Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Truyện ngắn  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 3 4 5 ... 11
Send Topic In ra
Truyện ngắn (Read 28246 times)
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Truyện ngắn
Reply #30 - 18. Jun 2006 , 07:17
 
Như khói như sương


Chị ơi trong nắng hanh vàng cũ
Thấp thoáng màu xanh vạt áo dài
Tóc chị nhuộm hồng hoa phượng vĩ
Phượng của mùa thi, chị của ai ?

LTN


Anh Long à, anh có biết LTN là ai không  anh  ???  Bốn câu thơ nhẹ nhàng trên hay quá, rất là gợi hình gợi sắc  8) 8)
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Truyện ngắn
Reply #31 - 18. Jun 2006 , 18:37
 
Quote:
Như khói như sương


Chị ơi trong nắng hanh vàng cũ
Thấp thoáng màu xanh vạt áo dài
Tóc chị nhuộm hồng hoa phượng vĩ
Phượng của mùa thi, chị của ai ?

LTN


Anh Long à, anh có biết LTN là ai không  anh  ???  Bốn câu thơ nhẹ nhàng trên hay quá, rất là gợi hình gợi sắc  8) 8)


Ới Đậu Đỏ cô nương ,
LTN là cái ông viêt cái câu chuyện thời một thuở học trò đó mà, và  ông ấy còn là tác giả của bài thơ mà Tím Em rất thích dưới đây....


...

Tóc xoã ngang lưng .


Mai anh đi bé có buồn không
Mai anh đi nhơ' bé vô cùng .
Nhớ buổi chiều về nghiêng bóng xê .
Nhớ môi cười áo trắng mông lung.

Mai anh đi đường xa xa lắm .
Đời con trai như vó ngựa hồng .
Tuổi bé bình yên như cơn nắng .
Tuổi anh buồn như lá mùa đông .

Mai anh đi bé buồn hay vui
Xác lá nào rơi xuống ngậm ngùi .
Thành phố sáng mai thành kỷ niệm
Anh đi rồi chắc nhớ không nguôi

Mai anh đi lòng không dám hẹn
Bởi xa rồi kỹ niệm cũng bay
Như giọt nắng phai nhoà trên tóc
Như buổi chiều đổ xuống ngàn cây

Mai anh đi bé có buồn không .
Mai anh đi nhớ be vô cùng .
Nhớ dáng học trò em đến lớp .
Nhớ môi hồng tóc xoã ngang lưng .


Lưu Trần Nguyễn



Back to top
« Last Edit: 18. Jun 2006 , 18:43 by khieulong »  
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Truyện ngắn
Reply #32 - 22. Jun 2006 , 17:50
 


...

CÁNH HOA PENSÉE


"Đời như giấc mộng tình như ảo
Nào biết gì đâu để đợi chờ"



Không biết tại sao tôi vẫn nhớ anh, dù thời gian trôi đi đã gần bốn mươi năm, mỗi lần hồi tưởng lại những kỷ niệm thời đi học, tôi lại nghe trong lòng rưng rưng một nỗi buồn dìu dịu. Mỗi năm khi mùa Xuân trở lại, nhìn những đóa hoa pensée trước sân nhà, rung rinh những cánh hoa màu nâu, tím, vàng rực rỡ, dưới ánh nắng dịu dàng một sáng mùa Xuân nơi xứ người, lòng tôi lại nao nao nhớ về những đóa pensée ngày trẻ tuổi.

Tôi gọi anh là "người anh đồng môn", chỉ vì khi tôi đang học năm cuối Trung học đệ nhất cấp, anh đã sắp sửa ra trường để lên Đại Học. Anh học cùng lớp với người chị kế của tôi, cho nên vì thế hai người khá thân nhau, thành ra tôi không bao giờ nghĩ thứ tình cảm đầu đời dễ thương ấy anh lại dành cho tôi, cô bé nghịch ngợm và chỉ tìm dịp để trêu ghẹo anh mỗi lần gặp.

Anh hiền, hiền lắm, dáng dấp thư sinh, trông chững chạc vì tính ít nói, lại thêm đôi mắt hơi buồn nên lúc nào trông cũng như chìm trong mộng. Mỗi lần đến thăm chị em tôi, bao giờ anh cũng mang theo cuốn sách mới. Sách vừa xuất bản còn nóng hổi, chị em tôi chuyền tay nhau đọc trước, sau mới tới lượt anh. Đó là mấy cuốn tiểu thuyết của các nhà văn nổi tiếng thời ấy, viết về chiến tranh và những câu chuyện tình tiền tuyến hậu phương đẫm đầy nước mắt. Tâm hồn chị em tôi thật đa cảm, dễ khóc dễ cười, dành nhau những cuốn tiểu thuyết anh đem tới trong khi anh chỉ cười với đôi mắt hiền khô. Để không thể ngờ, mấy chục năm sau tôi có dịp hồi tưởng những kỷ niệm xưa thời đi học, anh lại là nhân vật chính cho câu chuyện "Đóa hoa Pensée" của tôi.

Khi mùa Xuân đến, anh và người bạn cùng lớp đến rủ chị em tôi đi chợ Tết, tôi thường kéo theo một, hai đứa bạn nữa. Lúc bị vây quanh bởi một lũ con gái nghịch ngợm, tự nhiên các chàng bắt đầu khớp, vốn ít nói anh càng ít nói hơn, vẫn chỉ hay cười. Chợ hoa nằm gần bờ sông, mỗi năm người ở trong quê chở vào thành phố những chuyến đò đầy hoa, không biết bao nhiêu loại hoa đẹp. Những chậu mai vàng đầy nụ, đứng chen chân với các loài hoa cúc, thược dược, hoa mẫu đơn nhiều màu sắc, khiến khu chợ hoa càng hấp dẫn hơn nhờ bóng dáng của các cô thiếu nữ xinh tươi, với những tà áo màu vờn bay trong gió.

Thuở ấy tâm hồn chúng tôi còn tràn ngập một màu xanh của tuổi học trò, hình ảnh của chiến tranh như mờ nhạt nơi những chiến trường xa, sự mất mát của người lính ngoài tiền tuyến chưa làm quặn lòng người hậu phương bao nhiêu, nhất là ở tuổi " ăn chưa no, lo chưa tới" của đám trẻ thành phố. Chỉ vài năm sau, khi người bạn của mình lên đường nhập ngũ, rồi vĩnh viễn đi vào lòng đất mẹ, khi ấy chúng tôi mới đủ lớn khôn để nghĩ về sự mất mát quá lớn lao ấy thì tất cả đã muộn màng.

Năm nào cũng vậy, mỗi khi Xuân về, anh không quên tặng cho tôi một tấm thiệp Xuân. Bên ngoài bao giờ cũng có hình con én ngậm thiếp chúc Xuân, bên trong dưới tấm giấy kính mờ mờ, một cành hoa pensée vàng, tím được ép khô, màu sắc vẫn tươi tắn. Tôi có cái thú từ hồi còn bé, hay để dành những tấm thiệp chúc Xuân làm kỷ niệm, nhìn những tấm thiệp to nhỏ bày đầy trên bàn học, tôi có cảm tưởng mùa Xuân lúc nào cũng rộn rã quanh mình.

Tấm thiệp chúc Xuân của anh rất đặc biệt, năm nào cũng gửi ngày tháng giống nhau, dù ngày Tết hằng năm có thay đổi. Mãi sau này anh không còn nữa, khi lật lại chồng thư cũ thuở còn đi học, vô tình tôi đã nhận ra điều đó. Cánh hoa pensée như một tín hiệu của tình yêu được lập đi lập lại nhiều lần, tiếc thay, tôi đã không hiểu hay không muốn hiểu, và khi ngồi lật lại chồng thư cũ, nhìn những tấm thiệp của người anh đồng môn năm cũ, tôi thực sự đã rơi những giọt nước mắt muộn màng cho một người đã ra đi.

Tấm thiệp Xuân năm xưa cũng kín đáo như tâm hồn anh, có lẽ vì khi anh nhập ngũ, tôi còn quá non nớt để bước chân vào cuộc đời của một người lính, nên vì thế mà anh im lặng. Năm nào trong tấm thiệp Xuân cũng chỉ làhàng chữ nắn nót rất đẹp: "Gửi người một đóa pensée", chỉ thế thôi, ngày tháng của mùa Xuân và tên người gửi. Thuở ấy, khi nhận tấm thiệp chúc Xuân của anh, tôi thích lắm, vì nó là một trong những tấm thiệp đẹp nhất trong nhiều tấm thiệp của bạn bè, tôi thích vẻ đẹp rực rỡ của hoa pensée, nâng niu nó vì thích tấm thiệp, chứ chưa hiểu hết nỗi lòng của người tặng.

Sau này có dịp tôi đọc được bài của ai đó viết về hoa Pensée, với câu chuyện tình thật đẹp và nhiều nước mắt của một đôi tình nhân. Tôi không nhớ rõ vì hoàn cảnh nào mà người con trai phải ra đi , vượt qua bao nhiêu núi non hiểm trở, để rồi cuối cùng một chiều kia, anh ta đã không bao giờ trở lại. Xác thân anh được vùi chôn nơi rừng sâu, bên một bờ suối vắng. Từ đó trên nấm mộ của người thanh niên si tình kia, mọc lên những bụi cây thấp nhỏ, nở ra nhiều đóa hoa đầy màu sắc tươi thắm, người ta đặt tên cho nó là hoa Pensée, có nghĩa là Thương Nhớ.

Năm ấy chiến trường cần những người trai trẻ, chiến tranh bùng nổ khắp nơi, lệnh tổng động viên được ban hành cho nên anh cũng phải xếp bút nghiên lên đường nhập ngũ. Một số bạn cùng trường cũng phải ra đi, không khí của những buỗi tiễn đưa đã gieo một nỗi buồn mênh mang vào tuổi học trò hồn nhiên, vô tư lự. Chúng tôi bắt đầu cảm nhận được nỗi buồn của sự biệt ly, có những cặp tình nhân tuổi học trò đã thổn thức với nhau trước cảnh người đi kẻ ở:

"Chinh phu tử sĩ mấy người
Nào ai mạc mặt nào ai gọi hồn"
(Chinh Phụ Ngâm Khúc)


Trước ngày anh ra đi, chúng tôi có một buổi tiệc tiễn đưa, bạn bè anh dăm người, lũ con gái loi nhoi hay ríu rít nói chuyện, hôm ấy bỗng dưng cũng buồn ngơ ngẩn. Đêm ấy trời mưa, một đám bạn trẻ quây quần bên nhau trong căn phòng khách nhà anh, khói thuốc mờ với những ly cà phê đắng. Khuôn mặt ai cũng đăm chiêu lặng lẽ, nghe tiếng mưa rơi rả rích ngoài hiên, thoảng vào căn phòng ấm chút gió khuya lành lạnh. Trong không khí buồn buồn của ngày cuối cùng bên nhau, người bạn anh ôm cây đàn " guitar", đệm theo tiếng hát mượt mà của cô bạn gái:

"Chỉ còn một đêm nay nữa thôi, mai chúng ta mỗi người một nơi. . . Nhìn hành trang lệ rưng cuối mi, cố nén trong tim một điều gì. . ."

Tiếng hát ngân lên những âm điệu buồn buồn trước giờ ly biệt, tôi thấy anh ngồi im lặng trong góc tối, ngó mông lung vào một nơi nào đó rất xa xăm. Đôi lần ánh mắt ấy nhìn tôi thật lặng lẽ rồi quay đi, hình như có tiếng thở dài rất nhẹ khiến tôi trở nên lúng túng, cố tránh tia nhìn đằm thắm của anh.

Đêm đã khuya, mọi người phải từ giã nhau để mai anh lên đường sớm. Trên mặt bàn còn lại những mẩu thuốc cháy dở, những chiếc ly không, lúc ấy tôi mới rùng mình vì cái lạnh của cơn mưa đêm, luồn vào tâm tư nỗi buồn của sự chia biệt. Ngày mai, chúng tôi đã có hai cuộc sống khác hẳn nhau, những người còn lại vẫn cắp sách đến trường, những người sắp đi vào miền gió cát. Chẳng biết những gì sẽ xảy đến với những người trai thời ly loạn, khi chiến tranh vẫn giăng bủa trên mọi miền của đất nước.

Giây phút chia tay, các bạn đều lần lượt nắm lấy tay anh nói những lời chúc an lành, bởi vì từ nay anh đã thực sự rời ngưỡng cửa học đường, giã từ sách vở, giã từ mái nhà thân yêu để bước vào con đường chiến chinh gian khổ, sẽ đối mặt sống chết với hiểm nguy của chiến trường. Tôi là người cuối cùng từ biệt anh, lúc nắm lấy tay tôi, anh xiết nhẹ, bàn tay anh nóng ấm như chuyển gửi vào đó bao yêu thương mà anh chưa dám ngỏ. Đôi mắt anh quyến luyến một tình cảm tha thiết, anh dặn tôi chăm học, khi nào được về phép anh sẽ đến thăm chị em tôi. Tự nhiên tôi lúng túng rụt tay về, trong bóng tối tôi nhìn thấy tia nhìn nồng nàn trong đôi mắt anh. Đôi mắt của người anh "đồng môn", sau này khi anh không còn nữa, mỗi lần nhớ đến anh, tôi vẫn nghe lòng thổn thức. . . .

Anh đi xa, nhưng mùa Xuân đầu tiên ở quân trường, anh vẫn không quên gửi về tặng tôi tấm thiệp và bản nhạc "Cánh hoa Pensée", với những lời ca mà tôi chỉ còn nhớ rất mù mờ:

"Ngày nao xa em anh gửi lại. Gửi trao cho em một cành hoa. Hoa Pensée là màu hoa yêu thương. . . ."

Lần về phép đầu tiên trong đời lính, anh ghé vào thăm chị em tôi. Trong màu áo trận, anh chững chạc hẳn ra vì nắng gió quân trường, mái tóc hớt ngắn, nước da đậm đà khỏe mạnh, nhưng đôi mắt thì vẫn buồn làm sao! Anh kể cho chị em tôi nghe về thời gian huấn nhục ở quân trường, biết bao cực nhọc với phương châm "thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu". Ngày anh ra đơn vị, mỗi lần về phép anh lại đến thăm, lại kể chuyện chiến trường, anh nói mạng mình "lớn" lắm nên bao nhiêu lần đụng trận mà đạn không dám đụng vào anh. Tôi hết còn dám chọc ghẹo anh như ngày xưa, còn anh thì dày dạn phong trần, có làm mấy câu thơ tặng tôi trước ngày trở ra đơn vị:

"Mai về thăm lại ngôi trường cũ
Thăm bạn bè xưa tuổi học trò
Nhìn ai chưa nói lời thương nhớ
Để lại ra đi chẳng hẹn hò"


Sau này tôi ít được gặp anh, chiến tranh đã đẩy anh đi những bước thật dài để người lính ấy càng ngày càng trưởng thành trong binh lửa. Mỗi lần nhận thư anh từ một nơi xa xôi nào đó, những địa danh xa lạ, đọc những dòng chữ thân thương của anh tôi lại nhớ đôi mắt anh trong buổi tối chia tay nhau trước ngày nhập ngũ. Sao mắt anh buồn ơi là buồn, hình như đó là dấu hiệu báo trước cuộc sống ngắn ngủi của anh trên cõi đời này, người lính trẻ tội tình của thế kỷ hai mươi, khi anh ra trường, lao vào cuộc chiến để đối đầu với lằn tên mũi đạn.

Tôi vẫn là cô nữ sinh bé bỏng, lòng cũng biết xôn xao với những rung cảm đầu đời, nhưng tình yêu của anh tôi vẫn thấy xa vời lắm. Có lẽ tôi chưa yêu anh, tình cảm có một lúc nào đó cũng để lại trong tôi chút bâng khuâng, nhưng để đáp lại tiếng lòng của những đóa pensée, tôi ngại ngần lắm. Những đêm dài bất chợt nhìn ánh hỏa châu bừng sáng ở một góc trời, tiếng bom đạn rền rền ở vùng xa vọng về thành phố, tôi có đôi lần nghĩ đến anh, thầm cầu nguyện cho anh được trở về bình yên.

Đã gần bốn mươi năm rồi, một khoảnh khắc của thời gian nhưng cũng là một đoạn đường dài để con người trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, đau khổ. Lần lượt những hình ảnh thân quen trong quá khứ có giây phút trở về, tôi lại nhớ đến anh, nhớ đến những đóa pensée rung rinh mỉm môi cười mỗi mùa Xuân tới. Tôi vẫn muốn gọi anh bằng mấy chữ dễ thương: "người anh đồng môn", vì hình ảnh anh vẫn hiển hiện trước mắt tôi. Tôi nói "hiển hiện" là vì anh đã không về nữa, chỉ còn hình ảnh người trai trẻ năm xưa trong lòng tôi, đôi mắt dễ thương, nụ cười dễ thương, cái xiết tay ấm áp trong buổi chia tay lúc anh lên đường nhập ngũ.

Đời lính đưa anh đi xa rồi lại về gần, cuối cùng, anh đã bỏ mình trong một trận đánh, bên dòng sông quê mẹ. Hôm ấy hai cánh cửa sắt nhà anh mở toang, tôi đi lại nhiều lần nhìn vào chiếc quan tài phủ cờ với những vòng hoa tang, ngọn nến bập bùng hắt lên di ảnh "người anh đồng môn" của tôi, người lính trẻ đã nằm xuống khi tuổi còn thanh xuân.

Tôi vẫn không đủ can đảm bước vào để nói lời từ biệt "người anh đồng môn" dễ thương ấy, vì tôi biết rằng thế nào mình cũng khóc, hoặc để người khác biết được nỗi buồn đã chớm nở trong trái tim, như lần đã rụt tay về vì sợ anh ngỏ với tôi nỗi niềm thương nhớ của những đóa pensée. Không biết ở bên dòng sông nơi anh nằm xuống, dòng máu đỏ của người lính đã loang chảy vào lòng đất, có mọc lên những bông hoa pensée đầy thương nhớ không nhỉ ?

Lần cuối cùng anh về với cha mẹ, anh em, với bạn bè rồi ra đi mãi mãi. Lần cuối cùng tôi cũng muốn nói với anh một điều: "Bây giờ thì em đã hiểu về những đóa Pensée của anh mỗi mùa Xuân tới."



CỐ NHÂN


Đôi khi nhìn mãi lên trời
Tìm trong mây ảo bóng người năm xưa
Nghe vườn rung lá thu mưa
Lao xao trong nắng lời xưa thầm thì
Kể từ gió cuốn mây đi
Đời xa xa mãi mong gì thấy nhau
Người về đâu ta về đâu
Trần gian rồi cũng nát nhầu tuổi tên
Thôi đành đợi gió trăng lên
Chút mây phiêu bạt sẽ quên ít nhiều
Những chiều gió thổi hiu hiu
Màu hoa năm ấy là màu mến thương
Người giờ như gió như sương
Đời là hai chữ "vô thường" thế thôi


Nguyên Nhung



Back to top
« Last Edit: 22. Jun 2006 , 17:52 by khieulong »  
 
IP Logged
 
KHuong
Full Member
***
Offline



Posts: 234
Gender: female
Re: Truyện ngắn
Reply #33 - 28. Jun 2006 , 09:56
 
Ông Nguyễn Yên, sinh trưởng ở xứ Huế, lúc trẻ chưa xong trung học, gặp thời chiến tranh, phải gia nhập quân đội, và được huấn luyện làm trung sĩ y tá. Sau bao năm theo gót chiến binh sống chết, mãn hạn trở về, cha mẹ đều qua đời, ông lưu lạc vào Quảng Nam sinh sống với nghề chích dạo và gá nghĩa với một cô thợ may vùng nầy. Nhờ có nghề, hai vợ chồng cũng dễ dàng đắp đổi qua ngày, không đến nổi quá khổ. Dù trải qua bao tang thương của đất nước, hai người vẫn lai rai sinh dưởng được 4 cậu con trai.

Từ khi vào làm chủ Miền Nam, “Đỉnh CaoTrí Tuệ” đã vẽ ra những khẩu hiệu như: “Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Xã Hội Chủ Nghĩa”, “Yêu xe hơn yêu con, quý xâng hơn quý máu”, “Sự nghiệp Bác Hồ sống mãi trong quần chúng ta”.

Không hiểu họ tiến mạnh lên ngã nào, Xã Hội Chủ Nghĩa là sao, nhưng mỗi ngày ông Yên thấy cái gì cũng khó khăn, phải mua qua tờ hộ khẩu, và Xếp Hàng Cả Ngày, với bo bo, khoai sắn sống cầm hơi. Đi đâu ít hôm cũng phải xin giấy tờ. Dân tình chịu hết nỗi, nên ai có thể, đã lạy dài trước ảnh Bác trên bàn thờ, dâng trọn cửa nhà, tài sản cho Bác và Đảng. Rồi tìm mọi cách  liều thân trước tầm súng AKA của C.A. Biên Phòng, để có dịp được thí mạng với hải tặc và đại dương sóng cả.

Không đũ tiền lo cho cả nhà cùng đi, vợ chồng ông Yên cũng dốc sạch, chạy cho cậu con trai thứ nhì là Nguyễn Danh, lúc đó vừa 16 tuổi, theo mấy người quen đi chui vượt biển, mong bắt một nhịp cầu cho gia đình mình được thông hơi ra ngoại quốc, kiếm chút tiếp tế về sau, và khẩn cấp nhất là tránh cho cậu nầy khỏi đi nghĩa vụ quốc tế, làm anh hùng liệt sĩ ở Cambodia.

Nhờ người tổ chức thực tâm, có mưu lược, và chuẩn bị chu đáo, chuyến đi được trót lọt sang Hồng Kông. Gặp thời Tổng Thống Jimmy Carter, hết lòng kính chúa yêu người, dùng uy tín và quyền hạn của mình kêu gọi nước Mỹ và cả thế giới cùng cứu nguy những thuyền nhân VN đang bị các nước Đông Á xua đuổi lênh đênh trên biển cả cho bảo tố, đói khát, chìm đắm, và hải tặc tung hoành, nên Danh  được nhận vào Mỹ một cách dễ dàng, và được nhà thờ ở Nam California bảo lãnh sắp đặt cho định cư.

Được sở Xã Hội Mỹ phát tiền chi tiêu, sau một thời gian học Anh văn, Danh theo các bạn VN thi thử trình độ (test), xin được vào học trường Đại Học Cộng Đồng (Community City College). Nhờ lãnh thêm tiền trợ cấp Basic Grant dễ dàng của chính phủ Mỹ và nhà trường cho làm lặt vặt có lương (work study), Danh  được thong thả có tiền ăn học liên tục hơn hai năm, và được chuyển lên Đại Học Tiểu Bang (State University), lãnh học bỗng và vay tiền học tiếp. Sáu năm sau khi trốn khỏi Vietnam, Danh  lấy được cấp bằng Kỷ sư Điện (B.S. in Electrical Engineering).

Ra trường đúng lúc kỷ nghệ điện tử đang lên mạnh ở California, Danh được thuê làm kỷ sư với mức lương khởi đầu khá hậu hỷ, $60,000/năm. Danh  thay xe mới, áo quần tươm tất, không khác gì một kỷ sư người Mỹ. Đúng như ta đã thường nghe:“Cộng Sản là xứ của Chính Ủy (Bí Thư), còn Tư Bản là xứ của Kỷ Sư”.

Rồi Danh  kết hôn với một cô Việtnam tị nạn CS, gốc Cần-Thơ cùng làm một hảng. Vợ chồng chung nhau mua một căn nhà 2 tầng mới cất, khá đẹp ở một khu trung lưu, thuộc vùng ngoại ô San Diego, trả trước 10%, phần còn lại vay ngân hàng trả góp. Mọi vật dụng, xe cộ 2 chiếc đều mới mẻ. Cuộc sống thật là hanh thông, hạnh phúc, không thua gì mấy ông kỷ sư Mỹ.

Thong thả, Danh  nhớ lại những ngày còn thơ ở Quảng Nam, nhớ đến cha mẹ và các anh em của chàng. Chàng thành công trong việc học việc làm, một phần vì trước kia cha chàng lúc nào cũng thúc đẩy, khuyến khích bên tai là con phải cố học hành. Cha chàng muốn các con thực hiện giấc mơ trường ốc, mà đời ông đã dang dở vì chiến tranh và nghèo đói. Đã nhiều lần thấy nhà chật vật, Danh  muốn bỏ học, thoát ly gia đình, ra kiếm sống cho dễ chịu hơn, như những bọn trẻ trong làng. Nhưng cha Danh  luôn khuyên răn, an ủi và bảo: “Dù tau còn lon gạo cuối cùng tao cũng cứ ráng cho mi ăn học.”

Giờ đây Danh  rất tự hào, gởi hình và thư về cho cha mẹ, cho biết chàng đã thành công như ý nguyện của cha. Danh  viết, kể rõ rằng đã có quốc tịch Mỹ, về đời sống hiện tại, gia thất, nhà cửa của chàng đều ổn định vững vàng, và bảo cả nhà lo chạy giấy tờ xin hộ chiếu để xuất cảnh. Đồng thời bên nầy Dũng nộp giấy tờ bảo lãnh cha mẹ và anh em theo diện ODP. Trong thư chàng cũng có nhắc lời cha lúc trước về “lon gạo cuối cùng” mà chàng vẫn còn nhớ . Nay Danh  đã có đầy đũ mọi điều kiện thuận lợi để bảo lãnh cha mẹ và anh em sang Mỹ đoàn tụ.

Đọc thư xong ông bà Yên, thấy mình đã đến gần tuổi 60, suy yếu rồi, lại không biết tiếng Mỹ, nghĩ qua bên đó chẳng thể làm việc gì, nhưng ông vẫn muốn đi, cốt đem thêm mấy đứa con sang Mỹ cho chúng có cơ hội tương lai. Thêm nữa trong thư, thấy Danh  còn nhắc lại mấy chữ “lon gạo cuối cùng”, làm ông Yên rất khoái, mừng con mình chân tình nhớ ơn ông. Nên không chút do dự, ông Yên xuất hết vốn, lo dịch vụ, chạy giấy tờ đi Mỹ. Qua nhiều ải khó khăn, chi đến đồng bạc cuối cùng, lo lót dịch vụ cho sớm được hộ chiếu xuất cảnh, phỏng vấn và chuyến bay.

Chẳng bao lâu sau, ông bà Yên và hai con được sang đoàn tụ với vợ chồng Danh  tại San Diego, chỉ trừ người anh trên 21 tuổi, đã có gia đình riêng, nên không được phỏng vấn chấp thuận.

Không khí đại gia đình trong tháng đầu mới sang, rất vui vẻ. Nhà rộng rãi, hai người một phòng thong thả, cơm nước cũng không tốn gì thêm nhiều. Nhà lót gạch men, không chút bụi. Phòng ngủ nào cũng trải thảm đẹp, nhà có máy trung tâm điều nhiệt, bên ngoài dù nóng hay lạnh thế nào, bên trong vẫn thoáng đãng và có nhiệt độ ấm mát thoải mái. Bếp núc nấu, nướng bằng gas tự động tối tân, sạch sẽ tiện nghi, tủ lạnh to lớn chứa đầy thức ăn, dự trữ vài ba tuần chưa hết. Máy giặt, máy sấy có sẵn trong nhà, bấm nút, nửa tiếng là giặt sấy xong. Xe cộ vào tận garage, sát cửa bếp.

Đường sá thì nơi đâu cũng tráng nhựa, hoặc béton ciment rộng rãi. Nhà nào cũng có sân cỏ trước, sau, và cây kiễng đều được cắt xén ngay ngắn mỹ thuật. Vợ chồng ông và hai con trai nhỏ rất mừng vui và thích thú. Ông thấy như đang lạc vào một cõi địa đàng trần thế, trái ngược với thiên đường khốn khổ mà Đảng đang thể hiện. nơi họ cai trị. Tiện nhất là trên lầu dưới nhà đều có ba bốn phòng tắm và bồn cầu, vòi nước nóng, nước lạnh, muốn tắm giờ nào cũng được, trong nhà thì đông không lạnh, hè không nóng.

Thật là khác xa bên quê nhà, mỗi lần đi tắm, phải lội bộ ra sông Thu Bồn, xa non cây số, mùa đông gió lạnh, nước lũ đục vàng, mỗi lần tắm là một lần ớn lạnh. Mỗi lần đi tiêu, gia đình phải lội ra cánh đồng gần nhà, ngồi ven bờ ruộng, như du kích đang dàn trận, chỉa súng phục kích bắn Tây. Khổ nhất là mùa mưa, ướt hết cả lưng mông. Lối đi thì bùn lầy dơ bẫn, đường làng thì ban đêm thường vắng vẻ tối tăm, người ta lại dùng làm chỗ phóng uế hôi thối, thuở trước không guốc dép, đi đẵm nghĩ lại mà ghê.

Vì đi theo diện ODP, người bảo lãnh có lợi tức cao, nên ông bà Yên và hai em Danh  không được hưởng một trợ cấp nào của chính phủ liên bang hay tiểu bang. Nhưng qua được đây ông rất mừng vui và bỡ ngỡ trước một đất nước giàu sang, bao la vĩ đại, cao ốc, nhà cửa đều khang trang, ngay ngắn, rộng rãi, hầu hết mọi người đều có xe hơi riêng, đi lại êm ru mà nhanh chóng, mà không thấy một chút khói bụi. Hàng tiêu thụ và thực phẩm vạn thứ tốt đẹp bày bán đầy trong thương xá và siêu thị. Một xã hội tư bản đang sống mạnh, sung túc, ăn nên làm ra, chứ không phải đang rẩy chết như kinh điển Mác Lê mà "Trí Tuệ" đã rao giảng.

Ông Yên gốc Huế, từ nhỏ đã quen với tập quán và ý thức cổ truyền, nên đầu óc cũng còn mang lắm thành kiến theo lễ nghi Khổng Giáo Đông Phương, gốc lính mà tính quan, nên nhiều tự ái, khí khái quá đáng, chuyện nhỏ có thể lờ qua, nhưng cũng trở thành vấn đề thắc mắc lớn.

Cũng như nhiều người Huế rất ăn cay, ăn ớt như chim nhồng, ông thường cắn nửa trái ớt hiểm, nhai kèm theo miếng cơm. Ớt nầy ở Mỹ cũng chẳng đắt đỏ gì, một dollar cũng có thể mua cả bát lớn, ăn cả tuần chưa hết. Sau mỗi bữa ăn, ông thường bỏ lại trên bàn dăm ba trái ớt cắn nửa chừng. Cô dâu thấy thế nói nửa đùa nửa thật: “Tía ăn kiểu nầy, nhà mình phải mua vài mẫu đất trồng ớt mới đũ cho tía ăn”. Ông Yên nghe, rất xốn xang khó chịu, và cho là con dâu vô lễ, ông bắt đầu ốt dột.

Đám ông bà Yên sang ở được hơn tháng, hóa đơn tiền nước gởi đến thấy tăng gấp đôi. Vì trước đó nhà chỉ có hai vợ chồng trẻ và 2 con nhỏ. Nay nhà thêm 2 ông bà già và 2 cậu trai, tắm giặt nhiều hơn, tăng gấp đôi là phải. Cô dâu thấy nóng mặt và đưa ra phương pháp tiết kiệm nước, bằng cách bảo đám ông Yên rằng trước khi đi ngủ, hãy cùng rũ nhau đi tiểu một lần rồi mới giật nước. Ông Yên càng bực mình thêm và cho là con dâu quá ti tiện nhỏ mọn, nên ông càng ấm ức, và trở nên mất vui.

Việt Cộng xưa nay vốn anh minh học theo sách vở Bác Mao. Lúc Mao Chủ Tịch dạy cải cách ruộng đất, đấu tố, cứ phong đại cho 5% dân quê mỗi làng là địa chủ rồi đem ra tố khổ, sỉ nhục, hành hạ, rồi hành hình man rợ. Đến sau 1985, cũng lại học theo Tàu Cộng Đặng Tiểu Bình bắt đầu dần cởi trói. Bà Yên, phụ với người con trai lớn, mở làm nghề may, còn ông lai rai chích thuốc dạo chui, cũng có thở. Ở VN, ông là người hữu dụng, ông đóng vai trò gần như một bác sĩ gia đình trong xóm làng, cung ứng y vụ đầu tiên. Ai sốt rét thì ông chích quinine, nivaquine, ai ho lâu ngày, ông chích steptomycine, ai mệt mõi thì ông chích B-Com, B12, Vit C. Ai bị nhiểm trùng thì ông chích trụ sinh, ai mệt khó thở thì ông chích huile de camphré, ai ho cảm thì ông chích Eucalyptol, hoặc cho uống Phenergan, hoặc bịnh nhân mang sẵn thuốc theo toa bác sĩ đến nhờ ông chích. Khi bịnh nặng không lành, họ mới phải đi bác sĩ, bịnh viện. Nhiều khi phải đến nhà các bịnh nhân góa phụ trong làng, ông cho lộn thuốc, chích lộn kim, lộn chỗ, chẳng hạn như chích mông, thì y khoa dạy phải chích chỗ một phần ba đo từ xương hông thẳng đến đầu xương cụt, để tránh giây thần kinh
sciatique, nhưng nhiều lần ông lại chích ngay chỗ trước đầu xương cụt, làm bịnh nhân giật bén người, như lên cơn phong đòn gánh, rên ứ hự cả chục phút mà cũng chẳng ai chết, cũng không ai than phiền, khiếu nại gì. Nhờ luôn có bệnh nhân, ông có tiền lai rai, được bà con làng xóm nể mến. Chiều chiều ông cũng có thể ra ngồi ở quán cóc, nhậu vài ly beer với bạn già, cười cợt, hề hà, vớ vẩn với cô chiêu đãi, và lãng quên thế sự tối tăm.

Sang đây, qua một thời gian ngắn, ông thấy mình không còn thích hợp vào việc gì ở xứ nầy, suốt ngày trong nhà, luôn đóng cửa, tù túng không biết đi đâu, không biết lái xe, không có bạn bè tâm sự, cũng chẳng biết làm nghề gì để phụ tiền ăn ở với con và dâu. Ông đi học tiếng Anh chữ được, chữ quên, cũng chẳng đi đến đâu. Ông đâm ra chán nản và buồn bã, vì thấy mình xó ró, khó hòa hợp, lại thêm nghĩ là con dâu là người chi li, keo kiệt, làm sao chung sống được, nên ông lại muốn quay về Việtnam, với nhà cửa đã sẵn còn của ông do vợ chồng cậu con lớn vẫn đang ở, tiếp tục nếp cũ, để có thể diện hơn.

Ông lại gởi thư cho cậu con ở VN lo thủ tục cho ông trở về. Dưới quyền các quan tân phong kiến, thủ tục ra đi đã khó, viêc trở về vĩnh viễn cũng không phải dễ, cũng đòi hỏi nhiều thủ tục rườm rà. Đối với các ngài, không phải ai muốn đi là đi, muốn về là về đâu. Thật lắm nhiêu khê và thủ tục “đầu tiên”.

Trong khi chờ đợi sự dàn xếp của cậu con bên nhà, ông Yên buồn lòng tìm đến thăm Nha sĩ Phùng, cháu gọi ông bằng cậu, đang làm ăn khá giả để cầu kiến. Ông đem tâm sự ra giải bày, ông trách con trai ông:“ thứ “hữu dũng vô mưu” không biết điều xử thế, học hành làm chi mà râu quặp như rựa, việc chi cũng để cho con vợ làm chụ, sai khiền tất cả.”

Sang đây từ 1975, Nha sĩ Phùng là người ở giữa hai thế hệ trẻ, già, đã trưởng thành bên Vietnam và sống lâu ở Mỹ, thông hiểu được tình trạng phân cách của 2 thế hệ, nên tận tình giải thích cho ông rằng:

“Xứ nầy theo chủ nghĩa cá nhân, riêng tư, chứ không theo truyền thống đại gia đình như bên ta. Lớp già bên ta và lớp trẻ lớn lên bên nầy suy nghĩ khác nhau. Vã lại trong trường học ở Mỹ, người ta chỉ dạy tính toán, khoa học, kỷ thuật và nghề nghiệp chuyên môn, chứ không dạy lễ nghi, luân lý đạo đức, cũng như lối cư xữ, tương quan giữa người với người như thế nào. Ai lo phần nấy, đặt giá trị đồng dollar lên hàng đầu, cha con anh em gì cũng bất kể, vì quyền lợi thực tế hiện tại hơn vì tình nghĩa trước sau."

"Những gia đình ngoan đạo chân chính, từ nhỏ tin tưởng vào Chúa, thì lấy công bằng, bác ái, yêu thương đồng loại, thánh kinh, lời chúa, ý chúa làm kim chỉ Nam. Theo Phật thì lấy lời Phật dạy từ bi, hỷ xã, bố thí, vị tha, hiếu kính cha mẹ, nghiệp chướng luân hồi làm đường lối. Theo Nho giáo thì lấy cương thường, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín làm tiêu chuẩn để hướng dẫn hành động trong xử sự, đối vật, đãi nhân và dùng làm thước đo thẩm định tư cách và giá trị mỗi người."

"Nhưng đám tuổi trẻ tị nạn sang đây một số vừa lớn lên nhiểm bị nhồi nhiểm bạo thuyết từ quê nhà, thêm ý thức tôn giáo và đạo đức gia đình lỏng lẻo, nên mọi xử sự của chúng thì loạn chiêu, không theo nguyên tắc đạo lý Đông Tây nào cả. Nguyên tắc đạo lý Phật, Nho, Á đông thì chúng chưa biết, không biết, hoặc có biết cũng bỏ, chẳng áp dụng. Còn nền văn minh tinh thần, nhân đạo của Cơ đốc Tây phương thì chúng cũng chưa thấm nhuần. Ý thức về liên hệ đại gia đình và phê phán về giá trị từ môi trường xã hội chung quanh không có. Nếu bên mình bọn trẻ cư xử sai quấy thì bị xóm làng, bà con khinh khi chê trách, nên chúng không dám, chứ bên nầy có ai hơi đâu mà khen chê chuyện ngưới khác. Do vậy giới trẻ cứ tùy tiện mà xử sự, tiền hậu bất nhất, theo cảm quan vui buồn, và lợi hại cá nhân tùy lúc và không theo một nguyên tắc nào cả, chẳng giống Mỹ, chẳng giống Việt.”

Nha sĩ Phùng lại tiếp: “Còn thế hệ già thì cố chấp, trong lòng còn nặng mang truyền thống cũ, nên rất khó mà hòa hợp. Đúng như Albert Einstein đã nói: “Phá vỡ nhân nguyên tử còn dễ hơn phá vỡ một thành kiến”. Cháu biết những điều cậu vẫn nghĩ về bổn phận con, dâu trong gia đình xưa nay sẽ không thể nào có được ở đây. Thành ra cậu mợ buồn là phải. Chứ như ông Nam, bạn cháu ở San Marcos gần đây, có mấy đứa con gái được ông đưa sang từ lúc nhỏ bé, nay đứa thì master làm ký giả TV Mỹ, lấy chồng bác sĩ Mỹ, đứa thì làm luật sư cho Mỹ, lấy chồng luật sư, đứa làm kỷ sư lâu năm lấy chồng giám đốc hảng kỷ nghệ Mỹ. Lần lượt làm đám cưới sang trọng, thấy ông ấy không bằng ai, cũng chẳng sẽ ích dụng gì cho tương lai chúng nữa, nên bắt chước nhau đều không mời ông làm gì. Nhưng mẹ và anh chị chúng cũng không khuyên trách, sui gia cũng không hề đến nhà ông thăm xã giao ít nhất một lần cho biết, hoặc hỏi thăm sao ông không có mặt. Biết lẽ đời phù thịnh, chứ ai phù suy, cho là chuyện tự nhiên phải thế, ông Nam đi chỗ khác chơi, vẫn vui vẻ chẳng thắc mắc gì, mà lại còn nghĩ rằng như thế là tốt, vì ra chỗ tiệc tùng, ông  khó kiên cử dễ bị cao mỡ cholesterol, nguy hiểm. Nếu vào trường hợp như vậy, cậu sẽ thấy khó chịu, thì đó là vì cậu chưa thích nghi.”

Ngưng một lát, Phùng lại tiếp:
“Tụi Danh mới xử như thế, mà cậu mợ đã phiền, thì cậu bịnh chết đi mất. Thằng Danh  như vậy vẫn còn tốt nhiều, còn bảo lãnh cậu qua, chứ cháu biết chuyện một góa phụ nọ ở Đồng Nai, chỉ có một con trai, ráng chạy cho hắn sang đây, rồi hắn lặn luôn, không hề thư từ. Mẹ hắn nhớ con, mõi mòn trông tin hắn, viết thư cho bạn bè hắn để tìm. Hắn lại bảo bạn hắn viết thư cho mẹ hắn nói là hắn đã chết rồi.”

Thuyết ông bà Yên một hơi dông dài, Nha sĩ Phùng kết thúc: “Thực tế thường phủ phàng, cậu mợ không giàu có, không địa vị, quyền thế, danh vọng gì ở đây, lại già yếu, lỗi thời, lỗi chỗ, thì phải chịu vậy thôi. Cậu mợ không thể nào chung sống với vợ chồng Danh  thêm nữa được, cậu mợ phải dọn ra ở riêng, càng sớm càng tốt để khỏi va chạm và sứt mẻ thêm.”

Sau đó Nha sĩ Phùng đưa tặng ông bà Yên 1,200 dollars, bảo về dùng thuê apartment một phòng ngủ cho 4 người tạm sống, và  khuyên ông bà Yên tìm mọi cách tự túc, tự lập.

Nhờ tiền nầy, ông bà Yên dọn vào apartment. Ông Yên giúp vợ nhận babysit vài ba đứa bé VN cùng khu. Hôm nào khỏe, ông mang bị đi lượm lon nhôm, mỗi khi một ít, góp lại mỗi tháng cũng bán được mấy chục dollars, phụ thêm. Hai cậu con trai nhỏ sắp đặt thời giờ, vừa đi học, vừa làm bồi bưng phở cho Việtnam ở El Cajon. Ban đầu thì Danh  hứa giúp mỗi tháng 200 dollars để phụ trả tiền thuê apartment, nhưng rốt cục chẳng cho đồng nào, rồi sau lại nói ở Mỹ phần ai nấy lo. Và từ đó vợ chồng Danh  cố tránh đám ông bà Yên. Mối liên hệ đôi bên trở nên xa lạ lạnh nhạt, không còn tới lui thăm viếng, hỏi han gì nhau nữa, coi như quên hẵn nhau.

Ban đầu, ông bà Yên lo lắng, nóng ruột chờ thủ tục dàn xếp hồi hương và lo kiếm tiền vé máy bay về cho xong. Nhưng với thời gian, ông bà Yên quen dần với nếp sống mới và hòa nhập với xã hội, như những người Mỹ nghèo. Ông bà còn phải yểm trợ cho hai cậu con nhỏ tiếp tục học, nên dần lãng quên chuyện tính trở về VN.

Một hôm, hai cậu con ông bà Yên ra khu siêu thị mua thực phẩm gặp vợ Danh  đang dẫn hai con nhỏ cùng đi chợ. Vừa trông thấy 2 chú, hai đứa cháu chạy đến ôm mừng rỡ, nhưng đã bị mẹ gọi giật lại và dẫn đi ngay ra khỏi siêu thị.

Hôm nọ gia đình người trưởng tộc của ông Yên, cũng tỵ nạn định cư tại San Diego, có tổ chức bữa giổ ông cố tam đại trong giòng họ, có mời bà con bạn bè đông đảo, có cả vợ chồng Danh  và ông bà Yên riêng rẻ. Cả bốn người đều có đến dự, nhưng tất cả đều tỉnh bơ, trà trộn trong đám khách già trẻ, coi như xa lạ, chẳng ai chào hỏi ai cả. Tệ hơn cả người lạ, vì khi gặp nhau ở một nơi như vậy, người lạ vẫn chào, thăm hỏi nhau lịch sự:
Thật là: ”Cố hương hà chính vô phương thuyết.
               Viễn xứ thâm tình vạn nẽo xa.” HP.

Thoáng 6 năm nữa lại trôi qua, hai cậu con trai nhỏ của ông bà Yên, đều đã học xong đại học 4 năm và đã tìm được việc làm tại các cơ xưởng kỹ nghệ trong vùng và cũng đã dọn ra ở riêng.

Ông bà Yên nạp đơn xin vào quốc tịch. Được thẩm vấn sơ qua, ông bà trả lời ú ớ, câu trúng, câu sai, nhưng cũng đã được ưu ái chấm đậu làm công dân Mỹ. Lấy xong chứng chỉ quốc tịch, ông bà yên cũng ráng đi bỏ phiếu bầu từ hội đồng thành phố, quốc hội, thống đốc và tổng thống. Ông bà còn ra Bưu Điện thành phố điền một lá đơn, gởi kèm vói 2 tấm ảnh và đóng lệ phí 60 dollars, vài ba tuần sau, nhận được sổ thông hành (passport) thời hạn hiệu lực 10 năm, có thể dùng đi hầu khắp các nước trên thế giới, bất cứ lúc nào, đều khỏi cần chiếu khán (visa) nhập cảnh của nước đó chỉ trừ Vietnam và vài ba nước Cộng Sản còn sót lại. Nhiều nước thấy bìa passport Mỹ không cần lật ra xem và cho đi qua ngay.

Nay cả hai ông bà đều đã qua tuổi 65, nên đã được hưởng mọi quyền lợi và trợ cấp in hệt như một cặp vợ chồng Mỹ già nghèo chính cống sinh trưởng ở xứ sở nầy:

Được bảo hiểm sức khỏe (Medicare, Medi-Cal): Khi ông bà bịnh nhẹ, nặng, đi bác sĩ, bệnh viện nào tùy ý chọn lựa, chính phủ sẽ thanh toán mọi y phí, thuốc men. Ông bà Yên còn được trợ cấp tài chánh để tiêu pha cho mọi sinh hoạt hằng ngày. Mỗi tháng chính phủ chuyển vào trương mục của ông bà đúng US$1499. Đầu tháng ra nhà bank, đút thẻ ATM rút tiền nầy ra xài.

Được trợ cấp gia cư: Ông bà đã mướn nhà apartment 2 phòng ngủ, dù giá thị trường cho mướn cao đến 1200 dollars, nhưng ông bà Yên cũng chỉ phải trả mất 1/3 số tiền được trợ cấp nói trên. Số sai biệt chính phủ sẽ trực tiếp trả cho chủ nhà.

Kể gọn bằng bài thơ sau đây:

Cảnh già ở Mỹ :
Sáu mươi lăm tuổi xứ Cờ Hoa,
Còn những ba lăm đẹp cảnh già?
Con cháu đường riêng, ngày lễnh lãng,
Của tiền quan tính, khỏi lo xa,
Xe hơi mới cũ, tha hồ lái, (dù không lái)
Xứ lạ xa gần, mặc sức qua.
Lận đận bên trời thôi vĩnh viễn,
Mừng nhau vàng tuổi hết bôn ba..HP.

Ngoài ra, vì lợi tức thấp, các cụ già còn được các hảng xe bus Mỹ, quán ăn Mỹ, một số cửa hàng và những nơi giải trí công cộng, giảm giá cho, có thể từ 10 đến 30%, và county còn cho mỗi tháng một thùng thực phẩm đóng hộp và sữa bột, sữa hộp, nước trái cây, và thức ăn sáng. Nếu đi đứng khó khăn, chính phủ sẽ cho xe lăn tự động, giường tự động, sữa Ensures, và trả tiền thuê người đến chăm sóc. Nghe đâu bác sĩ còn viết toa cho lấy cả thuốc Viagra màu xanh da trời trị bịnh bất lực, để được giỏi như hồi trai trẻ:

“May nhờ tài nghệ xứ Cờ Hoa,
Tiếp liệu xanh trời khiến mạnh ra.
Đụng độ quân nhà tay vững súng,
Đường gươm bén nhạy đúng quân ta.”HP.

Ngoài ra người già còn được hưởng các tiện nghi ưu ái như dịch vụ Senior Day Care do tư nhân điều hành. Người chưa yếu lắm, mỗi tuần 5 ngày có thể ra đó, vui chơi với nhau, xem phim, đánh cờ, tứ sắc, xài internet, nghe ca nhạc, nhảy đầm, được massage, tập tài chi,  luyện dưởng sinh, ăn sáng, ăn trưa, chở du ngoạn đó đây, có xe đưa rước từ nhà. Mọi chi phí, do chính phủ thanh toán.

Lúc yếu, cùng lắm thì vào nhà Nursing Home chờ ngày về với tiên tổ.

Rồi đến bên bờ kiếp tử sinh,
Rã rời thủ túc, xếp gươm linh,
Lữa thiêng đưa tiển vào mây khói.
Hồn phách xa chơi cõi tỉnh bình. HP

Khi dành dụm được ít nhiều, ông bà Yên lại gởi giúp con cháu và bà con bên quê nhà. Chẳng còn bận rộn kiếm sống nữa, vui cảnh thanh nhàn trong mọi điều kiện ổn định. Đói no, bịnh hoạn, tiền bạc có chính phủ lo, ông bà Yên sống với nhau như cặp vợ chồng son, mới cưới, trong căn apartment tiện nghi, một tổ ấm riêng tư, mà từ khi lấy nhau hai người chưa bao giờ có. Bất cứ giờ giấc nào, cũng có thề tha hồ ngồi trà rượu, hay bày cờ ra đánh như thơ bà Hồ Xuân Hương đã mô tả. Nhưng tiếc thay tạo hóa lại đố toàn, càng khôn khuyết niết, không gì trọn vẹn, vì tướng mã đã suy tàn, xe pháo thêm rời rã, thật là cảnh thanh bình dưới thề mà “ngọn cờ thì ngơ ngác, trống canh lại trễ tràng”.

Mấy người bạn già biết chuyện, hỏi ông Yên còn muốn trở về Viêtnam nữa không? Ông thản nhiên đáp: “Chừ ợ đây tui sượng quá, về Việtnam chi mô cho phiền rựa. Ợ đây con nó bọ, thì có chình phù lo, khỏi phai như các cụ già Nhật phải đi “tu tiên” phơi xương nùi Phù Sì băng tuyệt, hay các cụ VN nghèo còng lưng đan giò, hay bệnh đói bơ vơ chết đường, chệt chợ ở quê nhà. Nhờ chính phủ Mỳ, tui đâu cọ cần chi mô tụi vô tình, bất nghĩa đọ.”


HOPHI

Back to top
« Last Edit: 28. Jun 2006 , 10:04 by KHuong »  
 
IP Logged
 
Mien_Du_Dalat
Gold Member
*****
Offline


Xin Hãy Cho Nhau Nụ
Cười

Posts: 1994
Gender: female
Re: Truyện ngắn
Reply #34 - 28. Jun 2006 , 13:29
 
KHuong wrote on 28. Jun 2006 , 09:56:
Ông Nguyễn Yên, sinh trưởng ở xứ Huế, lúc trẻ chưa xong trung học, gặp thời chiến tranh, phải gia nhập quân đội, và được huấn luyện làm trung sĩ y tá. Sau bao năm theo gót chiến binh sống chết, mãn hạn trở về, cha mẹ đều qua đời, ông lưu lạc vào Quảng Nam sinh sống với nghề chích dạo và gá nghĩa với một cô thợ may vùng nầy. Nhờ có nghề, hai vợ chồng cũng dễ dàng đắp đổi qua ngày, không đến nổi quá khổ. Dù trải qua bao tang thương của đất nước, hai người vẫn lai rai sinh dưởng được 4 cậu con trai.
Cũng như nhiều người Huế rất ăn cay, ăn ớt như chim nhồng, ông thường cắn nửa trái ớt hiểm, nhai kèm theo miếng cơm. Ớt nầy ở Mỹ cũng chẳng đắt đỏ gì, một dollar cũng có thể mua cả bát lớn, ăn cả tuần chưa hết. Sau mỗi bữa ăn, ông thường bỏ lại trên bàn dăm ba trái ớt cắn nửa chừng. Cô dâu thấy thế nói nửa đùa nửa thật: “Tía ăn kiểu nầy, nhà mình phải mua vài mẫu đất trồng ớt mới đũ cho tía ăn”. Ông Yên nghe, rất xốn xang khó chịu, và cho là con dâu vô lễ, ông bắt đầu ốt dột.

Đám ông bà Yên sang ở được hơn tháng, hóa đơn tiền nước gởi đến thấy tăng gấp đôi. Vì trước đó nhà chỉ có hai vợ chồng trẻ và 2 con nhỏ. Nay nhà thêm 2 ông bà già và 2 cậu trai, tắm giặt nhiều hơn, tăng gấp đôi là phải. Cô dâu thấy nóng mặt và đưa ra phương pháp tiết kiệm nước, bằng cách bảo đám ông Yên rằng trước khi đi ngủ, hãy cùng rũ nhau đi tiểu một lần rồi mới giật nước. Ông Yên càng bực mình thêm và cho là con dâu quá ti tiện nhỏ mọn, nên ông càng ấm ức, và trở nên mất vui.

HOPHI


Đọc câu truyện này!? Roll Eyes ???
anh NDD thấy hông? chọn con dâu kiểu này thì chít chắc!
Chắc tại cô dâu này ở nhà quê, nhà có nuôi cá tra, nên nên đi tiêu trên ruộng nuôi cá, hổng bao giờ phải dội nước...hic.hic..  Roll Eyes Roll Eyes Roll Eyes
ớt xiêm, ớt hiểm ở đây đem cho ăn không hết phải đổ thùng rác, có chi mà bủn xỉn dzị chời!
Nói đi phải nói lại, MD nghĩ đây cũng do cậu con lép vợ wa' xá! hay tại ông già chồng khó chịu ??? Roll Eyes

Như gia đình của MD, có 10 người, Ông anh bảo lãnh cả nhà qua Mỹ được 7 người, còn lại 3 vì có gia đình không đi được, bây giờ thì cũng đã qua đoàn tụ đông đủ 10,  Bố MD sống ở Mỹ được 10 năm thì mất,
Khi còn sanh tiền bố MD rất được con cái và cả hàng xóm quí mến .hii... từ dâu rể đến con cái, đều nể sợ, khi nghe Bố gọi cần nói chuyện, đứa nào mắt cũng láo liên hỏi nhau có chuyện gì vây?
Khi qua mọi người cũng đều ở chung một nhà có 4 phòng ngủ, nên cũng chật
Nhưng cô con dâu cũng chẳng bao giờ dám phàn nàn,
chỉ có một hôm hôm cô con dâu có thái độ vung vẩy, như là để chén bát trên bàn mạnh tay, mặt không vui, trước mặt Bố chồng, Ông cụ không nói năng chi, đợi tối cả nhà đi ngủ ông Cụ gọi hai vợ chồng dậy hỏi chuyện xảy ra hồi chiều, cô con dâu khóc xin lỗi, tại giận chồng nên có thái độ vô phép với Bố chồng! Không biết Ông Cụ moral cái gì, cả bọn im re trong phòng không đứa nào dám hé cửa dòm!
từ đó cô con dâu không dám có cử chỉ vô lễ như vây?
Ông Cụ tính vui vẻ, văn nghệ ca hát cả ngày, thích làm việc giúp đỡ con cái, rất công bằng với cháu nội ngoại, Ông mất rồi, nhưng  các cháu vẫn nhăc, cái này của Ông Nội làm, cái ngày của Ông Ngoại!
còn anh trai và em trai của MD, nhà MD có 4 trai, được 3 dâu, cô nào cũng dạ thưa khi nói chuyện với Bố Mẹ chồng, khi có cơ sở ra ở riêng, cũng phải lựa giờ thưa chuyện với Bố Mẹ rồi dọn ra riêng. Lúc  nào Ông cũng gọi MD về hỏi : tụi nó mua nhà chổ đó có tốt không? đi gởi con có xa không? vì lúc nào Ông cũng sợ các cháu của Ông không ai trông!
Có rất nhiều gia đình bảo lành cha mẹ qua, và rất khổ tâm, chuyện Mẹ chồng nàng dâu, các Ông bà cụ lại khó khăn, con cái đi làm có một ngày nghỉ ở nhà, thì các Cụ lại bắt con phải chở đi thăm bạn bè, ngồi chờ ông bà cả giờ đồng hồ, khổ tâm vô cùng, Nhiều Ông bà Cụ được con cái chìu chuộng thì lại khó khăn, bă't bẻ đủ điều!

Riêng Bố của MD thì có lẽ ông là người có tính độc lập, khi mới qua, Ông kêu Ông anh lấy cho ông cái bản đồ, và thời khoá biểu của Xe bus chạy trong thành phố, đem về Ông ngồi nghiên cứu, một ngày, hôm sau dậy sớm, ghi địa chỉ số phone nhà bỏ vào túi, hỏi anh của MD cách gọi phone về nhà lỡ khi bị lạc, hỏi cách đi xe bus như thế nào, ông anh lớ ngớ vì hồi giờ chưa đi xe bus, Ông Cụ nói khỏi cần, lên xe thấy Mỹ làm sao, thì mình làm theo, thế là Ông Cụ đi suốt từ sáng cho đến chiều tối mới về đến nhà, mặt mũi hơn hở, mở quyển sổ ra khoe đã đi tới những chổ nào, Trong sổ Ông Cụ ghi lại những chổ đã đi đến và còn ghi lại cảm tưởng nữa, cả nhà cười thán phục Ông Cụ wa' xá!
Rồi Ông tự động đi hỏi dò, tìm trường học ESL, sau này đi thi lấy Quốc Tịch Mỹ Ông đòi thi tiếng Mỹ không thi tiếng Việt, Ông Cụ đậu cái rụp, không biết vì Ông Cụ nói tiếng Mỹ giỏi hay là vì tụi Mỹ nể ông Cụ già 78 tuổi mà thi quốc tịch không cần thông dịch Roll Eyes

Ông Cụ bảo Ở Mỹ là thiên đàng rồi, còn đòi hỏi gì nữa! con cái được học hành, có công ăn việc làm, nhà cửa đàng hòang, mình không giúp được con thì than thở cái gì! Ông Cụ thích gần gũi con cái, thích chơi với các cháu, không thích đi ra ngoài đàn đúm, có lần chở Ông Cụ đến xem hội cao niên Á Mỹ, để có gì vào chơi với các cụ cùng tuổi cho vui, nhưng Ông Cụ không thích kiểu tụ năm tụ ba chơi bài bạc, hút thuốc, Ông Cụ bảo Hội cao niên mà chẳng có ích lợi gì cho người già cả, thôi để Ông cụ về nhà chơi với các cháu, đọc sách, tập Taichi, hát Karaole mà còn khoẻ hơn nhiều;)
Ông Cụ mất hưởng thọ 79 tuổi! dâu rể, con cái chạy về đông đủ, phủ phục tang chế, ăn chay đủ 3 ngày!
Các cô con dâu nói không ai tốt như  Ông Bố chồng của các cô ấy! con dâu coi như con gái, dạy dỗ rầy la công bằng!
MD thấy
Tất cả mọi sự thành công như thế đều do tình thương chân thật mới có được!
Bố MD không phải là sĩ quan tướng tá, không có bằng cao cấp, chỉ là công nhân bình thường, nhà nghèo lắm, nhưng gia tài của Bố là sự học của các con, Bố chịu dốt để cho con học giỏi, và dạy con:
tiên học lễ, hậu học văn
chị ngã em nâng

nên anh em rất thương nhau, luôn luôn giúp đỡ nhau những lúc khó khăn Smiley Smiley Smiley
Nhìn thấy những bất hạnh của những gia đình khác mà đau lòng Undecided Undecided Undecided
Back to top
 

Ví đời như giấc ngủ trưa&&Cho nên nhân thế có thừa Miên Du (Dalat)
WWW  
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
tấm ảnh chụp chung cuả lớp tôi
Reply #35 - 22. Jul 2006 , 08:28
 
Thiên Minh

Không biết có phải tại cái tính của tôi "kỳ cục" hay là do tôi vẫn còn nhớ...dai chuyện ngày xưa tôi học...dở?
Bởi vì cho tới bây giờ tôi vẫn còn cảm thấy "ấm ức", vì không được điểm 10 cho bài toán đố ngày xưa.
Thật ra bài toán đâu có khó lắm đâu! Chỉ tại do tôi ẩu tả không chịu kiểm tra lại cho đàng hoàng trước khi nộp bài cho thầy. Nên tôi chỉ được điểm 9 mà thôi.
Và cũng vì 9 điểm nên tôi không nhận được "phần thưởng" của thầy tôi. Thầy chỉ phát cho đứa nào đạt được 10 điểm. Phần thưởng là một tấm hình của cả lớp mà thầy đã chụp cách đó không lâu. Tôi nhớ lại buổi sáng hôm ấy sau khi vào lớp thì thầy cho chúng tôi làm một bài toán đố. Thầy nói:
- Em nào được 10 điểm thì thầy sẽ phát cho tấm hình của cả lớp chụp chung.
Nghe vậy nên tụi tôi đứa nào cũng khoái chí trong lòng và mong là mình sẽ làm toán trúng!
Sau khi chấm bài xong thầy kêu 5 đứa có điểm 10 lên nhận hình. Ai dè trong số đó lại không có tên tôi, làm tôi tức quá! Tôi nhớ là tôi làm đúng đáp số mà! Hay là tại tôi viết chữ "ẩu tả" nên bị trừ điểm, hay do tôi làm sai chỗ nào mà tôi không biết? Tôi hậm hực trong lòng nên ngồi yên và chờ đợi. Tới chừng thầy phát bài ra thì tôi mới biết điểm của tôi là 9. Lý do là vì khi viết đáp số, tôi quên không ghi ra đơn vị dấu "$ " (đồng) nên thầy tôi mới trừ đi của tôi một điểm. Chính vì thế mà tôi chẳng được tấm hình. Tôi nhớ là sau khi thằng Đạt nhận phần thưởng của nó xong và chìa tấm hình cho tôi xem, làm cho tôi càng thêm tức.
Vì trong tấm hình đó tôi ngồi ngay bàn đầu cùng với tụi thằng Trí, thằng Lũy, thằng Huy, thằng Nguyên, thằng Ba và thằng Mạng. Khi chụp hình thầy tôi kêu hai dãy bàn dồn qua một phía để chụp chung. Riêng thằng Đạt thì ngồi tuốt ở đằng sau. Nhưng nhờ có điểm 10, nên nó "có quyền" sở hữu tấm hình quý giá kia/ Tấm hình này đối với mấy thằng ngồi bàn đầu như tôi là một danh dự lớn. Mà lạ thật, cả bảy thằng ngồi hàng đầu đều lọt sổ. Chỉ có một mình tôi là gần nhự..trúng thưởng. Tưởng sao cuối cùng thì thằng Đạt lại "tự nhiên" quyết định tặng cho tôi tấm hình để giữ làm kỷ niệm. Chắc là nó "rộng lượng" hợ..thầy tôi, hay nó "thương tình" muốn làm cho tôi vui và không còn ấm ức nữa!?
Tôi nhận ngay, cám ơn nó thật nhiều, nhưng trong lòng thì cảm thấy hơi..."quê". Vì "công lao" này đâu phải do tôi, mà thật ra là do "công tình" của thằng Đạt.
Trong năm thằng được điểm 10, ngoài thằng Đạt và hai thằng nữa tôi quên tên, thì còn có Phước và Mển là hai thằng học giỏi nhất nhì trong lớp của tôi. Hai thằng này lúc nào cũng dẫn đầu lớp. Tôi cố gắng hoài mà chưa một lần nào qua mặt được chúng nó. Tôi chơi thân với hai tụi nó. Ngoài giờ học chúng tôi hay đi chơi chung và tụi nó cũng thường hay đến nhà tôi chơi mỗi khi có dịp.
* * *
Năm đó chúng tôi đang học lớp bốn trường làng, nhân dịp sắp sửa nghỉ hè, nên hai thằng Mển và Phước muốn đến nhà tôi chơi. Thật ra tôi biết là tụi nó muốn đến nhà tôi để ăn ổi. Vì nhà tôi trồng ổi rất nhiều. Tôi thường hái mang theo để đem vào lớp. Hôm đó sau giờ tan học là chúng tôi cùng hẹn hò và "trực chỉ" nhà tôi. Phải mất đến 20 phút đi bộ từ ngôi trường ở gần ngả ba trên xã, về đến nhà tôi là khu cuối ấp. Trên đường đi, ba thằng tỏ ra hăng hái lắm. Thằng Mển nói với tôi:
- Mỗi lần về quê, tao hay đi ngang nhà mầy. Nhà mầy bự mà giống... chùa quá hà?
- Hình như nhà mầy có hàng rào chung quanh nữa phải không?
Thằng Phước cũng vừa đi vừa hỏi tôi.
- Ừ đúng đó. Nhà tao bự nên mỗi lần vào nhà phải dùng cổng sau. Vì cửa sắt cổng trước bị sét nên mở rất khó khăn.
- Bộ lúc này nhà mầy ổi nhiều lắm hả? Thằng Mển chợt hỏi tôi. Nên vừa đi tôi vừa quay qua trả lời cho nó:
- Nhiều! Trái non bắt đầu ra, và một số khác già hơn thì vừa mới chín. Một chút tao sẽ dẫn tụi bây vòng lên phía cổng trước. Nơi đó có cây "ổi sẻ" trái nhỏ nhưng ruột đỏ và ngọt lắm. Bảo đảm tụi mầy ăn hoài cũng vẫn còn thấy ngon đó!
Vừa đi chúng tôi vừa nói chuyện huyên thuyên. Hai thằng bạn của tôi tỏ vẻ nôn nao lắm. Chắc là tụi nó đang... chảy nước miếng vì hình ảnh mấy trái "ổi sẻ" ở nhà tôi đang chờ đợi chúng.
Ba thằng đang đi ngon lành, tự nhiên tôi để ý thấy dưới mặt đường có mấy cái lỗ nhỏ nằm rải rác đó đây. Theo kinh nghiệm "chiến trường" của riêng tôi, thì đây là dấu hiệu "bất ổn", mà đã từ lâu tôi rất là e dè mỗi khi nhìn thấy chúng. Đã vậy hôm nay có hai thằng bạn "quý" đến nhà chơi, mà mấy cái "dấu vết" này nằm chình ình ở đây, thì tôi càng thêm lo lắng!
Tôi tự nhiên cảm thấy..."xìu" ngay, hết còn hứng thú. Bây giờ tôi mong muốn đoạn đường còn lại về nhà tôi, được dài thêm ra chừng nào hay chừng đó. Cái cảm giác này đã có trong tôi từ bấy lâu nay, chúng đã trở thành thói quen ở mỗi buổi đi học về. Nhất là mỗi khi thấy mấy cái lỗ quái ác kia xuất hiện trên đường, là tự nhiên tôi đâm rạ..hồi hộp. Tôi nhìn kỹ chúng và không thể nhầm lẫn vào đâu được... Để rồi xem, mấy cái lỗ này sẽ chạy dài từ đây về đến nhà tôi là cái chắc!
Tôi tiếp tục bước đi mà trong lòng thì không cảm thấy an tâm một chút nào hết. Hai thằng bạn đi cùng, đâu có biết ất giáp gì đâu. Tụi nó chỉ mong sao chóng đến nhà tôi để tha hồ mà ăn ổi. Chúng đâu có biết là trong bụng tôi đang hồi hộp. Tâm trạng của tôi hiện giờ là vừa lo sợ vừa hoang mang. Mới nghĩ đến cái cảnh phải đối diện tối nay và cả sáng ngày mai là chân tôi bắt đầu bước đi hết muốn nổi. Tôi muốn đuổi tụi nó trở về và hẹn vào bữa khác, nhưng tôi sợ tụi nó buồn. Nên đành làm thinh vừa đi mà trong lòng tôi vừa lo lắng. Tôi biết khi về đến nhà là chị tôi thế nào cũng kêu tôi ra trình diện. Đầu tiên là xuất trình cái thời khóa biểu cho "bả" xem. Rồi sau đó là đến mấy cuốn vở của tôi. Nếu trong đó điểm của tôi mà dưới trung bình cỡ 4-5 là coi như tôi lãnh đủ. Rồi đến cái màn khảo bài của chị tôi, là tôi cũng đủ chết. Hai cái chân của tôi kể như là hai con..."vật tế thần" cho cây chổi lông gà mà má tôi vừa mới sắm hôm qua.
Cây chổi mới này bao gồm nửa khúc đầu này là lông để cầm, nửa khúc đầu kia là cây roi mây dài và ốm. Chị tôi sẵn sàng "nẹt" nó vào chân tôi mỗi khi tôi trả lời không được. Sau đó là đến cái "mông" của tôi, cũng được dự phần "ăn cho đồng chia cho đủ". Tức là cũng "chia phần" cây roi mây vào sáng hôm sau trước khi tôi lên đường tới lớp. Tôi nhớ có một lần tôi ráng ngủ dậy thật sớm để đi học. Tôi hy vọng là chị tôi vẫn còn ngủ ở trong phòng. Nhưng tôi có ngờ đâu khi vừa ra đến cửa là chị tôi đã ngồi sẵn ngay ngạch cửa tự lúc nào. "Bả" kêu tôi đưa tập ra và bắt đầu kiểm tra bài, xem tôi đã thuộc chưa mà dám lên đường đi "ứng thí". Đây là đoạn đường "gian khổ" nhất của tôi. Vì tôi phải đứng lại tại chỗ, học bài cho tới khi nào thuộc thì mới được đị Thường thì tôi hoảng quá có nhớ được gì đâu, nên tiếp tục nước mắt lưng tròng và hai cái chân thì phải lãnh thêm vài cái roi mây mang vô trường làm kỷ niệm.
Do vậy mới nghĩ đến cái kinh nghiệm "đau thương" này là tôi cảm thấy... "lạnh người". Rõ ràng là mấy cái lỗ kia đã báo hiệu cho tôi một tương lai không "tươi sáng" lắm! Đọc đến đây chắc độc giả đang thắc mắc, không biết mấy cái lỗ gì mà "ám ảnh" tôi nhiều đến thế?! Bây giờ thì tôi xin phép được nói ngay. Dạ vâng, thưa đó chính là mấy cái lỗ nhọn bằng đầu ngón tay. Chúng để lại dấu vết trên đường, chẳng qua là từ cái gót giày (cao gót) của chị tôi. Mỗi lần bước đi là mấy cái dấu này đều "khắc ghi" trên nền đất.
Vừa đi tôi vừa suy nghĩ lung tung. Tôi vẫn thường hay thắc mắc là tại sao cả cái làng này, lại chỉ có một mình chị tôi là người mang giày cao và gót nhọn. Phải chi có thêm vài người nữa mang giày cao thì sẽ đỡ cho tôi biết mấy. Vì như vậy thì mấy cái lỗ nhọn này không phải là của chị tôi, là coi như tôi thoát nạn. Ít ra là thoát được cái màn khảo bài của chị tôi trước giờ đi học. Mà cũng thiệt là lạ, vì hình như chị tôi không bao giờ mang giày tây hay thứ gì khác. Hễ mỗi lần "bả" về quê là lại thích mang toàn là giày cao gót. Tôi nghĩ, chắc là do mặc áo dài nên chị tôi thích mang giày cao gót để hợp thời trang chăng?! Riêng "chỉ nội" cái màn mặc quần tây thôi, thì chị tôi đã có vẻ e dè, vì sợ ba má tôi "chửi" cho mà tắt bếp! Tôi tự nhủ thầm, chị tôi mới là sinh viên ngành sư phạm mà "bả" đánh tôi kiểu này.
Mai mốt ra trường đi dạy, ai mà làm học trò của chị tôi chắc là sẽ bị "bả" "hành" cho mà phải biết! Bởi vậy mà hôm nay, khi nhìn thấy mấy cái "dấu guốc" trên đường về nhà tôi, là tôi biết ngay, đây chính là của "bả"! Cuối cùng thì đoạn đường về nhà tôi cũng ngắn dần đi, khi cái cổng nhà sau đã lù lù hiện ra trước mắt. Dĩ nhiên là tôi cũng không quên kiểm tra xem mấy cái lỗ kia đâu rồi? Có dè đâu "chúng nó" cũng "trung thành" "đi theo" chúng tôi. Tức là cũng thẳng hướng nhà tôi và "nhất định" không chịu "quẹo" qua hướng nào khác! Chắc là chị tôi mới về lại đây thôi, nên mấy cái dấu guốc này còn "mới tinh" trên nền đất.
* * *
Nghe tiếng chúng tôi về tới, chị tôi (và cả má tôi) có kêu vào nhà để hỏi thăm "ba thằng tôi" về "tình hình" học tập? Dĩ nhiên là tôi đâu có...ngu khai mình học dở. Cộng với sự "phụ họa" của hai thằng bạn là chị tôi tin liền. Sẵn dịp có phần thưởng là tấm hình ngày đó cả lớp chụp chung. Thế là chúng tôi tha hồ mà khoe khoang "thành tích", để cuối cùng cả ba được khen..."là tốt đấy!". Cũng may là thằng Đạt do phải về nhà phụ má nó...tắm heo, nên không có đi cùng.
Chứ nếu không, thì chuyện "lai lịch" tấm hình nó cho tôi, thế nào cũng bị lộ tẩy! À mà tôi nhớ ra rồi, nhà thằng Đạt nuôi heo nhiều lắm. Và có cả con heo đực thật to dùng để (chuyên môn) dẫn đi cho người ta gầy giống nữa!
Sau đó thì má tôi kêu tôi dẫn Phước và Mển ra ngoài vườn kiếm ổi hái ăn. Chúng tôi chỉ chờ đợi có bấy nhiêu thôi. Nên khi được má tôi cho phép, là chúng tôi chạy liền một hơi, ra ngoài cây ổi kế bờ ao. Nơi có mấy nhánh cây đang "là đà" trên mặt nước. Chúng tôi vừa hái, vừa ăn, và vừa nhún nhảy. Làm cho nước dưới hào văng lên tung tóe.
Tuy nhiên ngay lúc này đây, tôi tạm thời quên đi những nỗi lo sợ trong lòng. Tôi hy vọng tối nay chị tôi sẽ "tha" cho tôi một kỳ tra khảo. Vì theo tôi, với "thành tích" học tập của tôi như vậy cũng đủ lắm rồi. Giờ có bạn bè đến chơi, nếu thấy chị tôi vui thì tôi sẵn sàng nài nỉ :
- Chị ơi, hãy cho em được "vô tư" để vui cùng chúng bạn nhé!?
*
Viết thêm - Giờ đây khi viết lại những dòng này, tôi không khỏi bồi hồi chạnh lòng nhớ lại thời trẻ nhỏ. Ngày xưa tôi ghét chị tôi, nhưng bây giờ tôi hiểu và mang ơn của "bả" nhiều hơn. Vì cũng nhờ có chị tôi "tra khảo" thường xuyên. Mà việc học hành ngày xưa của tôi cũng..."được nhờ" cho tới ngày khôn lớn. Ngay cả mấy người học trò của chị tôi cũng vậy. Họ cũng không quên "công lao" của "bả". Dù bây giờ họ tản lạc khắp nơi.
Vậy mà có người vẫn còn nhớ đến chị tôi. Có người vẫn thường liên lạc để cám ơn, để thăm hỏi chị tôi vào những ngày lễ lớn.
Thiên Minh
26 tháng 2 năm 2005

Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Truyện ngắn
Reply #36 - 25. Jul 2006 , 19:36
 
...

NGƯỜI LÍNH GIÀ VÀ MÀU CỜ TỔ QUỐC

 

Tổ Quốc Tri Ân những Anh Hùng

Biệt Kích Sở Bắc, Biệt Hải, Hắc Long, Lôi Hổ, Phủ Ðặc Ủy Trung Ương Tình Báo, Lực Lượng Ðặc Biệt,
Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Dù, Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Ðộng Quân, Không Quân, Hải Quân,
các Sư Ðoàn Bộ Binh, Thiết Giáp, Ðịa Phương Quân và Nghĩa Quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

 
...

"Tôi sinh ra trong loạn ly của đất nước, chẳng lẻ tôi lại chết ở xứ người sao cô ?" Người lính già nhìn ra cửa chờ người bạn đến rước, anh hỏi nhưng anh dường như anh không cần câu trả lời. Mà làm sao tôi trả lời anh được!

     “Chú dán tấm lịch nầy trên cửa tủ lạnh để nhớ ngày trở lại tiếp máu nhen chú.” Tôi nói để đánh trống lảng.

     “Ðau mà được bác sỉ trị bệnh thì tôi không quên đâu cô ạ.” Lần nầy người lính già nhìn tôi, như anh tìm trong mắt tôi một nơi để gởi lại cái bị đời của anh. Một người vợ trẻ và bốn đứa con thơ.

     “Chúng cầm tù chú mấy năm hả chú?” Tôi hỏi.

     “Mười chín năm cô ạ.” Chú nhìn xuống bàn tay xương xẩu, vuốt mấy sợi tóc bạc phơ còn lại sau ba tháng “chemotherapy” rồi đội lại cái nón base ball màu xám tro vợ chú đem về ở hảng may nón để chú che cho ấm đầu. “Tôi nhảy xuống Hòa Bình năm 1966 không đầy hai tuần lể cả bọn chúng tôi bị bắt, năm 1985 chúng tôi được thả về, mấy anh em kia có người chết trước đó, có người về nửa đường chết nửa cô ơi.”

     Tôi được dịp chăm sóc anh lính Biệt Kích già nầy vì tôi làm việc trong nhà thương Northlake, nơi anh đến trị bịnh. Trong vòng hai tháng mà anh vô phòng cứu cấp ba lần, lần đầu tiên gặp anh là hôm tôi thấy xe cứu thương chở đến phòng cứu cấp một người Việt Nam, hai người Mỹ to lớn đẩy băng-ca trên đó một thân hình nhẹ nhỏm, không hay biết gì, hai tay quờ quạng một cách yếu đuối. Tôi không biết anh là ai nhưng tôi biết anh là người Việt Nam đủ rồi, tôi vào phòng cắp cứu với bác sỉ với anh.

     Sau hơn hai tiếng đồng hồ, bác sỉ cho anh nhập viện, mấy ngày sau anh khoẻ lại tôi có khuyên anh nên tìm một bác sỉ gia đình theo dỏi bịnh của anh thường xuyên hơn chớ đừng để bị té xỉu hoài ở nhà nguy hại lắm.

     Anh bằng lòng, và sau đó bác sỉ gia đình của anh gởi anh tới một bác sỉ chuyên môn về ung thư. Vì bác sỉ trong nhà thương nghi là anh bị ung thư..

     Quả thật, anh bị ung thư máu. Tôi đã giúp anh lần đầu tại phòng cứu cắp, tìm cho anh bác sỉ gia đình thì tôi cũng nên giúp anh cho đến nơi đến chốn. Tôi lại là người đem hun tin đến cho anh. Suốt đêm trước đó tôi trằn trọc mãi, không biết tìm lời nào cho nhẹ hơn hai tiếng “ung thư” để dịch cho anh.

     Người lính Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa can đãm ngoài chiến trường, ngày nay người lính già nầy vẫn còn cái khí thế của anh Biệt Kích trên nền trời xanh của Việt nam.

     Ðứng trước mặt anh và bác sỉ, tôi không dám nhìn thẳng vào mắt anh rồi tôi từ từ nói:

     “Kết quả cho biết là chú bị ung thư ở cổ chú à.”

     “Cô hỏi bác sỉ tôi còn bao lâu?” Chú bình tỉnh hỏi:

     “Bác sỉ hỏi chú muốn ổng trị bịnh cho chú không?”

     “Trị bằng cách nào? Mổ lấy ung thư ra hay sao?”

    “Không có mổ, bác sỉ sẽ trị bàng thuốc, kết quả chỉ có thể đoán dược 50% thành công thôi, phản ứng của thuốc sẽ làm mất sức chú  lắm, như ói mửa, rụng tóc, ăn không được, mất ngủ trong thời gian trị bịnh. Nhưng sau đó tóc của chú sẽ mọc lại. Ðiều quan trọng là trong thời gian trị bịnh chú phải đến đây ba tháng liên tiếp, và mỗi tháng chú đến nhà thương và phòng mạch nầy độ hai mươi lăm lần” Tôi nhìn phản ứng trên khuôn mặt không còn sự sống của chú.

     “Trị bịnh thì phải cố gắng, nhưng làm sao tôi đến nhà thương được hai mươi lăm lần trong một tháng? Tôi mới đến Mỹ, chưa biết lái xe, mà có biết cũng không có tiền mua xe. Thỉnh thoảng đến đây là nhờ anh em chở dùm, hay là xe cứu thương chở tôi đến nhà thương, mình đâu có thể làm phiền anh em quá như thế! Tiếng anh nói chứa đựng ngao ngán của một người không có phương cách nào xoay trở.

     Tôi chỉ biết “anh em” của chú qua mấy lần họ đưa rước chú ở nhà thương, nhưng tôi đánh liều.

     “Chuyện đó để tôi lo, chú cứ cho bác sỉ biết là chú muốn trị bịnh không đả.” Tôi nói:

     Anh lính già gật đầu. Bác sỉ nhìn anh rồi nhìn tôi, ông nói:” Cho ổng biết là tôi sẽ trị bịnh cho ổng với tất cả khả năng của tôi, và tôi rất kính trọng một cựu chiến binh can đãm như ông. Cám ơn ông đã tin tưởng nơi tôi, tôi sẽ săn sóc ông hết lòng.”

     Rồi bác sỉ đưa một lược mấy văn kiện bằng tiếng Anh, ông bảo tôi dịch trước khi chú ký tên. Một tờ cho phép bác sỉ trị bịnh cho chú, một tờ  cho phép văn phòng bác sỉ đòi tiền medicaid, một tờ cho phép bác sỉ hội ý với bác sỉ chuyên môn khác nếu cần để trị bịnh cho chú.

     Tối hôm đó tôi về nhà điện thoại cho anh Nguyễn Thanh Châu, người bạn đồng ngũ, cũng đã bị cộng sản bát bỏ tù như chú. Bây giờ tới lượt tôi trổ tài năn nỉ.

     “Anh Châu hả? Dung đây, mạnh giỏi không ông? Ong làm ở Harry’s Framer Market có rau trái tươi, ăn uống toàn là đồ bổ thì chắc anh mạnh khỏe lắm hén!” Tôi phá anh:

     “À chị Dung, còn chị làm ở nhà thương thì chắc chị mạnh hơn bọn HO già của tôi” Anh Châu cười, tiếng cười của anh làm cho người khác vui lây.

     “Anh em của mình còn sức khỏe, nhưng ông Quách Tỏm đau nhiều quá ổng cần bọn mình tiếp tay với ổng anh Châu à.” Tôi mở giọng năn nĩ.

     “Chúng tôi chăm sóc ổng từ sáu tháng nay, từ ngày ổng bước chân tới đất Mỹ cho đến bây giờ.” Anh Châu nói với giọng buồn cho ông Quách Tỏm.

     Ổng thường nhắc đến công ơn của các anh trong Gia Ðình Biệt Kích ở Atlanta, chúng mình có gia đình, có sức khỏe, có công ăn việc làm, ai cũng phải đi cày, nhưng chuyến nầy mình phải tổ chức sao để cho ổng đi nhà thương ít nhứt 25 lần trong một tháng mà ba tháng như vậy.

     “Trời ơi làm sao mà chở nổi chị Dung?” Anh Châu hốt hoảng lên. Anh hợp lại với anh em Biệt Kích đi, ngày xưa thằng cộng sản Bắc Việt nó bỏ tù các anh, ai mạnh thì săn sóc người yếu, ai yếu người mạnh giúp để chống chõi với đoàn thú vật đó ; bây giờ ổng cần các anh giúp ổng để chống lại tử thần. Chúng mình mỗi người một tay giúp chú và vợ con chú anh ơi.”

     “Ðược rồi, tối nay tôi sẽ nói chuyện với anh Quách Rạng, chị an tâm” anh Châu trả lời.

Thế rồi gia đình Biệt Kích phân công nhau giúp đở gia đình người bạn già, một lần nửa lại đánh giặc và một lần nửa có bạn đồng ngủ trung thành ở một bên với anh.

     Nhưng tiếc thay, ba tháng sau  bệnh chủa chú càng ngày càng trầm trọng. Bác sỉ cho tôi biết chú chỉ còn ba hoặc bốn tuần nửa thôi. Lần nầy tôi không dám nói với chú, nhưng tôi cho anh Châu biết, các anh dặn nhau đừng để cho vợ chú biết để chị ấy vửng tin thần nuôi con và chăm sóc chú.

     Một hôm tôi và chú ngồi chờ anh Quách Nhung, cháu họ của chú đến chở về sau khi chú Quách Tỏm chích thuốc. Tôi muốn sắp đặt cho chuyến đi vĩnh diển của chú theo ý muốn của chú, nên tôi dọ ý.

     “Một mai tôi có chết, tôi không muốn người ta đến nhìn cái măt chết của tôi đâu chú.” Tôi nói:
     “Ðể cho người ở lại họ đở nhớ mình thì tôi cho nhìn mặt, mà tại sao cô không cho người ta nhìn mặt cô?” Chú hỏi:

     “Tôi nghỉ lúc chết mặt mình xấu quắc, người ta nhìn tôi, tôi giận lắm đó.”

     “Tôi cũng nghỉ như cô, lúc trẻ tôi đâu có súng răng, đầu bạc như thế nầy, tôi bảnh trai nhứt làng trên Ban mê Thuộc đấy cô ạ. Thôi thì không cho nhìn mặt nhé." Chúng tôi cười.

     “Nếu tôi chết trước chú nhắc bạn bè đừng cho tôi bông màu đỏ nhé, tôi ghét màu đỏ lăm, nó nhắc nhở quê hương mình đang rỉ máu.” Tôi nhìn vô dách dấu hai con mắt đỏ gây.

     “Tôi cũng có một ước mơ, tôi muốn được đắp bằng lá cờ vàng ba sọc đỏ của mình. Vậy ai chết sau lo cho người chết trước cô nhé. Nhưng mà làm sao cô chết trước tôi được, dạo nầy tôi yếu hơn ba tháng trước lắm cô ạ, chỉ không dám than thở sợ vợ con buồn tội nghiệp nó. Tội nghiệp vợ tội!” Mắt chú nhìn đến một nơi xa xôi nào chớ không nhìn tôi.

     Một tuần sau xe cứu thương chở chú Quách Tỏn vào bệnh viện. Chú ăn không được, nói không được nhưng chú biết và nhận ra tất cả bè bạn đến thăm chú. Chú muốn nói lắm, nên tôi đưa cây viết và cuốn tập cho chú. Hai bàn tay quờ quạng, chú viết tứ tung, chúng tôi chỉ nhận ra vài câu:"cám ơn tất cả, gởi lại vợ con, gặp cô nhà báo, cám ơn cô Dung."

  Suốt tuần lể trong cơn mê, cơn tỉnh, tôi khuyên vợ con chú đến thăm, nói chuyện, tỏ tình, lao mồ hôi, thấm nước lên môi cho chú. Chú không nói được nhưng chú cười khi có đủ mặt vợ con, bè bạn.

     Cô nhà báo là cô Elizabeth Kurylo, phóng viên của tờ báo Atlanta Journal trước đó một vài tháng có viết một bài báo rất hay nói đến Gia Dình Biệt Kích tại Atlanta, cô rất thương gia đình chú Tỏm. Làm theo lời yêu cầu của chú, tôi gọi cô Elizabeth tới thăm chú. Cô khóc nhiều lắm, cô nắm hai bàn tay không còn sự sống của người lính già cô nói:”Anh là một người có danh dự, anh là người yêu nước. Dân tộc Mỹ cũng như dân tộc Việt Nam ghi ơn anh. Chúng tôi sẽ không bao giờ quên anh.”

     Vợ, con, bạn đồng ngủ, bà con hàng xóm và tôi có trước mặt trước giờ cuối cùng của chú Quách Tỏm trong cái phòng nhỏ hẹp của bệnh viện. Các anh nhờ tôi gọi hỏi nhà hoàng về việc mai táng , gia đình, bà con và ông thầy trên chùa bàn tín nghi lể cả tiếng đồng hồ.

     Tôi chỉ có một vấn đề quan trọng để cho gia đình chú biết, nên tôi chen chân vào giửa đám đông rồi tôi nói:

     “ Chú Tỏm muốn được lá cờ phủ lên quan tài của chú, các anh đây có ai có  lá quốc kỳ của mình không?”

     Một ông HO cũng thuộc vào hàng có chức  phát biểu:

     "Dạ chưa chị, chắc là chị không có ở trong quân đội nên chị không biết nghi lể, thể thức của quân đội, nhưng chỉ có tướng, tá hay tử trận mới được đắp cho một lá cờ."

     Tôi cướp lời anh HO.

     “Ai dám cản việc nầy đây? Ai không cho phép anh nói người đó nói chuyện với tôi nhen.” Tôi nhìn ông ấy từ đầu đến chân nhưng thật ra tôi muốn nhìn thẳng trong tim ông ta, để biết ông có hiểu nổi sự thiêng liêng giửa lá cờ vàng ba sọc đỏ và người Việt Quốc Gia không?

     Trong phòng yên lặng một hồi. Không ai tình nguyện cho lá cờ.

     “Trăm việc nhờ cô.” Người vợ cầm tay tôi nói nhỏ:
     Hôm sau tôi trao lá cờ vàng ba sọc đỏ cho người góa phụ, chị ôm đứa con nhỏ bốn tuổi và lá cờ.
     “Cô tìm được lá cờ cho bố đây con ơi!” Chị nói trong tai thằng bé.

     Ðám tang của chú Quách Tỏm trang nghiêm và danh dự. Tình chồng vợ, tình cha con, tình anh em, tình đồng đội, tình hàng xóm, tình người nồng nàn trên mặt hơm một trăm người từ già đến trẻ tiển chú đi. Bà dân Biểu Cynthia Mc Kiney của Georgia gởi điện văn từ Washington, DC xuống chia buồn với vợ con chú và Gia Ðình Biệt Kích.

     Người lính Việt nam Cộng Hòa chết ở thành phố Atlanta lạnh lẻo, có màu cờ quê hương ấp ủ xác anh. Anh chết không phải là hết, vì anh đã để lại cho chúng tôi chử tình- tình người lính với lá cờ vàng ba sọc đỏ, anh yêu màu cờ cho đến chết vẫn còn yêu và tình đồng hương sâu đậm.

     Màu cờ vàng sống mãi trong lòng chúng ta cũng như chú Quách Tỏm sống mãi trong lòng anh chị em chúng tôi nơi đây xứ “Cuốn Theo Chìu Gió.”
 
 
   Ðặng Mỹ Dung

Back to top
 
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: Truyện ngắn  SANG MỶ KIẾM CHỒNG
Reply #37 - 08. Aug 2006 , 07:21
 
SANG MỸ TÌM CHỒNG, VỀ VN TÌM VỢ
Người viết: CHU TẤT TIẾN

*
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà văn, hoạt động cộng đồng quen biết tại Nam California. Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ đặc biệt. Sau đây là thêm hai truyện ngắn ngắn trong loại đề tài chuyện dài lấy vợ ở VN. SANG MỸ TÌM CHỒNG



Ngọc sang Mỹ không cần ai bảo lãnh mà cũng ở lại được. Dĩ nhiên, Ngọc đã tốn rất nhiều tiền chi chác, nhưng không phải chi cho người ở Mỹ làm giấy hôn thú giả, mà chi cho cơ sở nơi Ngọc làm việc để được đề cử đi tham dự Hội Nghị những nhân vật xuất sắc nhất trong Công Ty X. tổ chức ngay tại Mỹ.
Thật là một cơ hội bằng vàng, vì chỉ tốn có hơn ngàn đô la, cộng với lời nói ngọt ngào thốt ra từ cửa miệng một thân hình uyển chuyển, tên Ngọc đã nằm ngay đầu danh sách. Rồi đến giai đoạn làm Passport, Ngọc cũng khôn khéo làm cho tay Công An nhận giấy tờ điên đảo với cặp mắt quyến rũ cùng những lời hứa hẹn nằm sau mấy tờ giấy trăm, nên mọi việc trót lọt, chẳng gặp trở ngại nào. Chỉ có mỗi việc phải giải quyết với ông chồng già và đứa con gái là vất vả. Phải bao công lao thuyết phục, ông ấy mới chịu cho đi. Ngọc phơi phới lên đường.
Sang đến Mỹ, mới qua ngày thứ hai, Ngọc đã liên lạc được với bà chị họ, một người rất thân thiết từ khi còn nhỏ, ở ngay Cali. Mừng rỡ, bà chị phóng tới khách sạn và đưa Ngọc đi chơi một vòng. Hai chị em tâm sự ríu rít. Chuyện xưa, chuyện nay nở như bắp rang. Dần dần câu chuyện chuyển sang việc tương lai: ở lại Mỹ luôn. Nhưng làm thế nào nhỉ?
Bà chị là một người làm địa ốc thành công nên không thiếu ý kiến. Bà giúp ngay một ý kiến táo bạo nhưng rất thành công. Chỉ không đầy một tuần, một cứu tinh xuất hiện. Ông Hiệp, 65 tuổi, ly dị vợ, đang sống với tiền già, đọc được trên báo vài hàng cầu cứu đã tới ngay: "Thiếu phụ, 45 tuổi, ngoại hình dễ coi, ly dị, không vướng bận con cái, mới tới Mỹ, cần người bảo trợ gấp. Nguyện sẽ đền đáp xứng đáng. Xin gọi số...." Mới gặp ông Hiệp, Ngọc có phần thất vọng, vì dáng lụ khụ của ông, nhưng nghe giọng nói vẫn còn gân guốc, Ngọc chép miệng:
-Thôi, kệ, miễn là ở lại được nước Mỹ!
Thế là Ngọc dọt luôn, bỏ hội nghị, bỏ tất cả lại sau lưng về với ông Hiệp. Hai người đưa nhau ra luật sư, hỏi ý kiến, rồi làm thủ tục đủ thứ, hôn thú, linh tinh... Nhưng, ở đời, chẳng có chuyện chi mà trót lọt, xuông xẻ, vui vẻ hoài.
Ông Hiệp, tuy tên là "hiệp", nhưng lại chẳng nghĩa hiệp chút nào. Được cô vợ trẻ trung, nẩy lửa, dịu dàng, ông mê man cà cuống, đâm ghen tuông kinh hoàng. Sau khi đưa vợ đi làm tại một "shop" may, ông chỉ phát cho mỗi ngày 2 đồng ăn trưa, không thêm không bớt. Ngày ngày ông đưa đón vợ đi về, tới nhà là khóa cửa. Gọi là nhà, nhưng chỉ là một phòng "se" lại của người ta. Rồi nấu cơm, giặt dũ, ông không cho em liên lạc với ai hết, trừ bà chị họ, thì cho nói chuyện, còn bất cứ ai gọi điện thoại đến cũng phải qua ông. Ngọc như con chim nhốt trong lồng.
Tâm tư của người thiếu phụ trẻ trung, hấp dẫn này vẫn vấn vương nhiều chuyện khác. Về ông chồng ở Việt Nam, cô đã phải làm giấy ly dị, gửi về, nhưng vẫn phải trợ cấp chút đỉnh cho con gái mới 16 tuổi. Tiền đâu mà gửi về khi mà ông Hiệp lãnh hết. Muốn có chút tiền, phải hỏi xin, rất khó khăn. Đứa con gái, có chút tiền của bà bác cho, vẫn thỉnh thoảng điện thoại cho bác nó, hỏi thăm về mẹ. Câu trả lời của Ngọc thường giống nhau:
-Con ơi! Mẹ cũng khổ lắm, không sung sướng đâu. Mẹ còn phải "cầy" nhiều năm nữa.. Mẹ nhớ con
lắm! Con hiểu cho mẹ nhé!
Ngoài ra, sống với ông chồng già, lãnh trợ cấp tiền bệnh của chính phủ này, chả vui thú gì. Tiền không, tình cũng không, chỉ là cục nợ! Xem phim truyền hình thấy người ta yêu nhau mà mê... Mấy hôm nay, ông lại giở chứng, làm chuyện điên rồ, hại cả đời Ngọc. Đã tới ngày đi làm thẻ xanh, ông nhất định không đi, kiếu bệnh! Bà chị hớt hãi chạy tới, nói mãi cũng không lay chuyển. Rồi, ngày hẹn qua đi. Thế là hết! Ngọc khóc lóc, giận dữ cũng chẳng ăn thua gì!
Bà chị nói:
-Nó muốn "chơi" mày đó! Nó không đưa mày đi làm thẻ xanh, là nó muốn mày trở thành di dân lậu, sẽ bị tống về nước! Hoặc nó làm mày phải lệ thuộc nó như con ở! Phải "xu" thằng già đó cho nó biết mặt!
Ngọc ú ớ:
-"Xu" cái gì bây giờ?
-Thì "xu" nó "ờ biu" mình!
-"Ờ biu" là cái gì?
-Là ...là ... nó hành hạ mình đó! Nó hại mình đó! Nói đại nó hay hiếp dâm mình khi mình không thuận...
-Trời đất! Ai lại thưa chồng hiếp dâm vợ!
-Thật mà! Mày nói với nó, nếu nó không làm lại giấy tờ cho mày làm thẻ xanh, mày sẽ "xu" nó tội bạo hành với vợ, tội hiếp dâm vợ, tội "ờ biu" vợ... Đủ thứ tội!
Chả còn cách nào khác, Ngọc đành theo kế của chị, bỏ nhà đi luôn hai ngày. Ong Hiệp cuống lên, gọi điện thoại liên miên. Bà chị thủng thẳng nói:
-Nếu ông mà không lo luật sư, lo giấy tờ cho con em tôi có thẻ xanh, nó sẽ "xu" ông thì ông chết, mất hết tiền bệnh, mất mêđikeo...
-Không...đừng làm thế! Chị nỡ nào mà cạn tào ráo máng như vậy? Tôi giúp cho cô ta ở lại Mỹ mà! Không có tôi, cô ta đã phải trở lại Việt Nam rồi!
-Vậy thì làm giấy đi...
Thế là ông Hiệp vội vàng lên INS hỏi lại việc làm thẻ xanh, mất thêm bao nhiêu thời gian và lệ phí nhờ Luật sư can thiệp...
Trong khi đó, Ngọc lại bất ngờ gặp một người bạn của người bạn cùng sở với mình, thấy tình cảnh Ngọc như vậy, thì nổi máu anh hùng, muốn nhào dô làm chuyện nghĩa hiệp. Anh Hậu cũng mới năm mươi mí, còn ngon lành, phong độ hơn ông già kia nhiều, lại cũng bị "bợ vỏ" nghĩa là "vợ bỏ". Khi Ngọc về nhà chị, Hậu tíu tít đưa Ngọc tới lui, giúp đỡ ý kiến đủ thứ làm Ngọc thấy bâng khuâng...
Hai người chuyện trò tương đắc lắm, lấy số phôn của nhau.
Chuyện gì phải đến đã đến, sau khi thi hành thủ tục thẻ xanh, một ngày nắng ấm, Ngọc lặng lẽ xách vali đến nhà Hậu... Còn ông Hiệp, đứng dựa cửa thẫn thờ, đấm ngực trách mình nông cạn.
"DỌT LẸ!"
Mai là cô gái nhan sắc có thừa, trông rất hấp dẫn, nhất là về phương diện ăn mặc thiếu vải. Tuy làm "thợ hớt tóc", nhưng khi đi ra ngoài đường, mấy chàng thanh niên trầm trồ dữ dội, không ai nghĩ là em làm nghề "cầm đầu cầm cổ thiên hạ" mà tưởng là em làm gái bán bia ôm. Đa số đều huýt sáo, chọc ghẹo kiểu rẻ tiền, nhưng chỉ có Lành là trố mắt, thán phục kinh khủng.
Tuy Lành là Việt kiều, nhưng là Việt kiều không đẹp mã, nên các cô cứ tửng tửng dạo qua nhà Lành mà không vào. Anh lại ăn nói không có duyên, nghĩ sao nói vậy người ơi, làm "át săm lơ" nên mặc cảm, không dám tấn công các cô, chỉ cười cười mím chi, vì răng của anh tám cái thì trồng răng giả mất năm, nên không dám cười mạnh miệng.
Kiếm mãi không được cô nào ưng ý, anh đành về quê kiếm vợ. Mấy thằng bạn ghẹo anh là dân "sút càng gẫy gọng", vì chỉ có những tên "sút càng gẫy gọng" mới không kiếm được vợ ở Mỹ. Thôi
kệ, miễn sao có một cô vợ ngon lành rinh sang đây cho tụi nó lé mắt.
Gặp Mai trong tiệm hớt tóc, Lành mê mẩn liền. Mai thấy Lành "ngố kèn" thì làm tới. Em ghé thấp xuống mặt Lành, khoe luôn cả bộ trời cho lấp ló dưới cái áo hở cổ cố ý làm anh chàng líu cả lưỡi. Rồi em vừa hớt vừa cọ quẹt, khiến Lành chịu hết nổi, mỗi ngày phải đến ngồi chầu rìa, ngó em, đưa đầu cho em vò vần tơi bời hoa lá. Chừng một tháng, cá cắn câu xong, Lành vội vàng làm thủ tục để đưa em về Mỹ.
Năm tháng trôi qua, Lành hết đứng lại ngồi trông mong ngày Mai sang. Ngày đó cũng tới khi Mai diện bồ đồ thiếu vải một cách ác liệt tiến đến chỗ Lành:
-Anh có nhớ em hôn?
Lành run rẩy:
-Nhớ....nhớ!
Hai tay Lành rung đến nỗi tìm chiếc chìa khóa xe không thấy trong túi quần. Mai bật cười:
-Làm gì mà cuống lên thế? Bộ em đẹp lắm hả?
Lành gật đầu, mặt đỏ bừng lên:
-Đẹp! Em... đẹ.. p... lắm!
Cặp vợ chồng mới cưới dìu nhau ra xe, đúng ra là Mai dìu Lành thì đúng hơn. Bắt đầu từ giây phút đó, Mai đã chính thức trở thành bà chủ của Lành. Từ việc đi học "neo" cả hai đứa, đến việc nấu cơm, dọn nhà, tất tất Lành nhắm mắt làm theo lời Mai. Đến trường học, nếu có chi lầm lỗi, Lành bị Mai mắng cho nát mặt mà không dám hở môi. Có lẽ tại Mai "xếch xi" quá xá, tay chân thì nhỏ, nhưng bộ ngực thì lớn cộm, ai cũng phải liếc mắt nhìn vào. Mai có vẻ hãnh diện về cái điều ấy lắm, nên bất kể Lành là một ông chồng đứng ngay cạnh đó, Mai nhận lời khen của mấy tên bậm trợn tỉnh bơ, và nếu có dịp thì tán ngay lại liền. Hầu như gặp bất kỳ anh đàn ông nào có máu dê, Mai liền chợp thời cơ đấu hót tưng bừng đến nỗi người nào cùng học "neo" với Mai và Lành đều biết là Mai chỉ chờ cơ hội là "dọt lẹ"...
Chỉ riêng Lành không biết, hoặc biết nhưng cố gắng níu kéo, giữ vợ bằng cách ngoan ngoãn chiều vợ. Chính Mai cười đểu với Lành như thế:
-Anh chiều tui như dzậy có giống chiều bà cố nội anh không?
Lành ấp úng:
-Thì...đã sao...
Sao chứ! Nhất định là có sao chứ! Vì không đầy một năm sau khi hai vợ chồng mãn khóa học "neo", Mai đi làm và rồi người... thiếu phụ đã "một đi không trở lại". Mai đã "dọt lẹ" y như lời tiên đoán của mấy người cùng học chung trường ngày nào... Còn Lành làm "cô phu" đứng ngóng cửa chờ mãi không thấy em "hớt tóc ôm" ngày nào trở lại.



Chu tất Tiến

Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: Truyện ngắn
Reply #38 - 21. Aug 2006 , 11:43
 
    Xin được gửi đến cac bạn chuyện ngắn
 

Ăn sáng, Ăn trưa...
Nguyễn Quốc Bảo
     Không có gì nghiêm túc hơn chuyện khoái khẩu... Il n'y a rien de plus sérieux que le plaisir...Nghệ thuật khoái khẩu không những phải thỏa mãn ngũ giác, mà phải còn thỏa thích một giác quan thứ sáu; Brillat Savarin (1) dẫn, và là ý kiến của Talleyrand (2), Curnonsky (3) về giác quan thứ sáu này. Châm ngôn trên chắc những đệ tử Khoái Lạc chủ nghĩa, épicurisme, như bạn đồng môn AV sẽ lấy làm hả hê ! Người Trung quốc thời cổ đem thư bút vào võ công, Hoàng Lão Tà kể chuyện công dân nước Sài Gòn đem đấu hót vào bữa ăn sáng, thì người Pha Lăng Sa lại lẫn trộn triết học với thực đơn! Tôi kể tên ÁV, bạn cùng trường, bởi y thật là chuyên viên khoái khẩu, nào trà, nào cognac, nào champagne. Phải chứng kiến cảnh y mở chai hảo tửu champagne, đôi mắt long lanh, miệng cười toe toét, AV hoàn đồng như đứa trẻ thơ, ngây ngô sung sướng trước kẹo ngon vật lạ. Phải chi xã hội chủ nghĩa đổi qua khoái lạc chủ nghĩa, thì thật là phúc lớn cho dân khoái khẩu!
    Gần đây, ông bạn nối khố, học cùng lớp ở Thiên Hữu Huế vào những năm năm mươi (tôi tự ý tránh không dùng từ ngữ thập niên mà báo chí thông thường hóa hơi nhiều), hầu như mỗi tuần cưng chiều các CHS TH, với những tạp bút xuất sắc chuyển bằng Imeo. Ông NT nỉ non với y, để đăng bài Ăn sáng, y vừa mới viết, trên Lá thư CC. Tên bạn nối khố này, tự phong cho mình là Hoàng Lão Tà, ý muốn bắt chước phụ thân Hoàng Dung trong chuyện kiếm hiệp Kim Dung, 10 phần 9 là tà may ra còn 1phần chính! HLT nhiều lần thủ thỉ với tôi, sau khi đậu Mắt tèm lem (Bac. Mathématiques Elémentaires), cũng dự thí vào trung tâm Kỹ thuật. Hình như nghe lệnh thân phụ, y chọn thi CC, bài thi môn chi y cũng xoay xở tốt đẹp được cả, than ôi, gặp môn vẽ phối cảnh, dessin perspectif, thì y trượt vỏ chuối ! Không biết là y bị quáng gà tự nhỏ hay lúc xưa, đi học không chịu nghe giảng dạy của cụ Sa, giáo sư vẽ ở Thiên Hữu. Cho tới bây chừ, Lão Hoàng đi sắm một kệ sách (book shell, bibliothèque) đem về nhà, mở họa đồ ra coi để lắp ráp, nhưng hỡi ôi, toàn hình phối cảnh, nên y đành chịu thua, không biết đường mô mà xoay sở, đành phải chờ con rể qua ráp dùm!...Nhưng kể cũng kỳ, lúc lên học đệ nhị cấp trung học, gặp môn hình học không gian (géométrie dans l'espace), mà thiếu chi bạn cùng lớp chới dới, thì HLT lại cử bộ thênh thang đi tới đi lui cách dễ dãi với môn tréo cẳng ngỗng này! Mà rồi y cứ thở dài thườn thượt, tiếc là không có duyên với CC, y còn nói phải chi thi ban Điện không có phối cảnh, thì trúng tủ rồi, khỏi phải đi Đại học Sư phạm gõ đầu trẻ. Nhưng HLT, văn võ toàn tài, nên đi sư phạm văn chương, mà lại văn chương Pháp ngữ, cũng là đại sở trường của y, cho nên nghề đấu hót của y đã cao đến chỗ tuyệt vời, không thể tưởng tượng được, mà thuật ngữ học trong sáng tác ba hoa chích chòe của y, bình sinh khó có người bì kịp. Nhưng mà, đọc bài ăn sáng, rồi cứ anh ách, vật tư cấn cấn cứ phè phè trong trí não. Trước đó HLT cho tôi thỏa chí bình sinh với một tạp bút chơi ngông " Xoạc cẳng đo xem đất vắn dài ", trong đó tư duy tổ chảng của y đi tìm của ngon vật lạ, như "  L... trợt giữa cươi ", và kể lể Xuân Hương nữ sĩ " Giang tay với thử trời cao thấp / Xoạc cẳng đo chơi đất ngắn dài ". Những tự ngữ viết nghiêng trên đây súc tích nhan nhản trong bài tạp bút. Tôi có nói HLT cho đăng bài này trên LTCC, nhưng bài có đề cập đến một nhân vật thứ ba, nên không tiện phổ biến. Lại gặp ông chủ chương biên tập, gửi Imeo khuyến khích sản xuất viết chuyện ăn tục nói phét đăng LTCC, sợ LTCC tiêu tùng. Thú thật tôi viết lách i tờ, ít khi cầm bút, nhưng cũng to gan muốn múa gậy vườn hoang, phụ đính bài Ăn sáng của HLT, để tạ lòng tri kỷ đối với y; mong là đền đáp được chút ít cái duyên y đã cho đọc bài Xoạc cẳng! Nghĩ vớ vẩn, nên xin nói chuyên Ăn trưa, phụ đính chuyện Ăn sáng. Tại Pháp mấy bữa rày (tháng 12 dương lịch 2005), xôn xao chuyện nghị viện bỏ phiếu biểu quyết dự luật " khía cạnh thiết thực (tích cực) của nền thuộc địa - le rôle positif de la colonisation ". Dự luật này sẽ cho phép trong sách giáo khoa phô trương khía cạnh tốt đẹp của chính sách thuộc địa (Như ở Nhật, trẻ con học xứ mặt Trời vác lính đi đánh nhau để khai hóa Á châu). Tất nhiên phe tả và các xứ thuộc địa cũ la ó om xòm. Công bình mà xét, nền thuộc địa Pháp đỡ khổ hơn một chút các nền thuộc địa khác, Anh hay Hòa Lan chẳng hạn. Tây thuộc địa cũng cho xây hạ tầng cơ sở, trường học, nhà thương, trung tâm văn hóa...ở xứ ta, tuy là để khuếch trương rộng lớn chương trình thuộc địa, nhưng cũng khai tâm những bước đầu tập tễnh của nhân văn chủ nghĩa. Chớ sao, ông tây đem những phức tạp cầu kỳ về ăn uống, cũng như những tế nhị thượng thặng về đấu hót nhập vào Việt Nam, nhất là vào nước Sài Gòn. Rồi mới nẩy sinh ra những bữa ăn sáng đấu hót dài lê thê như giải tóc thề nữ sinh trường Đồng Khánh Huế, HLT đề cập đến trong tạp bút của y. Những tập quán này còn tốt hơn nhiều các tệ quán khác, như Tê pho ô clóc mà các ông Anh thuộc địa để lại các xứ Ấn độ, Ai cập, v v...không có chi đặc sắc, mà vô duyên.
Lúc tôi còn làm việc ở Ba Lê, nhập gia tùy tục, nên cũng phải có những bữa ăn trưa mà chính thức hóa, gọi là Ăn trưa công chuyện (déjeuners d'affaires), cũng kéo dài lê thê. Người Pháp chính thức làm việc 8 tiếng một ngày, 40 giờ một tuần (lúc đó, chớ bây giờ chính thức chỉ còn 35 giờ một tuần). Mỗi ngày tới sở, khởi sự nhân viên đi bông dua bông soa, hỏi thăm các đồng nghiệp - chưa kể sáng thứ hai, chuyện hỏi thăm kéo dài để tầm phào những giai thoại cuối tuần uích ken - rồi chưa chi, đã có pô buổi sáng cho cà phê (pause matinale pour café), rồi loay hoay đâu đó đã tới 12 giờ, ăn trưa. Ăn trưa căng tin, 45 phút, nhưng thường xuyên kéo dài 1 tiếng rưỡi. Các bà các cô các ông còn phải đấu hót thêm, đi dạo hay mua sắm, faire une petite course dans le quartier...Đó là giờ giấc viên chức. Xếp như tôi thì là một chuyện khác. Bởi vì xếp phải đi Ăn trưa để kiếm công chuyện, chạy chọt với chính quyền, tiếp đón khách, tiếp xúc với các công ty khác, hay là nhiều khi các hãng xưởng khác nịnh bợ xếp để kiếm việc, cũng mời xếp ăn trưa. Không khí và nghi thức những bữa ăn trưa công chuyện vượt qua rất nhiều những thể lệ bữa ăn sáng của nước Sài Gòn. Phải kính trọng các công thức giao dịch, giờ ăn, chỗ ăn, tiệm ăn (thực đơn, đặc sản). Ăn trưa công chuyện với chính quyền cũng tùy cấp, mời một xếp ăn ở tiệm này rồi, thì lần sau mời xếp của xếp, phải ở tiệm sang hơn. Trường hợp trở nên nan giải nếu cùng một chính quyền, mà phải mời nhiều xếp. Thường là phải o bế trước xếp có trách nhiệm quyết định, nhưng phải mở đường cho xếp, nên phải o bê xếp của xếp để cu vờ ria xếp. Nếu hoàn cảnh đã thuận tiện rồi, sau đó mời lại xếp đi ăn lại, tại tiệm mà xếp của xếp đã đi ăn, làm xếp hãnh diện hứng chí thêm. Đến được đây, thì công chuyện chắc nịch rồi đó, bê tông cốt sắt, chỉ cần đánh mạnh để tiến tới hiệp đồng. Nhưng cũng phải tế nhị, công quyền nhiều cửa, phải phân loại, cửa này bé, bằng hay lớn hơn cửa kia ; người Pháp hay nói đừng lộn khăn chùi với dẻ lau! (mélanger les serviettes avec les torchons). Cửa công quyền nhiều khi ngang nhau, phải biết ai là bạn và ai là bạn hơn chút xíu. Các xếp cửa công quyền thông tin với nhau thường xuyên, lỡ bước một chút là ô hô ai tai ngay !
Ăn trưa công chuyện với chính quyền, có lúc là công tác nặng nhọc (corvée), có lúc thích thú. Tuy là phải o bế, nhưng kẻ đối diện là những người chia sẻ cùng những tế nhị và nền văn minh chung của chủ nghĩa khoái lạc. Ăn trưa với khách nhiều khi đau khổ trần ai. Khách nhiều loại, ăn học cũng có mà vô sỉ cũng nhiều. O bế nịnh bợ khách thấp hạng, cũng như gánh đau khổ của Kiều ở chốn lầu xanh. Thế nhưng bi dzi nét bắt buộc, cạnh tranh quốc tế cao độ, không bước vào chỗ bùn lầy, thì không có bi dzi nét. Khổ tâm nhất là, khách đòi ăn những tiệm sang nhất nhì, nhưng trình độ học vấn hay tập quán xứ sở không cho khách biết hưởng thụ của ngon vật lạ xứ Pháp, khách ăn không thấy ngon mà còn chê bai. Khách Rệp, ả rập, nhiều khi ăn tùm lum, rượu không cử, nhưng cũng có khách rệp đi tiệm sang, nhất định không ăn thịt heo, không uống rượu, thì chèng đéc ơi, làm sao mà tiếp đón ? Những khách Á châu, thì cá gặp nước rồi, kinh đô ánh sáng Ba Lê cũng đầy những Trung quốc phạn điếm khá sang, đồ ăn thua xa, nhưng khung cảnh hào nhoáng kiêu xa. Nghi thức với các khách này là mời ăn tiệm tây sang cho biết mùi đời, rồi sau đó, vì vấn đề bao tử, phải mời đi ăn các tiệm bản xứ. Mà thành phố Ba Lê thì không thiếu những của thổ tả này, không đặc biệt, nhưng cũng làm khách đỡ đói và đỡ nhớ nhà. Vui nhất là có khách hay công ty các nước Âu châu tới, đó là dịp để loè và bịp những tên say mê vô điều kiện thực đơn và rượu vang Pháp!
Ăn trưa công chuyện với các công ty xin việc là một thích thú lớn lao; thứ nhất là không phải trả tiền, thứ nhì là để trả thù những khi phải đi o bế nịnh bợ. Rồi cũng phải tế nhị, chưa sơ múi, thì không nhận mời ăn, có sơ múi đôi chút, thì cũng chỉ nhận đi ăn những tiệm vừa phải, để khỏi mắc nợ về sau. Rồi có dịp chơi trò mèo chuột, tìm cách cạnh tranh để cho việc cho công ty tốt mà giá cũng tốt. Trường hợp nhiều công ty vào chung kết là món vui đặc biệt: Xem công ty nào vừa tốt vừa biết mời ăn khoái khẩu và du hí vừa lòng! Những năm làm việc ở Ba Lê, từ đầu năm 70, văn phòng tôi ở 128 Faubourg Saint Honoré, gần như đối diện với dinh Tổng thống Pháp (số 55 FSH). Điện Élysée, trang bày vào những năm 1718-1722 bởi KTS A.C. Mollet, đã từng là nơi cư ngụ của các Vua, Hoàng hậu, Hoàng tử, Đại sứ...trước khi trở thành dinh Tổng thống dưới nền Đệ Tam Cộng Hòa. Tôi đã được kề cận láng giềng với Tướng De Gaulle, 2 ông Giscard d'Estaing và Francois Mitterand trong 3 nhiệm kỳ Tổng thống. Faubourg Saint Honoré là con đường sóp ping có thể nói sang và đắt nhất ở Ba Lê. Phần nhiều, khách đi sóp ping để liếm cửa kính, lèche vitrine, nhiều hơn là mua bán; hoặc mấy bà mấy ông Nhật bổn (tôi thường đặt tên là vịt hoang, cà na sô va), ráng chụp hình mẫu quần áo hay đồ đạc ở cửa sổ để về nước bắt chước. Có những dịp đi ăn trưa về, thả bộ trên Faubourg, tôi được gặp những tài tử trứ danh. Văn phòng tôi ở trung tâm, xuống đại lộ Champs Elysées cũng không xa, gần những tiệm ăn và khách sạn danh tiếng, và cũng gần nhiều chỗ công quyền, tòa đại sứ Anh, Mỹ... Những bữa ăn cao cấp là cả một nghi thức dài dòng. Không bao giờ ăn đúng 12 giờ trưa, vì trên nguyên tắc, các xếp phải làm việc, hội họp quá trưa mới giải tán. Phải hẹn khoảng 12 :45 hay 1 giờ. Tay bắt mặt mừng xong, là bắt đầu đấu hót. Lệ chung là không được nói chuyên bi dzi nét ngay. Đấu hót những chuyện đó đây, nghe cửa này kể lại cho cửa kia nghe, nói như HLT, bật mí được những chuyện tâm sự cửa này, mà cửa kia không biết là một khắc phục lớn lao trên đường gây uy tín và tín nhiệm với công quyền. Thông những tin mới chưa biết nhiều (primeur), tin đồn hoặc tin vịt, chuyện xếp này bị đổi, lên chức, về hưu, bỏ công quyền đi cơ sở tư, hay ngược lai...đều là những đề mục đấu hót hạng sang. Càng sang nếu xếp đang nói chuyện tới, có phẩm trật cao. Rồi may mà có những tin sốt dẻo về đời tư của vài xếp, nhưng noblesse oblige, phải là những chuyện đời tư xây dựng, như xếp có hay sắp có tin vui (sinh nở), cưới vợ cho con trai con gái,... thì đấu hót sẻ tiến vào một khung khổ thân mật gần gũi hơn. Tất nhiên là không có vụ đấu hót kiểu gác dan (concierge), đả động đến ly dị, mèo chuột... Trừ phi nói chuyện về một xếp nào đó đang hay sắp thất sủng, thôi thì mặc sức, đấu hót càng không sang thì chuyện càng thấm thía, tình nghĩa càng nồng nàn, bởi vì đây là môt hồi thức miễn phí (défoulement gratuit)! Đấu hót chán chê, rồi phải nghĩ đến thực đơn. Nếu là xếp quan trọng, phải nghiên cứu xivi quê quán của xếp trước, rồi gợi ý cho xếp dùng thổ sản, món ăn hay rượu địa phương của xếp, thì quả thật biết người biết của, làm xếp cảm động với bận tâm kín đáo dành cho xếp. Với những xếp cỡ sang, không phải đề nghị món ăn đắt tiền trong thực đơn là làm xếp hài lòng ; đừng cho xếp có cảm tưởng là xếp thiếu ăn trưa công việc, không có dịp ăn tôm hùm, sò (huîtres) hay gan béo (foie gras) thường xuyên. Nếu may ra, nghiên cứu biết được xếp bị dị ứng vài món ăn, nhắc xếp đừng ăn mấy món đó, tỏ ra cho xếp biết lòng ân cần, thì ôi thôi, xếp cảm động rơi nước mắt! Trong bữa ăn, tiếp tục đấu hót, khởi đầu phải nộ xếp với những tin đó đây nghiêm trọng và giật gân, rồi phải khéo léo gợi để xếp nói chuyện, để mà học hỏi, để mà thuộc lòng để có chuyện kể lại cho các xếp khác. Nếu xếp tin tưởng, xếp thông báo không những tin chính quyền, mà còn cho biết tin ngân hàng để vay nợ, tin các đối thủ cạnh tranh, các đồ án tương lai... Con cà con kê cũng tiếng rưỡi hai tiếng mới đến tráng miệng, rồi qua nghi thức cà phê. Tới đây nếu xếp chịu chơi (amateur) xì gà, thì lại là một đề mục có nhiều chuyện đấu hót thêm. Nhưng rồi ăn trưa cũng phải tàn, không thể lê thê bất tận như ở nước Sài Gòn. Còn năm phút, truớc khi xếp ra xe đi về công sở, đó là lúc nói chuyện bi dzi nét. Tùy điều kiện khi xếp nhận lợi mời đi ăn trưa, tùy tỷ lệ và cường độ giật gân đấu hót trong bữa ăn, mà có thể đoán biết ý xếp, hoặc là ô kê, hoặc có thể ô kê. Chẳng bao giờ xếp nói thẳng thắn ô kê, vì còn phải mời xếp của xếp, hoặc mời lại xếp. Những năm phút cuối cùng sau mấy giờ ba láp sao mà quý hóa thế, nó cụ thể hóa những kết quả của chương trình o bế nịnh bợ, kéo dài cả tuần nhiều khi cả tháng ! Nói cách văn vẻ, o bế nịnh bợ là hoạt động song song (lobbying)! Chi phí các vụ o bế nịnh bợ đều được trừ thuế.
Thả bộ về văn phòng rồi là lúc chờ rượu tan, hít cho hết điếu xì gà còn cháy, suy ngẫm kế hoạch, hội thảo với cộng sự viên. Bây giờ khoảng 3 hay 4 giờ chiều, lúc này mới thật bắt đầu ngày làm việc, tuy tan sở chính thức là 5 hay 5 giờ rưỡi. Bà thư ký riêng và các cộng sự gần ở lại văn phòng cày cho tới 6 rưỡi 7 giờ, xếp thì tan sở khoảng 8 giờ tối. Đó là chuyện làm ăn của xếp 12 tiếng đồng hồ mỗi ngày, khởi sự từ 8 giớ sáng. Buổi sáng chủ tọa hội họp linh tinh, trưa 3 tiếng đi đấu hót nịnh bợ, chiều tối 4 tiếng để đọc và ký thơ từ, nghiên cứu hồ sơ, suy nghĩ chiến lược...
Sử chép FSH (Faubourg Saint Honoré) bắt đầu khoảng năm 1715, khi triều đình rời Versailles, sau khi Louis XIV tạ thế, trở về Ba Lê. Những dinh thự cao sang lộng lẫy được xây cất vào lúc đó, bây giờ là cửa công quyền, như dinh tổng thống, bộ nội vụ, các tòa đại sứ lớn, khách sạn, phòng chưng bày nghệ thuật (galeries d'art), tiệm đồ cổ, cửa hàng sang trọng danh tiếng thời trang, nữ trang (Hermès, Pierre Cardin, Yves-Saint-Laurent...). Tôi mê khách sạn xa hoa Hotel Le Bristol, ở số 112 FSH, nơi có trang trí cổ kính, đầy boiseries, từ thời tư gia của công tước Castellane. Tôi đã nhiều lần đặt tổng hành dinh QG ở đây để đón tiếp đấu hót và nịnh bợ quan quyền, khi thì ở phòng ăn mùa đông, lúc thì ở phòng mùa hạ, khung cảnh lịch sự, phục vụ hết chỗ chê. Thực đơn không phải thượng hạng được xếp nhất nhì theo Guide Michelin hoặc Gault Millau, nhưng tinh khiết và giản dị. Thời đó, phải tính khoảng 5-600 quan đầu người, chưa kể rượu, bây giờ nghe nói phải tính 100 đến 200 Euro. Kỷ niệm nơi đây, là đấu hót thỏa thuê rồi, đến mục cà phê cô nhắc, hưởng 1 điếu xì gà La ha-ba-na. Ở đây có nhiều xì gà trứ danh, Cohiba, Romeo y Julieta, Quai d'Orsay, vv... nhưng tôi thích nhất, vẫn là điếu Montecristo. Nếu có nhiều thì giờ, hít một điếu Montecristo ét xịt pê xi an Laguito No1, dài 192mm ; nếu không thì chọn Montecristo No2 Torpedos, 156mm, hình dáng xéc xi, hương vị đậm đà. Lúc cà phê (expresso) dư, tửu hậu này, hít lên hít xuống, phì phà điếu xì gà mới thấy thấm thía cuộc đời. Uổng cho ông AV nhà tôi, tinh thông nhiều nghề ăn nhậu, nhưng xì gà lại không phải nghề của chàng.
Cũng gần văn phòng, đi bộ dễ dàng, phía FSH đi về nhà thờ La Madeleine, một khách sạn tiệm ăn khác, Hotel Le Crillon, 10 Place de la Concorde, xa hoa cổ kính không kém gì Le Bristol. Cổ kính với vị trí ngay trước quảng trường La Concorde, thế kỷ thứ 18 là quảng trường Louis XV (ngại viết Lỗ Y đệ thập ngũ, quá dài dòng) mà khoảng 1758, kiến trúc sư J-A Gabriel thiết kế 2 dinh thự đồ sộ với dãy hàng hiên cột trụ corinthiennes. Công tước De Crillon tậu sở hữu làm tư dinh, bây giờ là khách sạn với thực đơn số 1 số 2 của nghệ thuật sành ăn Pháp quốc. Tôi thường tới đây để đón rước xếp của xếp, cái gì ở đây cũng lịch sự đẹp đẽ theo truyền thống Pha lăng xa. Kỷ niệm ở đây ư ? Nhiều lắm, nhưng không quên nổi hàng năm, mỗi mùa đi săn, ăn Perdreau sauvage en chartreuse avec jus perlé hay Filet de chevreuil relevé au poivre. Chèng ơi, mới nghĩ tới đây, mà nước giãi đã chảy lòng thòng...
Ngoài khách sạn, ngay gần văn phòng, có 2 tiệm ăn sang. Tôi chấm tiệm Laurent 41 Av. Gabriel. Tiệm có vị trí khỏi chê, nằm gần ngay đại lộ Champs Elysées, gần Petit Palais, Grand Palais và Palais de la découverte. Lịch sử tiệm ăn này nhiều lên voi xuống chó, từ lúc kiến trúc sư Hittorff, người khởi xướng kiến trúc xịt tin Empire thời Louisthanks.gifhilippe, xây Café du Cirque, sau này là tiệm Laurent. Lúc tôi hay đặt đại bản doanh ở đây, giữa những năm 70, thì ông triệu phú Anh cát lợi, Xơ J. Goldsmith đã là chủ nhân. Tiệm ăn mênh mông, đầy các phòng, nào là Sallon Impérial, Gabriel, Matignon, Marigny, Elysée...chưa kể terrasses ngoài vườn. Theo tôi biết đây là tiệm ăn độc nhất ở Ba Lê với vườn tược rộng rãi. Thực đơn thuộc loại số 1, mỗi lần tiệm ăn đổi thực đơn, là dịp để báo chí thảo luận bàn bạc khen chê. Tôi rất ghiền tiệm này, nhưng vì giá cả cao, nên chỉ đến khi có khách khứa quan trọng. Nhưng nếu không khách, một ngày đẹp trời ở Ba lê, tôi cũng lò mò đến, ngồi ngoài vườn tiệm Laurent, chậm rãi ăn những món ăn rẻ tiền (vì không phải tiền sở), chân heo panés, Friands de pied de porc croustillants với khoai tây ghiền (pureée), hay sốt xít Andouillettes A.A.A. với khoai tây chiên mà ở Mỹ gọi là French frites. Đố bạn nào biết, đọc thực đơn, thấy đề A.A.A, nghĩa là gì ? Đó là Association des Amateurs des Andouillettes, hội những người mê sốt xít andouillettes ! Đừng lộn với lời chửi thề espèce d'andouille, ĐM thằng ngu ! Kỷ niệm ở đây nhiêu khê, dài dòng, thời gian qua đã xóa mờ nhiều ; rảnh rang chắc phải hồi tưởng lại chuyện xưa !
Thế nhưng kẻ phàm tục, les profanes, nhất là tu rít hạng sang, vẫn coi Maxim's là kinh thành nhậu nhẹt của thành phố ánh sáng. Thật vậy thế kỷ trước, với khung cảnh trang trí d'époque, những salons L'Imperial, Grand Salon, Le Grill, La Terrsasse, và thực đơn cầu kỳ, Maxim's là một must của giai nhân tài tử, có tiền lẻng kẻng trong túi, đến ăn chơi ở Ba Lê. Thế nhưng từ ngày ông Pierre Cardin chiếm cơ sở này, Maxim's trở thành một tổ chức kỹ nghệ hóa, với đủ thứ phụ tùng lẩm cẩm, và các chi nhánh ở Nữu Ước, Mexico, Bắc kinh, Thượng hải...Nghĩa là tất cả mánh khóe để moi tiền của nhiều kẻ học làm sang. Có một chuyện tếu ở xứ Chệt Ba tàu. Cặp vợ chồng trưởng giả, kiểu bourgeois gentilhomme, đi ăn Maxim's Bắc kinh. Tiệm ăn, muốn đặc biệt toàn dùng Pháp ngữ, tất nhiên kể cả thực đơn. Ông chồng bà vợ đọc tới đọc lui, chỉ đọc giá, thấy món chi cũng đắt quá xá...bỗng nhiên đọc 1 cột, thấy giá cả phải chăng, bèn ọc đơ 4 món. Rất mãn nguyện, vênh mặt ngồi ngắm nghía, nhìn tới nhìn lui, nhưng đợi mãi không thấy đem món ăn đến, gọi ông xếp bồi biết nói thổ ngữ để khà khịa. Xếp bồi trả lời tỉnh khô, hai ông bà ọc đơ 4 bài miu dzíc trên thực đơn, và đã sẹc vi rồi !... Lấy tâm lý mà đoán, khi có khách với khả năng hợp đồng kếch xù, mà khách muốn làm oai, thì cũng vẫn phải chi tiền mời khách đi Maxim's cho biết mùi ! Tuy nhiên tôi phải công nhận Maxim's Ba Lê có một sưu tập riêng có 1 không 2 về xì gà trong phòng hút thuốc, fumoir. Xì gà ở đây, làm ở Saint Domingue và chỉ làm bằng tay, roulé à la main. Từ điếu Omnibus cỡ lớn, đường kính trên 2 phân, dài 17.8 phân cho đến Bistrot Corona dài 15.2 phân (chứ điếu Sem DK 1 phân, hơi nhỏ hít không đã), xì gà ở đây đắt hơn vàng, nhưng đó là điều kiện để hưởng đời 1 cách mù quáng, dégustation aveugle ! Lại kể thêm 1 chuyện tếu về xì gà. Dân làm việc ở các bộ ngoại giao trên thế giới hay ưa chuộng hút xì gà hiệu Cohiba. Xì gà ha-ba-na này đặc biệt lắm, lăn tay và có hương vị nồng nàn, hút rồi khó quên, sinh nghiện. Tương truyền là Cohiba được các bà các cô, cuốn thuốc rồi lăn trên đùi, vào mùa hạ Cu ba nóng nực, các bà các cô mồ hôi nhễ nhãi, lúc lăn thuốc mồ hôi quện vào xì gà ; khi thưởng thức thuốc lá với mồ hôi quý bà quý cô, hương vị nhất định phải nồng nàn và đặc biệt ! Lúc tôi kể chuyện này cho mấy ông chệt nghe, mấy ông con trời giở chứng (vicieux) nghĩ ngay phải làm Cohiba lăn trên đùi trinh nữ, mồ hôi lòng thòng không những tiết ra ở trên đùi, mà còn xuất ra từ những chỗ kín đáo khác, cái này mới là ăn tiền !
Tiệm ăn ngon nổi tiếng ở Ba Lê đầy nhan nhản, kể và viết không xuể. Chỉ nói thêm một tiệm tôi cũng mê mệt, đó là La Tour d'Argent. Lịch sử tiệm này hùng dũng lắm, quán ăn auberge, có từ thời Henri, vua nước Ba-lan và Pháp. Truyền thuyết nói ngày 4 tháng 3, 1582, vua Henri ăn tối ở hostellerie La Tour d'Argent, khám phá ra cách dùng nĩa ăn, fourchettes, mà mấy du khách I ta lồ, đem từ Vơ Ni qua. Trước đó dĩ nhiên, người Pháp cũng ăn bốc, comme tout le monde ! Trải qua nhiều thế kỷ, tiệm đã có bao nhiêu là khách của lịch sử, từ Herni IV, đến công tước de Richelieu, bà de Sévigné, Philippe d'Orléans. Thực đơn ở đây có biết bao nhiêu trang sử, kể lể sao cho hết. Chỉ xin nêu lên, có lúc thịnh thời năm 1964, hầm rượu chứa 500,000 chai, và món ăn đặc biệt ở đây là con dzịt ! Đi TdA mà không ăn con dzịt , là 1 lỗi lầm lớn lao, không thể tha thứ được. Phát minh bởi ông Tổ sư, le Grand Fréderic, nguyên quán Tây ban nha, di trú qua Tây dưới thời Philippe IV. Dân lưu vong gốc Tây ban nha, bắt vịt trời trong đầm lầy, nuôi thành vịt Challendais, phía Bắc miền Vendée, nơi đây có khí hậu và thủy thổ tiện lợi để mấy chú dzịt này, khoảng 9 tuần đă nặng 3 kílô. Frédéric bày đặt ra 1 cách nấu ăn, sau này trở nên 1 truyền thống : sau khi lựa chọn kỹ càng mấy con dziịt, y cho mỗi con dzịt 1 số, với thẻ chứng minh hẳn hoi. Mong sẽ có vài bạn tới đây thưởng thức, ọc đơ un canard, au sang, à l'orange, ou au poivre, ...con dzịt đến trong dĩa bạn với chứng minh thư và 1 con số. Sổ vàng của tiệm ăn có đề dzịt số 328 được hay bị Edouard VII xực năm 1890, số 40,312 xực bởi Alphonse VIII năm 1914, và Vua Phù tang Hiro Hito xực con số 53,211 năm 1921. Đên lượt bạn, bây giờ, con dzịt sẽ mang số bao nhiêu ? Khách gốc chệt tôi dẫn đến đây, khi được số rồi, ông nào cũng cộng lại xem được mấy nút. Nghe nói, bữa ăn tối lịch sử của 3 ông vua Alexandre II de Russie, Guillaume 1er và hoàng tử de Bismark, khi đến dự Triễn lãm thế giới năm 1867, thực đơn gồm có 9 món ăn chơi (entrées), 5 món ăn thật (corps du diner) và uống 8 thứ rượu, trong đó có Château Margaux, Latour et Lafite 1847-1848! Bạn AV lạc vào hầm rượu ở đây chắc cũng như Lưu Nguyễn lạc vào "thế ngoại đào nguyên", quên đường về ! Tôi có những kỷ niêm êm đẹp ở tiệm ăn này, nằm gần sông Seine và nhà thờ Notre Dame, lại cũng không xa khu Quartier Latin, thơ mộng cũng có, mà là lãng mạn và cổ kính đều đầy đủ.
Nói nhiều về Tour d'Argent, mà không xía tới tiệm La Grande Cascade ở rừng Bu lô (bois de Boulogne) là một lỗi lầm lớn. Đây cũng là 1 đền thờ ăn uống nhậu nhẹt. Rừng Bu lô, mới có đây khoảng 60 năm ; trước đây, dân Parisiens như Dagobert, còn đi săn báo, chó sói, lợn rừng ở đây ! Thời Hoàng đế Nã phá Luân đệ tam, Bá tước Haussman, thị trưởng thành phố Seine, dùng 12,000 thợ đào đất và làm vườn, trong 2 năm, đào 14 ếch ta hồ, tạo100 cây số đường đi, xây suối nước, đầm nuôi cá nuôi vịt, trồng 420,000 cây. Hoàng đế sai cất 1 tạ đình ở Suối Lớn và lấy tên là La grande Cascade. Tạ đình sau trở thành Tiệm ăn danh tiếng vào dịp triễn lãm thế giới 1900.
Các tiệm ăn kể trên đây, đều nổi tiếng và sang trọng. Trong những năm hành nghề nịnh bợ ở Ba lê, tôi cũng thích dẫn khách đi ăn ở vài tiệm nhỏ, gọi là restaurants de quartier. Có môt tiệm gần văn phòng tôi thường hay lui tới, tiệm Tante Louise, 41, rue Boissy D'anglas; thực đơn nhiều món ăn địa phương miền Tây Nam nước Pháp. Ở đây có món ăn Gan béo với trái nho, foie gras sur canapé de raisins, rất hảo xực. Có hôm đến ăn trưa ở đây tôi gặp H. Kissinger khi hắn qua Ba lê hội đàm với Lê đức Thọ. Kể dây dưa, con cà con kê, đến cả những tiệm ăn ở khu Montparnase, trứ danh với những bistrots historiques La Coupole, Le Dôme (102 và 108 Bd Montparnasse), hoặc món ăn đặc biệt Crêpes Bretonnes, hay những tiệm ăn nhỏ nhưng sang, kiểu Le Divelec sở trường đồ biển ở quận 7; đến ăn có khi gặp nhiều nhân vật jet set...
Rồi thì, có những buổi trưa nắng, mời khách công quyền đi ăn đồ biển, cá cua sò ốc, ở Brasserie Lorraine, 2, place des Ternes, với những con sò (huîtres) Belons 00, mập ú, kèm theo vài chai Muscadet hay Chablis trắng thật lạnh ; trong khung cảnh Art Deco, thật là hạnh phúc vô bờ bến. Một Brasserie khác ở Ba Lê, cũng trang trí Art Déco, Brasserie Bofinger (cùng 1 chaỵne Restaurants Flo), 5-7 rue de la Bastille, gần qảng trường nổi tiếng La Bastille, thực đơn ngoài cá cua sò ốc, còn có những món ngoạn mục như choucroute de la mer, một dị bản, variante của choucroute thịt heo charcuterie, món ăn dân tộc của Đức quốc, món này chạy tới cả biên giới nước Pháp vùng Alsace Lorraine để mà đồng tình và tri kỷ với những chai Gewurztraminer..., hoặc thịt trừu non Épaule d'agneau fermier à la Provencale. Ở Mỹ không thấy có thịt trừu non tươi, rất khó tìm, ngoài cotes d'agneau đông lạnh thấy bán ở Costco. Nói tới thịt trừu, lại nhớ đến món ăn dân tộc Couscous mà Pháp quốc nhập cảng từ Bắc Phi. Nhớ lắm, vì lâu lâu ở đây, tôi vẫn hay nấu couscous chay với harissa du ca-bon, vì không có thịt trừu (ngoài sôt xít cay mẹc ghe merguez, vai hay giò trừu gigot nướng than, tôi không thích couscous bò hay gà) để đãi mấy ông bạn học nối khố, như toubib LDT từ New Jersey qua thăm. Quý bạn viếng thăm Ba Lê, có dịp, tưởng cũng nên đến thưởng thức vài món ăn ở 2 brasseries này, giá không quá đắt, mở cửa tới 1 giờ khuya.
Cách đây ít lâu, có người chỉ tôi đọc trên Nét, tường thuật của một Ái hữu CC đi thăm Ba Lê, nói có ăn món Ét cạc gô ô bơ (ECGOB), do 1 ông bạn nối khố Thiên Hữu, NXH, đãi. Thật tình, món nhạt như nước ốc này, bỏ fua (oven) mà không có sốt bơ tỏi persil, thì ăn chả ra thể thống gì. Thế nhưng ECGOB lại là món hảo xực đối với du khách Á châu, nhất là khi lấy bánh mì ba gét, thơm dòn quẹt dzô sốt. Mấy khách Nhật bổn hảo món này lắm, thường tôi hay dẫn đi ăn ở tiệm Chân Heo, Pied de Cochon trong khu Les Halles. Tiệm có bán nhiều món dễ ăn, đặc biệt là súp hành, soupe à l'oignon. Có một dạo, tôi có 1 bạn gái xứ Phù tang, ông thân sinh cô này là kỹ nghệ gia ở Đông kinh, sính tiếng Pháp lắm. Cùng với vợ, ổng hay học Pháp văn bằng radio, vợ còn đi học thêm ở Trung tâm văn hóa Pháp. Một lần qua Ba lê có công chuyện, đi với nhiều đồng hương, ông ta muốn lấy le, khi đi ăn tiệm Chân Heo, đọc thực đơn tiếng tây xong, ổng chững chạc ọc đơ " Une langoustine, s'il vous plait " ! Gặp tên bồi gốc rệp algérien, kiểu săng phú, lấy ọc đơ không nhúc nhích chân mày. Lúc bưng lên, một dĩa to lớn, đậy bằng 1 cái chum bằng bạc, mở ra chỉ có con tôm bé xíu, trang trí thật đẹp với rau. Ông Nhật bổn hỡi ôi, gọi xếp bồi để bàn cãi. Té ra tiếng tây ông, ba chớp ba nháng, lộn langouste con tôm hùm tổ chảng với con langoustine bé tẻo teo. Cũng có 1 giai thoại khác, lại 1 ông kỹ nghệ gia Phù tang, chân ướt chân ráo đến phi trường Charles de Gaule, nhảy lên taxi, nhất định nói tiếng tây, truyền lệnh đi tiệm Pied de Cochon. Gặp ông tài xế gốc Bồ đào nha, nghe không ra cochon-cochin chi cả, bèn chở ngay ổng dzô bệnh viện Cochin, vì tưởng ổng mới tới, mà coi bộ hối hả, chắc phải đi I mợc den xi !
Chuyện cũ kỷ niệm xưa, bước vô là như lạc vào mê hồn trận, không có lối ra. Chỉ phụ đính bằng vài chuyện tào lao, còn biết bao những chuyện khác còn có thể kể ra. Đó chỉ mới nói sơ về ăn trưa, còn ăn tối và du hí nữa, biết bao nhiều đề tài cứ chực phóng ra khỏi trí nhớ. Kể nhiều thì sợ hóa ra giống những nhân vật ở trung tâm Bolsa, mà HLT đã tả trong tạp bút. Năm tháng dài dằng dặc, đi tìm kỷ niệm xưa, thế nào cũng vấp ngã với những chuyện vui buồn lẫn lộn, như các cụ đã dăn rày, lúc lên voi lúc xuống chó. Thế nhưng cuộc đời thành hay bại cũng chỉ vì biết vui nhiều hay buồn nhiều; thôi thì như tôi đây, đã đến tuổi lái xe trên xa lộ 60 rộng thêng thang, âu quẳng hết gánh lo đi để ca bài ca con cá (4) "Đời đẹp quá tôi buồn không kịp... " (chép Ăn sáng HLT)

Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
DoQuan
Gold Member
*****
Offline


Boycott Red China

Posts: 681
Re: Truyện ngắn
Reply #39 - 21. Aug 2006 , 17:13
 
Lỗi tại ai bây giờ



Hoàng Chính

“Chú có bao giờ... ngã chưa?” Cô bé hỏi, nụ cười hóm hỉnh vắt ngang môi.
 
“Ngã... cái gì?”
 
Tôi ngơ ngác mất vài giây, toan hỏi cho ra lẽ thì cô đã bật cười thành tiếng. Giọng cười trẻ thơ làm rung khẽ đôi vai mỏng manh như cánh vạc trong lời hát một bản nhạc tình. “Ngã; thì... ngã ấy mà.”
 
“Ngã?”
 “Vâng... chú làm bộ ngớ ngẩn.”
 “Từ lúc tập đi cho đến lúc biết chạy ai mà chẳng có lần ngã.”
 “Không phải vậy. Cháu muốn nói ngã là... ngã; Ơ khó nói quá! Cháu muốn nói ngã là... là... sa ngã kìa.”
 “Ô!” Tôi vỗ nhẹ vào trán, bối rối nhìn xuống mặt bàn, nhăn nhó. “Sao hôm nay mình chậm hiểu thế này!”
 Mầu trắng của chất men trên mặt bàn đá nhợt nhạt như mầu ly cà phê bỏ sữa quá tay. Cái mầu trắng ấy nhếch mép cười với tôi, ngạo mạn. Hai chiếc ly đã vơi cà phê trơ trọi trên mặt bàn. Hai chiếc ly ấy cũng hùa theo. Cả những ngón tay cô bé gài vào nhau chặt chẽ trước mặt cũng lăng xăng như muốn phát biểu điều gì.
 Tôi gỡ vội những bối rối thoảng qua trên mặt, ngước nhìn cô bé với nụ cười mềm, “Ngã thì sao, mà không ngã thì sao?”

 “Cháu đang đặt câu hỏi mà!”
 “Mai mốt trả lời được không?”
 “Chắc chú cần thời gian để đếm?”
 Cả hai cùng phá ra cười. Cô bé cười cái cười của kẻ đang trên đà thắng cuộc, còn tôi; tôi đang thắng hay sắp thua không biết nữa, chỉ biết rằng lâu lắm mới lại có một người con gái làm tôi bối rối như thế này.
 Chợt cô ngưng cười, “Cũng chả sao chú nhỉ.”
 “Ừ,” tôi đưa đẩy. “Đâu phải dễ mà được ngã phải không?”

 “Ngã dễ mà chú.”
 “Nhưng ngã một cách có nghệ thuật lại là chuyện khác.”
 “Ngã có nghệ thuật là ngã có sắp đặt; ngã giả vờ rồi. Chú thấy không? Mình đang đi, chẳng may vấp cục đá hay trượt chân trên mảng tuyết đóng băng. Ạch một cái, đau ê người. Đấy mới là ngã thật.”
 
“Đó là tai nạn. Còn có những cú ngã không phải tai nạn. Và ngã có nghệ thuật là ngã đau điếng người nhưng không để lại dấu vết. Không bị bầm tím, không bị tàn phế, không bị handicapped...”

 “Ồ, dĩ nhiên rồi chú,” cô bé ngắt lời tôi, ngón tay gõ nhẹ xuống mặt bàn đá ấm. Rồi cô chồm tới trước. Mắt chớp, môi thì thầm, “Điều quan trọng nữa là có người ngã với mình.”
 “Đúng! Ngã một mình đau hơn ngã hai người.”

 Có trời đất chứng giám cho tâm địa ngay thẳng của tôi. Nhưng trời ơi, sao bỗng dưng tôi muốn rủ cô bé cùng ngã vô cùng. Ngã đàng hoàng, tử tế; ngã danh chính ngôn thuận. Mùa đông, những con đường ngập ngụa tuyết trắng. Giằng co, níu kéo, đuổi bắt nhau trong công viên hay trên lề đường lạnh giá. Gặp chỗ đóng băng, trượt chân ngã dúi vào lòng nhau. Ấm áp biết chừng nào.
 Tôi nhìn cô đăm đắm, lòng xao động khôn cùng và miệng thì ngậm đầy những câu muốn nói.
 “Vậy chừng nào chú cho cháu câu trả lời?”

 “Một tháng nữa đi.”
 “Lâu quá! Sao không là một tuần?”

 Tôi xuống giọng, cải lương như anh kép độc lên vọng cổ trước mặt cô đào thương mặn mà son phấn, “Một tháng có đủ thời gian để biết đâu lại có thêm vài lần ngã nhiệm mầu khác.”
 
Tiếng cười lại được dịp vang lên rộn ràng trong góc quán. Xế chiều, quán vắng, nhưng cô bé làm không gian linh động như khung cảnh buổi chợ sớm. Và thời gian đọng lại trên đôi môi mỏng mềm.

 “Thôi bây giờ mình đổi đề tài nhé.” Cô đề nghị.
 Tôi khoan khoái thở phào.

 Nhưng trước khi tôi kịp thơ thới vẽ vời trong trí tưởng một ý thơ, thì cô đã buông ra một câu hỏi gai góc, “Chú có ghen không?”

 “Ghen?”
 Cô gật đầu hai ba cái làm rũ xuống vầng trán một lọn tóc đen nâu.

 “Ai mà không ghen.”
 “Thường thì ai ghen nhiều hơn. Đàn ông hay đàn bà?”
 “Bằng nhau.” Vốn là người tôn thờ chân lý bình đẳng, tôi trả lời không suy nghĩ.

 “Cháu nghĩ đàn bà ghen nhiều hơn chứ.” Cô bé gợi ý một cách khéo léo.

 Cảm thấy mình đang bị dẫn vào một khoảnh vườn gai góc, tôi trả lời một cách liều lĩnh. “Có thể. Tuỳ mức độ và cách biểu lộ.”

 “Thế chú có thích đàn bà ghen không?”
 Tôi cười thay cho câu trả lời.
 Cô bé tiếp, “Không ghen cũng kỳ phải không chú?”
 “Đúng vậy!”
 “Mà ghen quá cũng kỳ nữa. Nhất là đàn ông mà ghen thì coi không được.”
 Vừa mới nâng ly cà phê lên, toan hớp một ngụm cho đỡ nhạt miệng, tôi bỏ ngay xuống bàn, ngơ ngác, “Sao vậy?”
“Đàn ông thì phải rộng lượng...” Cô bé điềm đạm giải thích.
 Thì ra vậy. Đàn ông thì phải bao dung; đàn ông phải cao cả; đàn ông phải có tâm hồn; đàn ông phải có công ăn việc làm; và quan trọng nhất là đàn ông thì không được ghen vặt.

 “Phải không chú?” Cô bé hỏi dồn.
 “Đồng ý.” Tôi trả lời với chút nghi ngại.
 “Vậy chú có ghen không?”

 Trái bom đã rớt ngay nắp hầm trú ẩn, nhưng tôi chỉ hoảng có một giây rồi gồng mình lên thật dũng cảm, “Sao không!”

 “Nhiều hay ít?”
 “Tùy...”

 “Chú khôn quá! Cụng ly cái đi!”
 Cô bé nâng ly cà phê của mình lên, đưa về phía tôi. Tôi cụng ly với cô, lòng rộn ràng như đứa bé đang mở dần những gói quà sinh nhật. Tiếng cạch khô và lạnh của hai chiếc tách chạm nhau, nghe khôi hài như một niềm vui đóng băng, vừa mới lấy ra từ một ngăn ướp lạnh của trí nhớ.

 “Lẽ ra mình phải uống rượu để mừng...” Giọng cô hăm hở.
 “Mừng gì?”

 Cô bé uống một ngụm cà phê. Rồi khẽ đặt chiếc ly sứ xuống bàn. Cà phê sữa để lại một vệt ướt trên đôi môi mỏng. Nụ cười lại nở ra, rạng rỡ cả một góc quán.
 “Mừng cháu gặp được một người mà nói chuyện không thấy buồn ngủ.”

 “Thật không?”
 “Thật chú à. Từ bé đến giờ, cháu chả gặp ai nói chuyện vui được như chú.”
 “Me too!” Tôi dùng tiếng Anh cho cái điều khó nói trở nên đơn giản.
 “Cháu chỉ được cái nói nhiều chứ đâu có được như chú.”
 “Không hẳn là như vậy.”
 “Chú cho điểm... nhân đạo.”
 “Ai dám!”

 Cô bé gõ móng tay xuống mặt bàn lạch cạch. “Cháu hỏi chú câu này nhá.” Cô thì thào, bằng cả những lời đăm đắm trong đáy mắt.

 Tôi loay hoay sửa lại thế ngồi cho thoải mái. Những câu hỏi gian nan; những câu hỏi không có nổi câu trả lời, làm sao tôi đáp được. Nhưng chả sao. Tôi hơn cô bé tới gần hai mươi năm kinh nghiệm sống. Không thấy cô gọi tôi bằng “chú” đó sao!

 “Được không, chú?”
 “Sao không?” Tôi ngồi thẳng người, ưỡn ngực ra trước như người lính khoe những miếng huy chương lấp lánh cài đầy ngực áo. “Miễn là đừng khó quá.”
 “Cháu tin là chú trả lời được.”
 “Cũng mong là như thế.”
 
Cô rụt hai vai lại, như con mèo sắp vươn vai. Đôi môi vạch một nét ngang trên khuôn mặt đang cố làm vẻ đăm chiêu nhưng vẫn không dấu được nét nghịch ngợm trẻ thơ. Rồi cô gục gặc cái đầu cho những sợi tóc rũ lòa xòa xuống vừng trán rộng. Những sợi tóc buông mành khép hờ đôi mắt một mí lim dim, như nét chấm phá trên bức tranh truyền thần của người họa sĩ Phù Tang.

Những sợi tóc óng vàng trong cái nắng phản chiếu từ cửa kính của những dinh thự cao chấp chới trong thành phố. Vài giây đăm chiêu, rồi cô đưa tay vuốt ngược mái tóc ra sau theo thói quen, và ngước lên nhìn tôi, bằng cái nhìn táy máy của đứa học trò hay thắc mắc.

 “Chú có tin là có tình yêu không?”

 “Tin chứ.” Tôi trả lời chắc như thể đang nắm bắt trong lòng bàn tay, một mối tình thơm mùi mực và giấy mới của những trang thư.

 “Làm sao biết được mối tình mình đang có là thật hay giả hở chú?”

 “Ơ... Giác quan thứ sáu... Con gái thông minh và nhạy cảm hơn con trai. Con gái dễ khám phá ra mối tình ai đó dành cho mình là thật hay giả.”

 “Nếu mình không có giác quan thứ sáu thì sao?”
 “Hên xui may rủi không biết chừng...” Tôi trả lời quấy quá để câu giờ.

 Cô bé tần ngần một chút rồi tiếp, “Cháu cũng chẳng biết mình có giác quan thứ sáu không nữa.”
 “Có chứ.”
 “Làm sao biết được hở chú?”

 Cô bé hỏi, hai mắt nhìn tôi đăm đắm. Trong khoảnh khắc, tôi mở rộng cõi lòng, ôm hình ảnh nhỏ bé ấy vào lòng. Trìu mến, chân thành và hạnh phúc như cánh diều no gió.

 “Cháu đang đặt câu hỏi đấy nhá.” Cô nhắc nhở bằng cái gật đầu thú vị. Những sợi tóc buông rèm trên đôi vai gầy cánh hạc.
 “Biết mà...”
 Cô cúi đầu ra phía trước, ngước mặt, ngóng câu trả lời, “Cách nào?”

 “Sự linh cảm.” Tôi tẩn mẩn xăm xoi trí nhớ, cố tìm một câu trả lời hợp lý. “Khi đối tượng làm điều gì đó mà mình cảm thấy... ơ như không được thực lòng cho lắm... Đó là dấu hiệu của giác quan thứ sáu. Nó giúp mình... đọc ra được sự chân thành trong những lời nói, trong từng cử chỉ của đối phương.”

 “Chú cho cháu test thử nhá.”
 “Cái gì?”
 “Chú cho cháu thử xem mình có giác quan thứ sáu không nhá.”
 Tôi luống cuống, “Cách nào?” Đầu óc vạch ra hình ảnh những ống chích có mũi kim nhọn, những ống nghiệm pha mầu xanh đỏ.
 “Thì chú nói điều gì đó, rồi cháu thử linh cảm xem thật hay giả ấy mà.”

 Câu hỏi nhảy nhót trên cánh môi mỏng mềm của người con gái. Gay go lắm đây. Tôi thầm nghĩ. Khi không lại trở thành vật thí nghiệm cho con bé lí lắc, thua mình tới gần (trời ạ!) hai chục tuổi. Thiệt tình! Lỡ thắng thì không sao. Mà thua thì còn gì là vinh dự của một người được cô bé gọi bằng chú với đầy sự kính trọng và quý mến.

 “Chú đồng ý nhá.”
 “Khoan đã nào...” Tôi cố trì hoãn cuộc trắc nghiệm tâm lý không có trong chương trình. “Bây giờ test cách nào?”
 “Chú nói một câu, cháu đoán xem chú nói thật hay nói chơi.”
 “Rồi sao nữa?”
 “Không được ăn gian.”
 “Đồng ý.”
 “Test xong trả công như thế nào?”
 “Tùy.”
 Câu trả lời của cô ngắn, gọn và đầy chất tự tin. Nhưng mà tùy... cái gì mới được chứ. Tùy thời tiết, tùy bố mẹ, tùy cháu, hay tùy chú. Có bao nhiêu thứ để tùy. Chờ cho những ý nghĩ lắng xuống trong đầu, tôi đặt thành câu hỏi và chờ câu trả lời minh bạch, “Tùy... cái gì?”

 “Tùy chú.” Nụ cười vạch ngang môi cô sau câu nói vắn tắt. Ừ thì tùy chú cũng được. Nhưng như vậy có nghĩa là tùy một mình chú thôi đấy nhé. Một là một, hai là hai. Quân tử nhất ngôn.

 “Nhớ không được ăn gian.” Cô nhắc và đưa ngón tay trỏ ra như một giao ước không lời.

 Tôi hân hoan móc tay với cô và sẵn sàng như người thí sinh chuẩn bị bước vào lớp dự kỳ thi tốt nghiệp.
 “Rồi, chú nói đi.”

 Tôi liếc nhìn khoảng trời vuông vắn rực nắng bên ngoài khung cửa sổ.
 “Hôm nay trời đẹp quá!”
 “Thật!”
 “Đúng rồi. Vậy là có giác quan thứ sáu thật rồi.”
 “Nữa đi chú. Chưa đủ để kết luận.”
 “Cà phê ở đây ngon ghê!”
 “Giả.”
 “Đúng luôn!”
 “Nữa đi chú.”
 “Hai câu đủ rồi.”
 “Nhận xét về cháu thử xem.”

 Có trời đất chứng giám là tôi không hề có ý định tán cô bé chút nào hết. Trời ạ! Nhưng sao giữa ô vuông hẹn hò của đất trời buổi sang mùa thế này, làm sao mà lòng khỏi đong đưa cho được.

 Tôi ngập ngừng, “Lâu lắm mới gặp một cô bé giống hệt cô gái trong nhạc Phạm Duy.”
 “Sao hở chú?”
 Tôi đưa đẩy, “Nhớ bài Tình Ca không?”
 “Câu gì hở chú?”
 “Và yêu cô gái bên nhà, miệng xinh ăn nói mặn mà, có duyền.”

 Cô ngập ngừng, mắt lấp lánh những tia nhìn hoan hỉ, “Câu này có hai phần mà chú.”
 “Ừ thì hai phần. Phần nào đúng? A hay B. Hay cả hai đều đúng?”

 Cái đầu lúc lắc. Một lọn tóc phủ xuống trán, như cố che đi cái ngượng ngùng. Rồi cô ngước lên, lắc đầu, “Không được. Câu này quá phức tạp. Tìm câu nào của riêng chú kìa. Cái đó ông Phạm Duy tưởng tượng thôi. Làm gì có ai được như vậy. Có những người miệng xinh mà nói ra thì cứ toàn  những dùi đục chấm mắm tôm, còn có người sứt môi mà nói năng ngọt ngào không chịu được. Câu khác đi chú. Câu của chú mới linh nghiệm.”
 “Làm như cầu cơ.”

 “Không. Cái này phải nghiêm túc mới chính xác. Nữa đi chú.”
 Lại nữa đi chú. Nữa đi chú. Tôi thương cái câu nữa đi chú biết chừng nào! Nữa thì nữa.

“Cái áo đầm của Như thật đẹp.”
 “Thật!”
 “Vậy đúng rồi.”
 “Tóc thả ngang lưng coi dễ thương.”
 “Thật!”
 “Đúng luôn.”
 
Trò chơi sẽ thành nhàm chán nếu cứ dằng dai đối thoại như thế này. Tôi thầm nghĩ, và như đứa bé sợ ma mà vẫn tò mò muốn biết có gì lạ trong tòa lâu đài huyền bí, tôi liều lĩnh bước một bước thật xa vào vùng cấm địa. Nhưng trong tiếng nước tôi, có những câu nói ra thấy ngượng miệng, nhất là trong cách xưng hô, thành ra tôi mượn tiếng của xứ sở tạm dung.

 “I think I love you.”

 “What?”

 Cô bé sựng lại mất vài giây. Như người bệnh tim lịm vào cơn đau trộn lẫn với cái say ngất ngây của liều thuốc giảm đau cực mạnh. Một thoáng thôi, rồi cô lấy lại cái hồn nhiên của một cô gái vừa mới qua tuổi dậy thì. “Chú chọc quê Như hoài!”

 Đó là lần đầu tiên cô bé nói chuyện xưng tên.
 “Trả lời đi chứ. Thật hay giả?”
 “Cháu...”
 “Hãy tin vào sự linh cảm của mình. Tiếng Anh gọi là gut feeling đấy.”

 Cả hai cùng lặng thinh. Rồi bỗng dưng cô đổi đề tài, “Thứ bẩy tuần trước cháu thấy chú ngoài chợ Farmers.”

 Tôi nghiêng đầu suy nghĩ. Thỉnh thoảng tôi ghé chợ nhưng không phải để mua thức ăn mà để nhìn thiên hạ ngược xuôi, và để nghe ông già người Đức chơi đàn tây ban cầm.
 “Chợ Farmers, rồi sao nữa?”

 Con mắt liếc ngọt, trước khi đôi môi mím lại, “Cháu thấy chú xách giỏ cho người ta.”
 Tôi ngơ ngác, “Người ta nào?”
 “Còn ai vào đây nữa. Cái chị đó kỳ cục quá đi!”
 “Ai vậy ta?”

 Cô nhìn ra ngoài khung kính, cánh môi trễ xuống, như đang giận hờn, “Có ba bọc mà để chú xách hết. Gì mà coi người ta như phu khuôn vác!”
 Tôi lặng thinh, mỉm cười nhìn Như. Cô hất cho mái tóc chảy qua một bên vai, nhìn lướt qua vai tôi, làm như đang đuổi theo một ý nghĩ nào đó. Rồi bỗng dưng nhìn thẳng vào mắt tôi.

 “Chú đừng nghĩ là cháu ghen. Không có đâu. Cháu chỉ thấy kỳ cục. Thôi về chú ơi. Chiều rồi đấy. Chừng nào gặp, nhớ cho cháu câu trả lời.”
 Tôi ngơ ngẩn, “Câu trả lời gì?”
 “Cái vụ ngã ấy mà.”
 “Ừ, à, nhớ rồi. Ngã.”
 Thấy tôi ngó vu vơ bên ngoài khung kính, cô bé ngạc nhiên, “Chú nhìn gì ngoài đó vậy?”
 “Nhìn trời.”
 Cô bé quay mặt nhìn khung trời chữ nhật, “Xanh biếc hả chú?”
 “Ừ, xanh như biển.”
 “Chú biết bài thơ Thuyền Và Biển không?”
 Tôi ngơ ngác lắc đầu.
 Cô bé nhún vai, “Chú dở. Làm thơ mà không biết biết bài thơ Thuyền Và Biển.”
 Thấy tôi mỉm cười, cô nghiêng đầu, “Hay là chú biết mà làm bộ không biết để nhạo cháu.”
 
Tôi gật gù không nói. Những ngày tôi mới lớn, đầu óc đựng đầy thơ văn tiền chiến. Chúng tôi theo Huy Cận đứng ngẩn trông vời áo tiểu thơ, kỳ kèo theo Nguyễn Bính nếu đừng có giậu mùng tơi thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng, thở than với gió Hàn Mặc Tử rằng người đi một nửa hồn tôi mất, một nửa hồn tôi bỗng dại khờ. Thời chiến tranh, chúng tôi say đắm Nguyên Sa áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc, thao thức với Đinh Hùng chưa tội lỗi đã thấy lòng hối hận, thở than cùng Vũ Hoàng Chương lũ chúng ta đầu thai lầm thế kỷ và Trần Dạ Từ lần đầu ta ghé môi hôn, trăm con ve nhỏ hết hồn kêu vang; đầu óc thời mới lớn còn chỗ nào cho thuyền, cho biển.
 
Thành ra tôi thật thà, “Không biết thật mà.”
 
Cô gái khoanh tay trên mặt bàn, thì thầm đọc, bằng môi hồng mịn ướt và ánh mắt long lanh. Trong thoáng chốc, tôi thành con thuyền bập bềnh trên sóng mắt người con gái. Tâm hồn củi mục bỗng dưng nặng trĩu mùi dân ca, mùi cải lương Hồ Quảng. Trong đời, ai mà không có lúc cải lương. Không tin hãy thử ngồi trước một người con gái mặn mà trên môi mắt, duyên dáng trong ngôn từ. Hãy bốn mắt đăm đắm nhìn nhau, hãy chăm chú nghe những câu thơ tình ai viết hộ. Hãy uống cho ngoan từng câu, từng chữ đọng trên cánh môi mềm, sẽ thấy lòng mình mê đắm. Vì tình yêu muôn thuở có bao giờ đứng yên. Giọng con gái ngọt ngào. Tay sẽ run và ngôn từ sẽ không còn suông sẻ. Như tôi đang bị một người con gái bỏ bùa bằng những câu thơ mà phút giây này bỗng dưng thành thần chú. Nếu phải cách xa em, anh chỉ còn bão tố. Lúc cô bé ngừng đọc, cánh môi trên còn hé mở, khoe mờ chiếc răng cửa xinh xắn.
 
“Xuân Quỳnh đó chú. Tụi bạn cháu ai cũng mê thơ Xuân Quỳnh. Ngoài chỗ cháu thơ thì có Thuyền Và Biển, văn thì có Sông Đông Êm Đềm.”
 
Tôi chưa có dịp đọc Sông Đông Êm Đềm, nhưng nghe cô bé ca ngợi hoài (bao nhiêu lần rồi!) tôi đâm ra không muốn đọc. Cô nhỏ làm như trên thế gian này chỉ có mỗi một cuốn Sông Đông Êm Đềm là đáng đọc.
 
Toan nói cho cô bé nghe ý nghĩ của mình, tôi lại lặng thinh ừ hử cho xong. Bởi buổi chiều quá rực rỡ ngoài kia ai dại gì trong này tranh luận những chuyện không cần thiết.
 
Cho đến lúc ấy vẫn không có chuyện gì xảy ra. Lần hẹn thứ bao nhiêu rồi tôi không nhớ rõ. Nhưng cũng như mọi lần, không có chuyện gì xảy ra giữa Như và tôi ngoài cái chuyện thang máy bị kẹt.
 
Uống cạn ly cà phê nguội, Như với tôi ra về, sánh vai nhau, như tình nhân, như vợ chồng. Chỉ còn thiếu dựa vai nhau, chỉ còn thiếu ôm nhau mà hôn mê mải như cặp tình nhân đứng ngoài hành lang, trước những bậc cầu thang xoắn ốc. Hai đứa ra về, như không có chuyện gì xảy ra, như chưa hề nói cho nhau nghe chuyện vấp ngã, u đầu, sứt trán, bầm tím châu thân, trầy da tróc vẩy. Cũng như thể chưa hề liều lĩnh nói cho nhau nghe cái câu tỏ tình quá ư là cổ điển I think I love you ai cũng có thể nói ra mà không cần bỏ công minh chứng cho điều mình nói.
 
Tôi nhường cho Như bước vào thang máy trước. Ngón tay thon vừa đặt lên cái nút có chữ P thì đèn trên trần thang máy tắt ngúm và chiếc quạt dấu trên trần cũng ngưng quay. Chúng tôi lọt hẳn vào vũng tối keo đặc, im ắng rợn người.

 “Thôi chết rồi chú ơi!” Như kêu lên thảng thốt.
 Tôi gồng mình đứng như thân cây khô héo trong bóng tối. Hai cánh tay thận trọng  ép sát thân mình.
 “Cúp điện rồi chú ơi!” Tiếng kêu than não lòng.
 “Đừng sợ, Như ơi.” Tôi trấn an, “Chắc cúp điện chút xíu thôi.”

 “Tối quá!” Tiếng Như rên rỉ. “Sao lại cúp điện giờ này không biết nữa! Mình ở tầng mấy vậy chú?”
 “Mười hai.”

 “Trời ơi, lỡ thang máy rơi xuống thì chú cháu mình chết hết.”
 Ừ thì cúp điện như thế cũng hay. Tôi cười thầm và cố mở lớn hai mắt tìm hình ảnh quen thuộc của người con gái, nhưng trong bóng đen đậm đặc, tôi chỉ thấy dội ngược từ trí tưởng mình, hình ảnh khuôn mặt trái xoan ca dao, con mắt một mí và cặp môi mỏng mịn màng những lời lý lắc.
 “Chú nói gì thế?”
 “Đâu có.”
 “Cháu nghe rõ ràng mà! Gì mà chết... chóc gì đó.”
 “Ừ, thì lỡ thang máy rớt xuống thì mình được chết chung. Thiếu gì người ước mơ như thế.”
 “Trời ơi!”
 
Tiếng kêu rên khe khẽ. Hơi thở thoảng mùi cà phê. Bàn tay mát lạnh nào đó bất chợt chạm vào má tôi. Mò mẫm qua cánh mũi, rồi tuột xuống miệng, bàn tay mềm ấy bịt hờ hai môi tôi.

 “Chú nói bậy quá à!”
 “Chứ không à. Điện cúp, thang máy tự động rơi xuống...” Tôi nói giữa những kẽ ngón tay.

 “Trời ơi, đừng nói nhảm nữa được không.”

 Mùi hương dịu dàng tỏa trong khoảng chữ nhật đáy ly cà phê đậm đặc. Mùi hương nào đó thật gần mà cũng thật xa quấn quyện lấy không gian đen thẫm. Hương của tóc; hương của thịt da. Gây gây, dịu dàng. Thân thể nào đó mềm mại chạm khẽ vào người tôi. Có có, không không. Như mép vải đan thưa, như tấm khăn voan gió lùa phất phơ chạm vào cành lá. Thời gian ngừng trôi. Hào quang rực rỡ trong vũng tối mê muội. Rồi thêm một bàn tay nữa gắn môi tôi lại.
 
Tôi tỉnh tỉnh, mê mê. Như tay bợm nhậu miền quê bước lên chiếc cầu khỉ chênh vênh.

 “Thật mà, không có điện, nó sẽ rơi xuống, mình sẽ phải chết chung. Không muốn cũng phải chịu...”

 “Trời ơi, chú đừng nói nữa.” Tiếng thở hổn hển lùa lên tóc, lên cổ tôi. “Như sợ quá. Đừng nói, Như thương. Như thương chú suốt đời.”

 Tôi quơ nhẹ hai tay trước mặt, cầm lấy cổ tay Như, thì thào, “Hứa nghe!”

 Nhưng cô gái chưa kịp nói gì thì đèn bật sáng. Quạt trần lại rì rào quay. Chúng tôi rời nhau ra. Cô gái xoay người bấm vội vào chữ P đỏ trên cái bảng chữ nhật có đầy con số.

 “Mình về thôi chú ơi.”
 Chiều hôm ấy đài truyền hình loan tin điện bị cúp vì hai con sóc đùa giỡn trên cành cây gần trạm biến điện ở ngoại ô thành phố. Một con hụt chân sao đó rớt ngay vào ổ điện cao thế.
 
Nhớ người con gái, tôi nhớ luôn cái lồng thang máy và mấy con sóc lanh chanh trên những nhánh cây rậm lá của bao nhiêu mùa màng lặng lẽ qua đi trong đời.
  
2
  
Có đến bẩy tám năm sau tôi mới gặp lại người thiếu phụ năm xưa. Cô cháu nhỏ. Con bé em lý lắc. Người tình học trò. Tất cả. Gầy gò, tiều tụy. Chiều mùa đông. Khăn quàng kín cổ. Áo lông xù như con gấu miền địa cực. Môi vẫn mỏng nhưng đã hằn thêm những vết nứt khô. Con mắt đeo nặng những quầng thâm.
 Chỉ có nụ cười là vẫn như thuở nào.
 “Đi đâu thế này?” Cô hỏi, không còn chú cháu như dạo nào.
 “Ghé sở thuế có chút việc. Như, phải không?”
 Tôi nheo mắt ngỡ ngàng nhìn vào khuôn mặt đã có thêm những đường gẫy sắc cạnh.
 “Còn ai vào đây nữa!”

 “Như đi đâu vậy? Trời ơi, tự dưng mất biệt. Có rảnh, mình ghé quán cà phê ngày xưa...” Tôi cuống quýt, hụt hơi như người đuổi theo lá thư tình bị gió cuốn đi.
 “Xong ngay!” Thiếu phụ vừa nói vừa đưa bàn tay đeo găng đen vuốt ngược mái tóc ra sau, cử chỉ quen quá trời là quen.

 Chúng tôi vào quán cà phê ngày trước, ngồi đúng chỗ ngồi của lần gặp cuối cùng. Nhưng suốt một tiếng đồng hồ, chỉ toàn những đối đáp không đầu đuôi về thời tiết, về mùa màng, về lụt lội ở Việt Nam, về cơn bão tuyết khốc liệt hôm nào dạt ngang thành phố. Bao nhiêu điều muốn nói bỗng dưng thành vô nghĩa. Suốt một tiếng đồng hồ, tôi làm như không thấy chiếc nhẫn vàng có những hạt kim cương lấp lánh trên cái ngón xương xẩu thứ tư của bàn tay thiếu phụ.

 Và cũng chả còn gì để kể cho nhau nghe.
 Lúc về, đứng với nhau trong lòng thang máy ấm cúng, tôi cũng không thầm mong cho có con sóc nào nhảy vào đường dây cao thế của trạm biến điện ở ngoại ô thành phố.
 Mãi đến khi Như nhắc đến chuyện xưa, lòng tôi mới phảng phất chút bùi ngùi.

 “Nhớ bữa hôm mình bị kẹt trong thang máy không?”
 “Sao không.”
 “Tới giờ Như vẫn tội nghiệp con sóc.”
 Tôi kéo cao cổ áo mùa đông, “Con bị điện giật hay con còn sống sót?”

 “Con còn sống sót mới đáng tội nghiệp. Mỗi lần nghĩ đến nó Như lại không cầm được nước mắt.”
 Vẫn xưng tên như ngày xưa. Ừ thì vẫn xưng tên. Như ngày xưa. Nhưng khoảng cách sao mịt mùng. Tôi rầu rĩ nhìn người thiếu phụ. Lòng cay đắng vô duyên. Ừ, cái người hứa thương người ta suốt đời rồi trốn đi biền biệt bẩy tám năm trời thì biết gì chuyện tang thương, khổ lụy mà khóc với cười chứ.
 
“Biết tại sao Như thương con sóc còn sống sót không?”
 Tôi khẽ lắc đầu, nhìn đăm đắm con mắt có đuôi đang loang loáng những giọt nước trong như ngọc.
 Giọng Như rạn vỡ, “Bởi vì nó cũng giống Như, khi không lại trở thành góa bụa.”
 Quá sững sờ, tôi không tìm ra được bất cứ một lời nào để xóa đi cái u ám của câu chuyện. Không còn như thuở nào, cả hai chúng tôi cùng rất cần ai đó cho điểm vớt; điểm nhân đạo cho những câu đối thoại rời rạc.

 Như không để tôi đưa về như dạo trước. Tôi đứng với nàng ở trạm xe buýt nghe gió gắt chém từng nhát buốt nhói lên da mặt. Cái lạnh len qua cổ áo, bò dần xuống sống lưng. Không còn gì để nói. Hai cái đầu mang những bó ý tưởng rất riêng, rất khác.

 Lúc bóng chiếc xe buýt nặng nề lấp ló cuối đường, Như quay qua tôi, cười. Trời ơi, nụ cười trẻ thơ. Nụ cười tôi bắt gặp ngày tôi mới bước vào tuổi trung niên và cô bé vừa mới dậy thì cách đó không lâu.
 
3
  
Năm tháng vẫn trôi. Như bây giờ ở phương trời nào tôi cũng chả buồn để ý. “Cái chị” tôi xách giùm ba bọc đồ trong chợ Farmers ngày nào cũng đã đi xa. Cuối cùng chỉ còn lại mình. Đời sống là như thế. Tôi chả bao giờ thắc mắc. Bây giờ mỗi lần nghĩ đến Như, tôi chỉ còn giữ lại được nụ cười thơ dại của lần gặp cuối.
 Ừ, còn câu nói hồn nhiên này nữa chứ.

 “Nhớ bữa hôm kẹt trong thang máy không? Như chưa kịp hứa gì hết thì đèn đã bật sáng. Đâu phải lỗi ở Như. Phải không. Đâu phải lỗi tại Như...”

 Không phải lỗi tại Như thì lỗi tại ai bây giờ?
Back to top
 

1) Không mua hàng Made in China&&2) Không du lịch hay travel bằng hàng không China&&3) Không giao dịch và mua bán với China
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: Truyện ngắn
Reply #40 - 21. Aug 2006 , 22:52
 
                LỔI TẠI TÔI

         Cái đêm tôi ở nhà em ,
         Điều răn thứ sáu lở quên mất rồi ,
         Khi không đèn tắt tối thui ,
         Chuá đi ngủ sớm , đất trời lăn quay ,
         lổi tại tôi ,,, Lổi tại tôi thôi ,
         Bẩm sinh chỉ biết đứng ngồi yêu em ,
         Lổi tại tôi hay lổi tại đêm,
         Gần rơm lưả cháy , biết đền ai đây ,
         Chung quy củng bởi vì yêu ,
         Quên trời quên đất , quên điều khuyên răn ,
         Quên ăn , quên ngủ quên rằng ,
         Mười răn tôi chấp , không đành quên em ,
         Tôi trèo non cao , tôi xuống vực sâu ,
         Tìm em tựa gả đui mù tìm kim ,
         Tôi đành vặt lá vứt sâu ,
         Trăm người dể kiếm,  Tìm em khó tìm ,
         Không sông thuyền lấy gì trôi ,
         Không em tôi củng đơn côi bực mình ,
         Không mưa cây củng làm thinh ,
         Không em tôi sẻ điêu linh dầy vò ,
         Được em tôi há gì lo ,
         Điều răn thứ sáu, mai nầy tôi xưng ,
         Được em đêm bổng tưng bừng ,
         Điều răn thứ sáu không chừng riêng tôi ,
         Lổi tại tôi , lổi tại tôi mọi đàng hoado;






                 
Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
LAM SON
Gold Member
*****
Offline


CHANG TRAI TRE VON DONG
HAO KIẺT ,XEP BUT NGHIEN

Posts: 574
Gender: male
Re: Những bức thư không được trả lời
Reply #41 - 21. Aug 2006 , 22:58
 

Xin thân gửi đến các bạn một trong những mẩu chuyện , mà mình đã nghỉ rằng đây là những chuyện ngắn hay nhất,


Những bức thư không được trả lời

Có một người đàn ông bị tai nạn giao thông. Vụ tai nạn quá khủng khiếp đã làm ông mất cả hai chân và cánh tay trái. Thậm chí bàn tay phải của ông cũng chỉ còn ngón cái và ngón trỏ. Nhưng ông vẫn còn sở hữu một trí não minh mẫn và một tâm hồn rộng mở.

Suốt những ngày nằm viện, ông rất cô đơn vì ông không còn người thân hay họ hàng. Không ai đến thăm. Không điện thoại, không thư từ. Ông như bị tách khỏi thế giới.

Rồi vượt qua thất vọng, ông nảy ra một ý định: Nếu ông đã mong nhận được một lá thư đến thế, và một lá thư có thể đem lại niềm vui đến thế thì tại sao ông lại không viết những lá thư để đem lại niềm vui cho người khác? Ông vẫn có thể viết bằng hai ngón tay của bàn tay phải dù rất khó khăn. Nhưng ông biết viết thư cho ai bây giờ? Có ai đang rất mong nhận được thư và ai có thể được động viên bởi những lá thư của ông? Ông nghĩ tới những tù nhân. Họ cũng cô đơn và cần sự giúp đỡ.

Đầu tiên, ông viết thư tới một tổ chức xã hội, đề nghị chuyển những lá thư của ông vào trong tù. Họ trả lời rằng những lá thư của ông sẽ không được trả lời đâu, vì theo điều luật của bang, tù nhân không được viết thư gửi ra ngoài. Nhưng ông vẫn quyết định thực hiện việc giao tiếp một chiều này.

Ông viết mỗi tuần hai lá thư. Việc này lấy của ông rất nhiều sức khỏe, nhưng ông đặt cả tâm hồn ông vào những lá thư, tất cả kinh nghiệm của cuộc sống, cả niềm tin và hy vọng. Rất nhiều lần ông muốn ngừng viết, vì không bao giờ ông biết những lá thư của ông có ích cho ai hay không. Nhưng vì việc viết thư đã thành thói quen nên ông vẫn tiếp tục viết.

Rồi đến một ngày kia ông, cuối cùng ông cũng nhận được một bức thư. Thư được viết bằng loại giấy nhà tù, do chính người quản giáo viết. Bức thư viết rất ngắn, chính xác là chỉ có vài dòng như sau:

"Xin ông hãy viết thư trên loại giấy tốt nhất ông có thể có được. Vì những lá thư của ông được chuyền từ phòng giam này sang phòng giam khác, từ tay tù nhân này sang tù nhân khác đến mức giấy đã bị rách cả. Xin cảm ơn ông."
Back to top
 

HẢY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ,
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Những bức thư không được trả lời
Reply #42 - 22. Aug 2006 , 02:15
 
Quote:
Xin thân gửi đến các bạn một trong những mẩu chuyện , mà mình đã nghỉ rằng đây là những chuyện ngắn hay nhất,


Những bức thư không được trả lời



Cám ơn anh LamSon đã đem về 1 câu chuyện rất hay.
Xin được tặng anh và các bạn 1 bài của Lê Hựu Hà

----------------------------------

...


Elvis Phương- Khánh Ly
Hãy Nhìn Xuống Chân



Hãy nhìn xuống chân biết bao nhiêu người khốn cùng
Sống đời tối tăm như loài giun
Hãy nhìn xuống chân biết bao nhiêu người ngã gục
Chết để chúng ta thêm lợi danh

Hãy nhìn xuống chân dế giun đang cười con người
Miếng mồi đỉnh chung ai giành nhau
Hãy nhìn xuống chân để thấy thua loài côn trùng
Suốt đời chẳng bon chen nhọc thân

Hãy nhìn xuống chân những gông xiềng từ muôn kiếp
Hãy nhìn xuống chân thấy ước mơ đang chết dần
Sao còn giết nhau mãi giết nhau không hối tiếc
Sao còn mãi mê mãi mê chia chác bạc tiền

Hãy nhìn xuống đây để thấy thương người thua mình
Vẫn gượng sống vui với niềm tin
Hãy nhìn xuống chân để lắng nghe nỗi bất bình
Muốn gào thét nhưng phải lặng thinh


Elvis Phương- Khánh Ly
Hãy Nhìn Xuống Chân


Back to top
 
 
IP Logged
 
Mien_Du_Dalat
Gold Member
*****
Offline


Xin Hãy Cho Nhau Nụ
Cười

Posts: 1994
Gender: female
Re: Những bức thư không được trả lời
Reply #43 - 22. Aug 2006 , 11:15
 
Quote:
Cám ơn anh LamSon đã đem về 1 câu chuyện rất hay.
Xin được tặng anh và các bạn 1 bài của Lê Hựu Hà

----------------------------------

...


Elvis Phương- Khánh Ly
Hãy Nhìn Xuống Chân



Hãy nhìn xuống chân biết bao nhiêu người khốn cùng
Sống đời tối tăm như loài giun
Hãy nhìn xuống chân biết bao nhiêu người ngã gục
Chết để chúng ta thêm lợi danh

Hãy nhìn xuống chân dế giun đang cười con người
Miếng mồi đỉnh chung ai giành nhau
Hãy nhìn xuống chân để thấy thua loài côn trùng
Suốt đời chẳng bon chen nhọc thân

Hãy nhìn xuống chân những gông xiềng từ muôn kiếp
Hãy nhìn xuống chân thấy ước mơ đang chết dần
Sao còn giết nhau mãi giết nhau không hối tiếc
Sao còn mãi mê mãi mê chia chác bạc tiền

Hãy nhìn xuống đây để thấy thương người thua mình
Vẫn gượng sống vui với niềm tin
Hãy nhìn xuống chân để lắng nghe nỗi bất bình
Muốn gào thét nhưng phải lặng thinh


Elvis Phương- Khánh Ly
Hãy Nhìn Xuống Chân



hôm nào mới đọc chữ MIÊN gì đó, nhưng MD hủng có thì giờ nói chiện, hôm nay chạy dzô tìm hủng biêt nằm ở trang nào nên thui mượn trang này chả nhời mí anh LS,

tên của MD là người Miên đen đủa xấu xí đi chu du thiên hạ mà còn thim chữ Lụ đạn đằng sau ( tên này DH dặt), nên anh đừng có nhằm tên của MT, còn tên Miên Thụy thì xinh đẹp, nên anh đừng có thấy Miên mờ tưởng giống nhau, thì tội cho cô nàng Miên Thụy xinh đẹp của tui,
MD còn có một cái nick ác liệt nữa là
MD = mắc dzịch Cheesy Cheesy Cheesy
Back to top
« Last Edit: 22. Aug 2006 , 11:17 by Mien_Du_Dalat »  

Ví đời như giấc ngủ trưa&&Cho nên nhân thế có thừa Miên Du (Dalat)
WWW  
IP Logged
 
Mien_Du_Dalat
Gold Member
*****
Offline


Xin Hãy Cho Nhau Nụ
Cười

Posts: 1994
Gender: female
Re: Truyện ngắn
Reply #44 - 30. Sep 2006 , 22:52
 
Anh PAD gởi bài này cho MD đọc, thấy hay chôm gởi lại cho bà con đọc chơi! Cry Cry Cry

Câu chuyện bát mì

Trong cuộc sống ngày nay, xin đừng quên rằng còn tồn tại lòng nhân ái. Đây là một câu chuyện có thật, chúng tôi gọi là "Câu chuyện bát mì". Chuyện xảy ra cách đây năm mươi năm vào ngày 31/12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản.


o O o


Đêm giao thừa, ăn mì sợi đón năm mới là phong tục tập quán của người Nhật, cho đến ngày đó công việc làm ăn của quán mì rất phát đạt. Ngày thường, đến chạng vạng tối trên đường phố hãy còn tấp nập ồn ào nhưng vào ngày này mọi người đều lo về nhà sớm hơn một chút để kịp đón năm mới. Vì vậy đường phố trong phút chốc đã trở nên vắng vẻ.

Ông chủ Bắc Hải Đình là một người thật thà chất phát, còn bà chủ là một người nhiệt tình, tiếp đãi khách như người thân. Đêm giao thừa, khi bà chủ định đóng cửa thì cánh cửa bị mở ra nhè nhẹ, một người phụ nữ trung niên dẫn theo hai bé trai bước vào. Đứa nhỏ khoảng sáu tuổi, đứa lớn khoảng 10 tuổi. Hai đứa mặc đồ thể thao giống nhau, còn người phụ nữ mặc cái áo khoác ngoài lỗi thời.

- Xin mời ngồi!

Nghe bà chủ mời, người phụ nữ rụt rè nói:

- Có thể... cho tôi một... bát mì được không?

Phía sau người phụ nữ, hai đứa bé đang nhìn chăm chú.

- Đương nhiên... đương nhiên là được, mời ngồi vào đây.

Bà chủ dắt họ vào bàn số hai, sau đó quay vào bếp gọi to:

- Cho một bát mì.

Ba mẹ con ngồi ăn chung một bát mì trông rất ngon lành, họ vừa ăn vừa trò chuyện khe khẽ với nhau. "Ngon quá" - thằng anh nói.

- Mẹ, mẹ ăn thử đi - thằng em vừa nói vừa gắp mì đưa vào miệng mẹ.

Sau khi ăn xong, người phụ nữ trả một trăm năm mươi đồng. Ba mẹ con cùng khen: "Thật là ngon! Cám ơn!" rồi cúi chào và bước ra khỏi quán.

- Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ - ông bà chủ cùng nói.

Công việc hàng ngày bận rộn, thế mà đã trôi qua một năm. Lại đến ngày 31/12, ngày chuẩn bị đón năm mới. Công việc của Bắc Hải Đình vẫn phát đạt. So với năm ngoái, năm nay có vẻ bận rộn hơn. Hơn mười giờ, bà chủ toan đóng cửa thì cánh cửa lại bị mở ra nhè nhẹ. Bước vào tiệm là một người phụ nữ dẫn theo hai đứa trẻ. Bà chủ nhìn thấy cái áo khoác lỗi thời liền nhớ lại vị khách hàng cuối cùng năm ngoái.

- Có thể... cho tôi một... bát mì được không?

- Đương nhiên... đương nhiên, mời ngồi!

Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai như năm ngoái, vừa nói vọng vào bếp:

- Cho một bát mì.

Ông chủ nghe xong liền nhanh tay cho thêm củi vào bếp trả lời:

- Vâng, một bát mì!

Bà chủ vào trong nói nhỏ với chồng:

- Này ông, mình nấu cho họ ba bát mì được không?

- Không được đâu, nếu mình làm thế chắc họ sẽ không vừa ý.

Ông chủ trả lời thế nhưng lại bỏ nhiều mì vào nồi nước lèo, ông ta cười cười nhìn vợ và thầm nghĩ: "Trông bà bề ngoài khô khan nhưng lòng dạ cũng không đến nỗi nào!"

Ông làm một tô mì to thơm phức đưa cho bà vợ bưng ra. Ba mẹ con ngồi quanh bát mì vừa ăn vừa thảo luận. Những lời nói của họ đều lọt vào tai hai vợ chồng ông chủ quán.

- Thơm quá!

- Năm nay vẫn được đến Bắc Hải Đình ăn mì thật là may mắn quá!

- Sang năm nếu được đến đây nữa thì tốt biết mấy!

Ăn xong, trả một trăm năm mươi đồng, ba mẹ con ra khỏi tiệm Bắc Hải Đình.

- Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ!

Nhìn theo bóng dáng ba mẹ con, hai vợ chồng chủ quán thảo luận với nhau một lúc lâu.

Đến ngày 31/12 lần thứ ba, công việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn rất tốt, vợ chồng ông chủ quán bận rộn đến nỗi không có thời gian nói chuyện. Đến 9g30 tối, cả hai người đều cảm thấy trong lòng có một cảm giác gì đó khó tả. Đến 10 giờ, nhân viên trong tiệm đều đã nhận bao lì xì và ra về. Ông chủ vội vã tháo các tấm bảng trên tường ghi giá tiền của năm nay là “200đ/bát mì” và thay vào đó giá của năm ngoái “150đ/bát mì”. Trên bàn số hai, ba mươi phút trước bà chủ đã đặt một tờ giấy "Đã đặt chỗ". Đúng 10g30, ba mẹ con xuất hiện, hình như họ cố chờ khách ra về hết rồi mới đến. Đứa con trai lớn mặc bộ quần áo đồng phục cấp hai, đứa em mặc bộ quần áo của anh, nó hơi rộng một chút, cả hai đứa đều đã lớn rất nhiều.

- Mời vào! Mời vào! - bà chủ nhiệt tình chào đón.

Nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của bà chủ, người mẹ chậm rãi nói:

- Làm ơn nấu cho chúng tôi... hai bát mì được không?

- Được chứ, mời ngồi bên này!

Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai, nhanh tay cất tờ giấy "Đã đặt chỗ" đi, sau đó quay vào trong la to: "Hai bát mì".

- Vâng, hai bát mì. Có ngay.

Ông chủ vừa nói vừa bỏ ba phần mì vào nồi.

Ba mẹ con vừa ăn vừa trò chuyện, dáng vẻ rất phấn khởi. Đứng sau bếp, vợ chồng ông chủ cũng cảm nhận được sự vui mừng của ba mẹ con, trong lòng họ cũng cảm thấy vui lây.

- Tiểu Thuần và anh lớn này, hôm nay mẹ muốn cảm ơn các con!

- Cảm ơn chúng con? Tại sao ạ?

- Chuyện là thế này: vụ tai nạn xe hơi của bố các con đã làm cho tám người bị thương, công ty bảo hiểm chỉ bồi thường một phần, phần còn lại chúng ta phải chịu, vì vậy mấy năm nay mỗi tháng chúng ta đều phải nộp năm mươi ngàn đồng.

- Chuyện đó thì chúng con biết rồi - đứa con lớn trả lời.

Bà chủ đứng bên trong không dám động đậy để lắng nghe.

- Lẽ ra phải đến tháng ba năm sau chúng ta mới nộp hết nhưng năm nay mẹ đã nộp xong cả rồi!

- Hả, mẹ nói thật đấy chứ?

- Ừ, mẹ nói thật. Bởi vì anh lớn nhận trách nhiệm đi đưa báo, còn Tiểu Thuần giúp mẹ đi chợ nấu cơm làm mẹ có thể yên tâm làm việc, công ty đã phát cho mẹ một tháng lương đặc biệt, vì vậy số tiền chúng ta còn thiếu mẹ đã nộp hết rồi.

- Mẹ ơi! Anh ơi! Thật là tốt quá, nhưng sau này mẹ cứ để con tiếp tục nấu cơm nhé.

- Con cũng tiếp tục đi đưa báo. Tiểu Thuần chúng ta phải cố gắng lên!

- Mẹ cám ơn hai anh em con nhiều!

- Tiểu Thuần và con có một bí mật chưa nói cho mẹ biết. Đó là vào một ngày chủ nhật của tháng mười một, trường của Tiểu Thuần gửi thư mời phụ huynh đến dự một tiết học. Thầy giáo của Tiểu Thuần còn gửi một bức thư đặc biệt cho biết bài văn của Tiểu Thuần đã được chọn làm đại diện cho Bắc Hải đảo đi dự thi văn toàn quốc. Con nghe bạn của Tiểu Thuần nói mới biết nên hôm đó con đã thay mẹ đến dự.

- Có thật thế không? Sau đó ra sao?

- Thầy giáo ra đề bài: “Chí hướng và nguyện vọng của em là gì?” Tiểu Thuần đã lấy đề tài bát mì để viết và được đọc trước tập thể nữa chứ. Bài văn được viết như sau: "Ba bị tai nạn xe mất đi để lại nhiều gánh nặng. Để gánh vác trách nhiệm này, mẹ phải thức khuya dậy sớm để làm việc". Đến cả việc hàng ngày con phải đi đưa báo, em cũng viết vào bài nữa. Lại còn: "Vào tối 31/12, ba mẹ con cùng ăn một bát mì rất ngon. Ba người chỉ gọi một tô mì, nhưng hai vợ chồng bác chủ tiệm vẫn cám ơn và còn chúc chúng tôi năm mới vui vẻ nữa. Lời chúc đó đã giúp chúng tôi có dũng khí để sống, khiến cho gánh nặng của ba để lại nhẹ nhàng hơn".
Vì vậy Tiểu Thuần viết rằng nguyện vọng của nó là sau này mở một tiệm mì, trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất ở Nhật Bản, cũng sẽ nói với khách hàng của mình những câu như: "Cố gắng lên! Chúc hạnh phúc! Cám ơn!"

Đứng sau bếp, hai vợ chồng chủ quán lặng người lắng nghe ba mẹ con nói chuyện mà nước mắt lăn dài.

- Bài văn đọc xong, thầy giáo nói: anh của Tiểu Thuần hôm nay thay mẹ đến dự, mời em lên phát biểu vài lời.

- Thật thế à? Thế lúc đó con nói sao?

- Bởi vì quá bất ngờ nên lúc đầu con không biết phải nói gì cả, con nói: "Cám ơn sự quan tâm và thương yêu của thầy cô đối với Tiểu Thuần. Hàng ngày em con phải đi chợ nấu cơm nên mỗi khi tham gian hoạt động đoàn thể gì đó nó đều phải vội vả về nhà, điều này gây không ít phiền toái cho mọi người. Vừa rồi khi em con đọc bài văn thì trong lòng con cảm thấy sự xấu hổ nhưng đó là sự xấu hổ chân chính. Mấy năm nay mẹ chỉ gọi một bát mì, đó là cả một sự dũng cảm. Anh em chúng con không bao giờ quên được... Anh em con tự hứa sẽ cố gắng hơn nữa, quan tâm chăm sóc mẹ nhiều hơn. Cuối cùng con nhờ các thầy cô quan tâm giúp đỡ cho em con."

Ba mẹ con nắm tay nhau, vỗ vai động viên nhau, vui vẻ cùng nhau ăn hết tô mì đón năm mới rồi trả 300 đồng, nói câu cám ơn vợ chồng chủ quán, cúi chào và ra về. Nhìn theo ba mẹ con, vợ chồng ông chủ quán nói với theo:

- Cám ơn! Chúc mừng năm mới!

Lại một năm nữa trôi qua.

Bắc Hải Đình vào lúc 9g tối, bàn số hai được đặt một tấm giấy "Đã đặt chỗ" nhưng ba mẹ con vẫn không thấy xuất hiện.

Năm thứ hai rồi thứ ba, bàn số hai vẫn không có người ngồi. Ba mẹ con vẫn không thấy trở lại. Việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn như mọi năm, toàn bộ đồ đạc trong tiệm được thay đổi, bàn ghế được thay mới nhưng bàn số hai thì được giữ lại y như cũ.

"Việc này có ý nghĩa như thế nào?" Nhiều người khách cảm thấy ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh này nên đã hỏi. Ông bà chủ liền kể lại câu chuyện bát mì cho mọi người nghe. Cái bàn cũ kia được đặt ngay chính giữa, đó cũng là một sự hy vọng một ngày nào đó ba vị khách kia sẽ quay trở lại, cái bàn này sẽ dùng để tiếp đón họ. Bàn số hai "cũ" trở thành "cái bàn hạnh phúc", mọi người đều muốn thử ngồi vào cái bàn này.

Rồi rất nhiều lần 31/12 đã đi qua.

Lại một ngày 31/12 đến. Các chủ tiệm lân cận Bắc Hải Đình sau khi đóng cửa đều dắt người nhà đến Bắc Hải Đình ăn mì. Họ vừa ăn vừa chờ tiếng chuông giao thừa vang lên. Sau đó, mọi người đi bái thần, đây là thói quen năm, sáu năm nay. Hơn 9g30 tối, trước tiên vợ chồng ông chủ tiệm cá đem đến một chậu cá còn sống. Tiếp đó, những người khác đem đến nào là rượu, thức ăn, chẳng mấy chốc đã có khoảng ba, bốn chục người. Mọi người rất vui vẻ.
Ai cũng biết lai lịch của bàn số hai. Không ai nói ra nhưng thâm tâm họ đang mong chờ giây phút đón mừng năm mới. Người thì ăn mì, người thì uống rượu, người bận rộn chuẩn bị thức ăn… Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện, từ chuyện trên trời dưới đất đến chuyện nhà bên có thêm một chú nhóc nữa. Chuyện gì cũng tạo thành một chuỗi câu chuyện vui vẻ. Ở đây ai cũng coi nhau như người nhà.

Đến 10g30, cửa tiệm bỗng nhiên mở ra nhè nhẹ, mọi người trong tiệm liền im bặt và nhìn ra cửa. Hai thanh niên mặc veston, tay cầm áo khoác bước vào, mọi người trong quán thở phào và không khí ồn ào náo nhiệt trở lại. Bà chủ định ra nói lời xin lỗi khách vì quán đã hết chỗ thì đúng lúc đó một người phụ nữ ăn mặc hợp thời trang bước vào, đứng giữa hai thanh niên.

Mọi người trong tiệm dường như nín thở khi nghe người phụ nữ ấy nói chầm chậm:

- Làm ơn... làm ơn cho chúng tôi ba bát mì được không?

Gương mặt bà chủ chợt biến sắc. Đã mười mấy năm rồi, hình ảnh bà mẹ trẻ cùng hai đứa con trai chợt hiện về và bây giờ họ đang đứng trước mặt bà đây. Đứng sau bếp, ông chủ như mụ người đi, giơ tay chỉ vào ba người khách, lắp lắp nói:

- Các vị... các vị là...

Một trong hai thanh niên tiếp lời:

- Vâng! Vào ngày cuối năm của mười bốn năm trước đây, ba mẹ con cháu đã gọi một bát mì, nhận được sự khích lệ của bát mì đó, ba mẹ con cháu như có thêm nghị lực để sống. Sau đó, ba mẹ con cháu đã chuyển đến sống ở nhà ông bà ngoại ở Tư Hạ. Năm nay cháu thi đỗ vào trường y, hiện đang thực tập tại khoa nhi của bệnh viện Kinh Đô. Tháng tư năm sau cháu sẽ đến phục vụ tại bệnh viện tổng hợp của Trát Hoảng. Hôm nay, chúng cháu trước là đến chào hỏi bệnh viện, thuận đường ghé thăm mộ của ba chúng cháu. Còn em cháu mơ ước trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất Nhật Bản không thành, hiện đang là nhân viên của Ngân hàng Kinh Đô. Cuối cùng, ý định nung nấy từ bao lâu nay của chúng cháu là hôm nay, ba mẹ con cháu muốn đến chào hỏi hai bác và ăn mì ở Bắc Hải Đình này.

Ông bà chủ quán vừa nghe vừa gật đầu mà nước mắt ướt đẫm mặt. Ông chủ tiệm rau ngồi gần cửa ra vào đang ăn đầy miệng mì, vội vả nhả ra, đứng dậy nói:

- Này, ông bà chủ, sao lại thế này? Không phải là ông bà đã chuẩn bị cả mười năm nay để có ngày gặp mặt này đó sao? Mau tiếp khách đi chứ. Mau lên!

Bà chủ như bừng tỉnh giấc, đập vào vai ông hàng rau, cười nói:

- Ồ phải... Xin mời! Xin mời! Nào bàn số hai cho ba bát mì.

Ông chủ vội vàng lau nước mắt trả lời:

- Có ngay. Ba bát mì.


o O o


Thật ra cái mà ông bà chủ tiệm bỏ ra không có gì nhiều lắm, chỉ là vài vắt mì, vài câu nói chân thành mang tính khích lệ, động viên chúc mừng. Với xã hội năng động ngày nay, con người dường như có một chút gì đó lạnh lùng, nhẫn tâm. Nhưng từ câu chuyện này, tôi đi đến kết luận rằng: chúng ta không nên chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xung quanh, chỉ cần bạn có một chút quan tâm dành cho người khác thì bạn có thể đem đến niềm hạnh phúc cho họ rồi. Chúng ta không nên nhỏ nhoi ích kỷ bởi tôi tin trong mỗi chúng ta đều ẩn chứa một tấm lòng nhân ái. Hãy mở kho tàng ấy ra và thắp sáng nó lên dù chỉ là một chút ánh sáng yếu ớt, nhưng trong đêm đông giá rét thì nó có thể mang lại sự ấm áp cho mọi người.

Câu chuyện này xuất hiện làm xúc động không ít độc giả Nhật Bản. Có người nhận xét rằng: "Đọc xong câu chuyện này không ai không rơi nước mắt". Đây chỉ là lời nhận xét mang tính phóng đại một chút nhưng nó không phải là không thực tế. Quả thật, nhiều người đọc xong câu chuyện đã phải rơi lệ, chính sự quan tâm chân thành và lòng nhân hậu trong câu chuyện đã làm cho họ phải xúc động.


Pha.m Anh Du~ng
http://www.saigonline.com/phamanhdung/CD/CDMain.php
Back to top
 

Ví đời như giấc ngủ trưa&&Cho nên nhân thế có thừa Miên Du (Dalat)
WWW  
IP Logged
 
Pages: 1 2 3 4 5 ... 11
Send Topic In ra