Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Ngày này  năm xua  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 
Send Topic In ra
Ngày này  năm xua (Read 18224 times)
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Ngày này  năm xua
06. Jun 2009 , 01:08
 
Hôm nay  xin mạn phép  Admin  mở thêm mục mới "NGÀY NÀY  NĂM XƯA  ,  để  nhắc lại  những  chuyện đã  xẩy ra trên Khắp Thế giới  Nói chung  và  của Việt nam nói riêng.

Ngày hôm nay là  mùng 6 tháng 6 năm 2009  ,ngày này 64 năm trước Quân đội Đồng Minh  đã  đổ bộ lên Bãi Biển Normandie  thuộc nước Pháp  để giải phóng Châu Âu  trong Đệ nhị Thế Chiến.  Ngày này  còn được gọi là Longest Day. Và  đã có cuốn phim Vĩ đại nổi tiếng Longest Day và bản nhạc cùng tên.


Ngày  4 tháng 6  cách đây đúng 20 năm  Xẩy ra Biến cố Thiên An Môn. Chính phủ Trung Cộng đã thẳng tay đàn áp các Sinh viên Biểu tình bằng Xe tăng  ở ngay quảng trường Thiên An môn đã  khiến  nhiều  Người  bị Chết

Cùng ngày này 4-6 Chế Độ Cộng sản  bắt đầu Xụp Đổ  ở Đông  Âu khởi đầu từ Ban  Lan  ,rồi dẫn đến Sự Xụp đổ của Đảng Cộng Sản ở  Liên Xô .
Back to top
« Last Edit: 06. Jun 2009 , 01:10 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #1 - 10. Jun 2009 , 13:29
 
Ngày 11  tháng  6  năm  1963 && 11-tháng 6  - 2009 ,cách đây đúng  46 năm -Hòa Thượng  Thích Quảng Đức  đã  Hy sinh Pháp Thân  để Cứu Đạo Pháp tại Ngã  Tư  Lê văn Duyệt-  Phan đình Phùng trước  Tòa Đại sứ Cao Miên.
Sở  dĩ  có   sự  hy sinh  của Hòa Thượng Quảng Đức -vì  chính quyền  Ngô đình Diệm  đã  không cho Treo  Cờ Phật Giáo nhân Ngày Phật Đản  ở Huế .

Sau  sự hy sinh  này  , Cố  Thi sĩ  Vũ hòang Chương  đã  sáng  tác  bài  thơ  "Lửa Từ Bi  "

Back to top
« Last Edit: 10. Jun 2009 , 13:30 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #2 - 12. Jun 2009 , 19:43
 
Hôm nay  là  ngày  13 tháng 6  , ngày  này  năm 79 năm về trước  1930..    Đảng Trưởng  Nguyễn thái Học cùng 12   đồng chí  trong Việt Nam Quốc Dân Đảng   phải lên đoạn đầu  đài  bởi  Việt Minh  Cộng sản.
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #3 - 18. Jun 2009 , 20:46
 
NGÀY QUÂN LỰC  VIỆT NAM CỘNG HÒA  19-6

Ngày này   44   năm về  trước  -1965  ,Quốc trưởng  Phan khắc Sửu  và  Thủ tướng Phan huy Quát  đã trao quyền Chính quyền Dân Sự  cho  Quân Đội lãnh đạo Quốc gia . Hội đồng Tướng lãnh đã  quyết định chọn Trung tướng Nguyễn văn Thiệu làm chủ tịch Uỷ ban lãnh đạo  Quốc gia (Quốc trưởng) , Thiếu tướng   Nguyễn cao Kỳ  trở thành  chủ tịch Uỷ ban Hành Pháp Trương Ương  (  Thủ  tướng )  sau đó  hàng năm chọn ngày 19 tháng 6  là Ngày Quân Lực  và  có  Lễ  Duyệt Binh  của các Đơn vị Quân đội thuộc mọi Binh chủng thuộc QLVNCH .
Năm 1966   thì  có cuộc bầu cử  với Liên danh Nguyễn văn Thiệu  -Nguyễn cao Kỳ  đắc cử  chức vụ Tổng thống và Phó Tổng thống VNCH  để khai  sinh ra nền Đệ Nhị Cộng Hòa 
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #4 - 06. Jul 2009 , 14:17
 
Ngày  Song Thất  7-7-1955****7-7-2009

Cách đây đúng  54 năm  ,ông Ngô Đình Diệm  đã từ Mỹ  trở về  Việt nam   chấp chính  để  năm quyền hành  Đất Nước Việt nam  từ  Vĩ  tuyến 17  -- Bến Hải   đến Mũi Cà Mau.Rồi sau  đó  Truất  phế Bảo Đại  để  trở thành Thủ tướng đầu tiên của Miền nam Việt Nam và qua cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu  trở thành Vị Tổng thống  đầu tiên của nước Việt nam Cộng Hòa và chọn ngày  26 tháng 10  năm 1956  là Ngày  Quốc Khánh  Việt nam Cộng Hoà.Cũng là ngày khai sinh  Nền Đệ nhất Cộng Hoà.
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #5 - 20. Jul 2009 , 13:07
 
40 Năm đổ  bộ lên  Mặt  Trăng

Ngày  20 tháng 7  năm 1969  cách đây  đúng 40 năm  , Phi Thuyền Apollo  của Hoa Kỳ  đã  đổ  bộ lên Mặt Trăng.



Ngày  20 tháng 7  cũng là  Chia đôi  Đất Nước VN  - Từ  vĩ tuyến  17   -Sông Bến Hải  đến  Mũi Cà Mau  thuộc  Việt nam Cộng Hòa .
Back to top
« Last Edit: 20. Jul 2009 , 13:12 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #6 - 20. Jul 2009 , 17:28
 
Ngày  20 tháng 7  năm 1979  cách đây  đúng 30 năm .Vì làn sóng người VN trốn chạy CS để đi tìm tự do quá đông ,nên Quốc Tế đã họp để quyết định có chính sách  cứu người vượt biển. TB nhớ như vậy không biết có đúng không? Nhờ cả nhà cho ý kiến.TB cám ơn nhiều. flower40 flower40
Back to top
« Last Edit: 20. Jul 2009 , 18:42 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #7 - 14. Sep 2009 , 05:03
 
Ngày hôm nay 14-9 -1958. Ngày Phạm văn Đồng tên cướp Vc đã ký công hàm dâng Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Cộng

...


...


...



    Công Hàm Phạm Văn Đồng ô nhục 14-09-1958 -14/09/2009
    là viên đạn bắn vào tiền đồ cuả Việt Nam.
   
NO CHINA NO BÔXIT



Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #8 - 29. Sep 2009 , 16:49
 
Nhân Ngày Giỗ Cố Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu 29-9 
     


...


Nước Việt Nam Cộng Hòa chỉ tồn tại được hai mươi năm, trải qua hai nền Cộng Hòa, dưới sự lãnh đạo của bốn đời tổng thống: Ngô Ðình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, Trần Văn Hương và Dương Văn Minh. Một đất nước nhỏ bé chỉ có mười tám triệu dân đã anh dũng chiến đấu chống lại một đại khối cộng sản mười ba nước với số dân hơn một tỉ người, với đạo quân tiền kích hiếu chiến hiếu sát của chúng là quân đội cộng sản Bắc Việt. Dẫu Bắc Việt đã nhận được sự viện trợ gần như vô giới hạn của khối cộng, đặc biệt Liên Sô và Trung Cộng từ sau ngày Hiệp Ðịnh Ba Lê 27.1.1973 , dẫu Việt Nam Cộng Hòa đã bị cái gọi là “đồng minh, bạn” bỏ rơi một cách tàn nhẫn, quân đội Bắc Việt vẫn phải rất khó khăn khi tiến vào ngưỡng cửa Sài Gòn ngày 30.4.1975, và sẽ không hy vọng thắng bằng quân sự, nếu Ðại Tướng Dương Văn Minh quyết định đánh tới cùng. Hai chiến thắng ở Thủ Thừa, Long An, của Sư Ðoàn 7 Bộ Binh với người hào kiệt Ðại Tá Ðặng Phương Thành, Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 12 Bộ Binh và người dũng tướng Lê Minh Ðảo, Tư Lệnh Sư Ðoàn 18 Bộ Binh ở Xuân Lộc, đã khẳng định rằng, khi mặt đối mặt trên chiến trường, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chắc chắn chiến thắng.

Quân dân Việt Nam Cộng Hòa trong thế tứ bề thọ địch, phía trước là quân giặc hung hãng, bên cạnh là một người bạn phản trắc, từng nhiều lần giở trò đâm sau lưng, đâm ngang hông và thậm chí ngổ ngáo đâm ngay trước mặt, vẫn ngẩng cao đầu hiên ngang chiến đấu đến giờ thứ hai mươi lăm, thậm chí sang đến những ngày kế tiếp khi cuộc chiến đã tàn. Sau hơn ba mươi năm, sự thật lịch sử được phơi bày qua những hồ sơ đã được giải mật của từ mọi phía tham chiến, bức màn che giấu cái chết bi thảm của QLVNCH và Việt Nam Cộng Hòa đã được vén lên. Cộng sản Hà Nội sẽ hoàn toàn không thắng được quân dân Việt Nam Cộng Hòa, nếu không có sự trực tiếp hỗ trợ vô hạn của khối cộng, sự khiếp nhược và tiếp tay tích cực của điều gọi là “đồng minh”, và sự hèn nhát, thờ ơ và lãnh đạm của cái gọi là “thế giới tự do”. Ðiều gì chờ đón các binh đoàn cộng sản, một khi hàng trăm ngàn tay súng dũng cảm nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn giữ vững từng vị trí và thề tử sinh với giặc.

Ba mươi năm dài đã trôi qua mà niềm uất nhục của từng Người Lính Việt Nam Cộng Hòa vẫn như những vết thương hãy còn sưng tấy và nưng mủ, khi mỗi lần nhớ lại khoảnh khắc quá khứ người ta buộc các anh phải buông súng. Cộng sản Hà Nội nên nhớ rõ rằng, Người Lính QLVNCH chỉ buông súng theo lệnh của hàng tướng Minh, chứ không phải chiến bại trên chiến trường. Lịch sử đã ghi nhận rõ ràng điều đó, các thế hệ sau cũng sẽ rõ được uẩn khúc đó. Ngày nay, Trung Cộng đã công khai công bố bản văn bán nước của cộng sản Hà Nội thông qua việc Hồ Chí Minh lệnh cho Phạm Văn Ðồng gởi công hàm ngày 14.9.1958 công nhận lãnh thổ lãnh hải của Trung Cộng, trong đó bao gồm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bản công bố này chắc chắn sẽ được bộ máy tuyên truyền của Trung Cộng phổ biến rộng rãi trong quần chúng Việt Nam và toàn thế giới, để người dân biết được bộ mặt bán nước của cộng sản Hà Nội, và để hợp thức hóa chủ quyền và quyền khai thác tài nguyên trên những quần đảo này của Trung Cộng. Thế giới sẽ đương nhiên được an toàn khi ký kết những công trình khai thác dầu và khí ở đó. Nhân dân Việt Nam sẽ quăng vào mặt cộng sản Hà Nội kèm theo những bãi nước bọt bản văn bán nước nhục nhã này, chúng còn gì để rêu rao và để bào chữa nữa.

Ðất nước và nhân dân Việt Nam bất hạnh, Miền Nam dũng cảm kiêu hùng cũng bất hạnh. Bất hạnh không phải vì không đánh đuổi được giặc cộng, mà là vì chiến đấu trong nỗi cơ đơn cay đắng và cơ cực. Những người lãnh đạo của hai nền Cộng Hòa đã gồng gánh trên vai sức nặng của cuộc chiến đối đầu với quân địch đã đành, mà còn còng lưng dưới sức nặng phi lý và không cần thiết của những sự thiếu hiểu biết, kiêu ngạo với đồng minh nhưng khiếp nhược trước kẻ thù của người Mỹ. Chính những tướng lãnh và sử gia Hoa Kỳ đã khẳng định sự thật đó. Tổng Thống Ngô Ðình Diệm bị giết chết, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bị buộc phải từ chức, đều phản ảnh nỗi bất hạnh của quân dân Việt Nam Cộng Hòa.

Trong lần tưởng niệm Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, nhân ngày Giỗ Thứ Bảy của ông, chúng ta cùng ngậm ngùi lật lại vài trang sử cũ có liên quan đến đời binh nghiệp và những năm lãnh đạo đất nước của ông. Một người lãnh đạo trong tư thế đối đầu với mọi thế lực bạn lẫn thù, một cá nhân nhỏ bé mà phải đương cự với hầu hết những tay lãnh đạo sừng sỏ nhất của thế giới, một con phượng hoàng ở giữa bầy hổ lang: Mao Trạch Ðông, Chu Ân Lai, Hồ Chí Minh, Lê Ðức Thọ, Breznev, Kossygyn, Nixon, Kissinger. Và còn nhiều nữa, chưa kể đến nội thù mang đủ mọi màu áo tôn giáo và chính kiến. Thế mà ông đứng vững được đến tám năm, mà có lúc đã đem đến cho Miền Nam một nền kinh tế thịnh vượng trong bối cảnh tàn phá của chiến tranh. Tưởng công nghiệp ấy không phải người lãnh đạo nào cũng có thể làm được. Trong thời gian qua, chúng tôi may mắn tìm thấy được một vài tài liệu về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, đặc biệt phần lược sử chính thức về ông do Bộ Thông Tin Việt Nam Cộng Hòa biên soạn và phát hành năm 1971. Chúng tôi xin lược dịch toàn bộ văn bản này. Ðồng thời chúng tôi cố gắng sắp xếp và bổ sung thêm một ít hình ảnh theo thứ tự những năm chấp chánh của Tổng Thống Thiệu, cùng chia sẻ với độc giả, huynh trưởng quân đội và chiến hữu, để gọi là thay thế cho những nén hương hoài niệm về những cống hiến của ông cho dân tộc và tổ quốc.

“Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là vị Tổng Thống thứ hai của Việt Nam Cộng Hòa và cũng là vị Tổng Thống thứ nhứt của của nền Ðệ Nhị Cộng Hòa sau Hiến Pháp ngày 1.4.1967.

Ông Nguyễn Văn Thiệu sinh ngày 5.4.1923 tại làng Trị Thủy, tỉnh Ninh Thuận, thuộc phía Nam miền Trung. Ông Thiệu xuất thân từ một gia đình nông dân có một cuộc sống trung lưu nhờ vào sự cần mẫn trong công việc đồng áng. Ông bà thân sinh của ông Thiệu luôn chăm chỉ làm lụng để nuôi dưỡng đàn con năm người, ba trai và hai gái. Nhưng người anh chị em này cũng đã luôn giúp đỡ lẫn nhau trong sự sinh sống. Những năm niên thiếu, ngoài việc cắp sách đến trường cho đến khi vào trung học, ông Thiệu đã giúp hai người chị gái trong công việc buôn bán.

Trong những năm cuối của Ðệ Nhị Thế Chiến, từ 1945-1946, như hầu hết những người trai trẻ trong thời chiến, chàng thanh niên Nguyễn Văn Thiệu tạm xếp bút nghiên theo tiếng gọi đất nước, tham gia vào những nhóm thanh niên yêu nước trong phong trào có danh xưng là Tái Kiến Thiết Quốc Gia (National Reconstruction), một tổ chức trá hình của Việt Minh. Tuy nhiên, chàng thanh niên Thiệu đã sớm nhận ra rằng trong thời hỗn mang ấy, cộng sản đã lợi dụng lòng yêu nước của những người Quốc Gia để áp đặt lên nhân dân Việt Nam một chủ nghĩa xa lạ, ngoại lai. Ông Thiệu quyết định từ bỏ hàng ngũ Việt Minh để theo đuổi lý tưởng của riêng ông. Ðó là lý tưởng Quốc gia chân chính.

Năm 1948, Trường Võ Bị Quốc Gia được thành lập. Khóa học thứ nhứt của Trường Võ Bị được khai giảng tại Huế để đào tạo sĩ quan chỉ huy cho Quân Ðội Quốc Gia. Trước khi vào Trường Võ Bị, ông Thiệu cũng đã tốt nghiệp Trường Hàng Hải Thương Thuyền, nhưng ông đã nhận thức rằng chỉ là ở Quân Ðội ông mới có cơ hội thực sự chiến đấu chống giặc cộng sản. Năm 1949, chàng sĩ quan trẻ Nguyễn Văn Thiệu tốt nghiệp Khóa I Võ Bị Quốc Gia với cấp bậc Thiếu Úy.

Suốt cuộc chiến tranh 1949-1954, từ chức vụ Trung Ðội Trưởng lên đến Trung Tá Trung Ðoàn Trưởng, rồi Tiểu Khu Trưởng, bước chân của ông Thiệu đã từng đặt lên mọi miền đất nước từ Nam, Trung và Bắc. Từ đồng bằng Miền Tây đến Hưng Yên, Phủ Lý ở Miền Bắc, trở vào Miền Trung trong chiến dịch năm 1954. Trong khoảng thời gian chỉ huy trên nhiều mặt trận đó, là một người lính chiến đúng nghĩa nhất, ông Thiệu đã góp vào những trang chiến sử những chiến thắng lừng lẫy. Ông được chiến sĩ và quân đội biết đến như là một người lính dũng cảm và chân chính, với tài lãnh đạo đơn vị và chỉ huy trên chiến trường. Ông còn chứng tỏ tài năng trong lãnh vực tham mưu quân đội.

Trung Tá Nguyễn Văn Thiệu được đề cử đi tham dự nhiều khóa học ở ngoại quốc, như ở Trường Bộ Binh tại Coetquidan, Pháp quốc năm 1949. Tám năm sau, ông được củ đi học khóa Chỉ Huy Và Tham Mưu cao cấp ở Hoa Kỳ tại Trường Leavenworth, rồi năm 1960 tại trường Forth Bliss. Ngoài ra, Trung Tá Thiệu đã tham dự một khóa học ở Okinawa năm 1959.
Với những kinh nghiệm già dặn ở cả hai lãnh vực quân sự và lãnh đạo chỉ huy trong chức vụ Tư Lệnh Phó Quân Khu II và Tư Lệnh Sư Ðoàn 21 Bộ Binh, Trung Tá Thiệu được cất nhắc làm Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Ðà Lạt năm 1956. Trung Tá Thiệu đã góp công đào tạo hàng ngàn cấp chỉ huy hiện dịch ưu tú cho Quân Ðội trong bốn năm trách nhiệm. Với những thành quả to tát đó, ông xứng đáng được Tổng Thống Ngô Ðình Diệm vinh thăng lên Ðại Tá, rồi được bổ nhiệm làm Tham Mưu Phó Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa, Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Liên Quân trong năm 1960. Sang năm 1961, Ðại Tá Thiệu được đề cử trông coi Sư Ðoàn 1 Bộ Binh kiêm Tư Lệnh Khu 11 Chiến Thuật, chịu trách nhiệm giữ yên bình cho toàn khu vực gọi là Khu Phi Quân Sự (Demilitarized Zone) bao gồm luôn phần lãnh thổ hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên. Tháng 12.1962. Ðại Tá Thiệu từ giã Sư Ðoàn 1 Bộ Binh trở về Miền Nam trông coi Sư Ðoàn 5 Bộ Binh kiêm Tư Lệnh Khu 32 Chiến Thuật bao gồm phần lãnh thổ của 9 tỉnh thuộc khu vực Miền Ðông.

Sau cuộc đảo chánh 1.11.1963, Ðại Tá Nguyễn Văn Thiệu được Hội Ðồng Quân Nhân Cách Mạng tín nhiệm trong chức vụ Tham Mưu Trưởng Lục Quân, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng, kiêm Tổng Thư Ký Hội Ðồng Quân Lực (The Armed Forces Council). Cuộc đời binh nghiệp của Thiếu Tướng Thiệu vẫn xoay chuyển không ngừng, với chiều hướng đi lên, khi ông được đề bạt lên làm Tư Lệnh Vùng IV Chiến Thuật. Khi từ giã Miền Tây, ông lại được đề cử làm Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Quốc Phòng.

Tháng 6.1965, khi chính phủ dân sự của Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu chuyển giao quyền lãnh đạo đất nước cho Quân Ðội, Hội Ðồng Quân Lực với 10 ủy viên đã bỏ phiếu kín bầu Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu trong cương vị Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia, một chức vụ hành xử như Quốc Trưởng của Việt Nam Cộng Hòa. Tiếp nối truyền thống dân chủ của nền Ðệ Nhứt Cộng Hòa, Trung Tướng Thiệu đã đắc cử Tổng Thống trong lần bầu cử ngày 3.9.1967, với Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Phó Tổng Thống. Tổng Thống Thiệu tuyên thệ nhậm chức, tuyên thệ trung thành với dân tộc và tổ quốc ngày 31.10.1967, mở đầu cho một trang sử mới và là bước đầu tiên của nền Ðệ Nhị Cộng Hòa.

Là một vị tướng chiến trường xuất sắc, Trung Tướng Thiệu đã được trao gắn rất nhiều huy chương Quân Ðội như sau:

- Ðệ Nhị Ðẳng Bảo Quốc Huân Chương
- Ðệ Nhất Ðẳng Lục Quân Huân Chương
- Ðệ Nhất Ðẳng Không Quân Huân Chương
- Ðệ Nhất Ðẳng Hải Quân Huân Chương
- 11 huy chương các loại
- Lãnh Ðạo Bội Tinh, v.v..

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cùng bà Ðệ Nhứt phu nhân Nguyễn Thị Mai Anh, người sinh quán ở Mỹ Tho, tỉnh Ðịnh Tường, có hai người con (ở thời điểm 1971) là Nguyễn Thị Tuấn Anh, 17 tuổi và Nguyễn Quang Lộc, 10 tuổi. Bà Thiệu là đương kim Chủ Tịch Hội Bảo Trợ Gia Ðình Binh Sĩ QLVNCH (National Association for the Protection of Military Dependents). Bà còn là Chủ Tịch Hội Phụ Nữ Phụng Sự Xã Hội Việt Nam (Vietnamese Women-In Service to the Society Association), đã khởi công xây dựng Bệnh Viện Vì Dân, là bệnh viện tân tiến nhất của Việt Nam”.

Từ năm 1971-1975, Tổng Thống Thiệu tiếp tục cương vị Tổng Thống nhiệm kỳ 2 với cụ Trần Văn Hương làm Phó Tổng Thống. Sau chiến thắng ngoại biên Kampuchea của cả ba Quân Ðoàn II, III và IV từ tháng 4.1970, quân cộng chạy trối chết ẩn náu sâu trong nội địa đất Miên, Tổng Thống Thiệu và nội các chánh phủ đã có được chút thời gian để phát triển kinh tế quốc gia. Khu Kỹ Nghệ Biên Hòa được hồi sinh, doanh gia bắt đầu mạnh dạn bỏ vốn đầu tư, nền kinh tế sáng sủa và có nhiều thành quả lớn. Hãng Citreon Pháp thiết lập lập cơ xưởng ráp xe ở Sài Gòn, Quân Ðội xúc tiến việc thiết kế sản xuất xe “Jeep Citreon” thay thế cho lại xe Jeep chính cống của Mỹ. Những cơ xưởng kỹ nghệ điện tử, truyền thanh truyền hình phát triển mạnh. Nền tài chánh Việt Nam gặt hái nhiều tiến bộ đáng kể với việc thành lập nhiều ngân hàng tư thu hút tiền vốn từ quần chúng. Nhưng đặc biệt và nhiều ý nghĩa hơn hết phải là việc ban hành Luật Người Cày Có Ruộng (Land for Tillers) được Tổng Thống Thiệu long trọng ban hành ngày 26.3.1970 tại Cần Thơ, thủ phủ Miền Tây, trong đó mỗi nông dân chưa có ruộng riêng được cấp phát 3 mẫu ruộng (mỗi mẫu rộng 10.000 thước vuông, 100mx100m) miễn phí. Thuế viên trạch hàng năm chỉ đóng vài trăm đồng Việt Nam tượng trưng, tất cả số huê lợi từ ruộng rẫy, nông dân hoàn toàn sử dụng, không phải giao nộp chánh phủ một hột lúa hay một củ khoai nào. Các cửa hàng doanh thương mua bán nhỏ, thí dụ như những tiệm chạp phô, tiệm may, quán ăn, v.v... cũng chỉ đóng thuế môn bài vài trăm đồng cho một năm. Chúng ta cũng nhớ lại rằng, lương tháng một công chức hay một giáo sư trung học lúc đó trong khoảng 20 đến 25 ngàn đồng, hoặc lương một anh binh nhì khoảng 18.000 đồng, thiếu úy chừng 21.000 đồng, thì thuế nông nghiệp và doanh nghiệp hằng niên chỉ có khoảng 200 ố 300 đồng, là một con số thật nhỏ bé.

Với sự giúp đỡ tích cực của đoàn chuyên gia nông nghiệp Ðài Loan, Viện Lúa Gạo IRRI ở Phi Luật Tân phổ biến các loại lúa mới Thần Nông 5, Thần Nông 8, sản lượng lúa của VNCH tăng vùn vụt. Các kinh tế gia thế giới và Việt Nam đã nhìn thấy triển vọng gần, rằng Việt Nam không còn nhập cảng gạo nữa, chẳng những thế mà trong tương lai còn có thể xuất cảng ra nước ngoài để lấy ngoại tệ về. Tổng Thống Thiệu và nội các của ông đã đưa đất nước lên mức phồn thịnh trong vòng hai năm 1970 và 1971, các chuyên gia đã thiết kế những kế hoạch ngũ niên phát triển nông, công, thương, khai hoang. Giáo sư Vũ Quốc Thúc được mời cầm đầu một nhóm chuyên gia nghiên cứu kế hoạch tái thiết và phát triển quốc gia.
...


Có thể nói rằng, hình ảnh những vị nguyên thủ quốc gia Ngô Ðình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu bận rộn đi khắp mọi miền đất nước thường rất được thường xuyên nhìn thấy trên báo chí, truyền hình và phim thời sự. Hai vị Tổng Thống siêng năng đi thăm viếng những nơi chốn hẻo lánh nhất. Có khi là một chiếc cầu nhỏ của một toán tiền đồn Nghĩa Quân, một cái đồn lẻ loi giữa ruộng đồng của các anh Ðịa Phương Quân. Có lúc Tổng Thống Thiệu đến ăn Tết cùng các chiến sĩ ở trên một vùng cao nguyên đèo heo hút gió, hay ra tận miền hỏa tuyến để chia sẻ nắng bụi mưa bùn với những người lính ngày đêm trực diện với quân thù ở biên thùy, hoặc về những vùng sình lầy Cà Mau, Chương Thiện trao gắn huy chương cho những chiến sĩ lập kỳ công. Tổng Thống Thiệu còn là một người lính can đảm phi thường. Mặt trận Kontum tháng 6.1972 hãy còn nghi ngút khói than chưa tàn lụi mấy, mà ông đã cùng Trung Tướng Toàn đáp trực thăng xuống vinh thăng cấp bậc cho những chiến sĩ Kontum Kiêu Hùng, trong lúc pháo địch còn nổ ùng oàng chỉ cách mấy trăm thước.

Cũng trong tình trạng cực kỳ nguy hiểm đó, khó ai có thể tiên đoán được điều gì sẽ xảy ra, khi ngày 7.7.1972, chiếc trực thăng của Tổng Thống Thiệu bất ngờ đáp xuống giữa lòng thành phố An Lộc đổ nát, trong lúc pháo địch nhểu xuống cách ông có 400 thước. Ông còn gọi điện về bảo bà Thiệu: “Bà ăn cơm trước đi, đừng chờ tôi. Tôi ở đây với chiến sĩ An Lộc”. Những người lính Sư Ðoàn 5 Bộ Binh, mà ký ức về vị Tư Lệnh thân mến của các anh còn chưa phai mờ mấy, đã hân hoan công kênh Trung Tướng Thiệu lên trong những tiếng reo hò chiến thắng vang dội. Tổng Thống Thiệu đã vinh danh tất cả những người lính, bất kể quân binh chủng nào đã đóng góp vào cuộc vinh quang, là Những Người Lính Của Bình Long Anh Dũng.

Ngày 28.6.1972, đại quân Việt Nam Cộng Hòa, với Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Ðộng Quân, Kỵ Binh, Pháo Binh, Công Binh, Không Quân, Hải Quân, cùng tất cả các binh chủng yểm trợ tiếp vận xuất phát từ chiến tuyến Mỹ Chánh, dưới quyền tổng chỉ huy của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Ðoàn I & Quân Khu I ngồi trên một chiếc thiết vận xa M113 đốc thúc và quan sát, hùng hậu xuất phát. Mấy ngày sau, Tổng Thống Thiệu cùng nhiều yếu nhân quân đội, chánh quyền, quốc hội, ngoại giao đoàn đã ra đến tận bờ sông Mỹ Chánh khích lệ tinh thần binh sĩ. Là một vị Tổng Tư Lệnh Tối Cao, Trung Tướng Thiệu không cần thiết và không nên lặn lội ra đến chỗ đầu sóng ngọn gió, nơi lửa đạn hiểm nghèo. Nhưng là một người lính từng dầm sương trải gió ngoài chiến trường, và cái cá tính can đảm, năng động, Trung Tướng Thiệu biết rằng sự hiện diện của ông bên chiến hào, ở tận tiền tuyến, là một việc phải làm, thế nào cũng phải làm. Nó nói lên được rất nhiều điều rất ý nghĩa hơn muôn vạn lần những lời động viên suông ở hậu phương. Ông cũng không quên đến Huế lần thứ nhì thăm đồng bào và xem người ta tái thiết chợ Ðông Ba như thế nào sau cơn hỏa hoạn đầu tháng 5.1972 (Chợ Ðông Ba cháy là do Việt cộng mặc quân phục VNCH phóng hỏa, rồi chúng la làng lên, rằng người lính của chúng ta làm chuyện ấy. Ðó là sự vu cáo bỉ ổi của bầy âm binh ngạ quỷ, với những tội ác kinh thiên mà chỉ có những loài quỷ cộng mới có thể làm được. Trong tác phẩm Biến Ðộng Miền Trung của ông Liên Thành, nguyên Trưởng Ty Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên, kể lại lời khai của tên Trung Tá Việt cộng Hoàng Kim Loan khi ông thẩm vấn nó. Hoàng Kim Loan xác nhận hỏa hoạn tại chợ Ðông Ba là do Việt cộng nằm vùng ở Huế đốt, rồi vu cáo người lính VNCH). Ðồng thời, người Tư Lệnh ngày xưa cũng dành thì giờ đến thăm Sư Ðoàn 1 Bộ Binh, mà giờ đây ông rất yên tâm phú thác sư đoàn cho vị dũng tướng Phạm Văn Phú.

Sau Hiệp Ðịnh Ba Lê ngày 27.1.1973, đồng minh Hoa Kỳ đã có kế hoạch rút bỏ khỏi Miền Nam, điều khoản quy định về việc tiếp tục yểm trợ chiến cụ cho QLVNCH đã dần dần bị quên lãng. Việc Một Ðổi Một những vũ khí và dụng cụ chiến đấu hư cũ hay mất mát không còn được thực hiện, đi dần đến cắt giảm hoàn toàn. Hai trăm ngàn binh đội miền Bắc được văn kiện Hiệp Ðịnh hầu như hợp thức hóa sự hiện diện ở Miền Nam, cộng thêm người và chiến cụ bổ sung rùng tuôn vào Nam theo con đường Hồ Chí Minh, giờ đã được rộng mở thênh thang mà không bị một sự trừng phạt nào từ phía Hoa Kỳ, thể theo quy định của Hiệp Ðịnh Ba Lê. Sự thất thủ Phước Long tháng 1.1975, rồi đến Ban Mê Thuột tháng 3.1975, cuộc trắc nghiệm thái độ của Hoa Kỳ đã được xác định: người Mỹ đã thực sự bỏ rơi đồng minh. Cộng sản Hà Nội khởi động cuộc tổng tấn công quyết định chiếm toàn bộ Miền Nam, đưa đến quyết định rút bỏ các Quân Khu II và Quân Khu I trong tháng 3.1975 của Tổng Thống Thiệu. Hai Quân Ðoàn II và I bị thiệt hại nặng, quân số sụt giảm nghiêm trọng, nhiều sư đoàn và đơn vị chiến đấu bị tan rã một cách bi thảm. Những yếu tố đó buộc người ta phải nghĩ đến giải pháp thay thế Tổng Thống Thiệu, bởi ngại ông vẫn cứ lệnh cho QLVNCH tiếp tục chiến đấu. Ông Thiệu phải ra đi để nhường sân khấu chính trị lại cho một nhân vật nào đó mà phía cộng sản có thể “chấp nhận” nói chuyện được. Cái ảo tưởng đó đến ngày 30.4.1975, Hà Nội sẽ chứng minh nó hoàn toàn là điên rồ, vì chúng chỉ muốn chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa đầu hàng vô điều kiện.

Ngày 21.4.1975, Tổng Thống Thiệu lên đài truyền hình quốc gia đọc diễn văn từ giã dân chúng và Quân Ðội. Ông cay đắng nói nhiều lời trách cứ Hoa Kỳ tàn nhẫn bỏ rơi đồng minh. Chức vụ Tổng Thống được trao lại cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương. Tổng Thống Hương làm việc chỉ được một tuần lễ, ông là một chiến sĩ quốc gia có tinh thần chống cộng cứng rắn. Người ta lại phải áp lực cụ trao quyền Tổng Thống cho một nhân vật mềm dẻo và biết điều hơn. Trước mọi sức ép, Tổng Thống Hương đành bàn giao Dinh Ðộc Lập cho Ðại Tướng Dương Văn Minh ngày 28.4.1975. Ba ngày sau, vị Tổng Thống thứ tư của Việt Nam Cộng Hòa đọc lời đầu hàng trên hệ thống truyền thanh quốc gia buộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa buông súng ngừng chiến đấu. Lúc đó là 10 giờ sáng ngày 30.4.1975.

Sống đời lưu vong ở xứ người, thoạt tiên Tổng Thống Thiệu tạm cư ở Ðài Loan, thời gian sau ông sang cư trú ở Anh quốc, rồi cuối cùng sang định cư hẳn ở Hoa Kỳ, thành phố Boston, tiểu bang Massachusetts. Mang mển trong lòng nhiều uẩn khúc và bí mật quốc gia, ông Thiệu lặng thinh cam chịu sự trách cứ của đồng bào và chiến hữu, về những thất bại và hậu quả ông đã gây ra cho đất nước. Thời gian dần trôi, ba mươi năm hơn, nhiều bí mật đã được phơi bày cho thấy còn rất nhiều yếu tố đóng góp vào sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa. Ðiều mà chúng ta có thể thấy được là, trong cương vị Tổng Thống của một nước nhược tiểu, Tổng Thống Thiệu đã làm tất cả những gì có thể để cứu vãn đại cuộc. Ông đã từng từ chối thẳng vào mặt Kissinger không chịu ký Hiệp Ðịnh Ba Lê ngày 31.10.1972, bất chấp sự bực tức điên người của ông Nixon, lúc đó đã sắp vào ngày bầu cử tổng thống Mỹ nhiệm kỳ hai của ông. Tổng Thống Thiệu còn quyết tâm không ký Hiệp Ðịnh Ba Lê ngày 27.1.1973, tỏ rõ chủ quyền quốc gia. Nixon buộc phải gởi một bức thư với lời lẽ rất cứng rắn và hằn học: “Nếu chánh phủ ngài không chịu ký vào văn bản ngừng bắn, thì chúng tôi buộc phải tiến hành ký đơn phương. Ngoài ra, chúng tôi sẽ thông báo với thế giới rằng chánh phủ của ngài ngăn trở hòa bình. Vì lý do đó, chúng tôi buộc phải cắt đứt viện trợ quân sự và kinh tế cho Miền Nam Việt Nam ngay tức khắc”.

Bức thư của Tổng Thống Nixon đã có thể trả lời cho những trách cứ đổ lên sự câm nín của Tổng Thống Thiệu. Dù ông Nixon có cắt hay không viện trợ, thì số phận của Việt Nam Cộng Hòa đã được quốc hội Hoa Kỳ với đảng Dân Chủ chiếm đa số quyết định trong những tháng cuối cùng: “Không một xu nào nữa cho chánh phủ ông Thiệu”. Ngày nay, cũng đảng Dân Chủ đang rục rịch muốn bỏ chạy ra khỏi vũng lầy Iraq và có thể cả Afghnistan, nếu họ thắng được cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11.2008 tới đây. Lịch sử như một chiếc bánh xe luôn lăn tiến về trước, nhưng có lúc nó cũng trở về khởi điểm ban đầu. Một cường quốc giàu có như thế, một quân đội hùng mạnh nhất thế giới như thế, chỉ đáng tiếc không có được những vị tổng tư lệnh đúng nghĩa, có tài thao lược bình định thiên hạ, có hùng tâm tráng chí đạt đến vinh quang, mà chỉ luôn nghĩ đến việc bỏ chạy trước địch quân. Một lần bỏ chạy ra khỏi Việt Nam là đã đủ. Nếu chạy nữa, không khéo thiên hạ sẽ đặt cho quân đội ấy, tổng tư lệnh ấy cái biệt danh “tướng chạy và quân đội chạy bậc nhất thế giới”.

Tổng Thống Thiệu mang những nỗi niềm u ẩn và nhiều bí mật ấy vào thế giới bên kia ngày 29.9.2001. Nhưng hẳn rằng, thời gian càng trôi qua thêm, thì các sử gia nghiên cứu về cuộc chiến tranh Việt Nam, cũng như cuộc đời của Tổng Thống Thiệu sẽ còn khám phá ra được nhiều điều còn chưa sáng tỏ nữa.

Phạm Phong Dinh
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #9 - 29. Sep 2009 , 17:21
 
Ngày  này  cách  đây đúng 3 năm ,  một  cựu thành viên của Diễn  đàn Lê văn Duyệt  Vĩnh viễn ra đi  ,đó là  Lê thành Hải tức A - Hía , bạn nối khố  của Phu De.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #10 - 29. Sep 2009 , 21:32
 
nguyen_toan wrote on 29. Sep 2009 , 17:21:
Ngày  này  cách  đây đúng 3 năm ,  một  cựu thành viên của Diễn  đàn Lê văn Duyệt  Vĩnh viễn ra đi  ,đó là  Lê thành Hải tức A - Hía , bạn nối khố  của Phu De.


Cám ơn anh Năng ! Đã 3 cái giỗ rồi, nhanh quá  Undecided

Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #11 - 26. Oct 2009 , 16:40
 
Hôm nay là ngày 26 tháng 10 -2009  ngày này  cách đây đúng  53  năm -Nền Đệ Nhất Cộng Hòa  được thành lập bởi cố Thủ tướng Ngô đình Diệm - sau đó trở thành ngày Quốc Khánh  của Việt nam Cộng Hòa. Hàng năm đúng ngày này đều có Diễn Binh trên Đại lộ Thống Nhất sau lưng Nhà Thờ Đức Bà.
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #12 - 01. Nov 2009 , 19:33
 
Hôm nay là ngày  2  tháng 11 năm 2009 ,ngày Giỗ  thứ 46 của cố Tổng tống Ngô đình Diệm và bào đệ  cố vấn Ngô Đình Nhu  đã  bị Đâm Chết  trong Chiến xa M113 trên đường từ nhà thờ Cha Tam về bộ Tổng Tham Mưu  QLVNCH .
Sau cuộc đảo chánh của các tướng lãnh lật đổ Tổng thống Ngô đình Diệm trưa ngày 1 tháng 11 năm 1963.
Đặc biệt năm  nay nhiều Người Việt ở Hải ngoại đã làm lễ  Giỗ  cố tổng thống Ngô đình Diệm một cách Trang trọng , và nhiều bài vở  đã  được viết để đề cao Công lao Xây dựng Nền Đệ Nhất Cộng Hòa  của cố Tổng thống Ngô đình Diệm
Nhân dịp này  xin dành 1 phút để tưởng nhớ cố Tổng Ngô đình Diệm.  Amen  !
Back to top
« Last Edit: 01. Nov 2009 , 19:34 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #13 - 03. Nov 2009 , 22:16
 
Ngày 9 tháng 11 tới đây - Đúng 20 năm  ngày Bức Tường Bá Linh  Sụp Đổ -Hai Miền Tây Đức và Đông Đức chính thức là  MỘT Nước Đức Thống Nhất  từ ngày đó - Chế độ  Cộng sản Sụp đổ ở Đông Đức , cùng lúc các Nước Đông Âu Sụp đổ luôn








Back to top
« Last Edit: 03. Nov 2009 , 22:24 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #14 - 10. Nov 2009 , 14:21
 
Hôm nay  là  ngày 11 tháng 11  - Ngày Veteran's  Day  - Ngày  Chiến sĩ  Trận Vong trên  Toàn Thế giới  để tưởng nhớ các Chiến sĩ Vô Danh Hy sinh  trong Trận  Thế  Chiến Thứ Hai  - vào lúc 11 giờ  sáng ,nên dành  1 phút im lặng  để tưởng nhớ đến HỌ

Cũng ngày này  vào năm 1960 - Trung tá Nguyễn chánh Thi  Tư lệnh Sư đoàn Nhẩy Dù  đã  làm cuộc Đảo Chánh  Tổng thống Ngô đình Diệm ,nhưng thất bại - Tất cả  thành phần  chủ chốt của cuộc đảo chánh phải chạy trốn sang Cao Miên
Back to top
« Last Edit: 10. Nov 2009 , 14:24 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #15 - 08. Jan 2010 , 23:52
 
Hôm nay ngày 8 tháng 1 năm 2010 , cũng ngày này 5 năm về trước ngày 8 tháng 1 năm 2005 , bọn tàu cộng đã bắn chết 9 ngư dân vô tội mà bọn Việt cộng đã tiếp tay làm ngơ.
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #16 - 18. Jan 2010 , 15:59
 
[b]Hôm nay là ngày 19 tháng 1 , ngày này 36 năm  về trước -Hải Quân Quân lực Việt nam  -Hải Chiến  với  hải quân Trung Cộng ở Hoàng Sa . Một  trận Hải Chiến  rất  quả cảm của Hải quân VNCH .
Cũng  là ngày tưởng nhớ  62 Chiến sĩ Hải quân Hy sinh  trong trận Hải Chiến [đặc biệt nhất là  sự Hy sinh  của Hải quân Thiếu tá Nguỵ văn Thà  ( cựu học sinh Hồ ngọc Cẩn )/b]
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #17 - 27. Jan 2010 , 20:03
 
Hôm nay, ngày ký Hiệp định ngừng chiến tại Việt Nam ở Paris 

       27/01/2010
...
Trưởng phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa, Ngoại Trưởng Trần Văn Lắm (giữa), ký vào hiệp định tại Hội Nghị Hòa Bình Quốc Tế về vấn đề Việt Nam ngày 2 Tháng Ba, 1973 tại Paris. (Hình: Staff/AFP/Getty Images)

Ngày này 37 năm trước - 27 tháng 1 năm 1973 - Hiệp định ngừng chiến tại Việt Nam được ký kết ở Paris. Mặc dầu mang danh nghĩa “thỏa hiệp chấm dứt chiến tranh - lập lại hòa bình” nhưng từ căn bản không bên nào tin tưởng vào giá trị của những điều ghi trong văn bản và diễn biến tiếp theo là hòa bình không bao giờ có thật.

Sau này Bắc Việt công khai khoe khoang rằng Hiệp Ðịnh Paris chỉ là một bước được tính toán trong toàn bộ chiến lược “giải phóng” miền Nam Việt Nam năm 1975. Tuy nhiên thực tế không đơn giản như vậy, vì lịch sử luôn luôn là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều yếu tố kể cả bất ngờ, khiến cho kết quả cuối cùng không phải dễ dàng định sẵn và các ý kiến nhận định cho đến nay vẫn rất khác biệt.

Cuộc đàm phán ở Paris kéo dài hơn nhiều cuộc thương thuyết hòa bình khác chính vì nội dung và ảnh hưởng chính trị là then chốt hơn quân sự. Tổng cộng qua hơn 4 năm đàm phán có 201 phiên họp công khai, 45 cuộc họp kín, 500 buổi họp báo và hàng ngàn cuộc phỏng vấn riêng.

Xét cho cùng hòa đàm Paris chỉ là một hình thức giải quyết tạm bợ mà các bên cần phải có chứ không bên nào đạt được phần thắng. Chiến lược vừa đánh vừa đàm không xa lạ qua nhiều cuộc chiến tranh và “điều gì không đoạt được trên chiến trường thì không thể đạt tới ở bàn hội nghị” là một nguyên tắc bất biến. Tại Việt Nam không phía nào có ưu thế chiến ở chiến trường mà chỉ có nhiều chỗ yếu do những hoàn cảnh riêng của mình trong đó đáng kể tới sự thúc bách bởi thời gian.

Hòa đàm tại Paris khởi sự tháng 5 năm 1968 với sự tham dự của Hoa Kỳ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Việt Nam Cộng Hòa, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Vấn đề sơ khởi phải tranh luận suốt mấy tháng đầu là hình dạng cái bàn hội nghị để thể hiện tính cách tham dự của bốn bên nhưng lại chỉ như hai bên. Kết quả đi tới sự chấp thuận bàn hội nghị là một bàn tròn ở giữa nối liền hai bàn dài hai bên. Trong ba năm tiếp theo các bên dùng hội nghị như diễn đàn đấu tranh chính trị. Các phiên họp chính thức sau khi mở màn chỉ còn là tố cáo nhau, tranh luận bằng cách trình bày ý kiến của mình không cần biết đối phương nói gì, lặp đi lặp lại những đòi hỏi không thể giải quyết được, rồi kết thúc mà không đi tới đâu.

Thương lượng thật sự chỉ có qua nhiều lần gặp gỡ bí mật giữa Henry Kissinger với Lê Ðức Thọ và những cuộc mật đàm sau này mới được tiết lộ. Hòa đàm 4 bên như vậy thực chất chỉ có 2 bên. Mặt Trận Giải Phóng là công cụ do Bắc Việt trực tiếp điều khiển nên không có vấn đề gì. Còn Việt Nam Cộng Hòa rõ ràng nhiều lúc chỉ đứng ngoài, nhưng phản ứng mạnh mẽ đối với đồng minh Hoa Kỳ ở giai đoạn cuối cùng lại có tác dụng tích cực, xác định được vị thế và vai trò không thể phủ nhận của mình.

Qua ba năm, giữa quá trình đàm phán, tháng 3 năm 1972, Bắc Việt bất ngờ huy động lực lượng 120,000 bộ đội chính quy cùng nhiều đơn vị địa phương, du kích, và đưa ra chiến trường những vũ khí nặng từ trọng pháo đến xe tăng, hỏa tiễn, mở cuộc tấn công Lễ Phục Sinh (Eastern offensive) hay trận chiến Mùa Hè Ðỏ Lửa. Sau thắng lợi ban đầu, cuối cùng cả ba mũi tấn công chính - Quảng Trị, Kontum, An Lộc - đều bị bẻ gãy. Thất bại hoàn toàn của chiến dịch quy mô này khiến Bắc Việt tiêu tan ảo vọng tạo một chiến thắng quân sự quan trọng hỗ trợ cho cuộc thương lượng, cũng như để chính quyền Nixon nản lòng trong ý chí tích cực ủng hộ Việt Nam Cộng Hòa. Ngược lại, Hoa Kỳ gia tăng mức can thiệp quân sự qua việc mở rộng những cuộc oanh tạc Bắc Việt, thả mìn phong tỏa bờ biển, và trên chiến trường miền Nam yểm trợ mạnh mẽ bằng phi pháo và hải pháo.

Trận chiến năm 1972 thể hiện được uy tín của quân lực cùng khả năng tồn tại của chính thể Việt Nam Cộng Hòa, nhưng mặt khác cũng cho thấy nhược điểm của quân đội Việt Nam Cộng Hòa là chỉ chiến đấu có hiệu quả nếu đầy đủ hỏa lực hùng hậu. Quân đội Cộng Sản Bắc Việt hiểu điều đó nên khi biết chắc là Việt Nam Cộng Hòa không còn sức mạnh đó, họ đã vững tin vào sự thành công khi mở cuộc tổng tấn công năm 1975 bằng lực lượng áp đảo hơn.

Trong tình hình quân sự không như mong muốn và trước sự phát triển bất ngờ các mối quan hệ ngoại giao mới giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc và Nga, Bắc Việt thấy cần một sự khai thông tại hòa đàm Paris để tính giải pháp khác cho ý đồ tương lai. Họ chấp nhận một nhượng bộ căn bản là không đòi hỏi sự từ chức của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trước khi chấm dứt chiến tranh, lập trường mà Cộng Sản Bắc Việt đã khăng khăng duy trì suốt mấy năm từ khi đi vào đàm phán. Ngược lại phía Hoa Kỳ không tuyệt đối đòi hỏi việc triệt thoái khoảng 160,000 bộ đội Bắc Việt đang ở trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam.

Do đó vào tháng 10 năm 1972 cuộc mật đàm giữa Henry Kissinger và Lê Ðức Thọ đã đi tới kết quả là một dự thảo sơ bộ về cuộc ngừng bắn tại chỗ, còn được gọi là ngung chiến “da beo”, nghĩa là quân đội bên nào giữ nguyên vị trí hiện hữu cho tới khi đi vào tiến trình giải quyết sau này.

Hoa Kỳ và Bắc Việt đều hy vọng hiệp định sẽ được ký kết ngay sau đó. Nhưng bản thỏa hiệp dự thảo đã gặp sự chống đối mạnh mẽ của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vì nhiều điểm Việt Nam Cộng Hòa không được tham khảo ý kiến trước. Qua các cuộc thảo luận căng thẳng tại Sài Gòn trực tiếp với Tổng Thống Thiệu và Bí Thư Hoàng Ðức Nhã, Kissinger phải đồng ý chuyển cho Bắc Việt một bản đề nghị 96 điểm yêu cầu sửa đổi. Bắc Việt giải thích yêu cầu này là “hành động bội tín”, không chấp thuận cứu xét và các cuộc thương lượng giậm chân tại chỗ cho đến tháng 12 thì hoàn toàn bế tắc, Kissinger và Lê Ðức Thọ ngưng các cuộc gặp gỡ.

Ngày 14 tháng 12 năm 1972, Tổng Thống Nixon gởi một tối hậu thư cho Cộng Sản Bắc Việt yêu cầu tái tục đàm phán nghiêm chỉnh trong vòng 72 giờ, nếu không sẽ phải nhận lãnh hậu quả nặng nề. Bắc Việt không có đáp ứng gì cụ thể và ngày 18 tháng 12 không lực Hoa Kỳ được lệnh mở chiến dịch Linebacker Two. Ðây là đợt oanh kích không quân dữ dội nhất thời kỳ chiến tranh Việt Nam, trong vòng 12 ngày khoảng 3,000 phi xuất máy bay chiến đấu và B-52 trút xuống 40,000 tấn bom, lần đầu tiên thả bom trải thảm ngay thành phố Hà Nội và Hải Phòng.

Bốn ngày trước khi chấm dứt chiến dịch Linebacker Two, Bắc Việt thông báo với Hoa Kỳ là sẽ hòa đàm trở lại ngay khi ngừng oanh tạc. Ngày 8 tháng 1 năm 1973, Kissinger gặp Lê Ðức Thọ tiếp tục đàm phán, một số điều khoản được sửa đổi tuy nhiên căn bản vẫn là như cũ và những ngôn từ mới được thay thế trong hiệp định thường có tính cách mơ hồ mà mỗi bên đều tìm cách diễn giải theo quan điểm của mình. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa dù không đồng ý hoàn toàn, vẫn lâm vào tình thế không thể khước từ thêm nữa và Hiệp Ðịnh Chấm Dứt Chiến Tranh Lập Lại Hòa Bình được ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973 giữa 4 bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Việt Nam Cộng Hòa và Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam.

Nhiều năm sau này Bắc Việt vẫn giải thích rằng việc trở lại đàm phán là do Hoa Kỳ bị đánh bại trong cuộc oanh tạc mùa Giáng Sinh năm 1972. Như thông lệ, Hà Nội phóng đại tổn thất của không lực Hoa Kỳ, loan báo bắn hạ tới 30 chiếc B-52. Ngược lại, Kissinger cũng không xác nhận dư luận tin rằng Bắc Việt phải chịu lép vì cuộc oanh tạc nặng nề. Trong một buổi họp báo sau khi ký hiệp định, được một phóng viên hỏi lại chuyện này, Kissinger chỉ đáp lơ lửng theo kiểu ngoại giao: “Ðã có thỏa thuận hồi tháng 10 nhưng cần một số sửa đổi, sau đó có cuộc oanh tạc và thảo luận lại, bây giờ hiệp định đã được ký kết”.

Bản hiệp định gồm 9 chương 23 điều được tất cả các bên giải thích theo quan điểm và đều coi như là thắng lợi.

Hoa Kỳ đã quyết định bằng mọi cách chấm dứt sự can dự ở Việt Nam nên Hiệp Ðịnh Paris chỉ là một hình thức rút lui trong danh dự, nhận về các tù binh chiến tranh, và trên danh nghĩa đã tạo lập được hòa bình, bảo vệ sự tồn tại chính nghĩa của đồng minh Việt Nam Cộng Hòa. Còn thất bại trong việc bảo đảm tương lai cho miền Nam Việt Nam không nằm trong chủ trương tối hậu của Hoa Kỳ.

Trong ý đồ lâu dài của Bắc Việt quyết tâm chiếm toàn thể miền Nam, hòa bình không là mục tiêu và Hiệp Ðịnh Paris chỉ là một bước ngưng nghỉ để chuẩn bị lực lượng. Phan Văn Sung, một thành viên trong phái đoàn Bắc Việt tại hòa đàm Paris, 32 năm sau (2005) trả lời phỏng vấn của báo Quân Ðội Nhân Dân, còn nói rằng thắng lợi về phía Bắc Việt vì buộc Hoa Kỳ phải rút quân không điều kiện. Ðiểm quan trọng nhất theo lời ông là Ðiều 1, Chương 1 của hiệp định: “Hoa Kỳ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam như đã được công nhận bởi Hiệp Ðịnh Geneva về Việt Nam”. Hiệp Ðịnh Geneva năm 1954 nói rằng vĩ tuyến 17 chỉ là ranh giới đình chiến và hai miền Nam Bắc sẽ thống nhất qua tổng tuyển cử, như vậy, sự hiện diện của bộ đội Bắc Việt tại miền Nam không mang tính cách là quân đội ngoại quốc xâm lăng. Thoái bộ của Bắc Việt là phải công nhận chế độ Việt Nam Cộng Hòa, nhưng có điều kiện về sự hình thành Hội đồng Hòa giải Hòa hợp Dân tộc để đi tới thống nhất. Tuy nhiên Bắc Việt chỉ xem đòi hỏi ấy như một lý thuyết suông chứ chẳng tin vào kết quả khi họ vẫn chủ trương sẽ đánh chiếm miền Nam bằng vũ lực.

Ðiểm yếu nhất đối với Việt Nam Cộng Hòa là Hiệp Ðịnh Paris không quy định cụ thể sự triệt thoái quân đội Bắc Việt khỏi lãnh thổ miền Nam. Chính quyền của Tổng Thống Thiệu luôn luôn coi hai miền Nam Bắc là hai quốc gia độc lập, đòi hỏi sự tôn trọng ranh giới phi quân sự ở vĩ tuyến 17 và như thế bộ đội Bắc Việt là lực lượng ngoại nhập phải rút đi. Tuy vậy nếu như điều khoản này có được xác định bằng văn bản thì trong thực tế cũng chẳng có hiệu quả bao nhiêu với phương cách lừa đảo thông thường của phía Cộng Sản. Thắng lợi duy nhất đối với Việt Nam Cộng Hòa là sự công nhận giá trị hợp pháp trên thực tế của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Ông Thiệu trước đó đã khẳng định lập trường 4 Không: “Không chấp nhận, không thương lượng, không liên hiệp và không nhượng đất cho Cộng Sản”. Trong những điều kiện ấy, Hiệp Ðịnh Paris nhìn nhận nhưng không bảo đảm gì cho sự tồn tại của Việt Nam Cộng Hòa và hậu quả sẽ là phải có những nỗ lực hết sức khó khăn vì chiến tranh không thể dứt và cuộc chiến đấu không còn được đồng minh hỗ trợ.

Chính phủ Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam chỉ là bộ phận của Cộng Sản Bắc Việt, Hiệp Ðịnh Paris công nhận giá trị cho họ là một thực thể, ngoài ra họ chẳng có gì khác để được hay để mất.

Hiệp Ðịnh Paris xác định lệnh ngừng bắn có hiệu lực từ 8 giờ sáng ngày 28 tháng 1 năm 1973, giờ Sài Gòn. Chỉ trong ít ngày tiếp sau, niềm hy vọng của dân chúng về hòa bình đã mau chóng trở thành ảo tưởng. Cả hai phía Cộng Sản và Quốc Gia đều đã chuẩn bị tiến hành và phòng chống cuộc chiến giành dân lấn đất. Cuộc xung đột vào phút chót không ngừng vào giờ ngưng bắn như hiệp định đòi hỏi mà kéo dài cho đến đầu tháng 2. Theo Ðại Tá William E. Le Gro trong cuốn “Việt Nam từ ngưng bắn đến đầu hàng” xuất bản năm 1981 thì vào thời điểm ấy quân lực Việt Nam Cộng Hòa, chính quy cũng như địa phương quân và dân vệ, mạnh hơn nhiều so với phía Cộng Sản. Không lượng định đúng khả năng của đối phương, quân đội và du kích Cộng Sản chỉ chiếm được 23 ấp trong cuộc tấn công vào 400 ấp và chịu tổn thất nhân mạng tới 5,000. Ngược lại thì Việt Nam Cộng Hòa cũng thất bại ở một vài nơi mà tiêu biểu là cuộc đột kích của Thủy quân Lục chiến vào Cửa Việt gần vùng phi quân sự.

Chiến tranh tiếp diễn và leo thang trong những tháng năm sau đó và người dân Việt thật sự chưa bao giờ được sống hòa bình cho đến ngày miền Nam sụp đổ. Người dân miền Bắc có may mắn hơn vì thoát khỏi tai họa trực tiếp của chiến tranh nhưng vẫn còn phải gánh chịu gian khổ của một hậu phương bị ép buộc dành nhiều nỗ lực hỗ trợ cho tiền tuyến.

Cuộc thương lượng gọi là hòa đàm tại Paris về thực chất không đem đến điều gì tốt đẹp như mong mỏi cho cuộc nội chiến khốc liệt 15 năm, mà chỉ là một khúc quanh chính trị và cuối cùng đưa tới kết thúc đầy thất vọng cho dân chúng cả hai miền Nam Bắc.

***

Người thời ấy nghĩ gì về Hiệp Ðịnh Paris?

Ngọc Lan-Ðinh Quang Anh Thái (Thực hiện)

Ông Bình Dương (cư dân Olympia, Washington)

Thời điểm ký kết Hiệp Ðịnh Paris, tôi đang làm việc cho Phòng Tùy Viên Quân Sự, Tòa Ðại Sứ Mỹ ở Sài Gòn. Khi hiệp định được công bố, tôi thấy lòng bàng hoàng, tự hỏi quân đội VNCH có tự bảo vệ mình được không. Tôi nghĩ rằng tất cả phải dựa vào viện trợ của Mỹ. Nếu họ giúp cho mình đầy đủ, với sự yểm trợ đầy đủ thì mình có thể kéo dài để đi đến tìm một biện pháp khác. Nhưng thời cuộc thay đổi mau quá, quân đội VNCH bắt đầu yếu dần, thiếu súng đạn, thiếu mọi thứ. Về tâm lý, tôi cảm thấy buồn bã vì mình chỉ trông chờ viện trợ Mỹ, mà Mỹ thì lúc nào cũng hăm dọa sẽ cúp viện trợ. Lúc đó tôi cũng nghĩ đến một kết cuộc “ghê gớm,” nhưng không phải là chuyện đầu hàng rồi bỏ chạy. Chỉ nghĩ là sắp tới sẽ rất khó khăn.

Ông Lợi Nguyễn (cư dân Westminster, California)

Khi đó tôi đang ở Phú Quốc, là lính Hải Quân. Tôi không nhớ rõ chuyện ấy, cũng không quan tâm lắm. Bởi khi hiệp định ký rồi thì những người lính vẫn còn tiếp tục cầm súng đánh nhau. Lúc ấy, tôi nghĩ rằng đó là hiệp định ngừng bắn, không đánh nhau nữa, chờ hai năm sau sẽ tổ chức bầu cử, và Mỹ bắt đầu rút quân. Mỹ hứa nếu thắng bầu cử sẽ chi tiền tái thiết miền Nam. Nhưng thực tế Mỹ ‘gài độ’ cho miền Bắc chiếm luôn miền Nam rồi. Thực chất chỉ là nói láo, Mỹ đã bỏ rơi miền Nam. Nhưng sự thật như thế nào nữa thì mấy ông bộ trưởng trở lên biết rõ chứ những người lính như chúng tôi thì không biết gì, chỉ làm theo lệnh chỉ huy. Mà chỉ huy có ra lệnh buông súng đâu, nên vẫn cứ phải tiếp tục cầm súng đến giờ cuối.

Ông Trần Ngọc Thành (nguyên quán Nghệ An, hiện sống tại Ba Lan)

Khi bản Hiệp Ðịnh được ký kết, tôi vừa tốt nghiệp đại học ở Ba Lan sau sáu năm học ngành Kinh Tế Vận Tải Biển. Tôi phấn khởi lắm và muốn về Việt Nam ngay để xem tình hình đất nước ra sao. Tôi mong hòa bình thực sự được vãn hồi, vì cuộc chiến quá dài và chết quá nhiều người.

Ông Nguyễn Thượng Long (hiện sống tại Hải Phòng)

Năm 1973 tôi đang là thầy giáo dạy học ở một trường trên tỉnh miền núi Hòa Bình. Tôi nhớ giai đoạn đấy đời sống tinh thần xã hội căng thẳng lắm. Cuộc chiến tranh đang khốc liệt, vì cuối năm 1972, những trận B52 giáng vào Hà Nội. Lúc ấy tôi ở trên núi, tin tức về cuộc hội đàm đối với người trong nước chúng tôi là thông tin một chiều thôi, qua báo chí và qua đài tiếng nói Việt Nam. Chúng tôi có được nghe đài bên ngoài đâu. Tâm trạng chung là rất mừng, vì cuộc chiến có khả năng chấm dứt. Chúng tôi chờ đợi, nhưng có lẽ phải chờ đợi thêm vài năm nữa như chúng ta được biết, thì hòa bình mới trở lại, mới vãn hồi ở đất nước này. Còn những gì tiếp sau đó thì chúng ta đã biết.

Nhạc sĩ Tô Hải (hiện sống tại Sài Gòn)

Tôi còn nhớ, sau khi ký Hiệp Ðịnh Paris thì Hà Nội bị ngay một trận bom, hay nói đúng hơn là ngoại vi Hà Nội bị hưởng ngay một trận bom gọi là “Chiến dịch Ðiện Biên Phủ trên không.” Hoa Kỳ nện bom 12 ngày đêm ở những vùng thuộc Hà Nội. Ðêm Noel thì máy bay nghỉ đánh bom. Máy bay đánh các kho ở ngoại thành, và do lưới lửa phòng không lớn quá cho nên máy bay đâm đầu hoặc là ném bom sai một vài địa điểm. Ném bom là cuộc nắn gân giết thêm một ít người nữa để sửa thêm một vài điều trong Hiệp Ðịnh Paris thôi. Tôi thấy cay đắng là tất cả những nhà chính trị họ mặc cả nhau ở trên bàn hội nghị đều dựa trên xương máu của người Việt Nam cả. Người ta nói ký hiệp nghị “chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam,” thế mà chiến tranh có chấm dứt đâu! Cuộc chiến tranh này không thể nói là đánh đuổi đế quốc Mỹ xâm lược mà là cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Ðấy là suy nghĩ của tất cả những người có đầu óc, của anh em trí thức văn nghệ sĩ.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=107456&z=1
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #18 - 05. Mar 2010 , 14:09
 



Tháng 3  Tưởng nhớ


Hôm nay là ngày 5 tháng 3 - Muà Thu đã về trên Toàn Nước Úc ( Australia ) - Sáng sớm và tối Trời Se lạnh.
Ban ngày Nắng ấm.

Tự dưng bộ nhớ của tôi ...  nhắc nhở tôi điều gì đó.Vâng, cứ  gần đến một ngày kỷ niệm nào đáng nhớ, trí nhớ tôi  lại  quay về quá khứ. Và tôi đã lục lại tài liệu mà tôi còn giữ mở ra xem đây rồi:

Ngày 6 tháng 3 năm 2001, một nữ ca sĩ Hải ngoại Nổi danh  như cồn đã từ giã Cha mẹ, chồng, bạn bè, người thân cùng những Fans ái mộ ra đi về nước Thiên Chuá:
NỮ DANH CA NGỌC LAN.
vậy ngày mai - 6 tháng 3 năm 2010 - nữ ca sĩ khả ái dễ thương NGỌC LAN   đã được 9 năm nơi Thiên Chúa .
Và không biết  nơi  ngôi mộ Ngọc Lan hàng ngày vẫn có Bó Hoa Hồng trên mộ hay không?

Đến giữa tháng ngày 15 tháng 3 - ngày này người Anh ,người bạn Văn nghệ của tôi cố nhạc sĩ Anh Việt Thu đã về Cõi Niết  Bàn được 35 năm, sau một thời gian bệnh hoạn. Nhắc đến cố nhạc sĩ Anh việt Thu, phải nhắc đến con người hiền lành, đến cách cử xử của anh với bạn bè nhất là đối với tôi - tôi kém  anh đến 7 tuổi, anh vẫn coi tôi như là người bạn - tôi và anh cùng nhà thơ Thiên Hà đã trở thành bộ 3 thường đóng đô ở nhà hàng Thanh Thế mỗi khi chiều xuống với những ly rượu
Martell hay Hennessy cùng món mồi "Mắm Thái Châu Đốc".
Những sáng tác  nổi tiếng của cố nhạc sĩ Anh việt Thu là 
"8 Điệp khúc" Đa Tạ "Hai vì sao lạc" Nhớ nhau hoài phổ thơ Thiên Hà  "Người ngoài Phố"  v..v.. và  những bài hùng ca  dành cho Chính huấn.

Rồi đến ngày 22 tháng 3 - đúng một năm ngày giỗ đầu người bạn Ký giả  kiêm Vua nhạc Trẻ Trường Kỳ. Đúng là thời gian  qua mau.

Được biết để kỷ niệm một năm Trường Kỳ về với Chúa - bạn bè sẽ tổ chức một Show Ca nhạc đặc biệt "Đến với Vua Nhạc Trẻ  Trường Kỳ  ở Montreal  Quebec đầu tháng  4 để tưởng nhớ. Những người bạn thân như Nam Lộc - Jo Marcel sẽ có mặt cùng hai người bạn thuộc giới nhạc Trẻ  là Kỳ Phát và Vũ xuân Hùng  đến từ  Nam Cali và Saìgon.
ngoài ra tất cả các nam nữ ca sĩ một thời Nhạc Trẻ  sẽ có mặt
như Thanh Lan, Tuấn Ngọc, Công Thành - Lyn, Trung Nghĩa  ,Ý Lan , Thái Hà, Thanh Hà , Nguyễn hồng Nhung,Diễm Liên, Thu Minh , Thu Nga , Phạm khải Tuấn , Hòang Thi Thi -Trung Nghĩa  band  và Nguyễn văn hoàng Nam band (Montreal)

Nhân dịp này cũng sẽ phát hành tuyển tập "Trường Kỳ Rong chơi cuối  Trời quên lãng" cuả bạn bè ,ký gỉa, nhà văn, hoạ sĩ ,ca sĩ viết về Trường Kỳ, sách in đẹp dầy trên 500 trang.


Nguyễn Toàn - Sydney
Back to top
« Last Edit: 05. Mar 2010 , 14:10 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #19 - 05. Mar 2010 , 17:54
 
nguyen_toan wrote on 05. Mar 2010 , 14:09:
Tháng 3  Tưởng nhớ


Hôm nay là ngày 5 tháng 3 - Muà Thu đã về trên Toàn Nước Úc ( Australia ) - Sáng sớm và tối Trời Se lạnh.
Ban ngày Nắng ấm.

Tự dưng bộ nhớ của tôi ...  nhắc nhở tôi điều gì đó.Vâng, cứ  gần đến một ngày kỷ niệm nào đáng nhớ, trí nhớ tôi  lại  quay về quá khứ. Và tôi đã lục lại tài liệu mà tôi còn giữ mở ra xem đây rồi:

Ngày 6 tháng 3 năm 2001, một nữ ca sĩ Hải ngoại Nổi danh  như cồn đã từ giã Cha mẹ, chồng, bạn bè, người thân cùng những Fans ái mộ ra đi về nước Thiên Chuá:
NỮ DANH CA NGỌC LAN.
vậy ngày mai - 6 tháng 3 năm 2010 - nữ ca sĩ khả ái dễ thương NGỌC LAN   đã được 9 năm nơi Thiên Chúa .
Và không biết  nơi  ngôi mộ Ngọc Lan hàng ngày vẫn có Bó Hoa Hồng trên mộ hay không?

Đến giữa tháng ngày 15 tháng 3 - ngày này người Anh ,người bạn Văn nghệ của tôi cố nhạc sĩ Anh Việt Thu đã về Cõi Niết  Bàn được 35 năm, sau một thời gian bệnh hoạn. Nhắc đến cố nhạc sĩ Anh việt Thu, phải nhắc đến con người hiền lành, đến cách cử xử của anh với bạn bè nhất là đối với tôi - tôi kém  anh đến 7 tuổi, anh vẫn coi tôi như là người bạn - tôi và anh cùng nhà thơ Thiên Hà đã trở thành bộ 3 thường đóng đô ở nhà hàng Thanh Thế mỗi khi chiều xuống với những ly rượu
Martell hay Hennessy cùng món mồi "Mắm Thái Châu Đốc".
Những sáng tác  nổi tiếng của cố nhạc sĩ Anh việt Thu là 
"8 Điệp khúc" Đa Tạ "Hai vì sao lạc" Nhớ nhau hoài phổ thơ Thiên Hà  "Người ngoài Phố"  v..v.. và  những bài hùng ca  dành cho Chính huấn.

Rồi đến ngày 22 tháng 3 - đúng một năm ngày giỗ đầu người bạn Ký giả  kiêm Vua nhạc Trẻ Trường Kỳ. Đúng là thời gian  qua mau.

Được biết để kỷ niệm một năm Trường Kỳ về với Chúa - bạn bè sẽ tổ chức một Show Ca nhạc đặc biệt "Đến với Vua Nhạc Trẻ  Trường Kỳ  ở Montreal  Quebec đầu tháng  4 để tưởng nhớ. Những người bạn thân như Nam Lộc - Jo Marcel sẽ có mặt cùng hai người bạn thuộc giới nhạc Trẻ  là Kỳ Phát và Vũ xuân Hùng  đến từ  Nam Cali và Saìgon.
ngoài ra tất cả các nam nữ ca sĩ một thời Nhạc Trẻ  sẽ có mặt
như Thanh Lan, Tuấn Ngọc, Công Thành - Lyn, Trung Nghĩa  ,Ý Lan , Thái Hà, Thanh Hà , Nguyễn hồng Nhung,Diễm Liên, Thu Minh , Thu Nga , Phạm khải Tuấn , Hòang Thi Thi -Trung Nghĩa  band  và Nguyễn văn hoàng Nam band (Montreal)

Nhân dịp này cũng sẽ phát hành tuyển tập "Trường Kỳ Rong chơi cuối  Trời quên lãng" cuả bạn bè ,ký gỉa, nhà văn, hoạ sĩ ,ca sĩ viết về Trường Kỳ, sách in đẹp dầy trên 500 trang.


Nguyễn Toàn - Sydney


Anh Toan than men,
    Mau qua, TV moi duoc han hanh gap anh vao thang 8-09 , nay da vao thang 3-2010. Thoi gian qua that nhanh, nhung ky niem dep van nho hoai day anh a.

Em cung nguong mo NGOC LAN,  sau khi NL ve nuoc Chua, em tim kiem nhung CD , DVD va hinh anh ve nguoi ca si de yeu nay .
Anh TRUONG KY...da de lai nhung bai hat tuyet voi...co le khong ai thay the duoc...Khong hieu tai sao nhung nguoi da tai, lai phai ra di qua som...anh nhi ?
2 nam ve truoc, cac em co dip gap anh Nam Loc va chi Thanh lan ...tai san Jose , trong dip ky niem ngay " thang 4 den " .Anh NL cung da goi nhieu Files ve anh TK ..hay lam .Va chi Thanh Lan van dep tuyet voi...
  Cam on anh da cho biet nhung chi tiet ve ngay ky niem 1 nam cua anh TRUONG KY tai Montreal..
Kinh chuc anh  Toan va quy gia dinh nhung ngay thang trong nam Canh Dan duoc an vui, nhieu suc khoe, va hy vong se gap lai nhau .
Tran kinh,
Tv
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #20 - 21. Mar 2010 , 22:29
 
Hôm nay ngày mồng 6-2 Âm lịch ,là ngày kỷ niệm Lễ Hai Bà Trưng.


Trưng Vương (40-43)
:

Năm 40 thời Bắc thuộc, Thái Thú Tô Định bắt giết ông Thi Sách chồng bà Trưng Trắc, và đàn áp dân Lạc Việt. Vì nợ nước thù nhà, bà Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị nổi dậy đánh đuổi Tô Định, đoạt 65 thành và 4 Quận, lên làm vua xưng là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh. Triều đại Trưng Vương tuy chỉ ngắn ngủi 3 năm, nhưng đã chứng tỏ tinh thần bất khuất của người phụ nữ Việt, và mở đầu cho nền độc lập nước nhà. Hiện nay có nhiều đền thờ Hai Bà Trưng, và ngày lễ hội kỷ niệm hàng năm vào mồng 6 tháng hai âm lịch.
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #21 - 08. Apr 2010 , 20:40
 
Hôm nay ngày 8 -4 -2010 , ngày này 4 năm trước khối 8406 được thành lập.

Kỷ niệm 4 năm thành lập Khối 8406


Gia Minh, biên tập viên RFA
2010-04-08
Ngày 8 tháng 4 năm 2006 là thời điểm ra đời của Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam, gọi tắt là Khối 8406.

...



Ngày này đã trở thành mốc thời gian đáng nhớ đối với những người Việt quan tâm đến tình hình dân chủ - nhân quyền. Mặc dù chính quyền Hà Nội không công nhận và thẳng tay đàn áp những thành viên công khai hoạt động của Khối này, nhưng phong trào vẫn tồn tại. Vậy yếu tố gì giúp cho một phong trào bị chính quyền Hà Nội đặt ra ngoài vòng pháp luật có thể trụ vững như thế?

Thành viên tăng, ủng hộ mạnh

Số người đầu tiên ký tên vào Bản Tuyên ngôn dự do dân chủ năm 2006 được công bố vào ngày 8 tháng 4 năm đó chỉ 118; tuy nhiên theo những ghi nhận của Khối này thì đến nay con số người Việt ghi danh tham gia lên đến nhiều ngàn người.

Linh mục Phan Văn Lợi, một trong bốn thành viên đại diện lâm thời của Khối 8406, cho biết về tình hình phát triển của khối này như sau:

“Khối 8406 không phải một đảng phái mà là một phong trào quần chúng, gồm những người ý thức được vấn đề tự do dân chủ. Họ can đảm xưng tên để cùng dấn thân đòi lại quyền ‘tự do - dân chủ’ đó cho dân tộc Việt Nam. Họ không phải đảng viên của một đảng phái nào với cao vọng chính trị mà chỉ có một tấm lòng, tha thiết với vấn đề tự do - dân chủ - nhân quyền tại Việt Nam.

Chính tấm lòng đó giúp họ dấn thân: tất cả những thành viên Khối 8406 bị tù , nhất là trong những vụ xử cuối năm 2009 và đầu năm 2010, không nhận tội. Người ta thấy video nhận tội của một người là ông Trần Anh Kim; thế nhưng khi ra tòa thì ông đã phủ nhận hoàn toàn và cho rằng làm việc chính đáng. Họ chứng tỏ được khí phách của họ. Khí phách đó khiến đồng bào ngưỡng mộ và sự gia nhập càng ngày càng đông.

Khối 8406 tiếp tục phát triển bởi dựa vào Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam. Tuyên ngôn đó đưa ra những nhận định chính xác về tình hình đất nước, nêu lên được đòi hỏi tự do - dân chủ của dân tộc và đề ra chương trình đòi hỏi tất cả mọi quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội cho dân tộc Việt Nam.”

...

Logo Khối 8406. Photo of cuunuoc.org

Ngoài những người Việt có lòng yêu nước ghi danh tham gia Khối 8406, một số người nước ngoài cũng chính thức ủng hộ. Chỉ hơn một tháng sau  khi Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam được công bố, thì Nhóm Hiến chương 77 của Tiệp Khắc ra thư ngỏ ủng hộ Khối 8406. Tiếp đến có 50 dân biểu Hoa Kỳ cũng lên tiếng chính thức hậu thuẩn cho Khối 8406 tại Việt Nam. Đến tháng 12 năm 2006, gần 40 dân biểu và thượng nghị sĩ Australia ra thư ngỏ ủng hộ cho khối này.

Thành quả đạt được

Dựa trên tôn chỉ đưa ra, trong thời gian bốn năm qua, Khối 8406 thực hiện được những gì? Linh mục Phan Văn Lợi tổng kết:

“Trong bốn năm qua, Khối 8406 đưa ra 30 kháng thư để góp phần hướng dẫn dư luận. Chúng tôi có bốn lần treo biểu ngữ một cách minh nhiên tại Hà Nội, Hải Phòng và Thái Bình để gây ý thức cho đồng bào (ngoài ra thành viên Phạm Thanh Nghiên còn treo biểu ngữ tại nhà nhưng sau đó tin này loan ra khắp nơi).

Từ 2006 đến năm 2008, chúng tôi đưa ra chín lời kêu gọi, trong đó có ba lời kêu gọi quan trọng: lời kêu gọi toàn dân mặc áo trắng ngày mồng một và 15 làm ngày ‘dân chủ cho Việt Nam’. Chúng tôi kêu gọi toàn dân tẩy chay bầu cử năm 2007, đang có kế hoạch sắp đến đây cũng sẽ kêu gọi tẩy chay bầu cử quốc hội năm 2011. Một lần kêu gọi trưng cầu dân ý để người dân có thể bày tỏ ý kiến về chế độ. Trong bốn năm qua có 40 thành viên của Khối chịu án tù ngắn hay dài hạn.

Để khai dân trí như lời cụ Phan Chu Trinh nói, chúng tôi ra hai tờ báo do các thành viên Khối 8406 đảm trách: ‘Tập san Dân chủ’ (14 số) và Bán Nguyêt san Tự Do Ngôn Luận’ (96 số). Ngoài ra có nhiều thành viên Khối 8406 tham gia Tờ Tổ Quốc ( 84 số). Khối 8406 cũng lập một tủ sách đấu tranh để giúp cho người dân ý thức về vấn đề của đất nước, chúng tôi đã ra 24 tập để tặng cho người dân.”
Một thành viên của Khối 8406, cô Nguyễn Thu Trâm từ Bình Dương cho biết hoạt động của bản thân khi tham gia Khối trong thời gian qua:

“Suốt quá trình hoạt động đấu tranh tôi thường hay giúp đỡ dân oan, viết bài phổ biến trên mạng. Qua việc nhờ anh chị em khác đưa tin tức, và bản thân cũng phổ biến tin tức cũng liên lạc được các bạn sinh viên học sinh. Các em này rất ủng hộ, tỏ ra không sợ, và cho biết đã viết blog, viết bài đưa lên mạng.”

Có chính nghĩa

...


Một vài thành viên của Khối 8406 trong một buổi gặp gỡ tại tư gia Bác sĩ Nguyễn Đan Quế. Photo courtesy of tumasic.blogspot.com
Luật sư trẻ Huỳnh Văn Đông đưa ra nhận định:
“Một mâu thuẫn lớn nhất được thấy từ lâu nay là mâu thuẫn giữa pháp luật và thực tiễn của nền tư pháp Việt Nam. Pháp luật Việt Nam có những qui định cho phép công dân được quyền tự do lập hội; tham gia đảng phái; chính trị; tự do tín ngưỡng…

Nhưng trong thực tế có những người bị bắt (có người được thả ra sau khi chấp hành xong hình phạt) không hề bị cho là tham gia các tổ chức hay đứng ra thành lập tổ chức đó mà vì một điều khác. Tuy vậy, người ta thấy rõ ràng bản chất vấn đề nằm ở chỗ: tham gia thành lập hoặc tham gia tổ chức ngoài Đảng Cộng Sản.

Hiến pháp không cấm và có thể vận dụng nói công dân có quyền làm những điều gì mà pháp luật không cấm, vậy tại sao những người tham gia Khối 8406 hoặc những tổ chức khác lại chịu những thiệt thòi như vậy.

Tôi muốn nói giữa thực tế và pháp luật của Việt Nam có độ chênh nhau mà Việt Nam không muốn giải quyết.”

Chị Hạnh, một người không phải thành viên của Khối 8406, có ý kiến về tổ chức này:

“Những người đó cũng đòi hỏi dân chủ, những việc làm của Khối 8406 cũng đúng. Mỗi người một lý tưởng, suy nghĩ và làm theo lý tưởng đó, chung qui cũng lo cho dân tộc Việt Nam thôi.”

Lịch sử cho thấy từng có nhiều phong trào yêu nước bị chính quyền bóp chết ngay khi mới hình thành; tuy nhiên chính lòng yêu quê hương nồng nàn giúp cho phong trào không thể bị tận diệt mà vẫn lan tỏa đến lúc giành được mục tiêu đề ra. 

rfa.org
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
TuyetNgo
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 508
Re: Ngày này  năm xua
Reply #22 - 23. Apr 2010 , 07:58
 



Hôm nay  là  ngày  10  tháng 3 Âm Lịch   là  Ngày  Giỗ  Tổ  Hùng Vương 

"Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba"


...

Đền Hùng - Phú Thọ  (1917)
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #23 - 30. Apr 2010 , 07:19
 
...

Hôm  nay là ngày  30 tháng 4  tại Hoa Kỳ
Xin  cả nhà  dành 1 phút để tưởng nhớ  5 vị Tướng lãnh đã Tuẫn Tiết không đầu hàng Giặc Cộng.
Cùng tưởng niệm  Các Chiến sĩ Vô Danh đã Hy sinh vì lý tưởng Tự Do để bảo vệ Miền Nam Việt nam.

Cùng  tưởng niệm đến hàng trăm ngàn đồng bào đã bỏ mình trên  đường Vượt Biển - Vượt Biên

Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư  A Di Đà Phật

.
    
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #24 - 05. Jun 2010 , 22:05
 
Hôm nay là ngày 6 tháng 6 năm 2010  ,ngày này  cách  đây đúng  65  năm  Quân đội Đồng Minh đã đổ bộ lên Bải Biển Normandine   để giải phóng  Nước Pháp  thoát khỏi  bàn tay của Đức Quốc xã  .
Và sau này  đã có cuốn phim  dài Hay  "Longest  Day  gồm nhiều tài tử  Nổi danh  góp mặt , trong phim cũng có nhạc phẩm Longest Day .
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #25 - 05. Jun 2010 , 22:58
 
TB chào anh Toàn , tối nay bên Mỹ hãy còn là ngày 5-6-2010 , ngày này năm 1989 tại Thiên An Môn đã xảy ra vụ thảm sát làm chân động toàn thế giới.

Vén màn bí mật vụ thảm sát Thiên An Môn        


...

Những dòng hồi ký của nhà lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc, người đã muốn ngăn ngừa thảm kịch Thiên An Môn (Tiananmen), làm xáo động dư luận.

Hai tấm hình trên quảng trường Thiên An Môn đã đi vào lịch sử.

Tấm hình thứ nhất là một người vô danh đơn độc đứng chặn đoàn xe tăng. Hôm ấy là ngày 5/06/1989, vài giờ trước đó đã kết thúc một cuộc sát sinh.

...

Tấm hình thứ nhất, sáng 5/06/2009 - Ảnh: AP


Tấm hình thứ hai là một người lớn tuổi đeo kính, bao bọc xung quanh là những người sinh viên phản loạn. Ông ta nói với họ qua magaphone: “Các bạn còn trẻ, còn biết bao thời gian trước mặt, không giống như trước chúng tôi, những người già nua. Các bạn dễ dàng bỏ mạng sống như thế sao? Tình hình rất nghiêm trọng, đảng và quần chúng đã hết chịu nổi. Nếu các bạn từ bỏ tuyệt thực, chính phủ sẵn sàng đối thoại với các bạn…”

Người lớn tuổi đó là Tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc Triệu Tử Dương (Zhào Ziyáng). Buổi sáng ấy, ngày 19/05/1989, ông Triệu, tuổi 70, vừa mới ra khỏi cuộc họp đêm của các nhân vật chóp bu, mà trong đó quyết định ban hành tình trạng chiến tranh được đưa ra. Chỉ một mình ông Triệu chống lại.

...

Tấm hình thứ 2 - Ảnh: Medianewsobserver.com


Đến với những người sinh viên, nhà cựu chiến binh 70 tuổi của đảng trở thành một người anh hùng và là kẻ tự sát, giống như con người vô danh mà hai tuần sau đã đứng ngay chỗ của ông để chặn xe tăng. Dĩ nhiên không nhìn thấy điều đó trên tấm hình, khoảnh khắc bi kịch và chủ nghĩa anh hùng của một con người cầm megaphone kia nằm sâu kín ở tận phía trong, những người sinh viên đã không hiểu ra, nhiếp ảnh gia không hiểu được, có lẽ chỉ duy nhất một người hiểu – chính bản thân ông Triệu.

Đây là tấm hình cuối cùng của ông, và cuộc gặp gỡ sinh viên cũng là lần chót ông xuất hiện trước công chúng. Các đồng chí của ông đã gạt ông ra khỏi chính quyền và quản chế ông tại gia.

...

Lễ truy điệu Triệu Tử Dương tại công viên Victoria, Hongkong, ngày 21/01/2005 - Nguồn: Google

Ngày 17 tháng 1/2005, khi ông qua đời, tất cả báo chí chính thức của nhà nước chỉ thông báo một dòng vắn tắt “đồng chí Triệu Tử Dương đã ra đi”. Không một lời nhắc đến, rằng, ông đã từng nhiều năm là Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc, Tổng bí thư đảng, một trong những nhà tư tưởng của cuộc cải cách mà nhờ nó suốt 30 năm nay, từ một đất nước lạc hậu, Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế. Có vẻ như đảng đã thành công trong việc không bị phê phán và kết tội vì lãng quên.

Nhưng ông Triệu đã cho đảng cú đá hậu. Trong tuần trước tại các nhà sách của Hoa Kỳ và Hongkong xuất hiện một cuốn sách hấp dẫn với tựa đề “Người tù nhà nước: Nhật ký mật của Thủ tướng Triệu Tử Dương”.

Triệu phản công sau khi chết

Trong những năm 1999-2000 cựu Bí thư Triệu, bấy giờ đã trên 80 tuổi, vẫn đang bị quản chế tại gia, đã bí mật ghi âm lại các trải nghiệm của mình và chuyển các cuộn băng cho bạn bè. Vài ngày trước khi cuốn sách xuất hiện, thậm chí con gái của ông cũng không biết đến.

30 cuộn băng ghi âm nằm trong tay con trai ông Bảo Đồng, bí thư của ông Triệu, người bị kết án 6 năm tù sau vụ thảm sát Thiên An Môn. Ông Bảo đã chuyển nó cho phương Tây và cuốn sách ra đời – diễn tiến các cuộc ghi âm được công bố cùng cuốn sách.

Các cuộc ghi âm không dễ dàng, bởi vì ông Triệu phải qua mặt đám an ninh suốt ngày đêm theo dõi. Thoạt đầu ông ghi lại vào những lúc hiếm hoi khi an ninh cho phép đi ra ngoài nhà. Sau đó ông ghi trong nhà mình, bởi vì ở ngoài an ninh còn nhiều và nhạy bén hơn. Tuy vậy chưa bao giờ ông để lộ.

Có thể điều thú vị nhất trong cuốn hồi ký chính là, sau những năm bị quản chế tại gia, cựu tổng bí thư trở nên cương quyết hơn cả những người sinh viên mà ông định cứu trong năm 1989. Ông Triệu cho rằng, Trung Quốc cần phải trở thành một nhà nước dân chủ theo mô hình phương Tây, thực hiện tự do ngôn luận, toà án độc lập và loại bỏ sự độc quyền lãnh đạo của đảng.

Trong các cuốn băng ghi âm ông Triệu giải thích rằng, không có hệ thống trên, đất nước sẽ bị cai quản bởi các giới chính trị, kinh tế và trí thức tinh hoa liên kết và thoả hiệp với nhau trong các quyền lợi, đứng trên cả lợi ích của đất nước, cản trở sự phát triển.

Đảng tức là maphia

Thế nhưng, đa phần nội dung cuốn hồi ký, như nhà phê bình của “Washington Post” viết, là những sự kiện nóng của mùa xuân 1989. Ông Triệu nhấn mạnh rằng, lúc ấy đảng có thể dễ dàng thoả thuận với sinh viên, nhưng đã quyết định đè bẹp họ bằng xe tăng.

Ông ghi lại diễn biến đi đến quyết định dập tắt cuộc nổi loạn. Đặng Tiểu Bình (Dèng Xiaopíng), nhà lãnh đạo không chính thức lúc bấy giờ, theo ông Triệu, như một Bố Già mà các phe nhóm trong đảng được ban ân huệ để giành ưu thế. Ông ta không trực tiếp lãnh đạo mà chỉ giải quyết các mâu thuẫn và lựa chọn các ý tưởng của thuộc cấp.

Cho nên, không phải Đặng, như được hiểu một cách phổ cập, là tác giả và là nhà tư tưởng của cuộc cải cách ở Trung Quốc, mà là chính ông – Triệu Tử Dương. Tuy nhiên, ông Triệu thừa nhận rằng, không có sự đồng ý của Đặng, cuộc cải cách không thể nào thực hiện được.

Mặc dù có vẻ như những lời tự khen, nhưng có nhiều yếu tố chứng minh cho nhận định của ông Triệu. Những cải cách của ông tại Tứ Xuyên (Sichuan) những năm 70 trong ba năm làm bí thư tỉnh uỷ đã nâng mức sản xuất tăng gần gấp đôi, kích động các nhà lãnh đạo Trung Quốc xúc tiến xây dựng chủ nghĩa tư bản Trung Quốc với bộ mặt của chủ nghĩa cộng sản.

Bố Già Đặng, thích hình tượng Mao trong những năm 80, vào lúc khủng hoảng trên quảng trường Thiên An Môn đã ngả theo nhóm bê-tông dưới sự chỉ đạo của thủ tướng Lý Bằng (Li Peng). Những người cứng rắn đã lợi dụng chuyến đi thăm Nan Hàn của ông Triệu để lôi kéo Đặng ủng hộ biện pháp sử dụng bạo lực.

Từ cuộc gặp gỡ sinh viên trở về, ông Triệu thuyết phục các đồng chí của mình rằng, những người biểu tình không hề muốn lật đổ chế độ mà chỉ muốn thực hiện những thay đổi. Không ai nghe ông. Người ta đã quyết định ban hành tình trạng chiến tranh, như ông Triệu khẳng định, không có biểu quyết, có nghĩa là bất hợp pháp.

Những người sinh viên, thay vì sợ hãi, như mong đợi của những người cứng rắn, đã trở nên táo bạo và bất tuân hơn.

“Cuộc đối đầu không thể không xảy ra – Những cuốn băng ghi lời của ông Triệu – Vào đêm ngày 3 sang ngày 4 tháng 6, khi đang ngồi cùng gia đình ở nhà, tôi nghe tiếng súng nổ. Thảm kịch làm rung động toàn thế giới đã không còn cữu vãn được nữa” ■

Bản tiếng Việt © Lê Diễn Đức

Nguồn: Bài của nhà báo Mariusz Zawadzki với tựa đề “Thủ tướng Trung Quốc vén màn bí mật sau khi chết” đăng trên nhật báo Ba Lan Gazeta Wyborcza ngày 16/05/2009 – Đề tựa bài dịch và ảnh minh hoạ là của người dịch.

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #26 - 06. Jun 2010 , 16:44
 
nguyen_toan wrote on 05. Jun 2010 , 22:05:
Hôm nay là ngày 6 tháng 6 năm 2010  ,ngày này  cách  đây đúng  65  năm  Quân đội Đồng Minh đã đổ bộ lên Bải Biển Normandine   để giải phóng  Nước Pháp  thoát khỏi  bàn tay của Đức Quốc xã  .
Và sau này  đã có cuốn phim  dài Hay  "Longest  Day  gồm nhiều tài tử  Nổi danh  góp mặt , trong phim cũng có nhạc phẩm Longest Day .



     
...
Ngày Dài Nhất 65 Năm      
06/06/2010




Sáng bảnh mắt ra đã thấy lá cờ sao sọc bay phất phới trên đỉnh cột cờ nhà cụ Hunt, tôi tự nhủ thầm hôm nay là ngày lễ gì mà ông cụ treo cờ sớm thế, mà có sớm sủa gì cho cam. Sáng hôm qua đưa mấy anh bạn từ Sacramento lên thăm hàng không mẫu hạm Midway. Dù gối đau, chân mỏi, cũng ráng tài lanh hướng dẫn các bạn già leo mấy chục nấc thang lên đài chỉ huy, rồi xuống hầm máy, chân tay rã rời.
Về nhà thưởng thức cỗ bàn đã được dọn sẵn trước khi bà xã đi mần, lại nốc một ly whisky, sau khi bạn bè về, tôi nằm lăn ra ngủ đến 7 giờ tối mới bị bà xã đánh thức dậy ăn cơm xong lại vào giường làm một giấc đến gần 9 giờ sáng mới thức dậy. Thật là hư đốn.

Vào coi lịch thì mới biết hôm nay là ngày dài nhất 06/06, ngày đồng minh đổ bộ lên bờ biển Normandy để giải phóng nước Pháp và Âu Châu thoát khỏi ách Phát Xít Đức. Ngày mà bà mẹ của binh nhì Ryan khuỵu chân xuống khi trông thấy chiếc xe nhà binh đậu trước cửa nhà. Bà đã gửi con đi khắp các chiến trường châu Âu để đền ơn nước Pháp, tướng La Fayette đã giúp Mỹ Quốc giành độc lập từ tay đế quốc Anh. Những đứa con than yêu của bà lần lượt bị hy sinh trong cuộc đổ bộ lên bãi biển Normandy, dưới lằn đạn oan nghiệt khủng khiếp của binh sĩ trú phòng Đức.

...


Tướng Marshall đã phải ra lệnh phải mang binh nhì Ryan về với mẹ bằng mọi giá. Đại úy John F. Miller được cử mang một trung đội thọc sâu vào hậu tuyến Đức để tìm Ryan. Sau bao nhiêu gian khổ và chết chóc, binh nhì Ryan được tìm thấy, nhưng đau đớn thay Đại Úy Miller dũng cảm và hầu hết binh sĩ trong trung đội bị hy sinh. Ryan đã chiến đấu anh dũng đến giờ phút cuối cùng để cứu trung đội khỏi bị tàn sát.

Cuốn phim tỏa lên một tính nhân bản của tình đồng đội, kỷ luật nhà binh và luân lý công bằng của dân tộc Mỹ. Tất cả sự cống hiến, phúc lợi và sự hy sinh phải được chia đồng đều cho mọi người dân với sự giám sát chặt chẽ của hệ thống phân quyền của nhà nước.

Chúng tôi đang quan sát đài chỉ huy chiến hạm. Khi biết chúng tôi là các cựu quân nhân QLVNCH, hướng dẫn viên hàng không mẫu hạm Midway, một cựu sĩ quan Hải Quân Hoa Kỳ đã từng trú đóng tại căn cứ Cửa Việt đã tỏ ra vui mừng và cảm ơn chúng tôi đã phục vụ cho quân đội.

Cụ Tư đưa máy ảnh cho tôi và nhờ tôi chụp. Cụ luôn miệng nói: “Cái máy ảnh này con gái tôi mới mua cho, anh chụp cho tôi để tôi mang về cho lũ trẻ nó coi”. Cái giá của thời trai trẻ mà cụ bỏ ra để phục vụ cho quân đội, cho đất nước, đã được đền bù trong những giây phút vui vẻ cùng đồng đội trên xứ sở tự do này.

Tôi vội mang lá cờ Hiệp Chủng Quốc ra treo trên cái giá của cụ Hunt cho đã lâu. Nhìn lá cờ bay phất phới, tôi cảm nhận tinh thần can đảm và sự hy sinh vô bờ bến của các binh sĩ Mỹ xả thân tắm máu dưới lửa đạn trên bãi biển Normandy.

đồ biển
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #27 - 19. Jul 2010 , 17:28
 
[size=24]Hôm nay là ngày 20 tháng 7 - ngày này  56  năm trước  Nước Việt Nam  Chia đôi[ thành  2 Miền Nam - Bắc  - Giòng Sông Bến Hải  chia đôi bờ .
Để rồi sau đó   1 triệu Người Miền Bắc đã Di Cư Vào Nam -
và cũng từ đó  đã xuất hiện các bản nhạc nổi tiếng như : Hướng về Hà Nội của Hoàng Dương , Hận Ly Hương của Anh Hoa  /size]
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #28 - 20. Jul 2010 , 20:38
 
20/7/1954 NGÀY CHIA ĐÔI ĐẤT NƯỚC


Đồng bào miền Bắc di cư vào Nam

Hôm nay, 20/07, kỷ niệm ngày Đất Nước Việt Nam bị  chặt làm 2 mảnh. Chúng tôi xin ghi lại một vài ý kiến thô thiển về ngày tang thương đó.

Trước hết xin nêu lên một vài điểm đáng chú ý:

Thứ nhất: Hiệp Định Genève 1954 không ký kết vào ngày 20/07/1954. Trong cuốn Histoire de la guerre d’ Indochine (Lịch Sử Chiến Tranh Đông Dương), Tướng Yves Gras cho biết rằng: vì thời hạn chót để hoàn thành Hiệp Định Genève mà Thủ Tướng Pháp Mendes France đã đưa ra là 20/07/1954 nên đồng hồ ở Điện Quốc Liên Thụy Sĩ đã được ngưng lại giữa đêm. Vì thế, trong bản Hiệp định ghi rằng: “Làm tại Genève ngày 20/07/1954 lúc 24 giờ 00”. Nhưng thực tế đại diện Pháp và Cộng Sản Việt Minh đã ký đúng vào 3 giờ 50 sáng sớm ngày 21/07/54. Trưa 21/07/54, Ngoại Trưởng Anh Anthony Eden chủ tọa phiên khoáng đại kết thúc Hội Nghị đã công bố chính thức bản Hiệp Định.

Thứ  hai: Chính Cộng Sản Việt Minh đề nghị chia đôi Việt Nam. 10 giờ đêm 10/06/54, Tạ Quang Bửu đại diện Cộng Sản Việt Minh đã bí mật gặp riêng Tướng Delteil và Đại Tá Brébisson đại diện Pháp tại một biệt thự trên hồ Genève. Tạ Quang Bửu trải bản đồ Đông Dương, đặt tay trên vùng trung châu Bắc Việt và nói: “Chúng tôi phải có vùng này, chúng tôi phải có một quốc gia, chúng tôi phải có một thủ đô cho quốc gia chúng tôi, chúng tôi phải có một hải cảng cho thủ đô của chúng tôi”. Khi được đại biểu Pháp hỏi rằng: “ Như thế có nghĩa là cắt đôi Việt Nam?”, Tạ Quang Bửu trả lời : “Đúng, nhưng chỉ là chia cắt tạm thời”

Thứ  ba, trong cuộc họp về ranh giới chia đôi, Cộng Sản Việt Minh đòi sau vĩ tuyến 18, đại diện Pháp yêu cầu bên trên vĩ tuyến 17, Ngoại Trưởng Nga Xô Molotov cầm bút quẹt ngang vĩ tuyến 17. Không ai dám phản đối. Chính ngòi bút của ông Molotov đã rạch đôi giang san Việt Nam ở vĩ tuyến 17, với cầu Hiền Lương bắc ngang qua con sông Bến Hải.

Thứ  tư: Phái đoàn quốc gia Việt Nam, trong một bản Tuyên Ngôn ngày 21/07/54 đã phản đối mạnh mẽ việc ký kết vội vã hấp tấp thỏa hiệp ngưng chiến chỉ do hai cơ quan tư lệnh quân sự Pháp và Việt Minh mà thôi. Phái đoàn phản đối việc bác bỏ đề nghị của phái đoàn Quốc gia Việt Nam thực hiện đình chiến mà không cần chia đôi Việt Nam, và cũng phản đối quyết liệt thỏa hiệp đình chiến nhượng cho Cộng sản Việt Minh cả những vùng mà Quân Đội Quốc Gia đang đóng quân. Vì thế, chính phủ Quốc Gia Việt Nam yêu cầu hội nghị ghi nhận chính thức Việt Nam long trọng phản đối cách thức ký kết Hiệp định cùng những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của nhân dân Việt Nam, và chính phủ Quốc Gia Việt Nam tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền lợi thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Ngoại Trưởng Nguyễn Quốc Định, trưởng phái đoàn quốc gia Việt Nam đã phát biểu như sau: “Tôi để cho phái đoàn Việt Minh trách nhiệm đối với lịch sử về sau này. Chúng ta ở đây để làm cho tự do, pháp lý, công bằng thắng, hay là để cho sức mạnh và chánh sách “sự đã rồi “ thắng? Nếu việc chia đôi được chấp thuận, thì sẽ không có hòa bình mà chỉ ngưng chiến một giai đoạn để rồi sau đó lại tái chiến, chia đôi nghĩa là sớm muộn gì cũng lại có chiến tranh.”

USS Bayfield (APA-33) docks at Saigon, Indochina, to offload refugees following a trip from Haiphong, September 1954. by VIETNAM History in Pictures (up to 1954).

Đúng như vậy, Cộng Sản đã manh tâm chiếm đoạt toàn thể giang san, ngay từ khi Hiệp Định Genève chưa ráo mực. Hiệp định đình chiến Genève 54 kết thúc cuộc chiến 1946-1954, nhưng lại khởi đầu cho một cuộc chiến mới khác, khốc liệt hơn và dai dẳng hơn, bắt đầu ngấm ngầm ngày từ 1954, và chính thức từ 1960 cho đến tháng 04/1975. Không tuân thủ Hiệp Định Genève 54, Cộng Sản cho cán binh ở lại miền Nam, chôn dấu vũ khí, cho người trà trộn vào khối đông đảo đồng bào di cư từ Hà Nội vào Saigon. Tại miền Bắc, họ nhồi sọ chiêu bài “chiếu cố Miền Nam”, “thống nhất Tổ Quốc”. Sau ngày 20/07/54 được thực dân và đàn anh Nga Xô -Trung Cộng giao cho quản trị một phần đất nước, đáng lý họ phải tuân theo bản Tuyên Bố Chung của Hiệp Định Genève 54, mà gắng sức xây dựng tự do dân chủ, làm cho dân giàu nước mạnh, nhưng trái lại họ lại vắt kiệt nhân, tài, vật lực của đồng bào Miền Bắc để thực thi nhuộm đỏ cả Đất Nước. Năm 1960, họ công khai lập Mặt Trận Giải Phóng đưa quân và vũ khí đổ dốc vào Nam. Máu chảy dài dọc đường mòn suốt từ Bắc vào Nam, bão lửa tàn phá giết hại bao đồng bào Miền Nam hiền hòa. Kết thúc 9 năm chiến tranh 46-54, là hàng triệu đồng bào Miền Bắc ồ ạt di cư vào Nam, là “đấu tố long trời lở đất”, là “sinh bắc tử nam”, là “làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm” để cung ứng cho chiến trường xâm lược Miền Nam, để rồi sau 1975 lại hàng triệu người lao vào chết để tìm tự do, là tù đầy cải tạo, là bo bo kinh tế mới, là áp chế bịt mắt bịt tai bịt miệng. là khiếu kiện, là xã hội đồi bại, văn hóa lừa bịp mánh mung, là bần cùng  hóa toàn dân để tư bản hóa toàn đảng.

Bản chất của Cộng sản là lừa dối và bạo lực, cốt lõi của Cộng sản là thù hận, là giai cấp đấu tranh cho nên họ phải khơi động và thực hiện 2 cuộc chiến thê thảm, vô ích mà đã sát hại cả triệu sinh linh, để đi đến kết quả hại dân hại nước tồi tệ nhất trong lịch sử của dân tộc.

20/07/54 giòng sông Bến Hải hờn oán cắt chia. 30/04/75 là cả Thái Bình Dương chan hòa nước mắt và bao người chìm sâu trong biển cả. Cả dân tộc phân ly tan tác trong nước cũng như trên khắp hoàn vũ.

Chúng tôi mong mỏi bài học của 20/07/54, và của 30/04/75 luôn in đậm sâu trong lòng chúng ta và cũng mong giới trẻ sẽ là những cây kim, những sợi chỉ để may lại một giang sơn rách nát, để khâu vá lại lòng người tan tác chia ly, hầu dân tộc Việt trở thành một trên một giải non sông tự do, no ấm,dân chủ, thịnh vượng.


Vũ Quang Ninh

Back to top
« Last Edit: 20. Jul 2010 , 20:41 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #29 - 22. Aug 2010 , 16:23
 
Hôm nay  là ngày  23 tháng 3 -2010 ,ngày này  năm ngoái  Đại hội  Lê văn Duyệt Thế giới  lần đầu tiên được tổ chức  ở  Nam Cali  .
Buổi sáng có  PICNIC   và chiều tối   Dạ Tiệc .Nhân dịp này  lần đầu tiên  nhóm  Điều hành  Diễn đàn  Lê văn Duyệt  cũng họp mặt  để  kỷ niệm  Sinh nhật lần thứ  5  .  Đã có  2  Nam Thành Viên đến  từ Melbourne và Sydney  / Australia  tham dự .
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #30 - 30. Aug 2010 , 22:49
 
Hôm nay  là  ,ngày  31 tháng 8 ngày này 13  năm về  trước  : Một tin chấn động cả Thế giới  - Công Nương Diana  xứ  Wales   đã  Tử nạn trong Đường Hầm  ở Paris   sau  một  Tai nạn Xe hơi  Thảm khốc  cùng người bạn Trai.
Back to top
« Last Edit: 30. Aug 2010 , 22:50 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #31 - 10. Sep 2010 , 17:41
 
11 giờ đêm ngày   11 tháng  9 năm 2001  , tôi  đang ngủ  - được đứa con Trai  đánh thức - Bố  nên  xem ngay Tivi  -  Tôi bật  Tivi  bất cứ Đài  nào cũng  đang  Tường thuật trực  tiếp  từ New York  - Tòa nhà  Tháp Đôi ở New  York  đang  bị Hai  Phi Cơ Đâm thẳng -  Cả hai Tòa nhà bốc cháy .

Tin tức cho biết  bọn Khủng bố   đã cướp  4  chiếc máy bay  chở Khách  của Mỹ  -  đã  Đâm thắng  vào  2 Tòa tháp đôi  , còn  1 chiếc nữa đâm xuống  Ngũ Giác Đài .  1  chiếc  .....


Đến hôm nay   11 tháng 9  năm 2010 - đã 9 năm  ngày   Khủng bố ra tay giết  trên  5000  người .

Xin dành 1 phút tưởng niệm  những người   Xấu số  trong 2 Tòa nhà Tháp đôi  ở New York  .
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #32 - 10. Sep 2010 , 18:57
 
nguyen_toan wrote on 10. Sep 2010 , 17:41:
11 giờ đêm ngày   11 tháng  9 năm 2001  , tôi  đang ngủ  - được đứa con Trai  đánh thức - Bố  nên  xem ngay Tivi  -  Tôi bật  Tivi  bất cứ Đài  nào cũng  đang  Tường thuật trực  tiếp  từ New York  - Tòa nhà  Tháp Đôi ở New  York  đang  bị Hai  Phi Cơ Đâm thẳng -  Cả hai Tòa nhà bốc cháy .

Tin tức cho biết  bọn Khủng bố   đã cướp  4  chiếc máy bay  chở Khách  của Mỹ  -  đã  Đâm thắng  vào  2 Tòa tháp đôi  , còn  1 chiếc nữa đâm xuống  Ngũ Giác Đài .  1  chiếc  .....


Đến hôm nay   11 tháng 9  năm 2010 - đã 9 năm  ngày   Khủng bố ra tay giết  trên  5000  người .

Xin dành 1 phút tưởng niệm  những người   Xấu số  trong 2 Tòa nhà Tháp đôi  ở New York  .


Anh Toàn kính mến ,
Tv đang ở bên Ny thăm con gái đang đii học
Mấy năm về trước , Tv  cùng có dịp đến thăm 2 tòa nhà tháp đôi đã sụp đổ. Cảnh trí thật điêu tàn , và có 1 cụ ông ngồi đàn và hát , ngồi bên cạnh đó để  xin ăn. Trươc' ngực có treo hình cả gd đã bị chôn vùi trong ngày 911.....
  Tv không bao giờ quênhinh` ảnh đau buồn đó  , và cầu nguyện những vong hồn vô tội được về nơi cỏi Vĩnh  hằng.
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
Phương Tần
Gold Member
*****
Offline


Who am I?

Posts: 3812
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #33 - 10. Sep 2010 , 22:19
 
nguyen_toan wrote on 10. Sep 2010 , 17:41:
11 giờ đêm ngày   11 tháng  9 năm 2001  , tôi  đang ngủ  - được đứa con Trai  đánh thức - Bố  nên  xem ngay Tivi  -  Tôi bật  Tivi  bất cứ Đài  nào cũng  đang  Tường thuật trực  tiếp  từ New York  - Tòa nhà  Tháp Đôi ở New  York  đang  bị Hai  Phi Cơ Đâm thẳng -  Cả hai Tòa nhà bốc cháy .

Tin tức cho biết  bọn Khủng bố   đã cướp  4  chiếc máy bay  chở Khách  của Mỹ  -  đã  Đâm thắng  vào  2 Tòa tháp đôi  , còn  1 chiếc nữa đâm xuống  Ngũ Giác Đài .  1  chiếc  .....


Đến hôm nay   11 tháng 9  năm 2010 - đã 9 năm  ngày   Khủng bố ra tay giết  trên  5000  người .

Xin dành 1 phút tưởng niệm  những người   Xấu số  trong 2 Tòa nhà Tháp đôi  ở New York  .


NEVER FORGET


...

...


Chung quanh khu vực phong tỏa tràn đầy hình ảnh những người missing do thân nhân tìm kiếm

...

...

...

...

...

Back to top
 

đã mất hết những tháng ngày xưa cũ ... trên đường bay ... mõi cánh ... chim buồn thiu ...
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #34 - 28. Sep 2010 , 01:34
 
Tuần lễ  tưởng niệm 

- Ngày  27 tháng 9  nhằm  ngày  20 tháng 8  ta  là ngày Huý Nhật  của Đức  Hưng Đạo Đại Vương - cũng là Thánh tổ  của  gia đình Hải Quân - và Hàng Hải  ..

Ngày  21  tháng  8 ta  là Ngày  Tưởng niệm  Lê Lai

- Ngày  22  tháng  8  ta  là Ngày  Tưởng niệm Đức  Bình định Vương Lê Lợi  .

- Ngày  28 tháng  9  Tây  là Mất của  Đức Không Tử  Vạn Thế  Sư Biểu -  (  trước  75 -  ngày này  tất cả các Học sinh trên toàn quốc Miền Nam  VN được nghỉ học )

- Ngày  29 tháng  9  Tây  là ngày  cố tổng thống Nguyễn văn Thiệu  Từ trần .
Back to top
« Last Edit: 28. Sep 2010 , 01:37 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
Lethikinhhoang
Gold Member
*****
Offline


Cười là liều thuốc
bổ

Posts: 3622
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #35 - 09. Oct 2010 , 22:14
 
Happy Canadian's Thankgiving holiday


Chúc những ai đang ở Canada một Lễ Tạ Ơn  Monday 11-10-2010 vui vẻ
Back to top
« Last Edit: 09. Oct 2010 , 22:33 by Lethikinhhoang »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #36 - 10. Dec 2010 , 07:35
 
HÔM NAY LÀ NGÀY QUỐC TẾ NHÂN QUYÊN TB MỜI CẢ NHÀ XEM PHIM. CHUC CA NHÀ VUI VẺ VÀ HẠNH PHÚC.



Liu Xiaobo Và Ước Vọng Dân Chủ



Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #37 - 08. Jan 2011 , 00:10
 
Hôm nay ngày 8 tháng 1 năm 2011, cũng ngày này 6 năm về trước ngày 8 tháng 1 năm 2005 , bọn tàu cộng đã bắn chết 9 ngư dân vô tội mà bọn Việt cộng đã tiếp tay làm ngơ.Xin cả nhà 1 phút mặc niệm để tưởng nhớ. những ngư dân vô tội này.
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #38 - 19. Jan 2011 , 21:55
 


Hôm nay là ngày 19 tháng 1 , ngày này 37 năm  về trước -Hải Quân Quân lực Việt nam  -Hải Chiến  với  hải quân Trung Cộng ở Hoàng Sa . Một  trận Hải Chiến  rất  quả cảm của Hải quân VNCH .
Cũng  là ngày tưởng nhớ  62 Chiến sĩ Hải quân Hy sinh  trong trận Hải Chiến .Đặc biệt nhất là  sự Hy sinh  của Hải quân Thiếu tá Nguỵ văn Thà 
( cựu học sinh Hồ ngọc Cẩn)
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #39 - 06. Feb 2011 , 14:49
 
Hôm nay   mùng 5 tháng Giêng - Kỷ niệm Chiến thắng Đống Đa  - Vua Quang Trung Đại phá  Quân Thanh   1789  .
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #40 - 10. Mar 2011 , 19:45
 
Hôm nay  là  10 tháng 3  tức   6 tháng 2  Âm Lịch  -  Ngày  Kỷ niệm Lễ Hai bà Trưng-
Hai bà Trưng - Trưng Trắc - Trưng Nhị   đã  đánh tan quân Tô  Định  và  Mã Viện 
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #41 - 31. Mar 2011 , 00:00
 
"Đại Lộ Kinh Hoàng"




Ngày nầy, 39 năm xưa, 30-3-1972
Cộng Sản Bắc Việt đã ngang nhiên vi phạm hiệp Định Geneve 1954, xua đại quân tràn qua vùng phi quân sự vĩ tuyến 17 xâm lăng tỉnh Quảng Trị, lãnh thổ VNCH, đóng chốt ngăn chận và tàn sát đồng bào chạy nạn trên đoạn đường từ cầu Trường Phước đến cầu Bến Đá trên Quốc lộ 1, khủng khiếp một cách vô nhân tính.
Người dân Miền nam không ai không biết: "Đại Lộ Kinh Hoàng"


Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #42 - 11. Apr 2011 , 17:06
 
Hôm nay là ngày 10 tháng 3  Âm lịch Ngày Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương .

Dù ai buôn bán ngược xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ  mùng 10 tháng  3
Back to top
« Last Edit: 11. Apr 2011 , 17:08 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #43 - 28. Apr 2011 , 19:59
 
Bắt đầu từ ngày 17 tháng 3 /1975 -  Sau khi  Ban mê thuật bị thất thủ -  lần lượt các Tỉnh  chung quanh  phải Di tản - để rồi  lần lượt mất dần vào tay Cộng sản .
Nào  Huế  - Đàn nẵng  tiếp tục  đi xuống  dần dần tới Khánh hòa Nha Trang v.v  và  đến ngày  29 tháng 4 thì  mặt trận cuối cùng Long Khánh  cũng tan vỡ theo - Thiếu tướng Lê minh Đảo bị bắt ngay tại mặt trận Long Khánh - đến trưa 29 /4  /1975  - Bộ chỉ huy Tiểu khu Biên Hòa  bắt đầu di tản  qua cầu Đồng Nai  để chuẩn bị tiến  về Miền Tây - nhưng đến  10 giờ  sáng  30 tháng  4 -  Lệnh đầu hàng  Vô cớ ban ra - mọi  người Lính đành phải buông Súng tức tưởi .
Ôi đau đớn thay .
Trong khi đó ở Quân đoàn 4  - vẫn chưa  buông Súng .
đến mãi chiều tối  - nửa khuya  tin  Sét đánh  các tướng Lê văn Hưng rồi Nguyễn khoa Nam  đã  Tuẫn Tiết - nhất định  không đầu hàng địch . tiếp theo là chuẩn tướng Trần văn Hai  - thiếu tướng Nguyễn văn Phú và  Lê nguyên Vỹ .
Và đặc biệt Đại tá  Hồ ngọc Cẩn tỉnh trưởng tỉnh Chương Thiện đã  bị Xử bắn  sáng  ngày 1 tháng 5 /1975  vì nhất quyết   không đầu hàng và bàn giao .

Mỗi năm
Có một Tháng Tư
Ngồi ôn truyện cũ
Còn Dư nỗi buồn

(NHP)

Nhân dịp đau buồn này -  chúng ta  hãy dành 1 phút để tưởng nhớ  các Vị Tướng Lãnh đã tuẫn tiết  cùng  hàng  ngàn  các Chiến   Sĩ Vô danh  đã nằm xuống vì Lý tưởng Tự Do để bảo vệ Miền Nam .

Và cũng tưởng niệm hàng trăm ngàn Đồng bào đã Chết trên đường Di Tản  - sau đó   Chết trên đường Vượt Biển - Vượt biên  Tìm Tự Do
Back to top
« Last Edit: 28. Apr 2011 , 20:09 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #44 - 30. Apr 2011 , 00:12
 
...


Hôm  nay là ngày  30 tháng 4  tại Hoa Kỳ
Xin  cả nhà  dành 1 phút để tưởng nhớ  5 vị Tướng lãnh đã Tuẫn Tiết không đầu hàng Giặc Cộng.
Cùng tưởng niệm  Các Chiến sĩ Vô Danh đã Hy sinh vì lý tưởng Tự Do để bảo vệ Miền Nam Việt Nam.

Cùng  tưởng niệm đến hàng trăm ngàn đồng bào đã bỏ mình trên  đường Vượt Biển - Vượt Biên


Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư  A Di Đà Phật


.
    
Back to top
« Last Edit: 30. Apr 2011 , 17:02 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #45 - 16. May 2011 , 14:52
 
Hôm nay  là ngày  15 tháng 4 Âm lịch - Ngày Đản Sanh  thứ 2555  của Đức Phật Thích Ca .



NAM MÔ  BỔN SƯ THÍCH CA MẦU NI PHẬT
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #46 - 10. Jun 2011 , 23:42
 
Không biết  các bạn còn nhớ  ngày 11 tháng 6  -năm 1963   là ngày gì ?

Ngày 11  tháng  6 năm 1963  tại Ngã Tư Phan đình Phùng - Lê văn Duyệt - Hòa thượng Thích Quảng Đức  đã Xả thân vì Đạo Pháp -

Cố thi sĩ  Vũ hoàng Chương đã có bài thơ" Lửa Từ Bi" và có bản nhạc "Trái Tim Bồ Tát "
Back to top
 
 
IP Logged
 
tícônương
Full Member
***
Offline



Posts: 110
Re: Ngày này  năm xua
Reply #47 - 17. Jun 2011 , 00:00
 


Tưởng niệm 81 năm Ngày Tang Yên Bái (17/06/1930 - 17/06/2011)



...



Đây là điều nhắc nhở ta rằng - Không thể bịt miệng một dân tộc
Mà người ta không thể khuất phục - Bằng lưỡi kiếm của đao phủ

Luis Aragon
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #48 - 17. Jun 2011 , 20:20
 
     
81 năm Ngày Tang Yên Bái : Khí phách hiên ngang của những người yêu nước      



Thái Sinh - Trước nguy cơ VNQDĐ bị tan vỡ vì bị giặc Pháp bắt bớ, giam giữ, tù đày trong cuộc họp với các lãnh tụ VNQDĐ ngày 26/1/1930 tại làng Mỹ Xá, Nam Sách, Hải Dương, Nguyễn Thái Học đã phát biểu với các đồng chí của mình: “Một khi lòng sợ sệt đã chen vào đầu óc quần chúng khiến họ hết hăng hái, hết tin tưởng, thì phong trào cách mạng có thể nguội lạnh như đám tro tàn, rồi người của Đảng cũng sẽ liên tiếp bị bắt dần, vô tình xô đẩy anh em vào cái chết lạnh lùng mòn mỏi ở các phòng ngục trại giam. Âu là chết đi để thành cái gương phấn đấu cho người sau nối bước. Không thành công thì cũng thành nhân…”


Lãnh tụ VNQDĐ Nguyễn Khắc Nhu bị bắt ngày 10/2/1930 khi ông bị giặc bắn bị thương. Bà Nguyễn Thị Thúc - con gái ông năm nay 92 tuổi hiện đang sống ở Yên Bái đã kể lại những giờ phút cuối cùng của cha mình: Cha tôi là nhà nho, ông từng đỗ đầu Xứ Kinh Bắc nên người ta gọi ông là Xứ Nhu. Khi chỉ huy đánh đồn Hưng Hoá, ông vẫn đội khăn xếp. Chúng phát hiện ra ông là chỉ huy nên đã nhằm bắn ông. Mới đầu ông bị thương vào chân, đồng đội cõng ông ra, ông bảo: Hãy để tôi cùng chiến đấu, nếu phải hy sinh thì hy sinh cùng anh em…
...

Câu thơ của Louis Aragon được khắc trên bia đá tại khu  tưởng niệm Nguyễn Thái Học. Trong ảnh là Cụ bà Nguyễn Thị Thúc - con gái nhà cách mạng VNQDĐ Nguyễn Khắc Nhu

Lần thứ hai ông bị thương vào bụng, ông từ chối để anh em khiêng đi, vì thế ông bị sa vào tay giặc. Chúng bắt ông đưa về đồn, dùng mọi điều ngon ngọt dụ dỗ. Chúng hỏi: Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính ở đâu, Cô Giang (Nguyễn Thị Giang) hiện đang làm gì? Ông đều lắc đầu: Những người đồng chí của tôi hiện đang làm gì ở đâu tôi không thể nói cho các ông được. Những người yêu nước chúng tôi không thể quì gối xin đặc ân của những kẻ cướp nước. Các ông hãy bắn hay xử chém tôi ngay, chứ đừng hy vọng tôi khai tên tuổi những đồng chí của tôi cho các ông bắt bớ, giam cầm…
...

Lãnh tụ VNQDĐ Nguyễn Khắc Nhu


Chúng dùng thuyền chở ông qua sông Hồng áp giải sang bên Phú Thọ, ông nhảy xuống sông tự tử. Chúng vớt được ông rồi giam vào đồn, tại đây ông đã đập đầu vào tường đá tự tử thể hiện khí phách lẫm liệt của một chí sĩ yêu nước. Để người thân và nhân dân không tìm được hài cốt của ông, ngay đêm 11/2/1930 giặc Pháp vội đem ông chôn trên một bãi đất rộng, sau đó chúng dùng bừa san phẳng để xoá nấm mộ. Cho đến nay con cháu ông vẫn không biết được mộ của ông ở nơi nào…
...

Trong danh sách 4 người bị giặc Pháp hành hình tại Yên Bái ngày 8/5/1930, người đứng đầu danh sách lên máy chém là Ngô Hải Hoàng. Ông là hạ sĩ quan tham gia chỉ huy khởi nghĩa Yên Bái, ông bị bắt khi cuộc khởi nghĩa thất bại. Tài liệu các cuộc hỏi cung còn ghi, ông đã chẳng ngần ngại trả lời:

“Hỏi: Tại sao anh đánh Yên Bái?
Đáp: Không phải tôi đánh mà là Trung ương Đảng bộ hạ lệnh tôi đánh…

Hỏi: Ông quan ba Jourdain là quan thầy tử tế với anh như vậy mà đêm ấy anh đã bắn chết ông ta trước nhất!
Đáp: Ông Jourdain tử tế với tôi thật, nhưng đó là tình riêng. Còn tôi giết ông ấy là bổn phận của tôi đối với Đảng với nước. Người Việt Nam chúng tôi bao giờ cũng đặt nghĩa công lên tình riêng.

Hỏi: Anh thật là hạng người tàn ác. Một mình anh đêm ấy giết chết 6 người Tây. Đáp: Tôi làm gì giết được nhiều như thế! Anh em tôi giết nữa chứ! Nhưng cả Đảng chúng tôi chỉ là một người, anh em tôi giết cũng chính là tôi giết. Tôi sẵn lòng chịu hoàn toàn trách nhiệm…

Cô Giang tự sát để lại nhiều bức thư tuyệt mệnh đầy chí khí cách mạng. Cô Bắc (Nguyễn Thị Bắc, chị ruột cô Giang) thét lớn trong phiên xử án của Pháp: “Chúng mày về nước Pháp mà kéo đổ tượng Jeanne d’Are xuống đi thôi!” (Theo Nguyễn Huy Phúc, Viện sử học, “Về cuộc Khởi nghĩa chống Pháp ở Yên Bái”).


Sử Nhạc Việt Nam NGUYỄN THÁI HỌC


Lãnh tụ VNQDĐ Nguyễn Thái Học bị giặc Pháp hành hình lúc 5h30’ ngày 17/6/1930 tại TX. Yên Bái cùng với Phó Đức Chính và 11 người khác. Tất cả 13 người trước cái chết đều hiên ngang, bình thản, chấp nhận sự hy sinh của những nghĩa sĩ yêu nước. Bùi Văn Chuẩn khi bước lên đoạn đầu đài hô lớn “Việt Nam” thì bị một tên lính Pháp bịt miệng không hô được nữa. Phó Đức Chính-người thứ 12 bước lên máy chém, đòi đặt nằm ngửa để xem lưỡi máy chém như thế nào.

Nguyễn Thái Học người cuối cùng bước lên máy chém, ông mỉm cười nhìn công chúng và binh lính. Sắc mặt thản nhiên đọc thơ bằng tiếng Pháp:

“Chết vì Tổ quốc chết vinh quang

Lòng ta sung sướng, chí ta nhẹ nhàng…”


Sau khi đọc xong bài thơ bằng tiếng Pháp, ông hô lớn “ Việt Nam vạn tuế”, rồi thản nhiên hút mấy hơi thuốc lá rồi ung dung bước lên máy chém. Lưỡi dao máy chém chặt đầu ông đứt văng ra pháp trường, dòng máu vọt lên trời như suối đỏ, mắt ông vẫn mở trừng trừng, quắc sáng nhìn lũ giặc, miệng ông vẫn còn mấp máy điếu xì gà…(Theo Ngô Quang Nam, Bộ VHTT, “Nguyễn Thái Học - Kinh Kha đất Việt").

Khởi nghĩa Yên Bái thất bại và bị dìm trong biển máu, những lãnh tụ của VNQDĐ bị hành quyết. Sự hy sinh của họ thể hiện chí khí cách mạng, lòng yêu nước và tự tôn dân tộc, không cam chịu khom lưng trước giặc ngoại xâm. Như Nguyễn Thái Học đã nói: “Không thành công cũng thành nhân”.

Thái Sinh


http://www.baomoi.com/Home/XaHoi/nongnghiep.vn/Khi-phach-hien-ngang-cua-nhung-ng...
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #49 - 01. Jul 2011 , 18:00
 
Hôm nay  1 tháng 7  là Ngày Quốc Khánh  CANADA  -  Thân chúc  Dân chúng CANADA  Vui- Hạnh Phúc .
Back to top
« Last Edit: 01. Jul 2011 , 18:02 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #50 - 04. Jul 2011 , 08:58
 

HÔM NAY NGÀY 4 THÁNG 7 LÀ NGÀY ĐỘC LẬP CỦA HOA KỲ.MỜI CẢ NHÀ CÙNG ĐỌC

...




TÌM HIỂU NƯỚC MỸ NHÂN NGÀY DỘC LẬP HOA KỲ 4 THÁNG 7

_ MƯỜNG GIANG
     
Dù cho vật đổi sao dời hay thiên hạ có nói gì chăng nữa, thì tới nay Hoa Kỳ cũng vẫn là quốc gia vĩ đại nhất về đủ mọi phương diện kể cả mức thu nhập bình quân đầu người trên 40.000 USD bỏ xa Thụy Sĩ (33.800) , Úc (30.700), Anh (29.600), Nhật (29.400), Ðức và Pháp (28.700)..Căn cứ vào tác phẩm nổi tiếng ‘ Un Jour De La Vie De L’Amerique ‘ do nhà xuất bản Robert Laffont tại Pháp ấn hành, tổng hợp từ bài viết của hơn 200 ký giả ngoại quốc và trên 250.000 tấm ảnh độc đáo vô cùng giá trị. Nhờ vậy chúng ta mới có cơ hội hiểu được phần nào về ‘ Một đất nước trong một lục địa ‘ có lảnh thổ rộng lớn tới 9.629.091 km2 (chỉ thua Nga, Canada, Trung Cộng) với tổng sản lượng quốc gia gấp trăm ngàn lần nhiều nước khác trên thế giới. Hiện dân số Mỹ 295.734 triệụ người, đông nhất vẫn là da trắng (chiếm 77% ), da đen (12 %) , gốc La Tin như Y Pha Nho, Bồ Ðào Nha (8%) .. còn lại là thiểu số người gốc Châu Á, Polynésien và Da Ðỏ . Có hơn 73,5% người Mỹ sống tại các đô thị lớn nhỏ . Los Angeles nằm trong tiểu bang California, là một trong những siêu đô thị hiện nay của Hoa Kỳ, xuất phát từ cái tên do người Mễ đặt ‘ El Pueblo De Nuestra Senora Le Reina De Los Angeles De Porcianculal ‘ , hiện có trên 12 triệu dân nói lẫn lộn tiếng Tây Ban Nha và Anh Ngữ. Trong khi đó New York lại là thành phố lớn nhất của Mỹ, cũng là đô thị có nhiều người Do Thái sinh sống nhất trên thế giới, sử dụng tiếng Yiddish (Israel) , loại cổ ngữ chỉ còn xài ở Trung Ðông mà thôi.

Toàn quốc có 15.132 phi trường lớn nhỏ, trong đó Chicago và Dallas Fort Worth được coi là lớn nhất thế giới, cứ 14 giây là có một phi cơ hạ hay cất cánh nhưng có điều kỳ lạ là người Mỹ không thích xuất ngoại bằng máy bay, nên trung bình hằng năm có chừng 15 triệu người ra nước ngoài. Về phương tiện giao thông, Hoa Kỳ đứng đầu thế giới với 6 triệu cây số xa lộ , 150 triệu xe ô tô đủ loại và 30 triệu xe vận tải hạng nặng, xuôi ngược khắp nước hàng ngày, qua vận tốc ấn định từ 88-105 km/giờ.

Kỹ nghệ sản xuất xe hơi của Mỹ vẫn đứng đầu thế giới cho dù mọi người xài cả xe Nhật lẫn Châu Âu. Thủ đô ô tô của Mỹ là Detroit thuộc tiểu bang Michigan nằm kế Ngủ Ðại Hồ. Một người di dân Pháp tên Antoine De La Mothe Cadillac đã lập ra thành phố này. Vì vậy để tưởng nhớ tới ông, các công ty sản xuất xe hơi của Mỹ, mới đặt tên cho một loại xe đắt tiền nhất do Hoa Kỳ chế tạo là ‘ Cadillac ‘.Tới nay ba đại công ty Géneral Motors, Ford và Chryslev vẫn đứng đầu cả nước và thế giới về mức sản xuất xe, qua sự hổ trợ của nhiều công ty nhỏ . Ngoài ra Hoa Kỳ còn là cường quốc dẫn đầu thế giới về điện nguyên tử, máy bay, máy điện toán, thuốc lá, bắp, thịt bò, than đá..

Tuy người Mỹ sống rất thực tế nhưng hầu hết đều tham gia các công tác từ thiện với số tiền góp và tậng phẩm hằng năm gần 100 tỷ mỹ kim. Tóm lại không có ai dám nói rằng mình biết hết chuyện nước Mỹ vì đời sống ở đây gần như thay đổi từng giây từng phút, khó lòng dự đoán được. Với Người Việt Tị Nạn Cộng Sản qua 36 năm lưu vong, nay đã để lại một dấu ấn tốt đẹp và đậm nét trong những trang sử của Hoa Kỳ. Ðó là sự hình thành các cộng đồng Người Việt Quốc Gia mà biểu tượng là ‘ Lá Cờ Vàng Ba Sọc Ðỏ ‘ đã được nhiều Tiểu Bang công nhận, tại các thành phố lớn như San José, Los Angeles, Houston, Wasington DC, New York.. và nhất là Little Sài Gòn, thủ đô của Người Việt Hải Ngoại..

Tóm lại, người Mỹ không cần biết tới đời tư của bất cứ cá nhân nào khi họ dấn thân vào con đường chính trị, miễn sao các cấp lãnh đạo, mang cho dân chúng có đủ cơm ăn áo mặc, đất nước thanh bình, uy tín của Hoa Kỳ được tôn trong khắp thế giới là đủ rồi.

Ngoài các vấn đề trên, đối với người Mỹ cho dù là người địa phương hay di dân, trong thâm tâm bất cứ ai cũng đều mang một sự hãnh diện với thế giới, qua các công trình kiến tạo của tiền nhân suốt 200 năm lập quốc : phố xá khang trang, nhà cửa đồ sộ, thư viện đầy ắp báo chí sách vở, chợ búa sạch ngon, bến tàu phi trường tấp nập rộn rịp về cảnh sắc lẩn tình người. Nói chung, dù dân tộc Hoa Kỳ chỉ mới lập quốc nhưng hầu hết đều có lễ nghĩa đạo đức, lương thiện và chan hòa tình thương không biên giới (trong đó sự cưu mang hơn 3 triệu người VN Tị Nạn Cộng Sản, từ tháng 5-1975 tới nay), nên đã nhanh chóng thu phục được nhân tâm và đứng đầu thế giới về mọi mặt.

Người Việt tị nạn CS chúng ta may mắn được sống hạnh phúc trên đất Mỹ, với đầy đủ các quyền lợi đã qui định từ Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập và Nhân Quyền, mà đâu mấy ai hiểu rõ là Tiền Nhân đã đổi lấy nó bằng máu và mạng sống trước bạo lực. Bởi vậy để đền đáp phần nào tấm lòng nhân đạo mà Hoa Kỳ đã rộng mở , chúng ta phải biết ‘ nhập gia tuỳ tục ‘, làm tốt bổn phận công dân và cố gắng phát huy truyền thống tinh hoa của Dân Tộc Việt, để không hổ danh là con Hồng Cháu Lạc dù đã có quốc tịch Mỹ hay đang sống tạm nơi xứ người.

1 - Ý NGHĨA NGÀY ÐỘC LẬP HOA KỲ 4 THÁNG 7 :

Sau thời gian dài chiến đấu đẳm máu với thực dân Anh. Cuối cùng 13 Tiểu Bang trong Liên Hiệp Anh ly khai, cũng đã dành được Ðộc Lập cho xứ sở, mà ngày nay chúng ta trang trọng đón mừng hằng năm. Ðó là ngày 4-7-1776 , lần đầu tiên ‘ BẢNG TUYÊN NGÔN NHÂN QUYỀN ‘được công bố trước quốc dân đồng bào..

Cũng từ đó, ách nô lệ của Anh tại đây chấm dứt. Ðể tạo nên niềm tự hào của một dân tộc có độc lập và tự do thật sự, năm 1789 Webster Noah là người đầu tiên ấn hành quyển Tự Ðiển Tiếng Mỹ, nói lên ngôn ngữ riêng của dân tộc mình. Cùng lúc Benjamin Franklin cũng đã phát minh ra những mẫu tự đơn giản. Nhận thức được tương lai của đất nước, sẽ mở rộng bờ cỏi và đón nhận nhiều sắc dân tới lập nghiệp tại Hiệp Chũng Quốc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Bởi vậy Noah Webster càng chú trọng rất nhiều tới ngôn ngữ học bằng cách phát hành nhiều loại sách giáo khoa, giảng dạy về ngữ pháp, chính tả.. tới nay vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm trong dời sống người Mỹ.

Sau này có M.Guffey hợp tác với Noah, đã bộc lộ tinh thần ái quốc và đạo đức, qua các tác phẩm được phổ biến, làm cho mọi người cảm động và càng ý thức rõ hơn bổn phận trách nhiệm của một công dân đối với xã hội và quốc gia của mình. Tuy ngày nay theo bánh xe văn minh của nhân loại, những công trình của các bậc tiền nhân đã bị lỗi thời với thời gian nhưng tên tuổi của ông vẫn còn nguyên vẹn. Thật vậy, đối với lịch sử Hoa Kỳ, chính Noah Webster đã có công tạo nên Ngôn Ngữ riêng cho người Mỹ, dù nó có nguồn gốc từ tiếng Anh mà thật sự không phải là tiếng Anh nguyên thủy. Trường hợp này cũng tương tự như Ngôn ngữ Việt Nam, có nguồn gốc từ Hán Tự và La Tinh nhưng không phải là chữ Hán hay La Tinh gốc.

Cùng với chiều hướng Ðộc Lập trên, Tổng Thống đầu tiên của Hoa Kỳ là Washington đã phát biểu ‘ Hiệp Chũng Quốc bắt nguồn từ 13 thuộc địa của Anh nhưng Nay Là Quốc Gia Ðộc Lập. Vậy tai sao chúng ta cần gì phải quay về với Châu Âu hay Luân Ðôn để bắt chước họ ? qua đợi chờ xin xõ phê chuẩn. Trong đó sự học hỏi trên, xét cho cùng, cũng chỉ là sự quê mùa, lỗi thời ‘.Hởi ôi nếu các nhà lãnh đạo VN bao đời, có được một phần tư tưởng độc lập như TT Mỹ, thì chắc chắn đất nước chúng ta ngày nay đâu phải đắm chìm trong vũng bùn ô nhục tồi tệ và thua kém nhân loại.

Ðể đổi lấy nền Ðộc lập cho đất nước Hoa Kỳ ngày nay, nhiều đại biểu của 13 Tiểu Bang ly khai đã gục ngả trước súng đạn của thực dân Anh. Thomas Jefferson được đề cử soạn thảo Bảng Tuyên Ngôn Nhân Quyền cho Hiệp Chũng Quốc, trong lúc cuộc chiến vẫn đang tiếp diễn giữa Anh-Mỹ. Thế rồi sau ba ngày tranh luận gay gắt, giữa các đại biểu trong phòng họp, cuối cùng hội nghị cũng đã bỏ phiếu, thông qua và chấp thuận Bảng Tuyên Ngôn Ðộc Lập trên, vào ngày 2-7-1776.

Ðiều bi thảm mà tới nay con cháu ít ai biết tới. Ðó là vào ngày 4-7-1776 công bố nền độc lập của Hoa Kỳ, được diễn ra trong thầm lặng, chết chóc, máu lệ khổ đau. Bởi thực dân Anh đâu có để yên cho những người chủ xướng, nên ra tay triệt hạ tất cả ai lúc đó dám nói tói Ðộc Lập cho Hoa Kỳ. Theo sử liệu, có 56 người đã ký vào Bảng Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Ðộc Lập Mỹ. Tất cả đều là sĩ phu trí thức đương thời, biết trước hậu quả về hành động của mình nhưng bất chấp mạng sống cá nhân và gia đình, chấp nhận hy sinh cho đại nghĩa dân tộc, đất nước.. Trong số này có Francis Hopkinson quê New Jersey là một tài hoa hiếm có. Ông chính là tác giả của Lá Quốc Kỳ Mỹ được lưu hành và tồn tại tới ngày nay. Tóm lại tất cả những người trong cuộc đều có gia đình, lớn tuổi nhất là Benjamin Franklin (70 tuổi) và ba người chỉ mới 20 tuổi.

Ngay khi phát giác được Bảng Tuyên Ngôn Ðộc Lập, Thực dân Anh lồng lộn điên cuồng, ra lệnh truy tìm và hạ sát những người có tên trong đó. Ngoài ra còn treo giá 500 Bảng Anh cho ai chỉ điểm, phát giác họ. Cuối cùng Anh tuyên bố Treo Cổ Tất Cả. Do sự khủng bố trên, nên hầu hết những người liên hệ tới Bảng Tuyên Ngôn, lớp chết, lớp ở tù. Nhiều người bị thương tật khốn khổ vì sự tra tấn đánh đập dã man của kẻ thù, khiến cho nhà tan cửa nát, gia đình ly tán. Trong số ít ỏi sống sót sau này,hai người đã trở thành Tổng Thống Mỹ là John Adams và Thomas Jefferson.

Cái giá độc lập của Hoa Kỳ là thế đó, mà những người khai sinh ra nó, phải đổi bằng mạng sống, máu lệ đem về. Cho nên các thế hệ sau ai nấy đều vô cùng cảm kích và trang trọng noi theo truyền thống yêu nước của tổ tiên mọi thời. Ðó là kết quả của quốc gia Hoa Kỳ ngày nay, một miền đất tạp chũng nhất trên thế giới,lại là đệ nhất siêu cường, một xứ sở tự do cá nhân nhưng ai cũng biết dừng lại trước giới hạn của mình, đối với quyền lợi chung của Tổ Quốc. Cho nên đừng phân biệt Dân Chủ hay Cộng Hoà, Tất cả tuy hai mà một vì ai cũng chỉ biết có quyền lợi của dân tộc và đất nước Hoa Kỳ mà thôi.

2 - MỘT VÒNG NƯỚC MỸ NHÂN NGÀY ÐỘC LẬP HOA KỲ 4 THÁNG 7 :

Là một quốc gia rộng lớn có diện tích bao trùm từ bờ Thái Bình Dương sang Ðại Tây Dương mênh mông vô tận. Sông Mississippi cùng với hai hợp lưu là sông Missouri và Red Rock dài 3741 ml hay 6019 km, đứng thứ 4 trên thế giới, sau sông Nile (Bắc Phi-6671 km), Amazon (Nam Mỹ-6300km) và Dương Tử (Trung Cộng-6276km) . Sông chảy từ bắc xuống nam phân chia nước Mỹ làm hai phần, phù sa bồi đắp tạo nên hai tiểu bang mang tên của nó ‘ Mississippi và Missouri ‘.Gọi Hoa Kỳ là một quốc gia trong một lục địa, thật không ngoa chút nào vì sự đa dạng của nó. Nhiều làng xóm khu phố được thiết kế gần như đất tổ của di dân, chẳng hạn như thành phố Quincy (50.000 dân) có nhiều biệt thự kiến trúc theo kiểu Ðức nằm giữa những vườn cây cổ kính. Trong lúc đó ở Alexandria là thành phố nằm cạnh sông Potomac, kế thủ đô Washington thì xây cất theo lối Anh Cát Lợi với tường gạch màu huyết dụ

Ðối với các tổng thống Mỹ khi còn tại chức thì sống trong tòa Bạch Ốc tại Hoa Thịnh Ðốn. Ðây là một tòa nhà đồ sộ có tới 132 phòng, 35 nhà vệ sinh, 3 thang máy và tất cả những tiện nghi vật chất dành cho các bậc đế vương. Nhưng khi mãn nhiệm thì mạnh ai lo nấy, chẳng hạn như cựu TT Jimmy Carter về sống tại căn nhà riêng của mình mua trả góp từ năm 1960. Nhà của ông nằm kế thị trấn Plaince tiểu bang Georgia. Ông sống đời giản dị, trong nhà không sắm đồ gì quý báu xa xỉ, còn những vật dụng thường nhật thì tự tay mình làm. Tuy tuổi tác đã cao nhưng TT Carter vẫn hoạt động xã hội không ngừng, để giúp cho những người nghèo, già và tàn tật bất hạnh.

Ðối với TT Ronald Reagan lúc còn sinh tiền, khi tại chức Thống đốc CA và Tổng thống, ông sống trong công thự. Năm 1989 mản nhiệm kỳ ông mua một căn nhà tại thành phố thượng lưu Bel Air thuộc tiểu bang California. Ngôi nhà là một dinh thự nhưng cất theo kiểu thôn quê với 3 phòng ngủ, 4 lò sưởi, 5 nhà vệ sinh và một hồ tắm. Còn TT Bush cha thì về lại cố hương ở Kennebunkport thuộc tiểu bang Maine nằm trên bờ Ðại Tây Dương. Ðây là căn nhà của tổ phụ đã xây dựng từ năm 1902 và được xây dựng thêm nhiều công trình như hồ tắm, sân golf, sân tennis, nhà dành riêng cho khách và một cây cầu nhỏ bắc trên bờ biển. Thú vui của TT Bush là câu cá, đánh golf, lái cano và cầu nguyện trong thánh đường.

Nhưng tệ nhất là cựu TT Bill Clinton. Khi còn tại chức thống đốc Arkansas và TT thì sống trong công thự. Năm 2001 về hưu sống tại ngôi nhà trị giá 1,7 triệu USD tại thành phố Chappaquq tiểu bang New York. Nhà này xây từ năm 1889 có 5 phòng ngủ, 4 phòng tắm, hồ bơi và chuồng ngựa.. Tháng 2-2001 vụ bê bối của Clinton bị bật mí và được báo chí khai thác tùm lum. Thế là bà vợ nổi tam bành, đã quăng hết đồ đạc và đuổi cựu tổng thống hào hoa ra khỏi nhà. Năm 2008 bà Clinton ra ứng cử tổng thống nên hai vợ chồng lại làm lành như trước.

Du hành nước Mỹ, trước hết phải nói tới chốn thần tiên cực lạc không đâu bằng. Ðó là đảo quốc Hạ Uy Di, tiểu bang thứ 50 của Hiệp Chủng Quốc từ năm 1959. Ða số người Mỹ hay du khách ngoại quốc đều ao ước tới Honolulu để nghĩ hè, tắm biển hay hưởng tuần trăng mật, cho dù đây là địa phương có giá sinh hoạt đắt đỏ nhất nước. Tới Honolulu để thăm lại di tích lịch sử về trận hải chiến giữa Mỹ-Nhật ngày 7-12-1941 tại Pearl Harbor mà xác của chiến hạm Arizona vẫn còn nằm yên trong vùng biển Thái Bình Dương, như là nhân chứng của thảm họa chiến tranh, qua cái chết của gần 4000 chiến sĩ đã hy sinh vì nước. Người Việt tị nạn Việt Cộng đã có mặt tại đảo quốc sau tháng 5-1975 khi VNCH bị sụp đổ. Ða số sống bằng nghề lái taxi, làm công nhân khách sạn và buôn bán đủ ngành. Ở đây dời sống thật giản dị hiền hòa, du khách lẫn ngưởi bản địa ai cũng thoải mái trong cách ăn mặc, theo truyền thống Hawaii.

Tháng bảy ở California hình như mặt trời không muốn lặn. Thủ đô điện ảnh Mỹ Hollywood cho tới đầu thế kỷ XXI vẫn nguyên vẹn với nét lập dị thời thượng. Ðó là sự hiện diện của khu rừng trồng toàn một loại cây có gai tên Holly và khắp via hè dọc theo đại lộ Hoàng Hôn, đâu đâu cũng khắc đầy những ngôi sao năm cánh mang tên tuổi của những tài danh nổi tiếng trên màn bạc, sân khấu hay các đạo diễn phim trường. Los Angeles nay là thành phố lớn thứ nhì của Mỹ sau New York. Thành phố nổi tiếng với các vùng phụ cận như Hollywood, Beverly Hill, Chinese Theatre.. và nhất là khu giải trí lừng danh Disneyland, vương quốc của vua phim hoạt hình Walt Disney với nhiều khu giải trí riêng biệt dành cho mọi lứa tuổi.

San Jose là một thành phố nhỏ có nhiều người Việt trú ngụ. Vùng này khí hậu gần giống như Ðà Lạt tạo nên nếp sống thanh bình êm ả nên ai cũng thích, tuy rằng sinh hoạt không náo nhiệt như thủ đô của người Việt ở Little Sài Gòn, miền nam Cali nắng ấm. Kế cạnh San Jose là thành phố San Francisco có hơn 8 triệu dân, nổi tiếng với biển sạch và xanh mát, nơi đã bảo thủ được những chiếc tàu điện của hơn trăm năm trước, chạy bằng dây cáp và đường ray, lại có tiếng chuông khua leng keng mỗi khi tới một nhà ga nào đó

California còn là vùng đất học, vì trong tổng số 12 viện đại học danh tiếng nhất hoàn cầu, thì Hoa Kỳ đã chiếm 8, trong số này có hai của Tiểu bang Cali. Ðiều này cũng dể hiểu vì miền đất này đông dân nhất Hợp Chũng Quốc, với hơn 30 triệu người sinh sống tại đây, lại có một nền kinh tế cao và sung túc, cho nên hệ thống giáo dục được phát triển mạnh nhất nước. Ðó là hai dại học công lập Universite of Calif-Berkeley, thường được viết tắt là UC Berkeley, cùng với đại học tư Stanford, cả hai đều lớn mạnh. Hiện nay UC Berkeley có tới 1500 giáo sư giảng dạy và 30.000 sinh viên + nghiên cứu sinh đang theo học. Tường thành lập từ năm 1868, qua thời gian đã tạo được một bề dầy thành tích, qua hai lãnh vực trí thức và chuyên nghiệp, nhát là sự nghiên cứu khoa học, đã mang về cho trường các giải Nobel danh tiếng về Nguyên tử và tin học.

UC Berkeley còn có lò phản ứng nguyên tử, do chính tiến sĩ J.R.Oppenheimer thực hiện, vì ông chính là cha dẻ cuả quả bom đầu tiên mà Mỹ chế tạo được vào năm 1945. Calif còn có 8 viện đại học khác, cùng có trình độ và tầm vóc ngang hàng với UC Berkeley, họp thành University of Calif (UC ) công lập, do một hội đồng quản trị và điều hành (Regent), đứng đầu là một chủ tịch và nhiều thành viên, trong đó có Thống đốc tiểu bang, cùng với các viện trưởng đại học liên hệ. UC đào tạo đủ trình độ như cử nhân ( Bachelor ố 4 năm), cao học (Master), tiến sĩ (Doctor).. có giá trị văn bằng, chẳng những tại Mỹ mà còn khắp thế giới. Ðiều này đối với các đại học khác tại Calif như UC San Diego, UC Los Angeles, UC Riverside, UC San Francisco, .. cũng không có gì khác biệt, tuy mỗi trường có riêng chuyên môn của mình.

Song song hệ thống đại học công lập của liên bang, còn có hệ thống đại học của tiểu bang Calif (CSU), rãi rác từ nam lên bắc có 23 viện như Humbold, Hayward, Stanislaus, Monrerey Bay, San Diego.. chỉ đào tạo hai ngãch cử nhân và cao học mà thôi, tuy rằng trình độ giảng dạy, giữa hai viên đại học liên bang (UC) và tiểu bang (USC) đều giống nhau. Còn phải kể tới các đại học chuyên môn (College) và cộng đồng (Community College), đều thuộc hệ thống công lập hạng ba.

Trong khi đó các đại học tư nhân được phát triển tự do, bao gồm 30 đại học hổn hợp (University) và Chuyên môn (College), trong số này có 10 trường của các giáo hội Thiên Chúa, Tin Lành và Thanh Giáo như đại học Sacramento, Los Angeles, đại học quốc tế.. nhưng nổi tiếng nhất của hệ thống này, vẫn là đại học Stanford. Viện thành lập năm 1891, hiện có 1400 giảng sư , 14000 sinh viên, 7 phân khoa, được xếp hạng trong 5 viện đại học danh tiếng nhất của nước Mỹ : Harvard, Berkeley, Cal Tech và Massachusetts Institute of Technology (MIT). Viện chuyên đào tạo giáo sư các ngành , giảng dạy tại các trường phổ thông của Mỹ. Tóm lại,trong hệ thống đại học tại tiểu bang Calif, 90% sinh viên là người địa phương, số còn lại từ các tiểu bang khác và ngoại quốc. Người gốc Châu Á theo học chưa tới 3% nhưng chiếm 8% là sinh viên giỏi, trong số này đứng đầu vẫn là người Việt tị nạn, Trung Hoa, Nhât Bản và Nam Hàn.

Về hướng đông Cali là thành phố Las Vagas mệnh danh khắp thế giới ‘ kinh đô của thần đổ bác’. Las Vagas chỉ mới chuyển mình chừng 30 năm trở lại, từ một thị trấn hoang vu nằm giữa sa mạc Nevada cằn khô gíó cháy, chỉ có đá sỏi và tơ trời. Thế mà mà qua bàn tay xây dựng của con người, ngày nay Las Vegas là kinh đô của cờ bạc, giải trí mọi vấn đề tuỳ theo túi tiền ném qua cửa sổ để thử thời vận, sau những ngày làm việc vất vả.

Kế Nevada là tiểu bang Wyoming nổi tiếng với khu bảo tồn đầu tiên của nước Mỹ được thành lập từ năm 1906. Tại đây có ngọn Black Hill với hai hang lớn là ‘ Hang Gió và Hang Ðá Quý’, nhiều mõ vàng nên đã thu hút rất nhiều người khắp nước Mỹ tới đây tìm cơ hội ‘ đổi đời ‘ mà cao điểm là năm 1880. Xa hơn một chút là ngọn núi Tháp Quỷ với huyền thoại về một kho tàng trong lòng núi.

Nằm trong trung tâm khu bảo tồn, núi Ðá Quỷ có hình dáng giống như một gốc cây mục khổng lồ đứng giữa vùng thung lũng sông Bella Fourche. Ðây là một ngọn núi lửa kỳ dị, đã xuất hiện cách đây hơn 100 triệu năm, do khoáng chất phonolite porphyry màu xám đỏ, hòa với đá lửa, pha lê và và đá felspar tạo thành. Vì trải qua thời gian dài bị mưa gió xâm thực nên núi càng ngày càng thấp dần.

Từ xưa địa phương đã xem ngọn núi Tháp Quỹ như một chốn thiêng liêng nên không ai dám léo hánh tới. Tình trạng này đến ngày 4-7-1893 mới có hai người chủ trang trại kế cận tên William Roger và Willard Ripley dùng thang leo lên đỉnh núi và trở thành người đầu tiên chinh phục ngọn núi này. Sau đó nhiều người tới leo núi bằng dây thừng càng lúc càng đông suốt năm, ngoại trừ tháng 6 có lễ hội cúng thần núi.

Theo huyền thoại từ ngàn năm trước, thì trong lòng núi có chứa một kho báu vô giá. Ðối với bộ tộc người da đỏ Kiowa sống gần núi, thường hay nhắc tới câu chuyện bảy cô gái vào rừng hái nấm thì gặp phải đàn gấu săn đuổi. Cuối cùng họ leo lên một hòn đá gần đấy và cầu nguyện thần núi giúp đở mới thoát được tai nạn và biến thành những ngôi sao. Bởi vậy núi mới có tên là ‘ Túp lều của gấu (Bear Lodge) ‘.Về chuyện kho báu cũng phát xuất từ câu chuyện ba người da đỏ từ xa đến đây săn bắn vì không để ý nên lạc đường vào tận chân núi Quỷ . Do đó họ đã vô tình phát hiện được một lối đi ngoằn nghèo dẩn sâu vào một hang động chứa đầy xác người. Cuối hang là một hồ nước mà xung quanh đầy đá và vàng. Ba người trên thu nhặt một phần số vàng và đem dấu kín cho đến khi qua đời mới thố lộ cho những người khác trong bộ tộc. Tuy nhiên vì lòng mê tín sợ thần núi nên cũng chẳng ai dám đá động đến kho vàng trong hang núi Quỷ.

Khi người da trắng đến đây biết được câu chuyện về kho vàng trong lòng núi, đã nhiều lần tổ chức tìm kiếm nhưng không thấy gì và bí ẩn về kho báu trên tới nay vẫn còn là nan đề kể cả khoa học cũng không giải thích được.

Về thành phố Dallas của Tiểu bang Texas để chiêm ngưởng một công trình vĩ đại vô tiền khoáng hậu lớn nhất thế giới của Ðiêu khắc gia kiêm họa sĩ nổi tiếng Robert Summers, sinh năm 1940 tại thị trấn Glen Rose.. Ai cũng biết tiểu bang Texas giàu có hôm nay nhờ hai nguồn lợi ‘ Bò và Dầu Hoả ‘.Bởi vậy không ai ngạc nhiên khi đến thăm Khu Công Viên Quốc Gia Pioneer Plaza rộng chừng 4,2 mẫu Anh, tại trung tâm thành phố, đối diện với Tòa thị chính. Nơi này về trước là vùng đất mang tên Shawnee Cattle Trail là một con đường qua lại của các chàng Cao Bồi Texas và đàn bò của họ từ khi người da trắng đến khai thác miền viễn tây vào năm 1854. Trong công viên có tất cả 39 con bò đúc bằng đồng đen sẩm to lớn như thật. Ngoài ra còn có tượng các chàng chăn bò đang phi ngựa với đầy đủ nón rộng vành, súng đạn, dây nhợ .. mà ta thường thấy trên màn ảnh.

Dallas cũng là nơi mà TT John F Kennedy đã bị ám sát vào tháng 11-1963 tại Dealey Plaza, nơi chốn đã đi vào những trang sử cận đại của Hoa Kỳ. Tháng 6-2008 vừa qua, tiểu bang Texas càng nổi tiếng hơn khi hàng ngàn người Việt Tị Nạn Việt Cộng đã biểu tình phản đối tẩy chay và tố cáo tội ác của tên Việt gian Nguyễn tấn Dũng và đồng bọn khi mon men tới nơi này để tiếp tục lường bịp người và dư luận, hầu tiếp tục duy trì dảng cướp Mafia đỏ đang đô hộ đất nước và dân tộc Việt.

Trước năm 1974, New York có Tòa nhà cao nhất thế giới. Ðó là Empire State Building với 102 tầng, cao 443m, nằm trên Ðại lộ thứ 5 , giữa khu thương mai Manhattan. Ðược hoàn thành bởi các kiến trúc sư Shreve, Lamb và Harnon, thiết kế theo kiểu cách Art-Déco năm 1930. Những bộ phim ghê rợn loại King Kong được thực hiện tại đây.

Từ sau khi Hai Tháp của Tòa Nhà World Trade Center bị 19 tên khủng bố Hồi giáo cực đoan dánh bom tự sát bằng máy bay, vào ngày 11-9-2001, làm chết gần 7000 người và sụp đổ toàn diện, thì Empire State Building lại trở thành tòa nhà cao nhất nước Mỹ. Ðây là nơi thu hút du khách trong và ngoài nước, khi tới thăm viếng thủ đô tài chánh vủa Hoa Kỳ, với những cảm giác mạnh , khi đứng trên hai đài quan sát tại tầng số 86 và 102., với hệ thống thang máy chuyển động rất nhanh. Ðài quan sát có song sắt bảo vệ ở phía ngoài,để tránh những tai nạn đáng tiếc. Nơi này cũng cấm hôn hít với lý do là nụ hôn sẽ tạo nên hiện tượng điện giật làm chết người. Từ đây du khach có thể chiêm ngưởng được toàn cảnh thành phố, trong phạm vi 120 km khi trời tốt, bằng không từ trên nhìn xuống chỉ thấy mây trắng mịt mùng, khói sương lãng đảng, khiến cho ta có cải cảm giác như đang sống trong ở cõi trên, quên đời quên tất cả.

Theo thống kê, tính từ ngày được khánh thành vào năm 1931 tới nay, đã có hơn 80 triệu du khách tới thăm viếng tòa nhà nổi tiếng này, được xếp vào kỳ quan thứ 8 của thế giới,tốn hết 60.000 tấn thép, 1860 bậc thang dẫn từ dưới đất lên tới đỉnh ở tầng 102, hơn 5000 km đường dây điện thoại, 96 km đường ống dẫn nước và 6500 cửa kính, được lau chùi thường xuyên.

New York có Rockerfeller Center , gồm 19 tòa cao ốc của tỷ phú Rockerfeler chuyên về thương mại, giải trí và buôn bán bất động sản. Ở đây còn có Viện Bảo Tàng Guggenheim là công trình xây dựng của Kiến trúc sư nổi tiếng nhất nước Mỹ và thế giới là Frank Lloyd Wright. Còn có Trung tâm tài chánh chứng khoán thế giới Wall Street, nằm trong một dãy phố hẹp, cổ kính New York Stock Exchange (Thị trường chứng khoán NY), được hình thành từ năm 1792, từ 24 Hội viên lên tới 1300 ngày nay. Trên Ðại lộ Broadway náo nhiêt, còn có Trung tâm kịch nghệ nỗi tiếng, thường trình diễn những tác phẩm nổi tiếng của thế giới. Trụ sở Liên Hiệp Quốc một trong những điểm thăm viếng của du khach, nay cũng được hạn chế tối đa để đề phòng khủng bố , sau ngày 9-11-2001

Nhưng niềm tự hào của người dân New York nói riêng và nước Mỹ, vẫn là Tượng Nữ Thần Tự Do, tay cầm ngọn đuốc sáng, để soi đường dẫn lối , cho các đoàn tàu vượt Ðại Tây Dương vào Hải Cảng New York.

Ðây là một trong những biểu tượng vĩ đại nhất của nước Mỹ, được đặt trên Ðảo Bedloe còn gọi là Liberty Island, bên bờ biển New York. Tượng tượng trưng cho sự tự do, liêm chính và lòng nhân ái của người Mỹ khi lập quốc. Với chiều cao từ nền tới bó đuốc là 92,97m và trọng lượng 325 tấn, do Ðiêu khắc gia lừng danh người Pháp trong thế kỷ XIX là Augusste Bartholdiv thực hiện. Ðây là món quà quý giá của nước Pháp , tặng cho người dân Mỹ, , để kỷ niệm Ngày Ðộc Lập Hoa Kỳ 4-7. Nhưng vì lúc đó Pháp đang có chiến tranh với Phổ, nên phải giao việc thực hiện tượng cho các hội từ thiện đãm trách.

Vì công trình quá vĩ đại mà ngân khoản của chính phủ trợ cấp có giới hạn, nên công tác phải gián đoạn nhiều lần cũng như mất nhiều thời ginn để tiết kiệm tiền.Vì vậy tới ngày 12-8-1876 chỉ mới hoàn thành xong cánh tay cầm ngọn đuốc của Nữ thần. Ðể tranh thủ thời gian cho kịp, nhà điêu khắc phải đóng thùng gửi trước sang Mỹ, trong lúc tiếp tục những phần còn lại, mãi cho tới tháng 5-1884 mới xong.

Tại Mỹ, dân chúng đã quyên góp được 250.000 USD để xây chiệc bệ đặt Tượng Nữ thần trên đảo Bedloe. Một buổi lễ trọng thể được tổ chức ngày 28-10-1886, để khánh thành pho tượng với sự tham sự đông đảo của đồng bào và các quan chức Chính phủ. Dịp này Ủy Ban Quốc Hội đã để một chiếc hộp màu đỏ, tượng trưng cho niềm tin, được niêm kín, trong đó có Bản Hến Pháp và Tuyên Ngôn Ðộc Lập của Hoa Kỳ, dưới chân Nữ Thần Tự Do, như một nhân chứng lịch sử. Tên tuổi của Nhà Ðiêu khắc Pháp ‘ Auguste Bartholdiv được vinh danh. Từ năm 1931, Tượng lại được bảo trì cẩn mật và tô bồi thêm cho xứng đáng với ý nghĩa thiêng liêng. Riêng Bó đuốc trong tay Nử thần, luôn luôn cháy sáng, nhờ một hệ thống ống dẫn dầu cung cấp liên tục.

Hằng năm Tượng Nữ thần đã thu hút du khách muôn phương tới đây chiêm ngưởng. Ði tàu từ đất liền ra đảo và sắp hàng để được thang máy đưa lên tận Vương Miện của Tượng, tha hồ chụp hình, ngắm cảnh. Nếu không muốn chờ đợi, thì tự leo 22 bậc thang để tới chân tượng Nữ thần, để mua những kỷ vật hay vào thăm khu bảo tàng trưng bày những hình ảnh liên hệ tới lịch sử của nước Mỹ.

Mừng ngày Ðộc Lập Hoa Kỳ 4 tháng 7 năm nay, cũng như nghiêng mình biết ơn Các đấng Tiền Nhân đã xả thân vì nước, xin có bài thơ gởi tới bạn bè :

Xuân như đã cùng ta đang trẩy hội
Ngày vui chung trên xứ đẹp quê xa
Cõi thần tiên mật ngọt chảy muôn nhà
Làm ai cũng tưởng đầu thai trở lại
Ta tới đây trong hình hài điên dại
Ðêm hải kinh hốt hoảng những âm thừa
Người săn người đang ngả ngựa chào thua
Người gục trước lưởi lê và mũi súng
Ta tới đây hồn xanh xao chết sửng
Tai vẫn vang tiếng chém giết kêu gào
Mắt vẫn đầy khẩu hiệu máu đỏ au
Ðèn phố thị ngỡ hỏa châu rợp sáng
Ta tới đây phận hèn đời tị nạn
Giải khăn sô theo lệ hận chan hòa
Khóc đồng bào gục chết giữa rừng xa
Thương đồng đội phơi thây nơi tù ngục
Ta đến đây cổi già thân gổ mục
Làm lá xanh vàng trước tuổi niên thì
Ngực căng đầy những vết tích âm ty
Da vẫn mặn miền đất quê biển gió
Ta đến đây trong hành trang nổi nhớ
Mang theo em, xóm nhỏ với sân trường
Con sông buồn, lầu nước, cõi quê hương
Và bãi vắng bờ hoang dăm mái rạ
Ta đến đây hồn Việt Nam tơi tả
Bởi hoan hô đã đảo hận miên trường
Bao chục năm non nước ngập máu xương
Nay vẫn đó, nổi nhục hờn huyết hận
Ta đến đây với hai bàn tay trắng
Nhưng không quên những lối bước chân đời
Tết Mậu Thân thây co quắp muôn nơi
Trời Ðại lộ kinh hoàng mùi tử khí
Ta đến đây làm tên hèn mọi Mỹ
Nên bâng quơ say tỉnh khắp hiên người
Bỏ nhà đi vừa tuối chớm bốn mươi
Nay bạc tóc vẫn đầu đường xó chợ
Ngày Ðộc Lập làm ta thêm bở ngỡ
Nhớ quê xa thương nấm mộ mẹ hiền
Xót nồi người trong đói lạnh triền miên
Chuyện buồn kể chắc không ai còn nhớ ..
Xóm Cồn Ha Uy Di
Tháng 7-2011

Mường Giang
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #51 - 19. Jul 2011 , 16:29
 
Hôm nay 20 tháng 7  - ngày Đau khổ của đất nước Việt nam -  Đất nước bị chia  làm đôi -  Từ  Vĩ tuyến 17 trở ra theo chế độ Cộng sản - từ  Vĩ Tuyến  17  trở vào đến Mũi Cà Mau thuộc  thể chế Cộng Hòa . Một Triệu Người Miền Bắc đã phải Di cư vào Nam  lánh nạn Cộng Sản .
Từ xúc động đó nhạc sĩ Lam Phương người Rạch Giá   đã sáng tác bản  "Chuyến đò Vĩ Tuyến " - với bản nhạc này tên tuổi của nữ ca sĩ  Hoàng Oanh  sáng chói trong làng Tân  Nhạc Việt nam   từ thập niên 60 đến nay .
Ngoài bản nhạc "Chuyến đò Vĩ tuyến "  cố nhạc sĩ Vũ Thành có bản nhạc " Giấc mơ Hồi Hương ".
Bản nhạc  " Hướng về  Hà nội  " của nhạc sĩ Hoàng Dương  cũng là một bản nhạc   HAY  NHẤT  sau thời gian  Đồng bào Miền Bắc di cư Vào Nam .
Back to top
« Last Edit: 19. Jul 2011 , 16:34 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #52 - 17. Sep 2011 , 16:33
 
Hôm nay  ngày  20 tháng 8 ta  Âm lịch -
Ngày tưởng niệm Đức  Hưng  Đạo Vương Trần quốc Toản,người có công đánh phá giặc Nguyên  ở thế kỷ  13 .

ngày  21 tháng 8  ta Âm lịch   Đức Trung Liệt Hầu  Lê Lai
và ngày 22 tháng 8 - Đức Bình Vương Lê Lợi .
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #53 - 17. Sep 2011 , 20:41
 



HÔM NAY, GIỖ ĐỨC THÁNH TRẦN, ĐỌC LẠI HỊCH TƯỚNG SĨ


...

Chân dung Đức Thánh Trần. Ảnh: Internet

ĐỌC LẠI HỊCH TƯỚNG SĨ CỦA ĐỨC THÁNH TRẦN

Dương Danh Dy

Hưng Đạo đại vương Trần Hưng Đạo, người mà sau ngày Ngài mất (20 tháng tám âm lịch năm 1300) nhân dân ta từ già tới trẻ đều tôn xưng là đức thánh Trần vì những công lao bất diệt của Ngài trong việc lãnh đạo quân dân ta hai lần đánh bại giặc Nguyên Mông, trong đó có chiến công Bạch Đằng giang vĩ đại và bản Hịch tướng sĩ bất hủ.

Tôi đã được nghe mẹ tôi đọc cho nghe Hịch tướng sĩ từ khi chưa biết chữ và sau này được thầy Trần Bá Tuyền, một thày giáo dạy Văn hiếm có, giảng giải bài này. Nói hiếm có bởi vì mỗi bài giảng văn của thầy Tuyền như truyền cho lớp học sinh kháng chiến chúng tôi thời đó, không chỉ lòng yêu nước, yêu dân tộc mà còn cả lòng yêu cái đẹp, yêu những tinh hoa của nhân loại… Bài Hịch tướng sĩ mà thầy giảng dạy đã ghi trong tôi một dấu ấn không phai mờ, đến nỗi hơn sáu mươi năm rồi và đã ở độ tuổi U80 mà tôi vẫn thuộc nhiều câu trong bài hịch. Có lẽ vì lẽ đó mà tôi ít đọc lại bài này.

Thế nhưng không biết vì sao trong mấy ngày bồn chồn mong ngóng 9 ngư dân Lý Sơn bị phía Trung Quốc bắt giữ, đã phản đối, đã thả nhưng chưa về nước được với ngàn lý do càng nghe càng thấy chối tai, tôi đã giở Hịch Tướng sĩ của đức thánh Trần ra đọc lại. Và chẳng hiểu tại sao, tôi bỗng nghe ra: đó chính là tiếng nói của Ngài đối với mọi người Việt Nam ngày nay và trên hết là với những cán bộ lãnh đạo các cấp.

Ta hãy nghe Ngài phân tích tình hình thời đại và nói về thái độ quân giặc: “Huống chi ta cùng các ngươi sinh ở thời nhiễu nhương, gặp phải buổi gian nan này… thấy sứ giặc đi lại rầm rập ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà xỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ…” Xin hỏi chuyện xảy ra hơn 700 trăm năm trước mà có khác gì bây giờ không?

Xin lắng nghe những điều ngài nói với tướng sĩ dưới quyền: “Nay các ngươi thấy chủ nhục mà không biết lo, trông thấy quốc sỉ mà không biết nhục, thân làm tướng phải hầu giặc mà không biết tức; tai nghe nhạc để hiến sứ ngụy mà không biết căm; hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển hoặc vui thú về ruộng vườn hoặc quyến luyến về vợ con, hoặc nghĩ về lợi riêng mà quên việc nước, hoặc ham mê về săn bắn mà quên việc binh, hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát.” Và ngài cảnh báo: “Nếu có giặc đến thì cựa gà trống sao đâm thủng áo giáp giặc, mẹo cờ bạc sao sao dùng nổi cho việc quân mưu… chén rượu ngon không làm giặc say chết, tiếng hát hay không làm giặc điếc tai…” Xin hỏi tình hình đội ngũ cán bộ ta hiện nay có khác hạ thuộc của Ngài hơn 700 năm trước không?Xin hỏi nguy cơ đặt trước tổ quốc chúng ta bây giờ có khác nguy cơ hơn 700 năm trước của Ngài không?


Ngày 19 tháng 10 năm 2010
D. D. D.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Nguồn: BauxiteVietnam.
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #54 - 26. Oct 2011 , 22:07
 
Hôm nay là ngày 26 tháng 10  /2011  -ngày này cách đây 56 năm  - bản Hiếp Pháp  đầu tiên của nền Đệ nhất Cộng Hòa được ban hành - để trở thành nước Việt nam Cộng Hòa  do cố tổng thống Ngô đình Diệm -lãnh đạo  mang lại đời sống Ấm No Thanh Bình  cho người dân từ Vĩ Tuyến 17  đến Mũi Cà Mau .
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #55 - 31. Oct 2011 , 16:09
 
Hôm nay  - ngày   mùng  1 tháng 11  năm 2011-  ngày  này cách đây  đúng  48 năm -  Hội đổng các Tướng lãnh  - đã đứng lên lật đổ  nền Đệ nhất Cộng Hòa do cố Tổng thống Ngô đình Diệm lãnh đạo

Các đơn vị Quân đội đã chiếm lĩnh  một số  Cơ Sở quan trọng như Đài Phát Thanh -và  bao vây Dinh Gia Long .

Cố Tổng thống Ngô đình Diệm  và cố   bào đệ  Ngô đình Nhu nhất định không đầu hàng  Hội đồng Cách mạng - và đêm tối  1 -11-63 đã  âm thầm  di chuyển vào Nhà Thơ Cha Tam  lánh nạn -
Mãi đến sáng  2 tháng 11-  Cố tổng thống Ngô đình Diệm  mới thông báo cho Hội đồng Cách mạng biết nơi lánh nạn -

và sau  khi bị bắt -  Xe Tăng chở  Tổng thống Ngô đình Diệm và bào đệ Ngô đình Nhu  từ nhà thờ Cha Tam về Bộ Tổng tham Mưu  -trên đường di chuyển    cả  hai  đã bị Ám sát Chết .

Xin cúi đầu Tưởng nhớ Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm người đã có công đưa  1 Triệu đồng bào Miền bắc Di cư vào Nam  năm 1954   để lánh nạn Cộng sản  - và đã tạo dựng  Nền Đệ nhất Cộng Hòa Ấm No  - An lành
Back to top
« Last Edit: 31. Oct 2011 , 16:14 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #56 - 31. Oct 2011 , 23:55
 

Nhớ ngày 1 tháng 1 -1963: 2/- Diễn Tiến Cuộc Đảo Chánh  Lật Đổ Ông Ngô Đình Diệm

    _ Phan Đức Minh



Nhớ ngày 1 tháng 1 -1963: 2/- Diễn Tiến Cuộc Đảo Chánh  Lật Đổ Ông Ngô Đình Diệm 

...
   
Đi vào con đường đảo chánh : Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn, Ông Nolting , hết phương gỡ rối. Báo cáo được tới tấp gửi về Hoa Thịnh Đốn, và Bộ ngoại giao Mỹ liên tục phúc trình tình hình nguy ngập tại Sài Gòn với yêu cầu phải thay thế ngay Ông Diệm bằng một người khác. Tổng Thống Mỹ John F. Kennedy , vốn không thích thú lắm với chính sách can thiệp sâu đậm của Mỹ vào cái "Vũng lầy Việt Nam" ngay từ khi vào Toà Bạch - Ốc, để phải đối đầu trực tiếp với Liên Sô và Trung Cộng, đành phải chọn Ông Henry Cabot Lodge thuộc Đảng Cộng Hòa - một tay cáo già chính trị, từng nhiều phen giải quyết gọn lẹ những vấn đề của Mỹ tại nhiều quốc gia trên thế giới - sang Sài Gòn thay thế Ông Nolting trong việc gỡ rối tình hình. Khi cần thay thế một chính quyền tại quốc gia nào đi ngược lại quyền lợi cuả Mỹ là Cabot Lodge làm xong ngay. Thực tâm Ông Kennedy là muốn Cabot Lodge sang Sài Gòn giàn xếp sao cho ổn thoả, có lợi cho đường lối, chính sách và quyền lợi cuả Mỹ tại đây; nhưng Cabot Lodge thì ngay từ lúc nhận lệnh để lên phi cơ sang Sài Gòn, là đã tính ngay chuyện loại Ông Diệm ra khỏi chính quyền, thay thế bằng một người hay một nhóm nhân vật lãnh đạo mới, biết vâng phục đường lối cuả Mỹ trong lúc này (bị bọn tài phiệt thao túng theo đường hướng buôn bán chiến tranh, đổ quân tác chiến của Mỹ vào chiến trường Việt Nam).
     Khi Cabot Lodge nhận nhiệm vụ bước lên phi cơ sang Sài Gòn thì giới truyền thông cuả Mỹ đã nói chắc như đinh đóng cột là " In Washington, the Kennedy administration begins seriously speculating on a coup against Diem ), nghiã là nói thẳng ra rằng Cabot Lodge sang Sài Gòn với sứ mạng lật đổ Tổng Thống Diệm. Cabot Lodge biết rõ rằng thuyết phục một số Tướng Lãnh có quyền, có quân trong tay đứng ra làm cuộc đảo chánh chẳng mấy khó khăn vì chuyên viên đảo chánh này đã có sẵn trong tay những "Bảo bối quan trọng, thiết yếu nhất;" chỉ việc đem ra sử dụng mà thôi. Đó là:
    A.- Trong tình trạng rối loạn trước mắt, Cabot Lodge đánh trúng tim những "Người hùng Quân Đội" là phải ra tay gấp để cứu dân, cứu nước. Tướng Lãnh không thể ngồi yên để trông thấy nhà tan, nước mất...
   B.- Các Tướng Lãnh, những người anh hùng của đất nước phải nắm lấy chính quyền. Chỉ có các Tướng Lãnh mới đủ khả năng và uy thế để lãnh đạo đất nước này đi đến chiến thắng, vinh quang, tự do, hạnh phúc vv...
   C.- Cabot Lodge lại còn có một thứ vũ khí vô cùng mạnh mẽ, được liệt vào hàng "Siêu hoả lực - Superfirepower", còn hơn cả bom A, bom H, hơn cả phi đạn tầm xa, tầm cụt, đánh đâu thắng đó. Đấy là "vũ khí Đô La". Dùng cả đống đô la ( giá trị năm 1963 ) để lôi kéo 1 số Tướng Lãnh

US Ambassador Henry Cabot Lodge Jr. (fore R) talking with Mr. Ngo Dinh Nhu (fore L) at  a diplomatic reception. Sept 1963

có quyền lực, có quân trong tay vào hàng ngũ đảo chánh trong tình thế Sài Gòn sôi sục đấu tranh như thế thiết tưởng chẳng phải chuyện khó khăn đối với Cabot Lodge, chuyên viên nhà nghề trong những áp-phe đảo chánh.  Tướng nào còn do dự, lưng chừng, không quyết tâm đảo chánh thì "Bộ chỉ huy đảo chánh" phải thuyết phục, hù dọa và... chi tiền. Tiền đã có người lo rồi. Sĩ Quan cao cấp nào tỏ ra ương ngạnh, trung thành tuyệt đối với Ông Diệm thì bắt buộc phải dùng biện pháp mạnh cuối cùng là "xoá sổ luôn". Mục này dễ thôi! Chỉ cần triệu tập một cuộc họp khẩn cấp tại Bộ Tổng Tham Mưu với sự có mặt bắt buộc của các Tướng Lãnh, các Tư Lệnh Quân Đoàn, Sư Đoàn, các Chỉ Huy Trưởng Binh Chủng, các cơ quan trọng yếu cuả Quân Đội. Ai không quyết tâm, dứt khoát lật đổ Ông Diệm, hay bỏ ra ngoài phòng họp để phản đối thì lực lượng an ninh (đã chọn lựa kỹ càng) phải bắn hạ ngay tức khắc khi kẻ đó vừa bước chân ra khỏi cửa phòng họp, bất kể kẻ đó là ai. Có thế thiên hạ mới sợ mà phải đi theo . Đại Tá Lê Quang Tung, Tư Lệnh Lực Lượng đặc biệt - người quân nhân thật sự anh hùng, với tinh thần "Uy vũ bất năng khuất" - là một trường hợp điển hình. Ông đã bị bắn gục ngay khi ra khỏi cửa phòng họp vì Ông không chấp nhận cúi đầu khuất phục trước áp lực cuả đám người bội phản, bị xúi giục bởi đồng Đô La của ngoại qưốc.
...

  Lieutenant General Tran Van Don                                     

* Ngày 4-7-1963 : Tướng Trần Văn Đôn , người đang giữ chức vụ chỉ huy cao nhất trong Quân Đội, thông báo cho Lucien Conein , nhân vật cao cấp cuả cơ quan Tình Báo Trung Ương Mỹ (CIA: Central Intelligence Agency) tại Sài Gòn biết là một vài Tướng Lãnh cuả Quân Đội Việt Nam... đã ô kê theo kế hoạch và đang ráo riết chuẩn bị cuộc đảo chánh lật đổ Ông Diệm. Tướng Trần Thiện Khiêm, người được Tổng Thống Diệm tin cậy vì đã đem quân từ vùng 4 Chiến Thuật về giải cứu Tổng Thống đầu tiên trong vụ đảo chánh hụt cuả Nguyễn Chánh Thi và Vương Văn Đông ( 1960 ), và được CIA cuả Mỹ nhắm mua chuộc, lôi kéo để sử dụng khi cần, mới là người lãnh đạo kế hoạch này, nhưng Tướng Khiêm khôn ngoan lắm, cứ đóng vai chỉ huy ở hậu trường, đề phòng những trường hợp “ Mưu sư tại nhân, thành sự tại Thiên -           L’ homme propose, Dieu dispose “ khó ai biết trước được.

* Ngày 20-8-1963 : Tổng Thống Diệm chấp nhận đề nghị cuả Tướng Trần Văn Đôn ( xưa nay được Ông Diệm tin cậy vì là một trong số những Tướng Lãnh được coi là có thực tài, xứng đáng với cấp chức được giao phó) ban hành Lệnh Thiết Quân Luật - Declaring Martial Law) để giữ vững tình hình và đối phó hiệu quả với cuộc chiến tranh phá hoại của cộng sản trên mọi lãnh vực và trong tình thế hiện tại. Mục đích thực sự của số Tướng Lãnh cầm đầu âm mưu đảo chánh là dựa vào tình trạng thiết quân luật để xiết chặt an ninh, bố trí quân đội cần thiết cho cuộc đảo chánh.
    Tổng Thống Diệm thì lại nghĩ khác . Ông Diệm nhận thấy tình hình đã đến lúc cần phải tập trung và bố trí lực lượng quân đội để cho bào đệ cuả Ông, Ông Cố Vấn Chính Trị Ngô Đình Nhu - Người được dư luận đánh giá là viên cố vấn an ninh, chính trị xuất sắc, có mưu lược, khôn ngoan, ra tay dập tắt dứt khoát cuộc âm mưu lật đổ chính quyền. Mang đầy tính chất phức tạp:

* Có khá đông dân chúng bị lôi cuốn vào cuộc đấu tranh một cách nghiêm trọng thật sự.
* Mang mầu sắc Chiến tranh tôn giáo.
* Được một phần quan trọng quân đội chính phủ ủng hộ.
* Được người bạn Đồng Minh khổng lồ hậu thuẫn cho mình xưa nay; nay xoay chiều, khuynh đảo chính mình để thay thế bằng một lá bài khác.
* Đươc cộng sản quốc nội cũng như quốc tế chú tâm khai thác triệt để hầu làm tan rã một chính quyền chống cộng quyết liệt, và chống cộng có Đường Lối, Sách Lược mang lại hiệu quả rõ ràng.

* Ngày 21-8-1963 : Tình trạng càng trở nên phức tạp, nguy hiểm khi quân đội trung thành với chính phủ, đồng loạt mở cuộc tấn công vào các Chuà chiền tại Sài Gòn, Huế và vài thành phố lớn khác; nhằm truy lùng, bắt bớ các nhân vật chính trị đối lập, tu sĩ, tăng ni, sinh viên, bị coi là những thành phần cốt cán của lực lượng đấu tranh chống chính phủ.

* Ngày 22-8-1963 : Ngoại Trưởng Vũ Văn Mẫu, Giáo Sư Thạc Sĩ ( * ) Luật Khoa, một Phật tử từ chức và cạo đầu (như các tăng ni) để phản đối sự đàn áp của chính phủ. Đại Sứ Hoa Kỳ, Henry Cabot Lodge, báo cáo về Hoa Thịnh Đốn: Ông Ngô Đình Nhu là nguời chủ động trong công cuộc đàn áp triệt để này và xác nhận: Các Tướng Lãnh chính thức yêu cầu Hoa Kỳ ủng hộ tích cực cho cuộc đảo chánh đang được xúc tiến tổ chức.

* Ngày 24- 8- 1963 : Hoa Thịnh Đốn ra lệnh cho Cabot Lodge, liên lạc với Tổng Thống Diệm và yêu cầu Tổng Thống loại bỏ ngay Ông Nhu ra khỏi bộ máy chính quyền Sài Gòn. Nếu không thì chính Tổng Thống Diệm cũng là người phải ra đi.       

Thich Tri Quang, the politically ambitious buddhist monk who helped overthrow Diem's government

       * Ngày 26-8-1963 : Đại Sứ Mỹ, Cabot Lodge trực tiếp gặp Tổng Thống Diệm để bàn về việc loại bỏ Ông Nhu và thay đổi chính sách. Tổng Thống Diệm nghiêm khắc, nhìn thẳng vào mặt Cabot Lodge, và nói Ông dứt khoát không loại bỏ Ông Nhu và không bàn chuyện thay đổi chính sách với Cabot Lodge. Cabot Lodge sau đó, thúc bách chính quyền Kennedy (cho đến lúc này vẫn còn chưa mạnh mẽ, thống nhất ý chí trong việc lật đổ Tổng Thống Diệm - Lodge presses the Kennedy administration, still badly divided over the issue of encouraging a coup, to support the dissident Generals...) ủng hộ các Tướng Lãnh để lật đổ ngay Ông Diệm. Giám Đốc cơ quan CIA của Mỹ tại Sài Gòn, John Richardson , đồng quan điểm với Cabot Lodge, và tường trình lên Tổng Thống Kennedy là tình hình không còn cách nào cứu vãn được nữa, chỉ còn cách loại bỏ Tổng Thống Diệm và Ông Nhu mà thôi.

* Ngày 31-8-1963 : Tại Hội Nghị An Ninh Quốc Gia, Paul Kattenburg, vừa từ Sài Gòn trở về, khuyến cáo chính phủ Hoa Kỳ nên nhân lúc này, tìm cách rút chân ra khỏi "Vũng lầy Việt Nam" một cách danh dự. Ngoại trưởng Dean Rusk phản đối và xác định là Hoa Kỳ sẽ ở lại Việt Nam cho tới khi chiến thắng. Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara khẳng định rằng Hoa Kỳ đang đi tới chiến thắng và phải chiến thắng. Thế mà 2 chục năm sau, McNamara lại viết sách, viết Hồi Ký nhận tội, hối lỗi về sự tham chiến của Hoa Kỳ tại Việt Nam là một sự sai lầm to lớn. Ông McNamara này lại còn sang tận Hà Nội gặp Cựu Tướng cộng sản Võ Nguyên Giáp để thú nhận tội lỗi đàng hoàng. Ông McNamara gián tiếp nói lên rằng: Cả nước Mỹ, từ lớn đến nhỏ, tất cả đều bị... mát dây điện, lẩm cẩm như Ông McNamara hết trơn. Chỉ có một mình Ông Bill Clinton là khôn ngoan, sáng suốt để chơi màn "trốn quân dịch, đóng vai Draft Dodger" để sau này còn sống mà làm Tổng Thống kiêm Tổng Tư Lệnh Hải Lục Không Quân cuả Siêu Cường Quốc Hoa Kỳ. Gần đây,, năm 2010, lại thêm nhân vật bất nhân, bất nghiã, gian ngoan, thủ đoạn Kissinger, cuả thời Đệ Nhị Cộng Hoà Nam Việt nam, khi biết cuộc đời cuả mình sắp đến ngày tàn, cũng lại viết thêm sách, thú nhận : Sự Xụp đổ đau đớn cuả Nam Việt Nam là do lỗi lầm quan trọng cuả Hoa Kỳ…
      Điều này chứng tỏ trong chính phủ Hoa Kỳ lúc đó không có sự thống nhất trong đường lối chiến tranh tại Việt Nam. Việc này làm cho chính Tổng Thống Kennedy cũng không dứt khoát trong vấn đề : Ra đi hay ở lại trong ván bài Việt Nam. Mà nếu ở lại thì ai là người có khả năng thay thế Ông Diệm để làm cho chính sách chống cộng ở đây tốt đẹp hơn. Trong cuộc họp Hội Đồng An Ninh quốc gia, Phó Tổng Thống Lyndon B. Johnson đề nghị: bằng mọi cách, phải đẩy mạnh (leo thang, đổ quân tác chiến vào Việt Nam ) cuộc chiến đang thuận lợi. Cuối cùng, Tổng Thống Kennedy phải lớn tiếng: Vậy thì ở Sài Gòn, liệu có thứ chính phủ nào khác có thể chống cộng sản thành công được không? Ông Kennedy lâm cảnh tiến thoái lưỡng nan ( being in a dilemma), ở lại Việt Nam thì càng lún sau vào vũng lầy, phải đối đầu trực tiếp với Mạc-Tư-Khoa và Bắc Kinh, rất nguy hiểm. Không ở lại thì chẳng lẽ thả nổi cái " Chính sách ngăn chặn cộng sản - Containment Policy against Communism " của Hoa Kỳ tại Á Châu thì cái khối dân chúng khổng lồ tại lục địa này sẽ đi tới đâu? Giao hết cho cộng sản hay sao? Vả lại, từ lúc Ông Diệm nắm chính quyền cho đến lúc trước khi xẩy ra tình trạng hỗn loạn này, hai Ông Diệm và Nhu đã tạo được những thành công rất quan trọng về các phương diện: Chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội, kỷ cương, trật tự, làm cho chính giới Hoa Kỳ tin tưởng rằng Hoa Kỳ cần phải trấn giữ cái "Tiền đồn chống Cộng " này. Bỏ đi sẽ vô cùng nguy hiểm. Ở ba cái xứ lạc hậu, chậm tiến thuộc các lục địa Á Phi (Backward, underdeveloped Asian and African countries), mà lại đang có chiến tranh chống bọn cộng sản ma quái, xảo quyệt thì các Ông Diệm và Nhu quả là những khuôn mặt lãnh tụ rất cần thiết, kiếm cho ra người khá hơn không phải dễ dàng.
      Trưởng phái đoàn Ba-Lan (cộng sản) trong Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến (International Commission for Supervision and Control of the Cease-fire), Mieczyslaw Maneli, tìm gặp Ông Ngô Đình Nhu để bàn định kế hoạch " Thống nhất và trung lập hoá Việt Nam.- Unification and Neutralization of Vietnam" hầu loại bỏ Hoa Kỳ ra khỏi vùng lãnh thổ này, dựa theo kế hoạch của Tổng Thống Pháp Charles de Gaulle ( Pháp còn cay cú với Mỹ lắm, Mỹ không chịu yểm trợ bằng không quân nên Pháp đã phải ra đi sau cuộc thất trận ở Điện Biên Phủ, để cho Mỹ nhẩy vào thay thế ). Đại Sứ Pháp tại Sài Gòn, Roger Lalouette, thúc giục Maneli (Ba Lan) liên lạc ngay với Hà Nội để giàn xếp, thực hiện kế hoạch của Tổng Thống Pháp. Còn phiá Ông Diệm và Ông Nhu thì chỉ là lối thoát cuối cùng để khỏi bị lật đổ với nhiều kết quả tệ hại, nguy hiểm trong cuộc đảo chánh do phiá Hoa Kỳ đang đạo diễn.
       Thủ Tướng cộng sản Hà Nội, Phạm Văn Đồng, đón nhận nồng nhiệt kế hoạch của Pháp và Ba-Lan. Maneli trở lại Sài Gòn, gặp Ông Nhu và cho Ông Nhu biết rằng chính quyền Hà Nội sẵn sàng hợp tác với hai Ông Diệm và Nhu để 2 ông thoát khỏi 1 âm mưu thâm độc, đồng thời tìm ra một giải pháp hợp lý, hợp tình cho vấn đề chấm dứt tình trạng chiến tranh Việt Nam...
      Giám Đốc cơ quan CIA cuả Mỹ bắt được tin này, liền thúc giục Ngoại Trưởng Mỹ, Dean Rusk: Hoa Kỳ phải ra tay trước bằng cách yểm trợ tích cực cho các Tướng Lãnh thực hiện ngay cuộc đảo chánh, và đề nghị tức khắc tấn công Bắc Việt nếu Hà Nội xiá vô vụ này... (... advises Rusk that the Generals be encouraged to move promtly with their coup, and suggests attacking North Vietnam if Hanoi interferes...).
* Ngày 5-10-1963 : Cabot Lodge phúc trình với Tổng Thống Kennedy là Tướng Dương Văn Minh được đề cử vào vai trò Thủ Lãnh cầm đầu cuộc đảo chánh. Tướng Minh đã gặp Conein (CIA), yêu cầu phía Hoa Kỳ đảm bảo chắc chắn là: Kể từ lúc này trở đi Hoa Kỳ không nên làm ngăn trở cuộc đảo chánh bằng bất cứ hình thức nào vì tình thế đã đi vào cái thế không thể lùi được nữa, đã quay lưng ra biển mất rồi ( lộn xộn là chết hết vì Tướng Minh rất nghi ngờ sự quyết tâm của 2 Tướng Tôn Thất Đính và Nguyễn Khánh , 2 Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn (Army Corps Commanders) có quân trong tay và không nhiệt thành với cuộc đảo chánh này. Tổng Thống Kennedy chấp nhận yêu cầu này và khuyến cáo Cabot Lodge và CIA nên để cho các Tướng Lãnh tùy theo tình hình mà quyết định hành động, cốt sao đạt được mục tiêu của Hoa Kỳ là Chống cộng sản hữu hiệu để ngăn chặn sự bành trướng của cộng sản tại khu vực Á Châu.
* Ngày 22-10-1963 : Tướng Mỹ Harkins gặp Tướng Trần Văn Đôn trong buổi tiếp tân tại Toà Đại Sứ Anh ở Sài Gòn. Tướng Harkins nói với Tướng Đôn là Ông ta có nghe biết về cuộc chuẩn bị đảo chánh, và cho rằng đó là 1 điều sai lầm... ( he knows of the coup and considers it a mistake...). Tướng Đôn hoảng hồn nên vội gặp ngay Conein cuả CIA và cho biết cuộc đảo chánh dự trù phải cho cho nổ ra vào ngày 26-10-1963, nhân lúc huy động quân lực cho ngày Lễ Quốc Khánh hàng năm, kẻo không Tướng Harkins nói theo kiểu đó thì... chết hết! Tướng Đôn cũng run lắm chớ! Lỡ Sư Phụ lông lá chơi ngón "phản thùng "thì chết cả lũ! Mà nó hay chơi ngón này lắm. Conein bèn trấn an cho Tướng Đôn bớt ngán "-! Cái Ông Tướng Harkins, ông ấy nói theo ý nghĩ cá nhân cuả Ông ấy. Ăn nhằm chi? Mình cứ... Go ahead!"  Tướng Mỹ 4 sao Maxwell Taylor, Chủ Tịch Uỷ Ban Tham Mưu Liên Quân Hoa Kỳ ( U.S. Chief of Joint Staff) đã từng tâm tình với Tướng Harkins cũng như với Tổng Thống Kennedy là đảo chánh lật đổ Tổng Thống Diệm thì rồi hậu quả sẽ phiền toái lắm, nếu không nói là nát bấy (Completely crushed); chúng ta hết còn khả năng chống cộng sản tại mảnh đất này nữa. Cộng sản Hà Nội lợi dụng tình hình rối loạn ở Sài Gòn cũng như nhiều thành phố khác, tung quân đánh phá hệ thống Áp Chiến Lược (System of Strategic Hamlets) do Ông Nhu chỉ đạo tổ chức các làng chiến đấu để chống lại và tiêu diệt các cơ sở chiến đấu hạ tầng (Basic fighting organizations) của cộng sản ngay tại nông thôn vì Ông Diệm và Ông Nhu biết rằng bên nào kiểm soát và nắm vững được nông thôn với 80% dân số thì bên đó sẽ thắng trong cuộc chiến tranh này.
    Các năm về trước, cộng sản đã từng bỏ hết các thành phố, nhưng nắm vững được nông thôn cho nên

cuối cùng nguời Pháp đành chịu thua mặc dầu quân đội Pháp ngay từ lúc ban đầu, luôn luôn làm chủ tình hình trên các chiến trường với những phương tiện chiến tranh hùng hậu tưởng chừng như chỉ tối đa là 3 năm sẽ hoàn toàn tiêu diệt hết khả năng chống cự của cộng sản để đạt chiến thắng. Điều này cũng giống y

chang như ý nghĩ của Ông McNamara và nhiều Tướng Lãnh Mỹ khác khi ào ạt đổ quân tác chiến của Mỹ vào Việt Nam; trong đó có cả Tướng 4 sao Westmoreland, một thời từng là Tổng Chỉ Huy quân đội Mỹ tại Việt Nam hơn 10 năm sau vẫn cứ tưởng như vậy. Những nhân vật này chưa bao giờ hiểu được "Sức mạnh cuả thế chiến tranh nhân dân - Power of People's War Strategy" mà Karl Marx và Lenin, Sư Tổ và Sư Phụ của Hồ Chí Minh, đã dậy cho người cộng sản biết một bí quyết "Làm thế nào để dùng sức yếu, nhưng tinh thần mạnh và quyết thắng cuả mình để đánh bại một kẻ thù có sức mạnh, nhưng thiếu một tinh thần quyết thắng dẻo dai và bền bỉ." Trong khi cộng sản tưởng rằng rối loạn ở Thủ Đô và các thành phố thì Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà sẽ chán nản, không còn tinh thần nào mà chiến đấu nữa - lại càng làm cho Tổng Thống Kennedy đâm ra phân vân, nghĩ ngợi là lật đổ Tổng Thống Diệm thì rồi tình hình nam Việt Nam, cái "Tiền đồn chống Cộng ở Á Châu" rồi sẽ ra làm sao đây? Chẳng lẽ bỗng dưng giao hết cho cộng sản! Lại thêm Tướng Maxwell Taylor, Chủ Tịch Uỷ Ban Tham Mưu Liên Quân, qua thông tin từ Tướng Harkins ở Sài Gòn, đã tỏ ra ủng hộ đường lối, chính sách cuả Tổng Thống Diệm. Theo 2 Tướng Taylor và Harkins thì lật đổ Tổng Thống Diệm, loại bỏ Ông Nhu thì kể như dọn đường, mời cộng sản vào chiếm luôn Miền Nam. Đầu óc Tổng Thống Kennedy thật là chao đảo, lộn xộn về vụ này. Cuối cùng, Tổng Thống Kennedy cấp tốc gửi điện văn cho Cabot Lodge, ra lệnh liên lạc ngay với các Tướng đảo chánh yêu cầu "Hãy khoan thực hiện cuộc đảo chánh! " Cabot Lodge và một số nhân vật cao cấp cuả Bộ ngoại giao Mỹ có liên hệ, ảnh hưởng với giới "tài phiệt và phe phái Diều hâu" chủ trương leo thang chiến tranh, đổ quân tác chiến Mỹ vào Việt Nam, đã nhiều lần qua mặt, che mắt Ông Kennedy; lần này lại thêm lần nữa dìm chết bức điện văn hoãn đảo chánh của Ông Kennedy, coi như... không nhận được.
      Ông Kennedy vốn thông minh cho nên đã nhận biết ra điều này cho nên Ông đã từng ra lệnh và nhắc nhở Bộ ngoại giao Mỹ, các nhân vật cao cấp cuả Mỹ tại sài Gòn, kể luôn cả Cabot Lodge là "Phải phúc
...

U.S. presient J.F. Kennedy

trình ngay cho T ổng Thống biết mọi biến chuyển quan trọng tại Việt Nam thuộc phạm vi trách nhiệm của mình, và mọi quyết định quan trọng đối với tình hình tại đây đều phải có ý kiến trước cuả Tổng Thống." Lệnh cuả TổngThống là như vậy nhưng các nhân vật cao cấp thuộc Bộ ngoại giao, Cabot Lodge và cấp lãnh đạo CIA ở Sài Gòn có thi hành đúng đắn hay không lại là chuyện khác. Vì tình trạng trên cho nên mặc dầu Cabot Lodge nhận được điện văn khẩn (Urgent Message) của Tổng Thống Kennedy yêu cầu liên lạc với các Tướng Lãnh Sài Gòn khoan hãy khởi sự cuộc đảo chánh, nhưng Cabot Lodge chẳng bao giờ thông báo, yêu cầu các Tướng Lãnh thi hành lệnh đó. Cuối cùng (có lẽ vì đau đầu và mệt mỏi về chuyện này quá), Tổng Thống Kennedy đành phó mặc cho con cáo già, chuyên viên đảo chánh, Cabot Lodge, muốn làm chi thì làm (...President Kennedy cables Lodge urgently to ask the Generals to postpone the coup, but Lodge never delivers the message. In the end, Kennedy leaves the final judgement U.S. presient J.F. Kennedy

                                              of the matter to Lodge...). Thế là, mặc dầu Tổng Thống Kennedy ra lệnh hoãn kế hoạch đảo chánh lại, nhưng cuộc đảo chánh vẫn xẩy ra vào ngày 1 tháng 11 năm 1963 khi quân đảo chánh bao vây dinh Tổng Thống tại Sài Gòn, tức là dinh Gia Long vì lúc này dinh Độc Lập đang sửa chữa...

        Trong cuốn hồi ký mang tên “The memoirs of Richard Nixon”, Tổng Tống Nixon có kể lại rằng khi đến Pakistan, ông gặp lại người bạn cũ là Tổng Tống Ayub Khan. Tổng Thống Khan đã nói một cách đau buồn về việc hạ sát Tổng Tống Ngô Đình Diệm như sau:

“Tôi không thể nói – lẽ ra các ông đừng bao giờ ủng hộ ông Diệm ngay từ đầu. Nhưng các ông đã ủng hộ ông ta trong một thời gian dài và mọi người ở Á Châu đều biết điều đó. Dù họ có tán thành hay không tán thành điều đó, họ biết điều đó. Rồi đột nhiên các ông ngừng ủng hộ ông ta – và ông Diệm đã bị giết.” Ông ta lắc đầu và kết luận: “Việc hạ sát ông Diệm có ba ý nghĩa đối với các nhà lãnh đạo Á Châu: làm một người bạn với Hoa Kỳ là nguy hiểm; trung lập phải trả cái giá của nó; và đôi khi làm kẻ thù ( của Hoa Kỳ ) lại tốt hơn! Lòng tin cậy như một sợi chỉ mong manh và một khi nó đã đứt, rất khó mà nối lại.” (Richard Nixon, The memoirs of Richard Nixon, Touchstone, New York 1990, tr. 256 – 257)

   Ông cựu Đại Sứ Hoa Kỳ  Frederick Nolting trong cuốn "From Trust To Tragedy" của ông ta, đã viết về Tổng Thống Ngô Đình Diệm như sau:

     "Tôi đã có đọc lịch sử Việt Nam, và đã biết các cu ộc chiến tranh giành độc lập của xứ sở này, và cũng đã biết là ông Diệm hiểu biết tường tận, thấu đáo vấn đề.  May mắn là tôi cũng đã có một căn bản hiểu biết đáng kể về  triết học và khoa tôn giáo đối chiếu.  Nhưng tôi hoàn toàn không được chuẩn bị để nghe những điều như thế nàỵ  Càng nghe tôi càng thích thu’.  Tôi đặt những câu hỏi.  Mỗi câu hỏi lại mở ra một chương mới, và sau một thời gian tôi nhận ra sự dấn thân tận hiến và lòng say mê của con người này, là người đã hiến trọn đời mình để giữ cho bằng được căn cước lịch sử của dân tôc của ông  ta và ông ta hiểu nó, yêu thích nó.

     ....Cho đến lúc này cáo buộc quan trọng nhất của ông ta là người Mỹ can thiệp vào nội bộ Việt Nam.  Ông ta (TT Diệm) không muốn người Mỹ đoạt lấy trách nhiệm của VN.  Ông ta không muốn quân lực Mỹ chiến  đấu cho nền đc lập và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam VN.

     Ông bảo tôi: "Nếu chúng tôi không tự mình thắng cuộc chiến này với sự viện trợ vô gía của qúy quốc thì như vậy chúng tôi sẽ thua và thua là đáng đời". Ông ta vô cùng cương quyết trong vấn đề này và ông ta cảm thấy rằng nếu chính phủ Nam VN trở nên lệ thuộc vào Hoa Kỳ thì như vậy chứng tỏ luận cứ của Việt cộng là đúng.  Việt cộng thường nói rằng: "Nếu các anh cúi đầu thần phục Hoa Kỳ thì các anh sẽ thấy các anh đúng chỉ là thuộc địa của Mỹ cũng như 75 năm về trước VN đã từng là thuộc địa của Pháp". Về điểm tế nhị này tôi đã có thể trấn an ông ta, vì toàn bộ ý niệm của những khuyến cáo cho toán đặc nhiệm cũng như những huấn thị cho tôi do TT Kennedy ban hành, là phải giúp Nam VN tự bảo vệ nền độc lập tự Do của họ cho chính họ" (Đại Sứ Hoa Kỳ Frederick Nolting trong cuốn "From Trust To Tragedy").

                                                                                 *

   Chúng tôi sẽ viết nốt về một vấn đề thật quan trọng, mà cho tới lúc này nhiều người vẫn còn đặt ra câu hỏi: "Ai là người đã ra lệnh giết Ông Ngô Đình Diệm, Tổng Thống đầu tiên của nền Cộng Hoà Việt Nam, ngưới đã chết một cách thảm khốc chỉ vì:
* Không chấp nhận cho Mỹ đưa quân tác chiến vào Việt Nam và nắm quyền lãnh đạo cuộc chiến đấu chống cộng sản tại đây, đẩy chính nghiã của cuộc chiến (Just cause of the war) vào tay cộng sản.
*Bị bạn đồng Minh phản bội.
* Bị một phần dân chúng hiểu lầm vì âm mưu thâm độc của thù trong và giặc ngoài.
* Bị đám tay chân, bộ hạ, ham tiền bạc, quyền hành, hạ độc thủ vì đám người này đã bị sức mạnh Đô La của ngoại nhân khuất phục.
                                                                            ***

             Chỉ có 1 điều duy nhất an ủi được linh hồn Ông Diệm ở thế giới bên kia là: càng ngày càng có nhiều người Việt Nam ( không những ở Miền Nam mà ngay cả ở Miền Bắc), cũng như có nhiều người Mỹ hiểu được sự thật về con người, lòng yêu thương đất nước và dân tộc Việt Nam cuả Ông.   

                                                                               *

                                                                                                       California – U.S.A.
                                                                                                         Phan Đức Minh
Tài liệu tham khảo:
* The Death of A Nation. - John A. Stormer.- Liberty Bell Press.- Missouri, 1978.
* The World Almanac of The Vietnam War .- John S. Bowman (General Editor).- Bison Books Corp.- New York, 1985.
* Vietnam: The History & Tactics .- Ashley Brown & Adrian Gilbert.- Orbis Publishing Limited.- London, 1982.
* Kennedy. - Theodore Sorensen.- Harper & Row.- New York, 1965.
* A Book of U.S. Presidents. - George Sullivan.- Scholastic Incorporation.- New York,1984.

* Một số tài liệu quan trọng trên Internet.

( Bản của Tác giả gửi HNPD)
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
tícônương
Full Member
***
Offline



Posts: 110
Re: Ngày này  năm xua
Reply #57 - 08. Jan 2012 , 20:59
 

Ngày 8 tháng 1


Hôm nay ngày 8 tháng 1 tưởng niệm lần thứ 27 các vị anh hùng kháng chiến Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân và Hồ Thái Bạch đã hy sinh tính mạng để tranh đấu cho nước Việt Nam Độc Lập, Tự Do , Dân Chủ. Các anh đã đi vào lịch sử những vị anh hùng của nước Việt Nam


- Trần Văn Bá sinh năm 1945 là cựu chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris.

- Lê Quốc Quân sinh năm 1941 là cựu sĩ quan QLVNCH. Chiến hữu Quân đã quy tụ một số cựu quân nhân VNCH thành lập tổ chức Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Các Lực Lượng yêu Nước Giải Phóng Việt Nam.

- Hồ Thái Bạch bí danh Anh Cả sinh năm 1926 tại Long An trú quán Tây Ninh 


8 giờ sáng ngày thứ ba 8/1/1985 CSVN đã đem các anh hùng Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch ra pháp trường xữ bắn. Cả 3 vị anh hùng không chịu bịt mắt và đã hô lớn trước khi chết : Ðả Ðảo Cộng Sản -Việt Nam Muôn Năm.


http://tranvanba.org



Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #58 - 19. Jan 2012 , 00:50
 


Câu chuyện của người lính VNCH trấn giữ Trường Sa đến ngày cuối cùng



...

Mặc Lâm (RFA) - Ngày 19 tháng 1 năm nay đánh dấu 38 năm quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm giữ. RFA phỏng vấn ông Nguyễn Văn Mười, người lính VNCH đã giữ Trường Sa tới ngày cuối cùng. Mặc dù yếu thế và trong tình hình dầu sôi lửa bỏng của cuộc chiến với Miền Bắc, Việt Nam Cộng Hòa đã làm hết sức mình để bảo vệ phần còn lại của đất nước là quần đảo Trường Sa đang có nguy cơ bị kẻ thù dòm ngó tiếp.
...

Bản đồ Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. - Source UNCLOS


Trước tiên ông Nguyễn Văn Mười cho biết về quãng thời gian ông phục vụ trong quân đội VNCH như sau:
...

ông Nguyễn Văn Mười Ô. Nguyễn Văn Mười:  Tôi là Nguyễn Văn Mười, tự Nguyễn Hùng, sinh năm 1950. Đầu năm 1968 tôi tham gia vào Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến và sau khi học ra trường tôi được chuyển về Tiểu Đoàn 5 TQLC. Cho đến năm 1970 tôi thuyên chuyển về Tiểu Khu Phước Tuy vì lý do gia cảnh.

Tôi đã tham gia nhiều cuộc hành quân với Úc Đại Lợi. Cho đến năm 1971, cuối năm 1971 thì lực lượng Hoàng Gia Úc đã rút khỏi Việt Nam, trở về nước. Lúc đó Quân Lực VNCH, Tiều Khu Phước Tuy chúng tôi đương đầu với cộng sản cho đến ngày 1 tháng Giêng năm 1973 thì ký Hiệp Định Paris.


Quân số của đảo thì bộ chỉ huy nhẹ của của chúng tôi là 39 người, còn tất cả 3 đảo Sơn Ca, Sinh Tồn và Trường Sa thì mỗi đảo chỉ có 20 quân thôi, tức một trung đội.


Cho đến đầu năm 1975 thì tôi được lệnh thuyên chuyển ra hải đảo Sinh Tồn thuộc Quần đảo Trường Sa. Khi tôi ra ngoài đảo Sinh Tồn, nó có tất cả là 3 đảo là Sinh Tồn, Nam Yết và Sơn Ca. Nam Yết là bộ chỉ huy chính, Song Tử Tây là bộ chỉ huy nhẹ. Cuộc sống ở đó thì chúng tôi được chính phủ cấp lương thực hoàn toàn, chỉ có khó khăn về vấn đề nước, nhưng mà tàu hải quân VNCH đã cung cấp nước đầy đủ.


Quân số của đảo thì bộ chỉ huy nhẹ của của chúng tôi là 39 người, còn tất cả 3 đảo Sơn Ca, Sinh Tồn và Trường Sa thì mỗi đảo chỉ có 20 quân thôi, tức một trung đội.

Bối cảnh trận chiến

Mặc Lâm:  Ông có thể cho biết hoàn cảnh lúc đó ra sao khi mà đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm vào ngày 19 tháng 1 năm 1974 và đơn vị của ông được điều động ra Trường Sa theo lệnh của ai vì theo chúng tôi biết thì trước đó quân đội không trú đóng trên đảo này mà chỉ có mặt tại Hoàng Sa mà thôi?

Ô. Nguyễn Văn Mười: 
Dạ thưa, khi mà Trung Quốc đã chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974 thì lúc bấy giờ Việt Nam Cộng Hòa đã cử một phái đoàn của Bộ Nội Vụ ra để khảo sát Quần đảo Trường Sa, thì lúc đó một cán bộ của Bộ Nội Vụ là ông Tôn Thất Tùng của Trường Quốc Gia Hành Chánh ra với nhiệm vụ là khảo sát Quần đảo Trường Sa.

Khi khảo sát Quần đảo Trường Sa rồi thì về báo cáo với Tổng Thống, thì Tổng Thống giao cho Bộ Tổng Tham Mưu điều động Tiểu Đoàn 2 TQLC đi ra để củng cố phòng thủ chiến đấu bảo vệ Quần đảo Trường Sa. Khi bố trí phòng thủ xong trong vòng đó thì giao lại cho Tiểu Khu Phước Tuy quản lý.

Mặc Lâm:  Thưa, ông có thể cho biết là cơ hội nào ông gặp và biết câu chuyện của ông Tôn Thất Tùng và ông có thể kể lại cho thính giả RFA nghe được hay không ạ?

Ô. Nguyễn Văn Mười:
  Dạ thưa anh, năm 1986 tôi ra trại tù của A20 ở Xuân Phước (Tuy Hòa) thì tôi gặp ông Tôn Thất Tùng là Phó Tỉnh Trưởng của VNCH. Khi đó thì hai anh em tôi mới trao đổi với nhau vấn đề Quần đảo Trường Sa vào năm 1988 vào khi Trung Quốc đánh Quần đảo Trường Sa bắn giết bộ đội Việt Nam.

Tôi với anh Tôn Thất Tùng có bức xúc và hai anh em có ngồi tâm sự, thì anh Tùng có nói rằng năm 1974 khi Trung Quốc chiếm Quần đảo Hoàng Sa thì chính anh là người ra khảo sát Quần đảo Trường Sa. Khi khảo sát xong thì Tổng Thống Thiệu quyết định trấn giữ Quần đảo Trường Sa.

Quần đảo Trường Sa có 5 đảo : Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, Trường Sa, Song Tử Tây. Nam Yết là bộ chỉ huy chính mà Song Tử Tây là bộ chỉ huy phụ. Bộ Tổng Tham Mưu giao lại cho Quân Đoàn III, rồi Quân Đoàn III giao lại cho Tiều Khu Phước Tuy để quản lý phạm vi của Quần đảo Trường Sa. Tiểu khu Phước Tuy giao cho Tiểu Đoàn 371 là tiểu đoàn cơ động của tỉnh để quản lý Quần đảo Trường Sa, cứ 3 tháng thì có một đại đội ra thay để mà trấn giữ Quần đảo Trường Sa.

Nhưng đầu năm 1975, đến ngày 27 tháng 4 thì khi cộng sản chiếm Đà Nẵng, rồi Nha Trang thì họ đã chiếm mất hai đảo Sơn ca và Song Tử Tây, còn lại 3 đảo thì chúng tôi cương quyết tử thủ.

Mặc Lâm: Trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến thì đơn vị của ông có xảy ra cuộc đụng độ nào với quân đội Miền Bắc hay không và họ tiếp quản các đảo như thế nào?
Ô. Nguyễn Văn Mười:
  Đến tháng 3 thì cộng sản đã chiếm đảo Song Tử Tây, và tháng 4 thì cộng sản đã chiếm đảo Sơn Ca, còn lại 3 đảo thì cộng sản đã đưa tàu chuẩn bị chiếm tiếp 3 hòn đảo nữa. Trong lúc đó thì có chiếc WEF-17 và chiếc BSON-14 yểm trợ cho 3 đảo này vì Nam Yết và Sinh Tồn thì liền nhau, còn Trường Sa thì nằm ở mé trên đó anh, nên do đó mà cộng sản không thể chiếm được.

Khi mà Song Tử Tây bị mất thì chúng tôi đã rút kinh nghiệm rồi, sẵn sàng để mà tử thủ: tử thủ hải đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa. Nhưng mà đến ngày 17 tây thì được lệnh của Bộ Tư Lệnh Hành Quân Biển, thì lúc đó chiếc WEF-17 vô hốt quân, chiếc BSON-14 yểm trợ để cho hốt quân.

Đến ngày 19 thì đã hoàn tất. Khi chạy về tới bờ biển Vũng Tàu là đúng ngày 30 tây, sáng 8 giờ ngày 30 tây thì 10 giờ Tổng Thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng đó anh.

Mặc Lâm
:  Trong suốt thời gian đồn trú trên đảo Trường Sa có bao giờ ông thấy sự xuất hiện của tàu Trung Quốc hay của các nước khác tới gần đảo hay không, thưa ông?

Ô. Nguyễn Văn Mười:
  Thời điểm đó không có một chiếc tàu nào gọi là quân sự mà đi trong vùng biển của Quần đảo Trường Sa, chỉ có tàu buôn, bởi vì khu vực Quần đảo Trường Sa có dạng như một “ngã tư quốc tế”, coi như là giao lộ thông thương của Châu Á – Thái Bình Dương, nên đó là một giao điểm quan trọng nhứt.

Mặc Lâm:
  Còn Đài Loan thì sao? Họ đóng quân ở đảo Ba Bình trước đó rất lâu khi Việt Nam có mặt tại những hòn đảo kế bên thì thái độ của họ ra sao, thưa ông?

Ô. Nguyễn Văn Mười
:  Đài Loan có một đảo là đảo bây giờ họ đang giữ mà ngày xưa ta gọi là Thái Bình nhưng họ gọi là đảo Ba Bình. Nó là đảo lớn nhứt của Quần đảo Trường Sa. Khi chúng tôi đóng quân ở đó, Philippines thì ở đảo Song Tử Đông gần Song Tử Tây, thì hai bên thường xuyên chạy qua trao đổi với nhau rất là tình cảm.

Còn đảo Thái Bình do Đài Loan chiếm giữ, khi mà tàu hải quân của VNCH chạy ngang gần bờ của đảo Thái Bình thì đảo Thái Bình báo động và cho trực thăng và tàu chiến ra, nhưng khi ra thấy cờ của VNCH thì họ kéo trở vô đảo chớ không đưa tàu chiến ra nữa. Đài Loan chưa bao giờ có một tư thế để lấn chiếm Quần đảo Trường Sa.

Mặc Lâm
:  Xin ông cho biết từ Vũng Tàu ra Trường Sa thì hải trình gần như gấp đôi từ Nha Trang ra, tại sao Bộ Tổng Tham Mưu lúc đó không giao sự quản lý Trường Sa cho Quân Đoàn II mà lại giao cho Quân Đoàn III?

Ô. Nguyễn Văn Mười:
  Bộ Tổng Tham Mưu giao cho Quân Đoàn III bởi vì Quân Đoàn III quản lý thực tế còn thực chất là do Hải Quân quản lý ở biển, bởi vì Hải Quân VNCH ở Bộ Tư Lệnh Hải Quân rất đông, họ di chuyển dễ dàng hơn ở Nha Trang, còn tàu chiến lớn đậu ở Sài Gòn.

Nha Trang thuộc Vùng 2 Duyên Hải không có tàu lớn mà chỉ có loại tuần duyên không à, do đó giao lại cho Quân Đoàn III để mà chuyên chở quân đội đi cho dễ dàng dó anh.

Mặc Lâm:
Một lần nữa xin cảm ơn ông!

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/svn-protect-the-spratly-ml-01182012135527...
| 19.1.12
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #59 - 19. Jan 2012 , 01:00
 
...




Hôm nay là ngày 19 tháng 1 , ngày này 38 năm  về trước -Hải Quân Quân lực Việt nam  -Hải Chiến  với  hải quân Trung Cộng ở Hoàng Sa . Một  trận Hải Chiến  rất  quả cảm của Hải quân VNCH .
Cũng  là ngày tưởng nhớ  62 Chiến sĩ Hải quân Hy sinh  trong trận Hải Chiến .Đặc biệt nhất là  sự Hy sinh  của Hải quân Thiếu tá Nguỵ văn Thà

( cựu học sinh Hồ ngọc Cẩn)
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #60 - 26. Jan 2012 , 19:42
 
Hôm nay là mùng 5 Tết  - Ngày Chiến Thắng Đống Đa của Vua Quang Trung - Đại Phá Quân Thanh .
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #61 - 27. Jan 2012 , 20:05
 



Kỷ Niệm Chiến Thắng Ngọc Hồi Đống Đa, Lãnh Tụ Cộng Sản Việt Nam Trốn Biệt


...

Tin Bình Định – Chiều mùng 4 Tết tại Bảo tàng Quang Trung, huyện Tây Sơn Bình Định, hàng ngàn người dân cùng du khách thập phương nô nức về dự Lễ kỷ niệm 223 năm chiến thắng Ngọc Hồi Đống Đa và dâng hoa, dâng hương tưởng niệm người anh hùng áo vải Quang Trung. Điểm đặc biệt là các nhân vật lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đều trốn biệt, trong lúc người dân trên toàn quốc đang sùng sục tinh thần chống Trung cộng xâm chiếm biển đảo của Việt Nam. Cán bộ cao cấp nhất tham dự buổi lễ chỉ là ủy ban Nhân dân tỉnh.

Lễ hội khởi đầu tại tượng đài Hoàng đế Quang Trung và tại Đền thờ Tây Sơn tam kiệt trong khuôn viên Bảo tàng Quang Trung. Dịp này, trong khuôn viên Bảo tàng Quang Trung cũng diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi như thi đấu võ thuật cổ truyền hào khí Tây Sơn, Cồng chiêng Tây Nguyên, Triển lãm ảnh báo chí, Hội thi gói bánh tét và nhiều trò chơi dân gian độc đáo thu hút người xem. Nhiều người đến đây đã dạo một vòng quanh gốc me cổ thụ, lấy một hạt me để làm giống và uống ngụm nước giếng như hưởng lộc từ tổ tiên nơi chôn nhau cắt rốn của Tây Sơn tam kiệt.

Cách đây 223 năm, dưới sự lãnh đạo của Hoàng đế Quang Trung, nghĩa quân Tây Sơn đã có cuộc hành binh thần tốc ra Thăng Long đánh tan 29 vạn quân Mãn Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu, tạo nên chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa lịch sử vào ngày mùng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu 1789. Sáng ngày mồng 5 Tết, tại đền thờ Hoàng đế Quang Trung trên núi Dũng Quyết thành phố Vinh, Nghệ An đã long trọng diễn ra lễ kỷ niệm 233 năm chiến thắng Ngọc Hồi Đống Đa. Cũng không thấy các nhân vật hàng đầu của Cộng sản Việt Nam đến dự buổi lễ này.

Tưởng cũng nên nhắc lại là trên đường hành quân ra Bắc đánh đuổi 29 vạn quân Thanh, Hoàng đế Quang Trung đã dừng chân tại Nghệ An để tuyển quân và củng cố lực lượng, nâng tổng số quân lên 10 vạn, tổ chức thành 5 cánh quân thẳng tiến ra Thăng Long. Đêm 30 tháng Chạp, dưới sự chỉ huy tài tình của Vua Quang Trung, những chiến binh Tây Sơn quả cảm thần tốc tạo nên một chiến thắng kinh thiên động địa.

Chỉ trong 6 ngày, quân Tây Sơn đã đánh tan 29 vạn quân Thanh. Trưa mồng 5 Tết Kỷ Dậu, vua Quang Trung tiến vào thành Thăng Long trong sự vui mừng chào đón của muôn dân. Thế nhưng bây giờ chính con cháu của ngài lại phải chứng kiến cảnh đảng Cộng sản Việt Nam cắt đất dâng biển cho Trung cộng, và lại không dám đến dự đại lễ kỷ niệm Đống Đa Ngọc Hồi vì sợ Bắc Kinh mất lòng.SBTN
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #62 - 10. Mar 2012 , 22:31
 
Ngày  11  tháng 3 - 2011  -Ngày Sóng Thần  Ập vào Nước Nhật bản-  Kỷ niệm 1 năm 11/3/2012- mời xem


http://www.youtube.com/watch_popup?v=SS-sWdAQsYg&vq=large

Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #63 - 11. Mar 2012 , 12:29
 
nguyen_toan wrote on 10. Mar 2012 , 22:31:
Ngày  11  tháng 3 - 2011  -Ngày Sóng Thần  Ập vào Nước Nhật bản-  Kỷ niệm 1 năm 11/3/2012- mời xem


http://www.youtube.com/watch_popup?v=SS-sWdAQsYg&vq=large



Cám ơn anh Toàn đã cho cả nhà xem lại hình ảnh tang thương của nước Nhật năm rồi.
Thiên tai không biết đâu mà ngờ được. Nghe tiên đoán , năm nay California sẽ có trận động đất 9.2.
Hãy cầu nguyện và trao tặng những bông hồng thân thương , của tình người chúng ta , mọi ngày.
Mong thay
Tv
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #64 - 29. Mar 2012 , 15:01
 
Dù  ai buôn bán đâu xa
Tháng  3  giỗ Tổ  rủ nhau cùng về

Ngày  thứ bẩy  31 tháng 3 nhằm ngày  mùng 10 tháng 3   - Giỗ Tổ Hùng Vương .
Chúng ta hãy cùng nhau dành  1 phút  để Tưởng Nhớ Đức  Quốc Tổ Hùng Vương .
Back to top
« Last Edit: 29. Mar 2012 , 16:24 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #65 - 31. Mar 2012 , 01:07
 
Đây là bài thơ của em Mậu Thân , người con mang 2 giòng máu Mỹ Việt


Giỗ Đức QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG


Lòng Thành Kính Vọng Tưởng Đức QUỐC TỔ
         Hôm nay ngày giổ Tổ HÙNG VƯƠNG
         Chúng con ở khắp cã bốn phương
         Lòng thành chí kính dâng nén hương
        Thành tâm vọng tưởng đến Tổ Đường
         Hãy vì con cháu mà xót thương
         Độ trì diệt sạch Cộng bất lương
         Toàn Dân Nước VIỆT khắp phố phường
         Cuộc đời đổi mới sẻ lên hương
                              Kẻ hậu sanh con Dân Nước VIỆT
                                   Mậu Thân NGUYỄN MINH TUẤN

                                                   
  Cẩn kính Lễ Năm lạy đến

                                   Đức Quốc Tổ HÙNG VƯƠNG và Các Vị Bậc Tiền Nhân Tiền Hiền .Anh HÙNG DÂN TỘC ĐẠI VIỆT .Anh Hùng Anh Thư và Đồng Bào đã có công gầy dựng san hà xã tắc,và bảo vệ Quốc Thổ mà đổ bao xương trắng máu đào mà gìn giử cho ĐẠI VIỆT QUỐC GIA.   Cẩn Bái

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #66 - 29. Apr 2012 , 15:58
 
37  năm  ngày Quốc hận đau thương - Thời gian  quá nửa đời Người  .

Xin Cả nhà  dành 1 phút Yên lặng   để tưởng nhớ đến 5 Vị Danh Tướng  - Nguyễn khoa Nam  - Lê nguyên Vỹ  - Phạm văn Phú  - Trần văn Hai - Lê văn Hưng  cùng  hàng ngàn  các Anh Hùng Vô Danh  của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa   đã hy sinh   trong  ngày 30 tháng 4-   và  tưởng nhớ  đến hàng trăm  ngàn  Dân Vô tội  đã chết trên đường Di tản- Vượt Biên - Vượt Biển để tìm Tự Do  .
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #67 - 30. Apr 2012 , 00:00
 
  Mời cả nhà cùng nghe ngày này 37 năm trước TCS đã nói gí?

[ ]
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #68 - 10. Jun 2012 , 16:51
 
Mặc dù  có những nguồn tin nói xấu về cái chết của Hòa thượng Thích Quảng Đức  -nhưng  những người Con Phật  - hãy dành 1 phút để tưởng nhớ  sự hy sinh về Đạo  Pháp  của Ngài  vào ngày 11 tháng 6 năm 1963  - để từ cái chết này  chúng ta có bài thơ Hay của cố thi sĩ Vũ Hoàng Chương "Lửa Từ Bi .
Hôm nay  11 tháng 6 năm 2012 .
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #69 - 17. Jun 2012 , 22:46
 

Tưởng niệm 82 năm Ngày Tang Yên Bái  -
(17/06/1930  -17/06/2012)



...

...



Đây là điều nhắc nhở ta rằng - Không thể bịt miệng một dân tộc
Mà người ta không thể khuất phục - Bằng lưỡi kiếm của đao phủ
Luis Aragon

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #70 - 17. Jun 2012 , 23:00
 

Suy tư nhân ngày mất của anh hùng Nguyễn Thái Học – Đảng trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng



...


Nguyễn Chí Đức
- ...
Nếu vào những năm 1946 kể cả Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học… những người yêu nước mà không theo quan điểm của Cộng Sản nếu còn sống cũng sẽ bị thủ tiêu nếu không họ sẽ bị khống chế, triệt hạ chỉ còn có cách vào Nam mà thôi. Nếu họ ở lại miền Bắc thì bắt buộc phải vào các hội đoàn do Đảng Lao Động (ĐCSVN) dựng lên hoặc giả phải chết dần chết mòn trong đau khổ vì không thể thực hiện tâm nguyện, hoài bão của mình cho dân tộc Việt Nam. Dĩ nhiên lịch sử không bao giờ có chữ “Nếu”!

Chỉ vì muốn “Độc bá” mà ĐCSVN không những tàn độc với các đảng phái yêu nước khác mà ngay trong đồng chí của mình cũng tàn độc không kém kể từ khi ĐCSVN ra đời năm 1930 cho đến nay. Điều này lịch sử đã chứng minh qua các sự kiện và hy vọng sẽ còn được tiếp tục bạch hóa qua những cựu ủy viên BCT, TW của ĐCSVN phản tỉnh đứng về dân tộc...


*

Cách đây 2 tuần, một người bạn tên là Nguyễn Tiến Nam nhắn tin cho tôi biết ngày 17-6 là ngày mất của nhà cách mạng, anh hùng Nguyễn Thái Học. Không rủ được ai, cuối tuần tôi dong duổi xe máy lên thành phố Yên Bái chủ đích đến viếng khu lăng mộ Nguyễn Thái Học. Thật ra thì tôi cũng đi qua Tp.Yên Bái vài lần nhưng chỉ là đi ngang qua trên lộ trình thăm thú đó đây ở những địa danh, khung cảnh nên thơ, hùng vĩ của miền Tây Bắc Việt Nam.

Thành thực mà nói nếu Tiến Nam không nhắc nhở thì tôi cũng không biết, nhưng không phải chỉ có mình tôi lãng quên mà phần lớn mọi người ít ai chú ý, đặc biệt dân ở Yên Bái cũng không có tổ chức lễ lạt, cũng chỉ là một ngày bình thường như bao ngày mà thôi.

Cũng thành thực mà nói hiện nay ở Việt Nam trong sinh hoạt chính trị chỉ duy nhất có đơn đảng hoạt động là ĐCSVN, nếu đa đảng chắc chắn tôi sẽ nộp đơn xin gia nhập đảng phái nào có thiên hướng quốc gia. Không những thế nếu có điều kiện, sức khỏe tôi sẽ đi vận động (chiêu hồi) những anh-em là đảng viên ĐCSVN nhưng có tư tưởng dân tộc mạnh mẽ cùng tham gia. Cố nhiên đến lúc đó những đảng phái dân chủ, xã hội, những liên đoàn bảo vệ quyền lợi của các nhóm đối tượng người lao động cũng sẽ xuất hiện, những hội đoàn cải cách xã hội có màu sắc tôn giáo cũng sẽ có chỗ đứng để phát huy ảnh hưởng.

Lần giở những trang lịch sử về cuộc đời của anh hùng Nguyễn Thái Học, người sáng lập và là Đảng Trưởng của Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) phải nói Ông là người rất có hùng tâm-đại chí, cương cường quả cảm, tình cảm yêu nước mãnh liệt, có viễn kiến mặc dù đang tuổi thanh niên. Cố nhiên vì nhiều lý do như nhân sự, tổ chức không chặt chẽ, bối cảnh trong nước – quốc tế chưa thuận lợi, nôn nóng gấp gáp cho nên cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc Dân Đảng lãnh đạo đã thất bại khiến cho nhân sự của Đảng này bị tổn thất lớn và cuối cùng đã bị Việt Minh thanh toán trong vụ án Ôn Như Hầu vào tháng 7/1946 kể từ đây vai trò chính trị của VNQDĐ đã hoàn toàn chấm dứt ở miền Bắc. Không riêng gì VNQDĐ mà một số lãnh tụ đảng phái/tôn giáo yêu nước vào giai đoạn đó cũng bị mất tích một cách đầy bí ẩn.

Cách đây mấy năm, 1 người bà con của tôi là đảng viên ĐCSVN có nhận xét đáng nhẽ ra lịch sử Việt Nam phải có 1 người tầm cỡ như cụ Phan Bội Châu/Phan Chu Trinh làm lãnh tụ, tổng thống thì dân tộc sẽ giảm bớt nạn binh đao, đất nước đã phú cường, thực sự dân chủ từ lâu rồi. Nhưng tôi có nhận xét khác: nếu vào những năm 1946 kể cả Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học… những người yêu nước mà không theo quan điểm của Cộng Sản nếu còn sống cũng sẽ bị thủ tiêu nếu không họ sẽ bị khống chế, triệt hạ chỉ còn có cách vào Nam mà thôi. Nếu họ ở lại miền Bắc thì bắt buộc phải vào các hội đoàn do Đảng Lao Động (ĐCSVN) dựng lên hoặc giả phải chết dần chết mòn trong đau khổ vì không thể thực hiện tâm nguyện, hoài bão của mình cho dân tộc Việt Nam. Dĩ nhiên lịch sử không bao giờ có chữ “Nếu”!

Chỉ vì muốn “Độc bá” mà ĐCSVN không những tàn độc với các đảng phái yêu nước khác mà ngay trong đồng chí của mình cũng tàn độc không kém kể từ khi ĐCSVN ra đời năm 1930 cho đến nay. Điều này lịch sử đã chứng minh qua các sự kiện và hi vọng sẽ còn được tiếp tục bạch hóa qua những cựu ủy viên BCT, TW của ĐCSVN phản tỉnh đứng về dân tộc.

...

Sở dĩ tôi tóm lược sơ sơ những gì tôi hiểu/phân tích về lịch sử VNQDĐ ở trên vì hiện nay điều này vẫn được thể hiện một cách bàng bạc đâu đó nhưng những điều mà tôi được biết sau đây:

Dò hỏi một số người dân địa phương một cách ngẫu nhiên, tôi được biết trước đây Việt Kiều (hậu duệ của các tiền bối VNQDĐ) muốn mang tiền về xây dựng khu lăng mộ, công viên tưởng niệm Nguyễn Thái Học và các đ/c của VNQDĐ bị xử chém cho khang trang hơn nhưng chính quyền không đồng ý. Trong khi chính quyền chẳng màng huặc giả không có tiền xây dựng, trùng tu công viên cho hoành tráng, thậm chí không có lời giới thiệu lịch sử để học sinh tìm hiểu nhằm giáo dục tinh thần yêu nước, bất khuất của các tiền nhân. Lăng mộ – Tượng đài Nguyễn Thái Học chỉ là nơi hữu ích cho dân chích choác, xì ke ma túy tác túc vào ban đêm.

Còn chỗ mà anh hùng Nguyễn Thái Học bị chém lại ở một nơi khác, chỉ là 1 cái miếu nhỏ đơn sơn nằm trong khuôn viên của một Cty Chè nào đó, sau lưng cái miếu là nhà thờ Yên Bái. Thế hệ trẻ Việt Nam sau này rồi sẽ lãng quên những anh hùng như Nguyễn Thái Học mà thay vào đó là những thần tượng ngoại quốc như các nam/nữ ca sĩ xinh đẹp Kthanks.gifop của Hàn Quốc, các nam/nữ người mẫu chân dài đầy quyến rũ, sành điệu-hàng hiệu nhưng cũng đầy bạc nhược về bản lãnh và kiến thức Việt Nam. Nguyên nhân sâu xa không phải lỗi của thế hệ trẻ nhưng là lỗi tại ai?

Một số người dân có hiểu biết do tìm hiểu lịch sử hoặc do cha mẹ là dân thổ địa ở Yên Bái thì họ hiểu Nguyễn Thái Học là một nhà cách mạng, một anh hùng dân tộc chứ không chỉ thuần túy là một Liệt Sĩ thông thường như nhiều đài tưởng niệm Tổ quốc ghi công các liệt sĩ mà chủ yếu là quân nhân của QĐNDVN.

Buồn cười nhất là tôi có hỏi 1 người đàn ông "Nếu Nguyễn Thái Học thành công thì sao nhỉ?". Anh này nửa đùa nửa thật nói "Nếu thành công thì Việt Nam giờ phải như Hàn Quốc, Đài Loan rồi. Cũng chẳng có Hồ Chí Minh nữa!"
...


Gây chú ý một cách thích thú cho tôi là một bia đá có dòng chữ:

“Đây là điều nhắc nhở ta rằng không thể bịt miệng một dân tộc mà người ta không thể khuất phục bằng lưỡi kiếm của đao phủ” – Louis Aragon, Nhà thơ Cộng Sản Pháp

Thật trớ trêu tác giả lại là một người Cộng Sản Pháp nhận xét thay cho dân tộc Việt Nam. Thật cay đắng làm sao điều này vẫn có giá trị thời sự, duy chỉ có khác biệt trước đây chính quyền thực dân Pháp bịt miệng dân tộc Việt Nam thì ngày nay chính quyền Cộng Sản Việt Nam bằng cách này hay cách khác đã-đang-và sẽ bóp cổ chính dân tộc mình trước họa ngoại xâm của Tàu Khựa trên các mặt quân sự, kinh tế, văn hóa. Dân tộc đã phải khốn khổ, mòn mỏi chịu đựng hi sinh để ĐCSVN đứng trên vũ đài lịch sử nhưng ngày nay một vài kẻ/nhóm cầm đầu trong ĐCSVN thao túng chính phủ, quốc hội đã mạt sát, dẫm đạp lên chính nhân dân của dân tộc mình.

Chúng mày hãy đi chết đi! Nhưng dân tộc này vẫn bất khuất tồn tại!

Quả thật, ĐCSVN – Đảng mà tôi hiện nay đang là thành viên đang tự chết dần chết mòn (chưa sụp đổ) bởi 2 lẽ:

- Làm thui chột tinh thần yêu nước, bất khuất của dân tộc Việt Nam


Cái mà những kẻ cầm đầu trong ĐCSVN muốn níu kéo chẳng qua vì quyền lợi ích kỷ của thiểu số rất nhỏ trong nội bộ. Tôi đã bỏ công chú ý trong nhiều năm và kết luận tình yêu quê hương, đất nước của những nhà lý luận, tư tưởng, tuyên giáo của CSVN rất yếu ớt, nhạt nhòa phản ảnh rõ nét qua những bài lý luận, khẩu ngữ của họ khi phát biểu. Chán ngắt và hô hào suông trái ngược với thực tế đang diễn ra!

- Xa rời với mục tiêu lý tưởng của cộng sản


Không còn tha thiết bảo vệ quyền lợi của nông dân, công nhân, ngư dân; Không còn sôi sục đấu tranh vì bất công xã hội mà do chính hệ thống chính trị của ĐCSVN gây ra cho nhân dân. Cái này rõ như ban ngày, chẳng cần đến những người quan tâm đến xã hội, chính trị, những trí thức/luật sư phải lên tiếng chỉ cần ngẫu nhiên hỏi bất kì một người dân lao động bình thường như bác xe ôm, bà bán hàng rong, anh thợ cắt tóc… sẽ phản ảnh suy tư, tình cảm của người dân đối với Chế độ cầm quyền hiện nay như thế nào.

Cố nhiên trong quá khứ và hiện nay có rất nhiều tấm gương người tốt, việc tốt trong ĐCSVN tuy nhiên họ không đại diện cho những bông hoa tươi thắm do Cộng Sản sản sinh. Tự thân họ là những tinh hoa, bất khuất, anh dũng của dân tộc Việt. Họ đứng trong hàng ngũ của ĐCSVN thì tốt đẹp và có lợi cho Đảng chứ kì thực ĐCSVN không và không thể đào tạo ra những con người xã hội chủ nghĩa, sống vô vụ lợi cho nhân quần, xã hội. Đặc biệt chính ĐCSVN làm thui chột tình yêu quê hương, đất nước, làm tha hóa không những các thành viên cao cấp và hàng triệu đảng viên thường mà làm băng hoại toàn xã hội. Ai mới chuẩn bị gia nhập ĐCSVN đều đầy hoài bão, nhiệt huyết, tâm hồn trong sáng như chỉ một thời gian sau tất cả (bao gồm cả tôi) ít nhiều đều bị tha hóa, chán nản, bị nhồi sọ, bị ám ảnh bởi quyền lực tuyệt đối mà sinh ra tàn độc, thủ đoạn với đ/c của mình nói riêng và dân tộc nói chung.

...

Một phiến đá khiến tôi không khỏi suy tư đối với những ai đang quan tâm đến vận mệnh dân tộc hiện nay.

Câu thơ “Chết vì tổ quốc Chết vinh quang” mà Nguyễn Thái Học đọc tại pháp trường khi thực dân Pháp xử chém ngày 17/6/1930 thể hiện khí phách can đảm của người anh hùng hy sinh cho đất nước, toát lên thần thái của người tử tù hiên ngang đón nhận cái chết trước mặt kẻ thù. Câu thơ đó cũng làm tôi liên tưởng đến bài thơ “CHẾT” của cụ Phan Bội Châu:

Chết mà vì nước, chết vì dân,
Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,
Chết như Tây Hán lúc tam phân.
Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Chết mà vì nước, chết vì dân.


Tất nhiên thời buổi này đất nước đã thống nhất trọn vẹn thì việc quả cảm hi sinh mạng sống của mình để giành độc lập cho dân tộc là không cần thiết. Dù muốn hay không chúng ta phải thừa nhận công lao và hi sinh của những người Cộng Sản tiền bối đã là tác nhân cuối cùng giành độc lập cho dân tộc, mặc dù như trên tôi đã viết có những việc tàn độc đối với những đảng phái yêu nước khác. Nhưng với quan điểm chính thống của người theo chủ nghĩa dân tộc, với tôi những ai/tổ chức nào đã có công trong việc đánh đuổi ngoại xâm sẽ được lịch sử và người dân tưởng nhớ đời đời. Những ai hoạt động chính trị có ý định tuyên truyền nhằm bôi nhọ, phủ nhận công sức, hi sinh của những người CSVN đời đầu nhằm đề cao tính chính danh của mình theo kiểu “đạp người xuống nhằm tôn mình lên” là những kẻ không lương thiện trong chính trị.

Tuy nhiên không vì thế mà ĐCSVN cứ ngồi lì mãi trên ngai vàng, ăn mày dĩ vãng vào hào quang quá khứ nếu thế có khác chi các triều đại phong kiến khác cũng đánh đuổi quân xâm lược và trị vì cho đến khi suy yếu huặc bị ngoại bang xâm lược, rồi lại tiếp tục một chu trình mới. Trong khi ĐCSVN lúc nào cũng ra rả tuyên truyền về cách mạng, về văn minh, về dân chủ, về tự do.

Còn đối với những người quan tâm đến thời sự, chính trị của Việt Nam thì sao?

Tôi có cảm giác những người muốn thay đổi xã hội hiện nay cho tốt đẹp hơn có lẽ cũng đang lâm vào tình trạng bế tắc, chán nản, chờ thời theo kiểu "trí thức trùm chăn nhưng vẫn vểnh tai nghe ngóng". Tôi nghĩ về trình độ chuyên môn, khả năng phân tích của họ có thừa nhưng bản lãnh dấn thân nhập cuộc thì còn khiêm tốn. Cố nhiên cũng có những nhà hoạt động về dân chủ, trí thức dân thân đã từng phải ngồi tù, bị sách nhiễu nhưng họ không đại diện cho tất cả giới trí thức của Việt Nam đông đến hàng vạn người.

Những người tốt trong ĐCSVN nhất là những thành phần đã về hưu, ít nhiều đã có cống hiến cho chế độ cũng chỉ có thể phản biện suông mà không tác động vào những đối tượng cầm quyền là bậc hậu bối, có khi họ đành phải khuất mắt trông coi, nhắm mắt làm ngơ trước những tiêu cực. Còn những vị đang cầm quyền, tại chức thì thôi đừng mất công phân tích làm gì, TIỀN mới là động lực chính của họ. Có những công việc tưởng như giúp dân, giúp nước nhưng bản chất chỉ là những công việc nghề nghiệp chuyên nghành, sâu xa động lực chính cũng họ chỉ là TIỀN và TIỀN mà thôi.

LỜI CUỐI: Thực sự bài viết của tôi cũng hơi lan man, việc ca ngợi anh hùng Nguyễn Thái Học cũng bằng thừa vì hiển nhiên ai cũng biết nhưng qua bài viết này tôi mong rằng những người quan tâm đến chính trị, xã hội đặc biệt là các trí thức đang còn tại vị, làm việc trong các công sở, xí nghiệp, cao hơn là quan chức trong Chính Phủ/Quốc Hội, những sỹ quan trong các lực lượng vũ trang hãy can đảm và suy tư đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết quyền lợi của phe nhóm, tổ chức đảng (bất luận là đảng nào). Chỉ cần mỗi người can đảm, hi sinh bằng 1/10 anh hùng Nguyễn Thái Học có khi sẽ tác động lớn đến sự biến chuyển của đất nước mạnh mẽ. Mong rằng đến một lúc nào đó khi chúng ta nhìn lại, chúng ta sẽ thấy quyết định của mình là đúng và tự hào vì điều đó huặc sẽ ôm hận thiên thu vì hèn nhát, bạc nhược để rồi dẫn dắt cả dân tộc Việt Nam vào vòng cương tỏa của kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt đó là TÀU KHỰA.
...

Ảnh chụp Nguyễn Tiến Nam đầu năm 2008 –
người đã nhắc nhở cho tôi biết ngày 17/6/1930 là ngày gì.


Nguyễn Chí Đức

http://donghailongvuong.wordpress.com/2012/06/17/suy-tu-nhan-ngay-mat-cua-anh-hu...
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #71 - 18. Jun 2012 , 15:30
 
Hôm nay  Kỷ niệm lần thứ 47  của  Ngày  Quân lực Việt nam Cộng Hòa  .

Quân lực Việt nam Cộng Hòa  Bất Diệt - Muôn Năm
Back to top
« Last Edit: 18. Jun 2012 , 15:30 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #72 - 14. Jul 2012 , 22:05
 
Hôm nay   ngày 14 tháng 7  - Ngày  Độc lập của  nước Pháp  -  1789-2012
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #73 - 22. Jul 2012 , 00:54
 

Ngày 20 tháng 7  -  Ngày Chia đôi Đất Nước  năm 1954  -đã  58  năm Trôi qua - 
Có ai còn nhớ ngày này ?  Ngày Vĩ Tuyến 17 là Ranh Giới của 2 nước Việt nam -
Từ Vĩ Tuyến 17  trở  ra là Nước Việt nam Cộng Sản -  Còn từ Vĩ tuyến 17  trở vào đến Mũi Cà Mau là  Nước Việt nam Cộng Hòa  .


(ghi chú - vừa mới  đi  Ngắm Biển  Gold Coast  3 ngày mới về )
Back to top
« Last Edit: 22. Jul 2012 , 00:55 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #74 - 31. Aug 2012 , 23:26
 
Bây giờ là  gần nửa đêm  Thứ Sáu 31/8 ngày giờ Cali - trước khi đi Ngủ  xin tất cả mọi người dành 1 phút  để  tưởng nhớ  Công Nương Diana đã tử nạn -ngày 31/8  - mấy năm về trước .
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #75 - 11. Sep 2012 , 04:18
 
Hôm nay  - ngày này  11 năm về trước  -11 tháng 9 - bọn Khủng Bố  Dùng Máy bay Tấn công Tòa Nhà Tháp đôi ở thành phố Nữu Ước - khiến cho hàng ngàn Người bị Thiệt mạng -
Xin dành 1 phút để tưởng nhớ - Và Cầu Nguyện 
Back to top
« Last Edit: 11. Sep 2012 , 04:19 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #76 - 25. Oct 2012 , 22:49
 
Ngày 26 tháng 10  năm 2012  là ngày  kỷ niệm 56 năm về trước  Nền Đệ Nhất Cộng Hòa được khai sanh  bởi cố tổng thống Ngô đình Diệm, để từ đó Nhân Dân Miền Nam đã có Cuộc Sống  Bình Yên Hạnh Phúc .
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #77 - 01. Nov 2012 , 19:29
 
Ngày  1 tháng 11  lại về  - Một ngày Buồn- khi  Quân đội đã lật đổ cố  Tổng thống Ngô đình Diệm -để ngày  hôm sau 2 tháng 11 - những người chiến thắng đã dã man  Giết chết  cả 2 anh em Diệm Nhu  -
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #78 - 01. Nov 2012 , 21:09
 

NỖI LÒNG
(Ngô Đình Diệm)

...


NỖI LÒNG


(Bài thơ này được trích trong sách "Hồn Non Nước" của Nữ sĩ Lê Bạch Lựu, xuất bản năm 1994, trang 43 và cũng được đăng trong cuốn "Ngô Đình Diệm và Chủ Nghĩa Dân Tộc" của Minh Võ, trang 47 với bài họa của Tôn Thất Tuệ).

Gươm đàn nửa gánh quảy sang sông,
Hỏi bến: thuyền không, lái cũng không.
Xe muối (*) nặng nề thương vó ký,
Đường mây rộng rãi tiếc chim hồng.
Vá trời lấp biển, người đâu tá?
Bán lợi mua danh, chợ vẫn đông!
Lần lữa nắng mưa theo cuộc thế,
Cắm sào đợi nước, thuở nào trong?

Ngô Đình Diệm(1953)
(*) Tích truyện Chu Bá Nhạc

Họa 1
Tiết thắm lòng son rạng núi sông,
Quyền cao lộc trọng vẫn coi không.
Thương nhà vững dạ trông mây trắng,
Cứu nước bền gan chặn sóng Hồng.
Lẫm liệt xua Gà chìm biển Bắc,
Hiên ngang đuổi Ó tếch trời Đông.
Quốc gia chính nghĩa ghi công lớn,
Vằng vặc muôn đời gương sáng trong.

Lê Bạch Lựu
(1993)

Họa 2
Gan vàng đem trải khắp non sông,
Quyền rộng chẳng màng, lợi cũng không.
Chí muốn dẹp tan quân cướp nước,
Lòng mong quét sạch lũ cờ hồng.
Tâm hư chói rạng vùng trời Bắc,
Tiết trực sáng ngời chốn biển Đông.
Một bọn phản thần mưu giết Chúa,
Tham tiền nào biết đục hay trong.

Lệ Khanh

(2003)


DANH THƠM NGỜI THANH SỬ

Họa 3
Sống thác đành theo vận núi sông,
Bao nhiêu tâm huyết hóa thành không.
Tài năng nguyền hiến quê Nam Việt,
Tiết tháo thề dâng giống Lạc Hồng.
Quân tử trung kiên chừng thấy ít,
Tiểu nhân loạn tặc quả rằng đông.
Danh thơm muôn thuở ngời thanh sử,
Hậu thế nghìn sau rõ đục trong.

Tôn Thất Tuệ
2007

Kính họa bài:
NỖI LÒNG của cố Tổng
Thống Ngô đình Diệm

Họa 4
Phận sự nam nhi với núi sông
Nhìn cơn quốc biến lẽ nào không
Can qua dẫu phải phơi xương trắng
Lửa loạn đành cam nhuộm máu hồng
Khí phách hiên ngang ngời đất Á
Oai phong lẫm liệt rạng trời đông
Anh hùng gặp bọn loài lang sói
Lịch sử danh người ai rửa trong?

Lê bá Lộc
PineHill,NJ.Nov 02-10
Kính họa bài NỖI LÒNG
nhân ngày giỗ thứ 47 Cố TT.


GÁNH NON SÔNG

Họa 5
Hai vai mang nặng gánh non sông
Khởi sự bước đầu chỉ số không
Chước khéo ra tay trừ giặc Bắc
Mưu cao điệu võ chặn quân Hồng
Xây nền Dân Chủ trên trời Á
Thiết kế Tự Do giữa cõi Đông
Công ấy sử vàng ghi rõ nétNgàn sau danh tiếng vẫn còn trong.

Hạ Thái Trần Quốc Phiệt
Ca, USA, Nov -01-10.

ĐỤC TRONG

Họa 6
Từ quan trả ấn, biệt non sông
Danh lợi trong lòng đã trống không
Hãi ngoại tha hương mờ bóng nhạn
Cố đô cung điện bặt tăm hồng
Chết vì triều đại trung thần hiếm
Mê mẩn vinh hoa nịnh tặc đông
Giết chúa phản vua vòng luẫn quẫn
Lạm bàn gạn đục với khơi trong

Lý Hiểu11/2010

VINH DANH

Kính họa bài NỖI LÒNG
của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm
Họa 7
Kính Đấng anh tài dậy núi sông
Hỏi Người đã chết? Đáp rằng không
Kiên trung giữ nước ngời thanh sử
Bền bĩ giúp dân rạng cánh hồng
Sau trước đồng tâm nhân sĩ ít
Xung quanh phản tặc đảng bè đông
Sen thơm mọc phải hồ dơ bẩn
Xác hóa bùn phân gột nước trong

Nguyễn Tường, Saigon Feb 06, 2011
Mồng 4 Tết Tân Mão

Kính nương vận bài: NỖI LÒNG
Của Chí Sĩ NGÔ ĐÌNH DIỆM
QUÁ TIN NÔ BỘC

Họa 8
Những mộng hợp đoàn để lấp sông
Nối liền nam bắc dẫu tay không
Đồng tâm kết hiệp tình huynh đệ
Nhất chí nêu cao giống Lạc Hồng
Trông cậy tín trung giao trọng trách.
Cùng chung kiến quốc rạng trời đông
Khôn ngờ nô bộc gian tà phản
Gia súc đâu rành đục với trong!

Gia súc đâu rành sạch với trong
Chim cò kéo đến lại thêm đông
Tràn lan đất nước càng mau đục
Hết cả giang sơn bị nhuộm hồng
Những tưởng xong rồi thăng tước lớn
Nào ngờ sớm chạy cũng tay không
Khỉ vào đánh cướp dân tiêu tán
Nô bộc bỏ nhà bỏ núi sông…!

Hoài Việt - Nguyễn Vĩnh Tường
Back to top
« Last Edit: 01. Nov 2012 , 21:10 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #79 - 03. Nov 2012 , 22:14
 

Lễ giỗ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm -


Mời cả nhà cùng xem

http://www.youtube.com/watch?list=UUXwGYQwAIsGVLPPtgD4BPOA&feature=player_embedd...

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #80 - 10. Nov 2012 , 16:29
 
Ngày Remembrance Day  11 tháng 11  -

Let 's We Forget
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #81 - 18. Jan 2013 , 20:53
 
    

19 tháng Giêng - Anh hùng tử khí hùng bất tử



...

Hoài Vũ Việt (Danlambao) - Ngày này năm xưa. 19 tháng Giêng năm 1974. 39 năm về trước. 74 anh hùng Việt Nam đã hy sinh trong sự nghiệp bảo toàn lãnh thổ. 74 chiến sỹ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã vị quốc vong thân trong cuộc hải chiến Hoàng Sa.

Ngày này năm nay. 19 tháng Giêng năm 2013. Một nhóm các bạn trẻ yêu nước tại miền Bắc, những người chưa ra đời vào thời điểm các anh nằm xuống, đã âm thầm bày tỏ lòng biết ơn bằng cách tưởng niệm để ghi nhớ, để nhắc nhở nhau gương hy sinh anh dũng cho Tổ quốc của 74 anh hùng vào 39 năm về trước.

Họ, những tuổi trẻ Hà Nội là những người từng tham gia các cuộc biểu tình chống TQ xâm lược vào 2011 và 2012.

Họ, những khuôn mặt yêu nước trong sáng của thế hệ hôm nay mong muốn thể hiện tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc đúng nghĩa nhất giữa những người dân đang bị cai trị bởi chế độ độc tài và khát vọng thể hiện ý nghĩa Tổ Quốc là của chung.

Họ, thế hệ sinh sau đẻ muộn muốn xác định rằng: bất kỳ ai hy sinh vì độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc Việt Nam đều là những người anh hùng của đất nước Việt Nam. Cho dù là Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa hay Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.

Các bạn trẻ của sông Hồng là những thanh niên sinh viên đã từng giơ cao nắm tay và hô lớn Hoàng Sa là của Việt Nam, đã từng bị khiêng lên xe buýt đem về đồn công an vì "tội yêu nước" và các bạn đã tâm sự rằng:

"Cảm giác của bọn em khi làm là muốn thể hiện sự tri ân đối với các chiến sĩ đã hy sinh vì đất nước. Từ trước tới giờ đa số các bạn trẻ ở miền Bắc chưa từng được biết đến cuộc hải chiến đó, không nghe gì về những hy sinh cao quý ấy. Nhưng bây giờ qua sách báo và mạng internet bọn em đã được biết và hiểu sự hy sinh anh dũng của các anh. Bọn em muốn làm một điều gì đó để thể hiện sự tri ân đó. Các chiến sĩ VNCH đã hy sinh vì sự toàn vẹn lạnh thổ của đất nước, đối với bọn em đó là những vị anh hùng đã vị quốc vong thân. Nhưng sự hy sinh của các anh đã bị đối xử bất công, bị coi là quân "Ngụy" sau ngày 30-4 năm 1975. Các anh không được nhắc đến trong các cuộc tưởng niệm hay vinh danh những người đã hy sinh vì đất nước bởi sự thù hằn của bên thắng cuộc."
...

Ngày này, 19 tháng Giêng năm 2013, các bạn đã thiết kế 74 ngọn hoa đăng hình hoa sen để thả giữa sông Hồng ở Hà Nội. Các bạn chọn sông hồng ở Hà Nội vì theo lời các bạn: "Vì nó là cái nôi của nền văn hóa bắc bộ nơi các bọn em sinh ra và lớn lên. Sông Hồng chảy ra biển lớn và các bọn em muốn theo dòng nước của sông để gửi lời tri ân đến biển cả, đến các anh hùng đã hy sinh tại Hoàng Sa".
...

74 hoa sen tinh khiết tượng trưng cho 74 anh hùng liệt sĩ đã hy sinh. Một chiếc thuyền có dòng chữ HQ-10 được kết bằng 74 bông hồng đại diện cho chiến hạm HQ-10 đã bị quân xâm lược Trung Quốc bắn chìm vào 39 năm về trước. Dòng chữ HQ-10, được kết từ những bông hoa hồng đỏ thắm ấy cũng nhằm để vinh danh người Hạm trưởng - trung tá Ngụy văn Thà cùng đồng đội của ông.
...

39 năm kể từ ngày Trung tá Ngụy Văn Thà và các chiến hữu của ông nằm xuống, vẫn còn đó nỗi buồn in dấu của tuổi trẻ ngày hôm nay về sự toàn vẹn và tồn vong của đất nước. Vẫn còn hiện diện đâu đó sự phân biệt đối xử của xã hội đối với những chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc. Họ quên mất đi rằng không có sự đoàn kết, hòa giải hòa hợp dân tộc giữa những nạn nhân, những người bị trị thì đất nước này sẽ sớm bị tan nát vì bàn tay của nhưng người CS đã chiến thắng trong cuộc chiến tranh bành trướng chủ nghĩa cộng sản năm nào. Các bạn trẻ ngày hôm nay muốn gửi thông điệp đến tất cả mọi người rằng: Chỉ có sự đoàn kết hòa giải và hòa hợp dân tộc thực sự mới chiến thắng được thù trong giặc ngoài, mới có thể khôi phục lại tự do dân chủ nhân quyền thực sự để từ đó cùng nhau vực dậy và đưa đất nước Việt Nam đi lên.

...

...

...

...





Hoài Vũ Việt
danlambaovn.blogspot.com
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #82 - 14. Feb 2013 , 22:51
 

Hôm nay là mùng 5 Tết  - Ngày Chiến Thắng Đống Đa của Vua Quang Trung - Đại Phá Quân Thanh .



ĐÁNH ĐỂ RĂNG ĐEN DÀI TÓC
_

Việt Nhân


...


(HNPĐ) Câu “hèn với giặc ác với dân”, không phải là mới đây mới có để chỉ bọn xã nghĩa, chúng hèn trước quân nước “lạ” cưỡng chiếm biển khơi hải đảo phía đông, đến đất biên cương phía bắc. Mà câu này đã có từ khi Lê Chiêu Thống theo quân Thanh trở về Thăng Long, được phong làm An Nam quốc vương, đây là một tên vua bù nhìn ươn hèn đốn mạt, sử chép hằng ngày hắn đều phải đến chầu chực ở dinh Tôn Sĩ Nghị để nhận lệnh. Đó là cái hèn với giặc! Còn đối với dân trong nước thì lại tàn ác dã man, chúng trả thù báo oán rất ti tiện và ra sức vơ vét thóc gạo, cướp bóc của cải để cung phụng cho hàng vạn quân xâm lược. Đó là ác với dân!

Bọn xã nghĩa hôm nay, những Thanh cùng Vịnh khúm núm vào chầu Khổng Huyễn Hựu, hay Trọng, Sang, Dũng cúi đầu trước Hồ Đào hay Tập Bình, đó không như tập đoàn Lê Chiêu Thống hôm xưa sao? Những trả thù dân quân miền Nam, cướp bóc tham nhũng của dân, bán đất dâng biển cho Tầu cộng, đàn áp người dân đấu tranh chống TQ xâm lược, của bọn An Nam cộng đảng hôm nay, thì có khác chi cái hèn với giặc ác với dân ngày xưa? Lịch sử luôn tái diễn, trong lúc tận cùng khó khăn của đất nước luôn có anh hùng xuất hiện, và chuyện đánh tan ngoại xâm cùng bè lũ bán nước không là chuyện lạ, khi xưa ngày này 224 năm trước, lúc nước biến người anh hùng áo vải Tây Sơn, đã làm nên chiến công hiển hách khiến kẻ thù phương Bắc nay vẫn còn hận.

Trong bối cảnh mọi người đang chung tay đấu tranh, dành lại độc lập tự chủ cùng sự vẹn toàn cho đất nước hôm nay, không phải chỉ có mỗi việc nổi dậy lật đổ nhà nước bù nhìn xã nghĩa mà thôi, mà còn rất nhiều việc chúng ta phải làm bên cạnh cái chính đó. Nhìn xã hội bên nhà hôm nay, đã có quá nhiều ý kiến nêu lên về một xã hội tha hóa đạo đức suy đồi, và nhất là một nền văn hóa lai căng, do chính bọn vong nô tay sai Tầu cộng thực hiện theo lệnh quan thầy. Một mai dẹp được loài chồn cáo hôi tanh, thời gian để tẩy uế xã hội dân ta cho được sạch như cũ, không phải là nhẹ nhàng và nhanh chóng, chắc chắn tàn dư của chế độ cộng sản, cái đống rác do chúng để lại không phải là nhỏ, và nhất là phục hồi cái văn hóa quí báu của ông cha.

Tháng mười năm rồi trong câu chuyện nói về tên văn công cộng sản, công khai cùng một sư quốc doanh hôn nhau, một độc giả của HNPĐ là Ông Nguyễn Minh Nhật đã nêu ý kiến “Khôi phục lại đạo đức, liêm sỉ từ hậu quả suy đồi đạo đức, suy đồi xã hội, dân khí, dân trí là chuyện lâu dài vô cùng lớn lao. Không phải chờ đợi VC nó ra đi mới làm, mà phải làm ngay bây giờ trong cùng lúc với mục tiêu là dẹp cái đảng VC...” hôm nay cũng một ý như vị độc giả này, mà nhiều người đã báo động phải ngăn chận ngay chủ trương, đem cái văn hóa Tầu dần thay cho văn hóa Việt của bọn cộng sản, qua hiện tượng rõ nhất trong dịp tết nguyên đán cổ truyền của dân tộc, là cái phong cách ăn tết theo lối Tầu, một thứ lai tạp vong nô.

Hôm nay ngày mùng năm Tết, còn gọi là ngày Đống Đa Ngọc Hồi, kỷ niệm chiến thắng lẫy lừng của Vua Quang Trung, năm 1789 đã đập tan hai vạn quân Thanh, giở dòng sử cũ, thấy người xưa cũng một thể ấy. Đọc bài hịch tướng sĩ của Vua Quang Trung khi kéo quân ra Bắc đánh quân Thanh, làm người Việt mấy ai không biết câu:

Đánh để đen răng,

Đánh cho dài tóc,

Đánh cho chích luân bất phản!

Đánh cho phiến giáp bất hoàn!

Đánh cho sử tri Nam Quốc Anh hùng chi hữu chủ!

Đánh cho nó ngựa xe tan tác, đánh cho nó manh giáp chẳng còn, cho thấy cái quyết tâm giữ gìn bờ cõi, quyết tâm tiêu diệt cho đến khi quân giặc một mảnh giáp không còn, và cũng không còn một chiếc xe nào để quay lại, để cho chúng biết nước Nam anh hùng là có chủ. Không chỉ đánh vì toàn vẹn giang sơn, độc lập dân tộc, mà là còn giữ gìn nền văn hoá và những phong tục tập quán riêng dân tộc, ngày xưa cha ông ta đã thế thì ngày nay ta chúng ta phải noi theo, phải “đánh cho dài tóc, đánh để đen răng”. Cái đen răng cái dài tóc, là cái đặc trưng của người Việt từ thời Hùng Vương, tóc dài đàn ông thì búi, đàn bà vấn khăn quanh đầu, răng phải nhuộm đen, cái đen răng là cái tự hào người Việt, phân biêt với bọn Ngô tức bọn Tầu “răng trắng như răng Ngô”.



Ngày mùng năm Đống Đa nhớ về cái uy dũng của Quang Trung Đại Đế, không gì hay bằng kể chuyện cái hèn của Lê Chiêu Thống - Theo Hoàng Lê nhất thống chí kể rằng, lúc lưu vong bên Tầu, trong một buổi yến tiệc tại Quế Lâm, vua Lê được chúng bày là nên gọt đầu gióc tóc cho giống người Trung quốc, để khi về Việt Nam không ai còn phân biệt được. Việc lớn không ngại dùng cách xảo trá, vua Lê cho là phải và đáp “Chúng tôi may nhờ thiên triều cứu viện, dù cả nước phải ăn mặc như người Trung quốc, cũng xin vâng mệnh”. Rồi vua Lê cùng các bề tôi đều gióc tóc, thay đổi quần áo ăn mặc như bọn giặc phương Bắc (Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí, Văn Học, 1970, trang 377).

Cùng một ý ấy Tầu cộng là người ơn, dân Việt không được làm người vong ân bội nghĩa, mà ngày nay bọn An Nam cộng đảng, đã được bọn Tầu cộng vẫn theo kế sách xưa, bắt cả nước làm một thứ dân nhượng địa, một đất nước chư hầu, sử sách bị bôi xóa, văn hóa trở nên mất gốc lai tạp, tội này dầu có tru di ba đời bọn chúng vẫn chưa đáng. Câu chuyện hôm nay xin dừng nơi đây, ngày mai xin được tiếp về chuyện tết bên nhà với cái đèn lồng đỏ!

Việt Nhân
(HNPĐ)
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #83 - 29. Apr 2013 , 23:57
 


...

...


38  năm  ngày Quốc hận đau thương - Thời gian  quá nửa đời Người  .

Xin Cả nhà  dành 1 phút Yên lặng   để tưởng nhớ đến 5 Vị Danh Tướng  - Nguyễn khoa Nam  - Lê nguyên Vỹ  - Phạm văn Phú  - Trần văn Hai - Lê văn Hưng  cùng  hàng ngàn  các Anh Hùng Vô Danh  của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa   đã hy sinh   trong  ngày 30 tháng 4-   và  tưởng nhớ  đến hàng trăm  ngàn  Dân Vô tội  đã chết trên đường Di tản- Vượt Biên - Vượt Biển để tìm Tự Do  .
Back to top
« Last Edit: 29. Apr 2013 , 23:57 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #84 - 11. Sep 2013 , 03:36
 
Thời gian qua  mau  - năm nay là năm thứ 12   của  ngày  11 tháng 9/2001 -  Ngày  bọn khủng bố  đã Cướp Máy Bay   để  phá huỷ   World Trade  Center - ở New York  -ở  Pentagon  và Pennsylvania Field   khiến cho 3000 người  thiệt mạng . xin dành 1 phút  để  tưởng niệm những nạn nhân Vô danh
Back to top
 
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #85 - 11. Sep 2013 , 10:09
 
nguyen_toan wrote on 11. Sep 2013 , 03:36:
Thời gian qua  mau  - năm nay là năm thứ 12   của  ngày  11 tháng 9/2001 -  Ngày  bọn khủng bố  đã Cướp Máy Bay   để  phá huỷ   World Trade  Center - ở New York  -ở  Pentagon  và Pennsylvania Field   khiến cho 3000 người  thiệt mạng . xin dành 1 phút  để  tưởng niệm những nạn nhân Vô danh


Cám ơn anh Toàn đã chia xẻ ngày đau buồn 911.
Tv hay đến Ny thăm con gái , và đã dự 2 lần , ngày kỹ niệm nầy. Buồn quá....

...

Khi nào thế giới hết chiến tranh? và Hòa Bình mãi mãi?

...

Em TvMs
Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #86 - 01. Nov 2013 , 23:30
 


Tưởng Niệm 50 năm ngày giỗ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, ngày 2 tháng 11 (1963-2013)



     

Video tổng hợp các hình ảnh Tưởng Niệm 50 năm ngày giỗ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.


Back to top
« Last Edit: 01. Nov 2013 , 23:30 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #87 - 04. Feb 2014 , 00:06
 


HÔM NAY NGÀY MỒNG 5  TẾT - KỶ NIỆM CHIẾN THẮNG ĐỐNG ĐA CỦA VUA QUANG TRUNG

TIỂU SỬ
HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG


( Tổng hợp từ Internet)


     

... ...



     

Nguyễn Huệ sinh năm Quý Dậu (1752), là em của Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Khi còn nhỏ, Nguyễn Huệ thường được gọi là chú Thơm, là em thứ hai trong nhà. Trong ba anh em, Nguyễn Huệ có nhiều đặc điểm nổi trội nhất: tóc quăn, tiếng nói sang sảng như chông, cặp mắt sáng như chớp, có thể nhìn rõ mọi vật trong đêm tối.Dưới quyền của Tây Sơn vương Nguyễn Nhạc, ông được phong làm Long Nhương tướng quân khi mới 26 tuổi. Là một tay thiện chiến, hành quân chớp nhoáng, đánh đâu được đấy, Nguyễn Huệ nhanh chóng trở thành vị tướng trụ cột của vương triều Tây Sơn. Khi mà vua Thái Đức đang phải lo củng cố xây dựng triều đình, thì Nguyễn Huệ là người được trao cầm quân đánh Đông dẹp Bắc. Tất cả những chiến thăng lớn vang dội của quân Tây Sơn đều gắn liền với tên tuổi của vị tướng trẻ tài ba này.
Đem quân ra Thăng Long lật nhào họ Trịnh chuyên quyền, Nguyễn Huệ tỏ ý tôn phò nhà Lê. Cùng với thuộc tướng là Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ vào điện Vạn Thọ tiếp kiến vua Lê. Lê Hiển Tông trân trọng mời Nguyễn Huệ ngồi ở sập bên giường ngự mà hỏi thăm yên ủi. Nguyễn Huệ thưa:

- Tôi vốn là kẻ áo vải ở Tây Sơn, nhân thời thế mà nổi dậy. Bệ hạ tuy không cho cơm ăn, áo mặc, nhưng tôi ở cõi xa, bấy lâu vẫn kính mến thánh đức. Bữa nay được nhìn thấy mặt trời, đủ thoả được tấm lòng khao khát. Họ Trịnh vô đạo, hiếp đáp hoàng gia, nên trời mượn tay tôi một trận phá ngay được, ấy là nhờ ở oai đức của bệ hạ.
Vua Lê ôn tồn đáp:

- Ấy là võ công của tướng quân cả, chứ quả nhân nào có tài đức gì!
Nguyễn Huệ khiêm tốn thưa:

- Tôi chỉ tôn phò, đau dám kể tới công lợi. Việc ngày nay đã xảy ra như thế thật bởi lòng trời xui nên hết thảy... Thế là trời có ý xui bệ hạ chấn kỷ cương, nảy mực, khiến cho trong ấm ngoài êm, tôi đây cũng được ơn nhờ.

Vua Lê sai các cựu thần Trần Công Sáng, Phan Lê Phiêu, Uông Sĩ Điển ra tiếp chủ suý Tây Sơn. Sau cuộc gặp gỡ này, thiên hạ yên lòng, chợ lại họp, ruộng lại cày, tình hình trong nước dần dần ổn định.
Theo lời Nguyễn Hữu Chỉnh chỉ vẽ, Nguyễn Huệ xin vua Lê cho thiết lễ đại triều ở điện Kính Thiên để Huệ dâng sổ sách quân dân, tỏ cho toàn thiên hạ rõ việc tôn phò đại thống. Cử chỉ này của Nguyễn Huệ khiến ông vua cao tuổi Lê Cảnh Hưng vô cùng xúc động, chứng kiến việc ban bố chiếu thư "nhất thống".

Đáp lại công lao của chủ súy Tây Sơn, vua Lê sai sứ sang tận doanh quân thứ phong cho Nguyễn Huệ làm Nguyễn Súy Dực chính phù vận Uy Quốc công. Nguyễn Huệ sai người sang cảm tạ vua Lê theo đúng lễ nhưng trong lòng không vui. Nguyễn Huệ nói với Nguyễn Hửu Chỉnh rằng:

- Ta mang vài vạn quân ra đây, một trận dẹp yên Bắc Hà. Vậy thì một thước đất, một người dân bây giờ không phải của ta thì của ai vào đây nữa? Dẫu ta muốn xưng đế, xưng vương chi chi, ai còn dám làm gì nổi ta? Thế mà ta còn nhường nhịn không làm, chẳng quan hậu đãi nhà Lê đó thôi, danh mệnh Nguyên súy, quốc công có làm cho ta thêm hơn gì? Các đình thần Bắc Hà muốn lấy nước miếng cho cái danh hão, chực lung lạc ta sao? Đừng bảo ta là mán mọi, được thế đã lấy làm vinh rồi đâu! Ta không nhận lấy, chắc người ta bảo ta thất lễ; ta nhận mà không nói ra, người ta lại cho ta là không biết gì!

Dứt lời, Nguyễn Huệ hầm hầm tức giận. Nhờ có Nguyễn Hữu Chỉnh là tay khéo dàn xếp, Huệ mới nguôi lòng. Sau khi trở thành phò mã nhà Lê, Nguyễn Huệ không trực tiếp can dự vào nội bộ triều Lê vì còn giữ tiếng. Khi vua Lê bị bệnh nặng, công chúa Ngọc Hân giục phò mã Nguyễn Huệ vào thăm song ông từ chối:

- Tôi chẳng sớm thì chầy rồi cũng về Nam; việc nước không dám dự đến. Vả, tôi xa xôi tới đây, chắc người ngoài Bắc hãy còn chưa tin mấy, nếu vô nội thăm hỏi vua cha, muôn một xa giá chầu Trời, chẳng hóa ra tự mình chuốc lấy cái tiếng hiềm nghi không bao giờ giãi toả được?"

...
Trận Soài Mút: Đánh Chìm 5 vạn quân Xiêm



Vào một đêm mưa to, gió dữ của tháng 7 năm Bính Ngọ (1786), thành Thăng Long nước ngập đến một thước, vua Lê Cảnh Hưng qua đời ở tuổi thọ 70. Trước khi nhắm mắt ông còn kịp trối lại cho Hoàng tôn Duy Kỳ:

- Quân bên ngoài đang đóng ở đây; truyền nối là việc quan trọng, cháu nên bàn cùng Nguyên suý (Nguyễn Huệ), chứ đừng tự tiện làm một mình.
Trái với những người muốn lập Hoàng tôn Duy Kỳ, công chúa Ngọc Hân khi được chồng hỏi nên lập ai lên ngôi báu, đã nghiêng về Lê Duy Cận. Nghe lời vợ, Nguyễn Huệ muốn hoãn lễ đăng quang của Duy Kỳ. Cả triều đình nao núng ngờ vực. Các tôn thất nhà Lê cho rằng công chúa Ngọc Hân cố tình làm lỡ việc lớn của triều đình và bảo sẽ từ mặt công chúa. Ngọc Hân sợ, vội nhân nhượng mà nói lại với Nguyễn Huệ thu xếp cho Duy Kỳ được nối ngôi.

Đến ngày lễ thành phục của nhà vua quá cố Lê Hiển Tông ở nội điện, Nguyễn Huệ thực hiện đầy đủ nghi lễ của phò mã: rể mặc áo tang trắng, đứng trong điện dự lễ. Thấy viên tiểu lại có cử chỉ bất kính trọng lúc làm lễ, Nguyễn Huệ lập tức sai lôi ra chém. Từ đó triều thần khiếp sợ và nghi lễ được cử hành hết sức tôn nghiêm. Ngày đưa linh cữu vua xuống thuyền về Thanh Hoá để an táng, Nguyễn Huệ mặc tang phục đi hộ tang đến tận bờ sông, lại sai bộ tướng là Trần Văn Kỷ và Nguyễn Hữu Chỉnh mặc áo tang trắng đi hộ tống đến tận bến sông, lại sai bộ tướng là Trần Văn Kỷ và Nguyễn Hữu Chỉnh mặc áo tang trắng đi hộ tống đến lăng Bàn Thạch. Mặc dù vừa mới trải qua binh đao, tang phục tuy đơn sơ, giản dị nhưng lễ nghi thì đầy đủ và trang trọng khác thường. Xong tang trở về, Nguyễn Huệ tự hào nói với công chúa Ngọc Hân:

- Tiên đế có hơn 30 người con, thế mà không người nào bằng một mình nàng là gái. Trong việc tang tiên đế, mình với các anh em khác, ai hơn nào?

Một thời gian sau Nguyễn Huệ đem công chúa Ngọc Hân cùng Nguyễn Nhạc rút quân về Nam, rồi được phong làm Bắc Bình Vương.

Lần ra Bắc lần thứ hai năm Mậu Thân (1788), khi Lê Chiêu Thống đã bỏ kinh thành chạy ra ngoài, Bắc Bình Vương cũng đã nghĩ đến chiếc ngai vàng bỏ trống, đã triệu tập các cựu thần nhà Lê để tính việc, song không thuận lợi. Ông cho tổ chức lại hệ thống cai trị ở Bắc Hà, đưa những danh sĩ có tên tuổi đã được Bắc Bình Vương trọng dụng như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích ra đảm đương công việc. Trí thức Bắc Hà lần lượt ra giúp Bắc Bình Vương như Trần Bá Lãm, Võ Huy Tấn...
Sau khi đãlập Sùng Nhượng công Lê Duy Cận lên làm Giám quốc, sắp đặt các quan coi việc Bắc Hà, một lần nữa Nguyễn Huệ lại rút quân về Nam. Trước khi trở về Nam, Bắc Bình Vương đã dặn bảo cận thần rằng:

- Đại Tư mã Ngô Văn Sở, Nội hầu Phan Văn Lân là nanh vuốt của ta; Chưởng phủ Nguyễn Văn Dụng, Hộ bộ thị lang Trần Thuận Ngôn là tâm phúc của ta. Lại bộ thị lang Ngô Thì Nhậm tuy là người mới, nhưng là bậc tân thần, ta coi như khách. Nay ta giao cho các khanh hết thảy mọi việc quân quốc, coi quản 11 trấn trong toàn hạt. Hễ có điều chi, ta cho cứ được tiện nghi làm việc. Song các khanh cần phải hợp bàn với nhau, chứ đừng phần bì kẻ mới người cũ, miễn sao làm cho được việc, ta mới yên lòng...

Thế rồi không đầy 6 tháng sau, Bắc Bình Vương đang ở thành Phú Xuân thì được tin Lê Chiêu Thống đã dẫn đội quân xâm lược Mãn Thanh vào chiếm đóng kinh thành Thăng Long, quân đội Tây Sơn do Đại Tư mã Ngô Văn Sở chỉ huy phải tạm rút lui về đóng ở Tam Điệp-Biện Sơn chờ lệnh. Nguyễn Huệ lại lần thứ ba ra Thăng Long. Lần này ông ra Bắc với tư cách là Quang Trung hoàng đế. Thể theo lời khuyên của tướng lĩnh và lòng mong mỏi của ba quân cùng thần dân, Bắc Bình Vương cho chọn ngày, lập đàn tế trời đất, thần sông, thần nước và lên ngôi hoàng đế tại Phú Xuân, ngay hôm đó kéo cả quân bộ, quân thuỷ ra Bắc diệt quân xâm lược Thanh, giải phóng Thăng Long và Bắc Hà.

Dự tính trước mọi khả năng tiếp theo của thời cuộc, vua Quang Trung đã nõi với quan quân ngay trước khi bước bào chiến dịch:

- Nay ta tới đây, thân đốc viện binh, chiến thư ra sao đã có phương lược sẵn. Chỉ nội mười ngày nữa, thế nào ta cũng quét sạch giặc Thanh. Song, ta nghĩ: nước Thanh lớn hơn nước ta gấp mười lần, Thanh bị thua tất lấy làm thẹn, chắc phải tìm cách rửa hờn. Nếu cứ để binh lửa kéo dài mãi, thật không phải là phúc trăm họ, lòng ta không nỡ! Nên chi, sau khi thắng, ta nên khéo đường từ lệnh thì mới dập tắt được ngọn lửa binh tranh, việc từ lệnh đó, ta sẽ giao cho Ngô Thì Nhậm.

...

Trân Ngọc Hồi, Thăng Long: Đánh đuổi quân Mãn Thanh


Đúng như dự kiến và lời hứa hẹn của vị tổng binh, ngày 7 tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1789) quân đội của hoàng đế Quang Trung đã vui vẻ ăn tết khai hạ tại thành Thăng Long. Hoa đào làng Nhật Tân còn đang nở rộ đón chào chiến thắng.

Việc binh lại giao cho Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân, việc ngoại giao và chính trị giao cho Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích, lần thứ ba Nguyễn Huệ đã ra Bắc rồi lại về Nam. Lần này với tư thế là Hoàng đế, Quang Trung gấp rút tiến hành việc xây dựng kinh đô mới ở Nghệ An, nơi mà từ xưa là quê gốc của anh em Tây Sơn và trong con mắt của Quang Trung là trung gian Nam và Bắc. Mặt khác, theo kế hoạch ngoại giao đã được Quang Trung vạch ra: bình thường mối bang giao với nhà Thanh. Triều đình Quang Trung đã buộc sứ Thanh phải vào tận Thuận Hoá phong vương cho Nguyễn Huệ; rồi Hoàng đế Quang Trung giả đã sang triều kiến và dự lễ mừng thọ 80 tuổi của vua Càn Long nhà Thanh. Dưới thời trị vì ngắn ngủi của triều Quang Trung, nhiều chính sách về xã hội, chính trị và kinh tế được ban hành khá độc đáo, mở ra những triển vọng cho một xã hội năng động hơn. Song chưa được bao lâu, căn bệnh đột ngột và hiểm nghèo đã cướp đi cuộc sống của ông vua đầy tài năng, có những dự định lớn lao, mới ở tuổi 40.

Năm Nhâm Tý (1792), sau nhiều lần bắn tin rồi lại gửi thư trực tiếp đến vua nhà Thanh xin được sánh duyên cùng một nàng công chúa Bắc quốc và mượn đất đóng đô, vua Quang Trung đã sai toàn sứ bộ do Vũ Văn Dũng làm chánh sứ sang triều kiến vua Thanh Càn Long. Trong một cuộc bệ kiến của sứ thần Vũ Văn Dũng ở Ỷ lương các, những yêu cầu của vua Quang Trung đã được vua Thanh chấp thuận. Vua Càn Long đang chuẩn bị cho cô công chúa khuê các sang đẹp duyên cùng Quốc vương nước Nam; Quảng Tây được hứa sẽ nhường cho Quốc vương phò mã đóng đô để cho gần "Thánh Giáo". Giữa lúc sứ thần đang mừng vui vì sắp hoàn thành một trọng trách quá sức mình, thì được tin sét đánh: vua Quang Trung từ trần. Mọi việc đều bị gác lại, Vũ Văn Dũng đành ôm hận trở về. Rồi từ đó, việc xin lại đất Lưỡng Quảng chỉ là câu chuyện lịch sử mà cơ đồ của vương triều Tây Sơn cũng dần dần tan theo giấc mộng xuân của nàng công chúa Mãn Thanh. Một chiều đầu thu, vua Quang Trung đang ngồi bỗng thấy hoa mắt, sầm tối mặt mũi, mê man bất tỉnh. Người xưa gọi đó là chứng "huyễn vận" còn ngày nay y học gọi là tai biến mạch máu não. Khi tỉnh dậy được, nhà vua cho triệu trấn thủ Nghệ An Trần Quang Diệu về triều bàn việc thiên đô ra Nghệ An. Nhưng việc chưa quyết xong thì bệnh tình nhà vua đã nguy kịch. Trước khi mất, nhà vua dặn Trần Quang Diệu và các quần thần:

...


- Ta mở mang bờ cõi, khai thác đất đai, có cả cõi Nam này. Nay đau ốm, tất không khỏi được. Thái tử "Nguyễn Quang Toản" tư chất hơi cao, nhưng tuổi còn nhỏ. Ngoài thì có quân Gia Định (Nguyễn Ánh) là quốc thù; mà Thái Đức (Nguyễn Nhạc) thì tuổi già, ham dật lạc, cầu yên tạm bợ, không toan tính cái lo về sau. Khi ta chết rồi, nội trong một tháng phải chôn cất, việc tang làm lao thảo thôi. Lũ người nên hợp sức mà giúp Thái tử sớm thiên đô về Vĩnh Đô (Vinh ngày nay) để khống chế thiên hạ. Bằng không, quân Gia Định kéo đến thì các ngươi không có chỗ chôn đâu!


Ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý (1792) vào khoảng 11 giờ khuya, Quang Trung từ trần, ở ngôi 5 năm, thọ 40 tuổi, miếu hiệu là Thái tổ Vũ hoàng đế. Thi hài ông được táng ngay trong thành, tại phủ Dương Xuân. Sau khi Nguyễn Ánh lấy được Phú Xuân đã sai quật mồ mả lên để trả thù.
Nguyễn Quang Toản lên nối ngôi, sai sứ sang nhà Thanh báo tang và xin tập phong. Vua Càn Long thương tiếc tặng tên hiệu là Trung Thuần, lại thần làm một bài thơ viếng và cho một pho tượng, 300 lạng bạc để sửa sang việc tang. Sứ nhà Thanh đến tận mộ ở Linh Đường (mộ giả) thuộc huyện Thanh Trì (Hà Nội) để viếng. Tiểu sử về anh hùng Nguyễn Huệ Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18. Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Back to top
« Last Edit: 04. Feb 2014 , 00:12 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #88 - 04. Feb 2014 , 00:14
 

Mời cả nhà nghe bài "Đại Phá Quân Thanh", trích trong trường ca "Ngày Trọng Đại" của cố Nhạc Sĩ Hoàng Thi Thơ.



Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #89 - 03. Mar 2014 , 08:55
 

NGÀY PHỤ NỮ 03-3-1960 TẠI SÀI GÒN



Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #90 - 06. Mar 2014 , 08:47
 


HÔM NAY NGÀY MỒNG 06-2 ÂM LỊCH LÀ NGÀY  KỸ NIỆM HAI BÀ TRƯNG  ĐÃ GIEO MÌNH XUỐNG DÒNG SÔNG HÁT ,VÌ KHÔNG CHỊU KHUẤT PHỤC QUÂN HÁN.



...
Tranh Hai Bà Trưng đánh đuổi Tô Định (Tranh dân gian Đông Hồ).



...
Voi diễn hành nhân ngày Lễ Hai Bà Trưng 7 tháng 3 năm 1957 tại Sài Gòn




Hai Bà Trưng (chữ Nôm: 𠄩婆徵; mất ngày mùng 6 tháng 2 năm Quý Mão 43) là tên gọi chung của Trưng Trắc (chữ Hán: 徵側) và Trưng Nhị (徵貳), hai chị em) là anh hùng dân tộc của người Việt. Hai Bà Trưng khởi binh chống lại quân Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và tự phong là Nữ vương. Sau khi cuộc khởi nghĩa này bị quân Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại, tục truyền rằng vì không muốn chịu khuất phục, hai Bà đã nhảy xuống sông tự tử. Đại Việt Sử ký Toàn thư coi Trưng Trắc là một vị vua trong lịch sử Việt Nam.


̣ (copy từ WIKIPEDIA toàn thư )
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #91 - 09. Mar 2014 , 13:56
 
NGÀY NÀY 09-3-1974. ĐÃ 40  NĂM ,NGÀY HÔM NAY LÀ NGÀY VIỆT CỘNG ĐÃ PHÁO KÍCH VÀO TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN CAI LẬY ,TỈNH ĐỊNH TƯỜNG


Việt Cộng Pháo Kích Trường Tiểu Học Cai Lậy Ngày 9 Tháng 3 Năm 1974






Việt Cộng Pháo Kích Trường Tiểu Học Cai Lậy

Ngày 9 Tháng 3 Năm 1974


VC - Thảm Sát tại Cai Lậy







...




Qua những cố gắng không ngừng truy tìm các tài liệu, hình ảnh tội ác của Việt cộng, mãi cho đến đêm khuya ngày 23/2/2013, VietNamSaiGon  đã may mắn tìm ra được một số hình ảnh liên quan đến vụ Việt cộng thảm sát học sinh Cai Lậy 1974. Và phục hồi lại các hình ảnh này vào trưa chủ nhật ngày 24/2/2013.
Vụ thảm sát các em học sinh Trường Tiểu học Cai Lậy này  đã làm bàng hoàng chấn động, gây ấn tượng mạnh trong dân chúng lúc bấy giờ, nhưng không được thế giới và nhiều người biết đến nhiều, cũng như không được báo chí nhắc đến. Ngay cả nhiều hình ảnh thảm sát này bị giới truyền thông quốc tế ém nhẹm không đưa lên báo chí, và không có trong các kho tài liệu hình ảnh lưu trữ phổ biến công cộng.
Với những hình ảnh, chứng tích này hy vọng giúp các bạn trẻ và những ai chưa biết về (Thảm sát Cai Lậy), có thể dễ dàng hình dung lại một thời điểm lịch sử đau thương, kinh hoàng của đồng bào miền Nam gây nên bởi bọn Việt cộng tàn ác đang cai trị hiện nay.

Tất cả những hình ảnh thảm sát này chúng ta nhìn được trong bài này ngày hôm nay, có phải chăng nhờ oan hồn các em đã hướng dẫn, run rủi để vietnamsaigon tìm thấy!??





Việt cộng pháo kích đạn cối 82mm vào trường tiểu học Cai Lậy, tỉnh Định Tường, Tiến Giang. Lúc 2:55 trưa, ngày 9 tháng 3 năm 1974.
Đúng ngay vào lúc các em đang trong giờ ra chơi .Giết chết 32 em học sinh và 55 học sinh khác bị thương


Trong sân Trường Tiểu học Cai Lậy có tấm bia đá kể tội ác VC sát hại học sinh vô tội. Sau ngày 30/4/1975, VC đã đập phá tấm bia lịch sử này.

Hiện còn 3 người tận mắt chứng kiến cuộc pháo kích của VC sáng ngày 9/3/1974 vào Trường Tiểu Học Cộng Đồng Cai Lậy thuộc tỉnh Định Tường làm chết tại chỗ 29 em học sinh. Chính ba người này đã đích thân bồng các em bị thương đầy máu me lên xe cứu thương chở về Trung Tâm Y Tế Toàn Khoa tỉnh Định Tường cấp cứu. Ba người này, 2 người hiện đang sống ở Westminster, California, Hoa Kỳ; 1 người hiện sống tại Jacksonville, Florida, Hoa Kỳ.



Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #92 - 09. Mar 2014 , 14:05
 

ĐỂ TƯỞNG NHỚ ĐẾN CÁC EM , NHẠC SĨ TRẦM TỬ THIÊNG  ĐÃ SÁNG TÁC CA KHÚC TÁM NẺO ĐƯỜNG THÀNH ,MỜI CẢ NHÀ CÙNG NGHE.


Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #93 - 11. Mar 2014 , 08:52
 

HÔM NAY NGÀY 11-3 -1914.CÁCH ĐÂY 3 NĂM TẠI NHẬT BẢN ĐÃ XẢY RA TRẬN ĐỘNG ĐẤT LỚN. ĐỂ NHỚ LẠI NGÀY NÀY MỜI CẢ NHÀ XEM LẠI


Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #94 - 14. Mar 2014 , 08:37
 

HÔM NAY NGÀY 14-3 -2014. CÁCH ĐÂY 26 NĂM TẠI ĐẢO GẠC MA - TRƯỜNG SA. TRUNG CỘNG ĐÃ TẤN CÔNG VÀ GIẾT CHẾT 64 CON MẸ VIỆT NAM.ĐỂ ĐÁNH DẤU NGÀY THẢM SÁT NÀY MỜI CẢ NHÀ NGHE BẢN NHẠC MẸ TRÙNG DƯƠNG CỦA NHẠC SĨ PHẠM DUY.



Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #95 - 09. Apr 2014 , 21:08
 

...


HÔM NAY LÀ NGÀY MỒNG 10-3 ÂM LỊCH ,NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG .CHÚNG TA CÙNG NHAU TƯỞNG NHỚ ĐẾN

                                 Đức Quốc Tổ HÙNG VƯƠNG và Các Vị Bậc Tiền Nhân Tiền Hiền .Anh HÙNG DÂN TỘC ĐẠI VIỆT .Anh Hùng Anh Thư và Đồng Bào đã có công gầy dựng san hà xã tắc,và bảo vệ Quốc Thổ mà đổ bao xương trắng máu đào mà gìn giử cho ĐẠI VIỆT QUỐC GIA.
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #96 - 29. Apr 2014 , 23:38
 



...



Giờ này tại Việt Nam là Thứ Tư 30-4-2014 . 39 năm trước tại    Việt Nam là  Thứ Tư 30-4-1975 . Cộng sản Bắc Việt vào cưỡng chiếm Miền Nam Viêt Nam.

Hôm  nay là ngày  30 tháng 4  tại Hoa Kỳ
Xin  cả nhà  dành 1 phút để tưởng nhớ  5 vị Tướng lãnh đã Tuẫn Tiết không đầu hàng Giặc Cộng.
Cùng tưởng niệm  Các Chiến sĩ Vô Danh đã Hy sinh vì lý tưởng Tự Do để bảo vệ Miền Nam Việt Nam.

Cùng  tưởng niệm đến hàng trăm ngàn đồng bào đã bỏ mình trên  đường Vượt Biển - Vượt Biên


Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư  A Di Đà Phật
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #97 - 04. Jun 2014 , 08:43
 


Máu đã đổ trên quảng trường & Lịch sử bị xóa bỏ


...
https://www.youtube.com/watch?v=N4PJVLTrjt0

Ca khúc Blood is on the Square (Máu đã đổ trên quảng trường) của Phillip Morgan tưởng niệm những thanh niên bị quân đội Trung Quốc thảm sát tại Thiên An Môn năm 1989.

Mẹ Nấm (Danlambao) - Hai mươi năm năm trôi qua... Máu vẫn đổ và lịch sử vẫn tiếp tục bị xóa bỏ. Những biến cố tại Tân Cương, Tây Tạng... vẫn tiếp tục diễn ra. Sự kiện Thiên An Môn không chỉ là biến cố lịch sử năm 1989, nó còn tiếp diễn cho đến tận hôm nay, khi bộ máy cai trị Trung Quốc bất chấp mọi nỗ lực kêu gọi tự do và hòa bình của những người dân hiền hòa để tiếp tục đàn áp họ bằng nhiều chiêu thức đẫm máu và tinh vi hơn. Chúng ta nghĩ gì về sự kiện Thiên An Môn (1989) và hình ảnh những thanh niên Tây Tạng xả thân làm những bó đuốc sáng ngời? Từ Thiên An Môn năm xưa, có ai nghĩ về hiện tại Việt Nam hôm nay không?...

*

Sắp đến ngày tưởng niệm biến cố Thiên An Môn (1989), một sự kiện lịch sử mà cho đến tận bây giờ vẫn được xem là nhạy cảm.

Đây vẫn là một chủ đề cấm bởi chính phủ Trung Quốc, tuy một nhà chức trách Trung Quốc nói rằng "đây không phải một chủ đề nhạy cảm" và không nhạy cảm bằng cuộc Cách mạng Văn hóa (1966 – 1976) nhưng người ta khó có thể tìm thấy thông tin về sự kiện này trên sách báo, trang web của chính phủ Trung Quốc.

Mặc dù Cách mạng Văn hóa được xem như một giai đoạn hỗn loạn, gây tác động rộng lớn và sâu sắc lên mọi mặt của cuộc sống chính trị, văn hóa, xã hội nhưng người ta vẫn có thể tìm thấy dữ kiện, thông tin thì sự kiện Thiên An Môn hoàn toàn bị biến mất trên các phương tiện truyền thông.

Tuy vậy, làm sao mà quên được những ngày bi hùng ấy ở Đại học Bắc Kinh.

Chắc chắn trong lòng những người thanh niên Trung Hoa đã không còn trẻ vẫn vang vang tiếng gọi Tự do Dân chủ, hoà lẫn với tiếng súng, vẫn phảng phất mùi máu đã đổ của bạn bè thân yêu.

Tất cả chắc hẵn vẫn còn đâu đó, như một bài hát nghe được tại thành phố Bắc Kinh:
...

Bài hát nghe từ Trung Hoa
thành phố Bắc Kinh
mùa xuân 1989
bạn có thể nghe thấy mọi người hát.
bài hát của tự do
ngân nga trên quảng trường,
thế giới có thể cảm nhận được niềm đam mê
của người dân tụ hội.
Ôi những người trẻ, máu đổ trên quảng trường.

A song was heard in China
In the city of Beijing.
In the spring of 1989
You could hear the people sing.
And it was the song of freedom
That was ringing in the square,
The world could feel the passion of
The people gathered there.
Oh, children, blood is on the square.
...
Nhiều đêm và nhiều ngày,
Ở quảng trường chờ đợi
"Hãy xây dựng một đất nước tươi đẹp hơn"
là tiếng vọng của bài ca
Vì chúng tôi là con cái của Trung Quốc,
yêu quê hương của mình,
Vì tình huynh đệ và tự do,
chúng tôi tay nắm lấy bàn tay
Ôi những người trẻ, máu đổ trên quảng trường.

For many nights and many days,
Waiting in the square.
"To build a better nation"
Was the song that echoed there
For we are China's children,
We love our native land,
For brotherhood and freedom
We are joining hand in hand.
Oh, children, blood is on the square.
...
Quân đội của nhân dân đã đến
bằng xe tải và xe tăng và súng.
cùng nỗi sợ hãi của những kẻ cầm quyền
sợ những người con gái và con trai của họ
Nhưng tại quảng trường chỉ có lòng can đảm
và viễn ảnh của sự thật và công bằng,
Quân đội nhân dân sẽ không làm hại
những thanh niên thiếu nữ nơi đây.
Ôi những người trẻ, máu đổ trên quảng trường.

Then came the People's army
With trucks and tanks and guns.
The government was frightened
Of their daughters and their sons.
But in the square was courage and
A vision true and fair,
The Army of the People would not harm
The young ones there.
Oh, children, blood is on the square.
...
Trung Quốc ngày 3 tháng 6,
mùa xuân năm '89,
lệnh từ trên cao ban xuống
đến những kẻ thừa hành
Binh sĩ đã nổ súng,
Tuổi trẻ đã đổ máu và chết gục
Máu của hàng ngàn người trên quảng trường
Làm sao che giấu được dối trá
Ôi những người trẻ, máu đổ trên quảng trường.

On June the 3rd in China,
In the spring of '89,
An order came from high above
And passed on down the line.
The soldiers opened fire,
Young people bled and died,
The blood of thousands on the square
That lies can never hide.
Oh, children, blood is on the square.
...
Thêm bốn ngày cuồng nộ
người dân đối mặt nòng súng
Bao ngàn người đã bị tàn sát
Bao giờ công việc ghê tởm của họ sẽ xong?
Họ nhanh chóng đốt cháy những xác người
để che giấu sự xấu hổ của kẻ hèn nhát,
nhưng máu đã dày đặc trên bàn tay của họ và
bóng tối phủ trùm lên tên của họ.
Ôi những người trẻ, máu đổ trên quảng trường.

For four more days of fury
The people faced the guns.
How many thousands slaughtered
When their grisly work was done?
They quickly burned the bodies
To hide their coward's shame,
But blood is thick upon their hands and
Darkness on their names.
Oh, children, blood is on the square.
...
Những dòng nước mắt đã chảy ở Trung Quốc
vì những đứa con của đất mẹ đã biến mất.
Chỉ còn lại đây nỗi sợ hãi và lẫn trốn
khi cuộc tàn sát vẫn tiếp diễn
Và bàn tay sắt khủng bố có thể
mua sự im lặng cho ngày hôm nay,
nhưng vũng máu trên quảng trường
đã không thể nào rửa sạch.

There are tears that flow in China
For her children that are gone.
There is fear and there is hiding,
For the killing still goes on.
And the iron hand of terror can
Buy silence for today,
But the blood that lies upon the square
Cannot be washed away.
...
Ôi những người trẻ, máu đổ trên quảng trường.

Oh, children, blood is on the square
Oh, children, blood is on the square
Oh, children, blood is on the square

(BLOOD IS ON THE SQUARE - Phillip Mogan)


*

Hai mươi năm năm trôi qua...

Sự kiện Thiên An Môn vẫn là một đau trong lòng nhiều người dân Trung Quốc, đặc biệt là với những gia đình mất mát người thân.

Hai mươi năm năm trôi qua...

Máu vẫn đổ và lịch sử vẫn tiếp tục bị xóa bỏ.

Những biến cố tại Tân Cương, Tây Tạng... vẫn tiếp tục diễn ra.

Sự kiện Thiên An Môn không chỉ là biến cố lịch sử năm 1989, nó còn tiếp diễn cho đến tận hôm nay, khi bộ máy cai trị Trung Quốc bất chấp mọi nỗ lực kêu gọi tự do và hòa bình của những người dân hiền hòa để tiếp tục đàn áp họ bằng nhiều chiêu thức đẫm máu và tinh vi hơn.

Chúng ta nghĩ gì về sự kiện Thiên An Môn (1989) và hình ảnh những thanh niên Tây Tạng xả thân làm những bó đuốc sáng ngời?

Mọi sự so sánh đều là khập khiễng, bởi khát vọng tự do dân chủ thì thời nào cũng giống nhau.

Từ Thiên An Môn năm xưa, có ai nghĩ về hiện tại Việt Nam hôm nay không?


Cuộc biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989, hay Thảm sát quảng trường Thiên An Môn, Cuộc xô xát ngày 4 tháng 6, hay Tình trạng náo động từ mùa Xuân tới mùa Hè năm 1989 theo Chính phủ Trung Quốc, là một loạt những vụ biểu tình của sinh viên, trí thức và những nhà hoạt động công nhân lãnh đạo ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ 15 tháng 4 đến 4 tháng 6 năm 1989, (theo chính quyền Trung Quốc) do bất bình về tham nhũng của chính quyền, những cuộc đụng độ đã khiến 800 dân thường thiệt mạng, 10.000 người bị thương. Nhưng bệnh viện địa phương đưa ra con số khoảng 2.000.

Theo Wikipedia :

Hiện tại, vì chính sách kiểm duyệt của chính phủ Trung Quốc gồm cả việc kiểm duyệt Internet, truyền thông bị cấm đưa bất kỳ tin nào liên quan tới chủ đề này. Phần lịch sử này đã biến mất trên hầu hết các phương tiện truyền thông Trung Quốc, gồm cả internet. Không ai được phép tạo bất kỳ một website nào liên quan tới sự kiện[cần dẫn nguồn]. Mọi lệnh tìm kiếm trên Internet tại Trung Quốc đại lục đa phần sẽ chỉ là con số không, ngoài một phiên bản chính thức của chính phủ với quan điểm của họ, chủ yếu thuộc website củaNhân dân Nhật báo và các phương tiện truyền thông bị kiểm soát chặt chẽ khác [22] [23].

Tháng 1 năm 2006, Google đã đồng ý kiểm duyệt site của họ tại Trung Quốc đại lục (http://www.google.cn/) để loại bỏ các thông tin về vụ thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989[24], cũng như các chủ đề khác như Độc lập Tây Tạng, phong trào tinh thần đã bị cấm Pháp Luân Công và Vị thế chính trị Đài Loan. Khi mọi người tìm kiếm các thông tin bị kiểm duyệt đó, sẽ có thông báo sau xuất hiện ở cuối mỗi trang liệt kê kết quả tìm kiếm: "Theo pháp luật pháp quy và chính sách nơi này, một bộ phận kết quả tìm kiếm chưa thể hiển thị". Các bài viết của Wikipedia về cuộc biểu tình năm 1989 cả bằng tiếng Anh và trên Wikipedia Trung văn, là một nguyên nhân dẫn tới sự phong tỏa Wikipedia của chính quyên đại lục.

Ngày 4 tháng 6 năm 2007, ngày kỷ niệm vụ thảm sát một đoạn quảng cáo với dòng chữ "Để tỏ lòng kính trọng tới những bà mẹ kiên cường của những nạn nhân ngày 4 tháng 6" đã xuất hiện trên Thành Đô vãn báo. Sự việc đang được chính phủ Trung Quốc điều tra, và ban biên tập viên đã bị sa thải[26][27]. Người thư ký thông qua đoạn quảng cáo này được cho là chưa từng nghe về vụ đàn áp ngày 4 tháng 6 và đã được nói rằng nó chỉ đề cập tới ngày kỷ niệm một thảm hoạ hầm mỏ[28].

Cho đến tận bây giờ số người chết và bị thương trong sự kiện Thiên An Môn vẫn chưa rõ ràng vì những sự khác biệt lớn giữa những ước tính khác nhau.

Chính phủ Trung Quốc không bao giờ đưa ra dữ liệu chính thức chính xác hay danh sách những người chết.

Chính phủ Trung Quốc vẫn cho rằng không có người chết bên trong quảng trường, dù những đoạn video được quay ở thời điểm đó cho thấy có những tiếng đạn bắn. Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc vụ viện tuyên bố rằng "hàng trăm binh sĩ Quân đội Giải phóng Nhân dân đã chết và số người bị thương còn nhiều hơn thế".

Yuan Mu, phát ngôn viên Quốc vụ viện, đã nói tổng cộng khoảng 300 người chết, đa số họ là các binh sĩ, cùng với một số người được ông miêu tả là "những tên lưu manh"[7].

Theo Trần Hy Đồng, thị trưởng Bắc Kinh, 200 dân thường và vài chục binh sĩ thiệt mạng[8]. Các nguồn khác cho rằng 3.000 thường dân và 6.000 binh sĩ bị thương[9].

Tháng 5 năm 2007, thành viên Chính hiệp Toàn quốc Trung Quốc tại Hương Cảng, Chang Ka-mun, nói 300 tới 600 người bị giết tại quảng trường Thiên An Môn. Ông cho rằng "có những kẻ sát nhân vũ trang những người không phải là sinh viên"[10].

Tuy nhiên, các nhà báo nước ngoài, những người chứng kiến vụ việc đã tuyên bố có ít nhất 3.000 người chết. Một số bảng liệt kê con số thương vong do những nguồn bí mật cung cấp cho thấy con số lên tới 5.000[11]
.

Mẹ Nấm
danlambaovn.blogspot.com
Back to top
« Last Edit: 04. Jun 2014 , 08:44 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #98 - 19. Jun 2014 , 08:31
 

LỊCH SỬ NGÀY QUÂN LỰC (19-6)

Trần Gia Phụng
1.- TÌNH HÌNH SAU CUỘC ĐẢO CHÁNH NGÀY 1-11-1963
Sau khi đảo chánh lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm ngày 1-11-1963, các tướng lãnh trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) thành lập Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng (HĐQNCM) do trung tướng Dương Văn Minh làm chủ tịch và lên nắm chính quyền. Hội Đồng QNCM cử Nguyễn Ngọc Thơ lập chính phủ lâm thời.
Chính phủ nầy chỉ tồn tại trong ba tháng và bị trung tướng Nguyễn Khánh chỉnh lý ngày 30-1-1964. Trung tướng Khánh vẫn giữ trung tướng Dương Văn Minh làm quốc trưởng và Nguyễn Khánh tự đứng ra lập chính phủ ngày 8-2-1964.
Tại Vũng Tàu, ngày 16-8-1964 trung tướng Nguyễn Khánh họp Hội đồng tướng lãnh, mà từ nay được gọi là Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng (chứ không phải là Quân Nhân Cách Mạng). Đồng thời trong cuộc họp nầy, Hội đồng QĐCM thông qua một hiến chương mới, về sau thường được gọi là Hiến chương Vũng Tàu, và bầu trung tướng Nguyễn Khánh lên làm chủ tịch VNCH, trung tướng Dương Văn Minh làm cố vấn.
Hiến chương Vũng Tàu ngày 16-8-1964 gồm “Lời nói đầu”, 8 thiên, 62 điều, bị chống đối từ nhiều phía, nhất là trong giới tín đồ Phật giáo và sinh viên học sinh. Nhiều cuộc biểu tình xảy ra tại các tỉnh trên toàn quốc, nhất là tại các thành phố phía bắc miền Trung như Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi…
Tại Sài Gòn, hàng ngàn người biểu tình trước chợ Bến Thành ngày 25-8-1964, kéo đến phủ chủ tịch (dinh Gia Long), đả đảo độc tài, đả đảo Hiến chương Vũng Tàu. Đoàn biểu tình càng lúc càng đông và không chịu giải tán. Cuối cùng trung tướng Nguyễn Khánh xuất hiện, cũng hô to khẩu hiệu: “Đả đảo độc tài quân phiệt”, tuyên bố hủy bỏ Hiến chương Vũng Tàu và từ chức.
Chiều 25-8, HĐQĐCM họp gấp tại bộ Tổng tham mưu. Cuộc họp kéo dài trong nhiều ngày. Ngày 26-8, HĐQĐCM ra tuyên cáo gồm các điểm: thu hồi hiến chương ngày 16-8-1964; sẽ bầu nguyên thủ quốc gia và sẽ ủy cho nguyên thủ quốc gia thực hiện cơ cấu dân chủ; các tướng lãnh sẽ trở về với quân đội; ủy cho chính phủ hiện thời tạm điều hành việc nước. Như thế là Hiến chương Vũng Tàu chính thức bị bãi bỏ ngày 16-8-1964, nhưng hậu chấn vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến tình hình.
Ngày 27-8-1964, HĐQĐCM quyết định thành lập Ban Lãnh đạo Lâm thời Quốc gia (LĐLTQG) gồm tam đầu chế là các trung tướng Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh và Trần Thiện Khiêm, trong đó Dương Văn Minh làm quốc trưởng, Nguyễn Khánh làm thủ tướng, Trần Thiện Khiêm đứng đầu quân đội. Hội đồng QĐCM cử chính phủ Nguyễn Khánh tiếp tục nhiệm vụ, nhưng phải triệu tập Quốc dân Đại hội trong vòng hai tháng.
Ngày 6-9, HĐQĐCM thông báo thành lập Thượng Hội đồng Quốc gia (THĐQG) để cố vấn cho Ban LĐLTQG. Ngày 7-9, HĐQĐCM bầu trung tướng Dương Văn Minh làm chủ tịch Ban LĐLTQG. Tình hình chính trị vẫn không ngừng xáo trộn, cao điểm là binh biến ngày 13-9-1964 do trung tướng Dương Văn Đức và thiếu tướng Lâm Văn Phát lãnh đạo. Cuộc binh biến không được HĐQĐCM ủng hộ. Ngày 15-9-1964, trung tướng Dương Văn Đức rút quân và tuyên bố không phải là đảo chánh, mà chỉ có cuộc biểu dương lực lượng để cứu vãn uy tín chính phủ và quân đội.
Tình hình tạm thời lắng dịu. Ngày 26-9-1964, Thượng Hội đồng Quốc gia (THĐQG) làm lễ trình diện tại Hội trường Diên Hồng (đường Công Lý, Bến Chương Dương). Hôm sau, THĐQG bầu ông Phan Khắc Sửu làm chủ tịch THĐ. Do áp lực từ nhiều phía, ngày 19-10-1964, ban LĐLTQG đưa ra tuyên bố rằng THĐQG có quyền và có bổn phận thực hiện các cơ cấu quốc gia, chọn quốc trưởng và lập chính phủ trước ngày 27-10-1964.
Thượng HĐQG công bố Hiến chương Lâm thời ngày 20-10-1964, gồm 10 thiên, 49 điều, theo đó Việt Nam là một nước Cộng hòa, lãnh thổ bất khả phân, chủ quyền thuộc về toàn dân. Quyền lập pháp thuộc về Quốc dân Đại hội (QDĐH), do dân bầu. Quốc dân đại hội có quyền tuyển chọn quốc trưởng. Quốc trưởng đứng đầu ngành hành pháp, chỉ định thủ tướng với sự chấp thuận của QDĐH. Quyền tư pháp thuộc về Hội đồng thẩm phán tối cao. Thượng Hội đồng sử dụng quyền của QDĐH cho đến khi QDĐH được thành lập. Lúc đó, THĐ sẽ là thượng viện.
Thượng HĐQG bầu chủ tịch THĐQG là Phan Khắc Sửu làm quốc trưởng VNCH ngày 24-10-1964 và hôm sau 25-10, bầu Nguyễn Xuân Chữ làm quyền chủ tịch THĐQG, thay Phan Khắc Sửu. Ban LĐLTQG liền chính thức chuyển giao quyền hành cho tân quốc trưởng Phan Khắc Sửu ngày 26-10-1964, đồng thời thủ tướng Nguyễn Khánh đệ đơn từ chức.
Ngày 31-10-1964, quốc trưởng Phan Khắc Sửu ban hành sắc lệnh SL.005/QT/SL, bổ nhiệm ông Trần Văn Hương lập nội các. Trần Văn Hương thành lập chính phủ hoàn toàn dân sự ngày 4-11-1964. Tuy đã có Hiến chương Lâm thời (20-10-1964) và chính phủ dân sự, Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng được xem như chấm dứt hoạt động, nhưng quyền lực thật sự ngấm ngầm vẫn nằm trong tay các tướng lãnh.
Ngày 24-11-1964, trung tướng Dương Văn Minh được thăng đại tướng. Một ngày sau, trung tướng Nguyễn Khánh cũng vinh thăng đại tướng. Lúc đó, các tướng mới lên chức khác liên kết thành một thế lực quan trọng thường được gọi là các tướng trẻ (báo chí Mỹ gọi là Young Turks). Ngày 18-12-1964, các tướng trẻ áp lực đại tướng Nguyễn Khánh lập Hội đồng Quân lực (HĐQL) để biểu quyết các vấn đề quan trọng, kể cả việc thăng thưởng trong quân đội. Tổng tư lệnh quân đội không còn được toàn quyền. Trong khi đó, đại tướng Nguyễn Khánh cũng muốn lập HĐQL để làm hậu thuẫn cho mình.
Ngày 20-12-1964, HĐQL tuyên bố giải tán THĐQG vì đã gây chia rẽ, lưu nhiệm quốc trưởng Phan Khắc Sửu, tín nhiệm thủ tướng Trần Văn Hương. Tuy nhiên, chính phủ Trần Văn Hương lại bị phản đối, phải cải tổ ngày 18-1-1965, trong đó có 4 tướng lãnh tham gia. Dầu vậy, tình hình vẫn bất ổn. Ngày 27-1-1965, HĐQL quyết định giải tán luôn chính phủ Trần Văn Hương, ủy nhiệm đại tướng Nguyễn Khánh giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị, triệu tập ngay Hội đồng Quân dân, lưu nhiệm quốc trưởng Phan Khắc Sửu.
Sau một thời gian thăm dò, ngày 16-2-1965, đại tướng Nguyễn Khánh, thừa ủy nhiệm HĐQL, bổ nhiệm Phan Khắc Sửu làm quốc trưởng và Phan Huy Quát làm thủ tướng. Ba ngày sau khi chính phủ Phan Huy Quát được thành lập, đại tá Phạm Ngọc Thảo và thiếu tướng Lâm Văn Phát cầm đầu cuộc đảo chánh ngày 19-2-1965. Binh biến bị thất bại chẳng những vì không được các tướng trẻ ủng hộ, mà còn bị phía Phật giáo và sinh viên học sinh phản đối. Phạm Ngọc Thảo bỏ trốn.
Sau khi tạm ổn định tình hình, ngày 20-2-1965, HĐQL quyết định thay thế đại tướng Nguyễn Khánh, và cử trung tướng Trần Văn Minh, tham mưu trưởng Liên quân, lên làm tổng tư lệnh quân lực VNCH. Trong khi đại tướng Dương Văn Minh được đưa đi làm đại sứ Thái Lan từ tháng 12-1964, thì nay đại tướng Nguyễn Khánh được bổ nhiệm đại sứ lưu động và rời Việt Nam ngày 25-2-1965.
Những bất ổn chính trị từ khi chính phủ Ngô Đình Diệm bị sụp đổ cho đến nay đưa đến những hậu quả rất bất lợi cho VNCH. Tuy quân đội Hoa Kỳ gia tăng oanh tạc Bắc Việt, Bắc Việt vẫn tiếp tục xua quân xâm nhập miền Nam, đe dọa VNCH.
2.- NGÀY QUÂN LỰC (19-6)
Ngày 25-5-1965, thủ tướng Phan Huy Quát cải tổ chính phủ, bổ nhiệm một số tổng trưởng mới. Quốc trưởng Phan Khắc Sửu không đồng ý. Vì sự bất đồng giữa thủ tướng và quốc trưởng, xảy ra khủng hoảng nội các. Cuộc khủng hoảng trầm trọng thêm khi tổng hội sinh viên, một số đoàn thể chính trị và các đoàn thể giáo dân Ky-Tô giáo lần lượt yết kiến quốc trưởng Phan Khắc Sửu, phản đối chính phủ Phan Huy Quát. (Nguyễn Trân, Công và tội, những sự thật lịch sử, California: Nxb. Xuân Thu, 1992, tt. 542-544. Nguyễn Trân là hội viên HĐQGLP, có mặt trong cuộc họp nầy.)
Ngày 9-6-1965, thủ tướng Phan Huy Quát họp báo, tường trình về cuộc khủng hoảng chính trị và đề nghị các tướng lãnh đứng ra làm trung gian để giữ thế quân bình cho đến khi có một chính phủ dân cử. Trong cuộc họp tối 11-6-1965, các tướng lãnh áp lực quốc trưởng Phan Khắc Sửu, thủ tướng Phan Huy Quát cùng HĐQGLP giao trả lại quân đội trách nhiệm và quyền lãnh đạo quốc gia mà HĐQL đã ủy thác cho chính phủ dân sự.
Vừa vì bất đồng, vừa vì áp lực của các tướng lãnh, quốc trưởng Phan Khắc Sửu, thủ tướng Phan Huy Quát và chủ tịch Hội đồng Quốc gia Lập pháp Phạm Xuân Chiểu đồng ký bản tuyên cáo ngày 11-6-1965, nguyên văn như sau:
“Sau khi duyệt lại tình trạng ngày càng một khẩn trương của đất nước, sau khi đã xét lại và xác nhận rằng: những cơ cấu và thể chế Quốc Gia hiện tại không còn phù hợp với tình thế, sau khi đã hội ý cùng toàn thể tướng lãnh Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa tại Phủ Thủ Tướng ngày 11/6/1965, chúng tôi, Quốc Trưởng Việt Nam Cộng Hòa, Hội Đồng Quốc Gia Lập Pháp, Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa đồng thanh quyết định long trọng trao trả lại cho Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa trách nhiệm và quyền hành lãnh đạo quốc gia đã được Hội Đồng Quân Lực ủy thác cho chúng tôi chiếu theo Quyết Định số 8 ngày 5/5/1965, Tuyên Cáo số 7 ngày 5/5/1965, Quyết Định số 5 ngày 16/2/1965, Quyết Định số 6 ngày 17/2/1965 và Quyết Định số 4 ngày 16/2/1965.
Yêu cầu toàn thể đồng bào các giới không phân biệt giai tầng địa phương, đảng phái và tôn giáo, ủng hộ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong việc lãnh đạo toàn Quân và toàn Dân đúng theo tinh thần của Cách Mạng 1/11/1963.” (Trích từ Phạm Phong Dinh, “Ý nghĩa Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa”, tạp chí Thế Giới Mới, Houston, 7-6-2009.)
Ngày 14-6-1965, HĐQL họp tại Sài Gòn, đồng thanh chấp nhận đứng ra lãnh trọng trách điều khiển quốc gia một lần nữa, thành lập một ủy ban lãnh đạo của quân lực mệnh danh là Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia (UBLĐQG). Ủy ban LĐQG thay mặt toàn thể quân lực VNCH điều khiển quốc gia, có nhiệm vụ thiết lập thể chế và các cơ cấu quốc gia cùng thành lập một nội các chiến tranh. Sau đây là nguyên văn bản quyết định ngày 14-6-1965 của Hội đồng tướng lãnh:
“- Sau khi nghiên cứu Bản Tuyên Cáo Chung của Quốc Trưởng, Hội Đồng Quốc Gia Lập Pháp và Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa ngày 11/6/1965 trao trả trách nhiệm và quyền hành lãnh đạo Quốc Gia cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
- Chiếu biên bản Đại Hội Đồng các Tướng Lãnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ngày 12/6/1965. Các Tướng Lãnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Tư Lệnh các vùng chiến thuật và quân binh chủng đã quyết định:
Quyết Định:
Điều 1. Thành lập một ủy ban lãnh đạo của Quân Lực mệnh danh là Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia.
Điều 2. Thành phần của Ủy Ban nói trên gồm có: một Chủ Tịch, một Tổng Thơ Ký, một Ủy Viên phụ trách điều khiển Hành Pháp, Tổng Trưởng Quốc Phòng, Tổng Tham Mưu Trưởng, các Tư Lệnh Vùng Chiến Thuật, Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô.
Điều 3. Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia thay mặt toàn thể Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa điều khiển Quốc Gia.
Điều 4. Hoàn toàn tín nhiệm và chỉ định:
A. Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia: Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu.
B. Tổng Thư Ký: Trung Tướng Phạm Xuân Chiểu.
C. Ủy Viên phụ trách điều khiển Hành Pháp: Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ.
Điều 5. Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia có nhiệm vụ thiết lập thể chế và các cơ cấu Quốc Gia cùng thành lập một Nội Các Chiến Tranh.” (Trích từ Phạm Phong Dinh, “Ý nghĩa Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa”, tạp chí Thế Giới Mới, Houston, 7-6-2009.)
Sau khi tuyên bố nhận lãnh trách nhiệm đứng ra điều khiển đất nước, các tướng lãnh đề cử: trung tướng Nguyễn Văn Thiệu giữ chức chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia (UBLĐQG), nhiệm vụ và quyền hành quốc trưởng; trung tướng Phạm Xuân Chiểu làm tổng thư ký UBLĐQG; thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ là ủy viên phụ trách điều khiển hành pháp, nhiệm vụ và quyền hành thủ tướng.
Ngày 19-6-1965, HĐQL quyết định giải tán Hội đồng Quốc gia Lập pháp (quyết định số 4/ QLVNCH), ban hành Ước pháp Tạm thời gồm 7 thiên, 25 điều,và thiết lập các tổ chức: Đại hội đồng Quân lực, UBLĐQG, UBHPTƯ, Hội đồng An ninh Quốc gia, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, Thượng Hội đồng thẩm phán (quyết định số 5/QLVNCH). Chủ tịch UBLĐQG Nguyễn Văn Thiệu liền ký sắc lệnh 001/a/CT/LĐQG thành lập nội các chiến tranh, gọi là Ủy ban Hành pháp Trung ương (UBHPTƯ).
Đại hội đồng Quân lực gồm tất cả các tướng lãnh trong quân đội VNCH. Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia gồm trung tướng Nguyễn Văn Thiệu (chủ tịch), trung tướng Phạm Xuân Chiểu (tổng thư ký), thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ (ủy viên hành pháp), tổng trưởng Quốc phòng, tổng tham mưu trưởng, bốn tư lịnh bốn Vùng chiến thuật và tư lịnh Biệt khu thủ đô. Uỷ ban hành pháp Trung ương do trung tướng Nguyễn Văn Thiệu bổ nhiệm bằng sắc lệnh số 001/a/CT/LĐQG ngày 19-6, ngoài chủ tịch là thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ còn có 5 tổng uỷ viên, 10 uỷ viên và 2 thứ uỷ.
Khác với những lần đảo chánh hay chỉnh lý trước đây, lần nầy do tranh chấp giữa các chính khách dân sự và với sự thỏa thuận của phía chính phủ dân sự, các tướng lãnh ra nắm chính quyền. Từ đây, ngày 19-6 được xem là ngày kỷ niệm Quân lực VNCH nắm chính quyền, và thường được gọi là NGÀY QUÂN LỰC. (Trích Việt sử đại cương tập 6.)
TRẦN GIA PHỤNG
(phungtrangia@yahoo.com)
——-oo0oo——-


...

Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.
Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam Bắc California
...

Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội
...

Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội
Back to top
« Last Edit: 19. Jun 2014 , 08:33 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #99 - 07. Jul 2014 , 08:21
 
NGÔ ĐÌNH DIỆM 07-07-1954


Ngày 7 tháng 7 năm 1954, Thủ tướng toàn quyền Ngô Đình Diệm ra mắt nội các và chánh thức chấp chánh.


...

...

...

...

...

https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xfp1/v/t1.0-9/10371355_5438173...

...

...

...

...

https://scontent-b.xx.fbcdn.net/hphotos-xpf1/v/t1.0-9/10369922_543817472397330_9...

...
Back to top
« Last Edit: 07. Jul 2014 , 08:23 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #100 - 07. Jul 2014 , 08:29
 

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...


f Thuy Trang
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #101 - 20. Jul 2014 , 21:53
 

Việc thi hành hiệp đinh Genève


...

Trần Gia Phụng (Danlambao) - Nhân kỷ niệm 60 năm hiệp định Genève (20-7-1954), chúng ta thử nhìn lại Bắc Việt Nam (BVN) dựa vào lý do nào để khởi binh tấn công Nam Việt Nam (NVN)?

1. Hiệp định Genève

Danh xưng chính thức đầy đủ của hiệp định Genève về Việt Nam là Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam. Hiệp định nầy được viết bằng hai thứ tiếng Pháp và Việt, có giá trị như nhau. Hai nhân vật chính ký vào hiệp định Genève là HenriDelteil, thiếu tướng, thay mặt Tổng tư lệnh Quân đội Liên Hiệp Pháp ở Đông Dương và Tạ Quang Bửu, thứ trưởng Bộ Quốc phòng chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH tức Việt Minh cộng sản). Đại diện các nước khác cùng ký vào hiệp định Genève còn có Anh, Liên Xô, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Cộng), Lào, Cambodia. Chính phủ Quốc Gia Việt Nam (QGVN) và Hoa Kỳ không ký vào bản hiệp định nầy.

Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (gọi tắt là hiệp định Genève) gồm có 6 chương, 47 điều, trong đó các điều chính như sau:

Việt Nam được chia thành hai vùng tập trung, ranh giới tạm thời từ cửa sông Bến Hải, theo dòng sông, đến làng Bồ-Hô-Su và biên giới Lào Việt. [Cửa sông Bến Hải tức Cửa Tùng, thuộc tỉnh Quảng Trị. Sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17 nên người ta nói nước Việt Nam được chia hai ở vĩ tuyến 17.] Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở phía bắc (tức Bắc Việt Nam) và Quốc Gia Việt Nam ở phía nam (tức Nam Việt Nam). Dọc hai bên bờ sông, thành lập một khu phi quân sự rộng 5 cây số mỗi bên, để làm "khu đệm", có hiệu lực từ ngày 14-8-1954. Thời hạn tối đa để hai bên rút quân là 300 ngày kể từ ngày hiệp định có hiệu lực. Cuộc ngưng bắn bắt đầu từ 8 giờ sáng ngày 27-7 ở Bắc Việt, 1-8 ở Trung Việt và 11-8 ở Nam Việt. Mỗi bên sẽ phụ trách tập họp quân đội của mình và tự tổ chức nền hành chánh riêng. Cấm phá hủy trước khi rút lui. Không được trả thù hay ngược đãi những người đã hợp tác với phía đối phương. Trong thời gian 300 ngày, dân chúng được tự do di cư từ khu nầy sang khu thuộc phía bên kia. Cấm đem thêm quân đội, vũ khí hoặc lập thêm căn cứ quân sự mới. Tù binh và thường dân bị giữ, được phóng thích trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi thực sự ngừng bắn. Sự giám sát và kiểm soát thi hành hiệp định sẽ giao cho một Uỷ ban Quốc tế. Thời hạn rút quân riêng cho từng khu vực kể từ ngày ngừng bắn: Hà Nội (80 ngày), Hải Dương (100 ngày), Hải Phòng (300 ngày), miền Nam Trung Việt (80 ngày), Đồng Tháp Mười (100 ngày), Cà Mau (200 ngày). Đợt chót ở khu tập kết Trung Việt (300 ngày).

2. Ai vi phạm hiệp đinh Genève

Hiệp định Genève ký kết ngày 20-7-1954 chỉ là một hiệp định có tính cách thuần túy quân sự. Cũng giống như hiệp ước đình chiến Panmunjom (Bàn Môn Điếm) ngày 27-7-1953 ở Triều Tiên, hiệp định Genève không phải là một hòa ước, và không đưa ra một giải pháp chính trị nào cho tương lai Việt Nam.

Chính phủ QGVN dưới quyền quốc trưởng Bảo Đại và thủ tướng Ngô Đình Diệm lo tập trung và rút toàn bộ lực lượng của mình về miền Nam vĩ tuyền 17 đúng thời hạn và đúng theo quy định của hiệp định. Điều nầy chẳng những báo chí lúc bấy giờ đã trình bày, mà cho đến nay, chẳng có tài liệu sách vở nào cho thấy là chính phủ QGVN đã gài người hay lưu quân ở lại đất Bắc. Như thế, trong việc thi hành hiệp định Genève, chính phủ QGVN đã thi hành đúng đắn hiệp định.

Trái lại, nhà nước VNDCCH do Việt Minh cộng sản cầm đầu đã không tuân hành quy định trong hiệp định Genève. Sau đây là hai bằng chứng cụ thể do phía cộng sản đưa ra về sau:

Thứ nhứt, tại hội nghị Liễu Châu (Liuzhou) thuộc tỉnh Quảng Tây (Kwangsi), giữa thủ tướng Trung Cộng Chu Ân Lai và chủ tịch nhà nước VNDCCH Hồ Chí Minh từ ngày 3 đến ngày 5-7-1954, tức trước khi hiệp định Genève được ký kết, Hồ Chí Minh đã đưa ra kế hoạch là sẽ chỉ rút những người làm công tác chính trị bị lộ diện; phần còn lại thì ở lại để chờ đợi thời cơ nổi dậy. Số ở lại có thể đến 10,000 người. (Tiền Giang, Chu Ân Lai dữ Nhật-Nội-Ngõa hội nghị [Chu Ân Lai và hội nghị Genève] Bắc Kinh: Trung Cộng đảng sử xuất bản xã, 2005, bản dịch của Dương Danh Dy, tựa đề là Vai trò của Chu Ân Lai tại Genève năm 1954, chương 27 "Hội nghị Liễu Châu then chốt". Nguồn: Internet).

Thứ hai, Việt Minh cộng sản chẳng những chôn giấu võ khí, lưu 10,000 cán bộ, đảng viên ở lại Nam Việt Nam, mà còn gài những cán bộ lãnh đạo cao cấp ở lại miền Nam như Lê Duẫn, Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ, Cao Đăng Chiếm... (Huy Đức,Bên thắng cuộc, tập I: Giải phóng, New York: Osinbook, 2012, tt. 271-273), để chỉ huy Trung ương cục miền Nam (TƯCMN). Trung ương cục miền Nam được thành lập ngày 20-1-1951, chỉ huy toàn bộ hệ thống cộng sản ở Nam Việt Nam. (Tháng 10-1954, TƯCMN đổi thành Xứ ủy Nam Bộ. Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành TƯĐ (khóa III) đảng LĐ (ngày 23-1-1961) ở Hà Nội, Xứ ủy Nam Bộ trở lại thành TƯCMN.)

Hai tài liệu trên đây do phía cộng sản Việt Nam tiết lộ, chứ không phải tài liệu tuyên truyền của NVN hay Tây Phương. Như vậy, rõ ràng trong khi chính phủ QGVN tôn trọng hiệp định Genève, nhà nước VNDCCH đã có kế hoạch vi phạm hiệp định, ngay khi trước khi hiệp định được ký kết và cả sau khi hiệp định được ký kết.

3. Bắc Việt Nam đòi hỏi điều không có

Hiệp định Genève chỉ là một hiệp định đình chiến, thuần túy quân sự và không đưa ra một giải pháp chính trị. Trong khi chính Bắc Việt Nam (BVN) vi phạm hiệp định Genève, thì ngày 19-7-1955, thủ tướng BVN là Phạm Văn Đồng gởi thư cho thủ tướng Nam Việt Nam (NVN) là Ngô Đình Diệm yêu cầu mở hội nghị hiệp thương bắt đầu từ ngày 20-7-1955, như đã quy định trong hiệp định Genève ngày 20-7-1954, để bàn về việc tổng tuyển cử nhằm thống nhất đất nước. (John S.Bowman, The Vietnam War, Day by Day, New York: The Maillard Press, 1989, tr. 17.) Ngày 10-8-1955, thủ tướng Ngô Đình Diệm bác bỏ đề nghị của Phạm Văn Đồng, vì cho 1955 rằng chính phủ QGVN tức NVM không ký các văn kiệnGenève nên không bị ràng buộc phải thi hành.

Tuy sau đó chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), thay chính phủ QGVN, nhiều lần từ chối, Phạm Văn Đồng vẫn nhắc lại đề nghị nầy hằng năm vào các ngày 11-5-1956, 18-7-1957, và 7-3-1958, để chứng tỏ BVN quan tâm đến chuyện thống nhứt đất nước, và nhằm tuyên truyền với các nước trên thế giới. Lần cuối, Ngô Đình Diệm, lúc đó là tổng thống VNCH, bác bỏ đề nghị của Phạm Văn Đồng vào ngày 26-4-1958.

Một điều lạ lùng là trong hiệp định Genève, không có một điều khoản nào nói đến việc tổ chức tổng tuyển cử để thống nhất đất nước mà nhà cầm quyền CS cứ nhất định đòi hỏi tổ chức tổng tuyển cử theo hiệp định Genève. Thật ra, sau khi hiệp định về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, ở Lào và ở Cambodia được ký kết, các phái đoàn tham dự hội nghị Genèvehọp tiếp vào ngày 21-7-1954, nhằm bàn thảo bản "Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương". Bản tuyên bố gồm 13 điều; quan trọng nhất là điều 7, ghi rằng:

"Hội nghị tuyên bố rằng đối với Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề chính trị thực hiện trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, sẽ phải làm cho nhân dân Việt Nam được hưởng những sự tự do căn bản, bảo đảm bởi những tổ chức dân chủ thành lập sau tổng tuyển cử tự do và bỏ phiếu kín. Để cho việc lập lại hòa bình tiến triển đến mức cần thiết cho nhân dân Việt Nam có thể tự do bày tỏ ý nguyện, cuộc Tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một Ban Quốc tế gồm đại biểu những nước có chân trong Ban Giám sát và Kiểm soát Quốc tế đã nói trong Hiệp định đình chỉ chiến sự. Kể từ ngày 20-7-1955 những nhà đương cục có thẩm quyền trong hai vùng sẽ có những cuộc gặp gỡ để thương lượng về vấn đề đó." (Thế Nguyên, Diễm Châu, Đoàn Tường, Đông Dương 1945-1973, Sài Gòn: Trình Bày, 1973, tr. 53. Xem bản Pháp văn của tuyên ngôn nầy, vào: google.com.fr., chữ khóa: Déclaration finale de la Conférence de Genève en 1954.)

Chủ tịch phiên họp là Anthony Eden (ngoại trưởng Anh) hỏi từng phái đoàn, thì bảy phái đoàn là Anh, Pháp, Liên Xô, CHNDTH, VNDCCH, Lào và Cambodge trả lời miệng rằng "đồng ý". (Hoàng Cơ Thụy, Việt sử khảo luận, cuốn 5, Paris:Nxb. Nam Á 2002, tr. 2642.) Tất cả bảy phái đoàn đều trả lời miệng chứ không có phái đoàn nào ký tên vào bản tuyên bố, nghĩa là bản tuyên bố không có chữ ký.

Đây chỉ là lời tuyên bố (déclaration) của những phái đoàn, có tính cách dự kiến một cuộc tổng tuyển cử trong tương lai ở Việt Nam, không có chữ ký, thì chỉ có tính cách gợi ý, hướng dẫn chứ không có tính cách cưỡng hành. Một văn kiện quốc tế không có chữ ký thì làm sao có thể bắt buộc phải thi hành? Hơn nữa, những hiệp định với đầy đủ chữ ký mà còn bị CSVN vi phạm trắng trợn, huống gì là bản tuyên bố không chữ ký.

Phái đoàn QGVN và phái đoàn Hoa Kỳ không ký vào hiệp định Genève ngày 20-7-1954 và cũng không đồng ý bản "Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương" ngày 21-7-1954. Hai phái đoàn QGVN và Hoa Kỳ đã đưa ra tuyên bố riêng của mỗi phái đoàn để minh định lập trường của chính phủ mình.

4. Bắc Việt Nam bịa đặt lý do để tấn công miền Nam

Cộng sản BVN vi phạm hiệp định Genève ngay khi hiệp định nầy chưa được ký kết, nhưng lại bịa đặt ra hai lý do để tấn công NVN: 1) Nam Việt Nam không tôn trọng hiệp định Genève về việc tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước. 2) Nam Việt Nam là tay sai đế quốc Mỹ nên BVN quyết định chống Mỹ cứu nước.

Về lý do thứ nhứt, như trên đã viết, hiệp định Genève không đề cập đến giải pháp chính trị tương lai cho Việt Nam. Giải pháp tổng tuyển cử nằm trong điều 7 của bản "Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương". Bản tuyên bố nầy lại không có chữ ký của bất cứ phái đoàn nào, nên chỉ có tính cách khuyến cáo chứ không có tính cách bắt buộc phải thi hành.

Lý do thứ hai hoàn toàn có tính cách tưởng tượng vì sau năm 1954, Hoa Kỳ viện trợ kinh tế cho Nam Việt Nam tái thiết đất nước, ổn định cuộc sống của dân chúng sau chiến tranh, chứ Hoa Kỳ không viện trợ quân sự, chưa đem quân vào Việt Nam.

Nếu để cho VNCH yên bình xây dựng kinh tế với sự trợ giúp của Hoa Kỳ, thì đến một lúc nào đó chắc chắn VNCH với nền kinh tế tự do sẽ phát triển và vượt xa VNDCCH với nền kinh tế chỉ huy theo đường lối cộng sản. Đó chính là điều mà VNDCCH thực sự lo lắng.

Sự giúp đỡ của Hoa Kỳ cho NVN chẳng những khiến BVN rất quan ngại, mà sự hiện diện của người Hoa Kỳ tại NVN còn khiến cho cả Trung Cộng chẳng yên tâm.

Lúc đó, Hoa Kỳ đang giúp Trung Hoa Dân Quốc bảo vệ Đài Loan (Taiwan), chống Trung Cộng. Hoa Kỳ còn giúp bảo vệ Nam Triều Tiên và Nhật Bản, nên Trung Cộng mạnh mẽ chống đối Hoa Kỳ chẳng những tại Đông Á, mà còn chống Hoa Kỳ khắp nơi trên thế giới, hơn cả Liên Xô chống Hoa Kỳ. Nay người Hoa Kỳ lại có mặt ở NVN, gần sát với Trung Cộng, nên Trung Cộng rất quan ngại cho an ninh phía nam của chính Trung Cộng.

Hơn nữa, cho đến năm 1960 là năm BVN khởi động chiến tranh tấn công NVN, Hoa Kỳ chỉ viện trợ kinh tế cho NVN chứ Hoa Kỳ không đem quân vào NVN. Chỉ sau khi BVN tấn công và uy hiếp mạnh mẽ NVN, Hoa Kỳ mới đem quân vào giúp NVN năm 1965. Vì vậy, chiêu bài “chống Mỹ cứu nước” năm 1960 là hoàn toàn hoang tưởng.

Như thế, BVN cố tình đưa ra chiêu bài “chống Mỹ cứu nước” vừa để kêu gọi lòng yêu nước của người Việt Nam vốn có tinh thần chống ngoại xâm, vừa để xin viện trợ cộng sản quốc tế và thi hành nghĩa vụ quốc tế, như LêDuẫn đã từng nói “Ta đánh Mỹ là đánh cho cả Trung Quốc, cho Liên Xô”. (Nguyễn Mạnh Cầm, ngoại trưởng CSVN từ 1991-2000, trả lời phỏng vấn đài BBC ngày 24-1-2013.)

Kết luận

Hiệp định Genève là hiệp định đình chỉ quân sự. Chính thể QGVN hay VNCH tức NVN đã thi hành đúng hiệp định Genève, trong khi VNDCCH tức BVN liên tục vi phạm hiệp định nầy. Do tham vọng quyền lực, do chủ trương bành trướng chủ nghĩa cộng sản và do làm tay sai cho Liên Xô và Trung Cộng, VNDCCH tức BVN mở cuộc chiến từ năm 1960, tấn công Việt Nam Cộng Hoà tức NVN dưới chiêu bài thống nhất đất nước và chống Mỹ cứu nước.

Nhân kỷ niệm 60 năm hiệp định Genève, xin ôn lại điều nầy để giới trẻ trong và ngoài nước thấy rõ nguyên nhân của cuộc chiến 1960-1975, làm cho đất nước điêu tàn và khoảng 3 triệu người Việt tử vong, xuất phát từ VNDCCH hay BVN do đảng Lao Động hay đảng Cộng Sản Việt Nam điều khiển.

Điều nầy càng làm sáng tỏ chính nghĩa của VNCH, cương quyết chống lại CSBVN, bảo vệ nền tự do dân chủ ở NVN, chống lại sự xâm lăng của cộng sản và sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Dầu thất bại, chính nghĩa tự do dân chủ của VNCH vẫn luôn luôn sáng ngời và luôn luôn là mục tiêu tối hậu mà nhân dân Việt Nam hiện đang cố gắng vươn tới.

(Toronto, 20-7-2014)

Trần Gia Phụng

danlambaovn.blogspot.com
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #102 - 20. Aug 2014 , 08:19
 

Hôm nay là ngày 20-8 Âm lịch là ngày giỗ của Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Công Định



...


Trương Định (chữ Hán: 張定; 1820-1864) hay Trương Công Định hoặc Trương Đăng Định, là võ quan nhà Nguyễn, và là thủ lĩnh chống Pháp giai đoạn 1859-1864, trong lịch sử Việt Nam

Thân thế và sự nghiệp
[sửa mã nguồn]

Trương Định sinh tại làng Tư Cung, phủ Bình Sơn, Quảng Ngãi (nay là xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi). Cha ông là Lãnh binh Trương Cầm, từng là Hữu thủy Vệ uý ở Gia Định dưới thời vua Thiệu Trị.

Theo cha vào Nam
[sửa mã nguồn]

Năm 1844, Trương Định theo cha vào Nam. Sau khi cha mất, ông ngụ ngay nơi cha đóng quân. Sau đó, ông kết hôn với bà Lê Thị Thưởng, vốn là con gái của một hào phú ở huyện Tân Hòa (Gò Công Đông ngày nay).

Năm 1850, hưởng ứng chính sách khẩn hoang của tướng Nguyễn Tri Phương, Trương Định xuất tiền ra chiêu mộ dân nghèo lập đồn điền ở Gia Thuận (Gò Công), vì thế, ông được nhà Nguyễn bổ làm Quản cơ, hàm lục phẩm [1].

Trở thành thủ lĩnh chống Pháp
[sửa mã nguồn]

Mộ và Đền thờ Trương Định ở thị xã Gò Công
Tháng 2 năm 1859, quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định. Sau đó, Trương Định đem quân đồn điền của mình lên đóng ở Thuận Kiều (Gia Định), và từng đánh thắng đối phương ở Cây Mai, Thị Nghè...[2]

Đầu năm 1861, Pháp tấn công Gia Định lần thứ hai, Trương Định đem quân phối hợp với binh của tướng Nguyễn Tri Phương phòng giữ chiến tuyến Chí Hòa. Khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ, ông lui về Gò Công, cùng Lưu Tiến Thiện, Lê Quang Quyền chiêu binh ứng nghĩa, trấn giữ vùng Gia Định-Định Tường.

Ở đây, Trương Định tổ chức lại lực lượng, triển khai tác chiến trong các vùng Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Chợ Lớn, Sài Gòn, Đồng Tháp Mười và kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Kể về ông ở giai đoạn này, sử nhà Nguyễn chép:
Trương Định am hiểu võ nghệ, dũng cảm, mưu lược. Tự Đức năm thứ 14 (1861), thành Gia Định hữu sự [3], Định hưởng ứng việc nghĩa, chiêu mộ thú dõng được hơn 6.000 người, lại kiêm quản những đầu mục thân hào mộ việc nghĩa, dồn lập 18 cơ quân, luôn chống đánh người Pháp, thu được súng ống khí giới và đúc chế thêm để dùng, được bạt bổ làm Quản cơ lĩnh Phó Lãnh binh Gia Định [4].
Ngày 5 tháng 6 năm 1862, triều đình Huế ký kết hòa ước với Pháp. Cũng theo sử nhà Nguyễn thì:
Tháng 7 năm 1862...từ khi đã định hòa ước rồi, Ngài [Tự Đức] truyền dụ Nam Kỳ nghỉ binh và đòi Trương Định ra Phú Yên. Khi ấy trong các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa những người ứng nghĩa rủ nhau đoàn kết, tôn Trương Định làm Đại đầu mục, xin cho ra đánh, Đình thần nghị rằng: "bây giờ việc Bắc Kỳ đương khẩn, mà Nam Kỳ chưa có cơ hội gì, xin giao Phan Thanh Giản hiểu dụ". Nhưng Trương Định đã lâu mà không chịu về cung chức, bị cách chức hàm [5].
Trên thực tế, ông đã từ chối thư dụ hàng của tướng Pháp là Bonard, bất chấp chiếu vua ra lệnh bãi binh do Phan Thanh Giản truyền vào và rút quân về Gò Công, xưng là Trung thiên tướng quân[6], và được nhân dân tôn là Bình Tây Đại Nguyên soái, lấy nơi này làm bản doanh, xây dựng các căn cứ địa kháng chiến.

Ngày 16 tháng 12 năm 1862, Trương Định đã ra lệnh tấn công các vị trí của quân Pháp ở cả ba tỉnh miền Đông Nam Bộ, đẩy Pháp vào tình thế lúng túng, bị động. Tháng 2 năm 1863, nhờ có viện binh, Pháp phản công tại Biên Hòa, Chợ Lớn, bao vây Gò Công. Ngày 26 tháng 2 năm 1863, Pháp đánh chiếm thành trì, ông thoát khỏi vòng vây và kéo quân về Biên Hòa.

Tháng 9 năm 1863, tướng Lagrandière sang thay Bonard, mở cuộc càn quét thứ hai, bắt được vợ con và một số tùy tùng của Trương Định.

Tuẫn tiết
[sửa mã nguồn]



...


Bàn thờ Trương Định ở bên trong đền

Ngày 19 tháng 8 năm 1864, Huỳnh Công Tấn phản bội dẫn đường cho quân Pháp bất ngờ bao vây đánh úp. Bản doanh Đám lá tối trời[7] thất thủ, Trương Định bị trọng thương (gãy xương sống)[8]. Để bảo toàn khí tiết, ông đã rút gươm tự sát tại Ao Dinh (Gò Công) vào rạng sáng ngày 20 tháng 8 năm 1864 [9]. Khi ấy, ông 44 tuổi.

Hay tin Trương Định tuẫn tiết, vua Tự Đức sai truy tặng ông phẩm hàm, và năm 1871 lại cho lập đền thờ ông tại Tư Cung (Quảng Ngãi). Con ông là Trương Quyền đã rút lên vùng Châu Đốc tiếp tục chống Pháp thêm 6 năm nữa.

Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã làm 12 bài thơ và một bài văn tế điếu ông. Trích giới thiệu một bài:
Trong Nam, tên họ nổi như cồn
Mấy trận Gò Công nức tiếng đồn
Đấu đạn hỡi rêm tàu bạch quỷ
Hơi gươm thêm rạng vẻ huỳnh môn
Ngọn cờ ứng nghĩa trời chưa bẻ
Quả ấn Bình Tây đất vội chônNỡ khiến anh hùng rơi giọt luỵ
Lâm dâm ba chữ điếu linh hồn.


Copy từ Wikipedia
Back to top
« Last Edit: 20. Aug 2014 , 08:22 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #103 - 23. Aug 2014 , 16:14
 
Hôm nay chủ nhật 24 tháng 8 /2014 -ngày này  5 năm về trước Đại hội Lê văn Duyệt  Tòan thế giới  lần đầu tiên được tổ chức -nhân dịp này  cũng kỷ niệm Diễn đàn Lê văn Duyệt- có   chuyên viên kỹ thuật Phu De lần đầu tiên đến Cali tham dự  cùng Nguyễn_Sydney
Back to top
« Last Edit: 23. Aug 2014 , 16:15 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
tuy-van
Gold Member
*****
Offline


Thành viên xuất sắc
2015

Posts: 10734
Thung lủng hoa vàng
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #104 - 11. Sep 2014 , 11:49
 
...

...

...

...

...

  13 năm về trước , chúng ta , những người Việt , nhận nước MỶ là quê hương thứ 2 , và toàn thể trên thế giới , sẽ không bao giờ quên ngày 911 nầy.
  Thương thay cho những người lính cứu hỏa , dân lành vô tội , trẻ con , người cao niên...đã chết oan uổng vì 2 chử " chiến tranh ".
  Cầu nguyện cho Hòa Bình và mọi sự an lành đến với chúng ta.

...

...

...

Những áng mây , những dấu hiệu nầy , có làm thay đổi được gì chăng?
Khi nào chúng ta  tìm về lại Sài Gòn thuở nào ?

  TVMS

TVMS

Back to top
 

hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
hoahong.gif Have a great dayhoahong.gif
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #105 - 20. Dec 2014 , 21:44
 



...


Hôm nay ngày 20-12-2014 là ngày giỗ đầu của ca nhạc sĩ Việt Dzũng.Mời cả nhà cùng nghe bài hát "VIỆT DZŨNG TRONG TRÁI TIM VIỆT NAM " của nhạc sĩ Anh Bầng


https://www.youtube.com/watch?v=PcY4RPwhmpc
Back to top
« Last Edit: 20. Dec 2014 , 21:47 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #106 - 20. Dec 2014 , 22:14
 


Ngày buồn hiu với bài hát cuối


...


Còn 4 ngày nữa đến Lễ Giáng Sinh thì Việt Dzũng mất. Anh không kịp mừng lễ Chúa sinh ra lần thứ 55 trong đời mình, không kịp trình diễn 2 bài hát cuối cùng mà anh thu âm tại California. Hai bài hát về đức tin của anh, nỗi sợ hãi và phấn khích, trong đó có những câu hát như lời trối trăng sau cùng.

Ngày 20-12-2013 đó, mới đây mà đã một năm. Tại nghĩa trang Good Shepherd Cemetery, cỏ đã xanh quanh bia mộ. Nụ cười của anh dừng ở tại phiến đá. Bình yên hay khắc khoải, khó ai biết được. Cũng giống như Emily Bronte viết lời kết trong Đỉnh Gió Hú, rằng cỏ xanh và con mắt trần gian khó mà biết được nỗi niềm của người nằm dưới bia mộ đó, có thật sự an nghỉ hay không?


Từ ngày tháng ấy, người Việt hải ngoại ở hai miền Nam Bắc California không còn nghe được tiếng nói của Việt Dzũng trên đài phát thanh mỗi sáng. Giọng cười sảng khoái và cách đọc tin như cấu níu người nghe của anh “mời quý vị quay lại với Việt Dzũng”… như vẫn âm vang đâu đó. Vốn bởi, người ta đã quá quen thuộc sự có mặt của anh bất kỳ trong một chương trình ca nhạc hay sinh hoạt cộng đồng. Khi nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng viết về niên kỷ hồi sinh với một Việt Nam đã dựng nên bên ngoài Việt Nam, theo đó đã có những con người không thể nào quên  của lịch sử, của phận người vận nước, như Việt Dzũng.


Mấy năm trước, một lần được xem anh và ca sĩ Nguyệt Ánh hát ở Houston. Giữa chương trình đang rất sôi động, đột nhiên có khoảnh khắc Việt Dzũng buông micro, thừ người ngay trên sân khấu. Mắt anh buồn. Tôi chụp được giây phút đó, đưa cho anh xem lại và hỏi có phải anh mệt không? Anh cười, “Anh nghe bài Em có mơ một ngày về của chị Ánh, rồi tự hỏi anh có kịp về quê hương mình không”.


Việt Dzũng đầy thứ bệnh trong người. Bác sĩ nói bất cứ lúc nào trái tim hay mạch máu của anh đều có thể ngừng lại không cần lý do chính đáng. Vì vậy mà Việt Dzũng tận dụng mọi thời cơ có được trong đời mình để lăn xả vào hoạt động, để sáng tác, hát, gầy dựng một điều gì đó. “Em nghĩ anh có kịp về được Việt Nam không?”. Thật khó mà nhìn thẳng vào mắt của anh để trả lời đúng cho câu hỏi này. Dù tôi gật đầu, nhưng ánh mắt thông minh vẫn luôn đầy giễu cợt của anh như xoáy vào, im lặng và thấu hiểu. Đầu năm 2013, trong chuyến lưu diễn ở Úc, Việt Dzũng âm thầm cho in trên mặt đĩa lời chia tay khán giả ở Châu Đại Dương, nói rằng đây sẽ là chuyến lưu diễn cuối cùng của anh.


Về Việt Nam, vẫn là một trong những câu chuyện hay được gợi lên từ Việt Dzũng. Nó cũng là sự khắc khoải của rất nhiều người Việt lìa xa quê hương mà linh hồn như vẫn quẩn quanh nơi chôn nhau cắt rốn. Mỗi khi chứng kiến hay nghe về đề tài này từ những người vọng quốc, tôi vẫn hay rờn rợn trên da, thấm thía một nỗi buồn khó tả. Ngay cả nhạc sĩ Phạm Duy, một con người vẻ như bất cần thế giới, trước khi được chính thức về nước, cũng đã từng thì thầm hỏi qua điện thoại rằng “ở Việt Nam còn ai nghe nhạc của tôi không?”. Nghe mà tê tái, không phải cho riêng ai, mà cho một dân tộc và tổ quốc quá đoạn trường.


Trong một lần đi diễn ở Sacramento, Việt Dzũng nghe đồn có một ông thầy Miên coi bói rất hay. Tò  mò, anh chạy đến gặp ông thầy, và chỉ hỏi một câu “khi nào tôi có thể về Việt Nam?”. Ông thầy không biết Việt Nam là gì, cũng chẳng màng thế sự, chau mày nói rằng “nếu ông sống qua năm tới, thì 2015 ông có thể về được”. Chuyện tưởng như đùa, nhưng Việt Dzũng đã không đi qua được ngày tháng đó. Đường về đã gần qua nắng gió, nhưng xa hơn trong trần thế.


Khi bắt đầu mệt hơn thường lệ, Việt Dzũng nhờ hoà âm gấp hai bài hát để anh hát khi còn sức. Một bài có tên Cùng đi với tôi do anh viết, và bài Đừng sợ của một tác giả trong nước. Trong bài Đừng sợ, nhạc sĩ Việt Dzũng viết lời 2 cho bài hát này, mà anh nói rằng ngẫu hứng từ các sự kiện của giới Công giáo. Còn bài Cùng đi với tôi thì lại là một ca khúc như lời từ biệt. Giọng hát anh yếu hẳn trong bài hát này, dù thu sửa nhiều lần. “Vậy thôi, anh không làm hơn được nữa rồi”, Việt Dzũng lắc đầu.


Đừng đi đằng trước xa tôi
Tôi sẽ không theo kịp bước chân người
Đừng đi đằng sau lưng tôi
Tôi sẽ lầm đường lạc lối



Một năm sau, nghe lại bài hát này. Chợt nhận ra anh đã đi rất nhanh. Đã không thể bắt kịp anh rồi.
Hai bài hát như nói thay cho cảm giác cô đơn của Việt Dzũng khi hiểu mình sắp bước vào một chuyến đi xa. Hát với mình, anh tự trấn an về một nỗi sợ mơ hồ của số phận. Anh xin được giao phó linh hồn cho Chúa. Và anh cũng như muốn nhắc mọi người rằng đừng quên người bạn đã chống đôi nạng đi cùng mọi người rong ruỗi qua mọi nẻo đường của yêu thương, lý tưởng và chia sẻ. Bài hát như lời gọi đến những ai quen biết, để bày tỏ, khi thấy không còn kịp nữa.


Nhưng lúc này, làm sao để nói cho anh biết rằng cuộc sống này bỗng buồn hiu, khi mỗi sáng không còn nghe giọng truyền thanh của anh trên Radio Bolsa. Gió đã lạnh ngày cuối năm. Giáng sinh về. Nghe lại bài hát cuối cùng của anh. Viết mảnh giấy nhỏ, đốt và để tro bay theo gió về hướng anh nằm, hướng biển Huntington Beach. Vài chữ để anh đọc: “Thật sự, buồn hiu”.


Kỷ niệm một năm ngày nhạc sĩ Việt Dzũng mất
(20-12-2013  /  2014)


Tuấn Khanh
Back to top
« Last Edit: 20. Dec 2014 , 22:14 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #107 - 07. Jan 2015 , 23:18
 
TƯỞNG-NIỆM  LIỆT-SĨ TRẦN VĂN BÁ

   
...

  Kính thưa Quý vị,
(…………………..                         )
Trở về 30 năm trước : ngày mùng 8 tháng 1 năm 1985, Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam tại Saigon đã hành quyết 3 người Quốc Gia chân chính : Hồ thái Bạch, Lê Quốc Quân và Trần văn Bá  về tội « gián điệp phản quốc » …

Trần văn Bá năm đó đúng 40 tuổi.Anh sinh ngày 14 tháng 5 năm 1945 tại Sađéc. Là người con út trong số 3 người con của Cố Dân Biểu Trần Văn Văn,  một khuôn mặt lỗi lạc Miền Nam trong suốt 2 nên Cộng Hòa. Ông Văn đã từng tham gia chính phủ Trần Trọng Kim năm 1945 và đã từng giữ chức tổng trưởng Kinh Tế và Kế Hoạch trong chính phủ độc lập đầu tiên của Việt Nam năm 1949.

Sau khi đất nước bị chia đôi, đã quy tụ được lớp trí thức Miền Nam thuộc mọi khuynh hướng và thành lập nhóm « Tự Do Tiến Bộ »,đã từng bị tù chính kiến, đã là Đại Biểu tại Quốc Hội và đóng góp rất nhiều cho sự lớn mạnh của 2 nền Cộng Hòa .
Ngày mùng 7 tháng 12 năm 1969, ông bị ám sát tại Sàigòn, với rất nhiều nguyên nhân khúc mắc.



     Năm đó Trần Văn Bá mới có 21 tuổi. Anh còn đang học Trung Học. Để tránh mọi bất trắc có thể xảy ra cho người con mới lớn của Ông Trần Văn Văn, Bá đã bị đẩy qua Pháp, « để học xong phần tú tài » . Sẵn mang trong người dòng máu của người Cha luôn luôn khắc khoải về Dân Tộc, về Đất Nước, về 1 miền Nam hiền hòa, thanh bình, hùng mạnh, Trần Văn Bá đã theo học môn Kinh Tế, nghiêng về Chính Trị Kinh Doanh tại Đại Học Nanterre, nơi phát xuất những tư tưởng cực tả của giới trẻ Pháp, Anh cũng đã từng giữ chức Phụ Tá Giảng Viên tại chính Đại Học này và cũng nhờ vậy, Anh cũng đã tự vạch cho mình những đường lối đi ngược lại chủ thuyết Mác Lê.

Trần Văn Bá đắc cử chức chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Quốc Gia tại Pháp năm 1972. Anh đã hoạt động hăng say và tận tụy để xây dưng một lực lượng Sinh Viên Quốc Gia thật hùng mạnh tại Châu Âu, đã dẫn phái đoàn SV du học trở về thăm quê hương vào những tháng hè năm 73 – 74 trong chương trình « Nối Vòng Tay Lớn », đã tổ chức cuộc xuống đường rầm rộ để ủng hộ Miền Nam và các chiến sĩ vào tháng 4 năm 75 …. 3 ngày sau, Saigòn thất thủ…

...

Trần văn Bá đã ở căn nhà nầy ( Liège - Bỉ) .  Anh Hùng Kháng chiến của dân tộc Việt-Nam bị chế độ Hà Nội xử bắn ngày  8/1/1985  .


Vào dịp Tết đầu tiên sau khi Miền Nam bị nhuộm đỏ, Anh đã đứng ra tổ chức với Sinh Viên Quốc Gia, tại Hội Trường Palais de la Mutualité của Thành Phố Paris, một đêm Tết với chủ đề : « Ta Còn Sống Đây »  giương cao ngọn cờ vàng Quốc Gia, hát lớn bài « Hồn Tử Sĩ », trước hàng ngàn kháng giả xúc động đến ứa lệ.
Lớp trẻ SV Quốc Gia tại Âu Châu vào năm 75, trở thành côi cút, không Tổ Quốc, không đàn anh, mất đường về… Tuy vậy, họ chưa bao giờ tuyệt vọng : Trần Văn Bá đã cùng nhóm SV QG kiên trì tiếp tục con đường đấu tranh cho Chính Nghĩa, cho 1 Miền Nam không cộng sản. Bá đã trở thành linh hồn của Lớp Trẻ Tỵ Nạn

Vì chỉ tin là " Những thay đổi, những cách mạng về tình trạng đất  nước chỉ có thể phát xuất từ Quốc Nội, do chính những Anh Em Kháng Chiến tại Quê nhà " … Bá đã bay qua Bangkok, ngày 6 tháng 6 năm 1980. Anh đã lặn lội vượt đất Thái, băng qua Campuchia và xâm nhập Việt Nam hơn 10 lần.

Từ thành phố Saigòn, năm 82, anh đã viết về cho Anh Em SV tại Paris :
« …Phần tôi cũng bình thản thôi, cực thì có, nhưng tôi vẫn trọn vẹn với con người của tôi, với quê huơng nghèo đói. Con đường tôi chọn rất chông gai, nhưng dù sao tôi cũng phải đi tới cùng… »

Trần Văn Bá bị nhà cầm quyền CS bắt đêm 11 tháng 9 năm 1984 tại tỉnh Minh Hải Cà Mâu. Ngày 18 tháng 12, Tòa án Nhân Dân xử 21 can phạm tại Nhà Hát Lớn Sàigòn ( Trụ sở Quốc Hội cũ ). Trần Văn Bá là người thứ nhì trong danh sách những người bị xử.

Anh đã từ chối không ký vào bản xin nhà cầm quyền ân xá, khi bị kết án tử hình cùng với 4 can phạm khác.
Sáng ngày mùng 9 tháng 1 năm 1985, tin anh bị hành quyết ngày hôm trước tại Nghĩa Trang Quân Đội Thủ Đức, đã làm rúng động và gây phẫn nộ trong mọi giới chức tại Pháp….

...


Trần Văn Bá

Anh đã nằm xuống nơi miền quê hương khốn khổ.
Anh đã nằm xuống cho trọn giấc mơ mà Anh vẫn thường ấp ủ
« Kháng chiến phải thật sự phát xuất từ quê nhà… »
Anh đã ra đi, đã lội qua Biển Đông để « vá trời lấp biển »
để câu nói của anh « Mưa sẽ từ dưới đất mưa lên »
sẽ như một lời nhắn nhủ với lớp đàn em, với Thế Hệ Trẻ.
Anh về, để lượm lại những vũ khí đã rơi rớt ngày 30 tháng Tư,
để lượm lại những huy chương đã bị lớp đàn anh bỏ lại sau lưng.
Anh về, để thắp sáng Chính Nghĩa Quốc Gia, để cấy lại
một mùa mạ mới cho Miền Nam Việt Nam.
Anh đã về và đã chết như một Kinh Kha Đất Việt….
Nhưng thật sự, Anh không chết đâu Anh :
Anh đã đi vào Lịch Sử Dăn Tộc.
Anh vẫn sống trong lòng Lớp Trẻ.
Bởi vì, vẫn còn nhưng con đường mang tên Trần Văn Bá.
Từ Liège - Bỉ Quốc, đến Virginia - Mỹ Quốc,
Và mai đây, sẽ ở ngay tại quê nhà, tại Việt Nam.
Còn chúng tôi, lớp người Tỵ Nạn Hải Ngoại,
Vẫn coi anh như một Đứa Con Hiếm Quý của Miền Nam Cộng Hòa,
Vẫn coi anh như một chiến sĩ của Dân Tộc tự do, nhân hậu và bác ái…

Ký tên : Nhóm thân hữu Trần Văn Bá

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #108 - 19. Jan 2015 , 22:47
 


NGÀY NÀY NĂM XƯA 19-01- 1974 LÀ NGÀY 74 CHIẾN SĨ HẢI QUÂN VIỆT NAM CỘNG HOÀ ĐÃ HY SINH TRONG TRẬN HẢI CHIẾN TẠI HOÀNG SA. CHÚNG TA CÙNG TƯỞNG NIỆM VÀ CẦU NGUYỆN HỒN THIÊNG SÔNG NÚI PHÙ HỘ CHO NƯỚC VIỆT KHÔNG CÒN CỘNG SẢN.

...


...

...


https://www.youtube.com/watch?list=UUXwGYQwAIsGVLPPtgD4BPOA&v=yykCYwTOA5I


Back to top
« Last Edit: 19. Jan 2015 , 22:50 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #109 - 12. Mar 2015 , 20:02
 



NGÀY NÀY 40 NĂM TRƯỚC




Đúng ngày này ( 12/3/1975)  40 về trước Bs Nguyễn Công Trứ là y sĩ duy nhất ở lại Quân Y Viện Qui Nhơn . Ông cung các đồng đội đã chôn cất 47 tử sĩ  VNCH tại sân cờ của Quân Y Viện



Hiện nay Bs Nguyễn Công Trứ là Bs về quang tuyến tại Đaị Học Cornell và bênh viện tại New York

  phóng sự sau đây

You can check it out here:

http://www.youtube.com/watch?v=UvMVrnhtyl8





Back to top
« Last Edit: 12. Mar 2015 , 20:07 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #110 - 28. Apr 2015 , 08:29
 
Hôm nay là ngày 10 tháng 3  Âm lịch



Ngày Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương .


Dù ai buôn bán ngược xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ  mùng 10 tháng  3
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #111 - 11. Feb 2016 , 13:31
 
[size=20]Hôm nay là  ngày 5 tháng Giêng  - nhớ lại Mùa Xuân Kỷ Dậu 1789  Vua Quang Trung Đại Phá  Quân Thanh  tại Đống Đa 
[/




Back to top
« Last Edit: 11. Feb 2016 , 13:35 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #112 - 09. Mar 2016 , 08:23
 


TƯỞNG NIỆM 42 NĂM: TỘI ÁC THẢM SÁT CỦA CSVN TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC CAI LẬY. KHÔNG CHO PHÉP MÌNH QUÊN!


Vào lúc 02:55 chiều ngày 09/03/1974, CSVN đã pháo kích vào trường tiểu học thị trấn Cai Lậy, tỉnh Định Tường lúc các em học sinh đang trong giờ ra chơi. Cuộc pháo kích đã giết chết 32 em học sinh và làm bị thương 43 học sinh khác.

Xin hãy dành một phút để tưởng nhớ những nạn nhân của cộng sản cũng như để nhắc nhở chúng ta về những tội ác dã man, vô nhân đạo của đoàn quân cộng sản!

42ND ANNIVERSARY COMMEMORATION OF CAI LAY ELEMENTARY SCHOOL MASSACRE. WE ARE NOT ALLOWED TO FORGET!

At 2:55 pm on March 09, 1974, the Vietnamese communist shelled the Cai Lay Elementary School in Dinh Tuong Province while students were in recess. The shelling killed 32 students and injured 43 others.

Let's take a minute to remember the victims of communism and to remind us of the communist atrocities and inhumanities!

====
SÂN TRƯỜNG CAI LẬY

(Thơ Ngô Văn Thọ)


Tôi vẫn nhớ buổi kinh hoàng Cai Lậy
Giặc pháo vào trường học lúc giờ chơi
Tuổi thơ ngây đang đùa giỡn vui cười
Nằm phơi xác miệng còn trơ viên kẹo
Tôi thấy những người mẹ đi lẽo đẽo
Quanh ngôi trường tìm nhặt mớ thịt xương
Gỡ tóc tai, lẫn máu dính trên tường
Của hai mươi chín thiên thần bé bỏng
Tôi đã thấy hai hàng lệ nóng
Chảy không ngừng trên gương mặt xanh xao
Của người mẹ buồn héo hắt khổ đau
Nhận xác con nhờ áo lem mực tím...


...

...
...

...

...

NAM MÔ TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT

Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #113 - 26. Oct 2016 , 08:38
 


26-10-1956 _ 26-10-2016


Hôm nay là ngày 26-10 - 2016 , 60 năm trước ngày 26-10-1956 bản Hiến Pháp Tự Do đầu tiên ra đời , sau này được lấy làm ngày Quốc Khánh Đệ Nhất Cộng Hòa


...


...

Back to top
« Last Edit: 26. Oct 2016 , 08:38 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #114 - 31. Oct 2016 , 23:35
 


Lễ Tưởng Niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm & Chiến Sĩ Dân Quân Cán Chính VNCH 2016



...


https://www.youtube.com/watch?v=04jIB3AVims&feature=em-share_video_user



Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #115 - 01. Nov 2016 , 22:27
 



HÃY TRẢ LẠI LỊCH SỬ: KẺ GIẾT CHẾT T.T NGÔ ĐÌNH DIỆM LÀ VIỆT CỘNG NẰM VÙNG!



Dương Văn Minh - Một Việt Cộng nằm vùng, kẻ đã giết chết hai chế độ Cộng Hòa Đệ I & Đệ II.
Thùy Trang không phải là một nhà viết sử, tuy nhiên Thùy Trang mong là chúng ta hãy trả lại SỰ THẬT cho lịch sử. Dương Văn Minh có phải là VC nằm vùng không? Lịch sử vẫn còn bí ẩn!
Theo tài liệu được ghi lại tuy không chi tiết qua "Hồ sơ về Tướng Dương Văn Minh" của can bo VC Phạm Văn Hùng và tài liệu của Pháp thì chúng ta có thể đúc kết hồ sơ trả lại cho lịch sử tên tướng Việt Cộng nầy, xin đừng gọi, hắn là "phản tướng" mà hãy gọi là một tướng cua VC.
Ông Dương Văn Minh sinh năm 1916 ở tỉnh Mỹ Tho, bố là ông Dương Văn Huề, gia đình bố mẹ ông có 7 người con: 4 trai, 3 gái. Ông Minh là con cả. Dương Thanh Nhựt là con trai kế,theo Việt Cộng từ năm 1944 được thăng chức là đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam.
Năm 1940, Dương Văn Minh bị VC cấy vào học trường đào tạo hạ sĩ quan và sĩ quan dự bị của Pháp, năm 1942 hắn gia nhập quân đội Pháp.
Sau cuộc Cách mạng tháng 8 của VC, năm 1945, Dương Văn Minh theo VC, tham gia lực lượng vũ trang cách mạng chống Pháp.
Cho tới lúc nầy tình báo Pháp vẫn không biết DVM là Việt Cộng, năm 1946, Dương Văn Minh trở lại quân đội Pháp làm thiếu úy đại đội phó quân đội Pháp, sau đó vì Pháp thiếu sĩ quan nên ông được nhanh chóng thăng cấp tá.
Khi Pháp bàn giao Quân Đội cho VNCH, Dương Văn Minh tranh giành quyền lực để ngấm ngầm đánh phá.
Dương Văn Minh cứu Việt Cộng nằm vùng!
Theo tài liệu:
- Dương Văn Minh cấu kết với nhóm Phật Giáo Ấn Quang. Nữ cán bộ Việt Cộng là Bùi Thị Mè có em trai làm tình báo cho VC lên tới chức vụ thiếu tá đệ nhất VNCH bị phòng 2 bắt được vì hoạt động cho VC, Dương Văn Minh can thiệp thả y ra.
- Lần thứ 2, Dương Văn Minh ký lệnh thả VC Nguyễn Minh Triết tức Bảy Trung, cán bộ Biệt Động Thành, tên nầy bị Quân Cảnh giam ở nhà lao Phú Lợi.
- Vào cuối tháng 2 năm 1961, lúc đó là thời kỳ cuối của Phạm Văn Đồng trong chức vụ "Bộ trưởng Bộ Ngoại giao CSVN", Đồng đã gửi lệnh từ Hà Nội cho Dương Văn Minh làm theo kế hoạch...
- Năm 1962, Dương Văn Minh đột nhập vào các cơ quan tình báo của VNCH, Binh vận Trung Ương Cục, Tình báo, An ninh T4 (Sài Gòn - Gia Định).
- Năm 1960, theo yêu cầu của Việt Cộng thuộc Ban binh vận Xứ ủy Nam bộ (sau này là Trung Ương Cục miền Nam), Việt Cộng Võ Văn Thời, Cục trưởng Cục địch vận Tổng Cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam đưa Dương Thanh Nhựt tức Mười Ty làm nhiệm giao liên cho Dương Văn Minh.
- Tháng 8/1962, Mười Ty liên lạc với Dương Văn Minh và Nguyễn Văn Di, cậu ruột của Dương Văn Minh, bàn thảo kế hoạch đảo chính T.T Ngô Đình Diệm.
- Ngày 01/11/1963, Trung tướng Dương Văn Minh nhân danh Chủ tịch Hội đồng quân nhân cách mạng phát lệnh đảo chánh, sau khi giết chết T.T Ngô Đình Diệm và em trai là Ngô Đình Nhu, Dương Văn Minh lên làm Quốc trưởng Đệ I VNCH.
- Tháng 12 năm 1963, Dương Thanh Nhựt tức Mười Ty được Dương Văn Minh mời vào nhà ăn mừng chiến thắng tại địa chỉ 98 Hồng Thập Tự, nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai, sau đó Dương Thanh Nhựt qua nhà em trai là Dương Thanh Sơn ở 10 ngày.
Qua nhiều lần gặp và trao đổi với Dương Văn Minh, Mười Ty báo cáo là Ấp Chiến Lược đã "gây trở ngại cho quân ta", và gửi lời yêu câu của Hà Nội là "bằng bất cứ mọi giá", Dương Văn Minh phải tìm cách phá hũy cho được Ấp Chiến Lược.
Sau một thời gian ngắn được lệnh từ Bắc Việt, Dương Văn Minh ra lệnh hủy bỏ 16.000 Ấp Chiến Lược. Đại sứ Mỹ Cabot Lodge hỏi Dương Văn Minh vì sao làm thế? Ông trả lời:
"Người Việt Nam có phong tục tập quán riêng, không người nào muốn xa rời mảnh đất đã gắn bó đời mình và mồ mả ông cha. Dồn dân vào ấp chiến lược là chủ trương sai, vì lẽ đó tôi giải tán ấp chiến lược để người dân trở về quê cũ của mình."
- Tháng 1/1964, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mc Namara và Tướng Harkin yêu cầu Quốc trưởng Dương Văn Minh để cho Hoa Kỳ ném bom ra miền Bắc, không ném ồ ạt mà ném bom nổ chậm trên đê sông Hồng để tạo lũ lụt mất mùa, cắt đường lương thực của Việt Cộng, Dương Văn Minh lắc đầu từ chối.
- Vào cùng thời gian, Đại sứ Cabot Lodge yêu cầu Quốc trưởng Dương Văn Minh nghiên cứu, chuẩn y và thực hiện kế hoạch 34A (hoạt động gián điệp, biệt kích chống miền Bắc). Dương Văn Minh không trả lời.
- Cuối năm 1964, Hà Nội gửi lệnh mật cho Dương Văn Minh đòi thực hiện một chế độ trung lập, lập Chính phủ liên hiệp Mặt Trận. Vào thời điểm đó, tình báo Mỹ bắt đầu nghi ngờ và theo dõi sát Dương Văn Minh.
- Lần nữa, Quốc Hội Mỹ bàn thảo kế hoạch Bắc Tiến của Tổng thống Johnson nhưng Dương Văn Minh lại phản đối.
Cuối tháng 01/1964, Mỹ buộc lòng phải đưa Tướng Nguyễn Khánh lên làm Chủ tịch Hội đồng quân nhân cách mạng kiêm Thủ tướng Chính phủ VNCH bằng một cuộc đảo chính.
Nguyễn Khánh tuyên bố: "Tôi đảo chánh Dương Văn Minh để cứu đất nước này khỏi rơi vào tay Cộng sản".
- Năm 1965, Dương Văn Minh bị Mỹ giam tại Thailand, bị CIA theo dõi. Ở Thailand cho tới năm 1967 Dương Văn Minh lấy cớ là em gái Dương Thu Hà bị ung thư chết ở Pháp nên qua Pháp và tìm cách trốn khỏi vòng vây của CIA, nhưng sau đó bị Mỹ sang Pháp bắt đưa lại về Thailand.
Việt Cộng mất "nằm vùng Dương Văn Minh" khó lòng để phá nỗi Miền Nam Việt Nam nên vào cuối năm 1970 Việt Cộng ra lệnh cho "tên nằm vùng khác là chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh" để tìm cách cứu Dương Văn Minh. Việt Cộng Nguyễn Tấn Thành tức Tám Vô Tư, bác của Nguyễn Hữu Hạnh, được giao làm nhiệm giao liên cho Nguyễn Hữu Hạnh.
- Tháng 3 và 4/1975, Việt Cộng Nguyễn Tấn Thành tức Tám Vô Tư gặp ông Nguyễn Hữu Hạnh bàn kế hoạch giành chính quyền, sau khi T.T Nguyễn Văn Thiệu từ chức ngày 21/4/1975, thì Việt Cộng Nguyễn Tấn Thành ra lệnh cho Nguyễn Hữu Hạnh và Dương Văn Minh lên làm Tổng thống để sau đó bàn giao chính quyền lại cho Việt Cộng.
- Ngày 28/4/1975, Dương Văn Minh lên làm Tổng Tống và sau đó Minh tức tốc gọi tên Việt Cộng nằm vùng Nguyễn hữu Hạnh từ Cần Thơ lên Sài Gòn gặp Minh để giao cho chức vụ phụ tá Tổng tham mưu trưởng, sau đó là Quyền Tổng tham mưu trưởng.
Với các cương vị này, Nguyễn Hữu Hạnh và Dương Văn Minh đã đọc nhiều thông báo ra lệnh cho quân đội VNCH buông súng đầu hàng ...
(*) Khi dòng chữ chấm dứt bằng những dấu chấm "..." thì nước mắt của Thùy Trang cũng đã chảy tràn trụa trên má và trên môi ... buồn quá ...



Nguyễn Thùy Trang
Back to top
« Last Edit: 01. Nov 2016 , 22:27 by thubeo »  

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #116 - 31. Jan 2017 , 11:16
 



Hôm nay  ngày  mùng 5 tháng  Giêng - là ngày kỷ niệm chiến thắng Đống Đa của Vua Quang Trung   - Mùa Xuân Kỷ Dậu 1789 
Back to top
« Last Edit: 31. Jan 2017 , 11:17 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #117 - 01. Feb 2017 , 00:42
 


VUA QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH



...

https://www.youtube.com/watch?v=lRxb3TMk9tg
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Ngày này  năm xua
Reply #118 - 09. Mar 2017 , 10:05
 


Xin cả nhà dành 1 phút để tưởng niệm các nạn nhân học sinh của trường Tiểu-Học Cộng-Đồng Cai Lậy, Tỉnh Định-Tường bị VC pháo kích chết thảm đúng vào ngày này của 43 năm trước, 9/3/1974.

Tưởng nhớ các em học sinh trường tiểu học thị trấn Cai Lậy



Tôi vẫn nhớ buổi kinh hoàng Cai Lậy
Giặc pháo vào trường học lúc giờ chơi
...
Tuổi thơ ngây đang đùa giỡn vui cười
Nằm phơi xác miệng còn trơ viên kẹo
Tôi thấy những người mẹ đi lẽo đẽo
Quanh ngôi trường tìm nhặt mớ thịt xương
Gỡ tóc tai, lẫn máu dính trên tường
Của hai mươi chín thiên thần bé bỏng
Tôi đã thấy hai hàng lệ nóng
Chảy không ngừng trên gương mặt xanh xao
Của người mẹ buồn héo hắt khổ đau
Nhận xác con nhờ áo lem mực tím...”.

"Sân Trường Cai Lậy" của thi sĩ Ngô Văn Thọ


Hỡi bé thơ ơi, sao vội lìa đời, khi tuổi còn tươi, khi tuổi còn xanh
Tiếng hát ngây thơ bên trường ngày nào,
bây giờ còn đâu khi đạn thù rơi
Thầy còn giảng bài tình thương trong lớp
Bạn bè còn ngồi chăm chỉ lắng nghe
Sao em nỡ bỏ mái trường ngày xưa
Lưu luyến vĩnh viễn ra đi
Hỡi bé thơ ơi, sao vội bỏ thầy, bỏ mẹ, bỏ cha, bỏ bạn, bỏ em
Hỡi bé thơ ơi, em tội tình gì, sao vội bỏ đi, em lại bỏ đi
Thầy còn giảng bài tình thương trong lớp
Bạn bè còn ngồi chăm chỉ lắng nghe
Sao em nỡ bỏ mái trường ngày xưa
Lưu luyến vĩnh viễn ra đi
.

Sáng tác : Nhạc sĩ Anh Bằng

Hiện còn 3 người tận mắt chứng kiến cuộc pháo kích của VC sáng ngày 9/3/1974 vào Trường Tiểu Học Cộng Đồng Cai Lậy thuộc tỉnh Định Tường làm chết tại chỗ 29 em học sinh. Chính ba người này đã đích thân bồng các em bị thương đầy máu me lên xe cứu thương chở về Trung Tâm Y Tế Toàn Khoa tỉnh Định Tường cấp cứu. Ba người này, 2 người hiện đang sống ở Westminster, California, Hoa Kỳ; 1 người hiện sống tại Jacksonville, Florida, Hoa Kỳ.

Nguồn: Trích trong hồi ký TÙ BINH VÀ HÒA BÌNH của nhà văn Phan Nhật Nam, viết năm 1974.


https://www.youtube.com/watch?v=LoSgKVi-Gc4
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #119 - 25. Mar 2017 , 19:55
 
Hôm  nay  26 tháng  3 -  Kỷ niệm  ngày
Người Cầy có Ruộng   -  cố Tổng thống Nguyễn văn Thiệu  ban  hành  sắc luật  Người Cầy có Ruộng
Back to top
« Last Edit: 25. Mar 2017 , 19:56 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #120 - 18. Jan 2019 , 19:51
 
Hôm nay  ngày  19 tháng 1  năm 2019  -ngày này 45 năm về trước  -Trận  chiến  Hoàng Sa  đã xẩy ra  -Hải  Quân  VNCH  chiến đấu  với  hải quân  Trung quốc . Trận chiến  đã  khiến  cho 74 Chiến sĩ  Hải quân VNCH  phải hy sinh trong đó  có hạm trưởng Nguỵ Văn  Thà  ( cựu học sinh Hồ ngọc Cẩn) đã hy sinh theo chiến hạm   -  Xin dành 1 phút để tưởng nhớ  74 Tử sĩ  Hoàng Sa  - Nam mô tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật  -  R.I.P   =-  Lest  We  Forget .
Back to top
« Last Edit: 18. Jan 2019 , 19:52 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #121 - 08. Feb 2019 , 11:06
 
Hôm  nay  mồng  5  tháng Giêng  - ngày  này  cách đây 230  năm Vua Quang  Trung  đã tiến  vào Thăng Long    dẹp tan   quân Mãn Thanh  -
khiến  cho  Tôn sĩ Nghị  chạy có  cờ về  Trung quốc  - Ngày  hôm  qua  ở  Tây Sơn  Bình Định (VN) -  bọn  Tuyên giáo   VC  và một số  lãnh đạo đã  đến  thắp nhang  ở  đền  Vua  Quang Trung .trong khi đó  báo  chí VN lại ca tụng  chiến  công hiển hách  của Vua  Quang Trung dẹp tan quân Mãn Thanh  -  biết nói gì  đây ???
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Ngày này  năm xua
Reply #122 - 08. Feb 2019 , 15:42
 
nguyen_toan wrote on 08. Feb 2019 , 11:06:
Hôm  nay  mồng  5  tháng Giêng  - ngày  này  cách đây 230  năm Vua Quang  Trung  đã tiến  vào Thăng Long    dẹp tan   quân Mãn Thanh  -
khiến  cho  Tôn sĩ Nghị  chạy có  cờ về  Trung quốc  - Ngày  hôm  qua  ở  Tây Sơn  Bình Định (VN) -  bọn  Tuyên giáo   VC  và một số  lãnh đạo đã  đến  thắp nhang  ở  đền  Vua  Quang Trung .trong khi đó  báo  chí VN lại ca tụng  chiến  công hiển hách  của Vua  Quang Trung dẹp tan quân Mãn Thanh  -  biết nói gì  đây ???

Bọn bán nước con cháu Lê Chiêu Thống theo chân Tôn Sĩ Nghị  đang giở trò gì đó.
Lời của Tám thẹo xin nhớ đừng quên

...

Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #123 - 05. Mar 2019 , 11:42
 
Hôm nay  6 tháng  3  - /2019  -ngày này
18 năm về trước  có người nữa ca sĩ  tài hoa bạc mệnh qua đời để bao luyến thương cho mọi  người  : Nử  ca sĩ
NGỌC LAN  .không biết  hiện giờ  hàng ngày  có  còn ai đặt trên mộ  Ngọc Lan   bó Hoa Hồng không - -
  ngoài  Ngọc Lan  qua đời trong tháng 3  - còn có  cố nhạc sĩ Anh Việt Thu  đã qua đời ngày 15 tháng 3 năm 1975 trùng với ngày Ban mê thuột di tản chiến thuật
- và sau cùng cũng  gần cuối tháng 3  là sự ra đi của nhà báo- nhạc sĩ Trường Kỳ   22 tháng 3  -2009. Trong 3 người  đã  qua đời  - cố nhạc sĩ Anh Việt Thu  chết trẻ nhất   36  tuổi - cố nữ ca sĩ  Ngọc Lan  45 tuổi
cố nhà báo Trường Kỳ  63  tuổi   -  R.I.P
Back to top
« Last Edit: 05. Mar 2019 , 11:43 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #124 - 25. Mar 2019 , 11:40
 
Hôm nay  ngày  26 tháng 3 năm 2019  - ngày này  49  năm về trước là ngày Vui nhất trong đời của cố Tổng thống Nguyễn văn Thiệu -tại  Cần thơ  ông đã ban hành luật" Người Cầy có ruộng". Ông  cho biết ông từng tham gia  Việt Minh , tôi  biết rằng Việt Minh là Cộng sản , họ bắn người dân , họ lật đổ các uỷ ban xã  , họ  tịch thu Đất Đai  vì thế ông thấu hiểu rõ luật Người cầy có ruộng  không chỉ là thành quả  non trẻ  của nền dân chủ  mà còn là chính  sách mang lại chính nghiã  cho  công cuộc đấu tranh chống Cộng sản.
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #125 - 29. Apr 2019 , 16:16
 
Ngày    30 tháng  4 đen lại về .ngày buồn của toàn dân Miền Nam Việt Nam từ Bến Hải đến Cà Mau
- nguyện cầu  hồn thiêng sông núi phù hộ cho dân Việt Nam thức tỉnh đứng lên lật đổ chế  bạo quyền  - xoá
tan đảng Cộng sản mới mong đem lại thanh bình an vui
cho người dân Việt Nam từ Bắc chí Nam
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #126 - 18. Jun 2019 , 21:53
 
  Ngày   Quân lực VNCH  19 tháng  6 -1966 -2019  tính đến năm nay  đã  53  năm .Những người  lính VNCH    luôn sống mãi  trong lòng dân tộc  .
Back to top
 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4031
Re: Ngày này  năm xua
Reply #127 - 06. Jul 2019 , 20:17
 
Ngày  này   65 năm về   trước  7 tháng 7
- Vua Bảo Đại đã đưa ông Ngô đình Diệm về  nước để nhận nhiệm  Thủ tướng đầu tiên của nước Việt nam Cộng Hoà 
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Ngày này  năm xua
Reply #128 - 19. May 2020 , 04:24
 
Nhìn những tấm hình nầy, không biết bọn 30 ttháng 4 giờ đã sáng mắt chưa?
Bọn khốn nạn, mất dạy nhất, ai cũng ghét.

...
...
...
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Ngày này  năm xua
Reply #129 - 10. Jul 2020 , 02:13
 
Hôm nay đúng 67 năm, ngày 9.7.1953 CSVN đã xử bắn bà Nguyễn Thị Năm, tức Cát Hạnh Long, tên của cửa hàng gia đình bà, sinh năm 1906, từng cống hiến và nuôi dưỡng cộng sản, nuôi của Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng và Trường Chinh. Trong Tuần Lễ Vàng tháng 9/1945, bà dâng hiến 100 lượng vàng cho Việt Minh. Trước đó tháng 5/1945, bà Cát Hạnh Long đưa lên chiến khu 20 ngàn tiền Đông Dương, thời giá khi đó tương đương 700 lượng vàng. Bà là người đầu tiên đã bị tử hình trong vụ Cải Cách Ruộng Đất với tội danh là địa chủ. Sau đó Hồ Chí Minh đã viết bài "Địa Chủ Ác Ghê" qua bút danh C.B. đăng trên báo Nhân Dân vào ngày 21.7.1953


https://youtu.be/reWqVU1QizI
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 
Send Topic In ra