Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Quán Vịt Dạ Hương 6  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 7 8 9 10 11 ... 20
Send Topic In ra
Quán Vịt Dạ Hương 6 (Read 34511 times)
da huong
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4726
Gender: female
Re: Quán Vịt Dạ Hương 6
Reply #120 - 09. Aug 2006 , 20:48
 
khieulong wrote on 09. Aug 2006 , 09:41:

Một Chút


Một chút nhớ một chút thương
Hong xanh kỷ niệm con đường em qua
Một chút gần một chút xa
Từ trong tiền kiếp đã là của nhau

Một chút buồn một chút đau
Đưa tay hái nụ tình sầu cho em
Một chút lạ một chút quen
Bâng khuâng giọt nắng ru mềm nhẹ rơi

Một chút tả một chút tơi
Bỏ nhau rồi đứng bên đời rưng rưng
Một chút tại một chút nhưng
Thôi em xin  một chút đừng dối gian


Khieu Long







một chút hứa , môt chút quên
mây trôi hờ hững buồn tênh bầu trời
mốt chút ma , một chút người
chút hư , chút thực rối bời tỉnh mê...


chút mưa , chút gió vỗ về....






Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Quán Vịt Dạ Hương 6
Reply #121 - 10. Aug 2006 , 02:43
 
Đáng lẽ bài nầy đem vô khiêu vũ vì bebop rất đều nhưng để đây vui hơn
Tặng chị KH, bạn thân, cùng quý bạn hữu bài ca rất dễ thương,

--------------------------------------


...




Tôi Muốn
Lê Hựu Hà

Tôi muốn mình tìm đến thiên nhiên
Tôi muốn sống như loài hoa hiền
Tôi muốn làm một thứ cỏ cây
Vui trong gió và không ưu phiền.

Tôi muốn mọi người biết thương nhau
Không oán ghét không gây hận sầu
Tôi muốn đời hết nghĩa thương đau
Tôi muốn thấy tình yêu ban đầu.

Em có thấy hoa kia mới nở
Trong giây phút nhưng đẹp tuyệt vời
Như hạnh phúc thoáng qua mất rồi
Giờ đâu còn tìm được nết vui.

Tôi muốn thành loài thú đi hoang
Tôi muốn sông như loài chim ngàn
Tôi muốn cười vào những khoe khoang
Tôi muốn khóc thương đời điêu tàn...


Yêu người và yêu đời
Lê Hựu Hà

Bạn thân ơi cố gắng yêu thương người
Dù người không yêu ta, hãy cứ yêu thương hoài
Mặc người ai quen ai, hãy cho nhau một lời
Dù là nghe chua cay, dù là lời thoáng qua tai...

Bạn thân ơi cố gắng thương yêu đời
Dù đời không yêu ta, hãy cứ thương yêu hoài
Mặc đời ta không ai, hãy vững tin yêu đời
Dù đời chỉ yêu gian dối, dù đời cay đắng như vôi...

Ngày nào bầu trời còn mây bay
Lòng ta vẫn thấy thương người
Dù đời còn gặp nhiều chông gai
Trọn đời vẫn cứ đi đi hoài.

Bạn thân ơi cố gắng yêu thương đời
Dù đời không yêu ta, hãy cứ yêu thương hoài
Mặc đời ta không ai, hãy vững tin yêu đời
Dù đời chỉ yêu gian dối, dù đời cay đắng như vôi...


Thương Nhau Ngày Mưa
Nguyễn Trung Cang

Khi mặt trời vắng bóng
Khi lời nguyền khuất lấp
Nghe lạc loài kiếp sống sao mỏi mong
Bao là tình thắm thiết Cho giờ này nuối tiếc
Thương nhiều rồi cũng cách xa mà thôi
Mưa từng ngày thiết tha
Mưa bàng hoàng xót xa
Còn mưa mãi giữa bơ vơ đắm trong mơ.

Như mưa ngày nào thấm ướt vai em
Như mưa ngày nào khuất lấp sao đêm
Thương em ngày nào khóc ướt vai mềm
Thương nhau thật nhiều biết mấy tin yêu
Cho nhau trọn tình dẫu có điêu linh
Xa nhau trọn đời vẫn nhớ thương nhau...

Như giọt buồn nước mắt
Mưa ngại ngùng héo hắt
Thương người về buốt giá trên đường xa

Bao là tình thắm thiết Cho giờ này nuối tiếc
Thương nhiều rồi cũng cách xa mà thôi
Mưa từng ngày thiết tha
Mưa bàng hoàng xót xa
Còn mưa mãi giữa bơ vơ nắng trong mơ.

Như mưa ngày nào thấm ướt vai em
Như mưa ngày nào khuất lấp sao đêm
Thương em ngày nào khóc ướt vai mềm
Thương nhau thật nhiều biết mấy tin yêu
Cho nhau trọn tình dẫu có điêu linh
Xa nhau trọn đời vẫn nhớ thương nhau.

Như mưa ngày nào thấm ướt vai em
Như mưa ngày nào khuất lấp sao đêm
Thương em ngày nào khóc ướt vai mềm
Thương nhau thật nhiều biết mấy tin yêu
Cho nhau trọn tình dẫu có điêu linh
Xa nhau trọn đời vẫn nhớ thương nhau



Elvis Phương



Back to top
« Last Edit: 10. Aug 2006 , 03:07 by phu de »  
 
IP Logged
 
Mai-Pham
Full Member
***
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 245
Gender: female
Re: Quán Vịt Dạ Hương 6
Reply #122 - 10. Aug 2006 , 09:04
 
Chào anh Phu De ,
Xin anh vui lòng cho Mai và các HDTM nghe bài  '' When I fall in love '' do Nat King Cole trình bày , anh nhé.
Cám ơn anh - MP
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Quán Vịt Dạ Hương 6
Reply #123 - 10. Aug 2006 , 16:17
 
Maithanks.gifham wrote on 10. Aug 2006 , 09:04:
Chào anh Phu De ,
Xin anh vui lòng cho Mai và các HDTM nghe bài  '' When I fall in love '' do Nat King Cole trình bày , anh nhé.
Cám ơn anh - MP


Mời chị Mai và các bạn nghe Nat King Cole
Happy romance
------------------------------------

...

Nat King Cole
When I Fall In Love



When I fall in love,
It will be forever
Or I'll never fall in love.
In a restless world like this is,
Love is ended before it's begun
And too many moonlight kisses
Seem to cool in the warmth of the sun.

When I give my heart,
It will be completely
Or I'll never give my heart.
And the moment I can feel that
You feel that way, too,
Is when I fall in love with you.

And the moment I can feel that
You feel that way, too,
Is when I fall in love with you.





Nat King Cole
When I Fall In Love
Back to top
 
 
IP Logged
 
DoQuan
Gold Member
*****
Offline


Boycott Red China

Posts: 681
Re: Quán Vịt Dạ Hương 6
Reply #124 - 10. Aug 2006 , 17:46
 
Sổ Tay Thường Dân : Đêm Havana Và Ngày Hà Nội


Tưởng Năng Tiến

Có nơi nào trên trái đất này
Mật độ đắng cay như ở đây?
Chín người - mười cuộc đời rạn vỡ.
Bị ruồng bỏ và bị lưu đầy…

Có nơi nào trên trái đất này
Mật độ yêu thương như ở đây?
Mỗi tấc đất có một người qùi gối
Dâng trái tim và nước mắt
Cho nỗi đau của cả loài người ….

(Thơ Phùng Quán)

Tôi chưa bao giờ đến Hà Nội, và cũng chưa bao giờ cảm thấy có chút xíu nào hào hứng khi nghĩ đến thành phố (xa lạ) này. Đường thì xa, vé tầu thì mắc, thủ tục thì lôi thôi rườm rà, và lỡ mà kẹt luôn thì … chết mẹ.

Tôi sinh trưởng ở miền Nam, nghĩ và nghe sao nói vậy. Và cứ như vậy mà nói, chắc chắn, sẽ làm mích lòng cả đống người. Tôi biết vậy nhưng không thể nào nói khác hơn, vì những điều tôi được nghe kể về Hà Nội (hoàn toàn) không có gì là đàng hoàng hay tử tế - đại khái như:

“Lời ăn tiếng nói lễ độ cũng khó gặp, chứ đừng nói gì đến văn vẻ... Một cô gái có thể nói oang oang giữa chợ:

- Nó rủ tao đi nhưng tao đ… đi.

- Sáng nay mẹ mày qua xin lửa bố tao, bố tao đ… cho…”

“Một cái gì đó đã phá vỡ lòng tin của con người rằng xã hội luôn luôn cố gắng đem lại sự tốt đẹp cho mình, và chính mình phải có bổn phận phải gìn giữ các công trình xã hội để mình và mọi người cùng hưởng. Người ta thẳng tay cắt dây điện để bán lấy chút tiền, có thể đốt hết một kho hàng hoá để phi tang cho một vật ăn cắp không đáng là bao… con người đối xử với xã hội thô bạo như vậy chỉ vì xã hội đã đối xử với họ tệ quá (Phạm Xuân Đài. Hà Nội Trong Mắt Tôi. Thế Kỷ, Hoa Kỳ 1994, 32-33).

Trời đất, đó là chuyện từ thế kỷ trước lận - cha nội. Cũ rích cũ rơ rồi, bới móc ra làm chi nữa? Bây giờ là thế kỷ 21 rồi mà. Và bây giờ, tôi lại mới vừa ghe, thiên hạ vẫn than phiền rằng Hà Hội vẫn cứ (mẹ rượt) y trang như hồi đó - không khác gì hết trơn hết trọi:

“Những đứa bé trai và gái bưng thức ăn cho khách vẫn là những đứa bé đã được mô tả trong tiểu thuyết Nam Cao hay Trương Tửu cách đây năm sáu thập niên, còm cõi, nhọc nhằn, cơ cực, chỉ biết cúi đầu vâng dạ và sống quen với lo âu, sợ hãi….”

“Những anh chị phu hồ vẫn làm việc bằng những cung cách từ nửa hế kỷ trước. Họ chuyền tay nhau mọi thứ vật liệu. Cát, đá và sạn đựng trong những cái rổ, đà gỗ vác trên vai. Một ngày dầm mưa hay đổ mồ hôi như thế của một người phu hồ trị giá một đô la và một bữa ăn trưa thanh đạm. Hơn một phần tư thế kỷ thực hiện “chủ nghĩa xã hội ưu việt” trong nước, hơn một phần tư thế kỷ kêu gào tự do và nhân quyền của khối người việt lưu vong hải ngoại, chẳng có chút ánh sáng nào rọi vào những góc đời phiền muộn tối tăm này”(Bùi Bích Hà, "Nhìn Lại Quê Hương,” Thế Kỷ 21, Sep. 2003:63-65).

Phạm Xuân Đài và Bùi Bích Hà, nói nào ngay, không phải là người Hà Nội. Họ là dân bá vơ, cù bơ cù bất, ở tận đâu đâu đó. Cả hai chỉ tạt ngang, ghé chơi Hà Nội năm ba ngày hay vài ba tuần lễ gì thôi. Biết (khỉ mốc) gì đâu mà nói hành nói tỏi (nghe thấy ghét) dữ vậy chớ?

Nguyễn Huy Thiệp thì khác à nha. Ông ta là niềm hãnh diện của Hà Nội (nói riêng) và của cả nước Việt (nói chung). Ổng có dư thẩm quyền và thừa tư cách để nói về thủ đô (mến yêu) của mình. Trong tác phẩm Tuổi Hai Mươi Yêu Dấu, nhà văn Nguyễn Huy thiệp đã mượn lời một nhân vật để tuyên bố như sau: ”Thời của tôi đang sống là thời chó má. Tin tôi đi, một trăm phần trăm là như thế đấy.”

Ý, trời đất, qủi thần, thiên địa ơi! Giữa Thời Đại Hồ Chí Minh (quang vinh), và trong lòng thủ đô Hà Nội - nơi mà cách đây chưa lâu người ta vẫn còn phải nhai rón rén khi ăn - mà thằng chả nói năng ồn ào, lạng quạng và bạt mạng (quá cỡ) như vậy thì kể như là … hết thuốc!

Và Hà Nội không phải là nơi duy nhất hết thuốc (chữa) trên thế giới này. Tôi nghe kể là thủ đô của Cuba cũng tồi tệ, và bệ rạc không kém:

“Ở La Havanne vài ngày dần dần bạn hiểu cái khang trang, sầm uất ở những nơi có du khách chỉ là bộ mặt bên ngoài che không nổi một xã hội lở lói, mệt mỏi… Cuba có hai thế giới, thế giới tưng bừng náo nhiệt của du khách, của những người có tiền xanh, bên cạnh thế giới mệt hoài của dân địa phương. Sau 50 năm cách mạng, cái mơ của đa số dân Cuba là vượt biển qua Miami hay có bà con thỉnh thoảng gởi về một cái ngân phiếu” (Trần Công Sung,” Cuba Sí, Cuba No,” Thế Kỷ 21, Dec. 2003:78).

Đó cũng là cái ước mơ thê thảm, vượt quá tầm tay, của rất nhiều người dân Việt - bây giờ. Trong quá khứ, Cuba và Việt Nam cũng có rất nhiều điểm (bất hạnh) tương tự như nhau. Hai quốc gia này đều có thời gian dài là thuộc địa, và cả hai đều đã tin tưởng rằng sẽ dành lại được độc lập và tự do bằng con đường … cách mạng! Chung cuộc, cả hai đều sống dở và chết dở trong lòng cách mạng.

Ví von mà nói thì Havana và Hà Nội như hai cô bé lọ lem song sinh, trong một gia đình khánh tận. Cả hai cùng có chung ước mơ là lấy được một tấm chồng đàng hoàng, lương thiện nhưng (chả may) đều phải lòng đúng đồ phải gió và đã trao duyên lầm … tướng cướp!

Havana, tuy thế, vẫn còn “có phước” hơn Hà Nội. Bi kịch của La Havanne chỉ xẩy ra vào lúc có mặt trời - theo lời của Trần Công Sung:

“Đêm xuống, dân Cuba quên cái cực nhọc ban ngày, đổ ra đường nhộn nhịp… Quên dollars, quên cách mạng, quên những bài diễn văn dài tám giờ, quên embargo, người ta đàn hát nhẩy múa náo nhiệt. Không phải chỉ ở những khu du khách, ngay cả ở những khu bình dân, đen tối, trong những tiệm cà phê rẻ tiền…, đâu đâu cũng có tiếng nhạc, giọng hát…”

Và vẫn theo như nhận xét của Trần Công Sung thì ở Havana “có một cái gọi là cái hồn (“une âme”). Cái hồn này đang nâng đỡ cho mọi người sống qua những ngày tháng cơ cực, đắng cay của thời mạt kiếp. Tôi còn tin rằng nó cũng sẽ giúp cho dân tộc Cuba hồi sinh chóng vánh, sau khi họ chôn xong cái Chủ Nghĩa Xã Hội (đang sắp sửa “chuyển qua từ trần”) ở đất nước này.

Hà Nội (dường như) không có một cái hồn như thế để chuẩn bị hồi sinh, dù CNXH cũng đang thở hắt ra ở Việt Nam.

Tôi chưa bao giờ nghe ai nói đến có một đêm nào đó (dù chỉ một đêm thôi) người dân Hà Nội đã đổ ra đường, đàn hát, nhẩy múa nhộn nhịp, một cách hồn nhiên và vô tư như vậy cả. Tình trạng của Hà Nội có vẻ tuyệt vọng hơn nhiều, theo như nhận xét của nhà văn Bùi Bích Hà - qua bài báo thượng dẫn: ”Người ta chỉ cần một hai thập niên để vực dậy một nền kinh tế xa xút nhưng để xây dựng lại niềm tin cho cả dân tộc, cụ thể như dân tộc tôi, nay chỉ còn cầu phép lạ gieo xuống thưở đất hoang hoá này những hạt giống mới để bắt đầu lại.”

Cách đây không lâu, khi được hỏi “phải hình dung thế nào về văn hiến Thăng Long”, giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã (rơm rớm nước mắt, tôi đoán thế) kể lại rằng:”Gần đây có một vị viện sĩ định nghĩa văn hiến là văn học để hiến dâng cho Đảng” (http://www.talawas.org/hanoi/hanoi01.html).

Nghe mà … hết hồn! Havana là một thành phố non trẻ, mới có mặt từ đầu thế kỷ thứ XVI mà khí phách và hồn phách vẫn còn lai láng qua từng bước chân nhún nhẩy của người dân - dù nơi đây công an nhiều không kém quân Nguyên. Không lẽ mảnh đất ngàn năm văn vật, lẫy lừng cỡ như Thăng Long, mới đụng chuyện với cường quyền và bạo lực (có vài chục năm) mà đã “mất hồn mất vía” và “chết tiệt” hết thế sao?

Tôi không tin như vậy đâu. Và tôi cũng không chịu như vậy nữa. Đảng CSVN quả thực đã hớp được hồn của một mớ “viện sĩ” ở Bắc Hà nhưng họ chưa bao giờ thực sự nhìn ra được cái hồn của đất Thăng Long, đừng nói chi đến chuyện “đụng” được tới nó.

Mới đây, do tình cờ may mắn, tôi đã thấy được cái hồn của Hà Nội trong một căn nhà nhỏ - ở ngõ Ánh Hồng, cạnh một nhà xí công cộng, luôn luôn ngập ngụa *** đái - của một người đàn bà tên Sợi. Chị Sợi có một mẹt hàng ở đầu ngõ, bầy bán các thứ linh tinh: ấm nước chè, gói thuốc lào, bao thuốc lá, lọ ô mai, gói bánh bích qui. Chị không có vốn nên hàng hoá lèo tèo, thảm hại.

Chi Sợi bán hàng không đủ thu nhập để nuôi mình, và nuôi người mẹ bệnh đang nằm chờ chết nên - đôi lúc- buộc phải bán cả thân. Mẹt hàng, cũng như thân xác “xuống cấp” của người đàn bà đã quá thời xuân sắc này, chỉ hấp dẫn được một loại khách hàng duy nhất: đám ăn mày. Và mảnh đời bầm dập, te tua, tàn tạ của chị Sợi đã được kể lại như sau:

“Trong số Trong số những người chồng hờ ấy, chị đặc biệt yêu quý một anh ăn mày trẻ, còn ít tuổi hơn chị. Anh ta đến với chị không như người đến với gái làng chơi. …

“Sau khi yêu nhau bên những tấm ván quan tài còn để mộc và chưa ghép mộng, bao giờ anh cũng nán lại trò chuyện, hỏi chị về diễn biến bệnh tật của bà cụ, công việc của chị, còn chị thì ngắm nghía cái chân khoèo của anh, cái chân mà chị biết rằng trước đây nó cũng lành lặn, bình thường như cái chân bên kia, chỉ vì giả què lâu quá, nên đã thành què thật.

“Anh đã kể cho chị nghe chuyện chân anh. Còn chị kể cho anh chuyện mẹ chị. Khi bị ngã gẫy xương hông, nằm liệt, ba năm đầu cụ hát. Ba năm sau cụ chửi. Và một năm nay cụ yên lặng. Mỗi khi có khách lên gác lửng cùng chị, cụ nhắm mắt giả cách ngủ.

“ Anh thương chị. Chị thương anh. Chính anh đã mượn cưa, bào ở đâu về cưa, bào, đo, cắt mộng mấy tấm gỗ cốp pha, ráp thành cái áo quan cho cụ. Và cũng chính anh, dù què một chân cũng đã bắc ghế trèo lên, xây thêm hai hàng gạch quanh tường bao cho nó cao thêm, chắn bớt cái hơi nhà xí tạt vào.

“Người thứ hai chị Sợi yêu quý là một phụ nữ. Một bà già. Bà cụ Mít. Đó là một bà già thấp bé, lại còng, mặt chằng chịt vết nhăn, chẳng biết bao nhiêu tuổi nữa. Chính bà Mít cũng không biết mình bao nhiêu tuổi …

“Bà ở vùng Hà Nam, Phong Cốc. Anh con trai duy nhất của bà a dua với bọn xấu trong làng đi ăn trộm lợn. Án xử hai năm. Trong tù bị bọn đầu gấu đánh chết. Người con dâu bỏ đi lấy chồng, để lại cho bà hai đứa cháu gái, đứa chín tuổi, đứa bảy tuổi.

- Bây giờ một đứa lên tám, một đứa lên mười rồi cô ạ. Vài năm nữa, chúng nó lớn khôn là tôi không lo gì nữa. Tôi có chết cũng không ân hận.

“Một lần bà Mít đến, nắm lấy bàn tay chị:

- Em ơi. Chị nhờ em một cái này được không.

“Bà ngập ngừng. Chị Sợi không hiểu chuyện gì. Nhưng rõ ràng là một việc hệ trọng, rất hệ trọng đối với bà.

- Giúp chị với em nhé. Chị tin ở em.

“Thì ra bà muốn gửi chị tiền. Tiền là vàng, là cuộc sống của hai đứa cháu côi cút của bà ở quê. Chúng còn bé lắm. Chúng mồ côi, chúng mong bà. Chúng cần tiền của bà. Bà phải nuôi chúng. Chúng chưa thể tự kiếm sống được, chưa thể tự lo liệu được. Để nhiều tiền trong người, bà sợ. Suốt ngày đi bộ rạc cẳng mà đêm cứ ngủ chập chờn. Nên nghe chừng thấy nằng nặng hầu bao, bà phải mang tiền về quê.”

……

“Mùa rét bao giờ cũng là thời gian gay go của chị. Hàng họ ế ẩm. Khách đến nhà cũng ít. Bù lại với đám ăn mày, mùa rét là mùa cưới xin, mùa bốc mả. Trong khi hiếu, hỷ, người ta rộng rãi với ăn mày. Bà cụ Mít vẫn thỉnh thoảng tới chỗ chị để cho chị hòn xôi, miếng thịt. Bà kêu rét và gửi chị thêm một ít tiền. Chị bảo bà đã gửi bốn lần tiền rồi sao không mang về cho các cháu kẻo chúng nó mong, đã lâu rồi bà chưa về nhưng bà Mít nói:

- Tôi cố thêm ít ngày nữa. Rồi về ở với chúng nó một thời gian. Ngoài giêng tôi mới ra. Bà cháu xa nhau lâu quá rồi. Lại còn phải cố mua cho mỗi đứa một bộ quần áo mới mặc Tết".

“Nhưng cả tháng sau bà Mít vẫn không quay lại. Chị Sợi biết rằng có chuyện chẳng lành nhưng vẫn hy vọng được thấy dáng người nhỏ còng còng của bà trong tấm ni-lông vá víu chống gậy, khoác bị bước tới. Chị chưa chờ ai đến như vậy. Lo lắng. Hy vọng. Tuyệt vọng. Chắc chắn bà Mít đã chết ở đâu rồi!

“Chị Sợi kiểm lại số tiền bà Mít gửi một lần nữa. Rồi gấp những tờ giấy xi-măng, những túi ni-lông. Cho tất cả vào một cái túi xách. Bây giờ chị không chờ bà Mít nữa. Chị chờ anh què đến. Chị bảo anh:

- Bà Mít chết thật rồi. Anh phải giúp em. Ở đây trông nom, cơm nước, rửa ráy cho mẹ em vài ngày. Em phải đi đây.

- Em biết quê bà ở đâu mà tìm?

- Cứ về Hà Nam, Phong Cốc hỏi. Thế nào cũng ra. Hỏi dân. Hỏi tòa án.

“Phải đem chỗ tiền này về cho hai đứa trẻ mồ côi. Phải thực hiện nguyện ước của bà cụ, kể cả việc mua hai bộ quần áo mới cho chúng nó…”

Chị Sợi, anh què - cũng như bà Mít - cho đến lúc chết vẫn chưa có đêm nào ôm đàn ngồi hát hay đổ ra đường nhẩy nhót nhộn nhịp như những người dân ở Havana. Ngày cũng như đêm họ sống ẩn nhẫn, thầm lặng trong những con hẻm hôi thối luôn ngập ngụa phân người giữa lòng Hà Nội. Chính ở những nơi tăm tối này, họ đã dấu kín được nguyên vẹn cái hồn của cả một dân tộc qua từng nhịp đập của tim. Và tôi cũng cảm được cái hồn như thế, khi viết những dòng chữ này, dù nơi tôi đang sống cách xa Việt Nam đến nửa vòng quả đất.

Sau khi đọc xong “Truyện Không Tên”, tôi hỏi tìm số điện thoại của tác

giả và gọi cảm ơn ông đã mở cho tôi thấy cái hồn của dân tộc Việt. Nhà văn Bùi Ngọc Tấn nói rằng ông không viết truyện mà chỉ kể lại chuyện đời của chị Sợi, theo như lời chính chị tâm sự - thế thôi.

Chị Sợi, anh què vẫn còn đang sống ở Hà Nội. Qúi vị có thể đọc nguyên văn

câu chuyện về cuộc đời của họ, trong tuyển tập Truyện Ngắn Bùi Ngọc Tấn do nhà Hải Phòng xuất bản năm 2003, hay ở http://danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=411.

Tưởng Năng Tiến
Back to top
 

1) Không mua hàng Made in China&&2) Không du lịch hay travel bằng hàng không China&&3) Không giao dịch và mua bán với China
 
IP Logged
 
MiCayDua
YaBB Newbies
*
Offline



Posts: 42
Re: Quán Vịt Dạ Hương 6
Reply #125 - 11. Aug 2006 , 06:51
 
Quote:
Hahaha....Đây là nghề của chàng mà !! Bán tiệm khai lỗ lã để trốn thuế .. Roll Eyes xong gồi khai trương Quán Vịt DH 7 liền đó mà  ... Wink Wink Grin Grin Grin


Đúng wuậy , đúng wuậy. Mì đang wưởn đây anh Sáu à. Anh muốn sang lại bao nhiêu cho Mì biết giá cả chắc chắn đi để Mì mua về tân trang thành " Cà phê Giận Hờn " chắc việc làm ăn có bề khấm khá hơn há HiHiHi  Grin Grin Grin
Cho số phone gì mà lèo hay sao đó nên gọi woài hông được  Grin Shocked Shocked

Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Quán Vịt Dạ Hương 6
Reply #126 - 11. Aug 2006 , 15:16
 
MiCayDua wrote on 11. Aug 2006 , 06:51:
Đúng wuậy , đúng wuậy. Mì đang wưởn đây anh Sáu à. Anh muốn sang lại bao nhiêu cho Mì biết giá cả chắc chắn đi để Mì mua về tân trang thành " Cà phê Giận Hờn " chắc việc làm ăn có bề khấm khá hơn há HiHiHi  Grin Grin Grin
Cho số phone gì mà lèo hay sao đó nên gọi woài hông được   Grin Grin



Ha...Ha....Ha.....

Mì sợi ngắn à , tại cái cô em của anh cứ bỏ đi te rẹt tối ngày nên anh phải hô hoán lên cho cô ấy dìa chia của chứ bán quán đi rồi ngủ woài đường hà...

Nhưng mà Mì muốn thì cũng chiều thôi....Chắc giá không lên không xuống là là ba hèo rưỡi , nếu muốn thì chiều mai gặp tại nhà hàng Lộc Đỉnh Ký....Tiền trao cháo múc , còn không tiền thì múc cháo dô....Ha.....Ha......Ha...... Grin  Grin Grin


Back to top
 
 
IP Logged
 
MiCayDua
YaBB Newbies
*
Offline



Posts: 42
Re: Quán Vịt Dạ Hương 6
Reply #127 - 11. Aug 2006 , 18:05
 
Okie Dokie. Đến hẹn đừng trốn. Ngày mai đúng 01Pm tại Lôc Đỉnh Ký , ai mà không đến là dân zich dật đó  Tongue Tongue Grin
Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Quán Vịt Dạ Hương 6
Reply #128 - 11. Aug 2006 , 20:21
 


...

Mây Ngàn Lối Xưa

"Hồn Lạnh Nắng Phai"


Tiếng Hát : Tuấn Ngọc
Nhạc: Vũ Thành An
Thơ: Nguyễn Mạnh Hoàng Cương


Ngày xưa ta đã yêu nhau,
bên bờ sen vắng dãi dầu ái ân,
những đêm hè cũ gối chăn,
cuộc tình phút chốc nay đành ly tan,

bây giờ duyên đã lỡ làng,
nửa đêm thức giấc bàng hoàng nhớ nhau,
bẽ bàng một truyện trầu cau,
ái ân dang dở đớn đau vô bờ .

Ngày xưa, ngày xưa,
ngày xưa trên bến mộng mơ,
yêu anh em nói sẽ chờ đợi anh;
đã thề, đã thề đến truyện liền cành
mà sao lặng lẽ mà sao lặng lẽ đành bỏ nhau,

Ừ thôi đã quyết sang ngang,
bận lòng chi mấy mây ngàn lối xưa,
Hồ sen năm ấy trời mưa
Nay sen lại nở lưa thưa mấy vàng,

trách nguời con gái phũ phàng,
bến xưa lạnh quá bến xưa lạnh quá
sao sang một mình,
Để anh ôm mối tình si
đêm đêm thổn thức mơ hình bóng ai,

Chiều nay hồn lạnh nắng phai,
mình anh lẻ bóng ngóng hoài chân mây,
cuộc tình đã chết từ đây, chết từ đây, chết từ đây,
Duyên ta chưa thắm kiếp này mất nhau

Đã thề, đã thề đến truyện liền cành
mà sao lặng lẽ, mà sao lặng lẽ đành xa nhau,
Ừ thôi đã quyết sang ngang,
bận lòng chi những mấy mây ngàn lối xưa,

hồ sen năm ấy trời mưa
nay sen lại nở lưa thưa mấy vàng,
trách nguời con gái phũ phàng,
bến xưa lạnh quá
bến xưa lạnh quá sao sang một mình,

Để anh ôm mối tình si
đêm đêm thổn thức mơ hình bóng ai ,
chiều nay hồn lạnh nắng phai,
mình anh lẻ bóng ngóng hoài chân mây,

cuộc tình đã chết từ đây, chết từ đây, chết từ đây
Duyên ta chưa thắm kiếp này mất nhau .


Back to top
 
 
IP Logged
 
MiCayDua
YaBB Newbies
*
Offline



Posts: 42
Re: Quán Vịt Dạ Hương 6
Reply #129 - 11. Aug 2006 , 20:54
 
...

Hoa Sầu


Này cô em mắt biếc
Đôi mi buồn dỗi hờn
Trời biển xanh tha thiết
Có chở tình mênh mông

Tóc cô sợi dài ngắn
Mơn man quả tim côi
Để đêm về thổn thức
Những tình khúc yêu người

Nay nhớ người em nhỏ
Anh, từ núi bỏ ngàn
Trở về thành phố cũ
Tay cầm nhánh hoàng lan

Tìm người em thuở trước
Cô gái nhỏ mắt nâu
Bên vườn hoa lan nở
Trao nhau lá thư đầu

Ngày ấy,
Ta chia tay ngỡ ngàng
Bến sông mây hoang dại
Anh đi, rồi để lại
Em và nhánh hoàng lan

Năm năm trời bằn bặt
Đã mấy mùa thu sang
Tình em dần xa cách
Duyên anh cũng lỡ làng

Giờ đây,
Gặp lại, tình đã thưa
Tóc mây ngàn thôi rũ
Hoa lan vàng ngày cũ
Chẳng còn chờ bướm xưa

Một ngày nao em đến
Trả lá thư úa nhầu
Tim anh như còn vướng
Sợi tóc đã phai màu

Hoàng lan nay em trả
Kiếp này thôi nợ nhau
Tình duyên ôi nghiệt ngã
Em thành đóa hoa sầu

Thôi về, về đi em
Ta chôn kín nỗi niềm
Anh cầm cành hoa úa
Bước chân đi muộn phiền

Hoa sầu, hoàng lan ơi !

Quỳnh Hương
Thu Aug 10, 2006


Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Quán Vịt Dạ Hương 6
Reply #130 - 14. Aug 2006 , 04:11
 
Mời bạn hiền cùng các bạn cùng nghe nhạc Ngô thụy Miên
Happy nghe nhạc


--------------------------

...

Giọt Nước Mắt Ngà

Sáng tác: Ngô Thụy Miên.
Trình bày: Thanh Lan


Em đứng bên sông buồn
Nhìn cuộc tình trôi qua và lòng người phôi pha
Trên hai đóa môi hồng
Nụ cười đã đi xa
Ôi giọt nước mắt nào cho cuộc tình đầu

Em ngỡ như cơn mộng
Người tình về bên em và gọi thầm tên em
Nhưng trên đóa mi sầu ngày dài vẫn qua mau
Em tựa lá úa sầu cho cuộc tình dài sau

Thôi một giọt nước mắt này
Cho cuộc tình đam mê, cho người tình trăm năm
Em về đan tóc lụa là
Kết từng chuỗi ngày buồn riêng mang

Anh đi về dấu giáo đường
Cho cuộc tình bay cao, cho lòng mình xôn xao
Em cuộn theo tháng ngày dài
Kiếp này trót gặp người cho buồn

Trông áng mây u hoài
Giọt lệ nào thương vay, tình đành tràn mi cay
Đau thương xé môi gầy mà lòng vẫn mơ say
Ôi giọt nước mắt ngà cho cuộc tình đầu tiên




Thanh Lan
Giọt Nước Mắt Ngà
Back to top
 
 
IP Logged
 
Son_ca
YaBB Newbies
*
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 15
Re: Quán Vịt Dạ Hương 6
Reply #131 - 14. Aug 2006 , 10:18
 
...



Gặp nhau vui wá là vui 
Quên cha cái gói bùi nhùi , thùng xăng
Bi giờ thằng chả đã thăng
Chị em ấm ức cằn nhằn lẫn nhau....

Ha..Ha...Ha..... 
KhieuLong




Chời ơi là chời , OX ơi là OX hụt là phải rùi ,  Grinchụp kí hình gì mà mắt mở hổng ra , miệng thì toe toét như sắp ngáp phải rùi , bà mập ngồi trên đùi bà ốm ,....  
DaHuong ơi.... bữa đó vui wa' nên bỏ thùng xăng cho chàng đổ xe chạy nhong nhong  , tức hông   em?.....là em ui....hôm đó
chị em mình  hỉ xả tha , chiện gì cũng thui vì cái miệng dẻo quẹo , chứ không thì bữa nay hai chị em tui ra chợ chỗ bán vàng hương mua  tiền VIET NAM và  chiếc xe MERCEDES đời  3000 đốt xuống đó cho  ông rùi đó , ông ở đó mà cừ nhe ! Grin Grin Grin

DHuong ơi, chị em mình chịu thua sao?


Bữa nay mới ghé vô xem hình , chu choa ui, nhiều hình wa', cám ơn các bạn đã post cho xem đã đời , nhưng mà cái hình trên này thì tui phải đi kiện "củ khoai" mới được !
Back to top
« Last Edit: 16. Aug 2006 , 08:20 by Son_ca »  
 
IP Logged
 
KHuong
Full Member
***
Offline



Posts: 234
Gender: female
Re: Quán Vịt Dạ Hương 6
Reply #132 - 18. Aug 2006 , 20:56
 
Nữa phia đi mần dzìa bụng đói meo, thèm dzich luột chấm mắn gừng, dồi heo mắm tôm wa' anh Sáu ui!
Ông chủ wan' lúc rày đi ta bà thế giới  mô mất biệt, chỉ để cô em đứng trươc*' cửa típ khách cừ trừ thì mần an* gì nữa anh Sáu  Shocked
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Quán Vịt Dạ Hương 6
Reply #133 - 23. Aug 2006 , 21:55
 
Hôm nay chương trình nhạc nhẹ (bông gòn,  hehehe )của quán Vịt tiếp tục với 2 bài của Yanni.

Happy nghe nhạc nữa dêm

----------------------------------------------

...






Piano-Enchantment


Whispers in the Dark
Back to top
 
 
IP Logged
 
phu de
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3541
Gender: male
Re: Quán Vịt Dạ Hương 6
Reply #134 - 24. Aug 2006 , 21:36
 
Repost bài cũ

---------------------------

Xem Phim “Xuân, Hạ, Thu, Đông…rồi Xuân”
(Springs, Summer, Fall, Winter...and Springs)

Nguyễn Văn Hóa
trích Giao Điểm

--- o0o ---

...

    Mở


   thanks.gifhim màu Đại Hàn (Sony Pictures Classics), dài 103 phút;
   -Xếp loại R (có cảnh khỏa thân, làm tình…);
   -Nói tiếng Đại Hàn với phụ đề Anh ngữ;
-Đạo diễn : Kim Ki Duk.

-Kỹ thuật và quay phim (Cinematographer/ Cameraman): Baek Dong Hyeon. Phim được dàn dựng và quay tại Hồ Pusan là một hồ nhân tạo có trên 200 năm, phía Bắc tỉnh Kyungsang.

-Thành phần tài tử và diễn viên: Sư ông (Oh Young Soo). Chú tiểu trải qua bốn chặng đường thế hệ: tiểu (Kim Jong Ho) – thiếu niên (Sae Jae Kyung) – thanh niên (Kim Young Min) – Sư trung niên (đạo diễn Kim Ki Duk). Cô gái đẹp ở lứa tuổi chín muồi của dậy thì, mang bệnh trầm uất (Ha Yeo Jin).

Kim Ki Duk là một đạo diễn tự học, nhưng đã chứng tỏ tài năng qua 7 cuốn phim đủ loại.  Năm 2000 với phim “Hòn Đảo” (The Isle) đã tạo sự chú ý của giới thưởng ngoạn điện ảnh quốc tế tại đại hội phim quốc tế ở Venise. Phim “Địa chỉ vô danh” (Address unknown) 2001 là một phim chính trị về cuộc chiến Hàn quốc năm 1950, đã làm cho ông trở thành một đạo diễn lừng danh ở nước ông. Và năm nay 2004, phim “Xuân, Hạ, Thu, Đông.. rồi Xuân” – là một bài thơ tuyệt tác, một bản kinh Bát Nhã Ba-la-mật.

Đi Vào Nội Dung Phim:

--Xuân


...

   Một ngôi chùa nhỏ nổi lên giữa mặt hồ rộng, cách chừng 100 thước có cổng chùa vẻ hai vị Hộ pháp đứng hai bên cánh cửa. Chung quanh rừng cây thâm u. Mùa Xuân về cây cối xanh tươi, mặt hồ lăn tăn gợn sóng. Bầu trời trong, nắng nhẹ. Đêm xuống, những ngọn đèn cầy trong chùa thắp sáng, nhìn từ xa như một viên kim cương khổng lồ giữa đêm rừng u tịch.
Có hai thầy trò, sáng tối cùng nhau kinh kệ. Có hôm cả hai cùng chèo thuyền nan lên rừng hái dược thảo đem về làm thuốc chữa bệnh cho chúng sinh. Trong những giây phút nhìn Sư chèo thuyền, lòng chú tiểu tràn ngập yêu thương…
Ngoài việc học Sư tụng kinh, gõ mõ, tiểu còn học Sư về cách chèo thuyền, biết nhận dạng những cọng lá dược thảo nào là tốt nên giữ, lá xấu bỏ đi.
.........................

--Nhân chi sơ tánh bản thiện ?
...

Ở lứa tuổi lên bảy, lên tám, tiểu thể hiện bản năng của một đứa bé thích vui đùa, ngỗ nghịch. Do vậy, tiểu có thể làm việc “ác” vô tư lự như bắt cá rồi dùng sợi dây cột cục đá nhỏ quấn vào mình cá, xong thả xuống dòng suối bắt cá lội. Bắt con ếch, làm tương tự rồi thả xuống nước bắt ếch bơi. Bắt rắn quấn vào đầu sợi dây cột đá, bắt rắn bò. Nhìn những con vật khốn khổ này cố bơi, cố chống chọi với dòng nước, cố trườn mình tới, tiểu cười thỏa thích. Sư Ông bắt gặp, đứng nhìn trộm vài phút rồi lắc đầu bỏ đi.
Tối đến, tiểu ngủ say. Sư Ông dùng dây cột quanh mình chú tiểu với một phiến đá to cỡ bằng cái đầu chú. Sáng ra, tiểu thức giấc đứng dậy bước ra sân trong sự khó khăn, xiêu vẹo rồi ngã nhào xuống sàn.

Thấy vậy, Sư Ông hỏi chú tiểu :
“Con khổ sở vì cục đá quấn vào thân lắm phải không?”
“Dạ thưa Ông, có”  Chú tiểu đáp.
“Vậy con đã làm tương tự cho rắn, cá, và ếch phải không?”
“Thưa Ông, phải ạ”
“Con thử đứng dậy rồi bước đi xem sao!”
Với phiến đá còn đè nặng trên lưng, tiểu đứng dậy loạng quạng vài bước rồi ngã nhào lần nữa.
“Con không thể đi được Sư Ông à”  Chú tiểu nhăn nhó nói.
“Như thế những con vật mà con hành hạ, làm sao chúng chịu thấu hỡ con?” Sư Ông nói.
“Bẩm Ông, con đã làm việc sai trái”
“Vậy thì con phải đi tìm những con vật kia để tháo dây cho chúng, xong rồi ta sẽ tháo dây cho con. Nhưng nếu có con vật nào bị chết, con sẽ mang nặng cục đá vào TÂM con suốt đời” Sư Ông truyền lệnh.
Chú tiểu vâng lời, với phiến đá cột sau lưng vất vả trở lại chỗ ngày hôm qua đã đùa nghịch. Tìm thấy cá, cá đã chết. Tìm thấy ếch, may thay nhờ bản năng thích ứng môi trường sống của nó, ếch còn sống. Ếch được tháo gỡ dây, phóng mình vượt theo dòng suối. Nhưng con rắn không đủ sức trườn mình lên phía trước, rắn bị dập dầu vào các mũi đá nhọn, máu me lênh láng, nằm chết.  Thấy rắn chết, chú tiểu nức nỡ khóc trong cảm xúc của một đứa bé. Vậy là, trong bản năng của đứa bé -ngoài mặt ác vô tư lự, tiểu còn mang tính thiện. Thiện/ Ác là hai mặt đã đeo đẳng trong con người, từ lúc ý thức chưa được phát triển.

--Hạ


Rồi bao mùa Xuân đi qua, mùa Hạ đến. Chú tiểu đã trở thành một thiếu niên. Ở vào lứa tuổi 17 dậy thì, một hôm vào rừng hái thảo dược, tình cờ tiểu chứng kiến hai con rắn trong hốc đá đang quấn quít làm tình. Một phát hiện mới của tiểu ở cõi trần gian này: có đực thì có cái, có dương thì có âm. Âm Dương giao hòa.

..........................

--Nhân duyên trùng ngộ !

Một sáng mùa Hạ, chú tiểu chào đón người mẹ dẫn theo con gái đến chùa nhờ Sư chữa trị cho chứng bệnh “trầm uất” (“spriritual ill” –là thứ bệnh thời đại : ‘depression/ anxiety v.v…’). Đưa tay đỡ cô gái xuống thuyền, chú chợt bàng hoàng với lần đầu tiếp cận bất ngờ giữa âm dương, một sóng điện cảm len vào da thịt.
Giữa chốn cô liêu tĩnh mịch ấy, âm và dương thu hút nhau như một quy luật tự nhiên của trời đất. Chiếc cầu thời gian nối hai miền cảm xúc; chú tiểu và cô gái chia xẻ những cảm nhận mới về nụ cười và sự âu yếm lạ. Như một buổi, cô gái ngồi tư lự nhìn xuống mặt hồ dưới cơn mưa phơ phất, chú tiểu mang nón tre đứng che đầu cho tóc cô khỏi ướt. Rồi có hôm vô tình, chú mở cửa phòng ngỡ ngàng nhìn cô gái đang thay áo với chiếc lưng trần. Chú sững sờ trong vài giây, khẽ đóng vội cánh cửa lại.
Một buổi khác, cô gái đến quỳ lễ Phật nơi chánh điện. Lễ xong, cô buồn ngủ, ngã xuống chiếu ngủ vô tư như nàng Bạch Tuyết nằm ngủ quên giữa rừng xanh. Chú tiểu bất ngờ hiện đến. Sợ cô gái nhiễm lạnh, chú lấy chăn đắp lên người nàng. Bất giác, chú cúi xuống nhìn ngắm khuôn mặt khả ái, dịu hiền của cô. Lòng chú rạo rực, sai khiến hai bàn tay thò vào ngực nhô nhô mời gọi. Cô gái chợt thức giấc, tát cho chú một cái nên thân. Chú hoảng lên, hồn xiêu phách tán, chạy vội lên phía trước chánh điện, chấp tay khấn vái ăn năn. Cô gái như động lòng với sự hoảng sợ của chú, để nhẹ bàn tay lên vai chú như thầm tha thứ.

Ngày lại ngày, tình cảm giữa chú tiểu và cô gái nảy sinh tự nhiên như chiếc nụ đến lúc nở hoa, như cái bào thai tới ngày phải đập bầu. Có dịp, chú mời cô gái cùng chèo thuyền trên hồ, lội xuống suối tung tăng bắt cá. Nước ướt đẫm thịt da mơn trớn…

Và, giữa trời đất bao la, da thịt dính chặt vào nhau đến bốc hơi. Như hai con vịt kêu cạp cạp trên mặt hồ bên gốc cây Phong, như hai con rắn quấn quyện vào nhau bên hốc đá. Có lẽ đây là một trong vài cảnh làm cuốn phim được xếp vào loại R (cấm trẻ em dưới tuổi vị thành niên). Nhưng, cảnh làm tình được quây từ xa, đạo diễn không khai thác kỹ thuật “cận ảnh” (gross plan) làm tình như phim Tây phương. Đó là một bài thơ về cảnh làm tình, một án triết văn về “hiện tượng luận của da thịt”. 

Thế rồi, bệnh tình của cô gái dường như thuyên giảm. Một sáng trời trong xanh, Sư Ông ngồi trước hiên chùa bốc từng hạt đậu cho con gà trống ăn. Bên cạnh, chú tiểu đùa nghịch bắt con châu chấu để trên vai cô gái, làm cô la hoảng. Hai trẻ đuổi bắt nhau quanh hòn non bộ. Nhìn đôi bạn trẻ đùa giỡn với nhau, Sư Ông nở nụ cười độ lượng.

...

Và, lạ lắm. Với thảo dược của Sư, với âm dương hòa khí, cô gái đã hoàn toàn bình phục. Sức sống của đôi trẻ chợt bùng lên.
Tình ơi réo gọi, phút giây không rời.
Đạo diễn lại cho đôi trẻ làm tình thêm lần nữa, trên chiếc thuyền nan. Lần này Sư Ông bắt gặp đôi trẻ với chiếc áo choàng hờ lên người, ôm nhau ngủ say sau cuộc mây mưa. 

Bằng một trừng phạt “đáng yêu”, Sư Ông “tinh nghịch” kéo dây cho thuyền vào sát rồi rút lỗ mối cho nước tràn vào thuyền để đánh thức đôi trẻ.

Nước tràn vào thuyền thấm lưng ướt lạnh, chú tiểu và cô gái thức giấc, hoảng lên… Chú vào chánh điện tìm Sư tạ lỗi.

“Con đã làm sai, xin Ông tha cho con.”  Quỳ xuống cạnh Sư, chú tiểu ngập ngừng van xin thầy tha thứ.

Sư đang điềm nhiên tọa thiền niệm chú, cất tiếng :
“Đó chỉ là chuyện bình thường trong nhiên giới”
Rồi quay qua cô gái, Sư hỏi:
“Con đã hết bệnh ?”
Cô gái trả lời bằng cái cúi đầu, im lặng trong e thẹn.
“Thế là bệnh con đã trúng thuốc. Con có thể rời khỏi nơi đây được rồi đó.”
Sư Ông lại răn dạy thêm chú tiểu:
“Ái dục đánh thức khát vọng chiếm hữu, và đồng thời nó cũng khởi vọng đưa tới việc ác”.
Hôm sau, cô gái vâng lời Sư, đành từ biệt chùa, Sư Ông, chú tiểu với những giây phút nồng nàn say đắm bên nhau. Âm và dương từ đây cách biệt.
Nhưng, chú tiểu ở lại trong quay quắt. Quỳ lạy trước tượng Phật, nhưng tâm chú cứ vướng vất đến người yêu, chú tiểu nức nỡ khóc như cái khóc ngày chú thấy con rắn nằm chết vì sự tinh nghịch của chú. Nhớ thương thôi thúc chú trốn thầy, bỏ chùa, gói tượng Phật Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni Buddha) đeo lên vai, cất bước lên đường.

Đang ngủ Sư thức giấc, biết việc đệ tử đang làm, nhưng thản nhiên không cản ngăn.

--Thu


Mấy mùa Hạ trôi qua, mùa Thu đến. Lá cây Phong đỏ ối trên mặt hồ gợn sóng. Đệ tử và cũng là người bạn của Sư bây giờ là con mèo trắng, đi về có nhau.
Một hôm với chú mèo trắng từ rừng về, bụng đói Sư lấy cơm vắt được gói gọn gàng trong tờ nhật trình cũ ra ăn. Vừa ăn, Sư vừa liếc mắt đọc một bản tin án mạng vừa xảy ra. Một người đàn ông 30 tuổi giết vợ phụ tình rồi trốn thóat. Sư Ông bâng khuâng, ngẫng mặt nhìn trời đăm chiêu. Có mối liên hệ nào chăng giữa người đệ tử của Sư với vụ án mạng này?
Thế rồi vào một ngày trời Thu, một thanh niên xuất hiện trước cổng chùa. Sư Ông chèo thuyền nan ra đón vào, mới nhận ra là người đệ tử năm xưa của mình. Giờ đây chàng là một đấng mày râu trong lứa tuổi ba mươi chững chạc.

Sư hỏi thăm sự tình của đệ tử trong thời gian qua có gì vui không, không dè động tới niềm khổ đau, uất hận vẫn còn đầy tràn trong tim anh ta.
“Xin thầy hãy để cho con yên, con đang đau khổ lắm thầy biết không ? Tội lỗi của con là chỉ vì yêu. Con không muốn gì cả trên đời này, ngoài nàng. Nhưng nàng đã bỏ con đi theo người đàn ông khác, làm sao con chịu nỗi chứ !”  Đệ tử ta thán.

“Vậy là con không biết gì về nam giới trong cõi ta bà này sao ? Đôi khi, ta phải biết từ bỏ một điều gì đó. Những gì con yêu thương ham muốn, kẻ khác cũng có lòng tương tự.” Sư ôn tồn nói.
Nhưng nỗi uất hận cứ dính chặt vào người thanh niên, tuôn tràn ra lời nói.

...

Tình còn đâu nữa mà thù đấy thôi !
Trong phút giây nào đó, lòng cậu chợt dịu lại, mở tấm vải lấy tượng Phật ngày xưa, đặt tượng vào vị trí cũ. Vậy mà cơn hận vẫn như hỏa diệm sơn phụt lửa. Màu đỏ vấy máu người yêu hằn trên con dao găm vẫn chưa phai.
Hận rồi thù, thù lại hận.   Giết người yêu rồi nhưng nỗi hận vẫn chưa nguôi, bởi tình dâng cao trong tim, không chịu cạn.

Đêm về, đôi mắt cậu ráo hoảnh. Sáng dậy, cậu vật vã điên cuồng với suối sông. Cậu muốn tự hủy đời mình. Sư Ông biết được, dùng roi quất cho cậu một trận nên thân.

Cậu lại khóc, dằn vặt, khổ đau. Trong phút giây xuất kỳ bất ý, cậu dùng con dao giết vợ, tự cắt tóc mình. Lòng nguyện nương tựa Phật.
Ngoài sân, Sư lấy bột con sò pha mực Tàu rồi cầm đuôi con mèo trắng chấm mực, viết lên sân gỗ bài kinh Bát Nhã Ba-la-mật. Viết xong, Sư bảo đệ tử:
“Con có thể giết người dễ dàng, nhưng tự giết con rất khó. Con hãy nghe ta lấy dao khắc từng chữ cho hết bài kinh này và hãy xả cơn giận theo từng chữ khắc xong.”

Cậu vâng lời Sư.  Cậu khắc được một phần năm bài kinh, là lúc hai cảnh sát hình sự lù lù xuất hiện trước chùa. Họ đi lùng bắt phạm nhân.
“Bỏ con dao xuống không chúng tôi bắn.” Chĩa mũi súng vào cậu, cả hai ông cảnh sát cùng la lên.

Phạm nhân và cảnh sát gầm gừ nhau. Bên dao găm lăm le, bên hai mũi súng chực chờ nhã đạn.
“Con đang làm gì vậy? Hãy ngồi xuống tiếp tục khắc bài kinh đi.” Sư đưa mắt về phía đệ tử, lớn tiếng.

Trong vài giây cậu trấn tỉnh, nghe lời Sư quỳ gối xuống sàn khắc tiếp.
Quay qua hai người cảnh sát, Sư giải thích:
“Đây là bài kinh Bát Nhã Ba-la-mật, giúp tái lập sự an bình trong tâm kẻ khổ đau.”
“Thế chừng nào mới xong ?” Cảnh sát hỏi.
“Sáng hôm sau là xong.” Sư đáp.

   Có lẽ nào hai ông cảnh sát cũng biết đến sự tinh diệu của bài kinh Bát Nhã? Họ nhìn nhau rồi đồng lòng để cho phạm nhân được khắc tiếp.
Phạm nhân khắc đến tối khuya, đổ mồ hôi trán. Một ông cảnh sát thấy thế động tâm, ngồi bên cạnh cầm hộ đèn cầy soi cho phạm nhân được nhìn rõ. Cậu ta càng khắc càng say mê. Mệt nhoài, cậu nằm lăn ra ngủ. Ông cảnh sát ngủ thiếp một hồi, giật mình thức giấc nhìn phạm nhân ngủ thiếp dưới trời sương lạnh lại động lòng, cởi chiếc áo ấm của mình khóac lên người phạm nhân. Tình người thắm thiết quá, không còn tâm phân biệt thường nhân/ phạm nhân, tốt/ xấu, không còn biên giới giữa bờ Thiện/ Ác nữa.

Sáng ra, thấy đệ tử đã khắc xong bài kinh, Sư lại lấy bột con sò pha mực làm năm màu khác nhau. Hai ông cảnh sát lại tích cực tham gia giúp Sư sơn màu lên chữ, biến thành bài kinh ngũ sắc.
Phạm nhân thức giấc, thời khắc lên đường đã điểm.  Cậu chắp tay bái tạ thầy rồi cùng hai người cảnh sát lên đường thụ lý.

Sư đứng nhìn bâng khuâng, dõi theo trong sương mờ cho đến lúc ba người khuất bóng.
Cảnh cửa chùa từ từ khép lại, khuất sau những chùm lá cây Phong vàng đỏ ối.
Những mùa Thu kế trôi qua…

Sức khỏe của Sư Ông cũng bắt đầu tàn tạ. Sư cảm nhận ngày ra đi của mình đã tới nơi. Sư chuẩn bị cho mình một lễ tự thủy-hỏa-táng trên sông. Chất củi theo vòng tròn làm thành đụn cao giữa thuyền. Sư tháo lỗ mối cho nước từ từ tràn vào. Sư viết chữ “Không” trên ba miếng giấy, xong bịt kín mắt, tai, mũi miệng. Sư bước lên ngồi trên đụn củi, tự châm lửa đốt bùng cháy lên. Thuyền chìm dần xuống hồ, Sư trở về với cái KHÔNG.

--Đông


Mùa Đông đến, tuyết rơi phủ trắng ngôi chùa, rừng cây. Nước hồ đóng băng. Trời đất một màu trắng xóa. Một ông trung niên xuất hiện, cất từng bước chân, mắt dõi về ngôi chùa nhỏ. Chú tiểu của thuở xa xưa, phạm nhân của hơn mười năm trước trở về.

Trông thấy chiếc thuyền nan ngày xưa phủ ngập tuyết, ông chấp tay vái lạy; xong dùng búa đập vỡ băng, khoét một lỗ tròn ngay chỗ Sư Ông ngồi hỏa táng, ông tìm thấy mấy viên ngọc Xá-lợi.

Mở cửa đi vào chánh điện, ông thấy y tràng, đôi dày của Sư Ông xếp gọn gàng trên nền nhà, một con rắn quấn tròn nằm yên trên đó. Trong phân đoạn, rắn xuất hiện nhiều lần, có khi nằm trên bàn thờ Phật. Rắn (naga) trong huyền thoại của Ấn Độ giáo là một linh vật, biểu hiện sức mạnh và sự che chở. Ngày xưa lúc Đức Phật ngồi thiền định cũng có chín con rắn hổ mang làm thành chiếc dù bảo vệ cho Đức Phật.
Tìm lại cuốn sách võ đã úa màu với ngày tháng, ông ra đứng giữa trời tuyết luyện tập võ công.

...

Giữa lúc băng tuyết đang chuẩn bị tan dần, một thiếu phụ quấn khăn kín đầu và mặt, bế trên tay đứa con nhỏ đến chùa. Bà đến lễ Phật, rồi khóc nức nỡ trước khi để đứa con lại cho chùa. Bà lặng lẽ ra đi…

Con ai đem bỏ chùa này,
Nam Mô Di Phật con thầy, thầy nuôi.

Như muốn trả lại nghiệp quả ngày xưa với con rắn, ông cột một tảng đá nặng vào thân, vác tượng Phật Quán Thế Âm (Avaloketeshvara) cố vượt lên đỉnh đồi trong sự khó nhọc, xong tọa vị Phật ngồi trên cao nhìn xuống thế gian, xuống ngôi chùa nhỏ lênh đênh giữa mặt hồ…
-rồi Xuân


lại đến, hoa đào màu hồng tía nở rộ. Cảnh đẹp như một bài thơ. Giờ đây ông đã nghiễm nhiên trở thành một Sư Ông mới. Đứa con bỏ rơi cho chùa lớn lên làm chú tiểu. Bốn mùa xuân hạ thu đông tiếp diễn như một chu kỳ của vạn vật. Sư Ông và chú tiểu lại gánh vác một duyên nghiệp mới…

Kết


Thú thật trong lúc xem cho đến lúc hết cuốn phim, tôi đi từ những xúc động này đến kinh ngạc khác. Trong một thời gian dài hầu như không theo dõi những tiến bộ kỹ thuật và nghệ thuật của điện ảnh Á châu nói chung, tôi không ngờ Đại Hàn đã có đạo diễn thực hiện được một tuyệt tác như thế này. Đúng ra, tôi có biết Trung Hoa (Hồng Kông, Đài Loan, lục địa) đã có những bước tiến rất xa về điện ảnh; riêng Hàn quốc tôi vẫn còn mang một mối hoài nghi.  Nhờ qua cuốn phim, tìm hiểu thêm mới biết Kim Ki-Duk đã là một đạo diễn lừng danh trong gần thập niên qua. Thuở nhỏ, ông Kim được huấn luyện trong môi trường giáo dục Ki-tô giáo, ông đã cảm nhận ra đó là một nền giáo dục nhồi sọ, tẩy não tuổi trẻ bằng hy vọng và hứa hẹn vào sự cứu rỗi viễn mơ. Nhưng với ý lực, ông đã thoát ra được tinh thần Ki-tô giáo.

“Springs, Summer…” là một cuốn phim đạt cả hai bình diện: nghệ thuật và xiển dương Phật pháp. Về nghệ thuật, đây là bài thơ tuyệt vời kèm trong kỹ thuật “cận ảnh” (‘gross plan’), để diễn ý thay lời. Tài tử diễn xuất nhiều hơn đối thoại. Về “pháp” - như nội dung trong năm phân đoạn đã ghi lại ở trên, không đơn giản là đạo diễn chỉ muốn nói về sự cám dỗ, sa lầy của con người về “ái dục”. Dù trong một cuộc phỏng vấn của ai đó, Kim Ki-Duk đã trả lời khiêm tốn rằng, “Tôi chỉ muốn mô tả sự hỷ nộ ái ố trong cuộc sống của chúng ta qua bốn mùa, và qua cuộc đời của một nhà sư trong ngôi chùa ở Hồ Pusan vây bọc bởi thiên nhiên” , cuốn phim còn chất chứa sự mênh mông và huyền diệu theo với bài kinh Bát Nhã Ba-la-mật (Prajanaparamita Sutra). Nhưng hiểu Pháp thế nào qua một cuốn phim là sự tùy thuộc vào trí huệ, duyên ngộ Pháp của mỗi cá thể.
Friday, November 12, 2004
  ****
...
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 7 8 9 10 11 ... 20
Send Topic In ra