Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Sài Gòn của tôi  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 
Send Topic In ra
Sài Gòn của tôi (Read 10227 times)
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Sài Gòn của tôi
28. Jan 2007 , 06:09
 
Sài Gòn của tôi
Thinh Không

Sài Gòn! Ôi! Cái tên nghe sao mà nhớ thương. Gợi đến biết bao nhiêu là kỷ niệm êm đềm của thời trai trẻ. Cái thời đẹp nhất của một đời người.
Chắc ít có người Việt tị nạn nào mà lại không một lần nghe đến bài hát “Sài Gòn, niềm nhớ không tên” (1). Tôi thì biết đến cái “niềm nhớ không tên” (hay có rất nhiều tên?) này từ trước năm 75, lúc còn chưa phải sống xa cách hàng ngàn dặm như bây giờ.
Đó là những năm 1974–75. Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi được trưng tập vào quân đội. Khoảng gần giữa năm 1974, tôi rời Trường Quân Y ở Sài Gòn ra đơn vị, về phục vụ tại một Bệnh xá Dân Quân Y, thuộc tỉnh Vĩnh Long. Vĩnh Long thì cũng không xa Sài Gòn là mấy. Tôi lại được anh Bác sĩ trưởng Bệnh xá thật tốt bụng, ưu ái, và thông cảm lứa tuổi chưa biết lo (!), nên rất dễ dãi trong chuyện đi phép của tôi (đúng ra anh chỉ ngó lơ, chứ chẳng cấp chỉ huy nào cho “phép” kiểu này). Mỗi thứ Ba, tôi mới từ Sài Gòn mò xuống Bệnh xá mà rồi sáng thứ Sáu, tôi đã nôn nao (“Nếu chiều không hò hẹn, đâu thấy lòng nôn nao!?”(2), thay vào bộ quần áo dân sự, nhảy lên xe đò về lại Sài Gòn.
Ấy thế mà tôi cứ nhớ Sài Gòn. Nhớ da diết, nhớ khoắc khoải, nhớ cuồng điên khi phải xuống lại Bệnh xá. Thân tôi ở Vĩnh Long mà hồn thì vương vất đâu đó ở quán La Pagode, rạp mini Rex, rạp Eden, chè Hiển Khánh, cafeteria Rex, cơm tấm Trần Quý Cáp, bò kho Thanh Bạch, hay trước các xe bột xào, bò viên, hủ tiếu mì, ở ngã Sáu, ngã Bảy (ngã Năm tôi không dám đến!). Tôi nhớ mong Sài Gòn vì tôi cứ bị “réo gọi” bởi bao bạn bè trai, gái. Bởi muôn vàn kỷ niệm với các con đường, góc phố, hàng cây, tiệm kem, quán cóc. Nơi đó, còn có người yêu “bé bỏng” của tôi đang sống (thật ra nàng đang học đại học, chẳng bé bỏng mấy đâu). Ngày đó, tôi nghĩ không bao giờ tôi có thể sống xa Sài Gòn lâu hơn 1 tuần.

“Nước chảy xuôi con cá buôi lội ngược
Nước chảy ngược con cá vượt lội xuôi
Anh với em xa cách ngậm ngùi
Mong cho gặp mặt, xác vùi cũng ưng”

Thế mà, chẳng bao lâu sau đó, hoàn cảnh đau thương của miền Nam đã khiến tôi phải sống xa Sài Gòn. Trước, xa vài năm. Đêm đêm, từ trại cải tạo bên bìa rừng, trông về hướng thành phố xa xa, còn thấy một vầng sáng đèn ở chân trời. Sau, xa đến cả chục năm, cách biệt mịt mùng hàng chục ngàn cây số.
Nhưng rồi đến một lúc, sau khi đã ổn định cuộc sống, sau khi cũng đã hết lòng hết sức vì các ước vọng chung của người tị nạn, giống như nhiều người Việt hải ngoại, tôi nghĩ, Sài Gòn, Việt Nam nào phải của riêng ai. Dù ai đó có đang cai trị đất nước này, có làm tôi bất bình nhiều chuyện, đã làm tôi phải lìa xa nơi đó một thời, thì nơi đó cũng mãi vẫn là thành phố, là quê hương của tôi. Thế nên sau hơn 16 năm xa xứ, tôi lại trở về.
Tôi ra đi khỏi Sài Gòn vào đầu thập niên 1980, lúc thành phố ở vào thời kỳ thê thảm, tệ hại nhất về mọi mặt. Tôi cũng đã từng sống vài năm gian khổ tại đây sau năm 75 (vài năm kia phải “đẵn cây” trên rừng). Dù thế, tôi vẫn còn nhớ tâm trạng mình lần đầu về lại Sài Gòn, cuối năm 1997. Tôi đã sửng sờ nhìn thấy một Sài Gòn tiều tụy, nghèo nàn, nhớp nhúa, bụi bặm và hoang vắng … dù thật đông đúc. Trước mắt tôi, đôi lần, chỉ thấp thoáng bóng của những con người, bơ phờ, hốc hác, tất tả ngược xuôi, xa lạ, vô hồn. Tôi ngỡ ngàng, thẫn thờ. Tôi đã mong ước được nhìn thấy lại những tà áo trắng mượt mà Gia Long, Trưng Vương, Nguyễn Bá Tòng. Ước thấy lại những chiếc váy đầm nữ sinh xinh xắn Nhà Trắng Saint Paul, Régina Pacis, Marie Curie của một thời. Muốn bắt gặp lại những ánh mắt đẹp kiêu sa, kênh kiệu, hớp hồn cả đám học trò chúng tôi, từ trong những chiếc xe hơi nhà buổi sáng đưa em đi học. Nhưng đã không còn. Trong tâm trí tôi lúc đó, hình ảnh còn tồn tại sau thời gian dài biến động của đất nước và bản thân, là những hình ảnh của Sài Gòn và người Sài Gòn xinh tươi trước năm 75. Những hình ảnh đẹp đẽ của thời hoa mộng đã, một cách vô thức, ngự trị, khống chế tâm tưởng tôi, xua dạt đi những gì đau buồn, tệ hại của một thời không đáng nhớ.
Sau lần về đầu tiên đầy thất vọng và tiếc nuối đó, lạ thay, tôi lại nhớ mong Sài Gòn chỉ sau một thời gian ngắn về lại Úc. Và rồi cứ mỗi khi muốn đi nghỉ hè, nghĩ tới nghĩ lui, cuối cùng tôi cũng lại về Sài Gòn. Từ cái lần đầu chín năm trước đó, tôi đã về lại Sài Gòn nhiều lần. Lần này dù sẽ đi nhiều nước Âu Mỹ, tôi cũng ráng ghé qua Sài Gòn.
Tôi về đến Tân Sơn Nhất vào gần giữa trưa. Cảnh vật dọc phi đạo vẫn như bị đóng chết trong khung thời gian, của hơn ba mươi năm trước. Vẫn những chòi canh han rỉ thời chiến tranh. Vẫn những hangar máy bay thấp bé, với mái vòm cong, rong rêu, đen đúa. Bên trong một số hangar có những chiếc máy bay trực thăng của Liên Xô, nhỏ thó, cũ kỹ. Nhìn các trực thăng tôi liên tưởng đến những chiếc xe đò nhỏ, lẽ ra phải phế thải, ọc ạch chạy trên những con đường đến các quận lỵ xa xôi trước năm 75.
Tại quầy duyệt xét nhập cảnh, người sắp hàng lần này không đông như những lần trước. Các ông công an cửa khẩu, vẫn bộ mặt nghiêm nghị, trong quân phục màu xanh quân đội, với cầu vai lon lá đầy đủ. Mũ kết xếp thành một hàng dài ngay ngắn trên quày, cả ở ô không có người ngồi kiểm tra. Tất cả những hình ảnh đó vô tình (hay hữu ý?) tạo một ấn tượng khá mạnh mẽ rằng mọi người sắp đi vào một nước quân phiệt Nam Mỹ nào đó của thập niên 1960–70, như trong các phim xi nê tôi đã xem. Tôi nghĩ, phải chi họ mặc những đồng phục màu sắc nhẹ nhàng hơn. Gương mặt, cử chỉ, thái độ tươi cười, chào đón hơn có phải hay và đẹp không!? Những điều đó đâu có khó huấn luyện, hay làm giảm giá trị vai trò, hoặc ảnh hưởng đến nghiệp vụ, của họ đâu. Đối với một số không ít du khách ngoại quốc, đây là những người Việt Nam đầu tiên được gặp. Đây là những người đại diện cho cả nước, cả dân tộc Việt Nam được tiếng là thân thiện, hiếu khách, chào đón du khách đến thăm quốc gia mình. Sao lại làm người khách phương xa ngỡ ngàng, hụt hẫng, thất vọng!? Không biết các ông có trách nhiệm có nghĩ như tôi không?
Dù sao lần này cũng có những tiến bộ đáng kể. Một số không ít nhân viên là nữ. Ánh mắt nhân viên không còn lạnh lùng hay có thái độ quan liêu, hách dịch, thiếu nhã nhặn (với cả khách ngoại quốc) như tôi bắt gặp ở những lần trước. Chuyện xem xét giấy tờ nhanh hơn (dù vẫn rất từ từ). Nhưng, vẫn chưa có tiếng chào, tiếng cám ơn, và nụ cười. Cứ nhìn thấy cảnh này là tôi buồn giận. Vì khổ thay, cái xấu hổ là xấu hổ chung. Thủ tục qua hải quan thì lần này trơn tru và nhanh nhẹn hơn trước rất nhiều. Một tiến bộ đáng khen. Mà sao là “hải quan” nhỉ? “Hải” ở đây nghĩa là gì? Đâu có chút xíu “biển” nào tại phi trường Tân Sơn Nhất đâu? Hay là “hãi quan” cho “cửa ngõ hãi hùng”?
Đã đầu tháng Sáu. Vào buổi chiều, Sài Gòn hay có những cơn mưa. Có khi mưa như trút nước, không dứt. Ở Úc, ít khi tôi thấy có những cơn mưa tầm tã, mịt mù, “giăng kín đường về” (3) này. Thành phố nơi tôi ở, khô hạn kéo dài gần một năm qua làm các hồ chứa nước đều gần cạn. Ở Sài gòn, sau cơn mưa lớn, đường phố một số nơi lại biến thành hồ cạn. Tuy nhiên, sau cơn mưa, trời mát dịu lại nhiều, khá dễ chịu. Cho nên, nếu lỡ “trời không mưa, tôi cũng lạy trời mưa” (4).
Chuyện lưu thông trong thành phố Sài Gòn thì chắc nhiều người đã biết hay nghe nói. Đông đúc, chen lấn, luồn lách, hỗn độn, không trật tự hay tôn trọng luật lệ gì cả. Kỷ luật giao thông thật kém. Tình trạng nay có khá hơn những năm trước, nhưng cũng còn rối rắm, nhất là tại các “bùng binh”. Có khá nhiều xe buýt, sau nhiền năm vắng bóng, nay vận hành trong thành phố. Giá nghe nói tương đối rẻ, chạy thường xuyên trên nhiều tuyến, và đến tận ngoại ô. Một chủ trương thức thời. Nhưng xe gắn máy vẫn tràn ngập các con đường, từ sáng sớm cho đến 9–10 giờ đêm. Mỗi năm, trên cả nước có hơn 12 ngàn người chết vì tai nạn giao thông thì thật là quá mức (thống kê mới nhất của 6 tháng đầu năm 2006 cho thấy số tai nạn có giảm nhưng số người chết vẫn không giảm). Mỗi tháng có hơn 1 ngàn người tử nạn. Khủng khiếp! Sài Gòn cũng góp vào thống kê trên một con số không nhỏ.
Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #1 - 28. Jan 2007 , 06:09
 
. Không chỉ riêng kỷ luật giao thông, mà nói chung, ý thức kỷ luật công dân tại Sài Gòn bây giờ tệ hại hơn trước 75 rất nhiều, vì kỷ cương xã hội hầu như sụp đổ. Và hệ thống giáo dục, trong rất nhiều năm, đã không chú trọng gì đến điều này. Chẳng “giáo dục công dân”, mà chỉ quan tâm nhồi nhét vào đầu học sinh ba điều chủ thuyết lỗi thời, hoang tưởng. Chủ tâm và ưu tiên có lẽ nhắm vào việc đào tạo những kẻ trung thành hơn là những công dân tốt.
Ở Sài Gòn đông đúc này việc di chuyển, đi lại rất bất tiện, mất thời giờ. Sau vài lần về, tôi cũng bắt đầu chạy chiếc xe gắn máy của đứa em cho mượn. Tôi ít đi taxi vì nó tốn kém mà lại chậm chạp trên đường phố lúc nào cũng đông nghẹt xe. Dù sao thì tôi cũng từng là thổ địa nơi đây, khá rành rẽ đường lối. Có điều tôi không thể nào nhớ nổi các tên đường mới được thay sau này. Nhiều tên lạ hoắc, không biết là ai (tôi cũng chẳng tò mò tìm hiểu là ai). Rồi lại những con số, ngày tháng lấy làm tên đường, nghe không quen, không nhớ, lẫn lộn, rối mù.
Khi về trong nước tôi hay đọc các tờ báo như Tuổi trẻ, Thanh Niên (tôi cũng thường xem trên mạng lúc ở nước ngoài). Hai tờ báo trên là những tờ báo, theo tôi, nay có sự thông tin tương đối khá nhanh nhạy, ít gạn lọc (so với ngày trước). Có tư tưởng khá độc lập trong cách đưa tin và đặt vấn đề. Có một sự cởi mở khá rõ nét và mạnh dạn, kể cả các vấn đề “nhạy cảm”. Nhiều tờ báo khác thường né tránh các đề tài này, hay có đề cập đến thì chỉ nói một chiều, chỉ ca tụng đến phát nản. Hay chỉ có những lập luận xưa cũ, không thuyết phục. Hai báo trên cũng khá mạnh dạn trong việc đăng tải các bài đóng góp ý kiến cho các diễn đàn (hay các ý kiến phản hồi), từ các độc giả thuộc nhiều giới, nhiều khuynh hướng, từ cả trong lẫn ngoài nước.
Thí dụ trong ngày 28/5/06, tờ Thanh Niên đã đăng trong mục diễn đàn “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?” một bài góp ý tựa là “Phải vượt qua nỗi sợ hãi.” Bài viết:

“…Nỗi sợ hãi chính là trở ngại lớn mà chúng ta cần phải vượt qua nó. Chừng nào nỗi sợ hãi bé đi thì chúng ta mới lớn lên được.”
Bài viết dù không nói cụ thể đến sự việc gì, nhưng ở đây theo tôi, chi tiết đó không quan trọng. Lời khuyên “Phải vượt qua được nỗi sợ hãi” là điểm cốt lõi, là tinh thần của bài góp ý. Trong thời gian gần đây, có rất nhiều người trong nước đã mạnh dạn, dũng cảm, minh danh cùng ký tên vào các tuyên ngôn đòi hỏi những ước vọng chân chính cho mình, cho đồng bào. Họ chẳng phải là “nhà đấu tranh” kiên cường, dày dạn hay nổi tiếng gì cả, mà chỉ là những công dân bình thường. Cứ đặt mình ở vào vị trí họ trong hoàn cảnh hiện tại trong nước sẽ thấy cái dũng khí to lớn như thế nào. Họ đã vượt qua được nỗi sợ hãi. Trong niềm kính phục sâu xa, với tôi, họ là những sĩ phu, hào kiệt của đất nước thời nay. Đúng như Nguyễn Trãi đã viết:

“Vận nước có lúc cường, lúc nhược
Nhưng anh hùng, hào kiệt thời nào cũng có”

Cũng trong mục ấy, có một bài góp ý khác của một người ký tên Nhất Chi Mai. Tác giả viết:

“Ta vẫn thường nhắc tới lịch sử chống giặc ngoại xâm hào hùng, nhắc tới tinh thần đoàn kết dân tộc nhưng sau những chiến thắng oai hùng đó ta lại tự mình làm bé mình… Về mặt địa lý, dân số và lịch sử, Việt Nam là một nước không nhỏ, nhưng là một nước đang ngủ quên trên những chiến tích… Cần lắm một cơ chế ràng buộc trách nhiệm và cần lắm sự cương quyết của những nhà lãnh đạo, với sự sáng suốt và quyết đoán” (tôi ghi chữ nghiêng đoạn cần nhấn mạnh).
Nếu ở hải ngoại thì nội dung những lời đóng góp ý kiến trên cũng bình thường. Nhưng trên một tờ báo trong nước, có thể xem là những đóng góp rất thẳng thắn, mạnh dạn. Đăng tải nó là một thay đổi tư duy đáng để ý của Ban biên tập. Không chỉ còn là những bài ca tụng sáo rỗng thường thấy trên báo như trước. Tôi khá tâm đắc với những ý kiến này. Nhưng từ lâu tôi không thích từ “cơ chế” thường được dùng. Nó mơ hồ, thấp bé và giới hạn.
Ai cũng biết là quyền lực làm tha hóa con người, cho dù con người đó trước khi nắm quyền lực, là một con người toàn thiện, có chủ tâm vì người khác mà phục vụ. Cũng đừng nói chi đến quyền lực to lớn tột cùng của cai trị quốc gia ở Việt Nam, thường với quyền sinh sát trong tay cùng bao cám dỗ lợi lộc to lớn. Ngay cả với những tập thể nhỏ như một Hội Đoàn, một Cộng Đồng Người Việt ở hải ngoại, qui luật đó cũng thường được thể hiện và minh chứng khá rõ ràng. Do đó, trước khi cần đến sự cương quyết, sáng suốt và quyết đoán của lãnh đạo nào đó, như trong bài viết nói trên, Việt Nam cần có một hệ thống chính quyền pháp trị có thể hổ trợ, bảo vệ và thực thi được những đức tính này. Và cần có một hệ thống chính trị có thể giám sát, ràng buộc trách nhiệm cùng xiển dương các hoạt động điều hành đất nước. Cụ thể hơn thì đó phải là một thể chế dân chủ. Thiếu điều kiện này, tôi nghĩ, quyền lực rồi sẽ làm tha hóa hầu như bất cứ ai.
Về Sài Gòn tôi hay đi nghe nhạc. Tôi đã đến hầu hết những phòng trà nổi tiếng tại Sài Gòn như Tiếng Tơ Đồng (đã đóng cửa), M&Tôi, Yesterday, Đồng Dao (đã đóng cửa), Ánh Tuyết, 2B, và nhiều nơi nữa. Ngoài chuyện giải trí, thưởng thức văn nghệ, vì thích nghe nhạc, tôi cũng muốn xem bài nhạc của nhạc sĩ nào ở miền Nam trước năm 75 được cho phép trình diễn. Để qua đó đo lường (phần nào đó, tôi nghĩ) mức độ cởi mở chính trị ở Việt Nam. Tôi thấy thật là điều khắt khe vô lý của chủ trương kiểm duyệt văn hóa này, mà tự thân chủ trương lại … kém văn hóa. Mang tính trừng phạt và tưởng thưởng vì quan điểm và thái độ chính trị của tác giả hơn là vì nội dung bài hát. Thời gian gần đây, mỗi lần tôi về, lại thấy có một số bài hát, của những nhạc sĩ miền Nam cũ, được cho phép hát lại. Khá nhiều! Những tình khúc của các nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, Từ Công Phụng, Phạm Đình Chương, rất được ca sĩ lẫn người nghe ưa chuộng.
Lần này, lần đầu tiên, tôi nghe một bài hát của nhạc sĩ Lam Phương tại một phòng trà (tên tác giả không được giới thiệu). Tôi yêu mến dòng nhạc tình cảm, rất thiết tha và cũng rất nhân hậu của ông. Nhạc của ông bị cấm lâu có lẽ, tôi đoán mò, vì người ta “giận” ông nhiều. Nhất là vì cái câu: “Bao năm giải phóng như thế này phải không anh?…” trong một bài hát(5) có ca từ rất chua chát về Tây Đô Cần Thơ (như: “Ngày xưa ta quen từng viên đá nơi sân trường. Nay sao nghe khác từng tên đường” ). Ai từng ở đảo Bidong chắc đều có một lần nghe bài hát của ông ( “Đường Về Quê Hương” ) với các câu “Biết bao giờ trở về Việt Nam, thăm đồng lúa vàng, thăm con đò chiều xưa? Biết bao giờ ta lại gặp ta …?” được ban điều hành trại tị nạn phát lên hệ thống loa của trại mỗi khi có nhóm người tị nạn rời đảo đi định cư. Nghe não nuột, tuyệt vọng, buồn thúi ruột lúc chia tay, trong hoàn cảnh tha hương không mong có ngày về lúc đó.
Có vài bài báo ở trong nước, tôi nghĩ là đã không thành thật, khi gần đây gọp các tình khúc của các nhạc sĩ trên (và của nhiều người nữa) và gọi chung là nhạc tiền chiến. Đâu có “tiền”! Tôi nghĩ “nhạc tiền chiến” được hiểu là trước thời chiến tranh Việt Pháp 1946–1954. Hay ít ra cũng trong thời gian đó. Hầu như toàn bộ tình khúc của các nhạc sĩ miền Nam trên lại được sáng tác “trong” thời chiến 1954–75 kia mà. Tình yêu lứa đôi, cùng với tình yêu quê hương, đất nước, tại miền Nam, vẫn tràn đầy. Vẫn được nhắc nhở, ca tụng, dù trong thời chiến tranh máu lữa, khốc liệt.
Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #2 - 28. Jan 2007 , 06:10
 
Tôi nhớ cách đây 4–5 năm, tại phòng trà Tiếng Tơ Đồng vào mùa Giáng Sinh, tôi đã nghe Thanh Lam hát “Bài Thánh Ca Buồn” (6) (“ Bài thánh ca đó còn nhớ không em? Noel năm nào chúng mình có đôi …” ) đầy kỷ niệm. Lâu lắm rồi tôi mới nghe lại bài hát này, qua một giọng ca thật điêu luyện và truyền cảm. Trong khoảnh khắc, cả một trời kỷ niệm ùa về. Tôi chợt như được sống lại những mùa Noel Sài Gòn háo hức, nhộn nhịp, rộn ràng, hồi hộp, tuyệt vời của những năm nào ở tuổi đôi mươi. Khi nghe lại một bài hát gợi nhiều kỷ niệm, lòng mình xao xuyến vô cùng. Dù đôi khi sự gợi nhớ dĩ vảng cũng làm lòng mình chùng xuống.
Tôi còn nhớ lúc tôi học năm thứ nhất đại học, tôi có cô bạn gái học lớp 10 Marie Curie. Đêm Noel tôi chở em trên xe gắn máy ra nhà thờ Đức Bà, như rất nhiều thanh niên trai gái Sài Gòn thời đó. Em sung sướng, hãnh diện với tôi và các bạn, vì lần đầu tiên được mặc chiếc áo dài truyền thống thướt tha. Thế mà tôi lạng quạng làm sao lại làm em té xuống đất, trên đường Lê Lợi, áo quần lấm lem. Không biết có phải vì thế mà vài tháng sau (1969) em bỏ tôi lại, theo gia đình sang Mỹ (Ba của em là viên chức cao cấp của Tòa Đại Sứ Việt Nam tại Mỹ). Rồi từ đó tôi không hề gặp lại em.
Trên đường từ nhà em tôi, nơi tôi trú ngụ, ra trung tâm Sài Gòn, tôi thường chạy ngang trường Trung học Petrus Ký cũ của mình. Ngôi trường tôi có rất nhiều kỷ niệm với lũ bạn xôn xao những mối tình đầu. Lần nào đi qua tôi cũng nhìn vào cổng trường xem sao. Nhìn hai hàng cây sao cao to bên hông trường, nơi ngày xưa là bãi đậu xe của học sinh, tôi lại nhớ đến Thầy Tổng giám thị Chương. Thầy hay đứng sau gốc các cây sao trên, để chụp bắt phạt học trò nào không mặc đồng phục, đang dắt xe vào trường. Trường tôi có tiếng rất nghiêm về kỷ luật là nhờ các thầy giám thị. Tôi có lần cũng bị Thầy Chương chụp bắt lên văn phòng, không phải vì chuyện đồng phục, mà vì tội để tóc dài. Tôi né trốn thầy hoài mà rồi cũng không thoát. Trường tôi nay đã đổi tên là Lê Hồng Phong. Bây giờ có cả nữ sinh. Tôi không phản đối chủ trương trường hỗn hợp nam nữ. Cũng có cái hay của nó. Nhưng để phá vỡ cái truyền thống của biết bao năm không vì một lý do thiết yếu thì tôi không đồng tình. Trường Nữ Trung học Gia Long cổ xưa, truyền thống cũng thế. Nay có cả nam sinh và cũng đã bị đổi tên.
Về Sài Gòn lần nào tôi cũng đi vào các tiệm sách, xem sách, mua sách. Bây giờ thì có khá nhiều nhà sách, thường rất lớn. Nhà sách Khai Trí ở đường Lê Lợi đã mở cửa lại nhưng mang tên Sài Gòn. Có nhiều tiệm sách nhỏ của tư nhân, dọc hai bên đường Hồng Thập Tự cũ, đoạn gần đường Nguyễn Thiện Thuật. Nơi đây có bán sách cũ, mới và giảm 20–30% trên giá bán, không như ở các tiệm lớn. Có khá nhiều tựa sách, bao gồm nhiều lãnh vực. Nay có rất nhiều tác giả trong nước tôi không quen tên. Sách của các nhà văn nhóm Tự Lự Văn Đoàn, hay các nhà văn, nhà thơ vào thời đó, cũng đã được in lại từ nhiều năm trước. Mỗi lần về lại thấy có ấn bản mới, to hơn, đẹp hơn. Có lẽ nhà văn, học giả Nguyễn Hiến Lê có nhiều sách in lại nhất (ngoài ông và nhà văn Sơn Nam, còn mấy sách nào của các tác giả miền Nam được phép in lại?!?). Giá sách nói chung thì rất rẻ so với mức thu nhập ở nước ngoài (vào khoảng 3–4 Úc kim/quyển). Nhưng như thế cũng tốn đến một, hai ngày lương công nhân trong nước. Một số sách của, hay về, các nhà văn, thơ của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm như Phùng Quán, Hoàng Cầm, Trần Dần… cũng có được in lại. Nhưng vẫn đuợc lọc lựa bởi cái sàng chính trị. Nội dung các sách này, mà tôi được đọc, thì không gì hay, phiến diện và không giống như tôi đã đọc về các ông trước năm 75 hay ở hải ngoại. Tôi nghĩ người ta đã sai lầm khi cố tình chỉ lọc lựa đưa ra, theo ý mình, một vài quan điểm thuận lợi nào đó từ các ông, ở giai đoạn thích hợp nào đó của cuộc đời các ông. Vắng đi hay lướt vội qua các dằn vật chuyễn đổi về tư tưởng, cùng cuộc sống bất hạnh, đầy nhọc nhằn, cay đắng mà các ông và người thân đã trải qua hay gánh chịu. Thời đại này khó có thể giấu diếm được điều gì. Mà mập mờ nói có phân nửa thì chỉ phản tác dụng.
Quyển “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” được bày bán nhiều. Tôi cảm phục và kính trọng lòng hy sinh của cô mà cũng thương cho cô. Một lý tưởng không tròn. Có sách mới của nhà văn Bùi Ngọc Tấn (“Viết cho bè bạn”). Nhưng không có quyển “Chuyện kể năm 2000” của ông mà tôi rất thích. Nội dung quyển sách mới thì bình thường, thậm chí nhạt nhẽo. Toàn bộ tinh túy và tâm huyết của ông đã dồn hết vào quyển kia rồi. Có thấy tập truyện ngắn “Bóng Đè” gây nhiều tranh luận của nhà văn nữ trẻ Đỗ Hoàng Diệu.
Có nhiều quyển sách mới tái bản của nhà văn nữ trẻ Nguyễn Ngọc Tư, nổi tiếng với chuyện “Cánh Đồng Bất Tận”, được bày bán. Mới đây thôi, cô bị Sở Thông Tin “ Văn Hóa Cà Mau, nơi cô sống và công tác, phê bình, kiểm điểm, khiển trách, qui chụp, đòi khai trừ, cách chức, đuổi đi khỏi tỉnh gì đó (tôi kể dám còn thiếu). Nhưng không ngờ, cô được độc giả phản ứng với hàng trăm ý kiến bênh vực mạnh mẽ trên các báo. Thêm nữa, báo Tuổi Trẻ và vài nhà xuất bản khác, còn ra mặt ủng hộ, tái bản ào ạt (có sách ghi chú tái bản lần thứ năm) các sách bị phê phán của cô. Đáng chú ý là các “ông quan văn hóa” (chữ trên báo trong nước) Cà Mau bị độc giả khắp nơi chỉ trích kịch liệt về các quyết định này, thậm chí còn chê bai, dè bỉu khả năng, trình độ của các ông. Cái bóng con đường đen tối của Trần Dần, Phùng Quán, Phùng Cung, v.v… những tưởng …, đã không lập lại. Sự thông tin rộng rãi, thông suốt, nhanh nhạy của thời đại internet, thời toàn cầu hoá, đã không cho phép điều đó lập lại.
Nguyễn Ngọc Tư tự nhận định văn chương của cô (và cả bản thân) như trái xoài riêng. “Có người thích, có người chê”. Nhưng cô “chẳng bẻ mình bẻ mẩy để lấy lòng người” (mấy câu này có in trên bìa sau sách rõ ràng). Các nhà văn, nhà thơ đều khí khái giống nhau:

“Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu” (7)

Miền Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng đã mở rộng vòng tay, ưu ái đón chào lưu dân tứ xứ, từ nhiều trăm năm trước. Tôi thấy ngày nay Sài Gòn vẫn còn cái truyền thống đó. Tôi đã gặp rất nhiều người bán hàng rong, lao động, tài xế, bán hàng, v.v… trên khắp đường phố Sài Gòn, đến từ nhiều miền xa xôi ngoài Bắc. Mấy ngày trước, trên một xe taxi, nghe anh tài xế nói giọng “miền Bắc 75” (cái giọng cao, nhanh và chua đặc trưng không lẫn được; không êm ái, ngọt ngào, thanh lịch như đa số người “miền Bắc 54”), tôi đã tò mò hỏi thăm anh quê ở nơi nào ngoài Bắc, vào đây lâu chưa. Anh nói từ Hà Tây. Cả gia đình bốn người vào đây sống đã tám năm rồi. Tôi hỏi anh thấy cuộc sống nơi này, dân tình thế nào thì anh phán câu “đất lành chim đậu” làm tôi mát cả ruột. Tôi còn trao đổi với anh đôi điều và anh cũng đồng ý với tôi. Tôi cũng đã nhiều lần nói chuyện với nhiều người có hoàn cảnh như anh. Họ cũng đồng ý, hay rồi cuối cùng cũng đồng ý, giống như anh.
Vùng đất miền Nam trù phú, hiền hòa, trong đó có Sài Gòn, đã sản sinh tư tưởng, giáo dục nếp sống, dịu hiền, đôn hậu, trọn tình, trọn nghĩa như trong các câu ca dao:
“Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Đèn Mỹ tho ngọn tỏ ngọn lu
Anh về học lấy chữ nhu
Chín trăng em đợi, mười thu em chờ”

Tổ tiên tôi, nghe người lớn kể, cũng là người đàng ngoài, vào Nam lập nghiệp từ hàng trăm năm trước. Nhưng cũng rất nhiều năm sau những nhóm di thần nhà Minh từ nước Trung hoa xa xôi do Mạc Cửu, Trần Tiễn Thành, Dương Ngạn Địch, Trần Đại Xuyên cầm đầu chạy sang trú ngụ. Và từ những đợt di dân, tị nạn sau nhiều cơn biến loạn ở Trung Hoa sau đó. Rồi thời năm 54 (mới đây mà đã hơn 50 năm rồi!), cả triệu đồng bào miền Bắc cũng di cư vào Nam lập nghiệp. Tất cả, cùng với dân Khờ me tại địa phương, đã tạo thành một tập hợp với nhiều ưu tính của từng sắc dân. May mắn được sống trong một vùng đất trù phú, họ đã hình thành một tập thể “người miền Nam” hiền hòa, nghĩa khí. Và Sài Gòn, đã và sẽ mãi vẫn là cái nôi văn hóa, là thủ phủ của miền Nam nhân bản này.
Có lẽ tôi có thể kể những cái dở, cái xấu, cái nghịch lý, bất công hiện nay ở Sài Gòn cả ngày không hết. Tuy nhiên, cũng phải công bằng mà nói, đã có những tiến bộ trong mấy năm qua. Đã có lại những con đường sạch sẽ với hàng cây xanh, luống hoa được chăm chút. Những cửa hàng quần áo sáng sủa, chưng bày thật mỹ thuật, đẹp mắt như trên đường Võ Tánh cũ (nay là Nguyễn Trãi nối dài), con đường quen thuộc của tôi. Những nhà hàng, quán cà phê thiết trí trang nhã với nhân viên trong các bộ đồng phục thẳng thóm, đúng cách, phục vụ chu đáo, lễ độ. Những khuôn mặt đâu đó trên đường phố tươi vui, xinh xắn, trong các bộ áo quần tươm tất, lịch sự, hợp thời. Có những câu chào, những nụ cười. Không nhiều, không đồng bộ, nhưng đã có.
Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #3 - 28. Jan 2007 , 06:10
 
Nhưng, cho dù Sài Gòn ngày nay không được như trước năm 75. Đã làm tôi tức mình, buồn bực, tiếc nuối hình ảnh quá khứ, vẫn gắn chặt với lòng tôi (chắc cũng giống như Hà Nội vẫn sống trong lòng người dân, nhà văn, nhà thơ miền Bắc di cư vào Nam thời năm 54). Cho dù quán La Pagode không còn, rạp mini Rex đã dẹp, tiệm kem Hoàng Gia trên đường Tự Do biến mất, tôi vẫn như còn thấy cái hồn Sài Gòn ngày xưa của tôi còn vương vất trên các con đường, góc phố. Cho dù người ta đã thay đổi hầu hết tên những con đường (đọc hoài không nhớ), tôi vẫn gọi bằng tên cũ. Vẫn Hiền Vương, Gia Long, Duy Tân, Thống Nhất, Hồng Thập Tự, Công Lý, Tự Do. Tôi vẫn muốn thủy chung với Sài Gòn của tôi.
Tôi có quá nhiều kỷ niệm ở nơi này để mà tôi có thể quay lưng, xóa đi quá khứ, giận dỗi không đoái hoài. Tôi vẫn cứ muốn về thăm lại Sài Gòn. Vẫn muốn thấy nhiều người Sài Gòn xa xứ trở về thăm lại thành phố này. Vì tôi tin rằng, một ngày không xa, Sài Gòn ngày xưa của tôi sẽ trở lại. Chính sự về thăm lại Sài Gòn của những cựu dân nơi này sẽ có ảnh hưởng, không nhiều thì ít, trực tiếp hay gián tiếp, hữu ý hay vô tình, làm sống lại nhanh hơn cái hồn, cái chất, cái cung cách, lối sống của Sài Gòn năm xưa. Tôi nghĩ và tin như thế, dù biết có người không đồng ý. Tôi tin tính nhân bản cuối cùng sẽ thắng. Người Sài Gòn có truyền thống yêu chuộng Tự Do, Dân Chủ, luôn đề cao cùng sống theo những giá trị này.
Nếu sự khôi phục không thể kịp cho tôi thì cho thế hệ kế tiếp, cũng tốt thôi. Tương lai của hàng triệu người Sài Gòn trẻ tuổi, thực tế, sẽ không ở nơi đâu khác hơn là tại Sài Gòn, tại Việt Nam. Để cho họ được sống trong một Sài Gòn như tôi đã từng sống. Một Sài Gòn tươi đẹp, sung túc, thanh lịch và văn minh. Để họ có được cái may mắn như hàng bao lớp thanh niên chúng tôi, đã thương yêu Sài Gòn như người yêu và được Sài Gòn đền đáp lại bằng những ánh mắt, nụ cười, giọng nói ngọt ngào, cách cư xử chân tình của bao nam thanh nữ tú. Cũng như đã đem đến cho chúng tôi những nơi chốn gặp gỡ, hẹn hò thơ mộng, mà hình ảnh, kỷ niệm, khắc sâu trong tim, mãi không rời.

Thinh Không
________________________________________

(1): Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
(2): “Nếu biển không có sóng, biển đâu còn dào dạt.
Nếu chiều không hò hẹn, đâu thấy lòng nôn nao.
Nếu đời không tình yêu, biển sẽ không có sóng.
Nếu chiều không gió lộng thì tóc em đâu có bồng bềnh...”
Nếu biển không có sóng, nhạc Từ Huy
(3): “Anh muốn cùng mây giăng kín đường về,
Gọi tên em, gọi tên em cho nát bờ môi ấy ...”
Tình khúc tháng 6, nhạc Ngô Thụy Miên
(4): “Tháng sáu trời mưa, trời mưa không ngớt,
Trời không mưa anh cứ lạy trời mưa …”
Tháng Sáu Trời Mưa, thơ Nguyên Sa
(5): Bài “Chiều Tây Đô”
(6): Nhạc sĩ Nguyễn Vũ
(7) Thơ, “Lời Mẹ Dặn” của Phùng Quán

Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #4 - 12. Mar 2007 , 21:34
 
Sàigòn Yêu Dấu Cũ…

Tùy bút Ngọc Thủy

   Ngày còn đi học, tôi rất mê đọc sách truyện, thả ra được đọc cả ngày chắc tôi vẫn thích, nhưng sợ tôi xao nhãng việc học hành nên bố mẹ tôi cấm… không cho đọc truyện nhiều, chỉ khi nào được nghỉ hè, mới không sợ bị la hoặc bị đòn khi cầm cuốn truyện trên tay. Nên tôi thường đọc… lén. Hễ để dành được khá tiền thì tôi chạy ngay đến nhà sách Khai Trí trên đường Lê Lợi để tìm mua những quyển sách truyện hay mà mình thích đọc. Những buổi ấy tôi thích lắm vì ngoài chọn mua được một vài quyển sách nhỏ, tôi còn được đọc “ké” (hay người ta còn bảo là coi ‘cọp’ gì đó) thêm một số sách truyện khác trong tiệm vì không đủ tiền mua hết.

Nhà sách Khai Trí lúc ấy đối với tôi là cả một thế giới thần tiên với những phút giây êm đẹp. Nguyên một gian nhà rộng lớn với nhiều kệ sách trưng bày ngăn nắp trang nhã, đâu đâu cũng là sách là truyện, nào là sách trợ giúp thêm sự hiểu biết về các môn trong lớp, sách học làm người, sách bồi dưỡng thêm kiến thức phổ thông, nào là sách về thơ, văn, tiểu thuyết… đủ cả. Lại còn thêm một số sách mua về để có thể tự học như đàn, sáo, cắm hoa, nấu ăn .v.v… Thật là hấp dẫn, nhưng, sách thì nhiều mà tiếc thay túi tiền học trò của tôi lúc ấy ít oi quá, có những quyển sách hoặc truyện mình muốn xem thì lại không đủ tiền mua, về nhà cứ tiếc rồi lại mơ… mình được trúng số, lúc đó chắc khuân về đủ loại sách, tha hồ đọc cho bằng thích. Hoặc lớn lên mình sẽ mở một tiệm sách để muốn đọc sách truyện gì cũng được mà chắc lúc ấy bố mẹ cũng chẳng còn ngăn cấm nữa, để khỏi phải tấm tức khi chỉ mới lén đọc được vài trang thì bị bắt đi ngủ, học bài hay làm việc gì đó, có khi ngay đoạn hấp dẫn quá chừng thì lại phải dấu đi, ấm ức chờ… chờ đến dịp nào chẳng biết mới đau khổ làm sao.

Cầu trời và nằm mơ hoài, con nhỏ vẫn chẳng thấy mình được trúng số, thôi thì ráng nhịn tiền quà để hai ba tuần được ghé nhà sách Khai Trí một lần, có khi cả tháng không chừng. Hoặc hôm nào có dịp thì tôi lại chạy bay ra tiệm cho mướn sách gần đó, mượn về rồi đọc ngấu nghiến cho nhanh (mỗi khi bố vắng nhà, mẹ đi chợ) để kịp mang trả. Nhìn cô chủ tiệm ngồi giữa quầy sách, dù là sách cũ, tôi thấy cô sung sướng quá, ước gì tôi có nguyên một kho sách truyện to như thế. Và chắc chắn thế nào tôi cũng sẽ gặp một vài đứa nhỏ ham mê đọc truyện như tôi. Tôi sẽ lại giống như cô đối với tôi lúc ấy (vì là khách hàng thường xuyên, lại biết học trò không có tiền nên có lẽ cô thông cảm mới dành cho sự dễ dãi) cho ngồi đấy tha hồ đọc, miễn khi mang sách về nhà, thì phải đóng tiền thuê và thế chân cuốn đó.

   Hồi nhỏ thì tôi thích đọc Tuổi Hoa, Ngàn Thông, Hoa Xanh, Hoa Tím.v.v… Lớn lên một chút thì tôi tìm đọc truyện của các nhà văn Lê Văn Trương, Nguyễn Công Hoan, Thế Lữ.v.v… rồi đến Tự Lực Văn Đoàn như Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, sau nữa thì tôi thích Nhã Ca, Duyên Anh, Sơn Nam, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Thị Hoàng.v.v…

   Tuổi thơ dần trôi qua rồi đến tuổi mộng mơ. Biết bao nhiêu là chuyện quên nhớ nhớ quên. Nhưng có một kỷ niệm khó quên đến với tôi trong ngày đầu niên học mới của năm cuối Trung Học, đó là món quà bố mua cho tôi quyển “Gìn Vàng Giữ Ngọc” của tác giả Doãn Quốc Sỹ. Tôi cảm động vì hồi nhỏ hay bị rầy la cấm cản không cho đọc sách truyện, thế mà bây giờ người lại mua cuốn sách ấy để làm quà cho tôi. Lúc ấy tôi cảm động một, sau này ra đời lớn khôn hơn, hiểu được ý bố từ tác phẩm “Gìn Vàng Giữ Ngọc”, tôi cảm động gấp mười với cái thông điệp tốt đẹp đó.

   Thế là từ đó ngoài các tác giả viết truyện hồn nhiên mà tôi hay đọc như : Lê Tất Điều, Nhật Tiến, Đinh Tiến Luyện, tôi thích tìm đọc các tác phẩm của nhà văn Doãn Quốc Sỹ. Vốn rất mê những câu truyện thần kỳ cổ tích, tôi say sưa đọc những quyển truyện cổ tích của ông như: Hồ Thùy Dương, Sợ Lửa. Những quyển sách luôn chứa đựng những nội dung trung hâu và nhân ái. Nhẹ nhàng mà sâu sắc bởi ông không phải là nhà văn sống thuần túy về nghề viết văn mà còn là một ông Thầy Giáo rất có uy tín. Và nghề dậy học mới thật sự là “nghề chuyên” của ông.

   Thật ra tôi cũng chưa đọc sách của Doãn Quốc Sỹ được nhiều, không thể nhiều được, vì hồi đó tôi còn là học trò mà học trò thì vẫn không có tiền nhiều để mua sách. Nếu muốn đọc nhiều thêm thì phải thường xuyên vào Thư Viện. Chuyện này cũng không đơn giản vì thì giờ dành để “gạo” bài chiếm gần hết ngày tháng của học trò hồi đó. Cái thời chiến tranh đang trở nên sôi động, nếu con trai không đậu được Tú Tài I thì phải nhập ngũ sớm, còn nếu con gái không qua được ngưỡng cửa Trung Học Đệ Nhị Cấp, đương nhiên phải ở nhà học thêu thùa, may vá, nấu nướng để chuẩn bị hoặc bị cha mẹ thúc hối thành kẻ: “ngày mai trong đám xuân xanh ấy, có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi”. Chao ơi, con gái lớn (tới trung học là khá lớn bộn rồi) cũng mơ tới ngày mình gặp “hoàng tử” của lòng với một tình yêu thơ mộng, tuyệt vời. Nhưng thời đó hôn nhân phần lớn cũng còn do cha mẹ sắp đặt, quyết định, nếu thi rớt phải nghỉ học ở nhà rồi… “nhỡ” bị gả đi lấy chồng sớm lại nhằm kẻ mình… không yêu không thích thì đau khổ lắm nên chi bằng ráng học trước cái đã.

   Không ngờ, mới đó mà đã hơn ba mươi năm. Thời gian trôi nhanh quá, người xưa ví “như bóng câu qua cửa sổ” thật đúng lắm. Ngoảnh đi, mới ngày nào mình còn là đứa bé học trò ham mê với sách truyện, mơ ước tới cả một gia tài sách lớn mới thỏa. Giờ ngoảnh lại, tóc xanh tuổi trẻ đã nhuốm bạc mầu và bao mơ ước đó dường như cũng dần dần phai lạt. Sách đối với tôi vẫn còn quý lắm nhưng đọc cuốn hút say mê như ngày trẻ chắc không còn, bởi đầu óc và tâm lòng đã ngổn ngang bao chuyện phiền lo qua những thời bể dâu. Đọc sách đối với tôi vẫn là một món ăn tinh thần cần phải có để nuôi dưỡng tâm hồn lẫn kiến thức. Nhưng tiếc thay, bây giờ có thể có nhiều sách đọc thì tâm trí và thì giờ của tôi lại phải dành nhiều cho những việc khác trong cuộc sống đầy lo toan hôm nay, nhiều khi tôi lãng quên mất cái thú vui cần thiết và bổ ích này. Thật đáng buồn vì nhu thế tôi sẽ không tích lũy thêm nhiều kiến thức và cảm nhận mới dồi dào, để tầm nhìn cùng sự hiểu biết được nẩy nở, phong phú hơn.

   Tôi nhớ lại nỗi kinh hoàng trong ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngày đó thật khó mờ phai trong tâm khảm của những người miền Nam. Người kẹt ở lại với chế độ mới thì lo mạng sống và cái ăn đến xanh xương, tái mặt. Người đi được… thì với hai bàn tay trắng, nhiều khi bằng sự đau khổ phải xa lìa quyến thuộc người thân, có khi phải chấp nhận đánh đổi cà mạng sống mình để tìm cho được tự do, ra đi với tấm lòng ngổn ngang, đau khổ, với cái đầu trống rỗng, hoang mang. Tôi là người kẹt ở lại khi nước non nghiêng ngả, trong buổi giao thời hãi hùng ngày ấy, với cái tuổi mà nhiều người gọi là ở giai đoạn “ngưỡng cửa bước vào đời”.

Tôi bước vào đời chưa kịp hưởng những ngày vui tươi trẻ, chưa kịp trải lên cuộc sống mình những ước vọng mùa xuân tươi thắm. Tôi chỉ kịp vào đời chớm tuổi đôi mươi với nỗi đau vận nước, với hai hàng nước mắt trong giờ phút cuối tháng Tư đen rồi chẩy dài bao nỗi uất hờn cơ cực trong suốt mười lăm năm dài dưới xã hội chủ nghĩa khi tất cả những người đàn ông trong gia đình đều phải đi tù cải tạo, còn chúng tôi mang cái ách thuộc thành phần “ngụy quân” thì cuộc sống nhọc nhằn cũng chẳng khá gì hơn.


   Vì thế trong suốt mấy năm đầu phải sống trong chế độ xã hội chủ nghĩa, tôi bày tỏ thái độ riêng của mình là không dùng tới lịch trong nhà như không cần biết tới ngày tháng hiện tại, muốn trôi tới đâu thì trôi, không thèm đọc tới những sách truyện báo chí của họ bởi nội dung chỉ toàn bôi bác miền Nam, huênh hoang trắng trợn và tuyên truyền giả dối quá độ. Còn bao nhiêu sách truyện trước đây của thời Cộng Hòa, dù không ra lịnh đốt hết như Tần Thủy Hoàng đốt sách học trò ngày trước, nhưng đường lối nghiệt ngã cùng chỉ thị giảo hoạt của nhà nước Cộng sản cũng đủ cho người chế độ cũ phải đem giao nộp hoặc tự hủy bỏ, nếu không thì phải đem cất dấu kỹ kẻo sợ mang vào tội phản động, tàng trữ “văn hóa đồi truỵ’ của Mỹ - Ngụy .v.v… Chao ơi, cái buổi giao thời ấy, biết bao nỗi kinh hoàng, cơ cực và cay đắng phủ chụp xuống cuộc sống của người miền Nam với cái tội là người của chế độ cũ, là ngụy quân ngụy quyền, chạy theo đế quốc Mỹ.

   Câu thơ của cụ Nguyễn Khuyến ngày xưa: “sách vở ích gì cho buổi ấy” sao mà đúng quá với hoàn cảnh và tâm trạng mọi người lúc đó. Nhưng sách truyện miền Nam dù có bị đốt bỏ, tẩy trừ để thay thế vào đó là sách truyện tuyên truyền cũng chẳng thể nào “tẩy não’ được ai.

   Những nhà văn, nhà thơ, nhà báo của Việt Nam Cộng Hòa cũng bị bắt đi tù “cải tạo” vì nhà nước Cộng sản rất ngán nếu không nói là e sợ thành phần “cầm bút nguy hiểm’ này. Dù vậy, khi được thả về, những người cầm bút ấy vẫn tiếp tục sứ mạng của họ là nói lên tiếng nói đòi hỏi tự do nhân quyền, tôn giáo, ngôn luận và nói rõ cho thế giới tự do bên ngoài biết về những đối xử thấp hèn độc ác của Cộng Sản Hà Nội đối với toàn thể quân, dân, cán chính Việt Nam Cộng Hòa sau khi cưỡng chiếm miền Nam dù việc ấy rất nguy hiểm vì sự đàn áp, kềm kẹp của chính sách ‘cách mạng”.

Một số người bị bắt trở lại, trong số đó tôi nghe tin có nhà văn Doãn Quốc Sỹ vì tội gởi bài chui ra khỏi nước với cái tên Hồ Khanh. Sau này tôi có nghe thi sĩ Hà Thượng Nhân kể chuyện: “Lúc Bác vừa mới đi tù ra, ngay ngày hôm sau, đã thấy anh Doãn Quốc Sỹ đi xe đạp cùng với anh Lê Thành Trị (Khoa Trưởng Đại Học Văn Khoa) đến nhà thăm bác đầu tiên. Bác có hỏi sao lại biết tin nhanh mà đến thăm nhau sớm, hai anh cho biết nghe tin từ anh Khuất Duy Trác là vội vàng rủ đến thăm ngay. Bác rất cảm động vì sự chí tình, luôn quan tâm đến anh em bạn hữu như thế. Doãn Quốc Sỹ là một nhà giáo mẫu mực, rất hiền lành khiêm tốn, thế mà lúc ấy, anh dám đứng ra làm những công việc nguy hiểm để mong vận động văn bút quốc tế biết được những tù đày bất công mà các anh chị em văn nghệ sĩ đang bị quản thúc sớm được can thiệp, sớm được trả tự do. Là một người hiền lành tử tế, không muốn gây chuyện bất hòa với ai bao giờ nhưng với chính sách đàn áp văn nghệ sĩ miền Nam nghiệt ngã như thế, Doãn Quốc Sỹ vẫn dám đối đầu không e sợ gì cả…”.

   Đến đầu năm 1991, tôi nghe tin nhà văn Doãn Quốc Sỹ được phóng thích và sau đó, năm 1995, được đến Hoa Kỳ theo diện O.D.P. Ông được Hội Giáo Chức, anh chị em văn nghệ sĩ và bạn hữu cùng chủ trương tờ báo Sáng Tạo năm xưa ở Sài Gòn tiếp đón rất nồng hậu, thương mến.

   Tôi cũng rất kính trọng một nhà văn, nhà giáo có đạo đức và sĩ khí như ông. Qua một vài lần được nói chuyện với ông qua đường dây điện thoại viễn liên vì ông và gia đình cư ngụ tại thành phố Houston, TX; tôi càng quý mến hơn từ lòng nhiệt tâm của ông luôn dành cho văn học và lớp trẻ thanh, thiếu niên. Khi biết tôi vẫn phát hành đều đặn tạp chí văn học nghệ thuật Suối Văn và thường xuyên có những hoạt động dành cho thiếu nhi như viết sách, thực hiện băng đọc truyện và tổ chức thi tuyển tài năng mới cho các em hằng năm ở Bắc Cali, ông chia xẻ sự vui mừng và khuyến khích tôi nên cố gắng duy trì và phát triển các công việc tốt đẹp này.

   Mặc dù giờ đây đã lớn tuổi nhưng nhà văn Doãn Quốc Sỹ vẫn hăng hái hoạt động. Ông cũng từng làm cố vấn cho Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại. Và trong một dịp được mời làm MC cho buổi ra mắt Tân Ban Chấp Hành Văn Bút Trung Ương/ Hoa Kỳ nhiệm kỳ 2003-2005 tại San Jose, tôi được gặp gỡ nhà văn Doãn Quốc Sỹ từ tiểu bang Texas đến tham dự với tư cách Cố Vấn.

   Cuối tháng 5 năm 2003, tôi rời San Jose để bay sang Minnesota ra mắt tập sách “Trần Thế Vinh Và Phi Vụ Cuối Cùng” do người bạn là Bạch Hạc tổ chức. Qua đầu tháng sáu, trở về lại Thung Lũng Hoa Vàng, tôi thật cảm động và rất vui khi nhận được món quà quý của bác Doãn Quốc Sỹ gởi tặng qua Bưu Điện, đó là ba tác phẩm đẹp của bác: Ba Sinh Hương Lửa, Vào Thiền và Người Việt Đáng Yêu Tôi ôm những quyển sách ấy trong tay mà bồi hồi nhớ đến thuở học trò với bao niềm vui sướng khi được cầm những quyển sách đẹp, những cuốn truyện hay như thế này. Nói lời cảm ơn bác thôi chưa đủ, tôi muốn được thưa cùng ông: “Bác Doãn Quốc Sỹ ơi, món quà của bác, quý giá vô cùng, vì đó là đôi cánh mạnh mẽ giúp cháu bay về được khung trời thân yêu ngày nhỏ, một thế giới hồn nhiên, trong sáng biết là bao, mà đã lâu cháu phải cách biệt, rời xa với nhiều luyến tiếc và buồn rầu. Bây giờ với niềm vui này, cháu xin cảm ơn bác thật nhiều”.

   Tháng bẩy năm 2004, tôi có dịp qua thăm thành phố Houston. Chuyến đi bất ngờ nhưng cũng rất vui được gặp gỡ nhiều bạn văn, thơ thân mến nơi đây. Chỉ tiếc là không đến thăm bác Doãn Quốc Sỹ được dù rất cảm động với lời mời nhiệt tình tử tế của bác vì không có xe mà nhà bác lại ở một khu vực khác khá xa. Mãi tới hôm cuối cùng mới nghe họa sĩ Phạm Thông cho biết nhà anh chị ở rất gần nhà bác nên có thể đưa tôi đến thăm được thì đã là hôm cuối cùng của chuyến đi, tôi không còn đủ thời gian đến thăm viếng bác, thật là tiếc, chì còn biết hẹn lại với bác và anh chị Phạm Thông một lần khác nếu có dịp trở lại Houston. 


    Và chuyện tôi biết mới nhất về nhà văn Doãn Quốc Sỹ là ông vừa ghé thăm tòa soạn báo Người Việt ở Nam California, tháng  9 năm 2006. Tại đây tình cờ ông gặp lại Luật sư Trần Thanh Hiệp ở Pháp qua Mỹ để diễn thuyết về Dân Chủ và Nhân Quyền. Chuyện ấy vui và cảm động. Vui vì ông được những người phụ trách báo Người Việt đón tiếp niềm nở, thân kính ông như người Thầy, người anh. Cảm động khi nghe mô tả lại cái bắt tay thật chặt, thật thân thiết như tình bạn gắn bó giữa ông và luật sư Trần Thanh Hiệp từ thuở còn sinh viên cùng làm báo chí với nhau đã mấy mươi năm. Những người bạn cùng một thời với nhau, giờ đây kẻ mất người còn. Cuộc biển dâu theo vận nước điêu linh đã ba mươi năm hơn, không biết chừng nào thì… thôi, biết bao người hỏi vậy và chờ đợi không được đành cỡi hạc về cõi khác. Người còn thì lưa thưa. Còn, như nhà văn nhà giáo Doãn Quốc Sỹ quý biết ngần nào. Tôi luôn luôn mong ông vẫn cứ là tác giả Gìn Vàng Giữ Ngọc, là người sống mãi với tuổi thanh xuân Việt Nam. Tôi cầu chúc ông khỏe mạnh, đặc biệt xin được chúc mừng tuổi thọ sinh nhật của ông tám mươi tư tuổi vào ngày 18 tháng 2 năm 2007.

   Viết về Doãn Quốc Sỹ, tôi đứng ở góc cạnh người đọc văn ông hồi tôi còn đi học, hồi tôi ở tuổi mới lớn… Tôi yêu mến những câu văn chải chuốt mà dịu dàng, trong sáng và chừng mực của ông… trong những tập truyện mà ông đã viết.

   Bác Doãn Quốc Sỹ ơi, cháu muốn mãi mãi còn là cô bé học trò đi trên những con đường rợp bóng mát của hàng lá me xanh Sàigòn, nói nho nhỏ bên tai cô bạn cùng trường: “ Nhỏ ơi, mình mới mua được cuốn Dòng Sông Định Mệnh của Doãn Quốc Sỹ” và nghe nó nói: “Hôm nào đọc xong đừng quên cho mình mượn nhé, mình cũng thích đọc truyện của nhà văn Doãn Quốc Sỹ lắm”. Ôi, cái thời xưa thân ái, thuở học trò đó, sao mà tươi vui, nhẹ nhàng, yêu mến quá.

   Cháu mong bác Doãn Quốc Sỹ môt hôm nào sẽ ghé lại San Jose để có một buổi hội ngộ hàn huyên và bác sẽ kể cho nhiều người thương mến bác nghe lại chuyện Sàigòn trước tháng Tư 1975. Ngày đó, cháu sẽ mặc áo dài trắng, đơn sơ như thuở học trò, ngồi lắng nghe giòng thời gian rộn ràng trôi trở lại, xôn xao vỗ về bao kỷ niệm một thuở một thời của Sàigòn yêu dấu cũ…

ngọc thủy
(đầu mùa thu năm 2006)



Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #5 - 21. Mar 2007 , 21:28
 
Quote:
Tôi tin tính nhân bản cuối cùng sẽ thắng. Người Sài Gòn có truyền thống yêu chuộng Tự Do, Dân Chủ, luôn đề cao cùng sống theo những giá trị này.
Nếu sự khôi phục không thể kịp cho tôi thì cho thế hệ kế tiếp, cũng tốt thôi. Tương lai của hàng triệu người Sài Gòn trẻ tuổi, thực tế, sẽ không ở nơi đâu khác hơn là tại Sài Gòn, tại Việt Nam. Để cho họ được sống trong một Sài Gòn như tôi đã từng sống. Một Sài Gòn tươi đẹp, sung túc, thanh lịch và văn minh. Để họ có được cái may mắn như hàng bao lớp thanh niên chúng tôi, đã thương yêu Sài Gòn như người yêu và được Sài Gòn đền đáp lại bằng những ánh mắt, nụ cười, giọng nói ngọt ngào, cách cư xử chân tình của bao nam thanh nữ tú. Cũng như đã đem đến cho chúng tôi những nơi chốn gặp gỡ, hẹn hò thơ mộng, mà hình ảnh, kỷ niệm, khắc sâu trong tim, mãi không rời.

Thinh Không



Anh Lam Sơn ơi ,

My đọc đoạn này tháy như tác gi viết dùm cho My  Wink Cám ơn Anh Lam Sơn  hàng ngày mang về những bài viết hay cho cả nhà đọc.  Wink

Xin mời anh Lam Sơn và các anh chị bấm vào tựa để nghe bài hát  


Em Còn Nhớ Mùa Xuân

sáng tác :
Ngô Thuỵ Miên

tiếng hát:
Thái Hiền



Back to top
« Last Edit: 21. Mar 2007 , 21:30 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #6 - 23. Mar 2007 , 06:00
 
mo bai hat ra khong dươc chi Mỹ ơi
Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #7 - 23. Mar 2007 , 09:42
 
Quote:
mo bai hat ra khong dươc chi Mỹ ơi


Anh Lam Sơn ơi ,

Mở được chứ anh , chắc có thể chậm đó thôi. Anh mở lại và chịu khó đợi một chút xem sao  Wink
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #8 - 30. Mar 2007 , 15:06
 

Chữ   Sàigon  vẫn  còn Sống  mãi  .và  hiện giờ  ở  ngay  thành phố  tháng  3 /2007,nhiều  người vẫn  dùng danh từ  Sàigon .

Khi  tôi  đến  phi  trường Sydney hơi   trễ , hãng máy bay Úc  vẫn  mời hành khách  đi Sàigon   đến  quầy  làm thủ  tục .

Chính  loa  trên tàu  Hoả  từ  Nha  Trang  sắp vào Ga  Hoà Hưng  cũng  nói  sắp  vào  Ga  Sàigon .

Xe Đò  đi  bất cứ Tỉnh  nào cũng đề  Sàigon - Mỹ  Tho - Sàigon Cần Thơ.,Sàigon- Châu đốc  . Tiếng sàigon  quen  thuộc rồi  ,làm  sao  quên được .
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #9 - 01. Apr 2007 , 01:05
 
Đặng-Mỹ wrote on 23. Mar 2007 , 09:42:
Anh Lam Sơn ơi ,

Mở được chứ anh , chắc có thể chậm đó thôi. Anh mở lại và chịu khó đợi một chút xem sao  Wink
v-"n phải chờ đợi rất lâu đó chị Mỹ ơi , chờ hoài mà chẳng thắy chi hết
Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
otgh
Gold Member
*****
Offline



Posts: 7180
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #10 - 01. Apr 2007 , 18:11
 
OTGH mới tìm ra 1 website có Satellite Map của cả nước Việt Nam... Mình có thể click vào Sài Gòn và "drag the mouse" để đi từ Dinh Độc Lập, qua các đường xá để về Gia Định bằng đường Lê Văn Duyệt, đi ngang trường LVD, HNC và Lăng Ông...etc...   

Mời các bạn nếu còn nhớ đường xá của Sài Gòn có thể xài bản đồ này để tìm nhà hoặc là trường của mình.. Wink Grin Grin

Back to top
 

OTGH
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #11 - 03. Apr 2007 , 09:13
 
Quote:
OTGH mới tìm ra 1 website có Satellite Map của cả nước Việt Nam... Mình có thể click vào Sài Gòn và "drag the mouse" để đi từ Dinh Độc Lập, qua các đường xá để về Gia Định bằng đường Lê Văn Duyệt, đi ngang trường LVD, HNC và Lăng Ông...etc...    

Mời các bạn nếu còn nhớ đường xá của Sài Gòn có thể xài bản đồ này để tìm nhà hoặc là trường của mình.. Wink Grin Grin



Cám ơn anh Đồng đã tìm ra cái link rất là hữu dụng này.ÚI chà  Saigon nhìn từ trên xuống trông cũng...đẹp mắt quá nhĩ? Qua giờ mắc bận... đi tìm nhà nè mà tìm chưa ra  Tongue  Cheesy

Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
otgh
Gold Member
*****
Offline



Posts: 7180
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #12 - 03. Apr 2007 , 19:36
 
Quote:
Cám ơn anh Đồng đã tìm ra cái link rất là hữu dụng này.ÚI chà  Saigon nhìn từ trên xuống trông cũng...đẹp mắt quá nhĩ? Qua giờ mắc bận... đi tìm nhà nè mà tìm chưa ra  Tongue  Cheesy



Chị Đậu Đỏ ơi,
Chị đã tìm được ...nhà của chị chưa dzị ??  Roll Eyes Wink Grin Grin Nếu còn đi lạc thì mấy cái nút kia có cả bản đồ in ra và có tên đường rõ ràng nửa đó...  Grin Grin
Back to top
 

OTGH
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #13 - 04. Apr 2007 , 06:38
 
Quote:
OTGH mới tìm ra 1 website có Satellite Map của cả nước Việt Nam... Mình có thể click vào Sài Gòn và "drag the mouse" để đi từ Dinh Độc Lập, qua các đường xá để về Gia Định bằng đường Lê Văn Duyệt, đi ngang trường LVD, HNC và Lăng Ông...etc...    

Mời các bạn nếu còn nhớ đường xá của Sài Gòn có thể xài bản đồ này để tìm nhà hoặc là trường của mình.. Wink Grin Grin

chi thay nươc vn thoi ong than oi, con hinh anh sai gon ba chieu thi khong thay dươc
Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #14 - 04. Apr 2007 , 16:53
 
Quote:
OTGH mới tìm ra 1 website có Satellite Map của cả nước Việt Nam... Mình có thể click vào Sài Gòn và "drag the mouse" để đi từ Dinh Độc Lập, qua các đường xá để về Gia Định bằng đường Lê Văn Duyệt, đi ngang trường LVD, HNC và Lăng Ông...etc...    

Mời các bạn nếu còn nhớ đường xá của Sài Gòn có thể xài bản đồ này để tìm nhà hoặc là trường của mình.. Wink Grin Grin



Đúng là OTGH, quá hay, cám ơn nhe, tìm ra được nè:

...



...

Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #15 - 04. Apr 2007 , 17:40
 
Có ai chỉ dùm Đ Đ đường về Thanh Đa không bà con  Tongue, đi lạc đường hoài nè, vì không đâu giống đâu cả   Sad.
Leo lên xe lam từ rạp Cao đồng Hưng, chạy về hướng Ngã ba Hàng Xanh, đến ngã 3 quẹo tay trái rồi đi....thẳng...thẳng, nhớ ngày xưa phải ôm theo cua tay mặt, đi qua 1 cái chợ chồm hổm nho nhỏ ,rồi qua cầu Thanh Đa. Sao ngày nay hỏng thấy cái gì quen cả, đi một hồi thấy lạ hoắc, lạc luôn tới cầu Bình Triệu  Undecided  Undecided 
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #16 - 04. Apr 2007 , 18:28
 
Quote:
Có ai chỉ dùm Đ Đ đường về Thanh Đa không bà con  Tongue, đi lạc đường hoài nè, vì không đâu giống đâu cả   Sad.
Leo lên xe lam từ rạp Cao đồng Hưng, chạy về hướng Ngã ba Hàng Xanh, đến ngã 3 quẹo tay trái rồi đi....thẳng...thẳng, nhớ ngày xưa phải ôm theo cua tay mặt, đi qua 1 cái chợ chồm hổm nho nhỏ ,rồi qua cầu Thanh Đa. Sao ngày nay hỏng thấy cái gì quen cả, đi một hồi thấy lạ hoắc, lạc luôn tới cầu Bình Triệu  Undecided  Undecided 

Chị xem cái nầy rõ hơn,

http://www.wikimapia.org/#y=10816593&x=106720215&z=16&l=0&m=a
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #17 - 04. Apr 2007 , 18:34
 
Đây , tâm điểm Lăng Ông, kéo lên gặp HNC, kéo xuống thấy LVD

http://www.wikimapia.org/#y=10801101&x=106696944&z=16&l=0&m=a
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #18 - 04. Apr 2007 , 19:08
 
Quote:


Grin Grin Thấy rõ rồi, cám ơn anh Phu De nhé. Tính về Thanh Đa để.... đòi nhà, nhưng coi bộ hỏng... xong  Tongue Tongue. Chắc người ta oánh mình mập mình quá  Tongue Tongue , người ta đã được  làm chủ mấy chục năm rồi  Undecided  Sad
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
binh_SV
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1291
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #19 - 04. Apr 2007 , 19:28
 
Quote:
Đây , tâm điểm Lăng Ông, kéo lên gặp HNC, kéo xuống thấy LVD

http://www.wikimapia.org/#y=10801101&x=106696944&z=16&l=0&m=a


Anh Phú De và chị Đậu Đỏ ơi ,

Cái link này của một người ở khu Bà Chiểu gửi nên tôi thấy có ghi thêm nhiều chi tiết về nhà của bạn bè khu này.  Tôi tìm thấy hẻm và  nhà tụi tôi . Wink
http://www.wikimapia.org/#y=10784871&x=106703596&z=17&l=0&m=a

Back to top
 
 
IP Logged
 
otgh
Gold Member
*****
Offline



Posts: 7180
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #20 - 04. Apr 2007 , 19:44
 
Quote:
Anh Phú De và chị Đậu Đỏ ơi ,

Cái link này của một người ở khu Bà Chiểu gửi nên tôi thấy có ghi thêm nhiều chi tiết về nhà của bạn bè khu này.  Tôi tìm thấy hẻm và  nhà tụi tôi . Wink
http://www.wikimapia.org/#y=10784871&x=106703596&z=17&l=0&m=a



Hehehe.... Ông Phó Nội à, Ủa sao mà mấy cái bản đồ của WikiMapia nầy cũng giống như là bản đồ của tôi đưa lên wa' dzị ?? Nhưng có ghi tên của những chổ đặc biệt thì cũng tốt lắm đó ... Tôi tính cho mọi người "mò" mà anh Phú De và Ông Nội làm bể mánh hết hà .. Roll Eyes Grin Grin Không thấy anh Lam Sơn mò chưa ra sao ??? hahaha  Wink Grin Grin
Back to top
 

OTGH
 
IP Logged
 
otgh
Gold Member
*****
Offline



Posts: 7180
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #21 - 04. Apr 2007 , 19:47
 
Quote:
chi thay nươc vn thoi ong than oi, con hinh anh sai gon ba chieu thi khong thay dươc


Hahaha..anh Lam Sơn à !!! Anh phải click vô cái hình tròn tròn màu cam để xem chổ đó, rồi anh click vô chử GO TO THIS PLACE thì anh sẽ thấy bản đồ chi tiết hơn ... rồi từ đó anh đi dạo chơi thôi ... Anh làm lại xem sao??? Nếu xem được thì hình sẽ rõ ràng như là hình của anh Phú De post ở trên đó ... Grin Grin
Back to top
 

OTGH
 
IP Logged
 
otgh
Gold Member
*****
Offline



Posts: 7180
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #22 - 04. Apr 2007 , 20:06
 
Quote:
Đúng là OTGH, quá hay, cám ơn nhe, tìm ra được nè:

...

...



Anh Phu De à,
Hehehe.... Đúng là sư phụ mà !!! Quên đeo mắt kiếng lão mà cũng biết hết  trơn hết trọi ha .... Wink Grin Grin

TB: Ủa sư phụ đổi tên lại là Phu De hồi nào dzị cà ??  Wink Grin Grin
Back to top
« Last Edit: 04. Apr 2007 , 20:07 by otgh »  

OTGH
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #23 - 12. Apr 2007 , 23:43
 
Quote:
Hahaha..anh Lam Sơn à !!! Anh phải click vô cái hình tròn tròn màu cam để xem chổ đó, rồi anh click vô chử GO TO THIS PLACE thì anh sẽ thấy bản đồ chi tiết hơn ... rồi từ đó anh đi dạo chơi thôi ... Anh làm lại xem sao??? Nếu xem được thì hình sẽ rõ ràng như là hình của anh Phú De post ở trên đó ... Grin Grin
Cảm ơn anh , tôi sẻ làm như anh chỉ dẩn,
Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #24 - 29. Apr 2007 , 22:15
 
Brisbane, ngày 21 tháng 3 năm 2007.

Thưa quí bà con,

Cám ơn quí bà con thương tôi. Chuyện đâu có đáng gì, mà bà con phải buồn, ai cũng đi qua đường nầy, phải chấp nhận vậy, mà không chấp nhận cũng không được. Tính tôi tà tà, để phút chót mới lo, bây giờ hết kịp. Hôm qua vô Bịnh viện vô máu, bác sĩ than phiền đáng lẽ tôi không để tới ngày nay, phải trị từ nhiều tháng trước, họ bắt tôi vô ngay, nhưng lở hứa đi làm, phút chót làm sao họ kiếm người thế, hẹn ngày mai, hôm nay kiếm thêm ít tiền để dành, chết còn có xài. Việc làm suốt tháng tư đã định, bây giờ ủy bỏ, cả ngàn chớ ít sao.

Sáng nay chạy tá hỏa mua áo quần thích hợp mặc trong bịnh viện, mấy năm nay không mua, và một số vật dụng cá nhân, ra ngân hàng trả hết credit card, rủi chết còn nợ, nợ chồng nợ, tính lời năm nầy sang năm khác, kiếp tới trả ná thở, ăn dĩa bánh cuốn lạt nhách. Chưa kịp nằm thở, " nàng dâu Đài Loan" điện thoại nhắc tôi chiều nay có giờ học tiếng Hoa, để dẫn tôi về Đài Loan năm tới. Chết tới rồi còn học, tôi thú thật, nàng dâu cầu chúc mạnh cả buổi, buồn ngủ thấy bà nội. Nàng dâu sau đó điện thoại tổ chức ngay buổi chiều cầu an cho tôi trong chùa Đạo Đài Loan, khó thoái thoát, tôi đành tới, có cả thằng con tôi tới, tới vì " nàng dâu " biểu chớ không phải vì cha nó sắp chết. Họ thành kính dâng lễ cầu cho tôi mau hết bịnh, chết được về Thiên đàng, sau đó họ mời ăn cơm tối.

9 giờ đêm tới nhà, viết cái chúc ngôn để lại. Khi ta chết, không cho ai biết, không tổ chức tang lễ, thiêu ngay lập tức, cách nào rẻ tiền nhứt, không nhận phúng điếu hay hoa. Sắp thật gọn vô túi, áo quần, xà bông, kem...lỉnh kỉnh, sắp mấy cuốn tự điển Hoa, Đức, giết thời giờ. Chuyến đi nầy, hà hà, "Tích thời nhơn dĩ một, Kim nhựt thủy do hàn". Nằm liên tục, nội bất xuất, ngoại bất nhập tối thiểu 7 tuần. Mẹ ơi, nhớ tới màu máu và những cây kim đâm, kim đâm vô thịt thì đau, quên câu sau.

Thằng con hỏi tới hỏi lui, hỏi cũng vô ích, đủ rồi, khỏi cần biết chuyện ta, hồn ai nấy giử, 7 năm nay sống với địa ngục, đừng vô thăm ta, ta không cần, coi như ta thiếu nợ mi, trả nợ xong ta đi, đủ rồi đừng đòi thêm, ta vào nhà thương, đâu còn khả năng đi làm, lấy tiền đâu trả. Nhà cửa xe cộ đó, tiền ta để lại đó, trả hết rồi nghe, ta đi tay trắng, còn lại nắm tro như rác.

Đêm cuối ở nhà, buồn vui , nhớ bà con web Châu Đốc, chưa biết mặt mà có lòng với nhau, biết lấy gì đền đáp. Cám ơn anh Hai Trầu, anh Chung an ủi, anh Vũ Thất tặng cánh rừng thưa và bải cỏ xanh giống cảnh New Zealand, Đông Tưởng điện thoại chia sẻ chuyện đời, cuời ha hả.

Khi nào có cơ hội, tôi viết lên web thăm bà con, vắng tiếng, thì coi như Good Bye.

Nghĩa 



Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #25 - 10. Sep 2007 , 17:50
 

Anh Lam Sơn ơi,

Nọ nay ít thấy anh, anh vẫn khoẻ chứ ạ ?
My mời anh dùng với cả nhà bánh sinh nhật DD/LVD tròn 3 tuổi , và tặng anh bó hoa đẹp để cám ơn anh đã sưu tầm nhiều bài vở bổ ích cho D/D LVD. 
My thân kính chúc anh luôn vui mạnh nhé.

...

Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #26 - 30. Dec 2007 , 23:47
 

Chị Mỹ ơi,
  vì quá bận rộn với cuộc sống, nên đã vắng tiếng trong thời gian qua, nay có dịp trở lại; và xin gửi tiếp theo sau đây , bài viết nhặt nhạnh được trên net ,

      MẤT TÊN, SÀI GÒN MẤT CẢ VẺ ĐẸP XƯA
Văn Lang/Người Việt



Sài Gòn lúng túng hướng phát triển đô thị

SÀI GÒN - Người Sài Gòn nói như thế này, "Ðồng đô la lăn tới đâu thì nhà hàng, khách sạn, vũ trường, cũng như... công trường mọc lên tới đó." Bên cạnh sự xuất hiện những cao ốc hiện đại và hào nhoáng, chính những tòa nhà mới này phá vỡ không gian kiến trúc cũ của Sài Gòn. Sài Gòn xây dựng quá nhanh, dẫn đến nhiều bất cập trong kiến trúc đô thị của thành phố 300 năm tuổi.

Gần đây, một tập đoàn của Châu Âu có dự định đầu tư vào khu bến Bạch Ðằng của Sài Gòn với dự án xây một khu thương mại lên tới... $10 tỉ. Nhưng chính quyền thành phố tỏ ra lúng túng trong việc phê duyệt dự án này, vì nhà đầu tư dự định sẽ xây dựng những cao ốc thương mại cao khoảng 80 tầng, trong khi tòa nhà cao nhất thành phố hiện giờ là 30 tầng. Vì chưa có "hướng" quy hoạch tổng thể, chính quyền thành phố không quyết định được việc cho phép tập đoàn kia xây tòa cao ốc cao bao nhiêu tầng thì vừa!

Một chuyên gia nhận xét, để phê duyệt được dự án này, có lẽ chính quyền thành phố phải mở một cuộc thi cho các kiến trúc sư trong và ngoài nước về một đề án tương lai cho cảnh quan đô thị Sài Gòn. Cũng theo chuyên gia này, từ khi phát động cuộc thi cho đến khi "hội đồng thành phố" chọn ra được một đề án kiến trúc khả thi cho Sài Gòn, có lẽ phải mất tới... 1 năm. Dân đầu tư ngoại quốc không chờ được tới một năm.

Thật sự, Sài Gòn lúng túng trong hướng hướng triển, vì không xác định được hướng phát triển chính của Sài Gòn theo một "trục" nhất định nào đó. Một số hướng được đưa ra: hướng phát triển về phía Nam Nhà Bè (kết nối với khu đô thị mới là Phú Mỹ Hưng) hay phát triển về hướng Ðông Bắc với sự ra đời của các khu công nghiệp và khu đô thị mới (hướng phát triển về Hóc Môn-Củ Chi, đất rộng, người thưa, lại nằm trên trục lộ chính của con đường Xuyên Á chạy dài từ BangKok-Thái Lan xuống), hay hướng ra khu công nghiệp Biên Hòa (tạo thành một "tam giác" kinh tế-đô thị là Sài Gòn-Biên Hòa-Vũng Tàu).

Vì lúng túng và bị động trong việc phát triển kinh tế-công nghiệp, Sài Gòn lúng túng trong qui hoạch kiến trúc đô thị. Không xác định được khu trung tâm Sài Gòn sẽ cao bao nhiêu tầng, Sài Gòn sẽ không thể xác định khu ngoại biên-vành đai của thành phố sẽ cao bao nhiêu để tạo một cảnh quan hài hòa. Ngay cả việc giữ nguyên diện mạo cũ của khu trung tâm (với trục chính là đại lộ Nguyễn Huệ) hay cho phép xây mới cũng chưa ngã ngũ.

Về lý thuyết, xây dựng thành phố phải giữ lại những khu phố xưa vì đó là "linh hồn lịch sử". Trên thực tế, cho đến bây giờ mới nêu ra điều này thì đã quá... trễ. Ví dụ, con đường Tự Do (cũ) - có lẽ là con đường đẹp nhất của Sài Gòn với kiến trúc có từ thời thuộc địa (do người Pháp xây dựng), với một đầu là nhà thờ Ðức Bà và một đầu là khách sạn Majestic (hai kiến trúc tiêu biểu của người Pháp ở Sài Gòn, nếu không kể thêm Bưu Ðiện Sài Gòn và nhà hát Tây).

Không những thế, toàn bộ những nhà hàng, khách sạn, biệt thự trên con đường này đều hoàn toàn mang phong cách "kiến trúc thuộc địa", như Givral, Caravelle, Continental... Nhưng có lẽ, do thiếu hiểu biết mà những kiến trúc trên con đường này đều đã được sửa chữa, tân trang nhìn... chẳng giống ai. Chẳng hạn, nhà hát Tây (Hạ Viện cũ của Sài Gòn) đã được "làm mới " lại, mái ngói xưa thì được thay bằng... mái tôn (màu). Và mặt tiền của những tòa nhà, khách sạn trên con đường Tự Do cũng được sơn phết lòe loẹt làm hoàn toàn mất đi vẻ đẹp cổ kính và quý phái của Sài Gòn.

Khi nét đẹp xưa của Sài Gòn không còn nữa thì Sài Gòn chỉ là "thành phố Hồ Chí Minh" - một thành phố mất gốc và quê mùa.

Tôi đã thấy nhiều du khách ngoại quốc (đặc biệt là du khách Hàn Quốc và Nhật Bản ) dừng chân chụp hình kỉ niệm bên nhà thờ Ðức Bà và khách sạn Majestic (chứ không ai dừng chân bên những tòa nhà cao tầng mới như "Diamon Plaza" để chụp hình). Không biết giữ gìn những kiến trúc cổ (và đẹp) có từ thời thuộc địa, Sài Gòn mất đi một ưu thế trong việc thu hút khách du lịch ngoại quốc, đồng thời vì mất đi nét đẹp cổ kính của kiến trúc thuộc địa, Sài Gòn nhìn bỗng trơ tráo và chẳng giống ai.

Trở lại "đề án kiến trúc" của Sài Gòn, ngoài việc không xác định được hướng phát triển của đô thị, còn có "hai phái" chủ trương phát triển đô thị Sài Gòn theo hai kiểu.

Kiểu thứ nhất là kiểu "hình nón" (với việc xây những tòa nhà cao tầng ở khu trung tâm và giảm dần độ cao khi ra ngoại vi thành phố). Còn mô hình thứ hai là kiểu "hình phễu" (giữ nguyên khu trung tâm và phát triển những tòa nhà cao tầng ở khu... ngoại vi).

Về tổng quan thì như thế, nhưng khi đi vào chi tiết của việc xây dựng thì những bất cập càng lộ rõ trong việc chấn chỉnh và quản lý xây dựng đô thị. Một kỹ sư xây dựng kêu trời, về mặt nguyên tắc, khi phê duyệt cho phép xây dựng một tòa cao ốc thì nhất thiết trong bản thiết kế phải có khu tầng hầm (dành để đậu xe). Nhưng hầu hết những tòa cao ốc mới được xây ở Sài Gòn đều không có tầng hầm để đậu xe, lý do: chi phí làm tầng hầm sẽ đẩy giá thành xây dựng tòa nhà lên cao. Kiến trúc sư này nói: "Văn phòng kiến trúc thành phố đã cố tình nhắm mắt làm ngơ trước một nguyên tắc căn bản của xây dựng là cao ốc thì phải có tầng hầm." Nhưng hậu quả thì sau này sẽ trở thành một gánh nặng và là một "gánh nợ" cho thành phố. Vì không có tầng hầm đậu xe, nên xe của các tòa cao ốc trên đại lộ Nguyễn Huệ đều đậu tràn ra đường. Về lâu dài, khi Sài Gòn phát triển, số lượng xe hơi sẽ gia tăng. Lúc đó lấy đường đâu mà đậu xe?

Ngoài nạn kẹt xe và không có chỗ đậu xe (hơi), việc phát triển "hạ tầng cơ sở" giao thông đô thị của Sài Gòn cũng còn rất kém. Ðường sá Sài Gòn nay không còn thơ mộng như xưa. Còn đâu những người em gái nhỏ tóc dài với tà áo dài trắng nên thơ đạp xe trên những con đường vắng với lá me bay bay những chiều tan lớp! Sài Gòn bây giờ đông đúc và chật chội, nắng và bụi khói xe đã làm cho chút thơ mộng, chút nên thơ của những ngày xưa chết theo!

Một trong những yếu kém nữa của kiến trúc đô thị Sài Gòn là thành phố thiếu những không gian rộng lớn, thoáng đãng của những quảng trường. Bên cạnh đó, những kiến trúc về tượng đài của Sài Gòn hầu như không có tác phẩm nào xuất sắc, nổi bật có thể dùng làm biểu tượng cho thành phố (nếu không muốn nói là hầu hết đều nhỏ bé và... xấu xí , trừ tượng của tướng quân Trần Hưng Ðạo bên bờ sông Sài Gòn).

Bên cạnh đó, nạn xâm thực của đời sống vào những kiến trúc văn hóa là điều đáng báo động. Ðiển hình là cảnh quan của nhà thờ Ðức Bà, bị "bao vây" bởi những con đường xe cộ ồn ào và bởi hai "tòa tháp đôi" mới xây dựng sau này.


Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
HOA_HUNG
YaBB Newbies
*
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 17
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #27 - 17. Mar 2009 , 16:37
 
Đặng-Mỹ wrote on 10. Sep 2007 , 17:50:
Anh Lam Sơn ơi,

Nọ nay ít thấy anh, anh vẫn khoẻ chứ ạ ?
My mời anh dùng với cả nhà bánh sinh nhật DD/LVD tròn 3 tuổi , và tặng anh bó hoa đẹp để cám ơn anh đã sưu tầm nhiều bài vở bổ ích cho D/D LVD.  
My thân kính chúc anh luôn vui mạnh nhé.

...

  Chi Dang My than,
  Lau lam khong co thoi gian de vao sinh hoat cung voi cac chi o dien dan, nay co chut thoi gian ranh , xin gui den cac chi cau chuyen ngan , rat cam dong ,
HƯƠNG DON
Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích



Lời mào đầu:      

Don là món ăn độc đáo của tỉnh Quảng Ngãi. Một món ăn đã nối kết tình yêu trên đất khách, gắn bó tình người với quê cha đất tổ. Người Quảng Ngãi có lưu lạc bất cứ nơi đâu vẫn luôn nhớ về DON

  Don là loại ốc sống ở cuối dòng sông Trà Khúc gần cửa biển, thường được gọi là vùng nước chè hai. Trên toàn cõi Việt Nam chỉ tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều loại ốc nầy.

Don có mùi thơm như hến nhưng dịu hơn, nước ngọt hơn. Don không giống hến, vỏ Don dài như loại “ốc đòn xóc” rất mỏng có sắc nâu hồng. Ruột don dài có những tua hồng bao quanh.

 

* * *

Đến định cư tại miền Bắc California Hoa Kỳ hơn nửa năm, bỗng một hôm, tôi nhận được cú điện thoại của Thung từ Texas gọi qua. Thung là bạn học, cũng là chiến hữu của tôi ngày xưa. Hắn đề nghị gởi vé máy bay mời tôi qua Houston chơi. Nhân tiện thăm viếng khu vực dễ làm ăn và giá nhà cửa cũng dễ thở hơn nhiều so với San Jose. Tôi đồng ý. Một tuần lễ sau, một vé máy bay và một cái check 300 Mỹ kim trong bì thư gởi đến. Đây là một món quà khá  hậu hỉ ở đất lạ quê người. Ba ngày sau, tôi lên máy bay của hãng Continental Airlines đi Texas. Bay suốt bốn tiếng đồng hồ, chiếc Boeing mới hạ cánh xuống phi trường Houston. Thung đón tôi tại lối ra của khu hành khách. Vào năm 1974, chúng tôi cùng thụ huấn khóa 1 Cao cấp Chiến Tranh Chính Trị tại trường Đại Học CTCT Đà Lạt.  Ngày ấy, trông hắn rắn rỏi, khuôn mặt sạm nắng mà hôm nay, sau mười sáu  năm định cư tại My,õ hắn hoàn toàn lột xác. Nước da trắng hồng đỏ au, cái bụng căng trònï, dáng người bệ vệ “rất ông chủ”. Mà chủ thực. Thung làm chủ cái chợ bán toàn đồ biển. Vợ và con quản lý còn Thung lo chạy vòng ngoài.

 

Ngày hôm sau Thung đưa tôi đến thăm cơ sở làm ăn của gia đình. Nào phòng mạch nha sĩ của đứa con trai đầu lòng, phòng dịch vụ về Bảo lãnh Di trú của đứa con gái. Sau đó Thung mời tôi đi ăn trưa.

 

Nhà hàng đồ biển có tên Cổ Lũy Restaurant tọa lạc tại khu sầm uất nhất của người Việt và Hoa tại thành phố Houston. Vào giờ xế trưa, nhà hàng hơi vắng khách nên chúng tôi chọn chiếc bàn đặt gần quầy thu tiền. Người bồi bàn trao cho chúng tôi bản thực đơn. Cái tên Cổ Lũy nghe quen thân quá. Tôi nghĩ, có lẽ chủ nhà hàng là người Quảng Ngãi. Bởi Cổ Lũy là tên một cửa biển từ hai dòng sông Trà Khúc và Sông Vệ nhập vào. Nơi đây thuyền bè tấp nập ra vào bến tàu Phú Thọ                 .

 

Trong tờ thực đơn có món “Hến xúc bánh tráng”. Nhìn thấy hến mình lại nhớ đến món don. Chẳng cần xem tiếp tờ thực đơn, tôi gọi ngay cho mình một tô don. Cô bồi bàn giọng miền Nam nhìn tôi ngạc nhiên hỏi:

- Don là món gì vậy, nghe lạ quá hỡ ông ? Thực đơn nhà hàng này không có món đó.

- Cái món “Hến xúc bánh tráng” trong thực đơn có ghi, tại sao lại không có món don?

Tôi vừa cự nự (kiểu Quảng Ngãi hay co) vừa chỉ cho cô chạy bàn cái món ruột hến, rồi tiếp:

- Nếu không có don thì cho tôi cái món số 15 này.

 

Cô gái bồi bàn đi vào bếp. Ngay sau đó, một phụ nữ đứng tuổi ăn mặc sang trọng từ quầy thu tiền đi thẳng đến bàn chúng tôi. Bà có mái tóc ngắn làm nổi bật khuôn mặt trái soan đầy đặn với làn da mịn màng. Thung khều chân tôi nói nhỏ: “Bà chủ”

 

- Chào hai anh. Người đàn bà nở nụ cười thân thiện.

- Chào bà chủ, Thung đáp lễ.

- Vị nào thích món don ? bà chủ tươi cười hỏi.

-Thưa bà, tôi ạ.                                                                                                                   

- Xin lỗi, anh  người quê Quảng Ngãi ?

- Tại sao bà biết ?

- Tôi chỉ đoán thôi, bởi vì chỉ có dân sống tại Quảng Ngãi mới thấy thích thú món don. Thế bà cũng là người Quảng Ngãi, đúng không?

- Anh nghĩ sao mà đoán ra thế?

- Chỉ nhìn cái tên hiệu Cổ Lũy của nhà hàng là biết ngay.

- Nầy ông anh, trước kia ở Quảng Ngãi, anh sống ở huyện nào vậy?

- Tôi ở thị xã, trên đường Quang Trung.

 

Người đàn bà nhìn tôi một chặp lâu rồi quay vào bên trong nhà hàng. Lát sau, món ăn được bưng ra. Một tô bún chả cá cho Thung và một dĩa ruột hến xúc bánh tráng cho tôi. Lâu lắm rồi tôi mới nghe lại mùi hến. Hến ở quê nhà ruột nhỏ, dai và thơm. Còn hến đóng hộp nhập cảng con lớn, mềm lại mất hết mùi vị. Ngày xưa, mỗi lần đi Huế, tôi nhất định phải ăn cho được một lần cơm hến. Đi đâu xa trở về Quảng Ngãi, tôi không thể nào quên ăn một bữa don cho đã cơn ghiền.

 

Cô bồi bàn bưng hai ly nước cam vắt đến bàn chúng tôi nói của bà chủ mời, có kèm theo một tấm danh thiếp trao cho tôi. Mặt sau danh thiếp là chữ viết của bà chủ nhà hàng mời riêng tôi đến nhà vào chiều Thứ Bảy. Đặc biệt, bà khoản đãi món don do bà nấu. Phần dưới là số phone và địa chỉ nhà riêng.

 

Trên đường về, tôi hỏi Thung.

 

- Cậu nghĩ sao cái trường hợp lạ lùng này ?

 

- Ở quê người, nhớ cố hương, gặp người Việt đã mừng rồi huống chi lại là đồng hương Quảng Ngãi. Bà ấy mời cậu đến nhà có lẽ để hỏi thăm tin tức bà con ở quê nhà. Cứ nhìn dáng dấp bà ấy với cái cơ ngơi nầy là cậu hiểu ngay bà ta là dân trụ ở đây khá lâu. Biết đâu cơ may đem đến cho cậu công ăn việc làm ở thành phố này. Bạn tôi suy luận như thế. Riêng tôi, vì lạ đất lạ người nên có phần bồn chồn, áy náy. 

 

                                                          * * *

 

             Hương vị của món hến xúc bánh tráng làm tôi nhớ đến kỷ niệm ngày mới lớn nơi quê nhà. Tôi từ trên quê xuống tỉnh học, ở trọ nhà người chị thứ Tư trên đường Quang Trung Thị xã Quảng Ngãi. Anh chị dành cho tôi căn phòng trên căn gác lửng. Có ban-công nhô ra làm mái hiên cho tầng dưới. Thông thường mỗi sáng, tôi thức dậy học bài rất sớm. Đường phố vẫn còn sương mù vướng mắc đó đây. Hàng cây bên đường trĩu nặng những hạt sương khuya, dấu kín bóng đêm trong vòm lá sum sê. Khi chân trời vừa rựng đỏ khuất sau hàng tre hướng Đông, là tiếng rao hàng ăn buổi sáng bắt đầu râm ran trước đường nhựa. Nào xôi, bánh bột lọc, cháo gà, bánh canh, bánh mì... đủ các loại hàng ăn vặt, và cũng đủ các loại âm thanh. Tiếng trầm, tiếng bổng, tiếng hơi khàn, giọng Huế, giọng Bắc, giọng Nam... Duy có tiếng rao : “Ai ăn don ho..o..o.. ông” là khiến tôi để ý. Tiếng “ho..o..o..ông” sau cùng kéo dài không đủ hơi chứng tỏ người rao hàng không phải giọng của người đứng tuổi. Tiếng rao nghe lánh  lót như chim non mới tập hót, âm điệu ngây thơ rời rạc. Tôi ngồi học mà vẫn để ý đến tiếng rao bán don vang lên trước nhà. Tiếng rao như bị sương lạnh buổi sáng sớm làm quánh lại không thoát ra được, nó nhỏ dần, nhỏ dần rồi hút mất ngoài xa.

 

    Một hôm, tôi đang đứng tập mấy động tác hít thở trên ban-công, chợt tiếng rao “Ai ăn don ho..o..ông” quen thuộc vang lên phía dưới đường. Tôi vạch bức mành nhìn xuống thấy một người con gái mặc chiếc áo bà ba trắng thân hình mỏng mảnh với gánh don trên vai.

“Ê don”, tôi gọi cô nàng đứng lại rồi vộïi vàng xuống thang gác.

 

Gánh don đã được đặt trước hiên nhà, nàng đứng đó chờ tôi mở cửa. 

        

- Anh ăn don ?

 

Nàng hỏi khi tôi nhẹ nhàng lách mình qua cánh cửa sắt. Là một cô bé ước chừng mười ba mười bốn. Mái tóc vừa chấm vai che một bên khuôn mặt trái soan còn măng tơ. Tôi nhìn vào ngực cô bé, đôi nhũ hoa hồng hồng như hai núm quả cau nhú bên trong làn vải mỏng không áo lót, khiến cô bé cúi mặt thẹn thùng. Bạn học của tôi, những cô nữ sinh cùng cỡ tuổi đã bắt đầu chưng diện se sua, áo ngoài áo trong, phần trên phần dưới đủ cả, không khác chi người lớn. Còn cô bé, với chiếc quần đen, áo bà ba trắng mộc mạc nổi bật nét đẹp của người con gái chân quê.

 

-  Anh ăn don?               

                                                                                   

Cô bé nhắc lại lần nữa, tôi sực tỉnh trả lời :

 

-  Không ăn don, kêu cô lại làm gì?

 

Cô bé chợt hiểu nở miệng cười chữa thẹn khoe hàm răng trắng đều như những hạt bắp nếp. Nụ cười hồn nhiên khiến người đối diện cũng thấy lòng dạt dào, xao xuyến. Cô bé hai tay thoăn thoắt múc don. Mùi don thơm nồng pha chút hương biển từ ui don bay lên ngào ngạt. Cô bé trao cho tôi tô don còn bốc hơi cùng với chiếc bánh tráng nướng và hai trái ớt xiêm tươi xanh. Ăn don đâu cần phải bàn ghế. Tôi đặt bát don xuống nền xi măng, bẻ bánh tráng bỏ vào tô giằm luôn hai trái ớt. Nước don ngọt và béo. Cái ngọt độc đáo không phải vị ngọt của thịt, cá mà vị ngọt rất đậm đà hương vị quê hương. Lại thêm vị nồng cay của ớt, mùi thơm của bánh tráng nướng nó quyện vào lưỡi, ngấm vào chân răng, kích thích tận cùng tế bào vị giác. Nước don nuốt tới đâu ấm tới đó. Trời lạnh mà ta ăn don vào buổi sáng thì mới thưởng thức được hết cái thú ăn don ở quê nhà. Miếng don cuối cùng để lại trong miệng, trong cổ của ta vị ngọt ngọt, cay cay, nồng nồng, thơm thơm quyến rũ lạ kỳ. Nó khiến người ăn don không muốn dừng ở tô thứ nhất.

 

           Tôi ăn ngon lành. Miệng hít hà vì ớt cay. Cái lưỡi tê tê, mắt mũi xông lên mùi cay nồng của loại ớt xiêm vô cùng hấp dẫn làm cho nước mắt nước mũi tuôn ra.  Nhìn cách ăn rất thật tình của tôi, cô bé cứ che miệng cười. Một tô, hai tô rồi ba tô. Cô bé trợn trừng đôi mắt, đôi mắt bồ câu đen lay láy. Cô kêu lên :

 

- Coi chừng bể bụng đó, anh Hai !

 

Ô, lần đầu tiên tôi được một người con gái gọi bằng anh. Anh Hai. Mười sáu tuổi, học lớp đệ Tứ rồi đấy nhé. Thế mà cha mẹ, anh chị cứ gọi tôi là Út Đẹt. Mẹ tôi thường nhắc chuyện hồi tôi còn nhỏ. Đã bốn, năm tuổi rồi mà vẫn còn bú và ăn cháo. Các bà chị tôi chế nhạo hoài mỗi lần tôi ôm vú mẹ. Chị Hai tôi hay trách mẹ tôi nhiều nhất :

 

- “Mẹ ơi, mẹ cưng chiều nó quá làm sao nó thành người lớn”.

 

Mẹ tôi cười, nhỏ nhẹ bảo :

- “Các chị lớn cả rồi còn em nó út ít mà”. Chị tôi bực mình bảo:

- “Chừng đó tuổi mà chưa chịu dứt sữa. Chẳng lẽ đến khi đi học, mẹ phải mang vú đến trường cho Út  sao ?”

 

Chị Hai nói xong bỏ đi. Mẹ vò đầu tôi, tóc còn ướt nhẹp mồ hôi, âu yếm :

- “ Giàu út ăn, khó út chịu”, “Mẹ có sữa con nhờ”.

 

Cái hòn đá bàn dưới bến sông, nơi để giặt áo quần là chỗ ngủ của tôi trong những buổi trưa hè. Nền nhà lót gạch trước bàn thờ là giường ngủ của tôi trong những đêm nóng bức. Các chị tôi thường hay đùa cợt:

 

- “ Thằng Út cứ ăn chay nằm đất kiểu nầy, lớn lên nó trở thành thầy chùa là cái chắc”.

 

Tôi là đứa con thứ bảy trong gia đình. Những tá điền, người làm cho cha mẹ tôi đều gọi tôi là cậu Bảy Út. Thế mà bác Tám Đang ở xóm dưới dám đặt cho tôi biệt danh “Bảy Thưa” chỉ vì mấy cái răng cửa của tôi mọc hơi sưa một chút. Cái thân hình của tôi hồi đó mỏng như thân con nhái bén. Da dẻ sần sùi khô khốc bởi suốt ngày cứ để lưng trần chạy ngoài nắng. Mỗi lần bạn bè rủ tôi đá banh trên ruộng lúa mới cắt, chúng nó cứ la oang oang cái tên “Bảy Thưa” nghe chẳng đẹp tý nào ấy:                     

- Ê “Bảy Thưa” đưa banh qua cho tao. Nào, “Bảy Thưa” banh đây sút vào...”.ƠNG

Tức lắm, tôi bèn ra một điều kiện:

- “Nếu bọn bay còn gọi cái tên “Bảy Thưa” nữa là tao bỏ chơi. Nhóm thằng Thới xóm Thọ Đông đang chiêu dụ tao đó. Liệu hồn!”...

-  Nầy cô bé, sao không múc tiếp một tô nữa?

- Anh à, em chưa hề thấy người nào ăn đến ba tô don mà còn kêu thêm nữa, ăn no quá mất ngon, thôi để ngày mai nghe anh,

           Tiếng “nghe anh” của cô bé sao mà êm đềm quá, ngọt ngào quá. Bỗng nhiên tim tôi đập rộn ràng. Tôi muốn hỏi tên cô bé nhưng cứ ngại ngùng, đành phải móc tiền ra trả. Cô bé đi rồi, tiếng rao “Ai ăn don ho...o...ông” đã văng vẳng ngoài xa mà tôi vẫn còn đứng nhìn theo thẫn thờ. Sáng hôm sau, cô bé cất tiếng rao hàng rồi đặt gánh don trước hiên nhà chờ đợi. Tôi lại vội vàng mở cửa :

- Nầy, đằng ấy tên gì vậy ?

- Em tên Thuyền, cô bé trả lời, rồi dạn dĩ nhìn tôi hỏi:

-Thế còn tên anh ?”

- Hạo.                           
- Hạo, cái tên lạ quá !                                                                

Cô bé nhắc lại tên tôi rồi cười bẽn lẽn. Đôi tay Thuyền múc don lẹ làng, vén khéo không hề rơi rớt. Tôi để ý lần này, cô bé đem theo một cái tô cỡ lớn hơn, khác hẳn với những cái tô khác chồng trên miệng ui. Cô tự ý bẻ bánh tráng cho vào tô trước khi đổ don vào. Vừa làm cô bé vừa giải thích:          


-  Làm thế nầy don còn giữ được độ nóng, và hương don không bị loãng.    

 

           Cô bé trao tô don cho tôi, vô tình tôi đặt bàn tay chạm phải tay nàng. Bé cúi mặt thẹn thùng khiến hai tai nàng rựng đỏ, Thuyền bảo:

 

- Mỗi sáng anh ăn hai tô nầy là đủ rồi.

 

           Từ đó, sáng nào tôi cũng ăn don của cô bé Thuyền.

 

Thỉnh thoảng chị tôi mua ốc don tươi về nấu. Thông thường chị thêm vào nồi don cả thịt bằm, tóp mỡ, nhưng tôi ăn một cách lơ là chẳng thấy hấp dẫn tý nào.  Chị tôi chế giễu:

 

- “ Thằng Út nó đâu có mê don, chỉ mê con nhỏ bán don”. 


           Có lần tôi cố tình giữ bàn tay Thuyền bên dưới tô don, cô bé cứ để nguyên nhìn tôi với ánh mắt long lanh tình tứ. Chặp lâu sau, nàng rút tay về hối thúc:

 

- Người ta thấy kìa, ăn đi kẻo nguội.

 

           Thế là suốt mùa don, cô bé Thuyền ít có buổi sáng nào vắng mặt. Ăn hoài tôi đâm ghiền. Ngày nào Thuyền không đến là suốt ngày đó tôi thấy trống vắng lạ thường. Tôi nhớ hương vị của don, tôi nhớ khuôn mặt của Thuyền. Suốt ba tháng hè tôi không về quê lấy cớ học bài thi. Có lẽ nhờ ăn don mà thân thể tôi đẫy đà. Da dẻ tôi thêm hồng hào trắng mịn. Bà chị tôi phát giác sự “thay da đổi thịt” của thằng em út.  Chị chế nhạo:

 

- “Nghèo nghèo, nợ nợ kiếm cô vợ bán don. Mai sau có chết cũng còn cặp ui”         

 

           Năm đó tôi đậu bằng Trung Hoc Đệ Nhất Cấp, cha mẹ tôi cho tôi theo người anh họ vào Sài Gòn tiếp tục học. Tôi từ biệt Quảng Ngãi mà nghe lòng mình buồn tê tái. Tôi ra đi lúc trời chớm Thu, những cơn mưa đầu mùa đã làm cho nước sông dâng cao. Tôi còn nhớ lời Thuyền dặn: “Khi nào nước sông dâng cao thì don không còn nữa. Chừng ấy em sẽ không còn dịp gặp anh, chỉ còn biết hẹn anh vào mùa don tới đầu tháng Hai âm lịch”.

 

           Biết như thế nhưng sáng nào tôi cũng trông tiếng rao của Thuyền. Tôi mong gặp nàng để nói lời từ biệt. Giờ phút chót ngồi trên xe đò mà tôi vẫn dõi mắt đợi chờ, hy vọng Thuyền xuất hiện. Khi xe chuyển bánh, mẹ và chị tôi mắt rưng rưng lệ nắm tay tôi từ giã. Tôi không cầm được xúc động đã òa khóc. Lần đầu tiên tôi xa cha mẹ, xa gia đình cách gần ngàn cây số. Tôi cảm thấy nỗi cô đơn như đè nặng lên lồng ngực mình. Tôi thương mẹ, thương chị. Nhưng tình của tôi đối với Thuyền vừa nồng nàn vừa xót xa. Tôi xót thương vì cuộc sốùng của nàng quá lam lũ. Tuổi vừa lên ba, cha Thuyền đã tử nạn theo tàu đánh cá ngoài khơi khi bị cơn bão bất ngờ ập tới. Mồ côi cha, mẹ ở vậy nuôi Thuyền ăn học hết bậc Tiểu học. Mới chừng ấy tuổi mà phải từ giã ghế nhà trường, lăn lộn vào trường đời. Mẹ nấu don, Thuyền gánh bán dạo hàng ngày đi về trên mười cây số. 

 

Những đêm đầu tiên ở Sài Gòn, tôi nhớ day dứt nụ cười rạng rỡ của Thuyền. Nhớ đôi bàn tay nhỏ nhắn của nàng run run trong bàn tay tôi. Nhớ đến hương vị thơm lừng của tô don với chất béo của ruột don trộn mùi cay nồng của ớt, mùi bánh tráng nướng, mùi hành lá tươi. Nó tổng hợp thành hương vị không có món ăn nào so sánh được. Don Quảng Ngãi chiếm lĩnh cương vị độc tôn đối với người dân Quảng Ngãi bởi nó là món ăn quê hương. Và đối với riêng tôi có pha cả mùi hương con gái của Thuyền.

 

Xa nơi chôn nhau cắt rún lần đầu, tôi nhớ nhất là những chuyến đi chơi với bạn bè trên núi Thiên Ấn. Sau một hồi leo giốc mệt bở hơi tai, khát nước khô cả cổ chỉ cần uống mấy ngụm nước giếng của nhà chùa là cơn mệt cùng mồ hôi tan đi hết. Có người bảo đó là nước của Tiên Phật độ trì. Một truyền thuyết kể rằng có một vị sư đến đào giếng này suốt cả năm trời, khi giếâng có nước thì vị sư ấy biến mất. Ngôi chùa Thiên Ấn tọa lạc trên đỉnh núi có mặt bằng vuông vức, cao hơn mặt nước biển trên trăm mét, nhưng nước giếng trong và ngọt cung cấp cho chùa không bao giờ cạn. Quả là điều rất hiếm.  Đây là “Đệ nhất thắng cảnh” của quê nhà có tên là “Thiên Ấn Niêm Hà”do quan Tuần Vũ Nguyễn Cư Trinh đặt tên trong mười bài thơ Đường Luật. Mỗi bài ca ngợi một thắng cảnh của tỉnh Quảng Ngãi.  Đứng trên đỉnh núi nhìn bao quát ta thấy dòng sông Trà Khúc óng ánh bạc uốn mình theo những lũy tre xanh đến tận cùng cửa Cổ Lũy trước khi nhập vào biển Đông. Nơi đây ta có thể thưởng ngoạn thêm “Đệ nhị Thắng cảnh” của quê hương, đó là “Cổ Lũy Cô Thôn” nằm im lìm nơi cửa biển, nước bủa mênh mông. Nhìn chệch qua bên trái là mũi Ba-Tâng- Gâng phơi mình với sóng bão đại dương. Để hồn trải rộng đến cuối chân trời, ta có cảm tưởng như người được thoát tục về nơi tiên cảnh. Kẻ nào có tham vọng, mang ý đồ đen tối mà đối diện với cảnh sắc nầy, trong thoáng chốc cũng tạm thời quên đi.

 

Vào những ngày sắp nghỉ Hè, tôi nhận được thư của chị tôi:

 

“... Đầu mùa don năm nầy, con bé bán don trở lại. Sáng nào nó cũng đặt gánh don trước cửa nhà chị. Lâu lâu nó rao lên “Ai ăn don hông” rồi đứng đó đợi chờ. Người ta không biết nó đợi chờ ai, nhưng chị, thì chị đoán biết. Thời gian kéo dài cả tháng trời, chị thấy tội nghiệp nên thỉnh thoảng kêu don của nó cho cả nhà ăn buổi sáng. Đôi mắt nó thật buồn, cứ lén nhìn sâu vào trong nhà mà không dám hỏi. Một hôm, cầm lòng không được, chị cho nó biết là em vào Sài Gòn học đã gần một năm. Sau đó chị không còn thấy con bé bán don trên con đường nầy nữa...”

 

Đêm đó tôi nằm mơ nghe thấy tiếng rao: “Ai ăn don ho...o...ông” như tiếng chim cuốc lẻ đôi khắc khoải gào khan suốt mùa Hè thương nhớ rồi cuối cùng chết khô theo con trống, chung tình. Thuyền ơi, hãy tha thứ cho tôi. Những rạo rực tình yêu đầu đời đã làm cho con tim em phải se thắt vì phân ly.

 

Rồi thời gian trôi qua, ba năm miệt mài đèn sách đã giúp tôi quên hình ảnh cô gái bán don ngày nào. Sau khi lấy xong bằng Tú Tài toàn phần, tôi về thăm Quảng Ngãi. Vào buổị sáng, tôi dậy sớm cùng chị tôi chuẩn bị về quê thăm cha mẹ. Đang xếp áo quần vào va-li chợt tôi nghe tiếng rao “Ai ăn don ho...o...ông”. Tôi vội vàng chạy ra ban-công gọi:

 

- Ê ! Cô bán don.

 

Tôi nhanh chân xuống thang gác mở cửa. Cô bán don đứng đợi dưới mái hiên nhà. Thoáng nhìn, tôi tưởng một thiếu phụ nào khác không phải Thuyền. Nhưng không, làm sao tôi nhầm lẫn được. Âm thanh tiếng rao của Thuyền như mọc rễ trong ký ức của tôi. Cũng thân hình mảnh khảnh đó nhưng cao hơn và già dặn hơn. Chính là Thuyền của ba năm về trước. Tôi hỏi:                                  

- Thuyền phải không? Nàng nhìn tôi đăm đăm, rồi những giọt nước mắt lăn tròn trên má. Tôi thấy loáng thoáng trên ngực áo nàng vết ố của những giọt sữa đã khô. Đứng sát vào Thuyền, tôi đặt tay lên vai nàng bảo:

 

- Em để gánh xuống đây, múc don cho anh ăn nhé.

 

- Không. Don em đã cuối mùa, gặp luồng nước bạc (nước lụt), em không bán cho anh đâu.

 

Nói xong, nàng  đưa tay áo quệt nước mắt, trở gánh quay lại con đường cũ. Tôi đứng nhìn theo nàng mà nghe hồn trĩu nặng. Tôi cố lắng nghe tiếng rao “ai ăn don ho...o...ông” lần cuối cùng của Thuyền lẫn lộn với tiếng rao hàng khác nhưng tuyệt nhiên im lặng, chỉ còn sót lại hương don thoảng bay trong gió.

 

*        *     *

 

Chiều Thứ Bảy, Thung bỏ tôi trước căn nhà số 28... trên đường White Forge thành phố Sugarland. Căn nhà lầu ở khu mới xây khá đồ sộ. Vách tường áp gạch màu nâu đỏ trông thật mát mắt. Tôi đứng tần ngần một hồi lâu mới bấm chuông. Người phụ nữ ở quán Cổ Lũy hôm trước mở cửa, gục đầu chào rồi mời tôi vào khu phòng khách trang hoàng lộng lẫy. Bộ sô-pha da màu vàng nhạt choán cả một góc phòng. Chiếc TV cỡ lớn cùng dàn karaoke với hệ thống âm thanh chiếm trọn góc phòng đối diện. Bà chủ rót trà :

 

-  Mời anh dùng nước,  nàng trao tôi tách nước rồi tự giới thiệu:

- Tôi tên là Mary, chồng tôi là người Mỹ đưa tôi sang đây từ năm 1972. Xa quê mình lâu quá, nay gặp người đồng hương tôi mừng lắm. Và đặc biệt là dân ở Quảng Ngãi mà lại thích ăn don như anh.

- Bà ở huyện nào ? tôi tò mò hỏi:

- Huyện Tư Nghĩa xã Tư Nguyên.                                                

Bà Mary nhìn tôi định hỏi tiếp điều gì, nhưng bà lại đổi thế ngồi, xoay người sang hướng khác bưng bình trà rót thêm nước vào tách cho tôi. Bà nói:

- Thôi, để lát sau mình nói chuyện tiếp, giờ mời anh dùng món ăn quê nhà kẻo nguội mất.

Tôi theo nàng đến phòng ăn. Mùi don từ trên bếp bốc hơi thơm lừng. Bà chủ nhà bưng hai tô don hơi lên nghi ngút đặt trên bàn có cả bánh tráng nướng, đĩa ớt xiêm và lá hành tươi. Tôi ăn ngon lành, ăn thật tình. Ớt cay, don nóng, tôi hít hà, nước mắt nước mũi chảy ra. Bà chủ nhà đưa tissues  cho tôi với ánh mắt đầy xúc động. Một tô rồi hai tô, bà ngồi nhìn tôi ăn và khuyến khích thêm tô nữa nhưng tôi vỗ bụng lắc đầu từ chối. Nàng bảo:

 

- Anh sợ vỡ bụng đấy à?

 

          Câu nói của bà chủ khiến tôi sực nhớ đến Thuyền, cô gái bán don thời tôi còn trung học ở Quảng Ngãi. Cô bé đã từ chối bán cho tôi tô thứ tư với câu : “Coi chừng bể bụng”. Tôi ngước nhìn bà Mary, tâm sư:

 

         - Ăn don hôm nay khiến tôi nhớ đến kỷ niệm thời niên thiếu ơ quê nhà. Tôi là khách ăn thường xuyên của cô gái bán don tên Thuyền. Tôi thương nàng và tội nghiệp hoàn cảnh cô ấy. Mới mười mấy tuổi đầu đã phải bỏ học thay Mẹ đi bán don dạo. Buổi sáng nào Thuyền cũng gánh don đến trước nhà tôi trọ học và chăm sóc tô don cho tôi như người chị lo cho em.  Sau nầy tôi vào Sài Gòn học đã quên bẵng cô bé bán don. Ba năm sau trở về Quảng Ngãi, tôi tình cờ gặp lại nàng cũng với gánh don trên vai, nhưng cô bé đã trở thành thiếu phụ. Thuyền đã từ chối không bán don cho tôi còn bảo...      

      

Vừa nói đến đây, chợt bà Mary cướp lời tôi, lên tiếng:

 

- “ Em không bán cho anh đâu, don em cuối mùa lại gặp luồng nước bạc !”. 

 

Bà chủ nhà đã nói lên nguyên văn câu nói của Thuyền ngày xưa, ẩn chứa sự trách móc giận hờn, khiến tôi giật mình sửng sốt. Tôi nhìn vào mắt bà Mary, hình như long lanh ánh nước. Tôi kêu lên:

 

- Thuyền phải không? 

 

Thuyền ngày xưa không trả lời câu hỏi của tôi chỉ đưa tay áo lau dòng lệ. Mary bây giờ với giọng ngậm ngùi:

 

- Vâng, em là Thuyền của 37 năm về trước. Em đã nhận ra anh ngay khi anh cho biết chỗ ở trước kia là đường Quang Trung. Đó là con đường dạt dào hạnh phúc trên mỗi bước đi của em hồi đó, mà cũng là con đường mang đầy xót xa thương nhớ ngày anh rời xa. Thuyền đứng dậy đến ôm vai tôi :

 

- Cảm ơn anh đã cho em một tình cảm trân quý, dù là đối với một cô gái bán don nghèo hèn. Suốt quảng đời đen tối về sau này, tình anh là ngọn đèn thắp sáng cho em trong những đêm mịt mù sương tuyết. Hạo ơi - cái tên nghe lạ quá - ngày đó em đã nói với anh như thế. Nhưng sau nầy mỗi khi gặp những đau khổ chất chồng, chính cái tên Hạo trở nên thân thương sưởi ấm lòng em.

 

Tôi nắm lấy tay nàng, nói như một triết gia:

 

- Đời như một dòng sông, chuyển đổi không ngừng. Xưa kia Thuyền là cô gái bán don, ngày nay Mary là chủ một nhà hàng lớn nhất nhì ở đây. Chúc mừng em. Chúc mừng người đồng hương Quảng Ngãi đã nắm bắt được cơ hội vươn lên trên xứ người.

 

Sau buổi hàn huyên, Thuyền đưa tôi ra tận xe khi bạn tôi đến đón. Lên xe rồi, tôi thấy nàng còn quyến luyến nhìn theo, đưa mấy đầu ngón tay áp vào môi hôn. Tôi hít một hơi thật sâu vào lồng ngực, chợt nghe hương don còn nồng trong hơi thở ./

 

 


                                                                                      



Back to top
 

Một Mình vĩnh Biệt Cao Nguyên &&Mimosa Trả Cho Người Núi Non
 
IP Logged
 
HOA_HUNG
YaBB Newbies
*
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 17
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #28 - 20. Mar 2009 , 17:04
 
Tản Mạn Sài Gòn
NQH


Sài Gòn đối với đa số dân Sài Gòn chính hiệu không phải là "thành phố 10 mùa hoa," "thành phố mang tên ‘Bác,’ " hay thành phố "tôi mất người như người đã mất tên…"

Sài Gòn hiền lành hơn thế nhiều, và dân Sài Gòn vốn vẫn thờ ơ với chính trị, nhất là thứ chính trị “salon” vô bổ nhiều lời lẽ thiếu tính thực tế.

Dân Sài Gòn chính hiệu "con nai vàng" chẳng bao giờ gọi Sài Gòn là thành phố ****. Không nhất thiết là vì lý do chính trị. Thằng Tí thằng Tèo trong mắt bà ngoại trăm năm vẫn là thằng Tí thằng Tèo, bất kể địa vị xã hội của nó là gì. Tôi có nói chuyện với vài bạn trẻ ở miền Bắc mới sang Mỹ, nghe họ dùng "thành phố ****" để nói đến Sài Gòn, thấy ngưa ngứa thế nào ấy, dù tôi chẳng có lý do gì chính đáng.

Sài Gòn, dù trong thời buổi khó khăn nhất, vẫn như một cô tiểu thư đài các, đỏng đảnh đôi chút mà dễ thương thiệt nhiều.

Nhắc đến Sài Gòn người ta hay nhắc đến mưa, nhưng tôi lại nhớ dai dẳng cái nắng gay gắt của Sài Gòn.

Nhà tôi ở một con đường nhỏ, trưa hè đặt cái "lưng dài vai rộng" xuống nền gạch bông mát lịm ngắm bầu trời xanh ngắt, gió nhẹ hiu hiu, thì không có nơi nào trên quả đất này cho cảm giác thanh bình hơn.

"Một ngõ vắng xôn xao
Nằm trong lòng phố lớn..."

Khác với Hà Nội, không gian Sài Gòn rất thoáng, chí ít là cách đây hơn 15 năm. Không gian của một buổi trưa hè hiu gió còn thoáng hơn vạn lần. Tôi luôn có cảm giác mình có thể bay bổng lên, thò tay với cụm mây bồng bềnh trêu ngươi.

Tuy thế, cái không gian ấy không bao giờ làm ta cảm thấy lạc lõng. Thỉnh thoảng những tiếng rao của người bán dạo nghe nao nao, cuộn cả buổi trưa hè thành một miếng bột bánh bèo trắng phau với ít đậu xanh, mỡ hành, nước mắm đường ngọt lịm.

Từ ve chai, bánh bao chỉ, chè đậu xanh bột báng nước dừa, kẹo kéo, tàu hủ, đến mì gõ đều có nguời mang đến tận cửa. Có rất nhiều tiếng rao mà đến bây giờ tôi vẫn không hiểu nghĩa, nhưng nghe cái cung nhạc ấy thì biết ngay là họ bán cái gì.

Người Sài Gòn cũng thoáng như không gian Sài Gòn vậy... Không đâu có thể dễ có nhiều bạn, và bạn không tồi, như ở Sài Gòn. Không chỗ nào trên đất Việt Nam người ta sống năng động và khoáng đạt hơn ở Sài Gòn.


Trước khi bàn chuyện "người lớn" này, xin mạn phép quay lại chuyện thằng Tí thằng Tèo.

Đối với một thằng Tèo Sài Gòn chính gốc con nhà nòi thì Sài Gòn dĩ nhiên là "bự" hơn một buổi trưa hè.

Sài Gòn là những chiều tụ tập bấm chuông nhà người ta, cho đến khi nghe chửi "ĐM. tụi bai con cái nhà ai mất dại bấm chuông wài dzậy" thì mới chịu vắt giò lên cổ chạy.

Sài Gòn là các hồ bơi Chi Lăng, Nguyễn Bỉnh Khiêm, là mấy củ khoai mì nóng hổi với dừa nạo, là nước mía lạnh, là ốc dích ốc táng, là bắn bi ca-de với những câu đồng dao khó hiểu như thần chú: "lang cang báng dội ăn tiền". Nói sai hay nói thiếu một chữ là đánh nhau chí tử để rồi ngày mai lại càu nhàu chơi tiếp.

Sài Gòn là những buổi tối cúp điện, tụ họp ca hát hay vừa hồi hộp vừa thích thú nghe và kể chuyện ma như chính mắt mình thấy hôm qua.

Sài Gòn là những con diều làm đi làm lại, treo thêm cả cái móc câu để cắt dây diều khác; là dế hộp quẹt thổi phù phù "đá bắt xác;" là chùm ruột chua ngọt, những cùi thơm, cóc ổi ngâm cắm que cà rem "đa năng" không biết đã được dùng lại bao nhiêu lần.

Lớn lên một tí, Sài Gòn là cô bé hồi hộp chờ thằng Tèo hái cho cả cành phượng về ép làm bướm; là hàng điệp trải thảm vàng rực trên cao và dưới đất ở trường phổ thông; là quán cà phê từng buổi đón em về.

Xin trích đoạn một bài hát tôi viết đã lâu, đặt tên (rất tự nhiên) là "Lâu Lâu"

"Lâu lâu ngồi nhớ hồi xưa
Buổi trưa thường hái trộm me
Thằng leo, thằng đứng làm thang...

Lâu lâu ngồi nhớ hồi xưa
Phượng cao mấy cũng trèo lên
Chỉ vì cô bé mắt tròn xoe... mắt tròn xoe"

Sài Gòn đáng yêu lắm! Nó đơn giản và khoáng đạt, không bao giờ cần cái văn vẻ "màu mè ba lá hẹ", không cần các suy nghĩ tự tôn ra vẻ triết gia hướng nội, để phải miệt thị kẻ khác quan điểm.

Sài Gòn nhìn cuộc sống trong veo như cái không gian bao la, phóng khoáng đang bảo bọc nó hàng ngàỵ

Sài Gòn còn là thành phố của sự đối lập: giữa những biệt thự kín cổng cao tường và đám nhà ổ chuột trên kênh hôi hám; giữa văn minh đô thị và những tiếng chửi thề; giữa sự ồn ào bụi bặm và không gian im lắng thanh taọ Nổi bật hơn tất cả là sự đa dạng vô cùng của con người Sài Gòn. Đặc biệt là họ không sống "như đã từng được sống," mà luôn "sống như chưa được sống bao giờ".

Ẩn mình sau các hàng bông giấy, dây thủy tiên chói đỏ, là những ngôi biệt thự lúc nào cũng kín cổng. Không ai biết những người sống trong đó làm gì, là ai, và cũng chẳng ai thật sự quan tâm... ngoại trừ bọn thằng Tí thằng Tèo.

Bọn nhóc chúng tôi thường có rất nhiều các truyền thuyết về những người sống trong mấy ngôi nhà ấy.

Ở đầu ngõ nhà tôi cách đây khoảng 20 năm có một ngôi nhà như thế, chỉ hơi khác là hai cánh cửa sắt to đùng lại thấp lè tè. Mỗi chiều có một anh chàng vác ghế đẩu cao ngồi tì tay lên cửa trông ra đường. Gã chẳng bao giờ cạo râu cắt tóc. Mặc dù nắng chiều rạng rỡ xóa bớt phần nào sự ma quái, bọn tôi vẫn chẳng dám đến gần gã. Người ta có rất nhiều "lý thuyết" khác nhau về gã: nào là người yêu bỏ đi Mỹ, bị công an lấy mất gia tài, vân vân và vân vân. Cuối cùng hình như hắn chỉ giả điên để trốn nghĩa vụ quân sự, đến khi hết tuổi người ta thấy hắn cạo râu, cắt tóc ngắn chờ ngày xuất cảnh.

Dù gì thì gì, những ngôi biệt thự vẫn là nguồn cảm hứng vô tận cho hàng tỉ câu chuyện mê li rùng rợn bọn tôi truyền miệng mỗi tối cúp điện.

Chỉ cách những tòa lâu đài ấy vài trăm mét là một xóm lao động nghèo với những "truyền thuyết" kiểu khác hẳn: truyền thuyết về các "anh hùng" du đãng như trong tiểu thuyết Duyên Anh. Có lần một trong những anh hùng nổi tiếng nhất "xóm Chùa" mang dao đứng giữa ngã Năm thách đấu công an phường. Cuối cùng một anh công an nhảy vào đánh tay đôi với hắn và buộc phải dùng súng hạ hắn.

Đi thêm khoảng trăm mét nữa là đến con rạch thúi hơn cầu tiêu công cộng ở Đại Học Bách Khoa tỉ lần. Vậy mà tôi vẫn từng đi câu cá bống, vớt trùng chỉ với lũ bạn. Câu cả ngày được 2 con cá nhỏ hơn ngón tay út. Chỉ có trùng chỉ là lần nào cũng vớt được rất nhiều, làm mấy con cá Tàu nhà tôi ăn sình bụng bơi lặc lè kéo theo dây phân dài cả thước.

"Xóm" tôi có khá nhiều nhà có “piano.” Chiều chiều nghe lũ nhỏ tập từ “Methode Rose,” “Hannon” đến “Classic 3,” từ “sòn đô sòn” đến “Tempest.” Lẫn vào trong đó luôn là tiếng chửi thề của bà Tư nhà bên cạnh. Có lẽ chẳng có món "xí quách" nào... xí quách hơn sự pha tạp của hai loại âm thanh ấy.

Buổi chiều ở Sài Gòn đối lập hẳn với buổi trưa yên tĩnh. Dường như cái dìu dịu của nắng ấm làm người ta có nhiều năng lượng hơn. Chí ít là bà Tư lúc nào cũng có thừa năng lượng vào buổi chiều. Bà chửi từ ông Tư tới thằng con mất dạy. Ông Tư thì chẳng nói lại nhiều lời trừ khi mới nhậu xong. Chai rượu đế gò đen (chứ hổng phải ổng) vác dao bửa củi dí vào cổ bà vợ to béo, gã con trai thì vừa can vừa... đục luôn ông già, trong lúc đó tiếng “Tempest” vẫn vang vang ngắt quãng.

Điểm lạ (!?) nhất là tiếng “Tempest” vài năm sau biến mất, còn vợ chồng ông bà Tư vẫn sống "vui vẻ" với nhau như thế...

Tính đối lập của Sài Gòn rõ nét nhất là vào buổi tối. Người ta đã viết rất nhiều về "Hòn Ngọc Viễn Đông" và tính phân chia giai cấp khắc nghiệt của nó. Đó là trước 75. Sau ngày 30 tháng 4, cái danh hiệu “Hòn Ngọc Viễn Đông” bị Bangkok cướp mất, nhưng tính đối lập của Sài Gòn chẳng ai cướp nổi.

Sài Gòn không bao giờ ngủ. Khoảng 9, 10 giờ đêm là các vũ trường bắt đầu hoạt động. Bọn con nhà giàu tí tởn hẹn hò Dream, LA, SU 100, quần xẻ, váy cao, phóng vù vù qua các đường Nguyễn Huệ, Đồng Khởi, Hàm Nghi… sau đó vọt đi mấy cái Discoteques vang bóng một thời như Thái Sơn, Cadillac, Queen Bees... (nay thì Thái Sơn không còn nữa).

Phong trào đua xe thì Sài Gòn luôn đi đầu. Thủa chưa có nhiều xe gắn máy thì bọn choai choai đã biểu diễn đi xe đạp một bánh xoay mòng mòng hàng đêm trước nhà hát lớn. Đến khi có xe gắn máy nhiều rồi thì cả đội "Bồ Câu Trắng" cũng chẳng bị ai ngán. Hơn nữa bị giam xe thì một bữa chân gà rút xương ở Hàm Nghi là lấy xe ra cái rụp.

Khuya hơn nữa thì gái "Ca Ve" tràn về các quán cơm tấm, mì xe để "đá đèn" (ăn đêm). Bọn "dân quậy" bao gồm lũ nhóc mới lớn lẫn dân giang hồ thứ thiệt cũng tham gia đá đèn la hét đến 3, 4 giờ sáng.

Cùng khi đó các em nhỏ bán vé số cũng hoạt động cật lực. May mà vớ phải dân chơi trúng quả nó mua cả cọc thì ngày mai không phải lo tiền ăn. Cựu chiến binh, thương phế binh thì vác đàn hát "Phố Đêm," cay đắng xin từng đồng của lũ nhỏ mặt búng ra sữa chưa bao giờ hiểu hai chữ "mất mát" nghĩa là gì.

Đến 3, 4 giờ sáng, khi lũ dân chơi đã hoàn toàn mệt lử lũ lượt ra về, thì dân lao động bắt đầu một ngày mới. Xích lô, ba gác chở rau thịt ra chợ bán. Các lò bánh mì mắt đầu xay bột trét bơ nướng bánh thơm lừng. Mấy chị bán cà phê vỉa hè cũng bắt đầu đun nước, pha cà phê vợt cho gã xích lô mới tỉnh ngủ mắt vừa nhắm vừa mở vừa tán tỉnh.

Mùi mồ hôi lẫn với mùi bơ, mùi men, mùi khói SU 100 dần biến, lẫn với mùi không khí ẩm mát tinh sương tạo ra "mùi Sài Gòn" buổi sáng ở các khu phố chợ rất đặc trưng.

Dân Sài Gòn "quái chiêu" lắm, lúc nào cũng than thiếu tiền, nhưng không sống tằn tiện bao giờ! Họ hào hiệp với bản thân và bè bạn; và họ luôn tìm được cách kiếm tiền. Nhiều người bảo tôi rằng dân Nam Bộ được thiên nhiên ưu đãi, sống hôm nay khỏi lo ngày mai, nên họ sống rộng rãi hơn dân miền Trung và miền Bắc.

Có lẽ đúng. Nhưng còn cái gì đó hơn thế nữa! Kiểu ăn xài "xả láng sáng dậy sớm," dù nghèo rớt mồng tơi, dường như ăn vào máu của dân Sài Gòn, ăn vào không khí họ thở hàng ngày, ăn cả vào cái văn hóa hổ lốn cẩu xực của họ. Dĩ nhiên để ăn xài thì đầu tiên phải kiếm ra tiền.

Kiếm tiền thì có lẽ không đâu có nhiều cách như Sài Gòn. Trong thời còn ăn bo bo, gạo tổ đỏ lòm, thời dân Hà Nội còn ganh nhau từng cái khung Chiến Thắng, lốp Phượng Hoàng, hộp sữa cân đường "tiêu chuẩn," thì dân Sài Gòn đã bắt đầu nuôi heo lậu, quấn thuốc lá Lạng Sơn pha lá dừa, làm pháo giả, bán thuốc Tây "bột năng" đầy ngoài chợ... hiển nhiên một phần là do ưu thế xa "trung ương," nhưng phần chính là do dân Sài Gòn sống rất "năng động".

Những năm 79, 80 mà thấy anh nào bị cối kẹp nách, mặt mũi lấm lét ở chợ Nguyễn Hữu Cầu thì biết ngay là hắn buôn thuốc Tây. Sau khi chợ thuốc Tây bị dẹp thì đường Nguyễn Hữu Cầu biến thành cái chợ trời đầu tiên của Sài Gòn sau 75. Ôi thôi thì quần “zin” áo “pun,” đồ Mỹ lẫn đồ chợ Lớn, bếp điện Liên Xô dây Gò Vấp... Ở Sài Gòn cái gì bán được là có người bán. Đừng hòng mà mua được đồ xịn nếu mà không quen biết hay hiểu biết. Nhiều người tự thị là "rành" nhất bị lừa mà vẫn còn hí hửng. Đó là chưa nói đến giá cả trời ơi. Tôi thường tự hỏi ai cũng bán hết thì lấy ai ra mà mua? Tiền đâu ra mà mua? Thế mà chợ lúc nào cũng đông. Đúng là Sài Gòn!

Nếu không thích cảnh chợ búa "gần mực" thì người ta quấn thuốc lá, nuôi heo với cơm thừa canh cặn pha cám lậu ở ngay trong nhà. Chuồng heo phải lau rửa ít nhất một ngày hai lần, sợ hôi thì ít, mà sợ công an phát hiện thì nhiều. Lái heo bốn rưỡi sáng đã mang xe ba gác đến chở. Bọn lái heo lậu giết heo còn giỏi hơn công nhân chuyên nuôi heo ở Cầu Tre sau này. Chích điện con heo chỉ kêu cái "éc" là chết ngoẻo tò te, xẻ làm bốn mất độ mươi phút, sáng hôm sau bà con có thịt heo tươi bán ở chợ

Khi xí nghiệp nước đá Sài Gòn chưa ra đời thì nhà nhà làm đá, người người bán nước đá. "Cho con 2 cục đi dì ơi!" là câu cửa miệng trưa hè của dân Sài Gòn. Tiền điện thì vừa đắt cứa cổ vừa phải có tiêu chuẩn. Mua cả cái tủ lạnh chuyên làm đá bỏ mối tháng cho các quán cà phê vỉa hè cũng chỉ đủ tiền ăn trưa cho gia đình là giỏi.

Người ta còn buôn cả những thứ tưởng chừng như chẳng có người mua vào thời đó như pho mai Liên Xô thúi hoắc, bánh kẹo Vinabico, rượu XO pha rượu lúa, nước lã và cồn...

Đến giữa và cuối thập niên 80 thì cơ hội kiếm tiền còn nhiều gấp bội. Sinh viên học sinh nghèo thì đi dạy thêm, quen biết hơn tí nữa thì đánh hàng Viễn Dương, hàng Đông Âu, buôn thuốc lá Campuchia, mua bán xe gắn máy kiếm vài chỉ dẫn "ghệ" đi chơi dễ như bỡn. Bọn Tèo kinh doanh còn buôn cả đất đai, làm xây dựng kiếm tiền tỉ khi còn chưa ra trường. Không nhất thiết phải chúi đầu vào học kiếm suất đi Tây. Sống cái đã, ngày mai là chuyện của tương lai!

Kể cả các thầy dạy luyện thi đại học cũng biết làm ăn ra trò: xây thêm nhà mở lớp học, có cả lớp học máy lạnh cho con nhà giàu học riêng một lớp năm bảy đứa. Các thầy nổi tiếng rất biết “marketing,” dạy cả lớp giỏi lấy tiền ít để bọn nó thi thủ khoa mang danh tiếng cho thầy, chia lớp ra làm cả chục tầng tùy trình độ.

Các chị các cô khéo tay thì làm bánh, làm hoa giả, pha nước hoa bán đầy đường Đồng Khởi, làm kem dừa, kem chuối tăng thu nhập gia đình.

Đừng tưởng dân Sài Gòn chỉ lo làm ăn không đọc sách. Sài Gòn có vài trăm tiệm sách cũ mà dân nghiền sách nhẵn mặt. Từ sách Giải Tích Hàm của Lê Hải Châu, sách Tuổi Hoa trước 75, chưởng Kim Dung, đến hình ảnh sách báo khiêu dâm của Mỹ, HongKong hay báo Toán Học Tuổi Trẻ, Kvant đều có cả.

Nhân chuyện buôn thuốc, tôi có thằng bạn đi Tây Ninh buôn 2 cây thuốc Zet bị bắt tịch thu luôn cả cái xe Dream. Rõ là ngu! Thằng cu phá phách kinh khủng, nhưng cũng vui tính ra phết. Có lần ngồi uống cà phê hắn bảo cô bán hàng: "Liên ơi cho anh mượn sợi dây thun." - "Chi dzậy anh?" Liên hỏi. Nó bảo: "để anh thắt ống dẫn tinh." Cô bé mặt đỏ lừ không biết có bỏ cái gì vào ly cà phê của nó không.

Sài Gòn là thế đấy, muôn người muôn mặt, đa dạng vô cùng!

Dù phần nào bị cuộc sống sôi nổi cuốn trôi, Sài Gòn vẫn có nhiều thằng Tèo mộng mơ làm thơ viết truyện dễ thương khôn tả: làm ăn tay phải, văn nghệ tay trái. Hình ảnh con Thơm cái Thắm hàng me gốc điệp không bao giờ phai nhạt trong mắt bọn Tèo Sài Gòn.

Tôi vẫn còn nhớ Tèo Nguyễn Nhật Ánh với "cô gái đến từ hôm qua", "còn chút gì để nhớ," "truyện cổ tích dành cho người lớn"...

"Lòng em như chiếc lá khoai
Đổ bao nhiêu nước ra ngoài bấy nhiêu..."

Hay Tèo Bùi Chí Vinh:

"Cô gái ơi anh nhớ em,
Như con nít nhớ cà rem vậy mà
Như con dế trống đi xa,
Lâu lâu lại nhớ quê nhà gáy chơi
Con dế thường gáy một hơi,
Còn anh gáy hết... một thời con trai,.."

Đến đây tôi chợt nhận ra rằng viết về "một thời để nhớ," về những kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ thì rất dễ, dễ đến mức cái thằng văn dốt chữ nát như tôi cũng "xổ nho" được vài dòng.

Khi viết cái gì ít vô thưởng vô phạt hơn một chút thì phải bắt đầu nhìn trước ngó sau, câu chữ trúc trắc, ý vẫn tràn nhưng sợ hiểu sai hiểu lệch, lại phải tránh chính trị chính em...

Tôi đã định dừng ở đây vì câu chuyện đã nhạt dần đi, cái hào hứng ban đầu của bạn đọc chắc cũng không còn nồng nhiệt nữa. Thế nhưng chẳng thể để lại trong lòng bạn đọc “ấn tượng” về một Sài Gòn với 2 cây thuốc Zet, tôi lại phải tìm cách khác để kết thúc. Chỉ sợ rằng cũng chẳng khá hơn 2 cây thuốc Zet là mấỵ

Nếu phải so sánh Sài Gòn với Hà Nội chẳng hạn, thì ta có thể so sánh ngay hai loại ổi của hai xứ. Ổi đào Hà Nội thơm lừng, ngọt ngay, ruột đỏ tươi rất đẹp, nhưng cùi mỏng, hột to, vừa khó nhá vừa chỉ nhắm được tí là hết. Ổi Sài Gòn to hơn nắm tay, cùi dày, không ngọt và thơm như ổi đào nhưng giòn tan, cắn một miếng là mát lịm, lại có thể chia cho nhiều người ăn, chấm muối ớt nghe qua là chảy nước miếng.

Con gái Sài Gòn cũng vậy, nghe qua là chảy nước miếng.

Con gái Sài Gòn dễ thương lắm! Họ có cái nhìn trong trẻo về cuộc sống, lại chẳng giận dai vùng vằng vô lý bao giờ. Đi đón trễ thì: "anh để em chờ nãy giờ đó coi có được hông? Ghét dễ sợ luôn hà!" Cộng với một cái lườm, hai cái nguýt thì bọn Tèo Sài Gòn hối hận quá cả 2 tháng sau mới... trễ lần nữa.

Con gái Sài Gòn còn biết ăn mặc, đi đứng, nhất nước. Tiền có thể thiếu chứ phong cách tiểu thư thì chẳng thiếu bao giờ. Tiểu thư Sài Gòn không ưỡn ẹo mè nheo, mà phóng xe vèo vèo đứng tim Tèo.

Giọng gái Sài Gòn thì ngọt hơn mía lùi. Cái câu "hổng chịu đâu" mà nghe dân xứ khác nói thì ngứa lỗ nhĩ, nghe con gái Sài Gòn nói thì bọn Tèo Sài Gòn như bong bóng xì hơi, biểu cái gì cũng nghe ráo trọi. Con gái Sài Gòn lãng mạn chẳng kém ai, nhưng cũng rất thực tế. "Được thì được hổng được thì thôi, làm chi mà dzữ dzậy!"

Sài Gòn là vậy đó, ít nhất là từ cái nhìn của Tèo tôi. Sài Gòn dễ thương khôn tả, khoáng đạt và bao dung, rộng rãi và hào phóng. Người Sài Gòn sống nhanh nhất nước, không sợ cái mới, ghét cái lỗi thời, sống rất thực tế.

Còn ti tỉ nhiều đề tài thú vị về Sài Gòn mà tôi không muốn đề cập vì lười là chính: cuộc sống sinh viên học sinh Sài Gòn, các trò ma mãnh "cua ghệ" của bọn Tèo Sài Gòn, con trai Sài Gòn, bạn bè Sài Gòn...

Tôi đã nghe rất nhiều những lời nhận xét kiểu vơ đũa cả nắm: con trai Sài Gòn thế này, con gái Sài Gòn thế kia, dân Sài Gòn thế nọ... Càng nghe càng thấy buồn cười vì đa số những người nói mấy câu đó chưa bao giờ thật sự sống ở Sài Gòn.

Không hiểu có ai đó đọc bài này xong thì có thay đổi cái nọ cái kia trong nhận thức của họ không? Hy vọng nhỏ nhoi của tôi là những thay đổi, nếu có, là theo hướng tốt hơn.

Riêng tôi thì tôi vẫn nhớ day dứt cái ngõ nhỏ xôn xao ấy...

NQH

     
Back to top
« Last Edit: 20. Mar 2009 , 17:06 by HOA_HUNG »  

Một Mình vĩnh Biệt Cao Nguyên &&Mimosa Trả Cho Người Núi Non
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #29 - 20. Mar 2009 , 21:24
 
Cám ơn anh Lam Sơn. Lâu lắm mới thấy anh cõng bài về trường. Mong anh luôn vui và khoẻ ạ  flower40
Back to top
 
 
IP Logged
 
HOA_HUNG
YaBB Newbies
*
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 17
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #30 - 24. Mar 2009 , 16:02
 
Chi My than,
lau lam khong co dip tham gia sinh hoat voi quy chi va quy co cua trương ban, vi minh co qua nhieu doi thay ve cong viec ve cuoc song, nen it co thoi gian , dao nay tương doi cung co phan hoi rong rai ve thoi gian , nen cung co tim toi bai vo cua cac ban hư tu cac noi gui ve ,goi la co chut dong gop vao trang bao dien tu cua trương Trung Hoc LVD ,
Back to top
« Last Edit: 10. Jul 2009 , 15:58 by HOA_HUNG »  

Một Mình vĩnh Biệt Cao Nguyên &&Mimosa Trả Cho Người Núi Non
 
IP Logged
 
HOA_HUNG
YaBB Newbies
*
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 17
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #31 - 10. Jul 2009 , 15:57
 
Than gui Chi My,
 lau lau moi co it thoi gian de vao tham trương ban , va xin dươc gui den quy thay co , quy chi , mot vai cau chuyen minh gop nhat dươc tren net ,
 Lam Son


Buổi Trưa Trong Tiệm Sách
Truyện Nguyên Nhung
Ông Nguyễn rất thích đọc sách. Hồi còn bé, hễ vào thư viện hay khi ở nhà, ông ngấu nghiến bất cứ cuốn gì vớ được. Học hành chẳng bao nhiêu, nhưng không ít thì nhiều nhờ đọc sách, kiến thức được mở mang. Mở như thế nào thì không biết, nhưng hễ ai nói tới chuyện gì ông cũng có khả năng góp vào được đôi câu cho có chuyện. Còn những chuyện vượt quá khả năng hiểu biết, ông nói lấp lửng ra điều " văn chương, chữ nghiã " vốn vẫn có những lắt léo bí ẩn không giải thích được bằng lời, mà nếu muốn hiểu thì mỗi người lại hiểu một cách, không ai giống ai.
Cũng đúng thôi, ai muốn hiểu sao thì hiểu, tuỳ theo sự tiếp nhận cuả người đọc, cho nên ông ít khi góp ý hay bàn cãi về một tác phẩm, vì không khéo thì lộ cái dốt cuả mình ra, mà có khi lại bị đánh giá là người kém hiểu biết. Tốt nhất, "biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe", đó là ý nghĩ cuả ông, cuả giới chỉ thích đọc mà không biết viết. Còn giới nhà văn với nhau thì mỗi người một cõi, mỗi người là một thượng đế trong cõi thi văn cuả họ, nhân vật sung sướng hay hạnh phúc, xấu xí hay đau khổ , tha hồ được trí tưởng tượng cuả họ cho khóc cho cười, cho chết cho sống. Người đời thường nói đuà với nhau "văn mình vợ người", hay " hai cô ca sĩ có ưa nhau bao giờ" chả biết có đúng không? Nhưng đa số có nhiều người chỉ đọc sách cuả mình , đọc đi đọc lại mãi không chán. Đứa con tinh thần mà, con mình dẫu không đẹp thì mình vẫn thương, huống gì nó được vắt từ tim óc .
Ông chỉ là một độc giả cuả các nhà văn, nhà thơ, thành thử ông “trung dung chính đạo”, hễ thích văn ai thì ông cũng cố dè sẻn chút tiền tiêu vặt để mua cuốn sách cuả họ. Nếu được nhiều người có lòng như ông thì đâu có câu : " văn chương hạ giới rẻ như bèo". Mấy lần ông định viết thư cho một tác giả mà ông ái mộ, nhưng sách in ra chẳng bán được bao nhiêu, với câu an ủi rằng sách vở thì có nhiều loại khác nhau, mà người đọc thì cũng nhiều loại khác nhau. Có cuốn vừa in xong còn nóng hổi, ngày ra mắt sách ì xèo người tới tham dự, nhưng xét về giá trị văn chưong vẫn không là sách quý, chẳng qua " nhất thân nhì thế " đó thôi. Giới nhà binh đọc sách thì phải có súng nổ, có đại bác, có xung phong, phi cơ bay lên bay xuống mới thành chuyện. Giới tù tội thì bắt buộc phải có đói, có rét, bị kỷ luật nằm trong " chuồng bò", gánh rau, gánh phân , khổ đến tận cùng bằng số. Riêng chuyện tình cảm xã hội là chung của mọi người, mỗi người mỗi kiểu khác nhau, thành thử ít có tác giả nào hoàn toàn được ái mộ trăm phần trăm, hay bị chê bai trăm phần trăm, vậy nếu đã là " nghiệp" thì cứ an tâm mà viết lách.
Suốt một tuần ở nhà, ông vẫn có thói quen ra phố vào ngày chủ nhật. Cái thú đi loanh quanh các tiệm buôn, ghé vào chợ mua vài món cần thiết, ghé ăn tô phở để lấy tờ báo, thế là "nhất cử lưỡng tiện", được cả món ăn vật chất lẫn món ăn tinh thần, mà chỉ mất có một lần tiền. Sau đó thế nào ông cũng ghé tiệm sách, nghe nói có vài cuốn sách vưà ra mắt độc giả, đọc quảng cáo thấy cũng hay hay, nhưng số tiền giá sách khiến ông băn khoăn, vì chỉ còn đúng mười lăm tiền trong túi. Phải tính toán tiền bạc cho văn chương chữ nghiã cuả các nhà văn như vậy, ông cũng cảm thấy hổ thẹn trong lòng, nhưng khổ nỗi tờ báo cho không ở các chợ hay các tiệm ăn, vẫn quyến rũ hơn vì có đủ mục trong đó. Trước tiên những tin tức cập nhật hằng ngày, hằng tuần xảy ra trên thế giới, ngoài nước trong nước vẫn làm người đọc thích thú theo dõi, sau đó mới rà rà qua mấy mục tử vi, mẹo vặt, chuyện trong nhà ngoài phố, tình ái cuả các ca sĩ, tài tử đang lên. Cuối cùng thì mới tới mục thi văn, nhưng món ăn tinh thần này phải có thì giờ nhẩn nha, không vội vã để ngốn ngấu ngay được.
Những người bận rộn không có thì giờ mó máy tới sách vở khá nhiều, cuộc sống bên này có mỗi hai ngày cuối tuần thì phải dành cho đám cưới, đám ma, shopping, đi nhà thờ, đi chợ, thế là hết. Còn những vị tuổi nhàng nhàng chưa già không trẻ như ông lại có thú đọc sách thấy cũng hiếm, nhất là khi bỏ tiền mua một cuốn sách, tác giả đã đăng nhão nhề mấy lượt trên các tạp chí biếu không, ông lại thấy lưỡng lự. Có khi đi chợ ông nhặt luôn được mấy số báo, tuần sau ông lại thấy bài ấy ở trong một tờ báo khác, tự nhiên ông khó chịu, như bị ăn hoài một món ăn, dẫu ngon tới đâu vẫn cảm thấy như không còn háo hức như lúc được ăn lần đầu tiên.
Ông nhớ hồi còn trẻ, thời cực thịnh cuả ngành báo chí, sách vở ở quê nhà. Báo cũng phải mua mà sách cũng phải mua, không thấy ai cho không biếu không như bây giờ. Những chiều thứ Bảy, những sáng chủ nhật tiệm sách đông nghẹt đám sinh viên, học sinh, những cặp tình nhân ríu rít đi có đôi có cặp vào lựa sách, rồi tấp qua Rex xem phim thì không có buổi chiều nào thơ mộng bằng. Giáo khoa, nghiên cứu, tự điển, tiểu thuyết, thi tập bán chạy như tôm tươi. Bây giờ nhìn thấy vẻ eo xèo cuả những tiệm sách, vẫn trăm hoa đua nở mà khách thưởng hoa thì thưa thớt ông lại thấy ngậm ngùi. Tuy thế, ông vẫn có cái thú tạt vào tiệm sách để ngắm nghiá những cuốn sách phẳng phiu đầy màu sắc, bày đầy trên những chiếc kệ gỗ cũng rất hấp dẫn, như đi xem tài tử giai nhân trảy hội ngày Xuân, chưa kể mùi thơm cuả giấy cũng quyến rũ không thua gì nước hoa. Rồi khi đọc những tác phẩm mình thích, thì đúng là đang hít thở cái hương hoa cuả văn chương vào tim óc. Giới nhà văn , nhà thơ bói đâu ra được một độc giả như ông, để mà cảm tạ một người vô danh có lòng với văn chương sách vở.
* * *Khi ông bưóc vào tiệm sách trời cũng đã xế trưa, ông chủ tiệm đầu hoa râm, đeo đôi kính lão đang ngồi chăm chú với cái máy điện toán. Ông ta liếc nhìn khách, nở một nụ cười xã giao rồi lại cắm cúi làm việc. Hình như thế giới cuả tiệm sách là thế giới cuả im lặng, khách cứ vào rồi ra, chả ai hỏi ai, chỉ khi nào tìm được cuốn sách, hay tạp chí muốn mua, họ đến quầy tính tiền rồi đi, chứ ít khi nghe tiếng chuyện trò như ở những quán ăn.
Bà vợ ông chủ có vẻ hiếu khách hơn, lẽo đẽo theo khách với một nụ cười tươi như hoa để cầu may, vì từ sáng đến giờ bà chưa bán được cuốn sách nào. Ngó bề ngoài, bà đánh giá ngay được khách thuộc thành phần nào, nên kiên nhẫn đi theo để chỉ dẫn. Bà chỉ một dãy những sách mới được trưng trên kệ gỗ, nhưng thấy khách liếc mắt qua nhìn sơ với vẻ hờ hững, bà bèn đi về phiá ông chồng lúc này cũng đang ngồi ngó ra ngoài sân nắng, nhổ râu. Chả biết làm gì thì ông ta cứ vặt râu cho đỡ buồn, rồi lại ngáp. Bên ngoài nắng đã lên cao, mới giờ này mà sao cơn buồn ngủ làm ông ta díu cả mắt.
  Khách lại thưa thớt, chỉ loe hoe vài người đi tới đi lui, cầm hết cuốn này lên rồi lại đặt cuốn kia xuống, băn khoăn lưỡng lự . Bà vợ đã đi vào nhà hâm bữa cơm trưa, ông chủ tiệm cứ ngáp ngắn ngáp dài, chắc ông ta đang mong có tay bạn nào rảnh rang, ghé qua đấu láo cho qua cơn buồn ngủ.
  Chỉ có mỗi người khách la cà lâu nhất là ông trong tiệm, đi đi lại lại mà chưa biết sẽ mua cuốn nào. Trước tiên , ông vẫn có thói quen đánh giá cuốn sách qua tên tuổi tác giả, rồi ngắm nghiá cái bià sách để thưởng thức trước khi " chọn mặt gửi tiền". Ông lại có thói quen gần giống hầu hết những người đi mua sách, gì thì gì cũng phải xem qua tiểu sử và hình ảnh cuả tác giả.
  Có nhiều người nay đã lên lão làng, lại cho in tấm hình còn trẻ măng, oai phong lẫm lẫm trong bộ chinh y thuở mới hai mươi tuổi. Có ông lại nhờ hoạ sĩ vẽ hộ theo trường phái lập thể, ngó qua thấy rất trừu tượng. Có cô văn sĩ hình rất đẹp, trông như nữ sinh mười tám tuổi. Chuyện này khiến ông cứ phải cười hoài một mình, vì chính ông đã tương tư một nhà văn nữ chỉ vì tấm hình ở ngoài bìa sách, lại mê tít giọng văn ngọt ngào cuả cô ta, ông cứ ao ước được gặp để xem dung nhan thần tượng. Nhưng khi tình cờ gặp người trong mộng bằng xương bằng thịt, ông đâm vỡ mộng, giận mình và thề rằng không bao giờ đi tìm một tác giả nào nưã, kể cả đàn ông cũng như đàn bà.
  Đấy là phần hình ảnh, còn tiểu sử và những lời khen tặng thì đã được in đầy bià sau, không bỏ phí một ô vuông nào. Ông thích đọc tiểu sử tác giả y như trẻ con học bài sử ký, vì nó có ghi rõ năm rõ tháng và sinh quán cuả tác giả, cùng những trường học và bằng cấp đã đạt được trong đời người. Cái này quan trọng lắm, vì nó là bảo chứng rõ ràng nhất để đánh giá một cây bút có tầm cỡ và trình độ. Hầu hết cuốn sách nào cũng có tiểu sử cuả tác giả, không vắn thì dài, chỉ có những tác giả tầm thường không xuất thân từ trường lớp nào, ngoài tấm hình trơn tru không thấy có phần tiểu sử. Phần này có nhiều kiểu khác nhau, có tác giả thì viết tiểu sử rõ ràng theo thói quen làm lý lịch hay khai hộ khẩu thời xã hội chủ nghiã, có lẽ bị ám ảnh phải thật thà khai báo chăng? Có ông cẩn thận hơn, khai rõ cả thuở hàn vi cho tới hồi cực thịnh, rồi quan quyền, tù tội đầy đủ, khiến nguyên một mảnh bià sau đặc kín những chữ.
  Ông cứ vưà đọc vưà tủm tỉm cười, khi tình cờ đọc những cái tiểu sử chả ăn nhậu gì tới tác phẩm cả, nhưng đó là nghệ thuật quảng cáo cuả mỗi người. Bây giờ đứng trước một hàng những cuốn sách còn phẳng lì , trơn láng bìa giấy cứng, ông bắt đầu chọn lựa một cuốn sách có giá trị mà lại vừa vặn với túi tiền cuả mình nữa. Khó quá đi thôi, cuốn nào cũng xứng đáng với công sức cuả tác giả, đủ loại từ biên khảo, dịch thuật hay phóng tác, lịch sử, dã sử, hồi ký và sáng tác. Hồi ký chiếm đa số trong hàng hàng lớp lớp những cuốn sách trong tiệm, hầu như mỗi tác giả là một vùng trời khác nhau, nhất là những hồi ký về chính trị hay lịch sử, thì cũng một thời kỳ ấy mà mỗi vị lại kể một khác, tuỳ theo góc cạnh và chỗ đứng cuả họ. Còn truyện dịch, ông chưa thấy ai qua mặt được tác giả dịch tác phẩm " Bố Già" ở thập niên sáu mươi, tuy là dịch bản nhưng đọc hấp dẫn từng câu, từng chữ. Ông không chịu nổi lối phóng tác truyện nước người ra nước mình, vì tư tưởng giữa hai nền văn hoá khác nhau, bối cảnh và ngôn ngữ , lối suy nghĩ hoàn toàn khác, nó chỏi nhau đến độ ngớ ngẩn. Chỉ có sáng tác là dễ viết nhất, vì nó chả đụng chạm tới ai, chuyện là chuyện đời thì nó giống nhau, ai cũng tưởng tượng ra được, chỉ cần sắp xếp sao cho có tình có lý.
  Có nên tin vào những lời tựa hay bài giới thiệu trong những cuốn sách không nhỉ? Sách là một món ăn tinh thần thì cũng phải " ăn " mới biết ngon hay dở, còn cứ liếc qua mấy trang đầu thì chưa ăn thua, bởi vì có những tác phẩm càng đọc càng thấm, càng thấy cái sâu sắc cuả truyện. Băn khoăn mãi mà chưa dứt khoát mua cuốn nào, vì chỉ có mười lăm đồng trong túi, ông đã nghe có tiếng cười nói tíu tít cuả một đám nhơ nhỡ đi theo một bà xồn xồn bước vào tiệm. Ông chủ tiệm đang ngồi gõ lạch cạch cái còm-piu-tơ, nhướng mắt lên nhìn, bà vợ lại đon đả mời khách. Tự nhiên ông cũng mừng giùm cho người chủ tiệm , và mừng cho nền văn hoá Việt Nam vẫn còn tồn tại được, bởi những lớp trẻ đang vươn lên ở xứ người. Khách đây là một bà xồn xồn với hai cô tre trẻ, chắc là ba mẹ con, thêm một anh thanh niên ngó bộ dạng là người yêu cuả cô con gái lớn. Bà chủ tiệm lại đon đả mời:
" Bà và cô cần loại sách nào?"
Hai nguời đàn bà toe toét cười. Cô gái hỏi:
" Có sách xem tử vi và so tuổi không hở bác?"
Hoá ra cô bé sắp lấy chồng, cô cần so tuổi để coi ngày làm đám hỏi đám cưới. Gì chứ thứ này rất sẵn, bà chủ mau mắn dẫn ba người đến chỗ để đầy những sách tử vi, lịch Đông Phương và bói toán. Cô chụp ngay lấy cuốn có bàn tay bên ngoài cuốn sách, rồi reo lên như tìm được tri kỷ:
" Đây rồi! " Cô nũng nịu gọi anh thanh niên:
" Anh nè, đưa tay đây em xem. Nắm chặt tay lại coi nào. Hai đường chỉ nhé, thế là tới hai lần vợ, thôi em chả lấy anh đâu."
Gã thanh niên càu nhàu, lườm cô gái:
" Chúng nó chỉ viết nhảm, thế mà cũng tin".
Bà mẹ đã lựa xong cuốn tử vi đẩu số, rồi bà nhìn quanh quẩn, nói trống không:
" Có cuốn " Con ma vú dài" không?"
Bà chủ tiệm kiên nhẫn:
" Sách đó cuả ai hở bà?"
Cô con gái vội kéo tay mẹ, giọng hơi mắc cở:
" Không có cuốn đó đâu má. Đó là phim bộ Hồng Kông mà, má phải qua tiệm Video."
    Rồi bốn người kéo nhau ra quầy tính tiền, cô con gái còn mua thêm một cuốn tiểu thuyết diễm tình " Mười đêm không ngủ " nữa. Họ kéo nhau đi, chỉ oòn lại ông là người khách duy nhất trong tiệm, với bao nhiêu cuốn sách đẹp phây phây đang chờ ông chọn về làm bạn.
 Ông cầm hết cuốn này lên, rồi lại đặt cuốn kia xuống, giá có tiền thì ông bưng về hết để khỏi phụ lòng anh em cầm bút. Vốn đa cảm, ông ứa nước mắt khi nghĩ đến cái nghề mà thiên hạ cứ bảo là bạc bẽo, thầm phục sự can đảm cuả các nhà văn, nhà thơ. Thời buổi khó khăn, bỏ bao nhiêu công sức để vắt óc vắt tim viết được một cuốn sách, bỏ mấy ngàn đồng để in, để rồi thu vào từng chục bạc với nỗi vui sướng vẫn có người mua sách, đọc sách cuả mình. Họ đâu có cái can đảm hay trâng tráo để tự khen ngợi văn chương cuả mình, theo kiểu : " Phở ngon không cần bột ngọt, đầy đủ mùi vị hấp dẫn", vì văn chương khi được in thành truyện, đã cho ra đời để đến tay người đọc, là nó đã thuộc về đám đông, và chỉ được đánh giá bởi độc giả mà thôi.
Những cuốn sách trên kệ gỗ cứ đập vào mắt ông những hàng tựa thật nổi, thật đẹp. Có những tác phẩm đồ xộ dầy hằng bốn trăm trang nằm im lặng như một nấm mộ đẹp, ông nhìn thấy đã mấy năm rồi mà vẫn còn trên kệ sách. Có những tác phẩm khiêm nhượng hơn , với bìa màu trang trí lộng lẫy, buồn so như cô gái có nhan sắc mà duyên phận lại hẩm hiu. Vốn đa cảm, ông hay lẩn thẩn nghĩ chuyện này ra chuyện kia, với cái đà này thì mong gì mươi, mười lăm năm nữa, liệu rằng những đám già thích đọc sách như ông tiêu diêu miền cực lạc, còn ai đọc nữa để bảo tồn Văn hoá Việt.
  Thỉnh thoảng lại có người ghé vào mua cái CD vài đồng bạc, hay tờ tạp chí hai đồng . Nhà văn với nhà báo là hàng xóm cuả nhau, cũng chịu chung số phận một trời lận đận. Nhưng có những tạp chí hay nhật trình, lấy được nhiều quảng cáo thì họ sống nhờ vào đó, còn mấy tờ ít quảng cáo chỉ trông cậy vào độc giả xa gần thì thê thảm hơn, ít ra gia đình họ phải có nền kinh tế vững vàng, báo bổ chỉ là thứ nghiệp chướng mà vợ con họ phải ghé vai vào gánh vác. Chưa kể trăm thứ " tiền oan nghiệp chướng" khiến đã có người mai miả : "ghét ai thì cứ xúi người ấy làm báo". Nhà văn đã khốn khổ vì sách, nhà báo cũng khốn khổ vì báo, sách báo đưa qua tiệm sách thì kể như tung lá đi bốn phương Trời mười phương Phật, hiếm khi thấy " lá rụng về cội".
   Óc tưởng tượng khiến ông cứ nghĩ xa hơn. Mai mốt đây nếu Trời cho ông sống lâu trăm tuổi, vẫn yêu thích văn chương, nhưng mắt mũi mờ mịt có thấy gì đâu mà đọc. Ông chủ tiệm và bà chủ tiệm, những người chọn nghề bán sách làm nghề cao quý để gần gũi văn chương, sách vở, chắc khó lòng tìm được người để nối tiếp nghề nghiệp cao quý này. Và, những tiệm sách Việt Nam cứ từ từ biến mất hẳn ở hải ngoại. Một nhà văn nổi tiếng đã từng than thở với ông:
" Viết chỉ vì cái nghiệp, lại là cái nghiệp khổ, " đã mang lấy nghiệp vào thân, cũng đừng trách cứ trời gần trời xa". Bỏ một số vốn kha khá để ra một tác phẩm, vưà bán vưà cho, chỉ mong gỡ lại vốn, để khi nào có dịp lại có tiền làm cuốn khác. Đó là kinh nghiệm " lấy ngắn nuôi dài", trả bớt cái nghiệp khổ để kiếp sau khỏi vướng vào nghiệp cầm bút."
* * *Cuối cùng thì ông cũng phải rời tiệm sách, vì ngoài kia nắng đã nghiêng vai chiếu cái nắng chói chang vào cửa tiệm. Thấy ông kề cà lâu quá mà chưa chọn được cuốn sách nào, ông chủ tiệm nhìn ông với cái nhìn thiếu thiện cảm, làm như ông là kẻ đang ăn cắp chữ nghiã không bằng.
Ông thò tay vào túi, mười lăm đồng chỉ mua được có một cuốn sách mà cuốn nào ông cũng muốn mua. Ông thương quá những hình ảnh tác giả trang trọng ở bià sau cuốn sách, ông thương quá những giòng chữ đều đặn viết bằng những đam mê và khắc khoải cuả nhiều đêm không ngủ, những ray rứt, những nghĩ suy trăn trở cuả tác giả đã gửi gấm hồn mình qua nhân vật cuả truyện, để rồi nằm chơ vơ trên kệ sách mờ dần với lớp bụi thời gian.
Với mười lăm đồng quả chưa xứng đáng cho công lao cuả những người vắt tim óc ra thành chữ kia, nhưng biết làm sao bây giờ? Ông ngần ngừ mãi rồi chọn một cuốn cuả nhà văn nữ, chỉ vì tội nghiệp tác giả không có phần tiểu sử ở mặt bià sau.
Nguyên Nhung
Back to top
« Last Edit: 10. Jul 2009 , 15:57 by HOA_HUNG »  

Một Mình vĩnh Biệt Cao Nguyên &&Mimosa Trả Cho Người Núi Non
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: CHỊ HỒNG LƯU
Reply #32 - 28. Nov 2009 , 09:35
 
Hao Nhien Nguyen Tan Ich
Căn nhà của ông bà Nội tôi để lại nằm ngay khúc quanh của con đường làng. Một con đường đất rộng, ba chiếc xe bò có thể tránh nhau một cách dễ dàng. Cái cổng với hai trụ tròn xây bằng gạch nâng tấm bảng gỗ có viền hoa văn với ba chữ đại tự : NGUYỄN TỰ ĐƯỜNG  màu vàng nhụ. Bên trên là mái cong lợp bằng loại ngói âm dương trông như vẩy con rồng. Bên trái đoạn đường từ cổng vào nhà là hồ sen . Đến mùa hoa sen nở hương thơm tỏa ngát cả một vùng. Lối đi xung quanh bờ hồ có lan can sơn màu đỏ, nơi mà bác Cả, cha tôi và cụ Tú Mẫân thường hay dạo chơi và đàm đạo thơ văn vào những buổi chiều hè. Khu nhà xây gồm ba dẫy theo hình chữ U. Dẫy giữa làm nơi thờ tự. Dẫy bên trái là khu của vợ chồng bác Cả và người con gái tên Hồng Lưu mà chúng tôi thường gọi là Chị Hai . Dẫy bên phải là phần của gia đình cha mẹ tôi. Tiếp giáp ba khu nhà là cái sân lót gạch bát tràng rộng thênh thang.
   Năm tôi lên ba, chị Hồng Lưu, con bác Cả về nhà chồng. Chồng chị còn là một thư sinh, con cụ Bang Hoành ở miệt trong. Anh Thân chồng chị Hồng Lưu theo Tây học, đang học lấy bằng Thành Chung ở trường Khải Định ngoài Huế. Anh chị chỉ được gần nhau trong ba tháng nghỉ Hè  Tháng 12 năm 1946,Việt Minh tuyên cáo “Toàn quốc kháng chiến”. Họ phát động phong trào “Tiêu thổ kháng chiến, vườn không nhà trống”. Kêu gọi toàn dân triệt hạ tất cả nhà cửa, vườn tược, bỏ thành thị tản cư đến vùng nông thôn. Quốc lộ Một hoàn toàn bị cắt đứt.
Anh Thân chồng chị Lưu bị kẹt ngoài Huế kể từ ngày tháng đó. Chị trông ngóng tin tức  mỏi mòn. Một năm, hai năm rồi bảy năm chị chờ đợi. Vào đầu năm 1952, chị từ quê chồng về thăm gia đình . Đêm ấy chị bàn thảo với bác Cả và mẹ tôi: - Ba ngày nữa con sẽ đi Huế tìm chồng con.Mẹ tôi hỏi :- Tình hình ngăn sông, cấm chợ và lạ cảnh lạ người làm sao con đi ?
- Quyết tâm là đi được. Con sẽ theo chân những người đi buôn, rồi dò đường ra Huế. Chị Hai vừa nói vừa nắm chặt tay bác tôi và mẹ tôi  như để  cho hai người thân được yên lòng.
- Nhưng con ơi, Bác tôi tiếp : 
- Thân gái dặm trường, từ đây ra Huế xa hàng mấy trăm cây số làm sao con chịu đựng nổi. Thôi thì ở nhà chờ đợi vài năm nữa rồi hẵng hay. Bác tôi vừa khuyên nhủ vừa vuốt mái tóc cháy nắng của con gái. Hai ngày sau, Bác tôi moi dưới chân giường lấy ra một chiếc hộp thiếc đưa cho chị tôi. Trên mặt hộp có mấy tờ giấy bạc Tín phiếu (tiền của Việt Minh phát hành tiêu dùng trong vùng) còn lại là toàn bạc Đông Dương hình người gánh dưa. Bác tôi, nước mắt lưng tròng nắm tay chị Lưu dặn dò:
- Con cố giữ mình. Mẹ khấn nguyện  Phật Trời phò hộ cho con ra đi được suôn sẻ. Khi gặp được chồng con rồi, có điều kiện thuận lợi thì tin cho gia đình mừng. Chị Lưu ôm bác Cả và mẹ tôi khóc nức nở. Chúng tôi đứa nào cũng sụt sùi trước cảnh chia tay. Chị đến ôm hôn từng đứa em một. Giọt nước mắt của chị rơi trên má tôi khiến cho tim tôi nhói đau tưởng chừng chị ra đi không còn trở lại. Ngày đám cưới của chị, lúc từ biệt về nhà chồng, chị cũng nước mắt giọt vắn giọt dài nhưng lòng tôi lại vui mừng hớn hở. Chúng tôi được nghe pháo nổ rộn ràng, được ngắm xem họ hàng chưng diện áo quần sặc sỡ đủ màu. Anh rể tôi, mặc bộ vét-tông vải tít-xuy màu trắng, mang đôi giày da màu trắng và chiếc nón cối cũng màu trắng theo thời trang Âu phục bấây giờ. Chị Lưu mặc áo cặp lụa hồng, quần lãnh trắng, guốc cao gót, tay cầm dù hồng được anh rể tôi đưa lên chiếc xe hơi màu đen lánh có dải lụa đỏ thắt nơ treo trước đầu xe.
  Ngày nay, chị Lưu từ biệt gia đình đi tìm chồng trên đất lạ quê người với tấm thân gầy gò, tàn tạ. Bộ áo quần vải ta đen nội địa dãi dầu mưa nắng đã trở màu bạc phếch. Hai hình ảnh trái ngược đó như khắc sâu trong ký ức của tôi không bao giờ phai nhạt.
Chị Lưu ra đi vào lúc trời vừa hừng sáng. Chị em tôi tiễn chân chị đến ngã ba huyện lộ mới quay về. Từ ngày đó gia đình tôi không được tin tức gì về chị.
Mãi đến hai tháng sau, vào một buổi chiều mùa Đông. Một người mặc áo tơi, đội nón lá đi vào nhà tôi dưới cơn mưa tầm tã. Người thanh niên trẻ tuổi nhưng gương mặt rắn rỏi, phong sương đi thẳng vào nhà để nguyên áo tơi ướt dầm dề nước mưa, đưa cho Bác tôi một gói giấy rồi quày quả ra đi, không nói một lời nào. Bác tôi cầm gói giấy mà cả người run lên. Chị em chúng tôi cũng vô cùng hồi hộïp. Chẳng biết bên trong gói giấy ấy có những gì. Tin vui hay tin buồn, niềm hạnh phúc hay nỗi đau thương tang tóc. Dù trong cơn nôn nóng, cả nhà cũng đành chờ đến tối mới dám mở ra. Ngừa cảnh “tai vách mạch rừng”, mẹ tôi vội mang gói giấy bỏ vào ống tre nơi chuồng heo để che mắt những cặp mắt cú vọ đang làm công tác theo dõi “kẻ thù của giai cấp công nông”.  Trời mới chập choạng tối, chúng tôi đã vội vã lên đèn. Dưới ánh sáng của ngọn đèn dầu leo lét, bác Cả khui gói giấy vừa nhận lúc xế chiều. Dù người khách lạ không nói gì nhưng chúng tôi đoán biết đó là tin tức của chị Lưu. Đúng là quà của chị Lưu gởi về gồm một lá thư và xấp tiền tín phiếu. Thư chị viết :
   “ Kính thưa Mẹ và thím Ba, từ lúc con ra đi đến nay đã trên một tháng. Con theo mấy người đi buôn lậu vừa trốn tránh công an Việt Minh vừa phải đi bộ suốt mấy ngày mới tới khu giáp ranh.  Từ quê mình đi bộ đến An Tân đợi đêm xuống mới lên chuyến đò dọc. Từ đây đi suốt  đêm mới ra đến chợ Được, Quảng Nam. Từ chợ Được đi bộ men theo những con đường làng đầy đụn cát mất trên nửa ngày thì đến Tiên Đõa. Tại đây, bên bờ Nam sông Faifoo (Hội An) ban đêm Việt Minh kiểm soát ngăn chặn “Bọn Dinh Tề ” *(Danh từ Việt Minh gọi những người trốn sang vùng Quốc Gia). Bờ Bắc trở ra  do lực lượng của Pháp và Nghĩa Dũng Đoàn của  chính phủ Bảo Đại đóng đồn trấn giữ.  Trong lúc chờ đợi để lấy thêm tin tức về đường đi nước bước, con tận dụng số tiền mẹ cho mua hết hàng hóa rồi theo đoàn người trở vào An Tân bán lại cho con buôn đi tuyến đường trong Bồng Sơn thuộc tỉnh Bình Định. May mắn là những chuyến hàng của con đi trót lọt nên kiếm được một số tiền khấm khá. Nay con gởi lại số tiền mẹ đã cho con để phòng khi đau yếu. Đồng thời con biếu các em một ít để mua giấy bút đến trường. Tình hình ranh giới hiện nay rất căng thẳng, công an Việt Minh kiểm soát gắt gao lắm. Lý do là những ngày vừa qua có một số người từ Quảng Ngãi trốn qua vùng Tề tại địa điển nầy,  như thầy Nguyễn Ngọc Ngư (1), Ông Phạm Văn Diêu (2), ông Hồng Tiêu(3) và bác sĩ Huỳnh Tấn Đối (4) người huyện Bình Sơn. Con biên thư nầy cho mẹ và thím Ba trước khi con thực hiện chuyến đi. Hy vọng ơn trên độ trì cho con thoát được. Cuối thư, con cầu chúc Mẹ và Thím cùng  mấy em luôn được khỏe mạnh. Mong một ngày nào đó chúng ta sẽ đòan tụ. Con gái của mẹ." Nghe chúng tôi đọc xong thư, bác Cả và mẹ tôi  nước mắt chảy ròng. Đêm đó và những đêm kế tiếp, bác tôi không ngủ được cứ trằn trọc mãi, hêùt than vắn thở dài lại ngồi dậy nhai trầu. Bác thắp hương lên bàn thờ rồi bó gối ngồi trên giường lâm râm khấn nguyện.
      
                                 * * *
Suốt tuần lễ qua, một người đàn bà điên quần áo xốc xếch không biết từ đâu tới, miệng cứ nói lầm bầm không ra lời, đi nghều nghễu qua lại trên quãng đường từ làng Tiên Đõa đến chợ trời Kiến Tân nằm về tả ngạn con sông Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam  Đêm nay dưới cơn mưa rả rích của những ngày vào Đông, người đàn bà điên lại ra đi trong bóng tối mịt mùng. Cơn mưa dần dần nặng hạt từ lúc xế chiều kéo dài đến khuya và cũng có thể đến ngày mai. Nước đã ngập trắng xóa cánh đồng dọc theo con sông trước mặt. Người đàn bà điên đi trong đêm tối không mấy người để ý đã vượt qua đoạn đường của lực lượng canh phòng Việt Minh. Bỗng, một loạt súng nổ vang. Bà điên phóng người xuống dòng sông. Đêm đen cùng với dòng nước đục ngầu đang chảy xiết đã cuốn người đàn bà điên mất dạng trong thoáng chốc. Ba ngày sau, người đàn bà điên xuất hiện trong đoàn người đi nhận cơm của trại Quy-Thuận-Hội-An. Bà ta hoàn toàn tươi tỉnh với bộ áo quần rộng thùng thình của trại cấp phát.  Trong danh sách tiếp nhận những thường dân bỏ vùng Việt Minh trốn sang vùng Quốc Gia, người đàn bà giả điên , ấy khai tên Nguyễn Thị Hồng Lưu, sinh quán tại Quảng Ngãi.    Trời Phật ạ, đó là chị Hai con của Bác tôi. Gia đình tôi biết được tin này nhờ người đi buôn ở chợ trời Kiến Tân bên này sông Hội An thông báo. Cả nhà như trút được gánh nặng suốt hai tháng liền . Bác tôi thì luôn miệng cảm ơn Trời Phật. Chị Lưu khai với Ủy Ban Tiếp Nhận rằng, chồng chị hiện ở thành phố Huế. Anh ấy bị kẹt bảy năm không về nhà được. Nay chị xin chính phủ cho phép ra Huế thăm chồng.
 
                             * * *
  Gần nửa tháng trôi qua, chị Nguyễn Thị Hồng Lưu lơ ngơ, láo ngáo trên thành phố Huế như mang lạc xuống đồng. Ban đêm vào chùa xin nghỉ, ban ngày chị đi khắp hang cùng ngõ hẻm hỏi thăm tên Võ Hoàng Thân học sinh trường Khải Định nhưng chẳng một ai biết cái tên học trò xa lạ cách nay đã sáu, bảy năm, không gốc gác, không địa chỉ. Quả thật, chị Lưu như đang làm công việc mò kim đáy biển. Chị tỉnh táo lắm nhưng người ta nhìn chị như nhìn kẻ thất chí.   Cuối cùng tiền hết, sức khỏe mòn mỏi, chị Lưu đành phải đi xin việc làm để nuôi sống bản thân và tiếp tục tìm chồng.  Sự may mắn đến với chị là được một gia đình ở gần cửa Đông Ba nhận vào làm việc nhà và trông coi hai đứa bé.  Chủ nhà là một thiếu phụ còn khá trẻ sinh trưởng tại Huế nên bà luôn giữ nếp sống và cung cách của người phụ nữ chốn kinh thành. Vẻ mặt dịu dàng thuần hậu, một nét đẹp đài các nhưng bình dị, lại nói năng từ tốn, điềm đạm khiến cho người người mến phục. Chồng bà là một sĩ quan thuộc lực lượng Việt- Binh- Đoàn của chính phủ Bảo Đại. Hai đứa bé có khuôn mặt bầu bĩnh, hồng hào trông rất khôi ngô. Đứa trai 3 tuổi, đứa gái lên 2. Ngay từ giờ phút đầu, chị Lưu đã cảm thấy  quyến luyến với cái gia đình này và đặc biệt là hai đứa nhỏ. Chị âm thầm làm việc, giữ kín tông tích của mình. Lợi dụng những ngày lễ lạc, chị xin phép chủ nhà đến các nơi hội hè trà trộn vào đám đông may ra tìm được manh mối về anh Thân, chông chị. Một buổi sáng, bà chủ đi chợ, chị Lưu tắm cho hai đứùa nhỏ. Chị đang mặc áo quần cho bé trai, bất ngờ bé gái chạy lững thững mang cả mình nước vào phòng ngủ của bố mẹ nó. Chị Lưu vội chạy theo vào buồng. Thình lình, chị nhìn thấy một bức ảnh lồng trong khung đặt trên đầu tủ đối diện với cửa ra vào. Một chàng Sinh viên Sĩ quan mặc bộ lễ phục ôm vai bà chủ nhà. “Một cặp vợ chồng đẹp như tranh vẽ, thật xứng đôi vừa lứa”. Chị Lưu tấm tắc khen và nghĩ thầm  trong bụng: “Ông Tơ bà Nguyệt khéo xe”. Tấm ảnh như thu hút cả tâm hồn và tình cảm của chị. Người chồng trong bộ quân phục uy nghi cùng với nét mặt cương nghị kề bên là khuôn mặt trái soan hiền hòa của người vợ với ánh mắt sáng rực tình yêu. Chị ngắm ảnh say sưa quên cả hai đứa nhỏ bên ngoài. Bất chợt, chị phát giác ở khuôn mặt người đàn ông trong ảnh  có nét gì rất quen thân. Chị đến sát bức hình xem kỹ hơn. Và để nhìn được rõ ràng hơn nữa, chị mở tung cánh cửa sổ cho ánh sáng ùa vào phòng. Bỗng, tim chị nhói đau, đôi mắt mờ dần rồi đôi chân khuyï xuống. Chị gục đầu trên chiếc giường nệm trước mặt. Không khóc, nhưng lòng chị đớn đau, tê dại. Chị kêu lên : “Sao con tạo lại trớ trêu thế này, hở trời!” Lồng ngực chị như muốn vỡ ra. Những cơn đau dồn dập như bóp nát quả tim chị.  Như hàng trăm mũi dao thi nhau rạch nát ruột gan. Chị  ngất lịm.  Chị Lưu đã nhận ra chồng chị trong ảnh, anh Võ Hoàng Thân! Người chồng đã xa cách bảy năm. Người mà chị có thể hy sinh mang sốùng của mình để tìm đến. Người đã khiến cho chị mất bao nước mắt nhớ thương đêm ngày. Người mà chị đã dành cả tuổi đời thanh xuân dâng hiến và đợi chờ. Ngày từ biệt vợ lần cuối cùng ra Huế tiếp tục học, anh Võ Hoàng Thân còn mang dáng nét thư sinh. Giờ đây khuôn mặt rắn rỏi, đĩnh đạc hơn nhưng làm sao chị quên được chấm nốt ruồi bên dưới đôi môi  đầy đặn đó. Làm sao chị quên được chiếc mũi cao và to thể hiện tính kiên cường của đấng nam tử. Bà chủ đi chợ về thấy người làm bị bất tỉnh liền  gọi bác sĩ đến cấp cứu kịp thời.  Ngày hôm đó chị Lưu cáo bệnh và xin bà chủ được nghỉ vài ngày. Chị nằm trong phòng không đoái hoài đến ăn uống.  Chị để mặc cho nước mắt trào ra, để mặc cho nỗi đau đớn từng đợt đến cào xé trái tim chị. Trái tim của người đàn bà nhân hậu nhưng không tránh được nỗi ghen tức điên cuồng. Mặc dầu bà chủ nhà rất quan tâm đến chị nhưng chị từ chối tất cả những ân cần mà  bà  dành cho. Ngày hôm sau, với đôi mắt sưng húp vì khóc, chị Lưu xin nghỉ việc.  Bà chủ nhà nhìn đôi mắt chị, ngạc nhiên hỏi :
-   Có chuyện gì đã xảy ra cho chị vậy ?
 -  Tôi vừa nhận được tin chồng của tôi chết rồi.
  Bà chủ nhà đến nắm tay chị, với tâm trạng củangười bạn, bà chia sẻ nỗi  đau mất mát của người vợ. Bà tỏ ý tiếc rẻ một người giúp việc lúc nào cũng làm tròn bổn phận như chị và một mực thương yêu con trẻ , bà tiếp:
 -   Rất tiếc là anh Thân chồng tôi không có nhà để giúp đỡ được phần nào cho chị. Nghe nhắc đến tên Thân, chị Lưu òa lên khóc rồi ôm mặït chạy vào phòng tức tưởi.  Sáng ngày hôm sau chị Lưu lên đường về lại quê nhà.
                      
                        * * *
Ngày xưa, cái sân lót gạch bát tràng trước nhà, gia đình tôi làm nơi đập lúa, phơi bắp, đâïu và phơi đường mía. Nay nhờ cái sân rộng thênh thang ấy mà bác Cả và mẹ tôi biến thành khoảnh vườn tự túc trồng các loại rau quả dư ăn còn mang ra chợ bán. Cái hồ sen nay trở thành hồ nuôi cá, nhờ đó mà gia đình tôi không lâm vào cảnh thiếu thốn . Thi hành  quốc sách của nhà nước “Tiêu thổ kháng chiến, vườn không nhà trống” căn nhà thờ ba gian cũng được tháo gỡ xuống chỉ còn trơ lại nền nhà để rồi chúng tôi cũng tận dụng cuốc lên trồng đậu phụng.Chiều nay, chị em tôi phụ giúp mẹ và bác Cả gánh nước tưới vườn rau vừa mới bón phân. Thình lình chị Lưu xuất hiện ngoài ngõ. Chị ôm gói quần áo ủ rũ vào nhà. Bác tôi buông chiếc bình vòi sen chạy đến ôm chị vào lòng. Vốn có thể chất khỏe mạnh, tinh thần cứng cỏi, thế mà nay chị lại mềm nhũn, rũ xuống trong vòng tay mẹ chị. Chúng tôi đến giúp bác Cả  đưa chị vào nhà. Đoán biết là việc tìm chồng của chị bị thất bại nên chẳng ai dám hỏi han điều gì. Chị tịnh dưỡng được vài ngày rồi kể lại những ngày tháng mà chị đã trải qua nơi kinh thành Huế. Đến ngày thứ ba, công an địa phương đến nhà áp giải chị đến cơ quan huyện làm việc. Chị khai rõ ràng là chị đã ra Huế tìm chồng, nhưng khi biết được chồng đã chết thì chị quay về sống với gia đình . Giới chức an ninh của Việt Minh nghi chị làm gián điệp cho Pháp, vì vậy họ chuyển chị đếùn nhà giam tỉnh .Từ ngày biết chắc anh Thân đã có vợ và hai đứa con ở Huế, chị Lưu xem như chồng chị đã chết. Chị không muốn cảnh hạnh phúc của gia đình đó bị xáo trộn, bởi vợ con anh hòan toàn vô tội. Ngay cả anh Thân, chị cũng không hề có một lời trách móc. Chị cho đó là hoàn cảnh tạo nên , là định mệnh an bài.Qua mấy tháng bị điều tra, khai thác liên tục, tinh thần chị Lưu hoàn toàn bị suy sụp. Những lần chúng tôi vào nhà giam thăm, chị cứ  nói lầm bầm trong miệng. Nhiều lúc chị ngồi một mình hướng tầm mắt vô hồn về nơi cõi xa xăm. Tình trạng nầy khiến cho những người làm công tác điều tra đặt thêm nghivấn: “Giả điên là nghề của gián điệp địch để qua mắt cán bộ an ninh của ta”. Từ nghi vấn đó đã trở thành kết luận trong hồ sơ phúc trình lênthượngcấp : “Nguyễn Thị Hồng Lưu là điệp viên của Pháp”.Tòa án Nhân dân Liên khu Năm mở phiên xử đặc biệt dành cho một “nữ gián điệp của Pháp” đã xâm nhập từ vùng Tề vào vùng Tự Do. Bản án kết luận như sau :  “Nhờ mạng lưới tình báo nhân dân của ta chặt chẽ nên đã bắt được tên nữ điệp viên nguy hiểm của địch tại địa đầu ranh giới. Nay, Hội đồng xét xử  tuyên án tử hình tên phản quốc Nguyễn thị Hồng Lưu đã manh tâm làm gián điệp cho giặc”..Mười lăm ngày sau, chị Lưu bị xử bắn tại Rừng Cầy. Hôm ấy, bác tôi nằm liệt giường, chỉ có hai chị em tôi đến chứng kiến. Người ta quấn dây chung quanh thân thể chỉ còn da bọc xương của chị vào trụ gỗ . Phía sau lưng là ụ đất cao để ngăn đạn. Ánh mắt vô hồn của chị nhìn về nơi cõi xa. Một vị linh mục già đến làm phép giải tội và ban phép lành cho chị.  Người ta bịt mắt chị mà chẳng khác nào bịt căïp mắt người đã chết rồi. Khi viên chỉ huy ra hiệu bằng thủ lệnh, bốn xạ thủ đồng loạt nã đạn vào người chị. Chị Lưu khụy xuống kéo theo cả phần dây cột. Một khắc sau, máu từ ngực chị thấm đỏ cả thân trước vạt áo màu lam. Viên thủ trưởng của toán hành quyết đến bắn vào nơi thái dương của , chị môït phát súng an ủi khiến toàn thân chị giật mạnh rồi đầu chị gục xuống làm rớt chiếc khăn bịt mắt. Ngay lúc đó, chị em tôi cùng kêu lên “chị Hai ơi,” rồi chạy vụt đến ôm xác chị gào khóc. Người ta đẩy chúng tôi ra, rồi bỏ xác chị trong quan tài bằng ván cây gòn đã để sẵn tại địa điểm xử bắn do địa phương cung cấp. Bác Cả tôi làm đơn xin mang xác chị về chôn tại nghĩa địa của gia đình.
Hiệp định Geneve 1954, chia đôi đất nước. Tất cả các lực lương Việt Minh tập kết ra Bắc. Chính phủ Quốc Gia tiếp thu vùng Liên khu Năm. Khi tình hình đã ổn định, Anh Thân nghe tin vợ trước đã mất, vội vã đưa vợ sau từ Huế về Quảng Ngãi đến nhà Bác tôi để tạ lỗi. Vợ chồng anh chị ấy đến trước bàn thờ chị Hai thắp hương khấn lễ. Bỗng, chị vợ anh Thân thất thanh kêu lên : “Kìa , Chị Lưu!”  Gương mặt thất thần tái mét, hai tay run lẩy bẩy như người lên đồng, chị chỉ vào  khung ảnh người quá cố trên bàn thờ rồi quỵ xuống. Anh Thân vội vàng đỡ vợ đứng lên mà chẳng biết việc gì đã xảy ra  Bà chủ nhà gần cửa Đông Ba ở Huế đã nhận ra người giúp việc cho mình ba năm về trước là vợ trước của chồng. Bà quỳ bên bàn thờ khấn vái :“ Chị Lưu ơi, giờ đây em mới vỡ lẽ chị đã liều chết đi tìm chồng. Khi phát giác chồng mình đã yên bề gia thất, chị lại âm thầm quay về mà không hề có một lời trách móc kẻ đã giật hạnh phúc của mình. Ngày ấy chị đã khóc đến sưng húp cả đôi mắt, bỏ luôn ăn uống. Thế mà chị nói dối với  em rằng: “Nghe tin chồng chết nên chị phải trở về quê.” Ôi, tâm hồn chị cao thượng quá, tấm lòng chị bao dung quá. Chúng em xin chịu tội trước linh hồn chị.” Chị Thân quỳ mọp trước bàn thờ một hồi lâu đến khi Mẹ tôi đỡ dậy thì khuôn mặt chị đã  đầm đìa nước mắt. Chị ôm Bác tôi nói trong nghẹn ngào “ Mẹ ơi, xin mẹ tha lỗi cho con. Từ nay con sẽ thay chị Lưu như là con đẻ của mẹ. Vợ chồng con sẽ lo phần phụng dưỡng mẹ già.Sau đó, vợ chồng anh Thân xin phép Bác tôi được để tang, xây mộ và hàng năm về lo ngày giỗ của chị. Riêng phần đề nghị đưa bác Cả về Huế sống với anh chị và các cháu thì Bác tôi từ chối bởi Bác còn phải lo mồ mả của ông bà.
      Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích
 
GHI CHU      
(1) Nguyễn Hữu Ngư sau vào Sài Gòn, bút hiệu Nguyễn Ngu Í
(2) Phạm Văn Diêu tác giả “Việt Nam Văn Học Giảng Bình”                                                                          (3) Hồng Tiêu em ruột ông Bút Trà (báo Sài GònMới)                                                                     (4) Huỳnh Tấn Đối, Bác sĩ Quân y trưởng viện Quân y Liên khu Năm bỏ VM trốn ra Đà nẳng mở phòng mạch
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re:     GIÒNG ĐỜI...
Reply #33 - 28. Nov 2009 , 09:44
 
Duy Lạc.
 
         Tôi sinh ra vào thế hệ của thập niên 30. Thế hệ của chúng tôi chịu nhiều xáo trộn điên đảo nhất trong giòng lịch sử 60 năm của dân tộc (1930-1990). Chúng tôi may mắn là nhân chứng của nhiều sự hưng vong của bao chế độ và cuối cùng được nhìn tận mắt sự sụp đổ ngoạn mục của chế độ Cộng sản bạo ngược khắp thế giới. Đó cũng là một niềm an ủi cuối đời cho thế hệ chúng tôi, những người chống cộng sản phải bỏ nước ra đi lang thang, bơ vơ, chịu nhiều bất hạnh, mang nhiều nổi đau buồn trên đất khách.
       Ngày xưa từ tuổi nhi đồng qua thời niên thiếu, chúng tôi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của luân lý đạo đức Khổng Mạnh qua các tập "Luân Lý Giáo Khoa Thư" ở nhà trường. Trong xã hội lúc bấy giờ, một thời văn chương lãng mạn của các nhà thơ: Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Lưu Trọng Lư, Hàng Mạc Tử, Chế Lan Viên.v.v... và nhóm chủ trương Tự Lực Văn Đoàn của Nhất Linh đã mang lại cho chúng tôi một ít mơ mộng về tình yêu (Hồn Bướm Mơ Tiên), hay ý thức mơ hồ về các hoạt động cách mạng (Đôi Bạn). Sau đó từ năm 1935-1945, dòng nhạc tiền chiến trữ tình và lòng yêu nước của Văn Cao, Lưu Hữu Phước, Phạm Duy, Tô Vũ, Đặng Thế Phong.v.v... đã thật sự thấm nhập tâm hồn tuổi trẻ vừa lãng mạn vừa khơi động tình yêu tổ quốc của tuổi thanh niên. Kế đến thế chiến thứ hai vào giai đoạn chót bộc phát dữ dội. Bom đạn của chiến tranh bắt đầu tàn phá quê hương. Nương theo sự thất trận của Nhật, nhiều phong trào yêu nước chống Pháp nổi dậy, cuối cùng đi đến ngày 19-8-1945, ngày toàn quốc khởi nghĩa mà bọn Việt Minh Cộng sản quỷ quyệt cướp lấy công đầu. Và cũng từ hoàn cảnh đó, đám thanh niên thế hệ chúng tôi một số vào rừng, vào bưng, vào chiến khu để theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc. Một số khác vì còn trẻ tuổi, phải bỏ thành phố tản mác về vùng quê để tạm lánh cư. Cũng như mọi gia đình khác, cha mẹ chúng tôi vội vã bỏ hết gia sản chạy về vùng quê miền Trung. Từ đó đời tôi bắt đầu một khúc quanh: cơ cực cũng lắm, hạnh phúc cũng nhiều, chạy dài suốt một thời niên thiếu. Tôi dần dần yêu thích cảnh sống đồng quê. Say sưa với núi cao, biển rộng, rừng thông, đồi cát, ruộng mía, nương khoai với những hình ảnh của đình chùa, miếu mão. Tôi yêu thương làng tôi qua lũy tre xanh. Con đường nho nhỏ thông reo. Ngôi đình cổ kính nằm bên chân đồi. Tôi mê nhất những buổi trưa hè ngồi nghe tiếng thông vi vu, réo rắt một điệu nhạc buồn như tiếng sáo diều từ lưng đồi vọng lại.  Tuổi thơ của tôi thấm đậm tình quê hương từ những ngày tháng êm đềm thơ dại đó.
Những năm đầu kháng chiến, gia đình tôi chưa đến nỗi sa sút. Tôi được đi học tạitrường Trung học cấp huyện, cất ngay trong làng. Ở miệt thôn quê thời kháng chiến, sự học hành bị gián đoạn nên học sinh tuy ngồi chung lớp nhưng tuổi tác chênh lệch nhau. Trong lớp "Đệ nhất niên" của tôi có độ mươi cô nữ sinh. Các cô thuộc người làng hoặc từ những làng kế cận đến học. Phần nhiều nữ sinh thuộc gia đình giàu có trong đám hương mục ngày xưa như Chánh Tổng, Xã Trưởng, Hương Lý, Hương Hộ.v.v... Các cô tuy là gái quê nhưng trông cũng xinh đẹp lượt là lắm. Tôi thời đó học hành dốt nát, chỉ thích lêu lỏng ngoài đường. Chuyện nhà trốn tránh, chuyện bạn bè thì mau mắn. Tôi lang thang suốt xóm trên làng dưới, tập đàn ca với đám nữ sinh cùng lớp, ít khi có mặt ở nhà.. Công việc nặng nhọc trong gia đình tôi giao cho chú em kế gánh vác. Mẹ già nhiều lúc mắng mỏ rầy la, tôi vẫn trơ mặt thịt. Đã vậy tôi còn tơ tưởng yêu đương. Tôi yêu tha thiết một cô em tên Nga cùng lớp. Em ngồi dãy bàn trước mặt. Tôi còn nhớ chiếc áo chemise lụa mỏng và chiếc quần lãnh đen của em. Em có đôi mắt nhung huyền sâu thẳm như đáy hồ thu mà tôi tự nguyện chết đuối trong đó những lần em quay lại nhìn tôi cầu cứu. Đôi môi em đỏ hồng gợi cảm. Những lúc em ban phát cho tôi một nụ cười cám ơn khi tôi cho cóp bi bài toán là những lần tim tôi như ngừng đập. Em thường liếc xéo tôi mỗi khi tôi trêu chọc. Cái nguýt dài, con mắt có đuôi, kèm theo một nụ cười mỉm của cô gái dậy thì, có lúc là một "message" ưng chịu kín đáo của thời đó. Thật tình lúc bấy giờ tôi không đoán được Nga có cảm tình gì với tôi chưa. Nhưng riêng tôi, tôi đã mê tít nàng. Cứ mỗi ngày cô em nghỉ học là mỗi ngày tôi thẩn thờ nhớ nhung. Tôi tương tư nàng như Nguyễn Bính tương tư "Cô hàng xóm"
Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
Cách nhau cái dậu mồng tơi xanh dờn...
  Tuy yêu thương mê mẩn như thế, tôi chưa dám nói một lời yêu thương cùng nàng. Hồi đó tôi đen đúa xấu trai. Tóc chải bảy ba có thêm một chút tango ổ quạ ngay trước trán (thời trang 1945). Tôi gầy đét và cao lêu nghiêu như cây sậy. Thật tình nhìn kỹ tôi chả giống con giáp nào! Tôi chỉ được tiếng "người Sàigòn" và một chút tài mọn về đàn ca hát xướng. Vì vậy, tôi chủ quan nghĩ rằng em đã cảm tình với tôi. Một hôm vào dịp nhà trường tổ chức đi cắm trại qua đêm ở một rừng dừa ven biển. Dĩ nhiên tối hôm ấy có đốt lửa trại và thi đua văn nghệ, giữa mấy trăm học sinh cùng trường. Tôi táo bạo ghi tên tham dự, cốt để chứng tỏ với Nga về khả năng văn nghệ của mình.. Đêm hôm đó, trước đám đông đảo học sinh, tôi đơn ca bản nhạc "Nhớ Chiến Khu", một bài ca tủ của tôi, "Còn đâu trong chiến khu trên rừng chiều. Bên đèo tiếng suối reo, ngàn thông réo..." Tôi đang mơ màng vừa ca vừa diễn xuất bộ mặt sầu sầu của anh Vệ quốc Quân nhớ nhà, nào ngờ đến đoạn cao nhất của bài hát, một phần vì khớp, một phần vì nhìn thấy cô nàng đang theo dõi mình, tự nhiên tôi té giọng kim, dứt đoạn, rồi ngừng ngang nửa chừng. Tôi đúng như trời trồng giữa tiếng vỗ tay la ó của đám học sinh. Tôi xấu hổ, tay chân thừa thải, mặt đỏ bừng chỉ muốn độn thổ cho xong. Tội nghiệp Nga, nàng cúi đầu thương hại cho tôi. Rồi có một lần, chuyện phải đến đã đến, Nga ngỏ lời mời tôi đến nhà nàng chơi vào chiều thứ bảy. Tôi sung sướng nhận lời. Dịp này nhất định tôi sẽ  bộc lộ tâm sự với nàng bằng một lá thư. Mấy ngày liền tôi ngồi nắn nót viết bức thư tình đầu tiên. Tôi còn nhớ rõ bức thư viết dài và hay lắm. Tôi diễn tả mối tình say đắm của mình. Văn chương lãng mạn và ướt át vô cùng. Trong bức thư tôi còn làm dáng về vốn Pháp văn của mình bằng hai câu bất hủ "L'homme sans amour comme  La Terre sans Lumière" mà tôi thuổng được ở mấy bức thưtình của bà chị tôi. Chiều hôm ấy, tôi băng mấy cánh rừng dương để đến nhà nàng. Nhà Nga xinh xắn bao quanh bởi một vườn cau và một hàng rào bông bụp tím nhạt. Vườn có nhiều hoa và cây ăn trái. Tôi dạo chơi thơ thẩn trong vườn cùng nàng suốt buổi tối. Nàng bóc bưởi mời tôi ăn. Tôi trèo cây hái khế tặng nàng. Cứ như thế mãi cho đến khi trăng treo đầu ngọn cau và hoa bưởi bắt đầu tỏa hương thơm ngát, tôi mới từ giã nàng; Trước khi về tôi dúi vội bức thư vào tay nàng. Nàng ngập ngừng e thẹn nhận lấy thư tôi.  Sau ngày trao bức thư tình, tôi cảm thấy yêu đời, mơ mộng nhiều hơn. Và trong khi  tôi nao nức đợi chờ hồi âm, thì hỡi ơi! Hai câu Pháp văn bất hủ tôi viết cho nàng được loan truyền khắp nơi nhất là trong đám nữ sinh. Mấy bà chị họ, mỗi lần gặp tôi đều tủm tỉm cười, làm tôi xấu hổ vô cùng. Tôi loáng thoáng đoán rằng tôi đã lầm và quá chủ quan, chớ nàng không hề yêu thương hay tình cảm gì với tôi. Nàng đã đem bức thư của tôi bêu rếu để làm trò cười. Từ đó tôi không nhìn nàng. Tôi đau khổ hận đời, hận nàng, và trốn học luôn...
  Cho đến một ngày trước khi xuống tàu bỏ trốn vào Nam, vì vô tình hay cố ý, Nga chận tôi trên con đường làng vắng vẻ, gương mặt xanh xao, ánh mắt buồn buồn. Nàng khóc thật nhiều và giải thích với tôi rằng nàng đã yêu tôi. Chuyện bức thư là lỗi bất cẩn của nàng (Nga cho người bạn gái mượn quyển sách trong đó có dấu bức thư). Nàng trách tôi tại sao bỏ học và trốn tránh không nhìn mặt nàng. Lần đầu tiên tôi run run cầm tay nàng, nhìn sâu vào đôi mắt lệ nhạt nhòa, thổn thức không nói một lời, bởi vì ngày tôi nhận được hạnh phúc tình yêu đầu đời và cũng là ngày tôi xót xa chia tay mối tình học trò ngắn ngủi đó. Ngày hôm đó, tôi đau đớn vĩnh biệt Nga mà chính nàng không hề hay biết.
   Con thuyền đưa tôi vào Nam chập chùng giông bão. Giông bão xô dạt con thuyền. Giông bão ngay trong lòng tôi..Tôi có người em kế, cùng trạc tuổi. Chúng tôi là hai thái cực. Chú Lâm hiền hòa thích sống trong gia đình. Tôi mê cuộc đời hải hồ lang bạt. Lớn lên, hai anh em cùng vào quân đội. Tôi đi lính Không Quân đồn trú tại Pleiku.. Chú đi sĩ quan Thủ Đức đóng đồn ở Daksut. Những ngày cao nguyên sôi động, nhiều lần từ trời cao, tôi xót xa nhìn chú bị vây hãm dưới đồn. Anh em tuy đóng quân cùng một vùng nhưng chả bao giờ gặp nhau. Thỉnh thoảng hành quân ngang đồn, tôi bay thấp để chào chú, hoặc liên lạc FM để thăm hỏi sức khỏe và nhắn tin nhà, thế thôi. Vậy mà chú Lâm vẫn vui vẻ sống cuộc đời gian khổ bộ binh. Mãi đến ngày bỏ nước ra đi, chú ra đi một mình không kịp đón gia đình vợ con. Những năm tháng xa quê hương, chú Lâm vẫn sống cảnh đơn lẻ ở một tiểu bang xa lắc xa lơ. Nhưng mấy năm gần đây, chắc có lẽ chịu hết nổi cảnh "Đồn Lẻ Chiều Xuân" chú đã âm thầm bước thêm bước nữa để nếm mùi "một cảnh hai quê". Thật tội nghiệp!
  Hôm Tết vừa qua, nhân dịp đi công tác cho hãng ở Hà Nội, Lâm ghé Sàigòn thăm nhà và về làng thăm quê cũ. Một sự việc bất ngờ và cảm động là chú Lâm đã tìm được dấu tích của Nga ngày xưa. Đuợc biết nàng đã trốn ra Bắc năm 1956 và sau ngày Viẽt cộng cưỡng chiếm miền Nam, nàng trở về với quân hàm Đại úy và là vợ lẽ của một ông tướng già Việt cộng. Hiện nay nàng đang ở Sàigòn, khu cư xá sĩ quan Chí Hòa và ông tướng già đã chết. Trước khi trở về Mỹ, Lâm có đến tìm gặp nàng. Nga sững sốt mừng rỡ khi nhận ra Lâm em của tôi. Nàng vui vẻ kể chuyện xưa về tôi với chú Lâm và nói rõ lý do vì sao nàng bỏ xứ ra đi. Trong câu chuyện thăm hỏi, Lâm đã cố khơi lại chuyện tình ngày xưa của chúng tôi. Lâmnói: "Anh tôi vẫn nhắc nhớ về chị."  Nàng cúi đầu lặng lẽ, giọng buồn buồn: "Dạ vâng, tôiđoán thế." Và nàng cảm động cho biết người làng đã kể: Có lần tôi một mình lái xe về thăm vườn cũ tìm lại người xưa, và người xưa không còn nữa. Lâm tiếp tục thăm dò: "Chị có biết anh tôi ngày xưa làm gì không?"  "Dạ tôi biết, nghe nói anh ấy là một phi công trong Không Lực Cộng Hòa."  "Chị có oán hận, căm thù gì chúng tôi không?"  Nga lắc đầu cười chua chát, "Tôi không nghĩ đến điều đó, và chẳng bao giờ nghĩ như vậy, nhất là đối với anh ấy..."  Nàng trả lời với đôi mắt mơ màng xa vắng. Chắc có lẽ chú Lâm đã vô tình khơi dậy những kỷ niệm thời học trò của nàng. Những kỷ niệm tưởng như đã chôn vùi dưới lớp bụi thời gian sau bốn mươi năm xa cách. Và trong buổi chiều hôm đó, theo lời nhật xét của chú Lâm, Nga như "lội ngược giòng thời gian" tìm sống lại quãng đời con gái ngây thơ, cùng với mối tình thơ mộng và đẹp nhất của đời nàng. Vì đó là mối tình đầu và mối tình không có đoạn cuối.
Hồi Âm "GIÒNG ĐỜI..."
Nga Sàigòn.
   
Anh Duy thân mến,
     Em ngồi viết lá thư này cho anh khi cơn mưa vừa mới tạnh. Cơn giông miền nhiệt đới ào ạt, kéo dài độ chừng hai tiếng đồng hồ, nhưng cũng đã làm cho cái nóng oi bức của Sàigòn dịu bớt. Mưa đã dứt, chỉ còn những giọt nước nhỏ thỉnh thoảng tí tách rơi trên miếng tôn mỏng hứng nước bên hiên nhà. Nghe tiếng giọt nước gõ đều đặn, rồi nghe tiếng nhịp tim mình đập, em bỗng thấy hình như mình mang một tâm trạng bồi hồi. Đặt bút viết là thư này cho anh, lòng em cũng cảm thấy bồi hồi như thủa ấy cầm tay anh lần đầu, mà không ngờ cũng là lần chào ly biệt.... Không biết rồi lá thư này có thể đến tay anh? Nếu may mà thư đến, đọc xong anh sẽ nghĩ gì? Thôi em cũng liều... Cầm bằng như gió mang đi...
  Tuần trước em đến thăm chị Hạnh, người bạn làm việc cùng cơ quan với em trước đây. Chị ấy xin phục viên sớm, vì đồng lương nhà nước trả không đủ sống. Chưa kể là đôi ba tháng nhà nước không có tiền phát cho nhân viên. Chị Hạnh bây giờ làm nghề buôn chui sách báo nước ngoài. Ở chỗ này thì em phải giải thích thì anh mới rõ tại sao ngày nay nước mình lại có cái nghề lạ như vậy. Từ ngày các nước xã hội chủ nghĩa anh em ngưng viện trợ, nhà nước cần ngoại tệ nên họ đã mở cửa, khuyến khích người Việt ở nước ngoài về thăm quê hương. Tuy có lệnh kiểm soát gắt gao ở các cửa khẩu hải quan những món hàng quốc cấm như sách báo tuyên truyền của phe tư bản, nhưng tệ nạn tham nhũng tràn lan không có cách gì  ngăn cản nổi. Vì thế, du khách chỉ cần đút lót vài ba bao thuốc thơm, chiếc đồng hồ rẻ tiền..v.v... thì cái gì to như con voi qua cũng lọt. Người dân ở quê nhà bây giờ không ai thèm đọc báo nhà nước, ngày nào ngày ấy tin tức đều nhai đi nhai lại một luận điệu cũ rích. Người ta còn khôi hài nói rằng chỉ có tin tức khí tượng là không sặc mùi tuyên truyền, còn hầu hết  đều...cuội! Vì thế dân chúng mới lén lút thuê hoặc mua lại báo chí bằng Việt ngữ hay bằng "ngoại ngữ xuất bản tại nước ngoài. Gặp em, chị ấy vội kéo vào buồng trong nói nhỏ:
 - Này Nga, tôi có món quà này, chắc Nga sẽ thích vô cùng Em chưa kịp hỏi chi ấy món quà gì, chị Hạnh đã dúi vào tay em một tờ báo. Chị nói: - Dấu cho kỹ vào người đi! Về nhà, chờ đêm khuya thanh vắng rồi hãy đem ra đọc. Đọc để xúc động vì "người ta" còn nhớ tới mình  Nhìn trang bìa tờ báo có hình một nửa chiếc máy bay phản lực đậu trên phi đạo và tên tờ báo là Ngàn Sao, lại nghe chị Hạnh nói bóng gió xa xôi, em linh cảm một điều gì đó rất mơ hồ. Nửa năm trước, chú Lâm từ bên Mỹ đi công tác cho hãng về Việt Nam đến thăm em. Chú ấy nhắc đến anh, đến tình cảm anh vẫn âm thầm dành cho em. Giác quan thứ sáu xui em liên tưởng đến một điều gí đó (mơ hồ thôi) rằng anh, chàng Phi công Cộng Hòa lãng mạn, có thể đem chuyện tình hai đứa dệt thành văn? Cầm tờ báo trên tay, em run còn hơn bị B-52 trải thảm hay như hồi sơ tán phòng không ở Việt Bắc. Chị Hạnh trấn an:
  - Làm gì mà run dữ vậy? Bề nào Nga cũng là cựu sĩ quan quân đội nhân dân, công an nào dám đụng đến?
Em run không phải là sợ công an khám xét thấy mình mang món hàng quốc cấm. Em run vì không hiểu điều dự đoán của mình có phải là sự thực. Em run vì liên tưởng đến người bạn năm xưa vẫn còn nhớ đến mình. Anh đừng cười em già rồi mà còn vớ vẩn.  Chị Hạnh là người bạn sát cánh với em vào thời kỳ chiến đấu dọc Trường Sơn. Chị ấy cũng là con nhà tiểu tư sản như mình, nên em thường nhỏ to tâm sự trong những lúc dừng quân. Em có kể cho chị ấy nghe về anh, người bạn học cùng trường thủa thiếu thời. Về nhà, chờ đêm khuya thanh vắng, mọi người đều đã say giấc nồng, em len lén đem tờ báo ra chong đèn lên đọc. Em đọc từng trang, rồi em dừng lại ở bài viết mang tên tác giả Duy Lạc, "Chắc chắn là anh đây rồi?!" Em tự nhủ: Quả nhiên đúng như điều em dự đoán. Thời gian trôi nhanh quá anh nhỉ? Thấm thoát đã bốn mươi năm rồi còn gì? Bao nhiêu tấn tuồng dâu bể diễn ra! Bao nhiêu nước chảy dưới cầu! Hai mái tóc xanh của đôi trẻ ngày nay đã bắt đầu điểm trắng.   Chiến tranh bùng nổ, anh từ Sàigòn về lánh nạn ở quê nhà. May mắn thay giặc chưa thể tràn về vùng đất của mình, nên chúng ta có một thời kỳ bình yên. Khí thế bừng bừng của phong trào giành độc lập xứ sở bốc cao khiến tất cả thanh niên hăm hở lên đường làm anh vệ quốc quân. Tuy bọn mình còn nhỏ mà trong trí óc non nớt cũng đã thấy lòng rộn ràng vui thích như đi trẩy hội ngày Xuân. Em còn nhớ đêm liên hoan, anh hát bài "Nhớ Chiến Khu". Lúc bấy giờ nghe giọng anh run run, em cứ tưởng anh vì cảm thương nỗi nhớ nhà của anh vệ quốc quân trong núi rừng thâm u; nào dè anh run ...vì ánh mắt ngưỡng mộ va say mê theo dõi của em. Thì ra nhãn lực của em cũng khá đấy anh Duy nhỉ? Dạo ấy lần đầu tiên nghe anh trả bài thầy giáo, em mới để ý thấy cách phát âm của anh khác với những học trò con trai trong huyện. Chẳng hạn, "mờ mịt" thì anh phát âm thành  mờ mịch" hay "vui quá" thành "vui góa".  Và còn nhiều chữ độc đáo nữa.. Mới đầu bọn học trò trong lớp, rồi về sau bọn học trò của cả trường thường nhại cách phát âm ấy để trêu ghẹo anh. Thoạt tiên em cũng cười hùa theo bọn chúng, nhưng thấy anh chẳng phản ứng gì, mà chỉ nhún vai cười khỉnh rất là... Sàigòn, tự nhiên em đâm ra thích cái giọng ấy mới kỳ chứ! Mỗi lần đến giờ học, em đều cầu mong thầy giáo gọi anh lên trả bài để em được nghe cái giọng ngồ ngộ ấy.  Anh còn nhớ lần đi cắm trại đầu tiên do nhà trường tổ chức trước vụ Hè 51 không? Lớp mình chia làm bốn toán mà anh thì ở toán A, còn em ở toán B. Khi đến nơi, ai nấy đều lo căng lều dựng trại của toán mình, trong lúc đó anh lại chạy sang loay hoay giúp em làm chuyện này chuyện kia. Cử chỉ lăng xăng của anh có vẻ vụng về, khiến cho em vừa buồn cười vừa cảm động. Vì thế, buổi tối họp lửa trại, em mới lén dúi vào tay anh củ khoai em vùi trong bếp lúc nấu cơm chiều. Em còn trêu:  - Trại sinh bên toán B ăn hết "thịch" (thịt) cá rồi, em chỉ còn củ khoai nóng này tặng anh dùng đỡ cho "dzui"!  Chẳng những anh không giận vì bị em nhái giọng, anh chìa tay ra cầm củ khoai một cách hồn nhiên, mà miệng còn ấp úng nói gì nghe không rõ, em bỗng cảm thấy thương anh chi lạ!  Dân trong làng kế cận khu cắm trại, tối đến xong việc đồng áng cũng ra tham dự trò chơi lửa trại của đám học sinh. Ánh lửa hồng chờn vờn nhảy múa ngọn thấp ngọn cao, nhịp nhàng lung linh với tiếng đàn guitar bập bùng của anh tạo nên cảnh tượng kỳ ảo rất liêu trai. Con Thủy, con gái ông Xã Tài; con Nhạn, con gái ông Lý Trân, ngồi bên em cứ huých cùi chỏ vào hông em từng chập, mỗi lần chúng nó trông thấy anh gật gà gật gù theo điệu nhạc trầm bổng. Dường như lúc bấy giờ anh say sưa với âm thanh của từng nốt nhạc, không thèm biết gì đang xảy ra chung quanh. Khách quan nhận xét, cả huyện mình đâu có cậu học trò nào chơi đàn ngọt như anh? Chúng nó cũng khoái và để ý "người Sàigòn" có mái tóc chải bảy ba tango lắm đấy! Anh có biết rằng anh đã lọt vào mắt xanh của bọn học trò con gái tinh quái ấy không?  Em còn nhớ tính anh ít nói. Trong lúc mọi người ngồi huyên thuyên, thình thoảng anh chêm một câu pha trò hóm hỉnh mà nhiều khi người nghe không tinh ý, phải mất ba, bốn ngày sau mới hiểu. Cái tính "nghịch" ấy ngày nay anh vẫn không bỏ. Trong bài "Giòng Đời", em vẫn đọc thấy thấp thoáng cái văn phong đó. Anh cao lớn, nhưng không gầy như cây sậy và anh đâu có đen đúa xấu trai như anh tự chế diễu mình trong bài văn? Lại còn bày đặt tự chê mình học dốt! Xong màn văn nghệ và đọc tin thời sự về những chiến thắng công đồn đả viện của bộ đội cụ Hồ cho dân chúng nghe, bọn học trò chạy xuống bờ biển nô đùa với sóng nước. Em nhớ đêm đó trăng lên muộn và trời trong xanh không một vẩn mây. Hình như đốm lửa trại cuối cùng tàn lụi rồi trăng mới lên. Khác với những học trò khác cùng lớp, anh không xuống bờ cát giỡn nước, giỡn trăng. Em thấy anh ngồi tựa lưng vào một cây dừa lả ngọn và đôi mắt đăm chiêu nhìn ra trùng khơi. Anh ngồi yên một cách thư thái, tự tại, đẹp như một pho tượng! Em biết rồi, người đó đang mơ mộng vì người đó đang yêu?! Lúc bấy giờ những cơn sóng bạc đầu phản chiếu ánh trăng nhấp nhô vờn nhau xô vào bờ, có làm cho tim anh xao xuyến, hởi người nghệ sĩ với cây đàn?      Em là con gái, trời ban cho em cảm nhận bén nhạy hơn con trai. Kinh nghiệm đời trải qua, chắc bây giờ anh đã hiểu rõ điều đó. Hồi ấy, mới thoáng thấy cử chỉ ân cần và ánh mắt trìu mến của anh nhìn em trong lớp học, ngoài sân trường, em đã đọc được ý nghĩ thầm kín của anh. Nhưng em là con gái, đặt biệt vào thời buổi ấy, luân lý và bản tính rụt rè của phụ nữ đâu cho phép em có một cử chỉ gì gọi là biểu đồng tình, dù trong thâm tâm em cũng rất cảm mến anh. Cũng có những đêm nằm một mình vẩn vơ bên cửa sổ ngắm trăng, bỗng nhiên ngửi thấy mùi hoa cau bưởi từ đâu đưa lại, em chợt thèm có anh bên cạnh để... ngắm anh (!) Hoặc để luồn những ngón tay thon nhỏ của mình vào tóc người yêu. Đó là cái rạo rực rất tự nhiên của người con gái ở tuổi dậy thì khi biết mình đang có một anh chàng đang ngấm nghé.  Em đã đọc đi đọc lại nhiều lần lá thư anh trao. Vì sự bất cẩn của em, con nhỏ Thủy - con gái ông Xã Tài - đọc trộm lá thư em dấu trong sách cho mượn, thế là nó đem đi mách lẻo với mọi người, gây ra sự hiểu lầm đáng tiếc khiến anh sinh lòng oán hận em. Nếu lá thư ấy bị một người bạn gái nào khác đọc thì chẳng đến nỗi nào. Đằng này con nhỏ Thủy vốn thầm yêu trộm nhớ anh, nên khi nó vớ được lá thư là nó kháo ầm lên để anh phải thẹn thùng với đám bạn gái của em và hai bà chị họ. Nghĩ lại, em chẳng phiền trách gì nó. Âu cũng là tại sợi chỉ hồng không se duyên cuộc tình chúng mình!
  Ngày anh cầm tay em lần đầu (và cũng là lần cuối), em đã khóc, đã hết lòng gạn hỏi tại sao anh bỏ học và cố tình lẩn tránh em. Anh cứ lầm lì im lặng. Không ngờ bữa đó anh đã quyết định xuống tàu trở lại chốn phồn hoa. Tuổi trẻ thường hay đặt tự ái quá cao! Anh đi biền biệt để lại cho em nỗi nhớ đoạn trường. Em thẩn thờ biến nhác việc học hành và công việc trong nhà. Ba mẹ không hiểu chuyện cứ rầy la. Bỗng nhiên em cung sinh lòng trách cứ anh. Anh đã từ phương xa lại, mình gặp gỡ nhau, anh gieo vào lòng em một vết thương, rồi anh lẳng lặng ra đi không một lời từ biệt. Bạn bè em một đôi đứa đem lòng thương hại, vài đứa trêu ghẹo em mang mối sầu tương tư. Em lại càng giận anh hơn.
    Năm 1954, hiệp định Giơ-ne-vơ chia đôi đất nước. Một số người trong làng xã tập kết ra Bắc. Gia đình em vẫn ở lại vì thuộc thành phần địa chủ. Tổng Thống Diệm về nước, đẩy mạnh chiến dịch Tố Cộng. Gia đình em không bị ảnh hưởng gì, vì người ta biết thời ấy ai cũng chống Tây. Nhưng chỉ có một số cán bộ Tố Cộng của ông Diệm lợi dụng quyền thế, thấy em có nhan sắc nên họ gây nhiều khó dễ để cưỡng bách em trao thân gởi phận. Nếu em liều mình nhắm mắt đưa chân, chắc chắn em sẽ cũng được yên thân. Nhưng tính em ương ngạnh, không chấp nhận sự hà hiếp, em bèn tìm đường lên núi để rồi ngả về phía bên kia. Thân gái dậm trường, liều mình bỏ gia đình ra đi đến phương trời vô định, em nào muốn làm,một cuộc phiêu lưu? Nhưng định mệnh nghiệt ngã đã đẩy em thành một kẻ ruồng bỏ quê hương!
      Anh Duy  yêu dấu,
Nhiều đêm em đã khóc, vì nỗi bơ vơ của mình nơi xứ lạ quê người. Em nhớ đến anh thật nhiều. Nhớ đến kỹ niệm của những đêm trăng ở làng quê mình, của những buổi chiều hai đứa rong chơi lang thang trên bờ ruộng lúa vừa mới gặt, của mùi hương ngai ngái từ gốc rạ thoảng đưa trong gió. Và em còn nhớ đến cái giọng Sàigòn ngồ ngộ của anh nữa!Sự đãi ngộ ở miền Bắc không tốt đẹp như những gì mà "người ta" đã  ngọt ngào dụ dỗ em. Cũng như những bộ mặt đàn ông nham nhở (xin lỗi anh) tìm đủ mọi cách chiếm đoạt em. Ở vào bước đường cùng, lần này em đành nhắm mắt đưa chân. Em kết hôn với một ông sĩ quan già hơn em mười lăm tuổi. Trong bài "Giòng Đời" anh kể rằng em làm lẽ một viên tướng già là không đúng sự thực. Nhưng mà thôi, không sao! Làm vợ chính thức hay làm lẽ, số phận em vẫn hẩm hiu "bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi!"  
    Chiến tranh ngày càng lan rộng và khốc liệt.  Phi cơ oanh tạc hầu như mỗi ngày. Đa số nhân dân miền Bắc đều mong mỏi được quân đội miền Nam giải phóng, vì họ hết chịu đựng nổi đói khổ và cuộc sống hắc ám, rình rập. Em là người miền Nam tập kết muộn. Tập kết vì tưởng mình sẽ đến một nơi như thiên đàng, chứ không phải vì lý tưởng hay bị huyễn hoặc bởi cái chủ nghĩa hứa hẹn không còn cảnh người bóc lột người! Em chỉ tha thiết một điều: Chiến tranh sớm chấm dứt, hòa bình mau trở lại để em được quay về xóm làng xưa. Em tình nguyện xung phong đi chiến trường B (tức là xuôi Nam ) với hy vọng nhìn lại Bố Mẹ già và đàn em dại. Em lên đường như một người tìm về nơi chôn nhau cắt rốn, chứ không phải là kẻlênđường "làm nghĩa vụ quốc tế" như người ta cổ võ đề cao. Trở về đó, em lại nghe tin đồn phong phanh rằng anh đã trở thành người phi công khu trục của chính quyền Sàigòn. Chao ôi! có lần nào anh say sưa oanh kích mà dưới ấy là chỗ đóng quân của em? Nếu chẳng may bị trúng đạn phòng không, anh nhảy dù xuống và em là người băng bó cho anh, thì không hiểu bọn mình phải xử trí ra sao trong tình huống ấy? May mà điều ấy không bao giờ xảy ra để chúng ta khỏi bị ngỡ ngàng.  Có lần em nhặt được tờ truyền đơn kêu gọi chiêu hồi từ trên phi cơ thả xuống. Em vội dấu kỹ tờ truyền đơn vào lần túi áo trong để chờ dịp thuận tiện là trốn thoát, nhưng cơ hội không bao giờ đến với em cả!
     Khi miền Nam được "giải phóng", em nghĩ rằng đây là cơ hội em có thể tìm gặp người bạn tình năm xưa.. Em biết rằng gặp nhau thì đôi ta mỗi đứa ván đã đóng thuyền, không còn hy vọng gì chấp nối, nhưng ít nhất mình cũng còn được thấy nhau sau mấy mùa chinh chiến. Niềm hy vọng ấy vội tan biến khi em biết rằng anh đã ra đi nước ngoài. Tâm tình em xen lẫn hai nỗi buồn, vui: Buồn vì không gặp được anh và vui vì anh không phải rước cảnh tù đày. Anh còn nhớ Loan, em gái của em. Nó kết hôn với Cảnh, một người Thiếu tá trong quân đội Cộng Hòa. Chồng nó bị đưa đi "học tập cải tạo", rồi chết vì lao lực trong rừng thiêng nước độc và vì thiếu dinh dưỡng. Loan nhờ chồng em can thiệp cho Cảnh. Như anh biết đấy. Tuy chồng em là tướng Việt cộng mà cũng đành bó tay bất lực. Từ đó Loan không bao giờ nhìn mặt em nữa. Chị em cật ruột bỗng hóa thành kẻ thù. Nỗi khổ tâm ấy do ai gây ra, mà một mình em phải hứng chịu sự khinh khi của gia đình? Tại sao em phải chịu nhiều điều oan nghiệt thế hở anh Duy?  Năm kia, chú Lâm về Sàigòn, chú ấy kể rất nhiều chuyện về anh. Em vô cùng xúc động vì anh vẫn giữ được trong ký ức hình ảnh và tình cảm trân trọng đối với người bạn gái đầu đời. Vận nước điêu linh, thế hệ chúng mình chẳng may phải hứng chịu nhiều thua thiệt. Thật là vô ý khi hai kẻ yêu nhau trở nên vô tình quay mũi súng bắn vào nhau. Ước mong sao những lớp người thuộc thế hệ mình nhìn rõ chân lý để cùng nhau xây dựng lại xứ sở hoang tàn bởi một thứ chủ nghĩa ngoại lai phi nhân. Mình phải có bổn phận nói rõ cho con cháu nên lấy thương yêu, chứ không phải hận thù, bù đắp những lỗi lầm của người đi trước. Có như thế thì mới hàn gắn được những đổ vỡ lớn lao trong quá khứ.  Đúng bốn mươi năm trước, dưới rặng dừa ở làng quê, anh e ấp trao em lá thư tỏ tình. Anh nao nức chờ đợi hồi âm. Em chưa kịp hồi âm thì không may xảy ra chuyện hiểu lầm. Bốn mươi năm sau, (nhờ đọc được bài văn của anh trên báo), từ phương trời này, một người đàn bà góa bụa và mái tóc đã bắt đầu điểm sương lại ngồi viết thư cho người bạn tình xa cách nửa vòng trái đất để kể lể chuyện đời. Xin cám ơn anh đã cho em một chút nắng trong buổi chiều tàn, "Một Chút Mặt Trời Trong Ly Nước Lạnh!" Đời em truân chuyên đã gặp nhiều bất hạnh, nhưng kể từ khi đọc những dòng tâm tư của anh trên trang báo, em cảm thấy được an ủi phần nào. Bây giờ thì em mới biết ở nơi cuối trời xa thẳm kia có một chàng trai Sàigòn thủa nào vẫn còn giữ trong tim hình ảnh của em
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi Theo dấu thời gian: Sài Gòn lóng
Reply #34 - 06. Jan 2010 , 07:57
 
Một thời, một nơi chốn nào đó, trong đời sống ngôn ngữ dân gian lại nảy sinh ra một số tiếng lóng, một số thành ngữ, một câu hát nhại theo câu hát chính phẩm, hầu hết là để châm biếm, tạo nên nụ cười, hay có khi là để răn đe, tìm sự hoàn thiện trong cuộc sống, chúng chỉ sống một thời rồi tự biến mất, nhường chỗ cho đoạn đời “tiếng lóng” khác đến thay thế. Do đó, việc ghi chúng lại để đọc vui chơi hay phục vụ nghiên cứu văn học dân gian, chỉ có giá trị, khi ghi rõ định vị địa lý và thời gian.

Tỷ như Sài Gòn vào thập niên 60, thịnh hành một chùm tiếng lóng “sức mấy” để thay nói bất lực hay chuyện không thể. Phổ biến đến nỗi, một nhạc sĩ đã chọn làm đề tài cho một bài hát đường phố “Sức mấy mà buồn, buồn chi bỏ đi Tám”.

Những câu chuyện thuộc loại tiếng lóng đó xuất hiện vào thời buổi Sài Gòn bị tạm chiếm, Tây - Mỹ nhiễu nhương, quê hương chiến tranh buồn phiền; “sức mấy” đã trở thành bút hiệu của một chuyên mục phiếm luận trên báo, sau đó một kỹ thuật gia sản xuất còi ôtô đã chế ra một điệu còi ôtô, bấm còi là kêu vang trên phố một dòng nhạc còi auto 9 nốt “tính tính tè tè, tè ti tè ti té”, làm cho đường phố càng náo loạn hơn.

Trước đó cũng từ bài ca Diễm xưa của Trịnh Công Sơn mà sinh ra cụm từ tiếng lóng “xưa rồi Diễm ơi”, mỗi khi có ai lặp lại một đòi hỏi nào đó, mà người nghe muốn gạt phăng đi. farm4.static.flickr.com/3285/2615089108_5a375dbe86.jpgv=0
Thời các vũ trường mới du nhập Sài Gòn như Mỹ Phụng, Baccara, Tháp Ngà, thì dân chơi gọi Tài-pán tức người điều phối nhóm vũ nữ, bằng tiếng bóng “Cai gà”, gọi cảnh sát là "mã tà", vì police (cảnh sát) hay mang cái dùi cui, tiếng Tây là matraque, đọc trại thành “mã tà”. Cũng từ thời thuộc địa, tiếng Tây chế ra tiếng lóng âm Việt rất nhiều như: “gác-dang” tức thuê người làm bảo vệ; tiếng Pháp gardien đọc trại ra thành gác-dang. Cũng như nói “de cái đít” tức lùi xe arriere; tiền bồi dưỡng người phục vụ tiếng Pháp: pour-bois âm bồi gọi “tiền boa”, sau này chế ra là “tiền bo”.


Cũng thời Pháp thuộc, Sài Gòn có nhiều cách nói mà đến nay không ai biết nguyên do. Tỷ như gọi ngân hàng là nhà băng, gọi sở bưu điện là nhà dây thép, mua tem dán bao thư gọi là “con cò”, còn nếu gọi “ông cò” là chỉ cảnh sát trưởng mấy quận ở thành phố, gọi “thầy cò” tức là các ông chữa morasse các tòa báo do chữ correcteur, nhưng nói “cò mồi” là tay môi giới chạy việc, “ăn tiền cò” thì cũng giống như “tiền bo”, nhưng chữ này chỉ dùng cho dịch vụ môi giới.

Thời kinh tế mới phát triển, đi xe auto gọi là đi “xế hộp”, đi xe ngựa gọi là đi “auto hí”, đến thời xe máy nổ ầm ào, đi xe đạp gọi là “xe điếc”, đi nghỉ mát Vũng Tàu gọi là “đi cấp”, đi khiêu vũ gọi là “đi bum”, đi tán tỉnh chị em gọi là đi “chim gái”, đi ngắm chị em trên phố gọi là “đi nghễ”, gọi chỉ vàng là “khoẻn", gọi quần là “quởn”, gọi bộ quần áo mới là “đồ día-vía”. Đi chơi bài tứ sắc các bà gọi là “đi xòe”, đi đánh chắn gọi là “múa quạt”, đi chơi bài mạt chược các ông gọi là “đi thoa”, đi uống bia gọi “đi nhậu”, đi hớt tóc gọi đi “húi cua”. Có một cụm tiếng lóng từ Huế khoảng 1920 - 1950 du nhập Sài Gòn, đó là “đi đầu dầu”, tức các chàng trai ăn diện “đi nghễ” với đầu trần không mũ nón, để cái mái tóc chải dầu brillantine láng cóng, dù nắng chảy mỡ. Tuyệt vời gọi là “hết sẩy”, quê mùa chậm chạp gọi là “âm lịch", hách dịch tự cao gọi là "chảnh".

Tiền bạc gọi là "địa", có thời trong giới bụi đời thường kháo câu "khứa lão đa địa" có nghĩa ông khách già đó lắm tiền, không giữ lời hứa gọi là "xù", "xù tình", tức cặp bồ rồi tự bỏ ngang. Làm tiền ai gọi là "bắt địa", ăn cắp là "chôm chỉa", tương tự như "nhám tay" hay "cầm nhầm" những thứ không phải của mình.

Ghé qua làng sân khấu cải lương hát bội, người Sài Gòn gọi là làng "hia mão", có một số tiếng lóng người ngoài làng có khi nghe không hiểu. Tỷ như gọi "kép chầu", có nghĩa là đào kép đó tuy cũng tài sắc nhưng vì một lý do nào đó không được nhập biên chế gánh hát, đêm đêm họ cũng xách valyse trang phục phấn son đến ngồi café cóc trước rạp hay túc trực bên cánh gà, để đợi, ngộ nhỡ có đào kép chính nào trục trặc không đến rạp được, thì kép chầu thay thế vào ngay. "Kép chầu" phải thuần thục rất nhiều tuồng để đau đâu chữa đó.

Đào chính chuyên đóng vai sầu thảm gọi là "đào thương", kép chính chuyên đóng vai hung tàn gọi là "kép độc". Có một cụm tiếng lóng xuất phát từ hai nơi, một là cải lương rạp hát, hai là quanh các tòa soạn báo chí, đó là "café à la... ghi” tức uống café thiếu ghi sổ...

Vào làng báo mà tiếng lóng người Sài Gòn xưa gọi "nhật trình". Nếu thiếu tin lấy một tin cũ nhưng chưa đăng báo để đăng lấp chỗ trống, gọi là "tin kho tiêu”, các loại tin vớ vẩn dăm dòng từ quê ra tỉnh gọi là "tin chó cán xe", tin quan trọng chạy tít lớn gọi là "tin vơ-đét" vedette, nhặt từ tài liệu dài ra thành một bài gọn gọi là “luộc bài", chắp nhiều thông số khác nguồn ra một bài gọi là "xào bài", truyện tình cảm dấm dớ gọi là "tiểu thuyết 3 xu", các tạp chí bình dân xoi mói đời tư gọi là "báo lá cải". Làng nhật trình kỵ nhất là loan tin thất thiệt, lóng gọi là "tin phịa", nhưng trong "tin phịa" còn có hai mảng chấp nhận được đó là loan tin thăm dò có chủ đích, lóng gọi là "tin ballons" tức thả quả bóng thăm dò, hay tin thi đua nói dối chỉ được xuất hiện vào đầu tháng tư, gọi là "tin Cá tháng Tư".

Có đến bảy tiếng lóng để thay cho từ chết. Đó là "tịch", "hai năm mươi", "mặc chemise gỗ", "đi auto bươn", "về chầu diêm chúa", "đi buôn trái cây" hay "vào nhị tỳ”, "nhị tỳ" thay cho nghĩa địa và "số dách" thay cho số một... đều ảnh hưởng từ ngôn ngữ minh họa theo người Hoa nhập cư.

Thời điểm truyện và phim kiếm hiệp của Kim Dung nói chung là chuyện Tầu thịnh hành, người Sài Gòn đã chế ra nhiều tiếng lóng, như ai dài dòng gọi là "vòng vo Tam Quốc", ai nói chuyện phi hiện thực gọi là "chuyện Tề Thiên", tính nóng nảy gọi là "Trương Phi". Một số tên nhân vật điển hình của Kim Dung được dùng để chỉ tính cách của một người nào đó. Tỷ như gọi ai là "Nhạc Bất Quần" tức ám chỉ người ngụy quân tử, gọi là "Đoàn Chỉnh Thuần" tức ám chỉ đàn ông đa tình có nhiều vợ bé...

Sài Gòn là đất của dân nhập cư tứ xứ, nơi tha hương văn hóa bốn phương, nên ngôn ngữ càng thêm phong phú, trong đó tiếng lóng cũng "ăn theo" mà ra đời.

Thời Mỹ đến thì một tiếng "OK Salem", mà các trẻ bụi đời vừa chạy vừa la để xin ông Mỹ điếu thuốc. Thời gọi súng là "sén" hay "chó lửa", dân chơi miệt vườn gọi "công tử Bạc Liêu" còn hiểu được, Sài Gòn xuất hiện cụm từ "dân chơi cầu ba cẳng" thì thật không biết do đâu? Có lẽ cầu ba cẳng có tên Pallicao, lêu nghêu 3 cẳng cao như dáng vẻ cowboy trong các phim bắn súng, nên mới gọi "dân chơi cầu ba cẳng"? Đó cũng là lúc các tiếng lóng như "dân xà bát", "anh chị bự", "main jouer" tay chơi ra đời, chạy xe đua gọi là "anh hùng xa lộ", bị bắt gọi là "tó", vào tù gọi là "xộ khám”. Bỏ học gọi là "cúp cua", bỏ sở làm đi chơi gọi là "thợ lặn", thi hỏng gọi là "bảng gót". Cũng do scandal chàng nhạc sĩ nổi tiếng kia dẫn em dâu là ca sĩ K.Ng. qua Nhà Bè ăn chè, để ngoại tình trong túp lều cỏ bị bắt, từ đó "đi ăn chè" trở thành tiếng lóng về hành vi ngoại tình trốn ra ngoại ô.
Cũng có một số tiếng lóng do nói lái mà ra như "chà đồ nhôm" tức "chôm đồ nhà”, "chai hia" tức chia hai chai bia bên bàn nhậu, nó cùng họ với "cưa đôi”. Lóng thời sự loại này có "tô ba lây đi xô xích le" tức "Tây ba lô đi xe xích lô". Trong tiếng lóng còn chất chứa ân tình. Họa sĩ chuyên vẽ tranh sơn mài đề tài lá hoa sen xuất thân xứ Ca Trù hay than "buồn như chấu cắn", hay có người than phiền vì câu né tránh trách nhiệm với hai tiếng "lu bu" để thất hứa, nay còn có người nhấn thêm "lu xu bu" nại lý do không rõ ràng để trốn việc. Để tạm kết thúc phần dẫn này, tôi muốn nhắc một số âm sắc Bắc Hà. Những âm sắc theo chân người Hà Nội vào Nam rồi trở thành tài sản chung của người Việt. Bắt quả tang thành "quả tó", gọi chiếc xe Honda là "con rim", gọi tờ giấy 100USD là "vé", đi ăn cơm bình dân gọi là "cơm bụi", xuống phố dạo chơi gọi là "đi bát phố", gọi người lẩm cẩm là "dở hơi"...

Nhưng lý thú nhất là nhờ cụ cố nhà văn Nguyễn Tuân mà Sài Gòn nay có một tiếng lóng hiện đại thay cho cụm từ đi ăn nhà hàng theo cách American style - tiền ai nấy trả. Đó là cụm lóng KAMA, ghép bốn chữ tắt của "không - ai - mời - ai"farm3.static.flickr.com/2123/2201638980_0a7dbcbe33.jpgv=0
Đi KAMA phở một cái, tức cùng đi ăn phở mà không ai mời ai, món ăn cổ truyền nhưng ứng xử là thoải mái. Vào thời văn minh hiện đại, ngôn ngữ tiếng Anh trở thành phổ biến, giới trẻ đã chế ra một tiếng khá văn hoa, như chê một ai đó chảnh, các cô nói "lemon question" tức chanh hỏi - chảnh.

LÊ VĂN SÂM
Back to top
 
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐÃ BỊ ĐỔI TÊN
Reply #35 - 03. Apr 2010 , 18:00
 
Để nhớ Sài gòn của những ngày tháng cũ, cũng như để biết Sài gòn bây giờ đã thay đổi ra sao. Mời cả nhà cùng tham gia viết vào danh sách các con đường đã bị đổi tên.
Đá xin mở đầu...



Trước năm 1975        Từ năm 1975


Bùi Chu                                 Tôn Thất Tùng

Bùi hữu Nghĩa                        Nguyễn thị Nghĩa

Cách mạng 1 tháng 11 (GĐ)   Nguyễn văn Trỗi

Chi Lăng (GĐ)                        Phan Đăng Lưu

Cộng Hòa                               Nguyễn văn Cừ

Cộng Hòa (GĐ)                       Nguyễn Kiệm

Công Lý                                  Nam kỳ khởi nghĩa

Cường Để                                Đinh Tiên Hòang

Đòan Thị Điểm                        Trương Định

Duy Tân                                  Phạm Ngọc Thạch

Gia Long                                 Lý Tự Trọng

Hiền Vương                             Võ thị Sáu

Hồ Văn Ngà                             Nguyễn thị Hồng Gấm

Hồng Thập Tự                         Nguyễn thị Minh Khai

Hùynh Quang Tiên (GĐ)           Đặng văn Ngữ

Khổng Tử                                Hải Thượng Lãng Ông

Lê văn Duyệt (Gia định)           Đinh Tiên Hòang (nối dài)

Lê văn Duyệt (Sài gòn)            Cách Mạng Tháng 8

Lục tỉnh                                   Hồng Bàng

Minh Mạng                               Ngô Gia Tự

Ngô Tùng Châu                        Lê thị Riêng

Ngô Tùng Châu (GĐ)                Nguyễn Văn Đậu

Nguyễn đình Chiểu                   Trần Quốc Toản

Nguyễn Hoàng                          Trần Phú

Nguyễn Hùynh Đức (GĐ)           Hùynh văn Bánh (GĐ)

Nguyễn Phi                               Lê anh Xuân

Nguyễn Phi Khanh                    Thạch Thị  Thanh

Nguyễn Trung Trực                   Bến Nghé
 
Nguyễn văn Học (GĐ)               Nơ Trang Long

Nguyễn Văn Sâm                      Nguyễn Thái Bình

Perus Ký                                   Phạm Hồng Phong

Phạm Đăng Hưng                      Mai thị Lựu

Phan Đình Phùng                       Nguyễn đình Chiểu

Phan Thanh Giản                       Điện Biên Phủ

Phát Diệm                                Trần đình Xu

Thái Lập Thành                         Đông Du

Thái Lập Thành (GĐ)                Phan xích Long

Thọai Ngọc Hầu (GĐ)                Phạm văn Hai

Thống Nhất                               Lê Duẫn

Tổng Đốc Phương                     Châu văn Liêm

Trần Hòang Quân                      Nguyễn Chí Thanh

Trần Quốc Tỏan                        3 tháng 2

Trần Qúy Cáp                           Võ văn Tần

Trần Văn Thạch                        Nguyễn Hữu Cầu

Trịnh Minh Thế                         Nguyễn Tất Thành

Trương Minh Giảng                   Trần Quốc Thảo

Trương Minh Ký (GĐ)                Lê văn Sỷ

Tự Do                                       Đồng Khởi

Tự Đức                                     Nguyễn văn Thủ

Võ Di Nguy                               Hồ Tùng Mậu

Võ Di Nguy (GĐ)                       Phan Đình Phùng

VõTánh                                     Nguyễn Trãi

Võ Tánh (GĐ)                           Hòang văn Thụ

Yên Đổ                                     Lý Chính Thắng

Back to top
« Last Edit: 15. Apr 2010 , 14:49 by NgocDoa »  

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐÃ BỊ ĐỔI TÊN
Reply #36 - 03. Apr 2010 , 20:26
 
NgocDoa wrote on 03. Apr 2010 , 18:00:


Trương Minh Giảng                   Trần Quốc Thảo




Đá ơi , sao Oai lại nhớ là đường Trương Minh Giảng là đường Nguyễn Văn Trổi , có phải đường TMG có cái rạp chiếu bóng , chợ TMG và Đại học Vạn Hạnh phải không?

Back to top
« Last Edit: 03. Apr 2010 , 20:29 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #37 - 03. Apr 2010 , 22:04
 
Đúng rồi EmWhy! lúc đầu các "anh ấy" nhầm! NVT toan đặt bom ở cầu Công Lý (bạc má hồng) để ám sát ngài Mc. Namara, nhưng không thành. Anh Trỗi bị bắt và bị xử bắn. Vì quá "hồ hỡi" nên các "anh ấy" tưởng NVT hồi đó tính làm "đại sự" ở cầu TMG nên mới đổi đường Trương Minh Giảng và cả Trương Minh Ký thành NVT. Sau sửa sai, mới mang NVT qua bên đường Cách mạng 1/11, nơi có cầu Công lý; đặt lại tên cho đường TMG là Trần quốc Thảo, và TMK là Lê văn Sỷ.
Nhưng có sụ thay đổi một chút so với trước năm 1975 mợ Oai à! Trước năm '75, TMG chạy dài từ Trần quý Cáp đến cổng xe lửa số 6 (gần Nguyễn huỳnh Đức); từ cổng xe lửa số 6 đến lăng Cha Cả là Trương Minh Ký (nhà Đá).
Sau '75, đường Trần quốc Thảo chấm dứt ở cầu TMG, qua khỏi cầu là đường Lê văn Sỷ. Như vậy hiện nay Đại học sư phạm (ĐH Vạn Hạnh cũ), chợ TMG, rạp Minh Châu nằm trên đường Lê văn Sỷ.
Hơi dài dòng, phải không?
Chắc mợ ra đi từ ngày còn NVT?
Back to top
« Last Edit: 04. Apr 2010 , 07:32 by NgocDoa »  

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
Jasmine
Senior Member
****
Offline



Posts: 316
TIM HIEU VE VAI TEN GOI O SAIGON
Reply #38 - 18. Apr 2010 , 14:54
 
TIM HIEU VE VAI TEN GOI O SAIGON

PHAM DINH LAN, F.A.B.I.


            Sai Gon nhap tich Viet Nam vao nam 1698.  Trong qua trinh phat trien Sai Gon mang nhieu an dau cua van hoa Trung Hoa hon la van hoa Khmer mac du no nam tren dat Thuy Chan Lap, mot phan cua lanh tho Cambodia.  Phan dat nay duoc sap nhap vao ban do hanh chanh Nam Ha ke tu nam 1757.  Sai Gon tro thanh mot thanh pho va mot giang cang quan trong tu khi Phap chanh thuc chiem ba tinh mien Dong Nam Ky vao nam 1862.  Tu do anh huong van hoa va kien truc Phap duoc tim thay o Sai Gon.
            Trong bai viet nay chung toi co tim hieu nguon goc cua vai ten goi quen thuoc o Sai Gon.

Sai Gon


            Theo tu nguyen Sai la cay; cui va Gon la cay gon.  Sai Gon la ten dich nghia tu chu Prei Kor cua nguoi Khmer tuc la rung gon.  Vung Binh Hoa, Go Vap, Cay Mai, Phu Lam hien nay van con sot vai cay gon cao lon.
            Cay gon duoc tim thay nhieu o My Chau nhiet doi, Dong Nam A, Phi Chau.  Ten khoa hoc cua cay gon la Ceiba pentanda, thuoc gia dinh Bombacaceae.  Cay gon duoc nhieu dan toc o My Chau, Phi Chau va Dong Nam A xem la thieng moc.  Nguoi ta trong gon de lay trai va hot.  Trai gon kho co nhieu soi dung de lam bong gon, don nem, goi, ao am.  Trai gon non duoc nguoi Khmer an nhu rau cai.  Hot gon co nhieu chat beo.  Dau gon duoc dung de chien xao hay dung trong ky nghe san xuat xa bong.  Hot, la, vo, nhua cay gon dung de lam thuoc tri kiet ly, suyen, binh duong lieu, kinh nguyet, binh ve than va ca tieu duong nua.  Than cay gon dung lam thuoc phao. 
            Vung Sai Gon duoc nguoi Khmer goi la Prei Kor.  Vay ten goi Sai Gon la chu dich nghia tu chu Prei kor.  Gia thuyet nay kha tin hon gia thuyet cho rang Sai Gon la chu am tu chu Tay Cong cua nguoi Minh huong dau tien den khai pha vung dat nay.  Tay Cong nghia la quan Viet Nam nhan cong pham cua Chan Lap (Chen La) vi nuoc nay nam ve phia tay.


Ben Nghe


            Song Ben Nghe am chi song Sai Gon.  Chu ‘nghe’ la am thanh tu loai sau phat ra cho khong phai ‘nghe’ la bo con hay trau con (bo nghe, trau nghe).  Cach day 300 nam vung Sai Gon bay gio con hoang vu.  Duoi song co sau.  Cop xuat hien o vung Cho Quan nen co chuyen truyen khau ve viec ong Tang An danh cop.

Ben Thanh


            Ben Thanh la ben nuoc gan cai thanh.  Ben nuoc do la ben Bach Dang bay gio.  Gan do co cai cho goi la cho Ben Thanh.  Do la Cho Cu Sai Gon nam tren duong Ham Nghi gan ben Bach Dang.  Con cho Ben Thanh bay gio la cho moi cat sau khi Phap thiet lap nen do ho cua ho o Nam Ky.  Cho moi nay cach xa ben nuoc gan 2 cay so.  Ben Thanh cung am chi Sai Gon. 

Bon Binh


            La cong truong truoc cho Ben Thanh bay gio.  Cho Ben Thanh cung duoc goi la cho Bon Binh.  Do la noi co tuong Phu Dong Thien Vuong (1965).  Goi la Bon Binh hay Bon Ken vi linh Phap tap hop dien tap va thoi ken moi ngay tai day.  Sau cuoc khung hoang Phat Giao nam 1963 Bon Binh nay duoc goi la Cong Truong Quach Thi Trang, ten mot nu sinh, bi ban chet trong cuoc bieu tinh Phat Giao nam 1963.

Duong Xe Lua Giua


            Truoc nam 1954 tu Sai Gon vao Cho Lon co xe lua dien.  Duong ray xe lua dat chinh giua duong.  Duong xe lua giua chi duong Gallieni tuc duong Tran Hung Dao.  Duong xe lua nay chay qua duong Grimaud (Pham Ngu Lao) den cuoi duong La Somme (Ham Nghi).

Dinh Norodom


            Dinh Norodom la dinh Doc Lap sau nay.  Bay gio la dinh Thong Nhat.  Norodom la ten cua mot vi vua cua Cambodia ky thoa uoc nhan su bao ho cua Phap o Cambodia nam 1863.  Ong mat nam 1904.  De den dap cong lao cua ong, Phap dung ten ong de dat ten dinh to lon nhat va con duong rong lon nhat o Sai Gon.  Ngay 09-03-1945 Nhat dao chanh Phap va bat toan quyen Decoux tu dinh nay dem len Loc Ninh quan thuc.  Sau khi Nhat dau hang do doc Thierry d’Argenlieu duoc bo nhiem lam cao uy Dong Duong (nhu toan quyen).  Ong song va lam viec trong dinh Norodom.  Nam 1955 cao uy Ely trao tra dinh nay lai cho thu tuong Ngo Dinh Diem

Dinh Thong Doc


            Thong doc la nguoi Phap dung dau guong may cai tri o Nam Ky.  Dinh thong doc la noi thong doc o va lam viec.  Do la dinh Gia Long nam tai goc duong Gia Long va Cong Ly.  Nam 1962 dinh Doc lap bi oanh tac hu hai nang ne.  Tong thong Ngo Dinh Diem va gia dinh ong Ngo Dinh Nhu don ra dinh Gia Long o va lam viec cho den khi bi lat do vi cuoc dao chanh ngay 01-11-1963.

Ma Nguy


            Ma nguy la mo chon tap the 1,831 nguoi tham gia cuoc noi loan cua Le Van Khoi nam 1833 o Nam Ky.  Nam 1835 quan trieu dinh tai chiem thanh Gia Dinh va huy bo thanh nay.  Tat ca nhung nguoi trong thanh nay deu bi xu tu chon tap the trong ma nguy lich su nay.  Ma nguy nam o Dong Tap Tran la noi linh Phap tap ban bia.  Dong Tap Tran nam trong khuon vien Hoc Vien Quoc Gia Hanh Chanh tren duong Tran Quoc Toan (duong 3 thang 2).

Truong Ao Tim


            Truong Ao Tim la truong trung hoc dau tien danh cho nu sinh o Nam Ky.  Goi la truong Ao Tim vi nu sinh phai mac ao tim.  Phap goi la Ecole des Filles sau doi thanh truong nu trung hoc Gia Long tuc College Gia Long.  Xin dung nham nghia cua chu college va college cua Phap va Anh.  College cua Phap la truong trung hoc de nhat cap tuc cap hai bay gio.  Sau khi hoc het 4 nam, hoc sinh phai thi tuyen vao lop seconde (de tam hay lop 10) o truong Petrus Ky de hoc chung voi nam sinh.

Truong Thay Dong


            Do la truong Taberd lau doi nhat o Nam Ky do cac giao si Thien Chua Giao lap.  Sau nay truong tro thanh truong La San dich am cua ten Thanh Saint Jean Baptiste de Lasalle.  Truong nay co truoc khi thong doc De Lagrandiere cho xay dinh Norodom.  Thay dong la cac su huynh (freres) Thien Chua Giao dac trach viec giao duc.

Duong Kinh Lap


            Duong kinh lap la duong Charner tuc duong Nguyen Hue chay tu ben Bach Dang thang vao toa do chanh.

Nha Hat Tay


            Nam tren duong Catinat (Tu Do) bay gio la Dong Khoi.  Nam 1956 nha hat Tay tro thanh Quoc Hoi.  Tu nam 1967 den 1975 do la ha vien Viet Nam Cong Hoa.

Vuon Bo Ro


            ‘Bo Ro’ am tu tieng Phap Jardin des Beaux Jeux la khu vuon noi co cau lac bo the thao (Cercle Sportif Saigonnais) voi cac tro choi tao nha cua nguoi Tay Phuong nhu coi ngua, boi loi, danh kiem, quan vot v.v.  Do la noi giai tri lanh manh cua cac nha cai tri Phap thoi thuoc dia va gioi thuong luu Viet Nam sau nam 1954.  Nam 1963 tuong Taylor va tuong Minh ban ‘quoc su’ tren san quan vot trong hoi quan the thao nay.  Sau nam 1954 vuon nay duoc doi thanh vuon Tao Dan phong nghia cua chu Beaux Jeux cua Phap.  Trong khuon vien vuon Bo Ro co san da banh lau doi va quan trong nhat thoi Phap thuoc. 

Vuon Ong Thuong


            Vuon Ong Thuong la vuon Bo Ro hay vuon Tao Dan.  Truoc khi nguoi Phap den no duoc goi la Vuon Ong Thuong.  Ong Thuong la ta quan Le Van Duyet, tong tran Gia Dinh Thanh (Nam Ky).  Ong duoc ban tuoc Cong duoi trieu vua Gia Long.  Nguoi mien Nam goi ong la duc Thuong Cong.

Lang Ong Ba Chieu


            Lang la tu ngu dac biet danh cho vua chua dung de chi mo ma.  Lang Ong Ba Chieu la mo cua ta quan Le Van Duyet.  Ta quan la mot trong Ngu Quan Do Thong chi huy quan doi.  Chuc vu nay nhu thong che ngay nay.  Nguoi dung dau trong Ngu Quan Do Thong la trung quan do thong.  Ta quan Le Van Duyet la khai quoc cong than cua nha Nguyen.  Vua Minh Mang khong thich ong vi ong ung ho con cua hoang tu Canh, co cam tinh voi dao Thien Chua nhu Nguyen Phuc Anh (vua Gia Long) ma ong theo pho trong luc nguy nan va vi viec chem dau Huynh Cong Ly, cha cua mot ai phi cua vua Minh Mang, roi muoi dau goi ve Hue.  Khi ong con song vua Minh Mang khong dung den ong boi ong la mot khai quoc cong than.  Va lai ong co the luc o Nam Ky.  Khi ong mat mo cua ong bi san phang va xieng xich.  Thuoc ha cua ong bi bat bo giam cam.  Ong Nguyen Dinh Huy, than sinh cua nha tho Nguyen Dinh Chieu (Do Chieu), chi la mot vien chuc nho lam viec cho toa tong tran Gia Dinh Thanh cua ta quan Le Van Duyet cung phai lanh ne su trung phat. 
            Duoi thoi Phap thuoc co nhieu vu an khong tim ra su that nguoi ta phai dan toi pham den Lang Ong Ba Chieu de the.  Nguoi ta tin rang ta quan Le Van Duyet rat linh hien.  Sau nam 1954 vao dip dau Xuan nguoi ta thuong den Lang Ong Ba Chieu khan vai de xin loc dau nam.

Nha Tho Huyen Si


            Nha tho xay dung do su dong gop tai chanh cua Philippe Le Phat Dat tuc huyen Si.  Huyen o day la chuc huyen ham (honoraire) vi duoi thoi Phap thuoc chuc tri huyen khong con o Nam Ky.  Tuy vay nguoi Phap ban tuoc huyen ham nay cho nhung nguoi giau co, co the luc va huu ich cho Phap.  Ton Tho Tuong la doc phu Tuong.  Do Huu Phuong la tong doc Phuong mac du nhung chuc tong doc, tri phu, tri huyen hoan toan bien mat khi Phap truc tri Nam Ky.  Con Si khong phai la ten ma la danh hieu ‘hoc si’.  Mot nguoi biet quoc ngu, noi ranh tieng Phap, tot nghiep truong thong ngon va theo dao Thien Chua nhu Philippe Le Phat Dat duoc xem la hoi du dieu kien de duoc goi la ‘hoc si’.  Philippe Le Phat Dat la ong ngoai cua Nam Phuong hoang hau tuc Marie Therese Nguyen Huu Hao (1).


Dat Thanh Tay


            Dat Thanh Tay la nghia trang cua nguoi Phap va nhung nguoi Viet Nam co Phap tich, co dao hay co quyen the.  Francis Garnier bi Giac Co Den cua Luu Vinh Phuc giet chet o O Cau Giay, Ha Dong, duoc cai tang o day.  Tong thong Ngo Dinh Diem, Ngo Dinh Nhu, Ngo Dinh Can, tuong Le Van Ty deu duoc chon o day.  Co mot vai linh hai quan Nga bi Nhat danh bai trong tran hai chien Tsushima thoat chay ve phia nam bi binh chet va chon o Dat Thanh Tay nay.  Sau nam 1954 Dat Thanh Tay duoc goi la Nghia Dia Mac Dinh Chi.  Vao dau thap nien 1980 nhung ngoi mo trong nghia dia nay duoc cai tang.  Hai cot cac thuy thu Nga va tong thong Ngo Dinh Diem, Ngo Dinh Nhu va Ngo Dinh Can duoc cai tang o Ap Dong Ba , xa Tan Thoi, huyen Thuan An (Lai Thieu).

Ben Nha Rong


            Ben Nha Rong nam tren song Sai Gon noi xuat phat cac chuyen tau di Phap truoc kia.  Tai day co mot toa nha tren noc co hinh con rong nen nguoi ta goi la ben Nha Rong cho de nhan.  Nha Rong la cach noi nom na am chi vua Gia Long, vi vua khai sang ra  nha Nguyen va la nguoi co cam tinh voi Phap qua su giup do cua giam muc Pigneau de Behaine, nguoi dai dien cho Nam Ha ky hiep uoc Versailles nam 1787 voi thuong tho bo ngoai giao Phap la De Montmorin.  Neu chiet tu ra ta se thay:
Nom                            Han-Viet
Nha                              Gia
Rong                            Long

Nha Be


            Nha lam bang tre noi tre mat nuoc tai noi giao luu cua song Sai Gon va song Dong Nai de phat gao va nuoc cho khach thuong ho lo buoc song qua ngay.  Nha be nay do Vo Huu Hoang tuc Thu Huong dung tien lam ra.  Tren Cu Lao Pho o Bien Hoa co mot ngoi chua lon goi la chua Thu Huong.  Cai nha be tao phuc duc cho Thu Huong nay tro thanh mot dia danh nam cach Sai Gon 10 km.  Dac diem cua Nha Be nam trong cau hat sau day:
Nha Be nuoc chay chia doi.
Ai ve Gia Dinh, Dong Nai thi ve.
            Vi Nha Be la noi hai song Sai Gon va Dong Nai hop luu truoc khi do nuoc ra bien.  Di theo song Sai Gon thi ve Gia Dinh.  Di theo song Dong Nai thi ve Bien Hoa.

Thanh O Ma


            Thanh O Ma nam trong tu giac gioi han boi duong Arras (Cong Quynh), Freres Louis (Vo Tanh), Nancy (Cong Hoa), Pham Viet Chanh (duong moi lap sau nay).  Phap goi la Camp aux Mares (camp: trai linh; mares: dam ao) vi trong vung co nhung cho trung bi dong nuoc khi troi mua.   O Ma am tu chu aux mares ma ra.  Tong Nha Canh Sat Quoc Gia dat trong thanh O Ma nay.  Vi tri cua nha Vien Thong truoc kia la mot san da banh Stade Saigonnais cua doi vo bien Phap.

So Ba Son


            Chu Ba Son la hai am gian doan cua chu reparation.  So Ba Son tuc arsenal de reparation la co so cua hai quan cong xuong tren duong Luro tuc Cuong De sau nam 1954.  U sua tau nam tren rach Ben Nghe (Arroyo de l’Avalanche.  Avalanche la ten chiec tau Phap vao ban pha vung nay truoc tien) chay ngang hong So Thu Sai Gon.  So Ba Son, nha den Cho Quan (2), so Truong Tien (3), so Hoa Xa (4) la nhung noi thu hut nhieu cong nhan o Sai Gon vao dau the ky 20.

Kham Lon Sai Gon


            Kham Lon Sai Gon nam gan dinh thong doc (dinh Gia Long va phap dinh Sai Gon.  Do la khuon vien cua Thu Vien Quoc Gia va Phu Quoc Vu Khanh Van Hoa truoc nam 1975.  Nguoi mien Nam biet  Kham Lon Sai Gon qua cuoc khoi nghia cua Thien Dia Hoi Phan Xich Long, viec cam tu nha cach mang Nguyen An Ninh va cuon Ngoi Tu Kham Lon cua Phan Van Hum (1929).  Nam 1953 Kham Lon Sai Gon bi dap pha.  Kham doi ve Chi Hoa (Hoa Hung).

Ky Hoa va Dat Ho


            Do la hai dia danh nho trong vung Sai Gon- Gia Dinh bi nguoi Phap ghi sai nhung lai duoc nguoi Viet nam dung cho toi ngay nay.
Ten goi cua Viet Nam                           Dia danh do Phap ghi sai
Ky Hoa                                                Chi Hoa
Dat Ho                                                 Da Kao.
            Bay gio nguoi ta biet Da Kao, Chi Hoa cho khong biet Dat Ho va Ky Hoa.

Cau Bong


            Do la chiec cau noi lien Binh Hoa va Da Kao.  Nguoi ta tranh khong goi la Cau Hoa ma goi nom na la Cau Bong vi Ho Thi Hoa la ten cua mot hoang hau nha Nguyen goc o Linh Xuan Thon, huyen Binh An, tinh Bien Hoa va la  me cua vua Thieu Tri.  Neu dung Han Viet thi Cau la Kieu va Bong la Hoa thi ta co Hoa Kieu tuc kieu dan Trung Hoa!

Cau Thi Nghe


            Cau do ba Nguyen Thi Khanh, ai nu cua tuong Nguyen Cuu Van, bat cho chong di lam viec.  Tuong truyen ba la vo mot ong nghe nen nguoi Phap goi la Thi Nghe.  Bay gio Thi Nghe tro thanh mot dia danh.  Tren ban do hanh chanh Thi Nghe la lang Thanh My Tay nam ben kia rach Ben Nghe ma nguoi Phap goi la Arroyo de l’Avalanche vi tau chien Avalanche cua Phap la chiec tau dau tien ban pha tren rach nay. 
            Tuong Nguyen Cuu Van danh tan quan Chan Lap do Xiem La yem tro vao nam 1714 nghia la truoc khi toan the Thuy Chan Lap (Nam Bo bay gio) duoc sap nhap vao Nam Ha.  Nhung chua Nguyen da thiet lap guong may hanh chanh vung chac tu Bien Hoa xuong Sai Gon- Cho Lon bay gio voi su thanh lap Bien Tran Dinh. 
Chiec cau go ma chung ta de cap duoc bat vao the ky 18.  Luc ay viec hoc hanh thi cu chua hoan chinh lam sao co mot cong dan nao o Nam Ha (phia nam song Gianh) dau tien si de duoc goi la ong nghe va ba Nguyen Thi Khanh duoc goi la ba nghe tuc la vo cua mot tien si?  Phan Thanh Gian la nguoi dau tien dau tien si o Nam Ky.  Ong dau tien si nam 1826 duoi trieu vua Minh Mang.  Duoi trieu vua Gia Long (1802-1820) chi co thi huong ma thoi.  Co phai chang chong ba Nguyen Thi Khanh ten la Nghe? 
         
Cau Ong Lanh


            Chu ‘lanh’ la chu goi tat cua chuc ‘lanh binh’ vao the ky 19.  Cau Ong Lanh la chiec cau lam ra theo linh cua mot lanh binh.  Lanh binh la nguoi trong coi viec quan su trong mot tinh nho.  Chuc vu nay tuong duong voi thieu ta hay trung ta ngay nay.  Ngay xua goi ten mot nguoi co chuc quyen, lon tuoi hay giau co la mot su khiem nha va that kinh.  Vi ly do do nguoi ta chi goi tat chuc vu nen nhung the he sau nham tuong do la ten cua mot nguoi nao do.
            Chiec cau bay gio do nguoi Phap xay cho khong phai chiec cau nguyen thuy thoi Ong Lanh lam bang go.

Binh Tri Giang


            Ten cua rach Ben Nghe ma nguoi Phap goi la Arroyo de l’Avalanche.  Do la con rach chay gan So Thu Sai Gon va Cau Bong.

Go Vap


            Go Vap la mot dia danh cach Sai Gon 9 km ve phia bac.  Ten goi Go Vap la do su hien dien cua cay vap ma ra.  Cay vap duoc tim thay nhieu o An Do, Scri Lanka (Tich Lan), ban dao Dong Duong.  Cac nha thuc vat hoc goi la thiet luc moc (ironwood) hay nag Champa.  Do la mot thieng moc doi voi nguoi Chiem Thanh, An Do, Scri Lanka va cac dan toc trong vung Dong Nam A.  Ten khoa hoc cua cay vap la Mesua Ferrea (5) thuoc gia dinh Clusiaceae.  Hoa cay vap rat thom.  Nhua hoi doc.  Nguoi ta dung cay vap lam nha, dong ban ghe, ngach duong ray xe lua, cam xe bo.  No la quoc moc cua dan dao Scri Lanka.  Dau vap dung tri ngua, dau thap khop, tri gau tren da dau.  O Scri Lanka san phu uong nuoc sac cua hoa cay vap sau khi sinh.  Cay vap co nhieu duoc tinh: khang khuan, khang nam, khang viem va diet trung lai.
            Ngay nay Go Vap la mot thanh pho hien dai nen khong ai tim thay dau vet cua cay vap nua.

Lang Cha Ca


            Mo ma cua vua goi la lang.  Cha ca la vi co dao cao va lon tuoi.  Cha Ca o day am chi giam muc Pigneau de Behaine (Ba Da Loc), nguoi mo nguoi Phap giup cho Nguyen Phuc Anh danh nhau voi quan Tay Son.  Ong tham gia giac mua danh vao cac tinh do nha Tay Son cai tri.  Ong mat truoc khi Nguyen Phuc Anh thong nhat dat nuoc bang cach danh bai nha Tay Son.  Nguyen Phuc Anh cho cu hanh mot dam tang theo nghi thuc vuong gia cho ong.  Mo cua ong duoc goi la lang.  Vao thap nien 1980 mo nay bi boc do.

Ong Hoanh, Ong Tram


            O Sai Gon va Nam Ky ngay xua nguoi ta dung hai chu ‘Ong Hoanh’, ‘Ong Tram’ de am chi nhung nguoi ngang nguoc, long hanh dung suc manh va be dang de hiep dap ke khac.  Ong Hoanh, Ong Tram khong phai la chuc tuoc trong chanh quyen hay hoc vi trong gioi nho gia nhu ong Cong (cu nhan), ong Nghe (tien si).
            Ong Hoanh ten that la Nguyen Van Ham va Ong Tram la Nguyen Van Tram.  Ca hai la thuoc ha cua Le Van Khoi, duong tu cua ta quan Le Van Duyet.  Trong thoi ky Le Van Khoi tam chiem Nam Ky ong Hoanh va ong Tram hong hach, ngang nguoc hiep dap dan chung nhung khong ai dam than van gi ca.  Khi quan trieu dinh van hoi trat tu  nam 1835 ong Hoanh va ong Tram bi giai ve Hue hanh quyet.

Xam Nua Con Rong


            Vao dau the ky 20 nhung tay anh chi, giang ho bat tuy o Sai Gon thuong xam minh, hoc bua Ta Lon, hoc gong hay vo nghe de chung minh su gan da va ban linh cua minh cho nguoi khac ne so.  Xam minh rat dau.  Vi vay nguoi xam ca con rong day vi, vay tren lung hay nguc va bung duoc xem la nguoi gan da trung thanh voi nhung khau hieu xam tren minh hay tay chan nhu:
Tu hai giai huynh de.
Ninh tho tu bat ninh tho nhuc.
            Tu chuyen xam minh de chung minh su gan da co cum chu ‘xam nua con rong’ nham che nhao nhung nguoi nhat gan nhung gia dang anh hung nen moi xam nua con rong khong vi, khong vay da voi bo chay.

Dia Danh Mang Chu ‘Tan’   


        Vao cuoi the ky 18 Nam Ky la dia ban giao tranh giua quan Tay Son va ho Nguyen.  Sau khi cuoc noi chien cham dut nhieu dia danh mang chu Tan xuat hien o Sai Gon- Cho Lon- Gia Dinh nhu Tan Thoi, Tan Son Nhut, Tan Son Hoa, Tan Dinh, Tan Kieng (Tan Canh), Tan Lan, Tan Binh, Tan Khanh, Tan Long, Tan Hoi, Tan Dong Hiep, Tan Thanh Dong…nhu de danh dau mot cai gi moi me sau cuoc chien tan pha khoc liet.

Cot Co Thu Ngu


            Cot co tren bo song Sai Gon.  Do la noi cac thanh nien Sai Gon ngoi noi du thu chuyen tao lao.   Nguoi Phap goi noi nay la Pointe des Blagueurs (Mui dat cua ke noi doc).  Chu ‘thu ngu’ la dich nghia tu chu blagueurs (ke noi doc; khoac lat) ma ra vay.

Thay Thong


            Theo dung nghia thay thong la thong ngon dich tieng Phap ra tieng Viet.  Khi Phap vua chiem ba tinh mien dong Nam Ky (Bien Hoa, Gia Dinh va Dinh Tuong), truong thong ngon (Ecole des Inperpretes) duoc mo o Sai Gon de dao tao cong su vien lien lac giua nguoi Phap va nguoi ban xu.  Duoc hoc va tot nghiep truong nay la mot danh du va mot dam bao ve viec lam vung chac lai duoc luong bong cao so voi loi tuc cua da so nong dan thoi bay gio.  Truong Vinh Ky la nguoi Viet Nam dau tien day o truong nay.  Le Phat Dat (huyen Si) hoc va tot nghiep truong thong ngon nay.
            Chu ‘thay thong’ dan dan mat nghia goc cua no.  Sau nay khi noi den ‘thay thong’ nguoi ta nghi den ‘thay thong nha day thep’ tuc nguoi lam viec cho buu dien.

Con Co


            Buu dien Sai Gon som duoc thanh lap khi nguoi Phap thiet lap guong may cai tri cua ho o day sau nam 1862.  Thoi ay dan ta hoan toan xa la voi tem tho nen khong biet goi la gi cho on.  Goi la con tem vi nghe nguoi Phap goi no la timbre (Anh: stamp).  Goi la con niem vi thay no dung de dan len bao tho nhu de niem kin cai tho vay.  Goi do la con co vi thay hinh con co tren con tem.
            Nguoi mien Nam goi nguoi chi huy canh sat la ong co.  Chu ‘co’ o day la cach phat am Viet hoa chu dau cua chu commissaire de police.

Da Ba Bau


            Da Ba Bau la ten cua mot con duong trong tinh Cho Lon (6) thoi Phap thuoc.  Ten duong nay lam cho nhieu nguoi ngac nhien vi khong phai la ten cua mot nguoi nao hay mot danh nhan nao.  Neu hieu theo hieu truc tiep thi cang kho chiu hon.  Nghia thuc su cua Da Ba Bau la quan cua ba Bau duoi tang cay da.

Nha Thuong Chu Hoa


            Do la bao sanh vien Tu Du ngay nay.  Chu Hoa la mot nguoi Hoa giau co va co Phap tich.  Ong la nguoi tai tro su xay cat binh vien nay.  Ten cua ong la Hui Bon Hoa.  Ong co nhieu dien san va nha cua o Sai Gon va Nam Ky.  Duong Ly Thai To o Sai Gon mang ten Hui Bon Hoa duoi thoi Phap thuoc.  Khi mat thi the cua ong duoc dat trong mot quan tai thuy tinh.  Nguoi duong thoi ban tan it nhieu ve chuyen nay.  Nguoi thi khen ngoi su giau co nen khi chet co quan tai thuy tinh.  Nguoi khac lai noi chuyen Am Duong Ngu Hanh de dung thanh phim.
PHAM DINH LAN, F.A.B.I
Chu Thich
(1)     Vi co Phap tich nen phai giu goc cua ten cha la Nguyen Huu Hao.  Ten Viet cua ba la Nguyen Huu Thi Lan.
(2)     CEE:  compagnies des Eaux et Electricites
(3)     Travaux Publiques
(4)     Chemin de Fer
(5)     Trong chu Ferrea co chu ‘fer’ co nghia la sat vi cay vap co go nang va ran chac nhu sat.
(6)     Duoi thoi Phap thuoc Cho Lon la mot trong 21 tinh cua Nam Ky.
Back to top
 

hoahong.gif...hoahong.gif...hoahong.gif
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #39 - 12. Sep 2010 , 02:19
 
Tôi còn nhớ , có một bản nhạc viết về Sài Gòn , đó là bài hát mang tên , Sài Gòn Niềm Thương Nhớ khôn Nguôi : Bat đầu với giòng chử : Cầm tờ thư ( nhầu ) nát trao tay , viết tên Sài Gòn. Sài gòn hai tiếng thân thương , Xin gửi đến Diễn đàn bài viết về Sài Gòn ,

                       CÀ PHÊ SÀI GÒN XƯA

Bạn đã uống cà phê nhiều, bạn biết muốn pha một ly cà phê tuyệt vời đâu có khó. Cà phê loãng nước nhưng đậm mùi thơm, cà phê mít đặc quánh mà vô vị, hãy chọn một tỷ lệ pha trộn thích hợp là đã đi được 70% đoạn đường rồi; muốn kẹo thêm nữa hả? Muốn hưởng cái cảm giác chát chát, tê tê đầu lưỡi phải không? Dễ mà, thêm vào chút xác cau khô là xong ngay. Bạn muốn có vị rhum, thì rhum; bạn thích cái béo béo, thơm thơm của bơ, cứ bỏ chút bretain vào. Bạn hỏi tôi nước mắm nhĩ để làm gì à? Chà, khó quá đi, nói làm sao cho chính xác đây! Thì để cho nó đậm đà. Đậm làm sao? Giống như uống coca thì phải có thêm chút muối cho mặn mà đầu lưỡi ấy mà. Uống chanh đường pha thêm chút rhum cho nó ra dáng tay chơi. Như kẻ hảo ngọt nhưng vẫn cắn răng uống cà phê đen không đường cho lập dị. Thèm đá muốn chết nhưng cứ chốn bạn nhậu thì nằng nặc đòi uống chay không đá cho giống khác người, cho đẳng cấp. Tôi không biết, không tả được, mời bạn hãy thử và tự cảm nhận lấy. Bạn đòi phải có tách sứ, thìa bạc; bạn nói phải nghe nhạc tiền chiến, phải hút Capstan (dộng vài phát hết gần nửa điếu và rít đỏ đầu), Ruby hay Basto xanh mới đã đời, thú vị phải không? Bạn đã có đủ những gì bạn cần, sao lại cứ thích đi uống cà phê tiệm? Tôi không trách bạn đâu. Cà phê ngon chỉ mới được một nửa, nhưng chúng ta đâu chỉ cần uống cà phê, chúng ta còn ghiền “uống” con người tại quán cà phê; “uống” không khí và cảnh sắc cà phê; “uống” câu chuyện quanh bàn cà phê và nhiều thứ nữa. Vậy thì mời bạn cùng tôi trở lại không khí cà phê Sài Gòn những năm cuối 1960 và đầu 1970.
Sài Gòn những năm giữa thập niên 1960 đến đầu thập niên 1970 tuổi trẻ lớn lên và tự già đi trong chiến tranh. Những “lưu bút ngày xanh” đành gấp lại; những mơ mộng hoa bướm tự nó thành lỗi nhịp, vô duyên. Tiếng cười dường như ít đi, kém trong trẻo hồn nhiên; khuôn mặt, dáng vẻ tư lự, trầm lắng hơn và đầu óc không thể vô tư nhởn nhơ được nữa. Những điếu thuốc đầu tiên trong đời được đốt lên; những ly cà phê đắng được nhấp vào và quán cà phê trở thành nơi chốn hẹn hò để dàn trải tâm tư, để trầm lắng suy gẫm. Có một chút bức thiết, thật lòng; có một chút làm dáng, thời thượng. Đối với một thanh niên tỉnh lẻ mới mẻ và bỡ ngỡ, Sài Gòn lớn lắm, phồn vinh và náo nhiệt lắm. Phan Thanh Giản đi xuống, Phan Đình Phùng đi lên; hai con đường một chiều và ngược nhau như cái xương sống xuyên dọc trung tâm thành phố giúp định hướng, tạo dễ dàng cho việc di chuyển. Cứ như thế, cái xe cọc cạch, trung thành như một người bạn thân thiết lê la khắp Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định.

Những ngày này, tôi là khách thường trực của quán Cà phê Thu Hương đường Hai Bà Trưng. Quán nằm ở một vị trí đẹp, chiếm ba lô đất ngó chéo qua phía trại hòm Tobia; nơi đây có một căn phòng hẹp vừa đặt quầy thu tiền, vừa là chỗ ngồi cho những ai thích nghe nhạc với âm thanh lớn, phần còn lại là một sân gạch rộng, có mái che nhưng không ngăn vách, từ trong có thể nhìn rõ ra đường qua những song sắt nhỏ sơn xanh với một giàn hoa giấy phủ rợp. Ngồi đây có thể nghe được văng vẳng tiếng nhạc vọng ra từ bên trong; cảm được chút riêng tư cách biệt, nhưng đồng thời cũng có thể nhận ra được sức sống bừng lên mỗi sáng, dáng vẻ mệt mỏi, u ám mỗi chiều đang lặng lờ chảy qua trên đường phía ngoài.

Chủ quán ở đây là một người đặc biệt: Khó chịu một cách dễ thương. Hình như với ông, bán cà phê chỉ như một cách tiêu khiển và pha cà phê là một nghệ thuật kỳ thú. Ông hãnh diện với tên tuổi của Thu Hương và muốn bảo vệ nó. Bạn là khách uống cà phê phải không? Xin cứ ngồi yên đó. Cà phê được bưng tới, ông chủ sẽ ngồi đâu đó quan sát và sẽ xuất hiện đúng lúc cạn phin, sẽ bỏ đường, khuấy đều cho bạn và sẽ lịch sự “xin mời” khi mọi việc hoàn tất. Ly cà phê như vậy mới là cà phê Thu Hương, đó là cung cách của Thu Hương, đặc điểm của Thu Hương. Trong lãnh vực kinh doanh quán cà phê, có người dùng âm thanh; có người dùng ánh sáng và cảnh trí; có người nhờ sự duyên dáng của tiếp viên; có người dùng phẩm chất của cà phê để hấp dẫn khách. Ông chủ Thu Hương đã chọn cách cuối cùng, cách khó nhất và ông đã thành công. Khách đến với Thu Hương là ai? Nhiều lắm, nhưng dù từ đâu họ đều có điểm giống nhau là tất cả đều trẻ và đều có vẻ “chữ nghĩa” lắm; “ông”, “bà” nào cũng tha tập cours quằn tay, cộng thêm các tập san Sử địa, Bách khoa, Văn và vân vân...
Bạn thường ăn phở gà Hiền Vương, phở Pasteur; bạn thường đi qua đi lại liếc liếc mấy bộ đồ cưới đẹp ở nhà may áo dài Thiết Lập, vậy bạn có biết cà phê Hồng ở đâu không? Thì đó chứ đâu, gần nhà may Thiết Lập, cách vài căn về phía đường Nguyễn Đình Chiểu, ngó xéo qua mấy cây cổ thụ ở bờ rào Trung tâm Thực nghiệm Y khoa (Viện Pasteur). Tôi phải hỏi vì tôi biết có thể bạn không để ý. Quán nhỏ xíu hà, với lại cái tên Hồng và tiền diện của nó trông ủ ê cũ kỹ lắm, chứ không sơn phết hoa hòe, đèn treo hoa kết gì cả. Từ ngoài nhìn vào, quán như mọi ngôi nhà bình thường khác, với một cái cửa sổ lúc nào cũng đóng và một cánh cửa ra vào nhỏ, loại sắt cuộn kéo qua kéo lại. Quán hẹp và sâu, với một cái quầy cong cong, đánh verni màu vàng sậm, trên mặt có để một ngọn đèn ngủ chân thấp, với cái chụp to có vẽ hình hai thiếu nữ đội nón lá; một bình hoa tươi; một con thỏ nhồi bông và một cái cắm viết bằng thủy tinh màu tím than. Phía sau, lúc nào cũng thấp thoáng một mái tóc dài, đen tuyền, óng ả, vừa như lãng mạng phô bày vừa như thẹn thùng, che dấu.
Cà phê Hồng, về ngoại dáng, thực ra không có gì đáng nói ngoài cái vẻ xuề xòa, bình dị, tạo cảm giác ấm cúng, thân tình và gần gũi; tuy nhiên, nếu ngồi lâu ở đó bạn sẽ cảm được, sẽ nhận ra những nét rất riêng, rất đặc biệt khiến bạn sẽ ghiền đến và thích trở lại. Hồi đó nhạc Trịnh Công Sơn đã trở thành một cái “mốt”, một cơn dịch truyền lan khắp nơi, đậu lại trên môi mọi người, đọng lại trong lòng mỗi người. Cà phê Hồng đã tận dụng tối đa, nói rõ ra là chỉ hát loại nhạc này và những người khách đến quán - những thanh niên xốc xếch một chút, “bụi” một chút (làm như không bụi thì không là trí thức)- đã vừa uống cà phê vừa uống cái rã rời trong giọng hát của Khánh Ly. Không hiểu do sáng kiến của các cô chủ, muốn tạo cho quán một không khí văn nghệ, một bộ mặt trí thức hay do tình thân và sự quen biết với các tác giả mà ở Cà phê Hồng lâu lâu lại có giới thiệu và bày bán các sách mới xuất bản, phần lớn là của hai nhà Trình Bày và Thái Độ và của các tác giả được coi là dấn thân, tiến bộ. Lại có cả Time, Newsweek cho những bạn nào khát báo nước ngoài. Quán có ba cô chủ, ba chị em; người lớn nhất trên hai mươi và người nhỏ nhất mười lăm, mười sáu gì đó. Nói thật lòng, cả ba cô đều chung chung, không khuynh quốc khuynh thành gì, nhưng tất cả cùng có những đặc điểm rất dễ làm xốn xang lòng người: Cả ba đều có mái tóc rất dài, bàn tay rất đẹp và ít nói, ít cười, trừ cô chị. Những năm 1980, Cà-phê Hồng không còn, tôi đã thường đứng lại rất lâu, nhìn vào chốn xưa và tự hỏi: Những người đã có thời ngồi đây mơ ước và hy vọng giờ đâu cả rồi? Còn chị em cô Hồng: những nhỏ nhẹ tiểu thư, những thon thả tay ngà, những uyển chuyển “chim di” giờ mờ mịt phương nào?
Viện Đại học Vạn Hạnh mở cửa muộn màng nhưng ngay từ những năm đầu tiên nó đã thừa hưởng được những thuận lợi to lớn về tâm lý, cùng với những tên tuổi đã giúp cho Đại Học Vạn Hạnh được nhìn vừa như một cơ sở giáo dục khả tín, vừa như một tập hợp của những thành phần trẻ tuổi ý thức và dấn thân. Tuy nhiên, dường như cái hồn của Đại Học Vạn Hạnh được đặt tại một tiệm cà phê: Quán Nắng Mới ở dốc cầu, ngó xéo về phía chợ Trương Minh Giảng. Quán Nắng Mới có nhiều ưu thế để trở thành đất nhà của dân Vạn Hạnh, trước nhất vì gần gũi, kế đến là khung cảnh đẹp, nhạc chọn lọc và cuối cùng, có lẽ quan trọng nhất là sự thấp thoáng của những bóng hồng, có vẻ tha thướt, có vẻ chữ nghĩa. Các nhóm làm thơ trẻ đang lên và đang chiếm đều đặn nhiều cột thơ trên báo chí Sài Gòn ngồi đồng từ sáng đến tối để... làm thơ. Nhưng đông hơn cả, ấm áp hơn cả là những nhóm hai người, một tóc dài, một tóc ngắn chờ vào lớp, chờ tan trường và chờ nhau. Nắng Mới đã sống với Vạn Hạnh cho đến ngày cuối cùng. Nắng Mới nay không còn. Những con người cũ tứ tán muôn phương.
Có một quán cà phê thân quen nữa không thể không nhắc đến: Quán chị Chi ở gần đầu đường Nguyễn Phi Khanh, kế khu gia cư xưa cũ, rất yên tĩnh và rất dễ thương, nằm phía sau rạp Casino Đa Kao. Ở đó có những con đường rất nhỏ, những ngôi nhà mái ngói phủ đầy rêu xanh, những hàng bông giấy che kín vỉa hè, trầm lắng cô liêu và im ả tách biệt lắm mà mở cửa ra là có thể nghe người bên trái nói, thấy người bên phải cười và có cảm tưởng như có thể đưa tay ra bắt được với người đối diện bên kia đường. Quán chị Chi độ chín mười thước vuông, chỉ đủ chỗ để đặt ba bốn chiếc bàn nhỏ. Quán không có nhạc, không trưng bày trang trí gì cả ngoại trừ một bức tranh độc nhất treo trên vách, bức tranh đen trắng, cỡ khổ tạp chí, có lẽ được cắt ra từ một tờ báo Pháp. Tranh chụp để thấy một bàn tay giắt một em bé trai kháu khỉnh, vai đeo cặp sách, miệng phụng phịu làm nũng, hai mắt mở to nhưng nước mắt đang chảy dài theo má, phía dưới có hàng chữ nhỏ: “Hôm qua con đã đi học rồi mà”. Khách đến với chị Chi không phải coi bảng hiệu mà vào, cũng không phải nghe quảng cáo, mà hoàn toàn do thân hữu truyền miệng cho nhau để đến, nhiều lần thành quen, từ quen hóa thân và quyến luyến trở lại. Chị Chi có bán cà phê nhưng tuyệt chiêu của chị là trà; loại trà mạn sen, nước xanh, vị chát nhưng có hậu ngọt và mùi thơm nức mũi. Trà được pha chế công phu trong những chiếc ấm gan gà nhỏ nhắn, xinh xinh. Ấm màu vàng đất, thân tròn đều, láng mịn, vòi và quai mảnh mai, cân đối. Mỗi bộ ấm có kèm theo những chiếc tách cùng màu, to bằng ngón tay cái của một người mập, vừa đủ cho hốp nước nhỏ. Ấm có ba loại, được gọi tên ra vẻ “trà đạo” lắm: độc ẩm, song ẩm và quần ẩm, nhưng hồi đó chúng tôi thường “diễn nôm” theo kiểu “tiếng Việt trong sáng” thành ấm chiếc, ấm đôi và ấm bự. Trà được uống kèm với bánh đậu xanh - loại bánh đặc biệt của chị Chi- nhỏ, màu vàng óng và mùi thơm lừng. Nhắp một ngụm trà, khẽ một tí bánh, cà kê đủ chuyện trên trời dưới đất, trông cũng có vẻ phong lưu nhàn tản và thanh cao thoát tục lắm. Quán chị Chi giờ đã biến tướng ít nhiều nhưng dù sao cũng xin cảm ơn chị và xin đại diện cho những anh chị em đã từng ngồi quán chị bày tỏ lòng tiếc nhớ đến chị và đến những ngày khó quên cũ.
Những năm cuối thập niên 60 Sài Gòn có mở thêm nhiều quán cà phê mới, và thường được trang hoàng công phu hơn, có hệ thống âm thanh tối tân hơn và nhất là quán nào cũng chọn một cái tên rất đẹp, phần lớn là dựa theo tên những bản nhạc nổi tiếng: Cà phê Hạ Trắng, Lệ Đá, Diễm Xưa, Hương Xưa, Hoàng Thị, Biển Nhớ, Hoài Cảm, Da Vàng... Tuy nhiên, ở một con đường nhỏ - Hình như là Đào Duy Từ - gần sân vận động Thống Nhất bây giờ, có một quán cà phê không theo khuôn mẫu này, nó mang một cái tên rất lạ: Quán Đa La. Đa La là Đà Lạt, quán của chị em cô sinh viên Chính Trị Kinh Doanh, có lẽ vừa từ giã thác Cam Ly, hồ Than Thở để về Sài Gòn học năm cuối tại nhà sách Xuân Thu hay sao đó, mở ra. Trường kinh doanh quả là khéo đào tạo ra những môn sinh giỏi kinh doanh: Tin mấy cô sinh viên mở quán thật tình là không được chính thức loan báo ở đâu cả; tuy nhiên, cứ úp úp mở mở như vậy mà tốt, nó được phóng lớn, lan xa, tạo ấn tượng mạnh và quán được chờ đón với những trân trọng đặc biệt, những náo nức đặc biệt. Những cô chủ chắc có máu văn nghệ, đã cố gắng mang cái hơi hướm của núi rừng Đà Lạt về Sài Gòn: Những giò lan, nhưng giỏ gùi sơn nữ, những cung tên chiến sĩ đã tạo cho quán một dáng vẻ ngồ ngộ, dễ thương; rồi những đôn ghế, những thớt bàn được cưa từ những gốc cây cổ thụ u nần, mang vẻ rừng núi, cổ sơ đã giúp cho Đa La mang sắc thái rất ... Đa La. Ngày khai trương, Đa La chuẩn bị một chương trình văn nghệ hết sức rôm rả, với những bản nhạc “nhức nhối” của Lê Uyên Phương, Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà... Đa La đông vui, chứng kiến sự nở hoa và tàn úa của nhiều mối tình. Nhưng Đa La vắng dần những người khách cũ và đóng cửa lúc nào tôi không nhớ.

Cà phê Hân ở Đinh Tiên Hoàng, Đa Kao là quán thuộc loại sang trọng, khách phần lớn ở lớp trung niên và đa số thuộc thành phần trung lưu, trí thức. Bàn ghế ở đây đều cao, tạo cho khách một tư thế ngồi ngay ngắn, nghiêm chỉnh và bàn nào cũng có đặt sẵn những tạp chí Pháp ngữ số phát hành mới nhất. Câu chuyện ở Hân chắc là quan trọng lắm, lớn lắm; nhìn cái cách người ta ăn mặc; trông cái vẻ người ta thể hiện là biết ngay chứ gì; có lẽ cả thời sự, kinh tế tài chánh, văn chương, triết học đều có cả ở đây. Một chỗ như vậy là xa lạ với dân ngoại đạo cà phê. Nhưng Hân là một nơi hết sức đáng yêu, đáng nhớ của nhiều người, dù ngồi quầy là một ông già đeo kính như bước ra từ một câu chuyện của văn hào Nga Anton Chekov. Về sau, đối diện với Hân có thêm quán cà phê Duyên Anh của hai chị em cô Hà, cô Thanh; cô em xinh hơn cô chị và được nhiều chàng trồng cây si. Hai tiệm cà phê, một sang trọng chững chạc, một trẻ trung sinh động, đã trở thành một điểm hẹn, một đích tới mà khi nhắc đến chắc nhiều anh chị em ở trường Văn Khoa, trường Dược, trường Nông Lâm Súc ngay góc Hồng Thập Tự - Cường Để còn nhớ, cũng như nhớ món bánh cuốn ở đình Tây Hồ bên trong chợ Đa Kao thờ cụ Phan, nhớ quán cơm “lúc lắc” trong một con hẻm nhỏ đường Nguyễn Bỉnh Khiêm mà nữ sinh viên vừa đi lên căn gác gỗ vừa run khi được mấy chàng mời cơm.
Bạn nào muốn gặp các nhà văn nhà thơ, muốn nhìn họ ngậm ống vố, đeo kính cận nói chuyện văn chương thì mời đến quán Cái Chùa, anh em nào muốn có không khí trẻ trung đầm ấm mời đến Hầm Gió; anh em nào muốn có chỗ riêng tư tâm sự thì cứ theo đường Nguyễn Văn Học chạy tuốt lên Gò Vấp, vào quán Hương Xưa, ở đó có vườn cây đẹp, các cô chủ đẹp và cái cách người ta đối đãi với nhau cũng rất đẹp. Cũng đừng quên nhắc đến quán Chiêu, hẻm Cao Thắng. Rồi còn cà phê hàng me Nguyễn Du, cũng Beatles, cũng Elvis Presley như ai ; và cả pha chút Adamo quyến rũ. Giá ở đây thật bình dân nhưng thường xuyên chứng kiến những pha so găng giữa học sinh hai trường nghề Cao Thắng và Nguyễn Trường Tộ.

Chán cà phê thì đi ăn nghêu sò, bò bía, ăn kem trên đường Nguyễn Tri Phương, góc Minh Mạng hoặc bên hông chợ Tân Định. Phá lấu đã có góc Pasteur-Lê Lợi, nhưng chỉ dành cho các bạn có tiền. Rủng rỉnh tí xu dạy kèm cuối tháng có Mai Hương (nay là Bạch Đằng Lê Lợi). Quán Mù U, hẻm Võ Tánh, chỗ thương binh chiếm đất ở gần Ngã tư Bảy Hiền dành cho những bạn muốn mờ mờ ảo ảo. Muốn thưởng thức túp lều tranh mời đến cà phê dựa tường Nguyễn Trung Ngạn gần dòng Kín, đường Cường Để. Rồi quán cà phê Cháo Lú ở chợ Thị Nghè của một tay hoạ sĩ tên Vị Ý. Cao cấp hơn có La Pagode (đổi thành Hương Lan trước khi giải thể), Brodard, Givral. Thích xem phim Pháp xưa, phim Mỹ xưa và ngồi... cả ngày xin mời vào rạp Vĩnh Lợi trên đường Lê Lợi để chung vai với đám đồng tính nam. Vào Casino Sài Gòn có thể vào luôn hẻm bên cạnh ăn cơm trưa rất ngon tại một quầy tôi đã quên tên. Nhưng rạp Rex vẫn là nơi chọn lựa nhiều nhất của SV, cả nghèo lẫn giàu. Cuộc sống SV cứ thế mà trôi đi trong nhịp sống Sài Gòn. Nghèo nhưng vui và mơ mộng. Tống Biệt hành, Đôi mắt người Sơn Tây sống chung với Cô hái Mơ. Đại bác ru đêm sánh vai với Thu vàng. Ảo vọng và thực tế lẫn vào nhau. Thi thoảng lại pha thêm chút Tội ác Hình phạt, Zara đã nói như thế! Che Guervara, Garcia Lorca. Tất cả những gì tôi nhắc tới là một chút ngày cũ, một chút cảnh xưa, một phần hơi thở và nhịp sống của Sài Gòn trong trí nhớ. Xin tặng anh, tặng chị, tặng em, đặc biệt là tặng tất cả những ai tha hương có lúc bỗng bàng hoàng nhận thấy, dường như một nửa trái tim mình còn đang bay lơ lửng ở cà phê Hồng, Thu Hương, hay đâu đó ở quê nhà.

LƯƠNG THÁI SỸ - AN DÂN












Back to top
« Last Edit: 16. Nov 2017 , 05:56 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi. CÁI GIỌNG SÀI GÒN
Reply #40 - 12. Sep 2010 , 08:37
 
From: Nam Hoang 
Chuyện "Cái Giọng Saigon"

Sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, trong đầu lúc nào cũng có một ý định là sẽ “thở đều” trên mảnh đất ồn ào này, ý định đó chắc sẽ giữ mãi cho đến lúc một ngày nào đó âm thầm không bứt rứt cắn tay áo mà mỉm cười he he he XXX xuống dưới ấy…

Gọi là yêu Sài Gòn thì có phần hơi quá! Không dám gọi thứ tình cảm dành cho Sài Gòn là tình yêu, nó chưa thể đạt đến mức ấy. Cái tình với Sài Gòn là cái tình của một thằng ăn ở với Sài Gòn hơn 20 năm, cái tình của một thằng mà với nó, Sài Gòn còn quá nhiều điều níu kéo, quá nhiều chuyện để mỗi khi bất chợt nghĩ về Sài Gòn, lại thấy nhơ nhớ, gần gũi...
Hồi còn đi học, vẫn hay chọc mấy đứa bạn bằng 2 câu thơ nhại :
Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Gái Sài Gòn cái mỏ cong cong
Chuyện con gái Sài Gòn "mỏ" có cong không thì hông biết, chỉ biết con gái Sài Gòn có cái dẫu môi cong cong dễ làm chết người lắm, nhất là khi cánh môi be bé ấy cong lên một chữ "hônggg..." khi đứa con trai rủ rê đi đâu, năn nỉ gì đó. Lúc đó, lấy gương ra soi, chắc cái mặt của đứa con trai đó tội lắm.
Mà con gái Sài Gòn có điệu đà, õng ẹo chút thì mới đúng thiệt là con gái Sài Gòn. Ai mà chẳng biết vậy. Gọi đó là cái duyên ngầm của người con gái đất Gia Định cũng chẳng có gì sai. Ai hiểu được sẽ thấy sao mà yêu mà thương đến vậy...
Có dạo đọc trong một bài viết về Sài Gòn – Gia Định của nhà văn Sơn Nam , có thấy ông viết giọng Sài Gòn, cũng như văn hóa và con người Sài Gòn là một sự pha trộn và giao thoa đến hợp nhất của nhiều nơi. Đó là những người Chăm bản địa, những người khách Hoa, những người miền Trung đầu tiên đến đất Gia Định…Từ đó hình thành một loại ngôn ngữ vừa bản địa, vừa vay mượn của những người đi mở đất…

Giọng người Sài Gòn được xem là giọng chuẩn của miền Nam, cũng như giọng người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của người miền Bắc. Giọng chuẩn tức là giọng không pha trộn, không bị cải biến đi qua thời gian. Như nói về giọng chuẩn của người Hà Nội, người ta nói đến cái giọng ấm nhẹ, khi trầm khi bổng, khi sắc khi thanh, và chẳng ai phủ nhận người Hà Nội nói chuyện rất hay và “điêu luyện”. Cái “điêu luyện” ấy như thuộc về bản chất của người Hà Nội mà chỉ người Hà Nội mới có được. Nếu nói là người Việt Nam nói như hát, thì đúng ra chỉ có người Hà Nội là “nói như hát” mà thôi, họa chăng chỉ có giọng Huế của người con gái Huế trầm tư mới cùng được ví von thế.

Người Sài Gòn thì khác, giọng Sài Gòn cũng khác. Không ngọt ngào …mía lùi như một số người dân Tây Nam Bộ ven vùng sông nước mênh mang chín rồng phù sa, không nặng nề cục mịch như người miền Đông Nam Bộ nóng cháy da thịt, giọng người Sài Gòn cũng ngọt, nhưng là cái ngọt thanh hơn, nhẹ hơn. Đó là chất giọng “thành thị” đầy kiêu hãnh của người Sài Gòn, chẳng lẫn vào đâu được mà dù người khác có bắt chước cũng khó lòng. Dường như qua nhiều năm cùng với đất Gia Định – Sài Gòn phù hoa trong nhịp sống, trong đổi mới và phát triển, thì giọng nói của người Sài Gòn cũng trở nên “cao sang” hơn. Dù vậy, có cái “thanh” của một vùng đất một thời là thủ phủ Nam Bộ, nhưng cũng chẳng mất đi đâu cái mộc mạc không bỏ được của cái gốc chung Nam Bộ.

Giọng người Sài Gòn nói lên nghe là biết liền. Ngồi nghe hai người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau ở một quán nước, bên đường hay qua điện thoại, dễ dàng nhận ra họ. Cái giọng không cao như người Hà Nội, không nặng như người Trung, mà cứ ngang ngang sang sảng riêng…Mà điều đặc biệt trong cách người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau là mấy từ “nghen, hen, hén” ở cuối câu... Người miền khác có khoái, có yêu người Sài Gòn thì cũng vì cách dùng từ “nghen, hen” này.

Khách đến nhà chơi, chủ nhà tiếp. Khách về, cười rồi buông một câu “Thôi, tôi dìa nghen!” - Chủ nhà cũng cười “Ừ, dzậy anh dìa hen!”. Nói chuyện điện thoại đã đời, để kết câu chuyện và cúp máy, một người nói “Hổng còn gì nữa, dzậy thôi hen!” “thôi” ở đây nghĩa là dừng lại, kết thúc, chấm dứt gì đó. Hai đứa bạn nói chuyện cùng nhau, bắt gặp cái gì vui, quay đầu sang đứa kế bên “Hay hén mậy?” bằng giọng điệu thoải mái…

Giọng người Sài Gòn đôi khi diễn đạt cùng một câu nói, nhưng lại bằng nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau lại mang ý nghĩa khác nhau. Đám nhỏ quậy, nghịch phá, người chị mắng, giọng hơi gằn lại và từng tiếng một, có chút hóm hỉnh trong đó “Dzui dzữ hen!”. Đám bạn cùng tuổi, ngồi chơi chung, cười đùa, một người nói giọng cao cao vui vẻ “Dzui dzữ hen!”… Người Sài Gòn có thói quen hay “đãi” giọng ở chữ cuối làm câu nói mang một sắc thái khác khi hờn giận, khi đùa vui như “Hay dzữuuu”, “Giỏi dzữưưu…!”

Nghe người Sài Gòn nói chuyện, trong cách nói, bắt gặp “Thôi à nghen” “Thôi à!” khá nhiều, như một thói quen và cái “duyên” trong giọng Sài Gòn.
Người Sài Gòn nói chuyện, không phát âm được một số chữ, và hay làm người nghe lẫn lộn giữa âm “d,v,gi” cũng như người Hà Nội phát âm lẫn các từ có phụ âm đầu “r” vậy.

Nói thì đúng là sai, nhưng viết và hiểu thì chẳng sai đâu, đó là giọng Sài Gòn mà, nghe là biết liền. Mà cũng chẳng biết có phải là do thật sự người Sài Gòn không phát âm được những chữ ấy không nữa, hay là do cách nói lẫn từ “d,v,gi” ấy là do quen miệng, thuận miệng và hợp với chất giọng Sài Gòn.. Ví như nói “Đi chơi dzui dzẻ hen mậy!” thì người Sài Gòn nói nó… thuận miệng và tự nhiên hơn nhiều so với nói “Đi chơi vui vẻ hen!”. Nói là “vui vẻ” vẫn được đấy chứ nhưng cảm giác nó ngường ngượng miệng làm sao đó. Nghe một người Sài Gòn phát âm những chữ có phụ âm "v" như "về, vui, vườn, võng" nó cảm giác sao sao á, không đúng là giọng Sài Gòn chút nào...

Nhìn lại một quãng thời gian hơn 300 năm hình thành và phát triển của Sài Gòn từ Phiên Trấn, Gia Định Trấn, Gia Định Thành, Phiên An, Gia Định Tỉnh…cho đến Sài Gòn, dân Sài Gòn đã là một tập hợp nhiều dân tộc sinh sống như Việt, Hoa, Kh’mer…
Các sử sách xưa chép lại, khi người Việt bắt đầu đến Đồng Nai – Gia Định thì người Kh’mer đã sinh sống ở đây khá đông, rồi tiếp đó là người Hoa, và một số người tộc láng giềng như Malaysia, Indonesia (Java) cũng có mặt. Sự hợp tụ này dẫn đến nhiều sự giao thoa về mặt văn hóa, làm ăn, cũng như những mặt khác của đời sống, trong đó dĩ nhiên phải nói đến ngôn ngữ.

Tiếng nói của người Sài Gòn không chỉ thuần là tiếng Việt, mà còn là sự học hỏi, vay mượn nhiều từ ngữ của dân tộc bạn, đâm ra mang nhiều “hình ảnh” và “màu sắc” hơn. Những từ như “lì xì, thèo lèo, xí mụi, cũ xì…” là mượn, những từ như “xà quầng, mình ên…” là của người Kh’mer. Nói riết đâm quen, dần dần những từ ngữ đó, những tiếng nói đó được người dân Sài Gòn sử dụng một cách tự nhiên như của mình, điều đó chẳng có gì lạ…Thêm vào đó, nó được sửa đổi nhiều cho phù hợp với giọng Sài Gòn, thành ra có những nét đặc trưng riêng.

Vậy nói cho cùng thì người Sài Gòn cũng có những tiếng gọi là “tiếng địa phương” (local dialect !?). Những tiếng này thể hiện rõ nhất khi người Sài Gòn nói chuyện cùng người miền khác. Nghe một người Sài Gòn nói chuyện cùng một người khác vùng, dễ dàng nhận ra những khác biệt trong lời ăn tiếng nói giữa hai người, hai miền. Có một số từ người Sài Gòn nói, người miền khác nghe rồi…cười vì chưa đoán ra được ý. Cũng như khi nghe người Huế dùng một số từ lạ lạ như “o, mô, ni, chừ, răng…” trong khi nói chuyện vậy thôi. Khác là mấy tiếng người Sài Gòn nói, vẫn có chút gì đó nó…vui vui tai, là lạ, ngồ ngộ làm sao.

Người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, có thói quen dùng từ "dạ" khi nói chuyện, khác với người miền Bắc lại dùng từ "vâng". Để ý sẽ thấy ít có người Sài Gòn nào nói từ "vâng". Khi có ai gọi, một người Sài Gòn nói "vâng!" là trong dáng dấp của câu nói đó có giọng đùa, cười cợt.. Khi nói chuyện với người lớn hơn mình, người dưới thường đệm từ "dạ" vào mỗi câu nói. "Mày ăn cơm chưa con ? - Dạ, chưa!"hoado "Mới dìa/dzề hả nhóc? - Dạ, con mới!"… Cái tiếng "dạ" đó, không biết sao trong cảm giác nghe của một người Sài Gòn với một người Sài Gòn thấy nó "thương" lạ...dễ chịu mà gần gũi, nhẹ nhàng mà tình cảm lắm lắm. Cảm giác nó thật riêng so với những nơi khác. Nghe một tiếng "dạ" là biết ngay tên này là dân miền Nam cái đã rồi hẳn hay...

Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một khoảng thời gian ngắn vài ngày thì nói “Từ bữa đó đến bữa nay”, còn người Sài Gòn thì nói “Hổm nay”, “dạo này”…người khác nghe sẽ không hiểu, vì nói chi mà ngắn gọn ghê. (Lại phát hiện thêm một điều là người Sài Gòn hay dùng từ “ghê” phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái tình cảm riêng. Tiếng “ghê” đó chẳng hàm ý gì nhiều, nó mang ý nghĩa là “nhiều”, là “lắm”. Nói “Nhỏ đó xinh ghê!” nghĩa là khen cô bé đó xinh lắm vậy.)
Lại so sánh từ “hổm nay” với “hổm rày” hay nghe ở các vùng quê Nam Bộ, cũng một ý nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau. Nghe người Sài Gòn dùng một số từ “hổm rày, miết…” là người Sài Gòn bắt chước người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng, vì trong người Sài Gòn vẫn còn cái chất Nam Bộ chung mà.

Nghe một đứa con trai Sài Gòn nói về đứa bạn gái nào đó của mình xem…”Nhỏ đó xinh lắm!”, “Nhỏ đó ngoan!”…Tiếng “nhỏ” mang ý nghĩa như tiếng “cái” của người Hà Nội. Người Sài Gòn gọi “nhỏ Thuý, nhỏ Lý, nhỏ Uyên” thì cũng như “cái Thuý, cái Uyên, cái Lý” của người Hà Nội thôi.
Nói một ai đó chậm chạp, người Sài Gòn kêu “Thằng đó làm gì mà cứ cà rề cà rề…nhìn phát bực!” Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng nề lắm. Một người lớn hơn gọi “Ê, nhóc lại nói nghe!” hay gọi người bán hàng rong “Ê, cho chén chè nhiều nhiều tiền ít coi!”… “Ê” là tiếng Sài Gòn đó, coi gọi trổng không vậy mà chẳng có ý gì đâu, có thể nói đó là thói quen trong cách nói của người Sài Gòn. Mà người Sài Gòn cũng lạ, mua hàng gì đó, thường “quên” mất từ “bán”, chỉ nói là “cho chén chè, cho tô phở”… “cho” ở đây là mua đó nghen.

Nghe người Sài Gòn nói chuyện với nhau, thường bắt gặp thế này “Lấy cái tay ra coi!” “Ngon làm thử coi!” “Cho miếng coi!” “Nói nghe coi!”… “Làm thử” thì còn “coi” được, chứ “nói” thì làm sao mà “coi” cho được nè ? Vậy mà người Sài Gòn lại nói, từ “coi” cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài Gòn nói dzậy mà. Ngồi mà nghe người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau thì quái lắm, lạ lắm, không ít người sẽ hỏi “mấy từ đó nghĩa là gì dzậy ta ?” – Mà “dzậy ta” cũng là một thứ “tiếng địa phương” của người Sài Gòn à. Người Sài Gòn có thói quen hay nói “Sao kỳ dzậy ta?” “Sao rồi ta?” “Được hông ta?”…Nghe như là hỏi chính mình vậy đó, mà…hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà.

Tiếng Sài Gòn là thế đó, nếu bạn giả giọng Sài Gòn nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài Gòn riêng riêng này thì đúng là… “bạn hông biết gì hết chơn hết chọi!”
Mà giọng Sài Gòn đã thế, cách người Sài Gòn xưng hô, gọi nhau cũng có phần mang “màu sắc” riêng.
Người Sài Gòn có cái kiểu gọi “Mày” xưng “Tao” rất “ngọt”. Một vài lần gặp nhau,nói chuyện ý hợp tâm đầu một cái là người Saigon mày tao liền. Nếu đúng là dân Sài Gòn, hiểu người Sài Gòn, yêu người Sài Gòn sẽ thấy cách xưng hô ấy chẳng những không có gì là thô mà còn rất ư là thân thiện và gần gũi.
Mày-tao là kiểu xưng hô hay thấy trong mối quan hệ bạn bè của người Sài Gòn. Cách xưng-hô này thấy dàn trải từ đủ các mối quan hệ bạn bè; từ bạn học giữa mấy đứa nhóc chút xíu, cho đến mấy bác mấy anh lớn lớn tuổi. Hổng biết cái máu dân Sài Gòn nó chảy mạnh quá hay sao mà thấy mấy cách gọi này nó...tự nhiên và dễ nói hơn là mấy từ như "cậu cậu - tớ tớ" của miền Bắc. Nói chuyện bạn bè với nhau, thân thiết mà gọi mấy tiếng mày mày tao tao thì nghe thật sướng, thật thoải mái tự nhiên, và khoai khoái làm sao ấy. Gọi thế thì mới thiệt là dân Sài Gòn.

Đấy là ngang hàng, ngang vai vế mà gọi nhau, chứ còn như đám nho nhỏ mà gặp người lớn tuổi hơn, đáng bậc cha, chú thì khác. Khi ấy “tụi nhỏ” sẽ gọi là chú, thím, cô, dì, hay bác và xưng “con” ngọt xớt. Có vẻ như người Sài Gòn "ưa" tiếng chú, thím, dì, cô hơn; cũng như đa phần dân miền Nam khác vậy mà. Mà có lẽ cách gọi này cũng còn tuỳ vào việc ước lượng tuổi của người đối diện. Gặp một người phụ nữ mà mình nhắm chừng tuổi nhỏ hơn mẹ mình ở nhà thì "Dì ơi dì...cho con hỏi chút...!" - còn lớn hơn thì dĩ nhiên là "Bác ơi bác..." rồi.

Những tiếng mợ, thím, cậu,... cũng tùy vào vai vế và người đối diện mà gọi. Có người chẳng bà con thân thuộc gì, nhưng là bạn của ba mình, lại nhỏ tuổi hơn, thế là gọi là chú và vợ của chú đó cứ thế gọi luôn là thím. Gọi thì gọi thế, còn xưng thì xưng “con” chứ không phải “cháu cháu” như một số vùng khác. Cái tiếng “con” cất lên nó tạo cho người nghe cảm giác khoảng cách giữa mình với đứa nhỏ đang nói kia tự dưng… gần xịt lại. Nghe sao mà quen thuộc, và gần gũi đến lạ lùng. Tự dưng là thấy có cảm tình liền.

Nói tiếp chuyện xưng-hô, người Sài Gòn có kiểu gọi thế này :
Ông đó = ổng
Bà đó = bả
Anh đó = ảnh
Chị đó = chỉ

Không hiểu sao mà dấu hỏi tự nhiên cái trở nên giữ vai trò quan trọng... ngộ nghĩnh vậy nữa. Nhưng mà kêu lên nghe hay hay đúng hông? Gọi vậy mới đúng là chất Nam Bộ - Sài Gòn á nghen.
Người Sài Gòn cũng có thói quen gọi các người trong họ theo... số. Như anh Hai, chị Ba, thím Tư, cô Chín, dượng Bảy, mợ Năm...Mà nếu anh chị em họ hàng đông đông, sợ gọi cùng là chị Hai, anh Ba mà hổng biết nói về ai thì dzậy nè, thêm tên người đó vào. Thành ra có cách gọi : chị Hai Lý, chị Hai Uyên, anh Ba Long, anh Ba Hùng...

Thêm nữa, nếu mà anh chị em cùng nhà thì tiếng "anh-chị-em" đôi khi được...giản lược mất luôn, trở thành "Hai ơi Hai, em nói nghe nè..." và "Gì dzạ Út ?"...Tôi thích cách gọi này, đâm ra ở nhà gọi Dì Út tôi chỉ là một tiếng Út gọn lỏn. Có chuyện nhờ là cứ "Út ơi...con nhờ chút!" hoặc với mấy chị tôi thì "Hai ơi Hai...em nói nghe nè!".

Cách gọi này của người Sài Gòn nhiều khi làm người miền khác nghe hơi...rối. Có lần, kể cho người bạn ở Hà Nội nghe về mấy người anh chị trong gia đình. Ngồi kể lể "anh Hai, chị Hai, dì Hai, Út, cậu Hai, mợ Hai, chú Ba..." một hồi cái bị kêu là hổng hiểu, xưng hô gì rối rắm quá chừng, làm phải ngồi giải thích lại suốt một hồi...lâu.
Cách xưng hô của người Sài Gòn là vậy.
Nghe là thấy đặc biệt của cả một mảnh đất miền Nam sông nước.

Cứ thế, không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Thần Kinh, cái giọng Sài Gòn đi vào tai, vào lòng, vào cách cảm, và nỗi nhớ nhung của người Sài Gòn lẫn dân miền khác bằng sự ngọt ngào, bằng cái chân chất thật thà của truyền thống xa xưa, và bằng cả cái “chất Sài Gòn” chảy mạnh trong từng mạch máu người dân Sài Gòn.

Đi đâu, xa xa Sài Gòn, bỗng dưng nghe một tiếng “Dạ!” cùng những tiếng “hen, nghen” lại thấy đất Sài Gòn như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương…

Nam hoàng



Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: NHỮNG ĐIẠ DANH MANG TÊN ÔNG , BÀ Ở SÀI GÒN
Reply #41 - 05. Oct 2010 , 07:13
 
Những Địa Danh Mang Tên 'Ông', 'Bà' Ở Sài Gòn

From: Kim Nguyen <nguyenkimchuc@yahoo.com>
Sent: Mon, October 4, 2010 7:54:14 AM
Subject: Đia danh Ông và Bà ở Saigon

Những Địa Danh Mang Tên 'Ông', 'Bà' Ở Sài Gòn


BÀ.
Đầu tiên được nói đến Bà Nghè, tên gọi hồi trước của con rạch Thị Nghè quận 1 sát bên Sở thú Sài Gòn. Trong Gia Định phú do Phan Văn Thị sáng tác có câu ví ngộ nghĩnh.
Coi ngoài rạch Bà Nghè, dòng trắng hây hây tờ quyến trải,
Ngó lên giồng Ông Tố, cây xanh nghịt nghịt, lá chàm rai.
Tôi chịu thua, tìm cả trong tự điển cây "chàm rai" là cây gì, mà lá nó xanh dữ vậy.

Nội ô Sài Gòn -còn có một bà cũng nổi tiếng đó là Bà Chiểu, nằm trên địa bàn phường 1, 2 và 14 thuộc quận Bình Thạnh.
Khu vực này có cái chợ cùng tên Bà Chiểu tấp nập ngày đêm, chủ yếu là bán lẻ. Có câu ca dao, nghe cũng vui tai:
Xe mui chiều thả chung quanh
Đôi vòng Bà Chiểu thích tình dạo chơi.

Có lẽ nổi tiếng nhất trong các bà là Bà Điểm. Tương truyền bà Điểm là một chủ quán nước chè vùng Tân Thới Nhứt, Hóc Môn, có 18 thôn vườn trầu, nơi đây Bình Tây Đại Nguyên soái Trương Định từng hoạt động (khoảng năm 1861).

Nói cho ngay, người Sài Gòn xưa hay đặt cho con rạch, chiếc cầu, một địa danh, một con đường, con hẻm một cái tên (hoặc bà hoặc ông) trước là dễ nhớ, sau là ghi lại công tích của người đó góp cho dân trong vùng; thứ nữa nhìn hình vóc của khu vực đó mà đặt.

Thí dụ: Bà Quẹo, là khu vực gồm các phường 13, 14 quận Tân Bình.
Ai đi trên đường Cách mạng Tháng Tám nối liền đường Trường-Chinh lên Tây Ninh, vọt thẳng biên giới với Cam-pu-chia, có một ngã ba, nếu nhà ở hướng lộ 14 thì quẹo trái (rẽ) vào.

Hay Bà Đô, là con rạch ở phường 1, quận 5, thông từ các ao, đầm ra rạch Bến Nghé, nay bị lấp rồi. Bà Đô còn là tên chiếc cầu ở đầu đường Hàm Tử bắc qua rạch Bà Đô (còn gọi là Thị Đô). Dân chèo ghe ở Sài Gòn hồi trước, qua đây hay hát:
Kể từ chợ Sỏi trở vô
Xóm Lá là chợ, Thị Đô là cầu.

Hay như Bà Thuông, tên chiếc cầu trên kênh Tàu Hũ, từ đầu đường Tản Đà đến đầu đường Phú Định. Trong Gia Định phú có câu ví rất hay:
Giếng Bà Nhuận rạch cam tuyền, trai gái nhảy thỏa tình khát vọng
Cầu Bà Thuông đường quan lộ gần xa đều phỉ chí quy lai.

Tên cầu, tên rạch, tên khu vực nào đó có từ Bà rất nhiều. Như: rạch Bà Bướm có tên từ 1902 ở phường Tân Thuận Đông, quận 7 chảy vào sông Sài Gòn, nay nằm trong khu chế xuất Tân Thuận

Sông Bà Cả Bảy chảy qua hai xã Trung Lập Thượng và Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi dài 15 km từ ranh giới với Tây Ninh đến sông Láng Thé.

Bà Hom vừa là khu vực phường 13, 14, quận 6 giáp ranh với Tân Bình và Bình Chánh, vừa là chiếc kênh ở xã Tân Tạo.

Bà Tàng, vừa là các rạch ở phường 7, quận 8, cũng là tên chiếc cầu bắc qua rạch Lào trên đường Phạm Thế Hiển. Rồi Bà Tà, Bà Lài, Bà Hồng, Bà Lát, Bà Nghiêm, Bà Chủ, Bà Tàng, Bà Thiên, Bà Tiếng, Bà Xếp... cũng là cầu, là rạch, là tên riêng vùng đất.

Như tên Bà Khắc là chiếc cầu xưa ở vùng Cầu Kho quận 1. Khắc trong tiếng Nam Bộ còn gọi là Khấc, để cầu khỏi trơn trợt.
Trong bài Cổ Gia Định phong cảnh vịnh có câu:
Trên cây Da Còm, nỡ để ông già gùi đội
Dưới đường Cầu Khắc, chi cho con trẻ lạc loài.
Chiếc cầu Bà Khắc (hay Khấc) này thời nay không còn nữa.

Nhiều tên đường cũng tên bà, như đường Bà Huyện Thanh Quan trên địa bàn phường 6, 7, 9 quận 3, hồi Pháp có tên là Rue Nouvelle, đến năm 1920 đổi thành Pierre Fladin. Năm 1955 mới có tên Bà Huyện Thanh Quan đến ngày nay.
Bà Ký là đường trên địa bàn phường 9, quận 6.
Bà Lài là đường nối từ đường Phạm Văn Chí với Lò Gốm, nay tên đường mới là Đặng Thái Thân.
Bà Lê Chân ở Tân Định. Năm 1906 có tên là Frostin. Đến 19-10-1955 đổi lại thành đường Bà Lê Chân.
Bà Triệu nằm sau Bệnh viện Chợ Rẫy, thời Pháp có tên là Merlande. Năm 1955 mới đổi thành Bà Triệu..
Chắc là còn nhiều "bà" nữa mà người viết chưa có vinh hạnh làm quen xin mọi người tìm thêm nữa.
Cũng lạ, khi đặt tên cho cái rạch, con sông, chiếc cầu, hay địa danh một vùng đất gắn với một bà nào đó, thì có cả ca dao, câu hát, câu ví dí dỏm
Nhưng, với cánh đàn ông thì thiệt là khô khan, chả thơ phú, câu vè, câu đố nào. Dù sao, có bà thì phải có ông, bởi thiếu ông nghe như trống trải trong lòng vậy.

ÔNG
Ở Sài Gòn - thành phố Saigon, địa danh mang tên năm ông sau đây, cứ nhắc tới thì cả nam, phụ, lão, ấu ai cũng rành.

Đầu sổ là Ông Lãnh. Gắn liền với Ông Lãnh là chiếc cầu. Dạ, Cầu Ông Lãnh, rồi chợ Cầu Ông Lãnh, và phường Cầu Ông Lãnh (Nói nhỏ: chỗ này hồi trước bụi đời dữ lắm nghen, nay thì đỡ nhiều rồi). Đúng là có cầu, có chợ, có phường 100%, nhưng thử hỏi cắc cớ: vậy Ông Lãnh là ai vậy, thưa bà con, thì nghe chừng ngắc ngứ lắm! Có giả thuyết cầu này do ông Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng (1798 - 1866) đóng quân ở đồn Cây Mai, Thủ Thiêm và tại đình Nhơn Hòa, quận 1 gần chiếc cầu. Vả lại, năm 1885, Cụ PétrusTrương Vĩnh Ký có viết rằng chiếc cầu gỗ do ông lãnh binh ở gần đó cho bắc qua, chắc là ông Lãnh binh Thăng này, chớ không phải ai khác. Cũng có người bảo, cầu này ở cạnh một ông lãnh sự, nên đặt chết tên luôn. Nghe chừng chuyện này không thuyết phục mấy.

Hai là Ông Thượng. Người Sài Gòn trọng tuổi một chút nghe đến vườn Ông Thượng thì biết ngay là Công viên văn hóa Tao Đàn thuộc quận 1 bây giờ. Chớ hỏi bọn trẻ, chưa chắc hiểu vườn Ông Thượng ở đâu. Vả lại, Ông Thượng là tên dân gian gọi tổng trấn Gia Định Lê Văn Duyệt những thập niên 20 và 30 của thế kỷ 19. Nghe nói, vườn Ông Thượng hồi đó hay có gánh hát đến biểu diễn, cả cải lương lẫn hát bội, và Nguyễn Đình Chiểu hồi nhỏ cũng hay đến đây coi tuồng hát bội.

Ba là Ông Tố. Giồng Ông Tố là vùng đất thuộc quận 2, hồi năm nẳm, ở vùng này còn nhiều cọp beo và nhiều ve lắm, nên có câu:
Coi cọp, xuống Thị Nghè
Ăn ve, lên Ông Tố.
Ve mà nướng lên ăn cũng thơm như cào cào, châu chấu vậy. Không rõ ông Trương Vĩnh Tố có làm quan chức gì, chỉ biết ông ở gần đấy và khu đất cao (gọi là giồng) có lẽ là của ông chăng?

Bốn là Ông Tạ. Là chợ mang tên một thầy thuốc nam nổi tiếng Trần Văn Bỉ (còn gọi là Tạ Thủ)....Còn một  Ông Tạ nửa  ở  Thủ Đức  gọi là Tạ Công Tử, chuyên đưa người  sang sông  đi chùa ở Quận 9, không lấy tiền ... Chợ Ông Tạ còn là vùng đất thuộc các phường 3, 4, 5, 7 của quận Tân Bình. Nói thêm: Dân ghiền thịt chó nghe đến chợ Ông Tạ là gợi ngay đến các hàng thịt chó nằm trên đường Cách mạng Tháng Tám treo lủng lẳng cả chục con thui vàng rực, coi bắt mắt lắm.

Năm là Ông Thìn. Cầu Ông Thìn bắc qua sông Cần Giuộc, nối hai xã Đa Phước và Quy Đức, huyện Bình Chánh trên tỉnh lộ 50. Dân gian truyền rằng Ông Thìn là tên người lái đò đưa khách sang sông. Cầu Ông Thìn được bắc dã chiến năm 1925, nay đã nâng thành cầu đúc dài 162 m.
   
Có cái tên ông rất nổi tiếng ở Sài Gòn này. Đó là Lăng Ông (dân thường gọi là Lăng Ông Bà Chiểu).  Đây là lăng của Tả quân Lê Văn Duyệt, được xây trên khuôn viên khá rộng 18.500 m2.
Nghe rằng tác giả công trình này về sau xây lăng Tự Đức ở Huế. Ngày 16-11-1988, Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận Lăng Ông là di tích kiến trúc nghệ thuật. ở lăng có bốn cột gỗ chạm rồng rất đẹp ở chánh điện. Cổng tam quan có cây thốt nốt tạo vẻ trang nghiêm, tĩnh mịch.

Ở Sài Gòn, còn có Chùa Ông là chùa thờ Quan Công (Quan Vân Trường) tại xã Thạnh Mỹ Lợi, Thủ Đức.

Tên đường chỉ duy nhất có Ông ích Khiêm. Gắn với tên ông còn có rạch, cầu Ông Buông ở quận 6 (dài độ 2.800 m từ ngả ba rạch bến Trâu và Tân Hóa tới rạch Lò Gốm); rạch Ông Cái ở quận 2, rạch Ông Cốm, 

Ông Đồ ở Tân Túc, Bình Chánh, rạch Ông Điền từ đất Cần Giuộc đổ vào sông Nhà Bè, rạch Ông Đội ở quận 7, rạch Ông Mưu ở Bình Chánh; rạch Ông Nghĩa ở xã An Thới Đông, Cần Giờ từ rừng lá đến sông Lòng Tàu.
Có cầu Ông Lớn bắc qua kinh Tàu Hủ; cầu Ông Nhiêu, cầu Ông Thìn, cầu Ông Tiều...
Rồi đập Ông Hiền ở xã Bình Hưng dài đến ba cây số.
 
Quả tình, gắn với tên ông thì còn nhiều lắm, nhưng xin tạm dừng ở đâỵ

Nguyễn Trí Đức.



Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi. CÁI GIỌNG SÀI GÒN NÓI TIẾNG LÓNG
Reply #42 - 17. Oct 2010 , 10:13
 
Theo dấu thời gian: Sài Gòn Tiếng lóng ,

Một thời, một nơi chốn nào đó, trong đời sống ngôn ngữ dân gian lại nảy sinh ra một số tiếng lóng, một số thành ngữ, một câu hát nhại theo câu hát chính phẩm, hầu hết là để châm biếm, tạo nên nụ cười, hay có khi là để răn đe, tìm sự hoàn thiện trong cuộc sống, chúng chỉ sống một thời rồi tự biến mất, nhường chỗ cho đoạn đời “tiếng lóng” khác đến thay thế. Do đó, việc ghi chúng lại để đọc vui chơi hay phục vụ nghiên cứu văn học dân gian, chỉ có giá trị, khi ghi rõ định vị địa lý và thời gian.

Tỷ như Sài Gòn vào thập niên 60, thịnh hành một chùm tiếng lóng “sức mấy” để thay nói bất lực hay chuyện không thể. Phổ biến đến nỗi, một nhạc sĩ đã chọn làm đề tài cho một bài hát đường phố “Sức mấy mà buồn, buồn chi bỏ đi Tám”.

Những câu chuyện thuộc loại tiếng lóng đó xuất hiện vào thời buổi Sài Gòn bị tạm chiếm, Tây - Mỹ nhiễu nhương, quê hương chiến tranh buồn phiền; “sức mấy” đã trở thành bút hiệu của một chuyên mục phiếm luận trên báo, sau đó một kỹ thuật gia sản xuất còi ôtô đã chế ra một điệu còi ôtô, bấm còi là kêu vang trên phố một dòng nhạc còi auto 9 nốt “tính tính tè tè, tè ti tè ti té”, làm cho đường phố càng náo loạn hơn.

Trước đó cũng từ bài ca Diễm xưa của Trịnh Công Sơn mà sinh ra cụm từ tiếng lóng “xưa rồi Diễm ơi”, mỗi khi có ai lặp lại một đòi hỏi nào đó, mà người nghe muốn gạt phăng đi.
Thời các vũ trường mới du nhập Sài Gòn như Mỹ Phụng, Baccara, Tháp Ngà, thì dân chơi gọi Tài-pán tức người điều phối nhóm vũ nữ, bằng tiếng bóng “Cai gà”, gọi cảnh sát là "mã tà", vì police (cảnh sát) hay mang cái dùi cui, tiếng Tây là matraque, đọc trại thành “mã tà”. Cũng từ thời thuộc địa, tiếng Tây chế ra tiếng lóng âm Việt rất nhiều như: “gác-dang” tức thuê người làm bảo vệ; tiếng Pháp gardien đọc trại ra thành gác-dang. Cũng như nói “de cái đít” tức lùi xe arriere; tiền bồi dưỡng người phục vụ tiếng Pháp: pour-bois âm bồi gọi “tiền boa”, sau này chế ra là “tiền bo”.


Cũng thời Pháp thuộc, Sài Gòn có nhiều cách nói mà đến nay không ai biết nguyên do. Tỷ như gọi ngân hàng là nhà băng, gọi sở bưu điện là nhà dây thép, mua tem dán bao thư gọi là “con cò”, còn nếu gọi “ông cò” là chỉ cảnh sát trưởng mấy quận ở thành phố, gọi “thầy cò” tức là các ông chữa morasse các tòa báo do chữ correcteur, nhưng nói “cò mồi” là tay môi giới chạy việc, “ăn tiền cò” thì cũng giống như “tiền bo”, nhưng chữ này chỉ dùng cho dịch vụ môi giới.

Thời kinh tế mới phát triển, đi xe auto gọi là đi “xế hộp”, đi xe ngựa gọi là đi “auto hí”, đến thời xe máy nổ ầm ào, đi xe đạp gọi là “xe điếc”, đi nghỉ mát Vũng Tàu gọi là “đi cấp”, đi khiêu vũ gọi là “đi bum”, đi tán tỉnh chị em gọi là đi “chim gái”, đi ngắm chị em trên phố gọi là “đi nghễ”, gọi chỉ vàng là “khoẻn", gọi quần là “quởn”, gọi bộ quần áo mới là “đồ día-vía”. Đi chơi bài tứ sắc các bà gọi là “đi xòe”, đi đánh chắn gọi là “múa quạt”, đi chơi bài mạt chược các ông gọi là “đi thoa”, đi uống bia gọi “đi nhậu”, đi hớt tóc gọi đi “húi cua”. Có một cụm tiếng lóng từ Huế khoảng 1920 - 1950 du nhập Sài Gòn, đó là “đi đầu dầu”, tức các chàng trai ăn diện “đi nghễ” với đầu trần không mũ nón, để cái mái tóc chải dầu brillantine láng cóng, dù nắng chảy mỡ. Tuyệt vời gọi là “hết sẩy”, quê mùa chậm chạp gọi là “âm lịch", hách dịch tự cao gọi là "chảnh".

Tiền bạc gọi là "địa", có thời trong giới bụi đời thường kháo câu "khứa lão đa địa" có nghĩa ông khách già đó lắm tiền, không giữ lời hứa gọi là "xù", "xù tình", tức cặp bồ rồi tự bỏ ngang. Làm tiền ai gọi là "bắt địa", ăn cắp là "chôm chỉa", tương tự như "nhám tay" hay "cầm nhầm" những thứ không phải của mình.

Ghé qua làng sân khấu cải lương hát bội, người Sài Gòn gọi là làng "hia mão", có một số tiếng lóng người ngoài làng có khi nghe không hiểu. Tỷ như gọi "kép chầu", có nghĩa là đào kép đó tuy cũng tài sắc nhưng vì một lý do nào đó không được nhập biên chế gánh hát, đêm đêm họ cũng xách valyse trang phục phấn son đến ngồi café cóc trước rạp hay túc trực bên cánh gà, để đợi, ngộ nhỡ có đào kép chính nào trục trặc không đến rạp được, thì kép chầu thay thế vào ngay. "Kép chầu" phải thuần thục rất nhiều tuồng để đau đâu chữa đó.

Đào chính chuyên đóng vai sầu thảm gọi là "đào thương", kép chính chuyên đóng vai hung tàn gọi là "kép độc". Có một cụm tiếng lóng xuất phát từ hai nơi, một là cải lương rạp hát, hai là quanh các tòa soạn báo chí, đó là "café à la... ghi” tức uống café thiếu ghi sổ...

Vào làng báo mà tiếng lóng người Sài Gòn xưa gọi "nhật trình". Nếu thiếu tin lấy một tin cũ nhưng chưa đăng báo để đăng lấp chỗ trống, gọi là "tin kho tiêu”, các loại tin vớ vẩn dăm dòng từ quê ra tỉnh gọi là "tin chó cán xe", tin quan trọng chạy tít lớn gọi là "tin vơ-đét" vedette, nhặt từ tài liệu dài ra thành một bài gọn gọi là “luộc bài", chắp nhiều thông số khác nguồn ra một bài gọi là "xào bài", truyện tình cảm dấm dớ gọi là "tiểu thuyết 3 xu", các tạp chí bình dân xoi mói đời tư gọi là "báo lá cải". Làng nhật trình kỵ nhất là loan tin thất thiệt, lóng gọi là "tin phịa", nhưng trong "tin phịa" còn có hai mảng chấp nhận được đó là loan tin thăm dò có chủ đích, lóng gọi là "tin ballons" tức thả quả bóng thăm dò, hay tin thi đua nói dối chỉ được xuất hiện vào đầu tháng tư, gọi là "tin Cá tháng Tư".

Có đến bảy tiếng lóng để thay cho từ chết. Đó là "tịch", "hai năm mươi", "mặc chemise gỗ", "đi auto bươn", "về chầu diêm chúa", "đi buôn trái cây" hay "vào nhị tỳ”, "nhị tỳ" thay cho nghĩa địa và "số dách" thay cho số một... đều ảnh hưởng từ ngôn ngữ minh họa theo người Hoa nhập cư.

Thời điểm truyện và phim kiếm hiệp của Kim Dung nói chung là chuyện Tầu thịnh hành, người Sài Gòn đã chế ra nhiều tiếng lóng, như ai dài dòng gọi là "vòng vo Tam Quốc", ai nói chuyện phi hiện thực gọi là "chuyện Tề Thiên", tính nóng nảy gọi là "Trương Phi". Một số tên nhân vật điển hình của Kim Dung được dùng để chỉ tính cách của một người nào đó. Tỷ như gọi ai là "Nhạc Bất Quần" tức ám chỉ người ngụy quân tử, gọi là "Đoàn Chỉnh Thuần" tức ám chỉ đàn ông đa tình có nhiều vợ bé...

Sài Gòn là đất của dân nhập cư tứ xứ, nơi tha hương văn hóa bốn phương, nên ngôn ngữ càng thêm phong phú, trong đó tiếng lóng cũng "ăn theo" mà ra đời.

Thời Mỹ đến thì một tiếng "OK Salem", mà các trẻ bụi đời vừa chạy vừa la để xin ông Mỹ điếu thuốc. Thời gọi súng là "sén" hay "chó lửa", dân chơi miệt vườn gọi "công tử Bạc Liêu" còn hiểu được, Sài Gòn xuất hiện cụm từ "dân chơi cầu ba cẳng" thì thật không biết do đâu? Có lẽ cầu ba cẳng có tên Pallicao, lêu nghêu 3 cẳng cao như dáng vẻ cowboy trong các phim bắn súng, nên mới gọi "dân chơi cầu ba cẳng"? Đó cũng là lúc các tiếng lóng như "dân xà bát", "anh chị bự", "main jouer" tay chơi ra đời, chạy xe đua gọi là "anh hùng xa lộ", bị bắt gọi là "tó", vào tù gọi là "xộ khám”. Bỏ học gọi là "cúp cua", bỏ sở làm đi chơi gọi là "thợ lặn", thi hỏng gọi là "bảng gót". Cũng do scandal chàng nhạc sĩ nổi tiếng kia dẫn em dâu là ca sĩ K.Ng. qua Nhà Bè ăn chè, để ngoại tình trong túp lều cỏ bị bắt, từ đó "đi ăn chè" trở thành tiếng lóng về hành vi ngoại tình trốn ra ngoại ô.
Cũng có một số tiếng lóng do nói lái mà ra như "chà đồ nhôm" tức "chôm đồ nhà”, "chai hia" tức chia hai chai bia bên bàn nhậu, nó cùng họ với "cưa đôi”. Lóng thời sự loại này có "tô ba lây đi xô xích le" tức "Tây ba lô đi xe xích lô". Trong tiếng lóng còn chất chứa ân tình. Họa sĩ chuyên vẽ tranh sơn mài đề tài lá hoa sen xuất thân xứ Ca Trù hay than "buồn như chấu cắn", hay có người than phiền vì câu né tránh trách nhiệm với hai tiếng "lu bu" để thất hứa, nay còn có người nhấn thêm "lu xu bu" nại lý do không rõ ràng để trốn việc. Để tạm kết thúc phần dẫn này, tôi muốn nhắc một số âm sắc Bắc Hà. Những âm sắc theo chân người Hà Nội vào Nam rồi trở thành tài sản chung của người Việt. Bắt quả tang thành "quả tó", gọi chiếc xe Honda là "con rim", gọi tờ giấy 100USD là "vé", đi ăn cơm bình dân gọi là "cơm bụi", xuống phố dạo chơi gọi là "đi bát phố", gọi người lẩm cẩm là "dở hơi"...

Nhưng lý thú nhất là nhờ cụ cố nhà văn Nguyễn Tuân mà Sài Gòn nay có một tiếng lóng hiện đại thay cho cụm từ đi ăn nhà hàng theo cách American style - tiền ai nấy trả. Đó là cụm lóng KAMA, ghép bốn chữ tắt của "không - ai - mời - ai".

Đi KAMA phở một cái, tức cùng đi ăn phở mà không ai mời ai, món ăn cổ truyền nhưng ứng xử là thoải mái. Vào thời văn minh hiện đại, ngôn ngữ tiếng Anh trở thành phổ biến, giới trẻ đã chế ra một tiếng khá văn hoa, như chê một ai đó chảnh, các cô nói "lemon question" tức chanh hỏi - chảnh.

LÊ VĂN SÂM 


Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #43 - 12. Apr 2011 , 13:14
 
GIỌNG NÓI SAIGON

Và bây giờ… nghe lại. Một bài phân tích hay và đúng
Đầu năm mời anh chị đọc lại. Với tôi, giọng nói Sàigòn mãi mãi hay hơn giọng Bắc Kỳ Hà Nôi gốc Nghệ đang lan tràn trong nước.
Tôi sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, trong đầu lúc nào cũng có một ý định là sẽ “thở đều” trên mảnh đất ồn ào này, ý định đó chắc sẽ giữ mãi cho đến lúc một ngày nào đó âm thầm không bứt rứt cắn tay áo mà mỉm cười he he he xuống dưới ấy…
Gọi là yêu Sài Gòn thì có phần hơi quá ! Không dám gọi thứ tình cảm dành cho Sài Gòn là tình yêu, nó chưa thể đạt đến mức ấy. Cái tình với Sài Gòn là cái tình của một thằng ăn ở với Sài Gòn hơn 20 năm, cái tình của một thằng mà với nó, Sài Gòn còn quá nhiều điều níu kéo, quá nhiều chuyện để mỗi khi bất chợt nghĩ về Sài Gòn, lại thấy nhơ nhớ, gần gũi…
Hồi còn đi học, vẫn hay chọc mấy đứa bạn bằng 2 câu thơ nhại :
Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Gái Sài Gòn cái mỏ cong cong
Chuyện con gái Sài Gòn “mỏ” có cong không thì hổng có biết, chỉ biết con gái Sài Gòn có cái dẩu môi cong cong dễ làm chết người lắm, nhất là khi cánh môi be bé ấy cong lên một chữ “hônggg…” khi đứa con trai rủ rê đi đâu, năn nỉ gì đó. Lúc đó, đem gương hay kiến  soi, chắc cái mặt của đứa con trai đó tội lắm. Mà con gái Sài Gòn có điệu đà, õng ẹo chút thì mới đúng thiệt là con gái Sài Gòn. Ai mà chẳng biết vậy. Gọi đó là cái duyên ngầm của người con gái đất Gia Định cũng chẳng có gì sai. Ai hiểu được, người đó sẽ thấy sao mà yêu mà thương đến vậy…
Có dạo đọc trong một bài viết về Sài Gòn – Gia Định của nhà văn Sơn Nam, có thấy ông viết giọng Sài Gòn, cũng như văn hóa và con người Sài Gòn là một sự pha trộn và giao thoa đến hợp nhất của nhiều nơi. Đó là những người Chăm bản địa, những người khách trú (người Hoa hay chú ba tàu), những người miền Trung đầu tiên đến đất Gia Định…Từ đó hình thành một loại ngôn ngữ vừa bản địa, vừa vay mượn của những người đi mở đất…
Giọng người Sài Gòn được xem là giọng chuẩn của miền Nam, cũng như giọng người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của người miền Bắc. Giọng chuẩn tức là giọng không pha trộn, không bị cải biến đi qua thời gian. Như nói về giọng chuẩn của người Hà Nội, người ta nói đến cái giọng ấm nhẹ, khi trầm khi bổng, khi sắc khi thanh, và chẳng ai phủ nhận người Hà Nội nói chuyện rất hay và “điêu luyện”. Cái “điêu luyện” ấy như thuộc về bản chất của người Hà Nội mà chỉ người Hà Nội mới có được. Nếu nói là người Việt Nam nói như hát, thì đúng ra chỉ có người Hà Nội là “nói như hát” mà thôi, họa chăng chỉ còn có giọng tha thiết của người con gái xứ Huế trầm tư mới cùng được ví von như thế…
Người Sài Gòn thì khác, giọng Sài Gòn cũng khác. Không ngọt ngào… mía lùi như một số người dân Tây Nam Bộ ven vùng sông nước mênh mang chín rồng phù sa, không nặng nề cục mịch như người miền Đông Nam Bộ nóng cháy da thịt. Giọng người Sài Gòn cũng ngọt, nhưng là cái ngọt thanh hơn, nhẹ hơn. Đó là chất giọng “thành thị” đầy kiêu hãnh của người Sài Gòn, thứ giọng chẳng lẫn vào đâu được mà dù người khác có bắt chước cũng khó lòng. Dường như qua nhiều năm cùng với đất Gia Định – Sài Gòn phù hoa trong nhịp sống, trong đổi mới và phát triển, thì giọng nói của người Sài Gòn cũng trở nên “cao sang” hơn. Dù vậy, nó chính là cái “thanh” của một vùng đất một thời là thủ phủ Nam Bộ, nhưng cũng chẳng mất đi đâu cái mộc mạc không bỏ được của cái gốc chung Nam Bộ.
Giọng người Sài Gòn nói lên nghe là biết liền. Ngồi nghe hai người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau ở một quán nước, bên đường hay qua điện thoại, dễ dàng nhận ra họ. Cái giọng không cao như người Hà Nội, không nặng như người Trung, mà cứ ngang ngang, sang sảng riêng… Mà điều đặc biệt trong cách người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau là mấy từ “nghen, hen, hén” ở cuối câu… Người miền khác có thích hay khoái, có yêu người Sài Gòn thì cũng vì cách dùng từ “nghen, hen” này.
Khách đến nhà chơi, chủ nhà tiếp. Khách về, cười rồi buông một câu “Thôi, tôi dìa nghen !” – Chủ nhà cũng cười “Ừ, dzậy anh dìa hen !”.
Nói chuyện điện thoại đã đời, để kết câu chuyện và cúp máy, một người nói “Hổng còn gì nữa, dzậy thôi hen !”. “Thôi” ở đây nghĩa là dừng lại, kết thúc, chấm dứt gì đó. Hai đứa bạn nói chuyện cùng nhau, bắt gặp cái gì vui, quay đầu sang đứa kế bên lên tiếng “Hay hén mậy ?” bằng giọng điệu thoải mái…
Giọng người Sài Gòn đôi khi diễn đạt cùng một câu nói, nhưng lại bằng nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau,  lại mang ý nghĩa khác nhau. Đám nhỏ quậy, nghịch phá, người chị mắng, giọng hơi gằn lại và từng tiếng một, có chút hóm hỉnh trong đó “Dzui dzữ hen !”. Đám bạn cùng tuổi, ngồi chơi chung, cười đùa, một người nói giọng cao cao vui vẻ “Dzui dzữ hen !”… Người Sài Gòn có thói quen hay “đãi” giọng ở chữ cuối làm câu nói mang một sắc thái khác khi hờn giận, khi đùa vui như “Hay dzữuuu”, “Giỏi dzữưưu…!”
Nghe người Sài Gòn nói chuyện, trong cách nói, bắt gặp “Thôi à nghen” “Thôi à !” khá nhiều, như một thói quen, như cái “duyên” trong giọng Sài Gòn. Người Sài Gòn nói chuyện, không phát âm được một số chữ, và hay làm người nghe lẫn lộn giữa âm “d,v,gi” cũng như người Hà Nội phát âm lẫn các từ có phụ âm đầu “r” vậy.
Nói thì đúng là sai, nhưng viết và hiểu thì chẳng sai đâu, đó là giọng Sài Gòn mà, nghe là biết liền. Mà cũng chẳng biết có phải là do thật sự người Sài Gòn không phát âm được những chữ ấy không nữa, hay là do cách nói lẫn từ “d,v,gi” ấy là do quen miệng, thuận miệng và hợp với chất giọng Sài Gòn..
Ví như nói “Đi chơi dzui dzẻ hen mậy !” thì người Sài Gòn nói nó… thuận miệng và tự nhiên hơn nhiều so với nói “Đi chơi vui vẻ hen !”. Nói là “vui vẻ” vẫn được đấy chứ nhưng cảm giác nó ngường ngượng miệng làm sao đó. Nghe một người Sài Gòn phát âm những chữ có phụ âm “v” như “về, vui, vườn, võng” có cảm giác sao sao ấy, không đúng là giọng Sài Gòn chút nào…
Nhìn lại một quãng thời gian hơn 300 năm hình thành và phát triển của Sài Gòn từ Phiên Trấn, Gia Định Trấn, Gia Định Thành, Phiên An, Gia Định Tỉnh… cho đến Sài Gòn, dân Sài Gòn đã là một tập hợp nhiều dân tộc sinh sống như Việt, Hoa, Kh’mer… Các sử sách xưa chép lại, khi người Việt bắt đầu đến Đồng Nai – Gia Định thì người Kh’mer đã sinh sống ở đây khá đông, rồi tiếp đó là khách trú (người Hoa), và một số dân tộc láng giềng như Malaysia, Indonesia (Java) cũng có mặt. Sự hợp tụ này dẫn đến nhiều sự giao thoa về mặt văn hóa như đàn ông không mặc quần mà quấn sà rông, nhà giầu quê bận bộ áo bà ba mầu trắng, làm ăn khi giao tiếp phải có chầu “nhậu”, cũng như những mặt khác của đời sống, trong đó dĩ nhiên phải nói đến ngôn ngữ.
Tiếng nói của người Sài Gòn không chỉ thuần là tiếng Việt, mà còn là sự học hỏi, vay mượn nhiều từ ngữ của dân tộc bạn, đâm ra mang nhiều “hình ảnh” và “màu sắc” hơn. Những từ như “lì xì, thèo lèo, xí mụi, cũ xì,cái ki …” là tiếng mượn của khách trú, những từ như “xà quầng, mình ên…” là tiếng của người Kh’mer. Nói riết đâm quen, dần dần những từ ngữ đó, những tiếng nói đó được người dân Sài Gòn sử dụng một cách tự nhiên như của mình, điều đó chẳng có gì lạ…Thêm vào đó, nó được sửa đổi nhiều cho phù hợp với giọng Sài Gòn, thành ra có những nét đặc trưng riêng.
Vậy nói cho cùng thì người Sài Gòn cũng có những tiếng gọi là “tiếng địa phương” (local dialect !?). Những tiếng này thể hiện rõ nhất khi người Sài Gòn nói chuyện cùng người miền khác. Nghe một người Sài Gòn nói chuyện cùng một người khác vùng, dễ dàng nhận ra những khác biệt trong lời ăn tiếng nói giữa hai người, hai miền. Có một số từ người Sài Gòn nói, người miền khác nghe rồi… cười vì chưa đoán ra được ý. Điển hình như tiếng “địt”, có nghĩa là cái  bụng nó sả hơi. Cũng như khi nghe người Huế dùng một số từ lạ lạ như “o, mô, ni, chừ, răng…” trong khi nói chuyện vậy thôi. Khác là mấy tiếng người Sài Gòn nói, vẫn có chút gì đó nó… vui vui tai, là lạ, ngồ ngộ làm sao.
Người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, có thói quen dùng từ “dạ” khi nói chuyện, khác với người miền Bắc lại dùng từ “vâng”. Để ý sẽ thấy ít có người Sài Gòn nào nói từ “vâng”. Khi có ai gọi, một người Sài Gòn nói “vâng!” là trong dáng dấp của câu nói đó có giọng đùa, cười cợt.
Khi nói chuyện với người lớn hơn mình, người dưới thường đệm từ “dạ” vào mỗi câu nói. “Mày ăn cơm chưa con ? – Dạ, chưa !”; “Mới dìa/dzề hả nhóc ? – Dạ, con mới! “… Cái tiếng “dạ” đó, không biết sao trong cảm giác nghe của một người Sài Gòn với một người Sài Gòn thấy nó “thương” lạ…dễ chịu mà gần gũi, nhẹ nhàng mà tình cảm lắm lắm. Cảm giác nó thật riêng so với những nơi khác. Nghe một tiếng “dạ” là biết ngay tên này là dân miền Nam cái đã rồi hẳng hay…
Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một khoảng thời gian ngắn vài ngày thì nói “Từ bữa đó đến bữa nay”, còn người Sài Gòn thì nói “Hổm nay”, “dạo này”… người khác nghe sẽ không hiểu, vì nói chi mà ngắn gọn ghê. (Lại phát hiện thêm một điều là người Sài Gòn hay dùng từ “ghê” phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái tình cảm riêng. Tiếng “ghê” đó chẳng hàm ý gì nhiều, nó mang ý nghĩa là “nhiều”, là “lắm”. Nói “Nhỏ đó xinh ghê !” nghĩa là khen cô bé đó xinh lắm vậy.)
Lại so sánh từ “hổm nay” với “hổm rày” hay nghe ở các vùng quê Nam Bộ, cũng một ý nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau. Nghe người Sài Gòn dùng một số từ “hổm rày, miết…” là người Sài Gòn bắt chước người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng, vì trong người Sài Gòn vẫn còn cái chất Nam Bộ chung mà.
Nghe một đứa con trai Sài Gòn nói về đứa bạn gái nào đó của mình xem… “Nhỏ đó xinh lắm !”, “Nhỏ đó ngoan !”…Tiếng “nhỏ” mang ý nghĩa như tiếng “cái” của người Hà Nội. Người Sài Gòn gọi “nhỏ Thuý, nhỏ Lý, nhỏ Uyên” thì cũng như “cái Thuý, cái Uyên, cái Lý” của người Hà Nội thôi.
Nói một ai đó chậm chạp, người Sài Gòn kêu “Thằng đó làm gì mà cứ cà rề cà rề… nhìn phát bực !” Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng nề lắm. Một người lớn hơn gọi “Ê, nhóc lại nói nghe !” hay gọi người bán hàng rong “Ê, cho chén chè nhiều nhiều, tiền ít coi !”… “Ê” là tiếng Sài Gòn đó, kiểu bắt chước Tây, coi gọi trổng không vậy mà chẳng có ý gì đâu, có thể nói đó là thói quen trong cách nói của người Sài Gòn. Mà người Sài Gòn cũng lạ, mua hàng gì đó, thường “quên” mất từ “bán”, chỉ nói là “cho chén chè, cho tô phở”… “cho” ở đây là mua đó nghen.
Nghe người Sài Gòn nói chuyện với nhau, thường bắt gặp thế này “Lấy cái tay ra coi !” “Ngon làm thử coi !” “Cho miếng coi !” “Nói nghe coi !”… “Làm thử” thì còn “coi” được, chứ “nói” thì làm sao mà “coi” cho được nè ? Vậy mà người Sài Gòn lại nói, từ “coi” cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài Gòn nói dzậy mà.
Ngồi mà nghe người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau thì quái lắm, lạ lắm, không ít người sẽ hỏi “mấy từ đó nghĩa là gì dzậy ta ?” – Mà “dzậy ta” cũng là một thứ “tiếng địa phương” của người Sài Gòn à. Người Sài Gòn có thói quen hay nói “Sao kỳ dzậy ta ?” “Sao rồi ta ?” “Được hông ta ?”…Nghe như là hỏi chính mình vậy đó, mà…hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà.
Tiếng Sài Gòn là thế đó, nếu bạn giả giọng Sài Gòn nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài Gòn riêng riêng này thì đúng là… “bạn hông biết gì hết chơn hết chọi !”. Mà giọng Sài Gòn đã thế, cách người Sài Gòn xưng hô, gọi nhau cũng có phần mang “màu sắc” riêng.
Người Sài Gòn có cái kiểu gọi “Mày” xưng “Tao” rất “ngọt”. Một vài lần gặp nhau,nói chuyện ý hợp tâm đầu một cái là người Saigon mày tao liền. Nếu đúng là dân Sài Gòn, hiểu người Sài Gòn, yêu người Sài Gòn sẽ thấy cách xưng hô ấy chẳng những không có gì là thô thiển mà còn rất ư là thân thiện và gần gũi.
Mày-tao là kiểu xưng hô hay thấy trong mối quan hệ bạn bè của người Sài Gòn. Cách xưng-hô này thấy dàn trải từ đủ các mối quan hệ bạn bè; từ bạn học giữa mấy đứa nhóc chút xíu, cho đến mấy bác mấy anh lớn lớn tuổi. Hổng biết cái máu dân Sài Gòn nó chảy mạnh quá hay sao mà thấy mấy cách gọi này nó… tự nhiên và dễ nói hơn là mấy từ như “cậu cậu – tớ tớ” của miền Bắc. Nói chuyện bạn bè với nhau, thân thiết mà gọi mấy tiếng mày mày tao tao thì nghe thật sướng, thật thoải mái tự nhiên, và khoai khoái làm sao ấy. Gọi thế thì mới thiệt là dân Sài Gòn.
Đấy là ngang hàng, ngang vai vế mà gọi nhau, chứ còn như đám nho nhỏ mà gặp người lớn tuổi hơn, đáng bậc cha, chú thì khác. Khi ấy “tụi nhỏ” sẽ gọi là chú, thím, cô, dì, hay bác và xưng “con” ngọt xớt. Có vẻ như người Sài Gòn “ưa” tiếng chú, thím, dì, cô hơn; cũng như đa phần dân miền Nam khác vậy mà. Mà có lẽ cách gọi này cũng còn tuỳ vào việc ước lượng tuổi của người đối diện. Gặp một người phụ nữ mà mình nhắm chừng tuổi nhỏ hơn mẹ mình ở nhà thì “Dì ơi dì…cho con hỏi chút…!” – còn lớn hơn thì dĩ nhiên là “Bác ơi bác…” rồi. Khi gọi một cách thân mật có ý khuyên bảo với một em nhỏ, người Sài gòn thường nói “Nầy, chú em…”
Những tiếng mợ, thím, cậu,… cũng tuỳ vào vai vế và người đối diện mà gọi. Có người chẳng bà con thân thuộc gì, nhưng là bạn của ba mình, lại nhỏ tuổi hơn, thế là gọi là chú và vợ của chú đó cứ thế gọi luôn là thím. Gọi thì gọi thế, còn xưng thì xưng “con” chứ không phải “cháu cháu” như một số vùng khác. Cái tiếng “con” cất lên nó tạo cho người nghe cảm giác khoảng cách giữa mình với đứa nhỏ đang nói kia tự dưng… gần xịt lại. Nghe sao mà quen thuộc, và gần gũi đến lạ lùng. Tự dưng là thấy có cảm tình liền.
Nói tiếp chuyện xưng-hô, người Sài Gòn có kiểu gọi thế này :
Ông đó = ổng – Bà đó = bả – Anh đó = ảnh – Chị đó = chỉ
Không hiểu sao mà dấu hỏi tự nhiên cái trở nên giữ vai trò quan trọng… ngộ nghĩnh vậy nữa. Nhưng mà kêu lên nghe hay hay đúng hông ? Gọi vậy mới đúng là chất Nam Bộ – Sài Gòn á nghen.
Người Sài Gòn cũng có thói quen gọi các người trong họ theo… số. Như anh Hai, chị Ba, thím Tư, cô Chín, dượng Bảy, mợ Năm…Mà nếu anh chị em họ hàng đông đông, sợ gọi cùng là chị Hai, anh Ba mà hổng biết nói về ai thì dzậy nè, thêm tên người đó vào. Thành ra có cách gọi : chị Hai Lý, chị Hai Uyên, anh Ba Long, anh Ba Hùng, anh Sáu Lèo …
Thêm nữa, nếu mà anh chị em cùng nhà thì tiếng “anh-chị-em” đôi khi được…giản lược mất luôn, trở thành “Hai ơi Hai, em nói nghe nè…” và “Gì dzạ Út ?”… Tôi thích cách gọi này, đâm ra ở nhà gọi Dì Út tôi chỉ là một tiếng Út gọn lỏn. Có chuyện nhờ là cứ “Út ơi…con nhờ chút !” hoặc với mấy chị tôi thì “Hai ơi Hai… em nói nghe nè !”. Cách gọi này của người Sài Gòn nhiều khi làm người miền khác nghe hơi…rối. Có lần, kể cho người bạn ở Hà Nội nghe về mấy người anh chị trong gia đình. Ngồi kể lể “anh Hai, chị Hai, dì Hai, Út, cậu Hai, mợ Hai, chú Ba…” một hồi cái bị kêu là hổng hiểu, xưng hô gì rối rắm quá chừng, làm phải ngồi giải thích lại suốt một hồi…lâu.
Cách xưng hô của người Sài Gòn là vậy. Nghe là thấy đặc biệt của cả một mảnh đất miền Nam sông nước.  Cứ thế, không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Thần Kinh. Cái giọng Sài Gòn đi vào tai, vào lòng, vào cách cảm, và nỗi nhớ nhung của người Sài Gòn lẫn dân miền khác bằng sự ngọt ngào, bằng cái chân chất thật thà của truyền thống xa xưa, và bằng cả cái “chất Sài Gòn” chảy mạnh trong từng mạch máu người dân Sài Gòn. Đi đâu, xa xa Sài Gòn, bỗng dưng nghe một tiếng “Dạ !” cùng những tiếng “hen, nghen” lại thấy đất Sài Gòn như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương…
Yên Huỳnh (Theo Hải Phan)
12.02.2011

Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #44 - 17. May 2011 , 01:01
 
Đại Vệ Chí Dị – Cái đuôi trâu


Người Buôn Gió – Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 66.

Bấy giờ lạm phát cao lắm, ngoài kẻ chợ dân tình lao xao suốt về giá cả thực phẩm tăng cao mãi mà không ngừng. Nhiều người nghèo lo toan chạy ăn từng bữa. Lâu lắm rồi người nước Vệ mới phải đối mặt với từng bữa cơm như thế.

Triều đình nhà Sản theo lệ thường lại đổ lỗi đó là nguyên nhân khách quan, tình hình các nước lân bang xa gần đều thế cả, nào là khắp thiên hạ đâu đâu cũng lạm phát.

Có mấy kẻ không tin, ngồi với nhau hặc rằng:

- Nếu không có vụ đóng thuyền của triều đình, thất thoát hàng nghìn vạn lượng bạc thì liệu có lạm phát thế này chăng ?

Kẻ khác nói chêm vào:

- Thì giờ triều đình ta in thêm tiền để giải thoát cho chuyện ấy, bởi thế giá cả mới tăng lên. Trước một quan của ta mua được yến gạo, giờ mua được nửa yến. Nửa yến còn lại là chạy vào ngân khố triều đình để trang trải vụ đóng thuyền. Sự đời chỉ có vậy thôi , hà tất phải luận nhiều cho tốn rượu.

Chuyện đóng thuyền lỗ hàng trăm ngàn lược bạc như thế, tất không dễ gì mà qua mắt được thiên hạ dễ dàng. Tất cả chuyện này đều do Bạo mà ra.

Bạo vốn ít học, thưở hàn vi đeo túi cứu thương đi trong quân, nhờ tướng mạo khôi ngô, quyết đoán mà nhanh chóng leo lên làm đội trưởng. Sau này Bạo được cân nhắc nhiều chức vụ, nhưng làm đâu hỏng đấy. Lúc trông nom vùng dầu khí xứ Quảng, Bạo làm chín năm liền không đâu vào đâu, bao nhiều tiền của đổ vào nhưng thùng không đáy. Bù lại Bạo bỗng có nhiều bạc nén để xoay sở những chức vụ khác trong triều, nhất là những chức vụ liên quan đến ngân khố, tài chính, kinh doanh của đất nước.

Bạo cũng là tể tướng hứa nhiều nhất, Bạo hứa chống tham nhũng trong triều quyết liệt khi nhậm chức. Nhưng sau này Bạo thú nhận trong thời gian làm tể tướng, Bạo không cách chức hay xử lý một quan lại nào tội tham nhũng.

Ở vụ đất đai của người theo Đạo Trời ở kinh kỳ, Bạo hứa trả đất. Sau đó thì cũng không thấy nhắc đến nữa.

Bạo hứa sẽ kiềm chế lạm phát, nhưng rồi thì giá cả cứ thế mà tăng.

Thất hứa với triều đình trong vụ xử lý tham những, thất hứa với dân theo Đạo Trời về đất đai, thất hứa với nhân dân vì giá cả. Nhưng Bạo không phải là không có công với đất nước.

Công lớn của Bạo như Bạo nói là làm vị thế nước Vệ được dâng cao. Vị thế thì có mài ra mà ăn được không thì không rõ, cần phải lý luận nhiều để giải thích. Nhưng thời của Bạo thì nhiều nước trong thiên hạ đúng là có quan tâm đến nước Vệ hơn thời trước.

Bởi thời của Bạo làm tể tướng, nước Vệ có nhiều cái mà ngoại bang có thể dễ dàng mua được. Từ tài nguyên, đất đai, rừng, biển đâu đâu chỗ nào cũng có thể mua được quyền sở hữu dài hạn trong vài chục năm với giá rẻ mạt…. nhiều mặt hàng hấp dẫn như thế, bảo sao mà các nước khác không thích thú với hình ảnh nước Vệ, chuyện vị thế dâng cao phần lớn là từ đó mà ra. Nhưng dưới cái tên mỹ miều là địa điểm hấp dẫn đầu tư.

Nói lại về chuyện đóng thuyền, bây giờ dư luận trong ngoài triều sôi sục lắm. Bạo lấy làm lo lắng mới triệu bộ hạ đến bàn. Có kẻ thủ túc của Bạo làm trong bộ Hình quê ở xứ Trường Yên mới nói rằng:

- Xưa kia ở quê tôi ngài Đinh Bộ Lĩnh thịt cả con trâu của người ta cho thuộc hạ đánh chén, sau đó dùng cái đuôi cắm xuống đất. Rồi phao rằng trâu chui xuống đất trốn, kẻ chủ trâu tưởng thật cầm đuôi trâu mà kéo lại. Đứt cái đuôi trâu ra, Đinh Bộ Lĩnh mới la rằng vì kéo không đúng cách mà trâu trốn được mất. Thế là kẻ kia vừa mất trâu lại vừa chịu tiếng kém cỏi không hiểu biết. Nay chuyện đóng thuyền này cũng nên theo kế đó mà làm.

Bạo mới luận rằng:

- Thế phải tìm trong thiên hạ kẻ nào nắm đuôi trâu ?

Thủ hạ kia tâu:

- Có kẻ tiến sĩ họ Cù người Vũ Quang, nay đang trú ở kinh thành, bấy lâu nay vẫn chỉ trích triều Sản nhà ta dân chúng nghe theo nhiều lắm, chọn kẻ đó là phù hợp.

Lại nói về Họ Cù tên chữ là Võ, vốn tính cương trực, vì ngay thẳng mà bỏ việc quan về nhà, thường ngày hay phê phán những lầm lỗi của triều đình, người nước Vệ trọng Cù tiên sinh nhiều lắm. Mùa đông năm Canh Dần triều đình cho người bắt đột ngột Cù Tiên Sinh, đợi sang năm Tân Mão vào lúc mệnh của Cù tiên sinh gặp tứ hành xung mới đem ra kết án tù. Sau đó nói thác qua loa rằng vì những người như Cù tiên sinh chống phá, đất nước mới không ổn định dẫn đến chính sách không thông cho nên chủ trương kinh tế như đóng thuyền, năng lược bị phân tán, thiếu tập trung dẫn đến thất thoát.

Nhà Sản bỏ tù Cù tiên sinh xong, mới rao với thiên hạ rằng việc thất thoát đóng tàu thế là đã rõ nguyên do, dừng lại ở đó, không điều tra thêm để giữ ổn định, chấn chỉnh đội ngũ xốc tới những nhiệm vụ mới khôi phục đất nước.

Bạo tài tình nhờ có sao chiếu mệnh may mắn và tài năng ứng biến hơn người, sau thưởng công cho kẻ bày mưu kế đuôi trâu, năm Tân Mão Bạo cất nhắc cho vào làm đại thần nghị chính.

Âu cũng là lẽ đời, nơi này mất tiền thì nơi khác có kẻ nhặt được, người này bị bỏ tù thì có kẻ khác được thăng chức. Nhưng nếu kẻ gian bị tù, kẻ tham bị mất của thì là vận nước đó, xứ đó đang hưng thịnh. Còn ngược lại có phải là nước đó đang đến hồi mạt rồi chăng ?

Người Buôn Gió

http://nguoibuongio1972.multiply.com/journal/item/299/299
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐÃ BỊ ĐỔI TÊN
Reply #45 - 28. May 2011 , 11:41
 
Mytat wrote on 03. Apr 2010 , 20:26:
Đá ơi , sao Oai lại nhớ là đường Trương Minh Giảng là đường Nguyễn Văn Trổi , có phải đường TMG có cái rạp chiếu bóng , chợ TMG và Đại học Vạn Hạnh phải không?



Đường Trương Minh Giãng hiện tại bị đổi tên  thành đường Lê Văn Sỹ , nhưng chỉ chạy đến cầu Trương Minh Giãng mà thôi , qua bên kia cầu đi về hướng Sài Gòn thì là đườngTrần Quốc Thão ,
Đường Nguyễn Văn Trổi chạy từ Phi Trường chạy đền Cầu Công Lý củ. Nay đổi thành Nguyễn văn Trỗi , Từ đầu cầu Công lý qua về Sài Gòn là đườngNam Kỳ Khởi nghiả : hai câu thơ sau 30/04/1975 :
         Nam Kỳ Khỡi Nghiã Tiêu Công Lý
         Đồng Khỡi Vùng Lên Mất Tự Do
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #46 - 28. May 2011 , 11:45
 
GIỌNG NÓI SÀI GÒN

Người Việt Xấu Xí

Bài viết nầy tặng cho cô em  Bắc Kỳ nho nhỏ 
Hà  Lan  Phương  Paris . »

Lần đầu tiên tôi vào Sài Gòn hồi đó nhỏ quá cũng không có ấn tượng lắm về giọng người Sài Gòn chỉ nhớ là hơi khó nghe. Sau nay khi lớn lên có dịp vào Sài Gòn nhiều, quen nhiều người bạn ở trong này nhất là khi sống và làm việc trong Sài Gòn, tôi mới dần hiểu về con người cả về giọng nói và lối sống của họ.
Giọng người Sài Gòn được xem là giọng chuẩn của miền Nam, cũng như giọng người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của người miền Bắc. Giọng chuẩn tức là giọng không pha trộn, không bị biến đi qua thời gian. Như nói về giọng chuẩn của người Hà Nội, người ta nói đến chất giọng ấm nhẹ, khi trầm khi bổng, khi sắc khi thanh, và chẳng ai phủ nhận người Hà Nội nói chuyện rất hay và khéo.
Cái khéo ấy như thuộc về bản chất của người Hà Nội mà chỉ người Hà Nội mới có được. Nếu nhận xét về cách nói của người Việt Nam thì đúng ra tôi chỉ thấy có người Hà Nội là hay nhất cả về ngữ điệu và âm sắc mà thôi còn giọng Huế của người con gái Huế thì lại mềm mại, êm ái như đang hát vậy…
Người Sài Gòn thì khác, giọng Sài Gòn cũng khác. Không ngọt ngào … mía lùi như một số người dân Tây Nam Bộ (những cô gái ở miền tây nam bộ nổi tiếng ra giọng ngọt và rất xinh đẹp), không nặng nề cục mịch như người miền Đông Nam Bộ vốn có cái nóng cháy da thịt (chắc vậy nên họ kiệm lời hơn), giọng người Sài Gòn cũng ngọt, nhưng là cái ngọt thanh hơn, nhẹ hơn, con gái Sài Gòn nói chuyện rất dễ thương, họ nói rất nhanh và cũng rất tự nhiên và vui vẻ . Đó là chất giọng “thành thị” đầy kiêu hãnh của người Sài Gòn.
Giọng người Sài Gòn nói lên nghe là biết liền. Ngồi nghe hai người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau ở một quán nước, bên đường hay qua điện thoại, dễ dàng nhận ra họ, họ nói không nặng như người miền Trung và giọng cũng không thanh như dân Hà Nội, họ nói với cái kiểu sảng khoái của dân Nam bộ. Mà điều đặc biệt trong cách người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau là mấy từ “nghen, hen, hén” cuối câu hay dùng. Người miền khác có khoái, có yêu người Sài Gòn thì cũng vì cách dùng từ “nghen, hen” này. Khách đến nhà chơi, chủ nhà tiếp. Khách về, cười rồi buông một câu “Thôi, tôi dìa nghen!” – Chủ nhà cũng cười “Ừ, dzậy anh dìa hen!”.
Nói chuyện điện thoại đã đời, để kết câu chuyện và cúp máy, một người nói “Hổng còn gì nữa, dzậy thôi hen!” “thôi” ở đây nghĩa là dừng lại, kết thúc, chấm dứt gì đó. Hai đứa bạn nói chuyện cùng nhau, bắt gặp cái gì vui, quay đầu sang đứa kế bên “Hay hén mậy?” bằng giọng điệu thoải mái…
Giọng người Sài Gòn đôi khi diễn đạt cùng một câu nói, nhưng lại bằng nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau lại mang ý nghĩa khác nhau. Đám nhỏ quậy, nghịch phá, người chị mắng, giọng hơi gằn lại và từng tiếng một, có chút hóm hỉnh trong đó “Dzui dzữ hen!”. Đám bạn cùng tuổi, ngồi chơi chung, cười đùa, một người nói giọng cao cao vui vẻ “Dzui dzữ hen!”… Người Sài Gòn có thói quen hay “đãi” giọng ở chữ cuối làm câu nói mang một sắc thái khác khi hờn giận, khi đùa vui như “Hay dzữuuu”, “Giỏi dzữưưu…!” Nghe người Sài Gòn nói chuyện, trong cách nói, bắt gặp “Thôi à nghen” “Thôi à!” khá nhiều, như một thói quen và cái “duyên” trong giọng Sài Gòn.
Người Sài Gòn nói chuyện, không phát âm được một số chữ, và hay làm người nghe lẫn lộn giữa âm “d,v,gi” cũng như người Hà Nội phát âm lẫn các từ có phụ âm đầu “r” vậy. Nói thì đúng là sai, nhưng viết và hiểu thì chẳng sai đâu, đó là giọng Sài Gòn mà, nghe là biết liền.
Nghe người Sài Gòn nói chuyện, nhất là các giọng của thiếu nữ… cô nào giọng đã mượt, đã êm rồi thì cứ như ru người ta. Con gái Sài Gòn nói chuyện không luyến láy, không bay bổng như con gái Hà Nội, không nhu hiền như con gái Huế, nhưng nghe đi, sẽ thấy nó ngọt ngào lắm.
Cái chất thanh ngọt đặc trưng của miền Nam. Con gái Sài Gòn khi nói điệu hoặc khi làm nũng họ thường kéo dài giọng ra nghe ngọt và dễ thương đến mức tôi tự đặt là cái giọng nhẽo. Nhất là gọi điện thoại mà nghe con gái Sài Gòn thỏ thẻ tâm tình thì có mà muốn chết đi được với cái ngọt ngào ấy! Tôi nhớ có những đêm nhấc điện thoại lên chỉ để nghe giọng cô bạn nói . Tôi dám chắc rất con trai mà nghe giọng làm nũng đó thì rất ít người có thể không thấy ngây ngất.
Trong hơn 300 năm hình thành và phát triển của Sài Gòn từ Phiên Trấn, Gia Định Trấn, Gia Định Thành, Phiên An, Gia Định Tỉnh… cho đến Sài Gòn, Tp HCM, dân Sài Gòn đã là một tập hợp nhiều dân tộc sinh sống như Việt, Hoa, Kh’mer.
Tiếng nói của người Sài Gòn không chỉ thuần là tiếng Việt, mà còn là sự học hỏi, vay mượn nhiều từ ngữ của dân tộc bạn, đâm ra mang nhiều “hình ảnh” và “màu sắc” hơn. Những từ như “lì xì, thèo lèo, xí mụi, cũ xì…” là mượn của người Hoa, những từ như “xà quầng, mình ên…” là của người Kh’mer. Nói riết đâm quen, dần dần những từ ngữ đó, những tiếng nói đó được người dân Sài Gòn sử dụng một cách tự nhiên như của mình, điều đó chẳng có gì lạ… Thêm vào đó, nó được sửa đổi nhiều cho phù hợp với giọng Sài Gòn, thành ra có những nét đặc trưng riêng.
Nhưng người Sài Gòn cũng có những tiếng gọi là “tiếng địa phương”. Những tiếng này thể hiện rõ nhất khi người Sài Gòn nói chuyện cùng người miền khác. Nghe một người Sài Gòn nói chuyện cùng một người khác vùng, dễ dàng nhận ra những khác biệt trong lời ăn tiếng nói giữa hai người, hai miền. Có một số từ người Sài Gòn nói, người miền khác nghe rồi… cười vì chưa đoán ra được ý. Cũng như khi nghe người Huế dùng một số từ lạ lạ như “o, mô, ni, chừ, răng…” trong khi nói chuyện vậy thôi. Khác là mấy tiếng người Sài Gòn nói, vẫn có chút gì đó nó… vui vui tai, là lạ, ngồ ngộ và… bình dân làm sao.
Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một khoảng thời gian ngắn vài ngày thì nói “Từ bữa đó đến bữa nay”, còn người Sài Gòn thì nói “Hổm nay”, “dạo này » người khác nghe sẽ không hiểu, vì nói chi mà ngắn gọn ghê. (Lại phát hiện thêm một điều là người Sài Gòn hay dùng từ “ghê” phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái tình cảm riêng. Tiếng “ghê” đó chẳng hàm ý gì nhiều, nó mang ý nghĩa là “nhiều”, là “lắm”. Nói “Nhỏ đó xinh ghê!” nghĩa là khen cô bé đó xinh lắm vậy).

Lại so sánh từ “hổm nay” với “hổm rày” hay nghe ở các vùng quê Nam Bộ, cũng một ý nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau. Nghe người Sài Gòn dùng một số từ “hổm rày, miết…” là người Sài Gòn bắt chước người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng, vì trong người Sài Gòn vẫn còn cái chất Nam Bộ chung mà.

Người Sài Gòn cũng có cách gọi các cô gái rất dễ thương,bạn bè thì nói là nhỏ Thuỷ, nhỏ Lan (Như Hà Nội gọi là cái Thuỷ,cái Lan)… Gọi các em gái là nhóc còn với các cô thiếu nữ là bé (bé nè xinh quá ta, bé này dễ thương àh nha nhưng mà thương hông có dễ) …
Nói một ai đó chậm chạp, người Sài Gòn kêu “Thằng đó làm gì mà cứ cà rề cà rề… nhìn phát bực!” Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng nề lắm. Một người lớn hơn gọi “Ê, nhóc lại nói nghe!” hay gọi người bán hàng rong “Ê, cho chén chè nhiều nhiều tiền ít coi!”… “Ê” là tiếng Sài Gòn đó, coi gọi trổng không vậy mà chẳng có ý gì đâu, có thể nói đó là thói quen trong cách nói của người Sài Gòn.

Mà người Sài Gòn cũng lạ, mua hàng gì đó, thường “quên” mất từ “bán”, chỉ nói là “cho chén chè, cho tô phở”… “cho” ở đây là mua đó nghen. Nghe người Sài Gòn nói chuyện với nhau, thường bắt gặp thế này “Lấy cái tay ra coi!” “Ngon làm thử coi!” “Cho miếng coi!” “Nói nghe coi!”… “Làm thử” thì còn “coi” được, chứ “nói” thì làm sao mà “coi” cho được nè ?

Vậy mà người Sài Gòn lại nói, từ “coi” cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài Gòn nói dzậy mà. Ngồi mà nghe người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau thì quái lắm, lạ lắm, không ít người sẽ hỏi “mấy từ đó nghĩa là gì dzậy ta ?” – Mà “dzậy ta” cũng là một thứ “tiếng địa phương” của người Sài Gòn à. Người Sài Gòn có thói quen hay nói “Sao kỳ dzậy ta?” “Sao rồi ta?” “ Được hông ta?”… Nghe như là hỏi chính mình vậy đó, mà… hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà. Tiếng Sài Gòn là dzậy đó, nếu bạn giả giọng Sài Gòn nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài Gìn riêng riêng này thì đúng là… “bạn hông biết gì hết chơn hết chọi!” (Mấy cái này hổng có trong từ điển đâu nha).

Mà Nói về chuyện người Sài Gòn dùng từ “lóng” (slang words) kiểu mới… Thật ra, đa số những “từ lóng” này đều do…bọn trẻ chúng nó “chế” ra.
Có một dạo,dân Hà Nội mình hay nói “hâm” rồi “ẩm IC”… có nghĩa là “man man, tửng tửng, khùng khùng” đây. Lúc đó tôi nói với mấy người bạn Sài Gòn thì họ cười và bảo “Trong Sài Gòn thì không có nói dzậy, mấy người đó người ta gọi là…khìn á!”. Như ngồi uống nước với tên bạn, hắn nói điên nói khùng một hồi, tức quá hét “Mi khìn hả ku ?”… Lật hết mấy quyển từ điển tiếng Việt cũng chẳng kiếm đâu ra nghĩa của chữ “khìn” này, mà cũng chẳng biết nó bắt nguồn từ đâu luôn. Trời, nói thì nói vậy mà, biết để làm gì chứ… Ai là người dùng nó đầu tiên thì quan trọng gì ? Nói nghe vui miệng là được.

Mấy người ăn ở không, ngồi lê đôi mách, cái mỏ lép chép nhiều chuyện suốt ngày = ông tám, bà tám. Chẳng hiểu từ đâu ra cái định nghĩa kỳ quặc này nữa. Mà cứ hễ mình đang nói huyên thuyên bất tuyệt mà thấy người ta dòm mình với ánh mắt kỳ lạ rồi nói “Đồ ông/bà tám!” là biết rồi đó…100% là bị “chửi” : nhiều “chiện” rồi đây. Ông tám, bà tám… nói riết rồi thì còn vỏn vẹn một chữ “tám”. Hỏi “Đang làm gì đó ?” – Trả lời “Tám dí nhỏ bạn!”…”Tám” giờ thành…động từ luôn trong cách nói của người Sài Gòn.

Tiếng lóng của dân Sài Gòn phổ biến nhất là trong đám học trò còn ôm cặp ngồi ghế nhà trường với “cúp cua, dù , quay, gạo bài, cưa, ghệ, bồ, mèo, khứa, khoẻn…”, nhiều, nhiều lắm… Rồi từ một số bộ phim Hongkong, show hài, gần đây là một số Gameshow trên truyền hình. Thấy vui miệng khi nói một từ nào đó, hoặc dùng nó để ví von so sánh với một điều gì cảm thấy cười được là dùng, là hiển nhiên trở thành “slang word”…

Ngẫu nhiên rồi hiển nhiên, chuyện bình thường của người Sài Gòn thôi, bình thường như “từ nhà ra chợ”, “chuyện thường ngày ở huyện” vậy mà. Nói về tiếng lóng tôi thấy ấn tượng như từ « cùi bắp » ý nói những thứ rẻ mạt vứt đi, bo xì là không chơi nữa hay 1 câu chửi mà tôi thấy đặc biệt buồn cười nhưng chỉ có cách nói dài giọng của người Sài Gòn mới nói được  » bà mẹ ziệc nam anh hùng ».

Nhưng gì tôi viết ở trên 1 phần là do tôi tự nhận thấy và cũng có những phần tôi tham khảo từ 1 số tài liệu. Nhận xét chủ quan của tôi về Sài Gòn là người Sài Gòn rất thẳng tính và không khách sáo như người Hà Nội. Họ chơi rất thoải mái nhưng ít khi thấy hỏi về gia đình bạn như thế nào,bạn kiếm được bao nhiều tiền.
Họ cũng không hay đánh giá bạn qua cái xe của bạn đi, điện thoại bạn đang dùng hay bộ quần áo bạn mặc mà họ đánh giá qua cách bạn thể hiện thế nào, bạn sống với mọi người ra sao!Vào đây tôi cũng học được 1 thói quen là share tiền,đi ăn,đi uống (Nhắc nhỏ các bạn nếu vào Sài Gòn lần đầu thì ở trong này quan niệm là ai mời thì người đó trả tiền còn cả hội đi với nhau thì chia đều).

Điều tôi thích khi làm ở Sài Gòn là họ làm hết sức nhưng chơi cũng hết mình và đây là 1 nơi có rất nhiều cơ hội để làm giàu (Cái này là kết nhất).
Mỗi vùng đất đều có những điều thú vị …
Back to top
« Last Edit: 28. May 2011 , 11:46 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #47 - 25. Sep 2011 , 10:06
 
CHÂN DUNG MỘT THẾ KỶ SÀI GÒN
TRÍCH TỪ BÀI VIẾT HỒ NGỌC CẪN GROUP.WORDPRESS.COM

Đầu thế kỷ 20 đàn ông Nam bộ không còn búi tóc củ hành nên nghề cắt tóc ra đời; giày dép bắt đầu phổ biến làm xuất hiện nghề sửa giày… Ngày nay trên vỉa hè vẫn còn ông thợ hớt tóc dạo, người thợ sửa giày lâu năm…

Không còn hình ảnh lam lũ chân đất áo bà ba như xưa, nhưng trong mưu sinh người Sài Gòn ngày nay vẫn giữ những nét văn hóa cơ bản của đầu thế kỷ 20.


Xưa (ảnh trên) và hiện nay (ảnh dưới).

Từ những năm 1910-1930, nam giới đã không còn búi tóc củ hành mà bắt đầu cắt tóc ngắn. Theo đó, nghề hớt tóc dạo đường phố ra đời. Đến nay, các tiệm cắt tóc, salon tóc đã chuyên nghiệp hơn, tích hợp nhiều dịch vụ tiện ích, nhưng thỉnh thoảng đâu đó trên vỉa hè đường phố Sài Gòn, dưới những bóng cây mát vẫn còn những người thợ cắt tóc bình dị, với những dụng cụ hành nghề rất đơn giản, nhỏ gọn. (H1)

Là phương tiện vận chuyển tiện lợi, taxi bắt đầu xuất hiện ở Sài Gòn – Chợ Lớn vào khoảng cuối những năm 40 và thịnh hành những năm 50 của thế kỷ 20. Trong ảnh là chiếc taxi năm 1970 (H2)

Sài Gòn xưa có hàng nước, quán cóc bán trà đá, trà chanh…thì trên phố Sài thành hiện nay cũng phổ biến gánh hàng, bàn giải khát với đủ loại nước có ga, nước chanh, sâm lạnh, nước dừa… (H3)

Nghề đưa thư ở Sài Gòn bắt đầu phát triển từ đầu thế kỷ 20, chủ yếu là bằng chân, do các đoàn người vận chuyển từ nơi này đến nơi khác, chỉ một số ít thư được vận chuyển bằng xe. Khi đó đất phương Nam còn nhiều rừng rậm thú dữ nên nghề đưa thư khá nguy hiểm. Ngày này nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, máy móc thiết bị hiện đại nên việc thông tin liên lạc đã nhanh chóng, tiện lợi hơn nhiều lần. (H4)


Hình ảnh chiếc xe đẩy bán hủ tíu dạo gắn liền với văn hóa ẩm thực Sài Gòn hơn 100 năm nay. Những chiếc xe bán hủ tíu đến nay gần như vẫn còn giữ nguyên cách buôn bán lề đường, đặc biệt là là tiếng gõ “lách cách” đặc trưng. Ngày nay vẫn còn những tiệm bán hủ tíu trên 50 năm tuổi như các tiệm của người Hoa ở khu Chợ Lớn, trên đường Triệu Quang Phục (quận 5), đường Gia Phú (quận 6),… (H5)

Gánh hàng rong đã có từ rất lâu đời, và trở thành một nét văn hóa đặc trưng rất Sài thành. Trải bao thăng trầm dâu bể của thời cuộc, gánh hàng rong ngày nay không khác xưa là mấy, vẫn đơn sơ quà vặt, bình dị những tiếng rao. (H6)

Nghề sửa giày bắt đầu xuất hiện vào đầu thế kỷ 20, cho đến nay đã trở thành một trong những nghề thủ công lâu đời nhất tại Sài Gòn. Sửa giày được xem là một nghề khá nhàn nhã, thu nhập không cao nhưng ổn định, bất cứ khi nào cũng có việc để làm. Ngày nay, nghề sửa giày ít nhiều đã bị mai một, nhưng vẫn có thể bắt gặp những người thợ già đang miệt mài đóng giày trên hè phố, nhất là ở các đường Lê Thánh Tôn, Hai Bà Trưng (quận 1)… (H7)

Lê Phương – Mai Nhật (Ảnh tư liệu Sài Gòn xưa tổng hợp từ nhiều nguồn)[img][ftp][email][url][url][ftp]                  CHÂN DUNG MỘT THẾ KỶ SÀI GÒN
TRÍCH TỪ BÀI VIẾT HỒ NGỌC CẪN GROUP.WORDPRESS.COM

Đầu thế kỷ 20 đàn ông Nam bộ không còn búi tóc củ hành nên nghề cắt tóc ra đời; giày dép bắt đầu phổ biến làm xuất hiện nghề sửa giày… Ngày nay trên vỉa hè vẫn còn ông thợ hớt tóc dạo, người thợ sửa giày lâu năm…

Không còn hình ảnh lam lũ chân đất áo bà ba như xưa, nhưng trong mưu sinh người Sài Gòn ngày nay vẫn giữ những nét văn hóa cơ bản của đầu thế kỷ 20.


Xưa (ảnh trên) và hiện nay (ảnh dưới).

Từ những năm 1910-1930, nam giới đã không còn búi tóc củ hành mà bắt đầu cắt tóc ngắn. Theo đó, nghề hớt tóc dạo đường phố ra đời. Đến nay, các tiệm cắt tóc, salon tóc đã chuyên nghiệp hơn, tích hợp nhiều dịch vụ tiện ích, nhưng thỉnh thoảng đâu đó trên vỉa hè đường phố Sài Gòn, dưới những bóng cây mát vẫn còn những người thợ cắt tóc bình dị, với những dụng cụ hành nghề rất đơn giản, nhỏ gọn. (H1)

Là phương tiện vận chuyển tiện lợi, taxi bắt đầu xuất hiện ở Sài Gòn – Chợ Lớn vào khoảng cuối những năm 40 và thịnh hành những năm 50 của thế kỷ 20. Trong ảnh là chiếc taxi năm 1970 (H2)

Sài Gòn xưa có hàng nước, quán cóc bán trà đá, trà chanh…thì trên phố Sài thành hiện nay cũng phổ biến gánh hàng, bàn giải khát với đủ loại nước có ga, nước chanh, sâm lạnh, nước dừa… (H3)

Nghề đưa thư ở Sài Gòn bắt đầu phát triển từ đầu thế kỷ 20, chủ yếu là bằng chân, do các đoàn người vận chuyển từ nơi này đến nơi khác, chỉ một số ít thư được vận chuyển bằng xe. Khi đó đất phương Nam còn nhiều rừng rậm thú dữ nên nghề đưa thư khá nguy hiểm. Ngày này nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, máy móc thiết bị hiện đại nên việc thông tin liên lạc đã nhanh chóng, tiện lợi hơn nhiều lần. (H4)


Hình ảnh chiếc xe đẩy bán hủ tíu dạo gắn liền với văn hóa ẩm thực Sài Gòn hơn 100 năm nay. Những chiếc xe bán hủ tíu đến nay gần như vẫn còn giữ nguyên cách buôn bán lề đường, đặc biệt là là tiếng gõ “lách cách” đặc trưng. Ngày nay vẫn còn những tiệm bán hủ tíu trên 50 năm tuổi như các tiệm của người Hoa ở khu Chợ Lớn, trên đường Triệu Quang Phục (quận 5), đường Gia Phú (quận 6),… (H5)

Gánh hàng rong đã có từ rất lâu đời, và trở thành một nét văn hóa đặc trưng rất Sài thành. Trải bao thăng trầm dâu bể của thời cuộc, gánh hàng rong ngày nay không khác xưa là mấy, vẫn đơn sơ quà vặt, bình dị những tiếng rao. (H6)

Nghề sửa giày bắt đầu xuất hiện vào đầu thế kỷ 20, cho đến nay đã trở thành một trong những nghề thủ công lâu đời nhất tại Sài Gòn. Sửa giày được xem là một nghề khá nhàn nhã, thu nhập không cao nhưng ổn định, bất cứ khi nào cũng có việc để làm. Ngày nay, nghề sửa giày ít nhiều đã bị mai một, nhưng vẫn có thể bắt gặp những người thợ già đang miệt mài đóng giày trên hè phố, nhất là ở các đường Lê Thánh Tôn, Hai Bà Trưng (quận 1)… (H7)

Lê Phương – Mai Nhật (Ảnh tư liệu Sài Gòn xưa tổng hợp từ nhiều nguồn
Back to top
« Last Edit: 29. Sep 2011 , 00:33 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #48 - 29. Sep 2011 , 01:43
 
Gia đình tôi gốc Bắc, nhưng tôi sinh ra và lớn lên ở miền Đông Nam Bộ, sống ở Sài Gòn tới nay là sáu năm, giờ lại theo chồng về Hà Nội.

Vùng tôi ở toàn người Bắc di cư nên giọng nói cũng không thay đổi bao nhiêu. Lần đầu tiên tôi bắt đầu ý thức về sự khác biệt là khi có hai ông anh bà con đại bác bắn không tới từ Ninh Bình đến nhà ở vài tháng để học nhạc. Nghe giọng nói cũng quen thuộc, nhưng hơi khó chịu, vì họ nhấn âm quá nhiều.

Có thời gian nhà có một chị giúp việc là dân Châu Đốc. Tôi còn nhớ mình có ấn tượng vô cùng xấu về chữ “ghét” của chị ấy. Mỗi lần chị ấy nói chữ “ghét” nghe ghét không chịu nổi. Bởi vậy hồi đó tôi rất ghét giọng miền Nam.
Học hết phổ thông, tôi vào Sài Gòn, thấy sốc, dù thỉnh thoảng hồi nhỏ cũng hay được ba má cho lên đó chơi. Sốc vì tiếng ồn, vì khói bụi, vì bê tông cốt sắt, vì khác biệt giọng nói, vì thức ăn ngọt, vì người ở đâu ra mà nhiều thế… Còn nhớ có những buổi chiều tôi đạp xe như điên khắp thành phố mong tìm ra một chỗ nào đó không có người, để được yên tĩnh lại, nhưng đương nhiên là tìm không ra. Có chiều, không biết đi đâu đành vào công viên Thống Nhất ngay trước Dinh Độc Lập ngồi, vì ở đó khá thoáng đãng và gió mát. Ngồi được năm phút có ngay thằng cha xe ôm sà tới trước mặt nháy nháy mắt đểu cáng và hỏi : “Đi hong em ?”

Sáu tháng sau, chịu không nổi, lại tìm được việc làm ở Biên Hòa, vậy là tôi chuồn về đó ở. Thành phố Biên Hòa dễ thương, bình lặng, bình thường. Không có cái gì là thái quá ở nơi này. Giá cả rẻ, không khí trong lành, người đông vừa phải, đường bờ sông rất đẹp. Chiều đi làm về tôi thường ra bờ sông, hoặc kiếm một quán café nào đó ngồi, hoặc tập tễnh chụp hình bằng cái máy digital cùi bắp. Ấn tượng về Biên Hòa là dòng sông Đồng Nai và những buổi chiều trên sông đẹp lộng lẫy.

Sau đó có một số chuyện xảy ra, tôi lại dọn về Sài Gòn, tiếp tục căng mình ra chịu đựng những áp lực vì sự khác biệt. Dần dần rồi cũng quen, cố gắng cân bằng lại cuộc sống của mình. Ba năm đầu
tiên ở Sài Gòn chỉ là đấu tranh vật vã để thích nghi và tìm một công việc thích hợp nhất.

Từ những chuyến đi chơi cho tới khi về sống ở Hà Nội, tôi có rất nhiều điều để nói về thành phố này. Nó gây ra trong tôi những cảm giác lẫn lộn : yêu và ghét, kinh tởm và ngưỡng mộ, thân thuộc và xa lạ. Hà Nội nhiều cây xanh, hồ nước, khí hậu bốn mùa rõ rệt, tuy hơi khắc nghiệt so với một đứa miền Nam như tôi, nhưng bù lại có những khoảnh khắc vô cùng đẹp trong những mùa thu, đông, và xuân. Cái nóng mùa hè ở đây là nỗi ám ảnh kinh hoàng với tôi, vì nó như cái nồi áp suất, khiến mình ngạt thở, người lúc nào cũng dính dính bẩn bẩn, vừa tắm xong lại dính và bẩn như cũ. Cả trời đất không khí cũng mù mù hơi nước. Nóng không chạy đi đâu được, nóng phát rồ, chưa có nơi nào mà cái nóng làm tôi khiếp đảm như thế.

Hà Nội có khu phố cổ như một cái chợ cực lớn, đi đâu cũng ăn uống, hàng quán, bán mua. Chính vì vậy nên nó vừa sôi động lạ lẫm, vừa vô cùng bẩn thỉu bê bối. Công bằng mà nói, người Hà Nội ý thức hành xử nơi công cộng kém hơn nhiều nơi khác trong nước, cụ thể là Sài Gòn. Nhưng đôi khi tôi lại nghĩ, có thể rác rến, bẩn thỉu, chung chạ… là do nhà cửa quá nhỏ, quá chật, không đủ chỗ để giải quyết nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Ra khỏi khu phố cổ thấy vẫn bẩn nhưng đỡ hơn nhiều.

Người Hà Nội thì sâu sắc, ý tứ, nhưng khó lường, khó đoán, nghĩ một đằng nhiều khi nói một nẻo, chửi thề vô tội vạ, nói chuyện lớn tiếng, hay tấn công trước chứ không bao giờ để mình ở vào thế bị động trong mọi trường hợp (bởi vậy tôi toàn bị chặt chém lè cổ, đi xe ôm thì lúc đầu đòi thế này lúc sau đòi gấp ba, không trả thì chửi và có lần còn xém bị đánh). Nhưng cũng vì vậy họ chủ động được cuộc sống, công ăn việc làm, và thường chiến thắng dân những nơi khác, bằng cách nào thì chắc cũng không quan trọng lắm vì mỗi người một kiểu sống.Con gái Hà Nội da rất đẹp, mũi cao, nên phần đông trông xinh xắn (dù thỉnh thoảng lại văng vài câu chửi thề). Dân Hà Nội thích và thích hợp với chữ quý tộc, trong khi dân Sài Gòn thích và thích hợp với chữ sành điệu. Tổng thể Hà Nội (cũ) giống như một cái làng khổng lồ, dù là thành phố, là thủ đô, nhưng nếp sống làng xã vẫn còn ăn sâu vào đời sống con người.

Người Hà Nội và dân miền Bắc nói chung bệnh sĩ hơi cao, thường thích quyền lực, mà đã có chức quyền thì của cải kiếm dễ như không. Họ cũng hay giữ kẽ, khách sáo, lễ nghi. Họ thường tính xa, ăn chắc mặc bền, cẩn thận hơn người miền Nam. Họ khá bảo thủ, hơi tự mãn, không sẵn sàng tiếp nhận cái mới. Ví dụ như đồ ăn, dù khoảng cách ba miền đã nhạt nhòa rất nhiều, nhưng ở Hà Nội rất ít quán bán món ăn của những vùng miền khác.  Có một điều hơi tế nhị, tôi nhận thấy dân Hà Nội rất hay kể chuyện tục, cả khi họ nói đùa, ý tứ thể nào cũng liên hệ tới chuyện tình dục, hoặc là các bộ phận trên cơ thể nam nữ. Đây là do sở thích, thói quen, hay ức chế ?

Nói chung tôi yêu Hà Nội nhưng hơi sợ dân Hà Nội, không phải kiểu sợ hãi mà chỉ vì không muốn phải đối phó với họ. Mình đối phó thì cũng được thôi nhưng bản tính vốn lười va chạm nên tránh được là tránh. Tuy nhiên tôi đã có vài người bạn rất tốt ở đây, những người mà mình nghĩ là có thể giữ quan hệ lâu dài được, họ không gây cho mình cảm giác nguy hiểm và lúc nào cũng phải suy đoán.

Và Sài Gòn… Khi đã bắt đầu ổn định được cuộc sống ở đây, khi đã đi rất nhiều nơi khác, tôi mới nhận thấy mình đã yêu và gắn bó với Sài Gòn đến thế nào. Yêu như thể nó là mình, như thể nó là cái phòng của mình, quờ tay ra là lấy được cuốn sách, thò chân là bật được quạt, nhắm mắt đi cũng không vấp đồ. Sài Gòn đa dạng, muôn mặt, dễ đoán, dễ nhớ. Đường Sài Gòn thẳng băng, dễ định hướng, không vòng vèo như đường Hà Nội. Sài Gòn là thành phố không ngủ, 24/24 ăn uống chơi bời nhảy nhót. Thời tiết ổn định mặc dù mưa nắng thất thường, hay có thể nói thất thường một cách ổn định. Nóng cũng rất nóng nhưng vào bóng râm là dịu, và quanh năm đều mát mẻ vào chiều tối.

Sài Gòn chẳng có danh lam thắng cảnh gì, chỉ ngồn ngộn mua sắm và tiêu pha. Người ta đến đây để kiếm tiền và tiêu tiền. Rất nhiều cơ hội nhưng cũng rất dễ bị đá ra đường. Sài Gòn đặc biệt ồn ào, đặc biệt đông đúc, và đặc biệt nhiều quán café. Quán café ở khắp mọi nơi, mọi hình thức, mọi kiểu cách, dành cho mọi đối tượng. Đây là thành phố của dịch vụ. Dịch vụ tốt hơn nhiều so với Hà Nội. Sài Gòn không có món ăn nào là đặc sản, nhưng món ăn đặc sản miền nào cũng có, muốn ăn gì có đó, quan trọng là có tiền hay không mà thôi.
Người Sài Gòn ít quanh co, ít lớn tiếng, ít đáo để, ít khéo léo, ít ghê gớm. Nhưng nếu có ghê gớm thì thực ra cũng không ghê gớm gì mấy, có che đậy thì cũng chả che đậy được ai. Dân Sài Gòn cởi mở, dễ gần, dễ tiếp nhận cái mới nhưng không giỏi chọn lọc, thành ra hơi dễ dãi, ít xét nét, săm soi, so sánh, bởi vậy nhiều khi thành lãnh đạm; tính khí hào sảng, cao hứng là cỡ nào cũng chơi tới bến, không cần biết hậu quả, bởi vậy lúc thì quá lúc thì quắt, nói chung là không ổn định. Dân Sài Gòn thích đua đòi, thích xài tiền, và là vua thời gian, lãng phí thời gian kinh khủng vào chuyện ăn uống nhậu nhẹt, chơi bời. Do thời tiết nóng nực nên dân Sài Gòn thích uống bia. Và miền Nam nói chung có “văn hóa ăn nhậu” trong khi miền Bắc là “văn hóa uống rượu.”

“Ở Sài Gòn, một mét vuông là ba thằng ăn trộm,” câu này rất hữu ích cho những người mới đến. Sểnh ra một cái là mất túi, hững hờ một tí là mất xe. Có chuyện rất buồn cười, nhà bác tôi bé xíu, buổi trưa bác rủ bạn bè đến nhậu, sợ mất xe nên dồn hết vào nhà nhưng không đủ, thành ra còn một xe thò đuôi ra đường hẻm. Các bác ngồi nhậu ngay đó mà thằng nào tháo mất cái bánh xe lúc nào không ai biết. Còn tôi bị giựt mất điện thoại hai lần, trộm viếng nhà ba bốn lần, có lần mình đang ngồi sờ sờ đó mà nó còn dám chui vào, bị giựt giỏ hai ba lần cùng với một lần giựt dây chuyền, nhưng mấy lần này mình né hoặc giành lại được. Sài Gòn cũng rất nhiều ăn xin và người bán vé số, với mọi hình thức, mọi lúc mọi nơi. Ở Hà Nội thì rất ít mấy vụ trộm cướp xin xỏ vé viếc này.
Sài Gòn cũng nhiều sự rởm đời, nhiều kẻ rởm đời, nhưng dân Sài Gòn được/bị cái là thấy mà như không thấy, nói chung không ảnh hưởng gì tới mình thì cứ tránh đi là hơn. Sài Gòn tuy nóng nhưng hay có gió nhờ gần biển, không khí thoáng đãng chứ không đặc quánh như Hà Nội, dù khói bụi ở đây nhiều hơn. Thích nhất là tới mùa thầu dầu, gió thổi qua một cái là từng đàn từng đàn từ trên cây bay xuống như chuồn chuồn, trông thì đẹp chỉ phải cái tội rác đường. Mà đường phố Sài Gòn luôn sạch sẽ hơn Hà Nội, từ đường lớn đến ngõ hẻm.

Sài Gòn có đầy kỷ niệm với tôi, đầy bạn bè, đầy những chỗ thân quen. Đi đâu thì đi, làm gì thì làm, lúc nào tôi cũng mong về lại đây. Đời sống ở đây rất bất ổn nhưng là sự bất ổn một cách bình ổn! Mình biết là kiểu gì mình cũng có thể sống được ở cái xứ đất lành chim đậu này.
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #49 - 16. Jan 2012 , 02:51
 

     
Re: Sài Gòn của tôi. CÁI GIỌNG SÀI GÒN
Reply #43 - 25. Jan 2011 , 14:13 Quote Sửa đổi Remove
LAM_SON wrote on 12. Sep 2010 , 08:37:
From: Nam Hoang
Chuyện "Cái Giọng Saigon"

Sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, trong đầu lúc nào cũng có một ý định là sẽ “thở đều” trên mảnh đất ồn ào này, ý định đó chắc sẽ giữ mãi cho đến lúc một ngày nào đó âm thầm không bứt rứt cắn tay áo mà mỉm cười he he he XXX xuống dưới ấy…

Gọi là yêu Sài Gòn thì có phần hơi quá! Không dám gọi thứ tình cảm dành cho Sài Gòn là tình yêu, nó chưa thể đạt đến mức ấy. Cái tình với Sài Gòn là cái tình của một thằng ăn ở với Sài Gòn hơn 20 năm, cái tình của một thằng mà với nó, Sài Gòn còn quá nhiều điều níu kéo, quá nhiều chuyện để mỗi khi bất chợt nghĩ về Sài Gòn, lại thấy nhơ nhớ, gần gũi...
Hồi còn đi học, vẫn hay chọc mấy đứa bạn bằng 2 câu thơ nhại :
Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Gái Sài Gòn cái mỏ cong cong
Chuyện con gái Sài Gòn "mỏ" có cong không thì hông biết, chỉ biết con gái Sài Gòn có cái dẫu môi cong cong dễ làm chết người lắm, nhất là khi cánh môi be bé ấy cong lên một chữ "hônggg..." khi đứa con trai rủ rê đi đâu, năn nỉ gì đó. Lúc đó, lấy gương ra soi, chắc cái mặt của đứa con trai đó tội lắm.
Mà con gái Sài Gòn có điệu đà, õng ẹo chút thì mới đúng thiệt là con gái Sài Gòn. Ai mà chẳng biết vậy. Gọi đó là cái duyên ngầm của người con gái đất Gia Định cũng chẳng có gì sai. Ai hiểu được sẽ thấy sao mà yêu mà thương đến vậy...
Có dạo đọc trong một bài viết về Sài Gòn – Gia Định của nhà văn Sơn Nam , có thấy ông viết giọng Sài Gòn, cũng như văn hóa và con người Sài Gòn là một sự pha trộn và giao thoa đến hợp nhất của nhiều nơi. Đó là những người Chăm bản địa, những người khách Hoa, những người miền Trung đầu tiên đến đất Gia Định…Từ đó hình thành một loại ngôn ngữ vừa bản địa, vừa vay mượn của những người đi mở đất…

Giọng người Sài Gòn được xem là giọng chuẩn của miền Nam, cũng như giọng người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của người miền Bắc. Giọng chuẩn tức là giọng không pha trộn, không bị cải biến đi qua thời gian. Như nói về giọng chuẩn của người Hà Nội, người ta nói đến cái giọng ấm nhẹ, khi trầm khi bổng, khi sắc khi thanh, và chẳng ai phủ nhận người Hà Nội nói chuyện rất hay và “điêu luyện”. Cái “điêu luyện” ấy như thuộc về bản chất của người Hà Nội mà chỉ người Hà Nội mới có được. Nếu nói là người Việt Nam nói như hát, thì đúng ra chỉ có người Hà Nội là “nói như hát” mà thôi, họa chăng chỉ có giọng Huế của người con gái Huế trầm tư mới cùng được ví von thế.

Người Sài Gòn thì khác, giọng Sài Gòn cũng khác. Không ngọt ngào …mía lùi như một số người dân Tây Nam Bộ ven vùng sông nước mênh mang chín rồng phù sa, không nặng nề cục mịch như người miền Đông Nam Bộ nóng cháy da thịt, giọng người Sài Gòn cũng ngọt, nhưng là cái ngọt thanh hơn, nhẹ hơn. Đó là chất giọng “thành thị” đầy kiêu hãnh của người Sài Gòn, chẳng lẫn vào đâu được mà dù người khác có bắt chước cũng khó lòng. Dường như qua nhiều năm cùng với đất Gia Định – Sài Gòn phù hoa trong nhịp sống, trong đổi mới và phát triển, thì giọng nói của người Sài Gòn cũng trở nên “cao sang” hơn. Dù vậy, có cái “thanh” của một vùng đất một thời là thủ phủ Nam Bộ, nhưng cũng chẳng mất đi đâu cái mộc mạc không bỏ được của cái gốc chung Nam Bộ.

Giọng người Sài Gòn nói lên nghe là biết liền. Ngồi nghe hai người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau ở một quán nước, bên đường hay qua điện thoại, dễ dàng nhận ra họ. Cái giọng không cao như người Hà Nội, không nặng như người Trung, mà cứ ngang ngang sang sảng riêng…Mà điều đặc biệt trong cách người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau là mấy từ “nghen, hen, hén” ở cuối câu... Người miền khác có khoái, có yêu người Sài Gòn thì cũng vì cách dùng từ “nghen, hen” này.

Khách đến nhà chơi, chủ nhà tiếp. Khách về, cười rồi buông một câu “Thôi, tôi dìa nghen!” - Chủ nhà cũng cười “Ừ, dzậy anh dìa hen!”. Nói chuyện điện thoại đã đời, để kết câu chuyện và cúp máy, một người nói “Hổng còn gì nữa, dzậy thôi hen!” “thôi” ở đây nghĩa là dừng lại, kết thúc, chấm dứt gì đó. Hai đứa bạn nói chuyện cùng nhau, bắt gặp cái gì vui, quay đầu sang đứa kế bên “Hay hén mậy?” bằng giọng điệu thoải mái…

Giọng người Sài Gòn đôi khi diễn đạt cùng một câu nói, nhưng lại bằng nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau lại mang ý nghĩa khác nhau. Đám nhỏ quậy, nghịch phá, người chị mắng, giọng hơi gằn lại và từng tiếng một, có chút hóm hỉnh trong đó “Dzui dzữ hen!”. Đám bạn cùng tuổi, ngồi chơi chung, cười đùa, một người nói giọng cao cao vui vẻ “Dzui dzữ hen!”… Người Sài Gòn có thói quen hay “đãi” giọng ở chữ cuối làm câu nói mang một sắc thái khác khi hờn giận, khi đùa vui như “Hay dzữuuu”, “Giỏi dzữưưu…!”

Nghe người Sài Gòn nói chuyện, trong cách nói, bắt gặp “Thôi à nghen” “Thôi à!” khá nhiều, như một thói quen và cái “duyên” trong giọng Sài Gòn.
Người Sài Gòn nói chuyện, không phát âm được một số chữ, và hay làm người nghe lẫn lộn giữa âm “d,v,gi” cũng như người Hà Nội phát âm lẫn các từ có phụ âm đầu “r” vậy.

Nói thì đúng là sai, nhưng viết và hiểu thì chẳng sai đâu, đó là giọng Sài Gòn mà, nghe là biết liền. Mà cũng chẳng biết có phải là do thật sự người Sài Gòn không phát âm được những chữ ấy không nữa, hay là do cách nói lẫn từ “d,v,gi” ấy là do quen miệng, thuận miệng và hợp với chất giọng Sài Gòn.. Ví như nói “Đi chơi dzui dzẻ hen mậy!” thì người Sài Gòn nói nó… thuận miệng và tự nhiên hơn nhiều so với nói “Đi chơi vui vẻ hen!”. Nói là “vui vẻ” vẫn được đấy chứ nhưng cảm giác nó ngường ngượng miệng làm sao đó. Nghe một người Sài Gòn phát âm những chữ có phụ âm "v" như "về, vui, vườn, võng" nó cảm giác sao sao á, không đúng là giọng Sài Gòn chút nào...

Nhìn lại một quãng thời gian hơn 300 năm hình thành và phát triển của Sài Gòn từ Phiên Trấn, Gia Định Trấn, Gia Định Thành, Phiên An, Gia Định Tỉnh…cho đến Sài Gòn, dân Sài Gòn đã là một tập hợp nhiều dân tộc sinh sống như Việt, Hoa, Kh’mer…
Các sử sách xưa chép lại, khi người Việt bắt đầu đến Đồng Nai – Gia Định thì người Kh’mer đã sinh sống ở đây khá đông, rồi tiếp đó là người Hoa, và một số người tộc láng giềng như Malaysia, Indonesia (Java) cũng có mặt. Sự hợp tụ này dẫn đến nhiều sự giao thoa về mặt văn hóa, làm ăn, cũng như những mặt khác của đời sống, trong đó dĩ nhiên phải nói đến ngôn ngữ.

Tiếng nói của người Sài Gòn không chỉ thuần là tiếng Việt, mà còn là sự học hỏi, vay mượn nhiều từ ngữ của dân tộc bạn, đâm ra mang nhiều “hình ảnh” và “màu sắc” hơn. Những từ như “lì xì, thèo lèo, xí mụi, cũ xì…” là mượn, những từ như “xà quầng, mình ên…” là của người Kh’mer. Nói riết đâm quen, dần dần những từ ngữ đó, những tiếng nói đó được người dân Sài Gòn sử dụng một cách tự nhiên như của mình, điều đó chẳng có gì lạ…Thêm vào đó, nó được sửa đổi nhiều cho phù hợp với giọng Sài Gòn, thành ra có những nét đặc trưng riêng.

Vậy nói cho cùng thì người Sài Gòn cũng có những tiếng gọi là “tiếng địa phương” (local dialect !?). Những tiếng này thể hiện rõ nhất khi người Sài Gòn nói chuyện cùng người miền khác. Nghe một người Sài Gòn nói chuyện cùng một người khác vùng, dễ dàng nhận ra những khác biệt trong lời ăn tiếng nói giữa hai người, hai miền. Có một số từ người Sài Gòn nói, người miền khác nghe rồi…cười vì chưa đoán ra được ý. Cũng như khi nghe người Huế dùng một số từ lạ lạ như “o, mô, ni, chừ, răng…” trong khi nói chuyện vậy thôi. Khác là mấy tiếng người Sài Gòn nói, vẫn có chút gì đó nó…vui vui tai, là lạ, ngồ ngộ làm sao.

Người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, có thói quen dùng từ "dạ" khi nói chuyện, khác với người miền Bắc lại dùng từ "vâng". Để ý sẽ thấy ít có người Sài Gòn nào nói từ "vâng". Khi có ai gọi, một người Sài Gòn nói "vâng!" là trong dáng dấp của câu nói đó có giọng đùa, cười cợt.. Khi nói chuyện với người lớn hơn mình, người dưới thường đệm từ "dạ" vào mỗi câu nói. "Mày ăn cơm chưa con ? - Dạ, chưa!"hoado "Mới dìa/dzề hả nhóc? - Dạ, con mới!"… Cái tiếng "dạ" đó, không biết sao trong cảm giác nghe của một người Sài Gòn với một người Sài Gòn thấy nó "thương" lạ...dễ chịu mà gần gũi, nhẹ nhàng mà tình cảm lắm lắm. Cảm giác nó thật riêng so với những nơi khác. Nghe một tiếng "dạ" là biết ngay tên này là dân miền Nam cái đã rồi hẳn hay...

Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một khoảng thời gian ngắn vài ngày thì nói “Từ bữa đó đến bữa nay”, còn người Sài Gòn thì nói “Hổm nay”, “dạo này”…người khác nghe sẽ không hiểu, vì nói chi mà ngắn gọn ghê. (Lại phát hiện thêm một điều là người Sài Gòn hay dùng từ “ghê” phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái tình cảm riêng. Tiếng “ghê” đó chẳng hàm ý gì nhiều, nó mang ý nghĩa là “nhiều”, là “lắm”. Nói “Nhỏ đó xinh ghê!” nghĩa là khen cô bé đó xinh lắm vậy.)
Lại so sánh từ “hổm nay” với “hổm rày” hay nghe ở các vùng quê Nam Bộ, cũng một ý nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau. Nghe người Sài Gòn dùng một số từ “hổm rày, miết…” là người Sài Gòn bắt chước người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng, vì trong người Sài Gòn vẫn còn cái chất Nam Bộ chung mà.

Nghe một đứa con trai Sài Gòn nói về đứa bạn gái nào đó của mình xem…”Nhỏ đó xinh lắm!”, “Nhỏ đó ngoan!”…Tiếng “nhỏ” mang ý nghĩa như tiếng “cái” của người Hà Nội. Người Sài Gòn gọi “nhỏ Thuý, nhỏ Lý, nhỏ Uyên” thì cũng như “cái Thuý, cái Uyên, cái Lý” của người Hà Nội thôi.
Nói một ai đó chậm chạp, người Sài Gòn kêu “Thằng đó làm gì mà cứ cà rề cà rề…nhìn phát bực!” Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng nề lắm. Một người lớn hơn gọi “Ê, nhóc lại nói nghe!” hay gọi người bán hàng rong “Ê, cho chén chè nhiều nhiều tiền ít coi!”… “Ê” là tiếng Sài Gòn đó, coi gọi trổng không vậy mà chẳng có ý gì đâu, có thể nói đó là thói quen trong cách nói của người Sài Gòn. Mà người Sài Gòn cũng lạ, mua hàng gì đó, thường “quên” mất từ “bán”, chỉ nói là “cho chén chè, cho tô phở”… “cho” ở đây là mua đó nghen.

Nghe người Sài Gòn nói chuyện với nhau, thường bắt gặp thế này “Lấy cái tay ra coi!” “Ngon làm thử coi!” “Cho miếng coi!” “Nói nghe coi!”… “Làm thử” thì còn “coi” được, chứ “nói” thì làm sao mà “coi” cho được nè ? Vậy mà người Sài Gòn lại nói, từ “coi” cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài Gòn nói dzậy mà. Ngồi mà nghe người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau thì quái lắm, lạ lắm, không ít người sẽ hỏi “mấy từ đó nghĩa là gì dzậy ta ?” – Mà “dzậy ta” cũng là một thứ “tiếng địa phương” của người Sài Gòn à. Người Sài Gòn có thói quen hay nói “Sao kỳ dzậy ta?” “Sao rồi ta?” “Được hông ta?”…Nghe như là hỏi chính mình vậy đó, mà…hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà.

Tiếng Sài Gòn là thế đó, nếu bạn giả giọng Sài Gòn nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài Gòn riêng riêng này thì đúng là… “bạn hông biết gì hết chơn hết chọi!”
Mà giọng Sài Gòn đã thế, cách người Sài Gòn xưng hô, gọi nhau cũng có phần mang “màu sắc” riêng.
Người Sài Gòn có cái kiểu gọi “Mày” xưng “Tao” rất “ngọt”. Một vài lần gặp nhau,nói chuyện ý hợp tâm đầu một cái là người Saigon mày tao liền. Nếu đúng là dân Sài Gòn, hiểu người Sài Gòn, yêu người Sài Gòn sẽ thấy cách xưng hô ấy chẳng những không có gì là thô mà còn rất ư là thân thiện và gần gũi.
Mày-tao là kiểu xưng hô hay thấy trong mối quan hệ bạn bè của người Sài Gòn. Cách xưng-hô này thấy dàn trải từ đủ các mối quan hệ bạn bè; từ bạn học giữa mấy đứa nhóc chút xíu, cho đến mấy bác mấy anh lớn lớn tuổi. Hổng biết cái máu dân Sài Gòn nó chảy mạnh quá hay sao mà thấy mấy cách gọi này nó...tự nhiên và dễ nói hơn là mấy từ như "cậu cậu - tớ tớ" của miền Bắc. Nói chuyện bạn bè với nhau, thân thiết mà gọi mấy tiếng mày mày tao tao thì nghe thật sướng, thật thoải mái tự nhiên, và khoai khoái làm sao ấy. Gọi thế thì mới thiệt là dân Sài Gòn.

Đấy là ngang hàng, ngang vai vế mà gọi nhau, chứ còn như đám nho nhỏ mà gặp người lớn tuổi hơn, đáng bậc cha, chú thì khác. Khi ấy “tụi nhỏ” sẽ gọi là chú, thím, cô, dì, hay bác và xưng “con” ngọt xớt. Có vẻ như người Sài Gòn "ưa" tiếng chú, thím, dì, cô hơn; cũng như đa phần dân miền Nam khác vậy mà. Mà có lẽ cách gọi này cũng còn tuỳ vào việc ước lượng tuổi của người đối diện. Gặp một người phụ nữ mà mình nhắm chừng tuổi nhỏ hơn mẹ mình ở nhà thì "Dì ơi dì...cho con hỏi chút...!" - còn lớn hơn thì dĩ nhiên là "Bác ơi bác..." rồi.

Những tiếng mợ, thím, cậu,... cũng tùy vào vai vế và người đối diện mà gọi. Có người chẳng bà con thân thuộc gì, nhưng là bạn của ba mình, lại nhỏ tuổi hơn, thế là gọi là chú và vợ của chú đó cứ thế gọi luôn là thím. Gọi thì gọi thế, còn xưng thì xưng “con” chứ không phải “cháu cháu” như một số vùng khác. Cái tiếng “con” cất lên nó tạo cho người nghe cảm giác khoảng cách giữa mình với đứa nhỏ đang nói kia tự dưng… gần xịt lại. Nghe sao mà quen thuộc, và gần gũi đến lạ lùng. Tự dưng là thấy có cảm tình liền.

Nói tiếp chuyện xưng-hô, người Sài Gòn có kiểu gọi thế này :
Ông đó = ổng
Bà đó = bả
Anh đó = ảnh
Chị đó = chỉ

Không hiểu sao mà dấu hỏi tự nhiên cái trở nên giữ vai trò quan trọng... ngộ nghĩnh vậy nữa. Nhưng mà kêu lên nghe hay hay đúng hông? Gọi vậy mới đúng là chất Nam Bộ - Sài Gòn á nghen.
Người Sài Gòn cũng có thói quen gọi các người trong họ theo... số. Như anh Hai, chị Ba, thím Tư, cô Chín, dượng Bảy, mợ Năm...Mà nếu anh chị em họ hàng đông đông, sợ gọi cùng là chị Hai, anh Ba mà hổng biết nói về ai thì dzậy nè, thêm tên người đó vào. Thành ra có cách gọi : chị Hai Lý, chị Hai Uyên, anh Ba Long, anh Ba Hùng...

Thêm nữa, nếu mà anh chị em cùng nhà thì tiếng "anh-chị-em" đôi khi được...giản lược mất luôn, trở thành "Hai ơi Hai, em nói nghe nè..." và "Gì dzạ Út ?"...Tôi thích cách gọi này, đâm ra ở nhà gọi Dì Út tôi chỉ là một tiếng Út gọn lỏn. Có chuyện nhờ là cứ "Út ơi...con nhờ chút!" hoặc với mấy chị tôi thì "Hai ơi Hai...em nói nghe nè!".

Cách gọi này của người Sài Gòn nhiều khi làm người miền khác nghe hơi...rối. Có lần, kể cho người bạn ở Hà Nội nghe về mấy người anh chị trong gia đình. Ngồi kể lể "anh Hai, chị Hai, dì Hai, Út, cậu Hai, mợ Hai, chú Ba..." một hồi cái bị kêu là hổng hiểu, xưng hô gì rối rắm quá chừng, làm phải ngồi giải thích lại suốt một hồi...lâu.
Cách xưng hô của người Sài Gòn là vậy.
Nghe là thấy đặc biệt của cả một mảnh đất miền Nam sông nước.

Cứ thế, không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Thần Kinh, cái giọng Sài Gòn đi vào tai, vào lòng, vào cách cảm, và nỗi nhớ nhung của người Sài Gòn lẫn dân miền khác bằng sự ngọt ngào, bằng cái chân chất thật thà của truyền thống xa xưa, và bằng cả cái “chất Sài Gòn” chảy mạnh trong từng mạch máu người dân Sài Gòn.

Đi đâu, xa xa Sài Gòn, bỗng dưng nghe một tiếng “Dạ!” cùng những tiếng “hen, nghen” lại thấy đất Sài Gòn như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương…

Nam hoàng




Nhân dịp cuối năm , nằm vắt tay lên trán , ôn lại nhiều sự kiện xảy ra trên chốn tạm dung , nhiều sự kiện đã xảy đến trong mãnh đời tan nát như manh chiếu rách , vui củng có , buồn củng có , Nay có lẻ trong tiết trời hơi lạnh giá , Người viết chợt nhớ nhà , nói nhớ nhà , nhưng đó là cách nói chung , Trong nổi nhớ ấy , có nổi nhớ vể thành Phố mà một thời trong chúng ta hầu như củng đều có cùng chung một chút gì để nhớ . Nhà Văn người Đức Ériche Maria Remarque : đã từng viết một câu để đời : Có những sự việc mới xảy ra ở ngày hôm qua , vậy mà đến hôm nay , đã trở thành quá khứ xa xôi ... Những lời văn ... những hình ãnh trong các tác phẩm cuả Ông đã theo đuổi người viết mải , trên đoạn đường Chiến Binh , Và đến tận phút giây nầy . Xin được gởi đến Quý Thây , Quý Cô , quý anh chị , Bài viết mà mình đã góp nhặt được ........ Mời Anh chị xem qua cho vui

GIỌNG NÓI SÀI GÒN
Giọng nói người Sài Gòn không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Thần Kinh, cái giọng Sài Gòn đi vào tai, vào lòng, vào cách cảm, và nỗi nhớ nhung của người Sài Gòn lẫn dân miền khác bằng sự ngọt ngào của sông nước Nam Bộ, bằng cái chân chất thật thà của truyền thống xa xưa, và bằng cả cái “chất Sài Gòn” chảy mạnh trong từng mạch máu người dân Sài Gòn. Đi đâu, xa xa Sài Gòn, bỗng dưng nghe một tiếng “Dạ!” cùng những tiếng “hen, nghen” lại thấy đất Sài Gòn như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương…
Có dạo đọc trong một bài viết về Sài Gòn – Gia Định của nhà văn Sơn Nam, có thấy ông viết giọng Sài Gòn, cũng như văn hóa và con người Sài Gòn là một sự pha trộn và giao thoa đến hợp nhất của nhiều nơi. Đó là những người Chăm bản địa, những người khách Hoa, những người miền Trung đầu tiên đến đất Gia Định…Từ đó hình thành một loại ngôn ngữ vừa bản địa, vừa vay mượn của những người đi mở đất…
Giọng người Sài Gòn được xem là giọng chuẩn của miền Nam, cũng như giọng người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của người miền Bắc. Giọng chuẩn tức là giọng không pha trộn, không bị cải biến đi qua thời gian. Như nói về giọng chuẩn của người Hà Nội, người ta nói đến chất giọng ấm nhẹ, khi trầm khi bổng, khi sắc khi thanh, và chẳng ai phủ nhận người Hà Nội nói chuyện rất hay và “điêu luyện”. Cái “điêu luyện” ấy như thuộc về bản chất của người Hà Nội mà chỉ người Hà Nội mới có được. Nếu nói là người Việt Nam nói như hát, thì đúng ra chỉ có người Hà Nội là “nói như hát” mà thôi, họa chăng chỉ có giọng Huế của người con gái Huế trầm tư mới cùng được ví von thế…Người Sài Gòn thì khác, giọng Sài Gòn cũng khác. Không ngọt ngào …mía lùi như một số người dân Tây Nam Bộ ven vùng sông nước mênh mang chín rồng phù sa, không nặng nề cục mịch như người miền Đông Nam Bộ nóng cháy da thịt, giọng người Sài Gòn cũng ngọt, nhưng là cái ngọt thanh hơn, nhẹ hơn. Đó là chất giọng “thành thị” đầy kiêu hãnh của người Sài Gòn, chẳng lẫn vào đâu được mà dù người khác có bắt chước cũng khó lòng. Dường như qua nhiều năm cùng với đất Gia Định – Sài Gòn phù hoa trong nhịp sống, trong đổi mới và phát triển, thì giọng nói của người Sài Gòn cũng trở nên “cao sang” hơn. Dù vậy, có cái “thanh” của một vùng đất một thời là thủ phủ Nam Bộ, nhưng cũng chẳng mất đi đâu cái mộc mạc không bỏ được của cái gốc chung Nam Bộ.
Giọng người Sài Gòn nói lên nghe là biết liền. Ngồi nghe hai người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau ở một quán nước, bên đường hay qua điện thoại, dễ dàng nhận ra họ. Cái giọng không cao như người Hà Nội, không nặng như người Trung, mà cứ ngang ngang sang sảng riêng…Mà điều đặc biệt trong cách người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau là mấy từ “nghen, hen, hén” ở cuối câu… Người miền khác có khoái, có yêu người Sài Gòn thì cũng vì cách dùng từ “nghen, hen” này. Khách đến nhà chơi, chủ nhà tiếp. Khách về, cười rồi buông một câu “Thôi, tôi dìa nghen!” – Chủ nhà cũng cười “Ừ, dzậy anh dìa hen!”. Nói chuyện điện thoại đã đời, để kết câu chuyện và cúp máy, một người nói “Hổng còn gì nữa, dzậy thôi hen!” “thôi” ở đây nghĩa là dừng lại, kết thúc, chấm dứt gì đó. Hai đứa bạn nói chuyện cùng nhau, bắt gặp cái gì vui, quay đầu sang đứa kế bên “Hay hén mậy?” bằng giọng điệu thoải mái…
Giọng người Sài Gòn đôi khi diễn đạt cùng một câu nói, nhưng lại bằng nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau lại mang ý nghĩa khác nhau. Đám nhỏ quậy, nghịch phá, người chị mắng, giọng hơi gằn lại và từng tiếng một, có chút hóm hỉnh trong đó “Dzui dzữ hen!”. Đám bạn cùng tuổi, ngồi chơi chung, cười đùa, một người nói giọng cao cao vui vẻ “Dzui dzữ hen!”…Người Sài Gòn có thói quen hay “đãi” giọng ở chữ cuối làm câu nói mang một sắc thái khác khi hờn giận, khi đùa vui như “Hay dzữuuu”, “Giỏi dzữưưu…!” Nghe người Sài Gòn nói chuyện, trong cách nói, bắt gặp “Thôi à nghen” “Thôi à!” khá nhiều, như một thói quen và cái “duyên” trong giọng Sài Gòn.

Người Sài Gòn nói chuyện, không phát âm được một số chữ, và hay làm người nghe lẫn lộn giữa âm “d,v,gi” cũng như người Hà Nội phát âm lẫn các từ có phụ âm đầu “r” vậy. Nói thì đúng là sai, nhưng viết và hiểu thì chẳng sai đâu, đó là giọng Sài Gòn mà, nghe là biết liền. Mà cũng chẳng biết có phải là do thật sự người Sài Gòn không phát âm được những chữ ấy không nữa, hay là do cách nói lẫn từ “d,v,gi” ấy là do quen miệng, thuận miệng và hợp với chất giọng Sài Gòn. Ví như nói “Đi chơi dzui dzẻ hen mậy!” thì người Sài Gòn nói nó… thuận miệng và tự nhiên hơn nhiều so với nói “Đi chơi vui vẻ hen!”. Nói là “vui vẻ” vẫn được đấy chứ nhưng cảm giác nó ngường ngượng miệng làm sao đó.
Người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, có thói quen dùng từ “dạ” khi nói chuyện, khác với người miền Bắc lại dùng từ “vâng”. Để ý sẽ thấy ít có người Sài Gòn nào nói từ “vâng”. Khi có ai gọi, một người Sài Gòn nói “vâng!” là trong dáng dấp của câu nói đó có giọng đùa, cười cợt. Khi nói chuyện với người lớn hơn mình, người dưới thường đệm từ “dạ” vào mỗi câu nói. “Mày ăn cơm chưa con ? – Dạ, chưa!”; “Mới dìa/dzề hả nhóc? – Dạ, con mới!”… Cái tiếng “dạ” đó, không biết sao trong cảm giác nghe của một người Sài Gòn với một người Sài Gòn thấy nó “thương” lạ…dễ chịu mà gần gũi, nhẹ nhàng mà tình cảm lắm lắm. Cảm giác nó thật riêng so với những nơi khác. Nghe một tiếng “dạ” là biết ngay tên này là dân miền Nam cái đã rồi hẳn hay.
Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một khoảng thời gian ngắn vài ngày thì nói “Từ bữa đó đến bữa nay”, còn người Sài Gòn thì nói “Hổm nay”, “dạo này”…người khác nghe sẽ không hiểu, vì nói chi mà ngắn gọn ghê. (Lại phát hiện thêm một điều là người Sài Gòn hay dùng từ “ghê” phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái tình cảm riêng. Tiếng “ghê” đó chẳng hàm ý gì nhiều, nó mang ý nghĩa là “nhiều”, là “lắm”. Nói “Nhỏ đó [” nghĩa là khen cô bé đó  lắm vậy.) Lại so sánh từ “hổm nay” với “hổm rày” hay nghe ở các vùng quê Nam Bộ, cũng một ý nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau. Nghe người Sài Gòn dùng một số từ “hổm rày, miết…” là người Sài Gòn bắt chước người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng, vì trong người Sài Gòn vẫn còn cái chất Nam Bộ chung mà.Tiếng Sài Gòn là thế đó, nếu bạn giả giọng Sài Gòn nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài Gòn riêng riêng này thì đúng là… “bạn hông biết gì hết chơn hết chọi!”
Bồ  Công Anh
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi " Xôi Sai gon
Reply #50 - 16. Jan 2012 , 02:53
 

Xôi sớm, xôi chiều, xôi tối

HkThành    

Người Sài Gòn rất chuộng xôi.
Xôi sớm, xôi chiều, xôi tối lúc nào cũng có người ăn. Đất Sài thành có một phố chuyên bán xôi và còn rất nhiều món xôi “đặc sản” khó tìm nơi khác.

Xôi Sài Gòn có thể chia làm hai loại là xôi ngọt và xôi mặn. Xôi ngọt phổ biến nhất vẫn là xôi gấc, xôi cẩm (hay còn gọi là xôi tím), xôi nếp than, xôi đậu, xôi sầu riêng, xôi vò. Mỗi loại xôi lại có cách thêm hành phi, mỡ hành, dừa bào hay đường riêng.

Xôi ngọt tại Sài Gòn thường có lớp đường kính phủ lên trên

Xôi mặn Sài Gòn

Người Sài Gòn cũng rất thích xôi gấc

Xôi sầu riêng có hương vị rất đặc biệtVí như ăn xôi đậu bao giờ cũng phết thêm một miếng đậu xanh nhuyễn vàng ươm, thêm một ít sợi dừa bào nhỏ, sau cùng là rắc lên một ít đường cát trắng phau.

Xôi cẩm là loại xôi có màu tím thủy chung. Ăn xôi tím phải có thêm mỡ hành và hành phi mới đúng vị. Người ta vẫn thường rưới mỡ hành và hành phi khi ăn các món mặn, nhưng riêng với một số món xôi ngọt như xôi cẩm lại phải kèm theo hai vị này mới ngon.

Cách ăn này quả thực chỉ phổ biến ở Sài Gòn vì người Sài Gòn ăn món ăn nào mà không có nước dường như đều phải có thêm ít mỡ hành beo béo mới đã.Các món xôi có nguồn gốc từ phía bắc như xôi cốm, xôi gấc cũng chễnh chệ nằm trên các quầy hàng khắp các nẻo đường Sài Gòn. Vào đến trong Nam, hương vị của các món xôi này ít nhiều đã thay đổi. Vẫn là xôi với gạo nếp thơm lừng, khác chăng là hương vị ngọt hơn theo khẩu vị của người Nam.

Xôi ngọt thuần túy miền Nam thì phải kể đến xôi bắp. Bắp phải là bắp nếp, hầm với nước dừa, tạo thành món ăn nửa xôi nửa cháo.

Hạt bắp hầm xong nở bung thật mềm, thậm chí hơi nhão, có màu trắng tươi, rắc thêm đậu xanh đánh cho tơi mịn, rồi lại thêm ít dừa nạo, muối mè. Ăn vào vừa ngọt vừa béo nhưng không ngấy lại ngon tuyệt.

Xôi ngọt Sài Gòn, đúng như tên gọi của nó, vị ngọt quyện với cái dẻo thơm của nếp, beo béo của dừa, đậu xanh xoay nhuyễn và mỡ hành, lại thêm ít hành phi thơm thơm giòn giòn tạo nên một hương vị riêng mà quen thuộc.

Ngoài ra còn có một món xôi ngọt khá đặc sắc nhưng không phổ biến bằng các món xôi ngọt như đã kể ở trên là món xôi xiêm. Xôi xiêm có nguồn gốc từ Thái Lan. Xôi Xiêm là sự tổng hợp từ các nguyên liệu từ gạo nếp Thái Lan, nước cốt dừa, sầu riêng, đường thốt nốt…

Việc chế biến Xôi xiêm không phức tạp nhưng lại cần có kinh nghiệm và sự khéo léo. Xôi hấp phải chín tới, dẻo, không nhão mà cũng không cứng, nước xốt có vị ngọt, ngậy mà không béo, thơm mát. Ở Sài Gòn xôi xiêm thường được bán ở khu người Hoa (quận 5).Xôi mặn thì phải kể đến xôi gà, xôi lạp xưởng, trứng cút, xá xíu, xôi chả, pa tê…Thường người ta sẽ để xôi gà sang một bên, còn xôi với lạp xưởng, chả, trứng cút, pa tê sẽ gộp chung gọi là xôi mặn.

Xôi gà luộc-một món rất riêng

Xôi mặn thập cẩm

Xôi trứng lạp xưởng

Các món trên đều có thành phần chung là xôi nếp nấu dẻo thơm, mỡ hành beo béo với cọng hành xắt nhỏ còn nguyên màu xanh ươm dù đã qua lớp dầu nóng, thêm ít hành phi cho giòn thơm. Tùy theo nhu cầu và khẩu vị mà chọn các món ăn kèm như tôm khô, tôm chiên bột, lạp xưởng, trứng cút…Riêng với xôi gà thì cũng có nhiều cách để thưởng thức. Phổ biến nhất vẫn là xôi gà xé, vừa tiện lợi lại ngon, đó là đáp ứng cái nhu cầu nhanh, tiện lợi của người thành phố. Nơi mà sự bận rộn khiến người ta thích được làm sẵn.

Từng miếng gà được xé thành xợi nhỏ, khi ăn không phải động tay xé gà, chỉ việc thưởng thức vị ngon thức ăn đem lại. Gà xé có thể là gà luộc kỹ cho nước ngọt vào trong từng thớ thịt, cũng có thể là gà chiên giòn, có nơi lại chọn cách là dùng gà nướng.Xôi Sài Gòn thường bán vào sáng hoặc chiều tối. Sáng thì các hàng xôi thường tụ tập trước cổng trường học, hoặc bán bên lề đường. Trước trường nào cũng có ít nhất một gánh hàng xôi mà trên vỉa hè các con đường lớn nhỏ cũng không thể thiếu gánh xôi.

Xôi chiều thì phải kể đến đoạn đường Cao Thắng từ đầu đường đến ngã tư Điện Biên Phủ. Xe nào xe nấy đều được đầu tư kỹ lưỡng, để ba bốn xửng xôi cao, khói bốc nghi ngút. Chủ yếu là xôi ngọt với đủ màu sắc bắt mắt. Chỉ cần chạy xe ngang qua, nghe mùi thơm tản mác trong không khí thì khó có thể kìm lòng mà đi tiếp. Mỗi gói xôi ở đây có giá từ 5.000đ đến 10.000đ.

Góc đường Sương Nguyệt Ánh giao với Cách Mạng Tháng Tám cũng có một gánh hàng xôi gà, xôi bắp rất ngon chỉ bán buổi chiều. Gánh hàng xôi đã xấp xỉ hai mươi năm.Trải qua bao thăng trầm cùng thời gian, cái son sắc một thời của cô bán hàng cũng vơi đi ít nhiều, nhưng hương vị gói xôi vẫn ngon như thuở nào. Xôi ở đây chỉ 7.000 đồng một gói, lại được gói trong lá chuối chứ không phải gói bằng giấy bóng như các nơi khác.Sài Gòn cũng có một quán xôi nức tiếng từ xưa đến nay nằm ở đường Bùi Thị Xuân. Đây được mệnh danh là quán xôi ngon nhất Sài Gòn với món xôi gà chiên, xôi lòng gà và xôi gấc nổi danh. Xôi ở đây có độ nở vừa phải, lại dẻo thơm.

Xôi gấc có vị ngọt thanh mát tự nhiên lại thơm lừng. Người đến đây ăn một lần chắc chắn sẽ có lần thứ hai, thứ ba. Quán tuy nhỏ nhưng có đội ngũ nhân viên đông đảo, lại nhiệt tình, dù đến ăn hay mang về đều không phải đợi lâu.Văn hoá xôi ở Sài Gòn đa dạng vậy đó. Xôi luôn là món ăn vừa ngon, vừa no vừa tiện lợi chẳng kém bánh mì. Người Sài Gòn phóng khoáng, dễ tiếp nhận và xởi lởi. Gánh hàng xôi cũng theo đó mà trở nên phong phú, đa dạng hơn nhiều. Từ một món xôi dân dã bé nhỏ cũng phần nào đã khắc họa nên nét văn hóa riêng biệt của người dân chốn Sài Thành.
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #51 - 23. May 2012 , 13:51
 
Lâu nay bận bịu đa đoan chuyện thế gian nhiễu sự , nay tạm rỗi rảnh , góp nhặt những mảnh tâm sự của bàn dân thiên hạ làng " net " , xin quý  anh chị em thưởng thức bài thơ rất nên thơ nói về những " Bóng Hồng tha thướt trên đường phố sài Gòn của chúng ta ngày xưa .

Lam Sơn

MỘT THUỠ SÀI GÒN
Luân Hoán
                  
                     ********
1 / 

Trưa đầy nắng dẫm bước chân ,
Áo nghiêng vạt rớt bóng gần bước hoa .
Má thơm ánh sáng chan hòa ,
Thời gian nhường bước em qua ngang đường .

                     ********
2/

Tinh khôi từng thõi vàng ròng ,
Áo trắng khó bọc kín lòng thanh xuân .
Bàn tay mỡ nắm ngập ngừng ,
Mắt môi chúm chím phơi từng nhịp tim .
Nếu được quyền chọn cũa riêng ,
Ngũ long công chúa rước nguyên về triều .

                        *******

3/

Có lửa có khói gì đâu ,
Chĩ là vệt sáng khỡi đầu nơi em .
Từ xe , ví , váy , thắp lên ,
Một màu đỏ chói lênh đênh ngang đường .
Lưng thẳng liền cặp chăn trường ,
Nhìn ãnh đã chạm mùi hương dịêu kỳ .

                       *********
4/

Che dù qua phố nắng trưa ,
Kính đen đủ thấy đường đưa bước tình .
Điệu đà năm ngón tay xinh ,
Thơm quai ví xách , linh tinh những gì .
Lược gương son phấn đôi khi ,
Lá thư gói tiếng thì thầm trái tim .

                      ********
5/
Một thời tóc buộc bandeau ,
Đi chợ đi học , đi vào đám đông .
Áo dài lưng eo thắt lưng ong ,
Tà thơm tay vịn gió lồng vu vơ .
Trong ngoài thanh khiết ngay thơ ,
Đêm về không biết em mơ ước gì .
                    *******
6/

Tuyệt vời thay ...tuổi nữ sinh ,
Áo dài trắng nõn ...xuân tình trắng trong .
Yêu đời dấu kín trong lòng ,
Yêu người giử giữa môi hồng không son .
Đi về nắng đở lưng ong ,
Nghe từng gió bụi nụ hôn gỡi thầm . *

                 *******
7/

Chiều về sánh bước phố đông ,
Tam nương tõa sáng dòng sông chân người .
Em tự nhiên đẹp môi cười ,
Em che tay nắm nguồn vui dâng tràn .
Em nhắm mắt cười mơ màng ,
Ba cặp môi ấy ướp toàn hương sen .

                  ********
8/

Chẵng phải chạy theo thời trang ,
Người đi ta đứng chàng ràng tụt lui .
Dù gì em cũng hơn người ,
Mặt mày mủi mắt tươi cười dáng hoa .
Cộng thêm chút Lolita ,
Em là cô gái nết na Sài Gòn .

                  *******
9/

Xếp dù em đi đầu trần ,
Cho màu nắng được phép gần em hơn .
Bụi đường bám cánh chân trần ,
Chắc gì không mộng mơ đơm nỡ tình .
Sài Gòn trăm ngã thũy tinh ,
hẵn nhờ những bước chân tình chúng em .

                  ********
10/

Không đồng tính chĩ đồng tình ,
Đi về như bóng với hình có nhau .
Phố mênh mông biết về đâu ,
Vào nhà thờ nguyện vài câu tình người .
Ra về em có nụ cười ,
Tặng cho hè phố lòng người biết yêu .

                ********
11/

Dĩ nhiên là tuyêt hơn hoa ,
Em cô thiếu nữ mượt mà tinh khôi .
Nhạc thơ hội họa ngàn đời ,
Vẫn còn thiếu sót nhiều lời ngợi ca .
Hình như lỗi từ em ra ,
Ai bảo quá đẹp người ta hết hồn .

                 *******
12/

Những cánh dù thật quen thân ,
Dù chưa được lấy một lần che chung .
Em đi bước nhẹ vô cùng ,
Vẫn vang vọng tiếng nhớ nhung trong lòng .

                 ********
13/

Mắt nhìn tưỡng ảnh chúng ta ,
Một thời tan sỡ đạp qua phố chiều .
Bè bạn hay là người yêu ,
Khác nhau nhưng vẫn bấy nhiêu thôi à .
Môi cười theo nhịp tà tà ,
Của đôi chân đạp như là làm thơ .
Cảm ơn người đẹp sài Gòn ,
Một thời và cã một đời hồng nhan ./.
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi , Những mảnh đời
Reply #52 - 07. Jun 2012 , 02:59
 
Những mảnh đời trên phố cơm trắng ở Sài Gòn;

Diệt cộng, đuổi Tàu cứu nước Toàn dân Việt Nam một lòng

XUỐNG ĐƯỜNG, bà con ơi !!!

Phố cơm trắng

Thulan


Thành Phố Sài Gòn , Hòn Ngọc Viễn Đông năm xưa , và ngày nay với những mãnh đời tan nát .

Những mảnh đời trên phố cơm trắng ở Sài Gòn

Sài Gòn, bề nổi là một thành phố lộng lẫy xa hoa sực mùi dầu thơm và những nhà hàng tiệm ăn sang trọng. Nhưng vẫn còn đó một Sài Gòn của những công nhân, những trí thức mà bữa cơm chiều chỉ là bát cơm không, mua ở cổng nhà ga. Khách quen của  quán cơm trắng là các công nhân.

Khu vực quanh ga Sài Gòn có nhiều nhà trọ tồi tàn. Những người từ xa xuống sân ga thường thuê trọ để bán báo, đánh giày, bán vé số, làm công nhân. Họ còn bỡ ngỡ, chưa dám đi đâu xa, vả lại cuộc sống quanh nhà ga cũng không đắt đỏ như trong khu trung tâm.

Những ngóc ngách chật chội và có phần hôi hám, nhà cửa cáu bẩn, những chung cư cũ kỹ phơi đầy quần áo cũ, lúc nào cũng nườm nượp người lao động lấm lem. Giữa hàng vạn con người khuôn mặt nhầu nhĩ ấy, đã ra đời phố bán cơm không mà người Sài Gòn gọi là phố cơm trắng quanh nhà ga xe lửa.

Người bán cơm trắng nhiều khi không thuê mặt bằng, mấy bình ga đặt ở góc đường, che ô dù, đội nắng mưa nấu cơm mà bán cho nhân dân.

Mỗi người dăm bảy cái nồi, mỗi nồi nấu được gần yến gạo. Họ không bán thức ăn, chỉ vài hàng có bán thêm dưa hành, nước mắm nước tương. Cơm và dưa món để trong bao ni lông. Cơm tính theo cân, người ta cũng thường gọi là “cơm ký”.

Chị Hồng, một người bán cơm trắng 12 năm nay cho biết vợ chồng chị thay nhau nấu cơm bán. Mỗi cân cơm chỉ lãi được 500 – 1.000 đồng nên không đủ tiền thuê nhân công: “Chúng tôi chỉ lấy công làm lãi. Bán cơm giá cao chút lập tức người ta không mua nữa. Công nhân nghèo lấy tiền đâu mà mua”.

Mỗi ngày chị Hồng dậy từ 4 giờ sáng, nấu cơm bán đến gần 9 giờ đêm. Cứ mỗi cân gạo nấu thành hai cân cơm. Chị nói: “Gạo ngon mọi người thường ăn giá 18.000- 20.000 đồng/kg, gạo chúng em nấu bán ở đây chỉ 12.000 đồng/kg. Dân cần ăn no chứ chưa cần ăn ngon”.

Một cân cơm bán giá 8.000 đồng, đủ cho ba công nhân ăn. Tính ra mỗi bữa một người chỉ phải bỏ ra 2.700 đồng. “Một ly trà đá giờ đã 2.000 đồng” - chị Hồng nói. Một ngày chị Hồng bán khoảng 450 kg cơm trắng.

Chị Hương, một người bán cơm trắng thì nói: “ Người ta bán hàng cơm, chủ yếu lời vào thức ăn. Khi công nhân đến mua cơm trắng, các quán cơm chẳng bao giờ bán. Bởi vậy, người nghèo phải tìm tới ga tàu lửa này để mua cơm ăn qua ngày”.

Chị nói thêm: “Có người thấy chúng tôi bán ngày cả tạ gạo, tưởng bán cho các quán cơm, nhưng hoàn toàn không phải. Người ta kinh doanh, nấu cơm có lời, chỉ khi nào thiếu cơm họ mới chạy qua đây mua vài ba ký thôi. Cơm trắng chúng tôi nấu ra chủ yếu bán cho dân lao động và sinh viên”.

Heo hắt những bữa ăn

Ông Sáu chạy xích lô. Khi nào đói và rảnh khách lại tạt vào mua 3.000 đồng cơm trắng buộc vào xích lô. Ông có hai chai nước lớn lấy từ vòi, khát thì cúi xuống mà uống. Ông Long chạy xe ôm, chiều tối ghé mua vài lạng cơm, giữ nó như giữ bảo bối vậy. Cầm bịch cơm trắng nom ông cười thật hiền.

Phần lớn khách mua cơm trắng là người nghèo.
Chị Hương nói với tôi: “Khách mua đủ lứa tuổi. Trẻ em đánh giày, phụ nữ bán báo, người già bán vé số”. Chị nói: “Lắm người chỉ mua vài ngàn, nhưng vẫn phục vụ. Cơm cháy thường để cho mấy người neo đơn, nghèo khổ. Lắm khi thấy tội quá, không nỡ lấy tiền”.

Thùy, sinh viên một trường cao đẳng nói: “Chúng em ba đứa thuê một phòng, tháng mất tám trăm ngàn. Phòng trọ nhỏ, chủ không cho nấu cơm vì sợ cháy nhà. Ăn cơm hàng thì đắt đỏ lắm, mà không no, nên mỗi bữa lại ra đây mua một cân cơm trắng”.
Quanh ga tàu có tới cả chục quán cơm bụi. Nhưng giờ giá thuê mặt bằng tăng, giá điện nước, gạo, thịt rau đều tăng, giá cơm bụi tăng liên tục. “Cơm rẻ nhất cũng phải 20.000 đồng một suất. Nếu cả ba đứa đi ăn thì mất 60.000 đồng”.

Hỏi ăn cơm trắng hoài sao nuốt nổi và sức đâu học hành? Thùy nói: “Chúng em mua thêm trứng luộc”.
Chị Hằng bán hàng rong, là khách quen của phố. Chị nói là “đi bán suốt từ sáng sớm đến tối mịt, lấy đâu thời gian nấu cơm”. Hàng bán bữa được bữa mất. Họ từ Quảng Nam vào, thuê nhà trọ gần bệnh viện da liễu. Đói thì mua cơm, ngồi gốc cây chia nhau mà ăn. Lắm khi trời nắng nuốt không nổi. Chị nói: “Muốn ăn cơm ngon thì chờ đến tết về quê”.

Tìm nguồn sống

Trời nắng, xe cộ, bụi bặm, tiếng còi tàu rắt réo. H., một học viên theo học nghề điện, ngồi đạp xe lăn đi tìm mua cơm trắng. H. nói: “Chi phí học hành đắt đỏ lắm, em phải tiết kiệm để đỡ cho gia đình”. H. không chỉ mua cơm cho mình mà còn mua cho nhiều bạn khác nữa.

Tìm mua cơm trắng.

Nhìn cảnh người ngồi xe lăn, len lỏi giữa phố xá đầy bụi bặm và xe cộ nơi ga tàu, mới biết người ta mong tìm quán cơm trắng đến như thế nào.

Anh Thời, công nhân một nhà máy cách phố cơm trắng hàng cây số nói: “Ngày nào cũng như ngày nào, tôi đều mua cơm ở đây ăn. Đồng tiền trượt giá, gạo thịt đều tăng, giá thuê nhà tăng. Phải sống như thế này, cầm cự, chứ còn biết làm sao bây giờ? Có cái bỏ vào miệng là tốt rồi, cầu gì ăn ngon”.

Anh mua hai ngàn đồng tiền cơm cộng thêm ba ngàn dưa món: “Muốn đổi khẩu vị thì mua mấy ngàn đậu phụ chấm với nước tương”.

Phố Nguyễn Thông nằm sát cổng ga Sài Gòn có lẽ là một bức tranh tương phản của cuộc đời hôm nay. Phố này nổi tiếng bán rượu Tây với hàng chục tiệm rượu.

Những chai rượu được thiết kế cầu kỳ, rượu ngâm với sâm Cao Ly, rượu lâu năm đến từ các nước… có giá vài chục triệu đồng, thậm chí có chai mấy chục triệu đồng. Một bữa nhậu của người có tiền, có chức, phải hết mấy chai!
Nhưng cũng ở phố Nguyễn Thông, nơi cuối con phố giáp với ga tàu, những ngõ nhỏ tối tăm và những hàng cơm trắng bày bán trên vỉa hè, nườm nượp các vị khách.

Chị Loan, người bán báo đi dép lê, cầm trên tay những tờ báo in đậm dòng tít nói về các tập đoàn nhà nước làm ăn thua lỗ ném hàng ngàn tỷ đồng vô nghĩa xuống sông xuống biển, những tòa nhà con em quan chức tỉnh nọ lên đến hàng trăm tỷ được xây dựng chỉ để cho họ hưởng lạc… Người đàn bà bán báo dạo ghé vào mua cơm trắng, ánh mắt chị buồn hiu hắt.

Chị Nga, chủ một quán cơm trắng đã quyết định bán hai loại cơm. Cơm thường nấu từ gạo xốp bán giá 8.000 đồng/kg. Cơm ngon nấu từ gạo dẻo, giá bán 10.000 đồng/kg.

Quan sát hơn 20 người mua cơm trắng tại quán này, tôi thấy tất cả họ đều chỉ có một nhu cầu: “Bán cho tôi cơm thường”. Người đàn bà bán báo mua 3.000 đồng cơm thường ấy. Chị cầm chặt nắm cơm trong tay, như sợ sẽ đánh rơi một vật quý giá.

Ngồi bên vệ đường cùng phố cơm trắng, tôi mới phát hiện ra phần lớn những khách hàng phố này đều độ tuổi thanh thiếu niên, sinh viên, người lao động trẻ.Họ đều đang tuổi ăn, tuổi lớn, độ tuổi lao động quan trọng nhất của xã hội. Phần đa khách mua cơm trắng đều gầy gò, xanh lớt, có người tay run, giọng nói phều phào. Chị Hồng nói: “Không ít người là khách quen của chúng tôi đến cả chục năm ròng. Nghĩ mà thương”.

*******

Đọc những dòng chữ này thật chua xót đớn đau cho đồng bào ta, dân ta, nghèo khổ chiụ đựng suốt mấy chục năm trời duới ách cai trị của Đảng và nhà nuớc ta.

Thu tháng 9 nầy đi VN phải không ? về SG đi từ cầu chữ Y dộc theo rạch Hành Bàng phía bên khánh hội thí thấy bộ mặt thật của SG   




Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #53 - 17. Jun 2012 , 08:36
 
Sài Gòn Một Thời Của Một Đời

Nguyễn Mạnh Trinh – Sài Gòn Một Thời Của Một Đời
Posted on May 27, 2012

Có nhiều bài thơ về Sài Gòn. Thành phố ấy, với nhiều người, là thánh địa của kỷ niệm. Với Nguyên Sa, là Tám Phố Sài Gòn, là “Sài Gòn đi rất chậm buổi chiều”, là “Sài Gòn phóng solex rất nhanh” “Sài Gòn ngồi thư viện rất ngoan” là “Sài Gòn tối đi học một mình”, là “Sài Gòn cười đôi môi rất tròn”, là “Sài Gòn gối đầu trên cánh tay”.. Với Quách Thoại buổi sáng, là “sáng nay tôi bước ra giữa thị thành/để nghe phố nói nỗi niềm mới lạ/tiếng xe tiếng còi tôi nghe đường xá / cả âm thanh của cuộc sống mọi người/ một nụ cười chạy ẩn giữa môi tươi/trên tim nóng trong linh hồn tất cả /..” Với Trần Dạ Từ là buổi trưa, về Thị Nghè: “vẫn một mặt trời trên mỗi chúng ta/ và mỗi chúng ta trên một bóng hình/tôi vô giác như mặt đường nhựa ẩm/trũng nỗi sầu đau náo nức lưu thông/mùa hạ đi qua tựa hồ giấc mộng/ tôi chạy điên trong một bánh xe tròn / và đứa trẻ hít còi người đàn bà bước xuống/ ôi chiếc cầu , ôi sở thú. ôi giòng sông/..” Với Cung Trầm Tưởng, là mưa, là “mưa rơi đêm lạnh Sài Gòn / mưa hay trời khóc đêm tròn tuổi tôi/ mưa hay trời cũng thế thôi/ đời nay biển lạnh mai bồi đất hoang/..” Với Luân Hoán, là ngồi quán, là “ngồi La Pagode ngắm người/thấy em nhức nhối nói cười lượn qua/mini-jupe trắng nõn nà/vàng thu gió lộng chiều sa gót giày/ ngẩn theo tóc, tuyệt vời bay/ hồn thơ thức mộng trọn ngày bình yên/” Với Bùi Chí Vinh, là ngày bãi trường mùa hạ “những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng / em chở mùa hè của tôi đi đâu/ chùm phượng vĩ là tuổi tôi mười tám / tuổi thơ ngây khờ dại mối tình đầu..”..

Và với nhiều thi sĩ khác, Sài Gòn là phố cây xanh, là đêm cúp điện, là chiều mưa giọt, là trưa nắng đỏ. Ôi Sài Gòn, của cõi thơ không cùng, của những chân trời thi ca bao la, của những trái tim lúc nào cũng dồn dập nhịp thở của tháng ngày tuy náo động nhưng chẳng thể nào quên.

Với riêng tôi, Sài Gòn là muôn vàn kỷ niệm. Là những con đường quen thân , nhắc lại một thuở ấu thời. Là ngôi trường Chu văn An, nơi tôi miệt mài suốt bảy năm trung học. Là trường Khoa Học, là trường Luật trước khi vào lính. Là cổng Phi Long vào phi trường Tân Sơm Nhứt khi vừa nhập ngũ. Là những mơ mộng tuổi trẻ, lúc vừa bước vào đời sống quân đội trong một đất nước đang trong tình trạng chiến tranh.

Phi trường Tân Sơn Nhất – 1970

Buổi trưa , nằm dài trên sân cỏ mượt nhìn lên nóc nhà thờ Ngã Sáu , dưới bóng cây dầu cao vút, nghĩ về tương lai nhìn theo những sợi mây bay qua . Nghe xôn xao trong lòng những sợi nắng lung linh. Ôi, thuở còn đi học, mấy ai tiên đoán được số mệnh mình. Mây bay đi, như đời trôi qua.

“nằm trên cỏ nhìn trời cao

lung linh sợi nắng thuở nào phai phai

nhìn tượng Chúa dưới tàng cây

giơ vai chĩu nặng tháng ngày chiến tranh

mùa hạ mấy bước đi quanh

cổng trường đóng những đoạn đành thế thôi

ngày mai đi bốn phương trời

mây phiêu lãng chợt thương đời phù du..”

Sài Gòn những mùa thu. Có những con đường xôn xao áo lụa. Có những buổi tan học nhìn tà áo trắng mà mơ ước vu vơ. Để đêm về, trên trang vở học trò, vẽ bâng quơ đôi mắt ai, mái tóc ai:

“Thành phố ấy , xôn xao tà áo trắng

nắng hanh vàng trải lụa những mùa thu

guốc chân sáo để hồn ai ngơ ngẩn

bước mênh mang nghe quẩn sợi sương mù

mây vào áo lồng lộng bay chiều gió

lụa trắng trong e ấp buổi hẹn hò

sợi mi cong tưởng chập chờn ngực thở

tóc ai buông dài xõa những câu thơ.

Thành phố ấy, mấy ngã tư đèn đỏ

Ai chờ ai khi kẻng đánh tan trường

Bài thơ trao còn nguyên trong cuốn vở

Thuở ngại ngùng lần bước đến yêu thương..”

Sài Gòn của một thời mặc áo lính. Khi ở xứ biên trấn xa xôi, nhớ về thành phố với người thương, với phố quen, trên máy bay lượn vòng thành phố , nghe như mình đã trỡ về quê hương mình. Khi đổi về đơn vị ở phi trường Biên Hòa , mỗi buổi sáng tinh sương ghé phở Tàu Bay, ăn tô phở đầu ngày trong cái không khí trong veo buổi sớm , nay nhớ lại còn trong dư vị miếng ăn ngon của một thời tuổi trẻ.

Năm 1968, lệnh tổng động viên nên vào lính nhập khoá với những người cùng trang lứa. Lúc ấy, với hăng hái của người nhập cuộc, hiểu được bổn phận của một công dân thi hành nghĩa vụ quân sự với đất nước. Lúc ấy, mắt trong veo và tâm hồn như tờ giấy trắng:

“Bọn ta ba trăm thằng tuổi trẻ

Chọn không gian tổ quốc mênh mông

Mắt sáng môi tươi như tranh vẽ

Vào lửa binh không chút nao lòng

Chia sẻ với nhau thời bão gió

Đời muôn nhánh rẽ ngược xuôi nguồn

Cánh chim phiêu bạc ngàn cổ độ

Tử sinh ai luận chuyện mất còn?

Ngồi uống cùng nhau các hảo hán

Tưởng ngày xưa rượu tiễn lên đường

Sách vở giảng đường thành dĩ vãng

Những chàng trai dệt mộng muôn phương..”

Rồi , vận nước đến thời , gia đình ly tán, đi vào trại tù , nếm đủ những cay đắng của đời cải tạo . Khi trở về, Sài Gòn, cảnh vẫn cũ nhưng người xưa đã khác . Như Từ Thức về trần , cả một thế thời thay đổi. Người về, từ trại tù nhỏ sang qua nhà giam lớn, vẫn những con mắt công an cú vọ rập rình, vẫn những lý lịch trích dọc, trích ngang đeo đuổi. Tạm trú, tạm ngụ , ở chính ngôi nhà của mình. Nơi sẽ định cư của những người tù cải tạo , là những vùng kinh tế mới xa xăm , những nơi chốn đầy ải của ngày tuyệt lộ. Trở về xóm cũ, làm người lạ mặt:

“Đỏ bầm mặt nhựt cơn mê

lạnh tanh khuôn mắt người về dửng dưng

vào ra lối rẽ ngập ngừng

mấy năm sao lạ , nỗi mừng chợt xa

cầu thang quẩn dấu chân qua

đời như hạt nước mưa sa bóng chiều

từ rừng máu giọt gót xiêu

thảm thương phố cũ nắng thiêu mộng người

đỏ bầm ánh điện đường soi

cây nhân sinh chợt nẩy chồi cuồng điên

nhìn soi mói nụ cười đen

mắt hằn dấu đóng chao nghiêng một ngày.”

Về trình diện công an khu vực , nhìn nụ cườigằn vừa mỉa mai vừa soi mói , nhìn đôi mắt cú đóng dấu vào một ngày thất thế của người bại binh, ôi đau xót cho một đời ngã ngựa.

Ở Sài Gòn những ngày giặc chiếm, vẫn còn âm hưởng của một cuộc chiến chưa tàn . Trên chuyếbn xe bus nội ô, một người lính què dẫn dắt người lính mù hát những bài hát ngày xưa ngày còn chiến đấu dưới cờ. Quân lực VNCH là tập thể của những người lính tin tưởng vào công việc làm của mình. Dù thua trận nhưng họ không muốn làm hèn binh nhục tướng…

“trang lịch sử đã dầy thêm lớp bụi

ngăn kéo đời vùi kín mộ phần riêng

Và lãnh đạm chẳng còn người nhắc đến

Người trở về từ cuộc chiến lãng quên

Đôi mắt đục nhìn mỏi mòn kiếp khác

Dắt dìu nhau khập khiễng chuyến xe đời

Người thua trận phần thịt xương bỏ lại

Trên ruộng đồng sầu quê mẹ rã rời

Chuyến xe vang lời thơ nào năm cũ

Nhắc chặng đường binh lửa thuở xa xưa

khói mịt mù thời chiến tranh bụi phủ

Nghe bàng hoàng giọt nắng hắt giữa trưa

Tiếng thê thiết gọi địa danh quen thuộc

Thuở dọc ngang mê mải ngọn cờ bay

Cuộc thánh chiến gió muộn phiền thổi ngược

Dấu giày buồn còn vết giữa sình lầy

Nghe lời hát tưởng đến người gục ngã

Cả chuyến xe chia sẻ một nỗi niềm

Âm thanh cao xoáy tròn dù gỗ đá

Thức hồn người vào nhịp thở chưa quên

Ơi tiếng hát vinh danh đời lính chiến

Cho máu xương không uổng phí ngày mai

Có sương khói từ mắt thầm cầu nguyện

Cho lỡ làng không chĩu nặng bờ vai

Người thản nhiên những tia nhìn cú vọ

Đây thịt xương còn sót lại một đời

Còn ngôn ngữ của Việt Nam đổ vỡ

Dù rã rời nhưng vẫn thắm nụ cười

Ta nghe rực trong hồn trăm bó đuốc

Mặt trời lên xua tăm tối cho đời..”

Ở Sài Gòn năm 1980, là những ngày tôi cựa quậy trong nan lồng

Nghèo đói, bất công, đe dọa, bắt bớ, đủ thứ khổ nạn đổ lên đầu người dân nhất là những người được thả về từ trại tù. Mỗi ngày trình diện công an, rồi mỗi tuần , mỗi tháng nhưng áp lực thì càng ngày càng tăng. Tạm trú, từng tháng, từng ngày. Không có một chỗ nào ở thành phố cho các anh, người thua trận. Tôi, không có hộ khẩu, ở tạm trong nhà của mình. Rồi tham gia tổ chức vượt biên ở Bến Tre bị công an tỉnh này lên Sai Gòn tìm bắt . May là thoát được nên sau đó là phải sống lang thang đêm ngủ chỗ này tối ở chỗ khác. Những buổi tối trời mưa, đạp xe đi tìm chỗ tạm trú , mới thấy ngậm ngùi cho câu than thở trời đất bao la rộng lớn mà sao ta chẳng có chốn dung thân. Những buổi chiều nắng quái , đi trong thành phố, mới thấy cảm gíac của một kẻ cô đơn như con chuột đang cuống cuồng trong lồng giữa cơn mạt lộ. Thấy đi tới đâu cũng gặp những cặp mắt ngại ngùng của những người thân, từ chối thì không nỡ mà chứa chấp thì bị liên lụy nên tôi phải tìm một phương cách để cho qua đêm dài. Thuê phòng trọ hay khách sạn cực kỳ nguy hiểm , nên chỉ cómột cách là trà trộn vào những người ngủ ngoài đường . Lúc ấy , ở Sài gòn đầy những người ngủ ở hè phố, Họ là những người từ kinh tế mới về chịu không kham sự khổ cực hay những người vượt biên hụt trở về nhà bị chiếm. Mà chỗ an toàn nhất là bến xe Ngã Bảy. Ở đây là đường ranh của nhiều phường nên chỉ có một quãng ngắn, ở chỗ này bố ráp thì chỗ kia vẫn bình thường như không có gì xảy ra. Tôi có xem một video của trung tâm Asia có ghi lại hình ảnh của nhạc sĩ Trúc Phương cũng hoàn cảnh phải ra xa cảng để ngủ qua đêm mà chạnh lòng. Thì ra , ở lúc ấy , có nhiều người chung cảnh ngộ, phải lang thang ngủ đầu đường xó chợ một cách bất đắc dĩ. Bao nhiêu chuyện trái tai gai mắt, công an lộng hành , bắt người không cần lý do , kinh tế thì lụn bại, ngăn sông cấm chợ, cả nước nghèo đói không đủ gạo ăn , kỹ nghệ trì trệ không sản xuất được gì đáng kể. Rồi chính sách phân biệt đối xử , giáo dục thì nhồi sọ , hồng nhiều hơn chuyên, thi cử tuyển chọn theo lý lịch hơn là thực tài, y tế thì thiếu thuốc men phương tiện và y sĩ trình độ kém lại làm việc tắc trách. Thật là một thời tệ mạt nhất trong lịch sử dân tọc ta.

Ngủ ở bến xe Ngã Bảy, mướn cái chiếu 1 đồng , kiếm một chỗ qua đêm , tôi đã chứng kiến nhiều chuyện. Có những bà mẹ góp nhóp tiền bạc đi thăm con ở một trại tù nào đó, chờ xe ba bốn ngày, sống lang thang lếch thếch chờ đợi. Cũng có những người không nhà, nằm la liệt dưới mái hiên, sinh sống ăn ngủ và làm tình một cách thản nhiên như đang sống trong nhà mình. Cũng có những trai tứ chiếng, những gái giang hồ quanh quẩn kiếm ăn. Những anh lơ xe, những chị buôn hàng chuyến, những mối tình, hừng hực xác thịt cứ diễn ra hàng đêm. Rồi những đêm mưa gió, ướt át, những tiếng chửi than trời trách đất cứ dòn dã . Hình như, ở gần nỗi khổ, tâm hồn họ bị chai sạn đi. Công an từ phường này qua phường kia luôn luôn bố ráp nhưng như một trò chơi cút bằt. Áo vàng mũ cối đi qua, chỉ ít lâu sau là đâu vẫn đấy .

“ .. hè phố rác lạc loài hoa dại

nở buồn tênh phiến gạch ngậm ngùi

cỏ đớn hèn hạt sầu kết trái

ươm bao năm dầu dãi nụ cười

ngủ chợp mắt đèn khuya vụn vỡ

ho khan ai quằn quại phổi khô

tiếng còi hú nhát đinh vỡ sọ

nghiến xe lăn tim nhịp chày vồ

rưng não tủy bầu trời tháng chạp

cành cỏ khô héo mãi phận mình

ở vu vơ ngỡ ngàng tiếng khóc

đêm bến xe tưởng chốn u minh

đường bảy nhánh chỗ nào phải lối

ngủ nơi đâu còi rúc giới nghiêm

như tiếng cú rúc trong huyệt tối

người lao xao cõi tạm cuồng điên

gío nhọn hoắt ngon lành da thịt

mưa giọt soi mộng dữ chân người

ánh đèn pin mắt ai tội nghiệp

bờ đá xanh lạnh buốt chăn đời..”

Ở một đất nước vào thời kỳ mà cây cột đèn nếu đi được cũng muốn vượt biển , thì còn con đường nào khác hơn là thách đố với định mệnh.

Những lần sửa soạn ra đi , tự nhủ hãy đi một vòng thành phố thân yêu để rồi vĩnh biệt không còn gặp lại. Những khúc sông , những cây cầu , những dãy phố , mỗi mỗi đều nhắc đến kỷ niệm và khi sắp sửa ra đi như mất mát một phần đời sống mình. Có buổi tối , đi trong mưa, để tưởng nhớ lại lúc xa xưa, khi bềnh bồng trong cảm giác lãng mạn của một người đi tìm vần thơ.

Mai ta đi xa. Thôi giã từ thành phố. Lòng đau như cắt trong lúc giã từ “ ta thắp nến đọc hoài trang sách kể

Chuyện người tù vượt ngục suốt một đời

Ta hùng hực cánh buồm chờ gió đẩy

Sống một ngày thêm thúc giục khôn nguôi

Đã đắp xóa bao lần cơn mộng biếc

đường phải đi cho đến lúc xuôi tay

sóng loạn cuồng con thuyền trôi biền biệt

giăng buồm lên phương viễn xứ một ngày

Ta cũng biết còn xa vùng đất hứa

Phải đi qua địa ngục chín mươi tầng

Đời hiện tại xích xiềng theu bão lửa

Nỗi niềm riêng còn khóe mắt thương thân

Đã thấm thía ngày qua ngày tù tội

Chim trong lồng mơ vùng vẫy trời cao

Cười khinh mạn những chão thừng buộc trói

Về phương đông nơi bến đỗ tay chào

Mộng ước mãi chiều nao vời cố quận

Chim sẻ ngoan còn ríu rít phố phường

Loài ác điểu vẫn gây căm tạo hận

Bẫy gai chông ngầm phục ở quê hương

Ta tin tưởng có quỉ thần dẫn lối

Dù giặc thù vây bủa cả không trung

Còn một chén nốc ngụm men vời vợi

Gió chuyển rồi thôi đến lúc lên đường

Chuyện sinh tử dỡn chơi thêm ván cuối

cạn láng rồi thử thách với phong ba

ngôi tinh đẩu dẫn ta về bến đợi

đường biển vẽ rối tay lái thẳng lối qua.”

Bây giờ, nhiều người trở lại nói thành phố đã đổi khác. Hết rồi, những con đường cũ, những ngõ hẻm xưa. Hết rồi, những tâm tình thuở nào, của một thời trong một đời người. Tôi, có lúc đọc những bài viết cũ, ngắm lại những hình ảnh xưa, lại nhói đau như vừa đánh mất một điều gì trân quí. Thôi vĩnh biệt sài Gòn, tiếng kêu thảng thốt của người vừa đánh mất một phần đời sống mình…

Nguyễn Mạnh Trinh
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi : NHỚ SAIGON CỦA TA ƠI.
Reply #54 - 31. Aug 2012 , 01:58
 
SÀI GÒN VÀ NHỮNG TÊN ĐƯỜNG XƯA

Trần Ngọc Quang

1. Từ hơn một thế kỷ nay, nước Việt Nam đã chịu rất nhiều thay đổi về chánh trị, hành chánh, văn hóa, xã hội.... luôn cả tên đường của Sài Gòn. Nhiều đường đã thay đổi tên hai, ba lần và vài đường mang tên các vị anh hùng hồi đời nhà Nguyễn đều biến mất. Vài người Việt ở nước ngoài khi trở về nước gặp nhiều khó khăn mới tìm lại được nhà mình đã ở lúc trước. Những bạn sanh ra sau 1975 lại không thể hình dung các tên đường thuở trước, nói chi đến lịch sử và tiểu sử của các vị đó.

Riêng tôi, nhờ những kỷ niệm in sâu vào óc từ thuở niên thiếu và lại có tánh tò mò muốn biết thêm lịch sử nên tôi cố gắng nhắc lại đây vài tên đường để công hiến các bạn đọc giả và xin ngọn gió bốn phương cho biết thêm ý kiến để tu bổ về sau. Tôi sanh ra tại nhà bảo sanh của Bác Sĩ Lâm Văn Bổn số 205 đường Frère Louis, gần chợ Thái Bình thuộc Quận 3 thuở đó của Đô Thành Sài Gòn, vào thời Đông Dương sắp vào chiến lửa binh đao, chín tháng trước khi Trân Châu Cảng chìm trong khói lửa, lúc đó Việt Nam còn là một thuộc địa của Pháp Quốc và nhiều đường Sài Gòn mang tên Pháp.

Tôi lớn lên tại Sài Gòn, tại số 148 đường Colonel Boudonnet dọc theo đường rầy xe lửa, sau nầy đổi tên là Lê Lai tới nay, đường lấy tên của Đại Tá Théodore Boudonnet thuộc Sư Đoàn 2 Bộ Binh Thuộc-Địa và Tư lệnh Sư Đoàn Bộ Binh An Nam, tử trận bên Pháp hồi 1914. Mặt đất đường nầy thấp hơn các đường Frère Louis, Phan Thanh Giản và Frères Guillerault nên mỗi khi mưa lớn là đường bị ngập : "nhờ vậy" mà sau khi tạnh mưa, dọc theo bức tường ngăn đường rầy và đường lộ những con dế từ đất chui ra hang để khỏi bị ngộp, nên tôi đi bắt đến khuya mới về ít lắm là ba bốn con và thường bị mẹ tôi quở trách.

Sau khi "chạy giặc" hồi 1945 vì máy bay đồng minh oanh tạc nhà ga và đường rầy xe lửa để chận tiếp tế cho quân Nhựt, gia đình tôi trở về sống tạm trước Nhà thờ "Huyện Sỹ" đường Frères Guillerault và năm sau rồi dọn trở về lại hẻm 176/11 đường Colonel Boudonnet. Nhà thờ Huyện Sỹ xây cất năm 1905, ông là người giàu có vùng Gò Công, tên thật là Lê Phát Đạt và là Ông ngoại của Nam Phương Hoàng Hậu, vợ của Hoàng Đế Bảo Đại.

2 Gần nhà thờ Huyện Sỹ có hai đường mang tên Frère nhưng nếu Frère Louis là để tưởng nhớ đến Thầy Louis Gaubert lập ra trường Tabert, đường Frères Guillerault (có chữ "S" sau Frères) là để tưởng nhớ đến hai anh em Roland và Léon Guillerault sinh trưởng tại Sài Gòn và tử trận trong Đệ Nhứt Thế Chiến bên Pháp. Trong lúc "tản cư" tôi đi học lớp chót trường làng tại quận Hóc Môn và vì một sự tình cờ mà Ba tôi ghi cho tôi học tiếp miển phí lớp "Douzième" trường Chasseloup-Laubat, thay vì Petrus Ký như Ba tôi."Trường Chasseloup" xây cất trong ba năm nơi rạp hát bội của Tả Quân Lê Văn Duyệt, lúc đầu mang tên Collège Indigène de Saigon, nhưng khi khánh thành năm 1877 thì đổi lại là Collège Chasseloup-Laubat và từ 1928 trở thành Lycée có nghĩa là luyện thi đến lớp Tú Tài, mang tên của Hầu Tước Justin De Chasseloup Laubat, Bộ Trưởng Bộ Hải Quân và Thuộc Địa dưới thời Napoléon III, người quyết tâm chiếm và giữ Nam Kỳ.

Hồi 1946 quân đội Pháp mới trở lại Việt Nam nên ít có gia đình và trẻ con Pháp sống tại Sài Gòn nên dư giáo viên mà thiếu học trò ! Lớp 12è niên khoá 1946-1947 trai và gái học chung tại Collège Calmette gần đó, sau đó vài năm trường nầy đổi tên là Lycée Marie Curie cho đến ngày nay. Tôi còn nhớ lúc ra về tôi chạy nhanh ra cổng, không phải để tìm Ba tôi, thường người ra sở trễ và đi xe đạp từ "Toà Tân Đáo" (Sở Ngoại Kiều) ở đường Georges Guynemer dưới Chợ Cũ lên rước tôi, mà là để tranh thủ thời gian để cạo mủ cao su !

Thật vậy, giữa trung tâm thành phố Sài Gòn không hiểu ông Tây nào có ý kiến trồng cây cao su theo hai bên đường Jauréguiberry cho có bóng mát ? Bernard Jauréguiberry là một Đề Đốc Pháp đã đánh vào Đà Nẳng và chiếm thành Gia Định, về sau giữ chức Thượng Nghị Sĩ và Bộ Trưởng Bộ Hải Quân, mà tại sao lại đặt tên cho một đường nhỏ bên hông trường Calmette ? Nhưng dù sao đi nữa những cây cao su đó, sau khi lấy đá đập vào vỏ thì chảy ra mủ trắng rất nhiều. Tôi trét mủ ấy trên cập táp da của tôi rồi khi mủ khô thì cuốn tròn quanh một cục sỏi và ngày qua ngày trở thành một trái banh nhỏ. Như vậy tôi thuộc vào thành phần "Nam Kỳ chánh cống" và "dân Sài Gòn một trăm phần trăm", lớp tuổi gần 70 và và sống tại Saigon trong 34 năm.

Những bạn lớn hơn tôi vài tuổi và những bạn gốc "Bắc trước năm mươi tư" mới biết tên đường cũ như tôi, các bạn khác ráng mà tìm các tên trong trang sau cùng ! Không phải tôi bị "tây hóa" nên không chịu dùng tên Việt Nam, nhưng các tên đường cũ đả khắc sâu vào trí nhớ tuổi thơ của tôi, hơn nửa lúc trẻ tôi hay tìm tòi trong tự điển Larousse coi ông nầy là ai mà họ đặt 3 tên đường, sau thế hệ của chúng tôi, ít còn ai nhớ đến tên những con đường Sài Gòn năm xưa…

Mẹ tôi có thuê một cyclo để đi làm và đưa tôi đi học tại trường Chasseloup, "Chú Ba Xích Lô" mỗi ngày chạy ra phía nhà ga Sài Gòn theo đường Colonel Boudonnet, sau khi qua rạp hát Aristo, nay là New World Hotel, quẹo trái qua đường Chemin des Dames và băng qua đường Lacote (chớ không phải Lacotte, Moïse Lacote là cựu Trưởng Ban Hành Chánh vùng Gia Định và Giám Đốc Thuế Vụ Nam Kỳ vào năm 1896) hoặc theo đưòng Amiral Roze (người đã từng tấn công Nam Hàn) để đi thẳng tới đường Gia Long, tên của đường La Grandière vào khoảng ấy (Đề Đốc Pierre De La Grandière thay thế Đề Đốc Bonard là một trong những Thống Đốc đầu tiên của Nam Kỳ, Ông tự động đi chiếm xứ Cambodge năm 1863 mà không có lệnh của Hoàng Đế Napoléon III và cũng chính Ông đã chiếm ba tỉnh miền Tây năm 1867 làm cho Cụ Thống Tướng Phan Thanh Giản phải đầu hàng và sau đó tự vận, dưới thời Đề Đốc De La Grandière Sài Gòn phát triển mạnh mẻ).

Chú Ba Xích Lô xuyên qua vườn "Bờ Rô" để có bóng mát rồi ra đường Larégnère, sau nầy là đường Đoàn Thị Điểm. Tôi không biết tại sao người ta kêu công viên đó bằng tên ấy, có thể là phiên âm của chữ "préau (sân lót gạch) nhưng theo học giả Trần Văn Xướng thì do Ông "Moreau", tên của người quản thủ Pháp đầu tiên chăm nom vườn nầy; thuở trước các người lớn tuổi còn gọi là "vườn Ông Thượng", có thể là vì trước kia Tả Quân Lê Văn Duyệt là người tạo ra vườn nầy. Dưới thời Pháp thuộc vườn "Bờ Rô" nằm trong khu đất của dinh Thống Đốc nhưng vào năm 1869 Phó Đề Đốc Hector Ohier, người thay thế Đề Đốc De La Grandière, cắt chia đất và tặng thành phố vườn nầy mang tên Parc Maurice Long.

Mười năm sau đường Miss Cavell được tạo ra, lúc đó mang tên rue de la Pépinière, để biệt lập với dinh Thống Đốc mà sau nầy là Palais Norodom và sau 1954 trở thành Dinh Độc Lập rồi Dinh Thống Nhứt sau 1975. Cũng có thể tên "Ông Thượng" là Ông Ohier, có tên đường dưới chợ cũ, nhưng tới đời tôi chỉ gọi vườn đó là "vườn Bờ Rổ", sau nầy mang tên vườn Tao Đàn. Ra vườn Bờ Rô gặp đường Chasseloup-Laubat rồi đi thẳng trên đường Larégnère, sau đó tới đường Testard : hai tên nầy ở gần nhau cũng đúng vì Trung Tá Bộ Binh Jules Testard và Thiếu Úy Hải Quân Etienne Larégnère, 31 tuổi (chớ không phải Lareynière hay Laraignère) tử vong cùng một trận đánh ác liệt tại Đồn Kỳ Hòa, ở vùng trường đua Phú Thọ, giữa lực lượng của Thống Tướng Nguyễn Tri Phương và Đô Đôc Victor Charner năm 1861.

Ai cũng biết đường Chasseloup-Laubat, một đường chiến lược rất dài đi từ Chợ Lớn, 4 từ đường 11è R.I.C (Régiment d'Infanterie Coloniale) đến Thị Nghè, sau 1955 đường nầy đổi tên là Hồng Thập Tự. Đi thẳng đến đường Testard, chú Ba quẹo mặt và bỏ tôi xuống ở góc đường Barbé vì học sinh vào trường Chasseloup bằng cửa sau. Góc đường nầy sẽ liên hệ nhiều với tôi sau nầy khi tôi trở thành sinh viên y-khoa. Đường Barbé (chớ không phải Barbet ) có từ lâu và mang tên của Đại Úy Nicolas Barbé thuộc Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến Pháp bị Ông Trương Định cho tên Nguyễn Văn Sất ám sát vào năm 1860 gần chùa Khải Tường, nơi vua Minh Mạng sanh ra năm 1791 lúc Nguyễn Ánh chạy lọan vào miền nam để tránh anh em Tây Sơn. Chùa nầy do Nguyễn Ánh sau khi trở thành vua Gia Long ra lệnh xây cất để tạ ơn Phật Trời đã che chở cho con trai là Nguyễn Phúc Đàm (vua Minh Mạng sau nầy), sau đó chùa được lập làm đồn chống Pháp nên bị lính Pháp phá dẹp hồi 1880, pho tượng Phật hiện còn lưu niệm trong Viện Bảo Tàng Sài Gòn, trong Sở Thú. Trên nền chùa bỏ hoang nầy về sau có cất lên một biệt thự lầu lớn kiểu âu-châu tại số 28 đường Testard mà Bà Bác Sĩ Henriette Bùi (con gái thứ ba của Ông Bùi Quang Chiêu) mướn lại của người chủ là một luật sư người Pháp làm dưỡng đường sản-phụ khoa vào thập niên 1940.

Ông Bùi Quang Chiêu (1872-1945) là kỹ sư canh nông Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp bên Pháp năm 1897 và bị Trần Văn Giàu (phong trào Việt Minh) ám sát cùng ba người con trai vào tháng 9 năm 1945. Còn Bà Henriette Bùi Quang Chiêu sanh năm 1906 là người đàn bà Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp y-khoa bác sĩ tại Paris năm 1929, nay Bà đã 103 tuổi và hiện còn minh mẩn và sống tại ngoại ô Paris: Bà kể lại rằng vào năm 1943 nhà nầy được bán lại cho một người Do Thái tên là David chủ của nhiều biệt thự tại Sài Gòn; vào đầu năm 1945 chánh phủ Pháp trưng dụng nhà nầy và cho Bà thuê một biệt thự khác ở đưởng Blancsubé để dời dưỡng đường đến đấy. Tháng 3 năm 1945 Nhựt đảo chánh Pháp và tịch thu căn villa nầy, và khi Pháp trở lại thì trao cho Viện Đại Học Sài Gòn để rồi năm 1947 nơi nầy trở thành chi nhánh của Đại Học Y-Dược Khoa Hà Nội rồi năm 1954 thành Đại Học Y-Dược Khoa Saigon, nơi tôi được đào tạo trong sáu năm với GS Phạm Biểu Tâm làm Khoa Trưởng.

Nơi đầy kỷ niệm nầy nay là Bảo Tàng chứng tích chiến tranh. Lớn lên tôi đi xe đạp về một mình nhưng thích đi theo đường Testard hơn vì có bóng mát dưới hàng cây me, song song với đường Richaud (sau đổi lại đường Phan Đình Phùng) và thường ghé biệt thự số 6 đường Eyriaud des Vergnes (sau là Trương Minh Giảng) chơi với một bạn học cùng lớp, nhứt là vào mùa các cây trứng cá có trái. Ông Etienne Richaud là một Toàn Quyền Đông Dương hồi cuối thế kỷ XIX, còn Ông Alfred Eyriaud Des Vergnes 5 người gốc Châteauroux là Kỹ Sư Trưởng Nha Công Chánh Nam kỳ (Cochinchine), Ông là một thần đồng tốt nghiệp trường Polytechnique tại Paris lúc 17 tuổi sau đó học trường Ponts et Chaussées, ra lệnh lấp kinh Charner, tạo hệ thống cống dài 7 km, cất 12 cầu theo "Kinh Tàu" (Arroyo chinois nối liền với rạch Bến Nghé chảy ra sông Sài Gòn).

Ông Eyriaud Des Vergnes là người đầu tiên có ý lập ra đường sắt tại Việt Nam chạy lên Cambodge nhưng kế hoạch không thành, về sau nhờ Kỹ Sư Thévenet Giám Đốc Nha Công Chánh Nam Kỳ và sự hỗ trợ của Cố Vấn chánh phủ Paul Blanchy mà Việt Nam có đường sắt đầu tiên đi từ Sài Gòn đến Mỹ Tho năm 1885. Hai người nầy cũng có tên đường và sau 1955 đổi lại là Tú Xưong (Thévenet) và Hai Bà Trưng (Paul Blanchy). Sau khi qua đường Pierre Flandin (tên của một "đứa con" của Sài Gòn tuy sanh tại vùng Vaucluse và tử trận tại Noyon, tỉnh Oise, miền bắc nước Pháp vào năm 1917), đến cuối đường gặp rạp hát Nam Quang (nay vẫn còn), tôi quẹo trái ra đường Verdun (khoảng đó tên là đường Thái Lập Thành), đến ngã sáu Sài Gòn thì tôi lại đi qua đường Frère Louis để về nhà bằng đường d'Ypres cho vắng xe. Đường nhỏ nầy ở sau "Mả Lá Gẫm", đúng hơn là của Ông Mathieu Lê Văn Gẫm, có bức tượng trong nhà thờ Huyện Sỹ, tử đạo thời vua Thiệu Trị vì bị hành hình lối năm 1847, mả đó nay vẫn còn nguyên tuy bị che khuất, và Ypres là tên một thành phố nhỏ bên vương quốc Bỉ, như thành phố Dixmude, nơi đã xẩy ra những trận đánh lớn hồi Đệ Nhứt Thế Chiến. Đi xích lô mỗi ngày như vậy hoài cũng chán nên tôi thường đề nghị với Chú Ba đi về bằng ngả khác, thuở ấy đường phố ít xe hơn bây giờ vì Sài Gòn và Chợ Lớn không hơn một triệu dân cư.

Tôi thích nhứt đi về nhà qua chợ Sài Gòn : Chú Ba tránh đường Mac Mahon (sau 1952 đoạn nầy lấy tên De Lattre de Tassigny và sau đó là Công Lý), đi đường Barbé và một đoạn đường Chasseloup-Laubat, rồi quẹo trái qua đường Miss Cavell với hàng cây cao bên hông Cercle Sportif Saigonnais (tên không phải viết Cawell hay Cavel : Edith Cavell là một nữ y-tá người Anh bị quân Đức xử bắn tại Bỉ vào năm 1915 lúc 50 tuổi vì giúp tù binh Anh, Bỉ và Pháp trốn qua Hòa Lan) để trổ ra đường Aviateur Garros rồi xuống chợ Sài Gòn, nơi bán nhiều trái cây (Roland Garros là phi công Pháp đầu tiên bay xuyên biển Méditerranée hồi 1913 và tử trận năm 1918). Rồi cứ đi theo mãi đường d'Espagne (sau là Lê Thánh Tôn) vì vào 1859 quân lính Tây-Ban-Nha dưới quyền chỉ huy của các Đề Đốc Pháp đóng tại đó) để về Ngã Sáu (Phù Đổng) rồi về Colonel Boudonnet bằng ngã Amiral Roze. Đặc biệt Sài Gòn có rất nhiều tên đường mang tên các trận đánh thời Đệ Nhứt Thế Chiến (Boulevard de la Somme, Chemin 6 des Dames, đường Verdun, đường Arras, đường Champagne, đường Dixmude, đường Douaumont, Quai de la Marne….) và tên các đề đốc Pháp vì dưới thời các vua Minh Mạng và Tự Đức tất cả quân Pháp đến Việt Nam bằng tàu thủy mà hai vị có tiếng nhứt là Charner và Bonard. Đô Đốc Léopold Victor Charner người vùng Bretagne, gốc Thụy Sĩ là Tổng Tư Lệnh Lực Lượng Hải Quân Pháp tại Đông Nam Á, ngưòi đã chiếm Nam Kỳ, còn Đề Đốc Adolphe Bonard (chớ không phải Bonnard ) là Thống Đốc đầu tiên của Nam Kỳ do hoàng đế Napoléon III bổ nhiệm vào năm 1861 dưói thời vua Tự Đức. Vào cuối thế kỷ XIX kinh rộng nhứt của Sài Gòn là "Kinh Lớn" hay "Kinh Charner" đi từ sông Sài Gòn đến Tòa Thị Sảnh, có hai đường dọc hai bên : đường chạy xuống bờ sông là đường Rigault de Genouilly, đường chạy lên là đường Charner. Vì mùi hôi thúi người Pháp lấp kinh lại sau nhiều năm bàn cãi và khi "đường Kinh Lấp" thành lập thì đương nhiên lấy tên Boulevard Charner vào năm 1861 nhưng Ba tôi vẫn gọi là đường Kinh Lấp vào những năm 1930.

Trước đó, có một kinh dẫn nước sình lầy chảy ra Kinh Tàu từ chợ Bến Thành (người Pháp gọi là Les Halles Centrales), theo Học Giả Vương Hồng Sển vì gần rạch Bến Nghé và gần Thành Gia Định, kinh đó mang tên kinh Gallimard. Thiếu Tá công binh Léon Gallimart có dự trận đánh Kỳ Hòa, và đào kinh nầy vào năm 1861 theo lệnh của Đô Đốc Charner. Kinh nầy sau khi lấp lại theo ý kiến của kỹ sư Thiếu Tá Bovet năm 1867 lấy tên là Đại Lộ Bonard, vì thế đường nầy mới rộng lớn như ngày nay.

Lúc lấp kinh và bến đò họ thành lập một công trường lớn, đó là "Bùng Binh" trước chợ Bến Thành mà người Pháp gọi là Place Eugène Cuniac, tên của một Thị Trưởng Sài Gòn, nay vẫn còn tên Công Trường Quách Thị Trang, một nữ sinh thiệt mạng lúc biểu tình dưới thời Ngô Đình Diệm năm 1963. Trước Tòa Thị Xã Sảnh, ở góc đường Charner và Bonard cũng có một bùng binh nhỏ với nước phun lên tên là Place Francis Garnier, nay là công trường Lam Sơn, để tưởng nhớ đến một sĩ quan hải quân trẻ tuổi phiêu lưu trên đất bắc và tử thương tại Hà Nội hồi 1873. Nhiều đường khác củng do lấp kinh mà ra như Boulevard de La Somme (rạch Cầu Sấu, sau nầy là đại lộ Hàm Nghi), đường Tổng Đốc Phương (hay Đỗ Hữu Phương), đường Pellerin (tên của một Giám Mục đã bênh vực công giáo Việt Nam nhưng khuyên lầm Đề Đốc Rigault De Genouilly lúc tấn công Đà Nẳng vào 1858) sau nầy đường Pellerin lấy tên là Pasteur.

Đường mà tôi thích nhứt, sang trọng nhứt và có tiếng nhứt Sài Gòn là đường Catinat, có trước khi người Pháp đến và mang tên một thuyền lớn đã bắn đại bác vào Đà Nẳng (chớ không phải tên của một Đề Đốc như nhiều người tưởng, thuyền "Le Catinat" lấy 7 tên của Thống Chế Nicolas de Catinat, sống hồi thế kỷ XVII dưới thời Louis XIV). Nơi đó có rất nhiều tiệm sang trọng, đường phố sạch sẽ và có nhiều "Ông Tây" ngồi uống cà phê tại khách sạn Continental, lúc đó chưa có tiệm Givral và nơi đó là Nhà Thuốc Tây Solirène, thay thế Pharmacie Centrale. Sau nầy có thêm tiệm Brodard ở gốc đường Catinat và Carabelli, tên của một Nghị Viên thành phố. Tôi cũng có dịp vô nhà sách Albert Portail (nay vẫn còn dưới tên Xuân Thu từ 1955) và đi dạo trong Passage Eden vì trong cùng có rạp hát Eden, rạp nầy và rạp Majestic ở cuối đường Catinat là hai rạp chiếu bóng sang nhứt Sài Gòn vào thuở đó; đi chơi vậy chớ có tiền đâu mà mua đồ, nhiều lắm thì lấy vài tấm hình mà các ông phó nhòm chụp dạo lúc đi trước "Nhà Hát Tây", cất theo kiểu Opéra bên Paris. Đường Catinat là đường tráng nhựa đầu tiên của Sài Gòn, khi mới tráng nguời ta kêu là đường "Keo Su" dài tới Nhà Thờ Đức Bà ; qua công trường Pigneau de Béhaine trước Bưu Điện có bức tượng Ông "Cha Cả" hay Evêque d'Adran dẫn Hoàng Tử Cảnh ra trình diện Louis XVI tại Versailles. Sau khi qua khỏi đường Norodom thì đường Catinat lấy tên của Cố Vấn chánh phủ và Nghị Viên Thị Xã Sài Gòn Blancsubé và tiếp theo công trường Maréchal Joffre với tượng đài chiến si tử vong trong Đệ Nhứt Thế Chiến là đưòng Garcerie với những hàng cây cao, sau nầy mang tên Duy Tân và công trường Quốc Tế hay "Hồ Con Rùa". Ba tôi có nhiều bạn người Tàu và thừờng vô Chợ Lớn chơi bằng xe lửa điện (tramway) mà người ta thường gọi là "xe lửa giữa" vì chạy giửa đường Gallieni, tới trạm gare de Nancy thì bạn của Ba tôi lên xe lửa đi cùng vì ở gần thành Ô Ma (Camp des Mares, sau nầy là Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia).

Tôi còn nhớ xe lửa giữa đó, với ghế cây theo kiểu của Métro xưa bên Paris, chạy thẳng theo đường Gallieni nối liền Sài Gòn với Chợ Lớn. Ba tôi nói lúc trứớc nơi đây toàn là đất hoang và sình lầy, sau khi lấp bưng thành đường đất gồ ghề rồi khi Ba tôi xuống Sài Gòn học vào năm 1928 thì đường mới được tráng nhựa và năm sau điện giăng giữa chia con đường làm hai chiều, một bên chạy lên một bên chạy xuống, đường rầy xe điện đặt trung tâm đại lộ, đến năm 1953 mãn hạn giao kèo khai thác mới dẹp. Đường nầy mang tên của Thống Chế lừng danh Joseph Gallieni chết năm 1916 nhưng phục vụ ngoài Bắc lúc còn Đại Tá Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh và sách vở ghi công Ông về tổ chức hành chánh tại Đông Dương. Tên của Ông viết với chữ "e" chớ không phải với chữ "é" vì là người gốc Ý Đại Lợi. Xe điện chạy thẳng vô đường rue des Marins, qua khu Đại Thế Giới nay là khu Cát Tường và đường Jaccario (vì lúc trước pháo hạm "Le Jaccario" đậu gần đó trên "Kinh Tàu" hay Arroyo chinois trong Chợ Lớn, và chắc lính thủy lên bờ nhiều nên mới gọi là rue des 8 Marins), ở góc đường có vũ trường Arc-En-Ciel, sau 1975 đổi tên là nhà hàng và khách sạn Arc-En Ciel Thiên Hồng, đến đường Tổng Đốc Phương thì quẹo qua trái mới đến Bưu Điện Chợ Lớn, nhà ga cuối cùng là Gare Rodier, tại Kinh Tàu.

Lúc còn ở đường Colonel Boudonnet tôi có nhiều bạn ở khu nhà thờ Huyện Sỹ và thường vô phía sau nhà thờ bắn "giàn thun" trên mấy cây soài nên bị "Ông Từ" rượt nhiều lần ! Ngoài đường Frères Guillerault trước nhà thờ, còn có đường Duranton và đường Léon Combes mà sau nầy đổi tên là Sương Nguyệt "Ánh". Trung Sĩ Léon Combes là một đứa con của Sài Gòn ở Giồng Ông Tố bên Cát Lái tử trận năm 1917 tại Craonne, thuộc tỉnh Aisne vùng Picardie phía Bắc Paris. Tôi nhớ, vì học "trường tây" nên tôi thắc mắc và tự hỏi Bà nào mà mang họ Sương mà tôi tìm hoài trong sách vở không thấy ? Sau nầy tham khảo mới biết đó là tên bút hiệu của Bà Nguyễn Thị Ngọc Khuê (có sách nói là Nguyễn Xuân Khuê), con gái thứ tư của cụ Nguyễn Đình Chiểu, người đàn bà đầu tiên làm Chủ Bút báo "Nữ Giới Chung" cho phụ nữ hồi 1918. Tuần báo nầy còn tên là Fémina Annamite và tòa soạn ở 13 đường Taberd, trong sách kể là Sương Nguyệt ANH (=Góa phụ Nguyệt Anh), nhưng tại sao hồi 1955 họ đổi tên đường Léon Combes thành Sương Nguyệt ÁNH ? Về sau, gia đình tôi dọn về Chợ Lớn ở đường Lacaze, nay là đường Nguyễn Tri Phương, nổi tiếng vì "Mì La Cai", đường mang tên của Đô Đốc Lucien Lacaze, Bộ Trưởng Bộ Hải Quân từ 1915 đến 1917 hồi Đệ Nhứt Thế Chiến, nhưng chúng tôi ở khúc trên, gần gốc đường Pavie (nay là Lý Thái Tổ chớ không phải đường 3 tháng 2 vì dường nầy mới có vào lối 1957, lúc trước là trại lính) dẫn lên trường đua Phú Thọ. Khúc dưới đường mang tên ông Auguste Pavie (lừng danh trên đất Lào) dặc biệt rộng lớn và rất dài, có nhiều cây và bên trong có đường dành cho xích lô và xe đạp. Nếu đi từ Ngã Bảy xuống công trường Khải Định, từ giữa đường nầy đến đường Frédéric Drouhet sẻ thấy những biệt thự mà "Chú Hoả" cất cho con cháu ở (tên thường gọi của Jean-Baptiste Hui Bôn Hoả một triệu phú người Tàu tham gia với chánh quyền tặng thành phố Sài Gòn Policlinique Déjean De La Bâtie, tên của một bác sĩ tận tụy lo cho người Việt Nam, ngoài đường Bonard, sau nầy trở thành Bệnh Viện Đô-Thành), sau 1954 các nhà nầy dành cho Ủy Hội Kiểm Soát Quốc Tế Đình Chiến ở và khúc đường nầy gọi là đường Hui Bôn Hoả. Lúc đó đường Pavie có xe nhà binh pháp chạy nhiều vì có thành lính gần đó và tại khu đường Cây Mai, trước khi tới Phú Lâm. Khu đất từ đường Lacaze đến đường Ducos (sau đổi là đường Triệu Đà) là đồng mả, đường hẻm tôi ở trước một mả đá lớn, mới phá hồi tháng 11 năm 2004 : đó là mả có từ thế kỷ thứ XVIII của một người đàn bà lối 50 tuổi 9 và quan tài thứ nhì chắc là của một người đàn ông, chỉ có vài nữ trang chớ không có vàng bạc chôn theo như người ta tưởng. Từ đường Lacaze đi ra trường Chasseloup Laubat xa hơn, tôi phải đạp xe xuống Ngã Bảy, quẹo trái qua đường Général Lizé, rồi đạp thẳng hoài, qua khỏi đường Verdun đường nấy lấy tên Legrand De La Liraye. Qua khỏi trường nữ sinh Gia Long (hồi xưa gọi là Collège des Jeunes Filles Annamites, sau là Trường Aó Tím) và đến tận trường Marie Curie mới quẹo xuống đường Barbé. Đường Général Lizé là một đường chiến lược rất dài lúc trước gọi là đường Hai Mươi, đi từ Ngã Bảy Chợ Lớn, nối dài đường Pierre Pasquier, đến đường Albert Premier trên Dakao, lấy tên của Trung Tướng Lucien Lizé, xuất thân từ trường Polytechnique, Paris, Tư Lệnh Pháo Binh chiến trường Ý tử trận hồi 1918, có phục vụ bên Việt Nam lúc còn Đại Tá, còn Legrand De La Liraye là một trong những linh mục thông ngôn cho Đề Đốc Rigaud De Genouilly và trở thành Thanh Tra phụ trách về các hồ sơ giưã người Việt và chánh quyền bảo hộ. Sau 1954 đường nầy đổi thành đường Phan Thanh Giản, một vị anh hùng sáng suốt và can đảm của Việt Nam. Tiếc thay sau 1975 không còn đường nào trên mảnh đất Việt Nam mang tên anh hùng dân tộc nầy, cũng như không còn đường vào mang tên Lê Văn Duyệt và cũng không còn trường học nào mang tên Petrus Ký ! Cho tới nay tôi chưa thấy một học giả Việt Nam nào giỏi hơn Petrus Trương Vĩnh Ký, tuy vài "Sử Gia" buộc tội vị nầy nhiều điều vô lý, họ quên rằng công lao lớn nhứt của Ông Petrus Ký là truyền bá cho dân chúng sử dụng chữ quốc ngữ có từ Alexandre de Rhodes vào thế kỷ XVII thay thế chữ Nôm khó học và khó viết. Tôi nghe nói ở Vĩnh Long hiện nay có một trường học mang tên Phan Thanh Giản và vào tháng 11 năm 2008 rạp chiếu bóng Nguyễn Văn Hảo đường Trần Hưng Đạo tại Sài Gòn đang hát tuồng "Tả Quân Lê Văn Duyệt", đó là điều đáng mừng vì những vị anh hùng các triều nhà Nguyễn phải được hồi phục. Hồi thời Pháp thuộc cũng có những tên đường mang tên những anh hùng hay nhân tài Việt Nam như đường Paulus Của (Đốc Phủ Sứ Hùynh Tịnh Của) trên Dakao, đường Tổng Đốc Phương (Đổ Hữu Phương) trong Chợ Lớn, đường Phủ Kiệt (Đốc Phủ Sứ Trần Văn Kiệt là Nghị Viên thành phố trên 25 năm), Hùynh Quan Tiên, Nguyễn Văn Đưởm trên Tân Định (cà hai là Nghị Viên Thuộc Địa và Nghị Viên Thành Phố), Nguyễn Tấn Nghiệm (Nghị Viên), và Trương Minh Ký, một trong những Nghị Viên đầu tiên của thành phố, ông nầy tên thật là Trương Minh Ngôn cháu bốn đời của Trương Minh Giảng, được ông Trương Vỉnh Ký đem về nuôi và đổi tên, cho đi Pháp học và là một trong 7 10 người sáng lập viên ra Trường Thông Ngôn (Ecole des Interprètes) nằm trong Tòa Án, nhờ làm thông dịch viên lúc Traité de Patenôtre năm 1884 nên được vô quốc tịch Pháp, người mất lúc 55 tuổi vì bệnh lao phổi. Vị anh hùng Đại Úy phi công của quân đội Pháp, xuất thân từ trường Võ Bị Saint-Cyr và là cựu sĩ quan Lê Dương mang tên Đỗ Hữu Vị có tên trên một đường từ bùng binh chợ Bến Thành đến đường Charner, trước đó đường nầy mang tên Hamelin sau nầy đổi lại là Huỳnh Thúc Kháng. Đại Úy Vị là con thứ năm của Tổng Đốc Đỗ Hữu Phương, sau khi học trung học tại trường nổi danh Janson De Sailly tại Paris, nhập học vô trường Saint-Cyr vào năm 1904. Trung Úy bên Bắc Phi, ông gia nhập vào binh chủng Không Quân vừa thành lập ; bị thương nặng Đại Úy Vị từ chối giải ngũ và trở về đơn vị Lê Dương và tử thưong tại mặt trận tỉnh Somme năm 1916. Hài cốt được người anh cả là Đại Tá Đỗ Hữu Chấn đem về chôn cất trong nghĩa trang gia đình tại Chợ Lớn. Nay Sài Gòn mất nhiều di tích ngày xưa, vì chiến tranh và vì sự thay đổi thời cuộc, tôi tiếc nhứt là hồi tháng ba năm 1983 đã sang bằng "Lăng Cha Cả", có từ 1799 để lập một công trường mà chả thấy ai ngồi …. Hai người ngọai quốc đã ảnh hưởng Việt Nam nhiều nhứt là Alexandre de Rhodes va Pierre Joseph Pigneau de Béhaine, được dân Việt Nam biết dưới tên Bá Đa Lộc hay Evèque d'Adran, người đã giúp Nguyễn Ánh lên ngôi, đi với Hoàng Tử Nguyễn Phúc Cảnh qua triều đình vua Louis XVI để ký Hiệp Ước Versailles năm 1787. Tên thật là Pigneau, sau đó thêm vô sau tên ấp Béhaine của làng Origny-en-Thiérache mà gia đình có phần đất, thuộc tỉnh Aisne, trong vùng Picardie ở miền bắc nước Pháp. Vua Gia Long cất một ngôi nhà ở số 180 đường Richaud cho Bá Đa Lộc (nay vẩn là Tòa Tổng Giám Mục đường Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3) và đọc điếu văn khi người mất năm 1799. Mộ ông người Sài Gòn gọi là Lăng Cha Cả là một trong những di tích xưa nhứt của Sài Gòn "ở Gia Định" vào thời Gia Long, sau nầy ở trước trại Phi Long trên Tân Sơn Nhứt. Cốt của Cha Pigneau de Behaine được đem về Pháp năm 1983 và chôn trong nhà thờ Séminaire des Missions Etrangères, rue du Bac tại quận XV Paris. Tôi có viếng thăm nhà kỷ niệm cua Cha Pierre Joseph Pigneau de Béhaine, ở làng Origny-en-Thiérache, trở thành từ năm 1953 "Musée Monseigneur Pigneau de Béhaine" và sau khi xem xong tâm hồn tôi thả về dĩ vãng của một Việt Nam oai hùng tranh đấu cả ngàn năm để giử biên cương … Tôi cũng có dịp thăm viếng nhiều di tích của xứ Pháp từ thời Trung Cổ, nhiều lâu đài của Âu Châu và Nga Sô có từ thế kỷ XV, luôn cả những ngôi mộ bên Ai Cập có trước 11 nền văn hóa của Hy Lạp và tiếc rằng xứ tôi không biết giữ gìn những kho tàng quý giá của lịch sử. --------------------------------
Những tên đường Sài Gòn trong bài theo thời cuộc
Thời pháp thuộc
     Sau 1954
     Sau 1975
Albert Premier
     Đinh Tiên Hoàng
     Đinh Tiên Hoàng
Amiral Roze
     Trương Công Định
     Trương Định
Armand Rousseau, Jean-Jacques Rousseau
     Trần Hoàng Quân
     Nguyễn Chí Thanh
Arras
     Cống Qùynh
     Cống Qùynh
Aviateur Garros, Rolland Garros
     Thủ Khoa Huân
     Thủ Khoa Huân
Barbé
     Lê Qúy Đôn
     Lê Qúy Đôn
Blancsubé, rue Catinat prolongée
     Duy Tân
     Phạm Ngọc Thạch
Bonard
     Lê Lợi
     Lê Lợi
Carabelli
     Nguyễn Thiệp
     Nguyễn Thiệp
Catinat
     Tư Do
     Đồng Khởi
Champagne
     Yên Đỗ
     Lý Chính Thắng
Charner
     Nguyễn Huệ
     Nguyễn Huệ
Chasseloup Laubat
     Hồng Thập Tự
     Nguyễn Thi Minh Khai
Chemin des Dames
     Nguyễn Phi
     Lê Anh Xuân
Colonel Boudonnet
     Lê Lai
     Lê Lai
Dixmude
     Đề Thám
     Đề Thám
Đỗ Hữu Vị, Hamelin
     Huỳnh Thúc Kháng
     Huỳnh Thúc Kháng
12
Douaumont
     Cô Giang
     Cô Giang
Ducos
     Triệu Đà
     Ngô Quyền
Duranton
     Bùi Thị Xuân
     Bùi Thị Xuân
Espagne
     Lê Thánh Tôn
     Lê Thánh Tôn
Eyriaud Des Vergnes
     Trương Minh Giảng
     Trần Quốc Thảo
Frédéric Drouhet
     Hùng Vương
     Hùng Vương
Frère Louis
     Võ Tánh
     Nguyễn Trãi
Frères Guillerault
     Bùi Chu
     Tôn Thất Tùng
Gallieni, rue des Marins
     Trần Hưng Đạo, Đồng Khánh
     Trần Hưng Đạo 1, Trần Hưng Đạo 2
Garcerie
     Duy Tân
     Phạm Ngọc Thạch
Général Lizé
     Phan Thanh Giản
     Điện Biên Phủ
Georges Guynemer
     Võ Di Nguy
     Hồ Tùng Mậu
Huỳnh Quan Tiên
     Hồ Hảo Hớn
     Hồ Hảo Hớn
Jaccario
     Tản Đà
     Tản Đà
Jauréguiberry
     Ngô Thời Nhiệm
     Ngô Thời Nhiệm
La Grandière
     Gia Long
     Lý Tự Trọng
Lacaze
     Nguyễn Tri Phương
     Nguyễn Tri Phương
Lacote
     Phạm Hồng Thái
     Phạm Hồng Thái
Larégnère
     Đoàn Thị Điểm
     Trương Định
Legrand De La Liraye
     Phan Thanh Giản
     Điện Biên Phủ
Léon Combes
     Sương Nguyệt Ánh
     Sương Nguyệt Anh
Mac Mahon, De Lattre De Tassigny, Gal De Gaulle
     Công Lý
     Nam Kỳ khởi nghĩa
Marins
     Đồng Khánh
     Trần Hưng Đạo 2
Miss Cavell
     Huyền Trân Công Chúa
     Huyền Trân Công Chúa
Nancy
     Cộng Hòa
     Nguyễn Văn Cừ
Nguyễn Tấn Nghiệm, rue de Cầu Kho
     Phát Diệm
     Trần Đình Xu
Nguyễn Văn Đưởm
     Nguyễn Văn Đưởm
     Nguyễn Văn Nghĩa
Ohier
     Tôn Thất Thiệp
     Tôn Thất Thiệp
Paul Blanchy
     Hai Bà Trưng
     Hai Bà Trưng
Pavie, Hui Bôn Hoả
     Lý Thái Tổ
     Lý Thái Tổ
Pellerin
     Pasteur
     Pasteur
Phan Thanh Giản
     Ngô Tùng Châu
     Lê Thị Riêng
Pierre Flandin
     Bà Huyện Thanh Quan
     Bà Huyện Thanh Quan
Pierre Pasquier
     Minh Mạng
     Ngô Gia Tự
Place Eugène Cuniac
     C.Trường Quách Thị Trang
     C.Trường Quách Thị Trang
Place Maréchal Joffre
     Công Trường Quốc Tế
     Hồ con Rùa
Richaud
     Phan Đình Phùng
     Nguyễn Đình Chiểu
Somme
     Hàm Nghi
     Hàm Nghi
Testard
     Trần Qúy Cáp
     Võ Văn Tần
Thévenet
     Tú Xương
     Tú Xương
Tổng Đốc Phương
     Tổng Đốc Phương
     Châu Văn Liêm
Trương Minh Ký, Lacant
     Trương Minh Ký
     Nguyễn Thị Diệu
Verdun,Thái Lập Thành, Gal Chanson,Nguyễn Văn Thinh
     Lê Văn Duyệt
     Cách mạng tháng 8
Ypres
     Nguyễn Văn Tráng
     Nguyễn Văn Tráng
11è R.I.C.
     Nguyễn Hoàng
     Trần Phú
BS Trần Ngọc Quang Paris, Mùa hè 2009


Back to top
« Last Edit: 31. Aug 2012 , 02:03 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #55 - 17. Feb 2017 , 17:36
 
60 NĂM SÀI GÒN TRONG TÔI

Văn Quang –  Viết từ Sài Gòn

Hai tuần nay người Sài gòn xôn xao về một số công trình xưa cũ sẽ bị phá bỏ lấy đất làm tàu điện ngầm. Rầm rộ nhất là khu thương xá Tax đã bị “bao vây” bởi những hàng rào chắn chạy dài và tất cả các cửa hàng trong thương xá này phải dời đi vào tháng 10 này để làm một siêu thị 40 tầng văn minh hơn.

Hầu như cả thành phố xôn xao, người ta kéo đến mua hàng giảm giá đông như hội. Và cũng có nhiều người đến để nhìn lại chút kỷ niệm xưa với một công trình kiến trúc được xây dựng từ xa xưa khiến bất cứ ai dù chỉ sống ở thành phố này ít năm cũng cảm thấy tiếc nuối. Lứa tuổi già đã có từng hơn nửa thế kỷ với Sài Gòn bỗng nhận ra cái khu thương xá đó không chỉ gắn liền với thành phố mà còn gắn liền với cả gia đình mình.

Hầu như gia đình nào cũng đã từng đưa nhau vào đây mua sắm vài thứ đồ dùng lặt vặt hoặc chỉ dạo quanh, ăn một ly kem, uống một ly cà phê.

Nỗi buồn vẩn vơ thật nhưng lại rất sâu sắc như người ta vừa lấy đi một phần đời mình. Bởi cái mất đi đã từng có những kỷ niệm với người thân quen không bao giờ tìm lại được nữa. Người mất kẻ còn, người ra đi, kẻ ở lại đã từng cùng nhau đến đấy.

Và còn một số công trình gắn liền với Sài Gòn chẳng phải chỉ là biểu tượng mà còn là da thịt của một thành phố từng được vinh danh là “hòn ngọc viễn đông” này cũng sắp mãi mãi biến mất để nhường chỗ cho công trình ga tàu điện ngầm đầu tiên của tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên.

Dẫu biết vạn vật đổi dời không có gì là vĩnh cửu cả nhưng cái gì quá thân quen mất đi cũng thấy lòng trống rỗng. Có khi chỉ một cửa hàng như quán cơm bình dân Bà Cả Đọi, tiệm cắt tóc Đàm, nước mía Viễn Đông… mất tích vĩnh viễn, thay vào đó là những tòa nhà chọc trời, những cửa hàng choáng lộn cũng thấy nó lạnh lùng xa lạ.
Người còn ở trong nước xót xa, người Việt ở nước ngoài tiếc nuối, đó là điểm những người thân quen gặp nhau ở nỗi nhớ nhung tiếc nuối này. Tôi đã đọc khá nhiều bài viết từ nước ngoài và e mail của bạn bè chia sẻ nỗi hoài niệm đó. Như Thế Hải từ Hawai đã mượn hai câu thơ bất hủ của Bà Huyện Thanh Quan, chia sẻ cùng bè bạn khắp nơi khi nhớ về những cái sắp mất đi của Sài Gòn: “Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo. Nền cũ lâu đài bóng tịch dương”.

Với một người còn ở lại như tôi, đã hơn nửa thế kỷ gắn bó với hòn ngọc viễn đông này, hai tuần nay càng thấy lòng hoài cổ dâng trào.
Nhớ, nhớ đến từng chi tiết từ cái bước chân đầu tiên đặt lên đất Sài Thành, nhớ từng ngõ ngách, từng nhân vật thuộc về quá khứ ấy cho đến ngày nay.

Mặc cho Sài Gòn đã có nhiều tang thương dâu biển, từ cái tên thành phố đến những con đường đã thay họ đổi tên, từ con người đến xã hội cho đến cả cái cách sống cũng đã khác xưa nhiều lắm. Chẳng trách khi xã hội đổi thay, người ta chép miệng than: “Trời làm một trận lăng nhăng, ông hạ xuống thằng, thằng nhảy lên ông, con đĩ đánh bồng nhảy lên bà lớn” cũng chẳng sai.

Nhưng với tôi, Sài Gòn vẫn là Sài Gòn từ trong tâm thức mình, từ trong tận cùng tim óc mình. Thế là đủ và tôi lại phải sống cũng như những người Sài Gòn khác, bất chấp gian khổ. Có chăng chỉ là nỗi ngẩn ngơ khi những dấu tích xưa dần mất đi, chẳng bao giờ tìm lại được.

Trong nỗi hoài niệm sâu sắc ấy nhiều buổi chiều đứng trong hành lang hẹp chung cư, nhìn lên khung trời cao, hướng về ánh đèn đêm mơ hồ của thành phố, tôi cố tưởng tượng lại đó vẫn là khung trời xưa, tôi nhớ lại những năm tháng dài tôi sống ở Sài Gòn.

Ở đây không chỉ có cảnh quan mà còn có cả những nhân vật là bạn hoặc là người tôi đã từng gặp, từng quen, từng biết đến. Người ở đâu bây giờ? Có biết Sài Gòn của chúng ta đang có rất nhiều người đang nhớ đang mong các “bạn ta” không?

Bước chân đầu tiên trên đất Sài Gòn

Thế mà 60 năm rồi đấy, kể từ ngày tôi mới đặt chân lên thành phố Sài Gòn. Tôi nhớ như in, ngày đầu tiên ấy. Cuối tháng 1 năm 1954, sau 2 tháng học ở Trường sĩ quan Thủ Đức, ngày thứ bảy chúng tôi được đi phép ở Sài Gòn.

Niềm mơ ước của tôi từ những ngày còn nhỏ ở trường trung học, ước gì có ngày mình được vào Sài Gòn. Niềm mơ ước ấy còn rộn ràng hơn khi khóa học sĩ quan khai giảng. Thủ Đức – Sài Gòn chỉ có hơn 10 cây số, tuy chỉ cách thành phố rất gần nhưng theo đúng chương trình khóa học, hai tháng sau chúng tôi mới được đi phép.

Mấy anh “Bắc kỳ” nôn nao hỏi thăm mấy ông bạn “Nam Kỳ” về Sài Gòn. Từ cái xe taxi nó ra sao, đi thế nào, bởi hồi đó miền Bắc chưa hề có taxi, cho đến Chợ Lớn có những gì… Mấy ông bạn Nam Kỳ tha hồ tán dóc. Đầu óc tôi cứ lơ mơ về cái chuyến đi phép này.

Rối ngày đi phép cũng đến, một nửa số sinh viên sĩ quan (SVSQ) đi phép mặc bộ tenue sortie là ủi thẳng tắp, áo bốn túi, chemise trắng tính, thắt cravate đen đàng hoàng, giầy đánh bóng lộn có thể soi gương được.

Vô phúc quên cái gì là bị phạt ở lại ngay. Nhưng hầu như chưa có anh nào bị phạt. Đoàn xe GMC của trường chở chúng tôi chạy vèo vèo vào thành phố. Ôi cái cửa ngõ vào thành phố hồi đó chưa có gì lộng lẫy mà chúng tôi cũng mở to mắt ra nhìn. Đoàn xe “diễu” qua vài con phố rồi dừng lại trên đường Hai Bà Trưng (hồi đó còn gọi là đường Paul Blanchy), ngay phía sau Nhà hát lớn Thành phố mà sau này là Trụ sở Hạ Nghị Viện VNCH.

Cú nhảy từ sàn xe GMC xuống con đường Hai Bà Trưng là bước chân đầu tiên của tôi đến đất Sài Thành hoa lệ. Ông Hồ Trung Hậu là dân miền Nam chính hiệu, ông đã hứa hướng dẫn tôi đi chơi… cho khỏi “ngố”.

Chúng tôi đi bộ vào con đường nhỏ bên hông nhà hát Thành phố và khách sạn Continental, vòng ra trước bùng binh Catinat – Lê Lợi (hồi đó còn gọi là Boulevard Bonard) và Nhà hát TP.

Nhìn mặt trước nhà hát TP có mấy bức tượng bà đầm cứ tưởng… mình ở bên Tây. Lúc đó đã có nhà hàng Givral rồi, nhưng tôi vẫn còn “kính nhi viễn chi” cái nhà hàng văn minh lịch sự giữa thành phố lớn rộng đó, chưa dám mơ bước chân vào.

Ông Hậu vẫy một cái taxi chở chúng tôi về nhà ông. Taxi hồi đó toàn là loại deux cheveaux, nhỏ hẹp sơn 2 màu xanh vàng. Khi bước lên xe, đồng hồ con số chỉ là 0, đi quãng nào số tiền nhảy quãng đó.

Trong ngày đầu tiên, tôi ngu ngơ làm quen với không khí Sài Gòn qua gia đình anh em ông Hậu. Hôm sau ông bạn tôi đi với bồ nên tôi bắt đầu cuộc solo giữa thành phố xa lạ này. Tất cả Sinh viên SQ đều không được đi xe buýt hay xích lô, phải đi taxi. Nhưng lệnh là lệnh, chúng tôi học các đàn anh khóa trước, cởi áo bốn túi, bỏ cravate, cất cái nón đi là lại tha hồ vung vẩy.

Trở thành người Sài Gòn từ bao giờ

Nơi tôi đến đầu tiên là Chợ Lớn. Một cuốc taxi từ giữa trung tâm TP đến cuối Chợ Lớn mất 12 đồng. Tôi tìm đến khách sạn rẻ tiền của mấy thằng bạn Bắc Kỳ ở đường Tản Đà, một con phố nhỏ, ba bốn thằng thuê chung 1 phòng cũng chẳng có “ông mã tà” nào hỏi đến.

Chợ Lớn hồi đó tấp nập hơn ở Sài Gòn, con phố Đồng Khánh chi chít những khách sạn, hàng ăn, cửa tiệm tạp hóa lu bù tưởng như mua gì cũng có. Chúng tôi cũng biết cách chui vào Kim Chung Đại Thế Giới xem thiên hạ đánh bạc.

Hôm đó có anh Nguyễn Trọng Bảo cùng Đại Đội tôi nhưng lớn hơn chúng tôi vài tuổi và là 1 cặp với Nguyễn Năng Tế (lúc đó mới là người yêu của nữ diễn viên điện ảnh Kiều Chinh). Anh thử đánh “tài xỉu”, may mắn làm sao, một lúc sau đó anh được khoảng vài trăm ngàn.

Thế là chúng tôi xúi anh “ăn non”, không chơi nữa, rủ nhau đi ăn.Bắt đầu từ hôm đó chúng tôi đi “khám phá” Sài Gòn và rồi theo cùng năm tháng trở thành người Sài Gòn lúc nào không biết. Càng có nhiều thăng trầm chúng tôi càng gắn bó với Sài Gòn hơn.
Lần thứ hai trở lại Sài Gòn

Tôi lại nhớ ngày trở về Sài Gòn sau hơn 12 năm đi tù cải tạo từ Sơn La đến Vĩnh Phú rồi Hàm Tân. Đó là vào buổi chiều tháng 9 năm 1987. Khi đoàn xe thả tù cải tạo bị giữ lại nhà giam Chí Hòa nghe các ông quan chức trấn an về số phận chúng tôi khi được trở về, khoảng hơn 5 giờ chiều chúng tôi mới được thoát ra khỏi cánh cửa sắt nhà tù Chí Hòa.
Ngay từ cổng trại tù đã có đoàn quay phim đợi sẵn để quay cảnh “vui mừng đoàn tụ” của tù nhân, chắc là để chứng tỏ cái sự “khoan hồng bác ái” của nhà nước cho những thằng may mắn không chết trong ngục tù. Lại là lần thứ hai tôi đặt chân lên đất Sài Gòn nhưng với tư cách khác giữa một thành phố đã đổi chủ.

Thấy cái cảnh sẽ bị quay phim, Trần Dạ Từ kéo tôi lên vỉa hè đi lẫn trong đám thân nhân được vận động ra đón tù cùng những người dân tò mò nhình “cảnh lạ”. Tránh được cái máy quay phim, chúng tôi đi gần như chạy ra khỏi con phố nhỏ này.

Ra đến đường Lê Văn Duyệt, chúng tôi đi chậm lại, nhìn đường phố mà cứ thấy đường phố đang nhìn chúng tôi với một vẻ xa lạ và xót thương? Trần Dạ Từ còn lại ít tiền, anh rủ tôi ghé vào đường Hiền Vương ăn phở. Chẳng biết là bao nhiêu năm mới lại được ăn tô phở Hiền Vương đây.

Tôi chọn quán phở ngay sát cạnh tiệm cắt tóc Đàm mà mấy chục năm tôi cùng nhiều bạn bè vẫn thường đến cắt tóc. Có lẽ Trần Dạ Từ hiểu rằng anh về đoàn tụ cùng gia đình chứ còn tôi, vợ con đi hết, nhà cửa chẳng còn, sẽ rất cô đơn, nên anh níu tôi lại.

Ngồi ăn tô phở tưởng ngon mà thấy đắng vì thật ra cho đến lúc đó tôi chưa biết sống ra sao giữa thành phố này. Ỏ tiệm phở bước ra, chúng tôi đi bên nhau dưới ánh đèn chập choạng của con đường Duy Tân mà Phạm Duy gọi là con đường Đại học “uống ly chanh đường, uống môi em ngọt”.
Đến ngã tư Phan Đình Phùng, tôi chia tay người bạn tù Trần Dạ Từ, đi lang thang trong cô đơn, trong bóng tối của chính đời mình.
Bây giờ tôi mới hiểu hết nghĩa của sự cô đơn là thế nào. Tôi bắt đầu cuộc sống lưu lạc trên chính quê hương mình.Tôi tìm về nhà ông anh rể đã từng nuôi nấng tôi suốt những năm tháng trong tù. Bắt đầu từ đó tôi trở thành người Sài Gòn khác trước.

Và rồi với những cùng khổ, những khó khăn, tôi đã tự mình đứng lên. Bởi tôi thấm thía rằng thằng bạn đồng minh xỏ lá đã phản phé mình, lúc này không ai cứu mình cả, anh không vượt  qua nó, nó sẽ đè chết anh. Vì thế cho đến bây giờ sống giữa Sài Gòn, tôi phải là người Sài Gòn và mãi mãi sẽ là người Sài Gòn. Làm được cái gì hay chết bẹp dí là do mình thôi.

Đi tìm hoài niệm

Tôi không lan man về chuyện cũ tích xưa nữa, bởi nói tới những ngày tháng đó chẳng biết bao giờ mới đủ. Cho đến hôm nay, 25 tháng 8 năm 2014, hơn 60 năm ở Sài Gòn, mọi người đang xôn xao về những đổi thay lớn của Sài Gòn, tôi không thể ngồi yên. Tôi muốn chính mắt mình được nhìn thấy những thay đổi ấy.

Mặc dù qua 2 lần nằm bệnh viện và với cái tuổi trên tám mươi, tôi đã mất sức nhiều, hầu như suốt ngày ngồi nhà đã từ ba tháng nay. Tôi điện thoại cho Thanh Sài Gòn rủ anh đi thăm “cảnh cũ người xưa”. Chúng tôi vào phở Hòa, môt tiệm phở nổi tiếng từ trước năm 1975 cho đến nay.

Con đường Pasteur đan kín xe cộ, tiệm phở Hòa có vẻ tấp nập hơn xưa. Bạn khó có thể tìm lại một chút gì đó của “muôn năm cũ”. Tô phở bị “Mỹ hóa” vì cái tô to chình ình và miếng thịt cũng to tướng, có lẽ ông bà chủ đã học theo phong cách những tiệm phở VN ở Mỹ. Nó “to khỏe” chứ không còn cái vẻ “thanh cảnh” như xưa nữa.

Sau đó, nơi tôi tìm đến đầu tiên chính là Thương xá Tax. Vừa đến đầu 2 con đường gặp nhau Pasteur – Lê Lợi đã nhìn thấy một hàng rào bằng tôn chạy dài. Đường Lê Lợi chỉ còn đủ một lối đi nhỏ dẫn đến thương xá Tax và công viên Lam Sơn.
Chiếc xe gắn máy len lỏi cho đến tận cuối đường Lê Lợi sát mép đường Tự Do. Chúng tôi đứng trước cửa TX Tax đang bày ra cảnh vô cùng vắng vẻ, chỉ có tôi và anh bảo vệ nhìn nhau. Anh thừa biết tôi đến đây để làm gì. Anh bảo vệ cũng không còn làm cái nhiệm vụ cao quý là mở cửa đón khách, anh để mặc tôi tự do đẩy cánh cửa kính nặng chịch đi vào trong khu thương mại.

Đèn đuốc vẫn thắp sáng choang, chiếc thang máy cuốn vẫn lặng lẽ chạy không một bóng người. Nó mang một vẻ gì như người ta vẫn lặng lẽ theo sau một đám tang. Trong quầy hàng đầu tiên, điều khiến tôi chú ý là hàng chữ nổi bật hàng đại hạ giá (Big Sale) tới 70% đỏ loét chạy dài theo quầy hàng và hàng chữ “TẠM BIỆT THƯƠNG XÁ TAX”.

Tôi cố gợi chuyện với cô chủ hàng xinh xắn: Cô phải đề là “TỪ BIỆT” THƯƠNG XÁ TAX mới đúng chứ, sao lại là “TẠM BIỆT”? Cô hàng trẻ đẹp thở dài ngao ngán: “Ấy người ta còn hứa khi nào căn nhà 40 tầng làm xong sẽ cho chúng tôi được ưu tiên thuê cửa hàng đấy”.

Nhưng ngay sau đó cô lại lắc đầu: “Hứa là hứa chứ khi đó mình không cổ cánh, đút lót thì đừng hòng bén mảng tới, ông có tin không?”. Bị hỏi ngược, tôi đâm lúng túng ấp úng nói lảng: Phải đợi tới lúc đó mới biết được. Cô bán hàng quay đi, dường như cô chẳng tin gì cả.

Các quầy hàng khác vẫn mở cửa, mỗi gian hàng chỉ còn lại vài ba người, chắc toàn là những ông bà chủ. Tôi nghĩ họ đang làm công việc khác chứ không để bán hàng. Có ai mua đâu mà bán. Tôi đến hỏi thăm vài ông bà chủ cửa hàng, không tìm thấy bất cứ nụ cười nào trên những khuôn mặt buồn hiu ấy.

Có lẽ vài tuần nay, người đi tìm đồ hạ giá đã “khuân” đi khá nhiều rồi, lúc này những thứ hàng còn lại không còn giá trị nữa. Tuy nhiên cửa hàng nào cũng còn bề bộn hàng ế. Nhìn lên tầng lầu cũng vậy, nó còn vắng vẻ thê thảm hơn.Tôi bước lên mấy bậc của bục gỗ, ghé vào một tiệm bán máy hình còn nguyên si bởi ông chủ quyết không giảm giá.
Tôi hỏi lý do, ông có vẻ liều:
- Thà ế chứ không giảm. Tôi lại tò mò hỏi tiếp:
- Vậy là ông có một cửa hàng ở nơi khác nữa?
Ông lắc đầu: - Không.
Tôi hỏi: Vậy ông sẽ làm gì? Câu trả lời của ông cụt lủn:
- Về quê làm ruộng.
Tôi yên lặng trước sự bất bình đó. Đứng nhìn hàng loạt máy hình, máy quay phim đủ loại còn nằm rất thứ tự trong tủ kính sáng bóng. Tôi lại hỏi:
- Chắc họ phải đền bù cho ông những thiệt hại này chứ?
- Chưa có xu nào cả. Thời hạn bắt di dời nhanh quá, trở tay không kịp.

Tôi nghĩ chắc ông này cũng chỉ là người đi thuê lại cửa hàng của một ông nhà giàu nào đó mà thôi, ông có vẻ bất cần đời. Tôi từ giã, ông chỉ gật đầu nhẹ.

Nhìn sang hàng loạt cửa hàng vàng bạc đá quý gần như vẫn còn nằm nguyên vẹn và không một bóng khách vãng lai. Các bà, các cô tha hồ nhìn nhau ăn cơm hộp. Tôi có cảm tưởng một thành phố chết vì chiến tranh gần kề hay vì một nạn dịch nào đó.

Vậy mà tôi vẫn còn đi vơ vẩn trong cái không gian như nghĩa trang sống đó. Tôi đi tìm hình bóng của một thời dĩ vãng, nào vợ con, nào bè bạn, nào những người xa lạ trong cái nhịp thở rộn ràng thân thiện của tất cả Sài Gòn xưa ở chốn này. Chẳng bao giờ trở lại. Tôi muốn gọi tên tất cả trong hoài niệm tận cùng sâu lắng.

Ngậm ngùi nhìn công viên Lam Sơn trống rỗng

Rồi tôi cũng phải bước ra. Trở về với thực tại, nhưng vẫn gặp cái vắng lặng của vỉa hè chạy dài theo đại lộ Nguyễn Huệ. Dường như chỉ còn có Thanh Sài Gòn ngồi ngất ngư với “người xưa trong ảnh” của một ô quảng cáo vuông vắn phía ngoài thương xá.

Chúng tôi đi qua khu công viên Lam Sơn, lúc này đã được phá sạch, chỉ còn vài cây cổ thụ cao lêu nghêu bên cạnh “công trường” đang làm, dường như hàng cây đứng chờ giờ hành quyết như các “đồng nghiệp” của nó đã bị đốn hạ vài hôm trước.

Các bác thợ quần áo xanh, dây đeo chằng chịt đã và đang dọn dẹp cho công trường trống rỗng. Tôi đứng trước nhà hát TP nhìn cảnh “vườn không nhà trống” đó mà ngậm ngùi nhớ tới pho tượng Thủy Quân Lục Chiến sừng sững đứng bảo vệ thành phố ngày nào và nhớ tới những đồng đội TQLC đã ngã xuống hoặc giờ này đã ở khắp phương trời xa.
Chắc hẳn bạn còn nhớ ngay cạnh đó là góc bùng binh Nguyễn Huệ - Lê Lợi còn là nơi tổ chức đường hoa vào dịp Tết.

Gia đình nào chẳng một lần kéo nhau đi giữa đường hoa với tâm trạng rộn ràng của một ngày hội hoa xuân. Từ năm nay sẽ mất hẳn, chẳng bao giờ thấy bóng dáng mùa xuân ở đây nữa.

Cuối cùng tôi trở lại nơi mà lần đầu tiên tôi đặt chân lên TP Sài Gòn. Tôi đã nhảy xuống xe GMC ở đây, đúng nơi này, phía sau nhà hát TP, bây giờ là trụ sở của Tổng công ty cấp nước của TP. Mặt đường nhựa chẳng có gì thay đổi, nó cũng nhẵn mòn như những con đường nhựa khác, nhưng với tôi nó là một dấu son đáng nhớ nhất trong đời. Vậy mà đã đúng 60 năm rồi sao?

Mai này Sài Gòn sẽ còn mất đi nhiều thứ nữa như vòng xoay trước cửa Chợ Bến Thành, một biểu tượng mà bất cứ ai đã đến Sài Gòn dù chỉ một lần cũng không thể nào quên. Đó là những thứ sẽ mất đi để làm tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Ngoài tuyến metro số 1, còn xây dựng thêm 6 tuyến metro khác. Chúng ta sẽ mất đi nhiều di tích xưa cũ. Sài Gòn sẽ đổi khác rất nhiều, để lại trong người Sài Gòn dù ở đâu cũng thấy cảm thấy một nỗi bùi ngùi, nhớ tiếc. 60 năm Sài Gòn, hồn ở đâu bây giờ?

Văn Quang-

29 tháng 8-2014

Hình:

01- Đường Lê Lợi phía thương xá TAX chỉ còn một lối đi nhỏ.
02- Văn Quang trước Thương xá Tax ngày 25-8-2014.
03- Thanh Saigon với hoài niệm “người xưa”
trong ảnh quảng cáo trên vỉa hè bên hông Thương xá Tax.
04- Tạm biệt Thương xá Tax và hàng giảm giá.
05- Tất cả các cửa hàng trong thương xá vắng hoe.
06- Những chiếc thang máy không người vẫn chạy đều đều.
07- Các tầng lầu càng vắng khách.
08- Chủ cửa hàng bán máy ảnh sẽ về quê làm ruộng.
09- Các cửa hàng đá quý vàng bạc càng vắng vẻ.
10- Tác giả thẫn thờ đứng nhìn công trường Lam Sơn đang bị phá bỏ
11- Tượng đài Thủy Quân Lục Chiến giữa công viên Sài Gòn xưa.
12- Trước cửa Cty Cấp Nước TP, nơi tác giả đặt chân lên TP Sgon 60 năm trước.

Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #56 - 11. Nov 2017 , 23:15
 
Chào Chị Mỹ ,
Lâu lắm mới vào thăm trang web của trường nhà , đang xem lại tất cả bài viết mà ngày xưa mình đã nhặt nhạnh tren net , sau thời gian dài đầy xáo trộn việc nhà , nay tạm thời yên ổn với cuộc sống bình dị , nên có ít thời gian nhàn rổi , thực ra còn nhiều việc ( xem như công tác ) phải làm như các công tác Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Paris. kể từ hôm nay , thỉnh thoảng bớt việc để mang thêm ít bài vở về trường nhà để cho anh chị biết thêm về các sinh hoạt của Paris.
Lần nữa xin ghi nhận thịnh tình của Quý chị dành cho Lam Sơn.
TB : nếu có trở ngại về việc poste hình ảnh hay vidéo về Paris , mình sẽ gửi qua mail cho chị Mỹ , nhờ chị Mỹ poste dùm lên diễn đàn.




Back to top
« Last Edit: 17. Nov 2017 , 00:02 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #57 - 12. Nov 2017 , 10:18
 
Em TvMs cám ơn và vui mừng khi thấy anh Lam Sơn trở về với sân trường that trống vắng mùa Thu năm nay.
Kính chúc sức khoẻ và nhiều may mắn đến cùng anh LS và cả nhà.

Em TvMs

Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #58 - 16. Nov 2017 , 02:27
 
Cảm ơn Tuý Vân ,
anh đã gửi lời mời kết bạn qua FB rồi đó ,
sau đây là bài viết tiếp theo

Chốn Cũ Đường Xưa.-

Chàng Hiu

Hồi trước, ở Sài gòn, cách đây lâu lắm, tròm trèm…nửa thế kỷ lận nhen… Tất cả cái loại xe hơi, hai đèn trước, đều phải có “mắt mèo” nghĩa là phải sơn màu vàng lên 1/3 bên trên mặt kiếng của đèn trước, ý là… hỏng cho bác tài pha đèn ban đêm, làm chói mắt người hay xe chạy ngược chiều!

Bởi vậy, bác tài có muốn… chơi ác pha đèn, cũng… bó tay!!!
Khúc đường gần bịnh viện đều có bảng “cấm nhận kèn” để bịnh nhân khỏi giựt mình!

Xe đậu trong đường Sàigon đều phải tuân theo bảng đậu “ngày chẵn lẻ”…

Tất cả xe tắc-xi đều sơn trùng một màu xanh hoặc vàng xanh, ý là để “khách bộ hành” biết nó từ đàng xa để… quơ tay đón và cũng. có ý là nếu, hỏng… phải xe tắc xi, mà là xe du lịch tư nhân lại đi ”dù” rước khách… kiếm chúc cháo là biết liền, cũng dĩ nhiên, xe nào “nhảy dù” như vậy, bị bắt là bị phạt, lớ quớ còn bị tịch thu bằng lái!

Xe tắc xi phải có đèn hộp “bắt chết luôn” trên mui xe, về đêm, hộp đó có đèn cháy sáng để khách biết mà… dơ tay đón… để cho khỏi lộn với xe du lịch!
Xe buýt cũng phải sơn một màu đặc trưng riêng để dể phân biệt với xe đò…

Ví dụ Xe Buýt Vàng thì… sơn màu vàng đặc trưng… khác thiên hạ…
Bến xe nầy ở gần Bà Quẹo… mà bà con gọi là Bến-Tô-Bít-Vàng…
Kế bến xe buýt vàng nầy có hãng cơm xấy Hồng Hoa (?) làm cơm xấy cho lính…

Xe cộ phải đàng hoàng, cái nào ra cái đó, lộn xộn… hỏng nên thuốc!
Bắt đầu 18 – 20 tuổi… mới cho thanh niên lái xế hộp 4 bánh du lịch… để lấy le, sau đó vài ba năm, bác tài… trẻ mới lên được 1 “hạng”, rồi cày vô lăng… vài năm nửa, mới cho… mó tới xe tải, rồi “chạy xe” thêm vài niên, mới “đủ ngày” để lấy dấu E để lái xe đò, nghĩa là khi bác tài lái… mấy chục tánh mạng hành khách, thì bác tài… vô tuổi trung niền rồi, nên… hết máu thanh niên, háo thắng, ưa nóng gà… chạy ẩu!!!

Chớ không có cái chuyện “giao trứng cho ác” được!

Ở ngã tư đèn đỏ, có vạch sơn trắng, tất cả xe cộ đều ngừng sau vạch đó, xe nào cáng mức sơn, mà nhè ông đạp xích lô thấy được… ổng chửi cho tắt bếp, quê lắm nhen!!!

Nhà bán thuốc tây, thì bảng hiệu đề Nhà Thuốc Tây hoặc Nhà Thuốc Gác (đó là danh từ chung) chớ khộng ai lấy Tên Riêng (danh từ riêng) để đề bảng hiệu bán thuốc tây!

Hai bảng hiệu nầy luôn luôn là bảng màu xanh đậm và chữ trắng, nó còn có hộp đèn chữ thập xanh gắn thêm, để đêm hôm, người mua thuốc… đứng ở xa, cũng thấy!

Tiệm nào bán thuốc bắc thì có chữ “đường” ở sau, Ví dụ: Vĩnh Sanh Đường, Nhị Thiên Đường, Thiên Hòa Đường…
Còn chùa thì có chữ “tự”… dính ở sau, ví dụ: Huỳnh Kim Tự, Thới Hòa Tự, Long Vân Tự, Linh Sơn Cổ Tự…
Tiệm bán vàng thì bảng hiệu chỉ có 2 chữ, chũ  đầu luôn luôn là chữ “kim”, ví dụ: Tiệm vàng…Kim Hưng, Kim Liên, Kim Sen, Kim Hoàng, Kim Phát…

Địa Danh ít khi dùng chữ Thái (kỵ húy vua Thành Thái ?) mà dùng chữ Thới: Ví dụ: Thới Bình (Cà Mau), núi Châu Thới ( Biên Hòa), Bình Thới (quận 11), Tân Thới Hiệp (chỗ tập lính QT) Thới Tam Thôn, Thới Hòa (Vinh Lộc) Thới Nhứt, Thới Nhì, Thới Tam, Thới Tứ (Hóc Môn), Xuân Thới Sơn (chỗ đương trạc, giỏ tre… )

Nhà dân cất dọc đường lớn, xa lộ, người ta luôn luôn tự động cất nhà thụt lùi vô trong, ở xa lộ, cách Xa Lộ ít nhứt là 50 mét! Lý do là để cho an toàn chuyện xe cộ, thứ 2 nếu có mở rộng đường xá thì khỏi phải dời nhà…
Nhà mà dời đi, dời lại là điều ông bà xưa kiêng kỵ, nên, hỏng ai ham lú mặt ra đường!
Dọc đường cái trống trơn, hỏng ai… dám gan, tới chỗ đó… tự nhiên cất nhà…
Nếu gan cùng mình, cất nhà đại… thì cứ cất, đợi cất xong, bên Điền Địa hỏi Bằng Khoán đất, hỏng có, thì “coi như”… gia chủ xách tụng đi ăn mày… ở tòa bố!
Còn những tên cất nhà, mà lấn từng tất đất, bà con nói nhẹ rằng “thằng đó hết xài”!
Thằng nào “hết xài”… thì nó, chỉ còn nước… đội quần mà đi, nhục lắm!!!…
Ở Sàigon, cái vụ học hành, có ba thứ trường để học:
Trường Công Lập, Trường Tư Thục và Trường Hàm Thụ

TRƯỜNG HÀM THỤ là trường… mà… hỏng ai tới trường!
Bất kể ai, vì hoàn cảnh gì đó không tới trường học trực tiếp được, thì cũng có cách học để tiến thân, đó là “học trường hàm thụ”. Nghĩa là, cứ… đi làm sở, làm sùng tà tà hay làm việc nhà nấu cơm hoặc cày sâu cuốc bẩm đồng sâu nước mặn…

Nếu muốn tiến thủ trong cuộc đời… thì ghi danh học Trường Hàm Thụ, trường sẽ gởi Bưu Điện bài học, bài làm tới nhà và làm bài xong, gởi bưu điện tới cho trường chấm bài, rồi trường gởi bài tiếp…
Cứ thế… cứ thế…
Chỉ tới ngày thi, thì thí sinh phải đi thi mà thôi…
Bởi vậy, anh em nào có tinh thần cầu tiến, cứ học, nếu thi đậu thì đáng nể lắm!!!

TRƯỜNG TƯ THỤC thì học sinh phải “đóng tiền trường” hàng tháng và bằng Tú Tài cũng giống y như học sinh Trường Công Lập…

TRƯỜNG CÔNG LẬP là… trường công, học sinh không đóng tiền trường suốt 7 năm Trung Học…
Đặc biệt, trường Công Lập nam nữ… lại cho học riêng, như:

TRƯỜNG CÔNG LẬP Nữ Trung Học : Lê Văn Duyệt, Gia Long, Trưng Vương… vv…Nguyễn Bá Tòng , Lê Bảo Tịnh .

TRƯỜNG CÔNG LẬP Nam Trung Học: Hồ Ngọc Cẩn, Chu Văn An, Võ Trường Toản, Pétrus Ký, Lý Thường Kiệt, Quốc Gia Nghĩa Tử…vv…
Ở trường công nam, Nam Sinh mặc đồng phục Quần xanh áo trắng… bỏ áo vô thùng, trên miệng túi áo, có ghi tên trường hẳn hẹ… nên đố thằng nào… dám hó hé!
Ở trường công nữ, Nữ Sinh đồng phục là mặc áo dài trắng, quần trắng…
Có… thời khắc “mấy nhỏ áo dài trắng”… bắt chước mấy cô ca sỹ Sàigòn, bận áo dài vạt “lửng”… còn tay áo thì kiểu “rặc lăn”… là… tay áo dài nối vô thân áo…
Thiệt… quả là báo đời…một phen!!!

Mấy anh chàng Nam Sinh trường công vì học chung “tòn-là đực rựa”… nên nhiều thằng dòm… quí nàng áo dài… vạt lửng… bước đi với tà áo (cố tình) thước tha yểu điệu, tụi đực rực… áp nhau thấy, tụi nó…rụng rúng bầy bầy!!! Hì hì…
Bởi vậy, mới có chuyện, mấy “tay tổ” trường công nam, cúp cua vô Lăng Ông Sở Thú Tao Đàn… để “trồng cây si” mấy nàng áo trắng, thây kệ chuyện, bị… cồng-sing!!!

Và… thấy tiếp… ở Sàigòn năm xưa…
Cây xăng nào cũng có “vòi bơm bánh xe gắn máy, xe hơi” đứng ở giữa hai trụ xăng…
Đang chạy xe, thấy bánh xe mềm, tấp vô cây xăng, dựng xe trước “cây bơm”, lấy tay “quây” cây kim hơi, về số 5 (5 năm ký hơi)… rồi ung dung ngồi xuống, mở nấp vòi, ịnh đầu bơm hơi vô vòi ruột xe… để cho nó tự bơm, cây kim bơm hơi, quơ quơ nghe cạch cạch cạch, tới khi, nghe kêu cái teng, đủ hơi, là máy bơm tự động ngừng bơm…
Bơm xe như vầy, nghe… nó phẻ cách gì, chớ 2 tay “thụt ống bơm”… mệt lắm!!!
Nhưng… úi chà… cứ bom cây xăng riết, ruột xe Honda tòn – là… nước không hà!

Biết được ruột xe có nước là do vô vá xe tại tiệm sửa xe “Sĩ Solex” kề bên trường Lê văn Duyệt và bên kia đường… có rất nhiều ruộng rau muống xanh um!

Trên đường Phan Đình Phùng Sàigòn 3, kề bên chợ Vườn Chuối có đường xe lửa chạy ngang và bên kia đường rầy, có căn nhà 3 từng, đó là nhà “cho mướn sách” Cảnh Hưng. Cho mướn sách là cho độc giả… mượn sách về nhà đọc, nhưng phải “đóng tiền thế chưn” bằng 1/2 giá tiền sách in ở trang bìa, khi đem trả sách, Cảnh Hưng trừ tiền mướn vô tiền thế chưn, tiền mướn, cứ 1 cuốn 1 đồng 1 ngày… răng rắc!
Mấy nhà bán sách và tác giả có sách xuất bản… hỏng vui với Cảnh Hưng…

Nhà Cảnh Hưng chứa sách để cho mướn… hỏng biết mấy chục ngàn cuốn, vì sách nằm trong kệ… đen nghẹt, bít kín từng trệt và 2 từng lầu…
Ông Cảnh Hưng… tướng tá… hơi nhỏ con nhưng vui tánh, học trò khoái lắm!
Thằng học trò nào mê Kiếm Hiệp, muốn luyện chưởng hay… muốn đột nhập “cái bang vài ba túi”… thì tới đây… tìm bí kíp!!!
Ông Cảnh Hưng… biết tẩy học trò hết ráo nhen, thấy mặt, ổng cười hì hì, liền cho mượn cả tuần mới trả, với 2 đồng một tuần… là cái… giá-ghẽ-ghề…
Bởi vậy, học trò “mê đọc sách” Cảnh Hưng… quá xá cỡ là vậy đó đa!!!
Phụ việc ông Cảnh Hưng là bốn năm đứa nhỏ, chuyện môn, chạy đi lấy sách… theo sự “chỉ chỗ” của ông chủ hay lấy sách độc giả trả, rồi đem sách để “chỗ cũ”…
Ông Cảnh Hưng có trí nhớ… siêu phàm tàn canh gió lốc…
Khi ai tới mướn sách, chỉ cần nói tên sách, là ông Cảnh Hưng, nói liền, thí dụ:
– Bộ Tam Quốc Chí có 3 cuốn, nhưng khách đang mướn cuốn 1 và 2…
– Ủa ? Ông chủ có cả chục bộ lận mà ?
– Thì ờ… người ta mượn hết ráo rồi, giờ còn cuốn 3… Cuốn 1 và 2 mai trả…
–… vậy đi… lấy tui cuốn 3… cũng được!
Ông Cảnh Hưng ra lịnh:
– Tèo, mầy lên từng 2 kệ số 7 ngăn 6 lấy cuốn 3 bộ Tam Quốc Chí cho ông Hai!

Học trò Đệ Lục nghe ông Cảnh Hưng… nhớ từng vị trí cuốn sách nằm ở đâu trong rừng sách từ trên lầu xuống tới đất… thấy mà xám hồn luôn!!!

Ông Cảnh Hưng có quen với nhiều nhà xuất bản, như Yên Sơn (Phú Nhuận) chẳng hạn, khi đang sách in, ông… được ưu tiên “thộp” một mớ… đem về cho mướn trước, khi nào in đủ số, sách… mới phát hành! Bởi vậy, coi sách “nóng hổi” là vậy!
Mỗi loại sách, Cảnh Hưng có ít lắm 15 bộ mới đủ cho mướn…
Đặt biệt, những cuốn sách hồi xưa, xa lắc, xa lơ… xuất bản từ hồi…bà cố hỉ cố lai 8 đời vương ông hoãnh… nhà Cảnh Hưng cũng có!!!

Như cuốn Tôi Kéo Xe của Tam Lang hay cuốn Con Trâu của Trần Tiêu in năm 1940 hoặc cuốn Chồng Con in năm 1941!!!
Biết “rõ” như vậy là do Cô dạy Việt Văn cho “thuyết trình” ở lớp những Tiểu Thuyết xưa, mà sách… xưa ơi là xưa, thì chỉ có ở nhà Cảnh Hưng!!!
Thế là học trò Đệ Lục tức tốc mượn về, để… mần thuyết trình trong lớp…
Sách cho mướn, được bao thêm bìa giấy xi măng, trên đó, viết chi chít ngày mượn…

Ngoài ra, học trò muốn mượn “cuốn nào hây hây”, thì… hỏng hiểu “do đâu”, ông Cảnh Hưng liền nói tuốt luốt một lèo cho nghe, cái nội dung cuốn “sách hây” hoặc là bất kể cuốn nào mà học trò còn… mù mờ, nghe xong, thế là học trò mượn liền!
Ông Cảnh Hưng còn… quảng cáo cuốn sách… thứ dữ… “chỉ tao mới có”…
Sách nầy thuộc loại “cái ban môn phái” mà học trò khi ấy… đang muốn luyện thử!
Đó là cuốn Lục Tàn Ban (quên tên tác giả)

Đây là cuốn sách viết về… cái bang bảy tám túi, coi… hay hết kỵ luôn:
Lục Tàn là 6 nhân vật (tàn tật) gồm: Thằng đui, thằng điếc, thằng mất 2 giò, thằng mất 1 tay, thằng mất 1 chưn, thằng cụt 2 tay
Thằng đui làm… Ban Trưởng Lục Tàn!!! (ối trời… *&%#?><… ) Sáu ông cố tàn nầy… luyện chưởng, luyện gồng, luyện nghe, luyện thấy, luyện chạy… thuộc hàng cao thủ võ lâm… để trả thù cho sư phụ bị sát hại năm xưa… Giới giang hồ cho rằng “môn phái” đó bị tiêu diệt, khi 6 đệ tử sau cùng bị thương nặng trong rừng, không ai cứu chữa và ai cũng tưởng… chết hết rồi! Mấy thằng học trò Đệ Lục coi say mê Lục Tàn Ban luôn!!! Có thằng còn “luyện thử”… cách dòm xuyên màn đêm của cao thủ Lục Tàn Ban!!! Bởi vậy, thằng nào… non tay ấn, luyện nhản riết, tới độ mang kiếng cận dầy cui, chớ ở đó mà đổ thừa “tại bị”… rồi nói dóc là “tao lo học” tới cận thị!!! Ba-xạo quá nha mấy cha!!!

Trên đường Phan Đình Phùng, sáng sáng có xe lấy rác, có gắn cái chuông kêu leng keng. Cuối hẻm 376 là đình Phú Thạnh, là chỗ con nít ưa tụ tập, thả diều, bắn đạn… Trước nhà số 380 Phan Đình Phùng Sàigòn 3 có “phong tên” nước công cộng… Ở đó có đông người “chuyên gánh nước mướn”,  được bà con các hẻm xung quanh “mướn” gánh nước mỗi sáng sớm, gánh từng đôi nước về nhà… Mấy bà (cô) gánh nước khoái đọc cuốn tiểu thuyết Rặng Trâm Bầu của Lê Xuyên!

Nước phong tên ở đây được chảy từ cái sa-tô-đô cũng nằm ở đường Phan Đình Phùng… và và… nếu ai… hà tiện, thì khi khát nước, cứ lại phong-tên khòm lưng mở vòi uống… chùa… Bà con gọi là “uống nước khum”…

Cùng phe gánh nước mướn ở phong-tên, cũng có mấy người “ở đợ” nhưng được gọi nghe cho… nhẹ hơn là “con sen”, sáng sớm cũng ra gánh nước về nhà cho chủ… Lúc đó và sau đó, Tân Nhạc với điệu Boléro thịnh hành trên khắp nẻo đường và có nhiều bản nhạc “hợp với tâm trạng – hoàn cảnh” nên Ca Sỹ thứ thiệt hát là rung động trái tim, nên được mấy bà chị gánh nước khoái, cứ nhè mấy bản đó hát mãi, tiếng ca “nhảo nhẹt” mà hát… hoài hoài hỏng biết chán, bà con nghe riết phát nhàm…

Dần dà, cộng thêm mấy chị… ma-ri-sến ”làm sở Mỹ”, rồi dân vũ nữ quán Bar, phòng trà… thuộc loại quá “date”… cũng hát những bản điệu Boléro thịnh hành! Ma Ri Sến thất nghiệp cũng về gánh nước và cũng hát “bản tủ” như mấy chị kia… Cứ hát riết, phát ngấy, bà con gọi giọng hát đó là… giọng rên… ma ri sến!!!

Mấy chị… sáng sớm vừa chờ nước vô thùng vừa hát tân nhạc véo von, chỉ có vài bài tủ, mấy chị cứ hát riết nghe… phát mệt… (Đã vậy, nó còn “cộng hưởng” rồi “trùng tên” với… cái vụ con gái rơi của ngài thượng sĩ – tổng thống da đen Bocasa bên châu phi, tên cô là Mary… Cô Mary gái lai đen nầy ở vùng Ngã Năm chuồng chó, ngài tông-tông Bocasa nhờ báo Trắng Đen tìm dùm, thế là cô Mary… trở thành ngọc ngà châu báu… ) Và “miệng thế gian”… đặt cho chết tên cho giọng ca… mới nổi, giọng ma-ri-rến!
Giọng marisến… làm mệt lỗ tai… thính giả! Hát “bản nhạc tủ” miết, làm cho nó… lờn, tới độ, bà con nằm nhà hay đi ngang… nghe… thì biết là tiếng hát của con Sến nào!!! Khi ở nhà bà chủ, tên là Con Sen, sau đó, nàng ra Vũng Tàu làm “ma ri sến”… ở mấy cái Bar Thiên Thai, Ạc-ăng-Sen… ở Bãi Trước… Vì vậy, giọng ca con sen hay con sến… đều như nhau… Và bà con… giận, khi nghe hoài mấy bản nhạc “tủ”, nên nói: – Mấy con nhỏ đó… là sến nướng… nên ca hoài!!! – Mấy con sến đó… ca đi ca lại miết, nghe mệt thấy mẹ!!!

Ở đầu đường Phan Đình Phùng, có nhà số 3 đó là Đài Phát Thanh Sàigòn… Ngã tư Phan Đình Phùng – Lê Văn Duyệt có tòa đại sứ Miên, bên kia đường là cây xăng rất lâu đời và ở ngã tư nầy, năm 63 hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu… Cũng ở ngã tư nầy, có tiệm cơm tàu, ở đây có món “cơm thố”… ngon bá chấy!!! Cơm thố được hấp trong cái xửng tre có cả chục ngăn, thố là chén nhỏ rí, chừng 3 muỗng cơm, vì vậy, ăn xong, thố chất 1 chồng 15 cái… cao như núi!!! Một số… dân chơi cầu 3 cẳng, loại tứ hải giai huynh đệ… tới ăn cơm thố ở đây, ý là, để khoe chồng thố cao nghệu… để “lấy le” với thiên hạ… đó nha bà con!!!

Phan Đình Phùng… cụng vô đường Lý Thái Tổ… ngay tại ngã ba… Ở ngã ba nầy, có Phòng Trà Lệ Liễu và chủ Phòng Trà là chị Ba Liễu! Quán “Chị ba Liễu” là chỗ gặp mặt mỗi chiều tối của rất nhiều Nhạc Sỹ – Ca Sỹ Sàigon trước khi đi hát Phòng Trà hay Hát Rạp hoặc quán Bar… Đây là “quán ruột” của Thanh Kim, Đệ Nhất Danh Cầm Hạ Uy Di… DK, HC, MLQ, GL… hát ở Phòng Trà Lệ Liễu cho khách (rất đông) thưởng thức…

Thí dụ: DK ca bài Ai Ra Xứ Huế thì chị ba Liễu “trả công” là 1 ngàn 8… Có “chàng – lính” bận đồ trận bốn túi, đội Bê Rê đen, vì là em (đệ tử) của Thanh Kim, nên chàng ta… xâm mình, bậm gan, đổ lỳ, dám… thót lên sân khấu Lệ Liễu để hát bài Đường Xưa Lối Cũ và bài Tàu Đêm Năm Cũ… (cũ mèm không hà) .Chàng hát… một cách khơi khơi, trong khi Nghệ Sỹ thứ thiệt ngồi lủ khủ ở đó…

Chàng lính trận nầy, vì ỷ có Thanh Kim… lo, nên hỏng lo trật nhịp, chàng ta cất tiếng… véo von liên tiếp hai bài tân nhạc, thì Chị Ba Liễu… coi bộ… nghe được được, chị… tức tốc tiến ra sân khấu, liền… móc bóp, xỉa cho chàng 9 trăm đồng… gọi là “lính góp vui”, rồi Chị Ba còn… xúi… (quá đã) – Đêm nào, nếu rảnh… em tới hát nhen!!! Lính mà… hát vậy, được đó…!!! – Dà dà… $%%$!!! (vô mánh) Anh chàng lính nầy, về đơn vị… móc xấp tiền, dứ dứ lên trời… hét: – Bữa nay, tao đãi anh em cả làng một chầu… cơm tấm – cà phê – thuốc lá!!! – Chắc còn… dư bộn tiền đó ông thầy!!! – Thì thì… Băm 3 mí lỵ tôm khô củ kiệu… cho sạch nhách luôn!!! – Hoan hô thẩm quyền!!! – Hé hé…cho xin chữ ký đi ông… khò khò…

Phòng trà Lệ Liễu là chổ Nghệ Sỹ Sàigòn… tụ lại nói dóc, trước khi đi hát… Và cũng là chỗ “tụ tập” của những tay tổ đờn vọng cổ Văn Vỹ, Năm Cơ, Ngọc Sáu… Khi Ca Sĩ hát xong tới khua, trước khi về nhà, lại tụ nhau ở quán Cháo Đêm sau hàng cây… dái ngựa cổ thụ ở đường Hồng Thập Tự, quán cháo cũng gần đường xe lửa từ bên đường Phan Đình Phùng chạy qua…

Cũng ở đường Phan Đình Phùng, ngay trong vòng chợ Vườn Chuối là nhà của Soạn Giả Nguyễn Phuong, khi ấy anh Nguyễn Phương có đứa con gái nhỏ cỡ trên 10 tuổi và nó cùng với Ba Má… đặt lời thoại cho vở cải lương!!! Cô gái nhỏ cùng ba má ngồi 3 góc trong phòng, đóng làm 3 nhân vật… nói chuyện, rồi đánh máy luôn, đó là ”làm thoại” để Nguyễn Phương “lấy câu trẻ con” soạn tuồng cải lương… Đó là cách Nguyễn Phương đang soạn tuồng và… bị bắt tại trận… hì hì…

Nguyễn Phương là Đạo Diển cho đoàn Thanh Minh Thanh Nga và mỗi tuồng cải lương được đánh máy sáu bảy bản để cho anh em “nhắc tuồng” đứng sau màn nhung hay cánh gà… đọc câu cho Đào Kép đứng ở ngoài sân khấu… nói hay ca!!! (cứ tưởng Đào Kép học thuộc lòng hết vở tuồng, hỏng có đâu nhen!!!) Nguyễn Phương là trưởng ban kịch Tân Dân Nam , chuyên kịch trên đài truyền hình Sàigòn chiều thứ bảy hàng tuần, gồm có hề TV, TT, NĐT.vv… và bà vợ của Nguyễn Phương là chị của phu nhân tướng CVV… Bởi vậy, do đó, Nguyển Phương… mới “tó” được cái giấy phép ngon lành… là mượn tàu Hải Quân để đóng phim xi-la-ma!!! Đó là phim “Hải Vụ 709” định quay ở Rạch Giá… Nhưng vì tình hình chiến sự ác liệt ở đó, nên phim Hải Vụ 709 bị đình chỉ… kéo dài và sau cùng phải bãi bỏ, nếu không, thì anh chàng Thủ Đức sẻ làm… tài tử xi-nê mà lại đóng vai Trung Úy Hải-Quân… nhảy xuồng đổ bộ rồi! Uổng thiệt nhen…

Cũng thời gian đó, ban Tân Dân Nam đang “dợt tuồng” kịch truyền hình, đó là vở “Ai Là Thủ Phạm” tại nhà anh Nguyễn Phương… Lúc đó chàng (vì là lính) được Nguyễn Phương giao đóng vai Cảnh Sát Trưởng… Úi chà chà… Nguyễn Phương biểu chàng ta phải “tập” trước… cách còng tay thủ phạm ăn trộm kim cương, em NĐT đóng vai thủ phạm… Còng tay… mà phải “tập” ý là… để chàng… còng… mà hỏng đau tay NĐT!!! Tới khi lên sân quay 2 tại đài Truyền Hình Sàigòn… ngài Cảnh Sát Trưởng, bước vô, làm mặt ngầu, liền móc còng (hân hạnh) còng tay NĐT… ngay tức khắc nhen!!! Bàn tay NĐT đẹp như chính NĐT, chàng lính cầm 2 tay người đẹp, tra vô còng số 8… mà chàng ta thấy… quá đau lòng!!! Hì hì…

Trên truyền hình, anh chàng lính, chỉ… lộ diện trên màn ảnh nhỏ của Đài Truyền Hình Sàigòn chỉ được có… 30 giây cuối cùng của vở kịch… thôi hà! Soạn Giả Nguyễn Phương chuyên môn hút Thuốc Gò khi soạn tuồng và điếu nào cũng bự tổ nái, đốt cháy liên tục, khói bay mờ mịt như đống un buổi chiều tà! Và trên bàn viết thường có… rờ vẹt… ba bốn khúc Thuốc Gò loại “nặng” đô, đó là… phòng khi, nửa đêm soạn tuồng… mà hết thuốc hút!

Từ ngã tư Phan Đình Phùng – Lê Văn Duyệt chạy lên tí nữa là Ngã 6 Sàigon, ngay “bùng binh” ngã 6 nầy, có xe lửa chạy qua và là chổ bắt đầu của đường Yên Đổ, ở đây, trên đầu đường Yên Đổ, có khu Kiều Lộ (sửa, tráng dầu đường hư… ) Nằm chung trong khuôn viên khu Kiều Lộ… là Sở Phú De đó đa!!! Phú De là chổ… nhốt chó chạy rong, bị “xe bắt chó” bắt được trong đường phố! Ai mất chó, cứ vô Phú De tìm là y như rằng… nó ngự ở đó và bỏ tiền chuộc chó về! Bởi đó, hồi xưa, DA trong báo CO có viết bài Phú De Giao Chỉ, đọc nghe nhức xương Trong khu Kiều Lộ nầy có cái… cưa tay, bự chà bá, dùng xẻ gổ lóng… Ở đây có Kỹ Sư Bê và Hồ Lợi và Hồ Lợi là dân chơi tài tử… chánh cống bà lang trọc. Trong văn phòng khu Kiều Lộ của Hồ Lợi… có tùm lum… đờn cò, gáo, xến, ghi ta thùng, ghi ta phím lỏm… treo tá lả trên tường, để nhân viên nào… quởn mà khoái đờn vọng cổ thì cứ vô… tập vợt thả giàn và… Hề Minh và danh cầm Thanh Kim, Tạo Minh Đời… vv… xuất thân từ đây! Hề Minh là danh hề diễu có tiếng trên bầu trời Cải lương một thời… Tạo Minh Đời cười được 18 giọng riêng biệt và còn có khiếu một mình vừa nói giọng ông nội, giọng cháu nội trai, gái, giọng con gái… rất hay, giống y giọng… như trong “gia đình bác tám”… nhất là giọng chó mèo cắn lộn… là nghe hay hết phản luôn!

Nhứt là… mở đầu câu… a… bê… cê… ca… nháy giọng xe lửa đề pa… của bản Chuyến Xe Lửa Mồng Năm của Trần văn Trạch… y chang Trần văn Trạch!… nhưng “hỏng có thời” nên anh Đời không nổi tiếng như anh Minh và anh Kim… Thanh Kim là Đệ Nhất Hạ Uy Di Cầm chuyên đờn 6 vọng cổ… nhưng né… ló mặt trước bàn dân thiên hạ truyền hình, Thanh Kim chỉ đờn cho gánh hát và chơi tân nhạc cho quán Bar và Phòng Trà và học trò Thanh Kim là TKH… – Anh Kim, sao anh chỉ “thâu dỉa” mà hỏng thấy anh lên sân khấu hay truyền hình ? – Tao… xí-giai thấy bà… miệng rộng tàn hoạt, cười hô hố, tướng tá như đấu bò! – Thì… có sao đâu… – Tao… trốn… để khán thính giả tưởng tao… đẹp trai đó mầy… hỏi hoài!!! – Ờ ờ… hehehe…

Năm 1965 đường Xa Lộ Saigon – Biên Hòa làm xong và dọc bên đường xa lộ đang đào để xuống ống cống vuông vuông lọt lòng trên 2 mét của Sàigòn Thủy Cục… Lúc đó, chạy xe gắn máy ở Xa Lộ thiệt… là êm, êm như mơ… Do đó, mấy tay anh chị… mới dám đi Gobel, Sachs, Rummi… chui lòn qua bụng xe be trên có 3 lóng gỗ… dài thòn bự tổ kền, đó là… chọt lét tử thần!!!

Cũng thời… xa xưa ấy, khi chở “người đẹp” ngồi đằng sau Xe Gắn Máy thì hai chân người đẹp Để Về 1 Bên, không Cô nào… dám gác cẳng 2 bên! Nếu xe chở là chiếc Vespa Spring… thì thấy “nàng” ngồi sau… ôm eo ếch bác tài… thì… thì… ngó, thấy… đẹp như mơ luôn!!!
Còn nói gì “mấy nhỏ áo dài trắng” đi Vélo Solex… thì dòm… hết phản nghen!
Gỗ rừng đem về đổ đống ở chỗ ngã ba xa lộ đi Vũng Tàu, nên ngã ba nầy có tên Ngã Ba Bến Gỗ… Từ ngã ba Bến Gỗ tới một xí là Căn Cứ Long Bình của Quân đội Mỹ… Chỉ mỗi con đường Phan Đình Phùng mà có… quá xá chuyện xưa tích cũ...

Chàng Hiu 374


Back to top
« Last Edit: 16. Nov 2017 , 02:29 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #59 - 16. Nov 2017 , 02:30
 
tuy-van wrote on 12. Nov 2017 , 10:18:
Em TvMs cám ơn và vui mừng khi thấy anh Lam Sơn trở về với sân trường that trống vắng mùa Thu năm nay.
Kính chúc sức khoẻ và nhiều may mắn đến cùng anh LS và cả nhà.

Em TvMs



Tuý Vân ơi , có thể hướng dẫn mình cách poste thêm hình ảnh để minh hoạ cho bài viết được hay không?
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: Sài Gòn CỦA TÔI
Reply #60 - 16. Nov 2017 , 05:59
 
Sài Gòn  Niềm Nhớ Khôn Nguôi

Nhà tôi gần chợ Thái Bình
Con đường nhỏ, tên Cống Quỳnh dễ thương
Tuổi thơ xách cặp đến trường
Trên đường Phát Diệm cùng phường, Quận Hai
Những ngày đó cứ nhớ hoài
Mùi thơm mực tím trong bài Giáo Khoa
Nhớ sao là những hàng quà
Cổng trường, bánh cuốn hay là bánh kem

Lắc xí ngầu trúng cà rem
Hôm nào thua hết chết thèm mất ăn
Miếng xoài trái cóc ê răng
Mẹ cho tiền tháng, một tuần hết ngay
Được cô em gái thơ ngây
Tha hồ dụ khị, hỏi vay mượn tiền
Em gái tôi tính dịu hiền
Cho anh vay mãi chẳng phiền một câu
Nếu giờ tính cả lãi đầu
Chắc tôi phải cất nhà lầu trả em

Trôi qua ngày tháng êm đềm
Những chiều đi bắt dế mèn đá chơi
Tạt hình, la hét om trời
Bắn bi, nút phéng, vui ơi kể gì
Nhà tôi vốn gốc bắc kỳ
Lũ con nít chọc nhiều khi mích lòng
Chúng kêu là “bắc kỳ con”
Rồi đòi bắt “bỏ vô lon” cho đầy
Đánh nhau tại “Cá rô cây”
Bây giờ nhớ lại, thường hay tức cười
Nhớ sao khẩu súng đầu đời
Cuốn bằng giấy trắng, vụng ơi vụng là

Bao nhiêu rạp hát gần nhà
Khải Hoàn, Quốc Tế hay là Thăng Long
Thêm vài phút có Đại Đồng
Tối ngày trốn học lông bông đó hoài
Chờ anh xé vé ngáp dài
Lén vào coi cọp, gặp ngay chú mình
Về nhà bố đánh thất kinh
Mẹ thương xót quá, me xin bớt đòn
Cô hàng xóm, tuổi còn non
Giúi cho một trái cóc dòn, nín ngang

Tuổi thơ là tuổi phá làng
Tạt lon, đánh đáo, giật khăn trên đường
Trời mưa cả bọn tắm truồng
Hò nhau bắt cá đường mương, bẩn người
Có cô hàng xóm đứng coi
Ánh nhìn nghịch ngợm, nét cười tinh ranh
Làm mình ngượng quá, chuồn nhanh
Đó là lần cuối mà anh tắm đường
Nhiều khi chợt thấy vấn vương
Mơ hồ bóng dáng dễ thương nhớ hoài

Sàigòn ngày đó rất hay
Xung quanh các phố còn đầy đất hoang
Người ta chưa sống lan tràn
Cả thành phố, chín trăm ngàn, thế thôi
Đường còn vắng, ít xe hơi
Honda chưa có, hay ngồi xích lô
Đôi khi thấy chiếc xe thồ
Khoan thai chậm rãi, ngựa ô chở hàng
Sàigòn nay sống vội vàng
Số dân năm triệu, cửa hàng như nêm
Sàigòn khi trước bình yên
Con người có vẻ cũng hiền hơn nay

Phố của tôi chẳng mấy dài
Đến Hồng Thập Tự chỉ vài bước chân
Đầu kia là Nguyễn cư Trinh
Phía sau, Đất Thánh, nơi kinh hoàng nhiều
Là nơi chắc tột cùng nghèo
Nhà trên mồ mã tiêu điều hoang vu
Nước đen trên vũng ao tù
Ánh đèn hiu hắt tối mù bước chân
Nơi đây là chốn trú thân
Những phường quái kiệt, những dân khốn cùng
Nghĩ ra mới thấy lạ lùng
Phía ngoài đường cái một vùng khang trang
Chỉ cần vào một hẽm ngang
Là ta sẽ thấy lầm than của đời
Con người sống với ma trơi
Bùn lầy nước đọng như thời khai quang
Lối đi rộng khoảng chín gang
Công an chẳng dám ngang tàng vào đây

Cuối tuần hóng gió sân bay
Trên Tân Sơn Nhất chỉ vài phi cơ
Bến Bạch Đằng đẹp như thơ
Trai thanh gái tú bên bờ sông êm
Tuy rằng chẳng có giới nghiêm
Nhưng đèn đô thị nửa đêm cũng tàn
Rồi trong những chủ nhật vàng
Đi chơi sở thú, xếp hàng mỏi chân
Vườn Bách Thảo, dạo trong sân
Nửa giờ rình đợi, cù lần chẳng ra
Xem con voi có cặp ngà
Bao nhiêu thú lạ trăm hoa nở cành

Đường ra đến chợ Bến Thành
Nhà thờ Huyện Sĩ, nổi danh Sàigòn
Lúc xưa vườn trẻ chim non
Vỡ lòng nét bút vẫn còn run run
Kìa Ngã Sáu, thật tưng bừng
Bao nhiêu hàng quán như cùng về đây
Nhìn lên Thánh Gióng cầm cây
Cỡi con ngưa sắt, đạp mây về trời
Dưới chân ngài, nhậu đã đời
Vào Mỳ Kim Phụng ăn chơi vịt tiềm
Bên kia là quán bò viên
Cháo lòng, tàu hủ, bột chiên, phở “Tài”

Đi cho hết đường Lê Lai
Là ra Lê Lợi, phố dài người đông
Mỗi lần đi, háo hức lòng
Khu thanh lịch nhất Sàigòn là đây
Khu này người Pháp họ xây
Như bên xứ họ, trồng cây xanh đường
Đường Công Lý nắng còn vương
Người mua sách báo vẫn thường đến đây
Kem Bạch Đằng phía bên này
Cà phê sữa đá, một ngày lên hương

Khu Pasteur, quán ngập đường
Tỏa mùi phá lấu vị hương thơm nồng
Phía bò bía, ồ quá đông
Bò khô dầu dấm cũng không có bàn
Eden Thương Xá hạng sang
Chủ nhân người Ấn hay quàng sà rông
Hôm nay vào Rex mất công
Phim hay một vé trăm đồng đó nghe
Đường Catina ngợp nắng hè
Ghé Givral để ăn chè Phục Linh
Vào Xuân Thu kiếm sách hình
Cuối đường Nguyễn Huệ đẹp xinh bến tàu

Ngày xưa đi quá khỏi cầu
Phan Thanh Giản, đã thấy màu nông thôn
Nơi đây là những cánh đồng
Ngày nay phố xá, chẳng trồng trọt chi
Có lần cả bọn cùng đi
Trường đua Phú Thọ, những khi ngựa về
Không tiền mua vé, mà mê
Chui rào coi cọp, bị đe mấy lần
Bên đường, cư xá sĩ quan
Có người bác ruột cũng hàng tá thôi
Rừng cao su cạnh đó rồi
Lữ Gia cư xá, chú tôi có nhà

Đi về trong phố không xa
Chợ Trần quốc Toản chỉ là ba cây
Mẹ tôi thường ghé qua đây
Cá tươi, tôm sống nơi này có tên
Phở Tàu Bay ở gần bên
Người dân xứ đạo chẳng quên bao giờ
Ngay bên cạnh có nhà thờ
Sau khi xem lễ, họ chờ vô ăn

Xa thành phố đã bao năm
Một thời thơ ấu vẫn hằn trong tim
Khi về chẳng biết có tìm
Được chăng những lúc êm đềm khi xưa
Sàigòn dù những cơn mưa
Dù cho nắng đổ, dù chưa phục hồi

Tên người, ta giữ trong đời
Như bao kỷ niệm của thời thơ ngây.

Tuổi thơ trên thành phố Saigon -

Phạm Doanh
Back to top
« Last Edit: 28. Nov 2017 , 20:36 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #61 - 16. Nov 2017 , 06:03
 
Sài Gòn Bốn Mươi Năm,
Tác giả: Song Lam
Với 12 bài viết trong năm, cho thấy một sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersy, bà vui vẻ tự sơ lược tiểu sử "22 năm dạy học trong nước, 22 năm làm culi job trên đất Mỹ". Bài mới của tác giả kể về Sài gòn mùa Noel vừa qua.
I Cuối cùng thì tôi cũng về cái ổ của mình. Nằm thẳng cẳng, hai tay đan trên ngực, mắt nhắm nghiền, tôi giống hệt như những người được Chúa gọi về. Chỉ có khác đôi điều là còn thở phì phò và trái tim còn đập lổn nhổn khi trồi khi sụt. Ba tuần lễ ở Sàigon để thăm lại người mẹ ra đi năm ngoái, tôi như con thú hoang đi lạc. Mọi thứ đều lạ lẫm, trễ tràng. Sàigon thật sự không còn của riêng tôi.
Đứng thật lâu ở cửa Tây chợ Bến Thành, ngay tiệm vàng Nguyễn Thế Bài trước 75, tôi không hiểu mình muốn tìm gì, gặp ai trong lúc này. Con đường Lê Thánh Tôn ngày xưa đi học bằng xe đạp đôi lần dừng lại vì xe bị tuột sên, có ít nhất vài anh con trai tới sửa dùm. Bây giờ, đứng đây cả buổi, nhìn ngó tứ tung, chẳng có ma nào ngó tới tôi. Buồn tình, tôi đi lang thang.
Đi bộ lòng vòng ngang kem Bạch Đằng, tôi ngán ngẫm chẳng thèm vào. À, nhà sách Khai Trí cũ đây rồi. Vô chút. Hình bóng cũ nào còn đây, sách vở ích gì cho buổi ấy? Tôi mua vài quyển sách dạy nhạc, Tự học Tây Ban Cầm với ước mong dợt lại bài Thu Ca ngày nào, bài dư âm kỷ niệm ngày hai đứa mới quen nhau, bài Thuyền và Biển mà mấy đứa em già chế lại hát như thế này: "Nếu phải sống xa em, anh chỉ còn bão tố. Nếu phải sống bên em, anh chỉ còn… cái khố."
Bùng binh Sàigon ngày nào có tượng đài Trần Nguyên Hãn oai phong, tượng nữ sinh Quách thị Trang bằng đá trắng… nay đã mất tăm, mất tiêu. Xe cộ thật nhiều, ồ ạt, ào ào khiến tôi chóng mặt.
Sàigòn bây giờ đầy dẫy, ngập tràn nhà cao tầng không khác gì các đô thị văn minh Âu Mỹ. Sàigon có Bicotex Trung tâm tài chính, mà dân Saigon gọi là bà đầm bưng mâm xôi, Saigon có Center Tower 72 lầu, Saigon có đường hầm bắc qua sông Thủ Thiêm. Bến đò Thủ Thiêm bên bến sông Bạch Đằng năm xưa chạy xập xình, ành ạch sóng nước cả ngày cả đêm nay đã không còn. Con đò Thủ Thiêm đã lùi vào dĩ vãng!
Trong trí nhớ người dân Sàigon vẫn còn câu hát: "Bắp non đem nướng lửa lò. Đố ai ve được con đò Thủ Thiêm". "Con đò" Thủ Thiêm tức là cô lái đò trẻ tuổi xinh đẹp chèo đò đưa khách sang sông. Tôi thích quá chừng chữ "ve" này, mà chữ "cua" hay chữ "dê" không tài nào sánh kịp!
Sàigon có cầu vượt, có xa lộ Đông Tây, có siêu thị lớn nhỏ sang trọng không thua gì ở Mỹ. Sàigon có tất cả, nhưng Saigon không có nụ cười.
Sàigon không có nụ cười? Các bạn có cho rằng tôi nói quá sự thật không? Một lần nữa, tôi xin xác định: Saigon không có nụ cười. Trong công việc hàng ngày của tôi, tôi cười với khách hàng hàng trăm lần, nói hai chữ "cám ơn" hàng ngàn lần. Saigon không có được chuyện này.
Hàng ngàn chiếc xe gắn máy đổ xô ra đường mỗi giờ, mỗi ngày, mọi người chen lấn nhau, tranh giành nhau từng centimet đường, mặt mày hằm hè như sắp sửa gây gổ, chửi mắng nhau và mặt lạnh như… tiền Việt Nam. Vào cơ quan chính quyền, quý vị sẽ thấy được sắc mặt này: họ nhìn mình ghẻ lạnh, soi mói coi mình thuộc tầng lớp nào trong xã hội, họ nhìn qua cách ăn mặc để đoán xem mình có tiền nhiều hay ít… ôi cái nhìn xa lạ, dửng dưng, không có một chút tình cảm con người nào hết. Sao kỳ vậy cà? Tôi tự hỏi mình. Biết hỏi ai bi giờ?
Saigon có những bộ trang phục đắt tiền, những chiếc xe hơi bạc triệu, những biệt thự sang trọng với phòng master bedroom dát vàng ròng bốn số chín, nhưng Saigon không có được tình yêu thương. Saigon vắng bóng lòng nhân ái và chết tiệt sự bao dung.
Những ngày cận kề Christmas, Saigon treo đèn kết hoa cùng khắp những con đường lớn. Những công trình xây dựng còn dang dở khắp nơi gây ra sự kẹt xe dữ dội vào những giờ cao điểm. Dân Saigon ăn nhậu tối ngày, từ sáng sớm cho tới giữa khuya. Quán nhậu san sát, từ bò dê cao cấp cho đến rắn mối thằn lằn. Hình như mọi người đang lâm vào cảnh mê hồn trận cứ ăn nhậu thả cửa chừng nào chết hẳn hay.
Tôi có những đêm Saigon mất ngủ triền miên vì tiếng xe gắn máy ầm ầm trong từng hang cùng ngõ hẹp. Bốn năm giờ sáng lại nghe rội rã tiếng rao hàng: "Bánh mì nóng đây, bánh mì nóng đây". Saigon lúc nào cũng hực hở lửa nóng, rít rịt tay chân, chỉ nhờ mong ngọn gió mát bất chợt.
Tuổi trẻ Saigon bây giờ cao hơn, đẹp hơn, sang trọng hơn. Con gái ra đường không ai biết đẹp hay xấu, cao hay thấp, da trắng mịn màng hay đen thui rổ chằng chịt, vì họ trùm kín mít, chỉ chừa hai con mắt vẽ chỉ đen thui, lạnh lùng. Ai cũng chen lấn, vội vã, chụp giựt. Và hoàn toàn không có một nụ cười nào hết. Ở Saigon ba tuần, tôi không biết mình cười được bao nhiêu lần, chỉ thấy lòng trĩu nặng sầu thương.
Đã nhiều lần tôi thấy được những người già như tôi đã về hưu ngồi trong nhà thu lu bất động. Nếu không bận rộn được làm ô-sin không công cho con cháu thì họ cứ ngồi trước bực cửa nhìn ra ngoài đường. Họ ngồi đó, buồn, bất động và héo tàn.
Central Tower lộng lẫy sửa soạn chào mừng năm mới 2015, sẵn sàng giơ cao dao sắc chém ngọt khách hàng. Ly kem bạc hà chỉ có hai viên kem tròn vo lớn hơn cái trứng cút chút xíu, trả 11 dollars cho tui. Trời ơi giá cả hơn cả bên Mỹ. Nhưng lo gì. Đại gia thừa tiền lắm bạc, "bi nhiêu bi!"
Saigon cũng có những buffet đắt tiền dành cho nhà giàu mới mở mắt sau này như ở Hoàng Yến, Newworld, nhất là ở nhà hàng năm sao Newworld này, ăn trưa 26 dollars và ăn tối 42 dollars trong khi người lao động buôn gánh bán bưng chỉ mong kiếm được 2 dollars/ngày (42.000 đồng Việt Nam). Saigon ơi, nhức nhối lòng tôi.
Mở mắt chào đời ở Saigon, sống và thở với Saigon qua bao nhiêu thăng trầm của đất nước, của thời cuộc, tôi vẫn ôm Saigon vào trong lồng ngực tưởng như lúc nào cũng son trẻ của mình. Xa Saigon 40 năm, Saigon đã ngủ vùi 40 năm, Saigon đã mất đi vẻ thơ mộng, lãng mạn, đã mất đi hoàn toàn văn hóa phương Nam, để trở thành thứ lai căng chú kiết, Tây chẳng ra Tây, Tàu chẳng ra Tàu. Saigon bây giờ vẫn đang còn một triệu ba trăm ngàn người nghèo khổ đói khát lầm than.
Có những cái chết vội vàng non yểu, trăm thứ bệnh lạ do thực phẩm độc hại mang đến, Saigon có trăm ngàn chuyện giả từ lông mi giả đến tôm khô, bánh tráng, gạo lúa ăn uống hàng ngày.
Bên cạnh những building cao vòi vọi, những nhà hàng sang trọng, những resort năm sao, quý bạn đọc sẽ còn thấy được những trường học xuống cấp thê thảm, những bệnh viện ghẻ lở hoang phế hàng trăm năm không sửa sang. Quý bạn đọc hãy ghé mắt vào bệnh viện T.C ở Saigon để thấy bệnh nhân nằm la liệt từ hành lang cho đến trước cửa nhà vệ sinh, nằm luôn cả dưới gầm giường.
Y tế quả là quá tải và giáo dục đi đoong. Chúng tôi đến thăm đứa cháu họ tại phòng vô trùng của Trung tâm huyết học mà sững sờ: thằng nhỏ chuẩn bị trình luận án tốt nghiệp cao học kinh tế, lại được phát hiện bị ung thư máu. Tôi phát khóc khi nhìn bốn thanh niên trẻ không quá 25, mặt mũi sáng láng khôi ngô với những cái đầu trọc lóc vì vừa trải qua mấy đợt Chemnio.
Những khuôn mặt trắng bệt đang cần vô máu, mà xác suất sống còn chỉ có từ 20-25% đã làm tôi đau lòng, không biết phải nói gì để an ủi các cháu. Không ai trả lời được câu hỏi tại sao trong khi tiền đóng cho bệnh viện cao ngất ngưỡng được tính bằng hàng chục ngàn dollars, cha mẹ các cháu phải cầm cố nhà cửa, ruộng vườn…
Làm sao ngoảnh mặt quay lưng với cảnh đời trái ngược ở Saigon: bên cạnh cuộc sống xa hoa dư thừa phủ phê của kẻ có quyền lực, vẫn còn hằng hà sa số cuộc đời của những con người Việt Nam bần cùng đói khát kiếm ăn từng bữa toát mồ hôi, còn những mồ hoang mả lạnh, còn bao nhiêu cái chết tức tưởi, âm thầm… những người muôn năm cũ hồn ở đâu bây giờ? (Vũ Đình Liên-Ông Đồ). Người lính cũ VNCH, người thương phế binh của chế độ cũ vẫn còn sống vất vưởng, lê la đầu đường xó chợ mà sự giúp hàng năm của đồng bào hải ngoại vẫn không thấm thía vào đâu!
Chương trình "Cám ơn Anh" hàng năm ở California với số thu lên đến bảy tám trăm ngàn dollars vẫn còn quá ít so với nỗi đau quá lớn, những thương tật trùng điệp của hàng chục ngàn chiến binh sau 75. Chúng ta đời đời chịu ơn họ, cái ơn sâu không bao giờ trả nổi…
Saigon thân yêu của tôi ơi. Em đã ngoài 40 từ 1975, tù dạo người Saigon ken chân vội vã chen lấn xuống tàu bạt mạng thừa sống thiếu chết vượt trùng dương tìm đường trốn chạy, biết bao người đã chìm sâu đáy nước, biết bao nhiêu người lưu lạc phương trời?
Biết nói gì với em hôm nay, Saigon 40? Hôm nay thăm lại Saigon, em chỉ còn trong tôi hình bóng cũ: Con đường Bà Huyện Thanh Quan những chiều tan học mát rượi lối đi, vòng xe quay thanh thản nói cười với bạn, tà áo dài trắng quấn quít mối tình đầu.
"Saigon ơi, tôi đã mất người trong cuộc đời. Saigon ơi, thôi đã hết thời gian tuyệt vời…" (Saigon ơi vĩnh biệt-Nam Lộc)
Tôi vẫn còn hoài hình ảnh Saigon tráng lệ, tươi đẹp trong trái tim già nua khô héo của mình. Và Saigon ơi, tôi còn mãi Saigon xưa trong trí nhớ.
II.
Tôi trở lại Valley Forge vào những ngày cuối của năm 2014, tôi nghe lòng giá buốt với cái lạnh 6 độ F về đêm và những tai ương nổ ra từ khắp thế giới trong khi năm 2015 từng bước đến gần. Hai cảnh sát viên New York bị kẻ gian sát hại ngày 20/12 là vết thương lớn cho nhân dân Mỹ, đặc biệt là cộng đồng New York.
Sự sát hại đó có lẽ bắt nguồn từ sự phân biệt chủng tộc âm ỉ, dai dẳng sau khi người thanh niên Michael Brown ngả xuống từ viên đạn của người cảnh sát da trắng trong tháng 8/2014. Và chỉ một tuần sau 28/12, Air Asia của Malaysia mang biển số 8501 lại bị rớt ở đáy biển Java mang theo 162 hành khách và phi hành đoàn, trong khi vừa cất cánh từ Jakarta (Indonesia) đi Singapore được 45 phút…
Dù vậy, ở Times Square New York, trái cầu mà cả thế giới dõi mắt mong chờ count down như một thông lệ chào mừng năm mới, với hy vọng sẽ tốt đẹp hơn năm cũ, đã qui tụ hàng trăm ngàn người trẻ tuổi bất chấp cái lạnh giá mùa Đông. Ở quanh vùng chúng tôi cư ngụ, Valley Forge Casino đã chuẩn bị hàng trăm chai Champagne sẳn sàng mở nnắp để đón khách. Liệu 2015 có khá hơn chăng?Ai mà biết được?

Tôi đã não lòng với đồng hương của tôi ở Saigon Việt Nam, tức Saigon lớn. Còn Saigon nhỏ? Khi nghĩ đến Little Saigon là tôi có chút vui. Sao kỳ vậy cà? Saigon nhỏ hình thành khắp nơi trên thế giới, nơi có người Việt Nam sinh sống và thành lập cộng đồng. Phải chăng người Việt Nam tị nạn khắp nơi trên thế giới muốn tìm lại những gì đã mất? Vì Saigon lớn không còn của mình nữa, mà là của họ, của người chủ mới!
Những lần đến Little Saigon ở Cali, tôi tìm lại được hình ảnh quá khứ, rất Việt Nam. Hình ảnh chiếc áo bà ba, vành nón lá, tà áo dài thanh tú ngày xưa đã không còn thấy ở Saigon lớn, lại vẫn ung dung hãnh diện khoe khoang ở Saigon nhỏ, đặc biệt tôi tìm thấy được con người Saigon xưa với đặc trưng văn hóa Saigon và tôi có được từ họ, những nụ cười thân ái.
Làm sao nói hết được những gian khổ, nhục nhằn của người Việt Nam lưu lạc nơi xứ người từ 40 năm qua? Họ đã từ bỏ hết những gì có được trong tay để làm lại từ đầu bằng bất cứ công việc gì, vị trí nào để mưu sinh nuôi sống gia đình, gầy dựng cuộc sống mới.
Biết bao mồ hôi nước mắt đã tuôn đổ cho 40 năm lưu vong? Hai ba giờ sáng phải trở dậy đáp xe buýt đến chỗ làm với đồng lương rẻ mạt, phải sinh hoạt trong những điều kiện eo hẹp, phải tiết kiệm từng đồng bạc kiếm được, và cũng không thiếu những ê chề, tủi nhục trong quãng đường dài nơi xứ người. Nhưng người Việt Nam với bản tính chịu khó, cần cù, chịu đựng gian khổ để gầy dựng tương lai cho thế hệ thứ hai.
Sau 40 năm ròng, lớp người thế hệ thứ nhất đã già rồi, một số người đã ngàn đời yên nghỉ, để lớp trẻ đầy đủ năng lực, trưởng thành vươn lên nơi quê hương thư hai này. Họ có mặt ở các ngành nghề với vai trò lãnh đạo và thật sự bước vào chính trường của Mỹ như Janet, Trí, Andrew… ở Little Saigon Nam Cali, như Nguyễn Xuân Hùng ở Texas hay Tâm Nguyễn ở San Jose…
Công việc của họ hãy còn ở phía trước, trong đó có dự định đề nghị Thượng Viện Mỹ can thiệp cho người lính cũ VNCH, những thương phế binh sống vất vưởng ở quê nhà được định cư sang Mỹ, sang Uc để bù đắp phần nào thiệt thòi của họ. Chúng ta hãy cầu nguyện cho mộng ước này thành sự thật!
Người Saigon sống dễ dãi, chan hòa tình cảm với mọi người, với bà con hàng xóm láng giềng, với đồng hương đồng khói. Người viết cứ tự hỏi mình hoài: Ở Cali có nhiều hội đoàn, như Hội Nhớ Huế, Quảng Nam-Đà Nẵng, Bạc Liêu, Gò Công… mà sao không có Hội Saigon? Có thể Saigon là điểm hẹn, điểm đến của các miền đất nước chăng? Ở vùng New Jersey, có Saigon Plaza, có chợ Bến Thành… và cái Logo chợ Bến Thành dùng làm bảng hiệu cho khắp nơi có Saigon nhỏ, tức Little Saigon. Đây là niềm hãnh diện chung cho người Việt Nam, cho Saigon, cho người Saigon, cho nên 40 năm qua, tâm tình ấy vẫn đầy thương, đầy nhớ.
Bây giờ ở Little Saigon Nam Cali chắc đang có những lo toan hạnh phúc? Nào là chuẩn bị Hội Tết hàng năm, cuộc diễn hành ở phố Bolsa, cuộc thi nấu bánh chưng ở Phước Lộc Thọ, thi hoa hậu áo dài truyền thống… để đón mừng năm mới Ất Mùi 2015. Tết Việt Nam vẫn còn mãi trong lòng người Việt Nam, người Saigon!
Những chuẩn bị rậm rịch, rộn ràng của mọi người từ đầu tháng Chạp. Các bà mẹ sẽ lui cui nấu nướng sớm chiều cho ngày 30 Tết cúng rước ông bà, tổ tiên, chào đón Giao thừa. Ngoài chợ lao xao mua sắm đồ ăn thức uống, bánh trái rượu bia và nhất là hoa Tết. Trời ơi làm sao nói hết cái cảm giác vui sướng khi đi dạo chợ hoa tìm mua những cành mai đẹp nhất? Người bán người mua lao xao nói cười, chợ ngày không đủ ngày giờ, còn có chợ đêm nữa chứ! Về đêm Cali mát rượi, đi chợ đêm vừa đi vừa ăn bắp nướng thoa mỡ hành thì hạnh phúc biết bao?
Ngày Tết đến rồi, những chiếc áo dài được phơi phóng, ủi là cho thật phẳng phiu để đem ra chưng diện với mọi người. Áo gấm chữ thọ dành cho các ông, áo gấm đủ màu, đủ các loại hoa Mai lan cúc trúc dành cho các bà và các cô gái trẻ. Ai cũng mặc áo dài, từ trẻ nít cho đến cụ già, thậm chí các dân cử Mỹ lẫn Việt trên truyền hình chúc Tết đồng hương cũng diện áo dài. Áo dài được mùa. Người viết cảm thấy thật vui, thật gần gũi với họ. Ai cũng trang trọng chúc Tết nhau, nói cười thật vui như… Tết.
Người Việt Nam ở Little Saigon nói cười với nhau trong chợ, trên xe đò, ngoài bãi biển, trên xe buýt, trong buổi coi văn nghệ… dù họ chửa quen nhau, quen nhau đôi lần, gặp nhau đôi bận, họ cũng sẳn sàng chia xẻ tâm tình, mọi hoàn cảnh được phơi bày để hỏi ý kiến, thật hoàn toàn khác với những khuôn mặt "chằm vằm" của người Saigon ở Việt Nam.
Xin lỗi bạn đọc thật nhiều vì tôi cứ nhắc hoài những hình bóng ngày xưa. Quả thật quãng đường 40 năm của người Việt Nam với những kỷ niệm đã cũ, rất cũ, đã là của hôm qua. Và 40 năm lưu vong tị nạn nơi xứ người, cũng tưởng chừng như mới hôm qua. Thời gian như bóng câu qua cửa sổ. Rồi tất cả sẽ qua, sẽ qua, sẽ là của quá khứ rộn ràng trong lòng mỗi người dân Việt.
Dù thế giới hiện giờ chưa được bình an dù chưa hoàn toàn hạnh phúc, nhưng có lẽ nào ta lại hờ hững với mùa xuân đang từng bước đến gần? Ở miền Đông lạnh giá mù sương này, tôi chỉ ao ước có một nhày nào đó được hưởng sự nồng ấm tình người, tình đất ở Cali, để thấy mình trẻ lại trong ngày Tết truyền thống, với văn hóa Saigon qua tiếng pháo mừng Xuân.
Với đồng hương, bằng hữu, gia đình ở Little Saigon Nam Cali, tôi xin gởi đến quý vị những tình cảm tốt đẹp, lời chúc mừng trân trọng nhất trong ngày đầu năm Ất Mùi 2015 này. Và, với Saigon lớn của tôi ngày xưa, tôi xin chào em, Saigon 40, và chỉ xin em, tha thiết xin em, chỉ một nụ cười.

Song Lam

Anh Trinh Nguyen
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi / Sài Gòn Nièm Nhớ Thương
Reply #62 - 24. Nov 2017 , 02:36
 
Mời anh chị em trở lại thăm Sài Gòn Chợ Lớn của một thời...

Sài Gòn  Niềm Nhớ Khôn Nguôi

https://youtu.be/puHKTtVyLbM

Nhà tôi gần chợ Thái Bình
Con đường nhỏ, tên Cống Quỳnh dễ thương
Tuổi thơ xách cặp đến trường
Trên đường Phát Diệm cùng phường, Quận Hai
Những ngày đó cứ nhớ hoài
Mùi thơm mực tím trong bài Giáo Khoa
Nhớ sao là những hàng quà
Cổng trường, bánh cuốn hay là bánh kem

Lắc xí ngầu trúng cà rem
Hôm nào thua hết chết thèm mất ăn
Miếng xoài trái cóc ê răng
Mẹ cho tiền tháng, một tuần hết ngay
Được cô em gái thơ ngây
Tha hồ dụ khị, hỏi vay mượn tiền
Em gái tôi tính dịu hiền
Cho anh vay mãi chẳng phiền một câu
Nếu giờ tính cả lãi đầu
Chắc tôi phải cất nhà lầu trả em

Trôi qua ngày tháng êm đềm
Những chiều đi bắt dế mèn đá chơi
Tạt hình, la hét om trời
Bắn bi, nút phéng, vui ơi kể gì
Nhà tôi vốn gốc bắc kỳ
Lũ con nít chọc nhiều khi mích lòng
Chúng kêu là “bắc kỳ con”
Rồi đòi bắt “bỏ vô lon” cho đầy
Đánh nhau tại “Cá rô cây”
Bây giờ nhớ lại, thường hay tức cười
Nhớ sao khẩu súng đầu đời
Cuốn bằng giấy trắng, vụng ơi vụng là

Bao nhiêu rạp hát gần nhà
Khải Hoàn, Quốc Tế hay là Thăng Long
Thêm vài phút có Đại Đồng
Tối ngày trốn học lông bông đó hoài
Chờ anh xé vé ngáp dài
Lén vào coi cọp, gặp ngay chú mình
Về nhà bố đánh thất kinh
Mẹ thương xót quá, me xin bớt đòn
Cô hàng xóm, tuổi còn non
Giúi cho một trái cóc dòn, nín ngang

Tuổi thơ là tuổi phá làng
Tạt lon, đánh đáo, giật khăn trên đường
Trời mưa cả bọn tắm truồng
Hò nhau bắt cá đường mương, bẩn người
Có cô hàng xóm đứng coi
Ánh nhìn nghịch ngợm, nét cười tinh ranh
Làm mình ngượng quá, chuồn nhanh
Đó là lần cuối mà anh tắm đường
Nhiều khi chợt thấy vấn vương
Mơ hồ bóng dáng dễ thương nhớ hoài

Sàigòn ngày đó rất hay
Xung quanh các phố còn đầy đất hoang
Người ta chưa sống lan tràn
Cả thành phố, chín trăm ngàn, thế thôi
Đường còn vắng, ít xe hơi
Honda chưa có, hay ngồi xích lô
Đôi khi thấy chiếc xe thồ
Khoan thai chậm rãi, ngựa ô chở hàng
Sàigòn nay sống vội vàng
Số dân năm triệu, cửa hàng như nêm
Sàigòn khi trước bình yên
Con người có vẻ cũng hiền hơn nay

Phố của tôi chẳng mấy dài
Đến Hồng Thập Tự chỉ vài bước chân
Đầu kia là Nguyễn cư Trinh
Phía sau, Đất Thánh, nơi kinh hoàng nhiều
Là nơi chắc tột cùng nghèo
Nhà trên mồ mã tiêu điều hoang vu
Nước đen trên vũng ao tù
Ánh đèn hiu hắt tối mù bước chân
Nơi đây là chốn trú thân
Những phường quái kiệt, những dân khốn cùng
Nghĩ ra mới thấy lạ lùng
Phía ngoài đường cái một vùng khang trang
Chỉ cần vào một hẽm ngang
Là ta sẽ thấy lầm than của đời
Con người sống với ma trơi
Bùn lầy nước đọng như thời khai quang
Lối đi rộng khoảng chín gang
Công an chẳng dám ngang tàng vào đây

Cuối tuần hóng gió sân bay
Trên Tân Sơn Nhất chỉ vài phi cơ
Bến Bạch Đằng đẹp như thơ
Trai thanh gái tú bên bờ sông êm
Tuy rằng chẳng có giới nghiêm
Nhưng đèn đô thị nửa đêm cũng tàn
Rồi trong những chủ nhật vàng
Đi chơi sở thú, xếp hàng mỏi chân
Vườn Bách Thảo, dạo trong sân
Nửa giờ rình đợi, cù lần chẳng ra
Xem con voi có cặp ngà
Bao nhiêu thú lạ trăm hoa nở cành

Đường ra đến chợ Bến Thành
Nhà thờ Huyện Sĩ, nổi danh Sàigòn
Lúc xưa vườn trẻ chim non
Vỡ lòng nét bút vẫn còn run run
Kìa Ngã Sáu, thật tưng bừng
Bao nhiêu hàng quán như cùng về đây
Nhìn lên Thánh Gióng cầm cây
Cỡi con ngưa sắt, đạp mây về trời
Dưới chân ngài, nhậu đã đời
Vào Mỳ Kim Phụng ăn chơi vịt tiềm
Bên kia là quán bò viên
Cháo lòng, tàu hủ, bột chiên, phở “Tài”

Đi cho hết đường Lê Lai
Là ra Lê Lợi, phố dài người đông
Mỗi lần đi, háo hức lòng
Khu thanh lịch nhất Sàigòn là đây
Khu này người Pháp họ xây
Như bên xứ họ, trồng cây xanh đường
Đường Công Lý nắng còn vương
Người mua sách báo vẫn thường đến đây
Kem Bạch Đằng phía bên này
Cà phê sữa đá, một ngày lên hương

Khu Pasteur, quán ngập đường
Tỏa mùi phá lấu vị hương thơm nồng
Phía bò bía, ồ quá đông
Bò khô dầu dấm cũng không có bàn
Eden Thương Xá hạng sang
Chủ nhân người Ấn hay quàng sà rông
Hôm nay vào Rex mất công
Phim hay một vé trăm đồng đó nghe
Đường Catina ngợp nắng hè
Ghé Givral để ăn chè Phục Linh
Vào Xuân Thu kiếm sách hình
Cuối đường Nguyễn Huệ đẹp xinh bến tàu

Ngày xưa đi quá khỏi cầu
Phan Thanh Giản, đã thấy màu nông thôn
Nơi đây là những cánh đồng
Ngày nay phố xá, chẳng trồng trọt chi
Có lần cả bọn cùng đi
Trường đua Phú Thọ, những khi ngựa về
Không tiền mua vé, mà mê
Chui rào coi cọp, bị đe mấy lần
Bên đường, cư xá sĩ quan
Có người bác ruột cũng hàng tá thôi
Rừng cao su cạnh đó rồi
Lữ Gia cư xá, chú tôi có nhà

Đi về trong phố không xa
Chợ Trần quốc Toản chỉ là ba cây
Mẹ tôi thường ghé qua đây
Cá tươi, tôm sống nơi này có tên
Phở Tàu Bay ở gần bên
Người dân xứ đạo chẳng quên bao giờ
Ngay bên cạnh có nhà thờ
Sau khi xem lễ, họ chờ vô ăn

Xa thành phố đã bao năm
Một thời thơ ấu vẫn hằn trong tim
Khi về chẳng biết có tìm
Được chăng những lúc êm đềm khi xưa
Sàigòn dù những cơn mưa
Dù cho nắng đổ, dù chưa phục hồi

Tên người, ta giữ trong đời
Như bao kỷ niệm của thời thơ ngây.

Tuổi thơ trên thành phố Saigon -
https://youtu.be/puHKTtVyLbM



Phạm Doanh




Back to top
« Last Edit: 27. Nov 2017 , 14:46 by admin »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: Sài Gòn CỦA TÔI / Sài Gòn Nièm Nhớ Thương
Reply #63 - 25. Nov 2017 , 03:49
 
CHỦ ĐỀ SÀI GÒN NIỀM THƯƠNG NHỚ KHÔN NGUÔI

SÀI GÒN CHỢ LỚN

kHÔNG BIẾT TÊN TÁC GIẢ
Ai đã từng sống ở Sài Gòn thì chắc không có lạ gì với danh từ Chợ Lớn. Sài Gòn được sanh ra và lớn lên nơi đây nên hôm nay mạo phép viết vài hàng sơ lược về nơi mà người dân thường bị và được gọi là Tàu Chợ Lớn. Nhiều chi tiết trong bày này có thể không còn chính xác nữa vì SG rời Sài Gòn vào nam 92, và lúc đó chỉ mới có 16 tuổi. Nếu có gì sơ sót thì xin vui lòng đính chính giùm.
Chợ Lớn, sau năm 1975, thuộc về Quận 6. Chợ nằm trên đại lộ Hậu Giang, cắt ngang góc với đường Phạm Đình Hổ. Phía Nam của Chợ Lớn ráp với một nhánh sông của bến Bình Đông, nay đã bị lấp. Mặt sau của chợ ráp với bến Bình Đông, nơi các thuyền chở hàng từ các tỉnh Miền Tây lên Sài Gòn. Phía Đông của chợ thì ráp với cầu Ba Ly Cao, mà thường được gọi là cầu Ba Cẳng. Mặt tiền chợ hướng về phía Đông Bắc. Sau năm 1975, CSVN đổi tên Chợ Lớn thành Chợ Bình Tây.
Tuy nhiên, phần đông tất cả thương gia, và mọi người đều vẫn gọi là Chợ Lớn. Vào năm 1990 thì Chợ Lớn được tu sửa. Mặt tiền chợ được xây lại nhái theo kiểu của Chợ Bến Thành (Chợ Sài Gòn). Khi nói đến Chợ Lớn thì có lẽ sẽ có bạn thắc mắc chắc là có Chợ Nhỏ. Thật ra mà nói Chợ Lớn là phát xuất từ Chợ Nhỏ. SG không biết Chợ Nhỏ ra đời từ khi nào, nhưng Chợ Nhỏ có từ rất lâu đời, có thể vào những thập niên đầu của thế kỷ 20, và nay thuộc một phần phía đông của Chợ Lớn. Có lẽ khi khuông viên của Chợ phát triển và mở rông, người dân mới dùng danh từ lớn và nhỏ để phân biêt. Và danh từ Chợ Lớn cũng được dùng để nói đến những vùng phụ cận từ đầu đại lô Hậu Giang cho đến Xa Cảng (Bến Xe Miền Tây).
Về dân số thì phần đông nơi dân sống nơi đây là người Tàu gốc Quảng Đông (Cantonese). Ngoài ra còn có những dân Tàu gốc Triều Châu, Hẹ, Phước Kiến v.v... Đa số người Tàu nơi đây di cư sang Việt Nam vào thời Cách Mạng Văn Hoá (Cultural Revolution) của Mao Trạch Đông. Khi di cư sang Việt Nam, dân Tàu sống theo cộng đồng và tập trung với nhau theo vùng. Hải Phòng, Bình Dương, Chợ Lớn, Biên Hoà, Lái Thiêu, Sóc Trăng, Bạc Liêu v.v.. là những nơi có rất nhiều dân Việt gốc Tàu cư ngụ.
Còn về phần người Việt sống ở Chợ Lớn thi chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Sau năm 1975, CS vào đánh tư sản và chiếm rất nhiều nhà cửa của dân sống nơi đây Tàu lẫn Việt. Đến giữa thập niên 80 thì có một đợt sống của cán bộ CS miền Bắc di cư vào Chợ Lớn. Có lẽ đến nay thì tỉ lệ người Việt và Tàu trong Chợ Lớn đã không còn chênh lệch nhiều so với những thập niên trước.
Về sinh hoạt thương mại thì dân Việt gốc Tàu trong Chợ Lớn nắm về phần lớn. Về buôn bán thì Tàu Chợ Lớn thường tập trung vào tạp hoá. Các sạp bán các mặt hàng tiêu dùng như đường, đậu, gạo, các mặt hàng khô khác, và đồ dùng trong nhà đa số là chủ Tàu, và nhất là các sạp lớn chuyên bán sĩ cho những thương gia từ các tỉnh miền Đông và Tây Nam Phần. Người Việt tập trung vào các sạp bán vải, trái cây, thịt cá, rau quả, và thức ăn.
Tuy nhiên, sản xuất và công nghệ của người Việt gốc Tàu mới chiếm phần quang trọng của nền kinh tế Chợ Lớn. Hai ngành công nghệ mạnh nhất và mang lại lợi nhuận nhiều nhất là dệt và sắt thép (đinh, ốc, máy móc ...). Phần đông các tiểu tư sản sót lại trong thời cộng sản thường là những chủ của các xưởng dệt, nhà máy sắt thép, và sản xuất máy móc.
Đây là những ông chủ giàu nứt tường, vàng đầy nhà, và đút tiền đầy mồm cho bọn cộng sản để cho mình yên thân. Ngoài ra những ngành khác do đa số người Tàu làm chủ là xây dựng, nhà hàng, nhựa, v.v... Thương mại thì phải có cạnh trạnh Tuy nhiên, sự cạnh tranh của thương gia người Tàu thường rât ít vì sự có mặt của các thương hội. Do đó, sự phá giá ít khi xảy ra và phần đông đều bán buôn rất công bằng. Tuy nhiên, đây chỉ là lối làm ăn của cổ hữu. Khó mà có thể nói đây vẫn là cách buôn bán trong thời điểm đương thời.
Khi vào Chợ Lớn thì không thể nào không ghé thăm một hai hàng quán nổi tiếng ở đây. Tủ lầu nổi tiếng nhất là tủ lầu Á Đông. Trước đến sau năm 1975, tủ lầu Á Đông luôn được có tiếng nấu thức ăn ngon nhất ở Sài Gòn. Tuy nhiên về khung cảnh thì không bằng những nơi khác. Đi sâu vào trong đại lộ Hâu Giang, những hàng quán đầy dẫy ở hai bên đường. Một trong những món và bạn cần phải thưởng thức ở những tiệm ăn này là món hủ tiếu xào, hay mì xào dòn.
Từ ngày SG sang Mỹ đến nay vẫn chưa tìm được một nơi nào có thể làm hai món này tưng xứng với những quán trong Chợ Lớn. Hủ tiếu xào chính gốc phải cháy, nhưng không ươm mùi khói nhiều quá. Sợi hủ tiếu thì rời chứ không được dính lại với nhau, và nước sốt phải vừa ăn và đủ để trộn vào từng sợi. Một trong những món đơn giản khác mà người Tàu rất thích ăn đó là món bột chiên. Các bạn ở Houston có lẽ không lạ gì với món này ỏ nhà hàng Tân Tân hay Sinh Sinh khu Bellaire. Tuy nhiên cách chế biến của các nhà hàng này đã Mỹ hoá và làm mất đi gần 70-80% khẩu vi thực sự của nó. Bột chiên gồm hai loại, bột chiên thường và bột khoai môn. Bột phải mềm, cắt vuông vắt, và đúng kích thước thì nó mới thấm được mùi vị của nước chấm.
Khi chiên xong thì bột vừa vàng đủ, chứ không cháy khét, hành tỏi, củ cải muối thì sắt nhỏ và phải khét một chút, và nước chấm phải đổ đầy súp dĩa thì ăn mới thấy ngọn tuyệt. Bên đây, các nhà hàng chiên bột, vừa sượng, vừa cháy, ăn không ra gì món gì hết. Người Việt Nam của mình thường thích ăn chè, và người Tàu cũng vậy. Mình ăn chè lạnh trong ly, người Tàu họ ăn chè lạnh trong tô.
Bởi vậy, khi vào Chợ Lớn, nhất định phải đi ăn chè tô. Chè tô gần giống như chè Ba Màu, nhưng thêm vào khoảng 1 vài thứ khác như là bơ hột gà, môt hai thứ đậu, và đặc biệt là một cục đá bào thật to nằm trên cùng. Bởi vì thế, người ăn phải dùng tô thì mới có thể đựng hết một phần chè. Nếu bạn nào sống ở Houston mà chưa có dịp thưởng thức món chè tô thì nên ghé qua một nhà nhỏ nằm cạnh Tân Tân mà thử. Không ngon không tín tiền!!!
Ngoài những đặc điểm thú vị, Chợ Lớn cũng là nơi tàn long ngoạ hổ. Nhiều thành phần đầu trâu, mặt ngựa dùng nơi đây để hùng bá một trời. Vào khoảng 10 năm về trước, đa số phần đông giới dân giang hồ này thuộc về những nhóm làm nghề bóc vác và chuyên chở. Ngoài điều khiển và ép tiền các nhân công, các băng đảng đi thu tiền bảo hộ, thuế má ở những bến tàu và các chuyến xe hàng trong khu vực họ nắm quyền. Các băng đảng này cạnh tranh và đánh chém nhau như cơm bữa.
Ngoài ra, đây cũng là nơi ẩn náo của những tên đang bị truy tìm ở những nước khác đặc biệt là Hong Kong, Đài Loan, Mỹ, Pháp. Vào khoảng năm 88-89, SG có một người hàng xóm cho biết là có người em từ Hong Kong qua chơi, nhưng sau nay thì bị bắt mới biết là người đó đã bị truy tìm của cảnh sát quốc tế.
Tuy nhiên phần đông đều là dân lao động, và làm ăn đàng hoàn. SG sống trong môt khu phố mà đa số là người Quảng Động, và người Việt. Tất cả các bạn bè và hàng xóm đều là nói hai thứ tiếng Quảng Đông và Viêt, và lúc nào cũng vui vẻ và thoải mái không như cuộc sống lạc lẽo ở xứ Cờ Hoa này.
Vui nhất trong những năm tháng ở Chợ Lớn là khi tết đến. Chợ tết Chợ Lớn là chở lớn nhất ở sài Gòn. Vì vậy, mọi người hằng đêm đổ về đi xem chợ Tết đống như kiến. Cỡ như SG thì lên quần lên áo, lau lại chiếc xe đạp cho bóng, rồi thì cứ la cà theo mấy cô thì vui rôi!!! SG thích nhất là đi coi dưa hấu. Dưa hấu ta không như dưa Mỹ dài thượt, nhưng mà tròn quay như trái bóng. Không gì đẹp hơn vào ngày mùng một trên bàn thờ hai bên hai quả dưa thiệt to với hai câu liễng chúa mừng năm mới.
Mỗi khi nghĩ lại khung cảnh đó cũng đủ làm cho lòng mình thoải mái. Tết mà thiếu pháo thì không còn là tết nữa, pháo đốt thì phải nổ lớn, giòn, và dài, có khi một dây pháo dài cả 100m, đốt xong khói mịt mù cả một con đường. Mọi người đi qua lại ngưởi mùi lưu huỳnh của khói pháo cũng làm hứng khởi không khí ngày tết. Người Tàu rất chuộng múa Lân và Sư Tử vì cho là mang phú quý và bình an đến trong năm mới, cho nên luôn có những đoàn lân thiện nghệ nhất Sài Gon đến biểu diễn, coi mà đã mắt (như Hoàng Phi Hùng). Và rồi lì xì nữa, nhất là mấy ông chủ bự. Mình không nhất thiết phải quen biết họ, chỉ cần gặp mặt nói vài câu Cúng Hỉ Pha Xồi thì được tiền lì xì liền. Vài hàng sơ điểm về Chợ Lớn SG




Back to top
« Last Edit: 28. Nov 2017 , 20:36 by LAM_SON »  
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: Sài Gòn CỦA TÔI
Reply #64 - 28. Nov 2017 , 20:32
 
Cái Chết Của Một Ngôn Ngữ

Không biết tên tác giả
          
TIẾNG VIỆT SÀIGÒN CŨ ...
Vấn đề ngôn ngữ là vấn đề của muôn thuở, không riêng gì của người Việt. Trong bài viết này, tôi muốn bàn về một thực trạng của tiếng Việt mà đã đến lúc, chúng ta không thể không suy nghĩ về nó một cách nghiêm chỉnh. Đó là nguy cơ diệt vong của một thứ tiếng Việt mà người miền Nam Việt Nam dùng trước năm 1975 hay còn được gọi là tiếng Việt Sài Gòn cũ. Thứ tiếng Việt đó đang mất dần trong đời sống hàng ngày của người dân trong nước và chẳng chóng thì chầy, nó sẽ biến thành cổ ngữ, hoặc chỉ còn tìm thấy trong tự điển, không còn ai biết và nhắc tới nữa.
Điều tôi đang lo lắng là nó đang chết dần ngay chính trong nước chứ không phải ở ngoài nước. Người Việt hải ngoại mang nó theo hành trình di tản của mình và sử dụng nó như một thứ ngôn ngữ lưu vong. Nếu người Việt hải ngoại không dùng, hay nền văn học hải ngoại không còn tồn tại, nó cũng âm thầm chết theo. Nhìn tiếng Việt Sài Gòn cũ từ từ biến mất, lòng tôi bỗng gợn một nỗi cảm hoài. Điều tôi thấy, có lẽ nhiều người cũng thấy, thấy để mà thấy, không làm gì được. Sự ra đi của nó âm thầm giống như những dấu tích của nền văn hoá Đệ nhất, Đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa vậy. Người ta không thể tìm ra nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, Cổ Thành Quảng Trị, nghĩa trang Quận Đội, trường võ bị Thủ Đức, v.v… Tất cả đã thay đổi, bị phá huỷ hoặc biến đi như một sắp xếp của định mệnh hay một định luật của tạo hoá.

Nhắc đến tiếng Việt Sài Gòn cũ là nhắc tới miền Nam Việt Nam trước 1975. Vì cuộc đấu tranh ý thức hệ mà Nam, Bắc Việt Nam trước đó bị phân đôi. Sau ngày Việt Nam thống nhất năm 1975, miền Nam thực sự bước vào sự thay đổi toàn diện. Thể chế chính trị thay đổi, kéo theo xã hội, đời sống, văn hoá và cùng với đó, ngôn ngữ cũng chịu chung một số phận. Miền Bắc thay đổi không kém gì miền Nam. Tiếng Việt miền Bắc đã chịu sự thâm nhập của một số ít ngữ vựng miền Nam. Ngược lại, miền Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp sự chi phối của ngôn ngữ miền Bắc trong mọi lãnh vực.
Người dân miền Nam tập làm quen và dùng nhiều từ ngữ mà trước đây họ không bao giờ biết tới. Những: “đề xuất, bồi dưỡng, kiểm thảo, sự cố, hộ khẩu, căn hộ, ùn tắc, ô to con, xe con, to đùng, mặt bằng, phản ánh, bức xúc, tiêu dùng, tận dụng tốt, đánh cược, chỉ đạo, quyết sách, đạo cụ, quy phạm, quy hoạch, bảo quản, kênh phát sóng, cao tốc, doanh số, đối tác, thời bao cấp, chế độ bao cấp, chế độ xem, nâng cấp, lực công, nền công nghiệp âm nhạc, chùm ảnh, chùm thơ, nhà cao tầng, đáp án, phồn thực, sinh thực khí, từ vựng, hội chứng, phân phối, mục từ, kết từ, đại từ, nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân,v.v…” dần dà đã trở thành những từ ngữ quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người dân miền Nam.
Có những từ ngữ miền Nam và miền Bắc trước 1975 đồng nghĩa và cách dùng giống nhau. Có những từ cùng nghĩa nhưng cách dùng khác nhau. Tỷ như chữ “quản lý” là trông nom, coi sóc. Miền Nam chỉ dùng từ này trong lãnh vực thương mại trong khi miền Bắc dùng rộng hơn trong cả lãnh vực cá nhân như một người con trai cầu hôn một người con gái bằng câu: “Anh xin quản lý đời em”. Hoặc từ “chế độ” cũng vậy, miền Nam chỉ dùng trong môi trường chính trị như “chế độ dân chủ”. Miền Bắc dùng bao quát hơn trong nhiều lãnh vực như “chế độ xem”, “chế độ bao cấp”. Có những từ miền Bắc dùng đảo ngược lại như đơn giản – giản đơn; bảo đảm – đảm bảo; dãi dầu – dầu dãi; vùi dập – dập vùi. v.v…

Song song với việc thống nhất đất nước, chính quyền Việt Nam đã thống nhất hoá tiếng Việt và gọi đó là “tiếng Việt toàn dân”. Cuối năm 1979, đầu năm 1980, Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam đã phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục tổ chức một số cuộc hội thảo về vấn đề chuẩn hoá tiếng Việt. Bộ Giáo dục cũng thông qua một số quy định về chính tả trong sách giáo khoa cải cách giáo dục. Ngày 01/7/1983, Quyết nghị của Hội đồng chuẩn hoá chính tả và Hội đồng chuẩn hoá thuật ngữ đã được ban hành và áp dụng cho các sách giáo khoa, báo và văn bản của ngành giáo dục.

Khi tiếng Việt được thống nhất và chuẩn hoá, toàn quốc sử dụng chung một thứ ngôn ngữ theo một tiêu chuẩn, mẫu mực nhất định. Tiếng Việt Sài Gòn cũ, gồm những từ ngữ mà tiếng Việt miền Bắc đã có từ ngữ thay thế, sẽ bị quên đi hoặc bị đào thải. Những từ ngữ thông dụng cho cuộc chiến trước đó sẽ biến mất trước tiên. Những: trực thăng, cộng quân, tác chiến, địa phương quân, thiết vận xa, xe nhà binh, lạnh cẳng, giới chức (hữu) trách, dứt điểm, phi tuần, chào bãi, tuyến phòng thủ, trái bộc pha, viễn thám, binh chủng, phi hành, gia binh, ấp chiến lược, nhân dân tự vệ, chiêu hồi, chiêu mộ, v.v… hầu như ít, thậm chí không được dùng trong hiện tại. Những từ ngữ thông dụng khác như ghi danh, đi xem đã bị thay thế bằng“đăng ký, tham quan”. Nhiều từ ngữ dần dần đã bước vào quên lãng như: sổ gia đình, tờ khai gia đình, phản ảnh, đường rầy, cao ốc, bằng khoán nhà, tĩnh từ, đại danh từ, túc từ, giới từ, khảo thí, khán hộ, khao thưởng, hữu sự, khế ước, trước bạ, tư thục, biến cố, du ngoạn, ấn loát, làm phong phú, liên hợp, gá nghĩa, giáo học, giáo quy, hàm hồ, tráng lệ, thám thính, tư thất, chẩn bệnh, chi dụng, giới nghiêm, thiết quân luật, v.v…

Ở hải ngoại, khi bắt đầu cầm bút, trong tâm thức một người lưu vong, viết, đối với tôi, là một động tác mở để vỡ ra một con đường: Đường hoài hương. Nhiều người viết hải ngoại cũng tìm đến con đường về cố hương nhanh nhất này như tôi. Hơn nữa, để đối đầu với cơn chấn động văn hóa thường tạo nhiều áp lực, tôi xem viết như một phương pháp giải toả và trám đầy nỗi hụt hẫng, rỗng không của một người vừa ly dị với quê hương đất tổ sau một hôn phối dài. Tôi không bao giờ để ý đến việc mình viết cho ai, loại độc giả nào, trong hay ngoài nước, và họ có hiểu thứ ngôn ngữ mình đang dùng hay không vì lúc đó, chỉ có một vài tờ báo điện tử liên mạng mới bắt đầu xuất hiện ở hải ngoại. Sau này, nhờ kỹ thuật điện toán ngày một phát triển, cầu giao lưu giữa trong và ngoài nước được nối lại, độc giả trong và ngoài nước đã có cơ hội tiếp xúc, thảo luận, đọc và viết cho nhau gần như trong gang tấc.
Đó là lúc tôi được tiếp xúc với dòng văn học trong nước và làm quen với nhiều từ ngữ mới lạ chưa từng được nghe và dùng. Ngược lại, trong nước cũng vậy, số người lên mạng để đọc những gì được viết bởi người cầm bút ngoài nước cũng không ít.

Thế hệ chúng tôi được người ta âu yếm gọi là thế hệ một rưỡi, thế hệ ba rọi hay nửa nạc nửa mỡ, cái gì cũng một nửa. Nửa trong nửa ngoài, nửa tây nửa ta, nửa nam nửa bắc, nửa nọ nửa kia, cái gì cũng một nửa.

Do đó, nhiều lúc tôi phân vân không biết mình nên dùng nửa nào để viết cho thích hợp nữa. Nửa của những từ ngữ Sài Gòn cũ hay nửa của tiếng Việt thông dụng trong nước? Mình có nên thay đổi lối viết không? Tôi nghĩ nhiều người viết hải ngoại cũng gặp khó khăn như tôi và cuối cùng, mỗi người có một lựa chọn riêng. Không chỉ trong lãnh vực văn chương, thi phú mà ở các lãnh vực phổ thông khác như giáo dục và truyền thông cũng va phải vấn đề gay go này. Việc sử dụng nhiều từ ngữ thông dụng của quốc nội ở hải ngoại đã gặp nhiều chống đối và tạo ra những cuộc tranh luận liên miên, dai dẳng.

Các cơ quan truyền thông như báo chí, truyền thanh, truyền hình thường xuyên bị chỉ trích và phản đối khi họ sử dụng những từ trong nước bị coi là “chữ của Việt Cộng” và được yêu cầu không nên tiếp tục dùng. Nhất là ở Nam Cali, báo chí và giới truyền thông rất dễ bị chụp mũ “cộng sản” nếu không khéo léo trong việc đăng tải và sử dụng từ ngữ. Chiếc mũ vô hình này, một khi bị chụp, thì nạn nhân xem như bị cộng đồng tẩy chay mà đi vào tuyệt lộ, hết làm ăn vì địa bàn hoạt động chính là cộng đồng địa phương đó.

Những hình ảnh cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng sản tại hải ngoại cố gìn giữ bản sắc văn hoá Việt Nam bằng cách mở các lớp dạy Việt ngữ cho các con em. Khắp nơi trên thế giới, từ nơi ít người Việt định cư nhất cho tới nơi đông nhất như ở Mỹ, đều có trường dạy tiếng Việt. Riêng ở Nam California, Mỹ, hoạt động này đang có sự khởi sắc. Ngoài những trung tâm Việt ngữ đáng kể ở Little Saigon và San José, các nhà thờ và chùa chiền hầu hết đều mở lớp dạy Việt ngữ cho các em, không phân biệt tuổi tác và trình độ. Nhà thờ Việt Nam ở Cali của Mỹ thì rất nhiều, mỗi quận hạt, khu, xứ đều có một nhà thờ và có lớp dạy Việt ngữ. Chùa Việt Nam ở Cali bây giờ cũng không ít. Riêng vùng Westminster, Quận Cam, Cali, đi vài con đường lại có một ngôi chùa, có khi trên cùng một con đường mà người ta thấy có tới 3, 4 ngôi chùa khác nhau. Việc bảo tồn văn hoá Việt Nam được các vị hướng dẫn tôn giáo như Linh mục, Thượng tọa, Ni sư nhắc nhở giáo dân, đại chúng mỗi ngày. Lớp học tiếng Việt càng ngày càng đông và việc học tiếng Việt đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng lưu vong. “Tại Trung tâm Việt ngữ Hồng Bàng, năm nay số học sinh nhập học tiếng Việt lên tới 700 em. Những thầy cô dạy tiếng Việt đều làm việc thiện nguyện hoàn toàn, đã hết lòng chỉ dạy cho các em, nhất là các em vừa vào lớp mẫu giáo tiếng Việt” (trích Việt báo, Chủ nhật, 9/24/2006)

Về vấn đề giáo trình thì mỗi nơi dạy theo một lối riêng, không thống nhất. Sách giáo khoa, có nơi soạn và in riêng để dạy hoặc đặt mua ở các trung tâm Việt ngữ. Còn ở Đại học cũng có lớp dạy tiếng Việt cho sinh viên, sách thường được đặt mua ở Úc. Một giảng sư dạy tiếng Việt tâm sự với tôi: “Khi nào gặp những từ ngữ trong nước thì mình tránh đi, không dùng hoặc dùng từ thông dụng của Sài gòn cũ trước 1975 vì nếu dùng cha mẹ của sinh viên, học sinh biết được, phản đối hoặc kiện cáo, lúc ấy phải đổi sách thì phiền chết.”

Sự dị ứng và khước từ việc sử dụng tiếng Việt trong nước của người Việt hải ngoại có thể đưa tiếng Việt ở hải ngoại đến tình trạng tự mình cô lập. Thêm nữa, với sự phát triển rầm rộ của kỹ thuật điện toán và thế giới liên mạng, báo chí, truyền thông của chính người Việt hải ngoại đến với mọi người quá dễ dàng và tiện lợi. Độc giả cứ lên mạng là đọc được tiếng Việt Sài Gòn cũ nên họ dường như không có nhu cầu tìm hiểu tiếng Việt trong nước. Kết quả là tiếng Việt trong và ngoài nước chê nhau!!!

Việc người Việt hải ngoại chống đối và tẩy chay ngôn ngữ Việt Nam đang dùng ở trong nước có vài nguyên do:

Thứ nhất là do sự khác biệt của ý thức hệ. Những người Việt Nam lưu vong phần lớn là người tị nạn chính trị. Họ đã từ bỏ tất cả để ra đi chỉ vì không chấp nhận chế độ cộng sản nên từ chối dùng tiếng Việt trong nước là gián tiếp từ chối chế độ cộng sản.

Thứ hai, sự khác biệt của từ ngữ được dùng trong cả hai lãnh vực ngữ nghĩa và ngữ pháp. Đây là một thí dụ điển hình. Trong cùng một bản tin được dịch từ một hãng thông tấn ngoại quốc, nhà báo ở trong nước và ngoài nước dịch thành hai văn bản khác nhau:

Trong nước: “Tàu ngầm hạt nhân Nga bốc cháy Interfax dẫn một nguồn tin Hải quân Nga cho hay ngọn lửa bắt nguồn từ phòng điện hóa và dụng cụ bảo vệ lò hạt nhân đã được kích hoạt, do đó không có đe dọa về nhiễm phóng xạ. Phát ngôn viên hạm đội này cho hay: “Lửa bốc lên do chập điện ở hệ thống cấp năng lượng phần mũi tàu”.
Ngoài nước: “Hỏa hoạn trên tàu ngầm Nga Hải quân Nga nói rằng lò phản ứng hạt nhân trên tàu Daniil Moskovsky đã tự động đóng lại và không có nguy cơ phóng xạ xảy ra. Chiếc tàu đã được kéo về căn cứ Vidyayevo. Nguyên nhân hỏa hoạn có thể do chạm giây điện”.

Một người Việt hải ngoại khi đọc văn bản thứ nhất sẽ gặp những chữ lạ tai, không hiểu nghĩa rõ ràng vì sự khác biệt như những chữ: “phòng điện hoá, được kích hoạt, chập điện, hệ thống cấp năng lượng…”


Hơn thế nữa, Việt Nam mới bắt đầu mở cửa thông thương giao dịch với quốc tế; những từ ngữ mới về điện toán, kỹ thuật, y khoa, chính trị, kinh tế, xã hội, ồ ạt đổ vào. Có nhiều từ ngữ rất khó dịch sát nghĩa và thích hợp nên mạnh ai nấy dịch. Ngoài nước dịch hai ba kiểu, trong nước bốn năm kiểu khác nhau, người đọc cứ tha hồ mà đoán nghĩa. Có chữ thà để ở dạng nguyên bản, người đọc nhiều khi còn nhận ra và hiểu nghĩa nó nhanh hơn là phiên dịch.

Trong việc phiên dịch, theo tôi, địa danh, đường phố, tên người nên giữ nguyên hơn là phiên dịch hay phiên âm. Nếu có thể, xin chú thích từ nguyên bản ngay bên cạnh hay đâu đó bên dưới bài viết sẽ giúp người đọc dễ theo dõi hay nhận biết mặt chữ. Tỷ như việc phiên âm các địa danh trên bản đồ trong sách giáo khoa của Bộ Giáo dục trong nước là việc đáng khen nhưng tôi nghĩ, nếu đặt từ nguyên thủy lên trên từ phiên âm thì các em học sinh chưa học tiếng Anh hoặc đã học tiếng Anh sẽ dễ nhận ra hơn. Xin lấy tỉ dụ là những địa điểm được ghi trên tấm bản đồ này.

Tôi thấy một hai địa danh nghe rất lạ tai như Cu dơ Bây, Ben dơ mà không biết tiếng Mỹ nó là cái gì, ngồi ngẫm nghĩ mãi mới tìm ra: đó là hai địa danh Coos Bay và Bend ở tiểu bang Oregon, nước Mỹ!

Ngôn ngữ chuyển động, từ ngữ mới được sinh ra, từ cũ sẽ mất đi như sự đào thải của định luật cung cầu. Tiếng Việt Sài Gòn cũ ở trong nước thì chết dần chết mòn; ở ngoài nước, nếu không được sử dụng hay chuyển động để phát sinh từ mới và cập nhật hoá, nó sẽ bị lỗi thời và không còn thích ứng trong hoạt động giao tiếp nữa. Dần dà, nó sẽ bị thay thế bằng tiếng Việt trong nước. Nhất là trong những năm gần đây, sự chống đối việc sử dụng tiếng Việt trong nước ngày càng giảm vì sự “giao lưu văn hoá” đã xảy ra khiến người ta quen dần với những gì người ta đã phản đối ngày xưa. Tạp chí, sách, báo đã đăng tải và phổ biến các bản tin cũng như những văn bản trong nước. Người ta tìm được nhiều tài liệu, ấn phẩm, sách nhạc quốc nội được bày bán trong các tiệm sách. Các đài truyền thanh phỏng vấn, đối thoại với những nhà văn, nhà báo, chính trị gia và thường dân trong nước thường xuyên. Đặc biệt, giới ca sĩ, nhiều người nổi tiếng ra hải ngoại lưu diễn, đi đi về về như cơm bữa. Giới truyền thông bây giờ sử dụng từ ngữ trong nước rất nhiều, có người mặc cho thiên hạ chỉ trích, không còn ngại ngùng gì khi dùng từ nữa. Khán thính giả có khó chịu và chê trách, họ chỉ giải thích là thói quen đã ăn vào trong máu rồi, không chịu thì phải ráng mà chịu.

Sự ra đi của một chế độ kéo theo nhiều thứ: con người, tài sản, nhà cửa, vườn tược, lịch sử… nhưng có cái bị lôi theo mà người ta không ngờ nhất lại là “cái chết của một ngôn ngữ”. Đau lòng lắm thay!
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #65 - 07. Dec 2017 , 12:35
 
Bà con ơi , có ai ở xóm Tân Định , thì mời về thăm xóm củ

Hẻm 60 Yên Đổ - Xóm Cù Lao

Trần Đình Phước

Hẻm nằm trên đường Yên Đổ. Đối diện bên kia đường là đường Huỳnh Tịnh Của. Nếu quẹo trái đi ra đường Hai Bà Trưng, quẹo phải thì ra đường Công Lý.

Từ đầu hẻm đi vào phía bên phải là tiệm tạp hoá Quảng Đức Long của một phụ nữ gốc Hoa goá chồng làm chủ. QĐL tên người chồng quá cố của bà. Con gái bà tên Xây Dùng rất duyên dáng và vui vẻ. Gần ba mươi mà cô vẫn còn ca bài “Lẻ Bóng”, chẳng thấy A Tửng hay A Thoòng đến cầu hôn. Hai người con trai là A Xí và A Ngầu khi đến tuổi nhập ngũ, bà không muốn cho con làm lính kiểng, lính ma, lính tại gia, nên tìm cách cho hai đứa trốn qua Campuchia bằng đường bộ, rồi từ đó làm giấy tờ giả đi sang Hương Cảng.

Tiệm QĐL bán đủ các mặt hàng thiết yếu hàng ngày cho bà con lao động trong vùng. Từ cây kim, sợi chỉ, lọ chao, hũ mắm, cân muối, ký đường, than, củi, gạo và nhiều mặt hàng linh tinh khác. Nếu gia đình nào gặp hoàn cảnh khó khăn, bà đều sẵn sàng bán thiếu. Tới cuối tháng, họ tự động mang tiền đến trả, mà bà không cần phải cho người làm cầm sổ nợ đi đòi.

Trước cửa tiệm để chiếc xe ba bánh chở hàng. Hễ bà chủ và người làm công không để ý là bọn chúng tôi: xóm Cù Lao, xóm Giếng, xóm nhà Đèn nghịch ngợm phá phách như quỷ, thường lén lấy xe ba bánh chạy lòng vòng, rồi đem giấu đi chỗ khác. Mười mấy đứa hò nhau hì hục vừa đạp, vừa đẩy, vừa nhào lên xe.

Sau đó, đem bỏ tận cuối xóm. Bà phải cho người làm công đi tìm lấy lại, đến máng vốn với cha mẹ chúng tôi.Thế là cả đám cùng hè nhau mà bị đòn.Tuy nhiên, chứng nào vẫn tật đó, có cơ hội là chúng tôi tiếp tục “Con Đường Xưa Em Đi.”

Kế bên tiệm là hai căn phố lầu ba tầng của Ông Bà Luật Sư ĐXQ. Ông tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa vào năm 1930, là một trong những Thẩm Phán đầu tiên về ngành Tư Pháp của Việt Nam. Ông cũng đã từng là Chủ Tịch Quốc Hội Lập Hiến của nền Đệ Nhị VNCH. Các con ông bà đều học hành thành đạt và có sự nghiệp vững vàng trong xã hội. Phía trước nhà ông có cây me to, trẻ con thường trèo hái, dù trái già hay trái non, bẻ riết ngày này qua tháng nọ khiến trái me mọc ra không kịp.

Tiếp đến là một con hẻm rất ngắn, đi xuyên qua được hẻm 58 xóm Giếng, có nhà ông HĐM. Ông chỉ là thư ký của trường Đại Học Luật Khoa. Tuy nhiên, năm nào cũng vậy, khi đến các kỳ thi Luật, nhiều sinh viên tấp nập đến nhà ông để tặng quà và biếu xén.

Gần đó có hai căn nhà của người gốc Hoa là nhà thím Lầm và Chú Hoà bán hủ tíu mì, hoành thánh, đối diện là nhà của ban Kích Động Nhạc gia đình “Saigon Star”, sau đổi tên thành “The Squids” chuyên trình diễn cho các câu lạc bộ Hoa Kỳ nơi có quân nhân Mỹ trú đóng và các Đại Nhạc Hội vào cuối tuần, gần đó có tiệm tạp hoá nhỏ của ông bà Ba Đồng Hồ vì nhà ông bà có cái đồng hồ to nhất xóm!

Con trai bà tên Đ… thường chiếu phim Charlot 16 ly câm cho con nít xem, với yêu cầu là phải giữ thật trật tự , không được mang dép, guốc vào trong nhà; nếu ồn ào chương trình sẽ chấm dứt ngay lập tức. Sau này, anh Đ… lập gia đình với chị D…là con gái ông LVL, Trường Ty Tiểu học Sài Gòn & Gia Định. Học sinh nào đã từng học Trường Trung Học Công Lập Võ Trường Toản các lớp Đệ Thất, Đệ Lục, chắc chắn không bao giờ quên cô giáo D… dễ thương.

Bây giờ đến quán cà phê pha bằng vợt của ông Tư Ó. Có lẽ gương mặt ông giống như con Ó hay là ông có tướng Ó đâm, nên bà con đặt cho ông biệt danh này? Quán mở từ tờ mờ sáng sớm đến chiều tối, bà con đến ủng hộ đông vì giá rất rẻ, có dịp trút các bầu tâm sự về chuyện gia đình,vợ con, có thể nghe được tuy dô đoán chiêm bao, giải mộng, hay bàn các hiện tượng xảy ra bất thưòng để đánh số đề xổ vào buổi chiều.

Lâu lâu, trùng hợp cũng trúng, rồi sau đó thì thua liên miên chí tử, nợ nần tứ tung phải bỏ xóm nghèo trốn đi nơi khác. Đúng là “Cờ bạc là Bác thằng Bần.” Làm ăn đàng hoàng còn không khá, huống hồ lo chăn nuôi bốn mươi con thú thì làm sao mà khá được!

Cách quán cà phê một căn là tiệm may của anh Tài Lùn, chuyên may quần Tây và áo sơ mi, tính giá rất nhẹ. Mỗi dịp tựu trường và Tết đến cả gia đình anh phải tăng năng suất tối đa mới kịp giao cho khách hàng.

Một con hẻm nhỏ, phía trong chỉ bốn căn nhà, có bà bán bún ở chợ Tân Định. Bà luôn luôn quấn khăn đen trên đầu, che cả hai bên tai. Người ta đồn bà chỉ có một vành tai, nên phải che khăn để giấu. Bà có một con gái tên Tí Gh. , sau này dến tuổi dậy thì đẹp hẳn ra và một con trai mà người ta quen gọi tên là Cu Bún, có lẽ anh là con bà bán bún?

Kế bên là tiệm Bi Da của nhà anh Minh, lúc nào cũng ồn ào vì cá độ, vừa đánh, vừa chọc quê, đôi khi các cơ thủ lấy cây cơ làm vũ khí ẩu đả, một vài trường hợp phải đưa đi bệnh viện để vá các vết thương. Đặc biệt, có một ông thợ hớt tóc lớn tuổi goá vợ, chỉ có một cô con gái duy nhất.

Cha Mẹ cho đi Tây học, hy vọng ông sẽ trở thành Bác Sĩ hay Kỹ Sư để ấm tấm thân sau này, có vợ đẹp, con khôn, nhưng ông đã làm cho song thân thất vọng vì chỉ tốt nghiệp một khoá hớt tóc ngăán hạn ở Paris. Ông ghiền bi da, chơi ngày này qua tháng nọ, thêm phần cá độ thua, đến nỗi phải bán căn nhà nhỏ, sang luôn chỗ hớt tóc kiếm cơm hàng ngày để trả nợ.

Sát bên tiệm Bi Da anh Minh là nhà bà Lý Nh..số 60/40. Trước nhà có xe bánh mì Bình Dân của chị C.., giá rất hợp túi tiền bà con trong xóm. Ngoài thời gian bán bánh mì ra, chị lo chuyện xã hội, giúp đỡ cho bà con trong phường, xóm khi tối lửa tắt đèn, nhất là những người neo đơn, già yếu không con cháu nương tựa.

Tiếp tục đi thêm khoảng hai chục thước là một con hẻm đi ra được đưòng Hai Bà Trưng, Cầu Kiệu và chợ Phú Nhuận. Hẻm có tên là Vựa Gạo có hai anh em Bé Tư và Bé Năm thích tập tạ, nên thân hình họ nở nang rất đẹp như Lực Sĩ Nguyễn Công Án và NguyễnThành Nhơn, nhiều em trong xóm để ý.

Thêm anh Q… chơi cờ tướng thuộc loại kỳ thủ, chuyên phá mọi thế cờ mà dân cờ tướng câu độ, trải bàn cờ tướng dụ khị khách qua đường rất nể sợ. Anh có biệt danh là Đế Thiên-Đế Thích; ngoài ra, anh còn có tài chuyên nghe hột bầu cua, đánh đâu trúng đó và được nhiều người đứng bên ngoài đánh theo, khiến những tay lắc bầu cua vào dịp Tết tặng anh vài gói thuốc 555 năn nỉ xin tha, tôn anh là Sư Phụ để họ còn kiếm ăn lai rai trong dịp năm mới.

Tiếp đến là tiệm bán dụng cụ học sinh của người Hoa có con trai tên A Biếu. Gia đình có thêm một tiệm lớn hơn ở gần nhà may Tụ Bảo, đường Trần Văn Thạch, đối diện đường Lý Trần Quán -Tân Định.
Tiệm lấy tên là Thế Giới, được giao cho cô con gái lớn đứng bán.
Sau đó là đến nhà của ông Hai H…và Bảy T…

Vào thời Bình Xuyên cực thịnh, dân trong xóm đều ngán oai của hai ông. Nhất là đám con nít đang chơi giữa đuờng, bỗng thấy hai ông chạy xe bình bịch hiệu Harley vừa bóp còi, vừa la thì phải lo né từ xa; nếu chậm chân có thể bị hai ông ủi vào người.

Môt lần nọ, có anh bán bánh chưng, bánh giò, bánh cúc đựng trong “cần xé”chở bằng xe đạp,vừa đạp, vừa rao. Khi xuống dốc, thắng bằng gót chân bị trợt, nên cán chết hai chú gà nòi con trong bầy gà quý của ông Hai H... Mặt anh tái mét như tảu lá úa. Anh vừa đứng, vừa run lập cập, vì biết đã rơi đúng vào ổ kiến lửa.

Phen này chắc tiêu tán đường quá! Bỗng dưng, hôm đó ông Hai H..hiền như Ông Bụt, sai người nhà ra lượm xác hai cục cưng bỏ thùng rác và xua tay biều anh đừng lo, cứ tiếp tục đi bán, không một chút giận dữ, hay lớn tiếng như mọi khi. Hú hồn! hú vía! cho anh. Chắc là kiếp trước anh tu kỹ, hay ông Hai H…mắc nợ anh?”

Đi đến cuối hẻm, quẹo phải có hơn hai mươi căn nhà, bên trái là một dãy nhà sàn nằm sát bên sông Cầu Kiệu. Nơi đây có gia đình ông Hai Đ…theo đạo Thiên Chúa gốc, cả nhà thường đọc kinh mỗi đêm trước khi đi ngủ, đi nhà thờ thường xuyên vào buổi sáng, và phụ giúp các công việc cho nhà thờ Tân Định.

Kế nhà có Thầy Ba Chẩn tu tại gia, chuyên môn cạo gió, giác hơi, cắt lễ bằng cây kim vàng. Ai bệnh nặng không đi được. Thầy vui vẻ đến tận nhà. Thầy chữa bệnh rất mát tay, giúp nhiếu người khỏi bệnh. Bà con muốn trả bao nhiêu cũng được. Mục đích là chữa bệnh làm phước, mua ít nhang đèn cúng tổ.Thầy được mọi người trong vùng kính trọng.

Ngoài ra có gia đình ông bà T... có cô con gái là nữ sinh Trường GL, tóc dài chấm vai, có nét từa tựa ca sĩ Thanh Thúy. Hình cô được trưng bày trong tủ kính trước cửa tiệm chụp hình Mỹ Quang, đối diện với rạp hát Kinh Thành ,Tân Định, để làm kiểu cho thiên hạ ngắm. Cô được nhiều chàng theo đuổi: Sĩ Quan Thủ Đức, Không Quân, Hải Quân, Võ Bị Đà Lạt…Bị bám quá, đến nỗi cô không có thì giờ lo chuyện học hành, nên thi rớt Tú Tài Một mấy keo liên tiếp.

Cuối cùng, cô chấm điểm được một Thiếu Úy Bộ Binh là con trai của một chủ tiệm may khá nổi tiếng trên đường Hai Bà Trưng. Chàng dự tính đưa gia đình đến xin cưới cô, nhưng ông bà T..không chịu, vì chàng đang ở đơn vị tác chiến và thân phụ thì có tới hai đời vợ. Lấy lý do này, nên ông bà quyết liệt từ chối.

Buồn đời, thất vọng, cô đi lấy chồng do ba má cô chọn, khi tuổi mới ngoài hai mươi, đành bỏ dở cuộc chơi nửa chừng. Chồng cô tuổi lớn hơn cô một con giáp, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm, đang dạy học ở một trường Trung Học Công Lập không xa Sài Gòn, nên được tạm hoãn dịch.

Thế là ông bà T...an tâm, coi như ván đã đóng xuồng, không sợ cô con gái rượu của mình sớm trở thành “Goá Phụ Ngây Thơ.”Trở lại đầu hẻm phía tay trái. Trước khi đi vào chi tiết của đoạn này cũng cần nhắc đến vài căn nhà ở phía ngoài mặt tiền đường Yên Đổ. Đó nhà anh Th.. cho thuê Xích Lô Máy, bỏ đi một căn là nhà của ban kích động nhạc Les Vampires nổi tiếng vào những năm thập niên 60, 70 với Tòng thổi Saxo, Hồng Hải chơi trống.

Tiếp theo là căn nhà số 74 YĐ, một tiệm phở Tái, Nạm, Gầu khá nổi tiếng của chị Sáu N…. Nơi thưòng lui tới của những đấng mày râu quyền thế, lắm tiền của thích thưởng thức phở đặc biệt hơn xơi cơm nguội, cơm khê chán ngấy ở nhà.
Kế đến là nhà nữ tài tử Mai Tr, một trong những vai nữ chính của phim “Chúng Tôi Muốn Sống”. Cô có hai công chúa tên Mai D…và Mai V…cũng xinh đẹp, duyên dáng như mẹ, được nhiều thanh niên trong vùng ngắm nghé, nhưng cuối cùng chẳng anh nào lọt được vào mắt xanh hai nàng.

Phải kể thêm nhà ông thầu khoán có cậu con trai thuộc loại dân chơi tài tử tên Kh.., trường dạy lái xe hơi Yên Đổ, nhà in Ngô Mạnh Hùng. Ông chủ nhà in có hai con gái, một tên Ngô Kim Th. là một thì sĩ học trò, chuyên làm thơ ca tụng màu an pha đỏ Võ Bị Đà Lạt, cô kia tên Ngô Phi N.., nữ sinh Trưng Vương, có dáng xinh xắn như búp bê.

Anh chàng nào láng cháng trêu chọc sỗ sàng thì biết tay nàng ngay, và cuối cùng phòng mạch bác sĩ Trần Đình Ngân tốt nghiệp ở ngoại quốc về. Ông là một Bác Sĩ có lương tâm và đầy lòng nhân từ bác ái, thương người nghèo và tận tụy với mọi bệnh nhân. Rất tiêc số phần ông quá ngắn ngủi. Sau khi ông mất bác sĩ Vũ Ban đến thay ông tiếp tục cho đến 1975.

Bây giờ đến Pharmacy Nguyễn H.. do Dược Sĩ Nguyễn H.. làm chủ. Ông cao lớn, vạm vỡ với hai con mắt thồ lộ. Sau năm 1975 nhà thuốc Nguyễn H.. vẫn còn hoạt động thêm một thời gian. Sau đó ông bà vượt biên, nhưng hoàn toàn không có tin tức.

Bên hông nhà thuốc là môt khoảng đất trống nhỏ. Chỗ này có thể coi như chợ “chồm hổm” của xóm Cù Lao. Bán buôn từ sáng tinh mơ cho đến khuya lắc, khuya lơ. Ban ngày bán đủ các loại rau, hoa, trái, thịt, cá. Về ăn uống có bánh mì thịt, bánh cuốn, bánh bèo, bánh ít trần, xôi bắp, cháo huyết, cháo sườn, bún riêu, cơm tấm, hủ tiếu mì, khoai mì chà bông, sữa đậu nành, nước mía, đậu xanh, đậu đỏ bánh lọt, sương sa hột lựu, nước trà Huế...

Ban đêm có xe sâm bổ lượng, hột vịt lộn, xe bò viên, cơm bình dân, khô mực với rượu đế, bắp nướng mỡ hành, bánh tráng mè nướng than. Đây cũng là nơi các bác đạp Xích Lô và các tài xế Honda ôm dùng làm bến nghỉ chân, chờ đón khách, bàn chuyện thời sự, chó cán xe, xe cán chó và vật giá lên xuống mỗi ngày.
Tiếp theo là đầu ngõ hẻm 62, đi ra được đường Công Lý, sang chợ Phú Nhuận, còn gọi là xóm Nhà Đèn vì đa số là bà con từ Quảng Bình kéo nhau vô Sàigòn lập nghiệp mà hầu hết làm nghề thợ điện. Trong hẻm này có nhà của Nhạc Sĩ Mặc Thế Nhân, tên thật là Phan Công Thiệt với nhạc phẩm "Xỉch Lại Gần Anh Tí Nữa Đi Em” do Ca Sĩ Trúc Mai hát rất thịnh hành một thời, có nhà ông thợ may tên Phôn nổi tiếng về may Veston , đồ Tây mà khách sành điệu và dân chơi thường tìm đến.

Nhiều chủ tiệm may lớn trên đường Lê Thánh Tôn và Tự Do mời ông về cộng tác với lương hậu hĩnh, nhưng ông từ chối. Có thể kể thêm hai thần đồng sân khấu và kịch nghệ là đệ tử ruột của Quái Kiệt Tùng Lâm: Phương Dung và Phương Mai.

Ngay đầu xóm là nhà ông Tư Soan hớt tóc, con cái đùm đề. Ông kiêm thêm nghề kéo đàn ò e đám ma. Khi nào có ai mời chơi nhạc cho đám tang thì ông tạm nghỉ vì kéo đàn được tiền nhiều hơn hớt tóc, được mời ăn uống đầy đủ và còn mang “ chiến lợi phẩm” về nhà cho vợ con ăn tiếp, có các hoa khôi như chị Ng.., chị Jacqueline, chị N., Chị Th.., chị B.. và một số người đẹp khác mà tôi không nhớ tên hết!

Tuy nhiên, cũng phải kể thêm hai chị em ruột Ph., và H….hợp tác cùng chị Hoa L.ở hẻm 58 để trở thành bộ tam sên khét tiếng trong giới “nữ kê tác quái, gà Mái đá gà Cồ”, mà các đấng hào kiệt, mày râu đều kiêng nể. Trong xóm có một cầu tiêu sông công cộng, các gia đình ở gần rất khổ sở, mỗi khi thủy triều xuống.

Ngay đầu ngõ là cà phê bình dân của bà Thân mở cũng đã lâu. Bà nói năng ngọt ngào, giá cả bình dân, nên được cảm tình của dân ghiền cà phê. Con trai út của bà tốt nghiệp Kỹ Sư Điện Trường Đại học Phú Thọ, vang tiếng cả vùng, làm bà hãnh diện với xóm làng. Chẳng uổng công sức bà ngày đêm pha cà phê nuôi con ăn học nên nguời.
Tiếp đến là trụ sở Hội Thuận Bài Tương Tế nơi tập họp các đồng hương Quảng Bình.

Hội mua một miếng đất làm nghĩa trang riêng cho bà con, làng nước. Cách hai căn là nhà có cây mít rất sai trái. Chủ nhà là quản lý nhà hàng nổi tiếng Majestic, Quận một, Sàigòn. Các con ông đều học giỏi, trong đó có con trai tên Hà Cẩm Tuyền. Sát bên là nhà của ca sĩ tài tử Trần Ngọc Ph…, sinh viên Khoá 1 trường Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt. Anh có tài kể chuyện tiếu lâm và hát rất hay. Đặc biệt, nhạc phẩm Mexico với làn hơi ngân dài và cao vút như danh ca Cao Thái. Anh Ph…có một ông anh tên Trần Ngọc G...

Không hiểu sao cứ khoảng mười giờ tối là lấy kèn Trompette ra thổi bản nhạc Cầu Sông Quay (The Bridge on the River Kwai.) Riết rồi bà con trong vùng không cần xem đồng hồ cũng biết “Bây giờ đã là mười giờ đêm.Xin bà con cô bác vui lòng vặn vừa đủ nghe, để khỏi làm phiền hàng xóm đang cần yên tĩnh nghỉ ngơi”.

Cạnh nhà anh Ph…là nhà ông bà Phạm T... Ông tốt nghiệp Kỹ Sư Hoá Học ở Pháp về. Tướng bệ vệ, đeo kính trắng dầy. Ông ra ứng cử trong một liên danh vào Thượng Viện, nhưng thất bại. Bà dạy nữ công gia chánh tại trường Nữ Tiểu Học Đồ Chiểu vào buổi chiều.

Bỏ qua một hẻm nhỏ là tiệm giặt ủi không tên của hai ông bà di cư từ miền Bắc vào năm 1954. Ngoài cô con gái. Hai ông bà có năm người con trai. Thật đúng là Ngũ Hổ Tướng, du đãng sừng sỏ cỡ nào cũng không dám đụng vào đám anh em nhà này. Người con trai lớn tên Vũ Đình Kh…tức S.. Đảo vì anh ở tù ngoài Côn Đảo được thả về, có nước da trắng, đẹp trai, tướng oai hùng và giỏi võ, được nhiều cô, nhiều bà mến mộ.

Địa bàn hoạt động chính của anh là khu ngã ba Ông Tạ và ngã tư Bảy Hiền. Anh bị một kẻ lạ mặt bắn tử thương tại góc Nguyễn Du và Lê Văn Duyệt, lúc anh cúi xuống bóp bánh xe mô tô, mà trước đó kẻ nào cố tình xì lốp. Đám tang anh rất lớn, được nhiều giới giang hồ, đàn em khắp nơi về đưa tiễn.

Ngưòi con trai kế tên Vũ Đình T.... là Sĩ Quan thuộc binh chủng Nhảy Dù, hy sinh khoảng cuối năm 1969 trong trận đánh ở đèo Lao Bảo. Tiếp đến là Vũ Đình C... là tay vợt bóng bàn có hạng của đội Quân Vận. Về sau anh C... bị vào Chí Hoà.

Trong lúc tranh giành ảnh hưởng, anh đã bị một đàn em của Đại Ca Thay là L.. chín ngón đâm chết. Sau đó giám thị Chí Hoà phải đổi ngay L.. chin ngón đi nơi khác vì sợ đàn em của anh C... tìm cách trả thù. Kế anh là Vũ Đình H.., và Vũ Đình T…

Ngũ hổ tướng cuối cùng là VĐH vừa mất vào ngày 29 tháng 07, năm 2014. Hai vợ chồng được được con gái bảo lãnh đi định cư ở Hoa Kỳ, nhưng anh chỉ ở được vài tháng thì anh quay lại VN và “Xin nhận nơi này là quê hương, dẫu cho khó thương.” Đám tang anh cũng có nhiều tay chơi một thời trong chốn giang hồ đến tiễn đưa lần cuối.

Theo dư luận, thì kẻ bắn anh S… Đảo là Phạm Bá .. tức ..Thọt. Đương sự đã bị xử tử hình vào năm 1976 tại trường bắn Thủ Đức, vì tham gia trong nhiều vụ cướp có giết người???

Đi thêm khoảng mười mét là võ đường Nhu Đạo của Võ Sư Nguyễn Hữu Khánh. Ông cũng là huấn luyện viên võ thuật cho Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia. Nghe đâu ông mất tại Mong Cáy năm 1977? Võ đường hoạt động một thời gian thì đóng cửa. Ông Phạm T.. mua lại võ đường này để thành lập xưởng nhuộm mang tên ông.

Tuy nhiên, xưởng nhuộm chỉ tồn tại được một thời gian ngắn thì dẹp. Cạnh xưởng nhuộm là trường Tiểu Học Hùng Vương. Trường chỉ mở đến lớp ba. Thầy Vũ Hữu Tiềm là giáo viên nổi tiếng chuyên dạy luyện thi Đệ Thất vào các trường công lập đã mượn nơi đây để mở các lớp luyện thi.

Nhiều phụ huynh trong vùng, kể cả các nơi khác cũng gửi con em đến học rất đông. Năm nào sỉ số học sinh của Thầy trúng tuyển cũng nhiều hơn các nơi dạy luyện thi khác.

Tiếp đến, khoảng năm căn nhà nữa là số 60/59 là nhà của cô giáo Phan Thị Mai. Cô là giáo viên trường Tiểu Học Con Trai Tân Định. Cô rất nghiêm khắc, nhưng rất thương yêu và chăm sóc học trò tận tình. Cô Mai và Thầy Hiệu Trưỏng Nguyễn Văn Xuân cùng soạn chung một quyển sách Toán lớp Nhất và luyện thi vào Đệ Thất. Học sinh nào gia cảnh khó khăn, không có điều kiện học thêm.

Nếu chịu khó ôn luyện quyển sách này cũng sẽ hy vọng thi đậu vào đệ thất. Cô giáo Mai là một Phật Tử thuần thành. Cô quy y có pháp danh là Diệu Huỳnh. Ngoài ra, cô còn có thêm tên là Nhất Chi Mai.
Trong hẻm nhà cô Mai có anh Chín Máy chuyên sửa xe hai bánh gắn máy. Anh rất hiền lành, không bao giờ làm họa sĩ vẽ vời khách hàng để lấy thêm tiền. Ngoài ra, có hoạ sĩ nổi tiếng tên Nhan Chí để tóc dài như nghệ sĩ Trần Văn Trạch.

Ông có biệt tài về vẽ chân dung một cách xuất thần. Ông ghiền Bi Da còn hơn ông thợ hớt tóc già đầu ngõ. Mỗi lần ông chơi được nhiều người xem vì đường cơ ông đi rất điêu luyện và đẹp. Không nghe ai nhắc đến vợ ông, chỉ biết ông có hai con: một gái tên Hà và một trai tên Trung.

Anh Trung bị tật gù lưng bẩm sinh từ nhỏ, nên có biệt danh là Trung Gù cũng theo đuổi nghiệp vẽ. Dù không qua các trường Cao Đẳng Mỹ Thuật hay một lớp Hội Hoạ nào, nhưng Hoạ Sĩ Trung Gù vẽ chân dung và hình các tài tử, ca sĩ ngoại quốc : Slyvie Vartan, Dalida, Mary Monroe, Audrey Hepburn, Charles Bronson, Clark Gable, Marlon Brando, Johnny Halliday, Alain Delon, James Dean... giống như thật, hình được trưng bày trước các rạp xi nê ma lớn: Rex, Đại Nam, Casino Sàigòn và Văn Hoa Đa Kao.

Kế bên nhà cô Mai là nhà cô Bảy và Cô Tám là hai chị em ruột. Hai cô bán rau muống, hành ớt, tương chao và các loại dưa muối ở chợ Tân Định. Con của hai cô cũng thành công trên đuờng học vấn. Có con làm Giáo Sư, có con làm Dược Sĩ.

Bây giờ đến nhà ông Sáu Voi. Ông cao, to như con Voi, đúng như người xưa nói” Trông mặt mà đặt hình dong”. Ông Sáu Voi làm tài xế xe chở học sinh. Ngoài ra, ông cũng kèm thêm nghề vác ngà voi, thâu tiền ma chay, thăm viếng người bệnh và tổ chức cho bà con Phật Tử trong vùng đi hành hương các chùa chiền vào những dịp lễ lộc.

Cuối cùng, quẹo phía trái gặp nhà bà Thìn bán tiết canh, lòng heo, cháo huyết. Bà thuê lại một nhỏ chỗ đủ để chiếc xe của tiệm cà phê Hải Nàm, nằm ở đầu đường Yên Đổ &Hai Bà Trưng vào buổi chiều. Sát bên là vựa củi của bà Năm Nghĩa.
Củi được cung cấp bởi những ghe chở từ ngoài Cầu Kiệu và đậu sau nhà sàn của bà, sau đó được chuyển lên để trước sân nhà.
Kế đó là nhà Giáo Sư Pháp Văn Nguyễn Ngân hai mắt bị mù, nhưng dạy các học sinh về Văn Phạm tiếng Pháp rất hay. Nhất là phần phân tích Grammatical và Logique. Thầy lấy học phí rất rẻ. Nếu học sinh là con nhà nghèo thì được học miễn phí. Muốn đi vào nhà bà Năm Nghĩa và Thầy Ngân phải qua một cái cầu ván cũ gập gà, gập ghềnh. Khi nước thủy triều lên, việc đi lại rất khó khăn, vì dễ trơn trợt.

Con hẻm Cù Lao với hầu hết là bà con lao động là thế đó! Bây giờ những người muôn năm cũ không còn bao nhiêu. Một số đã theo Trời theo Phật. Một số vì hoàn cảnh, thời cuộc phải dọn đi nơi khác. Nếu ai có dịp trở lại con hẻm này, chỉ biết ngậm ngùi cho cảnh vật đổi, sao dời. Dù sao, nó cũng là một phần trong ký ức tuổi thơ mà tôi cố ghi lại.
Xin được một lần chào con hẻm 60 Yên Đổ,Tân Định, trước khi con hẻm này không còn nữa ! Nó sẽ biến mất vì sự phát triển đô thị trong vài năm sắp tới.
Trần Đình Phước
(San José , California)


Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #66 - 26. Dec 2017 , 03:04
 
Cái Chết Của Một Ngôn Ngữ

Không biết tên tác giả
          
TIẾNG VIỆT SÀIGÒN CŨ ...
Vấn đề ngôn ngữ là vấn đề của muôn thuở, không riêng gì của người Việt. Trong bài viết này, tôi muốn bàn về một thực trạng của tiếng Việt mà đã đến lúc, chúng ta không thể không suy nghĩ về nó một cách nghiêm chỉnh. Đó là nguy cơ diệt vong của một thứ tiếng Việt mà người miền Nam Việt Nam dùng trước năm 1975 hay còn được gọi là tiếng Việt Sài Gòn cũ. Thứ tiếng Việt đó đang mất dần trong đời sống hàng ngày của người dân trong nước và chẳng chóng thì chầy, nó sẽ biến thành cổ ngữ, hoặc chỉ còn tìm thấy trong tự điển, không còn ai biết và nhắc tới nữa.
Điều tôi đang lo lắng là nó đang chết dần ngay chính trong nước chứ không phải ở ngoài nước. Người Việt hải ngoại mang nó theo hành trình di tản của mình và sử dụng nó như một thứ ngôn ngữ lưu vong. Nếu người Việt hải ngoại không dùng, hay nền văn học hải ngoại không còn tồn tại, nó cũng âm thầm chết theo. Nhìn tiếng Việt Sài Gòn cũ từ từ biến mất, lòng tôi bỗng gợn một nỗi cảm hoài. Điều tôi thấy, có lẽ nhiều người cũng thấy, thấy để mà thấy, không làm gì được. Sự ra đi của nó âm thầm giống như những dấu tích của nền văn hoá Đệ nhất, Đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa vậy. Người ta không thể tìm ra nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, Cổ Thành Quảng Trị, nghĩa trang Quận Đội, trường võ bị Thủ Đức, v.v… Tất cả đã thay đổi, bị phá huỷ hoặc biến đi như một sắp xếp của định mệnh hay một định luật của tạo hoá.

Nhắc đến tiếng Việt Sài Gòn cũ là nhắc tới miền Nam Việt Nam trước 1975. Vì cuộc đấu tranh ý thức hệ mà Nam, Bắc Việt Nam trước đó bị phân đôi. Sau ngày Việt Nam thống nhất năm 1975, miền Nam thực sự bước vào sự thay đổi toàn diện. Thể chế chính trị thay đổi, kéo theo xã hội, đời sống, văn hoá và cùng với đó, ngôn ngữ cũng chịu chung một số phận. Miền Bắc thay đổi không kém gì miền Nam. Tiếng Việt miền Bắc đã chịu sự thâm nhập của một số ít ngữ vựng miền Nam. Ngược lại, miền Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp sự chi phối của ngôn ngữ miền Bắc trong mọi lãnh vực.
Người dân miền Nam tập làm quen và dùng nhiều từ ngữ mà trước đây họ không bao giờ biết tới. Những: “đề xuất, bồi dưỡng, kiểm thảo, sự cố, hộ khẩu, căn hộ, ùn tắc, ô to con, xe con, to đùng, mặt bằng, phản ánh, bức xúc, tiêu dùng, tận dụng tốt, đánh cược, chỉ đạo, quyết sách, đạo cụ, quy phạm, quy hoạch, bảo quản, kênh phát sóng, cao tốc, doanh số, đối tác, thời bao cấp, chế độ bao cấp, chế độ xem, nâng cấp, lực công, nền công nghiệp âm nhạc, chùm ảnh, chùm thơ, nhà cao tầng, đáp án, phồn thực, sinh thực khí, từ vựng, hội chứng, phân phối, mục từ, kết từ, đại từ, nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân,v.v…” dần dà đã trở thành những từ ngữ quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người dân miền Nam.
Có những từ ngữ miền Nam và miền Bắc trước 1975 đồng nghĩa và cách dùng giống nhau. Có những từ cùng nghĩa nhưng cách dùng khác nhau. Tỷ như chữ “quản lý” là trông nom, coi sóc. Miền Nam chỉ dùng từ này trong lãnh vực thương mại trong khi miền Bắc dùng rộng hơn trong cả lãnh vực cá nhân như một người con trai cầu hôn một người con gái bằng câu: “Anh xin quản lý đời em”. Hoặc từ “chế độ” cũng vậy, miền Nam chỉ dùng trong môi trường chính trị như “chế độ dân chủ”. Miền Bắc dùng bao quát hơn trong nhiều lãnh vực như “chế độ xem”, “chế độ bao cấp”. Có những từ miền Bắc dùng đảo ngược lại như đơn giản – giản đơn; bảo đảm – đảm bảo; dãi dầu – dầu dãi; vùi dập – dập vùi. v.v…

Song song với việc thống nhất đất nước, chính quyền Việt Nam đã thống nhất hoá tiếng Việt và gọi đó là “tiếng Việt toàn dân”. Cuối năm 1979, đầu năm 1980, Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam đã phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục tổ chức một số cuộc hội thảo về vấn đề chuẩn hoá tiếng Việt. Bộ Giáo dục cũng thông qua một số quy định về chính tả trong sách giáo khoa cải cách giáo dục. Ngày 01/7/1983, Quyết nghị của Hội đồng chuẩn hoá chính tả và Hội đồng chuẩn hoá thuật ngữ đã được ban hành và áp dụng cho các sách giáo khoa, báo và văn bản của ngành giáo dục.

Khi tiếng Việt được thống nhất và chuẩn hoá, toàn quốc sử dụng chung một thứ ngôn ngữ theo một tiêu chuẩn, mẫu mực nhất định. Tiếng Việt Sài Gòn cũ, gồm những từ ngữ mà tiếng Việt miền Bắc đã có từ ngữ thay thế, sẽ bị quên đi hoặc bị đào thải. Những từ ngữ thông dụng cho cuộc chiến trước đó sẽ biến mất trước tiên. Những: trực thăng, cộng quân, tác chiến, địa phương quân, thiết vận xa, xe nhà binh, lạnh cẳng, giới chức (hữu) trách, dứt điểm, phi tuần, chào bãi, tuyến phòng thủ, trái bộc pha, viễn thám, binh chủng, phi hành, gia binh, ấp chiến lược, nhân dân tự vệ, chiêu hồi, chiêu mộ, v.v… hầu như ít, thậm chí không được dùng trong hiện tại. Những từ ngữ thông dụng khác như ghi danh, đi xem đã bị thay thế bằng“đăng ký, tham quan”. Nhiều từ ngữ dần dần đã bước vào quên lãng như: sổ gia đình, tờ khai gia đình, phản ảnh, đường rầy, cao ốc, bằng khoán nhà, tĩnh từ, đại danh từ, túc từ, giới từ, khảo thí, khán hộ, khao thưởng, hữu sự, khế ước, trước bạ, tư thục, biến cố, du ngoạn, ấn loát, làm phong phú, liên hợp, gá nghĩa, giáo học, giáo quy, hàm hồ, tráng lệ, thám thính, tư thất, chẩn bệnh, chi dụng, giới nghiêm, thiết quân luật, v.v…

Ở hải ngoại, khi bắt đầu cầm bút, trong tâm thức một người lưu vong, viết, đối với tôi, là một động tác mở để vỡ ra một con đường: Đường hoài hương. Nhiều người viết hải ngoại cũng tìm đến con đường về cố hương nhanh nhất này như tôi. Hơn nữa, để đối đầu với cơn chấn động văn hóa thường tạo nhiều áp lực, tôi xem viết như một phương pháp giải toả và trám đầy nỗi hụt hẫng, rỗng không của một người vừa ly dị với quê hương đất tổ sau một hôn phối dài. Tôi không bao giờ để ý đến việc mình viết cho ai, loại độc giả nào, trong hay ngoài nước, và họ có hiểu thứ ngôn ngữ mình đang dùng hay không vì lúc đó, chỉ có một vài tờ báo điện tử liên mạng mới bắt đầu xuất hiện ở hải ngoại. Sau này, nhờ kỹ thuật điện toán ngày một phát triển, cầu giao lưu giữa trong và ngoài nước được nối lại, độc giả trong và ngoài nước đã có cơ hội tiếp xúc, thảo luận, đọc và viết cho nhau gần như trong gang tấc.
Đó là lúc tôi được tiếp xúc với dòng văn học trong nước và làm quen với nhiều từ ngữ mới lạ chưa từng được nghe và dùng. Ngược lại, trong nước cũng vậy, số người lên mạng để đọc những gì được viết bởi người cầm bút ngoài nước cũng không ít.

Thế hệ chúng tôi được người ta âu yếm gọi là thế hệ một rưỡi, thế hệ ba rọi hay nửa nạc nửa mỡ, cái gì cũng một nửa. Nửa trong nửa ngoài, nửa tây nửa ta, nửa nam nửa bắc, nửa nọ nửa kia, cái gì cũng một nửa.

Do đó, nhiều lúc tôi phân vân không biết mình nên dùng nửa nào để viết cho thích hợp nữa. Nửa của những từ ngữ Sài Gòn cũ hay nửa của tiếng Việt thông dụng trong nước? Mình có nên thay đổi lối viết không? Tôi nghĩ nhiều người viết hải ngoại cũng gặp khó khăn như tôi và cuối cùng, mỗi người có một lựa chọn riêng. Không chỉ trong lãnh vực văn chương, thi phú mà ở các lãnh vực phổ thông khác như giáo dục và truyền thông cũng va phải vấn đề gay go này. Việc sử dụng nhiều từ ngữ thông dụng của quốc nội ở hải ngoại đã gặp nhiều chống đối và tạo ra những cuộc tranh luận liên miên, dai dẳng.

Các cơ quan truyền thông như báo chí, truyền thanh, truyền hình thường xuyên bị chỉ trích và phản đối khi họ sử dụng những từ trong nước bị coi là “chữ của Việt Cộng” và được yêu cầu không nên tiếp tục dùng. Nhất là ở Nam Cali, báo chí và giới truyền thông rất dễ bị chụp mũ “cộng sản” nếu không khéo léo trong việc đăng tải và sử dụng từ ngữ. Chiếc mũ vô hình này, một khi bị chụp, thì nạn nhân xem như bị cộng đồng tẩy chay mà đi vào tuyệt lộ, hết làm ăn vì địa bàn hoạt động chính là cộng đồng địa phương đó.

Những hình ảnh cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng sản tại hải ngoại cố gìn giữ bản sắc văn hoá Việt Nam bằng cách mở các lớp dạy Việt ngữ cho các con em. Khắp nơi trên thế giới, từ nơi ít người Việt định cư nhất cho tới nơi đông nhất như ở Mỹ, đều có trường dạy tiếng Việt. Riêng ở Nam California, Mỹ, hoạt động này đang có sự khởi sắc. Ngoài những trung tâm Việt ngữ đáng kể ở Little Saigon và San José, các nhà thờ và chùa chiền hầu hết đều mở lớp dạy Việt ngữ cho các em, không phân biệt tuổi tác và trình độ. Nhà thờ Việt Nam ở Cali của Mỹ thì rất nhiều, mỗi quận hạt, khu, xứ đều có một nhà thờ và có lớp dạy Việt ngữ. Chùa Việt Nam ở Cali bây giờ cũng không ít. Riêng vùng Westminster, Quận Cam, Cali, đi vài con đường lại có một ngôi chùa, có khi trên cùng một con đường mà người ta thấy có tới 3, 4 ngôi chùa khác nhau. Việc bảo tồn văn hoá Việt Nam được các vị hướng dẫn tôn giáo như Linh mục, Thượng tọa, Ni sư nhắc nhở giáo dân, đại chúng mỗi ngày. Lớp học tiếng Việt càng ngày càng đông và việc học tiếng Việt đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng lưu vong. “Tại Trung tâm Việt ngữ Hồng Bàng, năm nay số học sinh nhập học tiếng Việt lên tới 700 em. Những thầy cô dạy tiếng Việt đều làm việc thiện nguyện hoàn toàn, đã hết lòng chỉ dạy cho các em, nhất là các em vừa vào lớp mẫu giáo tiếng Việt” (trích Việt báo, Chủ nhật, 9/24/2006)

Về vấn đề giáo trình thì mỗi nơi dạy theo một lối riêng, không thống nhất. Sách giáo khoa, có nơi soạn và in riêng để dạy hoặc đặt mua ở các trung tâm Việt ngữ. Còn ở Đại học cũng có lớp dạy tiếng Việt cho sinh viên, sách thường được đặt mua ở Úc. Một giảng sư dạy tiếng Việt tâm sự với tôi: “Khi nào gặp những từ ngữ trong nước thì mình tránh đi, không dùng hoặc dùng từ thông dụng của Sài gòn cũ trước 1975 vì nếu dùng cha mẹ của sinh viên, học sinh biết được, phản đối hoặc kiện cáo, lúc ấy phải đổi sách thì phiền chết.”

Sự dị ứng và khước từ việc sử dụng tiếng Việt trong nước của người Việt hải ngoại có thể đưa tiếng Việt ở hải ngoại đến tình trạng tự mình cô lập. Thêm nữa, với sự phát triển rầm rộ của kỹ thuật điện toán và thế giới liên mạng, báo chí, truyền thông của chính người Việt hải ngoại đến với mọi người quá dễ dàng và tiện lợi. Độc giả cứ lên mạng là đọc được tiếng Việt Sài Gòn cũ nên họ dường như không có nhu cầu tìm hiểu tiếng Việt trong nước. Kết quả là tiếng Việt trong và ngoài nước chê nhau!!!

Việc người Việt hải ngoại chống đối và tẩy chay ngôn ngữ Việt Nam đang dùng ở trong nước có vài nguyên do:

Thứ nhất là do sự khác biệt của ý thức hệ. Những người Việt Nam lưu vong phần lớn là người tị nạn chính trị. Họ đã từ bỏ tất cả để ra đi chỉ vì không chấp nhận chế độ cộng sản nên từ chối dùng tiếng Việt trong nước là gián tiếp từ chối chế độ cộng sản.

Thứ hai, sự khác biệt của từ ngữ được dùng trong cả hai lãnh vực ngữ nghĩa và ngữ pháp. Đây là một thí dụ điển hình. Trong cùng một bản tin được dịch từ một hãng thông tấn ngoại quốc, nhà báo ở trong nước và ngoài nước dịch thành hai văn bản khác nhau:

Trong nước: “Tàu ngầm hạt nhân Nga bốc cháy Interfax dẫn một nguồn tin Hải quân Nga cho hay ngọn lửa bắt nguồn từ phòng điện hóa và dụng cụ bảo vệ lò hạt nhân đã được kích hoạt, do đó không có đe dọa về nhiễm phóng xạ. Phát ngôn viên hạm đội này cho hay: “Lửa bốc lên do chập điện ở hệ thống cấp năng lượng phần mũi tàu”.
Ngoài nước: “Hỏa hoạn trên tàu ngầm Nga Hải quân Nga nói rằng lò phản ứng hạt nhân trên tàu Daniil Moskovsky đã tự động đóng lại và không có nguy cơ phóng xạ xảy ra. Chiếc tàu đã được kéo về căn cứ Vidyayevo. Nguyên nhân hỏa hoạn có thể do chạm giây điện”.

Một người Việt hải ngoại khi đọc văn bản thứ nhất sẽ gặp những chữ lạ tai, không hiểu nghĩa rõ ràng vì sự khác biệt như những chữ: “phòng điện hoá, được kích hoạt, chập điện, hệ thống cấp năng lượng…”


Hơn thế nữa, Việt Nam mới bắt đầu mở cửa thông thương giao dịch với quốc tế; những từ ngữ mới về điện toán, kỹ thuật, y khoa, chính trị, kinh tế, xã hội, ồ ạt đổ vào. Có nhiều từ ngữ rất khó dịch sát nghĩa và thích hợp nên mạnh ai nấy dịch. Ngoài nước dịch hai ba kiểu, trong nước bốn năm kiểu khác nhau, người đọc cứ tha hồ mà đoán nghĩa. Có chữ thà để ở dạng nguyên bản, người đọc nhiều khi còn nhận ra và hiểu nghĩa nó nhanh hơn là phiên dịch.

Trong việc phiên dịch, theo tôi, địa danh, đường phố, tên người nên giữ nguyên hơn là phiên dịch hay phiên âm. Nếu có thể, xin chú thích từ nguyên bản ngay bên cạnh hay đâu đó bên dưới bài viết sẽ giúp người đọc dễ theo dõi hay nhận biết mặt chữ. Tỷ như việc phiên âm các địa danh trên bản đồ trong sách giáo khoa của Bộ Giáo dục trong nước là việc đáng khen nhưng tôi nghĩ, nếu đặt từ nguyên thủy lên trên từ phiên âm thì các em học sinh chưa học tiếng Anh hoặc đã học tiếng Anh sẽ dễ nhận ra hơn. Xin lấy tỉ dụ là những địa điểm được ghi trên tấm bản đồ này.

Tôi thấy một hai địa danh nghe rất lạ tai như Cu dơ Bây, Ben dơ mà không biết tiếng Mỹ nó là cái gì, ngồi ngẫm nghĩ mãi mới tìm ra: đó là hai địa danh Coos Bay và Bend ở tiểu bang Oregon, nước Mỹ!

Ngôn ngữ chuyển động, từ ngữ mới được sinh ra, từ cũ sẽ mất đi như sự đào thải của định luật cung cầu. Tiếng Việt Sài Gòn cũ ở trong nước thì chết dần chết mòn; ở ngoài nước, nếu không được sử dụng hay chuyển động để phát sinh từ mới và cập nhật hoá, nó sẽ bị lỗi thời và không còn thích ứng trong hoạt động giao tiếp nữa. Dần dà, nó sẽ bị thay thế bằng tiếng Việt trong nước. Nhất là trong những năm gần đây, sự chống đối việc sử dụng tiếng Việt trong nước ngày càng giảm vì sự “giao lưu văn hoá” đã xảy ra khiến người ta quen dần với những gì người ta đã phản đối ngày xưa. Tạp chí, sách, báo đã đăng tải và phổ biến các bản tin cũng như những văn bản trong nước. Người ta tìm được nhiều tài liệu, ấn phẩm, sách nhạc quốc nội được bày bán trong các tiệm sách. Các đài truyền thanh phỏng vấn, đối thoại với những nhà văn, nhà báo, chính trị gia và thường dân trong nước thường xuyên. Đặc biệt, giới ca sĩ, nhiều người nổi tiếng ra hải ngoại lưu diễn, đi đi về về như cơm bữa. Giới truyền thông bây giờ sử dụng từ ngữ trong nước rất nhiều, có người mặc cho thiên hạ chỉ trích, không còn ngại ngùng gì khi dùng từ nữa. Khán thính giả có khó chịu và chê trách, họ chỉ giải thích là thói quen đã ăn vào trong máu rồi, không chịu thì phải ráng mà chịu.

Sự ra đi của một chế độ kéo theo nhiều thứ: con người, tài sản, nhà cửa, vườn tược, lịch sử… nhưng có cái bị lôi theo mà người ta không ngờ nhất lại là “cái chết của một ngôn ngữ”. Đau lòng lắm thay!
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM_SON
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 302
Gender: male
Re: Sài Gòn của tôi
Reply #67 - 22. Nov 2018 , 02:38
 
LĂNG ÔNG BÀ CHIỂU
tức
LĂNG ĐỨC THƯỢNG CÔNG LÊ VĂN DUYỆT
Người dân Đồng Nai
Người dân Miền Nam trong bản chất chất phác cố hữu của họ, họ luôn luôn nhớ ơn những anh hùng, những quan viên, khi sinh tiền đã thương yêu lo lắng bảo vệ cho họ, làm cho đời sống của họ được bình yên no ấm, và khi quy tiên trở nên linh hiển tiếp tục giúp đỡ phù hộ cho họ vượt qua những cơn ngặt nghèo hay gặp được ít nhiều may mắn trong công việc làm ăn của họ. Những vị anh hùng, hay những quan viên đó luôn được họ yêu thương sùng bái lúc sống cũng như khi đã khuất. Họ kính trọng tôn sùng những vị đó hơn cả nhà vua, hơn cả những vị anh hùng dân tộc được người xưa thờ phụng vì những vị này gần gũi với họ hơn. Nơi an nghỉ của những vị này thường được gọi là LĂNG, được người dân đem công sức và tiền của ra tu bổ, làm đền thờ để tháng năm thăm viếng thờ phụng. Nhiều nhà giàu có tiếng tăm khi chết đi cũng được con cháu dùng chữ lăng để gọi miếu mộ họ.
Trong quyển Sài Gòn Năm Xưa, ông Vương Hồng Sển có ghi một số các Lăng Mộ ở vùng Sài Gòn-Gia Định. Đó là Lăng Thượng Công Lê Văn Duyệt ở tại chợ Bà Chiểu, Lăng Phò Mã Hậu Quân Võ Tánh nằm trong vùng đất quân sự, Lăng Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu ở trên đường Trương Tấn Bửu, Lăng Bình Giang Bá Võ Di Nguy ở Phú Nhuận, Lăng Bá Đa Lộc thường gọi là Lăng Cha Cả ở Tân Sơn Nhứt, Lăng Nguyễn Văn Học được người Pháp gọi là „tombeau du Marechal Nguyễn Văn Học“, Lăng Ông Nhiêu Lộc trong sân bay Tân Sơn Nhứt. Ở các tỉnh có Lăng Nguyễn Huỳnh Đức, Lăng Trương Công Định, vv...
Trong số các Lăng ở Miền Nam, Lăng Ông Ở chợ Bà Chiểu là quan trọng nhất, được nhiều người biết đến nhất. Người dân Miền Nam biết Lăng Ông là Mộ phần của Đức Thượng Công hay Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt. Người dân Miền Nam tin rằng Đức Thượng Công rất linh hiển, luôn luôn phò hộ cho người dân trong vùng Ngài làm Tổng Trấn, giúp dân chúng vượt nhiều cảnh khó khăn khốn cùng khi họ đến cầu xin Ngài. Hằng năm không biết bao nhiêu người đã đến đây xin xăm, hái lộc, van vái cầu xin sự bình an hạnh phúc cho gia đình mình.
LĂNG ÔNG: BIỂU TƯỢNG CỦA MIỀN NAM
Cách đây không lâu, một số cộng đồng người Việt tị nạn tại San Jose đã họp nhau lại dự định cùng chung sức xây dựng một công viên đặc biệt Việt Nam gọi là Công Viên Văn Hóa. Theo dự tính thì trong công viên sẽ có ba di tích lịch sử tượng trưng cho ba miền Nam, Trung, Bắc của dân tộc Việt. Uûy ban đặc trách Công Viên Văn Hóa ở San Jose đã lựa chọn Chùa Một Cột làm biểu tượng cho nhánh văn hóa Miền Bắc, Chùa Thiên Mụ biểu tượng cho nhánh văn hóa Miền Trungï, và Lăng Ông Bà Chiểu tức Lăng Đức Thượng Công Lê Văn Duyệt làm biểu tượng cho nhánh văn hóa Miền Nam. Đây là một lựa chọn rất có lý và rất có ý nghĩa.
Lăng Ông Bà Chiểu được xem là biểu tượng của Miền Nam vì nhiều lý do:
Nằm ngay tại Sài Gòn-Gia Định, Thủ Đô của Miền Nam từ lúc Miền này được thành hình, Lăng Ông Bà Chiểu là một di tích lịch sử quan trọng của nền văn hóa Việt Nam. Cơ sở khang trang nằm trên long mạch rất tốt về phương diện phong thủy, lại được dân chúng bồi đắp tu bổ săn sóc luôn nên càng ngày càng uy nghiêm hùng tráng. Đông đảo dân chúng, người Việt cũng như người Hoa vùng Sài Gòn-Gia Định và các tỉnh lân cận rất sùng bái Đức Thượng Công (mà người Hoa xưng tụng là Phò Mả Da Da), thường tới Lăng Ông xin xăm, cầu nguyện, lễ bái. Sự linh hiển của Đức Thượng Công cũng như sự linh thiêng của Lăng Ông luôn được dân chúng Miền Nam nhắc nhỡ. Một hội tế tự cũng đã được thành hình từ nhiều năm nay dưới danh xưng „Hội Thượng Công Quý Tế“ để lo việc bảo tồn di tích lịch sử cũng như truyền thống tế tự đặc biệt tại Lăng Đức Thượng Công.
Nhưng lý do quan trọng nhất để người dân Miền Nam chọn lựa Lăng Ông làm biểu tượng của Miền này là NHÂN CÁCH, ĐỨC ĐỘ, CÔNG ƠN của Đức Thượng Công cũng như TẤM LÒNG của Ngài đối với người dân và vùng GIA ĐỊNH xưa tức là cả vùng ĐỒNG NAI-CỬU LONG hay trọn vùng NAM KỲ LỤC TĨNH sau này.
NHÂN CÁCH, ĐỨC ĐỘ CỦA ĐỨC THƯỢNG CÔNG
Tuy sinh trưởng trong gia đình nông dân ít học và không mấy khá giả, không có cơ hội học hành để có vốn học thức cao thâm, nhưng Đức Thượng Công có tính thông minh Trời cho cùng với cách suy tư và hành động của người quân tử. Không học nhiều nhưng Ngài biết nhiều về truyện Tàu, nhất là có những nhận xét rất sâu sắc về nhân cách và hành vi của những nhân vật đặc biệt trong đó. Ngài học hỏi cách xử sự anh hùng, trung dũng, ngay thẳng của nhân vật này để áp dụng trong cuộc đời làm quan phò vua, giúp nước, trị dân của Ngài. Ngài hết lòng phò vua Gia Long, đánh Nam dẹp Bắc, giúp Gia Long thống nhất giang san lập nên Nhà Nguyễn. Ngài là một trong những „ĐỆ NHẤT CÔNG THẦN“ của Nguyễn triều. Ngài luôn giữ dạ trung thành đối với Nhà Nguyễn dù sau này Ngài không ưa thích kính phục vua Minh Mạng. Ngài giàu lòng từ thiện nhân ái đốivớnhữnkẻ yếu đuối cô thế, lúc nào Ngài cũng sẵn sàng đem hết tài sức mình ra giúp đỡ bảo vệ họ, chống lại sự chèn ép, hà hiếp, áp bức của những kẻ mạnh, ỷ quyền, cậy thế. Ngài vốn hết sức thanh liêm, đi tới đâu là thẳng tay trừng trị bọn quan lại tham tàn bốc lột, bức hiếp dân lành tới đó. Ngài rất sáng suốt trong chánh sách trị loạn. Ngài biết rõ sở dĩ dân lành phải nổi loạn vì họ không còn sống nổi dưới ách cai trị áp bức tàn nhẫn của bọn quan lại tham lam ích kỷ cho nên muốn bình định cho hữu hiệu thì phải quét sạch hết đám quan lại tham nhũng. Ngài đến đâu là đem lại sự an bình thịnh vượng cho người dân đến đó. Ngài có cái uy dũng mà người, (nhất là những kẻ bất lương) và vật đều khiếp sợ. Những con voi, cọp dữ dằn đều khuất phục dưới cái uy nghi của Ngài. Người Xiêm (Thái Lan), người Chân Lạp (Khờ Me), người Lào đều sợ oai Đức Thượng Công. Người Âu Tây sang buôn bán có dịp yết kiến Ngài đều rất kính nể Ngài.
CÔNG ƠN CỦA ĐỨC THƯỢNG CÔNG
Từ năm 22 tuổi là năm Ngài bắt đầu theo phò vua Gia Long trên đường phục quốc, cho đến năm 69 tuổi là năm Ngài trút hơi thở cuối cùng, Ngài đã trải thân phụng sự cho triều đình, cho quốc gia dân tộc, trong suốt hơn 45 năm. Đối với triều Nguyễn Ngài là đệ nhất công thần được miễn lạy khi vào chầu vua, và được đặc quyền „tiền trảm hậu tấu“ ở ngoài triều nội. Công lao của Ngài đối với triều Nguyễn và tổ quốc Việt Nam thật hết sức lớn lao nhưng công lao đó không phải là công ơn để cho dân Miền Nam ghi nhớ và tôn thờ Ngài từ hơn thế kỷ nay. Công lao lớn nhất của Ngài mà người dân Đồng Nai Củu Long đời đời mang ơn tôn kính là công khai phá, mở mang, phát triển vùng đất Gia Định xưa chạy dài từ Bình Thuận đến Cà Mau nơi Ngài đã từng hai lần làm Tổng Trấn. Xin nhắc lại là khi vừa thành hình trong thập niên 1770 và bắt đầu phát triển chưa được bao lâu thì Miền Nam bị quân Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ trên đường rượt đuổi Nguyễn Ánh, tàn phá cướp bốc tan tành. Dân chúng vô cùng khốn khổ với những cuộc nội chiến tàn phá này. Sơn Nam trong quyển „Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam“ ghi lại như sau, căn cứ trên Gia Định Thông Chí:
„Trước năm 1776, thương cảng lớn nhứt của Miền Nam là cù lao Phố.
Năm 1776 và 1777 quân Tây Sơn tràn vào Gia Định, đánh cù lao Phố „chiếm dỡ lấy phòng ốc, gạch đá, tài vật chở về Qui Nhơn.“
Nông Nại Đại Phố tức là thương cảng cù lao Phố suy sụp luôn, thương gia Hoa Kiều bèn kéo nhau xuống vùng Chợ Lớn ngày nay để lập chợ Sài Gòn, sát với chợ Tân Kiểng thành hình từ trước 1770.
Thương cảng Sài Gòn (nên hiểu là Chợ Lớn ngày nay) thành hình và phát triển nhanh từ năm 1778... Nhưng 4 năm sau, năm 1782, Nguyễn Nhạc tới 18 thôn Vườn Trầu, bị phục kích thua thảm hại, hộ giá Ngạn của Tây Sơn tử trận. Nhạc nhận ra bọn phục kích là đạo binh Hòa Nghĩa gồm nhiều người Tàu theo giúp Nguyễn Ánh. “Nhạc bèn giận lây, phàm người Tàu không kể mới cũ đều giết cả hơn 10.000 người. Từ Bến Nghé đến sông Sài Gòn, tử thi quăng bỏ xuống sông làm nước không chảy được nữa. Cách 2, 3 tháng người ta không dám ăn cá tôm dưới sông. Còn như sô, lụa, chè, thuốc, hương, giấy, nhất thiết các đồ Tàu mà nhà ai đã dùng cũng đều đem quăng xuống sông, chẳng ai dám lấy, qua năm sau, thứ trà xấu một cân giá bán lên đến 8 quan, 1 cây kim bán 1 tiền, còn loại vật khác cũng đều cao giá, nhân dân cực kỳ khổ sở“.
Ngoài việc trả thù riêng người Tàu, Nguyễn Nhạc còn có dụng tâm tiêu diệt đầu não kinh tế của miền Nam, nơi chúa Nguyễn nắm được nhân tâm từ lâu.“ (tr. 41-43).
Ở trấn Vĩnh Thanh, trong lúc Tây Sơn vào chiếm cứ thì dân chúng „đều chôn cất của cải không dám phơi bày ra, cho nên bọn cường đạo không cướp lấy được vật gì.“ „Chợ phố lớn Mỹ Tho, nhà ngói cột chạm, đình cao chùa rộng, ghe thuyền ở các ngả sông biển đến đậu đông đúc làm một đại đô hội rất phồn hoa huyên náo. Từ khi Tây Sơn chiếm cứ, đổi làm chiến trường, đốt phá gần hết, từ năm Mậu Thân (1788) trở lại đây, người ta lần trở về, tuy nói trù mật nhưng đối với lúc xưa chưa được phân nữa.“Chánh sách của Tây Sơn ở miền Nam là phá căn cứ địa, chận các đường thủy từ Sài Gòn, Cần Giờ đến vùng vàm sông Củu Long, chận các vị trí chiến lược nối liền Tiền Giang qua Hậu Giang.“ (tr. 45-46) Cuộc nội chiến đã gây bao nhiêu tàn phá đổ vở cho Miền Nam trên đường phát triển, gây trở ngại lớn lao cho dân chúng Miền Nam trên đường gầy dựng sự nghiệp. Đâu đâu dân chúng cũng mong đợi cảnh hòa bình, cuộc trị an, cơ hội thuận lợi để làm ăn xây dựng lại cuộc đời, xây dựng lại nền an ninh thịnh vượng cho xứ sở. Những mong ước chính đáng đó của người dân Đồng Nai Cửu Long đã được đáp ứng đúng sau khi Gia Long thống nhất đất nước và nhất là khi Đức Thượng Công Lê Văn Duyệt hai lần vào làm Tổng Trấn Gia Định.Ngài đã làm cho người Xiêm La nể sợ không dám dòm ngó phá phách Việt Nam. Ngài làm cho Cao Miên hết sức cám ơn thần phục, luôn trông cậy vào sự bảo vệ của Ngài. Ngài cho đào kinh, mở đường để sự giao thông được nhiều phần tiện lợi trong vùng Đồng Nai Cửu Long, cũng như giữa Cao Miên và Miền Nam nước Việt để cho việc vận chuyển quân binh cũng như hàng hóa được dễ dàng thuận lợi. Ngài kiểm soát chặt chẽ các quan viên lớn nhỏ trong vùng cai trị của Ngài để không có nạn tham nhũng, chèn ép áp bức dân lành xảy ra, để cho người dân được yên lòng làm ăn. Trong khi triều đình chủ trương bế môn tỏa cảng, xem thường thương mãi (theo đúng thứ tự Sĩ, Nông, Công, Thương của nho gia), không giao tiếp với các nước ngoài (ngoại trừ Trung Hoa), triệt để cấm đạo Thiên Chúa, thì ở Gia Định sự giao thương được mở rộng, việc giảng đạo không bị bắt bớ, người dân lương thiện có cơ hội làm ăn, gầy dựng, phát triển sự nghiệp của mình trong không khí an bình thuận lợi. Nhờ chính sách cai trị sáng suốt và nhân đạo đó mà sau bao năm bị tàn phá cướp bốc, Miền Nam lại sống dậy, phát đạt và phồn thịnh chưa từng thấy trong toàn cõi Việt Nam (xin xem thêm bài „Khâm Sai Gia Định Thành Tổng Trấn Chưởng Tả Quân Quận Công Lê Văn Duyệt“ trong đặc san này). Công ơn lớn lao đó của Ngài Tổng Trấn không bao giờ người dân Đồng Nai Cửu Long có thể lãng quên. Họ đời đời ghi nhớ.
TẤM LÒNG CỦA ĐỨC THƯỢNG CÔNG
Tấm lòng của Ngài đối với vùng đất Gia Định và người dân Đồng Nai Củu Long thật như trời biển. Ngài đúng là bậc cha mẹ dân luôn luôn thương dân như con đẻ. Có thể nói là đối với Ngài „dân vi quí, xã tắc thứ chi“ vậy. Chính vì vậy mà người dân Gia Định mang ơn Ngài, tôn sùng Ngài hơn cả vua chúa, hơn cả những vị anh hùng dân tộc thường được lịch sử ca tụng từ trước đến giờ. Trong quyển tiểu thuyết lịch sử „Lê Văn Duyệt, Từ Nấm Mồ Oan Khuất Đến Lăng Ông“ của Hoàng Lại Giang có một đoạn văn nói lên tâm trạng buồn lo và tấm lòng của Ngài đối với quê hương xứ sở như sau:„Lâu nay ta vẫn coi chết sống là lẽ thường. Ta chẳng đã từng bao lần đứng trước cái chết, vậy mà ta không chết. Vậy thì chết đâu phải dễ... Dẫu sao ta vẫn là ta, là Lê Văn Duyệt. Mong ước của ta là trừ khử được lũ cường bạo, giúp những người dân lành vô tội, sống đói rách mà quanh năm vẫn phải quần quật...Ta muốn trở về quê ta, trở về Gia Định. Dân Gia Định là dân cùng đường chạy về đây. Chính đám dân này đã khai sáng đất Gia Định này. Họ sống hào hiệp nghĩa khí lắm. Đời ta nghĩ lại, có gì đâu. Không vợ, nhà vua cho cung phi làm vợ. Không con, lấy cháu làm con. Ta không ham hố điều gì. Ta coi thường mọi công danh. Phải, ta sẽ trở về với dân Gia Định thuở hàn vi. Chút tình quê hương, chút nghĩa đồng bào một thuở... , tranh thủ mà ơn đền nghĩa trả. Công lớn lắm. Nghĩa nặng lắm. Dân không bao giờ đòi ta. Bao giờ nhắc tới dân Gia Định ta cũng thấy mình mang nợ.“ (tr. 93) Trên đây là một đoạn văn tiểu thuyết nhưng người viết tiểu thuyết đã phần lớn thấy đúng tâm trạng của Đức Thượng Công. Ngài thương dân Gia Định, Ngài thương đất Gia Định vô cùng. Ngài đã đem tất cả tài sức giúp dân, giúp quê hương xứ sở. Tấm lòng của Ngài đối với dân Đồng Nai Cửu Long và mảnh đất thân yêu này thật là vô bờ bến. Sống đã vậy mà khi mất đi rồi vẫn tiếp tục bảo bọc phù hộ con dân của mình. Thác rồi Ngài trở thành một vị thần hiển linh mà người dân Gia Định hết lòng tín ngưỡng phụng thờ. Lăng Ông Bà Chiểu nổi tiếng từ bấy lâu nay là vậy. Lăng Ông Bà Chiểu rất xứng đáng làm biểu tượng cho cả Miền Nam.
Back to top

Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 
Send Topic In ra