắc lớn: Vì sao bị Trung Quốc thống trị lâu thế mà người Việt Nam vẫn không nói tiếng Trung Quốc? Nói cách khác, họ coi đồng hóa ngôn ngữ là tiêu chuẩn đồng hóa quan trọng nhất và đều thừa nhận Trung Quốc đã không đồng hóa nổi Việt Nam. Họ tỏ ra tiếc nuối về sự kiện Việt Nam sau hơn 10 thế kỷ từng là quận huyện của Trung Quốc, từng dùng chữ Hán hàng nghìn năm mà rốt cuộc lại trở thành một quốc gia độc lập, dùng chữ Latin hóa, ngày nay là nước chống lại mạnh nhất chính sách xâm lấn Biển Đông của Bắc Kinh.
Do hiểu biết Việt Nam rất ít, thậm chí hiểu sai, hầu hết dân mạng Trung Quốc không tìm được lời giải thắc mắc trên, kể cả người tỏ ra am hiểu lịch sử nước ta. Họ nêu các lý do:
– Văn hóa Việt Nam có trình độ Hán hóa cao(?), người Việt rất hiểu và không phục Trung Quốc;
– Việt Nam ở quá xa Trung nguyên, khí hậu nóng, quan lại người Hán ngại sang Việt Nam làm việc, đã sang thì chỉ lo làm giàu, không lo đồng hóa dân bản xứ;
– Các nhân vật tinh hoa Trung Quốc như Lưu Hy, Hứa Tĩnh, Hứa Từ, Viên Huy (劉熙、許靖、許慈、袁徽) chạy loạn sang Việt Nam đã giúp nước này có nền văn hóa không kém Trung Quốc;
– Người Hán di cư đến Việt Nam đều bị người bản xứ đồng hóa v.v…
Nói chung họ đều chưa thấy, hay cố ý lờ đi nguyên nhân chính là ở tài trí của người Việt.
Nhưng họ nói người Việt Nam hiểu Trung Quốc là đúng. Do sớm hiểu rõ ý đồ thâm hiểm của phong kiến người Hán muốn đồng hóa dân tộc ta nên tổ tiên ta đã kịp thời đề ra đối sách. Cụ thể là đã tìm ra cách giữ gìn được tiếng nói của dân tộc mình trong quá trình bị bọn thống trị người Hán cưỡng bức học chữ Hán.
Mấy nghìn năm sau, một học giả lớn của dân tộc ta tóm tắt bài học lịch sử này trong một câu nói rất chí lý: “Tiếng ta còn thì nước ta còn!”
Sau khi chiếm nước ta (203 tr. CN), Triệu Đà đã ép buộc dân ta học Hán ngữ, nhằm đồng hóa họ bằng ngôn ngữ. Có lẽ đây là thời điểm muộn nhất chữ Hán vào nước ta.[1] Sách “Việt giám Thông khảo Tổng luận” do Lê Tung viết năm 1514 có chép việc họ Triệu mở trường dạy người Việt học chữ Hán.[2] Về sau, tất cả các triều đại người Hán cai trị Việt Nam đều thi hành chính sách đồng hóa. Triều nhà Minh còn tìm cách tiêu diệt nền văn hóa của ta, như tiêu hủy toàn bộ các thư tịch do người Việt viết, bắt nhân tài, thợ giỏi người Việt sang Trung Hoa phục dịch.
Như vậy, dân tộc ta buộc phải chấp nhận học chữ Hán từ rất sớm (trước Triều Tiên, Nhật Bản nhiều thế kỷ). Do hiểu biết người Hán nên tầng lớp tinh hoa người Việt đã nhanh chóng nhận ra nếu cứ học như thế thì cuối cùng tiếng Việt sẽ bị thay bằng tiếng Hán, dân ta sẽ trở thành một bộ phận của Trung Quốc.
Vậy cha ông ta đã dùng cách nào để giữ được tiếng nói của dân tộc trong hơn 1.000 năm bị cưỡng bức học và dùng chữ Hán cũng như phải tiếp thu nhiều yếu tố của nền văn minh Trung Hoa?
Vấn đề này rất cần được làm sáng tỏ để từ đó hiểu được truyền thống quý báu của dân tộc ta. Dưới đây chúng tôi xin mạo muội góp vài ý kiến nông cạn, nếu có sai sót mong quý vị chỉ bảo.
Đọc chữ Hán bằng tiếng Việt: Một sáng tạo xuất sắc của tổ tiên ta
Chữ viết hình vuông là một phát minh lớn của nền văn minh Trung Hoa, được người Hán chính thức sử dụng từ đời nhà Thương (thế kỷ 16 đến 11 tr. CN), ngày nay phổ biến được gọi là chữ Hán.
Thực ra trong hơn 2.000 năm kể từ ngày ra đời, thứ chữ viết ấy chỉ được người Hán gọi là chữ 字 (tự) hoặc văn tự 文字. Đến đời Đường (thế kỷ VII) cái tên 漢字 (Hán tự, tức chữ Hán) mới xuất hiện lần đầu trong sách Bắc Sử 北史 do Lý Diên Thọ biên soạn.[3] Sau đó người Nhật và người Triều Tiên cũng gọi thứ chữ này là Hán tự: tiếng Nhật đọc Kanji, tiếng Triều Tiên đọc Hantzu. Cho tới nay Bộ Giáo dục Đài Loan vẫn chỉ gọi là Quốc tự 國字.
Vì thứ chữ ấy khi vào Việt Nam còn chưa có tên nên tổ tiên ta bèn đặt cho nó cái tên là chữ Nho, với ý nghĩa là chữ của người có học, bởi lẽ Nho 儒 là từ dùng để gọi những người có học. Dân ta gọi người dạy chữ là thầy đồ Nho, bút và mực họ dùng để viết chữ là bút Nho và mực Nho.[4]
Đây quả là một điều độc đáo, bởi lẽ Hán ngữ xưa nay chưa hề có khái niệm chữ Nho; tất cả từ điển Hán ngữ cổ hoặc hiện đại và các từ điển Hán-Việt đều không có mục từ Nho tự 儒字 với ý nghĩa là tên gọi của chữ Hán.
Có thể suy ra: Việt Nam thời xưa không có chữ viết (hoặc đã có chữ Việt cổ nhưng chưa hoàn thiện, chưa diễn tả được các khái niệm trừu tượng), vì thế khi tiếp xúc với chữ Hán, tầng lớp tinh hoa của tổ tiên ta đã nhận thấy đây là một phương tiện cực kỳ hữu ích dùng để truyền thông tin được xa và lâu, không bị hạn chế về khoảng cách và thời gian như cách truyền thông tin bằng tiếng nói, do đó họ đã sớm nghĩ tới việc mượn thứ chữ này làm chữ viết của dân tộc ta.
Muốn vậy dân ta phải biết chữ Hán, một thứ ngoại ngữ. Làm cho dân chúng học và dùng được một ngoại ngữ là việc hoàn toàn bất khả thi ở thời ấy. Hơn nữa chữ Hán cổ khó đọc (vì không biểu âm), khó viết (vì có nhiều nét và cấu tạo phức tạp), khó nhớ (vì có quá nhiều chữ), thuộc loại chữ khó học nhất trên thế giới.
Nói chung, mỗi chữ viết đều có một âm đọc; không ai có thể xem một văn bản chữ mà không vừa xem vừa đọc âm của mỗi chữ (đọc thầm hoặc đọc thành tiếng). Mỗi chữ Hán đều có một âm tiếng Hán; muốn học chữ Hán tất phải đọc được âm của nó. Viết chữ Hán khó, tuy thế tập nhiều lần sẽ viết được, nhưng do khác biệt về hệ thống ngữ âm, người Việt nói chung khó có thể đọc được các âm tiếng Hán.
Ngoài ra Trung Quốc là một nước rộng lớn, đông dân; cho tới trước nửa cuối thế kỷ 20 cả nước vẫn chưa thống nhất được âm đọc của chữ. Loại chữ này chỉ thể hiện ý nghĩa, không thể hiện âm đọc, cho nên nhìn chữ mà không biết cách đọc. Người dân các vùng xa nhau thường đọc chữ Hán theo âm khác nhau, thậm chí khác xa nhau, vì thế thường không hiểu nhau nói gì. Các thứ tiếng địa phương ấy ta gọi là phương ngữ, người Hán gọi là phương ngôn (方言); Hán ngữ hiện có 7 phương ngữ lớn, nhiều phương ngữ nhỏ (次方言).
Không thống nhất được âm đọc chữ Hán là một tai họa đối với người Hán. Với người nước ngoài học chữ Hán cũng vậy: khi mỗi ông thầy Tàu đọc chữ Hán theo một âm khác nhau thì học trò khó có thể học được thứ chữ này.
Để có thể học được chữ Hán mà không cần đọc âm tiếng Hán, tầng lớp tinh hoa của tổ tiên ta đã sáng tạo ra một giải pháp xuất phát từ ý tưởng: nếu người Hán khác vùng có thể tự đọc chữ Hán theo âm riêng của vùng, thì ta cũng có thể đọc chữ Hán theo âm riêng của người Việt.
Muốn vậy, mỗi chữ Hán được tổ tiên ta quy ước đọc bằng một (hoặc vài, tùy chữ Hán gốc) âm tiếng Việt xác định có gốc là âm chữ Hán — ngày nay gọi là âm Hán-Việt, nghĩa là mỗi chữ Hán đều được đặt cho một (hoặc vài) cái tên tiếng Việt xác định, gọi là từ Hán-Việt.
Thí dụ chữ 水 được đặt tên là chữ Thủy, âm đọc thủy khác với âm đọc shuẩy của người Hán. Chữ 色, tiếng Hán đọc sưa, ta đọc sắc. Thủy và Sắc là từ Hán-Việt, cũng là âm Hán-Việt của 水và色.
Âm/từ Hán-Việt được chọn theo nguyên tắc cố gắng bám sát âm Hán ngữ mà tổ tiên ta từng biết.[5] Như chữ 終, âm Hán và âm Hán-Việt đều đọc chung, tức hệt như nhau; chữ 孩, Hán ngữ đọc hái, ta đọc Hài, gần như nhau. Nhưng hầu hết chữ đều có âm Hán-Việt khác âm Hán. Như 集 âm Hán là chí, ta đọc Tập ; 儒 giú, ta đọc Nho. Có chữ âm Hán như nhau mà âm Hán-Việt có thể như nhau hoặc khác nhau, như 同 và 童, âm Hán đều là thúng, từ Hán-Việt đều là Đồng ; nhưng 系 và 細, âm Hán đều là xi, lại có hai từ Hán-Việt khác nhau là Hệ và Tế. Chữ Hán có hai hoặc nhiều âm thì có thể có một, hai hoặc nhiều âm/từ Hán-Việt, như 都 có hai âm Hán là tâu và tu, lại chỉ có một âm/từ Hán-Việt là Đô ; 少 có hai âm Hán shảo và shao, cũng có hai âm/từ Hán-Việt là Thiểu (trong thiểu số) và Thiếu (trong thiếu niên).
Thứ chữ Hán đọc bằng âm Hán-Việt này được dân ta gọi là chữ Nho. Vì đọc chữ bằng tiếng mẹ đẻ nên chữ Nho trở nên dễ học đối với người Việt: chỉ cần học mặt chữ, nghĩa chữ và cách viết văn chữ Hán mà không cần học phát âm cũng như học nghe/nói tiếng Hán. Vì thế thời xưa ở nông thôn nước ta không hiếm người 6-7 tuổi đã biết chữ Nho.[6] Nguyễn Trung Ngạn (1289-1370) 12 tuổi đỗ Cử nhân, 16 tuổi đỗ Hoàng giáp (Tiến sĩ). Người không biết chữ cũng có thể học truyền miệng các tác phẩm ngắn có vần điệu, như Tam Thiên Tự.[7]
Người biết chữ Nho có thể xem hiểu các thư tịch chữ Hán, viết văn chữ Hán; tuy không nói/nghe được tiếng Hán nhưng vẫn có thể dùng bút đàm để giao tiếp bình thường với người Hán. Chỉ bằng bút đàm chữ Nho, Phan Bội Châu giao tiếp được với các nhà cải cách Trung Quốc và Nhật Bản, đưa được mấy trăm thanh niên Việt Nam sang Nhật học quân sự chính trị, chuẩn bị về nước đánh đuổi thực dân Pháp.
Cần nhấn mạnh: vì âm/từ Hán-Việt không thể ghi âm hầu hết từ ngữ tiếng Việt cho nên cách đọc chữ Hán theo âm Việt hoàn toàn không thể biến tiếng Việt thành một phương ngữ của Hán ngữ,[8] và dân ta vẫn hoàn toàn nói và nghe bằng tiếng mẹ đẻ.
Chữ Nho chỉ dùng để viết mà thôi, và chỉ được giới tinh hoa (trí thức và quan lại người Việt) dùng trong giao dịch hành chính, ngoại giao, lễ tiết, chép sử, giáo dục, thi cử, sáng tác văn thơ. Còn ở Trung Quốc, những người nói một trong các phương ngữ tiếng Hán đều có thể dùng chữ Hán để ghi âm được toàn bộ tiếng nói của phương ngữ ấy, nghĩa là họ có thể dùng chữ Hán để ghi âm tiếng mẹ đẻ.
Dĩ nhiên cách đọc tiếng Việt chỉ có thể làm với chữ Hán, là loại chữ biểu ý (ghi ý), chứ không thể làm với chữ biểu âm (ghi âm). Ngày nay âm/từ Hán-Việt của mỗi chữ Hán có thể dễ dàng viết ra bằng chữ Quốc ngữ (một loại chữ ghi âm), nhưng ngày xưa, khi chưa có bất kỳ loại ký hiệu nào ghi âm tiếng nói, tổ tiên ta chỉ có thể truyền khẩu. Thế mà lạ thay, việc dạy chữ Nho đã được mở rộng, ở thời Nguyễn là đến tận làng, có thể suy ra tỷ lệ người biết chữ Hán của dân ta cao hơn Trung Quốc!
Chỉ bằng cách truyền miệng mà người Việt thời xưa đã tạo ra được một bộ từ Hán-Việt tương ứng với bộ chữ Hán khổng lồ — bộ chữ này trong Tự điển Khang Hy (1716) có hơn 47 nghìn chữ; Tiêu chuẩn Nhà nước Trung Quốc GB18030 (2005) có 70.217 chữ; Trung Hoa Tự hải có 85.568 chữ Hán.
Quá trình tiến hành Việt Nam hóa phần ngữ âm của chữ Hán kéo dài trong hàng nghìn năm, là một thành tựu văn hóa vĩ đại. Có thể phỏng đoán đó là một quá trình mở, do nhiều thế hệ người Việt thực hiện, thể hiện sức sáng tạo bất tận của tổ tiên ta.
Nhật và Triều Tiên cũng mượn dùng chữ Hán, nhưng họ tự đến Trung Hoa nghiên cứu đem chữ Hán về dùng chứ không bị ép dùng từ sớm như ta. Họ cũng đọc chữ Hán theo âm bản ngữ của dân tộc mình — giải pháp do người Việt nghĩ ra và thực hiện trước họ nhiều thế kỷ.
Nhà ngôn ngữ học nổi tiếng Nguyễn Tài Cẩn nói: “Cách đọc Hán Việt là một tài sản của riêng dân tộc ta. Có dùng nó khi đọc Đạo đức kinh, Kinh Thi, Sở từ… thì mới phù hợp với thói quen dân tộc, tiện lợi cho dân tộc. Theo ý chúng tôi, dùng cách đọc Hán Việt ở những trường hợp này là một điều hết sức phù hợp với khoa học. Đọc theo lối Hán Việt thì dễ hiểu hơn, bởi lẽ ngay trong tiếng Việt đã có khá nhiều tiếng Hán Việt quen thuộc, chỉ đọc lên, nghe được, là hiểu được; đọc theo lối Hán Việt thì cũng thuận tai hơn… ”.[9]
Đúng thế. Thí dụ từ 社會, người Anh biết Hán ngữ đọc shưa huây, người Anh không biết Hán ngữ khi nghe âm đọc ấy sẽ chẳng hiểu gì; còn người Việt biết Hán ngữ đọc “xã hội”, người Việt không biết Hán ngữ nghe đọc sẽ hiểu ngay nghĩa của từ; âm “xã hội” thuận tai, dễ đọc dễ nhớ hơn âm shưa huây. Rõ ràng cách đọc Hán-Việt thật tiện lợi cho người Việt. Trong bài sau, chúng tôi sẽ nói thêm về vấn đề này.
Ngày nay mỗi chữ Hán trong tất cả các từ điển Hán-Việt đều phải ghi kèm từ Hán-Việt tương ứng. Hán-Việt Tự điển của Thiều Chửu có kèm Bảng tra chữ theo âm Hán-Việt, dùng tra chữ Hán rất tiện và nhanh hơn tra theo bộ thủ. Người có sáng kiến làm Bảng này là bà Nguyễn Thị Quy (1915-1992), em ruột Thiều Chửu, khi bà lần đầu xuất bản Tự điển nói trên tại Sài Gòn năm 1966.[10]
Như vậy, bằng cách đọc chữ Hán theo âm tiếng Việt, tổ tiên ta đã thành công trong việc mượn chữ Hán để dùng làm chữ viết chính thức của dân tộc mình và gọi nó là chữ Nho. Sự vay mượn này chẳng những không làm cho tiếng Việt bị biến mất mà còn làm cho nó phong phú hơn rất nhiều, trở thành một ngôn ngữ cực kỳ linh hoạt, có thể tiếp nhận và Việt hóa hầu như toàn bộ từ ngữ mới xuất hiện trong tiến trình phát triển của loài người toàn cầu.
Chữ Nho khác chữ Hán ở phần ngữ âm: nó là chữ Hán được đọc bằng âm tiếng Việt chứ không đọc bằng âm tiếng Hán như chữ người Hán dùng. Nói cách khác, chữ Nho là chữ Hán đã được Việt Nam hóa phần ngữ âm; còn về tự dạng và nghĩa chữ thì cơ bản như chữ Hán của người Hán. Vì thế có người gọi chữ Nho là chữ Hán-Việt.
Rõ ràng nó là chữ của người Việt Nam, đã Việt Nam hóa phần ngữ âm, không thể coi là chữ của người Hán. Chữ Nho là chữ viết chính thức của dân tộc ta trong hơn 2.000 năm, kể từ thời điểm muộn nhất là bắt đầu thời Bắc thuộc cho tới khi được thay thế bằng chữ Quốc ngữ cực kỳ ưu việt, được chính các nhà Nho tiên tiến tán thưởng và đi tiên phong ủng hộ sự phổ cập Quốc ngữ.
Cách đọc chữ Hán bằng âm/từ Hán-Việt đã đáp ứng nhu cầu giao tiếp bằng bút đàm giữa quan lại cấp thấp người Việt với quan lại cấp cao người Hán, khiến cho bọn thống trị người Hán vẫn thực thi được quyền lực cai trị dân bản xứ. Hơn nữa, cách đó làm cho việc phổ cập chữ Hán trong người Việt trở nên dễ dàng, tức đáp ứng yêu cầu dạy chữ Hán của các vương triều người Hán. Vì vậy chúng không còn lý do cưỡng chế dân ta phải học nghe/nói tiếng Trung Quốc.
Cách đọc chữ Hán như trên đã có tác dụng không ngờ là làm cho người Hán dù có cai trị Việt Nam bao lâu thì cũng không thể tiêu diệt nổi tiếng Việt và Hán hóa được dân tộc ta. Có thể là khi bắt đầu sáng tạo cách đọc ấy, tổ tiên ta chưa nghĩ tới điều đó, nhưng rốt cuộc sáng tạo xuất sắc này đã giúp dân tộc ta tránh được nguy cơ bị người Hán đồng hóa. Đây là một thành công vĩ đại!
Đáng tiếc là hiện không thấy có thư tịch nào ghi chép ai nghĩ ra và thời điểm nào xuất hiện cách đọc chữ Hán bằng âm/từ Hán-Việt. Có thể cho rằng sáng kiến đó ra đời khi chữ Hán bắt đầu vào nước ta, tức muộn nhất là khoảng thế kỷ 2 – 1 tr.CN.
Có ý kiến cho rằng cách đọc Hán-Việt bắt nguồn từ hệ thống ngữ âm tiếng Hán đời Đường, cụ thể là Đường âm dạy ở Giao Châu vào khoảng hai thế kỷ 8, 9.
Nếu hiểu ý kiến này theo nghĩa đến đời Đường mới xuất hiện cách đọc Hán-Việt thì e rằng khó có thể giải đáp câu hỏi: vậy thì trong thời gian khoảng ngót 1000 năm trước đó người Việt đọc chữ Hán bằng cách nào? Đến đời Đường, người Hán đã thống trị Việt Nam được hơn 9 thế kỷ, quá thừa thời gian để họ hoàn toàn đồng hóa người Việt bằng văn hóa, ngôn ngữ, khi ấy tiếng Việt đã bị biến mất, sao còn có thể xuất hiện cách đọc Hán-Việt?
Phải chăng nên hiểu ý kiến trên theo nghĩa: đến thời Đường, cách đọc Hán-Việt được hoàn thiện nhờ học tập Đường âm dạy ở Giao Châu vào khoảng thế kỷ 8 – 9.
***
Có thể kết luận: dân tộc Việt Nam tồn tại được và không bị đồng hóa sau hơn 1.000 năm chịu sự thống trị của một quốc gia liền kề có nền văn hóa lớn mạnh là nhờ đã phát huy bản lĩnh trí tuệ của mình, thể hiện ở chỗ sáng tạo được biện pháp đọc chữ Hán bằng tiếng Việt, qua đó đã vô hiệu hóa chủ trương đồng hóa ngôn ngữ của các triều đại phong kiến Trung Hoa.
Có những người Hán đã nhận ra bản lĩnh trí tuệ ấy của người Việt.
Năm 987, nhà Tống cử Lý Giác李覺 đi sứ sang Hoa Lư, Việt Nam, được hai vị Quốc sư Khuông Việt và Pháp Thuận đón tiếp, đàm phán các vấn đề quốc gia đại sự và họa thơ. Khi về nước, Lý Giác tặng vua Lê Đại Hành một bài thơ, trong có câu: “Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu 天外有天應遠照”, nghĩa là: “Ngoài trời này còn có trời khác, nên nhìn thấy”. Nói cách khác, thế giới này đâu phải chỉ có một mặt trời Trung Hoa mà còn có mặt trời Việt Nam!
Câu thơ cho thấy Lý Giác đã bước đầu nhận ra bản lĩnh trí tuệ của người Việt. Đúng thế, tổ tiên ta thật vô cùng tài giỏi, nếu không thì còn đâu giang sơn tươi đẹp này!
Nguyễn Hải Hoành là dịch giả và nhà nghiên cứu tự do hiện sống tại Hà Nội.
—————————
[1] Nói là “muộn nhất” vì còn có các quan điểm như: chữ Hán vào VN qua con đường giao thương hoặc truyền bá tôn giáo từ lâu trước khi nước ta bị Triệu Đà chiếm; VN đã có chữ viết từ đời Hùng Vương (Hoàng Hải Vân: Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động).
[2]宋代中越文学交流述论 có câu 黎嵩 “越鑑通考總論” viết : 趙佗 “建立學校,導之經義。由此已降,四百余年,頗有似類” .
[3] Bài 汉字名称的来由 (http://blog.sina.com.cn) và một số bài khác có viết: Từ  Hán tự  漢字xuất hiện sớm trong Bắc sử, quyển 9 [biên soạn xong năm 659]. 汉字一词早出自《北史》卷九本纪第九, “章宗一”:“十八年,封金源郡王.始习本朝语言小字, 及汉字经书,以进士完颜匡、司经徐孝美等侍读”. Từ Hán tự xuất hiện nhiều trong sách Kim sử 金史 (năm 1345) đời Nguyên. Ở đời nhà Thanh (1644-1911), thời kỳ đầu do chữ viết chính thức của chính quyền không phải là chữ Hán mà là chữ Mãn (满文) nên phải dùng tên gọi chữ Hán 漢字 để chỉ loại văn tự truyền thống của người Hán, nhằm phân biệt với chữ Mãn.
[4] Có ý kiến nói do thời bấy giờ thứ chữ đó được dùng để dạy dân ta học Nho giáo 儒教 nên dân ta gọi nó là chữ Nho. Nhưng Nho 儒với nghĩa “người có học” xuất hiện trước rất lâu, sau đó mới dùng chữ ấy vào từ Nho giáo để gọi học thuyết của Khổng Tử. Cùng lý do ấy, chữ Khổng có trước khi Khổng Tử ra đời.
[5] Khó có thể biết đó là âm tiếng địa phương nào ở TQ. Trong đó có những âm tiếng Quảng Đông, như nhất, nhì, shập, học chập khi đọc các chữ  一,二,十,學習 (âm Hán-Việt đọc nhất, nhị, thập, học tập).
[6] Thí dụ Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947) 8 tuổi học chữ Nho, 13 tuổi văn hay chữ tốt, 24 tuổi đậu Giải Nguyên, 28 tuổi đậu Đệ tam giáp Tiến sĩ. Phan Bội Châu (1867-1940) 6 tuổi học ba ngày đã thuộc lòng 1440 chữ Nho trong Tam Tự Kinh. Trần Gia Minh tác giả sách Huyền thoại Kim thiếp Vũ Môn 5-6 tuổi đã học chữ Nho truyền khẩu từ người ông mù lòa.
[7] Do nhà Nho Đoàn Trung Còn sáng tác, là một bài vè dài, mỗi câu hai âm, đọc lên có vần điệu dễ nhớ.
[8] Năm 1867, G. Aubaret trong cuốn Grammaire annamite từng sai lầm nhận định: “Tiếng bình dân nói trong vương quốc An Nam là một phương ngữ của tiếng Trung Quốc” (trích dẫn theo Phạm Thị Kiều Ly trong “Ghi âm tiếng Việt bằng chữ Quốc ngữ”, sách “Tiếng Việt 6”, Nxb Tri Thức, 2015).
[9] Nguyễn Tài Cẩn : Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt.
[10] Dẫn theo Lê Quốc Trinh, con trai bà Quy và là người trực tiếp tham gia làm Bảng tra này.

Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: TÀI LIỆU LỊCH SỬ
Reply #37 - 26. Nov 2017 , 00:57
 
Vũ Thị Thục Nương: Nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc Việt Nam

Tác giả: Vũ Ngọc Phương
Trong thời Bắc thuộc lần nhất tính từ năm 177 Tr.CN khi Triệu Đà xâm lược nước Âu Lạc sát nhập vào Nam Việt, sau đến năm 111 Tr.CN nhà Tây Hán diệt họ Triệu đưa Việt Nam vào thuộc Hán cho tới năm 39 sau Công Nguyên của thời kỳ này có ghi nhận các cuộc nổi dậy của người Việt. Sử sách Trung Quốc có ghi lại các cuộc nổi dậy trong một số năm của người Việt đã khiến nhà Hán phải điều động quân đội từ vùng Kinh Sở  xuống đàn áp. Các cuộc nổi dậy nhỏ lẻ này không đủ mạnh và rộng khắp để đánh thắng được sự thống trị của Nhà Tây Hán. Sau khi Lưu Tú dẹp loạn Vương Mãng và lập nhà Đông Hán, chính sách Hán hóa của Quang Vũ Đế Lưu Tú đối với người Việt càng hà khắc.
Phần nhiều quan lại từ Nhà Tây Hán, Đông Hán đều khắc nghiệt, tham lam, vơ vét các của quý ở Giao Châu như vàng, ngọc trai, long trả, tê, voi, đồi mồi, hương sạ, gỗ quý,… rồi xin đổi đi làm quan nơi khác. Đã thế sưu thuế nặng nề nên người Việt thường xuyên nổi dậy làm loạn. Đến năm Giáp Ngọ ( năm 34 sau CN – năm Kiến Võ thứ 10), vua Đông Hán Quang Vũ đế sai Tô Định sang làm Thái thú quận Giao Chỉ. Tô Định bản tính rất bạo ngược nên chính lệnh càng thêm hà khắc. Tô Định lại thêm tham bạo, cướp giết nhiều người Việt. Trước cuộc Đại khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm Kỷ Hợi (39 sau CN), tại Giao chỉ đã có nhiều cuộc nổi dậy trước khởi nghĩa Hai Bà Trưng, lớn nhất và tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Tiên La, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình của Bà Vũ thị Thục Nương.
Sự nghiệp
Bà Vũ thị Thục Nương là Nữ Tướng văn võ song toàn, chí khí rất lớn. Bà đã dấy binh khởi nghĩa trước Hai Bà Trưng. Sau này khi Hai Bà Trưng truyền hịch khởi nghĩa có cho sứ giả về mời Bà Vũ thị Thục Nương. Bà nhận tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng và được Hai Bà Trưng giao cho quyền đứng đầu, thống lĩnh các Nữ Tướng của Hai Bà Trưng. Ngày 17/3 năm Quý Mão ( năm 43 sau Công Nguyên) trong trận chiến cuối cùng chống Mã Viện thống lĩnh hàng chục vạn quân Đông Hán, Bà và các nữ binh đã quyết chiến đến cùng không để giặc bắt và tử tiết khi mới 26 tuổi.
Thần phả, nhiều đạo sắc phong và truyền kỳ dân gian đều thống nhất ghi rằng: Bà Vũ thị Thục Nương sinh vào giờ Dần ngày Rằm tháng Tám năm Bính Sửu (Năm 17 sau CN) tại Phượng Lâu, nay là Phường Phượng Lâu – Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Nguyên xưa là đất Phong Châu, Hùng Vương đóng kinh đô Văn Lang ở đấy. Thời Tần đặt làm Tượng Quận, Đời Hán thuộc quận Giao chỉ) .Trước Công Nguyên, nơi đây là cố đô nước Văn Lang độc lập. Gần 2.000 năm qua, tại Phượng Lâu, Việt Trì, Phú Thọ và các đền thờ Bà ở vùng đồng bằng Bắc bộ đều có Lễ lớn kỷ niệm ngày sinh Thánh Mẫu Vũ thị Thục Nương. Trong tất cả các phong tục thờ Thánh và Thần linh ở Việt Nam, đây là một hiện tượng rất đặc biệt – Lễ sinh nhật duy nhất được nhân dân làm hàng năm chỉ có riêng với Bà Vũ thị Thục Nương.
Bà là con gái Nhà giáo Vũ Công Chất, ông còn là thầy thuốc, ngày nay ở Phú Thọ có đền thờ ông là một trong những thầy giáo Việt dậy chữ Khoa Đẩu là chữ Việt cổ thời bấy giờ. Chi họ Vũ Công vốn định cư ở tả ngạn sông Lô mà dấu tích, thư tịch cổ còn ghi Thủy Tổ họ Vũ gốc Việt Thường là các Cụ Vũ Công Bách – Cao Minh Đại Vương và Vũ Công Điền – Cao Sơn Đại Vương ( Hai cụ được thờ ở khắp nước Việt Nam, hai Cụ là bậc Thượng đẳng Phúc Thánh, tượng thờ ngồi hai bên tả, hữu của Đức Tản Viên Sơn Thánh). Sau Chi Họ Vũ Công dời sang cư trú ở hữu ngạn sông Lô đối diện quê cũ. Tại đây, các đời tiếp theo có Nhà giáo thầy thuốc Vũ Công Chất. Mẹ bà Thục Nương là Bà Hoàng thị Mầu, cả hai vợ chồng thân sinh ra Bà Thục Nương đều là người gốc Việt Thường. Sinh thời Bà Vũ thị Thục Nương là một người phụ nữ có nhan sắc tuyệt vời, đoan trang, trung hậu, đảm đang, văn hay võ giỏi nên hiệu là Ngọc Hoa Công chúa. Từ nhỏ, Bà vừa học nghề thuốc, luyện võ và đi chữa bệnh trong dân gian do hai Cụ Thân sinh truyền dậy. Khi 16 tuổi, Bà còn dạy dân phát triển nghề nông, sáng tác những bài hát dân ca và truyền dậy hát đối, hát xoan, hát đúm vẫn còn truyền lại đến nay ở vùng Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Bà cùng với hai cụ thân sinh còn chỉ bảo dân thời ấy quần tụ lại để xây dựng, phát triển Xã – Thôn Việt trong vùng Phong Châu từ những năm đầu thế kỷ I sau Công Nguyên.
Thời ấy, bên kia sông Bạch Hạc ở xã Nam Chân có chàng trai rất có tài đức là Phạm Danh Hương, vào cuối mùa thu năm Quý Tỵ ( năm 33 sau Công Nguyên), đã đặt lễ Nạp Thái (Lễ Chạm ngõ) được hai Thân sinh và Bà nhận lời, theo Lễ là 6 tháng nên chờ đến đầu mùa Thu năm Giáp Ngọ ( năm 34 sau CN) thì làm lễ Thân Nghinh ( Lễ rước dâu). Năm ấy, Bà vừa 17 tuổi.
Không may, liền bên Châu Bạch Hạc có một Quan lang giầu sang quyền thế nhất vùng đã nhiều lần mang lễ vật lớn xin cưới Bà đều bị từ chối, khi biết ông bà Vũ Công Chất và Hoàng thị Mầu cùng Bà Thục Nương đã nhận lễ với Phạm Danh Hương, Quan lang Bạch Hạc vô cùng tức giận liền súc siểm, bầy mưu xui Tô Định vừa nhận chức Thái Thú để chiếm đoạt Bà. Tô Định được mưu, bèn giả làm khách buôn đến tận nơi chiêm ngưỡng dung nhan Bà thấy như Tiên Nữ giáng trần, khi trở về quân doanh liền sai tướng đem quân bắt Cha Bà – ông Vũ Công Chất và chồng chưa cưới là Phạm Danh Hương tới trị sở Giao Châu bắt phải từ hôn và dâng Bà cho Tô Định. Dụ dỗ hàng tháng trời không được, Tô Định đã dùng cực hình ép buộc cũng không được nên đã giết cả hai người. Tô Định thân cầm quân tới vây bắt Bà. Được tai mắt dân ở Châu Bạch Hạc báo tin, đang đêm cả hai mẹ con trốn chạy rồi thất lạc. Bà cầm kiếm phá vây, chạy thoát ra bờ sông Bạch Hạc, nhẩy xuống được thuyền độc mộc, tay chèo, tay kiếm xuôi dòng sông Nhị Hà ( sông Hồng) mà về đến vùng đất ven biển lúc đó ( nay là huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) thì men theo nhánh sông nhỏ (nay là sông Luộc) mà vào. Thời kỳ này nước biển đã rút nhưng vùng đất của tỉnh Thái Bình vẫn còn là vùng đất nước lợ với những cánh rừng lớn bạt ngàn và ven biển là rừng sú, vẹt rất hiểm trở nên chưa bị quân Đông Hán chiếm đóng. Bà chèo thuyền theo nhánh sông Luộc vào sâu đến đất Tiên La thì dừng lại lên bờ vào ẩn náu làm tiểu đồng trong chùa Tiên La. Ngày ngày quét dọn sân chùa, đêm đêm luyện võ. Khi đã quen với lương dân vùng Tiên La, Bà vừa dậy học, vừa dùng thuốc Nam chữa bệnh cho dân. Được dân mến mộ, Bà dậy dân trồng trọt, chăn nuôi,… như thế đến năm Bính Thân ( năm 36 sau CN) thì cho người tin cẩn tìm đón được mẹ Bà về Tiên La phụng dưỡng.
Sau mấy năm, Tiên La trở thành vùng trù phú, dân Việt khắp nơi về cư ngụ, khai khẩn đất hoang dẫn nước ngọt về trồng lúa. Thấy dân đã đông, lòng người đã thuận.  Mùa Xuân, tháng Giêng năm Đinh Dậu (năm 37 sau CN) Bà dựng cờ khởi nghĩa trên gò Kim Quy. Nghe lời hiệu triệu của Bà, người Việt khắp nơi đã nô nức kéo về theo Bà. Sau hơn một trăm năm Bắc thuộc, chính sách Hán hóa đã làm cho số dân là nam giới trong người Việt sụt giảm, vì thế binh sỹ của Bà tuyển chọn cũng toàn là con gái, vừa luyện tập binh pháp, vừa trồng trọt chăn nuôi để có lương cho quân trở nên đội quân rất tinh nhuệ. Mẹ Bà là Hoàng thị Mầu cũng ở trong quân lo việc phân phát binh lương và chữa bệnh, chữa thương cho tướng sỹ. Vừa chiêu binh mãi mã, vừa dậy dân khai khẩn đất hoang,…. chỉ mấy năm Tiên La trở thành một vùng trù phú, binh lực ngày một mạnh. Bà cầm quân tiến đánh quân Đông Hán, mở rộng vùng tự trị của người Việt ngày một rộng lớn sang đến huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình, các huyện Ninh Giang, Thanh Miện tỉnh Hải Dương, Tiên Lữ, Phủ Cừ tỉnh Hưng Yên ngày nay.
Nhiều lần quân Đông Hán kéo quân sang đánh đều bị đội quân Nữ binh tinh nhuệ do Bà thống lĩnh đánh cho thua trận rút chạy khỏi các vùng đất của người Việt.
Tô Định ngày càng bạo ngược, chính trị tàn ác, dân Việt đã oán giận chồng chất. Năm Kỷ Hợi ( năm 39 sau CN, Nhà Đông Hán, vua Quang Vũ Lưu Tú, năm Kiến Vũ thứ 15) Tô Định lại giết Thi Sách Quận Châu Diên, Phủ Vĩnh Tường ( nay là Vĩnh Yên) . Vợ Thi Sách là Trưng Trắc ( quê ở làng Hạ Lôi, huyện Yên Lãng, tỉnh Phúc Yên)  là con gái Lạc Tướng Mê Linh cùng với em là Trưng Nhị cất quân khởi nghĩa. Hai Bà Trưng cho sứ giả sang mời Bà hội quân cùng đánh Tô Định.
Bà Vũ thị Thục Nương cùng đội Nữ binh hưởng ứng, cùng các Nữ tướng của Hai Bà Trưng đánh bại quan quân Đông Hán. Tô Định chạy thoát về Quảng Châu. Bà Vũ thị Thục Nương đã cùng các Nữ Tướng khác trong đội quân của Hai Bà Trưng giải phóng cả một vùng duyên hải của Giao chỉ Bộ ( gồm miền Bắc Việt Nam, vùng Lưỡng Quảng và quận Hải Nam bây giờ) . Chỉ trong năm Kỷ Hợi ( 39 sau CN) đến mùa xuân năm Canh Tý ( 40 sau CN), Tất cả dân Việt cùng đại quân của Hai Bà Trưng hạ được 65 thành trì, quan quân Đông Hán phải bỏ chạy qua sông Trường Giang về phương Bắc.
Sau khi đã giành lại bờ cõi, Hai Bà Trưng lên ngôi xưng là Trưng Nữ Vương lấy quốc hiệu là Đại Việt. Trưng Nữ Vương xác lập quyền tự chủ của người Việt, chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất. Trưng Nữ Vương xét công trạng có phong cho Bà Vũ thị Thục Nương làm Uy Viễn Đông Nhung Đại Tướng quân – xếp hạng công đầu. Nhưng Bà xin trả lại quan ấn cùng với đội Nữ Binh trở về Tiên La, Hưng Hà, tỉnh Thái Bình vừa rèn quân lại vừa làm ruộng và chăn nuôi. Tại Tiên La, Bà tiếp tục  chữa bệnh cho dân bằng thuốc Nam ( Thời Hùng Vương là Bộ Lục Hải, đời Tần thuộc Tượng Quận, đời Hán thuộc Giao Chỉ).
Năm Tân Sửu ( năm 41 sau CN)  vua Quang Vũ nhà Đông Hán lại sai Mã Viện là danh tướng lúc bấy giờ làm Phục Ba Tướng quân, Phó tướng là Phù Lạc hầu Lưu Long, cùng với Lâu thuyền Tướng quân là Đoàn Chí kéo mấy chục vạn quân tinh nhuệ chia làm hai đường thủy, bộ sang đánh nước Đại Việt của Trưng Nữ Vương. Ngay khi cánh quân bộ của Đông Hán do Phó Tướng Lưu Long vượt sông Trường Giang tiến về phía Nam đã bị đội Tiền quân Việt do Nữ Tướng Phật Nguyệt đón đánh dữ dội. Phật Nguyệt Công chúa được Trưng Vương phong giữ chức Thao Giang Thượng Tả Tướng thuỷ quân, Chinh Bắc Đại tướng quân, Tổng trấn Động đình và Trường Sa.
Một Nữ tướng có tên là Hoàng Thiều Hoa – Tả tướng Chinh Bắc Tướng quân lĩnh đạo Trung quân trấn giữ Nam Hải. Tướng Đào Hiển Hiệu chỉ huy tiền quân Việt từ Trường Sa rút về Nam đã đóng lại ở Thiên Đài, bắc Ngũ Lĩnh. Khi thấy đại quân Lưu Long tiến vào, quân Việt không chịu lui quân, tất cả đã ở lại tử chiến, khiến quân Hán chết mấy vạn quân mới đi qua được ải Thiên Đài. Ngày nay trên Thiên Đài, núi Đại Minh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, ở bên ngoài miếu thờ Đào Hiển Hiệu – tướng của Hai Bà Trưng cùng một nghìn quân sỹ đã quyết tử tại cửa ải độc đạo hiểm yếu tại Bắc núi Nam Lĩnh để ghìm chân đại quân Đông Hán do Lưu Long làm Phó tướng, vẫn còn đôi câu đối khắc trên đá: “Nhất kiếm Nam hồ kinh Vũ-đế/Thiên đao Bắc lĩnh trấn Lưu Long”. Nghĩa là : “Một kiếm đánh trận ở phía Nam hồ Động-đình làm kinh sợ vua Vũ đế (Ý nhắc đến sự kiện nữ tướng Phật Nguyệt của Hai Bà Trưng đón đánh Mã Viện ở phía Nam hồ Động-đình. Vũ đế là Hán Quang Vũ nhà Đông Hán)/ Một nghìn tay đao Bắc Lĩnh giữ Lưu Long”.
Bà Vũ Thị Thục Nương lúc đó là Đốc lĩnh toàn quân trấn giữ Giao Chỉ ( Vùng miền Bắc đến miền Trung Việt Nam ngày nay) đã cùng các nữ  tướng của Hai Bà Trưng chia quân đón đánh quân Đông Hán. Nhưng thế quân Đông Hán quá lớn, sau nhiều tháng giao tranh, các cánh quân Hai Bà Trưng lần lượt tan vỡ. Hai Bà Trưng chạy về đến xã Hát Môn thuộc huyện Phúc Lộc tỉnh Sơn Tây thì thế bức quá, Hai Bà Trưng gieo mình xuống sông tự tận, bấy giờ nhằm ngày mùng 6 tháng 2 năm Quý Mão (năm 43 sau CN). Tướng Đô Dương chỉ huy một đội quân thua chạy về đến huyện Cư Phong ( nay thuộc vùng Thanh Hóa) thì ra hàng quân Đông Hán.
Trên cả đất Giao chỉ, còn lại vùng duyên hải là quân Đông Hán chưa chiếm được (nay là duyên hải miền Bắc Việt Nam). Tại đây,  đội Nữ binh tinh nhuệ của Bà Vũ thị Thục Nương cố thủ tiếp tục cầm cự ở vùng Lục Hải ( Thái Bình ngày nay)  khi đó là vùng sình lầy và rừng ngập mặn. Thấy vậy, Mã Viện cho đại quân Đông Hán tất cả kéo đến vây kín mấy vòng cả trên bộ lẫn dưới sông biển. Sau 39 ngày bị vây hãm, quân của Bà hết lương, tướng sỹ cầm binh khí ngắn đánh giáp công quyết tử không còn một người nào. Quân Đông Hán cũng bị chết rất nhiều.
Ngày 17 tháng 3 năm Quý Mão ( năm 43 sau CN), Bà Vũ thị Thục Nương tay cầm mộc, tay cầm kiếm, một mình một ngựa xông vào tả xung hữu đột chém giết quân Đông Hán như vào chỗ không người, sau gần một ngày quyết chiến, đến chiều tối Bà một mình một người một ngựa phá được vòng vây, giặc đuổi theo không kịp. Khi Bà chạy về đến Gò Kim Quy (bây giờ chính là nơi dựng đền Tiên La, nay là thôn Tiên La nơi có địa giới giáp danh hai xã Đoan Hùng và Tân Tiến, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), người và ngựa đều kiệt sức. Mình đầy thương tích nặng, Bà xuống ngựa rồi tự vẫn không để giặc bắt. Dân quá xót thương chôn giấu thi hài của Bà cùng ngựa chiến tại gò Kim quy rồi xóa hết dấu tích không cho giặc biết. Giặc lùng tìm gắt gao nhiều tháng nhưng không thấy phải rút hết. Dân đã dựng một đền thờ bằng tranh tre trên mộ Bà, nhiều đời sau mới thay bằng gỗ và đá. Gương tiên liệt trung trinh của Bà được loan truyền khắp trong dân Việt lúc bấy giờ, bởi vậy gần hết các Nữ Tướng còn lại của Hai Bà Trưng cũng đều noi gương ấy mà tự vẫn khi đang lẩn trốn không để cho giặc Đông Hán bắt.
Bà Vũ thị Thục Nương là một trong những Nữ Anh Hùng chống ngoại xâm đầu tiên của Dân tộc Việt Nam
Công đức của Bà sâu dầy, uy linh hiển hách đến mức Bà được dân Việt tôn thờ là Thượng Đẳng Phúc Thánh, Tối linh, Tối cao. Tương truyền trong tâm linh người Việt Nam là Bà hiển linh kiêm cả ba ngôi vị Thánh Mẫu Thượng Thiên, Thánh Mẫu Thượng Ngàn, Thánh Mẫu Thoải Phủ trong trong Đạo Thánh Mẫu Việt Nam. Những nơi đặt đền thờ Bà, dân chúng đều được yên bình. Vì thế mà lịch sử của Bà rõ và chi tiết. Sau khi Bà Vũ thị Thục Nương tử tiết hiển linh, nhân dân nhớ thương Bà đã lập đền thờ chính của Bà tại xã Tiên La, Huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, đến nay đã trải qua gần 2,000 năm khói hương không bao giờ dứt.
Ngày nay, ngay trong hậu cung đền Tiên La vẫn còn mộ Bà và con ngựa chiến đã cùng Bà xông pha chiến trận. Sau đền Tiên La, Thái Bình, suốt một giải các tỉnh duyên hải Bắc Bộ cũng đều có đền thờ Bà có tên là Tiên La Hải Phòng, Tiên La Nam Định,…Trải gần hai nghìn năm qua, năm nào cũng đều có tế lễ, nhân dân nói rằng hàng năm vào ban đêm của ngày chính kỵ, trên nóc hậu cung rực sáng một vầng hào quang. Khắp các nơi trên đất nước Việt Nam đều có thờ Thánh Mẫu là ngôi vị tối linh sau khi Bà hóa, lớn nhất là ở Phủ Dầy, tỉnh Nam Định. Tuy nhiên, tại Đền Tiên La Thái Bình là nơi có mộ của Bà (Kim thân)vẫn được coi là nơi linh thiêng bậc nhất.
Lịch sử Việt Nam ghi rõ tháng 2 năm Đinh Hợi ( 1287) khi 30 vạn quân Nguyên Mông  lại sang xâm lược nước ta: ” Ô Mã Nhi đuổi theo (vua Trần) không kịp, đem quân trở về qua Long Hưng ( Phủ Tiên Hưng – Huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ngày nay) biết ở đấy có Chiêu Lăng, là lăng tổ nhà Trần, bèn sai quân phá nát cả đi”. Trong khi lăng, mộ vua Nhà Trần cách đấy có hơn 1 Km đường chim bay là Đền Tiên La, Hưng Hà rộng lớn uy nghi, nhưng quân Nguyên Mông không hề đụng đến Đền, đến mộ của Bà. Sang thế kỷ XIII, quân Nhà Minh sang chiếm đóng nước ta 20 năm, phá tất cả đền, chùa, bia, sách, bắt giết thanh niên, trẻ con là con giai,… cũng không dám đụng vào Đền và mộ của Bà tại Tiên La – Thái Bình. Dân gian truyền tụng là do Uy Linh Bà vô lượng nên không thế lực nào dù độc ác hung tàn đến đâu ở cõi trần gian không thể xâm phạm được.
Đạo Thánh Mẫu Việt có ba ngôi thể hiện cho ba sức mạnh siêu nhiên là Thượng Thiên Thánh Mẫu quản về Lửa, Thượng Ngàn Thánh Mẫu quản về núi rừng trên đất và đất, Thượng Thoải Thánh Mẫu quản về Nước cùng tất cả các hiện tượng mưa, bão, lũ lụt, sông, biển. Đó là ba hiện tượng kỳ vĩ là Lửa – Đất – Nước thể hiện sự sinh và diệt của của vũ trụ và trái đất.
Qua nhiều tài liệu về Thần phả, Thần tích, Sắc phong của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam và các Dã Sử đều có viết Bà Vũ thị Thục Nương sau khi hóa hiển linh là Thánh Mẫu kiêm quản Tam Tòa trong Đạo Thánh Mẫu. Các sắc phong đều ghi Bà có Thánh hiệu: Ứng Võ Anh Uy Dũng Bảo quốc, Trung chính, Thượng đẳng Phúc Thánh, Tối linh, Tối Uy. Thánh Mẫu hiệu Ngọc Hoa công chúa Vũ thị Thục Nương kiêm quản 3 Ngôi cao nhất tại Tam Tòa của Đạo Thánh Mẫu.
Trong Dân gian còn truyền tụng Bà có hàng chục bài chầu văn lưu truyền trong dân gian ca ngợi Thánh tích, công đức của Bà khi cử hành Thánh Lễ Đạo Mẫu Việt Nam. Trong đó có bài văn chầu giống như trường ca dân gian đã kể lại khá đầy đủ Thánh tích của Bà với những tư liệu lịch sử xác đáng. Bản trường ca sử thi này được cho là đã do các Danh Nho Bắc Hà  trong các cuộc khởi nghĩa Văn Thân Việt Nam chống Pháp cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX viết nên, đã được truyền khẩu trong dân gian Việt như sau:
VĂN CHẦU THÁNH MẪU BÁT NÀN TƯỚNG QUÂN
Hàng năm Mười bẩy tháng Ba,
Ai về đến huyện Hưng Hà
Tới thăm Lễ Hội tên Bà Thục Nương
Chuyện xưa kể vào đầu thế kỷ,
Sau Công Nguyên ở xứ Giao Châu,
Cố đô Việt mấy nghìn năm trước,
Nước Việt Thường lại đến Văn Lang,
Vua Hùng cùng với Thục Vương Tây Âu Lạc
Dẫn đầu quân Đại tướng Tuần Tranh,
Cùng danh tướng Vũ Công Bách, Vũ Công Điền
Chống nhà Tần năm chục vạn quân
Diệt Đồ Thư giữ yên nước Việt
Xây Cổ Loa nơi cũ Việt Thường
Triệu Đà dùng kế hiểm sâu
Xui con Trọng Thủy làm chồng Mị Châu
Nỏ thần mất lẫy bị quân cướp thành,
Nước Âu Lạc mất,
Lại thuộc quyền Nam Vương
Đến khi Tây Hán tìm đường tiến sang,
Dân nước Việt chịu bao tầng áp bức,
Lặn biển sâu mò ngọc tìm trai,
Vào sâu rừng tìm bắt tê ngưu
Vàng bạc, gỗ thơm, hương liệu quý, …
Phải tìm cho bằng thấy mới xong,
Rồi gom hết lại cho phường xâm lăng

Người dân Việt không còn tuấn kiệt
Khấn Trời xin được Thánh giáng lâm
Năm mười bẩy ngày Rằm tháng Tám,
Đúng canh Dần, Tiên Chúa giáng sinh,
Một Nàng Công chúa xuống trần
Sinh vào họ Vũ ở miền Phượng Lâu
Ở vùng đất cổ Phong Châu
Cha là Công Chất từ lâu đức dày
Mẹ họ Hoàng tên tự Thị Mầu
Đặt tên con gái là nàng Thục Nương
Mười sáu tuổi sắc soi gương nước,
Vẻ xinh tươi mặt ngọc ánh đào
Thướt tha sắc diện nhường nào,
Tây Thi còn thẹn, sánh sao cho bằng
Phận gái đẹp nhưng tài văn võ
Lại đoan trang bao  việc đảm đang,
Khi đến tuổi trăng Rằm có lẻ,
Đã bao người dạm hỏi,
Biết sao trả lời.
Còn có kẻ giầu sang cậy thế,
Ép cha nàng để cưới Thục Nương
Vừa hay sính lễ đến nhà,
Có chàng tuấn kiệt Phạm Hương hỏi nàng.
Lời ước hẹn sang xuân Loan Phượng
Ai cũng mừng tuyệt thế giai nhân
Ngờ đâu sự biến bất thần
Quan tham Tô Định kéo quân tức thì,
Bắt cha cùng với bắt chàng,
Thoái hôn để cướp lấy Nàng Thục Nương
Thà một chết quyết không hàng giặc,
Đã quyết không cho giặc cướp nàng
Than ôi, cơ sự nhỡ nhàng
Chưa xong lời nói lưỡi gươm cắt rồi.
Thương thay số phận của người trung lương
Giặc kia cường bạo không thường
Quân vây quanh khắp một vùng Phượng Lâu
Truy cho bằng được bắt nàng Thục Nương
Giặc đâu ngờ nàng cao võ nghệ
Tuốt gươm nàng phá vòng vây
Đang đêm thoát hiểm sông này,
Thuyền chèo một mái đến miền Tiên La
Dựng cờ nghĩa Anh tài Vũ dũng
Dân khắp nơi nô nức theo về
Tập binh, mở rộng cõi bờ,
Giáo gươm sáng đất, ánh cờ đỏ mây
Một vùng thoát khỏi đời nô lệ,
Dân ấm no quyết chống bạo tàn
Mấy lần quân giặc kéo sang,
Phải thua rút chạy vì Nàng Tướng Quân
Thói tham ác việc không dừng
Năm ba mươi chín lại gây thêm thù
Tô Định giết chết chàng Thi Sách
Để răn đe dân Việt lầm than
Vợ Thi Sách là nàng Trưng Trắc
Cùng với em Trưng Nhị xuất quân
Cho người về Tiên La trưng tập
Mời Tướng quân Thục nữ trinh Nương
Cùng chung việc nước, thù nhà
Hai vai gánh vác sơn hà,
Quyết một trận quét đời nô lệ,
Đem máu xương phá bẻ xiềng gông
Xuất quân đánh trận thành công,
Sáu lăm thành cũ, cõi bờ về tay.
Xét công trạng trong hàng Nữ tướng,
Nàng Thục Nương xếp hạng công đầu
Ban phong hiệu Ngọc Hoa Công chúa,
Đông nhung Đại Tướng toàn quân Hai Bà
Nàng bái tạ xin về chốn cũ,
Cởi giáp binh để lại thường dân
Tiên La bái tạ Phật đình,
Lại lo canh cửi, phận mình Nữ nhi.
Trưng Nữ Vương hiển vinh công trạng
Kinh đô này thành cũ Mê Linh
Giao châu độc lập từ đây
Danh xưng Đại Việt lần này có yên?
Vua Quang Vũ dẹp xong Vương Mãng
Lại giao quan tập hợp quân lương
Chọn tất cả hùng binh tinh nhuệ
Lệnh thêm cho Lưỡng Quảng nam chinh,
Thống quân tướng Phục Ba Mã Viện
Phù lạc hầu phó tướng Lưu Long
Chia đường thủy bộ ầm ầm kéo sang
Hai Bà Trưng chia quân đón đánh
Nàng giáp y dẫn đội tiền quân
Dọc ngang chiến trận khói đen chiến bào,
Quân Đông Hán bạt ngàn đồi núi,
Sức quân đông mạnh mấy quân mình,
Trong vòng trận thế đao binh
Đến khi sức kiệt gieo mình xuống sông
Hai Bà đã vào trong đất Mẹ,
Trôi về đến bến Đồng Nhân,
Nhân dân thương vớt lập thờ tại đây.
Tướng Đô Dương cũng đã theo hàng giặc kia,
Toàn quân còn có mình nàng lĩnh binh,
Rút quân về giữ Thái Bình.
Sau khi triệt phá binh dân Việt
Mã Viện đưa quân vượt sông Hồng
Đông Nhung Đại Tướng Bát Nàn,
Còn trăm quân sỹ trong vòng giặc vây
Nàng đâu tiếc tấm thân đài các
Vốn là  dòng Nữ phiệt Trâm Anh
Một phen nợ Nước, thù Nhà
Ba chín ngày quyết xông pha,
Lương binh đã hết đoản đao giết thù,
Nữ binh giữ tiết trinh tuẫn tiết,
Trong hàng quân đã chết hết rồi.
Oai phong hùng khí còn nàng,
Tả xung hữu đột một mình xông pha,
Giữa rừng gươm giáo sáng lòa
Vung gươm giặc đổ đất hòa máu tươi.

Chuyện xưa kể xiết bao đau xót,
Vũ thị Thục Nương Đại Tướng Đông Nhung
Chiến bào thắm máu hồng liệt nữ,
Ánh chiều xuân sáng đỏ một vùng,
Tiên La, ngày ấy oai hùng,
Ánh chiều bảng lảng sáng bừng bóng gươm
Giặc kinh hãi rẽ ra trốn chạy
Một mình nàng cưỡi ngựa truy phong,
Phút giây đã vượt muôn trùng giặc vây
Ngựa phi đến cây tùng cổ thụ,
Nơi này xưa Đại tướng qua chơi
Giờ đây trở lại máu tươi đẫm mình,
Nàng vẫn quyết không cho giặc bắt,
Tuốt gươm kề tuẫn tiết cho xong
Một dòng máu đỏ lên trời,
Hỡi ôi, thân xác hóa người nghìn thu.
Nàng thầm gọi:
Mẹ ơi có biết, lúc này con đã thác về Trời.
Đông Nhung Liệt nữ ở đời
Chết thiêng chiến trận tuổi đời thanh xuân!
Uy linh nàng hóa về Trời,
Thành ngôi Thánh Mẫu để đời nhớ thương!
Dân gian dựng đền thờ nơi cũ,
Hai nghìn năm nghi ngút khói hương
Tôn Bà Vũ thị Thục Nương,
Đông nhung Đại tướng lên hàng Thượng Thiên,
Những người đã hóa về Trời,
Trong hàng bất tử để đời tôn vinh,
Bà hiển linh về nơi trần thế, thăm chúng sinh, cứu khổ dân mình
Những người được đức ân tình
Vẫn thường thấy rõ Bà trong tháng ngày
Trung trinh, Thanh thoát, Thánh linh,
Bà đi dạo khắp non xanh, sóng ngàn,
Bóng Bà muôn dặm trời cao,
Giảm bao cảnh khổ nỗi đau cõi đời
Bà đưa Xuân đến muôn nơi,
Như Bà mãi trẻ, Xuân tươi chẳng già!
Đến lại nơi xưa Bà tuẫn tiết,
Hai nghìn năm mộ phủ hoa tươi,
Khói hương không dứt mây trời,
Nhớ Tiên giáng thế,
Nhớ Người cứu dân,
Nhớ buổi ấy nước nhà độc lập
Nhớ công lao, ơn đức của Bà,
Nhớ ngày mười bẩy tháng ba
Là ngày kỵ giỗ giờ Bà hóa thân,
Ngày Mười Ba tháng Giêng Âm lịch,
Trời mưa phùn tịch mịch vào Xuân
Mịt mù khói tỏa màn sương,
Mái đền thấp thoáng còn vương ánh chiều
Tiếng chuông đồng vọng đâu đây,
Tiếng ngân thánh thót như dây tơ vàng.
Chúng con xin được vào cung lễ Bà,
Bà ngồi tĩnh lặng như trong Phật đài
Lâm râm khấn xin Bà phù hộ,
Trong phút giây tưởng thấy Bà cười,
Nhẹ nhàng Bà bảo:
Con ơi,
Sửa lòng thanh sạch,
Thì đời con nhẹ bước trần gian
Tổ ban cho phép tu thân,
Để con không bị trầm luân kiếp này
Nghe lời Bà dậy sâu xa,
Xin thưa, con hiểu, từ rày cố hơn.
Xin Bà một chút chứng tâm,…!
—————-

Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: TÀI LIỆU LỊCH SỬ
Reply #38 - 12. Dec 2017 , 21:56
 
ĐỒNG NAI TRÊN ĐƯỜNG NAM TIẾN
Về vấn đề lưu dân người Việt đến định cư khai phá vùng đất Đồng Nai - Bến Nghé - Cửu Long, mà ngày nay ta thường gọi bằng tên chung là Nam Bộ, các nhà nghiên cứu cũng đã từng bàn thảo khá nhiều, nhưng vì thư tịch cổ còn lưu giữ đến hôm nay quá ít ỏi và thường diễn đạt chung chung, thiếu phần cụ thể. Tuy nhiên, căn cứ vào nguồn Sử liệu có được, cộng với những sách của nước ngoài viết về vùng Đông Nam Á, chúng ta cũng có thể xác định được thời điểm người Việt có mặt sớm nhất ở đây.
Riêng Bến Tre cho đến đầu thế kỷ 17 về cơ bản vẫn còn là một vùng đất hoang vu chưa được khai phá, khắp nơi là rừng rậm, đầm lầy. Mãi đến những thập niên cuối thế kỷ 18, Lê Quý Đôn còn nhận xét rằng "ở phủ Gia Định, đất Đồng Nai, từ các cửa biển Cần Giờ, Lôi Lạp, cửa Đại, cửa Tiểu trở vào, toàn là rừng rậm hàng ngàn dặm" và đa phần người Khmer sống rải rác trên các giồng đất cao như Sóc Sãi, giồng Ông Giang, giồng Nâu, ở cù lao Bảo, giồng Văn, giồng Võ, Đa Phước, An Thạnh, Ba Vát ở Cù Lao Minh...
Những vùng đất thấp khác hầu như đều là rừng rậm hoang vu, như tác giả "Gia Định Thành Thông Chí" đã mô tả: “Phía Nam trấn (Định Tường) một dặm, trước kia là rừng hoang làm hang cho hùm beo ở". Nhưng cũng như nhiều nơi khác ở Nam Kỳ nói chung, kể từ thế kỷ 17 trở đi, bộ mặt vùng đất Bến Tre bắt đầu biến đổi mạnh khi có sự xuất hiện một lớp dân cư mới: lưu dân người Việt và lưu dân người Hoa.
Vùng đất Bến Tre được xác nhập vào lãnh thổ Việt Nam từ giữa thế kỷ 18, nhưng lưu dân người Việt đã đến đây ở từ trước đó khá lâu. Có thể coi đó là một đặc điểm chung ở nhiều vùng đất khác ở Nam bộ, Jules Sien đã nhận xét rất đúng rằng: “Trước khi Nam Kỳ trở thành một bộ phận của Việt Nam, người Việt đã lập ở đó những tổ chức. Những nhóm người di cư đã xây dựng làng xóm, hay tới ở chung với người Cao Miên".
Những lưu dân người Việt đến vùng Bến Tre trong những năm cuối thế kỷ 17 hầu hết là những người từ các tỉnh miền Trung (Ngũ Quảng). Họ gồm nhiều thành phần khác nhau, nhưng đông đảo nhất vẫn là những nông dân nghèo khổ lại phải gánh chịu nạn can qua "Trịnh - Nguyễn phân tranh", họ buộc phải rời bỏ quê hương đi tìm đất sống. Thành phần đông đảo thứ hai là những người trốn lính, những tù nhân bị lưu đày viễn xứ. Ngoài những thành phần đông đảo kể trên, còn có một số người có tiềm lực kinh tế, có kinh nghiệm sản xuất, những người có óc phiêu lưu mạo hiểm ở miền Thuận Quảng – những người mà Lê Quý Đôn gọi là "Dân có vật lực" – theo lời kêu gọi của chúa Nguyễn, họ muốn thử thời vận, làm giàu, vào đây để mở rộng việc kinh doanh tạo nên sản nghiệp mới.
Sử ghi chung chung về vùng đất Nam bộ (bao gồm Bến Tre):
Theo một số học giả Pháp, thì vào năm 1620, vua Chân Lạp là Chey Chettha II đã cưới một Công nương, con của chúa Nguyễn. Năm 1623, theo yêu cầu của chúa Nguyễn, triều đình Chân Lạp đã chấp thuận việc người Việt đến làm ăn ở Prey Nokor (vùng Sài Gòn ngày nay), Bà Rịa, Đồng Nai, Bến Nghé...
Sách Gia Định thành thông chí viết: "Chúa Nguyễn Phúc Tần (1648 – 1686) sai tướng vào khai thác phong cương ở nơi bằng phẳng, rộng rãi, đặt dinh Tân Thuận, cất nha thự cho các quan giám quân, cai bộ và ký lục ở. Ngoài ra, còn cho dân trưng chiếm, chia làng, lập xóm, chợ phố".
Năm 1679, chúa Nguyễn Phúc Tần lại cho phép 3.000 người Hoa "phản Thanh phục Minh" theo hai tướng Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch đến cư trú chính trị và định cư ở vùng Biên Hòa và Mỹ Tho.
Đợt chuyển cư đáng chú ý nhất vào đầu thế kỷ 18 diễn ra sau sự kiện Nguyễn Hữu Cảnh tuân lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu vào kinh dinh đất Gia Định (1698). Có lẽ đây là đợt chuyển cư có tổ chức do chính quyền phong kiến hướng dẫn lớn nhất so với trước đó. Lúc này, dân số đã lên đến 4 vạn hộ, nghĩa là tương đương với khoảng 200.000 dân, một điều kiện quan trọng để chúa Nguyễn cho lập huyện Phước Long và Tân Bình với hai dinh Trấn Biên và Phiên Trấn lúc bấy giờ.
Sang đầu thế kỷ XVIII, vào năm Ất Dậu (1705), Nguyễn Cửu Vân, một tướng của chúa Nguyễn, sau khi giúp Nặc Ông Yêm đánh bại quân can thiệp Xiêm, kéo quân vào đóng ở Vũng Gù (vùng thị xã Tân An ngày nay) cho quân khai phá vùng đất chung quanh và đào thông hai ngọn rạch Mỹ Tho – Vũng Cù, vừa để làm đường vận chuyển, vừa làm hào phòng thủ.
Năm 1756, khi Nguyễn Cư Trinh tiếp thu phủ Lôi Lạp (Soài Rạp), thì dân số vùng này đã tương đối đông. Trong tờ sớ gửi lên Nguyễn Phúc Khoát, Nguyễn Cư Trinh viết: "Từ xứ Sài Gòn đến phủ Tầm Đôn... đất đai mênh mông, ruộng nương rất nhiều, dân số lên đến vạn người" . Cũng từ đây, số lưu dân kéo vào ngày càng đông, nhất là sau vụ chạy loạn của dân miền Trung vào Nam, khi quân Trịnh lợi dụng cơ hội chúa Nguyễn đang lúng túng trước phong trào khởi nghĩa Tây Sơn, vượt sông Gianh, đánh chiếm Thuận Hóa, Quảng Nam (1774).
Vào thập niên 70 của thế kỷ 18, hai tổng Phước Lộc và Thuận An đã có hơn 350 thôn với 15.000 dân đinh, tương đương với khoảng 75.000 dân . Như vậy, chỉ trong vòng có mấy thập kỷ mà số dân đã tăng vọt khá nhanh.
Trong khi đó, cuộc chiến tranh Tây Sơn - Nguyễn Ánh kéo dài một phần tư thế kỷ (1777 – 1802) cũng đã gây nên những xáo trộn nhất định về dân cư ở khu vực thành Gia Định và các vùng phụ cận, trong đó có Bến Tre (lúc bấy giờ là vùng đất gồm một phần huyện Kiến Hòa tức cù lao An Hóa và hai huyện Bảo An, Tân Minh thuộc dinh Long Hồ).
Trong sự nỗ lực giành lại chiếc ngai vàng của dòng họ, Nguyễn Ánh cũng đã ra sức phát triển kinh tế, nhằm ổn định trật tự xã hội, đồng thời tích trữ lương thực cho cuộc chiến tranh chống Tây Sơn. Từ sau năm 1790, Nguyễn Ánh cũng ra lệnh cho quân đội vỡ ruộng, cử nhiều viên quan có tài làm điền nông sứ để vận động nhân dân ra sức phát triển nông nghiệp, đặt các sở đồn điền để sản xuất lương thực. Sau này, khi đã lên ngôi vua (1802), Gia Long vẫn tiếp tục duy trì và phát triển các hình thức đồn điền để mở rộng việc khai hoang. Hai cù lao Bảo và Minh cũng có một số đồn điền theo dạng này.
Đến thời Minh Mạng, Châu bản triều Nguyễn có ghi sự kiện: “Trương Minh Giảng đưa hơn 1.200 phạm nhân giao cho thành Gia Định phân phối họ đến các đồn điền”.
Chung chung các đợt chuyển cư từ miền ngoài, chủ yếu là dân vùng Ngũ Quảng vào đất Đồng Nai – Gia Định trong thế kỷ 18 và nửa đầu thế kỷ 19, diễn ra không ào ạt, nhưng tương đối đều đặn và liên tục. Số lưu dân đến định cư ở đây gồm có hai luồng chính: luồng đi thuyền vào Đồng Nai, Bến Nghé, Tân Bình rồi sau đó mới tỏa về các địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long. Về tốc độ cũng như về số lượng của luồng này phát triển chậm chạp và có nhiều hạn chế. Luồng thứ hai cũng đi đường biển bằng ghe bầu theo gió mùa hàng năm, thẳng vào các cửa sông như cửa Tiểu, cửa Đại rồi ngược dòng các sông lớn, tiến sâu vào nội địa, tỏa ra định cư ở các giồng, gò, vùng đất cao ráo có nước ngọt ở hai bên bờ sông, hoặc theo dọc các con rạch.
Đầu thế kỷ 19, khi con đường thiên lý từ Huế vào Gia Định được khai thông, có một số lưu dân chuyển cư theo đường bộ, nhưng rất hạn chế vì đường sá hiểm trở, nạn trộm cướp dọc đường thường xảy ra, cho nên không an toàn.
Với Bến Tre, lưu dân đi theo đường biển chiếm số lượng lớn nhất. Trong khi đó, số từ các địa phương lân cận di chuyển đến, tuy có nhưng không nhiều. Thường thường cuộc di chuyển được tổ chức thành nhóm, thành đoàn giữa những người bà con, dòng họ với nhau, những người cùng xóm giềng, làng xã quen biết nhau, những người cùng một tôn giáo, như đạo Chúa ...do cá nhân, làng xã đứng ra tổ chức, hoặc do “những người dân có vật lực ở xứ Quảng Nam, Điện Bàn, Quảng Ngãi, Quy Nhơn mộ vào Nam khai phá..." như Lê Quý Đôn miêu tả trong Phủ Biên Tạp Lục.
Tổng hợp lại tất cả các nguồn tài liệu qua những chuyến điều tra khảo sát điền dã nhiều vùng khác nhau trong tỉnh, có thể xác định được rằng nguồn gốc cộng đồng dân cư Bến Tre đa số ở miền Trung, đặc biệt từ phía nam đèo Hải Vân trở vào.
Có thể nói rằng đến cuối thế kỷ 18 Cộng đồng dân cư Bến Tre về cơ bản đã định hình trên cơ sở một nền sản xuất vật chất chủ yếu nông nghiệp và ngư nghiệp. Cùng với việc mở rộng diện tích khai hoang, sản xuất phát triển, lương thực dồi dào, các thôn xã hình thành ngày một nhiều. Việc quản lý xã hội đi dần vào nề nếp ổn định, chặt chẽ hơn...Từ năm 1802, chiến tranh Tây Sơn - Nguyễn Ánh kết thúc. Trong bối cảnh hòa bình, toàn vùng Đồng Nai – Gia Định & Bến Tre thêm ổn định do được khuyến khích việc khai hoang như miễn giảm thuế một số năm cho ruộng mới vỡ, phong thưởng cho những thành tích mộ dân, khẩn đất, lập làng, ấp... đã có tác dụng kích thích mạnh đến sản xuất nông nghiệp, làm tăng nhanh dân số. Qua bản thống kê số dân ở Nam Bộ vào giữa thế kỷ 18, tỉnh Vĩnh Long (trong đó có Bến Tre) có 41.336 dân đinh, nghĩa là vào khoảng 206.000 dân. Ở thời điểm này, nền kinh tế của Bến Tre - chủ yếu là nông nghiệp – cũng đã phát triển khá. Nguồn lợi chủ yếu là gạo và dừa khô, thứ đến là trái cây. Bến Tre cũng bán ra ngoài mặt hàng lụa và cau khô, hải sản...
Sự tăng trưởng về kinh tế đã tạo điều kiện cho văn hóa, giáo dục phát triển. Trước khi người Pháp đặt chân đến Bến Tre , nơi đây đã có 70 trường dạy chữ Hán. Trong số đó một trường nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu ( Tác phẩm Lục Vân Tiên).
NNS
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 
Send Topic In ra