Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Những điều trông thấy  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 14 15 16 17 18 19
Send Topic In ra
Những điều trông thấy (Read 38599 times)
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Những điều trông thấy
Reply #225 - 20. Dec 2010 , 14:11
 
Top Ten phát biểu ấn tượng nhất năm 2010 ở VN

Posted on 15/12/2010 by Báo Dân

...

1. “Nghiêm ở đây không có nghĩa sai là “chặt chém” ngay, như vậy thì hết người, không có người để làm… cứ dẹp đi thì bầu không kịp!”
- Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng.


...

2. “Làm người có khó không các cháu? Có khó không? Thế tóm lại có làm được không?”
- Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh hỏi các cháu học sinh trong ngày khai trường.


...

3. “Thánh Gióng công lao là như thế, tài năng là như thế, nhưng mà không màng chức vụ, danh lợi, không đòi hỏi ai cảm ơn cả, không đòi hỏi phong chức phong tước gì cả, đánh giặc xong là thanh thản về trời để sống một cuộc đời vui thú điền viên, một cuộc đời thanh thản”
– Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.


...

4. “Nếu ai đó nói rằng công tác tổ chức đại lễ còn hạn chế thì đó là do nhận thức chưa tốt”
- Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nói về thành công của đại lễ nghìn năm.


...

5. “Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc”
- Ông nghị Trần Tiến Cảnh.


...

6. “Tôi không nghĩ đến việc tạo dấu ấn cá nhân”
- Bộ trưởng Giáo dục- Đào tạo Phạm Vũ Luận.


...

7. “Chúng tôi không có trách nhiệm gì mà phải chịu trách nhiệm”
- Bộ trường KH & ĐT Võ Hồng Phúc trả lời chất vấn về trách nhiệm trong vụ việc Vinashin.


...

8. “Tôi tin rằng Thủ tướng không quên lời dạy đó của Bác Hồ… Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể là một trong những người nắm bắt được xu hướng phát triển thời đại và đáp ứng được yêu cầu của nhân dân, đất nước”
- Giáo sư Vũ Khiêu.


...

9. “Về mặt lý thuyết là an toàn”- Bộ trưởng Tài nguyên – Môi trường Phạm Khôi Nguyên trấn an dư luận về độ an toàn của hồ chứa bùn bauxite Tây Nguyên.


...

10. “Tôi hứa chấm dứt ghép nhiều bệnh nhân một giường chỉ là câu chuyện truyền miệng tầm phào thôi”
- Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu


...

Ngoài ra, bạn đọc Dân Làm Báo xin góp vào Top những phát biểu ấn tượng nhất năm 2010 với phát biểu của Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh khi nói về tình hình Biển Đông :

“Giờ giữa mình với TQ tranh chấp trên Biển Đông, mình chỉ  vùng biển đó nói của mình, hắn nói của hắn. Thôi thì …tránh cha chỗ khác đi chứ vô chi mấy chỗ đó cho nó bắt rắc rối lên thêm. Nó bắt hồi cũng thả ra thôi”

Và ấn tượng hơn khi ông Bí thư Thanh cao hứng khoe tiếp :  đã từng “dùng một lúc… năm, sáu trăm chiếc tàu đánh cá HÚC MẸ vào giàn khoan của nó (Trung Quốc), nó phải nhổ giàn khoan mà chạy..”

Quân Hại Nhân Dân.
Back to top
« Last Edit: 20. Dec 2010 , 14:13 by dacung »  

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Những điều trông thấy
Reply #226 - 24. Jan 2011 , 12:12
 
Hàng xa xỉ có thực sự cần thiết?

Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2011-01-07


Theo số liệu thống kê mới được Bộ Công thương công bố, thì trong năm 2010, Việt Nam đã nhập khẩu những mặt hàng xa xỉ lên đến10 tỷ đô la.

Con số nhập khẩu khá lớn những mặt hàng đuợc xem là “không khuyến khích” đối với một đất nước có thu nhập bình quân đầu người rơi vào nhóm những nước có thu nhập thấp trên thế giới. Để tìm hiểu về hiện tượng sử dụng nhóm hàng xa xỉ này, Vũ Hoàng có bài viết về nguyên nhân cũng như xu hướng này của một bộ phận không nhỏ người dân.

Xu hướng hiện đại

Ngay từ đầu năm 2010, Bộ Tài chính đã có chủ trương thắt chặt danh mục các mặt hàng chưa phải là thiết yếu và xa xỉ để kiềm chế nhập siêu, cân đối cán cân thương mại. Nhưng xem ra làn sóng sử dụng nhóm hàng nhập khẩu xa xỉ này đã vượt ra khỏi khả năng kiểm soát của các nhà lập chính sách khi chạm gần mức 10 tỷ đô la. Nếu không tính nhóm hàng ô tô và xe máy nhập khẩu có dấu hiệu suy giảm, chỉ chiếm khoảng 1 tỷ đô la, thì con số 9 tỷ đô la còn lại rơi vào nhóm các mặt hàng được xem là xa xỉ như: điện thoại di động, mỹ phẩm, rượu bia, thuốc lá, đồ trang sức, đá quý và một số nhóm hàng quần áo khác.

Ở góc độ vĩ mô, nhiều nhà kinh tế cho rằng, Việt Nam nên tập trung nguồn ngoại tệ để đầu tư vào máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. Quan điểm ấy dường như mới chỉ đúng khi nhìn vào bức tranh tổng thể cả nền kinh tế. Nhưng khi nhìn dưới góc độ vi mô của từng hộ gia đình, từng cá thể trong xã hội thì nhận định ấy vẫn chưa hoàn toàn đánh giá được đầy đủ nhu cầu chi tiêu vào nhóm hàng này của người dân. Theo lời Thạc sĩ Nguyễn Nga My, thuộc phòng Nghiên cứu Đô thị, Viện Xã hội học, thì thạc sĩ cho biết:

"Khi cuộc sống ngày càng phát triển, người ta càng ngày càng sung túc, giàu có hơn, họ chú ý đến mua sắm những vật dụng đắt tiền, đấy là xu hướng chính đáng. Không chỉ những người làm ra tiền mới mua đồ đắt tiền, mà thậm chí cả những người không làm ra tiền, họ cũng dành dụm để mua những hàng đắt tiền. Không chỉ người lớn mà ngay cả những em nhỏ cũng có xu hướng sở hữu những vật dụng đắt tiền, ví dụ như Iphone hay các dòng điện thoại cao cấp.

Cuộc sống ở đâu cũng thế, phân hóa giầu nghèo luôn luôn hiển hiện, cho nên việc tiêu dùng những hàng hóa đắt tiền hay nhập khẩu những hàng hóa đắt tiền cũng không có gì đáng phải phê phán cả."

Cũng giống như các loại hàng nhập khẩu khác, hàng xa xỉ cũng phải chịu thuế nhập khẩu khi vào đến Việt Nam, khoản thuế này hẳn sẽ là một nguồn thu nhập không hề nhỏ cho ngân sách nhà nước khi tính trên tổng khối lượng 10 tỷ đô la.

Các nền kinh tế thị trường luôn khuyến khích người tiêu dùng mua hàng hóa để kích thích nền kinh tế, dù là gián tiếp qua hàng nhập khẩu, thì việc mua sắm ấy cũng là phần đóng góp bằng thuế của người tiêu dùng Việt Nam cho Chính phủ.

Hơn nữa, khi Việt Nam mở cửa hội nhập, là thành viên của WTO, Việt Nam hạn chế những mặt hàng nhập khẩu đó, hoặc là thông qua quota hoặc là thông qua thuế quan, thì liệu việc làm này có công bằng và sẽ ảnh hưởng thế nào đến các nước đối tác khác khi họ cũng phản ứng ngược lại Việt Nam?

Vấn đề cốt lõi có thể sẽ nằm ở câu trả lời là liệu hàng xa xỉ khi nhập vào Việt Nam, Nhà nước có kiểm soát được hay không?  Và từ cái gốc này mới có thể tìm ra căn nguyên liệu nguồn thuế thu được cho ngân sách có bị thất thoát hay không?

Tuy nhiên, quay lại câu hỏi cơ bản, thế nào là hàng xa xỉ?

Theo định nghĩa, hàng xa xỉ là những mặt hàng không thiết yếu (not essential) nhưng mang lại nhiều hưởng thụ hơn (more enjoyable) cho người sở hữu. Hàng xa xỉ thường là đắt tiền và chủ yếu chỉ dành cho những người có thu nhập cao và có khả năng tài chính mua sắm. Dưới góc độ kinh tế học, khi người ta càng có nhiều tiền, thì họ càng dành nhiều hơn số thu nhập của mình để mua hàng xa xỉ.

Định nghĩa là như vậy, nhưng để áp dụng khái niệm hàng xa xỉ ấy vào từng cá nhân thì thật khó, vì chuyện mua sắm hàng nhập khẩu xa xỉ ngoài yếu tố thu nhập, còn dựa trên những yếu tố khác như sở thích, chất lượng hay cả yếu tố văn hóa tiêu dùng quyết định.

Nhu cầu thể hiện mình

Nhiều người giờ đây cho rằng chuyện “ăn chắc mặc bền” không còn thích hợp, vì hàng hóa ngoại nhập chất lượng bảo đảm, mẫu mã đẹp, cảm giác yên tâm hơn khi sử dụng. Tuy giá cả có cao hơn nhưng “đáng đồng tiền bát gạo.”

Nếu trước đây người Việt Nam có xu hướng tích lũy nhiều hơn, thì giờ đây khuynh hướng hưởng thụ cuộc sống hiện đại được nhiều người chú trọng hơn. Giá trị cuộc sống không chỉ còn được đong đếm bằng bữa cơm có rau, có thịt mà giờ đây nó được đo lường bằng những những bữa ăn ở những nhà hàng sang trọng, những khu nghỉ dưỡng cao cấp hay những chiếc xe hơi tiện nghi. Có thể nói, khi đời sống khá giả hơn, người dân nghĩ nhiều hơn đến chuyện hưởng thụ những sản phẩm phục vụ tối ưu nhu cầu giải trí và thư giãn của mình.

Trong thời gian qua, báo chí liên tục đưa tin những vụ “cháy hàng” điện thoại Iphone 4 khi xuất hiện lần đầu tại Việt Nam, dù giá cả không hề rẻ so với mặt bằng thu nhập chung của xã hội, từ 15-18 triệu đồng. Điều này chứng tỏ rằng một giai cấp mới đã xuất hiện tại Việt Nam. Giai cấp này có thể là những nhà kinh doanh, những kẻ giàu có hay thậm chí những cô chiêu cậu ấm thích khoe mẽ với bạn bè…dù họ là ai chăng nữa thì việc cần thiết những vật dụng hiện đại trong đời sống là điều khó chối cãi.

...
Một người gánh hàng rong đi ngang một showroom xe hơi ở Hà Nội hôm 28/12/2010. AFP photo

Một yếu tố khác, có lẽ bắt nguồn từ nhu cầu nội tại cơ bản của mỗi con người hay còn được gọi là “thể hiện mình” cũng phần nào giải thích vì sao hàng hóa đắt tiền được tiêu thụ mạnh tại Việt Nam. Nhu cầu thiết yếu của mỗi con người là được xã hội “công nhận.”

Con người luôn có xu hướng muốn được người khác đánh giá tích cực về mình. Vì thế việc sử dụng hàng hiệu đắt tiền nhằm thỏa mãn “cái tôi” để khẳng định “phong cách” cũng là điều dễ hiểu. Những người này sẵn sàng bỏ tiền ra để có được cảm giác thỏa mãn đó, việc tiêu xài những hàng hóa xa xỉ như thế không có gì là sai trái, chê trách.

Câu hỏi về nhập khẩu hàng xa xỉ có thực sự cần thiết, có lẽ cũng nên được nhìn nhận ở góc độ tiêu dùng những hàng hóa đó như thế nào cho đúng. Nếu giả sử khi mua một món hàng cao cấp mà không sử dụng hết chức năng của nó, thì không nên mua vì hoang phí.  Nhưng nếu ngược lại, người ta sử dụng được hết mọi tính năng của món đồ, thậm chí là để giải trí hoặc giảm căng thẳng thì cũng đáng để chi tiêu.

Khái niệm hàng hóa xa xỉ cũng chỉ mang nghĩa tương đối. Có thể đối với người này chiếc máy tính xách tay hay chiếc điện thoại đời mới là cả một giấc mơ, nhưng với người khác, đó lại chỉ là những công cụ giúp đỡ công việc của họ được thuận tiện, trôi chảy hơn.

Có lẽ chúng ta chỉ nên chê trách việc tiêu xài hoang phí của những người khoe của, trưởng giả học làm sang  hay những công chức, cán bộ có thu nhập vừa phải nhưng thích phô trương, thể hiện mình qua những vật dụng lãng phí. Ý kiến này, cũng được một chuyên gia tâm lý không muốn nêu tên ủng hộ:

Theo trào lưu, gần như chạy theo mốt, xu hướng là a dua, mọi người ưa chuộng những đồ cao cấp. Nói chung là nhìn vào nhiều mặt, nếu là mặt bằng của công chức hay sinh viên ở một số trường thì họ lại theo đua đòi, bởi vì ảnh hưởng của đánh giá của nhiều người. Nhiều khi, có thể là một số người có thu nhập hoặc là mức sống chưa được cao lắm, họ cũng phải thể hiện mình, để cho những người khác, có thể là xung quanh, nơi công sở hay là bạn bè nể phục hơn, kính trọng hơn."

Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi, bộc lộ cả những mặt xấu và mặt tốt, những cái cũ và cái mới luôn đan xen nhau. Nếu những mặt hàng xa xỉ không thực sự là cần thiết, tự thân nó chắc chắn sẽ bị đào thải. Mua gì bán gì hoàn toàn là do quy luật cung cầu quy định, nếu những mặt hàng xa xỉ không xứng đáng để bỏ tiền ra mua, không mang lại lợi ích, thì ắt hẳn sớm muộn những mặt hàng đó sẽ bị loại ra khỏi thị trường và xã hội.
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4041
Re: Những điều trông thấy
Reply #227 - 27. Jan 2011 , 12:37
 



Một Tô Phở  35  USA



BBC, 21.1.2011, bài của Alastair Leithead, viết về chuyện ông ấy đi ăn tô phở có giá 35USD (tức gần 800.000 đồng) ở Hà Nội xong, tôi choáng váng và tự thề với chính mình rằng kể từ nay, phải lập thiền để minh định chính xác là mình còn chưa bằng con cóc ngồi đáy giếng, thực ra mình chẳng biết khu trời, đít bụt ở đâu, thành thử, lâu nay, về cơ bản, là chẳng hiểu chút chi chuyện đời, cứ nói như gã đang ăn ốc và… mò!
Alastair Leihead kể rằng ông “quyết tâm” đi ăn bằng được tô phở đắt nhất Việt Nam (có khi là cả thế giới) vì ông không nghĩ nó có nguyên liệu là thịt bò Kobe (Nhật Bản) nên đắt mà ông muốn biết ai có đủ tiền để ăn, tiền đâu mà ăn?… Câu chuyện kể tiếp rằng một nhân viên chính phủ thấy mình có lỗi khi ăn tô phở đắt chừng ấy và một Ủy viên Trung ương Đảng vội vàng chui vào chiếc xe Mercedes bóng lộn sau khi phát hiện có phóng viên nước ngoài nhìn thấy.

Cái tài của các nhà báo phương Tây là họ luôn phát hiện những vấn đề lớn từ những câu chuyện nhỏ. Phở thì bác Nguyễn Tuân đã bàn từ cái thời anh Ba D. chưa đi mẫu giáo nhưng từ cái chuyện phở để rồi xót xa, nước mắt giàn giụa không phải vì ớt cay thì có lẽ bác Nguyễn phải gọi Leihead là bậc thượng thừa.

Trường đại học nơi tôi công tác, nhận giảng viên (những người giỏi nhất) vào để đi dạy nhằm phát huy nền tảng dân trí, dân khí của nước nhà với lương khởi điểm là 1.290.000 đồng! Chỉ có trời mới biết được giảng viên làm sao sống nổi khi tiền thuê một căn phòng nhỏ nhất có thể là 500.000 đồng, chưa kể tiền xăng xe, tiền ăn… Làm sao đọc sách cho yên, giảng bài cho tốt khi cái bụng cứ réo những câu khẩu hiệu nhàm chán, nhọc nhằn như có thực mới vực được đạo, cơm ăn một bát sao no? Một cựu sinh viện của tôi, được giữ lại trường hơn 10 năm, lương bây giờ là 2,4 triệu đồng. Thằng bạn cùng lớp với nó, học dốt thì đạt đến cỡ âu thâu rầu (ôi thôi rồi), vào làm công an, nay đeo lon thượng úy, lương hơn 4 triệu đồng – tức là bằng lương của tôi, người đã có 34 năm đứng trên bục giảng đại học!

Sự dối trá không phải tìm ở đâu xa – nó diễn ra ngay trước mắt chúng ta, xung quanh chúng ta. Tại sao lương công an cao vòi vọi còn lương của trí thức thì thấp lè tè, thấp hơn cả cái lai quần chị Dậu? Hỏi là đã trả lời vì nó minh bạch hóa một thực tế phũ phàng rằng coi trọng trí thức, phát triển giáo dục chỉ mãi là những khẩu hiệu rối rắm mà thôi. Nói “thương” (tội nghiệp) cho trí thức cũng chẳng khác gì chuyện dân gian: Một người vợ nghèo, đi làm về, đói bụng, ăn một tô phở xong, thương chồng quá nên mua cho anh ta hai củ khoai.

Chống tham nhũng ở đâu trong khi tại sao không đến quán phở 35USD để lườm ngang một chút? Những lời nói có cánh như bèo dạt, mây trôi, dân đen chúng tôi nghe quen và quá đủ rồi. Ban chống tham nhũng ở tất cả các địa phương trên cả nước có dám công khai tài sản cá nhân, có dám chứng minh rằng lương của một giảng viên đại học chỉ bằng số tiền trả cho một Ủy viên Trung ương ăn một tô phở rưỡi (trong trường hợp BBC không sai)? Tại sao có thể bịp bợm chương hồi, lì lợm khó tả và dối trá thì bền vững đến mức phải bàng hoàng?

Người dân biết nhiều lắm chứ không phải u mê như các ngài vẫn tưởng. Hãy đừng thay đổi bằng mồm mà, trước hết, hãy bắt đầu từ tô phở 35 USD. Bảo đảm rằng ngay cả người giàu khi ăn tô phở như thế cũng phải đắn đo nhiều lắm. Thế nhưng, các quan chức của ta, họ dễ ăn, dễ mặt dày mày hợm lắm, vì tiền của dân đóng góp, các vị cứ vơ vào và tiêu pha có cần phải tính toán gì đâu…

Huế, 24.1.2011.

H. V. T.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.



 





Back to top
« Last Edit: 27. Jan 2011 , 12:38 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Những điều trông thấy
Reply #228 - 27. Jan 2011 , 19:42
 
Ảnh hưởng Domino của cuộc cách mạng Hoa Lài tại Tunisia




Liên tục mấy tuần qua, các cuộc biểu tình, xuống đường của người dân Tunisia đã khiến Tổng thống Ban Ali phải cuốn gói trốn chạy ra nước ngoài, và chính phủ lâm thời cũng đang đứng trước áp lực từ dân chúng phải sớm tổ chức bầu cử để lập ra một chính phủ dân chủ.

Nhìn cảnh người dân Tunisia xuống đường lật đổ nhà độc tài Ben Ali, người ta đã tiên đoán rằng rồi đây khí thế này sẽ lan tỏa sang các nước lân cận trong khu vực Bắc Phi.

Quả thật vậy, nức lòng với khí thế xuống đường của người dân Tunisia, hôm qua Thứ Ba 25/01, người dân Ai Cập đã xuống đường, với những cuộc biểu tình rầm rộ, đòi chấm dứt 30 năm cai trị độc quyền của Tổng thống Mubarak.



Câu chuyện bắt đầu từ Tunisia

Câu chuyện người Tunisia rầm rộ xuống đường mà chỉ sau vài đêm đã khiến Tổng thống Ben Ali phải cao bay xa chạy, tưởng chừng là chuyện huyền thoại.

Chuyện bắt đầu từ anh sinh viên nghèo 26 tuổi Mohamed Bouazizi, bán hàng rong trên đường phố, nhưng bị cảnh sát tịch thu cả gánh hàng rong. Buồn bực và vô vọng vì vốn liếng duy nhất mà anh có được để làm kế sinh nhai đã bị cảnh sát tịch thu, anh quyết định phản kháng bằng cách biến mình thành ngọn đuốc sống. Cái chết thương tâm, vô vọng của anh đã làm bùng lên ngọn lửa vốn sẵn có trong xã hội Tunisia nghèo đói, đầy rẫy bất công. Hàng ngàn người tham dự tang lễ của anh và và chính cảm xúc của họ đã biến tang lễ thành cuộc biểu tình tuần hành và nhân rộng lên khắp cả nước.

 
...


Người dân Tunisia sôi sục xuống đường




Tunisia, một nước Bắc Phi bé nhỏ với hơn 10 triệu dân là một thuộc địa cũ của Pháp. Trong những năm gần đây tỷ lệ thất nghiệp trong thành phần thanh niên gia tăng. Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đã không kiếm ra việc làm, đành phải bỏ trốn sang Pháp tìm việc. Hàng ngũ sinh viên tốt nghiệp không kiếm được việc làm ngày càng đông đảo, đã kết nối với nhau qua hệ thống internet, trên các trang mạng xã hội.

Họ căm ghét chế độ độc tài thối nát, tham nhũng của Tổng thống Ben Ali, người giữ chức vụ này 5 nhiệm kỳ kể từ năm 1987. Anh em, giòng họ của tổng thống và các quan chức chính phủ thi nhau biển thủ tài sản quốc gia.

Mặc dầu chính quyền của Ben Ali thẳng tay đàn áp đối lập, biểu tình nhưng sự căm ghét trong lòng người dân Tunisia càng lúc dâng cao. Do đó khi ngọn đuốc của anh sinh viên Mohamed Bouazizi bùng lên thì nó khiến khối thuốc nổ trong lòng người dân Tunisia đặc biệt là giới trẻ, bộc phát mạnh mẽ không có gì ngăn cản được.

Hơn 100 người biểu tình bị tử thương trong nhiều cuộc đàn áp dữ dội của các lực lượng an ninh. Khi lực lượng cảnh sát bắt đầu yếu thế thì quân đội được lệnh thẳng tay đàn áp người biểu tình. Thế nhưng, gió đã xoay chiều, quân đội từ chối ủng hộ Tổng thống Ben Ali và thế là ông ta và gia đình phải cuốn gói chạy.

Trong lúc không khí đấu tranh sôi sục diễn ra ở Tunisia, người ta tiên đoán rằng sẽ có hiệu ứng Domino dây chuyền lan sang các nước Bắc Phi độc tài chung quanh như Libya, Ai Cập.

Sau cách mạng Hoa Lài, chính phủ lâm thời đã ra lệnh bắt giữ 33 người thân trong giòng họ bên vợ của cựu tổng thống Ben Ali. Và hôm nay, thông qua Interpol,Tunisia đã yêu cầu chính phủ Canada giải giao cựu tổng thống Ben Ali cùng gia đình với tội danh biển thủ công quỹ quốc gia.

Tính cho đến thời điểm này, tuy chuyện giải giao chưa thể thực hiện được vì nhiều trở ngại công pháp quốc tế, nhưng cái ngày Ben Ali và thân quyến phải trả lời trước công chúng Tunisia chắc chắn sẽ xảy ra.



Hương thơm cách mạng Hoa Lài thổi sang Ai Cập


Trong những tuần qua, người ta đã bàn tán đến ảnh hưởng dây chuyền Donimo từ cuộc cách mạng Hoa Lài tại Tunisia sang các nước lân cận, ám chỉ chính phủ độc tài của hai nước Libya và Ai Cập.

Được sự giúp sức của hệ thống internet và các trang mạng xã hội, hương thơm của cuộc cách mạng Hoa Lài đã lan tỏa nhanh chóng hơn người ta tưởng.



     
...


Một thanh niên với khẩu hiệu "Hãy treo cổ nó lên"

...
     

Người dân thủ đô Cairo xuống đường




Tương tự như cựu Tổng thống Ben Ali của Tunisia, Tổng thống Mubarak của Ai Cập làm tổng thống gần hết 5 nhiệm kỳ với mỗi nhiệm kỳ là 6 năm, vị chi ông ngồi tại vị gần 30 năm kể từ tháng 10 năm 1981. Năm nay gần 83 tuổi, Mubarak đang tính đến chuyện dọn đường cho con trai Gamal Mubarak, 47 tuổi lên kế vị khi nhiệm kỳ của ông chấm dứt vào tháng 10 năm nay. Dư luận Ai Cập hiện nay đang bàn tán chuyện này.

Chán ghét sự cai trị độc tài của Mubarak, trong khi đời sống của người dân trở nên khó khăn trong những năm gần đây, cộng thêm nguồn cảm hứng từ hương lài của cuộc cách mạng Tunisia, hôm Thứ Ba 25/1, đã các cuộc biểu tình đòi chấm dứt sự cai trị của Mubarak đã đồng loạt nổ ra khắp nơi trên đất nước Ai Cập, từ Cairo đến Alexandria, Suez và Ismailia, kể cả các thành phố chạy dọc theo hạ lưu của sông Nile.

Các đoàn người biểu tình hô to "Đả đảo, đả đảo Mubarak", hoặc "Mubarak, Saudi Arabia đang chờ mày đó", ám chỉ nơi dừng chân của Mubarak một khi phải tháo chạy khỏi Ai Cập, giống như trường hợp của cựu Tổng thống Ben Ali.

Chưa hết, sục sôi với khí thế biểu tình, Phong Trào "Thanh Niên 6 Tháng 4" dùng trang Facebook kêu gọi người dân tiếp tục xuống đường Thứ Tư ngày hôm sau và "phải tiếp tục cho đến ngày mai, cho đến khi Mubarak cút". Lời kêu gọi còn nói "Ngày mai chúng ta không đi làm, không đến trường. Tất cả chúng ta đều xuống đường, tay trong tay đoàn kết vì đất nước Ai Cập. Chúng ta sẽ có hàng triệu"

Một người bán thịt ở trung tâm thủ đô Cairo nói với phóng viên "Phải có thay đổi, nhất định là như vậy. Những kẻ già nua phải cút để đám trẻ hơn lên làm việc".

Một điều thú vị là nào giờ người dân Ai Cập rất sợ ba-tong, mật vụ cảnh sát thế nhưng hôm nay họ xuống đường với khí thế mạnh mẽ, tay trong tay hô vang các khẩu hiệu. Người bên dưới đường đã ngoắt tay kêu gọi những người đang đứng xem trên các ban-công cùng tham gia và nhiều người trong số đó đã vui vẻ xuống đường nhập vào dòng người biểu tình. Noi gương người thanh niên Tunisia, đã có đến 5 trường hợp thanh niên Ai Cập muốn biến thân mình thành ngọn đuốc công lý.

Hôm nay Thứ Năm, tuy tình hình có lắng đọng hơn vì chính phủ gia tăng đàn áp, cấm đoán biểu tình, nhưng trên trang Facebook các thành viên đối lập kêu gọi mọi người trở lại đường phố vào ngày mai Thứ Sáu.

Ngày mai chắc chắn sẽ hứa hẹn nhiều cuộc biểu tình nổ ra dữ dội hơn, bởi vì hôm nay ông Mohamed ElBaradei, một chuyên gia và là cựu tổng Thư Ký Cơ Quan Nguyên Tử Năng LHQ, đã tuyên bố ông sẽ trở về quê hương, để nhập cuộc với đoàn biểu tình để lật đổ Mubarak.



Ảnh hưởng Domino và điều tất yếu của các cuộc cách mạng

Như ta đã thấy, cuộc cách mạng Hoa Lài tại Tunisia đã truyền cảm hứng cho người dân bị áp bức tại các nước Bắc Phi trong một thời gian ngắn ngủi. Rõ ràng hệ thống Internet và các trang mạng xã hội đã nâng hiệu quả và tốc độ lan truyền của các lời kêu gọi xuống đường lên gấp bội. Mặc cho nhà cầm quyền ra sức ngăn cản, chặn tường lửa các trang mạng này nhưng người ta vẫn có thể vượt qua được.

Nỗi lo sợ trong mỗi con người là điều tự nhiên, nhưng ở một thời điểm nào đó khi áp bức bất công dồn người dân thấp cổ bé họng đến đường cùng rồi thì sự giận dữ bung trào ra như một cái lò xo, không có gì có thể ngăn cản nổi.

"Ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh" là quy luật của xã hội loài người. Hương Lài Tunisia sẽ tiếp tục lan tỏa đến các quốc gia như Miến Điện và các nhà nước cộng sản như Cu Ba, Việt Nam, Bắc Hàn, Trung Quốc,... trong một ngày không xa!




Úc Châu ngày 27/12/2011

         Lê Minh
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Những điều trông thấy
Reply #229 - 31. Jan 2011 , 11:05
 
BCH quân sự trở thành Bộ Tư lệnh TPHCM



Bộ chỉ huy Quân sự TP Hồ Chí Minh vừa được đổi tên thành Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh nhằm "tăng cường sức mạnh vũ trang" để đối phó với các "lực lượng thù địch".

Lễ đổi tên theo quyết định của Bộ Quốc phòng vừa được tổ chức hôm thứ Sáu tuần trước (28/01).


Báo Người Lao động dẫn lời Tư lệnh, Đại tá Trương Văn Hai, nói: "Trong bối cảnh các phần tử cực đoan, phản động trong và ngoài nước được sự hỗ trợ của các lực lượng thù địch đã liên kết với nhau tìm mọi cách xây dựng lực lượng chống đối Đảng, Nhà nước, yêu cầu cấp thiết cần phải có một tổ chức tương xứng nhằm tăng cường sức mạnh cho lực lượng vũ trang của TPHCM".

Lãnh đạo thành phố tham gia lễ đổi tên cũng được dẫn lời yêu cầu lực lượng vũ trang TP Hồ Chí Minh "tăng cường sức mạnh quốc phòng, làm thất bại âm mưu hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, góp phần giữ ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn thành phố".

Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh trực thuộc Quân khu 7.

Việc đổi tên thực chất là quay lại tên gọi cũ có từ sau năm 1975. Năm 1978, Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh đổi tên thành Bộ Chỉ huy Quân sự TP Hồ Chí Minh.

Sự kiện mới này cho thấy ổn định an ninh chính trị-xã hội trở nên một tiêu chí hàng đầu, trong khi đang có nhiều quan ngại về bàn tay của các thế lực thù địch nước ngoài trong bối cảnh tình hình thế giới xảy ra nhiều biến động.

Bảo vệ chính trị

Tư lệnh Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh là Đại tá Trương Văn Hai, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng là Đại tá Nguyễn Văn Nam.

Chính ủy là Đại tá Nguyễn Văn Hưng.

Hai đô thị lớn nhất Việt Nam như vậy đang được bảo vệ bằng hai bộ tư lệnh.

Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội được tổ chức lại từ Quân khu Thủ đô hồi tháng 7/2008.

Về tổ chức cơ cấu, bộ tư lệnh ngang tầm quân đoàn. Mỗi quân đoàn ở Việt Nam hiện có ba đến bốn sư đoàn với khoảng 20.000 quân trong mỗi sư đoàn.

Trong một diễn biến khác, Việt Nam khẳng định không chạy đua vũ trang, nhưng nói "mua sắm vũ khí là chuyện hết sức bình thường" và sẽ tiếp tục được thực hiện tùy theo nhu cầu và khả năng kinh tế.

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng quốc phòng, trong một phỏng vấn mới đây với báo Thanh Niên, nói: "Việc hiện đại hóa quân đội nhằm đáp ứng các nhu cầu phòng thủ theo lộ trình phù hợp với nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam, thể hiện tinh thần hòa bình, tự vệ trong chính sách quốc phòng".

Ông Vịnh cũng bình luận về việc các "nước lớn quan tâm và muốn can dự vào khu vực".

Ông thứ trưởng nói Việt Nam, với vị thế một nước nhỏ, có thể tận dụng cơ hội này để bảo vệ độc lập, chủ quyền.

Tuy nhiên ông cũng cảnh báo "các nước nhỏ phải tỉnh táo trong quan hệ với các đối tác nhất là các cường quốc trên những vấn đề mà các bên có quyền lợi mâu thuẫn nhau".

Trung tướng Vịnh khẳng định: "Độc lập tự chủ là quan trọng nhất, Việt Nam không ngả về bên nào, không cùng với nước này để chống nước kia, không tham gia vào những 'trò chơi quyền lực' của các nước lớn".
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Những điều trông thấy
Reply #230 - 31. Jan 2011 , 11:06
 
ANH CÒN NHỚ HAY ANH ĐÃ QUÊN



Vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968, Phan Văn Tuấn là một thiếu niên ở tuổi 16, đang là học sinh lớp Đệ Tam, trường tư thục Nguyễn Du, Gia Hội Huế, nhà ở khu Chợ Xép, sát cửa Đông Ba.

Rạng sáng ngày mồng hai Tết, anh cũng như toàn thể dân chúng thành phố Huế nghe nhiều tiếng nổ chát chúa liên hồi, tiếng đạn pháo kích vào thành phố và tiếng súng giao tranh càng lúc càng nhiều. Lúc đầu, họ chợt choàng tỉnh dậy, và tưởng như nghe tiếng pháo mừng xuân của ai đó chợt nổ giữa khuya, nhưng sau đó vài phút, trưởng thành trong chiến tranh, người dân đều biết rằng thành phố đang bị tấn công và những cuộc giao tranh đang xẩy ra, bây giờ đang ở ngay trong thành phố.
Tất cả đều xuống hầm trú ẩn hoặc ẩn nấp sát dưới sàn nhà, được che chở bởi những chiếc giường hay những chiếc “phản ngựa” bằng gỗ, và lo lắng theo dõi động tĩnh, từ đó cho đến sáng với niềm lo âu, giữa tiếng súng lớn nhỏ khi dồn dập khi thưa thớt trải dài trong đêm tối, giữa một đêm Huế mùa Xuân khá lạnh. Việt Cộng phản bội lệnh hưu chiến để đem quân tấn công nhiều thành phố và thị trấn miền Nam!

Vào tờ mờ sáng, từng đoàn dân chúng từ phía ngoài hớt hải chạy vào thành nội theo ngõ cửa Đông Ba và loan tin Việt Cộng đã về thành phố, ít lâu sau những toán Việt Cộng khác đã hiện diện trong vùng của Phan Văn Tuấn.

Việt Cộng có hai thành phần, theo trang bị, cán bộ với dép râu, nón cối, quần dài màu olive, áo sơ mi trắng, đeo xắc cột và mang K.54., đứng tuổi, binh lính Việt Cộng với đầu trần hay nón tai bèo, dép râu, hầu hết mặc quần ngắn, áo đủ loại, mang ba lô, trang bị AK 47, lựu đạn, bộc phá.

Ngay trưa mồng hai Tết, Phan Văn Tuấn chạy theo đám trẻ, chứng kiến cảnh xử bắn năm người dân tại ngay cửa Đông Ba, nạn nhân bị trói tay, đứng dựa lưng vào vách thành. Trong số thường dân này, có người đang mặc áo quần ngủ, có người còn đi chân đất, Phan Văn Tuấn chỉ nhận ra một người quen, đó là một viên chức cảnh sát trong thành phố đã về hưu.

Chỉ huy toán võ trang và ban lệnh hành quyết năm người dân này là ông thầy dạy Việt Văn trước đây tại trường Nguyễn Du của Phan Văn Tuấn: Tôn Thất Dương Tiềm. Năm người bị bắn phơi xác giữa trời nắng, đầy kiến, ruồi và mãi mấy hôm sau gia đình mới lén lút mang về chôn cất.

Ba ngày sau, khi phi cơ của VNCH và Đồng Minh bắt đầu can thiệp bắn vào các mục tiêu của Cộng Sản, thì gia đình Phan Văn Tuấn quyết định chạy về phía đồn Mang Cá tức là bộ Tư Lệnh SĐ1BB. Họ tránh đi theo các con đường lớn và đi băng qua những khu vườn nhà dân, nhưng đến giữa đường thì bị Việt Cộng chặn lại.

Phan Văn Tuấn bị tách khỏi gia đình và bị bắt dẫn đi cùng với một toán thiếu niên khác khoảng 10 người trở lại vùng chiếm đóng của Việt Cộng tại chùa Diệu Đế, Gia Hội. Toán thiếu niên này, dưới sự canh gác cẩn mật của những tên lính Việt Cộng, tuổi cũng còn rất nhỏ, được dùng trong việc khiêng vác những nhu yếu phẩm như gạo, nước mắm , mì gói từ các hiệu buôn trong thành phố về bộ chỉ huy.
Năm ngày sau, toán dân công thiếu niên của Phan Văn Tuấn, vào mỗi đêm, được lệnh mang cuốc đi đào những giao thông hào trong vùng Gia Hội. Toán thiếu niên này đứng theo chiều dọc, đào những chiếc hố bề ngang khoảng hai thước, bề sâu một thước.

Thoạt đầu Phan Văn Tuấn nghĩ đây chỉ là những công sự cho bộ đội Việt Cộng tránh bom đạn trong thời gian VNCH bắt đầu phản công chiếm lại Huế, nhưng đến đêm giữa ánh đèn chập chờn, Việt Cộng bắt đầu dẫn ở đâu về từng toán người, cũng như năm người bị giết trong những ngày đầu tại cửa Đông Ba, đều mặc thường phục, có người mang dép, có người đi chân đất. Tất cả đều bị trói tay quặt ra sau lưng và được cột nối liền với nhau như những xâu người bằng những sợi giây điện thoại, giây kẽm hay lạt tre.

Phan Văn Tuấn bắt đầu kinh hoàng khi thấy bọn lính Việt Cộng, giọng miền Bắc, ra lệnh cho hàng người đứng sát và xoay lưng về phía giao thông hào. Một tên cán bộ bắt đầu đọc bản án tử hình, đại khái cho rằng những người này là “phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân”. Sau một cái khoát tay, một tràng AK chát chúa nổ, nhưng Việt Cộng chỉ nhắm bắn vào người đứng ở đầu hàng, trước sức mạnh của loạt đạn bắn gần, ông già bị hất ngữa ra, chới với trong mấy giây và lăn xuống hố. Sức nặng kéo theo người bên cạnh, người tiếp theo cũng đổ nhào, và cứ như thế kéo theo những người khác, tất cả đều ngã xuống giao thông hào.

Giữa tiếng la khóc, van xin, não lòng vang cả một góc trời, bọn Việt Cộng bắt đầu thúc giục đám dân công của Phan Văn Tuấn: “Nấp, nấp (lấp đất) nhanh lên, nhanh lên! Địt mẹ, nhanh lên!” Tiếng báng súng AK dọng vào vai, vào đầu, khi toán đào hố ngần ngừ, chậm tay. Phan Văn Tuấn sững sờ, một lưỡi lê đâm sát vào sườn, máu chảy đầm vạt áo. “Nấp đi mày”.

Tiếng khóc la, những cái đầu muốn ngẩng cao hơn, những cái miệng đầy đất cát, nhưng đôi mắt trợn trừng, tức giận, tuyệt vọng, u uất. Những cú nện vào đầu nạn nhân đang vùng vẫy dưới hố, những tiếng chửi rủa tục tằn, thêm một tràng AK tiếp theo. “Nấp nhanh lên”. Tiếng ồn ào, kêu gào than khóc. Rồi tất cả trở lại im lặng như địa ngục. Hố sâu đã trở thành mặt bằng, nhưng đất còn cựa quậy, có nơi bỗng sụp xuống. Những người dân Huế dưới hầm mộ kia chưa chết hẳn, trừ ông già xếp hàng đầu, may mắn hưởng tràng AK đầu tiên.

Những lần sau, có lúc sợ ánh sáng từ họng súng khai hỏa sẽ bị phi cơ trinh sát phát giác, không cần dùng đến một viên đạn, tên lính Việt Cộng chỉ cần trở cán cuốc lại, đánh thẳng vào đầu nạn nhân đứng đầu hàng, người này ngã ngửa ra đằng sau, cứ tuần tự như thế, bị chôn sống từng hố từng hố một. Dưới áp lực của lưỡi lê, báng súng và sự canh gác cẩn mật, Phan Văn Tuấn và bạn bè đã trải qua những giây phút kinh hoàng: đào hố, lấp đất chôn chính đồng bào ruột thịt của mình!

Đó là nỗi đau đớn mà Phan Văn Tuấn phải chịu đựng, mục kích trong hơn chục lần trên mười hố chôn sống người như thế trong vùng đất quê hương hiền lành của Tuấn. Cuối cùng, Phan Văn Tuấn và hai người bạn đồng lứa khác đã trốn thoát được, chạy về phía phòng tuyến quốc gia, ôm chặt lấy người lính đầu tiên mà khóc nức nở.

Sau khi quân đội VNCH chiếm lại Huế, Phan Văn Tuấn và hai người bạn đã đi tìm lại những giao thông hào chôn người cho chính quyền địa phương cải táng. Tất cả những người khác trong toán “dân công” cùng với Phan Văn Tuấn đều đã bị bị Việt Cộng thủ tiêu trước khi rút ra khỏi thành phố.

Phan Văn Tuấn lớn lên, vào trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức và trở thành một sĩ quan Pháo Binh, năm 1975, bị tập trung trong trại Cộng Sản và cuối cùng vượt biển sang Úc. Nhưng từ những ngày xẩy ra vụ thảm sát Mậu Thân, anh không bao giờ muốn trở lại Huế, quê hương của mình, không muốn nhìn lại cảnh Huế, nghe tiếng Huế, thưởng thức một dòng nhạc Huế với nỗi ám ảnh và mặc cảm khôn nguôi.

Có ai lại ghê sợ chính với quê hương mình. Phan Văn Tuấn dấu cả với vợ con của anh những gì đã xẩy ra tại vùng Gia Hội trong những ngày tết Mậu Thân tại Huế. Anh muốn quên đi nhưng cơn ác mộng vẫn vò xé tâm hồn anh qua nhiều năm tháng, anh nhớ lại những cái đầu cọ quậy, những cái miệng đầy đất cát, những đôi mắt trợn trừng, van xin hay tuyệt vọng của đồng bào anh.

Năm ngoái, nhân dịp nhớ lại vụ thảm sát Mậu Thân tại Huế, sau gần 40 năm im lặng, Phan Văn Tuấn đã dành cho nhà văn Nam Dao trong chương trình phát thanh “Tiếng Dân Tôi” ở Adelaide, Úc một cuộc phỏng vấn mà qua đó, không những Phan Văn Tuấn đã xúc động vì hồi tưởng, khóc nức nở, mà chính người phỏng vấn cũng nghẹn ngào khóc theo.

Nhắc lại vụ chôn người ở Huế, Phan Văn Tuấn như bị đưa vào một trạng thái mê sảng, điên cuồng, đau đớn như đang ở trong chính cơn ác mộng. Anh hứa rằng anh sẽ không bao giờ nhắc lại câu chuyện này một lần nữa với bất cứ ai, vì không chịu đựng nỗi đau đớn, dày vò đang hành hạ tâm hồn anh khi phải vận dụng trí não để hồi tưởng những câu chuyện cũ.

Không, anh Phan Văn Tuấn ơi, anh phải can đảm để sống và nhớ lại những gì anh đã trải qua, không phải riêng để cho những bà con xứ Huế, cho đồng bào mình, mà cả nhân loại cần có những nhân chứng như anh, để nói lên sự độc ác của con người, trong đó có sự độc ác từ bản chất, không thể tha thứ được của những con người Cộng Sản, mà ngày nay chế độ này đang còn ngự trị, làm tình làm tội cả dân tộc của chúng ta. Những con người này không còn lương tri, sống trong dối trá, nên Huế ngày nay mới có những con đường tủi nhục mang tên Mậu Thân, 68, để chúng cười cợt như lũ quỷ đói trên những linh hồn oan khuất của hàng nghìn đồng bào Huế vô tội của chúng ta

Xin đừng bao giờ quên vụ thảm sát Mậu Thân!

TỘI ÁC CỦA BỌN CỘNG SẢN
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Những điều trông thấy
Reply #231 - 15. Jun 2011 , 00:06
 

Đắng cay !


...
     

Quê Choa - Sáng nay không khí thật căng bọ ạ. Bọn em ém quân ở cà phê Highland và cà phê Đá ngay xung quanh trụ sở Thành Đoàn từ sớm.

Toàn là những con người nhiệt tình yêu nước chứ đâu có tham gia tổ chức gì đâu. Chỉ là anh em truyền miệng, facebook... hú nhau đi thôi.

Em đang ngồi ở quán Highland thì thấy hai người mặc thường phục đuổi theo thằng Thịnh (Mạc Quảng Thịnh - con của nhạc sĩ Đynh Trầm Ca). (Thằng Thịnh ngoài đời cũng là chỗ em biết. Chủ nhật trước biểu tình xong về mới nhậu với nhau, nói chuyện rất khí thế chứ đâu). Nó là một thằng rất được.
...

Nó chạy vào giữa quán, giơ tay ra, nói em có làm gì đâu mà mấy anh bắt. Thằng Thịnh ý thức rất tốt nên nó không bao giờ nổi khùng khi bất cứ ai khiêu khích trong những sự kiện như thế này. Thế mà giữa quán, nó bị bắt và hai ông an ninh kẹp tay đi xuống phía đường Lê Duẩn.

Lúc này, ở quán Highland dày đặc an ninh chìm và nửa chìm (tức mấy chú chìm mà để bộ đàm lên bàn ấy).

Thấy vụ thằng Thịnh, em cay đắng quá. Tại sao người ta yêu nước mà lại bị chính quyền đe dọa như vậy?

Nhưng chưa hết, sau đó thì bà con tập trung lại được một nhóm - khởi đầu là hai chàng thanh niên khoảng ngoài 20 và một chàng khoảng ngoài 30 mặc áo cờ tổ quốc và áo HS - TSa. Đó chính là những người châm ngòi cho cuộc biểu tình, giữa lúc mọi người đang lạnh sống lưng.

Tiếp đó, công an tới mời ba chàng trai đi thì bà con đã kéo tới khá đông và bắt đầu là các màn tranh luận với công an. Bất chợt, một chàng trai hô to: "Hoàng Sa - Trường Sa", ngay tức thì một anh mặc thường phục lao tới quất vào mặt người hô (anh ta cầm tờ báo cuộn tròn, dùng báo quất vào mặt - hình như là báo nhà em mới chết chứ!!!).

Anh có thể tưởng tượng được không. Một người hô "Hoàng Sa - Trường Sa" mà bị một anh công an quất vào mặt.

Không có gì bào chữa cho hành động này được.

Còn dài lắm nhưng em oải quá, để xem viết được gì không

Rút từ email một nhà báo gửi cho tui.

Facebook Quê Choa
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Những điều trông thấy
Reply #232 - 16. Jun 2011 , 14:23
 
Cuộc chiến âm thầm Việt Nam - Trung Quốc


Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2011-06-09


Những cuộc chiến tranh gần đây giữa Việt Nam và Trung Quốc cho thấy sự theo đuổi liên tục ý đồ bành trướng nước lớn của phương Bắc chưa bao giờ ngưng nghỉ.

...
Source Wikipedia
Chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979. Trung Quốc đem quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước (hướng mũi tên đen).

Mặc Lâm tìm hiểu quá trình lấn đất chiếm biển của Trung Quốc qua bài viết sau đây nhằm làm sáng tỏ hơn một vấn đề đang gây phẫn nộ trong dư luận Việt Nam sau sự cố tàu Bình Minh 02.

1979 - Trung Quốc tấn công toàn bộ biên giới phía Bắc

Rạng sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc đã đem một lực lượng hùng hậu tiến vào tấn công Việt Nam. Áp dụng chiến thuật biển người bất kể tổn thất, quân đội Trung Quốc tiến công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam. Có tổng cộng 9 quân đoàn và hai sư đoàn tiến chiếm các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hoàng liên Sơn, Lai Châu. Quảng Ninh, và Hà Tuyên.

Đến ngày 28 tháng 2 năm 1979, chỉ trong vòng 11 ngày ngắn ngủi quân Trung Quốc chiếm được các thị xã Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang và một số thị trấn. Các cơ sở vật chất, kinh tế ở những nơi này bị phá hủy triệt để.

Mãi đến ngày ngày 5 tháng 3 năm 1979, do áp lực và sự phản đối của quốc tế, Bắc Kinh tuyên bố hoàn thành mục tiêu chiến tranh là dạy cho Việt Nam một bài học. Đến ngày 18 tháng 3 năm 1979 quân Trung Quốc đã hoàn toàn rút khỏi Việt Nam.

Theo tuyên bố của phía Trung Quốc: quân Trung Quốc có 6.900 người chết, 14.800 người bị thương và 240 người bị bắt. Quân Việt Nam có 60.000 người chết và bị thương, 1.600 người bị bắt.

...
Quân Trung Quốc đánh Lạng Sơn năm 1979. Source DSWC china

Cuộc chiến tranh biên giới 1979 tuy ngắn ngủi nhưng tổn thất về người và tài sản của nhân dân và quân đội Việt Nam phải được gọi đích danh là nghiêm trọng nếu so với cuộc chiến chống lại miền Nam kết thúc trước đó 4 năm. Sai lầm chiến lược và chiến thuật nào đã đẩy Việt Nam từ một đồng minh thân thiết trở thành kẻ thù của Bắc phương trong một thời gian ngắn ngủi? phải chăng dã tâm của Bắc Kinh đã được Hà Nội nhìn thấy nhưng do chủ quan và tư tưởng hữu nghị đã làm cho lãnh đạo Hà Nội mất cảnh giác và xem thường khả năng tiến hành chiến tranh của Trung Quốc?

Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Đại sứ Việt Nam tại Trung quốc từ năm 1974 cho tới năm 1987 cho biết những nguyên nhân chính khiến Việt Nam chủ quan với người đồng chí này như sau:

-Thứ nhất là tình báo của chúng ta quá kém hai nữa là chúng ta quá tin vào những người lãnh đạo Trung Quốc. Quá tin vào tình hữu nghị Việt Trung! Chúng ta cũng sơ hở ở chỗ là trước cuộc chiến tranh 79 thì tôi biết Trung Quốc đã làm rất nhiều con đường từ nội tỉnh của họ ra biên giới Việt Nam, thế nhưng mình không ngờ rằng đến năm 79 họ tiến quân theo những con đường đó sang đánh Việt Nam. Đó là một kinh nghiệm.

-Thứ hai nữa là mình mất cảnh giác. Tôi nhớ lại bắt đầu thì chúng ta cũng đã có báo động rồi nhưng đến trước hôm 17 thì Tổng Tham mưu trưởng của chúng ta lại hạ cấp báo động. Cho nên ngày 17 thì họ đánh chúng ta và chúng ta không có quân chủ lực ở trên đó, chỉ có dân quân và bộ đội địa phương thôi.

1984 - Lấn đất và tàn sát người Việt

Sau cuộc chiến 1979 Trung Quốc còn nhiều lần tiến hành cuộc chiến tranh lấn đất về sau. Từ ngày 2-4 đến 28-4-1984, Trung Quốc đã cho quân tập trung pháo binh bắn phá khu vực Vị Xuyên. Trong suốt 26 ngày đêm Trung Quốc đã bắn tổng cộng 30.000 viên đạn pháo cối các loại vào các điểm cao phòng thủ của Việt Nam và lấn sâu vào lãnh thổ VN khoảng 2km.

Cuộc tập kích bất ngờ cao điểm 1509 thuộc xã Thanh Thủy, huyện Yên Minh, tình Hà Giang có lẽ là dã man nhất của quân đội Trung Quốc. Bất kể công pháp quốc tế về tội ác chiến tranh, lính Trung Quốc giết 3.700 bộ đội Việt Nam, dùng súng phun lửa đốt xác, đốt luôn cả thương binh còn sống vùi xuống mồ tập thể, biến cao điểm này thành địa danh Lão Sơn của họ.

...
Bộ đội Việt Nam bị bắt làm tù binh trong cuộc chiến biên giới 1979. Source DSWC China

Những khu vực bị Trung Quốc lấn sang biên giới cho tới nay vẫn không thể đòi lại được mặc dù nhiều cuộc đàm phán biên giới kéo dài từ năm 1989 tới nay. Các cột mốc di động vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam khiến toàn bộ Ải Nam Quan và phân nửa thác Bản Giốc biến mất vẫn đang là nỗi nhức nhối của người Việt.
Đó là trên đất liền, những vết tích vẫn còn lại dọc theo biên giới phía Bắc về cuộc chiến tranh xâm lược 1979.

1974 và 1988 - Trung Quốc đánh chiếm các hải đảo Việt Nam

Trên biển Trung Quốc đã đánh chiếm Hoàng Sa vào năm 1974 khi hòn đảo này đã từ rất lâu được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa gìn giữ với đầy đủ chứng từ về chủ quyền lãnh thổ.

Trước đó vào năm 1956 lợi dụng thời gian Pháp rút khỏi Việt Nam và Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa chưa ổn định, Bắc Kinh đánh chiếm một phần Hoàng Sa. Năm 1974, lợi dụng thế muốn rút quân của Mỹ, và sự suy yếu của Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, Bắc Kinh mặc cả với Mỹ trên lưng Việt Nam để đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa.

Đảo Hoàng Sa là đảo có người ở. Trên đảo lúc ấy có đài khí tượng và một đại đội lính Việt Nam Cộng Hòa đồn trú.
Trận hải chiến xảy ra vào lúc 10 giờ sáng ngày 19 tháng Giêng. Theo lời của phó Đề Đốc hải quân Hồ Văn Kỳ Thoại nguyên Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải là một trong các chỉ huy tham dự trận đánh với Trung Quốc cho biết thì thiệt hại của Việt Nam là 58 sĩ quan và thủy thủ đã bỏ mình trên chiến hạm. Trung Quốc đã chính thức chiếm đảo Hoàng Sa từ ngày đó đến nay.

...
Khu trục hạm HQ4 Trần Khánh Dư tham dự trận hải chiến với Trung Quốc năm 1974.Source lichsuvn.info

Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết nhận định của ông về sự kiện lịch sử này, ông nói:

-Có thể nói sự kiện Hoàng Sa đặt trong tổng thể cái bối cảnh lúc đó là một bi kịch của dân tộc mình. Vào thời điểm ấy Mỹ đã có ý định rút khỏi Việt Nam và họ đã thỏa hiệp với Trung Quốc để lấy cơ hội đó để lấy Hoàng Sa. Trong khi đó thì giữa người Việt Nam với nhau thì đang kết thúc một thời kỳ lịch sử và tôi cho rất là bi hùng, đã thực  hiện việc thống nhất quốc gia lãnh thổ.

Có thể nhìn nhận lại sự kiện đó như một bi kịch và nó để lại một bài học rất lớn rằng lợi ích quốc gia luôn luôn phải đặt lên hàng đầu. Những thế lực nước ngoài, đặc biệt là những nước lớn họ luôn luôn lợi dụng những cơ hội bao giớ cũng dành vị thế thuận lợi cho họ chứ không bao giờ cho một nước nhỏ nào khác. Còn riêng đối với những người lính Cộng hòa hay chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc đó thì việc làm của họ là việc làm có công với đất nước và đáng đựơc tôn vinh.

Vẫn chưa ngừng ở đó, sáng ngày 14 tháng 3 năm 1988 tàu hải quân Việt Nam mang số hiệu HQ 604 đang thả neo tại đảo Gạc Ma phát hiện 4 tàu lớn của Trung Quốc tiến lại gần đảo và cử người vào cắm cờ trên đảo.

Với số đông áp đảo, lính trung Quốc đã ngang nhiên vào đảo giật cờ Việt Nam xuống và tấn công bộ đội hải quân Việt Nam đang đóng trên đảo đồng thời tấn công tàu HQ 604. Sau một cuộc giao tranh ngắn ngủi tàu 604 của Việt Nam bị thủng nhiều lỗ và chìm dần xuống biển.

Trong trận chiến Gạc Ma ngày 14 tháng 3 năm 1988, Việt Nam có  3 tàu bị bắn cháy và chìm, 3 người tử trận, 11 người bị thương, 70 người bị mất tích. Sau này Trung Quốc đã trao trả cho phía Việt Nam 9 người bị bắt, 61 người vẫn mất tích và được xem là đã tử trận.
Sau ngày 14 tháng 3 ấy Việt Nam đã làm gì đối với những anh hùng liệt sĩ đã bỏ mình cho tổ quốc?

Chính phủ Việt Nam sau khi nối lại sợi giây hòa hiếu với Trung Quốc cũng là lúc mọi chi tiết về các cuộc chiến tranh do Trung Quốc phát động đều bị ngăn cấm không cho báo chí nhắc tới với giọng văn truy cứu trách nhiệm hay khơi dậy lòng yêu nước của dân chúng. Nhà báo Tống Văn Công nguyên Tổng biên tập báo Lao Động nói cảm nghĩ của mình về việc này như sau:

-Cái vụ Gạc Ma Trung Quốc thì khi nó bắn mình nó có quay phim, thế rồi nó chiếu phim lại cho hải quân chúng nó coi trong khi đó thì mình không dám nhắc lại. Lẽ ra cái ngày đó mình phải tổ chức kỹ lưỡng mà thậm chí mời nó đến dự nữa và đọc diễn văn đàng hoàng sòng phẳng coi như đó là một cái tội ác không được tái diễn nếu muốn hai bên bảo vệ 16 chữ vàng và bốn tốt.

...
Hình ảnh cuối cùng của tàu HQ 604 trước khi bị Trung Quốc bắn chìm cùng toàn bộ thủy thủ đoàn tại đảo Gạc Ma ngày 14-03-1988 .RFA screen capture

Thái độ cả tin vào thiện chí của người láng giềng này hay còn nguyên nhân nào khác của Hà Nội đã khiến Trung Quốc ngày một lấn sâu hơn vào lãnh hải Việt Nam, và mới đây nhất là vụ cắt dây cable tàu Bình Minh 2 làm cho người Việt Nam càng thêm phẫn nộ sau những cuộc chiến không cân sức nhằm lấn chiếm đất đai biển đảo của mình.
Back to top
« Last Edit: 16. Jun 2011 , 14:27 by dacung »  

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Những điều trông thấy
Reply #233 - 17. Sep 2011 , 06:41
 
Đồng Hồ & Hiến Pháp


Fri, 09/16/2011 - 10:09
S.T.T.D Tuởng Năng Tiến

Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, tôi bỗng trở thành một thằng vô cùng rảnh rỗi. Rảnh, tôi hay đi lang thang cho nó qua ngày. Có chiều, tôi thấy một anh bộ đội vội vã buớc vào một tiệm sửa đồng hồ, với vẻ khẩn trương:

- Cái này tôi vừa mua hôm qua, còn mới nguyên, vậy mà hôm nay đã... hỏng. Mà loại không nguời lái đấy nhá. Cứ phải lắc lắc, đến mỏi cả tay, cái kim giây cũng chỉ nhúc nhích vài nấc rồi đứng.

Ông thợ chỉ mới nghe chứ chưa nhìn, đa lắc lắc đầu quầy quậy:

- Chịu thôi!

- Cố giúp cho đi, bao nhiêu là năm lương của tôi đấy, không phải ít đâu. Đây là món quà mà bố tôi vẫn ao uớc mãi...

Sự chân thật và vẻ khẩn khoản của ông khách khiến người thợ mủi lòng:

- Anh mua nhằm đồ rởm rồi.

- Giả à?

- Tui ngó qua là biết liền đồng hồ giả mà.

- Thôi chết! Thế bây giờ phải làm sao?

- Dục bà nó đi chớ đồ giả màl àm sao sửa đuợc, cha nội?

Anh lính trẻ ngớ ra một chút, rồi thẫn thờ quay buớc, mặt buồn thiu. Nguời thợ sửa đồng hồ (ái ngại) nhìn theo, trông cũng buồn không kém. Còn tôi, tôi cũng... buồn luôn!

Rõ ràng, tôi thuộc diện... buồn theo. Không những chỉ buồn theo mà (không chừng) tôi dám còn là nguời buồn nhất ­­­­­­– dù ngay lúc đó tôi chưa biết vì sao màkhi khổng khi không mình lại buồn quá mạng, và buồn thảm thiết!

Rất lâu sau, có hôm, tôi đuợc nghe ông Phùng Quán kể chuyện “Đầu Năm Xông Đất Nhà Thơ Tố Hữu.” Trong buổi tương phùng (muộn màng) này, Tố Hữu cao hứng đọc một bài thơ tứ tuyệt mới nhất của ông:

Có anh bộ đội mua đồng hồ
Thiệt giả không rành anh cứ lo
Đanh hỏi cô nàng, cô tủm tỉm:
“Giả mà như thiệt khó chi mô!”

Theo nguyên văn lời của Phùng Quán: “Nhà thơ đọc lại lần thứ hai, nhấn mạnh từng từ một. Khách khứa nghe cung đều cuời tủm tỉm, nhưng không ai bình luận gì hết. Tôi thì đoán họ đều như bị hẫng.”

Tôi cũng bị “hẫng” luôn. Vẫn nói theo ngôn ngữ đương đại thì tôi thuộc diện... hẫng theo. Và nói tình ngay thì tôi hẫng lắm. Không chừng, tôi lại (dám) là nguời... hẫng nhất!

Tôi bỗng nhớ đến cái cảm giác hụt hẫng mà mình đa trải qua – khi nhìn nét mặt buồn ruời ruợi của anh lính trẻ, thất thểu buớc ra khỏi tiệm sửa đồng hồ – vào một buổi chiều buồn, hơn hai mươi năm truớc.

Lúc ấy, tôi mới chỉ mơ hồ cảm nhận đuợc là có cái gì không ổn trong cuộc chiến khốc liệt (vừa tàn) trên đất nuớc mình. Sao chung cuộc, kẻ chiến thắng (nếu còn sống sót) chỉ nhận đuợc những chiến lợi phẩm, nhỏ bé và thảm hại đến thế? Chỉ có một cái cái đồng hồ thôi sao? Đã thế, dân chúng ở vùng địch tạm chiếm lại còn “trao tặng” cho những chiến sĩ giải phóng quân toàn là... của giả!

Sau khi nghe chuyện Tố Hữu đọc thơ, và hình dung ra nụ cuời “tủm tỉm” của cô hàng (cùng nét mặt láu cá của tác giả) tôi chợt nghĩ thêm rằng: chả riêng gì cuộc chiến “giải phóng” miền Nam, tất cả những gì thuộc về (cái được mệnh là) “cách mạng” ở Việt Nam –  vào thế kỷ qua – đều có cái gì đó rất là không ổn, hay nói chính xác hơn là... không thật!

Và sự thật (nghĩa là sự giả trá) đuợc phơi bầy rõ nhất qua Hiến Pháp của đất nước này. Ngày 7 tháng 9 năm 2011, ông tân Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng – kiêm Chủ Tịch Ủy Ban Sửa Đổi Hiến Pháp 1992 – long trọng tuyên bố:
“Việc nghiên cứu, sửa đổi Hiến pháp 1992 phải trên cơ sở kế thừa và tổng kết cả quá trình thực hiện Hiến pháp 1946 kết hợp với các bản Hiến pháp qua các thời kỳ; phù hợp với tình hình đất nước trong giai đoạn cách mạng mới trên tinh thần tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.”

...

Tôi đã có lần nghe ông Vi Đức Hồi buột miệng khen:”Đảng nói nghe cứ như hát vậy.” Ông Nguyễn Sinh Hùng quả đã không làm hổ danh đảng (mình) trong chuyện hát ca. Năm trước, vào ngày 12 tháng 6, trong tuồng “Dự Án Đường Sắt Cao Tốc,” ông ấy hát tỉnh queo:

“Với đà tăng trưởng hiện nay, đến 2020, GDP sẽ đạt gần 300 tỷ USD; 2030 là 700 tỷ USD; 2040 đạt 1.200-1.400 tỷ USD và đến 2050 sẽ gấp đôi số đó. GDP bình quân đầu người đến 2050 dự kiến lên 20.000 USD, thay vì mức hơn 1.000 USD hiện nay. Nếu cứ lấy ngưỡng an toàn vay nợ là 50% GDP, đến 2020, Việt Nam có thể vay 150 tỷ mà vẫn an toàn… Với mức vay nợ như vậy, chúng ta có thể làm được… Tôi yên tâm. Yên tâm rằng phải làm…”

Gần hai tháng sau, vào ngày 4 tháng 8, qua một vở tuồng khác (“Vinashin Vỡ Nợ”)  ông Nguyễn Sinh Hùng ca nghe cũng mùi không kém:

“Tình hình (của Tập đoàn Vinashin) hiện nay vẫn trong tầm giải quyết và năng lực của ta, chưa tuột khỏi tay ta, nên nếu để Vinashin phá sản thì ta lại phải dựng lên một ngành công nghiệp tàu thuỷ mới. Vì thế Chính phủ xác định rõ chủ trương phải quyết tâm xây dựng lại ...năm 2015 sẽ có một Vinashin mới."
Người Việt có câu “một tấc đến Giời.” Riêng với những người cộng sản, kiểu như ông Nguyễn Sinh Hùng, thì Giời chưa chắc đã cao đến ... một tấc. Bởi vậy, việc sửa đổi hiến pháp trên “trên tinh thần tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh”– do ông lãnh đạo – kể như chỉ là chuyện nhỏ!

Chỉ có điều đáng tiếc là cái miệng leo lẻo của ông Hùng không thuyết phục được ai. Trước khi Ủy Ban Dự Thảo Sửa Đổi Hiến Pháp 1992 mở phiên họp đầu tiên, ông Huy Đức đã có lời dự báo không được lạc quan cho lắm: 

“Quyền sửa đổi Hiến pháp 1992 chưa thuộc về nhân dân mà đang ở trong tay Đảng Cộng sản Việt Nam, thay vì kiến tạo một nhà nước pháp quyền (rule of law), bản Hiến pháp mới chỉ có thể là bộ luật cơ bản để tiện bề “quản lý” (rule by law).”

....
“Cho dù tiếp tục giữ quyền viết Hiến pháp thì Đảng cũng hãy vì sự thịnh vượng của quốc gia mà chia sẻ bớt quyền lực cho nhân dân. Đừng nghĩ là tình hình chưa đủ xấu... Nên nhớ là những cuộc nổi dậy thường bắt đầu từ những uất ức của người dân trước những bất công chứ không phải từ những trí thức đang lên tiếng nhằm thức tỉnh chính quyền. Thay vì đào những đường hầm để thoát thân khi có biến như Gaddafi, ngay bây giờ hãy khai thông các lối ra cho toàn dân tộc.”

...

Và ngay sau phiên họp này, ông Nguyễn Hà đã đưa ra nhận xét rất bi quan:

“Nhìn sơ qua Ủy ban sửa đổi Hiến pháp lần này, có thể thấy rằng đa số – nếu không muốn nói là tất cả – đều là viên chức nhà nước, không có đại diện của các đoàn thể hay đảng chính trị, mà nếu có cũng là viên chức của nhà nước. Có thể thấy, giới luật gia, luật sư, và thành phần trí thức ngoài xã hội – những nhân tố cực kì quan trọng, để góp ý kiến cho việc sửa đổi Hiến pháp đều không hiện diện trong Ủy ban này…”
“Dân chỉ có thể tin khi dân được biết và được hỏi ý kiến về những chuyện liên quan mật thiết đến cuộc sống hằng ngày của họ: từ chuyện chống tham nhũng đến chuyện quản lý các doanh nghiệp nhà nước, cho nước ngoài thuê đất, thuê rừng, đến chuyện ngoài hải đảo xa xôi… Dân khó tin khi quan chức nói một đằng làm một nẻo, rất khó tin khi tham nhũng vẫn tràn lan…”

Từ thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam, bà Huỳnh Thục Vy cũng có “Vài Suy Nghĩ Về Việc Sửa Đổi Hiến Pháp” bi quan không kém:

“Sự thay đổi, sửa đổi chóng vánh và chắp vá chỉ thể hiện một điều là người ta muốn đối phó tình thế, thiện chí giả tạo và xoa dịu những căng thẳng bề nổi hơn là thực tâm thúc đẩy tiến bộ. Hơn nữa, việc thay đổi tùy tiện đối với một văn bản có tầm quan trọng như thế của những người cộng sản trong bao nhiêu năm qua  làm cho ta thấy thái độ coi thường Hiến pháp của họ. Đối với họ, Hiến pháp không phải là  bản cam kết, mà chỉ là cái công cụ trong tay, muốn định đoạt thế nào tùy nghi. Và sự thiếu vắng tiếng nói đóng góp của các tầng lớp dân chúng cũng nói lên rất nhiều cái vai trò mờ nhạt, mang tính danh nghĩa của định chế quan trọng này ở Việt Nam.”
“Thật buồn cười khi một việc tốn nhiều thời gian, tâm sức chuyên gia và công quỹ quốc gia, chẳng mang lại sự thay đổi và hiệu quả cụ thể nào lại cứ được truyên truyền và liên tục thực hiện. Tiền thuế của dân đâu phải được nộp để các nhà lãnh đạo thỉnh thoảng mang Hiến pháp ra đổi Hiến pháp mới, hay sửa lại cho có công có việc mà làm!”

Tui thì còn bi quan hơn nữa, và không chừng tui dám là người bi quan nhứt đám. Cứ mỗi lần nghe đến nhà đương cuộc Hà Nội rục rịch chuyện sửa đổi hiến pháp là tôi lại nhớ đến mẩu đối thoại mà mình nghe được ở tiệm sửa đồng hồ, vào ngày 30 tháng 4, hơn 30 năm trước:

- Dục bà nó đi chớ đồgiả mà làm sao sửa đuợc, mấy cha!
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Những điều trông thấy
Reply #234 - 24. Sep 2011 , 11:34
 
VN cần công bằng trong hòa giải

BBC- Cập nhật: 12:33 GMT - thứ sáu, 23 tháng 9, 2011

Thượng Nghị sỹ Jim Webb yêu cầu ngưng chương trình trợ giúp Việt Nam tìm lính mất tích vì Hà Nội không tìm hài cốt lính Việt Nam Cộng hòa.

Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua ngân sách một triệu đô la để giúp Việt Nam tìm lính mất tích trong Cuộc chiến Việt Nam trong năm tài khóa 2010.

Ông Webb nói Thượng Viện Hoa Kỳ yêu cầu sử dụng ngân quỹ này "cho mục đích tìm kiếm và xác định quân nhân Việt Nam mất tích từ cả hai phía của cuộc xung đột".

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ - USAID - hiện đang thực hiện chương trình này.

Trong thông báo ra ngày 22/9, ông Web nói:

"Tôi đã đề nghị USAID ngưng chương trình này cho tới khi họ có thể bảo đảm rằng viện trợ sẽ được dùng để xác định danh tính của những người lính đã nằm xuống của tất cả các bên.

"Điều quan trọng cần thấy là trong Biên bản Ghi nhớ ký với Chính phủ Việt Nam về chương trình đã nhắc tới chuyện này khi nói tới chuyện "tìm kiếm và xác định danh tính những người lính Việt Nam mất tích trong chiến tranh.

"Việc thực hiện chương trình phải thể hiện sự tôn trọng như nhau đối với tất cả những người đã phục vụ trong quân ngũ và chết trong chiến tranh cũng như mang lại sự an ủi cho những người đã mất người thân yêu trong cuộc chiến lịch sử và thảm khốc.

"Chương trình hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nhằm tìm kiếm hài cốt của những người lính Việt Nam có thể là cơ hội quý báu để thúc đẩy mục tiêu hòa giải - nhưng chỉ khi nó được thực hiện với sự tôn trọng đúng mực cho tất cả những người đã chiến đấu chứ không phải chỉ đối với một bên này, hay bên kia."

Tin mới nhất cho hay Thượng Nghị sỹ Patrick Leahy cũng lên tiếng ủng hộ ông Jim Webb trong nỗ lực nhắc đến các quân nhân Nam Việt Nam.

'Hoang tàn và đổ nát'

Thượng Nghị sỹ Webb nói ông được biết rằng các thảo luận giữa USAID và Chính phủ Việt Nam cho thấy binh lính của Việt Nam Cộng hòa không nằm trong số quân nhân mà Việt Nam coi là đang bị mất tích và như vậy không thuộc dự án đang được Hoa Kỳ giúp đỡ.

Văn phòng của ông Webb cho biết Chính phủ Việt Nam nói họ muốn xác định danh tính của 350.000 lính Bắc Việt, những người đang được chôn tại những nghĩa trang chính quyền xây lên và con số ước tính 300.000 lính còn chưa tìm thấy xác.

Thông báo của vị Thượng Nghị sỹ cũng nói một con số không xác định các tử sỹ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa vẫn chưa được xác định danh tính trong khi Nghĩa trang Bình An (trước đây là Biên Hòa) đang "trong tình trạng cực kỳ bỏ hoang và đổ nát".
Nghĩa trang Biên Hòa

...
Ông Webb nói Nghĩa trang Biên Hòa, nay là Bình An, đang ở trong tình trạng "cực kỳ hoang tàn và đổ nát"

Ông Webb cũng nhắc lại chuyện ông sẽ cố gắng để "khôi phục khu đất thiêng liêng" của nghĩa trang Biên Hòa "để bày tỏ sự tôn trọng những người lính đã ngã xuống trong chiến tranh.

Ông Jim Webb, người có vợ là bà Hong Le Webb, người miền Nam Việt Nam, nói: "Đây là điều quan trọng trong tinh thần hòa giải và đối với quan niệm trung thành và tôn trọng của người Mỹ rằng chúng ta không bao giờ quên những người đã ở bên chúng ta, ngay cả khi chúng ta bước vào tương lai và hợp tác với những người từng chiến đấu chống lại chúng ta."

Các chuyên gia nói Bấm Nghĩa trang Biên Hòa là "sáng kiến của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu" và hoàn thành năm 1966.

Hồi năm 2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có Bấm quyết định chuyển 58 ha khu đất nghĩa địa Bình An thuộc tỉnh Bình Dương, khi đó do Bộ Quốc phòng quản lý, sang sử dụng vào mục đích dân sự.

Đông đảo độc giả BBC khi đó đã có Bấm bình luận về quyết định này.

Những người tới thăm nghĩa trang gần đây nói các công trình xây dựng và nhà máy hiện bao quanh khu vực nghĩa trang.
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Những điều trông thấy
Reply #235 - 30. Sep 2011 , 11:16
 
Mỹ ngừng khoản tiền tìm hài cốt tử sĩ

Cập nhật: 09:39 GMT - thứ sáu, 30 tháng 9, 2011


...
Thượng Nghị sỹ Jim Webb
Ông Webb phản đối việc phân biệt đối xử giữa lính 'Việt Cộng' và Việt Nam Cộng hòa

Bộ Ngoại giao Mỹ tạm ngừng khoản chi 1 triệu đôla cho chương trình giúp tìm lính Việt Nam mất tích trong chiến tranh sau khi chính phủ ở Hà Nội từ chối tìm hài cốt lính Việt Nam Cộng Hòa.

Tin này được Thượng Nghị sỹ Jim Webb loan báo hôm 29/09 - ông từng là Thủy quân Lục chiến ở Việt Nam và thường xuyên thăm Việt Nam từ 1991.
Các bài liên quan

    'VN cần công bằng trong hòa giải'
    Mỹ giúp VN tìm quân nhân mất tích
    Mỹ tìm kiếm quân nhân mất tích ngoài khơi VN

Chủ đề liên quan

    Quan hệ Việt - Mỹ

Ông nói chương trình bị ngừng "cho đến khi chúng tôi có sự bảo đảm vững chắc rằng chương trình sẽ áp dụng bình đẳng cho những người từng chiến đấu cho mọi bên".

Hồi tuần trước, Thượng Nghị sỹ Jim Webb đã kêu gọi cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ - USAID - ngừng chương trình.

'Mục tiêu hòa giải'

Vị chủ tịch Ủy ban Đông Á và Thái Bình Dương của Thượng viện Mỹ nói trong một thông báo hôm 22/9:

"Việc thực hiện chương trình phải thể hiện sự tôn trọng như nhau đối với tất cả những người đã phục vụ trong quân ngũ và chết trong chiến tranh cũng như mang lại sự an ủi cho những người đã mất người thân yêu trong cuộc chiến lịch sử và thảm khốc."

"Chương trình hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nhằm tìm kiếm hài cốt của những người lính Việt Nam có thể là cơ hội quý báu để thúc đẩy mục tiêu hòa giải - nhưng chỉ khi nó được thực hiện với sự tôn trọng đúng mực cho tất cả những người đã chiến đấu chứ không phải chỉ đối với một bên này, hay bên kia."

Thông báo của vị Thượng Nghị sỹ cũng nói một con số không xác định các tử sỹ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa vẫn chưa được xác định danh tính trong khi Nghĩa trang Bình An (trước đây là Biên Hòa) đang "trong tình trạng cực kỳ bỏ hoang và đổ nát".
Nghĩa trang Biên Hòa

...
Ông Webb nói Nghĩa trang Biên Hòa, nay là Bình An, đang ở trong tình trạng "cực kỳ hoang tàn và đổ nát"

Ông Webb cũng nhắc lại chuyện ông sẽ cố gắng để "khôi phục khu đất thiêng liêng" của nghĩa trang Biên Hòa "để bày tỏ sự tôn trọng những người lính đã ngã xuống trong chiến tranh.

Ông Jim Webb, người có vợ là bà Hong Le Webb, người miền Nam Việt Nam, nói: "Đây là điều quan trọng trong tinh thần hòa giải và đối với quan niệm trung thành và tôn trọng của người Mỹ rằng chúng ta không bao giờ quên những người đã ở bên chúng ta, ngay cả khi chúng ta bước vào tương lai và hợp tác với những người từng chiến đấu chống lại chúng ta."

Các chuyên gia nói Bấm Nghĩa trang Biên Hòa là "sáng kiến của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu" và hoàn thành năm 1966.

Hồi năm 2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có Bấm quyết định chuyển 58 ha khu đất nghĩa địa Bình An thuộc tỉnh Bình Dương, khi đó do Bộ Quốc phòng quản lý, sang sử dụng vào mục đích dân sự.

Đông đảo độc giả BBC khi đó đã có Bấm bình luận về quyết định này.

Những người tới thăm nghĩa trang gần đây nói các công trình xây dựng và nhà máy hiện bao quanh khu vực nghĩa trang.
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Những điều trông thấy
Reply #236 - 06. Oct 2011 , 11:50
 
Về Tượng Đài 'Bà Mẹ Anh Hùng'

Bùi Tín Viết Riêng Cho VOA,
Thứ Ba, 04 Tháng 10 Năm 2011


Vấn đề xây dựng tượng đài “Bà Mẹ Anh Hùng” ở tỉnh Quảng Nam đang được bàn luận sôi nổi ở trong và ngoài nước. Theo dự định đây là một bức tượng đài hoành tráng, tạc vào một ngọn núi tự nhiên, hình nửa người một bà mẹ Việt Nam, dựa vào hình ảnh một bà mẹ có thật - mẹ Thứ có chồng và nhiều con cháu bỏ mình trong chiến tranh.

Những người chủ trương dựng tượng rất tự hào khoe rằng đây sẽ là tượng đài không những đồ sộ nhất nước ta, mà còn là nhất cả khu vực Đông Nam Á. Họ so sánh bức tượng này với bức tượng Bà Mẹ Tổ Quốc trên đỉnh đồi Mamaép ở Stalingrad (Nga), đánh dấu cuộc chiến đấu kiên cường chống bọn phát xít Hitler trong Thế chiến II.

Một điểm khiến dư luận băn khoăn là chi phí cho bức tượng này quá lớn, dự định ban đầu là 81 tỷ đồng, nay được nâng lên đến 410 tỷ đồng, bằng hơn 10 triệu đôla Mỹ.
Bức tượng đã được khởi công ngày 27 tháng 7 năm 2007.

Một ý kiến chung rất phổ biến là lúc này đất nước còn nhiều khó khăn, trong xã hội có nhiều gia đình thiếu thốn, nhiều cụ già không nơi nương tựa, ngay các bà mẹ có con bỏ mình trong chiến tranh có người sống cơ cực, đi bán vé số, đi nhặt rác thì, có nên hay không, bỏ một số tiền quá lớn như thế cho một việc không có lợi gì thiết thực, chỉ có ý nghĩa tuyên truyền. Làm việc này chẳng khác gì nhà nghèo chơi ngông, bày chuyện nuôi voi trong vườn nhà. Nên dành số tiền lớn ấy cho những công việc thiết thực cho dân sinh, như làm nhà cho dân nghèo, giúp đỡ người già, người tàn tật, neo đơn, xây trường học, làm cầu ở vùng núi cho các em đi học không phải bơi qua sông, rất nguy hiểm.

Có ý kiến cho rằng nền văn hóa - nghệ thuật xây dựng tượng đài của ta còn thô sơ, chưa có tượng đài nào có giá trị thẩm mỹ cao như ở một số nước khác, những tượng đài hiện có đều thiếu cái “thần” tinh túy để truyền cảm. Năm 2004 khánh thành tượng đài Điện Biên Phủ nhân kỷ niệm 50 năm sự kiện này, thì ngay sau đó tượng bị lún, bị nghiêng, bị chảy nhựa xanh vàng vì đồng kém chất lượng, do tham nhũng, nay để hay bỏ đi đều khó xử.

Nhà văn hóa Nguyên Ngọc rất có lý khi nêu rõ tượng quá lớn, bộ mặt quá to là ngược hẳn với bản chất cao quý, thầm lặng, khiêm tốn của các bà mẹ Việt Nam.

Ông cho rằng một bức tượng quá khổ đến dị dạng sẽ trái ngược, xa lạ với tinh thần chắt chiu, tần tảo, lặng lẽ vô danh là bản chất của người Mẹ Việt Nam. Ông còn hài hước rằng đi đêm nhìn lên bức tượng như thế sẽ có người sợ hãi phát hoảng.

Cuộc thảo luận còn đi xa hơn những điểm trên đây, đề cập đến bản chất chân thực của cuộc chiến tranh, đến suy nghĩ, tâm tư thầm kín của các bà mẹ đã có con bỏ mình trong chiến tranh. Tôi có bà chị ruột và một bà chị con ông bác ruột đều có con sinh Bắc tử Nam, chết ở tuổi 20 khi do học giỏi đã được gọi vào đại học, nhưng vẫn phải cầm súng vào Nam theo cưỡng ép của lãnh đạo. Tôi hiểu rõ tâm lý của 2 chị tôi.

Ngay hồi ấy, năm 1967, 2 bà đã đau lòng không muốn cho con đi xa, huống chi là đi vào nơi các em phần lớn là không có ngày trở về, nhưng vẫn phải nuốt nước mắt xé lòng, tan nát ruột gan mà gượng cười. Sức ép của tuyên truyền, loa đài, của xã hội, của nhà trường, Đoàn Thanh niên Cộng sản thật ghê gớm. Sau 30-4-1975 các bà chị tôi vào tận Quảng Ngãi, Bình Định tìm xác con mà không sao thấy. Các bà gặp được 4 bà chị em ruột khác ở Sài gòn, từ Hà Nội vào từ hồi 1954, từ đó tự hòa hợp hòa giải với nhau tự nhiên, lập tức.

Từ đó tôi hiểu rõ qua 2 chị tôi là nhiều bà mẹ Việt Nam sớm nhận ra rằng bản thân mình và con mình, gia đình mình, đồng bào mình đều là nạn nhân, bị lợi dụng lòng yêu nước để thỏa mãn tham vọng riêng của đảng CS là nắm độc quyền cai trị, do đó chế độ hiện tại ở cả nước còn kém xa chế độ ở miền Nam trước đây về dân chủ, tự do, nhân quyền, cả về công bằng xã hội.

Do đó theo tôi nghĩ, một bức tượng chân thực bà mẹ Việt Nam nên là một bà mẹ giương đôi mắt, mở to miệng, thét lớn: “Trả con tôi đây! con tôi bị chết oan!”.

Các bà mẹ ấy hiểu rõ rằng con các bà khi hy sinh đều nghĩ rằng tổ quốc sẽ có độc lập, dân ta sẽ có tự do. Nếu các con của các Mẹ biết trước rằng họ sẽ nhượng đất, nhượng biển, đảo cho quân bành trướng, và họ sẽ đàn áp, đạp giày vào mặt người yêu nước, thì con các bà không bao giờ hy sinh mạng quý của mình nhẹ nhàng như thế. Họ là nạn nhân của tham vọng đảng phái.

Do vậy một bức tượng cực lớn như dự định chỉ là một sự khiêu khích đối với các bà mẹ chân chính yêu nước, yêu con, cùng là nạn nhân của đảng CS.

Vẫn chưa hết. Đất nước đã thống nhất về lãnh thổ nhưng chưa hòa hợp về tinh thần và chính trị như đảng CS đã hứa. Việc phong anh hùng cho các bà mẹ chiến sỹ miền Bắc và vẫn đố kỵ với các bà mẹ chiến sỹ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam là một việc làm thiếu đạo lý và công bằng, một sai lầm dại dột về chính trị, một lần nữa hạ nhục các bà mẹ chiến sỹ đáng kính ở miền Nam. Chỉ xin dẫn ra một thí dụ, bà Mẹ của liệt sỹ Ngụy Văn Thà từng cùng đồng đội chống trả dũng cảm quân bành trướng Trung Quốc cuối năm 1974 ở Hoàng Sa có nên được coi là bà Mẹ Anh hùng Việt Nam không" Có quá đi chứ.

Do đó có thể tóm tắt rằng: bức tượng đài hoành tráng to nhất Đông Nam Á…chỉ là một sự việc mù quáng, một dịp làm tiền của các quan chức và bộ hạ tham nhũng, một sáng kiến chính trị tối tăm vô duyên có hại, một công trình dị dạng thô xấu về thẩm mỹ. Dù cho đang làm dở dang cũng cần sớm chấm dứt.

Bùi Tín
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Những điều trông thấy
Reply #237 - 10. Oct 2011 , 23:24
 


Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, Tiếng Kêu Khẩn Thiết Từ Ngôi Đền Thiêng [VC Trả Thù 20.000 Tử Sĩ VNCH: Trận Đồ ‘Rừng Cây Xuyên Tâm’]



TỔ QUỐC TRÊN HẾT

...
Lê Tùng Châu
    Saigon, Vietnam



...


Tượng THƯƠNG TIẾC nơi lối vào nghĩa Trang


Ngôi Đền Thiêng


Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa (*), nơi an nghỉ của gần 20.000 binh sĩ quốc gia miền Nam trong cuộc chiến tự vệ của VNCH trước sự xâm lăng của cộng sản miền Bắc sau Geneve 1954 cho đến 1975.

...

Đền Tử Sĩ lúc vừa hoàn thành


Tính đến nay, đã 36 năm trôi qua từ ngày miền Nam rơi vào tay Việt cộng, thực trạng Việt Nam trở nên điêu tàn thương đau trên toàn cõi khi đất nước rơi vào khủng hoảng trầm trọng từ kinh tế đến đạo đức, luân lý ...không lối thoát; bất công ngày càng lớn, người dân Việt 2 miền bị trị bằng bạo lực phi nhân, Tự do, Nhân quyền tối thiểu đang bị xâm hại man rợ nhất trong sử Việt; nguy cơ bị Tàu cộng thôn tính ngày càng lộ rõ.

Quần chúng VN kể cả số đông đảo đảng viên cộng sản đã dần dà nhận ra rằng, Dân Chủ, Nhân Quyền, Công Bằng và Tự Do là những khát vọng chân chính mà chính quyền miền Nam đã theo đuổi trong cuộc chiến chống cộng sản độc tài tàn bạo trước kia, cũng là những giá trị cấp thiết hiện nay, nếu người Việt không phân biệt quá khứ, xuất thân, phe phái, lập trường…thành thật muốn tập hợp sức mạnh dân tộc để bảo vệ đất nước trước dã tâm xâm thực của Bắc Kinh, và tái thiết quốc gia đang trong tình trạng tàn phá nguy ngập bởi tà thuyết cộng sản, thành hùng mạnh, nhân bản, phú cường.

Thực tại tàn nhẫn được nhận ra muộn màng đó đã khiến Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa giờ đây trở nên là một Ngôi Đền Thiêng của quốc gia VN.

TÓM LƯỢC

Nằm trên một ngọn đồi thấp thuộc quận Dĩ An tỉnh Biên Hòa, xung quanh là ruộng và đất trống (1965), cách Sài Gòn 22 km, bên trái nếu đi từ Saigon theo Xa Lộ Sài Gòn-Biên Hòa, Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa (Nghĩa Trang) được hình thành bởi nhu cầu có thực từ cuộc chiến tự vệ của miền Nam trước sự xâm lăng của Việt cộng ngày càng tăng cường độ kể từ 1965, qua các cuộc giao tranh, các binh sĩ quốc gia tử trận cần một nơi an nghỉ yên tịnh, trang nghiêm và cao ráo.

Công trình tổng thể Nghĩa Trang có hình con ong trên một diện tích ước chừng 125 hectares. Chi tiết gồm: Tượng Thương Tiếc (ở cổng vào bên cạnh xa lộ SG-BH) bởi Điêu Khắc Gia Đại Úy Nguyễn Thanh Thu; Đền Tử Sĩ (với Cổng Tam Quan tôn nghiêm và 7 tầng bậc cấp dẫn lên lối vào Đền); thẳng bước theo lối ra sau Đền là đến phần chính của Nghĩa Trang gồm Nghĩa Dũng Đài nằm nơi cao nhất đồi với Vành Khăn Tang vĩ đại bao quanh cây kiếm cụt ngọn (biểu tượng người chiến binh tử trận) bằng béton cốt sắt bởi Điêu Khắc Sư Lê Văn Mậu; chung quanh Nghĩa Dũng Đài là 8 Khu mộ tử sĩ đặt tên từ A tới I (không có Đ và F).

Công trình được thực hiện bởi Bộ Công Chánh Việt Nam Cộng Hòa phối hợp với Trung Tâm Quốc Gia Kỹ Thuật Phú Thọ tổ chức thi tuyển họa đồ (design), và Ðại Ðội 541, Tiểu Ðoàn 54 Công Binh Kỹ Thuật trực tiếp xây dựng thực hiện.

Khởi công 1965, dự trù hoàn thành 19.6.1975 (ngày Quân Lực VNCH), Tượng Thương Tiếc, Cổng Tam Quan, Đền Tử Sĩ đã hoàn tất trước năm 1970. Nghĩa Dũng Đài (và Vành Khăn Tang) sắp hoàn thành thì miền Nam thất thủ.

Theo các số liệu phổ biến (chưa thống nhất chính xác) thì cho đến 4-1975, số mộ phần tử sĩ là 16.000, cùng với mấy trăm di hài binh sĩ chuyển về Nhà Xác (Đại Đội Chung Sự) chưa kịp an táng. Số lớn di hài này đã bị toán lính VC chiếm lấy Nghĩa trang tháng 4/1975 cho chôn tập thể một cách tàn ác phía bên trái, cách Nhà Xác chừng 15, 20 met, và không cho đắp nấm đắp nấm, hiện vẫn còn tồn tại cho tới nay tuy đã bị lấp lên bởi 1 ngôi nhà của "trường Cao đẳng nghề" kế bên hông Nghĩa trang (Khu I)

SAU 1975

Phá Hoại và Hủy Báng


...


Tượng THƯƠNG TIẾC nơi lối vào nghĩa Trang

Việc đầu tiên là VC cho giật sập Tượng Thương Tiếc, (một tuyệt tác nghệ thuật rất có hồn, đúc bằng đồng đen); sau đó là các hành vi trả thù người đã chết một cách tiểu nhân man rợ quái đản mà không một con người văn minh nào có thể tưởng tượng nổi: Dùng súng bắn thẳng vào mặt những tấm hình trên mộ bia, xô đổ, lấy buá đập tan nát bia mộ, tiểu tiện lên, mắng chửi, nguyền rủa mộ phần… bằng những ngôn từ của loài man rợ vô nhân tính! Nếu đi khắp hết 8 Khu mộ, ta có thể thấy số bia mộ (có gắn hình người đã khuất) bị đập phá, bể sứt, hoặc bị đục thẳng bằng búa bằng đinh vào mắt, mặt, đầu trên di ảnh người quá cố là một con số quá lớn có thể lên tới hơn 50%. Phải nói một cách kinh hãi rằng, cái chủ nghĩa mà tên tội đồ Hồ chí Minh đem về VN, gầy dựng, nhồi nhét vào đầu đàn em của y ta quả là nơi nuôi dưỡng cho hận thù kiên cố khủng khiếp nhứt trần gian, hơn cả phát xít Đức hay Nhật hay Staline: Trả Thù Người Đã Chết!!! (Đây là lúc mà các nhà Văn Học Sử hãy ghi nhận một dẫn liệu mới: chủ nghĩa cộng sản chính là thủ phạm đã hủy diệt truyền thống nhân ái của giống nòi Việt Nam, đã xóa bỏ câu: Nghĩa Tử là Nghĩa Tận: Người đã chết thì thôi không còn thù hận nữa!). Người cộng sản VN đã nghênh ngang cưỡng đoạt lẽ thị phi, dẫm lên tình nhân loại, tàn phá nền móng nhân bản của gia đình, quốc gia, xã hội bằng cách sát phạt thú tính, căm thù hoang tưởng vô minh tàn khốc nhất trong sử Việt bốn nghìn năm...!
...


...

Các bia mộ hoặc bị đập bể sứt hoặc bị hoặc bị đục thẳng bằng búa vào mắt, mặt, đầu trên di ảnh người quá cố


Sau đó, họ cầm tù Nghĩa Trang bằng cách “quân sự hóa”, cũng quái đản không kém, đó là đeo biển “khu quân sự, cấm chụp hình” cho một nơi chỉ có những mộ phần!!!

Từ đó, là một quá trình bỏ hoang điêu tàn thê lạnh kéo dài đến 15 năm sau vì thân nhân các anh hùng tử sĩ nằm tại đây, bị cấm không được vào tảo mộ, khói nhang chăm sóc…Các tấm gạch đúc lót sân, lối đi, và cả bên trong Đền Tử Sĩ bị cán bộ VC nạy lên mang về lót nền nhà!!! Ở đâu có đất hoang trơ ra là cỏ và cây dại tha hồ mọc lên chỉ sau một mùa mưa! Mà đằng đẵng mấy chục năm trời…

Trong thời gian “quân sự hóa” quái gở kia, hễ có thân nhân nào ai bất cứ khách lạ nào muốn vào chăm nom nhang khói cho tử sĩ, thì phải hối lộ, cách giản dị mà phổ biến nhất, cho các đơn vị bộ đội VC đóng ở đây.

Sau 1990, có nhiều tin được tung ra là hanoi sắp bán đất Nghĩa Trang cho tư bản châu Á, gây ra một nỗi hoang mang đau đớn cùng khắp, và khá nhiều thân nhân người quá cố tìm mọi cách đút lót cho bọn này để được bốc mộ. Số mộ đã được di dời khỏi Nghĩa Trang áng chừng 5, 6 ngàn. Nhưng theo thống kê từ các đồng đội tử sĩ còn sống và hiện vẫn đang âm thầm chăm sóc mộ, thì hiện số mộ còn lại xấp xỉ 18.000, nghĩa là số mộ thực có tại Nghĩa Trang là chừng 22.000, hoặc 23.000 cho tới 1975!

Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt

Một thời gian quá dài bỏ hoang đã dần làm hư hoại, đổ nát các mộ phần và rêu phong, sụp lở các công trình chính của Nghĩa Trang. Nhưng thật kiên cố thay, hiện Cổng Tam Quan, Nghĩa Dũng Đài và Đền Tử Sĩ vẫn còn vững chắc và gần như nguyên vẹn! (Ta có thể nhanh chóng liên tưởng, so sánh phẩm chất của công trình Nghĩa Trang với các “công trình sáng xây chiều hỏng” của nhà nước cộng sản hanoi sau 1975 tới nay, mà gần nhất là “công trình Ngàn Năm Thăng Long” vô cùng tốn kém được tuyên truyền rầm rộ hồi năm ngoái!!! Sau “lễ hội” vài tuần, đã hư hỏng bể nát nham nhở…chắc chắn sẽ khó thể tồn tại quá 5 năm chứ đừng nói hằng 36 năm như Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa).

Từ trước 1975, đây là nơi thiêng liêng còn được dự trù sẽ trở thành Nghĩa Trang Quốc Gia, nên xung quanh gần như là khu vực cấm cư trú, xây cất dân sự. Sau 75, VC đã tùy tiện xem Nghĩa Trang như thể là khu đất hoang chiếm được, nên họ đã cho xây "nhà máy nước Bình An” chắn giữa lối đi từ phía sau Đền Tử Sĩ vào lộ chính dẫn vào Nghĩa Trang. Chung quanh, các cán bộ VC, bộ đội dần dà chiếm đất và xây cất nhà ở, làm xưởng, lò gạch v.v…, một số mộ ở Khu B, D, G, I bị xâm phạm, phần đất nguyên thủy của các Khu này bị xâm chiếm biến dạng so với ban đầu.

Từ thiên nhiên đến con người thi nhau xâm thực thế mà lạ thay, Nghĩa Trang vẫn đứng vững, trừ vài biến dạng nhỏ như: bộ đội VC xây kín và lắp cửa cho nhà chính Đền Tử Sĩ khi còn ở đó; cắt cụt 16 met cây kiếm béton nằm giữa Vành Khăn Tang để làm vọng gác ở trên ngọn, rồi xây 1 nhà nhỏ bên dưới chân Nghĩa Dũng Đài (khoảng 2003) để ở và “quản lý” Nghĩa Trang, nơi mà giờ đây sau bao biến thiên của một hơn một phần ba thế kỷ chỉ còn là một bãi tha ma hoang lạnh.

Vậy thì họ quản lý cái gì ở đây?

Một Chính Sách Độc Ác và Hận Thù Dai Dẳng: Trồng cây

Họ không có cái gì ở đây để quản lý hết, chỉ trừ một mục đích: Cầm tù Nghĩa Trang, nghĩa là quân sự hóa cốt để cấm không cho thân nhân người chết tu sửa thăm nom hằng năm hằng tháng. Đó là cách độc ác thâm hiểm dùng thời gian lặng lẽ lạnh lùng để phá hủy dần cấu trúc quần thể các Khu mộ phần và các công trình chính yếu, những gì làm nên một Ngôi Đền Thiêng trong lòng người Việt Nam. Đó cũng là cách đê hèn của kẻ tự cho là “thắng trận” khi chủ mưu làm nhục kẻ “thua trận”, trong khi tất cả thực ra cũng là anh em một nhà Việt Nam da vàng máu đỏ, cùng một nỗi buồn nhược tiểu, bị đem thân làm bia đỡ đạn cho các cường quốc Tây Tàu xâu xé, vầy vò trong trò chơi lớn của họ!

Cuộc chiến “anh em” mà Trung cộng tiến hành “dạy cho VN một bài học” hồi 1979, nếu làm cho thế giới kinh ngạc, làm cho những người “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản” vỡ mặt, đã làm cho tập đoàn bắc bộ phủ lồng lộn sôi máu khi Lê Duẩn cho ghi vào “hiến pháp” của chúng rằng: “Trung quốc là kẻ thù của VN”…thì lời giải của lịch sử đã hiện ra rất sớm 4 năm sau khi chiến tranh Nam Bắc VN kết thúc đấy thôi: đó là miền Nam quốc gia chẳng phải là kẻ thù của miền Bắc! chẳng có cái gì có thể gọi là “giải phóng miền Nam” ở đây cả, mà một thời đã là luận điệu dối lừa che đậy cho cái dã tâm ham danh đoạt quyền của bắc bộ phủ với đồng bào miền bắc cũng như với dư luận thế giới! Bao luận điệu nhồi sọ tuyên truyền của hanoi giờ đây đã phá sản.
Thế nhưng cái chất kịch độc từ cơn hoang tưởng thù hận anh em của họ vẫn còn chất ngất bám rịt vào não bộ của từng đảng viên, cán bộ cộng sản sau chiến tranh. Họ vẫn không dừng lại mà còn tiếp bước lún sâu vào con đường tội ác trong hàng loạt những “chính sách” quái ác đối với người dân Việt 2 miền, mà người miền Nam nhận ra rất sớm, bèn đông đảo bỏ nước ra đi vượt biển tìm tự do bằng mọi giá, và người miền Bắc phải chờ thêm vài chục năm…nhất là cho tới gần đây khi các cuộc biểu tình chống Tàu cộng (xâm lấn lãnh hải, bắt nạt, bắn giết tàu Petro VN hay tàu cá của ngư dân VN) nổ ra ở Hanoi và Saigon, mà hanoi liền thi hành không chút xấu hổ sự đàn áp thô bỉ và thù hận lên lớp người sống và lớn lên trong ruột cái thiên đường mù xã nghĩa của họ lâu nay, gọi những người biểu tình yêu nước là “phản động”, trong khi ôm hôn đặc sứ Tàu, ve vãn Tàu cộng với “16 chữ vàng”…thì bấy giờ lớp người này, đại diện cho “trí thức” miền Bắc mới thấy rõ đâu là sự thật!?

Tuy chậm nhưng cuối cùng Sự Thật cũng đã ló dạng. Ít nhất người dân Việt hôm nay cũng đã thống nhất với nhau một điều: miền Nam quốc gia, Việt Nam Cộng Hòa, là một chính thể tự do dân chủ mà mọi người VN đều muốn hướng tới sau 36 năm mê sảng trong mê cung nhồi sọ thiên đường mác lê của tập đoàn bắc bộ phủ!

Như thế, một cách hiển nhiên, lịch sử đã chỉ rõ, người lính cộng hòa ở miền Nam đâu phải là kẻ thù của miền bắc???!!!

Nhưng Sự Thật càng lộ dần ra sáng tỏ thì Nghĩa Trang càng bị chìm khuất!

Vì sao?

Trong suốt 27 năm đằng đẵng bị bỏ hoang, Nghĩa Trang chỉ còn phần chính yếu là 8 Khu mộ. Mỗi mùa mưa, cỏ mọc rậm thì đã có trâu bò thả rong vào gặm hoặc thân nhân phát dọn đốt sạch hằng mỗi dịp Tết đến hay Lễ Thanh Minh, do đó các phần mộ chỉ bị rêu phong hay nghiêng đổ (người thân bị cấm tu sửa tôn tạo) chứ không bị lu lấp, và người đi đường vẫn dễ dàng nhìn thấy.

...

Nghĩa Dũng Đài lúc còn chưa bị cắt cụt và chưa bị trồng cây quanh các Khu mộ phần-hình chụp Thanh Minh 2000

Năm 2002 khi “trung đoàn Gia định” tới cắt cụt ngọn Nghĩa Dũng Đài làm vọng gác và xây nhà nhỏ ở dưới chân, rồi dùng phần đất trống trong Nghĩa Trang để làm nơi tập luyện…thì cũng tự đây, họ, không rõ theo lệnh ai, đã bắt đầu một việc độc ác quái ác có chủ mưu, đó là trồng cây khắp Nghĩa Trang và kín khắp Đền Tử Sĩ.

...

2 năm sau (2002), Nghĩa Dũng Đài bị cắt cụt làm 1 vọng gác bên trên ngọn, và các cây trồng đã lác đác lớn lên quanh các Khu mộ.
Nên biết rằng, về thổ nhưỡng, khu đất được các Tướng lãnh VNCH khi xưa chọn làm Nghĩa Trang là một ngọn đồi đất đỏ với đá non, nhỏ. Cho nên về mặt dinh dưỡng, là loại đất chẳng phù hợp để trồng cây.

Vả lại, nếu ta so sánh với các “nghĩa trang liệt sĩ” của VC rải rác khắp nước từ bắc chí nam, thì trong nghĩa trang chẳng có trồng cây bao giờ. Các khu mộ, dù là dân sự hay quân đội…trên khắp thế giới, cũng không hề có nơi đâu lại trồng cây trong nghĩa trang!

Vì lẽ đây là không phải là đất trống, mà bên dưới mỗi diện tích kim tĩnh nhỏ bé 1m,2 x 2m,4 là di cốt của người quá cố. Các loại cây trồng, nhất là cây lấy gỗ hay cây rừng…sẽ có lớp rễ ăn sâu và rộng nếu đó là loại đất nghèo dinh dưỡng, do đó, theo thời gian, chúng sẽ xâm phạm tàn phá biến dạng hoàn toàn các mộ phần.

Thêm nữa, với tập tục Á Đông, người Việt mình tối kỵ mồ mả cha ông bị rễ cây đâm vào bởi tin rằng sẽ làm “đau đớn, khó chịu” linh hồn người chết và con cháu sẽ không thể sống yên hay làm ăn yên ổn được.

Năm 2006, khi Ng tấn Dũng “ký chuyển dân sự” Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa về tỉnh Bình Dương và gọi tên tự đặt mới là “nghĩa trang Bình An” thì người cộng sản đã bộc lộ rõ sự dùng dằng trì hoãn (trong việc lẽ ra phải xử sự một cách chính đáng) với câu Nghĩa Tử là Nghĩa Tận -tức là Người đã chết thì thôi không còn thù hận nữa- đối với Nghĩa Trang.

Năm 2007 ông Ng Cao Kỳ về VN, trong chuyến về này ông Kỳ có vận động hanoi tu sửa tôn tạo Nghĩa Trang nhưng họ không làm.

Năm 2004-2008 và sau đó, ông Vũ văn Lộc và IRCC, Inc. nhiều lần cố gắng bắt liên lạc và trực tiếp thương lượng với Hanoi với cùng mục đích, nhưng đề nghị tôn tạo Nghĩa Trang đã bị từ chối.

Cuối 2008, nhóm Quốc Gia Nghĩa Tử Heritage trực tiếp về VN, công khai “làm đơn” tu bổ quy mô Nghĩa Trang thì bị “chuyền banh”: khi gặp phó chủ tịch Bình Dương thì bị chỉ về huyện Dĩ An. Về Dĩ An thì bị chỉ xuống Ban Quản Trang (một tốp chừng 6 nhân viên quèn coi cổng Nghĩa Trang). Tại đây họ lại bị chuyền lên tỉnh Bình Dương và sau rốt họ nhận được “mách miệng” của bà phó chủ tịch Dĩ An: “do trung ương chứ tụi tôi không có quyền”. Các giấy tờ đơn trương xin trùng tu Nghĩa Trang mà họ nộp lên bị “chơi cú lơ” 3 năm nay.

Tất cả chìm vào một im lặng rợn người như một nấm mồ!
Nhưng cây trồng thì không im lặng!
Từ đó đến nay, 2011, lượng cây mà bộ đội VC trồng hồi 2003 đã lớn dần (xin xem các hình dưới đây) đến nỗi giờ đây, người qua kẻ lại khó còn nhận ra Đền Tử Sĩ, và bên trong Nghĩa Trang, khắp các khu mộ, là một rừng cây muồng, cây sao và cây rừng hoang họ lá dầu, có cây đã cao mười mấy met và đường kính lên tới gần 30cm! Đó là không gian bên trên.

Còn bên dưới??? Người có chút quan sát, khi đi vào Nghĩa Trang ắt không thể không thấy lượng cây này đang biến Nghĩa Trang thành rừng, và đám rễ của cả rừng cây này đang âm thầm làm công việc phụ trợ cho mưu đồ độc ác, đó là tàn phá cấu trúc bên dưới của các phần mộ, nơi mà giờ đây đã 36 năm chấm dứt chiến tranh, chỉ còn là hài cốt của các anh hùng tử sĩ xưa! Họ đã và đang bị xâm hại một cách tàn nhẫn khủng khiếp sau khi từ giã cõi đời xấp xỉ 4 chục năm!

Khi trồng cây 8 năm trước đây, hẳn là Hanoi đã nghiễm nhiên bộc lộ không chút che dấu: đó là họ quá khinh miệt Nghĩa Trang của chúng ta! Họ coi Nghĩa Trang chỉ là một MIẾNG ĐẤT trống, trong khi đó lại là nơi an nghỉ ngàn thu thiêng liêng của gần 20.000 binh sĩ miền nam Việt Nam, và là Ngôi Đền Thiêng trong tâm tưởng bao người Việt Nam dù đang còn trong nước hay ở hải ngoại!

Càng đau đớn hơn cho tình dân tộc, nghĩa đồng bào, khi có tới mấy cái “nghĩa trang liệt sĩ Trung quốc” trên nước VN, ở Yên Báy, Quảng Ninh, Lạng Sơn…nơi chôn các binh lính Trung quốc chết khi Bắc Kinh xâm lăng VN hồi 1979 (Cao Bắc Lạng) và 1984 (núi An Lão, Hà Tuyên). Và tại những nghĩa trang của kẻ xâm lăng này, nhà nước hanoi lại cho tu sửa thăm nom trang trọng, và nhất là không hề có trồng bất cứ 1 loại cây muồng cây sao nào!!! Đọc những dòng chữ: “Đời đời nhớ ơn liệt sĩ Trung quốc” trên những vòng hoa khi tới viếng những mộ này của quan chức đảng viên VC, người dân Việt chân chính nào mà không thấy nhức nhối căm phẫn khi nhìn thấy cái cách mà người cộng sản VN cư xử với anh em trong nhà qua âm mưu thâm độc tàn phá Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa bằng cách trồng cây như nói trên!!!
...
...

Đền Tử Sỹ nhìn từ ngoài, phía sau. Từ A (cổng trước) đến B (phía sau) là khuôn viên Đền Tử Sĩ. Hanoi đã cố ý trồng cây muồng, cây sao chừng 6, 7 năm nay để che dấu cho người qua lại khó còn nhận ra di tích thiêng liêng này-Trung Thu 2011,  photo by TQGO

...

lối ra sau Đền Tử Sỹ ngập trong cây muồng, sao và cỏ hoang-Trung Thu 2011,  photo by TQGO

...

Cột cờ và hương án trước khi vào Đền Tử Sỹ, nơi ngày trước Tổng Thống Thiệu đã hành lễ Ngày Quân Lực VNCH 19/6/1969 ở đây, nay đã bị phá chỉ còn nền và 4 chân cột. Trung Thu 2011,  photo by TQGO

...

từ Đền Tử Sỹ nhìn ra cổng trước ngập trong cây muồng, sao và cỏ hoang, Trung Thu 2011,  photo by TQGO

...

Đền Tử Sỹ từ cổng trước vào, Trung Thu 2011,  photo by TQGO

...

cỏ hoang lấn sát chân Đền Tử Sỹ, photo by TQGO
...

...

...



lối ra sau Đền Tử Sỹ đã không còn dễ nhận ra nữa vì ngập trong cây muồng do bộ đội VC trồng-Trung Thu 2011,  photo by TQGO
...

...và bây giờ. Tường, cửa, cửa sổ...(trong khoảng mũi tên) là do bộ đội VC xây thêm để ở tạm sau 1975 sau khi đã phá sạch điện thờ Anh Hùng Tử Sĩ quốc gia. Ngày nay, là nơi trú tạm của ít thanh niên vô gia cư. Chiếc bàn thờ, bình hoa, bát nhang là do các đồng đội của các anh bày tạm.... chờ thời. -Trung Thu 2011, photo by TQGO
     
...

nơi tôn nghiêm thiêng liêng xưa..
.
...

(bên trong căn nhà nhỏ bên trái, dưới chân Nghĩa Dũng Đài, là do bắc quân xây -khoảng 2003- để ở lúc còn "quân sự" hóa Nghĩa Trang) Nhưng không ở được lâu-không rõ vì lí do gì- cả bọn đã rút đi (tháng 7-2007) dù trong nhà vẫn còn dây, bóng đèn và các ổ cắm điện, quạt máy...Vọng gác trên chóp cũng đã tháo dỡ khi rút đi). Trung Thu 2011, photo by TQGO

...

cả "bảng phân công trực" cũng còn nguyên - Trung Thu 2011, photo by TQGO

...

dưới chân Nghĩa Dũng Đài.-Trung Thu 2011, photo by TQGO
...

...

...


Nghĩa Dũng Đài, (cao 36met, theo bản họa đồ vẽ tay hiện TQGO đang có)
  • bị cắt cụt gần 16met để làm vọng gác trên ngọn-khoảng cuối 2002 đầu 2003, hiện chỉ còn chừng hơn 20met. Một đơn vị lính bắc ("trung đoàn Gia Định" gì đó...) đã đóng ở đây từ 2003 cho tới tháng 7-2007 cả bọn đã rút đi và tháo dỡ vọng gác luôn -Trung Thu 2011, photo by TQGO
  • : theo Tú Cao, Ðặc San Công Binh 1/1975, thì Trụ Ðài của Nghĩa Dũng Đài cao 43 mét kể từ mặt đất thiên nhiên.
    ...

    ...

    Khu A, B cũng bị cây muồng, cây sao vây bủa dù thân nhân các anh hùng tử sĩ đã chặt dọn bớt khá nhiều trong những lần tu sửa mộ phần-Trung Thu 2011, photo by TQGO 
    ...

    Đây là rừng cây chớ nào có phải là Nghĩa Trang??!! (Khu H)-Trung Thu 2011, photo by TQGO
    ...


    Khu E ngập trong cây và cỏ-Trung Thu 2011, photo by TQGO
    ...

    ...


    từ Nghĩa Dũng Đài nhìn ra Khu E-Trung Thu 2011, photo by TQGO
    ...


    Nghĩa Dũng Đài nhìn từ ngoài khu A vào-Trung Thu 2011, photo by TQGO
    ...

    Nghĩa Dũng Đài nhìn từ ngoài khu A vào-Trung Thu 2011, photo by TQGO
    ...

    khu B-Trung Thu 2011, photo by TQGO
    ...

    khu B. Chú ý, các hàng cây muồng, cây sao, sản phẩm của sự độc ác mà người cộng sản bắc Việt dành cho anh em trong nhà dù họ đã chết và chiến tranh đã kết thúc 36 năm-Trung Thu 2011, photo by TQGO.

    Lời Kêu Khẩn Thiết

    Sau một thời gian thu lượm thông tin lẫn thăm viếng thực địa, tôi viết bài ngắn gọn này nhằm kêu lên lời khẩn thiết: Nghĩa Trang đang lâm nguy! đồng thời cũng là Bản Tố Cáo Tội Ác thâm độc của VC đối với 20.000 anh linh người quá cố ba bốn chục năm trước!

    Người Việt trong và ngoài nước hãy chung tay đoàn kết, có hành động thực tiễn nhanh nhất có thể, ngăn chận ngay sự xâm hại độc ác đang âm thầm diễn ra cho các anh linh tử sĩ quốc gia ở Nghĩa Trang.

    Các hội đoàn VN ở hải ngoại hãy dẹp bỏ bất đồng nhỏ nhặt, nhìn vào thực tiễn nguy cấp hiện nay, hãy nhân cơ hội thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb đang chú mục tới Nghĩa Trang mà đoàn kết một lòng viết thư, trình bày rõ nội dung chủ yếu của Lời Kêu Khẩn Thiết này, vì có vẻ ông Webb không chú ý tới rừng cây sao đang ngày qua ngày âm thầm tán trợ cho sự thâm hiểm độc ác của hanoi.

    Nếu được xin quý vị xung phong lập ngay một Ủy Ban Vận Động Trùng Tu Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa, bắt tay vào hành động thực tế nhanh nhất có thể kẻo không còn kịp nữa!

    Mục đích cần kíp là phải làm sao can thiệp ngay để cắt tận gốc các loại cây này, sau đó đổ hóa chất hoặc nước muối vào gốc cây đã cưa xong, vài năm sau chúng sẽ mục rã và thể nào lúc đó, chúng ta lại cũng rất cần làm công việc cán phẳng lại bề mặt đất Nghĩa Trang, vì khi đám rễ cây này mục rã thành mùn đất thì thể nào các tầng đất của Nghĩa Trang cũng sẽ bị biến dạng, sụt lún lở lói theo! Việc tôn tạo tu sửa mộ phần có thể xếp vào thứ yếu, làm tiếp theo sau cũng được. Vì từ trước tới nay, người người chỉ chú ý đến việc tu dưỡng bên trên mộ phần và bia, chứ không để ý tới bên dưới đang bị đám rễ cây xâm hại tàn phá vì tầm nhìn đã bị lớp đất bề mặt che khuất, không nhìn thấy mối nguy tiệm tiến theo năm tháng kia!!!

    Nếu chúng ta cứ lơ là bỏ quên mối nguy này thì chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, Nghĩa Trang sẽ bị phá hỏng hết, lúc đó có nói gì làm gì thì cũng đã quá muộn!

    Cúi đầu Cầu xin chư anh linh tử sĩ quốc gia phù hộ cho lời kêu cứu này được anh em quốc gia tiếp sức và có kết quả nhanh chóng!

    Saigon, Oct. 6, 2011, viết trong nước mắt...

    Lê Tùng Châu
    -------------------
    Phụ Lục Ảnh:

    Trong khi đó, hãy xem những gì VC đã làm với kẻ xâm lăng Trung cộng đã chết trên đất VN:
    ...

    photo from tumasic.blogspot.com
    ...

    Yêu cầu của UBND tỉnh Lạng Sơn gửi huyện Hữu Lũng được đăng trên website Chính phủ ngày 26/03.
    Đó là công văn chỉ đạo số 218 – UBND-KTTH của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn.
    Một phóng viên của Đài Á Châu Tự Do nhận xét về nội dung công văn này "ngắn ngủi nhưng có sức công phá lòng dân một cách ghê gớm". photo from tumasic.blogspot.com
    ...

    ...

    ...

    Nhìn từ ngoài đường vào-photo from MaiThanhHai Blog
    ...

    Những hàng bia mộ, phía tay trái-photo from MaiThanhHai Blog
    ...

    Một số ngôi mộ vô danh -photo from MaiThanhHai Blog
  • Back to top
     

    ...
    HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
     
    IP Logged
     
    Pham_Kieu_Lieu
    Full Member
    ***
    Offline


    My heart belongs to Mommy

    Posts: 227
    Re: Những điều trông thấy
    Reply #238 - 17. Oct 2011 , 07:17
     


    "Giấc mơ Mỹ"

    TAN VỠ

    Người viết GEOFFREY CAIN

          Đối với rất nhiều người  Mỹ , chủ đề 99% không chỉ dừng lại ở cuộc biểu tình "Chiếm lấy Phố Wall" . Đó là cách họ nhìn nhận chính mình và điều đó càng làm cho cuộc biểu tình có ý nghĩa .


    ...

          Khi còn nhỏ , người Mỹ chúng tôi luôn được dạy về khái niệm "giấc mơ Mỹ" : Chúng tôi sống trong một đất nước nơi bất cứ ai dù xuất thân giàu có hay nghèo hèn cũng đều có thể mua nhà , đến trường , nuôi sống gia đình nếu làm việc chăm chỉ . Ngay từ nhỏ , chúng tôi đã luôn ghi nhớ câu nói nổi tiếng trong bản Tuyên ngôn độc lập 1776 :"Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mội người sinh ra đều bình đẳng , rằng tạo hoá đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm , trong đó có quyền sống , quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc". Thay vì thống nhất bằng điều kiện địa lý hay sắc tộc chung , người Mỹ chúng tôi thống nhất , hòa hợp bằng tinh thần "quyền sống , quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

    MỘT "THẬP KỶ LẠC LỐI" !

          Phần lớn người Mỹ đều xác định họ thuộc tầng lớp trung lưu 99% và khinh bỉ những thứ thuộc về tầng lớp 1% . Vì lý do này , nếu bạn hỏi bất cứ người Mỹ nào về xuất thân , nền tảng kinh tế , họ sẽ trả lời là "tầng lớp trung lưu" . Nhưng thời thế đã thay đổi . Nhiều người trẻ ở Mỹ than thở nề kinh tế ì ạch đang giết chết "giấc mơ Mỹ" , bởi công việc hiếm hoi mà chi phí quá đắt đỏ . Họ than phiền dù học hành và làm việc chăm chỉ đến mấy cũng không tiết kiệm đủ tiền để mua nhà , học đại học , hưởng các dịch vụ y tế . Để có được những thứ đó , họ sẽ phải ôm nợ đầm đìa . Điều đó hoàn toàn trái ngược với những gì chúng tôi được dạy từ nhỏ :"Là một người Mỹ có nghĩa là có quyền tiếp cận với sự thịnh vượng" .

          Ở Mỹ ngày nay , khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng khiến việc từ nghèo trở thành giàu càng lúc càng khó khăn . Nhiều người Mỹ thất nghiệp bức xúc và lo lắng . Tạp chí kinh tế Anh The Economist cho rằng nước Mỹ đang ở giữa một "thập kỷ lạc lối" , có khả năng tạo ra một thế hệ trẻ thất nghiệp , vỡ mộng , chán chường .

          Tôi tốt nghiệp năm 2008, khi cuộc suy thoái bắt đầu , điều đó có nghĩa tôi cũng thuộc "thế hệ lạc lối" . Để trả tiền học tại các trường đại học tốt , các bạn của tôi đã phải vay tới 100.000USD . Ban đầu họ được đảm bảo rằng khi ra trường , họ sẽ dễ dàng trả khoản vay này , bởi một tấm bằng đẹp từ một trường lớn sẽ đem lại công việc tốt , có mức lương cao . Nhưng thực tế hoàn toàn trái ngược và vô cùng cay đắng .

          Rất nhiều bạn của tôi vẫn đang thất nghiệp dù đã có bằng thạc sỹ ở các trường đại học hàng đầu nước Mỹ . Thậm chí một số đang có nguy cơ vỡ nợ . nếu điều đó xảy ra , họ sẽ đánh mất "định mức tín dụng " cả đời và sẽ rất khó có thể vay tiền mua nhà ở Mỹ . Họ trở nên bế tắc , cay đắng và thất vọng . Họ làm việc chăm chỉ đúng như cách cha mẹ và thầy cô dạy bảo nhưng tầng lớp 1% đã đánh cắp "giấc mơ Mỹ" của họ .

    "GIÚP PHỐ MAIN , ĐỪNG GIÚP PHỐ WALL"

          Khi nói về tầng lớp 1% , những người biểu tình "Chiếm lấy Phố Wall" đặc biệt căm giận các ngân hàng lớn . Vào giữa thập niên 2000 , các ngân hàng đã đánh bạc bằng tiền của khách hàng với những khoản đầu tư mạo hiểm . Khi họ thua lỗ trầm trọng , Chính phủ Mỹ lại cứu trợ họ bằng tiền thuế của người dân . Các nhà lãnh đạo nói rằng những ngân hàng và tập đoàn tài chính này "quá lớn nên kông được phép đổ vỡ" . Có nghĩa là không có các ngân hàng này , nền kinh tế Mỹ sẽ sụp đổ . Thị trưởng New York Michael Bloomberg có chung quan điểm đó .

          Đó là một trong những nỗi thất vọng và bức xúc lớn nhất đối với người biểu tình "Chiếm lấy Phố Wall". Họ đã chờ ba năm để chính quyền của Tổng thống Obama tìm ra giải pháp , nhưng ngược lại các tập đoàn lớn vẫn nguyên vẹn bởi họ quá hùng mạnh cả về tài chính lẫn chính trị . Người biểu tình chọn Phố Wall bởi nó mang ý nghĩa biểu tượng đối với người Mỹ . Đó là nơi rất nhiều người trong tầng lớp 1% đang làm việc , ví dụ các chủ ngân hàng , nhà đầu tư .

          Người Mỹ có câu "Hãy giúp Phố Main , đừng giúp Phố Wall" . Phố Main là tên phổ thông thường ở các thị trấn trung lưu tại Mỹ , đối ngược với Phố Wall giàu có . Câu nói này có ý nghĩa các nhà lãnh đạo cần giúp người dân bình thường thay vì giới nhà giàu . Đó là lý do vì sao cuộc biểu tình "Chiếm lấy Phố Wall" thu hút nhiều người đến thế , đặc biệt là những người tin rằng tầng lớp 1% giàu nhất đã làm giàu từ cuộc suy thoái , trong khi tầng lớp trung lưu phải chịu đựng . Đó cũng là lý do Tổng thống Obama bày tỏ sự thông cảm đối với cuộc biểu tình . Nếu ông ấy chống lại một phong trào của tầng lớp trung lưu 99% , chắc chắn ông ấy sẽ thất cử .

          "Chiếm lấy Phố Wall" khó có thể thay đổi nền chính trị Mỹ . Nhưng điều quan trọng là 99% người Mỹ đã đứng lên chống lại Phố Wall , nơi tạo ra cuộc suy thoái kinh tế và là nơi huỷ diệt "giấc mơ Mỹ" , huỷ diệt tầng lớp trung lưu Phố Main .    


    Người dịch SƠN HÀ



    Back to top
     
     
    IP Logged
     
    phu de
    Gold Member
    *****
    Offline



    Posts: 3555
    Gender: male
    Re: Những điều trông thấy
    Reply #239 - 17. Oct 2011 , 15:15
     
    Một xã hội không có tình người.




    Ghi chú: em bé đã chết
    Không happy khi xem clip nầy.
    PD
    Back to top
     
     
    IP Logged
     
    Pages: 1 ... 14 15 16 17 18 19
    Send Topic In ra