Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - QUÁN HÀNG RONG_TOP  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 107 108 109 110 
Send Topic In ra
QUÁN HÀNG RONG_TOP (Read 88858 times)
nang ton nu
Senior Member
****
Offline



Posts: 324
Re: QUÁN HÀNG RONG_TOP
Reply #1620 - 15. Jul 2012 , 20:59
 
Thấy chị Đ/Đ tìm đâu được bài thơ canh khổ qua em xin đem về QHR cho khách thưởng thức, chàng làm thơ thì khá " thoải mái" nhưng được cái là nấu ăn thì vật liệu bài bảng thứ tự lớp lang, khéo nịnh nàng câu chót hay quá Grin Grin

...


KHỔ QUA DỒN THỊT


Khổ Qua trông thấy tươi xanh
Em mua vài trái anh dồn thịt nhe
Nhớ cần ít thịt xay nè
Xương heo dăm cục nghe em để hầm…

Nấm mèo ngâm/rửa xong… bầm
Khổ Qua chỉ cắt làm đôi được rồi
Dùng muỗng múc hột ra thôi
Bún tàu nhúng nước coi mềm xắt ra

Xương heo nấu soup em à
Thịt xay mình ướp qua sơ muối/đường
Bún tàu, nấm bỏ vô luôn
Ngò, tiêu, hành lá… thường thì trộn chung

Khổ Qua dồn thịt đầy vun
Thả vào nồi soup đun lên cho mềm
Chín rồi tùy ý nếm nêm
Đầu năm ăn nhé em à: “Khổ Qua”!

Trọng Văn



KHỔ QUA RỪNG


Trái khổ qua, còn gọi là mướp đắng, theo Đông y, là loại thực phẩm có tính hàn, giúp giải nhiệt. Khổ qua làm nguyên liệu chính chế biến nhiều món trong bữa ăn, làm mồi nhậu. Các món này ngon nhờ vị ...đắng của khổ qua, thường là loại khổ qua được trồng trong vườn nhà và bán ở các chợ. Nhưng về miền Đông Nam bộ, bạn sẽ có dịp thưởng thức các món nấu với trái khổ qua rừng.

...

Trái khổ qua rừng


Người Việt Nam, có lẽ ai cũng từng dùng các món khổ qua . Khổ qua nguyên trái hầm thịt nạc bằm hoặc cá thác lác quết nước muối, khổ qua xắt lát xào thịt bò, khổ qua xắt lát ướp lạnh ăn với thịt chà bông (thường được gọi một cách “văn vẻ” là “da cá sấu, chỉ xơ dừa”), khổ qua xắt mỏng xào trứng... là những thức ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng.

Cũng có một số người không chịu được vị đắng của khổ qua, nhưng nhiều người ăn được lại rất ghiền. Không chỉ nấu món mặn chung với cá, thịt, người ta còn làm mứt khổ qua. Mứt và trà khổ qua là hai món được nhiều người ưa thích.

Nhưng còn một thứ khổ qua trái nhỏ và ngắn mà người dân vùng đất đỏ Bình Long (và cả một số địa phương miền Đông Nam bộ) gọi là khổ qua rừng - một loại dây leo hoang dã chỉ phát triển tự nhiên trong mùa mưa. Theo một tư liệu, tên Latin của khổ qua rừng là Mornordica Charatia. Khổ qua rừng được dân sơn tràng (thợ rừng) làm món chính cho bữa cơm gia đình của họ.

Cũng giống những thứ “rau rác” khác, vốn là thức ăn nhà nghèo khắp các vùng miền trong cả nước, khổ qua rừng nay đã trở thành món đặc sản “chễm chệ” trên bàn tiệc trong các nhà hàng ở thị trấn Bình Long. Thị trấn này xưa kia vốn là thị xã An Lộc, từng là một thị trấn khá bề thế so với nhiều thị trấn khác của nước ta. Giống như Đà Lạt, đi vòng vèo các con đường ở thị trấn này khá mỏi chân vì lên và xuống dốc. Vậy nên, khi ngồi vào bàn ăn, thưởng thức hương vị các món ăn có xuất xứ từ núi rừng thiệt sướng cái dạ dày.

Măng le ê hề. Trái vả có vị chát - “lòng vả như lòng sung” - là một thứ quan trọng trong đĩa rau sống ăn kèm với các món ngon xứ Huế. Trái vả chỉ cần gọt vỏ xắt lát chấm mắm ruốc cũng đậm đà khẩu vị. Gà rẫy, được nuôi thả ở các buôn làng, nhỏ con nhưng chất lượng hơn hẳn gà vườn. Cá lăng đen đã ngon, cá lăng trắng còn tuyệt hơn. Nhưng khổ qua rừng mới là món gây ấn tượng nhất.

...


Khổ qua rừng xào thịt bò.


Cũng giống như khổ qua vườn, khổ qua rừng được xào trứng, xào thịt bò. Vì “nhỏ con” nên trái khổ qua chỉ cần cắt làm hai, móc bỏ ruột, rửa sạch là đã có thể cho vào chảo mỡ xào chung với thịt bò xắt miếng vừa ăn. Thêm mắm muối, gia vị, hành lá xắt khúc là đã có một dĩa ngon lành. Chấm với nước tương ngon, khổ qua xào thịt bò khiến dĩa cơm nhà hàng nhanh chóng “biến mất”.

Khổ qua rừng còn được trộn với thịt bò, chút hành tím, nước mắm giấm đường ớt, chút tiêu bột, thành món gỏi hấp dẫn. Người ta cũng biến khổ qua rừng thành món ăn chay ngon và lạ miệng. Cùng với mì căng xé miếng, tàu hủ trắng xắt làm tư, dưa cải xắt khúc, đậu phộng luộc bóc bỏ vỏ, đậu que tước bỏ chỉ cắt đôi (hoặc những thực phẩm thực vật nào khác cảm thấy thích), cùng với khổ qua rừng bổ đôi bỏ ruột kho với nước tương ngon, rắc tiêu bột là xong. Tuy là món ăn “hổ lốn” nhưng lại là món ngon và bổ vì thực khách được thưởng thức đủ mùi vị của các thứ rau củ trái, mà điểm nhấn là lâu lâu “nghe” vị đắng của khổ qua rừng thấm trên mặt lưỡi, một hồi trở thành ngọt ngào đến “tương tư”!

Chưa hết, người ta còn sử dụng cả đọt và bông khổ qua rừng thành những món luộc đơn giản hoặc xào, trở thành món ăn dân dã ngon miệng.
(Sưu tầm trên NET)
                                                                                  
Back to top
« Last Edit: 15. Jul 2012 , 21:47 by nang ton nu »  
 
IP Logged
 
nang ton nu
Senior Member
****
Offline



Posts: 324
Re: QUÁN HÀNG RONG_TOP
Reply #1621 - 15. Jul 2012 , 21:41
 
TRÁI KHỔ QUA

Cải lương : soạn giả Viễn Châu

Tôi với em hai người cùng một xóm
Nhà của em có trồng đám khổ qua
Mỗi bình mình còn nặng giọt sương sa
Tôi nhìn mãi cánh tay ngà em tưới nước

Câu 1: Dây khổ qua bông vàng nhụy trắng, trái khổ qua tuy đắng nhưng đượm thắm.....hương...tình...
...Mẹ tôi thường khen em thùy mỵ dịu dàng...
Em cúi đầu bẽn lẽn mà gương mặt ửng hồng và e ấp nụ cười duyên (-)
Tôi vội chạy ra sân nhìn nước, nhìn mây, nhìn đất, nhìn trời. Mong cho năm nay sớm dứt trận mưa rào, để cho đám khổ qua được đâm chồi, nẩy lá...

Câu 2: Tôi còn nhớ trong một buổi chiều hôm ấy, khi ánh hoàng hôn vừa bao phủ thôn buồn...
...Em trao cho tôi mấy trái khổ qua và âu yếm bảo tôi rằng...
"Công em tưới nước vun phân
Khổ qua có trái dành phần tặng anh (-)
Khổ qua nhụy trắng lá xanh
Trái quê thắm đượm mối tình đồng quẽ
Sang năm anh rước em về
Đẹp câu duyên nợ, vẹn bề thất gia..."

Câu 3: Nhưng dòng nước trường giang còn có khi lớn, khi ròng. Thì lòng dạ con người cũng theo thời gian mà nay dời, mai đổi. Cuối mùa Xuân năm ấy có người đem trầu cau dạm hỏi, cha mẹ em tham giàu nên nhận lễ gã em (-) Suốt đêm ấy anh nằm không ngủ, đợi sáng ngày tìm em han hỏi chuyện vợ chồng em định liệu ra sao? Thì trời ơi! Em chỉ nhìn theo con bướm chập chờn bay lượn mà khẻ bảo với anh:
"Việc nầy do lịnh mẹ cha,
Phận em là gái khó cãi qua huyên đường"


Hò...hơ...đèn nào cao cho bằng đèn Ba Giác
Gái nào bạc cho bằng gái chợ Giồng
Ngày mai em làm lễ tơ hồng
Là ngày em bẽ gãy... hò hơ...là ngày em bẻ gãy
... chữ tơ đồng với anh
Câu 4: Đám cưới của em mời đông đủ bà con lối xóm...Còn riêng tôi thì chẳng thấy...ai...mời...
Nghe tiếng cười vui mà gan ruột tơi bời...
Mưa rớt vườn cau theo gió lạnh. Lòng tôi cũng lạnh tợ mưa rơi (-)
Em đi, cạn chén rượu mừng
Tôi về, biết mấy đêm trường khổ đau!
Người ta vui vẻ làm sao
Còn tôi thì mượn giấc chiêm bao gặp nàng

Câu 5: Lễ đưa dâu của em, bà con đổ xô ra xem đông đảo. Mà lòng tôi nát tan như xác pháo bên đàng...
...Em cười vui, còn tôi thì lệ đổ muôn hàng...
Dẫu rằng tôi nghèo tiền, nghèo bạc nhưng không có nghèo nhân đạo, thủy chung (-) Nhưng nhân đạo thủy chung không đổi được ruộng vườn, cơm áo. Còn chung thủy mà chi, khi người mình yêu không tình không nghĩa! Chỉ say mê theo vật chất kim tiền.

Câu 6: Năm nay trời lạnh sương nhiều quá! Giàn khổ qua trái đã lớn rồi.Mẹ tôi ngày một thêm già, còn lụm cụm lo bề cơm nước. Chiều hôm ấy, khi người nấu chín nồi cơm mới gọi tôi vào dùng bữa và âu yếm bảo với tôi: "Hôm nay, mẹ nấu nồi canh khổ qua. Một món mà con hằng ưa thích!" Tôi cúi đầu không nói mà lệ cứ rưng rưng, mẹ tôi biết tôi có điều chi đau khổ, nên người nhìn tôi rồi buông tiếng thở dài.

Ngoài sân có một đôi bướm trắng đang chập chờn bay lượn trên giàn khổ qua sai trái như trêu ghẹo kẻ si tình
quá yêu người mà không được người yêu ./.

(Sưu tầm trên NET)
Back to top
« Last Edit: 15. Jul 2012 , 21:46 by nang ton nu »  
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: QUÁN HÀNG RONG_TOP
Reply #1622 - 16. Jul 2012 , 07:14
 
nang ton nu wrote on 15. Jul 2012 , 21:41:
TRÁI KHỔ QUA

Cải lương : soạn giả Viễn Châu

.....

(Sưu tầm trên NET)


Hoan hô em nang ton nu đã post bài ca cải lương này. Diễn đàn mình có khá nhiều ca sĩ tân nhạc mà chưa thấy ai ra chiêu về môn cổ nhạc cả. Lúc trước thấy Xuân yêu chuộng vặn cổ bù lon, hỏng biết có còn ai khác cũng ưa thích bộ môn này không !
Nếu nang ton nu có file vọng cổ này dưới dạng mp3 để mọi người thử giọng thì còn gì bằng  votay

Back to top
« Last Edit: 16. Jul 2012 , 07:18 by Dau Do »  

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3622
Gender: female
Re: QUÁN HÀNG RONG_TOP
Reply #1623 - 17. Jul 2012 , 09:31
 
nang ton nu wrote on 15. Jul 2012 , 20:59:
Thấy chị Đ/Đ tìm đâu được bài thơ canh khổ qua em xin đem về QHR cho khách thưởng thức, chàng làm thơ thì khá " thoải mái" nhưng được cái là nấu ăn thì vật liệu bài bảng thứ tự lớp lang, khéo nịnh nàng câu chót hay quá Grin Grin

...


KHỔ QUA DỒN THỊT


Khổ Qua trông thấy tươi xanh
Em mua vài trái anh dồn thịt nhe
Nhớ cần ít thịt xay nè
Xương heo dăm cục nghe em để hầm…

Nấm mèo ngâm/rửa xong… bầm
Khổ Qua chỉ cắt làm đôi được rồi
Dùng muỗng múc hột ra thôi
Bún tàu nhúng nước coi mềm xắt ra

Xương heo nấu soup em à
Thịt xay mình ướp qua sơ muối/đường
Bún tàu, nấm bỏ vô luôn
Ngò, tiêu, hành lá… thường thì trộn chung

Khổ Qua dồn thịt đầy vun
Thả vào nồi soup đun lên cho mềm
Chín rồi tùy ý nếm nêm
Đầu năm ăn nhé em à: “Khổ Qua”!

Trọng Văn



KHỔ QUA RỪNG


Trái khổ qua, còn gọi là mướp đắng, theo Đông y, là loại thực phẩm có tính hàn, giúp giải nhiệt. Khổ qua làm nguyên liệu chính chế biến nhiều món trong bữa ăn, làm mồi nhậu. Các món này ngon nhờ vị ...đắng của khổ qua, thường là loại khổ qua được trồng trong vườn nhà và bán ở các chợ. Nhưng về miền Đông Nam bộ, bạn sẽ có dịp thưởng thức các món nấu với trái khổ qua rừng.

...

Trái khổ qua rừng


Người Việt Nam, có lẽ ai cũng từng dùng các món khổ qua . Khổ qua nguyên trái hầm thịt nạc bằm hoặc cá thác lác quết nước muối, khổ qua xắt lát xào thịt bò, khổ qua xắt lát ướp lạnh ăn với thịt chà bông (thường được gọi một cách “văn vẻ” là “da cá sấu, chỉ xơ dừa”), khổ qua xắt mỏng xào trứng... là những thức ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng.

Cũng có một số người không chịu được vị đắng của khổ qua, nhưng nhiều người ăn được lại rất ghiền. Không chỉ nấu món mặn chung với cá, thịt, người ta còn làm mứt khổ qua. Mứt và trà khổ qua là hai món được nhiều người ưa thích.

Nhưng còn một thứ khổ qua trái nhỏ và ngắn mà người dân vùng đất đỏ Bình Long (và cả một số địa phương miền Đông Nam bộ) gọi là khổ qua rừng - một loại dây leo hoang dã chỉ phát triển tự nhiên trong mùa mưa. Theo một tư liệu, tên Latin của khổ qua rừng là Mornordica Charatia. Khổ qua rừng được dân sơn tràng (thợ rừng) làm món chính cho bữa cơm gia đình của họ.

Cũng giống những thứ “rau rác” khác, vốn là thức ăn nhà nghèo khắp các vùng miền trong cả nước, khổ qua rừng nay đã trở thành món đặc sản “chễm chệ” trên bàn tiệc trong các nhà hàng ở thị trấn Bình Long. Thị trấn này xưa kia vốn là thị xã An Lộc, từng là một thị trấn khá bề thế so với nhiều thị trấn khác của nước ta. Giống như Đà Lạt, đi vòng vèo các con đường ở thị trấn này khá mỏi chân vì lên và xuống dốc. Vậy nên, khi ngồi vào bàn ăn, thưởng thức hương vị các món ăn có xuất xứ từ núi rừng thiệt sướng cái dạ dày.

Măng le ê hề. Trái vả có vị chát - “lòng vả như lòng sung” - là một thứ quan trọng trong đĩa rau sống ăn kèm với các món ngon xứ Huế. Trái vả chỉ cần gọt vỏ xắt lát chấm mắm ruốc cũng đậm đà khẩu vị. Gà rẫy, được nuôi thả ở các buôn làng, nhỏ con nhưng chất lượng hơn hẳn gà vườn. Cá lăng đen đã ngon, cá lăng trắng còn tuyệt hơn. Nhưng khổ qua rừng mới là món gây ấn tượng nhất.

...


Khổ qua rừng xào thịt bò.


Cũng giống như khổ qua vườn, khổ qua rừng được xào trứng, xào thịt bò. Vì “nhỏ con” nên trái khổ qua chỉ cần cắt làm hai, móc bỏ ruột, rửa sạch là đã có thể cho vào chảo mỡ xào chung với thịt bò xắt miếng vừa ăn. Thêm mắm muối, gia vị, hành lá xắt khúc là đã có một dĩa ngon lành. Chấm với nước tương ngon, khổ qua xào thịt bò khiến dĩa cơm nhà hàng nhanh chóng “biến mất”.

Khổ qua rừng còn được trộn với thịt bò, chút hành tím, nước mắm giấm đường ớt, chút tiêu bột, thành món gỏi hấp dẫn. Người ta cũng biến khổ qua rừng thành món ăn chay ngon và lạ miệng. Cùng với mì căng xé miếng, tàu hủ trắng xắt làm tư, dưa cải xắt khúc, đậu phộng luộc bóc bỏ vỏ, đậu que tước bỏ chỉ cắt đôi (hoặc những thực phẩm thực vật nào khác cảm thấy thích), cùng với khổ qua rừng bổ đôi bỏ ruột kho với nước tương ngon, rắc tiêu bột là xong. Tuy là món ăn “hổ lốn” nhưng lại là món ngon và bổ vì thực khách được thưởng thức đủ mùi vị của các thứ rau củ trái, mà điểm nhấn là lâu lâu “nghe” vị đắng của khổ qua rừng thấm trên mặt lưỡi, một hồi trở thành ngọt ngào đến “tương tư”!

Chưa hết, người ta còn sử dụng cả đọt và bông khổ qua rừng thành những món luộc đơn giản hoặc xào, trở thành món ăn dân dã ngon miệng.
(Sưu tầm trên NET)
                                                                                  


Mướp đắng trong này gọi khổ qua
Hoa vàng , lá thắm quả sần da
Tính hàn Thuốc Bắc dùng điều nhiệt
Vị đắng món Nam trị đói nhà
Giữa cảnh thiên nhiên Trời thí lộc
Trong vườn tạo hoá đất ban hoa
Tuỳ tay gia gảm người đầu bếp
Biến chế bao nhiêu món đậm đà

Kahat
Back to top
« Last Edit: 17. Jul 2012 , 19:58 by Lethikinhhoang »  
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: QUÁN HÀNG RONG_TOP
Reply #1624 - 30. Jul 2012 , 16:37
 


3 món nem nướng thơm ngon ở Sài Gòn


Những lát nem được nướng chín vàng, ăn kèm với bánh tráng, các loại rau và chén nước chấm thơm ngon khiến nhiều người thích mê.
Nem nướng Nha Trang, nem nướng Đà Lạt, nem nướng miền Tây là ba thương hiệu nem nướng nổi tiếng ở Sài Gòn. Tuy cùng làm từ thịt heo nhưng sự khác nhau về khẩu vị ở các vùng miền đã đem lại sự phong phú, hấp dẫn cho món ăn đơn giản này.

Nem nướng Đà Lạt


Nem nướng là đặc sản của thành phố nghìn hoa, đây là món ăn đa dạng với nhiều thành phần như nem, bánh tráng, rau, đồ chua, nước chấm... Thành phần chính của món ăn là nem, được làm từ thịt heo tươi, vừa mới mổ xong, thịt heo được rửa sạch, xay nhuyễn rồi nêm gia vị vừa ăn, vo thành từng viên dài quanh que tre nhỏ và nướng chín trên bếp than hồng.
...


Thành phần thứ hai quan trọng không kém là đĩa rau sống với các nguyên liệu đặc trưng của món ăn như: chuối chát, khế, hẹ, xà lách, ngò gai, tía tô, húng thơm. Một điểm nữa không thể thiếu làm nên gia vị cho món ăn là đồ chua, gồm có cà rốt, củ cải, dưa leo, hành tím. Dĩ nhiên không thể thiếu chén nước chấm sền sệt, có màu vàng, còn được gọi là nước lèo (theo cách gọi của người miền Trung), làm từ bột, nước, đậu phộng giã nhuyễn, vừng rang và nêm gia vị vừa ăn.
Nem nướng Đà Lạt được ăn như món gỏi cuốn của người Sài Gòn, dùng một lát bánh tráng mỏng, cho lên trên một lát xà lách, chuối chát, khế, đồ chua, lát nem nướng và vài miếng bánh tráng ngọt chiên giòn, cuộn tròn lại chấm vào nước chấm và thưởng thức.
Ăn nem nướng Đà Lạt bạn sẽ cảm nhận đầy đủ các hương vị, vị chua của khế, chát của chuối, cái chua ngọt của đồ chua, cay của ớt, nem nướng thơm ngon cùng vị béo của nước chấm, tất cả hòa quyện vào nhau làm nên một món ăn đậm đà, hấp dẫn, ngon miệng và không thể quên.
Địa chỉ: Quán nem nướng Đà Lạt - 42 Trần Bình Trọng, phường 5, quận Bình Thạnh, TP. HCM. Quán bán từ 10h đến 22h hàng ngày, mỗi phần nem nướng có giá 30.000 đồng.

Nem nướng miền Tây


Khác với nem nướng của Đà Lạt, nem nướng của người miền Tây có vị ngọt và đậm đà hơn. Nem cũng được làm từ thịt lợn quết nhuyễn với hành, tỏi cùng các loại gia vị khác cho vừa ăn.

...


Nem được vo dài dọc theo thanh tre và nướng chín vàng trên bếp than hồng. Có rất nhiều loại nước chấm ăn khi thưởng thức món ngon này, nhưng đặc trưng và nổi tiếng nhất là nước chấm được làm từ tương ngọt nấu chín với nước me chua để tạo thành nước chấm đậm đà.
Xà lách, tía tô, húng thơm, dưa chuột, khế... là các loại rau đặc trưng khi ăn nem nướng. Dùng bánh tráng lót phía dưới, cho rau sống, chuối, dưa chuột, dứa lát mỏng, sau đó tách nửa phần nem đã nướng vàng thơm, cuốn tròn lại chấm vào chén tương có một ít lạc rang vàng, ớt băm cay the the, bạn sẽ cảm nhận được mùi vị thơm ngon riêng đậm chất phương Nam.
Địa chỉ: 19 Cây Keo, quận Tân Phú, TP HCM. Một phần nem dành cho hai người ăn có giá chỉ 25.000 - 35.000 đồng. Quán bán từ 9h tới 21h các ngày.

Nem nướng Nha Trang


Nha Trang là thành phố biển du lịch nổi tiếng không chỉ trong và ngoài nước, tuy nhiên, Nha Trang còn được biết đến với rất nhiều món ăn ngon và nổi tiếng như bún sứa, bánh canh cá dầm, bún chả cá... và dĩ nhiên không thể thiếu món nem nướng nổi tiếng đã thành thương hiệu của phố biển.

...


Món nem nướng Nha Trang được làm từ thịt heo tươi vừa xẻ được quết mịn, ướp thêm ít gia vị đậm đà, xiên que rồi nướng trên bếp than hồng cho thịt nem vàng ươm. Sau đó, cuốn với miếng bánh tráng mỏng dai, trong suốt cùng chả ram chiên vàng rộm; ăn kèm với các loại rau sống, rau thơm, khế chua, chuối chát... và chấm với nước tương được chế biến từ hơn 20 loại gia vị theo bí quyết gia truyền.
Bạn có thể thưởng thức món nem nướng Nha Trang tại địa chỉ: quán Gánh - 58/4 Phạm Ngọc Thạch, quận 3, TP HCM; hoặc quán nem nướng Nha Trang - 304, đường 3/2, phường 12, quận 10 TP HCM. Quán bán từ 6h đến 22h hàng ngày. Mỗi phần nem nướng có giá 40.000 đồng.


thanks.gif
Back to top
« Last Edit: 30. Jul 2012 , 16:40 by Mytat »  

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
nang ton nu
Senior Member
****
Offline



Posts: 324
Re: QUÁN HÀNG RONG_TOP
Reply #1625 - 30. Jul 2012 , 20:28
 
Cháo hoa Cúc


Có những lúc cảm giác người bị nóng
Mắt đổ ghèn, ăn uống chẳng thấy ngon
Cháo hoa cúc giải nhiệt nghe hay hơn
Là các loại thuốc Tây mẹ thường bảo.

Hoa cúc trắng, lá dâu, hạ cô thảo
Rửa xong đun trong nước khoảng nửa giờ
Lọc bỏ bã, và giữ lại nước cơ
Đem nấu với gạo tẻ cùng đậu ván

Theo đông y, hoa cúc vị: ngọt/đắng
Tính hơi hàn, thanh nhiệt giúp mát gan
Chữa: mắt đỏ, chóng mặt cũng khá nhanh
Dùng liên tiếp một tuần tác dụng tốt.

Cháo chín nhừ nếm nêm thì dễ ợt
Xài đường phèn cốt yếu càng mát thêm
Ai nhuận trường, tuyệt đối tránh không nên
Ăn nhiều nhé, coi chừng Tào Tháo rượt.

Trọng văn
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: QUÁN HÀNG RONG_TOP
Reply #1626 - 30. Jul 2012 , 21:48
 
nang ton nu wrote on 30. Jul 2012 , 20:28:
Cháo hoa Cúc


Có những lúc cảm giác người bị nóng
Mắt đổ ghèn, ăn uống chẳng thấy ngon
Cháo hoa cúc giải nhiệt nghe hay hơn
Là các loại thuốc Tây mẹ thường bảo.

Hoa cúc trắng, lá dâu, hạ cô thảo
Rửa xong đun trong nước khoảng nửa giờ
Lọc bỏ bã, và giữ lại nước cơ
Đem nấu với gạo tẻ cùng đậu ván

Theo đông y, hoa cúc vị: ngọt/đắng
Tính hơi hàn, thanh nhiệt giúp mát gan
Chữa: mắt đỏ, chóng mặt cũng khá nhanh
Dùng liên tiếp một tuần tác dụng tốt.

Cháo chín nhừ nếm nêm thì dễ ợt
Xài đường phèn cốt yếu càng mát thêm
Ai nhuận trường, tuyệt đối tránh không nên
Ăn nhiều nhé, coi chừng Tào Tháo rượt.

Trọng văn






NTN ơi,

Dzịt rất cám ơn vị thuốc này , mắt Dzịt đang bị mờ , hay bị đổ ghèn. Mai chiều sẽ ghé tiệm thuốc bắc mua hoa cúc trắng, lá dâu, hạ cô thảo.
.
...
Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Ngố
Gold Member
*****
Offline



Posts: 2076
Gender: female
Re: QUÁN HÀNG RONG_TOP
Reply #1627 - 09. Aug 2012 , 11:37
 
Phương Tần wrote on 06. Apr 2011 , 08:27:

BÔNG ĐIÊN ĐIỂN


...

Bông điên điển làm dưa


Trước đây không lâu, người nông dân nghèo khổ dùng bông điên điển nấu cháo cầm cự với cơn đói của những tháng ngày không có khả năng kiếm được tiền. Ngày nay, với những người nghèo, bông điên điển giúp họ có thêm thu nhập bên cạnh việc đánh bắt cá, tép trên những cánh đồng trắng xóa một màu nước nổi. Nhưng để trở thành món ngon, cách giản dị nhất là người ta dùng bông điên điển làm dưa. Chỉ cần ngâm bông điên điển đã lặt rửa sạch với giá sống để cho ráo nước rồi ngâm trong nước vo gạo lắng cho trong pha muối có độ mặn vừa chuẩn trong cái vịm hay khạp nhỏ, đậy lá chuối hoặc lá môn, ủ kín chừng ba ngày sau là đã có một dĩa dưa vừa chua vừa giòn vừa đăng đắng, chấm với nước tương giằm ớt ăn đã ngon mà chấm với cá hoặc thịt kho lại càng ngon hơn. Nếu ta cho vào món dưa này bông súng, ngó sen, củ co, xác dừa nạo rồi nêm tỏi đường, muối, bột ngọt thì giòn ngon không chê được. Đây là món ăn thường được dùng ăn ghém với mắm kho lạt hay cá linh kho mía

...


Bún nước lèo - Bánh xèo


Đến Châu Đốc (An Giang), trong những ngày mùa nước nổi, bạn sẽ được thưởng thức tô bún nước lèo độc đáo. Tô bún ở đây cũng giống như tô bún nước lèo ở Sóc Trăng hoặc tô bún mắm ở Cần Thơ nhưng rau thì khác. Nếu như ở những địa phương trên người ta ăn bún với rau ghém được làm bằng giá, hẹ, bắp chuối xắt nhuyễn thì ở Châu Đốc bạn sẽ được thưởng thức hương vị lạ kỳ của chỉ độc một loại bông điên điển mà thôi. Muốn có phong vị thời khẩn hoang, người ta nấu một nồi mắm kho, nhúng bông điên điển cùng một vài loại rau sống khác. Mùa nước nổi cũng là mùa cá linh từ Biển Hồ (Campuchia) trôi dạt xuống sông Tiền, sông Hậu. Nấu một cái lẩu cá linh với me sống (hoặc nặn chanh) vừa chua, người địa phương chỉ nhúng độc một thứ hoa vàng rực này vào. Với bông điên điển, cả hai món ăn này sẽ cho bạn một bữa tiệc dân dã mà không phải nhà hàng nào ở thành phố cũng có được. Món ngon này sẽ càng trở nên hấp dẫn hơn nếu có vài người bạn "tâm đầu" bên ly rượu đế, nói chuyện mùa màng, chuyện làm ăn, chuyện thời sự quốc tế rôm rả trong những buổi chiều bảng lảng bóng hoàng hôn. Tình làng nghĩa xóm sao mà đậm đà đến vậy! Bông điên điển còn được dùng để nấu canh chua cá rô, xào tép, làm nhưn bánh xèo... cho ta những món ăn vừa ngon vừa ngọt.

...





Bông điên điển còn được dùng để xào tép, làm nhân bánh xèo... - một bữa tiệc miền quê vừa ngon, vừa lạ miệng mà không phải nhà hàng, quán ăn nào cũng có được. Giữa những ngày trời nước mênh mông, mưa gió mịt mù mà nhà có khách thì không gì hơn là chiêu đãi một bữa bánh xèo bông điên điển.
Bánh được làm rất đơn giản nhưng hương vị lại đậm đà khó quên. Dùng bột gạo pha với nước cốt dừa cho loãng, thêm chút bột nghệ vào cho bánh được vàng và thơm. Bông điên điển hái về, rửa sạch, để cho ráo nước. Thịt lợn xắt miếng nhỏ, ướp muối, tiêu, tỏi, đường, bột ngọt... để độ nửa giờ cho thịt thấm. Xào thịt lên, khi gần chín thì cho bông điên điển vào xào chung, làm thành nhân của bánh. Để có được chiếc bánh giòn, thơm thì cần chú ý cách chiên: bắc chảo bằng gang lên bếp, để lửa riu riu. Dùng cọng lá chuối cắt tựa một đầu, rồi chấm mỡ hay dầu thoa đều trên mặt chảo, đổ bột vào tráng cho tròn và mỏng, rắc thêm vài con tép lên mặt bánh. Khi bánh vừa chín thì cho nhân vào, để chừng hai phút cho bánh thật chín và vàng rồi gập đôi chiếc bánh lại như hình bán nguyệt, xúc ra đĩa hoặc mâm. Bánh xèo bông điên điển làm xong có hương vị thơm lừng của bột, nghệ, nước cốt dừa, thịt, tép, bông điên điển, mỡ, hành, tiêu, tỏi và nhiều thứ gia vị khác. Bánh được ăn với các loại rau trong vướn nhà như: đọt bằng lăng, đọt xoài, đọt điều, đọt cách, ... Lấy một miiếng bánh xèo cuốn với các loại rau chấm nước mắm làm sẵn, bạn sẽ cảm nhận được hương vị tuyệt vời, nhớ hoài món ăn miền dân dã.

Canh chua cá linh bông điên điển


...


Ai đã từng đến miền Tây vào mùa nước nổi thì không thể không biết đến nồi canh chua bông điên điển. Khi con nước tràn ngập các bờ sông, bờ ruộng cũng là lúc điên điển trổ đầy cành những đoá hoa vàng rực màu nắng phương Nam, phất phơ trong ngọn gió hoặc rũ oẳn trong những cơn mưa

Thế nhưng quen thuộc với người dân miền Tây hơn cả chính là nồi canh chua bông điên điển nấu với cá linh hay cá rô đồng. Bông điên điển vừa mới hái xuống còn tươi rói, đựng đầy trong rổ, cạnh bên là chiếc lẩu than đựng canh nóng hực, chỉ khi nào ăn thì mới gắp và nhúng vào nước canh đang sôi. Có nhiều nơi còn dùng bông điên điển để ăn với bún nước lèo bên cạnh những loại rau khác như bông súng, bắp chuối xắt nhuyễn... Thưởng thức một lần rồi hẳn bạn sẽ không thể nào quên cái vị nhẫn nhẫn, bùi bùi rất đặc trưng của nó.

Canh chua cá linh ăn một bữa mới ngon, không hâm lại vì cá mềm, dễ nát. Có thể dùng me hoặc chanh để nấu canh chua, còn rau nêm nên dùng rau om hoặc ngò gai. Nên chuẩn bị sẵn một tô nêm, gồm có các loại gia vị: rau thơm xắt nhỏ, ớt, đường, muối hoặc nước mắm.
Khi nước sôi, bỏ cá vào nồi rồi đậy nắp lại. Canh chừng xem nồi canh xuống rồi mới nêm. Nêm canh chua cũng là một nghệ thuật: nêm sao cho có vị không chua quá cũng không quá ngọt, mà ngót ngót là được.
Múc canh chua ra tô lớn, nhìn những chấm mỡ li ti của cá linh nổi lên trên mặt nước canh và khói từ tô canh bốc lên thơm ngạt ngào rất thèm ăn. Ăn canh chua dù nấu với cá nào, cũng nên ăn với nước mắm nguyên chất. Đừng quên cho vào đĩa nước mắm vài lát ớt!
 


*** Nguồn tổng hợp từ Net ***


Chị Dzịt ơi, đọc bài này và nhìn hình cái bông điên điển ngố thèm quá đi, tưởng tượng ngon làm sao.chị có ăn món này chưa?Coi vậy mà khi ăn xong hỏng có đổi giọng cười be he đó chị.

Canh chua cá linh bông so đủa.

...



Cá linh được các ghe bầu ở miệt vườn trên chở xuống còn sống nhăn, bán cho bạn hàng ở chợ Bến Tre. Mấy bà nội trợ đi mua cá, người bán vớt ra làm trước mặt cho khách hàng coi (có khi cũng làm sẵn nhưng như thế cá kém tươi, nấu canh chua không ngon). Cá linh chọn con lớn, giá khoảng 4.000đ/kg (đầu mùa tới 8.000đ), cắt ngang phía dưới mang, nặn cho mật vọt ra còn ruột thì để nguyên.

Cá mùa này mỡ bám đầy, thịt béo ngây! Chẳng biết thiên nhiên “canh me” như thế nào mà hễ có cá linh là đúng lúc so đũa ra hoa. Bông so đũa đầu mùa ăn rất ngọt, cuối mùa thì đắng lại có nhiều sâu, cũng là lúc cá linh ăn hết béo! Bông so đũa được trẻ em và cả người lớn gánh từ trong vườn ra chợ bán, đã được lặt sạch hết nhụy, cuống. Khi mua chọn bông còn búp hoặc mới nở, giá 1kg bông so đũa cũng bằng 1kg cá linh.

Canh chua cá linh ăn một lửa mới ngon, không hâm lại vì cá mềm, dễ nát. Vì thế, khi nấu chú ý vừa đủ ăn. Cá mua về rửa sạch, xem lại bộ ruột nếu thấy dơ quá thì bỏ. Bông so đũa khi rửa nhớ nhẹ tay, kẻo dập. Trong khi rửa cá và bông so đũa, ta bắc lên nồi nước nấu canh chua, chú ý cho nước vừa phải. Có thể dùng me hoặc chanh để nấu canh chua. Còn rau nêm nên dùng rau ôn hoặc ngò gai…

Ta nên chuẩn bị sẵn một tô nêm, gồm có các loại gia vị: rau thơm xắt nhỏ, ớt, đường, muối hoặc nước mắm… Khi nước sôi, bỏ cá vào rồi đậy nắp lại. Canh chừng xem nồi canh sôi lại cho bông so đũa vào, dùng đũa đè chìm bông ngập nước nóng. Xong, bắc nồi canh xuống rồi mới nêm. Nêm canh chua cũng là một nghệ thuật: nêm sao cho có vị không chua quá mà cũng không ngọt quá, mà ngót ngót là được. Chú ý đừng quậy mạnh đũa làm cá nát, bông nhừ. Múc canh chua ra tô, nhìn những chấm mỡ li ti của cá linh nổi lên trên mặt nước canh va khói từ tô canh bốc lên thơm ngào ngạt rất… thèm ăn!

Ăn canh chua, dù nấu với cá nào, cũng nên ăn với nước mắm nguyên chất. Đừng quên cho thêm vào đĩa nước mắm vài khoanh ớt!

Xin mời bạn nấu thử một nồi canh chua cá linh với bông so đũa. Rất tuyệt! Cánh đàn ông sẽ khoái khẩu nếu “kết hợp” canh chua cá linh bông so đũa với… ba xị đế.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: QUÁN HÀNG RONG_TOP
Reply #1628 - 12. Aug 2012 , 17:08
 


Rong..rêu...



(LHVV) - Nếu chọn gương mặt cho Sài Gòn, có lẽ tôi sẽ chọn gương mặt của những người mua gánh bán bưng. Ngày nắng, dù có mướt mồ hôi dưới cái thời tiết 37-38 độ C thì tiếng rao của họ vẫn vang lên lanh lảnh, gương mặt nhấp nhánh những nụ cười của nắng. Họ biết, chỉ cần bỏ công đi, thế nào quang gánh cũng vơi đi về chiều. Thế nhưng, đời mua bán hàng rong trong mưa chiếu đều buồn, rất buồn.

Trong những ngày Sài Gòn không nắng ấy, tôi đã bật khóc cùng với một người bạn khi anh nói " tôi nhớ gánh bún riêu, tôi thèm tô bún riêu ế của má tôi quá".



...


Tôi thấy, bằng những năm lê lết ăn rong Sài Gòn, hàng phở hay hủ tiếu ngon..có thể khiến chủ làm giàu nhưng tôi chưa từng thấy ai nên nhà cao cửa rộng bao giờ. Một gánh bún riêu dẫu ngon cũng khó rời được số phận gánh hàng rong hẩm hiu.

Tô bún riêu đầu tiên ở đất Sài Gòn này của tôi ăn là do một bà già người Bắc, răng cười đen bóng ở Gò Vấp. Tô bún không có huyết, chỉ có đậu hũ. Những tô sau này thì có thêm chả lụa cây hoặc chả miếng mỏng dính. Nhưng dù có thêm gì đi nữa, thì vẫn thuỷ chung là riêu cua biển, cua đồng, cấy, cà chua, mắm tôm và rau muống bào.

Bún riêu của người Sài Gòn hầu như không dùng mẻ. Thay vào đó, người ăn được gợi ý bằng tô nước me pha sẵn thường đặt riêng bên ngoài, ai ăn chua bao nhiêu thì cho vào tùy thích. Nhằm tăng phần hấp dẫn, người nấu thắng thêm hạt điều màu, tạo sắc đỏ cam sóng sánh. Người Sài Gòn nấu riêu cua thường thích ép thành bánh  dày chắc nịch, pha thêm lòng đỏ trứng và cả thịt bắm để lớp riêu dày dặn hơn, sau đó xắn từng muỗng (tựa như cách múc tàu hũ) cho vào tô. Điểm hấp dẫn của riêu bún là ngoài riêu cua mềm, sóng sành ánh đỏ của nước điều màu và cà chua còn có vị ngọt của tôm khô, trong khi gắp bún, húp nước còn được nhai nhai xác tôm  xam xảm, mặn mặn.

Nói sau hết lại một câu, về bún riêu người ta có thể tìm thấy khắp mọi vỉa hè hẻm cụt của cái đô thị lớn nhất nước này. Số phận của món ăn này phải chăng được " thiên định" tặng riêng cho người nghèo, người thất cơ lỡ vận cần đến với nhau, nương tựa giúp nhau ấm bụng và mưu sinh.

Vào một ngày mưa của Sài Gòn, dù nghèo hay giàu, chỉ cần bạn là người không chấp, không nghi kỵ dơ sạch thì nồi bún riêu đang sôi sùng sục với những cuộn khói thơm nồng, sẽ giúp bạn có thêm một món ăn đêt trọn vẹn nhớ và thương ẩm thực bình dân Sài Gòn.

Ăn bún riêu tôm khô, có những quán hẻm, không tên như trên đường Nguyễn  Đình Chiểu (Quận 3) hay Nguyễn Kim (Quận 10).

Nếu muốn thưởng thức bún riêu mang đậm hương vị Bắc hơn thì đến hẻm 14 Kỳ Đồng (Quận 3) hay hẻm chung cư Trần Quốc Thảo. Quán nhỏ nhưng đầy đủ món, có cả bún ốc đến ốc bưu xào chuối xanh. Để bụng no hơn, có thể đến thưởng thức một tô bún riêu giò heo Nam bộ (385 Nguyễn Trọng Tuyển, quận Tân Bình hay trên đường  Nguyễn Cảnh Chân (Quận 1). Giò heo hầm mềm, chấm với nước me pha ớt cay nồng, tạo nên một vị bún riêu rất lạ.

Thanh Nguyên

Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
nang ton nu
Senior Member
****
Offline



Posts: 324
Re: QUÁN HÀNG RONG_TOP
Reply #1629 - 12. Nov 2012 , 15:18
 
RONG BIỂN - THẢO DƯỢC TỪ BIỂN KHƠI


Rong biển hay tảo biển không chỉ tô điểm cho đại dương thêm đẹp, nguồn cung cấp thực phẩm cho các loại sinh vật biển mà còn là loại thực phẩm có giá trị với sức khỏe.

...


Rong biển là loại cỏ biển có thể sống trong cả hai môi trường nước mặn và nước lợ. Chúng mọc trên các rặng san hô hoặc trên các vách đá, thậm chí có thể mọc dưới tầng nước sâu với điều kiện có ánh mặt trời chiếu tới để quang hợp. Rong biển không phải là động hay thực vật mà chúng được xếp vào nhóm tảo.

Rong biển trong đời sống cư dân vùng biển


Có thể nói, từ xa xưa cư dân vùng biển sẽ là những người tường tận, am hiểu hơn cả về thế giới rong biển. Tiêu biểu là người Nhật, vốn nổi tiếng với những món ăn cổ truyền liên quan nhiều đến hải sản và không thể thiếu sự hiện diện của loại hải thảo – rong biển. Họ cũng là dân tộc đi đầu trong việc sử dụng rong biển chế biến các món ăn từ thế kỷ thứ IV. Trung Quốc bắt đầu sử dụng rong biển từ thế kỷ thứ VI, chủ yếu được sử dụng trong triều đình và chỉ hoàng tộc, khách của hoàng thân mới được thưởng thức. Bởi vậy, rong biển có thể xem là đặc sản của châu Á. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là các nước tiêu thụ rong biển thực phẩm lớn nhất thế giới vào các món ăn truyền thống như: gỏi hải sản, shushi, canh rong biển… Đương nhiên, cư dân vùng biển Châu Âu, châu Mỹ, châu Đại dương vốn sành ăn không kém nên không thể bỏ qua loại thực phẩm giá trị này và cũng đã sử dụng từ rất lâu đời.

Khám phá thế giới rong biển


...

Hấp dẫn món ăn từ rong biển.


Theo nghiên cứu của các nhà sinh vật biển, trên thế giới có hơn 70 loài rong biển có thể ăn và sử dụng làm thuốc như: hải đới, rau tía, rau hoa đá, rau quần đới… Chúng là thực phẩm dễ tiêu hóa, nhiều chất dinh dưỡng mang lại sự dẻo dai, bền bỉ cho tinh thần và thể chất con người. Bởi vậy, ngày nay rong biển có mặt trong nhiều sản phẩm từ các món ăn, thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị một số bệnh lý đến sản phẩm làm đẹp, chống lão hóa…

Các nhà khoa học đã phân tích và phát hiện được trong rong biển chứa một lượng lớn các khoáng chất; iốt, vitamin, vitamin B2, axit pantotenic, magiê, sắt, canxi.., đặc biệt là một lượng lớn lignans, hợp chất thực vật ngăn ngừa tế bào ung thư. Lignans trong rong biển có khả năng chế ngự sự hình thành và phát triển của các khối u và hạn chế việc các tế bào ung thư xâm nhập vào máu đồng thời di căn ung thư qua các phần khác trong cơ thể.

...

Nộm rong biển được nhiều người ưa thích.


Với những thành phần chất khoáng cao gấp nhiều lần so với các thực phẩm khác, vì vậy, rong biển là thực phẩm quý được ưa chuộng hiện nay. Theo y học, rong biển có tác dụng bổ máu, tim và hệ tuần hoàn, thận, hệ bài tiết và các cơ quan sinh dục. Rong biển làm dẻo dai các mạch máu và các mô tế bào, giúp điều hòa hoạt động hỗ tương giữa các hệ thống trong cơ thể.

Người Nhật thường dùng aramê (giống rau câu chân vịt của Việt Nam) để chữa bệnh phụ nữ; hijiki (giống rau câu vai đen ở miền Tây Nam bộ) dùng để tăng khả năng nhu động ruột, giúp tóc sáng mướt và lọc máu; kombu (rong phiến) dùng hạ huyết áp và trị chứng phù nề; wakame (một loại rong lá) dùng tẩy sạch máu ứ sau khi sinh đẻ; nori (mứt biển) dùng trị chứng phù thủng và làm tan các bướu mỡ. Từ đó, các nhà khoa học nhận định “rong biển có thể là một yếu tố quan trọng giúp người Nhật ít mắc một số dạng ung thư” Còn ở châu Âu, rêu Ailen (mousse d’Irlande) được dùng trong dân gian làm thuốc chữa bệnh về phổi.

...

Tảo biển (một loại rong biển) được làm cơm cuốn của người Nhật


Gần đây nhiều công trình khoa học nghiên cứu xác nhận rong biển có tác dụng phòng chống vi trùng, vi rút và ung bướu. Những thí nghiệm cho thấy rong biển làm giảm lượng cholesterol trong máu, ngừa huyết áp cao, chống xơ cứng động mạch, và ngăn máu đóng cục. Ngoài ra, rong biển giúp ngăn ngừa chứng táo bón, làm đẹp da, mượt tóc, chống chảy máu chân răng, đặc biệt hạn chế biến đổi gene, dị tật thai nhi khi còn trong bụng mẹ.

Rong biển còn bảo vệ cơ thể chống lại phóng xạ, giúp cơ thể đào thải tia phóng xạ ra khỏi cơ thể qua đường bài tiết bằng cách kết hợp ăn gạo lứt, muối vừng, tương và rong biển. Theo Giáo sư Ohsawa (Nhật Bản), nhà Y học dưỡng sinh nổi tiếng thế giới, rong biển là nguồn thực phẩm quý giá cho con người. Nếu được nấu nướng đúng cách và sử dụng đúng tỉ lệ trong một chế độ ăn uống quân bình âm dương, các loại rong biển sẽ mang lại sức khỏe, sự trẻ trung và trường thọ cho con người.

Phần lớn các loại rong biển có mùi tanh của biển, nhưng biết cách nấu nướng, chúng sẽ trở nên ngon lành khoái khẩu. Sau đây là vài món rong biển trích từ sách “Ăn uống theo phương pháp Ohsawa” (nấu ăn quân bình âm dương),

1. Nước canh rong biển: Một miếng rong biển dài 10 – 15cm và 4 chén nước. dùng vải lau sạch hai mặt miếng rong (không rửa nước), rồi đem ngâm ngập nước 2 – 3 giờ. Thêm nước cho đủ 4 chén, đem nấu sôi khoảng 1 giờ. Lọc lấy nước nấu canh hoặc ninh hầm thức ăn.

2. Rong biển hầm tương: Một miếng rong biển dài 30cm và nửa chén tương. Lau sạch và cắt thành 20 miếng nhỏ, cho rong vào nồi và đổ ngập nước. Đun sôi và tiếp tục ninh (hầm) độ nửa giờ. Cho tương vào (phân lượng bằng số nước còn lại trong nồi), rồi thêm nước cho ngập tất cả. Nấu đến khô, rồi lại thêm tương và nước (bằng nhau) cho ngập các miếng rong. Khi khô nước nhắc xuống để nguội. Có thể dùng ăn với cơm cháo, mỗi ngày độ 3 – 4 miếng. Khi trong người mệt mỏi, bỏ một miếng rong vào một tách nước trà nóng, uống sẽ khỏe ra.

3. Mứt biển rang dầu: Chọn loại mứt biển không dính ốc cát, cho vào chảo nóng rang đến khi khô giòn, thêm dầu ăn vào trộn nhanh; mứt thơm mùi thì rưới ít tương nước (tamari) và đảo nhanh vài lượt thì nhắc xuống. Dùng ăn với cơm cháo, làm món nhắm rượu hoặc thêm vào các món rau củ rất ngon.

Hoàng Anh – langvietonline.vn.
Back to top
« Last Edit: 12. Nov 2012 , 15:49 by nang ton nu »  
 
IP Logged
 
nang ton nu
Senior Member
****
Offline



Posts: 324
Re: QUÁN HÀNG RONG_TOP
Reply #1630 - 12. Nov 2012 , 16:08
 
RONG BIỂN - RAU CÂU CHÂN VỊT


...


Rau câu chân vịt là loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe chứa nhiều Caxi và Iốt, ngoài ra Rau Câu Chân Vịt còn có tính thanh nhiệt rất thích hợp dùng trong mùa hè, đây là loại rong biển được sơ chế trực tiếp từ thiên nhiên không dùng chất bản quản.

Nhưng để thưởng thức món ngon này chúng ta cần: Rửa sạch lại và ngâm trong nước khoảng 1 tiếng để Rau câu nở mềm ra sau đó chúng ta có thể chế biến thành những món ăn tùy thích dành tặng cho gia đình yêu thương của mình, mình xin chia sẽ với các bạn về những món sau:

1/ Chè Rau Câu Chân Vịt:


-Chuẩn bị: Bột Rau Câu dẻo( có bán ngoài chợ), Rau Câu Chân Vịt, Đường hoặc Đường Phèn, Nước, Gừng

-Cách nấu: Hòa Bột Rau Câu dẻo vào lượng nước vừa phải khấy đều trên lửa nhỏ khoảng 15 phút rồi cho thêm đường vào đợi đun sôi lúc này chúng ta cho Rau Câu Chân Vịt vào đảo đều tay. Chú ý không để Rau Cau Chân Vịt sôi lâu vì sẽ mất đi độ dai. Sau cùng cho Gừng đã giã nát vào khấy đều lần nữa để nồi chè được thơm và nồng.

-Bạn có thể dùng Chè nóng liền hoặc để Chè đông lại rồi cho vào tủ lạnh dùng dần sẽ càng ngon hơn.

2/ Gỏi Rau câu Chân Vịt:


-Chuẩn bị:
Cà rốt: 1 củ
Dưa leo: 1 quả
Củ cải trắng : 1 củ
Đậu hủ ngon: 1 bìa
Tàu hủ ky: 1 lá
Boarô: 1 cây
Chanh: 3 quả
Ớt đỏ: 3 quả
Kiệu: vài tép
Bánh tráng mè: 3 cái
Gia vị: xì dầu, tiêu, muối, dấm, đường

- Cách làm:
Ngâm Rau Câu Chân Vịt cho nở mềm
Củ cải trắng: chọn củ cải chắc, cầm nặng tay, gọt vỏ sạch. Cắt củ cải thành từng khúc khoảng 5 cm, rồi cắt dọc thành từng thỏi bằng mút đủa. Đem bóp một chút muối để củ cải hết hăng, rồi vắt cho ráo.
Cà rốt: chọn củ không có phần xanh gần cuống lá, nếu có thì gọt bỏ. Cắt thành thỏi, bóp muối và vắt ráo như củ cải.
Lấy 1 chén dấm hòa tan với 3 muỗng súp đường, rồi cho củ cải trắng và cà rốt đã vắt ráo vào ngâm khoảng 15 phút. Sau đó đem vắt khô.
Dưa leo: gọt vỏ, cắt thỏi giống như củ cải, bóp 1 chút muối rồi vắt khô.
Đậu hủ: cắt thỏi như củ cải trắng, đem chiên vàng.
Tàu hủ ky: đem chiên phồng, để nguội rồi bóp nhỏ.
Bắc chảo dầu nóng, cho vào 1 muỗng súp dầu, cho boa-rô xắt nhỏ vào xào thơm, rồi cho đậu hủ, tàu hủ ky vào xào, nêm gia vị cho thấm, để nguội.
Đâm kiệu và ớt đỏ, hòa chung với chanh, xì dầu, đường, nếm vừa ăn.
Cho vào tô lớn các loại: rau câu, củ cải, cà rốt, dưa leo, đậu hủ, tàu hủ ky đã chế biến. Rưới hỗn hợp trên vào, trộn đều cho thấm, rắc thêm đậu phụng rang chín đã đâm nhuyễn và rau răm xắt nhỏ vào.

Món này dùng chung với bánh tráng gạo (có nhiều hạt mè), đem nướng chín trên lửa than

Đây là món ăn chế biến từ rong biển, chứa nhiều i-ốt, nên rất tốt cho người ăn chay lâu ngày

...


Trích từ quangbasanpham.vn
Back to top
« Last Edit: 12. Nov 2012 , 16:19 by nang ton nu »  
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: QUÁN HÀNG RONG_TOP
Reply #1631 - 31. Jan 2013 , 11:37
 


...
Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: QUÁN HÀNG RONG_TOP
Reply #1632 - 05. Feb 2013 , 17:27
 


Thịt kho nước dừa Nam bộ


Từ nhỏ tới lớn, tôi quen ăn món thịt kho do Nội và mẹ làm nên đi đâu cũng hay để ý xem người ta làm có ngon như vậy không. Và thú thật, như cha tôi nói, nồi thịt kho của Nội là “độc nhất vô nhị”.

Mới rằm tháng Chạp mà “đơn đặt hàng” của tôi đã dày kín. Mấy cô em họ của ông xã cứ kèo nài:
“Chị kho dùm em nồi thịt nha, ba mẹ em nói chỉ có thịt kho của chị là ngon nhất, em kho lần nào cũng bị chê”.
Ông xã tôi nghe vậy thì lườm mấy cô em:
“Phải tập làm đi chớ, hồi đó chị Hương cũng đâu có biết làm, tập riết thì cũng làm được thôi mà. Ai hơi sức đâu mà làm cho mấy cô hoài?”.


...


Tuy nói vậy nhưng xem ra ông xã tôi rất tự hào vì vợ mình được “một tiểu đội” em út tin cậy. Đúng là hồi đó, tôi chẳng biết làm gì…
Khi tôi chuẩn bị lấy chồng, một bữa tình cờ tôi nghe Nội nói với mẹ: “Con Bé Sáu lấy chồng sao má lo quá. Nhỏ lớn chỉ toàn lo ăn học chớ còn biết làm gì đâu. Về nhà chồng mà không biết nấu nồi cơm, người ta chửi nó, chửi cả đứa đẻ ra nó…”.
Tôi nghe vậy cũng thấy lo lo. Tuy sinh ra ở miệt vườn Cái Mơn nhưng từ nhỏ, tôi đã sướng hơn các anh chị vì là út. Trên tôi là 4 anh trai nên khi sinh được tôi là con gái, cha mẹ tôi mừng lắm, suy nghĩ mấy ngày đêm mới đặt cho tôi cái tên “Thiên Hương”.
Ấy vậy mà từ khi biết nghe gọi tên mình, tôi chỉ nghe bà Nội gọi rặt một cái tên “con Bé Sáu”.  Nội bảo: “Không có Thiên Hương, Thiên Hiếc gì ráo. Đặt tên xấu cho dễ nuôi”. Rồi mấy bác, mấy chú, mấy cô, cậu, dì đều cứ “con Bé Sáu” mà gọi khiến tôi “chết danh” Bé Sáu cho tới tận bây giờ.
Chính vì là út cưng như vậy nên tôi chẳng phải làm gì, mọi thứ đã có bà Nội, có mẹ rồi sau này là các chị dâu lo. Cho tới ngày tôi đi lấy chồng. Nhà chồng tôi ở Sài Gòn, ba mẹ chồng tôi đều là công chức. Chồng tôi là con trai trưởng nên thoạt đầu ba mẹ tôi do dự không muốn gả. Về sau thấy chúng tôi thương nhau quá nên đành chấp nhận. Lúc hai gia đình gặp nhau, bà Nội tôi nói với mẹ chồng tương lai của tôi: “Con Bé Sáu nhà thím dở lắm, có gì cháu bỏ qua và chỉ bảo thêm cho nó. Thím và cha mẹ nó cám ơn”. Mẹ chồng tôi nghe vậy thì rất cảm kích. Bà hứa sẽ coi tôi như con ruột.
Vậy là Nội tôi yên tâm phần nào.
Còn chừng tuần lễ nữa là đám cưới, Nội dắt tôi đi chợ. Tới hàng thịt quen, Nội nhờ người ta chỉ dẫn cho tôi cách chọn thịt ngon rồi cắt một miếng ba rọi rút sườn chừng 2 ký. Nội bảo sẽ dạy tôi nấu một món “lận lưng” để về nhà chồng vì ngày Tết hay giỗ chạp đều cần có món thịt kho nước dừa.
Từ nhỏ tới lớn, tôi quen ăn món thịt kho do Nội và mẹ làm nên đi đâu cũng hay để ý xem người ta làm có ngon như vậy không. Và thú thật, như cha tôi nói, nồi thịt kho của Nội là “độc nhất vô nhị”.
Thịt ba rọi rút sườn mua về Nội bảo tôi làm sạch, cắt miếng thịt dài chừng 5 phân, dày khoảng 4 phân rồi lấy dây lát cột chặt lại.
“Xong rồi bây để đó đi, lấy cái nồi bắt nồi nước lên cho Nội…”- Nội đứng sau lưng chỉ dạy.
Nước sôi, Nội bảo tôi :
Cho thịt vào trụng để miếng thịt săn lại, sau đó rửa sạch rồi mới ướp.
“Tỏi, ớt phải bằm thiệt nhuyễn…ừ, được rồi. Bây lấy cái bọc vải bột mì Nội treo chỗ cái gạc-măng-rê lại đây…”.
Sợ nóng tay tôi nên công đoạn vắt lấy nước tỏi ớt, Nội giành làm. Nội bảo, chỉ lấy nước ướp thịt thôi chớ cho cả xác tỏi ớt vào thì nước thịt kho bị lợn cợn không đẹp.
Khi ướp thịt, Nội chỉ cho chừng 2 muỗng nước mắm chứ không cho nhiều, chút xíu đường , tieu den.
Đặc biệt, Nội còn cho vào thịt ướp 2 muỗng nước cốt chanh “để cho miếng thịt được trong, đẹp”. Nội tuyệt đối không xài nước màu  vì “chỉ cần nước dừa là miếng thịt đã đẹp rồi, thêm nước màu, thịt sẽ bị đen”.

Ướp thịt chừng 1 tiếng đồng hồ thì Nội bảo tôi chặt 2 trái dừa lấy nước bắt lên bếp.
Dừa là thứ dừa xiêm trong vườn nhà, trái nhỏ, nước ít mà ngọt lịm. Khi nước dừa sôi, Nội cho thịt vào, để lửa to cho sôi bùng lên rồi bắt đầu hạ lửa, vớt bọt.
“Bây cứ để lửa riu riu như vậy cho nước dừa thấm vô miếng thịt, khi ăn miếng thịt sẽ ngọt mà giòn…”.
Chừng 2 tiếng đồng hồ, nước dừa rút gần cạn thì Nội bảo tôi chặt tiếp 2 trái dừa khác:
“Bây làm siêng thì nấu cho nước dừa sôi lên rồi đổ vô, còn làm biếng thì cứ đổ vô luôn cũng được…”.
Nội cho thêm nước dừa vào ngập thịt rồi để lửa thật nhỏ. Đến lúc này thì mùi thịt kho đã thơm đầy nhà, thậm chí đi ngoài đường cũng ngửi thấy.
Lấy chiếc tăm tre xom miếng thịt thấy đã mềm, Nội bảo:
“Bây lấy chai nước mắm ăn sống lại đây cho Nội. Coi nè, phải cho nước mắm từ từ chớ không được đổ hết một lần…”.
Nội rót 1 muỗng nước mắm cho vô nồi thịt; sau đó cứ 10 phút lại thêm một muỗng, cho tới khi nêm nếm thấy vừa ăn và thịt cũng vừa mềm tới thì tắt lửa.

...




Miếng thịt kho theo cách của Nội vàng ươm, thơm lừng, ngọt lịm, giòn tan trong miệng.
Bạn bè tôi tới nhà chơi, ăn một lần thì nhớ hoài…
Cái món thịt kho của Nội tôi là “độc nhất vô nhị” bởi bao nhiêu năm nay, tôi gõ từ khóa “thịt kho nước dừa” trên Google đều không thấy chỉ dạy như vậy.
Tuy nhiên, đó không phải là nguyên nhân chính làm cho món thịt kho của Nội trở nên “vô đối” trong suy nghĩ và tình cảm của cha tôi mà là vì khi làm món ăn đó cho con cháu.
Nội tôi đã để vào đó tất cả tình yêu cũng như sự nhẫn nại, chịu thương, chịu khó của một người mẹ, người bà…
Tôi học được của Nội cái cách vào bếp để có những bữa cơm ngon. Đó không phải là sơn hào, hải vị mà là cái cách mình chăm chút, nêm nếm “gia vị yêu thương” để những món bình thường nhất cũng trở thành cao lương, mĩ vị trong suy nghĩ của những người thân yêu của mình.
Nội tôi mất vào dịp gần Tết nên năm nào đến những ngày này, tôi cũng nhớ bà da diết.
Còn mẹ tôi thì hôm đám giỗ Nội, lại kho một nồi thịt thật ngon để cúng bà.
Lần nào cũng vậy, xong đám, thứ gì cũng còn ê hề nhưng nồi thịt kho thì hết veo ngay từ hôm đầu tiên.
Cha tôi nói, thịt kho của Nội là “độc nhất vô nhị”. Mà tôi cũng thấy đúng như vậy...

Thiên  Hương
Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: QUÁN HÀNG RONG_TOP
Reply #1633 - 06. Feb 2013 , 17:19
 


Thử sức với chè mâm 12 món


...


Những ai lần đầu tiên đi ngang quán, nghe thực khách gọi: “Cho một mâm chè!” đã thấy ngạc nhiên. Nếu biết mâm có 12 chén chè và 1 dĩa xôi sẽ càng giật mình, vì chè xưa nay chẳng phải là món ăn để no. Nhưng khi nhập cuộc bạn sẽ thấy yên tâm vì tuy mỗi mâm có tới 13 thức nhưng chén nào chén nấy "vừa khít" trong mấy muỗng đầy, đủ để bạn thòm thèm.

Trong "bộ sưu tập" 12 loại chè có đủ loại, nào là chè ba bà ,chè khoai môn ,chè đậu đen cốt dừa, chè trôi nước, chè táo xoạn... nóng hổi đựng trong những chiếc chén nhỏ xinh xắn, trông thật hấp dẫn.

Mỗi món một vị đặc trưng không lẫn vào đâu được. Chè đậu xanh ngọt thanh, béo bùi; chè trôi nước beo béo cốt dừa, thơm lừng mè rang; vị mè đen nhân nhẫn...

Chè chén phủ phê

Tuy thực đơn chính chỉ có 12 món chè những nếu gọi nguyên mâm bạn sẽ được thưởng thức tới 13 vị đấy. Ngoài 12 chén chè khác nhau bạn còn được "bonus" thêm một dĩa xôi đậu xanh.

Những chén chè nhỏ xinh, đủ sắc xếp trên chiếc mâm thiếc sáng loáng trông thật hấp dẫn. Tuy nhiên nếu muốn thưởng thức nguyên mâm thì nhất định phải rủ cả hội. Như thế vừa bảo đảm đánh chén sạch sẽ mà vẫn không quá no nê.

Nếu chỉ đi có “2 mình” thì nhớ cân nhắc kỹ trước khi quyết định có gọi nguyên mâm không nhé, tránh tình trạng “no bụng đói con mắt”.

Quán bắt đầu phục vụ tầm 4-5h chiều, giờ này cũng là giờ các teen oanh tạc mạnh nhất. Quán chè mâm không chỉ “hút khách” vì giá khá mềm, thực đơn đa dạng mà còn bởi không khí mà nó mang lại. Nét nhộn nhịp, vui tươi khi một lúc gọi nguyên mâm chè, "chọt muỗng" qua lại..., đến lúc tàn cuộc lại chiêm ngưỡng chồng chén đồ sộ. Thế mới biết món ăn không chỉ cần ngon.

Quán chè mâm từ lâu đã trở thành địa điểm quen thuộc của teen ghiền chè. Mỗi chén có giá 2 nghìn đồng, nguyên mâm thì 27 nghìn lận vì món xôi "lạc loài" có giá 3 nghìn.

Không khí đông vui, nhộn nhịp của những trận thách đấu cười té ghế cũng là đặc trưng của quán. Thường sau mỗi “trận chiến” ai nấy đều no cằng bụng, và người thua cuộc sẽ phải trả tiền cho cả chầu chè.

Nhiều người thắc mắc chè ở đây không quá xuất sắc so với một số quán chè khác ở Sài Gòn, tại sao lại đông khách đến thế? Có nhiều câu trả lời cho thắc mắc trên, nhưng với tôi tìm đến và ăn ngon lành bởi cái lạ mắt, lạ miệng, thỏa thuê đánh chén cùng lúc 12 loại chè, bên này một tí, bên kia một tẹo cũng đủ vui.

Địa chỉ: Bên hông chung cư Sư Vạn Hạnh, gần góc đường Sư Vạn Hạnh - Nguyễn Chí Thanh.
Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Mytat
Gold Member
*****
Offline


Peace - Love - Happiness

Posts: 5276
Gender: female
Re: QUÁN HÀNG RONG_TOP
Reply #1634 - 14. Feb 2013 , 11:51
 






Nhớ nồi bánh tét đêm giao thừa



Trong cái khí trời se se lạnh của thời tiết đang giao mùa, cả nhà cùng ngồi quây quần bên ánh lửa bập bùng cùng chờ bánh chín.Tết thời thơ ấu thường đong đầy trong ký ức của mỗi người bằng những buổi tối cuối năm bên nồi bánh chưng, bánh tét nghi ngút khói. Cả nhà thường tụ tập quanh góc bếp để canh nồi bánh tét sao cho kịp vớt ra để cúng giao thừa. Từ vài ngày trước đó đã phải chọn cắt những tấm lá dong, lá chuối lành lặn, đem rửa sạch qua mấy lượt nước mưa rồi dựng lên trên mấy chiếc nia cho ráo nước.

Nếp để gói bánh là nếp hương, một thứ nếp hạt nhỏ, tròn trĩnh, có mùi hương thơm ngát tỏa ra khắp nhà. Nếp được đãi thật sạch, ngâm nước cho mềm trước khi gói. Nhân bánh tét được làm từ  đỗ xanh, thịt lợn... Đỗ xanh chọn loại hạt nhỏ, ruột vàng thì sẽ thơm ngon hơn. Đỗ xanh xay vỡ, ngâm trong nước chừng 1-2 giờ rồi đãi sạch vỏ xanh, nấu chín, đánh tơi để làm nhân bánh. Thịt lợn chọn loại thịt ba chỉ hoặc thịt vai sấn thì mới ngon. Không nên chọn loại thịt quá nạc. Thịt rửa sạch thái thành các miếng dài chừng 5-7 cm, dày chừng 0,5 cm, ướp muối, tiêu, hành củ thái lát cho ngấm chừng 15 phút trước khi gói bánh.


...

Dùng lá dong hoặc lá chuối để gói bánh. Ảnh: D.L.


Khi tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị xong, được bày ra giữa nhà và chuẩn bị gói bánh. Lấy 4 lớp lá chuối trải dài và chồng lên nhau, đổ nếp dọc theo chiều dài của lá, tiếp đến cho đậu và thịt lợn lên, sau cùng đổ lên trên một lần nếp nữa. Gấp 2 mép lá chuối hai bên lại cho thành một đòn dài, bẻ gập một đầu lá chuối và dựng đứng đòn bánh tét lên. Dùng tay vỗ vào thân bánh để nếp bên trong lèn chặt vào nhau, gập đầu lá còn dư lại cho gọn, xé hai miếng lá chuối to bằng đầu bánh, xếp thành hình chữ thập trên đầu bánh và dùng lạt buộc lại. Sau đó dựng ngược đầu còn lại lên và làm tương tự.


...
Bánh được gói thành từng đòn dài với sợi lạt buộc bên ngoài rất đều và đẹp. Ảnh: D.L.


Bánh sau khi gói xong, dùng lạt buộc dọc theo thân bánh với những khoảng cách nhất định, trong quá trình buộc không nên buộc quá chặt hoặc quá lỏng. Nếu buộc lỏng quá, khi nấu bánh nước sẽ vào bên trong làm bánh hư, nếu buộc chặt quá, nếp sẽ không chín được, bánh bị sống. Khi gói xong, lấy một chiếc nồi lớn, lót vào bên dưới một ít lá chuối, chất bánh vào, bên trên mặt để thêm vào miếng lá chuối nữa, đổ đầy nước và đem nấu. Trong quá trình nấu, nhớ canh lửa thật đều, lâu lâu mở nắp nồi, nếu nước rút xuống là phải múc nước châm thêm vào.

Khi bánh chín, vớt bánh ra và  treo cho ráo nước. Trong đêm giao thừa, bánh được sắp vào mâm để dâng cúng trời đất, tổ tiên vào phút giây giao hòa của ngày đầu năm đầy ước vọng.

Hàn Linh


...

Back to top
 

Friendship is a rainbow between 2 hearts sharing 7 colors: hoahong.gif Secret hoahong.gif Truth hoahong.gifSadness hoahong.gifFaith hoahong.gif Happiness hoahong.gifRespect hoahong.gif Love hoahong.gif
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 107 108 109 110 
Send Topic In ra