Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Danh Mục Cám Ơn  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 4 ... 6
Send Topic In ra
Danh Mục Cám Ơn (Read 12571 times)
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3623
Gender: female
Re: Danh Mục Cám Ơn
Reply #15 - 15. Nov 2008 , 17:32
 
Vu Ngoc Mai wrote on 15. Nov 2008 , 16:11:
Roll Eyes
Kahat thương,
Em ơi, học là một chuyện còn hành lại là điều khác nữa.  Làm thơ viết văn thì phải có cảm hứng, không thôi lại chỉ là thợ văn, thợ thơ mà thôi.  Vậy có ai thưởng thức thơ mình thì cứ nhận đi, không cần phải nghĩ về quá khứ xem VV của mình được bao nhiêu điểm đâu em à.
Cô Ngọc Mai


Cô Mai kính !

Em xin vòng tay cúi đầu nhận lãnh lời khuyên dịu ngọt của cô , Vâng khi em được hai cô thưởng thức khen thơ là một điều hạnh phúc lắm lắm cô ạ

Chúc cô luôn vui vẻ

Trọng kính

Kahat
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Danh Mục Cám Ơn
Reply #16 - 15. Nov 2008 , 18:23
 
Lính gác lều xin trình diện  cô, trưa hôm nay ở chỗ làm TB nghe radio TNT trong chương trình thiếu nhi lúc 12.30 , tb có nghe cu Bột ,( con trai út của em ) gọi lên để tập nói ,đọc tiếng Việt vối cô phụ trách ,cô ơi nó đọc bài ƠN SÂU NHGIA NẶNG ,hỏi ra mới biết anh Dũng in ra cho nó đọc.Cô đừng máng nghe cô ,cu Bột chỉ đoc có 4 đoạn đầu thôi. Từ đầu đến...............sự hổ trợ của cộng đồng , chương trình này sẽ phát lại vào sáng ngày mai chủ nhật lúc 7 am tại website  radiotiengnuoctoi.com. Xin cô đừng phạt cả vợ chồng con cái nhà TB dám làm rồi mới thưa nghe cô. Em TB kính cô ạ !
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Vu Ngoc Mai
Gold Member
*****
Offline


Giáo Sư Cố Vấn

Posts: 3463
Re: Danh Mục Cám Ơn
Reply #17 - 16. Nov 2008 , 07:20
 
Roll Eyes
Thu Béo thương,
Lính gác lều mà để thiên hạ rinh bài đi không biết thì bị phạt, nhưng thôi du di, vì vô tình đã có công phổ biến bài của cô giáo, cũng "tốt  thôi."
Cô Ngọc Mai
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Danh Mục Cám Ơn
Reply #18 - 16. Nov 2008 , 10:32
 
ngo_thi_van wrote on 15. Nov 2008 , 04:04:
Em Kahat oi ,
Sao em lam tho mot cach đe dang den the ma lot dươc het y nghia trong bai cua Dau Do da dua len.
The moi biet trương Le Van Duyet khong thieu " nhan tai " va
" van nhan " Cac Co Thay cung dươc vinh hanh lay !
Co Van


Vu Ngoc Mai wrote on 15. Nov 2008 , 16:11:
Roll Eyes
Kahat thương,
Em ơi, học là một chuyện còn hành lại là điều khác nữa.  Làm thơ viết văn thì phải có cảm hứng, không thôi lại chỉ là thợ văn, thợ thơ mà thôi.  Vậy có ai thưởng thức thơ mình thì cứ nhận đi, không cần phải nghĩ về quá khứ xem VV của mình được bao nhiêu điểm đâu em à.
Cô Ngọc Mai


Kính thưa Cô Ngọc Mai và Cô Vân,
Hôm nay em mới khoanh tay thỏ thẻ thưa rằng chị Lê Thị Kinh Woàng này tuy không phải học LVD nhưng là thành viên thâm niên của sân trường này ạ.
Chị vừa có tâm hồn thơ như Cô vừa khen và vừa có "tâm hồn ăn uống"  nữa ạ, chị đã mở mục Nhâm Nhi Đôi Vần rất hấp dẫn ở D/D những năm cũ. Em xin mời  các Cô và cả nhà bấm vào đây (
Nhâm Nhi Đôi Vần
) đọc chị diễn thơ 100 món của nữ sĩ Tỉ Quê viết trong Thực Phổ Bách Thiên, và nhiều bài thơ rất tinh tế và duyên dáng về các món ăn khác nữa.

TB: Em đã nhớ sai, tưởng Thực Phổ Bách Thiên là văn xuôi, em vừa xem lại là 100 bài tứ tuyêt.
Back to top
« Last Edit: 16. Nov 2008 , 11:13 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12993
Gender: female
Re: Danh Mục Cám Ơn
Reply #19 - 16. Nov 2008 , 18:21
 
Em Dang My oi ,
Back to top
 
 
IP Logged
 
ngo_thi_van
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 12993
Gender: female
ve: Danh Mục Cám Ơn
Reply #20 - 16. Nov 2008 , 18:34
 
Em My ,
Coviet chua xong thi cai may lanh chanh da voi goi cai thu di mat !
Cam on em da chua benh cho cai may cua Co qua khong gian , bay gio Co da tra loi dươc roi , chu ban chieu thi danh chiu ! va cung cam on em da cho hai Co biet la Kahat khong phai la hoc sinh LVD , Co thay chang co van de gi ca !
Co da xem trang dau cua Nham Nhi...thay tho cua Kahat co phang phat hoi hương tho cua Nu Si Ho Xuan Hương. Bai Rau Ma that la cam dong. Kahat lam tho mot cach rat de dang.
Co Van
Back to top
 
 
IP Logged
 
Vu Ngoc Mai
Gold Member
*****
Offline


Giáo Sư Cố Vấn

Posts: 3463
Re: Danh Mục Cám Ơn
Reply #21 - 16. Nov 2008 , 19:04
 
Shocked
Em Tuyết Ngố ơi,
Thấy cô Vân mừng sinh nhật em mới biết chắc chắn TN là Tuyết Ngố để mà bắt chước mừng sinh nhật muộn của em.  Thế là năm ni được bao nhiêu cái...xuân xanh rồi vậy ta?  Thôi nếu muốn dấu tuổi thì không cần phải trả lời đâu em nhé.
Cô Ngọc Mai
Back to top
 
 
IP Logged
 
Vu Ngoc Mai
Gold Member
*****
Offline


Giáo Sư Cố Vấn

Posts: 3463
Re: Danh Mục Cám Ơn
Reply #22 - 16. Nov 2008 , 19:15
 
Roll Eyes
Em Đặng Mỹ và Ka Hát thương,
Chu choa ôi em lại cho hai cô cái tin về Kinh Hoàng nhưng chẳng ...dễ sợ tí nào, vì Kinh Goàng này có hồn thơ lai láng quá chứ. 
Cám ơn Đặng Mỹ, cô sẽ vào xem thêm thơ của Kahat.  Rất càm ơn KH đã gia nhập làng LVD.  Bây giờ em đã là người nhà của "cả nhà" rồi, tha hồ mà múa bút cùng các cô và các bạn nhé.
Thương,
Cô Ngọc Mai
Back to top
 
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3623
Gender: female
Re: Danh Mục Cám Ơn
Reply #23 - 17. Nov 2008 , 05:30
 
Vu Ngoc Mai wrote on 16. Nov 2008 , 19:15:
Roll Eyes
Em Đặng Mỹ và Ka Hát thương,
Chu choa ôi em lại cho hai cô cái tin về Kinh Hoàng nhưng chẳng ...dễ sợ tí nào, vì Kinh Goàng này có hồn thơ lai láng quá chứ.  
Cám ơn Đặng Mỹ, cô sẽ vào xem thêm thơ của Kahat.  Rất càm ơn KH đã gia nhập làng LVD.  Bây giờ em đã là người nhà của "cả nhà" rồi, tha hồ mà múa bút cùng các cô và các bạn nhé.
Thương,
Cô Ngọc Mai


Kính thưa cô Ngọc Mai và cô Vân !

Rất sung sướng , được hai cô chấp nhận em như một học sinh LVD , mà đã từ lâu mặc dù em vào đây dạo sân trường đều đều nhưng vẫn tự coi mình là giả hiệu...Nay nhờ có chị ĐMỹ đánh bạo thú tội lại nhằm lúc hai cô đang dễ chịu trong người nên đã không bắt tội Kahat mà còn dễ dãi chấp nhận Em như một học sinh chính thức ...

Em rất cám ơn hai cô và hứa sẽ là học sinh ngoan của hai cô như đã và còn trong tương lai

Kahat
Back to top
 
 
IP Logged
 
Vu Ngoc Mai
Gold Member
*****
Offline


Giáo Sư Cố Vấn

Posts: 3463
Re: Danh Mục Cám Ơn
Reply #24 - 17. Nov 2008 , 08:53
 
Shocked
Em Kahat ơi,
Như vậy thì từ nay em cứ vào diễn đàn mà Ka với Hát nhé! 
Cô Vân và cô chúc em luôn có làn hơi phong phú và cảm hứng dồi dào.
Thân,
Cô Ngọc Mai
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Danh Mục Cám Ơn
Reply #25 - 17. Nov 2008 , 11:43
 
Kính thưa Cô Ngọc Mai,

Em xin phép mang về góp thêm trong Danh Mục Cám Ơn này bài viết của chị Mỹ Phương ( Khoa Học 74)  em đọc bên Khoa HọcSG.
Chắc cũng có những anh chị em tìm thấy tâm tư của mình trong bài viết này giống như em, tâm tư của một người luôn cảm thấy mình thật diễm phúc, đã có 20 năm được bảo vệ để sống một thời tuổi trẻ đẹp đẽ yên lành dưới thời tao loạn chiến tranh. Càng nhìn thấy đời sống nhọc nhằn tủi nhục của thế hệ con cháu mình đang sống tại đất nước VN sau khi đất nước đã thanh bình gần 35 năm,  em lại càng thấy mình đã mắc một món nợ mà bao lời cảm ơn cũng chưa thể an lòng.  

Khoác Áo Trắng


Bút ký của Mộc Hương

Hôm nay là ngày thứ hai của niên học đầu tiên con gái tôi bước vô trường Nha, cũng là ngày Lễ Áo Trắng - White Coat Ceremony, được tổ chức cho sinh viên năm thứ nhất, nhằm trung tuần tháng 9 mỗi năm.
Hai vợ chồng tôi theo dòng người lũ lượt kéo vô hội trường Schoenberg Hall của trường đại học UCLA, nơi buổi lễ được cử hành. Nhìn nét mặt hớn hở của các phụ huynh sinh viên, ai cũng cảm nhận được nỗi hân hoan đang tràn ngập trong lòng mỗi người.

Vợ chồng tôi sắp hàng đôi, chậm rãi tiến về phía cửa vô. Minh, chồng tôi, vừa đi vừa nhìn quanh:

-“Họ đi dự cũng đông ghê!”

-“Chớ sao”.

Tôi trả lời thờ ơ vì còn đang ngóng về phía trước coi con gái đã vô chưa, bất chợt nghe một giọng nói thật nhẹ nhàng:

-“Có phải học trò trường Nha làm Lễ Áo Trắng ở đây không, cô?

Tôi quay qua:

-“Dạ phải, thưa bác”.

Một người đàn bà lặng lẽ theo sau chúng tôi, bà không nói thêm một lời nào.

Chúng tôi vô không sớm lắm nên chỉ còn ghế trống ở nửa sau của hội trường. Tôi và Minh chọn một chỗ thuộc dãy giữa. Tám mươi tám tân sinh viên đã an tọa nơi các hàng ghế đầu. Minh mau chóng nhận ra con gái của chúng tôi trong đám sinh viên mà đa số là nam sinh.

Phụ huynh sinh viên lần lượt vô đầy hội trường, da trắng chen lẫn da màu. Xoay người nhìn quanh một vòng, mắt tôi chợt chạm phải cái bới tóc rất Việt Nam của người đàn bà đã hỏi tôi ngoài cửa. Dù biết gặp gỡ người Việt ở Cali là chuyện thường, tôi vẫn không ngăn được tò mò khi thấy bà ấy ngồi một mình giữa những người da trắng. Người đàn bà tuổi độ bảy mươi ngoài này đi với ai mà ngồi lạc lõng như vậy. Tôi chưa kịp thắc mắc thêm thì hội trường bỗng trở nên im lặng vì người điều khiển buổi lễ đang tuyên bố bắt đầu chương trình.

Sau phần chào cờ là diễn văn của Hiệu Trưởng trường Nha, nối tiếp bởi phần phát biểu của hội cựu sinh viên trường Nha - Apollonian Society, rồi từng tân sinh viên được giới thiệu với quan khách.

Mỗi sinh viên bước lên sân khấu đều cầm trong tay một chiếc áo choàng trắng, sắp hàng chờ tới phiên để được một vị giáo sư trường Nha tận tay khoác chiếc áo này lên người.

Nhìn con gái tôi trong áo choàng trắng, tôi không thể dấu đôi mắt rưng rưng với hai ngấn lệ chực tuôn trào. Những giọt nước mắt hạnh phúc vì con tôi đã trưởng thành và chọn được cho mình một hướng đi, cũng là những giọt nước mắt thương cảm cho đời một người khoác áo trắng. Chiếc áo tưởng nhẹ nhàng nhưng ngầm mang bao trọng trách mà vợ chồng tôi khoác lên vai đã nửa đời người.

Sau khi chụp hình lưu niệm với Hiệu Trưởng, tân sinh viên tự giới thiệu về bản thân mình. Mỗi khi một sinh viên dứt lời thì tiếng vỗ tay lại vang dội. Nếu để ý, sẽ biết ngay thân nhân của tân sinh viên đó là ai, vì tức nhiên họ vỗ tay nồng nhiệt hẳn lên, những người trẻ còn ngay cả hò hét vang dậy. Tôi cố để ý coi người đàn bà Việt Nam bới tóc vỗ tay cho ai trong số dăm ba sinh viên Việt Nam của lớp Nha này, nhưng bà ta không biểu lộ cảm xúc nào đặc biệt cho ai. Tôi nghĩ, có lẽ đó là cung cách trầm lặng của người Á Đông.

Sau khi các tân sinh viên đọc xong lời thề thì buổi lễ được kết thúc. Mỗi gia đình chờ đón con em của mình, họ ôm hôn chúc mừng và cùng kéo nhau qua Health Sciences Patio của trường Nha, nơi tiếp đãi bữa ăn trưa.
Gia đình tôi lấy thức ăn mang tới một cái bàn riêng rẽ nơi đầu dãy. Tôi vừa ngồi xuống băng gỗ, thì cũng vừa đúng lúc người đàn bà Việt Nam bới tóc đi ngang, tay mang dĩa thức ăn, mắt ngó quanh, có lẽ đang tìm chỗ ngồi. Không bỏ lỡ cơ hội, tôi gọi:

-“Bác ngồi đây đi, thưa bác”.

Bà ấy quay lại, mắt chợt sáng lên:

-“Hên quá! Cô cho tôi ngồi chung với”.

Sau vài câu xã giao, chúng tôi im lặng thưởng thức bữa ăn trưa. Được một lát, Minh đứng dậy, hỏi:

-“Bác dùng nước chi, để cháu đi lấy?”

Bà ấy nhìn Minh bằng cặp mắt biết ơn:

-“Nhờ cậu lấy giùm tôi chút nước mát”.

Tôi nói với theo:

-“Cho em một lon "Coke" luôn”.

Con gái tôi cũng theo Ba nó đi lấy nước. Còn lại hai người, tôi bắt đầu gợi chuyện:

-“Thưa bác thứ mấy để cháu tiện xưng hô?”

Bà ấy mỉm cười:

-“Tôi thứ bảy”.

Tôi gật đầu:

-“Dạ thưa bác Bảy. Con của bác cũng mới vào trường Nha năm nay phải không, thưa bác?”

-“Không phải đâu, cô. Tôi tám mươi tư tuổi rồi, làm gì có con nhỏ như vậy”.

Minh vừa mang nước tới, nghe câu nói của bà Bảy thì tròn xoe đôi mắt:

-“Bác đã tám mươi tư tuổi rồi mà coi còn sõi quá chừng. Cháu tưởng bác độ bảy mươi lăm tuổi thôi”.

-“Vậy chắc là cháu của bác?” Tôi hỏi tiếp.

Minh mới ngồi xuống, nghe tôi hỏi như vậy thì lén đá chân tôi một cái, ngầm nhắc tôi đừng tiếp tục tò mò chuyện riêng của người khác. Nhưng bà Bảy không tỏ vẻ gì khó chịu hết:

-“Tôi không có cháu con nào học ở đây, tôi chỉ muốn tới coi học trò mặc áo choàng trắng ra làm sao thôi”.

Tôi liếc qua Minh, nhưng không thể ngưng tò mò:

-“Sao bác biết được ngày Lễ Áo Trắng này, thưa bác?”

Bà Bảy hớp xong một ngụm nước, chậm rãi trả lời:

-“Cháu của người bạn tôi trong Hội Cao Niên được nhận vô trường này, bà ấy kể cho tôi nghe chuyện lễ lạc ở đây, tôi xin đi theo, nhưng cuối cùng thì đứa cháu ấy đổi ý, qua học trường ở Bắc Cali, nên hôm nay gia đình họ không đi dự, tôi nhờ người trong hội đưa tới đây” .

Tôi còn cả chục điều thắc mắc nhưng sợ khi về tới nhà, Minh lại cằn nhằn cái tật tọc mạch của tôi nên đành nói những chuyện bâng quơ, chẳng dính dáng vô đâu.

Con gái tôi vừa giúp Ba nó dọn dẹp mấy cái dĩa giấy xong thì một sinh viên năm thứ ba tới hỏi ai muốn đi thăm phòng học, mời theo em ấy. Chúng tôi nhập chung với hai gia đình nữa thành một nhóm, dĩ nhiên có cả bà Bảy.

Cả nhóm đi một vòng qua các giảng đường và các phòng thực tập rồi chia tay. Bà Bảy nhờ chúng tôi đưa bà trở lại chỗ hội trường hồi sáng để chờ người trong Hội Cao Niên tới đón.

Tôi chỉ về phía một băng ghế trống:

-“Bác ngồi đây đi”.

Bà Bảy cầm tay tôi:

-“Cám ơn cô cậu nhiều lắm. Không có cô cậu chắc tôi đi lạc, trường lớn quá!”

-“Không có chi đâu, thưa bác”. Minh đỡ lời.

Bà Bảy nhìn con gái tôi một lúc, rồi mở xách tay lấy ra một phong bì nhỏ, kiểu có sọc xanh đỏ viền quanh, vừa nhìn vô là biết ngay loại phong bì từ Việt Nam. Bà trao cho tôi:

-“Hôm nay tận mắt thấy được học trò mặc áo choàng trắng ra sao thì tôi mãn nguyện lắm rồi. Tôi tặng cho cháu cái này”.

Tôi cầm lấy phong bì, trong lòng hết sức bâng khuâng, tự hỏi trong đó có cái gì đây, mình nhận hay là không nhận. Minh cũng ngập ngừng nắm lấy cườm tay tôi. Nhưng khi nhìn thấy ánh mắt thiết tha của bà Bảy thì tôi quyết định mở phong bì. Một mảnh giấy tập kẻ hàng vuông được lôi ra, loại giấy tập Olympic mà tôi hay dùng thuở còn đi học ở Việt Nam. Mảnh giấy xếp làm tư đã ngã màu vàng lốm đốm. Sau khi trải thẳng mảnh giấy để đọc được những dòng chữ trên ấy thì tôi bỗng thấy hơi choáng váng. Tôi nắm vội tay bà Bảy, kéo bà ngồi xuống băng ghế:

-“Ở đâu bác có bài thơ này?”

Không biết lúc ấy nét mặt tôi ra sao mà bà Bảy có vẻ xao động:

-“Bài thơ này của con trai tôi chép cho tôi, sao vậy cô?”

Mất hết e dè, tôi hỏi tới tấp:

-“Phải thầy Phùng không?”

Không còn lời nào để diễn tả hết nét ngạc nhiên trên gương mặt của bà Bảy:

-“Cô biết con tôi sao?”

-“Thầy Phùng là thầy giáo lớp nhất của cháu”. Tôi gật đầu.

-“Trời ơi! Vậy sao?” Bà Bảy nắm lấy vai tôi.

Đặt bàn tay lên tay bà Bảy, tôi nói:

-“Thầy Phùng dạy cháu nửa năm thì đi lính, đây là bài văn vần cuối cùng mà thầy dạy cho lớp”.

Mắt bà Bảy buồn rười rượi:

-“Nó đi lính được mấy tháng thì chết trận rồi, cô. Trận Tết Mậu Thân”.

Tôi vuốt ve bàn tay bà Bảy:

-“Cháu đã biết tin này. Thầy Phùng có được cháu nào không, bác?”

Bà Bảy gật đầu:

-“Nó có một cháu trai, khi cháu 14 tuổi đã cùng tôi và má cháu đi vượt biên. Giữa biển gặp hải tặc. Lúc hải tặc bắt má cháu thì cháu xông tới đánh với họ và bị họ túm quăng xuống biển, còn má cháu thì bị bắt đi mất tích”.

Nói tới đây, cái miệng của bà Bảy trở nên méo xẹo, đôi mắt già leo nheo đỏ hoe, nhưng ráo hoảnh vì nước mắt chừng như đã cạn. Minh ái ngại nhìn bà rồi nói nhỏ với tôi:

-“Em ở lại đây, anh đưa con về “dorm” trước, chút nữa anh quay lại đón em”.

Tôi nhẹ gật đầu. Minh và con gái tôi cúi chào bà Bảy rồi lẳng lặng rút lui.

Còn lại hai người, tôi thấy thoải mái hơn:

-“Vậy bấy lâu nay bác sống với ai?”

-“Tôi sống một mình, “share” phòng với đứa cháu bà con xa, đi làm trong hãng may cho tới khi hưu trí thì vô Nhà Già tới bây giờ”.

Tôi không khỏi nhíu mày:

-“Bác chỉ có mình thầy Phùng là con, hả bác?”

-“Thằng Phùng còn một đứa em trai. Tội nghiệp, nó thích học nghề y lắm, cô. Năm 75, nó mới mười chín tuổi. Thi rớt vô trường Y, nó theo anh em bạn đi Thanh Niên Xung Phong, mong sau ba năm trở về thì được ưu tiên nhận vào trường. Nhưng chỉ hơn một năm, nó đạp trúng mìn mà chết”.

Có tiếng reng của điện thoại cầm tay, bà Bảy mở túi xách lấy điện thoại ra nghe. Đầu dây bên kia là tiếng người đàn ông trong Hội Cao Niên tới đón bà Bảy. Họ đang đậu xe ngoài đường đợi bà. Tôi đưa bà đi bộ xuống con dốc ra lộ. Bà Bảy vẫn không ngừng nói, tựa như cái tâm sự này đã chất chứa bao năm không được tỏ cùng ai:

-“Thằng Phùng cũng rất thích học trường Y như ông nhà tôi mong mỏi. Nhưng vì cha mất sớm, nó phải kiếm nghề đi làm lo cho gia đình. Thời gian nó đi dạy học, đã chép bài thơ này gởi về cho tôi. Khi chuẩn bị đi vượt biên, tôi soạn bài thơ này cho con trai nó coi. Cháu nói với tôi: “Bà nội, qua Mỹ cháu sẽ học trường Y, rồi mặc áo choàng trắng chụp hình với bà nội, thích không?”. Tội cho cháu lắm, cô ơi!”

Một tiếng kèn xe vang lên, người lái quay kiếng xuống và hối:

-“Bác lẹ lên, cháu đang đậu ở chỗ cấm”.

Tôi mở cửa xe và giúp bà Bảy leo lên. Bà nói:

-“Cám ơn cô, tôi về nghe cô”.

Tôi chào bà Bảy và đóng cửa xe lại. Chiếc xe chuyển bánh. Tôi chợt nhớ ra mình chưa xin số điện thoại của bà Bảy. Tôi chạy theo chiếc xe:

-“Khoan đã, bác Bảy, bác Bảy…”

Đôi giày cao gót mới không cho tôi chạy nhanh. Chiếc xe cứ tiếp tục chạy mất hút qua ngã quẹo. Tôi đứng nhìn theo rồi thẫn thờ quay trở lại chỗ cũ. Gió thổi mấy cây tràm hai bên đường lá khua xào xạc, hương thơm thoang thoảng. Tôi bỏ đôi giày ra xách trong tay, đi chân không, chầm chậm leo lên con dốc, tâm tư đắm chìm trong hương lá , tưởng như mình đang đứng tựa cổng rào phủ đầy xác lá tràm nâu trước nhà thầy giáo của tôi. Dĩ vãng thời thơ ấu với bao kỷ niệm vui buồn cùng thầy tôi lại tràn về.


X

Hết hè này tôi sẽ lên lớp ba, còn chị tôi thì lên lớp nhất. Chưa bao giờ tôi thấy chị tôi hớn hở như vậy:
-“Ê! Bé Nhỏ! Năm tới cô Hai xin đổi về Sài Gòn, thầy Tĩnh cũng đi lí.í.ính, tình tính tang là tang tính tì.ì.ình”.

Cô Hai là em họ của Ba tôi, dạy lớp nhất nữ, còn thầy Tĩnh dạy lớp nhất nam. Hai người này là giáo viên kỳ cựu và nổi tiếng là “sát thủ”, phạt học trò thẳng tay. Cả cái chợ quận này, không phải chỉ có mình chị tôi hớn hở, mà có lẽ tất cả học trò sắp lên lớp nhất đều thấy nhẹ nhõm khi biết tin qua năm học mới sẽ không phải gặp hai thầy cô này. Cái lo âu là không biết ai sẽ tới thay đây, hiền dữ ra làm sao. Người lớn thì cứ nói:
-“Lớp nhất khó lắm, thầy cô phải nghiêm như vậy học trò mới nên được”.

Đợi chờ thấp tha thấp thỏm rồi cũng phải tới ngày. Một tuần trước khi tựu trường, khắp chợ quận nhốn nháo lên vì cái tin 7 ông giáo trẻ được bổ về một lúc, thiệt là một lực lượng giáo viên hùng hậu chưa từng có. Một điều tức cười là tụi tôi đi học mà bắt tin còn chậm hơn bà bếp ở nhà. Chỉ một buổi chợ, bà bếp nhà tôi đã đem về tin tức đầy đủ:

Thầy Thành 25 tuổi, già nhất bọn nhưng chưa có vợ.
Thầy Trà 23 tuổi, có vợ và một con.
Thầy Phùng 21 tuổi, cũng đã lập gia đình.
Thầy Hành và Thầy Phúc 21 tuổi, vẫn còn độc thân.
Thầy Nghĩa 20 tuổi và trẻ nhất là Thầy Ba 19 tuổi, cả hai cũng chưa có ai nâng khăn sửa túi.

Hầu hết các thầy đều có quê quán ở các quận lân cận như Cái Vồn, Phụng Hiệp. Chỉ có thầy Thành và thầy Ba là dân Sài Gòn. Thầy Ba lại nói giọng Bắc, nghe lạ lắm.

Năm đó, thầy Thành thế cô Hai dạy lớp nhất nữ của chị tôi. Thầy Nghĩa thế thầy Tĩnh dạy lớp nhất nam. Thầy Ba cũng dạy một lớp nhất nam. Thầy Trà dạy lớp ba nữ, nhưng không phải lớp tôi. Thầy Phùng, thầy Hành, thầy Phúc phải qua dạy trường xã Thục Nhàn ở cù lao Mây, bờ bên kia của con sông Bassac, cửa Ba Thắt của dòng Cửu Long.

Hồi nào tới giờ, các thầy cô trường tiểu học quận tôi đều có tuổi. Bỗng dưng bây giờ có mấy ông thầy trẻ khô này tới đây, như mang theo luồng gió mới, khiến mọi sinh hoạt trở nên sống động hơn.

Các thầy ở trọ nơi một căn nhà đối diện trường học. Căn nhà lớn, mái ngói rêu phong, cây cối trước sân um tùm, thường khi quạnh quẽ, nay trở nên nhộn nhịp. Lúc sáng lúc chiều học trò tới lui ôm tập, ôm sổ cho các thày. Đôi vợ chồng chủ nhà đã đứng tuổi, không con cháu, có thêm việc nấu cơm tháng, cũng bớt thấy cô đơn. Chiều chiều, các thầy lại kéo nhau qua sân trường đánh vũ cầu, khiến cho ngôi trường ngoài giờ học đỡ vắng vẻ.

Học trò rất thích các thầy giáo mới, nhất là vào cuối giờ, các thầy hay cho hát, những bài tân nhạc nghe trên radio. Ngay cả thầy cô cũ cũng thích chuyện trò với các thầy trong giờ chơi.

Mỗi sáng, khi tôi còn chưa ra khỏi nhà đến trường, đã thấy thầy Phùng và hai thầy kia cắp nách mấy quyển sách, đi ngang qua nhà tôi để ra bến đò sang sông. Mỗi trưa, khi tôi tan học về tới nhà, lại thấy mấy thầy từ bến đò trở lại. Má tôi thường nhìn theo mấy thầy rồi chép miệng:

-“Tội nghiệp! Băng sông Cái mỗi ngày hai bận, chịu sao thấu. Con sông Cái minh mông, bữa nào mưa, sóng to gió lớn, ghe xuồng chìm bất tử lắm”.

Hôm nào không thấy các thầy đi ngang là biết các thầy đã được học trò trong xã mật báo: “phía bên kia” đang kéo về xã, các thầy không dám qua sông.

Mỗi chiều, bài vở cơm nước xong, tôi thường cùng vài đứa bạn đến trường coi các thầy đánh vũ cầu. Các thầy đánh tới trời sập tối mới nghỉ. Chúng tôi bu quanh các thầy ngồi ở băng gỗ dưới giàn bông giấy đỏ trước nhà trò chuyện rất vui. Riêng thầy Phùng và thầy Trà hiếm khi ra sân. Ngoài giờ dạy, hai thầy mãi mê học hành, nghe nói là thầy đang học để lấy cử nhân gì đó.

Hết niên học, thầy Ba xin đổi về Sài Gòn, thầy Thành lại tòng quân, chị tôi cũng đi Sài Gòn học trung học.

Năm tôi học lớp nhì, có lần cô giáo tôi bệnh thình lình, trường nhờ thầy Phùng giữ trật tự cho lớp tôi. Thầy cầm theo quyển sách, ngồi trên bàn cô giáo, chăm chỉ đọc, không nói gì, vẻ thiệt lạnh lùng xa cách.

Khi tôi lên lớp nhất thì thầy Trà cũng thi hành quân dịch. Nhóm các thầy chỉ còn bốn người và không ở ngang trường nữa mà mướn một căn nhà trống đối diện Chi Cảnh Sát.

Trường Tiểu Học Quận lại thiếu giáo viên nên kéo thầy Phùng về dạy lớp nhất của tôi. Được học với thầy, tôi mới biết thầy rất hiền lành và ân cần chớ không lạnh lùng xa cách như tôi đã tưởng.

Ngôi nhà mấy thầy đang ở lại gần nhà đứa bạn thân của tôi. Mỗi chiều, khi tôi tới nhà con bạn để học bài chung thì thỉnh thoảng chúng tôi qua nhà thầy. Em gái tôi học buổi chiều, người lớn lo buôn bán, tôi ở nhà thui thủi một mình, nên việc tới nhà con bạn học bài và ghé qua nhà thầy đã trở thành thói quen. Dần dần, chúng tôi ghé thường hơn và ở lại lâu hơn. Thầy cho hai đứa tôi phụ kiểm bài tập toán của lớp. Thày thường rầy tôi:

-“Hương, em giải toán đố trúng hết nhưng lần nào cũng sai toán cộng toán trừ, cho nên em khó mà được điểm tối đa”.

Tôi chỉ biết gãi đầu gãi tai, hấp tấp là cái tật bất trị của tôi. Thày dặn thêm:

-“Mỗi khi làm bài xong, em phải dò đi dò lại rồi mới nộp”.

Tôi dạ dạ nhưng không chắc sẽ thực hiện, vì mỗi khi làm bài xong tôi chỉ muốn nộp quách đi cho rồi, đặng ra chơi sớm. Ở đó mà dò!

Có khi chúng tôi ghé thì thầy bận học, hai đứa tôi lẳng lặng dọn dẹp nhà cửa cho các thầy. Căn nhà nhỏ với cái sân vuông vắn phía trước coi rất dễ thương. Cây tràm cạnh cổng rào chưa lớn lắm nhưng mùa thu lá rụng đầy sân. Thấy tụi tôi lụi đụi quét lá, thầy ngăn lại:

-“Hai em đừng quét nữa, để như vậy cho thơm”.

Chỉ vì thầy thấy tụi tôi không quen làm thôi, chớ lá tràm khô mà thơm nỗi gì!

Mỗi cuối tháng, chúng tôi giúp thầy cộng sổ điểm và sắp hạng. Thầy khuyến khích tôi:

-“Em học khá lắm, nếu chăm chỉ hơn nữa thì em có thể vượt hẳn các bạn”.

Quả thật, ở tuổi đó, tôi không biết làm việc gì chăm chỉ hết. Học hành cũng vậy, tôi thích cái gì thì học cái đó. Tôi thích nhất là những bài ám đọc văn vần. Còn mấy môn khác thì còn phải tùy hứng.

Có hôm, sắp lại kệ sách cho thầy, tôi bắt gặp quyển thơ Lục Vân Tiên. Thấy tôi mãi mê với quyển thơ truyện, thầy hỏi:

-“Hương, lớn lên em muốn làm nghề gì?”

Tôi trả lời không cần suy nghĩ:

-“Em thích đi khắp nơi và kể lại cho mọi người nghe những cảnh đẹp mà em thấy”.

Thầy Phùng cười ra tiếng:

-“Nghề gì vậy?” Rồi thầy nghĩ ngợi một lát. “Em có thể làm hướng dẫn viên du lịch”. Thầy lại gật gù. “Ừ! Làm nghề gì cũng được. Cho dù không đúng với mơ ước của mình, em cũng phải làm cho đàng hoàng, vì nghề nào cũng có ích cho xã hội”.

Tôi chỉ tròn xoe mắt nhìn thầy. Tôi chưa hiểu hết lời thầy nói, nhưng tôi biết rằng lời nào của thầy cũng đúng và tôi nên nghe theo.

Duy có một điều, tôi thật không cam tâm. Trong lớp tôi có một học trò mới từ Sài Gòn chuyển về theo nhiệm sở của cha bạn. Bạn này thấp nhỏ và yếu đuối, vậy mà trò chơi nào cũng muốn vô. Khi đánh tù tì bắt bồ, không phe nào xí bạn đó hết. Thầy Phùng thấy vậy kêu tôi lại:

-“Em cho bạn đó vô phe em đi”.

Tôi làm theo nhưng bực bội trong bụng lắm, vì bạn đó chơi dở quá, báo hại tôi phải cứu bồ muốn hụt hơi. Tới chiều, tôi ghé nhà thầy thì thầy nói với tôi:

-“Em được sanh ra khỏe mạnh thì nên che chở cho các bạn yếu đuối. Hồi nhỏ, thầy ở nhờ nhà người chú để đi học, thân cô, thế cô, lại yếu đuối, bị mấy đứa khác ăn hiếp, lấy mủ mít trét lên đầu, phải lấy dầu dừa chùi từng sợi tóc. Dù vậy, cũng phải ráng nhịn để được học hành”.

Lời này khiến tôi không cãi được, nhưng cưu mang bạn đó thiệt là nỗi khổ của tôi.

Vậy mà những ngày tháng êm đềm của thầy trò tôi lại không kéo dài được bao lâu. Thi đệ nhất lục cá nguyệt xong thì thầy Phùng nhận được giấy gọi nhập ngũ. Trước khi nghỉ dạy, thầy cho lớp tôi học bài văn vần cuối cùng. Thầy cắt nghĩa từng chữ, từng câu.

Cô giáo lớp nhì đã giúp chúng tôi tổ chức buổi tiệc nhỏ tiễn đưa Thày. Tiệc tàn, tôi tới từ giã thầy mà nước mắt như mưa. Thầy đặt tay lên đôi vai nhỏ của tôi đang run lên theo từng tiếng nấc, tôi ngước nhìn lên và thấy mắt thầy đỏ hoe. Đó là hình ảnh cuối cùng của thầy Phùng trong trí tôi. Bài văn vần cuối cùng tôi còn chưa kịp trả thuộc lòng cho thầy nghe, để thầy cho tôi 8 điểm, thì thầy trò tôi đã vĩnh viễn rời xa.



X

Cả chiều hôm nay, từ lúc rời trường UCLA về nhà tới giờ, tâm trí tôi lan man, hết nghĩ chuyện này lại nghĩ đến chuyện kia. Cơm nước xong, tôi đứng tần ngần bên cửa sổ. Tết Trung Thu mới qua, trăng 17 vẫn còn tròn trịa lắm. Ánh trăng vừa lên, xuyên qua mành gỗ, in lên cây dương cầm những lằn sáng tối. Nắp cây đàn vẫn đóng kín trong những ngày con gái tôi xa nhà. Tôi móc trong túi áo tờ giấy tập kẻ ô vuông đã ố vàng. Dưới ánh trăng, lờ mờ nét chữ của thầy tôi. Ê a giọng trả bài, tôi đọc nho nhỏ:


“Tôi yêu lắm những thiên thần áo trắng
“Hiến dâng đời cho đau đớn xót xa
“Thân đơn sơ không trau chuốt ngọc ngà
“Mà vẫn đẹp khi mang tình nhân loại

“Tôi khao khát khoác lên mình áo trắng
“Góp sức gieo hương dịu đến mọi đàng
“Cho muôn nơi thôi vọng tiếng thở than
“Cho vạn nẻo hết vang lời rên siết

“Nào ngờ vui đời bảng đen phấn trắng
“Sách vở giờ bập bẹ đám trò thơ
“Cho tâm khai ra khỏi tuổi dại khờ
“Cho thế hệ tương lai thêm ngời sáng

“Rồi mai đây vai lại mang áo chiến
‘Tuổi thanh xuân dâng hiến nước non nhà
"Cho an bình ngự trị khắp gần xa
"Cho bao lứa được xây thành mơ ước

Tôi quay vào mở computer lên internet, đọc mail của con gái tôi:

“Má ăn cơm chưa? Năm nay chương trình học nặng gấp đôi mấy năm trước, oải lắm đó!”

Tôi chậm rãi đánh vào bàn phím:

“Đã chọn thì dù khó cũng phải cố gắng học cho đàng hoàng nghe con. Không phải ai cũng may mắn đạt được mơ ước của mình”.

Rồi chỉnh con chuột vào chữ “send” và bấm xuống. Mail đã gởi đi. Ở tuổi con gái tôi, chắc chắn nó hiểu được tôi muốn nói gì chớ không phải tròn xoe đôi mắt như tôi nhìn thầy tôi ngày nào.

Tôi cúi mặt bùi ngùi, thương cảm cho bao lớp trai trong thời loạn, dâng hiến tuổi thanh xuân để người người được bình an dệt thành mộng ước.
Trăng đã lên cao. Tôi tới bên cửa sổ đưa tay đóng các mành gỗ lại. Ngoài kia, ánh nguyệt sau rằm đang tỏa lên mọi nẻo, soi sáng đường con gái tôi đi, con đường của những người xây mộng khoác áo trắng.

Mộc Hương
Viết cho Ngày Lễ Tạ Ơn.
Viết xong ngày 14 tháng 11 năm 2008.
Kính tặng Giáo Sư Việt Văn Thái Chân, và các bậc Thầy Cô, những người đã dành cả cuộc đời cho thế hệ tương lai, với lòng kính mến.
Mến tặng các Bạn Trung Học trong thời đôn quân, và những Người Trai đã dâng tuổi thanh xuân cho an bình của đất nước, với muôn vàn cảm kích.
Thương tặng các anh chị em trong nhà, với những tháng ngày dấu yêu.
Thương tặng con gái cưng và những Người Khoác Áo Trắng, với những sẻ chia.
Yêu tặng Người Tình Khoa Học cũng là ông xã yêu quí và tặng tất cả Cựu Sinh Viên Khoa Học của một thời để yêu.
Back to top
« Last Edit: 17. Nov 2008 , 11:51 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
Vu Ngoc Mai
Gold Member
*****
Offline


Giáo Sư Cố Vấn

Posts: 3463
Re: Danh Mục Cám Ơn
Reply #26 - 17. Nov 2008 , 15:24
 
Shocked
Em Đăng Mỹ thương,
Cám ơn em đã đăng thêm bài cho "danh mục cám ơn" thêm dồi dào.   Đó cũng là mong ước của cô:  được nhiều người viết, trả lời, góp ý cho mọi đề mục được thêm khởi sắc.  Chớ cứ một mình cô độc diễn hoài thì cũng kẹt cho cô lắm đấy em ơi!
Còn về câu trả lời của em cho thắc mắc kỹ thuật của cô, nay cô đã hiểu được phần nào và rất thông cảm với những khó khăn của các ẹm. Vì vậy mà lúc nào cô cũng sẵn sàng yểm trợ U Trẻ và Quân sư đó.
Cô Ngọc Mai
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Danh Mục Cám Ơn
Reply #27 - 17. Nov 2008 , 20:22
 
Vu Ngoc Mai wrote on 17. Nov 2008 , 15:24:
Shocked
Em Đăng Mỹ thương,
Cám ơn em đã đăng thêm bài cho "danh mục cám ơn" thêm dồi dào.   Đó cũng là mong ước của cô:  được nhiều người viết, trả lời, góp ý cho mọi đề mục được thêm khởi sắc.  Chớ cứ một mình cô độc diễn hoài thì cũng kẹt cho cô lắm đấy em ơi!
Còn về câu trả lời của em cho thắc mắc kỹ thuật của cô, nay cô đã hiểu được phần nào và rất thông cảm với những khó khăn của các ẹm. Vì vậy mà lúc nào cô cũng sẵn sàng yểm trợ U Trẻ và Quân sư đó.
Cô Ngọc Mai  


Kính thưa Cô Ngọc Mai,

Em mách Cô là quân sư cả tuần nay lười quá, ngậm tăm không Cô ơi. Cô đưa thêm việc cho làm đi ạ.  Cheesy
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Danh Mục Cám Ơn
Reply #28 - 18. Nov 2008 , 02:52
 
Quote:
Kính thưa Cô Ngọc Mai,

Em mách Cô là quân sư cả tuần nay lười quá, ngậm tăm không Cô ơi. Cô đưa thêm việc cho làm đi ạ.  Cheesy

Úi da, lại đi méc cô nữa  Roll Eyes  Roll Eyes  Roll Eyes  Grin  Grin
Back to top
« Last Edit: 21. Nov 2008 , 16:03 by Dau Do »  

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Vu Ngoc Mai
Gold Member
*****
Offline


Giáo Sư Cố Vấn

Posts: 3463
Re: Danh Mục Cám Ơn
Reply #29 - 18. Nov 2008 , 09:19
 
Roll Eyes
Đặng Mỹ ơi,
Yên chí nhớn, vào Lều Văn rồi, cả cô trò chúng tui đều bận tíu tít, hình như cô phải giao việc thêm cho Đặng Mỹ nữa cơ đấy, vì hổm rày cứ nhờ Đ Đ đăng bài hoài. Đ. Mỹ có buồn hay chăng?
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 4 ... 6
Send Topic In ra