Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Truyện ngắn  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 4 5 6 7 8 ... 11
Send Topic In ra
Truyện ngắn (Read 28293 times)
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Truyện ngắn
Reply #75 - 02. Jan 2008 , 19:33
 
phuonghue wrote on 02. Jan 2008 , 11:25:
Em cũng rất thích truyện của NN Tư. Đọc truyện của cô ta lúc nào cũng làm em nước mắt chảy ròng ròng. Lối văn của NNT lúc nào cũng thật là bén nhọn và làm mình nhức nhối. Cô ta không sợ nói lên sự thật đâu , và cũng nhờ được nhiều người VN hải ngoại biết và đến thăm cũng như viết nhiều bài ca ngợi nên cô ta mới được yên thân đó chị Mỹ à.


Em dùng chữ thật diễn tả đúng :" bén nhọn và nhức nhối ". Wink
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Truyện ngắn
Reply #76 - 03. Jan 2008 , 00:33
 
Quote:
Sư huynh à,

Sư huynh nói đã " tự ý sửa 1 chữ", sao sư huynh không đố nó là chữ gì để đầu năm My bói 1 quẻ ( sẽ phải trúng  Cool ) rồi để cho anh Cối Chày lo phần kiếm giải thưởng   Cheesy  Grin

Chị Mỹ ơi
Chử nầy dễ lắm, đố ra sợ cháy túi  ..anh ĐS hihihi
Tôi bị dị úng với chử Trung Quốc, phải gọi họ là Trung Cộng mới chính xác.

Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Truyện ngắn
Reply #77 - 03. Jan 2008 , 20:24
 
Quote:
Chị Mỹ ơi
Chử nầy dễ lắm, đố ra sợ cháy túi  ..anh ĐS hihihi
Tôi bị dị úng với chử Trung Quốc, phải gọi họ là Trung Cộng mới chính xác.



Sư huynh này thiệt tình  Cheesy Anh Đại San có túi đâu mà cháy, chuyên nghề bán cái đốt túi người khác thui   Cheesy Grin
Back to top
 
 
IP Logged
 
CoiChay
Gold Member
*****
Offline


Cối Chày of the Year
2006-2009

Posts: 2263
Re: Truyện ngắn
Reply #78 - 04. Jan 2008 , 02:15
 
Quote:
Sư huynh này thiệt tình  Cheesy Anh Đại San có túi đâu mà cháy, chuyên nghề bán cái đốt túi người khác thui   Cheesy Grin


Chị Mỹ anh PD đừng lo.  Túi thì không có nhưng tôi sẽ ghi sổ để mai mốt trả !   Cheesy

Thân mến,
CC

PS.
Thường thì trả bằng "account" của anh DQ nên các anh chị cứ tự nhiên !  Grin Grin Grin

Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Truyện ngắn
Reply #79 - 04. Jan 2008 , 18:42
 
CoiChay wrote on 04. Jan 2008 , 02:15:
Chị Mỹ anh PD đừng lo.  Túi thì không có nhưng tôi sẽ ghi sổ để mai mốt trả !   Cheesy

Thân mến,
CC

PS.
Thường thì trả bằng "account" của anh DQ nên các anh chị cứ tự nhiên !  Grin Grin Grin



huh, đầu năm đã mai kia mốt nọ rồi  Roll Eyes Cheesy
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Truyện ngắn
Reply #80 - 09. Jan 2008 , 15:34
 
THƯ GỞI THẦY PHƯƠNG XA
VIÊN TÀI

Kính bạch Thầy,
Thường thì sau mỗi lần chuyện trò với Thầy, lòng con luôn cảm thấy an lạc, thanh thản vô cùng. Không an lạc sao được khi mà lần nào nói chuyện với Thầy, Thầy cũng luôn luôn từ bi nhắc nhở và chỉ dẫn những khuyết điểm, lỗi lầm của con, những mong con luôn tinh tấn trên bước đường tu học. Có đôi  lúc, khi Thầy vừa mới chỉ dạy xong, con lại quên trước quên sau, làm nhọc Thầy cứ phải mãi mãi lo dạy dỗ, nhắc nhở.  Những lúc ấy, con thấy mình quá ư là dốt đột… Nhưng hôm nay cái cảm giác an lạc thường nhật ấy không còn nữa, Thầy ạ!  Thay thế vào đó là một nỗi xót xa vô bờ và cũng thật mơ hồ mà ngay chính con, con cũng không nhận rõ được, sau khi được Thầy diễn tả cho con biết những khổ cực của người dân ở các tỉnh miền Trung đang phải gánh lấy, sau những cơn hoành hành của từng cơn, rồi lại từng cơn lũ lụt tới tấp phủ trắng cả những cánh đồng lúa vốn tự nó đã không được phì nhiêu vì những cơn hạn hán.
Thưa Thầy! Đã có một nỗi đau buồn thật quá đỗi chua xót trở về, òa chập và bủa vây tâm tưởng con, cho con tưởng chừng như mình đã không còn một lối thoát, khi con được xem những tấm hình Thầy đã chụp được khi Thầy đi cứu trợ ở Thanh Hóa. Thanh Hóa, tên gọi của một địa danh, chỉ có ở trong trí nhớ thật nhỏ nhoi của con qua những câu chuyện mà Mợ con thường đem ra tâm sự với con, mỗi khi người nhớ về một dĩ vãng tuy rất xa xưa nhưng cũng rất êm đềm của Cậu và Mợ. Ở nơi đó, tại hai ngôi làng vô cùng bé nhỏ và nghèo nàn, tên gọi là Đông Vệ và Cự Đà, nơi mà hai đấng sinh thành yêu qúy của con đã sinh ra và lớn lên.
Thưa Thầy, đó cũng là nơi mà cô Phật tử dốt đột của Thầy đã được ra đời và lớn lên trong một khoảng thời gian rất ngắn ngủi, (bởi sau đó nhỏ dốt đột này đã theo Cậu Mợ vào Nam) không đủ để để lại đôi chút kỷ niệm trong trí óc bé thơ của nhỏ.



Bạch Thầy! Đã có một bài hát thật hay, thật buồn nhưng cũng diễn tả được một phần nào sự nghèo khổ thiếu thốn của người dân miền Trung, vốn tự xưa nay đã tả tơi, giờ lại  trắng tay  trước sự tàn phá của những cơn bão tiếp nhau đổ xuống làng quê tiêu điều xác xơ ấy:
“Quê  hương  em  nghèo  lắm ai ơi
Mùa Đông  thiếu áo, hè thời thiếu ăn
Trời rằng, trời hành cơn lụt mỗi năm, à ơi
Khiến đau thương thêm tràn ngập Thuận An
Để lan biển khơi, ơ hò, ơ hò…”
Đó… quê nội, ngoại con nghèo lắm, Thầy ơi! Quê cha con đó, với những mái tranh chênh vênh siêu vẹo ngày nào tuy thật tả tơi chỉ đủ để chở nắng che mưa, nhưng lúc nào cũng đong đầy tình cảm thương yêu chân thật… Quê con nơi những người dân quê nghèo chất phác, giờ đây đang bị vùi sâu dưới cơn cuồng nộ của đất trời.  Lưa thưa đâu đó một vài mái ngói ẩn hiện trong vùng biển nước trắng xóa, bao trùm cả làng quê.  Người dân quê mùa đơn sơ, mộc mạc đã khô cằn những giọt nước mắt, nay có còn giọt lệ nào để khóc cho những điêu linh mà họ đang phải gánh gồng không, thưa Thầy!   
Con rời xa quê cha xứ mẹ đã hơn ba mươi năm, và đã có một lần nào cho con chịu dừng bước chân lãng tử quay về thăm lại quê hương miền Trung, thăm lại Cô, Dì, Chú, Bác, cùng những thân tình mà con chỉ nghe kể lại, chứ chưa hề một lần biết mặt. Con ước gì được một lần nào trở về thăm lại những cánh đồng lúa khô cằn, một lần nào trở về thăm viếng mồ mả Ông Bà tổ tiên.  Cho con một lần nào được bước những bước chân thênh thang trên con đường làng quanh co đầy bụi bặm và thầm hãnh diện với chính mình rằng “Ừ nhỉ, cuối cùng rồi thì mình cũng đã trở về”.  Chính vì thế mà hôm nay, khi được nhìn những hình ảnh thân yêu ấy, lòng con không sao khỏi bùi ngùi đau đớn.   Thương cho những người dân quê mùa mộc mạc, quanh năm suốt tháng oằn mình đón nhận thiên tai trút xuống như những nghiệt ngã đời đời….
Có còn ngôn từ nào có thể diễn tả cho hết nỗi lòng thương nhớ đến xót xa của con về một nơi chốn mà con đã ra đi bất ngờ hơn ba mươi mấy năm về trước... Trước những thiên tai phẫn nộ của đất trời, trước những cơn cuồng lũ tiếp tiếp, làm cho người dân xứ Thanh vốn đã nghèo nàn  rách nát nay lại càng xác xơ tơi tả… Con chỉ biết chắp tay nguyện cầu   cho người dân xứ Thanh được một lần thôi hết những đau thương khắc nghiệt...
Bao giờ xứ Thanh quê con thôi hết điêu linh? Bao giờ người dân miền Trung thôi hết điêu tàn? Chiều nay, ở phương trời xa xăm này … con chỉ biết thắp nén hương lòng nguyện cầu cho quê hương xứ Việt “gió thuận mưa hoà – an cư lạc nghiệp mọi nhà – hưng thạnh thái bình đất Việt”!
Xin gởi về quê hương… một tấm lòng!
Kính nguyện Thầy mãi được an lạc và tự tại!

Phật Tử Viên Tài
Back to top
 
 
IP Logged
 
BichDinh
Gold Member
*****
Offline


Tiên học lễ, hậu
học văn.

Posts: 1693
Gender: female
Re: Truyện ngắn
Reply #81 - 10. Jan 2008 , 09:37
 
Tuyet Lan wrote on 09. Jan 2008 , 15:34:
THƯ GỞI THẦY PHƯƠNG XA
VIÊN TÀI

Kính bạch Thầy,
Thường thì sau mỗi lần chuyện trò với Thầy, lòng con luôn cảm thấy an lạc, thanh thản vô cùng. Không an lạc sao được khi mà lần nào nói chuyện với Thầy, Thầy cũng luôn luôn từ bi nhắc nhở và chỉ dẫn những khuyết điểm, lỗi lầm của con, những mong con luôn tinh tấn trên bước đường tu học. Có đôi  lúc, khi Thầy vừa mới chỉ dạy xong, con lại quên trước quên sau, làm nhọc Thầy cứ phải mãi mãi lo dạy dỗ, nhắc nhở.  Những lúc ấy, con thấy mình quá ư là dốt đột… Nhưng hôm nay cái cảm giác an lạc thường nhật ấy không còn nữa, Thầy ạ!  Thay thế vào đó là một nỗi xót xa vô bờ và cũng thật mơ hồ mà ngay chính con, con cũng không nhận rõ được, sau khi được Thầy diễn tả cho con biết những khổ cực của người dân ở các tỉnh miền Trung đang phải gánh lấy, sau những cơn hoành hành của từng cơn, rồi lại từng cơn lũ lụt tới tấp phủ trắng cả những cánh đồng lúa vốn tự nó đã không được phì nhiêu vì những cơn hạn hán.
Thưa Thầy! Đã có một nỗi đau buồn thật quá đỗi chua xót trở về, òa chập và bủa vây tâm tưởng con, cho con tưởng chừng như mình đã không còn một lối thoát, khi con được xem những tấm hình Thầy đã chụp được khi Thầy đi cứu trợ ở Thanh Hóa. Thanh Hóa, tên gọi của một địa danh, chỉ có ở trong trí nhớ thật nhỏ nhoi của con qua những câu chuyện mà Mợ con thường đem ra tâm sự với con, mỗi khi người nhớ về một dĩ vãng tuy rất xa xưa nhưng cũng rất êm đềm của Cậu và Mợ. Ở nơi đó, tại hai ngôi làng vô cùng bé nhỏ và nghèo nàn, tên gọi là Đông Vệ và Cự Đà, nơi mà hai đấng sinh thành yêu qúy của con đã sinh ra và lớn lên.
Thưa Thầy, đó cũng là nơi mà cô Phật tử dốt đột của Thầy đã được ra đời và lớn lên trong một khoảng thời gian rất ngắn ngủi, (bởi sau đó nhỏ dốt đột này đã theo Cậu Mợ vào Nam) không đủ để để lại đôi chút kỷ niệm trong trí óc bé thơ của nhỏ.



Bạch Thầy! Đã có một bài hát thật hay, thật buồn nhưng cũng diễn tả được một phần nào sự nghèo khổ thiếu thốn của người dân miền Trung, vốn tự xưa nay đã tả tơi, giờ lại  trắng tay  trước sự tàn phá của những cơn bão tiếp nhau đổ xuống làng quê tiêu điều xác xơ ấy:
“Quê  hương  em  nghèo  lắm ai ơi
Mùa Đông  thiếu áo, hè thời thiếu ăn
Trời rằng, trời hành cơn lụt mỗi năm, à ơi
Khiến đau thương thêm tràn ngập Thuận An
Để lan biển khơi, ơ hò, ơ hò…”
Đó… quê nội, ngoại con nghèo lắm, Thầy ơi! Quê cha con đó, với những mái tranh chênh vênh siêu vẹo ngày nào tuy thật tả tơi chỉ đủ để chở nắng che mưa, nhưng lúc nào cũng đong đầy tình cảm thương yêu chân thật… Quê con nơi những người dân quê nghèo chất phác, giờ đây đang bị vùi sâu dưới cơn cuồng nộ của đất trời.  Lưa thưa đâu đó một vài mái ngói ẩn hiện trong vùng biển nước trắng xóa, bao trùm cả làng quê.  Người dân quê mùa đơn sơ, mộc mạc đã khô cằn những giọt nước mắt, nay có còn giọt lệ nào để khóc cho những điêu linh mà họ đang phải gánh gồng không, thưa Thầy!   
Con rời xa quê cha xứ mẹ đã hơn ba mươi năm, và đã có một lần nào cho con chịu dừng bước chân lãng tử quay về thăm lại quê hương miền Trung, thăm lại Cô, Dì, Chú, Bác, cùng những thân tình mà con chỉ nghe kể lại, chứ chưa hề một lần biết mặt. Con ước gì được một lần nào trở về thăm lại những cánh đồng lúa khô cằn, một lần nào trở về thăm viếng mồ mả Ông Bà tổ tiên.  Cho con một lần nào được bước những bước chân thênh thang trên con đường làng quanh co đầy bụi bặm và thầm hãnh diện với chính mình rằng “Ừ nhỉ, cuối cùng rồi thì mình cũng đã trở về”.  Chính vì thế mà hôm nay, khi được nhìn những hình ảnh thân yêu ấy, lòng con không sao khỏi bùi ngùi đau đớn.   Thương cho những người dân quê mùa mộc mạc, quanh năm suốt tháng oằn mình đón nhận thiên tai trút xuống như những nghiệt ngã đời đời….
Có còn ngôn từ nào có thể diễn tả cho hết nỗi lòng thương nhớ đến xót xa của con về một nơi chốn mà con đã ra đi bất ngờ hơn ba mươi mấy năm về trước... Trước những thiên tai phẫn nộ của đất trời, trước những cơn cuồng lũ tiếp tiếp, làm cho người dân xứ Thanh vốn đã nghèo nàn  rách nát nay lại càng xác xơ tơi tả… Con chỉ biết chắp tay nguyện cầu   cho người dân xứ Thanh được một lần thôi hết những đau thương khắc nghiệt...
Bao giờ xứ Thanh quê con thôi hết điêu linh? Bao giờ người dân miền Trung thôi hết điêu tàn? Chiều nay, ở phương trời xa xăm này … con chỉ biết thắp nén hương lòng nguyện cầu cho quê hương xứ Việt “gió thuận mưa hoà – an cư lạc nghiệp mọi nhà – hưng thạnh thái bình đất Việt”!
Xin gởi về quê hương… một tấm lòng!
Kính nguyện Thầy mãi được an lạc và tự tại!

Phật Tử Viên Tài


Chào chị Tuyết Lan ,
Thì ra chị là nhà tu chân chính ạ? Cảm ơn chị đã chia sẻ. Chắc chị đi về phái Thiền?
Thân mến,
Bích-Định
Back to top
 
 
IP Logged
 
Tuyet Lan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 7023
Gender: female
Re: Truyện ngắn
Reply #82 - 10. Jan 2008 , 12:16
 
BichDinh wrote on 10. Jan 2008 , 09:37:
Chào chị Tuyết Lan ,
Thì ra chị là nhà tu chân chính ạ? Cảm ơn chị đã chia sẻ. Chắc chị đi về phái Thiền?
Thân mến,
Bích-Định


Bích Định ui
Mình không được có cái hân hạnh là một nhà tu chân chánh đâu .  Mình chỉ là một người PT tầm thường như mọi người.
Tập tành để thân tâm có được dăm giây phút an lạc và tịnh tĩnh của tâm hồn.  Thế thôi.  Mình đi về Tịnh Đô .  Cám ơn đôi  lời thăm hỏi của Bích -Đinh. Thế còn Bích -Đinh.
Chúc Bích -Định thân tâm hằng an lạc.
Một người bạn mới
Viên Tài
Back to top
 
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Truyện ngắn
Reply #83 - 15. Jan 2008 , 05:31
 
Hạnh Phúc Vỡ Tan 


TRẦN THIÊN THỊNH . Việt Báo Thứ Bảy, 1/12/2008, 12:02:00 AM

Bài số 2198-1990-764vb7120108
(Bài Viết Về Nước Mỹ năm 2007)

*

Tác giả Trần Thiên Thịnh vượt biển đến được trại Pulau Bidong, Mã Lai. Sau 7 năm vất vưởng, ông bị cưỡng bách hồi hương. Thêm 3 năm tuyệt vọng ở Việt Nam, ông được tái phỏng vấn và tới Mỹ khi đã 30 tuổi. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông kể lại ước mơ của người cha thân yêu... Sau đây là bài viết mới nhất.

*

Sau những chia lìa, gián đoạn, tan hợp,  cuối cùng Hiếu cũng phải ra đi. Ngoảnh mặt nhìn lại căn nhà lần cuối, lòng bồi hồi dâng lên một mối sầu cảm vô biên. Chiều nay, Bé Vy đi học về hỏi mẹ bố đâu. Câu trả lời của Hà như thế nào? Bao lâu nay, Hiếu và Hà chịu đựng lẫn nhau cũng chỉ vì Bé Vy, khi hạnh phúc của những ngày đầu không còn nữa. Dẫu rằng không nói ra với nhau bằng lời, nhưng cả hai cũng đều nhận ra rằng nếu chia tay, người chịu thiệt thòi nhiêù nhất là Bé Vy. Nó còn nhỏ dại, nào có hiểu gì sao lại bắt nó phải chịu những đọa đày như vậy.

Nhưng, con giun xéo mãi cũng oằn. Sợi giây néo hoài cũng đứt. Giọt nước cuối cùng đã làm tràn ly, không tài nào hốt lại được. Hai người chia tay. Bé Vy không được trọn vẹn giấc mơ tuổi thơ.

Nhìn lại, yêu nhau trong nghèo hèn khốn khó mà vẫn có hạnh phúc hơn. Người đời thường nói một mái nhà tranh, hai trái tim vàng chỉ có trong thơ nhạc, mơ mộng viễn vông. Đời thường mà như vậy chỉ nước cạp đất mà ăn? Tuy nhiên, những thủy chung như thế vẫn tồn tại trong cõi đời thường này chứ không phải chỉ có trong mộng mơ. Hà và Hiếu cũng đã trải qua những đoạn trường cay đắng trước khi đến được với nhau. Sống hết cho nhau một đoạn đời để rồi đi đến kết cuộc ngày hôm nay.

Họ gặp nhau trên cùng một chuyến hải hành vượt biển cách đây gần hai mươi năm. Tàu cuả Hà và Hiếu tuy không gặp phải hoàn cảnh bất hạnh bị cướp biển như hàng ngàn thuyền nhân khác. Nhưng họ cũng gặp phải cảnh dở sống, dở chết lênh đênh trên biển nhiều ngày mà bến bờ là niềm vô vọng. Những đợt sóng gào bão tố như muốn lật úp con thuyền nhỏ bé, nhấn chìm xuống lòng đại dương mênh mông những con người khắc khoải ngóng chờ một bến bờ tự do. Là con gái, Hà sức người như nhánh liễu tơ, làm sao chịu đựng được những dập vùi của bão tố, những đói, những khát của chuyến hải hành. Nếu như không có Hiếu bên cạnh, ai săn sóc cho nàng sau những cơn nôn thốc nôn tháo của người lần đầu tiên nhìn thấy biển. Cuối cùng, vận may cũng đến với hai người và nhiều người khác cùng chung trên một chuyến tàu. Sau nhiều ngày lênh đênh vô vọng trên biển. Họ đã được một ghe cư dân đánh cá tốt bụng hướng dẫn cặp bến trên đất Mã Lai. Mọi người ai nấy cảm tạ ơn trên đã ban cho ơn phước bình an, thoát khỏi cảnh vùi thây trên biển khi ngoái đầu nhìn lại chiếc thuyền mong manh từ từ chìm vào lòng đại dương.

Những tưởng ánh bình minh giờ đây sẽ mở ra với tất cả mọi người, khi đã qua được những đêm dài tăm tối nơi quê nhà, những tử thần ngày đêm rình rập trên biển cả. Nào ngờ, cánh cửa thiên đường mọi người hằng mơ ước, bất chấp cả sinh mạng để đánh đổi giờ đây cũng đã từ từ khép lại. Lòng nhân giờ đây cũng lụi dần như những đóm sao tàn trong màn trời đen trên biển cả. Cái giá của sự tự do mọi người phải trả, bằng thời gian, bằng sự chờ đợi. Bao lâu? Không ai biết. Hạnh phúc có đến được với tất cả mọi người trong giờ phút cuối hay không? Chẳng ai hay. Ai may mắn thì thời gian đợi chờ được rút ngắn lại, nhưng chí ít cũng phải vài năm. Còn không thì cũng hết cả một đời người, có khi cũng không đến được.

Họ đến với nhau bằng một tình yêu cũng thật tự nhiên. Hai tâm hồn cô đơn đến với nhau để lấp đi những trống trải trong cuộc sống đợi chờ, sẻ chia cho nhau những khắc khoải ưu phiền trong cuộc đời tha hương. Những tưởng rằng tình yêu của họ không thể chia lìa, ngăn cách. Nào ngờ, định mệnh đã an bài cho cảnh mỗi người một nơi. Hà ra đi mang theo tiếng sóng của biển, tiếng gió vi vu của những hàng dừa xanh như những lời tình tự họ đã dành cho nhau trong những năm tháng chờ đợi. Chia tay nhau bên cầu Jetty, những giọt nước mắt nửa vui mừng cho chính bản thân mình từ nay không còn phải sống cảnh tù tội, nửa kia xót thương cho những người còn ở lại không biết tương lai ngày mai sẽ ra sao. Những giọt nước mắt hòa chung hơi mặn của gió biển làm kẻ ở, người đi đều ngậm ngùi xót xa.

Hà ra đi, hành trang mang theo là một tình cảm sâu đậm dành riêng cho Hiếu. Phương trời xa lạ, một nơi nào đó nàng sẽ đến, một cuộc sống có thể giàu sang hơn nhưng làm sao có thể xoá nhòa được ân nghĩa mà Hiếu đã dành cho nàng từ phút đầu gặp nhau trên tàu vượt biển. Nàng tự hứa riêng với lòng mình bằng mọi cách sẽ cùng Hiếu sống chung suốt cuộc đời còn lại, dù thời gian cách chia có bao lâu đi chăng nữa. Nàng không thể mất Hiếu.

Đến với một đất nước xa lạ, cuộc sống mới đầy khốn khó trước mắt. Có đôi khi suy nghĩ lại, nàng cũng thấy nản lòng với những gì mình đã hứa. Hơn nữa, cuộc sống chung quanh đầy cám dỗ không ít khi làm nàng xao lòng. Nhưng khi nghĩ về những tháng năm khốn khó bên trại tị nạn, nàng cảm thấy thương Hiếu nhiều hơn. Dẫu cho cuộc sống có bề bộn tới mức nào chăng nữa, nàng cũng không thể cho phép mình lãng quên thư hỏi thăm Hiếu mỗi tháng. Là một người đã từng sống trong cảnh ngộ, nàng hiểu rất rõ những mong chờ nhận tin nhà của những người tị nạn. Dù ngắn, dù dài, nàng hiểu được nỗi vui mừng mỗi khi Hiếu nhận được thư nàng. Cũng như nàng đã vui những khi nhận được tin nhà.

Hà ra đi. Hiếu ở lại nếm những oan khiên của những con người lưu xứ, trong đó có dùi cui, vòi rồng và cả mùi lựu đạn cay. Cuối cùng cũng đành khuất phục trước lòng nhân đã cạn kiệt. Đành làm người tù nhân trở lại quê nhà, trên chuyến tàu không hơn ngày anh bỏ trốn ra đi.

Chuyến bay đưa Hà trở lại quê nhà đáp xuống phi đạo. Sức nóng, sức nắng cứ hắt lên người, lên mặt những người du khách. Ai nấy mồ hôi nhễ nhại nhưng cũng không dấu được nỗi vui mừng sẽ gặp lại người thân trong chốc lát. Hà cũng không thoát khỏi được tâm trạng ấy, khi nàng biết rằng Hiếu đang nóng lòng chờ đợi nàng bên ngoài. Vừa bước ra khỏi cửa, mắt nàng bỗng dưng nhòa đi. Không biết do hạnh phúc trùng phùng hay do nhìn thấy tấm thân tiều tụy của Hiếu. Sự khổ đau của một con người bất chí hằn rõ trên khuôn mặt và thân thể của anh.

Những ngày lưu lại nơi quê nhà Hà đã đem lại sức sống cho Hiếu rất nhiều. Sau một vài tuần nghỉ ngơi, thăm viếng đây đó Hà bắt đầu làm thủ tục để bảo lãnh Hiếu qua Mỹ. Nghi thức giản đơn nhưng cũng đủ để kết nối hai tấm lòng mà không một đại dương nào có thể ngăn cách được nữa. Bà con biết đến, ai cũng mừng khen cho Hiếu may mắn gặp được người con gái chung tình.

Sau khi thủ tục pháp lý hoàn tất, Hà quay trở lại Mỹ với cuộc sống bình thường như trước. Ngày tiếp nối tháng, tháng tiếp năm, nàng cảm thấy hạnh phúc và thoải mái hơn. Tất cả giờ đây chỉ còn là thời gian. Nàng càng sung sướng, hạnh phúc hơn khi nghe một mầm sống mới đang rạo rực trong cơ thể của mình. Không lâu sau đó, Bé Vy chào đời nhưng không có Hiếu bên cạnh. Hà đơn thân vượt cạn trong niềm sầu tủi vô biên. Phải mất thêm hai năm nữa, ngày bé Vy tròn hai tuổi Hiếu mới được đoàn tụ với mẹ con nàng.

Cuộc sống của gia đình họ sẽ không đi đến kết cuộc bi thảm như ngày hôm nay, nếu như nền kinh tế Hoa kỳ không lâm vào nạn thất nghiệp trầm trọng. Những ngày trước kia, dẫu chỉ là những người công nhân bình thường nhưng nhờ làm việc chăm chỉ siêng năng. Họ cũng có thể tạo dựng một cuộc sống ổn định, đủ ăn, đủ mặc như những gia đình khác. Đôi khi còn có quà biếu cho thân nhân còn tại Việt Nam, nhờ biết dành dụm. Cuộc sống của họ tuy đơn sơ nhưng cũng đủ đầy hạnh phúc. Thế nhưng, hạnh phúc mà gia đình nhỏ bé của họ không tồn tại được bao lâu. Khi tất cả các công ty Hoa Kỳ đều tìm kiếm những nguồn nhân lực rẻ, bớt chi phí để có thể cạnh tranh sống còn trên thị trường. Họ không ngần ngại đưa hàng hóa sang các nước có nguồn nhân lực dồi dào để giảm thiểu giá thành. Xa có các nước Á Châu, gần thì có anh hàng xóm Mê Hi Cô& Vì thế cho nên Hà và Hiếu lần lượt vợ trước chồng sau lâm vào cảnh thất nghiệp. Cả vợ lẫn chồng cũng đã cố gắng tìm kiếm những công việc mới trong thời gian còn hưởng trợ cấp. Bất cứ công việc gì họ cũng đều xin, dù công việc đó nặng nhọc đến đâu chăng nữa. Nhưng tìm sao ra trong khi các công ty ồ ạt thải người, làm sao họ có thể đối đầu với người bản xứ để có công ăn việc làm.

Khi những đồng tiền trợ cấp thất nghiệp cuối cùng ra đi. Công việc không thể tìm kiếm được. Còn một nghề có thể cứu sống gia đình họ qua khỏi cơn bỉ cực này. Cũng như đã cứu sống và giúp cho nhiều gia đình đồng hương khác giàu mạnh thêm trong nhiều năm qua. Nghề làm móng tay.

(còn tiếp ...)
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Truyện ngắn
Reply #84 - 15. Jan 2008 , 05:32
 
Hạnh Phúc Vỡ Tan  


(tiếp theo)


Đầu tiên, Hà cũng chỉ muốn kiếm thu nhập lo cho gia đình trong lúc tìm kiếm việc làm ở một hãng xưởng mới, như suy nghĩ của bao nhiêu đồng nghiệp khi mới bước chân vô nghề này. Nhưng một khi đã đi trên con đường này rồi thì khó ai có thể bước ra. Mãnh lực đồng tiền đã cầm chân họ lại có khi suốt cả cuộc đời. Vấn đề cũng dễ hiểu thôi. Nếu như chịu khó, không cần phải có tay nghề giỏi, mỗi tuần họ cũng có thể kiếm được một số tiền lương khá, cộng với tiền khách cho thêm. Đó là chưa kể số tiền họ nhận được là tiền "ròng", không phải khấu trừ một khoản thuế nào khác. Nếu chỉ cần làm một phép tính đơn giản thì chẳng ai dại gì quay về làm công nhân cho các hãng xưởng. Thêm vào đó thời gian học cũng không cần bao nhiêu. Bằng cấp thì cũng đã có người trước kẻ sau lo liệu. Đâu sẽ vào đó, không cần phải lo lắng nhiều.

Sau một vài tuần đến trường lớp cho có mặt. Thời gian thực tập của Hà chủ yếu là ở tiệm của một người quen, qua sự giới thiệu của một "cô giáo" trong trường. Tuy là làm thực tập, nhưng thỉnh thoảng nàng cũng nhận được tiền cho từ những vị khách hảo tâm, như một sự biết ơn người đã phục vụ, làm đẹp cho mình. Chỉ là mới bước chân vô nghề, nhưng sao Hà cảm thấy đồng tiền kiếm được khá dễ dàng. Không như những năm tháng đi làm công nhân cho các hãng xưởng. Duy có một điều Hà thấy không thể tránh khỏi cho dù đi làm ở bất cứ tiệm nào, nàng cũng đều nghe cả thợ lẫn chủ bàn tán hết chuyện người này đến gia đình người nọ. Có những câu chuyện nghe qua tưởng đâu người kể chuyện đang ở trong căn nhà ấy. Còn tệ hại hơn là quan hệ giữa chủ-thợ, thợ-thợ, có đôi khi bằng mặt chứ không bằng lòng. Cho nên sự hiềm khích đã xảy ra cũng không phải là ít. Nhất là những câu chuyện liên quan đến cuộc sống riêng tư của những người khác được kể lại, thực có mà giả cũng không thiếu. Có khi người kể cố tình thêm vào những chi tiết không có thực để làm cho câu chuyện thêm phần quan trọng và li kỳ mà người kể chuyện không biết rằng đó chính là con dao giết chết người.

Khi thấy tay nghề của mình đã đủ tự tin. Nguồn vốn dành dụm bao lâu nay cũng đã khá. Hà quyết định mua lại tiệm và tự mình đứng ra làm chủ, không phải lệ thuộc vào những người chủ khác. Công việc làm ăn của nàng trở nên hưng phấn và thịnh vượng nhờ vào tài khéo léo, biết làm theo ý của khách hàng mà cũng được lòng những người thợ làm. Trái ngược với Hà, Hiếu tìm việc làm hết ngày này qua tháng nọ vẫn không thấy một nơi nào gọi. Mọi chi phí trong gia đình lúc này hoàn toàn nhờ vào thu nhập cửa tiệm của Hà. Hiếu trở thành con người bất chí trở lại. Ngày ngày chỉ đưa đón bé Vy đi học. Thỉnh thoảng cũng chỉ giúp được Hà đi mua những dụng cụ trong tiệm là nhiều. Anh cũng đã cố gắng học nhưng không làm được. Hai bàn tay cứ rung lên mỗi khi cầm đến kềm kéo, thử hỏi có khách hàng nào dám liều mình đưa tay chân cho anh làm.

Tuy nhiên, khi đồng tiền kiếm được ngày càng nhiều, chẳng ai dại gì mà dừng lại, bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền dễ như thế. Vì thế cho nên Hà đã khuếch trương mở thêm một tiệm mới khác nữa cho Hiếu đứng trông coi. Hiếu đã nhiều lần nói với Hà rằng " Anh làm thế nào được mà em bảo anh đứng trông coi tiệm". Nhưng nàng vẫn một mực cho rằng anh chỉ ra tiệm mở, đóng cửa và coi thợ làm mà thôi, không phải làm một việc gì khác. Để làm vừa ý vợ và cũng để khỏi mang tiếng là ăn bám, Hiếu đành phải xuôi theo ý Hà. Và, hạnh phúc gia đình cũng bắt đầu vỡ tan từ đây.

Từ khi hai vợ chồng phải trông coi hai tiệm. Tiền bạc có phần thoải mái hơn ngày xưa đi làm hãng xưỡng. Hà và Hiếu đã sắm được những chiếc xe đời mới. Nhà cửa cũng được thay đổi từ trong ra ngoài, một dàn karaoke và máy móc hiện đại mới tinh cũng được trang bị trong nhà để giúp vui cho những bữa tiệc cuối tuần. Ngược laị, thời gian họ dành cho nhau không còn được nhiều như thời gian trước đây. Sự chăm sóc cho Bé Vy cũng không còn được nhiều nữa, phần lớn là nhờ vào sự yêu thương của người vú nuôi.

Như đã nói ở trên, quan hệ không tốt đẹp giữa chủ-thợ, thợ-thợ không được tốt đẹp cho mấy vẫn thường xảy ra trong các cửa tiệm. Bởi cũng chỉ là con người, tiệm của Hiếu cũng không thể tránh khỏi những va chạm đời thường giữa con người với con người trong cuộc sống. Giá như cuộc sống mà không có những ganh ghét, hiềm tị thì cuộc đời này đã là thiên đường, không phải gọi là thế gian.

Câu chuyện được bắt đầu bằng một cuộc cãi vã giữa chị Nga và cô Hương, do lấn cấn với nhau về khách đến làm trong lúc Hiếu đi vắng. Thường những lúc có mặt ở tiệm, Hiếu phân chia những khách không lấy hẹn trước cho thợ rất đồng đều, người trước kẻ sau cứ thế mà làm, không ai dám lên tiếng phàn nàn. Thế nhưng lần này thì khác, chỉ vì một người khách mà chị Nga và cô Hương cãi nhau, thiếu điều thượng cẳng chân, hạ cẳng tay giữa chốn thiên hạ đông người. Điều mà ai cũng có thể nhìn thấy là chị Nga hơi ép cô Hương trong khi chị vừa mới làm xong một người khách và cô Hương thì mới tới. Từ đó mọi người nhìn chị với một ánh mắt ái ngại nhưng chẳng ai dám nói ra. Lúc Hiếu về tới, cuộc chiến giữa hai người đã lắng xuống phần nào, sau những lời khuyên can của những người hiện diện trong tiệm. Nhưng thỉnh thoảng vẫn còn đâu đó tiếng xỉa xói của chị Nga, còn cô Hương chỉ biết ấm ức khóc than.

Sau cuộc cãi vã giữa chị Nga và cô Hương, tình thân trong tiệm cũng không còn như trước nữa. Một thời gian sau, chị Nga xin nghỉ làm cho tiệm của Hiếu vì không còn thân thiện với những người làm chung. Trong khi tiệm của Hà đang cần thợ nên Hà cố giữ chị ở lại làm cho mình. Từ đó chị Nga có cơ hội để biện minh cho tội lỗi của mình với Hà và gán tất cả những xấu xa cho người khác là cô Hương trong tiệm của Hiếu. Ban đầu Hà cũng chỉ nghe và ậm ừ cho qua chuyện vì nàng đã nghe rất nhiều về những mẫu chuyện này. Dường như cảm thấy chưa đủ để thoả mãn sự bực tức và ganh tị trong lòng. Chị Nga lúc xa, lúc gần gán ghép Hiếu vào câu chuyện để tăng thêm sự ghen tuông trong lòng dạ đàn bà cuả Hà. "Bà Hà không lo giữ chồng, coi chừng có ngày "con quỷ cái" đó nó cướp đi mất. Ở đó mà cứ cung cúc lo cho tiệm. Ở đó mà cứ tin tưởng vô đàn ông". Lần một, lần hai Hà không nghe. Nhưng như mưa lâu ngày thì đất thấm. Hà đâm ra ngờ vực người chồng mà trước giờ nàng một mực trân trọng yêu thương.

Một lần, trong tiệm đang cần thuốc rửa sơn móng tay. Hà lấy xe chạy qua tiệm của Hiếu để lấy một ít về xài. Cũng đang lúc tiệm của Hiếu vắng khách vì là ngày đầu tuần. Những người thợ khác đang đi mua sắm trong những cửa tiệm gần đó, hay đang đứng hút thuốc đâu đó cho qua những giờ ế ẩm. Tiệm vắng hoe, Hà đi thẳng xuống phòng sau thì bắt gặp Hiếu và Hương đang cùng nhau ăn xoài sống chấm mắm đường. Việc chia nhau một miếng bánh hay một món gì ngon trong tiệm cũng là lẽ thường tình. Đang bực mình vì tiệm vắng khách, cộng với sự vui vẻ của Hương và Hiếu mà không để ý đến mình, sự bực tức trong con người của Hà tăng thêm bội phần. Từ đó, nàng suy nghĩ về những lời mà chị Nga xa gần bóng gió với nàng trước đây. Mối ngờ vực đã làm cho lòng ghen trong người đàn bà của Hà trỗi dậy. Không thể đè nén cảm xúc một mình, nàng bắt đầu cật vấn và mắng nhiếc Hiếu thậm tệ mỗi khi có thể. Trước đây, lòng yêu thương và sự kính trọng của nàng dành cho Hiếu bao nhiêu thì giờ đây nàng cũng trả lại cho Hiếu bấy nhiêu lời trách móc, oán hận. Dĩ nhiên, chị Nga trở thành một quân sư đắc lực của Hà lúc này. "Tui đã nói rồi mà, con mắt tui nhìn đâu có sai. Thứ con gái như nó thấy đàn ông là như... ". Đối với Hà lúc này mỗi lời nói của chị Nga là thần dược, cũng cố thêm lòng nghi kỵ trong Hà đối với người chồng mà nàng hết mực yêu thương trước đây.

Cứ thế, tình cảm vợ chồng của Hà và Hiếu càng ngày càng lạnh nhạt. Cho dù Hiếu có phân trần cách nào chăng nữa, đối với Hà đó chỉ là những lời ngụy biện, che đậy cho sự bội phản. Tất cả những gì trân quý vợ chồng dành cho nhau bao nhiêu năm nay đều bị phủ lấp bằng những lời ích kỷ của chị Nga. Như một ai đó đã từng nói, khi tiền bạc đi vào cửa trước thì hạnh phúc gia đình lặng lẽ (không chắc) đi ra bằng cửa sau. Hạnh phúc gia đình của Hà và Hiếu cũng được kết thúc bằng một phiên toà sau nhiều lần hội giải.

Khi ngồi viết lại câu chuyện này, có những suy nghĩ cứ mãi đập vào đầu người viết. Hà và Hiếu sẽ được gì sau khi rời khỏi toà án? Người mất mát nhiều nhất ở đây là Bé Vy. Tội nghiệp cho nó, nó có tội tình gì để phải hứng chịu sự mất mát do người lớn gây ra? Có lẽ, người được nhiều nhất trong câu chuyện này là chị Nga. Chị đã thỏa mãn được lòng đố kỵ, ích kỷ của bản thân, đã thấy được sự chia lìa của một gia đình hạnh phúc. Nhưng một lúc nào đó trong đời thường, có bao giờ chị nghĩ rằng chị đã thắng được cái tâm của chính mình?

Trần Thiên Thịnh
Back to top
« Last Edit: 15. Jan 2008 , 05:34 by dacung »  

dacung
WWW  
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: Truyện ngắn
Reply #85 - 17. Jan 2008 , 05:09
 
Đi Mỹ Thăm Anh Thăm Bạn


NGUYỄN QUÍ . Việt Báo Thứ Tư, 1/16/2008, 12:02:00 AM
Tác giả: Nguyễn Quí

Bài số 2200-1992-766vb4160108
(Viết về nước Mỹ)

*

Tác giả Nguyễn Quí, tuổi thất thập, từ Việt Nam sang Mỹ thăm người anh ruột, gặp gỡ bạn bè cũ. Bài viết ngắn của ông cho thấy nhiều biến thiên trong một gia đình.

*

Ba giờ chiều một ngày cuối tháng 7 năm 2007, tôi ì ạch vừa mang vừa xách mấy thứ quà lỉnh kỉnh ra phi trường Tân Sơn Nhất.  Sau khi làm xong mọi thủ tục, tôi vào phòng cách ly chờ và gần 5 giờ chiều thì lên máy bay.  Đây là lần đầu tiên tôi đi xa những nửa vòng trái đất.  Nhưng tôi rất vui vì sắp dược gặp người anh ruột đã bao năm xa cách.  Kể từ khi ra di, anh tôi chưa một lần về chơi; trước kia vì sợ, còn nay lại vì đã già yếu. 

Đúng 5 giờ chiều máy bay cất cánh và lao mình ra biển Đông để tới Đài Bắc.  Nghỉ một lúc rồi tôi chuyển máy sang máy bay của hãng China Airlines bay tiếp sang Mỹ. 

Sau hơn mười tiếng mỏi mệt cuối cùng tôi đã tới California.  Tám giờ tối, trời xẫm dần, bao ánh đèn dưới sân bay Los Angeles lung linh như bao ngôi sao dưới đất.  Anh đèn đêm trên phi trường đẹp lắm! Máy bay lượn vòng  rồi từ từ hạ thấp độ cao, lăn bánh trên phi đạo rồi dừng hẳn.  Mọi người thở phào nhẹ nhõm, mừng vui vì chuyến bay dài đã thật sự an toàn.  Thế là tôi đã tới một đất nước tự do, rộng lớn, một cường quốc của thế giới! 

Tôi vui sướng vì cũng sắp gặp lại người anh duy nhất và đã già nua bởi thời gian không ngừng trôi; mà tuổi thanh xuân thì không thể dừng lại!

Làm thủ tục nhập cảnh xong, tôi vội vã ra cổng phi trường và thật là cảm động khi nhìn thấy hai vợ chồng người bạn (chúng tôi quen nhau từ ngày họ ở trường đại học Bách Khoa ở Việt Nam) đang đợi tôi để đưa về nhà, vì anh tôi đã già, 80 tuổi, không lái xe được nữa.  Và cũng vì ông bạn cứ một mực để ông ấy ra đón.  Nghĩa là sau mấy chục năm xa cách, tình bạn của chúng tôi vẫn như xưa. 

Gần 12 giờ đêm xe mới tới nhà.  Chúng tôi ghé tiệm phở "Việt Nam" để thưởng thức bữa đêm đầy xúc động!  Nhà văn Nguyễn Tuân đã từng mô tả tô phở thật hấp dẫn; và nó thật hấp dẫn còn bởi tình người.  Tuy nhiên phải nói giá phở ở đây đắt gấp 5-6 lần ở Sài Gòn.

Sáng hôm sau, bạn tôi đưa tôi tới nhà anh tôi.  Bầu trời Cali hôm nay trong sáng.  Mây trắng bay bay trên trời và hoa cỏ thắm tươi trên mặt đất.  Các sắc hoa rực rỡ đủ loại, đủ màu.  Nhà cửa thưa, đường rộng thênh thang, khí trời man mác.  Đẹp thay và vui lắm thay.  Ôi lòng đầy xúc động, đầy vui sướng. 

Một ông già; phải nói là một cụ già mới đúng.  Vì anh tôi đã ngoài tám mươi - đang đứng trước cửa chờ tôi.  Hai ông già gặp nhau (vì tôi nay cũng đã thất thập rồi), mừng mừng tủi tủi, nghẹn ngào chẳng nói nên lời.  Tôi mừng  vì sau mấy chục năm xa cách anh em tôi mới được gặp lại nhau.  Từ ngày anh tôi rời nước ra đi để tìm cho mình một cuộc sống tốt đẹp hơn, một nơi gửi gấm tuổi già và được sống đầy đủ trên một đất nước tự do và nhân đạo.  Anh tôi đã bắt đầu mất dần trí nhớ, người dong dỏng cao, gầy ốm vì bệnh tiểu đường, nhà cửa không có, nhưng tôi vẫn mừng vì ở đây anh tôi vẫn được chính phủ cho tiền ăn và chi tiêu, cho tiền thuê nhà và thậm chí cả tiền thuê người trông coi, cả về mặt y tế cũng được cấp thuốc men đầy đủ.  Bởi ông ấy được sống trên một hợp chủng quốc đại phú cường, tự do và đầy lòng bác ái.  Nếu như ở Việt Nam thì chưa thể nào mơ tới điều tốt đẹp đó.  Nước Mỹ thật là bao dung!  Biết bao người từ các nước khác đến định cư đều được đãi ngộ tốt - nào công việc làm, ăn học và chăm sóc chu đáo khi về già.  Thay mặt anh tôi, xin cám ơn những người dân Mỹ đầy lòng nhân đạo và tận tình giúp đỡ mọi người!  Chúc mừng nước Mỹ luôn phồn vinh.

Sau bao ngày hàn huyên với ông lão 80; bỗng một hôm tôi thấy tấm thiệp mời dự lễ thượng thọ của em gái anh tôi.  Cũng xin mở ngoặc ở đây để nói rõ cái từ "em gái anh tôi".  Ấy là vì cái thời xa xưa, từ những năm 1900… lâu lắm lắm; mẹ tôi từ Hà Nội xuống Kim Sơn - Ninh Bình buôn bán nên đã quen một chàng trai thư sinh, tuấn tú con trưởng nhà ông Cai Tổng.  Mẹ tôi, một cô gái lai Pháp xinh đẹp.  Nhưng vốn tính tự do nên không chịu nổi cái khuôn phép của lễ giáo phong kiến rất gò bó nên bà đã giã biệt nhà chồng sau gần một năm chung sống để trở lại đất Hà Thành, trở lại cái làng quê đã từng có tên trên câu thơ: nhịp chầy Yên Thái tiếng chuông Tây Hồ (Hồ Tây).  Còn ông trưởng nhà ông Cai Tổng thì ngậm ngùi, tiếc thương mà không dám vượt qua vòng lễ giáo đó, đành ở lại xứ Kim Sơn.  Sau vài tháng, mẹ tôi sinh ra anh tôi.  Một thời gian sau mẹ tôi lại tiếp tục về ở với bố tôi: cũng lại là con trưởng của một ông phó tổng, cháu đích tôn của cụ quan Nghè dòng họ Nguyễn Quý, đỗ tiến sĩ thời vua Minh Mạng năm thứ 7.  Tuy nhiên lần này thì mọi việc êm ấm vì quan Phó Tổng qui tiên sớm, còn ông con trưởng thì lại hiền lành.  Mẹ tôi đã sinh ra tôi.  Vậy là chúng tôi là hai anh em cùng mẹ khác cha; đồng thời cha tôi cũng là cha dượng và cha nuôi của anh ấy, vì chúng tôi cùng chung sống cho tới khi anh ấy lấy vợ ra ở riêng.  Còn chàng trai quý nhà ông Cai Tổng sau một thời gian cũng lấy vợ kế và sinh ra cô con gái lớn N.T.B.T. tức là người em gái của anh tôi hiện nay. 

Năm 1946 gia đình tôi đi tản cư về Kim Sơn, lại đến ở cùng làng với bố anh ấy cho nên hai gia đình kết thân với nhau và chúng tôi là đôi bạn thời niên thiếu; cùng tuổi và cùng học chung lớp nên thân nhau từ hồi đó.

Tôi mừng quá vì bao năm xa cách nay lại biết được bà ấy ở gần đây!  Tôi vội "a lô" ngay.  Và thật là may mắn, đầu dây bên kia có tiếng trả lời.  Tôi hỏi đùa là "xếp" có nhớ người em trai của ông anh bà không?  Vậy là "xếp" cũng mừng quá vì nhận ra tôi.  Lập tức bà mời tôi tới chơi.

Sáng hôm sau trời trong xanh, gió thổi nhè nhẹ, lòng vui lâng lâng, chợt xuất hiện N.T.B.T. - người bạn năm xưa và cô con gái của bạn xuất hiện trước cửa nhà anh tôi.  Cô gái nhỏ nhắn và vui tính năm xưa nay đã già nhưng vẫn còn đẹp trong con mắt tôi và con gái bạn cũng mảnh mai, hiền lành và xinh đẹp.  Chúng tôi nhìn nhau bằng con mắt cảm mến và rồi cùng cười vui chan chứa tình người, tình bạn cố tri.

Để đáp lại tấm lòng tri kỷ, vậy là chiều hôm sau, một buổi chiều mùa thu man mác; chúng tôi lại gặp nhau trên quả đồi vùng Mission Viejo, nơi bạn tôi ở.  Suốt dọc đường, hai bên đầy hoa và nắng gió, đầy cây xanh và những thảm cỏ mượt mà.  Hoa ở đây đủ loại nhưng tôi thích nhất là những bông hoa sắc vàng nổi gù lên như đầu con chim có mào và những đóa hồng phơn phớt, hay những bông đỏ rực rỡ và mịn như nhung, những đóa cúc to và trắng tinh khôi. Thật là một vùng đồi êm ả, rực rỡ sắc hương.  Ngôi nhà cô bạn, à quên bà bạn thật khang trang, xinh đẹp.  Lại một lần nữa tôi rất vui và cảm động bởi người bạn năm xưa không quên tôi mà tiếp đón nhiệt tình.  Ôi lạy chúa! Đấng bề trên đã cho tôi có những người bạn tốt, thật tốt.

Tối hôm ấy một bữa tiệc đúng thật nhộn nhịp được bày ra.  Không khí thật là huyên náo và đầy ấp tiếng cười!  Các con và cháu của bạn tụ tập đầy nhà vừa là để chào mừng tôi - người bạn phương xa tới vừa là để mừng một cháu mới sinh.  Vui lắm lắm!  Xin cảm ơn đã cho tôi được gặp lại những người bạn thật, gặp lại anh tôi sau bao năm xa cách.  Cảm ơn nước Mỹ văn minh và đầy lòng bác ái.

NGUYỄN QUÍ
Back to top
 

dacung
WWW  
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
ĐÊM XUÂN TRÊN VÙNG BIỂN CHẾT
Reply #86 - 03. Feb 2008 , 12:53
 
Hồi ký này đã được đăng trong đặc san  Lướt Sóng số đặc biệt "Chiến Thắng Hoàng-Sa" do BTL/HQ/VNCH phát hành vào khoảng tháng 2 năm 1974.



......

ĐÊM XUÂN TRÊN VÙNG BIỂN CHẾT



Thanh Chương

    Trong trận hải chiến lịch sử bảo vệ chủ quyền lãnh hải Việt Nam Cộng Hòa tại quần đảo Hoàng-Sa hôm 19-01-1974, Hộ Tống Hạm NHỰT-TẢO đã bị trúng đạn địch. Hạm trưởng đã ở lại hy sinh theo chiến hạm; Hạm phó cùng một số ít nhân viên đã phải đào thoát trên 4 chiếc bè cấp cứu và lênh đênh đói khát 4 ngày 3 đêm trên biển, trước khi được một thương thuyền Hòa Lan cứu vớt tại 150 hải lý Đông Đà Nẵng vào đêm giao thừa. Dưới đây là những cảm nghĩ thật nhất, chưa hề được tiết lộ của những người thoát hiểm.   

    Bóng tối mỗi lúc một như thêm đặc lại. Hoàng hôn đã tàn. Biển càng lúc càng âm u hơn. Tôi muốn cử động, nhưng chân tay sao cứ rã rời tê dại. Súng thôi nổ, trận hải chiến đã kết thúc tự bao giờ. Giặc Tàu đền tội xâm lăng, xác chìm dưới biển, thây phơi như rơm rạ trên boong. Tiếng quân ta reo hò tựa hồ như còn âm hưởng đâu đây... Tôi cố nhớ lại loạt đạn thù nào đã hủy hoại một phần thân thể cho tôi đau xót hờn căm, nhưng sao mỏi mê cứ đầm đầm trên da thịt, trên đầu tôi băng cứng.
   
    Thời gian đã không còn là một ý niệm nơi đây. Tôi không còn nhận thức được ngày nào đêm mấy nữa. Những ngày lênh đênh trên biển là những ngày dài thê thảm và đêm ở biển là đêm của hư vô, dật dờ, lạnh lẽo. Đêm như im sửng lạ lùng. Tôi tưởng nhớ đến chiến hạm già nua cũ kỹ, nhưng đã mang tôi lênh đênh mười bốn tháng thân yêu, giờ này tàu tôi đang ở đâu? Đang trơ vơ với vết đạn thù hoang lở, đang nằm sâu dưới lòng biển lạnh muôn trùng? Hộ tống hạm mang tên giòng sông lịch sử ghi dấu chiến thắng lẫy lừng của tiền nhân đó, đã xa tôi thật rồi sao? Bạn bè mấy kẻ ra đi, mấy người ở lại?......

    Trên chiếc bè cấp cứu, chiếc bè đào thoát mà tôi tưởng chẳng bao giờ dùng tới, tôi đã cảm thấy đuối sức thật sự, hơi thở tôi hụt hẳn, lạnh băng vì xác thân tôi phải đẫm ướt luôn luôn và hai tay phải hoài giữ chặt giây lưới trong bè để khỏi rơi xuống biển. Bây giờ tôi không còn trực nhật, không còn đi 'quart' hải hành giữa vùng biển nước thêng thang xa vắng này nữa rồi. Sáu người chúng tôi chỉ còn biết bấu víu hy vọng mong manh vào chiếc bè thôi. Trước đó, 4 bè cấp cứu được buộc vào nhau với 23 người hợp đoàn, nhưng không biết bao lâu trôi dạt, các mối giây tự nhiên tuột đứt trong lúc chúng tôi không còn hơi sức để nối lại nữa.

    Tôi nghĩ rằng giữa hai phần sinh tử, thì phần tử đã chiếm 90%, chỉ còn 10% là niềm hy vọng con tàu nào đó, trên thủy trình từ Bắc vào Nam hay từ Nam ra Bắc, thấy và vớt chúng tôi ... Hy vọng vươn lên khi mặt trời rạng rỗ ban ngày, nhưng cũng lụn tàn khi màn đêm rũ xuống! Kinh nghiệm hải hành ban đêm cho tôi biết rất khó phát hiện vật trôi trên vùng biển sương mù, nhất là vật nhỏ và thấp như 'bè cấp cứu' của chúng tôi. Trên Rada thường hiện lên những ' Echo giả', người ta sẽ lầm chúng tôi với những ' echo giả , đó chăng? Các bạn tôi cũng dõi mắt tuyệt vọng mong tìm một ánh đèn hải hành ' hữu xanh tả đỏ' trên bất cứ chiếc tàu nào, nhưng có thấy gì ngoài những đợt sóng nhấp nhô ma quái thấp thoáng trên mặt nước mênh mang...

...
Hạm Phó HQ10


     Một Hạ sĩ chợt kêu thảng thốt vào tai tôi: "Trung úy ơi! Hạm phó chết...rồi!"
Một thoáng xót xa cho tim tôi quặn thắt, một nỗi buồn vời vợi xâm chiếm trong tôi! Đành vậy, biết sao bây giờ! Người đã bị thương nhiều nhưng quyết ở lại cùng Hạm trưởng, cùng chiến hạm dấu yêu đang ngụt sôi lửa hận trong vùng biển quê hương! Hạm trưởng thật là một MAGISTER POST DEUM, là quyền uy thứ hai sau trời! Hạm trưởng đã ở lại, còn Người sao không nghĩ đến ngày mai rửa hận? Một nhân viên đã phải vực Người nhẩy xuống cùng bè với tôi, bè cấp cứu sau cùng rời chiến hạm. Khắp thân Người nhầy nhụa máu. Máu truyền thống, máu bất khuất muôn đời. 
"Một giọt máu đào, hơn một rừng châu báu". Người đã đổ hết những giọt châu báu của mình để bảo vệ gấm vóc quê hương, bảo vệ vẹn toàn lãnh thổ. Anh hùng cao cả thay cho chí khí của Người đã chọn Đại Dương làm Mẹ lúc vừa khoát lên mình mầu áo xanh quân chủng. Giờ thì Người đã về với Mẹ, về với Tổ Quốc Đại Dương. Chỉ còn chờ lễ thủy táng theo tục lệ mà thôi! ......

    Ý nghĩ chết chóc mãi lẩn quất trong đầu óc tôi. Rồi chừng nào đến lượt mình đây?... Khuôn mặt của Mẹ Cha khắc khổ, của em thơ ngây dại, của người yêu bé bỏng lần lượt hiện ra ... Không, không thể được. Tôi phải sống. Tôi còn nhiều bổn phận. Tôi không thể chết khi ngựa hồng tôi chưa mỏi vó! Hy vọng duy nhất của tôi là được gặp một chiếc tàu. Bất cứ tàu nào!

    Ngước trông bầu trời đầy sao lấp lánh, tôi vẫn mòn hơi chờ nhìn thấy một vì sao đổi ngôi để cầu xin điều ước vọng đó. Chòm sao ORION với dãy LES MAGES làm tôi quất quay nhung nhớ người yêu. Sao SIRIUS, vì sao sáng nhất trên trời mà tôi vẫn thường ví màu xanh đẹp như màu xanh mắt nàng. Tôi cũng thường kể nàng nghe chuyện thần thoại La Hy với 7 nàng công chúa kiều diễn con thần JUPITER, hiện thân của chòm "sao mão" PLEIADES, đi chơi trong rừng lạc lối, gặp thợ săn ORION vì quá ngưỡng mộ đuổi theo hoài mà không bắp kịp ... Bây giờ tất cả đã chia xa. Những vì sao muôn đời vẫn còn đó nhưng có giúp tôi được những gì, ngoài sự nhận ra phương hướng Đông, Tây, Nam, Bắc từ chòm ORION kia. Nhưng nào có ích chi, khi chúng tôi không còn khả năng vận chuyển nữa, dù rằng vận chuyển chiếc bè nhỏ bé này. Thôi thì phó mặc cho giòng nước đẩy đưa. Đêm ở biển lạnh tái tê, gió rít từng hơi trên mặt sóng, chúng tôi ngồi sát gần nhau, san sẻ với nhau những nỗi kinh hoàng, những niềm bất hạnh lo âu.

    "Đêm nay là đêm Giao Thừa!". Anh Hạ sĩ ngồi gần nói với tôi như thế.

    Đêm xuân hẳn rộn ràng trên vùng phố thị có người em yêu tuyệt vời của tôi. Còn nơi đây có gì ngoài một vùng biển nước không bờ không bến ngút mù sương. Ba đêm ngày không miếng ăn thức uống, sống thoi thóp lo sợ những đàn cá mập rập rình theo dõi, toàn thân luôn ướt đẫm. Nước biển mặn xót đau trên từng vết thương đã khô rồi giòng máu thắm. Những giòng máu đã chảy ra cho quê hương nước Việt mến yêu.

    Bổng, "Có tàu Trung úy ơi!". Tiếng reo vui của anh Hạ sĩ làm tất cả chúng tôi chợt tỉnh táo tinh thân lên với niềm hy vọng ở chiếc tàu cứu tinh kia. Hẳn suốt đời không bao giờ quên những ân nhân đó. Tuy khác màu da, không cùng ngôn ngữ Mẹ, nhưng sao tình thân thiết lạ lùng! Một vệt sáng đèn pha lướt qua phía trên đầu chúng tôi. Sức mạnh thiêng liêng nào đã làm tất cả như chồm lên vẫy tay ra dấu. Chúng tôi lại có thêm nỗi lo âu mới là những người trên tàu đó không thấy được chúng tôi và bỏ đi. Trên vùng biển mờ sương, tất cả những lạnh lẽo, đau đớn, mòn hơi, kiệt sức đã nhường chỗ cho sự háo hức, rạo rực trong chúng tôi. Nỗi vui mừng bao xiết khi chiếc xuồng cấp cứu (youyou) với đèn pha chiếu thật sáng tiến gần chúng tôi. Thế là thoát chết! Đa tạ ơn trên! Từng người từng người được xốc lên, xuồng cấp cứu quay về chiếc tàu buôn to cở tàu SEALAND mà tôi thường gặp trong sông Sàigòn. Chiếc tàu không một chút bồng bềnh vì to quá và vì biển êm nữa. Cả xuồng cấp cứu và chúng tôi trên đó, được trục vớt của tàu móc lên một cách nhẹ nhàng êm ái ... Tôi dần dần tỉnh hơn, nhãn lực và tinh thần đã có nhưng chưa hoạt động gì được ...

    Thuyền trưởng bảo rằng: "... you're very lucky" và cho biết chúng tôi là nhóm cuối cùng thật may mắn được vớt lúc 23 giờ 30 và chiếc xuồng cấp cứu đó là của tàu thả xuống, với vị Thuyền phó đích thân đi tìm trên biển lạnh lùng từng chiếc bè cho đến nhóm cuối cùng là đến bè chúng tôi. Nghĩa là các bạn tôi đều được cứu vớt. Còn nỗi mừng nào hơn? Còn lòng thán phục nào bằng cho nghĩa cử cao đẹp, tình đồng loại của những người trên tàu đều tận tâm lo phục hồi sinh lực chúng tôi sau khi biết chúng tôi bị nạn vì trận hải chiến với quân Trung-Cộng xâm lăng. Tôi hỏi tên chiếc tàu cứu nạn và nhờ họ viết lên tờ giấy bạc 20 đồng của tôi để ghi nhớ, kỷ niệm. Được biết đây là tàu chở dầu thuộc công ty SHELL, tên SKOPIONELLA, quốc tịch Hòa Lan, vừa đại kỳ xong và đang trên đường đi SINGAPORE. Họ đã biết sơ về trận hải chiến lịch sử của Hải quân Việt Nam anh hùng nhờ theo dõi tin tức của hệ thống truyền thanh, truyền hình ở Hồng-Kông. Chúng tôi dùng tiếng Anh để cảm thông với họ ...

    Suốt đêm Giao Thừa, họ phải ngưng máy, thả trôi, để lo săn sóc 22 người chúng tôi. Xúc động nhất trong đêm đó và có lẽ một đời tôi không quên được lòng tận tụy của hai phu nhân vị Thuyền trưởng và Thuyền phó tàu dầu SKOPIONELLA này. Với robes trắng, gương mặt thật đẹp, thật tươi của tuổi ngoài hai mươi, màu mắt xanh thật quý phái, phu nhân Thuyền trưởng và Thuyền phó đã như hai bà tiên phúc hậu săn sóc tôi và các bạn một cách tận tâm chưa từng thấy. Những thắp sáng có một chưa hai nơi con người, nơi tình tự dân tộc Hòa Lan và Việt Nam. Như những bà Sơ thật hiền lành, chỉ biết cười và nói những lời ngọt như trái chín, hai phu nhân đã lột trần chúng tôi rửa bằng nước ấm, lau bằng khăn lông, làm ấm dần cơ thể tưởng như hóa đá lâu ngày. Họ tự nhiên, thân thiện như một hiền phụ chăm sóc cho chồng đi chinh chiến chốn sa trường chẳng may "ngựa hồng ngã vó". Như Mẹ Việt Nam hiền hòa muôn thuở, họ đã rửa từng vết thương, cho uống từng ngụm sữa, và ngồi trông chừng chúng tôi suốt đêm không mảy may tiếc nuối giấc nồng. Tác động tâm lý đó làm chúng tôi chóng bình phục hơn mọi thứ thuốc men nào! ...

    Rồi cũng qua đi thời gian hạnh phúc ngắn ngủi trên tàu Hòa Lan với những ưu ái của Thuyền trưởng cùng tất cả thủy thủ đoàn, nhất là hai vị phu nhân Thuyền trưởng Thuyền phó! Tôi ngùi ngùi nuối tiếc những giây phút huyền dịu đó, khi được chuyển sang một chiến đĩnh của Hải Đôi I Duyên Phòng. Tôi cảm thấy như đánh mất một cái gì quý giá mà mãi mãi không làm sao tìm được. Họ gởi cho chúng tôi những thùng khăn lông, xà bông; tôi nghĩ đó là kỷ niệm gói ghém tấm lòng bác ái, cảm thông giữa những người cùng yêu nghiệp biển nói chung và giữa thủy thủ đoàn thương thuyền SKOPIONELLA với chúng tôi, những người chiến sĩ HQVN lâm nạn, nói riêng.

    Thế rồi chúng tôi đã được chuyển từ chiến đĩnh sang Tuần Dương Hạm TRẦN-QUỐC-TOẢN đưa về điều trị tại Bệnh viện Hải Quân Đà Nẵng. Nơi đây, chúng tôi lại được những an ủi vô cùng trong đời hải nghiệp, đó là những cuộc thăm viếng ủy lạo của vị Anh cả Hải Quân Việt Nam cùng các Sĩ quan cao cấp Hải Quân, các đoàn thể, tôn giáo ...v.v...

    Khung cảnh ấm êm hạnh phúc nơi này dành cho 21 người chúng tôi đã khiến cho tôi bùi ngùi nhớ thương những bạn bè đã ở lại chiến hạm quyết tử chiến với địch thù xâm lược, những bạn đã phải hy sinh trên đường trôi dạt dai dẳng mấy ngày qua. Những người đó mới chính là những liệt sĩ anh hùng làm rạng danh quân chủng Hải Quân Việt Nam vậy.

    Đã qua rồi đêm xuân hãi hùng trên vùng biển chết đó, mà sao tiềm thức tôi cứ mãi vật vờ những ý tưởng mông lung... Tôi được sống lại đây bởi phép nhiệm mầu hay bởi bàn tay hiền dịu của phu nhân thuyền trưởng khả ái trên thương thuyền Hòa Lan gặp gỡ giữa đêm Giao Thừa Xuân Giáp Dần 1974.

Thanh Chương (07-02-1974)


Xin mời nghe chuyện đọc
ĐÊM XUÂN TRÊN VÙNG BIỂN CHẾT
Back to top
 
 
IP Logged
 
DoQuan
Gold Member
*****
Offline


Boycott Red China

Posts: 681
Re: Truyện ngắn
Reply #87 - 05. Feb 2008 , 06:40
 
Anh Phu De,
 Chuyện kể thấy thương vô cùng với những người chiến sĩ Hải quân mình trong trận chiến Hoàng Sa 1974.  Mới thấy có những tấm lòng nhân đạo của con người ở đất nước tự do mới có như thương thuyền Hòa Lan trong tryện kể trên.

Xin mời anh và các ACE  đọc một truyện dưới đây không biết đã có post ở đây chưa nhưng đọc thêm chắc cũng chẳng sao. Đọc truyện này khi Xuân về mà nước mắt doanh tròng....
---


...


Phạm Tín An Ninh

Chiếc thuyền nhỏ mang theo hơn năm mươi người, một nửa là đàn bà và con nít, ra khơi hai ngày thì gặp bão. Chúng tôi may mắn được một chiếc tàu chuyên chở dầu hỏa của Nauy trên đường từ Nhật sang Singapore cứu vớt. Hai ngày sống trên tàu chúng tôi có cảm giác như đang ở trên một thiên đàng. Tất cả đều được tận tình hỏi han chăm sóc. Chúng tôi cảm thấy vừa mừng vừa xót xa khi nhận ra thế gian này vẫn còn có đầy ấp tình người. Họ là nhừng kẻ xa lạ, không cùng màu da, màu tóc, không cùng ngôn ngữ, mà lòng thông cảm yêu thương họ đã dành cho chúng tôi lớn lao biết đến dường nào. Trong lúc những “người anh em” cùng một nhà thì lại hành hạ đuổi xô chúng tôi đến bước đường cùng để phải đành lòng bỏ nước mà đi. Với ân tình đó chúng tôi chọn Vương quốc Nauy là quê hương thứ hai để gới gấm phần đời còn lại của mình và vun đắp tương lai cho mấy đứa con nhỏ dại.

Sau gần một năm ở trại tị nạn, gia đình chúng tôi được đi định cư. Khi bầu đoàn thê tử như một bầy nai vàng ngơ ngác bước xuống phi trường Oslo, được nhiều người đón tiếp, trong đó lại có cả mấy ông nhà báo và đài truyền hình nhà nước phỏng vấn, quay phim . Gốc nhà quê, nên tôi cũng chẳng biết họ quay phim để làm cái gì. Trước khi về nhà, chúng tôi còn được mời vào một nhà hàng Tàu, và tha hồ gọi bất cứ thức ăn nào mình thích.

Đến khi bước vào ngôi nhà, được bà trưởng phòng xã hội trao cho một chùm chìa khóa, dẫn đi một vòng xem phòng ốc đã được trang trí xong nội thất, cái bếp và cả cái tủ lạnh có sẳn đầy đủ thức ăn nước uống, một cái TV màu. Mọi thứ đều mới tinh. Sáu đứa con và hai đứa cháu họ của tôi thì ngồi mân mê mấy cái bàn học, và mấy cái ba lô có đầy đủ sách vở trong đó. Trước khi ra về bà giới thiệu chúng tôi một cô nhân viên của bà, và một cô giáo ở lại hướng dẫn chúng tôi xử dụng mọi thứ tiện nghi trong nhà, và mỗi ngày sẽ đến đưa gia đình chúng tôi đi mua sắm, khám bệnh, làm răng, còn cô giáo thì đặc trách lo việc học hành cho mấy đứa nhỏ. Khi tất cả ra về, tôi nằm dài dưới sàn nhà và chợt khám phá ra rằng mình quả là may mắn được đến định cư ở một nước Bắc Âu xa lạ nhưng thơ mộng và có quá rộng tấm lòng này, mà lúc xuống biển ra đi chắc chẳng có ai bao giờ nghĩ tới.

Buổi tối, cơm nước xong, cả nhà quây quần trước cái TV. Thằng con trai lớn ra điều mới học được văn minh, bấm tới bấm lui tìm đài. Cả đám bất ngờ nhìn thấy dung nhan của mình trên màn ảnh. Thì ra chương trình phóng sự. Họ đang kể về gia đình chúng tôi: <“những công dân mới của Nauy, mà ông bố đã từng ở tù nhiều năm, giống nhiều người Nauy bị nhốt trong các trại cải tạo của Đức quốc xã, cái thời Hitler làm mưa làm gió ở Âu Châu, và đã can đảm dắt theo sáu đứa con và hai đứa cháu nhỏ vượt đại dương trên một chiếc thuyền đánh cá mong manh” . Nghe họ ca ngợi mình mà tôi xấu hổ. Dù gì tôi cũng là kẻ bỏ nước tha phương, với họ, ít nhiều gì cũng là một cành tầm gởi. Còn chuyện vượt biển, vượt biên, đến bước đường cùng thì ai cũng phải liều mạng thế thôi, chứ có hàng triệu người còn can đảm gấp vạn lần tôi. Nhiều người đi bằng đường bộ, trèo núi, băng rừng, lội suối, bơi sông, qua Cam Bốt, Thái Lan, để vài năm sau mới đến được Singapore. Và dĩ nhiên đã có biết bao nhiêu người chẳng bao giờ tới bến.

Cũng vì cái chương trình phóng sự bất ngờ này, mà sau đó, mỗi ngày gia đình chúng tôi phải tiếp nhiều người khách không mời, và nhận đủ thứ quà. Trong số đó, đặc biệt có một người đàn bà Việt Nam, mà lúc bà mới bước vào nhà, chúng tôi cứ tưởng là người Nhật, hay là người Tàu gì đó, khi nhìn thấy cái vẻ quí phái đặc biệt của bà. Tôi nghĩ có lẽ không có người Việt Nam nào sống ở cái xứ Bắc Âu xa lạ này từ lâu để có được nét đẹp của một người con gái đông phương pha lẫn âu tây ở cái tuổi còn trẻ như bà. Sau đó tôi bất ngờ thú vị khi bà tự giới thiệu tên là Huyền-Trân Thomassen, hiện là giảng sư môn nhân chủng xã hội học taị trường đại học Oslo, chồng bà là người Nauy, hiện đang làm đại sứ tại Mexico. Bà không muốn bỏ nghề bà yêu thích, hơn nữa bà vẫn còn tiếp tục nghiên cứu về ngành này, nên không theo chồng mà ở lại Nauy với hai đứa con. Lúc nhỏ bà theo cha sang sống ở Thụy Sĩ, khi cha bà là đại sứ của VNCH tại đó. Người chồng của bà, cũng thuộc một gia đình có truyền thống ngoại giao. Cha của ông cũng một thời là đại sứ của Nauy tại Thụy Sĩ. Hai người con của hai ông đại sứ quen nhau từ khi học chung một trường trung học và làm đám cưới sau khi tốt nghiệp đại học tại thủ đô Bern, một năm trước khi miền Nam Việt Nam thất thủ.

Tôi rất ngưỡng mộ người đàn bà trẻ này. Rời Việt nam từ lúc 12 tuổi, nhưng bà nói tiếng Việt rất lưu loát, hiểu biết rất nhiều về văn học Việt nam, từ truyện Kiều của Nguyễn Du, đến bài thơ Hai Sắc Hoa TyGôn của TTKH. Điều đặc biệt hơn hết là bà rất quí mến và giúp đỡ tận tình người đồng hương. Gia đình tôi cũng mang nặng khá nhiều ơn nghĩa của bà.

Những ngày sống hạnh phúc ở quê người, nhìn con cái ngày một lớn lên và đang có cả một bầu trời xanh bao la trước mặt, lúc nào tôi cũng chạnh lòng nhớ lại cái thời mình khốn khó và những bạn bè xưa. Tôi thấy mình nợ nần nhiều người mà không biết làm sao trả được. Trong số này, người mà tôi thường nghĩ tới nhiều nhất và ân hận chẳng giúp được điều gì là Nguyễn Thượng Tâm, người đồng đội và cũng là đứa em kết nghĩa của tôi.

Tâm ra trường sau tết Mậu Thân. Về trình diện đơn vị tôi khi vừa tròn 18 tuổi. Măc dù còn rất trẻ, nhưng đuợc đào tạo từ lúc còn nhỏ tại trường Thiếu Sinh Quân nổi tiếng ở Vũng Tàu nên Tâm là một hạ sĩ quan gương mẫu trong kỷ luật và gan dạ trong chiến trường. Tâm hiền lành và rất ít nói. Nhưng không phải vì vậy mà tôi trở thành thân thiết với Tâm và hai thằng kết nghĩa anh em, nếu không có buổi sáng mồng một Tết năm 1969, khi đơn vị chúng tôi tạm dừng quân trong một ngôi làng hoang đổ nát nằm sâu giữa những động cát nơi giáp ranh hai tỉnh Bình Thuận và Bình Tuy lúc trước.

Dù đang hành quân, nhưng biết hôm nay là mồng một Tết, tôi thức dậy thật sớm, thay bộ đồ trận mới, đi một vòng chúc tết anh em. Ngày đầu năm, nằm giữa một khu hoang tàn không một bóng người, chắc ai cũng chạnh lòng nhớ tới gia đình. Chiếc radio từ một căn lều poncho nào đó đang phát ra tiếng hát nỉ non của ca sĩ Duy Khánh, trong bản nhạc Xuân Này Con Không Về của Trịnh Lâm Ngân, làm lòng tôi càng thêm lắng xuống. Đến cuối ngôi làng, tôi bỗng giật mình khi nghe tiếng sụt sùi. Lại gần tôi mới nhận ra Tâm. Anh ta đang quì lạy trước một cái bàn thờ được kê bằng cánh cửa sổ của căn nhà nào sập xuống. Trên bàn thờ dã chiến, tôi thấy có mấy cái hoa rừng cấm trong cái bi đông nước, hai bát cơm bằng gạo sấy và một lon guigoz có lẽ chứa nước trà hay canh nấu bằng lá giang hay lá tàu bay gì đó. Tâm khấn vái một lúc, quay lại bất ngờ nhận ra tôi. Tâm đưa tay chào và cũng như mọi khi, không nói một lời nào. Có lẽ Tâm biết là tôi đã đứng im lặng ở đây từ lâu lắm. Tôi bước tới nắm chặt tay Tâm, kéo anh đứng lên. Tâm vội rút tay ra lau nước mắt. Tôi đến trước bàn thờ vái một vái, rồi vỗ vai Tâm:

- Em cúng bố mẹ à. Sao đầu năm mà buồn quá vậy em.

- Không, bố em còn ở ngoài Bắc, em không biết là còn sống hay đã chết. Mẹ em thì đã qua đời lúc em còn bé lắm. Nhà em ở tận Ý Yên, nhưng bố em đi làm xa, nên phải gởi hai anh em em xuống nhà ông chú ở Hà Nội học, rồi theo gia đình chú ấy xuống tàu há mồm vào Nam luôn .

- Còn anh của em bây giờ ở đâu? Tôi hỏi.

- Anh ấy chết rồi. Anh là sĩ quan thủy quân lục chiến, tử trận đúng ngãy mồng một tết Mậu Thân ở ngay Sài gòn . Hôm nay là giổ đầu của anh ấy.

- Anh em tên gì?

- Nguyễn thượng Minh, khi chết anh vừa mới lên trung úy.

Tôi giật mình. Cái tên Nguyễn thượng Minh làm tôi nhớ ngay đến một thằng bạn cùng tên hồi còn tiểu học. Tôi hỏi Tâm:

- Vậy có phải em là cháu của thầy giáo Nguyễn Thượng Cầu?

- Dạ phải, nhưng chú Cầu đã chết lâu rồi. Tâm trả lời rồi nhìn tôi ngạc nhiên.

Năm 1954, tôi đang học lớp nhì trường huyện Vạn Ninh. Nhập học được vài tháng, thì thầy hiệu trưởng Nguyễn công Tố dắt ba đứa học trò lạ vào lớp giới thiệu với cô giáo Kiệt rồi dặn dò đám học trò chúng tôi :

- Hôm nay trường nhận thêm những em học trò mới, trong đó có ba em vào lớp này. Tất cả các em phải biết yêu thương và giúp đỡ những người bạn này, vì họ đã vừa phải bỏ quê hương, gia đình ngoài miền Bắc, di cư vào đây. Đó cũng là lời kêu gọi của Ngô Thủ Tướng.

Hai thằng con trai và một đứa con gái cúi đầu chào cô giáo rồi quay xuống chào chúng tôi bằng thứ tiếng lạ hoắc khó nghe. Thằng lớn con nhất được cô Kiệt chỉ cho ngồi dãy bàn cuối lớp, ngay phía sau tôi.

Đến giờ ra chơi, bọn tôi bu quanh “phỏng vấn” nó đủ điều. Tên nó là Nguyễn Thượng Minh. Nó và thằng em nhỏ hơn bốn tuổi, nhà ở quê, mẹ chết sớm, ông bố đi làm xa, nên phải gởi anh em nó xuống Hà Nội ở nhà ông chú để học hành, hơn nữa ông lại là thầy giáo. Khi có lệnh di cư, ông chú không liên lạc được bố nó, nên dắt hai anh em nó xuống tàu há mồm vào Nam luôn, rồi được chính quyền phân phối đến định cư ở quê tôi, Vạn Giã, cùng với hơn mười gia đình khác . Nó bảo vài hôm nữa ông chú nó cũng sẽ được sắp xếp cho vào dạy lớp ba trường này, thay cho một ông thầy thuyên chuyển đi nơi khác.

Nó lầm lì ít nói, chắc ngại cái tiếng Bắc Kỳ xa lạ của nó. Nhưng không phải vì điều đó mà làm cho tôi ghét nó, và đã có nhiều lần đánh lộn với nó nữa. Lý do chính là nó đánh bi rất giỏi, giành mất giải quán quân của tôi trong lớp. Nó đánh bi khác với chúng tôi. Chúng tôi để viên bi lên đầu ngón tay giữa rồi bắn đi, còn nó đặt viên bi trong lòng bàn tay và bắn đi bằng ngón tay cái. Vậy mà nó ăn tôi sạch túi. Bọn tôi bảo là nó ăn gian, không được chơi kiểu bắc kỳ của nó mà phải chơi theo kiểu trung kỳ của bọn tôi. Nhập gia phải tùy tục. Nó cô đơn một mình nên chịu thua, phải trả lại cho tôi tất cả viên bi nó thắng ngày hôm đó. Vậy mà hai hôm sau nó chơi trở lại, dĩ nhiên với cái kiểu hoàn toàn mới lạ với nó, nhưng nó vẫn thắng tôi oanh liệt. Cuôc đấu bi này bây giờ không phải chỉ giữa cá nhân hai thằng: tôi với nó, mà giữa hai miền nam-bắc, cho nên học trò trai gái cả trường bu quanh làm khán giả. Tôi thua trắng tay, mất luôn chức vô địch từ lớp năm đến bây giờ. Dĩ nhiên là tôi ức lắm. Điều ghê gớm hơn nữa, là chỉ có cuối tháng đầu tiên nó đứng hạng ba trong lớp, lên nhận bảng danh dự sau tôi, nhưng kể từ tháng thứ nhì trở đi nó đều chiếm hạng nhất. Tôi đâm ra hận nó, có nó là tôi mất tất cả. Mấy lần tôi nhại tiếng Bắc chọc quê nó, nó cũng chỉ cười, tôi nghe lời xúi của lũ bạn, bảo nó rờ sau “đít” coi có còn tòn ten cọng rau muống nào không, nó chỉ im lặng . Có lần bọn tôi xô nó ngã, nó chỉ cười, đứng dậy rồi phủi bụi trên áo quần. Tôi thua nó, nhưng cố làm ra vẻ tự mãn: “nó vẫn chỉ là một anh hùng cô đơn, không có ai chơi với nó”.

Đùng một cái nó nghỉ học. Chẳng có ai biết lý do. Nhưng rồi vài ngày sau nó tới trường, nhưng không phải để học mà để bán bánh mì và cà rem. Cô giáo và bạn bè hỏi, nó khóc và bảo là bà thím, sau khi cãi vã với chú nó một trận, không nuôi hai anh em nó nữa, nó phải tự “khắc phục” để còn nuôi một thằng em nhỏ. Hôm đó bọn tôi nhiều thằng cũng khóc theo với nó. Chờ cho tất cả vào lớp, tôi ở nán lại chỉ để ôm nó và nói một lời xin lỗi về những điều đã qua. Nó nhìn tôi thân thiện, và bảo là nó chưa hề để tâm tới điều ấy. Tôi “tâm phục khẩu phục”nó. Nó còn nhỏ mà thông minh và thánh thiện hơn tôi nhiều.

Tôi bèn làm ngay một cuộc “quảng cáo” cho bánh mì và cà rem của nó, vì vậy hôm nào nó mang mọi thứ tới trường là bán sạch ngay trong giờ ra chơi buổi sáng. Sau đó tôi còn kêu gọi một cuộc lạc quyên gíup nó: gạo , tiền xu , tiền cắc, áo quần, có thằng còn mang tới cho nó cả buồng chuối và một trái mít nữa.

Rồi nó cũng được chính quyền giúp đỡ, tôi nghĩ như thế, nên vài tuần sau nó trở lại lớp học, và chỉ bán bánh mì trong giờ ra chơi. Nó vẫn học giỏi, vẫn đứng đầu lớp, nhưng lần này nó không còn là anh hùng cô đơn nữa mà nó có đông đảo bạn bè, mà thằng thân nhất chính là tôi.

Ông chú nó, thầy giáo Nguyễn thương Cầu, cũng đã vào trường dạy lớp ba, nhưng bây giờ anh em nó không còn ở chung với ông chú nữa, mà chỉ đến thăm ông vào những cuối tuần. Có khi nó dắt tôi đi theo. Vì vậy tôi mới bíết ông thầy, chú nó sợ bà vợ Bắc kỳ còn hơn sư tử, nên chẳng dám bênh vực nhiều anh em nó, mặc dù ông rất đau lòng xót xa khi bọn nó phải dọn ra ở ké nhà một gia đình người di cư khác.

Tôi mất mẹ, cha tôi cũng đi làm xa, nên tôi thông cảm hoàn cảnh của Minh, nên thường đưa anh em nó về nhà ông bà nội tôi và chơi với đám anh em họ hàng của tôi.

(còn tiếp)
Back to top
« Last Edit: 05. Feb 2008 , 06:43 by DoQuan »  

1) Không mua hàng Made in China&&2) Không du lịch hay travel bằng hàng không China&&3) Không giao dịch và mua bán với China
 
IP Logged
 
DoQuan
Gold Member
*****
Offline


Boycott Red China

Posts: 681
Re: Truyện ngắn
Reply #88 - 05. Feb 2008 , 06:45
 
(Cô Con Gái Quá Giang.......tiếp theo và hết)

Khi xong tiểu học, tôi vào Nha Trang học trung học, cũng là lúc phải chia tay nó. Bởi Minh cũng vừa theo một số người di cư vào tận khu định cư Phước Tỉnh nào đó ở trong nam, người ta bảo trong ấy làm ăn khấm khá hơn ở quê tôi nhiều lắm. Từ đó, tôi không gặp lại nó, mặc dù trong ký ức tuổi ấu thơ của tôi, lúc nào hình ảnh nó cũng in lên đâm nét

Không ngờ hôm nay, giữa chiến trường xa xôi này tôi lại bất ngờ gặp lại thằng em duy nhất của Minh, và lòng tôi lắng xuồng khi biết nó cũng từng là lính đánh giặc và đã hy sinh đúng ngày này năm trước: ngày mồng một Tết. Cái ngày mà lời chúc Tết của ông Hồ Chí Minh trên đài phát thanh Hà Nội chính là cái mật lệnh “Tổng Công Kích Têt Mậu Thân” để giết hại bao nhiêu người vô tội, đặc biệt hàng vạn người ở Huế bị chôn sống. Cũng là cái ngày người ta nhận diện được bọn trí thức, sinh viên phản trắc, đã giết hại bao nhiêu thầy, bạn của chính mình.

Sau đó, tôi rút Tâm về làm việc bên cạnh tôi, phụ tránh toán quân báo gồm toàn những người lính trẻ. Chúng tôi yêu thương nhau như anh em. Rồi vào một đêm trăng sáng, dưới sự chứng giám của đất trời, tôi đã nhận Tâm là đứa em kết nghĩa, sau lần Tâm liều mình cứu tôi thoát chết trong một cuộc phục kích ở Thiện Giáo. Đổi lấy sư an toàn cho tôi, Tâm phải mất hai ngón tay của bàn tay trái và nằm bệnh viện hơn một tháng để được giải phẩu lấy một mãnh đạn nằm trong sâu trong thanh quản. Sau khi xuất viện, Tâm phát âm tương đối khó khăn. Được hội đồng giám định y khoa xếp vào loại không còn khả năng chiến đấu, Tâm có thể chọn về một đơn vị hành chánh hay tiếp vận nào mà Tâm thích, nhưng Tâm một mực chối từ và nằng nặc đòi trở lại đơn vị cũ. Tâm xác nhận là mình vẫn còn khả năng chiến đấu, hai ngón tay của bàn tay trái và giọng nói khó khăn một chút không gây trở ngại nhiều cho một người lính chiến trường. Cuối cùng Tâm được toại nguyện.

Tôi vừa vui mừng vừa cảm động khi Tâm trở về trình diện. Tâm bảo sống chết gì em cũng muốn ở bên anh. Vì gia đình em có còn ai nữa đâu. Đơn vị này là gia đình của em. Tôi sắp xếp cho Tâm một công việc tạm thời ở hậu cứ để tiếp tục chửa bệnh. Chỉ sau vài tháng giọng nói của Tâm gần trở lại bình thường. Tâm nghe lời tôi xin vào khoá Sĩ Quan Đặc Biệt ở Thủ Đức. Tâm được ưu tiên thu nhận vì gốc TSQ.

Ra trường đúng vào mùa hè đỏ lửa 1972, Tâm lại xin trở về đơn vị cũ, lúc này đang ngày đêm nằm trong lửa đạn ở mặt trận Kontum. Năm tháng sau, tôi bị thương, được tản thương về QYV Pleiku nằm điều trị gần một tháng . Xuất viện, được điều về Phòng Hành Quân. Cả tháng tôi không gặp lại Tâm, nhưng ngày nào chúng tôi cũng liên lạc trên hệ thống vô tuyến.

Cuối năm 1973, chiến trường lắng dịu. Tâm xin phép về Sài gòn cưới vợ. Vợ Tâm là cô bạn nhỏ ngày xưa trong cùng một viện mồ côi. Bây giờ là cô giáo. Hai người găp lại và tình yêu nẩy nở trong thời gian Tâm học ở trường Thủ Đức. Cả vợ chồng tôi đều có mặt trong ngày cưới, và làm chủ hôn bên họ nhà trai. Đám cưới xong, tôi vận động xin cho vợ Tâm được chuyển lên dạy tại một trường tiểu học nằm trong thành phố Pleiku, để vợ chồng được gần gũi nhau hơn.

Đầu tháng 3/1975 Ban Mê Thuột thất thủ, bản doanh Bộ Tư lệnh SĐ 23 BB bị tràn ngập. sau một phi vụ bắn nhầm. Ông Tư Lệnh Phó cùng ông tỉnh trưởng Đắc Lắc bị bắt. Hai tiểu đoàn của Trung Đoàn 44 được trực thăng vận nhảy xuống đầu tiên ở Phước An, quận duy nhất còn lại của tỉnh Đắc Lắc, nhằm vừa ngăn chặn địch quân tràn xuống Khánh Dương theo Quốc Lộ 21, vừa tái chiếm thị xã Ban Mê Thuột khi tình hình cho phép. Tâm có mặt trong toán quân đầu tiên này. Tôi không gặp được Tâm nhưng có liên lạc nói chuyện vài lần trong máy vô tuyến. Tâm rất đau lòng khi phải bỏ vợ và đứa con gái ba tuổi trên Pleiku, trước khi gởi gấm cho anh trung sĩ tiếp liệu đại đội cố dắt theo cùng đoàn quân triệt thoái về tỉnh lộ 7, bây giờ không biết ra sao. Tâm khẩn khoản nhờ tôi tìm mọi cách liên lạc và giúp vợ con mình. Tôi lấy cái tình anh em kết nghĩa mà thề với Tâm là tôi sẽ cố gắng hết sức mình. Không ngờ, đó là một kế hoạch triệt thoái tồi tệ nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, đã làm mất biết bao nhiêu sinh mạng, kéo theo sự sụp đổ cả miền Nam. Ra tận Tuy Hòa, đứng đón dòng người tả tơi, nét mặt còn đậm nỗi kinh hoàng, họ vừa trải qua và chứng kiến biết bao nhiêu cái chết thê thảm để được đến bên này bờ con sông Ba nhuộm máu, tôi nghĩ là tôi chẳng còn có cơ hội nào gặp lại vợ con Tâm. Trở lại Khánh Dương, đúng lúc Phước An thất thủ và đơn vị của Tâm đã phải tan hàng, tôi gặp lại vị chỉ huy của Tâm ở Dục Mỹ, ông xác nhận là trung úy Nguyễn Thượng Tâm đã nằm lại trên đỉnh đồi Chu Cúc, khi chiến đấu tới viên đạn cuối cùng rồi tự sát trước một biển người của địch quân tràn lên chiếm giữ.

Hơn sáu tháng định cư ở Nauy, cả nhà tôi lúc nào cũng miệt mài để sớm hội nhập vào quê hương mới. Thời gian qua nhanh quá. Mới đây mà chúng tôi cũng đã tập tành tổ chức ngày lễ Giáng Sinh và ăn cái tết Tây đầu tiên theo truyền thống của Nauy. Sau đó bận bịu đi học đi làm, và cũng chẳng có cuốn lịch Âm lịch nào để biết ngày nào là Tết Ta, Nguyên Đán. Một buổi tối vợ chồng tôi đang ngồi cãi nhau về thời điểm giao thừa để thắp một nén hương tưởng nhớ ông bà, thì điện thoại reo. Bà Huyền-Trân Thomassen gọi, mời cả nhà chúng tôi tối mai lên ăn tết với gia đình, chồng bà từ Mexixo cũng mới trờ về. Bà cho biết bây giờ đã là sáng mồng một Tết bên Việt Nam. Thì ra, chúng tôi tệ quá, mới rời khỏi Việt Nam hai năm mà không còn nhớ ngày tết và tổ chức mừng Tết như bà. Tôi cám ơn và nhận lời bà xong, vội vàng thắp mấy nén hương tạ tội ông bà. May mắn ngày mai là thứ bảy.

Bà biết gia đình chúng tôi có tới mười người mà chỉ có một cái xe Ford vừa nhỏ vừa cũ, nên bà đặt một chiếc taxi tám chỗ ngồi lại đón chúng tôi. Bà xã tôi chỉ huy bầy con gái trên chiếc taxi, còn tôi lái xe chở đám con trai chạy theo sau. Trời thật lạnh, tuyết rơi trắng cả bầu trời . Chúng tôi phải chạy gần một tiếng đồng hồ mới tới nhà bà. Bà ở trong một ngôi biệt thự khá xinh, cách trường đại học Oslo, nơi bà dạy, chừng năm phút lái xe. Trong phòng khách bà trang trí giống như tết ở Việt Nam, đặc biệt có cả một cành mai thật to (một loài hoa Bắc Âu nở hoa vào mùa đông, nhìn giống như hoa mai) trong một cái bình sứ lớn, nằm ở giữa nhà. Chồng bà rất phúc hậu, và nói được một ít tiếng Việt. Khi giới thiệu ông với chúng tôi bà đùa:

- Hoàng đế Chế Mân của tôi đây.

- Không, tôi là Trần Khắc Chung. Ông vừa đưa tay bắt tay tôi vừa đùa.

Ông ta khá am tường về lịch sử Việt nam. Ông cũng biết khá nhiều và có những nhận định khá công bình về cuộc chiến Việt nam. Ông cho biết là lúc cuộc chiến Việt Nam đang ác liệt , khi ấy ông là trưởng ban ngoại giao của Quốc Hội Nauy, đã phản đối kịch liệt những nhóm tả khuynh và đặc biệt là những nhận định và việc làm của ông Olaf Palma, thủ tướng Thụy Điển. Người đã hô hào ủng hộ Bắc Việt và tuyên bố sẳn sàng chấp nhận cho binh lính Mỹ đào ngũ đến dung thân ở nước ông. Khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, nhìn hàng triệu nguơì phải bỏ nước ra đi, ông vừa kịp phản tỉnh thì cũng bị ám sát chết.

Bữa ăn còn có cả dưa hành, thịt kho và bánh chưng. Tôi phục bà và thấy xốn xang nhớ nhừng ngày tết lúc tôi còn nhỏ ở quê nhà.

Ăn uống xong, bà còn lì xì bì thơ màu đỏ cho mấy đứa con và mấy đứa cháu của tôi. Tôi đành phải ngượng ngùng xin lỗi vì không chuẩn bị kịp quà cáp cho hai đứa con của bà. Nhưng bà rất khéo léo, khi bảo sự có mặt của gia đình chúng tôi trong thời khắc đặc biệt này đã là một món qùa vô giá, rất có ý nghĩa cho mẹ con bà.

Tôi thay mặt gia đình cám ơn, chúc tết ông bà và gia đình. Tôi cũng nói lên lòng ngưỡng mộ của chúng tôi đối với một người đã xa quê hương lâu ngày và lập gia đình với một người ngoại quốc mà vẫn còn giữ được truyền thống và bản sắc văn hóa Việt Nam, trong lúc một số người mới chân ướt chân ráo sang đây đã vội tập tành thành người bản xứ, muốn quên hết nguồn cội của mình.

Chia tay bà lúc gần mười hai giờ đêm. Đường sá vắng tanh. Tuyết vẫn rơi kín bầu trời. Không quen lái xe trên tuyết, tôi chạy thật chậm. Khi đến trước khu đại học Blindern, tôi thấy có một người đứng dưới tàng cây thông, đưa tay đón. Tôi dừng xe lại. Một cô gái chạy tới xin quá giang về nhà, vì cô dự tiệc tối ra, đã gọi taxi khá lâu mà không thấy tới.. Tôi bảo đứa con trai lớn của tôi ra ngồi ở băng sau, nhường ghế trước cho cô gái. Khi cô lễ phép chào tôi, và bắt tay mấy cậu con và cháu của tôi ngồi ở băng sau, tự giới thiệu tên Anita rồi ngồi lên ghế, tôi mới nhận ra cô gái gốc Á đông, nhưng phát âm tiếng Nauy và điệu bộ hoàn toàn như người bản xứ. Tôi ngạc nhiên khi thấy cô đang run vì lạnh. Cô chỉ mặc một cái áo khoác mỏng. Tôi dừng xe, cởi cái áo choàng bằng lông cừu choàng qua vai cô. Gương mặt cô bé xinh xắn dễ thương, nhưng phảng phất buồn. Tôi hỏi cô bé đến từ nước nào. Cô cho biết cô được cha mẹ nuôi người Nauy nhận mang về đây lúc chưa tròn ba tuổi, nên cô chẳng biết gì. Sau này lớn lên, cô mới được cha mẹ nuôi kể lại là cô được Cơ quan Bảo Trợ Nhi Đồng LHQ nhận từ một viện mồ côi ở Việt Nam, vào năm 1975. Ông bà xin nhận cô làm con nuôi từ Cơ quan này. Cô bé rất mong muốn được trở lại Việt nam một lần, để biết nơi mình sinh ra và nhờ người tìm lại tông tích, mồ mả của cha mẹ ruột. Cô sẽ xây mộ cho ông bà. Cha mẹ nuôi có hứa sẽ đưa cô về sau khi cô học xong trung học, và khi nào việc xin visa vào Việt Nam dễ dàng hơn. Nhà cô không xa nơi tôi ở, có lẽ không quá hai mươi phút lái xe. Khi qua hết mấy khu rừng thông thanh vắng, cô chỉ ngôi nhà lớn nằm lưng chừng trên một ngọn đồi, bảo tôi dừng lại phía dưới. Cô sẽ đi lên bằng con đường tắc. Cô cám ơn tôi, cởi trả lại tôi cái áo choàng. Cô hỏi xin tôi một mảnh giấy, viết địa chỉ xong rồi đưa lại cho tôi. Cô mời tôi đến Lễ Phục Sinh ghé lại nhà cô chơi. Vì chỉ còn một ngày nữa cô phải đi London tiếp tục theo học một năm chương trình trao đổi học sinh. Cha mẹ nuôi của cô rất thích nói chuyện với người Việt Nam, nhất là những người đã từng tham gia cuộc chiến. Tôi hứa với cô là thế nào tôi cũng đến thăm cô cùng ông bà cha mẹ nuôi tốt bụng.

Về nhà, khi kể lại chuyện cô bé quá giang cho vợ và mấy cô con gái nghe, tôi mới nhận ra một điều: sao tôi lại có duyên với những người mồ côi đến thế. Suốt cả đêm hôm ấy tôi nằm trằn trọc nghĩ đến thân phận mình và nhớ thật nhiều đến Nguyễn Thượng Tâm, người mà tôi đã từng nhận làm đứa em kết nghĩa, nhưng mãi đến bây giờ vẫn chưa làm tròn được lời thệ ước cuả mình.

Ðến Lễ Phục Sinh, nhớ lời hẹn, tôi rủ bà xã và hai cô con gái lớn đến thăm cô Anita. Bây giờ là đầu tháng tư mà tuyết vẫn còn rơi trắng cả bầu trời. Nhờ ban ngày nên tôi thấy rõ nhà cô hơn. Ngôi nhà có dáng của một lâu đài, cổ kính, sang trọng. Chung quanh là một hàng thông. Chủ ngôi nhà chắc đã trọng tuổi và giàu có. Ngần ngừ một lúc, tôi bấm chuông. Đúng như tôi nghĩ, người mở cửa là một bà già khoảng trên bảy mươi, nhưng còn khỏe mạnh và nói năng vui vẻ lịch thiệp. Bà ngạc nhiên nhìn tôi, và hỏi tôi đến có việc gì bất ngờ mà bà không đuợc báo trước. Tôi xin lỗi, giới thiệu tên mình và cho bà biết là tôi có hẹn với cô Anita, con gái của bà, đến thăm cô ấy và vợ chồng bà. Có lẽ cô Anita quên, không kể chuyện lại với bà. Bà tròn mắt ngạc nhiên :

- Anita nào ? vì đứa con gái duy nhất của chúng tôi đã chết rồi mà.

Bây giờ đến lượt tôi ngơ ngác. Tôi kể cho bà nghe chuyện tôi gặp cô Anita trước cổng trường đại học hồi tháng hai, và cho cô quá giang về đây lúc nửa đêm. Bà mời tôi vào nhà, chỉ cho tôi tấm ảnh treo trên vách.

- Đây chính là cô Anita mà tôi đã gặp, trước khi cô trở lại London để tiếp tục học. Tôi nói to như để xác nhận với bà. Bà nhìn tôi sụt sùi hai dòng nước mắt.

- Ðúng rồi, sau lần về thăm nhà và cũng để khám bệnh ấy, thay vì trở lại trường, con tôi phải vào bệnh viện, do một mảnh đạn nằm sâu trong tim từ lúc cháu ba tuổi, và cháu qua đời sau đó một tuần. Trước đây, bác sĩ có khám và chụp hình, nhưng bảo mảnh đạn nằm ở một vị trí khá an toàn, và rất nguy hiểm nếu phải giải phẩu. Không ngờ cháu lại chết vì chính mảnh đạn từ thời chiến tranh này.

Bà ra nhà sau lên tiếng gọi ông chồng, kể cho ông nghe câu chuyện tự nãy giờ. Ông đến chào tôi, và bảo tôi chờ ông bà mặc áo lạnh rồi sẽ dẫn tôi ra nghĩa trang, nằm không xa ở phía sau nhà, thăm ngôi mộ cô con gái.

Ngôi mộ phủ đầy tuyết trắng. Bà đưa tay phủi lớp tuyết trên tấm bia, hàng chử khắc sâu trên bia: ANITA NGUYEN HILDE. Nhìn tấm ảnh trên mộ bia, tôi có cảm giác dường như cô cũng đang nhìn tôi mỉm cười. Tôi đứng trươc mộ, chấp hai tay khấn nguyện một đôi điều. Ông bà chủ nhà sụt sùi, bảo với tôi đó là cô con gái duy nhất mà ông bà hết lòng thương quí. Từ khi cô ta qua đời, ông bà chẳng còn thiết tha bất cứ thứ gì trên cõi đời này nữa. Đưa tôi trở lại nhà, ông châm củi thêm vào lò sưởi, rót mời tôi một tách cà phê nóng. Ông bảo nếu cô không chết thì mùa hè này ông bà sẽ đưa cô về thăm quê hương nguồn cội ở Việt Nam. Riêng cha mẹ ruột của cô thật sự đã chết trong chiến tranh rồi.

Dường như vừa nhớ lại một điều gì, ông đứng lên bước tới kệ sách, quay lại nói vói tôi :

- Trong hồ sơ của con tôi, người ta có ghi chú: Khi hấp hối, mẹ cháu có trăn trối nhờ người mang nó về một viện mồ côi mà bà quen. Bà có để trong túi áo quần của đứa con một tấm hình khi vợ chồng bà làm đám cưới. Sau tấm hình có ghi tên và đơn vị của ba cháu. Đó cũng là dấu tích duy nhất về gốc gác của cô con gái nuôi yêu dấu của chúng tôi.

Tôi chưa kịp hỏi, ông đã đưa cho tôi tập album, và chỉ cho tôi một tấm ảnh đen trắng ngã màu vàng sậm, được dán ngay ở trang đầu. Nhìn tấm ảnh, tôi giật thót cả người, như đang bị mộng du vào một cõi xa xăm nào đó: hai người trong tấm ảnh chính là vợ chồng Nguyễn Thượng Tâm, người em mồ côi kết nghĩa mà chúng tôi đã lạc mất nhau trong những ngày cuối của một cuộc chiến huynh đệ tương tàn.

Phạm Tín An Ninh

Vương Quôc Na-Uy

Nguồn : http://www.ledinh.ca/Bai%20Le%20Dinh%20Pham%20Tin%20An%20Ninh%20Co%20Con%20Gai.h...
Back to top
« Last Edit: 05. Feb 2008 , 06:46 by DoQuan »  

1) Không mua hàng Made in China&&2) Không du lịch hay travel bằng hàng không China&&3) Không giao dịch và mua bán với China
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Truyện ngắn
Reply #89 - 11. Feb 2008 , 17:44
 
Bích Định ơi,

Ở đây nè , mà chỉ có truyện chứ chưa thấy có thấy câu đố  Huh
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 4 5 6 7 8 ... 11
Send Topic In ra