Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Quán Vịt Dạ Hương 6  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 12 13 14 15 16 ... 20
Send Topic In ra
Quán Vịt Dạ Hương 6 (Read 34573 times)
macco
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 283
Re: Quán Vịt Dạ Hương 6
Reply #195 - 12. Oct 2006 , 16:57
 

...

Sài Gòn, Quán Cà Phê Và Tuổi Lang Thang


Nguyễn Mạnh An Dân


Mấy năm trước đây tôi có được đọc một bài báo, nội dung của nó cũng thường thường không có gì đặc biệt lắm; tuy nhiên bài báo có nhắc đến một chi tiếc làm tôi ngẩn ngơ nhiều ngày. Tác giả đã nói về một quán cà-phê thân quen: Quán chị Chi ở Dakao. Thật ra đây không phải là quán cà-phê mà là quán trà; mà thật ra có lẽ cũng không thể gọi là quán trà mà chỉ có thể nói là chỗ uống trà ở nhà chị Chi mới hoàn toàn đúng. Bạn hãy tưởng tượng giùm tôi cái khu gia cư xưa cũ, rất yên tĩnh và rất dễ thương, nằm phía sau rạp hát Văn Hoa Dakao, ở đó có những con đường rất nhỏ, những ngôi nhà mái ngói phủ đầy rêu xanh, những hàng bông giấy che kín vỉa hè; ở đó không có cái ồn ào náo nhiệt như ngoài Trần Quang Khải, khúc đổ về Tân Định, cũng không có cái tập nập mắc cửi của đoạn Lê Văn Duyệt hướng về Lăng Ông; nó trầm lắng cô liêu và im ả tách biệt lắm. Nhà nào cũng nhỏ, cất cao hơn mặt đường mấy bực tam cấp xi măng, mở cửa ra là có thể nghe người bên trái nói, thấy người bên phải cười và có cảm tưởng như có thể đưa tay ra bắt được với người đối diện bên kia đường. Quán chị Chi ở một trong những ngôi nhà này. Làm sao để nhận ra?

Không biết, tôi đã nói là không phải quán xá gì cả mà, chỉ là tới nhà bà chị uống trà chơi vậy thôi và đã là nhà bà chị thì phải tự biết chớ, cần gì hỏi. Phòng khách - được gọi là quán - chị Chi nhỏ lắm, chắc độ chín mười thước vuông gì đó, chỉ đủ chỗ để đặt ba bốn chiếc bàn nhỏ. Nhà không có nhạc, không trưng bày trang trí gì cả ngoại trừ một bức tranh độc nhất treo trên vách, bức tranh đen trắng, cỡ khổ tạp chí, có lẽ được cắt ra từ một tờ báo Pháp. Tranh chụp để thấy một bàn tay giắt một em bé trai kháu khỉnh, vai đeo cặp sách, miệng phụng phịu làm nũng, hai mắt mở to nhưng nước mắt đang chảy dài theo má, phía dưới có hàng chữ nhỏ: “Hôm qua con đã đi học rồi mà”. Giang sơn của chị Chi chỉ có vậy và chị mở “tiệm”. Khách đến với chị Chi không phải coi bảng hiệu mà vào, cũng không phải nghe quảng cáo trên đài địa phương hay đọc giới thiệu trên báo chợ báo bán gì cả, mà hoàn toàn do thân hữu truyền miệng cho nhau để đến, nhiều lần thành quen, từ quen hóa thân và quyến luyến trở lại. Chị Chi có bán cà-phê nhưng tuyệt chiêu của chị là trà; loại trà mạn sen, nước xanh, vị chát nhưng có hậu ngọt và mùi thơm nứt mũi. Trà được pha chế công phu trong những chiếc ấm gan gà nhỏ nhắn, xinh xinh. Ấm màu vàng đất, thân tròn đều, láng mịn, vòi và quai mảnh mai, cân đối. Mỗi bộ ấm có kèm theo những chiếc tách cùng màu, to bằng ngón tay cái của một người mập, vừa đủ cho vài hớp nước nhỏ. Ấm có ba loại, được gọi tên ra vẻ “trà đạo” lắm: độc ẩm, song ẩm và quần ẩm nhưng hồi đó chúng tôi thường “diễn nôm” theo kiểu “tiếng Việt trong sáng” thành ấm chiếc , ấm đôi và ấm bự. Trà được uống kèm với bánh đậu xanh - loại bánh đặc biệt của chị Chi - nhỏ, màu vàng óng và mùi thơm vô cùng. Nhấp một ngụm trà, khẽ một tí bánh, cà kê đủ chuyện trên trời dưới đất trông cũng có vẻ phong lưu nhàn tản và thanh cao thoát tục lắm.
Đến với chị Chi có cái thú vị là được hưởng một không khí thân mật, thoải mái như đang ngồi trong nhà của mình; điều thích nữa là không bao giờ phải bận tâm đến chuyện tiền bạc gì cả; muốn đến lúc nào cứ việc đến, không có tiền thì chỉ cần ngồi cười cười, chị Chi sẽ nói giùm cho bạn điều bạn khó nói: “cuối tháng chưa lãnh măng đa phải không? Uống gì nói chị lấy”. Chưa hết đâu, khi đã thân, đã thành “bạn của chị Chi”, hai lần mỗi năm vào khoảng trước Giáng Sinh và hăm ba ông táo về trời bạn sẽ được chị Chi kêu “đến chị chơi”. Đến chị chơi có nghĩa là đến uống trà mà không phải trả tiền và nếu gặp lúc chị Chi vui và khoẻ, “chơi” còn có nghĩa là có bánh bèo tôm chấy hay bánh hỏi thịt nướng kèm thêm nữa.

Khách của chị Chi không đông, giá nước ở chị Chi không đắc vì vậy chắc chắn chị Chi không sống bằng “cửa tiệm”, chị bán cho vui, bán mà như kêu anh em góp chút tiền cho chị để chị nấu giùm chút nước uống cho vui. Mà quả tình ở chỗ chị Chi vui thật, vui vì những đậm đà tình nghĩa.

Hồi đó chị Chi đã khá lớn tuổi, bây giờ sợ chị đã lìa xa chúng ta hoặc nếu không thì cũng không còn đủ sức để nấu nước giùm cho ai được nữa. Quán chị Chi chắc không còn nhưng dù sao cũng xin cảm ơn chị và xin đại diện cho những anh chị em đã từng ngồi quán chị Chi bày tỏ lòng tiếc nhớ đến chị và đến những ngày khó quên cũ - Tôi nghĩ anh chị em cũng không hẹp lòng gì mà không cho tôi nói lời đại diện này - Cuộc đời chúng ta đẹp vì những niềm vui nho nhỏ không tên; Sài Gòn của chúng ta đáng nhớ vì những dễ thương nho nhỏ không tên. Chị Chi, chị đã cho chúng tôi những niềm vui ấy; chị đã góp cho Sài Gòn một phần của cái dễ thương ấy. Cảm ơn chị.

Những năm cuối thập niên 60 Sài Gòn có mở thêm nhiều quán cà-phê mới, những quán sau này thường được trang hoàng công phu hơn, có hệ thống âm thanh tối tân hơn và nhất là quán nào cũng chọn một cái tên rất đẹp, phần lớn là dựa theo tên những bản nhạc nổi tiếng: Café Hạ Trắng, Lệ Đá, Diễm Xưa, Hương Xưa, Hoàng Thị, Biển Nhớ, Hoài Cảm, Da Vàng... Tuy nhiên, ở một con đường nhỏ - Hình như là Đào Duy Từ - gần sân vận động Cộng Hoà có một quán cà-phê không theo khuôn mẫu này, nó mang một cái tên rất lạ: Quán Đa Lạ Đa La là Đà Lạt, quán của chị em cô sinh viên Chính Trị Kinh Doanh, có lẽ vừa từ giã thác Cam Ly, hồ Than Thở để về Sài Gòn học năm cuối tại nhà sách Xuân Thu hay sao đó, mở ra. Trường kinh doanh quả là khéo đào tạo ra những môn sinh giỏi kinh doanh: Tin mấy cô sinh viên mở quán thật tình là không được chính thức loan báo ở đâu cả; tuy nhiên, cứ úp úp mở mở như vậy mà tốt, nó được phóng lớn, lan xa, tạo ấn tượng mạnh và quán được chờ đón với những trân trọng đặc biệt, những náo nức đặc biệt. Những cô chủ chắc có máu văn nghệ, đã cố gắng mang cái hơi hướng của núi rừng Đà Lạt về Sài Gòn: Những giò lan, nhưng giỏ gùi sơn nữ, những cung tên chiến sĩ đã tạo cho quán một dáng vẻ ngồ ngộ, dễ thương; rồi những đôn ghế, những thớt bàn được cưa từ những bi cây cổ thụ u nần, mang vẻ rừng núi, cổ sơ đã giúp cho Đa La mang sắc thái rất... Đa La.

Ngày khai trương, Đa La đã mời được Linh Mục Viện Trưởng Viện Đại Học Đà Lạt đến dự và đã chuẩn bị một chương trình văn nghệ hết sức rôm rả với những bản nhạc “nhức nhối” của Lê Uyên Phương, Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà... Chừng đó là đủ chết người ta rồi, dân Đại Học Xá kéo qua, dưới Sư Phạm, Khoa Học lên; Y Khoa, Phú Thọ xuống; cả Petrus Ký, Chu Văn An nữa là đủ bộ, quanh quanh khu Ngã Sáu chấm Đa La và dồn tới. Những ngày đó Đa La đông vui lắm, nó trở thành một chốn tụ tập hết sức văn nghệ; nó đã chứng kiến sự nở hoa của nhiều mối tình và cũng chia xẻ sự héo tàn của nhiều mối tình khác, nó có thể tiếp tục buồn vui với những người bạn trẻ như thế nếu như đất nước không có những đột biến to tát: Biến cố Tết Mậu Thân với cảnh nhà cháy người chết ngay tại thủ đô Sài Gòn; rồi tổng công kích đợt hai; rồi tổng động viên lần thứ nhất năm 1968; quân sự học đường; tổng động viên lần thứ hai 1972; tất cả những điều đó đã làm thay đổi rất nhiều nhịp sống chung và tác động sâu xa đến suy nghĩ và hành động của từng con người. Đa La vắng dần những người khách cũ, lưa thưa có thêm những người mới với dáng vẻ ủ dột trầm ngâm hơn, lác đác những bộ đồ vàng quân sự học đường, những bộ đồ phép Thủ Đức, những bộ đồ lính thứ thiệt của nhiều quân binh chủng vội đến, vội đi. Đa La lần lược nhận được tin tức về nhiều người bạn cũ không bao giờ còn trở về; Đa La tiếp tục có thêm nhiều buổi cà-phê cuối cùng để tiễn những người đến lược ra đi. Đa La không vui và những người bạn của Đa La cũng không vui bởi vì cả đất nước không vui, cả dân tộc đang muộn phiền.

Đa La còn đến lúc nào? Đóng cửa bao giờ, tôi không biết, có điều là đã có thời Đa La giống như một tri kỷ của nhiều người, nó cũng buồn, cũng vui, cũng hy vọng, cũng rã rời, cũng phấn chấn, cũng mệt mỏi, cũng khóc, cũng cười, cũng muốn ngoan ngoãn xây dựng, cũng thích tung trời phá phách, cũng tỉnh, cũng điên, nói chung là nó chung chịu với bạn bè những tháng ngày nhiều chuyện, dễ thương lắm và đáng nhớ lắm, một chút Sài Gòn.

Hồi đã vào Thủ Đức tôi còn rất nhiều dịp để ngồi cà-phê Hân, đường Đinh Tiên Hoàng. Thật ra phải nói tôi bị bắt buộc phải ngồi ở đó vì thời gian trong quân trường tôi thuộc loại con bà phước; gia đình ở xa, người yêu thì mặc dù đã quen từ thời còn ở tỉnh nhỏ quê nghèo nhưng cũng vẫn chưa qua được giai đoạn “mặt ngoài còn e”, cuối cùng tôi chỉ còn bạn bè. Hồi đó mỗi lần đi phép, xe quân trường sẽ thả xuống và đón về ở khu Mạc Đĩnh Chi, gần Hội Việt Mỹ; tuy nhiên dạo đó tình hình sôi động lắm, quân trường lúc cắm trại, lúc xả phép, không chắc lúc nào có thể về được vì vậy tôi chỉ có thể nhắn chung chung là “đón tao ở Hân”, phòng hờ có trục trặc gì thì bạn bè kể như đi uống cà-phê chơi với nhau, đỡ sốt ruột. Tôi thật sự vui mừng và cảm động, chưa bao giờ tôi đến Hân mà không có người chờ, cũng chưa bao giờ tôi chờ ở Hân mà không có người đến. Bạn bè! Biết nói sao cho đủ cái nghĩa đặc biệt của hai chữ ấy.

Hân là quán cà-phê thuộc loại sang trọng, khách phần lớn ở lớp trung niên và đa số thuộc thành phần trung lưu, trí thức. Bàn ghế ở đây đều cao, tạo cho khách một tư thế ngồi ngay ngắn, nghiêm chỉnh và bàn nào cũng có đặt sẵn những tạp chí Pháp ngữ số phát hành mới nhất. Câu chuyện ở Hân chắc là quan trọng lắm, lớn lắm; nhìn cái cách người ta ăn mặc; trông cái vẻ người ta thể hiện là biết ngay chứ gì; có lẽ cả thời sự chính trị, kinh tế tài chánh, văn chương, triết học đều có cả ở đây. Một chỗ như vậy tốt lắm, đáng trân trọng lắm chứ; tuy nhiên, dường như có một chút gì rất xa, rất lạ với một người lính. Thật tình tôi chỉ là một người lính bất đắc dĩ, lệnh tổng động viên giới hạn tuổi ở đại học, ông tướng Đạm không ký giấy hoãn dịch nữa thì trình diện; tôi rời Sài Gòn cũng chưa được bao lâu, ở Thủ Đức thì cũng chỉ mới là lính tập sự, lính sữa; đã có tối nào nhìn toán tiền đồn lầm lũi đi vào đất địch để phục kích, để lấy tin đâu mà hiểu được nỗi cô đơn; đã có đêm nào trùm poncho ghìm súng ngồi dưới mưa giữa vòng vây quân địch đâu mà biết được cái cảm giác trống vắng, khiếp hãi; đã bao giờ ôm thân thể thủng nát của một đồng đội rạp người dưới làn đạn thù, nhìn máu chảy cho đến hết đâu mà hiểu được nỗi bi uất, tuyệt vọng; vậy mà tôi đã tự nhân danh là một người lính để cảm thấy xa la, lạc lõng với Hân, với Sài Gòn. Kỳ cục không? Cảm giác của tôi lúc ấy lạ lắm, khó nói lắm; nhưng tôi không có thì giờ để suy nghĩ, để phân tích điều gì, tôi đang đi phép mà, cho tôi nghỉ một chút, chơi một chút, dù cả lúc chơi, lúc nghỉ tôi đều bị cái cảm giác lạ lạ, khó nói kia ám ảnh.

Sau này, Nhà văn Thế Uyên có viết một quyển tạp bút tựa là “Mười ngày phép của một người lính”, tôi đọc và thấy nhẹ nhàng, thơ thới lắm; đại khái tác giả đã nhân danh một người lính mà đặt vấn đề với những con người, những cách sống, nói chung là với một hậu phương mà ông cho là bất xứng. Tôi nhẹ nhõm vì ông Thế Uyên đã nói giùm tôi cái mà tôi gọi là cảm giác khó nói ở trên.
(Đoạn sau đây lẽ ra không có trong bài viết này, nhưng tôi vừa nhắc đến nhà văn Thế Uyên với một cách nói được hiểu như là một sự mến mộ vì vậy nên tôi xin phép nói thêm vài đều trong cái ngoặc đóng này. Đúng, có một thời gian rất dài tôi mến mộ Ông Thế Uyên. Tôi mê Thế Uyên từ truyện ngắn “Những Kẻ Thuộc Bài”. Đại khái chuyện muốn nói là mỗi chúng ta đều học được từ sách vở, học đường, tôn giáo và nhiều nguồn giáo dục khác những điều tốt đẹp; thật đáng buồn, thực tế không giống như những gì ta được dạy. Trong cuộc đời có quá nhiều những kẻ không thuộc bài, có quá nhiều những ngụy quân tử, nói rất đúng bài vở nhưng chính họ lại làm khác và Thế Uyên nhân danh một người thuộc bài, phê phán về điều đó. Tôi đã từng có lúc bạo gan nghĩ là mình cũng thuộc loại thuộc bài nên hết sức thông cảm và chia xẻ nỗi buồi của Thế Uyên, ủng hộ Thế Uyên. Về sau Thế Uyên lập nhà xuất bản Thái Độ, lại đúng nữa, xã hội của chúng ta quả là có nhiều vấn đề cần tỏ thái độ và tôi lại tiếp tục ủng hộ Thế Uyên dù tôi chưa bao giờ gặp gỡ hay quen biết gì với ông. Tôi giữ một tình cảm rất đặc biệt về Thế Uyên cho đến năm 1979. Hồi đó các trại tù đã được thăm nuôi và tôi được bạn bè lén lút gởi cho tờ báo Đứng Dậy hay Đối Diện gì đó của nhóm Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan; trong tờ báo này có một bài viết của Thế Uyên, anh ta kể về một cái Tết ở trại giam Kàtum. Nhà văn lớn có khác, tả tết thì đúng là tết, có thịt cá bánh trái ê hề, có cà-phê thuốc lá vui vẻ, có giọng nói tiếng cười “hồ hỡi phấn khởi”, có những khuôn mặt rạng rỡ tin yêu, có các cán bộ khoan hòa nhân ái như những nhà tu; đặc biệt là cảm tưởng sung sướng xúc động của tác giả khi được đứng nghiêm chào lá cờ máu trong ngày đầu năm. Tôi đọc bài báo mà buồn lắm, buồn ghê gớm lắm. Tôi biết là trong hàng ngũ những kẻ không thuộc bài đã có thêm một người và tôi tự buộc mình phải quên hai chữ Thế Uyên đi, thật đau lòng nhưng phải quên, nhất định).

Tôi xin trở lại với cà-phê Hân và xin làm ơn bỏ qua một bên cái cảm giác xa lạ của riêng tôi. Hân vốn tự nó là một nơi chốn hết sức đáng yêu và chắc chắn là một nơi chốn rất đáng nhớ của nhiều người. Về sau, ở đối diện với Hân người ta mở thêm quán cà-phê Duyên Anh (Không biết nơi này có liên quan gì với nhà văn Duyên Anh hay chỉ là tên đặt bởi một người chủ ái mộ nhà văn này). Hai tiệm cà-phê, một sang trọng chững chạc, một trẻ trung sinh động, cả hai đã trở thành một điểm hẹn, một đích tới mà khi nhắc đến chắc nhiều anh chị em ở trường Văn Khoa, trường Dược, trường Nông Lâm Súc ngay góc Thống Nhất - Cường Để và các anh em bên khu Đài Phát Thanh, Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị hướng Phan Đình Phùng, Nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ mỉm cười và sẽ thấy rất gần gũi, rất thân thiết.

Tôi vừa mời các bạn đi thăm một vòng mấy quán cà-phê mà chắc nhiều anh em trong chúng ta từng quen biết, từng có những gắn bó thế này hay thế khác. Tôi xin ngừng ở đây nhưng anh em có thể tiếp tục đến những nơi chốn kỷ niệm khác của riêng mình. Tôi biết anh em đều là những người nặng tình cho nên tôi tin là mỗi hẻm nhỏ, mỗi góc phố, mỗi hàng cây, mỗi cổng trường đều thấp thoáng bóng hình của tuổi nhỏ, của quê xưa.
Tôi xin nhắc là anh em nào muốn gặp các nhà văn nhà thơ, muốn nhìn họ ngậm ống vố, đeo kiếng cận nói chuyện văn chương thì mời đến quán Cái Chùa, anh em nào muốn có không khí trẻ trung đầm ấm mời đến Hầm Gió; anh em nào muốn có chỗ riêng tư tâm sự thì cứ theo đường Nguyễn Văn Học chạy tuốt lên Gò Vấp, vào quán Hương Xưa, ở đó có vườn cây đẹp, các cô chủ đẹp và cái cách người ta đối với nhau cũng rất đẹp.

Tất cả những gì tôi nhắc tới là một chút ngày cũ, một chút cảnh xưa, một phần hơi thở và nhịp sống của Sài Gòn trong trí nhớ. Xin tặng anh, tặng chị, tặng em, tặng tất cả những ai còn có lúc bỗng bàng hoàng nhận thấy, dường như một nửa trái tim mình còn đang bay lơ lửng ở đâu đó, nơi quê nhà.



Back to top
« Last Edit: 12. Oct 2006 , 17:03 by macco »  
 
IP Logged
 
anh_thu_Tran
Gold Member
*****
Offline



Posts: 3636
Gender: female
Re: Quán Vịt Dạ Hương 6
Reply #196 - 13. Oct 2006 , 02:35
 
Bớ cô chủ quán ơi !!!! chạy mau về nhận quà sinh nhật gửi ếch rét đến cho cô chủ nè.
   Nhớ chửn bị thức ăn nhìu nhìu chút nha.Năm nay khách nhìu lắm đó.Mong là em thích những đóa hồng Lavender này.Thân  sư tỉ AT
...
Back to top
 
 
IP Logged
 
macco
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 283
Re: Quán Vịt Dạ Hương 6
Reply #197 - 13. Oct 2006 , 06:11
 


...

Đời Đá Vàng


Nhạc Và Lời :Vũ Thành An 
Tiếng Hát : Diễm Liên


Ta lần mò leo mãi không qua được vách sầu
Ta tìm một tiếng yêu thấy toàn là sầu đau
Ước vọng ngày thơ ấu chưa xin được chút nào
Suốt đời còn ước ao khát vọng còn cấu cào

Ôi thôi đời ta phung phí trong cơn buồn phiền
Ta xin tháng ngày rồi bình yên
Ô hay tại sao ta sống chốn này
Quay cuồng mãi hoài có gì vui

Có một lần mất mát mới thương người đơn độc
Có oằn mình đớn đau mới hiểu được tình yêu
Qua dầm dề mưa tuyết mới vui ngày nắng về
Có một thời khóc than mới hiểu đời đá vàng 

Back to top
 
 
IP Logged
 
macco
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 283
Re: Quán Vịt Dạ Hương 6
Reply #198 - 14. Oct 2006 , 16:02
 


...

BÓ HOA CỦA NGƯỜI ĐÀN ỘNG


Từ thế kỷ thứ 17 , những ngưòi Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ngôn ngữ các loài hoa vào thơ ca .Còn ngưòi Pháp đã nổi tiếng vào sự hào hoa , lịch thiệp đã tập hợp thành một cuốn sách nổi tiếng với hơn 800 loại hoa và ngôn ngữ của chúng .

Tặng hoa cho nhau là một cử chỉ đẹp . Nó đưọc các các bạn gái đánh giá cao . Và các chàng trai thưòng coi đây là cách thể hiện tình cảm hữu hiệu nhất . Mỗi loại hoa có một ngôn ngữ cảm tính riêng . Vì vậy khi các cô , các chị nhận một bó hoa từ một ngưòi khác phái , các chị các cô cần phải tinh ý để phát hiện ra thông điệp của chàng , tránh hiểu sai ý tốt của " đối tượng ".

Trong lần đầu gặp mặt , chàng trai mang đến bó hoa Hưóng Dưong . Điều này cho thấy anh là một ngưòi đàn ông thực thụ , biết cảm thông và chia sẻ cùng phái đẹp và đặc biệt là luôn tôn trong quyết định của họ dù anh biết răngnò không như những gì anh mong đợi .

Chàng trai thưòng tặngcho ngưòi bạn gái mới quen một bó hoa Violet để bắt đầu một mối quan hệ . Màu tím của Violet mang tính cách " Trung lập ". Vì vậy chàng trai muốn dùng loại hoa này để thăm dò tình cảm của cô gái .

Nếu các chị hoặc các cô nhận đưọc từ anh chàng của mình một nhánh Lan , cô sẽ thấy mình là một ngưòi may mắn nhất trên đời .Vì nhành hoa ấy đã cho cô biết rằng chàng là ngưòi sâu sắc, luôn quan tâm chu đáo với cô và cả những ngưòi xung quanh . Khi mà chàng trai tặng cô bạn một cành Lan Chuông và những cành dương xỉ, lúc ấy thì anh muốn nói : " Sự ngọt ngào vô hình của em đã thực sự quyến rũ trái tim anh "

Những bông hoa Bạch Cúc tưọng trưng cho hôn nhân . Vậy khi mà cô gái nhận được một bó hoa Bạch Cúc tức là bạn đã nhận đưọc một lời cầu hôn ngọt ngào từ ngưòi bạn trai của mình .

Hoa Diên Vi màu vàng và hoa Tulip lại là những tiếng nói nồng nàn trong tình yêu . Sau một thời gian dài yêu nhau, các chàng trai hoặc các ông thưòng tặng cho ngưòi đẹp của mình hoa Diên Vĩ hoặc là hoa Tulip .

Những bông hoa màu đỏ hoặc màu trăng là biểu trưng cho sự hoà hợp của tình yệu . Vậy khi một chàng trai phải lòng cô gái , anh sẽ tặng cô một đoá Hồng đỏ . Nếu anh ta tặng đoá Hồng trắng thì nó lại có ý nghĩa đó là một tình yêu bất tử . Nếu cành hoa hồng bị ngắt hết gai , thì chàng trai ấy muốn nói rằng " Anh không còn đắn đo hay e ngại nữa " . Chàng trai chỉ tặng một đoá hoa đã ngắt hết lá khi anh đã đầy tuyệt vọng . Cón các chị nhớ nhé nếu mà anh nào mang đến đoá hồng vàng thì điều đó cùng nghĩa là anh ấy đang " Ghen " đấy mấy chị ạ .

Back to top
« Last Edit: 14. Oct 2006 , 16:04 by macco »  
 
IP Logged
 
da huong
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4726
Gender: female
Re: Quán Vịt Dạ Hương 6
Reply #199 - 14. Oct 2006 , 23:56
 


Ông anh lìu mạng năm nay Trùm Sò wa' đi thôi !!! SN em mình mà không chịu đãi khách ăn uống cho dù một ngày hay một món !!!!! Shocked Shocked Shocked





Back to top
 
 
IP Logged
 
VSN
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 308
Re: Quán Vịt Dạ Hương 6
Reply #200 - 15. Oct 2006 , 02:14
 
macco wrote on 14. Oct 2006 , 16:02:

...
BÓ HOA CỦA NGƯỜI ĐÀN ỘNG

....
Trong lần đầu gặp mặt , chàng trai mang đến bó hoa Hưóng Dưong . Điều này cho thấy anh là một ngưòi đàn ông thực thụ , biết cảm thông và chia sẻ cùng phái đẹp và đặc biệt là luôn tôn trong quyết định của họ dù anh biết răngnò không như những gì anh mong đợi .


Cô DH và anh hay chị Macco,

Tôi có ông bạn có hai câu thơ nhắc đến đến hoa Hướng Dương mà tôi thấy không được dễ thương như tinh thần trong bài viết của anh hay chị macco:
...
Thôi em cứ là hoa hướng dương
Để ta làm mặt trời,
         chiếu sáng em hoài trong vũ trụ !
...


VSN
Cheesy Cheesy Cheesy


Back to top
« Last Edit: 15. Oct 2006 , 02:19 by VSN »  
 
IP Logged
 
da huong
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4726
Gender: female
Re: Quán Vịt Dạ Hương 6
Reply #201 - 15. Oct 2006 , 13:37
 

Cám ơn đời đã có anh
cho em còn biết màu xanh màu vàng
cám ơn cơn gió muộn màng
cho mầm nẩy lộc rộn ràng nụ xanh

Cám ơn đời vẫn còn anh
cho em sinh nhật lanh chanh đeo vàng
đeo vàng ngẩng mặt làm tàng
ai ngờ vàng giả lẹ làng dấu nhanh ...

Cám ơn đời chỉ có anh
bên em những lúc trời hanh nắng vàng
cám ơn wan' nhỏ bên đàng
cho em trú ẩn khi vàng lá xanh...

may thay chỉ một.... ông anh !!! Grin Grin Grin








Ới ông anh lìu mạng ! ăn gian vừa vừa thôi nha.  8) 8) SN của em ông sao cho toàn dzàng dzí xanh không dzị????? Shocked Shocked

Trả lễ rồi , giờ mới đòi wa` thiệt nè. 8) Bộ muốn bị nghĩ chơi nữa sao???? Grin



Back to top
 
 
IP Logged
 
da huong
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4726
Gender: female
Re: Quán Vịt Dạ Hương 6
Reply #202 - 15. Oct 2006 , 13:47
 
macco wrote on 14. Oct 2006 , 16:02:




BÓ HOA CỦA NGƯỜI ĐÀN ỘNG


Nếu các chị hoặc các cô nhận đưọc từ anh chàng của mình một nhánh Lan , cô sẽ thấy mình là một ngưòi may mắn nhất trên đời .Vì nhành hoa ấy đã cho cô biết rằng chàng là ngưòi sâu sắc, luôn quan tâm chu đáo với cô và cả những ngưòi xung quanh .





hihihi... Mắc Cờ à , SN tui được ông anh tẹng cho cành hoa lan tím này thì ngụ ý ra siu hở , nhơ` Mắc Cở  giải đoán dùm nhe! Grin Grin Grin Có phải anh tui ngụ ý anh tui là ngừi sâu sắc  hong?  Grin Grin Grin Grin Grin


...
Back to top
« Last Edit: 20. Oct 2006 , 19:43 by da huong »  
 
IP Logged
 
da huong
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4726
Gender: female
Re: Quán Vịt Dạ Hương 6
Reply #203 - 15. Oct 2006 , 17:31
 
VSN wrote on 15. Oct 2006 , 02:14:
Cô DH và anh hay chị Macco,

Tôi có ông bạn có hai câu thơ nhắc đến đến hoa Hướng Dương mà tôi thấy không được dễ thương như tinh thần trong bài viết của anh hay chị macco:
...
Thôi em cứ là hoa hướng dương
Để ta làm mặt trời,
         chiếu sáng em hoài trong vũ trụ !
...


VSN
Cheesy Cheesy Cheesy






Anh Sơn ơi , cái này có phải cũng là " hint " không? Tongue


Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Quán Vịt Dạ Hương 6
Reply #204 - 21. Oct 2006 , 11:43
 

...

Cưới với ... Xin


Hơn 30 năm sống trong xã hội mới, cộng đồng Việt Nam đã hội nhập và khá thành công trên nhiều lãnh vực, nhưng có những việc đã không khá hơn mà ngày càng phát triển theo "định hướng xã hội chủ nghĩa"! Thí dụ như xả rác và ồn ào nơi công cộng, không thích "get-line" mặc cho "ai-ghét" và đặc biệt là tình trạng "rubber-time".

Hai chữ "ON TIME" luôn luôn được coi trọng trong mọi sinh hoạt xã hội của người Mỹ, từ các cơ sở tôn giáo, thương mại, nhất là những ngân hàng hoặc bưu điện, không mở cửa sớm và đóng cửa trễ hơn một phút theo giờ quy định, hội họp tiệc tùng cũng đúng giờ, nhưng tình trạng trễ giờ ở các buổi tiệc, nhất là tiệc cưới của người Việt Nam khiến ngay cả những người Việt cũng cảm thấy khó chịu.

Có người lạc quan cho rằng tệ nạn này sẽ không còn trong vòng 10 đến 20 năm nữa khi lớp người trưởng thành ở Việt Nam biến mất, lớp trẻ sinh ra và lớn lên ở Mỹ sẽ theo nếp sống văn minh văn hóa USA. Nếu đúng thế thì con hơn cha nhà có phúc, nhưng thật không vui khi con lại "tiếp bước cha ông" trong tệ nạn giờ giây thung, vì những người cố tình đến trễ trong các tiệc cưới có không ít tuổi trẻ.

Từ mùa xuân cho đến mùa đông, thiệp mời đám cưới nào cũng ghi buổi tiệc bắt đầu lúc 6 giờ chiều mà 8 giờ tối vẫn chưa khai mạc được vì thực khách chưa đến đủ! Tình trạng này gây phiền, rất phiền hà cho cả chủ tiệc lẫn khách đến đúng giờ, nhất là những khách ngoại quốc. Chuyện trễ giờ này không có trong nếp sống văn minh mà chúng ta đang cần phải hội nhập, ước chi những ai từng đi trễ hãy sớm nhận ra những điều bất tiện này để tránh được những cái nhìn thiếu thiện cảm. Những vàng bạc châu báu lụa là kim cương chất trên lưng trên cổ trên tay của họ "kim quy" không còn vẻ lịch lãm mà càng trở nên kịch cỡm.

Ông (bà) Văn-Giảng viết về hiện tượng "rubber-time" trên báo VĐ số 1651:
- "Ở Mỹ hầu như ai cũng thấy thiếu thì giờ, chương trình hoạt động mỗi ngày rất chặt chẽ cho nên giờ giấc phải thật nghiêm chỉnh, từ làm việc, học hành giải trí đều có giới hạn, vì thế hiện tượng giờ dây thung như ở quê nhà là điều khó chấp nhận được. Người viết là nạn nhân của giờ cao su trong các tiệc cưới. Vì tôn trọng chủ nhân nên tôi đến đúng giờ ghi trong thiệp, nhưng hỡi ôi, ngồi thui thủi một mình từ 6 giờ chiều đến 8 giờ tối mới nhập tiệc. Từ đó về sau tôi phải từ chối khéo các tiệc tùng, chẳng thà mang tiếng thất lễ đối với chủ nhân còn hơn là để chủ nhân bị mang tiếng thất lễ cho khách ngồi chơi sơi nước suốt 2 tiếng đồng hồ".

Người Mỹ cho rằng khi mình trễ hẹn tức là mình đã ăn cắp thì giờ của người khác. Nhận định này quả thật chí lý, nếu ông bà Văn-Giảng gọi đó là "rubber-time" thì cho tôi phịa thêm chữ "robber-time" cho trọn nghĩa.

Hiện tượng trễ giờ ở các tiệc cưới nhất định không phải là nét văn hóa dân tộc cần bảo tồn mà gần như một căn bệnh nan y cần loại bỏ, ai cũng than tệ nạn này nhưng không biết cách nào để giảm bớt. Muốn chữa lành bệnh cần phải có bác sĩ (chủ tiệc) cứng ... tay nghề và bệnh nhân (thực khách) thực tình muốn hết bịnh.

A /Đối với thực khách:


Đa số đều muốn đến đúng giờ nhưng khi nghĩ đến lúc mặt hoa da phấn, quần áo đẹp mà phải đi "đoạn đường chiến binh" ngồi đồng chờ 2 tiếng mới được cầm đũa thì nản thật nên cứ ta tà. Đây là mắt xích quan trọng nhất gây ra tình trạng khai (mạc) không đúng giờ. Làm sao khai ... được khi một số bàn còn trống?

Khi chúng ta nhận được một "ticket" thì nên phúc đáp ngay, tùy mối tình giao hảo hay "nợ nần dan díu bấy lâu nay" mà trả lời "yes" hay "no". Đã yes thì phải sắp xếp công việc để đến đúng giờ, đúng giờ để tôn trọng mọi người và tôn trọng chính mình, trừ khi muốn chứng tỏ ta là người lúc nào cũng bận rộn với bi-zi-nét, ta là quan trọng, không có ta thì chợ không đông, đến trễ được nhiều người chú ý tới những gì mang trên mình, nhưng ánh đèn nhấp nháy ai biết đâu là thật giả, chính vì trễ giờ mà đồ thật bị nghi là đồ giả!

B/ Đối với chủ tiệc cưới:


Thứ 7 vừa qua tại nhà hàng "Kinh-Đâm", tôi đã được tham dự một tiệc cưới khá thành công về mọi mặt, nhất là căn bệnh nan y "trễ giờ" được trị dứt điểm, nay mang toa thuốc này phổ biến cùng bà con để nếu ai có tổ chức thì thử xem sao.

Trước ngày đám cưới một tuần, anh chị Hồng, chủ nhân buổi tiệc gởi thiệp cám ơn đến những ai đã nhận lời, trong thiệp có ghi số bàn ngồi, ghi rõ chương trình:

- Từ 6 giờ 30 đến 7 giờ 30: Tiếp tân, chụp hình, ăn nhẹ.
- Đúng 7 giờ 30: Khai mạc ...

Đáng chú ý là những dòng chữ in đậm ở cuối tấm thiệp:
"Để khỏi phụ lòng thương của quý vị đối với 2 cháu và nhất là không dám thất lễ với quan khách, chúng tôi xin phép được khai mạc đúng giờ".


Dù cho tôi lười thế nào đi nữa mà tấm thiệp có lời thỉnh cầu như trên thì không cách gì nỡ "hại bạn" mà phải mau mắn tỏ ra là người sẵn sàng giúp bạn một tay.
Quả thật đúng 7 giờ 30, MC đã gửi lời chào đến quan khách và mời tứ thân phụ mẫu dâu rể lên sân khấu, mặc dù còn một vài bàn chưa đủ người, nhưng trong khi tiến hành những thủ tục cần thiết của tiệc cưới thì những khách quý họ "Quy" cũng đã đến điền vào chỗ trống, mọi người nâng ly cầm đũa đúng 8 giờ tối.

Nếu so với những đám cưới khác thì anh chị Hồng chỉ "save" cho khách mời được có trên dưới 30 phút nhưng do tâm lý lần đầu tiên được dự một tiệc cưới đúng giờ nên hầu như ai cũng hài lòng nếu không muốn nói là "zui-zẻ".

Thông thường MC làm một màn vô duyên và mất rất nhiều thì giờ ..., đó là phần giới thiệu họ hàng 2 bên, lúc nào cũng xin quan khách cho một tràng pháo tay để hoan hô từ ông nội bà ngoại đến hàng cháu chắt của cô dâu chú rể, anh Hồng đã không để MC làm công việc tào-lao đó mà chính anh đứng ra đảm trách.

Anh chỉ giới thiệu ông bà nội ngoại của dâu rể và sau đó anh mời toàn thể gia đình hai họ cùng đứng lên vỗ tay và nâng ly chào mừng quan khách. Hình như đã được báo trước, thế là từ ông bà nội ngoại đến tứ thân phụ mẫu và anh chị em dâu-rể cùng nhất loạt đứng lên vỗ tay, khách thấy hay cũng đứng lên vỗ tay theo, chủ khách cùng vỗ, cùng chào mừng nhau thật nhanh gọn, lịch sự vui vẻ và xôm tụ, không còn cảnh miễn cưỡng "lẹt đẹt vài tiếng pháo chuột" thật buồn, thật zô-ziên.
Tôi hỏi Hồng rằng sao anh dám cải cách, dám chơi bạo vậy? Thay vì trả lời thẳng câu hỏi, anh lại lý sự lòng vòng:

- "Trong phép xã giao, giữa khách và chủ, ai chào mừng ai? Tứ thân phụ mẫu và thân nhân dâu rể hai họ là những người trực tiếp hay gián tiếp làm chủ tiệc cưới, là chủ nhà, vậy thì bổn phận chúng tôi là phải chào mừng các bạn, chào mừng toàn thể quan khách. Cớ sao lại cứ làm cái điều trái khoáy ngược ngạo là người nhà của dâu rể giới thiệu với nhau rồi yêu cầu quan khách vỗ tay, vỗ, vỗ rồi vỗ?

Thân nhân hai họ cần biết nhau thì đã được giới thiệu đầy đủ và nhiều lần trong nghi thức cưới xin tại gia rồi, hà cớ gì phải nhắc lại ở nhà hàng cho mất thì giờ quý báu của khách mời. Hỏi thật anh nhá, các anh chị, quý vị quan khách có cần biết ông bà nội ngoại, cô chú bác cậu mợ dì dượng, anh chị em cháu chắt của dâu rể không? Khách có cần biết mặt ngang mũi dọc ông bác từ tiểu bang A-lát-ca về, có cần thiết phải bếit bà thím mới sửa ... từ Pháp qua dự tiệc cưới không?"

Anh chị Hồng đã thực hiện một điều hợp tình hợp lý mà bấy lâu nay ít ai dám làm chỉ vì sợ mích lòng ông chú bà thím mà quên đi việc tế nhị tối thiểu đối với quan khách. Nói phải "của cải cũng nghe", nếu có dịp tổ chức tôi sẽ noi gương anh Hồng.

Ngoài 2 yếu tố chính kể trên, còn có những chuyện nho nhỏ nếu chịu khó để ý săn sóc một chút thì tiệc cưới thanh lịch hơn, giảm thiểu được thời gian chờ đợi và thực khách cảm thấy thoải mái, cũng bõ công trang điểm má hồng khoác vét-ton, đó là:

ĂN NHẸ


Không gì chán cho bằng trong lúc đang ngồi thiền thì bị thằng Bấy-Up và con Cô-La mặt lạnh như xô nước đá ngồi nghinh lại! Bị tiểu đường mà ngồi chơi xơi nước (ngọt) suốt 2 tiếng đồng hồ trong lúc lòng không dạ trống thì ... khiếp thật!

Một mâm trái cây "cốc-theo" ướp lạnh bên cạnh mấy em nho nhỏ chả giò xinh xinh với vài cô chả quế mặt trái xoan đứng chào quý bà thì dễ thương và lịch sự quá đi thôi, còn quý ông, mỗi bàn cho một cô đào lộn hột (hạt điều) trộn với "lạc phá sang" đứng bên cạnh chàng Rémy thì ... chờ bi nhiêu cũng được.

Những thứ khỉ gió này nhà nào cũng có nhưng mấy ai ngó đến bao giờ, nhiều khi để lâu lên dầu rồi vất bỏ. Thế nhưng một miếng khi đói chờ tiệc bằng gói khi no.
Thông thường thì nhà hàng tặng mâm trái cây, nếu không, quý vị có thể giao một thân nhân chịu trách nhiệm, không tốn kém lắm đâu nhưng sẽ đem lại lợi ích cho cả chủ tiệc đến khách mời, "vui lòng khách đến, vừa lòng khách về".

NÓI TIẾNG ... TÂY!

Đây cũng là giai đoạn phí phạm thì giờ là tiền bạc một cách khá zô-ziên. Sau khi chủ tiệc rào đón thanh minh cáo lỗi đủ thứ bằng tiếng Việt xing, những tưởng được nghe câu: "Mời quý vị nâng ly" thì lại tiếp tục nghe ông cáo lỗi để xin nói đôi lời bằng tiếng Tây tiếng U mặc dù đại đa số thực khách là người Việt.

Tiệc cưới đâu phải chỗ trổ tài hùng biện ESL, dịch lại nguyên văn những gì đã nói! Nếu phải thưa lời cám ơn với những người bạn bản xứ thì nên dành việc đó cho cô dâu chú rể thì hợp lú hơn và "dễ nghe" hơn.
Khổ thay có nhiều ông bố nói tiếng Anh rất là thông thạo giọng Tây khiến thực khách Mỹ ú-ớ, chưa hết ông còn quay sang dạy dỗ dâu-rể trên sân khấu bằng tiếng Mỹ, nói dài, nói dai, nói ... như chưa bao giờ được khuyên con bằng tiếng ngại-cuốc! Dù cho thực khách có chờ thêm 15 hay 20 phút nữa cũng không sao! Chỉ sợ sau này dâu rể không làm đúng theo lời ông khuyên thì họ có lý do bào chữa:
- "Tại hôm đó bố khuyên bằng tiếng Mỹ nên chúng con có hiểu gì đâu"!
Quý vị đã dạy con nhiều năm nhiều tháng rồi, đừng dạy chúng nữa vào ngày cưới khiến khách được mời bị vạ lây, rất không thoải mái chút nào.

CÂU CHUYỆN và CẤM RƯỢU.


Đây là nhữNg "sự cố" thường xẩy ra trong một đám cưới có ông bà hay cha mẹ là ông cố bà cố, nói đúng hơn là khi có một vị linh mục hay mục sư đến dự tiệc cưới thì thế nào em-xi cũng mời quý ngài lên sân khấu đọc kinh làm phép trước bữa ăn!

Trong một gia đình theo đạo Chúa (nói chung), trước mỗi bữa ăn người chủ gia đình đọc lời cám ơn "Thiên Chúa đã ban cho lương thực hằng ngày ...", tới phiên con cháu mời ông bà cha mẹ rồi mới cầm đũa, nhưng ở tiệc cưới có nhiều người theo tôn giáo khác nhau, việc mời linh mục hay mục sư làm phép trước bữa ăn có hợp tình hợp lý không? Người viết đã hỏi một số linh mục (Ng-t-H, Ng-h-Đ) thì quý ngày trả lời:
- KHÔNG NÊN, mỗi người hãy tự lo cho chính mình".
Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật thì mọi thực khách cũng cần được tôn trọng như nhau trong tiệc cưới không kể vị trí bàn ngồi. Nếu có một khách mời theo đạo Phật, đạo Hồi v.v... cũng yêu cầu làm thủ tục trước bữa ăn theo tôn giáo họ thì chủ tiệc tính sao đây?

Dĩ hòa vi quý, chưa có ai lên tiếng phản đối sự việc kể trên mà mới chỉ có tiếng thở dài! Nhưng viện dẫn lý do tôn giáo mà không có nàng "Cô-Nhắc" đứng hầu tiệc cưới thì chán không thể tả! Lấy cái chi mà nâng ly? Nâng ... cái gì đây?

Có vị nào đã gặp một tiệc cưới không có chén rượu nồng chưa? Tôi đã gặp 3 lần như thế trong năm 2005! Thánh kinh có nói khi Chúa Giê-Su và Mẹ Maria đi dự tiệc cưới, tiệc nửa chừng hết rượu, Chúa cứu gia chủ bằng cách ban phép lạ có 5 hồ rượu ngon để đãi khách. Có đúng thế không thưa ông chú bà thím?

Ở hải ngoại rượu ngon quá dư mà thiếu người uống, số người uống trong các tiệc cưới không có là bao, vì sợ trên đường về gặp chàng bu-lít, chỉ khi nào bà "lái" thì ông mới nhâm nhi (ngoan thế đấy). Nhưng bên bàn tiệc mà vắng Cô-nhắc thì không khác chi đóng khố mà thắt cà-vạt.

EM-XI.

Đòi hỏi các cô cậu em-xi và ban nhạc của họ làm vừa lòng thì hơi quá, nhưng cũNg có lời đề nghị các em đừng quá lười, hãy chịu khó chăm chút lời ăn tiếng nói, những bản nhạc và lời ca sao cho phù hợp với tiệc cưới. Không cần các em khoe tài nói tiếng Mỹ, chỉ cần vặn âm thanh vừa đủ nghe là quý hoá lắm rồi, trong lúc hai họ đi chào bàn thì các em nên cho cô "cát-sét" ca vài bản nhạc nhẹ không lời thì hay lắm.

Điều tối kỵ là các em đừng bao giờ bắt cô dâu chú rể đóng tuồng trên sân khấu, những trò con tiều học được từ "amigo, amigà" như để trái bóng te-te ở giữa bụng cô dâu và chú rể rồi bắt họ đẩy qua đẩy lại cho trái bóng nổ! Treo 2 trái nho tòng teng trước ngực cô dâu rồi bắt chú rể lấy bằng miệng v.v...! Những gì các em bắt họ diễn thì họ đã thành thạo từ lâu rồi, đừng dạy cá lội chim bay.

Đám cưới không phải là đám xin, hãy học hỏi thêm, sáng tạo thêm nghề nghiệp cho ngày thêm vui tươi có văn hóa thì không lo chuyện vỗ, không xin cũng vỗ, không xin cũng cho đâu cần năn nỉ cho một tràng pháo tay! Vừa vỗ xong lại xin nữa! Vỗ hoài vỗ mải đau tay! Cưới với xin!

Phila-To
Back to top
« Last Edit: 21. Oct 2006 , 11:45 by khieulong »  
 
IP Logged
 
macco
Senior Member
****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 283
Re: Quán Vịt Dạ Hương 6
Reply #205 - 21. Oct 2006 , 12:47
 
Hong biết cái ông chiên diên nhạc đi với bà nào rồi mà lúc này hong có nhạc tình , nhạc chiền gì cả , Thôi em xin múa rìu wa mắt thợ mộc tập tành đưa lên vài bản nhạc mùa thu nghe cho đỡ thèm , đỡ tủi và đỡ tức cái thân ế ẩm này của em nha bà con..Có dở thì cũng xin thông cảm vì cũng chỉ dậy thoi.....


...

Khúc Tango Sầu

Tiếng Hát : Lệ Thu
Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Quán Vịt Dạ Hương 6
Reply #206 - 22. Oct 2006 , 13:42
 
...

Mùa lại thu


Biết bao năm vẫn gặp lại thu này
Vẫn ghế đá công viên, vẫn hàng cây trụi lá
Con phố quen, hương tóc ai thơm lạ
Thiên nhiên hẹn hò, anh cô lẻ, heo may

Chỉ khách đa tình mới lạc đến thu nay
Mặc kệ nắng vẫn nở vàng trên mái phố
Qua lối ấy, bàn chân anh mắc cỡ
Phút xao lòng, anh thầm nhắc tên em…

Đã chắc gì yêu là hạnh phúc êm đềm
Cũng tựa thu sang, lá vàng hơn một chút
Hơi gió thở nồng nàn hơn một nhịp
Và bên nhau hơn một chút bâng khuâng

Hạnh phúc sang thu như chiếc áo mong manh
Chẳng đủ ấm để lòng tan lạnh giá
Vết thương cũ trở trời, tê buốt lạ
Gió vốn vô tình, xao xác lối đi quen

Mùa lại thu rồi, em có biết không em?


Trương Huyền


Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Quán Vịt Dạ Hương 6
Reply #207 - 22. Oct 2006 , 18:43
 


...

CÂU CHUYỆN THẦY TRÒ


Ông thầy không ở trong hàng lớn tuổi, không phải là giới trẻ mới tốt nghiệp sư phạm, cũng chưa tới khoảng trung niên, chỉ ở khoảng giữa hai thế hệ này, nhưng hội đủ đức tính của cả ba, chẳng những hội đủ mà còn vượt trội. Nghiêm nghị đạo mạo hơn các thầy lớn tuổi, vui vẻ hoạt bát hơn các thầy trẻ và chững chạc mực thước hơn các thầy trung niên.

Mỗi khi bước vào lớp, có vẻ như ông thầy đem sự sợ hãi gieo rắc khắp bọn học trò. Không đứa nào đi trễ mà dám xin phép vô lớp. Ông thầy thấy đó nhưng cứ tảng lờ như không, và đứa đi trễ chịu khó ra sân sau hoặc xuống nhà ông Cai chờ đợi. Tiết học lúc ấy luôn luôn là tiết đôi, gần hai tiếng đồng hồ không phải là ngắn ngủi. Tôi đã có lần bị như vậy, mà tôi chỉ chậm hơn ông thầy không đầy mươi bước chân chứ lâu lắc gì cho cam. Muốn khóc mà khóc không được, rủa thì cũng chỉ dám rủa thầm!
Lớp chúng tôi đâu phải lớp tầm thường. Chính thầy hiệu trưởng cũng bảo rằng đây là nơi tập trung tài hoa, trí tuệ, đây là nơi bất cứ bộ môn nào từ học tập đến sinh hoạt đều có phần thưởng, và thầy cũng cảnh cáo về sự ngỗ nghịch không phải chỉ đứng thứ ba mà e còn hơn cả ma cả quỷ. Chúng tôi dám giỡn mặt với thầy tổng giám thị nữa, nhưng đối với ông thầy thì khác.

Ngồi nhìn lên ông thầy, chúng tôi có cảm tưởng như con hươu, con nai bị con cọp, con beo thôi miên, im lặng khép nép gần như không dám thở mạnh, nhìn nhau lo lắng, không biết đứa nào sẽ mang thân phận con mồi bị săn! Thế nhưng, thời gian hỏi bài vừa hết, thường là năm sáu phút, có khi hai ba phút, có khi ông thầy ngồi xuống mở sổ, đảo mắt một vòng nhìn qua cả lớp rồi gấp sổ lại, mỉm cười. Hễ hết thời gian hỏi bài là ông thầy mỉm cười. Nụ cười như dấu hoa thị sang trang, như tiếng trống, tiếng kẻng, hồi chuông chấm dứt báo động, ông thầy cầm viên phấn đứng lên. Cả lớp bừng tỉnh tựa hồ rừng núi vừa trải qua đêm dài chợt trông thấy bình minh, bóng tối không còn, cọp beo đã bỏ đi, lũ hươu nai cheo thỏ bung ra vui mừng nhảy múa dưới ánh mặt trời.
Có nghĩa là chúng tôi chỉ sợ lúc ông thầy dò bài. Ông thầy làm bộ lấy viên phấn thả lăn theo hàng tên họ học trò, nói: "May nhờ rủi chịu, trúng ai thì trúng..." rồi chấm vào một cái tên và gọi lên bảng. Nếu thầy khác nói vậy, chúng tôi đã ít nhất cũng yên tâm đợi chờ. Với ông thầy thì không. Chúng tôi không bao giờ đoán được đứa nào sẽ bị ông thầy "chiếu tướng". Có đứa mới tuần trước trả lời trôi chảy, tuần này ỷ y không học thế là bị "mang kính". Thời đó điểm cho trên 20 và các thầy không hề ngần ngại khi tặng cho học trò một cặp zéro (điểm không) để làm đôi kính mang vào cho mắt sáng ra nhìn thấu sách vở.

Tôi đã mấy lần bị ông thầy chiếu tướng, lần nào cũng sợ hãi đến quýnh quáng lú lẫn quên hết mọi điều đã học nằm lòng. Cứ mỗi câu đáp sai là ông thầy có cớ theo đó dẫn dắt ra xa hơn, rốt cuộc tôi đành đứng im ngậm miệng ăn tiền để cho ông thầy mỉa mai, chì chiết. Một lần căm tức đến cực độ, khi cầm vở về chỗ ngồi tôi không thèm mở ra xem ông thầy đã phê gì vào đó. Gặp trường hợp này nhiều đứa đã khóc, tôi thì nhất định không, không dại gì khóc để cho ông thầy biết mà bắt nạt. Phải tỉnh bơ, phải nín thinh, phải chứng tỏ với ông thầy rằng ta cũng lớn gan lắm. Đứa bạn ngồi cạnh nói thầm vào tai tôi giọng vui mừng: "Không phê gì hết, chỉ có đề ngày và ký". Giọng vui mừng một phần muốn tôi nên coi đây là một đặc ân mà nó chính là người phát hiện, một phần vì thấy ông thầy đang xếp sổ lại, nó đã thoát nạn.
Có đứa tình cờ đứng chơi gần phòng họp, nghe lỏm và kể lại rằng, ông thầy sẽ không dạy lớp thi. Theo lời thầy hiệu trưởng thì ông thầy dạy hay lắm, những kiến thức ông đem truyền giảng rất cần và rất bổ ích cho học sinh, nhất là sau này vào đời, nhưng các giám khảo kỳ thi thường chỉ đòi hỏi những gì rất trung bình, rất phổ thông, cách suy nghĩ mới lạ, sự phân tách táo bạo có thể gây ra bất lợi... vì vậy lớp thi thường giao cho những vị nặng tính chất giáo khoa, giảng dạy có thể không hấp dẫn nhưng rập khuôn theo sách vở nên học trò dễ đậu hơn. Vài đứa reo lên: "Thế là sang năm tụi mình khỏi học ổng". Nhưng nhiều đứa thoáng buồn, dự tri rằng mình sẽ mất đi cái gì đó rất quý đang cầm trong tay mà không để ý.

Thật tình thì chúng tôi hiểu. Chúng tôi đôi lúc đến độ... căm thù ông thầy, nhưng không một ai ghét ông thầy, luôn luôn kính trọng cả những khi sợ hãi. Chúng tôi hiểu ông thầy là một người hết sức tận tụy trong nghề nghiệp, luôn luôn chuẩn bị bài dạy thật chu đáo. Bình giảng đoạn văn của tác giả nào, ông phải tìm đọc kỹ về tác giả ấy. Cả một đoạn văn xuôi dài mấy trang ông thầy đứng trên bục không cần cầm sách, cứ thế đọc thuộc lòng cho chúng tôi dò lại, đó là chuyện nhỏ. Nói chi những tác phẩm thơ, truyện Kiều bao nhiêu câu, Chinh phụ ngâm bao nhiêu câu... cũng là chuyện nhỏ. Nhưng ông thầy không quá câu nệ vào chương trình, không ra bài làm văn theo những đề thường có sẵn trong sách, mới gây khốn đốn cho chúng tôi, không có chuyện mượn bài đã sửa của các anh chị lớp trước chép theo. Ông thầy bắt chúng tôi vắt óc ra suy nghĩ và rất hào phóng ban phát điểm cao cho những ý tưởng được gọi là độc đáo dẫu diễn đạt không khỏi vụng về.

Những ngày tháng chịu đựng của chúng tôi rồi cũng qua mau để năm học kết thúc. Năm sau là năm thi, chúng tôi sẽ phải cắm đầu cắm cổ mà học rồi đậu hay rớt cũng phải chia tay, cho nên kỳ nghỉ hè này coi như là lý tưởng nhất, chúng tôi tổ chức cắm trại với một "đêm không ngủ". Trại chúng tôi mời ông thầy đến. Giờ này không còn dò bài nhưng vẫn là một buổi giảng bài đầy thú vị qua rất nhiều chuyện trên trời dưới đất. Chúng tôi đang mon men bên cánh cửa triết học, không biết đứa nào chợt ví ông thầy với Đức Khổng tử, chắc vừa đọc quyển Nhà giáo họ Khổng của Nguyễn Hiến Lê, gọi ông thầy là "thầy Khổng" rồi phân chia cho chúng tôi, đứa này là Nhan Hồi, đứa kia là Tăng Sâm, Tử Cống, Tử Lộ, Tử Du, Tử Hạ... vân vân... cả đám môn đồ đang quây quần chung quanh thầy Khổng học hỏi theo tính cách cộng đồng.

Một chặp, ông thầy bảo: "Sang năm không học với tôi nữa, chắc mấy người thích lắm... Khỏe re...". Tự nhiên, theo quán tính tôi tiếp lời: "...như con ngựa kéo xe !". Nói xong, tôi mới giật mình nhận ra là lỡ lời. Ấy là do cái không khí thân tình cửa Khổng chứ như mọi lần thì có cho vàng tôi cũng chẳng bao giờ dám lỡ lời như vậy. Ông thầy quay nhìn tôi, mỉm cười bao dung. Và tôi lại giật mình, chợt nhận ra là từ nãy đến giờ tôi ngồi sát bên thầy Khổng, cũng vặn vẹo thầy Khổng chẳng kém những Nhan Hồi, Tử Hạ ngày xưa.

Từ bữa ấy, có khi chúng tôi gọi ông thầy là thầy Khổng. Thầy Khổng không dạy văn lớp chúng tôi, gặp nhau trong sân trường hay trên đường đi chúng tôi chỉ cúi chào thầy, không có dịp chuyện trò. Dạy văn năm cuối là một ông thầy dạn dày kinh nghiệm luyện thi, chỉ dẫn cho chúng tôi những tuyệt chiêu để đối phó với mọi loại đề, lớp học ổn định, trật tự, bình lặng đến độ tẻ nhạt. Chúng tôi không còn những cảm giác hồi hộp, lo sợ, mừng rỡ, chỉ cặm cụi học bài, làm bài, đi thi và đậu đạt... rồi chia tay nhau.

Tôi trở về sau năm năm sống ở nước ngoài. Cả cái lớp chọc trời quấy nước bày đủ trò phá phách năm ấy, riêng chỉ khép nép run sợ trước uy nghi của ông thầy mà sau này trong đêm không ngủ chúng tôi đã đặt là thầy Khổng, bây giờ gom lại còn không đủ mươi đứa, mỗi đứa một hoàn cảnh, nhìn chung đời sống đã có phần khá giả, đứa nào đã có gia đình cũng hưởng cảnh gia đình yên ấm.
Duy đứa bạn thân nhất giờ này vẫn còn độc thân. Nó hỏi tôi:
- Tao nhớ hồi nào mày hay công kích những người đi nước ngoài, ở bên này thì vui vẻ hạnh phúc là thế, qua bên ấy rồi không ly dị cũng ly thân. Cớ sao mày cũng đi theo lối mòn của thiên hạ, mày cũng ly dị? Chẳng thà cứ như tao...

Tôi không trả lời bạn được, hai đứa nằm bên nhau nói chuyện bao đồng, suy gẫm. Tôi nghĩ, trường hợp đổ vỡ của tôi không phải do ảnh hưởng nếp sống Tây phương như những người khác. Tôi thất vọng vì đòi hỏi quá nhiều cho cuộc sống nội tâm chăng? Và truy tận ngọn nguồn có lẽ không ít trong bọn chúng tôi lúc ấy không biết mình đã thành phiên bản tinh thần của ông thầy: thầy Khổng. Chúng tôi chán chê sự sáo mòn, không chịu nổi cung cách của con ngựa kéo xe hai mắt bị che kín theo tháng ngày lọc cọc, đòi hỏi những điều mới mẻ có được bởi dám mạnh dạn khám phá. Hai đứa chúng tôi thâm thù ông thầy nhất lại chịu ảnh hưởng thầy nhiều nhất, đến nỗi phải sống trong bi kịch, một đứa làm thân "gái già", một đứa là con "chồng để".

Mừng vì tôi trở về, về luôn với quê nhà, không ra đi nữa, đám bạn bè tổ chức một buổi "họp lớp". Ban đầu có đứa nói: Họp lớp bây giờ thành cái "mốt", mấy người già họp lớp, tụi nhóc họp lớp và chúng ta cũng họp lớp sao? Đứa khác lại nói: Mốt là của cuộc đời, có ai tránh được cuộc đời đâu, thôi thì... chuyện nhỏ, bận tâm mà chi, việc ai nấy làm. Đứa bạn thân nhất ấy đặt tên buổi họp này là "tiệc tẩy trần", giúp tôi rũ bỏ hết những bụi bặm của năm năm sống ở xứ người.

Nói là họp lớp chứ thật ra chỉ có đám môn đồ của thầy Khổng và gần như đủ mặt, chỉ thiếu Công Giã Tràng và Phàn Trì không liên lạc được. Tăng Sâm nói: Thôi cho qua hai đứa đó, Công Giã Tràng lo xe cát biển Đông, còn Phàn Trì ai níu kéo đi đâu không biết. Nhưng đến giờ hẹn, nhà hàng đã bày đủ ly chén muỗng đũa mà không thấy Tăng Sâm. Năm phút sau, Tăng Sâm gọi điện thoại đến xin các bạn vui lòng chờ cho năm phút nữa, anh ta sẽ đưa đến một người mà tất cả đều mong. Chúng tôi lại một phen bàn tán. Đứa này nói: Chắc nó đã moi ra Công Giã Tràng từ hang cát đưa lên. Đứa kia nói: Nó kéo được Phàn Trì chứ gì, thôi cũng cứ coi đó là kỳ công vì lâu nay Phàn Trì cảm thấy thua sút nên lánh mặt bạn bè. Tôi nghĩ khác tụi nó nhưng không nói ra. Nhân vật mà Tăng Sâm coi là quan trọng như vậy nhất định không thể ai khác, phải là ông thầy: thầy Khổng.

Quả thật ! Tất cả như muốn nhảy lên, ào lại, rồi đứng khựng. Oai linh của rừng thẳm dễ gì tan biến? Rồi vô tình hay cố ý mà con "gái già" Tử Lộ đứng dậy nhường ghế để ông thầy ngồi bên tôi? Tôi định khoe với ông thầy và đám bạn về sự tiên đoán trúng phóc của mình mà không dám. Với lại, nói ra chắc gì ai tin? Đã nhiều năm chúng tôi không hề có chút tin tức của ông thầy, ông thầy còn hay mất, ở đâu, làm gì, tự nhiên lúc này xuất hiện, đứa nào cũng nghĩ đó là phép mầu! Khác với năm xưa chỉ ăn chè, bánh ngọt, lần này Đức Khổng tử và các môn đồ uống bia lon nên không khí có phần sôi nổi phấn khích hơn nhiều.

Bàn chúng tôi về sau cùng, phải về để cho nhà hàng thu dọn. Ra đến cầu Vạn Kiếp không thấy một đứa bạn nào nữa, còn lại chỉ có tôi bên cạnh ông thầy. Tôi nói:
- Tụi nó "hổ đẹp" hết rồi thầy.
Ông thầy cười nhẹ, chắc là cười tôi dùng tiếng lóng. Ông thầy nói:
- Thôi để thầy đưa em về.
Tôi nói (không ngờ mình "huỳnh liều" đến dám nói vậy):
- Thầy phải xưng anh, em mới chịu để thầy đưa về.
Ông thầy lại cười nhẹ:
- Vậy thì em phải gọi anh, chứ sao lại gọi thầy.
Đêm ấy là "đêm không ngủ" thứ hai của tôi, riêng tôi với ông thầy.

Có lúc vui vui chồng tôi hỏi:
- Sao hồi đó bà rất hiền lành, rất lễ phép, vòng tay cúi đầu, bây giờ bà lì quá vậy, bạo quá vậy?
Tôi đáp:
- Tại vì hồi đó em là học trò của thầy, còn bây giờ tui là vợ của ông.
Có lúc tôi tỉ tê:
- Hồi đó... lúc dò bài em, anh nghĩ thế nào?
- Từ bục giảng của thầy giáo xuống tới bàn học sinh khoảng cách trong lớp khá xa mà khoảng cách tượng trưng càng xa lắm. Dò bài, chính là lúc anh được nhìn ngắm em thật gần gũi mà không sợ tiếng thị phi. Cái vẻ lúng túng, ngượng nghịu, lo lắng của em thật đáng yêu.
- Thế thì tại sao nhiều khi anh chì chiết đến độ móc gan móc ruột em như vậy? Anh không thấy em khổ sở đến mức nào?
- Có lúc do anh muốn che giấu tình cảm trước cả lớp, có lúc do anh giận em quá, một người đẹp như vậy, dễ thương như vậy, khiến anh thầm yêu đến như vậy mà... xin lỗi em, ban đầu anh thấy buồn cười, rồi anh nghĩ sao em... ngu quá, không hiểu gì hết, không nhớ gì hết, nói năng lấp vấp... anh không chịu được!
Tôi ôm lấy anh:
- Tại vì anh... dữ quá, ông thầy của tôi, phải chi trước đó anh cởi mở một chút như cái đêm tụi em phong anh là Đức Khổng tử...

Có khi nửa khuya thức giấc, tôi thấy xót xa đến nhói lòng. Anh bảo rằng anh chưa có dịp ngỏ lời thì nghe tin tôi lấy chồng, anh buồn lắm... Thiên hạ buồn thì uống rượu mong được say quên, anh không muốn say quên, chỉ muốn thật tỉnh để hiểu hết nỗi buồn, để tự phạt mình cái tội dối lòng, không dám sống thật, không dám nói thật. Còn tôi? Tôi đã không sớm hiểu anh, không sớm thấy được chân tình của anh. Cái linh tính nhạy bén của người con gái tôi để ở đâu, khiến tôi phải lầm lỡ, trao gửãi thân phận cho một người không xứng đáng? Bây giờ tôi đã về với anh nhưng dẫu sao cũng mang theo tì vết nếu không nói là hoen ố.

Tôi định bày tỏ hết nỗi niềm nhưng cố sắp xếp mãi mà không biết nên "đặt vấn đề" thế nào, "phân tích, diễn giải" ra sao để có thể đi tới "kết luận". Tôi vẫn là con cheo con thỏ nhỏ nhoi sợ sệt tránh né đôi mắt sáng quắc của con cọp con beo chiếu tới thôi miên. Cuối cùng cách lẩn trốn tốt nhất là nép vào lòng anh để được ôm ấp che chở.

Trần Huiền Ân
Back to top
« Last Edit: 22. Oct 2006 , 18:55 by khieulong »  
 
IP Logged
 
mien_thuy
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 1272
Re: Quán Vịt Dạ Hương 6
Reply #208 - 25. Oct 2006 , 06:40
 
Quote:
[quote author=macco link=board=store;num=1153169959;start=195#205

Khúc Tango Sầu

Tiếng Hát : Lệ Thu


Lâu lâu nghe nhạc tango rất phê nha , cảm ơn Mắc Cở nhiều, đã post lên những bài nhạc hay

Anh Khiếu long ơi, bài viết anh mang về cũng rất thiết thực cho người đọc đó , quán Vịt Dạ Hương lúc nào cũng dồi dào tiết mục hỉ , hẹn trở lại nhé

MT
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quán Vịt Dạ Hương 6
Reply #209 - 25. Oct 2006 , 17:54
 
macco wrote on 21. Oct 2006 , 12:47:
Hong biết cái ông chiên diên nhạc đi với bà nào rồi mà lúc này hong có nhạc tình , nhạc chiền gì cả , Thôi em xin múa rìu wa mắt thợ mộc tập tành đưa lên vài bản nhạc mùa thu nghe cho đỡ thèm , đỡ tủi và đỡ tức cái thân ế ẩm này của em nha bà con..Có dở thì cũng xin thông cảm vì cũng chỉ dậy thoi.....


...

Khúc Tango Sầu

Tiếng Hát : Lệ Thu


Mắc Cở ơi ,

My cám ơn Mắc Cở cho cả nhà nghe nhạc hay , nhất là Lệ Thu là giọng ca trúng tủ của My nữa   Wink
Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 12 13 14 15 16 ... 20
Send Topic In ra