Ai Huu Trung Hoc Le Van Duyet
Trường Trung Học Lê Văn Duyệt - :: Những truyện ngắn của Việt Dương Nhân::  
  Chào Du Khách. Xin Gia nhập hay Ghi Danh
 

...



Nếu có trở ngại kỹ thuật khi ghi danh vào diễn dàn, xin liên lạc ngdangmy@gmail.com


  Kho Hình Trang chánhTrợ giúp Tìm kiếmGia nhậpGhi Danh  
 
Pages: 1 2 
Send Topic In ra
:: Những truyện ngắn của Việt Dương Nhân:: (Read 5446 times)
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: :: Những truyện ngắn ::
Reply #15 - 09. Dec 2007 , 21:16
 
(tiếp theo)

Un squelette d’un milliard de dollars, Terre des éphémères, Philippe Picquier, Paris,1994.

Bản dịch tiếng Anh của Nina McPherson : The Billion Dollar Skeleton,

Bản dịch tiếng Việt của Phan Huy Đường : Bộ xương người trị giá một tỷ đôla



Tỷthanks.gifhú liền triệu tập bộ tham mưu của mình. Ông hạ lệnh đốt hết xương trong nội sáu ngày. Ðại tá tái mặt :

– Làm sao nổi ! Những lò thiêu đã chạy hết ga. Dân chúng đang than phiền mùi hôi và khói. Chúng tôi phải chật vật hết sức mới vỗ yên được phần nào chính quyền.

– Câm đi ! Cái gì mà làm không nổi ? Chúa đã tạo được cả thế giới này trong bảy ngày. Tại sao chúng ta lại không đốt được đống xương kia trong thời gian ấy ? Hãy tăng các đơn vị lên bốn lần, nhân lương bổng lên gấp hai, và tổ chức ngay sản xuất liên tục. Nếu thiếu lò thiêu thì mua gỗ, than, dầu lửa mà đốt. Cần bao nhiêu ngọn lửa nhóm bấy nhiêu. Tôi muốn, bảy ngày nữa, máy bay cất cánh, trải đống tro khốn nạn kia từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mâu. Tuân lệnh !

Bới cả ký ức loài người cũng chưa bao giờ thấy được lửa và khói nhiều đến thế trên một mảnh đất. Một hỏa ngục, lúc nhúc đàn ông, đàn bà, trẻ con nhọ nhem đen ngòm. Người nối người thành xiềng, thành xích, đan chéo nhau, siết chặt những lò thiêu, những cồn lửa trong một cái lưới mênh mông chập chờn. Xương cốt chuyền từ tay này qua tay kia, từ những núi xương tới những miệng lửa hừng hực. Khói ngộp trời, dày đặc, cay, khét. Ngay từ ngày thứ ba, không ai phân biệt được ngày với đêm nữa. Bóng người ngọ nguậy, giần giật trong bóng đêm. Sáu ngày sáu đêm liền, khói đen ập xuống cả tỉnh, nặng như chì, bào mặt, chích mắt, cào cổ họng. Người ta chui vào nhà, chặn cửa ra vào, cửa sổ. Và khấn. Trẻ sơ sinh im thin thít. Trái đất chỉ còn là một lời cầu nguyện mênh mông, đen ngòm, bị lửa thiêu tí tách liên miên.

Ðến chiều thứ sáu, những lò thiêu, những cồn lửa, những lời cầu nguyện dần tắt. Một mặt trời máu phụt đốt bầu trời, rồi bóng đêm tràn ngập mặt đất. Từ phương Ðông một luồng gió ấm dâng lên, nhẹ nhàng lùa tan khói. Vài ngôi sao nhợt nhạt bắt đầu lấp lánh. Ánh trăng lạnh lùng soi sáng cõi vô ngôn.

Chợt có tiếng gà gáy, chó sủa xa xa. Một trẻ thơ mơ khóc. Mặt trời run rẩy, ngượng ngùng, hé mặt vén màn sương. Tiếng máy rù rì đơn điệu nơi chân trời. Đoàn phi cơ hú rách bầu trời, trải sau đuôi những dải tro xám mênh mông. Trận mưa tro tuôn xuống cõi trần. Không mảnh đất nào thoát thân. Không khí đặc sệt. Tro bám vào cây, cành, hoa, trái. Tro len lỏi vào nhà. Tro làm mắt mù, mũi nghẹt. Tro chét bùn đầy cuống họng. Suốt ngày, từ Bắc chí Nam, cả nước quằn quại trong cơn bão lốc màu tro xám, trong tiếng may bay rú. Về chiều, cơn bão lắng đi, rồi đêm lặng lẽ trở lại.

Hôm sau, Tỷthanks.gifhú đến gặp cụ già :

– Ông lão, tôi đã thực hiện điều ông mong muốn. Xin trao lại hài cốt con tôi.

Ông lão dịu dàng nhìn Tỷthanks.gifhú, nhè nhẹ nói :

– Ta cảm ơn người. Hôm nay đồng bào ta mới tìm lại được nấm đất tổ tiên. Nơi an nghỉ của người chết là nơi có người đang xây dựng những nền văn minh. Hãy đón con người về. Nó nằm dưới cái miếu trong vườn của ta.

Tỷthanks.gifhú lao vào trong vườn. Dưới gốc cây đa, có một cái miếu bằng đất nung. Trong miếu, vài thanh nhang đang cháy. Tỷthanks.gifhú sai người làm đào mả. Họ vác xẻng cuốc tiến tới.

Gần ngay đó, một đứa bé, tựa lưng vào một rễ cái của cây đa, lặng lẽ nhìn. Tỷthanks.gifhú bước tới nó, cúi mình đưa cho nó một đôla. Ðứa bé hất tay Tỷthanks.gifhú, nhảy ra xa, chạy nấp sau lưng ông cụ. Nón lá của nó rơi vào huyệt đạo. Tỷthanks.gifhú nhặt chiếc nón lá, bước về phía đứa bé. Ông rùng mình. Sau màn nước mắt, mắt đứa trẻ bừng lửa, xanh biếc căm thù.

Tỷthanks.gifhú nhấm nháp whisky, nhìn cỗ quan tài sang trọng. Hài cốt con ông an nghỉ ở đó. Một lần nữa, ông lại thắng. Ông đã hoàn thành nhiệm vụ của một người cha, ông đã thực hiện nguyện vọng cuối cùng của vợ. Máy bay phản lực của ông đợi ông cả tuần nay. Nhưng ông chưa thể đi được. Ông không thể rời xứ này mà không biết con mình đã chết ra sao. Ông đã sai người phiên dịch điều tra tại làng Nhân ở chân núi Bình.

Người phiên dịch len lỏi như mèo vào văn phòng.

Tỷthanks.gifhú quay chiếc ghế bành lại :

– Thế nào ?

– Tôi đã làm tất cả những gì phải làm. Tốn cả núi của. Người ta đã kể hết.

– Tốt lắm. Anh thuật lại đi.

– Ông nhất định muốn biết mọi chuyện ?

– Ðúng. Tôi muốn biết tất cả.

– Họ đã giết cậu ấy. Cậu đã kịp nhảy dù ra ngoài trước khi máy bay nổ. Cậu bị gãy chân trái. Có lẽ cậu đã bò rất lâu trong rừng. Ông già bắt gặp cậu nằm ngất xỉu trên một bờ suối và tha về nhà. Không ai biết cậu đã sống bao lâu trong nhà ông lão. Một buổi chiều, cậu rời chỗ ẩn, đi ra suối. Một đứa trẻ thấy cậu. Nó báo động cả làng. Người ta tức khắc bắt cậu. Làng ấy đã từng bị dội bom liên miên. Có nhiều người chết, căm thù ngất trời. Dân làng liền thành lập một toà án nhân dân. Họ kết án tử hình cậu và con gái ông lão. Họ bắn cậu tại trận. Cô gái có mang nên được tạm tha. Khi thằng bé ra đời, người ta trao nó cho ông già, và dắt cô đi.

– Cảm ơn anh, anh về đi. Chớ hé một lời nào cho bất cứ ai về chuyện này nhe. Ðó là lệnh của tôi, anh hiểu chứ ?

– Tất nhiên rồi, thưa ông.

Tỷthanks.gifhú nhấm nháp whisky. Ông lặng nhìn cỗ quan tài sang trọng. Hài cốt con ông an nghỉ ở đó. Một nỗi đau dịu dàng tràn ngập lòng ông. Ông ngồi bất động hàng giờ đằng đẵng. Ðột nhiên ông lắc đầu, đứng dậy, kêu người đàn bà phục dịch :

– Em làm ơn giúp anh nhé.

Ông mở quan tài. Họ khiêng xương bỏ vào lò thiêu. Trong khi bộ xương cháy rụi, họ đặt hài cốt người lính vô danh vào trong quan tài.

Ngày hôm sau, Tỷthanks.gifhú lại đến gặp cụ già. Ông ôm trong lòng một hũ tro. Cụ già đang ngồi dưới bóng cây đa. Ðứa bé đứng sau lưng cụ, hai tay gầy còm ôm cổ cụ. Mắt nó xanh, xanh biếc căm thù. Tỷthanks.gifhú thở dài :

– Cụ ơi, xin trả lại cụ nắm tro tàn của con cụ. Ðúng thế, nơi đây mới là ngôi nhà cuối cùng của nó. Xin vĩnh biệt.

– Vĩnh biệt. Chúc người luôn luôn được bình an.

Tỷthanks.gifhú nhìn đứa bé mắt xanh một lần cuối. Ông bước đi, bình thản, vững vàng. Ông cảm thấy bình yên lạ lùng.

Tỷthanks.gifhú mang bộ xương người lính vô danh về Mỹ, an táng nó long trọng bên cạnh mả vợ ông, trong ngôi mộ tổ tiên ông. Ông cưới người đàn bà phục dịch. Họ đã từng hạnh phúc. Họ đã từng có đông con. Trong đám hậu duệ đông đảo của con người ấy, đã từng có nhiều phụ nữ, nhiều đàn ông lừng danh trong văn chương, văn học, được người đời quý trọng, yêu mến. Một trong những người đàn bà ấy đã trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Liên bang Hoa Kỳ.



Tác giả tự dịch, 2003

[1] Nguyên tác : Un squelette d’un milliard de dollars, Terre des éphémères, Philippe Picquier, Paris, 1994. Bản dịch tiếng Anh, Nina McPherson : The Billion Dollar Skeleton, In Story, USA, Autumn 1994 và The Other Side of Heaven, Curbstone Press, USA, 1995.
Back to top
« Last Edit: 09. Dec 2007 , 21:33 by tuyet_ngo »  
 
IP Logged
 
tuyet_ngo
Gold Member
*****
Offline



Posts: 912
Re: :: Những truyện ngắn ::
Reply #16 - 09. Dec 2007 , 21:50
 
Quote:
Tỷthanks.gifhú nhìn đứa bé mắt xanh một lần cuối. Ông bước đi, bình thản, vững vàng. Ông cảm thấy bình yên lạ lùng.......
Một trong những người đàn bà ấy đã trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Liên bang Hoa Kỳ.



MỌI NGƯỜI ƠI! NGƯỜI ĐÀN BÀ ẤY LÀ  AI DZẠY CÀ!!! SAO ÔNG NÀY BỎ CẢ TỈ ĐỂ TÌM BỘ XƯƠNG CỦA CON TRAI MÀ LƯƠNG TÂM CỦA ỔNG HÔNG CẮN RÁCH ÁO KHI NHÌN ĐÚA BÉ MẮT XANH BIẾC CHÁU NỘI CỦA MÌNH LẠI "BƯỚC ĐI  BÌNH THẢN" CÒN  "CẢM THẤY BÌNH YÊN LẠ LÙNG"  CHỨ !!!
Back to top
« Last Edit: 09. Dec 2007 , 22:02 by tuyet_ngo »  
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
:: Những truyện ngắn ::
Reply #17 - 28. Feb 2008 , 14:53
 
Những Người Lính Cũ

Trần Mộng Tú
Monday, February 25, 2008

...



Hai người phụ nữ chở nhau trên chiếc xe gắn máy đi vào thành nội Huế, dưới cơn mưa đầu tháng 11. Nước ngập ngang xe, người chở xe là một ma sơ trẻ, quay đầu lại nói với người ngồi phía sau:- Cô à, mình xuống dắt xe đi bộ, kẻo nước vô trong máy xe, tắt máy bây giờ thì khổ lắm.Cả hai xuống xe, trời tối, mưa trên đầu, nước lụt ngang bắp chân, hai người đàn bà vừa đi vừa tìm số nhà. Ma sơ, người địa phương, còn trẻ lắm, và tôi đến (hay về) từ một nơi bên kia địa cầu. Ma sơ chắc đã quen với mưa lũ, và đường phố nên đi nhanh hơn trong khi tôi vừa lạnh vừa dò dẫm trong nước, bước hụt vào một cái ổ gà hay vấp vào vỉa hè, chao đi xuýt ngã mấy lần. Cuối cùng chúng tôi cũng tìm được số nhà muốn tìm. Có người đàn bà đang tát nước ra ngoài lối đi. Tôi hỏi bà:- Thưa có phải nhà của ông Hồng không ạ?- Dạ phải, mời bà vào.Bà mở cổng, chúng tôi vào một lối đi dài, bên phải là mặt chính của nhà, bên trái có năm ba bụi cây cao thấp, trời tối quá không nhìn rõ những chiếc lá, bóng tối làm bụi cây trông như những cái dù to màu đen. Bà chủ nhà như được báo trước sẽ có khách, mời khách đi thẳng vào cuối nhà, chỉ tay lên chiếc gác lửng:- Em tôi ở trên đó, bà cứ leo lên.Bà nói xong đi ra, tiếp tục cúi xuống tát nước từ trong nhà ra ngoài đường. Ma sơ ở bên ngoài trông xe, tôi đứng tần ngần nhìn chiếc cầu thang, rồi rụt rè leo lên những bực gỗ nhỏ. Một người đàn ông đang ngồi trên đó đón tôi bằng khuôn mặt rạng rỡ:- Em có nhận được phôn từ hai hôm nay ở Sài Gòn, nói là sẽ có người ở bên đó đến thăm (Anh dùng chữ bên đó để chỉ người ở nước ngoài về).Tôi xin lỗi đến trễ một hôm, tôi đã lỡ chuyến máy bay Sài Gòn-Huế hôm trước vì phi trường Phú Bài ngập nước, máy bay không hạ cánh được và chúng tôi mới đến chiều nay. Sau khi lấy phòng ở khách sạn tôi đã may mắn nhờ ngay được một ma sơ còn trẻ, nhanh nhẹn tìm nhà hộ, nếu không thì chắc sáng mai mới tới được.Tôi ngồi xuống sàn gác đối diện với anh, hai chân tôi vướng víu vì dài quá và ống quần bị ướt sũng. Trước mặt tôi là người đàn ông trung niên, khỏe mạnh, tươi tỉnh, cụt cả hai chân sát đến thân, ngồi giữa những đồ dùng cá nhân của anh, tôi không nhìn kỹ và nhớ anh có những gì chung quanh, hình như có mấy cuốn sổ lớn nhỏ, cái bình thủy, bình trà, cái radio, quần áo, chăn gối và cái điện thoại cầm tay. Thế giới của anh thu gọn trên gian gác khoảng ba thước vuông. Người lính Thủy Quân Lục Chiến này, không may mắn bị thương tháng 1 năm 1975. Vì mất cả hai chân nên anh không "được" đi cải tạo, vì không được đi cải tạo nên anh không vào được danh sách H.O. Tôi hỏi thăm gia cảnh, được biết anh ở đây với gia đình người chị, anh bị thương khi còn trẻ quá chưa có cơ hội lập gia đình. Anh cho tôi một danh sách của những người bạn cùng hoàn cảnh như anh, so với danh sách tôi nhận được ở Sài Gòn thì có một vài tên khác nhau. Anh nói, phải cẩn thận vì có thể họ không phải là những người thương phế binh thật. Tôi nói, không sao cả miễn là những người này cần được giúp đỡ. Tôi chia tay anh, hẹn trưa ngày mai sẽ gặp mặt mọi người. Anh cầm điện thoại, mở sổ, liên lạc ngay với các bạn, giọng anh dồn dập, gọi từng người:- Trưa mai, 1 giờ nghe, đến nhận quà, có người bên đó qua thăm.Tôi và ma sơ lội nước về khách sạn. Tin tức khí tượng cho biết cơn lũ vẫn tiếp tục dâng. Lũ năm nay là lũ ngâm, có nghĩa là hết cơn nọ, tiếp cơn kia, nên nước không rút kịp, cứ giữ hoài một mực ở những nơi trũng và ở sông Hương. Nước sông Hương đục ngầu vì pha đất bùn. Cả thành phố Huế gầy gò, run rẩy trong mưa lũ, tôi đi ngủ thấy mình bồng bềnh trong câu hát Quê hương em nghèo lắm ai ơi! Mùa Ðông thiếu áo, Hè thời thiếu ăn. Trời hành, Trời làm cơn lụt mỗi năm...Cả đêm trời mưa, đến sáng đổ xuống một cơn mưa lớn, nước trôi phăng phăng trên đường Ðống Ða, trước cửa khách sạn. Tôi mặc áo dài, trùm áo mưa, bối rối lội nước đi lễ ở nhà thờ Dòng Thánh Tâm trên đường Phan Ðình Phùng, đi trong nước và gió, tưởng như sắp bị cuốn xuống con nước sông Hương đã dâng mấp mé mặt đường. Nhưng may quá, đến trưa mưa tạnh, nước rút bớt ở một vài con phố. Tôi nhờ ma sơ chở lại căn nhà hôm qua.Ðến nơi tôi thấy ở gian trước, đã có năm bảy người đàn ông đang ngồi chung quanh chiếc bàn nhỏ chờ tôi tới. Mới thoáng nhìn tất cả mọi người, tôi biết ngay là họ phải có thân nhân chở tới chứ không thể tự di chuyển được. Thấy tôi đến họ bối rối không biết mời tôi ngồi đâu, tôi đề nghị ngồi cả xuống sàn nhà cho rộng, tôi bỏ giày vào ngồi chung với họ. Ngồi trước mặt họ, tôi thấy có điều gì không ổn, hình như đối với những người đang quây quần nơi này, tôi là người dị tật. Tôi dư hai cái chân. Tôi lúng túng không biết để hai cái chân thừa này vào đâu. Bảy người bạn này, không ai có chân cả, có người lại mất thêm một cánh tay, có một người mù. Chúng tôi nói chuyện với nhau.Tôi hỏi han từng người. Các anh cho biết, phần đông bị thương ở Mùa Hè Ðỏ Lửa (1972), có người bị thương ngay đầu năm 1975, lúc đó đang nằm ở Quân Y Viện bị đuổi ra đường. Tôi ngập ngừng hỏi:- Làm sao mà các anh sống còn cho đến bây giờ, nhất là trong thời gian những năm ngay sau ngày 30 tháng 4.Các anh cười (đặc biệt lúc nào họ cũng có nụ cười trên miệng).- Khổ lắm chị ơi! Nhưng chúng em nhất định sống, người thì nương vào vợ con, người thì nương vào cha mẹ, anh chị. Thế rồi chúng em cũng qua được hết. Vài năm mới đây, các anh em ở Saigon nhận được quà của các anh chị bên đó gửi về trước, rồi đến chúng em ở Huế. Mỗi lần lễ Tết chúng em có quà cũng có bữa tiệc nhậu nhẹt với nhau, vui lắm, nhưng vẫn phải giữ gìn, kín đáo.Anh cụt một tay, đưa mẫu tay cụt gần đến khuỷu ra khoe với tôi.- Em không có hai chân, cụt một tay em vẫn làm thợ lò rèn được, em cuốn dây thép ngay vào chỗ này, để cái phần thép dư ra trên cái đe, tay còn lại em cầm búa đập cho dẹp ra. Cũng kiếm được hai chén cơm một ngày.Tôi không nói được câu nào, nhìn xuống phần quắt queo của cái tay gẫy, tưởng tượng ra sợi thép to bản quấn nghiến vào đó, ngậm ngùi, thán phục.Ðang nói chuyện thì có một anh đi xe lăn đến, anh bị liệt từ lưng trở xuống. Anh không xuống xe, anh ngồi yên trước cửa nhà. Cũng không thấy ai có ý đỡ anh xuống đất ngồi. Anh nói ít, nét mặt buồn buồn, những người bạn khác cho biết. Anh phải nhờ giúp đỡ hoàn toàn về lên, xuống xe, làm vệ sinh, vì anh không thể nào tự đứng lên trên hai chân được. Tụi em tuy cụt cả hai chân, nhưng lê trên hai mông và khỏe hơn anh, nên tự túc vệ sinh cá nhân được.Tôi ngồi ngắm họ, tám người đàn ông này, vào năm 1975 họ còn trẻ lắm (Người lớn tuổi nhất sinh năm 1939, người trẻ nhất sinh 1954) họ mất cả hai chân, có anh còn mất thêm một cánh tay, có anh vừa không chân vừa mù. Làm sao mà họ sống còn được với cơn lốc hậu chiến! Ngay cả người lính còn đủ mắt, mũi, chân tay đã điêu đứng lắm rồi! Vậy mà sau bao nhiêu khổ nhục họ vẫn tìm đến nhau, dựa lưng vào nhau để tồn tại.Ðây là những câu thơ họ viết cho nhau đọc:Tháng Tư gẫy súng hao gầyVòng tay khói thuốc tháng ngày hư hao(Hồng Trần)Cũng đôi lần đi qua đường cũNúi rừng xưa loang lỗ chừ đã xanh câyRừng xanh lá còn đời tôi héo úaCũng đôi lần đi qua thành phố cũVết chiến tranh chừ đã tân trangPhố vươn mình thay da đổi thịtRiêng đời tôi cứ mãi cơ hàn(Nguyễn Nghệ)Tôi thương cảm và kính phục họ, trong hoàn cảnh khốn cùng nhất, bằng cách nào đó, họ vẫn đứng vững (không cần chân) và duy trì được tinh thần đồng đội, thái độ bất khuất của những người lính.Tôi tặng mỗi người một phong bì, một phần thuốc bổ. Khi tôi trao vào tay từng người món quà nhỏ đó lòng tôi thật rưng rưng, nước mắt ứa ra (mặc dù tôi cố cầm lòng).Tôi không biết mình muốn nói lời gì để cảm ơn những người lính này? Họ là dấu tích, là niềm tự cao của một thời hòa bình bên này; hay là huy chương, là tinh thần anh dũng của một thời chiến tranh bên kia. Người Việt Nam đứng ở hai bên vĩ tuyến 17, xác định bên này, bên kia theo tiêu chuẩn nào?Tôi trao đổi địa chỉ với những người bạn mới này, xin số phôn liên lạc và danh sách của những anh em ở Quảng Trị. Khi ra về, tôi hứa sẽ không quên họ (?).Sáng hôm sau trời vẫn còn mưa tầm tã, tôi liên lạc, hẹn gặp được với anh Sự ở Quảng Trị và thuê xe đi La Vang, Quảng Trị. Trên đường từ Huế ra La Vang nước sông dâng cao, có chỗ mấp mé mặt đường, có chỗ ngập tràn tóe nước trên bánh xe chạy. Nhà cửa ruộng vườn hai bên ở thụt xuống nên nước ngập cao cả thước, thỉnh thoảng có một chiếc thuyền chở mấy đứa nhỏ từ trong nhà lên mặt đường, chúng ướt như mấy con thỏ nhỏ vừa bị tuột lông, trông thương quá! Giữa vùng nước bát ngát tôi đọc được trên một tấm bảng dài, sơn đỏ, kẻ chữ vàng :"Việt Nam Dân Chủ Ấm No Quang Vinh Hạnh Phúc". Tấm bảng đứng ngơ ngáo như một kịch sĩ ra trình diễn không đúng lúc.Trận Mùa Hè Ðỏ Lửa, ngôi giáo đường La Vang bị tàn phá nặng nề, tượng Ðức Mẹ thương tích đến xót xa. Tôi đứng trước tượng, bức tượng nhợt nhạt trong mưa, những thương tích còn y nguyên, đôi mắt Mẹ buồn bã cúi nhìn. Tôi biết Ðức Mẹ đã hiểu lòng tôi, tôi không cầu nguyện gì riêng cho mình cả, tôi đã dư đến hai cái chân, làm sao dám xin thêm một thứ gì nữa.Tôi cũng ngạc nhiên là mình không bị cảm lần này. Lại đi trong mưa, trong gió, ghé vào Quảng Trị. Vùng đất Quảng Trị nơi người dân Việt có cuộc sống hẩm hiu nhất, vừa nghèo, chó ăn đá gà ăn muối, vừa hứng chịu những trận đánh khốc liệt. Nơi mỗi tấc đất đều thấm máu người trong thời chiến tranh huynh đệ.Anh Sự hẹn tôi ở khúc đường, cách cầu Thạch Hãn 200 thước, anh đứng trong mưa, trùm chiếc áo mưa đỏ cho dễ nhận. Khi xe dừng lại anh cho biết đã hẹn những anh khác đang đến. Trời vẫn đổ mưa, không vào nhà anh Sự ở sâu trong ngõ được, tụ tập ngay ở quán cà phê bên đường, quán này cũng lại vừa là một cái chợ nhỏ, có người mặc chiếc áo mưa vàng, trên lưng in chữ CATP ghé vào. Anh Sự hơi lộ vẻ lo lắng trên mặt, chữ đó có nghĩa Công An Thành Phố, nhưng ông công an này chỉ ghé vào mua một trái mướp nhỏ trong khi đang công tác, rồi đi.Lần lượt những chiếc xe ôm thả tám người vào quán. Tôi theo họ vào, họ không mất hai chân như các anh ở Huế, nhưng mỗi người có một bàn chân gỗ thò ra dưới ống quần nhầu nhĩ. Họ trông thảm hại, thiếu thốn quá! Chắc lúc khô ráo đã thảm hại rồi, mưa ướt còn làm tăng thêm nỗi nghèo khổ. Họ không được lạc quan như các anh ở Huế. Có anh mang theo cả chứng minh thư có số quân của ngày tháng cũ. Tôi thấy đau lòng quá. Tôi cũng chẳng nói gì với họ được lâu, vì còn phải quay lại Huế, trời thì mưa, lạnh, chỗ đứng trong quán chật hẹp, người ra vào mua bán, và hình như họ cũng không dám tụ họp lâu. Trông họ bồn chồn quá! Tôi ghi tên họ xuống (chỉ lấy tên, không lấy họ). Có hai thanh niên trẻ đi nhận quà cho cha mình. Tôi có địa chỉ và điện thoại của anh Sự rồi. Tôi hứa với lòng là sẽ gọi một vài người bạn rất thân ở ngoài nước giúp những người bạn trong nước này có cái quần, cái áo ấm hơn trong những ngày mưa lụt, có miếng thịt miếng cá to hơn trong ngày lễ Tết.Khi quay xe ra về, tôi nói anh tài xế cho tôi ngừng lại ít phút ở cầu Thạch Hãn. Nơi đây Mùa Hè Ðỏ Lửa đã là mồ chôn của bao nhiêu người lính của cả hai miền Bắc Nam. Một tượng đài được dựng ngay bên cầu Thạch Hãn có mô hình những giọt máu đỏ đang chảy xuống. Tôi hy vọng khi treo những giọt máu này lên tượng đài, ai đó đã hiểu là những giọt máu này không phân biệt Bắc Nam, và chắc chắn một điều, nước dòng sông Thạch Hãn đã hòa máu, nước mắt của dân, quân cả hai miền.Anh tài xế nói, vụ đánh Mùa Hè 1972, nơi đây không còn gì sót lại. Không nhà, không chó, không mèo, không người, một vùng đất chết. Tôi nhớ đến câu thơ của Giuseppe Ungarette (Thi Sĩ Ý 1888-1970) viết về một ngôi làng bị tàn phá trong chiến tranh. Những bức tường bị cào nát, người thân chết hết. Không còn gì cả ngoài thánh giá trong tim But in my heart/No cross is missing/ My heart is the most tortured village (Trái tim tôi là một ngôi làng bị tra tấn nặng nhất).Tôi trở về Mỹ mang theo hình ảnh và địa chỉ của những người lính cũ. Trái tim tôi có phải là một ngôi làng đang được chúc phúc hay không?

Trần Mộng Tú
Huế-Quảng Trị, tháng 11/2007


http://forums.vietbao.com/topic.asp?TOPIC_ID=45406&whichpage=12
Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: :: Những truyện ngắn ::
Reply #18 - 28. Feb 2008 , 17:05
 
Chị 7 Mộng Mơ ơi,

Chị ăn Tết vui chứ , có hình Tết  cho cả nhà xem đi chị  Wink
Năm nay chí có định đi chơi đâu không chị ?
Back to top
 
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
:: Những truyện ngắn ::
Reply #19 - 02. Mar 2008 , 00:04
 
Mỹ ơi !

Cảm ơn em. Tết năm nay 7 chỉ lo tập tường và hát cải lương - rồi sau đó bị cảm cúm ho hen daì dài...
Cuối tháng Tư định sang Mỹ (Cali.) nhưng còn lưỡng lự, chưa biết đi hướng nào ? Có thể hổng đi. Lớn tuổi đi tới đâu cũng khó ngủ, rồi bị "nghẹt ống" Grin khổ ghê !
Còn Mỹ có đi Paris không ? Năm nay Paris không lạnh, mùa đông mà nắng ấm như mùa xuân vậy.
Chúc em & gia đình củng tất cả ACE TTHLVD vui vẻ cuối tuần.

7_TỳNữMộngMơ Grin


Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
:: Ơn đền, Oán Xả ::
Reply #20 - 24. Mar 2008 , 06:49
 
Ơn đền, Oán Xả

Kính dâng mùa Phật Đản 2547 (2003)



Thập niên 1970, Sài-Gòn sắp vào lễ Giáng-Sinh và Tết Dương-Lịch, thời tiết mát dịu, trong những thương-xá Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Tự Do... mỗi tiệm người ta sửa sang trang hoàng trưng bày quần áo và tặng phẩm rất sang trọng. Về đêm, các nhà thờ và những đại lộ đèn đuốt sáng chang, rực rỡ đủ màu trông thật vui mắt...
Chiều thứ Bảy biết bao trai thanh, gái lịch, tay đan tay cùng nhau dặt dìu thả bộ tà tà ngắm cảnh rộn rịp... Trong số đó có Đặng Anh Phong và Trần Thị Thanh Vân, đôi nhân tình vào tuổi đôi mươi, sống theo thời đại mới, đang tươi cười hớn hở đèo nhau trên chiếc Vespas-Italie chạy lòng vòng trung tâm thủ-đô. Sau đó họ chạy thẳng xuống quán Nhà-Bè ăn cơm tây-cầm và gỏi tôm càng ngó sen... Hai cô cậu ngồi ăn uống, giao đầu với nhau. Phong đưa ánh mắt đa tình như soi thấu tâm hồn lãng mạn yêu đương của Vân.
Sau những lần hẹn hò... ngắn ngủi, Phong và Vân vượt qua vòng lễ-giáo. Rồi Phong từ giã Vân đi du học bên Hoa-Kỳ. Nào ngờ Vân lại mang thai. Bởi nàng ỷ y nên không hỏi địa chỉ. Nghĩ là Phong sẽ gởi thư về cho nàng sau khi đến nơi. Nhưng Vân chờ đợi mỏi mòn ngày tháng trôi qua mà vẫn bặt tin của Phong... Khi cái bụng càng ngày càng to, Vân bị gia đình ruồng bỏ, nàng đành xách gói đến nương nhờ nhà Tuyết, đứa bạn gái trang lứa cũng đang có bầu, lấy chồng người Pháp đứng tuổi, tên Michel. Ông có nhà hàng ‘’Thái Dương’’ (Le Soleil) ở Thủ-Đức.
Bốn tháng sau, Vân sanh đứa con trai kháu khỉnh đặt tên Anh Toàn. Vài tháng sau, Tuyết sanh đứa con gái đặt tên Chantal...

Đầu tháng Tư năm 1975, tình hình chiến cuộc đang sôi nổi, các tỉnh miền Trung liên tiếp thất thủ. Tuyết cùng chồng và con hồi hương về Pháp. Họ giao quyền cho Vân trông coi nhà hàng. Bé Anh Toàn được hơn một tuổi. Rồi Sài-Gòn bị cưỡng chiếm, những ngày sau 30 tháng Tư, một cuộc đổi đời khắc nghiệt do Cộng Sản Bắc Việt độc trị... Vân dẫn con tìm đường vượt biển (...). Hai mẹ con Vân được sang Pháp tị-nạn. Sau vài tuần ở trong trại tạm cư để khám sức khỏe. Vợ chồng Tuyết và Michel vào bảo lãnh Vân và bé Toàn về cư ngụ chung tại số 43 đường Lecourbe quận 15 Paris.

Năm sau, vào dịp học trò được nghĩ hai tuần lễ mùa đông. Vợ chồng Tuyết dắt con đi trượt tuyết. Michel bất cẩn bị lạc tay lái, xẩy ra tai nạn. Tuyết chết liền tại chỗ, Michel bị thương nhẹ, còn bé Chantal bị gãy chân mặt.
Lúc bấy giờ, Vân cảm thấy ngại ngùng ở lại, sợ ‘’lửa gần rơm’’ có ngày sẽ phực cháy bất tử... Vì người bạn thân đã khuất bóng. Bởi nàng có quan niệm sống là, không thể lấy chồng bạn, hoặc bạn chồng. Nên nàng xin phép Michel ra ở riêng. Trong hoàn cảnh gà trống nuôi con của Michel. Hơn nữa, ông đang làm quản lý cho nhà hàng ‘’Hoa Tím’’ (Fleur Violette) rất sang trọng tại trung tâm Paris. Ông năn nỉ Vân :
- Cô Vân à ! Cô và bé Toàn cứ ở lại đây đi. Tôi rất cần cô để trông nôm nhà cửa và săn sóc bé Chantal. Tôi sẽ khai báo và trả lương bổng đàng hoàng cho cô.
Vân gật đầu và nghĩ :‘’Mình mang ơn Tuyết và Michel lớn rng như trời biển. Nay vì áy ngại mà mình bỏ cha con ông ấy đi, thì mình thật là kẻ vô ơn bạc nghĩa...Chắc Michel không phải là loại người sàm bậy...’’.
Nàng ngẩng mặt nhìn Michel :
- Vâng ! Tôi sẽ ở lại đây để tỏ lòng biết ơn của ông và Tuyết đã cưu mang hai mẹ con tôi bao nhiêu năm nay.
Ánh mắt Michel sáng lên :
- Tôi thành thật cảm ơn cô nhiều.

*

Năm tháng trôi nhanh, đã hơn hai năm mẹ con Vân sống êm đềm trong căn nhà tiện nghi và rộng rải. Rồi hè tới, học sinh nghĩ học, Michel đề nghị với Vân cho hai đứa nhỏ đi nghĩ mát do nhà trường tổ chức. Vân bằng lòng, rồi nàng lo đi đặt người ta thêu tên của hai đứa nhỏ để may vào những quần áo, khăn khiếu. Hai đứa nhỏ đã đi, nhà vắng. Bỗng một đêm, Michel nhà về thật khuya. Ông tắm rửa thay đồ xong, ông gõ cửa phòng của Vân. Vân đang ngủ, giật mình ngồi dậy ra mở cửa... Michel nhào vô ôm chầm lấy Vân. Vân không làm sao cưỡng lại và không dám la làng, sợ Michel giết chết. Nàng đành nhắm mắt cho Michel mặc tình thỏa mãn ‘’con lợn lòng’’...
Sau khi Vân bị Michel làm nhục, nàng đau khổ tận cùng và ôm mối căm thù chất ngất trong lòng. Nàng chờ hai đứa nhỏ đi nghĩ hè trở về. Nàng hâm dọa với Michel là sẽ đi ra cớ bót. Michel thức tỉnh sợ ở tù. Ông năn nỉ Vân cho ông bồi thường một trăm ngàn quan. Nước đường cùng, Vân đành phải nhận tiền và cuốn gói ra đi.
Vân dắt bé Toàn ra bộ Xã-hội xin chỗ ở tạm. Một tháng sau, nàng tìm cách mướn một căn phòng nhỏ và lo cho bé Toàn vô trường. Nàng đi tìm việc lòng vòng những nhà hàng, quán rượu trong Paris. Nàng được việc; rửa ly, lau chùi trong quán rượu ‘’Bướm Say’’ (Papillon Ivre) thật sang trọng trên đại lộ Champs-Élysées. May mắn, Vân gặp được bà chủ còn trẻ đẹp, tên Corinne, người đàn bà Pháp, trạc tuổi ba mươi, tánh tình rộng rãi và rất dễ thương. Giữa chủ tớ, sau giờ làm việc hai người thường tâm sự, có lẽ đồng hoàn cảnh ‘’hồng nhan bạc phận’’ nên họ hạp nhau.
Vân làm việc một thời gian ngắn, thì trong quán có người muốn lấy phần hùn ra. Corinne hỏi Vân :
- Vân à ! Em biết nói chút đỉnh Anhthanks.gifháp. Em có muốn hùn với chị quán này không ?
Vân ngạc nhiên :
- Trời ơi ! Em đâu có tiền nhiều !
- Thì bữa hôm, em nói với chị là em được thằng cha già Michel gì đó, ổng đền em cả trăm ngàn quan. Nay, số tiền ấy, em còn để dành không ?
- Em xài thâm gần mười ngàn rồi.
- Hùn với chị một phần tư, rồi từ từ sau này em có tiền chị sẽ nhường thêm một phần tư nữa. Nếu em muốn, em chỉ bỏ ra bảy mươi lăm ngàn quan là đủ rồi.
- Vậy hả chị ? Thôi, để em về suy nghĩ lại. Vì, nếu em hùn với chị, em phải lo gởi con em vô trường nội trú.
- Được rồi. Nè, có gì để chị giới thiệu bé Toàn vào trường ‘’Saint-Thomas’’, trường mà Jean-Marc, con trai của chị hiện đang học trong đó. Trường này tốt lắm, học hết bậc tiểu học là họ tự động chuyển trường khác lên đến đại học luôn. Em khỏi phải lo.
- Thật, chị tử tế quá. Em thành thật cảm ơn chị.
- Chị thấy em có tâm hồn chân thật. Đồng phận gái giúp đỡ nhau chớ có gì đâu mà lắm ơn nghĩa em !
Mọi việc xuôi chiều. Corinne giúp cho mẹ con Vân vô dân Tây và đổi tên Trần Anh Toàn ra thành Antoine Trần ...

*

Hai mươi lăm năm sau...

Antoine Trần, con trai của Vân, học hành rất giỏi và trở thành một vị bác sĩ trẻ nổi tiếng về chuyên khoa giải phẫu chân tay, xương chậu. Cậu làm trong nhà thương ‘’Sport’’ ở quận 5 Paris. Cậu thấy mẹ mình đã lớn tuổi mà vẫn còn lo làm việc. Cậu hay khuyên mẹ nên bán lại phần hùn...
Một hôm Vân tâm sự với Corinne :
- Chị Corinne ơi ! Con em khuyên em nên giải nghệ nghề bán rượu. Em cũng thấy mệt mỏi rồi.
Corine đưa ánh mắt dịu dàng nhìn Vân :
- Con trai của chị cũng khuyên chị như vậy. Chị chưa kịp nói với em, nay em nói ra trước. Chị cũng muốn đi hưu trí cho rồi. Vậy, hôm nào rảnh rang, tụi mình đi đăng báo bán luôn nha Vân !
Vân nhào lại ôm vai Corinne :
- Thật hả chị ? ... Jean-Marc, con chị trở thành ông kỹ sư, Toàn, con em là bác sĩ, mà hai bà mẹ tóc đã chen sương mà còn đứng bán rượu. Thật, tội nghiệp cho các con mình !
Corinne cười đắt chí :
- Nhờ hai đứa nhỏ học trường Đạo từ thuở bé, nên tánh tình hiền từ không dám ngăn cản tụi mình. Chứ gặp con người khác thì hổng biết chuyện gì đã xẩy ra rồi !... Mấy chục năm, hai chị em mình tích tụ nhiều kỷ niệm với biết bao khách quen thuộc. Bao nhiêu ông đã qua đời, bao nhiêu cậu sinh viên nay đã làm Ông-lớn ! Nay, tụi mình giải nghệ, chắc họ sẽ buồn !
Vân mỉm cười :
- Họ không buồn đâu. Em nghĩ, chắc họ sẽ ăn mừng đấy chị à !
Corinne gật đầu :
- Có thể, có thể lắm em à... !
- Chỗ này thế nào cũng có một cánh hoa hồng tươi thắm. Một nàng trẻ đẹp nhào vô thay chị em mình. Vì tụi mình, bây giờ thuộc loại hoa tàn-tạ rồi !
Ánh mắt Corinne bỗng dưng buồn, nàng gượng cười :
- Chị mong như vậy ! Cho mấy cánh ‘’Bướm Say’’ tiếp...

*

Một ông Tây, ăn mặc chỉnh tề, đầu tóc bạc trắng, bước vào nhà thương ‘’Sport’’. Ông nhìn dáo dác, đi đến cô tiếp viên và hỏi :
- Chào cô ! Thưa cô ! Xin cô cho tôi gặp bác sĩ Trần.
Cô tiếp viên tươi cười :
- Chào ông ! Thưa ông ! Ông tên chi ? Ông có hẹn với bác sĩ Trần à ?
- Không ! Xin cô cho tôi cái hẹn.
- Hiện bác sĩ Trần đang có mặt. Để tôi hỏi thử nha !
Cô tiếp viên, bấm điện thoại và hỏi :
- Thưa, bác sĩ, có ông khách muốn gặp bác sĩ.
- Được, cô mời ông vào.
Ông Tây, tức là ông Michel. Ông nghe tiếng bác sĩ Trần rất giỏi về mổ chân. Ông tìm đến để lo chữa cái chân của Chantal, con gái ông hiện vẫn còn đi khập khểnh. Ông bước vào phòng, bác sĩ Trần đứng lên bắt tay chào và mời ngồi. Ông Michel kể lể thân phận, cắt nghĩa, phân trần về cái chân của đứa con gái bị tai nạn xe hơi hơn hai mươi năm về trước. Ông Michel không nhìn ra Toàn, và Toàn cũng không một mải mai nào nhớ ông được. Nhưng khi nghe ông Michel nói, trong ký ức của Toàn mang mán nhơ nhớ... Rồi Toàn cũng không lấy làm quan trọng. Mà cậu chỉ nghĩ đến lương tâm nghề nghiệp của mình thôi. Ông Michel lấy hẹn, rồi đưa Chantal đến khám bệnh và định ngày giải phẫu.
Cuộc giải phẫu kết quả tốt đẹp.

*

Ba tháng sau, Chantal đi đứng như người bình thưòng. Lúc bấy giờ ông Michel rất mực giàu có, ông làm chủ chánh thức nhà hàng ‘’Fleur Violette’’ mà ngày xưa ông làm quản lý. Ông nổi tiếng có ‘’máu mặt’’ trong Paris. Ông bỏ tiền đăng rất nhiều báo chí để tạ ơn bác sĩ Antoine Trần, và nhã ý gả con gái mình...
Trong mấy tháng, Toàn và Chatal có mấy cuộc hẹn hò nhau đi ăn, đi xem xi-nê. Tình cảm của cô cậu bắt đầu vào cuộc tình gần gũi hơn...
Một đêm đẹp trời, ông Michel mời Toàn đi dùng cơm ngoài nhà hàng ông. Ông và Chantal đến rước Toàn. Sau khi dùng bữa cơm Tây thượng thặng tại nhà hàng "Pré C." xong. Trên đường về, ông Michel mời Toàn đi uống "dégestif", ông nói :
- Xin mời bác sĩ đi tiếp với chúng tôi. Vì có một quán rượu rất sang trọng giữa trung tâm đang đăng báo bán. Tôi nghe tiếng mà chưa bao giờ đến. Sẵn dịp, mình đến uống và xem coi. Có gì tôi sẽ mua lại cho Chantal trông nôm...
Chiếc xe Mercedes màu xám bạc dừng ngay cửa quán rượu ‘’Papillon Ivre’’, Toàn giựt mình, nhưng làm bộ làm tĩnh. Cậu nghe vui vui trong lòng và nghĩ : ‘’Kể như mẹ mình sẽ nghĩ làm việc rồi !’’. Quán khuya, đèn muộn, khách vắng... Ba người bước vào... Toàn lại chào ông nhạc sĩ dương-cầm, ôm hun Corinne, hun mẹ và giới thiệu :
- Thưa ông Michel, đây là mẹ tôi...
Ông Michel rất đổi ngạc nhiên. Ông gật đầu và bắt tay Vân :
- Dạ, chào bà !
Toàn nói tiếp :
- Ông là chủ nhà hàng ‘’Fleur Violette’’ đó má. Còn đây là cô Chantal, con gái của ông, là bệnh nhân, con vừa chữa khỏi cái chân của cô, mà con có kể cho má nghe hôm trước đó.
Vân gật đầu chào, mà ánh mắt nàng phừng phừng lửa hận... Nàng nén lòng, đi vòng vào sau ‘’comptoir’’, đứng nhìn Corinne. Corine hiểu ý, nàng đem carte rượu đưa cho khách. Toàn vào trong đứng gần mẹ và hỏi nhỏ :
- Má không được khỏe hả má ?
Vân im lặng lắc đầu. Toàn hỏi tiếp :
- Sao mặt má đỏ quá vậy ? Coi chừng áp huyết cao đó má à !
Đằng này, ông Michel cũng lặng im. Hơn một giờ khuya, sắp đóng cửa. Ông nhạc sĩ dương-cầm tuổi quá lục-tuần, dáng người ốm yếu đang ngồi nhâm nhi ly rượu đỏ. Ông liền đệm bài ‘’Đừng Xa Tôi’’ (Ne me quitte pas) của Jacques Brel.
Ông Michel nói với Corinne :
- Bà cho tôi ba ly Cognac ‘’Napoléon’’.
Toàn lịch sự, đi ra cụng ly với ông Michel và Chantal. Họ không nói gì, mà chỉ lặng thinh như đang lắng nghe đệm dương-cầm. Khoảng mười lăm phút sau, Toàn nói :
- Dạ, thưa ông ! Đã khuya quá rồi. Chút nữa, tôi về chung với mẹ tôi, ông khỏi mất công.
Ông Michel gật đầu. Ông móc trong bóp ra tờ giấy năm trăm quan để trên bàn, rồi cùng Chantal đứng dậy chào tất cả, ông và con ra về.

Toàn lái xe, mẹ cậu ngồi bên, lòng cậu vui lắm. Còn bà Vân thì đầu óc đang quay cuồng những kỷ niệm buồn đau khi xưa... Bất chợt, Toàn hỏi :
- Má thấy cô Chantal đẹp không ? Mẹ cô ấy là Việt Nam đó má !
Vân thở ra :
- Má biết mẹ cô và mang ơn mẹ cô ấy nhiều lắm...
Toàn giật mình làm chiếc xe hơi chao đảo, cậu liền hỏi :
- Má ! Má nói gì ? Má biết mẹ của Chantal hả ?
- Để về nhà, hoặc hôm nào rảnh má sẽ kể cho con nghe.
- Con nóng ruột muốn biết liền...
- Vậy là con và cô Chantal có gì rồi phải không ?
- ... ... ! ! !
Hai mẹ con Vân về đến nhà, thay đồ xong, Toàn ra salon ngồi nghe mẹ kể...
(......)
Đã hơn ba giờ sáng... Toàn thở ra và nắm tay mẹ :
- Nghĩa tình cao chất ngất, mà oán hận cũng thẳm sâu... Má ơi ! Ở đời, ai cũng có khi lầm lỗi... Má à ! Ơn đền, oán xả nghe má !
Vân nhích lại gần và đưa tay vuốt tóc con :
- Má không xả bỏ, thì má làm gì bây giờ ? Má đâu có bao giờ muốn ai khổ, nhứt là con của má... Thật, sống một kiếp người, nếu gặp tai họa khổ sỡ tận cùng. Rồi sau đó, ông trời cũng đền bù lại phước lành. Phước-họa thường hay đi đôi con à ! Nhờ gặp những tai họa dồn dập, nay má mới được có thằng con làm ông bác sĩ hiền từ như vầy nè...
Toàn ngả đầu vào mẹ :
- Con cảm ơn Trờithanks.gifhật, và cảm ơn người mẹ tuyệt vời của con đây...

*
Tà áo trắng, ban mai thuở ấy,
Chiều hoàng hôn, chợt thấy nắng hồng
Ai nào hiểu, ánh mắt trong,
Có bao nỗi khổ chất chồng tuổi xuân ?


(Ngoại ô Paris, hoàng hôn 17-05-2003)
Back to top
« Last Edit: 24. Mar 2008 , 06:51 by vietduongnhan »  

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
:: Những truyện ngắn ::
Reply #21 - 24. Nov 2008 , 14:13
 
Kiếp Bơ Vơ
 



Ngồi trên chiếc xe Lam từ Chợ-Lớn ra Sàigòn. Bé Đỉnh tay cầm chiếc nón vải, hai chân kẹp giỏ đồ, đôi mắt ngơ ngác nhìn, vì lần đầu tiên lên Sàigòn, Đỉnh nói thầm : - Sàigòn đây rồi ! Sàigòn xe cộ và người đông quá xá ! Chắc tối sẽ có đèn điện sáng lắm !
Chiếc xe Lam đỗ bến nơi góc đường Hàm Nghi mé bên kia đường có trạm ô-tô-buýt, hành khách xuống lên, tiếng kèn xe, tiếng nói ồn ào náo nhiệt và mùi dầu xăng bay ra nực nồng khó thở. Đã tới nơi, dì Hai bảo : - Tới rồi Đỉnh ơi ! Mầy leo xuống mau ! Đỉnh cũng làm theo.
Miệng Dì Hai nhai trầu bô bô, đi hai tay đánh đòn xa cà bơi, cà bơi, đi một khoảng đường bà lựa chỗ nào có góc kẹt là bà nhổ cỗi trầu phẹt phẹt vô đó. Phía bên kia là chợ Sàigòn. Dì Hai dắt thằng Đỉnh vô cửa Bắc đi thẳng qua phía cửa Nam ra đường Lê Thánh Tôn - Thủ Khoa Huân, Bà nhìn thấy đường Thủ Khoa Huân, bà dẫn Đỉnh băng qua, rồi quẹo vô hẻm khá rộng, số ... có cầu thang bên ngoài. Bà nhả trầu, tay vuốt chiếc khăn rằn xuống vai, căn dặn Đỉnh :
- Mầy ở nhà bà Phủ M... Mầy nhớ đừng có cứng đầu nghe hôn ! Nơi đây, người ta sẽ thương mầy hơn ở dưới quê...

*


Hơn hai tháng, Đỉnh làm việc nhà rất là cực nhọc để được có nơi ăn, chốn ở. Dường như nó bị dì Hai gạt (?). Nhà bà Phủ M. là một căn phố lầu, bên trong rộng mênh mông, có nhiều phòng, bàn ghế toàn bằng gỗ cẩm-lai cẩn sa-cừ, sàn nhà lót gạch Tàu màu đỏ au. Bà sống chung với đứa cháu ngoại mười hai tuổi. Một hôm thằng cháu ngoại của bà làm biếng không đi ra cầu tiêu nên nó ị trong bô... Bà Phủ thấy trong bô còn nguyên phẩn, bà la và hỏi bé Đỉnh :
- Đỉnh ! Sao mầy không đổ cái bô cứt của thằng Tuệ ?
- Không. Tui không đổ đâu !
Bà Phủ tát cho Đỉnh một tát tay siểng niểng và nghiến răng nói :
- Mầy dám cãi lệnh của tao hả !
Đỉnh lấy tay xoa bên mặt trái và lõ hai con mắt to tròn màu đen như hai hột nhãn Long-Hải nhìn bà Phủ, nó không thèm khóc mà nói :
- Thằng Tuệ, nó cỡ bằng tui, nó ĩa trong bô thì bà bắt nó đi đổ, chớ tại sao bà biểu tui đổ.
- Mầy dám trả treo với tao nữa hả. Tao sẽ bỏ đói cho mầy biết tay.
Đỉnh vẫn tỉnh bơ mà trả lời tiếp với bà Phủ :
- Tui đói nhiều rồi, đói thêm nữa có sao đâu. Ở đây hơn hai tháng nay có ngày nào tui được ăn cơm trắng, cơm tươi đâu, bà cho tui ăn toàn là cơm cháy bóp lại với nước cá, nước canh thừa. Còn bà bắt tui ngủ ngoài hành-lang, có hôm trời mưa tạt ướt cả mền mùng làm tui lạnh run. Bộ bà nghĩ tui ham ở đây lắm sao ?
- Bây giờ mầy muốn đi cũng không được đâu. Tao sẽ nhốt mầy.
Nói đến đây, bà ta đứng dậy đi lấy chìa khoá ra cửa khóa lại. Đỉnh cũng chẳng sợ gì nữa. Mà em đang tính toán trong đầu : "Chấp bả khóa cửa. Mình sửa soạn sẵn. Hễ thấy thằng Tuệ ra vô là mình vọt liền..."

Mấy ngày sau, Đỉnh trốn được ra khỏi nhà bà Phủ M. Em mừng. Nhưng trong lòng em cũng hơi lo sợ bị đói. Dù vậy, em chẳng cần lo gì nữa. Hễ đói bụng thì em đi lòng vòng mấy sạp bán thức ăn, thấy ai ăn còn dư thì em xin. Những người trong chợ Sàigòn nhìn em như thằng ăn cắp. Mãi tới đóng cửa chợ, em mới đi ra. Cả ngày lòng vòng, Đỉnh cũng được no bụng.
Đến chiều tối chạng vạng, trời đang mùa hè về đêm vẫn nóng oi bức. Đỉnh đi lơn tơn trở về đường hẻm cũ. Vì cả mấy tháng nay Đỉnh chỉ biết cái hẻm đó thôi. Em đi trịt qua cầu thang phía bên trong tìm chỗ trống sát tường. Em thấy mấy cái thùng cạt-ton rách người ta bỏ, em lấy chân đè bẹp rồi lót dưới đất trán xi-măng và ôm cái giỏ có mấy bộ quần áo mà nằm ngủ.
Lối năm giờ sáng, chị Năm Bẻo, người chuyên môn bán trái sa-kê chiên, chị quải gánh tới. Chị thấy có ai nằm kế bên chỗ để lò chiên của chị, chị hỏi lớn :
- Ai đó, dậy mau trả chỗ cho tui buôn bán chớ ?
Thằng Đỉnh giựt mình lật đật ngồi dậy :
- Tui nè, chị Năm ơi !
- Trời đất quỷ thần ơi ! Sao mầy ngủ ở đây hả Đỉnh ?
- Tui trốn bà Phủ từ hôm qua tới nay, chị đừng có la, tui đi chỗ khác liền đây nè !
Đỉnh ngồi dậy trả chỗ cho chị Năm Bẻo, chị sửa soạn lò, chảo, dầu, thúng sa-kê và một thao bột đã khuấy sẵn ở nhà. Tay chị dọn đồ ra, miệng thì nói :
- Tao thấy mầy lên ở với bà Phủ là tao biết mầy sẽ không ở lâu đâu. Bà ấy ác độc lắm ! Bộ mầy không biết sao ?
- Không !
- Sao mà mầy quen bà Phủ được ?
- Nhờ dì Hai, dỉ quen, dỉ dẫn tui lên ở cho bà già này đó. Dì Hai nói là bà Phủ nhân đức lắm...Tui ở mấy tháng nay, tui thấy bả ác, tui muốn trốn đi mà không dám ! Nhưng nay thì tui...
- Ba má mầy đâu ?
- Chết hết rồi !
- Vậy sao ! Mọi lần mầy sống với ai ?
- Hồi tui còn dưới quê, tui ở với chú thím tui. Nay chú tui chết rồi, chỉ còn thím, mà thím ấy cũng ác lắm chị ơi !
- Bà Phủ có trả tiền lương cho mầy không ?
- Không. Lâu lâu bả cho tui năm mười đồng thôi !
- Sao mầy không trở về với thím mầy ?
- Thôi chị ơi ! Đã lên Sàigòn rồi, dìa đó nữa làm chi !
- Rồi đây, những ngày sắp tới mầy sẽ ăn ở đâu ?
- Thì ngoài chợ, ngoài đường hoặc làm bạn với mấy đống rác cũng xong hà !
- Nè, mầy gọt vỏ sa-kê phụ tao, chút nữa tao cho ăn cơm.
- Gọt làm sao, chị chỉ tui nhe !
Đỉnh phụ giúp chị Năm Bẻo đến trưa, chị ta cho em ăn những miếng sa-kê chiên lụng vụn và cũng chia cho Đỉnh chút cơm trắng với vài ba con cá lồng-tông kho mặn quéo.
Mấy ngày Đỉnh ở trong hẻm, em cố tránh không cho bà Phủ M. gặp. Sau đó, Đỉnh bỏ đi nơi khác. Em lang thang chợ này đến chợ kia. Khát thì uống nước bông-tên, đói thì xin những tô bún dư, bánh bèo, bánh tằm của người ta ăn thừa hoặc tới mấy đống rác tìm đồ ăn trong đó. Ngày qua ngày cũng xong. Thật là : "Trời sanh voi, sanh cỏ...!"

*


Đỉnh là cậu bé mới mười hai tuổi mà phải chịu cảnh mồ côi và cuộc sống rất thương tâm. Suốt cả tháng trời lông bông đầu đường xó chợ, bữa đói bữa no.
Trời xế chiều, Đỉnh nghe bụng đói, em đi lần lại đống rác, mặt mày dơ bẩn, đầu đội cái nón tay bèo cũ xì màu xám xịt, một tay xách cái giỏ đương bằng giây lác, chân đất, mặc quần xà-lỏn, áo thun lũn hai ba lỗ nhỏ đàng trước, hai bên hông áo lắm lem, Đỉnh ngồi chòm hỗm, một tay bươi xới đống rác, em cố ráng tìm đồ ăn, miệng lẩm bẩm : Ở miệt trên này mấy thằng Mỹ "kẹo" quá, ăn hết không bỏ miếng gì cả thiệt là...đồ...đồ ham ăn !

*


Hồng, cô gái mười lăm mười sáu tuổi, gương mặt dịu hiền, vóc dáng mảnh mai, mái tóc dài buông thả, mặc áo dài trắng, quần đen, đầu đội chiếc nón lá bài thơ. Cô đang đạp xe, bỗng nhìn thấy Đỉnh đang moi đống rác. Cô động tâm bèn dừng chiếc xe đạp và gọi :
- Ê, em nhỏ ! Em kiếm đồ ăn hả ?
Đỉnh ngẩng đầu lên, gương mặt buồn hiu :
- Bữa nay xui quá, tui tìm hoài mà không có miếng gì để ăn được ! Tui đói bụng quá chị ơi !
Hồng thò tay vô cặp-táp lấy khúc bánh mì thịt bẻ làm đôi đưa cho Đỉnh :
- Nè, chị chia cho em ăn đỡ đói. Nhà ba má em ở đâu ?
Đỉnh thò tay định lấy khúc bánh mì, nhưng em khựng lại để trả lời câu hỏi của Hồng :
- Tui không có ba má ! Tui ở với thím tui, thím tui đánh tui hoài và còn bỏ đói tui đó chị ơi ! Nhờ có dì Hai ở gần nhà thím tui, dỉ thấy thím tui đánh tui hoài, dỉ lén dẫn tui lên Sàigòn ở cho bà Phủ M. mấy tháng trước...
Đỉnh kể lể một hơi cho Hồng nghe. Hồng hỏi :
- Sao mà em không ráng ở đó nữa ?
Nét mặt Đỉnh hơi giận và nói :
- Trời ơi ! Cái bà già đó dữ và ác như quỉ vậy. Làm sao mà tui ở được ? Hồng nghe thế, lòng cô rất cảm động, cô tự an ủi :Mình được phước hơn thằng nhỏ này. Mình ở với bác Tuất. Tuy bác gái hơi khó chịu. Nhưng mình được ăn ở và đi học đàng hoàng.
Hồng nắm tay Đỉnh đưa khúc bánh mì và nói :
- Ăn đi. Nè, chị cho em mười đồng. €, còn tối em ngủ ở đâu ?
- Tối, thì tui ngủ trong chợ gần đây !
- Sao em không về nhà thím của em. Em không còn ai bà con nữa sao ?
- Không. Ba má tui chết vì pháo kích. Còn chú tui chết hồi Tết này. Thím tui cũng dữ lắm ! ... Chắc chị giàu lắm há ?
- Đâu có. Chị cũng không có ba má. Nhưng chị được người bác ruột đem về nuôi dưỡng và cho chị ăn học. Thôi chị về nha !
Hồng vừa đi khuất dạng. Đỉnh cắn bánh mì nhai ngấu nghiến, vừa ăn, vừa lấy chân đá đá đống rác. Một hộp cô-ca cô-la lăn tròn, Đỉnh chạy rượt theo và nhặt lên. Trong hộp còn một chút nước, em uống ực ực. Trời đang sụp tối. Đỉnh nói lảm nhảm : Tối rồi mình đi đến chợ đàng kia ngủ đêm nay !

*


Hồng vừa thi đậu được bằng lái xe, cô mượn chiếc xe Jeep của bác Tuất. Cô liền phóng lên khu Ngã-Ba-Ông-Tạ, vào cua-đờ-đăn Mây-Chiều. Góc bàn phía bên trong là nơi cô thường ngồi để được ngắm nhìn tất cả xung quanh. Trên gương mặt Hồng có một nét buồn sâu thẳm. Mới nhìn tưởng là cô sung sướng và vui lắm. Nhưng không phải thế ! Đời cô cũng bơ vơ. Hơn nữa người yêu đã tử trận. Nhưng cuộc sống của cô đỡ hơn thằng Đỉnh nhiều !
Hồng đến đây để tìm quên cái nỗi buồn riêng ở trong lòng, không như các cô cậu kia đến để ăn chè, uống cà-phê-phin và cua nhau nhảy đầm. Cô mặc chiếc áo dài ba vạt màu vàng hột gà, quần xòe màu đen, tóc dấn bính bỏ qua bên trái. Phấn son hơi đậm. Hồng lấy bao thuốc lá ‘’555’’ rút ra một điếu se se cho rớt bớt, mỡ cái hộp nhỏ lấy móng tay vít một thứ bột.... màu hơi trắng ngà và bỏ vào điếu thuốc se đầu lại, lấy hột quẹt châm lửa hít mạnh vừa nuốt, vừa nhả khói từ từ. Một chàng trai trẻ ngồi phía ngoài đứng lên đi chầm chậm đến bàn hỏi :
- Xin lỗi, chị cho tôi hỏi thăm !
Hồng vội dụi điếu thuốc, cô nhìn chàng trai giây lát rồi nói :
- Anh cứ tự nhiên hỏi !
- Chị còn nhớ ’’Thằng Nhỏ’’ hồi năm Mậu Thân không ?
- Thằng Nhỏ nào ?
- Thằng Nhỏ moi rác...tìm đồ ăn đó !
Hồng chau đôi mày nhìn Đỉnh... :
- Rồi sao nữa ? Anh hãy nói cho hết đi !
- Chị quên rồi sao ? Chị tên chi, cho em biết được không ?
- Tôi tên Hồng ! Còn Anh ?
- Em tên Đỉnh ! ... Cách đây sáu bảy năm, chị có cho em một khúc bánh mì thịt và mười đồng bên đống rác gần mấy trại lính Mỹ, ở Ngã-Ba-Ông-Tạ này. Chị còn nhớ không ?
Hồng chợt nhớ và ngạc nhiên :
- Trời ! Trời ơi ! Cậu đây hả ? Thời gian bay nhanh ... Cậu cao lớn quá nên tôi không nhìn ra. Bây giờ cậu sống ra sao. Có vợ con gì chưa ?
- Dạ, chưa. (vài giây suy nghĩ) Đỉnh nói tiếp : Sau bao nhiêu năm em sống bơ vơ, bữa đói, bữa no lăn lốc giữa chợ đời. Vừa mười tám tuổi thì em đăng lính Lôi-Hổ. Tính ra chưa đầy hai năm mà em là Thươngthanks.gifhế-Binh rồi !
Hồng vội đứng lên mời Đỉnh :
- Mời em ngồi !... Ngồi xuống đây và uống gì cứ tự nhiên gọi.
Hồng nhìn Đỉnh, cô nghĩ nhớ : "Người yêu của mình cũng đi lính Lôi-Hổ, nhưng anh ấy đã tử trận hơn một năm nay, mình đến đây để tìm lại kỷ niệm...Vì nơi đây mình quen với Hải. Còn cậu này nói là Thươngthanks.gifhế-Binh mà mình không thấy cậu ta bị sứt mẻ gì cả ?". Hồng nghĩ ngợi, rồi hỏi Đỉnh :
- Em bị gì mà thành Thươngthanks.gifhế-Binh ?
Đỉnh cúi xuống tuột chiếc dớ bên chân trái chỉ :
- Bàn chân em là giả đó chị à ! Cũng may là không bị cụt nguyên cái chân !
- Trời ơi ! Tội nghiệp em hôn !
Hồng lại nghĩ : Mấy chàng lính đồng Binh Chủng của Hải thường hút ... loại này, mà thỉnh thoảng mình cũng hút cho giải khuây. Hồng đốt lại điếu thuốc và nhìn Đỉnh :
- Em có thích hút thuốc... này không ?
Đỉnh hiểu ngay là gì rồi, cậu trả lời :
- Dạ, em bỏ rồi ! Vì hồi em còn trong lính, mấy anh cũng cho em thử chút chút. Nguy hiểm lắm nha chị !
- Chị biết, thỉnh thoảng chị hút thôi ! Em giỏi quá ! Còn chị...thì buồn buồn là muốn đến đây nghe nhạc và hút...để tìm lại kỷ niệm !
- Em hy vọng, chị đừng dùng nó nữa ! Chị biết không. Suốt bao nhiêu năm em không bao giờ quên khúc bánh mì và mười đồng của chị chia cho em. Lúc đó, khúc bánh mì của chị là một bữa ăn ngon nhứt đời em !
- Thôi, bỏ qua chuyện đó đi. Bây giờ cuộc sống của em có đỡ phần nào không ?
- Đỡ lắm, em được lãnh tiền Thươngthanks.gifhế-Binh và cũng nhờ bán căn nhà của chú em để lại, có dư chút ít tiền em mua được căn nhà nhỏ ở xóm trên này một chút.
- Bà thím em đâu ?
- Bà thím em đã chết sau cơn bạo bệnh. Em đã gặp chị mấy lần ở đây. Vì hơi ái ngại nên em không dám hỏi. Nhưng hôm nay, em bắt em phải nhìn chị coi chị có còn nhớ em không. Chị ở đâu và làm gì ?
- Chị đi làm thơ ký cho McV. I của Mỹ ở đường Pasteur, lâu lâu lên đây nghe nhạc và chị vẫn còn sống chung với gia đình người bác, nay dời nhà ở gần "Cư-Xá-Kiến-Ồc-Cục khu Tân-Định". Nhưng đời chị cũng buồn lắm em ơi !
Đỉnh chỉ điếu thuốc và nói :
- Buồn gì buồn, xin chị đừng tìm quên qua cái loại...này. Vì em có nhiều bạn chết vì nó... lắm đó chị à !
Hồng nín thinh mà nghĩ : Cậu này giảng đúng quá. Mình phải từ bỏ mới được. Nhưng mình đâu có ghiền !
Quang cảnh trong cua-đờ-đăn Mây-Chiều, tiếng nhạc họ để nghe ồn ào. Các cô, các cậu đưa nhau dập dìu ra sàn nhảy. Đỉnh đứng lên nói với Hồng :
- Thôi em về. Chúc chị ở lại chơi vui ! Chào chị !
- Chào em ! À, cho xin địa chỉ để hôm nào chị ghé lại thăm Đỉnh !
Đỉnh ngồi trở lại và lấy giấy viết địa chỉ đưa cho Hồng, cậu nói :
- Nhà em ở trong hẻm nhỏ hơi khó tìm !

*


Qua mấy tuần lễ, Hồng luôn nghĩ đến Đỉnh và nghe trong lòng như vương vấn một hình ảnh nào đó...
Một buổi sáng đẹp trời, Hồng lấy chiếc Honda Dame vọt đi lên xóm Ngã-Ba-Ông-Tạ đến đúng con đường... vào một hẻm nhỏ chật hẹp, một bên hẻm có vài cái lều che để người ta bán cà-phê, thuốc lá lẻ, bánh, kẹo v.v... Hồng hỏi thăm một bà tuổi xồn xồn, mặc chiếc áo túi trắng đã ngả màu, cái quần vải đen vén hai bên, chân mang đôi guốc vông mòn sát gót, miệng đang nhai trầu, xỉa thuốc. Hồng lễ phép hỏi :
- Dạ, thưa bác ! Bác có biết nhà anh Đỉnh ở đâu không ?
Bà nhìn Hồng với ánh mắt dịu dàng, bà hỏi :
- Có phải Đỉnh què không ?
Hồng nghe bà ấy gọi Đỉnh cái biệt danh ... Cô nghe tội nghiệp Đỉnh hơn. Nên rất ngượng mà nhìn nhận như thế. Nhưng cô chẳng biết phải làm sao, đành gật đầu :
- Dạ, hình như vậy đó bác !
- Nè, cô đi thẳng tới đàng kia, bỏ hai cái hẻm phía tay trái, rồi mới quẹo tay trái, sau đó quẹo tay mặt đi tuốt trong sâu mút cuối hẻm là nhà của thằng Đỉnh hà. Chiều chiều, nó hay ra đây uống cà-phê lắm, chắc giờ này nó có ở nhà... !
- Dạ, cháu cám ơn bác nhiều.
Sau khi Hồng đi vô hẻm, ở đây bà bán cà-phê lẩm bẩm một mình :
- Cha chả, chắc cô này là bồ của thằng Đỉnh què. Vái trời cho đúng như vậy. Cái thằng hiền khô mà lại đi lính Lôi-Hổ, ai nghe tới cũng ngán. Nhưng tiếp xúc với nó thì mới thấy nó hiền. Từ ngày nó về ở xóm này, vô ra gặp ai cũng lễ phép chào hỏi thiệt là dễ thương, hễ ai cần phụ cái gì nó cũng sẵn sàng giúp nên lối xóm người nào cũng thương mến nó hết sức !

*


Hồng rồ máy cho chiếc Honda chạy chầm chậm, quẹo qua, quẹo lại, đường hẻm lồi lổm và có rất nhiều ổ gà, xe chạy chậm mà cũng dằn lên xụp xuống nên Hồng leo xuống dắt chiếc Honda đi bộ. Tới nơi, Hồng đứng trước một căn nhà nhỏ, mái lợp bằng tôn, vách ván, cửa lỏng lẻo xiu dẹo, trong nhà đang để băng cải lương hát ca inh ỏi. Hồng dựng chiếc xe, cô gõ cửa và hỏi :
- Có... có Đỉnh ở nhà không ?
Đỉnh đang nằm trên võng tòn teo, ở trần chỉ mặc quần xà-lỏn. Bỗng nghe tiếng con gái gọi. Đỉnh lật đật ngồi dậy xỏ cái quần dài vô và trả lời :
- Có ! Ai đó ?
- Người quen mà !
Đỉnh đi cà nhắt, đưa tay xô cánh cửa qua một bên. Cậu giựt mình, kêu lên :
- Trời ơi ! Chị... chị Hồng... ? ? ?.


Việt Dương Nhân
(Ngoại ô Paris - bên bờ sông Seine, Bạch-Am đêm Xuân 2000)
Back to top
« Last Edit: 24. Nov 2008 , 14:17 by vietduongnhan »  

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
dacung
Gold Member
*****
Offline


Thất bại lớn nhất
là sợ thất bại!

Posts: 1378
Re: :: Những truyện ngắn ::
Reply #22 - 26. Nov 2008 , 04:56
 
Thanksgiving, Tạ ơn nước Mỹ
 


Caubay

Kể từ ngày định cư trên xứ Mỹ này gia đình anh Ba Lumbing không năm nào không mở tiệc nhân ngày lễ Tạ ơn. Không phải đợi đến lúc khá giả như bây giờ mà ngay từ khi chân ướt chân ráo đến Mỹ, đi học ESL, được cô giáo giảng về ý nghĩa của ngày lễ quan trọng này. Bài giảng “Thanksgiving and the American Indians” nhắc lại sự tích những người Puritans với con tàu Mayflower đi tìm tự do ở Tân Thế Giới cách đây gần 400 năm đã làm anh chị Ba vừa bùi ngùi vừa thích thú.

...
Đến đất thánh (Plymouth, Massachusetts)
Nguồn: picasaweb.google.com
--------------------------------------------------------------------------------


Vào năm 1620 những người từ Anh quốc chạy trốn sự đàn áp tôn giáo đã vượt biển đi tìm vùng đất tự do để thực hành niềm tin tôn giáo của mình, nên tự nhận là Pilgrims, nghĩa là những kẻ hành hương đi tìm vùng đất thánh. Cuối cùng họ đến được hải cảng Plymouth, tiểu bang Massachusetts ngày nay. Sau một mùa đông băng giá, do không thích nghi với thổ nhưỡng, nhóm người này đã chết đi phân nửa, từ 102 người chỉ còn lại 50. May thay sau đó họ được những thổ dân tốt bụng của bộ lạc Massasoit ở Plymouth giúp đỡ, chỉ cho những kinh nghiệm sinh tồn. Kết hợp với nghi lễ tôn giáo truyền thống tạ ơn Thuợng Đế, những người Pilgrims đã tổ chức buổi ăn tối nhằm cám ơn và thắt chặt mối quan hệ với thổ dân. Bữa ăn tối đầu tiên mở đầu cho lễ Thanksgiving truyền thống là vào mùa thu năm 1621, với món gà tây và các động vật hoang dã khác do họ săn được. Ngày nay Thanksgiving Day đã trở thành ngày sum họp gia đình, ngày để nhắc nhở và đề cao lòng biết ơn, không chỉ với Thượng Đế mà cả với người thân, bạn bè và xã hội.

Hiểu vắn tắt nhiêu đó, lại liên tưởng tới hoàn cảnh của riêng mình, với những sự giúp đỡ chân tình mà họ nhận được từ ngày đầu tỵ nạn, vợ chồng anh Ba Lumbing cảm động lắm. Thì ra hoàn cảnh của mình cũng như người xưa. Cách nhau 400 năm có ai ngờ người Việt mình ngày nay lại cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự, lại có bề bi đát hơn những người Pilgrims xưa kia! Xứ sở này quả là có truyền thống nhân đạo. Họ giúp đỡ những kẻ khốn cùng như gia đình anh Ba không chỉ về vật chất, họ còn cho anh chị một thứ quí giá hơn nhiều, đó là sự tôn trọng phẩm giá con người. Từ người nhân viên sở xã hội, viên cảnh sát, cô bán hàng, cho đến người hàng xóm… họ thảy đều đối xử bình đẳng và tỏ ra kính trọng những người lưu vong như anh chị.

“Đây là miền đất bao dung, là nơi cưu mang cho những kẻ khốn cùng liều mình đi tìm tự do và lẽ sống. “Tạ ơn Trời. Tạ ơn Đất. Tạ ơn Chúa. Tạ ơn Phật. Tạ ơn những con người xa lạ. Tạ ơn nước Mỹ. Tui tạ ơn hết thảy, nhiều lắm, nhiều lắm…” Vợ chồng anh Ba cứ tấm tắc hoài.

Năm nay anh chị Ba lại làm tiệc Thanksgiving lớn hơn vì ngoài niềm vui chung với mọi người, anh chị vừa đón cô Út, người em cuối cùng trong gia đình anh Ba còn sót lại bên Việt Nam, qua đoàn tụ. Cô Út cũng đã ngoài 40, không lập gia đình và tình nguyện ở lại nuôi mẹ già cho đến ngày cụ qua đời mới chịu ra đi. Con cháu dâu rể của anh chị ở xa cũng về đồng đủ để trước thăm ba mẹ, sau thăm cô Út luôn thể. Bữa tiệc được tổ chức ở sân sau nhà. Cuối tháng 11 trời San Diego mát mẻ, hàng cây sau vườn đã đổi màu lá đỏ như chào đón một mùa lễ đang bắt đầu. Những ngày vui đoàn tụ, nghỉ ngơi sau một năm làm việc cật lực. Xứ này làm cũng dữ mà hưởng cũng nhiều. Phải như vậy mới hay chớ!

Khi anh Ba đang lui cui đút lò con gà tây, lăng xăng sắp xếp bàn ghế, chuẩn bị bia rựợu thì nơi góc vườn chị Ba bày cái bàn nhỏ với dĩa trái cây ngũ quả để cúng thành hoàng thổ địa. Dẫu ở Mỹ đã lâu, chị Ba vẫn kỷ niệm ngày lễ Thanksgiving theo niềm tin của chị. Mà cũng phải, ngày này đã trở thành ngày nhớ ơn chớ đâu riêng gì cho tôn giáo nào nữa.

Hai tay chấp mấy cây nhang lên ngang trán, chị Ba quay vòng, vái tứ phương rồi khấn lâm râm, nghe tiếng được tiếng mất như vầy:

“Kính thưa,
Thành Hoàng da đen
Thổ Địa da đỏ
Cụ lõ Tây Ban Nha
Cụ già Anh Cát Lợi
Chú Ý Đại Lợi
Cô Bồ Đào Nha
Cậu cả Harrah,
Thổ dân Viejas
Cô bác Sycuan…
Nói chung cả làng
Xin nghe cho kỹ,
Từ ngày tới Mỹ
Tui rất biết ơn
Tấm lòng thiện nhơn
Quí ngài đã giúp…”

Chị Ba chơn chất nhớ đâu khấn đó, ngay cả tên mấy bộ lạc người da đỏ chị cũng biết sơ qua nhờ mấy cái …casino trong vùng; tuy vậy lòng thành của chị thì không nghi ngờ gì nữa. Đợi đến khi chị Ba cúng xong, thắp mấy cây nhang ngay ngắn vào lư nhang, bái thêm mấy bái, quày quả bước vào thì anh Ba vừa cười vừa hỏi:

– Nãy giờ tui nghe bà tạ ơn khắp thế giới mà sao không tạ ơn tui?
– Ông có ơn gì mà đòi tạ?
– Thì tui đem mẹ con bà đến xứ này chớ ai?

Chị Ba nói đùa:

– Xít! Ông cứ như bọn cộng sản, cựa một chút là kể công. Không có ông thì mẹ con tui cũng tự kiếm đường mà chạy chớ ở sao được với tụi nó. Mà thôi, chờ khi nào ông…vãng tui sẽ vái luôn một thể. Ý chà! Mà hổng được, nếu cám ơn ông thì tui lại phải cám ơn… bác Hồ.

Nghe nhắc tới “bác” Hồ anh Ba lộ vẻ mất vui:

– Mắc mớ gì lại cám ơn thằng chả?
– Không có lão thì giờ này chắc ông còn cày ruộng ở Tân Châu chớ dễ gì đến xứ văn minh này.

Anh Ba nghe vợ nói tuy hơi bực nhưng thấy cũng có lý, bèn làm thinh không trả lời. Nghĩ kỹ ra thì nếu không có “bác” và cái đảng thổ tả kia thì hẳn anh cũng chẳng thèm tới đây ăn hamburger làm gì cho ngán, ở nhà ăn canh so đũa, cá kho tộ ngon hơn. Hết thảy bà con mình ở hải ngoại này cũng thế thôi; nếu không có vần công, hợp tác, nếu không có ăn cướp ngang xương ban ngày, khủng bố lén lút ban đêm, nếu không có phân biệt đối xử... thì ai điên ông điên cha gì bỏ xứ sở ra đi. Xứ này tuy tử tế, công bằng, dễ làm ăn thật đó nhưng anh vẫn lưu luyến hồi xưa nơi quê nhà, cái hồi mà bọn mặt người lòng thú chưa mò về đó. Lẩm nhẩm như thế rồi anh Ba trả lời vợ:

– Thì cũng do đường cùng mình mới liều chết ra đi. Bộ bà quên những ngày trôi dạt trên biển rồi sao? Hồi đó mình chỉ biết chạy trốn bọn người khốn nạn đó rồi tới đâu thì tới chớ đâu biết gì về cái xứ này. Bây giờ nhờ ơn phước ông bà, ở đây cái gì cũng có nhưng bì sao được với ngày xưa.

– Ừa! Ông nói cũng phải, tui vẫn hay nằm mơ về cái thời chế độ cũ ấy lắm. Ủa, mà hình như tụi nhỏ nó tới rồi kìa. Thôi ông coi thử con gà đã vàng chưa rồi chuẩn bị dọn ăn kẻo tụi nó đói.

Sau đó là một buổi tối sum họp gia đình, tiếng cười tiếng nói già trẻ chen nhau. Yên bình, hạnh phúc và đầm ấm lắm. Xin tạ ơn nước Mỹ! Xin tạ ơn tự do!

--------------------------------------------------------------------------------


Cũng vào lúc gia đình anh Ba Lumping vui vầy bên Mỹ thì cách nửa vòng trái đất bên Việt Nam, trên lầu thượng của khách sạn năm sao Caravelle tại Sài Gòn cũng có một nhóm người Việt mở tiệc để tạ ơn… nước Mỹ!

Đó là tiệc ăn mừng mối quan hệ khắng khít của Việt kiều Mỹ Hăng-ri Nguyễn và một quan lớn của chế độ là đồng chí Ba Cà. Ba Cà không phải là tên thật mà là biệt danh do người đời tặng cho cái tật lưỡi gỗ nói lặp của va.

Ông Hăng-ri Nguyễn là người sinh trưởng ở miền Nam. Sau ngày đổi đời năm 75, dầu chỉ là một viên chức nhỏ của chế độ cũ, ông Nguyễn cũng được đảng quan tâm gởi đi học về ngành cải tạo... đất gần ba năm tại các trạị tập trung. Những ngày trong tù và cả sau khi được thả về, thân phận ông là thân phận của con sâu cái kiến. Cách mạng, mà đại biểu là những tay công an mặt lạnh như tiền cỡ anh Ba Cà này, đã coi ông như đồ rác rưởi. Cán bô cộng sản là những bóng ma đe dọa ngày đêm, họ là sự pha trộn giữa con người, súc vật và hung thần mà những kẻ hèn mọn như ông không bao giờ dám nhìn thẳng vào mặt. Một người dân lương thiện có thể thành thủ phạm của bất cứ tội nào, bất cứ lúc nào, mà kẻ phát giác và phán quyết cuối cùng chỉ cần là gã công an khu vực. Hiểu được rằng mình đang sống trong chuồng với cái thòng lọng tòn ten trên cổ, ông Nguyễn nhất trí là phải giương cao…ngọn buồm vượt biển. Chết cũng chạy! Bọn chó má này chơi không được! Ngày đó ông kết luận một cách triệt để, dứt khoát như đinh đóng cột như vậy.

Thế rồi ông Nguyễn may mắn vượt thoát được để đến Mỹ tỵ nạn cộng sản. Cũng như bao người dân Việt tỵ nạn khác, ông chăm chỉ làm ăn và thành công nơi xứ sở đầy cơ hội này. Con cái ông học hành thành đạt. Túi ông rủng rỉnh đô la. Đời sống gia đình căn cơ, vững chắc lắm. Cuộc đời tưởng đâu sẽ bình lặng trôi qua cho đến ngày cuối. Nhưng không! Người thực dụng như ông không bao giờ thấy đủ. Ông vẫn tìm cách làm giàu hơn, có tiền rồi thì cần có danh, bất cần cái danh đó như thế nào. Con cái ông cũng cần vươn cao hơn nên ông khuyến khích chúng tìm mọi cơ hội. Đừng bỏ qua bất kỳ cơ hội nào để ngoi lên, đó là triết lý sống mà ông giáo huấn các con. Ông còn nhớ đã đọc đâu đó một câu nói rằng cơ hội tốt nhất để làm giàu là khi một quốc gia đang phá sản hay đang trong thời kỳ xây dựng. Những năm qua ông đã nhìn thấy một quốc gia đang phá sản một cách ghê gớm, đó là quê hương ông, ở đó có một số người phất lên lẹ quá. Vì thế ông khuyến khích cậu con trai vừa tốt nghiệp đại học là hãy về nước để tìm mọi cách nắm lấy cơ hôi.

Trong khi đó thì thời thế cũng làm cho “người cách mạng” thay đổi cách nhìn. Dưới mắt lãnh đạo cộng sản bây giờ, người như cha con ông Nguyễn là vốn quí của dân tộc. Đồng đô la đã nâng ông từ chỗ cặn bã lên khúc ruột ngàn dặm, là máu thịt không thể phung phí, bỏ quên. Trại tập trung đã không cải tạo được ông thành người tốt nhưng các hãng xưởng ở nước Mỹ đã làm được. Nói cách khác, linh nghiệm hơn hẳn hình ảnh “bác” Hồ, bóng dáng ngài George Washington trên tờ đô la đã làm ông Nguyễn trông tiến bộ hơn, yêu nước hơn.

Ông Nguyễn không nhớ đây là lần thứ mấy ông chén thù chén tạc với Ba Cà, nhưng hôm nay là một ngày đặc biệt. Bữa tiệc hôm nay đánh dấu ngày quan hệ giữa ông và Ba Cà được nâng lên một tầm cao mới. Họ làm sui với nhau. Được kết tình thông gia với Ba Cà không chỉ là một vinh dự mà còn là sự đảm bảo an toàn gần như tuyệt đối cho việc “đầu tư” của cha con ông trên xứ này. Thực tình mà nói ông không hình dung được đôi trẻ yêu nhau đến độ nào, nhưng phần ông thì ông sung sướng lắm, mãn nguyện lắm. Mặt khác, tiềm tàng trong lòng ông có chút hả dạ, nỗi “mặc cảm với quá khứ” trong lòng ông đã tiêu tan. Chúng mày đâu thể khinh rẻ tao mãi được! Ông nhủ thầm trong óc mà vẫn hơi sợ người đối diện đọc được ý nghĩ của ông.

Đưa hai tay nâng ly rượu, ông Nguyễn cung kính mời Ba Cà:

– Xin cám ơn anh Ba và chúc mừng cho đại gia đình chúng ta.
– Xin mừng anh sui. Nhưng ơn này trước tiên xin dâng lên Bác. Không có Bác làm sao có được ngày hôm nay.

Câu nhật tụng rất vẹt của Ba Cà không ngờ lại làm ông Nguyễn suy nghĩ. Với Ba Cà thì cám ơn bác là phải, không có bác thì giờ này giỏi lắm anh ta chỉ làm tới chức y tá huyện là cùng. Nhưng phần ông, việc gì ông phải cám ơn “bác”? Ông có được ngày hôm nay là nhờ ông là Việt kiều Mỹ chớ dính dấp gì tới bác Hồ? Coi mấy thằng bạn ông còn kẹt lại, tụi nó có thua kém gì ông mà giờ này vẫn vất vưởng ngoài kia? Kiếp nào tụi nó mới bước chân được vào nhà hàng này chớ nói gì tới nhậu nhẹt với hạng người như Ba Cà?

Thế nhưng việc gì trên đời này cũng có điểm xuất phát, nên cuối cùng một ý tưởng vụt đến làm ông Nguyễn nghiệm ra là Ba Cà cũng có lý. Ý tưởng đó trùng hợp với câu chị Ba Lumbing đã nói với chồng chiều nay bên Mỹ:

“Không có lão thì giờ này chắc ông còn cày ruộng ở Tân Châu chớ dễ gì đến xứ văn minh này.”

Đúng vậy! Với ông Nguyễn, nếu không có “bác” thì ông đâu đến Mỹ. Không là Việt kiều Mỹ thì giờ này Ba Cà đâu thèm tiếp thằng phản động như ông? Khi đã ngộ, ông lại nâng ly xởi lởi tiếp lời Ba Cà:

– Anh Ba nói chí phải. Không có bác tụi mình không thể có ngày hôm nay. Riêng tui thì cũng cần nói lời tạ ơn nước Mỹ nữa đó!

– Phải đó anh sui. Vậy mới là người tình nghĩa thủy chung như nhứt chớ!

Cạn xong ly rượu, hai người sánh vai ra đứng nơi lan can, khoan khoái nhìn xuống những ngã đường đông đúc duới kia, nơi mà các đồng chí công an đang hò hét, hạch hỏi, xua đuổi những người dân oan nghèo khó. Cả hai người không ai nhận ra hình ảnh của mình trong đó nữa, vì họ đã quên đi quá khứ rồi.

San Diego,
Mùa lễ Tạ Ơn năm 2008

© DCVOnline
Back to top
« Last Edit: 26. Nov 2008 , 04:57 by dacung »  

dacung
WWW  
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
:: Những truyện ngắn ::
Reply #23 - 26. Nov 2008 , 10:56
 

Chúc Mừng Lễ Tạ Ơn
tất cả Cô, Thầy và ACE TTHLVD


...
Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
:: Những truyện ngắn ::
Reply #24 - 17. Dec 2008 , 05:24
 
...
Niềm Tin


Mùa đông tuyết đổ năm nào
Cành mai tan tác, cánh đào xát xơ
''Xót thay, chiếc lá bơ vơ
Kiếp trần, biết dũ bao giờ cho xong !*''


Thuyền đời cứ mãi long đong
Làm sao thoát khỏi cái vòng lo âu
''Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu ?
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ **''

Huệ, thiếu phụ ngoài ba mươi tuổi, vừa bị chồng ly dị mấy tháng qua. Nàng còn được quyền ở sáu tháng trong căn nhà hiện tại. Trong nhà nàng còn cho ba đứa bạn gái trang lứa, xin ở trọ để dễ dàng tìm kiếm việc làm. Ba cô mới từ Sài-Gòn hồi hương về Pháp theo lối dân Tây cũ.
Khí hậu chiều mùa đông hôm ấy, tuyết không còn rơi nhưng ngoài trời vẫn buốt lạnh. Trong lòng Huệ nghe bức rức khó thở. Nàng nhủ : "Mình phải ra rừng thở mới được !". Nàng đứng lên lấy áo măn-tô màu tím đậm mặc vào, chân mang đôi giày bốt đen cao tới đầu gối. Lấy mé-trô trực chỉ tới rừng Vincennes phía đông-nam Paris. Nàng bước lang thang nhẹ nhàng trên những xác lá vàng tàn úa trong khu rừng. Rồi đến ngồi trên phiến đá cạnh con suối nhỏ nhân tạo nước đã đóng thành băng. Nàng đưa mắt nhìn chung quanh quang cảnh thật là buồn thảm. Vì những cây cối lớn nhỏ đều trơ cành trọi lá đứng sừng sững phơi mình giữa rừng chiều buốt giá. Không còn nghe tiếng chim hót như mùa xuân-hạ nắng vàng nữa. Nàng ngồi im lặng mà trong lòng dâng tràn bao nỗi niềm lo lắng và lòng nghe khắc khoải. Nàng suy nghĩ vẫn vơ và tự hỏi : "Rồi đây mình sẽ ở đâu ? Tự thân lo chưa xong mà còn lo cho Liên, Cúc và Lan nữa. Thiệt là khổ cả đám !".
Sau khi lảm nhảm trong lòng đôi điều, Huệ vẫn ngồi yên trên phiến đá, mắt nhìn lên những đám mây xam xám đang lặng lẽ bay trôi. Trời mới hơn bốn giờ chiều mà đã tối thui. Nàng đứng lên đi thất thiểu rời khỏi khu rừng. Tà tà xuống mê-trô trở về khu Montparnasse. Huệ mở cửa bước vô căn appartement ba phòng, nằm tại đường Nôtre-Dame quận 6 Paris... Chẳng có ai ở nhà, không khí im lìm vắng lặng...
*

Vào đêm Giáng Sinh, trong lòng Huệ buồn tê tái, nàng đứng nhìn tuyết rơi ngoài song cửa mà đầu óc lo lắng khôn cùng. Gần nửa đêm, nàng đi đốt một cây đèn cầy màu đỏ cấm trên đầu ti-vi nơi để tượng Đức Mẹ Lộ-Đức có gắn những bóng đèn đủ màu lí-tí xung quanh đang chớp chớp. Nàng tắt bớt ngọn đèn lớn, rồi đến sa-long ngồi xếp bằng, chấp hai tay đưa ngang ngực, mắt nhìn trân tráo vào tượng Đức Mẹ, miệng lẩm bẩm : "Mẹ ơi ! Con là người Đạo Phật. Nhưng con rất tin là có Mẹ đang ở bên con để nghe những lời con cầu khẩn và xin Mẹ ban ơn cho các bạn con luôn...". Huệ ngồi yên lặng, mắt vẫn nhìn Đức Mẹ... Ánh hồng lạp lay qua lay lại. Huệ nghe tâm hồn nhẹ nhàng bay bổng. Những giây phút Huệ để hết tâm thần cầu nguyện nên đầu óc nàng trong tình trạng như nửa mê, nửa tỉnh. Nàng thấy Đức Mẹ bay bay đến gần, một tay Mẹ vuốt tóc Huệ, còn tay kia cầm một cành hoa màu vàng thật đẹp tặng cho nàng, không biết là hoa gì ? Huệ kính cẩn đưa hai tay nhận một cách thản nhiên. Trong lòng nói cảm ơn Mẹ, chớ nàng không nói được thành tiếng. Nhận được cánh hoa, trong thâm tâm Huệ như đang ngắm nghía cành hoa... Bất chợt có tiếng "hù" làm Huệ giựt mình và hoàn hồn trở lại. Nàng la lên :
- Con quỉ. Làm tao hết hồn ! Ủa, còn con Cúc, con Lan đâu rồi ?
- Ai biết tụi nó đi đâu ? Thây kệ tụi nó, hơi đâu mà mầy lo. Nè, tao thấy mầy nhìn Đức Mẹ không chớp mắt. Tao tưởng mầy...
Huệ cướp lời :
- Tưởng gì ? Tao đang cầu xin Đức Mẹ ban ơn cho bốn đứa tụi mình có nơi nương tựa. Vì sau mùa đông này là người ta sẽ tống cổ tụi mình ra ngoài đường đó !
- Ối, hơi đâu mà lo mầy ơi ! Tới nước đường cùng thì tụi mình kéo nhau xuống mê-trô !
Lời nói của Liên làm Huệ nổi giận, và lại thêm tiếc nuối cảnh mơ màng thấy Đức Mẹ tặng hoa. Nàng nói :
- Hứ, cứ nói liều. Tối ngày mầy lo chuyện gì đâu đâu không, chớ không lo cầu xin Mẹ. Mầy... mầy là người Đạo Chúa... Mầy đem Đức Mẹ về đây mà mầy không cầu xin Mẹ gì hết...
Liên cười cười :
- Mẹ thương mầy hơn tao đó Huệ à !
- Sao mầy nói vậy ?
- Tại mầy ngoại Đạo.
- Đừng nói bậy. Mẹ là Đấng Lành. Mẹ rất bình đẳng. Như bên đạo Phật cũng có Mẹ, là Phật Bà Quán-Thế-Âm Bồ-Tát mà tao thường gọi là Mẹ. Mẹ nào cũng thương hết thảy con của mình. Chớ chẳng bao giờ Mẹ phân biệt Ngoại hay Nội như mầy nghĩ đâu !
Liên cười với nét mặt hớn hở :
- Ê, chừng nào mầy đi Chùa, nhớ kêu tao đi ví nha !
- Cha, chả. Bữa nay mầy muốn đi Chùa sao ?
Liên nghiêng đầu qua hỏi Huệ :
- Mầy tin Chúa và Đức Mẹ, thì tại sao tao không tin Phật và Bồ-Tát ?
- Tại dạo trước, tao rủ mầy đi Chùa, mầy nói là bên đạo Chúa không cho lạy Phật và ăn đồ cúng !
- Hồi xưa kìa, chớ bây giờ là thời đại mới. Chị Nguyệt, cô Hằng trên cung trăng người ta lên viếng tới rồi, nên Đức Thánh Cha cũng chăm chế...
- Đúng rồi. Có mấy lần trong dịp lễ Vu-Lan, tao lên Chùa thấy các Cha ngồi ăn cơm chay với các Thầy đằng trước chánh điện, ngay Phật đài.
- Vậy hả ?
- Chớ sao. Có khi tao thấy năm sáu Đạo làm lễ chung để cầu nguyện cho nhân loại sớm được Hòa-Bình trên toàn cầu nữa. Người ta gọi là ‘’Buổi Cầu Nguyện Liên Tôn’’ đó.
- Tao với mầy ở chung cả năm nay cũng "Liên Tôn" vậy. Mà hổng biết con Cúc, con Lan, tụi nó đạo nào hén ?
- Tụi nó là dân học trường Tây, chắc là đạo Chúa rồi. Xem như nhà này chỉ là "Song Tôn" thôi. Nghĩa là, đạo Ki-Tô và đạo Thích-Ca.
- Như vậy là mầy thích lắm phải không Huệ ?
- Khỏi nói. Tao còn muốn tất cả các tôn giáo đều họp lai để làm lễ chung vĩnh cửu. Vì theo tao nghĩ, đạo nào cũng đội chung một Ông Trời. Nên tao muốn ai ai cũng hài hòa, thương yêu, bao dung, tha thứ và làm lành lánh dữ... Bởi trước sau gì ai cũng phải quay về chung một đường khi thân xác ta tới hồi hoại diệt...
Liên gật đầu :
- Thì Đạo nào cũng dạy như vậy. Nhưng tại lòng người còn chất chứa đầy nhốc tam-độc :"tham-sân-si" cho nên mới xẩy ra chiến tranh hoài trên trái đất. Mầy nói đúng đó Huệ. Gây chiến tranh, giết chốc làm chi, cứ để tự nhiên, rồi ai ai cũng tới giờ chung cuộc, là phải trả nợ Đất hi hi...
- Cha, chả. Bữa nay mầy dùng lời của Phật dạy. Giỏi quá ta. Tao khá khen mầy đó Liên !
- Thì tao đọc mấy cuốn sách Kinh mầy thỉnh ở Chùa đó. Và tao cũng thấy mầy khi vô nhà thờ liền bắt chước người ta làm dấu Thánh-Giá trước Chúa và Mẹ Maria ha ha... Còn đến nhà thờ Rue du Bac thì mầy hay dâng bông lên các Nữ Thánh... nằm trong lồng kiếng nữa. Tao thấy mầy tôn kính bên Đạo Chúa, nên tao cũng kính tôn Đạo Phật. à, hồi nãy tao thấy mầy nhìn Đức Mẹ thật là chăm chú, mầy thấy có hy vọng gì không ?
- Hy vọng chứ ! Ừa, để tao kể lại cho mầy nghe nè...(...)
Liên nghe xong những lời của Huệ kể. Trên gương mặt Liên nghiêm trang, đứng lên đi đến làm dấu Thánh-Giá và hôn chân Đức Mẹ. Nàng quay sang nói với Huệ :
- Huệ ơi ! Sao tao với mầy nằm mơ giống nhau quá vậy ? Nhờ mầy kể chuyện, tao mới nhớ lại giấc chiêm bao của tao hai ba đêm trước.
- Mầy cũng chiêm bao thấy Đức Mẹ hả ?
- Ừa. Nhưng mà Mẹ khác.
- Trời đất ! Mẹ nào ?
- Từ từ để tao kể. Tao thấy tao được ngồi trên một chiếc thuyền Rồng có chiếu đầy ánh sáng rực rỡ và đẹp tuyệt vời, có Phật Bà Quan-Âm mặc bộ đồ dài trắng tinh, đứng thật cao. Một tay Ngài cầm nhành dương liễu, còn một tay cầm bình nước Cam-Lồ rưới lên đầu tao. Lúc ấy tao sung sướng vô cùng.
Huệ nghe Liên kể xong, nàng liền đưa ánh mắt sáng ngời nhìn tượng Đức Mẹ và nói :
- Sự trùng hợp thiệt là huyền diệu. Ngộ quá ha ! Mầy gặp Mẹ Quán-Thế-Âm-Bồ-Tát, còn tao thì gặp Đức Mẹ. Vậy thế nào mấy đứa tụi mình cũng sẽ được các Mẹ giúp đỡ cái khổ của tụi mình hiện tại là phải tìm nhà mướn hoặc có quới nhân nào tới giúp cho ở trọ đỡ một thời gian...
Liên gật đầu chấp tay khấn vái :
- Vái Trời, Phật, Chúa, Mẹ giúp cho chúng con có được nơi ăn chốn ở !
- Chắc chắn là tụi mình sẽ được các đấng Bề Trên ban ơn sau những mùa lễ Giáng Sinh, Tết Dương Lịch và Tết Nguyên Đán này...
Tiếng chìa khóa mở cửa. Cúc và Lan cũng về tới...
Đúng mười hai giờ khuya. Tiếng chuông các nhà thờ ngân vang khắp nơi để báo hiệu Noël. Liên, Huệ, Cúc, Lan ôm nhau hôn, mừng Chúa Hài-Đồng Giáng-Sinh 1980 năm. Tất cả nhìn nhau mỉm cười với ánh mắt tràn đầy niềm tin...

Việt Dương Nhân
____________________
(*)(**) "Kiều" Nguyễn Du
" Phủi Bụi Trừ Dơ "

Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
Đặng-Mỹ
Gold Member
*****
Offline


Đậu Xanh, U trẻ,
Thiên Nga, Nghi Nương

Posts: 14731
Gender: female
Re: :: Những truyện ngắn của Việt Dương Nhân::
Reply #25 - 19. Dec 2009 , 11:15
 

Chị 7 Mộng Mơ ơi à,

Mùa lễ này chị có đi đâu chơi không?
My chúc chị và gia đình một mùa Giáng Sinh đầm ấm vui tươi nhé chị    singer  openflow.gif Smiley


...
Back to top
« Last Edit: 19. Dec 2009 , 11:16 by Đặng-Mỹ »  
 
IP Logged
 
vietduongnhan
Gold Member
*****
Offline


Hồn Thiêng Sông Núi
VN

Posts: 1172
Gender: female
:: Những truyện ngắn của Việt Dương Nhân::
Reply #26 - 23. Dec 2009 , 03:42
 
Cảm ơn Mỹ - 7 cũng Mỹ & gia đình y vậy.


7 ĐI TÌM Topic CHÚC... mà hổng thấy đâu hết. Roll Eyes


MERY CHRISTMAS & HAPPY NEW YEAR 2010
...
Back to top
 

Niềm vui dâng tặng cho đời
Nỗi buồn gởi gió mây trời mang đi
http://vietduongnhan.blogspot.com/
http://www.viet.no/forum/viewforum.php?f=22
 
IP Logged
 
Pages: 1 2 
Send Topic In ra