Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Re: Nhạc 3  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 11 12 13 14 15 ... 18
Send Topic In ra
Re: Nhạc 3 (Read 31050 times)
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Nhạc 3
Reply #180 - 18. Mar 2007 , 11:21
 
Quote:
Mời chị và quý anh chị nghe CD Tình khúc Văn Phụng do nhiều ca sĩ trình bày.

Thực ra có nhiều bài không hợp với ca sĩ ca trong đây nhưng vì muốn đem lên nguyên CD nên vẫn giữ nguyên list mà không đổi bài.
---------------------------------------

...

Quang Dũng
Tình

Khánh Hà
Yêu

Thùy Dương
Tiếng dương cầm

Tuấn Ngọc
Đàn trong đêm vắng

Ban họp ca Thăng Long
Ô mê ly

Khánh Ly
Chán nãn

Mai Hương
Suối tóc

Quang Dũng
Các Anh đi

Như Mai
Giã từ đêm mưa

Hương Lan
Mộng viễn du

Cám ơn anh PD nhiều nha, mà sao anh thức chi khuya dữ vậy? làm Đ Đ tổn thọ chít  Tongue  Tongue
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Nhạc 3
Reply #181 - 18. Mar 2007 , 12:23
 

Cám ơn sư huynh nhiều lắm.  Wink Bài đàn Trong Đêm Vắng em nghe thấy Vũ Khanh hát chứ không phải Tuấn Ngọc đó sư huynh à  Wink
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3543
Gender: male
Re: Nhạc 3
Reply #182 - 18. Mar 2007 , 14:44
 
Đặng-Mỹ wrote on 18. Mar 2007 , 12:23:
Cám ơn sư huynh nhiều lắm.  Wink Bài đàn Trong Đêm Vắng em nghe thấy Vũ Khanh hát chứ không phải Tuấn Ngọc đó sư huynh à  Wink

Hi chị Mỹ
Vậy là trong băng nhạc họ làm lộn, bài sau đây mới đúng là do Tuấn Ngọc ca, sorry với fan của Tuấn Ngọc nhe, hehehe

Đàn trong đêm vắng
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Nhạc 3
Reply #183 - 21. Mar 2007 , 21:16
 
Quote:
Hi chị Mỹ
Vậy là trong băng nhạc họ làm lộn, bài sau đây mới đúng là do Tuấn Ngọc ca, sorry với fan của Tuấn Ngọc nhe, hehehe

Đàn trong đêm vắng


hihihi, ai là fan của Tuấn Ngọc vậy he sư huynh  Cheesy
Cám ơn sư huynh nhiều  Wink
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3543
Gender: male
Re: Nhạc 3
Reply #184 - 24. Mar 2007 , 12:16
 
Mời quý vị cùng nghe tiếng đàn bầu của Đức Thành

----------------------------

...


Đi đâu cho thiếp theo cùng
Lòng mẹ
Làng tôi
Cây trúc xinh


Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Nhạc 3
Reply #185 - 25. Mar 2007 , 14:28
 
Mời các anh chị em cùng Đậu Đỏ nhớ lại thuở thơ dại đầu đời với nhạc phẩm Tóc Em Đuôi Gà do Gia Huy trình bày.
Xin bấm vào hình để nghe nhạc


...
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Nhạc 3
Reply #186 - 13. Apr 2007 , 14:28
 
Tháng 4 lại về, mời các bạn nghe lại:

54 CHA BỎ QUÊ, 75 CON BỎ NƯỚC

Nhạc Phạm Duy, Elvis Phương hát
Back to top
« Last Edit: 13. Apr 2007 , 14:30 by dacung »  

dacung
WWW  
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3543
Gender: male
Re: Nhạc 3
Reply #187 - 13. Apr 2007 , 21:23
 
dacung wrote on 13. Apr 2007 , 14:28:
Tháng 4 lại về, mời các bạn nghe lại:

54 CHA BỎ QUÊ, 75 CON BỎ NƯỚC

Nhạc Phạm Duy, Elvis Phương hát


Cám ơn anh Dacung, Mời các anh chị xem vài video clips và nghe vài bản nhạc để tưởng niệm tháng 4 đen
------------------------------------------------------------


Nguyệt Ánh Việt Dzũng
Thà chết trên biển Đông

Khánh Ly
Khúc hát người tị nạn

E.Phương
Khi xa Sài Gòn

Ngọc Lan
Sài Gòn ơi vĩnh biệt

Hợp ca
Hát cho ngày Sài gòn quật khởi

Việt Dzũng
Những đứa con của mẹ

Hợp ca
Liên khúc Hành Trình Tìm Tự Do

Hợp ca
Cám ơn Anh


Video ngày cuối cùng

Video họp ca bài Cám ơn Anh
Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Nhạc 3
Reply #188 - 14. Apr 2007 , 08:17
 
OTGN ơi,
Hoàng Giác có bài hát tên là Ngày Về được dùng làm nhạc nền của chương trình chiêu hồi ngày xưa, dường như ông còn có 1 bài khác tên là Ngày Đi. OTGN có thể cho nghe bài Ngày Đi của Hoàng Giác không ạ  ???
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3543
Gender: male
Re: Nhạc 3
Reply #189 - 15. Apr 2007 , 17:53
 
Một cảm nghĩ về nhạc phẩm “Còn Đâu Tuổi Thơ”

Thùy Như


...
Ba cô gái trẻ bị đưa lên đấu giá trên e-bay




Cali Today News - Giọng hát của Đồng Thảo vừa ngân lời cuối trong nhạc phẩm “Còn Đâu Tuổi Thơ” của nhạc sĩ Đào Nguyên, tự dưng nước mắt tôi cũng ứa trào trên khóe mắt. Chẳng nhẽ tôi là người đàn ông mau nước mắt đến thế!. Đúng như vậy, vì trong tôi đã bị ám ảnh bởi một niềm đau trong ngày về thăm lại quê hương. Chính tôi đã nghe, đã thấy bao thảm cảnh xảy ra trên mọi miền đất nước, trong xã hội của tầng lớp dân nghèo. Tôi nói thế, có lẽ nhiều người không bằng lòng, họ sẽ nói Việt Nam đã đổi mới, phố xá thênh thang, nhà hàng sang trọng, khách sạn nhiều tầng. Tôi không phủ nhận về điều đó, nhưng đó chỉ là bề mặt hào nhoáng, là tài sản của tầng lớp giàu có, quyền thế. Nhưng muốn biết bề trái của xã hội, chúng ta hãy đi sâu vào hẻm hóc, đến những vùng quê hẻo lánh, vô thăm những khu lao động đói cơm rách áo. Tôi cam chắc rằng quí vị sẽ không thể cầm được giọt nước mắt. Đó là xã hội thật của Việt Nam hiện nay, nếu về mà cứ ăn chơi, vung vít thì sẽ không bao giờ thấy một Việt Nam thật sự. Tôi về chỉ mang theo những vết đau của xứ sở, những tội tình của quê hương. Cho nên hôm nay khi nghe Ca Sĩ Đồng Thảo ca nhạc phẩm “Còn đâu tuổi thơ” đã khơi lại trong tôi một bầu trời Việt Nam đầy khốn khổ, con tim tôi như co thắt lại. Ca Sĩ Đồng Thảo đã trải một dòng âm thanh thật nhẹ và buồn từ trái tim đầy nhân hậu của mình để nói lên lòng thương cảm những mảnh đời bất hạnh của những cô gái Việt hôm nay.




Bản nhạc tuy đơn sơ với một thứ loại âm vực bình thường, nghe nhẹ nhàng nhưng đầy những giọt buồn thắm tận tim người. Có lẽ tâm trạng ray rức của Nhạc Sĩ Đào Nguyên đã thấm vào những dòng thơ xót đau của Phạm Ngọc tạo nên một ca khúc quá tuyệt vời đến độ làm tim tôi đau nhói.


Em lớn lên không bằng câu hát
Không nụ cười hay tiếng mẹ ru
Em lớn lên chỉ bằng nước mắt
Trong đêm đen bốn phía ngục tù
Tuổi của em chưa tròn mười ba
Em chẳng tròn mười sáu thơ ngây...




Tuổi trẻ Việt Nam sau ngày chấm dứt chiến tranh là thế đấy. Niềm hy vọng đã vụt cánh bay xa, tiếng Mẹ ru ầu ơ không còn đong đưa theo tiếng võng và ngày em chào đời đã khát sữa đói cơm. Tương lai em đâu! sao chẳng còn manh áo, không một mái nhà che nắng đụt mưa.



Mẹ em đâu! sao chẳng còn vòng tay bế? Cha em đâu, sao không chẳng thấy trở về? Tôi thông cảm hoàn cảnh em, tôi hiểu được quê hương em, tôi nhìn thấy Tổ Quốc điêu linh đang đè nặng trên 80 triệu dân lành thoai thóp. Một quốc gia độc lập xây nhà tù nhiều hơn trường học, cán bộ nhiều hơn thầy giáo, đói nghèo đầy ấp xuống quê hương. Em nhỏ bé quá, em làm được gì trong hoàn cảnh này, ngay cả mảnh áo che thân cũng không đủ ấm cho mùa đông gió rét. Gia tài và tương lai em chỉ là xác thịt ốm gầy. Em đánh đổi sự sinh tồn bằng xác thân tuổi dại. Tôi cảm thông em, mọi người yêu thương em, Thi Sĩ Phạm Ngọc hiểu được em, ông viết:

Em lớn lên đời dài bão tố
Khi sa chân giữa chốn đọa đày
Tuổi thơ em bây giờ đã mất
Bước chân em trăm đường lưu lạc
Giữa quê người ai khóc thương em
Quê hương nào em giữ mãi trông tôi
...

Quê hương này không chỉ của riêng em, của tôi, của Phạm Ngọc, của Đào Nguyên hay Đồng Thảo mà của mọi người dân Việt. Nỗi đau của đất nước đã len lỏi trong từng trái tim mọi người, đã hối thúc, đã kêu gọi lòng từ tâm của nhân loại.



Nhạc Sĩ Đào Nguyên đã khóc giùm em, đã lấy những giọt lệ của mình viết thành ca khúc, đã tạo những dòng âm thanh thành hồi chuông cảnh tỉnh cho thế gian, con người. Cho bạo quyền hãy dừng tay đao phủ để có một Việt Nam no cơm ấm áo. Thế giới đang lắng nghe em, mọi người trong và ngoài nước đang thương xót số phận da vàng của em. Họ đang tranh đấu, đang mở rộng vòng tay đón nhận các em từ mọi nơi khốn khó. Tôi cũng như em vẫn mang hoài một khắc khoải. Đất nước sau bao năm hòa bình sao vẫn còn đau khổ, hai tiếng độc lập tự do nghe như nghẹn đắng giữa tim người. Em thiếu ăn, đồng bào thiếu ăn, tuổi trẻ đang đứng trên bờ vực thẳm. Xã hội lừa đảo tham ô, cán bộ lộng hành áp bức, chiếm đoạt tài sản của người dân nghèo khổ. Lấy mồ hôi nước mắt của của đồng bào để cá độ đỏ đen vài ba triệu bạc. Họ có nhiều tiền, họ có thể mua em một ngày, một giờ để vui chơi trong cuối tuần thư giãn. Em ơi! Em là món đồ chơi của những tay trọc phú giữa lòng quê mẹ.

Tuổi thơ em một đời khốn khó
Ai bán thân em trên xứ người tủi nhục
Sao loài người quá đỗi vô tâm
Thượng Đế ơi! Thượng Đế ơi!



Dù Ca Sĩ Đồng Thảo có kêu gào thế cho em, dù Nhạc Sĩ Đào Nguyên có đổ hết nước mắt trong nốt nhạc để đánh động lương tâm thế giới, thì những kẻ vô tâm không bao giờ muốn nghe. Thương Đế thì ở xa em quá làm sao cứu được em đây? Em chỉ là một cô bé yếu gầy trong một xứ sở nghèo nàn nhiều bạo lực. Nước mắt em không đủ nóng để làm loãng tan những độc ác của thế gian, bàn tay em quá nhỏ, không đủ móng sắt để cào xé một chế độ độc tài, vô nhân. Người ta chỉ thương em qua nguồn rạo rực bẩn thỉu của xác thân. Họ bán em cho ác quỷ vì lòng tham tiền của kẻ vô lương.



Đã nhiều năm tôi đã khóc giùm em, khi nghe một số người lắm tiền nhiều bạc, khi trở về quê hương họ đã dùng đồng tiền may mắn để mua đứt số phận các em, để trút hết nhục dục lên thân xác đói cơm, rách áo của các em, mà họ gọi là tình thương đồng loại. Đồng loại nào? Tôi nghe thấy mà lòng mình ngao ngán, chẳng nhẽ các em ở đồng quê tay lấm chân bùn có tội tình sao?. Tôi thương các em mang cuộc đời bất hạnh, không phải chỉ ngay trên quê hương mình mà còn bất hạnh nơi xứ lạ quê người. Em hãy lắng nghe Ca Sĩ Đồng Thảo cầu nguyện giùm em đây:


Thượng Đế ơi! Thương Đế ơi!
Em lớn lên nô lệ ngàn năm
Em bỏ lại vòng tay Mẹ yêu
Tuổi hồn nhiên nụ cười năm xưa
Bao ngây thơ em trả lại đời..
..Thương cho em mùa thu buồn lệ tuôn...




Các em gái Việt Nam thân thương ơi! Thượng Đế không bỏ các em đâu, những trái tim nhân hậu trên thế giới sẽ lau khô nước mắt cho em, những bàn tay nhân ái sẽ ở sát bên em, sẽ kéo em ra khỏi bờ vực thẩm. Tôi được may mắn hơn em có cuộc đời bình an nơi xứ lạ. Tôi hạnh phúc hơn em vì có tuổi thơ để nâng niu hồi tưởng. Tội nghiệp cho em một đời không còn gì để nhớ, không có một nụ cười để cất dành làm duyên thời con gái, hay một chút má hồng cho tình yêu thuở mới lên ngôi. Em không có gì cả cho dù chỉ một chút dĩ vãng mong manh, bởi vì em là đứa con gái Việt Nam dưới màu cờ đỏ. Em ơi ! chỉ một khúc nhạc của Đào Nguyên thôi, đã xoáy vào tim tôi những xót xa dân tộc. Tôi xấu hổ khi nhắc đến bốn ngàn năm văn hiến, tôi nôn mửa khi nói đến hai tiếng độc lập tư do, nhân quyền hạnh phúc. Tôi đọc báo mỗi ngày, tôi thấy số phận đất nước mình buồn thảm quá. Số phận và danh dự người đàn bà Việt Nam thật tôi nghiệp. Tôi thấy đau lòng quá, vì những người đàn bà Việt Nam đau thương trong đó có Mẹ, chị, em và những đứa con gái của tôi. Làm sao tôi không đau được, làm sao nước mắt tôi không rơi xuống khi đọc hết những bản tin viết về những người đàn bà Việt Nam đang bị đọa đày khắp nơi trên thế giới. Tôi đau thắt lòng khi nghe bản tin đài VOA tường thuật: “Cảnh sát Kampuchia cho hay họ đã giải thoát được 11 phụ nữ Việt Nam bị ép buộc hành nghề mại dâm tại nhà chứa ở thủ đô Phnom Penh...” Hay một vài bản tin khác cũng tương tự như vậy ở thành phố du lịch Siem Reap hay ở thắng cảnh nổi tiếng Angkor Wat, ở Trung Quốc, Đại Hàn, Nhật Bản, Lào, Thái Lan, Malaysia, Úc, Đài Loan, Macao, Miến Điện, Hồng Kong, Hoa Kỳ, Canada, Lybia và Âu Châu nữa. Tôi đã nghe mọi tiếng kêu than của các em từ trong trại tù, từ những động mãi dâm, tôi đã nhìn thấy từng giọt nước mắt của các em rơi xuống âm thầm trong những nhọc nhằn đói cơm nô lệ. Có em đã nói:


“…Quê em ở Việt Trì... làng em nghèo lắm khó kiếm được công ăn việc làm... Em sang Đài Loan ngày 18 tháng Giêng năm 2005. Theo hợp đồng của công ty môi giới tại Việt Nam, em sẽ chăm sóc một ông già bị liệt toàn thân. Khi đi em đã vay gần 20 triệu tiền VN để giao cho công ty môi giới... Em bị cưỡng hiếp nhiều lần trong suốt thời gian bị cầm giữ trong nhà chủ môi giới này...”.


Hay một em khác đã kể sụt sùi trong tiếng khóc:

“...Làng quê của em ở Tây Ninh, nghèo lắm. Bọn em chưa hề biết Sài Gòn là gì, vậy mà bây giờ luân lạc sang tận Đài Loan. Lúc ra đi, bọn em chỉ mong lấy được tấm chồng, rối kiếm việc làm để gởi tiền về giúp cha mẹ cất mái nhà ở. Không ngờ thân bọn em bị ô nhục đến thế”.



Nhiều và còn nhiều hoàn cảnh giống như hai em trên đây biết làm sao kể xiết. Những tiếng kêu cứu của các em nghe đến xé lòng, nhưng những giới chức Việt Nam có thèm nghe thấy đâu, họ không cần biết sự khổ đau của một con người, một vinh nhục của cả một dân tộc. Họ cần có nhiều tiền và chiếc ghế quyền lực để cai trị dân trong bàn tay khát máu. Tệ nạn này không phải lỗi tại em, mà do một chính quyền quá tham nhũng không bao giờ chịu nghĩ đến an nguy và đời sống của người dân. Một năm trước đây trong sự tình cờ tôi đã nhận biết được một địa ngục trần gian trên quê hương mình, một nơi chốn mà chính phủ VN gọi là trung tâm du lịch quốc gia. Tôi biết Đồ Sơn với một ngạc nhiên đến rơi nước mắt. Nơi đây phong cảnh hữu tình với một bờ biển dài lộng gió, một Casino sang trọng. Sau một bữa cơm trưa tại nhà hàng, tôi và một người bạn thả bộ tìm chút gió biển quê hương, có một cảnh tượng làm chúng tôi thắc mắc là trên con đường ven biển có hằng chục các em bé tuổi từ 13 đến 19 đạp xe đạp chạy lòng vòng. Chúng tôi thấy lạ, gọi một em đến hỏi. Em bé 13 tuổi tâm sự với tôi như sau:


Hỏi: Tại sao lại có nhiều trẻ con đạp xe trên con đường này vậy?
Đáp: Chúng nó đâu phải trẻ con, đã 13, 14 tuổi rồi đó, tụi nó đi tìm hàng đó.
Hỏi: Hàng gì?
Đáp: Mấy ông cán bộ từ Hải Phòng xuống!

Tôi chợt hiểu ngay ý các cô bé muốn nói gì, tôi hỏi thêm:
Hỏi: Các cháu nhỏ quá mà...
Cô bé vội ngắt lời tôi, Đáp: Các ông cán bộ chỉ thích các đứa con nít thôi....
Hỏi: Gia đình các cháu ở đâu? tại sao các cháu lại tụ về đây?
Đáp: Các cháu ở Hải Phòng gia đình quá nghèo Mẹ cháu đã bán cháu cho bà chủ nhà trọ 200,000 đồng VN, mỗi lần đi khách tụi cháu được 80 ngàn khi chia ra mọi chi phí tụi cháu được hưởng 30 ngàn.....



Trong cuộc đối thoại ngắn với các cô bé tuổi bằng các cháu nội, ngoại của tôi đã làm tôi không cầm được nước mắt và cũng chính hình ảnh đó đã cột chặt niềm đau trong tôi đến mãi bây giờ. Hai trăm ngàn VN chưa đến hai chục đô đã mua được cuộc đời một cô bé Việt Nam. Thượng Đế ơi ! sao con gái, đàn bà Việt Nam rẽ như bèo vậy? Mẹ của Tổ Quốc VN đâu? Mẹ của Bộ Đội giải phóng đâu? Những bà Mẹ VN đã bị bắn gục trước họng súng sau ngày độc lập. Tôi không trách gì các em đâu. vì hoàn cảnh các em nghèo đói quá, không có cơ hội đến trường, không có công ăn việc làm, các em bị bạo lực và phân biệt đối xử phụ nữ và trẻ em trong xã hội bất công, không luật lệ bảo vệ. Xã hội đã đẩy các em vào bước đường cùng ngay trên chính quê hương đất nước mình. Các em đã phải tha phương cầu thực, nhưng đã bị đọa đày thành người nô lệ từ thân xác đến tinh thần.


Tổ Quốc Việt Nam ơi ! chính quyền VN ơi! đã 30 năm độc lập hòa bình sao lại có những con gái đàn bà VN lộng trong lồng kính rao bán giữa chợ Tân Gia Ba hay trên E-Bay ở Đài Loan tháng 3/2004? Mua hai người giảm giá 40%”.

Còn gì đau thương, xót xa cho bằng khi một cô gái Việt Nam rao bán với giá thấp hơn một con vật, như một vật phẩm. Một cô dâu Việt Nam chỉ với giá 18 vạn Đài tệ (gần 90 triệu đồng VN) “Thương Đế ơi có thấu cho Việt Nam này...”.



Thế kỷ 21 này tưởng chừng nhân loại đã thoát khỏi thảm cảnh người làm nô lệ, nhưng vấn nạn lại càng tiếp diễn nhiều hơn hằng năm qua nhiều hình thức khác nhau. Mặc dù nhiều cơ quan trên thế giới như: Child Wise, ECPAT, UNESCO, UNICEF, ILO, UNIAP đã góp phần đáng kể trong công việc này, nhưng không làm sao triệt tiêu hết được các tôi phạm ngày càng gia tăng. Thế giới hiện nay có hơn 400 ngàn phụ nữ và trẻ em đang bị buôn bán lậu ra nước ngoài. Loại kỹ nghệ tội ác này trên thế giới đang có số thu trên 20 tỷ mỗi năm, chỉ kém nạn buôn ma túy.



Con người phải chăng đã gắng liền với một số mệnh, một oan khiên trên từng mảnh đất, trên từng một giống nòi. Hôm nay tôi ngồi nghe một khúc nhạc của Nhạc Sĩ Đào Nguyên qua tiếng hát Đồng Thảo tự dưng lòng tôi lại khóc. Tôi khóc cho tôi, cho em, cho đồng bào Việt Nam mình sao mãi đọa đày trên bao ngàn năm thế kỷ.






----------------------------------------

Còn Đâu Tuổi Thơ

(Xin trả lại đời những nét thơ ngây)
Nhạc: Đào Nguyên
Thơ: Phạm Ngọc
Đồng Thảo trình bày
                                                                                            



Em lớn lên không bằng câu hát
Không nụ cười hay tiếng mẹ ru
Em lớn lên chỉ bằng nước mắt
Trong đêm đen bốn phía ngục tù.



Tuổi của em chưa tròn mười ba
Em chẳng tròn mười sáu thơ ngây
Em lớn lên đời dài bão tố
Khi sa chân giữa chốn đọa đày.



Tuổi thơ em bây giờ đã mất
Bước chân em trăm đường lưu lạc
Giữa quê người ai khóc thương em
Quê hương nào em giữ mãi trong tim.
Tuổi thơ em một đời khốn khó
Ai bán thân em trên xứ người tủi nhục
Sao lòai người quá đỗi vô tâm
Thượng đế ơi! Thượng đế ơi!



Em lớn lên, nô lệ ngàn năm
Em bỏ lại vòng tay mẹ yêu
Tuổi hồn nhiên nụ cười năm xưa
Bao thơ ngây... em trả lại đời !...



…Tuổi hồn nhiên nụ cười năm xưa …
Thương cho em...Mùa thu buồn lệ tuôn !


Còn Đâu Tuổi Thơ




Mời nghe thêm:
Trần Chí Phúc với bài hát mới tìm em ghé chợ Mã Lai- thảm cảnh người con gái Việt Nam và nỗi nhục đất nước.


Tìm em ghé chợ Mã Lai
Back to top
 
 
IP Logged
 
mien_thuy
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1272
Re: Nhạc 3
Reply #190 - 17. Apr 2007 , 11:17
 

...

Trả Ta Sông Núi


tiếng hát Nguyệt Ánh

Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3543
Gender: male
Mời em về 2
Reply #191 - 22. Apr 2007 , 02:33
 
...

Việt Dzũng
Mời em về 2


Mời em về thăm lại Việt Nam
Đạp lên máu, lên xương đồng bào
Mời em về nhìn mắt mẹ nghẹn ngào
Hỏi tại sao con quên lời thề xưa

Mời em về qua làng chiều mưa,
nhìn em bé ngây ngô trần truồng
Chủ nghĩa nào cũng đã mỏi mòn!
Em chỉ mơ một bát cơm ngon

Mời em về thăm lại phố cũ
Những con đường vẫn đọng bùn nhơ
áo vai gầy rét lạnh trẻ thơ
Em mười sáu bán thân làm đĩ

Mời em về qua đồi sim tím
Xác cha già lấp vội chiều qua
Mắt mẹ nhoà khóc nhoà niềm đau
Đợi em đó em mau quay về

Mời em về bán đi mộ phần
Bán cho Tàu, cho Nhật, cho Tây
Mời em về bán đi đoạ đày,
bán cho trọn niềm đau nhược tiểu

Mời em về bán đi mỹ miều,
bán cho cạn nét đẹp quê hương
Mời em về bán đi ruộng vườn,
và để lại một trời tang thương

Mời em về thăm lại quê hương
Đạp lên máu, lên xương đồng bào
Mời em về thăm lại Việt Nam
Đạp lên máu, lên xương đồng bào


Việt Dzũng
Mời em về 2
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3543
Gender: male
Re: Nhạc 3
Reply #192 - 23. Apr 2007 , 22:59
 
Xin Đời Một Nụ Cười


...

Tháng Tư, 1985, kỷ niệm 10 năm ngày Sài Gòn rơi vào tay Cộng Sản. Truyền thông Mỹ sửa soạn rầm rộ để thực hiện các phóng sự, cùng những cuộc phỏng vấn hầu ghi lại một khúc quanh lịch sử khó quên của đất nước và quân đội Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam. Trên đường lái xe đến sở làm, suốt những tuần lễ đó, lúc nào mở radio lên tôi cũng đều nghe được các lời phân tích cũng như nhận định về chính sách cùng đường lối của người Mỹ khi họ quyết định đưa quân vào để bảo vệ miền Nam VN. Ngoài những lời phát biểu chua cay của một số cựu viên chức chính quyền thời tổng thống Nixon và Ford, còn thì hầu hết đều là những câu trả lời ngớ ngẩn và không chính xác. Thì ra, chỉ mới có một thập niên mà người ta đã quên đi tất cả? Quên hay không muốn để ý tới, đối với tôi lúc đó đều có ý nghĩa giống nhau



Là một người cố vấn về di trú và tỵ nạn của cơ quan thiện nguyện USCC thời bấy giờ, tôi được mời vào thuyết trình về đề tài “Người Tỵ Nạn VN” tại một lớp học của trường UCLA. Trước khi bắt đầu câu chuyện tôi đưa ra ba câu hỏi để thăm dò xem trình độ hiểu biết của các sinh viên về vấn đề VN vào thời điểm đó cũng như trước năm 1975.



Câu hỏi đầu tiên là “có bao nhiêu bạn sinh viên trong lớp học này biết người Mỹ có tham dự vào chiến tranh VN?”. Hầu hết cả lớp đều giơ tay lên. Nhưng khi tôi hỏi vậy nước Mỹ ủng hộ miền Bắc hay Nam VN, thì tất cả đều ngơ ngác, chỉ còn có hai người đưa tay xin trả lời. Một nói rằng Mỹ ủng hộ quân đội miền Bắc, còn sinh viên kia thì nói người Mỹ chống cả hai!



Câu hỏi kế tiếp “có bao nhiêu bạn biết được lý do về sự hiện diện của người tỵ nạn VN trên đất Mỹ hiện nay?” Có 6 người giơ tay tình nguyện trả lời, nhưng chỉ có một dùng chữ tỵ nạn (refugee) còn 5 sinh viên kia thì cho là người Việt đến HK vì muốn tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn (looking for a better life), người khác thì bảo cũng như các di dân từ Mễ Tây Cơ muốn trốn vào nước Mỹ mà thôi. Ba em kia trả lời giống nhau rằng, cha mẹ các em cho biết, đa số người Việt sống ở Mỹ một cách bất hợp lệ!



Cả lớp học gần 30 sinh viên, mà chỉ có một người biết dân VN đến HK vì lý do tỵ nạn. Vậy thì làm sao mà họ có thể hiểu nổi những đắng cay, chua xót của một khối người đã phải chấp nhận bao hiểm nguy, trăm ngàn tủi nhục, bỏ lại sau lưng gia đình và quê hương để tìm hai chữ Tự Do. Hai chữ Tự Do đánh vần thật giản dị, và lúc nào cũng lai láng trên các miền đất hứa. Nhưng nó là những gì thiêng liêng, cao quý nhất mà hàng triệu người Việt đang phải trả giá bằng nước mắt, bằng máu xương, và bằng thân xác họ. Dù đó là người vượt thoát vào thời điểm khi Sài Gòn vừa thất thủ, hay lang thang qua rừng già, núi thẳm, hoặc lênh đênh trên biển khơi. Mười năm trước đây (1975), thời gian lúc đó (1985) hay mười năm, hai mươi năm sau nữa, nếu Cộng Sản vẫn còn ngự trị trên quê hương đất nước, thì người Việt cũng sẽ tiếp tục bỏ nước ra đi!

...

Dư âm của buổi thuyết trình tại trường đại học UCLA đã dằn vặt tôi cả hơn một tuần lễ, nhưng đó chính là những dữ kiện thai nghén để tôi cho ra đời nhạc phẩm “Xin Đời Một Nụ Cười”, đúng một tuần lễ trước ngày kỷ niệm 10 năm mất nước. Tôi có nhờ anh Ngô Chí Thịnh, một giáo sư Anh ngữ dịch ngay sang tiếng Anh để đài truyền hình CBS sử dụng trong buổi phỏng vấn chị Kiều Chinh cùng hai người tỵ nạn Cao Miên và Lào. Nhưng tiếc rằng đến khi chương trình CBS được phát hình họ chỉ dùng phần nhạc, nên khán giả theo dõi cũng chẳng biết ý nghĩa của bài hát. Tôi còn nhớ câu nói cay đắng của chị Kiều Chinh lúc đó, chị bảo “tức quá, phải chi mình có một quyển sách Anh ngữ viết về người tỵ nạn VN liệng vào mặt tụi nó, để họ biết tại sao mình phải mang kiếp sống lưu vong”! Tôi chỉ biết nắm tay và nhìn lên đôi mắt buồn diệu vợi của chị.



Ngày 23 tháng 10, 2002, tôi nhận được lời mời của một giáo sư đại học luật khoa, ông Donald Kerwin mời tôi đến nói chuyện với các sinh viên trong một lớp học tại trường đại học Georgetown University ở Hoa Thịnh Đốn với khoảng hơn 30 sinh viên, đặc biệt là có một em người VN. Cô cho biết đã theo cha mẹ vượt biển tỵ nạn và sang HK định cư vào khoảng giữa thập niên 1980, lúc cô vừa được 1 tuổi. Tôi hỏi em là có bao giờ chia sẻ với các bạn câu chuyện nhọc nhằn của thuyền nhân VN cho các bạn đồng lớp được biết hay không? Em trả lời’ “chính em còn không biết rõ cuộc hành trình đó gian khổ ra sao”! Thỉnh thoảng xem TV hoặc báo chí cô có tò mò hỏi cha mẹ về chuyện này, nhưng mẹ đều trả lời là “chuyện dài lắm, kể không hết, thôi lo học đi, để khi khác”. Nhưng theo em thì dường như có điều gì mà mẹ không muốn nói, “hoặc cũng có thể vì cháu không nói rành tiếng Việt, mà mẹ thì không nói giỏi tiếng Anh nên câu chuyện chẳng bao giờ được bắt đầu”! Tôi chợt nhớ lại câu nói của chị Kiều Chinh gần 20 năm về trước, và nói thầm trong bụng là “tức quá, phải chi mình có một quyển sách Anh ngữ viết về ‘Vietnamese Boat People’ liệng vào tay cô bé, để nó biết thế nào là thân phận của một gia đình thuyền nhân, cùng những gì mà họ đã phải trải qua trên đường tìm tự do”! Nhưng chắc chắn không thể là một quyển, vì có thể hàng chục ngàn em như cô bé “thuyền nhân” nói trên đã quên hay không biết đến ý nghĩa của những chuyến đi “tìm chết, để sống” mà người tỵ nạn VN đã phải trải qua.



Tháng Tư 2005, kỷ niệm 30 năm tỵ nạn. Trung tâm Thúy Nga thu hình DVD “30 Năm Viẽn Xứ” và phổ biến nhạc phẩm “Xin Đời Một Nụ Cười” của tôi qua ba giọng hát Khánh Ly, Trần Thái Hòa, và Thế Sơn. Chỉ chưa đầy một tháng sau ngày phát hành, thì trên số báo ra ngày 21, tháng 5, 2005, tờ Công An Thành Phố, qua một bài viết ký tên Phương Liên đã diễn tả (trích nguyên bản) “Quê hương không bao giờ chối bỏ bất cứ ai, kể cả những người vượt biên đã tự động rời bỏ quê mẹ, nhưng đã được lý giải rất lệch lạc, rằng không thể sống ở đất mẹ mà buộc phải bỏ đi như bài ‘Xin Đời Một Nụ Cười’ .... bài hát này đã cố tình tô vẽ và biện minh cho sự ra đi, trốn chạy khỏi đất nước của những kẻ phản quốc là đúng đắn, ca ngợi những vùng đất nơi xứ người là mảnh đất của Tự Do ...”



30 năm sau báo chí nhà nước vẫn gọi những người ra đi là “kẻ phản quốc”. bài “Xin Đời Một Nụ Cười” tôi viết năm 1985, khi cao trào vượt biển lên cao, khi mà “đất mẹ không chối bỏ một ai”, nhưng lại bắt hết đám “sĩ quan ngụy” vào tù, còn người miền Nam thì đi vùng kinh tế mới. Nhà cửa bị tịch thu, nên “không sống ở đất mẹ, mà buộc phải bỏ đi”, tôi không nghĩ đó là những lý giải lệch lạc. Tôi đố tác giả bài báo trích từng câu trong ca khúc “Xin Đời Một Nụ Cười” và tìm được tôi sai ở chỗ nào? Nhưng tiếc rằng chuyện đó sẽ không bao giờ xẩy ra với chế độ thông tin một chiều ở VN hiện nay. Nhà nước CS chỉ lợi dụng quyền tự do báo chí ở hải ngoại phổ biến bừa bãi, để kết tội và vu khống. Trong khi đó thì lại bưng bít những tin tức từ nước ngoài gởi về quốc nội.



Gần đây nhất, ngày 18 tháng 9, 2006, trên tờ Công An Thành Phố ***, đã phổ biến một bài báo ký tên Phúc Huy, “chửi rủa” thậm tệ nhạc sĩ Việt Dzũng, có một đoạn nói về thuyền nhân tỵ nạn VN như sau (trích nguyên bản) “Việt Dzũng sáng tác, trình bầy hàng loạt ca khúc phản động như Kinh Tị Nạn, Lưu Vong Khúc .... để kích động nạn vượt biên trái phép. Nhiều người đã bỏ mình trên biển cả hoặc bị hải tặc cướp bóc, hãm hiếp, chịu đau đớn cả đời, gia đình tan nát cũng vì tin theo những luận điệu xuyên tạc như thế...”


Nếu CSVN thực tâm muốn tìm hiểu chuyện này thì thử làm một cuộc thăm dò ý kiến để xem trong số gần một triệu thuyền nhân, có bao nhiêu người vì nghe nhạc của ông Việt Dzũng “xúi dục” mà xuống thuyền đi tỵ nạn? Hãy tạm bỏ ra ngoài những phán quyết về tư cách của các bài báo nói trên. Vấn đề đặt ra ở đây là liệu các thế hệ sau có hiểu được lý do và ý nghĩa của cuộc tìm kiếm tự do vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc VN hay không? Liệu những người dân hoặc thế hệ trẻ ở trong nước, nếu không được giải thích, họ có bị ảnh hưởng bởi những bài báo đang cố tình bóp mép và xuyên tạc lịch sử hay không? Làm sao để cho người bản xứ, đặc biệt là các sinh viên đại học ở HK hoặc các nước tự do khác có được những tài liệu chính xác để đối chiếu với lịch sử cận đại về cuộc hành trình tìm tự do đầy bi hùng của một dân tộc không chấp nhận chế độ Cộng Sản? Chắc chắn không có gì trung thực hơn bằng chính lời tự thuật của những người trong cuộc, bằng các nhân chứng sống và bằng tiếng nói chân thành từ trái tim của một con người VN đích thực với tấm lòng nhân bản. Những câu chuyện “Viết Về Nước Mỹ”, “Chuyện Tù Cải Tạo”, “Hành Trình Biển Đông”, “Người Thương Binh VNCH” v..v.., sẽ là những câu trả lời chính xác nhất. Và đó cũng là lý do tôi hỗ trợ công việc làm hiện nay của anh Ngụy Vũ hay bất cứ ai đang có những nỗ lực sưu tầm, dịch thuật, phổ biến và gìn giữ những tác phẩm văn học và nghệ thuật cho đời ta và cho đời sau.



Quá khứ dù có buồn thảm đến đâu, dù có hận thù thế nào, thì vẫn là lịch sử. Mà lịch sử thì cần phải ghi nhận một cách trung thực và đứng đắn. Cần phải lưu giữ và lại càng phải lưu truyền. Kẻ nào không tôn trọng hay cố tình làm sai lạc, chắc chắn sẽ có tội với giống nói và quê hương, tổ quốc.

Nam Lộc (Tháng 10, 2006)


...
-------------------------------------------------------------

Xin Đời Một Nụ Cười

Sáng tác: Nam Lộc
Trình bày: Khánh Ly, Thế Sơn, Trần thái Hòa



Tôi bước đi, SàiGòn trong cơn hấp hối
Như một người tình phụ thở hơi cuối cùng.
Tôi bước đi Tân Sơn Nhất lửa khói ngập trời,
khu thương xá cửa khép cuộc đời,
những con tầu ngơ ngác ra khơi


Tôi bước đi, qua đường rừng chông gai, tăm tối
Như cuộc đời ở lại từ khi mất người
Tôi bước đi, như con rết lê lết cuộc đời,
như thân bướm đôi cánh rã rời,
lấy u sầu che dấu tả tơi


TỰ DO ơi TỰ DO! Tôi trả bằng nước mắt
TỰ DO ơi TỰ DO! Anh trao bằng máu xương
TỰ DO ơi TỰ DO! Em đổi bằng thân xác.
Vì hai chữ TỰ DO! Ta mang đời lưu vong.



Tôi nép thân trên mảnh thuyền mong manh sương gió.
Như một người tìm đường về nơi đáy mồ.
Tôi bước đi vì không muốn làm kẻ tội đồi,
vì tôi muốn lại kiếp con người,
muốn cuộc đời còn có những nụ cười


TỰ DO ơi TỰ DO! Tôi trả bằng nước mắt
TỰ DO ơi TỰ DO! Anh trao bằng máu xương
TỰ DO ơi TỰ DO! Em đổi bằng thân xác.
Vì hai chữ TỰ DO! Ta mang đời lưu vong.





Trình bày: Khánh Ly, Thế Sơn, Trần thái Hòa
Xin Đời Một Nụ Cười


Back to top
 
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Nhạc 3
Reply #193 - 27. Apr 2007 , 18:13
 

Xin mời các anh chị em bấm vào hình để nghe ngâm thơ và bấm vào chữ để nghe Xuân Sơn hát.




...

Cô Hái Mơ
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Nhạc 3
Reply #194 - 28. Apr 2007 , 19:10
 
VỀ CÁI CHẾT OAN KHUẤT CỦA NHẠC SĨ MINH-KỲ

                                                                                               phạmtínanninh                                                                                      (do anh TQThái chuyễn đến)               
                          
“ Nha Trang là miền quê hương cát trắng
Có những đêm nghe vọng lại , ầm ầm tiếng sóng xa đưa
Nha Trang cánh đồng bao la bát ngát
Hương quê dâng lên ngào ngạt, hòa cùng sức sống yên vui
                                    . . . . . . .
Ai ơi, người về cho ta nhắn với
Nha Trang quê hương dịu hiền, ngàn đời lòng tôi mến yêu”

Ai đã sinh ra và lớn lên ở Nha Trang, hoặc đã từng ghé lại đây đôi lần,  đều không quên bài hát dễ thương này, mà cả một thời gian gần hai thập niên , đài phát thanh Nha Trang đã dùng làm nhạc hiệu mở đầu .
Cuối tháng 3/75, Nha Trang bị nhận chìm trong làn sóng đỏ. Người Nha Trang đã cùng chịu chung số phận. Kẻ bị giết, người bị tù đày, gia đình, bè bạn, thầy trò, chia ly tan tác. Số phận của nhạc sĩ Minh Kỳ, tác giả bài hát này (cùng nhiều bản nhạc về Nha Trang khác nữa) cũng đã gắn liền với định mệnh đau thương của thành phố mà ông đã được sinh ra, hết lòng yêu thương và đã gởi trọn lòng mình qua những dòng nhạc thiết tha trìu mến đó. Ông đã bị giết . Cái chết thê thảm và oan khuất của ông có lẽ được ít người Nha Trang, -  dù còn ở trên quê nhà, hay tha phuơng khắp chốn -  biết đến

Người viết bài này, có cái cơ duyên được ở chung cùng một trại  tù với ông , và cũng đã được tâm sự cùng ông một vài ngày trước khi ông chết.

Đầu tháng 3/75, sau khi Ban Mê Thuột mất, những đơn vị từng sống chết với Cao Nguyên có lệnh triệt thoái. Tôi theo đơn vị, chỉ còn một phần tư quân số, lần lượt“di tản chiến thuật” vào Cam Ranh, rồi Vũng Tàu để tái tổ chức, trước khi tham dự những trận đánh cuối cùng “cô đơn và buồn tẻ” ở những địa danh xa lạ : Cần Giuộc, Bến Lức, thuộc tỉnh Long An, ngăn bước chân địch quân đang ồ ạt kéo về vây hãm Sài Gòn.

Ngày 28/4/75, tôi và cả vợ con , theo lời hẹn của người bạn chí thân, là SQ Hải Quân , có mặt tại Bến Bạch Đằng. Nhưng đến giờ chót, trước sự ngỡ ngàng và tức giận của người bạn có lòng, tôi quyết định không cùng vợ chồng anh ấy xuống tàu di tản. Có lẽ anh không hiểu được là tôi cũng đã khổ tâm biết dường nào để có cái quyết định “sống chết” ấy, mặc dù tôi biết trước là rồi tôi cũng phải trả một cái giá, chắc không nhỏ. Tôi không đành lòng bỏ lại những đồng đội đã theo tôi từ những quê quán miền Trung , mà giờ đây đã trở nên xa tít mịt mờ trong tay giặc, và nhất là cha tôi, người cha đã làm gà trống nuôi con từ lúc tôi mới lên ba, mà tôi được tin là ông đã bị bắt và đang bị giam giữ ở đâu đó ngoài Nha-Trang. Tôi không thể xa ông trong hoàn cảnh khốn cùng này.

Điều đáng ân hận nhất là, dù ở lại để chấp nhận mọi điều, nhưng tôi cũng không bao giờ có cơ hội gặp lại cha tôi. Ông đã chết trong trại cải tạo Đá Bàn, cuối tháng 6/76, và đúng ngay vào cái đêm tôi bị chở bằng xe “bịt bùng” từ trại tù An Dưỡng Biên Hòa ra bến Tân Cảng để xuống  tàu Sông Hương ra Bắc. Mãi gần năm năm sau tôi mới nhận đuợc tin buồn.

Trại tù An Dưỡng Biên Hòa, cũng chính là nơi tôi đã gặp nhạc sĩ Minh Kỳ, và đã tâm tình cùng ông một ngày trước khi ông chết.

Tôi trình diện tại Trường Đại Học Kiến Trúc, bị đưa lên nhốt tại trại tù binh Tam Hiệp. Một tháng sau được chuyển đến trại tù An Dưỡng Biên Hòa, nằm bên cạnh phi trường quân sự Biên Hòa. Trại An Dưỡng này, trước là một khu quân sự, về sau đuợc chỉnh trang lại để tiếp nhận những quân nhân tù binh của ta được miền Bắc trao trả theo hiệp định Paris. Họ được nghỉ ngơi, bồi dưỡng cả sức khỏe lẫn tinh thần ở trại An Dưỡng này trước khi trở về đơn vị cũ và gia đình.

Đến trại này, tôi gặp những anh em ở đây từ trước cùng một số mới đuợc chuyển từ các trại khác tới. Gồm đủ các quân binh chủng, kể cả những sĩ quan biệt phái về các Bộ, và Cảnh Sát. Trong số này có nhạc sĩ Minh Kỳ. Tôi ở Nhà 1, còn anh Minh Kỳ ở Nhà 3 (?), cách nhau khu nhà bếp ( gọi là hậu cần).

Cũng như những người Nha Trang khác, lớn lên vào những năm giữa thập niên 50, dầu thập niên  60, tôi thuộc lòng những bài hát Nha Trang của nhạc sĩ Minh Kỳ, nhưng chưa hề biết tên thật và cũng chưa được hân hạnh gặp ông. Trong Nhà 1, tôi nằm bên cạnh hai anh bạn tù lớn tuổi hơn tôi. Một anh từ Trường Chỉ Huy Tham Mưu, một anh làm ở Nha Quân Pháp.
Hai anh này rất tốt bụng và vui tính, có quen biết nhạc sĩ Minh Kỳ. Biết tôi là dân Nha Trang, nên có lần anh đã giới thiệu tôi với anh Minh Kỳ.

Nhạc sĩ Minh Kỳ lớn tuổi hơn tôi nhiều, nên tôi gọi ông bằng Anh và xưng em.. Có lẽ bản tính của anh vốn thầm lặng, ít nói, và  đặc biệt trong hoàn cảnh như vừa trải qua cơn ác mộng, chưa biết ngày mai sẽ ra sao này, anh lại càng ít nói hơn. Gặp anh vài ba lần, tôi chỉ nói lên lòng hâm mộ của tôi về những bài hát Nha Trang, mà với tôi bây giờ nó lại là những kỷ niệm vô giá. Anh thường chỉ trả lời tôi bằng một nụ cười buồn

Một dêm,cuối tháng 8/75 (31/08/75 ?),vào khỏang 09.30 tối, cả trại tù đang chìm trong bóng đêm với cả ngàn người tù đang nằm thao thức, bởi tâm tư còn nặng trĩu lo âu, đang chờ đợi những điều bất trắc nào đó sẽ đến với số phận mình, bỗng một tiếng nổ long trời kèm theo những tiếng la thất thanh, và rồi tiếng còi báo động, tiếng chát chúa trên loa phóng thanh, lệnh cho tất cả “cải tạo viên” nằm yên tại vị trí, kẻ nào bước ra khỏi nhà sẽ bị bắn tại chỗ.

Khi đám tù chúng tôi chưa hết hoang mang, thì tiếng xích sắt xe tăng T 54 tràn vào trại rít lên từng chặp, chia nhau bao vây từng căn nhà. Hằng lọat bộ đội, súng gắn lưỡi lê, mặt tên nào cũng đằng đằng sát khí túa vào từng nhà, kéo cơ bẩm lên đạn, quát tháo chúng tôi đứng dậy ngay tại chỗ, hai tay để trên đầu. Tôi có cảm giác là chúng tôi sắp bị xử tử..

Chúng tôi đứng bất động như vậy cho đến gần 10 giờ trưa . Nhìn qua khe cửa, tôi thấy mấy anh em tù ở nhà 3 khiêng một số người bị thương lên bệnh xá.

Cả  ngày sau, tất cả tù đều không được ra khỏi nhà, ngọai trừ đi ra cầu tiêu và ở đó cũng có đầy lính gác. Sau đó, đúng vào ngày 2 th áng 9, Quốc khánh của VC, tất cả chúng tôi được đưa lên hội trường. Ngồi chễm chệ trên dãy bàn trước mặt chúng tôi là những “thủ trưởng” không mang quân hàm, nên chúng tôi cũng chẳng biết họ là ai. Chúng tôi bị “nghiêm khắc”cảnh cáo là “có bọn phản động trong các anh đã dấu diếm vũ khí, mang lựu đạn Mỹ vào để nhằm phá họai thành quả kách mệnh”(!) , Sau đó chúng tôi làm “bản tự khai tội ác” và bắt đầu bài học số 1, “Đế Quốc Mỹ là kẻ thù của nhân dân ta”.

Khi ấy chúng tôi mới biết tiếng nổ tối hôm ấy đã xảy ra tại Nhà 3, làm chết và bị thương khá nhiều. Mọi dấu tích đã được thu dọn sạch sẽ, như chưa hề có việc gì xảy ra.

Có điều cái “sự cố” thảm khốc ấy, không phải như lời “lên lớp” hù dọa của mấy ông thủ trưởng, bởi một điều rất dễ hiểu là ngay từ lúc vào trại cho đến bây giờ, đã qua hằng trăm lần kiểm sóat, vã lại hành trang mang theo của mỗi người tù đâu có cái gì, ngoài hai bộ áo quần , cái khăn lau mặt và bàn chải đánh răng. Tiền bạc và tư trang khác đã được “kách mạng” giữ hộ ngay sau khi nhập trại. Vậy thì một trái lựu đạn có phép màu nào lọt vào trong trại. Điều quan trọng hơn, là nếu người tù nào dám liều mạng mang đuợc lựu đạn vào trại thì cũng chỉ nhằm mục đích giết kẻ thù chứ sao lại giết chết bao nhiêu bè bạn của mình ?

Những câu hỏi đó đã có sự trả lời chính xác ngay sau đó : Một số bạn tù ở Nhà 3 và Nhà kế bên kể lại như sau

Nhà 3 ( chứa khỏang 80 tù nhân, đa số là SQ Cảnh Sát)) nằm đối diện ngay trước Khu Trực Ban và Nhà Vệ Binh của Trại, chỉ cách nhau chừng hơn năm mét và một hàng rào kẻm gai. Khi ấy tổ của nhạc sĩ Minh Kỳ đang họp để phân công nấu bếp vào ngày mai, thì một quả lựu đạn  được quăng vào vách tôn ngay phía sau làm  3 người chết tại chỗ và khỏang 8 người bị  thương. Nhạc sĩ Minh Kỳ bị th ương rất nặng, được anh em tù khiêng lên bệnh xá cùng với những anh em bị thương khác. Ông bị thương ở ngực, bụng và cổ rất nặng. Biết mình sắp chết nên trăn trối với những  bạn t ù :

     - T ụi mày về nói với vợ tao ráng nuôi con tao, chắc tao không sống được.

Sau đó máu ở ngực và cổ chảy ra lênh láng. Ông vừa la vừa rên :
- Sao chân lạnh quá !
- Lạnh quá ! Sao bụng tao lạnh quá! Sao ngực tao lạnh quá !
- Ông chết từ từ, chết từ chân đến bụng rồi đến ngực  cho đến lúc tắt thở.

Một cái chết mà chính  Ông cảm nhận được, biết được nó đến với mình từng phút từng giây.

Sáng sớm hôm sau, anh em bạn tù , với sự giám sát của toán vệ binh VC, đem chôn  các bạn  tù  vắn số của mình trên một mảnh rừng bên ngoài vòng đai phi trường quân sự Biên Hòa.

Ai cũng biết là trái lựu đạn giết chết nhạc sĩ Minh Kỳ cùng những người bạn tù khác, là do  chính bọn VC quăng từ khu trực ban của Trại phía bên kia hàng rào.

( Có một số Sĩ Quan ngành đạn dược còn cho là tiếng nổ ấy có thể là tiếng nổ của đạn B40 hay B41, có sức tàn phá còn hơn cả lựu đ ạn ).

Và cũng sau ngày ấy, chúng tôi phải chịu một trò chơi trả thù ác độc từ phia những người chiến thắng. Mỗi ngày chia nhau đi gỡ các bãi mìn trong hàng rào phi trường quân sự Biên Hòa.

Họ đã bày ra cái trò giết người dấu tay ở Nhà 3, để rồi lại lấy đó làm lý do giết tiếp những người còn lại bằng cái trò chơi đẫm máu “ gỡ mìn” này.
Những bãi mìn này do Công Binh của ta thiết lập chằng chịt dọc theo hệ thống phòng thủ phi trường. Bây giờ, không có sơ đồ những bãi mìn, chúng tôi lại là những người không chuyên môn về mìn bẫy , có nhiều anh em giữ các chức vụ tham mưu, hay đuợc biết phái về các bộ khác, chưa hề thấy lại quả mìn sau ngày rời khỏi quân trường. Vậy mà bây giờ phải tham dự cái trò chơi bất nhân này. Ngày nào cũng có mìn phát nổ, người chết, vài người mất tay, mất chân, nhưng vẫn không làm giao động được tấm lòng của những người “ kách mạng !”.

Và cũng chính nhờ được cắt cử đi đào huyệt chôn một người bạn tù chết mìn, sớm trả “nợ máu” sau ngày miền Nam “giải phóng” này, đám chúng tôi mới phát hiện dược bố n ngôi mộ mới đã nằm sẳn tại “ nghĩa trang” vô danh trong một mảnh rừng hoang. Trước mỗi ngôi mộ đuợc đắp đất sơ sài đó có cái bia làm bằng một mảnh gổ nhỏ. Bọn chúng tôi lén đọc tên trên từng tấm bia viết bằng sơn đỏ, trong đó có tên Vĩnh My (Vĩnh Mỹ ?) . Đó chính là tên trong khai sinh của nhạc sĩ Minh Kỳ (Nguyễn Phúc Vĩnh Mỹ).  Dưới sự canh gác nghiêm ngặt của đám vệ binh, tôi chẳng biết làm gì khác hơn là khi đi ngang trước mộ anh để trở về trại, chắp hai tay trước ngực và cúi đầu tưởng niệm anh cùng những bạn bè xấu số đã chết tức tưởi cùng anh.

Lòng tôi nhói lên đau đớn như vừa bị một nhát chém hư vô nào đó. Trong tôi vừa mới mất thêm một điều gì, mà với tôi nó trở thành thành thiêng liêng hơn là kỷ niệm. Nhiều đêm sau đó tôi trằn trọc cả đêm không ngủ. Dư âm những bài hát NhaTrang của anh lúc nào cũng văng vẳng bên tai tôi. Tâm tư lúc nào cũng mơ màng đến thành phố Nha Trang, đến ngôi trường Võ Tánh, nhớ da diết những kỷ niệm ấu thơ, của những ngày đi học, và hình dung đến từng khuôn mặt bè bạn thân quen.. Cũng mới đây thôi, mà bây giờ tưởng chừng như đã là một quá khứ thật xa xăm, mơ hồ như kiếp trước.

Ba mươi năm chiến tranh trên quê hương đã đem lại biết bao điều bi thảm. Vậy mà sau khi chiến tranh chấm dứt lại còn nhiều bi thảm hơn. Cái chết của nhạc sĩ Minh Kỳ cũng chỉ là một trong hàng vạn, hàng triệu điều oan khiên bi thảm đó. Nhưng chúng ta xót xa và nhớ đến nhạc sĩ Minh Kỳ, bởi chính vì ông là một nghệ sĩ, một người đã sống và cống hiến cho đời bằng chính trái tim mình, Đặc biệt với những người Nha Trang và những người yêu Nha Trang, đã mang ơn Ông vì Ông đã cho chúng ta những dòng nhạc biểu tượng của quê nhà , mà chúng ta sẽ mang theo dư âm tiếng hát cho đến suốt cuộc đời.

Với tôi, những đau đớn này cứ tưởng chỉ chôn chặt trong lòng, không ngờ sau khi xem chương trình nhạc Lê-Dinh trên Thúy Nga Paris trước đây, trong đó nhạc sĩ Lê-Dinh có nhắc tới cái chết của nhạc sĩ Minh Kỳ, và mới đây là chương trình Huyền Thọai Lê Minh Bằng trên Asia , đã làm tôi nhớ thật nhiều đến cái chết của Ông và ngồi xuống viết lại những dòng này.

Xin được thay một nén hương lòng đốt lên cho một người đồng hương, đồng tù, bỏ bạn bè ra đi bằng một cái chết thảm thương, oan khuất.. Cũng để được nói lên lòng tiếc thương một nhạc sĩ tài hoa đã làm Nha Trang sống mãi trong lòng người . Và nếu được phép, xin  gởi một lời chia buồn thật muộn màng nhưng với trọn tấm lòng đến gia đình Ông.

Bắc Âu, một ngày không có mặt trời
phạmtínanninh
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
Pages: 1 ... 11 12 13 14 15 ... 18
Send Topic In ra