Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Re: Nhạc 3  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 5 6 7 8 9 ... 18
Send Topic In ra
Re: Nhạc 3 (Read 31048 times)
mien_thuy
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1272
Re: Nhạc 3
Reply #90 - 17. Jun 2006 , 19:47
 
Anh phu_de ơi, hôm nay Cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản tại Hoà Lan tổ chức về ngày Quân lực 19 tháng 6 như mọi năm đó anh. Cảm ơn anh cũng đã nhắc nhở ngày này không quên
MT
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Nhạc 3
Reply #91 - 18. Jun 2006 , 06:21
 
mien_thuy wrote on 17. Jun 2006 , 19:43:
Chị Mỹ chộp bài hát này ở đâu mà sao đúng ý MT wá chị, nghe xong lại nhớ nhiều đến giọng ca anh chàng không quân Sĩ Phú ngọt như mía lùi này. Xem DVD nói về Nhật Trường *Anh không chết đâu em, có đoạn quay lại Sĩ Phú với bài Tuyết Trắng mà rớt nước mắt.. Lúc đó hình ảnh Sĩ Phú thật già, giọng ca thì cũng không còn hay như xưa nhưng cảm động ở chỗ anh mặc lại bộ đồ bay ngày nào.. tất cả những hình ảnh trân trọng suốt từ đầu cho đến cuối của cuốn DVD vinh danh  Ca nhạc sĩ Nhật Trường thật là một tác phẩm cần phải có trong tay mọi người yêu nghệ thuật và yêu giòng nhạc cùng tiếng hát Nhật Trường

Cảm ơn chị Mỹ nhiều đã cho nghe lại gòng nhạc Trần Thiện Thanh chị nhé


Miên Thuỵ nói đúng dó, khong biết sao hình Sĩ Phú lúc hát bài Tuyết Trắng trông hom hem và già sọm đi rồi  dù thu đã lâu lắm, chỉ 1 vài năm sau hình Sĩ Phú  hát bài Mắt Biếc. Giọng Sĩ Phú sau này yếu đi nhiều, nhất là hát  những nốt lên cao  nghe không còn hay nữa , chắc phổi đã nhuốm bịnh mà không biết  Undecided
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3543
Gender: male
Re: Nhạc 3
Reply #92 - 18. Jun 2006 , 14:57
 
Mời chị MT và chị Mỳ cùng quý bạn nghe lại vài bài cũ của Sĩ Phú
-------------------------

Tưởng nhớ Sĩ Phú


...



THT_SD
--------------------------------------------------------------------------------

Trước tháng 4/75 tôi không quen biết và gặp anh bao giờ. Chỉ trông thấy anh trên TV và nghe giọng anh hát qua radio. Một ngày trong tháng 8 hay tháng 9/75, anh từ San José bay xuống San Diego và ở lại chung với chúng tôi 3, 4 tháng trời. Lý do: anh chán ông sponsor cựu sĩ quan KQ Mỹ và cơm Mỹ .
Căn nhà ở đường Redding road , San Diego lúc ấy có 7 sinh viên du học đang ở, cộng thêm 2 anh em tôi vừa từ trại tỵ nạn Pendleton ra và anh nữa là 10 người. Anh và tôi đã phải trải sleeping bag ngủ dưới sàn nhà ngoài phòng khách mấy tháng trời cho đến ngày anh rời San Diego lên Los Angeles. Sau đó anh có trở lại San Diego vài lần để trình diễn trong các buổi đại nhạc hội do Khánh Ly và tôi tổ chức. Nhưng gần 20 năm qua, tôi chỉ gặp lại anh có một lần và lần này thì nghe tin anh đã yên nghỉ vĩnh viễn.
Bốn tháng trời ăn, ở chung nhau dù không lâu trong một đời người nhưng anh đã để lại trong tôi một vài kỷ niệm cũng khó quên. Hôm nay tôi nhắc lại để nhớ về anh, về một người tha hương vừa nằm xuống ở đất khách. Thiếu tá Không Quân VNCH và cũng là giọng hát quý Sĩ Phú.
Tôi không muốn viết về anh những gì tôi nghe thấy hay đồn đãi, mà tôi chỉ viết về những gì chính tôi biết về anh.
Anh là một người rất kín đáo, ít thố lộ chuyện riêng tư dù là trong những lúc vui hay buồn. Tôi bị mất ngủ nhiều đêm trong suốt mấy tháng trời khi ngủ cùng phòng khách với anh. Nhiều lần 2, 3 giờ sáng anh ngồi dậy trong bóng tối, châm thuốc lá hút hết điếu này đến điếu khác rồi thở dài. Anh làm tôi bị mất ngủ cũng ngồi dậy hút theo anh. Có lần tôi hỏi anh tại sao không ngủ được, anh nói là nhớ đứa con trai 4 hay 5 tuổi, nhớ những lúc nó chạy ra quấn lấy chân anh khi anh đi làm về. Bây giờ vắng anh không biết nó ra sao. Tôi lúc đó chưa có con nên chưa thấu hiểu sự đau khổ của anh nhưng gia đình tôi cũng kẹt lại hết nên cũng lây cái buồn của anh. Hai tên có khi ngồi hút thuốc cho đến sáng mà chỉ thỉnh thoảng mới trao đổi với nhau một hai câu. Đó là tất cả những gì tôi biết về gia đình anh ở Việt Nam.
Ai cũng biết anh là một sĩ quan Không Quân và là một nam ca sĩ có một giọng hát thật ấm, thật quyến rũ với những bản tình ca. Nhưng ít ai biết anh cũng là một đầu bếp rất giỏi. Đám du học sinh thời ấy toàn là dân "mì gói làm chuẩn", khá lắm thì L. S. có món gỏi bắp cải, cháo gà, V. thì có món sườn heo bỏ lò sau khi trét ít BBQ sauce. Anh trổ tài nấu nướng các món ăn Bắc, Trung, Nam và cả của Tầu làm cả bọn, nhất là các cô sinh viên du học bấy giờ cũng phải cười...thua, phục sát đất. Ai cũng phải công nhận là món "phá lấu" và soup măng cua anh nấu rất tới.
Có lần cô T. một nữ sinh viên du học đã phải thốt lên. "Người ta có thể thấy một SP oai hùng mặc đồ bay hát trên TV hay một Sĩ Phú complet cà vạt hát trong phòng trà nhưng chắc không ai mua được vé xem Sĩ Phú mặc xà lỏn, áo thung, vừa nấu bếp vừa hát "Cô láng giềng"..." và anh hát thật tình như khi đang anh đứng ở trước khán giả
Một buổi chiều cả bọn vừa cơm nước xong, người đang đọc báo, người đang xem TV, bỗng chúng tôi nghe thấy từ trong phòng vệ sinh đóng kín cửa có tiếng anh SP hét thật lớn, dài, tiếng thét nghe thật kinh hoàng như anh đang bị tai nạn, cả bọn chạy xúm lại cửa phòng vệ sinh nhốn nháo hỏi han, anh mở cửa ra, mặt hơi đỏ tươi cười.
- "Các cậu làm gì mà nhắng lên vậy ? Có gì đâu, mấy tháng nay không hát hò gì cả tối nay "ra quân" phải thử lại xem còn giọng không?".
Đêm hôm đó anh được mời hát trong ngày "International Day" tại Organ Pavillion trong công viên Balboa Park. Có lẽ anh là người Việt Nam đầu tiên trình diễn tại sân khấu lộ thiên này. Bài đầu anh trình bầy là bài "Vũng lầy của chúng ta" của Lê Uyên Phương. Khi được khán giả vỗ tay yêu cầu hát thêm bài nữa anh làm cả bọn tôi nín thở khi anh giới thiệu tên bản nhạc kế bằng tiếng Mỹ: "Born free" để mừng sự tự do anh đã chọn và phải bỏ lại gia đình lại Việt Nam. Chúng tôi đã nghe anh hát tiếng Việt, biết anh từng tu nghiệp Anh ngữ ở Texas nhưng chưa đứa nào nghe anh hát tiếng Mỹ, nhưng mà sự hồi hộp cũng tan biến khi các khán giả Mỹ vỗ tay ầm ầm lúc anh vừa chấm dứt những lời hát cuối.
Trong bọn tôi có nhiều người thích Lệ Thu với bản "Ngậm ngùi" của Phạm Duy. Có tên còn quả quyết Lệ Thu đã làm "Ngậm ngùi" nổi tiếng và ngược lại, nhưng có lần anh đã tự hào nói với chúng tôi là chính anh đã hát bài này trên đài phát thanh Nha Trang và được thính giả yêu cầu nhiều lần trước cả Lệ Thu.
Buổi văn nghệ đón cái Tết tha hương đầu tiên của người Việt tại San Diego thành công một phần cũng là nhờ sự "móc nối" của anh với các ca sỹ. Anh đã "kéo" được Khánh Ly từ Florida sang, "lôi" hai "con Mèo", ban nhạc New Life với Trung Nghiã, Trung Hành, Quang Minh và Thanh Tuyền (ái nữ của cố tài tử Đoàn châu Mậu) từ Los Angeles xuống. Dư âm của buổi trình diễn Tết này đưa đến vài kết quả vẫn còn cho đến nay là Khánh Ly gặp và trở thành bà Nguyễn Hoàng Đoan, con Mèo "lớn" trở thành bà Sĩ Phú và tôi, tên MC hôm đó cũng bị "sư tử" vồ.
Anh cũng kể cho chúng tôi nghe là làm ca sỹ nên đôi khi cũng gặp nhiều "tai bay, vạ gió" . Chuyện anh bị đày ra Phan Rang vì có tin đồn anh chơi "sì ke", "hút sách"... thực tế không phải, anh bị một "ông lớn" trong Không Quân "đì" vì anh nhận lời hát cho phòng trà Khánh Ly, mà ông lớn cho rằng như thế làm mất tư cách sĩ quan KQ. Còn những tin đồn về bồ bịch, trai gái thì nhiều đếm không xuể; nhưng có một chuyện mà tôi và các sinh viên ở căn nhà đường Redding road biết rất rõ. Trong thời gian anh ở chung với chúng tôi, có một cô cũng dân tỵ nạn 75, xinh xắn , dáng người phải nói là thật quyến rũ, mê anh vô cùng, cô ta lăn xả vào anh với đủ đòn phép nhưng anh vẫn tỉnh như không, anh nói với tụi tôi là coi cô ta như em, và đối với cô ta một mực rất đứng đắn, nghiêm túc trong khi đó vài tên chúng tôi tiếc rẻ. Sau này anh bỏ đi lên Los, cô ta thất vọng và đã lập gia đình với một thanh niên Mễ.
Giữa anh và tôi, anh để lại cho tôi một bài học kinh hoàng, "ớn" cho tới hôm nay. Lúc còn ở chung, tôi thú thật với anh là hồi ở VN nghe nói phim "con heo" Mỹ bên này "độc đáo" lắm nhưng cứ tò mò, thắc mắc mà không dám đi coi một mình vì "dốt" tiếng Mỹ. Anh cười bảo tôi là "có con mẹ gì...cậu coi một hai lần là chán ngấy..." tôi cười cười không tin. Thế rồi một buổi sáng, anh nhờ một tên trong nhà có xe trên đường đi làm bỏ tôi và anh xuống khu Horton Plaza ở downtown, anh mua vé dẫn tôi vào xem phim "XXX". Chúng tôi coi từ 9 giờ sáng hôm đó cho đến 2 giờ sáng hôm sau, chỉ nghỉ "giải lao"' hai lần đi ra ngoài mua hamburger ăn lunch và dinner. Kết quả ngoài sức tưởng tượng, tôi chưa hề bước chân vào lại một rạp phim "XXX" nào từ đó cho đến nay, bây giờ nghĩ lại còn muốn ói.
Giáng Sinh năm 1982 hay 83 tôi tình cờ gặp lại anh trong một dạ vũ ở Hollywood Palladium. Tôi đến bắt tay và chia buồn với anh vì được tin trễ cháu bé của anh và UL đã mất. Anh ngồi một mình ủ rũ ở quầy rượu, chúng tôi trao đổi một vài câu thăm hỏi xã giao nhưng đầu óc của anh lúc đó hình như đang để ở đâu đâu. Một vài người bạn đi qua vỗ vai, anh cũng chỉ ngước nhìn rồi thôi. Tôi chỉ biết thêm là anh đã quay lại San José và đang làm cho một hãng điện tử. Thế rồi lại chia tay cho đến hôm qua thì một người bạn KQ ở quận Cam gọi điện thoại báo tin cho tôi biết là anh đã ra đi vĩnh viễn đêm hôm trước.
Tôi đóng cửa phòng viết vội vài dòng này trong giờ làm việc cho anh nhưng thật ra là để cho tôi và vài người bạn ở Redding road ngày xưa, chứ anh bây giờ có còn gì để mà bận tâm, ưu phiền hay lo lắng.
Anh Phú! Tôi vẫn còn nhớ những ly cà fê nóng chia nhau trong những buổi sáng thất nghiệp không biết làm gì, đi đâu, không tiền, không xe, chúng nó đi học, đi làm hết bỏ hai thằng di tản buồn nằm cheò queo ở nhà. Những buổi tối cuối tuần mệt mỏi, 2, 3 giờ sáng mới lái xe về San Diego từ Roosevelt hotel ở Hollywood sau những giờ tán gẫu, nhảy nhót với bạn bè, và những câu nói đuà của anh:
"Năm thằng kỹ sư nuôi hai thằng cư sỹ" (là đám bạn sinh viên du học cùng anh và tôi)
"Mèo khen mèo dài đuôi,... Phú khen Phú lắm râu"
"Hữu xạ tự nhiên hương, chuột xạ tự nhiên hôi"
và những bài hát bị sửa lời thật là tiếu lâm của anh....
Cầu xin cho anh ra đi thật thảnh thơi, tạm biệt anh..


-------------------------

Bạn !
Tôi viết bài dưới đây một phần thể theo lời "xúi giục" của vài người bạn cũng quen anh Phú nhưng không đi đưa tiễn anh được và một phần là tại tôi cũng muốn ghi lại một vài hình ảnh cuối với Sĩ Phú.
Bài viết này tôi KHÔNG định đăng báo hay post ở đâu hết, vì tôi biết là sẽ có nhiều chi tiết cá nhân, liên quan đến nhiều người mà có thể họ không thích được nhắc tới ở nơi công cộng.
Tôi hy vọng bạn sẽ giúp tôi bằng cách KHÔNG FORWARD, POST hay PUBLISH ở bất cứ đâu. Còn nếu bạn chỉ muốn KỂ cho những người bạn khác nghe thì cứ tự nhiên...

THT_SD
--------------------------------------------------------------------------------



TIỄN ĐƯA SĨ PHÚ



--------------------------------------------------------------------------------

Tôi là người rất kém về các lễ nghi trong quan hôn, tang chế thành ra mỗi lần đi đám tang tôi hay đi thật sớm lúc còn vắng khách khứa để có thể nói chuyện với thân nhân và người vừa mất vài câu rồi kiếm một góc ngồi chờ.
Lần này cũng vậy, đến nơi mới có khoảng 9:30 sáng, trước cửa vào đã có vài người mặc quân phục không quân đeo Alfa trên cầu vai chứ không phải lon, đứng lảng vảng. Trong nhà quàn mới chỉ có độ hai mươi người. Tôi đến ngay bục ghi sổ chia buồn, đứng sau lưng một ông thấp, nhỏ, đã lớn tuổi chờ đến phiên mình. Đến phiên tôi ký, tôi nhìn dòng bên trên của ông cụ ghi:"Nguyễn....., thân phụ của Nguyễn Tất Nhiên". Tôi ngẩng lên chỉ để thoáng thấy già nửa khuôn mặt ông.
Ngoài nước da ngăm ngăm, Nguyễn Tất Nhiên lúc còn sống trông không giống ông lắm. Tôi vẫn còn giữ bức ảnh chụp Nguyễn Tất Nhiên hôm "nhậu" ở nhà Khánh Ly lúc chị đang ra mắt thân hữu tập nhạc của Hà Thúc Sinh. Nguyễn tất Nhiên ngồi đối diện với tôi và (Lê Uyên) Phương, ngồi bên cạnh Nhiên là bà vợ bụng đang có mang và Du Tử Lê.

Tôi ghi vào sổ: "T..., roomate cũ ở San Diego, 1975."
Nhìn lên chỗ linh cửu thấy không có ai đứng quanh lúc đó, tôi đi thật nhanh lên, cũng không làm lễ Phật hay thắp nhang cho anh; vừa kịp đến nơi thì có một thiếu phụ mặc áo dài đen ngồi hàng ghế đầu đứng dậy, đến linh cửu trước tôi vài bước. Tôi đành khoanh tay đứng chờ. Cô ta đưa tay nắm lấy tay anh, sửa lại ve áo veste và sờ nhẹ vào má anh, đứng phiá sau, tôi thấy hai vai cô rung rung. Cô không để tang, khi cô ta quay ra tôi trông thấy thật quen nhưng ngay lúc ấy tôi không nhớ nổi tên và tôi cũng không có thì giờ lục lọi cái óc cùn của mình.

Tôi cố giữ xúc động nhìn anh, cố gắng tìm lại những nét quen thuộc xưa. Tôi không hài lòng với mái tóc nhà quàng làm cho anh, đó không phải mái tóc nghệ sỹ của Sĩ Phú cách đây hơn hai mươi năm về trước. Trên mặt anh là một cặp kính gọng vàng, Sĩ Phú mà tôi biết ngày xưa không có đeo kính. Tôi cũng đinh ninh là anh trông chắc phải tiều tụy, hốc hác lắm vì ung thư nó quật, như cách đây hơn một năm cũng tại phòng quàng này tôi đã nhìn thấy anh Lê Đình Điểu. Nhưng không, khuôn mặt anh trông trông đầy đặn và có vẻ còn "khoẻ" hơn là hồi còn ở San Diego. Tôi nói vừa đủ như cho anh và tôi nghe.
"Hơn mười mấy năm mới gặp lại anh, không ngờ lại gặp nhau trong tình huống nàỵ Ai rồi cũng đi, nhưng anh đi hơi sớm anh Phú ạ! Nhưng biết làm sao, chúng ta ai cũng có một số mệnh đã được sắp sẵn không cưỡng lại được..."

Tôi chưa biết nói gì thêm thì thấy có người đến phiá sau nên đành nói nhỏ lại:
"Tôi vừa viết một bài ngắn nhớ anh, vẫn với lối viết nghịch như xưa, nếu có chỗ nào anh không hài lòng thì cũng đừng giận tôi anh Phú nhé. Thôi chúc anh đi bình yên, sẽ nhớ anh mãi".

Tôi quay đi đúng lúc chị Ngọc Lan, người bạn đường cuối cùng của anh đi đến. Chị nhìn tôi chăm chăm như xem đã gặp tôi bao giờ chưa, tôi cúi đầu chào vì thấy chị chít khăn tang rồi đi nhanh, cũng không dừng lại chia buồn vì lúc đó thực tình tôi chưa biết chị là gì của anh Phú.
Trở lại chỗ cửa vào phòng quàng tôi gặp anh Ngọc Hoài Phương đang đứng nói chuyện với Nam Lộc, anh kéo tôi ra cửa hỏi thăm :
- "Lâu quá mới gặp em, mới lên hả, vợ ra sao rồỉ ?".
- " Nhà em gần như bán thân bất toại rồi anh!"
Anh có vẻ sửng sốt:
- "Sao nhanh vậy ?"
- "Hơn mười năm rồi anh"
- "Hồi đó anh đã bảo tập khí công..."
Tôi không trả lời anh vì tôi đoán anh vẫn chưa biết sự đau đớn của người bị bệnh ... như thế nào. Anh dẫn tôi ra xe đưa cho tôi quyển sách viết về chuyến thăm LA vừa rồi của đức Đạt Lai Lạt Ma và tờ Hồn Việt.
- "Đưa về cho vợ em đọc và cho anh gửi lời thăm"
Không hiểu sao lúc đó tôi lại buột miệng:
-"Em có bài viêt' vội về anh Sĩ Phú, anh có muốn đi số này không?"
- "Đưa đây để anh đưa cho Việt Dzũng trong hôm nay, báo ngày mai đưa đi in rồi."
Nhưng rồi anh đổi ý mở tờ báo chỉ email của Hồn Việt và bảo tôi gửi về đó,
- "Việt Dzũng có thể convert được, khỏi phải gõ lại."
Tôi bỏ 2 tờ báo vào xe tôi đậu ngay sau xe anh NHP rồi quay vào lại nhà quàn.
Tiếng hát của anh Sĩ Phú ấm áp tràn ngập nhà quàng như thể anh đang cất tiếng chào đón bạn bè đang lác đác đến. Tôi nhìn những trang phân ưu về cái chết của anh trên báo được người nhà cắt lại dán lên tường, những bức ảnh ngày anh mới nhập ngũ, lễ gắn Alfa hay gắn lon ra trường, ảnh anh ngồi tên trực thăng, ảnh chụp anh ở một trại lính Army bên Mỹ....bên cạnh đó là những bức ảnh màu và brochure đêm văn nghệ "Còn một chút gì để nhớ..." hôm 22/6/2000 ở vũ trường Majestic. Anh ngồi trên xe lăn, mặt tươi tắn không có nét gì là của một người sắp bỏ lại tất cả để ra đi vĩnh viễn vài tuần sau đó. Nhìn mọi người trong ảnh ai cũng tươi cười, Khánh Hà, Tuấn Ngọc, Như Quỳnh, Vũ Khanh...Khánh Ly đứng sau xe lăn vòng tay ôm cổ anh, Nguyễn Hoàng Đoan đang ghé xuống như muốn nhắc nhở điều gì...Tôi đoán đêm đó chắc anh phải xúc động lắm và tôi cũng tiếc cho tôi đã không thể đến gặp anh lần cuối cùng đêm đó được.
Giữa những bức ảnh này là di bút của anh viết ngày 27 tháng 6 dặn dò người nhà phải làm lễ an táng anh như thế nào. Nét chữ vẫn rắn rỏi , mạnh bạo. Chung quanh những gì tôi nhìn thấy trong ảnh không có gì chứng tỏ là anh đang bệnh nặng, đang chán đời hay anh sắp làm một chuyến viễn du xa xa lắm. Tôi cố ghi nhớ thật kỹ những gì anh viết để ghi lại cho bạn bè đã không đến tiễn anh hôm nay được.
THT_SD
----------

Di bút của anh được người nhà dán giữa những bức ảnh "Đêm Sĩ Phú" ở vũ trường Majestic và những ngày anh còn ở trong quân ngũ. Tôi ghi vội lại trong một tấm business card và bây giờ chỉ đọc được chữ còn, chữ mất như sau:
"Cho tang lễ của tôi, Nguyễn Sĩ Phú:
1. Ngọc Lan vẫn giúp tôi chủ trương (?) mọi việc trong tang lễ.
2. Nếu có ai đến để tang , đừng làm khó dễ người ta.
3. Tang lễ đơn giản, không bầy vẽ. Thiêu cho tiện và đỡ tốn kém.
4. Không nhận phúng điếu trừ trường hợp dùng tiền này donate vào các programs từ thiện. Tôi không muốn nợ thêm ai nữa.
5. Táng tôi như một thường dân. "
Di bút anh đề ngày 27/6, năm ngày sau đêm Sĩ Phú ở Majestics . Tôi đoán lúc đó anh đã biết chuyện sắp đến sẽ phải đến thôi.
Không hiểu chính tay anh hay người nhà đã dùng mực neon "hilited" khoản thứ tư trong di bút này.
Tôi đi vòng ra phía sau, vào căn phòng nhỏ gặp Nam Lộc đang đứng một mình lui cui làm chuyện gì đó, tôi hỏi:
- Ông ấy lúc sống bạn bè nghệ sỹ cũng đông lắm mà sao hôm nay tôi chẳng thấy ai vậy ?
Anh ta trả lời:
- Tuần này Thuý Nga Paris đang thu ở Toronto nên một số phải qua bên ấy...
Tôi tự nghĩ. Ừ người chết ...cứ chết và người sống cứ phải..sống. Tôi đoán chắc có lẽ vì vậy mà tôi không thấy chị Mai (Khánh Ly) vì tôi biết bà này rất thân với Sĩ Phú. Có lần hai người đã nói đùa gì đó mà tôi nghe bà Mai "phán" một câu xanh lè:
-Tôi với anh mà "sáp" vào nhau thì cả hai đứa đều đi ăn mày sớm.
Tôi quay trở ra ngồi xuống cái ghế sofa nhìn thẳng vào nhà quàn và quan sát. Người đầu tiên tôi thấy đứng ngay trước mặt là Kim Anh, con mèo "nhỏ" ngày xưa, em của Uyên Ly. Kim Anh trông có "già" đi , 24, 25 năm rồi chứ ít gì. Tôi cũng đã bắt đầu tóc bạc. Tôi đứng dậy hỏi thăm, dĩ nhiên làm sao mà bà con Mèo này nhớ ra tôi. Dù cho tôi có nhắc lại những buổi đi ăn tối chung ở Chinatown cả hơn hai chục năm về trước mỗi khi đi nhẩy ở Roosevelt hotel ra, nhưng khi nhắc đến căn nhà ở San Diego thì Kim Anh vẫn nhớ.
Người tiễn đưa bắt đầu lác đác đến. Tôi trông thấy Phương Hồng Quế bước vào. Cũng đến trên 25 năm tôi mới nhìn thấy Phương Hồng Quế ngoài đời chứ không phải trong video tape. Cô trông không khác bao nhiêu so với những ngày tôi phải đứng hát chào cờ với cô cùng với Phương Hồng Ngọc, Mai Lệ Huyền, Tú Trinh, Bùi Thiện, Trần văn Trach..mỗi buổi sáng thứ hai ở trước sân cờ . Cùng lúc đó tôi thấy Uyên Ly từ phía trong nhà quàng chỗ đặt linh cửu đi ra. Tôi nhìn chị thật kỹ, vì cũng như Kim Anh, tôi không gặp lại chị từ ngày anh Sĩ Phú bỏ lên LA ở với chị. Chị chít khăn tang, khuôn mặt hốc hác, chắc có lẽ vì thiếu ngủ và dáng đi trông như chỉ chực muốn ngã. Tôi không tiến đến chị để chia buồn vì tôi đoán chắc cũng như Kim Anh, chị không thể nào nhớ ra tôi. Cạnh tôi lúc đó có tiếng 2, 3 bà có lẽ là "fan" của Sĩ Phú xì xào:
- Bà nào là bà lớn, bà nào là bà nhỏ vậy ?
Tôi đoán họ là fans chứ nếu là bạn trong giới nghệ sỹ của anh thì họ đã chẳng hỏi câu này. Tôi cũng chẳng thiết quay lại nhìn.
Bên cạnh linh cửu bây giờ tôi thấy có hai thanh niên mặc tang phục, trong đó có một người mặc đại tang. Tôi đinh ninh là con trai anh vừa được can thiệp từ Việt Nam sang. Tôi nhủ thầm sẽ gặp riêng cậu này để kể về một vài chuyện ngày xưa khi bố cậu còn là roomate của tôi.
Lẫn trong đám người mới tới tôi thấy Thái Thảo, trong chiếc quần chẽn đen và chiếc áo pull có những soọc ngang đen trắng. Dù vẫn nhận ra cô nhưng Thái Thảo hôm nay cũng không giống như Thái Thảo mà tôi mê tít "thò lò" từ những ngày xa xưa khi còn đi nhẩy ở Đêm Mầu Hồng và Maccaban. Thái Thảo trông cao nhòng và ốm nhom. Hình như con gái của "bố già" cô nào cũng giống bên ngoại. Rồi Duy Quang và sau đó vài người thì bố già Phạm Duy bước vào, ông mặc quần jean, áo pull ngắn tay bỏ trong quần và tay cầm chiếc mũ phớt. Ông cũng tiến lại chỗ sổ chia buồn ký tên, nhìn lên phía linh cửu rồi quay lại nhìn chung quanh. Chiếc sofa tôi ngồi có thể ngồi được bốn người; phía đầu ngoài có một thanh niên ngồi, phía trong là tôi. Thế là ông bước lại và ngồi vào giữa tôi và người thanh niên kia. Tôi đã gặp bố già ngoài đời vài lần, nhưng đây là lần đầu tiên ông ngồi ngay sát cạnh bên tôi. Cái máu "...nói láo ăn tiền " trong tôi bỗng sôi sùng sục, vì tôi chợt nhớ ra ông đang bị báo chí quận Cam và trên internet "đục" tơi bời vì đã về Việt Nam hôm Tết vừa rồi.
Tôi bắt chuyện truớc:
- Bác trông khoẻ quá, chẳng có vẻ gì là mới vừa bị giải phẩu tim.
- Cám ơn anh, bây giờ chúng nó mổ tim như mổ gà ấy mà. Tôi khoẻ lắm, khoẻ hơn lúc trước nhiều...
- Vâng, nhưng năm ngoái cũng tại nhà quàn này hôm đám tang anh Lê Đình Điểu, cháu có gặp và nói chuyện với ông Võ Phiến. Ông ấy cũng bị giải phẩu tim hai lần nhưng ông ấy đi đứng trông không được khoẻ như bác...
- Ừ thì cũng còn tuỳ, tuổi của ông ấy với tôi bây giờ sống được ngày nào thì là "bonus" ngày ấy thôi...
Câu chuyện với bố già còn dang dở thì có tiếng của Nam Lộc trên loa phóng thanh mời mọi người vào nhà quàn để dự đọc kinh trước khi làm lễ động quan.
Tiếng đọc kinh của các thượng tọa được mời đến làm lễ bắt đầu cất lên những âm thanh trầm buồn của tiếng Phạn trong loa phóng thanh. Được chừng độ 5' thì bỗng cũng từ hệ thống phóng thanh phát ra những lời giới thiệu buổi phỏng vấn Sĩ Phú của Hoàng Trọng Thụy trên đài VNCR và tiếng hát của anh lấn át cả tiếng cầu kinh. Anh Ngọc Hoài Phương, Kim Anh và vài người nữa nhốn nháo tìm chỗ để tắt máy, cuối cùng rồi cũng vài phút sau mới tìm được.
Chiếc máy tape recording để trong phòng nhỏ không ai bật nhưng tự nhiên phát thanh. Mọi người xì xào, ngạc nhiên. Tôi nói đuà :
-Ông ấy bật đấy!
Sau phần đọc kinh, Nam Lộc nói sơ qua về tiểu sử và tình trạng gia đình anh. Anh còn ba người con kẹt lại tại Việt Nam. Sau khi được biết mình bị ung thư anh có làm đơn xin bảo lãnh cho các con và nhờ văn phòng của thượng nghĩ sỹ Edward Kennedy giúp. Công việc còn đang tiến hành thì anh đã mất vì vậy mà các con anh đã không được nhìn mặt cha lần cuối; và cũng qua lời Nam Lộc tôi mới biết hai thanh niên mặc tang phục đứng cạnh linh cửu là nghiã tử của anh.
Sau đó Việt Dzũng mời đại diện đồng ngũ cũ của anh cũng như giáo sư Nghiêm Phú Phi đại diện giới nghệ sỹ lên nói vài lời cuối với Sĩ Phú. Mọi người cùng yên lặng lắng nghe, tôi để đầu óc nghĩ đến những chuyện khác nên không chú tâm.
Tiếp theo là đại diện gia đình anh lên ngỏ lời với mọi người đến tham dự tang lễ. Ông Nguyễn Sĩ Bào là người anh lớn đã đại diện tang gia cảm tạ mọi người đã đến để tiễn đưa anh và để nhắc mọi người hãy cùng nhớ đến Sĩ Phú, ông xin phép cho phát lại bản nhạc đã mang tên tuổi Sĩ Phú đến với thính giả từ năm 1968. Từ máy phóng thanh, tiếng hát của anh với bản "Cô láng giềng " vang lên.
Tôi đã cố kềm giữ sự xúc động từ lúc bước vào nhà quàn và ngay cả lúc đứng trưóc linh cửu anh nhưng không hiểu sao ngay khi tiếng hát anh cất lên hai mắt tôi bỗng cay cay và hai giọt nước mắt tự nhiên chảy xuống. Có lẽ sự quen thuộc của tiếng hát với bản nhạc xa xưa bỗng gợi lại sự thương nhớ và cảm xúc trong tôi ? Mặc dù không ai nhìn và chỉ có tôi với bố già còn ngồi ở ghế , tôi cũng tự nhiên cảm thấy xấu hổ và làm bộ cúi xuống cài lại giây giầy. Tiếng của ông Bào sau đó tiếp tục và nhấn mạnh vào sự cám ơn của gia đình ông đến chị Ngọc Lan, người đã hy sinh rất nhiều trong những ngày tháng cuối để chăm sóc cho anh.
Chị Ngọc Lan sau đó đã tiếp lời ông và diễn tả tình cảm chị dành cho anh cũng như những giờ phút cuối của Sĩ Phú trước khi anh lià đời. Giọng chị xúc động nhưng vẫn rành mạch. Có lẽ chị đã sửa soạn cho những giây phút này. Chị cho biết anh rất tỉnh táo vào những ngày cuối, thư từ của những người quen cũng như người hâm mộ anh đều được chính anh đọc, có khi 2, 3 lần. Vào ngày sau cùng biết anh không thể nào còn ở lại, chị đã khuyên anh hãy đi đi, để khỏi đau đớn, để sẽ được gặp lại cha mẹ và sẽ có những đấng bên trên phù hộ cho anh và anh đã tắt nghỉ một cách thật bình thản.
Chị dứt lời, Việt Dzũng mời mọi người tiến đến linh cửu nhìn anh một lần chót trước khi anh được đưa sang phòng thiêu. Việt Dzũng đề nghị mọi người cùng hát với anh bản "Còn một chút gì để nhớ" và để bắt đầu anh Sĩ Phú sẽ hát trước và mọi người sẽ cùng tiếp nối. Tiếng hát Sĩ Phú cất lên nhưng chỉ có tiếng nấc và sụt xùi kèm theo.
Tôi không đi lên phiá linh cửu mà đi ra ngoài cùng với bố già. Bố già đi lại cái bench trước cửa văn phòng nhà quàn rồi lại ngồi xuống đó. Tôi tình cờ gặp một người quen cũng từ San Diego lên. Ông cho biết là bạn với Sĩ Phú từ thưở thiếu thời, lần chót hai người gặp nhau là ở Givral trước 75, nhưng từ ngày sang Mỹ đến giờ chưa hề gặp lại nhau, và mấy hôm trước tình cờ đưọc tin anh trên báo thì lại là tin ngày anh sẽ được hoả táng.
Người ra ngoài sân đông dần, từ cửa phòng quàn ra đến sân mọi người đứng dựa vào tường như là một hàng rào người đang chào đón anh một lần cuối. Tôi thấy Vũ Khanh trong cái mũ cap đen, áo pull ngắn tay đen và cặp kính mát cũng mầu đen như thể đang đi dạo Bolsa nên ghé vào thăm. Tôi bỗng nhận ra hầu như những nghệ sỹ tôi trông thấy hôm ấy, mọi người đều ăn mặc một cách xuềnh xoàng như chạy vội ra chợ chứ không phải để tiễn đưa một người quen đến nơi an nghỉ cuối cùng. Có phải là vì trong cuộc sống trình diễn họ đã phải đóng bộ quá nhiều với nhau rồi bây giờ mới là lúc họ thật tình với nhau ?
Có tiếng một người đàn ông nói sau lưng tôi:
- Thôi, này đừng khóc nữa!
Tôi quay lại nhìn thì thấy Thanh Thuý đang ôm một người đàn bà khác khóc sụt sùi, Hai mắt cô đó hoe và những dòng nước mắt còn đọng dài trên má. Tôi có đọc thoáng trên tờ brochure "Đêm Sĩ Phú" trong nhà quàn, biết được sự giao tiếp thân tình giữa anh và gia đình cô nên tôi không ngạc nhiên khi thấy cô khóc như thực sự mất đi một người thân thiết trong gia đình.
Mọi người cũng dãn ra khi linh cửu anh đươc mấy quân nhân trong quân phục Không Quân đẩy ra sân. Tôi nhìn thấy người phụ nữ mặc aó dài đen hồi nãy đứng trước tôi ở linh cửu đang ôm chặt Uyên Ly đi phiá sau linh cửu và cũng đang khóc tức tửi, lần này thì tôi gần như chắc chắn đó là nữ ca sỹ Kim Loan. Độ mươi năm trước tôi đã gặp Kim Loan ở nhà Du Miên khi cô từ Tây Đức sang và ngủ trọ nhà Du Miên. Đêm đó cả gia đình tôi cũng ngủ ở đấy. Hèn chi lúc nãy tôi trông cô thật là quen.
Uyên Ly nét mặt chai lại vì đau khổ nhưng chị không khóc, trái lại Kim Loan thì lại khóc bạo. Chiều hôm sau kể lại chuyện này với một người bạn ở San Diego (người đã được Sĩ Phú làm mai cho một chàng kỹ sư ở căn nhà đường Redding Road); Cô kể cho tôi nghe là Kim Loan đã thầm yêu, trộm nhớ Sĩ Phú từ những ngày Kim Loan còn ở Việt Nam. Nhưng rồi tin đồn là cô bị Tonton Thiệu "đang tay làm gẫy một cành thiên hương" và được bà Thiệu cho đi "du học" bên Tây Đức thành ra mối tình câm đó đành dang dở.
Mọi người đi theo quan tài anh ra phía sân sau để đến phòng thiêu. Tôi đứng lại đi cuối cùng, nhìn về phiá phòng quàn bây giờ đã trống vắng không còn bóng ai, tôi vẫn còn nghe tiếng anh hát vọng ra "Còn một chút gì để nhớ, để quên..." mắt tôi lại cay cay, nhưng lần này tôi đã cố bậm môi để khỏi phải rơi nước mắt.
Cũng phòng thiêu này bốn năm trước gia đình tôi cũng đã tiễn đưa cha tôi về nơi miên viễn. Vẫn cái "xóc" thật mạnh ở chỗ cửa khi chiếc xe nhỏ để quan tài được đưa qua cửa phòng thiêu như muốn đánh thức người nằm trong đó thức dậy chịu hành hình.
Tôi quay trở ra định đi về ngay khi quan tài anh đã khuất sau hai cánh cửa phòng thiêu đóng kín thì gặp Trung Hành đang đứng nói chuyện với nhạc sỹ Huỳnh Anh ở bãi đậu xe. Tôi ghé lại hỏi thăm. Cũng không nhận ra nhau. Nhưng nhắc đến căn nhà ở San Diego thì Trung Hành cũng không quên. Tên tuổi mọi người lại được nhắc lại. Tôi cũng nhân dịp này kể cho nhạc sỹ Huỳnh Anh một chuyện nhỏ nhưng tôi đã dấu anh cả hơn hai mươi năm. Năm 75, 76 khi anh còn ở chung một khu apartment với Trung Nghiã, Trung Hành ở đường Franklin Pl, Hollywood, có lần anh nhờ tôi mua ba hũ mắm tôm chua. Tôi mua gìum cho anh, nhưng khi đem từ San Diego lên , tôi "dại dột" ghé ngang apartment của Khánh Ly trước. Khánh Ly "nhất trí" đỡ nhẹ hai lọ, chỉ đưa cho Huỳnh Anh một lọ. Tôi nói thế nào bả cũng không chịu trả. Chị ấy viện lý do là anh Ba (Huỳnh Anh) dân Nam kỳ không có ăn mắm tôm chua. Cuối cùng tôi phải nói dối Huỳnh Anh là mua được có một lọ vì họ đã bán hết.
Chúng tôi chia tay, Trung Hành cũng vội về. Hai đứa chúng tôi cùng bước ra phiá xe. Tôi nói là vưà viết một bài ngắn nhớ Sĩ Phú và sẽ đưa cho anh Ngọc Hòai Phương. Trung Hành bỗng nói như reo:
- Eh T. ! ông phải nhớ viết chuyện Sĩ Phú là người Việt Nam đầu tiên làm tiết canh vịt ở Hollywood.
Tôi ngạc nhiên:
- Tôi đâu biết chuyện này ra sao đâu ông!
- Vậy bữa đó không có ông hả ?
- Nếu có thì tôi đã biết.
- Ổng đi xuống Chinatown bắt con vịt sống về apartment của tụi này cắt tiết. Cắt lấy tiết xong rồi, tưởng con vịt ngỏm ổng bỏ nó xuống, ai dè nó còn sống, nó vừa chạy vừa kêu quạc quạc khắp phòng, máu văng tung toé. Tụi này hoảng quá nhảy tưng bừng đuổi theo bắt nó lại, cuối cùng cũng chụp được nó. Khi tiết canh làm xong không thằng nào dám ăn, mình ổng ngồi "bụp" hết nguyên điã.
Tiếng Trung Hành còn cười vang vang. Tôi chui vào xe, không ngạc nhiên vì tài nấu nướng của Sĩ Phú.
Ra đến xa lộ, tôi bỏ cuộn tape Hoàng Trọng Thụy phỏng vấn anh vài tuần trước trên đài VNCR vào nghe, (người nhà anh đã sao ra hàng trăm copies để tặng cho tất cả người đến viếng anh). Tiếng nói, tiếng hát quen thuộc của anh vang lên.
Tôi hình dung lại hơn hai mươi năm trước, cũng trên xa lộ này, anh và tôi ngồi cạnh nhau khi thì ngủ gà, ngủ gật hay có khi thỉnh thoảng chia nhau điếu thuốc, trầm ngâm. Bây giờ tiếng hát, tiếng nói anh còn đây, nhưng anh không còn ở bên tôi, thân xác anh đang tan rã trong cái nóng 6000 F ở phòng thiêu.
Thấm thoát đã hai mươi năm năm, nhìn về phiá trước 2 năm đã thấy dài, nhìn lại đằng sau 25 năm qua như một chớp mắt. Tôi thầm nghĩ "Rồi cũng có ngày mình sẽ gặp lại nhau."
Cám ơn anh đã nhắc nhở "Còn một chút gì để nhớ, để quên..."
Tôi nói cái này có lẽ thật khôi hài nhưng "Thượng lộ bình an" nhé anh Phú !
THT_SD




Mời quý vị nghe 2 bài của Sì Phú:


Cô Láng Giềng



Còn một chút gì để nhớ



...
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Nhạc 3
Reply #93 - 18. Jun 2006 , 20:12
 
Quote:
Mời chị MT và chị Mỳ cùng quý bạn nghe lại vài bài cũ của Sĩ Phú
-------------------------



Cám ơn sư huynh nhiều lắm   Wink
Back to top
 
 
IP Logged
 
mien_thuy
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1272
Re: Nhạc 3
Reply #94 - 19. Jun 2006 , 09:39
 
Đọc hai bài viết Tưởng nhớ Sĩ Phú và Tiển đưa Sĩ Phú của anh THT_SD, .... MT không ngăn được ngâm ngùi , những tấm chân tình của bạn bè anh SP còn đây và trong  lòng mọi người , tiếng hát anh ngày nào vẫn còn đó.. Khi nghe lại giọng hát anh Sĩ Phú qua bản nhạc Cô Láng Giềng, cảm giác trong lòng  tôi như anh vẫn còn đó mãi
mãi trong lòng người mến mộ
Xin được thắp nén hương lòng đến anh Sĩ Phú và cầu nguyện vong linh anh sớm tìm được sự bình an vĩnh cữu

Miên Thụy

(cảm ơn anh phu_de rất nhiều , vì nhờ anh mà mọi người đã có giây phút sống lại cùng với Sĩ Phú, người nghệ sĩ phi công tài hoa này )
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Nhạc 3
Reply #95 - 19. Jun 2006 , 12:06
 
Sư huynh ơi ,

My đọc thấy có nhắc đến cuốn băng gì phỏng vấn lần cuối Sĩ Phú của VCNR đó, sư huynh có kiếm đuơc dùm đem ra cho mấy fan của Sĩ Phú nghe cho đỡ ghiền không ???  TongueCám ơn sư huynh trước  Cheesy ( để khỏi bị la là được voi đòi Hai Bà Trưng Grin )
Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: Nhạc 3
Reply #96 - 19. Jun 2006 , 13:02
 
 Xin chân thành cảm ơn anh Phú De , đả gửi đến bài viết TIỂN CHÂN Sỹ Phú về nơi miên viển,Khi nghe lại nhạc phẫm Cô Láng Giềng , Tôi cảm thấy một nổi buồn không tên , như hôm nào trong ngày tang lể Nguyễn Tất Nhiên các anh chị em nghệ sỹ đã đến tiểnchân anh, các bạn cùng hát với anh lần chót, nhưng tôi nghe nhũng tiếng hát biến thành những tiếng khóc,
nghẹn ngào/.
Back to top
« Last Edit: 19. Jun 2006 , 13:10 by LAM SON »  

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Nhạc 3
Reply #97 - 19. Jun 2006 , 13:56
 
Quote:
 ,Khi nghe lại nhạc phẫm Cô Láng Giềng , Tôi cảm thấy một nổi buồn không tên..  ,


My mời anh THọ và các anh chị nghe thêm 1 bài do Sĩ Phú hát :
Bến Cũ


Anh Việt - Lời: Ngọc Quang  

Bến ấy ngày xưa người đi vấn vương biệt ly
Gió cuốn muôn phương về đây, thấy bóng người về hay chăng?
Xa nhau bến xưa ngày ấy
Anh đi thế thôi từ đây
Sầu chết bên lòng
Hồn nặng nhớ mong

Biết đi sầu em mong
Nhưng ngàn dân đang ngóng
Dưới trời gió mưa
Làn gió chiều đưa

Xa nhau bến xưa ngày ấy
Anh như bóng mây hồng trôi
Về chốn xa vời
Lòng nặng nhớ mong

Cố quên sầu thương đi
Anh nguyện đi theo gió
Chớ buồn khóc chi
Càng khổ người đi

Bến ấy chiều sương chờ mong vấn vương lòng ta
Gió cuốn mây trôi về đâu
Cố nén sầu lòng bao năm ./.


Back to top
« Last Edit: 19. Jun 2006 , 13:57 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: Nhạc 3
Reply #98 - 19. Jun 2006 , 20:39
 
            Chân thành cảm ơn chị Mỹ
Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
mien_thuy
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1272
Re: Nhạc 3
Reply #99 - 20. Jun 2006 , 20:06
 
Chị Mỹ ơi, rảnh rỗi kiếm nhạc của Sĩ Phú mang lên cho mọi ngươi thưởng thức, MT tìm được bài Tuyết trắng nhưngâm thanh dỡ quá nên không tiện mang lên, sẽ đi  tìm thêm
Cám ơn chị Mỹ cũng đã nhớ về tiếng ca Sĩ Phú một thời

MT
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Nhạc 3
Reply #100 - 20. Jun 2006 , 20:38
 
mien_thuy wrote on 20. Jun 2006 , 20:06:
Chị Mỹ ơi, rảnh rỗi kiếm nhạc của Sĩ Phú mang lên cho mọi ngươi thưởng thức, MT tìm được bài Tuyết trắng nhưngâm thanh dỡ quá nên không tiện mang lên, sẽ đi  tìm thêm
Cám ơn chị Mỹ cũng đã nhớ về tiếng ca Sĩ Phú một thời

MT


Miên Thuỵ ơi,

My có đăng bài Tuyết Trắng rồi mà , trang trước đó.  Wink
Mấy bài Si Phú hát My đăng qua nay là đi chôm ở  Benxua.com đó, còn có 2,3 bài nữa là hết rồi.  Undecided
Ở nhà My có 1 bộ gồm 4 CD do Ngọc Lan, vợ của Sĩ Phú gom lại và phát hành, nhưng để My phải coi lại cách rip ra mp3 của sư huynh Phu De chỉ rồi mới gửi cho xí mụi  post lên đây được  Wink Hồi đó My làm 1 lần rồi, nhưng sau đó đi chôm quen tay nên quên cách làm ăn lương thiện rồi    Grin Grin

Mời Miên Thuỵ và các HDTM nghe thêm 1 bài nữa  Wink

Tình Khúc Mùa Xuân

 
Ngô Thụy Miên  

Tình yêu đó cho em tháng năm trên từng phím xuân lay, đóa môi xinh giòng tóc mây bay.
Mùa Thu lá heo may gọi về .
Mùa Đông nắng hanh trên tuổi thề.
Mình đan nắng ru mây ước mơ xa vời.

Một hôm gió Xuân sang, mây lang thang cài tóc em mang, đến thăm em chiều nắng miên man.
Rồi Thu đến sao em giận hờn.
Rồi Đông đến sao em lạnh lùng.
Đường phố vắng thênh thang ru buồn gót chân.

Chiều còn mưa bay, ướt bước chân mòn lãng du.
Ướt áo cho tình thấm sâu, ướt đóa môi hồng hững hờ.
Rũ ướt cung đàn, buồn dâng mây tím giăng ngang, buồn vương ân ái phai tàn.

Mùa Xuân đến chưa em ?
Bước chân ai dìu tiếng mưa đêm, vắng xa chưa giòng tóc mây bay.
Mùa Thu vẫn chưa nguôi giận hờn.
Mùa Đông vẫn chưa thôi lạnh lùng.
Giòng nhạc cuốn em mang, trôi dài mãi trôi../.




Back to top
« Last Edit: 20. Jun 2006 , 20:46 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
Mien_Du_Dalat
Gold Member
*****
Offline


Xin Hãy Cho Nhau Nụ
Cười

Posts: 1994
Gender: female
Re: Nhạc 3
Reply #101 - 20. Jun 2006 , 23:28
 
Quote:
...



Không có Tango, mà có bản Gọi Người Yêu Dấu này hay wa' ... hổng biết Cô MD cho chịu nhảy không nè ....  Tongue Tongue Tongue Grin Grin Grin Còn không thì coi hình người mẫu đở ghiền đi nghen... cái này cần PowerPoint Viewer mới xem và nghe được (Cám ơn chị Mỹ gởi tới  Tongue)... Hay lắm & Xin mời  Grin Grin Grin Grin



Gọi Người Yêu Dấu
(Tác Giả: Vũ Đức Nghiêm)
------------------------------------------------------------------------



Nhạc sĩ VDN là ông thầy của MD, có ngừ yêu là dấu biệt luôn, MD biết ngừ iêu dấu này! nhưng hổng dám nói, sợ bị gỏ đầu!  còn ỔNG định đem phe phang gì đây! MD chỉ nhảy một mình thui! MD chỉ có iêu quái, hổng có iêu dấu đâu! dang bùn muốn chớt đây! Cry Cry Cry
a! cái nhà đẹp wa'! ỔNG đem phe nhà của ỔNG đó ah! Roll Eyes Roll Eyes Roll Eyes
Back to top
 

Ví đời như giấc ngủ trưa&&Cho nên nhân thế có thừa Miên Du (Dalat)
WWW  
IP Logged
 
otgh
Gold Member
*****
Offline



Posts: 7180
Gender: male
Re: Nhạc 3
Reply #102 - 21. Jun 2006 , 06:23
 
Mien_Du_Dalat wrote on 20. Jun 2006 , 23:28:
Nhạc sĩ VDN là ông thầy của MD, có ngừ yêu là dấu biệt luôn, MD biết ngừ iêu dấu này! nhưng hổng dám nói, sợ bị gỏ đầu!  còn ỔNG định đem phe phang gì đây! MD chỉ nhảy một mình thui! MD chỉ có iêu quái, hổng có iêu dấu đâu! dang bùn muốn chớt đây! Cry Cry Cry
a! cái nhà đẹp wa'! ỔNG đem phe nhà của ỔNG đó ah! Roll Eyes Roll Eyes Roll Eyes


Trời ơi !!! ỔNG mời Cô MD nhảy từ hồi 5 tây tháng 5 , mà tới bi giờ Cô mới trả lời hả ???  Roll Eyes Roll Eyes Roll Eyes 

Tại dzì đang buồn nên mới đi lục lọi ...mấy posts cũ coi ỔNG có nhớ mà hỏi thăm mình không hả ???   Wink Wink Wink Cheesy Cheesy Ừ nhà của ỔNG đó , lá dzàng rơi rụng đầy sân..đẹp wa' ha !!! Chỉ cần người ...dẫm lên thui ...là té liền vì trơn wa' mà... !!!  Grin Grin Grin Grin
Back to top
 

OTGH
 
IP Logged
 
Mien_Du_Dalat
Gold Member
*****
Offline


Xin Hãy Cho Nhau Nụ
Cười

Posts: 1994
Gender: female
Re: Nhạc 3
Reply #103 - 21. Jun 2006 , 23:33
 
Quote:
Trời ơi !!! ỔNG mời Cô MD nhảy từ hồi 5 tây tháng 5 , mà tới bi giờ Cô mới trả lời hả ???  Roll Eyes Roll Eyes Roll Eyes  

Tại dzì đang buồn nên mới đi lục lọi ...mấy posts cũ coi ỔNG có nhớ mà hỏi thăm mình không hả ???   Wink Wink Wink Cheesy Cheesy Ừ nhà của ỔNG đó , lá dzàng rơi rụng đầy sân..đẹp wa' ha !!! Chỉ cần người ...dẫm lên thui ...là té liền vì trơn wa' mà... !!!  Grin Grin Grin Grin


hii..hii..
đâu có biết đâu, MD đi từ tháng 5 đến tháng 6 mới dzìa, đọc chúng message nào thì giả nhời message đó thôi, hổng có coi ngay.hii..
Nhà ổNG thiệt hả, hôm nào MD lên có cho ghé thăm hông! MD thích căn nhà mùa Thu như thế này!
hey! hay la` ỔNG cháo xụa đem chôm hình của ai rồi nói của mình  ??? ??? ???
Back to top
 

Ví đời như giấc ngủ trưa&&Cho nên nhân thế có thừa Miên Du (Dalat)
WWW  
IP Logged
 
anh_thu_Tran
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3636
Gender: female
Re: Nhạc 3
Reply #104 - 04. Jul 2006 , 12:18
 
   Gửi quý vị nghe bài nhạc do anh Lê Vân Tú OX của LVD 68 Le Phương Mai  gửi tặng.Anh Tú là giáo sư Toán (ĐHKH Sài Gòn ngày trước )và bây giờ là giáo sư của ĐH ACU -Australia.Anh dạy Toán nhưng không khô khan mà lại rất thích soạn nhạc và ca hát.Xin được chia xẻ cùng tất cả.


Tại Sao



[/quote]
Back to top
« Last Edit: 04. Jul 2006 , 12:23 by anh_thu_Tran »  
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 5 6 7 8 9 ... 18
Send Topic In ra