Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - QUÁN HÀNG RONG_TOP  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 106 107 108 109 110 
Send Topic In ra
QUÁN HÀNG RONG_TOP (Read 88894 times)
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: QUÁN HÀNG RONG_TOP
Reply #1605 - 06. Apr 2011 , 08:27
 

BÔNG ĐIÊN ĐIỂN


...

Bông điên điển làm dưa


Trước đây không lâu, người nông dân nghèo khổ dùng bông điên điển nấu cháo cầm cự với cơn đói của những tháng ngày không có khả năng kiếm được tiền. Ngày nay, với những người nghèo, bông điên điển giúp họ có thêm thu nhập bên cạnh việc đánh bắt cá, tép trên những cánh đồng trắng xóa một màu nước nổi. Nhưng để trở thành món ngon, cách giản dị nhất là người ta dùng bông điên điển làm dưa. Chỉ cần ngâm bông điên điển đã lặt rửa sạch với giá sống để cho ráo nước rồi ngâm trong nước vo gạo lắng cho trong pha muối có độ mặn vừa chuẩn trong cái vịm hay khạp nhỏ, đậy lá chuối hoặc lá môn, ủ kín chừng ba ngày sau là đã có một dĩa dưa vừa chua vừa giòn vừa đăng đắng, chấm với nước tương giằm ớt ăn đã ngon mà chấm với cá hoặc thịt kho lại càng ngon hơn. Nếu ta cho vào món dưa này bông súng, ngó sen, củ co, xác dừa nạo rồi nêm tỏi đường, muối, bột ngọt thì giòn ngon không chê được. Đây là món ăn thường được dùng ăn ghém với mắm kho lạt hay cá linh kho mía

...


Bún nước lèo - Bánh xèo


Đến Châu Đốc (An Giang), trong những ngày mùa nước nổi, bạn sẽ được thưởng thức tô bún nước lèo độc đáo. Tô bún ở đây cũng giống như tô bún nước lèo ở Sóc Trăng hoặc tô bún mắm ở Cần Thơ nhưng rau thì khác. Nếu như ở những địa phương trên người ta ăn bún với rau ghém được làm bằng giá, hẹ, bắp chuối xắt nhuyễn thì ở Châu Đốc bạn sẽ được thưởng thức hương vị lạ kỳ của chỉ độc một loại bông điên điển mà thôi. Muốn có phong vị thời khẩn hoang, người ta nấu một nồi mắm kho, nhúng bông điên điển cùng một vài loại rau sống khác. Mùa nước nổi cũng là mùa cá linh từ Biển Hồ (Campuchia) trôi dạt xuống sông Tiền, sông Hậu. Nấu một cái lẩu cá linh với me sống (hoặc nặn chanh) vừa chua, người địa phương chỉ nhúng độc một thứ hoa vàng rực này vào. Với bông điên điển, cả hai món ăn này sẽ cho bạn một bữa tiệc dân dã mà không phải nhà hàng nào ở thành phố cũng có được. Món ngon này sẽ càng trở nên hấp dẫn hơn nếu có vài người bạn "tâm đầu" bên ly rượu đế, nói chuyện mùa màng, chuyện làm ăn, chuyện thời sự quốc tế rôm rả trong những buổi chiều bảng lảng bóng hoàng hôn. Tình làng nghĩa xóm sao mà đậm đà đến vậy! Bông điên điển còn được dùng để nấu canh chua cá rô, xào tép, làm nhưn bánh xèo... cho ta những món ăn vừa ngon vừa ngọt.

...





Bông điên điển còn được dùng để xào tép, làm nhân bánh xèo... - một bữa tiệc miền quê vừa ngon, vừa lạ miệng mà không phải nhà hàng, quán ăn nào cũng có được. Giữa những ngày trời nước mênh mông, mưa gió mịt mù mà nhà có khách thì không gì hơn là chiêu đãi một bữa bánh xèo bông điên điển.
Bánh được làm rất đơn giản nhưng hương vị lại đậm đà khó quên. Dùng bột gạo pha với nước cốt dừa cho loãng, thêm chút bột nghệ vào cho bánh được vàng và thơm. Bông điên điển hái về, rửa sạch, để cho ráo nước. Thịt lợn xắt miếng nhỏ, ướp muối, tiêu, tỏi, đường, bột ngọt... để độ nửa giờ cho thịt thấm. Xào thịt lên, khi gần chín thì cho bông điên điển vào xào chung, làm thành nhân của bánh. Để có được chiếc bánh giòn, thơm thì cần chú ý cách chiên: bắc chảo bằng gang lên bếp, để lửa riu riu. Dùng cọng lá chuối cắt tựa một đầu, rồi chấm mỡ hay dầu thoa đều trên mặt chảo, đổ bột vào tráng cho tròn và mỏng, rắc thêm vài con tép lên mặt bánh. Khi bánh vừa chín thì cho nhân vào, để chừng hai phút cho bánh thật chín và vàng rồi gập đôi chiếc bánh lại như hình bán nguyệt, xúc ra đĩa hoặc mâm. Bánh xèo bông điên điển làm xong có hương vị thơm lừng của bột, nghệ, nước cốt dừa, thịt, tép, bông điên điển, mỡ, hành, tiêu, tỏi và nhiều thứ gia vị khác. Bánh được ăn với các loại rau trong vướn nhà như: đọt bằng lăng, đọt xoài, đọt điều, đọt cách, ... Lấy một miiếng bánh xèo cuốn với các loại rau chấm nước mắm làm sẵn, bạn sẽ cảm nhận được hương vị tuyệt vời, nhớ hoài món ăn miền dân dã.

Canh chua cá linh bông điên điển


...


Ai đã từng đến miền Tây vào mùa nước nổi thì không thể không biết đến nồi canh chua bông điên điển. Khi con nước tràn ngập các bờ sông, bờ ruộng cũng là lúc điên điển trổ đầy cành những đoá hoa vàng rực màu nắng phương Nam, phất phơ trong ngọn gió hoặc rũ oẳn trong những cơn mưa

Thế nhưng quen thuộc với người dân miền Tây hơn cả chính là nồi canh chua bông điên điển nấu với cá linh hay cá rô đồng. Bông điên điển vừa mới hái xuống còn tươi rói, đựng đầy trong rổ, cạnh bên là chiếc lẩu than đựng canh nóng hực, chỉ khi nào ăn thì mới gắp và nhúng vào nước canh đang sôi. Có nhiều nơi còn dùng bông điên điển để ăn với bún nước lèo bên cạnh những loại rau khác như bông súng, bắp chuối xắt nhuyễn... Thưởng thức một lần rồi hẳn bạn sẽ không thể nào quên cái vị nhẫn nhẫn, bùi bùi rất đặc trưng của nó.

Canh chua cá linh ăn một bữa mới ngon, không hâm lại vì cá mềm, dễ nát. Có thể dùng me hoặc chanh để nấu canh chua, còn rau nêm nên dùng rau om hoặc ngò gai. Nên chuẩn bị sẵn một tô nêm, gồm có các loại gia vị: rau thơm xắt nhỏ, ớt, đường, muối hoặc nước mắm.
Khi nước sôi, bỏ cá vào nồi rồi đậy nắp lại. Canh chừng xem nồi canh xuống rồi mới nêm. Nêm canh chua cũng là một nghệ thuật: nêm sao cho có vị không chua quá cũng không quá ngọt, mà ngót ngót là được.
Múc canh chua ra tô lớn, nhìn những chấm mỡ li ti của cá linh nổi lên trên mặt nước canh và khói từ tô canh bốc lên thơm ngạt ngào rất thèm ăn. Ăn canh chua dù nấu với cá nào, cũng nên ăn với nước mắm nguyên chất. Đừng quên cho vào đĩa nước mắm vài lát ớt!
 


*** Nguồn tổng hợp từ Net ***
Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: QUÁN HÀNG RONG_TOP
Reply #1606 - 06. Apr 2011 , 09:44
 
nang ton nu wrote on 20. Mar 2011 , 01:46:
BÔNG BÍ


...


Bông hoa chớm nở hái nay vừa
Tước cạnh soi tim, cuống phải chừa
Tôm quết gia màu nhồi nhận lại
Chiên lần nhúng trứng lửa bưa bưa
(sách Thực phổ bách thiên)




Hic hic Ngày xưa bông này và món ăn này là đại kỵ của học trò, nhất là học trò nam chuẩn bị thi tú tài 1 hay tú tài 2. Ăn vào mà lở bí thiệt thì chỉ còn nước ca bài....rớt tú tài anh đi trung sỉ....  Tongue
Back to top
« Last Edit: 06. Apr 2011 , 09:46 by Dau Do »  

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: QUÁN HÀNG RONG_TOP
Reply #1607 - 06. Apr 2011 , 22:49
 
Dau Do wrote on 06. Apr 2011 , 09:44:
Hic hic Ngày xưa bông này và món ăn này là đại kỵ của học trò, nhất là học trò nam chuẩn bị thi tú tài 1 hay tú tài 2. Ăn vào mà lở bí thiệt thì chỉ còn nước ca bài....rớt tú tài anh đi trung sỉ....  Tongue


Chị ơi ,

Em còn nhớ chỉ ăn chè đậu đỏ nhưng cứ căn dặn đừng lấy... bánh lọt  Shocked Roll Eyes Undecided Undecided Grin

PTr
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: QUÁN HÀNG RONG_TOP
Reply #1608 - 06. Apr 2011 , 22:56
 
HOA ATISÔ



Hoa atisô có tác dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường dùng nấu canh. Khi nấu chú ý không dùng nồi gang hoặc nồi nhôm vì hoa sẽ bị đắng, khó ăn.

......



Bộ phận của cây atisô được dùng làm rau ăn là cụm hoa bao gồm đế mang hoa, các lông tơ, và các lá bắc (có phần gốc mềm mầu trắng bao chung quanh). Trong 100g bông atisô, có chứa: 3 - 3,15 g protein, 0,1-0,3 g lipid, 11-15 g glucid (chủ yếu là inulase, tốt cho người bị tiểu đường) và 82 g nước.
Ngoài ra còn có chứa các chất khoáng như mangan, phospho, sắt, các vitamin: A , B1, B2, C, cung cấp 50-75 calori. Bông atisô khi nấu chín có tác dụng bổ dưỡng tăng lực, kích thích tiêu hóa làm ngon miệng, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, chống độc, tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hầm với chân giò).

Trong đông y, hoa atisô dùng trong các trường hợp đau gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa, tiểu đường thống phong, thấp khớp, suy nhược cơ thể...

Chế biến: Rửa sạch bông, chẻ dọc thành 6-8 miếng, luộc chín, nấu canh, hầm xương heo xương bò, chân giò hoặc xào với nấm. Khi dùng bông atisô chỉ nên dự trữ bằng cách bỏ vào tủ lạnh tối đa bảy ngày, khi nấu không dùng nồi bằng nhôm hay gang vì các kim loại này làm atisô mất màu, gây đắng khó ăn.

( Sưu Tầm trên Net )
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: QUÁN HÀNG RONG_TOP
Reply #1609 - 07. Apr 2011 , 06:48
 
Phuong_Tran wrote on 06. Apr 2011 , 22:49:
Chị ơi ,

Em còn nhớ chỉ ăn chè đậu đỏ nhưng cứ căn dặn đừng lấy... bánh lọt  Shocked Roll Eyes Undecided Undecided Grin

PTr

votay  Grin
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
nang ton nu
Senior Member
****
Offline



Posts: 324
Re: QUÁN HÀNG RONG_TOP
Reply #1610 - 10. Apr 2011 , 04:28
 

HOA SEN


...


Mùa hạ với những cơn gió mang theo mùi sen dịu nhẹ khiến người ta như bỏ qua mọi muộn phiền để tận hưởng vẻ đẹp tinh khiết của đất trời. Mùa sen cũng làm người ta nhớ đến những món ăn thanh mát, dịu nhẹ.

...


Sen mang một vẻ đẹp lạ kì, không rực rỡ, không đậm ngát thơm hương mà nhẹ nhàng, tinh khiết. Sen những ngày hạ về cũng xuống phố khoe sắc cùng với trăm hoa sắc hương ngập tràn khác. Những người yêu cái đẹp vẫn thường mua chục sen, vài cành mang về cắm trong chiếc bình gốm còn nguyên màu đất nung bày trên chiếc bàn của bộ tràng cũ kỉ như một thói quen. Sen tô điểm, tỏa hương thơm thoang thoảng, nhẹ dịu nhưng vấn vương, quấn quýt không rời.

...


Khi hạ về, người ta không chỉ nhớ đến hoa sen mà còn nhớ vô vàn những món ăn từ sen. Mỗi một bộ phận của cây sen đều là nguyên liệu chế biến thành những món ngon mà lại có tác dụng bồi bổ sức khỏe. Có lẽ bởi thế, cây sen được người Việt yêu quý, trân trọng.

...


Mùa hè nóng nực, một cốc nước lá sen giản đơn, bình dị mẹ nấu cũng khiến ta “đã khát”. Chỉ từ những chiếc lá, rửa sạch nấu cùng nước là đã trở thành một thứ thuốc giải nhiệt hữu hiệu trong những ngày nắng nóng. Mùi thơm nhẹ, nhẹ như thoảng qua thôi, đắng, vị đắng cũng thoảng qua nhưng cũng đủ khiến cho người ta nhớ mãi.

Mùa hè là mùa của cháo, nào là cháo đậu đen bùi bùi, cháo đậu xanh thơm mát ăn cùng mấy quả cà muối giòn giòn, cháo mía ngọt thanh… Và không thể không kể đến món cháo sen độc đáo. Chỉ cần nắm gạo cùng ít hạt sen, nấu chín nhừ là đã có món cháo thơm ngon. Vị bùi béo của hạt sen quyện cùng những hạt gạo nở bung, mùi thơm tỏa ra khiến bạn khó có thể chối từ.

Rồi ta không thể không nhớ món chè sen long nhãn ngọt thơm. Những cùi nhãn trắng đục ôm lấy hạt sen trắng ngà được ướp đẫm trong thứ nước đường trong vắt làm nên hương vị cho một món chè lạ. Vị ngọt sắc của nhãn, vị ngọt bùi của sen, vị ngọt dịu của đường hòa quyện với nhau, không hề bị “lệch pha” mà còn tôn nhau lên tạo thành một thể thống nhất không rời.

...

Chè sen long nhãn


Sen cũng được chế biến thành những món mặn rất thú vị: gỏi sen, các món gà, vịt tiềm hạt sen, cơm sen, củ sen hầm chân giò… Trong đó, món gỏi sen có lẽ là dân dã và thân thuộc nhất. Gỏi sen có vị giòn của ngó sen trắng nõn, vị sần sật của tai lợn, vị ngọt của tôm tươi, rồi chua chua, ngọt ngọt của giấm đường, vị hăng hắc của rau thơm… Tất cả các vị hòa vào nhau như một bản hòa tấu mùa hè đầy ấn tượng.

...

Gỏi ngó sen

Đặc biệt nhất trong các món từ sen phải kể đến cơm sen. Có thể nói, món ăn cung đình này tượng trưng cho những tinh túy được chắt lọc bao đời nay của ẩm thực Việt. Không chỉ có hương vị hấp dẫn mà cách trình bày món ăn cũng khiến người ta trầm trồ. Cơm được gói khéo trong lá sen già, khi chín được cắt ra như hình một bông sen nở. Ôm ấp trong lòng là cơm gạo Tám nấu với hạt sen chín mềm cùng với tôm, thịt và các loại hạt, củ như đậu, cà rốt… Món ăn như một bức tranh sống động của khu vườn mùa hè. Đặc biệt là mùi thơm của sen được tỏa ra khi cơm chín, nhẹ nhàng và thanh khiết. Có lẽ, đây là một trong những món ăn cầu kì nhất ẩm thực Việt Nam.

...

Cơm sen


Điểm qua một chút, ta đã thấy một thế giới đầy màu sắc của những món ăn từ sen. Dân dã và cao sang, bình dị nhưng tinh tế là đặc điểm mà ta dễ nhận thấy ở sen. Đặc trưng ấy cũng được mang vào ẩm thực qua những món ăn được chế biến từ sen. Sen mùa hạ vẫn chờ bạn khám phá…

Sưu tầm từ NET



Back to top
« Last Edit: 10. Apr 2011 , 04:33 by nang ton nu »  
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: QUÁN HÀNG RONG_TOP
Reply #1611 - 23. Apr 2011 , 00:42
 
Quán lề đường nổi tiếng không cần tên




Hàng ngàn nhà hàng, quán ăn với đủ thứ tên tuổi có mặt ở Sài Gòn bên cạnh nhiều quán ăn không tên. Trong hàng ngàn quán không tên đó, có những quán được nhiều người biết tiếng, truyền tai nhau...

Nổi tiếng không cần có tên


...


Những quán ăn bình dân này với đặc trưng dễ nhận biết là không hề có bảng hiệu, thường trụ ở một góc nào đó hay trong một con hẻm của khu phố. Cửa hàng chỉ vỏn vẹn cái bàn bán hàng hay chiếc xe đẩy, cùng với nồi thức ăn bên cạnh và thực khách ngồi ghế đẩu, thậm chí đứng.

Đặc điểm nữa là quán bán hàng vào một giờ nhất định. Chẳng hạn, quán bánh canh đường Bùi Minh Trực, quận 8 thì đúng 15 giờ 15 phút bắt đầu mở hàng; quán bánh đúc Phan Đăng Lưu, quận Phú Nhuận bán lúc 14 giờ 30 phút; xe xôi cadé Trần Phú, quận 5 thì phải từ 18 giờ mới bán; còn quán hủ tíu gà cư xá Lý Thường Kiệt (khách quen gọi là hủ tíu gà Nguyễn Kim) thì mở cửa đúng 6 giờ sáng và chỉ bán đến 9 giờ. Khi đã bán, quán lúc nào cũng đông nghẹt khách, ai đến trễ thì đành phải ra về vì hàng đã bán hết.

Các quán kể trên đều “nhất nghệ tinh” – hầu như qua bao nhiêu năm chỉ bán một loại thức ăn. Anh Hải, chủ quán bánh canh ở đường Bùi Minh Trực, chỉ nhớ quán tồn tại từ khi anh mười mấy tuổi cho đến nay, khi anh đã thành người đàn ông hơn 40 tuổi. Anh Hải kể, thấy anh lận đận với đủ các nghề bán dạo kiếm sống, một người chị của anh dạy cho cách nấu bánh canh. Cứ khoảng 1 giờ trưa là anh dọn ra bán cho bà con hàng xóm. Khách ăn cứ đông dần lên và bây giờ ngày nào cũng vậy, hai nồi bánh canh to đùng luôn bán hết sạch.

...


Bánh đúc


Chủ quán bánh đúc Phan Đăng Lưu thì cho biết, quán mở từ năm 1976. Đã 35 năm, quán ban đầu bán cho lối xóm, dần dần người quanh khu vực biết và bây giờ thì khách khắp nơi trong thành phố ghé ăn. Mấy bà, mấy chị mua về cho con cháu; người làm việc thì ghé ăn chén bánh đúc lỡ bữa; tuổi teen thì đi nguyên nhóm ăn chơi vừa lạ miệng vừa vui,… Quán lúc nào cũng có hai người múc bánh, hai người bưng cho khách, mà khách phải chờ trên 15 phút mới có bánh ăn.

Xe xôi cadé của ông chủ người Hoa góc đường Trần Phú, quận 5 mở bán cũng đã rất nhiều năm. Đủ loại khách từ khắp nơi ghé ngang mua xôi cadé, rau câu. Từ lúc xe đẩy ra góc phố đến lúc hết hàng khoảng 21 giờ, không lúc nào vắng khách.

Chất lượng và bí quyết riêng

Quán bình dân nhưng chất lượng món ăn không bình dân, là tính chất nổi bật của những quán ăn không bảng hiệu. Chẳng hạn, bánh canh của anh Hải luôn có giò heo được hầm kỹ, thịt nạc xắt miếng mỏng, tôm khô, da heo, hành lá, hành phi… giúp nồi nước lèo dậy hương thơm phức, vị ngọt đậm đà. Khách ngồi đợi nghe hương thơm đã thấy… thèm. Bánh đúc Phan Đăng Lưu hấp dẫn bởi màu bánh vàng mơ. Múc ra, chén bột bánh còn nóng hổi cho thêm đậu xanh, thịt băm cùng hành phi, chan nước mắm chua ngọt; vậy là nhẩn nha thưởng thức ngon lành.

Xôi cadé là món ăn chơi nhưng không kém phần tinh tế. Giữa lớp xôi trắng phau là miếng cadé vàng ươm được làm từ lòng đỏ trứng đánh với nước cốt dừa hấp chín. Vị thơm của cadé lan toả, càng ăn càng thấy vị béo ngọt của cadé quyện lấy nếp dẻo quánh.

Quán hủ tíu gà cư xá Lý Thường Kiệt hút khách bởi nấu bằng gà ta chính hiệu. Nước lèo thơm, ngon đặc sắc; gà ta xé dai dai, ngọt thịt. Tuy nhiên, nếu tinh ý sẽ thấy đa số khách thích ăn hủ tíu khô. Tô hủ tíu được trộn thêm một loại nước xốt do quán tự chế. Húp chén nước lèo thơm ngọt với hành lá xanh kèm theo để nếm trọn vẹn hương vị hủ tíu gà.

Quán ăn không bảng hiệu nhưng nổi tiếng là một trong những nét đặc biệt, độc đáo của ẩm thực Sài Gòn.

Quang Tâm – Minh Cúc

( SGTT )
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: QUÁN HÀNG RONG_TOP
Reply #1612 - 30. Apr 2011 , 00:37
 


...


Hôm  nay là ngày  30 tháng 4  tại Hoa Kỳ
Xin  cả nhà  dành 1 phút để tưởng nhớ  5 vị Tướng lãnh đã Tuẫn Tiết không đầu hàng Giặc Cộng.
Cùng tưởng niệm  Các Chiến sĩ Vô Danh đã Hy sinh vì lý tưởng Tự Do để bảo vệ Miền Nam Việt Nam.

Cùng  tưởng niệm đến hàng trăm ngàn đồng bào đã bỏ mình trên  đường Vượt Biển - Vượt Biên


Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư  A Di Đà Phật


.
    
Back to top
« Last Edit: 30. Apr 2011 , 18:51 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: QUÁN HÀNG RONG_TOP
Reply #1613 - 29. May 2011 , 04:18
 


Bánh tằm bì


S
GTT.VN - Sinh sống và phát triển từ nền văn hoá nông nghiệp lúa nước, người dân Nam Bộ đã sáng tạo ra biết bao món ăn từ gạo, với các loại bánh bèo, bánh xèo, bánh khọt, bánh ít, bánh tằm bì…đã trở nên quen thuộc. Bánh tằm bì cũng như các loại bánh kể trên là món ăn no hay ăn chơi đều được.

...


Bánh tằm ngon hay không tùy vào cách pha bột và se bánh. Nhưng để có bột tốt, thì người làm bánh tằm phải chọn gạo tẻ loại ngon ngâm vài đêm rồi mới xay, pha bột vừa xay với nước muối loãng rồi ngâm tiếp hai đêm nữa. Sau cùng là giai đoạn khuấy trùng hay còn gọi là hồ bột, giai đoạn này sẽ cho quyết định hương vị bánh tằm đặc thù. Mỗi vùng đều có bánh tằm, nhưng không nơi nào giống nhau, bởi từng cọng bánh tằm có cách pha bột khác nhau mà hình thành nên khẩu vị riêng. Không ai giống ai, nhờ thói quen, tay nghề, kinh nghiệm lâu năm mà người làm bánh tằm sẽ biết cách khuấy bột đúng mức, cứng quá thì bánh dễ bị ốc trâu, bở gãy, bánh không dẻo và dai; nếu bột mềm quá thì bánh hay dính, không đẹp...

Như người miền Tây Nam Bộ thường nói, bánh tằm phải ăn loại se bằng tay mới là bánh tằm. Nhất là những lò bánh ngày xưa, mấy cô thợ se bánh nhiều và nghề đến mức se bột trên bắp vế trắng nõn nà (?) thì bảo đảm thứ bánh tằm này mới ngon “hết biết“. Vì dùng tay se nên cọng bánh không đều, có độ lớn nhỏ, dài ngắn khác nhau. Chính vì sự thô ráp này mà cọng bánh có vị ngon lạ. Và có lẽ nhờ có hơi người nên cọng bánh tằm như được thổi hồn vào trong nó, mà những cọng bánh đều tăm tắp ép bằng khuôn không hề có được.

Bánh tằm không thể thiếu là nước cốt dừa. Nước cốt dừa cho vào nồi thắng cho cạn dần, thêm chút muối và hơi nhỉnh vị đường cùng chút bột để tạo độ sánh. Nước cốt dừa hơi ngọt, ẩn bên dưới là vị mặn, lại được thêm một ít hành lá cắt nhuyễn thơm lừng thì mới đúng e để ăn bánh tằm. Bánh tằm có nơi ăn bằng tô như bún thịt nướng. Nhưng ăn bánh tằm phải bằng dĩa hơi sâu lòng mới thú vị vì dĩa rộng nên người ăn ngắm nghía đủ thứ dưa leo, xà lách, giá, rau thơm lót dưới cùng, đám bánh tằm trắng phau trên nền rau xanh. Một lớp bì vàng, nhúm đậu phộng rang, mấy sợi đồ chua như điểm duyên cho bánh. Còn lòng dĩa sâu để nước cốt dừa và nước mắm dễ tụ lại, vừa ăn vừa húp miếng nước mới khoái.

Chan miếng nước cốt dừa lên bánh, mùi vị, hương sắc của rau, bì hòa quyện cùng nước cốt dừa thẩm thấu vào từng cọng bánh. Cuối cùng là hỗn hợp mặn ngọt chua cay của nước mắm, chính cái vị nước mắm đã đưa đẩy món bánh tằm bì trở nên đậm đà, thuần túy hương vị dân dã phương Nam không lẫn vào đâu được.

Bánh tằm bì ở các vùng đa số giống nhau; riêng vùng Bạc Liêu, Trà Vinh thì thêm vào dĩa bánh tằm bì là một, hai viên xíu mại. Thích ăn theo món ngọt thì cho thêm đậu xanh vào bánh tằm. Theo người địa phương lý giải có lẽ là đây vùng có nhiều người Hoa sinh sống nên sự kết hợp của xíu mại vào bánh tằm là điều tự nhiên của quá trình giao thoa giữa các nền văn hóa ẩm thực.

Ở thành phố, bánh tằm bì thường có trong các chợ vào buổi sáng. Còn kiếm nơi bán chuyên bánh tầm bì hơi khó. Trên đường Lý Thường Kiệt, Q.10 gần Co-opMart Lý Thường Kiệt có quán Bà Ba bán từ lâu và quán bánh tằm bì Đồng Tháp trên đường Nguyễn Trãi giáp ngã ba Bùi Hữu Nghĩa đã có mặt trên 10 năm qua.

Bài & ảnh: Quang Tâm


Back to top
 
 
IP Logged
 
nang ton nu
Senior Member
****
Offline



Posts: 324
Re: QUÁN HÀNG RONG_TOP
Reply #1614 - 11. Jul 2011 , 03:26
 

MÓN NGON BỔ DƯỠNG TỪ CÂY SAKE



...



Cây sa kê còn gọi là cây bánh mì, xuất xứ từ các nước châu Phi. Tên khoa học của nó là Artocarpus, thuộc họ dâu tằm (moraceae). Trái sa kê có hình dáng như trái mít tố nữ, lớn bằng miệng tô, lớp vỏ màu xanh có gai non. Gọt lớp vỏ ngoài, bên trong là lớp cơm dày như xơ mít đặc biệt là không có hạt, thịt chắc, cơm dày, có vị thơm.

Nhờ sự tìm tòi sáng tạo không ngừng của các đầu bếp khắp 3 miền, món ngon chế biến từ trái sa kê xuất hiện ngày càng nhiều trong thực đơn của các quán cơm chay.

Sa kê kho chay
: Sa kê dùng trái già vỏ có màu xanh, không nên dùng trái non chưa có tinh bột và trái chín, vì như thế sẽ làm món ăn bị nhão. Lấy sa kê gọt vỏ, xẻ dọc, bỏ cùi, xẻ làm 4 rồi ngâm nước muối cho sạch mũ, cắt từng miếng dày 2cm, ướp nước mắm chay. Sau đó, cho vào chảo nhiều dầu, thêm tiêu tỏi, hành vào thắng vừa sánh rồi cho sa kê cùng nước mắm chay vào. Tiếp đó thêm ít nước sôi, nêm nếm gia vị vừa ăn, đậy kín cho lửa liu riu, nước sánh ngấm gia vị đem lại hương vị thật đậm đà khó quên.

Sa kê món kiểm
: Món kiểm là món ăn được dùng nhiều củ, quả như khoai cau, chuối chín, đường, nước dừa, bí rợ, khoai lang, hủ ky, mít… Và có một món có thể gọi là linh hồn món kiểm là sa kê. Bí quyết nấu món kiểm là có sự cân bằng âm dương, ngũ hành cho nên những người có huyết áp thấp, tiểu đường đều dùng được. Kiểm múc ra tô, lúc này chế nước cốt dừa và rắc đậu phộng lên. Nổi bật trên nền ngọt và béo của chuối xiêm, mít, khoai lang, khoai cau xen lẫn vị béo của nước cốt dừa đó là hương vị rất riêng của sa kê. Nó không béo, không ngọt, không giòn, nhưng nhai lâu một chút mới thấy vị vừa ngọt thanh tao, vị béo bùi nhè nhẹ hấp dẫn.
Sa kê chiên
: Đây là món ăn được cải biên từ bánh chuối chiên hay bánh khoai chiên. Sa kê chiên vỏ bột ngoài vừa ngòn ngọt, thịt miếng sa kê nhai sần sật, thơm bùi như khoai lang.

Để có miếng sa kê chiên hấp dẫn, trước hết gọt vỏ, bổ dọc, cắt bỏ cùi giữa, sau đó đem ngâm muối cho hết mủ. Đánh đều hỗn hợp bột mì, lòng đỏ trứng gà kèm đường, muối và ít nước. Khuấy đều đến khi sền sệt là được. Lấy từng miếng sa kê “tắm” vào lớp bột rồi cho lên chảo chiên. Khi bánh chín vàng, gắp ra để lên giấy cho thấm hết dầu. Sau đó thưởng thức khi còn nóng, rất thơm ngon.

Sườn heo hầm sa kê


Sườn non loại nạc chặt từng miếng nhỏ, sa kê gọt vỏ, bổ dọc làm 6 cắt từng miếng dày 1 phân, rửa sạch để ráo. Cho thịt sườn cùng gia vị vào nấu chín sôi, sau đó cho sa kê vào nấu lại. Sa kê chín mềm mà không nát, ngấm hương vị thịt trở nên thấm đượm mà không có loại bột nào có được, vừa béo vừa bùi, ăn không biết chán.

Salad sa kê thịt gà
: Sa kê luộc chín cắt từng lát mỏng cho ngâm vào cùng đường, nước chanh, muối, xì dầu, tiêu ướp chừng 20 phút. Gà luộc chín để nguội xé nhỏ, xà lách, hành tây, bắp chuối xắt mỏng.

Pha đường, chanh tạo vị chua ngọt nhẹ, tiêu muối trộn cùng dầu, hành phi. Dùng đĩa bàn trộn đều sa kê, thịt gà, rau, hành tây. Thế là có món ăn bổ dưỡng.

Vị thuốc từ sa kê: Cây sa kê có rất nhiều công dụng trị bệnh, rễ, vỏ, lá của cây đều trị được nhiều bệnh. Theo đông y, rễ sa kê có tính làm dịu, trị ho. Vỏ sa kê có tác dụng sát trùng, lá có công dụng tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu. Riêng quả sa kê chế biến ra nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng và lạ miệng. Trong 100gr phần ăn được của trái sa kê có lượng calo là 105 – 109, chất đạm: 1,3 – 2,24gr; chất béo 0,1-0,86gr; chất carbohydrat 21,5 – 29,49gr; chất xơ: 1,08 – 2,1gr; calcium 18– 32mg; phosphore 52 – 88 mg; sắt: 0,61–2,4 mg; kẽm: 0,12 mg; ma-giê 0,06mg. Ngoài ra còn có vitamin A, viatamin C…

Rõ ràng, trái sa kê có giá trị dinh dưỡng cao, ít béo, rất tốt cho sức khỏe mà lại vừa mang đậm phong cách dân dã của làng quê Việt Nam.

Thất Lang (TN)
Back to top
« Last Edit: 11. Jul 2011 , 03:27 by nang ton nu »  
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3628
Gender: female
Re: QUÁN HÀNG RONG_TOP
Reply #1615 - 15. Nov 2011 , 14:18
 
nang ton nu wrote on 16. Mar 2011 , 23:44:
HOA TRONG MÓN ĂN VIỆT


...


Hoa làm quà tặng cho người yêu quý, hoa trong bình trang trí cho ngôi nhà thân thương và có những loài hoa còn có trong món ăn, trong bữa cơm suốt bốn mùa trong năm.

Nhiều dân tộc có các món ăn chế biến từ các loài hoa như: người Nhật ăn hoa cúc đồng, người Pháp nấu thức ăn với choux-fleur, artichaut, người Hy Lạp dùng bông bí để chiên, dân Nam Mỹ có hoa của cây yucca dùng làm salad, xào.

Ở Việt Nam, có nhiều món ăn được chế biến từ các loại hoa như: bông bí, hoa chuối, bông điên điển, bông lục bình, bông hẹ, hoa hiên, bông lẻ bạn, bông mướp, bông sầu đâu, bông so đũa, bông sen, bông súng và hoa thiên lý. (theo Ẩm thực-Du lịch)


HOA THIÊN LÝ


Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lý bóng xuân sang
(Mùa xuân chín- Hàn mặc Tử)

Tóc em dài, em cài bông hoa lý
Thấy em cười anh để ý anh thương (ca dao)


Mùa hè, không gì dễ chịu hơn là được thưởng thức bữa cơm giản dị với những món ăn  dân dã mang đậm phong vị làng quê. Những món ăn từ thiên lý khiến người ta phải tấm tắc.

Thiên lý là loài cây được trồng nhiều ở các vùng nông thôn Bắc Bộ. Với những ai sinh ra và lớn lên từ làng quê sẽ còn lưu mãi trong ký ức tuổi thơ về loại cây vừa cho bóng mát, hoa thơm dịu ngọt nhưng chế biến thành nhiều món ăn: canh cua, luộc, hay xào thịt... Món ăn từ hoa thiên lý không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn là bài thuốc phòng ngừa rôm sẩy, giải nhiệt và an thần trong những ngày hè nóng nực.

...


Giữa trưa hè oi ả, vội vàng chuẩn bị bữa cơm trưa, chỉ cần hái vài chùm hoa cho vào luộc. Thiên lý nhanh mềm, loáng một cái đã có đĩa hoa thiên lý với bát nước canh trong veo, ngọt lừ. Thiên lý luộc ăn vừa ngon, mát, thêm vài quả cà pháo giòn tan, chẳng còn gì thích thú bằng.

Cầu kỳ hơn một chút là canh cua thiên lý. Vẫn những bước nấu canh cua bình thường, nhưng đến khi gạch cua sôi thì phải nhanh tay cho hoa thiên lý vào nấu chung. Bàn tay người nấu phải đảo thật nhẹ nhàng để không cho hoa bị nát, gạch cua không bị vỡ. Thiên lý mang đến cho bát canh cua một hương vị vô cùng đặc biệt. Nó át đi vị tanh của cua đồng và khơi lên hương vị thanh mát, cái đậm đà khó tả.

Phổ biến hơn cả trong những món ăn từ thiên lý là thiên lý xào, thịt bò hay thịt lợn đều có thể xào chung, cho ra một món ăn ngon rất “vào” cơm. Cách làm món này cũng đơn giản. Những chùm hoa chưa nở hết được hái vào, rửa sạch sẽ. Thịt lợn hay thịt bò đã thái miếng cho vào ướp gia vị thật kỹ. Chảo dầu nóng già là cho thịt vào xào đều tay. Người ta phải đợi cho thịt săn đều mới cho thiên lý vào vào để hoa không bị nát. Đảo đều tay một chút rồi cho ngay ra đĩa, ta được ngay đĩa thức ăn thơm nức đầy mời gọi.

Quỳnh Anh


Lâu quá không vào ăn hàng , mà thấy các chị cũng tự nhiên " âm thầm dẹp tiệm " như bị công an đuổi. nay vào lại thấy bài tả món ăn Hoa Thiên Lý thật đẹp thật ngon nên , nhắc lại mời cả nhà cùng dùng

Nắng hè oi ả bữa cơm trưa
Hái vội chùm hoa nụ chớm vừa
Bắt bếp sôi tăm tô nước luộc
Cối say giã nát bát canh cua
Quả cà hoa lý thơm chan chứa
Thịt lợn sườn non ngọt mát đưa
Lá thắm giàn nhà ăn có sẵn
Đẹp lòng chồng vợ mái tranh xưa

Kahat

Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: QUÁN HÀNG RONG_TOP
Reply #1616 - 17. May 2012 , 19:57
 
Cháo sườn niêu đất, ngon đến tận đáy nồi


Chẳng mấy ai xa lạ với cơm niêu, cá kho niêu, nhưng món cháo sườn niêu đất thì không phải ai cũng đã được nếm qua.
Nhắc đến cháo sườn, hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh những chị, những cô quẩy gánh hàng rong mỗi buổi sáng sớm và xế chiều, với một bên gánh là nồi cháo sườn sóng sánh nghi ngút khói, một bên lỉnh kỉnh nào ghế nhựa, nào bát đũa. Bát cháo trắng mươn mướt, sánh lại như hồ, lấp ló vài miếng sườn nho nhỏ hồng hồng.

Cũng vẫn là thứ cháo ấy, tên gọi ấy, thế nhưng thay vì nồi gang, nồi nhôm mà đun cháo bằng chiếc niêu đất bé xinh mộc mạc, hương vị bỗng trở nên thật khác lạ.

Nóng hôi hổi

Gọi một niêu cháo sườn, thực khách phải kiên nhẫn chờ khoảng 15 phút niêu cháo mới được bưng ra.

Không giống như những chiếc niêu màu hoàng thổ mà người ta vẫn dùng nấu cơm, kho cá, niêu nấu cháo sườn có màu đen óng ánh, chỉ nhỉnh hơn chiếc tô một chút.

Điều thú vị là khi được đem ra trước mặt thực khách, cháo trong niêu vẫn còn sôi lục bục, hơi nóng tỏa ra từ nồi quyện với mùi thơm của gạo, của sườn, của hành hoa khiến cho ai mệt mỏi cũng cảm thấy tỉnh táo hẳn ra.

Vì được ủ trong niêu đất, nên hơi nóng của cháo được giữ rất lâu. Xúc đến tận thìa cuối cùng rồi mà vẫn phải xuýt xoa.

Muốn ngon phải kiên nhẫn


Thực khách có thể thưởng thức cháo sườn niêu đất ở quán Trà Đài Loan: số 3 Phan Đình Phùng, Q.Ba Đình, Hà Nội.

Cháo sườn ở đây có rất nhiều loại: cháo sườn ngô non, cháo sườn gan, cháo sườn bò…

Giá cả: từ 40.000-45.000 đ/niêu.

Niêu cháo sườn có mùi thơm thanh khiết của gạo mới, quyện với vị béo ngây ngất của sườn non. Nếm một thìa cháo, cứ thấy ngọt lừ trong cổ họng. Cái ngọt từ xương, từ thịt, từ hạt gạo không có thứ bột ngọt nào sánh kịp.

Bí quyết để có nồi cháo cho ngon cũng chẳng phải cao sang gì, nó chỉ đòi hỏi sự cần mẫn của người chế biến. Sườn nấu cháo phải chọn loại sườn non, dẻ nhỏ. Gạo chọn loại càng thơm dẻo thì nồi cháo sẽ càng ngon.

Cháo sườn niêu đất không nấu bằng gạo xay nhuyễn giống như những gánh hàng rong quen thuộc. Hạt gạo được xay vỡ ra nhưng không quá nhuyễn như bột gạo, vừa đủ để tạo độ sánh mượt cho nồi cháo nhưng không làm người ăn có cảm giác nghẹn ứ ở cổ họng.

Khi đun phải chú ý không để cháo trào ra ngoài, luôn tay đảo nhiều lần để cháo nhanh nhừ và không bị cháy. Món ăn này cũng luyện cho người ta tính kiên nhẫn. Lúc đầu phải khêu lửa thật to để hạt gạo chìm nổi trong nồi nở bung ra, sau khi nồi cháo đã sôi rồi thì lại phải hạ lửa âm ỉ để cháo nhừ, chín từ từ.

Ngon tận đáy niêu


Chất ngọt từ tủy xương đã “nhuộm” cho nồi cháo một màu nâu nâu sóng sánh, điểm xuyết vài cọng hành lá xanh non, chỉ nhìn thôi đã thấy thật ngon mắt. Từng dẻ sườn non vẫn còn nguyên miếng, nhưng khẽ chạm chiếc thìa vào đã thấy từng sớ thịt mềm tơi ra.

Vừa xuýt xoa thổi vừa xúc từng thìa cháo thơm lừng, loáng cái đã tiếc ngẩn ngơ khi xúc đến thìa cuối cùng. Bấy giờ mới thong thả vét hai bên thành niêu, cạo lấy cái lớp cháy dinh dính.

Miếng cháy vừa mềm lại vừa dai ấy thật xứng đáng là “câu tổng kết” cho niêu cháo thơm ngon. Vị ngọt thơm hơi khen khét của nó dường như càng làm người ta thấy thòm thèm.


Theo Tịnh Tâm
Back to top
 
 
IP Logged
 
Phuong_Tran
Gold Member
*****
Offline


Thành Viên Hoạt Động
Tích Cực *Năm 2011*

Posts: 10574
Gender: female
Re: QUÁN HÀNG RONG_TOP
Reply #1617 - 18. Jun 2012 , 05:48
 

Bông súng mùa nước nổi




Miền Tây những ngày này bước vào mùa nước nổi, đây là dịp người dân bản xứ khai thác hiệu quả sản vật để chế biến những món ăn ngon trong đó không thể không kể đến món bông súng.

...

Hái bông súng mùa nước nổi.


Bông súng là loài cây dại mọc nơi ao hồ hoặc ở những thửa ruộng thấp vào mùa nước nổi ở miền Tây.

Loài cây này vươn lên theo nước lũ, nước càng dâng cao thì cuống lá, cọng càng dài. Lá trải rộng trên mặt nước và hoa màu trắng hay màu hồng vươn lên khỏi mặt nước trông rất đẹp.

...

Cứ vào mùa lũ người dân ở hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp lại sang các cánh đồng giáp biên giới Campuchia để hái bông súng đồng mang về tiêu thụ cho cả đồng bằng sông Cửu Long.


...

...

Chị Ngô Thị Đậu, ở xã Khánh An, huyện An Phú, An Giang, cho biết gia đình chị có 5 người mỗi buổi sáng chạy chiếc võ lãi sang đồng Campuchia để hái bông súng, chiều đưa về chợ bán mỗi ngày kiếm từ 200 đến 300 nghìn đồng.


...


...

Hàng năm vào nước lũ kéo dài 4-5 tháng, bông súng mọc và trổ bông rất đẹp, làm trắng xóa cả cánh đồng bao la.
Súng là loại "thủy mộc" không ai gieo hoặc chăm sóc mà vẫn xanh tốt. Nước lũ lên tới đâu bông súng sẽ mọc nhoi lên mặt nước theo tới đó. Thông thường nước lũ miền Tây ngập trên các bông súng cũng mọc dài theo cỡ đó.


...

Bông súng dài quá, để dễ di chuyển người dân phải khoanh tròn lại cứ 10 sợi vào một bó.


...


...


...


...


Em Huỳnh Bích Trân, ở Tân Hồng - Đồng Tháp chở bông súng trên xe đạp bán dạo các nơi. Mỗi ngày em bán trên 100 bó bông súng, giá mỗi bó 2.000-3.000 đồng.


...


Nếu vận chuyển bằng xe ba gác thì bông súng không phải cuộn tròn.

Thông thường bông súng chỉ lấy cọng làm món ăn. Hái bông súng là nhổ cọng hoa bó lại mang về. Cọng bông súng thường to, mọng nước có thể làm được nhiều món ăn mang đậm hương vị đồng quê.

...

Mặn mà bông súng kho.


Dân dã nhất là bông súng muối làm dưa dùng để kho với cá, thịt rất ngon. Khi ăn thực khác sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh trong từng cọng bông súng muối vừa dai vừa mặn mà. Bên cạnh món bông súng múi thì món gỏi (nộm) bông súng cũng dễ làm nhưng lại là lạ thơm ngon. Để có món gỏi trước tiên cọng bông súng tước vỏ, rửa sạch ngắt thành đoạn ngắn, vắt chanh vào trộn đều cho mềm rồi gắp ra đĩa. Dầu ăn phi hành chín thơm cho thêm ít da heo xắt lát nhỏ và tôm khô, thêm chút gia vị cho thật thấm rồi chan đều lên đĩa gỏi. Sau đó rắc một ít đậu phộng rang giã nhỏ và vài cọng rau thơm. Chuẩn bị một chén nước mắm ớt tỏi tùy khẩu vị là đã có món gỏi bông súng ngon tuyệt. Ăn món gỏi bông súng, người ăn cảm nhận được vị ngọt của phù sa và mát lành của  sông nước đồng quê trong từng cọng bông súng. Nếu có thêm vị cay cay nồng nồng của đế nếp Gò Đen nữa thì món gỏi bông súng đã để lại trong lòng thực khách một hương vị nhớ đời của đặc sản miền Tây.

...

Ngon ngọt với gỏi bông súng.


Dù không được xếp vào những món ăn quý tộc, nhưng bông súng luộc chấm mắm kho đã có mặt từ rất sớm trong bữa ăn của đại bộ phận dân nông thôn miệt vườn. Đây là món ăn dễ làm, không tốn kém nhiều lại mang đậm hương vị đồng quê từ các thứ dùng làm món nên để lại ấn tượng sâu đậm trong ký ức người dân quê, đặc biệt với những ai lần đầu thưởng thức.
Có thể nói vị ngọt mát lạnh, giòn tan đã tạo nên một cảm giác dung dị, thư thái cho những ai thưởng thức những món ăn được chế biến từ bông súng. Với mỗi người nơi thôn quê bông súng như là món quà đặc biệt mà thiên nhiên ưu đãi cho con người sống nơi đồng nội, bởi nơi nào có nước là có bông súng.

Sưu tầm trên Net
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: QUÁN HÀNG RONG_TOP
Reply #1618 - 20. Jun 2012 , 07:22
 
Phuong_Tran wrote on 18. Jun 2012 , 05:48:

Bông súng mùa nước nổi




....
Thông thường bông súng chỉ lấy cọng làm món ăn. Hái bông súng là nhổ cọng hoa bó lại mang về. Cọng bông súng thường to, mọng nước có thể làm được nhiều món ăn mang đậm hương vị đồng quê.

...

Mặn mà bông súng kho.


Dân dã nhất là bông súng muối làm dưa dùng để kho với cá, thịt rất ngon. Khi ăn thực khác sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh trong từng cọng bông súng muối vừa dai vừa mặn mà. Bên cạnh món bông súng múi thì món gỏi (nộm) bông súng cũng dễ làm nhưng lại là lạ thơm ngon. Để có món gỏi trước tiên cọng bông súng tước vỏ, rửa sạch ngắt thành đoạn ngắn, vắt chanh vào trộn đều cho mềm rồi gắp ra đĩa. Dầu ăn phi hành chín thơm cho thêm ít da heo xắt lát nhỏ và tôm khô, thêm chút gia vị cho thật thấm rồi chan đều lên đĩa gỏi. Sau đó rắc một ít đậu phộng rang giã nhỏ và vài cọng rau thơm. Chuẩn bị một chén nước mắm ớt tỏi tùy khẩu vị là đã có món gỏi bông súng ngon tuyệt. Ăn món gỏi bông súng, người ăn cảm nhận được vị ngọt của phù sa và mát lành của  sông nước đồng quê trong từng cọng bông súng. Nếu có thêm vị cay cay nồng nồng của đế nếp Gò Đen nữa thì món gỏi bông súng đã để lại trong lòng thực khách một hương vị nhớ đời của đặc sản miền Tây.

...

Ngon ngọt với gỏi bông súng.


Dù không được xếp vào những món ăn quý tộc, nhưng bông súng luộc chấm mắm kho đã có mặt từ rất sớm trong bữa ăn của đại bộ phận dân nông thôn miệt vườn. Đây là món ăn dễ làm, không tốn kém nhiều lại mang đậm hương vị đồng quê từ các thứ dùng làm món nên để lại ấn tượng sâu đậm trong ký ức người dân quê, đặc biệt với những ai lần đầu thưởng thức.
Có thể nói vị ngọt mát lạnh, giòn tan đã tạo nên một cảm giác dung dị, thư thái cho những ai thưởng thức những món ăn được chế biến từ bông súng. Với mỗi người nơi thôn quê bông súng như là món quà đặc biệt mà thiên nhiên ưu đãi cho con người sống nơi đồng nội, bởi nơi nào có nước là có bông súng.

Sưu tầm trên Net


Úi dà dà đọc tới đâu là nhiểu nước m... đồm độp tới đó   Embarrassed  !
Cái gì chứ gỏi là món rất khoái khẩu và bắt cơm, nhứt là trong những ngày nắng hạ nóng như thiêu đốt 

thanks.gif moreflower2 

Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
nang ton nu
Senior Member
****
Offline



Posts: 324
Re: QUÁN HÀNG RONG_TOP
Reply #1619 - 05. Jul 2012 , 04:26
 
Phuong_Tran wrote on 24. Mar 2011 , 07:13:
BÔNG SO ĐỦA


...


Cây so đũa hoặc mọc hoang, hoặc được trồng nhiều ở các vùng bờ quanh ruộng của đồng bằng sông Cửu Long. Cây so đũa thon cao, thẳng, vỏ nham nhám, xù xì, nứt nẻ. Trái so đũa nhỏ dài , hình dáng như chiếc đũa. Thân cây so đũa dùng làm cột nhà, cấy nấm mèo. Lá là món hảo của dê. Bông so đũa mọc ở trên cao, kết thành từng chùm , có 2 màu: trắng và tím. Bông so đũa có vị nhân nhẫn đắng, nhưng ngọt hậu. Đầu tháng 10 âm lịch trở đi , cây so đũa đồng loạt ra hoa, cùng lúc với mùa cá linh để có món ăn nức tiếng là cá linh nấu canh chua bông so đũa. (Cá linh thường được dùng làm mắm để dành. Chế biến nhiều món như kho mặn, kho mẳn lót mía, kho mắm với cà tím, kẹp vỉ nướng, chiên giòn, nấu canh chua với bạc hà… ).

Bông so đũa nhặt cuống, rửa sạch. Nấu nước sôi,dầm me, thả cá linh, nêm vừa miệng, hớt bọt, cho bông so đũa vào là nhấc xuống liền , để bông còn giòn mới ngon. Trên mặt bỏ ngò gai, rau om xắt nhỏ, thêm một chút tỏi phi, vài lát ớt tươi. Không có cá linh, người ta nấu canh chua so đũa với tôm, tép. Bông so đũa còn dùng luộc, xào, đặc biệt là món cá lóc bọc bằng bông so đũa hấp, chấm nước mắm đồng dầm ớt.

BÔNG SẦU ĐÂU



...



Tên gọi sầu đâu dễ bị lầm lẫn với tên gọi là thầu đâu, là sầu đông của cây xoan ta. Cây sầu đâu có nhiều ở vùng Thất sơn, An Giang, Châu Đốc, những tỉnh giáp giới Campuchia. Cây sầu đâu thân gỗ, cao to,vỏ sần sùi ,chứ không trơn láng như thân cây xoan ta. Lá xoan ta độc, không ăn được, còn lá non và bông sầu đâu thì ăn được. Lá sầu đâu dùng làm thuốc sốt rét.

Bông sầu đâu ra hoa vào mùa xuân, màu trắng, mọc thành từng chùm như hoa nhãn, dùng làm gỏi. Gỏi sầu đâu tương đối dễ làm: Rửa sạch bông và lá non, có thể trụng sơ qua nước sôi. Nướng khô cá sặc rằn, khô cá lóc, xé nhỏ, bỏ vào. (Nếu không có khô thì có thể thế bằng cá lóc nướng trui xé nhỏ). Trộn thêm rau thơm, hành tây xắt mỏng, xoài băm sợi… Ăn với nước mắm me, đường, ớt. Gỏi sầu đâu có vị đắng nhưng hậu ngọt dai.

                                                               
ST


Canh Chua Bông So Đũa
Tác giả: Ngọc Phương,
CA 05/09/2012

Người dân quê miền sông nước Cửu Long
Ai cũng biết loài bông tên So Đũa
Tôi nhớ lắm quê nhà ngày còn nhỏ
Thuở hồn nhiên chưa trăn trở chuyện đời,
Gió chướng về thổi lạnh khắp muôn nơi
Bông So Đũa trổ trắng ngời trước ngỏ.
Hoa không hương, không sắc màu lan tỏa
Trắng tinh khôi rạng rở nữa vầng trăng.
Những trưa hè êm ả gió tung tăng
Tôi rảo bước dưới nắng vàng rực rỡ,
Hái trong tay những chùm hoa chưa nở
Bữa cơm ngon đang hớn hở đợi chờ.
Cha ra đồng xúc một mớ tép tơ
Mẹ nhóm bếp đợi chờ cha trở lại.
Chén cơm mẻ, cọng ngò om góp lại
Nồi canh chua làm ngây dại lòng người.
Lại thêm vào vài khoanh ớt hiểm tươi
Chén nước mắm nghe xé cay đầu lưỡi.
Cũng có khi bông luộc tươi một rổ,
Cá Linh kho, ô hô.. quá đậm đà!
Để bây giờ, dẫu đã phải đi xa
Bông So Đũa còn trong ta nỗi nhớ!
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 106 107 108 109 110 
Send Topic In ra