Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Quán Vịt Dạ Hương 6  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 13 14 15 16 17 ... 20
Send Topic In ra
Quán Vịt Dạ Hương 6 (Read 34522 times)
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quán Vịt Dạ Hương 6
Reply #210 - 25. Oct 2006 , 17:59
 
khieulong wrote on 22. Oct 2006 , 18:43:
[center]

...


Anh Long ơi ,

Cám ơn Anh mang về một bài viết dễ thương.  Wink Dễ thương đối với My là có kết cục vui vẻ xum họp như vậy đó.  Cheesy Cheesy Cheesy
Mà cái hình là dễ thương nhứt ,  chứ nếu cái hình không phải là người chồng đang tay dao tay thớt và vợ chỉ đứng cười  tình  thì bài cũng bớt hay  Grin Grin Grin
Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Quán Vịt Dạ Hương 6
Reply #211 - 25. Oct 2006 , 18:48
 
 



...

Sinh Nhật M


Có thể bây giờ em đã thật quên tôi
Con ốc mượn hồn của một thời qúa khứ
Biển ngoài kia vẫn chập chùng cơn sóng dữ
Như một thưở nào đã cuốn mất đời nhau

Chiều lạnh lùng lòng bất chợt quặn đau
Vì bỗng nhớ hôm nay ngày em Sinh Nhật
Dù cuộc đời luôn thật nhiều tất bật
Không hiểu sao tôi cứ mãi nhớ về em

Mái tóc ngắn tự tình một thưở thân quen
Nụ cười tươi pha thêm màu mắt biếc
Ánh mắt đậm xanh có chút gì tha thiết
Đã mãi giam tù suốt kiếp mối tình tôi

Dù bây giờ ở một chốn thật xa xôi
Tôi mãi nhớ về em với tình yêu chân thật
Chúc mừng em trong ngày vui sinh nhật
Với cánh hoa vàng nhỏ bé thật đơn sơ

Không biết tự lúc nào tôi đã biết làm thơ
Để thấy lòng mỗi ngày càng yêu em nhiều hơn nữa ....


Khieu Long





Back to top
« Last Edit: 25. Oct 2006 , 18:49 by khieulong »  
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Quán Vịt Dạ Hương 6
Reply #212 - 27. Oct 2006 , 11:07
 
Cả làng làm thơ


Dân làng này từ đứa trẻ 4-5 tuổi đến các cụ già ngoài 80 đều có thể là nhà thơ. Họ không chỉ có một “đài phát thơ” mà còn mời thi nhân trong và ngoài nước về làng cùng... ngâm thơ.

...

Những đứa trẻ chăn bò trong làng Chùa
(xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, Hà Tây)
cũng tranh thủ đọc thơ - Ảnh: Lâm Hoài


Ra ngõ gặp…nhà thơ!

Buổi chiều bên bờ sông Đáy đang vào vụ mùa thu hoạch nên trên con đê dẫn vào đầu làng, hàng trăm người tập trung bó rơm, gặt lúa. Lạ một điều là cả cánh đồng đều vang vọng tiếng đọc, tiếng ngâm thơ thật trữ tình.

Khắp con đường vào làng cũng giăng đầy apphich cổ động chỉ toàn bằng thơ:

“Đường làng đâu của riêng ai
Cùng nhau gìn giữ hôm mai đi về…”.


Chúng tôi hỏi thăm một chị bán nước bên đường về chuyện những tấm apphich thơ, chị không trả lời mà lại... đọc thơ:

“Làng này già trẻ gái trai
Làm thơ bất kể là ngày hay đêm…”.


Khi đến trước nhà trưởng thôn, chúng tôi thấy một bà mẹ đang lấy cây đánh con và mắng con ra rả. Ông chồng đang xúc lúa gần đấy, không ra tay can ngăn mà lại điềm nhiên ngâm thơ:

“Dạy con không dạy bằng lời
Bà dùng roi đánh tơi bời thế a
Chửi con bới cả ông cha
Con hư hay chính cả bà cũng hư”.


Người đàn bà liếc xéo chồng một cái nhưng cũng thôi đánh con! Và trời ạ, một nhóm trẻ con khoảng 5-6 tuổi chơi gần đấy thấy chúng tôi đang lấp ló ngoài cổng đã vội vàng chạy vào nhà trưởng thôn, ứng khẩu ngay:

“Bác ơi, có khách đến nhà
Nhìn qua thì biết ở xa mới về…”.


Ông Lê Xuân Sủng - trưởng thôn Hoàng Dương (xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, Hà Tây), hội phó Hội thơ làng Chùa - cười bảo: “Lạ một điều có những việc nói bằng lời không tác dụng nhưng dùng thơ rất hiệu quả chú ạ”.

Ông Sủng kể trong thôn trước đây có trường hợp một anh con trai bỏ bê cha mẹ già không chăm sóc. Người trong làng biết chuyện, gửi ngay cho anh ta… một bài thơ:

“…Cha mẹ sống trông nom chiếu lệ
Nuôi vài năm thì kể công lao

Cụ sống thì chẳng muốn nuôi
Cụ qui tiên lại lôi thôi vẽ vời
Tổ cho làng xóm chê cười
Hiếu mà như vậy ai ơi xin đừng”.


Sau lần nhận được bài thơ này, mọi người thấy anh con trai đã thay đổi hẳn, biết quan tâm, lo lắng cho cha mẹ mình hơn trước.

“Thi đàn” nông dân

Ông Lê Xuân Sủng cho biết làng đã chính thức in được hai tập thơ là Thơ làng Chùa và Đất ngàn năm với hơn 700 bài. Còn thơ dạng viết tay hay các tập thơ in vi tính thì có đến cả trăm cuốn và hàng ngàn bài được lưu giữ ở nhà văn hóa của làng.

Từ năm 1982, ở làng đã thành lập hẳn một “thi đàn” riêng cho mình: đó là Hội thơ làng Chùa với trên 50 hội viên được xét kết nạp là những người được dân làng nhìn nhận có nhiều bài thơ hay nhất.

Hằng tuần, dân làng dành hẳn đêm thứ năm làm buổi “thơ trực tuyến” để tổ chức đọc, bình những bài thơ hay, góp ý, hướng dẫn sáng tác thơ cho các “thi sĩ nông dân”. Ngay cả những vấn đề thời sự trong nước, các “phát thanh viên” cũng làm thơ nóng hổi.

Nhiều nhà thơ nổi tiếng như Phạm Tiến Duật, Trần Ninh Hồ... từng được mời về làng nói chuyện thơ ca. Vừa rồi nhà thơ nổi tiếng của Mỹ Bruce Weigl sang VN cũng tìm đến làng Chùa để nghe thơ.

Cuối năm 2005, làng phát động cuộc thi thơ dành cho lứa tuổi học trò. Giải thưởng trị giá chỉ 100.000-200.000 đồng nhưng ban tổ chức đã nhận được gần 500 bài thơ gửi về. Tác giả nhỏ nhất là cô bé mới 4 tuổi và cao tuổi nhất là ông cụ đã ngoài 80!

Ông Sủng đưa cho tôi xem bài thơ của em Ngô Thị Thoa, một học sinh lớp 9 mồ côi mẹ, bài thơ được trao giải nhất cuộc thi thơ:

“… Người ta vá áo bằng kim
Mẹ ơi con hỏi vá tim bằng gì?...


Trăng buồn còn có bạn sao
Tôi buồn chẳng có bạn nào trăng ơi
Trăng treo lơ lửng giữa trời
Còn tôi sống giữa cuộc đời buồn tênh…”.


Làng Chùa đang chuẩn bị xây dựng một “trung tâm thi đàn” khá qui mô và nên thơ ở hồ sen giữa làng. Đây sẽ là nơi gặp gỡ, trao đổi thơ ca của người dân sau giờ đan nong, làm ruộng. Và tỉnh Hà Tây cũng đang có đề án gửi các ngành chức năng công nhận làng Chùa là làng thơ đầu tiên của cả nước.

Back to top
 
 
IP Logged
 
da huong
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4726
Gender: female
Re: Quán Vịt Dạ Hương 6
Reply #213 - 01. Nov 2006 , 03:53
 

...



Chớt gồi ! nói chiện cả đêm mà we^n xin phép bạn dzàng. Tongue Tongue Hỏng biết có bị la hong nữa ! Wink



Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Quán Vịt Dạ Hương 6
Reply #214 - 01. Nov 2006 , 05:52
 
da huong wrote on 31. Oct 2006 , 20:11:


...





Hình này ai cũng đẹp và dịu hiền wá đi thôi !!! Grin Grin Grin
Back to top
« Last Edit: 02. Nov 2006 , 12:46 by khieulong »  
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Quán Vịt Dạ Hương 6
Reply #215 - 01. Nov 2006 , 05:56
 
...

Xa Anh Muà Thu


Xa em Thu đến anh buồn không?
còn nhớ thương chi chút ở lòng
như gió nhớ cây vương lá cuốn
mơ tình chấp cánh những chiều mong?

Tình ta đẹp lạ như làn mây
ngơ ngẩn bên song, dạ đắm say
em sợ một ngày tan biến mất
tim lòng vương vấn mộng hồn ngây

Xóm nhỏ đìu hiu trời lập Thu
gió lay hoang lạnh phủ sương mù
mơ vòng tay ấm đan niềm nhớ
Rót nhẹ vào lòng lời ngọt ru

Xa anh Thu đến chẳng còn tươi
và khoé môi hoa vắng nụ cười
ngõ phố, đường tình thôi sắc nắng
mưa về bôi xoá dấu chân người

Anh ơi! Thu đến nhớ gì nhau?
tình vẫn thắm tươi hay úa màu?
em hỏi anh... mà lòng nhớ quá
đêm nay, đêm nữa… từng đêm thâu…

.

Phương Vy


Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Quán Vịt Dạ Hương 6
Reply #216 - 01. Nov 2006 , 05:58
 

...

Tháng Chín


Em trở lại ......giữa mùa thu vàng úa
Tưởng đã quên theo ngày tháng hững hờ
Nhưng trong quên vẫn có từng nỗi nhớ
Vẫn lặng thầm ...buồn lên cả hồn thơ

Áo em vàng màu tự tình của lá
Vào thu chưa mà gió chợt ngại ngần
Gió nồng nàn thưở yêu đầu gặp gỡ
Để bây giờ lòng mãi nhớ bâng khuâng

Những bước chân âm thầm trời tháng chín
Ta ngóng chờ đài các dáng em sang
Cây tình yêu đâm chồi từng kỷ niệm
Sầu rụng rơi từng chiếc lá thu vàng

Hãy ngủ yên trên thảm tình của lá
Buồn vui nào rồi cũng chợt qua mau
Trong yêu thương muà thu vàng trở lại
Mưa tương tư... tình ái đổi thay màu


Khieu Long



Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Quán Vịt Dạ Hương 6
Reply #217 - 01. Nov 2006 , 07:15
 
NGUYÊN SA


...


Người Ghi Chép


Ngày 18/4/1998, giáo sư Trần Bích Lan, nhà thơ Nguyên Sa đã từ giã chúng ta tại Quận Cam/California, hưởng thọ 67 tuổi. Những ngày sau đó, và cho đến bây giờ, tuần nào cũng vậy, có một người phụ nữ vẫn đều đặn, xách cái túi, trong đó đựng một bình 2 lít nước lạnh, một cái khăn, 1 bó hoa, và một máy cắt cỏ nho nhỏ, đến nghĩa trang góc đường Bolsa và Beach, Quận Cam. Bà đến săn sóc mộ phần của nhà thơ Nguyên Sa. Người phụ nữ đó tên Nga .

“Hôm nay Nga buồn như con chó ốm, như con mèo ngái ngủ trên tay anh”.

Hai câu thơ của bài thơ tên “Nga” mà Nguyên Sa đã làm vào đêm Giáng sinh 1954 tại Solden, Áo quốc, tặng cho người yêu tên Nga của mình. Sau đó, bài thơ này đã in tại Paris ngày 10/12/1955, thay giấy báo hỷ, báo tin cho bè bạn ở Paris biết là Trần Bích Lan và Trịnh Thúy Nga làm lễ thành hôn vào ngày 17/12/1955.

Giáo sư Trần Bích Lan ăn thịt bò khô, đá bóng với học trò .

Hình ảnh lý thú về ông Trần Bích lan, lúc ông ở Pháp về Sàigòn 1956, dạy trường Chu Văn An, mà khi đến giờ ra chơi, giáo sư Trần Bích Lan cũng ra… chơi luôn với học trò, đá bóng với học trò, và cũng ăn thịt bò khô với học trò, đến nỗi ông hiệu trưởng xin: “Thầy Lan đừng như vậy nữa, vui lòng vào phòng giáo sư mà nghỉ ngơi, uống nước trà.”

Nhưng ông thầy dạy Triết lớp 12 đó, ông Trần Bích Lan, tốt nghiệp đại học Sorbonne đó, ông ấy dậy Triết như người ta đi chơi, đi dạo. Dễ hiểu. Rõ ràng. Như người ta nói chuyện với nhau. Không có lòng thòng, tối mù, “dọa-dẫm-đầy-triết-lý”. Hai người dậy Triết đại học và trung học thảnh thơi nhất, có lẽ là hai ông giáo sư đều tên Lan, cựu linh mục Nguyễn Ngọc Lan và giáo sư Trần Bích Lan. Nếu ai đã đọc những sách giáo khoa về Triết học của Foulquier hay T.V.H.M, rõ ràng quí vị này chỉ nên để tham khảo, còn nếu nói về phương diện sư phạm dễ hiểu, nhưng không kém phần sâu sắc, phải để dành chỗ cho hai ông Lan, nhất là ông Trần Bích Lan, nhà thơ Nguyên Sa, mà khi từ Paris về Sàigòn, ông đã mang cả một luồng thơ mới, tám chữ và tự do, cho những người yêu thơ lúc đó và cả cho đến bây giờ, sau nửa thế kỷ. Nguyên Sa được gọi là “thi sĩ của tình yêu”, lúc đó và chắc bây giờ cũng vậy.

Cái ông về từ Tây ấy, chẳng Tây tí nào cả. Ði dạy học thì giờ ra chơi đá bóng, ăn thịt bò khô trước cổng trường với học trò. Ðến dự những buổi họp văn học, lúc nào áo chemise cũng bỏ ra ngoài, đi dép và đội nón ni-lông rộng vành.

“Nguyên Sa từ Paris mang về cùng với thơ, không khí tự do mà chúng ta mong nhớ.”

Trích dẫn câu nói của nhà thơ Thanh Tâm Tuyền trong nhóm “Sáng Tạo” như vậy không có nghĩa là nhà thơ Nguyên Sa không gặp khó khăn với những bạn văn của mình. Chúng ta hãy mở Hồi ký của Nguyên Sa, trang 188: “Chúng tôi không có sự gần gũi của tình bạn và cũng không có sự xa cách của đối chọi. Dù vậy, có một khoảng cách. Khoảng cách của ngộ nhận. Một trái núi hiểu lầm đã vô tình được dựng lên giữa Nguyên Sa và các bạn trong Sáng Tạo, trông thì chỉ như núi giả sơn, mà vượt qua không được. Thời kỳ cộng tác với Sáng Tạo, chỉ có sự gần gũi tình bạn đến mức với Mai Thảo.”

Và như sách đã dẫn, ở trang 190, ông viết, bày tỏ: “Tôi không thích chống trả những ngộ nhận. Tôi vẫn nghĩ Albert Camus (tác giả cuốn Le Malentendu – Ngộ nhận) có lý khi nhấn mạnh ngộ nhận không phải chỉ là một kinh nghiệm của con người, ngộ nhận điều kiện nhân sinh, là yếu tính của kiếp người.”
(Trong cuốn hồi ký này, nhà thơ Nguyên Sa có nhắc đến một số những nhà văn, thơ, họa sĩ trong nhóm Sáng Tạo như: Mai Thảo, Doãn Quốc Sĩ, Thanh Tâm Tuyền, Ngọc Dũng, Duy Thanh, Trần Thanh Hiệp.)

Lần đầu gặp nhà thơ Nguyên Sa

Người phụ trách mục này vẫn nhớ ở giữa thập niên 1960, đi theo ông anh đến tham dự một cuộc nói chuyện về thơ văn tại trụ sở “Thanh Hóa”, trong ngõ trường Lê Bảo Tịnh, trên đường Trương Minh Giảng. Linh mục Thanh Lãng, thi sĩ Bàng Bá Lân (cũng là giáo sư Pháp văn), giáo sư Phạm Việt Tuyền và nhà thơ Nguyên Sa.

Tôi vẫn nhớ lắm lắm hình ảnh đầu tiên về nhà thơ Nguyên Sa. Vẫn áo chemise bỏ ra ngoài. Ði dép. Nói sắc, gọn và có những ngôn ngữ làm cho tôi “choáng váng”. Sau này gặp lại ông ở Quận Cam, Nam California trong những lần phỏng vấn ông, kể lại cho ông nghe những cảm xúc đó, ông cười thích thú. Và cô Nga, cô giáo Pháp văn của trường Trưng Vương, bà hiệu trưởng “thực thụ” của các ngôi trường Văn Học, Văn Khôi, trong những dịp lễ giỗ hàng năm, vẫn cười cười khi tôi tôi kể lại những câu chuyện ấy.

Nguyên Sa, một lực sĩ chạy Việt dã .

Trần Bích Lan, nhà giáo. Nguyên Sa, nhà thơ, nhà báo. Sức viết của ông, từ những sách giáo khoa, cho đến thơ văn, là một sức viết của một lực sĩ chạy marathon. Ðầu năm 1960, ông chủ trương tạp chí Hiện Ðại, song song với các tạp chí Sáng Tạo, Thế Kỷ 20. Nhà báo Vũ Bằng, trong một cuộc phỏng vấn với Nguyên Sa, năm 1972, tại Sàigòn, đã viết: “Từ năm 1956, tới nay, Nguyên Sa bật hẳn lên trong thời thơ văn. Mấy cuốn sách xuất bản gần đây như “Một bông hồng cho văn nghệ”, “Descartes nhìn từ phương Ðông” và nhất là Thơ Nguyên Sa tái bản tới năm lần, cùng nhiều bài đăng trên các báo chí như “Ðất Nước”, “Văn Học”, “Hiện Ðại”, “Quần Chúng” đã dành cho anh một địa vị cao trong làng nghệ thuật.”

Sau biến cố 30/4/1975, nhà thơ Nguyên Sa ở Pháp 3 năm, sau đó qua định cư ở California, Hoa Kỳ. Ở xứ Mỹ, ông lại tiếp tục làm việc, vẫn với vận tốc cao. Làm tạp chí Ðời, Phụ Nữ Việt Nam và tuần báo Dân Chúng. Oâng làm thơ trở lại, sáng tác đều đặn: Thơ Nguyên Sa tập 2, tập 3 và tập 4, sắp sửa ấn hành, thì ông đi sang thế giới bên kia.

Ðối với Văn bút quốc tế, trong thời gian ông ở Pháp, ông đã cùng với nữ sĩ Minh Ðức Hoài Trinh và nhà văn Trần Tam Tiệp vận động thành công việc thành lập Trung tâm Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, hội viên chính thức của Hội Văn Bút Quốc Tế.

Ðôi giòng cuối

Ðôi giòng cuối là để tạ tội độc giả đang đọc những giòng chữ này. Nói về Nguyên Sa mà không trích dẫn được một bài thơ. Quả thật người viết thật bối rối, vì dù đã đọc hết toàn tập thơ Nguyên Sa, nhưng không dám trích dẫn bài thơ nào gọi là tiêu biểu Nguyên Sa, chỉ xin trích dẫn hai câu của bài thơ tên “Nga”, vì đây là câu thơ làm chúng tôi “choáng váng” nhất, ở thuở đầu đời khi biết đọc thơ.

Ðôi giòng cuối cũng để cảm ơn chị Nga về những cuốn thơ và hồi ký của Anh, mà chị đã bỏ công in lại sau khi Anh mất. Cũng cảm ơn chị đã mỗi năm, cho bọn em, những đám học trò của Anh và của chị, được tham dự lễ giỗ của Anh. Nói đúng hơn là được “ăn giỗ” rất ngon.

Ðôi giòng cuối cũng để nói về một cuộc hôn nhân đặc biệt giữa người con trai nhà thơ Nguyên Sa và người con gái thi sĩ Hoàng Anh Tuấn. Thi sĩ Hoàng Anh Tuấn và nhà thơ Nguyên Sa đều du học ở Pháp. Một người học về đạo diễn điện ảnh. Một người học triết. Nhưng cả hai đều làm thơ. Hoàng Anh Tuấn, từ Paris về Việt Nam, chỉ mơ hoài đến Hà Nội trong thơ. Nguyên Sa từ Paris về, mang cả sông Seine, Paris về, dù Paris, sông Seine đó có cốm xanh, áo lụa Hà Ðông. Cảm ơn Học và Trang đã yêu nhau và nên vợ nên chồng.



Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Quán Vịt Dạ Hương 6
Reply #218 - 01. Nov 2006 , 19:10
 


Về NGUYÊN SA


Đọc bài viết cũ hơn một năm trước dưới đây của một người học trò cũ của thầy dạy triết trường Chu Văn An, Sài gòn là giáo sư Trần Bích Lan tức thi sĩ Nguyên Sa mà hầu như giới thưởng thức thi nhạc ở miền Nam VietNam trước 1975 đều biết đến bài thơ "Áo Lụa Hà Đông" của ông được phổ nhạc rất hay, nổi tiếng .Tác giả bài viết không ghi tên thật , chỉ khiêm nhường tự xưng là "Người Ghi Chép" đã lược thuật về quá trình văn học của giáo sư Trần Bích Lan và những kỷ niệm cũ đầy thú vị , "choáng váng rất Nguyên Sa" !

Ở "Đôi giòng cuối" của bài viết , tác giả có lời tạ lỗi với độc giả vì không trích dẫn được một bài thơ nào gọi là tiêu biểu Nguyên Sa , tôi chợt nhớ có cuốn Thơ Nguyên Sa Tập 3 , ấn hành lần thứ nhất vào tháng 07-1995 tại Nam California , gần ba năm trước khi "Thi Sĩ Tình Yêu" thăng đồi hồng , xa lánh nhân gian !!! Xin trích ra vài bài "rậm rật , chiêu đời" của ông gọi là chia vui với Qúy Vị :



NHẸ NHÀNG


Em cười tà áo bay trên
Đám mây ở dưới nỗi phiền muôn xa
Anh ngồi chỗ hẹn hôm qua
Đám mây ngồi cà.nh bài thơ nhẹ nhàng
Giấc mơ mặc áo lụa vàng
Nơi anh nằm ngủ có hàng thùy dương

***

ÂM NHẠC


Em thơm mùi bưởi da vàng
Ngồi trên đĩa nhạc âm toàn Viễn Tây
Quần "jeans" một miếng thịt đầy
Anh ăn nhạc sống mấy ngày hoang mang
Sáng ra nụ cải bông vàng
Nhớ em thay áo trên giường đầy hoa Smiley)

***

Và "thơ" cho văn sĩ Mai Thảo (Trần Đăng Qúy) là bạn thâm giao duy nhất của ông :

MAI THẢO


Ông ngồi với hai ông Tây
Ông kia tên Mạc, ông này tên Cô (*)
Buổi sáng ông chỉ say vừa
Nưa khuya mới tới đúng mùa nho ngon
Tế này ông sáu tư tròn
Nhìn ông tôi thấy vẫn còn Tháng Giêng (*)

***

Khi "diễu" ông Du Tử Lê (Lê Cự Phách) :

DU TỬ LÊ


Bạn ta bằng nửa con cò
Vác trên vai cái đền thờ con voi
Con voi nặng cũng vừa thôi
Nhưng em người đẹp lại ngồi ở trên (**)
Thỉnh thoảng về chốn nhân gian (**)
Đưa thơ tôi đọc vài hàng rồi đi
Những đi cùng với những về
Làm thành quả núi đứng kề vai nhau

***

Uyên tưởng Nguyên Sa :

CHIẾC BÓNG


Chiếc bóng của trái núi là sa mạc
Chiếc bóng của tình yêu là sự tưởng nhớ
Hư vô là chiếc bóng của hữu thể và ngược lại
Cũng như sấm ký là chiếc bóng tới trước của vị lai

*

Màu son là chiếc bóng tới trước của phôi phai
Bóng của trái tim nấp sau giọt nước mắt
Bóng của tiếng khóc khuất lấp trong trái tim
Bóng của thời gian chia hai cho hạnh phúc buồn và giấc mộng

*

Bình minh và ly cà phê chia nhau ban đêm
Có khi nó cầm trong tay một cánh bướm
Một miếng mộng tinh
Hay một miếng Freud
Chấm vào ly cà phê
Có bóng của chính mình ,
Và uống

*

Chiếc bóng của thơ mỗi ngày di động
Anh đang đứn g trong đêm
Chiếc bóng ở bên mặt hay bên trái
Em nhìn giùm anh
Nó in hình trên mặt trăng
cùng với chiếc bóng của trái đất
Nó ở tình cầu khác
Hay ở nơi chiếc bóng của một ảo tinh cầu ?

*****

(*) - Mạc , Cô : Martel , Cognac
(*) - Tháng Giêng : từ tựa đề "Cỏ tháng Giêng" , văn phẩm của Mai Thảo

(**) - Người đẹp "cái đền thờ con voi" : Những năm cuối thập niên 1980 Du Tử Lê ở cặp với nữ ca sĩ LUP.
(**) - Nhân Gian : từ tựa tập thơ "Ở chỗ nhân gian không thể hiểu" của DTL


NguyenVan / DSN


Back to top
« Last Edit: 01. Nov 2006 , 19:13 by khieulong »  
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Quán Vịt Dạ Hương 6
Reply #219 - 02. Nov 2006 , 06:39
 
...

Bỗng dưng


Bỗng dưng tràn quá khứ
Tình xưa thoáng chợt về
Hiên mai hoa tuyết trắng
Dìu ta vào cõi mê

Có thiên đường kỷ niệm
Vườn yêu rộ đoá vàng
Táo thơm còn chín đỏ
Tưng bừng đón em sang

Hồng hé nụ tình nhớ
Mong manh áng mây xanh
Gối sương thềm ký ức
Bên anh giấc mộng lành

Nhạc suối chim reo lạ
Hương tình riêng trao nhau
Tỉnh giấc hương còn đó
Sao lòng rụng trái sầu



Tiểu Vũ Vi

Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quán Vịt Dạ Hương 6
Reply #220 - 02. Nov 2006 , 08:33
 

Anh Long ơi ,

Cám ơn Anh vẫn đều đặn mang về những vần thơ , bài viết.... dù anh đang rất bận rộn.  Wink

PS : Xin anh làm ơn xoá tấm hình quote từ post của Da Hương , vì Đào Mai không đồng ý  và Dạ Hương đã xoá  rồi.
Back to top
 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Quán Vịt Dạ Hương 6
Reply #221 - 02. Nov 2006 , 08:34
 

Anh Long ơi ,

Cám ơn Anh vẫn đều đặn mang về những vần thơ , bài viết.... dù anh đang rất bận rộn.  Wink

PS : Xin anh làm ơn xoá tấm hình quote từ post của Da Hương , vì Đào Mai không đồng ý  và Dạ Hương đã xoá  rồi.
Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Quán Vịt Dạ Hương 6
Reply #222 - 02. Nov 2006 , 13:23
 
...

Chủ Nhật Buồn

Tiếng Hát : Damia



Chủ nhật buồn, ca khúc "chết người" của nước Hung Ga Ry


Có một bài ca, xuất phát từ một xứ sở nhỏ bé nằm giữa lòng Đông Âu, đã được dịch ra hơn 100 thứ tiếng trên thế giới (trong đó có tiếng Việt), đã được hơn 50 ca sĩ thể hiện trong vòng 70 năm qua, kể cả những tên tuổi lớn như Billie Holiday, Sarah Vaughan, Ray Charles, Elvis Costello, Marianne Faithfull, Diamanda Galás, Sinéad O'Connor, Sarah McLachlan, Björk, Sarah Brightman...

Ca khúc ấy, có thời từng là khúc hát cửa miệng của nhiều kẻ si tình trước giờ tự vẫn. Cho dù chung cuộc, vào năm 1999, nước Pháp đã chọn nó là bản nhạc tình buồn nhất của thế kỷ XX, nhưng khi vừa chào đời và lan truyền, bài ca đã bị cấm ở nhiều nước vì không ít kẻ đã tự kết liễu cuộc đời dưới ảnh hưởng của nó.

Gần đây nhất, giai điệu bài hát đã vang lên trong bộ phim "Danh sách Schindler" (Schindler’s list), từng được 10 giải Tượng vàng Oscar của đạo diễn lừng danh Steven Spielberg, khiến không ít khán giả đứng tuổi bồi hồi nhớ lại thời thanh xuân và âm thầm với những hoài niệm không quên.

Đó là ca khúc "Chủ nhật buồn" (Szomorú Vasárnap), nhạc của Seress Rezső, lời thơ của Jávor László và Seress Rezső, ra đời cách đây 73 năm, được coi là thương hiệu tầm cỡ thế giới bậc nhất của Hungary trong âm nhạc, kể từ đó tới giờ.



Mùa thu năm 1933. Jávor László, một chàng trai Budapest 26 tuổi, thợ khắc đá kiêm phóng viên hình sự tờ "Báo 8 giờ", khi ấy hoàn toàn vô vọng với tình yêu đặt ở nơi một thiếu nữ đã là vợ kẻ khác. Trong buổi hẹn hò bí mật cuối cùng, chàng trai tuyên bố chấm dứt hoàn toàn mối quan hệ này, và đối với chàng, cô gái không còn tồn tại nữa. Jávor László xin cô gái cho phép chàng giữ một kỷ niệm về mối tình với cô: lưu khuôn mặt cô trong chiếc mặt nạ thạch cao để có thể âu yếm, cưng nựng khuôn mặt ấy ngay cả khi đã xa cô!

Bài thơ "Chủ nhật buồn" đã ra đời như thế, nếu có thể tin được huyền thoại về nó. Và tại sao lại không tin? Cho dù, một lời lý giải khác cũng đã được đưa ra, ít thi vị hơn nhiều: "Chủ nhật buồn" được lấy cảm hứng sau một đêm thứ Bảy lu bù, và nhà thơ chợt tỉnh giấc vì nhận ra anh không còn một xu dính túi!

Dầu sao đi nữa thì tác phẩm cũng được "ra lò", được phổ nhạc và ngay tháng Mười một năm ấy, cả nước Hung đã chìm trong cơn sốt "Chủ nhật buồn".

Các bà các cô quý phái ngồi phủ phục bên chiếc máy hát cũ, nước mắt tuôn trào vì nỗi buồn "thiên thu" của bài hát. Cùng lúc đó, các cô sen cũng cố nghe lỏm và sụt sùi, trong khi đang dọn nhà, lau chùi hoặc nấu nướng.

Báo chí Hung đương thời đã đăng tải một số mẩu chuyện thú vị, nhưng khá rùng rợn, liên quan đến ca khúc "Chủ nhật buồn", như sau:

- Tại một tiệm ăn ở Budapest, một thực khách lăm lăm khẩu súng ngắn và dọa... tự tử, nếu dàn nhạc Tzigane không chơi ngay lập tức bản "Chủ nhật buồn". Và sau khi được nghe bài ca có sức mạnh thần bí, ông ta gục xuống bàn, nức nở kể lại nỗi buồn của mình dù chẳng ai đề nghị.

- Thậm chí, một làn sóng tự sát điên dại đã diễn ra. Mở đầu là cô Kis Eszter, trước khi uống độc dược còn cẩn thận và trau chuốt để bản nhạc "Chủ nhật buồn" lên gối. Một chàng trai nghèo tỉnh lẻ, trái tim nhạy cảm không chịu nổi nỗi u sầu trong bài ca, cũng qua đời vì nhồi máu cơ tim. Ledig László, một nhân viên ngân hàng 23 tuổi, thì dùng súng bắn thẳng vào tim khi đi trên một chiếc taxi, vào đúng một ngày Chủ nhật, vì đêm trước anh đã thức đến sáng và nghẹn ngào trước giai điệu "Chủ nhật buồn".

Kể từ khi đại văn hào Đức Goethe viết tác phẩm Werther, chưa ai có thể khiến cả châu Âu hướng về "mốt" tự sát như thế! Không có gì đáng ngạc nhiên khi Jávor László, chàng trai thất tình, bỗng nổi tiếng với bài thơ "Chủ nhật buồn", đã nói như sau với ký giả tờ "Nhật ký Pest" khi nghe phong thanh về thành công "chết người" của mình: "Giờ, người ta nghĩ đến tôi như kẻ đào mồ với chiếc xẻng trong tay". Và nhận xét ấy thật chính xác! Bởi lẽ "Chủ nhật buồn" luôn đi kèm với những khái niệm buồn đau và tan nát.

Nhất là, chỉ vài năm sau khi bài thơ ra đời, "Chủ nhật buồn" - kèm giai điệu của Seress Rezső - đã được dịch ra gần 30 thứ tiếng; bản nhạc và những chiếc đĩa hát "Chủ nhật buồn" tràn ngập thị trường thế giới, reo rắc không khí chết chóc khắp châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và cả Trung Quốc...


Thành công của thi phẩm "Chủ nhật buồn" vượt xa mọi mong đợi. Cố nhiên, ngoài sụ đau khổ của Jávor László, cần một ai khác phổ nhạc cho những vần thơ tang tóc đó: Seress Rezső, một nhạc sĩ tự học, vụng về nhưng thiên tài.

Seress Rezsõ, từ Quận VII bùn lầy nước đọng thủ đô Budapest, đã có một bài ca được các cây đại thụ trong làng nhạc quốc tế xưng tụng. Chỉ cần nhắc một vài cái tên - Louis Armstrong, Bing Crosby, Frank Sinatra, hay Ray Charles -, và sau đó, hễ một ngôi sao quốc tế nào đưa "Chủ nhật buồn" (Gloomy Sunday) vào chương trình của mình, thì họ đã cầm chắc trong tay sự thành công.


Chào đời năm 1899 trong một gia đình gốc Do Thái, tên thật là Spitzer Rudi, tác giả phần nhạc "Chủ nhật buồn" thường được gọi với cái tên "Seress bé nhỏ" vì ông chỉ cao hơn 1m50 chút đỉnh. Trong đời chỉ chơi nhạc vào buổi tối ở hai tiệm ăn nhỏ và đầy khói thuốc lá ở Budapest là Kulacs và Kispipa, hầu như thực khách không mấy khi thấy rõ Seress ngồi khuất sau chiếc dương cầm. Miệng phì phéo thuốc lá, giọng khản đặc, chỉ chơi dương cầm kiểu "mổ cò" với hai ngón của bàn tay phải, lần mò tìm từng nốt nhạc, vậy mà theo lời kể của người đương thời, hàng ngày, từ 6 giờ tối đến rạng sáng, Seress đã tạo nên một bầu không khí bốc lửa tại nơi ông chơi nhạc. Sức hấp dẫn của ông là ở đó: cuốn sổ lưu niệm của ông, với thủ bút và ý kiến của những nhân vật lừng danh đương thời cũng xác nhận điều này.

Ngắn gọn, mà có lẽ chính xác hơn cả, là nhận xét của Otto Klemperer, nhạc trưởng lừng danh người Đức: "Không phải nhạc sĩ - mà là thiên tài" (Er ist kein Musiker - er ist ein Genie). Hẳn phải là như thế, vì trong 40 năm ròng rã của đời nghệ sĩ, Seress không hề biết viết, biết đọc bản nhạc và biết chơi dương cầm một cách "tử tế" và đây cũng là điều khiến ông thường xuyên có mặc cảm và lo lắng, nhất là những khi ông biết có một nhạc sĩ nổi tiếng nào đó đặt chân đến cái tiệm ăn tồi tàn để nghe ông chơi nhạc. Vậy mà, Seress vẫn liên tục cho "ra lò" những ca khúc mà đa phần đều rất được ưa chuộng! Cách sáng tác của ông cũng đặc biệt: vừa huýt sáo, ông vừa ngẫm nghĩ và khi được giai điệu nào "hợp lý", ông nhờ người ghi lại thành bản nhạc. Thô sơ vậy mà trong đa số các trường hợp, chỉ trong ít ngày, từ cậu bé đánh giày, chị người ở đến các bà, các cô thị dân đều hát theo điệu nhạc của Seress, một thành công chắc chắn của sự thành công! Cố nhiên, trong số đó thì "Chủ nhật buồn" là đỉnh cao! Cho dù, không ít người đương thời cho rằng Seress còn ít nhất 40 ca khúc khác, không tồi hơn, mà thậm chí, có thể còn hay hơn "Chủ nhật buồn"!

H.L (từ Budapest, Hungary)


...

Quán Kulacs (Budapest), nơi Seress Rezső chơi nhạc trong thời gian 1934 - 1950 -
"Chủ nhật buồn" đã ra đời ở đây

Back to top
« Last Edit: 02. Nov 2006 , 13:34 by khieulong »  
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Quán Vịt Dạ Hương 6
Reply #223 - 02. Nov 2006 , 13:41
 
...

Chủ Nhật Buồn

Tiếng Hát : Khánh Ly


Chủ nhật buồn đi lê thê
cầm một vòng hoa đê mê
bước chân về với gian nhà
với trái tim còn nặng nề
xót xa gì?
oán thương gì?
đã biết nuôi hương chia ly
trót say mê
Đã yêu thì dẫu vô duyên còn nặng thề
ngồi một mình nghe hơi mưa
mặc lệ tràn câu thiên thu
gió hiên ngoài
nhắc một loài dế giun hoài ru thương ru
ru hỡi ru... hời

Chủ nhật nào tôi im hơi
vì đợi chờ không nguôi ngoai
bước chân người
nhớ thương tôi
đến với tôi thì muộn rồi

Trước quan tài khói hương mờ
bốc lên như vạn ngàn lời
dẫu qua đời mắt tôi cười
vẫn đăm đăm nhìn về người

Hồn lìa rồi nhưng em ơi
tình còn nồng đôi con ngươi

Nhắc cho ai biết cuối đời
có một người yêu không thôi
ơi hỡi ơi... người.

Back to top
 
 
IP Logged
 
khieulong
Gold Member
*****
Offline


Lục Tiểu Huynh

Posts: 2770
Gender: male
Re: Quán Vịt Dạ Hương 6
Reply #224 - 02. Nov 2006 , 13:46
 
Chủ nhật buồn, ca khúc "chết người" của nước Hung (2)


Cuộc đời Seress đầy những chi tiết nổi trôi, và thực ra chúng ta cũng không biết được nhiều về ông. Thời thanh niên, qua tấm hình trên tờ quảng cáo, do mê một nữ tài tử xiếc uốn dẻo trên không mà Seress bỏ nhà theo một gánh xiếc và chỉ nhờ một may mắn kỳ lạ mà chàng trai ấy đã không bỏ mạng trong một buổi tập. Về sau, Seress học kịch nghệ và biểu diễn tại một đoàn kịch ở Budapest trong vòng 9 năm. Tại đây, ông tìm thấy một chiếc dương cầm cũ nát và thử những giai điệu đầu tiên trên đó. Lũ trẻ rong chơi ngoài phố, giới quân nhân nghỉ phép và các cô cậu giúp việc là những thính giả đầu tiên của Seress: những tràng pháo tay tán thưởng các ca khúc ngẫu hứng do Seress sáng tác đã khích lệ ông chuyển hẳn sang con đường âm nhạc.

Năm 1925, nhạc phẩm "Một đêm nữa" (Még egy éjszakát) khiến tên tuổi Seress được biết đến trên toàn nước Hung; 16 ngàn bản nhạc được bán ra và đây là kỷ lục thời đó ở Hungary. Năm 1935, người ta đã viết về Seress như sau: "Ở nước ngoài, nếu một nhạc sĩ chỉ sáng tác được một phần tư số ca khúc được ưa thích so với Seress, thì người ấy hẳn phải sống vương giả, có nhà lầu 6 phòng, xe hơi, và có thể lựa chọn các hợp đồng phim. Còn Seress thì chơi dương cầm ở một quán nhỏ, thù lao mỗi tối là một vài đồng và một bữa tối thanh đạm".

Cần biết là thời ấy, muốn sống thoải mái, người Hung cần độ 200 đồng hàng tháng. Ấy vậy mà Serres không buồn ra nước ngoài để nhận thù lao từ các bản nhạc và đĩa hát được bán ra của ông, cho dù, chỉ riêng tại Ngân hàng Irving Trust, người ta đã giữ cho ông khoản tiền gần 1 triệu rưởi đồng! Các hợp đồng béo bở của ngoại quốc không khiến ông động lòng, Seress cũng không buồn đến dự buổi hòa nhạc ngày lễ tại Carnegie Hall, cho dù người Mỹ rất muốn tận mắt được thấy tác giả "Chủ nhật buồn" tại đó! Lẽ ra, Seress đã có thể sống giàu có, tiếng tăm như ông hằng mơ ước - vậy mà ông đã lựa chọn những tiểu thị dân, những cô sen, những cậu bé đánh giày... hàng ngày cứ đúng 6 giờ lại vào quán nghe ông chơi đàn và hát.

Cuối Đệ nhị Thế chiến, nước Hung đứng về phe bại trận và gia sản nhiều triệu đô-la của Seress tại ngân hàng Mỹ đã bị trưng thu với lý do... nước Hung phải bồi thường thiệt hại chiến tranh cho Đồng minh! Chưa hết, dưới thời XHCN, cạnh những nhạc sĩ lừng lẫy của nước Hung nhu Liszt Ferenc, Bartók Béla..., cái tên Seress Rezső cũng bị đưa vào danh mục cấm vì chính quyền cộng sản cho rằng các sáng tác của ông mang yếu tố độc hại, hơn nữa, theo cách nói thời bấy giờ, chúng "phục vụ cho chủ nghĩa đế quốc".

Năm 1956, khi mấy trăm ngàn dân Hung di tản sau cuộc cách mạng mùa thu bị Liên Xô đàn áp, Seress có thể ra nước ngoài và bạn bè ông cũng khuyên nhà nhạc sĩ như vậy. Nhưng không gì khiến ông rời nước Hung! Seress nói nửa đùa nửa thật: "Tôi không dám lên máy bay vì sợ độ cao - đứng ở vỉa hè mà tôi cũng đã cảm thấy hoảng rồi! Hơn nữa, tôi có một giấc ác mộng là sẽ bị chết trong một tai nạn máy bay!"

Nói vậy, chứ sự thực là có hàng ngàn lý do khiến Seress không bao giờ muốn rời bỏ đất nước. Ông yêu vô cùng mảnh đất Budapest: trong 10 năm cuối đời, không bao giờ ông bước khỏi Quận VII nơi ông sinh sống và chơi nhạc. Một điều nữa: Seress coi mình là một thi sĩ và với ông, một anh đánh giàu, một chị nướng bánh mỳ... hay bất cứ ai đều có thể rời quê hương, chỉ thi sĩ thì không! Và Seress biết, ở Hung, những khán thính giả bình dân không bao giờ rời bỏ ông! Nhất là, tại đó, ông có Helénke, từng được coi là phụ nữ đẹp nhất Budapest, người đã bỏ chồng là một đại tá giàu có thể theo nhà nhạc sĩ nghèo vì tin rằng sẽ có ngày Seress được vinh hiển!

Sáu mươi chín tuổi, khi biết mình lâm trọng bệnh, Seress đã tìm đến cái chết vào một ngày thứ Hai buồn bã bằng cách nhảy từ cửa sổ căn hộ ông sống, tại tầng 4 một tòa nhà. Cả đời Seress bị ám ảnh bởi cái chết, bài ca do ông phổ nhạc và đặt một lời cũng là một "tình ca chết chóc", ấy vậy mà chính cái chết đã đưa ông vào bất tử, như bản "Chủ nhật buồn" trước đó 35 năm.

*

"Chủ nhật buồn" được biết đến ở Việt Nam từ đầu thập niên 50, qua lời Việt của nhạc sĩ Phạm Duy. Nhạc sĩ cho biết:

"Trong thời gian du học ở Pháp, tôi rất yêu những bản nhạc tình của một nữ nhạc sĩ đang nổi tiếng tên là Nicole Louvier và có soạn lời tiếng Việt cho một số bài của cô ta. Rất buồn là tôi đã quên hết. Nhưng tôi nhớ là có vì cô mà soạn lời cho một trong những bài nhạc tình buồn nhất của thế giới. Đó là bài SOMBRE DIMANCHE, được phóng tác từ nhạc dân ca Hung-gia-lợi. Bài này có hơi nhạc rất gần gũi với hơi nhạc của Nicole Louvier. Người đời có tạo một huyền thoại về bài CHỦ NHẬT BUỒN phóng tác từ nhạc bohémien này, nói rằng đã có người tự tử khi nghe bản nhạc..." (trích "Ngàn lời ca khác")

Trong vòng hơn 50 năm qua, cho dù ca khúc này tương đối khó hát, nhiều thế hệ ca sĩ miền Nam và hải ngoại - từ Khánh Ly, Sỹ Phú, Chế Linh, Duy Quang... đến Thiên Phượng... đã trình diễn "Chủ nhật buồn" qua lời Việt Phạm Duy. Ca từ của bản tiếng Việt, mặc dù, như lời Phạm Duy, là được phỏng theo bản tiếng Pháp, nhưng lại theo sát và phản ánh tinh thần của nguyên bản một cách tài tình và đáng phục! Bản nhạc đó, nhiều người không để ý, có thể tưởng nó là "thuần Việt", vì nó được du nhập vào Việt Nam đúng lúc đất nước phân ly, lòng người tan nát và tao loạn. Như nhạc sĩ Phạm Duy nhận xét, "Chủ nhật buồn" có thể đã ảnh hưởng nhiều đến dòng nhạc tình nói về thân phận những cặp tình nhân yêu nhau trong cơn mê sảng và nhức nhối, với tâm thức có thể xa nhau (vĩnh viễn) bất cứ lúc nào, xuất hiện ở miền Nam cuối thập niên 50 thế kỷ trước. Dòng nhạc tình ấy, hẳn nhiên, không còn phản ánh thứ "tình xanh khi chưa lo sợ" của các nhạc sĩ tiền chiến như Lê Thương, Lê Yên, Hoàng Giác, Dzoãn Mẫn, Đoàn Chuẩn..., mà "đã trở thành não nề và đánh vào não tính". Phạm Duy nhìn thấy ảnh hưởng và dấu ấn khá rõ ràng của "Chủ nhật buồn" trong "Lời buồn thánh", một nhạc phẩm tân lãng mạn của Trịnh Công Sơn:

Chiều chủ nhật buồn,
Nằm trong căn gác đìu hiu,
Ôi tiếng hát xanh xao của một buổi chiều,
Trời mưa, trời mưa không dứt,
Ô hay mình vẫn cô liêu...

Hoặc giả, vẫn là Trịnh Công Sơn, trong nỗi buồn của ngày Chủ nhật mùa mưa ở "Tuổi đá buồn":

Trời còn làm mưa, mưa rơi mênh mang,
Từng ngón tay buồn em mang em mang,
Đi về giáo đường, ngày Chủ nhật buồn...

Gần đây nhất, ở trong nước, nhóm nhạc AC&M - trong album "Những ca khúc bất tử" - cũng đã đem lại một nét mới cho bản tình ca này, và đây có lẽ cùng là lần đầu tiên sau 1975, "Chủ nhật buồn" chính thức xuất hiện ở Việt Nam. Và, kể từ khi mạng Internet toàn cầu được phổ biến, giới trẻ Việt Nam hiện nay cũng đã có dịp biết đến những huyền thoại, những mẩu chuyện xung quanh "bài ca chết người" này. Cho dù không phải tất cả những thông tin vàng thau lẫn lộn ấy trên mạng đều là xác tín, thì một bài ca ở thuở xa xưa, ra đời khi nền Tân nhạc Việt Nam còn chưa chính thức xuất hiện, cũng đã đi vào sự hiểu biết của người yêu nhạc Việt Nam một cách rộng rãi, như thế.

H.L (từ Budapest, Hungary)

Back to top
 
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 13 14 15 16 17 ... 20
Send Topic In ra