VSN wrote on 30. Nov 2006 , 07:07:Chị ĐĐ,
Theo những gì tôi đã được nghe thì chữ Mệ có hai nghĩa:
- Chữ Mệ dùng như là chữ bà chẳng hạn như ' bánh cuốn mệ Sứt ' hay ' Mệ già ' , etc.
- Chữ Mệ thứ nhì chỉ mấy ông hoàng thân quốc thích. Có nhiều chuyện kể đến cái trò ăn chơi hay cái thói ăn trên ngồi trước của mấy ông thần này trong nhân gian. Sau này người ta hay dùng chữ 'mệ' để nói đến cái tính này. Chẳng hạn ' răng mà mi mệ rứa mi ' , etc.
Chữ Mệ anh T9 đưa ra nằm trong nghĩa thứ hai này.
Có thể tôi không đúng những tôi nghĩ rằng chữ mệ nghĩa thứ hai chỉ dùng cho mấy ông còn mấy bà hoàng phái hình như có một tên khác mà có lẽ tôi quên rồi. Sẽ đi hỏi thăm rồi kể lại cho mọi người nghe chơi.
LVD thế nào cũng chẳng có một cô mang họ Công Tằng Tôn Nữ chứ, xin hú lên một tiếng.

Thân mến,
VSN
Tôi xin đóng góp với 1 đoạn sưu tầm được từ "Đặc Trưng" (
http://dactrung.net/Phorum/printable.aspx?m=219904). Theo đó thì Mệ dùng để chỉ phái nử, còn bây giờ Tự Điển chỉ ghi "Mệ = con trai lẩn con gái" thì có vẻ quá ... ngắn gọn.
*********
Thưa “Mệ”, Bữu Kỉnh
Đó là tên Ba tôi ,Bữu Kỉnh . “Mệ” ,theo giòng họ hoàng tộc triều Nguyễn ,dùng để gọi một cách cung kính các vị Hoàng tữ và Hoàng thân .Trong gia phả dòng họ Nguyễn Phước tộc , thời vua Thiệu Trị , các bà vợ vua dược gọi là Vương Phi vì trào Nguyễn không lập Hoàng hậu .( Có bốn điều ,triều Nguyễn không lập :thứ nhất không lập Hoàng hậu ,thứ nhì không lập Thái tữ ,thứ ba không lập Tể tướng ,thứ tư không lập Trạng nguyên .) Càc Vương phi sanh nhiều công chúa nhưng Hoàng tữ thì hiếm , “yểu tử” rất nhiều . Âm thịnh dưong suy là điều không tốt cho Hoàng tộc nên khi sanh nam , để tránh nói là nam phải dặn mọi người gọi là “mệ”( nữ).
Nên từ đó những vị Hoàng thân ,Hoàng tữ đều được gọi là Mệ . Đến bây giờ được lan rộng trong dân gian ; ở Huế bây giờ ngưòi ta thường dùng chữ “Mệ nội “ như người trong miền nam dùng tiếng “ Bà nội” vậy.
**********
Và đây, 1 đoạn văn khác cũng trích từ Đặc Trưng. Xin giúp vui cùng quý vị:
"Chửi kiểu Huế có cái hay riêng của nó. Trước hết là cái hay của giai điệu. Nghe những câu chửi đại loại như “mả cha mi”, “đồ mi là đồ mi phá, ba mi về là ba mi la”... quả là nghe như hát. Nếu một người ngoại quốc nghe một mệ Huế chửi thì rất có thể nhầm là mệ đang hát một làn điệu dân ca với những nốt nhạc hiện đại đồ rê mi pha son. "
8)