Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - Tin Tức Thế Giới  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 ... 9 10 11 12 13 ... 16
Send Topic In ra
Tin Tức Thế Giới (Read 29348 times)
NgocDoa
Gold Member
*****
Offline


I Love Me Now!

Posts: 1704
U S A
Gender: female
Re: Tin Tức Thế Giới
Reply #150 - 25. Jul 2010 , 06:30
 
Hoa Kỳ nói thẳng với Trung Quốc: Không đứng ngoài tranh chấp biển Ðông


Friday, July 23, 2010

HÀ NỘI (NV) - Tại 'Diễn Đàn ASEAN – ARF’ở Hà Nội, trong một cử chỉ rõ rệt nhất từ trước đến nay từ Hoa Kỳ, Ngoại Trưởng Hillary R. Clinton bề ngoài nói không đứng về phe nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo trên biển Ðông, nhưng sẽ không đứng ngoài.
“Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia của mình đối với vấn đề tự do hải hành, tự do tiếp cận các các vùng biển chung của Châu Á cũng như tôn trọng luật lệ quốc tế về biển Ðông.” Bà Clinton nói ở Hà Nội: “Hoa Kỳ hậu thuẫn cho tiến trình giải quyết bằng ngoại giao của tất cả các nước tuyên bố chủ quyền của các vụ tranh chấp lãnh thổ mà không bị ép buộc. Chúng tôi chống dùng võ lực hay đe dọa võ lực của bất cứ nước nào.”

...

Ngoại trưởng Hillary Clinton đến dự ‘Diễn Đàn ASEAN – ARF’ tại Hà Nội. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Bà Clinton nói Hoa Kỳ sẵn sàng đứng ra dàn xếp để tiến tới thương thảo đa phương, giải quyết tranh chấp chủ quyền biển Ðông.
“Bằng câu nói đó, Ngoại Trưởng Hillary Clinton cho Bắc Kinh biết là Hoa Kỳ không chấp nhận thái độ hung hăng của Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền biển Ðông,” ông Carl Thayer, chuyên viên các vấn đề Việt Nam của Úc, nói với báo Người Việt qua cuộc phỏng vấn điện thoại hôm Thứ Sáu.
Ông Carl Thayer nói thêm với Người Việt: “Tôi cho rằng điều này sẽ làm cho Bắc Kinh bực bội, nhưng họ phải chấp nhận thôi vì họ không có sức mạnh quân sự để đối đầu với Hoa Kỳ.”
Nhiều lần trước đây, người ta chỉ thấy Hoa Thịnh Ðốn bắn tiếng không đứng về phe nào trong cuộc tranh chấp và chỉ đòi quyền tự do sử dụng đường biển quốc tế trên biển Ðông.
Lần này, tại Hà Nội và có mặt cả đại diện Trung Quốc, người ta thấy Hoa Kỳ bày tỏ quan điểm rõ rệt hơn đối với vấn đề tranh chấp biển Ðông khi chen vào cùng giải quyết chuyện gai góc mà các nước ASEAN không tự giải quyết nổi với Trung Quốc dù là Trung Quốc-ASEAN như một tập thể hay với từng nước riêng biệt như chủ trương xé nhỏ để bắt nạt như Bắc Kinh vẫn đòi hỏi.
Tháng 5, 2009, khi Việt Nam và Malaysia nộp hồ sơ xác định thềm lục địa mở rộng trên biển Ðông theo công ước quốc tế về luật biển, Trung Quốc đã phủ nhận và công bố đường “lưỡi bò” chủ quyền biển Ðông của họ chiếm đến 80% trong đó có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các nước khác gồm cả Việt Nam chỉ còn lại một rẻo biển hẹp dọc theo bờ.
Lời tuyên bố can dự trực tiếp của bà Clinton chắc hẳn làm Bắc Kinh khó chịu. Ngoại Trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì có mặt ở cuộc họp không phản ứng ngay lập tức của bà Clinton nhưng một số viên chức Hoa Kỳ có mặt trong cuộc họp cho hay ông Trì lập lại nhiều lần chủ trương của họ lâu nay là giải quyết tranh chấp song phương với từng nước.
Bà Clinton cho rằng con đường vận chuyển hàng hải trên Biển Ðông là con đường huyết mạch của mọi quốc gia và không có nước nào được quyền ngăn cản việc lưu thông của nó. Bà khuyến cáo các bên nên tôn trọng các điều khoản được ghi trong công ước về biển và lãnh hải do Liên Hiệp Quốc soạn thảo.
Bà Clinton nhấn mạnh khu vực Châu Á-Thái Bình Dương gắn kết với nhau bằng đường biển, do đó hòa bình và an ninh trên biển cũng như an toàn hàng hải là điều rất quan trọng. Bà đặc biệt lưu ý các bên nên tuân thủ Tuyên Bố Chung về ứng xử giữa các bên ở Biển Ðông (DOC).
Các bản tin trên các kênh truyền hình lớn của Mỹ đã đưa tin này vào lúc phái đoàn Trung Quốc cũng có mặt tại hội nghị. Các biên tập viên báo chí tham gia hội nghị tiên đoán rằng sẽ có một cuộc đối đầu khác của Trung Quốc với Hoa Kỳ thông qua vấn đề này.
Bà Clinton cũng báo trước trong cuộc họp báo rằng tháng 10 tới đây Tổng Thống Obama sẽ không đến Hà Nội dự Hội Nghị Cấp Cao Ðông Á như tin các báo đã loan vào ngày hôm qua. Tuy nhiên bà cho biết chính bà sẽ trở lại để dự phiên họp quan trọng này.
Cũng khoảng thời gian đó, ông Tổng Trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert Gates sẽ có mặt ở Việt Nam, để dự hội nghị với các vị bộ trưởng quốc phòng các nước trong khu vực.
Trong khi đó bản tin mới nhất gửi đi từ hãng tin Bloomberg viết rằng, sau cuộc họp báo, Ngoại Trưởng Clinton đã có cuộc gặp gỡ riêng với Ngoại Trưởng Dương Khiết Trì và ông này cho biết Trung Quốc sẵn sàng thảo luận với các quốc gia tranh chấp.
Tuy nhiên bà ngoại trưởng Hoa kỳ quan ngại rằng Trung Quốc đang chủ động coi biển Ðông là của riêng mình qua các vụ xảy ra trên đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Trung Quốc cũng làm các nước trong khu vực lo lắng khi xây dựng hạm đội riêng mình để chủ động ngoài biển khơi, cản trở Exxon Mobil và BP ngưng thăm dò khai thác dầu khí ở ngoài khơi Việt Nam làm cho Hoa Kỳ rất quan tâm.
Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam tháng 1, 1974 rồi sau đó từ 1988 đến 1995 chiếm một số đảo đá ngầm do Việt Nam và Phi Luật Tân xác nhận chủ quyền.
Vùng Biển Ðông quanh hai quần đảo này, ngoài nguồn lợi hải sản, còn được tin là chứa đựng tiềm năng dầu khí rất lớn dưới lòng đất. Ðây là một trong những lý do chính thúc đẩy Trung Quốc tuyên bố đường “lưỡi bò” chiếm đến 80% diện tích Biển Ðông.
Từ năm ngoái đến đầu năm nay, Trung Quốc đã tổ chức nhiều cuộc tập trận qui mô quanh các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, biểu dương sức mạnh quân sự lớn mạnh ăn trùm các nước nhỏ trong khu vực. Nhiều tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam đã bị Trung Quốc đâm chìm hay bắt về đảo Phú Lâm đòi tiền chuộc. (TN)

Báo Người Việt online
Back to top
 

-“Kẻ nào chấp nhận cái ác mà không phản đối chắc chắn là tiếp tay cho cái ác lộng hành” (He who accepts evil without protesting against it is really cooperating with it)
Given by Martin Luther King
 
IP Logged
 
Dau Do
Gold Member
*****
Offline


Quân Sư

Posts: 11591
Thành Phố Phượng Hoàng
Gender: female
Re: Tin Tức Thế Giới
Reply #151 - 26. Jul 2010 , 11:51
 


Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên diễn tập hải quân chung



...

Hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ USS George Washington tại cảng Busan, Nam Triều Tiên, ngày 24 tháng 7, 2010


Tin VOA News:
Bắc Triều Tiên dọa tiến hành 'chiến tranh thần thánh' chống Mỹ, Nam Triều Tiên
Mỹ: Nam và Bắc Triều Tiên là 2 thế giới hoàn toàn khác biệt

Từ biển Tây Hàn Quốc đến biển Đông Việt Nam
Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên hôm chủ nhật bắt đầu cuộc diễn tập hải quân chung mà Bắc Triều Tiên dọa là sẽ dẫn tới một “cuộc chiến tranh thần thánh” dựa trên “khả năng răn đe hạt nhân” của mình.

Cuộc diễn tập mang tên “Tinh thần bất khuất” sẽ diễn ra tới ngày thứ tư tuần này trong vùng Biển Nhật Bản, với khoảng 8.000 binh sĩ Mỹ và Nam Triều Tiên.

Có 20 tàu chiến tham gia trong cuộc tập trận chung này, trong đó có tàu sân bay USS George Washington chạy bằng hạt nhân cùng với 5.000 binh sĩ hải quân và không quân.

Trong số khoảng 200 chiếc máy bay trong cuộc diễn tập có các máy bay chiến đấu F-22 Raptor, là những phi cơ chiến đấu hiện đại nhất trong Không Lực Hoa Kỳ.

Ủy ban Quốc phòng Bắc Triều Tiên hôm thứ bảy đe dọa sẽ tiến hành điều mà họ gọi là “một cuộc chiến tranh thần thánh” chống lại Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên nếu hai nước này xúc tiến các cuộc tập trận trên biển.

Trong khi đó, giới lãnh đạo quân sự Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên khẳng định các cuộc diễn tập hải quân này là một cuộc biểu dương lực lượng quan trọng nhằm ngăn chặn những sự gây hấn hơn nữa từ Bắc Triều Tiên.
Back to top
 

Triệu người quen, có mấy người thương
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Tin Tức Thế Giới
Reply #152 - 13. Aug 2010 , 23:19
 
Ngày Tàn CS: Bệnh viện Trung Quốc đổ sập vì 'hố địa ngục'        



Tòa phòng khám trong một bệnh viện ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, đổ sập vì hai "hố địa ngục" bỗng dưng xuất hiện trên đường sáng qua.
...


"Hố địa ngục" xuất hiện giữa đường phố ở thành phố Thái Nguyên, Sơn Tây. Ảnh: News.china.com.

...

Hai hố này sâu tới 8m và rộng tới 15m. Một hố có thể nuốt chửng hai chiếc xe buýt, news.hexun.com cho biết. Ảnh: News.china.com.
...

Tòa phòng khám của bệnh viện nhân dân tỉnh Sơn Tây bắt đầu nứt ra và sụt dần. Ảnh: News.china.com.
...

Tòa nhà của bệnh viện nhân dân tỉnh Sơn Tây từ từ sụp xuống lúc 9h20. Rất may, toàn bộ bệnh nhân và nhân viên trong bệnh viện đã sơ tán kịp và không ai bị thương. Ảnh: news.hexun.com.
...

Hiện trường gần vụ sập tòa nhà đã bị phong tỏa. Ảnh: news.hexun.com.
...

Nguyên nhân khiến hai chiếc hố này xuất hiện được cho là rò rỉ đường ống dẫn nước ngầm tại đây. Ảnh: news.hexun.com.
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4033
Re: Tin Tức Thế Giới
Reply #153 - 18. Sep 2010 , 20:22
 


Tổng Thống của dân  Ba  Lan

Đất nước Việt Nam hiện nay còn thiếu cái gì? “Cái gì” mà chúng tôi nói ở đây là cái nhân tố đóng vai trò như một nút bấm then chốt, bấm vào đấy thì cả xã hội sẽ dần dần đi vào quy củ, giảm bớt đi đến bình ổn theo một quy trình không gây xáo động mọi hỗn loạn trên bề mặt cũng như tận đáy sâu mà ta đang phải gồng mình chịu đựng. Để giải đáp cho câu hỏi này một cách không trực tiếp mà bằng sự liên tưởng thâm thúy, tưởng không gì hơn là mời bạn đọc hãy đọc bài viết chân tình và cảm động dưới đây của bạn Mạc Văn Trang viết gửi riêng cho BVN.

Người dân Ba Lan tập trung trước Dinh Tổng thống cầu nguyên trong đêm Ba Lan giữa mùa tuyết tan.
Tin Tổng thống Lech Kaczynxki và phu nhân cùng đoàn tuỳ tùng tử nạn trong vụ rơi máy bay đã làm bàng hoàng cả đất nước.
Chẳng ai còn thiết làm ăn gì, chỉ chờ mong tin tức.
Ngày chủ nhật (11/4) biết tin buổi chiều linh cữu của Tổng thống sẽ được đưa về trước, người ta cứ lặng lẽ ra đường phố, đi về phía sân bay để đón linh cữu Tổng thống. Người nối người đi như vô tận.
Truyền thông Ba Lan nói hàng trăm ngàn người đã đứng dọc hai bên đường từ sân bay Warszawa về đến Dinh Tổng thống. Họ đã đứng đón như thế từ trưa cho đến tận chiều, rồi kéo về quảng trường trước Dinh Tổng thống, thắp lên hàng ngàn ngọn nến và cầu nguyên qua đêm…
Có những cụ già mái đầu bạc phơ, cố chống gậy đến đây; nhiều cặp vợ chồng bồng bế theo con nhỏ; mọi tầng lớp xã hội dường như muốn sát cánh bên nhau để cùng sẻ chia nỗi đau thương của dân tộc. Chỉ thấy những gương mặt thẫn thờ, nước mắt và hoa! Nhiều người Việt và dân nhập cư khác cũng rơi nước mắt. Tất cả bao trùm một lòng thương tiếc chân thành, tự đáy lòng người dân đối với Tổng thống của mình.

Lech Kaczynxki sinh ngày 18 -6-1949 tại Warszawa, ông nhận bằng Tiến sĩ Luật (1980), bảo vệ luận án TS khoa học (Dr Habil) năm 1990 và là giáo sư Đại học. Ông thành lập Đảng Pháp luật và Công lý, ra tranh cử và nhân dân trực tiếp bỏ phiếu bầu ông làm Tổng thống (nhiệm kỳ 2005 - 2010).

Là Tổng thống, tạm rời căn hộ chung cư vào sống trong Dinh Tổng thống, ông vẫn giữ nếp sống tiết kiệm, làm việc cần mẫn của một Giáo sư. Vợ ông, bà Maria, một trí thức sống quá khiêm nhường giản dị, như người bình dân. Con gái ông bà làm Luật sư ở một tỉnh lẻ. Những người đối lập và giới báo chí thường xuyên “săm soi”, “bới lông tìm vết” các chính trị gia, nhưng họ đã chẳng tìm ra được tì vết gì về tham nhũng, tiêu cực, xa hoa, lãng phí từ ông và gia đình. Họ đành chê ông quá giản di “như một củ khoai tây”, bà thì lúc nào cũng mặc mầu tối “như một con chuột xám”, không thể hiện rõ là một Đệ nhất phu nhân!... Giờ đây những người đó lại ca ngợi ông bà. Có người nói: “Ông không còn để tha lỗi cho tôi!”…

Nhưng điều quan trọng nhất, ông đã tiếp nối sự nghiệp của hai Tổng thống tiền nhiệm sau “cuộc Cách mạng dân chủ”, đưa Ba Lan phát triển nhanh và vững chắc trên con đường dân chủ, xã hội dân sự theo những tiêu chuẩn văn minh châu Âu. Đồng thời ông khẳng định mạnh mẽ những giá trị truyền thống của dân tộc Ba Lan và thực thi pháp luật nghiêm minh, đem lại cho người dân một đời sống an lành. Những điều tất nhiên trong xã hội Ba Lan hiện nay thì người Viêt Nam ta lại khó tin.

Tất cả trẻ em, kể cả dân nhập cư chưa có thẻ định cư, cứ 6 tuổi là UBND quận (không có cấp phường) đưa giấy đến tận nhà mời cho cháu đến trường.
Tất cả học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 đều học miễn phí.
Sinh viên học các trường đại học công đều không phải đóng học phí. Học sinh chỉ đóng tiền cho sinh hoạt của bản thân: ăn uống, đi tham quan, cắm trại… cho Hội phụ huynh (giáo viên không được đụng đến tiền nong với học trò).
Còn nhớ năm 2005, khi tôi sang Ba Lan, thấy cô giáo dạy thằng cháu mình suốt từ lớp 1 đến lớp 4, tuần nào cũng phải kèm thêm mấy buổi chiều để cháu theo kịp các bạn (cháu từ Việt Nam sang vào lớp 1 ngay, chưa biết tiếng Ba Lan), thì cảm động quá. Tôi liền bảo con đưa đến nhà cô để cám ơn và tặng chút “quà quê hương”. Con tôi dãy nảy lên, ở đây không phụ huynh nào được làm như thế!
Cuối năm học, tôi đi dự tổng kết lớp, thấy cháu học khá. Ban phụ huynh đưa cho mỗi cháu 2 bông hồng để từng cháu lần lượt lên tặng 2 cô giáo; còn đại diện phụ huynh tặng mỗi cô một gói quà. Giản dị thế thôi.
Có một chuyện buồn: cuối năm các cháu đi cắm trại, không may xảy ra tai nạn làm chết một học sinh. Vào ngày nghỉ, thầy Hiệu trưởng ở nhà, không liên quan gì đến tai nạn đó, nhưng thày xin từ chức. Thày rất có uy tín nên Hội phụ huynh xin thầy hãy tiếp tục làm Hiệu trưởng.
Thày nói: hãy cho tôi từ chức đề lương tâm được thanh thản!
Mới mấy hôm rồi, thằng cháu tôi học lớp 10, về nhà, mặt buồn, bảo bị cô phạt, vì văng tục với một bạn gái. Cô giáo bảo con phải mua một bó hoa đẹp, đến tặng bạn trước lớp và nói lời xin lỗi. Cả nhà bảo đúng quá rồi. Nhưng bố mẹ không cho tiền, phải lấy tiền tiết kiệm ra mà mua hoa để trả giá cho bài học.

Tôi thường nói đùa hai thằng cháu này “gà công nghiệp” quá, ở Ba Lan có muốn hư một tí cũng khó. Trẻ dưới 16 tuổi, mua rượu, bia, thuốc lá không ai bán (dù cháu tôi đã cao 1m75). Trước các trường học không thấy các hàng quán ăn nhậu, càng không tìm đâu ra các quán café đèn mờ, bia tươi mát, quán Nét, hiệu cầm đồ, nhà nghỉ. Người lớn “ăn có nơi, chơi có chốn”, nơi ấy trẻ em dưới 18 tuổi không được phép vào. Cái gì đã cấm mà vi phạm thì xấu hổ lắm…

Cuối 2009 và đầu 2010 con gái tôi phải vào bệnh viện 3 lần. Phải gọi điện để được hẹn ngày khám, rồi hẹn ngày vào bệnh viện (trừ cấp cứu). Người bệnh đã vào nằm viện, mọi viêc đều do bệnh viện chịu trách nhiệm. Người nhà chỉ được thăm ngoài giờ chừng 10 phút/ ngày. Mỗi lần ra viện, bệnh nhân và người nhà (người Việt) cứ băn khoăn, vì có thẻ bảo hiểm rồi, không phải trả một đồng nào, tặng quà bác sĩ không nhận, chỉ nhận bó hoa.

Con tôi nói, có chuyện buồn: đã có 2 người phụ nữ Việt vào “cấp cứu” sinh con trong bệnh viện, không có giấy tờ gì, sắp đến ngày ra viện, họ bế con trốn mất! Bác sĩ phàn nàn, sao lại làm thế?. Không có tiền thì sẽ kê khai xin nhà nước, còn Bác sĩ chỉ chữa trị cho bệnh nhân theo lương tâm và trách nhiệm của mình, chứ có phải vì tiền đâu! Điều tự nhiên như thế nhưng người Việt mình cứ ngỡ ngàng, không tin!…

Tôi cố truy tìm xem “cái mặt trái của cơ chế thị trường” đã hủy hoại giáo dục và y tế ra sao, nhưng không thấy! Các việc khác, chưa trải nghiệm, không dám nói. Nhưng có người Việt tưởng rằng Ba Lan nghèo khổ quá, Tổng thống phải đi máy bay TU 154 do Liên Xô sản xuất hơn 20 năm trước, nay Nga đã không còn dùng! Không phải thế đâu. Đúng là Ba Lan có những cái kém hơn Việt Nam: dân số chỉ có 38,6 triệu, diện tích 322.577 km2, xấp xỉ Việt Nam, nhưng chỉ có vài ba sân golf… GDP của Ba Lan từ 2005 đến 2008 chỉ tăng trưởng 4- 6% năm, năm 2009 chỉ 1,7% năm. Tổng GDP của Ba Lan năm 2007 là 604,4 tỉ USD (VN hơn 80 tỉ), GDP bình quân đầu người/năm là 15.894 USD (VN 1.040 USD)… Chắc vì tiết kiệm cho công quỹ, chắt chiu từng đồng tiền thuế của dân dành cho giáo dục, y  tế, chăm lo cho người nghèo, giúp đỡ người nhập cư… mà Tổng thống không cho mua máy bay mới!

Tôi không muốn khóc mà viết những dòng này, nước mắt cứ trào ra!



Back to top
« Last Edit: 18. Sep 2010 , 20:23 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4033
Re: Tin Tức Thế Giới
Reply #154 - 08. Oct 2010 , 22:00
 

Giải Nobel Hòa Bình 2010


Nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc được trao tặng giải Nobel Hòa bình 2010
Nguyễn Khanh, biên tập viên RFA
2010-10-08
Khôi nguyên Nobel Hòa Bình 2010 là nhà bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba, hiện đang ngồi tù ở Trung Quốc.


Thông cáo của Ủy Ban Nobel Hòa Bình cho biết ông được chọn vì “cuộc tranh đấu trường kỳ bất bạo động nhằm đòi hỏi nhân quyền tại Hoa Lục”.

Với những người hoạt động cho dân chủ, nhân quyền, Lưu Hiểu Ba không phải là một nhân vật xa lạ. Thế giới bên ngoài biết đến ông từ khi ông tham gia cuộc biểu tình ở Thiên An Môn hồi 1989, và sau đó là một loạt những vụ bắt bớ, giam cầm mà ông phải gánh chịu.


Ông Lưu Hiểu Ba sinh ngày 28 tháng 12 năm 1955, theo học và tốt nghiệp tiến sĩ ở Đại Học Sư Phạm Bắc Kinh, từng được mời giảng dậy ở các đại học nước ngoài như Đại học Columbia và Đại Học Hawaii ở Hoa Kỳ, hay Đại Học Oslo ở Na Uy.


Ông nổi tiếng với những bài viết phân tích triết học, nhưng thật sự được chú ý đến vì lúc biến cố Thiên An Môn xảy ra, ông đang ở nước ngoài, nhưng quyết định quay về để tham gia với giới trẻ cùng lứa tuổi.

Lần đầu tiên ông bị bắt là vào năm 1991, khi nhà nước Bắc Kinh cáo buộc ông tội có tư tưởng chống phá cách mạng. Đến năm 1996, ông lại bị đi tù lao cải 3 năm về tội phá rối trật tự xã hội, chỉ vì những lời phát biểu chỉ trích Đảng Cộng Sản.


Năm 2007, ông lại bị công an triệu lên làm việc, sau khi các bài viết kêu gọi đổi mới chính trị của ông được phổ biến trên internet ở nước ngoài.

Đến ngày mùng 8 tháng 12 năm 2008, ông cùng với khoảng 300 nhà trí thức khác quyết định ký tên chung trong bản Hiến Chương 08, trong đó đòi hỏi nhà nước Trung Quốc phải tôn trọng quyền phát biểu tư tưởng của người dân, phải tôn trọng nhân quyền và tổ chức bầu cử tự do.


Ông và bạn bè cũng đồng ý chọn ngày mùng 10 tháng 12 để công bố bản Hiến Chương vì đó chính là ngày kỷ niệm 60 năm Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền chào đời.


Những người biểu tình đòi tự do cho ông Lưu Hiểu Ba bên ngoài Bộ ngoại giao Trung Quốc hôm 08/10/2010. AFP photo Nhưng ngay buổi tối mùng 8, ông bị công an bắt giữ trong lúc bản hiến chương đang được chuyền tay để lấy chữ ký của những người đồng ý hướng. Sau một năm trời bị giam cầm, đến tháng 12 năm ngoái ông lãnh bản án 11 năm tù với nhiều tội danh khác nhau, từ tội tuyên truyền chống phá cách mạng cho tới tội âm mưu lật đổ chính quyền.


Lúc đó cơ quan thông tấn của nhà nước là Tân Hoa Xã có phổ biến bản tin nói rằng ông đã thành khẩn khai báo và nhận tội. Đương nhiên những người từng hoạt động hoặc đi sát với những hoạt động của ông đều biết đó là chuyện không đúng với sự thật.

Theo giới quan sát, mọi người trên thế giới chờ đợi tin ông được lãnh Nobel Hòa Bình 2010 đã từ lâu. Bằng chứng rõ rệt nhất là trước khi giải được công bố, rất nhiều đoàn thể, nhân vật thế giới lên tiếng kêu gọi trao giải cho ông, xem ông là nhân vật xứng đáng nhất để lãnh giải năm nay.

Đương nhiên chỉ có lãnh đạo và nhà nước Trung Quốc là không hài lòng, nếu không nói là họ đã đưa ra phản ứng bực tức, khó chịu.


Cũng vì lý do này, trước khi công bố trao giài Nobel cho nhà bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba, chính Chủ Tịch Ủy Ban Nobel là ông Thorbjoern Jagland có đưa ra phát biểu nói là khi công bố giải thưởng, thế nào cũng có tranh cãi. Điều đáng mừng là cả thế giới vui mừng, chỉ có một thiểu số thật nhỏ, rất nhỏ là không hài lòng.

Thế giới bên ngoài đã có dịp đọc những bài viết của ông Lưu Hiểu Ba, mỗi bài đều có những điểm đáng chú ý, nói đúng hơn là phải chú ý, nhưng câu không thể nào quên được là câu ông viết rằng “lên tiếng trình bày quan điểm chính trị không phải là một cái tội” và “đối lập với nhà nước không có nghĩa là muốn lật đổ chính quyền”.

Rất nhiều người đề cử ông Lưu Hiểu Ba cho giải Nobel Hòa Bình năm nay, trong đó có cả những Khôi Nguyên Hòa Bình như Đức Đạt Lai Lạt Ma, Đức Giám Mục Desmond Tutu và Cựu Tổng Thống Vaclav Havel
Back to top
« Last Edit: 08. Oct 2010 , 22:01 by nguyen_toan »  
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Tin Tức Thế Giới
Reply #155 - 09. Oct 2010 , 08:10
 

Hai thành phố của Hungary chìm trong bùn đỏ: Một ngày không xa thảm hoạ tại Hungary sẽ là thảm họa tại VN



Xin chuyển đến Quý Vị, Quý Niên Trưởng  và Chiến Hữu...
Hai thành phố cuả Hungary chìm trong bùn đỏ...
Bản tin và những hình ảnh tổng hợp tôi chuyển vào Picasaweb dưới đây..
Một thảm trạng có thề xảy ra tại Việt Nam bất cứ lúc nào.....
nếu Tàu cộng vẫn tiếp tục được khai thác bôxít tại Tây nguyên..
Một hồi chuông báo động chưa muộn...
BMH
Washington, D.C   


Xin click vào Link để xem thêm hình ảnh...
(nếu không mở được trực tiếp...)
http://picasaweb.google.com/108342805288553392434/HUNGARYBUNO?feat=email#
Một bức hình bằng ngàn lời nói
NTDzũng


Thưa quý anh chị và quý bạn,
Ngày thứ Hai, mùng 4 th. 10, 2010 vừa qua thảm họa đã xảy ra tại Hungary khi một khúc đê của hồ chứa bùn quặng bôxit bị vỡ, đổ xuống hạ lưu. Các thành phố Devecser và Kolontar đã bị ngập trong bùn đỏ. Báo cáo đầu tiên có 4 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. Nhưng trầm trọng hơn cả là những di hại nhiều năm sau về sức khỏe con người và hệ sinh thái của cả một vùng rộng lớn.
Dưới đây là một số hình ảnh tôi thu thập từ bản tin trên internet của các hãng truyền thông AP, BBC, Boston.com, CBS, CNN, NBC, NYT, WP, xin quý anh chị và quý bạn tiếp tay phổ biến, nhất là cho thân nhân, bạn bè và đồng bào ở VN để mọi người thấy được thảm trạng này.
Hungary là một nước cộng sản (*), tiêu chuẩn an toàn tương đối thấp. Tiêu chuẩn an toàn ở VN cũng không hơn gì. Nhưng còn tệ hại hơn nữa là tại VN việc khai thác nằm trong tay Trung Quốc, lại càng không thể nói chuyện đòi hỏi an toàn, vì đối với TQ "sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi". Do đó những hình ảnh dưới đây sẽ là hình ảnh của Tây nguyên VN một ngày tương lai không xa.
Đa số đồng bào chúng ta trong nước bận lo mưu sinh, ít quan tâm đến chuyện TQ khai thác boxít tại Tây nguyên, thậm chí nhiều người không biết rằng TC đã đem hàng trăm ngàn "công nhân" vào đất nước ta để khai thác một mỏ quặng, mà hại nhiều hơn lợi. Mong rằng những hình ảnh này với giá trị của "một tấm hình bằng ngàn lời nói" sẽ giúp đồng bào ta thức tỉnh, cương quyết vùng lên đòi hỏi chính quyền VN chấm dứt cho TQ vào khai thác. Và cũng mong rằng có những cán bộ nhà nước, sẽ thoát khỏi cảnh "chưa thấy quan tài chưa nhỏ lệ" để đứng về phía nhân dân, tranh đấu cho quyền lợi dân tộc.
Một lần nữa xin quý anh chị và quý bạn tiếp tay chuyển những hình ảnh và lời nhắn nhủ trên về cho thân nhân, bạn bè ở Việt Nam.
Trân trọng
Nguyễn Trọng Dzũng


Xin click vào Link để xem thêm hình ảnh...

            Xin để ý mấy chiếc xe ủi đất ở phía dưới bên mặt để thấy khúc đê bị vỡ lớn cỡ nào
            đã xả xuống hạ lưu 1 triệu thước khối bùn quặng bô-xít.
            Không ảnh cả một vùng rộng lớn của thị trấn Kolontar, Hungary bị bùn quặng đỏ quánh tràn ngập.
            Ngập vào trong nhà.
            Bùn quặng hoà với nước sông tràn vào thành phố.
            Một hình ảnh thật đáng sợ.

                Xin cám ơn quý anh chị và quý bạn.

(*)
Năm 1989 khi Nga Sô sập tiệm, tất cả các quốc gia chư hầu theo chế độ cộng sản, đàn em Nga Sô trong đó có Hung cũng tan hàng...

Ngaỳ nay Hung Gia Lợi, không còn cộng sản, là một Quốc gia theo chế độ Cộng Hoà - Republic Of Hungary - có chân trong khối NATO, và European Union (Liên Âu ).vv...

Hiện nay chỉ còn 4 quốc gia trên thế giới vẫn còn bị bọn cộng sản kềm kẹp: Tàu, Cuba, Bắc Hàn và Việt Nam.
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Tin Tức Thế Giới
Reply #156 - 09. Oct 2010 , 08:13
 


Đã có 7 người chết ở Hungary vì bùn đỏ Bauxit




Đã có 7 người chết ở Hungary vì bùn đỏ -- Chính phủ vẫn trong tình trạng khẩn cấp -- Vậy thì khi nào những kẻ cầm quyền csVN mới sáng mắt ra vì hậu quả không lường do khai  thác Bauxít sẽ gây ra như Hungary đang chịu hiện nay?




Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: Tin Tức Thế Giới
Reply #157 - 09. Oct 2010 , 14:05
 
Giải Nobel Hòa bình cho nhà bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba 



Nhân vật bất đồng chính kiến Trung Quốc đang bị cầm tù Lưu Hiểu Ba đã đoạt giải Nobel hòa bình năm 2010, vì “cuộc tranh đấu lâu dài và bất bạo động cho các quyền cơ bản của con người ở Trung Quốc.”
Ủy ban Nobel Thụy Điển tại Oslo đã đưa ra thông báo hôm nay, và nói uỷ ban “lâu nay vẫn tin rằng có một sự liên hệ mật thiết giữa nhân quyền và hòa bình.”


...
Hình: ASSOCIATED PRESS
Ông Lưu Hiểu Ba, có nhiều phần chắc sẽ không thể đích thân đi nhận giải thưởng vì ông đang thụ án tù 11 năm trong một nhà tù ở Trung Quốc


Ủy ban cũng nói qua hình phạt nghiêm khắc ông phải chịu đựng, ông Lưu đã trở thành “biểu tượng sáng chói nhất” của cuộc tranh đấu nhiều mặt cho nhân quyền ở Trung Quốc. Ông Lưu 54 tuổi, là một nhà văn và một người kỳ cựu trong các chiến dịch tranh đấu cho dân chủ ở Trung Quốc. Ông Lưu đã ra vào nhà tù ở Trung Quốc nhiều lần trong 2 thập niên vừa qua vì đã thẳng thắn ủng hộ nhân quyền và cải cách chính trị. Thông tín viên VOA Stephanie Ho tại Bắc Kinh ghi nhận thêm chi tiết trong bài tường thuật sau đây.

Nhân vật vừa đoạt giải Nobel hòa bình, ông Lưu Hiểu Ba, có nhiều phần chắc sẽ không thể đích thân đi nhận giải thưởng – bởi lẽ ông đang thụ một án tù 11 năm trong một nhà tù ở Trung Quốc.

Tháng 12 năm ngoái, nhà chức trách Trung Quốc đã buộc ông Lưu can tội lật đổ chính quyền, nhưng không cho biết chi tiết ông đã vi phạm các luật lệ nào của Trung Quốc. Ông bị bắt một năm trước đó, vào tháng 12 năm 2008, ngay trước khi công bố Hiến chương 08 – một bản tuyên ngôn mà ông đã giúp dự thảo kêu gọi cải cách chính trị sâu rộng.

Một trong những người ký tên vào văn bản nguyên thủy của Hiến chương 08 là ông Bào Đồng, 77 tuổi, cho rằng giải Nobel trao tặng cho ông Lưu là một điều tuyệt vời cho Trung Quốc.

Ông Bào nói rằng qua Hiến chương 08, ông Lưu đã kêu gọi chính phủ phải chịu trách nhiệm về Hiến pháp của đất nước và phải có trách nhiệm đối với nhân dân Trung Quốc. Ông Bào mô tả nỗ lực này là một đóng góp cho nền hòa bình thế giới.

Ông Bào là giới chức cấp cao nhất của Trung Quốc đã thụ án tù sau vụ chính phủ đàn áp đẫm máu người biểu tình gần quãng trường Thiên An Môn năm 1989.

Ông Lưu cũng đã bị tù vì can dự vào những cuộc biểu tình năm 1989. Về sau, ông lại bị vào tù một lần nữa vì những bài viết nêu nghi vấn về hệ thống chính trị độc đảng của Trung Quốc.

Vợ của ông Lưu, bà Lưu Hà, nói bà rất xúc động về tất cả những sự hỗ trợ bà đã nhận được trong suốt thời gian chồng bà được đề cử trao giải. Kể từ lúc ông bị tù lần này, bà được phép đi thăm ông mỗi tháng một lần.

Bà Lưu Hà cho biết chồng bà luôn luôn giữ vững tinh thần, nhưng có những vấn đề về sức khoẻ, kể cả bệnh viêm gan.

Không phải toàn thể thế giới đều ủng hộ ông Lưu. Một số nhân vật bất đồng chính kiến sinh sống ở nước ngoài phản đối việc ông được đề cử và đã viết một bức thư ngỏ tố giác ông là bêu xấu các đồng chí hoạt động và không đủ cứng rắn đối với giới lãnh đạo Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc cũng rõ ràng chống đối việc ông Lưu được đề cử. Trong một cuộc họp báo mới đây, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du không nêu đích danh ông, nhưng tuyên bố ông không xứng đáng được giải Nobel bởi vì ông là một người vi phạm luật pháp.

Bà Khương Du nói bà tin rằng giải Nobel Hòa bình phải được trao cho những người quảng bá cho sự hòa đồng sắc tộc, tình bằng hữu toàn cầu hay cắt giảm vũ khí.

Trung Quốc gọi ông Lưu là một “tội phạm” và nói Ủy ban Nobel Hoà bình đã vi phạm các nguyên tắc của ủy ban khi trao giải cho ông Lưu.

Một trong những nhân vật nổi tiếng nhất trên trường quốc tế đưa ra cam kết ủng hộ ông Lưu là kịch tác gia và cựu tổng thống Czech Vaclav Havel. Ông Havel ca ngợi hành động “tranh đấu ôn hoà và không mệt mỏi cho cải cách” của ông Lưu. Hiến chương 08 được mô phỏng theo khuôn thức của Hiến chương 77, một bản tuyên ngôn đã từng là văn kiện hợp lực của giới tranh đấu tại nước trước đây là Tiệp Khắc.

Giới lập pháp Mỹ cũng đã kêu gọi Tổng thống Obama nêu trường hợp ông Lưu khi ông gặp Chủ tịch Hồ Cẩm Đào của Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh G-20 vào tháng 11.

Ông Patrick Poon, thuộc Trung tâm Văn bút độc lập của Trung Quốc, một tổ chức các nhà văn, nói rằng ông nghĩ giải Nobel sẽ khiến nâng cao sự chú ý vào các ý tưởng của ông Lưu bên trong Trung Quốc.

Ông Poon nói: “Chúng tôi có cảm tưởng nó sẽ gây ảnh hưởng rất mạnh đến việc thu hút thêm những người mới đi tìm hiểu nội dung của Hiến chương 08, và đọc những bài viết của ông Lưu Hiểu Ba.”

Hiến chương 08 ban đầu nhận được chữ ký của khoảng 300 nhà trí thức, luật sư, nông dân và công nhân. Văn kiện này được phổ biến trên mạng Internet và nay đã có 10 ngàn chữ ký.

Vợ của ông Lưu nói mặc dầu chồng bà đang bị giam giữ, ông vẫn đọc tất cả các loại sách, trừ các sách báo chính trị, và vẫn tiếp tục viết.

Bà Lưu cho biết bà đem tập vở và bút cho ông Lưu để ông có thể tiếp tục viết.

Tuy nhiên, bà nói bà không được phép nói chuyện với ông Lưu về những gì đang xảy ra ở thế giới bên ngoài.
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Tin Tức Thế Giới
Reply #158 - 08. Dec 2010 , 20:24
 
Lễ trao Giải thưởng Nobel Hòa bình cho Lưu Hiểu Ba: Trung Quốc điên quá hóa… loạn ngôn!



Lê Diễn Đức, RFA
Quyết định trao Giải thưởng Hòa bình  năm 2010 cho nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc Lưu Hiểu Ba, Ủy ban Nobel Hòa Bình của Na Uy đã làm Bắc Kinh nổi giận, điên khùng và cuối cùng đâm… loạn ngôn!

Nhà bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba là một trong những người lãnh đạo sinh viên biểu tình đòi tự do, dân chủ vào năm 1989 trên Quảng trường Thiên An Môn và là đồng tác giả của “Hiến chương 08”, một hồ sơ quan trọng nhất của phong trào đòi cải cách chính trị tại Trung Quốc.

Sau khi “Hiến chương 08” được phổ biến trên Internet với hơn 10 ngàn người ủng hộ, ông Lưu Hiểu Ba bị nhà cầm quyền Bắc Kinh bắt giam và kết án 11 năm tù vì tội “âm mưu lật đổ chính quyền”.

Mặc dù nhiều nguyên thủ quốc gia, trong đó có Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và  những người đã đoạt Giải thưởng Nobel Hòa Bình trước đó, cùng với các tổ chức nhân quyền quốc tế, kêu gọi trả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba, nhà cầm quyền Bắc Kinh vẫn tuyên bố rằng, việc trao giải thưởng cho Luu Hiểu Ba là can thiệp vào cộng việc nội bộ của Trung Quốc và làm mất ý nghĩa của Giải thưởng.

Từ đó đến nay, Bắc Kinh liên tục thực hiện chiến dịch nhằm giảm đi sự long trọng của buổi lễ trao giải thưởng diễn ra vào ngày 10 tháng 12 tại Oslo.

Việc trao giải thưởng Nobel Hòa Bình năm nay sẽ trở thành trường hợp đầu tiên trong lịch sử của giải Nobel nếu như không có người nhận.

Ngay cả trong năm 1935, khi Hitler không cho tù nhân Carl von Ossietzki tới Oslo, luật sư của ông đã đứng ra thay thế.

Sau trường hợp của Ossietzki, quy tắc nhận giải thưởng được thắt chặt hơn. Người nhận thay chỉ có thể là thành viên trong gia đình của người được trao giải. Năm 1983, Lech Walesa, Thủ lĩnh “Công đoàn Đoàn kết” Ba Lan sợ rằng nếu qua Oslo ông sẽ không được trở lại Ba Lan, nên vợ ông, bà Danuta, đã nhận thay chồng. Tương tự vào năm 1975 với nhà văn Nga Andrei Sakharov. Ông cũng sợ không thể trở về Liên Xô, nên vợ ông đã đại diện. Giải thưởng Nobel vào năm 1991 của nhà dân chủ Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi, đã được các con bà nhận thay.

Với trường hợp của Lưu Hiểu Ba, ông đang ngồi tù, vợ ông đang bị quản thúc tại gia còn hai người anh em của ông bị công an giám sát chặt chẽ và bị cấm không được ra khỏi biên giới.

Nhưng ngay cả khi có ngoại lệ, nếu Ủy ban Nobel xem xét lại khả năng cho phép một ai đó được gia đình ủy quyền, thì cũng rất khó khả thi, vì nhà cầm quyền Trung Quốc bằng mọi cách ngăn chặn điều này xảy ra. Họ kiểm soát nghiêm ngặt tại các sân bay vào thời điểm nhạy cảm này.

Trước khi bị công an cách ly với thế giới bên ngoài, vợ của ông Lưu Hiểu Ba đã kịp chuyển lời kêu gọi tới 140 nhà hoạt động nhân quyền của Trung Quốc và các nghệ sĩ, đề nghị họ cố gắng tới Oslo vào ngày 10 tháng 12.

Trong ngày 2/12, nghệ sĩ được thế giới biết đến rộng rãi, người đồng thiết kế sân vận động hình tổ chim nổi tiếng cho Thế vận hội Bắc Kinh vào năm 2008, ông Ai Wei Wei, khi lên đường đi Seoul đã bị biên phòng chận lại vì lý do “đe dọa an ninh của Trung Quốc”.

Mặc dù nghệ sĩ Ai Wei Wei trong một thời gian dài chỉ trích chính phủ Trung Quốc và đã gặp những rắc rối với an ninh, cho đến nay nhà cầm quyền vẫn cho phép ông ra khỏi nước. Nhưng lần này khác. Bắc Kinh sợ Ai Wei Wei sẽ lợi dụng chuyên đi, bay đến Oslo tham dự lễ của trao giải Nobel Hòa bình, trong thực tế ông có cuộc triển lãm nghệ thuật tại Seoul, sau đó ông dự định tới Đức, Đan Mạch và Ukraine.

Một ngày trước, 1/12, nhà kinh tế 81 tuổi, ông Mao Yushi, người cũng đã ký tên vào “Hiến chương 08”, đã không thể bay đến Singapore cũng vì lý do tương tự: “đe dọa an ninh của Trung Quốc”. Sự hành xử vô lý này đã khiến vị giáo sư liên tưởng Trung Quốc hiện nay với Cách mạng Văn hóa thời Mao Trạch Đông, khi đội quân cuồng tín Hồng Vệ binh tàn phá chùa chiền, lăng mộ lịch sử và “sản xuất” ra đủ loại kẻ thù của cách mạng, bao gồm cả trí thức đại học như ông.

Về mặt đối ngoại, Trung Quốc không từ bỏ cả những biện pháp áp lực khiếm nhã, trái với thông lệ ngoại giao quốc tế.

Tuyên bố hăm dọa các nước tham dự buổi lễ trao giải thưởng bằng trừng phạt thương mại, Bắc Kinh còn chỉ thị cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Oslo viết thư cho các đại sứ quán nhiều nước kêu gọi tẩy chay buổi lễ.
Để răn đe một số nước còn do dự, trong tuần trước Bắc Kinh đã ngưng vô thời hạn ký kết thỏa thuận về thương mại tự do với Na Uy.

Tuy nhiên, Trung Nam Hải có thể đưa nắm đấm lợi ích thượng mại cho những kẻ yếu bóng vía, tham lam hoặc “cùng hội cùng thuyền”, chứ với Na Uy, chỉ là quả đấm vào không khí! Bởi vì Na Uy là nước công nghiệp phát triển cao, có mức thu nhập trên đầu người và chất lượng sống cao nhất hành tinh từ nhiều năm qua, và là quốc gia xuất khẩu dầu mỏ đứng thứ 5 trên thế giới.

Có vẻ như thấy các hoạt động của mình không được kết quả như mong muốn, Trung Quốc lại càng cau có hơn.

Hãng thông tấn PAP cho hay, trong thứ Ba ngày 7/12, bà phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Jiang Yu lại lên tiếng, gọi các thành viên của Ủy ban Nobel là những “chú hề chống Trung Quốc” và việc trao giải thưởng cho nhà bất đồng chính kiến là “can thiệp vào hệ thống chính trị và pháp lý của Trung Quốc” và “chính sách của đất nước sẽ không phải chịu áp lực bên ngoài và sẽ không đi chệch con đường của mình”.

Nực cười nhất là, khi nhấn mạnh có nhiều nước sẽ không tham dự buổi lễ trao giải Nobel Hòa bình cho Lưu Hiểu Ba, Jiang Yu tức quá hóa… loạn ngôn. “Có hơn 100 nước ủng hộ chúng ta!”- Bà ta nói.

Ngay lập tức Ủy ban Nobel đã bác bỏ tuyên bố “hùng hồn” của Trung Quốc. Không phải 100 mà chỉ là 19.
Theo thông tin từ Oslo, tại lễ trao giải trong ngày thứ Sáu ngày 10/12, 19 quốc gia không tham dự là: Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Colombia, Tunisia, Ả Rập Saudi, Pakistan, Serbia, Iraq, Iran, Việt Nam, Afghanistan, Venezuela, Philippines, Ai Cập, Sudan, Ukraine, Cuba và Morocco.

Trước đó khi được hỏi buổi lễ sẽ như thế nào khi không có nhân vật chính, ông Geir Lundestad, Tổng thư ký Ủy ban Nobel trả lời: “Sẽ tuyệt vời và xứng đáng!”.

Ông cho biết trong ngày 10 tháng 12 khoảng một nghìn khách mời sẽ có mặt tại phòng Khánh tiết của thành phố Oslo. Nữ diễn viên Na Uy nổi tiếng Liv Ullman sẽ đọc một bài luận ngắn của người đoạt Giải thưởng Nobel, một trong những bài cuối cùng mà ông Lưu Hiểu Ba đã viết về tự do, dân chủ. Ủy ban Nobel vẫn sẵng sàng đợi tới giờ chót, nhưng  nếu không một ai trong gia đình ông Lưu Hiểu Ba có thể tới, nghi lễ sẽ buộc phải bỏ đi 2 hay 3 phút là thời gian dành cho việc trao huy chương và bằng chứng nhận.

Trong khi đó, bạn bè của ông Lưu HIểu Ba, những nhà tranh đấu dân chủ và nhân quyền Trung Quốc nêu sáng kiến, yêu cầu Ủy ban cho đặt một cái ghế trống trên bục.

Copyright © 2010 Radio Free Asia
http://www.rfavietnam.com/node/327
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Tin Tức Thế Giới
Reply #159 - 10. Dec 2010 , 20:00
 
Dã Man Thay CSTQ:
Giải Nobel Hòa bình được đặt lên một ghế trống        






...


Giấy chứng nhận lãnh giải Nobel Hòa bình năm nay đã được nhẹ nhàng đặt lên chiếc ghế trống của ông Lưu Hiểu Ba trong buổi lễ trao giải hôm thứ Sáu.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc mạnh mẽ phê phán buổi lễ tổ chức tại thủ đô của Na Uy, gọi đây chẳng khác nào một “màn kịch chính trị” dựa trên “những lời dối trá”.

Bắc Kinh chận mọi thông tin tường thuật buổi lễ.

Bất chấp sự giận dữ này, quan khách đến từ khắp thế giới đứng dậy vỗ tay khi ông Thorbjoern Jagland, Chủ tịch Ủy ban Nobel, ca ngợi quyết tâm của ông Lưu Hiểu Ba trong vấn đề nhân quyền, dân chủ và hòa bình.

Ông Jagland tỏ ý tiếc khi ông Lưu không có mặt để nhận giải thưởng, cho rằng “chính vì có sự kiện này nên giải thưởng là cần thiết và thích đáng.”

Ông Lưu không đến được vì còn ngồi tù về tội lật đổ chế độ và cả vợ ông cũng bị quản thúc, không được thay mặt ông đến nhận.


Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Tin Tức Thế Giới
Reply #160 - 10. Dec 2010 , 20:16
 

Tin thế giới: Liu Xiaobo, Julian, Và Ước Vọng Dân Chủ

 



Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
nguyen_toan
Gold Member
*****
Offline


I love YaBB 1G - SP1!

Posts: 4033
Re: Tin Tức Thế Giới
Reply #161 - 16. Dec 2010 , 14:46
 
Nhân vật  năm 2010




- Ngày 15/12, sáng lập viên kiêm giám đốc điều hành mạng xã hội Facebook, Mark Zuckerberg, đã được tạp chí Time trao tặng danh hiệu “Nhân vật của năm”.
Ở tuổi 26, Zuckerberg đã tự mình trở thành một trong những tỉ phú trẻ nhất thế giới. Anh cũng là một trong những con người có trái tim nhân ái nhất khi cam kết sẽ quyên nửa khối tài sản trị giá gần 7 tỉ USD cho từ thiện. Năm ngoái danh hiệu của Time đã được trao cho Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Ben Bernanke. Năm nay, độc giả Time đã lựa chọn Julian Assange, sáng lập viên WikiLeaks làm người đoạt giải nhưng sự lựa chọn này đã không trùng với lựa chọn của các biên tập viên tờ Time.
Back to top
 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Tin Tức Thế Giới
Reply #162 - 20. Jan 2011 , 00:18
 

Thêm một nhà độc tài bị nhân dân lật đổ




Tú Anh

  RFI



...

Tổng thống Tunisia Ben Ali


Lịch sử vừa sang trang tại Bắc Phi với cuộc cách mạng «hoa lài», đóa hoa biểu tượng của Tunisia. Chỉ sau một tháng biểu tình đòi công ăn việc làm và phản đối đời sống đắt đỏ, phong trào xã hội tại Tunisia đã nhanh chóng biến thành phản kháng chính trị buộc Tổng thống Ben Ali và gia đình phải chạy trốn. Tình trạng tham ô gây phẩn nộ trong mọi tầng lớp dân chúng khiến cho ngay quân đội, thành trì bảo vệ chế độ, đã bỏ rơi nhà độc tài vào giờ phút gay go nhất.

Sau năm lần «đắc cử và tái đắc cử» với những tỷ lệ phiếu từ 90% đến 99%, Tổng thống Zine el-Abidine ben Ali, 74 tuổi đã cùng vợ con chạy sang Ảrập Xêút lưu vong sau khi bị Pháp, Ý và Qatar từ chối nhập cảnh.

Vì những nguyên nhân nào mà một nhà độc tài nắm hết quyền lực chính trị, kinh tế suốt 23 năm và có một lực lượng an ninh, quân đội hùng hậu trong tay lại một sớm một chiều đầu hàng trước một làn sóng [b]thanh niên không vũ khí ?


Từ phản ứng bộc phát đầu tiên tỏ tình liên đới với một thanh niên có học thức nhưng phải đi bán hàng rong bị cảnh sát hà hiếp đến tẩm xăng tự tử hôm 17/12/2011 ở một tỉnh xa xôi , phong trào tranh đấu của giới trẻ Tunisia lan khắp nước. Chính quyền huy động cảnh sát chống bạo động đàn áp bằng lựu đạn cay và đạn thật làm chết 66 người, nhưng phong trào biểu tình không suy giảm và lan đến tận thủ đô chỉ trong vòng không đầy một tháng.

Trong những ngày cuối cùng, nhà độc tài phải ba lần lên truyền hình hứa hẹn trấn an. Nhưng dù hứa hẹn tái lập tự do báo chí, bãi bỏ kiểm duyệt internet, và cách chức một số nhân vật thân cận, các «động thái giờ chót» này chỉ làm cho người dân Tunisia cảm thấy hết sợ hải và càng tin tưởng hơn vào chiến thắng tất yếu của xu thế dân chủ.

Thanh niên chống đối, doanh nhân bất bình, quân đội bỏ rơi

Theo giới phân tích thì đằng sau lớp sơn vững chắc bên ngoài, chế độ của Ben Ali đã mục rữa từ bên trong. Người dân Tunisia có học vấn cao, nhưng đa số lại bị đặt bên lề xã hội. Họ không chấp nhận bị một gia đình thiếu học thức và tham ô lãnh đạo.

Theo báo cánh tả Libération của Pháp, bản thân tổng thống Ben Ali là một tay võ biền, tiến thân bằng vũ khí như Saddam Husein của Irak hay Boumediene của Algérie. Sau khi Tunisia độc lập, ông hoạt động trong ngành tình báo và chức vụ này cho ông điều kiện thuận lợi để lật đổ lãnh đạo đầu tiên là ông Bourguiba.

Đối lập cho biết thêm bà vợ thứ hai của ông là một thợ hớt tóc, nhưng nhờ vào quyền lực, hai người đã xây dựng một đế chế kinh tài. Từ hãng hàng không quốc gia đến khách sạng sang trọng , từ xăng dầu đến xe taxi và công ty khai thác thủy sản, từ hũ sửa chua của người lớn cho đến hộp sữa của trẻ con đều có bàn tay chia phần của gia đình nhà lãnh đạo hoặc của vợ ông.

Gia đình này bị dư luận nói lén là «kẻ cắp và vô văn hóa». Cho đến hôm qua ai cũng phải nói lén, vì tất cả dân chúng đều bị theo dõi chặt chẽ. Bộ nội vụ có trong tay 100 ngàn cảnh sát. Trong bình mỗi 100 thường dân thì có một cảnh sát đứng sau lưng..

Mọi đòi hỏi dân chủ và tự do đều bị chính quyền từ khước với lý do là “dân trí không cao”.

Nhà nước mafia và cách mạng hoa lài

Mặc dù có tin đồn là ông bị ung thư tuyến tiền liệt, nhưng Ben Ali sửa đổi Hiến pháp để có thể ra tranh cử cho đến mãn đời như Hugo Chavez của Venezuela. Tuy nhiên lòng tham không đáy của bà vợ thứ hai Leila Trabelsi và các người con rễ đã làm cho người dân bình thường và thành phần doanh nhân cũng ngán ngẫm. Trong các bức điện ngoại giao mà Wikileaks tiết lộ, giới ngoại giao Mỹ tại Tunis gọi Tunisia “gần như”là một “nhà nước xã hội đen”.

Do tình trạng thối nát này mà quân đội đã bỏ rơi Tổng thống Ben Ali vào giờ phút nguy ngập. Binh sĩ không nổ súng vào người biểu tình[/b], mà còn tỏ cử chỉ liên đới. Hình ảnh một thanh niên và một binh sĩ ôm nhau hay cảnh một sĩ quan nghiêm chào băng ca đưa xác một nạn nhân bị cảnh sát bắn chết lan truyền trên các mạng thông tin điện tử đã đánh hồi chuông báo tử chế độ.

Sau 28 ngày bị đàn áp đẩm máu với 66 người hy sinh, phong trào tranh đấu mà người dân Tunisia gọi là “cách mạng hoa lài” đã lật qua một trang sử độc tài như đã từng xảy ra tại Rumani, Indonesia, Nam Tư cũ, Kirghizstan… và theo nhiều nhà phân tích sẽ không dừng lại ở đây.
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
thubeo
Gold Member
*****
Offline


thuxưa

Posts: 3951
Gender: female
Re: Tin Tức Thế Giới
Reply #163 - 03. Feb 2011 , 07:45
 
BREAKING NEWS !!!


Ngọn lửa "MOHAMED BOUAZIZI" đang lan sang Trung Đông làm cho chính phủ độc tài
MUBARAK sụp đổ và MUBARAK sắp lên phi cơ BOEING 787 Made in USA "tẩu thoát" sang
Arab Saudi.

Vì cuộc cách mạng "Dạ Dầy" có thể lan sang khắp nơi trên thế giới bất cứ nơi kể
cả vùng Đông Nam Á.Bởi vậy cs VN lo sợ hoảng hốt "ngọn lửa MOHAMED BOUAZIZI" có thể lan sang VN vào dịp Tết âm lịch nên đã mang về thành phố Sài Gòn từ 3 đến 4 Sư Đoàn (khoảng 60,000---80,000 binh lính) trang bị nhiều loại vũ khí mới mua
của Nga.Hiện nay số binh lính này đang trên đường di chuyển về ngoại ô thành phố Sài Gòn(Theo nguồn tin thân cận của đường dây riêng tại quốc nội con gái của
một tên tướng cs VN cho biết).

Việc di chuyển gấp số binh lính trên về ngoại ô Sài Gòn cho thấy rằng chuyện gì
cũng có thể xảy ra trong dịp Tết hay trong tương lai.Do vậy,nếu ai có thân nhân
về VN đón xuân nên liên lạc đề phòng trong những trường hợp bất trắc có thể xảy
ra và thông tin cho thân nhân biết tìm đường sang CAMBODIA để có thể đáp phi cơ bay về Hoa Kỳ bình an.

Trân trọng xin thông báo.

Nam Cali
Back to top
 

...
HOÀNG SA -TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
Tin Tức Thế Giới
Reply #164 - 06. Feb 2011 , 12:42
 
Trung Quốc đã "xâm chiếm" châu Âu như thế nào ?



                        
          
...
Một nhân viên của Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) trong ngày khai trương trụ sở ngân hàng này tại Brussels, 20/1/11.
Reuters

Thụy My
                  Trong bài « Trung Quốc đã lại là trung tâm của thế giới », L'Express trích đăng một đoạn trong cuốn sách mới nhất của nhà báo Erik Izraelewicz mang tên « Sự ngạo mạn Trung Quốc ».  Tác giả nhận định, sự tăng trưởng mạnh mẽ của cường quốc kinh tế đứng  thứ nhì thế giới đã làm cho Bắc Kinh mất đi sự khiêm tốn cần thiết, và  cảnh báo: «Trong lịch sử, các cường quốc mới hiếm khi áp đặt sự thống trị của mình bằng phương thức hòa bình».
                                      Trung Quốc đã xâm chiếm châu Âu như thế nào ? Đó là tựa lớn  trên trang nhẩt báo L’Express tuần này. Nổi bật trên nền bìa là hai màu  cờ đỏ của Trung Quốc và màu xanh của Liên Hiệp Châu Âu và khuôn mặt tươi  cười của ông Hồ Cẩm Đào.
Ở các trang trong, hồ sơ dài 12 trang của tuần báo đã điểm qua của  tấn công của Bắc Kinh vào nền kinh tế các nước châu Âu như Hy Lạp, Bồ  Đào Nha, Tây Ban Nha. Trung Quốc đã cứu viện các nước yếu kém trong liên  minh tiền tệ châu Âu, nhưng đổi lại là những lợi ích về kinh tế và  chính trị. Như vậy là sau châu Phi, Bắc Kinh đã « tiến quân » vào  châu Âu, đôi khi gây ra các phản ứng thù địch như tại cảng Pirée của Hy  Lạp, được xem là cửa khẩu để người Trung Quốc đặt chân vào châu Âu.
Người ta ước lượng hiện Trung Quốc đang nắm giữ đến 630 tỉ euro trái phiếu châu Âu. Tờ báo gọi đây là «chiến lược màng nhện »,  khi chỉ trong vài tháng, Bắc Kinh đã nhân rộng việc mua lại nợ quốc  gia, và đầu tư vào các cơ sở hạ tầng mang tính chiến lược như cầu cảng,  xa lộ, nhà máy lọc hóa dầu… Có thể kể sơ qua : tại Ailen, Trung Quốc  đang làm chủ dự án xây dựng một phức hợp công nghiệp. Tại Pháp, đó là  một khu kinh tế Pháp – Trung đặt tại một căn cứ không quân cũ của NATO.  Tập đoàn PetroChina cũng mua lại phần hùn trong ngành lọc dầu của Pháp,  và tham gia vào nhà máy lọc dầu Grangemouth của Anh.
Trên lãnh vực giao thông, một tập đoàn Trung Quốc sẽ tham gia dự án  thực hiện gần 50 cây số xa lộ nối liền thủ đô Berlin của Đức với Vacxava  của Ba Lan, từ nay đến năm 2012. Tập đoàn hàng hải Cosco của Trung Quốc  được nhượng quyền khai thác hai cảng hàng hóa ở Pirée, Hy Lạp trong  vòng 35 năm, và quản lý cảng biển lớn nhất của thành phố Naples, Ý. Cũng  tại Ý, một tập đoàn Trung Quốc khác đang là ứng viên muốn mua lại một  sân bay có thể tiếp nhận các máy bay vận tải.
Các ông chủ Trung Quốc còn có mặt trên hầu hết các lãnh vực kinh  doanh khác như thời trang, xe hơi, điện tử, viễn thông, dược phẩm, ngân  hàng…mà tờ báo ví von là « ngọn gió phương Đông ». Trong vòng  sáu năm qua, lượng đầu tư của các tập đoàn Trung Quốc vào cựu lục địa đã  nhân lên gấp ba lần, nhắm vào các thương hiệu nổi tiếng, và cuộc chinh  phục từ phương Đông  vào châu Âu chỉ mới bắt đầu mà thôi.
Trả lời phỏng vấn của L’Express, ông Pierre Lellouche, Quốc vụ khanh  đặc trách ngoại thương của Pháp đã nhìn nhận là có một nguy cơ chính trị  tiềm ẩn. Do nhập siêu từ Trung Quốc, các nước châu Âu sẽ phải ngần ngại  khi muốn áp dụng các biện pháp trả đũa đối với ông chủ nợ Bắc Kinh.  Hiện nay tương quan đôi bên là bất bình đẳng, vì Bắc Kinh dành mọi ưu  tiên cho các doanh nghiệp trong nước trong khi châu Âu tôn trọng nguyên  tắc tự do cạnh tranh. Chẳng hạn như xa lộ ở Ba Lan đã nói ở trên, sử  dụng nguồn tài chính của Liên Hiệp Châu Âu, lại được giao cho một doanh  nghiệp Trung Quốc thực hiện.

Sự ngạo mạn của Trung Quốc khi lại là trung tâm thế giới

Trong bài « Trung Quốc đã lại là trung tâm của thế giới », tờ báo trích đăng một đoạn trong cuốn sách mới nhất của nhà báo Erik Izraelewicz mang tên « Sự ngạo mạn Trung Quốc ».  Tác giả nhận định, sự tăng trưởng mạnh mẽ của cường quốc kinh tế đứng  thứ nhì thế giới đã làm cho Bắc Kinh mất đi sự khiêm tốn cần thiết, cho  dù cũng biết rằng kiêu căng nhiều khi không có lợi. Bài viết cảnh giác : « Trong lịch sử, các cường quốc đô hộ mới hiếm khi áp đặt quyền thống trị của mình bằng phương thức hòa bình ».
Tác giả nhắc lại, nếu mới đây phương Tây còn tự nhủ một cách hạ cố  là, Trung Quốc chỉ là « công xưởng của thế giới », thì nay, với cuộc  khủng hoảng tài chính, Bắc Kinh đã trở thành ngân hàng và phòng thí  nghiệm của các nước phát triển, và mai đây là các đơn vị chuẩn hóa, là  nơi sáng tạo. Trung Quốc sẽ lại trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu  thế giới. Càng tiến tới, Bắc Kinh lại càng mau quên những gì đã giúp  mình tiến bộ, đó là tinh thần khiêm tốn lắng nghe, học hỏi từ những  người đi trước. Cho dù hiện nay tốc độ tăng trưởng có chậm lại đôi chút,  nhưng ít nhất trong vòng 10 năm tới vẫn tăng tốc mạnh mẽ, và đội ngũ  lãnh đạo mới, tân tiến hơn và tự tin hơn, sẽ quyết tâm đưa Trung Quốc  qua mặt Hoa Kỳ. Viễn tượng này được nhiều chuyên gia phương Tây dự báo  vào khoảng năm 2019 đến 2030, tức là khoảng hai chục năm nữa. Cho dù  khẳng định là sẽ « trỗi dậy một cách hòa bình », nhưng Bắc Kinh thừa biết là lịch sử thường cho thấy ngược lại.
Theo tác giả, thì cho dù hai động lực chính là dân số và xuất khẩu  đang bắt đầu đi xuống, thêm vào đó là các cuộc đình công, nổi dậy hay  bão cát…Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục đà tăng trưởng. Hai động lực mới là  tính sáng tạo và tiêu dùng nội địa sẽ gặp ít nhiều khó khăn. Nó đòi hỏi  một sự thay đổi sâu sắc. Để chuyển đổi từ sản phẩm giá rẻ đến kỹ thuật  cao, từ chính sách tất cả cho xuất khẩu sang dựa vào sức mạnh tự thân,  từ sao chép sang sáng tạo, công nghiệp sang dịch vụ, từ chú trọng số  lượng sang chất lượng, để chính thức bước vào hàng ngũ các quốc gia phát  triển, Trung Quốc cần có một « cuộc cách mạng xã hội ». Một Nhà nước  pháp trị sẽ phải thay chân cho Nhà nước Đảng trị, và của cải xã hội sẽ  phải được phân bố công bằng hơn, với chính sách an sinh xã hội thực sự.  Nếu sức mạnh của Trung Quốc trước đây dựa vào lương và giá thành thấp,  thì nay đó là tầm vóc khổng lồ của thị trường nội địa, và Bắc Kinh đang  muốn « bán » với cái giá càng đắt càng tốt.
Tác giả cho rằng, tuy vậy, phương Tây vẫn còn thời gian, để đấu tranh  bảo vệ lợi ích của mình bằng mọi giá. Đúng là Trung Quốc đã lại trở  thành trung tâm của thế giới, nhưng bằng chính lịch sử của mình, Bắc  Kinh cũng hiểu rằng số lượng chưa hẳn đã làm nên sức mạnh, và qua lịch  sử của các đế quốc khác, rằng, sự ngạo mạn có thể là các cố vấn rất tồi…

Trung Quốc và tham vọng tàu cao tốc

Cũng liên quan đến Trung Quốc, Le Monde Magazine có bài phóng sự mang  tựa đề « Trung Quốc thực hiện cuộc cách mạng đường sắt ». Thông tín  viên của tờ báo viết về việc Bắc Kinh đang xây dựng mạng lưới tàu cao  tốc lớn nhất thế giới.
Bài báo cho biết, đây là dự án mạng lưới tàu cao tốc tham vọng nhất  từ trước đến nay. Mười ba ngàn cây số đường tàu cao tốc sẽ được xây  dựng, nằm trong kế hoạch tái thúc đẩy nền kinh tế lên đến 4.000 tỉ nhân  dân tệ, tương đương 450 tỉ euro. Một phần ba ngân sách của kể hoạch này  được dành cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, và ngành hỏa xa được ưu  tiên hàng đầu.
Chỉ riêng tuyến Bắc Kinh – Thượng Hải sẽ khánh thành từ tháng 6 năm  nay, đã huy động đến 135 ngàn công nhân, tốn kém 220 triệu nhân dân tệ,  tương đương 24 tỉ euro. Tàu cao tốc chỉ mất 4 giờ để vượt 1.300 km.  Người Trung Quốc tự hào hầu hết đều made in China.
Tác giả mô tả Trung Quốc như là « một quốc gia với hai vận tốc khác  nhau ». Nếu các hành khách doanh nhân thích thú với những đoàn tàu cao  tốc hiện đại, những nhà ga hoành tráng mới toanh, những nhân viên phục  vụ ăn mặc đẹp như tiếp viên hàng không, thì còn có một Trung Quốc khác  mà hàng triệu người lao động nhập cư phải chen chúc trên những con tàu  cũ kỹ, mất hàng chục tiếng đồng hồ để về quê ăn Tết.
Bài báo cũng trích lời một người có trách nhiệm cho biết, với công  suất lắp ráp của nhà máy đặt tại Thanh Đảo hiện nay, mỗi ngày có thể  xuất xưởng đến 4 tàu hoàn chỉnh, và nhận định, Trung Quốc đang có tham  vọng xuất khẩu tàu cao tốc ra nước ngoài. California là một tiềm năng,  và từ mùa đông này một tuyến đường nối Vân Nam với Miến Điện sẽ bắt đầu  được xây dựng. Người Trung Quốc cũng đang mơ đến một tuyến đường cao tốc  nối Bắc Kinh với Luân Đôn.

Các vụ bệnh nhân hành hung bác sĩ ngày càng nhiều tại Trung Quốc

Trên lãnh vực xã hội, tờ Le Courrier International trích dịch bài báo  « Bác sĩ, một nghề nghiệp đầy rủi ro », từ tờ Nam phương Đô thị báo ở  Quảng Đông, cho biết các trường hợp hành hung y bác sĩ trong bệnh viện ở  Trung Quốc ngày càng nhiều cho đến nỗi các nhân viên y tế phải lo giữ  an ninh cho chính mình hơn là sức khỏe của bệnh nhân.
Theo tờ báo, ngày càng có nhiều bệnh nhân phàn nàn về chi phí chữa  bệnh tăng cao, do các bác sĩ lạm dụng việc xét nghiệm và cho toa các  loại thuốc giá cao, trong khi chất lượng điều trị thì thấp. Nhiều bệnh  nhân hoặc thân nhân đã phản ứng lại bằng cách xô xát, hành hung các y  bác sĩ. Có đến 78% số người trả lời một cuộc thăm dò cho rằng  nguyên  nhân là do ngân sách dành cho các bệnh viện bị cắt giảm nên nhân viên y  tế phải « tự cứu » mình, và tờ báo cho là cần phải cải cách cho được
hệ thống y tế Trung Quốc.

Thế giới Ả Rập trước các cuộc cách mạng Ai Cập và Tunisia

Các cuộc cách mạng tại Tunisia và Ai Cập hiện đang làm chao đảo thế  giới Ả Rập tiếp tục là đề tài chính trên nhiều tuần báo Pháp. Le  Courrier International vẽ nên một « Ai Cập, chân dung một dân tộc phẫn nộ »,  với hình ảnh những người biểu tình trước hàng rào khiên và dùi cui của  cảnh sát. Tờ báo trích dịch những bài phân tích và phóng sự của các  blogger người Ai Cập, về niềm tự hào và nỗi âu lo của những người xuống  đường, thuật lại các tình tiết của cuộc nổi dậy.
Le Nouvel Observateur lướt qua « Từ Tunisia đến Cairo : Khi thế giới Ả Rập tỉnh thức ».  Trong bài xã luận, tờ báo nhận định, chưa bao giờ có đông đảo thanh  niên Ả Rập lao vào một phong trào không phải là chống lại phương Tây,  cũng không phải chống Do Thái như thế. Phóng sự ảnh của Le Monde  Magazine tô đậm hình ảnh của giới trẻ Ai Cập, họ chính là động lực của  cuộc nổi dậy, trên đường phố cũng như trên internet.
Hồ sơ của Le Point điểm qua tình hình « Ai Cập, Tunisia, Algérie…Bóng ma Hồi giáo », nêu lên nỗi âu lo, làn gió tự do liệu có thể bị phe Hồi giáo cực đoan lợi dụng ?
Còn Le Figaro Magazine chú ý đến sự kiện « Ai Cập : Tổ chức Huynh đệ Hồi giáo ra khỏi bóng tối »,  nhận xét rằng, ban đầu còn do dự, nhưng rốt cuộc tổ chức Hồi giáo mạnh  nhất trong thế giới Ả Rập với bốn, năm triệu cảm tình viên, đã tham gia  vào các cuộc biểu tình chống tổng thống Mubarak, với mục tiêu giành  quyền lực. Tuần báo L’Express chú trọng đến vai trò của quân đội. Trong  bài « Ai Cập : Quân đội trước cuộc chiến », tờ báo cho biết,  tuy luôn được đám đông biểu tình chống chính phủ hoan nghênh, nhưng quân  đội vẫn là cột trụ của chế độ ông Mubarak. Tuy cho đến nay vẫn ở trong  hậu trường, nhưng quân đội rồi cũng sẽ phải ra mặt tham gia gỡ rối tình  hình.
______________________
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20110206-trung-quoc-da-xam-chiem-chau-au-nhu-the-n...
Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
Pages: 1 ... 9 10 11 12 13 ... 16
Send Topic In ra